Văn thư của UBCLHB và TGM Hải Phòng về vụ xét xử ông Đoàn Văn Vươn

Văn thư của UBCLHB và TGM Hải Phòng về vụ xét xử ông Đoàn Văn Vươn

Đăng bởi lúc 1:08 Sáng 31/03/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (31.03.2013) – UB CL-HB – Ngày 29/3/2013, Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tòa Giám mục Hải Phòng đã ra một văn thư gửi Tòa án Nhân dân Hải Phòng, đề cập đến vụ án xét xử anh em ông Đoàn Văn Vươn và gia đình.

Văn thư nói anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn vô tội và đề nghị “trả tự do và bồi thường thiệt hại” cho họ.

Văn thư có đoạn viết: “Rõ ràng là ông Đoàn Văn Vươn và gia đình vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng đã vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, và hành vi phòng vệ chính đáng là không có tội. Họ phải được trả tự do và bồi thường thiệt hại thỏa đáng.”

Vụ ông Vươn: ‘Chính quyền sai hoàn toàn’

Vụ ông Vươn: ‘Chính quyền sai hoàn toàn’

Thứ bảy, 30 tháng 3, 2013

nguồn:BBC

Nhà của gia đình ông Vươn bị chính quyền phá.

Một luật sư khuyến cáo giới chức tòa án Việt Nam xét xử công minh cho phiên xử mà ông mô tả là sẽ đi vào lịch sử.

Luật sư Trần Vũ Hải, người không tham gia bào chữa trong vụ xử theo dự kiến diễn ra vào tuần tới, khuyến cáo giới thẩm phán cần xem xét các tình tiết được cho là sai trái về phía chính quyền huyện Tiên Lãng vốn dẫn tới việc gây ức chế và hành vi phản kháng của ông Vươn và người thân khi bị cưỡng chế đất.

Ông Vươn và gia đình gồm sáu người sẽ bị đưa ra xét xử vì tội “giết người và chống người thi hành công vụ.”

Luật sư Hải cũng so sánh vụ án ở Cống Rộc, Tiên Lãng này với Bấm vụ án Nọc Nạn xảy ra ở tỉnh Bạc Liêu từ thời Pháp thuộc mà trong đó các bị cáo chính, là nông dân người Việt đã phản kháng đàn áp, cưỡng bức ruộng đất và giết chết năm người của chính quyền thực dân Pháp và phong kiến ở Nam Kỳ, đã được tha bổng.

“Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng.

“Đây là phiên xử thể hiện tính công minh của hệ thống tư pháp Việt Nam và là dịp để so sánh với hệ thống tư pháp của chế độ cũ”, luật sư Hải nói với BBC hôm 30/03.

Tin cho hay gần một chục luật sư có thể được chấp nhận tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và người thân trong phiên tòa dự kiến từ ngày 2-5/4 xử vụ người dân nổ súng chống cưỡng chế đất đai ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đầu tháng 1/2012, theo báo trong nước.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Tờ Bấm Người Lao Động hôm thứ Sáu cho hay tám luật sư có thể được tham gia bào chữa cho sáu anh em trong gia đình ông Vươn trong phiên sơ thẩm, nếu không có gì thay đổi.

Trước phiên tòa tuần sau, một số ý kiến của giới quan sát cho hay chính quyền Hải Phòng có thể sẽ muốn xét xử vụ án trong một động thái đa mục tiêu, vừa tiếp tục qua đó răn đe khả năng lặp lại các vụ phản kháng chống cưỡng chế vốn thu hút chú ý của công luận, vừa có thể muốn xoa dịu dư luận.

“Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng”

Luật sư Trần Vũ Hải

Nhà báo Huy Đức vào tuần này viết trên Bấm Facebook về điều ông gọi là “tội và công” của anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn.

“Về tội, anh Vươn chỉ làm “trầy da, tróc vảy” mấy cán bộ công an. Về công, anh thức tỉnh được ở tầm cao nhất.

“Tòa nên chiểu theo khoản 4, điều 8 của Bộ Luật Hình sự (Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác) để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các thành viên trong gia đình anh.

“Rồi lịch sử sẽ còn nhắc lại vụ Đoàn Văn Vươn. Bản án là sự lựa chọn để lại tiếng thơm hay để lại vết nhơ trăm năm cho Chế độ”, nhà báo Huy Đức bình luận.

‘Ân giảm nếu nhận tội’?

“Con người ai cũng có quyền tự vệ khi bị kẻ khác đe dọa tính mạng hoặc lợi ích chính đáng của mình. Tự vệ, trước hết đó là quyền cơ bản của con người”

Nguyễn Thị Ánh Hiền, Dân luận

Có dự đoán từ giới quan sát cho rằng các bị can là thành viên gia đình của ông Vươn có thể phải đối mặt với mức án tù khoảng dưới mười năm, hoặc có thể chỉ khoảng 7 năm trở xuống, một số có thể sẽ được giảm án qua các hình thức ân giảm qua các đợt ân xá hàng năm, nếu chịu nhận tội.

Tuy nhiên, trên truyền thông tự do trên mạng Internet, nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị tha bổng cho các bị can, và đặt vấn đề các ông Vươn, Quý và những người thân chỉ “tự vệ chính đáng.”

Các phiên xử được dự đoán sẽ diễn ra trong vòng bảo vệ an ninh, trật tự nghiêm ngặt của chính quyền và các lực lượng cảnh sát, an ninh.

Ngay sau phiên xử ông Vươn và người thân tuần sau, từ 8-10/4 sẽ bắt đầu phiên tòa sơ thẩm xử vụ án “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với 5 bị can nguyên cán bộ huyện Tiên Lãng.

Đó là các ông Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Phạm Xuân Hoa, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Tiên Lãng; ông Lê Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang; và ông Phạm Đăng Hoan, nguyên Bí thư Đảng ủy xã, theo tờ Người Lao Động.

‘Tự vệ chính đáng’

Từ 8-10/4 sẽ xử cựu quan chức Tiên Lãng, Hải Phòng trong đó có cựu Chủ tịch Lê Văn Hiền

Hôm 30/3, bài báo trên tờ Bấm Dân Luận của tác giả Nguyễn Thị Ánh Hiền với tựa đề “Đi tìm sự hợp lý trong lý do biện minh “tự vệ” ở vụ án Đoàn Văn Vươn” đặt vấn đề:

“Con người ai cũng có quyền tự vệ khi bị kẻ khác đe dọa tính mạng hoặc lợi ích chính đáng của mình. Tự vệ, trước hết đó là quyền cơ bản của con người.

“Biện pháp tự vệ được sử dụng khi phải đối mặt với tình huống sắp bị tấn công hoặc sắp bị đe dọa. Nếu không tự vệ thì nguy cơ xảy ra thiệt hại rất nghiêm trọng.”

Tác giả nhận đang là sinh viên Luật ở một đại học tại Sài Gòn khẳng định: “Một hành vi không làm cho một người có tội trừ phi tâm của họ có tội.”

“Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở VN sẽ bị chà đạp”

Nhà báo Hồng Ngọc

Trước đó, trên BBC Việt ngữ trong bài viết “Đoàn Văn Vươn – từ công lý đến bạo lực”, tác giả Bấm Hồng Ngọc, cựu nhà báo của VietnamNet và Văn hóa – Thể thao đưa ra quan điểm:

“Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm,

“Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở Việt Nam sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn,” nhà báo tự do Hồng Ngọc cảnh báo.

ĐTC Francis rửa chân cho tù nhân và phụ nữ trong ngày thứ Năm tuần thánh.

ĐTC Francis rửa chân cho tù nhân và phụ nữ trong ngày thứ Năm tuần thánh.

Nguyễn Long Thao

3/28/2013

nguồn:Vietcatholic.net

Rome 28/3/2013.- Đức Thánh Cha Francis trong ngày thứ Năm tuần thánh năm 2013 đã có một quyết định thật đặc biệt, gây rất nhiều ngạc nhiên cho báo chí và các cơ quan truyền thông quốc tế. Đó là việc thay vì cử hành nghi thức rửa chân tại đền thờ Thánh Phêrô, Ngài đã đến nhà tù Casal del Marmo ở ngoại ô thành phố Rome để cử hành Thánh Lễ rửa chân và hôn chân các tù nhân mà chính phủ Ý Đại Lợi đang giam giữ họ tại đây.

Điểm đặc biệt nữa là trong số 12 tù nhân được chọn để ĐGH rửa chân, có 2 nữ tù nhân người Hồi Giáo. Đây là lần đầu tiên tại Vatican phụ nữ được chọn để Đức Giáo Hoàng rửa chân. Tuy nhiên, với ĐGH đương nhiệm, khi còn là Hồng Y cai quản Tổng Giáo Phận Buenos Aires ở Argentina, Ngài đã từng rửa chân cho các tù nhân và phụ nữ trong nghi thức Thứ Năm tuần thánh.

Trong bài giảng ngắn gọn và ứng khẩu, Đức Thánh Cha nói với các tù nhân rằng tất cả mọi người, kể cả Giáo Hoàng, cần phải có tinh thần phục vụ người khác như Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là đấng cao cả mà đã nêu gương rửa chân cho người khác, thì chúng ta thiết yếu là phải có tinh thần phục vụ người khác.

Tưởng cũng nên nói thêm ĐTC đã cử hành thánh lễ cho các Linh Mục vào sáng thứ Năm tại Vatican và trong lễ này ĐTC nhắc nhở các Linh mục phải để ý đến người nghèo, người cùng khổ và đừng lo ngại gì về vai trò của mình là người “quản lý” giáo hội.

Nguyễn Long Thao

Những đứa trẻ với ước muốn thoát nghèo

Những đứa trẻ với ước muốn thoát nghèo

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-03-28

nguồn:RFA

thanhhoa.gov.vn-305.jpg

Một lớp học ở trường tiểu học Trung Lý I, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh minh họa.

Photo courtesy of thanhhoa.gov.vn

Nghe bài này

Tải xuống – download

Chiềng, một bản xa và nghèo nhất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, nơi phần đông cư dân sống bằng nghề cuốc đất trồng khoai bao đời nay.

Trường học quá xa

Để đến trường mỗi ngày, các em học sinh ở bản Chiềng phải vất vả lội bộ năm cây số ra bản Cò Cài, nơi có trường  tiểu học Trung Lý 2.

Thầy Phạm Đăng Dung, hiệu trưởng trường tiểu học Trung Lý 2, cho biết:

“Bản Cò Cài thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa và đặc biệt khó khăn của tỉnh và của huyện. Đồng bào nghèo ở khu vực, căn bản dân tộc Thái là chủ yếu, Thái trắng, thì làm nương làm rẫy thôi.”

Thấy con đội nắng đội mưa đi học xa, cha mẹ ra Cò Cài dựng lán cho con ở gần trường để đi học:

“Gọi là làm nhà tạm cho hai em học sinh ấy ở, bố mẹ thì ở trên nương cách nơi các em 5 kilômét để lao động sản xuất. Thứ Bảy và Chủ Nhật các em lại về với bố mẹ, chiều Chủ Nhật lại vào khu trường. Hàng tuần như vậy gia đình cũng hỗ trợ ít thức ăn để các em tự túc, lo toan  cuộc sống.”

Hai em học sinh mà thầy hiệu trưởng Phạm Đăng Dung vừa nhắc tới là Phạm Thị Nguyệt và Ngân Thị Đòa, mười một tuổi, học lớp Năm trường Trung Lý 2. Từ mấy năm nay, cả hai ở ngoài lán do cha mẹ dựng gần trường, mang theo em nhỏ vào để trông và dẫn em đi học cùng.

Bản Cò Cài nằm ngoài vùng phủ sóng nên muốn nói  chuyện qua điện thoại thì mấy thầy trò phải ra một nơi có thể  bắt sóng liên lạc. Đây cũng là lần đầu Phạm Thị Nguyệt cầm đến cái điện thọai di động để  nói với Thanh Trúc. Năm bảy tuổi, còn học Lớp Một, Nguyệt đã ra lán ở với đứa em trai năm tuổi rồi:

Bố mẹ thấy trường xa quá nên bố mẹ vào dựng lều cho đi học. Cái lều bằng tre và gỗ lấy ở trên rừng. Em ở với hai em, em nhỏ của em học Lớp Ba và một em học Mẫu Giáo.
-Ngân Thị Đòa

Đêm đầu tiên ở một mình, Nguyệt nhớ lại, Kiên khóc vì thiếu bố mẹ, Nguyệt dỗ dành mãi em mới nín:

“Nhà của cháu lợp bằng tre, cháu là người dân tộc Thái, cháu học Lớp Năm trường tiểu học Trung Lý 2. Vì cháu muốn học mà bố mẹ ở xa  nên bố mẹ vào lợp nhà cho, nhà chỉ có một phòng thôi, không có bếp.”

Khi được hỏi ăn uống ra sao thì Nguyệt cho biết thêm là hai chị em tự nấu cơm ăn với rau hái trên rừng chứ không có tiền mua thịt.

Ước mơ của Nguyệt là “lớn lên làm bác sĩ vì mấy năm nay mẹ em ốm nên em muốn làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ, nhà em nghèo. Em cũng không thích đồ chơi, Kiên thì thích xe ô tô.”

Đó là cô bé Phạm Thị Nguyệt mà chừng như khôn lớn trước khi kịp hồn nhiên tuổi nhỏ. Cứ mỗi chiều tan trường, Nguyệt về lán chuẩn bị nhóm lửa bắt cơm, giao cho Kiên trông giúp rồi mang quần áo xuống giặt dưới suối. Thực sự trước đó vì thấy con ham học, vả lại muốn con quen với cuộc sống tự lập, cả nhà Nguyệt dọn ra  Cò Cài một thời gian.

Được một năm, bố mẹ Nguyệt về lại dưới Chiềng để đi nương, còn hai chị em ở lại lán trên Cò Cài để tiếp tục đi học.

Theo thầy Phạm Đăng Dung cho biết, Vì lán ở cạnh suối, nước thường lên cao những ngày mưa, chị em Nguyệt dắt díu nhau trên chiếc cầu ghép bằng cây ngang giòng suối, có khi đến trường thì đã ướt ngoi ngóp. Vậy mà cô học trò siêng năng này không nghỉ học buổi nào.

Cách đó không bao xa là lán của Ngân Thị Đòa. Đòa vào Cò Cài đã hai năm. Ngày trước, Đòa đi học bên xã Mường Lý, mỗi lần đến trường thì phải ngồi bè qua sông Mã. Cảm giác hồi hộp mà Đòa nhớ lại là khi trời mưa nước dâng cao và chiếc bè  cây chở các em trở thành mong manh hơn bao giờ hết. Đòa phải nắm chặt lấy tay hai em và chỉ hết sợ khi bè tấp vào bờ bên kia. Những ngày mưa to quá thì ba chị em đều nghỉ học:

“Bố mẹ thấy trường xa quá nên bố mẹ vào dựng lều cho đi học. Cái lều bằng tre và gỗ lấy ở trên rừng. Em ở với hai em, em nhỏ của em học Lớp Ba và một em học Mẫu Giáo.

Bố mẹ ở ngoài Chiềng, làm nương rẫy để nuôi ba chị em ăn học. Ăn rau rừng và măng. Măng thì hái trên rừng, còn rau thì đi hái ở dưới suối. Gạo thì cuối tuần em ra ở ngoài Chiềng bố mẹ lại lấy cho, chiều Chủ Nhật lại vào. Thường thì ăn rau thôi, không có thịt, có lần bố đi săn được thì bố gởi vào cho.

Ước mơ của Đòa là lớn lên “làm công an, vì em muốn thế giới này không còn kẻ xấu.”

Phải ở lán mà đi học

PIC2-200.jpg

Pham Thi Nguyet va em trai ten Kien trong lan cua hai em. Photo courtesy of Hoang Phuong

Nhà của Đòa trong bản Chiềng có tất cả bốn chị em. Khi Đòa học xong Lớp Ba, bố mẹ muốn em nghỉ học vì sợ có lúc em sẽ bị  rơi xuống sông khi đi bè tới trường, hơn nữa tiền đi bè mảng xem ra còn nhiều hơn cả học phí. Đứa em gái kế Đòa đã phải nghỉ học để phụ bố mẹ đi nương. Sợ hai em sau thất học, Đòa khóc lóc năn nỉ bố mẹ cho ba chị em ra ở lán ngoài Cò Cài như bạn Nguyệt. Đó là lý do thúc đẩy em phải chăm em giúp em học cho giỏi để sau này hai em trở thành bác sĩ và giáo viên như mơ ước:

“Em phải cố gắng học thật giỏi để có thể đạt được ước mơ của mình. Em ao ước những giấc mơ của chúng em sẽ thành hiện thực.”

Thương quá các em tôi, những đứa bé  sớm hiểu biết trong  một góc khuất vùng xa  nghèo khó kia, nơi mà thầy hiệu trưởng  Phạm Đăng Dung  của trường Trung Lý 2  thường hãnh diện khi nhắc tới  hai tấm gương  hiếu học,  ngoan ngoãn và chăm chỉ của trường:

“Từ Lớp Một đến Lớp Bốn Nguyệt là học sinh tiên tiến, một trong những học sinh hàng đầu của trường về cả hạnh kiểm lẫn học lực. Vừa rồi em có đi thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện và cũng đoạt giải. Nói chung Nguyệt rất chăm chỉ học tập.”

Đòa cũng vậy, mới đây em cũng được đại diện trường cùng với Nguyệt góp mặt trong chuyến đi giao lưu học sinh giỏi từ các trường tiểu học trong địa bàn huyện Mường Lát:

“Đòa thì mới chuyển sang trường hai năm nay, học lực của Đòa  khá. Nguyệt là giỏi nhưng mà Đòa thì khá. Em Đòa được bố mẹ quan tâm hơn một chút vì bố mẹ có điều kiện hơn.”

Được cái dân tình ở bản Cò Cài  hiền lành và chơn chất, mọi người đều biết nhau và biết cảnh sống xa nhà của các học sinh nhỏ trong những ngôi nhà tạm của các em, thầy hiệu trưởng Phạm Đăng Dung nói:

“Đã nói nhà tạm thì không kiên cố được, nhà tạm cho em ở nói chung chỉ ở mức đảm bảo ở được thôi. Hầu hết dân trên địa bàn đều làm nhà sàn, mô hình nhà sàn của người dân tộc. Khí hậu cũng tương đối khắc nghiệt, mùa đông rất lạnh, mùa hè thì nóng mặc dù ở trên rừng nhưng giáp Lào. Điều kiện ở thì cũng có chăn có nệm, tương đối là đảm bảo cuộc sống”

Chăn mền, vài bộ quần áo và sách vở, là tất cả những gì đáng giá trong lán của Nguyệt và Đòa. Mỗi cuối tuần hai chị dẫn các em băng rừng về bản Chiềng, được bố mẹ gom góp cho ít  gạo và thức ăn, chiều Chủ Nhật dắt  nhau trở về lán ở bản Cò Cài.

Nhờ học giỏi, hai em được trường miễn mọi khoản đóng góp. Thấy cô cũng thường đến lán thăm nom khuyến khích các em học, xin điện từ nhà dân bắt vào lán để các em có ánh sáng học bài.

Học sinh trường Trung Lý 2  huyện Mường Lát hầu hết là người Thái và người H’mông, nhà nào cũng hoàn cảnh khó khăn, con cái không học đến nơi đến chốn, kịp đến tuổi thanh thiếu niên thì đi làm rẫy với bố mẹ rồi lập gia đình sớm:

“Về thực chất, trước nhất là xuất phát điểm thấp, hai nữa lực học của các em không được cao, thứ ba là điều kiện gia đình rồi cái quan tâm của gia đình còn nhiều hạn chế, nên  việc để học và thi đỗ vào các trường đại học hoặc là các trường cao đẳng trong cả nước là hơi ít.

Cái thực tế của địa phương là khi các em học hết Cấp Một thì lên học Cấp Hai trên xã. Đường lên xã là băng qua hai mươi lăm cây số đường rừng nữa. Qua Cấp Hai thì có thể vào học Cấp Ba, còn nếu như em nào không theo được thì nghỉ ở nhà, xây dựng gia đình, tiếp tục cuộc sống làm nương rẫy như bố mẹ hoặc đi làm công nhân viên miền Nam miền Bắc chẳng hạn.

Chính vì thế  dù như cha mẹ có cho con ra ở lán, ở trong nhà tạm gần trường để đi học như Nguyệt và Đòa , thầy Phạm Đăng Dung nói tiếp, tưởng cũng là những tấm  gương vượt khó tiêu biểu  và rất đáng kỳ vọng:

“Ở góc độ người giáo dục và người thầy cái vui nhất là các em đã vượt hoàn cảnh khó khăn và biết vươn lên trong cuộc sống của mình của gia đình, biết vươn lên trong học tập. Các em biết suy nghĩ, biết lo lắng, biết hướng tới một tương lai để sau này giúp ích được điều gì đó cho quê hương cho làng xã của các em, nơi đang còn rất nghèo.”

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi với câu chuyện ở lán nuôi em ăn học của Phạm Thị Nguyệt và Ngân Thị Đòa tại bản Cò Cài, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, chấm hết ở đây.

Xin liên lạc và  góp ý qua địa chỉ:  nguyent@rfa.org

Giáo dân Philippines đóng đinh trên thập giá


Giáo dân Philippines đóng đinh trên thập giá

Thứ sáu, 29 tháng 3, 2013   nguồn:BBC

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/03/130329_philippines_crucifixions.shtml

Media Player

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Giáo dân ở làng San Pedro Cutud, tỉnh Pampanga miền Bắc Philippines diễn cảnh Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá trong tuần lễ Phục Sinh, với người đóng vai chính bị “đóng đinh thật” vào tay, trước sự chứng kiến của nhiều du khách và cư dân địa phương.

Đức Thánh Cha rửa chân cho các trẻ vị thành niên phạm pháp.

Đức Thánh Cha rửa chân cho các trẻ vị thành niên phạm pháp.

HỠI CÁC BẠN TRẺ, ĐỪNG  ĐỂ AI LẤY CẮP  NIỀM HY VỌNG CỦA BẠN

Đó là câu nói của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ với những trẻ phạm nhân.

Hãy nhìn vào cử chỉ rửa chân để thấy sự trìu mến của Chúa Giê Su”, Đức Thánh Cha đã nói như thế trong bài giảng để giải thích cho các bạn trẻ hiểu ý nghĩa nổi bật của sự “phục vụ” và tình yêu trong nghi thức rửa chân vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Rồi đến lúc chia tay, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh với các bạn trẻ rằng” Các con đừng để ai đánh cắp niềm hy vọng”.

Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh  còn gọi là “ Thánh Lễ Tiệc Ly ” vào thứ Năm, ngày 28/3/2013 với các phạm nhân trẻ tuổi trong nhà nguyện của trại giam giữ trẻ vị thành niên Casal del Marmo, phía bắc của Rome.

Thánh lễ được đồng hành bởi những bài thánh ca và tiếng guitar của những phạm nhân và các thiện nguyện viên. Vào cuối thánh lễ, Đức Thánh Cha đã rước Mình Thánh Chúa ra bàn thờ trong thinh lặng. Sau đó Ngài có cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ trong phòng tập thể dục. Cùng đi với Ngài có vị Giám Quản, Đức Hồng Y Agostino Vallini. Các bài thánh thư trong thánh lễ được đọc bởi một trẻ phạm nhân, một nhà giáo dục và cha Nicolo Ciccolini, một trong những linh mục phục vụ nhà tù.

Trong nghi thức của phụng vụ hôm nay, Đức Thánh Cha đã rửa chân cho 10 em trai và 2 cô gái trẻ, thay cho 12 tông đồ mà Chúa Giê Su đã rửa chân khi xưa, trước hôm Ngài chịu nạn.

Viện chăm sóc này có 35 bé trai và 11 cô gái từ khoảng 14 đến 21 tuổi và đem lại cho họ cơ hội hướng nghiệp và tái hòa nhập. Chỉ có 8 trong số họ là người Ý, những người khác đến từ Bắc Phi và các quốc gia Slavic, và Roma. Không phải tất cả họ đều là những người Công giáo và Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa của hành động của mình trong một bài giảng rất ngắn gọn và rất mạnh mẽ.

Sự trìu mến của Đức Giê Su

Trọng tâm của bài giảng là” Hãy nhìn vào cử chỉ này ( rửa chân) để thấy sự trìu mến của Đức Giê Su”

Đây là lần đầu tiên từ nhiều thế hệ qua, Đức Thánh Cha đã không cử hành Thứ Năm Tuần Thánh tại Latran – theo phong tục của Giám Mục thành Rome- cũng không ở đền thánh Phêrô. Cũng theo truyền thống, Giáo Hoàng thường rửa chân cho các linh mục trong giáo phận của mình. Nhưng năm 2007, Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã rửa chân cho 12 giáo dân.

Đức Thánh Cha đã nói với người trẻ bằng cả nhiệt huyết trong trái tim mình, Ngài rửa chân, lau chân, và hôn chân của họ, chính Ngài, đã quỳ xuống bằng hai đầu gối trước họ: trong đó có 2 cô gái trẻ và những người Hồi giáo. Ngài cũng ôm hôn họ khi trao chúc bình an và chính Ngài cho rước lễ tất cả mọi người trong nhà nguyện.

“Thật cảm động biết bao, Đức Thánh Cha đã nói trong bài giảng với tất cả trái tim mình: Đức Giê Su rửa chân cho các môn đệ. Phê rô không hiểu gì cả. Và ông đã từ chối. Nhưng Chúa Giê Su giải thích cho ông. Giê Su, Thiên Chúa, đã làm điều đó. Và Chúa lại giải thích cho tất cả các môn đệ: “Các con có hiểu điều thầy vừa mới làm cho các con? Các con gọi thầy là Thầy, là Chúa, và các con đã gọi đúng lắm, vì đúng là thầy như thế.  Vậy nếu, thầy là Thầy là Chúa mà còn rửa chân cho các con, các con cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nên mẫu gương để các con cũng làm như thầy.”

Sau đó Đức Thánh Cha phân tích đoạn Lời Chúa như sau: “Đó là mẫu gương của Chúa Giê Su: chính Ngài, Ngài là quan trọng nhất, và Ngài rửa chân, bởi vì giữa chúng ta, ai là người cao trọng hơn hết phải là người phục vụ người phục vụ người khác, và đó có phải là dấu chỉ, là tượng trưng, phải hay không?

Tôi đến để phục vụ bạn đây

“Rửa chân có nghĩa là: “tôi phục vụ cho bạn đây”. Và chúng ta cũng vậy, giữa chúng ta, chúng ta không phải rửa chân cho nhau mỗi ngày sao? Nhưng điều này có ý nghĩa gì? Chúng ta cần phải giúp đỡ lẫn nhau? Đôi khi chúng ta có chút bực bội người này người khác… Và này! Hãy bỏ chúng đi. Bỏ đi. Và nếu có ai đó xin ta chút ân huệ gì, hãy làm ngay điều đó”.

“Hãy giúp đỡ nhau” Đức Thánh Cha nhắc lại: Đó chính là điều Chúa Giê Su dạy  ta, và là điều mà tôi đã làm. Và tôi đã làm điều này bằng cả trái tim tôi, bởi vì đó là nhiệm vụ của tôi là linh mục và giám mục, tôi phải trở nên người phục vụ các bạn. Đó là một nhiệm vụ đến từ trái tim tôi, và tôi yêu mến nó. Tôi yêu mến điều đó và tôi yêu mến bởi vì Thiên Chúa đã dạy tôi làm như vậy. Các bạn cũng vậy, hãy giúp đỡ chúng tôi, hãy luôn giúp đỡ nhau, người này người kia và bằng cách giúp đỡ nhau, chúng ta làm cho nhau điều tốt lành.”

Đức Thánh Cha kết luận: “Giờ đây, chúng ta sẽ làm, nghi thức rửa chân, và hãy suy nghĩ về nó. Ước gì mỗi người trong chúng ta suy nghĩ rằng: tôi, thật sự, tôi có sẵn sàng giúp đỡ người khác không? Suy nghĩ chỉ điều đó thôi, và suy nghĩ rằng dấu chỉ này là sự trìu mến mà Giê Su đã làm, bởi vì Giê Su chỉ đến để làm điều đó, để phục vụ và giúp đỡ chúng ta”.

Đừng để bị đánh cắp.

Bà Paola Severino, bộ trưởng bộ Công Lý Italia, sau đó đã nói : « Tôi đã thấy tràn trề tình yêu trong cái nhìn của  bạn. Tràn đầy niềm hứng khởi phục vụ » Nhiều người trẻ đã khóc vì xúc động.

Đức Thánh Cha nói thêm vài lời với người trẻ và những người có trách nhiệm để cảm ơn và thêm vào: “Đừng để ai lấy cắp niềm hy vọng. Hãy tiến lên luôn luôn với niềm hy vọng, luôn luôn với niềm hy vọng!”

Mỗi người nhận một quả trứng Phục Sinh và một ổ bánh hình chim bồ câu, ở Ý  “Chim bồ câu” là biểu tượng của lễ Phục Sinh. Phần mình, Đức Thánh Cha cũng nhận món quà là một bàn quỳ và một cây thánh giá gỗ do chính các bạn trẻ làm tại phân xưởng của họ.

Lm Mic Nguyễn Khắc Minh.

Dịch từ Zenit 28/3/2013

CÂU TRẢ LỜI CỦA NGÔI MỘ TRỐNG

CÂU TRẢ LỜI CỦA NGÔI MỘ TRỐNG (Ga 20,1-9)

The Empty Tomb 05-A

“Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào.  Ông đã thấy và đã tin” (Ga 20,8).

Hai hôm sau ngày Chúa Giê-su chịu chết và được táng xác trong huyệt đá, trời vừa hửng sáng, Ma-ri-a Ma-đa-lê-na đi ra thăm mộ Chúa Giê-su và thấy tảng đá đậy cửa mộ đã bị lăn đi, còn mộ thì trống không.

Bà chạy về báo tin cho ông Si-mon Phê-rô và người được mệnh danh là “môn đệ Chúa Giê-su thương mến”. Cả ba cùng hối hả chạy ra mộ.

Họ đã cùng chứng kiến cảnh ngôi mộ trống không, khăn liệm xếp lại gọn gàng.  Nhưng trong thâm tâm, mỗi người lại có những suy nghĩ khác nhau:

Bà Ma-ri-a Ma-đa-lê-na cứ đinh ninh rằng xác Chúa Giê-su đã bị đánh cắp (Ga 20,13-15).

Ông Phê-rô thì rất đỗi ngạc nhiên vì sự việc đã xảy ra (Lc 24,12).

Còn “người môn đệ Chúa Giê-su thương mến” thì tin chắc rằng Chúa Giê-su đã sống lại như lời Ngài đã tiên báo (Ga 20,9).

Cùng một sự kiện, nhưng lại có nhiều thái độ đức tin khác nhau.

Điều này vẫn thường xảy ra trong đời sống của mỗi Ki-tô hữu.

*******************************

Sống đức tin là biết nhìn tất cả mọi việc theo quan điểm của Thiên Chúa và trong ý hướng của Thiên Chúa.

Sống đức tin là xác tín rằng Thiên Chúa đang thực hiện chương trình của Ngài xuyên qua mọi biến cố trong cuộc đời.

Nhưng làm thế nào để biết được ý Chúa?

Cách thế duy nhất và hữu hiệu nhất là sống bằng chính Lời của Ngài.

Lời Chúa sẽ soi sáng cho chúng ta biết rõ ý Chúa, sẽ giúp chúng ta củng cố, phát triển và kiện toàn đức tin.

*******************************

Chúa Ki-tô đã sống lại, chỉ còn ngôi mộ trống không.

Trong cuộc sống, chẳng thiếu gì lúc chúng ta gặp thấy ngôi mộ trống này.

Đó là những lúc chúng ta kiếm tìm một dấu chứng để củng cố lòng tin đang bị lung lay của mình.

Nhưng thay vì một chứng cớ rõ ràng, Chúa Ki-tô lại chỉ đưa ra cho chúng ta một biến cố tạo nghi vấn.

Thay vì trả lời, Ngài lại bắt chúng ta tự đặt ra câu hỏi cho chính mình:

“Như thế nghĩa là gì?”

Quả thật lắm lúc chúng ta đã bối rối phân vân trước câu hỏi bỏ ngỏ ấy.

“Chúa muốn nói gì?”

Thật khó mà xác tín được!

*******************************

Bài Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi ấy:

Cũng như cái chết và sự sống lại của Chúa Giê-su đã được tiên báo trong Kinh Thánh, sứ mạng của mỗi người chúng ta cũng đã được Thiên Chúa tỏ lộ bằng cách này hay cách khác trong chính cuộc đời chúng ta.

Thiên Chúa cũng đã mở sẵn cho chúng ta một tương lai bằng cách chuẩn bị cho chúng ta những bước đường trong quá khứ.

Xuyên qua những hỗn độn trong cuộc sống, Thiên Chúa đã tỏ ý của Ngài cho chúng ta bằng những biến cố bỏ ngỏ, những “ngôi mộ trống” mà Ngài đặt trước mắt chúng ta.

Muốn biết được những “ngôi mộ trống” ấy muốn nói gì, chúng ta phải duyệt xét lại quãng đời đã qua của mình, để nắm bắt những dữ kiện chính và xếp đặt chúng lại dưới ánh sáng của Tin Mừng.

Với ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ nhận ra được thánh ý Thiên Chúa trong cuộc đời mình.

*******************************

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa đã sống cuộc sống trần gian, đã chịu chết và đã sống lại để mở ra cho nhân loại đường về cõi trường sinh.

Con tin chắc một điều là Chúa cũng muốn con sống, chết và sống lại như thế.

Nhưng để được sống lại như Chúa, con phải theo con đường nào để hiến tế bản thân con?

Đâu là đỉnh núi Sọ của con?

Xin Chúa dạy con biết nhìn để thấy được điều Chúa muốn con thi hành.

Và xin Chúa trợ giúp để con đủ nghị lực hoàn thành điều Chúa muốn.

Những lúc Chúa cho con xem thấy “ngôi mộ trống”, thì xin Chúa cũng cho con luôn nhớ rằng Chúa đã phục sinh. A-men!

Trầm Tĩnh Nguyện

từ ngocnga và anh chị Thụ & Mai gởi

BAO GIỜ ?

BAO GIỜ ?

Tác giả: Lm. Vĩnh Sang, DCCT

nguồn:conggiaovietnam.net

Từ ngày 13 tháng 3 năm 2013, ngày Đức Phanxicô đắc cử ngôi Giáo hoàng, thông tin của các trang mạng Công giáo cho chúng ta chứng kiến nhiều hành động, nhiều câu nói của vị tân Giáo hoàng Giáo hội Công giáo Roma, những dấu hiệu nổi bật về một vị đứng đầu Giáo hội Công giáo Roma đang tiếp tục loan đi, báo trước về một triều đại dành cho người nghèo, người bị áp bức, người bị bỏ rơi, báo trước về một triều đại mà vị giáo chủ sẽ quan tâm nhiều đến công bằng xã hội, đến công lý, đến hoà bình và đến môi trường như những lời ngài đã nói khi chọn tước hiệu Phanxicô.

Thành phố Assisi ngày nay của thánh Phanxicô vẫn tiếp tục giữ tinh thần khó nghèo, bình an và thân thiện môi trường như những gì mà vị thánh sáng chói của Giáo Hội mong muốn. Một bầu khí êm đềm thân thiện với mọi người, một phòng ăn lớn đơn giản đón tiếp tất cả mọi người, nhiều khu vườn và đặc biệt khu vườn hoa hồng (không có gai) cuốn hút khách hành hương thưởng lãm và cầu nguyện, những hành lang hun hút thinh lặng chìm đắm trong bầu khí tâm linh, một tổ bồ câu nghe nói đã nhiều thế hệ, cả trăm năm vẫn cứ sinh sống, làm tổ, đẻ trứng ấp ra con, cứ thế hệ này nối tiếp thế hệ kia sống chung với con người, sống chung trong tu viện, sống trong tinh thần của vị thánh yêu thiên nhiên, yêu muôn loài muôn vật.

Nghe, đọc, nói về vị Giáo hoàng mới chúng ta không khỏi khắc khoải, rồi đây thân phận của những người nghèo, người bị áp bức ở Việt Nam có được cải thiện chút nào không ? Có còn hàng đoàn lũ dân oan kéo nhau đi khiếu kiện khắp nơi không ? Hay chẳng còn ai đi nữa vì muốn khiếu kiện phải đóng tiến thế chân, kiện thua thì mất mà còn phải chịu án phí ? Người nghèo, người bị mất của cải do chính mồ hôi nước mắt mình làm ra, chính máu xương của mình làm ra cứ dần đội nón ra đi “hợp pháp” ? Uất ức, tức tưởi nhìn những mảnh đất nhuộm máu và mồ hôi của mình sang tay các nhà tư bản với những giá tiền cao ngất ngưởng mà cả đời không bao giờ dám nghĩ tới ?

Nơi bầu trời trong lành, yên tĩnh êm ả ở Assisi có biết đến con kênh Nhiêu Lôc, tiêu tốn biết bao tiền bạc thuế dân nhưng vẫn đặc trưng một mầu đen, đặc trưng một mùi hôi không đâu có. Vừa qua cá chết nổi trắng kênh bốc mùi hôi thối ! Những khu rừng xanh thẳm bao quanh Assisi có biết đến hàng ngàn cánh rừng ở Việt Nam quằn quại tan nát chảy máu đỏ cả một góc trời ? Còn bao nhiêu điều để thân thưa với đấng đứng đầu Giáo Hội.

Chiều hôm nay, chiều thứ năm Tuần Thánh, chương trình thông báo Đức Giáo Hoàng đến thăm và dâng lễ tại một nhà tù ở Roma, thật phúc cho những người tù ở đất nước “dân chủ kém ngàn lần” đất nước chúng ta, ở tù mà được các tuyên uý viếng thăm ban các bí tích, ở tù mà thứ năm Tuần Thánh được Đức Giáo hoàng viếng thăm và dâng lễ, những bậc cao cấp của Hội Thánh ở Việt Nam chẳng bao giờ mơ được chuyện đó. Tội nghiệp cho những tù nhân ở đất nước “dân chủ gấp ngàn lần” Roma, ở nơi “dân chủ gấp ngàn lần” này không bao giờ một giáo sĩ được phép vào thăm, dù là để ban các bí tích cuối cùng cho tù nhân. Tạ Phong Tần người tù Công giáo muốn có được một chuỗi hạt để cầu nguyện nhưng cũng không được. Em của Tần kể lại gương mặt Tần nhăn nhúm đau khổ biết chừng nào, Tần đã gầm lên khi người nữ công an giật chiếc tràng hạt do em của Tần mang vào khi đi thăm và tiếp tế cho Tần. Tần ơi, Chúa biết hết mọi sự, Chúa biết Tần đặt niềm tin cậy nơi Chúa, Chúa biết Tần yêu mến Chúa, yêu mến đồng bào ruột thịt, Chúa biết Tần cần sự nâng đỡ của ơn Chúa, Chúa sẽ bù đắp cho Tần những gì Tần chịu thua thiệt. “Phúc cho ai bị ngược đãi vì chính đạo, vì họ sẽ được nước Thiên Chúa”. Luật sư của Phương Uyên đang lên tiếng “xin” được gởi mắt kính cận thị vào cho Phương Uyên, Phương Uyên bị cận thị bẩm sinh và mang tật ở mắt, không có kính Phương Uyên thường xuyên chóng mặt, nhức đầu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, chỉ cái quyền được đeo kính do bệnh tật cũng phải xin nhưng chưa chắc đã cho. Nếu Phương Uyên là con, là em, là cháu, là người thân của mình, chúng ta nghĩ sao ?

Giáo hội Công giáo Roma với vị Giáo chủ mới sẽ mang lại điều gì cho cả một thế giới nghèo khổ bất công, cách biệt giữa đông tây, chênh lệch giữa nam bắc. Giáo Hội chắc chắn không làm chính trị, không tham gia quyền lực thế gian, những Giáo Hội vẫn phải là ngọn đèn, là niềm hy vọng không bao giờ tắt, là sự ủi an nâng đỡ, là ánh sáng chiếu soi, là địa chỉ tin cậy của nhân loại. Không lý thuyết viễn vông, không ước mơ trừu tượng, bao giờ người mang thân tù tội ở Việt Nam được viếng thăm và được hưởng các bí tích cần thiết ?

Lm Vĩnh Sang, dcct.

Thứ Năm Tuần Thánh 2013

Thuốc tiểu đường mới và nguy cơ viêm tụy

Thuốc tiểu đường mới và nguy cơ viêm tụy

nguồn:RFA

benhtieuduong.net-305.jpg

Xét nghiệm nhanh tìm bệnh tiểu đường

Photo courtesy of benhtieuduong.net

Hàng năm, các hãng dược phẩm liên tục cho ra đời nhiều loại thuốc mới chữa tiểu đường. Các nhà khoa học gần đây đã lên tiếng cảnh báo về các loại thuốc tiểu đường mới có thể gây ra các phản ứng phụ đáng tiếc.

Thuốc tiểu đường mới và nguy cơ viêm tụy

Một nghiên cứu mới được công bố gần đây của các nhà nghiên cứu thuộc đại học Johns Hopkins, Mỹ cho thấy những người bị tiểu đường type 2 và đang uống các thuốc tiểu đường loại mới có nguy cơ bị viêm tuyến tụy cao gấp hai lần so với những người không uống các loại thuốc này.

Bác sĩ Sonal Singh, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết lý do tiến hành nghiên cứu này như sau:

Chúng tôi quan tâm đến vấn đề này vì chúng tôi đã chú ý đến vấn đề an toàn của thuốc chống tiểu đường một thời gian. Chúng tôi đã làm một số nghiên cứu với actos và avandia liên quan đến các vấn đề như suy tim. Chúng tôi gặp nhiều bệnh nhân sử dụng các loại thuốc mới này và họ có những dấu hiệu nhỏ là bằng chứng về phản ứng phụ của các loại thuốc mới và có thể liên quan đến viêm tụy. Đó là lý do chúng tôi làm nghiên cứu lớn hơn về phản ứng phụ của thuốc mới.

