HIỆN TƯỢNG SIÊU HÌNH LÀ KHOA HỌC KHÔNG PHẢI MÊ TÍN DỊ ĐOAN

Rung Nga Nguyễn

Theo những nghiên cứu danh từ Thiên đàng, Địa ngục hay Niết bàn … chỉ là những biểu tượng ở cõi khác. Tùy theo cách ta sống mà khi chết ta được ở một nơi tương ứng cao hay thấp hơn.

Sự hiểu biết về cõi vô hình rất quan trọng, vì khi hiểu rõ những điều xảy ra sau khi chết, ta sẽ không sợ chết nữa. Nếu có chết chỉ là xác thân chứ sự sống không mất chỉ đổi thay, và hình hài chết đi thì sự sống mới tiến hoá ở một thể khác tinh vi hơn còn gọi là linh hồn.

Đây là một vấn đề hết sức hợp lý và khoa học cho thấy rõ sự công bình của vũ trụ. Khi còn sống con người có dục vọng, khi dục vọng được thỏa mãn nó sẽ gia tăng mạnh mẽ và sẽ bị tích tụ vào thể vía. Sau khi chết, dục vọng này trở nên mạnh mẽ vì không còn lý trí kiểm soát nữa, chính thế nó sẽ đốt cháy con người. Sự nung đốt của dục vọng chẳng phải địa ngục là gì?

Đức tính, phẩm hạnh khi còn trẻ, quyết định điều kiện sinh sống lúc tuổi già an vui hay hạnh phúc? đời sống cõi trần quyết định đời sống ở cõi bên kia.

Khi còn trẻ tập thể thao, giữ thân thể khỏe mạnh, thì khi về già sẽ ít bệnh tật. Khi còn trẻ chịu khó học tập để có một nghề vững chắc thì khi về già đời sống sẽ được sung sướng hơn. Những người nào chế ngự được dục vọng thấp hèn, làm chủ được đòi hỏi thể xác, thì các dục vọng này không thể hành hạ được họ khi chết.

Luật thiên nhiên đã ấn định khi về già thể xác yếu dần, đau ốm, khiến cho ta bớt đi các ham muốn và nhờ thế dục vọng cũng giảm bớt rất nhiều, nên thể vía cũng thanh lọc bớt các chất nặng nề để khi chết, sẽ thức tỉnh ở cảnh giới cao thượng hơn là thiên đàng…

Con người nên duyệt xét lại đời sống của mình ở cõi trần để khỏi bị lưu lại ở những cảnh giới thấp, nặng nề bên cõi âm. Biết chuẩn bị ở cõi trần sẽ rút ngắn thời gian bên cõi âm và thúc đẩy thời gian mau chóng lên cảnh giới cao hơn là được ở trên Thiên đàng để hưởng hạnh phúc đời đời.

Trái lại những người còn trẻ, lòng ham muốn còn mạnh mẽ, nếu chết bất đắc kỳ tử, có thể họ sẽ gặp đau khổ nhiều hơn và phải lưu lại cõi Trừng giới lâu hơn, vì họ chưa có thời gian chuẩn bị đi vào cõi bên kia.

Khi lớn tuổi cần chuẩn bị để dứt bỏ các quyến luyến, ràng buộc, các lo lắng ưu phiền, các tranh chấp, giận hờn, phải dứt bỏ mọi phiền não để mau chóng siêu thoát.

Đời sống cõi trần chỉ là một phần nhỏ của chu kỳ kiếp sống. Chu kỳ này là sự sống và chết là những nhịp cầu chuyển tiếp giữa hai cõi âm, dương, giữa thế giới hữu hình và vô hình.

Trên con đường tiến hoá có hằng hà sa số cách sống cho mỗi cá nhân. Linh hồn từ cõi thượng giới cũng phải cùng con người qua hạ giới là cõi trần là kiếp sống để chuẩn bị và thanh luyện. Phần quan trọng ở chỗ tiến vào cõi trần để chuẩn bị để được đi vào nơi nào cao quí hơn, đó là lúc con người chọn lựa không tha thiết đam mê thú vui vật chất, dục vọng mà lo tu thân làm phúc, tích đức và hướng về tâm linh để đưa linh hồn vào nơi vĩnh cửu kết hợp mật thiết với Đức Kitô Phục sinh.

ST

Lời bàn:

V Phung Phung

Quá hay. Trong đời sống hàng ngày, nếu biết yêu thương, tích đức, làm nhiều việc thiện, lòng thanh thản, vô ưu. Tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa toàn năng. Đời sống hàng ngày có hạnh phúc, có niềm vui.  Khi chết sẽ kéo dài hạnh phúc, niềm vui sang bên kia thế giới. Cho nên theo tôi nghĩ, thiên đàng là sự kéo dài hạnh phúc, vui vẻ ở đời này sang đời sau , sau khi chết.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay