Nạn Nhân Cuối Cùng Về Nhà: Cuộc Giải Cứu Hoàn Tất 15/15

Nạn Nhân Cuối Cùng Về Nhà: Cuộc Giải Cứu Hoàn Tất 15/15

(04/20/2013)

Tác giả : Mạch Sống

nguồn:  vietbao.com

Chiều hôm 19.4.2013, nạn nhân cuối cùng trong số 15 cô gái Việt bị lừa bán vào ổ mãi dâm ở Nga đã về đến phi trường Tân Sơn Nhứt.

Cô Trang Thị Diệu, 25 tuổi, đã gọi điện về báo cho gia đình ở Kiên Giang. Vì đã chiều tối, sáng mai Cô mới lấy xe đò về nhà.

“Chúng tôi đã gọi điện thoại chia mừng với gia đình”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS và đồng sáng lập viên Liên Minh CAMSA, nói. “Họ rất nôn nóng khi thấy các cô gái khác đã lần lượt được giải thoát và hồi hương trong khi con gái vẫn còn kẹt ở Nga.”

Sự chậm trễ này là do bọn buôn người đã tịch thu và đánh mất sổ thông hành của Cô Diệu. Cách đây 2 tuần gia đình đã gởi một sổ thông hành thay thế sang Nga.

Tại buổi điều trần trước Quốc Hội ngày hôm trước, 18 tháng 4, Ts. Thắng đã nhắc lại hồ sơ 15 nạn nhân trong đường dây buôn người của Bà chủ nhà chứa Nguyễn Thuý An. Phần lớn các vị dân biểu dự buổi điều trần đều đã biết đến hồ sơ này qua lời điều trần đầy cảm động của Cô Danh Hui, chị ruột của một trong số 15 nạn nhân, tuần trước đó.

“Chúng tôi xin chân thành cảm ơn rất nhiều đồng hương ở hải ngoại đã quan tâm theo dõi và yểm trợ trong suốt một tháng rưỡi qua,” Ts. Thắng chia sẻ.

Ông đặc biệt cảm ơn giới truyền thông Việt ngữ và quốc tế đã nhập cuộc trong vụ giải cứu này: “Các bản tin trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, trang blog… đã giúp bảo vệ an toàn tính mạng cho các nạn nhân trong thời gian họ đang chờ để được giải thoát.”

Theo các nạn nhân đã hồi hương cho biết, Bà An đã ngưng đánh đập và tra tấn họ sau khi vụ việc được đưa ra công luận quốc tế.

Ts Thắng cho biết Ông cũng đã gửi lời cảm ơn các vị dân biểu đã lên tiếng can thiệp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chính quyền Liên Bang Nga và chính quyền Việt Nam.

“Hôm qua khi ở Quốc Hội tôi đã gặp riêng một số vị dân biểu để cảm ơn họ”, Ts Thắng nói.

Ts. Thắng nhắc đến vị nhân viên Toà Đại Sứ Hoa Kỳ đặc trách theo dõi nạn buôn người ở Nga, đã rất tích cực trong việc chuyển thông tin từ Liên Minh CAMSA đến cảnh sát liên bang Nga.

“Sau cùng, chúng tôi cảm ơn các thân nhân ở Hoa Kỳ và Canada của một số nạn nhân đã cùng chúng tôi lên tiếng với báo chí và các giới chức dân cử trong cuộc giải cứu cam go và kéo dài này”, Ts Thắng nói.

Ngay khi được tin bốn nạn nhân trốn thoát đã bị bọn buôn người bắt lại làm con tin, Liên Minh CAMSA đề ra kế hoạch giải cứu gồm 3 mũi: vận dụng truyền thông để bảo vệ an toàn cho các nạn nhân còn đang bị giam giữ, vận động áp lực của chính phủ Hoa Kỳ để tách lìa sự bao che của một số giới chức Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga cho ổ buôn người, và cung cấp thông tin cho cảnh sát liên bang Nga để truy bắt các thủ phạm.

“Đây là cuộc giải cứu nạn nhân buôn người rất hãn hữu vì tính công khai của nó”, Ts. Thắng nhận xét. “Giới truyền thông không chỉ đưa tin mà đã góp phần đắc lực cho cuộc giải cứu từng nạn nhân một.”

Không những vậy, từng giai đoạn giải cứu đã được tường trình tại các buổi điều trần công khai ở Quốc Hội và được đưa vào hồ sơ Quốc Hội.

Trên 60 hồ sơ giải cứu do Liên Minh CAMSA thực hiện trong 4 năm qua đều diễn ra trong âm thầm.

Theo kế hoạch từ đầu của Liên Minh CAMSA, cuộc giải cứu cho 15 cô gái từ ổ mãi dâm của Bà An dự trù sẽ hoàn tất nội trong tháng 4.

Ts. Thắng thừa nhận rằng kế hoạch này khá phức tạp và gay go vì kẻ buôn người rất lộng hành do có sự che chở của nhiều giới chức của Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga.

“Chúng tôi tri ân rất nhiều người đã tiếp tay để cuộc giải cứu được hoàn tất đúng theo dự kiến”, Ông nói.

Ts. Thắng cho biết là sau buổi điều trần ngày hôm trước, Ông đã bàn với Dân Biểu Christopher Smith, vị chủ toạ buổi điều trần, bước kế tiếp: đôn đốc chính quyền Nga bắt và truy tố Bà An cùng với toàn bộ đường dây buôn người của bà ta.

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm 4 tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau bốn năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên 4 nghìn nạn nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia liên hệ.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA

Bài liên quan:

Quốc Hội Hoa Kỳ Tổ Chức Điều Trần Về Nhân Quyền Ở Việt Nam:

Phát biểu của cô Danh Hui
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2643

Việt Nam Phải Thuộc Hạng 3 Về Buôn Người, DB Chris Smith
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2654

Nạn Buôn Người: Đề Phòng Để Không Thành Nạn Nhân
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2650

Ấn Độ, thêm một vụ cưỡng hiếp làm rung chuyển New Delhi

Ấn Độ, thêm một vụ cưỡng hiếp làm rung chuyển New Delhi

Khoảng một ngàn người trước trụ sở cảnh sát New Delhi. Ảnh chụp ngày 20/04/2013

Khoảng một ngàn người trước trụ sở cảnh sát New Delhi. Ảnh chụp ngày 20/04/2013

REUTERS/Adnan Abidi

Trọng Thành

nguồn: RFI

Chưa đầy bốn tháng sau vụ cưỡng hiếp tập thể một nữ sinh trong xe buýt tại New Delhi, thêm vụ một bé gái 5 tuổi bị bạo hành tình dục cũng ngay tại thủ đô New Delhi. Suốt ngày 20/04/2013, cả ngàn người tuần hành trên  đường phố New Delhi để bày tỏ sự phẫn nộ, đặc biệt vì có tin đồn cảnh sát đã ém nhẹm vụ việc này.

Thông tín viên Sébastian Farcis tường trình từ New Delhi :

« Trụ sở cảnh sát New Delhi bị người biểu tình bao vây gần như suốt ngày hôm qua. Người biểu tình đã xô đẩy và mắng chửi lực lượng cảnh sát.

Theo người cha của nạn nhân, trong tuần vừa qua, các sĩ quan cảnh sát đã từ chối không ghi nhận lời khiếu nại về vụ cưỡng hiếp đứa con 5 tuổi của ông, và giải thích rằng những người nghèo khó như ông không hy vọng gì trong việc kiện cáo. Thậm chí, họ còn cho ông ấy 2.000 rupi (tương đương 30 euro) để gia đình thôi kiện.

Dưới áp lực của công luận, nghi phạm vụ hãm hiếp, 22 tuổi, đã bị bắt giữ tại bang Bihar, ngày hôm qua 20/04, tại nơi anh ta ẩn náu, cách New Delhi gần 1.000 km. Người biểu tình đòi chính quyền truy tố hai nhân viên cảnh sát đồng lõa với tội ác này. Hai người này bị cáo buộc đã làm chậm việc đưa nạn nhân đi cấp cứu. Hiện nay tình trạng sức khỏe của bé gái 5 tuổi là tồi tệ và em đang được điều trị tại bệnh viện.

Sau vụ cưỡng hiếp kinh hoàng tại New Delhi, mà nạn nhân là một nữ sinh ngày 16/12/2012, cảnh sát New Delhi hứa sẽ có các cải cách triệt để, thế nhưng vụ việc này cho thấy lực lượng cảnh sát vẫn tiếp tục coi các vụ bạo hành tình dục giống như các vụ phạm pháp nhỏ. »

Về các tin đồn liên quan đến việc sĩ quan cảnh sát cho tiền gia đình nạn nhân để họ thôi kiện, người phát ngôn cảnh sát New Delhi không đưa ra bình luận nào. Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ tuyên bố chính quyền đã mở cuộc điều tra về trách nhiệm của cơ quan cảnh sát trong vụ việc này

Động đất Tứ Xuyên, 164 người chết

Động đất Tứ Xuyên, 164 người chết

Ảnh chụp từ trên không sau động đất Tứ Xuyên ngày 20/04/2013

Ảnh chụp từ trên không sau động đất Tứ Xuyên ngày 20/04/2013

REUTERS/China Daily

Thụy My

nguồn: RFI

Theo tổng kết mới nhất hôm nay 21/04/2013,  trận động đất 6,6 độ Richter xảy ra hôm qua tại một vùng núi hẻo lánh ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đã làm cho 164 người chết, 39 người mất tích và 11.500 người bị thương, trong đó có 960 người bị thương nặng.

Tâm chấn nằm ở Nhã An, thuộc huyện Lô Sơn, sâu đến 12 km. Hồi năm 2008, một trận động đất cường độ 7,9 đã làm cho gần 70.000 người thiệt mạng tại khu vực này. Trận động đất xảy ra vào lúc 8 giờ 02 phút (0 giờ 02 phút GMT) ảnh hưởng đến tận Thành Đô cách đó 140 km, tiếp theo là hàng ngàn dư chấn. Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ đất lở hôm qua và hôm nay.

Tân Hoa Xã cho biết, đa số trường hợp tử vong là tại Lô Sơn, cách Nhã An không xa. Điện nước bị cúp và ít nhất 10.000 căn nhà bị phá hủy, có 91 người sống sót được cứu khỏi các đống đổ nát. Cũng giống như năm 2008, công việc cứu hộ bị chậm trễ vì khó vào được vùng bị nạn do đường hẹp, đất lở và việc kiểm soát lưu thông. Những người tình nguyện từ khắp nơi trên toàn quốc đến Lô Sơn không kìm được nỗi thất vọng vì không thể mang được hàng hóa cứu trợ đến với những người bị nạn hiện đang rất cần.

Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đến vùng bị động đất bằng trực thăng để khích lệ các đội cứu hộ. Trên 17.000 quân nhân và công an được điều đến hỗ trợ. Năm chiếc máy bay không người lái cũng được gởi đến vùng bị nạn để chụp không ảnh.

Theo phó giám đốc cơ quan đối phó khủng hoảng ở Nhã An, thì con số người thiệt mạng sẽ không tăng lên nhiều. Trái với hồi năm 2008, không có trường học nào bị sập, vì chính quyền Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào các nhà trường và bệnh viện. Tuy nhiên theo AFP, các công trình xây dựng ở nông thôn Trung Quốc thường có chất lượng tồi tệ, và hiếm khi tôn trọng các tiêu chuẩn phòng chống động đất.

Thành phố Nhã An có một triệu rưỡi dân, là vùng đất nổi tiếng vì trà và là một trong những trung tâm bảo tồn loài gấu trúc khổng lồ.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 20/04/2013 đã gởi điện đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường, bày tỏ sự đồng cảm với các nạn nhân và cho biết Nhật sẵn sàng giúp đỡ tối đa. Bắc Kinh trả lời rằng hiện nay chưa cần đến ngoại viện, nhưng sẽ liên hệ với Tokyo khi cần thiết.

Quan hệ Nhật-Trung đã trở nên căng thẳng từ năm ngoái qua việc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc yêu sách chủ quyền

Quyết định nhỏ

Quyết định nhỏ

Đăng bởi lúc 12:20 Sáng 22/04/13

chuacuuthe.com

VRNs (22.04.2013) – Chicken Soup for the Soul  – “Những việc nhỏ tốt hơn những kế hoạch lớn” (Peter Marshall).

8, 10, 12, 14 năm… Năm này qua năm khác, tôi thấy quần jean cứ phải thay đổi hoài, cùng với số cân cũng tăng. Cảm thấy yếu đuối và mắc cở, tôi phản ứng bằng cách tập thể dục nhiều, tập đều đặn và hạn chế ăn chất béo. Tôi muốn giảm từ 5 đến 10 kg, và rồi dần dần bỏ thói quen cũ – ăn nhiều và lười tập thể dục. Trở lại thói quen cũ nghĩa là tôi lại phải mặc quần jean rộng.

Năm 2006, tôi nghĩ về những nỗ lực giảm cân trước đó của tôi. Tôi thấy các mục đích của tôi luôn là đòi hỏi và tôi sơ ý tự đặt ra quy tắc rồi thất bại. Những năm trước, tôi tự nhủ rằng tôi sẽ giảm 10 kg vào cuối tháng Giêng, giảm thêm 5 kg vào cuối tháng Hai, thêm 5 kg nữa vào cuối tháng Ba, và cứ thế… Tôi đặt mục đích khác cho tháng Giêng năm 2007.

Tôi thề sẽ đi bộ mỗi ngày 15 phút, mỗi tuần 5 ngày. Đó là “chuyện nhỏ”. Tôi bắt đầu đi bộ mỗi ngày 15 phút, và cố gắng tăng lên 20 phút. Tháng này qua tháng nọ, từng chút một, tôi tăng tốc đi bộ và tăng độ dài đi bộ. Và tôi đi bộ được mỗi ngày 30 phút.

Tôi đặt mục đích khác cho năm 2008. Hằng ngày tôi uống soda. Tôi muốn uống ít soda và nhiều nước. Tôi cứ giảm dần, mỗi tháng một ít, rồi cứ tiếp giảm suốt năm, chỉ còn 1 ly soda mỗi tuần.

Năm 2009, tôi đặt ra một mục đích mới. Trước đây tôi ăn thức ăn nhanh (fast food) hai hoặc ba lần mỗi tuần. Tôi biết tôi có thể làm được. Như các mục đích trước, tôi giảm dần. Sau hai tháng, mỗi tuần tôi chỉ đi ăn ngoài một lần.

Sau hai năm thay đổi cách sống, tôi giảm được 20 kg và thoải mái mặc quần jean. Nhờ theo đuổi từng mục đích nhỏ, tôi có thể đi suốt chẳng đường dài. Tôi tiếp tục hành động và cảm thấy khỏe hơn, mỗi năm tôi đều có quyết định mới!

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul: Shaping the New You)

“Một lần nào, cho tôi gặp lại em,”

“Một lần nào, cho tôi gặp lại em,”

“Đôi môi đó đến nay còn nồng!

“Một lần nào cho tôi lại gặp em,

“rồi thiên thu sẽ là nhung nhớ.”

(Vũ Thành An – Một Ngày Nào Cho Tôi Lại Gặp Em)

(2Ph 1: 5-8)

thanhlinh.net

“Cho tôi lại gặp Em” , phải chăng đó là mộng ước có nhung có nhớ? Nhung nhớ ấy, không chỉ là nỗi nhớ về đấng bậc có cuộc sống rất đáng ghi tạc, ở trong lòng. Nhưng còn là nhớ về cung cách và mẫu gương sống Đạo, vẫn rất nhiều.

Bần đạo đây, thuộc loại bầy tôi tớ rất hèn mọn, chỉ dám mạn bàn chuyện bên lề, dù phải trái, về sự việc xảy ra đã lâu ngày. Nay, ngồi nhớ chuyện vừa đến rồi đi như một số nhà báo từng viết về các người “em” gặp ở đâu đó, xó chợ hay lề đường, trông cũng tội. Nhưng trước khi trích dẫn, đề cập đến các bài viết về “người em” trên phố nhỏ cũng rất buồn, tưởng cũng nên nghe thêm lời thơ/ý nhạc của nghệ sĩ nay trở thành “thày sáu vĩnh viễn” họ Vũ tên gọi rất Thành và rất An như sau:

“Giòng đời nào đưa Em đi về đâu
Sao không thấy qua đây một lần
Giòng đời nào đưa Em đi về đâu
Những bến bờ xưa cũ đã mờ.”

(Vũ Thành An – bđd)

“Những bến bờ xưa cũ, đã mờ” sao vẫn thấy người em tôi “đi về đâu”, “không thấy qua đây một lần”, “giòng đời nào” từng đẩy đưa em ra như thế? Phải chăng là chốn bụi bờ lẩn quẩn, hay khung trời u uẩn những tù nhân, tựa như nhận định của đấng bậc chuyên phụ trách chăm lo cho các em rất bụi đời, từng ngỏ lời như sau:

“Vừa qua, báo cáo của Uỷ Ban Toàn Quốc về Rượu và Ma Tuý đã tập trung nhấn mạnh đến các dịch vụ đem lại lợi ích cho mọi người ở Úc. Theo báo cáo này, vấn đề: “Nhà Tù và việc Giải quyết nơi ăn chốn ở có phân tách về kinh tế cho tội phạm Thổ dân và người Đảo Torres Strait”, tiết kiệm được cho ngân sách Úc lên đến $110,000 bằng việc chuyển các em nào không có hạnh kiểm xấu hay bạo loạn về nơi định cư an hoà hơn là nhốt các em vào tù.

Thêm nữa, báo cáo trên còn cho biết việc định cư điều trị tội phạm trẻ tuổi để các em được trở về sống chung với cộng đồng dân chúng hơn là nhốt tù các em, sẽ đem lại kết quả tốt cho các em, kể cả chuyện giảm bớt tình trạng tái phạm thói tật cũ; kết quả tốt cho sức khoẻ, giảm thiểu tử suất, và tạo chất lượng sống cho cuộc đời của các em, sau này.

Việc này đặc biệt có lợi cho con em của chúng ta là những người trẻ, ở giai đoạn nào đó trong đời khi khối óc của các em vẫn đang phát triển và như thế cũng dễ cho dịch vụ chu cấp điều trị nữa. Trong hệ thống pháp lý về thiếu nhi phạm pháp, giới trẻ người Thổ dân đang đạt số lượng khá cao, nhất là với tuổi từ 10 đến 16 tăng gấp 15 lần so với các em không phải Thổ dân. Đó là số liệu do Ủy ban Phụ Trách Sự vụ Thổ dân và Người Đảo Torres Strait ở Hạ viện từng cung cấp. Xem như thế, vấn đề nhốt tù các em này xem ra không hữu lý.

Trong khi đó, nhu liệu của toà án cho biết: số lượng thiếu nhi phạm pháp nói chung bị nhốt tù liến quan đến tội vi phạm luật về Rượu và Ma Túy. Theo tài liệu của Ủy Ban Toàn Quốc về Tệ nạn về Ruợu và Ma Tuý nơi giới trẻ người Thổ dân, thì số lượng giới trẻ Thổ dân có tuổi từ 18 đến 24, 76% đang bị nhốt tù vì tội sử dụng Ma Túy.

Năm 2011, có đến 1607 tù nhân người Thổ dân bị nhốt vào tù chỉ vì đã dính dấp vào các tội không mang tính bạo-loạn. Với giới trẻ bụi đời, kinh nghiệm dạy chúng tôi biết rằng: tội lạm dụng rượu và Ma Túy là dấu hiệu của các vấn đề còn nghiêm trọng hơn với giới trẻ, trong đó phải kể đến chuyện sống ngoài đường, gia đình đổ vỡ, lạm dụng nhiều thứ. Nếu cứ nhốt tù những người trẻ như thế, vô hình chung ta đặt các em vào tình trạng “xa mặt thì cách lòng”, chứ cũng chẳng giải quyết các vấn đề khiến cho các em sống trong tù ngay từ đầu. Nhốt tù các em như thế, là ta gia tăng tình trạng tái phạm tội trong tương lai càng dễ dàng trở thành nghiêm trọng hơn. Chúng tôi nghĩ rằng: đối với người trẻ, giải pháp đưa họ vào tù chỉ nên dùng như chọn lựa cuối, khi không có biện pháp nào khác tốt hơn, thôi…” (xem Lm Chris Riley, Jail Isn’t the Answer for Young Offenders, The Catholic Weekly 17/2/2013, tr. 24)

Với con em người Việt từng quên lãng hoặc không biết lối sống văn hoá của người mình, cũng nên đọc lại lời thư trăn trối của cố giáo sư Nguyễn Văn Phú, cựu Hiệu trưởng trường Hưng Đạo Sàigòn, gửi con cháu của ông để nói đôi trước ngày ông qui tiên, như:

“Các con thân yêu,

Nay, bố mẹ tuổi đã 80, thế cũng là khá thọ so với các thế hệ trước bố mẹ. Bố mẹ đã  nhiều lần nói chuyện với các con về một số vấn đề, nhưng không phải lúc nào cũng có đủ các con cùng nghe. Hơn nữa, không chắc các con đã nhớ hết những lời nói của bố mẹ. Vì thế mới có lá thư này để tóm tắt những ý kiến chính mà bố mẹ muốn gửi đến các con. Còn các cháu thì chỉ nói mà ít đọc được tiếng Việt, nên các con hãy liệu cách truyền đạt lại ý của bố mẹ và giảng giải cho các cháu biết, chẳng những biết mà phải hiểu kỹ những điều bố mẹ viết ra đây ngày hôm nay…

Suy Xét Thông Tin và Sử Liệu. Thời buổi này, thông tin rất nhiều, quá nhiều. Người ta viết về Việt Nam, về chiến tranh Việt Nam nhiều lắm, có cả phim ảnh nữa, nhưng trung thực thì chẳng được bao nhiêu. Có người viết trung thực nhưng chỉ nhìn được một khía cạnh của vấn đề, hệt như “những anh mù sờ voi”. Có người cố ý bẻ cong sự thật, nhằm đạt mục đích riêng của mình. Có người – kể cả nhà tu – còn bịa đặt thêm chuyện để vu khống người khác! Tệ nhất là khi kẻ cầm quyền hay tay sai của họ viết sử. Nhà văn Alex Haley đã viết ở giòng cuối tác phẩm “Roots” (Nguồn cội): “Rốt cuộc, chính kẻ chiến thắng là kẻ viết sử.” Cho nên, bố mẹ ân cần dặn các con và nhất là các cháu rằng khi đọc tài liệu, sách vở và coi phim về Việt Nam thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, dù là của tác giả nào, kể cả Âu-Mỹ, cũng phải hết sức thận trọng và suy xét thông minh.

Chuyện Trong Gia Ðình.  Bây giờ, nói chuyện trong nhà. Bố mẹ thuộc thế hệ trước, nuôi nấng các con theo quan niệm thời bố mẹ, cũng như ông bà nuôi nấng bố mẹ thời ông bà. Một vài lúc nào đó, có thể các con nghĩ rằng bố mẹ đã quá khắt khe với các con. Thời buổi ấy là như vậy. Mong các con quên đi những gì mà bố mẹ đã vô tình làm các con buồn lòng. Hãy nhớ rằng bố mẹ không đua đòi ăn chơi, không chi tiêu hoang phí, lúc nào cũng giữ một đời sống mực thước, và bố mẹ đã cố gắng làm việc và dành dụm để các con được sống đầy đủ, được học hành cẩn thận, dưới mái ấm của gia đình.

Vì tài sản của bố mẹ đã bị cs cướp hết rồi nên khi sang tới đất mới này, đời sống của chúng ta khá khó khăn. Bố mẹ đã nhận làm những công việc thật mệt nhọc. Các con đã chịu khó đi làm vất vả trong các dịp hè, và đã cố gắng học hành chăm chỉ, đến nay thì “đâu vào đấy”cả. Các con không bao giờ được tự mãn, nghĩ rằng mình tài, mình giỏi. Hãy nhớ: “Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình”. Cái tài, cái giỏi nếu có thì chỉ là một phần thôi, còn các phần khác là nhờ các thuận duyên, nhờ âm đức của tổ tiên và của chính mình, từ các kiếp trước và kiếp này. Các con phải luôn luôn sống đạo đức để bồi đắp cho cái nghiệp lành của mình, hệt như người dùng xe hơi phải lo “xạc điện” cho cái bình ắc-quy vậy. Gieo nhân lành thì sẽ hái quả lành. Luật nhân quả là một luật của trời đất, không sai được!.

Trong gia đình riêng của các con, bố mẹ khuyên: vợ chồng phải cư xử với nhau trong sự tương kính, phải nhường nhịn lẫn nhau. Không thể tránh được vài đụng chạm đâu, hãy khéo léo và bình tĩnh mà giải quyết mọi việc. Nóng giận là hỏng.

Còn đối với con cái, hãy thương yêu nhưng không được nuông chiều. Cần phải kiểm soát bạn bè của các cháu và phải liên lạc với cha mẹ của bạn bè các cháu để tìm hiểu cho chắc chắn; hư hỏng vì bè bạn trong xã hội này là một sự kiện rất phổ biến! Tivi, “games”, “chat”, phải hạn chế, còn thể dục thể thao thì nên khuyến khích. Bản thân các con phải lo xếp thì giờ tập thể dục, sống một cuộc sống thăng bằng. Hãy rút kinh nghiệm của bố: lúc trẻ, bố miệt mài làm việc nhiều quá cho nên nay về già, bị cơ thể “hỏi tội”, đau lên đau xuống hoài!

Trong đời sống hàng ngày, phải luôn luôn tiết kiệm và bảo vệ môi trường sinh hoạt vì tài nguyên thế giới chỉ có hạn, chúng ta cần nghĩ đến các thế hệ mai sau. Dùng thứ gì cũng không được phí phạm, kể từ tờ giấy lau tay! Thỉnh thoảng, hãy cho các cháu coi hình chụp hay phim ảnh những trẻ em đói rét và cho các cháu biết rằng trên trái đất này còn rất nhiều người khổ cực.

Khi anh chị em cư xử với nhau, phải nhớ kỹ mấy câu “anh em như thể tay chân”, “chị ngã em nâng”, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”. Bí quyết là áp dụng chữ sau. Hãy bỏ qua hết mọi khuyết điểm của anh chị em mình. Các con mà chia rẽ thì bố mẹ sẽ đau khổ vô cùng.

Trong xã hội này, vì bận rộn quá, người ta chỉ đủ thì giờ lo cho gia đình riêng nên có khi lơ là với đại gia đình, dù thâm tâm không muốn như vậy. Các con hãy đề cao tình đoàn kết trong đại gia đình. Với các con gái và con dâu, bố mẹ nhắc: các con hãy giúp chồng giữ liên lạc tốt đẹp với anh chị em và họ hàng nội ngoại.

Xã Hội Âu-Mỹ. Xã hội này là một xã hội tiêu thụ quá mức. Các con không nên để mình bị lôi cuốn dễ dàng vào các trò tiếp thị khéo léo nhằm xúi giục chúng ta mua hàng thả dàn. Chúng ta dễ bị ảnh hưởng của quảng cáo, ngay cả trong khi chúng ta đang bị các nhà băng và các hãng bảo hiểm bao vây, chi phối. Các con cần “thiểu dục, tri túc” tức là “ít ham, biết đủ”, chỉ mua thứ cần thiết, không có không được mà thôi! Nhà, xe cũng vậy; an toàn và đủ dùng cho sinh hoạt hàng ngày là được rồi. Tránh nợ nhiều. Thảnh thơi thì hơn! Bố mẹ không nói lý thuyết xuông đâu, xã hội bây giờ xuống dốc về đạo đức, về tâm linh, chỉ vì hướng ngoại nhiều quá, lo về vật chất nhiều quá, ích kỷ quá, chẳng tìm thấy hạnh phúc ở đâu cả! Bớt ích kỷ, hãy nghĩ đến đồng loại, phải biết chia sẻ với đồng loại.

Riêng Phần Bố Mẹ. Già thì sẽ bệnh, bệnh rồi sẽ … ra đi! Quy luật tự nhiên là vậy. Ðến ngày ấy, các con hãy lo thu xếp tổ chức tang lễ cho bố mẹ được trang nghiêm nhưng đơn giản. Nếu chôn cất bố mẹ ở một nghĩa trang thì, sau này, khi phải đi làm ăn nơi khác, các con sẽ thắc mắc vì ở xa không trông nom được phần mộ! Bố mẹ chọn cách hỏa táng, thuận tiện hơn; mà khỏi phải chiếm đất, vì đất rất cần thiết cho các thế hệ sau. Có thể đem trải tro của bố mẹ lên núi hay xuống sông, xuống biển. Cát bụi trở về cát bụi, có gì đâu! Thay vì đãi đằng ăn uống, các con nên dành tiền bạc góp vào các việc có ích lợi chung. Ðừng e thiên hạ chê cười, mọi người sẽ hiểu và sẽ tán thành.

Có một chi tiết như thế này: nếu chẳng may, bố hay mẹ ngã bệnh mà phải chịu một “đời sống thực vật”, các con hãy can đảm chọn giải pháp rút các ống trợ sinh; kéo dài làm chi, chỉ gây khổ cho mọi người!

Bàn Thờ Gia Ðình. Trong hoàn cảnh ngày nay, khó lập bàn thờ ngay trong nhà. Nhớ đến tổ tiên, ông bà nội ngoại, cha mẹ, các con có thể bày ảnh nơi trang trọng nhất ở trong nhà để tỏ lòng tôn kính và để tự hứa không bao giờ làm tổn hại gia phong. Ðến ngày giỗ, xếp một bàn nhỏ, bày một chén nước trong, vài bông hoa thơm, mấy trái cây tươi và một nén nhang (nhang điện cũng được) là đủ, vì lòng thành của các con và các cháu mới là quý. Bố mẹ nói “các cháu” là có ý nhắc các con cần cho các cháu biết ý nghĩa ngày giỗ của dân tộc Việt Nam. Vào những ngày giỗ, các con hãy nghĩ thiện, làm lành nhiều hơn các ngày khác, hãy chia sẻ chút đỉnh cho người nghèo, hãy gom quần áo dư để dành cho các hội từ thiện. Nếu anh chị em nhân ngày giỗ mà về họp mặt ở một nơi thì thật là tốt vì tình thân gia đình sẽ nhờ đó mà tăng lên.

Mong các con đọc kỹ thư này, suy nghĩ đến nơi và cố gắng thực hành những lời dặn của bố mẹ. Bố mẹ cám ơn tất cả các con đã luôn luôn tận tâm săn sóc bố mẹ từ bao nhiêu năm nay và đã lo toan đầy đủ để cho bố mẹ được thoải mái, vui hưởng tuổi già.

Hôn các con thật lâu!

Bố Mẹ” (trích điện thư trên mạng gửi khắp nơi, năm 2012)

Đọc thư rồi, bạn và tôi, ta sẽ cùng nghệ sĩ Lê Hựu Hà, cất tiếng ca vui, mà hát rằng:

“Hãy vui lên bạn ơi!

Thời gian chẳng cho ta một giờ để cười

Yêu đương chẳng dư được một giây phút vui

Dù sao hãy cười bạn ơi! Hãy vui lên bạn ơi!

Ngày mai lắm khi không còn gì để cười

Tương lai biết đâu chỉ là thương nhớ thôi

Dù sao hãy cười bạn ơi!”

(Lê Hựu Hà – Hãy Vui Lên Bạn Ơi)

Hát thế rồi, ta về với Lời vàng của Đấng thánh hiền, để niệm suy những điều cần nhớ:

“Anh em hãy đem tất cả nhiệt tình,

làm sao để khi đã có lòng tin thì có thêm đức độ,

có đức độ lại thêm hiểu biết,

có hiểu biết lại thêm tiết độ,

có tiết độ lại thêm kiên nhẫn,

có kiên nhẫn lại thêm đạo đức,

có đạo đức lại thêm tình huynh đệ,

có tình huynh đệ lại thêm bác ái.

Thật vậy, nếu anh em có những đức tính ấy

và có dồi dào,

thì anh em sẽ không trở nên những người chẳng làm gì

và chẳng làm gì được để biết Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”

(2Ph 1: 5-8)

Niệm suy xong, hãy cùng tôi và cùng bạn, ta đọc tiếp câu truyện kể cũng khá vui ở bên dưới:

“Truyện rằng:

Tại quầy khách ở phòng mạch bác sĩ tâm thần nọ, vẫn nghe rất rõ lời đối đáp, như sau:

-Thưa bác sĩ, ngoài này có ông đứng ở đây muốn gặp bác sĩ ngay tức thì vì ông bảo: ông là người vô hình, muốn gặp bác sĩ trong chốc lát rồi sẽ biết mất, nhưng bác sĩ gặp ông càng sớm sẽ thấy vui và nhớ lời ông nói rằng: mọi người cũng sẽ hết bệnh và cũng sẽ vui như ông vì có thể trở thành người vô hình rồi sẽ vui suốt đời như ông thôi…

-Cô nói với ông ta là tôi đang bận chữa cho bệnh nhân cũng vô hình như ông. Cố chờ một chút, đừng biến mất!”

Vâng đúng thế. Dù ông, bà có vấn đề về vô hình và hữu hình hoặc gì đi nữa, hãy cứ vui mà hát lên lời vui của nghệ sĩ khi xưa vẫn rất vui và vẫn hát:

“Cuộc đời chẳng có bao lâu

Sao ta cứ mãi u sầu?

Hãy mỉm cười với tất cả mọi người

Tự nhiên ta sẽ thấy đời thêm tươi.

Hãy vui lên bạn ơi!

Đời tuy đắng cay như cuộc tình nửa vời.

Tim tuy chán chê lòng người nhưng cố vui,

Dù sao hãy cười bạn ơi!”

(Lê Hựu Hà – bđd)

Trần Ngọc Mười Hai

Chỉ muốn nhắn với tôi và với bạn

rằng: đời người vẫn có những chuyện như thế,

cũng rất vui.

“Em là người của ngày xa lắm,”

“Em là người của ngày xa lắm,”

“Lòng cũ hai ta cũng chẳng gần.”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Ga 13: 31-35

thanhlinh.net

Người của ngày xa lắm, nay đâu phải thế! Lòng ước hai ta cũng chẳng gần, có là ước mơ của nhà Đạo, lâu rày vẫn vậy? Điều này còn có nghĩa: phép lạ và sự quan phòng của Chúa mới đáng để ta quan tâm. Bởi nếu không, sự quan phòng của Chúa có nghĩa gì? Trả lời vấn nạn này, thánh Gioan nhấn mạnh đến điều mà ta hiểu về việc Chúa bày tỏ: “Như Ta đã yêu mến các ngươi.” (Ga 13: 34)

Quan phòng, tuyệt nhiên không là sự việc Chúa can thiệp vào công cuộc tạo dựng vẫn đang diễn tiến, như chuyện lạ. Quan phòng, cũng không là động thái tạo tương quan tức thời trong cuộc sống, của chúng dân. Chúa quan phòng, Ngài luôn tích cực thực hiện cả vào lúc ta có vấn đề lớn/nhỏ, cả những việc ta che giấu hoặc huỷ xoá. Chúa có mặt trong mọi sự việc, nên không có Ngài, sự việc ấy chẳng có nghĩa và cũng không thành toàn. Việc ta làm, không thể đạt thành quả mà lại không có Chúa dính dự, giúp đỡ. Nói cách khác, ta làm gì thì Chúa vẫn ở trong ta và ta trong Chúa, thật rất rõ.

Trình thuật nay diễn tả, là: Chúa tuy đã chấm dứt cuộc sống dưới thế trần khi Ngài về với Cha. Và lúc đó, ta sẽ một mình hành xử, tự mình sống cho mình và vì mình. Còn người khác, kẻ khác có được ta quan tâm chú ý nữa không? Dù sao, thì Chúa vẫn ở với ta, khi ta làm bất cứ chuyện gì. Đó là ý nghĩa của tương quan mật thiết ta có với Chúa, tức sự quan phòng Chúa tỏ bày cho ta.

Trình thuật nay dọi lại lời Chúa trăn trối ở buổi Tạ Từ, vào phút cuối lúc Ngài thực sự nguyện cầu cho mọi người. Lời Chúa xác chứng Ngài không còn “ở” với thế trần, bao lâu nữa. Và cũng thế, đời của ta cũng sẽ không còn ý nghĩa, từ ngày ấy. Bởi lẽ, ta cũng sẽ không còn “ở” với thế gian này, kể từ nay. Thay vào đó, ta được tháp đặt về với Cha và Cha sẽ giữ gìn và thánh hoá ta suốt một đời.

Trình thuật, nay nói đến sự quan phòng của Chúa, tức diễn tả về tương quan tức thời ta vẫn có với Cha. Ngài là “điềm tới” và là món quà gửi đến cho ta vào phút chót. Đó là lý do khiến Ngài đi vào cõi chết, để rồi sống lại và về với Cha. Từ nơi Cha, Ngài trao ban quà tặng quý giá là tương quan tức thời với Cha như ân lộc Thần Khí Hiện Đến với mọi người, nhân ngày Ngũ Tuần. Từ đó kết hợp ta vào với Cha để nên một, có Cha làm một với ta.

Chúa là Đấng trung gian hài hoà giữa ta và Cha Ngài, như thế có nghĩa: Ngài từ Cha đến với ta và Ngài trở về với Cha ngày Thăng thiên để nguyện cầu cho ta, vào mọi lúc. Những lời như thế, không nên thể hiểu theo nghĩa từ vựng, từng chữ. Bởi, Đức Chúa là LỜI của Cha, Ngài tặng ban cho ta. Vai trò “trung gian hài hoà” của Ngài là LỜI đem ta vào với “tương quan tức thời” với Cha. Dân con Chúa đều hiểu rõ điều này, cách nằm lòng. Và con dân Ngài vẫn đáp lại nhờ vào Ngài, bằng LỜI Ngài, để rồi tất cả sẽ đi vào Tiệc Thánh, tức: đi vào “quan hệ tức thời” về với Cha.

Nói ra điều này thật không dễ để nói cho đúng cách. Điều cần, là ta nên tránh đường xưa lối tắt dẫn đưa con người mãi đi xa, lạc đường không đến được. Và, cung cách dẫn đi xa, thường khiến ta chối bỏ tương quan tức thời, Chúa đợi chờ. Thế nên, ở trên và ở ngoài ngôn từ ta vẫn có, Lời Ngài đến với ta để kể cho ta nghe sự thật, rất thực. Và, ta được “thánh hoá” bằng sự thật, vượt ngôn ngữ.

Chuyển giao sự thật cho mọi người, ta sẽ trở thành đấng hiền từ như Kitô-khác. Và nếu ta cùng mọi người làm được điều đó, thì tất cả sẽ là ngôn sứ của Chúa và dân con hiền hoà thực hiện Lời Ngài như điều Chúa hứa vào lễ Ngũ Tuần. Và, Ngài vẫn muốn sự việc xảy ra như thế. Đó là sự thật tràn đầy từng khiến con dân Chúa ngạc nhiên. Thần Khí Chúa thổi đến nơi nào Ngài muốn thổi và ta có âm thanh điệu thổi của Ngài nhưng lại không biết âm thanh ấy từ đâu đến rồi sẽ đi về đâu. Ta chẳng thể nào đòi Ngài hoạt động theo cách thế của thông tin thời đại hoặc toán pháp, hình học rất chính xác được.

Hoạt động của Thần Khí Ngài, thánh Phaolô cũng từng kể: cách thế Chúa làm, nhiều lúc rất bộc phát, dị kỳ và khinh xuất. Cả Con Chúa cũng từng làm nhiều điều khiến ta khó đoán. Sách Công Vụ, có kể về sự kiện thánh Phêrô gặp công dân La Mã ngoài Đạo, ở Rôma ông tên là Cornêlius là người cũng từng cảm nhận được Thần Khí Chúa sống động ở bên trong. Điều này có nghĩa: ông cũng có tương quan tức thời với Chúa, với Cha. Và, cả thánh Phêrô nữa đã chấp nhận thanh tẩy rửa ông để ông có tương quan tức thời với Hội thánh nữa. Và, ông là người đầu tiên trong lịch sử tuy không phải là Do thái, nhưng lại gia nhập hàng ngũ các kẻ tin có tương quan với Chúa, rất tức thời.

Sau ngày Thày trỗi dậy, các tông đồ đã tụ tập tại Giêrusalem để chọn người thay cho Giuđa Iscariốt. Người đó chính là Mathias. Nhưng trước đó, nào đã ai hay biết quá trình lý lịch của ông này chút nào. Cũng hệt thế, thánh Phaolô cũng có kinh nghiệm để đời về tương quan tức thời, khi thánh-nhân gặp gỡ Chúa trên đường Đamát. Vậy nên, những việc tương tự làm sao ta đoán được.

Về tương quan tức thời, trong đó có năng lực đặc biệt khiến đầu óc con người bối rối, khó lường. Muốn tránh khỏi cảnh này, ta chỉ cần nhận biết sự thật cách khiêm tốn và đón nhận thật tình và định ra được tính chất thực/hư của sự việc bằng phương cách mở lòng mình để sự việc tốt lành được diễn tiến theo cung cách thường tình.

Cũng nên biết rằng: dù có tương quan tức thời với Chúa và với Cha, ta vẫn là người có đặc trưng khác biệt. Khác mọi người, trong mọi lúc. Và, để ý một chút, hẳn là ta sẽ nhận ra rằng con dân Chúa luôn có tư cách và phương án xử sự khác người thường. Và, có khi còn khác cả Chúa nữa. Điều này thật rất đúng, nếu ta nhìn vào mỗi cá nhân hoặc nhóm hội/đoàn thể và cả giáo hội địa phương nữa.

Cũng thế, ngay những người cùng nhóm hội/đoàn thể vẫn xảy ra hiện tượng ghen tương, ghét bỏ, đố kỵ. Sở dĩ có chuyện đó, là vì ai cũng nghĩ mình là nhân vật quan trọng, khác thường. Lại có người nghĩ mình là trung tâm địa cầu hoặc “rốn vũ trụ”, mọi người khác chỉ là số không rất lớn. Không cần có trên thế gian này, và không xứng đáng để mình bận tâm.

Có vị còn nghĩ: mình mới là người có khả năng thực thi ý định của Chúa. Bởi thế nên, họ vẫn nhìn người khác bằng con mắt kỳ thị, thấp hèn, thua kém mình. Thật khó có thể nói rằng: đôi lúc, trong chúng ta cũng có người hành xử giống hệt như thế. Tức, vẫn coi mình là người của công chúng, hoặc của cộng đoàn rất thánh là Hội thánh, chẳng bao giờ có khó khăn hoặc vấn đề gì. Chúng ta, tuy là một nhưng không phải ai cũng thế. Đó chính là vấn đề.

Lời Chúa ở Tin Mừng thánh Gioan chương 17 cho thấy: Ngài khẩn cầu lên Cha để tất cả chúng trở nên một như Ngài với Cha là Một. Ngài và Cha tuy không giống hệt nhau, vì Ngài là Con. Còn, Chúa Cha là Cha Ngài, mỗi Vị chứng tỏ Ngài là ai? Là Đấng nào? Để rồi, ta cũng làm như thế.

Giáo hội địa phương ở các nơi được mời gọi sống tích cực về lịch sử, văn hoá và truyền thống, rất đa dạng. Đây không là vấn đề xã hội riêng rẽ, nhưng là đòi hỏi của niềm tin vào Chúa. Tính đa dạng/độc đáo của truyền thống đã khiến Hội thánh trở nên phong phú hơn qua lối sống có niềm tin đích thực. Sống cách đó, ta không chỉ khác nhau theo cách giản đơn, nhưng còn trở nên khác biệt, cách độc đáo nữa.

Công đồng Vatican 2 lại đã công nhận rằng: đại kết là hiệp nhất để tín hữu Đức Kitô trở nên một, nhưng điều đó không cò nghĩa xoá bỏ mọi khác biệt giữa các giáo hội địa phương. Sống niềm tin đích thực không phe phái, cũng chẳng độc tài toàn trị nhưng ta vẫn có cơ hội để hiểu rằng tất cả chúng ta đều ở trong tương quan tức thời với Chúa với Cha theo cung cách riêng của mỗi người.

Như thế là ta đã xây dựng một lễ Ngũ Tuần ngay trong Hội thánh. Và Hội thánh, vẫn bao gồm thời khắc đặc biệt để ta có thể nguyện cầu cho sự hiệp nhất, rất đại kết. Tức: kết hợp mọi kẻ tin vào với hiệp thông, quan phòng và tương quan tức thời với Cha và với Chúa.

Trong tâm tình cảm nghiệm được như thế, ta lại sẽ ngâm tiếp lời thơ còn dang dở, rằng:

“Em trở về đây với bướm xuân,

Cho tôi mơ ước một đôi lần.

Em là người của ngày xa lắm,

Lòng cũ hai ta cũng chẳng gần.”

(Đinh Hùng – Bướm Xuân)

Có bướm, có xuân, nhưng “lòng cũ cũng chẳng gần”, bởi anh và em đâu muốn tạo tương quan thật gần gũi. Lòng cũ với bướm xuân chỉ có được, khi em và tôi cùng mọi người tạo tương quan tức thời với Chúa, với Cha, với cả mọi người, để rồi ta cứ thế gìn giữ tình thân thương rất gần gũi.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch

THAM LAM

THAM LAM

(St-Jean Marie Vianney)

Tham lam là sự yêu thích quá mức những của cải vật chất thế gian.

Tham lam là sự say mê sai quấy và tai hại khiến chúng ta quên mất Thiên Chúa, quên các Bí tích, quên cầu nguyện, mà chỉ nghĩ đến những thứ như vàng bạc, nhà cửa, đất đai…

Người tham lam giống như con heo đi tìm đi tìm thức ăn trong đống bùn lầy dơ dáy mà không biết chúng từ đâu ra. Nghiêng chiều về thế gian, người tham lam không còn mơ ước những của cải thiêng liêng. Hạnh phúc của họ không còn là Thiên Đàng nữa. Người tham lam không làm điều gì tốt lành cho đến lúc chết. Họ say sưa tích góp của cải, lúc nào cũng lo lắng về nó, nếu bị mất mát một chút xíu, họ tiếc rẻ ngày đêm. Sống trong giàu sang họ vẫn không có lòng tận hưởng, giống như một người ở giữa sông nhưng bị chết khát; nằm trong đóng gạo nhưng bị chết đói. Người tham lam có mọi sự nhưng không dám tiêu xài; vàng là vật thánh của họ, họ sùng bái nó như là chúa của mình.

Ngày nay có nhiều người thờ ngẫu tượng, có nhiều người lo nghĩ về của cải hơn là lo tôn thờ và phụng sự Thiên Chúa.

Họ ăn cắp, lừa đảo, kiện tụng lẫn nhau, thậm chí coi thường thánh luật của Chúa. Người tham lam làm việc cả ngày Chúa Nhật và những ngày lễ trọng , không có gì có thể làm thỏa mãn được đôi tay tham lam của họ.

Người tín hữu tốt lành không nghĩ đến thân xác nay còn mai mất, nhưng chỉ quan tâm đến linh hồn bất tử của mình. Đang khi còn sống trên thế gian, họ luôn gắn bó với linh hồn của mình. Họ siêng năng trong những công việc tông đồ của Giáo Hội, tha thiết cầu nguyện, thánh hóa ngày Chúa Nhật, tham dự Thánh Lễ sốt sắng. Cuộc đời họ thật hạnh phúc biết bao!

Thời gian: ngày, tháng, năm dài cũng không bao giờ ảnh hưởng đến họ; vì họ luôn sống trong tình yêu Chúa, đôi mắt họ luôn hướng về nơi vĩnh cửu.

Chúng ta thờ ơ với phần rỗi và bo bo giữ lấy của cải chóng qua biết bao! Có ai nói rằng mình sẽ sống mãi không? Chúng ta giống như những người lo thu góp dự trữ lương thực cho cả mùa đông; sau đó cái gì sẽ còn lại? Chẳng còn gì cả! Cũng vậy, cái gì còn lại cho người tham lam có nhiều của cải khi cái chết đến bất thình lình? Nếu không phải là vài tấm ván hòm che phủ, và sự thất vọng vì không thể mang theo mình tất cả vàng bạc châu báu.

Người tham lam thường chết trong thất vọng, và phải tính sổ với ma quỷ về sự tham lam vô độ của mình. Những người tham lam keo kiệt thường bị phạt ngay ở đời này. Dưới đây là một câu chuyện minh chứng.

Thánh Hilarion một hôm cùng đi với các môn đệ đến thăm các cộng đoàn. Ngài đi ngang qua một vườn nho, ở đó có một tu sĩ keo kiệt, ra lệnh cho những người giữ vườn ném đá và đất vào những ai đi ngang qua đó, để không có ai đụng đến những chùm nho của ông.

Lòng keo kiệt này đã bị trừng phạt đích đáng. Năm đó vị tu sĩ keo kiệt này thu hoạch ít hơn thường lệ, và khi ép nho ra rượu, lại trở thành dấm chua. Ngược lại có một vị tu sĩ khác tên là Sabbas đến năn nỉ thánh nhân và các môn đệ ghé vào vườn nho của mình để nghỉ ngơi và giải khát. Thánh Hilarion đã chúc lành cho vườn nho của vị tu sĩ tốt lành này và cho các tu sĩ của ngài đến đó, tất cả đều được nghĩ ngơi và ăn uống no nê.

Hai mươi ngày sau, người ta thu được ba trăm thùng rượu thay vì bình thường như mọi năm chỉ có mười thùng.

Chúng ta hãy noi gương vị tu sĩ Sabbas này sống vô vị lợi để được Thiên Chúa chúc lành cả đời này lẫn đời sau.

Nguyễn v Thập gởi

Nghị viện châu Âu ra nghị quyết khẩn về nhân quyền tại Việt Nam

Nghị viện châu Âu ra nghị quyết khẩn về nhân quyền tại Việt Nam

Nghị viện châu Âu tại Straspourg.

Nghị viện châu Âu tại Straspourg.

REUTERS/Jean-Marc Loos

Anh Vũ

RFI

Theo trang thông tin của nghị viên châu Âu www.europarl.europa.eu, hôm qua 18/4/2013, tại Strasbourg, các nghị sĩ của Liên hiệp châu Âu đã nhất trí hoàn toàn về nghị quyết khẩn cấp kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các nhà báo, blogger và các nhà ly khai bị cầm tù vì bất đồng chính kiến với chính quyền. Đồng thời nghị quyết kêu gọi Việt Nam tôn trọng các cam kết quốc tế, đặc biệt trên lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do tôn giáo.

Bản nghị quyết được thông qua khẩn cấp nói trên đã được sự ủng hộ của đa số các đảng phái chính trị tại nghị viện. Nghị quyết của Nghị viện châu Âu bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước các bản án nặng nề của chính quyền đối với các nhà báo và blogger Việt Nam, kêu gọi chính quyền Hà Nội sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều luật bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí. Văn kiện thông qua gấp này cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt các vụ cưỡng chế đất đai và sách nhiễu các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam.

Hôm 27/6/2012, Liên hiệp châu Âu và Việt Nam đã ký Thỏa thuận đối tác và hợp tác, trong đó bao gồm điều khoản cam kết về nhân quyền. Điều này có nghĩa là các bên ký thỏa thuận có thể « thảo luận » về những vấn đề nội bộ của nhau, nếu như một bên vi phạm các nguyên tắc căn bản về nhân quyền và dân chủ. Các nghị sĩ châu Âu đã đề nghị Liên hiệp phải nhất trí và sử dụng các cơ chế quy định trong thỏa thuận trên để bảo vệ đúng đắn nhân quyền và quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Theo giới quan sát tại châu Âu, nghị quyết vừa được thông qua tại Strasbourg là một thông điệp mạnh mẽ đối với chính quyền Hà Nội và sẽ có ảnh hưởng đến cuộc đàm phán sắp tới về tự do mậu dịch giữa Liên hiệp châu Âu và Hà Nội. Văn kiện này cũng sẽ được tại Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Genève lưu tâm.

Việt Nam đang có tham vọng trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc vào năm 2014. Lập trường của các nghị sĩ châu Âu về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam sẽ có một trọng lượng đáng kể trong các cuộc vận động quốc tế của Hà Nội.

Từ năm 2009, Việt Nam đã có cam kết với Hội đồng nhân quyền về việc cải thiện các quyền tự do báo chí nhưng từ đó đến nay các cam kết đó không hề được tôn trọng. Theo báo cáo của các tổ chức bảo vệ nhân quyền, cũng như theo nhà báo của quốc tế, thì từ một năm trở lại đây, chiến dịch trấn áp các tiếng nói đối lập có chiều hướng gia tăng. Hàng chục nhà động tôn giáo, blogger, nhà báo bất đồng chính kiến đã bị kết án bằng những bản án tù nặng nề.

SỐNG HY VỌNG TRONG ĐỨC KITÔ

SỐNG HY VỌNG TRONG ĐỨC KITÔ

“Hãy đừng để điều gì làm [tâm hồn] bạn phiền muộn,
hãy đừng để điều gì làm [con tim] bạn sợ hãi,
vì tất cả sẽ trôi qua: chỉ trừ một mình Chúa.
Hãy kiên nhẫn trong mọi sự.

Những ai có Chúa sẽ không thấy thiếu một điều gì,
vì một mình Chúa là đủ.” –
Thánh Têrêsa Thành Avila

Hy vọng là một trong ba món quà cao quý mà Thiên Chúa ban tặng cho con người (tin, cậy, mến), và Giáo Hội gọi ba món quà thiêng liêng này là những nhân đức đối thần (theological virtues).  Những món quà thiêng liêng này được gieo vào tâm hồn của mỗi người từ khi linh hồn và thân xác chúng ta được thành hình vì không có hy vọng chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở thành “nhân”, và ngược lại chúng ta sẽ trở thành những con người tuyệt vọng hướng vễ cõi âm ty.  Chúng ta đang bước vào tuần thứ tư của mùa Hy Vọng (hy vọng ở đây khác với mùa Vọng của sự mong chờ) – mùa mà mọi tạo vật hoan hỉ vì một biến cố lạ lùng mà Thiên Chúa Cha đã làm cho Con Một của Ngài cách đây hơn hai ngàn năm. Đó là sự Phục Sinh khải hoàn của Đức Giêsu Kitô, và trong sự Phục Sinh ấy ba món quà thiêng liêng tin, cậy, mến của chúng ta được nuôi dưỡng trong lòng Giáo Hội.

Có lẽ ai trong chúng ta đều biết đến biến cố đau thương vừa mới xảy đến trên đất nước yêu thương của chúng ta, nơi mà đã và đang cưu mang chúng ta trong những ngày tháng qua và những tháng ngày còn lại, nơi mà chúng ta chọn làm quê hương thứ hai của mình.  Chúng ta đã nghĩ gì khi đọc báo chí hay nghe tin tức về biến cố này?  Hãy lắng đọng trong giây lát để nghe những biến chuyển trong con tim khi mà chúng ta nghe những đau thương, nhìn những vũng máu, chứng kiến cảnh hủy hoại, và những tiếng rên xiết đau lòng của những người bị tàn phế.  Chúng ta đang cảm nhận được những gì? Sợ hãi hay mất niềm tin?  Giận dữ hay oán ghét?  Đen tối hay tuyệt vọng?  Vô cảm và không muốn biết đến? Hay là bạn thắc mắc không biết Thiên Chúa đang ở đâu khi những điều này xảy đến?  Hay là bạn suy tư không biết sự Phục Sinh khải hoàn của Đức Giêsu Kitô có thay đổi được gì bộ mặt thế giới ngày hôm nay không?  Làm sao mà mình có thể sống niềm hy vọng khi những biến cố đau thương đang đầy dẫy xung quanh ta?

Đây chính là lúc chúng ta cần sống niềm hy vọng giữa những đen tối và đau thương, sống niềm hy vọng mà các tông đồ, các thánh, và bao nhiêu người đã và đang sống.  Các ngài đã không tách rời thế giới loài người và thế giới của Thiên Chúa nhưng đã sống giữa thế giới này trong niềm hy vọng.  Các tâm hồn ấy đã chọn lối sống bình an trong hy vọng nhưng đó không phải là lối sống vô cảm vì nếu đó là lối sống vô cảm thì các ngài và bao nhiêu người đã chẳng dấn thân và chịu mất mạng sống mình.  Họ đã sống bình an giữa biển đời và mang lại an bình cho những ai đang cần đến vì họ đã để niềm vui Phục Sinh làm chủ tâm hồn họ.  Không một đen tối nào có thể làm cho con mắt họ mù quáng vì họ luôn hướng về ánh sáng của Thiên Chúa.  Không một sự giận dữ bạo tàn nào có thể làm cho tâm hồn họ giao động vì tâm hồn họ luôn bám chặt vào Đấng mà họ đã chọn làm Thành Trì.  Không có một sự ác nào có thể đánh bại họ vì họ đã vững tin vào Đấng đã chiến thắng sự dữ và đã chỗi dậy từ cõi chết.  Các thánh và bao nhiêu người đã sống được như vậy vì họ đã chọn để Thần Khí Chúa nung đúc và duy trì hạt giống hy vọng trong con tim họ, và qua đó họ là những nhân chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới này.

Chúng ta là những Kitô hữu và chúng ta được mời gọi làm chứng nhân để mang niềm hy vọng và sự hiện diện của Thiên Chúa đến ngay trong thế giới hôm nay.  Chúng ta cũng được mời gọi để Thần Khí Chúa nuôi dưỡng hạt giống hy vọng trong ta.  Nếu Chúa Giêsu là ánh sáng mặt trời, thì mỗi chúng ta hãy xin ơn để làm một tia nắng; như vậy thì thế giới mới nhận ra hơi ấm, sức mạnh và sự phong phú vô tận của Đấng Phục Sinh.  Làm sao chúng ta biết làm cách nào để sống chứng nhân cho Thiên Chúa và tia nắng mặt trời nào Ngài muốn chúng ta trở thành?  Nếu chúng ta sống cuộc sống cầu nguyện, tập tĩnh lặng và biết lắng nghe, Thần Khí Thiên Chúa sẽ hướng dẫn và dạy dỗ cho chúng ta phải sống cách nào để có tương quan mật thiết với Chúa Giêsu.  Vậy trước hết, chúng ta hãy xin ơn để cảm nghiệm được Chúa Giêsu là ai với mỗi người chúng ta, và khi gặp được Ngài rồi, chính Ngài sẽ dạy cho chúng ta công việc sứ giả nào Ngài đã chọn cho ta đồng hành với Ngài.  Muốn được như vậy thì mỗi một ngày hãy dành riêng cho ta và Ngài nửa tiếng trong thinh lặng, và trong thời gian thánh thiêng ấy hãy để Thần Khí dẫn ta đi gặp Đấng mà chúng ta tôn thờ là Thầy và là Chúa, không chỉ bằng môi miệng nhưng bằng tất cả tâm trí của chúng ta.  Là nhân chứng và sống với Thần Khí Chúa trong niềm hy vọng, chúng ta hãy tuyên xưng niềm hy vọng ấy trong cuộc sống hằng ngày như lời dạy của Thánh Phêrô:
Đức Kitô là Đấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em.  Hãy luôn luôn sẵng sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em.  Nhưng phải trả lời cách hiền hoà với sự kính trọng.

Ước gì mỗi người chúng ta biết dành thời gian mỗi ngày để đến với Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, qua hình bánh rượu hoặc rước Ngài cách thiêng liêng, hầu chúng ta lãnh nhận sức sống của Đấng đã phó mình để nuôi sống chúng ta.  Vì nếu chúng ta không biết đến với Ngài và để Ngài duy trì chúng ta qua cầu nguyện và thánh lễ, chúng ta sẽ là những nhân chứng thiếu dinh dưỡng và chúng ta sẽ ngã quỵ khi gặp những điều ngoài ước muốn.  Hãy luôn để bình an của Chúa làm chủ tâm hồn hầu chúng ta luôn thấy những tia nắng ấm áp của Ngài đang bao trùm chính ta và thế giới, khi mọi sự như đảo chao và bóng đêm che phủ, khi sự dữ đang muốn nuốt sống chửng mọi sự xung quanh, khi sự bạo tàn đang hành hung như muốn cuốn chúng ta vào cõi hư không của chúng.

*********************************************

Niềm tin trong Đức Kitô khơi dậy trong ta niềm hy vọng,
Niềm hy vọng trong Đức Kitô mang lại cho ta ánh sáng,
Ánh sáng trong Đức Kitô đưa ta đến sự sống.
Hãy sống với Ngài trong niềm Tin, Cậy, Mến
Hãy yêu mến vì Ngài là Thầy và là Chúa
Hãy yêu mến vì Ngài là Đấng chúng ta tôn thờ.  Amen!

Củ Khoai,

4/2013

From: langthangchieutim và

Anh chị Thụ Mai gởi

TRONG THÁNH Ý NGÀI

TRONG THÁNH Ý NGÀI

Đa số chúng ta đều mất thời gian dài lâu để tìm hiểu xem Thánh Ý Thiên Chúa muốn gì cho đời mình. Hay ít nhất ta cũng đồng ý rằng cần phải khám phá ra điều đó.

Thế nhưng, một khi đã cảm nhận được Thánh Ý Thiên Chúa, chúng ta thường không có đủ can đảm để sống theo Thánh Ý Ngài. Thế đấy, không biết thì hăm hở kiếm tìm, tìm thấy rồi thì… để đó!

Trong Sách Nguyện Tổng Quát, có một lời nguyện dễ thương ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc về “Thánh Ý Thiên Chúa”. Lời nguyện ấy bắt đầu như sau:

“Lạy Cha Chí Ái, Cha muốn chúng con biết cảm tạ tri ân về tất cả mọi sự, Cha muốn chúng con không sợ hãi gì ngoại trừ sợ lạc mất Cha, và Cha muốn chúng con dành cho Cha trọn thao thức của mình – như Cha vẫn hằng trọn tình với chúng con…”

Bạn thấy rồi đấy, Thiên Chúa khao khát chúng ta bầu bạn với Ngài. Thánh Ý Ngài là vậy đấy. Bạn hãy bầu bạn với Thiên Chúa – và cả hai bên sẽ cùng vui vẻ!

“Một ngày tại khuôn viên thánh điện quý hơn cả ngàn ngày. Thà ở cổng đền Thiên Chúa – vẫn còn hơn sống trong trại ác nhân! (Tv 84,10)

***

Lạy Chúa là vẻ đẹp vĩnh cửu của con, con tìm kiếm Chúa. Xin cho con cảm nhận được niềm an bình thanh thản trong tìm kiếm Người.

– Chỉ mong tôi chẳng còn gì,

nhờ thế Người là tất cả của tôi.

– Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,

nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,

đến với Người trong mọi sự,

và dâng Người tình yêu trong mọi lúc

– Chỉ mong tôi chẳng còn gì,

nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.

– Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,

nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người

và thực hiện ý Người trong suốt đi tôi.

(R. Tagore)

Ngọc Nga sưu tầm

Anh chị Thụ & Mai gởi

Nguy cơ nô dịch văn hóa từ Trung Quốc

Nguy cơ nô dịch văn hóa từ Trung Quốc

Trái cây bày bán ở Việt Nam có dán cờ Trung Quốc (DR)

Trái cây bày bán ở Việt Nam có dán cờ Trung Quốc (DR)

Thụy My

Trong thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các hiện tượng từ sách cho trẻ em có in cờ và nhiều hình ảnh của Trung Quốc, cho đến vụ một siêu thị liên tục dán cờ Trung Quốc lên trái cây bày bán. Dư luận trong nước rất bất bình và nhiều người đã đặt câu hỏi, liệu đây là những trùng hợp tình cờ, hay là có một bàn tay nào đó ở phía sau.

Trao đổi với RFI Việt ngữ, ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bày tỏ sự quan ngại về nguy cơ nô dịch văn hóa Trung Quốc.

Ông Nguyễn Văn Mỹ – TP Hồ Chí Minh

13/04/2013
by Thụy My

Nghe (09:56)

RFI : Xin chào ông Nguyễn Văn Mỹ. Thưa ông, vừa qua liên tiếp có những vụ sách dành cho trẻ em Việt Nam lại in cờ Trung Quốc, hàng bán trong siêu thị dán cờ Trung Quốc, ông nghĩ thế nào về hiện tượng này ?

Ông Nguyễn Văn Mỹ : Dư luận trong nước hết sức bức xúc và bất bình trước những hiện tượng đặt ra rất nhiều vấn đề mà người dân có thể suy diễn. Liên tiếp những cuốn sách của nhiều nhà xuất bản bị phát hiện – còn những cuốn chưa bị phát hiện thì mình chưa biết được, bởi vì tôi thấy cứ vài ngày lại có thêm những thông tin mới – lãnh vực đó lâu nay chúng ta chưa quan tâm. Ở đây vai trò quản lý nhà nước cực kỳ kém, chủ yếu là nhờ người dân và báo chí phát hiện.

Việc cờ Trung Quốc xuất hiện trên sách, từ sách tham khảo, sách tập đọc và gần đây gần như là sách giáo khoa – sách đọc tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo dục, lại quên Hoàng Sa, Trường Sa. Hàng loạt sai sót liên tiếp diễn ra, người dân có thể đặt câu hỏi, đây không phải là ngẫu nhiên. Bởi vì thứ nhất là nếu nhầm lẫn thì tại sao lại không nhầm lẫn với nước khác trên thế giới ? Liên Hiệp Quốc có 193 nước, tại sao mình cứ toàn nhầm lẫn với Trung Quốc không là sao ?

Cái bất bình, thậm chí là phẫn nộ thứ hai, là sự giải thích vòng vo, loanh quanh, đổ lỗi, không nhận trách nhiệm của những người có trách nhiệm. Ví dụ như là sách Phát triển trí thông minh cho trẻ của Nhà xuất bản Dân Trí, đây là sách tham khảo. Hoặc là sách Bé làm quen với chữ cái của Nhà xuất bản Sư Phạm, ở mục đánh vần chữ C và cổng trường em, thì đều có cờ Trung Quốc. Người ta giải thích rằng cái này là vì mua bản quyền của Trung Quốc. Dư luận người ta đặt vấn đề là chả lẽ một cuốn sách tham khảo cho trẻ con chưa vô lớp 1 mà 10.000 giáo sư tiến sĩ Việt Nam không viết được, lại phải mua hàng Trung Quốc, mà hàng này là « hàng dạt ». Giáo dục Trung Quốc chưa bao giờ được xem là nền giáo dục tiên tiến cả.

Sách tham khảo đơn giản như vậy mà lại không thể biên soạn được, phải nhập. Và cách giải thích hết sức vô trách nhiệm của những người lãnh đạo, ví dụ như bà Bùi Thị Hương, giám đốc Nhà xuất bản Dân Trí cho rằng sách này mua bản quyền của nước ngoài, theo chương trình Trung Quốc nên sách vẽ trường Trung Quốc thì phải để cờ Trung Quốc. Nhưng khi báo chí chất vấn, như vậy tại sao giới thiệu đây là sách biên soạn theo chương trình của Bộ Giáo dục Đào tạo, thì bà Hương im lặng không trả lời. Bà ấy còn biện minh rằng việc treo cờ Trung Quốc chẳng có gì quan trọng, bình thường thôi, nếu thay cờ Việt Nam là vi phạm hợp đồng.

Tôi cho rằng thái độ như vậy là hết sức thiếu trách nhiệm. Nếu còn những con người, còn kiểu suy nghĩ của những người lãnh đạo như bà Hương, thì những chuyện như cờ Trung Quốc còn xuất hiện dài dài. Cái nữa là trách nhiệm giải quyết của những người cấp trên bà Hương. Họ cũng trả lời rất là loanh quanh. Thậm chí sách in sai thì Phó giáo sư tiến sĩ Đinh Ngọc Bảo cho rằng sách lỗi là chuyện bình thường, và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm cho phép 100 trang thì được sai dưới 5 lỗi.

Có cái nước nào mà cho phép như vậy không ? Có nhà xuất bản nào mà kỳ quái như vậy không ? Đã xuất bản, mà lại sư phạm thì không được phép lỗi. Lỗi là chuyện bất khả kháng thôi. Ông Bảo, Tổng biên tập Nhà xuất bản Sư Phạm còn phân trần rằng cô Thu Hà là giáo viên lâu năm, có kinh nghiệm viết sách, cô chỉ viết phần nội dung thôi còn minh họa thì nhờ bạn lấy từ trên mạng. Lòi ra một cái việc bậy bạ nữa, tức là nội dung thì viết tào lao, minh họa thì ăn cắp hình từ trên mạng. Viết sách sư phạm mà như đi mua rau ! Nhờ cái chuyện lộn xộn đó mình mới biết được cái quy trình làm sách của Nhà xuất bản Sư Phạm và của ngành giáo dục hiện nay quá sức là tệ hại.

Ngoài ra gần đây lại có thêm một số cuốn sách khác, đặc biệt là sách của Nhà xuất bản Mỹ Thuật về Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ, và Mười phút cho bé trước khi đi ngủ, lại có cờ Trung Quốc tiếp. Và cách đây mấy bữa, có sách dạy Tiếng Hoa cho thiếu nhi (Việt Nam), không chỉ có cờ Trung Quốc mà còn có thủ đô Bắc Kinh và đường lưỡi bò 9 đoạn bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa và phần lớn Biển Đông, cùng toàn bộ thông tin về Trung Quốc.

Còn sách của Nhà xuất bản Giáo Dục, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 thì gần như không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Ngô Trần Ái là giám đốc nhà xuất bản thanh minh là bản đồ quá nhỏ nên không thể hiện, hơn nữa đây là sách học tiếng Việt chứ không phải là sách Địa lý. Chả lẽ là sách Địa lý mới chính xác, còn các sách học khác thì cứ thoải mái, tha hồ ?

RFI : Theo ông thì liệu đây có phải là một sự tình cờ hay không ?

Tôi cho rằng có thể những người làm sách, từ biên tập cho tới tổng biên tập họ ấu trĩ, họ đơn giản, nhưng mà dứt khoát người Trung Quốc thì họ không có đơn giản đâu. Người Trung Quốc có ý đồ rất rõ, họ tính toán cả một kế hoạch chi li, dài hơi và từng bước đi cụ thể. Không chỉ xâm lược về hàng hóa, mà họ sẽ xâm lược về văn hóa. Tại vì văn hóa mới là gốc, còn hàng hóa có thể tẩy chay được, và từ những việc rất nhỏ.

Dư luận có quyền đặt vấn đề, tại sao những người mang trách nhiệm đầy mình, cũng toàn là giáo sư tiến sĩ, học hàm học vị như thế, lại trả lời hết sức là vô trách nhiệm, lại để những chuyện hết sức tế nhị len vào trong giáo dục. Đặc biệt là người ta rất quan tâm tới giáo dục cho trẻ con, bởi vì trẻ con như tờ giấy trắng, mình viết chữ gì lên là nó in chữ đó.

Cho nên là cái nguy hiểm chúng ta chưa lường hết được, và thật ra theo ý kiến riêng của cá nhân tôi thì có khi cũng cần một cuộc hội thảo để mổ xẻ, tìm cho ra biện pháp mà sửa sai. Chứ nếu chúng ta cứ chấp nhận cái này thì chỉ là dung dưỡng cái xấu, bao che cho cái sai, dẫn đến hậu quả khôn lường là từ việc lệ thuộc về văn hóa thì chúng ta sẽ lệ thuộc về nhiều thứ khác.

Dư luận xã hội và người dân có quyền đặt nghi vấn, đằng sau những sai sót này là gì ? Giống như tại sao hầu hết những công trình xây dựng, đấu thầu hiện nay trong rất nhiều lãnh vực, người Trung Quốc đều giành được. Phải chăng là vì Trung Quốc bán giá rẻ hơn, và họ lót tay rất lớn, cho nên họ mua chuộc được cán bộ của mình ? Một, hai việc thì còn nói là sơ suất, nhưng mà nó liên tiếp xảy ra cả một hệ thống như thế, nếu không có những biện pháp quyết liệt và xử lý nghiêm minh, thì tôi nghĩ rằng cái xấu sẽ lan tràn như là sinh sản vô tính, và nó cực kỳ nguy hiểm.

Hàng loạt chuyện, kể cả việc trước đó VTV1 đưa hình cờ Trung Quốc có thêm một ngôi sao – nhầm lẫn đó ít nhất cần một lời xin lỗi, thì VTV1 chỉ gỡ cái cờ đó xuống và không thèm nói năng gì. Hoặc là chuyện dán cờ Trung Quốc ở trong siêu thị, tôi nghĩ rằng dư luận có quyền đặt câu hỏi là những sự nhầm lẫn vô tình này đều được chuẩn bị trước bởi một thế lực ngấm ngầm không biết ở đâu. Còn sự cố treo backdrop có tượng Phật ở Tứ Xuyên – Đại Phật Lạc Sơn – đi hội chợ mà không quảng cáo cho mình, lại quảng cáo cho nước khác là sao ? Mà thiếu gì nước, lại quảng cáo cho nước Trung Quốc ?

Tôi rất bức xúc và cho rằng những người chịu trách nhiệm, họ có vấn đề về cả khả năng và phẩm chất. Sai sót về giao thông có thể gây ra tai nạn, bị thương nhưng mà có thể lành. Còn văn hóa mà sai sót thì không chỉ ảnh hưởng tới một người, mà cả một đất nước sẽ bị ảnh hưởng. Cả một nền văn hóa sẽ bị tổn thương, và cái đó rất khó chữa trị, nó còn nguy hiểm hơn cả ung thư.

RFI : Ông có nói đến một cuốn sách dạy tiếng Hoa cho thiếu nhi nhưng lại có đường lưỡi bò, và Hoàng Sa Trường Sa thuộc về Trung Quốc. Cuốn sách này đã được xử lý như thế nào ?

Cuốn sách đó là sách Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi – thiếu nhi đây là thiếu nhi Việt Nam gốc Hoa, như vậy thì tổ quốc của họ là Việt Nam mặc dù gốc của họ từ Trung Quốc. Đặc biệt nguy hiểm là trong cuốn sách đó có đường lưỡi bò 9 đoạn bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và phần lớn Biển Đông. Sách của công ty cổ phần văn hóa Nhân Văn, Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh tái bản.

Sách này in từ năm 2008 nhưng mà không ai biết cả, tới lúc cả thế giới người ta lên án đường lưỡi bò, báo chí đăng lên, phụ huynh đọc mới té ngửa ra, mà trả lời thì loanh quanh lít quít. Tôi nghĩ rằng trách nhiệm trước hết thuộc về những người quản lý. Nếu họ có một chút lòng tự trọng thì nên từ chức.

Tôi cũng không hiểu được tại sao chúng ta xử lý rất là đơn giản, không thể hiểu được : thu hồi sách rồi sửa lại. Những cuốn sách này chỉ có tịch thu, xử lý biên tập, xử lý nhà xuất bản một cách đích đáng thì may ra mới răn đe, may ra mới chặn đứng được cái xấu lâu nay đang núp bóng dưới nhiều hình thức văn hóa để xâm lấn Việt Nam, để làm hại cả một thế hệ trẻ như vậy. Những chuyện tày trời như thế mà chưa thấy một đơn vị nào chịu trách nhiệm, chưa thấy một cán bộ nào bị liên đới kỷ luật về chuyện này.

RFI : Tình trạng hàng Trung Quốc tràn ngập Việt Nam mà hầu hết là hàng giả, hàng kém chất lượng thì nhiều người cũng nhìn thấy rồi. Nhưng những nguy cơ khác như sách học, sách tham khảo, phim ảnh, sách dịch Trung Quốc rất nhiều mà không chọn lọc…thì liệu dần dần sẽ có tình trạng nô dịch văn hóa không ?

Cái nguy cơ đó là có thật, và nó đã biểu hiện ở một số phát ngôn của các nhà quản lý rồi. Thí dụ những nhà quản lý có trách nhiệm, có bằng cấp đàng hoàng mà cho rằng chuyện đó là bình thường, chẳng có gì quan trọng cả, trong khi dư luận người ta cho rằng sự việc đối với trẻ con là sự việc lớn, chuyện tày đình. Thì ít nhất là từ vô thức những người này đã tiêm nhiễm nô dịch văn hóa của nước ngoài, mà trước hết là của người Trung Quốc.

Từ chuyện nho nhỏ như lá cờ, bức tranh hay cái bản đồ, không khéo rồi mấy chục năm nữa trên đất nước Việt Nam sẽ toàn « người lạ ». Tức là xác Việt Nam nhưng mà hồn Trung Quốc, bởi vì xem phim Tàu, đọc sách Tàu, xài hàng Tàu.

Cho nên nguy cơ nô dịch về văn hóa là có thật, và nó đã diễn ra từ lâu rồi. Bây giờ từng bước nó đang bộc lộ với nhiều góc độ khác nhau. Ban đầu là lá cờ thôi, rồi từ từ lá cờ nhỏ bên trong cuốn sách nó sẽ ra ngoài bìa, lấn ra ngoài cuộc sống…

Cái nguy hiểm là ở chỗ, nếu đây là sự xâm lược về quân sự, thì chúng ta sẽ đáp trả ngay, phản ứng ngay. Nhưng sự xâm lược về văn hóa dưới nhiều hình thức tinh vi, bằng nhiều biện pháp tổng hợp như vậy, thì rất là khó chống đỡ. Thậm chí người bị xâm lược không biết là mình đang bị nô dịch, thì cực kỳ nguy hiểm !

RFI : Xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.