Trích sách Huế Thảm Sát Mậu Thân 68 – Tác giả Liên Thành

 Van Pham

On Cố Tri Tân – Đọc để thấy chính sách, đường lối của Việt cộng đến nay cũng không khác gì trước 1975 tại Miền Nam VN. Hiện nay tình cảnh các Cộng đồng NVTD NSW & VIC cũng y hệt cảnh đấu tranh, xuống đường 1965-1966 và Tổng nổi dậy Tất Mậu Thân 1968.

Và cũng kỷ niệm 52 năm tắm máu kinh hoàng tại Cố Đô Huế…

***

LÊ VĂN HẢO, THÍCH ĐÔN HẬU, HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG, HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN & NGUYỄN ĐẮC XUÂN – 5 NHÂN VẬT CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC LỊCH SỬ & TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ TỘI ÁC CHIẾN TRANH & TỘI ÁC DIỆT CHỦNG”

(trích sách Huế Thảm Sát Mậu Thân 68 – Tác giả Liên Thành)

Khoảng 6 giờ sáng ngày Mùng 2 Tết Mậu Thân 1968, sương mù tan dần, trời trở lạnh và thấp, Huế bật khóc trong nghẹn ngào tủi hận, khi nhìn về phía Kỳ Đài Phú Văn Lâu lá quốc kỳ VNCH không còn nữa, thay vào đó là một lá cờ gồm 3 phần: xanh, đỏ, xanh ở giữa nền đỏ có ngôi sao vàng. Đó chính là cờ của Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình.

Phần đông đồng bào Huế cứ ngỡ đó là cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nhưng không phải vậy. Cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chỉ có hai phần: xanh và đỏ, giữa có ngôi sao vàng.

Lá cờ treo trên Kỳ Đài Phú Văn Lâu trong suốt 24 ngày gây chết chóc đau thương tột cùng cho đồng bào Huế là cờ của Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình.

Người Huế sau hai mươi sáu ngày ngập trong đau thương, trong kinh hoàng bởi ngọn cờ “xanh, đỏ, xanh và ngôi sao vàng chính giữa” họ đã hỏi nhau:

a- Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình là lực lượng của ai?

b- Khai sinh ra lúc nào? Mục đích gì?

c- Tại sao phục vụ dưới ngọn cờ này toàn là cán binh Việt cộng và đám nằm vùng?

d- Tại sao những những kẻ đã từng tham gia trong vụ phản loạn của Thích Trí Quang và Đôn Hậu vào 6/1966 đào thoát lên mật khu theo Việt cộng nay đều có mặt trong tổ chức này?

e- Tại sao lại giết hại đồng bào Huế nhiều như vậy?

Lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình là lực lượng của ai?

Theo tài liệu giải mật:

– Tháng 5 năm 1967 Hồ Chí Minh chủ tọa phiên họp của Bộ Chính trị Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam để đánh giá tình hình, dự thảo chiến lược Đông-Xuân 1967-1968.

– Tháng 6 năm 1967 Bộ Chính Trị lại được triệu tập lần thứ 2 để bàn bạc kỹ lưỡng hơn dự thảo kế hoạch chiến lược Đông-Xuân 1967-1968.

– Tháng 10 năm 1967 Bộ Chính Trị triệu tập phiên họp lần thứ 3 từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 10 năm 1967, trong năm ngày, thay mặt Quân Ủy Trung ương Văn Tiến Dũng trình bày dự thảo kế hoạch Đông-Xuân-Hè 1967-1968:

Thực hiện một cuộc đột kích chiến lược bất ngờ và mãnh liệt nhất, bằng cả hai lực lượng vũ trang và chính trị, tức là “Tổng Công Kich-Tổng Nổi Dậy”. Và Bộ chính trị quyết định thời gian mở cuộc “tổng tấn công và tổng nổi dậy” là vào dịp Tết Mậu Thân 1968.

– Ngày 28 tháng 12 năm 1967 Bộ chính trị triệu tập phiên họp đặc biệt dưới sự chủ tọa của Hồ Chí Minh và Lê Duẩn bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung Ương đảng, chính thức thông qua kế hoạch Tổng Công Kích-Tổng Nổi Dậy.

– Tháng 1 năm 1968 Ban chấp hành Trung Ương đảng họp lần thứ 14 tại Hà Nội thông qua nghị quyết tháng 12/1967 của Bộ Chính trị, quyết định: “Tổng Công Kích và Tổng Khởi Nghĩa” tại miền Nam Việt Nam.

Riêng về lực lượng để tổng khởi nghĩa đó là kết hợp quần chúng nông thôn và đô thị thành một lực lượng to lớn để tổng nổi dậy. Do đó Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình ra đời.

Đây là lực lượng chủ lực và nòng cốt cho kế hoạch Tổng Khởi Nghĩa của Hồ chí Minh và của Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam tại Huế.

Vào ngày 21 tháng 1 năm 1968, Bộ Chính trị đã gởi một mật điện cho Phạm Hùng Trung Ương Cục Miền Nam, Võ Chí Công Khu Ủy Khu 5 và Tướng Trần Văn Quang, Khu Ủy Trị Thiên quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập một mặt trận chính trị thứ hai sau Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam lấy tên là:

“Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình” nhằm phân hóa địch đến mức cao nhất, tranh thủ và tập hợp thêm những lực lượng những cá nhân chống Mỹ và Thiệu-Kỳ. Tranh thủ các tầng lớp trung gian ở đô thị, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi ở nước ngoài.

Riêng tại Cố Đô Huế Thiếu Tướng VC Trần Văn Quang Khu Ủy Trị Thiên giao cho Chính Ủy Lê Chưởng, sau này là Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam, thi hành lệnh của Bộ Chính Trị thành lập Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình tại Huế.

Lê Chưởng phối hợp cùng Hoàng Kim Loan, và Hoàng Lanh, hai cán bộ Thành Ủy Huế, chịu trách nhiệm phụ trách cuộc “Tổng Nổi Dậy”, gấp rút thành lập Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình trước thời điểm tấn công Huế để kịp thời trình diễn với đồng bào quốc nội cũng như tuyên truyền với quốc tế rằng: Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình là một lực lượng tự phát của dân chúng miền Nam, được kết hợp bởi mọi thành phần yêu nước trong quần chúng và tôn giáo. Họ vùng lên “tổng nổi dậy”, “tổng khởi nghĩa” giành lại chính quyền trong tay Ngụy Quân, Ngụy Quyền, bè lũ tay sai, và Đế quốc Mỹ xâm lược ác ôn. Ngoài ra lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình còn có nhiệm vụ:

“Lùng, diệt, truy quét thành phần ác ôn, tàn binh ngụy, công an cảnh sát ‘Ngụy’, các thành phần làm tay sai cho tình báo CIA.”

Những thành phần nòng cốt được tuyển chọn đặt vào những chức vụ chủ chốt và quan trọng trong tổ chức Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ tại Huế gồm:

Chủ Tịch: Lê Văn Hảo.

Giáo Sư Nhân Chủng Học Trường Đại Học Huế. Lê Văn Hảo sinh quán tại Huế. Du học tại Pháp. Về nước vào năm 1965. Giáo sư của Đại học Sài Gòn và Đại học Huế về môn nhân chủng học.

Lê Văn Hảo hoạt động trong Tổ Trí Vận của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tôn Thất Dương Tiềm, Ngô Kha, Hoàng Văn Giàu, và Tôn Thất Hanh. Y tham gia phong trào nổi loạn vào năm 1966 của Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu tại Miền Trung-Huế.

Vụ phản loạn của Thích Trí Quang thất bại, Lê Văn Hảo bị lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt chúng tôi bắt giữ. Chúng tôi đang thẩm vấn y để truy lùng bắt đám trí vận nội thành thì ông Trưởng Ty Đoàn Công Lập ký giấy trả tự do cho y. Tôi trực tiếp phản đối chuyện này với ông Đoàn Công Lập, nhưng vô hiệu. Ông là Trưởng Ty, là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi. Ông ta có toàn quyền, đủ tư cách pháp lý pháp nhân, bắt ai, thả ai là quyền của ông ta. Và ông ta đã sử dụng quyền này để thả tù nhân Cộng sản ra, tôi biết làm sao hơn?

(1967 chúng tôi tình nghi ông Đoàn Công Lập làm nội tuyến. Sau Mậu Thân Đoàn Công Lập bị bắt. 1972 điệp viên VC Hoàng Kim Loan xác nhận y là cán bộ điều khiển Đoàn Công Lập. Sẽ nói rõ trong phần sau).

Gần cuối tháng 12/1967 trước trận đánh Mậu Thân, Hoàng Kim Loan đã chuyển Lê Văn Hảo lên mật khu học tập và nhận chỉ thị thi hành kế hoạch Mậu Thân để “tổng nổi dậy”, đồng thời nhận chức Chủ Tịch Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình.

Theo màn kịch cướp chính quyền này của Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam, Lê Văn Hảo được đề cử kiêm nhiệm thêm chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Nhân Cách Mạng thành phố Huế kể từ sáng Mùng 2 Tết Mậu Thân.

Phó Chủ Tịch: Thích Đôn Hậu, Chánh đại diện Phật giáo Ấn Quang miền Vạn Hạnh.

Thích Đôn Hậu là cơ sở Tôn Giáo Vận được tên Trung tá điệp viên Hoàng Kim Loan tổ chức hoạt động cho Cộng sản từ trước 1963.

(Xin đọc phần sau: “Sự thật về Thích Đôn Hậu”).

Tổng Thư Ký: Giáo Sư Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nguyên quán tại làng Bích Khê, Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị. Hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan, là hậu duệ của Tuần Vũ Hoàng Hữu Xứng, đời Vua Tự Đức.

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn, Giáo sư Việt Văn trường Quốc Học, hoạt động trong tổ chức trí thức vận của Khu Ủy 5, và sau đó trực thuộc cơ quan Thành ủy Huế.

Hoàng Phủ Ngọc Tường tham dự hầu hết các vụ rối loạn tại Miền Trung. Với danh nghĩa là thành phần trí thức, y hoạt động kết hợp với tổ chức Học Sinh Sinh Viên Giải Phóng Thành phố Huế.

Từ cuộc tranh đấu của Phật Giáo Ấn Quang vào năm 1963, do hai tên Việt cộng nằm vùng trong Phật Giáo là Trí Quang và Đôn Hậu cầm đầu, đến vụ khởi loạn tại Miền Trung vào năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường đều có mặt bên cạnh Trí Quang và Đôn Hậu, theo chỉ thị của Khu Ủy Khu 5 và tên Trung tá điệp viên Hoàng Kim Loan. Cũng như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những thành phần tin cậy, là cánh tay mặt của Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu trong lực lượng học sinh, sinh viên và trí thức, lực lượng chủ lực của Đôn Hậu và Trí Quang trong các cuộc tranh đấu lên đường xuống đường gây rối loạn tại miền trung, Huế.

Sau cuộc đảo chánh phản loạn 1963 lật đổ nền đệ I Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và hai bào đệ là ông Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn bị thảm sát, thì tại Huế hai tên Việt cộng nằm vùng trong Phật Giáo là Trí Quang và Đôn Hậu là hai tay quyền lực nhất nước, và chùa Từ Đàm mới thực là Dinh Độc Lập. Đám Việt cộng mặc lớp áo trí thức, sinh viên thuộc Đại Học Huế là những công thần của phong trào Phật Giáo Tranh Đấu, đã trở thành những kiêu binh nắm quyền sinh sát chính trị.

Kết quả lực lượng an ninh tình báo VNCH đã bị tên Việt cộng Trí Quang và Cục Tình Báo Chiến Lược Bắc Việt đánh tơi tả. Vì thế đám Việt cộng nằm vùng Hoàng Phủ Ngọc Tường mặc sức tung hoành chẳng ai dám đụng tới. Điển hình là từ 1964 tại Đại học Huế có hai tờ báo của Việt cộng ngang nhiên hoạt động. 4

Tờ báo thứ nhất của nhóm trí thức thiên tả tại Đại Học Huế đó là tờ “Lập Trường” do Giáo sư Tôn Thất Hanh làm chủ nhiệm. Chủ trương của nhóm Lập Trường là chống lại tất cả các nội các chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Sáu nội các chính phủ sau chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm đều bị dán nhãn là “Chính quyền Diệm mà không Diệm”. Chiêu bài này cũng còn được sử dụng tiếp tục và dài dài sau đó, ngay cả đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 (Thậm chí bọn Cộng sản nằm vùng và tay sai còn sử dụng chiêu bài này ngay tại hải ngoại hiện nay).

Ngoài ra Giáo sư tiến sĩ Cao Huy Thuần bút hiệu là Ba Cao mở mục “Chén Thuốc Đắng” để thường xuyên tuyên truyền vu khống bôi xấu tấn công các cấp lãnh đạo và chính quyền Miền Nam Việt Nam là ác quỷ đàn áp dân chúng sinh viên học sinh.

Tờ báo thứ hai xuất phát từ Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Huế với tên gọi là “Sinh Viên Huế” thực chất là của “Lực Lượng Học sinh, Sinh viên Giải Phóng Thành phố Huế”, và Hoàng Phủ Ngọc Tường, người của Khu ủy Khu 5, giữ chức Tổng Thư Ký Tòa Soạn. Ban biên tập “Sinh Viên Huế” gồm nhiều “sinh viên” hoạt động cho cơ quan Thành Ủy Huế. Đặc biệt có Phan Duy Nhân, sinh viên Đại học Luật Khoa Huế, với bút hiệu Thiết Sử. Phan Duy Nhân là một tên Việt cộng nằm vùng loại rất nguy hiểm. Mọi cuộc lên đường xuống đường của Trí Quang và Đôn Hậu, Phan Duy Nhân đều tham gia tổ chức. Lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt chúng tôi đã bắt và giam y tại Côn Sơn 1968-1975.

Trước đây khi chúng tôi bắt những tên Việt cộng giả dạng “đối lập” tổ chức những đám biểu tình phủ màu sắc áo cà sa nhân danh tôn giáo,  nhân danh sinh viên học sinh thì liền bị quy chụp là Cảnh Sát Quốc Gia và bè lũ Mỹ Ngụy ác ôn đàn áp sinh viên học sinh, đàn áp đối lập đàn áp tôn giáo!

Sự thật ở đâu?

Sau tháng 4/1975, những “đối lập” này hiện nguyên hình là Việt cộng nằm vùng! Chính chúng trá hình là lãnh tụ đối lập để phá nát chính quyền VNCH. Nếu chúng tự xưng là MTGPMN hoặc là Việt cộng thì có ai nghe chúng? Quả thật bảo vệ lý tưởng quốc gia tại mặt trận là điều khó, nhưng bắt giam Việt cộng nằm vùng ở hậu phương là một mặt trận lại càng khó hơn. Các anh chị em CSQG luôn phải chịu đựng bị chụp mũ, bị bôi nhọ thóa mạ, thậm chí có thể bị trù dập bởi những người cùng chung chiến tuyến.

Thí dụ, sau tháng 4 năm 1975 cựu “sinh viên đối lập” thực chất là nội tuyến Phan Duy Nhân có tên mới là Nguyễn Chính, chức vụ Trưởng Ban Tôn Giáo trong Mặt Trận Tổ Quốc, ngạch trật tương đương với cấp thứ trưởng trong chính phủ Cộng sản Việt Nam! Thích Đôn Hậu sau 1975 là Đại Biểu Quốc Hội nhiều khóa, Thích Như Ý và Thích Thiện Siêu sau 1975 cũng là Đại Biểu Quốc Hội, thành viên Mặt Trận Tổ Quốc. Trước đây khi lực lượng CSQG đến chùa Trà Am bắt hắn thì bị Phật tử biểu tình rầm rộ buộc thả hắn ra, còn cá nhân tôi thì suýt bị Thiếu Tướng Trần Thanh Phong bắt và cách chức.

Song song với công tác tờ báo Sinh Viên Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn tham gia trong nhóm sinh viên chủ chốt của phong trào tranh đấu phản loạn miền trung của Trí Quang, Đôn Hậu. Nhóm sinh viên này gồm có: Nguyễn Hữu Ngô, Phan Duy Nhân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Trần Quang Long, Ngô Kha, Lê Văn Sâm (Sinh viên Luật Khoa, không phải là Lê văn Sâm sinh viên Văn Khoa).

Vào khoảng đầu tháng 9/1964 thì nhóm sinh viên nằm vùng này thành lập quán café “Quán Bạn” ở đường Đào Duy Từ. Chủ quán là sinh viên Lê Văn Sâm, nữ văn sĩ Túy Hồng phụ trách giao tế.

Khi ông Tướng Nguyễn Khánh cho ra đời “Hiến Chương Vũng Tàu”, thì tại Huế do chỉ thị của Khu ủy Khu 5 và tên Việt cộng nằm vùng trong Phật Giáo là Thích Trí Quang, Hoàng Phủ Ngọc Tường thành lập Lực Lượng Giáo Chức Tranh Đấu Huế. Y làm chủ tịch lực lượng này. Đồng thời y cho ra đời tờ báo “Báo Dân”. Tất cả thành phần trong “Quán Bạn” là những cây viết chủ lực của tờ Báo Dân.

Vào đầu năm 1966 theo chỉ thị của Khu ủy Khu 5, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Phan Duy Nhân, Hoàng Phủ Ngọc Phan cho ra mắt tại Huế tờ báo “Việt Nam Việt Nam” công khai chống chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, chống chiến tranh xâm lược Mỹ, nhằm hỗ trợ tích cực và mạnh mẽ cho hai tên cán bộ Việt cộng Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu đang phát động cuộc phản loạn của bọn chúng tại miền trung, nhằm thực hiện mưu đồ cắt miền trung từ đèo Hải Vân ra đến Tỉnh Quảng Trị, biến vùng này thành vùng trái độn.

Điều đáng lưu ý là nhóm chủ biên các tờ báo này toàn là những cơ sở nằm vùng của Khu Ủy Khu 5, của ban Trí Vận Thành ủy Huế, gọi chung là cán bộ của phong trào đô thị. Bọn chúng gồm có:

Lê Văn Hảo: Giáo sư Đại Học Huế. Lê văn Hảo cầm đầu nhóm chủ biên và để bảo mật. Lê Văn Hảo đã dùng phòng riêng của y để in báo.

Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nguyễn Khắc Túy tức Nguyễn Đắc Xuân

Hoàng Phủ Ngọc Phan

Lê Thanh Xuân

Hà Trung Tiến tức Hoàng Hữu Pha

Lê Tử Thành tức Trường Thành

Nguyễn Kim Sơn tức Lê Trường Sơn

Trần Hoàng Phong tức Trần Quang Long.

Nguyễn Thị Tố Liên: Xướng ngôn viên đài phát thanh Cứu Nguy Phật Giáo thuộc lực lượng phản loạn 6/1966 của tên Việt cộng nằm vùng Thích Trí Quang.

Đinh Cường: Họa sĩ, bí danh Các Hồng.

Số báo “Việt Nam Việt Nam” mang số 1 phát hành đúng vào thời gian cao điểm cuộc phản loạn của Trí Quang và Đôn Hậu vào 1966. Cũng phải nói đến giáo sư Bửu và Thái Ngọc San là 2 tay liên lạc đem báo từ Huế vào Sài Gòn, Quy Nhơn.

Tờ “Việt Nam Việt Nam” số thứ 2 đang sửa soạn phát hành thì toàn bộ bọn chúng bị lực lượng CSĐB của chúng tôi bổ vây truy bắt. Khu Ủy Khu 5 liền chỉ thị cho cơ quan Trí Vận thành ủy Huế gấp rút đưa Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân và một số khác chạy trốn. Điệp viên Hoàng Kim Loan cấp tốc gởi giao liên đến đưa bọn này lên mật khu.

Còn nhớ đêm cuối cùng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan ăn cơm tối tại nhà Trịnh Công Sơn sau đó giao liên là giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm và tài xế là Lê Cảnh Đạm, Tổng Thư Ký trường Đại Học Y Khoa Huế, dùng xe hơi của Bà Tuần Chi, tức bà Đào Thị Xuân Yến, một cơ sở trí vận của Thành Ủy Huế. Y thị cũng là người tình của Thích Đôn Hậu.

Tôn Thất Dương Tiềm và Lê Cảnh Đạm đến nhà Trịnh Công Sơn chở Tường, Phan lên Chùa Linh Mụ của Thích Đôn Hậu, sau đó chúng đi qua ngả Long Hồ, Ngọc Hồ, vuợt nguồn hữu lên mật khu tại vùng sau lưng núi Kim Phụng hay thường gọi là núi Chuối thuộc quận Nam Hòa, đó là nơi cơ quan Tỉnh Ủy Thừa Thiên Việt cộng trú đóng.

Năm 2009, khi tôi công bố chi tiết này trong bài viết về Trịnh Công Sơn và những hoạt động nằm vùng thì Hoàng Phủ Ngọc Phan lập tức chối tội của hắn và đồng bọn trong một số các bài viết bằng cách cho rằng chi tiết anh em Hoàng Phủ trốn trong nhà Trịnh Công Sơn là không đúng, rằng anh em chúng trốn ở nhà ông Nguyễn Kim Sơn nào đó hiện nay đang ở Đức? Nhưng đã quá trễ, chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết trong hồi ký của hắn kể lại việc Trịnh Cộng Sơn đã che giấu Phan và Tường trong nhà trong lúc tìm đường chạy trốn khỏi lực lượng CSĐB chúng tôi.

Trước trận “Tổng Công Kích, Tổng Nổi Dậy” Mậu Thân 1968 tại Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường được lệnh của khu Ủy Khu 5 giữ chức Tổng Thư Ký của Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình, đồng thời trong thời gian cộng quân chiếm Huế, y được giao nhiệm vụ và chức vụ Chủ Tịch Tòa án Nhân Dân tại Bãi Dâu, Gia Hội thuộc Quận II, hay dùng đúng theo danh từ của bọn chúng là Tòa Án Nhân Dân tại “Mặt Trận Cánh Bắc”.

Tại phiên tòa của Tòa Án Nhân Dân này, y đã ra lệnh chôn sống 204 thường dân vô tội trong đó có xử bắn một số Quân, Cán, Chính, và Cảnh Sát Quốc Gia của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Xin nhắc lại, sau này khi các đài truyền thanh, truyền hình và báo chí quốc tế hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường, cụ thể trong: Loạt phim 10 tập Vietnam History do một đài truyền hình Anh Quốc thực hiện năm 1982. (Roll 29 of Vietnam Project- Feb. 29, 1982- Inteview with Hoang Phu Ngoc Tuong, writer).

– Tại sao lại phải giết nhiều người như vậy?

Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời:

-“Giết bọn chúng thì cũng như giết những con rắn độc mà thôi”.

Và hãy nghe chính hắn trong đoạn phim năm 1982 thực hiện bởi một đài truyền hình London nói về lý do hắn giết người như sau “nhân dân của chúng tôi phải đổi lấy máu của chúng tôi thi hành bản án đó đối với những kẻ tử thù của dân tộc mình”.

Muốn biết Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có mặt tại trận địa Tết Mậu Thân Huế không và đã giết người thế nào, xin vào link phỏng vấn hắn ta dưới đây để thấy chính miệng hắn chứ không ai khác xác nhận hắn đã có mặt tại Huế, đã thù hận và giết quân cán chính VNCH và dân chúng thế nào. Nay khi chủ nghĩa Cộng sản bị cả thế giới lên án là tội ác của nhân loại thì hắn chối rằng lúc đó hắn đang ở trên rừng?! Rừng nào đây Hoàng Phủ Ngọc Tường?

Đồng ý dối trá là một đặc tính chung của bọn Cộng sản và tay sai, có tên chối được vì bằng cớ đã bị mất, nhưng đối với Hoàng Phủ Ngọc Tường thì đã quá trễ, có thể nào hắn chối được những đoạn phim trong link này không?

https://openvault.wgbh.org/…/V_226B408F90EB4A4BA79758A8…

Nguyễn Đắc Xuân: Phụ trách lực lượng học sinh, sinh viên, trí thức, của lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình. Kiêm chức vụ: Đoàn Trưởng An Ninh và Bảo vệ Khu Phố của thành phố Huế, tức Đội Vũ Trang Thanh Niên.

Đây là lực lượng chủ lực trong vụ tàn sát đồng bào Huế.

Nguyễn Đắc Xuân là một cán bộ quan trọng của cơ quan Thành Ủy Huế nằm vùng trong giới sinh viên đại học. Trước khi đào thoát lên mật khu vào tháng 7/1966, y là sinh viên năm thứ 2 Đại học Sư phạm ban Việt Hán. Trong suốt thời gian sôi động của cuộc Nổi Loạn Miền Trung do 2 tên Việt cộng nằm vùng trong Phật Giáo chỉ huy là Thích Đôn Hậu và Thích Trí Quang, Nguyễn Đắc Xuân là tay chân tín cẩn của hai tên này.

Theo lệnh của Thích Trí Quang, Nguyễn Đắc Xuân thành lập Đoàn Sinh Viên Phật Tử Quyết Tử, gồm có 3 đại đội được cấp tốc huấn luyện quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Văn Thánh của Sư Đoàn I BB, đồng thời cũng được Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận Tư lệnh Sư Đoàn I/BB cho phép lấy vũ khí của sư đoàn trang bị cho 3 Đại Đội Quyết Tử của Nguyễn Đắc Xuân. Thành tích của Nguyễn Đắc Xuân đối Với Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu và với cơ quan Thành Ủy Việt cộng Huế là:

– Chiếm đài phát thanh của chính phủ tại Huế, đổi tên là đài phát thanh “Cứu Nguy Phật Giáo”.

– Đốt tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Huế vào ngày 29/5/1966.

– Kế tiếp đốt phòng Thông Tin Văn Hóa Hoa Kỳ.

– Chiếm ty CSQG/Thừa Thiên Huế, cướp kho súng, cướp máy móc truyền tin xe cộ của cảnh sát để trang bị cho đoàn Sinh Viên Phật Tử Quyết Tử của y.

– Đốt nhà của Trung tá Phan Văn Khoa Tỉnh Thị Trưởng Thừa Thiên-Huế tại gần Cống Thủy Quan trên đường Cường Để, thuộc quận Thành Nội, vì Trung tá Tỉnh Thị Trưởng không theo phong trào nổi loạn của bọn chúng.

– Tổ chức các cuộc biểu tình gây hỗn loạn trong thành phố.

– Chỉ huy 3 Đại đội Sinh Viên Quyết Tử đi từng nhà một trong thành phố Huế bắt ép dân chúng tham gia phong trào phản loạn, ai khộng chịu theo thì bị vu khống là người của Thiệu Kỳ, liền bị bọn chúng hăm đọa, hoặc dùng bạo lực khống chế.

– Sau đó Nguyễn Đắc Xuân đưa lực lượng Sinh Viên Phật Tử Quyết tử này vào tăng cường cho Chùa Tinh Hội tại Đà Nẵng. Tại đây y và 3 đại đội Sinh Viên Phật Tử Quyết Tử của y đã gây xáo trộn và chết chóc cho dân cư của thành Phố Đà Nẵng không ít.

Vô nghề nghiệp, tên sát nhân Nguyễn Đắc Xuân vào Đại Nội xem một số cổ vật của Hoàng Cung rồi về nhà viết về Triều Nguyễn, từ đó tự phong “Nhà Huế Học”, thực chất hắn rất giỏi về môn “Tắm Máu Mậu Thân Học”, “đồ tể học”.

Đang nghẹn ngào vì Đảng cho thành vật phế thải…?

Khi quân đội và cảnh sát chiếm lại thành phố Đà Nẵng trong tay bọn làm loạn, thì tại một nhà kho của Chùa Tỉnh Hội Đà Nẵng, Đại tá Cảnh Sát Trần Minh Công khi ấy là Trưởng Ty CSQG thị xã Đà Nẵng phát giác một số thây người đã sình thối trong nhà kho chùa. Chính đích thân ông và một số nhân viên cảnh sát của ông đã phải vác những xác chết đó đi chôn cất.

Nguyễn Đắc Xuân và lực lượng Quyết Tử đã gây thiệt hại sinh mệnh và kinh hoàng cho dân Huế và Đà Nẵng vào năm 1966, nay Tết Mậu Thân 1968 cũng chính tên đao thủ này cùng với Đội An Ninh và Bảo Vệ Khu phố của y, phục vụ cuồng nhiệt cho Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình do đảng Cộng sản Việt Nam mới thành lập mà Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch, Thích Đôn Hậu phó Chủ Tịch, đã tắm máu dân Huế trong suốt 22 ngày, với 5327 người bị chúng giết và bắt dẫn đi mất tích 1200 người.

BẠO LỰC CÁCH MẠNG: 624 GIỜ DÂN HUẾ SỐNG TRONG MÁU VÀ NƯỚC MẮT, CUỘC TẮM MÁU RÙNG RỢN NHẤT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM: TẾT MẬU THÂN 1968 TẠI HUẾ CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ CỘNG SẢN VIỆT NAM.

Sáu giờ sáng ngày mùng 2 Tết Mậu Thân 1968 khi lá cờ sắt máu của lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình xuất hiện tại Kỳ Đài Phú Văn Lâu, khi mà 10 ngàn quân Cộng sản gồm chính quy, địa phương, công an, cơ sở nằm vùng đã tràn ngập thành phố Huế, bọn chúng bắt đầu thi hành chỉ thị của Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam, của Hồ chí Minh, của Lê Duẩn, phát động cuộc tổng nổi dậy cướp chính quyền tại Huế. Lực lượng quân sự vừa kể trên hỗ trợ cho lực lượng chính trị là lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình của Lê văn Hảo, Thích Đôn Hậu, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, với sự chỉ đạo của các cán bộ Cộng sản thuộc Quân Ủy Trị Thiên, Tỉnh Thị Ủy Thừa Thiên-Huế như:

– Lê Chưởng, chính ủy Khu Ủy Trị Thiên và mặt trận Huế.

– Hoàng Phương Thảo, cán bộ thành ủy

– Hoàng Lanh, cán bộ thành ủy

– Phan Nam tức Lương, cán bộ thành ủy

– Tống Hoàng Nguyên, trưởng ban An Ninh Quân Khu Trị Thiên

– Nguyễn Đình Bảy, tự Bảy Lanh trưởng ty Công An Thừa Thiên-Huế

– Nguyễn Đắc Xuân chỉ huy lực lượng An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố của thành Phố Huế.

Thực chất lực lượng này là đám cơ sở Việt cộng nằm vùng trong mọi giới học sinh, sinh viên, tiểu thương chợ Đông Ba, công chức, cảnh sát, quân nhân v.v. và cũng chính là đám bình mới rượu cũ tranh đấu nổi loạn vào năm 1966 của hai tên Việt cộng nằm vùng trong Phật Giáo là Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu.

Bọn này vào tháng 6, tháng 7/1966 một số đào thoát lên mật khu, số khác không bị lộ nằm ém lại, nay công khai lộ diện bắt bớ tàn sát dân lành vô tội.

Lực lượng này là đại lực lượng gây chết chóc đau thương nhất cho dân chúng Huế trong suốt 22 ngày. Đây là lực lượng sắt máu số 1, giết người trên căn bản thù hận Quốc-Cộng, bọn chúng say máu người còn hơn là quỷ dữ và luôn chủ trương giết lầm hơn bỏ sót, như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tổng Thư Ký của lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình đã phát biểu qua nhiều cuộc phỏng vấn của giới truyền thông Quốc Tế còn được lưu trữ hiện nay rằng:

“Giết bọn chúng cũng giống như giết những con rắn độc”.

Đời của Hoàng Phủ Ngọc Tường sắp qua đi, nhưng âm thanh lời nói này vẫn mãi mãi được ghi lại và phát đi trên toàn cầu qua hệ thống internet cho lịch sử, cho người dân Huế nói riêng và toàn dân Việt Nam nói chung phán xét.

Chỉ huy cuộc Tổng Nổi Dậy tại Huế là điệp viên Trung tá Cộng sản Hoàng Kim Loan, Thành ủy viên Thành Ủy Huế.

THÀNH LẬP CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG

1- Chính Quyền Cách Mạng tỉnh Thừa Thiên, thị xã Huế.

Chính Quyền Cách Mạng tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế, hay còn gọi là Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế đã được thành lập theo lệnh bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam trước Tết Mậu Thân, khoảng tháng 12 năm 1967. Thành phần nhân sự của tổ chức này gồm có:

1- Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng tỉnh Thừa Thiên và thị Xã Huế: Giáo sư nhân chủng học Lê Văn Hảo.

Quá khứ hoạt động tích cực cho Bác Đảng như thế, nhưng ê chề thay, sau 1975, nhân một chuyến được mời đi Pháp thuyết trình, Lê Văn Hảo lại đào thoát khỏi thiên đường Cộng sản mà trước đó y đã bỏ biết bao tâm huyết công sức, và dùng bao máu người dân Huế để xây dựng. Mặc dù tang chứng và nhân chứng còn rành rành ra đó, nhưng Lê Văn Hảo vẫn không ngượng miệng chối bỏ quá khứ tội lỗi đã hoạt động Cộng sản rất tích cực, đến nỗi đã được bọn chúng tin cậy giao cho một lần 2 chức vụ quan trọng trong Tết Mậu Thân 1968 đó là Chủ Tịch Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình và Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng thành Phố Huế.

Có lẽ vì xấu hổ với tội lỗi làm Cộng sản cho nên kể từ khi trốn ở lại hải ngoại tại, y thường tiếp xúc với báo chí quốc tế và dối trá rằng:

“Tôi bị ép buộc phải nhận một lần 2 chức quan trọng bọn họ giao cho tôi trong Tết Mậu Thân 1968 tại Huế”

a- Chủ Tịch Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình.

b- Chủ tịch ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng thành phố Huế.

“Khi lực lượng quân sự tràn vào Huế thì trong suốt 26 ngày tôi vẫn ở trên núi xanh, không có mặt ở Huế v.v.”

Thưa ông Tiến Sĩ Lê Văn Hảo, trên đời có ai mà “bị” ép buộc phải nhận chức vụ quan trọng bao giờ? Thói thường phải gọi là “được” nhận chức vụ “quan trọng” phải không? Nhất là đối với cách mạng, đây là một đặc ân được ban phát cho những kẻ có thành tích quan trọng, kèm theo là phải được sự tin tưởng rất cao của cấp trên, cớ sao ông lại nói ngược là “bị ép buộc”?

Cựu chủ tịch Ủy Ban Liên Minh, và cựu chủ tịch Ủy Ban Cách Mạng thành phố Huế, xin ông hãy đọc kỹ những dòng chữ dưới đây của người vừa là bạn thân thiết, và vừa là đồng chí của ông Lê Văn Hảo là Hoàng Phủ Ngọc Tường:

“Nhân đây tôi thấy cần nói một điều sòng phẳng về trường hợp anh Lê Văn Hảo. Trước khi thoát ly tham gia kháng chiến hồi Mậu Thân 1968, giáo sư lê văn Hảo dạy Đại Học văn Khoa Huế, là một trí thức yêu nuớc và tiến bộ có quan điểm chống Mỹ rõ ràng, được sinh viên cảm phục. Với tạp chí Việt Nam Việt Nam, dù không trực tiếp tham gia nội dung, nhưng sau khi dọc hết bản thảo, đã đồng ý đứng lên cầm đầu nhóm chủ biên và cho mượn phòng riêng để đảm bảo bí mật trong việc in báo. Còn sau này anh Hảo không kìm chế được những bức xúc cá nhân, đánh mất bản lĩnh của người trí thức chân chính đến nỗi phải phủ nhận đại nghĩa dân tộc mà mình đã lựa chọn, thì đó là điều đáng tiếc cho anh và hoàn toàn bất ngờ đối với tôi”. –(Trích Hoàng phủ Ngọc Tường tuyển tập 3 bút ký- Trang 158 và 159).

Những chi tiết Hoàng Phủ Ngọc Tường đưa ra ở trên hoàn toàn đúng với hồ sơ CSQG Thừa Thiên Huế về những gì Lê Văn Hảo đã làm, như vậy có thể chối tội được nữa không ông giáo sư nhân chủng học, tốt nghiệp tại Pháp, ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng sản? Thật quá đúng khi lời “Mao Chủ Tịch” vĩ đại của các ông nói về chính các ông: “Giá trị của đám trí thức còn thua giá trị một bãi phân!”

Bọn Cộng sản dùng ông vào hai chức vụ quan trọng trong Mậu Thân 1968 tại Huế để chém giết đồng bào vô tội, để lừa bịp quốc tế rằng “trí thức” Miền Nam tổng nổi dậy, xong việc rồi thì bọn chúng đưa ông về ngồi chơi “thời nước” tại Mặt Trận Tổ Quốc, ông bất mãn nên mới quay đầu lại vừa sủa vừa cắn bọn chúng, luôn thể để chối tội sát nhân của ông trước lịch sử, trước oan hồn của 5327 thường Huế vô tội đã bị quân đội nhân dân, bị ông, Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình mà ông là Chủ Tịch, lực lượng Công An của Đại tá Trưởng Ty Công An, đám An Ninh và Bảo Vệ Khu phố trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Tỉnh Thừa Thiên-Huế mà ông làm chủ tịch đã sát hại họ.

Tóm lại, về vấn đề Lê Văn Hảo, chúng ta có thể nói rằng phải chăng vì bị thất sủng bị đá ra khỏi guồng máy quyền lực, cũng như những tên Nguyễn Đắc Xuân, anh em Hoàng Phủ v.v. ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì Lê Văn Hảo mới vỡ mộng? Một giấc mộng đã được bọn Tội Đồ Miền Nam này xây trên xương máu người dân Miền Nam và người dân xứ Huế vô tội. Vì giấc mộng kinh tởm này mà những người như Lê Văn Hảo, đám đồ tể Việt cộng Huế và toàn bộ đám “Mặt trận giải phòng Miền Nam” đã phá nát Miền Nam cũng như phá nát chính danh dự bản thân chúng, cho lịch sử đời đời nguyền rủa bọn ngu dốt dã man này.

2- Phó Chủ Tịch: Bà Đào thị Xuân Yến, tức bà Tuần Chi, nguyên hiệu trưởng trường Nữ Trung Học Đồng Khành Huế.

3- Đồng phó chủ tịch: Hoàng Phương Thảo: Thành ủy viên Thành ủy Huế.

a- Chính quyền Cách mạng Quận I (Quận Thành Nội)

Vào gần trưa ngày mùng 2 Tết Mậu Thân, Hoàng Kim Loan thành ủy viên Thành Ủy Huế, người phụ trách cuộc “Tổng Nổi Dậy” tại Huế cùng với một số cán bộ và cơ sở nằm vùng như Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm v.v. tổ chức cuộc mít-tinh có khoảng hơn một trăm người tham dự. Trong cuộc mít-tinh này bọn chúng đưa Nguyễn Hữu Vấn giáo sư trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ ra “bầu” làm Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Quận I (Quận Thành Nội).

Tưởng cũng cần nói rõ Nguyễn Hữu Vấn là cơ sở trí vận của điệp viên Hoàng Kim Loan. Ngoài ra Nguyễn Hữu Vấn còn là cháu ruột của giáo sư âm nhạc Nguyễn Hữu Ba, một nhạc sĩ nổi tiếng tại đất Thần Kinh.

b- Chính quyền Cách mạng Quận II (Quận Tả Ngạn)

Cũng trong ngày mùng 2 Tết, Phan Luơng cán bộ thành ủy phụ trách cuộc “Tổng Nổi Dậy” tại Quận II (Quận Tả Ngạn) đã đề cử Nguyễn Thiết bí danh Hoàng Dung lên giữ chức vụ chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách mạng Quận II.

Nguyễn Thiết vượt tuyến vào Nam trong thời kỳ Đệ nhất Cộng Hòa, cùng thời điểm với Nguyễn văn Kim. Nguyễn Thiết sau đó là sinh viên của trường Đại học Luật Khoa Huế. Nguyễn Thiết đã len lỏi trong hàng ngũ Tổng Hội Sinh Viên và nằm trong ban chấp hành Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Huế.

Cũng như Nguyễn văn Kim, y được Tình Báo Chiến Lược Hà Nội bố trí vượt tuyến vào Nam. Nguyễn Thiết hoạt động trong ban Trí Vận của thành ủy Huế, cùng với hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo v.v. tại Đại Học Huế.

Cũng cần nói rõ thêm về Nguyễn Văn Kim:

Nguyễn Văn Kim mà tôi đề cập ở đây chính là Dân Biểu Nguyễn Văn Kim của VNCH, là một trong những nhân vật cao cấp của đảng Đại Việt Cách Mạng của ông Hà Thúc Ký. Cũng nhờ vào thế lực của Đại Việt Cách Mạng đương sự mới trúng cử dân biểu VNCH. Sau 1975 tại hải ngoại cũng đã có lần Nguyễn Văn Kim định đảo chánh lãnh tụ của mình để nắm quyền chủ động lèo lái đảng Đại Việt Cách Mạng.

Khi Phong trào kháng chiến của phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh ra đời, Nguyễn văn Kim đã tham gia phong trào này và cũng nắm giữ một trong những vai trò quan trọng của phong trào. Cái chết của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh theo nhiều tin tức cho thấy Nguyễn Văn Kim cũng có phần trách nhiệm.

Theo hồ sơ văn khố của BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế, Nguyễn Văn Kim tên thật là Nguyễn Văn Tú, gốc người Nghệ An, vượt tuyến 1954 từ Nghệ An sang Lào. Tại Lào, y được tòa Đại Sứ VNCH nhận lãnh đem về Sài Gòn. Thời gian ở Sài Gòn y học tại trường Trung học Võ Trường Toản, sau đó Nguyễn văn Tú ra Huế học 2 năm cuối cùng của bậc trung học là đệ nhị và đệ nhất tại trường Quốc Học. Nguyễn Văn Tú là học trò của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Sau này Nguyễn Văn Tú đổi tên là Nguyễn Văn Kim.

Tại Huế, Nguyễn Văn Kim vào đạo Công Giáo và được linh mục viện trưởng Viện Đại Học Huế Cao văn Luận nhận làm cha đỡ đầu. Trong suốt thời gian ở Huế, Nguyễn Văn Kim trú ngụ tại nhà thờ Cụ Phan Bội Châu, ở ngã ba Chùa Từ Đàm với ba người cháu nội của Cụ Phan, đó là Phan Thiện Cầu, Phan Thiện Tường, và Phan Thiện Cát là những người đồng hương của Nguyễn Văn Kim.

Điều đáng nói ở đây là trong hồ sơ văn khố của Ty Công An Thừa Thiên Huế thời Đệ I Cộng Hòa đã đặt y trong tình trạng theo dõi vì tình nghi y được cơ quan tình báo Bắc Việt bố trí cho vượt tuyến.

Vì lý do đó, từ 1967 cho đến trước 30/4/1975, CSĐB/BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế chúng tôi vẫn bám sát Nguyễn Văn Kim mỗi khi y ra Huế, vì chúng tôi vẫn nghi y hoạt động cho tình báo Cộng sản, mặc dầu hơi khó khăn khi theo dõi y vì khi đó y đã là dân Biểu VNCH và là một trong những lãnh tụ cao cấp của Đại Việt Cách Mạng, một thế lực chính trị rất mạnh từ sau tháng 6/1966 đến trước 30/4/1975 tại miền trung và nhất hạng là tại Huế.

Sau 1975 chúng tôi được biết em ruột của Nguyễn Văn Kim là một Đại tá thuộc Tổng Cục 2 Tình Báo Chiến Lược của Cộng sản đang sống tại Sài Gòn.

Tôi xin trích một đọan trong hồi ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường để khi quý độc giả đọc xong xin tự kết luận về dân biểu VNCH Nguyễn văn Kim:

“Một đêm khuya, những ngày sắp diễn ra cuộc đàn áp của chính quyền trung ương Sài Gòn, Tú đến tuyệt tình cốc gặp tôi. Tú gốc Nghệ An, vượt tuyến sau 1954. Tôi tóm tắt câu chuyện giữa Tú và tôi đêm hôm ấy:

– Thầy có gia nhập một tổ chức yêu nước phải không?

– Dĩ nhiên là có.

– Tổ chức nào thầy cho con biết được không?

– Tổng Hội Sinh Viên Huế.

– Thế mà lâu nay con cứ nghĩ là thầy đang ở trong một tổ chức yêu nước có quyền lực nào đó. Con biết chính xác là tờ “Việt Nam Việt Nam” đang đặt thầy trong những nguy hiểm nghiêm trọng. Tổng Hội Sinh Viên làm sao bảo vệ cho thầy được, khi Thiệu Kỳ đưa quân ra Huế?

Bây giờ con thấy con phải lo cho thầy.

Tú thông báo kế hoạch: Tú sẽ trao cho tôi một chiếc áo dòng để ngụy trang lúc cuộc càn quét bắt đầu ở Huế. Tú sẽ đưa tôi đến ẩn náu một nhà thờ xa thành phố, và sau đó sẽ thoát thân vào Sài Gòn.

Còn sau này, qua tin tức hải ngoại, Tú hoặc là Kim, Nguyễn Văn Kim đang tham gia nhiều tổ chức chống cộng cực đoan…” – (Trích Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển tập 2. Trang 706-707)

Vài giai thoại gay cấn giữa ông dân biểu Nguyễn Văn Kim, linh mục Trần Hữu Thanh, thượng nghị sĩ Hoàng Xuân Tửu và tác giả cuốn sách này, Liên Thành, đã xảy ra, xin được đề cập kỹ hơn ở phần cuối sách, tại đây xin tóm tắt thế này: cá nhân tôi đã bắn phi tiễn trực xạ vào linh mục Trần Hữu Thanh và các ông thượng nghị sĩ Hoàng Xuân Tửu, dân biểu Nguyễn Văn Kim để trấn áp cuộc biểu tình của phong trào chống tham nhũng tại Huế vào lúc Huế đang bị cộng quân áp sát chuẩn bị tấn công.

