40 năm sau Chiến tranh Việt Nam: Ai vui, ai buồn?

40 năm sau Chiến tranh Việt Nam: Ai vui, ai buồn?

Nhiều người tị nạn Việt Nam lúc đầu đã đặt chân tới một trại tị nạn dựng lên tại căn cứ thủy quân lục chiến Camp Pendleton ở miền nam California.

Nhiều người tị nạn Việt Nam lúc đầu đã đặt chân tới một trại tị nạn dựng lên tại căn cứ thủy quân lục chiến Camp Pendleton ở miền nam California.

VOA Tiếng Việt

21.04.2015

Sau khi phải hủy bỏ kế hoạch kỷ niệm ngày 30/4 tại một căn cứ thuỷ quân lục chiến ở Nam California, người Mỹ gốc Việt ở tiểu bang California giờ đã tìm được một địa điểm mới, nơi họ có thể treo cờ và hát quốc ca Việt Nam Cộng hòa.

Hàng nghìn người đã bỏ chạy khỏi tổ quốc để tới Mỹ, và nhiều người trong số đó ban đầu đã đặt chân tới một trại tị nạn dựng lên tại căn cứ thuỷ quân lục chiến gọi là Camp Pendleton ở miền nam California.

Ông Jason Johnston, phát ngôn viên của căn cứ này, cho biết các quan chức tai trụ sở của lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ nói rằng lá cờ của miền nam Việt Nam trước đây không thể được treo lên tại các cơ quan liên bang vì chính phủ Mỹ chỉ công nhận chính quyền Việt Nam hiện thời.

Trong chương trình buổi lễ tại địa điểm mới này quốc kỳ và quốc ca Việt Nam (Cộng hòa) sẽ được tôn trọng và tôn vinh với các nghi thức nghi lễ của chương trình. Mục đích chính nữa là muốn cho giới trẻ Việt Nam biết và hiểu rõ rằng từ đâu mà người Việt Nam có mặt ở Hoa Kỳ, và hiểu rõ hơn về những thành quả, những đóng góp của người Việt trong 40 năm.

Ông Nguyễn Khanh, phát ngôn viên ban tổ chức lễ kỷ niệm 30/4.

Nay thì buổi lễ sẽ được tiến hành tại một trường trung học ở thành phố Garden Grove vào ngày 25/4 tới đây.

Ông Nguyễn Khanh, phát ngôn viên của Ban tổ chức sự kiện này cho VOA Việt Ngữ biết thêm chi tiết:

“Ban tổ chức dời địa điểm về trường trung học Bolsa Grande ở thành phố Garden Grove. Đề tài của chương trình đã đổi từ “Hành trình đến tự do và vươn tới” thành “Ngày tưởng niệm quốc hận năm thứ 40”, năm thứ 40 sau chiến tranh Việt Nam, miền nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản và hàng trăm người tị nạn Việt Nam đã rời Việt Nam để tìm đến bến bờ tự do. Chắn chắn trong chương trình buổi lễ đó tại địa điểm mới này quốc kỳ và quốc ca Việt Nam (Cộng hòa) sẽ được tôn trọng và tôn vinh với các nghi thức nghi lễ của chương trình. Mục đích chính nữa là muốn cho giới trẻ Việt Nam biết và hiểu rõ rằng từ đâu mà người Việt Nam có mặt ở Hoa Kỳ, và hiểu rõ hơn về những thành quả, những đóng góp của người Việt trong 40 năm.”

Ban tổ chức cho biết, dự trù sẽ có từ 5.000 tới 10.000 người tham gia lễ kỷ niệm đánh dấu sự kiện mà nhiều người ở Mỹ gốc Việt hiện gọi là “ngày quốc hận”.

Trong khi đó tại Việt Nam, chính quyền sẽ tổ chức diễu binh và diễu hành với sự tham gia của hàng nghìn người tại TP HCM để đánh dấu ngày được gọi là “thống nhất đất nước”.

Ngoài ra, kế hoạch kỷ niệm được đích thân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt còn bao gồm các hoạt động văn hóa và bắn pháo hoa tại nhiều địa điểm ở nơi từng được gọi là ‘Hòn ngọc Viễn Đông”.

Bình luận về các hoạt động rầm rộ này, luật sư Lê Công Định viết trên trang Facebook cá nhân: “Chiến thắng đồng bào ruột thịt mà diễu binh lớn để làm gì, hoà giải dân tộc kiểu này ư? Nói và làm khác xa nhau bởi suy nghĩ không đúng như lời, nó thể hiện ở hành động”.

Nhà bất đồng chính kiến này viết tiếp: “Cứ gợi nhớ quá khứ đau thương bằng những buổi lễ hống hách như vậy, thì trách chi bên kia luôn nhắc đến ngày ấy như ngày quốc hận. Muốn người khác quên thù hận và gác lại quá khứ, thì chính mình phải vượt qua sự cao ngạo của kẻ chiến thắng”.

Chủ nghĩa này, chủ nghĩa kia, đã chia người Việt ra làm hai phía, và vì vậy đã xảy ra cuộc chiến. Vì vậy, bây giờ là lúc các anh chị em nên ngồi lại với nhau để mà cùng khôi phục lại đất nước. Nhưng muốn có tự do dân chủ, và khôi phục đất nước thì phải đấu tranh để chấm dứt sự độc tài của chính quyền cộng sản. Lúc đó mới hy vọng được rằng chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước được,

Blogger Điếu Cày.

​Trong khi đó, nhận định về tiến trình hòa giải dân tộc, blogger Điếu Cày nói với VOA Việt Ngữ từ Mỹ:

“Cái chủ nghĩa này, chủ nghĩa kia, đã chia người Việt ra làm hai phía, và vì vậy nó đã xảy ra cuộc chiến. Vì vậy, bây giờ là lúc các anh chị em nên ngồi lại với nhau để mà cùng khôi phục lại đất nước. Nhưng muốn có tự do dân chủ, và khôi phục đất nước thì phải đấu tranh để chấm dứt sự độc tài của chính quyền cộng sản. Lúc đó mới hy vọng được rằng chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước được, bởi vì hiện nay họ vẫn cho rằng chỉ có họ mới có quyền lãnh đạo đất nước. Như ông Võ Văn Kiệt đã nói, nước Việt Nam là của tất cả người dân Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam đều có quyền đóng góp và tham gia điều hành đất nước. Nước Việt Nam không phải của riêng một cá nhân hay tổ chức chính trị nào.”

Trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm ngoái, tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao vai trò của Việt Kiều tại Mỹ trong mối quan hệ song phương.

Tổng thống Obama nói cộng đồng này là ‘một trong những nguồn sức mạnh lớn giữa hai nước’ và là ‘chất keo dính bền chặt cho quan hệ của bất kỳ hai quốc gia nào’.

Đáp lại, ông Sang cũng ngỏ lời cảm tạ chính phủ Hoa Kỳ về ‘sự chăm sóc hết sức chu đáo’ đối với người Mỹ gốc Việt hàng chục năm qua.

Trong khi hai nhà lãnh đạo phát biểu, bên ngoài Tòa Bạch Ốc, hàng trăm người gốc Việt hô to các khẩu hiệu phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền ở trong nước – một vấn đề ông Sang thừa nhận rằng Hà Nội và Washington vẫn còn nhiều điểm khác biệt.

Trả lời VOA Việt Ngữ khi ấy, nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ mong muốn rằng người Mỹ gốc Việt sẽ làm “cầu nối” nhằm thúc đẩy mối quan hệ Hà Nội – Washington.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay