Trần Bang is with TranBang Jos and 2 others.
Chúc mừng Phạm Đoan Trang đã có những cuốn sách được đưa vào Thư viện các Trường Đại Học nổi tiếng trên thế giới!
FB Phạm Đoan Trang viết : Năm 2016, kỷ niệm 5 năm phong trào xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam ra đời (từ nguyên nhân khởi đầu là biểu tình chống Trung Quốc), cuốn “Từ Facebook xuống đường/ From Facebook down to the Street” (song ngữ Việt-Anh, 400 trang) của NXB Hoàng Sa ra mắt độc giả.
Cuốn sách này sau đó đã được đưa vào thư viện của Đại học Monash (Australia). Đây là một trường đại học cũng thuộc hàng “top 100” của thế giới; như năm nay, nó đứng hạng 30 và 31 trong số 100 trường tốt nhất toàn cầu về đào tạo triết và luật.
Tôi cũng có một niềm vui nhỏ là bốn cuốn sách của tôi – gồm “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Politics of A Police State” – cũng vừa được đưa vào thư viện của Viện Đông Phương học, Đại học Ecole Normale Superieure Lyon (Pháp).
Ngày mai, 24/9/2019, sách sẽ được giới thiệu tại Viện Nghiên cứu Quốc gia Pháp về Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông.
* * *
Việc những ấn phẩm “ngoài luồng” này có mặt tại các thư viện, trường đại học, viện nghiên cứu nước ngoài có một số ý nghĩa lâu dài và không dễ nhận thấy ngay, xuất phát từ hai đặc điểm sau đây của nhà sản:
1. “Nhà sản sợ văn bản”. Tất cả những tài liệu, ấn phẩm, tư liệu có khả năng vạch ra và lưu lại những lỗi lầm, sai trái cũng như tội ác (thường được gọi tránh đi là “tiêu cực”) của nhà sản đều khiến nhà sản rất khó chịu, đặc biệt nếu những tư liệu đó có giá trị lưu trữ và lan rộng cả đến cộng đồng quốc tế.
2. Nhà sản cấm dân ghi chép sử, nhất là sử “ngoài luồng”, sử của phong trào đấu tranh dân chủ. Quan trọng hơn, sản cấm ngặt sự ghi nhận lực lượng đối lập, cấm ngặt vinh danh giới bất đồng chính kiến, không cho người bất đồng chính kiến có bất cứ một cơ hội gì để được “chính danh hóa”, được thừa nhận như những công dân bình thường chứ đừng nói gì tới như nhà hoạt động dân chủ hay chính trị gia.
Chính vì vậy cho nên, sẽ rất tốt nếu các nhà báo, nhà nghiên cứu, các cây viết nói chung đẩy mạnh việc viết, xuất bản và phổ biến (cả trong và ngoài nước) các tác phẩm nêu lên sự thật ở nước Việt Nam đương đại, ghi lại lịch sử phong trào đấu tranh dân chủ, vạch trần và lưu lại vĩnh viễn mọi lỗi lầm, sai trái, tội ác của nhà sản.
Ở một khía cạnh khác, việc xuất bản có ý nghĩa cực kỳ quan trọng ngay cả trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước. Nếu không tin điều đó, bạn hãy thử nghĩ đến một thực trạng nguy hiểm: Giới học giả Trung Cộng đang chiếm sóng khắp các diễn đàn quốc tế với các tài liệu, công trình nghiên cứu chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa, Hoàng Sa…

