50 năm trước: Bóng người hòa bình – ĐGH Gioan XXIII trong những ngày thế giới gần bờ vực đại chiến (2)

50 năm trước: Bóng người hòa bình – ĐGH Gioan XXIII
trong những ngày thế giới gần bờ vực đại chiến (2)

Đăng bởi lúc 2:58 Sáng 8/01/13

nguồn: chuacuuthe.com

VRNs (08.01.2013) – Sài Gòn – 20/10/1962 – Trong lúc các nghị phụ muốn
gửi đến mọi người một niềm tin để chia sẻ và hy vọng, thì ở Mỹ, Kennedy đột
ngột chấm dứt chuyện đi vận động bầu cử. Ông cảm thấy đã đến lúc phải quyết
định. Viện cớ cảm cúm, ông vội vã bay vềWashington họp với ban tham mưu trong
năm tiếng đồng hồ.

Nội bộ ban tham mưu này vẫn có một phái siêu diều hâu. Thường họ là những quân
nhân, tướng lãnh. Họ vẫn chủ trương tổng tấn côngCuba. Không những đánh vào các
hỏa tiễn, mà hủy diệt luôn mấy chục máy bay cường kích của Liên Xô đang đậu ở
những phi trườngCuba. Theo họ, cần đánh ngay, càng để lâu càng khó, vì họ tính
đến  tháng 12, Liên Xô sẽ trang bị được khoảng năm mươi đầu đạn hạt nhân
trên các hỏa tiễn ở Cuba.

Quan điểm của giới chính trị thì thận trọng hơn và có phần ưu thắng. Giới này cũng
dứt khoát đòi loại bỏ các đầu đạn hạt nhân khỏiCuba. Nhưng họ chủ trương một lộ
trình dài hơn, bớt nguy hiểm tí chút, và cũng phức tạp nữa. Họ chủ trương lúc
đầu sẽ phong tỏa và cấm vậnCuba, nếu không hiệu quả mới tính tới các biện pháp
chiến tranh. Nhân vụ phong tỏa và cấm vận gây chấn động quốc tế, sẽ mở cuộc
thương thuyết  với Liên Xô. Ðã bắt đầu có ý kiến Mỹ có thể dỡ bỏ các hỏa
tiễn mang đầu đạn hạt nhân ở Ý và Thổ Nhỉ Kỳ, đổi lấy việc Liên Xô dỡ bỏ tên
lửa ởCuba. Nhưng cũng có ý kiến cứng rắn muốn cảnh cáo Liên Xô trước rằng nếu
các tên lửa ởCubakhai hỏa, Mỹ cũng sẽ cho mưa bom hạt nhân trên lãnh thổ rộng
lớn của Liên Xô. Bất luận đánh giá ra sao về tương quan lực lượng võ trang sau
khi Liên Xô bố trí tên lửa ở Cuba, điều tất cả các khuynh hướng trong giới cầm
quyền ở Mỹ đều lo sợ là một thái độ yếu mềm, thấp cơ của Mỹ trước Liên Xô sẽ
làm suy yếu địa vị lãnh đạo của Mỹ đối với phương Tây, đặc biệt là đối với các
nước Châu Mỹ La Tinh, nơi đang có nhiều tầng lớp tả phái bất mãn muốn đi theo
con đường Cuba. Do đó, Mỹ cần phải cương quyết.

21/10/1962 – Kennedy vẫn họp cả ngày với ban tham mưu. Có một lúc ông
hỏi tướng tư lệnh bộ chỉ huy không quân chiến thuật: “Ðánh một đợt đầu có xóa
sạch hết các hỏa tiễn không?”. Trả lời: “Chỉ xóa bỏ được những hỏa tiễn mà
chúng ta biết”. Tổng thống lại hỏi: “Dự báo tổn thất nhân mạng là bao nhiêu, cả
các quân nhân lẫn dân sự?”. Trả lời: “Từ 10 đến 20 000”. Tổng thống nghiêng hẳn
về biện pháp phong tỏa và cấm vận, thay cho không kích.

Một chuyến bay U2 nữa phát hiện những máy bay oanh kích đang được lắp ráp khẩn
trương và thêm những địa điểm dàn trận tên lửa đang được xây cất ở bờ biển phía
Bắc Cuba.

Ngoài xã hội báo chí bắt đầu đánh hơi có chuyện bất thường. Họ còn dò la được là Liên Xô đã bố trí các võ khí tấn công chiến lược ởCuba. Tổng Thống Mỹ triệu tập các
chủ nhiệm của hai tờ báo lớn The New York Times và The Washington Post và yêu
cầu họ đừng nói gì nhiều về chuyện này, vì tiết lộ thì sẽ làm mất yếu tố bất
ngờ trong phản ứng của Mỹ, và khi ấy “tôi không biết người Liên Xô sẽ làm gì”.
Hai tờ báo lớn đồng ý.

Mỹ dự liệu ngày hôm sau 22/10 mới cho cuộc khủng hoảng nổ ra công khai.

22/10/1962Phiên họp Khoáng Ðại Thứ Tư của Công Ðồng. 2351 nghị
phụ tham dự. Ðức hồng y Gilroy (Sydney, Úc) chủ tọa. Công Ðồng bắt đầu đi vào
nghị trình chính thức. Và nghị trình này bắt đầu với một chủ đề nghĩ như chẳng
có tác dụng gì với chuyện hòa bình hay chiến tranh: vấn đề canh tân Phụng Vụ.
Xưa nay, những nghi lễ của Giáo Hội có ngăn cản được người đời chém giết nhau
bao giờ?

Thế nhưng đối với các tín hữu của Hội Thánh, vấn đề phụng vụ lại cực kỳ quan trọng,
quan trọng hàng đầu. Phụng vụ chính là mạch sống của đức tin. Ðó chính là cao
điểm nơi Hội Thánh gắn chặt, hòa nhập vào Chúa. Vào thời điểm thăng hoa rực rỡ,
lòng tin đã nở ra thành lời kinh, thành nghi thức phụng vụ. Vào những thời mạt
pháp (như đã từng xảy ra nhiều lúc, nhiều nơi trong lịch sử Giáo Hội) phụng vụ
vẫn có đó thì sớm hay muộn người ta sẽ tìm lại được mạch sống chân thật của đức
tin. Cộng đồng đức tin cứ bám vào phụng  vụ mà trôi nổi qua những thăng
trầm hiểm nguy của thế gian.

Vào thời Công Ðồng Vatican II họp, Phụng Vụ của Công Giáo Rôma rất đẹp, rất tôn
nghiêm, (ngày nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều cụ già chịu ảnh hưởng sâu đậm của
nền phụng vụ này, chẳng hạn các cụ vẫn cảm thấy cái thấm thía của những giai
điệu và ca từ La Tinh bình ca, mặc dù các cụ không hiểu hết ý nghĩa). Tuy
nhiên, Phụng Vụ ấy cũng không khỏi mắc míu một số giới hạn. Có lẽ nguyên nhân
chính là từ cuộc khủng hoảng Tin Lành (thế kỷ XVI) và từ nỗ  lực của Giáo
Hội Công Giáo để khắc phục cuộc khủng hoảng ấy (giới sử gia thường gọi là Thời
Kỳ Phản Cải Cách, mà tiêu biểu là Công Ðồng Trento (1545-1563). Khi ấy Công
Giáo có nhu cầu bảo vệ sự hợp nhất bằng những kỷ luật nghiêm ngặt, trong phụng
vụ cũng như trong các lãnh vực khác. Nguyên nhân khác nữa là sự ưu thắng của
Môn Phái Kinh Viện trong thần học – và là một nền kinh viện  đã đi qua
khỏi thời kỳ đỉnh cao rồi – cũng tạo ra một thứ ngôn ngữ làm bay biến ít nhiều
những hương hoa Thánh Kinh, những lời nguyện chan chứa hồn nhiên của những thế kỷ đầu và của các Giáo Phụ. Tiếng La Tinh như ngôn ngữ bắt buộc trong phụng vụ cũng có vấn đề. Trong những thế kỷ xa xưa ở phương Tây, đối với các tầng lớp có
học, tiếng La Tinh chưa đến độ trở nên “tử ngữ” như bây giờ, nhưng đối với đại chúng bình dân thì đã là tiếng lạ, chả hiểu được. Bù lại, tiếng La Tinh có tính chính
xác, khúc chiết, góp phần đáng kể cho việc duy trì sự hợp nhất trong Công Giáo,
vào những lúc tư tưởng người ta nổi giông nổi gió, mâu thuẫn và tranh chấp nhau
quyết liệt.

Từ thuở đó, ba bốn thế kỷ đã qua. Thế giới đã biến đổi rất nhiều. Tâm trí con
người cũng tiến hóa. Ở những xã hội còn mạnh truyền thống, phụng vụ vẫn nuôi
dưỡng tinh thần đại khối tín hữu. Nhưng ở những xã hội mạnh về biến chuyển, đổi
mới, người ta cảm thấy giữa phụng vụ và đời sống có sự cách biệt. Ðồng thời
những giáo hội mới lớn mạnh ngoài phương Tây cũng đã có thời gian để nghiên cứu
chuyên sâu và nhận ra rằng có những cảm quan, những giá trị trong nền văn hóa
của riêng mình chưa tìm được sự thể hiện trong phụng vụ. Ðối với các nền văn
hóa mới trong Giáo Hội, khuôn khổ La Tinh hậu-Trento có vẻ xa lạ, khô khan….

Trong Giáo Hội vẫn có nhiều người nhận thức được những giới hạn trên đây. Từ cả trăm năm rồi, đã có phong trào nghiên cứu về nguồn Phụng Vụ. Tiền bán thế kỷ XX,
nhiều phong trào canh tân Phụng Vụ nổi lên ở Châu Âu. Kế đến, trong các miền
truyền giáo cũng có nhiều vị khai phá để đưa phụng vụ đến gần văn hóa các dân
tộc Á, Phi… Công Ðồng Vatican II là thời điểm để nhận định về các kết quả đã
đạt được. Thế là chẳng lệ thuộc gì lắm với  chuyện chính trị hay quân sự,
Công Ðồng tập trung sức lực vào vấn đề Phụng Vụ.

Sáng ngày 22/10 này, Ðức Hồng Y Larraona, Chủ Tịch Ủy Ban Trù Bị về Phụng Vụ, nói lời dẫn nhập. Ngài nói Hội Thánh phải đồng hành với thời đại của mình, cho nên
các nghi lễ cần thích ứng với nhu cầu của mọi quốc gia, dân tộc.

Liền sau đó đã có nhiều ý kiến quan trọng được phát biểu. Ða số các ý kiến đánh giá
tốt bản lược đồ dự thảo vì bản này đậm tính cách “quy Kitô”, nghĩa là làm nổi
rõ Mầu Nhiệm Cứu Ðộ trong Chúa Kitô; tín lý và lòng đạo cũng được diễn tả bằng
ngôn ngữ Thánh Kinh, đó là một lợi điểm lớn để tạo thông cảm với các Anh Em Ly
Cách. Và một hậu quả hợp lý là mở cửa cho việc xử dụng các ngôn ngữ phổ thông
trong phụng vụ, thay vì chỉ một tiếng La Tinh. Nhưng cũng từ đấy thấy lộ ra hai
khuynh hướng khác biệt trong Công Ðồng. Trước tiên là có những vị bảo thủ đã
cảm nghiệm sâu sắc cái hay, cái đẹp của Phụng Vụ như những thế kỷ cận đại đã
tạo ra, thì hầu như không muốn thay đổi một điều gì. Nói chung, các vị mục tử
giao tiếp hàng ngày với đại chúng, nghiêng về nhu cầu đổi mới; còn các vị
thường là cao niên làm việc quản trị ở giáo triều Rôma, hoặc các vị làm mục vụ
nơi những địa phương còn giàu tính cổ truyền thì thiên về hoài cổ. Hai khuynh
hướng này thường xung khắc với nhau về hai vấn đề: một là bắt buộc hay không
bắt buộc xử dụng tiếng La Tinh trong Phụng Vụ? Hai là có nên trao rộng quyền
cho hàng giám mục từng vùng miền hoặc quốc gia được đưa ra những quy định về
Phụng Vụ, hay phải để các vị ở giáo triều Rôma độc quyền quyết định mọi sự?
Những nguyên lý cũng như nhiều điểm cụ thể còn được tiếp tục thảo luận đôi khi
rất gay go trong hai tuần lễ nữa. Hội Thánh được hợp thành bởi nhiều con người,
muôn người muôn vẻ, mỗi người hay mỗi nhóm người đều có những cảm nghiệm và giá trị của mình. Tìm ra chỗ đứng chính đáng cho mọi cảm nghiệm, mọi giá trị trong lòng Hội Thánh có thể có nhiều ẩn số, có thể có hỷ nộ, tranh cãi đau đớn trước
khi tìm ra lối đi đúng hướng. Ngày nay dù đã có được Hiến Chế của Công Ðồng
Vatican II về Phụng Vụ, với nhiều kết quả phong phú đã phát sinh, có những điều
tranh cãi từ ngày đó vẫn chưa hoàn toàn nguôi ngoai trong Giáo Hội. Ðó là thân
phận của Hội Thánh lữ hành ở thế gian.

