LỄ RỬA CHÂN, BỔN MẠNG CỦA NGƯỜI LÀM NAIL

LỄ RỬA CHÂN, BỔN MẠNG CỦA NGƯỜI LÀM NAIL

Tác giả: Cát Minh

LỄ RỬA CHÂN, BỔN MẠNG CỦA NGƯỜI LÀM NAIL

(Lễ Rửa Chân = Chúa rửa chân cho các môn đệ. Nail = Nghề Làm Móng, thường gọi là làm neo)

Nếu người Tàu nổi tiếng về dịch vụ nhà hàng, người Phi chuyên về nghề y tá, thì người Việt Nam phải nói đến thành công về nghề làm tóc và làm móng tại Hoa Kỳ. Theo thống kê tường thuật thì trên nước Mỹ có khoảng trên dưới 4 ngàn tiệm tóc và làm móng. Cứ 10 tiệm làm móng thì khoảng 7 tiệm là do người Việt Nam làm chủ. Vì thế, có câu chúc Tết vui nói về nghề neo như sau:

Lẳng lặng mà nghe họ chúc nhau:

Chúc nhau năm mới làm neo giầu.

Phen này ta quyết đi buôn kéo

Thiên hạ bao nhiêu đứa cắt đầu.

Các cơ quan truyền thông quốc tế cũng đã nhiều lần đề cập đến sự thành công của người Việt tỵ nạn trong lãnh vực làm neo. Lý do vì sao người Việt thích chọn nghề này? Theo thiển ý có lẽ là vì học lấy bằng hành nghề “neo” không mất nhiều thời gian, khoảng từ 6-9 tháng, và nghề neo đi đâu cũng có thể sống được. Lợi tức thu nhập cao trong khi học phí lại tương đối nhẹ. Nếu có mở tiệm cũng không cần nhiều vốn so với các ngành nghề khác. Ngoài ra, làm nghề neo ở đâu cũng có thể kiếm được việc làm. Học và làm neo không khó mà cần sự tỉ mỉ khéo tay, không đòi hỏi học vấn cao cũng như không cần giỏi tiếng Anh. Cũng vì lý do này mà tiệm Nail là nơi phức tạp nhất. Đủ mọi thành phần dân trí có mặt trong thế giới làm neo: từ những người có trình độ dân trí cao đến những người có dân trí thấp. Tại một vài tiệm neo, thợ làm nói chuyện với nhau ồn như chợ, đôi khi còn dùng “tiếng lóng”. Có người nói rằng muốn biết tin tức, thời sự thế giới ra sao không cần xem báo hay coi tivi, chỉ cần đi làm neo là biết rõ sự tình.

Vì sao nghề neo được cho là “hái” ra tiền? Thật ra không phải dễ kiếm tiền mà vì họ làm nhiều giờ, và làm nhiều ngày. Trung bình mỗi ngày làm khoảng 10 tiếng và làm 6 ngày một tuần. Mỗi bộ “neo” làm mất khoảng nửa tiếng. Tiền công, cộng với tiền típ hàng tháng tính ra ngang ngửa so với lương kỹ sư mới ra trường 4 năm đại học. Nghề “neo” được trả phần lớn bằng tiền mặt vì thế việc khai thuế với chính phủ nhiều hay ít là tuỳ hỉ, khó mà kiểm soát được. Nói về nghề nail, có một bài hát vui mang tên Nail Nail Nail do Phạm Hoàng Dũng sáng tác như sau:

Nghe nhạc MP3

Mới đến nước Mỹ nên học nghề Nail
Vừa dễ vừa chẳng tốn hao gì đâu
Chỉ vài trăm đô bằng Nail ta có
Tà tà sáng tối cuộc sống lai rai
Nếu muốn chắc cú kiếm thêm nghề Hair
Cắt tóc Mỹ trắng Mỹ đen đừng chê (hê)
Móng tay móng chân ta mài ta dũa
Chiều chuộng đủ cách bởi khách là vua

Nail nail nail
Bàn tay ta phải khéo
Nail nail nail
Nghề Nail đâu có bèo
Nail nail nail
Tiền dzô đầy ngăn kéo
Nail nail nail nail nail nail
Chắc chắn sẽ không nghèo

Bác Sĩ, Kỹ Sư cũng không bằng nail đâu
Học phí tốn kém ra trường lại lâu
Chỉ vài trăm giờ bằng Nail ta có
Mài mài dũa dũa cứ thế tiền dzô.

Ngày xưa, lúc chưa có băng giao Mỹ-Việt, một số Việt kiều về thăm quê hương, chủ yếu là thăm gia đình. Họ thường mang tiền đô về làm quà và giúp đỡ gia đình. Có một thời Việt kiều được xem như là “công tử áo gấm”. Dân gian thời ấy có câu để nói về những người rủng rỉnh nhiều tiền như sau: “nhất Việt kiều, nhì cán bộ”. Các cô gái được trai Việt kiều “khều” (cưới) là một may mắn. Bây giờ thì thời thế đã thay đổi, ngôi vị Việt kiều đã nhường ngôi cho 2 giai cấp giàu sang mới trong xã hội: “nhất cán bộ, nhì đại gia, thứ ba mới tới Việt kiều”.

Có một vài câu chuyện vui kể về Việt kiều nghe cười chảy nước mắt. Một anh độc thân sang Mỹ không có gia đình, vì thế không có cơ hội đi học nên xin vào một nhà hàng làm nghề rửa chén. Công việc của anh là tráng chén bát và cho vào máy rửa chén. Ở Mỹ các nhà hàng đều sử dụng máy rửa chén, chứ rất ít tiệm rửa chén bằng tay. Khi về Việt Nam, anh được gia đình và họ hàng đón tiếp rất nồng nhiệt vì anh là Việt kiều. Người ta hỏi anh làm nghề gì ở bên Mỹ. Sợ bị đánh giá thấp, anh suy nghĩ một chút rồi trả lời làm nghề “điều khiển dĩa bay”. Một chị khác làm nghề móng tay. Khi thân nhân hỏi chị làm nghề gì, cũng sợ bị đánh giá thấp, chị trả lời nghe rất sang: “làm thẩm mỹ tứ chi”.

Trước đây nghề neo được đánh giá thấp, nhưng ngày nay được nâng cấp vì sự thịnh hành cũng như lợi tức cao thu nhập từ nghề này. Có người làm nghề neo mua được hai ba căn nhà và đi xe hơi sang trọng. Vì thế, một số bài hát được phăng ra để nghe cho vui như sau:

Con quỳ lạy Chúa trên trời
Sao cho con lấy được người làm neo…

Hay

Ai bảo làm neo là khổ
Làm neo sướng lắm chứ
Càng ngồi lâu, ta càng giàu mau…

Thời đại a-còng @, nghề nail cũng tiến bộ theo kỹ thuật hiện đại. Ngày xưa làm neo phải bưng chậu nước tới cho khách ngâm tay chân, sau khi làm xong lại bưng đi đổ thay nước mới. Hôm nay, khách tới làm neo được nằm trên cái ghế da có máy đấm bóp; còn chân ngâm vào chậu nước, có máy bơm nước vào và xả nước ra. Để cạnh tranh và để chiều khách hàng, có tiệm còn cung cấp wifi internet, Ipad, HD tivi miễn phí cho khách hàng thưởng thức trong khi được phục vụ bàn tay đôi chân của mình.

Có một tiệm nail nằm ở phía Bắc của tiểu bang Virginia, do người Việt Nam làm chủ đã nghĩ ra một cách thu hút khách hàng khá độc đáo. Khách tới làm nail có thể chọn dịch vụ cho cá rỉa chân. Họ muốn có một phương pháp mới để thay thế cách thức dùng dao cạo, để cạo lớp da chết hoặc da chai cứng ở bên dưới bàn chân. Phương pháp dùng dao cạo đã gây quan tâm cho các thanh tra của tiểu bang trong vấn đề thiếu vệ sinh. Dao cạo cũng bị cấm tại một số tiểu bang.

.

Về việc cho cá rỉa chân, phương pháp này đã phổ biến từ lâu tại Thổ Nhĩ Kỳ và cũng quen thuộc tại vài quốc gia Á Châu. Chủ nhân tiệm nail này tin rằng tiệm của ông là cơ sở duy nhất cung cấp dịch vụ cá rỉa chân tại nước Mỹ. Họ đã tốn khoảng $40,000 USD để sửa chữa cơ sở, xây hồ nước như hồ bơi để nuôi cá, và nhập cảng cá từ hải ngoại. Khách hàng ngồi trên bệ, thả chân xuống nước, và đàn cá bơi tới rỉa da chân. Khách hàng có cảm giác thích thú lạ kỳ khi được cá rỉa chân. Cá này thuộc loại cá “garra rufa” giống như một loại cá chép nhỏ bằng ngón tay. Tên nôm na của cá là “doctor fish” (cá bác sĩ).

Sau khi được cá rỉa chân từ 15 đến 30 phút, khách hàng được chăm sóc bàn chân, làm móng, sơn móng theo những phương pháp bình thường. Nhờ cá rỉa bớt tế bào chết và da chai, làn da non do cá để lại sẽ được chuyên viên săn sóc dễ dàng hơn.

Tiệm này cũng có những dịch vụ làm đẹp khác như cắt tóc, nhuộm tóc, làm móng, săn sóc da mặt v.v… Giờ đây dịch vụ cá rỉa chân (fish pedicure) của tiệm đang được khách thập phương chú ý hơn hết. Dịch vụ mới nhất này đã được nhiều người hưởng ứng. Chủ nhân cho biết khoảng 5,000 người đã đến tiệm để thò hai bàn chân xuống hồ nước nuôi cá, và được hàng trăm con cá xúm vào rỉa da chân.
“Cá bác sĩ” không có răng nên không thể cắn vào da hoặc gây thương tích cho khách hàng. Vì không có thức ăn nào khác, nên cá ăn da chết để sống. Tiệm đang nuôi trên 1,000 con cá và thường có khoảng 100 con cá trong mỗi hồ nước riêng để phục vụ vào bất cứ lúc nào. Lệ phí là $35 cho 15 phút và $50 cho 30 phút ngồi ngâm chân. Giá cao nhất là $70 với 20 phút được cá rỉa chân cộng thêm dịch vụ săn sóc, xoa bóp bàn chân trong 10 phút, tỉa móng và sơn móng.

Từ Rửa Chân Người Đến Rửa Chân Cho Chúa Giêsu

Câu chuyện vui buồn về nghề neo ở trên là những câu chuyện rửa chân cho người đời và được trả thù lao bằng hiện kim. Trong Kinh Thánh có một câu chuyện rất đặc biệt cũng nói đến việc rửa chân, nhưng không phải rửa chân cho thiên hạ mà là rửa chân cho Chúa Giêsu. Sự rửa chân này rất đặc biệt vì người hành nghề không dùng nước lạnh mà dùng nước mắt, không dùng khăn mà dùng tóc để lau, không dùng kem thoa da mà dùng nước hoa nguyên chất, thứ đắt tiền để xức lên chân Chúa. Đó là câu chuyện của chị Maria Mađalêna. Chị rửa chân cho Chúa Giêsu một cách tình nguyện và không thù lao, không tiền típ, nhưng đã nhận được ân sủng rất đặc biệt mà chỉ có Chúa Giêsu mới có thể ban cho chị. Ân sủng mà chị nhận được cũng là ân sủng mà mọi người đều muốn nhận trong Mùa Chay cũng như trong suốt cuộc đời nơi dương thế, đó là ơn được tha tội. Chúa đã nói với chị: “tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha”.

Câu truyện Maria Mađalêna được trích từ Thánh kinh Luca, Máccô, Matthêu và Gioan như sau:

Chúa Giêsu đến nhà ông Simon ở làng Bê-ta-ni-a. Giữa lúc Người dùng bữa, có một người phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, đến mang theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm cam tùng nguyên chất, thứ đắt tiền. Chị đứng đằng sau, sát chân Chúa mà khóc, nước mắt tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn lên chân Người. Sau đó, chị đập bể bình dầu thơm, xức trên đầu Người.

Thấy vậy, ông Si-mon liền nghĩ bụng rằng: “Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi!” Chúa nói với ông Si-môn: “Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi. Dầu ô-liu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi. Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít.” Rồi Đức Giê-su nói với người phụ nữ: “Tội của chị đã được tha rồi…”

Maria Madalêna quì bên chân Chúa là hình ảnh của môt người đau đớn trong lòng vì tội lỗi mình. Chị cảm thấy buồn bã, cảm thấy tâm hồn mình ray rứt, cảm thấy dằn vặt trong trái tim, bởi chị đã sa ngã trước những đam mê, yếu đuối của thân xác, trước những cám dỗ của thế gian và ma quỷ. Hành động quỳ bên chân Chúa là hành động khiêm nhường sám hối của một tội nhân, mang tâm tình của người con hoang đàng biết quay về nhận ra tình yêu, lòng thương xót bao la của người Cha, lúc nào cũng luôn chờ đợi mình.

Nước mắt của Maria Madalêna không phải là “nước mắt cá sấu”, sự xúc động của chị không phải là một tình cảm nhất thời, nhưng xuất phát từ trái tim, từ nội tâm. Chị không xé áo nhưng đã xé lòng sám hối tội lỗi của mình. Điều này đã được chứng minh qua lối sống sau này của chị. Những đau đớn vì tội lỗi từ trong lòng của chị đã trào ra qua những giọt nước mắt như dòng sông trước đại dương bao la tình thương của Thiên Chúa.

Sau khi khóc, Maria Madalêna đã lấy tóc của chính mình mà lau chân Chúa. Tại sao chị không lau bằng khăn, bằng vạt áo, khăn choàng? Thưa, mái tóc biểu hiện vẻ đẹp và sự trung thành của người phụ nữ. Mađalêna lấy tóc lau chân Chúa biểu hiện sự quyết tâm sám hối và lòng trung thành theo Chúa của chị. Chị đã lau chân Chúa, vì sau bao nhiêu năm lạc bước xa đường, bao nhiêu năm đi tắt về ngang, chị đã tìm được đường ngay nẻo chính để bước theo, đó chính là bước theo chân Chúa Giêsu. Chị lau chân Chúa vì rồi đây chính đôi chân của Ngài sẽ bị đinh đóng thâu qua vì tội lỗi của chị.

Hành động sám hối kế tiếp mà chị đã làm là hôn chân Chúa. Khác với cái hôn giả tạo trên mặt Chúa Giêsu của một Giuđa phản bội, chị đã chân thành và yêu mến hôn lên chân Chúa. Sám hối mà thiếu yêu thương thì chưa đủ, mới chỉ là xé áo chứ chưa xé lòng. Mađalêna vừa xé áo, vừa xé lòng trở về với Chúa, vì thế, tội thật càng đáng trách bao nhiêu, thì lòng sám hối của chị lại đáng ca ngợi bây nhiêu. Vì thế, Chúa nói: “Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha vì chị đã yêu mến nhiều”.

Dầu thơm là một trang sức quý phái của người phụ nữ. Mađalêna đến gặp Chúa, mang theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm cam tùng nguyên chất thứ đắt tiền, mà theo các nhà chú giải kinh thánh nó trị giá bằng lương làm việc của 1 năm của một người. Vì thế, bình dầu thơm của chị là một loại dầu thơm quí hiếm. Có lẽ đó là cũng báu vật quý giá nhất, là ước mơ lớn lao nhất, mà chị đã vất vả cả đời để mua được nó. Thế nhưng khi gặp Chúa Giêsu, chị đã mang vật quí giá nhất, điều không thể thiếu được trong cuộc sống… đập bể ra dưới chân Chúa Giêsu. Khi chị đập bể bình dầu thơm là lúc ấy chị đã đập bể bức tường vây hãm tâm hồn của chị để Chúa Giêsu bước vào. Chị đã làm điều đó cũng để nói lên rằng bình dầu thơm quý giá của chị không thể nào so sánh được với Người Con yêu dấu mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại. Người Pharisiêu cho hành động của chị là lãng phí, là phí của trời, nhưng Chúa Giêsu lại nói: “Ngày nào tin mừng còn được loan báo, thì việc làm của chị vẫn sẽ được kể lại để nhớ tới chị”.

Từ Rửa Chân Cho Chúa Đến Được Chúa Rửa Chân

Trước cuộc tử nạn và trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ, và câu chuyện này được tường thuật trong Phúc âm thánh Gioan chương 13 câu 1-16 như sau:

Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng. Ma quỷ đã gieo vào lòng Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt, ý định nộp Đức Giê-su. Đức Giê-su biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.

Vậy, Người đến chỗ ông Si-môn Phê-rô, ông liền thưa với Người: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao? ” Đức Giê-su trả lời: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu.” Ông Phê-rô lại thưa: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu! ” Đức Giê-su đáp: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy.” Ông Si-môn Phê-rô liền thưa: “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa.” Đức Giê-su bảo ông: “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu! ” Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói: “Không phải tất cả anh em đều sạch.”

Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giê-su mặc áo vào, về chỗ và nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.

Qua đoạn Thánh Kinh trên, thánh Gioan muốn nhấn mạnh đến gương khiêm nhường phục vụ và bác ái của Chúa Kitô để mọi người neo theo. Sự rửa chân này vẫn còn được lập lại vào mỗi thứ Năm Tuần Thánh hằng năm, mà người ta quen gọi là Lễ Rửa Chân. Thánh Gioan đã tả lại hành động của Đức Giêsu như: “Chúa Giêsu chỗi dậy, cởi áo ra”. Đây là hành động lột bỏ tất cả ngôi vị của Thiên Chúa, trở thành nô lệ để phục vụ như người nô lệ. Việc Ngài cầm chậu nước quỳ gối rửa chân cho các môn đệ cho thấy sự tự hủy của Ngài như thánh Phaolô đã viết cho tín hữu Philiphê: ”… Người đã mang lấy thân phận tôi đòi”. Chúa Giêsu đã trở nên nghèo khó để làm cho người khác trở nên giầu có. Việc rửa chân của Chúa Giêsu còn diễn tả ”tình yêu, yêu cho đến cùng của Chúa Giêsu”. Chúa Giêsu là Thầy và là Chúa mà còn làm như thế, để nêu gương và dậy các môn đệ, thì chúng ta cũng hãy làm cho nhau như vậy.

Maria Mađalêna là người phụ nữ tội lỗi đã rửa chân cho Chúa bằng chính nước mắt của mình. Một hành động thành tâm sám hối rất đáng khâm phục và để mọi người có thể suy nghĩ mỗi khi bước vào toà giải tội.

Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa vượt quá sự hiểu biết của con người. Ngài là vị Thượng Tế cao cả, là Linh mục đời đời, ấy thế mà trước khi lập Phép Thánh Thể và thiên chức Linh mục, Ngài đã làm một việc rất ngoạn mục không ai ngờ. Trong bữa tiệc Vượt Qua, Đức Giêsu đã làm cử chỉ gây kinh ngạc cho các môn đệ, đó là: Ngài là Thầy, là Chúa đã cúi xuống rửa chân cho trò. Sự phục vụ của Ngài đã lật ngược bảng giá trị chức vị mà người đời thường hành sử. Chúa Giêsu nhắc nhở các môn đệ:

Chúng con không được giống như các vua chúa trần gian bắt người khác phục vụ mình. Trái lại, trong chúng con ai muốn làm thủ lãnh thì phải làm tôi tớ mọi người, cũng như Con Người không đến để được người ta hầu hạ, nhưng là để hầu hạ và thí mạng sống mình làm giá chuộc thay cho nhiều người” (Mt 20,25-28).

Chính vì hành động “đảo ngược” này khiến cho Phêrô từ chối và không thể chấp nhận được. Khi thấy Phêrô quyết liệt không để Thầy rửa chân cho ông, Chúa Giêsu nói: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu.” Ông Phê-rô lại thưa: “Thầy mà rửa chân cho con sao, không đời nào con chịu đâu!” Chúa Giê-su đáp: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy.” Phêrô liền thưa: “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa.” Chúa Giêsu bảo ông: “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu! ” Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói: “Không phải tất cả anh em đều sạch” (Ga 13,7-11).

Điều đáng lưu ý trong việc rửa chân cho các môn đệ là thái độ của Chúa Giêsu trước Giuđa Iscariốt, kẻ phản bội Ngài. Chúa Giêsu đã tỏ ra thương xót và khiêm nhường tột bậc trước kẻ phản bội, bất trung. Nhìn sâu hơn thì thật ra Ngài hạ mình trước tất cả những kẻ phản bội, hay thất trung với Ngài. Không phải chỉ Giuđa là người sẽ phản bội, mà các môn đệ khác cũng có những thiếu xót bất trung với Chúa Kitô. Thế nhưng, Ngài đã hạ mình rửa chân cho tất cả. Ngài đã cúi xuống rửa chân cho:

– Giuđa, kẻ phản bội.

– Phêrô chối Chúa 3 lần.

– Các môn đệ  khác đã bỏ trốn Thầy khi Chúa bị bắt nơi vườn cây dầu.

Chẳng có môn đệ nào vẹn toàn trước mặt Chúa cả. Có người khi được chọn làm tông đồ để được rửa chân trong ngày thứ Năm tuần thánh, thì mong sao tránh mình không phải là tông đồ Giuđa, nhưng nếu họ là môn đệ nào khác thì người môn đệ ấy cũng có những yếu đuối khác. Khi Chúa truyền dạy các môn đệ rửa chân cho nhau là Chúa muốn họ rửa chân cho những lỗi lầm, thiếu xót của nhau. Cử chỉ Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ đã tỏ rõ nét Chúa yêu thương môn đệ cho đến cùng.

Lễ Rửa Chân, Bổn Mạng Của Người Làm Nail

Mỗi hội đoàn hay nghiệp đoàn Công Giáo thường chọn một Vị Thánh hay một Ngày Lễ Trọng làm bổn mạng của mình. Vậy xin mạo muội đề nghị những người hành nghề neo nên chọn Lễ Chúa Giêsu Rửa Chân ngày thứ Năm Tuần Thánh làm Lễ Bổn Mạng. Trong ngày này, những người làm nghề neo hãy cố gắng thu xếp công việc tới tham dự thánh lễ để cầu nguyện, tạ ơn Chúa, và suy niệm về sứ điệp yêu thương, bác ái và khiêm nhường phục vụ của Chúa Giêsu.

Nghề làm móng cũng như bao nhiêu ngành nghề khác kiếm cơm để sinh sống. Đó là công việc của sự phục vụ làm vui lòng khách đến và vừa lòng khách đi. Người làm neo bỏ công sức để đổi lấy tiền thù lao cho việc phục vụ của mình. Việc tham dự Lễ Rửa Chân mang chiều kích tâm linh sâu đậm của một sự phục vụ cao cả, trong đó yêu thương và khiêm nhường là chủ đích. Làm neo nếu phối hợp việc phục vụ về thể lý và phục vụ về tâm linh, biết đâu là một sự rao giảng Tin Mừng mới rất hữu hiệu mang Chúa vào đời và đến với Người anh em đã biết Chúa cũng chưa biết Chúa.

Trong lúc hành nghề, hãy dùng mọi cơ hội có thể được để nói về Chúa, làm chứng cho Chúa qua cách phục vụ và qua các câu chuyện đối thoại. Thế giới hôm nay chúng ta đang sống nặng về vật chất và hưởng thụ. Những khách đến làm móng với đôi bàn tay móng ngắn móng dài, bàn chân nhăn nheo sần sùi để được chăm sóc, làm đẹp. Chắc chắn trong số những vị khách này cũng sẽ có những đôi chân lạc bước hay đôi bàn tay tội lỗi về mặt tâm linh. Hãy cầu nguyện xin sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần để hướng dẫn những tâm hồn này đến với Thầy Giêsu và để chính Chúa rửa đôi chân, đôi tay tâm linh cho họ.

Chúa Giêsu đã nói với Simon và em là Anrê làm nghề chài lưới: “Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người. Đi xa hơn một chút nữa, Người thấy Giacôbê con ông Giêbêđê và em là Gioan đang xếp lưới trong thuyền, Ngài liền gọi các ông” (Mc 1:16-20). Như trong thế giới hiện hiện sinh có nhiều sự phục vụ khác nhau, thế giới tâm linh cũng có nhiều ơn gọi và phục vụ khác nhau. Trong lần tuyển mộ những cộng tác viên này, Chúa Giêsu đã biến đổi nghề chài lưới bình dân của Simon, Andrê thành nghề “chài lưới người” trong thế giới tâm linh.

Tất cả chúng ta khi chịu Phép Rửa Tội được trở nên con cái của Thiên Chúa, là tư tế, vương giả và là dân thánh đều được mời gọi vào với sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Ngày đó, chúng ta được trao cây nến cháy sáng tượng trưng cho Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa Kitô. Đời người như một ngọn đèn cháy sáng mà Chúa Giêsu đã thắp lên và Ngài mong ngọn lửa ấy được cháy sáng mãi. Đèn được cháy sáng là nhờ có dầu yêu thương như Mẹ Têrêsa Calcutta đã nói:

“Đừng nghĩ rằng một tình yêu chân chính phải là một điều gì phi thường to lớn. Điều cần thiết là yêu thương liên tục. Làm thế nào mà ngọn đèn cháy mãi nếu nó không được nuôi dưỡng bằng một giọt dầu? Khi hết dầu thì không còn ánh sáng, và vị hôn phu sẽ nói: ‘Tôi không biết các người’. Những giọt dầu của ngọn đèn các bạn là những điều nhỏ nhặt trong đời thường: niềm vui, lòng quảng đại, những việc lành nho nhỏ, đức khiêm nhường và sự nhẫn nại. Một suy nghĩ hướng đến tha nhân. Cách thức mà chúng ta thinh lặng, lắng nghe, tha thứ, nói năng và hành động. Đấy là những giọt dầu chân chính giúp cho ngọn đèn chúng ta cháy mãi suốt cuộc đời mình. Đừng tìm kiếm Chúa Giêsu ở nơi xa xôi, Người không có ở đấy đâu. Người đang ở trong các bạn! Hãy chăm sóc ngọn đèn của mình rồi các bạn sẽ nhìn thấy Người”.

Ước gì thông điệp tình yêu và phục vụ của ngày Lễ Rửa Chân không chỉ là sự lập đi, lập lại vào mỗi ngày thứ Năm Tuần Thánh, mà luôn là một thông điệp sống động được gởi tới những người khách tới làm neo. Ước gì những người làm nghề neo được Chúa dùng như những khí cụ để cũng phần nào giúp mài-dũa, cắt-tỉa, và lau-rửa cho những tâm hồn lấm láp bùn nhơ, đem họ trở về với nguồn tình yêu và cứu rỗi của Chúa Giêsu. Thật mong lắm thay!

Cát Minh

Mùa Chay 2013

MẶC CHO ĐỜI BIẾN ĐỔI

MẶC CHO ĐỜI BIẾN ĐỔI

Tác giả: M. Hoàng T Thùy Trang

nguồn:thanhlinh.net

Sự kiện Đức Giêsu biến hình là một trong những dấu lạ Ngài tỏ hiện quyền năng cho các tông đồ thấy mà tin, nhằm củng cố niềm xác tín của các ông. Chứng kiến vinh quang của Ngài trên núi Tabor, các tông đồ hết sức ngạc nhiên và vui mừng vì vinh quang sáng lạn của Ngài: “…Y phục Người trở nên trắng xóa chói lòa. Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Môsê và ông Êlia.” (Lc 9,29-30) Như không muốn giây phút vinh quang ấy mất đi, ông Phê rô đã thốt lên: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cái cho Thầy, một cái cho ông Môsê và một cái cho ông Êlia.” (Lc 9,33). Tin mừng ghi rõ, ông Phêrô nói nhưng không biết mình đang nói gì. Có lẽ trong phút ngây ngất trước vinh quang tột bậc của Đức Giêsu, ông Phêrô không muốn khoảnh khắc hạnh phúc ấy bị mất đi, cho nên mới thốt lên lời đề nghị như vậy. Đang khi chưa bừng tỉnh, các tông đồ còn bị cuốn vào trong đám mây, khiến các ông hoảng sợ. Và từ trong đám mây, có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người!” (Lc 9, 35)

Đức Giêsu đang cầu nguyện với Thiên Chúa Cha, thì dung mạo Người biến đổi. Điều kiền cần để được biến đổi, đó chính là cầu nguyện, đó chính là sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Chúng ta chỉ có thể thay đổi khi được Thiên Chúa biến đổi. Muốn được biến đổi, cần phải có ơn Chúa, cần nhờ đến quyền năng của Ngài và cần có sự kết hiệp với Ngài.

Khi được biến đổi, con người thường hay có xu hướng muốn ở lại trong vinh quang, trốn tránh sự thật, không muốn đối diện với thực tế cuộc sống. Khi cầu nguyện được ơn sốt sắng, con người thường hay có hoài bão được ở mãi trong hạnh phúc, lầm tưởng mình đã thánh thiện đủ, đã hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa và sống cho một mình Ngài, nhưng khi trở về với cuộc sống thường nhật, đối diện với những thách đố của cuộc sống, con người lại trở về với bộ mặt thật của mình, đầy dẫy những yếu đuối, tội lỗi và tham vọng.

Thế nên, chúng ta cần phải thường xuyên gặp gỡ kết hiệp với Thiên Chúa, để kín múc tình yêu và sự thánh hóa của Ngài, khi đã được quyền năng và ân sủng Thiên Chúa biến đổi, con người có thêm sức mạnh và động lực mà đối diện với cuộc sống đầy khó khăn, thử thách. Một khi đã được ơn Chúa nâng đỡ, con người can đảm đối diện với thách đố của cuộc sống với lòng tin yêu vững vàng vào vinh quang Thiên Chúa.

Nhân loại thường hay mơ ước, được trở nên xinh đẹp, thông minh, tài giỏi. Nhìn vào những mẫu người là chuẩn mực cho cái đẹp, họ khao khát được giống với thần tượng của mình. Chính vì mục đích ấy, mà nhân loại không loại trừ bất cứ hình thức nào để có thể làm cho mình đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Người ta có thể bỏ ra hàng triệu đô để đổi lấy sắc đẹp. Người ta cũng không hề ngần ngại cướp đi hạnh phúc, ngay cả mạng sống của người khác để đổi lấy tấm áo danh dự, địa vị, quyền lực… Nhưng chả mấy ai dám từ bỏ tất cả để được mặc tấm áo linh hồn tinh tuyền, thánh thiện.

Lời nhắn nhủ của Thiên Chúa Cha là một khẳng định nhắc nhở chúng ta phải tin nhận vào Đức Giêsu và vâng nghe lời Ngài dạy bảo. Tin vào Tin mừng là một trong những điều kiện để được ơn cứu độ. Vì Lời Chúa chính là chân lý, là ánh sáng, là linh dược chữa lành mọi vết thương tội lỗi. Thiên Chúa Cha đã tuyên bố ngôi vị của Đức Giêsu để cho nhân loại nghe biết và tin thờ. Sự kiện hiển dung hôm nay cũng chính là mặc khải của Thiên Chúa về mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi. Ngôi Cha, Ngôi Con và Chúa Thánh Thần, cùng kết hiệp mật thiết trong chương trình sáng tạo và cứu chuộc.

Lạy Chúa, chứng kiến vinh quang của Ngài trên núi Tabor, ông Phêrô đã không kìm nổi sự khao khát được sống mãi trong hạnh phúc vinh quang của Ngài, để rồi xin được cắm lều ở lại. Hạnh phúc mà Thiên Chúa tỏ lộ cho các tông đồ cũng chính là hạnh phúc thiên đàng mai sau chúng con được diện kiến. Thế nhưng, đường lên núi xa và cao lắm, đường lên trời lại càng xa hơn. Chỉ khi nào con ở lại trong Chúa, chỉ khi nào có Ngài luôn hiện diện trong con, biến đổi con, thánh hóa con, lúc ấy con mới được diễm phúc hưởng nhờ ân phúc mai hậu. Xin giúp con luôn biết lắng nghe và vâng phục, xin giúp con biết thi hành ý Chúa, can đảm đánh đổi giá trị cuộc sống bằng giá trị thiêng liêng. Mặc cho thời gian, mặc cho sóng gió cuộc đời hay con người có làm con phai tàn, nhưng dung mạo tâm hồn con vẫn được nguyên vẹn, tinh tuyền như thuở ban đầu vì có tình yêu và bàn tay quyền năng Thiên Chúa biến đổi.

M. Hoàng Thị Thùy Trang.

Trải nghiệm kỳ lạ của một bác sỹ sau khi chết

Trải nghiệm kỳ lạ của một bác sỹ sau khi chết

03/01/2011

nguồn: tin 180.com

Trải nghiệm ở bên ngoài thân xác (OBE) và trải nghiệm cận tử (NDE) đã được biết đến từ lâu và vẫn bị tranh cãi, đơn giản bởi giới khoa học chủ lưu không tin là có linh hồn. Tuy nhiên, thật thú vị khi nghe một bác sỹ hàng đầu thế giới nói về trải nghiệm OBE và NDE của chính mình.

Giáo sư Bác sỹ George G. Ritchie (25/9/1923 – 29/10/2007) từng là chủ tịch của Học viện Trị liệu đa khoa Richmond, từng là trưởng khoa Tâm thần học của Bệnh viện Towers, người sáng lập và và chủ tịch Liên Đoàn Thanh niên Thế giới (Universal Youth Corps, inc) trong gần 20 năm. Năm 1967, ông làm bác sỹ tư ở Richmond, và vào năm 1983 ông chuyển đến Anniston, Alabama làm trưởng khoa Tâm thần học tại Trung tâm y tế khu vực Đông Bắc Alabama, Hoa Kỳ. Ông trở về Richmond vào năm 1986 để tiếp tục làm bác sỹ tư cho đến khi nghỉ ngơi vào năm 1992.

Vào tháng 12/1943, George Ritchie đã chết trong một bệnh viện quân đội ở tuổi 20 vì bệnh viêm phổi và đã được đưa vào nhà xác. Nhưng kỳ diệu thay, 9 phút sau ông sống trở lại, và kể về những điều đáng kinh ngạc mà ông đã chứng kiến khi trong trạng thái ở bên ngoài thân xác. Ritchie đã viết về Trải nghiệm cận tử (NDE) của ông trong cuốn sách Trở lại từ ngày mai, đồng tác giả với Elizabeth Sherrill, xuất bản lần đầu năm 1978. Cuốn sách đã được dịch sang 9 thứ tiếng khác nhau.


Trải nghiệm kỳ lạ của một bác sỹ sau khi chết - Tin180.com (Ảnh 2)

Bác sỹ George G. Ritchievà cuốn sách “Được lệnh trở về: Cuộc đời tôi sau khi chết”

Bác sĩ George Ritchie đã kể lại rất chi tiết những gì mà mình đã trải qua trong suốt khoảng thời gian ông chết.

Đó là đầu tháng 12/1943, khi Ritchie được chuyển tới một bệnh viện tại trại Barkeley, Texas, Hoa Kỳ để điều trị bệnh viêm phổi. Ông không biết là mình bệnh nặng tới mức nào. Ông luôn chỉ nghĩ tới việc bình phục cho mau mà lên xe lửa tới Richmond, Virginia để nhập học trường y trong chương trình đào tạo bác sỹ quân y của quân đội. Theo hẹn, vào lúc 4 giờ sáng ngày 20/12, xe quân đội sẽ đến đưa ông ra nhà ga để tới trường.

Trái với mong muốn của ông, bệnh tình của ông không thuyên giảm.

Vào đêm 19/12/1943, bệnh của Ritchie trở nặng. Ông bắt đầu sốt và ho liên tục. Ông lấy gối bịt miệng lại để đỡ làm ồn. 3 giờ sáng ngày 20, Ritchie cố gắng đứng dậy và thay quần áo đợi xe đến. Nhưng ông đã không thể làm được, và bất tỉnh sau đó.

“Khi tôi mở mắt ra, tôi thấy mình đang nằm trong một căn phòng mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Một ngọn lửa nhỏ cháy trong một ngọn đèn ở bên cạnh. Tôi nằm đó một lúc, cố gắng nhớ lại là mình đang ở đâu. Thình lình tôi ngồi bật dậy. Xe lửa! Mình trễ chuyến tàu mất!

Trải nghiệm kỳ lạ của một bác sỹ sau khi chết - Tin180.com (Ảnh 3)
(Ảnh minh họa)

Giờ đây tôi biết rằng những gì mình sắp mô tả sẽ nghe rất lạ thường… tất cả những gì tôi có thể làm là kể lại những sự kiện đêm đó đúng như chúng đã xảy ra. Tôi nhảy ra khỏi giường và tìm bộ đồng phục của tôi khắp phòng. Không có trên thành giường: tôi dừng lại, nhìn chằm chằm. Một người nào đó đang nằm trên cái giường mà tôi vừa mới rời khỏi.

Tôi bước lại gần gường trong ánh sáng lờ mờ, rồi lùi lại. Anh ta đã chết. Hàm răng khép hờ, làn da màu xám thật kinh khủng. Rồi tôi nhìn thấy chiếc nhẫn. Trên bàn tay trái của anh ta là chiếc nhẫn của hội sinh viên Phi Gamma Delta mà tôi đã đeo trong suốt hai năm qua.

Tôi chạy vào đại sảnh, mong muốn thoát khỏi căn phòng bí ẩn đó. Richmond, đó là điều quan trọng nhất – tới Richmond. Tôi bắt đầu xuống đại sảnh để ra cửa bên ngoài.

“Coi chừng!” Tôi hét lên với một người phục vụ trong bệnh viện mà đang rẽ quay sang chỗ tôi. Anh ta dường như không nghe thấy, và một giây sau anh ta đã đi ngang qua chỗ tôi đứng như thể tôi không có ở đó.

Thật lạ lùng. Tôi tới chỗ cánh cửa, đi xuyên qua và phát hiện ra là mình đang tiến về Richmond rất nhanh trong bóng tối bên ngoài. Đang chạy ư? Đang bay ư? Tôi chỉ biết rằng mặt đất tối tăm đang trượt qua trong khi những ý nghĩ khác chiếm lấy tâm trí tôi, những suy nghĩ đáng sợ và khó hiểu. Người phục vụ đã không nhìn thấy mình. Nếu mọi người tại trường y cũng không thể nhìn thấy mình thì sao?

Tôi thấy một con sông rộng, rồi thấy cây cầu dài bắc qua sông để vào một thành phố. Tôi thấy một tiệm giải khát, quán bia và một quán cà phê. Tại đây tôi đã gặp một vài người và hỏi họ tên đường và tên thành phố nhưng chẳng có ai thấy và đáp lời tôi cả. Tôi nhiều lần đập tay lên vai một người khi hỏi nhưng tay tôi như chạm vào khoảng không. Đó là một người có gương mặt tròn và cằm có sợi râu dài. Sau đó tôi đi đến bên một người thợ điện đang loay hoay quấn dây điện thoại vào một bánh xe lớn.

Vô cùng bối rối, tôi dừng lại bên một buồng điện thoại và đặt tay tôi lên sợi dây điện thoại. Ít ra thì sợi dây nằm đó, nhưng bàn tay tôi không thể chạm vào nó. Tôi nhận thấy một điều rõ ràng: tôi đã mất đi xác thân của mình, cái bàn tay mà có thể cầm được sợi dây kia, cái thân thể mà người ta nhìn thấy.

Tôi cũng bắt đầu hiểu ra rằng cái xác trên chiếc giường đó chính là của tôi, không thể hiểu sao lại tách ra khỏi tôi, và việc mà tôi phải làm là phải trở về nhập lại vào nó càng nhanh càng tốt.

Việc tìm đường quay lại khu căn cứ và bệnh viện không có gì khó khăn. Thực sự tôi hầu như trở lại đó ngay tức khắc khi tôi nghĩ đến nó. Nhưng căn phòng nhỏ mà tôi đã rời đi thì ở đâu? Thế là tôi bắt đầu một trong những cuộc tìm kiếm kỳ lạ nhất đời: cuộc tìm kiếm chính mình. Khi tôi chạy từ khu này sang khu khác, đi qua hết phòng này sang phòng khác lúc các bệnh binh đang ngủ – những người lính đều trạc tuổi tôi, tôi nhận ra rằng chúng ta lạ lẫm với chính khuôn mặt của mình như thế nào. Mấy lần tôi dừng lại bên một người mà tôi cứ ngỡ là mình. Nhưng chiếc nhẫn Hội sinh viên không có, và tôi lại vội tìm.

Cuối cùng tôi đi vào một gian phòng nhỏ với ánh sáng lờ mờ. Một tấm khăn trải đã được kéo phủ lên xác người trên giường, nhưng đôi cánh tay của người đó nằm dọc ở bên ngoài. Chiếc nhẫn tôi tìm nằm trên bàn tay trái của thân xác ấy.

Tôi đã cố kéo tấm vải ra nhưng không thể nắm được nó. Và lúc đó là lần đầu tiên tôi nghĩ điều mà đã xảy ra với mình, chính là cái mà nhân loại vẫn gọi là “cái chết”.

Trải nghiệm kỳ lạ của một bác sỹ sau khi chết - Tin180.com (Ảnh 4)

Trong thời khắc tuyệt vọng nhất ấy, căn phòng bỗng sáng rực rỡ, một thứ ánh sáng lạ lùng tôi chưa từng thấy bao giờ, và tôi như bị lôi cuốn theo nguồn ánh sáng ấy. Tôi đã trông thấy những quang cảnh mà từ khi sinh ra cho đến bây giờ tôi chưa bao giờ được thấy, những cảnh trí mà tôi nghĩ rằng chỉ có ở thế giới bên kia, và tôi không nhìn được rõ các sinh linh ở đó. Có vùng tối tăm u ám, có vùng lại chan hòa ánh sáng vô cùng tươi đẹp với các sinh linh trông như những thiên thần.

Sau đó đột ngột vầng sáng giảm dần, tôi muốn quay về. Trong phút chốc tôi lại thấy những căn phòng, những thân xác bất động trên giường. Tôi tiến tới chiếc giường của thân xác mình. Tôi như bị cuốn hút vào cái thân xác đó. Rồi, từ từ cử động các ngón tay, cuối cùng tôi mở mắt ra. Một lúc sau, một bác sĩ và cô y tá đã ở trước mắt tôi, nét mặt rạng rỡ. Vậy là tôi đã sống lại, đã thật sự hồi sinh…”

Thời đó, thuốc penicilline chưa được phát minh nên việc chữa trị bệnh sưng phổi vô cùng khó khăn, 90 phần trăm người bệnh khó thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Vào buổi sáng ngày 20/12/1943 các bác sĩ ở bệnh viện đã xác nhận rằng George Ritchie đã chết nên người ta chuyển xác ông đến nhà quàn. Tại đây một số thủ tục giấy tờ, giấy khai tử và thủ tục chuẩn bị đưa người chết vào quan tài đã được tiến hành, và người ta chuẩn bị thông báo đi các nơi rằng George Ritchie đã chết. Không ai có thể tưởng tượng được, Ritchie sống lại và mang theo câu chuyện diệu kỳ mà ông trải nghiệm trong giây phút trái tim đã ngừng đập, khi mà mọi dấu hiệu của sự sống không còn.

Những điều George Ritchie kể lại sau khi sống dậy đã làm các bác sĩ trong bệnh viện kinh ngạc. Điều kỳ lạ đáng lưu ý là những gì Ritchie đã kể và ghi chép lại trong tập nhật ký trong 9 phút chết đó về sau đều được chứng minh là có thực.

Một năm sau, Ritchie trở về trại Barkeley và được gởi sang Âu Châu để phục vụ tại một bệnh viện quân y. Trên đường xe đã chở Ritchie đi ngang qua thành phố mà một năm trước trong khi bị coi là đã chết, Ritchie đã tới. Tiệm bán bia, tiệm cà phê, cây cầu dài bắc qua sông, những con đường, những bảng hiệu, cả cái buồng điện thoại năm xưa… tất cả đều có thật trong thực tế. Đó là thành phố Vicksburg thuộc tiểu bang Mississipi, nơi mà chưa bao giờ George Ritchie đặt chân đến.

Trải nghiệm kỳ lạ của một bác sỹ sau khi chết - Tin180.com (Ảnh 7)

George Ritchie sau này trở thành Viện trưởng Viện tâm thần học ở Charlotsville, bang Virginia Hoa Kỳ, và suốt đời ông không thể nào quên rằng mình đã có lần chết đi sống lại, cũng như không thể nào quên các cảnh giới lạ lùng ở bên kia cửa tử.

Giáo sư Bác sỹ George G. Ritchie mất vào ngày 29/10/2007 tại nhà riêng ở Irvington, Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 84 tuổi.

“Cái chết chẳng qua là một ô cửa, là một cái gì đó mà bạn bước qua” – George Ritchie

Minh Trí
(tổng hợp)

Hành trình tha thứ cho người cha của một linh mục

Hành trình tha thứ cho người cha của một linh mục

Tác giả: Thu Linh

19/02/2013

nguồn:thanhlinh.net

Câu chuyện có thật về sự tha thứ tuyệt vời  (Amazing true story of forgiveness)

Vị linh mục do kết quả của cuộc hãm hiếp thuật lại hành trình tha thứ cho người cha

Vị linh mục quá khứ là thai nhi trong một cuộc hãm hiếp, khi mẹ ngài mới chỉ 13 tuổi đã chia sẻ câu chuyện về cuộc gặp gỡ, tha thứ và giải tội cho người cha của mình, người đang sống cuộc đời có đức tin.

Vào ngày 6/2/2013 trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với thông tấn xã Công Giáo CNA, cha Leon, cha sở của họ đạo Thánh Giuse ở Loja nói rằng, mẹ ngài, bà Maria Eugenia Armijos Romero lúc ấy đang làm việc là người dọn dẹp phụ giúp cha mẹ của bà nuôi 8 người con. Người chủ căn nhà lợi dụng lúc bà làm việc một mình không có ai đã hãm hiếp bà và làm cho bà mang thai”.

Mẹ của ngài luôn bảo vệ mạng sống của ngài, mặc dù bà là thiếu nữ còn rất trẻ và đơn độc, không có sự giúp đỡ của gia đình. Gia đình cố gắng làm cho bị sẩy thai bằng cách cho bà uống thuốc tẩy thai và đấm thình thịch vào bụng bà. Cha Leon nói: “Bà cầu nguyện và cảm nhận rằng Chúa đang nói với bà trong trái tim rằng: hãy bảo vệ đứa bé ở trong con”.

Bà mẹ trẻ mang bầu đã bỏ nhà đi tới thành phố Cuenca, nơi đây bà tự kiếm sống. Ngày 10/10/1961, bà sinh ra cậu bé Luis Alfredo. Một thời gian ngắn sau, với sự giúp đỡ của cha đứa bé, bà trở về lại Loja với cuộc sống là một người mẹ độc thân. Rốt cuộc bà lại được chăm sóc bởi kẻ đã hãm hiếp bà – tức là người bố của linh mục Luis – người đã nhận ra tôi là con của ông và nói rằng ông sẽ chăm sóc cho tôi. Thế nhưng, không có nghĩa là mọi sự giữa họ đều lành mạnh, êm thắm cả.

Cha tiếp tục kể lại rằng, cha của ngài luôn tới thăm viếng nhà của mẹ con chúng tôi và chu toàn bổn phận đối với chúng tôi. Họ có thêm ba người con nữa và mối liên hệ của tôi với người cha tuy là xa cách nhưng vui vẻ. Tôi kính trọng ông nhiều. Ông dần dần tạo nên một cảm giác có uy quyền trong tôi. Ông cứng rắn với tôi và đưa tôi đi làm”.

Lúc 18 tuổi, ngài cảm thấy có ơn gọi làm linh mục và vào dòng tu, cho dù có sự chống đối của cha ngài. Ngài thụ phong linh mục vào năm 23 tuổi với sự cho phép đặc biệt của Đức Giám Mục. Hai năm sau, ngài tham gia tổ chức hình thành người Kitô giáo trưởng thành, và mẹ ngài tiết lộ cho ngài biết về sự ra đời của ngài. Bà đã chấm dứt liên hệ với cha của ngài và điều này đánh dấu sự khởi đầu cuộc hành trình hoà giải cho cả hai người. Cha Leon giúp mẹ của cha hiểu rằng bà không thể ghét người cha của ngài, và cần đáp ứng với nhu cầu của chính ông là được tha thứ.

Cha nói: “Chúa cho tôi là một linh mục không phải để xét đoán mà là tha thứ, là khí cụ của lòng thương xót Chúa, trong khi tôi đã xét đoán cha tôi rất nhiều”.
Nhiều năm sau, cha nhận được cú điện thoại của cha ngài, ông đang sắp sửa phải đi mổ và rất lo sợ. Ông xin con của mình giải tội cho ông và đã trở lại với đức tin của mình sau 30 năm bỏ lễ.

Tôi nói với ông: “Cha ơi, cha đáng được vào thiên đàng, hưởng sự sống đời đời”. Và ngay lúc ấy ông đã trào nước mắt ra.

Khi cha Leon giảng co các người phụ nữ mang thai đang gặp những khó khăn trong cuộc sống, ngài nhắc nhở họ rằng cũng như tiên tri Giêmêria, Chúa cũng tác tạo những trẻ thơ trong bụng người mẹ như vậy.

Cha khuyến khích các trẻ em học nhìn mọi sự theo cái nhìn của tình yêu Thiên Chúa một khi họ biết về câu chuyện đời sống của họ.
Cha nói: “Nếu bạn là một đứa bé hay một người mẹ độc thân, bạn hãy nhận ra cách mà Thiên Chúa, cha của chúng ta đã chăm sóc cho bạn trong đời sống của bạn”.

Thu Linh (dịch từ CNA)

Sau phép lạ Thánh Thể, Chúa Giêsu còn hiện diện thật ?

Sau phép lạ Thánh Thể, Chúa Giêsu còn hiện diện thật ?

TRẦM THIÊN THU

Đăng bởi lúc 2:13 Sáng 23/02/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (23.02.2013) – NewTheologicalMovement  – Thánh Thể là Bí tích Yêu thương do chính Chúa Giêsu thiết lập để hằng ngày ở với chúng ta và nuôi dưỡng chúng ta. Hãy cùng nhau tìm hiểu về Thánh Thể để củng cố đức tin Công giáo về Bí tích này, và cũng là để “kiểm điểm” mức độ tin yêu mà chúng ta dành cho Thánh Thể vậy!

Mặc dù có truyền thống phổ biến liên kết việc thiết lập lễ Mình Máu Thánh Chúa (Corpus Christi, ngày xưa thường gọi là lễ Săng-ti) với phép lạ Thánh Thể ở Bolsena-Orvieto, có lẽ có chút liên quan về lịch sử đối với sự xác nhận như vậy. Từ điển Bách khoa Công giáo (Catholic Encyclopedia) nói rằng lễ này không liên quan phép lạ Thánh Thể ở Bolsena-Orvieto, nhưng liên quan thị kiến của thánh Juliana Mont Cornillon, người đã sống tại Bỉ hồi đầu thế kỷ XIII.

Tuy nhiên, mặc dù có thể là thực sự có chút liên quan lịch sử giữa phép lạ Thánh Thể và sự thiết lập lễ Mình Máu Thánh Chúa, lòng sùng kính phổ biến của các tín hữu (nhất là ở Ý) và mừng kính long trọng hàng năm ở 2 thành phố của Ý, gợi chúng ta nhớ tới phép lạ Thánh Thể khi chúng ta mừng kính lễ trọng này ngày nay.

Khi chúng ta cân nhắc sự thật về phép lạ Thánh Thể, chúng ta có thể có một câu hỏi khác: Nếu chúng ta tin sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tính Thánh Thể khi thuộc tính ngẫu nhiên vẫn còn (nghĩa là Chúa Kitô hiện diện khi Thánh Thể vẫn còn hình bánh và rượu), chúng ta sẽ làm Thánh Thể thành gì khi không còn hình bánh và rượu thay vì biến thành thịt và máu? Chúa Kitô có còn trong Thánh Thể sau một phép lạ Thánh Thể? Nếu Ngài vẫn còn đó, chúng ta sẽ kết luận phép lạ Thịt và Máu hữu hình vẫn là thịt và máu được thụ thai và hạ sinh bởi Đức Trinh nữ Maria? Nói cách khác, phép lạ Thánh Thể có giống như thánh tích của Chúa Giêsu?

Trong một câu hỏi phức tạp như vậy, chúng ta hãy trở lại với hướng dẫn của vị Tiến sĩ Thiên thần (Angelic Doctor, tức là thánh Thomas Aquinas, linh mục Dòng Đa Minh, tác giả bộ Tổng luận Thần học). Chúng ta nhớ rằng thánh Thomas Aquinas là “thần học gia vĩ đại nhất và là thi sĩ mãnh liệt nhất của Chúa Kitô về Bí tích Thánh Thể” – summus theologus simulque Christi eucharistici fervidus cantor (CP Gioan-Phaolô II, Ecclesia de Eucharistia, số 62).

Thánh Thể Chúa Kitô có là thật khi thịt hoặc một em bé hiện ra trong Bí tích này? (Summa Theologica III, Q. 76, Art.

Khách thể 1: Có vẻ như Thánh Thể Chúa Kitô không thực sự ở đó khi thịt hoặc một em bé hiện ra trong bí tích này. Vì thân thể Ngài ngừng ẩn trong bí tích này khi dạng bí tích ngừng hiện hữu (the sacramental species cease to be present), như đã nói ở trên (A. 6). Nhưng khi thịt hoặc một em bé hiện ra, dạng bí tích ngừng hiện hữu. Do đó thân thể Chúa Kitô không thực sự ở đó.

Khách thể 2: Hơn nữa, dù thân thể Chúa Kitô ở đâu, dưới chính dạng đó hoặc dạng bí tích. Nhưng khi có sự hiện ra, rõ ràng là Chúa Kitô không hiện hữu trong chính dạng của Ngài, vì toàn bộ Chúa Kitô được chứa trong bí tích này, và Ngài vẫn là tổng thể dưới dạng mà Ngài lên trời: nhưng điều xuất hiện mầu nhiệm trong bí tích này đôi khi được thấy là một miếng thịt nhỏ, hoặc đôi khi là một em bé. Rõ ràng là Ngài không ở đó dưới dạng bí tích là bánh hoặc rượu. Do đó, có vẻ như thân thể Chúa Kitô không ở đó bằng bất kỳ cách nào.

Khách thể 3: Hơn nữa, thân thể Chúa Kitô bắt đầu ở trong bí tích này bằng việc thánh hiến và biến chuyển (consecration and conversion), như đã nói ở trên (Q. 75, AA. 2, 3, 4). Nhưng thịt và máu xuất hiện mầu nhiệm bằng phép lạ không được thánh hiến (not consecrated), cũng không được biến chuyển thành Mình Máu thật của Chúa Kitô. Vì thế, Mình Máu Chúa Kitô không ẩn dưới dạng đó.

Ngược lại, khi xảy ra các phép lạ như vậy, sự sùng kính tương tự dành cho Thánh Thể như trước đó, không được sùng kính nếu Chúa Kitô không thực sự ở đó, với Đấng mà chúng ta tôn thờ hết lòng (giáo hội dùng từ “latria”, nghĩa là sự tôn thờ tối thượng chỉ dành cho Thiên Chúa). Do đó, khi có phép lạ như vậy, Chúa Kitô ẩn trong bí tích.

Phép lạ như vậy xảy ra theo 2 cách, đôi khi thấy theo dạng thịt và máu, hoặc một em bé. Đôi khi phép lạ xảy ra tùy người mục kích (beholder), mắt họ ảnh hưởng như họ thấy thịt, máu, hoặc em bé, nhưng trong bí tích không hề thay đổi. Và điều này có vẻ xảy ra khi người này nhìn thấy ở dạng thịt và máu hoặc một em bé, còn người khác lại thấy ở dạng bánh; hoặc cũng người đó thấy ở dạng thịt hoặc em bé suốt cả tiếng đồng hồ, sau đó lại thấy ở dạng bánh. Không hề có mánh khóe lừa dối ở đó, như thấy trong ảo thuật, vì dạng như vậy được hình thành một cách siêu phàm trong mắt nhìn để miêu tả sự thật nào đó, nghĩa là, vì mục đích cho thấy thân thể Chúa Kitô thực sự ở trong bí tích Thánh Thể; y như Chúa Kitô hiện ra với các môn đệ trên đường đi Emmaus mà không hề bị lừa dối hoặc ảo giác.

Thánh Augustinô nói (De Qq. Evang. ii): “Khi sự đòi hỏi của chúng ta được ám chỉ tầm quan trọng nào đó thì đó không là điều dối trá, mà là sự thật”. Và vì thế, theo cách này, không có sự thay đổi nào trong bí tích này, nghĩa là, khi có những phép lạ như vậy, Chúa Kitô không ngừng ở trong bí tích Thánh Thể.

Nhưng đôi khi một phép lạ như vậy xảy ra không chỉ bằng một sự thay đổi ở những người mục kích, mà bằng sự hiện hữu thực sự theo bề ngoài. Và điều này thực sự xảy ra khi được mọi người mục kích phép lạ như vậy, không chỉ kéo dài suốt một giờ mà kéo dài một thời gian đáng kể; trong trường hợp này là dạng đúng của thân thể Chúa Kitô. Đôi khi không là vấn đề dù toàn bộ thân thể Chúa Kitô có được thấy trọn vẹn ở đó hay không, nhưng phần nhục thể, hoặc không được thấy trong dạng trẻ trung, nhưng ở dạng giống như một em bé, vì nhục thể nằm trong một thân thể vinh quang được nhìn thấy qua con mắt không vinh quang – dù toàn bộ hay một phần, và dưới chính dạng giống nhau hoặc dạng lạ, như sẽ được nói sau đây (Suppl., Q. 85, AA. 2, 3).

Nhưng điều này có vẻ không khác. Trước tiên, vì thân thể Chúa Kitô ẩn trong dạng đúng có thể chỉ được thấy ở một nơi, được chứa đựng theo một khía cạnh nào đó. Do đó, vì được nhìn thấy theo dạng đúng, và được tôn thờ trên trời, không được thấy theo dạng đúng trong bí tích. Thứ hai, vì một thân thể vinh quang, hiện ra tùy ý (at will), biến mất tùy ý sau khi xuất hiện; như vậy điều này được Lc 24:31 kể lại rằng “mắt các môn đệ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất”. Nhưng điều đó xảy ra giống như thịt trong bí tích Thánh Thể, tiếp tục một thời gian dài. Thật vậy, theo nhiều giám mục, “phép lạ Thánh Thể” được giữ trong chén thánh (pyx).

Do đó, người ta vẫn nghĩ rằng, khi các chiều kích vẫn giống như trước, có sự thay đổi mầu nhiệm trong các ngẫu nhiên khác – như hình dạng, màu sắc, và phần còn lại, để nhìn thấy thịt, hoặc máu, hoặc một em bé. Và như đã nói, đây không là lừa dối, vì “để giới thiệu sự thật”, nghĩa là, phép lạ chứng tỏ rằng Mình và Máu Chúa Kitô thực sự ở trong bí tích Thánh Thể. Như vậy, rõ ràng như các chiều kích vẫn còn, là nền tảng của những điều khác, như sẽ thấy sau đây (Q. 77, A. 2), thân thể Chúa Kitô vẫn hiện dian65 trong Bí tích Thánh Thể.

Khách thể hồi đáp 1: Khi phép lạ xảy ra, đôi khi dạng bí tích vẫn tiếp tục hoàn toàn; và đôi khi chỉ là phần chính, như đã nói ở trên.

Khách thể hồi đáp 2: Như đã nói ở trên, khi xảy ra phép lạ, dạng đúng của Chúa Kitô không được nhìn thấy, nhưng dạng mầu nhiệm được thấy theo mắt nhìn của người mục kích, hoặc theo chính chiều kích bí tích.

Khách thể hồi đáp 3: Chiếu kích của bánh rượu được thánh hiến vẫn tiếp tục, trong khi sự thay đổi mầu nhiệm xảy ra ngẫu nhiên, như đã nói ở trên.

Kết luận

Như vậy, thánh Tiến sĩ Thiên thần trả lời “có” và “không” – nghĩa là ngài trả lời tích cực theo câu hỏi thứ nhất, và trả lời tiêu cực theo câu hỏi thứ hai của chúng ta.

Chúa vẫn hiện diện thật sau phép lạ Thánh Thể? Đúng, có 2 vấn đề. Trước tiên, vì số lượng chiều kích tiếp tục tồn tại, “chất liệu” vẫn còn. Hơn nữa, sự thay đổi bề ngoài (bánh biến thành thịt và rượu biến thành máu) là biểu hiện “thực tế thật” (true reality) của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể. Do đó, trong phép lạ Thánh Thể, sự hiện diện thật của Chúa Kitô vẫn có trong Thánh Thể.

Sau phép lạ Thánh Thể, Chúa Kitô vẫn hiện diện trong Thánh Thể như khi Ngài còn tại thế. Phép lạ Thánh Thể có như thánh tích của Chúa Giêsu? Không, lại có 2 vấn đề. Trước hết, vì vấn đề như vậy nghĩa là Thánh Thể không còn là bí tích. Điều này phân biệt sự hiện diện của Chúa Kitô trong Thánh Thể với sự hiện diện của Chúa Kitô trên trời, Ngài hiện diện ở dạng đúng trên trời trong khi Ngài hiện diện ở dạng bí tích trong Thánh Thể. Hơn nữa, nếu phép lạ Thánh Thể là Mình Máu Chúa Giêsu theo thể lý và ngẫu nhiên, như thế thì phép lạ Thánh Thể sẽ ngừng chứa đựng toàn bộ Chúa Kitô nhưng chỉ là “một phần” (a piece) của Đấng Cứu Độ – như vậy, chúng ta thấy không “ăn khớp” thế nào khi nghĩ về Thánh Thể (ngay cả sau phép lạ Thánh Thể) là thánh tích của Chúa Giêsu; vì thánh tích chỉ là một phần của một vị thánh, nhưng Chúa Kitô hiện diện hoàn toàn và trọn vẹn trong mỗi phần của Bí tích Thánh Thể.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ NewTheologicalMovement.blogspot.com)

Ghi chú: Ecclesia de Eucharistia: Tông thư về Thánh Thể do CP Giáo hoàng Gioan-Phaolô II ban hành ngày 17-4-2003 (Tông thư thứ 14 của ngài trên cương vị Giáo hoàng). Summa Theologica: Bộ Tổng luận Thần học của Thánh Tiến sĩ Thiên Thần Thomas Aquinas, Linh mục Dòng Đa-minh.

Thiên Chúa mời gọi mùa Chay

Thiên Chúa mời gọi mùa Chay

TRẦM THIÊN THU

Đăng bởi lúc 2:17 Sáng 22/02/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (22.02.2013) – onlineministries – Mùa Chay là mùa Thiên Chúa mời gọi riêng từng người: “Hãy trở về với Ta bằng cả tấm lòng”. Chúng ta trả lời: “Chúng con sẽ trở về”, nhưng chúng ta lại chưa sẵn sàng, chúng ta chưa thực sự chuẩn bị tâm hồn, còn nuối tiếc! Chúng ta muốn lòng vòng, lẩn tránh, lần lữa, viện cớ… Tâm hồn chúng ta chưa hoàn hảo. Chúng ta chưa sẵn sàng để Thiên Chúa yêu thương chúng ta!

Đúng vậy, nhưng chúng ta rất muốn quan hệ thân mật với Thiên Chúa, chúng ta nhiệt thành tự nhủ như vậy. Và chúng ta sẽ… Không bao lâu nữa. Chúng ta vẫn trì hoãn. Thiên Chúa lại mời gọi chúng ta: “Hãy trở về với Ta bằng cả tấm lòng”.

Vâng, lạy Chúa, con sẽ trở về với Ngài. Con chỉ còn vài việc cần làm nữa thôi. Trước tiên cho con thêm thời gian để cầu nguyện. Rồi con sẽ hòa giải. Xin cho con lau chùi nhà bếp, dọn dẹp nhà cửa, bán bớt mấy thứ lặt vặt, chăm sóc miếng đất con mới mua,… Thiên Chúa nhắc lại: “Hãy trở về với Ta bằng cả tấm lòng”.

Đó là lời mời gọi đặc biệt dành cho mỗi chúng ta, theo cách riêng của mỗi người. Thiên Chúa mời gọi chúng ta đừng biện hộ vì điều đó là khoảng cách giữa chúng ta và Thiên Chúa. Những gì Thiên Chúa muốn là chúng ta nhận biết các tiêu chuẩn của mình, cách phê bình và cách yêu thương của chúng ta cũng rất khác cách của Thiên Chúa. Ngài cho chúng ta cả mùa Chay, cả cuộc sống, vì yêu thương chúng ta vô điều kiện, dù chúng ta làm gì hoặc nghĩ gì mà chúng ta giấu giếm Ngài.

Từ thứ Tư lễ Tro, ngày khởi đầu mùa Chay, các bài đọc đều nhắc lại lời Chúa: “Hãy trở về với Ta bằng cả tấm lòng”. Tv 51 cũng nhắc nhở: “Lạy Chúa, xin tạo cho con trái tim trong sạch. Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ”. Đó là chính xác những gì Thiên Chúa muốn trao ban cho chúng ta, đó chính là niềm vui ơn cứu độ.

Ở Bắc Mỹ, mùa Chay rơi vào mùa Đông, những ngày này lạnh lẽo và tối tăm, hoàn toàn phải giấu mình trong nhà, hoàn toàn ẩn mình khỏi Thiên Chúa – chúng ta nghĩ vậy. Nhưng Thiên Chúa vẫn kiên trì, yêu thương, nhân hậu. Thiên Chúa là Người Cha của Đứa Con Hoang Đàng, nhẫn nại chờ đợi, tha thiết muốn đứa con trở về, chờ suốt ngày thâu đêm. Không hề khép vòng tay, không hề có ánh mắt xét đoán, chỉ có đôi mắt mỏi mòn chờ đứa con trở về. Thiên Chúa khao khát được ôm choàng lấy chúng ta và vui mừng thấy chúng ta trở về.

Nhưng chúng ta vẫn quan ngại tìm cách nào để trở về và đắn đo lời nói, tìm cách để đối thoại. Đó chỉ là lúc chúng ta còn ở xa, lúng túng và lẫn lộn, nhưng chúng ta không cần phải nói chi cả, chúng ta chỉ cần cho Ngài nhìn thấy chúng ta.

Hãy nhìn con đường phía trước: Thiên Chúa yêu thương đang vui mừng khi nhìn thấy chúng ta trở về. Lời mời gọi của Ngài đã được chúng ta nghe thấy và đáp lại: “Chúng ta phải mau về nhà thôi!”.

Nhưng điều gì cản trở chúng ta về đoàn tụ với Cha? Điều gì khiến chúng ta không đáp lại lời mời gọi để trở về sống với Thiên Chúa? Đó là sự trì hoãn, lần lữa, so đo: “Từ từ… Chờ chút… Vì không biết Thiên Chúa có biết mình hay không…”.

Tất cả không thành vấn đề. Chỉ cần biết rằng chúng ta phải trở về với Thiên Chúa, Ngài đang mỏi mòn chờ đợi chúng ta trở về để được ôm hôn mỗi chúng ta. Vậy chúng ta phải mau trở về! Tiếng Chúa vẫn âm vang: “Hãy trở về với Ta bằng cả tấm lòng”.

Chấp nhận lời mời gọi này là điều đơn giản nếu chúng ta có thể vượt qua nỗi sợ hãi. Những gì chúng ta cần làm là thưa với Chúa: “Lạy Chúa, con đây. Con phải bắt đầu từ đâu? Vâng, con muốn được ở bên Ngài”. Lòng chúng ta đã mở ra và chúng ta đã bắt đầu bước về phía người cha đang đứng ở phía trước. Không cần giải thích chi hết, chỉ cần vui mừng trong yêu thương mà nhìn vào ánh mắt nhân từ của Thiên Chúa đang nhìn chúng ta.

Bước kế tiếp trên đường về nhà là gì? Chúng ta có thể dùng những giây phút đầu ngày, trước khi ra khỏi giường, để tạ ơn Chúa đã dành cho chúng ta lời mời gọi yêu thương như thế, và xin Ngài mở lòng chúng ta để chúng ta có thể đón nhận. Hãy bắt đầu từ hôm nay, đang là thời gian mùa Chay. Suốt ngày, chúng ta có thể nhớ lời mời gọi của Chúa khiến lòng chúng ta lay động: “Hãy trở về với Ta bằng cả tấm lòng”. Và chúng ta có thể cùng vui mừng với Thiên Chúa.

Đó là lời mời gọi mỗi ngày trong mùa Chay. Hôm nay là ngày chấp nhận lời mời gọi của Thiên Chúa.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ onlineministries.creighton.edu)

CHỮ HIẾU – CHỮ TÌNH

CHỮ HIẾU – CHỮ TÌNH

Maria Túc Lynh

Hiếu và Tình bên nào nặng hơn, Hai chữ này viết và nói thì xem ra đơn giản, nhưng để làm cho trọn nghĩa của hai chữ này, theo tôi không đơn giản và nhẹ nhàng chút nào.Nó càng khó khăn ở bất đồng ý kiến của cha mẹ trong vấn đề dựng vợ, gả chồng. Nếu ta yêu phải một người mà cha mẹ hay ông bà không hài lòng, thì chữ đầu tiên mà ta thấy là một chữ “khổ” to đùng nằm chắn ngang trước cửa tình yêu. Tuy nhiên nỗi khổ đó thì ta còn có thể dùng biện pháp lấy lòng từng người, có thể gọi là đánh du kích từng mục tiêu. Cuối cùng thì không nhiều cũng có ít ra vài người, nhìn thấy thiện chí của mình mà khoan nhượng và đồng ý cho ta lấy người ta yêu.

Nhưng vấn đề rắc rối và phức tạp hơn, là phải chọn lựa một tôn giáo cho riêng tình yêu của mình. Là con gái thì có thể theo lề thói xưa là “lấy chồng thì phải theo chồng” nên cho dù có gặp chút trắc trở, nhưng không khó khăn và nặng nề. Chỉ tội nghiệp cho những chàng trai, đặc biệt là những thừa tự, những đích tôn. Ôi thôi, bao nhiêu là rắc rối đến với những cuộc tình này. Một bên thì nếu thương con gái tôi, anh phải chiều theo chúng tôi thì chúng tôi mới gả nó cho anh. Một bên thì con là đứa con gia đình mong mỏi nhiều nhất, giờ chỉ vì đứa con gái mà con lại đành lòng để bàn thờ ông bà lạnh lẽo không hương khói, mà con gái thì trên đời này đâu có thiếu … bao nhiêu hoàn cảnh, bao nhiêu trường hợp éo le để người trong cuộc cười ra nước mắt.

Đã bao nhiêu lần tôi được nghe những bạn đi học giáo lý dự tòng than thở nỗi khổ của mình.Một bên là tình yêu đã chín muồi, không thể sống thiếu nhau nữa. Một bên là chữ hiếu đạo với gia đình rất nặng nề, đặc biệt là những bạn là con duy nhất trong gia đình thì càng khổ sở hơn.

Một lần nữa trong tâm tình của một người con, một tân tòng non trẻ. Tôi xin được chia sẻ một chút, mong làm sao những bậc trưởng bối và những quý vị chưa là Công Giáo nhận ra và xoá đi thành kiến đã có từ rất lâu đời về việc theo Chúa là bỏ hết ông bà, là bất hiếu tử, là bất tùng cuốc xuổng… Bao nhiêu từ ngữ nặng nề phủ lên đầu chúng tôi. Và tôi cũng đã bao nhiêu lần thấy khổ tâm khi phải nghe má tôi cứ gằng giọng, mỗi khi nói tới vấn đề tôi đến với Chúa.

Trong bài viết này, tôi xin đưa ra những nhân chứng là những tân tòng và những chị chỉ đang tìm hiểu về Chúa, đã có những tính cách rất dễ thương và đáng quý.

Người thứ nhất là một chị trung niên, chị tên N. Chị sống ở Saigon, chị là một tân tòng được nhiều người ngưỡng mộ về cách sống đạo. Chị từng là một người kinh doanh khá thành công, nhưng vì chị chứng kiến những cảnh trái tai gai mắt trên thương trường và để sống đúng theo những gì Chúa dạy. Chị đã phải đánh đổi cuộc sống kinh tế hiện tại, để có được một sự sống đời đời. Chị không thể nào nói dối để bán được hàng, chị càng không thể chịu đựng và đồng lõa với sự giả dối của những người bán hàng chung quanh. Cuối cùng, điều đáng nói là sau khi chị đọc và tìm hiểu trọn bộ Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước, thì chị đã quyết định phải thay đổi cuộc đời mình.

Chị kể lại rằng: Sau khi chị tìm hiểu thì cầu nguyện và quyết định một bước thay đổi rất ngoạn mục. Chị quyết định đánh đổi việc kinh doanh hiện tại, để được thay đổi cuộc đời cũng như đời sống tâm linh.Chị nói là từ ngày chị được trở lại và sống trong ơn nghĩa Chúa, thì chị thấy mình rất hạnh phúc và thoải mái. Chúa đã thu xếp cho chị một công việc rất nhẹ nhàng nhưng trọn vẹn nghĩa tình với Chúa cũng như với gia đình chị. Ngày ngày chị đi lễ sớm hơn mọi người để cầu nguyện và xướng kinh cho mọi người. Ngoài giờ Lễ thì chị chăm sóc mẹ chị và người thân chu đáo. Chị nói là cũng có nhiều khó khăn chị gặp phải trong những giao tiếp hàng ngày.Tuy nhiên vì chị có Chúa nên chị cũng đủ sức để vượt qua, và chị luôn nhận thức rằng đó chỉ là những trò của ma quỷ cố tình phá đổ những gì đẹp lòng Chúa.

Người thứ hai tên H,là một cô gái mà tôi quen biết đã hơn 10 năm. Cô này ngày trước rất ham thích những thú vui hiện đại, những người quen biết với cô ấy đã có lần nói rằng cô này chỉ toàn đi chơi vào ban đêm, mãi đến sáng thì cô mới về nhà. Gia đình cô thì chỉ còn cô và người mẹ đã lớn tuổi lại hay đau yếu, hoàn cảnh kinh tế cũng không khá giả. Công việc thường ngày là đi giúp việc chạy loanh quanh cho một chị gần nhà, vì chị ấy thương và xem cô ấy như người thân. Nên lắm khi cô gái ấy nghĩ mình cũng là tiểu thư giàu có sành điệu. Ngày trước tôi thường hay nghĩ không tốt về cô ấy và tôi không mấy thiện cảm, nhất là thấy cô ấy có thái độ khinh dễ người nghèo và người ăn xin. Bẵng đi một thời gian tôi có dịp gặp lại những người quen của cô ấy, đặc biệt là chị Mai (chị Mai được xem như là chị của cô ấy). Tôi vô tình hỏi thăm thì được biết một thông tin rất vui rằng, bây giờ cô ấy đã lãnh Bí Tích Rửa Tội được hơn 1 năm rồi. Điều đáng vui nhất là từ ngày cô ấy có Chúa, sau một biến cố trong đời thì cô ấy hoàn toàn thay đổi một cách kỳ lạ.Từ một cô gái đua đòi, ăn chơi không cần biết gì đến nỗi lòng của bà mẹ già, xin nói thêm là cô ấy không còn cha. Bây giờ cô ấy từ bỏ hết tất cả những cuộc vui thâu đêm suốt sáng, mà chỉ chuyên tâm ở nhà để chăm sóc cho mẹ thật chu đáo. Tính tình cô cũng khiêm nhu hơn, cô biết quan tâm và giúp đỡ những ai cần giúp.Giờ cô được xem là đứa con ngoan trong gia đình.

Người thứ ba tên P.N, hiện giờ thì chị đang trong giai đoạn tìm hiểu và cố gắng sống đúng như những gì chị hiểu về Chúa và Mẹ Maria. Chị tâm sự với tôi rằng trước kia khi chị không có Chúa, tâm trạng của chị rất mệt mỏi nặng nề bởi bà mẹ chồng luôn làm khó và tạo áp lực cho chị. Tuy chồng chị rất yêu quý chị, nhưng không khí gia đình nhỏ của chị khá nặng nề. Chị là con gái Bắc, mẹ chồng chị lại là người miền Trung nên chị phải chịu nhiều điều trái khoáy từ bà mẹ chồng khắt khe. Rồi đến một ngày, chị được dịp tiếp xúc với một linh mục khi gặp một biến cố. Sau thời gian trao đổi và được hướng dẫn có một lối thoát trong suy nghĩ, chị đã thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn khi phục vụ mẹ chồng mình. Chị chia sẻ với tôi rằng, từ ngày có Chúa, từ ngày chị dành thời gian để tâm sự với Chúa thì chị thấy  mình hạnh phúc. Một điều quan trọng hơn nữa mà tôi cũng cần nêu lên để quý vị lưu ý, là mẹ chồng chị ấy bây giờ cũng được thay đổi. Bà ngày càng yêu quý con dâu mình, biết quan tâm tới con dâu, biết chia sẻ và nghe ý kiến của con dâu. Theo như lời chị vui vẻ chia sẻ thì bây giờ mẹ chồng chị rất dễ thương.

Người thứ tư tên là P.B, chị này là một phụ nữ trí thức. Chị luôn tự cho mình cái quyền là người hạch sách, đòi hỏi và ra lệnh mọi người trong gia đình phải luôn tuân theo ý kiến của mình. Cho dù đó lắm khi sai trái, chị bất kể đó là cha hay mẹ của mình. Mọi người gần như rất sợ tiếp xúc với chị, mỗi khi chị về nhà cha mẹ mình thì cuộc vui nơi đó gần như phải tan. Đối với mọi người chị giống như là một phần tử khủng bố, đó là danh từ mà người trong gia đình chị tặng cho chị. Rồi từ khi chị bị một căn bệnh khó chữa, thì chị càng tăng thêm quyền hành đòi hỏi mọi người phải phục vụ chị. Hôm nào mẹ chị nấu cơm cho chị ăn, mà món ăn không vừa miệng chị thì chị tha hồ nặng nhẹ, xách mé đến nỗi mẹ chị đã khóc vì chị không biết bao nhiêu lần. Chị luôn nghĩ là mình đã giúp đỡ cha mẹ, cha mẹ rất cần mình nên phải phục vụ mình và nhất định không được từ chối bất cứ yêu sách nào của mình, mặc dù nó rất vô lý. Rồi cũng đến ngày chị được Chúa đến thăm, Chúa đã âu yếm xoa dịu nỗi đau trên cơ thể chị, Chúa đã ôm chị vào lòng rất êm ái. Mẹ Maria thì nhỏ nhẹ tâm tình và dạy dỗ chị rất nhẹ nhàng. Chỉ với tình yêu Chúa và nỗi lòng bao la của một bà Mẹ Thánh. Chị gần như hoàn toàn thay đổi, sự thay đổi của chị đã làm cho những người trong gia đình rất đỗi bất ngờ. Chị tâm sự với tôi rằng, ngày trước mỗi khi mẹ chị không làm chị vừa lòng thì chị liền trả treo, đay nghiến cho thỏa mãn cái tính tự ái và kiêu căng của chị. Còn từ khi có Chúa thì chị bảo rằng chị không dám nói gì, mặc dù trong lòng cũng nổi cơn. Lúc đó chị chỉ còn nhớ tới việc đọc Kinh Kính Mừng của Đức Mẹ hay là lần Chuỗi Mân Côi, thì chị cảm thấy lòng mình dịu lại và thấy thương mẹ và thông cảm cho những vất vả của mẹ (xin được nói thêm một chút, về việc vì sao chị biết đọc kinh của Đạo Công Giáo trong khi gia đình chị thuộc Phật Giáo. Chị đã được người em gái của chị trong một biến cố đã tìm đến với Chúa trước chị, hướng dẫn và chia sẻ tâm tình của Chúa và Mẹ Maria dành cho nhân loại. Từ dịp đó, chị và em gái chị đã có tiếng nói chung về đời sống tâm linh). Giờ đây chị gần như là một con người khác, một con người biết chia sẻ, cảm thông với mọi người và biết chấp nhận những gian truân trong cuộc sống. Chị nói rằng khi có Chúa chị thấy mình rất yên tâm, chị thấy mình rất bình an trong mọi hoàn cảnh. Khi cảm nhận tình thương của Chúa và Mẹ Maria bên cạnh, thì chị càng thấy yêu quý cha mẹ ruột của mình hơn. Giờ thì mọi người trong nhà chị rất vui vẻ và luôn luôn mong muốn chị về chơi với gia đình. Hiện tại chị chia sẻ với tôi rằng chị đang cầu nguyện và xin thêm một ơn đặc biệt của Chúa là vượt qua tất cả để chị đến với Chúa trọn vẹn hơn.

Tôi xin phép gởi đến quý vị một câu trong Kinh Thánh, để quý vị rỏ hơn vì sao khi có Chúa thì những người chị em của tôi có thể vượt qua và làm hài lòng những người chung quanh tất cả. Chỉ vì họ tin vào Lời Hứa này của Chúa:

“…Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng”. (Mt 11, 28-30)

Trên đây là những nhân chứng có thật, vì một lý do tế nhị nên tôi chưa tiện nêu tên cụ thể. Còn trong bài viết này thì tôi xin phép được chia sẻ tâm tư của mình, chỉ mong quý vị đón nhận trong thương yêu và đồng cảm.

Được gọi là Người Công Giáo thì nhất định, không ai không biết tới 10 Điều Răn của Đức Chúa Trời. Chỉ sau 3 điều răn đầu tiên là dành trọn vẹn cho Thiên Chúa, thì điều răn thứ 4 kế tiếp là Thiên Chúa đặc biệt nói đến điều luật là phải thảo kính cha mẹ. Cụ thể hơn nữa là nếu ai thờ cha kính mẹ một cách trọn vẹn thì con được Thiên Chúa chúc phúc và sống thọ trong ơn nghĩa Chúa.

Theo tôi nếu quý vị chịu khó dành một chút thời gian ít ỏi trong ngày, xin mời quý vị tham gia thử một Thánh Lễ một lần với tâm tình tìm hiểu để cảm thông và chia sẻ. Tôi chắc chắn rằng quý vị sẽ thấy Người Công Giáo chúng tôi, không hề quên hay từ bỏ tổ tiên ông bà. Mà trong tất cả những Thánh Lễ, cho dù là ngày thường (mỗi ngày có 2-3 Thánh Lễ) chúng tôi đều có lời cầu nguyện với Chúa cho tổ tiên, ông bà của mình sớm được hưởng hạnh phúc đời đời trên nước Trời. Trong mỗi Thánh Lễ đều có những lời nguyện của các linh mục, là xin Chúa tha thứ cho những việc làm không đẹp lòng Chúa của tiên nhân mình.

Không chỉ có vậy thôi, Người Công Giáo còn dành trọn tháng 11 hàng năm để tưởng nhớ, cầu nguyện và viếng thăm mộ của ông bà. Một điều đáng chú ý và làm cho tôi ngưỡng mộ hơn nữa, là chẳng những họ viếng mộ của người thân mình, mà Người Công Giáo còn viếng luôn mộ của nhưng người chưa một lần quen biết. Ở Đạo Công Giáo có một tính chất rất cao quý là tính thông công, con người sống thông công với các vị thánh, để các vị Thánh cầu nguyện cho người sống để người sống được hoàn thiện hơn. Người còn sống thì ngày ngày cầu nguyện và van xin Đấng Tối Cao tha thứ cho những thiếu sót, lỗi lầm của tổ tiên mình mắc phạm, hòng để cho các vị ấy sớm được hưởng phúc đời sau. Thậm chí giờ đây Người Công Giáo, còn hiệp ý để cầu nguyện cho những người không Công Giáo. Điều ngạc nhiên không kém là những người không Công Giáo, cũng được ơn Chúa ban từ những lời cầu nguyện của những người Công Giáo kia.

Trên đây là những điều tôi được biết, được hiểu và được cảm nhận những điều mà những bậc trưởng bối không phải người Công Giáo chưa được rõ.Tôi nghĩ là tôi cần phải nêu lên những điều cần thiết này, mong sao quý vị đón nhận dù là còn nghi ngờ khi quý vị chưa đến tham dự Thánh Lễ của chúng tôi.

Tôi không hề nói quá, nhưng vì là một tân tòng nên có thể tôi chưa trình bày cặn kẽ hơn và chi tiết hơn để hầu cùng quý vị.Trong bài tâm tình này tôi chỉ mong quý vị đọc để hiểu hơn và thông cảm hơn cho con cháu mình trong những hoàn cảnh được Chúa chọn bằng cách này hay cách khác.

Tôi xin chân thành cám ơn quý vị và dành thời gian quý báu để đọc bài chia sẻ của tôi. Chúng tôi, những người đã được Chúa chọn hay đang được Chúa chọn rất hy vọng quý vị sẽ thông cảm và xoá bớt đi định kiến nặng nề, mà không làm cho chúng tôi phải khổ sở, khó khăn trong việc làm tròn chữ hiếu với cha mẹ và vẹn nghĩa của chữ tình với bạn đời. Vì với tôi, chữ Hiếu và chữ Tình không thể thiếu nhau, vì trong cuộc sống mà thiếu đi một trong hai chữ, chắc chắn cuộc đời của ta sẽ không trọn vẹn. Hai chữ Hiếu -Tình luôn tương trợ và đồng hành cùng nhau, sẽ làm cho cuộc sống của con người ý nghĩa hơn và hạnh phúc hơn.

Sàigon, ngày 26 tháng 01 năm 2013

Maria Túc Lynh

Nên ăn đậu.

Nên ăn đậu.

BS Nguyễn Ý Đức


Hỏi

Tôi bị bệnh tiểu đường từ hơn 10 năm và mới đi khám bác sĩ gia đình về, và bà ấy có khuyên tôi là nên ăn nhiều các loại hạt đậu. Theo bà ấy thì đậu có nhiều chất đạm tốt và cũng giảm đường trong máu. Có đúng không bác sĩ. Xin bác sĩ giải thích dùm nhé. Ông Nghi- GA

Đáp

Đúng như bác sĩ của ông nói, đậu là một loại thực phẩm có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể, đặc biệt là bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Sau đây chúng tôi xin trình bầy cặn kẽ để bà và quý độc giả Trẻ hiểu rõ.

Đậu được trồng ở khắp nơi trên thế giới và có tới trên mười ngàn loại khác nhau. Tuy nhiên các bà nội trợ thường chỉ quen thuộc với một số ít các loại đậu như là đậu hà lan, đậu tây (cô ve), đậu đen, đậu đỏ, đậu pinto, đậu ngự, đậu nành…

Hạt đậu nằm trong vỏ dài mà khi chín khô sẽ nứt ra làm đôi. Theo các nhà khảo cổ thì đậu được trồng trước tiên ở các quốc gia Đông Nam Á châu từ cả chục ngàn năm về trước. Nhiều nơi, đậu được gieo giữa hai luống ngô, vì đậu có thể hấp thụ nitrogen từ không khí, tồn trữ dưới đất và làm đất giầu thêm chất này để giúp ngô tăng trưởng.

Giá trị dinh dưỡng
Hạt đậu là nguồn dinh dưỡng rất phong phú, ngon mà tương đối lại rẻ tiền.

Đậu nành cung cấp đủ các loại amino acid thiết yếu mà cơ thể cần. Đậu có nhiều calci, cho nên các vị tu hành, người ăn chay có thể sống lành mạnh chỉ với đậu hũ và các loại sản phẩm khác của đậu nành. Nói chung, đậu có lượng đạm chất cao hơn các các loại ngũ cốc khác từ hai đến năm lần.

Hạt đậu có nhiều sinh tố nhóm B, nhiều sắt, kali, rất nhiều chất xơ. Đa số hạt đậu đều có rất ít chất béo và năng lượng, ngoại trừ đậu nành và đậu phộng lại có nhiều chất béo tốt ở dạng chưa bão hòa.

Đậu có ít năng lượng nhưng chứa nhiều nước.

Một trăm gram đậu nấu chín cung cấp khoảng 100-130 Calori và 7 gram chất đạm, tương đương với số đạm trong 30 gram thịt động vật. Đậu nẩy mầm có nhiều đạm hơn đậu nguyên hạt. Khi ăn chung đậu với các loại hạt, đạm của đậu có phẩm chất tương đương với đạm động vật.

Người Bắc Mỹ và người châu Âu ít chú ý đến các loại đậu vì phải mất nhiều thời gian để nấu hoặc phải ngâm đậu trước khi nấu.

Để tiết kiệm thì giờ, dùng đậu chế biến nấu sẵn đựng trong hộp rất tiện lợi: chỉ cần đổ bớt nước mặn trong đậu hoặc rửa đậu cho bớt mặn rồi nấu.

Nhưng người Nam Mỹ và Á Châu xem các loại hạt đậu là một thành phần quan trọng của lương thực.

Ở Châu Mỹ La Tinh, từ Mễ Tây Cơ xuống đến Trung Mỹ, Nam Mỹ, đâu đâu cũng thấy có đậu đen và đậu đỏ (black and red beans) trong các bữa ăn.

Ở Ấn Độ, đậu lăng (lentil) được ăn trộn với gạo và rất phổ biến. Nhật Bản có loại đậu màu nâu gọi là azuki được ăn với cơm.

Ưu điểm của đậu
1. Đậu chứa một loại chất xơ gọi là pectin. Chất xơ này có khả năng hút nước và nở ra trong dạ dày khiến người ta có cảm giác no không thèm ăn. Nó cũng làm chậm tiến trình hấp thụ thực phẩm trong ruột, giúp bệnh nhân tiểu đường tránh được sự tăng gia quá mau đường huyết, và cơ thể khỏi phải tiết ra nhiều insulin.

Các loại đậu chứa nhiều pectin có thể giữ vai trò quan trọng trong sự làm giảm lượng cholesterol trong máu, còn tốt hơn cả loại cám yến mạch (oat bran).

Trong các loại đậu, đậu nành được xem là hữu hiệu nhất để giảm cholesterol và triglyceride trong máu.

Nghiên cứu ở Ý và Thụy Sĩ cho thấy là, bệnh nhân có cholesterol cao, mà ăn nhiều chất đạm từ đậu nành thay thế cho thịt cá, thì mức cholesterol của họ giảm xuống đến 31%. Kết quả này xem ra còn tốt hơn tác dụng của các loại thuốc giảm cholesterol đắt tiền bán trên thị trường.

Bác sĩ James Anderson thuộc Đại học Kentucky, khuyên bệnh nhân mỗi ngày ăn một cốc đậu pinto nấu chín để hạ cholesterol.

2. Cũng theo bác sĩ Anderson, ăn đậu thường xuyên giảm nhu cầu Insulin để chữa bệnh tiểu đường, vì đậu làm đường trong máu tăng lên rất chậm.

3. Gần đây các nhà khoa học lại mới tìm ra một tác dụng vô cùng bổ ích của các hạt đậu, đó là khả năng chống ung thư. Đậu có chứa chất acid phytic, một chất chống oxy hóa rất mạnh, có thể chận đứng tiến trình ung thư hóa của tế bào.

Ngoài ra, khảo cứu trên một số động vật trong phòng thí nghiệm cho thấy đậu, nhất là đậu “pea” và đậu lăng “lentil” có chứa chất ức chế protease là chất có khả năng phòng chống ung thư da, vú và gan ở động vật. Thử nghiệm ở người cũng thấy tác dụng tương tự về phòng chống ung thư vú và nhiếp hộ tuyến.

Chuyên gia về ung thư Anne Kennedy cho chuột ăn một hóa chất gây ung thư, nhưng khi chất ức chế protease được bôi vào miệng chuột thì ung thư không xẩy ra.

4. Đậu giúp đại tiện đều đặn, dễ dàng vì phẩn to hơn, mềm hơn, từ đó giảm thiểu được các nguy cơ ung thư ruột già và trực tràng. Đó là kết quả các nghiên cứu của Tiến sĩ Sharon Fleming, Đại học Berkeley, California.

5. Một khoa học gia Ấn Độ là SN. Sanyaldan nhận thấy dân số của người Tây Tạng không thay đổi trong suốt 200 năm. Thực phẩm chính của hột loại đậu. Sau nhiều năm tìm hiểu, ông ta thấy rằng đậu này có khả năng ngăn ngừa sinh đẻ nhờ hóa chất m-xylohydroquinone. Ông ta thử cho phụ nữ dùng chất này thì tỷ lệ sinh đẻ giảm hẳn, còn với nam giới thì chất này cũng làm cho số lượng tinh trùng giảm. Nhận xét này đang được nghiên cứu kiểm chứng thêm. Ngoài ra có lẽ tác dụng của nó không mạnh bằng các dược phẩm ngừa thụ tinh hiện có, nên ít ai để ý đến…

Coi vậy thì các loại đậu đều rất tốt cho cơ thể. Chúng tôi nghĩ là ông có thể làm theo như lời khuyên của vị bác sĩ gia đình. Nhưng cũng xin đừng quên dùng thuốc hạ đường huyết đều đặn và dành thời gian để vận động cơ thể mỗi ngày.

Chúc ông mọi sự bình an.

Bs NÝĐ

 

HỒ XƯA,

HỒ XƯA,

Trời chiều bãng lãng cô thôn,
Hồ xưa rợp bóng in hồn núi sông,
Cây xanh kết lá nối lòng,
Tuy xa vẫn nhớ dáng hồng ngày qua,
Nghiêng nghiêng nắng đổ mượt mà,
Tóc mây cột mối tình xa quay về,
Em ơi cách mấy câu thề,
Rằng anh vẫn giữ trăm bề cùng em…

Liverpool.19/2/2013.
Song Như.

Kính gởi Quý Thầy Cô và các bạn LVC.
Kính chúc sức khỏe.
Kim Trọng