49 bí quyết để sống vui khoẻ.

49 bí quyết để sống vui khoẻ.

1. Hãy ngủ 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
2. Hãy uống nhiều nước.
3. Hãy ăn thêm rau trái tươi và bớt thực phẩm chế biến.
4. Hãy dùng bữa sáng như ông hoàng, bữa trưa như người nhà giàu và bữa tối như người ăn xin.
5. Mỗi ngày, hãy đi bộ 10-30 phút. Trong lúc đi, hãy giữ nét mặt tươi vui.
6. Hãy mỉm cười và cười lên nhiều hơn nữa.
7. Hãy giải trí nhiều hơn.
8. Hãy dành thời gian vui đùa nhiều hơn với những người trên 70 tuổi và dưới 6 tuổi.
9. Hãy đọc nhiều sách hơn.
10. Đừng phí sức và thời gian quý báu ngồi lê đôi mách. (nghe chuyện người khác, rồi mách lại.)

11. Hãy biết tận hưởng trọn vẹn một ngày.
12. Hãy dẹp bỏ tất cả những gì không tốt, không đẹp hoặc không làm cho bạn vui.
13. Hãy làm điều bạn cho là đúng để tâm hồn luôn thư thái.
14. Hãy dành thời gian để suy niệm, tập yoga và cầu nguyện. Đó là những phương thế thêm sức cho ta hằng ngày trong cuộc sống tất bật này.
15. Hãy sống với 3 C: Chân tình, Cởi mở và Cảm thông với mọi người.
16. Đừng có ý tưởng tiêu cực hoặc làm điều bạn không thể kiểm soát được. Thay vào đó, hãy tập trung sức lực vào giây phút hiện tại.
17. Hãy làm hòa với quá khứ để nó không làm hỏng được hiện tại của bạn.
18. Hãy quên những chuyện quá khứ. Đừng nhắc lại những lỗi lầm cũ của vợ hay chồng bạn. Như thế chỉ làm lung lay hạnh phúc hiện tại mà thôi.
19. Đừng so sánh đời mình với đời người khác. Bạn không thể biết được tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời của họ đâu. Cũng đừng so sánh vợ hay chồng bạn với kẻ khác.
20. Thèm muốn chỉ làm uổng phí thời gian. Bạn đã có tất cả những gì cần thiết cho mình.

21. Hãy nhớ rằng bạn là duy nhất và không ai giống bạn cả.
22. Và hãy tin rằng sự hiện hữu của bạn trên đời là một món quà cho cả thế giới.
23. Đừng quan tâm đến những gì người khác nghĩ về bạn, đó không phải là chuyện của bạn.
24. Hãy ý thức rằng cuộc đời như trường học và bạn đang ở đó để học tập. Những vấn đề chỉ như các bài toán đố được đưa ra trong chương trình học, được giải xong rồi biến mất. Nhưng bài học rút ra thì sẽ giúp ích cả đời.
25. Đời quá ngắn, vì vậy không nên uổng phí thời gian giận ghét ai. Đừng để lòng giận ghét làm bạn sống khó chịu bực bội vô ích nhé.
26. Đừng cho mình là người quan trọng. Có người nào khác cho bạn là quan trọng đâu.
27. Bạn không cần phải thắng mọi tranh luận. Hãy đồng ý là bạn không đồng ý.
28. Hãy tha thứ mọi sự cho mọi người.
29. Hãy nhớ rằng dù cho hoàn cảnh có tốt hay xấu đến đâu đi nữa, thì nó cũng sẽ thay đổi.
30. Đừng làm quá sức. Hãy biết gìới hạn của mình.

31. Khi bạn đau ốm, công việc đâu chăm sóc gì được cho bạn, nhưng bạn bè thì sẽ làm được việc đó. Hãy luôn giữ liên lạc với nhau bạn nhé.
32. Hãy ý thức rằng tình bạn là một sự đầu tư khôn ngoan.
33. Hãy năng thăm hỏi những người thân trong gia đình.
34. Mỗi ngày, bạn hãy làm cho người khác một cái gì đó tốt đẹp.
35. Hãy đếm những điều làm bạn hạnh phúc. Đ ừng đếm những điều phiền muộn.
36. Không gì làm lãng phí sức lực của mình hơn là ngồi một chỗ và lo lắng về hàng tá chuyện.
37. Hãy biết rằng nếu bạn có hàng tá câu hỏi, thì trong chính bạn cũng có hàng tá câu trả lời.
38. Hãy biết rằng bạn sẽ vượt qua được mọi thứ, dù cho có khó khăn đến đâu.
39. Đừng tự tạo giới hạn cho chính bản thân mình.
40. Những quyết định cũng không kém phần quan trọng như những cơ hội mà bạn có.

41. Hãy sống thanh thản, đừng tiếc nuối điều gì.
42. Đừng biến bất cứ điều gì trở nên trầm trọng.
43. Hãy nhận ra rằng chẳng có điều gì là trễ cả.
44. Hãy nhớ rằng nhiều thứ sẽ ra đi mãi mãi và không bao giờ trở lại.
45. Hãy thực hiện những điều bình dị bằng cách phi thường nhất.
46. Hãy nhớ rằng với một tình yêu nhỏ bạn có thể đi cả một quãng đường dài.
47. Hãy luôn có ước mơ và hy vọng trong cuộc sống.
48. Hãy vươn đến đỉnh cao, ước mơ và khát vọng của chính mình.
49. Và hãy nhớ rằng điều tốt nhất luôn đến sau.

Thánh Stanislaus

Thánh Stanislaus

(1030 – 1079)

 Bất cứ ai đọc lịch sử Ðông Âu đều phải biết đến tên Stanislaus, vị giám mục thánh thiện nhưng bi thương của giáo phận Krakow. Cùng với các Thánh Tôma More và Tôma Becket, ngài thường được nhớ đến vì sự chống đối quyết liệt của ngài đối với một chính phủ hung bạo và bất chính thời ấy.

 Thánh Stanislaus sinh trong một gia đình quý tộc ở Szczepanow gần Krakow. Ngài theo học các trường Công Giáo ở Gniezno, sau đó ở thủ đô Ba Lan, và ở Balê. Ngài thụ phong linh mục ở Gnesen và được bổ nhiệm làm tổng phó tế và người thuyết giáo của Ðức Giám Mục Krakow, là nơi tài hùng biện và gương mẫu của ngài đã giúp nhiều người thực sự hoán cải đời sống, trong đó có cả hàng giáo sĩ. Ngài trở thành giám mục của Krakow năm 1072.

 Trong cuộc viễn chinh chống với Ðại Ðế Duchy của Kiev, Ðức Stanislaus bị dính líu đến tình hình chính trị ở Ba Lan. Nổi tiếng là người thẳng thắn, ngài tấn công những hành động xấu xa của vua và người dân, nhất là các cuộc chiến bất chính cũng như các hành động vô luân của Vua Boleslaus II vì ông đã cướp vợ của một nhà quý tộc.

 Lúc đầu nhà vua tự ý xin lỗi và bày tỏ sự ăn năn sám hối, nhưng sau đó lại trở về con đường cũ. Ðức Stanislaus tiếp tục công khai chống đối bất kể những hăm dọa về tội phản quốc và tử hình. Sau cùng ngài đã ra vạ tuyệt thông nhà vua và từ chối cử hành Thánh Lễ mỗi khi có sự hiện diện của ông. Ðiên lên vì tức giận, nhà vua ra lệnh quân lính hạ sát vị giám mục. Khi binh lính từ chối không tuân phục, chính tay ông đã giết Ðức Stanislaus trong khi ngài cử hành Thánh Lễ trong một nhà nguyện ở ngoại ô thành phố.

 Ðức Stanislaus là biểu hiệu của tinh thần dân tộc Ba Lan. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Innôcentê IV phong thánh năm 1253 và được đặt làm quan thầy chính thức của Krakow.

Lời Bàn

 Thánh Gioan Tẩy Giả, Tôma Becket, Tôma More và Stanislaus là một vài ngôn sứ dám tố giác sự thối nát của những người có địa vị. Các ngài đã theo chân Ðức Giêsu Kitô, là người vạch ra sự sa đọa luân lý của các nhà lãnh đạo tôn giáo thời ấy. Ðó là một công việc đầy nguy hiểm đòi hỏi sự can đảm sống chứng nhân cho Tin Mừng.

 Lời Trích

    “Những người khao khát muốn có quyền bính để có thể áp đặt luật lệ, mệnh lệnh và kiểm soát người khác, thì chính họ là những người sống vô kỷ luật và không kiềm chế” (Thánh Tôma More, Một Ðối Thoại Về Sự Tiện Nghi).

Đời sống khá giả có thể nguy hiểm cho sức khỏe

“Con số 22.5% người Việt Nam trên 65 bị tiểu đường loại 2 ở Hoa kỳ không làm ngạc nhiên chút nào. Ông Việt Kiều Hải Ngoại sáng chế ra những thức ăn nhiều bôt tinh chất hay mỡ với số lượng kinh hoàng như bánh mì Ba Lẹ, chiêu với cà phê sữa đặc Ông Thọ hay Borden 30% đường nguyên chất. Xong rồi tráng miệng bằng chè đường.” 

“Chúng ta không cần biết tới khuyến cáo Bộ Y Tế Mỹ, vẫn khư khư bám lấy gạo Thái Lan Nàng Thơm cho khoái khẩu. Chúng ta không cần biết vì không muốn biết.”

 Người ta nói có cả thảy bốn thứ Việt Kiều, thứ này không chơi với thứ kia. Việt Kiều Đông Âu không liên lạc gì với Việt kiều Tây Âu và Mỹ Châu. Việt Kiều Xuất Khẩu Lao Động ở Đông Nam Á không cần biết tới Việt Kiều liều mạng kiếm đường sinh sống ở Cam Bốt hay Thái Lan. 

Nhưng Việt Kiều tại Bắc Mỹ , Châu Âu và Úc Châu có một sắc thái đặc biệt, một nếp sống đặc biệt khác hẳn lối sống ông cha ngày trước. Họ sống trong môt xã hội khá giả (Affluent Society) cả về vật chất lẫn tinh thần ông cha họ từ xưa không bao giờ được hưởng. 

Xã hội Âu Mỹ có những nông dân vô cùng hữu hiệu, chỉ 3% dân số mà nuôi được cả nước và hàng trăm triệu dân thế giới. Có những nhà kinh doanh và công nhân sáng tạo nhất thế giới, làm ra của cảì rẻ và tốt thừa thãi cho cả xã hội. Việt Kiều những nơi đó không bao giờ lo rét vì thiếu quần áo, không bao giờ lo không có phương tiện đi lại kiếm việc làm, ai muốn mặc gì thì mặc, muốn đi đâu thì đi. Và nhất là muốn ăn gì thì ăn, ăn bao nhiêu cũng được.. 

Ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp.Nhưng ăn ngon có cái nguy hiểm của nó nhất là khi ở những nước sống lâu quá tuổi 60 mới nhìn thấy hậu quả. 

Việc đầu tiên là cơm chúng ta ăn. Ở Mỹ hay Châu Âu hay Úc Châu, dân Việt vẫn coi cơm là cơ bản. Dân Á Châu là vậy, di dân sang Mỹ hay Úc họ vẫn coi cơm là món ăn chính, bánh mì không thể thay thế. Vì ăn cơm chặt bụng, no lâu và tiêu hóa dễ chịu hơn bánh mì vì cơm có số lượng nước liên kết chặt chẽ với bột, amylose hay amylopectin. 

Và cơm là phải cơm trắng dẻo như Nàng Thơm hay Jasmine Thái Lan hay Kyoto Nhật Bản. Và phải hai bát mỗi bữa tức là phải 300 hay 400gr cơm một bữa.. 

Ngày xưa tổ tiên chúng ta chọn gạo là đúng vì khí hậu nhiệt đới không thể trồng lúa mì, lúa mì đòi hỏI khí lạnh nhiệt độ 17 độ C. Trồng gạo hai vụ rất lợi cho kinh tế và nhất là hột gạo có những chất bổ vô cùng hấp dẫn cả về phẩm chất cũng như số lượng. 

Nhưng tiếc thay bao nhiêu chất bổ tập trung vào vỏ cám ngoài hạt và oái oămhơn nữa, cám có nhiều chất lipoproteins rất bổ nhưng mau chóng bị chất enzyme lipase trong cám oxy hóa và trở nên khét không dự trữ được. Các cụ chỉ có cách giã gạo cho bớt cám rồi ăn hạt, cám cho heo ăn. Tuy vậy bao gạo cũng không tồn trữ trữ lâu được, phải đến thế kỷ thứ 19, khi Pháp sang làm nhà máy xay lúa mới giải quyết được vấn đề kinh tế, làm sao tồn trữ được bao gạo hàng năm, dùng máy xay cho trắng sạch gạo rồi đánh bóng “Polish” hạt gạo nhẵn và đều. Cám bị loại hết cho heo ăn. Nhưng tai hại cho sức khoẻ con người nhất là dân “khá giả” hay “trưởng giả”, may cho dân nghèo vẫn ăn gạo đỏ hay “gạo Lức muối mè”. 

Hạt gạo đã xay máy và đánh bóng chỉ còn chất bột starch mà lúc đó là tinh bột “Refined Starch” nó có đặc điểm của nó. Nó cũngnhư các Refined Starch từ lúa mì, nó không còn chất xơ (Fiber) tập trung trong cám, nó mất đi 67% Vitamin B3, 80% Vitamin B1, 90% Vitamin B6, một nửa số Manganese, môt nửa số Phosphorus, 60% Sắt Iron, 100% Fiber, và tất cả những fatty acids cần thiết. Mất. tất cả Selenium, Magnesium. Đến nỗi theo Luật Hoa Kỳ gạo sản xuất ở Hoa Kỳ phải cho thêm B1, B2 và Iron nhưng cho thêm không thể nào bằng thiên nhiên. 

Brown Rice, gạo đỏ cũng được sản xuất ở Hoa Kỳ nhưng không phảI là dễ dàng, phải vô hiệu hóa chất enzyme lipase trong cám nếu không chỉ vài giờ sau là gạo hư. Phần nhiều người ta dùng nhiệt độ 80 độ C xấy khô nhưng gạo đỏ cũng chỉ tồn trữ được 6 tháng. 

Khi đã xay vỡ vỏ thóc ngoài cùng, còn lại lớp cám Bran và nhân Germ, xay nữa và mài nữa thì mất lớp Aleurone (rất nhiều chất mỡ rất cần thiết, essential fats). Nhưng như vậy mới tồn trữ được hột gạo trông rất trắng rất đẹp, ăn ngon vì mềm và thơm, nhưng chỉ còn bột Refined Starch. 

Nghiên cứu của Đại Học Tufts, Boston Massachusetts cho biết tinh bột Refined Starch được hấp thụ ở ruột rất nhanh và nằm đó dưới tình trạng mỡ, mỡ xung quanh ruột, gan và vùng xương chậu pelvis. Trông không mập, bụng không phệ nhưng có một lượng mỡ quan trọng trong vùng bụng xung quanh ruột .. Có thể người coi ốm chứ không mập. 

Đại học Tufts nghiên cứu một số người ăn bánh mì trắng tinh bột so với một số người ăn bánh mì có bran có fiber. Sau 1 năm rưỡi, những người ăn bánh mì tinh bột thấy dây thắt lưng phải nới thêm ( ½ inch mỗi năm). Có vẻ đường hấp thụ thì Insulin đẩy vào tồn trữ ngay trong những tế bào mỡ xung quanh ruột. Và những người đó có nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2, Diabetes type 2, đường trong máu glycemia cao hơn nhóm ăn bánh mì nâu có bran.
Sau đó nước Mỹ thay đổi cách ăn uống, khẩu hiệu White Bread Round Waist (Bánh trắng bụng tròn) do Bộ Y tế (Dept of Health and Human Services) tung ra và các siêu thị (Super Market) thay đổi bộ mặt tại gian hàng bánh mì. Bánh mì trắng vẫn còn bán nhưng không được trắng lắm vì FDA ra lệnh ít nhất phải 51 % xơ (Fiber) trong bánh mì. Và vô số bánh mì có chứ W tức là Whole grain không được Refined Starch nữa. 

Và nay người ta biết tại sao. Các tế bào mỡ vùng xung quanh ruột rất quan trọng trong vai trò điều hòa bằng tín hiệu (signaling), sản xuất nhiều hormons, cytokines đi hoạt động ở nhiều bộ phận vùng bụng như Pancreas. Một cytokine khích động NF-KB pathway làm chất Insulin không còn hữu hiệu nữa. Insulin Resistance (Chống lại Insulin là định nghĩa của Diabetes type 2) 

Tiểu đường loại 1 là Pancreas không sản xuất được Insulin hay sản xuất rất ít, phần nhiều người trẻ do di truyền hay cơ thể tự hủy hoại autoimmunity sau khi nhiễm siêu vi trùng ở Pancreas. Tiểu đường loại 2 là sản xuất Insulin nhưng không hữu hiệu tại các tế bào chính địa bàn hoạt động của Insulin không nhận ra Insulin nữa. Insulin có nhiệm vụ là mở chìa khóa cửa các tế bào mỡ, gan và bắp thịt cho đường trong máu vào tồn trữ. Đầu tiên là các tế bào Beta của pancreas cũng không nhận ra Insulin, mất chức năng Feedback điều hòa. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 phần nhiều là có tuổi trên 45 khi Insulin và Pancreas bắt đầu thấm mệt. Và người trẻ cũng bi bệnh này nếu quá mập hay ăn quá nhiều đường, số lượng Insulin không cáng đáng nổi. 

Con số 22.5% người Việt Nam trên 65 bị tiểu đường loại 2 ở Hoa kỳ không làm ngạc nhiên chút nào. Ông Việt Kiều Hải Ngoại sáng chế ra những thức ăn nhiều bôt tinh chất hay mỡ với số lượng kinh hoàng như bánh mì Ba Lẹ, chiêu với cà phê sữa đặc Ông Thọ hay Borden 30% đường nguyên chất. Xong rồi tráng miệng bằng chè đường. Nhiều gia đình ông tiểu đường, cháu béo phì vì bà chiêu đãi mỗi tối môt bữa chè. Ở Việt Nam cũng vậy từ 10 năm nay giai cấp giầu có cũng béo phì và tiểu đường như hải ngoại. Béo phì ảnh huởng tới genes, bố mẹ béo thì con cũng vậy. 

Khi đường trong máu cao thì chỉ có 2 cách chữa chạy, phần nhiều là phải thực hiện cả hai; bỏ đường, bỏ bột tinh chất và cử động bắp thịt (exercise). Nếu không ăn kiêng thì không thuốc nào trị nổi. Có nhiều thực vật có khả năng hạ đường một chút (chúng tôi đã thử một số) như Okra đậu đũa, lá xương rồng, lá dứa, lá ổi, đậu đen, tỏi ta ngâm rượu v.v… nhưng không thay thế nổi insulin và nhất là ăn kiêng (diet). Không thay thế nổi các thuốc hypoglycemiants tác dụng trên pancreas hay gan hay ruột. 

Khi đường trong máu lên tới con số trên 126mg/dl khi nhịn đói lúc sáng sớm thì bắt đầu bênh tiểu đường. Và đầu tiên đi nha sĩ vì đường cao đưa đến nhiễm trùng mọi nơi trên cơ thể, đặc biệt là răng và lợi. Trong mồm có môt số lượng lớn vi trùng, 30 thứ vi trùng nhiều thứ ta chưa biết tên. Nhiễm trùng răng lợi đưa đến nhiễm trùng nơi xa xôi như tim (endocarditis) và thận (pyelonephritis)
Khi đường trong máu lên cao, nó tác hại nhẹ nhàng nhưng liên tục tới mọi tế bào đặc biết là tế bào nội mạch (endothelial) trên màng trong các mạch máu.Tế bào bị hư hại và atherosclerosis xuất hiện, cholesterol và calcium đóng mảng (Atheroma Plaque) mở đường cho máu đang chảy bị đông lại (thrombosis). Basement membrane của mạch máu dày thêm nhưng không vì thế mà chắc chắn thêm. Trái lại yếu đi máu thoát vào chảy máu ngay trong thành của mạch. Mạch tắc thiếu dinh dưỡng thiếu oxy cho mọi cơ và bộ phận bị chi phối. Mọi bộ phận từ óc tới ngón chân bị ảnh hưởng, nhưng tai hại nhất là tim, thận, thấu kính (lens) và võng mạc (retina) tại mắt, và tế bào thần kinh. Mọi mạch máu bị ảnh hưởng, từ động mạch lớn, trung và nhỏ. Người bị tiểu đường nếu thoát được bệnh tim mạch (Cardiovascular accident heart attack), đột quỵ (cerebro vascular accident stroke) thì tương lai họ là thận suy phải thường xuyên lọc máu (dialysis). Và cuối cùng là tắc tĩnh mạch sâu ở chân (deep vein theombosis), cuối cùng phải cắt chân. Chất đường glucose không được dùng hết cho sản xuất năng lực, còn một số chất thải được phân hóa theo glycosalisation bằng hai hệ thống. Hệ thống không cần enzyme, đường dính với protein và từ từ thành những chất trung gian như Schiff base, Amodari products (???) tỷ lệ thuận với đường trong máu. Vì vậy bác sĩ theo dõi tình trạng đường bệnh nhân bằng cách đo Hemoglobin A1C và biết tình trạng trong 6 tuần hay 2 tháng vừa qua, đo đường glycemia chỉ cho biết tình trạng ngày hôm nay mà thôi. Hemoglobin A1 C người thường từ 4 đến 5, tới 5.7 là tình trạng “tiền tiểu đường” hay Prediabetic, 7 là tiểu đường không còn kiểm soát nổi. 

Khi chúng ta trình diện tại phòng mạch bác sĩ với tình trạng tiểu đường loại 2 phải chờ đợi một khuyến cáo, ông bác sĩ nào cũng vậy “anh hay chị phải giải quyết cái gánh nặng dư 5 hay 10 ký quá mức thì thuốc mới hữu hiệu”. Anh chị ăn ít đi và tập thể dục nhiều lên”. Nói thì dễ mà làm thực khó. Một cuộc chiến đấu gay go và cam khổ cả năm hay cả đời lúc thắng lúc bại. 

Glycemic Index (GI) là một chỉ số đo số lượng của món ăn về phương diện đường, ăn xong phần nhiều là 50 gr 2 tiếng sau đo đường trong máu, so với 50 gr đường nguyên chất Glucose. Đo diện tích (Area under curve) giữa đường cong và trục X (thời gian, t, số giờ) và tính nếu bằng glucose là GI 100. Nếu chỉ bằng phần mười diện tích đường cong Glucose thì GI là 10. Nếu món ăn được hấp thụ ngay qua ruột như glucose thì GI cao 100 hay gần như vậy. Nhưng nếu món ăn được hấp thụ dần dần một cách nhịp nhàng như trường hợp có nhiều xơ (fiber) thì GI thấp chỉ 10 hay 20. 

Tùy món ăn trong ruột được phân hóa nhanh hay chậm, nhịp nhàng hay không, cách kết hợp của chất bột với

xơ, với phân tử protein và mỡ, tùy theo chất bột starch ra sao như bột gạo chất amylose cứng có GI thấp, chất amylopectin dẻo thì GI cao. GI gạo trắng cao hơn GI gạo nâu khá xa. Tùy theo số lượng Protein trong món ăn, số lượng organic acid. Ví dụ có dấm thì GI thấp hơn, có mỡ và fiber thì dạ dày chậm mở hơn. Bánh mì nâu GI thấp hơn bánh mì trắng nhưng nếu cho enzymes vào cho dẻo thì GI lên cao ngay. Trái cây và rau có GI đặc biệt thấp nhưng vài trái cây như soài theo kinh nghiệm cá nhân tôi thì GI cao. 

Còn về số lượng thì dùng Glycemic Load. Có món ăn rất ngọt nhưng nhiều nước không thể so với món ăn ngọt nặng về đường. Và còn tùy theo khẩu phần (serving) là bao nhiêu, ông Mỹ hay Châu Âu khẩu phần bánh mì trắng là 30-50 gr, ông Việt Nam bánh mì Ba Lẹ tới 300 gr, mập là cái chắc. Cơm trắng ông Mỹ hay ông Úc tính khẩu phần chỉ 150gr cơm, ông Việt Nam hai bát nhỏ là 200 gr rồi. 

Glycemic Load là tính theo phưong trình GL= GI x số lượng gr đường trong khẩu phần chia cho 100. Glycemic Load từ 1 đến 10 là thấp, 10 là trung bình, 20 là cao. Vấn đề ăn uống không thể trông cậy vào ai, phải tự mình lo cho thân mình. Không thể lúc nào cũng ăn môt mình một mâm theo sách vở. Món ăn phải hợp khẩu vì mình ăn không ngon thì không thể nhịn lâu được. Biết bao trường hợp thành công một thời gian rồi đâu vào đó. Phải biết Glycemic Index và Glycemic load của từng món, ăn cho đủ không thể ăn đói.. 

Glycemic load cao nhất là cơm nếp rồi tới cơm hay cháo đặc trắng rồi tới cơm hay cháo đặc gạo nâu vì có cám. Bánh mì bagel trắng GL cao nhất là 28, baguette của Pháp GL 15. Bánh mì whole wheat chỉ có 9, whole grain bread chỉ có 7, Cơm Gạo Jasmine được dân Việt Kiều ưa chuộng cao kỷ lục về cả GI lẫn GL. Chúng ta bị mập béo tiểu đường là lẽ dĩ nhiên. Chúng ta không cần biết tới khuyến cáo Bộ Y Tế Mỹ, vẫn khư khư bám lấy gạo Thái Lan Nàng Thơm cho khoái khẩu. Chúng ta không cần biết vì không muốn biết. 

Nghiên cứu từ Đại Học Harvard đăng trong American Journal of Nutrition. Nghiên cứu 12 năm liền với 74,000 nữ điều dưỡng cho thấy càng ăn nhiều chất xơ fiber thì càng bớt cân. 

Gạo trắng mất đi 45% trọng lượng hat nguyên thủy khi mất vỏ Bran cám, nguy hại không phải chỉ về vấn đề đường mà thôi. Nguy hiểm hơn nữa là mất rất nhiều dinh dưỡng không thể thay thế được. Mớ mỡ xung quanh ruột và tràn ra máu Triglycerides cao rất khó giải quyết vì thiếu nhiều công cụ để phân hủy mỡ. Khó giải quyết vì nằm sâu trong bụng, xa các bắp thịt chân và tay. 

Muốn giải quyết lớp mỡ phải cần tới hàng ngàn phản ứng Enzyme phân hóa và trao đổi hàng ngàn metabolites. Phải cần nhiều loại enzymes chống oxydation các fatty acids. Cám Bran có 120 chất antioxydants, có đầy đủ sinh tố (Vitamins) chỉ trừ có Vitamin D và C. Có đầy đủ các loại phytosterols, Beta sitosterols, fibers, Vitamin E Complex, đầy đủ các loại B Complex B1 B2, B3 ngay cả Vitamin B15 hiếm có. Có Enzyme Q 10, nhất là Omega 3, Omega 6 fatty acids, không có thì không thể giải quyết được  Triglycerides cao trong máu. Omega 3 fatty acids trong dầu cá fish oil dùng để trị mỡ Triglycerides cao trong máu đã được các bác sĩ dùng từ lâu, 3 viên mỗi viên 1000 mg Omega 3 fatty acids có thể giảm lượng Triglycerides 300 hay 350mg/dl xuống 150 trong vòng vài tháng. 
Tiếc thay một phần lớn những chất bổ đó bị hủy nếu đun sôi trong 45 phút. Tiếc thay cám gạo “mỏ vàng chất bổ” dùng để làm cám nuôi heo. 

Dầu trong cám chứa nhiều Antioxydants hơn mọi thứ dầu thực vật khác, , Vitamin E tocopherol, tocotrienol và nhất là oryzanol (2417 phần trong 1 triệu), hơn hẳn cả về lượng cũng như phẩm dầu đậu soybean, bắp corn, canola, cotton seed, sunflower. 

Có Enzyme thì phải có Co Enzyme. Cám cho ta đầy đủ số lượng Manganese, Selenium, Magnesium.Mn là Coenzym cho nhiều phản ứng antioxidant. Nhiều phản ứng phát sinh năng lượng, phân hóa và sản xuất proteins, fatty acids, cholesterol, metabolites cho sex hormons và mediators cho tế bào thần kinh. 
Selenium quan trọng không kém, phối hợp chặt chẽ với xơ trong tiêu hóa và chống oxydation. Đặc biệt chống ung thư (?), phối hợp với Glutathion, sinh tố E. 

Magnesium phối hợp chặt chẽ với Ca, được gọi là Calcium channel blocker thiên nhiên, không thể thiếu trong mọi phạm vi hoạt động của Ca như xương, thần kinh, và bắp thịt. Vì thế gạo trắng tinh chúng ta ăn thiếu những dinh dưỡng cần thiết. Gây cho chúng ta những vấn đề như tiểu đường loại 2. Không thể giải quyết được nạn Việt kiều tiểu đường loại 2 nếu không đi vào nguyên nhân như người Mỹ đã làm. Không dễ đâu vì người Mỹ cũng có một số nhất định vẫn ăn bánh mì trắng. Dân Việt cũng như dân Á Châu khác có vẻ cứ ăn gạo ngon, bệnh tật tính sau, 

Nam Minh Bách – Virginia Jan 2012

Chân Phước Innocent ở Berzo (1844-1890)

 Sinh năm 1844 ở gần Brescia thuộc phía bắc nước Ý, Innocent xin gia nhập dòng Capuchin Phanxicô khi 30 tuổi và đã là một linh mục triều. Ngài giữ chức vụ phó giám đốc đệ tử viện và sau đó là cha giám tập.

 Cha Innocent có biệt tài giúp đỡ các người trẻ theo đuổi ơn gọi tu trì trong đời sống dòng Phanxicô. Ngài yêu mến họ và ngược lại họ rất quý trọng ngài. Ngài kêu gọi sự hãm mình phạt xác, nhất là gìn giữ miệng lưỡi, nhưng ngài biết sự kỷ luật bề ngoài chỉ là giả dối nếu không có sự hãm mình bên trong.

 Vị tu sĩ khắc khổ này từ trần ngày 3 tháng Ba 1890, khi mới 45 tuổi, vì bị bệnh cúm khi trên hành trình rao giảng. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII phong chân phước năm 1961. Những phép lạ được ghi nhận trong tiến trình phong thánh

Chân Phước Giacôbê Oldo (1364-1404)

  Giacôbê, sinh năm 1364, là người gốc Lodi gần Milan. Nhờ buôn bán phát đạt, cả hai vợ chồng Giacôbê đắm mình trong mọi thú vui trần thế. Ngày kia, trong một đám tang của người bạn thân, khi nhìn vào huyệt sâu Giacôbê nhận thức rằng một ngày nào đó mình cũng sẽ chết. Ông tự hỏi linh hồn mình sẽ đi đâu, và sau đó ông quyết tâm thay đổi đời sống. Giacôbê ăn năn sám hối, đi xưng tội và sau đó gia nhập Dòng Ba Phanxicô.

Trong khi đó, bà mẹ ruột ông Giacôbê lại ngăn cản vợ ông thay đổi đời sống theo gương chồng. Nhưng một ngày kia, bà được thấy chính bà và con bà phải ra trước tòa Thiên Chúa. Thị kiến ấy đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nỗi bà thay đổi lối sống cũng như khuyên cô con dâu noi gương chồng. Và cả hai đã gia nhập dòng Ba Phanxicô. Dinh thự của họ trở thành nơi cầu nguyện và nơi luyện tập nhân đức.

 Sau khi vợ chết, ông Giacôbê trở thành linh mục và gia tăng việc hãm mình đền tội. Nhiều khi mỗi tuần ông chỉ ăn có một lần, cũng như không ăn thịt và không uống rượu. Sau cùng, vị giám mục phải ra lệnh cho ông phải ăn uống tối thiểu ba lần một tuần.

 Dân chúng cảm kích trước lời rao giảng ăn năn sám hối của Cha Giacôbê. Nhiều người từ bỏ lối sống trần tục, và ngay cả gia nhập đời sống tu trì.

 Cha Giacôbê có ơn tiên tri, nhiều lần đã tiên đoán đúng các cuộc chiến xảy ra. Ngay cả cái chết của mình, ngài cũng tiên đoán đúng. Và bảy năm sau khi từ trần, người ta tìm thấy xác ngài còn nguyên vẹn.

ĐẠO CHÚA VỚI LUÂN HỒI

                                                                                           tác giả PHÙNG VĂN HOÁ

 Trong giới trí thức Phương Tây ít năm gần đây, người ta háo hức chạy theo Phật Giáo và tỏ ra rất hâm mộ Thuyết Luân Hồi vì cho rằng chỉ có nó mới có thể giải quyết được rốt ráo vấn đề sinh tử, tử sinh của con người. Trước tình hình không mấy sáng sủa đó, những người tha thiết với việc bảo vệ Đức Tin Công Giáo không  thể thờ ơ. Mới đây, để chuẩn bị cho Đại Lễ Phục Sinh, Đức Hồng Y Godfried Daneels, Tổng Giám Mục Malines ( Bỉ ) đã cho phổ biến Thư Mục Vụ mang tựa đề “Bên kia cõi chết” trong đó ngài  nhấn mạnh những khác biệt căn bản giữa Đức tin Kitô Giáo vào sự Phục Sinh và niềm tin vào Luân Hồi” ( KinhThanhvn.com ).

 Để có thể nhận ra  sự khác biệt ấy là như thế nào, thiết nghĩ cũng cần nên biết quan điểm của Thư Mục Vụ về cả hai lãnh vực Phục Sinh và Luân Hồi.

Về  sự Phục Sinh được đề cập thì đây không phải sự Sống Lại của Đức Kitô nhưng là của mọi con người sau khi chết. “Cái chết không có nghĩa là sự  kết  thúc của hữu thể nhân loại, họ vẫn tiếp tục sống bên cạnh Thiên Chúa là Đấng đưa họ vào mãi mãi  trong cuộc  sống mới cùng với một thân xác được tôn vinh, tất cả những điều này vì cái chết và sự Phục Sinh của Đức Kitô. Đấng không ở lại trong mồ nhưng quyền uy  Thiên Chúa đã làm cho Ngài về lại  cõi sống” ( KinhThanhvn.org ).

 Còn đây là  cái hiểu về Luân Hồi: “Sau khi chết, hữu thể nhân loại trở về lại cuộc sống dương thế nhưng là trong một thân xác khác. Tiến trình này thay đi đổi lại một số lần không xác định được, như vậy có khả năng “làm lại cuộc đời” ( KinhThanhvn.org ).

      Ta có thể tóm kết sự khác biệt ấy  thế này:

Phục Sinh  dược hiểu  như là con người chỉ sống có một kiếp sống. và sau khi chết đều được về sống bên cạnh Thiên Chúa. Còn Luân Hồi thì phải trải qua vô số kiếp không thể xác định.

Lập luận sau khi chết, con người đều được phục sinh còn được khẳng định thêm một lần nữa: “Sau cuộc sống trần thế này, cuộc sống duy nhất và không còn tái hiện nữa. Thiên Chúa  sẽ hồi sinh chúng ta, mỗi người theo cách cá nhân như Người đã làm cho Con của Người. Vì Người yêu mỗi người chúng ta theo từng cá thể, và tất cả chúng ta trong mắt Người đều mang một danh tính duy nhất. Chúng ta  không phải là một hạt ngọc trai ở vòng cổ gồm những cuộc tái sinh  không ngừng diễn ra để rồi không ngừng tiến đến cái chết. Cái chết  đã bị Đức Kitô  đánh bại một lần cho tất cả. Vì thế chúng ta được giải thoát khỏi sự chết và khỏi mọi sự luân hồi” ( KinhThanhvn.org ).

 Vấn đề có hay không sự khác biệt giữa Phục Sinh và Luân Hồi sẽ được bàn tới sau. Nhưng nếu bảo rằng Đức Kitô đến để giải thoát tất cả  khỏi sự chết và khỏi mọi sự luân hồi là điều không thể chấp nhận. Tại sao ? Bởi như thế  là chẳng hiểu một chút chi cả về Phục Sinh lẫn Luân Hồi.

      Đức Kitô đến cõi thế như  lời Ngài  nói, mục đích là để rao giảng Tin Mừng Nước Trời ( Lc 4, 42 – 43 )  và Nước Trời ấy là nước mầu nhiệm nội tại, cần phải hết sức nỗ lực mới có thể vào “Luật pháp và tiên tri đến Gioan là hết. Rồi từ đó Tin Mừng Nước Trời  được rao giảng và ai nấy đều phải nỗ lực mà vào” ( Lc 16, 16 ).  Chúa đến rao giảng Tin Mừng Nước Trời là để cho ta biết tìm đường mà  “VÀO” ( Thể Nhập ), chứ làm gì có cái chuyện cứu tất cả  ra khỏi luân hồi ?

 Luân Hồi là một luật và luật này bao quát trong cả hai lãnh vực vô tình cũng như hữu tình. Quả đất xoay quanh cái trục nghiêng của  chính nó, đồng thời quanh mặt trời. Phía hướng về mặt trời  thì sáng, phía bị khuất thì tối. Hết tối lại sáng, hết sáng lại tối, đó là luân hồi. Ngoài ra còn có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông xoay vần đắp đổi, đó là luân hồi. Hạt gieo xuống  nảy mầm thành cây, cây ra hoa kết quả, quả lại được gieo xuống  để nảy mầm thành cây, đó là luân hồi. Thở ra  rồi lại hít vào, hít vào rồi lại thở ra, đó là luân hồi.

 Đấy là trong giới vô tình, còn trong giới hữu tình thì luân hồi lại gắn liền với nghiệp báo gọi là nghiệp báo luân hồi. Tạo nghiệp thiện sẽ được  quả thiện, tạo nghiệp ác sẽ gặp quả ác v.v… Luân hồi là một định luật mà hễ đã là luật thì không bao giờ có thể thay đổi.  Đức Kitô đến không phải để  phá luật: “Chớ tưởng Ta đến để phá luật pháp hoặc ngôn sứ. Ta đến không phải để phá đâu nhưng là để kiện toàn” ( Mt  5, 17 ).

Vả lại, chính Chúa cũng công nhận luật luân hồi  khi Ngài ám chỉ việc Ngôn Sứ Elia tái sinh nơi Gioan Baotixita ( Mt 17, 10 – 13 ).  Chúa đến không phải để phá luật  nhưng kiện toàn, nghĩa là  Ngài đem lại  cho việc thi hành luật một giá trị mới,  đó là  thể nhập ( VÀO )  Nước Trời ở nơi mỗi một tâm hồn.

 Điều kiện thiết yếu cho việc  thể nhập ấy, trước hết là cần phải tái sinh. Đức Kitô nói  với Nicôđêmô:  “Quả thật, Ta nói cùng ngươi, nếu ai không tái sinh thì không thể  thấy được Nước Trời” ( Ga 3, 3 ). Tái sinh là sinh lại, đồng thời cũng tức là Phục Sinh. Chúa nói bất cứ ai  cũng phải tái sinh mới  vào được Nước Trời,  chứ không phải hễ cứ chết là  được  phục sinh về sống bên cạnh Thiên Chúa đâu ?  Phục sinh  tức là tái sinh nhưng nghĩa tái sinh của Đạo Chúa hoàn toàn không phải là luân hồi.

       I.  Phân biệt  tái sinh và luân hồi nghiệp quả

      Tái sinh theo như ý của Chúa muốn nói là điều rất khó để mà tiếp nhận. Sau khi  nghe Chúa  nói con  người cần phải tái sinh mới thấy được Nuớc Trời  thì Nicôđêmô nêu ngay thắc mắc: “Người đã già thì làm sao sinh ra được ? Có thể nào vào lòng mẹ lần thứ hai mà sinh ra được  nữa sao ? ( Ga 3, 4 ).  Trước câu hỏi hết sức ngớ ngẩn ấy, Đức Kitô  một lần nữa  quả quyết và lần này giải thích có phần rộng rãi hơn: “Nếu người nào chẳng bởi nước và Thánh linh mà sinh thì không thể vào Nước Trời được. Hễ chi sinh bởi xác thịt là xác thịt, hễ chi sinh bởi Thánh Linh là Thánh Linh. Chớ lấy làm lạ vì cớ Ta đã nói với các ngươi.  Các ngươi cần phải tái sinh,  gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng nó nhưng chẳng biết nó đến từ đâu và đi đâu. Hễ người nào sinh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy” ( Ga 3, 5 – 8 ).

Việc tái sinh của mỗi một tín hữu cần phải được thực hiện thông qua Bí Tích Rửa Tội. Phép Rửa này có người thắc mắc, vừa mới sinh ra thì nào đã có tội tình gì  đâu mà phải… rửa ?  Nghe vậy xem chừng có lý, thế nên có ai đó đề nghị  thay  cho rửa tội  thì nên gọi là nghi lễ nhập đạo.  Thế nhưng giải như  vậy là chưa hiểu được tính chất sâu xa của Bí Tích mà chính Chúa cũng đã lãnh nhận  bởi Gioan Tiền Hô: “Song Gioan  ngăn cản mà rằng: Chính tôi cần Ngài làm phép rửa mà Ngài lại đến cùng tôi sao ? Chúa đáp: Bây giờ hãy làm đi, vì chúng ta đáng phải hòan tất  mọi điều công chính như thế” ( Mt 3, 13 – 15 ). Chúa chịu phép rửa  nơi Gioan  không phải là để làm gương cho chúng ta về sau nhưng như Ngài nói: “chúng ta”, ám chỉ Ngài và Gioan  đáng phải hoàn tất điều công chính ấy. Cần nên nhớ chỉ khi Chúa chịu phép rửa xong lên khỏi mặt nước  thì tầng trời mới mở ra, “Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời  ngự xuống như  chim bồ câu đậu trên Ngài và này có tiếng từ trời phán: Đây là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng” ( Mt 3, 16 – 17 ).

 Chúa là Đấng hoàn toàn vô tội mà cũng chịu phép rửa, điều ấy  cho chúng ta  thấy việc tái sinh  bởi nước và Thánh Thần quan hệ biết chừng nào cho phần rỗi linh hồn  của mỗi người. Mặc dù Bí Tích Rửa Tội mang một dấu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn người tín hữu.  Thế nhưng rất có thể đó chỉ là một thứ hình thức  lễ nghi  chẳng đem lại một kết quả nào nếu ta không thực sự tái sinh tức sống lại phần linh hồn.

Con người ( chúng sinh ) không ai lại không bởi tội mà sinh và sinh bởi tội như thế  là sinh trong sự chết. Tội nguyên tổ như đã biết đó là tội phân biệt thiện ác ( x. St 2, 9 ).  Mỗi khi tâm khởi phân biệt là tâm đi vào cõi chết: “Một mai ngươi ăn ắt hẳn phải chết” ( St 2, 17 ).  Tâm khởi phân biệt là đã bước vào cõi chết. Ngược lại, bỏ tâm phân biệt đi thì lại được vào cõi sống ( Tái sinh ). Như vậy tính chất sâu xa của việc tái sinh  trong Đạo Chúa  tức là bỏ đi tâm phân biệt. Điều này trái ngược hẳn với  luân hồi củng có nghĩa là tái sinh nhưng  tái sinh trong nghiệp.

       Luân Hồi trong phạm vi chúng hữu tình luôn gắn  với nghiệp thế nên  gọi là luân hồi nghiệp báo ( Báo ứng ). Hiểu như vậy thì Luân Hồi  là sự trở đi trở lại  của nghiệp  mà nhân của nó là  vô minh.  Đức Phật Thích Ca  sau 21 ngày đêm tham thiền nhập định  đã giác ngộ  được chân lý của sự khổ và  nguyên nhân gây ra cho nó bao gồm trong mười hai duyên gọi là Thập Nhị Nhân Duyên  ( Vô Minh, Hành, Thức,  Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ,  Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Già,  Chết ).

 Vì Vô Minh nên phát sinh dục vọng ( Hành ). Do nơi dục vọng mà nhận  biết ( Thức ). Từ chỗ nhận biết ấy mà có cái gọi là Tâm và Thân ( Danh Sắc ). Thân tâm bao gồm ngũ quan và  ý  thức ( Lục nhập ). Năm giác quan cùng với ý  thức  là sáu cánh cửa để tiếp xúc  với ngoại vật ( Xúc ). Có tiếp xúc thì có lãnh nhận ưng chịu ( Thọ ). Ưng chịu phát sinh sự yêu thích ( Ái ). Yêu thích thì muốn nắm giữ ( Thủ ) Nắm giữ đi liền với sở hữu, quyết giữ lấy ( Hữu ). Từ chỗ giữ lấy đó mà sinh  đi sinh lại  trong luân hồi lục đạo ( Thiên, nhân, Atula, ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục ) ( Sinh ).  Hễ đã có sinh thì phải có già và chết ( Chết ).

 Thập nhị nhân duyên diễn ra trong một vòng tròn khép kín, cái này làm nhân cho cái kia  và ngược lại vì vậy mà gọi nó là luân hồi hay vòng tử sinh, sinh diệt. Vòng sinh tử xét trong một kiếp sống  thì gọi  là phần đoạn sinh tử. Còn xét trong tính chất sâu xa của nó thì mười hai nhân duyên ấy cũng chỉ gồm thâu trong một niệm  gọi là Nhất  Niệm Vô Minh.

Trong con mắt phàm tục thì thấy  con người ta sinh ra  sống trên đời này một thời gian vắn dài nào đó rồi thì ai ai cũng phải chết, và khi chết rồi thì mờ mịt chẳng biết đi đâu, về đâu. Nhưng với con mắt của những bậc đại giác thì  kiếp sống ấy chỉ là những niệm tưởng tiếp nối, niệm này nối tiếp  niệm kia  và nếu còn ở trong vòng vô minh thì sẽ không bao giờ có thể dứt. Tôn giáo có mặt là để đem lại sự giải thoát. Thế nhưng sự giải thoát ấy cần phải được nhận thức đó là thoát ra khỏi sự vô minh ở nơi chính mình.

       II.  Con  đường  chuyển  hóa  của Đạo  Chúa

      Có một sự thực  nhưng rất khó để mà nhận biết, đó là con người cứ nghĩ rằng mình sống với thân thể nhưng thật ra là sống với tư tưởng. Ta  ví  tư tưởng  là  người tài xế,  còn thân thể  là chiếc xe hơi. Khi nhìn chiếc xe, thấy nó chạy bon bon chỗ này chỗ kia, quẹo trái quẹo phải, đối với người có trí khôn thì ai cũng phải nghĩ đó là do người tài xế ngồi bên trong điều khiển. Người ta chỉ nhìn  thấy chiếc xe  chứ không thấy tài xế nhưng khi xe chạy  thì biết liền trong xe có người cầm lái. Ngược lại đối với người thiểu năng tâm trí hoặc ở rừng sâu núi thẳm mới ra phố lần đâu  thấy xe chạy liền cho rằng  đó là cái xe nó chạy. Xe chạy biết ngay là có người điều khiển là người có trí khôn, ngược lại là dại là khờ.

Hiểu như vậy thì hết thảy chúng ta những con người  trần mắt thịt này  đều là dại hết bởi lẽ không hề biết phân biệt tư tưởng và người tư tưởng. Mặc dầu vậy, nói có tư tưởng và người tư tưởng  thì cũng chẳng đúng. Tại sao ? Bởi phân biệt như thế  thì cũng  chẳng khác nào công nhận có một chủ thể cho tư tưởng. Chủ thể ấy chính là “Cái Tôi”. Nếu tôi là chủ thể của tư tưởng  thì đáng lẽ ra tôi có thể điều khiển được  tư tưởng, muốn nó vui liền được vui, muốn nó hướng thượng thì liền hướng  thượng v.v…

Thực tế thì đâu phải vậy, biết bao lần khi ta đọc kinh  dự lễ nghe giảng không muốn chia lòng chia trí  hoặc… ngủ gật mà nào có được đâu ? Nhiều khi ta chẳng muốn uống rượu say xỉn  nhưng rồi bạn bè lôi kéo  lại say lại xỉn, vợ con mè nheo bực cả mình… Về ý tưởng này Thánh Phaolô  đã có một câu nói rất ư chính xác: “Vì lòng muốn ở nơi tôi  nhưng quyền lực làm điều thiện thì lại không có. Cho nên điều thiện tôi muốn thì  tôi lại không làm. Còn điều ác không muốn thì tôi lại làm. Song nếu tôi làm điều tôi không muốn  thì chẳng còn phải là tôi làm điều đó nữa, bèn là tội lỗi ở trong tôi” ( Rm 7, 18 – 20 ).

       Không muốn nhưng lại cứ làm, điều ấy chứng tỏ tôi  không phải là chủ sở hữu của tư tưởng. Nói cách khác, chính tội lỗi nó làm chủ chứ không phải là tôi.  Tội lỗi làm chủ tức là nghiệp xấu nó dẫn dắt vào con đường mà mình không hề muốn. Nghiệp có thể ví  nó như một tên độc tài, nó bắt làm gì thì phải làm. Tuy nhiên nghiệp không từ trên trời rớt xuống, cũng không phải ở dưới đất chui lên mà nó  là do  chính  mình tạo nên.

Một  tên nghiện rượu,  ma túy chẳng hạn thì có ai bắt ép nó phải uống phải chích choác đâu ? Có lẽ ban đầu nó cũng thấy rượu là cay là đắng nhưng một khi đã nghiền nó rồi  thì làm nô lệ cho nó, không uống thì nó hành cho vật vã khốn khổ… Nghiệp là do mình tạo nhưng không phải cứ có nghiệp là xấu, nhưng có nghiệp xấu ác thì cũng có nghiệp thiện lành. Tạo nghiệp xấu ác phải lãnh quả xấu ác.  Trái lại tạo nghiệp thiện lành  sẽ được quả thiện lành. Quan trọng ở chỗ là phải làm cách sao  để tạo ra được nghiệp thiện nghiệp lành,  đó mới là vấn đề.

Chúng ta đọc tiếp lời Thánh Phaolô để thấy được câu trả lời:  “Vậy tôi thấy trong tôi có luật này, khi tôi muốn làm điều thiện thì điều ác lại cặp theo. Vì theo người bền trong  tôi vẫn vui thích luật pháp của Đức Chúa Trời. Nhưng tôi  thấy trong chi thể tôi  có một luật khác chiến đấu với luật trong tâm trí tôi bắt tôi làm nô lệ  cho luật của tội lỗi vẫn ở trong chi thể tôi. Ôi ! Tôi là người khốn khổ biết dường nào. Ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể của sự chết này ? Cảm tạ Đức Chúa Trời đó là nhờ Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Như vậy chính mình tôi lấy tâm trí phục luật pháp của Đức Chúa Trời nhưng lấy xác thịt phục luật pháp của tội lỗi” ( Rm 7, 21 – 25 ).

Qua những lời phải nói là tâm huyết của Thánh Phaolô, một con người được ơn Chúa cho trở lại, đã cho thấy cuộc đời  tín hữu chúng ta luôn là một cuộc chiến cam go giữa hai thế lực thiện ác mà nếu không có ơn Chúa thì không một ai có thể lướt thắng.  Mỗi người là một ông vua nhưng là một thứ vua ươn hèn, không cai trị nổi đám quan quân tướng sĩ ( mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý ), mặc chúng tác yêu tác quái, muốn ăn ngủ, chơi bời, nói năng  nghĩ tưởng thế nào cũng được.  Biết đó là không hay không tốt  nhưng bởi trót  đã để cho chúng lấn quyền nên đành bất lực buông trôi.

Trong tất cả đám quần thần đó thì Ý  Thức là quan trọng nhất, công  rất nhiều nhưng tội cũng  lắm ( Công vi thủ, tội vi khôi ). Cứ nắm được Ý là nắm đầu được tất cả, nhưng để nắm được Ý  thì nhất định là phải có phương pháp và phương pháp ấy chính là sự chuyển hóa tâm thức.  Tâm ta từ vô lượng kiếp do bởi ảnh hưởng của tội nguyên tổ là tội phân biệt thì nay  phải nhất quyết  chuyển nó thành Tâm Vô Phân Biệt. Chúa dạy  yêu người thì đừng có phân biệt  người thân kẻ thù ( Mt 5, 43 – 44 ). Làm phúc bố thí thì đừng cho tay trái biết việc tay phải làm ( Mt 6, 3 – 4 ).  Bao lâu còn sống với Tâm Phân Biệt  thì còn quanh đi quẩn lại trong vòng tử sinh sinh tử  rất khó để mà thoát ra khỏi nó.

 Điều khó ấy tự sức con người  không một ai có thể, nhưng  nếu biết cậy dựa vào Ơn Chúa  thì lại được, bởi vì “Ơn Ta đủ cho ngươi, vì quyền năng của Ta nên trọn trong sự yếu đuối” ( 2Cr 12, 9 ).

PHÙNG VĂN HÓA

RA KHỎI MỒ

                                               RA KHỎI MỒ

                                                 Suy Niệm Lời Chúa CN Phục Sinh 2012

 “Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối và bà thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ, bà liền chạy về tìm Simon-Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu yêu mến, bà nói với các ông rằng: “Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu”

Phêrô và Gioan cũng đến mồ và chỉ thấy còn lại: “những khăn liệm để đó”, “những dây băng nhỏ để đó”, “khăn liệm che đầu cuộn lại để riêng một chỗ”.

Chúa Giêsu đã sống lại và đi ra khỏi mồ. Ngôi mộ trống. Đúng là: “theo Thánh Kinh, thì Người phải sống lại từ cõi chết”. (x.Ga 20, 1-9)

 Đối với các Kitô hữu công giáo hôm nay, thì việc Chúa Giêsu sống lại là một tín điều, buộc phải tin. Nhưng khổ nỗi, điều gì buộc thì cũng không thoải mái cho bằng điều tự nguyện. Vì thế, từ đức tin “buộc phải tin” đến đức tin “tự nguyện tin”, các tín hữu Chúa đã phải trải qua hành trình “sống niềm tin phục sinh”, cảm nhận được niềm vui kỳ diệu, và cuối cùng là tự nguyện tin và tin tuyệt đối.

 Tin vào Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh không phải là niềm tin nói, niềm tin viết, niềm tin giảng dạy thuyết pháp, niềm tin tranh luận phân tích, càng không phải là niềm tin phong trào hay lễ hội, nhưng là niềm tin được thể hiện bằng chính sự anh dũng dám buông bỏ tất cả, dám hy sinh tất cả, dám chết cả bạc tiền, cả danh dự, cả sự nghiệp, và cả những nhu cầu của cuộc sống thế trần này, để chỉ đổi lấy một sự sống lại ngay lúc này và mai sau. Người ước được sống lại ngay lúc này, là người biết mình đang bị giam hảm, đang mất tự do, đang bị nô lệ thần chết, hay đúng hơn, sống mà như đang chết trong tội lỗi. Người sống mầu nhiệm phục sinh, sống niềm vui phục sinh phải là người được thoát ra khỏi vòng giam hảm, người được tự do, người tinh tuyền trong trắng. Ấy vậy, khi suy gẫm về mầu nhiệm phục sinh, thì “ta hãy xin cho đặng sống lại thật về phần linh hồn”. Cách hành văn câu kinh có vẻ cũ kỹ, nhưng chất chứa một ý nghĩa luôn luôn mới, luôn luôn thời sự cho mỗi chúng ta.

 Bạn và tôi có thể đã nhận bao nhiêu lời chúc mừng, bao nhiêu tin nhắn, cuộc điện thoại, điện thư với nội dung: “Alleluia. Mừng Chúa Sống Lại” hoặc “Alleluia. Happy Easter” trong ngày Đại Lễ Phục Sinh. Nhưng thử hỏi: có ai mừng lễ tôi, mừng lễ bạn mà dám gửi cho chúng ta câu này “Bạn đã sống lại thật về phần linh hồn chưa?” để nhắc nhở chúng ta rằng: chỉ có “sống lại thật về phần linh hồn” mới là niềm vui chính đáng của tôi, của bạn trong ngày Đại Lễ.

Thật đáng tiếc, chúng ta đã và đang Mừng Chúa Sống Lại như một lễ hội, hơn là mừng biến cố sống lại của chính linh hồn mình.

 Này nhé, chúng ta đã qua một mùa chay nhiệm nhặt. Đã qua một tuần thánh sốt sắng buông bỏ mọi thứ ở đời, sốt sắng đến với tòa cáo giải, sốt sắng tham dự phụng vụ và những giờ ngắm…sốt sắng…ủ dột…phiền não…

Hôm nay, Đại Lễ Phục Sinh. Luật Hội Thánh buộc nghỉ việc xác để chúng ta mừng lễ. Nhưng mừng lễ thế nào? Mừng Chúa sống lại và mừng chúng ta được sống lại thật về phần linh hồn chứ?

Hay là mừng lễ như thế này:

Người chuẩn bị con heo quay, người con cầy tơ, người mấy con gà đi bộ hay dăm con vịt…mấy thùng bia, vài lít rượu hoặc ngơm ngã hơn là kiếm một chai Tây cho oách. Người mời thêm vài thân hữu, vài đồng nghiệp, vài người hàng xóm. Cứ nghĩ ăn càng to, khách càng đông thì như vậy là mừng lễ cách long trọng, xứng mặt anh hùng, đúng tầm đại gia hay ra vẻ nghệ sĩ sành điệu nhất. 10g sáng nhập tiệc mừng đại lễ. Cứ chén thoải mái. Tàn tiệc rồi mà chưa bí tỉ thì kéo nhau đi “tăng” hai vừa hát karaoke vừa lai rai thêm vài thùng nữa cho đến hồi vừa nói nói tiếng tây lẫn tiếng tàu, vừa vung tay lẫn đá chân đi hàng hai hàng ba mất thăng bằng. Đã vậy, còn đưa nhau đi “tăng” ba, phòng trà ca nhạc hay quán cà phê ôm nào mờ mờ ảo ảo cho nó sướng cái người. Mừng hết một ngày lễ Phục Sinh, chơi luôn đêm, xả láng sáng về sớm.

Đội quân tín hữu tóc dài cũng không kém. Nghỉ việc xác và mừng lễ Phục sinh lại là cơ hội chứng tỏ mình là phụ nữ mới trong cái xã hội gọi là giải phóng. Mà cụ thể nhất là giải phóng phụ nữ khỏi cái thân phận “trong nhà” để bà cũng được hưởng chế độ “ngoài cửa” khỏi lãng phí một đời hoa. Họ là những người buôn bán. Ai cũng đứng một sạp ở chợ. Mừng lễ, năm bảy chị thuê bao một chiếc 16 chỗ đi dã ngoại Phục Sinh. Ở đó, họ đã hẹn với cũng năm bảy ông cán bộ thuế vụ, công an. Và họ vui chơi thoải mái. Mừng lễ Phục sinh lại là cơ hội giảm thuế, cơ hội làm ăn. Khuya mới về. Như thế là mừng lễ.

Những người hơi có tí tuổi, đã vậy, thì trách chi tuổi trẻ. Quán nhậu nào cũng đông khách, cũng ồn ào. Quán karaoke nào cũng hết phòng, có phòng một cặp, có phòng đôi ba cặp trai gái. Đâu đâu cũng nghe thấy tiếng xe đua inh ỏi, ngửi thấy mùi khói khét, thi thoảng, kinh hồn hơn, lại có vài vụ ẩu đả…

Sáng thứ hai, tuần mới bắt đầu. Mùa phục sinh mới bắt đầu. Và đâu rồi lại cũng vào đấy. Chờ đến sang năm, sẽ mừng lễ to hơn…

 May mắn thay, tôi được nghe kể lại có người ăn mừng lễ cách điệu nghệ hơn nhiều: Sau thánh lễ Phục Sinh, họ về nhà ăn điểm tâm phục sinh với vợ con một tí, rồi hẹn nhau một chuyến đi bất ngờ. Hai ông chở nhau trên chiếc Honda 79 cũ kỷ. Quần áo hơi luộm thuộm lùa thùa nếu không nói là chỉ vừa tươm tất chút nhưng không có vẻ gì là sang trọng cả. Họ vào làng kia, trong hóc núi. Họ định với nhau đóng vai người đi mua củ mì tươi để đến thăm từng nhà trong hóc núi. Ở đó, hai ông đã tìm được những niềm vui Phục Sinh lạ thường: Ít là có 7 gia đình công giáo trong hóc núi. Họ chẳng biết hôm nay lễ Phục Sinh.

-“Lâu rồi, tui không đến nhà thờ vì xa quá, lại chẳng có đứa mô chở đi”.

-“12 năm rồi tui chưa xưng tội ông à. Nhưng tui nghĩ ở mãi trong hóc núi nầy cũng chẳng có cái tội gì ngoài tội không xưng tội”.

-“Dạ, em đã trốn vào ở đây để làm rẫy được 3 năm rồi. Ban ngày, một mình với trời đất thiên nhiên, ban đêm, một mình với Chúa. Em không về dự lễ ở Giáo Xứ em, sinh dịp cho họ nguyền rủa em mà mang tội. Thỉnh thoảng về nhà thờ Chánh Tòa Phan Thiết xưng tội, dự lễ, rồi lại trở vào đây. Năm nay không dự lễ Phục Sinh được vì chị hàng xóm người lương,  bên cạnh nhà em kìa, đang hấp hối”.

 Có thể bạn còn nhiều cách mừng lễ hay hơn, đẹp hơn, nhưng thiết nghĩ không có cách nào tuyệt vời hơn là sống lại với Đức Kitô, cùng Đức Kitô ra khỏi mồ. Vâng, vì niềm vui Phục sinh đã được chuẩn bị từ một mùa chay thành tâm sốt sắng, một tuần thánh thánh thiện là để đi đến quyết định “ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn”.

Vậy như Chúa Giêsu đã sống lại thật và đi ra khỏi mồ, mỗi tín hữu Chúa mừng Đại Lễ Phục Sinh của Chúa cũng chính là mừng cho mình có những quyết tâm sống lại và ra khỏi mồ, quyết tâm không trở lại nằm trong những nấm mồ tội lỗi nữa.

Ra khỏi mồ, và không bao giờ trở lại nấm mồ ích kỷ, tham lam đã từng chôn chặt đời mình chung với những bó tiền vô nghĩa chất đống chẳng sinh ích lợi gì cho phần rỗi đời mình.

Ra khỏi nấm mồ dững dưng hờ hững từng chôn chặt đời mình trong tối tăm làm cho đôi mắt mình không thể ngó ra ngoài cái ngục tù kinh khủng ấy để nhìn thấy được bao nỗi đọa đày của nhân gian.

Ra khỏi nấm mồ vô cảm vô tâm từng chôn chặt con tim mình như con tim đóng băng lạnh lùng không có chỉ một chút lòng trắc ẩn, thương người.

Ra khỏi những nấm mồ nhơ nhớp dưới dáng vẻ sang trọng tiện nghi của những khách sạn, nhà hàng, sàn nhảy, từng giam hảm đời mình trong thú vui nhục dục.

Ra khỏi nấm mồ kiêu căng tự phụ để có thể nhận ra mình là hạt bụi tiểu tốt vô danh…

Hãy tưởng tượng, hãy hình dung, và hãy nhận thực ra rằng chúng ta đang sống trong những nấm mộ khi ta hãy đang còn sống.

Và hãy nhớ cho rằng sống niềm tin và niềm vui phục sinh là khẩn trương ra khỏi những nấm mồ ấy, và không bao giờ trở lại nữa.

Vâng, nấm mồ đời tôi, nấm mồ đời bạn, không là những nấm mồ trong tương lai như những nấm mồ hiện tại ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa, hay nghĩa trang Giáo Xứ của tôi của bạn -trong đó, thân xác con người đang thối vữa, đang tan biến thành cát bụi chóng vánh, may ra, còn lại cái hộp sọ ghê rợn và vài chiếc xương khô mòn phai dần theo thời gian, năm tháng, nhưng là nấm mồ tội lỗi ngay hôm nay đang chôn chặt linh hồn mình. Nấm mồ cứ đầy hơn, cửa mồ mỗi kiên cố hơn, khi chúng ta bằng lòng để cho tội lỗi ngập ngục, khống chế.

 Hãy anh dũng bước ra khỏi mồ.

“Thứ năm thì gẫm, Đức Chúa Giêsu sống lại. Ta hãy xin cho đặng sống lại thật về phần linh hồn”.

 Nguyện xin ơn Phục Sinh của Chúa Giêsu giúp chúng con anh dũng đi ra khỏi những nấm mồ tội lỗi, để chúng con “đặng sống lại thật về phần linh hồn” và được hân hoan niềm vui phục sinh ngay khi còn sống trên dương gian này . A men.

        PM. Cao Huy Hoàng, 08-4-2012

                       

 

Đạo bất khả tu du ly dã.

        Đạo bất  khả tu du ly dã.                                                                                                                         (Không thể rời xa Đạo dù chỉ trong tích tắc.)                                                                                                            Trung Dung 

Đây là chuyện tôi nghe: 

Có thầy nọ sống đời tu hành rất mực thánh thiện. Không kể những lúc bắt buộc phải nhín chút thời gian dành cho các sinh hoạt cần thiết của đời thường, thầy luôn cố gắng thu xếp tối đa thời gian trong ngày để cầu nguyện, tụng kinh, ngồi thiền, v.v… Đầu óc thầy hầu như không còn chỗ nào trống trải cho các tà niệm sái quấy có thể thừa cơ len lỏi vào. Sau nhiều năm dài tu hành tinh nghiêm, cẩn mật như thế, thầy thấy mãn nguyện trước sự tiến bộ tâm linh. 

Thế rồi khuya hôm nọ, sau khi xong cữ thiền giờ Tý, thầy đi ngủ và mơ thấy mình dự một buổi tiệc lớn gồm toàn những bậc đạo cao đức trọng. Trong lúc chủ tiệc chưa ra tiếp khách, mọi người lần lượt được rước tới bàn ăn rất to và dài. Ai cũng có chỗ ngồi trang trọng theo đúng thứ bậc vì chủ tiệc đã gắn sẵn trên mặt bàn những tấm thẻ nhỏ ghi họ tên từng thực khách. Thầy thấy mình được vinh dự xếp ngồi gần chủ tiệc, nhưng ở vị trí thứ nhì. Vị trí thứ nhất dành cho người bán tạp hóa ở khu phố không xa nơi thầy cư trú. 

Sáng hôm sau, thầy tìm tới tiệm tạp hóa, lựa một góc và nhẫn nại đứng quan sát rất lâu. Tiệm không lớn lắm nhưng lúc nào cũng có khách hàng vào ra nườm nượp. Chủ tiệm chẳng hở tay bán hàng, thu tiền, thối tiền… vẻ mặt lúc nào cũng tươi cười, nói năng hòa nhã… Tuyệt nhiên không thấy chủ tiệm có cử chỉ, động tác đặc biệt gì tỏ ra ông đang tĩnh tâm hay cầu nguyện. 

Nhân một lúc ngớt khách, thầy bước tới chào chủ tiệm và kể lại giấc mơ kỳ lạ. Chủ tiệm ôn tồn nói: “Tôi cần chiết dầu ăn từ cái thùng hai mươi lít ra hai mươi cái chai xếp sẵn ở góc kia. Xin thầy giúp một tay. Đừng để chai nào đầy quá hay vơi quá. Đừng làm sánh dầu ra ngoài chai nhớp nháp. Lát nữa sẽ tiếp tục câu chuyện của thầy.” 

Thầy chiết dầu vừa xong thì đúng lúc chủ tiệm được ngơi tay bán hàng. Ông ta bước tới hỏi: “Nãy giờ cắm cúi lo chiết dầu ra chai, trong đầu thầy có giây phút nào nhớ nghĩ tới Trời tới Phật không?”

Thầy bẽn lẽn: “Tôi làm không quen, ráng tập trung rót dầu vào từng chai theo đúng yêu cầu của ông, mệt toát mồ hôi. Do đó chẳng được phút giây nào rảnh trí mà nhớ nghĩ tới Phật Trời!”

Chủ tiệm cười hiền: “Nếu thầy bận bịu buôn bán như tôi cả ngày, lu bu quanh năm suốt tháng, thì tâm thầy ắt xa Trời xa Phật mịt mù luôn! Tôi không có phước lớn để được rảnh rang chuyên lo tu hành như thầy. Tôi chỉ ráng tập thành thói quen cho tâm tôi lúc nào cũng nhớ Trời nhớ Phật. Khi bán hàng cho khách tôi nguyện không để ai phải phiền lòng vì bị cân non đong thiếu. Khi chiều chuộng khách hàng tôi nguyện không để ai mích lòng vì thấy tôi thiên vị. Gặp khách hàng xấu tính, tôi nói cười nhã nhặn, thầm nhắc nhở: Thánh Thần giả dạng thường dân tới thử thách mình đây. Tôi tu như vậy đó, thưa thầy.

Huệ Khải

 

Ăn đói sống lâu

Có nhiều người tin tưởng chìa khóa để có thể sống thêm 20 năm là luôn luôn giữ sao cho ở tình trạng đói một chút thì hơn. Đừng quên thái quá và bất cập trong ăn uống đều làm cơ thể suy nhược khó chống với bệnh tật và tuổi già.
Quan niệm này được gọi là hạn chế calori và một trường hợp điển hình của tín đồ đạo này là Oprah Winfrey, một ngôi sao điều khiển một chương trình nổi tiếng trên màn ảnh truyền hình Mỹ, đã thực hiện. Oprah đã quảng cáo cho phép giữ cho thân thể thon thon trong mấy chục năm bằng chính vẻ trẻ trung và năng động của mình.
Hạn chế calori đã có nhiều người ứng dụng và thành công. Cứ xem cư dân Okinawa, Nhật Bản, thì rõ. Nơi này có thể kể là có nhiều cư dân sống tới tuổi bách niên nhiều nhất trên thế giới cho tới khi nó phải nhường kỷ lục cho vùng Shimane ở duyên hải phía nam Nhật. Theo con số thống kê chính thức của chính quyền Nhật Bản thì trong năm nay quận Shimane cho biết đổ đồng cứ 100.000 người dân có tới 74,3 vị thọ ở tuổi bách niên trong năm 2010, trong khi Okinawa chỉ có 66,7 vị.

Mặc dù đối với tuổi thọ thì vai trò của di truyền rất quan trọng. Cái gien sống lâu trong cơ thể một người được cho rằng giữ vai trò quyết định tới khoảng trên dưới 50 phần trăm cho tuổi thọ của người đó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tìm thấy những vị thọ tới trăm tuổi ở Okinawa đã theo một chế độ sinh hoạt khắc khổ khác thường, năng động và tất cả dựa trên sự điều độ. Dân Okinawa chỉ ăn già lưng bụng (khoảng 80 phần trăm) chứ không ăn no căng và trong thực đơn thì nhiều trái cây, rau đậu nành và cá.

Trong ăn uống để có sức khỏe, không mấy ai trong chúng ta không biết phải theo tiêu chuẩn nào, như nên ăn uống ra sao và chọn thực phẩm nào. Nhưng một nhóm những người theo nguyên tắc sống này đã đi sâu hơn trong việc thực hành và tin tưởng rằng bỏ bớt bữa ăn và tìm cách giảm mức hấp thụ calori vào cơ thể khoảng 30 phần trăm sẽ hy vọng trẻ mãi không già.

Brian Delaney, chủ tịch của hiệp hội quốc tế chủ trương giảm calori có tên là Calorie Restriction Society International, thì thực đơn hằng ngày có thể khởi đầu bằng một bữa ăn với một chén lớn đầy hạt (như mì, mạch…), trái cây và yogurt, sẽ đem lại cho cơ thể khoảng chừng 900 calori. Bữa ăn này có thể giúp nuôi dưỡng cơ thể trong 10 tiếng đồng hồ tới khi cơ thể có thể ăn một bữa trưa giản dị và khiêm tốn với cá và rau.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Delaney ở Colombia, tiết lộ với một ký giả: Khi tôi mới bắt đầu chương trình này tôi muốn sống lâu hơn. Nhưng sau đó động lực thúc đẩy là tôi cảm thấy khỏe khoắn hơn nhiều.

Craig Willcox, một chuyên gia lừng danh nghiên cứu về lão niên (gerontologist), giáo sư tại Đại học Okinawa International, trong bao nhiêu năm qua đã nghiên cứu các trường hợp thọ trăm tuổi tại Nhật Bản, đã cho biết trong thực tế giảm thiểu lượng calori nhập vào cơ thể có thể giúp giảm các căn bệnh do tuổi già mang lại như tim mạch, ung thư và sự suy thoái toàn bộ nói chung.

Brian Delaney, chủ tịch của hiệp hội quốc tế chủ trương giảm calori có tên là Calorie Restriction Society International, thì thực đơn hằng ngày có thể khởi đầu bằng một bữa ăn với một chén lớn đầy hạt (như mì, mạch…), trái cây và yogurt, sẽ đem lại cho cơ thể khoảng chừng 900 calori. Bữa ăn này có thể giúp nuôi dưỡng cơ thể trong 10 tiếng đồng hồ tới khi cơ thể có thể ăn một bữa trưa giản dị và khiêm tốn với cá và rau.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Delaney ở Colombia, tiết lộ với một ký giả: Khi tôi mới bắt đầu chương trình này tôi muốn sống lâu hơn. Nhưng sau đó động lực thúc đẩy là tôi cảm thấy khỏe khoắn hơn nhiều.

Craig Willcox, một chuyên gia lừng danh nghiên cứu về lão niên (gerontologist), giáo sư tại Đại học Okinawa International, trong bao nhiêu năm qua đã nghiên cứu các trường hợp thọ trăm tuổi tại Nhật Bản, đã cho biết trong thực tế giảm thiểu lượng calori nhập vào cơ thể có thể giúp giảm các căn bệnh do tuổi già mang lại như tim mạch, ung thư và sự suy thoáitoàn bộ nói chung.

Giảm thiểu mức thu calori giúp cơ thể không phải miễn cưỡng hấp thụ năng lượng không cần thiết, một việc tránh cho bộ máy đã bắt đầu suy yếu phải làm việc quá sức dẫn tới bệnh hoạn tuổi già dễ dàng ập tới. Mặc dù nhìn nhận yếu tố di truyền giúp cho nhiều tinh hoa của Okinawa sống tới tuổi bách niên nhưng Willcox vẫn cho rằng nhìn chung, ngăn ngừa tuổi già tới quá nhanh và giữ được sức khỏe thì ước lượng 30 phần trăm nhờ di truyền còn 70 phần trăm nhờ cách sinh hoạt điều độ.

Nhà nghiên cứu này viết trong một email: Tôi cho rằng thói quên sinh hoạt rất quan trọng cho sức khỏe tuổi già. Gien và môi sinh luôn luôn đồng bộ tác dụng vào cuộc sống nhưng nếp sống của quý vị cũng là một yếu tố không thể coi nhẹ.

Hạn chế calori là một trong chiến lược đã kể như Willcox đã cùng với người em là Bradley, viết trong bộ sách Okinawa Program được New York Times từng giới thiệu là sách bán chạy nhất. Các tác giả cho rằng thay vì nhịn đói, thì nên dùng các thực phẩm có ít calori (căn cứ vào thành phần ghi trên thực đơn hay ngoài bao bì là một lượng thực phẩm chứa đựng có bao nhiêu calori).

Trong những thập niên mới đây, các nhà nghiên cứu sau những công trình nghiên cứu hạn chế lượng calori đối với loài vật thì thấy loài gặm nhấm nếu giảm thiểu số lượng calori hấp thụ từ 30 tới 60 phần trăm thì tuổi thọ có khả năng tăng tới 60 phần trăm. Loài chuột hạn chế mức hấp thụ calori cũng ít bệnh tuổi già mạn tính kéo dai dẳng hơn nhưng con được ăn uống thỏa thích.

Một số chuyên gia cho rằng vì chúng ta hạn chế lượng calori thu nhập vào cơ thể, thì cơ thể có khả năng trở nên hoạt động bén nhạy hơn. Thay vì nó phải cố gắng làm việc cho sự tăng trưởng và quá trình biến hóa cần thiết, thì nó có thể chú trọng tới việc bảo trì và sửa chữa những gì cơ thể cần thiết để sinh tồn. Delaney giải thích trong tình trạng đói cơ thể chuyển sang dạng sinh tồn (survival mode) và ưu tiên cho việc bảo vệ hơn là sản xuất và tăng trưởng.

Như thế nếu chúng ta biết ăn uống một cách lành mạnh, chẳng phải chúng ta có thể kéo dài thời điểm hết hạn sử dụng của bộ máy cơ thể của chúng ta hay sao?

Theo nhà chuyên nghiên cứu về bệnh tuổi già Michael Gordon thuộc hệ thống Baycrest săn sóc bệnh già có tên Baycrest Geriatric Health Care System, thì nhờ giảm calori chúng ta đã tích cực giảm được yếu tố di truyền bệnh hoạn mà chúng ta nhận được từ cha mẹ từ khi lọt lòng. Chẳng hạn nếu bệnh tim là chứng bệnh gia đình thường gặp, thì ăn uống kiêng khem và tập luyện thường xuyên có khả năng giúp chúng ta sống khỏe mạnh thêm nhiều năm trước khi phát bệnh và cũng giúp cho chúng ta nếu bị bệnh cũng hy vọng bình phục.

Bea Levis, một vị cao niên ở Mỹ, cho rằng một cuộc sống có thói quen lành mạnh giúp cho tuổi già khỏi đau đớn và phiền muộn. Nhà giáo 92 tuổi này mỗi ngày ăn một bữa xà lát và cà tô mát và đi bộ ít nhất 30 phút. Bà không ăn thịt đỏ và cho tới nay ngoài chứng thấp khớp, sức khỏe của bà còn rất tốt.
Còn một bí quyết sống lâu và khỏe mạnh là hoạt động. Bea Levis lúc nào cũng lạc quan và năng động. Gordon nhận xét: Những người tính tình lạc quan thích giao tiếp xã hội và tiếp xúc với mọi người, khi già sẽ có nhiều cơ hội sống thoải mái với môi trường chung quanh. Đó là một yếu tố bổ ích cho sức khỏe.

Ngoài những công việc tình nguyện, tham gia các câu lạc bộ và trong bữa cơm với gia đình và bè bạn, Bea chẳng mấy khi nhàn rỗi. Bà tuyên bố: Tôi rất tin tưởng vào việc dấn thân vào cộng đồng. Ta càng dấn thân vào thế giới chung quanh bao nhiêu, thì càng có cơ hội giao tiếp qua lại với người khác bấy nhiêu , nhờ đó phẩm chất cuộc sống của ta tốt hơn và động lực sống của ta càng mạnh.

Từ thế kỷ XVI, đại triết gia Nguyễn Bỉnh Khiêm của ta đã từng khuyên mọi người:

Như sơ đương nhục, bộ đương cư
Tâm dật thân nhàn tứ thể thư

(Ăn rau thay thịt, bộ thay xe

Thần khí an nhàn, bụng hả hê.)


Phải chăng lời khuyên ăn rau quả và hoạt động chính là phương pháp trường xuân và trường thọ mà ngày nay các khoa học gia xác nhận.

(Theo Aging gracefully is all about food –

Tác giả Vivian Song, đăng trên Toronto Star ngày 20/11/2010)

Trỗi dậy từ cõi chết

Lễ Phục sinh 2012                                                                                          +TGM.Giuse Ngô Quang Kiệt

Cv 10, 34a.37-43; Col 3, 1-4; Ga 20, 1-9

Chúa Giêsu đã sống lại. Sống lại lúc nào và thế nào thì không ai được chứng kiến. Tuy nhiên chắc chắn Chúa đã sống lại vì các tông đồ đã được gặp Chúa Phục Sinh. Cuộc gặp gỡ đó làm thay đổi cuộc đời và con người của các ngài.

Ta thấy sự thay đổi cụ thể của thánh Phêrô trong Bài trích sách Công vụ Tông đồ hôm nay. Trước cuộc Khổ Nạn của Chúa, Ngài nhút nhát chối Thầy, nay Ngài mạnh mẽ, hùng hồn rao giảng Chúa Kitô Phục Sinh cho đông đảo quần chúng, kể cả nơi công đường trước mặt các vị chức sắc cao cấp. Trước đây Ngài không hiểu Lời Chúa, nay Ngài thông suốt Sách Thánh và minh chứng rằng “Tất cả các tiên tri đều làm chứng về Người”. Có sự thay đổi đó vì Ngài đã được gặp gỡ Chúa Phục Sinh như lời Ngài xác quyết: “Còn chúng tôi đây xin làm chứngNgày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tưởng”.

Sáng sớm ngày thứ nhất, mọi người đổ xô ra mộ và đã không thấy gì trừ ngôi mộ trống. Hòn đá bật tung, khăn liệm xếp gọn gàng, còn Người thì họ không thấy. Tất cả không phải là những bằng chứng thuyết phục. Chỉ sau khi gặp Chúa Phục Sinh, các môn đệ mới thật sự tin tưởng và hiểu được ý nghĩa của việc Chúa Phục Sinh. Niềm tin và hiểu biết đó có những bước tiệm tiến.

Thoạt tiên khi gặp Chúa Phục Sinh, các tông đồ tưởng là thấy ma. Trong đời sống bình thường, thấy người chết là thấy hồn ma của họ.  Hồn ma thuộc về thế giới kẻ chết. Nhưng Chúa Phục Sinh không phải là hồn ma. Người cho các ông xem chân tay. Ma đâu có da thịt thế này. Người ăn uống với các ông. Ma đâu có ăn uống thế này(x. Lc 24, 36-43). Rõ ràng Chúa Phục sinh đang sống. Và Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống nên Người ở trong thế giới kẻ sống.

Không phải hồn ma, Chúa Phục Sinh cũng không phải con người cũ, trở về sự sống cũ trong thân xác cũ. Chúa Phục Sinh không giống như đứa con trai bà góa thành Naim, hay như Lazaro Chúa cho chết bốn ngày sống lại. Sống lại như thế là trở lại thân xác cũ, để rồi một ngày kia cũng phải chết như mọi người khác. Chúa Phục Sinh có một thân xác khác. Tuy vẫn còn mang những vết thương nhưng đó là thân xác hiển vinh. Có thể đi qua những cánh cửa đóng kín. Có thể cùng lúc hiện diện ở nhiều nơi khác nhau. Có thân xác nhưng không còn là thân xác cũ nên các môn đệ không nhận ra Người nếu Người không cho họ biết. Như Bà Madalena(x. Ga 20, 11-18). Như hai môn đệ trên đường đi Emmaus(x. Lc 24, 13-33). Như các môn đệ đánh cá tại Biển Hồ(x. Ga 21, 1-8). Sự sống sau phục sinh của Chúa có gì rất mới, rất lạ. Đó là sự sống trong Thiên Chúa, đồng hiện hữu với Thiên Chúa.

Tuy đồng hiện hữu với Thiên Chúa, Chúa Kitô Phục Sinh không phải là Thiên Chúa xa cách. Gặp gỡ Chúa vẫn là gặp gỡ sống động với một nhân vật cụ thể, chứ không phải chỉ là một cảm nghiệm thần bí. Chúng ta có thể chiêm ngưỡng các cuộc gặp gỡ thật sống động và cảm động khi Chúa cho ông Tôma đụng tay vào các vết thương(x. Ga 20, 24-29). Khi Chúa nướng cá và cùng ngồi ăn với các môn đệ(x. Ga 21, 9-14). Khi Chúa giải nghĩa Kinh Thánh cho các môn đệ trên đường Emmaus(x. Lc 24, 13-33). Khi Chúa hỏi Phêrô về tình yêu mến và trao quyền cho ông bên bờ hồ Galilê(x. Ga 21, 15-19). Đức Thánh Cha Bênêđíchtô, trong tác phẩm “Chúa Giêsu thành Nagiaret tập 2 đã ghi nhận điều đó nơi thánh Phaolo: “Thánh Phaolo phân biệt rõ ràng giữa những kinh nghiệm thần bí – tỉ như được nâng cao lên tầng trời thứ ba như được diễn tả trong 2 Cor 12, 1-4 – với cuộc gặp gỡ của ngài với Đấng Phục Sinh trên đường Đamas, đó là một sự kiện trong lịch sử, một cuộc gặp gỡ với một nhân vật sống động” (Joseph Ratzinger, Chúa Giêsu thành Nagiaret tập 2, bản dịch Nguyễn văn Trinh, nxb Tôn giáo, 2011, tr. 328).

Chính những cuộc gặp gỡ sống động này đã biến đổi các tông đồ. Mở ra cho các ngài một chân trời mới lạ chưa từng có. Một cảm nghiệm thực đến từng chân tơ kẽ tóc đó là Chúa Phục Sinh vượt lên trên tất cả. Vượt qua mọi không gian và thời gian. Chẳng  có gì giam hãm được Người. Người vượt qua thế giới hữu hạn để bước vào thế giới vô biên, trong bầu trời tự do vô hạn. Tự do đối với quyền lực phàm trần. Với Chúa Phục Sinh các môn đệ xác tín rằng cái ác không thể có tiếng nói cuối cùng. Công lý của Chúa cao vượt trời xanh. Chúa Phục Sinh vượt lên trên trần gian tầm thường, nhỏ nhen, ti tiện. Người đã mở ra chân trời cao thượng, tha thứ tất cả, chấp nhận tất cả, yêu thương tất cả. Và nhất là Chúa Phục Sinh mở ra chiều kích mới cho hiện sinh con người để con người không còn tuyệt vọng vì những giới hạn và tính chất bọt bèo của thân phận, nhưng tràn đầy hi vọng vì con người có thể triển nở đến vô biên và đạt đến tầm vóc viên mãn trong Thiên Chúa. Từ cõi chết, Chúa Phục Sinh làm một bước nhẩy vọt, vươn đến một cuộc sống mới với những phẩm chất cao vượt. Mở ra cho con người một tương lai tràn đầy niềm tin yêu và hi vọng. Đó là một tin vui mừng lớn lao. Đó là lẽ sống của nhân loại.

Xác tín vì gặp Chúa Phục Sinh sống động. Choáng ngợp vì chân trời mới lạ do Chúa Phục Sinh mở ra, các tông đồ phấn khởi, mạnh dạn ra đi loan tin vui mừng cho mọi tạo vật, bất chấp mọi khó khăn, gian lao, thử thách, kể cả tù đầy, khổ hình và tử hình.

Chúa nhật Phục Sinh được gọi là Chúa Nhật Áo Trắng. Vì đây là ngày dành riêng cho người Tân Tòng. Người Tân Tòng vừa được chịu bí tích Thánh Tẩy, mặc áo trắng tượng trưng cho linh hồn rất tinh tuyền đã được rửa sạch trong máu Chúa Kitô. Linh hồn người tân tòng vừa cùng Chúa Kitô chết đi cho con người cũ và cùng Chúa Kitô Phục Sinh sống lại cho con người mới. Con người trong sạch. Con người vượt trên sự sống trần gian. Con người mới thuộc thượng giới. Con người trở thành con Thiên Chúa.  Xin chúc mừng chị Maria Giang đã được sống  lại với Chúa Kitô trong đời sống mới. Và xin mượn lời của thánh Phaolo trong thư gửi tín hữu Côlose trong bài Sách Thánh thứ 2 gửi đến chị: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới… Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”. Đó chính là ý nghĩa của tất cả đời sống người tín hữu.

Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, xin cho con được sống lại thật về phần linh hồn. Amen.

+TGM.Giuse Ngô Quang Kiệt

Uống bia có lợi cho sức khỏe như thế nào ?

 

 
Có lẽ đây là một điều khá ngạc nhiên cho nhiều người, nhưng dựa vào những kết quả nghiên cứu gần đây, thì nếu uống bia có chừng mực sẽ tạo nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng xin lưu ý với độc giả là với bài viết này, chúng tôi không khuyến khích các bạn nên uống bia, vì có khi bia cũng có những điều đáng quan tâm…   

  1-Khiến cho xương được cứng cáp hơn.

Nghiên cứu của đại học Tuft năm 2009 cho thấy cường độ đặc của xương cao hơn ở những người uống từ một đến 2 lon bia một ngày, nhất là bia làm bằng lúa mạch dựa theo kết quả sau khi thí nghiệm trên 100 loại bia.

2-Làm cho tim mạnh hơn.

 Kết quả nghiên cứu năm 2011 dựa trên 200.000 người cũng chứng minh là nguy cơ bị nhồi máu tim giảm 31% ở những người uống bia chừng mực trong khi nguy cơ này lại tăng cao ở những người uống quá nhiều.
Một báo cáo của đại học Harvard cho biết uống chút bia mỗi ngày sẽ làm lượng HDL tăng lên, giảm nguy cơ bị nghẽn mạch máu.

3- Làm cho thận tốt hơn.

 Vì bia ngăn ngừa và làm giảm việc cấu thành sạn thận đến 40% dựa theo sự giải thích là chất calcium sẽ hỗ trợ cho xương được cứng hơn, và calcium sẽ không xâm lấn và thành sạn trong thận.

4- Tăng cường trí nhớ.

Tác dụng khác của bia là chống lão hóa. Dựa vào một thống kê so sánh 11.000 phụ nữ lớn tuổi thì những vị uống một lon bia mỗi ngày có trí óc trẻ hơn những ai không uống đến 18 tháng tuổi.5- Giảm nguy cơ bị ung thư. Ướp thịt với bia trước khi nướng cũng đã được thử nghiệm để chứng minh là chất đường tiết ra từ bia khi nướng đã ngăn ngừa sự cấu thành của acid HCA, một chất tố có thể gây ung thư.

6-Tăng trưởng chất bổ trong cơ thể.
 

 Viện nghiên cứu về dinh dưỡng và thực phẩm ở Hòa Lan khám phá rằng những người uống bia điều độ có 30% lượng vitamin B6 nhiều hơn người không hề uống, ngoài ra bia cũng tạo nhiều hàm lượng B9 và B12 cho cơ thể.

 7- Giúp chống liệt não.Đây cũng là kết quả một công trình nghiên cứu ở Harvard, cho thấy nếu hấp thụ đúng liều lượng rượu hoặc bia sẽ ngừa được việc máu bị đóng cục, giúp máu lưu thông dễ dàng lên tim, lên cổ và não như vậy sẽ giảm cơ nguy bị liệt não Các nhà nghiên cứu ở Harvard cũng khuyến khích những người trung niên uống bia điều độ hơn vì kết quả quan sát 31.000 nam giới ở độ tuổi trung niên là khả năng bị bệnh tiểu đường loại 2 giảm 25%.
 

8-Giảm nguy cơ bị tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu ở Harvard cũng khuyến khích những người trung niên uống bia điều độ hơn vì kết quả quan sát 31.000 nam giới ở độ tuổi trung niên là khả năng bị bệnh tiểu đường loại 2 giảm 25%.

9- Giảm bệnh cao áp huyết.

Rượu đỏ có tiếng là tốt cho tim nhưng căn cứ vào thử nghiệm của Harvard với 25.000 phụ nữ trong khoảng từ 25 đến 40 tuổi, thì những người tiêu thụ một liều lượng bia vừa phải gần như không hề bị cao áp huyết so với những người uống rượu.


10- Sống lâu hơn.

Kết luận này được nêu lên dựa vào sự tổng hợp của hơn 50 nghiên cứu, bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ước lượng rằng việc uống bia điều độ đã góp phần giảm mức tử vong đến 26 ngàn người mỗi năm. Và một báo cáo ở bên Châu Âu cũng có kết quả tương tự cho rằng nếu ngưng uống bia một cách chừng mực thì tuổi thọ có thể giảm đi 2 năm.

Vậy thì quy luật chung để có kết quả tốt nhất cho sức khỏe thì dù là uống rượu đỏ hay bia cũng phải có sự chừng mục và điều độ. Nếu lạm dụng thì phản ứng sẽ ngược lại và còn tai hại hơn là không uống. Dựa vào rất nhiều công trình nghiên cứu, mức độ tiêu thụ vừa phải là một chai hoặc lon bia 12oz đối với nữ giới và nhiều nhất là 2 chai đối với nam giới cho mỗi ngày.

 Phước An

 

 

Lại một chuyến về thăm quê nhà

LẠI MỘT CHUYẾN VỀ THĂM QUÊ NHÀ

                                                                            tác giả: Phùng văn Phụng

Tôi quyết định vượt nửa vòng trái đất về thăm má tôi vì má tôi tuổi hạc đã quá cao. Năm nay đã được 69 tuổi rồi.Tháng 12 năm tới, năm 2012, má tôi được tròn 100 tuổi. Tôi cũng muốn thăm lại các người thân, bà con hai bên, thăm lại bạn bè cũ và nhân tiện gặp gỡ lại các bạn đồng nghiệp cũ cũng như các em cựu học sinh trường Lương văn Can. Tôi cũng muốn về thăm lại nhà tôi ở hồi còn nhỏ, chỗ tôi lần đầu tiên cắp sách đến trường, được mang tên trường tiểu học Rạch Núi.

Tôi về Việt nam vỏn vẹn có 5 tuần lễ. Sinh hoạt, ăn ngủ, sống ở trong căn nhà cũ .. khi tôi còn học lớp đệ nhất (lớp 12) trường Chu văn An hồi 1961. Cách nay đúng 50 năm, ở đây ba tôi dựng tạm một nhà lá để ba tôi và tôi cùng vài người tài xế xe lam ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc. Xung quanh nhà tôi ở chưa có ai cất căn nhà nào khác cả. Năm này má tôi vẫn còn sống dưới quê, bán tiệm tạp hóa nhỏ ở làng Đông Thạnh, Chợ núi.

Về Việt nam lần này, tôi đi hảng máy bay Singapore. Máy bay đi từ Houston sang Moscow (Nga) rồi từ Moscow đi Singapore và từ Singapore về Sài gòn. Thời gian đi từ Mỹ về Việt nam cũng như từ Việt nam sang Mỹ mất khoảng 26 tiếng ngồi trên máy bay, kể cả giờ chờ đợi để chuyển máy bay ở phi trường Singapore và phi trường Moscow mất thêm khoảng 6, 7 tiếng nữa. Hôm trở về Mỹ, 5 giờ chiều mới được vào để “check in”lấy vé lên máy bay, vậy mà đến 2 giờ trưa ngày hôm sau mới tới được phi trường “George Bush” ở Houston. Ngồi trên phi cơ gần hai đêm một ngày mới tới nơi. Nếu đi hảng khác như hảng “Continental” chẳng hạn, từ Houston vượt Thái Bình Dương sang Nhật, rồi về Sài gòn, thời gian sẽ ngắn hơn nhiều.
Sau khi rời phi trường Tân Sơn Nhất, vừa về đến nhà, tôi vội vàng gọi cho anh Hồ công Hưng báo tin tôi đã về tới Việt nam để hy vọng anh Hưng tổ chức buổi gặp gỡ các bạn đồng nghiệp cũ cũng như các em cựu học sinh trường Lương văn Can để cùng nhau tâm sự vui buồn với nhau.
Tháng 3 năm 2009, tôi có về dự cuộc họp mặt với các thầy cô cũ và các em cựu học sinh trường Lương văn Can, ra trường 1975 tại nhà hàng Đồng Diều ở quận 8. Tôi có gặp Huỳnh văn Cung. Chuyến về thăm nhà lần này (2011) tôi không còn gặp được Huỳnh văn Cung nữa. Khoảng năm 1985, sau khi Cung ra tù tôi có mời Cung đến nhà tôi ăn một bửa cháo. Tôi cũng ra tù trước Cung chừng hai năm. Về lần này, tôi cũng không còn gặp được bạn đồng nghiệp rất thân là Nguyễn Kim Hùng, cùng tốt nghiệp trường sư phạm, cùng đổi về dạy học tại Quận Đất Đỏ (Bà rịa) những năm 1964,1965. Sau này Hùng đổi về trường Nguyễn An Ninh, đã mất vì bịnh ung thư máu.

Đi thăm quê nội làng Tân Tập, quận Cần Giuộc Long An.

Tôi về Việt Nam lần này gặp mùa mưa bảo. Hai trận bảo liên tiếp theo nhau. Hết bảo số 5 thổi vào miền Trung kế tiếp là bảo số 6 thổi vào Hà nội, Hải phòng. Do đó miền Nam bị ảnh hưởng mưa nhiều.Tôi về thăm mộ ba tôi ở làng Tân tập, nằm sâu giữa ruộng, phải xắn quần lên tới đầu gối, lội dưới nước sình mới tới được khu đất chứa nhiều ngôi mộ có mộ ông bà, chú bác tôi … trong đó có mộ của ba tôi. Ba tôi được chôn cất ở đây từ năm 2005, hơn sáu năm rồi. Có tin đồn sẽ giải toả khu mồ mả này, sẽ phải bốc mộ dời di nơi khác. Nhà nước sẽ lập khu thương cảng, chừng nào lập, có lập cảng không, không ai biết. Ở vùng Tân Tập này người ta đã bỏ hoang ruộng đất rất nhiều. Đất xấu, năng xuất thấp, cỏ năng mọc đầy, giá nhân công cao nên họ bỏ ruộng hoang không trồng lúa. Một số bà con chuyển sang nghề nuôi tôm hy vọng còn lời chút đỉnh để sống. Đa số người dân vùng này lên Sài gòn làm công hay buôn bán lặt vặt để có tiền lo cái ăn, cái mặc và lo cho con cái học hành. Xe đò có thể chạy từ Chợ lớn xuống tới bờ sông Soi Rạp luôn. Kỳ trước (2009) đường đang làm, xe cộ chưa chạy được, tôi phải đi bộ từ ngả tư đến nhà tôi gần chợ Rạch Núi. Kỳ này xe đò 16 chỗ ngồi có thể chạy trên đường này và đậu trước nhà cũ của tôi. Nơi tôi đã sinh ra, đã lớn lên, đã học từ lớp một cho tới lớp 5. Thầy hai Lang, thầy ba Hương, ông đốc Kiệt v.v…đã dạy cho tôi biết đọc biết viết, dạy cho tôi có kiến thức, hiểu biết thông thường để ra đời làm ăn sinh sống và quý thầy cô cũng dạy cho tôi biết yêu mến cha mẹ, anh chị em, bà con thân thuộc, yêu quê hương đất nước qua các bài giảng trong sách Quốc văn Giáo Khoa Thư. Ngày nay đọc lại sách này vẫn còn xúc động, tình nghĩa thầy trò, bạn hữu, xóm giềng thân thương quý mến v.v. Tôi nhìn lại căn nhà cũ tôi ở hồi nhỏ, nay thuộc về chủ mới, chị mười Não con cô Bảy tôi. Căn nhà này ngày nay đã hoàn toàn đổi khác, không còn phảng phất chút gì của khung cảnh cũ mà tôi đã sống từ hồi tấm bé.

Đi thăm Nhà thờ Tắc Sậy và mộ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp.

Tháng 03 năm 2005 tôi có viếng nhà thờ Tắc Sậy và thăm mộ Cha Trương Bửu Diệp để cầu nguyện, xin ơn. Lúc đó nhà thờ cũ chưa xây. Mộ Cha ở sâu phía trong bên trái nhà thờ Tắc Sậy. Năm nay nhà thờ mới đã xây xong. Mộ của Cha được dời ra phía trước, xây cất khang trang hơn. Khách hành hương viếng mộ Cha Phanxicô càng ngày càng đông hơn. Nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn phục vụ cho khách hành hương tươm tất sạch sẽ hơn nhiều so với năm 2005.
Cha Phanxicô sinh ngày 01-01-1897, thụ phong Linh mục năm 1924 tại Nam Vang. Tháng 03 năm 1930 là cha sở họ đạo Tắc Sậy. Năm 1945-1946 chiến tranh loạn lạc, bà con di tản, Cha bề trên địa phận kêu Ngài lánh mặt khi nào yên ổn lại trở về họ đạo, nhưng Ngài trả lời: “Con sống giữa đoàn chiên, nếu chết cũng chết giữa đoàn chiên”. Ngày 12 tháng 03 năm 1946, Ngài bị bắt cùng với trên 70 giáo dân thuộc họ đạo Tắc Sậy và cuối cùng Ngài đã hy sinh, chết thay cho những người giáo dân bị bắt chung.
Trong bản tóm lược tiểu sử của Cha có ghi :
Tận Hiến Cuộc Đời cho Thiên Chúa
Hy Sinh Kiếp Sống Giúp Con Người.

Ngày nào cũng có khách hành hương đến viếng nhà thờ Tắc Sậy và mộ Cha. Riêng ngày thứ bảy, chúa nhật càng đông khách hành hương. Đặc biệt, hằng năm vào những ngày 11 và 12 tháng ba dương lịch ngày Cha Trương Bửu Diệp qua đời là lúc nhiều người không kể lương giáo từ khắp nơi nô nức đến họ đạo Tắc Sậy, một họ đạo nhỏ nay thuộc giáo phận Cần Thơ, nằm trong địa bàn của xã Tân Phong, huyện Gia Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Người ta đến đây để cầu nguyện với Thiên Chúa thông qua Cha Trương Bửu Diệp xin các ơn cần thiết cho bản thân, cho gia đình, cho thân nhân như xin được khỏi bịnh ngặt nghèo, làm ăn được may mắn, trôi chảy, cầu nguyện cho con cái chịu khó học hành, con hư hỏng trở về đường ngay v.v…hay cầu nguyện cho nhiều nhu cầu về đời sống tâm linh khác nữa. Con người ngoài đời sống vật chất cơm ăn, áo mặc, nhà ở còn đời sống tinh thần, đời sống tâm linh như sự đau khổ, bịnh hoạn, tật nguyền, sự sống, sự chết… con người cần đến Đấng Tối Cao là Thiên Chúa, là ông Trời nâng đỡ, an ủi, che chở, cứu giúp cho. Và ở đây có rất nhiều tấm bảng cũng như ghế ngồi của khách hành hương dâng cúng để tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Cha Trương Bửu Diệp cầu thay nguyện giúp những ơn lành mà Thiên Chúa đã ban cho bản thân và gia đình họ. 

                            Nhà thờ Tắc Sậy
Vài suy nghĩ thoáng qua?
* Nếu sống ở Mỹ, khi cảnh sát thấy trẻ em đi ngoài đường trong giờ học từ thứ hai đến thứ sáu, thì trẻ em đó sẽ bị bắt và gọi cha mẹ đến phạt sao không cho con em đến trường và bảo lảnh các em này về, vì ở Mỹ trẻ em đến tuổi đi học bắt buộc phải đến trường. Giáo dục ở bậc tiểu học và trung học hoàn toàn miễn phí. Miễn phí từ lớp một đến lớp mười hai. Phụ huynh học sinh không phải đóng bất cứ học phí nào. Nếu học sinh thật sự nghèo còn được cho ăn trưa miễn phí. Hàng ngày các em còn có xe “bus”đưa rước đến trường. Dầu nghèo, dầu giàu các em đều có cơ hội đồng đều đến trường để mở mang kiến thức. Con của nông dân hay ngư phủ đều có thể trở thành Bác sĩ, Luật sư hay bất cứ ngành nghề nào nếu các em có ý chí và chịu khó siêng năng học tập. Khi đến tuổi vào Đại học các em được vay tiền đóng học phí với lãi xuất nhẹ. Sau khi học thành tài, ra trường làm việc các em trả nợ sau. Ở Việt nam 12 năm đầu đóng nhiều thứ tiền quá nên có nhiều trẻ em phải bỏ học vì cha mẹ nghèo, thật là một thiệt thòi cho các em, từ đó nhân tài có thể bị mai một. Có một buổi sáng khoảng 10 giờ, tôi đã nhìn thấy một cháu khoảng 9,10 tuổi đi bán vé số, đáng lẽ giờ đó em phải đến trường học.
Buổi chiều, nhiều người đi bán vé số quá từ trẻ tuổi đến người lớn tuổi đều có. Đa số họ sinh quán từ miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi v.v… Ở Mỹ việc bán vé số dành cho các tiệm tạp hóa (grocery) bán bằng máy không cần người đi lang thang chào bán, cho nên đỡ rất nhiều nhân công.

* Sau 1975, vì không thể làm ăn sinh sống bình thường nên rất nhiều người phải bỏ đất nước Việt nam mà ra đi. Những kỹ nghệ gia, thương gia, bác sĩ, giáo sư những trí thức bị o ép, không được tự do làm việc, tự do phát triển khả năng nên họ tìm đất mới mà dung thân. Sự ra đi ồ ạt của giới trí thức, kỹ nghệ gia, thương gia, những người có tài, học vấn cao đã làm chảy máu chất xám. Các viên chức chế độ cũ bị tù đày (cải tạo) trên ba năm cũng đều được cho đi định cư tại nước ngoài. Đa số họ có trình độ văn hóa lớp 11 trở lên, đó là thành phần ưu tú của miền Nam Việt nam. Nếu ở đất nước cũ họ không được trọng dụng, là thành phần sống bên lề xã hội, nhưng qua đất nước khác, họ là thành phần đóng góp đáng kể vào xã hội mới. Con cái họ với “gene” di truyền của cha mẹ đã cố gắng học tập, chịu khó làm việc nên đã khá thành công trong xã hội mới. . Ngày nay những đứa con thuộc thành phần ưu tú đó đã tốt nghiệp ở các trường Đại học ở Mỹ, ở Âu Châu hay ở Úc. Hiện nay không khéo “cuộc di cư mới của những người con ưu tú” vẫn còn tiếp diễn, chảy máu chất xám vẫn chưa chấm dứt. Tất cả những học sinh giỏi sau lớp 12 hay sau bậc Cử nhân mà đi du học, nếu tốt nghiệp, nếu đậu Master hay PhD đều được các nước sở tại mời làm việc với lương bổng cao. Và dĩ nhiên, các sinh viên này sẽ ở lại nước mình đi du học thay vì trở về Việt nam làm việc. Muốn cho các em sau khi tốt nghiệp ở Đại học nước ngoài này trở về Việt nam làm việc, tài năng của các em phải được phát huy thực sự, các em phải được trọng dụng thực sự, lương trả cho các em phải tương xứng, lúc đó mới hy vọng lôi kéo được các em này trở về nước để phục vụ.Trước năm 1975, đa số các sinh viên đi du học đều trở về nước chứ ít khi họ chịu ở lại. Còn ngày nay đa số đều mong muốn ở lại nước sở tại sau khi tốt nghiệp hơn là trở về Việt nam mặc dầu đất nước Việt hơn 36 năm qua không có chiến tranh. Tại sao vậy?

* Trước cửa nhà tôi là chỗ sửa xe gắn máy và vá vỏ xe. Hai cháu nhỏ tuổi 9X đã văn tục, dùng ngôn từ đ.m. để tỏ thái độ giận dữ vì vỏ xe bị xẹp. Thế hệ trẻ tuổi của Sài gòn có thể phát ngôn thiếu văn hoá như thế sao? Tôi không thể tin rằng “văn hoá chửi thề” do miệng các cháu gái thế hệ 9X lại có thể xảy ra giữa Sài gòn được coi là “Hòn ngọc viễn đông” của Đông Nam Á này.

* Quán xá ăn uống quá nhộn nhịp nhất là về ban đêm. Chỗ nào cũng có thể bán quán nhậu được. Con đường Đào Cam Mộc, khoảng năm trăm mét đã mọc lên chừng 10 quán nhậu. Mà quán nhậu nào cũng đông khách. Có vẻ như dân Sài gòn ăn nhậu nhiều quá chăng?

* Một người cháu làm nghề điện lạnh đã đến một trường học để sửa chửa hệ thống máy lạnh của nhà trường. Anh ta than phiền là ông Hiệu trưởng đã đòi “lại quả” 10% số tiền mà anh đã nhận. Và anh Hiệu trưởng nói: “ anh đưa thẳng cho tôi không cần đưa bao thơ làm gì cả”. Và người cháu này đã nói một câu cũng đáng cho chúng ta suy ngẫm: “Thầy giáo gì mà lại đòi hối lộ.”
Thầy giáo gì mà lại đòi hối lộ? Có nghĩa là anh ta vẫn rất quý mến nhà giáo, là những kỹ sư tâm hồn hiện nay, anh ta hoàn toàn tin tưởng người làm giáo dục thường rất đàng hoàng, không tham lam, “nghèo cho sạch, rách cho thơm”, bởi vì thầy cô giáo không chỉ dạy dỗ cho các em nên người hữu dụng cho xã hội mai sau, nhưng nhà giáo còn phải là chứng nhân (làm guơng) cho các em học sinh mà còn làm gương tốt cho xã hội nữa. Cho nên nhiều người vẫn mong muốn: “Thời đại ngày nay không cần thầy dạy mà cần những chứng nhân”.

* Chạy vô đường ngược chiều được xem là bình thường. Khi gặp đèn đỏ xe vẫn chạy là bình thường vì nếu không chạy thì xe phía sau sẽ bóp còi. Xe gắn máy qua mặt rồi chận đầu xe đang chạy phía trước. Khi phải đậu lại vì đèn đỏ, nhiều xe chạy lấn tràn qua phía bên trái, chận đầu, cản trở xe ngược chiều không thể chạy lên được.v.v.. Ở Mỹ xe chạy theo “lane” của mình, muốn sang “lane” chớp đèn báo hiệu trước, rồi sang “lane”. Khi chạy xe ít dùng đến còi xe. Ở Việt nam đường hẹp, lưu lượng xe gắn máy quá nhiều, thường dùng còi xe inh ỏi, lúc nào cũng có vẻ bực mình, tôi có cảm tưởng như người Sài gòn muốn lao vùn vụt đi phía trước, để giải tỏa bớt sự nóng bức của thời tiết, bởi áp lực công việc, bởi nhiều thứ “stress” khác đè nặng lên tâm hồn con người Sài gòn ngày hôm nay.

Thăm Vĩnh hưng, Mộc hóa mùa nước nổi.

Lần đầu tiên thăm vùng nước nổi phải đi ghe máy để vào căn nhà của ông mười Mích, là thân hữu rất thân tình của anh Hưng. Căn nhà gạch lọt thỏm giữa vùng nước mênh mông ở Mộc Hóa gần biên giới Campuchia. Xung quanh toàn là nước phù sa màu gạch bùn. Chính phù sa này sau khi nước rút, đã giúp cho đồng bằng màu mở tốt tươi để bà con nông dân trồng lúa thu hoạch mùa màng năng xuất cao cũng như đem lại đủ loại cá tôm sau khi nước rút.
Xin xem “Về thăm lại Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” tác giả Hồ Công Hưng.

Buổi tiệc tại nhà hàng 241:

Một buổi tiệc do anh Hồ Công Hưng và một nhóm Cựu Học sinh trường Lương văn Can tổ chức tại nhà hàng 241 vào trưa ngày 09 tháng 10 năm 2011. Gặp lại Thầy Hiệu Trưởng Uông Đại Bằng, Cựu Nghị viên Dương văn Long đã hồi phục rất nhiều sau trận tai biến cách nay mấy năm. Gặp lại rất nhiều thầy cô cũ, thầy Trương sui gia với người anh bạn dì ruột, thầy Đinh Trọng Kỳ, thầy Truyền, thầy Trọng v.v…Gặp lại rất nhiều Cựu học sinh Lương van Can mà nay đã đến tuổi U60, đã có sui gia, đã làm ông bà nội, ông bà ngoại. Không khí ấm cúng, yêu thương, lưu luyến của tình đồng nghiệp, thầy trò ngày xưa. Những mẫu chuyện vui buồn hơn 36 năm về trước được kể lại, được nhắc nhở như gói ghém tình nghĩa yêu thương gắn bó với nhau dường như không muốn chấm dứt.

– Ngày 21.10.2011 –
Phùng văn Phụng