Những nguy cơ sức khỏe khi bước qua tuổi 30

Những nguy cơ sức khỏe khi bước qua tuổi 30

Theo Tienphong

Khi bước vào ngưỡng tuổi 30, bạn cần chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe không chỉ cho bản thân mà còn cho nửa kia của mình nhiều hơn.

Bởi vì cả hai đều phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng nếu không duy trì một lối sống lành mạnh và tích cực. Dưới đây là những căn bệnh bạn có thể mắc phải khi ở độ tuổi 30.

Những nguy cơ sức khỏe khi bước qua tuổi 30 1

1. Ung thư cổ tử cung

Bạn có biết rằng đây là một trong những bệnh có nguy cơ mắc cao
nhất ở phụ nữ độ tuổi 30 – 40? Vì vậy bạn cần kiểm tra sức khỏe định kì để sớm
phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.

2. Tiểu đường týp 2

Gần 20% nam giới và phụ nữ trên 30 tuổi mắc bệnh tiểu đường týp 2.
Tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bạn.
Phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường týp 2 là duy trì cân nặng hợp
lí, ăn uống khoa học và hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Những nguy cơ sức khỏe khi bước qua tuổi 30 2

3. Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn chiếm tới 15% số các bệnh ung thư ở nam giới
trong độ tuổi 30 – 40. Vì vậy bạn hãy nhắc nhở nửa kia của mình khám sức khỏe
định kì hàng năm để phát hiện và ngăn chặn nguy cơ mắc căn bệnh này.

4. U sắc tố da

Nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 30-39 vẫn có nguy cơ cao mắc u sắc tố
da. Ung thư da là một vấn đề nghiêm trọng. Để phát hiện u sắc tố da, bạn cần
chú ý tới sự xuất hiện của nốt ruồi và các dấu hiệu khác trên cơ thể. Nếu phát
hiện có sự thay đổi, bạn cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Khám da liễu hàng
năm cũng là một cách để bạn phát hiện bệnh sớm và phòng chống bệnh hiệu quả.

5. Ung thư đại tràng

Những nguy cơ sức khỏe khi bước qua tuổi 30 3

Nam giới ở độ tuổi 30 trở lên cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng. Tuy nhiên, bệnh này có thể chữa trị được nếu phát hiện sớm trước khi các triệu chứng phát triển. Vì vậy, bạn hãy khuyến khích anh ấy đi khám bệnh để sàng lọc ung thư đại tràng và cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

6. Ung thư vú

Phụ nữ trên 30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú rất cao. Nguy cơ mắc căn bệnh này phụ thuộc vào tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú ở tuổi dưới 40 tuổi. Cũng giống các bệnh ung thư khác, ung thư vú có thể chữa trị được nếu phát hiện sớm, vì vậy, hãy tự khám vú hàng tháng và đi khám ngay khi phát hiện có biểu hiện bất thường.

7. Bệnh tim

Bệnh tim là căn bệnh gây chết người số 1 ở nam giới trên 35 tuổi và ở phụ nữ nói chung. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tim mạch ở bất cứ độ tuổi nào. Bạn cần kiểm tra huyết áp thường xuyên và nồng độ cholesterol 5 năm/lần. Đồng thời, cần duy trì lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe trái tim của bạn.

8. Béo phì

Bạn không nên quá lo ngại vì béo phì chỉ là một trong nhiều nguy cơ sức khỏe trầm trọng ở lứa tuổi 30. Để giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì ở độ tuổi trên 30, bạn cần tạo cho mình thói quen ăn uống khoa học và một lối sống năng động

Nhà thờ Mằng Lăng:

Nhà thờ Mằng Lăng:

Nhà thờ Mằng Lăng thuộc xã An Thạch, huyện Tuy
An, tỉnh Phú Yên,
cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc.

Đây là một trong những nhà thờ cổ nhất ở VN. Vẻ đẹp của công trình 118 năm tuổi này nằm ở lối kiến trúc gô-tích cổ điển với nhiều hoa văn trang trí, nằm ở khung cảnh thanh bình của vùng thôn quê yên ả.

Đây mới dúng nghĩa là cuốn SÁCH HIẾM..

Cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ Lm Alexandre de Rhodes fát minh

Du khách từ các tỉnh lân cận Phú Yên, từ Hà Nội, TPHCM, đến Bình Thuận, Gia Lai mỗi lần có dịp đến Tuy Hòa đều muốn ghé nhà thờ Mằng Lăng. Không chỉ vì kiến trúc đẹp mắt, không chỉ vì lớp bụi thời gian phủ  trùm Mằng Lăng từ màu vôi bạc trắng đến từng viên gạch cũ, mà còn bởi nơi đây có bề dày lịch sử với nhiều chứng tích vô cùng đặc biệt. Tại đây đang lưu giữ cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của nước VN, in tại Roma, Italia, năm 1651. Đó là quyển giáo lý Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes (người dân địa phương gọi là cha Đắc Lộ) – người khai sinh ra chữ quốc ngữ. Nhà thờ Mằng Lăng còn có một khu hầm được xây trong lòng một quả đồi nhỏ. Du khách đến đây, bước xuống tầng hầm độc đáo này sẽ thấy toàn bộ các chứng tích liên quan đến nhà thờ Mằng Lăng được trưng bày trang trọng: hình ảnh nhà thờ Mằng Lăng từ thuở mới xây dựng và qua hai lần sửa chữa, các bức ảnh, câu chuyện về linh mục Alexandre de Rhodes..

Anh Nguyễn v Thập gởi

CHÚA LÀ ÁNH SÁNG CHIẾU SOI

CHÚA LÀ ÁNH SÁNG CHIẾU SOI

(LỄ HIỂN LINH, NĂM C)

Tác giả:Tuyết Mai

Người Ki tô hữu chúng ta ai cũng hiểu Chúa Giê su sinh hạ xuống trần gian, Ngài đem Ánh Sáng Cứu Độ cho muôn dân.   Nhờ Ánh Sáng Ngài tỏa lan mà chúng ta là đèn luôn được cần Ngài thắp sáng.   Vì trần gian còn rất nhiều nơi đang sống trong sự
tăm tối mà Ánh Sáng Chúa không thể rọi tới cho được, nên Chúa rất cần từng
người chúng ta mang Ánh Sáng Chúa đến nơi tăm tối đó!.

Điển hình nhất là gương mẹ Thánh Tê rê sa thành Caculta ở Ấn Độ đã đem ánh sáng thắp lên cho một người đàn ông mà hầu như cả đời ông đã sống trong bóng tối, trong cô độc.   Không một bóng người lai vãng, ông rất ít khi ra khỏi nhà, và hầu như chẳng một ai cần biết rằng ông hiện hữu.   Nhờ mẹ Tê rê sa và các nữ tu của mẹ đã đến
và đã dọn dẹp từ nhà cửa phủ đầy màng nhện, bụi bậm, sâu bọ, và mọi thứ nhơ
nhuốc dơ bẩn.   Cho mở hết cửa nẻo để ánh sáng mặt trời có thể làm tăng thêm sự sống trong căn nhà, nhưng quan trọng và thiết yếu hơn cả là mẹ Tê rê sa đã đến và đã mở được cửa nhà tâm hồn của ông mà đã rất lâu căn nhà tâm hồn ấy như đã dần chết và đã bị bỏ quên, cách hoang tàn và gần như đổ nát.

Thật phải khi con người chúng ta sống xa Chúa hay từ bỏ Chúa thì lập tức bóng tối của sự dữ sẽ liền bao trùm trên con người ấy và tất nhiên ma quỷ dần dọn vào ở luôn trong căn nhà tâm hồn của người ấy!.   Do đó khôn ngoan thay chúng ta cần cầu khẩn Thánh Thần Thiên Chúa luôn ban cho chúng ta sự khôn ngoan của Chúa, hướng dẫn chúng ta luôn tìm nguồn sự sống  là Ánh Sáng Cứu Độ của Chúa.

Cách thực tế nhất để thử xem chúng ta có còn Ánh Sáng Chúa trong căn nhà tâm hồn của chúng ta hay nữa không bằng cách tìm đến anh chị em khó nghèo xem trái tim ta có còn biết rung động, cảm thương, và sau cùng hết là có muốn chia sẻ một phần nhỏ những gì chúng ta đang có mà Chúa ban cho rất nhưng không, đến cho anh chị em có nhu cầu?.

Chúng ta có cảm thấy thoải mái trong sự chia sẻ ấy không, hay ta tỏ lộ sự khinh khỉnh khi dể người, bịt mũi vì cái mùi xông từ người của họ, và liệng cho thiệt nhanh những đồng bạc lẽ vào nón rách của họ rồi chạy cho thật xa để thở??.   Người Việt Nam chúng ta  có câu rất hay là “ của cho không bằng cách cho” thưa có phải?.   Rồi sau đó chúng ta có còn ý định tiếp tục giúp đỡ họ nữa hay không?.   Đây là cách ta tự thử trái tim của mình xem nhiệt độ ấm của tình đồng loại nó ở mức nào từ 1 cho đến 10?.

Không khó phải không thưa anh chị em vì tình yêu thương đồng loại nó cũng rất rõ ràng như khi ta cần phải biết có bao nhiêu thì gọi là hằng ngày dùng đủ?.   Ăn một bữa bao nhiêu thì gọi là đủ no mà không căng phình cả bụng?.   Mặc bao nhiêu thì vừa đủ
ấm không nóng mà cũng không lạnh? Và những nhu cầu rất căn bản cần thiết cho cuộc sống ngày qua ngày?.

Còn những số dư ta có đó ta có bổn phận và trách nhiệm phần nào trên anh chị em khổ nghèo của chúng ta không? Sau khi số tiền để dành đã được ta tính toán rất kỹ lưỡng để bỏ vào trương mục của ngân hàng, để ngộ nhỡ mai này ta gặp những bất trắc không nằm trong chương trình.   Hoặc tiền để dành ấy là cho cuộc sống về hưu về già của chúng ta, v.v…..

Đã gọi là cuộc đời sống trên trần gian này thì luôn mông lung và không ai đảm bảo được ngày mai ta sẽ ra sao?   Ngay cả sự Chúa gọi ta Ra Đi khỏi cuộc đời này ta còn không biết ở ngày nào và giờ nào, cùng bao nhiêu biến cố khác mà con người không ai
có thể ngờ và lường được khi nào nó đến như: Thiên tai, chiến tranh, cháy nhà,
tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông, chém giết nhau vì hận thù, và muôn
ngàn tai nạn khác không ai có thể tránh được hay ngờ được.   Thì ai hay có một thày bà bói toán nào có thể bói và biết trước cuộc đời tương lai của họ sẽ ra như thế nào hay không?.   Thật là dở hơi phải không khi nghe và tin theo những bói toán rất khó tin ấy!.

Do đó thiết tưởng chúng ta là con cái Chúa chúng ta phải nhớ Lời Chúa Giê su dậy là hãy luôn sống cảnh tỉnh, tỉnh thức, và trong tình trạng luôn sẵn sàng để ngày tận thế của từng người chúng ta có đến thì không một ai phải ngỡ ngàng, sợ sệt, nghi ngờ mà không biết rõ Nơi chúng ta sẽ đến.   Xin Ánh Sáng Chúa luôn chiếu rọi tỏa lan trên con cái Chúa để đèn chúng con luôn được Chúa thắp cho sáng và cũng được tỏa lan ánh sáng đến cho mọi nơi chúng con bước chân đến.   Là từ nơi gia đình cho đến công sở, trường học, chợ búa, tiệm quán, nhà thương, viện dưỡng lão, nhà tù, dòng tu, v.v….. Amen.

** Xin bấm mã số dưới đây để hát theo:

http://www.youtube.com/watch?v=7W_kPfv5O_Q

(Ánh Sáng Chúa)

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

01-05-13

Ánh sáng và bóng tối

Ánh sáng và bóng tối (Mt 2,1-12)

Lễ Hiển Linh năm C

Thiên Phúc

Nhà đại thiên văn Kepler khám phá ra rằng vào năm Chúa Giáng sinh, có một hiện tượng bất bình thường xảy ra giữa các vì sao. Ông nói về hai ngôi sao Jupiter và Saturn rằng, bình thường chúng vẫn quay cách đều nhau, năm đó chúng sáp lại gần nhau đến độ ánh sáng của ngôi sao này cộng hưởng với ánh sáng của ngôi sao kia, tạo ra một luồng sáng khác thường và kéo dài đến cả mấy tháng.

Phải chăng đó chính là ngôi sao lạ đã dẫn đường cho Ba Vua tìm ra Chúa Hài Nhi?

 

***

“Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông” (Mt 2,2). Người xưa cho rằng ngày ra đời của các vĩ nhân thường được báo hiệu bằng sự xuất hiện của các ngôi sao lớn. Các chiêm tinh gia thường nghiên cứu chuyển động của các vị tinh tú
để  đoán biết định mệnh con người. Vì thế, khi nhìn thấy ngôi sao lạ, các đạo sĩ đã nhận ra sự sinh hạ của Đấng Cứu Thế, Vua dân Do thái.

Quả thật, người Do thái đã trông đợi Đấng Cứu Tinh từ bao thế kỷ. Đấng ấy được ví như một vì sao từ Giacóp, như có lời trong Kinh thánh: “Một vì sao xuất hiện từ Giacóp, một vương trượng chỗi dậy từ Ítraen” (Ds 24,17). Tiên tri Mikha cũng đã tiên báo: “Hỡi Belem, Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong hoang địa về đất hứa, thì người cũng có thể dùng ngôi sao dẫn đường cho các đạo sĩ đến Belem để gặp Đấng Cứu tinh.

Nhưng có một sự thật vô cùng trớ trêu: là khi vị Cứu Tinh xuất hiện sau bao thế kỷ đợi chờ, dân Do thái lại thờ ơ lãnh đạm, các thượng tế và kinh sự thì dửng dưng thụ động, cho dù họ thông thạo Kinh thánh và biết rõ nơi sinh của Đấng Cứu Thế. Herôđê lại
còn hoảng hốt vì sự ngai vàng của mình bị lung lay. Chỉ có các đạo sĩ đại diện
cho lương dâng lại hăng hái lên đường, hăm hở tìm kiến, cho dù cuộc kiếm tìn
đầy phiêu lưu trắc trở. Và khi tìm được rồi, Đấng Cứu Thể cũng chẳng có vẻ gì
là một vị quân vương, không uy  nghi trong cung điện đền vàng, nhưng họ
vẫn vui mừng đón nhận, xin được bái kiến và dâng lễ vật quí giá với tất cả tấm
lòng thành.

Sau này, chúa Giêsu đã phải thốt lên: “Từ phương Đông phương Tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Ápraham, Isaac và Gia cóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài” (Mt 8, 11-12).

Lễ Hiển Linh là lẽ Chúa tỏ mình cho dân ngoại, nhắc chúng ta đến việc truyền giáo.

Nhờ ngôi sao lạ mà các đạo sĩ đã tìm ra Đấng Cứu Thế; chúng ta cũng hãy là những ánh sao sáng thu hút những tâm hồn đang khao khát tìm kiếm Chúa.

Nếu con người đang đi trong bóng tối của gian dối, hận thù; chúng ta hãy là những ánh sao của chân thành, phục vụ và yêu thương.

Nếu thế giới đang chìm đắm trong bóng tối của buồn phiền, thất vọng; chúng ta hãy là những ánh sao của niềm vui, an bình và hy vọng

Nếu Chúa đã gọi: “Chúng con là ánh sáng thế gian” (Mt 5, 14), thì đó là một vinh dự vô cùng lớn lao, nhưng cũng là một trách nhiệm nặng nề.

Chúng ta đừng chỉ lo nguyền rủa bóng tối, nhưng hãy dấn thân thắp lên những ngọn nến sáng; Nến sáng của tin yêu và hy vọng, của bác ái và vị tha, để cả trái đất này tràn ngập ánh sáng tình yêu Chúa.

Chúng ta đừng chỉ lo gìn giữ ngọn nến của ngày chịu phép rửa tội, nhưng hãy can đẩm thắp sáng những ngọn nến còn trong bón tối lầm lạc và tội lỗi, để thế giới này luôn đi trong ánh sáng chân thật của Chúa.

***

Lạy Chúa Hài đồng, Cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối vẫn còn tiếp diễn trên thế giới này và trong lòng mỗi người chúng con.

Xin cho chúng con biết kín múc nơi Chúa là chính Nguồn Sáng, để chúng con có khả năng đẩy lui mọi bóng tối trong chúng con và trong lòng mọi người. Amen.

Anh chị Thụ & Mai gởi

 

Giấc Mơ Của Mẹ Têrêxa Calcutta

Giấc Mơ Của Mẹ Têrêxa Calcutta

Mẹ Têrêxa Calcutta, người được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1979 và là người sáng lập viện của dòng Nữ Tử thừa sai Bác Ai chuyên phục vụ người nghèo và hấp hối, đã kể lại ơn gọi phục vụ của Mẹ trong một lá thư viết từ Calcutta như sau:

“Trong những ngày đầu khi mới khởi sự làm việc cho những người cùng khổ nhất trong vùng ngoại ô, tôi bị sốt liệt giường. Trong cơn mê sảng, tôi bỗng thấy mình được đến trình diện trước mặt thánh Phêrô, người giữ cửa Thiên Đàng. Nhưng Thánh Phêrô chận lại không cho tôi vào Thiên Đàng. Ngài nói như sau: “Không thể để cho một người thuộc khu ổ chuột được vào Thiên Đàng. Thiên Đàng không có nơi cùng khổ”.

Tôi mới tức giận nói với Ngài như sau: “Thế ư? Vậy thì con sẽ làm mọi cách để làm cho Thiên Đàng đầy dẫy dân cư của các khu ổ chuột và lúc đó, Ngài bị bắt buộc sẽ để cho con vào Thiên Đàng”.

Tội nghiệp thánh Phêrô. Kể từ sau giấc mơ ấy, Mẹ Têrêxa và các nữ tu của Mẹ đã không để cho Ngài được ở yên phút nào. Không biết bao nhiêu người cùng khổ và cô đơn đã qua đời trong vòng tay ôm ấp của Mẹ và các nữ tu. Thiên Đàng đã trở thành nơi cư trú của những người cùng khổ.

Giai thoại trên đây của Mẹ Têrêxa Calcutta như muốn nói lên một chân lý: không ai
nên Thánh một mình, không ai lên Thiên Đàng một mình.

Đức Cha Fulton Sheen, vị diễn giả nổi tiếng trên các đài truyền thanh và truyền hình tại Hoa Kỳ, đã có lần phát biểu như sau: “Không ai trong chúng ta có thể vào Thiên Đàng, nếu ở đó không có ai nói với chúng ta: chính tôi đã giúp đỡ để bạn được vào Thiên Đàng”.

Ai cũng có thể là một trợ giúp để đưa chúng ta vào cửa Thiên Đàng. Họ có thể là
những người cùng khổ mà chúng ta chìa tay để san sẻ, để giúp đỡ. Họ cũng có thể
là những người cách này hay cách khác làm cho chúng ta đau khổ. Nhưng ưu tiên
hơn cả vẫn là những người chúng ta cố gắng làm cho hạnh phúc. Chính những người
đó là kẻ giúp đỡ chúng ta được vào Thiên Đàng. Nhưng Thiên Đàng không đợi chờ ở
đời sau. Hạnh phúc cũng không chỉ dành lại cho đời sau: Thiên Đàng và Hạnh Phúc
có thể đến với chúng ta ngay từ cõi đời này. Và Thiên Đàng và Hạnh Phúc ấy là
gì nếu không phải là mỗi lần chúng ta cố gắng làm cho người khác được hạnh
phúc.

Trích Lẽ sống

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Bí Quyết Hạnh Phúc

Bí Quyết Hạnh Phúc

Trong một chương trình truyền hình Mỹ, người ta phỏng vấn một cụ già, tuổi hạc rất cao. Người ta đặt câu hỏi như sau: “Thưa cụ, chắc cụ có một bí quyết đặc biệt để được hạnh phúc?”

Cụ già trả lời một cách đơn sơ như sau: “Không, tôi chẳng có bí quyết nào gọi là đặc biệt cả. Trái lại, nó rất đơn giản như chiếc mũi trên mặt ông vậy!”. Cụ già giải thích như sau: “Mỗi buổi sáng mai, lúc thức dậy, tôi có hai điều chọn lựa, một là sống hạnh phúc, hai là sống bất hạnh. Ong nghĩ xem, tôi sẽ chọn điều nào? Dĩ nhiên tôi phải chọn được hạnh phúc”.

Câu trả lời trên đây của cụ già thật đơn giản. Abraham Lincol đã nói như sau: “Con người sở dĩ có được hạnh phúc, sung sướng hay không cũng tại lòng tưởng nghĩ như vậy”. Bạn có thể hạnh phúc, nếu bạn muốn như thế. Đó là điều dễ thực hiện nhất trên đời. Bạn hãy chọn lựa sự bất hạnh. Đi đến đâu bạn cũng than thân trách phận, chắc chắn bạn sẽ được như ý. Nhưng nếu lúc nào bạn cũng tự nhủ rằng: “Mọi việc đều tốt đẹp, đời vẫn đẹp và đáng sống. Tôi chọn sống hạnh phúc”, thì chắc chắn bạn sẽ được điều bạn muốn.

Trẻ con rành về nghệ thuật sống hạnh phúc hơn người lớn. Trẻ em mang vào giấc ngủ của mình vô số những mộng mơ và chúng cũng thức giấc với vô số những mộng ước, trong đó cơ bản nhất vẫn là được vui chơi.

Ngườilớn mà có được một tinh thần như trẻ thơ lúc tráng niên và vào tuổi già, thì
quả là một thiên tài, vì họ nắm được niềm hạnh phúc thật trong tâm hồn mà Chúa đã
dành để cho tuổi thanh xuân. Chúa Giêsu quả là tế nhị khi Ngài nói với chúng ta
rằng cần phải có tinh thần trẻ thơ thì mới vào được Nước Trời. Nước Trời là gì
nếu không phải là được sống hoan lạc trong tình yêu thương của Chúa?

Trích Lẽ sống

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

“Trăm năm bia đá thì mòn,Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”

“Trăm năm bia đá thì mòn,

Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”

Nhà độc tài nào sau khi ra đi cũng trở thành bia cho không biết bao nhiêu những lời
đàm tiếu của thiên hạ. Năm 1986, người ta nói đến trên 3,000 đôi giày đã trở
thành bảo tàng viện của bà Imelda Marcos, phu nhân của cựu tổng thống Phi Luật
Tân, ông Ferdinand Marcos. Sau đó, người ta lại bàn tán về những đôi giày của
bà Elena, vợ của nhà độc tài Ceaucescu bị hành quyết tại Rumani.

Khi vợ chồng của cựu tổng thống Marcos bị bắt buộc phải bỏ nước Phi, dân chúng đã tuôn đến dinh tổng thống như một ngày hội: họ đến đó chỉ để xót xa so sánh cái cảnh giàu sang quá mức của gia đình nhà độc tài với cái đói khổ mạt rệp của dân chúng. Người dân Phi nói rằng, trong 9 năm liền, bà Imelda Marcos chỉ có thể mang một đôi giày không quá 3 lần là cùng. Sau khi hành quyết vợ chồng Ceaucescu, người ta mới khám phá ra rằng căn nhà mà họ cho là bình thường của họ chính là một biệt thự sang trọng với 40 phòng khác nhau được trang trí bằng những bức tranh đắt giá, phòng tắm được khảm bằng vàng. Mỗi phòng đều có truyền hình và máy video.

Tài sản của ông Ceaucescu cũng không thua kém gì những của cải biển lận của ông Noriega, cựu tổng thống bị truất phế của Panama. Ong tướng này không chỉ có những căn nhà lộng lẫy trong nước, mà còn không biết bao nhiêu biệt thự tại Pháp và các nước khác. Máy bay và những chuyến du thuyền của ông không còn là những phương tiện để di chuyển, mà là cả một thú sưu tầm.

Không có một nhà độc tài nào mà không tham lam tiền của. Người ta nói đến hàng tỷ Đôla của ông Marcos. Nhà độc tài của một nước nghèo nàn như Haiti cũng có đến 400 triệu Mỹ kim. Somoza, người bị lật đổ tại Nicaragua, thì có đến hàng trăm triệu Đô la đầu tư vào những kinh doanh đồi trụy như đĩ điếm, cờ bạc. Cựu hoàng đế Pokassa của một nước nghèo nàn lạc hậu như Cộng Hòa Trung Phi bên Phi Châu, đã làm lễ đăng quang năm 1976 với một phí tổn là 20 triệu Mỹ kim. Và hiện nay, người ta ước tính tài sản của tổng thống Zaire là ông Mobutu Sese Seko lên đến gần 5 tỷ Mỹ kim.

Giá của những tài sản bất chính ấy thường giống nhau: một cuộc lưu vong nhục nhã, một cuộc chốn chạy không kèn không trống, một cuộc hành quyết dã man hay một cuộc sống trong lo sợ từng ngày và làm mục tiêu cho những oán ghét.

Mỗi dịp đầu năm, dường như ai cũng muốn làm một quyết tâm. 50% người Hoa Kỳ quyết tâm giảm thiểu sự ăn uống để gìn giữ sức khỏe.

Đối
với người Kitô chúng ta, sức khỏe tinh thần, sự cường tráng tâm linh có lẽ là
điều quan trọng hơn cả. Quyết tâm của chúng ta phải là quyết tâm điều chỉnh lại
sự lựa chọn cơ bản của chúng ta. Đâu là cùng đích của cuộc sống chúng ta? Đâu
là lý tưởng của chúng ta? Đâu là giá trị cao cả nhất trong cuộc sống của chúng
ta? Tiền bạc và nhất là tiền bạc bất chính có đem lại hạnh phúc cho đời Người
không?

Trích Lẽ sống

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Giáo hội Campuchia và Năm Đức Tin

Giáo hội Campuchia và Năm Đức Tin

Huy Hoàng

 

Đức giám mục Olivier Schmitthaeusler

WHĐ (5.1.2013) – Tại Campuchia, người Công giáo chỉ chiếm 1% dân số trong một đất nước có đến 96% người Phật giáo. Nhưng Giáo hội địa phương thật nhỏ bé này cũng mong muốn cử hành Năm Đức Tin.

Một hội nghị về Vatican II và về Giáo hội sẽ được tổ chức tại Phnom Penh từ ngày 5 đến 7 tháng 1-2013 với hơn 400 tham dự viên. Hội nghị sẽ giới thiệu bản dịch các văn kiện Công đồng và Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo bằng tiếng Khmer. 500 bản sẽ được phát hành. Một sứ điệp video của Đức Thánh Cha sẽ được gửi đến Hội nghị vào ngày thứ Hai.

Mục đích của Hội nghị là học hỏi các văn kiện Công đồng để đón nhận nguồn năng lượng mới hầu tái thiết Giáo hội tại Campuchia. Hội nghị diễn ra tại mảnh đất mới được giáo phận Tông Tòa mua lại. Chính nơi đây sẽ xây dựng ngôi Nhà thờ chính tòa mới. Nhà thờ cũ đã bị Khmer Đỏ phá hủy vào năm 1975 dưới thời Pol Pot. Cả những cơ sở của nhà thờ cũng bị tháo dỡ và thay vào đó là một trung tâm thông tin. Mọi thứ đều bị phá huỷ: các tôn giáo, và cả văn hóa

Hội nghị được tổ chức theo ý định của vị Đại diện Tông Tòa của Phnom Penh, Đức giám mục Olivier Schmitthaeusler, một trong các giám mục trẻ nhất thế giới và đã tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới vừa qua về việc Tân Phúc âm hóa ở Roma. Mục tiêu của Hội nghị là giúp đào tạo các Kitô hữu Campuchia trở thành các nhà lãnh đạo Giáo hội của họ. Đến truyền giáo ở Campuchia từ mười lăm năm qua, Đức giám mục Schmitthaeusler đã khởi đi từ con số không.

Trong bốn năm dưới chế độ Pol Pot, từ 1975 đến 1979, Giáo hội Campuchia đã bị bách hại và tiêu diệt, tài sản bị phá hủy, nhiều linh mục và tu sĩ bị giết. Các nhà truyền giáo đầu tiên trở lại Campuchia vào năm 1989. Đức giám mục Schmitthauesler đã thành lập một trường giáo dục đức tin. Theo Đức cha, những thay đổi ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội và văn hóa đòi hỏi Giáo hội Campuchia phải tự vấn về cách thức loan báo Tin Mừng.

(Vatican Radio, 4-1-2013)

(Nguồn: WHĐ)

Maria Thanh Mai gởi

“Ở ĐÂY BUỔI CHIỀU, QUANH NĂM MÙA ĐÔNG…”

Chứng Nhân Chúa Kitô


“Ở ĐÂY BUỔI CHIỀU, QUANH NĂM MÙA ĐÔNG…”
Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Giáng Sinh năm nay tôi chọn trải nghiệm ở cao nguyên Pleiku với  anh em tôi và với đồng bào người dân tộc J’rai.
Tuy nhiên khi bàn bạc, anh em lại mời tôi đến vùng cuối của cao nguyên trên  quốc lộ 51 từ Chư Sê ( Pleiku ) về Tuy Hòa, một vùng trũng của Ceoreo ( Cheo  Reo ) Phú Bổn quanh năm nóng bỏng da người, nghe nói một năm chỉ có khoảng 12  cơn mưa. Vì biết mình sẽ viếng thăm vùng nóng này nên tôi không mang theo áo  lạnh, kết quả bất ngờ trời trở lạnh, tôi co ro ngồi sau chiếc xe hai bánh của  người thanh niên dân tộc, vượt qua những con đèo ngoằn ngoèo trong sương đêm,  trong từng cơn gió thốc thổi của núi đồi, cái lạnh lẽo của cao nguyên theo  tôi về tận phố thị cho đến hôm nay.

Cùng với cái lạnh là cái đói, thú thật h ôm nay mới dám nói mình “bị bỏ đói”. Trong trí tưởng  tượng tôi sẽ được đưa đến một buôn làng nào đó, sau lễ đêm sẽ là liên hoan,  dù biết rằng người dân tộc rất nghèo nhưng chắc cũng đươc một cái gì đó để ăn  mừng Chúa Giáng Sinh, được “soan” ( kiểu vũ riêng của người J’rai ) bên ánh  lửa bập bùng cùng tiếng cồng chiêng, thật lãng mạn. Nhưng thực tế khác hẳn.  Sau cơm trưa chúng tôi ăn với những người giúp việc, toàn cơm và rau rừng ở  Krongpa, từ đó không có gì nữa cho đến trưa hôm sau.
Vào lúc 16g00 chiều tôi lên xe và cứ như vậy  tôi dâng Thánh Lễ Giáng Sinh tại ba điểm khác nhau cho đến nửa đêm, mỗi điểm  cách nhau từ 15 – 20km ( Trung Tâm này có 7 Giáo Điểm ). Đường đi vô cùng khó  khăn, bụi mù, quanh co, gập ghềnh và hiểm trở. Khi trời còn sáng, tôi nhận ra  nỗi nghèo khổ cùng cực của người dân, bản làng sơ xác. Họ nói với tôi họ đói  lắm, không có gì để làm, không có gì để ăn !
Anh em tôi cũng chạy dâng Thánh Lễ khắp nơi, bếp lạnh tanh khi   nửa đêm tôi trở về. Không hề có tiệc Giáng Sinh ê hề thịt rượu, không hề có  tiếng nhạc du dương réo rắt, không hề có những ánh đèn nhấp nháy kiêu sa. Đêm đó, tôi đã dâng lễ trong những ánh đèn tù mù, tôi chuẩn bị sẵn bản văn tiếng  J’rai để dâng lễ, nhưng bản văn ấy đã được soạn và in ra trong môi trường  tràn đầy ánh sáng, tôi đã phải đọc một cách khốn khổ trong ánh đèn tù mù giữa
buôn làng “Bethlehem”. Tôi hiểu và cảm thông phần nào nỗi vất vả của anh em  tôi.

Điều kỳ diệu tôi được chứng kiến là Tin Mừng đang triển nở trên  vùng đất nghèo khó này, Linh  Mục phụ trách ( Ama Mạnh DCCT ) khoát tay  về một vùng đồi núi trùng điệp và nói: “Còn biết bao nhiêu người chưa biết  Chúa ở những cánh rừng phía này, bên hữu ngạn sông Pa”.
Trung Tâm Krongpa được hình thành như một câu  chuyện trong mơ, năm 1987 một người dân tộc có tên là Ama Niem nghe radio,  ông thắc mắc về Đức Kitô là ai và ông quyết định lên đường đi tìm Đấng Kitô.  Ông chia gia đình đi làm hai hướng Đông và Tây, chính ông theo hướng Đông.  Sau một thời gian ông gặp được cha Nguyễn Văn Phán ( Ảnh bên trái ), một nhà  truyền giáo DCCT ở Ceoreo cách đó hơn 35 cây số, khi ấy cha Phán đang bị nhà
cầm quyền địa phương giới hạn không cho đi đâu cả. Ông Ama Niem được dạy Đạo,  tĩnh tâm 10 ngày với cha Phán ở Ceoreo rồi trở về làng mình với một cuốn Tân  Ước trên tay. Từ đó, Tin Mừng phát triển cho đến hôm nay, Trung Tâm Krongpa  được tách khỏi Trung Tâm Ceoreo, có 7 Giáo Điểm và số Kitô hữu trên 3.000  người.

Ama Niem đem Tin Mừng về làng, nhưng Ama Thuoc mới là người làm
Tin Mừng lan tỏa nhanh chóng. Xuất thân là cán bộ xã, Ama Thuoc nhận ra nhiều  điều sai trái và lung lay niềm tin vào xã hội, khi cầm trên tay cuốn Tân Ước  bằng tiếng J‘rai, Ama Thuoc bảo: “Chỉ có người yêu mến mình nhiều lắm mới bỏ  công ra để dịch cuốn sách này sang tiếng của mình, người trân trọng tiếng của  mình là người đáng tin”, từ đó Ama Thuoc chăm chú học Đạo. Ông là người có uy  tín trong làng nên đã cảm hóa rất nhanh nhiều người theo Đạo.

Ama Hua lại đóng một dấu ấn thứ hai trong  lich sử truyền giáo trên rẻo cao nguyên này. Được biết Chúa, Ama Hua lên  đường đi thăm bà con, chỉ bằng con đường đi thăm bà con họ hàng, ông đã đem  Tin Mừng đi gieo vãi khắp nơi làm sinh sôi nảy nở thêm nhiều Hạt Giống Đức  Tin ở các bản làng khác.
Chúng ta học được gì trong công cuộc truyền giáo này ?
–      Các phương tiện  truyền thông đã vượt không gian, vượt mọi ngăn cách, đem Tin Mừng vào tận  những vùng sâu vùng xa.
–      Gìn giữ và phát  triển văn hóa dân tộc bản địa giúp truyền tải Tin Mừng hiệu quả,
–      Và  vai trò tích cực quan trọng của các Thừa Sai Giáo Dân, toàn là Dự Tòng và Tân  Tòng !
Đến một chốc lát với cộng đồng Giáo Dân dân tộc, sống và chứng  kiến nỗi nghèo khổ của anh em, nghe những câu chuyện cụ thể hấp dẫn về việc  loan báo Tin Mừng. Tôi nhớ một đoạn thư của Thánh Phanxicô Xaviê gởi cho
Thánh Inhatiô Loyola:

“Tại các miền ấy, có nhiều người không được  làm Kitô hữu chỉ vì không có ai làm cho họ trở thành Kitô hữu. Nhiều lần tôi  đã có ý định đi tới các đại học ở Châu Âu, trước hết là đại học Paris, mà kêu
gào khắp nơi như một kẻ mất trí và thúc đẩy những người chỉ nghiên cứu học  thuyết hơn là thực hành bác ái rằng: Tiếc thay, chỉ vì lỗi các ông mà biết  bao linh hồn thay vì lên thiên đàng lại phải xuống hỏa ngục.

Ước chi họ miệt mài với văn chương chữ nghĩa  thế nào thì họ cũng miệt mài với công việc tông đồ này như vậy, để có thể trả  lẽ với Thiên Chúa về học thuyết của họ cũng như các nén bạc đã được trao phó  cho họ”…
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 28.12.2012

( Tựa đề lấy theo lời bài hát “Còn chút gì để nhớ”, nhạc Phạm Duy, thơ Vũ Hữu  Định )

Ephata 542

THIÊN CHÚA – MỘT HUYỀN NHIỆM

THIÊN CHÚA – MỘT HUYỀN NHIỆM

LỄ HIỂN LINH

Tác giả: Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh

nguồn:conggiaovietnam.net

Khi dạy giáo lý cho người lớn, nhất là các đôi bạn chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân, tôi hay hỏi nửa đùa, nửa thật: “Các bạn yêu nhau lắm, đúng không? Yêu đến mức nếu ngày nào không gặp nhau, ta nhớ thương, nhớ tiếc, nhớ da, nhớ diết, nhớ như có ai xé lòng mình, đúng không?”. Tất cả các bạn đều mỉm cười bẻn lẻn. Tôi nói tiếp: “Các bạn yêu nhau  lắm, tưởng như người này hòa trộn trong người kia, nhưng người kia nghĩ gì, bạn có biết không?”. Tất cả trả lời: “thưa không!”.

Mỗi người là một huyền nhiệm. Huyền nhiệm này lớn cho đến mức, dẫu là  tình yêu lứa đôi, một thứ tình yêu tưởng như nên một trong nhau, vậy mà hai người vẫn cứ là hai thế giới xa nhau diệu vợi.

Con người sống với nhau đã là huyền nhiệm dành cho nhau đến vậy, thì chúng ta càng không lạ gì khi Thiên Chúa luôn luôn là huyền nhiệm đối với con người. Lễ  Hiển Linh tức là lễ Thiên Chúa tỏ mình cho dân ngoại. Đại diện dân ngoại là ba nhà đạo sĩ phương Đông. Ba ông nhận ra ánh sao trên bầu trời và vội vã lên đường đi tìm Con Thiên Chúa vừa giáng sinh.

Gọi là Thiên Chúa tỏ mình, nhưng sự tỏ mình qua một ánh sao vẫn cho thấy Thiên Chúa là một huyền nhiệm lớn lao vô cùng. Dẫu ngôi sao trên bầu trời có lạ thường đến đâu, có sáng chói đến mức độ nào, thì sự tỏ mình ấy vẫn mù mờ, vẫn xa xăm đối với nhận thức của con người. Bởi đó, chỉ có ai thao thức tìm kiếm Thiên Chúa, chỉ có trung thành sống đức tin mới có thể nhận ra Thiên chúa đang tỏ mình với cuộc đời nói chung, và cuộc đời của chính mình nói riêng.

Đúng hơn, Thiên Chúa đã tỏ mình, nhưng tự bản chất, Người là huyền nhiệm, nên để nhận ra sự tỏ mình của Thiên Chúa, mãi mãi vẫn cần một điều kiện. Điều kiện đó là lòng thao thức tìm kiếm Thiên Chúa và sống đức tin trung thành. Có như thế, ta mới có thể nhận ra Thiên Chúa đang hiện diện trong cuộc đời ta, dẫu phải trải qua từng biến cố sướng vui hay hạnh phúc.

Nói đơn giản: Thiên Chúa vẫn đang hiện diện và luôn luôn tỏ mình, chỉ cần bạn thao thức tìm kiếm Người và trung thành sống đức tin, bạn sẽ nhận ra Người.

Ba nhà đạo sĩ đã lên đường tìm kiếm. Bạn cũng sẽ nhận ra Thiên Chúa tỏ mình bằng đời sống đức tin, bằng sự cầu nguyện luôn mãi, bằng tình yêu mà bạn hiến dâng cho Người.

Lm VŨ XUÂN HẠNH

Xã Hội Bạo Lực & Sex?

Xã Hội Bạo Lực & Sex?

(01/04/2013)

nguồn:Vietbao.com

Bạn thân,

Đất nước ngày càng kinh dị. Không có vẻ gì như đời thường. Y hệt như trong phim
ảnh căng thẳng, nơi xã hội đen khống chế cả quan quyền và trong đời dân thường.

Có phải đó là bản chất xã hội, khi người trên không ngay chánh thì người dưới
cũng hỗn loạn — có phải đó là nghiệp lực ám cả nước, khi vị vua sáng lập đời
nhà Hồ cho tới cuối đời vẫn không dám mở miệng nói gì về vị hoàng hậu họ Tăng
bị giấu kín bên Tàu và về nàng thiếp trẻ có bầu bị trùm công an hiếp và giết
quăng xác? Thế là, sex và bạo lực bao trùm cả nước tới giờ.

Báo Người Lao Động 2/1/2013 kể chuyện chưa từng thấy:

“Đòi nợ con, hiếp dâm mẹ già 62 tuổi

Thấy Trung tự tiện lục lọi tủ để tìm tiền, bà H. ngăn cản thì bị Trung xô ngã
xuống giường, bóp cổ rồi cưỡng hiếp. Bà H. sau đó tử vong tại bệnh viện do bị
đa chấn thương.

Thượng tá Ngô Đình Thu, Phó trưởng Công an quận Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng, ngày 2-1 cho biết đang củng cố hồ sơ để bàn giao nghi phạm Nguyễn Thành Trung (SN 1990, trú huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng) lên công an TP thụ lí vụ án hiếp dâm đặc biệt nghiêm trọng.

Trước đó, vào khoảng 21 giờ tối 24-12, Trung đến nhà anh S. (SN 1994, ở quận
Ngũ Hành Sơn) để đòi số tiền nợ 9 triệu đồng. Không gặp được anh S., Trung chạy
vào nhà lục lọi tủ để tìm tiền. Khi mẹ anh S là bà N.T.H. (62 tuổi) ngăn cản
thì bị Trung xô ngã xuống giường, bóp cổ rồi cưỡng hiếp.

Thực hiện hành vi đồi bại xong, Trung bỏ đi. Nghe bà H. kêu cứu, người dân gần
đó chạy sang đưa bà đi cấp cứu. Đến ngày 31-12, bà H. đã tử vong do gãy đốt
sống 5, 6, thoát dịch tủy đốt sống cổ, tứ chi có nhiều vết thương tích do xô
xát, vùng kín bị tổn thương nặng.

Vào cuộc điều tra, Công an quận Ngũ Hành Sơn đã bắt được Trung. Bước đầu kẻ đồi
bại đã khai nhận toàn bộ vụ việc.”

Và cũng báo Người Lao Động hôm 2/1/2013 kể chuyện:

“Hà Nội: Nữ sinh 14 tuổi bị 5 bạn trai hiếp dâm tập thể

Tin tưởng đi chơi với nhóm bạn trai trước Tết Dương lịch, nữ sinh D.T.V. (14
tuổi, ở Hà Nội) đang học THCS đã bị 5 bạn trai đưa ra cánh đồng để hiếp dâm tập
thể.

Trong báo cáo ngày 1-1-2013, Công an huyện Sóc Sơn – Hà Nội cho biết một vụ
hiếp dâm nghiêm trọng đã xảy ra trên địa bàn huyện trong dịp Tết Dương lịch năm
nay.

Theo đó, tối 28-12, nữ sinh D.T.V (SN 1998, ở huyện Sóc Sơn – Hà Nội), là học
sinh trường THCS Minh Phú, đi chơi cùng nhóm 5 người bạn trai quen biết.

Đến khoảng 22 giờ cùng ngày, khi về qua cánh đồng thôn Thanh Trí (xã Minh Phú,
huyện Sóc Sơn), nhóm bạn trai ép đưa nữ sinh V. vào chỗ khuất rồi thay nhau
thực hiện hành vi hiếp dâm.

Ngay sau khi nhận được trình báo của gia đình nữ sinh V., Công an huyện Sóc Sơn
đã khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ và bắt cả 5 “yêu râu xanh”
khi chúng trốn ở thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.”

Đúng là những chuyện chưa từng nghe trong lịch sử. Y hệt như Tiên Đế nhà Hồ,
đời ông cũng đầy chuyện sex và bạo lực trong những kiểu chưa từng xảy ra trong
lịch sử. Lạ vậy.