Nhưng trong ngày Công Ðồng bàn việc phụng vụ thiêng liêng, thế gian bắt đầu cảm thấy một cơn địa chấn lớn.

Hôm nay ở Washington, Tổng Thống Kennedy đích thân điện đàm  với các tổng
thống nhiệm kỳ trước, Herbert Hoover (1929-1933), Harry Truman (1945-1953) và
Dwight Eisenhower (1953-1961) để báo cáo  với các vị về tình hình nghiêm trọng và khẩn trương. Sau đó, ông Kennedy ký quyết định chính thức thành lập Nhóm Hành Ðộng Excomm, nhóm này từ nay sẽ họp thường trực mỗi ngày suốt thời gian khủng hoảng.

5g chiều: Tổng Thống gặp các thủ lãnh lưỡng viện quốc hội để thông báo tình hình.
Hóa ra các vị dân cử lại tỏ ra cứng rắn hơn tổng thống, họ đòi oanh kích Cuba,
lập trường này có thể phản ảnh tâm lý của dân Mỹ hồi đó, nhưng ông Kennedy
cương quyết chủ trương phong tỏa và cấm vận trước.

Cũng vào lúc này, các đặc sứ cao cấp của Mỹ đến gặp các vị nguyên thủ các nước đồng
minh để thông báo tình hình. Còn ở Matxcơva, Ðại Sứ Mỹ Kohler đến gặp Thủ Tướng
Liên Xô Nikita Khushchev để chuyển giao nội dung bài diễn văn ông Kennedy sắp
đọc. Trong thư gửi Thủ Tướng Liên Xô trước khi đọc diễn văn, Kennedy viết: “Tôi
thiết tưởng trong thời đại hạt nhân ngày nay, dù Ngài, hay bất cứ ai khác,
không một người nào có tinh thần tỉnh táo lành mạnh lại có thể cố tình cố ý dìm
thế giới vào một cuộc đại chiến. Ðã thấy rõ như pha lê rằng trong cuộc chiến đó
không nước nào có thể thắng, mà chỉ có những hậu quả thảm họa cho toàn thể
giới, kể cả cho người gây chiến”.

7g tối: Tổng Thống Kennedy đọc diễn văn truyền thanh và truyền hình toàn quốc. Ông  thông báo tình hình, phê bình Thủ Tướng và Ngoại Trưởng Liên Xô đã không
nói thật, rồi tuyên bố: “Chúng ta không còn sống trong một thời mà chỉ có khai
hỏa thật sự bằng khí giới mới được kể là thách thức nền an ninh của một quốc
gia và tạo ra nguy cơ tột cùng. Võ khí hạt nhân có sức công phá lớn và hỏa tiễn
đạn đạo thì bay mau đến độ bất cứ một sự gia tăng đáng kể nào về khả năng xử
dụng, hoặc bất cứ sự thay đổi đột ngột nào về thế trận đều rất có thể phải coi
là một đe dọa thực sự cho hòa bình”.

“Nếu không cần thiết thì chúng ta không vội liều mình trả giá cho một cuộc chiến
tranh hạt nhân trên toàn thế giới, bởi dù có chiến thắng thì kết quả cũng chỉ
như mùi vị tro tàn trong miệng, nhưng chúng ta cũng không né tránh hiểm nguy
bất cứ khi nào phải đối mặt”.

Sau đó Tổng Thống Mỹ công bố các quyết định:

+Từ nay sẽ cấm vận ngặt nghèo đối với mọi trang thiết bị quân sự tấn công được
chở tới Cuba. Mọi loại tàu bè, bất luận từ nước nào hoặc cảng nào đi Cuba, nếu
phát hiện có chuyên chở các võ khí tấn công, sẽ bị đẩy lui.

+Chính sách của Hoa Kỳ là bất kỳ hỏa tiễn hạt nhân nào phóng đi từ Cuba để đánh
vào bất cứ nước nào ở Tây Bán Cầu sẽ bị coi là sự tấn công của Liên Xô vào Hoa
Kỳ, khiến cho Hoa Kỳ sẽ đáp trả toàn lực vào Liên Bang Xô Viết.

Cuối cùng ông Kennedy kêu gọi Thủ Tướng Khrushchev chấm dứt và bãi bỏ chính sách đặt hỏa tiễn Liên Xô ởCuba.

Ðang khi Kennedy  đọc diễn văn thì Không Quân Mỹ trên khắp thế giới đã được đặt
trong tình trạng báo động cấp 3 (Quân Lực Hoa Kỳ có 5 cấp báo động: cấp 5, báo
động xanh lam là tình trạng bình thường; cao nhất là cấp 1, báo động trắng, là
tình trạng cận kề chiến tranh hạt nhân. Cấp 3, báo động vàng, thì các máy bay
của không quân phải sẳn sàng ứng chiến sau 15 phút).

Bài diễn văn chưa đầy 30 phút của Kennedy đặt toàn thế giới trước nguy cơ thế chiến
thứ 3. Hiển nhiên Liên Xô không thể tuân hành lệnh cấm vận của Mỹ. Còn Mỹ đã
quyết liệt và long trọng ban hành lệnh cấm vận rồi thì cũng không thể lùi lại.
Ðụng độ giữa hai siêu cường sẽ xảy ra chỉ trong một vài ngày nữa, vì một đoàn
tàu Liên Xô đang vượt Ðại Tây Dương để sangCuba. Ðúng như Ðại Sứ Mỹ ở Liên Hợp
Quốc Adlai Stevenson tuyên bố: “Từ khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, chưa bao giờ
thế giới đến gần một cuộc chiến tranh hạt nhân như vậy”.

Nhưng vượt  ra ngoài mọi tính toán của các giới chính trị và quân sự, tình hình
hiểm nghèo này lại mở ra một cánh cửa bất ngờ để Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII
bước vào. Thật ra ngài không hề dự tính trước. Ngài cũng bất ngờ như hầu hết
mọi người trên thế giới trước cuộc khủng hoảng. Một chuỗi hoàn cảnh khiến cho
người có đức tin cảm thấy có bàn tay Thiên Chúa Quan Phòng ….

Vũ Khởi Phụng

(còn tiếp)

 

Chân Tín: Luồng gió mới – Giáo hội của con người (2)

Chân Tín: Luồng gió mới – Giáo hội của con người (2)

Đăng bởi lúc 2:35 Sáng 8/01/13

nguồn: Chuacuuthe.com

VRNs (08.01.2013) – Sài Gòn

Giáo hội của con người

Giáo hội là Nước Trời: “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga,18,36). Quả quyết rõ rệt ấy của Chúa Cứu Thế có thể kể là một trong những chân lý căn bản của Giáo hội. Nó lật đổ lập trường của những kẻ muốn chỉ kể Giáo hội như một thứ màu mỡ để bón ruộng trần gian: muốn vào Giáo hội, chỉ cốt để có một uy thế chính trị, để có một đường lối cách mạng lợi hại, là chưa hiểu gì về Giáo hội; muốn vào đạo Công giáo để kiếm đất thí nghiệm cho một hệ thống, để tìm hứng cho một ngòi bút, đường sơn, phím đàn, là đã lầm đường; muốn Giáo hội phải đặt tất cả tâm lực vào việc sửa sang nhà cửa, đường sá cho con cháu loài người, xây dựng một xã hội, một trật tự vật
chất đầy đủ hơn trê mặt đất như chủ nghĩa Mác chủ trương cũng là lạc lối.

Giáo hội là Nước Trời. Nhưng có phải  vì thế mà chúng ta lại bước qua một thái cực lố lăng khác? Nước Chúa không thuộc về thế gian có phải là bắt buộc không liên lạc gì với trần gian? Giáo hội  bị buộc phải giam mình trong nhà thờ, nhà xứ, không thiết gì đến cái cảnh phức tạp, gay cấn xung quanh mình? Thái độ này cũng là một sự sai lầm nguy hại mà chính Đức Giáo hoàng Piô XII đã lên án: “Giáo hội không thể tự đóng kín bất động sau những bức tường kín của các thánh đường thoái thác khỏi sứ mệnh Thiên Chúa an bài, đã giao phó và đào luyện con người toàn diện và bởi đó luôn mãi
góp phần vào việc đặt một nền móng vững chãi cho xã hội. Sứ mệnh đó rất thiết
yếu cho Giáo hội” (Diễn văn đọc trước Hội đồng các hồng y ngày 20/2/46).

Sứ mạng đào luyện con người toàn diện ấy, Giáo hội đã thực hiện trên mọi lãnh vực, cách riêng trên lãnh vực xã hội. Để chứng minh điều đó, chúng ta chỉ đưa mắt về 70 năm qua, thì đủ thấy Giáo hội đã hoạt độngmạnh mẽ để đem lại cho con người, cách riêng cho giới lao động, một cuộc đời xứng đáng hơn.

Năm 1891, Đức Lêô XIII được gọi là “Giáo hoàng của giới lao động” đã ra bức thông điệp Rerum novarum, đề cập đến vấn đề thợ thuyền và những bổn phận của mọi người đối với giới lao động. Thông điệp này đã có tiếng dội lớn lao trên thế giới.

Qua năm 1931, để kỷ niệm tứ thập niên thông điệp Rerum novarum, Đức Piô XI ra thông điệp Quadragesino anno, nhắc lại cho thế giới biết Giáo hội có quyền và bổn phận tìm một giải pháp cho vấn đề xã hội hiện đang đe dọa thế giới. Ngài nhấn mạnh những nguyên tắc căn bản và những chỉ thị của Đức Liô XIII. Ngài lên án những chế độ tư bản và chế độ xã hội chủ nghĩa vô nhân đạo không đếm xỉa gì đến con người.

Năm nay, giáp 70 năm thông điệp Rerum novarum ra đời, Đức Giáo hoàng đương kim gioan XXIII cũng đã ban bố một thông điệp liên can đến đời sống kinh tế của thời đại. Cũng như các Giáo hoàng trước, Ngài nhấn mạnh sự tôn trọng nhân phẩm. Con người phải là trung tâm của nền kinh tế. Đức Giáo hoàng nói: “Con người thực sự và phải là nền tảng, cứu cánh và tác nhân của mọi tổ chức có tính cách xã hội”. Ngài còn nói tiếp: “Đảm bảo cho mọi người trong đoàn thể làm phát triển bản thân… đó là cứu cánh chính đáng của kinh tế quốcgia”. Đức Giáo hoàng không ngừng ngại lên án những chế độ kinh tế, tuy có thể tăng gia sản xuất và phân phối đồng đều, nhưng lại chà đạp nhân phẩm phá hủy tinh thần trách nhiệm và sáng kiến cá nhân, nhưng lại chà đạp nhân phẩm phá hủy tinh thần trách nhiệm và sáng kiến cá nhân, để biến con người thành một chiếc máy sản xuất.

Trước huấn lệnh của các Đức Giáo hoàng, cách riêng của Đức Gioan XXIII, ai còn dám trách giáo hội chỉ lo đến đời sau, không màng gì đến cuộc sống của con người trần gian. Trái lại, Giáo đã luôn cố gắng làm tròn sứ mệnh Thiên Chúa đã giao phó lá “đào luyện con người toàn diện”

Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

Số 150-11/1961

Người “Canh Gác” giữa đời thường

Người “Canh Gác” giữa đời thường

Tâm Thương

 

WGPSG — Góc nhìn xã hội

Bạn thân mến, nơi mảnh đất Sài Gòn này có biết bao người canh gác và bảo vệ. Người canh gác đứng ở một nơi trên cao để quan sát. Họ là những người lính ở các đồn biên phòng hay nơi hải đảo xa xôi. Họ là những người bảo vệ đầu đội trời chân đạp đất chứ không phải ở “vọng gác canh sương” hay “lầu son gác tía”. Họ bảo vệ cho công ty. Bảo vệ cho ngân hàng. Bảo vệ cho trường học. Bảo vệ cho bệnh viện. Bảo vệ cho siêu thị v.v… Nói tóm lại,  đó là dịch vụ người bảo vệ. Công việc của họ thấy dễ mà khó. Họ phải được huấn luyện và phải có kinh nghiệm. Họ phải quan sát tỉ mỉ từng người, từng biến cố xảy ra trong từng khoảnh khắc của một ngày sống. Công việc của họ đòi hỏi sự
nhạy bén quan sát tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao. Họ phải hy sinh thời
gian, sức khỏe thức khuya, dậy sớm, xa nhà xa quê hương vì nhiệm vụ đã được
giao phó.

Khởi đi từ góc nhìn như thế, cha mẹ cũng đóng vai trò người canh gác cho con cái. Người mẹ phải thức trắng đêm để canh chừng người con gái vừa mới mổ ruột thừa ở bệnh viện đa khoa Sài Gòn. Người mẹ phải mất ngủ cả đêm vì con mình đang bệnh sốt cao. Người cha phải thấp thỏm lo âu vì tối nay đứa con trai của ông đi mừng sinh nhật bạn bè tới khuya không thấy về. Nói tóm lại, cha mẹ là người luôn dõi ánh mắt về con.

Góc nhìn tôn giáo

Vậy, dưới góc nhìn tôn giáo, người “Canh Gác” có gì khác và giống với người “Canh Gác” ở góc độ xã hội? Tôi nhớ lại bài đọc 2, giờ Kinh Sách, ngày 03.09.2012, ngày lễ nhớ Thánh Giáo hoàng Ghê-gô-ri-ô Cả. “Người Canh Gác” là ba từ được ngài lặp lại tới bốn lần: “Hỡi con người, Ta đã đặt người làm người canh gác cho nhà Ít-ra-en. Cần lưu ý rằng Chúa gọi kẻ Người sai đi rao giảng là người canh gác. Người canh gác luôn luôn phải đứng trên cao, để thấy được từ xa chuyện gì xảy tới. Và bất cứ ai được đặt làm người canh gác…” Thế thì đâu là những phẩm chất của một người “Canh Gác” lý tưởng như lòng Chúa ước mong?

Người “Canh Gác” biết quan sát “nhìn xa trông rộng”

Trước tiên, người Canh Gác phải có khả năng quan sát tốt và tầm nhìn xa. Điều này làm ta nghĩ tới Đức Giáo hoàng, các Hồng y, các Đức Giám mục và linh mục. Các ngài là những người “Canh Gác” của Giáo hội và của Chúa Kitô. Các ngài được đặt lên làm mục tử chăn giữ đoàn chiên. Người mục tử luôn quan sát từng con chiên một. Người mục tử để ý đến nhu cầu  của từng con chiên. Người mục tử để ý đến những gì nguy hiểm xảy đến cho đoàn chiên mình chăn dắt. Vì thế, Thánh Giáo hoàng Ghê-gô-ri-ô Cả mới nói: “Người canh gác luôn luôn phải đứng trên cao, để thấy được từ xa chuyện gì xảy tới.”

Thế nhưng, thời đại hôm nay có quá nhiều bất ngờ phức tạp. Xã hội càng văn minh lại càng sa sút về đạo đức. Bởi vậy, không dễ gì bắt kịp thời cuộc. Không dễ gì lội ngược dòng. Do đó, trọng trách của những người “Canh Gác” cho Giáo hội Chúa Kitô thật nặng nề. Bởi lẽ, các ngài cũng chỉ là những con người yếu đuối. Điều này đã được Thánh Giáo hoàng Ghê-gô-ri-ô Cả trải nghiệm: “Thật vậy, tôi buộc phải suy xét về các vấn đề của các Giáo hội cũng như các tu viện, nhiều lần tôi nghĩ tới nếp sống và hành vi của các cá nhân; hơn nữa, tôi còn phải giải quyết một số công việc của người
dân, phải lo lắng vì quân mandi xông vào giết chóc, phải đề phòng những con sói
đang rình rập đàn chiên đã ủy thác cho tôi… Có lúc phải bình tĩnh chịu đựng
những quân trộm cướp, nhưng cũng có lúc phải đối đầu với chúng để bảo trì đức
ái.” Thế nên, người canh gác không chỉ biết thời cuộc mà còn phải biết chính
mình. Ngoài ra, người “Canh Gác” cần có những phẩm chất nào khác hơn?

Người “Canh Gác” trách nhiệm và nhiệt tâm

Một cha sở nói với thầy xứ như thế này: “Con cố gắng chu toàn những việc bổn phận như nguyện gẫm, đi lễ, viếng Chúa, dạy giáo lý. Cố gắng làm việc với tinh thần trách nhiệm. Vậy mới làm gương cho người khác và bước đường ơn gọi của mình sẽ cảm thấy hạnh phúc.” Còn một linh mục khác nói với thầy giúp xứ như sau: “Cha luôn ưu tư làm sao thổi ngọn lửa nhiệt tình vào trong lòng mỗi người trẻ hôm nay. Nơi họ có một tinh thần dấn thân rất cao. Vì thế, làm sao để huấn luyện tốt nhằm khơi lên ngọn lửa nhiệt huyết nơi giới trẻ và những người làm tông đồ.” Tựu trung lại, người canh gác cần sự nhiệt tâm và trách nhiệm trong công việc. Trách nhiệm chỉ dừng lại ở mức độ làm cho đủ. Nhiệt tâm vượt xa mức độ đủ và vươn tới sự dấn thân.

Bạn thân mến, có bao giờ bạn đặt câu hỏi: hạnh phúc của người linh mục là gì không? Phải chăng hạnh phúc của các ngài là hạnh phúc của người khác? Hạnh phúc khi người linh mục đi thăm những gia đình nghèo. Hạnh phúc khi linh mục đem Mình Thánh Chúa cho nhiều bệnh nhân hấp hối. Hạnh phúc khi ngồi tòa giải tội lắng nghe những tiếng nói, những giọt nước mắt của nhiều hối nhân đang đau khổ. Hạnh phúc khi khám bệnh cho nhiều bệnh nhân nghèo khổ, già cả lương cũng như giáo v.v.. Và phải chăng hạnh phúc sâu xa nhất của người linh mục là được kết hiệp với Chúa qua từng Thánh lễ, từng giờ nguyện gẫm, giờ kinh phụng vụ mỗi ngày…? Hạnh phúc ấy không đơn giản đạt được. Hạnh phúc ấy đòi hỏi người linh mục có tầm nhìn, sự hy sinh, trách nhiệm và thức tỉnh với bổn phận Chúa giao phó cho các ngài. Thế nên, Thánh Cả Giáo hoàng Ghê-gô-ri-ô Cả cảm thấu: “Tôi nhìn nhận là tôi có lỗi, tôi thấy mình uể oải và lơ là. Khi ở đan viện, tôi có thể vừa giữ miệng lưỡi không nói lời vô ích, vừa hầu như liên lỉ cầm trí lo việc cầu nguyện. Nhưng một khi đã ghé vai mang gánh
nặng mục vụ thì tôi bị chi phối về nhiều chuyện nên không thể dễ dàng hồi tâm
được.”

Người “Canh Gác” là đầy tớ khiêm tốn phục vụ Chúa Kitô

Cuối cùng, người canh gác là đầy tớ khiêm tốn phục vụ Chúa Kitô. Phục vụ như, vì và trong Chúa Kitô. Vì thế, Chúa Giêsu đã nhắn nhủ các tông đồ: “Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10). Bởi vậy, Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II thường dùng câu nói: “Tôi Gioan Phaolô II, tôi tớ của mọi tôi tớ.” Thật vậy, người đầy tớ không hơn chủ. Người đầy tớ phục vụ chủ của mình. Thế nên, Chúa Giêsu mới dạy các tông đồ: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em” (Mt 23,11).

Vậy, người “Canh Gác” của Giáo hội là người cắm mốc cuộc đời vào Chúa Kitô. Họ còn là người luôn mở lòng phục vụ tha nhân với cả tấm lòng yêu thương. Vì thế, ước mong mỗi Kitô hữu chúng ta cũng cảm thấu mình là người canh gác vốn dĩ thấp hèn yếu đuối như Thánh Giáo hoàng Ghê-gô-ri-ô Cả đã thú nhận: “Vậy, tôi là ai và tôi thi hành nhiệm vụ canh gác như thế nào, nếu tôi không đứng trên núi cao là công việc
phải làm, mà vẫn còn nằm bẹp dưới thung lũng là tính yếu đuối của tôi ? Nhưng
dù tôi bất xứng, thì Đấng tạo dựng và cứu chuộc loài người vẫn có khả năng ban
cho tôi cả đời sống cao quý lẫn tài nói năng thuyết phục, bởi lẽ vì yêu mến
Người mà tôi không quản ngại nói về Người.”

Maria Thanh Mai gởi

Viết về em tôi, chàng Hiệp sỹ vừa mới đi xa

Viết về em tôi, chàng Hiệp sỹ vừa mới đi xa
WGPSG — Tháng giêng về trong cái rét cắt da cắt thịt từ đâu ập đến. Từng đoàn xe lăn lặng lẽ nối theo dòng người lầm lũi bước trong chiều mưa tiễn đưa chàng Hiệp sỹ trở về lòng đất mẹ Xã Đoài thân yêu. Phảng phất đâu đây là những nghẹn ngào, xúc động, bâng khuâng…
Như cơn gió thoảng qua, Phanxicô Xaviê Nguyễn Công Hùng, chàng Hiệp sỹ đầy nghị lực đã ra đi. Không một lời giã biệt, em lặng lẽ về bên Chúa trong phút đau thương.
Chỉ cách đây ít ngày, em còn hăng hái dẫn đoàn khuyết tật Nghị Lực Sống đón lễ Giáng sinh do Đức Cha Đệ tổ chức tại Thái Bình và hẹn mẹ sẽ về tham dự tuần chầu tại quê nhà Xã Đoài thế mà nay đã nhẹ nhàng, bình thản đi xa. Không ai có thể nghĩ rằng em ra đi vội vàng đến vậy.
Có thi sỹ nào đó từng phát biểu rằng: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái
tim người khác” [1]
. Những lời trên đây dường như đã phần nào họa lại hình ảnh tuyệt vời của người hiệp sỹ nhỏ bé của chúng ta.
Phanxicô Xaviê Nguyễn Công Hùng sinh ngày 26.6.1982 tại giáo xứ Chính tòa, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Từ năm lên hai tuổi, em đã vướng vào căn bệnh bại liệt để rồi từ đó cho đến cuối đời làm bạn với chiếc xe lăn.
Thế nhưng, cuộc đời em không vì thế mà ra lầm than, tăm tối. Em như ánh lửa hồng bừng sáng, đã cháy là cháy hết mình. Em đã sống trọn vẹn đời người đẹp đẽ và ý nghĩa. Đẹp trong sự vươn lên quả cảm và ý nghĩa trong tinh thần cao thượng. Và như lời Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp chia sẻ tại thánh lễ an táng thì lẽ ra xã hội phải đứng ra trợ giúp nhưng em đã làm ngược trở lại thi ân với bao người khuyết tật, cứu
trợ để bao mảnh đời “đủ áo, no cơm” và cống hiến xây dựng xã hội này nhân văn hơn, tốt đẹp hơn.
Cũng không phải đơn giản khi các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt phát đi bản tin đầy thương cảm sâu sắc về sự ra đi của Hiệp sỹ Công nghệ Thông tin Nguyễn Công Hùng. Riêng cộng đồng mạng thì đi từ cảm giác bàng hoàng, xôn xao đến ngậm ngùi, hụt hẫng, nuối tiếc và cuối cùng rã rời, bâng khuâng.
Em, một giáo dân trẻ của xứ Chính toà Xã Đoài, đã trọn vẹn phó thác niềm tin vào Thiên Chúa để làm nên những điều thực sự diệu kỳ. Số phận tưởng chừng bất hạnh đó đã trở nên muối men mặn nồng ướp đời và như là một quà tặng tự trời cao để gây thêm niềm hy vọng, lạc quan nơi những thân phận tột cùng đau khổ nhất.
Ví như hạt giống âm thầm gieo vào đất mẹ thế nào thì cuộc đời chàng trai đầy nghị lực cũng đã sống và hành động như vậy. “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”(Ga 12, 25).Hạt giống Công Hùng đã  chịu mục nát trong âm thầm và hy vọng để tiết xuân rạng rỡ, để rồi đây lớp lớp đàn em vươn mình trong nắng khoe tươi.
Niềm hạnh phúc trao ban đã cuốn Công Hùng dấn thân miệt mài trên con đường dấn thân vì cộng đồng. Hầu như khắp các tỉnh thành em đều đã đi qua và để lại dấu ấn đẹp đẽ. Chính em đã thay đổi cái nhìn của người đời về người khuyết tật.
Công Hùng đã không tìm cách để giữ lại “những gì tôi có, những gì tôi là” nhưng đồng cảm, sẻ chia với mọi người bất hạnh từ quê nhà xứ Nghệ nghèo khó đến vùng trung du Yên Bái; từ những thôn xóm miền tây Hà Tĩnh ra phố thị Hà thành, từ vùng tâm lũ Quảng Bình đến cả bản làng Sơn La mù tít xa xôi…
Tất cả xuất phát từ một cơ thể bại liệt hoàn toàn bất động, chỉ còn cái đầu với hai
ngón tay phải yếu đuối làm việc nhưng bù lại là một trí thông minh sắc bén, một
nghị lực tuyệt vời và một con tim Kitô hữu nồng nàn yêu thương.
Nguyễn Công Hùng vẫn luôn ưu tư lo lắng để có thể đóng góp nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Có tờ báo viết rằng em mỗi đêm chỉ ngủ chừng 3 tiếng. Ấy không phải nói quá nhưng quả thật giống như con ong chăm chỉ, Hùng vẫn miệt mài làm việc và sáng tạo để trao cho đời những giọt mật thơm ngon.
Rồi đây, đời sẽ gác lại những danh hiệu, sẽ quên đi những ánh hào quang phù vân bọt bèo bề mặt nhưng giữ lại cho Phanxicô Xaviê sự gì tinh hoa nhất. Sinh thời, người bạn trẻ Công giáo nhỏ bé này vẫn hằng tâm niệm lời của thánh Phaolô tông đồ trong thư
gửi tín hữu Philiphê: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban ơn thêm sức cho tôi”. (Pl 4,13).
Không phải điều gì khác nhưng đây mới thực sự là nguồn động viên an ủi giúp Hùng chọn lựa gương hy sinh phục vụ của Đức Kitô làm tâm điểm phấn đấu của đời mình. Chính đây mới làm nên nghị lực sống phi thường để vượt qua những đau đớn bệnh tật và khổ đau kiếp người để kiên vững, tin yêu và làm nên Hiệp sỹ Nguyễn Công Hùng của ngày hôm nay.
Khi hạt giống nghị lực của em bắt đầu nhiệm vụ cao cả trong đời mình là mang niềm tin người Kitô hữu làm chứng nhân giữa xã hội Việt Nam hôm nay thì một bóng cả, một tượng đài tinh thần bắt đầu được dựng lên trong tim triệu triệu người con đất Việt mang trong mình dòng máu Lạc Hồng không kể lương hay giáo, sang hay hèn, giàu hay nghèo, khuyết tật hay không.
Tạm biệt nhé Công Hùng, người Hiệp sỹ “của muôn thời” [2], người em họ bé bỏng.
Xin khép lại những gì còn dang dở trên bước đường hành hiệp để em bắt đầu bước vào cõi trường sinh: “Những hẹn hò từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng tựa như mây…” [3]
Thánh lễ an táng và tiễn biệt Cố Hiệp sỹ CNTT Nguyễn Công Hùng

Trong niềm tiếc thương vô hạn,  chiều ngày 3/1/2013, một thánh lễ trang trọng và đầy an ủi dành cho gia đình  người thân Hiệp sỹ Phanxicô Xaviê Nguyễn Công Hùng đã được tổ chức tại nhà  thờ Chính tòa Xã Đoài, giáo phận Vinh.
Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái  Hợp, vị lãnh đạo tinh thần của nửa triệu người Công giáo Nghệ An – Hà Tĩnh –  Quảng Bình, đã bỏ qua những công việc hết sức bộn về cuối năm để chủ tế thánh  lễ như để nói lên sự quan tâm đặc biệt dành cho người bạn trẻ này.
Đồng tế với Ngài còn có Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Tổng đại diện giáo phận, Cha G.B Nguyễn Khắc Bá, Giám đốc Đại Chủng viện Vinh Thanh, Cha Phêrô Nguyễn Văn Hương, Chánh Văn phòng TGM.
Gần 20 linh mục, đông đảo quý thầy, quý sơ, quan khách chính quyền, đại diện các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thiện nguyện, các cơ quan thông tấn – báo chí – truyền hình, thân quyến, ân nhân, thân hữu và bà con gần xa đã không quản ngại đường sá xa xôi và thời tiết khắc nghiệt để tiễn biệt người hiệp sỹ trở về lòng đất mẹ Xã Đoài thân yêu.
Hiệp thông chia buồn với tang quyến lúc này còn có điện phân ưu từ Nguyên TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, giám mục Thái Bình; Đức Cha Đặng Đức Ngân, giám mục Lạng Sơn và rất nhiều linh mục, tu sỹ, giáo dân và bè bạn khắp mọi miền đất nước.
Trong bài chia sẻ thấm đẫm niềm xúc động của mình, Đức Cha Phaolô chủ tế đã khắc hoạ hình ảnh đáng khâm phục của người hiệp sỹ. Cuộc đời em là “dấu nối” trọn vẹn giữa đạo với đời và là chứng nhân sống động của Tin Mừng trong xã hội hôm nay.
Vị chủ chăn giáo phận cũng gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình tang quyến
và cầu mong linh hồn Phanxicô Xaviê sớm đi vào giao ước tình yêu tuyệt đối để chung hưởng niềm vui bất tận của Nước Trời.
Sau thánh lễ, linh mục Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm, quản hạt Xã Đoài đã cử hành nghi thức tiễn biệt người con yêu quý của giáo xứ Chính tòa. Thi hài Hiệp sỹ Nguyễn Công Hùng được an nghỉ tại nghĩa trang giáo họ Xã Đoài.
Chú thích:
[1] Trích lời Sukhomlinskij, thầy giáo người Nga.
[2] Trích lời Tiến sỹ Lê Thống Nhất trong bài thơ khi nhận được tin Hiệp sỹ Nguyễn Công Hùng ra đi.
[3] Trích bài hát “Như một lời chia tay” của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.
Maria Thanh Mai gởi

ĐÊM LẠNH

ĐÊM LẠNH

MINH DIỆN

* Ông Dương gọi điện thoại mời tôi về quê, chứng kiến lễ khánh thành cây cầu do công ty của ông ấy tài trợ.

– Anh có thể mang theo một tay quay phim? – Ông Dương nói.

– Chúng tôi đi nhờ xe của anh được chứ?

– Được! Nhưng một mình anh thôi!

– Thế còn cậu quay phim?

– Bảo nó đi xe đò! – Dương trả lời với một giọng khô khan, lạnh lùng.

Tôi vẫn biết ông Dương chẳng bao giờ cho nhân viên cấp dưới, hoặc những người địa vị thấp kém hơn mình ngồi vào chiếc xe Mercedes 500 sang trọng.

– Thôi được! Tôi sẽ nói cậu quay phim đi Honda.

Tôi vội vàng mặc quần áo và chạy đến văn phòng công ty Ánh Dương, nơi ông Dương đang làm Tổng giám đốc, sau khi động viên anh quay phim chịu khó đi xe đò hoặc xe
máy.

– Không sao! – Anh quay phim nói – Cháu quá biết tính ông Dương.

Chiếc Mercedes đen bóng đang đậu dưới sân tòa nhà mười một tầng, trụ sở công ty Ánh Dương. Trước kia,  đây là ngôi biệt thự rất đẹp và vững chắc, xây theo kiểu Pháp. Những người tiền nhiệm ông Dương đã từng làm việc dưới tầng hầm ngôi biệt thự giữa những ngày bom B52 của Mỹ rải thảm Thủ Đô. Cách đây hai năm, ông Dương đã cho đập ngôi biệt thự, rồi xây tòa nhà này. Nghe nói chi phí hết hơn ba chục tỷ đồng, nhưng chất lượng không tốt lắm, vì bị rút ruột chia chác nhau, trong đó ông Dương “ăn” phần lớn.

– Chào nhà báo ! – Ông Dương chào tôi khi từ thang máy bước ra,  chìa bàn tay múp míp cho tôi bắt. Ông mặc comple màu sữa, thắt cà-vạt đỏ tươi. Nhìn khuôn mặt bầu bầu và mái tóc mới nhuộm đen nhánh đố ai biết ông đã bước sang tuổi năm mươi chín.

Người lái xe của ông Dương cũng ăn mặc tươm tất. Anh ta tên Hà, đồng hương với vợ ông Dương. Nhờ phục vụ sếp tận tình, lại là đồng hương với vợ sếp nên Hà đã được đề
bạt thêm chức phó phòng hành chính.

– Thưa sếp, đi được chưa ạ?

Hà khúm núm hỏi sếp. Ông Dương xem đồng hồ thấy ba giờ kém mười phút, gật đầu. Một qui định bắt buộc do vợ ông Dương đặt ra là đi kém về hơn. Hằng ngày ông Dương đến cơ quan cũng như những chuyến đi công tác, đều xuất phát lúc kém, về lúc hơn. Hai ngày trước vợ ông Dương và cậu con trai về quê trước chuẩn bị buổi lễ khánh
thành cầu, họ cũng khởi hành lúc ba giờ kém mười…

Hà xách chiếc Sam-so-nai của ông Dương để vào cốp rồi mở cửa xe cho sếp. Dương chỉ chiếc ghế cạnh tài xế cho tôi. Có lẽ Dương sợ tôi không hiểu qui củ nên làm như
vậy. Thực ra tôi cũng biết sự sắp xếp thứ bậc trên dưới trong chiếc xe loại VIP
này. Ghế phía sau người lái là chỗ ngồi của sếp, không ai được đặt đít ngồi ké…

Chiếc xe ra khỏi Hà Nội và lướt êm trên quốc lộ số một. Đang giữa mùa đông lạnh khủng khiếp. Ngồi trong xe nhìn ra, dưới bầu trời xám ngắt, những dáng người liêu xiêu mờ mịt trong mưa phùn gió bấc.

Chiếc xe Mercedes 500 ấm áp và êm ái rộng thênh thang, chỉ có ba người. Ông Dương ngả đầu vào ghế da mơ màng nghe tiếng nhạc du dương. Tôi cảm thấy thương hại anh
quay phim, giờ này đang chen chúc trong xe đò hoặc tự lái xe máy giữa mưa rét.
Anh ta cũng đã biết ông Dương, chẳng bao giờ cho ai địa vị thấp kém đi nhờ xe.
Nói chung, ông ta chẳng thân thiện và muốn giúp đỡ ai bao giờ. Có chăng chỉ là
đóng kịch để phục vụ cho lợi ích của ông ta thôi.

Ngay từ hồi Dương còn rất trẻ, đã là một con người khôn ngoan, ích kỷ và tàn nhẫn. Lúc mới về công ty, Dương tỏ ra rất hiền lành, chăm chỉ và tìm mọi cách lấy lòng ông Tổng giám đốc Đinh. Nhờ vậy Dương được xếp vào diện cơ cấu cán bộ lãnh đạo, được đề bạt rất nhanh. Nhưng mới nhận chức Tổng giám đốc thay ông Đinh buổi sáng, buổi chiều Dưong đã mời ông già khốn khổ ấy ra khỏi căn phòng mà ông tự nguyện nhường cho Dư.

Còn một việc tàn nhẫn và thực dụng hơn mà Dưong đã làm lúc còn trẻ: Dưong yêu cô gái đồng hương, là sinh viên đại học. Cô gái xinh xắn, hiền lành, thông minh và yêu Dưong chân thành. Hai người đã chuẩn bị làm lễ cưới. Nhưng trong một chuyến công tác ở Kiên Giang, tình cờ Dưong gặp Trù, một cô gái dong dỏng cao, có đôi mắt sắc sảo, xấu  hơn người yêu Dưong nhưng  đang là một nhân viên hải quan có tiền. Thế là chỉ sau một tuần tìm hiểu, Dưong đã cùng Trù ra Hà Nội tổ chức đám cưới. Cô người yêu cũ toan tự tử, Dương quỳ xuống xin cô tha thứ. Cô sinh viên bỏ về quê mang theo cái thai, kết quả của mối tình đầu. Cô không tiếc và không muốn nhìn mặt một kẻ tính toán thực dụng đầy ích kỷ.

Tất nhiên đó không phải là chuyện bê bối duy nhất của  Dương. Những vi-la, biệt thự,
trang trại và của cải mà Dưong có từ khi làm Tổng giám đốc công ty Ánh Dương đã
nói lên điều đó.

Hà châm thuốc hút và mở cửa kính phía trước, ông Dư làu bàu:

– Đóng cửa lại! Không thấy lạnh à?

Vừa nói Dương vừa lấy dầu gió xoa bụng, xoa ngực. Tôi cố nín cười vì thói quen kiêng kỵ quá đáng của Dương. Dương kiêng nắng kiêng  gió như đàn bà đẻ kiêng cữ!.
Lúc nào cũng kè kè đủ thứ thuốc. Chả trách có lần Phó tổng giám đốc Ngọc đã
nói: “Tay Dương muốn sống trăm tuổi và dứt khoát không chịu về hưu sáu mươi
tuổi. Hắn muốn húp nước cả cặn!”. Có lẽ Ngọc nói đúng vì Dương đang chạy chiếc
ghế Phó chủ tịch Hội doanh nhân – một tổ chức phi chính phủ có tiếng, có miếng,
lại có thể ngồi đến già.

Dương đã mua mấy cái bắng và mấy cái giải thưởng để lấy tiếng. Hôm nay về quê cắt băng khánh thành chiếc cầu cũng không ngoài mục đích đó.

Trời sập tối. Mưa mỗi lúc một dày hạt. Con đường nhợp nhòa mờ mịt trước ánh đèn pha sũng nước. Vợ Dương gọi điện thoại hỏi chồng đã tới đâu? Ông Dương trả lời:

– Anh đã qua thành phố Vinh. Còn hơn cục cây nữa sẽ tới nơi!Thằng Xuân nhà mình có đó không?

– Nó đi chơi với bạn rồi.

Ông Dương cúp máy, khoe với tôi:

– Thằng Xuân con tôi sau kỳ nghỉ này sẽ quay lại Luân Đôn bảo vệ luận án tiến sĩ đấy.

– Thế à!

– Nó rất thông minh và có bản lĩnh…

– Vâng!

– Con gái ông thứ trưởng Màu rất yêu nó.

– Thế ư? Tôi biết cô bé ấy rất đẹp và ông thứ trưởng Màu rất giàu.
Tương lai ông ta sẽ lên bộ trưởng.

– Đúng vậy!

Bỗng phía trước thấp thoáng bóng người. Hà hãm xe lại. Một người đàn ông đứng giữa đường vẫy tay rối rít. Tôi bấm kính xuống, hỏi:

– Chuyện gì vậy bác?

Người đi đường áp gương mặt ướt sũng vào cửa xe. Đó là một ông già ốm nhom đang run lên bần bật:

– Có người bị tai nạn, xin quý ông chở giúp vô bệnh viện cấp cứu.

– Bác kiếm xe khác. – Hà từ chối.

– Trời mưa rét, không có xe…

– Đợi một chút sẽ có xe!

– Không đợi được nữa mô. Không cầm máu kịp, anh ta chết mất.

Dù đã biết tính ông Dương, nhưng trong tình huống hiểm nghèo của người bị tai nạn giữa đêm mưa rét, đường vắng, tôi năn nỉ ông Dương:

– Giúp người ta một chút anh Dương?

– Không được! – Ông Dương dứt khoát.

Chiếc xe vọt đi bỏ lại ông già chới với…

Gần một giờ sau chúng tôi về đến làng Cẩm, quê ông Dương. Dù mưa gió, rét mướt họ hàng, cán bộ địa phương cùng dân làng vẫn tập trung đón ông Dương. Nhưng ông có vẻ không vui vì vắng mặt cậu con trai yêu. Ông càng sốt ruột hơn khi gọi điện thoại di động cho con không có tín hiệu trả lời.

– Nó đi đâu bằng xe gì? Đến nhà ai? – Ông Dương sẵng giọng hạch hỏi vợ.

– Bằng xe Honda. Đi Vinh!

– Sao không đi ôtô?

– Nó thích thế! Mà sao anh lại quát nhỉ? – Vợ Dương đanh mặt.

Một nửa sự nghiệp của Dương do người đàn bà này tạo nên. Bà ta khi còn trẻ đã hiến
thân  cho cấp trên của Dương đề đồi lấy cấp chức cho Dương.  Bây giờ từ miếng ăn, giấc ngủ và giờ giấc đi lại của Dương  do bà ta chỉ đạo. Trước mặt vợ, Dương luôn dịu dàng, nín thinh, dù thực tế chỉ là diễn kịch. Ông ta ra lệnh cho Hà chạy xe hơi ra Vinh tìm đón con trai.

Hà đi được lúc lâu gọi điện về, báo tin cậu con trai ông bà Dương bị tai nạn giao thông. Bà Dương ngất xỉu.

Không còn thời gian và phương tiện để lựa chọn, anh quay phim sốt sắng lấy chiếc honda chở ông Dương và tôi đến bệnh viện.

Cậu con trai ông Dương lên thành phố Vinh chơi bằng xe honda, được tin bố về quê, anh ta vội phóng xe  đón bố. Vì trời tối, mưa rét nên lao xe xuống vực…

Trước phòng cấp cứu tôi nhìn thấy ông già vẫy tay chặn xe chúng tôi xin đi nhờ mấy giờ trước. Ông chỉ là người tình cờ qua đường gặp người thanh niên rơi xuống vực. Ông già cũng nhận ra chúng tôi, những kẻ đã từ chối không cho ông đưa người bị nạn lên xe. Ông nói với chúng tôi, giọng buồn buồn:

– Cậu ấy chết do mất nhiều máu! Giá lúc ấy các ông cho đi nhờ… đâu đến nỗi!

Ông Dương bước đi loạng choạng, rồi ông ngã dúi vào chiếc xe Mercedes bóng loáng đậu cạnh bức tường bệnh viện. Da ông nhợt nhạt, lưng còng hẳn xuống và mặt xọm đi, như ông lão tám mươi. Ông ôm mặt rú lên khủng khiếp:

– Con ơi!!!…

Tôi đỡ ông Duơng vào xe. Ông run rẩy…

M.D

Anh Nguyễn v. Thập gởi

 

 

Tâm Sự Với Chúa 5: TRI ÂN

Tâm Sự Với Chúa 5: TRI ÂN

Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ, vì mọi ơn lành Người đã ban cho.”(Tv 115,12)
Lạy Ba Ngôi Thiên Chúa con tôn thờ, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Năm cũ đã qua, năm mới lại đến. Con tìm đến Chúa Giêsu Thánh Thể trong tâm hồn, vì nhà thờ đóng cửa cả rồi, con không thể đến viếng Chúa để tâm sự cùng Chúa được.
Mỗi năm vào ngày cuối cùng, thiên hạ ăn mừng, mở party, nào bạn bè, nào rượu Champagne, nào khiêu vũ, mấy ai nghĩ đến Chúa hở Chúa? Năm nào cũng thế, con mừng lễ trong kinh nguyện, canh thức để đón năm mới đến.
Kinh nguyện của con đều là lời kinh tạ ơn, và thống hối. Tạ ơn Chúa biết bao ơn lành Chúa thương ban. Cám ơn Chúa về những gì con đã nhận, mà con không biết. Cám ơn Chúa về những ơn tâm linh nữa. Cám ơn Chúa về những gì con xin mà Chúa chẳng ban theo ý con, vì Chúa biết hết những gì tốt cho linh hồn con.
Lạy Chúa Giêsu, trong năm qua biết bao ơn lành Chúa ban cho con, cho những người thân yêu và cho những người con cầu nguyện cho. Tất cả đều đến từ Lòng Thương Xót Chúa, chứ chẳng phải do công nghiệp gì của con.
Con cám ơn Chúa thật nhiều, đã chọn con vào làm việc trong Vườn Nho của Chúa, để Nước Chúa được mở mang. Con vui mừng biết bao, mỗi khi hay tin một ai đó yêu mến Chúa hơn, tìm về bên Chúa sau bao năm xa cách Cha nhân lành.
Tất cả ơn lành Chúa ban cho đều nhờ vào lời cầu bầu của Mẹ Thánh Chúa, làm sao con quên dâng lên Mẹ lòng tri ân của con hở Mẹ? Cầu cùng Mẹ là cầu cùng Chúa kia mà!
Lạy Chúa rất đáng yêu mến, cảm tạ Chúa đã là điều phải làm, nhưng rồi con cũng xin Chúa nhận lấy những lời tạ lỗi cùng Chúa. Trong năm qua, biết bao lần con đã xúc phạm đến Chúa và tha nhân, biết bao lần con đã phạm tội làm buồn lòng Chúa. Con xin Chúa thứ tha cho con nhé Chúa.
Con xin Chúa tha thứ nhưng con biết trước rằng Chúa đã thứ tha, qua bao lần con tìm đến tòa giải tội. Tuy nhiên, con yếu đuối, lại ươn hèn quá, vừa xưng tội thì lại phạm cùng một tội đó rồi Chúa ơi!.
Nhưng Chúa luôn luôn kiên nhẫn và rộng lượng với linh hồn con.  Trong năm mới này, con nguyện xin Chúa ban cho con ơn được sửa đổi tâm hồn, chừa bỏ nết xấu và gia tăng nhân đức, có như thế con mới đẹp lòng Chúa hơn.
Con cũng xin Chúa tha thứ cho những lần con đã phàn nàn vì những thập giá nho nhỏ trong ngày, phàn nàn và có khi còn trách Chúa, vì không nhận được những gì con xin Chúa.
Đầu năm nay, con lại đến xin ơn Chúa đây. Những ơn Chúa ban cho con nếu con chỉ nhận cho riêng con, thì không có ý nghĩa gì phải  không Chúa? Vậy xin Đức Chúa Thánh Thần soi sáng cho con, biết đem những ơn đã lãnh nhận mà phục vụ cho anh em con.
Có như thế, thì Nước Cha mới trị đến và Danh Cha được cả sáng. Con cũng không quên xin Chúa ban cho con ơn trọng này, đó là được yêu mến Chúa, như chưa từng mến yêu Chúa, để mọi việc con làm, mọi lời con nói, mọi ý tưởng con có đều làm cho những ai tiếp xúc với con, đều thấy Chúa ở trong con.
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ tiếp tục dẫn dắt dạy dỗ con nhe Mẹ, để sống đẹp lòng Đức Chúa Trời như Mẹ vậy.  Xin Mẹ hãy hôn Chúa Giêsu thay con nhé. Amen.
MenyeuGiesu
Maria Thanh Mai gởi

TÔI TIN

TÔI TIN

(Linh Mục Anphong Trần Đức Phương)

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà khoa học đã tiến được những bước dài.  Người ta đã có thể lên thăm “Mặt Trăng” và nhờ ống viễn kính, người ta có
thể dò thám các hành tinh khác và quan sát vũ trụ bao la.  Phi thuyền không gian đã đưa được nhiều phi hành gia lên làm việc trên vũ trụ, sinh sống ở trên đó cả nhiều tháng trời, có khi cả năm, rồi lại trở về trái đất.

Nhờ tiến bộ kỹ thuật ‘Tin Học’ mà ngày nay chúng ta có thể thông tin cho nhau thật nhanh chóng qua hệ thống điện thư (Email) và vừa nói chuyện vừa thấy mặt nhau.  Nhờ đó, thế giới thu nhỏ lại như một ngôi làng.

Tuy nhiên, do những tiến bộ vượt bậc này, con người dễ trở nên kiêu căng, tự phụ, coi mình là “Ông Trời” và chối bỏ đức tin vào Thiên Chúa.  Giới trẻ bước vào đại học cũng dễ bị nhiễm những lý thuyết và tư tưởng vô thần.  Từ vô thần con người cũng dễ đi đến vô luân (theo một nghĩa nào đó).

Thí dụ, ngày nay có những chính quyền chối bỏ luật tự nhiên, chủ trương “nam lấy nam nữ lấy nữ” cũng là hôn phối (same sex marriage).  Ở bên Hoa kỳ, chẳng
hạn, đã có những vị chánh án phát biểu: “Thật là bất công, nếu ‘hôn phối’ (marriage) chỉ là giữa một người nam và một người nữ.”  Họ quên rằng hôn phối tự nhiên “giữa một người nam và một người nữ” là để sinh con cái, và phát triển nhân loại; cũng như mọi vật trên trái đất  đều phát triển qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa “nam” và “nữ” hay “đực” và “cái”.  Đã có những tiểu bang ở Hoa Kỳ cấp giấy phép để nam lấy nam, nữ lấy nữ thành ‘vợ chồng’ (same sex marriage) một cách phợp pháp và hưởng các quyền lợi như những đôi cưới nhau theo hôn phối tự nhiên.  Lại có những nhà lãnh đạo các giáo phái chấp nhận như vậy và “làm phép hôn phối’ cho các đôi ‘nam lấy nam, nữ lấy nữ’. Ngoài ra chúng ta còn phải kể đến  những phong trào luyến ái tự do, tự do ly dị, tự do phá thai (cha mẹ tự giết con của mình!)

Đứng trước  những trào lưu ‘vô thần’ và ‘vô luân’ như vậy trong thế giới chúng ta ngày nay, Giáo Hội Công Giáo cố gắng củng cố Đức Tin cho các tín hữu các nơi và Đức Giáo
Hoàng đã lập ‘NĂM ĐỨC TIN’ để chúng ta cầu nguyện, học hỏi, xây dựng một nền
tảng Đức Tin vững chắc cho chúng ta, cho con cháu chúng ta và phát triển Đức
Tin chân thật cho mọi người chung quanh chúng ta, nơi sở làm, trường học, khu
xóm (Xin xem Thơ Philípphê 2:15).

Chúng ta phải cầu nguyện, vì Đức Tin là một ơn huệ Chúa thương ban và cần ơn Chúa giúp để tồn tại và phát triển, nhất là giữa thế giới đầy những phong trào vô thần và vô
luân ngày nay.  Ngay cả các môn đệ theo Chúa Giêsu  ngày xưa cũng thấy yếu Đức Tin và cần cầu xin Chúa thêm Đức Tin: “Lạy Thầy, xin Thầy thêm Đức Tin cho chúng con.” (Luca 17:5).

Trong Phúc Âm chúng ta thấy, sau khi Chúa Giêsu làm phép lạ chữa lành các bịnh nhân, Chúa Giêsu  thường nói “Đức Tin của con đã chữa con!” để nhấn mạnh
đến vai trò quan trọng của Đức Tin trong đời sống của những người theo
Chúa.  Vì Đức Tin là nền tảng:  Có tin Chúa, chúng ta mới trông cậy nơi quyền năng của Chúa và mới  cầu xin Chúa.  Chẳng hạn như câu chuyện hai người mù khi biết Chúa Giêsu đi ngang qua, đã khẩn thiết xin Chúa cho các anh được nhìn thấy, và dù mù loà các anh vẫn kiên nhẫn lần mò đi theo Chúa.  Để thử thách niềm tin của các anh, Chúa Giêsu  cứ đi như không để ý đến các anh, cho đến khi về tới nhà mà các anh vẫn theo tới.  Bây giờ Chúa Giêsu mới hỏi: “Các anh có tin rằng tôi có thể chữa lành các anh được không?”  Các anh liền thưa: “Chúng tôi tin!” Bấy giờ Chúa Giêsu sờ vào mặt các anh và nói: “Các anh tin thế nào thì được như vậy!” Mắt các anh liền mở ra và các anh đã thấy.  (Xin xem Phúc Âm Matthêu 9:27-30;  có thể xem thêm câu chuyện Chúa Giêsu chữa người đầy tớ của viên Đại Đội Trưởng (Mathêu 8:5-13).

Chúng ta nhớ lại, khi chúng ta chịu phép Rửa Tội, vị chủ sự hỏi chúng ta “Anh chị em xin gì với Hội Thánh Chúa?”  Chúng ta thưa “Thưa xin Đức Tin.”  “Đức Tin đem
lại điều gì cho anh chị em?”  Chúng ta thưa “ Thưa Sự Sống Đời Đời.” Tin Thiên Chúa hằng hữu và tin ở cuộc đời sau; đó là niềm tin của chúng ta, và điều quan trọng nhất là “Sự Sống Đời Đời.”  Vì đó là cùng đích của cuộc hành trình Đức Tin của chúng ta.

Chúng ta tin những gì? Thưa chúng ta tin tất cả những điều Chúa dạy chúng ta ở trong Kinh Thánh, mà đã được Giáo Hội tóm lại trong sách Giáo Lý (ngày xưa gọi là Sách Bổn), và ngắn gọn hơn trong “Kinh Tin Kính” mà chúng ta cùng nhau đọc trong mỗi Thánh Lễ Chúa Nhật, Lễ Trọng, và khi chúng ta đọc kinh trong gia đình hàng
ngày.

Chúng ta cũng phải luôn luôn cảnh giác trước những cám dỗ của các trào lưu vô thần, và vô luân, những cám dỗ (mà chúng tôi đã trình bày ở phần trên) làm xa lạc Đức Tin
chân chính, như Thánh Phêrô nói: “ Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức; vì ma
quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.  Anh em hãy đứng vững trong Đức Tin mà chống cự lại; vì biết rằng toàn thể anh em trên thế giới đều trải qua những thử thách như thế.  Thiên Chúa, nguồn mọi ân sủng, là Đấng đã kêu gọi anh em vào vinh quang đời đời của người trong Đức Kitô, sẽ cho anh em là những kẻ phải chịu khổ ít lâu, được nên hoàn thiện, vững vàng, mạnh mẽ và kiên cường” (1 Phêrô 5:8-10).  Ở một đoạn khác, thánh Phêrô nói: “ Anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dầu ngày nay anh em còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách.  Những thử thách do nhằm tinh luyện Đức Tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội (mà vàng là của phù vân, cũng vẫn phải chịu thử lửa!)  Nhờ thế mà khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, Đức Tin đã được thanh luyện đó sẽ trở thành lời ngợi khen, và đem lại vinh quang, danh dự… Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến; tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin.  Vì vậy, anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang; bởi đã nhận được thành quả của Đức Tin là ơn cứu độ con người.” (1Phêrô 1:6-9) (Chúng ta có thể xem thêm Mathêu 17:20; Mathêu 21:21; Mátcô 11:23; Luca 7:4-10).

Vậy chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau (nhất là trong Năm Đức Tin này), xin Chúa cho chúng ta quý trọng Đức Tin Chúa ban cho chúng ta,  bảo vệ và phát triển
Đức Tin nơi chúng ta, nơi con cháu chúng ta, và loan truyền Đức Tin chân thật
cho mọi người chung quanh chúng ta.

Xin Chúa nhân từ, nhờ lời Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse, và các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và các Thánh chuyển cầu, ban muôn ân sủng và bình an cho chúng ta trong Năm Đức Tin này.

Maria Thanh Mai gởi

 

ĐỨC TIN: QUÀ TẶNG VÔ GIÁ CHO MỌI NGƯỜI

ĐỨC TIN: QUÀ TẶNG VÔ GIÁ CHO MỌI NGƯỜI

Tác giả: Maria Túc Lynh

Nhớ lại những năm tháng đầu tiên khi tìm đến với Chúa, ở vào thời điểm đó tôi chưa được lãnh nhận Bí tích Rửa tội.  Tôi đã nhiều lần thắc mắc về chuyện khấn xin mà những người có đạo, tức là người Công giáo, thường hay làm với một vị thánh đen đen
được gọi là Martino ở nhà thờ Đa Minh Ba Chuông. Từ khi biết đến ngôi thánh
đường này, tôi thường hay nghe người ta nói nhiều về những ơn mà vị Thánh này
thường ban cho những ai đến khấn xin với ngài.  Nghe đồn là có người trúng
được những tờ vé số với giải thưởng khá cao để cải thiện đời sống kinh tế; có
người được chữa khỏi những cơn bệnh nan y; lại cũng có những người gặp được ân
nhân cứu khỏi nhưng vấn đề nan giải trong cuộc sống… tất cả những điều huyền
nhiệm đó xảy ra chỉ sau khi họ tìm đến cầu khẩn cùng vị Thánh này.

Tuy nhiên, nhiều lần tôi cũng nghe hay chứng kiến những người Công giáo, khi hướng về vị Thánh này mà cầu khấn, họ thường hay xin cho mình  ơn được nhiều sức mạnh để “vui vẻ” mà đón nhận những hy sinh.  Với tôi thì đây là một điều khó có thể
hiểu và  không thể chấp nhận được.  Hy sinh thì theo tôi là một hành động
trái ngược với ý và bản tính tự nhiên của mình, cũng có thể do gượng ép, bị bắt
buộc, hoặc cũng có thể do vì quá yêu, quá thương người nào đó.  Theo tôi chỉ với những lý do đó, thì chúng ta mới có thể vui vẻ mà đón nhận mà hy sinh.

Đằng này thì tôi lại thấy người Công Giáo, xin ơn này cùng vị Thánh để vui vẻ chấp nhận những trái khoáy, những gian truân, những thứ tạm gọi là bất hạnh, mất mát do cuộc sống mang lại.  Với tôi, lúc đó đạo Công Giáo có nhiều điều bí ẩn, huyền nhiệm
lắm.  Thú thật là tôi rất tò mò, và cứ bị thôi thúc muốn tìm hiểu sâu thêm, thế nên cứ mỗi khi cùng mọi người đọc kinh kính Thánh Martino hay là hát kính vị thánh này thì tôi lại để tâm trí mình mien man suy nghĩ thêm.

Cho đến một ngày, cũng theo thói quen tốt lành tìm đến với Thánh nhân để cầu nguyện cùng với cộng đoàn thì tự nhiên tôi thấy trong lòng mình trỗi lên một cảm xúc xao xuyến rất lạ thường.  Tâm trạng xao xuyến đó cứ tiếp tục theo tôi cho tới ngày tôi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy.  Vào những ngày đó, tuy chưa hiểu hết nhưng tôi đã
phần nào cảm nhận điều mà lâu nay mình và mọi người đã cùng khấn xin.

Điều tôi khao khát, xao xuyến, băn khoăn trong lòng, tôi đã được Chúa cho cảm nhận một cách rất rõ ràng. Tôi muốn chia sẻ, muốn nói ngay ở đây là Chúa đã chọn đúng thời gian thích hợp để cho tôi chứng kiến và giao tiếp với con cái của Người.

Chị là một giáo dân cũng đứng tuổi, ngày xưa chị từng là một tiểu thư xinh đẹp, ngoan hiền. Gia đình chị khá giả nên chị thấy rất yêu đời và vô tư đón nhận tất cả những gì
Chúa ban cho gia đình chị. Gia đình chị thuộc một gia đình giáo dân gương mẫu,
nên chị chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày chị phải chạy đôn chạy đáo vì miếng ăn
cái mặc cho chồng con. Đến một ngày định mệnh, thì gia đình chị gần như suy sụp
hoàn toàn. Từ một tiểu thư chỉ biết ăn rồi học và vui chơi với bạn bè, giờ thì
phải chạy ăn sáng thì lo ăn chiều. Chồng chị lại là một tân tòng, nên cũng có
những xung đột làm chị rất đau lòng. Con cái thì ngoan ngoãn, nhưng cũng có lúc
gây khó khăn cho chị trong việc chị sống đạo. Có những khi ngồi nghe chị chia
sẻ, tôi thấy sao mà khó khăn để sống đạo quá. Nhưng chị có một niềm tin rất dễ
thương là, cứ sau mỗi dịp chị than thở chia sẻ cùng tôi, thì chị lại bảo là tạ
ơn Chúa và xin Chúa cho chị em mình đủ sức để vượt qua. Cuối cùng thì chị cũng
đã phần nào vượt qua những sóng gió, gia đình chị đã tìm thấy được một cuộc đời
mới với luồng sinh khí mới mà Chúa đã ban cho sau những ngày chị chịu thử thách
và hy vọng.

Người thứ hai là một bác lớn tuổi; bác này đã từng trải qua những thời kỳ khó khăn chung cùng với mọi người. Nhưng chỉ để vượt qua những khó khăn về cuộc sống, thì hai bác ấy có thể vượt qua. Đằng này hai bác ấy vừa lo cái ăn, cái mặc, mà lại vì không đủ điểu kiện đến nỗi đành lòng nhìn người con trai của mình chết trong cái thiếu
hiểu biết của người ta. Bây giờ thì hai bác ấy đã vượt qua được tất cả, thậm
chí còn dư đầy để có thể giúp đỡ người khác. Bác ấy bảo là những ngày ấy nếu
không có Chúa ban cho sức mạnh thì chắc chắn bác không thể nào vượt qua được
những khó khăn đó. Cho tới giờ phút này bác ấy vẫn ngày ngày tạ ơn và xin ơn
được đủ sức để sống cho trọn vẹn niềm tin của mình đợi ngày về với Chúa.

Người thứ ba là một người đàn ông trung niên mà tôi được phúc làm bạn với anh. Anh gần như là một bệnh nhân đối với tôi. Tôi nói thế là cứ mỗi khi anh đau đớn nhiều thì tôi luôn cầu xin Chúa và Mẹ của tôi xoa dịu và chữa lành. Chúng tôi đã được hồng ân như thế rất nhiều lần và chúng tôi rất hợp nhau. Duy có một điều là tư tưởng của
tôi và anh đôi lúc trái ngược nhau trong vấn đề xin ơn chữa lành. Lúc hay tin
anh đau đớn vì bệnh tật, tôi thì tích cực cầu xin Chúa và Mẹ cứu bạn con, chữa
bạn con, thì anh ta cứ cười hì hì tạ ơn Chúa đã cho con được dịp đền tội, tạ ơn
Chúa cho con được dịp hy sinh để cầu nguyện cho các linh hồn. Lúc đầu thì tôi
cũng thấy khó chịu, nhưng càng về sau thì tôi thấy rằng anh quả thật khôn
ngoan, vỉ anh được nhiều dịp đền hết những lỗi tội mà mình đã phạm và cầu cho
các linh hồn. Mỗi dịp như thế thì khi anh mất đi anh sẽ ở luyện ngục ít thời
gian hơn. Rồi bao nhiêu lần nghe anh chia sẻ về những đau khổ trong tinh thần,
nó làm cho anh thấy mất hết hy vọng, chán nản đến cùng cực. Những lúc như vậy anh
chỉ biết bám chặc vào Lòng Thương Xót Chúa, bám chặc vào những Lời Chúa dạy để
vượt qua. Giờ đây thì anh bảo rằng về đời sống đạo của anh tương đối ổn định và
không dễ gì bị mất hy vọng vào Thiên Chúa Tình Yêu của anh.

Người thứ tư là một chị nông dân, chị ở vùng quê thuộc miền đông của VN (Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong một dịp tôi đi thăm người quen vào tháng 10 vừa qua, tôi lại được dịp tiếp xúc với đức tin rất đơn sơ và can đảm. Đức tin của chị đơn sơ như những hạt lúa, trái bắp hay củ khoai mì, mà gia đình của chị đã trồng trọt, canh tác. Tranh
thủ thời gian rảnh rỗi chờ lúa được phơi khô, chị đã chia sẻ với tôi thật nhiều
kinh nghiệm về cuộc sống đức tin vào Chúa của chị. Chị kể là chị đã không biết
bao nhiêu lần bị chồng bạo hành một cách rất nặng nề. Bao nhiêu lần chị đau khổ
vì chồng không thông cảm cho mình. Nhưng mỗi khi như thế thì chị lại nghĩ đến
Chúa, bám vào Chúa để chị cầu nguyện và hy vọng. Chị nói rằng có lần chị định
bỏ gia đình, mà đi tìm nơi khác sống vì quá đau khổ. Thế mà khi đi lễ chị xin
Lời Chúa thì được nhắc nhở là phải hy vọng và phải vững tin vào Chúa qua câu
Kinh  Thánh “… Không một thử thách nào đã xảy ra cho an hem mà lại vượt
quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị
thử thách quá sức; nhưng khi để an hem bị thử sức, Người sẽ cho kết thúc tốt
đẹp, để anh em có sức chịu đựng… (1Cor 10,13). Thế là chị vì tin vào Chúa của
chị, chị đã tìm thấy được sự an ủi và chở che của Chúa. Và giờ thì chị thú nhận
là chị đang thật sự bình an, cho dù chị có gặp việc gì khó khăn.

Cuối cùng là cậu bé 22 tuổi, tên là Phêrô T. thuộc Giáo Xứ Mai Khôi, Quận 5. Tôi xin phép nói về cậu bé này dài dòng một chút, không những vì cậu bé có những ơn đặc biệt mà Thiên Chúa dành cho mình, mà ngay chính người mẹ của cậu cũng được thật nhiều điều tuyệt vời từ lòng tin và tinh phó thác tuyệt đối của mình.

Cách đây không lâu, khi cậu bé đó mải mê đua đòi theo những trò chơi của thời đại. Cậu tham gia đua xe, theo bạn bè làm những viêc xấu. Mẹ cậu bé ấy, chị Terexa D. chia sẻ với tôi rằng. Ngày mà chị nghe tin con mình đau bệnh vì sau khi làm việc xấu với gia đình của bên ngoại, đến nỗi cả ông bà, dì rồi chính ba ruột cũng không chấp
nhận cho cậu ấy về nhà. Lúc đó chị Terexa D cũng đau lòng lắm, nhưng chị tin
rằng Chúa của chị còn thương con chị hơn chị, nên chị quyết định là không thể
nhượng bộ trước đưa con cứng đầu. Chị chỉ biết cầu nguyện và phó thác trong hy
vọng là Chúa sẽ giữ gìn con chị và chị vững tâm hơn khi chị biết rằng, chị còn
có Đức Mẹ luôn chăm sóc gia đình nhỏ của chị.  Đêm đêm mỗi khi cầu nguyện thì luôn chị lần chuỗi Mân Côi để cầu nguyện Mẹ Maria. Thật sự lúc đó chị cũng đâu biết rằng đứa con trai duy nhất của chị, sau những ngày tháng đi hoang. Cậu bé đó đã thấy hối hận và xin Chúa thật nhiều. Nhưng xin hoài mà không thấy Chúa nhận lời (theo lời cậu ấy nói với mẹ mình) là sẽ dẫn cậu ấy về với gia đình, vì cậu ấy thấy nhớ mẹ và cần tình yêu của gia đình. Thế là cậu ấy thủ thỉ với Mẹ Maria rằng: “ Mẹ ơi, con xin Mẹ dẫn con về nhà. Con hứa với Mẹ là con sẽ lần Chuỗi mỗi ngày để tạ ơn Mẹ”. Chỉ sau hai hoặc ba ngày gì đó thì cậu ấy đã được đón về nhà, trong vòng tay rộng mở yêu thương của gia đình- từ những người ngày trước nhất định sẽ không tha thứ và cho cậy ấy vô nhà. Bây giờ thì cậu bé ấy rất tuyệt vời, biết tìm nơi để học hỏi Lời Chúa, sống Lời Chúa và dễ thương hơn nữa là cậu bé đó ngày ngày lần Chuỗi Mân Côi để tạ ơn Đức Mẹ đã đưa về nhà và được mọi người yêu mến trở lại. Tôi đã gặp hai mẹ con chị Terexa D. ở Giáo Xứ Chợ Quán và thấy đúng đây là quyền năng tuyệt vời và phần thưởng thật quá sức tưởng tượng mà Thiên Chúa dành cho những người biết tin, biết phó thác và hy vọng như mẹ con chị.

Tôi thì đã cảm nhận được rât nhiều trong việc tốt lành, được gọi là đức tin này. Bao nhiêu lần tôi được thưởng bằng những niềm vui, sự bình an thật sự chỉ vì tôi tin vào Thiên Chúa của tôi. Những ai là tân tòng, những ai được thoát ra từ một tôn giáo khác
của gia đình mình thì sẽ hiểu, nếu tôi không tin vào quyền năng Chúa, tôi không
cố gắng sống để chứng minh cho những người trong gia đình, trong mối tương qua
xã hội hàng ngày rằng nhờ vào Thiên Chúa, nhờ vào chính cái chết tròn vẹn tình
yêu của Người mà chúng tôi được hiểu rõ hơn về chữ hiếu đạo, về chữ bác ái, về
tình yêu thương và sống sao để xứng đáng với Người thì có lẽ chúng tôi sẽ khó
lòng vượt qua trong những cảnh trái ý trái long với mình. Bao nhiêu lần tôi phiền muộn thì bao nhiêu lần tôi lần chuỗi Mân Côi, bao nhiêu lần tôi cô đơn thì bao nhiêu lần tôi chỉ nhìn Chúa của tôi mà khóc mà trút cạn. Để rồi sau những lời trần tình, tâm sự với Chúa và Đức Mẹ thì tôi liền lấy lại phong độ, can đảm vượt qua những thử thách. Như lời kinh “…xin cho con được mạnh sức đêm ngày vui đó hy sinh…” mà làm danh Chúa sáng hơn nữa qua những ơn Người đã ban cho tôi có thể làm được giữa đời thường.

Đức tin là một món quà vô giá, nhưng được Thiên Chúa tặng ban một cách vô điều kiện cho tất cả mọi người. Nhận hay không chỉ là sự tự do lựa chọn của con người, tin để được cảm nhận sự bình an, tin để được chữa lành cái thân xác yếu đuối bệnh tật, tin để được thêm lòng kiên trì và sức mạnh mà vượt qua những khó khăn trắc trở trong
cuộc sống … Có nhiều thứ mà chỉ khi ta tin thì ta mới có được, còn không tin
thì ta rất dễ rơi vào trạng thái thất vọng, nản lòng và luôn tìm mọi cách để trốn tránh đối diện với thực tế. Sự thật thì cũng đã có rất nhiều nhân chứng, vì không có đươc đức tin nên tìm đến cái chết trong sự giàu có và đầy danh vọng.

Phương cách để sở hữu được đức tin cũng rất dễ dàng và đơn giản, vì Chúa đã hứa là ban tặng cho tất cả nhân loại. Chúa không phân biệt dân tộc nào, từ bé đến lớn bất kể tuổi tác. Một ưu tiên nữa mà Thiên Chúa dành cho nhân loại, có thêm cách được sở hữu món quà này là Đức Maria. Đức Maria luôn luôn là Người dẫn đường, là Người sẽ bảo vệ và dành mọi quyền ưu tiên cho con cái mình bằng mọi cách trước Thiên Chúa.
Đức Maria sẽ đưa tất cả những ai yêu mến và tin vào Người đến với mọi điều tốt
đẹp nhất. Nhất là chỉ có Mẹ mới có thể đưa chúng ta đến với Chúa cách gần gũi
nhất và ngắn nhất. Nhân đây tôi cũng xin trích dẫn Lời Chúa đã hứa, để những
quý vị nào còn e ngại hay rụt rè vì nghĩ là mình chưa là người Công Giáo nên
không dám xin. Cứ nhìn vào những câu nói dưới đây, mà quý vị tự tin đến đón
nhận. Nhận để cùng chúng tôi nhìn cuộc sống nhẹ nhàng trong mọi hoàn cảnh khó
khăn. Nhận để sống trong những quyền năng và ơn nghĩa của Đấng Tối Cao. Nhận để
thấy rằng được làm con người là một điều tuyệt diệu và đầy thú vị, chứ không
đến nỗi như câu nói “khổ thân tôi đã làm kiếp con người”.

“…Tất cả những ai đang vất vả mang gáng nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng
hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì
ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng”. (Mt 11, 28-30).

“…Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho…” (Mt 7, 7-8)

Là một tân tòng nên có lẽ những cảm nhận về đức tin của tôi rất đơn sơ. Trong bài viết này, với tâm tình chia sẻ với những quý vị chưa hiểu sâu sắc về Đạo Công Giáo. Đạo Công Giáo là một Đạo hy vọng, những người đạo Công Giáo thường là những con người tự nhận biết là mình yếu đuối, luôn dựa dẫm vào Người Cha duy nhất của mình để sống. Luôn cần tới Lòng Thương Xót của Người Cha mình để hy vọng và tin tưởng tuyệt đối vào Người Cha đầy quyền năng của mình. Có một lần tôi được nghe một linh mục nói vui rằng: Những người đạo Phật là những người mạnh mẽ vì gần như họ luôn dựa vào chính mình.

Tôi xin chân thành cám ơn quý vị đã đành thời gian quý báo để đọc bài viết trải lòng của tôi. Rất mong quý vị sẽ đồng cảm và chia sẻ cùng chúng tôi-những người Công Giáo yếu đuối, những tâm tình, những khó khăn mà chúng tôi đã đang và sẽ gặp trong cuộc sống chung với quý vị.

Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu và đầy quyền năng ban xuống cho chúng con một sức mạnh tuyệt vời nhất, sức mạnh biết chấp nhận gian truân, sức mạnh biết nhẫn nhịn, sức mạnh biết can đảm chấp nhận mình chỉ là một tạo vật nhỏ bé và yếu đuối. Hòng để chúng con có thể vượt qua tất cả mà làm cho Danh Chúa được lan tỏa vì con cái Chúa rất dễ thương và đáng yêu.

Sàigon 2012

Maria Túc Lynh

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Những nguy cơ sức khỏe khi bước qua tuổi 30

Những nguy cơ sức khỏe khi bước qua tuổi 30

Theo Tienphong

Khi bước vào ngưỡng tuổi 30, bạn cần chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe không chỉ cho bản thân mà còn cho nửa kia của mình nhiều hơn.

Bởi vì cả hai đều phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng nếu không duy trì một lối sống lành mạnh và tích cực. Dưới đây là những căn bệnh bạn có thể mắc phải khi ở độ tuổi 30.

Những nguy cơ sức khỏe khi bước qua tuổi 30 1

1. Ung thư cổ tử cung

Bạn có biết rằng đây là một trong những bệnh có nguy cơ mắc cao
nhất ở phụ nữ độ tuổi 30 – 40? Vì vậy bạn cần kiểm tra sức khỏe định kì để sớm
phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.

2. Tiểu đường týp 2

Gần 20% nam giới và phụ nữ trên 30 tuổi mắc bệnh tiểu đường týp 2.
Tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bạn.
Phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường týp 2 là duy trì cân nặng hợp
lí, ăn uống khoa học và hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Những nguy cơ sức khỏe khi bước qua tuổi 30 2

3. Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn chiếm tới 15% số các bệnh ung thư ở nam giới
trong độ tuổi 30 – 40. Vì vậy bạn hãy nhắc nhở nửa kia của mình khám sức khỏe
định kì hàng năm để phát hiện và ngăn chặn nguy cơ mắc căn bệnh này.

4. U sắc tố da

Nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 30-39 vẫn có nguy cơ cao mắc u sắc tố
da. Ung thư da là một vấn đề nghiêm trọng. Để phát hiện u sắc tố da, bạn cần
chú ý tới sự xuất hiện của nốt ruồi và các dấu hiệu khác trên cơ thể. Nếu phát
hiện có sự thay đổi, bạn cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Khám da liễu hàng
năm cũng là một cách để bạn phát hiện bệnh sớm và phòng chống bệnh hiệu quả.

5. Ung thư đại tràng

Những nguy cơ sức khỏe khi bước qua tuổi 30 3

Nam giới ở độ tuổi 30 trở lên cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng. Tuy nhiên, bệnh này có thể chữa trị được nếu phát hiện sớm trước khi các triệu chứng phát triển. Vì vậy, bạn hãy khuyến khích anh ấy đi khám bệnh để sàng lọc ung thư đại tràng và cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

6. Ung thư vú

Phụ nữ trên 30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú rất cao. Nguy cơ mắc căn bệnh này phụ thuộc vào tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú ở tuổi dưới 40 tuổi. Cũng giống các bệnh ung thư khác, ung thư vú có thể chữa trị được nếu phát hiện sớm, vì vậy, hãy tự khám vú hàng tháng và đi khám ngay khi phát hiện có biểu hiện bất thường.

7. Bệnh tim

Bệnh tim là căn bệnh gây chết người số 1 ở nam giới trên 35 tuổi và ở phụ nữ nói chung. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tim mạch ở bất cứ độ tuổi nào. Bạn cần kiểm tra huyết áp thường xuyên và nồng độ cholesterol 5 năm/lần. Đồng thời, cần duy trì lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe trái tim của bạn.

8. Béo phì

Bạn không nên quá lo ngại vì béo phì chỉ là một trong nhiều nguy cơ sức khỏe trầm trọng ở lứa tuổi 30. Để giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì ở độ tuổi trên 30, bạn cần tạo cho mình thói quen ăn uống khoa học và một lối sống năng động

Nhà thờ Mằng Lăng:

Nhà thờ Mằng Lăng:

Nhà thờ Mằng Lăng thuộc xã An Thạch, huyện Tuy
An, tỉnh Phú Yên,
cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc.

Đây là một trong những nhà thờ cổ nhất ở VN. Vẻ đẹp của công trình 118 năm tuổi này nằm ở lối kiến trúc gô-tích cổ điển với nhiều hoa văn trang trí, nằm ở khung cảnh thanh bình của vùng thôn quê yên ả.

Đây mới dúng nghĩa là cuốn SÁCH HIẾM..

Cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ Lm Alexandre de Rhodes fát minh

Du khách từ các tỉnh lân cận Phú Yên, từ Hà Nội, TPHCM, đến Bình Thuận, Gia Lai mỗi lần có dịp đến Tuy Hòa đều muốn ghé nhà thờ Mằng Lăng. Không chỉ vì kiến trúc đẹp mắt, không chỉ vì lớp bụi thời gian phủ  trùm Mằng Lăng từ màu vôi bạc trắng đến từng viên gạch cũ, mà còn bởi nơi đây có bề dày lịch sử với nhiều chứng tích vô cùng đặc biệt. Tại đây đang lưu giữ cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của nước VN, in tại Roma, Italia, năm 1651. Đó là quyển giáo lý Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes (người dân địa phương gọi là cha Đắc Lộ) – người khai sinh ra chữ quốc ngữ. Nhà thờ Mằng Lăng còn có một khu hầm được xây trong lòng một quả đồi nhỏ. Du khách đến đây, bước xuống tầng hầm độc đáo này sẽ thấy toàn bộ các chứng tích liên quan đến nhà thờ Mằng Lăng được trưng bày trang trọng: hình ảnh nhà thờ Mằng Lăng từ thuở mới xây dựng và qua hai lần sửa chữa, các bức ảnh, câu chuyện về linh mục Alexandre de Rhodes..

Anh Nguyễn v Thập gởi

Ánh sáng và bóng tối

Ánh sáng và bóng tối (Mt 2,1-12)

Lễ Hiển Linh năm C

Thiên Phúc

Nhà đại thiên văn Kepler khám phá ra rằng vào năm Chúa Giáng sinh, có một hiện tượng bất bình thường xảy ra giữa các vì sao. Ông nói về hai ngôi sao Jupiter và Saturn rằng, bình thường chúng vẫn quay cách đều nhau, năm đó chúng sáp lại gần nhau đến độ ánh sáng của ngôi sao này cộng hưởng với ánh sáng của ngôi sao kia, tạo ra một luồng sáng khác thường và kéo dài đến cả mấy tháng.

Phải chăng đó chính là ngôi sao lạ đã dẫn đường cho Ba Vua tìm ra Chúa Hài Nhi?

 

***

“Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông” (Mt 2,2). Người xưa cho rằng ngày ra đời của các vĩ nhân thường được báo hiệu bằng sự xuất hiện của các ngôi sao lớn. Các chiêm tinh gia thường nghiên cứu chuyển động của các vị tinh tú
để  đoán biết định mệnh con người. Vì thế, khi nhìn thấy ngôi sao lạ, các đạo sĩ đã nhận ra sự sinh hạ của Đấng Cứu Thế, Vua dân Do thái.

Quả thật, người Do thái đã trông đợi Đấng Cứu Tinh từ bao thế kỷ. Đấng ấy được ví như một vì sao từ Giacóp, như có lời trong Kinh thánh: “Một vì sao xuất hiện từ Giacóp, một vương trượng chỗi dậy từ Ítraen” (Ds 24,17). Tiên tri Mikha cũng đã tiên báo: “Hỡi Belem, Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong hoang địa về đất hứa, thì người cũng có thể dùng ngôi sao dẫn đường cho các đạo sĩ đến Belem để gặp Đấng Cứu tinh.

Nhưng có một sự thật vô cùng trớ trêu: là khi vị Cứu Tinh xuất hiện sau bao thế kỷ đợi chờ, dân Do thái lại thờ ơ lãnh đạm, các thượng tế và kinh sự thì dửng dưng thụ động, cho dù họ thông thạo Kinh thánh và biết rõ nơi sinh của Đấng Cứu Thế. Herôđê lại
còn hoảng hốt vì sự ngai vàng của mình bị lung lay. Chỉ có các đạo sĩ đại diện
cho lương dâng lại hăng hái lên đường, hăm hở tìm kiến, cho dù cuộc kiếm tìn
đầy phiêu lưu trắc trở. Và khi tìm được rồi, Đấng Cứu Thể cũng chẳng có vẻ gì
là một vị quân vương, không uy  nghi trong cung điện đền vàng, nhưng họ
vẫn vui mừng đón nhận, xin được bái kiến và dâng lễ vật quí giá với tất cả tấm
lòng thành.

Sau này, chúa Giêsu đã phải thốt lên: “Từ phương Đông phương Tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Ápraham, Isaac và Gia cóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài” (Mt 8, 11-12).

Lễ Hiển Linh là lẽ Chúa tỏ mình cho dân ngoại, nhắc chúng ta đến việc truyền giáo.

Nhờ ngôi sao lạ mà các đạo sĩ đã tìm ra Đấng Cứu Thế; chúng ta cũng hãy là những ánh sao sáng thu hút những tâm hồn đang khao khát tìm kiếm Chúa.

Nếu con người đang đi trong bóng tối của gian dối, hận thù; chúng ta hãy là những ánh sao của chân thành, phục vụ và yêu thương.

Nếu thế giới đang chìm đắm trong bóng tối của buồn phiền, thất vọng; chúng ta hãy là những ánh sao của niềm vui, an bình và hy vọng

Nếu Chúa đã gọi: “Chúng con là ánh sáng thế gian” (Mt 5, 14), thì đó là một vinh dự vô cùng lớn lao, nhưng cũng là một trách nhiệm nặng nề.

Chúng ta đừng chỉ lo nguyền rủa bóng tối, nhưng hãy dấn thân thắp lên những ngọn nến sáng; Nến sáng của tin yêu và hy vọng, của bác ái và vị tha, để cả trái đất này tràn ngập ánh sáng tình yêu Chúa.

Chúng ta đừng chỉ lo gìn giữ ngọn nến của ngày chịu phép rửa tội, nhưng hãy can đẩm thắp sáng những ngọn nến còn trong bón tối lầm lạc và tội lỗi, để thế giới này luôn đi trong ánh sáng chân thật của Chúa.

***

Lạy Chúa Hài đồng, Cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối vẫn còn tiếp diễn trên thế giới này và trong lòng mỗi người chúng con.

Xin cho chúng con biết kín múc nơi Chúa là chính Nguồn Sáng, để chúng con có khả năng đẩy lui mọi bóng tối trong chúng con và trong lòng mọi người. Amen.

Anh chị Thụ & Mai gởi

 

Giấc Mơ Của Mẹ Têrêxa Calcutta

Giấc Mơ Của Mẹ Têrêxa Calcutta

Mẹ Têrêxa Calcutta, người được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1979 và là người sáng lập viện của dòng Nữ Tử thừa sai Bác Ai chuyên phục vụ người nghèo và hấp hối, đã kể lại ơn gọi phục vụ của Mẹ trong một lá thư viết từ Calcutta như sau:

“Trong những ngày đầu khi mới khởi sự làm việc cho những người cùng khổ nhất trong vùng ngoại ô, tôi bị sốt liệt giường. Trong cơn mê sảng, tôi bỗng thấy mình được đến trình diện trước mặt thánh Phêrô, người giữ cửa Thiên Đàng. Nhưng Thánh Phêrô chận lại không cho tôi vào Thiên Đàng. Ngài nói như sau: “Không thể để cho một người thuộc khu ổ chuột được vào Thiên Đàng. Thiên Đàng không có nơi cùng khổ”.

Tôi mới tức giận nói với Ngài như sau: “Thế ư? Vậy thì con sẽ làm mọi cách để làm cho Thiên Đàng đầy dẫy dân cư của các khu ổ chuột và lúc đó, Ngài bị bắt buộc sẽ để cho con vào Thiên Đàng”.

Tội nghiệp thánh Phêrô. Kể từ sau giấc mơ ấy, Mẹ Têrêxa và các nữ tu của Mẹ đã không để cho Ngài được ở yên phút nào. Không biết bao nhiêu người cùng khổ và cô đơn đã qua đời trong vòng tay ôm ấp của Mẹ và các nữ tu. Thiên Đàng đã trở thành nơi cư trú của những người cùng khổ.

Giai thoại trên đây của Mẹ Têrêxa Calcutta như muốn nói lên một chân lý: không ai
nên Thánh một mình, không ai lên Thiên Đàng một mình.

Đức Cha Fulton Sheen, vị diễn giả nổi tiếng trên các đài truyền thanh và truyền hình tại Hoa Kỳ, đã có lần phát biểu như sau: “Không ai trong chúng ta có thể vào Thiên Đàng, nếu ở đó không có ai nói với chúng ta: chính tôi đã giúp đỡ để bạn được vào Thiên Đàng”.

Ai cũng có thể là một trợ giúp để đưa chúng ta vào cửa Thiên Đàng. Họ có thể là
những người cùng khổ mà chúng ta chìa tay để san sẻ, để giúp đỡ. Họ cũng có thể
là những người cách này hay cách khác làm cho chúng ta đau khổ. Nhưng ưu tiên
hơn cả vẫn là những người chúng ta cố gắng làm cho hạnh phúc. Chính những người
đó là kẻ giúp đỡ chúng ta được vào Thiên Đàng. Nhưng Thiên Đàng không đợi chờ ở
đời sau. Hạnh phúc cũng không chỉ dành lại cho đời sau: Thiên Đàng và Hạnh Phúc
có thể đến với chúng ta ngay từ cõi đời này. Và Thiên Đàng và Hạnh Phúc ấy là
gì nếu không phải là mỗi lần chúng ta cố gắng làm cho người khác được hạnh
phúc.

Trích Lẽ sống

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi