Sự An bài của Thượng Đế

Sự An bài của Thượng Đế

Thật kỳ diệu:3 vị Giáo Hoàng chụp chung1 tấm hình
Bavi_GiaoHoang2

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và hai Đức Hồng Josef Ratzinger (Benêđíctô XVI) và Jorge Mario Bergoglio (Phanxicô) Xem hình trên & dưới :

=============================================================

Nhìn bức hình người ta tự hỏi: Phải chăng đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay một sự an bài kỳ diệu khi ba Đức Hoàng Giáo Hoàng trong ba triều đại liên tiếp nhau cùng chụp chung trong một tấm hình: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và hai Đức Hồng Josef Ratzinger (Benêđíctô XVI) và Jorge Mario Bergoglio (Phanxicô)

Một điều hoàn toàn chắc chắn là trong lịch sử Giáo Hội chưa hề xảy ra một sự kiện như thế.

Đây quả là một điều thật kỳ diệu, đáng cho chúng ta phải suy nghĩ và nhất là đầy lòng tin tưởng và yêu mến Giáo Hội và Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô.

Chúa Cứu Thế vẫn luôn trung tín với lời hứa của Ngài trước khi trở về cùng Chúa Cha và trao “chìa khóa” cho Phêrô:Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho tới tận thế.”

Mời xem Video Lễ đăng quang DGH Francis : Click vào Link:

https://www.youtube.com/embed/qZMBoOWz08A?feature=player_embedded

Tín đồ Kytô khắp thế giới cử hành Lễ Lá

Tín đồ Kytô khắp thế giới cử hành Lễ Lá

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành thánh lễ ngày Chủ Nhật Lễ Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô, ở Vatican, 24/3/2013.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành thánh lễ ngày Chủ Nhật Lễ Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô, ở Vatican, 24/3/2013.

24.03.2013

nguồn: VOA

Tín đồ Kytô khắp thế giới hôm Chủ nhật cử hành Lễ Lá, đánh dấu bắt đầu Tuần Thánh.

Tại Rome, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hướng dẫn đoàn rước kiệu, trước khi cử hành Lễ Lá đầu tiên trong tư cách Giáo chủ.

Hàng vạn tín đồ Công giáo tay cầm lá cây ô-liu đã đứng chật quảng trường Thánh Phêrô để dự Lễ Lá.

Theo Thánh Kinh của người Công giáo, đám đông đã vẫy những cành lá đón Chúa Giê-su tại Jerusalem trước khi Chúa bị hành hình trên thập giá.

Sau thánh lễ Chủ nhật, Đức Giáo Hoàng Phanxicô còn 6 nghi thức phụng vụ trong tuần này, trước khi cử hành Lễ Phục Sinh vào chủ nhật tới, chấm dứt tuần lễ quan trọng nhất theo lịch của người Công giáo.

Hôm thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dùng máy bay trực thăng đến thăm cựu Đức Giáo Hoàng Bênêđictô tại nhà nghỉ của các giáo hoàng bên ngoài thành phố Rome.

Hình ảnh do Vatican phổ biến cho thấy đương kim và cựu giáo hoàng đã dùng bữa trưa và cùng đọc kinh với nhau.

Việt Nam phản đối Trung Quốc bắn cháy tàu cá của ngư dân

Việt Nam phản đối Trung Quốc bắn cháy tàu cá của ngư dân

Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.

25.03.2013

nguồn :VOA

Việt Nam ngày 25/3 một lần nữa tố cáo Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và đi ngược lại Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông khi tàu tuần tra Trung Quốc nổ súng tấn công một tàu cá của ngư dân Việt hôm 20/3.

Tàu cá của thuyền trưởng Bùi Văn Phải, một ngư dân ở Lý Sơn, Quảng Ngãi, bị tàu tuần tra Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy cabin cùng nhiều đồ đạc khi tàu đang đánh bắt cá trong vùng biển Hoàng Sa.

Phát ngôn nhân Lương Thanh Nghị của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói “Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.”

Vẫn theo lời ông Nghị, Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc xử lý hành động sai trái và vô nhân đạo, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Người phát ngôn cho biết cùng ngày 25/03, đại diện Bộ Ngoại giao đã gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.

Việt Nam nói trong vài năm gần đây, giới hữu trách Trung Quốc đã bắt giữ hàng trăm đội đánh bắt cá của Việt Nam.

Tin Trung Quốc một lần nữa nổ súng vào ngư dân Việt đã khiến cộng đồng mạng phẫn nộ với nhiều lời kêu gọi tiếp tục các cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc.

Nguồn: AFP, Global Post

 

Người Thợ Điêu Khắc

Người Thợ Điêu Khắc

Ông sống tận cuối làng, cô đơn và khó tính. Không giao du qua lại với ai. Ngày lại ngày, có việc thì cặm cụi đục đẽo, không việc thì lúi húi chăm sóc miếng vườn nhỏ, trồng dăm bụi sắn, vài luống rau và ít bụi hoa. Người trong làng thỉnh thoảng ghé đến nhưng thấy bản tính ông ghẻ lạnh nên cũng chẳng ai muốn chơi. Nguồn thu nhập chính của ông là khắc tượng gỗ. Danh tiếng ông khá lẫy lừng , nhiều ngôi chùa ở những nơi xa tìm ông để đặt hàng. Từ những bức tượng Phật Thích Ca uy nghi, to lớn cho đến những pho tượng chỉ bằng nắm tay, ông đều nhận cả.

Một ngày kia có vị Linh Mục đến đặt hàng làm ông ngỡ ngàng. Đây là lần đầu tiên trong đời điêu khắc của ông có một “ông Cha” giao tiếp với ông, Thứ đến là loại hàng này ông chưa từng bao giờ thử qua!

Ông Cha này rất điềm đạm và bình dân, cho ông một cảm giác gần gũi, thân thiện. Hàng đặt là một tượng Thánh Giá cao tới hai mét rưỡi và chiều ngang một mét chín, nằm trên Thánh Giá này là tượng Chúa Giê-Su cao một mét bảy.

– Nhưng thưa ông, Chúa Giê-Su là ai, tôi không biết rõ, làm sao tôi có thể khắc đúng như ông đòi hỏi?

Vị Linh Mục thoáng ngẩn người, ông mau chóng lục chiếc cặp đang mang theo người, lấy ra một bức ảnh chịu nạn đưa cho người thợ, ông này cầm lấy ngắm nghía với cặp mắt nhà nghề, giọng đầy phân vân:

-Thú thật với ông, tôi chưa từng khắc tượng… Chúa! Từ trước đến nay tôi chỉ khắc tượng Phật, tượng Thần. Đối với Chúa, tôi cảm thấy xa lạ lắm. Ông có cái gì về Chúa nữa không để tôi nghiên cứu thêm, chứ bức ảnh này tôi e chưa đủ để giúp tôi có thể lột tả được cái Thần. Ông biết đấy, tôi đặt cao lương tâm nghề nghiệp…

Vị Linh Mục nhìn ông thợ điêu khắc đầy thiện cảm, ông trao cho người thợ một cuốn sách:

– Đây là cuốn Kinh Thánh của Đạo chúng tôi, hy vọng ông sẽ biết đầy đủ về Ngài.

* * *

Suốt cả tháng trời, ông thợ miệt mài đọc kỹ cuốn Thánh Kinh và ngắm nghía bức ảnh chịu nạn. Không giống vẻ oai nghiêm của các tượng Thần ông từng khắc, cũng không có vẻ an nhiên tự tại của tượng Phật với những đường nét bệ vệ, tròn trĩnh. Tượng Chúa là những lồi lõm của một người gầy gầy, với những thương tích khắp người, một người trần truồng để lộ ra những xương sườn và cái bụng lép kẹp, nhất là gương mặt hốc hác, đau đớn của người chịu khổ hình. Một gương mặt đang trong tư thế ngước lên mà ánh mắt vừa chịu đựng lại vừa khẩn khoản, đầy tin tưởng và hiền lành, không thấy có chút nào của sự oán trách, thù hận!

Ông cứ vừa nghiền ngẫm vừa dò dẫm chạm khắc, ngày làm đêm nghiên cứu. Ngay cả trong giấc mơ ông cũng thấy gương mặt Người Chịu Nạn bê bết mồ hôi và máu, những thớ thịt co giật trong cơn đau đớn, đôi môi khô nứt tím tái hẳn đi. hai cánh mũi phập phồng trong cơn khó thở!

Ngày qua ngày, ông làm việc miệt mài nhưng rất chậm. Đôi chân xương xẩu xếp chồng lên nhau của Người Chịu Nạn, bị đóng dính vào Thập Giá tương đối dễ khắc. Lồng ngực bức tượng nhô cao hiển lộ toàn bộ xương sườn như đang cố hớp lấy không khí

khiến cho phần bụng thót lại làm ông thấy khó khắc hơn! Ngay cả hai bàn tay với những ngón gầy guộc co quắp khiến những sợi gân căng trên cổ tay cũng khiến ông hình dung được sự đau đớn của Người Chịu Nạn! Hình như không có vị Giáo Chủ của Đạo nào lại khốn khổ như vị này! Hầu hết các vị đều được vinh quang ngay khi tại thế, Đạo của các vị ấy cũng được truyền bá dễ dàng chứ không bị bách hại như Đạo này!

Mỗi nhát đục ông đều đắn đo cẩn thận. Độ khó của bức tượng kích thích ông mãnh liệt. Ông say mê làm việc như chưa bao giờ ông say mê đến thế! Thỉnh thoảng, ông dừng tay, giở Kinh Thánh ra nghiền ngẫm về Con Người Trên Thánh Giá. Cứ như trong sách ghi chép lại thì Con Người này có lẽ là Chúa thật rồi! Ông ta làm phép lạ mà chẳng tốn một tí hơi sức nào cả! Chỉ một Lời, thế là thành sự! Như thể ông ta là chủ tể của vũ trụ, là Ông Trời vậy!

Hình như các vị Giáo chủ khác không làm phép lạ nào thì phải? Các Ngài chỉ dạy dỗ thôi, mà ông này thì dạy dỗ như kẻ có quyền thật sự! cái điệp khúc “ Phần Ta, Ta bảo các ngươi…” cứ lặp lại mãi. Mà những Lời dạy bảo của Người mới cao đẹp, mới thánh thiện làm sao!

Mỗi ngày qua, tác phẩm dần lộ hình, thì trong lòng ông thợ lại càng xốn xang, khắc khoải. Có một điều gì đó làm ông băn khoăn. Ông thường hay bỏ dở công việc để đi thăm một người trong làng bị đau ốm, có khi ông nghỉ nguyên một buổi để đi đưa đám một người chết chẳng liên hệ gì với ông! Những đồng tiền làm ra được ông cất kỹ, nay cũng cạn dần theo những lần ông âm thầm đến nhà này, nhà nọ. Dân làng cũng thấy được sự thay đổi này, họ xầm xì bàn tán đủ điều về ông, có người còn độc miệng cho rằng ông đốc chết (*), nhưng nhìn chung họ dần có cảm tình với ông.

Giai đoạn khó khăn nhất cuối cùng cũng đến: Đó là gương mặt Người Chịu Nạn. Ông đã bỏ nguyên hai ngày để đọc kỹ lại cuộc khổ nạn của Chúa Giê-Su trong cả bốn quyển Tin Mừng. So sánh, đối chiếu cả bốn quyển để tìm ra những điểm chung, điểm riêng, những nét đặc trưng khả dĩ giúp ông hình dung ra sự khốc liệt của cuộc hành hình mà Chúa Giê-Su phải chịu. Ông mường tượng ra những cơn đau khiến gương mặt co giật. Răng nghiến lại? ừ, có thể nào răng nghiến lại khi cơn đau cùng cực không? Miệng có bị méo đi không? Còn mắt? Mắt nhắm nghiền hay trợn trừng hoặc lạc thần vì quá sức chịu đựng? Mồ hôi và máu thì dĩ nhiên rồi! Một gương mặt đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn. Tâm hồn dĩ nhiên đau đớn lắm khi Người thốt lên: “ Lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ con?” mà tâm hồn này cũng tin tưởng và bình an vì Người đã kêu lên: “ Con xin phó thác hồn con trong tay Cha”. Một gương mặt tội nhân mà sáng chói sự thánh thiện khi Người nguyện rằng: “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Một gương mặt hài hòa bao nhiêu là trạng thái mà ông phải cô đọng lại!

Từng nhát đục ông gọt đẽo trong hồn ông, tượng hình dần trên thân gỗ. Gương mặt Chúa Giê-Su đau đớn với đôi mắt mở lớn đang ngước lên trời trong tâm tình phó thác vâng phục. Phải rồi, Người đã vâng phục cho đến chết và chết trên Thập Giá đang khi Người uy quyền phép tắc đến thế! Ai làm gì được Người nếu không phải chính Người tự nguyện chết thay cho nhân loại? Gương mặt Chúa Giê-Su thánh thiện và khả ái làm ông hài lòng mặc dù mấy hôm nay một cơn đau cứ nhoi nhói trong ngực ông.

Khi ông dừng nhát đục cuối cùng thì ánh sáng cuối ngày cũng vừa lịm tắt. Ông vui sướng cố dựng Thánh Giá gỗ nặng nề lên cho dựa vào tường rồi mệt mỏi lê bước vào giường. Đặt mình nằm xuống, ông thiếp đi rất nhanh, không hề mộng mị.

* * *

Tiếng gà gáy sáng làm ông choàng tỉnh giấc, toàn thân khoan khoái sau một giấc ngủ dài làm ông có cảm giác trở lại thuở đôi mươi. Bên ngoài cửa sổ trời vẫn còn tối nhưng nơi cửa ra vào ánh sáng lại huy hoàng làm ông ngạc nhiên. Ông chợt nhớ ra chiều qua mình đã ngủ như chết, không tắm rửa, không ăn uống và không cả đóng cửa!

Ông bước xuống giường đi ra cửa và bất chợt khựng lại vì trong sân đang chói loà toàn ánh sáng, một thứ ánh sáng mà ông chưa từng thấy, chính ánh sáng này đã chiếu sáng cửa lớn nhà ông. Toàn thân ông thấm đẫm thứ ánh sáng huyền diệu này. Một niềm hạnh phúc ngọt ngào dâng ngập hồn ông, trong mơ hồ ông nhận ra thân thể mình bỗng nhẹ tênh, ánh sáng đưa ông bay lên cao, lên cao mãi…

* * *

Phải đến hai ngày sau dân làng mới phát giác ra ông đã chết dưới chân cây Thánh Giá mà ông vừa hoàn thành, trong tư thế nửa ngồi nửa quỳ, mặt ngước lên và tay ôm chặt chân tượng Thánh Giá.

Giu-Se Nguyễn văn Sướng

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

 

Nỗi buồn của người Việt già ở Nursing Home

Nỗi buồn của người Việt già ở Nursing Home

(Ai còn muốn sống lâu nữa không?).
Theo một thống kê của Cơ quan an sinh xã hội bang California, Mỹ, trong tổng số 400 nghìn người Việt hiện đang sinh sống ở miền Nam California, có khoảng 15 nghìn người trên 65 tuổi. 1/3 ở chung với con cháu. Số còn lại, ở trong các viện dưỡng lão (nursing home). Vẫn theo thống kê này, những người Việt già trên đất Mỹ rất sợ bị đưa vào nursing home!


Một nhóm thiện nguyện thăm viện dưỡng lão.

1. Xế chiều 29 tháng Chạp, tôi lái xe đến Viện Dưỡng lão thành phố Westminster , Orange County . Đây là cơ sở được xem như khá nhất trong số những viện dưỡng lão tại miền Nam Cali. Vì là ngày giáp tết nên quang cảnh khá lặng lẽ. Ở các lối đi trong khu vực dành cho người Việt, trên những băng ghế đặt rải rác dưới những tàn cây, không có cụ nào tản bộ hay ngồi nghỉ chân, trò chuyện. Bãi đậu xe cũng chỉ thấy lác đác vài chiếc của nhân viên trực. Nhìn qua khu dành cho người Mỹ, người Hàn Quốc và khu dành cho người Mexico thì đông người hơn. Có lẽ họ không biết hôm nay là giao thừa của người Việt.

Vào trong, tất cả đều vắng vẻ. Một lát, tôi mới thấy một y tá đẩy chiếc xe lăn, trên đó là một cụ ngoẹo đầu, mắt nhắm nghiền, rớt dãi chảy dài xuống khóe miệng. Trước cửa phòng số 6, một bà ngồi im lìm trên chiếc ghế nhựa, nét mặt thẫn thờ. Tôi hỏi: “Bà có con cháu vào thăm chưa?”. Nhìn tôi một lát, bà lắc đầu kèm theo tiếng thở dài mệt mỏi.

Tên bà là Trần Thị Nghị, 74 tuổi. Bà sang đây theo diện bảo lãnh của đứa con trai. Bà kể: “Hồi đầu, mọi sự tốt đẹp lắm. Nhưng được vài năm, con dâu tôi nói tôi ở dơ vì lúc đứa cháu nội bị sổ mũi, tôi lấy tay bóp mũi, vắt nước mũi cho nó. Bực mình quá, tôi nói hồi nhỏ tao cũng hay vắt nước mũi cho chồng mày vậy, mà có sao đâu! Thế là nó cấm tôi không được đụng đến con nó nữa. 3 tháng sau, chồng nó nghe lời nó, đưa tôi vào đây”.

Ở một phòng khác, cụ ông Nguyễn Văn Đức, 71 tuổi, nằm co quắp trên giường. Hỏi ra mới biết cụ bị bệnh suyễn. Đưa tay chỉ một hộp bánh, 2 hộp mứt, 2 hộp kẹo nằm chỏng chơ trên bàn, cụ phều phào: “Cái này con tôi cho, cái kia là của hội thiện nguyện, còn hộp đó là quà tặng của nhà chùa”.

Theo tập quán người Việt, một gia đình mà 2, 3 thế hệ gồm ông bà, cha mẹ, con cháu cùng ở chung với nhau thì được xem như gia đình hạnh phúc, ăn ở có đức, có hiếu. Nhưng người Mỹ nói riêng và người phương Tây nói chung, với bản tính thực tế thì họ lại không nghĩ vậy bởi lẽ ngay từ khi còn trẻ, họ đã được học tính tự lập – và điều này đã tác động rất lớn đến thế hệ người Việt thứ 2, thứ 3 – là những người sang Mỹ từ khi còn bé, hoặc sinh ra trên đất Mỹ. Họ hầu như ít nói tiếng Việt mà chỉ dùng tiếng Mỹ – ngay cả khi về nhà.

Phần lớn họ chịu ảnh hưởng nặng của lối sống Mỹ: 18 tuổi là ra ở riêng, cha mẹ già thì đưa vào viện dưỡng lão. Sự thành công về mặt học vấn, tài chính đã khiến họ chẳng còn quan tâm nhiều đến quá khứ của cha ông. Nếu như ở Việt Nam, con cái thường ngồi im nghe cha mẹ giáo huấn – dù ngồi một cách miễn cưỡng – thì ở Mỹ, phần lớn người Việt thế hệ thứ 2, thứ 3 lại chọn cách bỏ đi ra ngoài, không cần quan tâm đến những gì cha mẹ mình đang nói, dẫn đến xung đột… Sự xung đột lắm khi chỉ bắt nguồn từ một nguyên nhân nhỏ nhoi nhưng không được giải quyết thấu đáo, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng trầm trọng.

Bà Lý Thị Vân, 69 tuổi, nằm tại phòng số 3, nói: “Có những điều ở Việt Nam coi là bình thường thì qua đây lại trở thành bất bình thường. Trong một bữa ăn chẳng hạn, lúc tôi dùng cái muỗng của tôi để múc canh trong tô canh thì thằng con rể tôi trợn mắt nhìn tôi rồi từ đó đến cuối bữa, nó không đụng vào tô canh đó nữa!”.

Vì vậy, với những người Việt cao tuổi ở miền Nam Cali, ba chữ “viện dưỡng lão” từ lâu đã là cơn ác mộng. Nó đánh thốc vào tim tạo thành những cơn kinh hãi, đến độ đã có một cụ quỳ sụp xuống ngay trước cổng vào viện dưỡng lão, chắp tay vái con ruột mình: “Ba lạy con, con cho ba về nhà, ba trải ghế bố nằm trong gara cũng được chứ con đừng bắt ba vô đây”. Ông Trần Ngọc Lâm chẳng hạn, khi tôi hỏi vợ con ông ra sao, có thường xuyên vào thăm ông không thì ông bực bội: “Làm ơn đừng nhắc đến vợ, đến con tôi nữa. Vợ, con mà để tôi sống như thế này à?”.

Ông Lê Cẩm, ở phòng số 9 trong viện dưỡng lão, kể: “Năm tui 68 tuổi, đi đứng bắt đầu yếu, mắt mờ, tay run, con trai tui nói mai đưa ba vô nursing home. Tưởng nó giỡn chơi, ai dè sáng hôm sau nó đưa tui vô thiệt. Tui hỏi nó sao con nỡ lòng nào mà làm vậy. Nó nói tỉnh bơ: Già rồi thì vô viện dưỡng lão chứ làm vậy là làm sao!”. Hỏi ông có biết mai là tết âm lịch cổ truyền không? Ông nói biết vì ba bữa trước, con ông vô thăm, có đem cho mấy hộp mứt. Trên gò má nhăn nheo của ông bỗng lăn dài những giọt nước mắt: “Tết nhất là ngày sum họp gia đình. Vậy mà…”.

2. Công bằng mà nói, sự sợ hãi viện dưỡng lão của các cụ cao niên người Việt – ngoài việc bị tách ra khỏi môi trường gia đình quen thuộc – mà hầu hết các cụ đều nghĩ rằng mình bị bỏ rơi, bị con cháu hắt hủi, thì còn một nguyên nhân nữa. Đó là khi tuổi tác đã cao, sức khỏe các cụ cũng sẽ xuống và bệnh tật ắt phải tới. Chuyện không thể tự chăm sóc cho mình là lẽ đương nhiên khi bệnh trạng các cụ tới thời kỳ nghiêm trọng, và cách giải quyết duy nhất là đưa các cụ vào viện dưỡng lão.

Anh Kevin Nguyen, có người mẹ 72 tuổi, hiện đã ở viện dưỡng lão, nói: “Tôi và vợ tôi đều phải đi làm, hai đứa con đi học nên không lấy đâu ra thời giờ chăm sóc mẹ tôi. Còn nếu mướn y tá hay điều dưỡng đến nhà ăn ở, nấu nướng và chăm sóc mẹ tôi thì tôi không đủ tiền”.

Một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến việc các cụ buộc phải vào viện dưỡng lão. Đó là về già, các cụ thường bị lẫn, mất trí nhớ, thậm chí không nhận ra vợ (hoặc chồng) hay con cái, không cho họ tới gần. Anh Kevin Nguyen, nói tiếp: “Mẹ tôi đổi tính, trở nên khó chịu. Cụ luôn gắt gỏng, nghi ngờ tất cả mọi người”.

Chị Lam Hương, có mẹ cũng ở viện dưỡng lão tâm sự: “Cụ nhà tôi lúc nào cũng nghi ngờ có người ăn cắp tiền của cụ mặc dù tiền đó là của con, cháu cho. Ngày nào cũng vậy, cụ lôi túi tiền ra đếm vài chục lần rồi cũng không dưới chục lần, cụ chửi um lên, bỏ ăn, thậm chí cuốn quần cuốn áo đòi ra khỏi nhà vì “nhà này toàn quân ăn cắp”. Riết rồi không ai chịu nổi nữa, chúng tôi đành đưa cụ vào viện”.

Nỗi sợ phải vào viện dưỡng lão còn có một lý do khác: Đó là nhân viên của nhiều viện dưỡng lão thiếu khả năng chuyên môn, thiếu sự nhiệt tâm và không được huấn luyện kỹ lưỡng, cộng với sự cắt giảm tài trợ của chính quyền do thiếu hụt ngân quỹ dẫn đến số người bị ngược đãi, bị bỏ mặc trên cả hai phương diện sinh lý lẫn tâm lý càng ngày càng tăng, chưa kể có cụ còn bị bắt phải nín lặng, không được phép than phiền, kêu cứu khi lên cơn đau dạ dày hay đau khớp.

Cụ ông Trần Văn Sinh, trước khi sang Mỹ là y tá ở Bệnh viện Bình Dân, TP HCM, nói: “Một thời gian dài, tôi bị trầm cảm vì tuyệt vọng, và tôi được cho uống thuốc an thần một cách rất thản nhiên. Khi tôi báo cáo việc này với ban quản trị, thì con tôi lúc vào thăm đã bị ngăn chặn với lý do là làm trở ngại việc điều hành”.

Theo tìm hiểu của tôi, Viện Dưỡng lão thành phố Westminster có khoảng 90% là người già trên 65 tuổi. Số còn lại là từ 80 tuổi trở lên. Cũng xin nói thêm là ở Orange County , các viện dưỡng lão đều do người Mỹ làm chủ và điều hành. Nó thường được chia làm hai khu chính là nội trú và bán trú cùng nhiều khu phụ. Khu nội trú dành cho các cụ ở thường trực. Khu bán trú dành cho những bệnh nhân sau khi điều trị ở bệnh viện nhưng không đủ tiền để nằm lại vì viện phí rất cao, nên phải chuyển vào viện dưỡng lão để nằm chờ, lúc bình phục họ sẽ về nhà.

Thường thì nhân viên quản lý sắp xếp các khu theo sắc tộc, như khu dành cho người da trắng, khu cho người Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan v.v… Nếu thiếu phòng, các cụ phải nằm bất cứ khu nào còn trống. Chả thế mà cụ bà Lê Thị Lài, 67 tuổi, sau hơn 2 tháng ở chung với khu người Mỹ da đen rồi lúc được chuyển sang khu người Việt, cụ ngơ ngác như người tâm thần, hỏi gì cũng ú ớ. Nếu người Việt vào đông, các cụ được nhà bếp nấu riêng món ăn Việt nhưng chỉ vào buổi trưa và buổi tối, còn bữa sáng vẫn phải ăn món ăn Mỹ. Hầu hết những trường hợp được đưa vào đây là do bệnh lý, đòi hỏi phải có sự trợ giúp thường trực của nhân viên y tế cùng các thiết bị mà chỉ các viện dưỡng lão mới có khả năng cung cấp. Những người này thường mắc phải những bệnh gây mất năng lực về thể chất lẫn tinh thần, hoặc họ yếu đến nỗi không thể di chuyển, tự tắm rửa hay tự ăn uống được.

Trao đổi với tôi, phóng viên Vince Gonzales thuộc Đài CBS, người đã làm những phóng sự về vấn đề ngược đãi người già ở các viện dưỡng lão cho biết: “Nhiều người trong số họ cần có sự chăm sóc suốt đời vì họ không bao giờ có thể hồi phục để có thể tự chăm sóc cho mình, chứ đừng nói là cho về nhà. Tương lai của họ một là sẽ chết trong viện dưỡng lão, hai là chuyển vào bệnh viện nếu bệnh nặng rồi chết ở đó và ba là bệnh viện trả về để chờ chết…”.

Nỗi cô đơn chiều 29 tết.
3. Đã đến bữa cơm chiều. Những cụ còn khỏe thì chậm chạp lê bước, hoặc tự mình lăn xe xuống nhà ăn. Yếu quá thì nằm trong phòng, chờ điều dưỡng mang thức ăn đến. Cô Jenny Pham, một điều dưỡng người Việt ở đây, cho biết: “Viện có rất ít điều dưỡng Việt Nam nên tụi em thường bị điều đi phục vụ toàn khu, chứ không cứ gì khu người Việt”. Theo luật riêng của tiểu bang California, mỗi viện dưỡng lão phải có đủ nhân viên săn sóc cho bệnh nhân, nhất là các dịch vụ khẩn cấp, mỗi bệnh nhân phải được y tá săn sóc ít nhất 3 hoặc 2 tiếng mỗi ngày.

Jenny Pham nói tiếp: “Khi có đoàn kiểm tra, viện dưỡng lão thuê mướn thêm điều dưỡng cho đông đủ, đồng thời sắp xếp cứ 1 điều dưỡng chăm sóc cho 10 người theo luật định để che mắt. Khi đoàn kiểm tra đi, mỗi đứa tụi em lại phải chăm sóc cho 19, 20 người…”. Tôi hỏi: “Mấy hôm nay, gia đình các cụ vào thăm có nhiều không?”. Jenny Pham đáp: “Cũng ít thôi, chủ yếu là các hội đoàn thiện nguyện. Em biết có 26 cụ từ ngày vào đây, có cụ ở đã 5 năm nhưng chưa thấy ai đến thăm lần nào”.

Tôi hỏi: “Đêm giao thừa có tổ chức gì không?”. Jenny Pham lắc đầu: “Dạ không, mấy cụ còn khỏe, còn minh mẫn thì tụ họp nhau lại uống trà, nói chuyện hồi xưa. Còn hầu hết đều nằm trên giường. Nhiều cụ khi em hỏi ngày mai là mùng 1 tết rồi, biết không? Có cụ nhe răng cười, chẳng biết gì hết”.

Tôi ra về và lúc bước ngang phòng số 7, một đôi vợ chồng trẻ cùng hai đứa con đang đứng cạnh một cụ già ngồi trên xe lăn. Người phụ nữ nói: “Chào ông nội đi rồi về con”. Ông cụ miệng méo xệch: “Bay cho nó ở chơi thêm chút nữa, vừa mới vô mà”. Anh con trai đỡ lời: “Con đưa các cháu vào chúc tết ba, bây giờ dẫn tụi nó đi coi xiếc cá heo. Vé mua rồi, sắp tới giờ diễn rồi…”.

Dẫu biết ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, sống đâu theo đó, nhưng sao tôi vẫn thấy nao lòng vì ở quê nhà giờ này, gia đình nào chắc cũng đang quây quần, sum họp…

Nguồn: Quyên Ca

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

NGHỊCH LÝ CỦA THẬP GIÁ

NGHỊCH LÝ CỦA THẬP GIÁ

Lm.JB NGUYỄN MINH HÙNG

nguồn:conggiaovietnam.net

Suy nghĩ các bài Thương khó trong tuần Thánh, sao tôi thấy có quá nhiều trái ngược. Những trái ngược ấy lớn cho đến mức trở thành những nghịch lý. Và lớn hơn nữa: trở thành mâu thuẫn đến nỗi có những lúc như tàn nhẫn, như đớn đau.

