Tỉnh Thừa Thiên Huế “hợp thức hóa” phần đất cướp của Đan viện Thiên An

Tỉnh Thừa Thiên Huế “hợp thức hóa” phần đất cướp của Đan viện Thiên An

 GNsP (27.10.2016) – Phần đất – nhà – rừng thông của Đan viện Thiên An có từ những năm 1940 bị nhà cầm quyền “mượn” sau năm 1975, đã bị “chiếm dụng” và “biến” thành đất tư, cho phép doanh nghiệp kinh doanh trái phép trên các khu đất này. Kẻ mượn không những không trả lại đất cho chủ nhà, mà còn chà đạp lên pháp luật để “hợp thức hóa” các phần đất đã mượn với mục đích không thừa nhận quyền quản lý và sở hữu của chủ nhà. Thậm chí, nhà chức trách còn lạm dụng quyền lực để lăm le “chiếm” phần đất còn lại của Đan viện.

b6c79699-e87b-4b80-84d9-1d146b11e7a8

“Hợp thức hóa” phần đất tiếp quản, mượn, chiếm dụng, chiếm, cướp…

Sự lạm dụng quyền lực, ngồi xổm lên Pháp luật của nhà cầm quyền nhằm thực hiện “ý đồ” hợp thức hóa phần đất đã mượn của Đan viện Thiên An thông qua văn bản số 1062/TB-ĐKCG của Sở Tài Nguyên và Môi trường Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Văn bản này được gửi đến Đan viện Thiên An vào ngày 12.10.2016. Nội dung thông báo: về việc đăng ký, kê khai lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo.

Mục đích của văn bản này là yêu cầu quý Đan sĩ “đăng ký, kê khai” những tài sản hiện có mà Đan viện Thiên An đang sử dụng. Còn những tài sản của Đan viện bị giới chức cộng sản tiếp quản, mượn, chiếm dụng, chiếm, cướp… sau năm 1975 sẽ không được “đăng ký, kê khai”, bao gồm: ngôi trường Thánh Mẫu do Công ty TNHH MTV Lâm Trường Tiền Phong (trước đây là Ty Nông Lâm Huế) chiếm dụng; Bệnh xá; Trung tâm khu vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên – đồi Thiên An; Khu biệt thự – nhà hàng Bội Trân, Khu biệt thự Cát Tường Quân…

Nội dung văn bản của Sở Tài Nguyên và Môi trường Tỉnh Thừa Thiên Huế còn đe nẹt rằng, nếu quý Đan sĩ “không thực hiện việc đăng ký, kê khai lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” từ ngày nhận thông báo cho đến hết ngày 28.10.2016, thì sẽ “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định số: 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ”.

Giả sử quý Đan sĩ “đăng ký, kê khai” những tài sản hiện có theo yêu cầu của văn bản số 1062/TB-ĐKCG Sở Tài Nguyên và Môi trường Tỉnh Thừa Thiên Huế, mà bỏ qua không “đăng ký, kê khai” những tài sản bị nhà cầm quyền tiếp quản, mượn, chiếm dụng, chiếm, cướp… sau năm 1975 thì với “đỉnh cao trí tuệ” của giới chức cộng sản sẽ hiểu rằng những tài sản không “đăng ký, kê khai” này sẽ thuộc về tay các ông quan tham.

Vì vậy, hình thức “đăng ký, kê khai” tài sản của Sở Tài Nguyên và Môi trường Tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm “tước đoạt” quyền quản lý và sở hữu các tài sản của Đan viện Thiên An có từ những năm 1940, đã bị nhà cầm quyền cộng sản tiếp quản, mượn, chiếm dụng, chiếm, cướp…

Trong khi đó, suốt một thời gian dài đi tìm kiếm công lý, kiên cường bảo vệ tài sản của Giáo hội, quý Đan sĩ đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại đến Văn phòng Chính phủ, văn thư cho nhà cầm quyền địa phương, cũng như văn bản cho Công ty TNHH MTV Lâm Trường Tiền Phong… yêu cầu “hoàn trả nguyên trạng” các tài sản mà nhà chức trách đã “mượn” sau năm 1976, nhưng chỉ nhận được những văn bản phản hồi với nội dung “bao che, bảo kê, tiếp tay” cho kẻ cướp. Thậm chí Văn phòng chính phủ còn “né tránh và chỉ đạo” cho cấp dưới giải quyết các khiếu nại của các Đan sĩ (Quyết định số 577/QĐ-XKT của Tổng Thanh Tra Nhà Nước vào năm 2002).

Theo Điều 102 Luật Đất đai và Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Cơ sở Tôn giáo sẽ được “tự kê khai, rà soát” các nội dung sử dụng đất, mà trong đó có nội dung kê khai “diện tích đất đã bị người khác lấn, chiếm”. Còn phần diện tích đất bị “nhà cầm quyền mượn, cướp, chiếm…” thì nạn nhân bị cướp đất không được “tự kê khai”!

1

Phần đất tiếp quản, mượn, chiếm dụng, chiếm, cướp… phải trả lại cho Đan viện Thiên An

Chính vì vậy, quý Đan sĩ cương quyết không chấp nhận lời đề nghị khiếm nhã ngồi xổm trên pháp luật của nhà cầm quyền, nếu như UBND tỉnh Thừa Thiên Huế không “giải quyết thỏa đáng các kiến nghị của Đan viện Thiên An liên quan đến phần nhà – đất – rừng Thông, do Đan viện Thiên An sở hữu và sử dụng từ năm 1940”.

Bởi lẽ, “pháp luật – qua các thời kỳ – đều qui định mượn tài sản không thể là chuyển quyền sở hữu hay sử dụng, cũng không làm mất đi các quyền năng này của bên cho mượn; và “mượn thì phải trả” chẳng những là đạo lý mà còn là pháp lý”. Cha Antôn Nguyễn Văn Đức, Bề trên Đan viện Thiên An nhấn mạnh trong Bản kiến nghị gửi đến Văn phòng Đăng ký Đất đai Tỉnh thừa Thiên Huế.

“Chính sách đất đai, quản lý, cải tạo… tài sản là nhà – đất của nhà nước qua các thời kỳ không có bất kỳ qui định nào quản lý tài sản “mượn” của tổ chức Tôn giáo. Trái lại, Điều 17 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 qui định: “Nếu trong hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn thực hiện hợp đồng, thì các bên có quyền thực hiện hoặc yêu cầu thực hiện hợp đồng vào bất cứ lúc nào”. Điều 517 và Điều 520 Bộ luật Dân sự 1995; Điều 514 và Điều 517 Bộ luật Dân sự 2005 đều qui định nghĩa vụ của bên mượn tài sản là phải “giữ gìn, bảo quản tài sản mượn…”, “trả lại tài sản mượn đúng thời hạn…” và phải “bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn”. Còn quyền của bên cho mượn tài sản là “đòi lại tài sản cho mượn…” và “yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do người mượn gây ra”.” Cha Bề trên Đan viện Thiên An giải thích.

Do đó, Đan viện Thiên An chỉ đồng ý “đăng ký, kê khai lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng” với tổng diện tích 107 hécta đất – nhà – rừng thông thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện từ năm 1940.

Huyền Trang, GNsP

Xem thêm: Tinmungchonguoingheo.com

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay