LS Đoàn Thanh Liêm
Ngành Tư pháp của Việt nam Cộng hòa bao gồm hệ thống các Tòa án Dân sự, Tòa án Hành chánh, Tòa án Quân sự – với các nhân viên gồm Thẩm phán, Lục sự, Thư ký v.v… Giới Luật sư được tổ chức thành hai Luật sư Đòan Tòa Thượng Thẩm Sài gòn và Tòa Thượng Thẩm Huế.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đa số các vị Thẩm Phán thuộc Tối Cao Pháp Viện, các Thẩm phán thuộc Bộ Tư Pháp, các Thầm phán thuộc hai Tòa Thượng Thẩm Sai Gon, Huế và các thẩm phán thuộc các Tòa Sơ Thẩm đểu phải đi tù ” cải tạo” . Các Luật sư vì nằm ngòai guồng máy chánh quyền, nên không phải đi tù cải tạo. Tuy nhiên cũng có một số Luật sư bị đi tù vì lý do chính trị, điển hình như các Luật sư Trần Văn Tuyên, Nguyễn Lâm Sanh v.v…Ngòai ra có một số Giáo sư các Đaị Học Luật Khoa Việt Nam cũng bị đưa đi tù cải tạo như GS Bùi Tường Huân, GS Vũ Quốc Thông, GS Mai Văn Lễ. Cựu Đại sứ VNCH tại Anh quốc LS Lê Ngọc Chấn, vị Chưởng Khế tại Saigon Cụ Nguyễn Bích Lưu, cũng bị bắt đi tù cải tạo. Tất các vị trên đã qua đời sau khi ra tù.
Có khá nhiều Thẩm phán và Luật sư bị thiệt mạng trong các trại giam – cũng như lìa đời hay bị mất tích ngòai biển khơi trong các chuyến vượt biên. Năm 2015, nhằm kỷ niệm 40 năm (1975 – 2015) ngày Việt nam Cộng hòa bị bức tử, ta cần phải tổ chức những Lễ Tưởng niệm đối với những người đã thiệt mạng trong các nhà tù cộng sản hay đã chết hoặc mất tích trên đường vượt biên để tìm tự do. Riêng trong phạm vi của Gia đình Tư pháp, tôi ghi nhận được một số trường hợp của các nhân vật bị thiệt mạng trong các trại giam hay ngòai biển khơi – và xin được kê khai trong một danh sách sau đây:
Số người tuẩn tiết sau khi CS chiếm thủ đô Saigon
Trần Chánh Thành, Luật sư
Số người chết trong ngục tù cộng sản:
Dương Đức Thụy, Chánh Nhất Tòa Thượng Thẩm Saigon
Hồ Minh, Thẩm phán Tòa án Quân sự
Tống Đức Hoành, Thẩm phán Tòa án Quân sự Đà nẳng
Lê Sĩ Giai, Luật sư
Lưu Đình Việp, Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Saigon
Nguyễn Mạnh Nhụ, Phó Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Saigon
Nguyễn Ngọc Lời, Hội Thẩm Tòa Thượng Thẩm Saigon
Nguyễn Văn Doanh, Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Pleiku
Ngô Quý Thuyết, Thẩm phán Tòa án Quân sự*
Ngô Văn Vũ, Chánh Án Tòa Án Hành Chánh
Phạm Văn Hiền, Chánh Nhất Tòa Thượng Thẩm Huế
Phạm Quang Cảnh, Luật sư (bị CS xử tử)
Trương Văn Trước, Chánh Án
Vũ Tiến Tuân, Chưởng Lý tại Tối Cao Pháp Viện
Vũ Trung Vịnh, Chánh Án???
