CUỘC SỐNG VỐN RẤT DƠN GIẢN-Truyen ngan HAY

Nghệ Lâm Hồng

Tên của anh là Jon Jindai, anh sinh ra tại một làng quê nghèo ở miền bắc Thái Lan. Mọi người dân ở đây hầu như đa phần lúc nào cũng đều nhàn rỗi. Trong một năm chỉ có khoảng 2 tháng bận rộn: một tháng để trồng lúa, một tháng thu hoạch lúa. Những thời gian khác còn lại họ thường câu cá, tán gẫu trò chuyện…

Trong những năm tháng giản dị tưởng chừng dài vô tận như vậy, anh Jon Jindai dần dần trưởng thành và trở thành một chàng thiếu niên quê mùa. Lúc này, anh phát hiện hầu hết những người trẻ tuổi trong làng đều ra thành phố lớn và đang bắt đầu theo đuổi cái gọi là “thành công”.

Vì vậy, anh Jon cũng không thể chịu đựng được và chọn Bangkok là điểm đến của mình.

Sau những nỗ lực, cuối cùng anh đã có thể bước vào cánh cổng trường luật, nhưng không thể nghĩ rằng cuộc sống của mình lại càng khó khăn hơn…

Mặc dù trước đó anh đã từng theo các nhà sư Thái Lan học tập một thời gian nhưng rất không may, anh vẫn chỉ là một chàng thanh niên tìm tòi học tập.

Do quá nghèo nên anh không thể dành hết thời gian để học tập ở trường, thay vào đó anh phải ra ngoài để làm các công việc lặt vặt khác kiếm tiền.

Việc học hành không được thuận lợi đã khiến chàng trai trẻ mang đầy hoài bão bắt đầu cảm thấy hoài nghi và oán giận cuộc đời. Về phần sinh hoạt cuộc sống, anh vẫn phải đối mặt với vô vàn khó khăn.

Thời gian làm thêm, Jon bắt buộc phải sống cùng với hàng chục người trong một căn nhà, mỗi bữa cơm chỉ được ăn một bát mì Thái hoặc cơm chiên.

Anh đã từng phải làm những công việc như gác cổng khách sạn, phát tờ rơi trên phố, rửa bát đĩa nhà hàng. Mỗi ngày đều khiến anh mệt mỏi không thể cất đầu lên được, không khác gì một kẻ nô lệ.

Cứ như vậy, chàng thanh niên Jon càng ngày càng bế tắc và mê mang không biết cuộc đời mình sẽ thế nào.

Sau 7 năm gian khổ ở Bangkok, Jon trở về quê hương và bắt đầu một cuộc sống mới ở cách thành phố Chiang Mai về phía bắc khoảng 50 km.

Tại thời điểm đó Jon không thể nghĩ rằng, vì quyết định này mà đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình.

Cuộc sống mới của Jon đã bắt đầu như thế này: anh bắt đầu khai khẩn đất hoang, cải tạo lại một vườn rau rộng khoảng 2000 m2. Điều này sẽ khiến cho anh suốt 4 mùa cả năm đều có thể thu hoạch được các loại trái cây và rau quả mà không phải lo nghĩ. Anh còn đào 2 cái ao nuôi cá, cá ăn không hết lại đem cho nhà hàng xóm, cho không hết lại mang đi bán.

Những ngày tháng trôi qua như lại phảng phất trở lại quãng thời gian nhàn hạ và chỉ bận rộn đúng 2 tháng mỗi năm trước kia. Anh Jon lại tràn ngập niềm vui hạnh phúc. Anh Jon thu hoạch được 4 tấn thóc, cả gia đình một năm chỉ ăn tới nửa tấn, số còn lại được đem bán. Xuân qua thu đến, cuộc sống của anh ngày một dễ chịu hơn.

Anh nghe nói người bạn học xuất sắc nhất của mình đã có thể mua được nhà tại Bangkok nhưng lại phải gánh món nợ tới ba thập kỷ. Anh thầm cảm tạ và vui mừng vì quyết định không ở lại thành phố của mình. Anh cho biết: với thành tích học của tôi thì có đến 300 năm cũng không mua nổi một căn nhà!

Jon đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này, sau đó anh quyết định sẽ tự tay xây dựng một ngôi nhà cho mình!

Lần này Jon đã có đủ đất và đủ thời gian, nhưng anh vẫn không có tiền. Nhưng nói cho cùng, tiền không phải là thứ quan trọng nhất. Jon đã tự học kĩ thuật xây nhà bằng gạch, mỗi buổi sáng anh cần cù làm việc từ 5h – 7h tối, không tới 3 tháng một ngôi nhà đã được xây dựng hoàn thành.

Kể từ đó, mỗi năm Jon xây dựng ít nhất một ngôi nhà, cho tới bây giờ anh đã xây dựng được hơn chục ngôi nhà trong trang trại của mình. Mỗi một ngôi nhà đều như một biệt thự trang viên, thậm chí đến nỗi đêm nào anh cũng phải suy nghĩ xem mình sẽ qua đêm ở căn nhà nào.

Ngoài việc xây dựng nhà, anh Jon cũng rất quan tâm và cảm thấy hứng thú với nghệ thuật trang trí. Dần dần, tiếng tăm về bản lĩnh xây dựng nhà của anh Jon ngày càng lan rộng khắp nơi, quy mô trang trại cũng ngày càng phát triển hơn nhiều.

Anh thậm chí còn thiết lập thương hiệu trang trại riêng của mình: Pun Pun Organic Farm.

Nhiều người bắt đầu tìm đến và nhận anh làm thầy giáo. Anh cũng rất vui vẻ và bắt đầu dậy họ làm thế nào để khai hoang, trồng cây mà không cần dùng đến bất kỳ loại thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học nào…

Các học trò của ông không chỉ đến từ những thôn làng lân cận, mà còn có những người trẻ tuổi nước ngoài khác đến từ Hà Lan, Hoa Kỳ. Họ đã trở thành những người hâm mộ những triết lý sống đáng tin cậy của Jon.

Making arches

Thế rồi khi càng có nhiều người hơn việc ăn uống đã trở thành một vấn đề. Do đó, Jon lại mở ra 2 nhà hàng hữu cơ, thành lập nên một trang trại du lịch Thái Lan của riêng mình. Nơi mọi người có thể cùng nhau thảo luận về dưỡng sinh và thưởng thức các thực phẩm sạch hữu cơ. Còn có cô gái đã mở một lớp tập luyện yoga ngay tại một trong những căn nhà của Jon.

Cũng chính tại thời điểm này, những người nông dân Thái Lan đã được biết đến thế nào là một tình yêu xuyên biên giới. Những phẩm chất đáng quý từ người đàn ông này đã thu hút cô gái Peggy Reents đến từ bang Colorado, Hoa Kỳ.

Họ đã kết hôn với nhau và sau đó có một cậu con trai, một sự kết tinh ngọt nào của mối tình đẹp.

Câu chuyện thú vị của chàng trai Jon đã truyền cảm hứng và lan truyền khắp vùng ngoại ô Chiang Mai, thậm chí đã “kinh động” đến cả truyền hình Thái Lan. Vì vậy đài truyền hình đã vội vã tới phỏng vấn người đàn ông Thái này! Không chỉ vậy, Jon đã thu hút sự chú ý của các học giả quốc tế. Josh Kearns thuộc Đại học Colorado cũng đã đến hỏi anh bí quyết làm thế nào để sử dụng vật liệu truyền thống chế tác than.

Sau đó, Jon đã bất ngờ nhận được lời mời từ hội thảo TED nổi tiếng thế giới. Trong các buổi hội thảo này thường bàn về một phạm vi rộng các chủ đề khoa học, văn hóa thuộc phạm vi nghiên cứu và thực hành, thường thông qua hình thức kể chuyện. Người thuyết trình được cho phép tối đa là 18 phút để trình bày ý kiến của mình qua cách sáng tạo và lôi cuốn nhất mà họ có thể.Các diễn giả từng tham gia bao gồm Bill Clinton,Bill Gates, nhà sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin, và nhiều người giành giải Nobel khác….

Người vợ Mỹ giúp anh có thể luyện tập tốt tiếng Anh trước khi lên sân khấu để diễn thuyết. Như vậy, người nông dân Thái với tiếng Anh thông thạo đã đứng trên bục sân khấu để diễn thuyết trước những người ưu tú nhất, bài phát biểu của anh với chủ đề: “Cuộc sống rất đơn giản, tại sao bạn lại đi khó khăn như vậy”. Bài phát biểu của anh sau đó đã giành được chiến thắng lớn với những tiếng cười và những tràng pháp tay nhiệt liệt.

Nhưng đồng thời bài phát biểu ý nghĩa này cũng đã để lại cho người nghe một sự suy ngẫm sâu sắc, giống như một câu nói cổ của Ấn Độ: “Đừng đi quá nhanh, hãy đợi linh hồn của bạn. Khi đường đi quá dài có lẽ chúng ta đã quên lý do tại sao chúng ta xuất phát.”

Câu chuyện của anh chàng nông dân Jon thật sự đã truyền cảm hứng cho không ít người. Anh ấy đã cho chúng ta thấy cho dù khó khăn đến đâu, dù cho mọi thứ dường như đóng lại trước mắt ta, vẫn luôn có môt con đường cho chúng ta đi, quan trọng là chúng ta sẽ đi nó như thế nào cho tốt?

Bạch Mỹ


 

Được xem 2 lần, bởi 2 Bạn Đọc trong ngày hôm nay