Nhân quyền ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam, Hoa Kỳ

Nhân quyền ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam, Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố bài xã luận phản ánh quan điểm chính thức về vấn đề nhân quyền ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam, Hoa Kỳ

Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Tiến sĩ Daniel Baer

Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Tiến sĩ Daniel Baer

VOA

24.05.2013

Mới đây, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Tiến sĩ Daniel Baer, đã có bài phát biểu nhân ngày Nhân quyền Việt Nam tại thủ đô Washington. Ông nhận định mối quan hệ giữa Hoa Kỳ-Việt Nam là một quan hệ năng động. Tuy nhiên, ông nói người dân Việt Nam không được hưởng những quyền con người và quyền tự do cơ bản được quốc tế công nhận. Ông cho biết quan tâm của Hoa Kỳ đối với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam ảnh hưởng đến mọi phương diện trong quan hệ của hai nước.

Tiến sĩ Baer vừa trở về sau khi dẫn đầu một phái đoàn sang Việt Nam để dự Ðối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt. Phái đoàn ghi nhận những bước đi tích cực của chính quyền Việt Nam, bao gồm việc kéo dài thời hạn đóng góp ý kiến về bản dự thảo hiến pháp.

Ông Baer nói giờ nhà chức trách Việt Nam có trách nhiệm phải xem xét những ý kiến đó một cách nghiêm túc và công bằng để đưa tiếng nói của người dân bình thường vào bản hiến pháp được sửa đổi.

Ông Baer nói Hoa Kỳ muốn thấy ở Việt Nam một hệ thống mang lại sự bình đẳng cho tất cả mọi người trước luật pháp, cùng với việc thực thi luật pháp một cách công bằng. Mỹ quan ngại về sự gia tăng những vụ sách nhiễu và giam cầm những blogger và những nhà hoạt động. Những chính sách về Internet như ngăn chặn, cho tin tặc tấn công, và theo dõi người sử dụng đã hạn chế luồng thông tin tự do.

Ông Baer cho biết nhiều người trong số hơn 120 tù nhân chính trị của Việt Nam bị cầm tù vì thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình.

Hiến pháp Việt Nam cho phép công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng tôn giáo và những quyền căn bản khác. Song, ông Baer nói thực tế lại khác.

Ông Baer nhận xét những sự bất tương xứng như vậy làm suy yếu sự phát triển và kìm hãm tiềm năng của Việt Nam. Ông cũng nêu ra rằng Hoa Kỳ đã thảo luận những vấn đề này và nhiều vấn đề khác nữa với chính quyền Việt Nam.

Ông Baer nói nếu không có tiến bộ về nhân quyền thì Việt Nam sẽ vấp phải những hạn chế ở mức phát triển mà Việt Nam có thể đạt được cũng như mức phát triển trong quan hệ hai nước. Vì thế ông Baer nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hối thúc Việt Nam cải thiện bảo vệ nhân quyền vì Hoa Kỳ quan tâm đến những người bị từ chối những quyền này, và vì đó là điều đúng đắn cần phải làm.

* Bài xã luận “Nhân quyền ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam, Hoa Kỳ” phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ

Chính quyền Việt Nam tìm cách ngăn cản Nick Vujicic giảng đạo

Chính quyền Việt Nam tìm cách ngăn cản Nick Vujicic giảng đạo

Nick Vujicic, nhà  truyền giáo Tin Lành người Úc đến Việt Nam (lifewithoutlimbs.org)

Nick Vujicic, nhà truyền giáo Tin Lành người Úc đến Việt Nam (lifewithoutlimbs.org)

Thanh Phương

nguồn: RFI

Trong những ngày qua, báo chí trong nước đã rầm rộ tường thuật về chuyến của Nick Vujicic đến Việt Nam. Cư dân mạng cũng bình luận sôi nổi về « chàng trai kỳ diệu » người Úc gốc Sebia này, cụt hết cả hai tay hai chân, nhưng có một nghị lực phi thường, được cả thế giới nể phục.

Cho đến nay, Nick đã có nhiều hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là buổi giao lưu với sinh viên, thanh niên tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, ngày 23/05, trước 25 ngàn người và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV6.

Hôm nay, 25/05/2013 tại Sài Gòn, Nick đã có buổi giao lưu với trẻ em đặc biệt khó khăn và cộng đồng người khuyết tật tại Nhà thi đấu Quân khu 7, cũng được truyền hình trực tiếp trên VTV6 và trong buổi tối giao lưu với giới trẻ tại Sân vận động Thống Nhất. Theo dự kiến, vào ngày mai (26/05/2013), Nick còn sẽ diễn thuyết buổi chót tại nhà thờ Tin Lành Gia Định.

Nhưng có một điều mà báo chí trong nước không nói đến, đó là Nick Vujicic đã đến Việt Nam không chỉ như là một nhà diễn thuyết, một tấm gương của nghị lực phi thường, mà còn với tư cách một nhà truyền giáo Tin Lành. Chính vì vậy mà trong những phát biểu của Nick, có vài lần anh nhắc đến Chúa. Thế nhưng, theo nguồn tin riêng của chúng tôi, những người được giao nhiệm vụ thông dịch cho Nick đã được lệnh không được nói đến Chúa và nói chung là không được nói đến tôn giáo, kể cả khi Nick có nói thì phải dịch khác đi hoặc không dịch.

Tuy vậy, đã có lúc nhà truyền giáo Nick Vujicic nói về Chúa và được dịch đúng như vậy. Như tại sân vận động Mỹ Đình ngày 23/05, khi trả lời một cô gái cũng bị co rút chân tay bẩm sinh, Nick đã nói : « Sự cầu nguyện là một điều rất lớn trong cuộc đời của anh và khi cầu nguyện thì Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta. Và hãy giữ vững niềm tin ».

Nói chuyện với một cô bé cũng bẩm sinh không có chân tay, Nick đã nói « Các bạn có biết tại sao tôi yêu Đức Chúa Trời không ? Bởi vì tôi biết rằng thiên đàng là có thật. Ngày nào mà chúng ta được lên thiên đàng, chúng ta sẽ có đủ chân, đủ tay. Lúc đó chúng ta sẽ chạy nhảy, vui chơi và hai chú cháu mình sẽ chạy thi với nhau nhé ».

Dường như là lần đầu tiên một nhà truyền giáo Tin Lành diễn thuyết về Chúa trước một cử tọa đông đảo như vậy ở Việt Nam, một quốc gia Cộng sản, vốn vẫn hạn chế gắt gao tự do tôn giáo. Đối với những người tổ chức chuyến đi của Nick, việc anh đã nói được về Chúa và không bị truyền hình Nhà nước cắt xén quả là một « phép lạ ». Nhưng hôm nay, theo chúng tôi được biết, ban tổ chức đã thay đổi người dịch cho Nick và người này đã không dịch đúng những đoạn Nick nói về Chúa.

Chuyến đi của Nick Vujicic đến Việt Nam là do các tín đồ Tin Lành Việt Nam tổ chức, nhưng được sự tài trợ của chủ tịch tập đoàn Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ, với chi phí lên tới 36 tỷ đồng. Số tiền tài trợ quá lớn này đã gây nhiều tranh cãi về chuyến đi của Nick đến Việt Nam.

Một số người cho rằng : trong lúc kinh tế Việt Nam đang khó khăn, sản xuất đình đốn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, sao lại lãng phí hàng chục tỷ đồng như vậy ? Hoặc lẽ ra nên dùng số tiền đó để giúp đỡ người khuyết tật ở Việt Nam. Một số tờ báo ngầm lên án hành động kinh doanh trục lợi của Tôn Hoa Sen, ám chỉ rằng nhờ tài trợ cho chuyến đi của Nick, mà cổ phiếu của Tôn Hoa Sen đã tăng giá trong những ngày qua, cho nên tài sản của ông chủ tập đoàn này đã tăng hơn 180 tỷ đồng trong vòng một tuần.

Cũng theo báo chí trong nước, đoàn xe môtô vệ sĩ hộ tống Nick khi anh đến Sài Gòn ngày 22/05/2013 cũng đang bị công an tạm giữ, vì đã « lạm quyền » hú còi, vung gậy dẹp đường, y như là cảnh sát. Cũng có người chỉ trích rằng ở Việt Nam có biết bao tấm gương nghị lực của những người khuyết tật, tại sao phải mời một người nước ngoài đến, chẳng lẽ bụt nhà không thiên ?

Dầu sao cũng phải thấy rằng, tuy không thể phủ nhận nghị lực phi thường của Nick, nhưng « chàng trai kỳ diệu » cơ bản vẫn là một nhà truyền giáo Tin Lành và các tổ chức Tin Lành, nhất là của Mỹ, rất giỏi trong việc truyền bá tôn giáo, qua các buổi diễn thuyết, qua việc phát hành sách và qua những hoạt động không khác gì marketing. Chấp nhận cho Nick đến Việt Nam, tức là phải chấp nhận những luật chơi đó và việc ngăn cản việc thông dịch những đoạn nói về Chúa sẽ chỉ làm tăng thêm tác động những lời giảng đạo của Nick mà thôi.

CƠN THỊNH NỘ CỦA CÁC THÁNH

CƠN THỊNH NỘ CỦA CÁC THÁNH

Trong tác phẩm có tựa đề “Quyển Phúc Âm thứ 5”, tác giả người Ý là ông Pomilio có tưởng tượng một câu chuyện như sau: Ngày kia, các thánh trên Thiên Ðàng không còn chịu đựng nổi những xúc phạm của con người đối với Thiên Chúa nữa, cho nên các Ngài mới họp công nghị để tìm cách chặn đứng tội lỗi của nhân loại…

Sau không biết bao nhiêu buổi họp, cuối cùng các thánh mới đồng thanh biểu quyết rằng việc Con Thiên Chúa chịu chết trên thập giá vẫn chưa đủ để cứu rỗi con người.  Do đó, cần phải dùng đến sức mạnh may ra mới trừng trị và thuyết phục được loài người.

Các Ngài họp lại thành một đạo binh hùng mạnh và xâm nhập vào trái đất.  Chỉ trong nháy mắt, đạo binh các thánh đã chinh phục được thế giới.  Các Ngài giao việc cai trị trái đất cho một số người công chính còn sót lại giữa loài người.  Còn tất cả những kẻ gian ác, tội lỗi, các ngài tập trung lại trong một thung lũng lớn.  Tại đây, các ngài dựng lên những dàn hỏa thiêu vĩ đại để tiêu diệt tất cả những người tội lỗi.  Các ngài tin chắc rằng sau cuộc thanh lọc này, dòng giống con người trên mặt đất sẽ chỉ có những người công chính…

Khi mọi sự đã sẵn sàng để tiến hành cuộc tiêu diệt, thì giữa đám người tội lỗi, các thánh bỗng thấy một người đang vác thập giá.  Hắn đang ra hiệu cho những người khác đến giúp dỡ hắn…  Nhìn thấy cảnh tượng ấy, các thánh càng bực tức hơn nữa.  Tại sao một người tội lỗi lại bị xử theo hình phạt chỉ được dành riêng cho Con Thiên Chúa mà thôi?  Nghĩ như thế, cho nên các thánh mới triệu kẻ vác thập giá đến, trói chân tay hắn lại và giải đến trước mặt thánh Phêrô để xét xử.

Vừa thoáng nhìn qua kẻ vác thập giá, vị thủ lãnh các tông đồ đã nhận ra ngay Thầy mình.  Các thánh ngỡ ngàng không ít, khi được thánh Phêrô tiết lộ rằng Con Thiên Chúa đang lẫn lộn giữa những người tội lỗi.  Các ngài mới nhớ lại lời của Ngài: “Con Người không đến để cứu thoát những người công chính mà chính là những người tội lỗi”.  Chúa Giêsu cũng nói các thánh rằng Ngài đã quyết định chết một lần nữa cho các tội nhân, bởi vì trên trần gian, không có một người nào có thể cứu thoát kẻ có tội khỏi cơn thịnh nộ của các thánh.

***************************************

Chúng ta dễ rơi vào hai thái cức trái nghịch nhau: thái độ của những người biệt phái và thái độ của Giuda, kẻ bán nộp Chúa.

Thái độ của những người biệt phái được Chúa Giêsu phác họa qua hình ảnh của một người tự cao tự đạo vào Ðền Thờ cầu nguyện.  Người này kể ra bao nhiêu công trạng của mình và nhìn một cách khinh bỉ về người thu thuế đang nép mình ở phía cuối Ðền Thờ.  Thái độ ấy tiêu biểu ấy cho chính cái nhìn mà đôi khi chúng ta cũng có đối với người khác.  Chúng ta hãnh diện về đời sống đạo đức của chúng ta và kết án những yếu hèn, thiếu sót của những người xung quanh…

Ðối nghịch với thái độ kiêu ngạo của người biệt phái là thái độ thất vọng của Giuda.  Sau khi đã bán nộp Chúa, Giuda mới nhận ra lỗi lầm của mình.  Ông không còn tin tưởng ở lòng Nhân Từ của một Thiên Chúa có thể tha thứ tất cả tội lỗi của ông và có thể mang lại cho cơ may để sống tốt đẹp hơn.

Tựu trung, cả hai thái độ đều có chung một mẫu số: đó là đóng khung trong chính bản thân để khước từ mọi ân sủng của Chúa.

Qua cuộc sống của mình, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đặt tất cả tin tưởng, phó thác vào Tình yêu của Thiên Chúa.  Dù tội lỗi chúng ta có ngập tràn, Tình yêu của Thiên Chúa vẫn luôn có sức xóa sạch tất cả. Tình yêu của Ngài mạnh hơn cả hỏa ngục và sự chết…  Qua cách cư xử của Chúa Giêsu với tội nhân, chúng ta cũng được mời gọi để nên trọn lành như Cha chúng ta trên Trời, đó là luôn biết tha thứ và cảm thông đối với những bất toàn, yếu đuối và tội lỗi của con người…

R. Veritas

***************************************

Lạy Chúa,

Điều làm tôi khắc khoải chính là Ngài,

Bởi thấy muôm vàn tủi hổ, Ngài phải chịu trên thập giá kia

Bởi thấy những thương tích thể ấy, trên thân mình Ngài.

Sau cùng, bởi chính tình yêu của Ngài, làm khắc khoải hồn tôi.

Cho dù không có thiên đàng, tôi vẫn yêu mến Ngài!

Cho dù không có hoả ngục, tôi vẫn kính sợ Ngài!

Để tôi yêu mến Ngài, chẳng cần Ngài ban gì cho tôi!

Bởi vì giờ đây, tôi không có khát  mong nào khác,

Là được yêu mến Ngài mãi mãi, không bao giờ thay đổi, Amen!

Thánh Phanxicô Xaviê

From: langthangchieutim &

Anh chị Thụ & Mai gởi

“Trời như hớp phải hơi men ngan ngát,”

“Trời như hớp phải hơi men ngan ngát,”

“Đắm muôn ngôi tinh lạc xuống mười phương.”

(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Ga 20: 19-23; 14: 15-16, 23b-26

Hơi men ngát, đất trời như hớp phải. Ngôi tinh lạc, vũ trụ tâm tình diễn tả ngày Chúa đến có Thánh Thần ngự trị như “tinh lạc xuống mười phương” ở trình thuật.

Trình thuật, thánh Gioan nay diễn tả việc Chúa đến như nguồn năng lực đổ xuống muôn dân, không giới hạn. Chúa đến, lẽ đáng ra, sự việc không mang tính bạo lực nhưng chỉ thực hiện lời Ngài hứa hẹn. Chúa đến, lẽ đáng ra, ta không còn chối từ một hồi hướng. Và Chúa đến, lẽ đáng ra: xã hội chẳng buộc mọi người phải khước từ tặng cho người nghèo/hèn những thứ họ cần thiết. Chúa đến, hy vọng mọi người sẽ nhận được lời Chúa nhắn hãy đến với nhau trong thuận hoà, bất kể mình là ai, tốt xấu thế nào.

Chúa đến vào ngày Hiện Xuống vẫn là thế, nhưng sao bạo lực vẫn cứ lan tràn khắp nơi? Sao mọi người vẫn ra chai đá chẳng hồi hướng, trở về. Xã hội, vẫn chèn  ép người lép vế, thiếu thốn. Và, lòng người vẫn rẽ chia về văn hoá lẫn đạo giáo. Và, người người vẫn không biết gì thông điệp Chúa gửi, vẫn kiếm tìm sự thật, lại không thấy. Có người cứ tự hỏi: Lễ Hiện Xuống có thực sự xảy ra không? Phải chăng đó chỉ gồm một mớ tư tưởng rất không thực? Hoặc, ngày ấy rồi cũng đến trong tương lai?

Thật ra thì, lễ Chúa Hiện Xuống xảy ra vào một ngày rất thực, nhưng vì ảnh hưởng của Ngày này nên sự việc bị đình hoãn, vẫn chưa tới. Và, ân sủng ngày Chúa đến sẽ mang lại an bình/tử tế, phúc hạnh và liêm chính, cảm thông lẫn hoá giải và mọi nét đẹp vẫn chưa đến với người người. Tại sao thế? Nếu Chúa tặng ban cho ta ngày Hiện Xuống như thế, thì sao kết quả của ngày này vẫn chưa hiện thực?

Sở dĩ có chuyện như thế, vì Chúa muốn để cho con người tự mình thực hiện những gì mình phải làm theo cung cách tư riêng, tốt đẹp. Ngài vẫn muốn con người vận dụng tài năng, trí tuệ để sáng tạo điều tốt đẹp trong mọi sự theo cung cách đa dạng, đặc trưng hầu làm đẹp thế giới gian trần. Có như thế ta mới đi đến hiệp nhất đích thực rất quý giá. Chúa gửi Thần Khí đến vào ngày Hiện Xuống là để đảm bảo rằng Ngài vẫn ưu tư chăm sóc thế giới của Ngài, ngang qua ta. Vì thế nên, Hiện Xuống là sự việc quan trọng bởi chính đó là cơ hội để mọi người biết mà thực hiện những điều Chúa trông ngóng.

Thêm nữa, Hiện Xuống còn là cơ hội Chúa tặng ban Thần Khí của Ngài cho thế gian. Thần Khí Ngài vẫn ở với ta và hiện diện cả nơi mù mờ, nghịch ngạo để ta sống sao cho mọi người thất rằng Thần Khí Chúa vẫn hiện hữu. Ngõ hầu giúp ta làm việc ấy, Thần Khí Chúa không ra mặt dính dự vào mọi sự, nhưng vẫn ẩn khuất ở đâu đó để ta kiếm tìm. Và, một khi khám phá ra Ngài, ta mới xác tín, thuyết phục và hoạt động cho mình và cho người. Và, dù không xem không thấy bằng mắt thịt, ta vẫn sống có Thần Khí như Kitô-Khác để chứng tỏ ta là con Chúa, có Thần Khí ngự trị trong ta, ở với ta.

Lấy âm nhạc làm ví dụ, ta cứ suy như thế này: hãy hình dung ra cảnh tượng nhạc sĩ Beethoven vừa viết xong giao-hưởng-khúc tuyệt-vời rồi trao cho nhạc-công thành Viênna thực hiện biểu diễn. Thật tuyệt! Nhưng, làm sao lại như thế được. Bởi, tuy Beethoven là nhạc sĩ viết nhạc, nhưng ông lại chẳng bao giờ chơi thử nhạc bản đó và cũng chẳng nghe được tiết điệu của nhạc bản do mình sáng tác, vì ông bị điếc nặng! Vậy thì, chuyện gì sẽ xảy đến nếu tác-giả các giao-hưởng-khúc nổi tiếng những muốn nhạc của mình đạt kết quả? Đương nhiên, các nhạc trưởng đều quyết tâm qui tụ nhạc-công giỏi lập thành dàn nhạc thật hay để chơi bản giao hưởng ấy cho tốt. Và nhạc bản ấy, sẽ không là giao-hưởng-khúc tuyệt-tác cho đến khi dàn nhạc trổi cung điệu thánh thót đến phút chót. Và khi ấy, mọi sự tốt đẹp như: nét nhẹ nhàng tinh tế, bình an và phúc hạnh, hoà giải và cảm thông cùng với nét diễm kiều của sự thật đà tỏ hiện.

Và khi Thần Khí Chúa Hiện Đến với con người, mọi sự thể cũng sẽ hệt như thế. Mọi sự kiều diễm/tốt đẹp sẽ được biểu tỏ vào ngày Chúa Đến, nhưng không là kết quả của Hiện Xuống, mà là hậu quả của những gì ta có thể làm để việc Chúa Đến được diễn ra. Tựa hồ như lĩnh vực âm nhạc, điều đó như thể một phần của Giao-hưởng-khúc nọ chưa được chơi cho dứt. Đây chỉ là một phần của giao-hưởng-khúc được trì hoãn, sẽ chơi sau. Vị nhạc trưởng, sẽ xin thính-giả đến thưởng lãm phần còn lại của nhạc bản, vào lần tới. Cũng thế, Lễ Hiện Xuống là để nhắc ta chuyện tương lai, ta dựng xây.

Đôi lúc ta lại nghĩ mình hoạt động trong tình huống có khuôn thước lịch sử có giới hạn, nên cũng chỉ gật đầu vội vã thông qua với người Do-thái ở Cựu-ước, và tập trung nhiều vào Đức Kitô của thời ấu thơ, vội nhảy vào thời điểm Ngài công khai hoạt động, chú trọng nhiều đến sự chết và sống lại của Ngài, rồi thêm vào đó chuyện Ngài về Trời và rồi Ngài gửi Thần Khí đến với muôn người trong ngày Hiện Xuống, chỉ thế thôi. Còn lại một việc, là: ta chỉ tìm đường về quê trời, sau đoạn kết của câu chuyện đời.

Khuôn thước lịch-sử ra như thế, nếu là lịch-sử cứu độ, e rằng cũng bức bách, hạn hẹp. Thật sự, thì: ta cần khuôn thước lớn rộng, bao gộp nhiều công đoạn để thực thi việc Hiện Xuống của Thần Khí trong tất cả lịch sử hay tiểu sử của mỗi người. Không chỉ quan tâm mỗi khuôn thước thánh-sử của Giáo hội ta mà thôi, nhưng của mọi nhóm hội/đoàn thể trong đó người người vẫn cứ làm mọi việc nhưng không nói ra, nhưng để Chúa tỏ cho ta thấy Ngài muốn ta làm gì vào Lễ Hiện Xuống, rất Ngũ Tuần. Ta đang ở trong tình huống có Hiện Xuống thời hiện tại, có bối cảnh một đại lễ đang bày cho ta việc để làm.

Nhìn vào thánh Hội hôm nay, lúc này, ta thấy rằng Hội thánh đang bận bịu rất nhiều việc, nhưng đã chắc gì ta đang theo khuôn thước của Hiện Xuống, có Thần Khí chỉ dẫn. Hội thánh ta cũng đang hoạt động thật đấy, nhưng vẫn đẩy lùi thế giới ra bên ngoài. Hôm nay, mừng ngày Chúa Hiện Đến, có lẽ Hội thánh, tức toàn thể các kẻ tin chứ không chỉ hệ cấp giáo quyền mà thôi cũng nên nhớ, rằng: mọi sự ở trần gian là một phần của tổng thể có Chúa, có ta, có cả Thần Khí cùng hoạt động trong Chúa và với Chúa. Hội thánh hôm nay cũng cần một nền giáo dục mới cho công tác ấy. Hội thánh cần mời mọi người lâu nay bị bỏ rơi ở bờ rìa, hãy cùng tham gia công việc chung của mọi người. Công việc thánh-hoá toàn thể thánh hội, như đã từng xảy ra trong ngày Chúa Hiện Đến.

Làm được thế, ta sẽ có cuộc di dân khá lớn rộng không phải từ nước này qua nước nọ, mà từ vai trò này qua chức năng khác, trong tổng thể. Và hiện nay đang có dấu hiệu cho thấy sự việc như thế đang dần dà tỏ hiện một lễ Hiện Xuống và Hiện Đến với muôn người.

Nay, cũng là lúc ta nên để mọi căng thẳng, trầm thống đi chơi nơi khác. Hãy đặt để thành công/hy vọng, chứ không phải thất bại/tuyệt vọng vào mọi sự việc, trong tâm-can mọi người. Quan trọng là: mọi thành phần trong hội thánh cũng như ngoài đời, ta hãy cùng nhau thực hiện mọi sự tốt đẹp theo hướng tích cực. Đó mới là chuyện quan trọng. Và, quan trọng hơn cả, là: tất cả chúng ta sẽ tỏ cho mọi người biết, là: ta có thể và có quyết tâm làm được việc đó, theo cung cách rất Hiện Xuống. Và, đó chính là thành phẩm của Thần Khí Chúa đang ở trong ta và mọi người.

Trong tâm tình cảm nghiệm sự việc như thế, ta hãy cùng nhau hát lên lời thi ca mà ngâm rằng:

“Trời như hớp phải hơi men ngan ngát,

Đắm muôn ngôi, tinh lạc xuống mười phương.”

Cả trời bỗng tiêu diêu như báu vỡ:

Nên tiếng vang thầm, dội đến thâm tâm.”

(Hàn Mặc Tử – Nguồn Thơm)

Thâm tâm ta, thâm tâm người nay thấm nhuần Thần Khí, như báu vỡ. Vỡ hơi men. Vỡ cõi lòng, hầu nhận thức rằng Chúa vẫn còn Hiện Xuống, như “tinh lạc đến với muôn người”, không chỉ mỗi ta, mà cả thánh Hội.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch

Chuyện Phiếm đọc trong tuần lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống Năm C 19-5-2013

“Tôi yêu em, buổi đầu tiên biết yêu”..
Tôi ngu ngơ, ôm ấp bao mộng mơ …
Nhưng hôm nay, bao mộng mơ vỡ tan,
Con tim như phế tích hoang tàn”

(Lê Hựu Hà – Nỗi Đau Người Để Lại)

(Kn 3: 16-19)

Có thể nói mà không sợ sai lầm, rằng: đâu chỉ mình tôi và bạn, ta có mỗi “Con tim như phế tích, hoang tàn”, mà hầu như tất cả mọi người xưa nay cũng đâu chắc gì mình “ôm ấp bao mộng mơ” theo kiểu nghệ sĩ từng làm thơ hoặc viết nhạc để hát ca rộn ràng lên như thế.

Rộn ràng, với nghệ sĩ, không chỉ là “mộng vỡ tan”, nhưng còn là lời tả oán, khi ta hát:  

 

Em ra đi, bỏ rơi tôi trong lạnh lùng,
Không phân vân..thương tiếc hay bâng khuâng …
Lúc trái tim chưa học hết tiềng yêu …
Lúc trái tim chưa thuộc hết vần yêu …”

Cuộc đời đôi lúc trớ trêu, người không yêu sao ta vẫn yêu?
Tình cho đi không ai lấy lại bao giờ …
Người vừa tặng ta khổ đau, tình tặng ta thêm bao nỗi sầu
Giờ còn chi khi ta mất trong đời nhau?…”
(Lê Hựu Hà – bđd)

Thật ra thì, khổ đau, âu sầu hoặc nỗi chết, đâu phải do mọi người hoặc chính mình đem đến cho ai hết. Và câu hát “Giờ còn chi, khi ta mất trong đời nhau?” vẫn có thể là câu hỏi trong đời, rất muôn thuở. Bởi, chính tôi hay bạn, ta vẫn thường hỏi chỉ một câu như thế, nhưng nào nhận được lời đáp trả, ở đâu đó?

Lại cũng có những câu hỏi không lời đáp giống như thế, dù bạn và tôi, ta có nói theo kiểu sẻ san trong thánh lễ tưởng niệm tại nhà thờ họ lẻ ở đất Úc tối hôm 26/4/13 như sau:

“Thật ra, đứng ở đây, tôi không có tư cách để giảng giải hoặc chia sẻ Lời Chúa như thày sáu hay thày cả, mà chỉ là “thày chạy” tức cũng là thày dòng vào một dạo, nhưng lại chạy khỏi Dòng tu, để đi vào giòng đời tìm kiếm Thiên-Chúa-Là-Tình-Yêu nơi lòng người, nhất là những người khác niềm tin với tôi. Minh định thế rồi, nay xin mạn phép được sẻ san đôi ba cảm nghiệm của người con Chúa từng đi vào đời sống với người đời, nhất là với người thân trong gia đình “nhà hiếu” không cùng niềm tin tôn giáo với mình.

Vì là cảm nghiệm, nên việc sẻ san đây chỉ mang tính tư riêng/cục bộ, thôi. Và cũng vì là cảm nghiệm về sống Đạo giữa đời với bà con thân thuộc không cùng Đạo Chúa, nên những điều nói ra hôm nay dứt khoát không mang tính thần học hoặc tu đức gì hết, chỉ là lời kể lể có chút “phiếm Đạo”, thế nên nếu có gì hơi quá hoặc tư riêng sao đó, xin quý vị niệm tình tha thứ.

Cảm nghiệm của tôi, là một người rể trong hiếu-quyến hôm nay, là thế này:

Xưa nay, mỗi lần có bạn bè/người thân nào đó ra đi về miền vĩnh hằng có Chúa có cha, có cả Phật hiền, chừng như các cụ nhà ta đều bảo rằng: “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Câu này, mang rất nhiều ý nghĩa, cũng còn tuỳ trường hợp và hoàn cảnh của mỗi người; nhưng với riêng tôi, thì “nghĩa tận” bao hàm 3 cung cách, đó là: tận trung, tận hiếu và tận tình.

Tận trung, thì đối với dân con sống dưới chế độ dân chủ, ở ngoài đời, là trung thành với vua, quan, lãnh chúa. Còn với Đạo Chúa của tôi, thì tận trung lại có nghĩa trung tín với Chúa với Cha trên trời, bằng cung cách tin, yêu & phục vụ người đồng loại của mình.

Tận hiếu, thì dĩ nhiên: người Việt mình ai cũng vì có cha/có mẹ để vinh danh và tỏ lòng hiếu thảo đến tận cùng đời mình. Nhưng với riêng tôi, trong trường hợp sống và hành xử hiếu đễ với thân sinh ra mình, thì quyết tâm của tôi, là: muốn trung thành và yêu thương vợ hiền, thì phải có hiếu với vợ (ấy chết) với bố mẹ vợ mình nữa! Nói thế, là bởi: ngay từ ngày “chạm ngõ” và cưới hỏi người mình yêu, tôi đã trải qua đợt sát hạch khá gay go. Thoạt vào lúc các cụ nhận thấy tôi tuổi Mùi và nhạc mẫu của tôi lại tuổi Mão, như khoa Tử vi Đẩu số có nói: đó là tam hợp. Nói nôm na, thì: vì thấy tôi tuổi con dê hiền lành chất phác, lại từ Dòng Chúa Cứu Thế chui ra, nên nhạc mẫu của tôi bèn tự nhủ: Ừ! Anh chàng này làm rể nhà mình được đấy. Tôi cho điểm A, tức: Đạt!

Còn, Tận Tình, tức: tận tâm đến cùng với cuộc tình, dù tình đó có là tình vợ/chồng, tình con rể với mẹ vợ, hoặc tình Chúa, tình người, hoặc tận tình với nguời của Chúa, và với nhau. Và, tối hôm nay, vì là buổi tâm tình đặc biệt về một trong “tứ thân phụ mẫu” cuối cùng của tôi, ở đây tôi xin nhấn mạnh đến chữ “tận tình” giữa tôi và mẹ vợ.

Hẳn bạn bè/người thân hoặc độc giả xa gần đọc và nghe “Chuyện Phiếm Đạo Đời” còn nhớ là cách đây khaỏng 6 năm, tôi đã khởi đầu sự nghiệp viết và lách bằng một bài “luận phiếm” có đầu đề lấy từ câu nói của cụ bà nhà tôi thường hay dùng, đó là câu: “Ấy Là Kể Chuyện!” Bài này kể về nhiều thứ, nhiều chuyện: chuyện yêu thương, tha thứ, chuyện tình người đối xử với nhau cho phải Đạo. Thế thì, trong bài có kể một chuyện khá ý nghĩa về các hành xử của con người, trong đời, chuyện tình người rất “tận tình”, đó là câu chuyện xảy ra hồi thế chiến thứ 2 gần chấm dứt khi đó có anh lính Đức nọ quyết gom dân làng ở Pháp còn sống ra bức tường làng để xử bắn, bất kể người đó có là đàn bà hay con trẻ. Kịp khi ấy, có thiếu niên nọ vội dùng dăm ba tiếng Đức học được ở trường, lại đã đứng ra xin anh đội trưởng cho mình chết thay người chị có con nhỏ, phải chăm sóc. Và cuối truyện lại có đoạn: chính tác giả có mặt trong truyện đã đứng ra xin bà con tha chết cho người đội trưởng này khi cuộc chiến đã kết thúc. Tóm tắt, thì: ý chính của câu chuyện phiếm đầu tay hôm ấy, chỉ muốn nói: trong chuỗi ngày dài sống Đạo giữa đời với người cùng Đạo, cùng chánh kiến hoặc khác đạo/khác cuộc tình, thì dù sao đi nữa, mình vẫn nên “tận tình”, tức đi đến cùng bằng tình thương yêu hết mọi người như yêu chính mình. Và, khi đã tỏ bày tình yêu thương đến tận cùng rồi, thì cũng đừng quên thứ tha cho cả người mình yêu hoặc những người chẳng yêu mình đi nữa.

Về triết lý sống Đạo làm người, tôi không chỉ học được từ trường Dòng hoặc từ Đạo Chúa mà thôi, nhưng còn từ cụ bà nhạc mẫu của tôi nữa. Bằng chứng là: trong chuỗi ngày trải dài đời mình, thì: sau khi mất đi người mẹ ruột vào năm 1978, tôi lại được nhạc mẫu từng kể cho nghe chuyện đời người và người đời, cụ còn kể cả về Đạo làm người và làm con Chúa/con Phật. Những chuyện mà cụ cứ gọi bằng ngôn từ rất nôm na, như: “Ấy Là Kể Chuyện!”, thôi.

Đó là chuyện đầu đời và suốt cuộc đời, tôi được hân hạnh gặp, sống và nghe cụ bà nhạc mẫu kể chuyện suốt. Còn, đây là chuyện cuối đời của cụ: chiều hôm trước ngày cụ ra đi, theo thường lệ, chúng tôi vào thăm cụ ở viện, tôi chào cụ nhưng không thấy cụ tỏ bày điều gì. Thấy lạ, nhà tôi sợ rằng cụ bị bệnh lẫn nặng không nhớ được cả chàng rể hiền mà cụ vẫn thương mến, bèn hỏi: “Bà biết ai không?”, thì được cụ trả lời: “Thì, Chú Tá chứ ai!”, chỉ mỗi thế. Vâng. Nhưng, trong cái “chỉ mỗi thế” này, tôi nghe như cụ muốn nói thêm điều gì đó với riêng tôi, mà vì hơi tàn sức cạn, cụ chỉ nói được có thế.

Sáng hôm sau, tức cách đây đúng một tuần lễ, gần 9 giờ sáng, tôi đang chuẩn bị cho một buổi sáng thường lệ trong tuần, thì nhận được cú điện thoại do nhà tôi gọi gấp bằng một giọng mếu máo,khóc oà: “Bố ơi! Bà mất rồi!…”

Được hung tín, tôi vội lấy taxi trực chỉ phòng bệnh của cụ thì được biết: cụ đã ra đi vế chốn “Tây Phương cực lạc” chừng mươi phút. Hiện diện bên cụ lúc đó, chỉ có mình tôi là người đầu tiên chạy đến khi cụ qui tiên thôi! Tôi nhìn thẳng vào diện mạo của cụ để xem cụ có tỏ bày điều gì qua sắc mặt hoặc cung cách nào đó hay không, mới nhận ra rằng: cụ đi rất an nhàn/thanh thản như thể muốn nói lời cuối với riêng tôi, rằng:”Rõ Thật Hết Truyện!

Vâng! “Rõ Thật Hết Truyện” để nói. Hết cả những chuyện để bảo: “Ấy là Kể Chuyện!.” Và, cuối cùng thì, sau cả 100 năm cuộc đời toàn những nghe và kể đủ thứ chuyện trên đời rồi, thì nay nhạc mẫu của tôi ra như muốn bảo với con cháu và bạn bè người thân trong/ngoài Đạo, rằng: “Rõ Thật Hết Chuyện!”. Hết, cả chuyện đời người và người đời. Nhưng vẫn còn một chuyện để ta có thể nhắn bảo với nhau, rằng: “Nghĩa tử là nghĩa tận!” Chữ tận ở đây, không là tận thế, hoặc tận cùng của sự sống, mà là tận tụy hết mình vì Tình thương yêu mọi người.

Vậy thì, tối nay, tôi lại xin phép được chuyển trao thông điệp của cụ bà nhạc mẫu của tôi và cũng là người Mẹ thứ hai của tôi, đến bạn bè/người thân xa gần, trong đó có những người mà nhạc mẫu của tôi cũng rất thân và gần cận, lời nhắn nhủ cuối hết, đó là: “Rõ thật hết chuyện!” Hết cả chuyện đời lẫn chuyện người. Nhưng vẫn còn đó chuyện tình người và tình Chúa/Phật trong tôi và trong quý vị mãi thiên thu, nhiều kiếp. Quý vị và tôi đang quyết tâm sống trọn kiếp người của dân con Đức Chúa hay Phật tử thần thành hay Đạo nào đó, thì cũng xin nhớ cho rằng: “Nghĩa tử là nghĩa tận”, có nghĩa là: tận trung, tận hiếutận tình với hết mọi người, trong yêu thương. Thiện tai! Thiện tai! Thiện thiện tai! Amen” (Tâm tình san sẻ của người con rể mang tên Trần Ngọc Tá, trong thánh lễ tưởng niệm nhạc mẫu của anh tối 26/4/13 ở Úc.)

San sẻ tâm tình về một mất mát, cũng hệt như sẻ san tình tự về cuộc đời có khổ đau, sầu buồn đầy những giòng nhạc vẫn được hát:

“Khi yêu em, tôi nguyện yêu suốt đời …
Nhưng riêng em, yêu giông như trò chơi …
Che cơn đau, tôi lặng thing mỉm cười …
Mai xa nhau, tôi vẫn yêu người …
Bao năm qua, xót xa đã quen nhiều rồi
Hôm nay yêu, mai nói câu chia phôi
Nước mắt kia vỗ về khuyên hãy cười …
Để nỗi đau yên lòng thấy mình vui …”

(Lê Hựu Hà – bđd)

San sẻ về tình người đi Đạo, vào lúc có mất mát, khổ đau, sầu buồn lại sẽ là và vẫn là những sẻ và san của đấng bậc vị vọng chuyên trách việc Giải mã thắc mắc trong sống đời Đạo ở đời, rất như sau:

“Tôi có người bạn, nay được bác sĩ cho biết sẽ phải ngồi xe lăn đến mãn đời. Chị rất ít di chuyển đây đó vì thấy khó khăn trong vận động và cả đến chuyện nói năng nữa. Chị là người Công giáo, nhưng vẫn thấy khó chấp nhận tình trạng đau khổ đang xảy đến với mình. Theo cha, tôi phải giúp chị như thế nào? Làm gì để cho chị bớt khổ? Câu hỏi của một giáo dân ngoan đạo, nhưng không biết nhiều).

Hỏi chuyện đạo với đấng bậc trong đạo, là chuyện thường ngày ở huyện, không gì khó. Nhưng, hỏi về chuyện chấp nhận khổ đau với tư cách là giáo dân buôn nhiều hơn vui, gửi đấng bậc vui nhiều hơn buồn, thật cũng khó. Tuy là thế, đấng bậc nhà Đạo mình chẳng quản ngại khó khăn để san sẻ tâm tình với tư cách là đấng bậc, thật cũng khó, như sau:

“Một trong những việc, mà theo tôi, cũng rất khó cho người cùng Đạo thấy được giá trị của những đớn đau sầu buồn, họ vẫn cam lòng chịu đựng. Tôi cảm tạ Chúa đã soi dọi ánh sáng của niềm tin người Công giáo lên thực tại của cuộc sống đã và vẫn ảnh hưởng lên mọi người trong chúng ta. Nói cho cùng, thì khổ đau và nỗi chết đều là hậu quả của tội nguyên tổ, chính vì thế nên, tất cả chúng ta đều trải nghiệm chuyện ấy cách này hay cách khác. Nhớ lại sự việc xảy đến theo sau hành động của người đầu tiên phạm tội, là: Ađam phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có được của ăn, thức uống, và Evà, người bạn đồng hành với ông trong cuộc sống cũng phải cưu mang sanh con đẻ cái cách đau đớn và cả hai người đầu đời đều phải trải nghiệm nỗi chết, giống mọi người. (x. Khởi nguyên 3: 16-19)

Về đớn đau/sầu khổ, ta có thể chia ra làm hai thể loại chính, đó là: đau khổ thể xác và đau khổ đạo đức. Về thể xác, mọi người đều phải trải qua mọi nỗi đớn đau như: tật bệnh, đau nhức, mệt mỏi, tật nguyền, đói khát, trúng lạnh hoặc cảm sốt vv..Buồn đau đạo đức được cảm nghiệm trong trí óc và tâm can nhiều hơn, như: Nỗi đau mất mát người thân, khổ ải của ai đó rất gần gũi với mình, gia đình gẫy đổ, ưu tư tiền bạc, tài chánh xảy đến với kế hoạch mình dự tính, niểm cô đơn lẻ bóng, ân hận về những sai sót, bị người khác xử ép, vv..

Theo cung cách nào đó, thì khổ đau sầu buồn sẽ luôn là bí mật mà ta không thể hiểu tường tận, chí ít là khi nỗi khổ đau ấy về con trẻ hoặc người tốt lành, hạnh ngộ. Thế nhưng, một phần của lời đáp cho bí nhiệm này khác là do từ một người vô tội sống trên địa cầu thực tiễn, của Đấng cũng đã trải nghiệm những tháng ngày khổ đau đến cực độ, đó là Đức Giêsu Kitô. Vào lúc hấp hối trên thập giá, Đức Giêsu cũng đã kêu lên: “Lạy Thiên Chúa tôi! Lạy Thiên Chúa tôi! Vì sao Người lại bỏ tôi? (Mc 15: 34; Tv 22:1) lại cũng là lời lẽ nói lên tâm trạng hoang mang, bối rối của nhiều người suốt nhiều thời.

Tuy nhiên, ngang qua nỗi thống khổ, cái chết và Phục Sinh của Ngài, Đức Giêsu đã cứu độ trần gian khỏi tội nguyên tổ và tái tạo chúng ta đưa vào tình thân thương bằng hữu thánh thiêng và theo cách nào đó, Ngài đã cứu độ chính sự đau khổ, và Ngài đem lại cho khổ đau ấy một ý nghĩa và giá trị mới. Chính vì thế mà Ngài từng chúc phúc cho những người chịu đau khổ bằng quả quyết: “Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an…, Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì Nước Trời là của họ.”
(Mt 5: 5, 1012) Lại cũng có những phương cách trong đó khổ đau đích thực là ân huệ.

Trước hết, nó củng cố sức mạnh của cá tính. Chúng ta đều biết rằng những ai lướt thắng được nghịch cảnh trong đời rồi cứ thế tiếp tục hoàn tất nhiều sự việc tốt đẹp. Khổ đau họ gặp phải sẽ góp phần lớn lao để kiến tạo bản sắc tư riêng của mình.

Thứ đến, khổ đau giúp cho người đau khổ cảm thông với những ai đang sầu buồn, tang tóc, khổ sở. Chỉ khi nào ta có kinh qua và trải nghiệm những giai đoạn đớn đau trong đời mình, thì lúc đó ta mới cảm kích những gì người khác đã kinh qua, trải nghiệm và đem đến cho họ lòng xót thương đích thực, Cụm từ “Lòng xót thương”, cuối cùng ra, cũng mang ý nghĩa rất từng chữ, là: “cùng đau khổ với người ấy.”

Thứ ba nữa, là: việc chịu đựng khổ đau giúp ta chỉnh sửa mọi sơ hở, lỗi lầm, tội vạ. Chúng ta ai cũng phạm tội và trước khi đi vào chốn thiên cung, thiên quốc, ta đều phải chỉnh sửa sao đó các lỗi phạm như thế, ở đây lúc này hay ở chốn luyện hình. Đau khổ là một trong nhiều phương cách hay nhất đẻ ta làm việc ấy, miễn là ta chấp nhận nó từ Thiên Chúa, cách yêu thương. Làm như thế, sẽ rút ngắn thời gian ở chốn luyện hình hoặc vứt bỏ nó đi, có như thế thì đau khổ trở thành “Chốn luyện hình của ta nơi dương thế.”

Thứ tư nữa, là: đau khổ kết nối ta vào với Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chịu khổ vì ta trên thập giá, Ngài mời gọi ta làm như thế khi Ngài phán bảo: Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mt 16: 24) Ngay như thánh Phaolô cũng từng xác chứng việc thánh-nhân kết nối với Chúa ngang qua đau khổ, khi thánh-nhân bảo: Tôi đã cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá.”(Gal 2; 19)

Thứ năm nữa, là: ta có thể dâng hiến mọi khổ đau cho người khác được hạnh phúc. Khi ta chấp nhận như thế để dâng hiến cho ai đó đã quay đầu lại niềm tin, hoặc cho người đau yếu, tật bệnh, cho cả những người đang tìm việc để kiếm sống, thì ta hẳn biết là lời cầu của ta sẽ được đoái nhậm bởi lẽ việc ấy được nối kết với sự hy sinh của ta trong đau khổ. Điều này đem lại cho chính khổ đau mục đích mới mẻ.

Cuối cùng, khổ đau đem lại lợi ích cho những ai đang trông nom chăm sóc người đau khổ. Sự tử tế, kiên nhẫn và lòng đại độ mà họ chứng tỏ cho người đó cũng được dâng lên chính Chúa, như thánh Mát-thêu từng viết: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.” (Mt 25: 35-36). Bằng vào việc dâng lên Chúa tình thương yêu ngang qua người đang đau khổ, người chăm sóc sẽ lớn lên trong sự thánh-hoá, nên xứng đáng với phần thưởng vĩnh cửu.

Vì những lý do nêu trên, đau khổ như Chúa nói, thực sự là mối phúc thật. Đây chính là kho báu Chúa gửi, thế nên đừng phung phí nó.” (x. Lm John Flader, The Value of Suffering, The Catholic Weekly, 28/4/2013, tr. 10)

San sẻ ý nghĩa khổ đau, sầu buồn từ đấng bậc mô phạm, đạo mạo rất kinh điển thì cũng đừng quên tâm tình sẻ san của các nghệ sĩ qua giòng nhạc vẫn được hát, những lời rằng:

“Cuộc đời đôi lúc trớ trêu, người không yêu sao ta vẫn yêu?
Tình cho đi không ai lấy lại bao giờ …
Người vừa tặng ta khổ đau, tình tặng ta thêm bao nỗi sầu
Giờ còn chi khi ta mất trong đời nhau…
Cuộc đời đôi lúc trớ trêu, người không yêu sao ta vẫn yêu?
Tình cho đi không ai lấy lại bao giờ …
Người vừa tặng ta khổ đau, tình tặng ta thêm bao nỗi sầu
Giờ còn chi khi ta mất trong đời nhau…”

(Lê Hựu Hà – bđd)

San sẻ ý nghĩa và tâm tình về ý nghĩa và sự thật của cuộc sống theo cung cách khác nhau giữa người nhà Đạo và nghệ sĩ ngoài đời, là như thế. Như thế là như thể lời sẻ và san của các nghệ sĩ và/hoặc cụ “đạo” từng hiểu biết hoặc trải nghiệm về khổ đau/sầu buồn trong đời, còn là thế. Thế nhưng, lại có vị cũng diễn tả thực chất cuộc đời cũng hơi “sầu buồn” nhưng theo cung cách rất khác, như sau:

“Tôi quen gia đình nhà White khi mới vào đại học. Họ hoàn toàn khác gia đình tôi, mặc dù vậy ở bên họ, lúc nào tôi cũng cảm thấy hết sức thoải mái. Jane White với tôi thoạt tiên là bạn trong trường, rồi kế tới cả gia đình đón tiếp tôi – một người ngoài – như thể đón một người em họ mới tìm ra.

Ở nhà tôi, mỗi khi có chuyện gì không hay xảy ra, luôn luôn nhất thiết là phải tìm cho ra thủ phạm để trách mắng.“Cái này là ai làm đây?”. Mẹ tôi sẽ hét lên như thế trong nhà bếp hỗn độn như bãi chiến trường. “Đó là tại con đó, Katharine!”. Cha tôi sẽ đay nghiến mỗi khi con mèo biến mất hoặc cái máy giặt không làm việc.

Ngay từ khi còn nhỏ, anh chị em chúng tôi vẫn hay nói với nhau là trong nhà mình còn một người nữa là ông Trách Mắng.

Mỗi tối ngồi vào bàn nhớ dọn cả cho ông ấy một phần ăn! Nhưng gia đình nhà White lại không bao giờ quan tâm đến ai vừa gây ra việc gì, họ chỉ thu dọn những mảnh vỡ và tiếp tục sống vui vẻ. Tôi chỉ thực sự hiểu hết nét đẹp của nếp sống này vào mùa hè mà Jane qua đời.

Ông bà White có sáu người con, ba trai, ba gái. Vào tháng bảy, ba người con gái nhà White và tôi quyết định làm một chuyến đi từ Florida đến New York. Hai cô lớn nhất, Sarah và Jane đều là sinh viên. Người nhỏ nhất, Amy, thì vừa mới có được bằng lái xe. Tự hào vì điều đó, cô rất mong đến chuyến đi để được thực tập.

Hai cô chị chia nhau lái suốt chặng đầu của chuyến đi, đến một khu thưa dân cư họ mới cho Amy lái. Thế rồi cô bé đột nhiên đi lạc vào đường ngược chiều, đã vậy mà Amy vẫn tiếp tục cho xe chạy băng băng không dừng lại. Một chiếc xe tải đã không kịp dừng lại nên lao thẳng vào xe chúng tôi. Jane chết ngay tại chỗ.

Khi ông bà White đến bệnh viện, họ thấy hai cô con gái còn sống sót của mình nằm chung một phòng. Đầu Sarah thì quấn băng còn chân Amy thì bó nạng. Hai ông bà ôm lấy chúng tôi khóc buồn vui lẫn lộn khi gặp lại các con. Họ lau nước mắt cho các con và thậm chí còn trêu Amy khi thấy cô bé học sử dụng nạng.

Với cả hai cô con gái, đặc biệt là với Amy, họ nói đi nói lại: “Bố mẹ mừng biết bao khi thấy con còn sống.”Tôi vô cùng kinh ngạc, không có kết tội, không có trách mắng ở đây.

Về sau, tôi hỏi ông bà sao lại không có một lời kết tội nào đối với việc Amy đã đi vào đường cấm. Bà White bảo: “Jane đã mất rồi và chúng tôi thương nhớ nó kinh khủng, nhưng nói hay làm gì thì có mang Jane về được đâu. Trong khi đó Amy còn cả một cuộc đời trước mặt. Làm sao nó có thể sống một cuộc đời hạnh phúc nếu cứ cảm thấy rằng chúng tôi oán trách nó vì nó đã gây ra cái chết của chị gái?”

Họ nói đúng, Amy tốt nghiệp đại học và lấy chồng vài năm sau đó. Cô trở thành mẹ của hai bé gái, và bé lớn nhất tên là Jane.

Tôi đã học được từ gia đình White một điều thực sự quan trọng trong cuộc sống: Trách mắng quả thật không cần thiết, đôi khi đó còn là một việc hoàn toàn vô ích.” (Không rõ tác giả)

Cuối cùng thì, có diễn giải, cảm kích hoặc sẻ san tâm tình về cuộc sống khá “sầu buồn” hay không, cuộc đời người vẫn là thế. Là thế, tức là nó vẫn diễn tiến đúng chức năng thành phần của chính nó. Ngõ hầu đối đầu với nó theo cung cách rất đúng cách, chi bằng ta cứ trở về với Lời dạy của Bậc thánh hiền từng căn dặn, rằng:

“Hỡi anh em là những kẻ được Chúa yêu mến,

chúng tôi phải luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa về anh em,

vì Thiên Chúa đã chọn anh em ngay từ lúc khởi đầu,

để cứu độ anh em nhờ Thần Khí thánh hoá và nhờ lòng tin vào chân lý.

Chính vì thế mà Người đã dùng Tin Mừng chúng tôi loan báo mà kêu gọi anh em,

để anh em được hưởng vinh quang của Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô.

Vậy, thưa anh em, anh em hãy đứng vững

và nắm giữ các truyền thống chúng tôi đã dạy cho anh em bằng lời nói hay bằng thư từ.

Xin chính Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, và xin Thiên Chúa là Cha chúng ta,

Đấng yêu thương chúng ta và đã dùng ân sủng mà ban cho chúng ta,

niềm an ủi bất diệt và niềm cậy trông tốt đẹp,

xin các Ngài an ủi và cho tâm hồn anh em được vững mạnh,

để làm và nói tất cả những gì tốt lành.”

(2Thes 2:13-17)

Đàng rằng, đoạn trích ở trên không có ý ám chỉ rằng: thánh Phaolô đề cập đến tính thiết yếu và “phúc hạnh” của khổ đau/sầu buồn nơi đời người. Nhưng, thánh-nhân cũng như đấng bậc hiền lành sống ở đời, cũng có những nhận định sâu sắc và thực tiễn để giúp mình/giúp người sống trọn vẹn kiếp người. Kiếp sống, của những người vui hưởng trọn vẹn đạo làm người. Đạo trong đời.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn luôn tự nhủ

cuộc đời con người có những điều

chính mình vẫn chưa hiểu hết

và sống trọn, sống cho hết

đạo làm người, rất “nghĩa” tận.

Hãy Cùng Tìm Hiểu Vắn Tắt về 7 Ơn của Chúa Thánh Thần

Xem hình

Khi tôi hãy còn là một cậu bé 6 hay 7 tuổi gì đó, mẹ tôi thường hay dẫn tôi đến nhà thờ. Lúc đó, nhà thờ rất đẹp theo kiểu gothic cổ kính, trên cung thánh có một hình tam giác rất lớn, với những tia sáng phát ra từ đó, và bên trong cái tam giác có duy nhất một con mắt rất lớn. Dẫu tôi rất thích nhà thờ đó, thế nhưng lúc nào tôi cũng bị luôn ám ảnh và sợ sệt vì con mắt lớn to đó từ trên cao, phía trên bàn thờ, cứ luôn lúc nào cũng hướng nhìn thẳng chằm chằm vào tôi.
A. Bài Giảng Năm Xưa

Cha William J. Bausch, trong Ngày Lễ Chúa Thần Hiện Xuống cách đây vài năm, trong bài giảng của mình, Cha kể rằng:

Khi tôi hãy còn là một cậu bé 6 hay 7 tuổi gì đó, mẹ tôi thường hay dẫn tôi đến nhà thờ. Lúc đó, nhà thờ rất đẹp theo kiểu gothic cổ kính, trên cung thánh có một hình tam giác rất lớn, với những tia sáng phát ra từ đó, và bên trong cái tam giác có duy nhất một con mắt rất lớn. Dẫu tôi rất thích nhà thờ đó, thế nhưng lúc nào tôi cũng bị luôn ám ảnh và sợ sệt vì con mắt lớn to đó từ trên cao, phía trên bàn thờ, cứ luôn lúc nào cũng hướng nhìn thẳng chằm chằm vào tôi.

Một nggày nọ, tôi ghé đến nhà thờ để cầu nguyện chút ít, thì có một bà cụ già đang lần chuổi Mân Côi. Bà đã chú ý đến tôi khi tôi đang nhìn chằm chằm vào con mắt đó.

Bà cụ liền gọi tôi đến và nói với tôi rằng: “Con ạ, một số người sẽ nói với con rằng con mắt đó có nghĩa là Thiên Chúa luôn lúc nào cũng ngó nhìn đến con mỗi khi con làm bất kỳ điều gì đó sai trái để Ngài có thể trừng phạt con. Thế nhưng, đối với Bà, Bà muốn con nhớ rằng Thiên Chúa luôn lúc nào cũng yêu mến con, Ngài quá yêu thương con đến nổi Ngài không thể nào mà không ngó mắt nhìn đến con
.”

Khi tôi nghe được điều đó, tôi chẳng hề biết được sự khác biệt là thế nào cả, vì rằng Thiên Chúa yêu thương tôi cũng giống như mẹ và cha, vẫn yêu thương tôi vậy! Kể từ lần đó trở đi, cứ mỗi lần vào nhà thờ, tôi liền vẫy tay chào con mắt đó, và nói: “Lạy Chúa con đến trở lại đây. Con là Billy đây
!”

Một kỷ niệm thời thơ ấu khác mà tôi còn nhớ đó là trong lớp học khi đó, bỗng dưng Cha sở đến thăm lớp học của chúng tôi – và cái ngạc nhiên hết cho tất cả mọi người chính là cùng đi theo với Cha sở có Ông Curry – người chuyên quét dọn của nhà thờ.

Cha liền cất gịong nói: “Hỡi các con, Cha muốn tất cả các con hãy nhìn vào hai bàn tay của người đàn ông này!”
Ông Curry liền cảm thấy bối rối, nhưng vì vâng phục, Ông chìa hai bàn tay của Ông ra cho bọn trẻ chúng tôi ngắm nhìn. Hai bàn tay thật chai nạm và bẩn thỉu, và nếu ba-mẹ tôi thấy, thì vì hai bàn tay này, mà tôi chắc chắn sẽ bị đuổi ra khỏi bàn ăn tối ngay trong gia đình của mình.

Cha sở liền cầm bàn tay phải của Ông Curry và giơ lên cao hơn dường như là để cho chúng tôi được nhìn thấy nó một cách rõ ràng hơn.

Cha liền nói: “
Đây chính là hai bàn tay để làm những công trình của Thiên Chúa.”

Bọn trẻ trong lớp tôi liền ngớ mắt nhìn nhau. Một số trong chúng tôi nghĩ rằng chẳng phải những bàn tay đó đã nhiều lần cầm chổi để quét sân, quét lớp, hay chùi sàn sân trường và lớp học, khi chúng tôi ăn uống và đổ dưới bàn hay dưới sàn nhà sao? Và chẳng nhẻ Thiên Chúa lại thích thú với những việc đó sao?

Cha sở liền tiếp tục: “
Hai bàn tay của người đàn ông này luôn lúc nào cũng lau chùi và dọn sạch nhà thờ, giữ cho trường và lớp học của chúng con luôn được sạch sẽ và tươm tất, và cũng đã rửa tượng của Chúa Giêsu, của Đức Mẹ Maria, và của Thánh Giuse, để các Ngài mang ơn huệ xuống cho tất cả chúng ta. Hai bàn tay của người đàn ông này đã dâng hiến cho chính Thiên Chúa trong mọi việc dẫu lớn hay nhỏ mà người đàn ông này làm. Các con hãy xem lại các đôi bàn tay của chúng con, và thử tự hỏi chính mình xem là các con có làm những việc tương tự như vậy không?”

Hai câu chuyện trên là để muốn nói lên một sự thật đã bị quên bẵng đi về Ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Có rất nhiều người vẫn thường hiểu rằng Ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chính là ngày sinh nhật của Giáo Hội, hay nói khác đi của các Đức Hồng Y, các Đức Giám Mục, các Linh Mục, các Nam/Nữ Tu Sĩ – những người có trong phẩm trật của Giáo Hội, vốn chiếm chưa đầy 1% trong tổng số người Công Giáo trên khắp cả thế giới. Để từ đó, chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng: chúng ta càng gần gũi với những gì mà các đấng bậc đó làm bao nhiêu, thì chúng ta càng xông xáo tham gia vào các hoạt động của Giáo Hội nhiều bấy nhiêu. Mặc khác, chúng ta càng ít dính dáng vào Giáo Hội bao nhiêu, thì chúng ta càng xa lánh Thiên Chúa nhiều bấy nhiêu.

Kết quả là chúng ta chẳng lo chú ý gì cả đến việc phải trở nên thánh, việc phải hoán cải mỗi ngày, việc hiểu biết về kế hoạch mà Thiên Chúa đã định tiền cho chúng ta, và việc chúng ta chính là một thành viên trong Giáo Hội Công Giáo.

Ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, không phải là ngày lễ riêng tư cho các đấng bậc có trong phẩm trật của Giáo Hội, mà là cho tất cả mọi người trong chúng ta. Ngày Lễ đó chính là một lời tuyên bố công khai rằng vì yêu thương loài người quá đỗi, nên Thiên Chúa không thể rời mắt Ngài đi để luôn ngó nhìn đến chúng ta, và cũng chính vì tình yêu đó mà Ngài đã tuôn đổ Thánh Thần của Ngài xuống trên tất cả chúng ta, và cho tất cả mọi người chúng ta., và Ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
chính là sự ủy thác chính thức của Thiên Chúa, để mõi mong sự nên thánh mỗi ngày của chúng ta trong chính Giáo Hội của Người!

B. Tìm Hiểu Vắn Tắt về 7 Ơn của Chúa Thánh Thần

Chúa Thánh Thần (The Holy Spirit)

Sống trên cõi đời này, chỉ có một điều duy nhất quan trọng mà thôi đó là ơn cứu rỗi đời đời, và cũng chỉ có duy nhất một điều là đáng sợ nhất mà thôi, đó chính là tội lỗi. Tội lỗi chính là kết quả của sự ngu dốt, sự yếu kém và sự thờ ơ. Chúa Thánh Thần chính là Thần Khí của Ánh Sáng, của Sức Mạnh, và của Tình Yêu. Với 7 ơn huệ của Chúa Thánh Thần, Ngài khai mở cho tâm trí của chúng ta, cũng cố ý chí của chúng ta và đốt cháy trong trái tim của chúng ta lửa yêu mến Thiên Chúa.

Để đảm bảo ơn cứu rỗi của chúng ta, ch1ung ta phải khẩn cầu Ơn của Chúa Thánh Thần xuống cho chúng ta mỗi ngày, vì “
Thần Khí của Ngài giúp chữa lành tất cả mọi tật bệnh của chúng ta, và để giúp nguyện cầu thay cho chúng ta.”

Prayer

Almighty and eternal God, Who hast vouchsafed to regenerate us by water and the Holy Spirit, and hast given us forgiveness all sins, vouchsafe to send forth from heaven upon us your sevenfold Spirit, the Spirit of Wisdom and Understanding, the Spirit of Counsel and fortitude, the Spirit of Knowledge and Piety, and fill us with the Spirit of Holy Fear. Amen.

Ơn Kính Sợ (The Gift of Fear)

Ơn Kính Sợ
lấp đầy chúng ta với sự tôn kính tuyệt đối dành cho Thiên Chúa và khiến cho chúng ta đủ sợ hãi để tránh xúc phạm đến Người bằng chính tội lỗi của chúng ta. Khi nổ sợ hãi dâng lên, không phải đến từ ý nghĩ của hỏa ngục, nhưng là đến từ những tình cảm tôn kính và lòng hiếu thảo vâng phục của chúng ta dành cho Thiên Chúa – Đấng là Cha toàn năng của chúng ta ở trên trời.

Ơn Kính Sợ chính là khởi điểm của sự khôn ngoan, nhằm tách rời chúng ta ra khỏi những thích thú hay khoái lạc của trần gian, vì đó chính là những hấp lực lôi kéo chúng ta rời xa Thiên Chúa vì “
Những ai kính sợ Thiên Chúa sẽ chuẩn bị con tìm mình, và trong ánh sáng của Ngài, Ngài sẽ thánh hóa những linh hồn đó.”

Prayer

Come, O blessed Spirit of Holy Fear
, penetrate my inmost heart, that I may set you, my Lord and God, before my face forever, help me to shun all things that can offend You, and make me worthy to appear before the pure eyes of Your Divine Majesty in heaven, where You live and reign in the unity of the ever Blessed Trinity, God world without end. Amen.

Ơn Đạo Đức (The Gift of Piety)

Ơn Đạo Đức
nhằm làm phát sinh trong trái tim của chúng ta một tâm tình thảo hiếu dành cho Thiên Chúa, Đấng là Người Cha yêu mến nhất của tất cả mọi người chúng ta. Nó khơi dậy lên trong chúng ta tình yêu thương và sự trọng kính dành cho những gì thuộc về Người, và những gì được thánh hóa cho Người, cũng như cho tất cả những ai uy quyền hành động thay danh Người, Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ Người và tất cả các Thánh, Giáo Hội và vị lãnh đạo Giáo Hội của Người ở trần gian, cha-mẹ và các vị Bề Trên của chúng ta, và những người cai trị hay cầm quyền trong mọi quốc gia của chúng ta.

Những ai có được Ơn Đạo Đức
tìm thấy việc sống đúng đức tin và việc giữ đạo của riêng mình, không phải là một nhiệm vụ nặng nề, mà chính là một việc phục vụ vui sướng. Bất cứ nơi đâu có tình yêu, thì sẽ không có sự lao nhọc.

Prayer

Come, O Blessed Spirit of Piety
, possess my heart. Enkindle therein such a love for God, that I may find satisfaction only in His service, and for His sake lovingly submit to all legitimate authority. Amen.

Ơn Chịu Đựng (The Gift of Fortitude)

Bằng chính Ơn Chịu Đựng
, tâm hồn được Thiên Chúa cũng cố thêm bằng chính sức mạnh của Người để chống lại những nổi sợ hãi tự nhiên, và được hổ trợ đến cùng để hoàn tất nhiệm vụ một cách vẽ vang.

Ơn Chịu Đựng truyền phát vào trong ý chí một sự thúc đẩy và sinh lực để khiến cho người đó không mấy ngần ngại khi đảm lấy những sứ vụ khó khăn và cam go nhất, để diện đối với tất cả mọi loại hiểm nguy, để dành được sự kính trọng của con người, và để chịu đựng mà không hề than vãn sự tử đạo chầm chậm cho dẫu có phải trải qua nổi khổ đau, sầu não suốt cả cuộc đời vì “Những ai kiên gan, bền chí đến cùng, sẽ được Thiên Chúa cứu rỗi
.”

Prayer

Come, O Blessed Spirit of Fortitude
, uphold my soul in time of trouble and adversity, sustain my efforts after holiness, strengthen my weakness, give me courage against all the assaults of my enemies, that I may never be overcome and separated from Thee, my God and greatest Good. Amen.

Ơn Hiểu Biết (The Gift of Knowledge)

Ơn Hiểu Biết
giúp cho tâm hồn biết đánh giá mọi việc được Thiên Chúa tạo dựng ra theo đúng với ý nghĩa đích thực của chúng – trong mối quan hệ với Thiên Chúa. Ơn Hiểu Biết giúp tháo gỡ tính cách giả tạo của các sinh và loài vật, tiết lộ ra sự trống rỗng của chúng, và nhằm để chỉ ra mục đích thật sự duy nhất của chúng chính là những khí cụ trong việc phục vụ Thiên Chúa.

Ơn Hiểu Biết
tỏ bày ra cho chúng ta thấy được sự yêu thương chăm sóc của Thiên Chúa ngay cả trong những nghịch cảnh, và để hướng chúng ta đến việc ngợi ca và tán tụng Người trong bất kỳ hoàn cảnh sống nào của chúng ta. Được hướng dẫn bởi chính ánh sáng của nó, chúng ta biết nhận ra đâu chính là những điều đầu tiêm, quan trọng và thiết yếu nhất, để biết trân quý tình bạn cao đẹp mà Thiên Chúa dành cho chúng ta trên hẳn tất cả mọi sự.

Ơn Hiểu Biết chính là dòng suối sống mà con người được sở hữu lấy
!”

Prayer

Come, O Blessed Spirit of Knowledge
, and grant that I may perceive the will of the Father; show me the nothingness of earthly things, that I may realize their vanity and use them only for Thy glory and my own salvation, looking ever beyond them to Thee, and Thy eternal rewards. Amen.

Ơn Thông Hiểu (The Gift of Understanding)

Ơn Thông Hiểu chính là một ơn huệ của Chúa Thánh Thần, nhằm giúp chúng ta nắm trọn được tòn bộ những ý nghĩa của sự thật về tôn giáo của chúng ta. Dẫu rằng, chúng ta biết được những sự thật đó qua Đức Tin, thế nhưng bằng chính Ơn Thông Hiểu
, chúng ta mới có thể học biết cách để trân trọng và ưa thích về những sự thật đó, và ơn đó cũng nhằm cho phép chúng ta thấm nhuần vào ý nghĩa nội tại của những sự thật được tỏ bày ra, để qua chính những sự thật đó, cuộc sống của chúng ta có thể được hoán chuyển và làm tươi mới hơn mỗi ngày.

Đức Tin của chúng ta thường có khuynh hướng trở nên cằn cỗi và thụ động, do đó, bằng chính Ơn Thông Hiểu này mà đời sống của chúng ta được khởi hứng lên để luôn trở thành những chứng tá sống động cho đức tin có trong chính chúng ta; để chúng ta xứng đáng “cùng bước đi với Thiên Chúa, để luôn làm hài lòng Ngài qua tất cả những gì chúng ta làm, cũng như để làm gia tăng thêm hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa nhiều hơn nữa
.”

Prayer

Come, O Spirit of Understanding
, and enlighten our minds, that we may know and believe all the mysteries of salvation; and may merit at last to see the eternal light in Thy Light; and in the light of glory to have a clear vision of Thee and the Father and the Son. Amen.

Ơn Chỉ Bảo (The Gift of Counsel)

Ơn Chỉ Bảo được Thiên Chúa phú cho mỗi tâm hồn cùng với sự khôn ngoan siêu nhiên, để tâm hồn có thể nhanh chóng và chính xác nghiệm xét hay xử phân những gì cần phải làm, đặc biệt là trong những trường hợp hay những tình huống hết sức phức tạp hoặc khó khăn. Ơn Chỉ Bảo dùng những nguyên tắc được ban cho bởi Ơn Hiểu BiếtƠn Thông Hiểu
vào vô số các trường hợp cụ thể diện đối với chúng ta torng cuộc sống và trách nhiệm hằng ngày của chúng ta trong vai trò là các bậc cha-mẹ, thầy/cô giáo, các công chức, và những người công dân Kitô Giáo.

Ơn Chỉ Bảo chính là một gia sản vô giá cho mỗi người trong chúng ta trong việc kiếm tìm ơn cứu rỗi vì trong “tất cả mọi điều này, hãy nguyện cầu Thiên Chúa Tối Cao, để Ngài trực tiếp hướng dẫn chúng ta đến với sự thật
.”

Prayer

Come, O Spirit of Counsel
, help and guide me in all my ways, that I may always do Thy holy will. Incline my heart to that which is good; turn it away from all that is evil, and direct me by the straight path of Thy commandments to that goal of eternal life for which I long.

Ơn Khôn Ngoan (The Gift of Wisdom)

Bao trùm tất cả mọi ơn khác, cũng giống như lòng khoan dung bao trùm lấy tất cả mọi đức tín khác, thì Ơn Khôn Ngoan chính là ơn hoàn hảo nhất trong số các ơn huệ. Ơn Khôn Ngoan
là nhằm để cũng cố đức tin của chúng ta, để làm cho niềm hy vọng của chúng ta được kiên vững hơn, để hoàn thiện đức bác ái nơi chúng ta, và để cổ võ việc đem ra thực thi tất cả mọi đức tín – mà Thiên Chúa trao ban và mõi mong nơi chúng ta – ở mức độ cao nhất.

Ơn Khôn Ngoan khai sáng tâm trí để chúng ta biết nhận thức và vui vẽ đón nhận những gì là thiêng liêng và cao vời nhất, cũng như biết cách trân trọng và đón nhận những niềm vui tục trần theo đúng với những ý hướng của Thiên Chúa, như chính Chúa Giêsu Kitô đã từng nói: “
Hãy vác Thập Giá mà theo Ta, vì gánh của Ta thì êm ái, và ách của Ta thì nhẹ nhàng!”

Prayer

Come, O Spirit of Wisdom
, and reveal to my soul the mysteries of heavenly things, their exceeding greatness, power and beauty. Teach me to love them above and beyond all the passing joys and satisfactions of earth. Help me to attain them and possess them for ever. Amen.

C. Kinh Cầu Xin 7 Ơn Của Chúa Thánh Thần bằng Việt Ngữ – Anh Ngữ- Pháp Ngữ – Tây Ban Nha – và Đức Ngữ:

KINH CẦU XIN BẢY ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN

Ôi Lạy Chúa Giêsu Kitô – Đấng mà trước khi về trời đã hứa ban Chúa Thánh Thần xuống để chu toàn sứ vụ của Ngài nơi các linh hồn của các Mộn Đệ và Tông Đồ của Ngài, xin hãy rủ lòng để ban cùng Chúa Thánh Thần đó xuống trên con để hoàn thiện nơi tâm hồn con, mọi ơn huệ và tình yêu của Ngài. Hãy ban cho con Ơn Khôn Ngoan để con biết khinh rẽ những thứ hư nát của tục trần, để chỉ biết khát khao vào những gì là vĩnh cữu, Ơn Thông Hiểu để khai sáng tâm trí con cùng với ánh sáng về sự thật của Thiên Chúa, Ơn Chỉ Bảo để con biết chọn ra cách chắc chắn nhất để làm hài lòng Thiên Chúa hòng đạt được nước thiêng đàng, Ơn Chịu Đựng để con có thể vác thập giá cùng với Chúa bằng sự can đảm hòng qua đó con có thể khắc phục tất cả mọi chông gai ngược phản lại sự cứu rỗi của con, Ơn Hiểu Biết để con biết được Thiên Chúa và biết được chính mình hòng từ đó lớn lên một cách hoàn hảo theo đúng với nhân đức của các Thánh, Ơn Đạo Đức để con tìm cách phụng sự Thiên Chúa là Đấng nhân từ và hiền lành, Ơn Kính Sợ để con được lấp đầy bằng một tình yêu kính tôn hướng về Thiên Chúa hòng không bao giờ tìm cách làm phật lòng Ngài. Hãy đánh dấu nơi con, hỡi Thiên Chúa, dấu chỉ hòng trở nên những vị tông đồ đích thực của Ngài, và hãy khởi bừng lên trong con tất cả mọi ơn phúc của Chúa Thánh Thần. Amen.

PRAYER FOR THE SEVEN GIFTS OF THE HOLY SPIRIT

O Lord Jesus Christ Who, before ascending into heaven did promise to send the Holy Spirit to finish Your work in the souls of Your Apostles and Disciples, deign to grant the same Holy Spirit to me that He may perfect in my soul, the work of Your grace and Your love. Grant me the Spirit of Wisdom that I may despise the perishable things of this world and aspire only after the things that are eternal, the Spirit of Understanding to enlighten my mind with the light of Your divine truth, the Spirit of Counsel that I may ever choose the surest way of pleasing God and gaining heaven, the Spirit of Fortitude that I may bear my cross with You and that I may overcome with courage all the obstacles that oppose my salvation, the Spirit of Knowledge that I may know God and know myself and grow perfect in the science of the Saints, the Spirit of Piety that I may find the service of God sweet and amiable, and the Spirit of Fear that I may be filled with a loving reverence towards God and may dread in any way to displease Him. Mark me, dear Lord, with the sign of Your true disciples and animate me in all things with Your Spirit. Amen.

LA PRIERE POUR LES SEPT CADEAUX DE L’ESPRIT SAINT

L’O le Seigneur Jésus Christ Qui, avant de monter dans le ciel a promis d’envoyer l’Esprit Saint pour finir Votre travail dans les âmes de Vos Apôtres et les Disciples, condescendre pour accorder le même Esprit Saint à moi qu’Il peut perfectionner dans mon âme, le travail de Votre grâce et Votre amour. M’accorder l’Esprit de Sagesse que je peux mépriser les choses périssables de ce monde et aspire seulement après les choses qui suis éternelles, l’Esprit de Compréhension pour éclairer mon esprit avec la lumière de Votre vérité divine, l’Esprit de Conseil que je jamais peux choisir la façon la plus sûre de Dieu agréable et gagner le ciel, l’Esprit de Courage que je peux porter ma croix avec Vous et que je peux surmonter avec le courage tous les obstacles qui s’opposent mon salut, l’Esprit de Connaissance que je peux savoir que Dieu et sait que me et grandit parfait dans la science des Saints, l’Esprit de Piété que je peux trouver le service de Dieu doux et aimable, et l’Esprit de Crainte que je pourrais être rempli avec une vénération tendre vers Dieu et peux redouter de quelque façon Pour Le déplaire. Me marquer, cher Seigneur, avec le signe de Vos vrais disciples et m’anime dans toutes choses avec Votre Esprit. Amen.

ORACION PARA LOS SIETE REGALOS DEL ESPIRITU SANTO

El Señor O Jesucristo Que, antes subir en el cielo prometió enviar el Espíritu Santo a terminar Su trabajo en las almas de Sus apóstoles y Discípulos, se digna a otorgarme el mismo Espíritu Santo a mí que El puede perfeccionar en mi alma, el trabajo de Su gracia y Su amor. Otórgueme el Espíritu de la Sabiduría que puedo despreciar las cosas perecederas de este mundo y aspirar sólo después de que las cosas que sean eternas, el Espíritu de la Comprensión para aclarar mi mente con la luz de Su verdad divina, el Espíritu del Consejo que puedo elegir jamás la manera más segura de Dios agradables y ganar el cielo, el Espíritu de Fortaleza que puedo soportar mi cruz con Usted y que puedo vencer con valor todos los obstáculos que se oponen mi salvación, el Espíritu del Conocimiento que puede saber que Dios y saber y crecerme perfecto en la ciencia de los Santos, el Espíritu de la Piedad que puede encontrar el servicio de Dios dulce y amable, y del Espíritu del Temor que puedo ser llenado de una reverencia amorosa hacia Dios y puedo temer en cualquier manera Para desagradarLo. Márqueme, estimado Señor, con el signo de Sus discípulos verdaderos y anímeme en todas cosas con Su Espíritu. Amén.

GEBET FÜR DIE SIEBEN GESCHENKE VOM HEILIGEN GEIST

O Herr Jesus Christus Der, bevor Aufsteigen in Himmel versprochen hat, den Heiligen Geist zu schicken, Ihre Arbeit in den Seelen von Ihren Aposteln und Anhängern zu beenden, geruht, mir den gleichen Heiligen Geist zu gewähren, dass Er in meiner Seele, die Arbeit von Ihrer Anmut und Ihrer Liebe perfektionieren darf. Gewähren Sie mir den Geist der Weisheit den ich darf verachten die verderblichen Dinge von dieser Welt und streben Sie nur nachdem die Dinge, die ewig sind, der Geist des Verständnisses, mein Gemüt mit dem Licht von Ihrer göttlichen Wahrheit aufzuklären, der Geist des Rates den ich je darf wählen den sichersten Weg angenehmen Gott und Gewinnhimmel, der Geist der innerer Stärke, den ich meinem Kreuz mit Ihnen tragen darf, und Dass ich mit Mut die ganzen Hindernisse überwinden darf, der meiner Erlösung, den Geist der Kenntnis entgegensetzt, den ich kennen darf, dass Gott und weiß, dass mich selbst und perfekt in der Wissenschaft von den Heiligen, der Geist der Frömmigkeit wächst, den ich dem Dienst finden darf, von Gott süß und umgänglich, und der Geist der Angst, dass ich mit einer liebenden Ehrfurcht nach Gott gefüllt werden darf, und darf in wie auch immer fürchten Um Ihm zu missfallen. Markieren Sie mich, lieben Herrn, mit dem Zeichen von Ihren wahren Anhängern und beleben Sie mich in allen Dingen mit Ihrem Geist. Amen.
Anthony Lê

Đừng Tưởng

Đừng Tưởng

Nhiều tiền ít tiền , không phung phí là được ,

Ai phải , ai sai , mình không sai là được

Biết ít biết nhiều , làm xong việc là được

Người già người trẻ , mạnh khỏe là được

Người giàu người nghèo , hoà Thuận là được

Ông xã về sớm về trễ, miễn về là được ,

Bà xã cho ăn cơm , cơm nóng cơm nguội có ăn là được

Người xấu người đẹp , có duyên là được

Nhà lớn nhà nhỏ , ấm no là được

Sung túc hay nghèo nàn , bình an là được

Xe mới xe cũ , chạy là được

Và……phải nhớ rằng …

Vui cười không mệt , buồn phiền mới mệt

Yêu thương không mệt , ghen ghét mới mệt

Chân thật không mệt , gian dối mới mệt

Tương ái không mệt , tương tàn mới mệt

Rộng rãi không mệt , ích kỷ mới mệt

Khoan dung không mệt , khó khăn mới mệt

Khiêm nhường không mệt, khoe khoang mới mệt

Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt,

Đơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt

Tương tư không mệt, đơn phương mới mệt

Chung tình không mệt, Đa tình mới mệt

Tình bằng hữu không mệt, tư tình mới mệt

Chân thành không mệt,giả dối mới mệt

Được mất không mệt, tính toán mới mệt

Thể chất mệt không phải mệt,tâm can mệt mới mệt

Đọc những điều này không mệt , thực hành mới mệt

ST

“Ta muốn níu hồn ai đương hiển hiện,”

“Ta muốn níu hồn ai đương hiển hiện,”

Trong lòng và đang tắm máu sông ta!”

(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Lc 9: 11-17

Hiển hiện ở trong lòng, lại cứ níu kéo hồn ai cả một đời. Hiển hiện ở Mình Thánh, vẫn là tình Chúa được thánh Luca diễn tả ở trình thuật, hôm nay.

Trình thuật hôm nay, thánh Luca mô tả lễ hội mừng kính Mình Máu Chúa, để mọi người suy tư việc Chúa hiển hiện nơi Thánh Thể. Thật ra, lễ Mình Máu Chúa được cử hành là để nhắc nhở con dân trong Đạo hãy nhìn vào sự việc xảy ra trong quá khứ ngõ hầu còn cảm kích, biết ơn.

Biết ơn, không là hành-xử đơn thuần chỉ nói mỗi lời “cảm ơn”, rồi quên sót. Biết ơn, là biết bỏ giờ ra mà cảm kích những gì mình nhận được là ân huệ Chúa ban. Biết ơn, là cảm nghiệm đầy uy lực đối với mỗi người và mọi người. Cảm nghiệm, đối nghịch với những bất ưng trường kỳ mà nhiều người gặp phải ở đâu đó. Biết ơn, là biết rõ tâm tình mình cảm kích vẫn khác với cách-thế ta biểu lộ, vào mọi ngày. Biểu lộ, vào tiệc thánh cuối năm phụng vụ qua đó Chúa sống lại là vì ta và cho ta nên hãy cảm, biết ơn

Cảm kích biết ơn mầu nhiệm Chúa chết đi và sống lại vì con người, việc này không chỉ mỗi ta là biết làm và cần làm. Chính Chúa cũng làm thế với Cha Ngài, vào mọi lúc. Như Kinh sách có nói:“Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ.” (Mt 26: 27), “Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông và tất cả đều uống chén này.” (Mc 14: 23) Xem như thế, Chúa vẫn cảm kích/biết ơn Cha vì Cha kêu mời Ngài hy sinh mạng sống làm của ăn/thức uống, cho muôn người. Tóm lại, Chúa cảm kích/biết ơn Cha Ngài trong mọi việc, là vì ta.

Cảm kích/biết ơn, là động thái mà người Do thái phải hoàn tất trong mọi việc. Thánh vịnh 107 diễn tả những người trở về từ nơi lưu đày cũng hát vang câu: “Allêluia, họ cảm tạ Yavê, vì Người tốt lành, vì Người miên man vạn đại.”(Tv 107: 1) Cả ngôn sứ Giêrêmia cũng đã nói: “Hãy cảm tạ Giavê các cơ binh vì Người tốt lành, vì ơn Người miên man vạn đại” (Gr 33: 11)

Đọc kỹ bài thương khó về nỗi thống khổ của Chúa, ta hiểu được toàn bộ nỗi nhục hình và cái chết của Chúa là động thái cảm tạ Cha là Đấng làm nên mọi sự được tốt đẹp. Và, việc Chúa trỗi dậy từ cõi chết, cũng là tiếp tục động thái cảm kích/biết ơn Cha đã tỏ bày thánh ý Ngài, qua sống lại. Thế nên, mừng Lễ Mình Máu Chúa, là để ta hoà nhập với Chúa trong cảm kích/biết ơn Cha mà Ngài từng thực hiện suốt một đời. Tiếp như thế, khiến ta trở thành con người đổi mới, rất khác hẳn. Mọi việc trong đời, ta nhờ đó mà cảm kích Chúa đã biến đổi bánh và rượu thành Mình Máu Ngài, ở Tiệc Thánh. Nên, Lễ Mình Máu Chúa là lễ hội đặc trưng, độc đáo để ta có cơ hội mà cảm kích, biết ơn hoài.

Cảm kích/biết ơn cách đặc trưng/đặc thù ở Tiệc Thánh, ta cùng trở thành Thân Mình Chúa, hệt như ta đang thủ vai trò chủ yếu trong vở kịch những 4 màn:

Màn 1, lúc khởi đầu, khi Thần Khí Chúa là là trên mặt nước và thoạt đó có tiếng nói của Giavê Thiên Chúa vẫn cứ bảo: “Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra. Thiên Chúa gọi chỗ cạn là “đất”. (STK 1: 11)  Thần Khí luôn phong phú, hiệu nghiệm là hành động phối hợp giữa Lời và Thần Khí làm nên sự sống ở khắp nơi. Và đó là Lời theo cung cách vũ trụ dâng lời cảm tạ Tạo Hoá.

Màn 2, lúc thần sứ Chúa đến Truyền Tin cho Đức Maria, lại cũng là Thần Khí khi trước khoả lấp mặt nước đã đưa Mẹ đi vào khung trời thụ thai nẩy nở và Lời đã nhập thể làm người. Nơi cung lòng Mẹ, Thần Khí làm cho đất trời nổi lên một sự kiện, là: nhân loại là của Đức Giêsu Kitô. Bằng cách này, Đức Giêsu lại đã dâng lời cảm tạ Cha là Đấng làm nên tất cả, hết mọi sự.

Màn 3, là lễ hội hôm nay có động thái cảm kích/biết ơn cứ mãi tiếp tục. Vị chủ tế đặt tay lên bánh và rượu, tức thì dấu-hiệu Thần Khí bay là là trên trần thế và cả trên Mẹ để rồi tặng ban sự sống cho Chúa. Và khi ấy, vị chủ tế lập lại lời Chúa nói, khi trước: “Này Mình Ta, này Máu Ta!” Cùng lúc ấy, sự sống của Chúa đã trổi vụt lên phía trước; và bằng vào hình thức bánh/rượu, Đức Chúa Phục Sinh đã ở với con dân Ngài. Ngài ở giữa họ, như một hiện diện đích thực chứ không theo cung cách tượng trưng.

Chúa hiện diện nơi Bánh Thánh và Rượu Thánh, không là sự hiện-diện của ký ức ở trong đầu ai đó, mà là hiện diện đích thực của Chúa nơi Tiệc Thánh, dù ta có nghĩ hay không về Ngài. Ngài không hiện hiện chỉ bằng vào hành động như điện thư do ai đó gửi cho chính mình; mà là một hiện diện thực tế có toàn-bộ thực thể Ngài. Lúc chủ tế đọc lời truyền phép biến bánh rượu thành Mình Máu Chúa, ngay khi ấy đã có đổi thay. Thánh Tôma gọi sự đổi thay này, là phép là tuyệt-kỹ Chúa từng làm. Kinh nghiệm về đổi thay nơi ta, không có gì tương đương với thực thể là thế hết. Nhờ uy lực của Thần Khí và hiệu năng của Lời, thực thể bánh/rượu đã biến thành thực thể sâu thẳm là Đức Kitô. Nếu ai đó lại cứ hỏi: “Làm sao ra được thế?” thì câu trả lời rút từ câu của thần sứ nói với Đức Mẹ: “Với Chúa, không có gì Ngài là không thể!”

Thế nên, Lời Chúa là Lời sáng tạo, hiệu nghiệm. Lời Ngài mang tính-chất sản-sinh. Sinh sản mọi sự. Sản sinh ra Chúa là Đức Kitô. Lời Ngài, là Lời đỡ nâng/vực dậy khiến Ngài trỗi dậy từ cõi chết. Lời Ngài, đã khiến cho điều Ngài nói ra trở thành thực tại rất thật, ngay bây giờ. Bởi thế nên, khi Chúa-là-Lời-mặc-lấy-xác-phàm từng tuyên bố: “Này là Mình Ta” thì đó là lúc Ngài đích thực hiện diện nơi Thánh Thể, vào Tiệc Thánh.

Màn 4, là lúc hiệp thông/rước Chúa sau truyền phép. Khi chủ tế cầu Chúa sai ban Thần khí Ngài đến ngự giữa chúng ta là người tham dự Tiệc Thánh, chính đó là lúc hoa trái thánh thiêng nơi Ngài ở lại mãi, nơi ta. Thần Khí Chúa biến đổi bánh/rượu thành Thân Mình Đức Kitô đã đổi thay tâm can chai đá của ta thành con tim đích thực rất xác thịt. Và khi ấy, ta san sẻ cũng một bánh thánh để nên một trong yêu thương. Vâng. Chính lúc ta nhận lãnh Mình Chúa ở Tiệc Thánh, là lúc động thái hỗn hợp giữa Lời và Thần Khí biến đổi con người của ta thành Thân Mình Chúa. Có như thế, ta mới trở thành trời mới, đất mới, là Mình Chúa.

Xem thế thì, hiệp thông rước Chúa cứ nối dài, là sự việc cho thấy cuộc sống của Đức Chúa Phục Sinh đã tặng ban cho ta và cắm rễ sâu trong tâm can của ta. Sự việc này cứ thế tiếp diễn cho đến ngày Chúa ở trong ta, với ta và mọi người. Bằng động thái ban tặng ân huệ rất thanh thoát, tức sự việc ‘cảm kích, biết ơn”, biến thành Mình Thánh Chúa, mọi người mới có thể chúc tụng vinh danh Cha, rất cả sáng. Khi ấy, Mình Máu Chúa đã thật sự trở nên vĩnh cửu, suốt mọi thời.

Khi cử hành Tiệc Thánh, là ta thực hiện động thái cảm kích/biết ơn ở Nước Trời. Tiệc Thánh ta cử hành là động thái, là lời khởi đầu cho mọi động tác biến đổi thành Thân Mình Chúa. Và, phụng vụ ta cử hành là động thái ta nếm trước Thánh Thể. Và khi ta cử hành Tiệc Thánh như thế, là ta san sẻ sự hiệp thông rất thánh. Là, sờ chạm vào quà tặng yêu thương. Là, làm hết mình để cảm kích/biết ơn như thế mãi đến muôn đời.

Xem như thế, thì Tiệc Thánh không là sự việc của lý trí, rất thông minh. Bởi, với những người chỉ biết đến thông minh trí tuệ, thì đó là chuyện viển vông, vô nghĩa. Tiệc Thánh ta cử hành cũng không là chuyện thơ văn, nghệ thuật. Bởi, người làm nghệ thuật thường có giây phút thấy mình bối rối, khó chịu. Thế nên, nghệ nhân ai cũng chỉ mỗi thế, không mang đủ tính chất rất đẹp của chân-thiện-mỹ, dù là mỹ thuật hay mỹ-nghệ, cũng đều thế.

Tiệc Thánh không hẳn chỉ là chuyện đạo. Với người đạo hạnh, chỉ làm có mỗi thế cũng chưa đủ gọi là đạo hạnh, sốt mến. Vì thế nên, điều đó cho thấy: nếu chỉ trở thành người tu trì như thế thôi cũng chưa hẳn là tu trì, đạo đức. Tiệc Thánh không là ý niệm sáng rõ hoặc lối thờ-cúng ta ấp ủ. Việc này vẫn hơn cả chuyện thờ kính cũng rất nhiều, bởi đó chính là Tình yêu được ban phát, rất ở đây. Bây  giờ.

Tình yêu ta nhận lãnh, sẻ san và sống thực, chính là lòng cảm kích, rất biết ơn. Phải chăng đó là hành-xử đầy xa hoa, đắt giá? Có thể là như thế. Bởi lẽ, sống tu đức có thể là hành-xử đầy tính xa xỉ phẩm, nhưng đó là quà tặng Chúa ban cho ta theo cách cũng rộng lượng, đầy xa xỉ. Tuy là thế, quà tặng Ngài phú ban, không một ai thu lại được. Và ta đã quen thế rồi, nên vẫn có quyền được như thế. Và ta không thể sống mà lại không được nhận quà tặng ấy, kể cũng lạ.

Trong cảm nghiệm về những hành-xử đầy cảm kích/biết ơn, ta lại sẽ ngâm nga lời thơ hay rằng:

“Ta muốn níu hồn ai đương hiển hiện,

Trong lòng và đang tắm máu sông ta.”

(Hàn Mặc Tử – Biển Hồn Ta)

Tắm máu sông ta”, là lối nói của nhà thơ vẫn đắm mình trong Mình Máu Chúa, rất yêu dấu. Và, khi đã tắm bằng ân huệ Mình Máu Thánh rồi, ta cũng cảm kích/biết ơn Đấng tặng ban cho ta Thần Mình Ngài, rất như thế.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch

Chuyện Phiếm đọc sau Lễ Mình Máu Chúa Năm C 23-6-2013

“Buồn ơi! Thế nhân là thế,”.

“Sao người yêu vẫn cứ say mê?

Buồn ơi! yêu đương là thế,

Sao tình ta mãi mãi đam mê.”
(Nguyễn Ánh 9 – Buồn Ơi Chào Mi!)

(Ga 20: 19-22)

Chữ nghĩa người đời, làm sao diễn tả được hơn thế, về chuyện buồn? Văn thơ ở đời, đâu nào chuyển tải nổi tâm trạng của bạn hiền mình buồn tình, những hát thêm:

“Buồn ơi! Ta xin chào mi.

Khi người yêu, đã bỏ ta đi.

Buồn ơi! Ta xin chào mi.

Khi tình yêu, chắp cánh bay đi.”

(Nguyễn Ánh 9 – bđd)

Vâng. Thế đó, là tâm tình được người nghệ sĩ trẻ mang tên là Bằng Kiều, diễn tả ý/lời của ai đó, trong buổi nhạc hội mang chủ đề: tiếng hát Bằng Kiều ở Revesby, Sydney tối hôm 10/5/2013.

Nghe Bằng Kiều hát bài “Buồn ơi, chào mi”, bần đạo đây chẳng thấy gì buồn tiếc nỗi niềm của “tình yêu đã chắp cánh bay đi”, nhưng chỉ thấy nghệ sĩ rất không buồn mà chỉ gào thét, mấy câu:

“Người yêu… cho ta niềm đau,

Buồn hỡi!…cho ta quên mau.

Buồn ơi! Hãy đến với ta.

Để quên, chuyện tình xót xa.”

(Nguyễn Ánh 9 – bđd)

 

Thấy người nghệ sĩ cứ luôn ới gọi: “Buồn ơi! hãy đến với ta, để quên chuyện tình xót xa”, bần đạo cũng chẳng thấy gì buồn bằng nghe “Ông” cháu nội nứt mắt mới chỉ 5 tuổi đầu đã biết lân la gạn hỏi đôi câu tiếng Anh rất ý nghĩa, như sau:

“-Nội à!

-Gì thế cháu?

-Mẹ cháu bảo: Nội buồn bà cố vừa mới chết, đúng không nội?

-Đúng. Già rồi thì phải chết. Nhưng chết là về với Chúa/với Phật, đó cháu à!

-Thế, nội già chưa? Nội cũng sắp chết rồi phải không?

-Đúng đấy! Nội nay cũng già nhưng chưa được chết đâu, cháu ạ.”

Thế đó, thực tế của cuộc đời. Đời người và đời mình, vẫn có những chuyện buồn rất khá sợ. Sợ buồn. Sợ chết. Sợ mất hết niềm vui sống ở đời, rất con người.

Thế nhưng, về tình buồn, mỗi người cảm nghiệm một cách. Có cách nhậm lẹ khi bị người tình hay người đời bỏ bê, ê chề, giống nghệ sĩ. Có trường hợp, con nguời mình lâu nay chìm đắm trong nỗi buồn mất mẹ, mất người thân, lại bị bồi thêm bằng những thông tin cũng khá buồn ở đâu đó, vãn cứ bảo:

 

“Tuần vừa qua, có tin chị Brenda Heist ở Mỹ từng biến mất, sau khi đưa con đến trường rồi thả xuống trước cổng trường tiểu học ở Pensylvania. Từ đó đến nay, sau 11 năm trời, mới xuất hiện. Mọi người đều tưởng chị bị bắt cóc làm con tin hay sao đó, như kỳ thật chị đã tự ý bỏ trốn biệt, sau khi bị cơ quan an sinh từ chối tài trợ tình trạng của người mẹ đơn chiếc.

Theo lời chị kể với ngành cảnh sát, thì: liền sau đó, buồn quá, chị mới ra công viên/bìa rừng ngồi khóc cho đỡ buồn, bất chợt gặp nhóm người leo núi rủ chị gia nhập cùng leo núi cho bớt buồn. Và trong một thoáng rất nhanh, chị đã theo họ, cố để bớt căng thẳng thần kinh, vì nhiều thứ xảy đến quá nhanh, cũng rất khó.” (x.Tamara Rajakariar, Brenda Heist case reveals increase in mothers who leave their children, MercatorNet 11/5/2013)

Buồn là thế. Nhưng, người người sống ở đời đều có thể giống như ai đó, vẫn cứ bảo: “Buồn ơi! Chào mi.” Bởi, dù buồn đến thế nào đi nữa, thì người buồn cũng đâu nào muốn chào hỏi bất cứ ai. Ngược lại, chỉ thấy cộng thêm vào với nỗi buồn chồng chất khi nhận tiếp một tin tức:

 

“Dù thấy buồn, và có hơi sững sờ khi nghe tin đó, nhưng tôi định bụng sẽ bỏ qua một bên những tin tức đại loại như thế, và cứ coi đó chỉ là chuyện hãn hữu ít khi thấy. Thế nhưng, đọc bài viết của Peggy Drexler là Phó Giáo sư Tâm lý thuộc đại học Cornell, Hoa Kỳ đồng thời là tác giả của loạt bài mang tên “Our Fathers, Ourselves: Daughters, Fathers and the changing American Family, tạm dịch là “Người Cha của ta, và ta nữa, những người con gái và người Cha và Gia đình ở Mỹ đang đổi thay”, thì đây lại là khuynh hướng rất đáng báo động. Phó Giáo sư này, từng công nhận rằng: con số các bà mẹ đơn chiếc bỏ rơi con cái để đi hoang như thế, trước đây, cũng không nhiều. Nhưng, nay thì con số các bà mẹ như thế lại đã thoát ly gia đình đầy ràng buộc, và con số này đang gia tăng ở mức đáng kể. Nội ở Hoa Kỳ mà thôi, con số những người cha đơn côi lại đã tăng lên gấp ba lần kể từ năm 1982 cho đến 2011. Dù muốn dù không, nay cũng thấy nhiều nhóm hội/đoàn thể đã hỗ trợ các bà mẹ chọn bỏ rơi gia đình lại, bất kể con của mình còn nhỏ tuổi không thể sống không có mẹ.” (Xem Tamara Rajakariar, bđd)

Nếu bảo rằng: khi buồn bực, người nào cũng có thể và rất dễ làm bất cứ sự gì dù không thiết thực hoặc không phải phép. Trái lại, có nhiều vị tuy không buồn là mấy, nhưng vẫn có thể mang nặng trong đầu những suy tư buồn chán đến độ cứ ngâm nga những lời ca vô nghĩa hoặc thiếu thực tế, như:

Nếu trên đường tình ta lẻ loi một mình

Thì trên con đường đời ta có mi,

Buồn ơi!”

(Nguyễn Ánh 9 – bđd)

Buồn là gì, mà sao anh/sao chị cứ ới gọi mãi lại còn ủ rũ người ra như thế? Buồn tình hay buồn đời, buồn chán người đời đâu có là thực thể hay thực tế cuộc đời đâu mà nhiều vị lại cứ tìm đến nói rồi níu và kéo! Níu và kéo, đến độ đôi khi còn dài dòng tâm sự như lời kể lể của một vị khác cũng từng nói:

 

“Trong mấy ngày qua, các tin tức giật gân về chuyện 3 nữ phụ nọ bị bắt cóc biệt tích đến mươi năm vào những năm 202, hay 2004 gì đó, ở Cleveland bang Ohio Hoa Kỳ, đã khiến một số người vội mừng vì đã kịp thời phát kẻ chủ mưu. Riêng tôi, tôi không thấy có gì để mừng về chuyện phát hiện kẻ chủ mưu đúng lúc đúng thời, mà chỉ thấy buồn và lo cho gia đình của nạn nhân phải sống thế nào khi vỡ chuyện.

Sở dĩ tôi buồn và lo, là vì: khi mất đi một lúc những 3 người thân thuộc, hẳn người trong gia đình, dù vững tâm đến mấy cũng không khỏi buồn rầu rồi tưởng tượng: làm sao chuyện ấy lại xảy đến với gia đình mình? Cảnh khó tưởng tượng hơn, khi cứ nghĩ về thân phận của người mất tích, chẳng biết bây giờ sống chết ra sao. Và từ đó, sẽ có cảm giác khá lạ kỳ khi cứ phải tiếp tục sống và sinh hoạt với bạn bè/người thân xa hoặc gần cả vào lúc sự việc vừa xảy đến.

Tôi càng không thể tưởng tượng nổi sự việc lại có thể buồn đến chết được khi thấy gia đình của nạn nhân vụ bắt cóc và cưỡng hiếp kể ở trên cứ phải tiếp tục sống trong chuỗi ngày dài những thê thảm. Trường hợp mẹ ruột của cô bé tên Berry đã phải chết ít năm sau đó vì truỵ tim mạch. Còn người cha của bé em tên là De Jesus lại đã phải cho rọi hình của con gái mình thật lớn để cứ chiều chiều nhìn vào đó mà gọi tên con, mau trở về. Cũng là chuyện buồn thế kỷ khi cuộc sống cứ thế tiếp diễn cách nhạt nhẽo bất kể ai đó có buồn bực hoặc chóng quên đi đến kết cục bằng việc phải trả một giá khá đắt.” (Xem Tamara Rajakariar, Cleveland Abduction Victims’ Lives Changed Forever, MercatorNet 08/5/2013)

Bàn về chuyện buồn, mỗi người bàn mỗi cách, mỗi kiểu. Có kiểu và cách của người nghệ sĩ vẫn cứ hét và cứ gào mãi những câu như:

“Buồn ơi! Thế nhân là thế…

Sao người yêu, vẫn mãi say mê?

Buồn ơi! Yêu đương là thế…

Sao tình ta, cứ mãi đam mê?”

(Nguyễn Ánh 9 – bđd)

“Thế nhân là thế”, tức như thể: “Vẫn mãi say mê”. Say mê đây, không hẳn chỉ mỗi chuyện “cứ mãi đam mê”, mà còn như người nghệ sĩ lại cứ hát thêm:

“Người yêu! Cho ta niềm đau…

Buồn hỡi! cho ta quên đau…

(Nguyễn Ánh 9 – bđd)

Bàn chuyện “buồn thế kỷ”, người sống ở đời lại có ý nghĩ rất khác biệt. Khác ở chỗ, theo nhà Phật thì “Tứ Diệu Đế” (Sinh, Lão, Bệnh, Tử) vẫn là thứ nhân sinh cũng khá buồn. Muốn thoát khỏi vòng nhân sinh “buồn” này, chỉ có cách là ta đi vào chốn “sắc sắc không không” rất diệt dục, và coi nhẹ cuộc sống như tơ hồng, rồi sẽ thấy. Thấy, mọi chuyện rồi cũng sẽ qua, tợ mây khói.

Thế còn người nhà Đạo mình thì sao?

Nhà Đạo mình, bàn chuyện vui nhiều hơn buồn. Bởi thế mới Kinh có Sách gọi là Tin Vui An Bình hoặc Tin (rất) Mừng. Vui là vui khi “có hai người, ý phục trắng ngời đã đứng bên họ, và nói:

“Các ông, người Galilê,

tại sao các ông cứ đứng đó nhìn trời?

Đức Giêsu đây,

Đấng vừa siêu thăng xa cách các ông,

Ngài sẽ đến cùng một thể như các ông thấy

Ngài đi về Trời.”

(Cv 1: 11-12)

 

Và, đấng bậc hiền từ còn nói rõ hơn khi ghi chép lời của Thầy mình:

“Thầy để lại bình an cho anh em,

Thầy ban cho anh em bình an của Thầy.

Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian.

Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.28

Anh em đã nghe Thầy bảo:

“Thầy ra đi và đến cùng anh em”.

Nếu anh em yêu mến Thầy,

thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha,

bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy.29

Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra,

để khi xảy ra, anh em tin.”

(Ga 14: 27-29)

Thật ra thì, có buồn hay không buồn do có nhiều thứ vẫn đến với ta, vẫn là đời người. Đời người còn rất nhiều thứ để ta sống vui, chứ không buồn. Buồn sao được, khi bậc thánh hiền ở Tin Mừng, vẫn cứ nhắc nhở mọi người sống trong đời “hãy quẳng gánh lo (buồn) đi” mà vui sống, dù cuộc đời mình có đi vào ngay giữa đường hầm, đầy tăm tối.

Hãy cứ vui, bởi lẽ Chúa đã đến và Ngài đang ở gần cận những người khổ đau, sầu buồn, lẻ loi một mình. Chúa đến, như Ngài đã hứa, có Thần Khí Đấng Ủi An Chữa Lành hết mọi sự. Sự thật thì, Chúa đã đến không chỉ có mỗi ngày Hiện Xuống rất “Ngũ Tuần”, nhưng còn là mỗi ngày và mọi ngày. Ngày Chúa đến, Ngài vẫn muốn mỗi người và mọi người hãy tự mình vận dụng mọi khả năng từ trí tuệ đến quan năng xác thể cùng quyết tâm thực hiện mọi điều tốt đẹp khả dĩ chữa lành mọi trục trặc ngoài ý muốn.

Chúa Hiện Đến, bằng cách này hay cách khác, là để thêm ân huệ, quà tặng mà ta vẫn muốn và vẫn xin. Rất nhiều lúc, con người như ta chẳng cần xin xỏ hoặc cầu khấn, nhưng Ngài vẫn biết rõ nguyện ước của mỗi người và mọi người nên Ngài mới sai Thần Khí hiện đến vào và từ lễ Ngũ Tuần để con dân Ngài nhớ mà thực hiện những điều Ngài căn dặn. Có như thế, người người mới mong quẳng gánh lo buồn rười rượi, rất khó bỏ.

Và Chúa đến, để chữa lành mọi sầu buồn của con người như quà tặng “nhưng-không”. Quà tặng ấy là thời gian. Là, sự quên lãng, hoặc cả đến nỗi niềm hưng-phấn sống với những sự rất mới mẻ. Quà tặng Chúa gửi đến, như thể ân huệ chợt đến với những người có nhu cầu cần giải quyết, hệt như truyện kể để minh-hoạ ở bên dưới:

“Truyện rằng:

Một cụ già đầu râu tóc bạc, đi không còn vững, nhưng tinh thần vui tươi, vui vẻ chấp nhận cuộc sống với những thiếu thốn tiền bạc và rắc rối trong gia đình. Người ta hỏi cụ:

– Làm sao cụ  có thể an vui như thế?

– Thưa, tôi suy nghĩ và nhìn đời bằng ba cái nhìn.

– Như thế nghĩa là gì?

– Thưa, tôi nhìn lên, nhìn xuống và nhìn ngang.

– Xin cụ giải nghĩa thêm.

– Vâng, trước hết, tôi nhìn lên trời và nhớ rằng công việc chính yếu của tôi là đạt tới Nước Trời. Trên đó cha tôi…đang chờ tôi. Tôi luôn sống thuận theo Ý Trời, Ý Cha tôi.

Rồi tôi nhìn xuống đất, nghĩ rằng tôi sẽ nằm trong đó sau khi chết, một chỗ thật bé nhỏ. Thánh vịnh nói: “3 tấc đất mới thật là nhà”

Sau cùng, tôi nhìn ngang, nhìn đến biết bao nhiêu người đàn ông, đàn bà, trẻ em bên cạnh tôi, trên khắp trái đất này có khi còn nghèo hơn tôi, cực khổ hơn tôi, bị oan ức hơn tôi, thiệt thòi hơn tôi: có người bị cùi, có người bị điên, có người bị bệnh Aids…Tôi còn hơn nhiều người. Tạ ơn Chúa và Mẹ  Maria, tôi còn sống đây, chưa phải vào Hỏa ngục.

Ba cái nhìn đó làm tôi sống hạnh phúc, vì tôi biết có Chúa yêu tôi, tôi không than vãn trách móc kêu ca …như hồi tôi chưa vào đạo Chúa….

 

Mọi sự đời này sẽ qua đi, nhưng ai thi hành Ý Chúa sẽ tồn tại muôn đời”

Nói cho cùng, thì hỡi bạn và tôi, ta hãy nhớ cho rằng: dù ta có nhân-cách-hoá “nỗi buồn” cách mấy đi nữa, thì buồn vẫn hoàn buồn. Vẫn chẳng là nhân sinh hay nhân vị để ta cứ ới gọi hay bái chào, rồi kêu gào nhiều trách móc. Chi bằng, ta hãy cùng người nghệ sĩ khác, hát về cuộc đời người bằng những lời khá vui, sau đây:

“Ðừng lau nước mắt,

đừng che tiếng khóc.

Dù nghe đắng cay trong lòng.

Buồn ta cứ khóc,

cần chi phải giấu.

Đời đau có ai thương mình.

Đời tuy nhớp nhúa.

Vẫn gượng cười nhìn ganh đua.

Và chẳng trách hay chê cười.”

(Lê Hựu Hà – Cuộc Đời)

Hát thế rồi, hỡi bạn và hỡi tôi, ta dù có buồn cũng hãy tìm về Lời Chúa để được ủi an, như sau:

 

“Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy,

thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm.

Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa,

bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.13

Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin,

thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con.14

Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.”

(Ga 14: 12-14)

Vậy thì, chỉ còn một điều rất đáng xin, là: Xin Chúa cho tôi và cho bạn, sẽ mãi mãi tin lời Thầy, tự khắc sẽ hết buồn. Bởi lẽ, Lời Ngài là Tin Vui An Bình, rất ủi an.

 

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn mang theo trong người

một quyết tâm tựa hồ thế, mỗi khi buồn.

Nhất thứ là khi cụ bà nhạc mẫu vừa qui tiên,

tròn trăm tuổi.

ME THẦU

ME THẦU

Trung tuần tháng Tư tôi qua Lào thăm Me Thầu. Me Thầu là dì ruột và cũng là vú đỡ đầu của tôi. Đây là một trong những tháng nóng nhất ở Lào nên ba ngày Tết người trẻ thường ra đường chơi tạt nước – là một nét đặc trưng của Tết Lào.  Me Thầu là nữ tu Dòng Chị Em Bác Ái.  Người dân gọi các nữ tu là Khún Me, hồi xưa họ cũng gọi ngài như vậy, nhưng bây giờ họ gọi là Me Thầu vì đã 86 tuổi rồi.  Me Thầu nghĩa là bà ngoại.  Tôi thích cách gọi này hơn vì nó gần gũi và thân thiện với văn hóa người dân xứ Lào này.

Tôi tháp tùng Me Thầu đi lên Luang Prabang (Nước Đức Phật) ở bắc Lào, Me Thầu là trưởng cộng đoàn đang trông coi nhà các em mồ côi và các em dân tộc nghèo ở Vientiane.  Nay lại đảm đương thêm một công tác mới lo cho các em dân tộc mồ côi và các em khuyết tật câm điếc ở Luang Prabang.  Từ Vientiane bay đến Luang Prabang chỉ mất 30 phút, còn đi xe khoảng 10 tiếng.

Tôi lên Luang Prabang ở nhà với ba soeur và khoảng 20 em dân tộc mồ côi hoặc nghèo được các soeur dạy dỗ và nuôi ăn học.  Còn trường nội trú nuôi khoảng 45 em khuyết tật câm điếc ở cách đó khoảng hai cây số, cứ chiều chiều tôi qua đó đá banh với mấy em.  Có hôm 4, 5 em gái cũng ra đá banh.  Các em rất thích được ở đây, vì ở thôn làng các em bị người dân coi rẻ rúng, như một án phạt của ông trời, nên sống tự ti mặc cảm.  Chỉ có cha mẹ của các em mới ráng hiểu xem con mình ra dấu như vậy có nghiã là gì, còn người ngoài thì chẳng ai buồn đoái hoài tới.  Sống ở đây các em được đối xử tốt lành, được ăn uống đàng hoàng, được học chữ, học nghề.

Hôm trước tôi sửa lại mấy cái laptop cũ do câu lạc bộ của Úc cho trường khuyết tật.  Có vài cái tôi sửa hoài mà không xong, nên Me Thầu chở ra trường huấn nghệ khác để nhờ sửa.  Người sửa máy cũng là một người khuyết tật hai chân và là thầy dạy vi tính ở đó.  Khi Me Thầu đến thầy vui lắm, hỏi ra mới biết Me Thầu cũng nuôi nấng và nâng đỡ cho thầy nhiều năm trước, khi thầy còn đang theo học ở trường huấn nghệ này.  Bây giờ học xong và được nhà trường mời ở lại để dạy cho các học sinh khác, còn những người bạn học của thầy thì đi làm ở các tiệm sửa máy trong thành phố.

Khu vực nhà các soeur và các em này chỉ có nước vào buổi tối.  Khoảng giữa khuya mới có nước cho đến mờ sáng, nên đêm đêm phải ráng thức dậy hứng nước vào thùng để có nước sử dụng trong ngày.  Phòng của tôi có phòng tắm riêng, có hai cái xô và một cái thau, nên nửa đêm tôi cũng thức dậy hứng nước đồng thời giặt áo quần, vì ban ngày không có nước để giặt.  Mùa này nóng quá nên dù chỉ phơi trong phòng tắm qua đêm mà áo quần cũng khô.  Có đêm tôi ngủ say cho đến gần sáng, tuy nước vẫn còn chảy nhưng không còn trong như những hôm trước vì hồ lấy nước đã cạn xuống.

Vùng này được coi như là “vùng trắng”, vì không có được mấy người Công Giáo.  Giáo hội ở đây rất khiêm tốn, chỉ có Đức Giám Quản Tông Tòa (Prefect) và ba Soeur hiện diện mà thôi.  Một hôm đi ngang qua một tòa nhà có cái nóc to cao rất giống nhà thờ, tôi hỏi có phải nhà thờ chính tòa không.  Các soeur phì cười, nói nhà thờ, nhà nguyện, còn chưa có thì lấy đâu ra mà có nhà thờ chính tòa.  Gần đây có một số anh chị em công nhân Công Giáo Việt Nam qua Lào làm việc nên cuối tuần Đức Giám Quản đến làm lễ cho khoảng 40 người.

Mấy năm trước tôi qua Lào Me Thầu tương đối còn khoẻ.  Nhưng bây giờ mỗi khi đi hơi lên dốc một chút hay đường đất gồ ghề thì phải chống gậy, lên xe xuống xe cần người đỡ phụ, tuy vậy đầu óc ngài vẫn còn minh mẫn.  Nhìn Me Thầu với chừng ấy tuổi mà Giáo Hội lại trao cho một sứ mạng quan trọng và nặng nề như thế.  Lên đường mở mang một vùng trắng mới thấy Giáo Hội Lào thiếu người biết chừng nào, mới thấy Thiên Chúa cần những tâm hồn đáp trả lời mời gọi lên đường biết bao.  Thập niên trước khi Đức Giám Quản còn là linh mục, ngài có lên vùng này mấy lần, và bị bắt nhốt vì ngài giảng đạo cho bà con trên vùng đất bắc Lào này.  Nay thì đỡ hơn, chính quyền đồng ý cho các soeur lên đây mở trường nội trú và huấn nghệ cho các em khuyết tật, nên bây giờ các soeur Dòng Chị Em Bác Ái hiện diện ở vùng trắng này danh chính ngôn thuận.

Đã nhiều năm nay, Me Thầu xin Nhà Dòng gởi người đến làm phụ tá cho Me Thầu để sau này có thể thay thế gánh vác sứ vụ ở Vientiane cũng như ở Luang Prabang.  Nhưng đến bây giờ Nhà Dòng vẫn chưa có người để gởi đến, Me Thầu thao thức lắm.  Tôi đến thăm Me Thầu mười ngày và thấy cánh đồng trắng bát ngát làm tôi cũng thao thức nhiều.  Khi tôi chơi banh chơi cầu với các em, các em nói chuyện bằng tay với nhau rất nhanh, còn tôi mù tịt cáng mai, muốn nói với các em một điều gì đó quả là khổ sở.  Có một lần đang chơi đá banh, tôi ráng hú gọi một em trở về vị trí hậu vệ, nhưng kêu cỡ nào cũng vậy thôi, vì em có nghe được đâu?  Nhìn các em mải mê chơi banh làm tôi chợt nghĩ lại chính mình.  Biết bao lần Chúa cũng hú gọi tôi mà tôi đâu có nhận ra vì đang mê mẩn chạy theo những quyến luyến của sự đời.

Nhìn Me Thầu với chừng nấy tuổi đời mà vẫn gắng sức mỗi ngày thưa “Xin Vâng” như Mẹ Maria để cho Chúa tiếp tục vẽ bức họa đời mình theo Thánh Ý của Ngài, ngắm nhìn cuộc đời Me Thầu tôi cứ suy nghĩ hoài.  Không biết khi nào tôi mới chịu cho Chúa cái tự do mà chính Chúa đã thương trao ban cho tôi, để Ngài được hoàn toàn tự do vẽ bức họa đời tôi theo Ý Ngài.

Lạy Chúa, nhìn cánh đồng trắng bát ngát và chắc Chúa cũng đang thao thức tìm những tâm hồn dấn thân làm sứ giả Tin Mừng, thay mặt Chúa ban phát tình yêu và ân sủng, đến dạy dỗ và nâng đỡ những kẻ mồ côi và khuyết tật bị xã hội khinh thường.  Xin cho mỗi người chúng con biết mặc lấy nỗi thao thức của Ngài, và xin nhắc nhớ mỗi người chúng con biết hồi tâm để bớt chạy theo những quyến luyến lệch lạc, và để nhận thức tiếng mời gọi của Đấng Ban Sự Sống.  Amen!

Giuse Ngô Văn Chữ, S.J.

May 1, 2013

From: langthangchieutim  &

Anh chị Thụ + Mai gởi

Ân xá Quốc tế: VN tiếp tục vi phạm nhân quyền trong năm 2012

Ân xá Quốc tế: VN tiếp tục vi phạm nhân quyền trong năm 2012

VOA

23.05.2013

Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng trong năm qua, Việt Nam mạnh tay hơn với những người chỉ trích chính phủ và các nhà hoạt động, qua việc bắt giam nhiều blogger và nhạc sĩ thể hiện chính kiến một cách ôn hòa.

Nhân quyền của nhiều nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Ngoài ra Việt Nam còn kết án tử hình ít nhất 86 người, và 500 tử tù còn đang chờ thi hành án.

Báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố hôm 23/5 nói rằng, về quyền tự do ngôn luận, Việt Nam tiếp tục đàn áp những tiếng nói bất đồng và những người  biểu tình một cách ôn hòa.

Điển hình là vào tháng 6 năm ngoái, 30 nông dân bị bắt sau khi biểu tình phản đối 3 ngày trước cơ quan chính phủ vì bị cưỡng chế thu hồi đất.

Báo cáo nói câu chữ mơ hồ trong những điều khoản của Bộ luật Hình sự được sử dụng làm cái cớ để bắt giam những nhà hoạt động chính trị, xã hội, và tôn giáo, trong đó có sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, bị tuyên án tù 6 năm vì rải truyền đơn chống nhà nước.

Về tù nhân lương tâm, báo cáo cho biết Việt Nam vẫn giam cầm ít nhất 27 tù nhân lương tâm, nổi bật là linh mục Nguyễn Văn Lý đang thụ án tù 8 năm vì cổ vũ cho nhân quyền, tự do ngôn luận và cải cách chính trị.

Các blogger bị bắt giam cũng được báo cáo đề cập chi tiết. Báo cáo nói những blogger bị gán cho tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Họ bị giam giữ không theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những phiên tòa xét xử họ không đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế. Người thân của bị can bị cản trở và làm khó dễ.

Trong năm qua có những vụ xét xử những blogger nổi tiếng như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhBaSaigon. Tất cả đều nhận án tù từ 4 cho đến 12 năm. Nhà hoạt động môi trường Đinh Đăng Định lãnh án tù 6 năm vì kiến nghị chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên

Đối với các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo, báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo nào bị cho là chống đối chính quyền vẫn còn đối mật với nhiều rủi ro bì làm khó dễ, bắt bớ và giam cầm.

Các trường hợp cụ thể được nêu ra trong báo cáo gồm có Hòa thượng Thích Quảng Độ, 85 tuổi, vẫn còn bị quản chế, 14 blogger và nhà hoạt động Công giáo ở Nghệ An vẫn còn bị giam để chờ ngày xử.

Mục sư Nguyễn Công Chính bị cáo buộc xúi dục người thiểu số sắc tộc, 12 người Hmong bị cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”, 3 thanh niên Công giáo bị tù về tội biểu tình chống Trung Quốc và ký kiến nghị chống lại bản án của Luật gia Cù Huy Hà Vũ.

Báo cáo năm 2012 của Tổ chức Ân xá Quốc tế bao gồm 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong phần kết luận, báo cáo nói rằng đòi hỏi về nhân quyền tiếp tục vang vọng trên khắp thế giới.

Sưc kháng cự chống áp bức, bất công và đàn áp là những hành vi rất dũng cảm và đòi hỏi nhiều quyết tâm nơi những người phải đối mặt với vô số trở ngại.

Nguồn: Amnesty.org, AFP

Đồng bào thiểu số miền núi Thanh Hóa, một bức tranh buồn

Đồng bào thiểu số miền núi Thanh Hóa, một bức tranh buồn
2013-05-22

Uyên Nguyên tường trình từ VN05222013-thieusothanhhoa-uyennguyen.mp3

RFA

000_Hkg7058441-305.jpg

Phụ nữ và trẻ em bộ tộc H’mông sống tại các tỉnh miền núi phía Bắc Hà Giang, ảnh minh họa.
AFP photo

Thanh Hóa là tỉnh có chiều dài dọc bờ biển thuộc vào diện nhất nhì Việt Nam, và đây cũng là tỉnh chiếm chiều dài dãy Trường Sơn thuộc vào diện nhất nhì so với cả nước, như vậy cũng có nghĩa là Thanh Hóa thuộc vào diện nhiều rừng vàng biển bạc nhất nhì trên cả nước. Nhưng, đó là trên lý thuyết, thực tế thì Thanh Hóa luôn là tỉnh có nhiều gia đình nghèo đói nhất, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Như Xuân, Lang Chánh… Có thể nói, cái đói ở đây vẫn còn ở ngưỡng xanh da mờ con mắt.
Ông Trần Nam, người xã Thanh Xuân, Quan Hóa kể với chúng tôi rằng kể từ ngày thủy điện Hồi Xuân khởi công xây dựng, người nông dân trong xã có một bước chuyển mới, họ đi từ đói kém sang bệ rạc. Ông giải thích thêm, sở dĩ có được kiểu chuyển mình không giống ai này là nhờ vào tiền đền bù chính sách lấy tiền nông dân bằng thủ thuật đề đóm rất ngọt của các tay tư bản đỏ và đầu gấu. Nghĩa là, kể từ ngày nhà nước giải tỏa đền bù, lấy đất của nhân dân làm lòng hồ thủy điện Hồi Xuân, thì bà con nông dân bắt đầu đổi đời, nhưng mà đổi theo chiều hướng xấu.
Nếu như trước đây, người nông dân quanh năm bữa đói bữa no bám lấy đám ruộng bậc thang, gồng lưng mà chịu nắng chịu mưa vào rừng hái củi, đào củ mài, đào cây nhân trần để bán thì từ lúc nhận tiền đền bù, một lượng tiền quá lớn đối với họ, có người cầm vài trăm triệu đồng trên tay mà rươm rướm nước mắt vì họ nghĩ rằng cuộc đời họ sẽ chẳng bao giờ có được số tiền như vậy. Và họ cũng không hề hay biết rằng kế sinh nhai của họ sẽ khép lại vĩnh viễn bởi đất đã bị lấy mất, không có nghề nghiệp, không có chữ nghĩa, không có cơ hội xin việc…
Cầm tiền chưa nóng tay thì mọi sự thay đổi. Ông Hà Trung Huấn, người Kinh, làm thầy giáo lâu năm ở đây chia sẻ thêm rằng do nắm được tâm lý bà con dân tộc thiểu số khốn khó, khi cầm tiền sẽ nghĩ cách để tiêu xài cho thỏa chí, những đầu nậu, những tay lừa bịp ở Hà Nội bắt đầu giở trò với bà con. Ban đầu, họ mang ti vi, tủ lạnh cũ, hàng phế thải dưới xuôi lên bán cho bà con. Có nhiều người mua chiếc tủ lạnh về rồi hình dung cách đặt nó giống như đặt chiếc quan tài, họ đặt chiếc tủ lạnh nằm ngửa, mỗi khi mở thì người ta lật nắp lên. Có không biết bao nhiêu tiền của bà con nghèo phải đổ vào mấy chiếc ti vi, tủ lạnh để rồi xài vài ngày, vài tuần đã hỏng.
Trò lừa đảo công khai của xã hội đen
Một phần bán đồ dỏm, một phần đưa rượu ngoại giả lên lừa bà con để bán, một phần, họ mượn những cuộc rượu để xúi bà con đánh số đề. Chẳng bao lâu sau ngày bà con dân tộc thiểu số, mà cụ thể là đồng bào Thái Trắng, nhận tiền đền bù đất, mọi ngôi làng chung quanh lòng hồ Thủy điện Hồi Xuân, từ huyện Quan Hóa cho đến Thường Xuân đều dính đến rượu chè, bia ôm và số đề. Ban đầu chơi ít, dần dần, có nhà mỗi ngày đánh đề với số tiền tương đương vài chỉ vàng. Và cũng không bao lâu sau đó, dân làng trắng tay vì thua đề, nợ nần các quán bia, nợ tiền mua rượu ở các đại lý, lại cùng nhau vào rừng hái củ, đi vác đá cho công trình, tương lai hoàn toàn mù mịt.

000_Hkg7050332-250.jpg

Những người đàn ông bộ tộc H’mông phía Bắc tỉnh Hà Giang tụ tập uống bia hôm 08/3/2012. AFP photo
Tuấn, giáo viên ngoại ngữ trẻ người Kinh, dạy một trường phổ thông cơ sở ở Thường Xuân, chia sẻ thêm với chúng tôi rằng anh cảm thấy trong chuyện này, rõ ràng có bàn tay của nhà cầm quyền nhúng vào, ngay từ việc giải tỏa đền bù đất, họ đã trả tiền cho người Thái Trắng với mức giá quá rẻ bèo, một mét vuông dao động từ hai ngàn đồng đến năm ngàn đồng, mức giá mà một mét vuông đất chưa mua được một ổ bánh mì để ăn sáng. Rồi đến chuyện đầu nậu bán hàng dỏm, các nhà cái số đề và gái bia ôm lên đến tận trên vùng hẻo lánh này để hoạt động, làm sao ngành an ninh lại không biết đến. Theo như thầy giáo Tuấn nhận thấy, chỉ cần ai đó nói một câu báng bổ bác Hồ hoặc chống đối chế độ Cộng sản, mặc dù là nói nhỏ với nhau trong quán rượu cũng sẽ bị công an kêu lên xã, hù dọa, thậm chí bắt nhốt, đánh đập… Thì làm sao có chuyện cả một đám đầu nậu, gái bia ôm và nhà cái số đề đông đảo từ tít tận Hà Nội lên đây hoạt động trờ trờ ra đó mà công an không biết. Chỉ do họ phớt lờ đi thôi, không chừng sẽ có chung chi, chia lãi với nhau giữa đám giang hồ và công an. Thầy Tuấn còn nói rằng mình thấy lạ ở chỗ khi bà con phá sản, đói rách và túng quẫn, bệ rạc thì nhà các quan chức đại phương lại xây dựng khang trang ra, có người sắm xe hơi. Chuyện này rất vô lý nhưng khó nói.
Lúc chúng tôi đến huyện Thường Xuân, đồng hồ đã chỉ sang 12h trưa, xóm vắng vẻ, chỉ có người già và trẻ con. Đi mãi đến cuối xóm, gặp một đại lý bán tạp hóa, chúng tôi ghé vào ngồi uống nước và hỏi thăm, người chủ đại lý tên Thùy, 32 tuổi, người hà Nội mới lên đây chưa đầy hai năm, chị cho biết là dân ở đây nợ chị quá nhiều, ngập sổ rồi, có nhiều nhà không còn khả năng thanh toán nợ, phải vào rừng đào rễ cây mật nhân đi bán, mỗi ngày trả góp cho chị từ 20 ngàn đồng đến 50 ngàn đồng. Với kiều trả nợ như thế này, chắc phải hai mươi năm sau họ mới trả hết nợ, đó là chưa nói đến chuyện hiện nay họ vẫn phải mua gạo nợ gối đầu, biết là khó lấy nợ nhưng phải bán chịu gạo cho họ ăn, có ăn mới no bụng mà vào rừng hái củ và ra công trường vác đá kiếm tiền về trả nợ cho Thùy được.
Bốn giờ chiều, sau một buổi lang thang dưới cái nắng đổ lửa, chúng tôi ghé vào thăm một gia đình người Thái Trắng, chủ nhà nói tiếng Kinh tương đối rõ, anh cho biết cả nhà anh vừa mới về đến nhà, hôm nay con trai đầu lòng anh đào được khá nhiều củ mật nhân, bán hết thảy có thể kiếm được chừng 120 ngàn đồng, như vậy, sau khi trả bớt nợ, anh còn được 20 ngàn đồng để mua sắm một số thứ cần thiết cho gia đình. Khi nghe chúng tôi hỏi trước đây anh nhận tiền đền bù đất được bao nhiêu, anh buồn rầu trả lời: Bảy trăm triệu đồng, cả chục hec ta rừng trồng cây luồng và tỉa bắp, bây giờ không còn gì nữa, làm được ngày nào thì ăn ngày đó!
Nhìn bữa ăn của gia đình người Thái Trắng này, nó cũng giồng như nhiều bữa ăn khác của những gia đình Thái Trắng khác mà chúng tôi gặp ở Mường Lát, Quan Hóa, Ngọc Lặc, Lang Chánh… Một nồi cơm độn sắn lát, một bát cà rừng và một chén mắm chuột để chấm cà, chúng tôi chỉ biết ứa nước mắt nhìn đồng loại nuốt cơm! Cách chỗ khốn khổ này không xa, là những nhà hàng ứ hự rượu bia của các quan chức và những chi cục thuế xây cao chót vót, khang trang, đầy đủ tiện nghi.

TOÀN BỘ SỰ THẬT

TOÀN B S THT

“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi.”

Đức Giêsu khi sắp về với Cha, đã chấp nhận giới hạn của các môn đệ.  Ngài chưa nói hết được những điều Ngài muốn nói, nhưng Ngài không muốn ép họ phải cố hiểu.  Cần có thời gian, và nhất là cần Thánh Thần…

Đức Giêsu chấp nhận ra đi khi việc huấn luyện còn dang dở.  Ngài chấp nhận mình không phải là vị thầy duy nhất: Sau này, Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều (Ga 14,26).  Ngài cũng chẳng phải là Đấng Bảo Trợ duy nhất vì còn một Đấng Bảo Trợ khác đến sau Ngài (x. Ga 14,16).

Ngài đã vén mở cho các môn đệ thấy sự thật, sự thật về Cha, về bản thân mình và về con người.  Nhưng Ngài biết rằng cần có Thánh Thần từ từ dẫn dắt các môn đệ mới hiểu thấu và đi vào toàn bộ sự thật.

Vì lợi ích của họ, Đức Giêsu sẵn sàng ra đi (x. Ga 16,7), để nhường chỗ cho Đấng Cha và Ngài sai đến.  Đức Giêsu chẳng tìm mình, và Thánh Thần cũng vậy.

Thánh Thần chỉ có sứ mạng là đưa con người đến với Cha và Con là Đức Giêsu.  Ngài chẳng tìm vinh quang cho mình, nhưng chỉ tìm tôn vinh và làm chứng cho Đức Giêsu.  Cha cũng chẳng tìm mình.  Cha chẳng giữ gì làm của riêng.  “Mọi sự Cha có đều là của Thầy” (c.15) Cha là nguồn mạch luôn trào dâng qua Con.  Con là Con vì đón nhận tất cả từ Cha.  Tình yêu liên kết Cha và Con là Thánh Thần,

Khi chiêm ngắm thế giới của Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta thấy đó là một cộng đoàn lý tưởng.  Mỗi ngôi vị đều sống cho hai ngôi vị kia.  Yêu thương và hiệp thông với nhau đòi từ bỏ.  Nhưng từ bỏ lại làm cho mỗi ngôi vị trọn vẹn là mình, và sống trong hạnh phúc viên mãn.

Thiên Chúa của Kitô giáo là một cộng đoàn yêu thương, nhưng thế giới của Thiên Chúa Ba Ngôi lại không khép kín.  Thế giới ấy vươn ra ngoài mình, để cho hạnh phúc tuôn đổ trên toàn bộ công trình sáng tạo.

Cha yêu loài người đến độ sai Con Một làm người.  Con yêu loài người đến độ dám sống và chết cho họ.  Thánh Thần yêu loài người đến độ luôn ở bên để ủi an nâng đỡ.  Cả Ba Ngôi cùng nhau lo cho loài người.  Ước mơ lớn nhất của Ba Ngôi là đưa cả nhân loại đi vào thế giới thần linh của mình, để mỗi người được hưởng hạnh phúc làm con trong Chúa Con.

Thiên Chúa Ba Ngôi là tình yêu mở ra, chia sẻ, mời gọi.  Tình yêu đích thực bao giờ cũng khiêm hạ đợi chờ.  Chúng ta tự hỏi mình có sẵn sàng mở ra để Chúa đi vào thế giới của mình và để mình đi vào thế giới của Chúa không?

 

**************************************

Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận, xin dạy con biết phục vụ âm thầm.

Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt, xin dạy con biết yêu thương tự hiến.

Giữa một thế giới đầy phe phái chia rẽ, xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.

Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị, xin dạy con biết coi mọi người như anh em.

Lạy Chúa Ba Ngôi, Ngài là mẫu mực của tình yêu tinh ròng, xin cho các Kitô hữu chúng con trở thành tình yêu cho trái tim khô cằn của thế giới.

Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài, biết sống nhờ và sống cho tha nhân, biết quảng đại cho đi và khiêm nhường nhận lãnh.

Lạy Ba Ngôi chí thánh, xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa ở sâu thẳm lòng chúng con, và trong lòng từng con người bé nhỏ.


Trích trong ‘Manna’

Anh chị Thụ & Mai gởi

Phóng viên Không biên giới đòi trả tự do cho các blogger Công giáo Việt Nam

Phóng viên Không biên giới đòi trả tự do cho các blogger Công giáo Việt Nam


Paulus Lê Văn Sơn

@thanhnienconggiao

Thụy My

RFI

Thông cáo đề ngày hôm qua 23/05/2013 của tổ chức Phóng viên Không biên giới có (RSF) trụ sở tại Paris tiếp tục đòi hỏi chính quyền Việt Nam trả tự do cho các blogger Công giáo. Tổ chức này nhận định là bản án phúc thẩm vẫn rất nặng nề, trong khi không có ai trong số blogger trên tiến hành hoạt động lật đổ chính quyền theo như cáo trạng.

Hồi tháng Giêng, mười ba thanh niên Công giáo và Tin Lành đã bị tòa sơ thẩm ở Nghệ An kết án từ 3 đến 13 năm tù về tội « mưu toan lật đổ chính quyền ». Tám người trong số này đã kháng cáo, và trong phiên phúc thẩm hôm 23/05/2013, có bốn người đã được giảm án.

Bản án của Paulus Lê Văn Sơn được giảm từ 13 năm còn 4 năm tù, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh được giảm từ 6 tháng đến 1 năm tù. Tuy nhiên tòa vẫn y án sơ thẩm đối với Hồ Đức Hòa (13 năm tù), Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Nguyễn Đình Cương (4 năm).

Phóng viên Không biên giới nhận định : « Nếu tòa phúc thẩm đã giảm rõ rệt bản án cho Paulus Lê Văn Sơn, thì bản án được tuyên lần này vẫn không thể chấp nhận được, phản ánh sự ngoan cố của chính quyền nhằm buộc những tiếng nói ly khai phải im lặng. Những lời buộc tội hoàn toàn là dối trá. Không có ai trong số các blogger trên từng hoạt động lật đổ chế độ ».

Thông cáo của RSF nói tiếp, trong phiên tòa, các bị cáo đều tố cáo những bản án nặng nề dành cho họ tại tòa sơ thẩm, và khẳng định không hề có ý định lật đổ chính quyền. Riêng trường hợp Paulus Lê Văn Sơn, RSF nhận định anh xúc động sâu sắc vì người mẹ đã mất cách đây mấy tháng mà không được cho biết. Khi nói lời cuối cùng, anh nhìn nhận đã vi phạm pháp luật, ăn năn về « sai phạm » và xin được giảm án để có thể trở về lo cho phần mộ của mẹ. Còn Thái Văn Dung tuyên bố : « Nếu Việt Nam có dân chủ, thì tôi sẽ phải được trả tự do tại tòa ngay bây giờ ».

Phóng viên Không biên giới nhận xét, cũng như phiên sơ thẩm, phiên tòa lần này diễn ra trong tình trạng căng thẳng. Trước đó một hôm, công an đã yêu cầu các chủ xe từ chối đưa thân nhân các bị cáo đến tòa, xe buýt của các công ty nhà nước cũng ngưng lộ trình thường lệ. Xung quanh khuôn viên tòa án càng căng thẳng khi 2.000 công an trộn lẫn vào 500 giáo dân đến ủng hộ các blogger, điện thoại bị làm nhiễu sóng.

Bên cạnh đó, các blogger Bùi Thị Minh Hằng và Lã Việt Dũng đến dự phiên tòa đã bị bắt, cư dân mạng Từ Anh Tú, người đấu tranh chống cưỡng chế đất Trần Thúy Nga bị đánh đập. RSF cũng nhắc lại trường hợp hai thanh niên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên mới đây đã bị tòa án Long An kết án 8 và 6 năm tù cộng thêm 3 năm quản chế. Theo cáo trạng, thì hai thanh niên trên có quan hệ với nhóm « Thanh niên yêu nước », một nhóm bị chính quyền cho là « phản động ».