Khoảng gần cuối năm 1974, ông Nguyễn văn Kim đã hoạt động rất tích cực trong phong trào chống tham nhũng của Linh Mục Trần Hữu Thanh trong lúc quốc gia đang trong tình trạng hấp hối dầu sôi lửa bỏng. Thay vì giúp ổn định tình hình an ninh xã hội để hô hào quân dân cán chính cùng hiệp lực với chính quyền VNCH chung lòng chung sức tích cực chống cộng trước đã, thì dân biểu Nguyễn Văn Kim và linh mục Trần Hữu Thanh đã tích cực chống chính quyền quốc gia dưới chiêu bài bài trừ tham nhũng.

Trong một quốc gia, bộ não của quốc gia chính là chính quyền, đặc biệt là trong tình trạng đang có chiến tranh thì mọi công dân phải biết tự giới hạn sự đòi hỏi của mình, đặc biệt là các quyền tự do báo chí, tự do biểu tình. Ngay cả Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Harry Truman, đảng Cộng sản đã bị đặt ra ngoài vòng luật pháp, cũng như khi quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng, tổng thống Franklin Roosevelt đã đem tất cả dân Mỹ gốc Nhật vào trong một trại tập trung ở California để bảo đảm an ninh quốc gia, cho dù việc làm này hơi thất nhân tâm.

Do đó, là một công dân thực sự ái quốc, thì mỗi cá nhân phải biết tự chế và tự giới hạn mình. Những kẻ không biết tự chế là những kẻ ích kỷ hoặc là bọn chính trị cơ hội hoặc chính là Cộng sản trá hình. Chính quyền quốc gia VNCH cũng dù giỏi dù dở cũng chính là bộ não để chống lại Cộng sản. Hô hào dẹp bỏ chính quyền quốc gia trong tình thế chiến tranh như thế thì thật sự chẳng khác nào là một hành động phá hoại thông đồng với giặc.

Thử đặt lại vài vấn đề lịch sử trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng đó, phải chăng đã có bàn tay của Cộng sản giựt dây chuyện chống tham nhũng này? Và kẻ đó là ai? Nên chăng việc dân biểu Nguyễn Văn Kim và linh mục Trần Hữu Thanh liên tục gây bất ổn chính trị và bất an trong lòng dân Miền Nam bằng các cuộc biểu tình và các bài báo trên trang nhất, các cuộc họp báo đình đám từ Sài Gòn ra Huế trong lúc Việt cộng đã áp sát?

Nên chăng việc biểu tình chống chính phủ tham nhũng thối nát trong lúc bọn phản chiến Mỹ trong quốc hội Hoa Kỳ đang lên kế hoạch cắt viện trợ cho Miền Nam? Nên chăng tất cả những hoạt động chính trị làm khủng hoảng chính phủ VNCH dùm cho Cộng sản Bắc Việt trong lúc Miền Nam đang thoi thóp?

Câu trả lời xin để lương tâm mỗi người tự vấn và trách nhiệm của từng cá nhân đã vô tình hay cố ý đánh phá chính quyền VNCH từ giai đoạn từ ngày chia đôi đất nước 1954 đến 1975.

Lịch sử sẽ đánh giá các ông linh mục Trần Hữu Thanh, thượng nghị sĩ Hoàng Xuân Tửu, và một phần trách nhiệm nữa là Đại Việt Cách Mạng đảng về việc làm này.

Còn nhân vật Nguyễn Văn Kim, xin trích dẫn lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường để kết luận:

“Ra hải ngoại, Nguyễn Văn Kim tham gia vào các tổ chức chống cộng cực đoan”. Xin hỏi, để làm gì và ông ta đã làm những gì? Câu trả lời đã có!

Xin trở lại Nguyễn Thiết chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Quận II:

– Nguyễn Thiết cũng là một trong những kẻ giết người tàn bạo không khác gì Nguyễn Đắc Xuân trong suốt 26 ngày cộng quân chiếm Huế. Những ngày cuối cùng trước khi bọn Cộng sản tháo chạy, Nguyễn Thiết đã bị pháo kích chết ngay tại tường thành gần cửa Đông Ba.

Về Phan Nam, cơ quan CSĐB/Thừa Thiên-Huế chúng tôi ghi nhận như sau: Phan Nam cán bộ thành ủy viên Thành Ủy Huế. Phan Nam phụ trách tổ Dân Vận và Trí Vận. Cũng giống như Hoàng Kim Loan y hoạt động bí mật trong thành phố Huế. Căn cứ lõm của y trong thành phố Huế là:

1- Nhà của một nhân viên tại nhà máy lọc nước Cồn Dã Viên ngay tại cầu Bạch Hổ.

2- Nhà của Ông Nguyễn văn Cán, quận trưởng Cảnh Sát, trưởng ty Cảnh Sát Quốc Gia Thị xã Huế.

3- Nhà của tên Tiếu, trưởng ban hồ sơ của Trung Tâm Thẩm Vấn thuộc BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế. Tên Tiếu này chính thức nuôi hai đứa con của vợ chồng Phan Nam.

4- Chính quyền Cách mạng Quận III (Quận Hữu Ngạn)

Bọn chúng không thể tập trung dân chúng cho dù số lượng chỉ một vài chục người tại khu vực Quận III để tổ chức mít-tinh biểu tình, lý do: địa thế Quận III đất rộng, dân cư không tập trung, bọn Cộng sản đi đến đâu thì dân chúng bỏ chạy đến đó. Vì thế Hoàng Lanh Thường Vụ thành ủy, Hoàng Kim Loan người chịu trách nhiệm phát động cuộc Tổng Nổi Dậy đành bó tay chưa có thể tổ chức được Chính Quyền Cách Mạng Quận III.

Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh quyết định giao quận III cho Đại tá Công An Nguyễn Đình Bảy chịu trách nhiệm.

5- Lực lượng An Ninh và Bảo vệ Khu Phố, hay Đội Vũ Trang Thanh Niên.

Như đã trình bày ở trên, hệ thống tổ chức của lực lượng chính trị do trung ương đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh vừa cho ra đời tại Huế là lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình, với 4 nhân vật chủ chốt là:

– Chủ tịch giáo sư: Lê Văn Hảo

– Phó chủ Tịch: Thích Đôn Hậu

– Tổng Thư ký: Hoàng Phủ Ngọc Tường

– Phụ trách học sinh, sinh viên và thành phần trí thức: Nguyễn Đắc Xuân

Nguyễn Đắc Xuân là người chỉ huy toàn bộ hành động của lực lượng An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố, hay Đội Vũ Trang Thanh Niên.

Vùng hoạt động của lực lượng này bao gồm Quận I, Quận II, Quận III thị xã Huế và lực lượng này có khoảng 700 người.

Có đến tám mươi phần trăm đội viên là thành phần học sinh, sinh viên và những thành phần khác đã thoát ly lên mật khu khi cuộc làm loạn của Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu vào mùa Xuân-Hè năm 1966 tại Huế bị thất bại. Nay sau 2 năm, bọn chúng xuống núi với súng AK-47, B40, dao găm mã tấu, sát hại dân lành vô tội. Hai mươi phần trăm còn lại là bọn nằm vùng và bọn chỉ điểm địa phương tại các Quận I, Quận II, Quận III trong thành phố Huế.

Phải nói rõ ràng minh bạch và chính xác rằng: Lực lượng An Ninh Bảo Vệ Khu Phố do Nguyễn Đắc Xuân chỉ huy là một lực lượng tàn bạo nhúng tay vào máu đào của đồng bào Huế vô tội nhiều nhất, gây kinh hoàng tang tóc đau thương cho đồng bào Huế suốt 624 giờ bọn chúng chiếm Huế nhiều nhất.

6- Lực lượng “Nghĩa Binh Cảnh Sát”

Nguyễn Đắc Xuân còn tổ chức lực lượng Nghĩa Binh Cảnh Sát và giao cho Quận Trưởng CSQG/VNCH Nguyễn Văn Cán, nguyên Trưởng Ty CSQG thị xã Huế trong thời gian phản loạn 1966 do Trí Quang chỉ huy.

Lực lượng Nghĩa Binh Cảnh Sát này quy tụ được một số nhỏ nhân viên của BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế bị kẹt trong vùng địch phải ra trình diện với bọn chúng. Nguyễn Đắc Xuân giao cho Quận Trưởng Cảnh Sát Nguyễn Văn Cán chỉ huy nhóm này. Mục đích của bọn chúng khi nặn ra lực lượng này chỉ là để tuyên truyền với quốc nội và quốc tế là lực lượng Công An Cảnh Sát Ngụy đã quay đầu về với Cách Mạng chống lại Ngụy Quyền Sài Gòn và Đế Quốc Mỹ xâm lược. Thế nhưng toi công cho bọn Việt cộng, chỉ một thời gian ngắn sau đó một số đoàn viên trong lực lượng này đã đào thoát về trình diện BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, một số khác chưa kịp trốn đi liền bị bọn chúng dẫn đi chôn sống.