Nghiên cứu của các bác sĩ trường đại họ John Hopkins cho thấy những bệnh nhân đang dùng thuốc có gốc thuốc là sitagliptin và exenatide có nhiều nguy cơ phải nhập viện vì viêm tuyến tụy. Tên thuốc hãng phổ biến của các loại thuốc này bao gồm Januvia, Janumet, Metformin và Byetta. Bác sĩ Singh cho biết thêm về tình trạng những người sử dụng các loại thuốc này như sau:

Chúng tôi thấy các dấu hiệu bệnh rất sớm, có khi chỉ trong vòng 2 tháng sau khi uống thuốc mới, đôi khi lâu hơn. Các trường hợp này rất nghiêm trọng vì viêm tụy là bệnh không thể coi thường, họ đều phải nhập viện.

Tụy là cơ quan tiết ra các loại enzyme giúp tiêu hóa thức ăn và hai loại hocmon là insulin và glucagon là những hocmon đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết đường trong máu. Tụy bị viêm khi các emzyme tiêu hóa được kích hoạt trước khi chúng được tiết vào ruột, và bắt đầu tấn công lại tuyến tụy. Các triệu chứng viêm tụy thường thấy chủ yếu là đau bụng, buồn nôn. Đau bụng có thể từ dạng nhẹ đến nặng. Tuy nhiên nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng, đa số các bệnh nhân đều bình phục.

Nói về nguyên nhân các loại thuốc mới gây phản ứng phụ nguy hiểm, bác sĩ Singh giải thích.

Vì các loại thuốc mới có cơ chế tác động khác so với thuốc cũ, đó là lý do nó gây nên các bệnh khác. Nó có tác động qua GLP – 1 tức là glucagon like peptide, cho nên nó rất có hiệu quả trong việc điều trị tiểu đường. Chúng tôi không nói là nó không có tác dụng chữa tiểu đường, nó rất có hiệu quả trong việc kiểm soát đường trong máu. Tuy nhiên khi bạn có một cơ chế mới mà chúng ta chưa hiểu rõ, nó có cùng loại receptor (phần tiếp nhận trong thuốc) cũng xuất hiện trong tụy do đó gây viêm, đó là lý do người bệnh bị viêm tụy.

Nghiên cứu về loại thuốc mới này được các bác sĩ tiến hành dựa trên hồ sơ hàng triệu các bệnh nhân của công ty bảo hiểm BlueCross Blue Shield. Những bệnh nhân này đã sử dụng các loại thuốc mới và hồ sơ bệnh án của họ được theo dõi từ năm 2005 đến 2008.

Thuốc tiểu đường và các bệnh khác

Nghiên cứu của các bác sĩ trường đại học Johns Hopkins không phải là nghiên cứu đầu tiên về tác dụng phụ của các loại thuốc tiểu đường. Trước nghiên cứu này, đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về các loại thuốc tiểu đường khác trên thị trường. Các kết quả nghiên cứu đã dẫn đến việc thu hồi một số loại thuốc.

250.jpg

Một loại thuốc trị bệnh tiểu đường Mediator

Vào tháng 7 năm ngoái, các nhà khoa học tại trường đại học Alberta ở Canada đã công bố kế quả nghiên cứu về thuốc Actos, một loại thuốc tiểu đường phổ biến khác. Nghiên cứu này cho thấy Actos làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang ở những người bị tiểu đường lên khoảng 1/5. Bác sĩ Jeffrey Johnson, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết đã có bằng chứng cho thấy Actos có liên quan đến 22% nguy cơ tăng bệnh ung thư bang quang. Trước đó vào tháng 5, một nghiên cứu khác cũng cho thấy Actos làm tăng nguy cơ bệnh ung thư đến 2 lần. Các bác sĩ cho biết hiện chưa rõ cơ chế làm sao Actos có thể gây ung thư bàng quang, nhưng những thử nghiệm trên động vật cho thấy thuốc này có thể góp phần tạo ra các hạt trong bàng quang, về lâu dài có thể dẫn đến ung thư.

Ngoài Actos, Avandia, một loại thuốc tiểu đường phổ biến khác cũng bị các nhà nghiên cứu cho là góp phần làm tăng ung thư bang quang. Bác sĩ Johnson giải thích hai loại thuốc này giúp cơ thể nhạy cảm ơn với insulin, do đó làm giảm lượng insulin mà cơ thể cần. Bởi vì các loại thuốc này làm giảm lượng insulin sẵn có, các bác sĩ nghi ngờ có mối liên hệ giữa tác dụng của thuốc với bệnh ung thư bàng quang.

Vào năm 2010, giới chức y tế ở châu Âu đã thu hồi giấy phép lưu hành của thuốc Avandia vì những bằng chứng cho thấy loại thuốc này có thể gây đến suy tim và nhồi máu cơ tim. Hiện thuốc này vẫn được kê đơn tại Mỹ nhưng chỉ cho các bệnh nhân không có vấn đề về bệnh tim mạch. Một nghiên cứu tại Mỹ từ năm 1999 đến 2009 cho thấy có khoảng hơn 47,000 người uống thuốc này đã bị nhồi máu cơ tim, đứt mạch máu não hoặc suy tim, thậm chí tử vong.

Chúng tôi thấy các dấu hiệu bệnh rất sớm, có khi chỉ trong vòng 2 tháng sau khi uống thuốc mới, đôi khi lâu hơn. Các trường hợp này rất nghiêm trọng vì viêm tụy là bệnh không thể coi thường, họ đều phải nhập viện.
-Bác sĩ Singh

Ngoài ra, một số loại thuốc tiểu đường khác đang được sử dụng rộng rãi cũng có những tác dụng phụ. Ví dụ như Metformin có thể khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và đi ngoài.

Vậy tại sao những loại thuốc tiểu đường đã được giới chức y tế tại các nước phát triển chấp thuận, sau đó lại vẫn bị phát hiện có các tác dụng phụ đáng tiếc khiến phải thu hồi hoặc hạn chế sử dụng? Bác sĩ Singh giải thích:

Khi kiểm tra thuốc, nó thường có nghĩa là thuốc chỉ được thử nghiệm trong vòng thời gian ngắn, có khi chỉ vài tháng và họ thấy là thuốc có tác dụng làm giảm đường trong máu. Chỉ đến khi thuốc đã được đưa ra ngoài thị trường và được sử dụng bởi hàng triệu người  thi mới thấy rõ, vì khi thử nghiệm thuốc thì chỉ có vài ngàn người và vài tháng mà thôi. Trên thực tế khi hàng triệu người uống thuốc mới này thì chúng ta mới thấy vấn đề. Đó là lý do chúng ta cần các nghiên cứu so sánh và về hiệu quả của thuốc sau khi thuốc được đưa ra thị trường.

Người bị tiểu đường nên uống loại thuốc nào?

Tiểu đường là căn bệnh rất phổ biến trên thế giới hiện nay. Tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng khác như tim mạch, mắt, thận.

Để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh được khuyên ăn uống theo chế độ hợp lý với bệnh tiểu đường, tăng cường hoạt động thể chất và uống thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu. Việc uống thuốc đúng và sinh hoạt điều độ giúp tăng cường sức khỏe cho người bị tiểu đường. Ông Đinh Quang AnhThái, một người bị tiểu đường hiện sống ở tiểu bang California cho biết ông đã bị tiểu đường suốt 15 năm nay nhưng đến giờ sức khỏe vẫn bình thường. Ông cũng cho biết mình đã sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau nhưng đến giờ chưa thấy có tác dụng phụ.

Tôi uống nhiều loại, trong đó nhãn hiệu chính của loại glucophage và nay là Janumet. Đổi thuốc là quyết định của bác sĩ vì bác sĩ cho biết liều lượng thuốc glucophage mà tôi uống trước kia thì lượng đường trong máu được kiểm soát khá tốt, nhưng ông nói có một chất hóa học nào trong đó có thể gây tác dụng phụ, về lâu về dài có thể không có lợi cho thận, cho nên ông đổi thuốc mới. Đó là chưa kể loại thuốc mới này khi được đưa ra trên thị trường , kết quả thử nghiệm cho người dùng thuốc cho thấy kết quả tốt hơn so với các thuốc cũ. Còn về tác dụng phụ với việc dùng thuốc, thì cho đến giờ tôi vẫn không thấy có một sự thay đổi nào mình có thể cảm nhận được về cơ thể.

Theo ông Thái, việc thường xuyên theo dõi tin tức về các loại thuốc tiểu đường mới và tham khảo ý kiến bác sĩ là điều quan trọng giúp ông tránh được những tác hại nguy hiểm cho sức khỏe từ thuốc. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận có những rủi ro nhất định:

Vì kiến thức mình cũng rất hạn hẹp, mình không phải chuyên môn. Nếu chẳng may mình phải sử dụng một loại thuốc nó đang bị rút khỏi thị trường. Sớm muộn gì thì mình cũng biết được chuyện đó.

Trên thực tế khi hàng triệu người uống thuốc mới này thì chúng ta mới thấy vấn đề. Đó là lý do chúng ta cần các nghiên cứu so sánh và về hiệu quả của thuốc sau khi thuốc được đưa ra thị trường.
-Bác sĩ Singh

Còn theo bác sĩ Singh, người bệnh có thể nên xem xét việc sử dụng các loại thuốc tiểu đường dạng cũ đã được dùng phổ biến trước kia.

Theo tôi, với các loại thuốc cũ, chúng ta đã biết rất nhiều, các dược sĩ cũng biết nhiều về các loại thuốc cũ vì các loại thuốc này đã được sử dụng một thời gian dài. Theo tôi đó là một lựa chọn tốt cho các bệnh nhân bị tiểu đường, Amyral cũng là một lựa chọn tốt cho một số người những chúng ta cần tìm hiểu thêm về phản ứng phụ của các loại thuốc này.

Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Johns Hopkins cũng khuyến cáo các bác sĩ nên thận trọng khi kê các loại thuốc mới cho bệnh nhân, cần theo dõi chặt để phát hiện các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. Nếu cần thiết, các bác sĩ có thể kiểm tra enzyme để phát hiện bệnh sớm.

Giận con dâu, châm lửa đốt nhà

Giận con dâu, châm lửa đốt nhà

28/03/2013

nguồn:tuoitre.vn

TTO – Chỉ vì một phút tức giận con dâu, người đàn ông 62 tuổi đã phải trả giá bằng 9 năm tù với hai tội: “giết người và hủy hoại tài sản”.

Theo cáo trạng, năm 2010 ông Lê Văn Chấn từ huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai lên TP.HCM ở với gia đình con trai là anh Lê Văn Sinh tại khu phòng trọ số 36 đường số 10 phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân. Ông Chấn xin đi làm bảo vệ cho Công ty Bạch Đằng Giang.

Trong quá trình chung sống, giữa ông Chấn và con dâu là chị Ngô Thị Hải Nguyệt phát sinh mâu thuẫn nên khoảng tháng 1-2012, ông Chấn dọn đi chỗ khác ở. Tối 28-1-2012, ông Chấn đi xe đạp về nhà Sinh để thăm cháu nội. Thấy ông Chấn đến nhưng chị Nguyệt đóng cửa phòng không cho ông vào. Tức giận, ông Chấn đi về chỗ làm lấy một ổ khóa, một can nhựa và đi mua 150.000 đồng xăng (khoảng hơn 7 lít).

Nửa đêm, ông Chấn xách can xăng đến trước phòng trọ của con trai, con dâu. Sau khi quan sát, ông Chấn rót xăng ra hai bịch nilông (tổng cộng khoảng 5 lít) rồi ném hai bịch xăng trên vào phòng của anh Sinh qua lỗ thông gió. Số xăng còn lại ông tự tưới lên người mình với mục đích tự tử. Sau đó, ông Chấn lấy ổ khóa khóa cửa phòng của anh Sinh lại rồi châm lửa đốt. Khi lửa cháy nóng quá, ông Chấn cởi áo dập lửa rồi bỏ về công ty, sau đó đón xe về Đồng Nai và được gia đình đưa đến bệnh viện chữa trị vết bỏng (kết luận giám định ông Chấn bị thương tật 38%)

Giáo Phận Orange có thêm 1,000 tân tòng dịp Phục Sinh

Giáo Phận Orange có thêm 1,000 tân tòng dịp Phục Sinh
March 27, 2013

nguồn:nguoi-viet.com

ORANGE, California (NV) – Đức Giám Mục Kevin Vann, giám mục Giáo Phận Orange, sẽ rửa tội cho 972 người Công Giáo tân tòng tại Nhà Thờ Chánh Toà, 566 South Glassell St., Orange, CA 92866, trong buổi tối lễ vọng Phục Sinh, 30 Tháng Ba, tới đây, thông cáo báo chí của giáo phận cho biết.

Đức Giám Mục Kevin Vann sẽ lãm lễ rửa tội cho gần 1,000 giáo dân Công Giáo tân tòng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Đây là số người được rửa tội tại lễ Phục Sinh đông nhất trong 36 năm lịch sử giáo phận.

“Giáo phận chúng ta vinh dự rửa tội được cho nhiều người vào thời điểm quan trọng này. Đây là dịp quan trọng nhất trong năm của giáo phận chúng ta,” thông báo trích lời Đức Giám Mục Kevin Vann nói.
Niềm tin của giáo dân tại Orange County, tương đương 40% dân số của quận hạt, là lý do có nhiều người xin rửa tội vào dịp Tuần Thánh, một tuần quan trọng nhất trong năm của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu.

Lễ Vọng Phục Sinh bao gồm bốn phần theo quy định, với những nghi thức rất nghiêm trang.

Giáo Phận Orange do cố Giáo Hoàng Paul VI thành lập năm 1976, rộng 782 dặm vuông, dài 42 dặm dọc bờ biển miền Nam California. Giáo phận hiện có 57 giáo xứ và 247 linh mục, phục vụ 1.2 triệu giáo dân.

Chương trình Tuần Thánh tại Nhà Thờ Chánh Toà

1-Thứ Năm, 28 Tháng Ba
Thánh Lễ: 8:15 AM (Đức Giám Mục Kevin Vann chủ tế); 6 PM (song ngữ)

2-Thứ Sáu, 29 Tháng Ba
Thánh Lễ: 1:15 PM

3-Thứ Bảy, 30 Tháng Ba
Vọng Phục Sinh: 8 PM

4-Chủ Nhật, 31 Tháng Ba
Lễ Phục Sinh: 8 AM; 11 AM; 1 PM (tiếng Tây Ban Nha)