1. Đó là nghịch lý xuất phát từ phía dân chúng: Cuộc tiến vào Giêrusalem giữa một đám đông dân chúng hân hoan, nô nức, tay vẫy cao cành lá, còn có kẻ tỏ lòng mộ mến đã trải áo xuống đường, miệng thì không ngớt tung hô: “Hoan hô con vua Đavit” để long trọng rước Chúa Giêsu vào thủ đô Giêrusalem.

Nhưng có ai ngờ rằng, giữa những tiếng tung hô dậy trời ấy, giữa mọi cử chỉ, mọi hành động vô cùng tốt đẹp ấy, giữa cảnh tượng huy hoàng tưởng như Chúa Kitô đang chiến thắng, đang khải hoàn, và ngay giữa lòng dân chúng có vẻ như chỉ có niềm vui chan chứa, lại đang chất chứa cả một sự phản bội ghê gớm, một sự phản bội như dồn, như thúc để sau đó sẽ bùng nổ dữ dội trước mặt Tổng Trấn Philatô trong tiếng gào thét và những bàn tay nắm chặt đưa lên một cách quyết tâm: “Đóng đinh nó đi! Đóng đinh nó đi! Đóng đinh nó vào thập giá”. Dù cho Philatô có thật lòng và ngàn lần muốn tha bỗng đi nữa, thì sự quyết tâm đóng đinh Giêsu một cách mãnh liệt như thế, sẽ không có chỗ cho ông thực hiện ý muốn của mình, đừng nói gì đến chuyện một Philatô lòng vẫn còn đó đầy dẫy ham hố quyền – danh – lợi.

Cứ như thế, hết thời đại này đến thời đại khác, bất công nối tiếp bất công chỉ vì quyền – danh – lợi ấy.

2. Đó cũng là những nghịch lý khởi đi từ phía các môn đệ: Bao nhiêu tháng ngày được hướng dẫn, dạy dỗ, nhìn xem Thầy làm biết bao nhiêu phép lạ, chứng kiến Thầy hiển dung uy nghi trên núi cao…, vậy mà những lời dạy thân thương, những việc làm tốt đẹp ấy đã tan biến đâu hết rồi. Đến giờ này, chính trong hàng ngũ những môn đệ thân tín nhất của Chúa Giêsu lại xuất hiện những tâm hồn rắp tâm phản bội người Thầy khả ái và khả kính của mình. Không biết 30 đồng thời ấy so với 30 đồng thời nay, khoảng cách chênh lệch đến mức nào, nhưng dẫu cho giá trị có lớn đến đâu, thì khi bán đứng Thầy mình cho chính những người đang hận Thầy đến phát điên lên, Giuđa trở thành biểu tượng của kẻ phản bội. Hình ảnh thọ ơn và trả ơn bằng bội ơn không nghịch lý lắm sao. Nghịch lý ấy đã làm cho đời sống, không phải chỉ trong thời Chúa Giêsu, nhưng là mọi thời, trở nên nhiều lẽ xấu hơn, lòng người tệ bạc hơn.

Sự yếu đuối của thánh Phêrô cũng là một nghịch lý. Được Thầy yêu thương lắm, nên đã biến Phêrô thành người học trò hàng đầu, làm tông đồ trưởng, sau này sẽ là giáo hoàng tiên khởi của Giáo Hội. Vậy mà trước quyền lực của thế gian, đã làm thánh Phêrô sợ hãi đến độ chối Thầy Ba lần. Nhưng không phải ba lần trong ba tháng hay ba ngày, nhưng ba lần liên tục trong vài giờ đồng hồ, chỉ cách nhau có hai canh gà mà thôi. Nghịch lý về sự chối Thầy của Phêrô đối diện với lòng thương vô cùng của Chúa Giêsu, sao cứ mãi là nghịch lý khi loài người đã không biết ơn Thiên Chúa, không chỉ vô tâm với lòng thương xót của Thiên Chúa, mà còn đi xa hơn trong lầm lạc: phủ nhận và chối từ chính Thiên Chúa!

3. Đó còn là nghịch lý trong phiên tòa Philatô. Chúa Kitô, Thiên Chúa làm người, bản thân Người đã là một nghịch lý: Từ một vì Thiên Chúa cao sang, quyền năng vô biên, lại hóa thân làm người sống như chính con người là người, đã là một sự khiêm hạ khó hiểu. Vậy mà Thiên Chúa quyền năng vô biên ấy, giờ lại để cho loài người “xử án”. Một nghịch lý nhiệm mầu quá đỗi!

Phiên tòa Philatô đại diện cho cả loài người tàn nhẫn, bạo ngược đồng loạt tuyên án tử chính Thiên Chúa của mình. Bởi thế, Phiên tòa Philatô là một phiên tòa hết sức bất công, hết sức ngược ngạo, chỉ có một không hai từ thủơ tạo thiên lập địa cho đến ngàn đời sau: Con người “xử tội” Thiên Chúa, một vì Thiên Chúa đã tạo dựng chính con người, và nắm quyền xét xử con người.

Dù ngày hôm nay, không còn những phiên tòa mặc nhiên xét xử Thiên Chúa như Philatô đã từng xét xử Chúa Giêsu, nhưng vẫn còn đó những lời phạm thượng, những hàng động, những lối suy nghĩ mà trong đó hàm chứa sự oán trách và kết án Thiên Chúa.

Vẫn còn đó những phiên tòa xét xử, kết án những người vô tội, người nghèo khổ, cô thân cô thế không một quyền bính nào bảo vệ, dù quyền bính đó có thể là pháp luật. Và đôi lúc chính chúng ta cũng đã lên án nhau. Dù không nói ra, nhưng lương tâm ta đã từng lên án những cô gái điếm, những em bé nghèo cơ nhỡ phải trộm cắp, những thanh niên nghiện nghập, những nạn nhân của nhiều vụ tự tử hay của con bệnh AIDS.

4. Hình ảnh Đức Maria cùng với thánh Gioan hiện diện giữa pháp trường cũng lại là một nghịc lý lớn không kém. Có ai ngờ rằng, những thanh niên trai tráng như các thánh tông đồ, tưởng chừng đầy sức mạnh, đầy can trường, khó có một trở ngại nào làm chùng bước, làm thoái lui. Vậy mà khi Thầy lâm nạn, đã trở thành những kẻ bạc nhược, khiếp đảm và run sợ. Các ngài không hiểu nỗi tại sao bình thường Chúa Giêsu quyền năng là thế, có sức thu hút là thế, đã có lần những hào quang ấy làm cho các ngài tưởng mình đã mạnh mẽ lắm, nên đã phát ngôn có khi nghe chướng tai: “Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó không?” (Lc 9, 54). Sao bây giờ phải chứng kiến Chúa Giêsu ngã gục dưới làn roi, dưới thập giá, dưới những lời phỉ báng ô nhục…Ảo ảnh về một cứu chúa trần thế huy hoàng sụp đổ, đã kéo tinh thần của các tông đồ đổ quị theo.

Chỉ có Đức Maria, một phụ nữ chân yếu tay mềm như mọi phụ nữ, vì tình yêu đối với Con của mình đã trở nên mạnh mẽ, bất chấp mọi nguy hiểm, mọi sĩ nhục, mọi đớn đau…, đối mặt với thập giá kinh hoàng. Người phụ nữ ấy đã kiên trung, đã can đảm đến cùng, để chứng kiến cho bằng được người con ruột thịt yêu quí của mình quằng quại trên thập giá. Chứng kiến cảnh đau cõi xót lòng khi người con duy nhất của mình trao linh hồn cho Chúa Cha và thở hơi lần cuối trong sức tàn. Chính vì tình yêu mà lúc những mũi đinh đau đớn treo Con của Mẹ, lúc Chúa Giêsu đang lịm dần, lúc máu chảy tràn từ cạnh nương long, cũng là lúc Mẹ chết từng giây và tan nát tâm hồn.

Cũng thế, thánh Gioan chỉ là một người em út trong đoàn tông đồ, đã can đảm không kém để cùng với Mẹ Chúa Giêsu chứng kiến đến giây phút sau cùng của một đời làm người của Chúa Giêsu. Thánh Gioan thật xứng đáng với chức vị của “Người môn đệ được Chúa yêu”. Bởi vậy, Nhìn vào quang cảnh ấy, một lần nữa ta lại phát hiện ra rằng, chia sẻ thập giá Chúa, sao chỉ có những người yếu đuối về sức lực, nhỏ bé về thể xác lại lớn lao quá đổi về sức chịu đựng, quá đổi về sự dũng mãnh và can trường. Tất cả có được chỉ nhờ tình yêu. Hãy yêu để vác thập giá giữa đời mà bước đi với Chúa Kitô. Hãy yêu để xác quyết đức tin nơi thập giá cứu độ tuyệt vời ấy. Hãy yêu và hãy tin để sức mạnh của tình yêu và sức mạnh của niềm tin nâng đỡ sức người. Nhờ đó, cho dù bé nhỏ, mỏng dòn đến đâu, sức người vẫn có thể chấp nhận sức nặng của thập giá, không phải một lần mà một đời.

5. Kết luận: Nếu chỉ nhìn bằng cái nhìn hiện thực và lịch sử, bất cứ ai góp phần đưa đến cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá, cụ thể là những người Do-thái và La-mã của thời Chúa Giêsu, là hành động tội ác.

Nhưng nếu nhìn bằng ánh mắt đức tin, cái chết bi thương trên thập giá của Chúa Giêsu là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm là bởi bạn và tôi đều cảm nhận rằng, ngay cả ngày hôm nay, bạn và tôi cùng có mặt trong vụ án Chúa Giêsu để cùng tham dự vào việc đóng đinh Người. Dẫu ta vẫn cùng nhau tuyên xưng rằng, Chúa chịu đóng đinh vì ta, thì ngay trong lời tuyên xưng ấy đủ để tố cáo chúng ta: bởi tội lỗi, cho nên đã cách xa hai ngàn năm, ta vẫn là một kẻ chối bỏ, một tiếng reo hò, một lời cáo gian, một sự sỉ vả hoặc chính là một cái đinh đóng vào thân thể Chúa Giêsu.

Nghịch lý về thập giá Chúa Giêsu Kitô, một nghịch lý mà muôn đời sau phải ghi nhớ: nghịch lý về một Thiên Chúa vì yêu đã làm người, cúi xuống nâng phận người bé nhỏ lên. Nghịch lý về một Thiên Chúa tình yêu đã làm người chết thay cho muôn người. Nghịch lý về một Thiên Chúa đã sử dụng chính hành vi tội ác của con người để làm nên hoa trái của ơn cứu chuộc, quay lại cứu chuộc chính con người.

Từ những suy nghĩ về thập giá và nghịch lý của thập giá như thế, tôi muốn mời bạn cùng tôi cầu nguyện bằng một lời cầu nguyện ai đó đã viết khi ngắm nhìn những nghịch lý của thập giá Chúa Kitô:

Lạy Chúa,

Sao cứ để con giàu có dư dật

Nhưng lại mời gọi con phải sống khó nghèo?

Sao cứ cho con thành công, danh giá

Nhưng lại bảo con phải sống khiêm nhường?

Sao ban cho con một trí khôn minh mẫn

Nhưng lại để con “ngu dốt” trong tình Ngài yêu con?

Sao đặt trong con một quả tim muốn độc chiếm

Nhưng lại muốn con phải mở ra với mọi người?

Sao dựng nên con một thân xác muốm hưởng thụ

Nhưng lại khuyên con phải phục vụ, hy sinh?

Sao để trong con mạnh mẽ một cá tính

Nhưng lại bảo con phải bỏ ý riêng mình?…

Và tại sao ban cho con tất cả

Rồi lại dạy con phải bỏ hết để theo Ngài?

***

Chúa ơi, bây giờ con mới biết

Chỉ khi nào sống được nghịch lý này

Con mới hiểu ra một nghịch lý khác:

Nghịch lý về một kẻ phạm tội

Nhưng một người khác lại đền tội vì yêu!

Lm.JB NGUYỄN MINH HÙNG

Người kế vị Thánh Phê-rô

Người kế vị Thánh Phê-rô
Pope Francis in St Peter"s Square (19 March 2013)

Nguyện đường Sistina là phòng bầu phiếu kín đáo nhất và sang trọng nhất thế giới hôm 13/03/2013 lại vừa mang lại một kết quả bầu cử không có các màn vận động, tranh giành, và tố cáo chuyện xấu của nhau. Ở vòng bầu chọn thứ 5, trên hai phần ba của tổng số 115 hồng y cử tri có mặt đã quyết định chọn Hồng y Jorge Mario Bergoglio của xứ Argentina làm vị giáo hoàng thứ 266.

Giáo hoàng đầu tiên được chính Chúa Jesus chọn trong các tông đồ – để làm người đứng đầu tuyên bố tính thiên sai của Chúa và làm nền móng cho Giáo hội – là một người chài lưới tên Simon, được Chúa cải danh thành Phê-rô, theo tường thuật của Mát-thêô, ở đoạn 16, câu 18 và 19: “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”. Khi Hoàng đế Nero tiến hành bách hại giáo dân Ki-tô giáo vào tháng 8/64, theo lời truyền tụng, ông Phê-rô định chuồn khỏi La Mã để tìm nơi lánh mặt. Vừa tới con đường Appia, gần cửa Capena, ông đã gặp Chúa hiện ra vai vác thập giá. Phêrô hỏi: “Lạy Chúa, Chúa đi đâu?” (Quo Vadis, Domine?). Chúa đáp: Eo Romam crucifigi iterum” (Thầy vào thành La Mã để chịu đóng đinh thêm lần nữa). Hiểu ra ẩn ý của thầy mình, Phê-rô quay trở lại vào thành rồi sau bị giam ở ngục Mamertina. Khi bị đưa tới đồi Vatican để xử tử, Phê-rô nói ông không xứng đáng được đóng đinh như thầy mình, và xin được treo ngược đầu xuống đất.

Nơi cùng trời cuối đất

Các nhà lãnh đạo của Hội thánh Thiên Chúa giáo đã chọn vị giáo hoàng mới của họ hôm thứ Tư – trong một ngày thừa lễ nghi cung cách quen thuộc nhưng lạ lẫm về truyền thống – để đặt đàn chiên gồm 1.2 tỉ tín đồ trên khắp thế giới dưới sự điều khiển của một chủ chăn là một giáo sĩ thuộc Dòng Tên và mở đầu hai kỷ lục tiên khởi trong quá trình lịch sử 2.000 năm của đạo giáo. Hồng y Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi, người xứ Á Căn Đình, cựu giám mục địa phận Buenos Aires bất ngờ xuất hiện trên bao lơn Điện Thánh Phê-rô và được giới thiệu là Giáo hoàng Francis, trước một đám đông người hành hương chen chúc bên dưới quảng trường đồng thanh reo vang bằng tiếng nước Ý, “Viva il Papa!” (Giáo hoàng Muôn năm!), khi ông ngõ lời kêu gọi tình huynh đệ trong giáo hội toàn cầu.

Lúc 7 giờ 06 phút tối, khói trắng bắt đầu tỏa ra từ ống khói trên mái nhà nguyện Sistina, giữa tiếng hò reo vui mừng của ngót 100.000 tín hữu và khách hành hương thập phương đang kiên nhẫn đứng chờ từ nhiều giờ đồng hồ trước đó dưới cơn mưa lất phất. Màu khói – do hóa chất tổng hợp kali, clor, ôxy, đường sữa lactoza trộn với nhựa thông dung môi phát ra màu trắng thật rõ ràng – nhưng để xác tín thêm, giàn chuông của Đền thờ thánh Phêrô được gióng lên liên hồi, quả quyết báo hiệu hội thánh vừa có giáo hoàng mới. Các hệ thống truyền thanh và truyền hình trên thế giới tạm ngưng chương trình đang phát của họ để loan đi tin sốt dẻo này. Được tin, hàng chục ngàn tín hữu và dân chúng có mặt trong thành phố La Mã tìm mọi cách dồn về Quảng trường thánh Phêrô để thấy mặt vị tân giáo hoàng. Họ đã nhảy mừng, reo hò, ca hát, phất cờ quốc gia của mình.

Theo thể thức mật nghị, sau khi một hồng y hội đủ 77 phiếu trở lên trong tổng số 115 phiếu để đắc cử, vị kỳ cựu nhất trong số các hồng y cử tri là Hồng y Giovanni Battista Re, 79 tuổi, tiến đến trước mặt Hồng y Jorge Mario Bergoglio và hỏi: “Ngài có chấp nhận việc tiến cử ngài làm Giáo Hoàng chiếu theo giáo luật không?”. Được Hồng y Bergoglio xác nhận, Hồng y Re hỏi tiếp: “Vậy ngài muốn được gọi bằng tên gì?” Hồng y đắc cử cho biết ông chọn tên là Francis (Phanxicô). Tiếp theo, Đức Ông Guido Marini, trưởng ban nghi lễ phụng vụ của giáo hoàng, cùng với một công chứng viên tông tòa và 2 viên chức phụ tá khác trong tư cách nhân chứng, đã hoàn tất văn kiện chính thức xác nhận kết quả cuộc bầu cử và tên hiệu của tân giáo hoàng.

65 phút sau khi bắt đầu có khói trắng, Hồng y Trợ tế Jean Louis Tauran, Trưởng Hội đồng Đối thoại Liên tôn của Đức Giáo hoàng, long trọng đọc câu tuyên bố: “Annuntio vobis gaudium magnum: Habemus Papam!” (Tôi xin loan báo tới mọi người một tin vui cực điểm: chúng ta đã có Đức Giáo Hoàng!). Tiếp theo, vị giáo hoàng mới xuất hiện trong phẩm pục màu trắng, ứng khẩu chào mọi người bằng ngôn ngữ bình dân pha hài hước của mình: “Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi tối. Như anh chị em đã rõ, phận sự của Mật nghị Hồng y là chọn cho giáo phận La Mã một vị giám mục. Chừng như các anh em hồng y đoàn của tôi đã phải lặn lội tới cùng trời cuối đất để tìm bằng được người ấy. Và bây giờ chúng ta đang ở đây. Tôi cám ơn sự tiếp đón của anh chị em. Cảm ơn cộng đồng giáo phận La Mã dành cho giám mục của mình. Cám ơn tất cả anh chị em.”

Thông thường, một giáo hoàng ban phép lành cho giáo dân, và người tín đồ nhận lời chúc phúc của giáo hoàng như một ân huệ lớn. Lần nầy, vị tân giáo hoàng đã làm ngược lại. Ông yêu cầu đám đông “Tôi muốn được anh chị em chúc lành cho tôi”, trước khi ông chúc lành cho họ, và ngõ những lời căn dặn đầu tiên: “Giờ đây chúng ta, giám mục và tín hữu, bắt đầu hành trình này – hành trình của Giáo hội La Mã là Giáo hội chủ trì toàn thể các giáo hội khác – trong đức bác ái, một hành trình huynh đệ và yêu thương, tín nhiệm giữa chúng ta. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho chính chúng ta, cầu nguyện cho nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện cho toàn thế giới để có một tình huynh đệ đậm đà hơn. Tôi cầu mong anh chị em làm thế nào để hành trình này của Giáo hội mà chúng ta khởi hành hôm nay, và cho người phụ tá tôi là Đức hồng y giám quản đang có mặt ở đây, được nhiều thành quả cho việc rao giảng Tin Mừng tại thành phố xinh đẹp này.” Rồi ông kết luận: “Chúc anh chị em ngủ ngon, và có một giấc nghỉ ngơi tốt lành”.

Đường về La Mã

Nhà thần học kiêm thi sĩ Pháp Alain de Lille hồi thế kỷ thứ 12 đã để lại câu nói bất tử, “Mille viae ducunt homines per saecula Romam” (Một ngàn con đường đều dẫn mọi người về La Mã) về sau đã trở thành câu ngạn ngữ thông dụng “Mọi con đường đều tới La Mã”, nhưng đường về La Mã của Giáo hoàng Francis là một trường hợp biệt lệ.

Hồng y Jorge Mario Bergoglio thuộc Dòng Tên, chào đời ngày 17/12/1936 tại Buenos Aires thủ đô của Argentina, thành phố được mệnh danh là “Kinh thành Paris của phương Nam”, chịu ảnh hưởng mạnh nền văn hóa Âu châu, nằm trên bờ phía nam của con sông Río de la Plata. Không những là thành phố thịnh vượng nhất châu Mỹ Latinh với đông đảo cư dân có trình độ học vấn cấp đại học và thuộc thành phần trung lưu, Buenos Aires còn là một trong những thành phố của lục địa Nam Mỹ nổi tiếng với các kiến trúc, cuộc sống về đêm và các hoạt động văn hóa.

Xuất thân từ một gia đình có năm người con của một công nhân hỏa xa gốc Ý di dân, hết thời gian theo học tại chủng viện Villa Devoto, ông gia nhập Dòng Tên vào năm 1958, rồi chuyển sang môn thần học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ hóa học tại Viện Đại học Buenos Aires. Ông cũng đã tốt nghiệp cử nhân triết học tại Đại học Maximo San José ở San Miguel năm 1963, trước khi trở thành giảng sư văn chương và tâm lý tại Học viện Đức Mẹ Vô Nhiễm ở thành phố Santa Fe, và Học viện Salvador ở Buenos Aires.

Bergoglio hoàn thành nghiên cứu thần học năm 1967. Hai năm sau, ông được Tổng Giám mục José Ramón Castellano truyền chức linh mục ngày 13/12/1969. Từ đó, ông trở thành giáo sư triết học và thần học tại chủng viện San Miguel ở thủ đô Buenos Aires. Tiếp theo, Dòng Tên đã bầu ông làm Giám tỉnh của Dòng tại đất nước Argentina từ 1973 đến 1979. Lúc nầy, ông chỉ mới 36 tuổi, lại phải đương đầu với nhiều khó khăn suốt 6 năm dưới thời độc tài quân sự của đất nước Argentina khi đó. Dưới sự hà khắc của chính phủ, bạo lực chính trị đã gia tăng cộng với biến cố trở về của Perón từ Tây Ban Nha, để xảy ra vụ thảm sát ở Phi trường Ezeiza. Tình hình càng rối ren hơn khi Perón chết vào tháng 7/1974 để lại người vợ thứ 3 của ông là bà Isabel, đang giữ chức phó tổng thống, lên kế vị ông để trở thành tổng thống. Mặt trước, nữ tổng thống Isabel đã thỏa hiệp với các phe phái đang căm hận chủ nghĩa Perón, mặt sau, bà chìu lòn hầu hết các cố vấn phát xít của Perón. Chính sự xung đột giữa 2 phe cực đoan cánh hữu và cánh tả do bà nuôi dưỡng đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn chính trị và tài chính, nối tiếp bằng cuộc đảo chính tháng 3/1976 làm bà tuột tay cái ghế tổng thống. Trong giai đoạn lịch sử nầy, bắt cóc và giết người xảy ra ở thủ đô hầu như hàng tuần. Các cuộc đàn áp, thủ tiêu trong “cuộc chiến bẩn thỉu” làm hàng ngàn người chống đối mất tích.

Qua năm 1980, Bergoglio quay lại chủng viện San Miguel, nơi ông đã được đào tạo chủng sinh trước năm 1963, để làm giám đốc tu viện nầy trong suốt 13 năm. Năm 1986, ông qua Đức để hoàn thành luận án tiến sĩ. Quay về lại Argentina, ông trở thành linh mục chuyên giải tội và linh hướng tại Córdoba. Năm 1992, Giáo hoàng Jean Paul II bổ nhiệm ông làm giám mục phụ tá tổng giáo phận Buenos Aires và 6 năm sau ông trở thành tổng giám mục chính tòa của giáo phận này. Năm 2001, ông được thăng hồng y.

Trong cương vị tổng giám mục giáo phận Buenos Aires, ông nổi tiếng gần gũi dân chúng và sống đời sống khiêm nhường, cũng như được đánh giá là một giáo sĩ luôn trung thành với nguồn gốc xuất thân lao động của mình. Ông thường đi xe bus, viếng thăm người nghèo khó, sống trong một căn chung cư nhỏ và đơn sơ thay vì sử dụng biệt thự hay cung điện, rồi cặm cụi tự nấu ăn cho mình. Là giám mục áo đỏ, nhưng ông được nhiều người dân thủ đô thân mật gọi bằng cái tên thân ái là “Cha Jorge”.  Hồng y Bergoglio mở mang các giáo xứ mới, chỉnh đốn các văn phòng hành chánh của địa phận, hướng dẫn các sáng kiến bảo vệ sự sống, và bắt đầu các cơ cấu mục vụ mới, như Ủy ban về Những người Ly dị là một. Trong kỳ Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới Lần thứ 10 vào tháng 10/2001, ông được chọn làm Tổng tường trình viên. Từ 2005 đến 2011, ông là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Argentina, song song với việc viết các sách về linh đạo và suy niệm, hay lên tiếng chống nạn phá thai và xu hướng hôn nhân đồng phái tính.

Chọn Hồng y Jorge Mario Bergoglio làm giáo hoàng, hồng y đoàn đặt Hội thánh Thiên Chúa giáo dưới sự lãnh đạo của một người ít được biết tới trong cương vị một nhà giáo dục hay một trí thức như vị giáo hoàng tiền nhiệm, nhưng là một người mục tử khiêm tốn và hài hòa để chăn dắt đàn chiên. Bầu cho một người vốn tránh né các dấu hiệu bề ngoài kiêu kỳ về quyền thế của một hồng y chỉ có một kinh nghiệm rất hạn chế về sinh hoạt hành lang Vatican cũng đồng nghĩa với việc tạo một tiếng vang vào thời điểm mà đạo công giáo đang trải qua những mất mát về chữ tín cũng như giảm sút tín đồ ở nhiều phần trên trái đất. Đưa ra một vị giáo chủ đầu tiên xuất xứ từ một quốc gia châu Mỹ còn là một biến cố lịch sử thứ nhì của Hội thánh Thiên Chúa giáo chỉ trong vòng một tháng: Giáo hoàng Benedict thoái vị hôm 28/02 là trường hợp hi hữu sau 598 năm, trong lúc các giáo hoàng thường tại vị với quyền năng tuyệt đối của mình cho đến giờ chết.

Nhưng chọn lựa của Mật nghị Hồng y được chào đón trên khắp lục địa châu Mỹ. Giám mục Thomas Wenski của giáo phận Miami, Florida phát biểu: “Giọng nói của Ngài là một yếu tố lớn cho Hoa Kỳ và cho châu Mỹ Latinh. Tất cả chúng ta, những người sống trên Mỹ châu, có quyền tự do rất nhiều lần hơn những người sống ở châu Âu và trong những cộng đồng xã hội cứng ngắc với truyền thống”.

Ngoài ra, việc bầu chọn ngài còn đặt viên đá tảng đầu tiên cho Dòng Tên, một dòng tu Thiên Chúa giáo chọn sự thanh bần, nghèo khó làm tôn chỉ sống, truyền đạo, và phụng sự tha nhân.

Dòng Tên

Ngay sau khi được hồng y đoàn bầu lên, Hồng y Bergoglio lựa chọn danh xưng là Giáo hoàng Francis. Đây là lần đầu tiên tên thánh Francis được chọn và chọn lựa nầy được xem như một quyết định phi truyền thống nhằm vinh danh một vị thánh nổi tiếng là một người có cuộc sống đơn giản. Mỗi vị tân giáo hoàng vừa đắc cử thường phải đối diện với những quyết định cần ngã ngũ ngay trong suy nghĩ của mình, trong đó có vấn đề chọn tên gọi. Sau năm 533, lúc vị giáo hoàng mới thời ấy chọn tên John II (Gioan Đệ Nhị), các giáo hoàng tiếp theo giữ thông lệ chọn tên một vị thánh để vinh danh. Các tên thánh được lặp lại nhiều nhất: John (21 lần), Gregory (16), Benedict (15), Clement (14), Innocent (13), Leo (13), Pius (12), Stephen (9), Boniface (8), Urban (8), Alexander (7) và Paul (6). Lần nầy, quyết định của tân giáo hoàng đã trở thành việc chọn tên một vị thánh mới, kể từ khi Giáo hoàng Lando mở màn cách đây đúng 1.100 năm, vào năm 913.

Gustavo Boquin, người phát ngôn cũ của Hồng y Bergoglio cho biết: “Ông ấy là một thầy tu gần gũi, thân thiện với mọi người. Chọn Thánh Francis của thành Assisi, người có công cải cách giáo hội và là một nhà tu khiêm nhường, nghèo khó và khát khao đối thoại, giáo hoàng muốn nhắn một thông điệp.” Khi còn phục vụ tại Argentina, ông được ghi nhận là một nhà tư tưởng chủ đạo, còn Dòng Tên của ông, một dòng tu đặc biệt của Hội thánh La Mã mang tên Chúa Jesus, được ca ngợi là một trong những dòng tu tiến bộ, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục. Bergoglio đã đấu tranh để ngăn Dòng Tên tham gia vào phong trào thần học giải phóng – một phong trào cuốn hút nhiều linh mục Thiên Chúa giáo trên khắp châu Mỹ vào các hoạt động chính trị đối lập với chính phủ. Tuy nhiên, ông đưa ra một chủ trương rất đơn giản: “Duy trì quan điểm phi chính trị của Giáo hội”.

Dòng Tên, trong tiếng Latinh là Societas Iesu, dịch nghĩa tiếng Việt là Đoàn Giêsu; hay Hội dòng Giêsu nhưng người Việt Nam vốn kiêng cử những tên húy của vua và chúa, nên gọi tắt là “Tên”, tức là tên của Chúa Jesus. Là một dòng tu lớn do Thánh Ignatius của thành Loyola, người xứ Tây ban Nha, thành lập vào ngày 15/08/1534. Năm 1537, Giáo hoàng Paul III cho phép tu sĩ dòng nầy được thụ phong linh mục, và ba năm sau, cũng chính giáo hoàng nầy chuẩn thuận cho họ được phép lập tu hội riêng. Thánh Ignatius có một quá trình quân đội, nên lúc bấy giờ ông gọi dòng tu của ông là “Đại đội Jesus”, hoặc “Đơn vị Thủy quân Lục chiến của Chúa”. Dòng tu nầy phát triển mạnh và nhanh trong các công tác truyền giáo và giáo dục đến châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Hiện nay họ có mặt ở trong 112 quốc gia trên thế giới, với 19.850 tu sĩ. Linh mục Bề trên Tổng quyền của Dòng hiện là cha Adolfo Nicolás, và khẩu hiệu của dòng là “Ad maiorem Dei gloriam” (Sẵn sàng làm việc để vinh danh Thiên Chúa). Vào dòng, các tu sinh khấn hứa tuân giữ ba đức tính khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục bề trên. Là tu viện trưởng một dòng tu tân lập, Ignatius phái các linh mục của dòng tới khắp nơi trên toàn cõi châu Âu để mở trường học, viện đại học và các tu viện. Vào năm 1556 khi Ignatius qua đời, Dòng tên đã lập được 74 trường đại học trên ba lục địa. Với sứ mạng truyền đạo làm tôn chỉ nòng cốt, Dòng Tên được nhân loại biết đến qua công tác mở rộng đạo Chúa. Tên Thánh Francis Xavier mà giáo hoàng chọn là một tu sĩ của dòng đã có công mang Thiên Chúa giáo vào Á châu.

Các tu sĩ Dòng Tên tin tưởng rằng việc canh tân giáo hội Thiên Chúa phải được bắt đầu bằng cách canh tân bản thân mỗi cá nhân. Cho đến nay, chủ trương bất di dịch của dòng vẫn là lời thề hứa tuân giữ sự khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục – trong đó có sự vâng phục Đức Giáo hoàng. Với trọng tâm công tác tông đồ nhắm vào lãnh vực giáo dục, danh xưng Dòng Tên đồng nghĩa với một số viện đại học nổi tiếng trên thế giới. Ở Mỹ, vào năm 1789 khi George Washington hành trình từ nhà mình ở Mount Vernon về thành phố New York để nhậm chức tổng thống, các cha Dòng Tên cũng khánh thành học viện Georgetown đầu tiên của mình ở thủ đô Washington ngày nay. Hiện dòng có 28 viện đại học trên lãnh thổ Hoa Kỳ cùng với 189 cơ sở giáo dục khác khắp thế giới.

Dòng Tên được cho là dòng tu có quan điểm tư do tư tưởng, vì họ dám dạy các triết lý về tôn giáo khác trong trường của mình, cũng như chủ trương giáo dục là quyền bình đẳng của mọi con người. Vì chủ trương phóng khoáng ấy, nhiều người gọi các linh mục Dòng Tên là cha đẻ của xã hội chủ nghĩa. Chính Giáo hoàng John Paul II đã cảnh cáo một số tu sĩ Dòng Tên của Châu Mỹ Latinh vì khuynh hướng nghiêng về thần học giải phóng của họ, đặc biệt là vấn đề người nghèo dưới sự áp bức của nhà giàu, kiểu như lập thuyết của Fidel Castro, người môn sinh của Dòng Tên suốt 12 năm, để rồi quay lại tống khứ các ân sư của mình ra khỏi nước vào năm 1961.

Linh mục Dòng Tên gần gũi nhất với dân tộc Việt Nam không ai khác hơn là Alexandre de Rhodes. 91 năm sau khi dòng được thành lập ở Paris, vào đầu năm 1625, cha Alexandre cùng bốn linh mục khác của dòng và một tín hữu người Nhật Bản cập bến Hội An, ở phía nam Đà Nẵng. Lên bờ, ông bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ; thầy dạy tiếng Việt cho ông là một cậu bé khoảng 10, 12 tuổi. Ông ghi lại: “Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, cậu bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Không một kiến thức gì về ngôn ngữ châu Âu, thế mà cũng chỉ trong 3 tuần lễ này, cậu đã có thể hiểu được những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời, cậu học đọc, học viết tiếng Latinh và đã có thể giúp lễ.” Chọn Việt Nam làm quê hương thứ hai của mình, Alexandre de Rhodes chấp nhận cuộc sống ba chìm bảy nổi sáu lênh đênh. Trong vòng 20 năm, ông bị triều đình trục xuất những 6 lần, nhưng vẫn bền bĩ kiên trì tìm cơ hội quay lại Việt Nam đủ cả 6 chuyến. Năm 1645, ông bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Sáu năm sau khi ông rời Việt Nam, cuốn Từ Điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của ông được ấn hành như sự ra đời của chữ quốc ngữ. Ngoài ra, cuốn Phép giảng Tám ngày (Catechismus) của ông viết bằng văn xuôi, ký tự cách phát âm của tiếng Việt ta hồi thế kỷ 17. Như thế, chẳng có gì quá đáng khi nói rằng “Cho người Việt các mẫu tự Latinh, Alexandre de Rhodes đã đưa nước Việt Nam đi trước thời gian đến 3 thế kỷ”. Từ năm 1957 đến 1975, các cha Dòng Tên điều hành Giáo hoàng Học viện Piô X ở Đà Lạt, góp phần đào tạo các linh mục Việt Nam. Tại Sài Gòn, các giáo sĩ Dòng Tên coi sóc trung tâm Đắc Lộ. Năm 1979, các giáo sĩ của trung tâm bị bắt, trung tâm Đắc Lộ bị nhà nước tịch thu. Từ 1980 tới 2004, trung tâm Đắc Lộ trở thành tòa soạn báo Tuổi Trẻ.

Các cha Dòng Tên hoạt động trong ngành mô phạm ngay từ khi họ mới hình thành, hiện đang đảm nhiệm phần giáo dục cho 2.5 triệu sinh viên tại 3.730 cơ sở giảng huấn của họ trên khắp hoàn cầu. Linh mục Kevin O’Brien, Phó giám đốc Ban Sứ mạng và Điều hành của Đại học Georgetown cho biết hiện dòng đang nắm trong tay hệ thống giáo dục tôn giáo lớn nhất thế giới. Tuy thế, trọng tâm của dòng vẫn là việc thực hành tinh thần Ignatius – một sự chắt lọc giữa kinh kệ và suy ngẫm để giúp con người sâu đậm hơn trong tương giao với thượng đế. Trưởng thành từ một thanh niên ăn chơi trác táng cho đến khi một chân bị nghiền nát bởi một trái đạn pháo binh trong một trận đánh, Ignatius đã phải dẫn xác vào quân y viện nằm chờ hồi phục, nơi ông chỉ được đọc các sách báo nào có thể lưu hành trong nhà thương. Ông đành nghiền đi ngẫm lại từng chữ trong cuốn kinh thánh và những sách hạnh các thánh. Cuối cùng, ông khám phá ra rằng ông thấy tâm tư mình được bình an hơn khi nghĩ về Chúa Jesus, thay vì chỉ nghĩ về đàn bà con gái như từ xưa nay. Xuất viện, ông bỏ ra đúng một tháng, tự giam mình trong một hang động, để nghĩ suy về quan hệ giữa mình với thượng đế.

Là một dòng tu lớn nhất của Thiên Chúa giáo, các cha Dòng Tên đã có một tầm ảnh hưởng không nhỏ đối với tín đồ, nhưng không cứ thế để mặc nhiên trở thành tiền đề cho sứ mạng cải cách rộng rãi của Giáo hoàng Francis. Các cha trong dòng chủ trương dòng được lập ra để phục vụ giáo hội, và họ không bao giờ ly khai khỏi hội thánh. Trước đây, Hồng y Bergoglio đã chống đối chủ nghĩa bè đảng, đã chỉ trích dự luật của chính phủ Argentina để hợp thức hóa việc phá thai dưới một số hoàn cảnh nào đó. Dù với quá khứ độc đáo của mình, và dù với tư cách là giáo hoàng đầu tiên của châu Mỹ – những ai mơ mộng rằng Giáo hoàng Francis sẽ thoát ly khỏi cương vị được định đặt của mình trong vấn đề hôn nhân đồng phái hay vấn đề phá thai, rồi sẽ ôm lấy thất vọng ê chề.

Nhưng thật lý thú để chúng ta quan sát xem quá khứ của Giáo hoàng Francis định nghĩa thế nào về tương lai của ông. Dù cho là đã đến lúc cũng nên có một giáo hoàng là tu sĩ Dòng Tên, linh mục O’Brien ý thức rằng Mật nghị Hồng y đã chọn Hồng y Bergoglio vì con người của ông, chứ không vì dòng tu mà ông đã vào để tu tỉnh. Dù gì đi nữa, thiên hướng của Giáo hoàng Francis trong khuôn khổ của một giáo sĩ Dòng Tên không khỏi ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân ông, từ cá tính đơn sơ đến cung cách làm việc nặng tính giáo dục của mình. Cha Joseph Fessio lý luận: “Thánh Ignatius khi lập dòng đã không muốn giáo sĩ của mình trở thành giám mục, vì Ngài không muốn thấy họ vướng víu với bã lợi danh và quyền bính vẫn gắn chặt với chức phận. Ngài muốn môn sinh của mình làm tông đồ trong vai vế những vị linh mục.” Nay linh mục Bergoglio đã đi quá xa, đã lên tới tột cùng trong hàng ngũ của hội thánh, việc đưa ra một kết luận khi một triều đại giáo hoàng mới khởi sự là hành động thiếu thận trọng nhất mà chúng ta có thể làm.

Ngày làm việc đầu tiên

Cái mà không ai có thế đoan quyết, là liệu tân giáo hoàng, một giáo sĩ Nam Mỹ chẳng có kinh nghiệm gì về trung tâm quyền lực của quốc gia Vatican, có đủ thao lược không để đối phó với một số vấn nạn đang chất chồng trong bộ máy hành chánh Curia của đất nước mà từ lâu nay vốn được xem là những yếu tố làm vô hiệu hóa việc mở mang Nước Trời.

Vụ tai tiếng gần đây là biến cố rò rĩ thông tin mật của Tòa Thánh tới giới truyền thông Ý, cho thấy có sự nứt rạn giữa các viên chức cao cấp của Điện Vatican. Sự giằng co trong nội tình Tòa Thánh về vấn đề quản trị ngân hàng Vatican, cùng những nỗ lực để đạt tiêu chuẩn quốc tế trong những khía cạnh như luật chống rửa tiền, đã làm bật gốc các mối chia rẻ trong guồng máy hành chánh của giáo hội. Ở một chừng mực sâu rộng hơn, hội thánh bị vùi dập vì các thử thách kể cả việc gia tăng tín đồ Hồi giáo hay nhiều hàng ghế giáo đường công giáo đang bị bỏ trống ở khắp châu Âu. Đó là chưa kể vị giáo chủ còn phải xắn tay áo để giải quyết những dư âm cứ bị nhắc đi nhắc lại về việc tai tiếng của hội thánh trong vấn đề lạm dụng tình dục do các ông cha nhắm vào đám thiếu niên – những vụ việc xảy ra đã từ một thập niên hay lâu hơn nữa, nhưng vừa mới lộ ra ánh sáng qua các vụ tiết lộ động trời trong triều đại Giáo hoàng Benedict XVI. Một số lời chỉ trích bảo rằng vụ tai tiếng tình dục đã không được giải quyết thấu đáo vì vị giáo hoàng trước đây cũng như giáo triều La Mã ngưng ngang việc yêu cầu các giám mục quanh thế giới phải tường trình các hành vi sách nhiễu tình dục cho chính quyền địa phương. Có lẽ một người nào đó tương đối mang màu sắc ngoại nhân, một kẻ vốn sống đời sống tinh thần giản dị, và có khuynh hướng hoài nghi về thẩm quyền rất có thể là thần dược của căn bệnh. Trong bối cảnh đó, một sử gia của giáo hội, giáo sư Alberto Melloni của viện đại học Modena và Reggio Emilia nhận định thêm: “Trong một hội thánh bị các vụ tai tiếng tài chánh quất tới tấp, một nhân vật nào đó có cuộc sống vừa khó nghèo vừa khổ hạnh hẳn phải là cơ sở tốt để trở thành giáo hoàng.”

Giáo hoàng Francis hẳn sẽ theo lộ trình truyền thống của giáo hội bằng việc giảng dạy của giáo hoàng tiền nhiệm. Nhưng đồng thời, ông cũng gần gũi với Truyền thông và Giải phóng, một phong trào của tín hữu công giáo đã đóng một vai trò truyền bá phúc âm quan trọng tại châu Âu và châu Mỹ Latinh. Mặc dù Mật nghị Hồng y tiến hành bầu cử trong tuyệt đối bí mật, bên ngoài vẫn có những lời đồn đoán như đoan chắc rằng mật nghị sẽ kết thúc sớm, vì không như sau cái chết của một giáo hoàng, các giáo sĩ áo đỏ còn phải lo ma chay. Việc thoái vị của Giáo hoàng Benedict được công khai hóa sớm cộng với thời gian nhiều tuần lễ trước ngày việc từ nhiệm có hiệu lực, đã giúp các hồng y kịp có sẵn quyết định trong đầu. Mặc dù Hồng y Bergoglio không thuộc các ứng viên nổi bật nhất, ông là một ứng viên với số phiếu chỉ sau Hồng y Joseph Ratzinger trong cuộc tuyển chọn lần trước vào hôm 19/04/2005. Lần nầy, việc bầu một hồng y của châu Mỹ Latinh đánh dấu việc giáo hội nghiêng về khu vực nầy trên thế giới. Một thế kỷ trước, 65% tín đồ Thiên Chúa giáo sống ở châu Âu, nhưng tới năm 2010, con số ấy chỉ còn 24%. Trong khi ấy, số giáo dân châu Mỹ Latinh tăng 39% – nhiều hơn cả châu Âu và Hoa Kỳ cọng chung lại, mặc dù trên tổng thể, giáo hội Thiên Chúa giáo châu Mỹ Latinh tự nó suy thoái. Trong khu vực địa lý nầy, trước đây 50 năm, có trên 90% công dân là tín đồ Thiên Chúa giáo, ngày nay, ở nhiều quốc gia Trung Mỹ, số người theo đạo còn không tới phân nửa. Giám mục Andrew Chesnut cho rằng “không có khu vực nào quan trọng cho tương lai giáo hội công giáo bằng Mỹ châu Latinh. Thực tế cho thấy tương lai giáo hội nằm ở nam bán cầu”. Nếu nhận xét nầy hợp lý, thì giáo hoàng mới là người hiểu rõ lục địa Nam Mỹ hơn bất cứ hồng y nào, và không chỉ thấu hiểu sự nghèo khó và tình cảnh bị loại trừ, mà ông còn tinh tường cả sự trù phú màu mở của đất đai.

Trong khi đó thì người con của tổ quốc Argentina tại thánh quốc La Mã vẫn sống cuộc sống chừng mực của một tu sĩ Dòng Tên. Buổi sáng ngày thứ nhất trong cương vị giáo hoàng, ông đã dậy sớm để tới cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ ở Nhà nguyện Santa Maria Maggiore. Tiếp theo, thay vì dùng xe riêng của giáo hoàng, ông nhờ tài xế một chiếc xe thường của giáo triều Vatican đưa mình tới khách sạn nơi ông ngụ lại trước khi được bầu làm giáo hoàng, để trả tiền phòng và ký nhận hành lý. Khi đi, ông chỉ mặc áo trắng, không đội nón đỏ và chỉ mang đôi giày đen xoàng, cộng với chiến đồng hồ tay hạng bèo quen thuộc. Cùng đi với giáo hoàng là Đức Ông Georg Gaenswein, thư ký riêng của giáo hoàng hưu trí, người phụ trách sắp xếp và quán xuyến việc ăn ở của đương kim giáo hoàng. Lẽ ra Giáo hoàng Francis chỉ việc nhờ bất cứ người nào đi ký nhận hành lý và trả tiền phòng, nhưng ông quyết định tự làm lấy, đúng cung cách mà một linh mục Dòng Tên được đào tạo và đã khấn hứa. Hồng y Jean-Pierre Ricard, tổng giám mục giáo phận Bordeaux bên Pháp, kể lại sau khi ra mắt giáo dân với tư cách giáo hoàng, ông đã cùng các hồng y khác trở về phòng mình trong khu mật viện. Sau đó khi rời phòng để tới Nhà nguyện Nữ Thánh Marta, các viên chức Vatican hướng dẫn các hồng y sang các cầu thang phụ, dành riêng thang máy cho một mình giáo hoàng. Thấy vậy, Giáo hoàng Francis không chịu, “Không không, không, không, không. Tất cả chúng ta đều vào”. Thế là các hồng y đành bước vào với giáo hoàng, để xuống bằng thang máy. Xuống tới sân, khi các hồng y lên xe bus, và chiếc xe của giáo hoàng đang chờ ông, giáo hoàng lại phản đối lần nữa: “Không, tôi cùng đi chung xe với các Ngài. Nguyện xin Chúa tha cái lỗi nầy cho quí vị”. Thế là ông trèo vào xe bus để đi chung với đoàn, bỏ mặc chiếc long xa cho anh tài xế lái bám theo.

Ở Vatican, Giáo hoàng Francis là vua một cõi. Nhưng bụt chùa nhà vẫn thường không thiêng. Tại quê hương – đất nước lẫy lừng với nhạc phẩm “No llores por mi Argentina” (Argentina hỡi, đừng khóc cho tôi!) – sau chấn động của cảm xúc rạng rỡ và kiêu hãnh phút đầu, người ta bắt đầu đào bới những đề tài tiêu cực về Hồng y Bergoglio hồi ông còn là giám mục địa phận thủ đô – nơi 12 năm trước ông từng bất ngờ vào Bệnh viện Muniz ở thủ đô, xin ban giám đốc một bình nước lã để quì xuống rửa rồi hôn chân của 12 người mang bệnh AIDS. Năm 2005, một nhà báo tố cáo ông tiếp tay cho chế độ độc tài quân sự, và trong thời gian ông là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Argentina, linh mục Federico von Wernich, cựu tuyên úy cảnh sát, ra tòa và bị kêu án chung thân vì tội đồng lõa trong một vụ giết người, bắt cóc và tra tấn. Bấy giờ Hồng y Bergoglio chọn thái độ không công khai xin lỗi, cũng không phê phán về bản án của ông tuyên úy. Ngoài ra, người ta cũng đang khai quật lại quá khứ của đất nước, cho rằng hồng y đã không nhiệt tình đứng lên để phản đối chính quyền quân phiệt Argentina trong thập niên 1970, cũng như họ bảo rằng ông biết những 30.000 người bị chính quyền độc tài bắt cóc, tra tấn hoặc thủ tiêu mà không làm hết mình để ngăn cản, trong cuộc xung đột có tên “Cuộc chiến Bẩn thỉu”. Quan trọng nhất là trường hợp linh mục Gabriel Longueville cùng cha phó Carlos de Dios Murias của giáo xứ El Chamical thuộc giáo phận La Rioja, bị bắt cóc hôm 17/07/1976, và xác hai người được tìm thấy ngày hôm sau, đầy những vết đạn. Người dân cho rằng giám mục Enrique Angelelli biết rằng ông cũng đang bị mật vụ theo dõi, vì cứ nghe ông than thở “Rồi sẽ đến lượt tôi!”. Quả thế, 18 ngày sau, ông cùng linh mục Arturo Pinto đến giáo xứ để làm lễ tưởng niệm cho 2 giáo sĩ bị giết, trên đường về mang theo ba kẹp hồ sơ thu thập được về hai cái chết. Xe của 2 ông giáo sĩ bị 2 xe lạ chặn đầu bám đuôi, khi đến Cao điểm Los Llanos, đã bị 2 xe kia ép lật nhào. Sống sót và tỉnh dậy, cha Pinto thấy giám mục Angelelli đã chết, với vết thương lớn sau lưng như bị đánh. Khi mang vụ án mạng ra xử, thẩm phán chấp nhận báo cáo của cảnh sát rằng đấy là tai nạn lưu thông, còn nữ công tố viên Martha Guzmán Loza đề nghị đóng hồ sơ. Các giám mục Jaime de Nevares, Jorge Novak và Miguel Hesayne cho đây là một vụ cố sát, nhưng giáo hội Công giáo Argentina giữ thái độ im lặng.

Không có tang chứng nào để cáo giác rằng linh mục Bergoglio giám tỉnh Dòng Tên biết được nguồn ngọn vụ án nầy, và 22 năm sau ông mới làm giám mục địa phận thủ đô, cách xa địa phận La Rioja 950 km đường chim bay. Trước các cáo giác rất chính trị và rất người, có lẽ Giáo hoàng Francis càng khó quên lời điệp khúc bài hát do Tim Rice viết, “Đừng khóc cho tôi Argentina ơi! Sự thật là tôi không bao giờ xa rời đất nước”.

NgyThanh

XẢ STRESS

XẢ STRESS

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

nguồn:conggiaovietnam.net

Tiền nhân ta vẫn nói: “Đời là bể khổ”.

Khổ là hoàn cảnh trong đó con người chịu nhiều khó khăn thiếu thốn về vật chất hoặc bị giày vò bất an về tinh thần. Như vậy thì “Khổ” cũng là một trong những cái stress mà con người phải sống với. Nếu stress cứ liên tục tái diễn hoặc kéo dài sẽ đưa tới nhiều ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe.

Sống không có stress là điều khó có thể thực hiện được, nhất là trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến đổi, kinh tế khó khăn, đạo đức xuống dốc như hiện nay. Làm sao để đối phó với stress mới là điều cần thiết. Mỗi người có những phương cách riêng để giải quyết khó khăn của mình.

Sau đây là một vài gợi ý:

1- Tìm hiểu nguồn gốc của stress. Có thể là do gập ghềnh trong giao tế nhân sự, khó khăn trong công việc làm ăn, thất thoát tài chánh, suy yếu sức khỏe, gia đạo bất an…Biết để tìm cách xả stress.

2- Sắp đặt lại công việc hàng ngày, theo thứ tự ưu tiên, quan trọng.

3- Đặt giới hạn cho các tham gia, cam kết với các sinh hoạt trong đời sống, tránh ôm đồm quá sức. Đừng cố quá để rồi thành “quá cố”.

4- Đừng coi thường sức khỏe, lắng nghe tiếng cầu cứu của một cơ thể bị lạm dụng lao động quá mức.

5- Cân bằng đời sống, chia thì giờ cho việc làm, ăn uống, ngủ nghỉ.

6- Năng vận động cơ thể. Đang căng thẳng mà làm mươi phút đi bộ, bơi lội, hít thở thì stress cũng giảm cường độ khá nhiều.

7- Dành thì giờ để giải trí với gia đình bạn bè.

8- Áp dụng các phương pháp đối phó với stress như thư giãn thiền định, hít thở sâu, thoa bóp; tạm rời công việc để “xả xú báp” và “tái nạp bình điện”;

9- Tâm sự chia sẻ khó khăn của mình với người đáng tin cậy để nhờ góp ý.

10- Duy trì một tâm trạng hài hước. Cười là 10 thang thuốc bổ.

11- Đề cao cảnh giác, nhận diện và chú ý tới các dấu hiệu báo động sự xuất hiện của stress và sẵn sàng giải quyết.

12- Ghi nhớ các hoàn cảnh stress xảy ra, ở đâu, vào thời điểm nào, tại sao xảy ra. Biết để tránh.

13- Tránh những stress nào có thể tránh được.

14- Giải quyết stress với các khả năng hiện có. Với những stress bướng bỉnh, không giải quyết được thì để một bên, giải quyết sau.

Xin ghi nhớ là những cảm giác không vui như sợ hãi, lo âu, giận dữ, bực tức phát xuất từ phản ứng của ta mà ra chứ không phải từ stress. Nếu ta kiểm soát được các phản ứng này là ta đã tạo được một tâm trạng bình an, thoải mái trong đời sống.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Sự dị biệt giữa Chúa Giêsu và Muhammad

Sự dị biệt giữa Chúa Giêsu và Muhammad

TRẦM THIÊN THU

Đăng bởi lúc 2:38 Sáng 24/03/13

nguồn: chuacuuthe.com

VRNs (24.03.2013) – Y-Jesus  – Điều gì khác nhau giữa Chúa Giêsu và Muhammad?

Mặc dù có một số điểm tương tự giữa Chúa Giêsu và Muhammad – như lãnh đạo tôn giáo vĩ đại và ảnh hưởng thế giới, nhưng có những điểm rất khác nhau. Đó là khác nhau về lời tuyên bố, tính cách, quyền phép, ủy thác, quyền năng và sứ điệp. Chúng ta hãy cùng điểm qua các điểm dị biệt này.

Tuyên bố khác nhau

Muhammad nói ông chỉ là một con người; Còn Đức Giêsu tuyên bố Ngài là Thiên Chúa. Thật vậy, Muhammad chưa hề tuyên bố ông là gì khác hơn một con người, một tiên tri của Đấng Allah. Lời cầu nguyện của ông chứng tỏ điều này: “Lạy Thánh Allah! Con chỉ là một con người” (Ahmed, Musnad, Vol. 6, tr. 103).

Mặc dù Đức Giêsu là một con người, cũng cảm thấy đau đớn, đói, khát, mệt mỏi, và cũng bị cám dỗ như chúng ta, nhưng Đức Giêsu là Thiên Chúa, đồng đẳng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Ngài được nói trước là sẽ làm người, Ngài và Chúa Cha luôn hiện hữu là MỘT Thiên Chúa, đồng sáng tạo vũ trụ.

Vài lý thuyết phổ thông, như The Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci), cho rằng Giáo hội đã “phát minh” thần tính (divinity) của Chúa Giêsu, nhưng các chứng cớ lịch sử cho thấy các Kitô hữu đầu tiên đã tin rằng Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là con người.

Kitô giáo không như vậy nếu các môn đệ của Chúa Giêsu không hoàn toàn tin Ngài là Thiên Chúa. Thuật ngữ “Con Thiên Chúa” (Son of God) không có nghĩa là “con ruột” (biological offspring, về phương diện sinh học) hoặc Chúa Giêsu “kém thua” Chúa Cha, mà chỉ phản ánh mối quan hệ lẫn nhau về tính thần thánh (godhead). Các chứng cớ đều cho thấy rõ rằng các môn đệ đã hoàn toàn tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa.

Tính cách khác nhau

Là một con người, Muhammad cũng phạm tội và chết như chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu tuyệt đối không có tội: “Ai trong các ông chứng minh được là tôi có tội? Nếu tôi nói sự thật, sao các ông lại không tin tôi? Ai trong các ông chứng minh được là tôi có tội? Nếu tôi nói sự thật, sao các ông lại không tin tôi?” (Ga 8:46). Ngay cả các kẻ thù của Ngài cũng không thể kết tội Ngài đã phá bỏ các Điều răn của Thiên Chúa. Còn Muhammad nhận mình cũng sai lầm, và xin Đấng Allah tha thứ 3 lần (Sura al-Ghafir 40:55; 47:19 al-Fath 48:2).

Quyền phép khác nhau

Muhammad chưa bao giờ làm một phép lạ nào (Qur’an 29:50), nhưng Chúa Giêsu đã chứng tỏ quyền phép đối với thiên nhiên và con người bằng cách làm rất nhiều phép lạ: Chữa người què, mù, câm, điếc, làm sóng yên biển lặng, làm cho người chết sống lại, hóa bánh ra nhiều, đuổi thần ô uế,…

Ủy thác khác nhau

Chúa Giêsu được các ngôn sứ tiên báo, còn Muhammad thì không. Muhammad không đưa ra các ủy thác nào ngoài sự tiết lộ (revelation). Gần 300 lời tiên tri trong Cựu ước với 61 chi tiết đặc biệt đã được Chúa Giêsu hoàn tất. Chỉ Thiên Chúa mới có thể ứng nghiệm đầy đủ từng chi tiết. Do đó, Chúa Giêsu đã phù hợp từng chi tiết. Thiên nhiệm của Chúa Giêsu được tiên báo bằng Lời Tiên Tri của Thiên Chúa.

Quyền năng khác nhau

Sự phục sinh của Chúa Giêsu đã chứng tỏ thiên năng của Ngài, còn Muhammad đã chết và xương cốt vẫn ở ngôi mộ tại Medina. Mặt khác, Chúa Giêsu đã sống lại sau 3 ngày bị đóng đinh và đã được các lý hình xác nhận là Ngài đã tắt hơi thở. Cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Ngài là các sự kiện lịch sử mà ngày nay người ta đã chứng minh cụ thể rõ ràng.

Sứ điệp khác nhau

Chúa Giêsu dạy yêu thương và dịu hiền, còn Muhammad dạy quy luật và phục tùng (submission). Muhammad dạy rằng chúng ta phải đạt được ơn cứu độ bằng cách trung thành với Ngũ Trụ Đức Tin Hồi Giáo (Islam’s Five Pillars of the Faith). Nói cách khác, ơn cứu độ của chúng ta tùy thuộc vào nỗ lực của chúng ta. Thậm chí người ta không bảo đảm được ơn tha thứ, và phải nhờ vào lòng thương xót của Đấng Allah để được tha thứ. Một số tín đồ Hồi giáo tin rằng kinh Koran (Qur’an) dạy phải tử đạo vì Đấng Allah thì sẽ được cứu độ và sẽ được thưởng công lên trời.

Chúa Giêsu nói rằng Thiên Chúa tạo dựng chúng ta để thiết lập mối quan hệ với Ngài. Kế hoạch của Ngài là nuôi dưỡng chúng ta trong một thiên gia (heavenly family) với tư cách là những đứa con yêu dấu của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta đã phản nghịch Ngài và phá bỏ luật luân lý của Ngài. Kinh thánh gọi đó là tội lỗi. Sự bất tuân chống lại Thiên Chúa như vậy cần phải xét xử. Các hành vi tốt của chúng ta, tiền bạc, hoặc lời cầu nguyện cũng không thể chuộc lại tội lỗi của mình.

Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa đầy lòng nhân hậu và xót thương. Ngài đã “trả giá” cho chúng ta bằng chính giá máu của Đức Kitô qua cuộc khổ nạn đau thương và cái chết nhục nhã trên Thập giá. Thánh Phaolô nói: “Nếu quả thật sự liên kết với Đức Kitô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau, thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau. Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu” (Pl 2:1-5).

Chúa Giêsu nói: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16).

Chúa Giêsu dạy rằng ơn cứu độ là tặng phẩm phải được ấp ủ bằng việc tin vào chính Ngài, chứ không là những việc làm của chúng ta. Sự chọn lựa của chúng ta là CHẤP NHẬN hoặc TỪ KHƯỚC ơn tha thứ của Thiên Chúa.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ Y-Jesus.com)

“Hãy áp môi trên phiến đá mòn,”

“Hãy áp môi trên phiến đá mòn,”

“Loài hoa mộ chí cánh thoa son.”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Ga 20: 1-9; Lc 24: 13-35

Phiến đá mòn, nay bật nắp để lộ “Loài Hoa Mộ Chí” vẫn còn sống. Hoa Mộ Chí, đã trỗi dậy tỏ bầy cho mọi người biết Chúa vẫn ở với anh và với em suốt mọi ngày. Trình thuật thánh Luca kể về tâm tình ngày Chúa Sống Lại đã chuyên chở cùng một tâm tình, giống như thế.

Trình thuật Phục Sinh, các thánh đã thấy dấu hiệu của bình minh xuất hiện trên bầu trời ở phía Đông. Nhưng, không để báo hiệu một ngày mới sẽ nối tiếp, cho bằng nói lên loại hình tạo dựng rất tân kỳ. Tân kỳ, là ở chỗ: nếu hỏi mọi người: theo họ, Đức Giêsu giống loại người nào khi Ngài sống lại từ cõi chết, hẳn sẽ có người bảo: Ngài giống nam-hoa-hậu Vũ Trụ. Và sẽ có nhà tâm-lý-học nào đó cũng đặt câu hỏi: quý vị lấy ý tưởng này ở đâu ra? Phải chăng nói thế là muốn mình được như vậy?

Xưa nay, Kinh Sách và nhất là thư thánh Phaolô đem đến cho ta câu trả lời rồi. Kinh Sách ám chỉ rằng: Đức Giêsu đem những điều về nỗi chết của Ngài đưa vào sự sống đã trỗi dậy. Như thế có nghĩa: Ngài đã duy trì những thứ đó và biến nó thành một thứ gì tích cực, lành lặn để rồi Ngài tháp nhập tất cả mọi người vào con người của Ngài. Phục sinh, không là chuyện lấy nước nóng tẩy sạch mọi bợn nhơ trên mình Ngài và loại bỏ những gì đến với Ngài trong đau khổ và nỗi chết; tức: thứ gì đó đối chọi giữa sự chết và sống lại. Bởi, cả hai đều tuỳ thuộc lẫn nhau thành từ ngữ để ta hiểu.

Thánh Phaolô sáng chế ra cụm từ “Đức Kitô-chịu đóng đinh” có gạch nối ở giữa. Và khi nói đến Đức Kitô, là thánh-nhân nói về Đấng đã trỗi dậy. Và khi nói đến Chúa trước ngày Ngài Phục sinh, là thánh Phaolô lại đã gọi Ngài là Đức Giêsu. Ở tiếng Hy Lạp, thánh-nhân dùng cụm từ “estauromenos” bên cạnh tên tuổi “Đức Kitô”, tức có chữ gốc “Stauros” mang ý nghĩa của thập giá. Nên, cụm từ này có nghĩa: giá trị của thập giá và nỗi chết được viết chung vào sự “trỗi dậy” trở thành “Đức Kitô-Phục Sinh”.

Ở đây, ta nói đến giá trị của chữ nghĩa hoặc triển khai bản vị mà Đức Giêsu cảm nghiệm thực sự khi Ngài chịu đóng đinh trên thập tự, chắc chắn Ngài không thể nào cảm nghiệm khác hơn thế. Tức, cảm nghiệm ấy không biến mất đi khi Ngài sống lại. Tất cả vẫn gồm tóm nơi Ngài, đóng ấn trong Ngài và sẽ còn kéo dài đến vĩnh cửu. Tất cả là thành phần gói gọn trong ý nghĩa đó.

Điều này còn có nghĩa: khi trỗi dậy từ cõi chết, ta không gỡ bỏ được những gì xảy đến trong cuộc sống khổ đau hoặc kinh nghiệm mà cái chết mang đến cho ta. Kết quả là, ta đã trở thành con người khá hơn, tốt lành hơn. Và, sự trỗi dậy vẫn cứ duy trì hết mọi thứ và khiến cho chúng rõ ràng hơn vào mọi lúc.

Có người còn gọi Đức Kitô-Phục sinh là Đấng có “dấu thánh” đặc biệt. Nhưng, điều đó không có nghĩa: vết thương thân mình Ngài vẫn nguyên vẹn hình dạng trên Ngài cách thể lý. Nhưng ý nghĩa đích thực, là trọn vẹn con người và bản thể Ngài vẫn còn ghi dấu khổ đau Ngài canh cánh bên lòng, vì yêu thương người phàm.

Đức Mẹ cũng thế. Khi Mẹ về trời bằng vào Phục sinh, ta cũng thấy được nơi Mẹ tất cả những gì Mẹ lãnh chịu do tình thương yêu còn đó, theo cung cách nào đó, không là thể lý, xác phàm mà là giá trị thần khí nơi bản vị của Mẹ. Chính vì thế, mà thánh Phaolô lại nói về tình trạng chết chóc, trống rỗng của Đức Giêsu -tức “kenosis” tiếng Hy Lạp- và thánh-nhân coi sự việc ấy cũng một dạng theo thể trạng của Đức Kitô-Phục Sinh. Điều này làm ta cảm kích và suy ra rằng ta đi vào với hỗn độn như tình trạng của nỗi chết hoặc những gì tương đương, nhưng được gộp vào tình trạng trỗi dậy sống động của Chúa.

Đó là lý do khiến ta nói đến Đức Kitô-Phục sinh, tức: Ngài hiện diện trong vũ trụ. Ngài không chỉ ở với chúng ta, mà còn như Đấng đã vượt khỏi ta nữa. Ngài trỗi dậy trong ta và ở trong trạng thái có nỗi chết của chúng ta. Ngài sờ chạm và chữa lành mọi khốn khó do bạo động của vũ trụ. Ngài là Đức Chúa  chữa lành hết mọi người, mọi vật.

Ngài đã vuợt quá giới hạn không gian và thời gian trong vũ trụ của ta. Ngài không ở ngoài không gian và thời gian như thế, nơi vũ trụ. Ngài ở trong tất cả. Trỗi dậy với ta và trong ta, đã là tất cả. Đó là hiện hữu bí nhiệm, tuyệt diệu. Chính đó là sự thực của hiện hữu. Sự thực ấy, còn thực tế hơn cả mọi hiện hữu ta cảm nghiệm được với nhau, trong nhau. Ta không cảm nghiệm sự thể giống như thế và như thế là do giới hạn của không gian và thời gian ta đang sống cho đến ngày đi vào cõi chết.

Đến ngày đi vào cõi chết, ta được cởi bỏ khỏi mọi giới hạn của thời gian và không gian. Và khi đó, toàn bộ hữu thể của ta sẽ tràn ngập kiến thức và tình thương yêu đối với Đức Kitô-Phục sinh đang trỗi dậy trong ta. Nói cách khác, ta đang được sẻ san với sự Phục sinh của chính Ngài.

Đức Giêsu trỗi dậy khỏi nỗi chết, Ngài cảm nghiệm theo tính chất người phàm mọi hiểu biết về chính Ngài, về Cha và về tất cả chúng ta, theo cung cách Ngài chưa từng làm thế, trước đó. Ngài biết rõ chính Ngài, biết Cha và biết chúng ta theo cung cách rất mới mẻ. Khi ta chết và trỗi dậy ở trong Ngài, sự thể cũng sẽ hiện ra như thế đối với ta.

Thế nên, Phục Sinh là lễ hội của sự trỗi dậy nơi Ngài và nơi ta. Phục Sinh, là chân trời căn bản ta được mời gọi sống trong đó. Không có chân trời nào khác lại có thể đối đầu với bí nhiệm của sự chết đến như thế. Và, đó là cung cách đầy chết chóc để mà sống. Toàn bộ sự sống động của ta, nay mang ý nghĩa một trỗi dậy. Không chỉ là sự sống động trong Hội thánh, mà thôi, nhưng cả sự sống động theo cung cách phàm trần nữa.

Ta hiểu được mình sống trong sự nhận thức rất chắc chắn rằng không ai bị loại bỏ khỏi sự sống có trỗi dậy. Không có vấn đề để bảo rằng: không gì được chữa lành mà không đi vào sự sống có trỗi dậy. Không vết tích nào của sự sống lại mà không kết thúc trong sự sống có trỗi dậy được. Điều đó giúp ta thực hiện chữa lành bạo lực và nỗi đớn đau, sầu buồn của người đồng loại trong thế giới thực tại ta đang sống cùng và sống với.

Phục sinh là viễn tượng của niềm tin đang sống thực tại, trong hiện tại. Ta không chỉ tin rằng Đức Giêsu đã trỗi dậy khỏi mộ trống mà thôi, nhưng còn tin rằng ta có thể ra khỏi con người mình, ngay lúc này. Đó mới là niềm tin. Chính đó mới thực sự là tin và kính một niềm tin chính đáng.

Trong cảm nghiệm niềm tin như thế, cũng nên ngâm tiếp lời thơ đã cất lên từ đầu, rằng:

“Hãy áp môi trên phiến đá mòn.

Loài hoa mộ chí cánh thoa son.

Vầng trăng đáy huyệt xanh trong mắt.

Nghe biển mưa sao, gió gọi hồn.”

(Đinh Hùng – Trái Tim Hồng Ngọc)

Biển mưa sao, gió gọi hồn, là hiện tượng Chúa cùng ta trỗi dậy. Trỗi dậy trong Phục sinh thực tiễn vẫn rất thực, ở chốn đời thường.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –

Mai Tá lược dịch

Chuyện Phiếm đọc trong tuần Phục Sinh Năm C 31-03-2013

“Với biển cả anh là thủy thủ…ù u,”
“Với lòng nàng anh là hoàng tử…ừ ư!
“Nhớ chuyện ngàn đêm xứ Ba Tư…ừ ư!
“Và chuyện thần tiên bao thế hệ.

(Y Vũ – Thủy Thủ và Biển Cả)

(Cv 15: 25)

“Thủy thủ và Biển Cả”. “Lòng Nàng và Hoàng Tử”, ôi! Lời ca nghe rất quen, từ thập niên khi ấy, lúc bần đạo vẫn còn là tay học trò thời trung học, hát hò tuy không nhiều, nhưng hát rồi lại quậy phá thật không thiếu. Quậy và phá, bất kể ông/bà thầy có ngồi đó kể “chuyện thần tiên bao thế hệ”, hay mỗi chuyện “ngàn đêm xứ Ba Tư”, làm bần đạo mải mê với những âm thanh và nhịp điệu những là “ù u!” hay “ừ ư!” của người ca sĩ một thời nổi tiếng, rất Hùng Cường.

Đó là chuyện đời, của người học trò thời trung học. Còn chuyện Đạo của nhà thờ khi nghe kể về con thuyền Hội thánh, vẫn chòng chành, bần đạo lại nhớ đến lời khẳng định của vị đứng đầu từng lèo lái “con thuyền Hội thánh”, rất như sau:

“Tuy nhiên, trước một thế giới có nhiều đổi thay nhanh chóng đang bị rúng động bởi những vấn nạn có liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin, muốn lèo lái con thuyền Thánh Phêrô trao cũng như việc rao giảng Tin Mừng, cả năng lực trí óc lẫn thể xác đều cần thiết.” (trích lời của Đức Bênêđíchtô 16 khi từ nhiệm chức vụ Giáo Hoàng, hôm 11/2/2013 ở La Mã)

“Lèo lái Con thuyền thánh Phêrô trao”, “những vấn nạn có liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin”, phải chăng hai vấn đề này là một? Phải chăng đó là chuyện thần tiên bao thế hệ? Hoặc, chuyện ngàn đêm xứ Ba Tư? Thôi thì, chuyện gì thì chuyện, bạn và tôi, ta hãy cứ nghe người nghệ sĩ nhạc kích động thời đó, vẫn hát tiếp:

Cho anh bao giây phút say sưa,

cho anh thêu muôn giấc mơ hoa,

cho anh luôn yêu đời hải hồ.”

(Y Vũ – bđd)

Say sưa”, “thêu giấc mơ hoa” hay “yêu đời hải hồ”, nhất nhất là lời người nghệ sĩ viết nhạc không nản lòng trước phong ba trên biển cả! Bởi, anh vẫn là thủy thủ, tức người lèo lái con thuyền mình có những dặn dò như sau:

“Càng đi xa anh càng nhớ em
Trước đại dương ngát xanh muôn trùng
Kìa ngư nhân in hình trên sóng
Bao nàng công chúa dưới thâm cung”

(Y Vũ – bđd)

Nghe câu trên, bần đạo chỉ nhớ đến câu hát nhại mình từng “chế” để cảnh báo mọi người, rằng: “Càng đi xa anh càng tốn xăng…” Hát xong, lại nhớ ra rằng: đã hết thời học trò chuyên quậy phá hay hát nhại để rồi người học trò nhỏ đó tự mời mình về với các vấn đề nghiêm trang, nghiêm túc để còn viết.

Vâng. Viết và lách, luôn là chuyện nghiêm túc, dù bần đạo chỉ muốn viết những chuyện nhà Đạo qua phong cách của một phiếm “loạn”, mà thôi. Vậy thì, xin bạn hãy “xá” cho bần đạo đây một ân huệ mà năm nay, tôi và bạn sẽ nhận được khá nhiều, do có “sự kiện thánh” này khác với “phép lành” rất mới từ Đức Giáo Chủ tân cử, hôm 14/3/2013 lúc 7 giờ sáng Đông Bộ Úc Châu này.

Thanh minh thế rồi, nay xin bà con độc giả cho phép bần đạo được “lào khào” thêm đôi ba chuyện về “con thuyền Hội thánh” thời hiện tại, để xem tình hình “biển cả và thủy thủ” hoặc “Lòng nàng và hoàng tử” nay ra sao.

Trước hết là “ý/lời” của Đức Bênêđíchtô thứ 16, từng phát biểu trong buổi triều yết cuối cùng của ngài hôm 27/2/2013, như sau:

“Tôi luôn biết rằng có Chúa ở trong thuyền, và biết rằng thuyền Hội thánh không phải là thuyền của tôi, không phải là thuyền của chúng ta, nhưng là của Chúa. Và, Chúa sẽ không để nó chìm.” (PhạmXuânKhôi dịch đăng trong LegioMariae@googlegroups.com 01/3/2013)

Thật ra, chuyện “con thuyền Hội thánh” là của ai? Hoạt động thế nào? Có chòng chành hoặc rò rỉ đầy những nước không? vẫn không là chuyện cần bàn. Chuyện nên bàn và đáng bàn, là xem thành viên Hội thánh hoặc giới bàng quan ở ngoài nghĩ thế nào về “thuyền ấy” trong hiện tại? Và, người lèo lái con “thuyền” này sẽ làm gì để vững lái? Đó có thể là đề tài sẽ kéo theo nhiều suy tư, bàn bạc. Và, cảm thông với “con thuyền” có vị thuyền trưởng mới, cũng nên chuyển cho nhau đôi ba nhận định ở đâu đó.

Trước nhất là Tác giả Marcus Roberts của tờ MercatorNet có ý kiến như sau:

“Điều mà Hội thánh Công giáo hôm nay sẽ nhớ nhiều nhất, đó là: lần đầu tiên trong lịch sử Đạo đã có vị kế nhiệm thánh Phêrô xuất từ Nam Mỹ. Điều này đem lại cho người dân ở châu lục điạ này tâm tư khởi sắc, rất hưng phấn. Trong các tin rộn lên từ khắp nơi, tưởng cũng nên nhắc đến bản tin từ Northern Voices Online vào trước giờ “G” lịch sử. Nói chung, bản tin cho thấy: ở phần đất trọng tâm của Đạo, các thành viên chuyên chăm trong Đạo nay không còn tập trung ở Châu Âu như trước, mà là Châu Phi và Nam Mỹ.

Bài báo còn viết tiếp: “Số người đi Đạo và giữ Đạo ở Tây Âu nay giảm sút khá trầm trọng so với mọi thời. Trong khi đó, ở châu Phi, trong thời gian từ năm 1978 đến 2007, số người Công giáo ở đây đang từ 55 triệu nay lên đến 176 triệu nguời. Rõ ràng là, Giáo hội Công giáo nay có được số người trở về với Đạo nhiều hơn so với người Hồi giáo và người thổ dân chỉ tin vào chuyện phù phép lẫn hồn linh thú dữ thôi. Tuy nhiên, châu Mỹ Latinh nay có số người đi Đạo tập trung nhiều nhất thế giới: 42% người Công Giáo sống ở vùng này, trong đó Ba Tây có số người Công giáo thuần thành đông nhất thế giới.

Đối lại tình trrạng này, số người Công Giáo ở châu Âu ngày càng giảm sút đến mức khiếp đảm. Người ở lại, cũng đã kém đi phần “sốt sắng”, nói theo nghĩa thường xuyên đi nhà thờ/nhà thánh mỗi tuần.

Qua thống kê, nhiều người còn thấy: vừa qua công cuộc khảo sát nghiên cứu mang tên “Diễn Đàn ở Bàn Quì” về chuyện Tôn giáo và Đời sống tổ chức tại Tây Ban Nha, thì: tại nước này, chỉ có 20% người Tây Ban Nha là còn đi nhà thờ/nhà thánh mỗi tuần một lần. Ở Đức, xứ sở của Đức Bênêđíchtô thứ 16, thì: chỉ một phần 6 số người ở nước này, có khi lại ít hơn, là còn bận tâm đi nhà thờ nhà thánh. Trong khi đó, ở Pháp, chỉ đếm được mỗi 10% thôi. Thống kê Toà Thánh cho biết: châu Âu là đất miền duy nhất trên thế giới từng chứng kiến sự giảm sút số người nhận mình là Công giáo tính từ thập niên 1990 đến 2010. Thời gian này, số người đi Đạo trên toàn thế giới đã gia tăng 30% tức lên đến 1tỷ 200 triệu người còn gắn bó với Đạo. Xem thế thì, châu Âu nay chỉ có 23.8% người tự nhận là Công giáo so với thế giới.

Điều này khiến nhiều người nghĩ đến tương lai cũng rất gần, khi toàn châu Âu cũng giống như tình trạng của Phi Châu, Ai Cập và Syria khi trước, từng được coi là cái nôi của Đạo trong quá khứ. Nhưng, nay: giới Hồi giáo mộ đạo sẽ thế chỗ ở đó, trong khi Đạo Công giáo ở châu Âu được thay thế bằng các chủ thuyết tương đối, cá nhân vị kỷ, chế độ phàm tục và chung cuộc rồi ra cũng sẽ đi đến giai đoạn tự hủy. Mọi người sẽ nhận ra động thái trái nghịch sẽ xảy đến với châu này, là: tình trạng các linh mục thừa sai người châu Phi hay Nam Mỹ nay sẽ quay ngược về với nôi của Đạo để rao truyền Đạo, trở lại. Cũng nên thêm đôi chuyện bên lề, bảo rằng: chuyện này đã và đang xảy ra ở Tân Tây Lan, nơi đó một số rất đông các linh mục người Philíppin, Việt Nam, Ấn Độ và Nam Hàn tìm cách ngăn chặn tình trạng thuyết ngoại đạo, vật chất đang lan tràn chiếm đất ở xứ sở này.” (xem Marcus Roberts, Pope Francis and the Church He Must Shepherd, MercatorNet 14/3/2013)

Nhận định và lời cảnh báo của người trong cuộc, thì như thế. Còn người ngoài cuộc thì sao?

Trước nhất, hãy hoà mình vào với lời nhạc, vẫn như sau:

“Em ơi! ảo hình kia lôi cuốn,

Nhưng, anh đã nói anh yêu em.

Thì, ngàn kiếp vẫn không thay lòng.”

(Y Vũ – bđd)

Chao ôi, là lời lẽ! Những lời và lẽ nghe cũng dễ: “Ảo hình lôi cuốn”, nhưng “anh nói vẫn yêu em”, thì “ngàn kiếp không thay lòng”. Đó, là lời của “thủy thủ” với “biển cả”, và của “hoàng tử với lòng nàng”. Con thuyền Hội thánh hôm nay, cũng đang có “ảo hình kia lôi cuốn”, với những “chòng chành” sóng nước, và ọp ẹp rò rỉ khá tư bề! Vậy thì, vị thuyền trưởng mới cứng, sẽ ra sao? Vì này là ai thế? Ngài quyết vững lái đến thế nào?

Để trả lời, truyền thông/báo đài Đạo và đời, mấy hôm nay, đà lên tiếng. Một trong các tiếng nói được nêu lên từ người đi Đạo được ghi nhận, như sau:

“Trong lúc toàn thế giới đang hướng mắt về phía ống khói trên nóc nhà thờ Sistine ở Rôma, mọi người đều thấy chú Hải âu nọ vừa đáp nhẹ lên trên đó. Tức thì, có nhà báo vội viết đôi giòng trên Twitter kể về hiện tượng này, bằng những câu: hình ảnh chú chim hải âu trụ trên nắp ống khói chừng như tiên đoán điều gì đó. Điều trước tiên được liên kết với vị Giáo hoàng tương lai sẽ là người yêu thiên nhiên và chim muông một cách rất đặc biệt, đâu biết được.”

Không lâu sau đó, lớp khói trắng bốc phả dưới chân chú hải âu nọ cho thấy Hồng y đoàn cũng đã biết là Hội thánh Chúa đang cần gì ở vào giai đoạn đặc thù của lịch sử. Và, một hồng y thành viên Dòng Tên rất khiêm tốn, vừa đắc cử. Tên ngài là Jorge Mario Bergoglio, Tổng giám mục 76 tuổi của thành Buenos Aires, nước Argentina đích thị là Giáo hoàng đầu tiên của Nam Mỹ đã lấy tên của vị thánh khó nghèo thành Assisi, là Phanxicô.

Theo phóng viên John Allen, là nhà phân tích tình hình của Vaticăng trên đài CNN, thì: Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất là con của một công nhân đường sắt người Ý từng qua Argentina lập nghiệp. Cũng theo phóng viên Allen này, thì: Đức Tân Giáo Hoàng này nổi tiếng là con người bình dị. Ngài chọn lối sống ở căn hộ nhỏ chứ không phải toà nhà dành cho Tổng Giám Mục. Khi đi làm, ngài lại chọn phương tiện công cộng, như xe buýt rất thoải mái. Phóng viên Allen có viết: Giáo hoàng Phanxicô từng nổi danh là “tiếng nói của người nghèo vì người nghèo. Khi chọn tên vị thánh nổi tiếng khó nghèo làm tên mình, Đức Tân Giáo Hoàng muốn gửi đi khắp nơi một dấu hiệu cho thấy triều đại Giáo hoàng của ngài cũng sẽ khác thường. Danh xưng Phanxicô tượng trưng cho sự nghèo khó, khiêm hạ, giản đơn, quyết tái thiết Hội thánh Công giáo, khắp hoàn cầu.” (xem Sheila Liaugminas, We Have a Pope, MercatorNet 14/3/2013)

Thế đó là tường trình về cuộc bầu bán nhân vật chóp bu trong Đạo vừa đắc cử. Nhưng, câu hỏi được đặt ra ngay sau khi có kết quả như vừa rồi, là: Đức Tân Giáo Hoàng là ai thế? Tác giả chuyên viết tiểu sử các vị giáo hoàng là Geoge Weigel của đài NBC từng phân tích: các sự việc xảy ra trong tuần qua với Hội thánh Công giáo đã gọi sự kiện về đức tân Giáo hoàng lấy tên Phanxicô Đệ Nhất là “thời khắc bản lề” của Hội thánh hôm nay. Thời khắc này, là thời của kỷ nguyên mới về cải cách ở thế kỷ thứ 21 này, trong đó Đạo Chúa sẽ chuyên giảng rao Lời của Ngài bằng cách đưa ra bộ mặt mới cho thế giới.

Phóng viên George Weigel còn tường trình về đài NBC rằng: vị tân Giáo hoàng này là “con người quả cảm”. Ngài sẽ là bậc vĩ nhân chuyên bảo vệ Đạo trên khắp mọi miền tận cùng của thế giới. Triều đại Giáo hoàng hôm nay đã hướng về với thế giới mới. Hội thánh nay đã có vị Giáo hoàng mới với tên gọi cũng rất mới. Theo phóng viên này, thì: nội tên gọi của vị Tân cử thôi cũng đã nói lên quyết tâm của Hội thánh đối với người nghèo trên thế giới. Quyết tâm đây, là quyết một lòng yêu thương độ lượng trong một thế giới đang cần nhiều sự chữa lành.

Và cuối cùng, chủ trương nằm gọn nơi danh xưng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đệ Nhất khi được bầu là “miserando atque eligendo” (tức: tuy thấp hèn nhưng lại đã được chọn) đã nói lên tình tự mình đã có khi bước lên ngai vị Giáo hoàng của Hội thánh rất toàn cầu. Tắt một lời, một ngày mới đã ló rạng. Và, một kỷ nguyên mới đã khởi đầu cho Giáo hội.

Xem như thế, chắc chắn là: từ nay, toàn thể thế giới sẽ hướng về Hội thánh Chúa nhiều hơn để xem vị chủ trì Giáo triều La Mã có thực hiện được những điều mình ước nguyện không. Chắc chắn là, từ nay, mọi cặp mắt và đôi tai của những người trong/ngoài Hội thánh sẽ đổ dồn về Rôma để chứng kiến sự việc còn xảy ra với thế giới, và Giáo hội.

Thế giới hôm nay, như phóng viên George Weigel nói: đang cần đến vĩ nhân khả dĩ làm được công việc cao cả là chữa lành, tức: cứu vớt nhiều người cả ở trong lẫn bên ngoài triều thần La Mã, tượng trưng cho thế giới nhà Đạo. Việc này làm cho bạn và tôi, ta lại nhớ về truyện kể từng nói đến vai trò chủ chốt của các đấng “tu mi nam tử” được gán cho mình, ngay từ lúc mới lọt lòng mẹ.

Truyện kể bắt đầu bằng câu hỏi như sau:

“Tại sao anh muốn lấy vợ? Tức là: tại sao anh lại muốn làm chủ gia đình để rồi, sau này, lại sẽ làm chủ xã hội? Câu trả lời rất đơn giản, chỉ như sau: vì anh muốn chứng minh rằng mình thuộc loại người dũng cảm dám cứu vớt cả và nhân loại. Việc này cũng dễ hiểu, bởi đàn ông nào từ lúc sinh ra mà chẳng được gán cho trách nhiệm lớn lao và mơ ước cứu nhân loại, là: “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ!”

Muốn làm việc lớn, trước hết phải làm việc nhỏ, là: cưới vợ. Bởi, khi cưới vợ, anh đã cứu được hai mạng người, đó là cha vợ và mẹ vợ. Vì hai vị này khi có con gái đều đã nơm nớp lo sợ con mình bị ế, hay như người ta thường nói “hũ mắm treo đầu giường”, như vậy, khi cưới vợ anh đã cứu được hai mạng người, ngày đêm sống trong âu lo, có thể đau tim chết bất cứ lúc nào, không hay.

Tuy nhiên, tui cũng khuyên: cứu nhân loại là việc vô cùng khó khăn. Vậy nên, đàn ông thường mắc kẹt ngay ở bước đầu, nghĩa là cưới vợ. Sau khi lấy vợ, anh lại phải loay hoay cứu bản thân mình trước… đã!

Nghĩ thế rồi, bạn bè lại phản hồi thêm một truyện kể cũng na ná thế này:


Có phải anh bảo: Cưới vợ là vì nghĩa khí ư? Thế, anh có đọc truyện chưởng Cổ Long không? Ông Cổ Long ổng nói: “Hôn nhân giống như nghĩa khí, biết là chuyện không đáng làm nhưng không thể không làm.” Thấy không? Đám cưới nào cũng diễn ra rất nhanh, đa số khách đến đều vội vã ăn, vội vã mừng, ngấm ngầm chia buồn với nhà trai, hân hoan chia vui với nhà gái, rồi hấp tấp xin phép cáo lui, chưa đầy 2 hay 3 tiếng, xong, là cái nhà hàng nó lạnh tanh.


Duy chỉ có cha mẹ cô dâu là tương đối thong thả, đi lại mang vẻ rầu rĩ nhưng sâu xa tự thấy sảng khoái thanh thản, ông bà hễ thấy ai ở nhà trai là chân thành lắp bắp cám ơn rối rít. Không phải là chuyện ngẫu nhiên mà tất cả đàn ông trong ngày cưới đều phảng phất có vẻ của kẻ trượng phu đại hiệp, đứng thẳng người, hiên ngang đón khách.

Tuy nhiên làm người anh hùng nghĩa khí thường hay chết sớm, cho nên tôi có lời khuyên:
Sống hùng sống mạnh sống chẳng dai

Sống hèn sống nhát lai rai sống hoài.” (Truyện kể trích trên mạng, mới vừa đây)

Truyện kể đọc rồi, hẳn người đọc hoặc người nghe, cũng sẽ có phản ứng rất khác nhau, Người thì đồng ý, kẻ thì không. Nhưng dù thế, hãy cứ nghe người nghệ sĩ ở trên vẫn cứ nhắc nhở bằng lời ca câu hát, rất như sau:

“Càng đi xa, anh càng nhớ em!

Trước đại dương ngát xanh muôn trùng.

Kìa ngư nhân in hình trên sóng.

Bao nàng công chúa dưới thâm cung…”

(Y Vũ – bđd)

“Càng nhớ anh”, “trước đại dương”, ôi chao, là chữ nghĩa rất gọi “anh”. Nếu chữ này, mà lại viết hoa, thì có lẽ người em “đại dương” kia sẽ lại nhớ mãi lời lẽ của đấng thánh hiền, từng dặn dò:

“Chúng tôi đã đồng tâm nhất trí

quyết định chọn một số đại biểu,

và phái họ đến với anh em,

cùng với những người anh em thân mến của chúng tôi

là ông Banaba và ông Phaolô,

những người đã cống hiến cuộc đời

vì danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”

(Cv 15: 25-26)

Nếu thế thì, dù vĩ nhân vừa mới nổi có là vị Giáo chủ vừa đắc cử, chắc chắn vị ấy sẽ còn nhớ mãi Lời Ngài. Bởi, Lời không chỉ là âm thanh xuất từ môi miệng của Chúa, mà thôi; nhưng Lời lại chính là Ngài. Là, Đức Chúa. Và, Lời đã thành xác phàm để sống đời nghèo hèn làm gương cho muôn dân. Và, Lời sẽ lèo lái con thuyền của thánh hội. Lời, còn là thực thể rất thực tế vẫn cứ sống rất sinh động trong thánh hội. Lời, chính là Thần Khí Chúa tỏ hiện nơi thánh hội, đã mang đủ tính chất nghèo hèn, ngay từ đầu.

Trần Ngọc Mười Hai

Rất vui và cũng mừng

khi Hội thánh vừa có vị chủ chăn rất mới

đã nhớ đến người nghèo.

Sống rất nghèo, nhưng không hèn.