Các thế lực đằng sau vụ George Floyd

Image may contain: one or more people and people sitting
Image may contain: one or more people, people sitting, people standing and indoor
Image may contain: one or more people, crowd and outdoor
Image may contain: one or more people and people standing

Trang N Do

Là nhân chứng, tôi nghĩ rằng tôi phải nói trọn vẹn về những giọt lệ và những giọt máu đang rơi xuống trong cuộc cách mạng nhân sinh khởi đầu từ Mỹ. Lý tưởng tôn trọng nhân phẩm được biểu lộ qua những cuộc biểu tình đòi bình đẳng sắc tộc.
Tuy nhiên những bàn tay xây dựng lý tưởng đó đang phải vất vả bám vào ghềnh đá, cạnh vực thẳm. Đã có ít nhất có 3 thế lực đang nỗ lực đẩy nó rơi xuống vực sâu. Chúng là thế lực của những chính trị gia mị dân, của những kẻ thiển cận, và của những kẻ hận thù.

Trước hết phải phân biệt 2 khái niệm: con người (human being) và hữu thể cá nhân (a person). Đã là con người thì tự nhiên có nhân phẩm, bất kể màu da, địa vị và chủng tộc. Trong khi đó, một cá nhân, dù bản thể là con người, nhưng giá trị xã hội của hắn chỉ được định giá bởi tư cách của hắn.

Sự kỳ thị xảy ra khi ai đó bị phủ nhận là con người. Lịch sử đã chứng minh, khi kẻ dữ muốn giết ai chúng chỉ việc gán nhãn hiệu cho nạn nhân không phải là người. Nazi Đức muốn giết dân Do Thái, họ gọi dân Do Thái là ký sinh trùng (parasites). Chúng đã giết 8 triệu người Do Thái trong khoảng 1933-1945. Năm 1994 những người Hutus, tín đồ Hồi giáo, muốn diệt chủng dân Tutsis, họ gọi dân Tutsi là những con gián. Họ đã giết 800,000 người Tutsis ở Rwanda.

Hữu thể cá nhân thì khác. Mặc nhiên hắn được tôn trọng vì hắn là một nhân vị, nhưng cá nhân hắn có được xã hội đề cao hay không lại tùy vào tư cách của hắn. Cụ thể là vụ George Floyd. Cá nhân anh không phải là tên nô lệ. Anh là một công dân của một nước dân chủ. Nhưng anh đã có vài lần cướp giật, bạo hành, và nay bị bắt vì dùng tiền giả. Cảnh sát không vô cớ xâm phạm quyền tự do của anh. Nhưng điều sai lầm của viên cảnh sát là đã đối xử anh như anh không phải là một nhân vị. … Trái lại, những thế lực tôn vinh cá nhân anh như một vị anh hùng cũng sai lầm. Floyd không xứng đáng là một anh hùng. Chúng ta bình đẳng về nhân phẩm chứ không bình đẳng trong vị thế xã hội.

Trong cuộc tranh đấu cho giá trị nhân phẩm, George Floyd là biểu tượng mang tính thời thế. Anh không phải là đối tượng để vinh danh cá nhân. Tuy nhiên đã có ít nhất 3 thế lực đã đi sai hướng. Họ như có một âm mưu riêng, nhưng chính chế độ dân chủ của Mỹ đã cho phép họ được tự do hành động như thế.

Trước hết là thế lực của nhóm chính trị gia mị dân. Cả thế giới đều thấy cảnh Jacob Frey, Thị Trưởng Minneapolis, quì gối gục đầu nức nở bên quan tài George Floyd; cảnh Joe Biden, Nancy Pelosi và một số dân biểu thuộc đảng Dân Chủ, vai khoác khăn vải Phi Châu, quì gối trong 8 phút 46 giây để vinh danh George Floyd. Họ tuyên bố “Đó là khoảng thời gian dài, đau đớn không chịu nổi. Nó khiến chúng tôi hiểu ra người đàn ông này và rất nhiều người Mỹ da đen đã phải chịu đựng quá lâu” (TNS Chuck Schumer). Họ không nhắc gì đến những người cảnh sát da trắng bị người biểu tình sát hại. Sau đó họ họp báo tuyên bố sẽ cắt giảm ngân sách của cảnh sát. Những chính trị gia này cần nhiều nạn nhân da đen để họ có kịch bản đóng vai đấng cứu độ. Họ muốn có hỗn loạn để họ có thể nói: chỉ còn cách giải quyết là bỏ phiếu cho chúng tôi. Đối với họ, đia vị chính trị không phải là sứ mạng nhưng là nghề nghiệp của họ.