Riêng về phần tên phản bội Nguyễn Văn Cán, sau khi cộng quân tháo chạy vào ngày 26 tháng 2 âm lịch, Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan Tư Lệnh CSQG/VNCH đến Huế ông ra lệnh tôi bắt giữ Nguyễn Văn Cán, và Đoàn Công Lập. Lúc đầu ông có ý định sau khi thẩm cung xong lập pháp trường cát tại Huế xử bắn Nguyễn Văn Cán để làm gương, nhưng sau đó vì nhiều Quận Trưởng CSQG trong Bộ Tư lệnh đứng ra bảo lãnh và xin Tướng Loan khoan hồng trong đó phải kể đến ông Quận Trưởng Cảnh Sát Võ Lương đương nhiệm là giám Đốc Nha CSQG/Vùng I đứng ra xin với Chuẩn Tướng Loan.

Quận trưởng Võ Lương là người Tướng Loan rất nể vì khả năng, tư cách, và thâm niên công vụ trong ngành. Tướng Loan không còn ý định xử bắn Nguyễn văn Cán, nhưng ra lệnh tôi giao Nguyễn Văn Cán cho Trung tá Lê Tự Cường Trưởng Ty An Ninh Quân Đội Đà Nẵng thụ lý nội vụ để được vô tư hơn.

7- Lực Lượng Nghĩa Binh

Nguyễn Đắc Xuân giao việc tổ chức Nghĩa Binh cho Đại úy Nguyễn văn Lợi, một sĩ quan QLVNCH. Lực lượng này chỉ có tiếng mà không có miếng vì trên thực tế chẳng có quân nhân nào tham gia, chỉ có khoảng 10 tên lao công đào binh mà thôi, và chẳng có một hoạt động nào cả. Như đã nói ở phần trên mục đích của cộng quân khi tổ chức lực lượng Nghĩa Binh là bọn chúng chỉ nhắm vào vấn đề truyên truyền dối trá tại quốc nội cũng như quốc tế rằng: “Chính sách binh vận của bọn chúng đã thành công. Ngụy quân quay súng trở về với Cách Mạng.”

8- Tòa Án Nhân Dân tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968

Theo lời khai của Thành ủy viên Thành ủy Huế, Trung tá điệp viên Hoàng Kim Loan bị chúng tôi bắt vào tháng 5/1972 tại Huế thì:

“Khi Khu Ủy Trị Thiên quyết định thành lập Tòa Án Nhân Dân tại mặt trận Huế, Tống Hoàng Nguyên Trưởng ban An Ninh Khu Ủy Trị Thiên, Hoàng Lanh Thường vụ Thành Ủy Huế và tôi (tức Hoàng Kim Loan) đã hội ý với nhau rất kỹ.

Lúc đầu cả ba chúng tôi nhất trí đưa Nguyễn Đắc Xuân làm chủ tịch Tòa Án Nhân Dân, nhưng sau đó Thường Vụ thành ủy Hoàng Lanh đổi ý, đề nghị đưa Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện là Tổng Thư Ký của lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình là nhân tuyển tốt nhất, vì đây là một lực lượng kết hợp các thành phần trí thức, tôn giáo, những nhân vật có uy tín tại Huế đứng lên chống Thiệu-Kỳ, chống Mỹ. Vậy Tòa Án Nhân Dân giao cho Tổng Thư Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường đại diện dân chúng Huế ngồi xử các tên ác ôn, các tên tay sai của Thiệu-Kỳ, và của Đế quốc Mỹ xâm lược là thích hợp nhất”.

Ngày mùng 3 Tết Mậu Thân 1968 tức ngày 1-2-1968, hãy nghe đài phát thanh Hà Nội phát đi bản tin như sau:

“Tại Cố Đô Huế dân chúng đã tổng nổi dậy thành lập Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình. Đây là một lực lượng kết hợp nhân sĩ, trí thức, sinh viên và tôn giáo lớn (Phật Giáo) yêu nước, nhằm đứng dậy chống đế quốc Mỹ xâm lược và đám tay sai bọn “Ngụy Quân Ngụy Quyền”.

Lực lượng này đã thành lập Chính Quyền Cách Mạng Tỉnh, Quận, thành lập đội An Ninh Khu Phố, lực lượng Nghĩa Binh, lực lượng Nghĩa Binh Cảnh Sát, cũng như thành lập Tòa Án Nhân Dân”.

Đài phát thanh Hà Nội loan tin trên hơi muộn màng. Bởi vì Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình, cũng như Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế đã được đẻ ra trước tết Mậu Thân vào thời điểm tháng 12/1967 trong một kế hoạch đã được soạn thảo họp tới họp lui của Bác Đảng, và khi mà “ấu chúa” Lê Văn Hảo ở Huế đã được cân nhắc chọn lựa bởi đảng Cộng sản mãi tận Hà Nội, rồi được Hoàng Kim Loan đưa lên mật khu để được chăm sóc giáo dục, trước khi được sắc phong và nhận chỉ thị thi hành của cơ quan Khu Ủy Trị Thiên và Thành Ủy Huế. Do đó khi từ mật khu trở lại Huế thì y đã là “quan đầu tỉnh” với hai chức chủ tịch rồi!

Khi mở miệng chối tội làm Cộng sản trên đài RFA, tôi xin được hỏi ông Tiến Sĩ Lê Văn Hảo, thử xét lại có ai được đặt trong các chức vụ lớn nhỏ của Cộng sản mà tay không hề được từ chi bộ đảng đến trung ương đảng duyệt xét? Huống hồ gì trong giai đoạn chiến tranh thì những con bài chủ lực bắt buộc phải là những kẻ tay chân thân tín đồng bọn với chúng. Còn chuyện chúng vắt chanh bỏ vỏ sau này lại là chuyện khác, không thể dùng chuyện chúng nó không xài ông nữa để chứng minh là ông không hoạt động Cộng sản. Ông Lê Văn Hảo có chối rằng ông đi chơi lang thang rồi bị Cộng sản bắt giữ rồi cho làm chủ tịch trên cả chục cái đài phát thanh hải ngoại thì cũng vô ích mà thôi!

Có biết bao nhiêu người dân đi lang thang đây đó sao chúng không bắt làm chủ tịch mà Cộng sản lại lựa bắt ông Tiến Sĩ, bạn bè với Hoàng Phủ Ngọc Tường tên Cộng sản sắt máu, về làm chủ tịch? Những hoạt động móc nối của đám Cộng sản tại Pháp với nhóm trí thức ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản không ai mà không biết ông thưa ông. Không ai bắt ông làm chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thị Xã, cũng chẳng ai ép ông làm chủ tịch Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình, mà phải nói là đây là một vinh dự Bác Đảng đã ban cho ông mà ông đã từng rất hãnh diện, thưa ông Tiến Sĩ Nhân Chủng Học Lê Văn Hảo!

Tóm lại Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình, các đoàn Nghĩa Binh Cảnh Sát, Nghĩa Binh Quân Nhân v.v. mà Việt cộng trình làng trong Tết Mậu Thân 1968 tại Huế có hai mục đích rõ rệt:

1- Dùng những lực lượng này để lôi cuốn quần chúng Huế tham gia vào cuộc tổng nổi dậy, một hình thức như năm 1966 khi bọn Cộng sản kết hợp với Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Thiện Siêu gây ra vụ Phản Loạn Miền Trung. Bọn chúng thành lập Chiến Đoàn Quân Nhân Phật Tử Nguyễn Đại Thức, Lực Lượng Cảnh Sát Phật Tử, Lực Lượng Sinh Viên Học Sinh Phật Tử Quyết Tử của Nguyễn Đắc Xuân v.v. và v.v.

Nay mùa xuân Mậu Thân 1968 khi Hà Nội xua mười ngàn quân tấn công chiếm Huế, Hồ Chí Minh và Chính Trị Bộ đảng Cộng sản Việt Nam lại bổn cũ soạn lại, khai sinh một mặt trận chính trị mới, đó là Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình và các tổ chức Nghĩa Binh, Nghĩa Binh Cảnh Sát, đội An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố. Thật là bình mới rượu cũ, bình mới chỉ là cái tên mới còn rượu cũ không ai khác hơn chính là bọn Việt cộng Nằm Vùng năm xưa, cũng tuyên truyền là dân chúng “tự ý nổi dậy”. Kịch bản muôn đời của Cộng sản vẫn vậy!

2- Đánh lừa dư luận quốc nội và quốc tế rằng tại Huế có “Tổng Nổi Dậy”, rằng dân chúng Huế đã tự phát thành lập các lực lượng rất “quần chúng” để nổi dậy. Từ dân chúng đến quân đội, cảnh sát, trí thức sinh viên, Phật Giáo, đồng loạt đứng lên chống chính phủ VNCH, chống trung ương Sài Gòn, chống đế quốc Mỹ xâm lược!

Thế nhưng, Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam và tên Hồ Chí Minh đã ước tính hết sức sai lầm.

Đúng ra chúng đã hoang tưởng nên chuốc lấy thảm bại nặng nề trong màn kịch này. Dân chúng Miền Nam cũng như chính phủ quốc tế biết rõ trò hề của Cộng sản Bắc Việt: toàn bộ các lực lượng này nọ chỉ là sự đội lốt trá hình láo lừa của bọn Cộng sản Hà Nội và bọn Việt cộng nằm vùng. Huế trong Tết Mậu Thân 1968 chẳng hề có cuộc tổng nổi dậy nào của quần chúng nhân dân mà chỉ có sự giết người man rợ của cán binh Bắc Việt và đám đồ tể nằm trong lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình.

Lực lượng Quân đội Nhân Dân, Quân Giải phóng của Hồ chí Minh đến vùng nào, chiếm vùng nào, thì dân Huế kinh hãi bỏ trốn khỏi vùng đó bằng mọi giá. Viết đến đây thì tôi bỗng nhớ lại lời nói của phó chủ tịch Thích Đôn Hậu nói với dân biểu Nguyễn Lý Tưởng rằng “Quân Đội Giải Phóng Miền Nam đi đến đâu cũng không làm rơi rụng một ngọn lá khoai!”

Đúng, bọn Việt cộng không làm rơi rụng một ngọn lá khoai nào cả mà chỉ làm rơi rụng thây người xuống các hố chôn tập thể trong khắp thành phố, thôn làng, núi đồi Thừa Thiên-Huế!

Thất bại chua cay vì không phát động được cuộc tổng nổi dậy tại Huế, Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam cho lệnh Tướng VC Trần văn Quang Tư lệnh mặt trận Trị Thiên và Lê Chưởng, Chính Ủy quân khu Trị Thiên áp dụng biện pháp “Bạo Lực Cách Mạng” hay “Bạo Lực Đỏ” để răn đe và trừng trị dân chúng Huế.

Trách nhiệm thi hành Bạo Lực Cách Mạng được giao phó cho 3 tổ chức: lực lượng an ninh Khu Ủy Trị Thiên của Tống Hoàng Nguyên, Lực lượng Công An Thừa Thiên-Huế của Đại tá Nguyễn Đình Bảy tự Bảy Lanh, và quan trọng hơn cả là lực lượng An Ninh và Bảo vệ Khu Phố của tên đồ tể Nguyễn Đắc Xuân.

Sau này, theo lời tường trình của hầu hết thân nhân nạn nhân bị Việt cộng sát hại, thì hầu như có đến 80% những nạn nhân bị bắn tại chỗ, hoặc bị bắt đi, đều do Nguyễn Đắc Xuân và những tên đồ tể trong lực lượng của Nguyễn Đắc Xuân thực hiện.

Điều nguy hiểm và kinh hoàng nhất của dân Huế trong 22 ngày Việt cộng tàn sát đồng bào Huế chính là lực lượng An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân, vì các thành viên trong lực lượng này một trăm phần trăm là những thành phần địa phương trong lực lượng tranh đấu phản loạn của Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu vào năm 1966 nên chúng biết rất rành rẽ nhân sự và địa lý của Huế, do đó bạo lực cách mạng đã được bọn chúng “phát huy” một cách vô cùng hiệu quả: chiến lợi phẩm và thành quả cách mạng của bọn Nguyễn Đắc Xuân đó là xác chết và mồ chôn tập thể tràn ngập xứ Huế.

Bọn này vào năm 1966 thoát ly lên mật khu, nay xuống núi trở lại Huế với lòng hận thù ngút trời, hăng say chém giết sát hại đồng bào. Vì là người địa phương nên bọn chúng nắm chắc chắn rõ ràng địa chỉ lý lịch những đối tượng mà bọn chúng muốn thanh toán.

Vì bọn sát nhân này quá đông, nên tôi chỉ có thể nêu điển hình một số ít nhân vật quan trọng chủ chốt trong lực lượng Vũ Trang Thanh Niên của Nguyễn Đắc Xuân:

– Tôn Thất Dương Tiềm, Giáo sư

– Hoàng văn Giàu, phụ khảo Giáo sư Đại Học Huế

– Nguyễn Đóa, nguyên giám thị trường Quốc Học, Giáo sư Bồ Đề

– Nguyễn Thị Đoan Trinh, sinh viên Dược Khoa Đại Học Sài Gòn

– Hoàng Phủ Ngọc Tường, Giáo sư Quốc Học

– Hoàng Phủ Ngọc Phan, Sinh viên Y Khoa

– Lê Hữu Dũng, sinh viên Đại Học Sài Gòn, con trai tên cán bộ nằm vùng Lê Hữu Tý

– Nguyễn Thúc Tuân, Giáo sư, nguyên nhân viên Pharmacy Trường Tiền

– Nguyễn Tròn, bồi bàn tiệm ăn Quốc Tế

– Diệu Linh, thầy bói

– Nguyễn Bé, thợ nề

– Tên Gù, tiệm bán thuốc lá Cẩm Lệ ở đường Trần Hưng Đạo

– Thiên Tường, chủ tiệm thuốc bắc tại đường Duy Tân, An Cựu, Huế

– Hai con trai của Thiên Tường là cán bộ Tỉnh Đoàn Xây Dựng Nông Thôn tại Tỉnh Thừa Thiên

– Nguyễn Hữu Vấn, Giáo sư Âm nhạc, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Quận I

– Nguyễn Thiết, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Quận II

– Lê Minh Trường.

Và quá nhiều… tôi không thể nhớ hết!

Sáng sớm Mùng 2 Tết, sau khi lá cờ của lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình được treo trên Kỳ Đài Phú Văn Lâu và chính quyền cách mạng Tỉnh Thừa Thiên, Thị Xã Huế, Chính Quyền Cách Mạng Quận I, Quận II đã thành lập xong, Lê Chưởng Chính Ủy Khu Ủy Trị Thiên, Tống Hoàng Nguyên Trưởng ban An Ninh Khu Ủy Trị Thiên, các thành ủy viên Thành Ủy Huế như: Hoàng Kim Loan, Phan Nam, Hoàng Lanh, Trưởng Ty Công An VC Thừa Thiên-Huế Đại tá Nguyễn Đình Bảy tự Bảy Lanh và Nguyễn Đắc Xuân kẻ chỉ huy lực lượng An Ninh và bảo vệ Khu Phố của 3 quận Thị xã Huế bắt đầu khởi động cuộc tổng nổi dậy hay danh từ mà bọn Cộng sản đã gọi là “tổng khởi nghĩa” cướp chính quyền.

Từ sáng sớm ngày mùng 2 Tết và những ngày kế tiếp, Nguyễn Đắc Xuân với lực lượng cơ hữu của hắn là các đoàn viên trong tổ chức An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố đi khắp ba quận thị xã Huế Quận I, Quận II, Quận III, kêu gọi đồng bào “hãy treo cờ của Ôn lên (Ôn Đôn Hậu), nếu không có thì treo cờ Phật Giáo lên!” (lời này chính Nguyễn Đắc Xuân đã xác nhận trong cuốn hồi ký của y). Kế tiếp bọn chúng lục soát từng nhà, chận hỏi dân chúng chạy giặc, tìm kiếm bắt giữ và hạ sát ngay tại chỗ bọn “Ngụy ác ôn”.

Ngoài ra Nguyễn Đắc Xuân và đồng bọn đã cố gắng kêu gọi thúc giục đồng bào tham gia các cuộc biểu tình do bọn chúng tổ chức để gọi là “tổng nổi dậy”, “tổng khởi nghĩa” tại ba quận trong thành phố Huế.

Thế nhưng mọi sự đã ngoài ước tính của bọn chúng, đám tử thần Nguyễn Đắc Xuân và đồng bọn đi đến đâu thì dân Huế hốt hoảng kinh hoàng chạy đến đó. Họ chạy để tránh xa tử thần tránh xa Việt cộng, chạy nói theo kiểu người Huế là “chúi mũi chúi lái, chạy vắt chân lên cổ, chạy không dám nhìn lui”, thì thử hỏi dân chúng Huế, tổng nổi dậy ở đâu? Tổng khởi nghĩa ở đâu? Tổng bỏ chạy, tổng tàn sát thì có!

Vậy mà ngày mùng 3 Tết Mậu Thân 1968, đài phát thanh Hà Nội loan tin: “Dân chúng Cố Đô Huế đã tổng nổi dậy cướp chính quyền”! Quả thật Hồ Chí Minh, đảng Cộng sản Việt Nam và đồng bọn tay sai thật là một bọn nói láo không biết ngượng miệng.

Tức giận và mất mặt vì dân Huế không theo bọn chúng như ước tính, cộng quân và đám tay sai không thể tổ chức được cuộc tổng nổi dậy tại Huế, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và đám Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam liền quyết định áp đụng biện pháp mạnh là “Bạo Lực Cách Mạng, Bạo Lực Đỏ” để áp lực, để răn đe khủng bố và trả thù dân chúng Huế.

Máu của dân Huế đã nhuộm đỏ dòng sông Hương, xương của dân Huế đã chất cao quá núi Ngự Bình trong cuộc thảm sát ghê rợn và kinh hoàng suốt 624 giờ, của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam, và đám tay sai nằm vùng.

Vietnam: A Television History; Tet, 1968; Interview with Hoang Phu Ngoc Tuong, 1982

https://openvault.wgbh.org/…/V_226B408F90EB4A4BA79758A8…

Được xem 8 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay