Thắp lại bình nhang

Thắp lại bình nhang

Ngô Nhân Dụng

Hình minh họa: Giang Du Ðông

Chúng ta đang nhận được nhiều lời chúc bình an, hạnh phúc vào dịp Lễ Giáng Sinh. Dù người bên lương hay bên giáo, ai cũng có thể chia sẻ những giờ phút bình an khi nghe câu hát “Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời” đang vang vang chung quanh mình nhắc nhở sự tích Chúa xuống làm người.

Chúng tôi muốn gửi đến quý vị độc giả những lời chúc lành bằng một câu chuyện, hy vọng sẽ chia sẻ một niềm vui trong mùa của hy vọng. Chuyện này lấy từ tiểu thuyết Ác Mộng của Ngô Ngọc Bội, xuất bản trước đây chừng một phần tư thế kỷ.

Một nhân vật của Ngô Ngọc Bội trong tiểu thuyết Ác Mộng là Lê Đôn. Ông thầy giáo yêu nước đã tham gia kháng chiến chống Pháp, đã lập công, nhưng đến thời “cải cách ruộng đất” thì bị truy là địa chủ. Vợ ông phải đấu tố chồng. Học trò ông đứng ra tố cáo thầy. Hai đứa con 11 tuổi và 16 tuổi bỏ trốn lên miền núi, sống nhờ người Mán.

Nhà thầy giáo Lê Đôn đã bị đám cốt cán chiếm, họ chia nhau các món đồ đạc, hành động được các cố vấn Trung Quốc dạy là “chia quả thực.” Họ gỡ cả cánh cửa, cả bàn thờ đem bán. Có cái “bát nhang” cổ là của gia bảo, được tổ tiên truyền lại từ năm sáu trăm năm, các bần cố nông cũng đem đổi lấy gạo chia nhau. Mấy năm sau, Đảng Cộng Sản “sửa sai,” ông Lê Đôn được “đổi nhãn hiệu;” từ “địa chủ cường hào ác bá” đổi thành “địa chủ kháng chiến.” Khi nhà được trả lại, tất cả đã tan hoang. Con rể ông, từng là một cán bộ cải cách ruộng đất, đi lên miền núi tìm em vợ. Hai cậu con trai không nhận gia đình nữa, bỏ hết cả họ hàng, nhất định không về. “Bố mẹ chết rồi. Anh em ly tán. Máu mủ họ hàng chẳng biết thương nhau… Cái đất nước này chỉ cần ba lần làm, ba lần sửa sai như thế thôi, nó sẽ trở thành một vùng hoang mạc.”

Trong chương cuối cuốn Ác Mộng, gia đình thầy giáo Lê Đôn đã xin được phép cải táng mộ. Hai xương cánh tay của ông bị trói bằng dây dù gỡ mãi không ra. Anh con rể ghé răng cắn, dây không đứt. “Khốn nạn quá, chả nhẽ lại không tháo dây trói cho thầy!” Ngô Ngọc Bội kể, “Đã có nơi người ta lấy đoạn dây thép [trói địa chủ trước khi hạ sát] đem về thờ; [chính quyền] địa phương phải cho người lẩn vào nhà ăn cắp để thủ tiêu… Có anh cán bộ đã nhặt ba cái đầu đạn [bắn chết cha mẹ mình] cất đi. Chi bộ phải dỗ mãi anh mới đem ra trả, rồi mang vứt xuống sông.”

Sau lễ cải táng thầy giáo Lê Đôn, buổi chiều gia đình đang ngồi ăn cơm thì có một ông khách lạ lớn tuổi không biết từ đâu tới thản nhiên bước vào nhà. Ông mở cái túi sách, lấy ra một bát nhang, đặt lên bàn thờ.

“Tôi người xã bên, quen thân với ông Lê Đôn từ nhỏ. Có người bên làng ta đem bán cho tôi cái bát hương này. Chẳng đáng bao nhiêu đâu, chỉ hai đấu gạo thôi. Tôi là người Công Giáo, bên chúng tôi không thờ bát hương. Nhưng biết gia đình ông Lê Đôn, [biết cái bát hương này là] của gia bảo, nên tôi đã trả hai đấu gạo [mua] và giữ lại. Hôm nay gia đình làm việc ‘thay nhà’ cho ông Lê Đôn,” ông nghẹn ngào bật khóc. “Tôi trả lại cho gia đình để thờ phụng tổ tiên, ‘uống nước nhớ nguồn!’ Thứ này nếu tôi tham lam đem bán cũng có thể kiếm cho cháu chiếc xe đạp sang. Nhưng tôi là người ‘có đạo’ không bao giờ làm thế… Ở vùng ta những người như ông Lê Đôn rất hiếm hoi… Tôi xin phép cắm một tuần nhang… tưởng niệm ông…”

Nhưng giữa cơn ác mộng mênh mang, oán mờ trời đất, Ngô Ngọc Bội đã kết thúc với một niềm hy vọng. Chúng ta biết người Việt là một dân tộc “có đạo,” dù theo đạo Phật, đạo Chúa hay đạo Khổng, đạo Lão. Đảng Cộng Sản đã tàn phá, hủy hoại những nền móng đạo lý, nhưng không giết được tính thiện trong con người. Không giết được trí nhớ tập thể của dân tộc, trong đó người ta đều biết ăn ở với nhau có nghĩa, có tình. Nền đạo lý cổ truyền như những đóm lửa vẫn cháy leo lét suốt những đêm dài, chỉ chờ ngày cùng bùng lên soi sáng tương lai. Mọi người sẽ thắp lại bình nhang trên bàn thờ, xin nhận lỗi với tổ tiên, xin hứa chính mình sẽ giữ gìn đạo lý cho con cháu bắt chước, theo nền nếp cha ông. Cái đất nước này sẽ không trở thành một vùng hoang mạc. Ngày hồi sinh sắp tới. Trong mùa Lễ Giáng Sinh năm nay chúng ta hãy cùng thắp lại bình nhang trong lòng mình, chia sẻ với nhau niềm tin tưởng ngày phục sinh sắp tới.

Ngô Nhân Dụng

Bỗng đêm nay trước cửa, bóng trăng quì

“Bỗng đêm nay trước cửa, bóng trăng quì”

Sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu,
Lời nguyện gẫm xanh như màu huyền diệu,
Não nề lòng viễn khách giữa cơn mơ.
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Mt 2: 1-2

Trăng chỉ quì, khi nhà thơ sấp mặt. Sấp mặt, để uốn mình theo dáng liễu dâng lời nguyện. Trăng còn quì, khi Chúa tỏ lộ với người người, ngày Hiển Linh.

Trình thuật Hiển Linh hôm nay, diễn lại tình Chúa khắp đất trời, miền Israel. Hiển Linh, bên tiếng Hy lạp có nghĩa một “bày tỏ”/”biểu hiện”. Và, Hội thánh nay mừng lễ Chúa Tỏ Hiện chính mình Ngài, đã hàm ngụ ý nghĩa một biểu hiện, như tiếng Hy Lạp.

Lần đầu Chúa Hiển hiện là ngày 25 tháng Chạp. Ngày ấy, Chúa hiện hình qua Hài nhi nhỏ bé, chẳng giúp gì. Ngài được mọi người coi như trẻ bé không nhà. Nghèo hèn. Và, kém cỏi. Ngồi quanh bên Ngài, là các trẻ nghèo hèn bị bỏ rơi. Là, mục đồng thấp bé của xã hội nghèo túng. Điều này, rất ăn khớp với chủ đề được nói đến trong Tin Mừng thánh Luca.

Hiển Linh hôm nay, cũng mang dáng dấp một tình huống tương tự. Nhưng ở đây, Hiển Linh là ngày lễ hoàn toàn khác. Khác ở chỗ, lễ hội này lại dành để cho người xa lạ, ở ngoài. Các vị ở ngoài, vẫn đến thần phục một trẻ bé, theo cung cách đối với vị vua quan. Điều này, còn xứng hợp với chủ đề mà thánh Matthêu đưa ra:“Hãy đi, mà tuyển chọn môn đồ mọi dân nước.”

Tỏ mình lần thứ ba, là dịp Đức Chúa chấp nhận để thánh Gio-an thanh tẩy. Khi ấy, Đức Chúa trưởng thành, Ngài cùng đứng bên sông với những người tỏ ra biết sám hối. Và đó là lúc, có tiếng từ trời cao xác định Ngài là Con Thiên Chúa. “Đây! Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Ngài.” (Mt 3: 17)

Tỏ mình lần thứ tư, Đức Chúa tỏ rõ nơi Tin Mừng thánh Gio-an. Tỏ hiện này, là Chúa tỏ mình ở tiệc cưới. Ngài tỏ mình, là để mọi người biết về Vương Quốc của tình yêu. Của, sự công chính và an bình.

Vương Quốc của Ngài, nay tỏ hiện nơi Đức Giê-su Kitô. “Nước” ở đây, một biểu tượng cho Giao Ước cũ, nay biến thành “rượu”. Đấy, chính là Giao Ước Mới đã ký kết, có dấu ấn đóng trên thập tự, ở Calvari. Đức Mẹ, đại diện cho Hội thánh Chúa, nay được công nhận là Đấng Cầu Bàu, đã dùng uy tín của Mẹ Thiên Chúa để khiến Con của Mẹ, làm theo. Đây, “dấu chỉ” đầu trong 7 dấu ấn, qua đó Chúa biểu hiện rõ căn tính của Ngài, nơi Tin Mừng.

Hiển Linh hôm nay, có người hẳn sẽ thắc mắc: về câu truyện các “đạo sĩ” không chắc đã thực sự xảy ra theo đúng sử sách. Hay, chỉ là một truyện như mọi truyện kể, cũng không chừng. Trước nhất, phải công nhận đây chính là một truyện kể. Là trình thuật, gồm các sự kiện thật khó đoán trước. Khó đoán, như việc dự báo thời tiết về đêm, có lúc xuống đến 10 độ. Cũng rất khó, như việc dự đoán mực nước mưa dâng tràn, đến 10 milimét.

Truyện kể ở đây, lại là truyện Kinh Sách. Cốt đặt nặng về ý nghĩa. Như khi nghe đọc Phúc Âm, đôi khi ta cũng thắc mắc, hỏi rằng: “Truyện kể ấy, có nghĩa là gì?” “Truyện kể ấy, đem đến cho ta những gì đây?” Bởi lẽ, sự thật vẫn nằm ở ý nghĩa, chứ không ở sự việc có đích thực xảy ra, hay không.

Thật ra, trong truyện kể như thế, sự kiện tỏ bày hiện hữu cũng chỉ vu vơ, rất lờ mờ. Không đủ dữ kiện cho báo đài/truyền hình, làm bản tin. Bởi, báo đài/truyền thông bình thường chỉ lưu tâm đến những gì, khả dĩ có thể trả lời câu: Ai vậy? Đó là chuyện gì? Tại sao thế? Ở đâu? Khi nào? Ý nghĩa làm sao? Trong truyện kể tương tự, thật khó trả lời các câu hỏi như thế.

Về các đạo sĩ, mà người Hy Lạp có thói quen gọi là “magoi” (tức đạo sĩ/thân hào nhân sĩ) là các bè/nhóm hoặc các học giả kinh điển, chuyên lo giải mã chiêm bao, cùng giấc mộng. Ngày hôm nay, ta vẫn gọi các chiêm tinh gia/nhà ảo thuật thuộc tầm cỡ như phái Zoroastri, thời buổi trước. Truyền thống Giáo Hội gọi là Ba Vua (như: 3 vua ở Phương Đông), cũng là do ảnh hưởng từ Thánh Vịnh 72, câu 10: “Cả các vua Ả-rập, Xơ-va, cũng đến tiến dâng lễ vật.” hoặc từ sách Isaya đoạn 49, câu 7 có nói: ”Vua chúa sẽ thấy và đứng lên, chư hầu sẽ thấy và bái lạy”, hoặc câu 10 đoạn 60: “Vua chúa của chúng sẽ góp phần.”

Thật sự, khó mà biết được con số các vị này gồm bao nhiêu người. Nhưng, truyền thống Giáo Hội vẫn định ra, chỉ có 3 vị. Vì tất cả, có những 3 loại quà được dâng tiến. Và, tên các vị này được đặt theo ý nghĩa của từ ngữ, như: Caspar, đại diện cho dân da màu. Tức: thế giới ở bên ngoài Do Thái, nay đến với Chúa.

Như ta vẫn biết, “họ đến “từ cõi trời Đông”. Gia dĩ, có thể từ Ba Tư, miền Đông Xy-ri-a hoặc từ Ả Rập đến. Nghĩa là, những vùng sâu vùng xa. Xa và sâu, nơi chân trời ấy. Thần học gia Aloysius Pieris cho rằng: điều này mang ý nghĩa rất đáng kể với dân Á Châu. Bởi, các “thân hào nhân sĩ” đến từ vùng châu Á, chứ không là chiêm tinh gia địa phương, theo ánh sao lạ, mà tìm đến.

Dõi theo ánh sao, không rõ thời ấy có xảy ra hiện tượng sao chổi nào không? Hoặc, có sự nối kết hành tinh nào, khiến các vị ngạc nhiên, đi tìm kiếm? Dù sao, khó tưởng tượng nổi chuyện “dõi ánh sao” cả trăm dặm, để rồi cuối cùng, thấy sao vẫn lủng lẳng, trên đầu mình. Tìm cho được sự thật, thì cũng là chuyện vô bổ, mất thì giờ. Bởi, sao đây chính là Đức Giê-su. Là, Ánh Sáng soi dẫn muôn dân.

Thành thử, không nên tìm tòi lý lẽ đưa dẫn đến sự kiện. Cho bằng, hãy chú tâm đến bối cảnh và ý nghĩa nói đến trong Tin Mừng. Theo đó thì Thiên Chúa, bằng vào bản thể Đức Giê-su, là Đấng đến với thế giới nhân trần. Không như, các lãnh tụ tôn giáo, những thượng tế với kinh sư, dù biết chắc Đức Mê-sia hạ sinh cách nào, vẫn không hề bỏ công tìm kiếm.

Như Bét-lê-hem, đất miền mộc mạc chỉ cách Giê-ru-sa-lem không bao xa, thế mà Hêrôđê vẫn muốn gặp. Gặp Chúa, cốt để tẩy xoá/trừ khử mối đe doạ thay thế chỗ, của mình. Trong khi đó, khách lạ đường xa, lại cất công ra đi ngàn dặm tìm kiếm “Vua Do Thái”, để triều bái. Dâng phẩm vật.

Ngoài việc triều bái, các vị này còn dâng tiến những là: vàng, nhũ hương, và mộc thảo đầy thuốc quý. Quà tặng các vị dâng cho Chúa, vẫn là điều được gợi hứng từ lời sấm của tiên tri Isaya, ở bài đọc 1:”Họ mang theo vàng với trầm hương” (Is 60: 6). Với truyền thống Giáo hội, sau này thì: vàng tượng trưng cho Vương quyền của Chúa.Nhũ hương, biểu hiện thiên tính của Ngài. Và, mộc dược là sự thống khổ và nỗi chết Ngài gánh chịu, để cứu rỗi.

Nói chung, Lễ Hiển Linh cho ta biết một điều, là: Chúa không coi ai là khách lạ, người ngoài cả. Trái lại, tất cả đều trở thành con cái dấu yêu, của Chúa. Dù ngoại hình của ta có khác nhiều, ta vẫn cùng chung gia đình. Gia đình, có Người Cha Đáng kính, mà ta được phép gọi: “Lạy Cha của chúng con”. Điều này còn có nghĩa: ta là người anh người chị, của nhau. Là gia đình, vẫn không có chỗ cho những kỳ thị về bất cứ thứ gì. Dù, đó có là sắc tộc, chủng loại, tôn giáo, giai cấp, nghề nghiệp… Không có chỗ, cho những khác biệt về vị thế, mức độ.

Hiển Linh hôm nay, dù có mang tính mông lung/mơ hồ của một truyện kể, nhưng thông điệp ấy vẫn rõ mồn một. Rõ như ban ngày. Cảm tạ Chúa. Hôm nay, không có ai là “dân riêng được chọn”. Dù, có là người Do Thái. Dù là Kitô-hữu. Công giáo hay dân đứng ở ngoài. Hãy cứ tìm hiểu về đặc tính gần gũi/cận kề, với Đức Chúa. Đó, cũng là lý do để ta tìm cách mà gần gũi/cận kề, bên nhau. Gần gũi/cận kề, là không đứng ở ngoài làm khách lạ người dưng.

Nhưng, tất cả đều được mời. Dù, người được mời có là Mẹ của Đức Chúa. Dù, ta giàu có hay vẫn nghèo hèn. Dù, ta được trọng đãi hoặc vẫn bị bỏ rơi, đơn lẻ. Dù, người được mời có mạnh khoẻ. Hay, vẫn ốm yếu, tật nguyền. Là, thánh nhân hay vẫn chỉ là tội phạm, ta vẫn là con của Đức Chúa.

Chỉ là dân ngoại/khách lạ người dưng, khi đã lầm lỡ. Và làm cho ai đó trở thành người sống ngoài rìa, ngoài cộng đoàn. Ngoài tình thân. Nghĩa là, ta vẫn chối từ tặng ban đặc sủng thương yêu tôn kính. Tặng ban cách đồng đều cho hết mọi người. Cho cả dân ngoại. Nếu ta vẫn cứ làm cho người ngoài cứ thế ở ngoài rià, tức là: ta đã tiếp tay với nhóm Pharisêu ngạo nghễ, với đám thượng tế rất kiêu sa. Mù quáng. Cố chấp.

Về lại với chính mình, ta hãy tự hỏi: mình thuộc về sao nào? Chúa gọi mình ra sao? Cách nào? Ngài muốn ta tìm đến gặp Ngài nơi ai, để có thể phục vụ và theo chân Ngài? Nơi người vẫn có cỗ cao mâm đầy, ư? Hay nơi kẻ nghèo hèn? Có phải ta vẫn cản ngăn người khác tìm kiếm “ánh sao”, cho chính họ?

Mừng Lễ Hiển Linh hôm nay, dĩ nhiên có những điều ta khó mà đổi thay. Khó mà, quyết định ai sai – ai đúng. Nhưng vẫn không trễ, để ta có thể dõi mắt tìm kiếm “ánh sao”, cho đời mình. Tìm kiếm, để dõi bước chân mềm mà đi theo. Ngay ở đây. Bây giờ.

Khi xưa, đạo sĩ đã cất bước ra đi. Ra đi, các vị đi mãi tận đất miền Bét-lê-hem, mới gặp Chúa. Chẳng vị nào tiếc công hoặc tiếc của. Ra đi, các vị đã làm gương để ta cũng ra đi với lòng quả cảm và tin yêu, mà dõi bước. Dõi bước, nhưng không luyến tiếc, hối hận. Dõi bước ra đi, để sẽ không ân hận là mình đã khởi sự, từ hôm nay.

Trong tinh thần cương quyết ấy, ta cứ hát lên lời ca phấn chấn thúc đẩy:

“Người đi trên dương gian

Thở hơi gió từ ngàn năm

Gió lung lay Hoành Sơn

Gió dâng cao Biển Đông

Người đi trong thanh xuân

Sưởi hương nắng như lửa sống

Máu sôi như sắc trời

Bước nhanh vượt chân đời.”

(Phạm Duy – Lữ Hành)

Đi, trên dương gian. Đi, trong thanh xuân. Đi, để thấy “trước cửa bóng trăng quỳ”. Trăng quỳ, như người quỳ. Quỳ và lạy Đấng Hài Nhi, nay đến cứu độ nhân gian chốn phàm trần. Còn lỗi phạm.

Lm Frank Doyle sj –

Mai Tá Lược dịch

“Một người ngồi bên kia sông”,

“Một người ngồi bên kia sông”,
“im nghe nước chảy về đâu
Một người ngồi đây
trông hoa trôi theo nước chảy phương nào.”

(Phạm Duy – Hẹn Hò)

(Titô 2: 1-8)

Hát chữ “Hẹn hò” theo kiểu nhạc sĩ Phạm Duy, lại là và vẫn là hát những lời ca và ý nhạc rất nổi cộm. Hát thế rồi, mà lại cộng thêm tiếng “mưa rơi” ướt át, như để kể lể đôi điều ở bên dưới:

“Trời thì mưa rơi,

mưa rơi không ngưng suối tuôn niềm đau.

Người thì hẹn nhau sang song,

mong cho chóng tạnh mùa Ngâu.

Cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau

cách một biển sâu.

Hẹn hò tàn thu sang xuân bên nhau

biết thuở ban đầu.

Dù tình không nguôi,

đôi ta xin cho hứa vui về sau.

Trời còn làm cho mưa rơi mưa rơi

cách biệt dài lâu…(Phạm Duy – bđd)

Hát chữ “cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau” theo kiểu “mưa Ngâu” còn là hát và nói lời yêu đương, giận hờn, như truyện kể khác có ngay bên dưới:

“Giật mình thức giấc. Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi. Nước lạnh làm tôi tỉnh người. Nhìn đồng hồ đã hơn bốn giờ sáng. Tôi đến bên máy vi-tính bật máy lên. Mở chương-trình Nhật Ký định nhập vào những việc mình đã làm hoặc những suy-nghĩ về một ngày đã qua. Nhưng chương-trình lại bật lên thông-báo nhấp nháy màu đỏ chói: “Tuần sau là đến ngày đầu tiên quen Lan”. Tôi chỉnh chương-trình để xem lại cái ngày đầu-tiên đó và mỉm cười khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức. Tôi quyết-định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc-chiêu gửi nàng. Cuối cùng tôi cũng mãn-nguyện với một cái thiệp nhiều ý-nghĩa. Tôi kéo ngăn tủ ra để lấy cái đĩa CD hình mình để ghép vào thiệp, nhưng chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của Lan tôi hồi-hộp mở gói quà. Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc đồng hồ để bàn rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem.

“Anh thân mến !

Thế là chúng mình quen nhau đã ba năm rồi. Trong ba năm qua em rất vui vì đã quen được anh. Em đã học được rất nhiều điều từ anh. Anh là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi người. Anh sống hết sức chan-hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh em bè bạn mến-yêu, kính-nể. Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã chín giờ tối mà anh vẫn chưa về. Khi đến nhà anh, em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến anh, rồi nhớ đến những gì em đã thấy ở nhà anh. Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn : “Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được” và một cái nút áo với lời nhắn chân tình: “Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản, là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút!. Anh đã sống vì mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ giấy bên dưới. Chúc Anh luôn vui vẻ và thành đạt”.

Tôi cầm đồng hồ và cái nút lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở ra xem và thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây: Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ, làm xả láng mấy thùng bia, anh em bàn tán chuyện đời, chuyện cơ-quan, chuyện nhà xếp, chuyện quan-trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn không hết. Em thấy mẹ anh cặm cụi dọn dẹp lại thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say. Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu-nghiến từng bài từng mục. Ngẫm chuyện đời, chuyện quan-liêu, chuyện cửa quyền, chuyện Mỹ, chuyện Iran, chuyện Sadam, chuyện SEA Games… Em thấy mẹ cẩn-thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập-ngừng hỏi cái này cân ký bán được hông con? Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù là tăng bốn hay tăng ba… Em thấy mẹ cứ trằn-trọc ra vô mãi, đã gần hai giờ rồi mà phòng nó vắng tanh. Không biết có chuyện gì không hay? Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi, về nhà bật máy lạnh, bật quạt, ngã lưng nằm thẳng chân, chẳng muộn phiền. Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định-mức chưa. Em thấy anh ghiền chơi máy điện-toán, đồ điện-tử, cứ hì hục nâng-cấp CPU lên năm lên sáu lần… Em thấy mẹ rất ghiền xem cải lương, cứ chậm nước mắt, cứ cười vui thoải mái khi xem hoài cái tivi cà giật, cái Tivi từ lúc anh còn tắm mưa ngoài đường.  Em thấy anh là chuyên-viên vi-tính, viết phần mềm để quản-lý công-ty, làm network viễn-liên để đấu mạng cho các hãng thầu khét tiếng, xem công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay. Thế mà chẳng thể nào tính đúng được tình-thương của người mẹ. Em thấy mẹ chẳng cần vi-tính, vẫn âm thầm lập-trình cá, cơm, rau, nước. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh! Em thấy anh làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh. Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình những bài học lớn lao…

Có bao giờ các bạn nghĩ rằng mình đã thật sự quan-tâm đến ai đó chưa?

Có bao giờ các bạn đã quan-tâm đến những chuyện dù chỉ là nhỏ nhặt?

Có bao giờ các bạn tự đặt mình vào hoàn-cảnh của người khác?

Hy-vọng qua câu chuyện này tôi và các bạn có thể tìm lại được những bài học về sự quan-tâm mà các bạn đã lỡ đánh mất. Hãy dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho những người mẹ, người cha, những người luôn ở bên các bạn, luôn hướng sự quan-tâm về phía các bạn mà không cần đòi hỏi điều đó từ các bạn!

Mẹ – là dòng suối ngọt ngào, là nải chuối buồng cau, là tiếng hát đêm thâu…

Một tình-yêu không biên-giới và không đòi-hỏi người trả ơn.

Thọ (Trích truyện do bạn bè gửi vào ngày 28/11/2014)

Có thể là, cuộc đời người gồm những điều được nói và hát suốt nhiều thế-kỷ. Hát và nói, còn để tỏ tình cho nhau, bằng những lời như sau:

“Nước vẫn trôi mau,
mắt vẫn hoen sầu.
Đành để hồn theo nước trôi không màu.
Số kiếp hay sao
không cho bắc cầu
thì xin sông nước sẽ cho gần nhau?
Một người bèn ra ven sông.
buông theo nước cuồn cuộn mau
Một người chìm sâu
trong khi mưa Ngâu bỗng ngừng ngang đầu
Cuộc tình thương đau
êm êm trôi theo nước xuôi về đâu
Hẹn hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau”.

(Phạm Duy – bđd)

Hát hò, thì như thế. Chuyện trò, lại không vậy. Không như vậy, cả đến những lời chuyện trò ở nhà Đạo, có đấng bậc ở trên cao tít lại đã từng phán những ý-tứ và ý-từ mạnh bạo, khác thường, như bao giờ. Và, ý-từ cùng ý-tứ của lời phán bảo ở dưới đây cũng nên coi như lời phán bảo vào ngày hôm nay tuy có mạnh và có bạo như thời trước hay không, vẫn là điều để bạn và tôi nhận xét. Nhưng trước hết, ta cứ nghe ý-kiến của ngài xem sao đã. Những ý-tưởng vẫn bào rằng:

“Rõ ràng là, khi đáp-trả những lời bình-phẩm về việc tuyển-dụng và ban giáo-huấn cho một số phong-trào giáo-dân người Công-giáo, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có nói rằng: các phong-trào như thế là để tôn-trọng sự tự-do của các thành-viên trẻ tuổi và để ta không còn khai-thác điểm yếu của họ về kinh-nghiệm trong trưởng-thành.

Đức Giáo-hoàng cũng kêu gọi các phong-trào này hãy tránh rơi vào tình-trạng ganh-đua, đối-đầu và đâm lưng nhau, nhưng ngược lại hãy hợp-tác cho lợi-ích chung cũng như tôn-trọng thẩm-quyền của các giám-mục cai-quản giáo-phận.

Đức Phanixô đã đưa ra lời kêu gọi này vào ngày 22/11/2014 nhân có buổi gặp gỡ giữa các thành viên Quốc hội của các nước thuộc Thế giới Thứ Ba có các Phong trào và Đoàn-thể mới trong Giáo-hội như thế.

Đức Giáo Hoàng nói: “Là người chịu trách-nhiệm về các khó-khăn trong gia-đình cũng như về thể-chế giáo-dục trên thế-giới, ta đều biết: giới trẻ hôm nay đang “trải-nghiệm khó khăn về căn-tính, nên thấy khó lòng khi buộc phải chọn lựa điều gì. Kết cuộc là, họ cứ để cho mọi sự định đoạt đời họ và để mất đi sự tự-chủ khi buộc phải có quyết-định quan-trọng cho đời mình. Vì thế nên, ta cần phải chống lại mọi chước cám-dỗ cứ làm muốn ta tước-đoạt sự tự-do của người khác, và buộc họ theo ý mình mà không cho phép họ có cơ-hội được trưởng-thành, hoặc lớn mạnh. Mọi tiến-triển về luân-lý cũng như linh-đạo vẫn kiểm-soát và khuynh-loát tính thiếu trưởng-thành của người trẻ và mọi thành công nơi họ chỉ có tính bề ngoài dễ đưa đến thất-bại.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nhấn mạnh sự kiện là: các phong-trảo này khác cũng nên hợp-tác với nhau và với các đấng chủ-quản Giáo-hội ở địa-phương mình. Ngài tiếp lời căn dặn: “Giả như thế giới này đầy tràn những rẽ chia, kình chống và đâu nhau sau lưng, không cần biết nguyên do tại đâu, thì thử hỏi làm sao chúng ta có thể rao giảng Tin Mừng cho họ được?”Các phong-trào và ban/ngành cộng-đoàn được kêu mời hợp tác nỗ-lực để lo cho những người tật nguyền tâm thần trên thế-giới chỉ muốn đặt nặng chuyện tiêu-pha hưởng-thụ quên cả Chúa Mẹ cùng các giá-trị thiết-yếu cho cuộc sống.”

Đức Giáo Hoàng còn thêm: “Sự hiệp-thông đích-thật không thể tồn tại trong phong-trào này khác hoặc trong cộng-đoàn được, trừ phi họ biết hội-nhập vào với cộng-đồng rộng lớn là mẹ thánh Giáo hội có hệ-cấp trên dưới, rõ ràng.“ (xem Francis Rocca, trong bài viết có tựa đề là  Francis cautions new movements, trên báo The Catholic Weekly, 30/11/2014 tr. 5)

Xem thế thì, chân-lý mọi thời vẫn là: ta hãy hiệp-thông tương-quan với nhau trong cộng-đồng rộng lớn tức Giáo hội. Có tương-quan hiệp-thông như thế, mới thấy rằng: mình và mọi người vẫn là Thân Mình của Đức Kitô, thôi.

Về hiệp-thông tương-quan, bần đạo đây cũng đã trải-nghiệm một tình-huống khá mới mẻ, là: vừa qua bần đạo có anh bạn mới quen ở Sydney, tên anh là Nguyễn Văn Tạ từng là cựu tu-sinh Dòng thánh Vinh Sơn Đệ Phaolô và là cựu học-viên Giáo-Hoàng Học-viện ở Đà-Lạt trước 75. Anh đọc bài phiếm nọ có trích-dẫn câu nói của Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng tuyên bố: Đức Giêsu không phải là người Công giáo…

Để hỗ-trợ cho lời vàng-ngọc của vị chủ chăn toàn-thể Giáo-hội Công-giáo, anh đẽ chìa cho bần đạo thấy cuống “The Catholic Church của Lm Hans Kũng, trong đó có chương/đoạn bắt đầu bằng câu hỏi: “Đức Giêsu khi xưa có là người Công-giáo?” Và, tác-giả đã từng viết:

“Nhiều người Công-giáo lại vẫn có lập-trường phù-hợp với truyền-thống chuyên giữ “ lề phải”, lại cứ hiểu ngầm Ngài là như thế! Giáo-hội Công-giáo lâu nay vẫn luôn đặt nền tảng trên những gì mà ngay nay, nhiều người vẫn suy như thế; và Giáo-hội Công-giáo lâu này vẫn cứ bảo và có khuynh-hướng cho rằng: trên nguyên-tắc, Đức Giêsu thật ra cũng phải như thế mới được.

Thế nhưng, phải chăng Giáo hội đây lại đã thành-công rực rỡ và vững-mạnh hơn các Giáo-hội khác cũng có lý để dựa dẫm vào Đức Giêsu Kitô, chứ? Hoặc giả, chính Giáo hội đầy phẩm-trật này cũng tự-hào dựa vào ai đó là người có thể quay ngược trở lại sự việc này? Theo kinh nghiệm, ta có thể nào tưởng-tượng ra rằng Đức GIêsu thành Nazarét có mặt ở thánh lễ do Đức Giáo Hoàng chủ-trì tại Quảng Trường thánh Phêrô, ở Rôma chứ? Và, hoặc giả, những người có mặt ở nơi đó dám sử-dụng ngôn-từ của nhà văn người Nga là Dostoevsky khi viết cuốn Quan-toà Dị-giáo, có nói: “Sao ngài lại đến quấy rầy bọn tôi thế?”

Ở trường-hợp nào đi nữa, mọi người cũng đừng quên rằng: mọi nguồn cung-cấp thông-tin và tường-trình đều phải thuần-nhất. Bởi, ngang qua Lời và Hành-xử của Ngài, Đức Giêsu là người Nazarét đã dính-dự vào cuộc xung-đột nguy-hiểm với quyền-bính nắm giữ trật-tự vào thời Ngài. Xung-đột không phải với dân-chúng mà là với giới-chức có thẩm-quyền về Đạo, với hệ-cấp quản-trị đã trao-nộp Ngài cho nhà cầm-quyền thực-dân người La Mã và như thế dẫn đưa Ngài vào chỗ chết…

Chính Đức GIêsu là Đấng từng “toả sáng” tinh-thần và đường-lối sống của Ngài theo nghĩa tốt-đẹp nhất của ngôn-từ. Điều nay ăn khớp với “chúng-dân” (tiếng Hy-Lạp gọi là “demos)” của những người từng được tư-do (chứ không là thể-chế gò bó, chế-ngự, dù ta có gọi đó là Toà Dị-giáo hay gì đi nữa; và trên nguyên-tắc vẫn phải đồng đều về quyền-hành (chứ không là Giáo-hội mang đặc-trưng/đặc-thù của giai-cấp , chủng-tộc hoặc vai-vế) của những người anh và người chị (chứ không phải đoàn-lũ nam-nhân chỉ muốn tôn-sùng có một người. Đây là Kitô-hữu tiên-khởi có tự-do, công bằng/đồng đều và bằng-hữu, chứ không phải là cộng-đoàn tiên-khởi ngay lúc đó đã có cơ cấu phẩm-trật gồm các tông-đồ làm trụ-cột và có thánh Phêrô là đá tảng của ai đó, chứ?” (xem Hans Kũng, The Beginning of the Catholic Church, Phoenix Press London 2002, tr. 15-16)

Có tự-hào để bảo: Đức Giêsu là Công Giáo chứ Ngài không thuộc Do-thái-giáo hoặc Tin Lành/Thệ Phản chăng, cũng chỉ để đưa dẫn Ngài vào với phe/phái của mình ở đâu đó, mà thôi. Nào có gì chắc chắn để chứng-minh rằng: khi xưa Ngài cũng thực-thi các điều-luật của Đạo mình.

Nói thế, là để hỏi rằng: Chúa và tôi có cùng một lối sống, cùng một đường-hướng tư-duy, sinh-hoạt phụng-vụ hoặc lễ-lạy giống như người nhà Đạo, rất hôm nay?

Nói như thế, là để bảo: người thời nay có chăng lập-trường sống những bon chen, nổ dòn lộp độp nhiều diễn-xuất?

Nói đến thế, là cốt để tôi và bạn ta cùng nhau kiểm-điểm xem lâu nay mình quan-niệm thế nào về niềm tin, thương yêu và hy vọng, là cốt cán của mọi ràng buộc trong Đạo, mà thôi.

Nói những thế, còn muốn nói nhiều về tư-thế cũng như quyết-tâm của mỗi người và mọi người trong tin-yêu.

Nói thế nào đi nữa, cũng cứ thử nghe người đời không nói nhiều, nhưng lại cứ hát, nhưng ca-từ cũng đầy ý-tứ và ý-từ như sau: 

“Một người bèn ra ven sông.
buông theo nước cuồn cuộn mau
Một người chìm sâu
trong khi mưa Ngâu bỗng ngừng ngang đầu
Cuộc tình thương đau
êm êm trôi theo nước xuôi về đâu
Hẹn hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau”.

(Phạm Duy – bđd)

Hát như thế, là người đời những muốn kể về tâm-trạng của chính mình, khi đã có những “hẹn hò” có tâm-tư và tâm-tình của người ở đời rất chóng chán. Chán rất nhiều, khi đã hẹn hò là thế, mà sao người cùng hẹn lại cứ thờ ơ, ơ hờ nhiều năm tháng!

Hát đến như vậy, còn để bảo cho nhau và với nhau rằng: đời người vẫn có những tháng ngày khiến con người quên cả lời hẹn hò, nhiều khúc mắc. Khúc mắc như nhiều chuyện từng xảy đến với muôn người, ở đới.

Nói cho cùng, có là Công Giáo, Chính Thống hoặc Tin Lành/Thệ Phản đi nữa, cũng nên nghe đấng thánh hiền lành từng nhắc nhở rằng:

“Phần anh, hãy dạy những gì phù hợp với giáo lý lành mạnh.2

Hãy khuyên các cụ ông phải tiết độ, đàng hoàng, chừng mực,

vững mạnh trong đức tin, đức mến và đức nhẫn nại.3

Các cụ bà cũng vậy, phải ăn ở sao cho xứng là người thánh,

không nói xấu,

không rượu chè say sưa,

nhưng biết dạy bảo điều lành.

Như vậy, họ sẽ dạy cho người vợ trẻ biết yêu chồng, thương con,5

biết sống chừng mực, trong sạch, chăm lo việc nhà, phục tùng chồng,

để lời Thiên Chúa khỏi bị người ta xúc phạm.

(Titô 2: 1-8)

Nói cho cùng, dù bạn/dù tôi, ta có theo giáo-phái nào đi nữa, thì cuối cùng cũng đều qui về một mối, một lònglà: niềm tin vào Đức Kitô là Đấng Cứu-Chuộc mọi người, không chỉ mỗi Công-giáo mà thôi.

Nói cho cùng, có tự-hào là người Đạo nào đi nữa, cũng hãy tự-hào rằng: lâu nay mình vẫn hằng phổ-biến triết-thuyết của Tin Mừng luôn bảo rằng: Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu. Và, một khi ta đã trở nên một với Ngài rồi, thì không có lý gì để ta hay ai đó lại cứ tự cho chỉ một mình mới có chính-nghĩa khi tin tưởng vào Thiên-Chúc và thánh hội của Ngài.

Nói cho cùng, là nói và hỏi rằng: thánh Hội của Chúa có chủ-trương và có quyết-tâm thực-hiện chủ trương ấy trong yêu thương giùm giúp hết mọi người hay không? Hoặc, vẫn cứ như người khi xưa được Ngài gọi là nhóm hội vẫn tự cao, tự đại cho rằng: nhóm của mình/đạo mình mới nắm vững, thực-hiện luật lệ, rất chính-qui?

Nói cho cùng, còn là nói ít, nhưng làm nhiều. Làm như Tin Mừng dạy, nhưng lặng-thinh, im ắng, rất ẩn-dật.

Nói cho cùng, còn nói bằng truyện kể rất nhè nhẹ để minh-hoạ cho những gì mình từng có kinh-nghiệm để đời về cuộc sống ở đời.

“Truyện rằng:

Buổi chiều ngày 24 tháng 12 năm 2004, Wendy, cô sinh viên năm thứ hai đại học Dược Khoa đang đứng đợi chuyến xe lửa của thành phố New York để trở về nhà.

Tất cả các anh chị em của cô đều hẹn là sẽ về nhà đúng 7 giờ để đoàn tụ trong buổi cơm chiều thân mật cùng cha mẹ, theo truyền thống của gia đình họ. Bỗng Wendy để ý đến một cặp nam nữ đang đứng cách cô vài bước, họ đang ra dấu bằng tay để truyện trò với nhau.

Wendy hiểu được “tiếng nói” ra dấu bằng tay, vì trong những năm đầu đại học cô đã tình nguyện làm việc trong trường tiểu học dành cho người khuyết tật, nên cô đã học được cách ra dấu tay, để trò truyện với những người câm điếc.

Vốn tính chịu khó học hỏi, Wendy đã khá thông thạo “tiếng nói” này. Nhìn vào cách ra dấu của hai người khuyết tật ở trạm xe, Wendy đã “nghe lóm” được câu chuyện của hai người.  Thì ra, cô gái câm hỏi thăm đường đến một nơi nào đó, nhưng chàng thanh niên câm thì “trả lời” là anh không biết nơi chốn đó. Wendy rất thông thạo đường xá trong khu vực này, nên cô mạnh dạn đứng ra chỉ dẫn cho cô gái.  Dĩ nhiên cả ba đều dùng cách ra dấu bằng tay, để “nói” trong câu chuyện của họ.

Khi xe lửa đến trạm, thì Wendy và hai người bạn mới quen đã kịp thời trao đổi địa chỉ e-mail cho nhau.  Những ngày sau đó, ba người tiếp tục trò truyện dùng tin nhắn của điện thoại cầm tay, rồi dần dà họ trở thành bạn thần giao cách cảm với nhau.

Chàng trai tên là Jack và cô gái tên là Debbie.  Jack cho biết anh đang làm việc cho một hãng xuất nhập cảng, và ở cách nhà Wendy không xa. Từ những tin nhắn điện thoại, e-mail thăm hỏi xã giao lúc đầu, cả hai dần dần tiến đến chỗ trở thành bạn thân lúc nào không hay.  Đôi khi Jack đến trường đón và mời cô đi ăn. Cả hai thích khung cảnh êm đềm trong công viên, nên thường yên lặng đi bên nhau trong những giờ phút nghỉ ngơi.

Tuy phải ra dấu để trò truyện nhưng Wendy không cảm thấy bất tiện, mà cô lại có dịp trau dồi “tiếng nói bằng tay”, để nghệ thuật ra dấu của cô càng lúc càng tinh xảo hơn. Đến mùa thu năm đó thì hai người đã thân thiết như một cặp tình nhân. Wendy đã quên hẳn Jack là một người khuyết tật, cho nên lần đầu tiên khi Jack ra dấu “I Love You”, thì Wendy đã nhẹ nhàng ngả đầu vào vai anh.

Sau những giờ học, thỉnh thoảng Wendy cũng vào “phòng trò truyện” (chatroom) đấu láo với bạn bè. Mỗi khi Wendy đặt câu hỏi, “Bạn có thể có tình yêu với một người câm điếc hay không?”, thì hình như không có bạn bè nào của cô có được câu trả lời dứt khoát.  Điều này đã khiến cho Wendy bị dày vò không ít.

Vào dịp lễ Tạ Ơn năm đó, Jack tặng cho Wendy một bó hoa hồng kèm theo câu ra dấu, “Wendy có chịu làm bạn gái của mình không?” Wendy vừa vui mừng vừa kinh ngạc, nhưng tiếp theo đó là những sự mâu thuẫn khổ sở trong tâm. Wendy biết rõ là cô sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của những người thân.

Quả nhiên, cha mẹ cô khi biết rõ sự việc đã dùng đủ mọi phương thức để mong lôi kéo đứa con gái “lầm đường lạc lối” trở về.  Thôi thì hết chú bác, cô dì, lại đến các anh chị em, bạn học, được cha mẹ cô vận động tới để thuyết phục cô. Đứng trước áp lực này, Wendy chỉ có thể phân trần với gia đình về nhân cách cao cả của Jack. Cô cho mọi người biết là thái độ lạc quan cùng đầu óc thực tế và tích cực của anh đã khiến cô cảm thấy gần gũi anh hơn là với những bạn trai mà cô đã từng quen biết trước đây.

Gia đình sau khi nghe cô giải bày đã không còn quá khắt khe phê bình nữa.  Mọi người dự định là sẽ gặp mặt Jack trước rồi mới có thể đánh giá cuộc tình của hai người. Cả nhà đồng ý là sẽ gặp mặt Jack vào trưa ngày 25 tháng 12, sau khi mọi người đã hưởng được một đêm Giáng sinh bình yên cho tâm tư lắng đọng.   Wendy đã có quyết định trong đầu là nếu như cha mẹ và anh chị của cô có những cử chỉ cùng hành động khinh miệt Jack, thì cô và Jack sẽ đi đến nhà thờ để xin ơn và sự chúc lành của Thiên Chúa.

Trên đường dẫn Jack đến nhà, tâm trạng hồi hộp của Wendy đã không thoát khỏi cặp mắt quan sát của Jack.  Chàng mỉm cười ra dấu cho nàng:

– Wendy yên tâm, bảo đảm với em là cha mẹ em sẽ hài lòng. Anh cho họ biết là anh sẽ thương yêu em, chăm sóc em suốt đời.

Đó là lần đầu tiên trong đời, cô sinh viên Trường Dược rơi những giọt lệ cảm động.  Vừa vào đến nhà, Wendy nắm tay Jack đi đến trước mặt cha mẹ.  Nàng nói:

– Thưa ba mẹ, đây là Jack, bạn trai mà con thường nhắc đến.

Câu nói của nàng vừa thốt ra, thì tất cả những hộp kẹo bánh, hoa tươi trên tay Jack tức thời lộp độp rơi xuống đất.  Chàng nhào tới ôm nàng trong vòng tay khỏe mạnh của chàng.Một điều mà Wendy không thể ngờ được, là nàng bỗng nghe một giọng nói thảng thốt phát ra từ miệng của Jack:

-Trời đất, em biết nói à?

Đó cũng chính là câu mà Wendy muốn hỏi Jack.

Mọi người ngoài cuộc đều ngẩn ngơ ngạc nhiên, trong khi hai người trong cuộc thì ôm nhau cười, nói, la, hét, nhảy nhót như điên dại. Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm, thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến, mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt, vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.

Và người kể truyện, lại cũng tóm kết ý-nghĩa của truyện kể bằng những lời như sau: “Thượng Đế của chúng ta đang ngự ở trên cao, hình như cũng đang che miệng cười cho trò đùa mà ngài đã đạo diễn suốt một năm qua…Dành cho những ai yêu, nhưng chưa dám thổ lộ cùng người mình yêu.”

Có trích-dẫn và/hoặc giải-thích lời trích và dẫn của mình thế nào đi nữa, cuối cùng cũng chỉ để tóm gọn mỗi điều này: Hãy cứ chứng-tỏ tình-thương mình có với người khác đi đã, từ đó người kia/người nọ sẽ biết mình là ai, và Thày mình là Đấng nào.

Trần Ngọc Mười Hai

Và những nhận-định

Cùng cương-quyết hiếm có

Suốt đời mình,

giống ở trên.

ƠN CHỮA LÀNH DO MẸ MARIA CHUYỂN CẦU

ƠN CHỮA LÀNH DO MẸ MARIA CHUYỂN CẦU

Trích EPHATA 634

Con là Anna Kiều Thị Phước Hậu, chồng con là Giuse Nguyễn Văn Tiến, xin được kể về ân phúc Mẹ Maria đã cứu sống con gái của chúng con là bé Maria Goretti Nguyễn Kiều Tú Anh.

Bé Tú Anh sinh ngày 6.7.2007. Khi bé vừa tròn 13 tháng, qua siêu âm tại nhiều bệnh viện lớn của Sàigòn, các bác sĩ cho vợ chồng chúng con biết bé bị ung thư thận. Tháng 8 năm 2008, bé phải vào Bệnh Viện Nhi Đồng 2. Ban đầu bác sĩ chẩn đoán sẽ mổ bóc khối u nằm trên thận, nhưng đến khi mổ thì, vì không thể bóc được, bác sĩ phẫu thuật đành phải cắt bỏ luôn quả thận bên trái. Vợ chồng con rất xót xa đau khổ thay cho con mình, chỉ còn biết đến với Chúa cầu nguyện trong phó thác.

Thế rồi thật bất ngờ, chúng con biết được trong khuôn viên Bệnh Viện Nhi Đồng 2, trước đây là Bệnh Viện Grall của quân đội Pháp, sau được đổi tên là Bệnh Viện Đồn Đất, vẫn còn giữ được một tượng đài kính Đức Mẹ ngay bên cạnh ngôi Nhà Nguyện mấy chục năm nay sau biến cố 1975, đã bị chính quyền bắt đóng cửa, không còn có Linh Mục đến dâng Thánh Lễ cho các bệnh nhân và người chăm sóc như trước đây. Vậy là vợ chồng chúng con đã tìm đến với Mẹ Maria để cầu khẩn van nài cho cháu bé Tú Anh được ơn Thiên Chúa cứu chữa nguy tử.

Sau hai tuần nằm hồi sức hậu phẫu, bé Tú Anh được chuyển sang Bệnh Viện Ung Bướu để được hóa trị vì khối u của bé được xác định là u ác. Các bác sĩ ung bướu hội chẩn và báo cho biết bưới thận đang phát triển ở giai đoạn I, sẽ phải điều trị trong khoảng 6 tháng. Hết thời hạn hóa trị, các bác sĩ tái khám và khẳng định trên 90% là Tú Anh đã dứt bỏ được căn bệnh ung thư quái ác. Chúng con vui mừng và tạ ơn Chúa và Mẹ đã thương chữa lành cho bé.

Tuy nhiên, đến giữa tháng 3 năm 2009, khi chưa được tròn 2 tuổi, bé Tú Anh được làm các xét nghiệm sau thời gian hóa trị để chuẩn bị khép hồ sơ, cho bé xuất viện, thì không ngờ, các bác sĩ lại phát hiện có một khối u mới mọc ở quả thận bên phải, ngay chỗ vừa mổ, khối u lớn và dạng nước. Thế là bé lại phải chuyển về Bệnh Viện Nhi Đồng 2 để làm phẫu thuật một lần nữa.

Các bác sĩ Nhi Đồng cho biết ca mổ lần này, khối u cần được bóc tách hết sức thận trọng, nếu sơ ý để vỡ thì nguy hiểm vô cùng. Đến lúc này cả đôi bên nội ngoại đều suy sụp tinh thần, không ai nghĩ bé có thể qua khỏi. Riêng vợ chồng chúng con thì khủng hoảng, xót xa thẫn thờ, chẳng còn biết làm gì ngoài việc ngồi khóc lóc bên tượng Mẹ.

Có lúc nhìn thấy bé Tú Anh đau đớn quá, con là mẹ của bé đã xin khấn với Mẹ Maria, nếu được hãy đổi mạng sống của chính con cho bé, cứu thoát bé khỏi nỗi khốn khổ đang phải chịu từng giờ từng phút. Còn cha của bé, hằng ngày anh đi làm, đến chiều lại vào ngay bệnh viện, cứ hai ba ngày lại mua hoa mang đến tượng đài Mẹ rồi đọc kinh cầu nguyện miên man.

Khoảng thời gian bé Tú Anh lên bàn mổ, chúng con lại càng kêu khấn tha thiết. Đến khi bé được chuyển sang phòng Hồi Sức, chúng con được bác sĩ cho biết khi mổ, khối u bị vỡ, bé lại bị thiếu máu trầm trọng, may sao bé đã vượt qua được cơn nguy tử một cách lạ lùng.

Đến ngày 1.6.2009, do khối u lại tái phát, bé Tú Anh được chuyển qua Bệnh Viện Ung Bướu một lần nữa để xạ trị và hóa trị liên tục. Vợ chồng chúng con lại hết lòng phó thác khẩn nguyện xin Mẹ Maria phù hộ, cầu bầu cùng Chúa ơn chữa lành cho đứa con bé bỏng tội nghiệp, chưa tròn hai tuổi mà đã phải trải qua các cuộc đại phẫu và những cơn đau đớn vượt cả sức chịu đựng của người lớn.

Thời gian thử thách cho bé, và cho cả gia đình chúng con kéo dài thêm gần 2 năm nữa cho đến khi hoàn tất phác đồ điều trị 18 tháng. Bé Tú Anh luôn bị thiếu tiểu cầu nghiêm trọng, rụng hết tóc trên đầu, thường xuyên phải chuyển từ bên điều trị sang khoa Cấp Cứu của Bệnh Viện Ung Bướu.

Cuối cùng, ngày 26.4.2011, bé Tú Anh được xuất viện trong thể trạng và tinh thần hoàn toàn bình phục, gây ngỡ ngàng cho bên bệnh viện về sức chịu đựng và khả năng hồi sinh của bé, chỉ riêng gia đình chúng con hiểu được vậy là chính Mẹ Maria, ngang qua sự tận tâm tận lực của các y bác sĩ, đã cứu được đứa con yêu dấu của chúng con khỏi căn bệnh nan y và tử thần quái ác.

Đến hôm nay, khi con viết kể lại những dòng chữ này, bé Maria Goretti Nguyễn Kiều Tú Anh đã được 7 tuổi, đang học lớp Một, khỏe mạnh, thông minh, ngoan ngoãn, ở Nhà Thờ đặc biệt giỏi Giáo Lý, và ở nhà đã biết cách cầu nguyện đơn sơ với Chúa và Đức Mẹ.

Gia đình chúng con xin cúi đầu hết lòng tạ ơn Thiên Chúa, biết ơn Mẹ Maria đã thương chuyển cầu ơn chữa lành cho con của chúng con, cũng là thay đổi hẳn cuộc đời tin và sống đạo của mỗi người trong gia đình chúng con. Amen.

Anna KIỀU THỊ PHƯỚC HẬU, ghi lại, Bình Dương 4.2014
Lm. Giuse LÊ QUANG UY, DCCT, biên tập, Sàigòn 11.2014

HỒNG ÂN SỰ SỐNG

HỒNG ÂN SỰ SỐNG

Trích EPHATA số 634

Vợ chồng con học khóa Giáo Lý Hôn Nhân Agape 25 với cha Quang Uy tại DCCT Sàigòn từ giữa tháng 10 năm 2011. Hôm nay con xin kể lại câu chuyện về ơn lành của Thánh Giêrađô và Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp đã ban cho bé Phương Vy, con gái đầu lòng của chúng con. Trước đó, mấy năm liền hiếm muộn, vợ chồng con đã từng đến DCCT Sàigòn, cầu xin Mẹ Maria và Thánh Giêrađô cho con sớm có em bé, và không lâu sau đó, con được nhậm lời và đã có thai bé Cecilia Cao Nguyễn Phương Vy…

Đến ngày 7.8.2014, tính ra bé đã sinh được 1 tháng 2 ngày. Sáng hôm đó bé sốt cao 38 độ, con ẵm bé đi bác sĩ tư cho uống thuốc nhưng không bớt mà sốt càng cao hơn. Bé rên rỉ mệt mỏi, nên đến khuya, vợ chồng con nóng ruột quá vội đưa bé đi Bệnh Viện Nhi Đồng 2, nhập viện 1g30 khuya. Y tá đo nhiệt 39 độ, đưa viên thuốc nhét hậu môn cho hạ sốt, rồi kêu vợ chồng con ẵm ra ngoài lau nước ấm toàn thân bé. Sau một hồi lâu, bé vẫn không bớt sốt mà lại càng sốt cao thêm, lên đến 39 – 40 độ. Bác sĩ cứ bảo lau nước ấm mà không cho thêm thuốc hạ sốt gì hết.

Đến lúc bé sốt 40 độ thì khắp người nổi bông tím hết, vợ chồng con hoảng quá, chồng con không kềm được nữa, mới la toáng lên với bác sĩ: “Nếu con tôi sốt vậy mà ở nhà lau nước ấm cho hạ sốt thì tôi để ở nhà lau cũng được, chứ ẵm vô đây làm chi cho khổ ?” Lúc đó bác sĩ mới chịu khám bé lại và cho thêm viên thuốc nhét hậu môn. Thế nhưng bé chỉ hạ sốt được nửa tiếng rồi sốt lại ngay. Bác sĩ bảo phải đi xét nghiệm máu, và bé cứ sốt cao như vậy cho đến sáng mà bác sĩ vẫn không can thiệp gì, cũng chẳng đưa ra giải pháp nào hết.

Sáng lại thì có hai bác sĩ khác vào khám cho bé và nói tình trạng của bé nguy hiểm, nên đưa bé vào cấp cứu, đo điện tim và cách ly không cho cha mẹ vào. Nằm cách ly đến trưa thì y tá nói mẹ vào mặc đồ lại cho bé và chuyển qua khoa khác, nhưng vẫn phải nằm cấp cứu, dù lúc này bé giảm sốt còn 38 độ mấy thôi. Bác sĩ kêu con ra nói chuyện: bé sốt cao lắm nên nghi ngờ bé bị viêm màng não và nhiễm trùng máu, cần phải cho bé đi lấy tủy và bắt đầu chích kháng sinh… Đến hết ngày hôm đó bé vẫn chưa hạ sốt.

Sáng hôm sau, bác sĩ khám lại, nói bé không phải bị viêm màng não mà là bị viêm phổi và nghi ngờ bé bị sốt gì đó, con không nhớ rõ tên mà ở Việt Nam chưa có ai bị, chỉ có ở nước ngoài mới bị thôi. Nghe xong, tay chân con bủn rủn, con hoảng quá vội điện thoại cho em gái của con tới ngay Nhà Thờ DCCT Kỳ Đồng đọc kinh cầu nguyện với Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp và Thánh Giêrađô.

Và thật không ngờ, đến trưa thì bé đỡ sốt, sáng hôm sau thì hết hẳn. Bác sĩ đọc kết quả xét nghiệm cũng thông báo bé không bị sốt giống như bệnh sốt bên nước ngoài. Ở bệnh viện một tuần, ngày nào bé cũng phải chích kháng sinh 3 lần, bé lại bị lây thêm bệnh ho hen khò khè của một bệnh nhi khác trong phòng cấp cứu. Tổng cộng bé đã phải nằm tới mười mấy ngày sau đó, bác sĩ mới cho xuất viện. Chính các bác sĩ và y tá cũng không hiểu do đâu mà bé hết sốt và phục hồi, chỉ có vợ chồng chúng con là xác tín tất cả nhờ ơn Chúa, Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp, Thánh Giêrađô đã cứu cháu khỏi cái chết cận kề.

Mẹ của bé PHƯƠNG VY, 9.2014

CẢI TẠO NGƯỢC

CẢI TẠO NGƯỢC

Trích EPHATA  634

Dưới đây là một trích đoạn trả lời phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng Đức với đài RFA:

“Tôi đã từng làm trong Phòng Tôn Giáo của Bộ Công An. Trong Phòng ấy người ta có “đối sách” về Đức Cha mà sau này là Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Ông bị chuyển đổi từ miền Nam ra với cái tội rất to là vì ông là cháu của Ngô Đình Diệm và trở về Sàigòn làm Phó Tổng Giám Mục theo ý là lót ổ để lên Tổng Giám Mục.

Và ông cứ thế bị chuyển ra ngoài Bắc. Trong thời gian ông ấy bị cầm cố ở Hà Nội ( có nghĩa là không ở tù ) tức là được giữ trong mật viện. Có một đội trông ông ta, nhưng tôi là một cán bộ cũng khá lâu năm, một sĩ quan khá lâu năm nên tôi đề nghị để tôi ra học tiếng Pháp với cha, trên tinh thần là luyện tiếng Pháp chứ không phải để trông cha. Cụ thể là như thế…

Sau khi học tiếng Pháp với ngài thì tôi cảm nhiễm tinh thần của Đức Cha. Sau này thì tôi thôi việc, lý do là sau khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn tôi không còn muốn làm công an nữa, vì tôi làm ở Cục Chống Phản Động nên biết dễ phải đi đàn áp và tôi đã xin chuyển ngành nhưng không được, tôi xin thôi việc cũng không cho. Tôi vẫn cứ bỏ việc.

Sau khi vào Sàigòn tôi làm cho dầu khí Việt Nam. Tôi có đi một số các Nhà Thờ, Nhà Thờ trung tâm Đức Bà, Nhà Thờ Kỳ Đồng… Sau khi ra Hà Nội thì tôi được mặc khải trong một giấc mơ là tôi đi Nhà Thờ và tôi có rửa tội.

Đúng đêm tôi rửa tội ở Nhà Thờ lớn thì cha Ngân, bây giờ trở thành Giám Mục, bảo với cha Hùng, hiện nay đang học bên Ý hay bên Pháp gì đấy, mời tôi viết diễn giải về Đức Tin, và tôi có viết bài “Con đường Đức Tin qua cây cầu FX. Nguyễn Văn Thuận”. Bài này đã gởi qua Tòa Thánh và nằm trong hồ sơ và đã được cha Sỹ đang ở Việt Nam xin đưa chữ ký vào những bản dịch khoảng 4, 5 thứ tiếng. Tôi hiểu là việc phong Thánh cần phải có phép lạ. Phép lạ thứ nhất là Đức Tin. Phép lạ thứ hai là chữa bệnh. Phép lạ thứ ba là mồ mả phát. Tôi là một trong những phép lạ về Đức Tin.”

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC – RFA link

Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức nguyên là công an, từng học tiếng Pháp với Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Anh đã viết một chuyên luận về: “Hành trình Đức Tin qua cây cầu FX. Nguyễn Văn Thuận” để mô tả lại quá trình biến đổi tình cảm, tâm lý và đến với Chúa của anh. Tài liệu đó hiện đang được Bộ Phong Thánh ở Roma lưu giữ xem như một phép lạ Đức Tin.

Được Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình Tòa Thánh Vatican mời qua Rôma làm chứng về Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận nhân dịp lễ kết thúc điều tra phong Chân Phúc cấp Giáo Phận. Ngày 2.7.2013 anh lên đường sang Rôma, nhưng đã bị công an ngăn chặn và thu hộ chiếu tại sân bay Nội Bài mà không có lý do rõ ràng.

Đức cố Hồng Y sống 13 năm trong ngục tù Cộng Sản, một số sự việc trong đời sống tù đày đã được ngài kể lại trong “Năm chiếc bánh và hai con cá”, tác phẩm được dịch ra 8 thứ tiếng, để phục vụ các tham dự viên ‘Những Ngày Giới Trẻ’ tại Paris năm 1997. Mời bạn đọc xem lại vài trích đoạn sau:

Có lúc Chúa dùng Giáo Dân để dạy tôi cầu nguyện

Thời gian bị quản thúc ở Giang Xá, có ông lão nhà quê, tên là ông quản Kính, từ Giáo Xứ Ðại Ơn lẻn vào thăm tôi. Tôi không bao giờ quên được lời ông khuyên tôi: “Thưa cha, cha không hoạt động tông đồ được thì xin cha cầu nguyện cho Hội Thánh; ở trong tù cha đọc một kinh hơn một nghìn kinh cha đọc lúc ở ngoài tự do !”

Ðức Mẹ còn sử dụng cả người cộng sản để nhắc tôi cầu nguyện

Ông Hải đã từng ở tù, nằm cùng buồng với tôi để mật thám tôi, sau đã thành bạn của tôi. Trước ngày ông ta ra về, ông đã hứa với tôi: “Nhà tôi ở Long Hưng, chỉ cách La Vang 3km, tôi sẽ đi La Vang cầu nguyện cho anh”.

Tôi tin lòng thành thật của anh bạn, nhưng tôi hoài nghi làm sao một người cộng sản mà đi cầu nguyện Ðức Mẹ cho tôi ! Sáu năm sau, đang lúc tôi ở biệt giam, tôi đã được một bức thư của ông Hải, lạ lùng thật ! Lạ hơn nữa là lời lẽ của ông như sau: “Anh Thuận thân mến, tôi đã hứa với anh, tôi sẽ đi cầu nguyện Ðức Mẹ La Vang cho anh. Mỗi Chủ Nhật, nếu trời không mưa, lúc nghe chuông La Vang, tôi lấy xe đạp vào trước đài Ðức Mẹ, vì chiến tranh bom đạn đã đánh sập Nhà Thờ rồi. Tôi cầu nguyện thế này: Thưa Ðức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào cả. Nhưng tôi đã hứa sẽ đi cầu nguyện Ðức Mẹ cho anh Thuận, nên tôi đến đây. Xin Ðức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì cho anh ấy”.

Tôi hết sức cảm động. Tôi đọc đi đọc lại rồi đặt thư xuống nhắm mắt lại: “Lạy Mẹ, Mẹ đã dùng anh cộng sản này để dạy con cầu nguyện; chắc Mẹ đã nhậm lời anh ấy, con mới còn sống đây !” ( Ảnh chụp Đức Hồng Y Thuận và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 tại Roma )

Ở trại giam Phú Khánh, một đêm tôi đau quá, thấy một người gác đi qua, tôi kêu: “Tôi đau quá, xin anh thương tình cho tôi thuốc !” Anh ta đáp: “Ở đây chẳng có thương yêu gì cả, chỉ có trách nhiệm“.

Ðó là bầu khí chúng tôi ở trong tù.

Lúc tôi bị biệt giam, trước tiên người ta trao cho năm người gác tôi: đêm ngày có hai anh trực. Cứ hai tuần đổi một tổ mới, để khỏi bị tôi làm nhiễm độc. Một thời gian sau không thay nữa, vì “cấp trên” nói: “Nếu cứ thay riết thì sở công an bị nhiễm độc hết !”

Thực thế, để tránh nhiễm độc, mấy anh không nói với tôi, họ chỉ trả lời “có” hoặc “không”. Họ tránh nói chuyện với tôi. Buồn quá ! Tôi muốn lịch sự vui vẻ với họ, họ vẫn lạnh lùng. Phải chăng họ ghét “cái mác phản động” nơi tôi: Tất cả áo quần đều đóng dấu hai chữ lớn “cải tạo”, kể từ ngày bước chân vào trại Vĩnh Quang ở Bắc Việt.

Tôi phải làm thế nào ?

Một đêm đông lạnh quá, không ngủ được, tôi nghe một tiếng nhắc nhủ tôi: “Tại sao con dại thế ? Con còn giàu lắm: Con mang tình thương Chúa Giêsu trong tim con. Hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu đã yêu con”.

Sáng hôm sau, tôi bắt đầu mến họ, yêu mến Chúa Giêsu trong họ, tươi cười với họ, trao đổi đôi ba câu nói… Tôi thuật lại những chuyến đi ra nước ngoài, cuộc sống, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tự do dân chủ ở Canada, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Pháp, Ðức, Úc, Áo, v.v… Những câu chuyện đó kích thích tính tò mò của họ, giục họ đặt nhiều câu hỏi. Tôi luôn luôn trả lời…

Dần dần chúng tôi trở thành bạn. Họ muốn học sinh ngữ Anh, Pháp… tôi giúp họ. Từ từ mấy chiến sĩ gác tôi trở thành học trò của tôi ! Bầu khí nhà giam đổi nhiều, quan hệ giữa họ với tôi tốt đẹp hơn. Thậm chí cả những ông xếp công an, thấy tôi đối xử chân thành, không những họ xin tôi giúp các chiến sĩ học hành ngoại ngữ, nhưng họ còn gửi anh khác đến học.

Tôi sống theo lời Chúa Giêsu dạy: “Ðiều gì con làm cho một người bé mọn nhất trong anh em là làm cho chính mình Ta”. Khi nào có hai hay ba người hợp nhau vì danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ”.

Hát kinh “Veni Creator”

Một hôm một ông xếp hỏi tôi:

– Ông nghĩ thế nào về tờ tuần báo “Người Công Giáo” ?

– Nếu viết đúng cả nội dung cả hình thức thì có lợi; nếu ngược lại thì không thêm đoàn kết, lại còn thêm chia rẽ, bất lợi cho cả người Công Giáo và cho cả nhà nước.

– Làm thế nào cải thiện tình trạng ấy ?

– Những cán bộ phụ trách về tôn giáo phải hiểu đúng mỗi tôn giáo thì việc đối thoại, tiếp xúc các chức sắc mỗi tôn giáo cũng như các tín hữu mới có tính cách xây dựng, tích cực và tạo nên thông cảm giữa đôi bên.

– Ông có thể giúp được không ?

– Nếu các vị muốn, tôi có thể viết một cuốn Lexicon ( từ điển bỏ túi ) gồm những danh từ thông dụng nhất trong tôn giáo, từ A đến Z, chừng nào các vị có giờ rảnh, tôi sẽ giải thích rõ ràng, khách quan. Hy vọng các vị có thể hiểu lịch sử, cơ cấu, sự phát triển và hoạt động của Giáo Hội…

Họ đã trao giấy mực cho tôi, tôi đã viết cuốn “lexicon” đó, bằng tiếng Pháp, Anh, Ý, Latinh, Tây Ban Nha, và Trung Quốc với phần giải thích bằng Việt ngữ. Dần dà tôi có cơ hội giải thích hoặc giải đáp thắc mắc, tôi chấp nhận làm sáng tỏ những chỉ trích về Giáo Hội. “Lexicon” ấy trở thành một cuốn giáo lý thực hành.

Ai cũng muốn biết Viện Phụ là gì, Thượng Phụ là gì, Công Giáo khác Anh Giáo, Tin Lành, Chính Thống Giáo chỗ nào ? Tài chánh của Tòa Thánh từ đâu mà có ? Có bao nhiêu tu sĩ, giáo dân làm việc trong giáo triều, huấn luyện Tu Sĩ, Giáo Sĩ thế nào ? Giáo Hội phục vụ nhân loại thế nào ? Tại sao Giáo Hội gồm có nhiều dân tộc, sống qua nhiều thời đại cũng bị bắt bớ, tiêu diệt, cũng mang nhiều khuyết điểm mà vẫn tồn tại ? Ngang đây là đến biên giới của siêu nhiên, của sự quan phòng của Thiên Chúa… Cuộc đối thoại từ A đến Z giúp xóa tan một số hiểu lầm, một số thành kiến, có những lúc trở nên thú vị và hấp dẫn. Tôi tin tưởng có nhiều người cởi mở, muốn tìm hiểu và với những biến chuyển trong thời đại ta, đã có những tầm nhìn mới mẻ và xây dựng.

Thời kỳ biệt giam ở Hà Nội, tôi được biết có 20 chiến sĩ nam nữ trẻ học tiếng Latinh với một cựu Tu Sĩ, để có thể đọc các tài liệu của Giáo Hội. Trong số mấy anh gác tôi có hai anh trong nhóm học Latinh. Trông thấy bài vở, tôi nhận thấy họ học tốt. Một hôm, một trong hai anh ấy hỏi tôi:

– Ông có thể dạy tôi một bài hát tiếng Latinh không ?

– Có nhiều bài hay tuyệt, nhưng biết anh thích bài nào ?

– Ông hát cho tôi nghe, tôi sẽ chọn.

Tôi đã hát Salve Regina, Veni Creator, Ave Maris Stella… Các bạn biết anh ta chọn bài nào không ? Anh ta chọn bài Veni Creator ( Xin Chúa Ngôi Ba đoái thương viếng thăm… ). Tôi đã chép trọn cả bài cho anh ta và anh ta học thuộc lòng. Mỗi sáng quãng 7 giờ, tôi nghe anh ta chạy xuống thang gỗ, ra sân tập thể dục, rồi múc nước vừa tắm vừa hát: Veni Creator Spiritus… Tôi rất cảm động, làm sao mỗi sáng trong nhà tù cộng sản lại có một cán bộ hát kinh “Veni Creator” cho mình nghe !

Nguồn: Diễn Đàn Người Giáo Dân

Nhà văn Nguyễn Quang Lập

Nhà văn Nguyễn Quang Lập

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-12-27

  • RFA

12272014-artis-nguy-quang-lap.mp3

Nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê Choa

Nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê Choa

Que Choa

Your browser does not support the audio element.

Vụ bắt giữ nhà văn Nguyễn Quang Lập còn được biết dưới cái tên Bọ Lập chủ trang blog Quê Choa đã làm dư luận nổi sóng. Mặc dù trong giới văn nghệ sĩ không hiếm người ganh ghét tài năng và sự nổi tiếng của anh nhưng số lớn hơn nhiều lần trong họ lại có thái độ trân trọng nhà văn tài năng này qua hàng trăm bài viết chia sẻ sự bất bình của họ trước một đồng nghiệp bị bắt vì lý do hết sức ngây ngô: tuyên truyền chống đối chế độ.

Nếu một nhà văn bị xem là chống đối chế độ vì loan tải những bài viết phê phán các bất công, tiêu cực trong những công trình xây dựng hay bùa phép gây mất mát hàng ngàn tỷ ngân sách là có tội với quốc gia thì có lẽ cách diễn giải luật pháp của nhà nước qua điều 88 đang dẫm đạp lên chứ không phải thi hành luật pháp.

Bọ Lập nổi tiếng không phải là một người đấu tranh dân chủ. Anh không phải là người hoạt động chính trị và nhất là chưa bao giờ viết bất cứ một văn bản nào cổ súy cho tinh thần đấu tranh mang ý nghĩa của một cuộc cách mạng, cho dù cách mạng mềm hay cứng và dưới hình thức nào. Anh tự nhận là mình thiếu can đảm và chỉ là một nhà văn, một blogger bất bình trước các vấn đề nóng bức của đất nước mà đem trang blog Quê Choa chuyên chở các ý tưởng mà anh thấy không thể có vấn đề nghiêm trọng nào đáng cho nhà nước kết án, dẫn đến việc bắt giữ anh.

Sứ mệnh, trách nhiệm của người cầm bút

Bọ Lập từng nói với chúng tôi:

Nguyễn Quang Lập: Trước đây “Quê Choa” chỉ lập ra để viết văn chương cho vui thôi chứ không nói chuyện thời sự báo chí gì đâu, nhưng dần dà thấy nhiều chuyện chướng tai gai mắt quá, mình là thằng nhà văn mà không lên tiếng thì chẳng ra làm sao cả, thế nên tôi buộc phải lên tiếng thôi chứ còn lúc đầu chỉ làm một blog văn chương cho vui chứ không có ý định làm cái gì cả. Nhưng dần dần cuộc sống nó đập vào mình, nó buộc mình phải lên tiếng. Nếu không lên tiếng thì mình thấy nó thế nào! Không được! Không xứng đáng là một thằng nhà văn! Buộc phải lên tiếng.

Trang blog Quê Choa từ khi khai sinh tới nay đã là vùng đất vun đắp cho biết bao bài viết giá trị bằng số lượng người xem đáng kinh ngạc. Bắt nguồn từ cách tiếp cận với công nghệ thông tin, Bọ Lập đã thấy được ảnh hưởng của một trang blog nếu mang đúng hơi thở thời đại, tức là những sinh hoạt chính trên lòng lề đường thời sự chứ không nằm ở những suy tư có tính triết học: trăn trở một mình, một bóng đêm, hay một số phận.

Bọ Lập mang nhiều số phận, nhiều hình ảnh, nhiều chân dung của từng con người thật vào sách của anh để giới thiệu tới những con người, những “số phận” không kém phần nghiệt ngã khác. Sách của anh đậm đặc nhân văn, blog của anh đầy ắp thời sự, cả hai làm cho người đọc yêu mến và cả hai làm cho không ít người khó chịu, đặc biệt khi họ đánh hơi thấy có hình ảnh của họ trong đó.

Hình ảnh của họ là ai? Là những quan liêu hách dịch, những trợ lý luồn cúi xu nịnh. Những lãnh đạo đầu ngắn nhưng bao tử quá to. Những cấu kết ma quỷ giữa thế lực này với nhóm lợi ích kia. Những con người khi thức dậy việc đầu tiên là nghĩ tới tiền, tới hợp đồng tới lừa lọc.

” Trước đây “Quê Choa” chỉ lập ra để viết văn chương cho vui thôi chứ không nói chuyện thời sự báo chí gì đâu, nhưng dần dà thấy nhiều chuyện chướng tai gai mắt quá, mình là thằng nhà văn mà không lên tiếng thì chẳng ra làm sao cả, thế nên tôi buộc phải lên tiếng thôi

Nguyễn Quang Lập”

Những con người ấy chằm chằm theo dõi Quê Choa và dĩ nhiên Bọ Lập phải biết nhưng đề phòng họ đến bắt thì Bọ rất chủ quan vì nghĩ mình tàn tật và không ai có can đảm đi bắt một người vô hại như anh.

Nguyễn Quang Lập: Tôi không bị mọc đuôi! Đơn giản là vì tôi què tôi có chạy đàng trời nếu có ai người ta muốn bắt. Họ theo tôi làm gì! Nhưng tôi biết có một sự khó chịu, một sự khó chịu nào đó, mơ hồ, nhưng cụ thể thì không có.

Dư luận phản ứng

Văn nghệ sĩ là giới nhạy cảm trước thân phận con người, cái làm nên tác phẩm, vì vậy đã rất bất bình với tấm thân xiêu vẹo của anh trong nhà giam. Nhà văn Tô Nhuận Vỹ, nguyên Tổng biên tập báo Sông Hương cho việc bắt giữ một người lâm trọng bệnh như thế là ngu muội và tàn nhẫn, ông nói:

-Riêng việc một nhà văn đang bị bệnh, một nhà văn có tiếng đã đóng góp trong văn học nghệ thuật đối với đất nước trong sáng tác, tôi nói về mặt sáng tác cái đã mà bắt họ là hoàn toàn không nên một tí nào và không tốt.

Về mặt sáng tác còn mặt hoạt động xã hội tôi sẽ nói sau, một người có đóng góp lớn, đang bị bệnh mà bắt thì lợi bất cập hại đối với những người bắt. Ngay bản thân nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là người trong Bộ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam mà khi có một bài thơ tâm huyết thậm chí nhạy cảm thì gửi duy nhất cho Quê Choa thì có nghĩa là bản thân của Quê Choa không có gì quá đáng. Cũng có nghĩa là bản thân Quê Choa không có gì là tệ hại và đứng về mặt yêu nước của nó thì Bọ Lập có tâm huyết.

Cho nên nói một cách nhẹ nhàng thì những người chủ trương bắt Lập chỉ có thể nói khù khờ và ngu dại.

Con người của Bọ Lập chắc chắn không thể bị quên lãng cho dù anh có bị buộc phải ngồi tù bao nhiêu năm đi nữa. Lịch sử văn học Việt Nam cho thấy sự bắt bớ, đàn áp và tiêu diệt người sáng tác có tư tưởng đối lập luôn có kết quả ngược lại.

” Một người có đóng góp lớn, đang bị bệnh mà bắt thì lợi bất cập hại đối với những người bắt…Cho nên nói một cách nhẹ nhàng thì những người chủ trương bắt Lập chỉ có thể nói khù khờ và ngu dại

Nhà văn Tô Nhuận Vỹ “

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, một người bạn vong niên của Bọ Lập cũng không thể chấp nhận cách bắt người này ông cho biết:

-Việc bắt Nguyễn Quang Lập tôi cũng quá bất ngờ bởi vì anh Lập không những là một nhà văn và một người nổi tiếng mà viết lách rất ôn hòa, có cá tính mạnh nhưng thái độ lại rất ôn hòa. Hai nữa là anh ấy đang bệnh vì liệt nửa người nên tôi vẫn nghĩ cấn phải có cách nào tốt hơn bởi khống chế người ta qua cách họ phát biểu hay đăng những bài viết của người khác có tính phản biện mà bắt người thì làm cho gia đình rất là lo lắng và bạn bè cũng như dư luận người ta thấy là không nên làm mà phải có nhân văn, thiện tâm đối với người bệnh nó gây một chấn động không hay.

Còn nhà thơ Đỗ Trung Quân một trong vài người bạn chân tình của Bọ Lập trước khi bị bắt cho biết ông không ngạc nhiên. Nhà thơ cho rằng không bắt Bọ Lập mới là chuyện đáng ngạc nhiên. Một nhận xét chua chát nhất mà chúng tôi nhận được từ các nhà văn thân hữu của Bọ Lập:

-Tất cả những cái mà Lập đưa lên trang blog mà chúng ta thấy của những người viết khác nhau. Vị trí tên tuổi nghể nghiệp khác nhau như là một con đò chở vấn đề. Có những vấn đề khác nhau rất nhiều nhưng suy cho cùng đó là phản biện đưa đến một kết quả đúng đắn nhất cho một xã hội tốt đẹp. Tôi không có cảm giác bất cứ cái gì về những bài của Lập đưa nhưng nhà nước này không phản ứng tôi mới lấy làm lạ. Phản ứng là đúng bởi vì một nhà nước trong thể chế như thế này, với những điều luật như 258, như 88 thì không có gì mới là chuyện lạ. Cá nhân tôi không thấy là chuyện lạ.

” Nguyễn Quang Lập không đề phòng được người vào thăm trang blog Quê Choa tăng lên tới con số 100 triệu lượt người xem. Con số khổng lồ này có lẽ là nguyên nhân trực tiếp việc bắt chủ nhân”

Chúng tôi vẫn đùa với nhau như thế này: Chúng tôi là những tù nhân dự bị. Có một câu chuyện rất hay, trong một bữa tiêc của một người bạn khác anh không làm nghề viết lách mà chỉ là người kinh doanh bình thường anh nói “ngay khi tôi chọn một thái độ im lặng, không phản kháng không xuống đường thì thật ra tôi đã ngồi trong một nhà tù nhỏ trong nhà tù lớn. Bởi vì khi tôi chọn thái độ đó thì nỗi sợ hãi đã giam cầm tôi rồi”. Câu chuyện đó có thể khái quát lên rằng chúng tôi tự hiểu mỗi người tự cố làm hết sức mình cho đất nước cho xã hội còn điều gì nó đến thì phải đón nhận nó một cách bình tĩnh bởi vì chúng tôi ở cái tuổi không còn nông nỗi mà không suy nghĩ. Mà khi cái gì thấy đúng, lẽ phải thì chúng tôi chọn lựa nó và sự chọn lựa nào cũng có giá của nó cả.

Nỗi sợ của người cầm quyền

Nguyễn Quang Lập không đề phòng được người vào thăm trang blog Quê Choa tăng lên tới con số 100 triệu lượt người xem. Con số khổng lồ này có lẽ là nguyên nhân trực tiếp việc bắt chủ nhân của nó và bắt đầu từ ngày 6 tháng 12 Quê Choa đã trở thành quá khứ.

Nhà văn Thùy Linh nhận xét việc bắt Bọ Lập chỉ do tâm lý hoảng loạn của những người đang nắm quyền lực và bà cũng nhận xét rằng việc bắt bớ ấy sẽ không làm cho những người có cách làm việc như Bọ Lập chùn bước:

-Việc nhà nước bắt anh Nguyễn Quang Lập đúng là nó gây ra chấn động bởi vì anh Lập thực sự không đáng là người phải chịu sự đối xử bất công đến mức như thế. Bởi vì nếu theo con mắt nhà nước thì sự nguy hiểm có lẽ nhiều người con nguy hiểm hơn anh Lập nhiều nhưng không hiểu sao họ lại lựa chọn anh Lập. Có thể một phần vì ảnh hưởng của blog Quê Choa nó đến được rất đông đảo độc giả. Chúng ta không thể phủ nhận ảnh hưởng của cá nhân anh Lập đối với tiếng nói phản biện trong nước cho nên họ hoảng sợ, lo sợ.

Trong chừng mực nào đó nó giống như hành vi trả thù. Trả thù những tiếng nói, con người không chịu khuất phục. Việc này trong ngắn hạn có thể sẽ gây ra những lo âu trong giới cầm bút hay giới đấu tranh dân chủ nói chung nhưng về lâu dài tôi nghĩ điều đó không khiến người ta sợ hãi, chùn bước.

Thực tế cho tới giớ phút này có rất nhiều vụ bắt bớ đã xảy ra nhưng mà những tiếng nói đấu tranh dân chủ hay những hoạt động thì không hề có sự giảm bớt mà thậm chí có xu hướng ngày càng nhân rộng ra vì vậy việc bắt bớ của chính quyền đương nhiên phản tác dụng và người ta càng thấy rõ sự bế tắc trong biện pháp đối thoại của chính quyền đối với tiếng nói dân chủ. Cái sự bắt bớ này hoàn toàn là sự bế tắc.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập từng nhận xét nhiều văn nghệ sĩ đã bị đối xử rất bất công như Phùng Quán trước đây hay Tống Văn Công ngày nay. Hai con người này đã khiến anh băn khoăn cho số phận của những ngòi bút chân chính. Lấy sự thật làm căn bản và khát khao mang sự thật ấy ra ánh sáng là lẽ sống của họ lại bị nhìn một cách méo mó và bất công:

” Có thể một phần vì ảnh hưởng của blog Quê Choa nó đến được rất đông đảo độc giả. Chúng ta không thể phủ nhận ảnh hưởng của cá nhân anh Lập đối với tiếng nói phản biện trong nước cho nên họ hoảng sợ, lo sợ.

Nhà văn Thùy Linh”

Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Cá nhân tôi nhận xét Phùng Quán ngoài là một nhà thơ ông là người có tính công dân rất mạnh. Và tất cả những bài thơ anh hay nói mạnh mẽ ví dụ như “Chống tham ô lãng phí” hay “Lời mẹ dặn”, chỉ vì tính công dân mạnh và anh ấy muốn góp ý cho Đảng, cho xã hội những tiếng nói trung thực nhất của một nghệ sĩ. Thế nhưng có người đã cố tình hiểu nhầm ý tốt đẹp của Phùng Quán.

Riêng điều này tôi có nghĩ đến Tống Văn Công, một đảng viên, một tổng biên tập làm cách mạng bao nhiêu năm chứ có xa lạ gì, rất có tâm huyết mà cũng bị người khác cố tình hiểu sai hiểu chệch nó đi và quy kết ông ta quá nặng nề (là mưu đồ, thù nghịch…). Nếu làm như thế thì tất cả những kẻ sĩ ở nước Nam này mà muốn có tiếng nói trung thực với Đảng sẽ sợ không dám nói gì cả. Bản thân tôi cũng sợ không dám nói nữa, thật sự là thế. Khi trung thực góp ý thì có ý sai ý đúng. Ý đúng thì xem xét, ý sai thì không nghe và cùng lắm thì mắng lại người ta chứ quy kết người ta là không được.

Dù cẩn thận và đề phòng nhưng Bọ Lập vẫn chủ quan nghĩ mình đang làm những việc đúng đắn, cần làm trong guồng máy đang thiếu những nhân tố như anh. Anh không biết rằng chính anh là nhân tố cản đường thăng tiến của quyền lực chứ không phải ngược lại như anh và hàng triệu người đang nghĩ.

Thật đáng buồn cho thân phận nhà văn Việt Nam, nhất là những nhà văn tốt, có tâm huyết với ngòi bút và nhân vật của mình.

Sự Khó Khăn Nơi Nhà Trọ

Sự Khó Khăn Nơi Nhà Trọ

Thời gian đó, tôi đang dậy lớp HAI tại thành phố London, tỉnh bang Ontario, Canada, và được yêu cầu dựng một họat cảnh Giáng Sinh cho mùa Giáng Sinh năm đó.  Một số người đã cho rằng những gì xảy ra trong họat cảnh đã làm hỏng buổi trình diễn, nhưng có một số đông người khác lại cho rằng, đây lại là một câu chuyện về Giáng Sinh chân thật nhất, cảm động nhất mà họ được xem.

Bây giờ, mời bạn làm quan tòa, phân xử xem sao nhé!

Sau  một thời gian suy nghĩ và tính toán, tôi cũng thực hiện xong bảng phân vai cho họat cảnh.  Nhưng cũng gặp phải một điều phiền phức, đó là cậu học sinh, tên là Ralph.  Em là một chú bé rất mập, đã được 9 tuổi, mà lẽ ra phải đang học ở lớp 4 cơ đấy.  Ngoài sự mập mạp quá đáng, em còn là một chú bé rất vụng về, làm cái gì, hay nghĩ điều gì cũng rất chậm, chậm quá thể.  Tuy nhiên, đám trẻ lại rất thương qúy em, đặc biệt là những đứa còn bé – Lúc nào em cũng tỏ ra như là người anh lớn tự nhiên phải bênh vực, bảo vệ các em nhỏ.

Ralph muốn là một chú bé chăn chiên với ống sáo trên tay.  Tôi bảo em là tôi có được một vai rất quan trọng và rất hợp với em.  Em sẽ là ông quản lý nhà trọ.  Lý do của tôi là : vì bản chất chậm chạp, em sẽ không phải nhớ nhiều lời đối thọai.  Thêm nữa, cái khổ người dềnh dàng của em, sẽ làm cho sự từ chối gia đình ông Giuse về chổ ở trọ, gây nhiều ấn tượng hơn.  Chúng tôi tập đi tập lại họat cảnh nhiều lần, mỗi em đều cố gắng và cảm thấy sự quan trọng đóng góp cho sự thành công của buổi trình diễn.

Hội trường tràn ngập những người thân và bạn bè cho buổi văn nghệ rực rỡ mỗi năm và trên sân khấu đầy những đứa bé mặt mày hớn hở, vui tươi chờ đợi đến phiên mình diễn, em nào cũng tỏ vẻ hưng phấn.

Buổi diễn tiến hành rất suông sẻ, không xẩy ra điều rủi ro nào đáng kể – cho tới khi ông Giuse xuất hiện, với những bước đi chậm chậm, nhẹ nhàng dìu bà Maria đến cửa quán trọ.  Ông gõ thật mạnh lên cánh cửa gỗ của quán trọ.

Từ nãy giờ, Ralph chỉ chờ có thế.  Em mở tung cánh cửa với một thái độ rất thô lỗ, và la toáng lên:

–  Mấy người muốn gì, hả?

Ông Giuse nhỏ nhẹ:

–  Dạ, chúng tôi đang cần một chỗ trọ ạ.

–  Đi kiếm chỗ khác đi.

Ralph nhìn thẳng về phía trước, nói thêm với giọng cứng rắn:

–  Quán trọ đầy người rồi.

–  Xin ông thương dùm cho, chúng tôi đã hỏi khắp nơi mà cũng chẳng được gì.  Chúng tôi đã đi từ xa đến và đã rất mệt mỏi, thưa ông.

–  Không còn phòng nào cho các người đâu.

–  Thưa ông quản lý nhân lành, xin làm ơn, đây là Maria, vợ tôi.  Cô ấy đang có thai gần đến ngày sinh và cần một chỗ để nghỉ qua đêm.  Cô ấy đã mệt mỏi quá rồi.  Chắc là ngài có một góc nhỏ nào đó, ch nào cũng được, cho cô ây nghỉ đỡ.

Ralph nhíu mày, cúi nhìn Maria, im lặng một lúc lâu.  Bên dưới, khán giả trở nên căng thẳng.  Tôi vội nhắc khẽ từ phía cánh gà: “Không năn nỉ ỉ ôi gì cả, xéo ngay, xéo.”

Ralph cứ đứng đờ người ra, cau trán như đang cố suy nghĩ điều gì!

Từ sau cánh gà sân khấu, tôi đã nhắc ba lần, lần sau nhắc to hơn lần trước.  Ralph cứ đứng như trời trồng không tỏ một dấu hiệu nào cả.  Đám thiên thần đứng sau hậu trường với tôi, cũng bắt đầu bối rối, bồn chồn.

Sau cùng, chắc Ralph cũng nhớ ra, tự động lập lại nhưng chữ mà em đã học thuộc lòng trong những tuần lễ dài diễn tập :

– Không năn nỉ ỉ ôi gì cả, xéo ngay, XÉO.

Ông Giuse buồn rầu, quàng tay dìu bà Maria và chuẩn bị rời đi. “ÔNG” quản lý nhà trọ Ralph lại không chịu đóng cửa trở vào trong nhà trọ như đã được hướng dẫn tập dư.  Cậu học trò lớp Hai đóng vai ông quản lý đứng bất động, nhìn theo cặp vợ chồng Giuse Maria cô đơn, bất hạnh…  Trông Ralph có vẻ lúng túng khó xử, miệng em há to, trán cau lại có vẻ đăm chiêu suy nghĩ, và mắt em long lanh đầy nước… Đột nhiên, toàn bộ họat cảnh Giáng sinh, phần còn lại thay đổi hoàn toàn…. Ralph gào lên:

–  Ông Giuse ơi, đừng đi vội.  Làm ơn đừng bỏ đi.  Đưa cô Maria trở lại đây.

Mặt em đột nhiên hân hoan với nụ cười rộng mở.  Em giang rộng vòng tay :

– Các bạn có thể ở trong phòng của tôi mà.

Quả thật, không ai trong đám đông khán giả hay ở trên sân khấu ngày hôm ấy, lại gặp được những phút giây kỳ diệu trong đêm trình diễn họat cảnh Giáng sinh hơn là Ralph.

Và, lạy Chúa tôi, mắt tôi đầy lệ…. Tôi bật khóc lúc nào không biết!

Hồng ân Chúa đổ xuống trên mọi người, và trong giây phút linh thiêng ấy, ca đoàn thiên sứ bé nhỏ trong hậu trường bước ra sân khấu hòa vang ca khúc:

“Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời. Bình An Dưới Thế Cho Người Chúa Thương.”

Phạm Vinh Sơn.

Dịch từ trưyện ngắn của: Dina Donohue

From: KittyThiênKim & Nguyễn Kim Bằng gởi

Phụ nữ Việt liên tục bị giết ở Đông Nam Á

Phụ nữ Việt liên tục bị giết ở Đông Nam Á

Nguoi-viet.com
Kuala Lumpur (NV) – Theo tờ The Star Online của Mã Lai thì nạn nhân trong vụ án mạng xảy ra ở một khách sạn tại thị trấn Bandar Utara, quận Sentul là bà Tran Thi Thuy, 30 tuổi, công dân Việt Nam.

