“Ôi ta đã mửa ra từng búng huyết,”
“Khi say sưa với lượn sóng triền miên.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 9: 51-62
Mửa ra huyết, là bệnh tình của nhà thơ khi lượn sóng. Ói thần hồn, là tâm trạng người bệnh được diễn tả ở trình thuật, rất hôm nay.
Trình thuật hôm nay, thánh Luca diễn tả tình huống người trừ quỉ nọ không thuộc nhóm đồ đệ của Chúa, nên thành chuyện. Thành câu chuyện, là do đồ đệ Chúa nêu ra để ta suy tư, ngẫm nghĩ. Câu chuyện, rút từ sách Dân Số kể về nhân vật Elđađ và Mêđađ không được nhận là ngôn sứ vì không thuộc nhóm tiên tri dù hai ông đã được Thần Khí đến với mình khi nói “ở trong trại”. Và khi ấy, Môsê được yêu cầu không cho hai ông làm thế, nhưng Môsê không nghe lại cứ cầu khẩn Thần Khí đến với người Do thái cho họ nói về Đạo.
Từ đó, có người đặt vấn đề chức năng thừa-tác ở trong Đạo. Bởi, người trong Đạo luôn đặt vấn đề khuôn phép chính thống, khi có người không cùng phe/nhóm của mình lại cả gan thi thố tài năng, sẽ bị hỏi về tính ủy-nhiệm hoặc bài sai qua giấy giới thiệu, bằng cấp, học vị khiến có địa vị chính đáng. Nhà Đạo ta, coi đó như tiêu chuẩn để xác-chứng phẩm-chất và khả năng của vị ấy.
Ở đời thường, chủ nghĩa bè/phái là động thái quyết bảo vệ quyền lợi của phe/nhóm mình. Sống trong xã hội đặt nặng chuyện tiêu-thụ, ta gặp chính mình nơi thị-trường người mua. Ta thấy tự tin hơn trong số ngững người công-khai hỗ-trợ mình, và nghi ngờ người ở ngoài phe/ngoài nhóm. Ta sống bằng lý-lẽ an-ninh/an-toàn và hệ-thống giai-cấp, rồi dùng đó làm rào-cản gây trở-ngại chống lại những gì thanh thoát, tự phát sinh. Chính Môsê khi xưa cũng từng kết án những người than vãn về hai ông Elđađ và Mêđađ vì ghen tuông. Và có lẽ, ông cũng than phiền cả chúng ta nữa.
Điều lạ là: chuyện như thế lại cũng thấy cả ở Tin Mừng nữa. Chính Đức Giêsu là người ngoài cuộc, Ngài không thuộc phe/phái nào và Ngài cũng chẳng xuất thân từ giai-cấp, trường lớp nào hết, cả đến trường/phái Sanhêdrin, cũng không. Mọi người đều biết Ngài đã sinh hạ trong chuồng bò và đã chết trên thập tự. Khi Phục sinh/trỗi dậy, Ngài đã hiện đến trước nhất với nữ phụ mang tên Maria Magđala, chứ đâu là Simôn Phêrô hoặc nhóm 12, đồ đệ Ngài. Ngay thánh Phêrô cũng được mời đến nhà người La Mã ngoài Đạo là ông Cornêliô chứ đâu là người Do thái, có thế lực.
Và thánh-nhân lại là người khám phá ra ông Cornêliô được Thần Khí đáp xuống trên mình ông, nên đã chấp-nhận thanh tẩy cho ông, là người đầu tiên ngoài Do-thái. Thánh Phaolô là người được gặp Chúa trên đường đi Đamát, trong khi trước đó ông từng thuộc nhóm/bè chuyên “phá hoại” hoạt-động của Chúa, tức: có thể cũng trở thành kẻ sát-hại tín-hữu Chúa. Và sự thực, thì không có thánh Phaolô, ta cũng chẳng là người Công-giáo chính-hiệu. Dù, khi chọn người thay thế Giuđa Iscariốt nhóm đồ đệ của Chúa lại chọn Mátthias, là người chẳng ai biết. Tóm lại, Thần Khí của Đức Chúa cao cả và cởi mở, là ý tưởng mà thánh Luca muốn giới thiệu với người đọc Tin Mừng hôm nay.
Thế thì, có phải Ngài là Thần Khí hiện diện trong thể chế Giáo hội không? Vâng. Chính thế. Nhưng, như thế không có nghĩa: Giáo hội đầy thể-chế lại có quyền hướng-dẫn/trực-chỉ Thần Khí hoặc giới hạn Thần Khí chỉ được có mặt ở một số băng-tần hoạt-động vì lợi-ích của người khác, thôi. Giáo hội không thể kiểm-soát Thần Khí. Giáo hội có mặt là để nhận-thức và chứng-thực hoạt-động tự-do của Thần Khí mà tín-hữu vẫn làm chứng, có thế thôi.
Trình-thuật về sự kiện tương-tự, thánh-sử Máccô lại để Chúa gói gọn ý-nghĩa của truyện kể, khi Ngài nói: “Ai không chống ta, là ở cùng ta.” Về lập trường này, có người lại lật ngược câu nói của Chúa, khi họ bảo: “Ai không theo ta, tức chống lại ta.” Hai câu khác hẳn nhau. Câu Chúa nói, phản-ánh tính mở rộng con người mình, tức chứng-tỏ: Tín-hữu Đạo Chúa là người không chủ-trương biên-giới; trong khi đó, câu nói sau, là niềm hãi sợ, tức: tạo biên giới để không có quá nhiều tín hữu Chúa.
Trình-thuật, nay còn đưa thêm vấn đề mới, như: chuyện “thuộc về ai”. Khi xưa, có thời-kỳ ta cứ nghĩ: là người Công giáo, tức là ta thuộc về Hội thánh Công giáo, chỉ mỗi thế. Có lẽ, ngày nay, nhiều người Công giáo chuyên chăm đi nhà thờ lại sở-hữu thêm nhiều thứ rút từ đạo khác chứ không chỉ mỗi Đạo Chúa thôi, chí ít là cung-cách tâm-trí và linh-đạo. Nói cách khác, ngày nay ta đi vào thời-đại gồm nhiều thứ “thuộc về ai”, chứ không chỉ duy nhất một loại hình nào đó thôi.
Hiểu như thế, sẽ nảy sinh thêm vấn đề bảo rằng: có thể, ta cũng thuộc về thế giới ngoài đời hệt như ta từng thuộc về truyền-thống thể-chế, tôn giáo hoặc đạo nào đó. Nói như thế, không có nghĩa bảo là: ta đang bỏ đạo của mình để ôm cầm tính trần-thế, rất như thế. Như thế, cũng chẳng để bảo rằng: hãy để Hội thánh kiểm xem ta mang tính trần-tục đến độ nào. Nhưng, chỉ muốn nói lên sự kiện là: ta đang sống mỗi ngày và mọi ngày ở trần-thế, có thế thôi. Trần-thế, mang ý-nghĩa bao quát, cởi mởi. Cởi mở rồi, sẽ bao gộp mọi truyền-thống cũng như sinh-hoạt của đạo-giáo và thánh Hội.
Như thế, là ta đang cùng một lúc “thuộc về” những thứ thường ngày và các đặc-trưng/đặc-thù, thấy rất rõ. Bởi, muốn nối-kết cho chính đáng, hẳn ta cần kết-nối với mọi nhóm-hội/đoàn-thể có đặc trưng, cũng khác biệt. Mang tính linh-đạo mà không nối-kết chuyện thường ngày, là ý nghĩ kỳ quặc. Chuyện thường ngày mà ta để mất một vài nối-kết linh-đạo là mất mát một số sự việc rất thực tiễn.
Trình thuật, nay lại dấy lên vấn-đề khác hỏi rằng: ta thấy mình thế nào? Ta bắt đầu ra sao khi hỏi mình “thuộc về ai”? Ta có thấy mình thuộc về “thực-tại trần-thế”, rất ở ngoài không? Và, ta có thấy những người thuộc nhóm-hội/đạo-giáo nay theo tinh-thần như thế ấy không? Ta có nghĩ mình là người “Công-giáo gốc/đạo ròng” với đặc-trưng là mình thuộc về thế-giới riêng-tư giống thế, không? Ta có là người của thế-kỷ thứ 21 cũng Công-giáo hoặc là người Công-giáo sống ở thế-kỷ 21 không?
Chừng như, nay vẫn còn thấy một số người Công giáo lại nghĩ về mình như Công giáo “chánh hiệu” nhưng đã tráo-đổi chốn-miền mình thuộc về phe/nhóm chính-yếu đang sống đặc-trưng thực-tiễn ở ngoài. Họ vẫn sống theo đường lối Chúa dạy. Nhưng, lại ít liên-hệ với giáo-hội công-khai, thuộc bên trong. Tên gọi của người đó, cũng vẫn là Elđađ và Mêđađ, như thuở trước. Gọi họ là nhóm người gì, cũng còn tùy; nhưng, họ vẫn được Thần Khí đáp xuống trên người mình, thế mới lạ!
Và bên dưới, lại thấy có vấn đề khác cùng nảy sinh, là tư-thế “bất bạo-động”. Phần đông trong ta, đều kình chống chiến tranh những chém và giết. Ta kình-chống cả động-thái hung-hăng trong quan-hệ mật-thiết với mọi người. Và chừng như, trong tâm can, ta vẫn muốn một học-thuyết về cuộc chiến “chính đáng”, để rồi ta rút về đó mỗi khi cần. Cuối cùng, cũng trở về với động-thái khá bạo-động dù có ý-định thường tình, xuất sắc. Lại có nhiều người trong ta chẳng bao giờ thấy được nhượng-bộ giữa lý-tưởng bất-bạo-động của Kitô-giáo với các giáo-hội đang nối-kết với đế-quốc và/hoặc đất nước chủ-trương bạo-động theo cách-thế nào đó.
Và khi đối đầu/đối xử với kẻ nghèo/người hèn hoặc thiếu thốn, đôi lúc ta lại có động-thái nào đó cũng bạo-động qua việc chối-từ chẳng giúp ai. Bạo-động nơi ta, không do tính hung-hăng xác-thể, cho bằng mau chóng tẩy-trừ người nghèo-hèn túng-thiếu ra khỏi khu-vực sống của nhóm mình. Hoặc, nếu có bỏ họ ở đó một ít lâu cũng để được coi là đã làm việc “bố thí” tinh-thần, như thế khác nào bạo-lực/bạo-động.
Cởi mở/bất-bạo-động đối với người nghèo, là chọn-lựa họ làm của riêng cho mình. Và, nhận ra diện-mạo của Đức Chúa Phục sinh, ở nơi họ. Chọn họ, như đền thờ Chúa ngự, có Chúa hiện diện một cách sinh-động, vào mọi lúc. Hiểu như thế, thì cụm từ “bất-bạo-động” xem ra vẫn còn thiếu sót. Sống bằng động-thái giống như thế, là giấc mộng kinh-thánh vẫn dành-để cho con dân mọi người, không chỉ mỗi người Công giáo, mà thôi. Bởi, giấc mộng ấy đã thành-hình nơi Đức Kitô và Nước Trời của Ngài. Bởi, chính Ngài cũng muốn sự thể như thế được thể-hiện ở nơi ta. Và, có như thế, kẻ nghèo/người hèn hoặc túng-thiếu sẽ không là người mà ta cho là nghèo/hèn lại do chính Chúa chọn ta để làm thế.
Làm như thế, phải chăng là nối-kết chính-đáng ở Đạo Chúa? Làm như thế, chỉ khi nào ta thấy Chúa nơi người nghèo/hèn ta chọn làm đấng bậc mang Chúa đến cho ta/với ta, mà thôi.
Cảm nghiệm lý lẽ thực tế ấy, ta hãy cùng hát lên lời thơ đau của nhà thơ nghèo, từng hát rằng:
“Ôi ta đã mửa ra từng búng huyết,”
Khi say sưa với lượn sóng triền miên
Khi nhận lấy trong thân tâm cay nghiệt
Giọng hờn đau trăm vạn nỗi niềm riêng.”
(Hàn Mặc Tử – Biển Hồn Ta)
Niềm riêng, nay đâu còn “giọng hờn đau” chợt thấy trong “thân tâm cay nghiệt”. Mà, chỉ là tâm trạng say sưa lượn sóng triền miên, bất-bạo-động. Triền miên tìm kiếm Chúa nơi “Biển hồn” người trong sáng, đà thấy Chúa nơi mọi người. Nhất thứ, là nơi kẻ nghèo/người hèn ở đây, lúc này.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh – Mai Tá lược dịch
Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ Mười Ba mùa Thường Niên Năm C 30-6-2013
“Em về hãy về đi, ta phiêu du một đời”
“Hương trầm có còn đây, ta thắp nốt chiều nay
Xin ngủ trong vòng nôi, ta ru ta ngậm ngùi,
Xin ngủ dưới vòm cây …”
(Trịnh Công Sơn – Ru Ta Ngậm Ngùi)
(Ga 16: 12-15)
Có lẽ trên đời này, không ai lại thấy có kiểu ru người/ru ta khá “ngậm ngùi” như câu hát. Có ru ngậm ru ngùi nhiều lắm cũng nào đã hơn gì truyện kể, ở bên dưới:
“Truyện rằng:
Đêm đó là đêm cuối tôi đi tìm những vị khách đặc biệt đến dự tiệc mừng Giáng Sinh. Khách đặc biệt, đó không là những người sang trọng, có địa vị, quyền cao chức trọng và cũng không là những người tôi quen biết. Đâu đó ở một góc tối của lề đường, dưới đèn vàng, hay nép sát mái hiên, họ ngủ ở đấy mặc cho đêm sương lạnh lẽo, những cơn gió độc, cái nhìn khinh miệt của người qua đường mà chỉ có muỗi bọ làm bạn. Giữa Sài Gòn hoa lệ, họ vật vờ như những chiếc bóng nhạt nhòa, như một viên sỏi lặng câm bên lề đường mà xã hội đã loại ra. Và tôi đã gặp chú trong một đêm đầy gió.
Con đường Đinh Bộ Lĩnh về khuya vẫn ào ạt người qua kẻ lại, dưới mái hiên một người đàn ông đang lui cui bế một người phụ nữ từ xe lăn đặt xuống manh chiếu rách. Sau đó, người đàn ông khẽ giở cái túi đựng đồ lấy cái mền màu đỏ đậm có những vết bẩn loang lổ đắp lên người phụ nữ, rồi lấy cái áo cuốn lại thành cái gối kê phía đầu. Xong xuôi, ông quay lại mắc chiếc võng nằm phía trên để canh chừng người nằm dưới cho dễ. Ông rút trong túi bao Basto điếu thuốc dở dang và bật hộp quẹt rít từng chập. Khi tôi vòng xe lại, ông đã yên vị trên chiếc võng và đung đưa theo từng hồi thuốc.
– Có gì không bé? Người đàn ông đội cái mũ cáu bẩn, tóc hoa râm ngước mắt lên hỏi tôi.
– Dạ, không ạ. Chỉ tại cháu thấy chú ngủ ở đây nên tới hỏi thăm thôi. Mẹ chú đấy ạ?
– Ai cũng hỏi chú như vậy hết. Vợ chú đấy.
Tôi đã nghĩ sai vì người phụ nữ nằm dưới đất kia có mái tóc bạc phơ, gương mặt nhăn nheo và bàn tay gầy guộc như cành củi khô. Đó chỉ có thể là một bà lão. Có ai ngờ “bà lão” chỉ mới… 47 tuổi. Nghe có tiếng động, người phụ nữ mở mắt nhìn tôi, nở một nụ cười méo mó rồi đóng mắt lại. Trong con mắt kia, có vẻ gì đó như rã rời và cạn kiệt.
Sau vài cái chép miệng chán nản, chú bắt đầu kể cho tôi nghe chuyện đời chú. Chú tên Hùng, thua vợ một tuổi. Vốn là người Sài Gòn có nhà cửa đàng hoàng, chỉ vì vợ chú bị bệnh tai biến mạch máu não mà giờ hai vợ chồng phải ra vỉa hè ngủ. Chú đã bán hết mọi tài sản, kể cả chiếc xe ôm là cần câu cơm mà vẫn không sao chữa khỏi bệnh cho vợ. Hai vợ chồng không có con cái. Bà con, bạn bè giúp hoài cũng phàn nàn lời ra tiếng vào. Chú biết nên không bao giờ đến xin xỏ gì nữa. Chú xin làm thợ hồ hoặc bốc vác thuê và đi đâu cũng mang vợ theo. Mới đầu người ta còn thuê chú, nhưng sau thấy chú lúc nào cũng kè kè bà vợ tật nguyền bên cạnh, kể cả khi ra công trường, người ta sợ phải gánh thêm trách nhiệm nên không dám thuê chú nhiều nữa. Nhưng chú biết gửi vợ ở đâu đây? Để ở vỉa hè một mình thì không được. Ăn uống ai lo. Khát nước ai lấy. Rồi tiêu tiểu nữa chứ. Chẳng ai lo dùm chú được mà để vợ một mình chú không yên tâm. Thôi thì, làm ít một chút mà vợ vẫn bên cạnh.
Tôi nhìn chú mà không giấu nổi sự ngỡ ngàng. Giữa Sài Gòn xô bồ này, tình cảm vợ chồng mong manh như một sợi tơ. Người ta xem chuyện ly thân và ly hôn là cách giải thoát cho nhau khi hai bên không thể hòa hợp nổi nữa. Người ta chia tay vì ham muốn danh vọng, tiền tài, chức tước. Đôi khi, tan vỡ xảy ra chỉ vì chuyện phòng the không thỏa mãn. Ông ăn chả, bà ăn nem. Đã qua rồi cái thời cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Và cũng đã qua rồi cái thời thủ tiết thờ chồng. Con người giờ đây muốn tự do cá nhân, muốn phá vỡ mọi giới hạn và muốn sống cho mình trước. Luân thường đạo lý, tình chồng nghĩa vợ là cái thá gì nếu không thể hưởng thụ, không được sung sướng. Còn chú, chú đã đánh đổi tất cả vật chất thế gian chỉ để giữ người vợ bên mình. Có mấy ai dám bán nhà bán đất để chữa bệnh cho vợ đến nỗi phải ra đường ngủ? Có mấy ai vợ bệnh hoạn mà vẫn tận tâm chăm sóc và lo lắng thế đâu? Chú hoàn toàn có thể bỏ vợ ra đi cho nhẹ thân vì túng quẫn, đói rách, vậy mà chú vẫn cưu mang, nâng niu vợ như trân trọng một tặng phẩm vô giá.
Tôi hỏi chú có cần giúp đỡ gì không. Chú cười, nụ cười bâng quơ nhưng chua chát. Có lẽ chú đã hết hy vọng vào lòng tốt của nhân gian mà câu nói của tôi chỉ như một trò đùa.
– Bé có thể giúp gì cho chú? Chú hỏi vặn lại tôi
– Nếu cháu không giúp được, cháu sẽ kêu những người khác giúp.
– Vậy à? Chú im lặng một lát rồi nói tiếp. Chú chỉ muốn gửi vợ vào một nơi nào đó có mái che đàng hoàng để vợ chú không còn phải ngủ ngoài đường như chú nữa.
Câu nói thoát ra từ miệng một người lang thang đầu đường xó chợ nhưng thấm đẫm tình thương đồng loại. Chú không muốn một cái gì đó cho mình mà cho người bạn đời của mình. Chỉ câu nói đó thôi, chú xứng đáng có một chỗ ngồi trên thiên đàng. Chú đã dệt những sợi tơ mỏng manh của tình cảm vợ chồng thành dải lụa bền chặt của tình người. Bàn tay thô ráp kia không chọn nắm vàng vòng tiền bạc mà chọn nắm một bàn tay khác.
Đêm nay, tôi trở lại để mời hai vợ chồng chú đi dự tiệc mừng Giáng Sinh. Tôi hy vọng chú sẽ tìm được một sự giúp đỡ nào đó trong bữa tiệc sắp tới. Dù chỉ là đốt lên một que diêm vẫn hơn là không thắp lên chút ánh lửa nào. Đã quen chú rồi, tôi nghĩ chú sẽ dễ dàng chấp thuận đề nghị của tôi. 279. Địa chỉ hai vợ chồng chú thường ngủ đây rồi. Nhưng sao không thấy võng, không thấy xe lăn. Chỉ có một mình chú nằm đó. Chắc chú đã tìm được một mái nhà để gửi gắm vợ rồi. Nếu không sao chú lại nằm bơ vơ thế kia. Tôi tấp vào vỉa hè. Trong lòng dâng lên niềm vui.
Chú đã ngủ, vẻ khắc khổ và mệt nhọc. Đầu vẫn đội chiếc mũ bẩn thỉu hôm nào. Bên cạnh không có thêm một vật gì nữa ngoài một chai nước hay rượu không rõ đặt trước mặt. Thấy chú ngủ say tôi cũng ngại gọi nhưng đã gặp chú, tôi đánh bạo. Tôi phải lay tới lần thứ tư chú mới hé mắt. Đôi mắt kẻm rẻm hấp háy mãi mới nhận ta tôi. Chú thều thào:
– Bé hả? Vợ chú chết hai ngày rồi bé ơi. Im lặng một lát, chú nói tiếp. Giờ chú chẳng còn gì cả.
Trời đất, tôi không tưởng tượng ra được mình sẽ phải nghe câu nói này trước tiên. Tôi còn chưa làm được gì cho chú. Tôi nghe trong mình vỡ òa một sự bất lực. Tôi đã thắp lên trong chú một hy vọng nhỏ nhoi nhưng tử thần đã nhanh tay hơn tôi. Cuộc sống này sao mong manh quá, mong manh như một nhúm hơi. Nhưng điều làm tôi xúc động nhất chính là bộ dạng tuyệt vọng của chú. Chú không ngồi dậy, chú nằm đó và thốt ra câu nói cay đắng kia. Nói xong, chú kéo sụp cái mũ che kín gương mặt như thể muốn giấu nỗi đau của mình. Tôi tưởng, chú sẽ thấy nhẹ nhõm phần nào vì bớt được gánh nặng. Thật không ngờ, chú suy sụp đến mức thốt lên rằng “chú chẳng còn gì cả”. Ôi! vợ chú mất, niềm vui cuối cùng trong đời chú cũng mất theo. Từ nay, chú chẳng còn ai để quan tâm, chẳng còn ai để lo lắng, chẳng còn ai để chăm sóc, cũng chẳng còn ai để thương yêu. Trong cuộc đời này chỉ cần một người, dù là một người bệnh hoạn và tật nguyền, để thương yêu còn hơn là không có một ai để nhàn hạ. Tôi nhìn chú mà run sợ. Vợ chú mất rồi, ai lấp được hố sâu thăm thẳm trong lòng chú? Ai thay được thói quen tất bật hằng ngày của chú? Ai chia sẻ cùng chú? Từ nay, chú không còn ai thân thích nữa và cũng chẳng còn niềm tin nào cầm cho ấm tay nữa.
Tôi như người cấm khẩu không biết phải nói sao. Biết nói gì trước một con người đang quằn quại trong đau thương và tuyệt vọng. Biết mở miệng thế nào để vết thương kia không rỉ máu. Mời chú đi dự tiệc ư? Tôi không thể thốt thành lời. Nghe nó sao giống giễu cợt quá. Bữa tiệc sẽ trống hai chỗ. Tôi không biết phải làm sao nữa, chỉ cảm thấy mình vô nghĩa và nhỏ bé như một chiếc lá rụng rơi. Tôi ra về. Gió vẫn thổi trên đầu. Tôi biết, đêm nay, chú sẽ lạnh hơn. (Truyện kể trích từ báo điện tử Đán Chim Việt của Từ Tâm)
Đọc truyện kể ở trên, chắc có vị lại cũng nghĩ như bầy tôi bần đạo, cứ nói bạo mà rằng: Giả như tôi là đấng bậc giảng dạy ở nhà thờ, tôi cũng sẽ dùng truyện kể “ngậm ngùi” như thế để làm nền cho bài chia sẻ khi nghe Chúa dạy về cách xử thế với nhân gian ở đời.
Quả là thế! Nhân gian ở đời không rao truyền Đạo Chúa rất thương yêu bằng những câu văn đầy biện chứng/chứng biện để minh xác Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu vẫn thương yêu con người như các nhà giảng thuyết vẫn luôn yêu môn triết lý thần học đầy biện luận.
Nhân gian loài người, giảng về thần học “yêu thương” đôi lúc cũng không rao giảng và chẳng lý giải gì đến tình yêu thương có trong con người, như một truyện thật khác được kể đi kể lại rất nhiều lần, cốt để nhân gian/trần thế nhớ mà chứng thực. Chứng rất thực, bằng cuộc sống. Chứng và thực, bằng tình tự cũng đầy cảm động và cảm xúc, như truyện khác đọc được ở đâu đó trên báo điện tử hoặc điện thư, như sau:
“Khi trận động đất xảy ra, khi đội cứu hộ tiếp cận hiện trường hoang tàn thuộc về ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ trông thấy thi thể bất động của cô qua các khe nứt. Nhưng tư thế của cô thật kì lạ, trông cô như đang quỳ xuống như khi cầu nguyện, thân cô hướng về phía trước, và hai tay cô như đang bọc lấy thứ gì đó. Ngôi nhà đổ nát đã đè quỵ hoàn toàn lưng và đầu của cô.
Dù rất khó khăn, người đội trưởng vẫn cố gắng đưa tay qua các khe nứt để chạm tới thân người phụ nữ. Ông hy vọng mong manh rằng cô vẫn sống. Tuy nhiên, làn da lạnh và cơ thể cứng đã bảo ông rằng người phụ nữ này đã vĩnh viễn ra đi.
Ông và các thành viên còn lại của đội tiếp tục tìm kiếm ở các căn nhà đổ nát kế tiếp. Linh tính mách bảo điều gì đó, người đội trưởng bị thôi thúc quay lại căn nhà sụp đổ của người phụ nữ đó. Một lần nữa, ông lại lần mò một cách khó nhọc bên dưới không gian chật hẹp cơ thể đã lạnh của người phụ nữ, và bất ngờ thay, ông reo lên một cách mừng rỡ: “Một đứa trẻ, là một đứa trẻ!”
Cả đội đã cùng với nhau, cẩn thận di dời từng mảnh đổ vỡ của căn nhà chung quanh người cô. Một cậu bé 3 tháng tuổi đã được tìm thấy trong tấm chăn hoa bên dưới thân người mẹ đã mất của mình.
Người phụ nữ rõ ràng đã thực hiện sự hy-sinh cuối cùng để cứu con trai mình. Khi ngôi nhà của cô rơi xuống, cô đã ôm trọn đứa trẻ và đã dùng cơ thể của mình để làm tấm chắn bảo vệ con trai mình. Cậu bé vẫn ngủ một cách yên bình khi đội trưởng đội cứu hộ nhấc bé lên.
Bác sĩ nhanh chóng kiểm tra cậu bé, khi mở tấm chăn ông thấy một chiếc điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn văn bản trên màn hình, nói rằng: “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng… mẹ luôn yêu con.” Chiếc điện thoại này đã đi từ hết bàn tay này đến bàn tay khác. Tất cả những người đọc tin nhắn đã khóc. “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng… mẹ luôn yêu con…”
“Con phải nhớ rằng: Mẹ luôn yêu con!” Chao ôi! Có truyện thực nào “thật” bằng truyện vừa kể, ở trên? Ôi chao! Có lời nhủ khuyên nào nhiều ý nghĩa bằng lời nhắn, như thế. Có lời nhắn và nhủ nào tựa hồ lời ru, như lời ca mà nghệ sĩ ở đời lại cứ hát. Hát, lời lẽ rất nhắn nhủ, hay ru ngủ một tình thực rất” thật tình” như lời nghệ sĩ hát ở dưới:
“Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình.
Tóc nào hãy còn xanh, cho ta chút hồn nhiên
Tim nào có bình yên, ta rêu rao đời mình
Xin người hãy gọi tên.”
(Trịnh Công Sơn – Bđd)
Trong cuộc đời, lời kể lể thật không dễ, nhưng vẫn kể. Kể rất hay. Kể rất nhuyễn hơn lời diễn giảng của ai đó, là thày sáu hay thày cả, ở nhà thờ. Lời ca đầy tính kể lể hoặc “ru ta ngậm ngùi” đầy tính chất rất ru ngủ nhưng vẫn cứ thức, cứ tỉnh “bơ” như sau:
“Khi tình đã vội quên, tim lăn trên đường mòn
Trên giọt máu cuồng điên, con chim đứng lặng câm
Khi về trong mùa đông, tay rong rêu muộn màng.
Thôi chờ những rạng đông..”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Vâng. Đúng thế. Thà là thế. Ta cứ “chờ những rạng đông” đi, rồi cũng thấy “những con tim lăn trên đường mòn”dù “tay (đã) rong rêu muộn màng”, vẫn còn thấy “rạng động” tuyệt vời ngời sáng, như câu hát của người nghệ sĩ chừng như đang ru tiếp:
“Xin chờ những rạng đông
Đời sao im vắng
Như đồng lúa gặt xong
Như rừng núi bỏ hoang
Người về soi bóng mình.
Giữa tường trắng lặng câm.”
Không. Đời người và đời mình hôm nay không còn “im vắng” nữa. Người người hôm nay, không còn “về soi bóng mình” để rồi sẽ lại chỉ thấy những là “bóng mình giữa tường trắng lặng câm.” Đành rằng tường trắng hôm nào vẫn lặng câm, khi anh khi tôi cứ “ru ta ngậm ngùi” bằng câu hát, chứ không phải là bằng những lời giảng và giải rất “dễ ngủ” ở nhà thờ.
Người đời hôm nay, vẫn diễn giải và minh chứng về tình yêu trong đời, không bằng lời dẫn giải minh xác, rất “triết/thần” cho bằng chính cuộc sống có hát ca, qua những ý/lời được thêm thắt ở lời cuối một nhạc bản, như sau:
“Có đường phố nào vui, cho ta qua một ngày
Có sợi tóc nào bay, trong trí nhớ nhỏ nhoi
Không còn, không còn ai, ta trôi trong cuộc đời
Không chờ, không chờ ai.”
Vâng. Quả có thế. Đời nghệ sĩ, có hát nhiều, nói nhiều cũng nào vui. Bởi, người nghệ sống trong đời có hát nhiều, nói nhiều và vui chơi không thiếu, rồi vẫn thấy chính cuộc đời mình như sợi tóc nhỏ nhoi, trôi bay trong giòng đời, rất nổi trôi.
Vâng. Có thể cũng như thế, nếu bạn và tôi suy nghĩ nhiều về những ý/lời diễn giải của đấng bậc vị vọng ở nhà thờ, nhà Chúa vẫn cứ dùng lời lẽ Chúa răng dạy, mà bảo rằng:
“Thày còn nhiều điều phải nói với anh em.
Nhưng, bây giờ an hem không có sức chịu nổi.
Khi nào Thần khí sự thật đến,
Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn.”
(Ga 16: 12-13)
“Nhiều điều phải nói với anh em. Có thể là những sự rất thật về “tình thương yêu” ta phải có với nhau. Tình yêu thương đó, không chỉ với vợ, với con còn nhỏ hoặc ai đó, nhưng còn là sự quan tâm để ý đến sự yên vui an nhàn của trẻ bé, lẫn người lớn như truyện kể khác được kể lại trên mạng vi tính rất linh tinh, như sau:
“Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ. Dịp hè, họ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những tòa lâu đài trên cát. Bố mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con vui đùa không quá xa ngoài kia phía trước mặt. Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn ăn mặc xuềnh xoàng, trên tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ đang lẩm bẩm một điều gì đó, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi. Hai vợ chồng không hẹn mà cùng vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia.
Dường như họ cố ý nói to cho bà ta nghe thấy để bà ta nên đi chỗ khác kiếm ăn.Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.
Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn ăn cùng những khách hàng trong quán, hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ khả nghi kia là ai và họ… sững sờ: Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình đạp phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng, sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván.
Từ dạo ấy, thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt ướt nhòe: “ồ, tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi!” Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi rất xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống…”
Hôm nay, người những truyện kể rất ư là lễ mễ ở trên, hẳn bạn cũng như tôi, ta nghĩ nhiều về nhiều thứ. Những thứ như: ru ta ngậm ngùi sau cả một đời, rất phiêu du, cho chí tình của người chồng ít thấy ở một xã hội nhiễu nhương, khuynh loát; rồi lại đến tình mẹ hiền chấp nhận cái chết cho riêng mình để con nhỏ của mình được sống sót và đến tình của cụ già nhà ta vẫn lang thang đây đó lo cho các cháu nhỏ bị nạn như con cháu nhà mình. Thôi thì, đủ thứ tình cảm rất ư là “ta ru ta ngậm ngùi. Xin ngủ dưới vòm cây.”
Thế nhưng, làm sao ngủ dưới vòm cây được, khi Lời Ngài còn đó nỗi buồn, vì ta cứ quên. Quên rằng, điều Ngài khẳng định về Thần Khí của Sự thật sẽ dẫn đưa anh em loài người đi vào những sự rất thật, ở đời người. Sự thật ấy, người người cứ tưởng rằng khi được nghệ sĩ những “ru ta ngậm ngùi”, rồi sẽ chóng quên, khi đã ngủ vùi trong giấc mộng đầy thiền trong cõi “Tây Phương cực lạc”, lại rất vui.
Khi mọi người đã được Thần Khí Chúa dẫn đưa vào với Sự thật rất thực của mọi sự và mọi thứ rồi, thì tôi hay bạn cũng chẳng cần ai ru ai. Bởi, có “ru ta (đến) ngậm ngùi”, cũng chẳng ngủ. Vấn đề cuối cùng, vẫn là: “Ngài sẽ làm Ta vinh hiển vì Ngài lấy của Ta mà ban cho các ngươi.” (Ga 16: 15)
Trần Ngọc Mười Hai
sẽ cùng người anh, người chị
ở thánh hội nắm chắc Sự thật ấy
suốt đời mình.