Người giàu cũng khóc

Ho Quang Vinh

Nhân đám cưới lần 2 của một nhân vật lững lẫy trong danh sách top 10 tỷ phú  trên Thế giới hôm qua . Thấy ông Bill cũng nằm trong số top tỷ phú này ..Nhưng giờ nghe ông ấy than thở  .. thật nẫu ruột “Tôi đã mất 65 tỷ đô la cho vợ cũ của tôi, Melinda, trong phán quyết ly hôn, nhưng ly dị cô ấy là sự hối tiếc lớn nhất trong cuộc đời của tôi. Nếu tôi có một cơ hội khác, tôi sẽ cưới lại Melinda Gates, vợ cũ của mình,  Tôi không quan tâm tôi đã mất bao nhiêu tiền, cô ấy đáng giá hơn bạc vàng với tôi. Tôi vẫn khóc mỗi ngày khi nghĩ về cô ấy, bởi vì tôi không chỉ mất vợ trong cuộc ly dị đó. Tôi đã mất đi người bạn thân nhất của mình và là người duy nhất trên thế giới này thực sự biết tôi và yêu tôi vì chính tôi chứ không phải vì tiền của tôi.

Một trong những điều tuyệt vời nhất mà chúng tôi cùng tạo ra là con cái của chúng tôi và Quỹ Gates.

Chúng tôi vẫn là bạn và chúng tôi vẫn gặp nhau vì lũ trẻ. Nhưng tôi hy vọng cô ấy có thể cưới tôi một lần nữa và lấp đầy khoảng trống này trong trái tim tôi. Cô ấy không thể thay thế được. Tiền không mua được tình yêu và thậm chí, mất thêm 65 tỷ đô la nữa cũng không mua được tình yêu đích thực”.

(Cang Huỳnh lược dịch từ Chaque jour une histoire.)

Giờ mới tin câu thiệu ” Nhà giàu ..cũng khóc ! ‘ nghen, các bạn !


 

Chính vì sự đố kỵ và ghen ghét…-Cha Vương

Mến chúc bạn và gia đình ngày cuối cùng của Tháng 6 tràn đầy bình an và ân sủng trong Chúa Ki-tô nhé.

Cha Vương

Thứ 2: 30/6/2025

Nhiều năm sau khi Ðức Giêsu về trời, chỉ có khoảng một chục người Kitô Giáo ở Rôma, dù rằng họ không phải là những người tòng giáo của “vị tông đồ Dân Ngoại” (Rom 15:20). Khi Thánh Phaolô viết lá thư ấy vào khoảng 57-58 A.D. thì ngài chưa đến thăm họ.

    Ở Rôma có nhiều người Do Thái. Có lẽ vì sự tranh chấp giữa người Do Thái Giáo và Do Thái Kitô Giáo mà Hoàng Ðế Claudius đã trục xuất tất cả người Do Thái ra khỏi Rôma trong những năm 49-50 A.D. Sử gia Suetonius nói rằng việc trục xuất là vì những xáo trộn trong thành phố “gây nên bởi một vài Kitô Hữu.” Có lẽ sau khi Claudius từ trần, nhiều người đã trở lại đây vào năm 54, vì lá thư của Thánh Phaolô dường như viết cho một giáo đoàn Dân Ngoại rộng lớn.

    Vào tháng Bảy năm 64, hơn một nửa thành phố Rôma bị tiêu hủy vì hỏa hoạn. Người ta đồn rằng chính Hoàng Ðế Nero đã gây ra thảm kịch này vì muốn nới rộng cung điện của ông. Nero đã mưu mô chuyển hướng bằng cách kết tội người Kitô Giáo. Theo sử gia Tacitus, một “số đông” Kitô Hữu đã bị chết vì “sự thù hận của con người.” Thánh Phêrô và Thánh Phaolô có lẽ cùng chung số phận với những người này.

    Có những vị bị đem ra làm mồi để thú vật xâu xé, những vị khác bị treo trên thập giá cho đến chết, cũng có những vị bị tẩm dầu vào thân xác rồi đốt như một ngọn đuốc cháy sáng mỗi khi đêm xuống. Tất cả những vị đó đều là môn đệ của các thánh tông đồ, các ngài đã được hiến dâng cho Chúa như của lễ đầu mùa, như hạt giống đức tin gieo vào lòng lương dân để từ đó nảy sinh những hoa trái tốt tươi cho các thế hệ kế tiếp.

Lời Trích: Ðức Giáo Hoàng Clêmentê I, người kế vị Thánh Phêrô đã viết: “Chính vì sự đố kỵ và ghen ghét mà các trụ cột vĩ đại và chính trực của Giáo Hội đã bị bách hại và đã chiến đấu cho tới chết… 

Trước nhất, Thánh Phêrô, vì sự ghen tương vô lý ngài phải đau khổ không chỉ một hoặc hai lần nhưng nhiều lần, và như thế ngài đã hy sinh làm chứng, đã đến nơi vinh hiển mà ngài đáng được. 

Vì sự đố kỵ và tranh chấp, Thánh Phaolô đã cho thấy cái giá của sự kiên trì. Ngài bị xiềng xích bảy lần, bị lưu đầy, và bị ném đá; là một sứ giả từ đông sang tây, ngài đáng được kính phục vì đức tin của ngài…

    “Chung quanh các đấng ấy là một đám đông những người được tuyển chọn, mặc dù là nạn nhân của sự ghen ghét, họ đã đem cho chúng ta gương mẫu cao quý nhất về sự chịu đựng khi bị tra tấn và sỉ nhục. Vì sự đố kỵ mà các phụ nữ phải đau khổ, như bà Dirce hoặc các con gái của Danaus, họ phải đau đớn khủng khiếp vì các hành động thô bạo. Nhưng họ đã can đảm chu toàn đức tin bất kể sự yếu đuối của thân xác và đã chiếm được phần thưởng cao quý. 

(Nguồn: Người Tín Hữu Online)

Nhìn vào gương kiên trì của cá bạn tử đạo tiên khởi, bạn đã và đang làm gì để là chứng nhân của Tin Mừng trong đời sống hằng ngày? 

From: Do Dzung

************************

THIÊN TRINH | XIN BÊN CON CHÚA ƠI

 Nguy kịch vì tin nước kiềm

LƯƠNG VĂN CAN K 76- Kimtrong Lam

Một nữ bệnh nhân 50 tuổi vừa được cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng nguy kịch sau khi tự ý ngưng điều trị tiểu đường và chỉ uống nước ion kiềm với hy vọng “chữa khỏi bệnh”.

Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng mệt lả, nôn ói nhiều, huyết áp tụt, tri giác rối loạn.

Theo người nhà, bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường typ 2 khoảng hai tháng nay, đang điều trị ổn định bằng thuốc và chế độ ăn. Tuy nhiên, sau khi nghe theo lời giới thiệu từ một số người quen, chị đã đến một cơ sở tư nhân quảng bá nước ion kiềm như một “liệu pháp thay thế điều trị tiểu đường”, cam kết “khỏi bệnh không cần thuốc”.

Tại đây, chị được hướng dẫn ngưng hoàn toàn thuốc điều trị, dừng ăn uống theo chế độ cũ và chỉ uống nước ion kiềm.

Sau ba ngày thực hiện phương pháp này, bệnh nhân bắt đầu mệt nhiều, nôn ói liên tục, và được chồng phát hiện kịp thời đưa đến viện cấp cứu.

Kết quả xét nghiệm cho thấy cô rơi vào tình trạng nhiễm toan ceton do đái tháo đường, một biến chứng nội khoa nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời. Đường huyết đo được rất cao, ketone máu tăng mạnh, dấu hiệu toan hóa nặng.

Uống nước kiềm – phương pháp chữa bệnh hay chiêu trò quảng cáo?

Nước ion kiềm là loại nước có độ pH kiềm nhẹ (từ 8-10), được tạo ra bằng quá trình điện phân. Trong những năm gần đây, sản phẩm này được quảng bá rầm rộ như một giải pháp “tự nhiên” giúp ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh lý mạn tính như ung thư, tiểu đường, gout, loãng xương…

Tuy nhiên, cho đến nay không có bất kỳ bằng chứng y học đáng tin cậy nào từ các nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng (RCT) hay tổng quan hệ thống (meta-analysis) chứng minh khả năng điều trị bệnh của nước kiềm. Các tổ chức lớn như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) hay FDA đều không phê duyệt hoặc khuyến cáo sử dụng nước ion kiềm như một phương pháp điều trị.

Đặc biệt, các chuyên gia cho biết cơ thể người có hệ thống điều hòa pH nội sinh vô cùng chặt chẽ – dù uống nước có pH 9 hay ăn thực phẩm “kiềm hóa”, dạ dày vẫn giữ được môi trường acid mạnh (pH 1-3) để trung hòa trước khi đưa thức ăn vào ruột. Vì vậy, việc “kiềm hóa cơ thể” bằng nước uống là ngụy khoa học.

Nguy hiểm nhất không phải là nước, mà là niềm tin mù quáng

Theo các bác sĩ, trường hợp nữ bệnh nhân kể trên là hệ quả nghiêm trọng của việc tin vào liệu pháp chưa được kiểm chứng, dẫn đến bỏ thuốc, thay đổi lối sống thiếu cơ sở, gây ra biến chứng nguy hiểm. “Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp như vậy. Điều đáng lo ngại là họ tin người bán hàng hơn bác sĩ – chỉ vì những lời hứa hẹn nghe có vẻ khoa học”, một bác sĩ điều trị chia sẻ.

Bệnh viện đã nhanh chóng xử trí cấp cứu, bù dịch, tiêm insulin, kiểm soát tình trạng toan hóa và giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tin vào các sản phẩm mang tính chất “thần kỳ”, “chữa khỏi không cần thuốc”, đặc biệt là với bệnh mạn tính cần theo dõi suốt đời như tiểu đường.

Trong hành trình điều trị bệnh mạn tính, sự hiểu biết y học và tuân thủ hướng dẫn từ chuyên gia y tế là yếu tố sống còn. Không có phương pháp “tự nhiên” nào có thể thay thế được thuốc men, chẩn đoán và theo dõi lâm sàng chặt chẽ. Việc theo đuổi các liệu pháp không có cơ sở chỉ khiến người bệnh đánh đổi bằng chính sức khỏe, thậm chí là mạng sống.

“Không phải điều gì tự nhiên cũng là an toàn. Không phải điều gì nghe dễ chịu cũng là sự thật. Khoa học không hào nhoáng, nhưng là thứ duy nhất giữ bạn sống sót”, bác sĩ cảnh báo.

Chia sẻ từ bác sĩ Dương Minh Tuấn.


 

CHỊ NGUYỆT – Truyện ngắn HAY

Chuyện thường ngày

Chị tên Nguyệt, lúc đó chị khoảng 13 tuổi, còn tôi khoảng 11. Theo lời người ta kể thì chị mồ côi cha mẹ được vợ chồng người hàng xóm đem về nuôi. Ông Bà Chín không có con nên họ xem chị như con cái trong nhà, cho chị đi học. Đổi lại, chị phải dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc Ông Bà Chín. Chị học trên tôi hai lớp, tôi đệ thất, còn chị lớp đệ ngủ. Theo như chị kể lại, quê chị ở vùng xôi đậu bị cộng quân về chiếm làng, ba má chị mất tích chỉ hai ngày sau đó. Người cậu của chị phải dẫn cả gia đình chạy di tản ra Quận lỵ nơi tôi ở. Họ dẫn chị theo nhưng không đủ điều kiện nuôi cả gia đình gần 10 người nên cho Ông Bà Chín làm con nuôi.

Nhà chị đối diện nhà tôi trên đường dẫn ra bờ sông Tiền Giang. Buổi sáng đầu tiên tôi gặp chị trong bộ bà ba đen củ đã ngả màu phèn vàng úa và đôi dép đứt quay phải nối lại bằng dây kẽm. Chị đang quét nhà từ trong ra ngoài thì bị bà Chín rầy, bảo phải quét từ ngoài vào trong. Bà giải thích quét ra là đẩy hết cái phước ra ngoài, phải quét vô để nhận được phước. Tôi thấy hai mắt chị long lanh nước mắt như muốn khóc nên vội chạy tới hỏi:

– Bộ mầy mới tới đây làm cho bà Chín hả?

Chị trả lời:

– Hông phải, tao là con nuôi của ba má Chín.

Tôi nói với chị:

– Tui tên Bình, nhà tui bên đó.

– Tao tên Nguyệt, mầy mấy tuổi?

– 11

– Tao 13, mầy phải gọi tao bằng chị.

– Ừ, chị Nguyệt hé.

Vậy là tôi làm quen được với chị từ đó. Năm chị học hết đệ tứ thì phải thôi học do Ông Chín bịnh nặng rồi qua đời, Bà Chín một mình không đủ điều kiên cho chị tiếp tục đi học. Mỗi ngày chị ra sạp vải ngoài chợ tiếp Bà Chín buôn bán. Năm tôi 15 tuổi phải xa nhà lên Tỉnh tiếp tục học thi Tú Tài một, rồi Tú Tài hai nên ít khi được gặp lại chị. Sau khi đậu Tú Tài hai chuẩn bị vào đại học thì nghe tin Bà Chín cũng vừa qua đời, bỏ lại ngôi nhà củ nát vì không có người đàn ông chăm sóc. Lúc này tôi đang rảnh rang nên tình nguyện giúp chị sửa sang lại căn nhà của chị được thừa hưỡng. Mỗi ngày, trước khi chị ra sạp vải, chị hay hỏi tôi cần mua vật dụng gì để chị gọi người đem tới, tôi khỏi phải mua. Sau ba tháng hè, tôi cũng tạm sửa lại căn nhà của chị, tuy không khéo nhưng cũng không dột trước hỏng sau.

Khi cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt, tôi bị động viên, vào trường Bộ Binh Thủ Đức. Ngày ra trường về thăm ba má thì gặp lại chị Nguyệt. Lúc nầy chị đã là gái đôi mươi, có rất nhiều chàng trai đang theo đuổi nhưng chị vẫn phòng không gối chiếc. Nhiều lần chị tâm sự với má tôi:

– Con trai cái Quận nầy sao mà như công tử bột, tối ngày chỉ biết lo tán gái, nhậu nhẹt, nhìn như cọng bún thiu cô nào vô phước mới rước họ về làm chồng.

Hai tuần phép qua rất nhanh. Ngày tôi chuẩn bị trình diện Sư Đoàn, chị đem tượng Phật nhỏ qua đưa cho tôi, bảo giữ trong người làm vật hộ thân. Hai mắt chị long lanh nước mắt như muốn khóc. Tôi vội nói:

– Vài bửa có phép thường niên tôi về thăm chị. Chị ráng giữ gìn sức khoẻ.

– Bình đi mạnh giỏi, Nguyệt mỗi đêm sẽ đọc kinh cầu xin Trời Phật che chở cho Bình.

Tôi hơi giật mình khi chị xưng Nguyệt chứ không còn mầy tao như ngày xưa. Thật sự mà nói, lúc nào tôi cũng vẫn xem chị như người thân trong gia đình, không có một chút tình cảm trai gái giửa tôi và chị.

– Cảm ơn chị lo lắng cho tôi.

Tôi ra đi biền biệt. Hơn mười tháng sau tôi trở về thăm nhà sau khi xuất viện do bị thương chân phải. Đêm đầu tiên vừa về tới nhà là chị qua thăm, hỏi như muốn khóc:

– Sao Bình bị thương mà không cho Nguyệt hay để đi thăm?

– Vết thương không có gì trầm trọng lắm đâu chị, vả lại tôi không muốn chị lo lắng, lặn lội đường xá xa xôi nguy hiểm cho chị.

– Bình nói vậy coi Nguyệt như người dưng sao?

– Đâu phải vậy chị, tôi thương chị như người thân trong nhà mà.

– Ừ nhớ đó nhe, thương như người thân trong nhà.

Trong những ngày phép dưỡng thương đó nhiều khi chị làm bộ gọi tôi qua sửa dùm cây đèn dầu hay đóng lại chân bàn bị lung lay. Chị nấu đủ món cho tôi ăn, bảo là tẩm bổ để khi trở lại đơn vị có đũ sức đi hành quân. Có ngày chị đóng cửa sạp vải, lấy cớ mệt về nhà nghỉ. Chị bảo muốn về để gần gủi, tâm sự với tôi trước khi về đơn vị. Không biết ba má tôi nghỉ gì mà cứ thỉnh thoảng hỏi khi nào tôi lập gia đình. Tôi viện cớ đang thời chiến tranh chưa muốn lập gia đình.

Lần lượt hai đứa em gái tôi lấy chồng phương xa, bỏ lại ba má tôi già yếu. Tôi thì ra đi biền biệt, cả năm mới về thăm nhà. Mỗi lần về chỉ năm ba hôm rồi lại ra đi. Chị Nguyệt thường xuyên qua chăm sóc ba má tôi va chị vẫn phòng không đơn chiếc!. Có lần tôi hỏi:

– Sao chị chưa chịu lấy chồng để có người lo lắng trước sau cho chị?

– Bình nhìn chung quanh đây xem ai là người xứng đáng cho Nguyệt nâng khăn sửa túi? Nguyệt thà ở giá suốt đời chứ không muốn chung chăn với những người hèn nhát, chạy chọt giấy tờ trốn quân dịch.

– Vậy thì người đàn ông như thế nào chị mới chịu?

– Người ấy phải giống như Bình, sống đời trai hiên ngang lo giúp nước, diệt giặc, bảo vệ quê hương.

– Vậy để tôi tìm ông nào trong đơn vị giới thiệu cho chị nhe.

– Đồ quỉ, đùng có chọc Nguyệt như vậy nữa, Nguyệt nói thiệt mà.

Cuộc đời cứ thế trôi đi. Ngày 30 tháng 4/1975. Tôi bị bắt rồi đi tù trại cải tạo Vườn Đào. Năm sau chị đến thăm tôi. Chị cho biết hai đứa em gái theo chồng vượt biên không tin tức gì cho đến nay. Ba má tôi quá đau buồn bịnh nặng không đi thăm tôi được nên nhờ chị đi dùm. Chị còn kể là sạp vải của chị đã bị xung vào hợp tác xã. Bây giờ chỉ sống nhờ chăm sóc khu vườn nhỏ của ba má tôi, kiếm huê lợi nuôi sống ba má tôi và chị. Nhìn chị già đi khá nhiều so với ngày xưa. Mắt chị quầng đen, hốc hác, tiều tụy. Tôi cũng không hơn gì chị sau một năm tù đày, lao động, thiếu ăn.

Ba má tôi lần lượt qua đời không có một đứa con về để tang. Chị phải bán ngôi nhà của chị để có tiền chôn cất ba má tôi. Đều dặn mỗi ba tháng là chị đến thăm một lần, tiếp tế cho tôi thêm chút thức ăn phụ vào phần ăn ít ỏi của người lính tù thất trận. Bốn năm sau thì họ thả tôi. Ngày ra trại với vài chục đồng chi phí xe cộ và mảnh giấy ra trại. Tôi với năm người bạn tù đi bộ ra đến chợ Mỹ Phước Tây đón xe ra Cai Lậy. Mấy bà bán hàng trong chợ nhìn chúng tôi trong bộ quần áo rách bươm liền gọi:

– Mấy cậu vô đây ăn sáng rồi hãy đi, 2 tiếng nữa xe mới chạy.

Họ đem cho chúng tôi 6 dỉa cơm sườn bì và sáu ly cà phê đen đá. Đó là bửa cơm ngon nhất trong bốn năm đời tù cãi tạo của tôi. Mọi người chung quanh bu nhau kẻ cho trái bắp, người cho gói xôi bảo là để dành đi đường ăn đở đói. Chúng tôi nhìn họ mà nước mắt cứ tuôn tràn không nói nên lời, dù chỉ một tiếng cám ơn. Khi đến giờ xe chạy, người tài xế xe nhất định không lấy tiền cho dù chúng tôi cố dúi tiền vào tay anh. Tôi nhớ lại tên quản giáo Ba Phần lên lớp chúng tôi:

– Các anh có tội rất lớn với nhân dân. Chúng tôi giữ các anh trong vòng rào kẻm gai là để bảo vệ các anh vì nhân dân sẽ trả thù cho những tội ác các anh đã gây ra.

Nhân dân chợ Mỹ Phước Tây đã trả thù chúng tôi với những lời thăm hỏi ân cần, dĩa cơm sườn, ly cà phê đá, những gói xôi, những trái bắp mà họ có thể để dành cho người thân của họ trong lúc cả nước phải thắt lưng buột bụng trong thời kỳ bao cấp, củi quế gạo châu này.

Khi xe đến Cai Lậy thì khoảng 2 giờ chiều. Năm người bạn tù chờ xe về Sài Gòn, còn tôi về miền Tây. Anh lơ xe chạy ra ngã ba Cai Lậy ngoắc xe lại gởi tôi lên chuyến xe cuối cùng. Trước khi lên xe, anh đưa cho tôi một ổ bánh mì thịt rồi chào tay kiểu quân đội. Như cái máy, tôi chào lại vì theo phản ứng tự nhiên của một người lính Việt Nam Cộng Hoà dù đã thất trận. Anh nói vội rồi chạy vào trong chợ Cai Lậy:

– Ông thầy đi đường bình an.

Tôi nhìn theo anh lơ xe, cố nhớ gương mặt anh để khi nào có dịp tôi sẽ trả lại ơn nghĩa anh đã dành cho chúng tôi. Một lần nữa, anh tài xế nhất định không chịu lấy tiền xe. Mấy người đàn bà trên xe nhìn tôi với ánh mắt thông cảm. Họ nhường cho tôi một chổ ngồi hàng ghế cuối xe.Tôi về đến nhà khoảng 8 giờ tối. Ngôi nhà cũ kỷ cửa đóng im lìm. Tôi gõ cửa.

– Ai mà gõ cửa đêm hôm tối tăm vậy?

Tiếng chị Nguyệt đang ngáy ngủ từ bên trong.

– Bình đây chị.

Tôi nghe tiếng chân trần chạy hấp tấp ra cửa. Chị Nguyệt mở cửa rồi ôm lấy tôi khóc:

– Nguyệt không biết Bình về hôm nay. Có đói không để Nguyệt hâm cơm lại cho Bình ăn?

– Trên đường về tôi được người ta cho ăn nhiều lắm, đến giờ còn no.

Tôi đến trước bàn thờ ba má, quì lạy xin lỗi tội bất hiếu không về chịu tang ngày hai người mất. Tôi nhìn khói nhang quyện vòng theo cây đèn dầu le lói như ba má về thăm thằng con xấu số mới ra tù. Tôi quì trước bàn thờ mà nước mắt cứ tuôn tràn.

– Ba má tha tội cho con, vì hoàn cảnh tù đày mà con không về để tang cho ba má.

Chị đặt tay lên vai tôi:

– Hai bác rất hiểu cho Bình, đừng quá đau buồn, hãy ráng lên để đối đầu với những ngày sắp tới.

Và những ngày sắp tới đến với tôi trong khổ cực của “thằng sĩ quan Ngụy”. Họ bắt tôi trình diện hàng tuần, không được đi xa khỏi Xã. Tất cả những hành vi của tôi đều bị theo dõi. Đôi khi bọn công an xã đến gõ cửa ban đêm để kiểm tra, xét nhà và muốn biết chắc chắn là có tôi trong nhà. Tôi sống như người bị giam lỏng trong nhà tù lớn.

Tôi nhìn chị chăm sóc cho tôi từng miếng ăn, giấc ngủ như một người vợ lo cho chồng mà nghĩ đến cái vô tình của tôi.

– Chị Nguyệt.

– Gì đó Bình?

– Tôi muốn hỏi chị chuyện nầy.

– Ừ, Bình nói đi.

Ngập ngừng một hồi tôi nói:

– Chị nhớ lúc mới quen, chị bảo tôi phải gọi chị hay không?

– Nhớ chớ sao không. Những ngày vui đó qua mau quá.

– Chị còn muốn tôi gọi chị nữa hay không?

– Vậy Bình muốn gọi tôi gì đây?

– Tôi gọi chị là vợ tôi được không?

Chị Nguyệt nhìn tôi với ánh mắt rất ngạc nhiên rồi đổi sang mừng rỡ:

– Em chờ câu nói đó của anh lâu lắm rồi.

Hai tháng sau chúng tôi làm đám cưới. Tiệc cưới rất đơn giản, chỉ mời bà con lối xóm. Hai năm sau Nguyệt cho tôi đứa con trai đầu lòng. Tôi đặt tên Nhẩn để nói lên cái nhẩn nại của chị dành cho tôi. Năm sau nữa thì chị cho tôi thêm đứa con gái, chị đặt tên nó là Cam để nói đến cái cam khổ của vợ chồng chúng tôi.

Một hôm đầu năm 1990, chị chạy hớt hãi về nhà:

– Anh ơi! Họ muốn cho mình đi định cư bên Mỹ.

– Em lại mơ tưởng viễn vong. Ai lại cho thằng sĩ quan Ngụy như anh đi khỏi Việt Nam.

– Đây nè, coi đi.

Chị đưa cho tôi xem tờ báo cho biết Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội Mỹ chấp thuận cho tù nhân chính trị được đi định cư tại Mỹ ký ngày 30/7/1989. Lòng vòng lo nạp đơn, lót tiền cho phía VN ký giấy cũng hơn hai năm. Tôi bốc mộ đem xương cốt ba má thiêu rồi đem gởi vô chùa vì tôi biết là sẽ lâu lắm mới trở lại quê hương nầy. Tuy đã nuôi tôi lớn lên, tuy nhiều người vẫn còn tình người sẳn sàng đùm bọc che chở người thất trận. Nhưng tôi phải ra đi để con tôi có tương lai hơn, có nhiều cơ hội để vươn lên với đời hơn, để khỏi sống kiếp sống tật nguyền! nơi quê cha đất tổ.

Bao nhiêu tiền chúng tôi dành dụm đều cạn sạch. Ngày gia đình tôi lên máy bay đi Mỹ, trong túi còn đủ 200 đô la sau khi bán nhà, bán đất của cha mẹ để lại. Đáp xuống phi trường JFK thành phố New York. Cả gia đình hai đứa em gái tôi có mặt đầy đủ đón gia đình tôi. Ba anh em chúng tôi ôm nhau khóc sau hơn 17 năm xa cách. Mấy đêm đầu tiên tôi không ngủ được, vừa lạ chổ, vừa lo lắng cho tương lai sắp đến. Mình phải làm gì lo cho gia đình, cho con cái đi học, và đủ mọi chuyện cứ liên tục hiện lên trong đầu. Từ quê hương bỏ lại sau lưng, từ quê hương thứ hai sẳn sàng bao dung cho người lính thất trận.

26 năm sau, nhìn lại từ ngày đến đất nước Mỹ giàu lòng nhân đạo nầy, hai đứa con tôi đã ra trường đi làm xa. Vợ chồng tôi nghĩ hưu dời về vùng đất ấm Florida. Chị Nguyệt nay đã gần 70 nhưng vẫn còn nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam luôn lo cho chồng, cho con. Sáng nào tôi cũng có ly cả phê sữa nóng ít sữa, còn chị thì vẫn một ly trà cúc đường phèn. Nhiều lần tôi nói lời cảm ơn chị đã cưu mang ba má tôi khi tôi còn trong tù cải tạo. Chị chỉ cười đưa hàm răng khểnh rồi nói:

– Em kết anh từ lúc mình mới gặp nhau lần đầu.

– Vậy tại sao bắt người ta kêu bằng chị?

– Làm chị cho nó oai chút chơi mà…

– Lúc nào em cũng là CHỊ NgUYỆT của anh.

Ghi lại

Trần Khắc Tường


 

TỪ VỤ ÁN “HẬU PHÁO” –  CÁI ÁC DƯỚI CHẾ ĐỘ CSVN ĐÃ ĐƯỢC CƠ CHẾ BAO CHE VÀ BẢO VỆ. 

 Chân Trời Mới Media

Hậu Pháo và sự sụp đổ của một lời hứa, Xưa, chỉ cần sở hữu tài sản bằng 1/2000 của Hậu Pháo cũng có thể bị quy là địa chủ, cường hào – có thể bị xử tử giữa sân đình. Giờ thì thật khó tin. Khi một người dùng 132 tỷ đồng tiền mặt, 1,1 triệu USD, 501 cây vàng, 2.293 lô đất và cả một hệ thống quan chức từ Bắc chí Nam để bẻ cong pháp luật, thì đó không còn là một vụ án kinh tế. Mà là sự cáo chung của một “lý tưởng cách mạng”.

  1. Khi quá khứ trở thành một vết cắt âm ỉ

Thời Cải cách ruộng đất, nhân danh cách mạng, một bộ phận nhân dân bị chia rẽ, đẩy vào thù hận và chết chóc. Người ta gọi đó là “sai lầm”, “bài học đau xót”, nhưng sau hơn nửa thế kỷ, vết cắt ấy chưa bao giờ lành. Nó vẫn hiện hữu, như nền móng méo mó cho cách vận hành quyền lực hôm nay: lật đổ để chiếm đoạt, đấu tố để thanh trừng, vơ vét để tồn tại.                                  

Ngày ấy, những người bị trói giữa sân đình là nạn nhân của lý tưởng vô hình, bị quy là kẻ thù chỉ vì giàu hơn hàng xóm một mảnh vườn. Hôm nay, Hậu Pháo và những quan chức tiếp tay mới thực sự “bóc lột nhân dân lao động”, khi biến tài nguyên quốc gia, đất đai công sản thành của riêng để trục lợi.

  1. Lý tưởng đã chết – và cái chết của sự công bằng

Người ta từng hứa xây dựng một xã hội công bằng, không giai cấp, nơi “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Nhưng thực tế ra sao? Một doanh nhân mới 27 tuổi, không năng lực tài chính rõ ràng, không kinh nghiệm thi công, vẫn được ưu ái nhận 14 dự án nghìn tỷ – chỉ vì biết gửi “quà” bằng valy tiền mặt. Những người ký duyệt, làm ngơ, tạo điều kiện không phải “sâu mọt” vô danh – họ là Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, giám đốc các sở ngành, những người từng thề trung thành với nhân dân trước cờ Đảng.

Khi lòng trung thành được mua bằng tiền mặt, mọi khẩu hiệu chính trị chỉ còn là trò hề.

  1. Dân oan – những người sống giữa hai thế giới

Bên kia bức màn là hàng vạn dân oan – những người bị thu hồi đất không thỏa đáng, bị cưỡng chế, mất nguồn sống từ ruộng đồng để đổi lấy “dự án phát triển” mà lợi ích rơi vào tay doanh nghiệp thân hữu. Họ sống lay lắt ở khu trọ gần trụ sở tiếp dân, giơ cao khẩu hiệu đỏ rực: “Yêu cầu trả lại đất cho dân!” Họ bị xua đuổi, bị gán mác “kích động”, bị cắt hỗ trợ, thậm chí bị truy tố.

Trong khi đó, những kẻ cướp đất có tổ chức như Hậu Pháo lại được ưu ái, bảo vệ, và vinh thân phì gia suốt 15 năm. Công bằng nằm đâu? Chỉ tồn tại trên giấy tờ, báo cáo tổng kết, và những bài phát biểu ngày lễ.

  1. Hậu Pháo là ai? Là hệ quả, không phải cá biệt

Đừng nói Hậu Pháo là “trường hợp cá biệt”, “con sâu làm rầu nồi canh”. Không ai có thể một mình đưa 24 vali tiền mặt đến phòng làm việc của lãnh đạo tỉnh nếu không có cả một hệ thống tiếp tay, bảo kê và đảm bảo an toàn. Không ai có thể sở hữu 1.419 bất động sản đã bị kê biên, 884 lô chưa bị kê biên, cùng 501 cây vàng, hơn 250 tỷ đồng trong tài khoản, nếu không vượt qua được hệ thống ngân hàng, thuế vụ, kế toán, tài nguyên môi trường. Hậu Pháo chỉ là kẻ dám đi xa nhất, trắng trợn nhất trong một hệ sinh thái đang thối rữa từ bên trong.

Và điều đáng sợ hơn: cái ác ngày nay đã học được cách thông minh, kiên nhẫn, có kế hoạch – và được bảo vệ bằng cơ chế.

  1. Chúng ta còn lại gì để tin?

Khi lý tưởng bị phản bội, công lý bị mua bán, người dân bị bỏ rơi, đất đai bị trưng dụng cho nhóm lợi ích – niềm tin còn lại là gì? Nếu một đứa trẻ lớn lên, thấy kẻ luồn lách được vinh danh, người tử tế phải lê lết đòi công bằng – nó sẽ học gì về đạo đức? Nếu người dân thấy “càng có tội, càng nộp được nhiều tiền sẽ càng được giảm nhẹ”, thì đó chẳng phải là hợp pháp hóa tội ác bằng hóa đơn hoàn tiền hay sao?

Vụ án Hậu Pháo là lời cảnh tỉnh cuối cùng. Không chỉ là trừng phạt một cá nhân, mà là khoảnh khắc soi chiếu cả một thời kỳ. Nếu hệ thống không thay đổi tận gốc, nếu quyền lực không bị ràng buộc bởi minh bạch và trách nhiệm, thì sau Hậu Pháo sẽ là ai? Và bao nhiêu người dân thường nữa sẽ tiếp tục khóc thầm, bị tước đoạt đất đai, phải rời bỏ ruộng vườn để nhường chỗ cho những “siêu đô thị” mà họ không bao giờ có thể sống trong đó?

Lịch sử từng có những lời hứa. Nhưng lời hứa không nuôi được dân. Chỉ có công lý thực sự mới giữ được lòng tin.

Nguồn: FB Nguyễn Thúy Hạnh


 

Vợ chồng Nghệ An quản lý đường dây lừa đảo trực tuyến với 100 nghi can

Ba’o Nguoi-Viet

June 29, 2025 FacebookTwitterEmailPrint

NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Bị can Phan Đình Thịnh và vợ, Lê Thị Trà, quê huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, bị bắt, khởi tố với cáo buộc quản lý đường dây lừa đảo trực tuyến với 100 đồng phạm, hoạt động tại Miến Điện, Philippines và ngay tại Việt Nam.

Báo VNExpress hôm 29 Tháng Sáu dẫn hồ sơ của Công An Nghệ An, cho hay, vợ chồng bị can Thịnh hướng dẫn nhân viên dùng chiêu “người Việt lừa người Việt,” lập danh khoản mạng xã hội để làm quen và dụ dỗ những người nhẹ dạ ở Việt Nam tham gia “đầu tư” hoặc “làm nhiệm vụ” trên các sàn thương mại điện tử giả Shopee và Lazada.

Bị can Phan Đình Thịnh và vợ, Lê Thị Trà, lúc bị bắt. (Hình: Hòa Vang/VNExpress)

Đường dây này nhắm vào giới phụ nữ đơn thân hoặc đàn ông trung niên. Khi sập bẫy, các nạn nhân thoạt đầu được cho nhận cả vốn lẫn lãi hàng chục triệu đồng (hàng ngàn đô la).

Từ lần thứ tư, các nghi can yêu cầu nạn nhân nạp thêm tiền với lời hứa hẹn “sinh lời cao hơn,” rồi tạo “lỗi hệ thống,” buộc họ nộp thêm tiền. Đến khi nạn nhân cạn tiền thì lập tức bị các nghi can chặn liên lạc.

Khi bị bắt, vợ chồng bị can Thịnh khai, ngoài lương hằng tháng, tùy vào vị trí mà quản lý, nhân viên được hưởng thêm một khoản “hoa hồng” từ số tiền lừa đảo.

Hàng chục nghi can bị bắt lúc vừa nhập cảnh Việt Nam. (Hình: Hòa Vang/VNExpress)

Theo thỏa thuận, nếu một tổ lừa được 1 tỷ đồng ($38,321) thì tổ trưởng nhận 7% “hoa hồng,” còn nhân viên từ 3-7%, phần còn lại được dành làm “chi phí hoạt động.”

Vợ chồng bị can Thịnh bị bắt khi cả hai vừa về quê Nghệ An được vài tuần. Một số người thân của họ bất ngờ vì lâu nay tưởng con mình khấm khá vì đi làm “việc nhẹ lương cao” ở ngoại quốc.

Một nhánh khác của đường dây lừa đảo nêu trên là những người trở về từ Miến Điện và Philippines. Các nghi can dựng lại mô hình cũ, tập hợp thành nhóm năm, bảy người, mua hoặc thuê nhà ở các vùng hẻo lánh làm nơi hoạt động.

Biệt thự xây bằng tiền lừa đảo của một nghi can quê Bắc Ninh. (Hình: Hòa Vang/VNExpress)

Các nghi can sống khép kín, khóa trái cửa cả ngày để gọi điện lừa đảo. Phạm vi hoạt động của nhóm nghi can ở khắp các tỉnh, thành, mỗi ngày thực hiện trót lọt hàng chục phi vụ lừa đảo.

Công An Nghệ An cáo buộc, các nghi can trong đường dây làm giàu nhanh chóng. Một nghi can trong số này quê Bắc Ninh, về Việt Nam chưa đầy nửa năm đã xây được căn biệt thự hai tầng trên mảnh đất rộng hàng ngàn mét vuông, sắm sửa nội thất đắt đỏ và xe hơi hàng tỷ đồng (hàng chục ngàn đô la).

Kết quả điều tra sơ bộ cũng cho hay, hai trường hợp nạn nhân bị nhóm nghi can lừa nhiều tiền nhất là hai người đàn ông trung niên ở Nghệ An và Sài Gòn, bị chiếm đoạt lần lượt 15 và 42 tỷ đồng ($459,858 và $1.6 triệu) chỉ trong hai ngày. (N.H.K)


 

‘Khúc ruột’ hay ‘khúc dồi’ nghìn dặm qua Luật Quốc Tịch mới?

Ba’o Nguoi- Viet

June 29, 2025

Chuyện Vỉa Hè

Đặng Đình Mạnh

Trong nhiều năm qua, chế độ Cộng Sản Việt Nam vẫn thường xuyên tuyên truyền rằng cộng đồng người Việt ở nước ngoài là “một bộ phận không thể tách rời của dân tộc,” là “khúc ruột nghìn dặm,” kêu gọi họ quay về cội nguồn, đóng góp xây dựng đất nước.

Ông Michael Nguyễn, người Mỹ gốc Việt bị kết án 12 năm tù ở Sài Gòn ngày 24 Tháng Sáu, 2019 vì bị vu cho tội “âm mưu lật đổ” chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam. Nhờ Quốc Hội Mỹ áp lực, ông đã được thả ngày 22 Tháng Mười, 2020, và trục xuất về Mỹ.(Hình: VNA/AFP/Getty Images)

Thế nhưng, khi nhìn vào hệ thống luật pháp và chính sách hiện hành, đặc biệt là qua hai đạo luật vừa sửa đổi gần đây – Luật Đất Đai năm 2024 và Luật Quốc Tịch mới đây – Tháng Sáu, 2025, có thể thấy rõ sự phân biệt đối xử một cách hiển nhiên giữa người Việt trong nước và người Việt định cư ở nước ngoài.

Sự phân biệt này không chỉ giới hạn về mặt pháp lý, mà còn phản ánh một định kiến chính trị sâu sắc và nguy hiểm rằng: Chỉ người Việt “ngoan ngoãn,” “thuần phục,” “có lợi cho đảng Cộng Sản” mới được xem là “đồng bào.”

Luật Đất Đai: Quyền sở hữu, sử dụng nhà đất bị định kiến chính trị kiểm soát

Trong Luật Đất Đai sửa đổi vào Tháng Giêng, 2024, quy định về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được điều chỉnh theo hướng ràng buộc với điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam. Cụ thể, để được sở hữu nhà đất, người Việt ở nước ngoài phải có giấy tờ chứng minh là người gốc Việt và phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Thoạt nhìn, điều kiện này có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, khi đặt trong bối cảnh chính trị cụ thể, nó trở thành một cơ chế loại trừ mang tính chọn lọc chính trị rõ ràng. Bởi lẽ, việc nhập cảnh vào Việt Nam không phải là một quyền tự nhiên của công dân gốc Việt, mà phụ thuộc hoàn toàn vào sự chấp thuận của các cơ quan an ninh, Bộ Ngoại giao, hay thậm chí là ý chí chính trị từ thượng tầng.

Theo đó, mặc nhiên những người bất đồng chính kiến, từng lên tiếng phản biện chính quyền, những nhà hoạt động dân chủ, các cựu tù nhân chính trị đã định cư ở nước ngoài – dù họ chưa từng bị tước quốc tịch Việt Nam, gần như không có khả năng được nhập cảnh trở lại. Kéo theo đó, họ cũng mất luôn quyền sở hữu hợp pháp tài sản trên quê hương mình.

Việc gắn điều kiện nhập cảnh với quyền sở hữu tài sản cho thấy một điều nguy hiểm: Quyền dân sự cơ bản đang bị chế độ Cộng Sản biến thành công cụ trừng phạt chính trị. Điều đó không còn là luật pháp phục vụ công dân, mà là công cụ để kiểm soát lòng trung thành chính trị với chế độ.

Luật Quốc Tịch: Quyền tham gia chính trị bị độc quyền hóa

Luật Quốc Tịch sửa đổi vào Tháng Sáu, 2025, đặc biệt là Điều 5, tiếp tục thể hiện sự phân biệt nghiêm trọng giữa người Việt trong nước và người Việt định cư ở nước ngoài, thông qua các điều kiện mang tính loại trừ chính trị đối với những ai muốn tham gia vào bộ máy công quyền.

Theo quy định mới, các vị trí lãnh đạo trong cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, cũng như trong lực lượng vũ trang và tổ chức cơ yếu (các khái niệm ghi trong luật quốc tịch sửa đổi), chỉ được dành cho những người có duy nhất quốc tịch Việt Nam và thường trú tại Việt Nam. Ngay cả công chức và viên chức cũng phải đáp ứng điều kiện này, trừ khi có lợi cho Nhà nước và không phương hại đến lợi ích quốc gia – một điều kiện mơ hồ và mang tính cảm tính cao.

Điều này có nghĩa gì nếu không phải là sự loại trừ toàn bộ người Việt có quốc tịch thứ hai – bao gồm tuyệt đại đa số kiều bào tại Hoa Kỳ, Úc, Canada, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Họ, dù có tài năng, kinh nghiệm, quan hệ quốc tế, tâm huyết với quê hương đến đâu, cũng không đủ tiêu chuẩn “chính trị” để tham gia vào hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền của quốc gia mà mình được sinh thành, là công dân?!

Không dừng lại ở đó, điều kiện “thường trú tại Việt Nam” gần như khép lại cánh cửa quay về đóng góp của người Việt hải ngoại, vốn có cuộc sống định cư ổn định ở nước ngoài. Việc lựa chọn giữa “trở về sống hẳn” hoặc “không được tham gia gì cả” là một tối hậu thư phi lý đối với kiều bào, đặt họ vào lựa chọn duy nhất là thế đứng bên lề.

Tham chiếu chính sách của các quốc gia văn minh

Để thấy rõ tính phân biệt đối xử này, hãy nhìn sang các quốc gia khác – nơi mà chính phủ hiểu rõ vai trò của kiều bào như một lực lượng quan trọng cho sự phát triển đất nước.

  • Hoa Kỳ: Người Mỹ gốc Việt, gốc Hoa, gốc Ấn… vẫn có thể giữ quốc tịch gốc mà không bị cấm cản trong việc tham gia chính trị, thậm chí được bầu làm dân biểu, thị trưởng, nghị sĩ.
  • Pháp, Anh: Không có bất kỳ điều kiện chính trị nào ngăn cản công dân gốc nước ngoài tham gia các cơ quan công quyền khi họ đủ tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức.
  • Nhật Bản, Hàn Quốc: Luôn có chính sách thu hút nhân tài người Nhật, người Hàn ở nước ngoài quay về phục vụ chính phủ, với nhiều ưu đãi về cư trú, thuế, và cơ hội thăng tiến.
  • Đài Loan, Singapore: Tích cực tạo điều kiện để người gốc Hoa hải ngoại về đầu tư, nắm giữ vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương.

Trong tất cả các quốc gia này, quốc tịch không phải là cái cớ để cản trở người dân tham gia xây dựng đất nước, mà là công cụ để mở rộng sức mạnh mềm, thu hút chất xám và tài nguyên toàn cầu. Họ không bắt kiều bào phải chứng minh lòng trung thành chính trị một cách hình thức, mà tạo điều kiện để lòng trung thành đó được chuyển hóa thành hành động cụ thể, hữu ích cho quốc gia.

Chính sách của chế độ Cộng Sản Việt Nam – Sự loại trừ có chủ đích

Trái lại, chính sách của chế độ Cộng Sản Việt Nam, thông qua hai đạo luật kể trên đã thể hiện ý đồ không gì rõ hơn được nữa, là thủ đoạn chọn lọc người Việt với tiêu chuẩn có thể kiểm soát được để “cho” hưởng quyền lợi. Ai nằm ngoài tiêu chuẩn đó – cho dù chỉ vì mang hai quốc tịch, hay vì không được “ưu ái nhập cảnh”, thì đều bị gạt ra ngoài lề chính trị.

Thậm chí, những người có năng lực, tâm huyết, từng đóng góp nhiều tiền bạc và uy tín cho hình ảnh quốc gia, nếu rơi vào danh sách “bất đồng chính kiến,” thì sẽ không chỉ không được khuyến khích đóng góp, mà còn bị coi là mối đe dọa tiềm ẩn, họ không chỉ bị khước từ quyền trở về quê hương, mà còn bị tước đoạt cả quyền sở hữu tài sản và quyền tham gia vào tiến trình chính trị trong nước.

Điều này khiến tuyên bố “người Việt ở nước ngoài là một phần máu thịt của dân tộc” trở nên trống rỗng, nếu không muốn nói là đạo đức giả. Họ không phải là “khúc ruột” được giữ gìn, mà là “khúc dồi” – chỉ có giá trị khi cần vắt chất xám, tiền bạc, kiều hối, và bị loại bỏ không thương tiếc nếu có dấu hiệu “không phục tùng.”

Ngày 24 Tháng Sáu, 2025, Quốc Hội CSVN biểu quyết thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc Tịch Việt Nam. Chỉ những kẻ nào ngoan ngoãn, thần phục chế độ độc tài đảng trị mới được gọi là “đồng bào.” (Hình: chinhphu.vn)

Gần đây nhất, vào thời điểm kỷ niệm ngày chấm dứt cuộc chiến cách nay 50 năm, ông Tô Lâm, tổng bí thư đảng Cộng Sản đưa ra bài viết với tựa đề “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.” Rốt cuộc, đây chỉ là lời lẽ mị dân đầy xảo trá. Vì lẽ, luật pháp mà ông ấy chủ trương đang thể hiện đến hai Việt Nam. Một Việt Nam trong nước và một Việt Nam khác ở hải ngoại.

Một tương lai chia rẽ hay hòa hợp?

Việt Nam đang ở vào thời kỳ đầy thách thức: Cần nguồn lực để phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, chống chọi với các khủng hoảng địa chính trị. Trong bối cảnh đó, nguồn lực người Việt ở nước ngoài là tài sản vô giá. Nhưng nếu tiếp tục giữ quan điểm loại trừ, nghi ngờ, kiểm soát chính trị hóa như hiện nay, thì nhà nước không chỉ đánh mất lòng tin của hàng triệu người con xa xứ, mà còn tự mình làm nghèo đi chính quốc gia.

“Khúc ruột nghìn dặm” chỉ có giá trị khi thực tâm xem đồng bào ở hải ngoại là một phần thân thể không thể tách rời, phải được chăm sóc, đối xử bình đẳng và trân trọng. Còn nếu chỉ xem như là “khúc dồi nghìn dặm” để nhâm nhi cùng rượu Mao Đài trong những bữa tiệc phân chia chức vụ, lợi ích trên đầu nhân dân thì hãy thôi hô khẩu hiệu. Vì nhân dân đã quá hiểu bản chất chế độ này.

Dân tộc không thể thăng tiến bằng sự phân biệt đối xử và đất nước không thể phát triển bằng sự loại trừ.


 

Tự do Ngôn luận – Rubio đã gióng chuông cho Hà Nội

Tác Giả: Đàn Chim Việt

29/06/2025

Ngày 28 tháng 5 năm 2025, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio tuyên bố một chính sách thị thực mới, không phải để đối phó ngoại giao, mà là để xác lập giới hạn đạo lý của nước Mỹ: Bất kỳ quan chức nước ngoài nào – nếu đồng lõa trong việc kiểm duyệt, đe dọa, hay đàn áp công dân Hoa Kỳ vì phát biểu quan điểm – sẽ bị từ chối cấp visa nhập cảnh. Tuyên bố này không chỉ là lời nói. Nó đã được luật hóa theo Mục 212(a)(3)(C) của Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch, trao quyền cho Ngoại trưởng từ chối cấp thị thực đối với bất kỳ ai có hành vi gây tổn hại đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ – mà trong trường hợp này là tổn hại đến quyền tự do ngôn luận, quyền hiến định cốt lõi của người Mỹ. Và nếu có một quốc gia nào cần phải nghe thật rõ tiếng chuông cảnh báo này – thì đó chính là Việt Nam. Việt Nam – nơi mà sự thật bị còng, còn nhà báo bị đóng gông Tại Việt Nam, không có tự do báo chí. Không có báo chí tư nhân. Không có quyền được viết về sự thật nếu sự thật đó không phù hợp với lợi ích chính trị của Đảng Cộng sản.

  • Nhà nước kiểm soát toàn bộ báo đài, đưa tin theo chỉ đạo.
  • Người dân viết blog bị bắt.
  • Người livestream bị ghép tội phản động.
  • Người chia sẻ bài viết trên Facebook bị kết án từ 5 đến 15 năm tù. Phạm Chí Dũng – 15 năm tù. Nguyễn Tường Thụy – 11 năm tù. Lê Hữu Minh Tuấn – 11 năm tù. Họ là nhà báo. Họ không mang vũ khí. Họ không hô hào bạo lực. Họ chỉ viết – và vì viết, họ bị đối xử như tội phạm nguy hiểm. Còn những kẻ ra lệnh bắt họ? Chúng sống tự do, hưởng đặc quyền, gửi con đi du học Hoa Kỳ, gửi tiền đầu tư vào California, chụp hình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc như thể chưa từng bỏ tù ai. Từ kiểm duyệt trong nước đến đàn áp xuyên biên giới Không dừng lại ở trong nước, Hà Nội đã mở rộng bàn tay kiểm duyệt ra tận hải ngoại, nhắm vào người Mỹ gốc Việt – những người lên tiếng vì lương tâm, vì ký ức, vì khao khát một đất nước không còn sợ hãi.
  • Phóng viên Chân Như (RFA) – công dân Mỹ – bị trục xuất khỏi Việt Nam năm 2014.
  • Nhiều nhà báo, nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt bị đưa vào danh sách đen, bị từ chối visa, hoặc bị đe dọa qua thân nhân ở quê nhà.
  • Có người không thể về chịu tang cha, vì từng viết một bài trên blog. Có người bị khủng bố mạng, bêu danh trên truyền thông nhà nước, vì phát biểu trong hội nghị quốc tế ở Washington. Những hành vi đó – theo ông Rubio – không còn được dung thứ. Chính sách visa mới là hồi chuông pháp lý: “Không ai có quyền kiểm duyệt công dân Hoa Kỳ. Không ai có quyền truy đuổi tiếng nói tự do xuyên biên giới.

” Tôi – một người trong cuộc. Tôi viết những dòng này với tư cách là nhân chứng sống. Năm 2014, tôi – cùng 5 nhà báo độc lập khác tại Việt Nam – được mời sang điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ. Chúng tôi lên tiếng về tình trạng kiểm duyệt, đàn áp người viết, và lạm dụng luật hình sự để bỏ tù tự do ngôn luận. Chúng tôi cảnh báo về một hệ thống kiểm soát tư tưởng toàn trị, và về nguy cơ mà thế giới tự do chưa nhận ra khi ấy. Sau chuyến đi: • Tôi buộc phải rời Việt Nam, tị nạn tại Mỹ, sống kiếp lưu vong.

  • Nguyễn Tường Thụy – người đứng cạnh tôi hôm đó – bị bắt, kết án 11 năm tù, hiện vẫn đang bị giam trong điều kiện y tế khắc nghiệt. • Những người còn lại trong đoàn – kẻ bị theo dõi, kẻ im lặng để sinh tồn. Chúng tôi đã gióng chuông năm 2014. Nhưng hôm nay, chính Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã thay chúng tôi gióng lại hồi chuông ấy – bằng ngôn ngữ của chính sách và pháp lý. Nếu Hà Nội còn kiểm duyệt – thì Hà Nội sẽ bị chặn cửa Chính sách visa mới không chỉ là răn đe. Đó là cơ chế trừng phạt chính đáng. Nếu một viên chức Việt Nam từng ra lệnh bắt nhà báo, từng ký công văn yêu cầu Facebook gỡ bài viết của người Mỹ gốc Việt, từng báo cáo người biểu tình ở Little Saigon – thì họ và gia đình có thể không bao giờ đặt chân được vào đất Mỹ. Không còn đặc cách ngoại giao. Không còn visa du học, đầu tư hay chữa bệnh. Những kẻ bịt miệng người khác – sẽ bị cấm lời tại vùng đất của tự do. Việt Nam – chọn đi: tự do hay kiểm duyệt Hà Nội không thể vừa bắt người vì viết blog, vừa đòi họp chiến lược với Hoa Kỳ. Không thể vừa bỏ tù người phát biểu, vừa mong được gọi là đối tác toàn diện. Nếu Việt Nam còn tiếp tục bịt miệng những người viết – thì thế giới sẽ bịt cửa với những người ra lệnh. Ngoại trưởng Marco Rubio đã nói rõ. Hồi chuông đã gióng. Giờ là lúc Hà Nội phải trả lời: Muốn đứng trong thế giới văn minh – hay muốn bị cô lập cùng những kẻ sợ sự thật?

 Lê Thanh Tùng – Viết từ Washington, D.C.


 

2 thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô – Cha Vương

Hôm nay Giáo hội mừng kính trọng thể 2 thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô, mừng lễ bổn mạng đến những ai chọn Phê-rô và Phao-lô làm quan thầy nhé. Chúc mừng, chúc mừng!

Cha Vương

CN: 29/06/2025 – 24 Th 5

Sơ lược tiểu sử Thánh Phê-rô:

. Sinh tại Bethsaida, xứ Galilê, làm nghề đánh cá

. Thánh Phêrô là tông đồ trưởng trong số mười hai thánh tông đồ của Chúa Giêsu.

. Luôn có mặt trong những biến cố quan trọng trong đời Chúa Giêsu

. Thánh Phêrô được Chúa trao cho quyền cai quản Hội Thánh.

. Tử đạo tại Rôma năm 64 dưới thời Hoàng Đế Nêron (chịu đóng đinh ngược)

. Ngôi mộ Ngài theo truyền thống ngự dưới chân tòa thánh Vatican

Sơ lược tiểu sử Thánh Phao-lô:

. Sinh vào thập niên đầu của công nguyên, tức là cùng thời với Chúa Giêsu. 

. Thánh Phaolô có tên là Saolô, tuy là người Do thái, thuộc chi họ Benjamin, nhưng Saolô sinh ra và lớn lên ở Tarsus, thủ phủ của tỉnh Cicilia, nay là miền nam Thổ nhĩ kỳ. 

. Ngài vóc dáng thấp bé, nhưng thông minh vượt xa những người cùng lứa tuổi. Lúc nhỏ được giáo dục ở Tarsus là một trung tâm nổi tiếng về văn hoá và triết học. Lớn lên, Saolô được gởi lên Giêrusalem, học với Thầy Gamaliel Cả, theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất của nhóm Biệt phái. 

. Saolô là một người lỗi lạc trong lãnh vực văn chương và triết học của cả ba nền văn hóa chính thời đó là Hy lạp, La tinh và Do thái. Ngài thuộc lòng Kinh Thánh của người Do thái, tức là bộ Cựu Ước. Saolô hết sức nhiệt thành đối với truyền thống của cha ông.

. Tuy là biệt phái, xét theo lề luật, nhưng ngài đã trở lại đạo khoảng 33/35. 

. Sau khi bị cầm tù lần thứ hai tại Rôma, có lẽ ngài đã bị chém đầu vào khoảng năm 67 tại Aquas Salvias, (theo truyền thống—độ 5km về hướng nam Rôma, ba năm sau khi Thánh Phê-rô tử đạo), và được mai táng trên đường Ostia, nơi đây, người ta xây vương cung thánh đường thánh Phaolô-ngoại thành.

   “Phê-rô và Phao-lô là hai tông đồ khác nhau như nước với lửa: Phê-rô là dân đánh cá ít học, Phao-lô thuộc tầng lớp trí thức; Phê-rô theo Chúa ngay từ đầu, còn Phao-lô là ‘đứa con đẻ non’ (x. 1Cr 15,8) mãi sau này mới theo Chúa; Phê-rô gắn bó với Ki-tô hữu gốc Do Thái, còn Phao-lô rao giảng cho dân ngoại. Khác nhau về gốc gác, về quan điểm truyền giáo, thế nhưng, trong Đức Giê-su, cùng với Đức Giê-su và vì Đức Giê-su, Đấng cả hai quý mến hơn mọi sự trên đời, Phê-rô và Phao-lô hiệp nhất trong một công trình chung: xây dựng Hội thánh của Đức Giê-su bằng lòng nhiệt thành hăng say rao giảng, bất chấp đòn vọt, tù đày, như thánh Phao-lô đã thốt lên: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16). Hai vị còn giống nhau trong cái chết hy sinh mạng sống cho Đấng mình yêu: Phê-rô bị đóng đinh ngược đầu xuống đất, Phao-lô bị chém đầu.

   Nhớ rằng Hội thánh chủ ý mừng hai vị tông đồ trong một ngày lễ chính là để nêu cao tinh thần hiệp nhất trong công cuộc xây dựng Hội thánh. Bạn có quyết gạt bỏ những bất đồng để cùng hiệp nhất xây dựng gia đình, cộng đoàn, giáo xứ, đoàn thể… không?”

 (Trích: 5 phút suy niệm)

   Lạy Chúa, hai Thánh Phê-rô và Phao-lô đã theo Chúa đến cùng và sống trong tinh thần hiệp nhất để xây dựng Hội thánh của Chúa, xin cho con biết gạt bỏ hận thù, kỳ thị, tranh chấp, nghi kị, kết án lẫn nhau… để cộng tác với Chúa xây dựng gia đình, cộng đoàn, giáo xứ… mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

From: Do Dzung

***************************

T. Phêrô & Phaolô (29-6) – Thánh Vịnh 33 – ĐÁP CA – Ca sĩ: Công Minh

LÀ MÔN ĐỆ-Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Con Người không có chỗ tựa đầu!”.

“Cái ách và thập giá là ‘biểu tượng sinh đôi’ của trải nghiệm Kitô giáo. Thập giá nói đến ‘rời bỏ thế gian’ vì Chúa Kitô, cái ách nói đến việc ‘ôm lấy nó’ vì Ngài; thập giá nói đến hy sinh, cái ách nói đến phục vụ. Là môn đệ Chúa Kitô, bạn không thể chọn cái này, bỏ cái kia; nhưng mang lấy cả hai!” – TS. Rendall.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng hôm nay kể chuyện một kinh sư tự nguyện làm môn đệ Chúa Giêsu bất cứ Ngài đi đâu; và câu trả lời của Ngài khá khác thường, “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu!”. Ngài không vồ vập, cũng không từ khước ý muốn tốt lành của anh; nhưng đưa ra một tuyên bố để làm sáng tỏ thế nào ‘là môn đệ!’.

Trước hết, cần lưu ý bối cảnh của cuộc đối thoại! Nó xảy ra ngay sau một loạt phép lạ khiến “đám đông vây quanh Chúa Giêsu, đến nỗi Ngài phải ra lệnh sang bờ bên kia”. Chính trong bầu khí phấn khích đó, những gì vị kinh sư thưa lên với Ngài là điều dễ hiểu, “Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo!”. Ai lại không muốn ‘là môn đệ’ của một người lẫy lừng? Chúa Giêsu rất tinh ý – Ngài có quyền nghi ngờ – vì thế, câu trả lời của Ngài rất trung thực và trực tiếp, “Con Người không có chỗ tựa đầu!”. Ngài muốn nói, “Không phải lúc nào cũng như thế này đâu. Sẽ có những ‘trường khổ đau’; và thập giá thấp thoáng ở cuối chân trời!”. Ngài biết, nhiều người sẵn sàng theo Ngài trong thời thuận lợi; nhưng sẽ sớm bỏ Ngài trong buổi gian truân.

Ai muốn đi theo Chúa Giêsu phải biết mình đang chọn cái gì! Đó là nghèo khó hơn là giàu có, khờ dại hơn là khôn ngoan; đó là hiền lành, nhân ái, yêu thương, cầu nguyện, làm phúc và tha thứ cho kẻ thù của mình. Tắt một lời, đó là xót thương như Thiên Chúa xót thương. Và thật bất ngờ, bài đọc Sáng Thế hôm nay cho thấy Abraham như một ‘biểu tượng tiên tri’ của việc ‘là môn đệ’ trong ‘Vương Quốc Mới’. Trước một Sôđôma và Gômôra tội lỗi, ông đã liều lĩnh ngã giá với Chúa để van vái cho người tội lỗi, cho thành xấu xa, “Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? Chắc không được đâu!”; và Chúa đã xiêu lòng, vì “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!” – Thánh Vịnh đáp ca.

Anh Chị em,

“Con Người không có chỗ tựa đầu!”. Vậy động lực nào khiến bạn và tôi đi theo Chúa Giêsu? Có phải vì Ngài là Con Thiên Chúa – Đấng Cứu Độ – đáng được yêu mến và tôn thờ chỉ vì ‘Ngài là ai?’. Đúng thế! Chúa Giêsu muốn chúng ta bước theo Ngài trong nghèo khó, ở giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian, sống đơn sơ và bỏ mình mỗi ngày; và cuối cùng, chấp nhận nên giống Ngài đến tận cái nghèo trần trụi trên thập giá. “Người môn đệ được kêu gọi để bước theo Chúa Kitô không phải trên con đường tiện nghi, mà trên con đường bị đóng đinh – vì đó là con đường tình yêu!” – Von Balthasar. Nhưng sau đó, họ chia sẻ sự sống phục sinh vinh quang của Ngài trong Vương Quốc.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, ước gì con không ngại ‘khoác lấy ách’ và ‘ôm lấy thập giá’ đời con. Chỉ như thế, con mới có thể cứu độ linh hồn con, cứu độ thế giới!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

**************************************
Thứ Hai Tuần XIII Thường Niên, Năm Lẻ

Anh hãy đi theo tôi.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.   Mt 8,18-22

18 Khi ấy, thấy xung quanh có đám đông, Đức Giê-su ra lệnh sang bờ bên kia. 19 Một kinh sư tiến đến thưa Người rằng : “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” 20 Đức Giê-su trả lời : “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”

21 Một môn đệ khác thưa với Người : “Thưa Ngài, xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã.” 22 Nhưng Đức Giê-su bảo : “Anh hãy đi theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ.”


 

ĐỪNG NHẦM LẪN KHI CUỘC ĐỜI ĐÃ QUÁ ĐỦ LẪN LỘN

  Tu Le

Nhiều người trong đời này học nhiều, đọc lắm, bằng cấp đầy mình – vậy mà nói một điều giản dị thôi cũng thành rối rắm. Triết lý đầy miệng, nhưng sống thì chật vật giữa đạo đức giả và sự vô minh.

Tôi từng gặp những người mang danh “cao cấp lý luận chính trị”, giảng thao thao bất tuyệt về triết học Duy Vật Biện Chứng, nhưng lại không phân biệt nổi giữa “nhiều” và “tốt”. Họ nghĩ rằng cứ có nhiều tờ báo là có tự do báo chí, có nhiều hội là có dân chủ, có nhiều bằng khen là có đạo đức, có nhiều đền chùa miếu mạo là có tâm linh. Họ lẫn lộn cả giá trị sống lẫn giá trị tuyên truyền.

Than và kim cương đều từ carbon mà ra, nhưng không vì thế mà đem cả đống than ra để chứng minh mình đang sống giữa châu báu. Chúng ta đang sống giữa thời đại mà người ta nhầm lẫn giữa số lượng và phẩm chất, giữa hình thức và bản chất, giữa lấp lánh và sáng thật.

Cái đáng sợ không phải là một xã hội nghèo vật chất, mà là một xã hội nghèo minh triết. Cái nguy hiểm không phải là dân trí thấp, mà là người tưởng mình trí tuệ nhưng chỉ là học thuộc lòng mớ lý luận rỗng, sống mà không thấy được gốc rễ vấn đề. Họ không thiếu chữ nghĩa, nhưng thiếu lòng thương. Họ không thiếu lời rao giảng đạo lý, nhưng thiếu khả năng sống tử tế trong đời thường.

Sống trong một thế giới đầy ắp thông tin, nhưng vẫn thấy lạnh lẽo vì thiếu một lời nói thật. Thừa ngôn từ, nhưng thiếu tình người. Chúng ta xây cao bao nhiêu tầng lầu, mở rộng bao nhiêu xa lộ, thì cũng đừng quên đào cho mình một cái giếng lòng đủ sâu – để thấy tận đáy mà không sợ soi gương.

Tôi không viết những dòng này để phán xét. Tôi chỉ mong, một người, hai người, hay vài ba người đọc rồi tự hỏi: mình có đang sống thật với lương tri không? Mình có còn dám nói thật, nghe thật, nhìn thật và cảm thật không? Hay mình cũng đang học thuộc lòng những ngôn từ rỗng như cái xác không hồn?

Tự do không đến từ số lượng. Chân lý không đến từ những hô khẩu hiệu. Tình thương không đến từ những bài giảng đạo đức được in đậm trên bảng hiệu hội trường. Mà đến từ cách ta sống, cách ta đối xử với nhau trong im lặng – khi không ai nhìn, không ai chấm điểm, không ai khen thưởng.

Tôi mong những người làm báo – những người cầm bút – sẽ thôi sống bằng sợ hãi. Tôi mong những người học triết lý – sẽ thôi lặp lại như con vẹt, mà hãy sống cho có minh triết. Tôi mong những người làm cha mẹ – sẽ dạy con biết yêu cái thật, chứ không chỉ là biết làm vừa lòng đám đông.

Và tôi mong chính bản thân mình – mỗi ngày – biết im lặng đúng lúc để lắng nghe một tiếng nói nhỏ nhoi của lương tâm. Dù nhỏ thôi, nhưng nếu nó thật – thì có khi còn sáng hơn cả ngàn ngọn đèn ngụy tạo.

Sống trên đời, điều đáng giá không phải là “hơn ai”, mà là “có còn không một tấm lòng”?

_____

Ký tên: Một người đang học làm người tử tế.

(Phỏng theo tinh thần học giả Canh Le: giản dị – sâu sắc – tỉnh thức – vị nhân sinh)

#TuệMinh #ngườiviếtgiữahaimiền #Tueminh


 

CÔNG TRÌNH CỦA TRỜI – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

 Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời!”.

Hudson Taylor – nhà truyền giáo ‘khổng lồ’ người Anh sống tại Trung Quốc 51 năm – xây 125 trường, lập 300 cứ điểm Tin Mừng, đem về cho Chúa 18.000 linh hồn vào những năm mới đến. Nhật ký ngày đầu tiên của ông ghi, “Cho công trình của trời – một sứ mệnh bất di bất dịch – chúng tôi có 25 xu và tất cả những lời hứa của Chúa!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa lễ kính hai thánh Phêrô – Phaolô cho thấy Hội Thánh không phải là ‘công việc của người’, nhưng là ‘công trình của Trời’; không bắt đầu “với 25 xu”, nhưng với “12” con người hèn yếu “và tất cả những lời hứa của Chúa!”.

Chúa Giêsu trao cho họ một sứ mệnh bất di bất dịch. Qua mọi thời, Hội Thánh luôn gặp những khó khăn, ghét bỏ, vu khống, chế giễu; thậm chí, đổ máu – mặc dù đôi khi lố bịch và đáng trách là do lỗi của các thành viên – nhưng thông thường, Hội Thánh vẫn tiếp tục bị đàn áp do chính sứ mệnh. Và vì là ‘công trình của Trời’ nên dấu chấm hết là điều không bao giờ xảy ra! “Nếu Hội Thánh chỉ là sáng kiến của con người, thì Hội Thánh ấy đã sụp đổ từ lâu. Chính vì được đặt nền trên Đức Kitô mà Hội Thánh vẫn đứng vững giữa bao giông bão!” – J. Ratzinger.

Trước hết, Phêrô – và các đấng kế vị – giảng dạy một đức tin tinh tuyền về lòng thương xót của Thiên Chúa, chăn dắt dân Ngài, dẫn đoàn chiên đến sự sống đời đời. Phêrô và 12 tông đồ không chỉ là những tấm gương chu toàn sứ vụ, nhưng còn là nền tảng, trên đó, Chúa Kitô khởi đầu một sứ mệnh không chuyển lay. “Chìa khoá” – món quà Ngài trao – tượng trưng quyền lãnh đạo và giáo huấn ‘không thể sai lầm’. Dẫu Phêrô và các đấng đến sau có nhiều yếu đuối, nhưng chìa khoá đó vẫn được bảo tồn và thi hành đúng chức vụ và năng quyền của nó. “Thật ra, Hội Thánh bị phản bội nhiều nhất không bởi những kẻ thù bên ngoài, mà bởi những con người bên trong. Dù vậy, Hội Thánh vẫn sống, bởi vì đầu của Hội Thánh là Đấng không bao giờ phản bội!” – Fulton J. Sheen.

Thứ đến, Phaolô, một con người cải đạo đã thuộc trọn về Chúa Kitô, “Nhờ tôi, việc rao giảng được hoàn thành và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng” – bài đọc hai. Thật xác tín, “Chúa đã giải thoát tôi khỏi mọi nỗi kinh hoàng” – Thánh Vịnh đáp ca. Đó cũng là tâm sự của Phêrô khi Chúa sai thiên thần đến giải thoát ông khỏi ngục tối – bài đọc một. Cả Phêrô và Phaolô đều trả giá cho ‘công trình của Trời’ bằng việc tử đạo.

Anh Chị em,

“Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời!”. Trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần, các đấng kế vị Phêrô tiếp tục nhận chìa khoá và thi hành ý muốn của Thầy mình. Yếu tố con người không thành vấn đề – dù “chỉ với 25 xu” – quan trọng là “những lời hứa của Chúa”. Chớ gì ân sủng và những tố chất thần linh của phép Rửa Tội cũng thổi lên trong bạn và tôi lửa tông đồ; nhờ đó, chúng ta nỗ lực trung thành với sứ vụ theo đấng bậc mình! “Rao giảng Đức Kitô không phải là một hành động tuỳ chọn, mà là một phần không thể thiếu trong ơn gọi Kitô hữu!” – Gioan Phaolô II.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con có nhiều hơn “25 xu, và tất cả những lời hứa của Chúa”. Đừng để con chểnh mảng với ‘sứ vụ’, hời hợt với ‘sứ mệnh’ và ‘di dịch’ với ‘sứ điệp’ của mình!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

**********************************************

 LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ TÔNG ĐỒ – 29/6

Anh là Phê-rô, Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.   Mt 16,13-19

13 Khi ấy, Đức Giê-su đến miền Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng : “Người ta nói Con Người là ai ?” 14 Các ông thưa : “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, người khác lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ.” 15 Đức Giê-su lại hỏi : “Còn anh em, anh em nói Thầy là ai ?” 16 Ông Si-môn Phê-rô thưa : “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.” 17 Đức Giê-su nói với ông : “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. 18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. 19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời : dưới đất, anh ràng buộc điều gì, trên trời cũng sẽ ràng buộc như vậy ; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”