Phụ nữ người Việt là nạn nhân vụ án mạng xảy ra hôm 21 tháng 12 ở Mã Lai
được cho là làm việc tại một quán karaoke. (Hình: New Straits Times)

Trước đó, cảnh sát trưởng quận Sentul cho biết, hôm 21 tháng 12, nhân viên của một khách sạn tại thị trấn Bandar Utara, tìm thấy một phụ nữ chết trong tình trạng lõa thể, tay chân bị trói, quanh cổ có nhiều vết bầm. Nay, nạn nhân đã được nhận dạng.

Bà Thuy từ Việt Nam sang Mã Lai làm việc trong một quán karaoke. Cảnh sát tin rằng bà Thuy đã bị siết cổ cho đến chết. Cảnh sát đang truy tìm một người đàn ông Mã Lai tên là Tan Kok Keong, 38 tuổi. Ông Tan đến khách sạn thuê phòng vào ngày 20 tháng 12, sau đó quay trở ra đưa ba Thuy đến và ở lại trong phòng khoảng 4 tiếng.

Cách nay hai tháng, cũng tại Mã Lai, cảnh sát đã tìm thấy thi thể một phụ nữ Việt Nam tại một ký túc xá dành cho công nhân ở vùng Taman Ungku Tun Aminah. Nạn nhân khoảng 50 tuổi bị lột trần, lưng, bụng có nhiều vết dao, máu vấy đầy sàn, vách và cửa ra vào.

Cảnh sát Mã Lai nhận định, nạn nhân chết ngay lập tức. Lúc đó, báo chí Mã Lai cho biết thêm là trong vụ án mạng này còn có một phụ nữ Việt Nam khác bị trọng thương và bệnh viện Sultanah Aminah cho biết nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Không có thêm thông tin nào về hai nạn nhân.

Tháng trước, tại Singapore, có một phụ nữ Việt Nam khác bị giết trong một căn hộ nằm ở tầng 9 của một chung cư trên đường Ang Mo Kio. Tờ The Straits Times không cho biết tên nạn nhân nhưng tiết lộ nạn nhân khoảng 30 tuổi. Cảnh sát đã bắt một người đàn ông Singapore là chủ căn hộ này. Các nhân chứng cho biết, họ gọi cảnh sát vì nghe tiếng phụ nữ la hét, cầu cứu.

Cùng với làn sóng người Việt đổ ra nước ngoài làm thuê là một làn sóng khác đổ ra nước ngoài làm gái mại dâm. Có người chủ động làm gái mại dâm để nuôi thân và nuôi gia đình nhưng cũng có người bị gạt bán vào các động mại dâm.

Trừ Trung Quốc, nhiều quốc gia Đông Nam Á như: Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Mã Lai,… đã cảnh báo về vấn nạn phụ nữ Việt Nam làm gái mại dâm trên lãnh thổ của họ.

ABN News của Mã Lai từng loan báo, phụ nữ Việt Nam dẫn đầu trong số gái mại dâm hành nghề ở Mã Lai. Tin này dựa trên các báo cáo của cảnh sát Mã Lai. Một thống kê do cảnh sát Mã Lai thực hiện cho biết, trong năm 2012, cảnh sát Mã Lai đã thực hiện 42,788 cuộc bố ráp, bắt giữ 12,434 phụ nữ hành nghề mại dâm. Trong số này có 3,456 phụ nữ Việt Nam. Xếp thứ hai trong số các quốc gia có nhiều phụ nữ đến Mã Lai hành nghề mại dâm là Bangladesh, kế đó là Lào, Uganda, Nigeria, Mongolia, Tajikistan, Sri Lanka, Kenya, Marocco, Kyrgystan, Iran, Singapore, Hồng Kông, Nga và Canada.

Ngoài cảnh báo về việc Việt Nam hiện dẫn đầu trong nhóm các quốc gia có nhiều phụ nữ đến Mã Lai hành nghề mại dâm nhất, cảnh sát Mã Lai còn cảnh báo thêm rằng, số phụ nữ Việt Nam đến Mã Lai hành nghề mại dâm tiếp tục tăng đáng ngại. Năm 2011, chỉ có 1,260 phụ nữ Việt Nam bị cảnh sát Mã Lai bắt vì hành nghề mại dâm. So với năm 2011, số phụ nữ Việt Nam hành nghề mại dâm bị bắt trong năm 2012 tăng thêm 2,196 người.

Việt Nam thường xuyên tỏ ra hoan hỉ khi kiều hối năm sau cao hơn năm trước và đã đạt mức hàng chục tỷ Mỹ kim/năm. Tuy nhiên chính quyền Việt Nam không đếm xỉa gì đến số phận và thực trạng của những người Việt đi làm thuê ở ngoại quốc.

Chẳng hạn, hồi tháng 9 vừa qua, Verité – một tổ chức quốc tế công bố kết quả một cuộc khảo sát kéo dài trong hai năm, theo đó, 40% người Việt đến Mã Lai làm thuê bị cưỡng bức lao động. Verité cho biết, cưỡng bức lao động là tình trạng phổ biến tại các nhà máy sản xuất đồ điện tử của Mã Lai. Nhiều công nhân từ: Bangladesh, Myanmar, Ấn Độ, Indonesia, Nepal, Phillippines, Việt Nam đến Mã Lai làm thuê bị giữ hộ chiếu và bị buộc làm thêm giờ để trả những khoản nợ do từng phải nộp phí môi giới tuyển dụng quá cao và bất hợp pháp.

Hiện có khoảng 200,000 công nhân ngoại quốc được các nhà máy sản xuất đồ điện tử của Mã Lai thuê làm việc. Khoảng một phần ba số này bị cưỡng bức lao động. Công nhân Việt Nam hiện là nhóm dẫn đầu về tình trạng bị cưỡng bức lao động (khoảng 40%).

Theo Verité, công nhân Việt Nam phải trả phí môi giới tuyển dụng cao nhất (trung bình là 1,028 Mỹ kim/người) nhưng lại bị trả lương thấp nhất (chỉ khoảng 308 Mỹ kim/người/tháng).

Verité không phải là tổ chức quốc tế đầu tiên cảnh báo về tình trạng người Việt bị các công ty môi giới lao động bóc lột từ trong nước và bị chủ ngoại quốc bóc lột tiếp khi ra ngoại quốc làm thuê. (G.Đ)

Hà Nội chặt hạ cây xanh để rút tiền thuế của dân

Hà Nội chặt hạ cây xanh để rút tiền thuế của dân

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV)Lấy cớ chặt hạ hàng ngàn cây xanh để “làm đẹp” trên 190 tuyến phố của 10 quận nội thành, nhà cầm quyền thành phố Hà Nội đã rút tiền thuế của dân hơn $3 triệu đô la.

Tờ Người Lao Ðộng đưa tin, tại cuộc họp giao ban do Ban Tuyên Giáo Thành Ủy Hà Nội tổ chức chiều 23 tháng 12, ông Hoàng Nam Sơn, phó giám đốc Sở Xây Dựng Hà Nội, cho biết “trên cơ sở ‘Quy hoạch hệ thống cây xanh Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050’, sở này đã trình thành phố Hà Nội chờ duyệt đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội giai đoạn năm 2014-2015.”



Nhiều cây cổ thụ hàng chục năm tuổi đã bị chặt hạ ở Hà Nội. (Hình: Người Lao Ðộng)

Theo đó thực hiện làm đẹp cho cây xanh trên 190 tuyến phố của 10 quận nội thành Hà Nội với kinh phí khoảng 73.38 tỷ đồng (khoảng $3.2 triệu).

Thực hiện yêu cầu của thành phố Hà Nội về việc quy hoạch thiết kế trồng cây đô thị đường vành đai I đoạn Ô Chợ Dừa-Hoàng Cầu và Kim Liên-Ô Chợ Dừa, Sở Xây Dựng Hà Nội đã giao ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và công ty Bình Minh trồng thay thế 139 cây sấu trên tuyến đường này.

Hiện trên tuyến phố Kim Mã đã chặt hạ 50/52 cây, dịch chuyển 4 cây và trồng 47 cây; phố Nguyễn Thái Học chặt hạ 98/144 cây, trồng 101…

Ông Sơn cho biết, ngày 12 tháng 12 vừa qua, Sở Xây Dựng Hà Nội đã họp với 9 doanh nghiệp đang thực hiện đặt hàng các dịch vụ duy trì cây xanh, vườn hoa tại yhủ đô và kêu gọi xã hội hóa trên 17 tuyến phố. Ðến nay đã có 8/9 đơn vị có văn bản xin đăng ký với số lượng khoảng 600 cây.

Ðây thật sự là việc làm khó hiểu và có lẽ chỉ có ở Việt Nam, bởi không ai bỏ ra hàng triệu Mỹ kim chỉ để chặt hạ cây xanh đang tươi tốt, rợp bóng mát thay bằng cây xanh khác. (Tr.N)

HRW nói VN dùng côn đồ trấn áp nhân quyền

HRW nói VN dùng côn đồ trấn áp nhân quyền

Cảnh sát Việt Nam đối mặt với những người ủng hộ ông Lê Quốc Quân tại phiên xử ông hồi tháng Hai năm 2014

Công an Việt Nam bị cáo buộc làm ngơ trước những vụ hành hung các nhà hoạt động

Giám đốc Á châu của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vừa lên tiếng cáo buộc Việt Nam dùng côn đồ để trấn áp nhân quyền.

Trong bài viết đăng trên trang The Diplomat hôm 27/10, ông Brad Adams mở đầu với những câu:

“Điều gì tệ hại hơn, bị bỏ tù hay bị đánh đập? Đây là câu hỏi mà các nhà hoạt động ở Việt Nam cân nhắc vào Ngày Nhân quyền Quốc tế trong tháng này.

“Chính quyền Việt Nam đã bỏ tù người dân vì khác chính kiến trong hơn nửa thế kỷ qua. Gần đây chính quyền cố thuyết phục các chính phủ và các nhà ngoại giao rằng họ đã độ lượng hơn và chỉ ra rằng các vụ bắt những người chỉ trích đã giảm đi.”

Mặc dù vậy ông Adams nói ít nhất 29 nhà hoạt động và blogger trong đó có hai blogger có tiếng, Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Quang Lập đã bị bắt trong năm 2014.

Nhưng cáo buộc chính của bài viết là chính quyền ở Hà Nội đã dùng côn đồ để trấn áp những người mà họ không bỏ tù.

“Côn đồ, có vẻ như là nhân viên chính quyền mặc thường phục, đã bắt đầu tấn công những người bất đồng chính kiến, thường là [tấn công] công khai, mà hoàn toàn không chịu hậu quả gì.

“Gần đây nhất, hôm 9/12, blogger Nguyễn Hoàng Vi ở thành phố Hồ Chí Minh đang đi về nhà thì bị một nhóm nam và nữ giới chặn được, túm tóc và đấm túi bụi.

“Hàng chục người trong đó có cả các nhân viên an ninh của chính quyền đóng bên ngoài nhà Vi đã đứng nhìn và không can thiệp.

“Khi một lái xe taxi định chở Vi tới bệnh viện thì lực lượng an ninh can thiệp và đòi đưa cô về nhà.”

Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc về chuyện họ trấn áp những người bất đồng chính kiến.

‘Xô đẩy Tổng lãnh sự’

Ngoài vụ việc đối với blogger Nguyễn Hoàng Vi, ông Brad Adams cũng nêu những vụ trấn áp với hình thức tương tự đối với blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Huỳnh Ngọc Tuấn và Huỳnh Trọng Hiếu.

Bênh cạnh đó là những cuộc tấn công khác nhắm vào các nhà hoạt động Trần Thị Thúy Nga và Trương Minh Đức.

Ông Adams cũng nói ngay cả Tổng Lãnh sự Pháp ở thành phố Hồ Chí Minh cũng bị xô đẩy khi ông tới nơi diễn ra một vụ chạm trán giữa các nhà hoạt động và côn đồ.

” Không ai bị buộc tội trong những vụ này. Hầu hết các vụ tấn công xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật và trước mặt những người khác. Cảnh sát mặc sắc phục không can thiệp, nhiều khả năng vì họ tin rằng những kẻ tấn công là nhân viên chính quyền.

Brad Adams, Giám đốc Á châu của Human Rights Watch”

Vị Giám đốc Á châu của Human Rights Watch viết:

“Không ai bị buộc tội trong những vụ này. Hầu hết các vụ tấn công xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật và trước mặt những người khác.

“Cảnh sát mặc sắc phục không can thiệp, nhiều khả năng vì họ tin rằng những kẻ tấn công là nhân viên chính quyền.

“Toan ngăn chặn các cuộc tấn công, đúng ra là một quyết định duy nhất đúng về mặt nghề nghiệp và đạo đức đối với một cảnh sát, lại quá mạo hiểm và có thể làm họ mất việc hoặc tệ hơn.”

Cuối bài ông Adams nói cho dù châu Âu và Nhật Bản muốn tăng cường buôn bán và Hoa Kỳ muốn có quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam để đối trọng với Trung Quốc, họ cũng “cần nhớ rằng các chính phủ tốt nhất và ổn định nhất là các chính phủ tạo không gian an toàn cho tự do ngôn luận chứ không phải các chính phủ đánh đập hay bỏ tù những người bày tỏ chính kiến.”

Human Rights Watch và một số tổ chức theo dõi nhân quyền khác từng bị Việt Nam liệt vào các tổ chức “có dụng ý xấu” đối với chính quyền Hà Nội.