Kế đó là thế lực của những kẻ thiển cận. Họ gồm những người antifa (cực tả), những kẻ anarchist (chủ trương vô chính phủ), nhóm báo lá cải TMZ (Thirty Mile Zone), những tay sai của Iran và Trung Cộng. Những người này núp trong đám biểu tình để khích động, gây mâu thuẫn. Chúng làm bất cứ gì miễn là phá họại được càng nhiều càng tốt. Chúng ngược ngạo đưa ra một đòi hỏi vô lý là hủy bỏ ngành cảnh sát. Chiến thuật của chúng là đổ lỗi tất cả những thất bại của dân da màu lên người da trắng. Họ gieo hạt giống thù hận dân da trắng vào tim những người da đen thất thế. Vô hình trung họ kéo dân da đen trở lại là những kẻ nô lệ đang bị những ông chủ da trắng đối xử bất công.

Rồi tới thế lực của những kẻ hận thù. Thay vì đòi bình đẳng cho mọi chủng tộc, họ trở thành nhóm vinh danh Floyd và đòi trả thù cho cộng đồng da đen. Họ đập phá mọi cơ sở, hôi của các cửa tiệm, và vẽ bậy lên vách tường của những tư gia. Họ xóa bỏ quá khứ bằng cách phá hủy bất cứ hình ảnh nào nhắc đến nô lệ. Họ tạo ra phong trào giựt đổ các tượng đài. Một số kẻ thiển cận đổ sơn lên cả bức tượng ông Matthias Baldwin rồi đòi giựt đổ bức tựơng ấy. Chúng không biết Baldwin là một nhà cách mạng xã hội, người đã ròng rã tranh đấu trong 30 năm cho quyền bình đẳng chủng tộc. Người đã có công xây dựng trường học cho trẻ em da đen ở Philadelphia. Những kẻ hận thù khư khư ôm lấy mối hận thù chủ quan của chúng. Chúng không thể hiểu rằng thế hệ trẻ da trắng hiện tại không buộc phải chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Với những lối nhìn lệch hướng, hình ảnh George Floyd không ngớt được sử dụng như một vũ khí tấn công lẫn nhau. Chằng hạn sự kiện về đám tang của Floyd. Xác của anh được đặt trong chiếc quan tài mạ vàng, được mục sư da đen nổi tiếng Al Sharpton diễn giảng với những lời đanh thép kết tội nền tư pháp hình sự. Rồi linh cửu được rước đi trong cung cách đám tang của một vĩ nhân. Đối lại, Bà Peggy Hubbard, Thượng Nghị Sĩ da đen thuộc đảng Công Hòa, cựu nhân viên cảnh sát đã lên tiếng đanh thép không kém. Bà nói: “Al Sharpton là bậc thầy ma thuật. Ông ta kiếm sống bằng nghề châm ngòi kỳ thị. Ông có lòng căm thù sâu đậm người da trắng. Lời của ông là dao găm, tim ông màu đen. Lập trường của ông xoay chiều theo thế lực của đô la. Ông chẳng vinh danh ai. Ông là Giuđa. Mức độ phẫn nộ của ông tùy vào khoản tiền lệ phí được trả. Đối với Al Sharpton, vấn đề KHÔNG phải là vụ một người da đen chết. Không, với Al Sharpton, đó là những vị Tổng thống đã qua đời có hình in trên những đồng tiền màu xanh.”

(Al Sharpton is the master of smoke and mirrors. He makes his living as a race baiter. He has deep hatred for the white man. His words are daggers, his heart is black. He stands on the alter of the almight dollar. He honors no one. He is Judas. His outrage comes with a fee. To Al Sharpton, it ISN’T about the black dead man. No, to Al Sharpton it’s about those green dead Presidents.)

George Floyd là điểm lịch sử phải đến để con người nhìn rõ sự cần thiết của giá trị bình đẳng chủng tộc. Nhưng như chúng ta đã thấy, những lực đen tối đã đẩy sự việc đi ra khỏi mục tiêu của nó. Họ thất bại vì không trực giác được nền tảng đạo đức sâu sắc về nhân phẩm. Do đó ngôn ngữ và việc làm của họ không giải thích được giá trị cuộc sống của con người. Tôi nghĩ Giám Mục Công Giáo Carlo Maria Vigano đã tóm tắt trọn vẹn những gì đang xảy ra. GM nhận định rằng đã có một thế lực trong bóng tối. Nó là thế lực của một chính phủ ngầm (deep state). Nó kiểm soát truyền thông, chính trị với những kỹ thuật tân tiến. Nhưng vẫn còn may mắn, xã hội chúng ta đã có những người tốt lành thức tỉnh. Họ không bị lừa bởi những kẻ giả đạo đức với mục tiêu không thể chấp nhận được. Những người tốt lành đó là những đứa con của ánh sáng. Họ đến với nhau, khắp nơi trên thế giới, và làm cho tiếng nói đòi hỏi bình đẳng chủng tộc của họ được lắng nghe.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay