ĐÊM BUỒN,

ĐÊM BUỒN,

Tím lạnh đêm buồn lấp lánh sương,
Những giọt trinh nguyên rụng xuống đường,
Hồn hoang chất ngất niềm xa xứ,
Trường cũ đong đầy nhớ với thương…

Nhẩm đếm tàn phai mấy mới đầy,
Héo hắt trăng sầu cách biệt đây,
Bao mùa thấm đượm chia tan hợp,
Chẳng biết vì sao kiếp đọa đày…

Chiều sương tím quá hồn tơ tưởng,
Kẻ ở người đi nỗi vấn vương,
Thu về mấy độ hoa tầm gởi,
Phủ kín đường quê mộng dị thường…

Liverpool.29/11/2012.
Song Như.

Thân tặng Thầy Cô và các bạn LƯƠNG VĂN CAN.

GIẬN DỮ

GIẬN DỮ

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

Trong một dịp hàn huyên, Mục sư Phan Thanh Bình bên San Diego có chia xẻ như sau về sự Giận Dữ.

“Giận dữ là bản tính tự nhiên của con người. Giận là một trong những thất tình: Mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn

Giận thì buồn phiền, hờn dỗi cho những người yếu thế. Giận thì quát tháo, chửi rủa, đập phá, đánh nhau đôi khi giết nhau cho những người ở thế mạnh.

Người xưa đã chia giận làm hai loại: Giận huyết khí và giận nghĩa lý. “Huyết khí chi nộ bất năng hữu. Nghĩa lý chi nộ, bất năng vô”. Cái giận nóng tính không nên có. Cái giận nghĩa lý, chẳng nên không.

Người huyết khí chi nộ” hầu hết là người yếu về trí xét đoán: giận đã, xét sau; yếu về tinh thần, không kiềm chế nổi sự giận dữ nơi mình; yếu về lòng thương sót, thông cảm.

Người biết giận “nghĩa lý chi nộ” là người rất mạnh. Mạnh về trí xét đoán, mạnh về tinh thần dù thể xác có yếu và đầy lòng thương xót.

Với tinh thần “cầu an” chúng ta thường bò “ Nghĩa lý chi nộ”. Nhưng chúng ta thường tỏ ra “anh hùng” với “huyết khí chi nộ”.

Người xưa đã phân định: “Người không biết giận là người dại, người không muốn giận là người khôn”. Người kiềm chế được cơn giận phải là người giàu nghị lực.

Kinh Thánh dạy: “Người nào cũng phải mau nghe, chậm nói, chậm giận” (Gia-cơ 1:19).

Biết bao lần chúng ta hối tiếc đã để cơn giận bùng lên chỉ vì nghe chưa thấu, xét chưa tường, mà đã hàm hồ phán đoán.

Nếu phải nổi giận vì cái “nghĩa lý chi nộ”, cũng phải cẩn thận : “Ví bằng anh em đương cơn giận thì chớ phạm tội, chớ giận cho tới khi mặt trời lặn, và đừng tạo cơ hội cho ma quỷ” (Ê-phê-sô 4:26-27).

Ôn lại quá khứ, bởi giận mà chúng ta làm cho “cái sảy nảy cái ung”, “giận chuột ném vỡ bình quý, “giận con rận, đốt cái áo”. Tất cả đều là giận dại. Là không còn sáng
suốt hiểu biết chân lý để nói.

“Giận lên là nổi cơn điên

Người khôn hóa dại, người hiền hóa ngu”

Cảm ơn Mục sư Phan Thanh Bình, người đã viết tới 99 cuốn sách về Chúa Jêsus, Kinh Thánh, Chứng đạo, Gia đình…

Thưa Mục sư,

Nhà Phật cũng dạy: “Ôm lấy sự giận dữ chẳng khác chi nắm cục than hồng định liệng vào người khác, nhưng trước khi ném thì tay đã phỏng cháy”.

Hoặc theo lời khuyên của Thomas Jefferson: “Khi giận hãy đếm tới 10 trước khi nói. Nếu giận tràn hông thì đếm tới 100”.

Mới đếm tới bảy tám mươi đã ngủ khì thì còn giận gì nữa.

Sao mà khéo khuyên!!! Nhẹ nhàng nhưng công hiệu.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

Nguồn: Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam số 185 ngày 01-12-2012

HIỆP DÂNG LỜI CẢM TẠ LÀM QUÀ CHO HÀI NHI GIÊSU

HIỆP DÂNG LỜI CẢM TẠ LÀM QUÀ CHO HÀI NHI GIÊSU

Tác giả: Tuyết Mai

Ngày Lễ Giáng Sinh sắp sửa đến, cả thế giới từ trẻ đến già đang rất nô nức và chuẩn bị chào đón một hài nhi Giêsu, cách long trọng từ hình thức cho đến tâm hồn.   Thiết nghĩ chúng ta cùng nhau dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ cùng những việc làm từ thiện là những món quà mà ta có thể trang sức cho một Hang Đá của Ngài thêm ấm áp, thêm giá trị, mà Ngài rất muốn có.

Thế giới ngày nay càng ngày càng thiếu thốn Đức Tin, càng giảm bớt sự chia sẻ nhu cầu cho những người cùng khổ, mà ta có thể đổ thừa cho kinh tế suy sụp trầm trọng trên khắp cùng thế giới.   Nhưng tấm lòng vàng của chúng ta có thể dâng lên Chúa mọi sự Chúa đã và đang ban cho chúng ta rất nhưng không.   Đó là thời giờ và
công sức để ta có thể hy sinh đến thăm viếng Chúa tận trong Hang Đá hôi hám
tanh tưởi của Ngài.   Lễ vật của ta dâng có thể chỉ là củ khoai, ngô, sắn, trái cây, hay đậu phụ, nhưng quan trọng hơn hết thảy là tấm lòng ta mang đến dâng Chúa.

Hang Lừa của Chúa đây có thể là một hang chuột của thành phố, là núi rác của đô thành, là cầu cống, là nghĩa trang, hay những nơi lụp xụp …. Có những con người cùng khổ nhất mà xã hội ruồng bỏ và tẩy chay, rất cần chúng ta đến thăm hỏi và chia sẻ.   Chứ chúng ta mải mê trang hoàng nhà cửa cho thật lộng lẫy thì có lợi ích chi cho
Chúa?.   Chúng ta tốn hao tiền của cộng thời giờ để đi vào những nơi shopping tìm cho được món quà mà gia đình yêu thích vừa chật nhà mà có ích gì cho Chúa?.   Vì có bao giờ con người nhận quà cáp của nhau mà vui vẻ để nhận hay thực sự thỏa mãn đâu!?.

Có phải có những món quà ta nhận chỉ có giá trị cho vào xọt rác?.   Có những món quà chỉ làm cho ta thêm mắc nợ phải trả ở năm sau mà chúng ta không cần hay không xài được?.   Có nhiều món quà chẳng cho ta một ý nghĩa nào hết vì cốt ý chỉ là cho có mà thôi nhất là những món quà trao đổi nơi sở làm hay tại công xưởng làm việc.   Có những món quà trao nhau như kẹo bánh thì cũng ăn sạch trong 3 ngày.

Thật vô nghĩa và thật tốn thời giờ thay cho nhiều gia đình chỉ để dựng cây lên trang hoàng cho nó, rồi chưng dưới nó bao nhiêu những gói quà với giấy bóng loáng thật nổi bật mà chẳng có giá trị gì bên trong.   Thật có biết bao nhiêu người than thở với nhau là năm nào vào dịp lễ Giáng Sinh cũng tốn hao tiền bạc cho quà cáp, thì thưa mục đích của Chúa Giáng Sinh là gì???.   Hóa ra con người chỉ lợi dụng Danh
Chúa mà buôn bán mà làm lời cho cái túi tiền của riêng họ và cho mọi lãnh
vực.   Như lợi dụng Danh Chúa để mở party, để chè chén, để đi shopping, để được nổi nang và để khoe khoang cái giầu của mình, và để làm gì nữa thưa anh chị em?.

Thế thì Ý Nghĩa của Chúa Giáng Sinh thật đáng buồn thay!.   Buồn cho Chúa thì ít nhưng buồn cho lòng dạ con người thì nhiều.   Vì Chúa Giáng Trần mục đích là đem sự Cứu Rỗi cho nhân loại nhưng xem ra con người vẫn lạnh lùng, coi thường, trái tim vẫn chai đá.   Hang Đá nơi Chúa sinh ra vẫn “vũ như cẩn” có nghĩa cũng  chỉ có bấy nhiêu người đến thờ phượng Ngài là Ba Vua, và các em mục đồng thế thôi!.

Ước mong Giáng Sinh năm nay tâm hồn của hết thảy chúng ta có được thêm Đức Tin vì Đức Giáo Hoàng Benedito thứ 16, kêu gọi mọi giáo hữu sống tin vào Chúa hơn, hướng về Trời, và mọi sự trên Trời.   Biết từ bỏ lối sống ích kỷ cá nhân.   Giữ 2 Giới
Răn của Chúa là “Kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người
như yêu chính mình”.   Nguyện xin Tình Yêu của Chúa Giêsu Hài Đồng xuống trên chúng ta và gia đình.   Dậy chúng ta ý nghĩa đích thực của sự chia sẻ của yêu thương là gì, nhất là sự lạnh lẽo cho nhiều anh chị em khó khăn không đủ ấm và không đủ no trong mùa đông giá lạnh này.   Amen.

“Vinh danh Thiên Chúa trên Trời

Bình an dưới thế cho người thiện tâm”.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(12-01-12)

Thư Mùa Vọng.

Thư  Mùa Vọng.

Chúa Giêsu kính yêu của con,

Sáng nay, ngày đầu của tháng 12, quán Cà phê đầu ngõ nhà con đã vang lời ca của một ca khúc quen thuộc “ Dương trần đã vang lên BÀI THÁNH CA, Mùa Đông năm ấy Chúa sinh vì ta . . .”, mở đầu cho một CD hát về Noel. Tác giả không biết có phải là người Công Giáo? Nhưng ít ra là ông biết được “ Mùa đông năm ấy Chúa sinh vì ta “.
Đó chính là ý nghĩa của hai từ GIÁNG SINH .

Những bài hát về một thời gian đẹp nhất trong năm đang vang lên trong từng gia
đình, quán xá. Đông về, một chút lạnh lẽo hiếm hoi chen vào vùng đất Saigon
nhiệt đới, khiến lòng người cũng mềm đi theo tiếng nhạc . Chính tiết đông về
lại báo hiệu cho một năm Phụng vụ mới, một Mùa Vọng mới lại đến.

Mùa Vọng- Mùa trông đợi. Mùa Vọng , mùa của niềm hy vọng, mùa của
những tiếng vọng lên trời :”Trời cao hãy đổ sương xuống, Và ngàn mây hãy mưas đấng chuộc tội “.

Từ hàng ngàn năm trước, trong dân ISRAEL đã vang lên tiếng khẩn cầu mong chờ một vị Thiên sai đến giải thóat họ khỏi kiếp sống nô lệ, bị bách hại, lầm than. Đức Giêsu Kitô đã đến. Người đến không như một vị minh chủ, một lãnh tụ trần gian. Người đến không quan quân hộ tống,không kèn trống oai phong như một dũng tướng chiến thắng trở về. Người đến trong bần hàn, nghèo khó trong thân phận một  hài nhi bé bỏng, trong một túp lều hoang vắng ngòai đồng giữa một đêm đông giá lạnh mà xúm quanh là những mục đồng nghèo hèn, cùng với đàn chiên bò của họ. Người là sứ giả của Thiên Chúa tình yêu, đem đến cho con người sứ điệp YÊU THƯƠNG. Và chính người đã sống sứ điệp ấy suốt cuộc đời mình trên trần thế. Người đến xóa mọi bất công, chỉ đường ngay nẻo chính, chính Người tự nhận là Đường, là Sự thật và là Sự Sống. Người đến cứu kẻ cơ hàn, cho họ được hưởng hạnh phúc bất diệt. Tiếc thay, Người đến trong nhà của dân Người nhưng họ không nhận biết Người .

Hơn 2000 năm đã qua đi, bản di chúc Tình yêu Người để lại vẫn mãi mang tính
hiện thực. Tình yêu ấy vẫn được triển nở để chuẩn bị cho đến khi Người trở lại.
Khi ấy mọi người, mọi dân, mọi nước sẽ qui tụ về làm một. Khi ấy con người trần
gian sẽ được giải thóat khỏi mọi xiềng xích tội lỗi, khỏi mọi hiềm khích, bất hòa, tranh chấp. Con người sẽ sống hạnh phúc bên nhau, một cuộc sống chan hòa yêu thương trong một trời mới, đất mới.  Để đón chờ ngày Chúa đến, Chúa nhắc nhở mỗi người chúng con luôn sẵn sàng, tỉnh thức, “ chớ để lòng mình sinh ra nặng nề vì chè chén say sưa,mà lo lắng sự đời. . . hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn “.

Xin cho mổi người chúng con luôn sống niềm hy vọng của những ngày chờ mong Chúa đến và luôn biết thưa lên rằng :”  Giêsu ơi ! Xin Người ngự đến “. AMEN.

Fx ĐỖ CÔNG MINH

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Nói Cho Con Người – Lm Chân Tín (01)

Nói Cho Con Người – Lm Chân Tín (01)
Đăng bởi cheoreo lúc 3:00 Chiều 3/12/12


VRNs (03.12.2012) – Cha Stêphanô Nguyễn Tín, còn gọi là Chân Tín, tiến sĩ thần học tín lý, nguyên giáo sư thần học, giám đốc học viện DCCT Đà Lạt, chủ nhiệm báo Đức Mẹ, sáng lập tạp chí và tủ sách Tuổi Hoa, sáng lập và chủ nhiệm tạp chí Đối Diện, Đồng Dao, Đứng Dậy cho đến năm 1978.
Sau khi bị nhà nước cấm làm báo, cha Chân Tín đã tự cho phép mình làm báo theo luật lương tâm và luật quốc tế. Ngài tiếp tục làm chủ  nhiệm của các tạp chí Thư Nhà (ghi xuất bản tại Pháp), rồi sau là Tin Nhà (ghi xuất bản tại Úc). Khi hai ấn bản này hoàn thành sứ mạng, cha Chân Tín lại làm chủ nhiệm của bán nguyệt san Tự do ngôn luận, tiếng nói của phong trào 8406 cho đến lúc qua đời, ngày 01.12.2012, tại Sài Gòn, Việt Nam, thọ 92 tuổi.
Nhân dịp cha Chân Tín được Chúa gọi về, VRNs xin tuần tự giới thiệu đến quý vị những trang viết của cha Chân Tín, để hầu những ai chưa kịp biết ngài là ai, có thể qua các tác phẩm biết thêm về một nhân chứng của lịch sử. Chúng tôi sẽ bắt đầu từ tác phẩm NÓI VỚI CON NGƯỜI của cha Chân Tín, với lời nói đầu của cố và cựu linh mục Phaolô Nguyễn Ngọc Lan, một người đồng hành với cha Chân Tín trong sứ vụ truyền thông.
———-
Lời nói đầu
“Cảm ơn các anh chị đã muốn cho ra tập hồ sơ Chân Tín. Những gì tôi viết là “primier jet” trong cuộc đấu tức khắc, kể cả bốn bải giảng. Vì thế khá luộm thuộm. Các anh chị có thể bỏ bớt hay sửa chữa qua loa lời văn. Có cái gì hay là tiếng của đức tin chứ không bao giờ nghĩ là sẽ cho in. Nhưng nếu anh chị thấy có ích cho kẻ khác thì xin tùy nghi sử dụng”.
Mấy dòng trên của linh mục Chân Tín gửi cho chúng tôi (ngày 8.12.1992) tưởng cũng đủ để giới thiệu tập sách nhỏ này. Những bài tham luận, phát biểu, thư, bốn bài gảng in trong tập này, đã được phổ biến hầu hết, một cách tản mạn. Nhiều bài được đăng tải rộng rãi và dịch ra nhiều thứ tiếng. Nội dung các bài này tiếp nối và đào sâu thái độ của Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan và nhóm bạn từ sau năm 1975. Ai cũng biết, tờ Đứng Dậy mà Chân Tín làm chủ nhiệm và Nguyễn Ngọc Lan làm tổng biên tập đã được mời tục bản sau biến cố 30/4/1975. Đối Diện, Đồng Dao, Đứng Dậy. Ba tên của một nguyệt san đeo đẳng với vận mệnh đất nước từ năm 1969 đến 1978. Những năm sôi bỏng. Muốn giữ đứng phải né tránh và “tự ý đục bỏ”. Mặt khác để bảo vệ tiếng nói tự do lại cần có nội dung chặt chẽ. Thật không dễ. Vì thế mà trước năm 1975, báo bị tịch thu dài dài và chủ nhiệm Chân Tín, đứng mũi chịu sào. Lai rai vác chiếu ra tòa. Cuối cùng bị cấm. Và thành ‘báo lậu”. Cuối năm 1978 không ai đòi ra tòa, không có kiện tụng nhưng vẫn có đóng cửa. Và sau khi đóng cửa cũng không có “báo chui”. Sự kiện nhỏ này là một hội chứng lớn về sự khác biệt giữa hai chế độ.
Chính quyền cộng sản đã lầm khi họ tưởng rằng bắt Đứng Dậy ngồi xuống là khai trừ được một tiếng nói chân chính. Trước sự đàn áp và bất công, người dân vẫn còn cả một rừng cười. Nếu tiếng hát át được tiếng bom thì tiếng “hót” của mọi hội nhà văn, nhà báo, của mọi thứ công giáo, phật giáo quốc doanh lại càng vang thêm tiếng cười. Nhưng cười để khóc chưa đủ. Tiếu lâm dân gian là một cách đối phó “chui”. Chưa phải đối diện. Trước một thể chế nhân danh nhân dân để “bốc hơi” bộ mặt thực của người dân, cần có những người can đảm lộ diện để đối diện với độc tài, nói lên sự thật và những đòi hỏi chính đáng của lương tâm. Nói bóng gió xa xôi, nói chung, nói riêng, dù bất mãn đi nữa vẫn là phục tùng. Vì sợ! “Mọi sự xuất phát từ cái sợ, sợ, sợ”. Chân Tín là một trong những người dám đập tan cái sợ, dụng cụ thiết yếu của chế độ. Không có quyền ra báo, Chân Tín vẫn cứ nói khi cần lên tiếng. Mà vì không còn phải trách nhiệm về sự sống còn của một tờ báo và sự yên ổn tương đối của những người cộng tác, ông cũng hết phải cần né tránh. Tờ Đứng Dậy bị đóng cửa cũng là cơ hội cho phép Chân Tín và các bạn ông tự do sống tự do của con người. Độc tài càng khe khắt, tự do càng có dịp khẳng định thực chất và vị trí của mình. Vì thế những bài Chân Tín viết ra hay nói ra không phải là những tiểu luận về chính trị, cũng không phải là những tham luận mang tính cách tôn giáo hay đạo đức. Trước hết đó là tiếng nói can đảm, độ lượng và chân thành của một con người tự do, từ nhiều năm qua nhập cuộc với tư cách công dân, tín hữu và linh mục.
Mục đích của tiếng nói ấy là bộc lộ ‘trạng thái sơ khởi’ (primier jet) của niềm tin và hy vọng. Không tìm lời hay ý đẹp. Không chải chuốt văn vẻ. Không đắn đo, không lèo lái. ‘Sic sic, non non’. Có nói có, không nói không. Tất nhiên không phải nói huỵch toẹt để bài kích hay khiêu khích tha nhân nhưng thẳng thắn và trung thực, cho dù có vì thế mà mất lòng người khác. Vì đặc vụ của linh mục là làm sáng tỏ đức tin bằng việc làm và lời nói. Và có gì đáng giá là tiếng của đức tin. Còn lại là nhược điểm tất yếu của con người. Mở đầu bài giảng sám hối Chân Tín đã khẳng định: “Nói đến sám hối là tôi nghĩ đến tôi trước hết.” Xin đừng tưởng ông nói suông cho đẹp lời để rồi sau đó đi đấm ngực kẻ khác. Vì, “hơn ai hết, linh mục là người phải sám hối nhiều nhất…, càng nhiều chức phận, càng nhiều trách nhiệm và đồng thời cũng nhiều sai phạm”. Linh mục cũng là người thôi, “cũng bị tham sân si chi phối”.
Nhưng tham sân si chưa đáng e ngại bằng sự thiếu trung thành và chính xác với chính đức tin mình sống và có trách nhiệm rao giảng. Trong một thế giới mất hướng, giữa một xã hội lũng đoạn như xã hội Việt Nam, tin là đòi hỏi cấp bách mà vì thế, xét về mặt nào đó, cũng là một món hàng ăn khách.
Giữa tin và mê tín, biên giới mập mờ. Từ tin đến cuồng tín, con đường khá quen thuộc. Những giá trị cao đẹp, chính vì cao đẹp, dễ biến thành vũ khí hãm hại con người. Các nhà tôn giáo chân chính luôn luôn đề phòng để đức tin không hóa ra bùa chú mê hoặc lòng người và tôn giáo không biến thành thuốc phiện ru ngủ chúng sinh trong cõi trầm luân. Khi con người ham ngủ, thiếu gì thuốc phiện. Khi muốn quay lưng với thực tế và chính mình, thì cái gì cũng thành ma túy cả. Chẳng hạn: chủ nghĩa Mác-Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh (!), kinh tế thị trường, truyền thống dân tộc, khoa học kĩ thuật…
Chân – Tín thuộc loại người đánh thức. Và đó là lý do cơ bản gây nhiều ngộ nhận, nó cắt nghĩa tại sao trước 1975 ông bị mang tiếng là “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản” để rồi sau 1975 người ta lại than phiền rằng trước kia ông thiên tả mà sao bây giờ ông thiên hữu vậy, trước kia “yêu nước” thế mà bây giờ vv…
Ngày 6.11.1989 bị gọi ra Sở Công an làm việc với ông Võ Viết Thanh, thứ trưởng bộ Nội vụ, Chân Tín nói: “Hồi chế độ cũ, tôi cũng đến Sở Công an này, trước kia gọi là Nha cảnh sát Đô Thành, để bị thẩm vấn về các hoạt động của tôi qua báo Đối Diện, qua những cuộc xuống đường chống Mỹ -Thiệu, qua ủy ban tranh đấu cho tù chính trị. Trả lời: “Vâng nhưng thời cuộc đã đổi thay”.
Đúng thế. Thời cuộc đã đổi thay. Nhưng lòng người vẫn chưa thay đổi. Ai cũng sẵn sàng vỗ tay người đánh thức, miễn là đánh thức trên mây gió. Phê bình rất quý, miễn là phê bình bên cạnh người bên cạnh, đừng làm mất giấc ngủ “chủ nhà”. Công giáo phê bình người công giáo là thiếu bác ái, chia rẽ giáo hội, vạch áo cho người xem lưng. Sống dưới thể chế cộng hòa mà tố cáo những vi phạm nhân quyền, đòi cải thiện chế độ lao tù là làm tay sai cho cộng sản. Sống dưới thể chế cộng sản mà đòi tự do, đòi tôn trọng nhân quyền và dân quyền là vi phạm an ninh quốc gia, làm tay sai cho địch.
Đứng về phía kẻ thắng rất dễ. Nhiều người không nhìn thấy phía nào khác. Đứng về phía kẻ bại cũng không quá khó. Đây thường là lựa chọn của những tâm hồn cao thượng. Khó là đứng về phía con người trong mọi hoàn cảnh, thuận cũng như nghịch. Chân – Tín đã làm thế.
Ai có dịp đọc thư Chân Tín, thấy ông viết những bài phát biểu và tham luận giống như ông viết thư. Chân tình và nhạy cảm, luôn luôn tìm gặp và tìm nghe người khác. Viết như dốc cả tâm hồn vào điều mình muốn nói. Giọng điệu dễ dãi, đơn giản, Chân Tín gọi là “luộm thuộm”. Còn những người viết cho ông, ngoài bạn bè thân hữu, có một số do trước kia được ông nâng đỡ và thăm nom trong nhà tù của chế độ Cộng Hòa miền nam, một số khác vì nhờ sự giúp đỡ của ông mà thoát ách chính quyền cộng sản. Cũng có người liên lạc với ông từ thời làm chủ tịch Ủy ban cải thiện chế độ lao tù, nay tiếp tục ủng hộ tiếng nói của ông và tranh đấu cho ông. Có những thành viên của Ân xá quốc tế đều đặn viết thư cho ông từ khi ông bị tước đoạt tự do. Vào dịp lễ Giáng Sinh vừa qua, riêng từ nước Anh mấy trăm lá thư của những người bạn chưa quen biết gửi tới ông chứng tỏ rằng cuộc tranh đấu cho con người, cho tự do và công lý tự nó sẽ làm nảy sinh những tiềm lực cần thiết để tiếp tục đấu tranh.
Ông già Chân Tín năm nay 72 tuổi vẫn sống thanh thản tại một xứ đạo nhỏ bé và hẻo lánh miền Duyên Hải. Không được quyền làm công việc của một linh mục, không được phép giảng, cũng không được phép nói  trong nhà thờ như một giáo dân. Nhưng sự có mặt, và nhất là sự vắng mặt của Chân Tín lại là một tiếng nói, đúng hơn, một tiếng kêu của người dân Việt-Nam!
Ông già Chân Tín mất quyền công dân! Ông già Chân Tín bị đày, bị quản thúc chỉ vì nói lên lòng người, nói cho con người! Tiếc thay! Tiếc cho cả dân tộc Việt Nam. Tiếc nhất cho những kẻ đã làm nên nông nỗi này!
Ước gì bạn đọc không chỉ coi tập hồ sơ này như một tài liệu tham khảo. Đàng sau những dòng chữ có một bộ mặt, một niềm tin của một công dân, một linh mục Việt Nam thiết tha làm chứng cho khổ đau và hy vọng của con người Việt-Nam. Chân Tín không có chỗ đứng trên mảnh đất Việt Nam là dấu chỉ người dân Việt Nam đã mất quyền làm chủ trên quê hương mình. Gần 70 triệu người Việt hiện đang vất vưởng và tạm bợ cắm trại trên chính mảnh đất cha ông đã để lại. Mà cái tập đoàn đã và đương đẩy họ vào thảm trạng đó gồm toàn người đồng bào của họ.
Thực tại ngược đời ấy đòi hỏi mỗi người phải tiếp tục tranh đấu. Gương của Chân Tín cũng như gương của bao nhiêu người khác, thúc đẩy mỗi người trong chúng ta phải tự đại diện cho chính mình, đứng dậy, nói lên tiếng nói của người dân. Đó là nguồn gốc của dân chủ.
Khi quyền lực độc tài đã tước đoạt hết, con người chỉ còn có lương tâm của mình. Tiếng nói của lương tâm là ánh sáng không một quyền lực nào dập tắt được. Nếu chúng ta muốn, tiếng nói ấy sẽ thành Lời.
Thư Chân-Tín: “Tôi đứng để nói, công an cấm. Tôi sẽ ngồi mà nói. Nếu người ta cấm nữa tôi sẽ nằm mà nói.”
Nguyễn Ngọc Lan
Tham luận tại Hội Nghị Ủy ban Trung ương MTTQVN (23.2.1978) về vụ các tu viện Thủ-Đức
Ngày 4.2.1978 tại hội trường chính quyền, ông Mai-Chí-Thọ nói chuyện trước cử tọa gồm đại diện Mặt trận tổ quốc thành, quận, phường và giới công giáo (giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân) về vụ linh mục
Nguyễn Văn Vàng và về vụ năm tu viện Thủ Đức, từ 8 giờ đến 12 giờ. Ông Mai Chí Thọ ngỏ ý muốn có trao đổi giữa đồng bào và chính quyền. Nhân dịp Hội nghị Mặt Trận, chúng tôi chân thành bày tỏ cùng chính quyền một số cảm nghĩ sau đây:
1. Một vài ưu tư về chuyện chung đất nước và lợi ích của Giáo hội Công giáo Chính vì sự đoàn kết dân tộc mà chúng tôi có ưu tư: cố gắng của chúng tôi là giúp cho chính mình cũng như anh em đồng đạo hòa
mình với toàn thể đồng bào, chung sức góp phần để quê hương được bình an, ấm no, hạnh phúc. Những cố gắng đó – tuy chưa thấm vào đâu, như Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình nói – song cũng tỏ một ý chí, một chiều hướng mà các giám mục phía nam đã bày tỏ trong Thư chung tháng 7/1976 gửi đồng bào công giáo.
Có thể nói chính vì chuyện chung đất nước và cũng vì giáo hội công giáo mà chúng tôi ưu tư. Trong sự nghiệp chung của dân tộc, chúng tôi muốn có một đóng góp tích cực của giới công giáo phía Nam –
không ở trong thái độ tiêu cực của một ‘Giáo hội thầm lặng’ – nhưng càng tin tưởng hơn vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhưng tại buổi họp 4.2.1978, ông Mai Chí Thọ đã nhận thấy đồng bào công giáo ‘nghi ngờ’ vụ các tu viện Thủ Đức. Mối ưu tư chúng tôi là ở điểm đó: Quả có sự nghi ngờ của đồng bào về vụ tu viện. Xin giải bày ở đây cái tâm tư của người công giáo, không ngoài ước muốn chính quyền
hiểu thêm chúng tôi.
Sự nghi ngờ này dễ có do những thành kiến chưa xóa sạch được giữa công giáo và cộng sản. Nhưng riêng trong vụ tu viện nó lại còn dựa trên một quá trình lịch sử: Cách mạng 1789 tại Pháp, luật tách rời Nhà thờ và Nhà nước năm 1905 taị Pháp. Cách mạng 1917 tại Nga, kinh nghiệm xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu đều có chuyện đuổi các tu sĩ khỏi tu viện, đóng cửa các dòng… Nay thấy Cách Mạng Việt Nam chiếu cố đến một loạt dòng tu, người công giáo khó tránh khỏi bi quan và nghĩ rằng lịch sử chỉ lặp lại, chưa có gì mới.
Tại nước ta, Đảng chủ trương vận dụng óc sáng tạo, tìm một đường lối độc đáo, căn cứ trên thực tế và trên các tác động qua lại. Phương hướng này giúp cho thành phần cởi mở của giới công giáo khuyến
khích anh em đồng đạo tích cực đóng góp vào công trình xây dựng quê hương. Hội đồng Giám mục hai giáo tỉnh Huế và Sài Gòn năm 1976 với Thư chung định hướng; tham luận của Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình tại Đại hội Giám mục thế giới lần thứ 5 ở Roma năm 1977 là những đóng góp quan trọng trong bước tiến này. Riêng tại Việt Nam, có thể nói nhiều năm trước giải phóng, các dòng tu tương đối tiến bộ hơn cả – trong nội bộ giáo hội cũng như trong tương quan với Cách mạng.
Vụ các tu viện Thủ – Đức gây trong giới đồng bào công giáo một mối lo sợ: lo sợ rằng có lẽ lịch sử lại tái diễn. Chúng tôi quả cũng không mong thấy lịch sử tái diễn, vì chúng tôi muốn đẩy lịch sử tiến tới
bằng đóng góp tích cực của mình.
Nhân tiện đây, chúng tôi cũng mong chính quyền cảm thông với đời tu sĩ của chúng tôi. Có người hỏi sao trước Cách mạng thì nhiều dòng chủ trương phân tán, tu sĩ không ở các tu viện lớn, chia thành nhóm nhỏ, sống giữa lòng dân? Người khác thắc mắc tại sao nói nhiều về việc đi kinh tế mới mà vẫn ở tu viện thành phố. Thật ra thể hiện đời tu là thế này: chúng tôi đang ở thời kỳ quá độ, đang trong giai đoạn chuyển tiếp. Chúng tôi sẵn sàng chia cộng đoàn lớn thành nhiều cộng đoàn nhỏ, đi lao động tay chân và trí óc.
Nhưng hiện nay thay hộ khẩu rất khó, tu sĩ xin di chuyển chưa phải là việc dễ, muốn lên vùng kinh tế mới, nhưng còn gặp dè dặt phía Nhà nước… Tại buổi họp 4/2/1978, ông Mai Chí Thọ có nói các tu viện dễ bị liệt vào trường hợp phạm pháp, nhà chức trách chỉ xét thư viện của các dòng, hẳn thế nào cũng phát hiện các sách ‘chống cộng’. Quả là có nơi soạn lại sách chưa hết, có thể còn sót sách báo loại này, hay có một vài cá nhân giữ lại với tinh thần không tốt. Nhưng chúng tôi biết rằng chủ nghĩa Cộng
sản nói là ‘tin vào con người’ điều mà chúng tôi rất đồng ý. Đã tin vào con người thì cũng tin vào khả năng nhận định chân lý của con người. Loại sách ‘chống cộng’ trước khi Cách mạng thành công có thể có một ý nghĩa: nhưng sau khi sống trong xã hội chủ nghĩa một thời gian, những sách đó có thể lại mặc một nghĩa khác: hoặc để làm chứng cho những sai lầm mà những sách đó đã vu vơ khẳng định; hoặc để giúp người đọc đo được con đường mình đã đi; những sách đó khi ấy còn giá trị: giá trị tài liệu của một thời đại đã qua. Mà hầu hết các tu viện liên hệ ở Thủ Đức lại là những học viện, có nhu cầu nghiên cứu, học hỏi rộng rãi: chắc hẳn sách báo vô thần, duy vật biện chứng họ còn cất giữ nhiều hơn
nữa.
Lại có người bảo chúng tôi đi tu, phải chăng là để bám vào cơ sở lớn? Thật ra đi tu không có nghĩa đó. Bản chất đời tu của công giáo là đời sống cộng đoàn, mà sống như vậy để sống đức tin của mình, nhưng
cũng vì đó từ bỏ quyền tư hữu. Vấn đề làm công tác như giảng đạo, dạy học vv… chỉ là những hình thức cụ thể để người tu sĩ phục vụ đồng bào. Có thể nói đời tu trì khá gần với đời sống xã hội chủ nghĩa, ít ra trong thái độ đối với của cải và đối với lối sống tập thể.
Một điểm nhỏ cũng xin lưu ý là các nhà thần học có ảnh hưởng trong Công đồng vatican II – một công đồng đã vạch phương hướng đối thoại cởi mở cho Giáo hội những năm gần đây – phần lớn là những tu sĩ. Cảm thông với đời tư của chúng tôi, chính quyền sẽ hiểu là chúng tôi hoàn toàn đồng ý rằng trong tu viện, ai có tội, Nhà nước cứ trừng trị khi có bằng cớ rõ ràng và tương xứng. Bản chất đời tu trì công
giáo là đời sống tập thể, mọi người nhất trí trên mục tiêu do Hiến pháp dòng đề nghị – là mục tiêu tôn giáo. Đời sống tập thể đó, sự nhất trí đó không có nghĩa là một con người phạm tội, thì tất cả các tu sĩ đều nhất trí về việc xấu đó, đều tán thành việc xấu đó, trái lại, nếu có liên đới là theo nghĩa ‘con sâu làm
rầu nồi canh’. Bởi vì trong thực tế, chúng tôi dám nghĩ không một ai có trách nhiệm một cộng đoàn tu sĩ lại muốn có chuyện xấu xảy ra trong nhà. Đàng khác, tu viện sống tập thể, nhưng lại là tập thể những người có tuổi trưởng thành, mỗi người lại có công việc của mình, có trách nhiệm của mình và đủ tư cách để chịu trách nhiệm về chính mình trước mặt Nhà nước. Kinh nghiệm một số tu sĩ chúng tôi trong đời sống Mỹ-Thiệu, giấu một vài anh em cách mạng trong tu viện, làm chứng điều đó. Nhưng thời đó, dòng tu có thể làm việc này được là vì dòng tu được chế độ cũ o bế: và chúng tôi làm là vì việc đó có nhiều hướng tiến bộ.
Còn như ngày nay, thì không ai dại gì mà chui vào dòng tu tìm sự an toàn khi làm việc phản động. Ngay linh mục Nguyễn Văn Vàng cũng thấy phải trốn khỏi tu viện mới tính chuyện âm mưu chống đối Nhà nước.
2. Nội vụ các tu viện Thủ Đức như chúng tôi hiểu được qua buổi họp ngày 4/2/1978 Đến đây xin đi vào nội vụ các tu viện Thủ Đức theo như chúng tôi hiểu được qua buổi họp mặt tại trường Chính quyền ngày
4/2/1978. Xin thành thật nói cảm nghĩ của chúng tôi trong tinh thần tìm hiểu nhau.
Cách trình bày của Nhà nước hôm đó xem như chưa thuyết phục đồng bào công giáo:
a) Linh mục Nguyễn Văn Vàng bị bắt vì âm mưu chống Cách mạng; Lê Văn Đào, Phạm Quang Hồng và các sư huynh khác trường Mossard Thủ Đức bị bắt vì, theo như ông Mai Chí Thọ nói, giấu súng (30
khẩu) và in truyền đơn của Lm Vàng chống Cách mạng.
Linh mục Bùi Thanh Long bị bắt tại tu viện Don Bosco Thủ Đức vì chống chế độ. Tang vật được đưa ra và các tội phạm đều nhận.
b) Còn 4 tu viện khác (Phước Sơn, dòng Don Bosco, dòng Chúa Cứu Thế, dòng Đa Minh) thì ông Mai Chí Thọ cho biết còn trong vòng kiểm tra.
Nhưng các bảng treo trên tường, ngoài hành lang của hội trường, thì lại làm bằng những lời buộc tội khẳng định. Những buộc tội cá nhân, chúng tôi chắc Nhà nước sẽ công bố đầy đủ khi hoàn thành điều tra. Còn những buộc tội tập thể thì đã gợi cho chúng tôi một vài nhận xét sau đây qua một hai trường hợp:
a) Trường hợp dòng Đa Minh Thủ Đức về tội cá nhân thì bảng ghi: “Linh mục Bùi Đức Sinh chuẩn bị kế hoạch phá rối trị an và bố trí người đưa ra ngoại quốc.”
Tu sĩ Trần Thế Khoái khai man lý lịch, cấu kết với bọn cướp máy bay trốn ra nước ngoài; cũng có ghim một tài liệu với chú thích là tài liệu chống cách mạng của tu sĩ Phạm Mạnh Cường. Những tội cá nhân,
chúng tôi không bàn tới như đã nói trên. Nhưng về tập thể, thì bảng ghi: Tu viện giấu cất sách báo và nhiều tài liệu chống Cách mạng. Vi phạm này, như ông Mai Chí Thọ nói, chúng tôi đều có thể rơi vào, nên chúng tôi chưa thấy ý nghĩa gì đặc biệt.
b) Trường hợp Dòng CCT Thủ Đức Bảng treo tường mang nhan đề: “Vụ linh mục Nguyễn Văn Lộc và một số phần tử phản động Dòng Chúa Cứu Thế cấu kết với Mặt trận Quốc gia Giải phóng”, tức là nhan đề có chủ ý phân định cá nhân và tập thể. Nhưng liền sau đó lại thấy kê: “Các hoạt động phạm pháp của tu viện”, tức là không còn sự phân định kia. Tội ghi về tu viện gồm bốn mục, thì chỉ mục thứ
4 là qui riêng cho cá nhân Nguyễn Văn Lộc, còn 3 mục đầu là qui cho tập thể:
1- Mở chủng viện trái phép: Về điểm này anh Nguyễn Ngọc Lan hôm đó tại trường Chính quyền đã góp ý kiến: Học viện có từ trước cách mạng; khi chính quyền bảo đăng ký thì đã làm sớm; khi chính quyền
yêu cầu tạm ngưng cho đến khi Nhà nước cho phép thì cũng ngưng ngay.
2- Tàng trữ vũ khí nhằm mục đích phản cách mạng: thật sự chỉ có một khẩu súng lục đã rỉ học sinh nhặt ở ngoài vườn.
3- Chứa người trái phép: Nếu có, thì đó chỉ là một vi phạm thông thường của bất cứ hộ nào sơ suất (bà con tới thăm mà không kịp trình tổ trưởng). Riêng trong trường hợp dòng Chúa Cứu Thế Thủ Đức
chúng tôi được biết hoàn cảnh ông già Quý, không bà con thân thuộc, suốt đời ở với tu viện, có hộ khẩu tại tu viện, nay bị nhà chức trách đuổi khỏi hộ tu viện và đang sống trôi dạt… với giấy buộc tội cư ngụ bất hợp pháp. Còn anh Nguyễn Văn Đức bị bắt giữ, là người có hộ khẩu ở nhà bà mẹ anh, cạnh học viện DCCT, anh thường đến làm việc tại tu viện. Ngoài ra, chúng tôi xin phản ánh chung quanh học viện: Sau khi Công an chiếm đóng tu viện, đồng bào lương cũng như công giáo nói rằng có sự tẩu tán của cải từ tu viện ra ngoài. Riêng nhà thờ An Phong nằm trong khuôn viên học viện, thì giáo dân cho hay là đã bị dẹp, bàn thờ cũng bị phá, nơi này không còn là nơi trang nghiêm tế tự, được biến thành chỗ ăn ở
và liên hoan của cán bộ. Về mấy dư luận này đã gây thêm hoang mang giữa đồng bào, nếu có thật, thì càng rất đáng tiếc.
Để nói thêm cảm nghĩ: chúng tôi được biết là Nhà nước vẫn muốn cán bộ học tập để phân định đâu thù, đâu bạn, đâu tập thể, đâu cá nhân. Nhưng chúng tôi không khỏi lo ngại rằng cách trình bày của những tấm bảng treo tại hành lang hội trường Chính quyền ngày 4/2/1978 không có lợi cho nhận
thức đúng đắn của anh em cán bộ, mà còn có thể gây thêm lầm lẫn và ngộ nhận.
3. Bày tỏ cùng chính quyền nguyện vọng của tu sĩ trong tinh thần xây dựng đoàn kết
Trình bày mấy điều trên cùng chính quyền, chúng tôi đã suy nghĩ, đắn đo, và chính vì chính quyền muốn có sự sòng phẳng, thành thật trao đổi để hiểu nhau hơn – mà chúng tôi tỏ bày cảm nghĩ của chúng tôi. Và có hai nguyện vọng:
Một là mong cơ quan an ninh của Nhà nước điều tra nhanh chóng.
Hai là khi điều tra xong, chính quyền sớm cho các tu viện trở lại sinh hoạt bình thường, để tránh những hậu quả tâm lý tai hại cho tình đoàn kết dân tộc, để chặn bè phản động thừa dịp lợi dụng tuyên truyền gây chia rẽ, hoang mang. Dĩ nhiên, sự hoang mang của một giới đồng bào hay của một thiểu số phản động chẳng đi tới đâu hết. Nhưng điều khiến chúng tôi rất lo nghĩ – và hẳn chính quyền cũng chia sẻ sự lo nghĩ này với chúng tôi – không phải là ở bình diện an ninh nữa.
Chúng tôi muốn nói đến nỗ lực chung là đẩy lịch sử đi tới, không đành tâm nhìn lịch sử chỉ là lập lại hay đi lùi. Đã có những nổ lực có thể còn giới hạn, nhưng không ngừng để đồng bào công giáo phía Nam từ
1975 đi vào chế độ XHCN không như ở phía Bắc sau 1954 và không như người công giáo ở nhiều nước Đông Âu. Nhưng những biến cố gần đây có thể đặt chúng ta trước một chỗ quặt đáng tiếc: đồng bào công giáo có thể sẽ khựng lại – không phải nghĩ đến chuyện làm nên trò trống gì đâu – nhưng chỉ để rút vào một thế đứng ‘an phận’ bi quan và tiêu cực.
Trình bày với chính quyền như thế là vì chúng tôi ý thức được phần nào trách nhiệm làm chủ tập thể trước những biến cố xảy ra mà quần chúng không hiểu rõ sẽ có thể có những bàn tán bất lợi cho tinh thần đoàn kết dân tộc mà ai cũng cảm thấy rất cần thiết trong giai đoạn này.
Mặt khác, chúng tôi cũng không ngại nói hơi nhiều về tu sĩ cùng chính quyền, vì cuộc sống tu sĩ xét kỹ cũng thuộc về đời sống nhân dân: tu sĩ cũng là dân cả. Nếu chúng tôi được Nhà nước nâng đỡ, thì
không những giáo dân, mà ngay cả quần chúng nhân dân sẽ đặt thêm tin tưởng vào chính quyền cách mạng là thành quả chính quyền của dân, vì dân và do dân.
Chân Tín
(Tp. HCM, 23.02.1978)

Tay Trái của Chúa(La Main Gauche de Dieu)

Tay Trái ca Chúa (La Main Gauche de Dieu)

Vũ Huy Thiện

11/30/2012

nguồn: Vietcatholic.net

Nhân đọc bài “La Main Gauche De Dieu” của bạn Huyền trong Đặc San Hè ATN 2011, bất giác bao nhiêu kỷ niệm đều thức dậy trong tâm tư, mà bấy lâu vẫn ấp ủ trong lòng:

Buổi trưa hôm ấy, một ngày trời âm u ảm đạm, đứng trước cảnh núi rừng trùng
trùng điệp điệp của vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn, và sau khi hoàn thành xong
chỉ tiêu ấn định của cán bộ cai tù, tôi ngồi xuống nghỉ chân vài phút. Vừa ngồi
xuống, thì kìa, phía dưới trước mặt, một cái nón lá cũ tả tơi, cùng với mấy
miếng quần áo cũ rách mà ai đó đã để lại, Bất thần trong tôi, bùng lên cái ký
ức về anh chàng phi công Mỹ trong phim nói tiếng Pháp với tựa đề: “La Main
Gauche de Dieu”, được trình chiếu tại rạp Rex Sài gòn khoảng năm 1969 hay 1970
(không nhớ rõ lắm): trong mơ tưởng, tôi như thấy rõ anh ta đang lượm lên cái áo
chùng thâm của vị linh mục xấu số, anh mặc vào người để giả làm một Linh Mục,
rồi ung dung tới một giáo xứ nhỏ bé nơi vùng rừng núi này. Tôi mỉm cười thấy
anh đã hoàn thành tốt tác vụ của một linh mục chủ chăn, đã biến giáo xứ này
thành một nơi sầm uất thờ phượng Chúa.

Tự so sánh anh chàng Phi công với chính mình: anh chàng phi công này giống tôi
ở chỗ, là người công giáo, là một quân nhân, đã từng là chú bé giúp lễ, còn
tôi, tôi cũng là người công giáo, cũng là một quân nhân, đã từng là chú bé giúp
lễ; nhưng tôi hơn anh ta nhiều vì tôi đã từng được Giáo Hội Công giáo nuôi
dưỡng và dậy dỗ để trở thành linh mục, và nếu không tura (danh từ để chỉ những
người tu xuất), thì chắc chắn giờ này đây tôi đã là linh mục thứ thiệt rồi. Anh
trong hoàn cảnh giáo xứ không có linh mục, tức là không có cánh tay Mặt của
Thiên Chúa, vì thế, bất đắc dĩ anh trở thành cánh tay trái của Thiên Chúa, anh
đã thành công. Bây giờ đến lượt tôi, cũng trong hoàn cảnh không có linh mục,
không có cánh tay phải của Chúa nơi trại giam này. Phải làm gì bây giờ? Tôi có
thể thành công như anh ta không?

Tôi thầm thĩ cầu xin: “Lạy Chúa, xin cho con biết ý Chúa, biết mình phải làm
gì?” tôi liền thề hứa với Chúa: “Lạy Chúa, con xin hứa cố gắng hết sức sống đẹp
lòng Chúa và làm những gì Chúa muốn”. từ trong tận đáy lòng tôi có tiếng:
“ngươi có còn “chối” Ta nữa không? Ngươi có “hứa Lèo” không đây?”

Chả là vì vào năm 1948, khi quân Pháp tấn công miền Bắc, mọi người phải tản cư,
nhà xứ Yên Mỹ trong đó có tôi cũng tản cư. Trên đường khi đang cùng đi với một
nữ tu để tới “lán” (danh từ chỉ những căn lều nơi tản cư), tôi bị một tên công
an bắt giữ, họ dẫn đi suốt buổi chiều và đêm hôm đó tới một nhà tù có lẽ từ
thời Pháp để lại, nó kín cổng cao tường và xây kiên cố.

Vừa bước vào cánh cửa nhỏ bên hông, tên công an đứng sẵn, nắm ngực tôi, ấn vào
cánh cổng lớn bằng gỗ, tôi vội vàng kêu lên: “Giêsu…Ma…”

“Mày kêu Giêsu hả?” tên công an nạt to.

Tôi vội chối ngay: “thưa không ạ.” Đấy là lần chối Chúa mà suốt đời không bao
giờ tôi có thể quên được. Và đấy cũng là kinh nghiệm đau thương của cả cuộc đời
tôi.

Được dẫn vào một căn phòng nhỏ tường cao, không có cửa sổ, không có gì khác
trong phòng ngoài tấm phên đan bằng nứa vuông vít chứng 2 mét mỗi bề, được nằm
chung với một thanh niên, mà mãi tới sáng tôi mới biết anh ta là một thanh niên
công giáo thuộc giáo xứ Nội Bài.

Đêm ấy tôi không thể chợp mắt vì sợ hãi, lo âu… Ngồi dậy đọc kinh, sau khi đọc
hết năm chục kinh mùa thương, tôi cầu khấn Mẹ Hằng Cứu Giúp và hứa với Mẹ khi
được tha về,hằng ngày sẽ đọc ít là năm chục kinh…

Hai ngày sau được tha về, giữ lời hứa được ít ngày, rồi ba bảy hai mốt ngày,
lời hứa ấy đã thành lời “Hứa Lèo”. Đó là lý do mà tiếng lương tâm vừa cảnh giác
tôi.

Giật mình trở lại với thực tại, tôi đứng dậy đi về trại giam với quyết tâm lần
này không hứa lèo nữa.

Thế rồi từ hôm ấy, cùng với một nhóm anh em công giáo trong trại tù Hà Tây,
chúng tôi thường chia sẽ với nhau câu chuyện người phi công Mỹ này và về vai
trò của mình, bàn tay trái của Chúa. Còn phần mình, ước ao được trở thành ngón
tay út của “La Main Gauche De Dieu”. Nhờ đó, chúng tôi gặt hái được những thành
quả đáng mừng, nhiều người chưa biét Chúa bây giờ họ đã học đạo và đã chịu Phép
Rửa để trở thành Kitô hữu, nhất là trường hợp đặc biệt sau đây:

LỄ ÐỒNG TẾ RỬA TỘI TRONG TRẠI TÙ CỘNG SẢN Hà Tây.

Câu Chuyện khó tin, nhưng có thật. Chắc ai cũng biết rằng trong chế độ vô thần
cộng sản, họ không công khai tuyên bố cấm đạo, nhưng trên thực tế, họ làm đủ
mọi cách, và dùng đủ mọi phương tiện có thể, để hủy diệt hay cấm cản các hoạt
động của đạo Công giáo. Đấy là nói về xã hội bên ngoài. Vâng, còn trong các
trại tù thì hoàn toàn không thể có các hoạt động tôn giáo với họ được. Thế
nhưng, nó đã xẩy ra ngay trong trại tù Hà Tây gần Hà Nội. Rất nhiều lần và
nhiều anh em Tân tòng đã được rửa tội. Thường là kín đáo và bởi những giáo dân
chúng tôi thực hiện.

Hôm ấy đúng ngày lễ nghỉ, tất cả các tù nhân được nghỉ lao động. Trong không
khí vui vẻ, mọi người đang tu tập từng nhóm nhỏ để chuyện trò, uống nước trà,
hút thuốc “lào” thứ thuốc thông dụng nhất trong tù. Thì trong góc của căn buồng
phụ, một nghi lễ Rửa Tội đã diễn ra. Ðây là một nghi thức Rửa Tội đặc biệt
trong trại tù Hà Tây, một buổi lễ vô tiền khoáng hậu. Vâng , nó quá đặc biệt vì
:

– Tôi chưa hề nghe ai nói đến một thánh lễ đồng tế trong nhà tù cộng sản,

– hơn nữa đây lại là một thánh lễ đồng tế do 3 linh mục và có kèm theo nghi lễ
rửa tội.

Nhóm tổ chức chúng tôi đã liên lạc được với 3 Linh mục tuyên úy mới được đưa về
đây, xin các ngài tới cử hành các nghi thức Thánh lễ và ban Bí tích rửa tội cho
một tù nhân.

– Chủ Tế: Cha Nguyễn Văn Bỉnh (gốc Giáo phận Bắc Ninh),

– Ðồng tế: Cha Phan Quốc Túy (gốc điạ phận Phát Diệm, đội trưởng đội Tuyên Úy)
và Cha Hưởng

-Tín hữu tham dự khoảng mươi người gồm các bạn bè của anh Lý, trong đó có Anh
Nguyễn Hữu Thế (hiện ở Atlanta), Anh Hà Lý Luận hiện đang ở Kansas và tôi…,
người được Anh Lý chọn làm Bõ Đỡ Đầu…

Sau khi nguyện kinh, nghi lễ rửa tội cho anh Võ Minh Lý bắt đầu.

Cha Bỉnh chủ tế đã đổ nước trên đầu anh Vicentê đệ Phao Lô Võ Minh Lý với nghi
thức thật đơn giản, vì sợ công an họ biết, sẽ gặp rắc rối, tuy nhiên, chúng tôi
ai nấy đều cảm thấy rất sốt sắng, và cảm động.

Tiếp theo sau Bí Tích Rửa tội là Thánh lễ đồng tế.

Thánh lễ đã cử hành khá trang nghiêm và đơn giản.

Thánh lễ vừa chấm dứt, nước trà, bánh keo được dọn ra để mừng cho Anh Lý, anh
nguyên là Giám Ðốc phòng tình báo đường dây Bắc Việt thuộc Phủ Tổng Thống Việt
Nam Cộng Hoà, hiện nay anh và vợ con đang ở Sarcramento California.

Kể từ hôm ấy, anh đã là một Kitô hữu, một chứng nhân nhiệt thành của Chúa Giêsu
Kitô.

Cảm ơn Chúa, thánh lễ chấm dứt một cách suông sẻ, không một rắc rối nào xẩy ra.
Nhưng trong khi chúng tôi đang vui vẻ uống trà và thưởng thức bánh kẹo thì được
tin báo cho biết, một viên công an trực trại đang đi vào, (trước thánh lễ chúng
tôi bố trí 2 trạm gác: 1 tại cổng khu vực, và một tại ngay trước cửa sổ của căn
phòng này), y đi từ cổng khu vực, rảo bước nhanh qua một sân rộng, không nói năng
hay hỏi han ai điều gì mà vào thẳng cửa buồng lớn bên ngoài rồi vào tới chỗ
chúng tôi đang ngồi. Mọi người đều im lặng khi viên công an xuất hiện.

Y hỏi: “Các anh lày đang nàm gì ở đây”.

Anh Hà Lý Luận (có biệt danh là Nhái) đáp: “Hôm nay ngày nghỉ chúng tôi gặp
nhau uống nước trà, hút thuốc!”

Viên công an ra lệnh: “giải tán ngay, còn Anh Túy , Anh Hưởng và anh Bỉnh (ba
cha tuyên úy) về ngay buồng của các anh…cứ ninh tinh…nàm thì nười… ninh tinh
thì giỏi”.

Cha Túy đáp: “Chúng tôi uống nước xong về ngay”

Viên công an: “Không được, phải về ngay nập tức.”

Thế là mọi người giải tán trong niềm tri ân Thiên Chúa vì – công an đã được tin
trễ, nên khi mọi nghi lễ chấm dứt và đã sang tới phần mừng vui, tiệc trà thì họ
mới tới .

Cảm tạ Chúa nhiều hơn nữa vì khi được tha về, anh Lý đã kiên trì giữ vững đức
tin và anh còn đưa cả vợ anh và hai con cùng chịu phép rửa tội tại một xứ đạo
tại California. Mùa hè năm 2007 có dịp sang California , tôi đã ghé thăm Anh
tại Sacramento, ở chơi với Anh hai ngày. Những ngày này, tôi thật vui mừng vì
thấy hạt giống đức tin của Anh đã truyền đạt cho các con Anh, vì cứ mỗi tối
trước khi đi ngủ, tôi thấy các con Anh đều chạy đến trước bàn thờ đọc vài ba
kinh gì đó rồi mới đi ngủ. Thấy thế lòng tôi hân hoan một nỗi vui mừng không thể
tả nổi… Nỗi vui mừng càng tăng khi tôi cũng được gặp lại Anh Triệu Huỳnh Võ
cũng ở gần đó, Anh nguyên là Thứ Trưởng Thông Tin Chiêu Hồi của Chế độ Việt Nam
Cộng Hoà, và Anh Võ cũng đã là một người theo Chúa trong tù, Anh và vợ con cũng
Anh theo Chúa. Cảm tạ ơn Chúa muôn ngàn lần…..

Bây giờ đây chúng tôi Nhóm bạn hữu luôn cầu nguyện cho Anh Lý và thành thật
chúc mừng anh. Ðặc biệt nguyện xin Thiên Chúa đổ tràn muôn ơn lành hồn xác
xuống cho anh và gia đình để luôn xứng đáng là Con Dân Chúa trong mọi hoàn cảnh
của cuộc sống.

(Hồi ký của người tù cải tạo Vũ Huy Thiện)

Người Con Gái Sông Hương

Người Con Gái Sông Hương
Một thời để yêu
Cuộc chiến Việt Nam đã để lại biết bao nhiêu cuộc tình éo le sầu thảm. Một thời để yêumột thời để chết. Một thời bên nhau, đại bác xa xa vọng về và hỏa châu thắp sáng chân trời. Rồi tù đầy chia cắt. Anh trở về dang dở đời em. Nhiều trường hợp sau hơn 10 năm ngục tù, anh trở về , em đã đem con qua Mỹ và
đi xa hơn nữa, em đã sang ngang. Cũng như hàng trăm người khác, chuyện cô gái sông Hương mà tôi kể cho quý vị hôm nay cũng vậy mà thôi.
Nhưng đây là câu chuyện trong gia đình anh chị em cùng khóa Vỏ Bị của chúng tôi, xin kể lại để quý vị nghĩ rằng đây là khổ đau hay hạnh phúc.
Ðặc biệt đây là câu chuyện liên quan đến mặt trận Quảng Trị năm 1972. Chàng là sĩ quan thủy quân lục chiến, tốt nghiệp Truong Vo Bi Ðà Lạt, cùng khóa với chúng tôi. Năm đó đã trên 30 tuổi, ly dị vợ, sống độc thân, đẹp trai và có thể nói là hào hoa phong nhã.
alt
Cô Lan Hương
Ðời thủy quân lục chiến, 12 tháng anh đi, nay đây mai đó. Còn nhớ bài ca của lính mũ xanh. Tháng hai đem quân ra Huế… và ở đó trung tá Nguyễn đã gặp cô Lan Hương, sinh viên văn khoa, người con gái sông Hương. Lúc đó vào đầu thập niên 70, em mới 20 tuổi. Cô gái Huế cũng có nhiều bạn trai theo đuổi và phần cô cũng rất đào hoa. Ðược coi là người đẹp văn khoa xứ Huế. Gặp chàng sĩ quan Bắc Kỳ, áo mầu lính biển với mũ xanh, mang vóc dáng của người hùng thời chinh chiến, Lan Hương bỏ tất cả để theo chàng.
Cô Lan Hương
Chị cả một gia đình lễ giáo bảo thủ, cha mẹ cô hoàn toàn chống đối cuộc hôn nhân hết sức phiêu lưu. Anh chàng Bắc kỳ hơi lớn tuổi, quá khứ chẳng biết ra sao, đi thứ lính không biết chết ngày nào, không ai lại muốn con gái sớm thành góa phụ.
Nhưng cô gái sông Hương bướng bỉnh đã bỏ nhà theo sư đoàn thủy quân lục chiến vào Saigon mất tăm dạng. Nàng chỉ trở về với đứa con trong bụng để rồi gia đình cũng phải đành chấp nhận cho chàng rể bất đắc dĩ ra mắt nhạc gia và chờ đón đứa cháu ra đời.
Lúc đó đúng vào giai đoạn trung tá Nguyễn cùng với lữ đoàn đang chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Lan Hương đau bụng vào nhà thương khi Bắc quân tấn công thủy quân lục chiến tại Ái Tử.
Hương kể rằng đại bác chẳng biết từ đâu vọng về ngày đêm. Rồi bom nổ, tiếng máy bay xé ngang trời. Dân chúng bị thương, bị chết đem vào bệnh viện cho đến ngày 6 tháng 4 năm 1972 đứa con trai đầu lòng của cô gái sông Hương ra đời. Ðặt tên cháu là Vũ.
Cũng ngày hôm đó, từ mặt trận, trung tá Nguyễn bay trực thăng về hậu cứ, rồi xe nhà binh cùng với binh sĩ ào vào thăm vợ con được ít phút rồi lại ra đi.Lính tráng đi với ông thầy, súng đạn đầy người, áo quần tơi tả, đến rồi đi… tưởng như trong phim ảnh.
Cô sinh viên nay trở thành bà mẹ trẻ ôm con khóc không biết rồi đây anh có trở về không ? Ðó là những ngày đầu của người con gái nếm mùi đau thương chinh chiến. Mấy năm trước, dù Mậu Thân với bom đạn và xác người chôn ở vườn nhà, tuy có sợ hãi nhưng vẫn còn ở tuổi ngây thơ. Bây giờ chiến tranh mới thâm
nhập vào da thịt.
alt
Lan Hương với quân phục Thủy Quân Lục Chiến
Suốt 6 tháng dài từ tháng 4 tới tháng 9 năm 1972 , Lan Hương thực sự sống với chiến trường Quảng Trị. Theo tin chiến sự mỗi ngày. Quân ta, quân địch đánh nhau ở đâu. Thủy quân lục chiến rút lui ra sao, rồi đơn vị về Huế dưỡng quân để lên đường vượt Mỹ Chánh thế nào.
Người con gái sông Hương cùng thở theo hơi thở của cả đoàn quân mũ xanh. Khi đánh vào Cổ Thành, lính bên ta chết bao nhiêu, xác đem về đầy các xe nhà binh, máy bay chở về Saigon không kịp còn nằm chờ ở phi trường. Cô sống trong những cơn ác mộng ngày đêm, không đêm nào là không có cơn
mộng dữ. Ðứa con đầu lòng đã sống trong niềm lo bất tận của mẹ !
Tiếp theo là 1 tin vui trong giai đoạn mới của binh nghiệp. Trung tá Nguyễn đổi về Saigon làm trung đoàn trưởng 1 trung đoàn bộ binh. Mặt trận miền Ðông cũng không kém phần ác liệt, tuy nhiên không khí thủ đô làm cho gia đình có được những giây phút tương đối an toàn.
Mới đây, từ bên Arizona, đọc những bài viết về trận Quảng Trị và dự trù làm phim, cô Lan Hương đã viết cho gia đình tôi một đoạn email :
“Ðọc những chuyện về trận Quảng trị 37 năm về trước, em hết sức xúc động. Ðó là một phần cuộc đời của em không bao giờ quên được. Cuộc đời làm vợ lính thủy quân lục chiến, làm mẹ lần đầu. Và do những tình cờ em lại quen biết với gia đình anh chị suốt bao năm nay”.

30 Tháng Tư, ngày định mệnh.

Mặc dù là bạn cùng khóa, nhưng tôi không hề biết về gia cảnh của trung tá Nguyễn. Hai tuần trước ngày 30 tháng 4-1975, tôi có dịp đi cùng người anh của Nguyễn lên chiến trường miền Ðông để thăm trung đoàn tại Bến Cát. Anh của Nguyễn là trung tá Tâm, cùng làm việc với chúng tôi tại  Tổng Tham Mưu
QuanLucVNCH.Xem tình hình tại chỗ, thấy hoàn cảnh của Nguyễn, với trách nhiệm chỉ huy tại chiến trường, rõ ràng là việc di tản hoàn toàn không có điều kiện.
Sáng 30 tháng 4-1975, chúng tôi đi bằng tàu quân vận tại Khánh Hội, theo sau đoàn tàu Hải quân. Gia đình anh Tâm chạy theo chúng tôi, lại có cả cô em dâu và 1 đứa con 3 tuổi. Cô em dâu lại đang mang bầu, chính là Lan Hương của trung tá Nguyễn. Người con gái sông Hương của thủy quân lục chiến và đứa con trai là thằng bé ra đời trong thời gian mùa hè 72 tại Quảng trị.
Mang bầu đứa con thứ hai, với thằng bé 3 tuổi, chạy theo anh chị, xuống tàu ra khơi. Lúc đó, thực sự tất cả chúng tôi cũng mơ hồ không biết đi đâu. Có thể về miền Tây, ra Phú Quốc, ra Côn Sơn theo Hải quân hay chờ tàu Mỹ vớt. Nhiều gia đình hy vọng thoát cơn hồng thủy, nhưng Lan Hương tan nát trong lòng.
Biết thế này em ở lại Saigon chờ anh Nguyễn.
Sau cùng, trải qua chuyến hải hành đầy nước mắt, mẹ con theo anh chị đến đảo Guam thì cô quyết định xin ghi danh theo con tàu Việt Nam Thương Tín để trở về. Tuy nhiên vì sắp đến ngày sanh, lại thấy những người xin về có những hoạt động đấu tranh quá dữ dội nên sau cùng cô ở lại. Khóc thì vẫn khóc !
Qua đến miền đông nước Mỹ, Lan Hương sinh đứa con trai thứ nhì trong trại tỵ nạn Fort Chaffee đặt tên là thằng Việt.Họ Ðạo miền Trung Mỹ bảo trợ cho Lan Hương nuôi con. Hai đứa bé còn thật nhỏ. Những bà vú Hoa Kỳ tình nguyện thay phiên đến trong nhà, trông con để mẹ đi học. Xứ Huế với dòng sông Hương, gia đình cha mẹ, các em vẫn xa tít mù khơi. Không có tin tức gì về anh Nguyễn. Nào biết còn sống hay chết. Ðã đi tù hay mất tích (?)!
Những buổi tối mùa đông của miền băng giá, cô vẫn lặn lội đi học. Xa cách những vùng có đông người Việt. Gia đình anh chị bên nhà Nguyễn cũng bận rộn về sinh kế. Những đứa con còn nhỏ dại. Cô sinh viên văn khoa của sông Hương lầm lũi trở thành bà mẹ trẻ học trò tỵ nạn trong kiếp sống cô đơn.
Lỡ bước sang ngang
Trong hoàn cảnh đó, trải qua gần 5 năm hấp thụ nền văn minh Mỹ quốc, Lan Hương gặp ông giáo sư dạy
chương trình điện toán. Ông thầy Mỹ cũng đã ly dị vợ từ lâu đem lòng thương yêu cô gái Việt và xin cưới.
Trung tá Tâm, anh của Nguyễn, điện thoại cho chúng tôi nói rằng 2 người đến nói chuyện để xin phép được lập gia đình. Tuy là vai anh chồng và là bác của những đứa con nhưng làm sao trả lời được.
Ai mà có thể quyết định Yes hay No.
Nếu không đồng ý thì cũng không ngăn cản được. Vả lại, nếu cô Hương ở vậy, làm sao nuôi con thành người . Những đứa nhỏ sắp sửa vào trường. Rồi trung học, đại học. Tin nhà không có. Biết Nguyễn sống chết ra sao và sẽ chờ đến bao giờ…!Hơn nữa cũng chẳng phải thuần túy vì sinh kế. Cô gái sông Hương ngày xưa đã có một thời nhiệt tình để yêu. Ðã có can đảm bỏ nhà đi theo sư đoàn thủy quân lục chiến.
Ngày nay nàng đã tìm thấy hơi ấm tình yêu mới bên cạnh ông thầy đại học vào những lớp tối mùa đông. Cô ở vào tuổi 30 khi gặp anh chàng người Mỹ, cũng cao lớn đẹp trai vững vàng như trung tá Thủy quân lục chiến của mùa hè Quảng Trị ngày xưa. Ngày cưới đã ấn định. Tháng 7 năm 1980. Hai đứa con trai nhỏ vô tư vui vẻ làm quen với người cha Hoa Kỳ bao dung và tận tụy.
Nhưng số mệnh vẫn còn nhiều cay đắng. Ba ngày trước khi làm đám cưới, Lan Hương nhận được thư nhà từ Huế gửi qua. Kèm theo là mẩu giấy nhỏ nhắn tin của Nguyễn, còn sống, vẫn ở tù, chẳng biết ở đâu. Không biết còn sống được bao lâu. Nhưng còn sống.Lan Hương nhớ lại, những ngày xa xưa của năm 80, gần 30 năm về trước là những giờ phút hết sức trăn trở. Vui mừng cho 2 đứa con vẫn còn bố. Nhưng bẽ bàng cho duyên phận. Sau cùng, đám cưới vẫn tiến hành qua những ngày đầy nước mắt.
Rồi ngày tháng trôi qua, cuộc sống trên đất Mỹ với người chồng yêu thương, hết sức quân tử đã tạo thành 1 gia đình kiểu mẩu. Lan Hương có nhiều cơ hội giúp đỡ cha mẹ và các em. Gửi quà về tiếp tế cho Nguyễn trong trong trại tù từ Bắc vào Nam.
Từ trong trại, anh Nguyễn mơ hồ biết là vợ con đã qua Mỹ nhưng không có nhiều tin tức. Sau hơn 13 năm “ lao động cải tạo “ người anh hùng TQLC một thời được trở lại Saigon. Biết tin vợ con hạnh phúc trong gia đình mới. Anh tìm lại người vợ cũ, làm hồ sơ HO đưa tất cả qua Hoa Kỳ. Ðịnh cư tại miền Trung Mỹ. Tuy giấy tờ là 1 gia đình nhưng Nguyễn vẫn sống độc thân như thời kỳ trước 75 . Gia đình mới của Lan Hương bây giờ đã dọn qua sống tại miền Tây.
Anh trở về, dang dở đời em…!
Mùa xuân năm 1991, cô gái sông Hương giờ đây đã 40 tuổi, đem 2 con qua miền Ðông gặp bố lần đầu tiên. Trước khi đi, người chồng Mỹ cầm tay Hương mà nói rằng: “Em hãy đi và thử hỏi lòng mình 1 lần cho rõ ràng. Nếu đây là lần chúng ta chia tay, anh cũng đành chấp nhận. Chuyện của chúng ta sau 10 năm, đến đây là đoạn cuối. Nhưng nếu em trở lại, thì xin nói lời chia tay rõ ràng với Mr. Nguyễn. Ðối với anh, Nguyễn luôn luôn là 1 người anh hùng. Nếu cần thì anh cũng phải hy sinh. Cảm ơn em đã cho
anh một gia đình trong 10 năm hạnh phúc.
Tiếp đến, cuộc gặp gỡ đầy đau thương của vợ chồng và bố con ông HO. Trời mùa đông Hoa Kỳ hình như có cả cơn gió Lào thổi về Quảng trị. Nguyễn cũng có tâm trạng ước mong đoàn tụ nhưng rồi chợt biết là đã ngàn trùng xa cách. Nàng đã có gia đình mới. Mẹ con thấm nhuần văn hóa Mỹ. Anh không thể và cũng không có khả năng phá vỡ được bức tường ngăn cách đã xây dựng từ 15 năm qua.
Ðành để cho định mệnh đóng vai trò quyết định. Dự trù ra đi 1 tuần nhưng 4 ngày sau Lan Hương đã đem con trở về với ông bố Mỹ. Và 1 lần nữa người cha Hoa Kỳ sung sướng đón mẹ con Việt Nam trong vòng tay mở rộng. Gia đình Lan Hương sống tại San Francisco nên có cơ hội gần gia đình chúng tôi như cô em gái. Chúng tôi biết hết gia cảnh, và cô cũng vui lòng kể hết chuyện đời.
Cay đắng nở hoa…
Tháng 5 năm 2002, chúng tôi nhận được thiếp mời đi dự đám cưới cháu Việt tại Arizona. Bác sĩ Việt 27 tuổi lấy cô vợ Mỹ, bạn học thời sinh viên tại nơi tiểu bang đồng khô cỏ cháy nhưng mang đầy truyền
thống hết sức Hoa Kỳ.
Gia đình nhà vợ giàu có và bề thế. Bạn bè anh chị em nhà cô dâu Mỹ rất khích động ồn ào khi đón được chú rể bác sĩ Việt Nam đẹp trai độc đáo như tài tử Kong Fu Bruce Lee. Lễ cưới cử hành long trọng tại nhà thờ. Ông bố vợ đại diện gia đình nhà gái chào mừng nhà trai và quan khách. Nhà trai của bác sĩ Việt gồm cả 2 quốc gia Hoa Kỳ-Việt Nam từ bốn phương kéo về.
Ông bố chồng Hoa Kỳ đứng lên giới thiệu ông bố chồng Việt Nam là trung tá Nguyễn của chúng ta. Vị giáo sư điện toán của đại học nói rằng đây là người anh hùng Thủy quân lục chiến Quan Luc Việt Nam Cong Hoa`, đã chiến đấu 20 năm cho miền Nam tự do từ Tết Offensive 68 cho đến Easter Offensive 72. Ðã trải qua hơn 13 năm làm tù binh trong trại tù cộng sản. Mr. Nguyễn là anh hùng của ngày xưa và là anh hùng của ngày hôm nay.
alt
Hình 3 người cha của bác sĩ Việt, Cha nuôi, Cha ruột và Cha vợ
Với tư cách là bạn bè và là khách của nhà trai, tôi có dịp lên tiếng nhắc lại những ngày Nguyễn chiến đấu tại Quảng Trị, những ngày anh ở lại Bến Cát cho đến khi Tư lệnh sư đoàn tự vẫn và ông bị bắt vào tù. Mrs. Nguyễn mang bầu đi cùng chúng tôi ra khơi, được tàu Mỹ vớt, sinh cháu Việt trong trại tỵ nạn. Ðặt tên Việt để nhớ mãi về quê hương. Và hôm nay… Không khí cảm động và hơi căng thẳng, nên chúng tôi tìm cách kết luận nhẹ nhàng,… và hôm nay, Dr. Việt bỏ người cha Marine Corps Việt Nam và cả người cha giáo sư đại học Hoa Kỳ để về ở rể với người cha vợ Arizona, chỉ vì cậu bác sĩ của chúng tôi đi theo tiếng gọi của ái tình…
Tiếp theo, MC là em gái của cô dâu giới thiệu bà mẹ Lan Hương đi lên chứng kiến lễ cưới của con trai. Ông chồng cũ Việt Nam đi 1 bên, ông chồng hiện tại Hoa Kỳ đi 1 bên. Cô gái sông Hương khoác tay cả 2 chàng đi lên bàn thờ. Quan khách vỗ tay tán thưởng còn nhiều hơn là dành cho cô dâu chú rể.
Trong đời chúng tôi, chưa từng dự 1 đám cưới nào như vậy. Chú rể mới chụp hình kỷ niệm với 3 ông bố. Bức hình là một di tích lịch sử của gia đình.
Họp khóa mùa Xuân
Tháng 3 năm 2004, kỷ niệm 50 năm của 1 khóa quân trường VoBi Dalat. Anh em chúng tôi vào trường Ðà lạt tháng 3 năm 1954. 50 năm sau, anh em gặp lại tại Orange County, điểm danh xem ai còn ai mất.
Cô Lan Hương đến dự, đi cùng gia đình chúng tôi. Anh Nguyễn độc thân từ miền Ðông về gặp anh em. Ði cùng gia đình trung tá Tâm, chúng tôi đều là những ông già 70 tuổi.
Riêng cô gái sông Hương vẫn còn trẻ như ngày xưa. Anh em họp mặt hết sức cảm động. Giới thiệu  từng trung đội của năm 1954 xa xôi. Thời gian đó, chúng tôi xa Hà Nội năm lên 18 chưa từng biết yêu. Ðến năm 1975 thì bao nhiêu mộng đẹp bay ra thành khói tan theo mây chiều !
Tiết mục sau cùng là người đẹp trao vòng hoa chiến thắng một đời cho các chiến sĩ cao niên. Chị Thiều, nữ sinh Sài Gòn, trao vòng hoa cho nhẩy dù Ngô Quang Thiều như chuyện tình năm xưa của thời chiến dịch Hoàng Diệu. Lan Hương của xứ Huế trao hoa cho anh Nguyễn, thủy quân lục chiến.
Bây giờ anh Thiều và một số bạn khác đã ra đi, nhưng Nguyễn và Lan Hương vẫn còn đây. Vẫn là cha mẹ của những đứa con, là ông bà của các cháu, nhưng chàng trai Hà Nội và cô gái xứ Huế chỉ còn biết nhau trong tình bạn.
Vì đây là chuyện thật nên vào tháng 10 năm nay 2009, nếu các bạn tò mò muốn biết mặt những nhân vật từ trong tiểu thuyết bước ra cuộc đời, thì xin đến San Jose. Khóa chúng tôi họp mặt lần cuối, kỷ niệm 55 năm kể từ khi ra trường tháng 10 năm 1954.
Sau này, có lẽ lực bất tòng tâm. Năm 2014 kỷ niệm 60 năm nhập ngũ, anh em chúng tôi sẽ tổ chức tại gia. Nhà ai nấy làm. Chỉ có thể mời cô Lan Hương đến dự. Vì cô gái sông Hương mãi mãi tuổi 20 ./.
nguồn: Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Câu chuyện về 1.000 con Hạc giấy

Câu chuyện về 1.000 con Hạc giấy
Ngày xưa, có một chàng trai yêu tha thiết một người con gái. Chàng trai lãng mạn gấp 1.000 con hạc giấy làm quà  tặng người yêu. Lúc ấy, anh chỉ là một nhân viên quèn, tương lai không quá sáng sủa, nhưng anh và cô gái ấy, họ đã rất hạnh phúc. Cho tới một ngày…
Người con gái nói với anh rằng cô sẽ đi Paris. Không bao giờ trở lại. Cô còn nói không thể tưởng tượng được một tương lai nào cho cả hai người. Vì vậy, hãy đường ai nấy đi, ngay lúc này… Trái tim tan nát, anh đồng ý.
Khi đã lấy lại được tự tin, anh làm  việc hăng say ngày đêm, không quản mệt nhọc cả thể xác lẫn tinh thần chỉ để làm một điều gì đó cho bản thân. Cuối cùng với những nỗ lực phi thường và sự giúp đỡ của bạn bè, anh thành lập được công ty của riêng mình. “Tôi phải thành công trong cuộc sống” – Anh luôn tự nói với bản thân – “Và sẽ không bao giờ thất bại trừ phi không còn cố gắng”.
Một ngày mưa, khi đang lái xe, anh nhìn thấy đôi vợ chồng già đang đi dưới mưa cùng chia sẻ với nhau một chiếc ô mà vẫn ướt sũng. Chẳng mất nhiều thời gian để anh nhận ra đó là bố mẹ bạn gái cũ của mình. Trái tim khao khát trả thù mách bảo anh lái xe chầm chậm bên cạnh đôi vợ chồng, để họ nhìn thấy mình trong chiếc ô tô mui kín sang trọng. Anh muốn họ biết rằng anh không còn như trước, anh đã có công ty riêng, ô tô riêng, nhà riêng… Anh đã thành đạt.
Trước khi anh có thể nhận ra, đôi vợ chồng già đang bước tới một nghĩa trang. Anh bước ra khỏi xe và đi theo họ. Và anh nhìn thấy người bạn gái cũ của mình, một tấm hình cô đang mỉm cười ngọt ngào như đã từng cười với anh, từ trên tấm bia mộ.
Bố mẹ cô nhìn anh. Anh bước tới và hỏi họ tại sao lại xảy ra chuyện này. Họ giải thích rằng cô chẳng tới Pháp làm gì cả. Cô bị ốm nặng vì ung thư. Trong trái tim, cô đã tin rằng một ngày nào đó anh sẽ thành đạt, nhưng cô không muốn bệnh tật của mình cản trở anh… Vì vậy cô chọn cách chia tay. Cô đã muốn bố mẹ đặt những con hạc giấy anh tặng bên cạnh cô, bởi nếu một ngày số phận mang anh về, cô muốn anh có thể lấy lại một vài con hạc giấy. Anh khóc
Cách tồi tệ nhất để nhớ một ai đó là ngồi ngay bên cạnh họ… nhưng biết rằng bạn không thể nào có được họ… và sẽ không bao giờ được nhìn thấy họ nữa.
Tiền là tiền còn tình yêu thì thiêng liêng. Trong cuộc tìm kiếm sự giàu có vật chất, chúng ta hãy dành thời gian để tìm kiếm khoảnh khắc bên những người yêu thương. Bởi biết đâu, một ngày nào đó, tất cả chỉ còn là hoài niệm.
From : Phước Nguyễn
và Từ Nguyễn Thập gởi

Cha Stêphanô Chân Tín vừa qua đời lúc 16:15, ngày 01.12.2012

Cha Stêphanô Chân Tín vừa qua đời lúc 16:15, ngày 01.12.2012

Đăng bởi pleikly lúc 6:02 Chiều 1/12/12

VRNs (01.12.2012) – Sài Gòn – ChaChân Tín vừa qua đời lúc 16:15, ngày 01.12.2012, tại Nhà hưu dưỡng – Tỉnh DCCTN, số 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn.

Sau đây là thông tin chính thức từ Văn phòng Tỉnh DCCT VN, VRNs xin kính chuyển đến quý vị độc giả gần xa. Kính xin quý vị cầu nguyện cho cha Chân Tín và loan tin cho những người cần biết.

———

CHA STÊPHANÔ NGUYỄN TÍN (CHÂN TÍN), DCCT

Sinh ngày 15.11.1920, tại làng Vạn Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế

Ngày 02.08.1944: Khấn lần đầu trong DCCT

Ngày 06.06.1949: Lãnh sứ vụ Linh mục

được gọi về nhà Cha lúc 16g15 ngày 01 tháng 12 năm 2012, hoàn tất hành trình 92
năm ở trần gian, 68 năm tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, 63 năm thi hành sứ vụ Linh mục.

Thánh lễ nhập quan cử hành lúc 16 giờ 30, ngày Chúa Nhật 02.12.2012.

Nghi thức di quan cử hành lúc 21 giờ 00, thứ Hai 03.12.2012.

Thánh lễ an táng cử hành lúc 6 giờ 00, thứ Ba 04.12.2012, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn.

Địa chỉ: 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3.

Điện thoại: (08) 38437715, Ext. 105

Email: dcctvn@gmail.com

Hoả táng tại Bình Hưng Hoà.

Xin hiệp lời cầu nguyện cho Cha Stêphanô Chân Tín.

Xin miễn phúng viếng vòng hoa các loại.

Khoa học và Đức tin, hai phân tử sơ đẳng trong cuộc sống con người

Khoa học và Đức tin, hai phân tử sơ đẳng trong cuộc sống con người

Đăng bởi pleikly lúc 1:23 Sáng 1/12/12

nguồn: chuacuuthe.com

VRNs (01.12.2012) – AvvenirePhỏng vấn giáo sư Ugo Amaldi, vật lý gia thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Năng Lượng Nguyên Tử Âu châu ở Genève bên Thụy Sĩ

Ngày 16-11-2012 giáo sư Ugo Amaldi, chuyên viên vật lý thuộc Trung tâm nghiên
cứu năng lượng nguyên tử Âu châu ở Genève bên Thụy Sĩ, đã nhận Giải thưởng quốc
tế về nền văn minh công giáo tại Viện bảo tàng công dân Bassano del Grappa tỉnh
Vicenza, bắc Italia. Lý do giải thưởng là vì ”tình yêu đối với khoa học và tình
yêu đối với đức tin”.

Giáo sư Ugo Amaldi sinh năm 1934, đậu tiến sĩ Vật lý năm 1957 tại đại học Roma và chuyên nghiên cứu trong lãnh vực gia tốc các phân tử. Từ năm 1960 giáo sư thuộc nhóm các khoa học gia của Trung tâm nghiên cứu năng lượng nguyên tử Âu châu tại Genève bên Thụy Sĩ. Từ năm 1982 giáo sư cũng dậy môn vật lý nguyên tử tại đại học Milano bắc Italia. Giáo sư cũng là tác giả của nhiều sách và các bài khảo luận liên quan tới khoa học và đức tin, và trong các năm qua đã tham dự nhiều hội nghị và các cuộc thảo luận về đề tài khoa học và đức tin. Sự kiên trì của giáo sư đã giúp hoàn thành việc xây dựng Trung tâm quốc gia xạ trị ung thư (CNAO) khánh thành ngày 15
tháng 2 năm 2010 tại Pavia.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn giáo sư về tương quan giữa khoa học và đức tin.

Hỏi: Thưa giáo sư Amaldi, khoa học có gì để dậy cho đức tin không?

Đáp: Các khoa học nghiên cứu các hiện tượng thiên nhiên, và trong
các sự kiện chúng không có gì để nói với đức tin. Tuy nhiên, các khoa học gia
có đức tin và những người đặt câu hỏi liên quan tới đức tin cảm thấy sự cần
thiết phải sát nhập đức tin vào quan điểm vật lý về thế giới một cách mạch lạc.
Mà khi làm như vậy họ phải đương đầu với các câu hỏi trong lãnh vực biên giới
giữa vài khẳng định của Kitô giáo và những gì họ biết liên quan tới thế giới
thiên nhiên. Đây là các khó khăn mà đôi khi những người không phải là các nhà
khoa học cũng có thể được soi sáng.

Hỏi: Giáo sư có thể đơn cử một thí
dụ cụ thể không?

Đáp: Vâng. Điểm trước hết liên quan tới vấn đề cái chết và sự khổ
đau. Theo đức tin kitô chúng là hậu qủa của tội lỗi. Nhưng một khoa học gia thì
coi cái chết và sự khổ đau là một điều cần thiết. Bởi vì nếu không có chúng,
thì cũng sẽ không có sự tiến triển, và hậu qủa là cũng sẽ không có tiến triển
của con người khôn ngoan với trí thông minh của nó. Đó là hai điều xem ra không
đồng ý với nhau. Đàng khác, người ta không thể không ngạc nhiên đối với sự phức
tạp và cái luận lý nằm ở bên dưới đa số các hiện tượng tự nhiên này, và điều
này là một rộng mở cho sự siêu việt đối với một khoa học gia có đức tin.

Hỏi: Tại sao trong cuộc tranh luận giữa khoa học và đức tin đã hầu như không có gương mặt của Đức Kitô, thưa giáo sư?

Đáp: Thật vậy và rất tiếc là trong các cuộc tranh luận ấy Đức Giêsu đã hầu như không bao giờ xuất hiện. Người ta thích nói tới Thiên Chúa Tạo Hóa hơn, là Đấng đã duy trì vũ trụ hiện hữu. Người ta không bao giờ gắn liền gương mặt của Chúa Kitô với các hiểu biết của các khoa học gia, và người ta cũng không bao giờ gắn liền các sự hiểu biết với Chúa Thánh Thần, mà như là khoa học và sự khôn ngoan thì thật là đúng đề tài. Nhưng tôi nghĩ lý do là nơi sự kiện tương quan cá nhân mà tín hữu có đối với Chúa Kitô koàn toàn khác hẳn với tương quan vô bản vị mà nhà khoa học có với các hiện tượng thiên nhiên, mà ông nghiên cứu. Họ di chuyển trên các bình diện khác nhau. Trái lại, Thiên Chúa Tạo Hóa gắn liền chặt chẽ với thiên nhiên, là đối tượng nghiên cứu học hỏi của khoa học gia.

Hỏi: Thưa giáo sư Amaldi, các cuộc thảo luận ngày càng thường xuyên về tương quan giữa khoa học và đức tin có khiến cho một tâm thức bén nhậy mới được chín mùi trong thế giới khoa hoc không?

Đáp: Kinh nghiệm riêng cho tôi biết rằng cuộc thảo luận này chỉ  được coi là hay bởi những người đặt vấn đề đức tin, cả khi họ là những người không tin. Các người bất khả ngộ, và các người vô thần tiếp tục khó chịu coi tương quan giữa khoa học và đức tin là vô ích.

Hỏi: Trong cuốn sách cuối cùng tựa đề ”Ngày càng gần nhau hơn” giáo sư giải thích các lý do, qua đó các nhà vật lý học làm cho các phân tử gia tốc, có đúng thế không?

Đáp: Vâng, một cách nòng cốt có ba lý do. Thứ nhất để ngày càng
nghiên cứu trong chi tiết thế giới hạ nguyên tử; thứ hai, để tạo ra trong các
va chạm giữa các phân tử, các phân tử mới không hiện hữu trong thế giới bao
quanh chúng ta, nhưng chúng hiện hữu trong một phần tỷ giây sau vu nổ khai
nguyên vũ trụ, hầu nghiên cứu các tương quan gắn liền với các phân tử làm thành
vật chất. Và lý do thứ ba có lẽ là lý do hấp dẫn nhất được chỉ huy bởi ước muốn
tái dựng lại sự tiến triển của vũ trụ bắt đầu từ một phần tỷ giây ấy, hầu minh
giải sự hình thành các vì sao và các dải ngân hà đã xảy ra bao tỷ năm sau đó.

Hỏi: Thưa giáo sư, ngày mùng 4 tháng 7 năm nay 2012 Trung tâm nghiên cứu năng lượng nguyên tử Âu châu ở Genève bên Thụy Sĩ đã loan báo một khám phá ngoan mục. Đó là khám phá gì vậy?

Đáp: Người ta đã chứng minh được sự hiện hữu của một lãnh vực, một phương thế vô vật chất làm đầy toàn không gian, tác động trên nhau với các phân tử đi qua nó bằng cách làm cho vài phân tử chậm lại hơn các phân tử khác, và vì thế cung cấp cho chúng khối lượng lớn hơn hay nhỏ hơn.

Sự hiện hữu của lãnh vực này đã được minh chứng khi quan sát các dao động được định vị trí của nó, được tạo ra trong sự va chạm của các phân tử Higgs. Vì thế đối với các nhà vật lý các phân tử này gọi là Bossone Higgs, là một phương tiện, chứ không phải là mục đích nghiên cứu của họ. Một phương tiện cho phép khẳng định rằng không gian được hoàn toàn làm đầy bởi một môi trường, mà chúng tôi gọi là môi trường Higgs, nghĩa là cái gì trao ban khối lượng cho các phân tử.

Hỏi: Nói một cách cụ thể, đó là điều trao ban khối lượng cho thân thể của tôi và thân thể của giáo sư, có phải thế không?

Đáp: Vâng. Nếu các điện tử electron xoay quanh các hạt nhân của
thân thể tôi có một khối lượng và không bao giờ ngừng xoay, thì là bởi vì có
môi trường Higgs. Nếu thân xác tôi bị hủy bỏ, thì nó sẽ vỡ tan tành.

Hỏi: Vào năm 1992 giáo sư đã thành lập tổ chức Tera để chữa trị bằng các phản xạ adronic. Nó có nghĩa là gì thưa giáo sư?

Đáp: Mỗi năm có 120.000 người Ý được xạ trị với các tia hồng ngoại
tuyến X, nghĩa là được xạ trị chống lại các bệnh ung thư. Cùng với giải phẫu và
hóa trị, xạ trị là phương pháp chữa các bệnh ung thư. Tuy nhiên, các điện tử
proton và ion Carbon có khả năng chính xác hơn các tia hồng ngoại X, và vì thế
chúng cứu các tế bào và các cơ phận lành mạnh ở rất gần các tế bào ung thư. Đây
là điều xảy ra trong 10% các trường hợp. Năm 2003 Tổ chức Tera đã hoàn thành
tại Pavia dự án một máy tăng tốc các proton và ion Carbon. Được chế tạo bởi
”Trung tâm quốc gia xạ trị ung thư Italia” (CNAO) và ”Học viện quốc gia vật lý
nguyên tử Pavia” (INFN), máy này đã trị liệu cho một bệnh nhân ung thư đầu tiên
hồi tháng 9 năm 2011, và dự trù sẽ trị bệnh cho khoảng 1.000 bệnh nhân mỗi năm.
Hiện nay còn qúa sớm để có các số liệu kiểm chứng hiệu qủa của nó. Nhưng đây là
một lãnh vực trong đó người Nhật đã đi tiên phong, và trên toàn thế giới hiện
nay chỉ có một trung tâm khác như trung tâm tại Pavia đó là trung tâm
Heidelberg bên Đức.

Linh Tiến Khải

Radio Vatican – Tiếng Việt