Tình hình tín dụng suy yếu ở Việt Nam – Ngân Hàng Đại Dương Ocean Bank bị bắt buộc sáp nhập vào MB Bank

Theo Báo Đầu Tư và Việt Nam Net

Tại đại hội cổ đông thường niên vào ngày 25/4 tới, MBBank sẽ thông tin việc nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho ĐHĐCĐ thường niên sẽ diễn ra vào ngày 25/4/2023 tại Hà Nội.

Tại tài liệu này, một thông tin đáng chú ý được nhắc đến là việc nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại; định hướng tìm kiếm, tham gia, triển khai các cơ hội sáp nhập/hợp nhất, cơ cấu lại/hỗ trợ tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng phù hợp chủ trương của Nhà nước.

MBBank chưa công bố chính thức sẽ nhận chuyển giao ngân hàng nào.

Từ lâu thị trường đã cộng dồn các dữ liệu để dự đoán MBBank sẽ tiếp nhận việc chuyển giao bắt buộc với Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank).

Tháng 5/2022, OceanBank đã công bố việc ký thoả thuận nguyên tắc về hợp tác toàn diện với MBBank. Đây được xem là bước đệm chuẩn bị cho đề án tái cơ cấu OceanBank chính thức được chấp nhận.

 Theo thông tin của SSI Research

Tại thời điểm cuối 2020, dư nợ cho vay của Oceanbank đạt khoảng 20.000 tỷ đồng, một nửa trong đó là nợ xấu. Tuy nhiên, dự phòng rủi ro tín dụng là 8.400 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng là 32.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 14.000 tỷ đồng (mất khả năng thanh toán). Ngân hàng vẫn chịu lỗ, do nguồn thu nhập hạn chế từ cho vay và tiền gửi khách hàng mới được sử dụng để trả lãi cho khách hàng cũ. Chi phí hoạt động không được tối ưu.

Chiểu theo Quy định của Luật Tổ chức tín dụng đối với thương vụ này, việc MBB hỗ trợ OceanBank có thể nằm trong “Phương án chuyển giao bắt buộc” theo luật này (điều 148 và điều 151).

Theo đó, ngoài một số quyền lợi ghi trong Luật, MB có khả năng được cấp hạn mức tín dụng cao hơn. Nếu giả định MBB được cấp thêm 10% hạn mức tín dụng (hoặc 34.000 tỷ đồng) theo số liệu năm 2021 và cung cấp 10.000 tỷ đồng vốn chi phí thấp cho OceanBank, tác động ròng đến thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế có thể là 1.000 tỷ đồng và 600 tỷ đồng (giả định NIM là 4,3% và chi phí tín dụng 1,8%). CSI Research chưa tính đến khả năng sau khi tái cơ cấu thành công, MBB có thể thoái vốn tại Oceanbank.

Đối với OceanBank, chuyên gia phân tích giả định ngân hàng sẽ nhận được khoản hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước (10.000 tỷ đồng) cùng với nguồn vốn chi phí thấp từ MBB (10.000 tỷ đồng). Nhân sự và ban điều hành mới đến từ MBB cũng có thể giúp OceanBank điều chỉnh và tối ưu chi phí hoạt động. Do đó, tác động ròng đến lợi nhuận có thể đạt 1.400 tỷ đồng mỗi năm. Sau 10 năm, OceanBank có thể hồi phục trở lại và đáp ứng được các quy định về an toàn tài chính.

Mặc dù hiểu rằng cấu trúc thương vụ nếu xảy ra sẽ rất phức tạp không như những con số tính toán đơn giản, song theo quan điểm của chuyên gia phân tích, thương vụ này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Trong quá khứ, việc giải cứu ngân hàng “0 đồng” được xem như là nghĩa vụ bắt buộc với một số ngân hàng lớn và kết quả không đạt kỳ vọng sau 7 năm vừa qua. Vì vậy, rất có thể lần này NHNN có thể linh hoạt hơn với một số lợi ích dành cho các ngân hàng nhận chuyển giao nhằm tạo động lực lớn hơn để các ngân hàng lớn tham gia vào hỗ trợ ngân hàng “0 đồng”.

“Dựa theo phân tích kể trên và những thông tin mà chúng tôi có được, thương vụ này giống như một sự tiếp quản về ban lãnh đạo, trong đó MBB sẽ điều nhân sự sang OceanBank để tái cơ cấu hoạt động. Điều này không giống với những thương vụ M&A truyền thống.

Theo báo cáo của hội bất động sản, các doanh nghiệp kinh doanh nhà lớn đã gặp khó khăn tài chính:

– Theo một phân tích của Batdongsan.com.vn trong báo cáo quý 1/2023, doanh nghiệp BĐS Việt Nam được chia thành 4 nhóm điển hình: rủi ro, cân bằng, tiềm lực và người chơi mới. Cách thức phân loại dựa trên đánh giá về áp lực nợ ngắn hạn và tổng nợ so sánh với quy mô tài sản của các doanh nghiệp dựa theo số liệu từ báo cáo tài chính mà doanh nghiệp công bố.
Thứ nhất là các doanh nghiệp ở nhóm “rủi ro” khi áp lực nợ ngắn hạn và tổng nợ lớn hơn so với quy mô tài sản. Nhóm này bao gồm một số đơn vị như Novaland (NVL), Vinhomes (VHM), Viglacera (VGC), Sunshine Homes (SSH), Phát Đạt (PDR), Hà Đô (HDG), Becamex IDC (BCM), CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (SJS)… Các doanh nghiệp thuộc nhóm này đang chuyển mình theo hướng thu gọn để cân bằng thông qua tái cơ cấu nợ và cân bằng dòng tiền bằng việc bán bớt tài sản, giảm lượng hàng tồn kho bằng cách điều chỉnh giá bán hoặc đưa ra chính sách ưu đãi, khuyến mãi phù hợp.

Lời Bàn:

Những vết nứt ở nền tảng tín dụng của Việt Nam, do tình trạng vay nợ đầu cơ nhà bán lại trong thời gian ngắn (phượt nhà) tràn lan ở Việt Nam,  bắt đầu hiện ra. Trong những tháng tới tình hình sẽ thêm phức tạp.

– Nhà bé, nhà trong hẻm, nhà ở miệt vườn cũng hét giá cả triệu USD do tình trạng đầu cơ, cứ vay tiền ngân hàng cho dù lãi suất cao tới 9-10%,  bán cho lẹ trước khi thị trường bong bóng vỡ, nay thị trường đình đốn và rớt giá, nhà cửa mua mắc không bán được cho dù chấp nhận bán lỗ  và ảnh hưởng dây chuyền đến ngân hàng mất vốn vì nợ xấu.

– Sự sụp đổ dây chuyền có thể xảy ra nếu bong bóng bất động sản vỡ. Theo bài phân tích của Shuli Ren đăng trên Bloomberg ngày 23/8/2022, sự sụp đổ của Evergrande nên là lời cảnh báo cho Việt Nam vì có quá nhiều điểm tương đồng với tình trạng bất động sản của Trung Quốc.

Phan Sinh Trần 

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay