Không biết/không nghe/không thấy, không dám nói…
* Thành trì của nỗi sợ người Việt trong nước.
Càng ngày càng thấy nhiều biểu hiện của nỗi sợ trong những người Việt Nam chúng ta trong nước.
– tố cáo sai phạm của công chức thì sợ chính quyền hoạnh họe nhũng nhiễu,
– thấy trộm cướp không dám la lên vì sợ giang hồ trả thù,
– thấy đồng nghiệp gian dối không dám nhắc nhở vì sợ ném đá giấu tay,
– thấy sếp phạm pháp không dám tố cáo vì sợ đuổi việc,
– thấy hàng xóm ném rác ra đường thì im lặng đóng cửa vì sợ họ chuyển sang ném rác vào nhà mình…
Ngoài ra nếu:
– Tố cáo Lãnh đạo tham nhũng, sẽ bị ghép tội “nói xấu lãnh đạo” .
– Phê bình sai trái của nhà cầm quyền, sẽ bị bỏ tù vì tội “lợi dùng quyền tự do dân chủ…”
* Đồng bào trong nước hiên nay, sợ nhiều thứ và quen với nỗi sợ đến nỗi thấy một người không biết sợ những điều đó thì ngạc nhiên, thán phục, đồng thời cũng… lo sợ cho họ vô cùng.
Nỗi sợ xây lên một thành trì cao ngất, dần dần nhốt người dân VN vào thứ quan niệm sống hèn đớn và tồi tàn: chỉ biết được việc cho chính mình, nhắm mắt bịt tai trước những thứ chướng tai gai mắt trong xã hội, không biết/không nghe/không thấy bất cứ điều gì nếu không trực tiếp liên quan đến mình.
Ai làm ngược lại thường bị chế giễu là bao đồng, ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng
Có những bà mẹ hết sức khuyên con hãy sống như thế. Thế mới là khôn!
Nhưng… khó trách người dân, vì thực tế xã hội Việt Nam ngày nay chứng minh điều đó.
Người dân có thể làm gì hơn là bo bo bảo vệ chính mình khi chính quyền không đủ sức bảo vệ họ?
Đặc biệt, khi chính quyền chính là cái máy xay hung hãn nghiền nát tiền bạc, công sức và ý chí của người dân, thông qua tham nhũng, trục lợi, nhóm lợi ích… năm sau cao hơn năm trước?
Đấu tranh rồi nếu bị “trâu đánh” thì “tránh đâu”?
– Thôi, hèn nhưng an toàn còn hơn anh hùng mà vắn số.
TL – RFA (BL Trương Mộc Lan)