Trần Văn Tuyên, Thủ Lảnh Luật sư Đoàn Saigon
Số người chết hay mất tích trên đường vượt biên:
Đặng Như Kỳ, Luật sư
Đàm Quang Đôn, Luật sư
Đặng Ngọc Lân, Lục sự
Hùynh Văn Ngãi, Dự thẩm Tòa Sơ Thẩm Bình Tuy
Nguyễn Hữu Lành, Giáo sư Khoa trưởng Đại học Luật khoa Cần Thơ
Tô Lai Chánh, Thẩm phán Tòa án Quân sự*
Vương Quốc Cường, Chánh án Tòa Sơ Thẩm Quảng Ngãi
Vũ thị Bình Minh, Luật Khoa (Khóa 1964-1967)
. Tống Đức Hoành , Thẩm Phán Tòa án Quân sự Đà nẳng
Số người chết hay mất tích trong biến cố Mậu Thân tại Huế:
Bữu Thạnh, Ủy Viên Chánh phủ Tòa án Quân sự Huế *
Nguyễn Khoa Hoàng, Chánh án phòng
Nguyễn Khoa Kiêm, Luật sư
Ghi chú : Danh sách này chỉ có tính cách tạm thời, xin các bạn đồng nghiệp đồng môn bổ túc cho đày đủ và chính xác hơn. Xin đa tạ.
LS Đoàn Thanh Liêm
From TP Ngô Bút
Kính chị Ngọc Thụy,
Cảm ơn Chị đã chuyển tin và đã hỏi. Thời gian phôi pha nên nhiều việc đã không còn nhớ chính xác. Chỉ xin thưa với chị là chúng tôi đã biết mấy trường hợp sau đây:
- Hội thẩm Tòa Thượng thẩm Sài Gòn Nguyễn Ngọc Lời đã uống thuốc ngủ tự sát trong thời gian bị giam cầm ở trại cải tạo Long Thành vào khoảng cuối năm 1975 hay đầu năm 1976. Tuy không ở chung nhà nhưng chúng tôi đã thấy tận mắt thi hài của bậc huynh trưởng xấu số nầy vào sáng hôm sau. Có lẽ đây là Thẩm phán nạn nhân đầu tiên thiệt mạng trong trại tù của người cọng sản tại miền Nam.
- Thủ lãnh Luật sư đoàn Tòa Thượng thẩm Sài Gòn Luật sư Trần Văn Tuyên đã ngã xuống ngay trong buổi “tọa đàm” vào cuối tháng 10 năm 1976 tại trại cải tạo Hà Tây ở miền Bắc. Cùng với hơn một trăm người cùng cảnh ngộ, chúng tôi đã chứng kiến tại chỗ khi bậc tiền bối khả kính bị đột qụy và hôn mê. Sau đó được chuyển đi bệnh viện, từ trần ở bệnh viện Hà Đông và an táng ở nghĩa trang bên ngoài trại.
- Thẩm phán Tòa Thượng thẩm Sài Gòn Dương Đức Thụy là bậc tiền bối của chúng tôi mà lâu ngày tôi quên chức vụ ở tòa. Chỉ nhớ là thời gian cuối cùng được chuyển qua làm một trong các Cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Cụ Thụy cũng bị giam cầm với chúng tôi ở trại cải tạo Hà Tây. Cụ qua đời sau một thời gian dài buồn rầu và bị suy nhược.Ngoài ba trường hợp trên, chúng tôi cũng đã nghe tin về nhiều đồng nghiệp đã qua đời trong trại cải tạo. Một số đã được qúy anh kể lại. Xin kể về cụ Chánh Nhất Tòa Thượng thẩm Huế Phạm Văn Hiền. Bậc tiền bối trực tiếp của chúng tôi cũng đã qua đời vì bệnh tại một trong các trại cải tạo ở miền Bắc.
Nhờ hai anh Hiển và Thanh bổ sung cho sai sót của chúng tôi. Thân chúc Chị cùng hai Anh vạn sự như ý.
Ngô Bút
________________________________________________________________
From TP Đặng Xuân Thanh
Dung nhu Anh But noi, Cu Hoi Tham Nguyen Ngoc Loi uong thuoc ngu tu sat o trai Long Thanh, Bien Hoa trong nam 1975 sau may thang vao trai. Cu Nguyen Ngoc Loi o chung cung mot buong voi chung toi .Cu Loi nam sat canh Anh TP Le Dinh Ngoc,con toi thi nam sat Anh Ngoc .
May thang dau, chung toi thay Cu co ve buon, it noi, duong nhu nghi dau xa xam va hut thuoc nhieu.
Mot buoi sang ( toi khong nho) moi nguoi trong buong deu day de chuan bi di lao dong, thi thay mung cua Cu Loi van chua ven len. Anh Nha Truong, hinh nhu ten NEN, bao cao can bo trai,va than xac Cu Loi duoc chuyen len benh xa cua trai. Roi khong ai biet ho chon Cu Loi o dau?
Con Anh TP Truong Van Truoc, o trai Thanh Cam ,Thanh Hoa, thi bi tieu duong nang.Toi nho hom ay chung toi dang lao dong thi thay can bo CS dua Anh len xe bo cho di Huyen Cam Thuy,Thanh Hoa de chua tri vi binh qua nang. Chung toi thay Anh xanh xao va qua yeu ot, di khong noi va leo len xe bo khong duoc. Can bo CS bao anh em tu nhan khieng Anh len xe bo. Xe bo di.. ,roi sau do nghe tin anh mat!.
Ve Cu Nguyen Van Doanh, thi phan vi tuoi tac cao, phan vi thieu an lau ngay ,nen Cu Doanh kiet suc ma mat !.. Cu mat duoc may hom thi co 2 goi qua cua nguoi nha cua Cu goi den, nhung khong nguoi nhan! Phai chi hai goi qua do den truoc mot tuan, thi may ra Cu con song sot ve voi Gia Dinh!
…
Dang Xuan Thanh
_________________________________________________________________
From TP Lê Thế Hiển
Tôi chỉ biết một số vị Thẩm Phán đã chết trong ngục tù CS sau ngà VNCH bị bức tử 30 Tháng 4 năm 1975 như các vị DƯƠNG ĐỨC THỤY, PHẠM VĂN HIỀN , NGUYỄN VĂN DOANH , VŨ TIẾN TUÂN , NGUYỄN MẠNH NHỤ sau khi tôi đã ra tù năm 1983 vì khi được đưa ra miền Bắc tôi không ở cùng trại với các vị này.
Những vị này đều đã được liệt kê đầy đủ trong danh sách mà LS Đoàn Thanh Liêm lập ra.
TP DƯƠNG ĐỨC THỤY nguyên Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp VNCH-Cố vấn Pháp Luât của TT Nguyen Văn Thiệu ở cùng buồng với tôi ở Trại Thủ Đức/Biên Hòa trước khi được đưa ra Miền Bắc năm 1976. TP Thụy lúc ấy đã có tuổi, người cao ráo gày gò, sức khỏe đã yếu. Tôi ẫn tự hỏi, không biêt ra ngoài Bắc làm sao TP Thụ có thể chịu đựoc cái lạnh thấu xương mà tôi đã từng biết thưở nhỏ.
TP PHẠM VĂN HIỀN nguyên là THAM LÝ(khi tôi làm việc ở Tòa Sơ Thẩm Huế/1965) rồi CHÁNH NHẤT Tòa Thượng Thẩm Huế(chứ không phải là CHƯỞNG LÝ) khi cụ đi tù CS. Cụ là một TP mẫu mực, thanh liêm , bình dị, một gương sáng cho những TP trẻ như chúng tôi thời ấy. Sau 75, cụ Bà và cô con gái út(2 con trai của cụ lúc ấy đang du học ở Đức, người con trai cả là một BS quân Y cùng đi tù với bố) lại ở cùng khu Bàn Cờ/SaiGon với vợ tôi nên cùng cảnh ngộ trong việc bàn thảo gửi quà và thăm nuôi bọn tù chúng tôi ở ngoài Bắc dù khác trại. Những việc này tôi có kể rõ trong các Email gửi TP NGÔ BÚT trong Mục KỶ NIỆM NGÀY XƯA/AHLK.
TP NGUYỄN MẠNH NHỤ nguyên PHÓ CHƯỞNG LÝ Tòa Thượng Thẩm Saigon, hàng năm thường hay xuống ngồi ghế Công Tố trong các phiên xử Đại Hình tại Tòa Sơ Thẩm Long Xuyên. Tôi là Chánh Án Tòa địa phưong LX nên cũng ngồi ghế Phụ Thẩm mà Chánh Thẩm là một vị Hội Thẩm Tòa Thượng Thẩm Saigon do Tối Cao Pháp Viện bổ nhiệm. Việc cụ TP Nguyễn Mạnh Nhụ mất sau 75 chắc chắn hai con của cụ(LS Nguyễn Hồng Nhuận và TP Nguyễn Hồng Nhuận Tâm o Cali) biết rõ hơn cả.
TP Nguyễn Văn Doanh nguyên Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Pleiku thì cùng ở Trại Long Thành/Saigon với tôi trong 3 tháng 6,7,8/1975 trước khi tôi được chuyên về Trại Thủ Đức. Thời gian này, tinh thần TP Doanh rất yếu. TP Doanh thường tìm tôi nói chuyện, luôn luôn thắc mắc về chuyện sinh sống của vợ con ở nhà, nhất là thời gian học tập có kết thúc sớm như chính quyền CS nói trong thông cáo gọi đi trình diện không. Tôi chỉ biết an ủi là lúc này có lo cũng không làm gì được , phải nghĩ đến bảo vệ sức khỏe của minh là giải pháp tốt nhất. Tôi thấy TP Doanh là người cả lo và tôi tự hỏi nếu thời gian tu kéo dài thì TP Doanh có chịu nổi không.
TP VƯƠNG QUÓC CƯỜNG nguyên là Dự Thẩm Tòa Sơ Thẩm Ban Mê Thuột về thay thế tôi làm Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Quảng Ngãi năm 1970 khi tôi được thuyên chu yển về Tòa Sơ Thẩm Long Xuyên. Khi TP Cường đi tù về thường rủ tôi đạp xe đạp lòng vòng trên đường phố Saigon bàn chuyện tìm đường vượt biên. Ít lâu sau, tôi được tin ông tìm được tuy ô ra đi nhưng nhà đợi mãi không có tin tức báo về. Sau có tin đồn là ông đã mất tích. Cho đến nay vẫn bặt vô âm tín về ông.
Ở Trại Long Thành/Saigon tôi cũng nghe tin một vị TP tự sát nhưng không rõ lắm. Việc này LS hỏi TP NGÔ BÚT chắc biết rõ hơn đấ. Sau cùng, tôi gởi 2 bài viết về những KỶ NIỆM CẢI TẠO để tùy nghi phổ biến nếu thấy được…..
Lê Thế Hiển
From LS Nguyễn Hữu Thống (trích từ bài Kẻ sĩ dấn thân vì đại nghĩa)
… Luật Sư Trần Danh San cũng ra người thiên cổ. Anh sáng lập phong trào đòi tự do nhân quyền cho Việt Nam.
Đồng thời với việc ban hành Hiến Chương 77 tại Prague, ngày 23-4-1977, Anh đã tuyên đọc tại khuôn viên Nhà Thờ Đức Bà Saigon “Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Viết Nam Khốn Cùng”.
Kết quả Anh đã bị giam giữ 12 năm tại trại cải tạo cùng với các Luật Sư Nguyễn Hữu Giao, Trần Nhật Tân, Triệu Bá Thiệp, Vũ Hùng Cương và Thủ Lãnh Vũ Đăng Dung tại Luật Sư Đoàn Huế.
Trong thời gian này Luật Sư Khuất Duy Trác cũng bị bắt giam 12 năm, 6 năm về tội “tuyên truyền chống chế độ” và 6 năm về tội sĩ quan biệt phái. Sau khi Cộng Sản cướp chính quyền tại Miền Nam để thiết lập chế độc tài đảng trị, trong vòng 2 năm, từ 1975 đến 1977 có ít nhất 14 luật sư đã tuẫn tiết hay bị giam giữ.
Luật Sư Trần Chánh Thành đã quyên sinh không chịu khuất phục bạo quyền, Các vị khác đã đứng lên tố cáo Nhà Cầm Quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền và những quyền tự do căn bản của người dân. Cuối năm 1975, trong vụ án Vinh Sơn, Luật Sư Nguyễn Khắc Chính bị kết án tù chung thân về tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.
Qua năm 1976, Luật Sư Trần Văn Tuyên, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Saigòn đã tuẫn tiết tại trại cải tạo Hà Tây. Sau đó, 3 người con trai Trần Vọng Quốc, Trần Tử Thanh và Luật Sư Trần Tử Huyền đã bị kết án 12 năm, 5 năm và 3 năm về tội “tuyên truyền chống chế độ”.
Đồng thời Luật Sư Thủ Lãnh Lý Văn Hiệp đã bị kết án 12 năm tù cũng về tội này.Ngoài ra, các Luật Sư Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Hữu Doãn cũng bị giam 18 tháng về tội giả tạo nói trên. Trong số 14 luật sư nói trên, cho tới nay ít nhất có 6 vị đã ra người thiên cổ là các Luật Sư Trần Chánh Thành, Trần Văn Tuyên, Vũ Đăng Dung, Trần Danh San, Nguyễn Hữu Giao và Nguyễn Quý Anh.
Cùng với các tầng lớp trí thức khác như bác sĩ và gíao sư, giới luật sư đã đứng lên tranh đấu đòi tự do nhân quyền ngay từ khi Ðảng Cộng Sản thiết lập chế độ độc tài vô sản tại Miền Nam. Lý do là vì người luật sư có truyền thống bất khuất không chấp nhận chuyên chế và bạo hành.
Từ thời Napoleon giới luật sư vẫn là kẻ thù số một của các chế độ độc tài.
Thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, Luật Sư Ðoàn Sàigòn đã phản kháng chính sách cưỡng bách học tập chính trị. Các luật sư đã công bố lập trường trên báo chí đòi phải có thuyết trình và thảo luận về đường lối và chính sách quốc gia, thay vì học tập một chiều như trong các chế độ độc tài toàn trị. Vì không có thuyết trình viên đủ sức thuyết phục, kết cuộc Chính Phủ đã phải hủy bãi chương trình học tập chính trị tại Luật Sư Ðoàn Sàigòn. Và Công Tố Viện đã thâu hồi khởi tố lệnh trạng về tội “nhục mạ nhà cầm quyền”. Do giáo dục và sinh hoạt nghề nghiệp trong môi trường đối thoại, người luật sư chấp nhận đối lập thường xuyên giữa luật sư và biện lý, luật sư và chánh án, luật sư và đồng nghiệp. Nhờ đối thoại, tranh luận, biện minh và thuyết phục để đi đến hòa giải, thỏa hiệp hay đồng thuận, người luật sư được hấp thụ tinh thần đấu tranh công khai, ôn hòa, bất bạo động trong việc đề xướng và tôn trọng Sự Thật và Công Lý.
Dầu sao, về lương tâm và chức nghiệp, người luật sư phải giữ chính trực, vô tư, ôn hòa và tình đồng nghiệp để duy trì hòa khí và tương thân tương kính, mà nếu thiếu vắng, pháp đình tôn nghiêm sẽ trở thành đấu trường hỗn loạn….