Thượng-đế và khoa-học

Thượng-đế và khoa-học

Trong lớp học, vị giáo-sư Triết-học ngắt giọng “Hãy để tôi giải-thích vấn-đề của khoa-học đối với tôn-giáo”, và ông yêu-cầu một học-sinh đứng lên.

– Em theo đạo Chúa ?

– Thưa Thầy, vâng.

– Em tin vào Thượng-đế ?

– Tất-nhiên.

– Thượng-đế có tốt không ?

– Chắc-chắn là tốt.

– Có phải là Ngài Toàn-năng ? Có thể làm được mọi việc ?

– Thưa vâng.

– Em là tốt hay xấu ?

– Kinh-thánh bảo là kẻ xấu.

Vị giáo-sư cố ý cười, suy-nghĩ chốc lát và bảo :”À ha ! Kinh-thánh ? Giả-sử ở đây có người bệnh và em có thễ chữa lành. Em có khả-năng. Em có giúp anh ta? Em có thử không ?

– Thưa Thầy, em sẽ thử.

– Vậy em là người tốt.

– Em không có ý nói thế.

– Tại sao lại không nói như thế ?. Nếu có thể, em sẽ giúp một người bệnh, tàn-tật. Hầu hết chúng ta sẽ làm nếu có thể, nhưng Thượng-đế thì không !
Cậu học-trò không trả-lời, và vị giáo-sư tiếp-tục. “Em trai tôi là tín-đồ đạo Chúa đã chết vì ung-thư mặc dầu đã từng cầu nguyện xin Chúa Jesus cứu chữa… Sao mà cho Chúa Jesus tốt được ? Em có thể trả-lời được không ?.

Cậu học-trò vẫn im-lặng.

Vị giáo-sư nói “em không thể trả-lời phải không ?”. Ông cầm lấy ly trên bàn nhấp môt ngụm nước tạo thời-gian cho cậu học-sinh bớt căng thẳng. “Chúng ta bắt đầu trở lại. Thượng-đế có tốt hay không ?”.

– Dạ … tốt !

– Quỷ Satan có tốt không ?

Cậu học-trò không ngại-ngần : “Không”.

– Vậy Satan đến từ đâu ?

Cậu học-trò ngập-ngừng : “Từ Thượng-đế” .

– Đúng thế. Thượng-đế tạo Satan. Em cho tôi biết có kẻ xấu ác trên thế-giới này không ?

– Dạ có .

– Kẻ xấu ác có khắp nơi. Và Thượng-đế tạo mọi thứ, có đúng không ?

– Dạ đúng.

Vị giáo-sư tiếp-tục :

– Vậy ai tạo ra kẻ xấu ác ?. Nếu Thượng-đế tạo ra mọi vật, thì Ngài tạo ra kẻ xấu ác. Do bởi xấu ác hiện-hữu, và theo nguyên-lý “hành-động định-danh con người”, vậy Thượng-đế là kẻ xấu ác.

Cậu học-trò lại không trả-lời.

– Có phải bệnh-tật, vô đạo-đức, hận-thù và xấu xa hiện-hữu trên cõi đời này ?

Cậu học-trò đứng im lúng-túng “Thưa vâng”.

– Vậy thì ai tạo ra chúng?

Cậu học-trò lại không trả-lời để vị giáo-sư lập lại câu-hỏi “Ai tạo ra chúng ?”.

Vẫn không có câu trả-lời. Đột-nhiên vị thẩy bước đến trước lớp học. Cả lớp như bị mê-hoặc. Ông tiếp tục hỏi một học-sinh khác “Hãy nói cho tôi nghe !”.

– Em có tin vào đức Chúa không ?.

– Vâng, Thưa Thầy, em tin.

Vị giáo-sư ngừng bước :

– Khoa-học bảo em có ngũ-giác-quan dùng để xác-định và quan-sát thế-giới
xung quanh. Em đã thấy Chúa Jesus bao-giờ chưa ?

– Thưa Thầy, em chưa bao giờ thấy Ngài.

– Có bao-giờ em cảm-nhận được Chúa của em, nếm Chúa của em hay ngửi thấy Chúa của em ? Có bao giờ em có những cảm-giác nhận biết đức Chúa hay Thượng-đế ?

– Thưa Thầy, đáng tiếc là em không có.

– Em vẫn còn tin Chúa ?

– Thưa vâng.

– Theo quy-tắc những giao-thức thể-nghiệm, khả-nghiệm, và chứng-minh được, khoa-học bảo Thượng-đế không hiện-hữu… Em nói như thế-nào vể điều đó ?

– Không. Em chỉ có đức tin của em.

– Vâng. Đức tin. Và đó chính là vấn-đề khoa-học đã có đối với Thượng-đế. Không có bằng-chứng, chỉ có đức tin.

Cậu học-trò đứng lặng lẽ một lúc, trước khi hỏi : “Thưa Thầy, có cái gì là nhiệt không ?”.

– Có.

– Và có cái gì là lạnh không ?

– Vâng, có cả lạnh nữa em à .

– Thưa Thầy, không phải vậy.

Vị giáo-sư quay nhìn vào mặt cậu học-trò tỏ vẽ thú-vị. Cả lớp đột-nhiên im lặng như tờ. Cậu học-trò bắt đầu giải-thích :

– Thầy có thể có rất nhiều nhiệt, thậm chí thêm nhiều nhiệt, siêu-nhiêt, vô-hạn-nhiệt, nhiệt trắng, môt chút nhiệt hay không nhiệt, nhưng chúng ta không có cái gì gọi là “lạnh”. Ta có thể đạt xuống 458 độ dưới zero mà không có nhiệt, nhưng ta không thể xuống hơn thế nữa. Không có gì là “lạnh” hết; nếu không ta có thể đạt mức lạnh hơn độ thấp nhất là -458 độ. Mọi thể-vật có thể nghiên-cứu được khi chúng có hay truyền được năng-lượng. Ở độ zero tuyệt-đối (-458 F) hoàn-toàn vắng bóng nhiệt. Thưa Thầy, Thầy có thấy “lạnh” chỉ là chữ ta dùng để diễn tả sự “vắng bóng nhiệt”. Ta không thể đo-lường “lạnh” Ta có thể đo lường nhiệt theo những đơn-vị nhiệt vì nhiệt là năng-lượng. “Lạnh” không phài là đối nghịch của nhiệt. Thưa Thầy, đó chỉ là vắng bóng nhiệt.

Cả lớp lặng im. Có cây bút rơi đâu đó, nghe như tiếng búa rơi.

– Thưa Thầy, còn “bóng tối” ? Có cái gì là bóng tối không ?

 


Vị giáo-sư đáp lại không do dự :

– Có. Đêm là gì nếu đó không là bóng tối ?

– Thầy lại sai lầm. Bóng tối không là một cái gì cả ; chỉ là sự vắng mặt một cái gì đó. Thầy có thể có ánh-sáng yếu, bình-thường, ánh-sáng mạnh, ánh sáng nháy, nhưng nếu ánh sáng không liên-tục, Thầy chẳng có gì hết và phải chăng đó được gọi là bóng tối ? Và nếu thế, Thầy có thể làm bóng tối tối hơn, Thầy có thể làm được vậy hay không ?

Vị giáo-sư bắt đầu nở nụ cười với cậu học trò trước mặt. Đây hẳn sẽ là một học kỳ tốt đẹp.  :

– Người bạn trẻ, em muốn nói đến điều gì ?

– Vâng thưa Thầy. Điều em muốn nói là tiền-đề triết-học Thầy khởi xuất là sai lầm, và kết-luận của Thầy cũng thiếu sót.

Lần này, nét mặt của vị giáo-sư không che giấu được sự ngạc-nhiên :

– Sai lầm ? Em có thể giải-thích được không ?

Câu học-trò giải thích :

– Thầy đang tạo một tiền-đề có hai mặt. Thầy tranh luận rằng có sự sống và rồi có sự chết; một Thượng-đế tốt và môt Thượng-đế xấu. Thầy đang có khái-niệm về Thượng-đế như là một gì hữu-hạn, là môt gì ta có thể đo đạc. Thưa Thầy, thậm chí khoa-học không thể giải-thích một ý-nghĩ. Dùng điện và từ, nhưng chưa bao giờ thấy, không hoàn toàn hiểu được đầy đủ. Xem cái chết như là đối nghịch với sống là không hiểu gì hết, thực ra cái chết không thể hiện-hữu như môt tồn-tại độc lập. Chết không đối nghịch với sống, chỉ là vắng bóng sự sống.. Bây giờ Thầy cho em biết có phải Thầy dạy học trò rằng chúng “tiến-hóa” từ khỉ ?

– Người bạn trẻ ơi, nếu em đề cập đến quá-trình tiến-hóa thiên-nhiên, vâng, tất-nhiên tôi đã dạy như thế.

– Có bao giờ Thầy dùng đôi mắt quan-sát sự tiến-hóa ?

Vị giáo-sư bắt đầu lắc đầu, vẫn cười mỉm như nhận ra cuộc tranh-luận sẽ như thế nào. Thật là một học kỳ tốt đẹp.

– Do bởi không một ai quan-sát được quá-trình tiến-hóa và lại càng không minh-chứng được nó đang tiếp-diễn, sao Thầy không dạy những quan-điểm của Thầy ? Phải chăng giờ đây Thầy chẳng là một khoa-học gia, mà là một người thuyết-giáo ?

Cả lớp học náo động. Người học trò vẫn im-lặng cho đến khi sự ồn ào lắng xuống.

– Để tiếp nối vấn-đề Thầy đã đặt ra cho bạn kia, em xin đưa một thí-dụ để rõ ý của em.

Người học trò nhìn quanh lớp :

– Có ai trong các bạn đã từng nhìn thấy bộ não của Thầy ?

Cả lớp bật vang tiếng cười.

– Có ai trong các bạn đã từng nghe bộ não của Thầy ? càm nhận bộ não của Thầy, rờ mó và ngửi bộ não của Thầy ? Chẳng thấy có ai làm vậy cả. Vậy thì, theo quy-tắc những giao-thức thể-nghiệm, khả-nghiệm, và chứng-minh được, khoa-học bảo Thầy không có bộ não, thưa Thầy, em vẫn với một lòng tôn kính. Vậy thì, nếu khoa-học bảo Thầy không có bộ não, làm sao chúng em có thể tin vào các bài giảng của Thầy ?

Giờ thì cả lớp lặng yên. Vị giáo-sư chỉ nhìn chăm chăm học trò, khuôn mặt khó hiểu. Cuối cùng, tưởng chừng như vô-tận, vị Thầy già trả lời :

– Tôi đoán em sẽ phải đưa họ về lại với đức tin.

Cậu học-trò tiếp-tục :

– Bây giờ Thầy chấp nhận rằng có đức tin, và trên thực tế, đức-tin hiện-hữu với đời sống. Bây giờ, có cái gì là xấu ác không Thầy ?

– Tất nhiên có. Chúng ta thấy hàng ngày. Những thí dụ vô-nhân của người đối với đồng loại; vô số tội ác và bạo-lực xảy ra khắp nơi trên thế-giới. Những điều này biểu-hiện không gì khác hơn là điều xấu ác.

Cậu học-trò trả-lời :

– Thưa Thầy, sự ác không hiện-hữu, hoặc ít nhất nó cũng không tự nó hiện-hữu. Đơn-giản, sự ác là vắng bóng Thượng-đế. Cũng giống như bóng tối và lạnh, chỉ là ngôn từ con người đặt ra để diễn giãi sự vắng mặt của Thượng-đế. Thượng-đế không tạo ra sự ác. Sự ác chỉ là kết quả những gì khi con người không có tình-yêu của Thượng-đế trong con tim của họ. Giống như “lạnh” đến khi không có nhiệt hay bóng tối đến khi không có ánh sáng.

Vị giáo-sư ngồi xuống.

Nếu bạn đọc một mạch đến hết và miệng mỉm nụ cười, bạn nên gửi cho gia-đình và bè bạn với tiêu-đề “Thượng-đế và Khoa-học”

Bị chú : Cậu học-trò trong câu chuyện là Albert Einstein

SỐNG THỬ VÀ BẤT ỔN

SỐNG THỬ VÀ BẤT ỔN

TRẦM THIÊN THU

Trích Ephata số 565

Ngày xưa người ta quan niệm “nam nữ thọ thọ bất thân”, quan niệm sống đầy tính luân thường đạo lý và nhân bản, nhưng ngày nay người ta “chỉnh sửa” quan niệm đó thành… “nam nữ cọ cọ sát thân”. Cách nghĩ quá “thoáng” như vậy trở thành phóng túng và tội lỗi !

Người ta còn cho rằng cứ sống thử trước, nếu hợp thì… sống tiếp, không hợp thì chia tay. Quá dễ dãi ! Và quan niệm mà người ta cho là tân kỳ và thoáng như vậy lại chỉ là quan niệm sai lầm mà thôi. Sự bất ổn gia đình tiếp tục tăng ở Hoa Kỳ mặc dù giảm tỷ lệ ly hôn đối với các gia đình. Các nhà nghiên cứu nói rằng mức tăng về việc sống thử ( sống chung chạ như vợ chồng mà không kết hôn ) là một phần của vấn nạn gia đình.

Ngày nay, tỷ lệ ly hôn cao. Nhiều người muốn cứu vãn hôn nhân của mình đang trên bờ vực thẳm ly hôn, người ta đã phải đôn đáo tìm nhà tư vấn. Vì thế, các trung tâm tư vấn ( tình yêu, hôn nhân, gia đình, và các vấn đề khác ) lần lượt xuất hiện nhiều, ngay cả báo chí cũng thường có mục tư vấn, và các đài phát thanh hoặc truyền hình cũng có các chương trình tư vấn.

Giáo sư W. Bradford Wilcox, thuộc Đại Học Virginia và Trung Tâm Hôn Nhân và Gia Đình của Viện Giá Trị Hoa Kỳ ( Institute for American Values’ Center for Marriage and Families ) tại New York, nhận xét: “Tỷ lệ ly hôn đối với các cặp vợ chồng đã trở lại mức mà chúng tôi thấy trước cuộc cách mạng ly hôn hồi thập niên 1970. Tuy nhiên, tính bất ổn gia đình lại đang gia tăng đối với con cái người Mỹ. Điều này có vẻ chiếm một phần vì nhiều cặp vợ chồng có con cái sống thử, và điều này rất bất ổn”.

Ngày nay, hơn 40% thanh thiếu niên Hoa Kỳ đều sống thử. Họ muốn có kinh nghiệm chia tay của cha mẹ hơn so với những đứa con của các cặp vợ chồng kết hôn. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ chia tay cao hơn so với những đứa con của các cặp sống thử, lên tới 170%. Việt Nam cũng đang có nguy cơ tương tự, đạo đức luân lý suy thoái nên sự “dễ dãi” về tình dục cũng dần dần “thoáng” hơn !

Gíao sư Bradford Wilcox nói rằng con cái của các cha mẹ sống thử sẽ bị rắc rối nhiều hơn về các vấn đề xã hội và tình cảm ( lạm dụng ma túy, trầm cảm, bỏ học sớm, yêu đương nhăng nhít,… ) so với những đứa con có cha mẹ kết hôn hẳn hoi. Nghiên cứu này được thực hiện với 250 bài viết về hôn nhân & gia đình ở Hoa Kỳ và khắp thế giới. Nghiên cứu này cũng phân tích các dữ liệu của số liệu khảo sát Xã Hội Tổng Quát và Khảo Sát Thu Nhập và Tham Gia Chương Trình ( General Social Survey and the Survey of Income and Program Participation ).

Bản tường trình cho biết thêm: “Dù chúng ta thành công hay thất bại trong việc xây dựng văn hóa hôn nhân lành mạnh thì rõ ràng cũng là mối quan tâm chung hợp pháp và là vấn đề tối quan trọng nếu chúng ta muốn đảo ngược tình trạng cách ly khỏi nhịp phát triển xã hội của các thành viên dễ bị tổn thương nhất trong xã hội của chúng ta: giới lao động, dân nghèo, dân tộc thiểu số, và con cái”.

Con cái của các cặp sống thử có thể bị lạm dụng về thể lý, tình dục hoặc tình cảm gấp 3 lần so với con cái của các cặp vợ chồng vẫn nguyên vẹn hôn nhân. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện tính bất ổn gia đình cũng góp phần phan biệt giai cấp, phe cánh. Con cái của các cha mẹ có học thức thấy cuộc sống gia đình họ ổn định, còn con cái của các cha mẹ ít học lại thấy cuộc sống gia đình họ càng ngày càng bất ổn. Những người sống dư dả tận hưởng gia đình “vững mạnh và ổn định”, còn những người khác đối mặt với gia đình “càng bất ổn, càng bất hạnh và càng mất tác dụng”.

Ly hôn liên quan con cái trở lại mức trước khi luật hôn nhân thay đổi để dễ ly hôn hơn. Khoảng 23% con cái có cha mẹ kết hôn đầu thập niên 1960 đều biết cha mẹ ly hôn khi chúng được 10 tuổi. Cũng gần tương đương tỷ lệ đó đối với con cái có cha mẹ kết hôn năm 1997.

Các tác giả của bản tường trình kết luận rằng hôn nhân nguyên vẹn giữa cha mẹ vẫn là “tiêu chuẩn vàng” đối với đời sống gia đình tại Hoa Kỳ. Ngày 16.8.2011, Viện Giá Trị Hoa Kỳ cho biết: “Con cái có thể phát triển tốt hơn về kinh tế, xã hội và thể chất nếu chúng sống trong các gia đình theo chuẩn này”. Hôn nhân là “điều tốt quan yếu của cộng đồng” với nhiều lợi ích về kinh tế, sức khỏe, giáo dục và an toàn, giúp ích hơn cho xã hội và chính phủ phục vụ công ích.

Lợi ích của hôn nhân cũng lan rộng tới người nghèo, giới lao động và dân tộc thiểu số, mặc dù có việc suy yếu hôn nhân trong 4 thập niên qua. Viện Giá trị Hoa Kỳ kết luận: “Việc sống thử gia tăng là mối đe dọa tiềm ẩn đối với chất lượng và tính ổn định của đời sống con cái trong các gia đình ngày nay”.

Tóm lại, sống thử hoàn toàn bất lợi – cả về tâm lý lẫn sinh lý, kéo theo hệ lụy làm suy giảm sức khỏe, điều mà khoa học cũng đã chứng minh. Xưa nay, xã hội vẫn đề cao việc “nam nữ thọ thọ bất thân”, chỉ bắt đầu “chuyện ấy” trong đêm động phòng, dành cho nhau những giây phút thăng hoa cao thượng nhất, và nhiều tôn giáo cũng khuyến cáo chuyện sống thử hoặc “ăn cơm trước kẻng”.

TRẦM THIÊN THU

MỪNG LINH MỤC FX. ĐINH TRỌNG TỰ

MỪNG LINH MỤC FX. ĐINH TRỌNG TỰ

NHÂN DỊP 45 NĂM LINH MỤC

14/5/1968 – 14/5-2013

 

 

 

 

Đi khắp thế gian không ai có thể kiếm được ngôi nhà xứ nào cũ kỹ chật hẹp
nhỏ bé như phòng của cha. Một căn phòng bằng gỗ đơn sơ mục nát, chẳng có
gì ngoài chiếc giường bé nhỏ, chuỗi môi khôi và cuốn sách kinh trên bàn.

Trọng kính cha sở kính mến của chúng con.

Trước hết, anh chị em chúng con xin hân hoan chúc mừng  45 năm Linh mục của cha!

Kính thưa cha,

Mỗi độ tiết trời sắp vào hạ, trăm hoa đua nở, cũng là thời gian Chúa thương ban cho mọi người chúng con quy tụ hành hương về bên Mẹ, mừng kính Mẹ, bởi Mẹ là cánh hoa tuyệt mỹ nhất trong vườn hoa ngát hương muôn sắc của Thiên Chúa.

Kính thưa cha,

Trong bầu khí linh thiêng của của đêm hành hương 13/5 hôm nay, cũng lại là dịp kỷ niệm 45 năm hồng ân linh mục của cha, một người cha kính yêu và rất mực từ nhân của chúng con, chúng con xin hết lòng cảm tạ ơn Chúa và xin chúc mừng cha.

Kính thưa cha,

Chúa đã gọi Cha đi tu 1 cách nhiệm mầu. Cụ cố thân mẫu của cha đã mất đi khi cha chỉ vừa tròn 4 tháng. Rồi cụ cố thân sinh của cha cũng mất khi cha được 8 tháng. Cậu bé Phanxico không biết mặt cha mẹ, được người bà con bồng ẵm, đi xin bú nhờ hàng xóm để sống qua ngày. Khi được 10 tuổi, cậu Phanxico đang mò cua bắt ốc ngoài ruộng, được Chúa đoái thương nhìn đến. Cha sở cho gọi về bảo đi vô nhà dòng, Cậu vui vẻ đáp lời, rồi từ bỏ giỏ cua, giỏ ốc, mặc 1 bộ quần áo chùng trắng và con đường đi tu đã bắt đầu từ đó.

(Từ đó, vâng từ đó, Chúa đã gọi con…)

Ngày 14-5 – 1968 thầy Phanxico Xavier Đinh Trọng Tự được Chúa thương ban cho hồng ân linh mục, rồi về làm giáo sư chủng viện vài năm. Sau đó làm hiệu trưởng trường trung học Đồng Tiến Cần thơ và làm Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ của giáo phận cho đến năm 1975.

Sau đó cuộc đời của cha đã đi trong18 năm những tháng ngày đen tối nhất. Cha sống cuộc đời vất vả và thiếu thốn, sức khỏe ngày càng yếu dần, thời gian này cha đã phải cắt đi 2/3 dạ dày.

Đến năm 1994 được phép trở về và coi sóc họ đạo chúng con. Một họ đạo truyền giáo hoang sơ nghèo khổ. Và cũng từ đó, chỉ bằng lời cầu nguyện và những cái bong bóng , cha đã làm cho nhiều người biết Chúa và họ đạo của chúng con bắt đầu thay da đổi thịt . Cũng từ đó số giáo dân ngày càng tăng.

Đến nay là đúng gần 20 năm, một chặng đường dài gần ¼ thế kỷ, Cha đã ở với chúng con gần như cả cuộc đời cha. Cha sống với chúng con, cầu nguyện cho chúng con,  hướng dẫn và dạy dỗ chúng con. Nhờ bàn tay của cha mà hồng ân Thiên Chúa đã tuôn đổ xuống cho họ đạo chúng con muôn vàn ơn lành .

Cha đã xây dựng 2 giáo điểm truyền giáo thành 2 giáo xứ có nhà thờ, có tháp chuông, có đài Đức Mẹ, và cả nhà xứ cho 1 họ đạo, nhà các nữ tu cũng rất khang trang. Hiện nay cha đang chuẩn bị có 1 giáo điểm tại Cả Lan xa xôi nữa.

Cha đã xây nhà cho Chúa, cha đã mua đất cho Chúa, cha đã trao tặng tình thương cho con cái Chúa, giúp vô điện, vào nước, làm đường đi, xây nhà tình thương, làm cầu bắc qua sông, làm nhà vệ sinh, cho học bổng, tạo điều kiện cho chúng con học hành, Cha muốn cho mọi người được biết Chúa, được sung túc, được hạnh phúc, được đầy đủ… Cha đã mở phòng phát thuốc khám bệnh miễn phí, cho chúng con đi tham quan nhiều nơi, đặc biệt cha luôn thao thức khắc khoải muốn cho chúng con sống tốt hơn, yêu Chúa và yêu nhau nhiều hơn. Vì thế cha luôn cầu nguyện cho chúng con đêm ngày….

Dù tuổi cao sức yếu, nhưng cha vẫn không ngại vất vả sớm khuya, ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm việc ngoài đường và đi karaoke(*) xin nhờ người về giúp đỡ cho chúng con. Sáng sớm cha đi, ngủ ngồi trên xe, đêm tối cha về, ăn vội trái chuối, rồi chợp mắt, để rồi sáng mai có ai cần giúp đỡ là cha lại đi ngay. Vì thế người ta mới gọi cha là siêu, không phải là siêu nhân người sắt, nhưng là siêu mỏng. Nhưng đối với chúng con, cha là siêu tận tụy, siêu phục vụ, siêu khiêm nhường, siêu đạo đức, siêu thánh thiện và siêu hiền lành bác ái. Nhờ vào phước đức và sự tận tình hy sinh giúp đỡ của cha, chúng con mới có được cuộc sống như ngày hôm nay, và con em chúng con có rất nhiều người đã được học hành thành tài, nhờ vào sự giúp đỡ của cha. Thật hạnh phúc biết bao khi chúng con luôn được ở trong trái tim cha.

Với cha, tất cả là cho Chúa và cho chúng con, còn riêng đời sống cha, cha suốt ngày chỉ mặc duy nhất một bộ đồ pijama cũ kỹ, ai cho gì cũng không lấy, không muốn mặc đồ mới. Ăn cơm chỉ 1 chén duy nhất, vì bao tử còn đâu nữa mà ăn. Không cao lương mỹ vị, không mâm cao cỗ đầy, chỉ chén cơm trắng và chút thức ăn của ngày hôm qua hâm nóng lại. Sáng nào cha cũng thức dậy thật sớm, thắp nhang các tượng Đài Đức Mẹ, Thánh Giuse, Cha Diệp, rồi vào nhà thờ quỳ gối giang tay đọc kinh cầu nguyện thật sốt sắng cho các linh hồn và cho chúng con. Cha nói cha thích làm ôsin cho Đức Mẹ mỗi ngày. Hạnh phúc biết bao được làm con của cha và sống trong lời cầu nguyện của cha đêm ngày.

Riêng nhà cửa của cha, dù cha xây cho chúng con biết bao ngôi nhà, nhưng giờ đây nhà xứ của cha là nhỏ bé nhất họ đạo. Đi khắp thế gian không ai có thể kiếm được ngôi nhà xứ nào cũ kỹ chật hẹp nhỏ bé như phòng của cha. Một căn phòng bằng gỗ đơn sơ mục nát, chẳng có gì ngoài chiếc giường bé nhỏ, chuỗi môi khôi và cuốn sách kinh trên bàn. Phòng không máy lạnh, không tủ lạnh, không quạt máy, không máy giặt, không toillet, không tiện nghi, không chăn êm nệm ấm, phòng nhỏ bé bằng tôn cũ kỹ, nóng bức… Cuộc sống của cha là như vậy đó. Làm sao chúng con có thể lại không đau lòng với hoàn cảnh sống của cha.

Tất cả thời gian, tất cả tiền bạc, tất cả sức lực… cha dành hết cho Chúa và cho chúng con. Có đồng nào cha cũng không dám ăn, không dám mặc, cha tiết kiệm từng đồng xu để dành cho chúng con. Cha hao mòn đi mỗi ngày vì chúng con. Chúng con  thật xúc động và ghi ơn công đức của cha.

Ai đến xưng tội cha cũng sẵn sàng ngồi tòa bất cứ lúc nào, dù là lúc đang lu bu hay nghỉ trưa, cha mặc áo dòng vào, ra nhà thờ ngồi tòa giải tội. Cha tôn trọng họ đến thế là cùng.  Ai có oan trái bất đồng đến cha hòa giải, nói chuyện với cha một lúc sẽ cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng thanh thoát, bao ân oán thù ghét ghen nặng nề như tan biến hết. Vì thế cho nên có biết bao người gần xa thích về bên cha để nghe cha dạy dỗ khuyên răn và chỉ dẫn. Thật bình an thư thái khi được ngồi nói chuyện với cha.

Kính thưa cha,

Cha hết lòng mong ước chúng con yêu mến Chúa và đi nhà thờ. Vì là xứ truyền giáo và là những người bổn đạo mới, niềm tin của chúng con còn yếu kém. Chúng con hay ươn lời, làm biếng, giận dỗi nhau mà bỏ nhà thờ, bỏ Chúa. Cha đã hết sức đau khổ và nhiều lần nói rằng: “Các  con hãy tin yêu mến Chúa nhiều hơn, đừng bỏ CHúa, đừng giận dỗi, đừng sống bất hòa với nhau. Nếu các con muốn, cha sẽ quỳ xuống xin lỗi các con thay cho anh chị em. Miễn các con đừng bỏ Chúa”. Ôi những lời nói xuất phát tự tận đáy lòng cha, tận trong trái tim cha. Làm sao phận làm con mà nghe những lời ấy cho đành lòng.

Riêng với bề trên, cha hết lòng vâng phục và kính trọng. Đối với anh em linh mục, cha luôn xây dựng đoàn kết và hòa giải. Khi có ai yếu đuối lỗi lầm cha hết lòng cảm thông thương yêu nâng đỡ. Lời cầu nguyện của cha thật hữu hiệu cho những người đang gặp khó khăn. Không bao giờ và không ai có thể nghe được cha nói xấu về bất cứ ai một điều nào. Cái gì cũng tốt, tốt, rất tốt, tốt hết. Cha thật tốt lành.

Kính thưa cha, trong dịp lễ 45 năm mừng Hồng Ân Thánh Chức Linh mục của cha, chắc chắn rằng cha có nhiều lý do để cảm tạ Thiên Chúa, xin cho chúng con được hiệp ý tạ ơn với Cha. Và chúng con cũng có lý do để cảm tạ Thiên Chúa nữa:

– Cảm tạ Thiên Chúa đã thương ban cho chúng con một linh mục thật thánh thiện, đạo đức.

–  Cảm tạ Thiên Chúa đã thương ban cho chúng con một linh mục giầu lòng thương xót tất cả  mọi người, nhất là những ai neo đơn nghèo khổ.

– Cảm tạ Thiên Chúa đã thương ban cho chúng con một linh mục sống khắc khổ, hy sinh sống nghèo nàn đến quên mình vì mọi người.

Cũng ngày này vào năm qua, tại nơi thánh đường này, Đức Giám Mục giáo phận Stephano Tri Bửu Thiên chủ sự thánh lễ đồng tế và trong bài giảng, ngài đã ca tụng Cha là Đức Gioan Phaolô III(*). Và tước hiệu của Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô III này là “Totus Tuus” Tất cả những gì của con đều là của mẹ. Cha đã nói là cha xin chọn Mẹ là Mẹ của cha. Cha đi đâu cũng đến trước tòa Mẹ và nói thưa Mẹ con đi, khi về cha cũng nói: chào Mẹ con mới về.

Kính thưa cha, dù có nói hoài, nói mãi cũng không hết được những hy sinh và nhân đức tốt lành của cha, Nhưng chúng con biết cha rất ghét những lời ca tụng cha, cha không muốn ai nói đến thành tích của Cha. Cha thường nói: tôi chỉ là ông già hai lúa siêu mỏng, chẳng làm được thành tích gì, mà có làm được gì cũng chính là Chúa và Mẹ Maria, thánh Cả Giuse làm trong tôi.

Hôm nay mừng lễ cha, là một cơ hội để chúng con nhìn lại. Thời gian đã 20 năm trôi qua chúng con được sống gần Cha, được cha chở che và yêu thương hướng dẫn dạy dỗ đi lên. Cha tốt lành là như thế đó, còn chúng con đã biết bao lần quên công ơn của cha, đã biết bao lần chúng con vô ơn bạc nghĩa với cha; chúng con đã lười biếng, thờ ơ lãnh đạm, chúng con sống bất hòa, sống hận thù, sống chia rẽ, chúng con kiêu căng, muốn làm nổi, muốn cái tôi của mình to lên, muốn thống trị người khác, chúng con đã không làm đúng những gì cha  chỉ dạy. Chắc hẳn làm cha rất xót xa và đau lòng. Thì hôm nay đây, đứng trước cha, chúng con cúi đầu xin cha rộng lượng tha thứ và đừng bỏ rơi chúng con. Bởi vì ngoài cha, chúng con không biết trông cậy vào ai.

Từ đây, chúng con xin hứa, sẽ sống tốt hơn, sẽ nghe lời cha dạy, bằng cách tin kính mến Chúa nhiều hơn và yêu thương đoàn kết với nhau hơn, để cha bớt buồn, bớt khổ, để cha an tâm vui vẻ mà ăn thêm miếng cơm lấy sức và cho con đỡ nghẹn lòng.

Cuối cùng, chúng con xin kính chúc cha nhiều ơn Chúa, ơn Mẹ. Cha luôn mạnh khỏe, tràn đầy ân sủng và bình an,  để tiếp tục dấn thân trên con đường truyền giáo phục vụ Chúa và ở mãi với chúng con.

Toàn thể họ đạo chúng con xin cúi đầu cảm tạ và tri ân cha.

Chúng con xin kính dâng lên cha chút quà nhỏ thể hiện tấm lòng của chúng con. Xin cha vui nhận cho chúng con.

Ánh Minh Đăng

– Giáo xứ cha đang phụ trách là xứ truyền giáo Rạch Súc, giáo phận Cần Thơ
– (*) đi “karaoke” tức là đi ca thán, đi than vãn, đi hát ỉ ê cho người ta thương mà giúp đỡ giáo xứ truyền giáo nghèo.

– (*) Đức Gioan Phaolô III là danh hiệu Đức Giám Mục giáo phận Stephano Tri Bửu Thiên dành tặng ngài.

– Ngài là tuyên úy trước 1975, sau phải đi học tập 12 năm, và quản chế 18 năm… Ngài nổi tiếng về đạo đức, từ nhân, khiêm tốn, hy sinh quên mình và truyền giáo.

DÂNG CHÚA

DÂNG CHÚA

Cha thấu lòng con nhớ phút giây

Sầu thương giăng phủ kín chân mây

Không gian khắc khoải hoài trông đợi

Hình dáng Cha yêu ngự chốn này

Cha thấu đường trần lắm bụi gai

Bước con khờ dại, biết nương ai ?

Thoảng nghe văng vẳng lời truyền dạy :

-“Con hỡi ! cứ theo dấu bước Thầy”

Cha thấu đời con tựa cỏ cây

Một cơn giông bão nhũn tan thây

Theo dòng mưa lũ về tro bụi

Thương xót hồn con héo úa gầy

Dâng kính Cha nguồn cảm bút thơ

Yêu Cha từ thủa, thủa ban sơ

Tâm tư chan chứa niềm tin cậy

Lửa mến tình Cha vô bến bờ

Dâng kính Cha toàn vẹn xác hồn

Tương lai, dĩ vãng, tấc lòng son

Buồn vui, gian khổ đời xa xứ

Nỗi nhớ quê hương, nỗi tủi hờn.

Chúc Anh

OFFER TO GOD

You know me I miss a very time.

Sorrow and love closely web the horizon

Space on hot bricks ever expects

The God’s appearance throne this place

You are aware of world road too thorny bushes

I silly walk, who I could lean on

Slightly I heard the echo of teachings

“Daughter, just follow My footprints

I know your life is the flora

A slight storm you would be succumb

Watching the flowing flood to dust and ash

Compassion my soul meager and pallid

Offer to you the aspiration of poem and pen

Love you since, very early time

Confidence is brimful the faith

The fire loving you is borderless

I offer to You my whole soul and corpse

The future the past, my golden heart

Happy or not, miserable is the far land life

My nostalgia, my self pity

Tin Huu Chu 23-08-2010 (100.0)

 

Hầu hết thủ khoa Garden Grove là gốc Việt

Hầu hết thủ khoa Garden Grove là gốc Việt
June 06, 2013
GARDEN GROVE, California (NV)Đại đa số thủ khoa của Học Khu Garden Grove năm nay là học sinh gốc Việt. Trong tổng số 13 học sinh thủ khoa của tám trường trung học trong học khu năm nay, có tới 11 em là gốc Việt, theo thông cáo báo chí của học khu.
Danh sách các thủ khoa gốc Việt (tên, trường, đại học sẽ học sau khi tốt nghiệp)

1-Katrina Nguyễn, Bolsa Grande, UC San Diego.

2-Julie Trần, Garden Grove, UCLA.

3-Henry Quách, Garden Grove, Duke University.

4-Arthur Lê, Hare Continuation, Golden West College.

5-Diane Lâm, La Quinta, UCLA.

6-Cindy Trần, La Quinta, USC.

7-Yvette Trần, La Quinta, UC Berkeley.

8-Trisha Võ, Los Amigos, University of the Pacific.

9-Freddi Trần, Los Amigos, UCLA.

10-Derek Nguyễn, Pacifica, UCLA.

11-Andy Vũ, Rancho Alamitos, Stanford University.

Trong khi đó, tất cả 9 học sinh á khoa của 7 trường trung học trong học khu đều là gốc Việt.

Katrina Nguyễn, thủ khoa trung học Bolsa Grande. (Hình: Học Khu Garden Grove cung cấp)

Julie   Trần, thủ khoa trung học Garden Grove. (Hình: Học Khu Garden Grove cung cấp)

Henry Quách, thủ khoa trung học Garden Grove. (Hình: Học Khu Garden Grove cung cấp)

Arthur   Lê, thủ khoa trung học Hare Continuation. (Hình: Học Khu Garden Grove cung   cấp)

Diane Lâm, thủ khoa trung học La Quinta. (Hình: Học Khu Garden Grove cung cấp)

Cindy   Trần, thủ khoa trung học La Quinta. (Hình: Học Khu Garden Grove cung cấp)

Yvette Trần, thủ khoa trung học La Quinta. (Hình: Học Khu Garden Grove cung cấp)

Trisha   Võ, thủ khoa trung học Los Amigos. (Hình: Học Khu Garden Grove cung cấp)

Freddi Trần, thủ khoa trung học Los Amigos. (Hình: Học Khu Garden Grove cung cấp)

Derek   Nguyễn, thủ khoa trung học Pacifica. (Hình: Học Khu Garden Grove cung cấp)

Andy Vũ, thủ khoa trung học Rancho Alamitos. (Hình: Học Khu Garden Grove cung cấp)

Danh sách các á khoa gốc Việt (tên, trường, đại học sẽ học sau khi tốt nghiệp)

1-Elizabeth Ðào, Bolsa Grande, UCLA.

2-Amy Lâm, Garden Grove, UCLA.

3-Hugh Ðặng, Garden Grove, UCLA.

4-Michael Nguyễn, Garden Grove, Brown University.

5-Derek Ðỗ Nguyễn, Hare Continuation, Coastline Community College.

6-Austin Hoàng, Los Amigos, UCLA.

7-Linh Thảo Chung, Pacifica, UC Berkeley.

8-Kati Nguyễn, Rancho Alamitos, UCLA.

9-Danny Phạm, Santiago, UCLA.

Năm nay, Học Khu Garden Grove sẽ có 3,700 học sinh tốt nghiệp trung học, và các buổi lễ sẽ được tổ chức vào các ngày 13, 18 và 19 Tháng Sáu. (Ð.D.)

THIÊN ĐÀNG

THIÊN ĐÀNG

Jos. Viet, O.Carm.

nguồn:chỉ 3 phút thôi

Thiên Đàng là gì? Trong Thiên Đàng có gì?

Chưa ai lên Thiên Đàng rồi trở về thế giới này kể chuyện cho mọi người nghe về cuộc sống mới của họ cả. Có người thao thức, suy tư và đưa ra một vài cảm nhận và suy đoán cuả mình về Thiên Đàng. Họ nói ở Thiên Đàng mọi người đều hạnh phúc vì được chia sẻ hạnh phúc với Thiên Chúa Tình Yêu. Ngày đêm họ ngợi ca, chúc tụng, và chiêm ngưỡng thánh nhan của Người.

Nhạc sĩ Ngọc Lễ có một bài hát về Thiên Đàng mang tựa đề “Em Bé Bán Diêm”. Thân em nghèo khổ, côi cút quá. Em phải đi bán diêm để kiếm sống. Một ngày đông giá rét, những que diêm nhỏ bé không thể giữ lại hơi ấm trong em. Em chết trong cảnh đơn côi lạnh lẽo, và có lẽ là lạnh lùng của cuộc đời. Em đến Thiên đàng, nơi không còn hận thù, đòn roi, lạnh lẽo hành hạ tấm thân gầy. Thiên Đàng là một nơi có nhánh thông xanh của sự sống, có mẹ, có bà để sưởi ấm trái tim em. Nhà văn Mitch Albom trong tác phẩm “The Five People You Meet in Heaven” kể về một người đàn ông sau khi chết đi về Thiên đàng. Thiên đàng là một cuộc trở về nhà, mái nhà của hoà giải với chính mình, với anh chị em. Thiên đàng là nơi mọi người hiểu ra lịch sử cuộc đời mình với rất nhiều bất ngờ mà mình không bao giờ nghĩ tới. Thiên Đàng ấy là nhà của tình thương và hoà hợp, với tất cả lịch sử và kỷ niệm rất con người đã được Thiên Chúa biến đổi.

Trong dụ ngôn về ông phú hộ giàu có và người ăn mày nghèo khổ Lazarus, khi ông phú hộ xin tổ phụ Abraham cho anh Lazarus hiện về báo tin và cảnh cáo các anh em của ông thì Abraham trả lời: “Họ đã có Môsê và các ngôn sứ rồi.” (Lc 16:29) Ông phú hộ biện luận: “Cha Abraham ơi, họ sẽ không nghe họ đâu. Nhưng nếu có người từ cõi chết về nói với họ thì họ sẽ cải đổi.” (Lc 16:30) Abraham đáp lại “Nếu họ không nghe các ngôn sứ, họ cũng sẽ không nghe người chết hiện về báo cho họ đâu.”(Lc 16:31)

Chúa Giêsu cũng không mô tả về Thiên Đàng. Có lẽ như vậy sẽ tốt hơn cho tôi và bạn để chúng ta sống trọn vẹn tự do và nhân phẩm của mình. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã cho biết Chúa đi để dọn chỗ cho chúng ta. Tại sao? Vì Chúa muốn tôi và bạn cũng như tất cả anh chị em trong gia đình nhân loại này được ở bên Chúa, được Chúa chăm sóc và chia sẻ hạnh phúc với Chúa: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu thì họ cũng được ở đó với con.”(Ga 17:24)  Cần phải có điều kiện nào? Rất đơn giản: “Đây là điều Thầy truyền cho anh em: hãy yêu thương nhau!” (Ga 15:17)

Giêsu đã phục sinh thân xác con người, và Giêsu phục sinh ấy vẫn đến với bạn bè, anh chị em của mình với một lịch sử cụ thể mà  họ đã biết về Người: “Chính Thầy đây, anh em đừng sợ!”(Mt 28:10). Phải chăng đó là một gợi mở cho chúng ta biết rằng trong cuộc sống mới bên kia thế giới này chúng ta sẽ có những kỷ niệm thật đẹp để chia sẻ cho nhau. Chúng ta bước vào Thiên Đàng với tất cả lịch sử của mình, một lịch sử đã được biến đổi để tất cả cùng được quy tụ trong Tình Yêu vĩnh cửu. Thiên Đàng của chúng ta không là gì khác, mà là chính Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương con người đến cùng. Ở trong Thiên Chúa tức là ở trong Thiên đàng.

Trong ngày họp mặt thân mật và chan chứa yêu thương đó, chúng ta sẽ gặp nhiều anh chị em mà chúng ta chưa bao giờ biết mặt, nhưng đã có thể hiệp thông bằng nhiều cách. Sẽ có nhiều bất ngờ thú vị lắm nhỉ?! Và chính vì thế, hôm nay nếu tôi và bạn có thể làm được gì trong hoàn cảnh và sáng kiến của mình thì ta cứ làm. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ ngồi bên nhau kể lại cuộc hành trình với những kỷ niệm thân thương, bạn nhỉ !

Jos. Viet, O.Carm.

HÃY LUÔN BIẾT CHẠNH LÒNG THƯƠNG

HÃY LUÔN BIẾT CHẠNH LÒNG THƯƠNG

Tác giả: Lm. Nguyễn Thành Long

conggiaovietnam.net

Chúa Nhật 10 Thường Niên C

Mỗi ngày, người ta phải chứng kiến biết bao tai nạn đau lòng xảy ra khắp nơi trên đất nước này để lại những cảnh đời vô cùng thương tâm: cha mẹ mất con, chồng mất vợ, con cái mất cha hoặc mất mẹ, trở nên côi cút. Vụ tai nạn giao thông thảm khốc vừa xảy ra mới hôm qua tại Khánh Hòa khi chiếc xe khách đâm vào vách núi đã cướp đi sinh mạng của 7 người và làm bị thương hàng chục người. Trong đó, đa phần là các cô giáo của một trường tiểu học ở Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Bà Võ Thị Nhung, đã ngoài 70 tuổi, mẹ của cô giáo bị thiệt mạng trong vụ tai nạn khóc ngất nói: “Tôi không ngờ nó còn trẻ vậy mà người đầu bạc khóc kẻ đầu xanh!”. Mọi người trong nhà cô Mai kể: “Cô giáo Mai mới chỉ 33 tuổi. Trong nhà, duy chỉ mình cô giáo Mai là được học hành đến nơi đến chốn”.

Chị Nguyễn Thị Liệu, chị ruột của cô Mai, khóc nức nở: “Con nó mới được 4 tuổi, hôm đi cả nhà động viên nhiều lắm nó mới chịu đi vì nghĩ nhà còn khó. Mà mấy chục tuổi đầu nó đã có chuyến du lịch nào đâu! Đây là chuyến đi đầu không ngờ cũng là chuyến đi cuối!”…

Bảy cái đám tang tại một ngôi làng trong một ngày, với biết bao nước mắt đau thương quả là nỗi mất mát quá lớn.

Có người bảo rằng nếu Chúa Giêsu làm người và sống vào thời đại hôm nay ngay trên đất nước Việt Nam này, thì Chúa Giêsu sẽ liên tục được mời đến những nơi xảy ra tai nạn giao thông và Ngài tha hồ làm phép lạ, nhất là phép lạ phục sinh cho những người chết vì tai nạn.

Thật vậy, trong suốt ba năm rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã làm rất nhiều phép lạ, kể cả phép lạ hồi sinh người chết, như phép lạ phục sinh con trai bà goá thành Naim trong bài Tin Mừng hôm nay.

Có điều, khác hẳn với các phép lạ khác, trong phép lạ hôm nay, không ai xin Chúa và Chúa cũng không đòi hỏi lòng tin nơi người được chữa lành, hay nơi những người liên quan. Chỉ đơn thuần trên đường đi, Chúa Giêsu gặp đám tang con trai một bà góa thành Naim và Ngài đã ra tay phục sinh cho con của bà.

Quả vậy, Chúa Giêsu đã nhìn thấy hoàn cảnh rất đáng thương của bà. Đáng thương vì chồng bà mất sớm, bà trở nên đơn chiếc, trở nên góa bụa. Đáng thương hơn nữa, vì giờ đây đứa con trai duy nhất của bà cũng bỏ bà ra đi vĩnh viễn. Bà lâm vào cảnh “Tre già phải khóc măng non”, và trở thành người bơ vơ, không nơi nương tựa. Tất cả dường như sụp đổ, cuộc sống bà xem ra không còn hy vọng gì cả, bà chỉ có một niềm an ủi, một động lực để sống là đứa con thì nay niềm hy vọng cuối cùng đó cũng không còn nữa. Ai sẽ đứng ra bảo lãnh tài sản của mình trước pháp luật, và ai sẽ bảo vệ danh dự cho mình trong một xã hội trọng nam khinh nữ như xã hội Do thái đây? Bao nhiêu câu hỏi nghiệt ngã quay quắt đang nhảy múa trong đầu của bà.

Nhìn thấy cảnh đáng thương đó, Chúa Giêsu đã chạnh lòng trắc ẩn đối với bà, cả về mặt nhân tính lẫn thiên tính.

– Về mặt nhân tính: trái tim nhân loại của Con Thiên Chúa làm người đã chạnh lòng, đã thổn thức trước cảnh mất mát tuyệt vọng của bà. Ngài hiểu hơn ai hết rằng bà mẹ đã đau khổ đến mức nào. Nếu hôm ấy là đám tang của một người già an bình ra đi, có lẽ Chúa Giêsu đã không làm phép lạ. Thế nhưng ở đây Chúa Giêsu đang đối diện với một hoàn cảnh đáng thương tâm: một người mẹ đang vật vã khóc lóc tiễn đứa con trai độc nhất ra nghĩa trang (Lầu Ông Hoàng). Ngài dừng lại và thì thầm an ủi bà, với tấm lòng chân thành cảm thông nồng nàn qua giọng nói nghẹn ngào: “Này bà, bà đừng khóc nữa!”

– Về mặt thiên tính: quyền năng của Đấng Kitô đã “đụng” đến nỗi đau thương mất mát của bà. Quyền năng của một Thiên Chúa đã “chạm” đến niềm tuyệt vọng của một con người. Khác với trường hợp phục sinh người con trai của bà goá ở Xarepta mà ta vừa nghe trong Bài đọc I, tiên tri Êlia phải nằm lên đứa trẻ đến 3 lần và tha thiết kêu nài Đức Chúa đoái thương. Ở đây Chúa Giêsu dùng quyền năng của chính mình mà truyền lệnh cho con trai bà chỗi dậy, và chỉ với một lời nói đầy uy quyền, người chết đã sống lại.

Qua phép lạ phục sinh cho con trai bà goá thành Naim, Chúa Giêsu muốn bày tỏ tình thương vô biên của Thiên Chúa đối với con người trong cảnh khốn cùng. Thiên Chúa biết, Thiên Chúa thấu hiểu nỗi cùng khốn của nhân loại. Ngài cảm thông với nỗi đau khổ, nỗi bất hạnh của con người chúng ta và sẵn sàng ra tay xoa dịu. Chính vì thế chúng ta được mời gọi, trước hết, trong mọi hoàn cảnh sống, hãy luôn vững niềm tín thác cậy trông vào Thiên Chúa, không bao giờ được ngã lòng thất vọng. Thứ đến, hãy nỗ lực đáp trả tình yêu thương của Thiên Chúa trong tương quan đối với anh chị em mình bằng lối sống bác ái, bao dung, cảm thông và liên đới.

Tuy nhiên, nhìn lại thực tế cuộc sống hằng ngày, chúng ta thấy rằng có thể vì nhiều lý do, trái tim chúng ta bị chai lì, dửng dưng vô cảm trước những cảnh tượng thương đau của người khác. Có thể vì rất thường thấy người nghèo, nên chúng ta dễ vô tâm trước cái khổ của người nghèo. Có thể vì rất thường xuyên thấy người bệnh, nên chúng ta dễ vô tư trước nỗi đau của người bệnh. Và có thể vì rất quen thấy người tội lỗi, nên chúng ta dễ vô tình nhìn họ ngày càng chìm sâu trong lỗi tội.

Xin Chúa cất khỏi chúng ta trái tim chai cứng và ban tặng cho chúng ta trái tim mềm mại của Chúa, trái tim biết yêu thương, để chúng ta luôn biết thổn thức, biết chạnh lòng trước những hoàn cảnh, trước những mảnh đời đau khổ và bất hạnh để ra tay trợ giúp họ. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tiểu sử Thánh Nữ Maria MARGARITA

Tiểu sử Thánh Nữ Maria MARGARITA

và Mạc khải của Thánh Tâm Chúa Giêsu

(Dịch từ nguyên bản Pháp ngữ của Tu Viện Visitation Sainte-Marie)

 

 

 

 

 

 

 

Thánh Nữ Maria
MARGARITA
1647-1690
Paray-le-Monial
Những Năm Tháng đầu

Margarita Alacoque sinh ngày 22 tháng 7 năm 1647,  tại Vérosvres, trong một ngôi làng dân số khoảng sáu trăm người thuộc vùng Bourguignon, miền trung nước Pháp. Thánh nữ là con thứ năm trong một gia đình có bảy người con, trong đó có một người đã mất. Bố Margarita là công chứng viên Hoàng gia, chức vụ rất quan trọng thời đó, nên địa vị trong xã hội khá cao, trong khi những người trong gia tộc đều là nông gia. Thánh nữ nhanh chóng được rửa tội vào ngày 25 tháng 7 năm 1647.

Tuổi thơ của Thánh nữ hầu như rất hạnh phúc, mặc dù Margarita mất đi một người em gái kế. Bé Margarita được Bố Mẹ gởi ở với Mẹ đỡ đầu một thời gian, trong lâu đài ở Corcheval. Có lẽ đó là dự định của đấng Toàn năng, vì chính tại đây, Bé Margarita được sớm nghe nói đến đời sống tu trì, do con gái của Mẹ đỡ đầu Margarita là một nữ tu của dòng Thăm Viếng, và Bé cũng khám phá ra Tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa và sự hiện hữu đích thực của Ngài. Cũng tại đây, Bé được học những bài giáo lý vỡ lòng.

Năm 1655, Bé Margarita bắt đầu nếm trải những nỗi đau khổ của gia đình với sự ra đi vĩnh viễn của Bố. Và ngay sau đó không lâu, Mẹ đỡ đầu, là goá phụ, cũng đi đến một nơi rất xa để tái hôn….Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu của những đau khổ sâu sắc kế tiếp. Vì rằng, bà quả phụ Alacoque, đã quá chán ngán bởi những biến cố vừa xảy ra trong đời, đôi lúc nhục nhã, mất thể diện với những vụ kiện tụng hay những cuộc tịch thu của cải, nên Bà tiến thêm bước nữa, và Bé Margarita thấy xuất hiện trong nhà mình một gia đình mới, mà người đứng đầu (Cha dượng) dần dần trở thành kẻ lộng quyền. Bé Margarita được gởi vào sống nội trú trong một tu viện, nhưng điều đó không làm cho Bé phật lòng chút nào khi phải xa gia đình, vì từ lúc được ở Corcheval, Bé Margarita đã ấp ủ trong thâm tâm của mình một niềm ao ước thầm kín, là được dâng hiến trọn đời mình cho Thiên Chúa. Vì thế, lòng thành tâm và sự sốt sắng sùng đạo của Bé Margarita đã làm cho mọi người ngạc nhiên. Chưa đầy mười tuổi, Bé Margarita được xưng tội rước lễ lần đầu, và được thánh hóa trong tình yêu của Thiên Chúa hoàn toàn.

Nhưng vài tháng sau khi rước lễ lần đầu, Bé Margarita lâm trọng bệnh, bắt buộc phải trở về với gia đình. Bé nằm liệt giường gần bốn năm, mình đầy dẫy thương sẹo, đau đớn nhưng Bé vẫn kiên trì chịu đựng và phó thác mọi sự cho Thiên Chúa. “Những cạnh xương đâm thấu qua da con từ mọi phía”, sau này Thánh nữ đã viết lại như thế. Lúc đó, vào tuổi mười ba, Bé Margarita nguyện hứa cùng Đức Trinh Nữ Maria, sẽ dâng hiến trọn cuộc đời mình nếu được lành bệnh. Và như có một phép mầu, Bé được lành bệnh mau chóng. Trọn cuộc đời mình, Thánh nữ sùng kính và tôn thờ Đức Mẹ một cách mạnh mẽ, Đức Trinh Nữ Maria cũng đã hiện ra với Ngài.

Thời niên thiếu.

Sức khoẻ bình phục trở lại, Margarita cảm thấy yêu đời hơn và trở thành một thiếu nữ tràn đầy sức sống, nàng cũng cảm thấy yêu cuộc sống và thế giới mọi người chung quanh hơn, hơn nữa, Mẹ và bốn anh em nàng lúc nào cũng lo lắng và chăm sóc cho đứa con mà họ nghĩ là cuộc sống không còn kéo dài bao lâu nữa! Cũng chính vì thế mà Margarita lưỡng lự giữa cuộc sống trần tục vui nhộn và một cuộc sống thánh thiện, tất cả cho Thiên Chúa…Họ hàng bên nội luôn ở bên cạnh để giúp đỡ và hướng dẫn nàng trên con đường lựa chọn trước sự độc đoán trong gia đình của Mẹ và những anh em trai, Margarita lớn lên trong Đức tin và lòng Bác ái, nối kết với lòng kiên nhẫn và can đảm trong đau khổ của chúa Giêsu: Margarita gọi đó là “Những người bạn rất tốt của Linh hồn con”

Một năm, vào tháng mười hai, Mẹ Thánh nữ ngã bệnh: đầu bà sưng to với một cục bướu nhọt ung mủ. Bác sĩ trong làng nói rằng bà khó qua khỏi, và chỉ khơi vết nhọt cho ra hết mủ mà thôi, chứ không chữa trị gì thêm. Ngày đầu năm, theo như thông lệ, Margarita lánh mình vào trong vòng tay thân yêu của Chúa và Đức Trinh Nữ Maria, tìm hiểu Thánh ý xem nàng phải làm gì. Sau khi trở về, nàng thấy vết ung nhọt của Mẹ vỡ toét ra, làm thành một vết lở loét rộng, trông thật ghê tởm làm cho nhiều người không dám đến gần. Margarita thì lại thấy đây là một dấu hiệu của Chúa, với dáng vóc mảnh khảnh bẩm sinh, nàng tận tình chăm sóc cho Mẹ, và giống như có một phép lạ, Bà được lành bệnh nhanh chóng.

Nhưng sự đau khổ của Margarita chưa dừng lại: lúc nàng được khoảng 16 tuổi, anh trai cả qua đời. Hai năm sau, người anh thứ hai, cũng nối tiếp ra đi…
Margarita lúc này được 18 xuân xanh. Đó là một thiếu nữ thích nô đùa, vui vẻ, bản tính rất ngây thơ, vô tư. Và không phải là nàng không có nét quyến rũ, hấp dẫn: nàng lúc nào cũng được xem như một người “tình lý tưởng”, điều đó rất vừa ý Mẹ nàng, vì bà thấy nơi đây sẽ có một cuộc hôn nhân, và đó là phương thế duy nhất đưa bà thoát khỏi gia đình chồng, bằng cách về sống với con gái. Thế nhưng, Margarita đã không quên niềm ao ước sống đời tận hiến, và trong vòng sáu năm kể từ khi được lành bệnh, nàng vẫn đứng trước ngưỡng cửa sự lựa chọn: sống yêu thương giữa thế giới hay tận hiến trong tình yêu Thiên Chúa, lúc thì tưởng mình không thể nào chịu đựng nổi cuộc sống tu hành, nhất là Đức Vâng Lời, lúc thì nhớ lại lời hứa cùng Đức Trinh Nữ Maria, và đôi khi Thiên Chúa cũng nhắc nhở cho nàng lời hứa xưa…Thấy chưa thể tự quyết định một mình trước con đường phải lựa chọn, Margarita chuyển sang dành nhiều thì giờ hơn cho tha nhân: giúp đỡ những bệnh nhân, dạy giáo lý cho trẻ em. Và nhất là chấp nhận sống đau khổ một cách dũng cảm và tự nguyện dưới sự bạo hành của cha dượng.

Hướng về dòng Đức Bà Viếng thăm

Lúc 20 tuổi, Margarita quyết định nói ra ước mơ sống đời tận hiến của mình. Ý định này của Nàng đã làm dấy lên một cơn bão chống đối từ những người thân trong gia đình; ngay cả Cha xứ trong làng cũng khuyên ngăn, điều đó đã làm cho nàng rất bối rối!

Thế nhưng, Thiên Chúa nhân từ đã ở cạnh bên để soi sáng cho nàng: năm 22 tuổi, Margarita quyết định con đường Tận hiến cho mình, và chọn thêm tên Thánh Maria vào với tên Thánh rửa tội của mình. Và một vị Linh mục khi đến thuyết giảng trong một ngày Lễ của gia đình, đã thuyết phục họ từ bỏ những chống đối lại ơn gọi của nàng.

Từ lúc này, Margarita trở thành Maria-Margarita, vững vàng trong sự lựa chọn của mình. Thấy sự quyết tâm không chùn bước của Margarita, gia đình muốn lựa chọn tu viện cho nàng, qua những người quen biết và trong dòng họ. Nhưng không thành: Margarita đã bị quyến rũ bởi Dòng Đức Bà Viếng Thăm, vì nhìn thấy trong tên gọi của nhà dòng, biểu hiện của lời hứa khi xưa.

Margarita-Maria chọn dòng Đức Bà Viếng Thăm ở Paray-le-Monial. Và nàng biết ngay là mình đã chọn đúng nơi, vì vừa bước qua ngưỡng cửa Tu viện, nàng nghe tiếng nói của Thiên Chúa trong tận thâm sâu của cõi lòng: “Chính nơi đây, Cha muốn Con đến”. Nàng xin được vào dòng làm tập sinh với lòng tràn đầy niềm sung sướng đã có sẵn!  Năm đó là năm 1671.
Margarita được nhận vào nhà tập, và mở cõi lòng một cách thành thật với Mẹ linh hướng của tập sinh. Mẹ linh hướng này, cũng như Mẹ bề trên đều thấy rõ rằng Thiên Chúa đã tác động đặc biệt trên Margarita, nhưng lo ngại rằng sự nhiệt tâm của Margarita hơi đi quá đà. Và các Bà đã làm cho Margarita hiểu rõ rằng những sự nhiệt tâm quá đà đó không nằm trong tinh thần của nhà Dòng, và nên trở về con đường nhỏ hẹp như nhiều người đã đi qua!

Thấy Margarita quá sâu sắc và âm thầm chịu đựng, hầu như là quá tốt, như thể một nữ tu đã khấn dòng, và để thử xem có thật là Margarita tốt đến như vậy không, người ta áp dụng phương cách hạ thấp nàng xuống, nhưng không vì thế mà Margarita-Maria bị nản lòng, nàng không khó chịu và làm chu tất các công việc, đúng theo những điều được sai bảo. Sự bền chí của nàng làm cho nhiều người kinh ngạc, nhưng đồng thời cũng làm nhiều người bực mình, chướng mắt. Họ nghĩ là Margarita giả bộ “diễn trò thánh thiện” để được người khác khâm phục. Thế là lại có thêm lý do mới nữa để Margarita phải chịu sự sỉ nhục và làm việc nhiều hơn. Người ta còn nghĩ rằng không biết nàng có được khấn trọn đời không và loan truyền rằng “tính đặc biệt” như thế không thể là một mẫu mực tốt. Chính vì thế, ngày khấn dòng của nàng bị hoãn lại hai tháng để chịu thử thách thêm!

Nhưng rồi, Margarita cũng được khấn trọn đời ngày 6 tháng 11 năm 1672. Và nữ tu Margarita kết hôn từ giờ phút đó với Chúa Kitô đau khổ, Chúa Kitô đang hấp hối.

Ba lần “Hiện ra chính”

Cho đến lúc đó, Maria Margarita vẫn thường văng vẳng nghe được tiếng nói của Chúa trong thâm tâm. Nhưng vào ngày 27 tháng 12 năm 1673, Chúa Kitô đã hiện ra với Thánh nữ bằng hình dáng con người thực, cho Thánh nữ thấy Trái Tim cực Thánh Ngài tỏa sáng như ánh mặt trời, mang dấu vết của ngọn giáo và vòng gai quấn quanh đâm sâu, phía trên là một cây Thánh giá. Ngài ban cho Thánh nữ thông điệp đầu tiên: “Thánh Tâm Cha tràn đầy niềm say mến  nhân loại, và đặc biệt cho riêng con, không thể chứa hết ngọn lửa khao khát tình thương mến này, nên phải được tưới ra cho mọi người, qua khả năng của con”. Đức Kitô đã kết hợp trái tim của Thánh nữ vào Thánh tâm Ngài, và từ giờ phút đó trở đi, Maria Margarita phải chịu một sự đau đớn liên lỉ bên cạnh sườn. Sứ mệnh được giao phó cho Thánh nữ không phải nhỏ: rao truyền cho mọi người về Tình Yêu không bờ bến của Thiên Chúa… Đó là lần đầu tiên trong ba lần “hiện ra chính”, còn những lần hiện ra khác nữa.

Lần hiện ra chính thứ hai là vào năm kế tiếp, vào một ngày thứ sáu đầu tháng. Đức Kitô biểu lộ cho Thánh nữ một lần nữa Trái Tim cực Thánh của Ngài, “tỏa sáng ánh vinh quang với năm vết thương lóng lánh giống như năm mặt trời”. Đức Kitô phàn nàn sao nhân loại quá xa tình Thương Yêu của Ngài, và đáp trả lại tình thương yêu của Ngài quá ít… Ngài nói cùng Thánh nữ như sau: “Con sẽ rước lễ […] vào mỗi thứ sáu đầu tháng. Và, mỗi đêm thứ năm rạng ngày thứ sáu, Cha sẽ cho Con được dự phần vào sự đau buồn chết chóc mà Cha đã cảm thấy khi xưa ở vườn Cây Dầu  […] Và, để cho con được cùng đồng hành với Ta […] Con sẽ chỗi dậy giữa 11 giờ và nửa đêm để quỳ gối cùng cầu nguyện với Ta”. Hơn thế nữa, Đức Kitô cũng nhắc lại cho Thánh nữ tính chất quan trọng của Đức Vâng Lời, vì ma quỷ “không có quyền hạn gì trên Đức Vâng Lời”.

Trong tuần bát nhật kính Thánh Thể, năm 1675, đó là lần hiện ra chính thứ ba, và có thể là lần được biết đến nhiều nhất. Thêm một lần nữa, Đức Kitô cho Thánh nữ thấy Trái Tim cực Thánh, và huấn dạy bằng những lời này:”Đây là Trái Tim đã yêu thương nhân loại không bờ bến, không quản ngại một thứ gì cho đến hơi thở cuối cùng để làm chứng cho Tình yêu, nhưng bù lại, Ta chỉ nhận được từ nhiều người, một bội bạc qua sự thiếu tôn kính và lòng xúc phạm, qua sự lạnh nhạt và đôi khi cả sự khinh thường […] Nhưng điều làm Ta cảm thấy đau nhói hơn, đó là ngay cả những người mà trái tim đã dâng hiến cho Ta, cũng làm như thế”. Ngài yêu cầu Thánh nữ thiết lập một lễ Thánh Tâm Chúa, nghi lễ chung cho mọi người! Maria Margarita, một nữ tu nhỏ bé thuộc dòng Viếng Thăm trong một thành phố nhỏ, dĩ nhiên là không biết phải làm cách nào để đáp lại lời yêu cầu của Ngài!

Những năm tháng khó khăn

Huống chi Sơ lại không được sự hỗ trợ của ai cả: Maria Margarita cảm thấy nhiều Sơ linh hướng còn cho mình là người cuồng tưởng và cho đó là do tác động của ma quỷ. Và Sơ rất thận trọng trong công việc, trong khi đó, các Sơ khác vì không biết rõ những Mạc khải của Thiên Chúa đã làm cho Sơ Margarita nên tỏ ra khó chịu, thậm chí còn tỏ ra khinh miệt Sơ. Đó là một sự đau khổ ghê gớm cho Sơ, vì không ai chịu hiểu cho mình, nhưng có lẽ đó cũng là phương cách Thiên Chúa dùng để Thánh hoá con người Sơ Margarita. Rồi thì, vào tháng 3 năm 1675, Cha Giám đốc linh hướng đã đến với Sơ, đó là Cha Claude de Colombière, còn trẻ thuộc dòng Tên. Trong vòng một năm rưỡi, Ngài luôn ở bên cạnh để trợ lực cho Sơ trên con đường của Thiên Chúa.

Có được một người ở bên cạnh để động viên và hỗ trợ tinh thần thật là một điều may mắn, vì cuộc sống của Sơ Maria Margarita không phải không bị dao động, có đôi khi những mối nghi ngờ đã lóe lên đằng sau những thiện chí và lòng nhiệt thành của mình. Ngưòi ta có thể hiểu đó là vì Thiên Chúa muốn chia sẻ cùng Thánh nữ những nỗi đau khổ của trần thế, để qua đó Sơ sẽ được tận hưởng hoàn toàn Tình yêu của Người. Và Maria Margarita đã biết chắc chắn như thế:  “Không có sự đau khổ cho những ai khát khao yêu mến chân thành, vì những gì có vị đắng sẽ làm thay đổi Tình yêu”. Và đây, cũng là con đường để Thánh hoá chung cho con người.

Vào tháng 11 năm 1677, Thiên Chúa làm cho Sơ phải tiến thêm một bước nữa, Ngài đòi hỏi Sơ một sự dũng cảm. Trước sự hiện diện của các chị em trong dòng, Sơ Maria Margarita, thay mặt cho Thiên Chúa, tuyên bố rằng Ngài rất bất mãn trước sự thiếu lòng kính Chúa và thương người đang tồn tại trong nhà dòng và Ngài đòi hỏi phải sửa đổi ngay! Dĩ nhiên, người ta có thể hình dung ra những phản ứng: có vài Sơ lui về phòng một cách lặng lẽ, xúc động một cách chân thành, nhưng phần lớn thì vây quanh Thánh nữ, đối xử tàn nhẫn với ngài một cách gay gắt bằng những lời lẽ xúc phạm, cho rằng ngài bị quỷ ám…Đó là một sự thử thách gay go, và Sơ đã chấp nhận vâng theo Thánh ý Chúa.

Người ta dễ dàng tưởng tượng rằng những tháng kế tiếp đều trôi qua một cách không tốt đẹp, tình hình lúc nào cũng ở trong trạng thái căng thẳng. Nhưng Sơ Maria Margarita vẫn làm những công việc bình thường như Bề trên chỉ dạy và sai bảo, hoàn thành tốt mọi công việc được giao phó. Tất cả những gì Sơ làm, Sơ đều làm với sự hỗ trợ của Thiên Chúa, và không có gì có thể dứt Sơ ra khỏi sự cầu nguyện triền miên. Sơ Maria Margarita phải trải qua tất cả mọi công việc trong nhà dòng, ngoại trừ công việc gác cửa và làm Mẹ bề trên.
Năm 1684, trong lần tĩnh tâm một mình hàng năm, Maria Margarita kết hôn với Thiên Chúa thêm một lần nữa, bằng một cách nhạy cảm hơn. “Ngài kết hôn với linh hồn con, hơn cả Tình yêu mến của Ngài”,  Sơ bình luận một cách ngắn gọn sau này.

Tiến đến một nghi lễ về Thánh Tâm Chúa

Vào năm 1685 và 1686, Sơ Maria Margarita trở thành Sơ giám quản coi sóc các Tu sinh. Sơ có thể bắt đầu nói về Thánh Tâm Chúa cho các Tu sinh. Trong một dịp nói chuyện nhỏ với các Tu sinh, Sơ thấy một bức hình Thánh Tâm Chúa được vẽ bằng lông chim treo giữa phòng! Với niềm vui mừng khôn tả, Sơ Maria Margarita liền mời gọi cả Tu viện liên kết cùng Sơ để tôn vinh Thánh Tâm Chúa, nhưng không thành. Ngược lại, thêm một lần nữa, một số đông các Sơ khác đã liên kết lại với nhau để chống lại, cho rằng cái tham vọng đưa ra một nghi lễ mới là chưa đúng lúc.

Và Sơ Maria Margarita vẫn chưa ra khỏi con đường hầm đau khổ. Sau khi gởi trả về đời sống thường một thiếu nữ mà Sơ cho là bị ép phải đi tu, Sơ làm cho người cha của cô ta, một nhân vật có thế lực trong vùng, tức giận cực độ, ông cho Sơ là một người điên rồ và bất tài. Nhưng vị giám quản các tu sinh vẫn bất khuất không xiêu lòng, và trong sự nhẫn nhục, tinh thần được vững mạnh hơn.

Một sự thử thách khác lại đổ xuống trên Sơ. Cha Colombière đã mất trước đó ba năm. Thế mà, bây giờ lại có một vài Cha dòng Tên quyết định xuất bản một tập sách, nội dung dựa trên những ghi chép của Cha Colombière, với tựa đề:  ”Sự Tĩnh Tâm”  (Cấm phòng cho tâm hồn). Và trong buổi đọc tập sách này ở nhà ăn tập thể, các Sơ được nghe với cả một sự ngạc nhiên, về câu chuyện hiện ra của Thiên Chúa với Maria-Margarita, mặc dù tên của Sơ Maria Margarita không được nêu ra rõ ràng.

Tiếng tăm của Sơ Maria Margarita bắt đầu được truyền qua khỏi bốn bức tường của Tu viện. Người ta thúc đẩy Sơ viết, kể lại cuộc đời mình, và những lần gặp gỡ với Đấng Cứu Thế. Nhưng Sơ không muốn phơi bày và nhất là không bao giờ thích những gì Sơ vừa mới viết ra. Phải chính Thiên Chúa yêu cầu Sơ không được khước từ, và Cha giải tội riêng, Cha Rollin, đã ra lệnh cho Sơ phải bắt đầu viết quyển tự truyện này. Thấy Sơ lúc nào cũng xé bỏ sau khi đọc lại những gì Sơ vừa mới viết ra, Cha Rollin phải cấm Sơ không được đọc lại những điều vừa mới viết ra! Dù sao thì đây cũng là một bằng chứng sống, và là một dấu chỉ sâu sắc tột bậc về giá trị tinh thần của Ngài.

Ngày 21 tháng 6 năm 1686, Tu viện nhất trí hoàn toàn mừng lễ Thánh Tâm Chúa, với sự khởi xướng của một trong những Sơ mà lúc đầu phản đối mạnh mẽ nhất. Sơ Maria Margarita biết là từ hôm nay mình đã đạt được mục đích: ”Bây giờ con sẽ ra đi bình an, bởi vì Thánh Tâm của Đấng Cứu Chuộc con bắt đầu được biết đến”. Từ đó, lễ Kính Thánh Tâm được phát triển mạnh mẽ, nhiều cuộc vận động được thực hiện ngay tại Roma để được công nhận chính thức.

Vào năm 1689, Sơ Maria Margarita nhận được một sứ mệnh cuối cùng từ Thiên Chúa: Sơ phải làm cho Vua Louis XIV biết, là Vua phải dành phần lớn thì giờ cho Thánh Tâm, và tất cả quần thần cũng phải làm như thế và Vua phải xây ngay một nơi để thờ phượng Thánh Tâm Chúa. Lời truyền đạt có đến được người nhận hay không ? Không ai biết, chỉ biết rằng không có điều gì đã xảy ra sau đó.

Vào tháng 10 năm 1690, Maria Margarita thông báo cùng các chị em trong dòng, trước vẻ hoài nghi của các chị em, rằng Thiên Chúa sẽ gọi Sơ về với Ngài. Và quả nhiên, vài ngày sau đó, ngày 17 tháng 10 năm 1690, Sơ Maria Margarita trút linh hồn một cách Thánh Thiện trong tay Chúa.

Nguồn:  http://gdpttt.com/MAGARITA/Magarita.html

 

Lễ truyền chức linh mục cho tiến chức Phêrô A Đên, người Jarai

Lễ truyền chức linh mục cho tiến chức Phêrô A Đên, người Jarai

Đăng bởi lúc 9:48 Sáng 6/06/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (06.06.2013) – Kontum – Lúc 5 giờ 30 sáng ngày 05 tháng 06 năm 2013 tại làng Plei Kơbei, thuộc xã Sa Bình, Huyện Sa Thầy Tỉnh Kontum, thuộc Giáo phận Kontum, Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung đã chủ tế thánh lễ truyền chức linh mục cho thầy phó tế Phêrô A Đên người Jarai. Cùng đồng tế có Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục chánh tòa giáo phận Kontum, với khoảng 100 linh mục cùng đồng tế và khoảng 5000 tu sĩ, giáo dân tham dự.

Theo ghi nhận của VRNs, bà con từ các buôn làng xa gần đã đến từ tối hôm trước rất đông. Khoảng 2000 người đến từ Đăk tô, Ya ly, Hà mòn…, xa nhất là Ya ly cách Plei Kơbei hơn 80 km, bất kể trời mưa khá lớn.

Từ rất sớm, ngày 05.06, khoảng 4 giờ 30, chúng tôi thấy nhiều người và nhiều đoàn khác vào làng Plei Kơbei để tham dự thánh lễ. Ban trật tự cũng như các anh em dân quân, công an làm việc hướng dẫn và chỉ chỗ để xe khá vất vả, đến hơn 5 giờ 15 thì trong khuôn viên nơi cử hành thánh lễ đã không còn chỗ ngồi rất nhiều người phải đứng. Khuôn viên chật kín.

Cộng đoàn dân Chúa đang sẵn sàng bắt đầu thánh lễ

 

Đã 80 năm truyền giáo, nay mới có người Jarai đầu tên được gọi làm linh mục của Chúa Yêsu

Khi Thánh lễ bắt đầu, bà con đứng tràn cả ra ngoài đường. Ban tổ chức ước lượng có khoảng 5000 người tham dự, với khoảng 300 tu sĩ nam nữ, số còn lại đa số là đồng bào các sắt tộc thiểu số. Anh chị em các sắc tộc đến trước hết là cầu nguyện sau là cùng chia vui với tân linh mục là người con của buôn làng của núi rừng Tây Nguyên và của trung tâm truyền giáo của giáo phận đã hình thành sau 80 năm mới có một linh mục là người Jarai. Trước đó cũng có nhưng là người Bahnar và Sêđăng.

5 giờ 30 đoàn rước bắt đầu với tiếng coong chiêng và ca đoàn là người của buôn làng hát lễ bằng tiếng Jarai làm cho bầu khí bước vào thánh lễ rất trang trọng, nhưng cũng rất núi rừng, rất hoang dã vì thánh lễ diễn ra ngoài trời xung quanh là núi rừng, còn sương mù dày đặc bao phủ.

Thầy Phêrô A Đên thi hành sứ vụ phó tế lần cuối, trước khi đón nhận ơn linh mục

Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung, nguyên giám mục Kontum, chủ tế và truyền chức cho người Jarai đầu tiên tại đất Kontum. Sa Thầy là địa sở trước đây Đức cha Phêrô đã trực tiếp truyền giáo trong tư cách một linh mục thừa sai.

Thầy phó tế đặt tay trong tay vị giám mục chủ tế hứa vâng phục Đức giám mục giáo phận Kontum, Đấng bản quyền. Đây là điều kiện quan trọng bậc nhất để thông truyền ơn linh mục. Điều này nhắc nhớ các linh mục luôn luôn thuộc về bản quyền của mình, tách ra ngoài khỏi Đấng bản quyền, tự thân chức linh mục không còn hiệu lực.

Sau khi thẩm vấn, nhận thấy tiến chức đầy đủ điều kiện, vị Giám mục chủ tế kêu gọi cộng đoàn cầu nguyện, xin Đức Mẹ và các thánh Nam Nữ khẩn xin cùng Chúa cho tiến chức. Thầy Phêrô A Đen phủ phục sát đất trong tư thế “trở về bụi đất”, tức chết đi cho con người của mình, để Thiên Chúa phục sinh mình trong Đức Kitô và trở thành người phục vụ.

 

Đức cha Micae, Giám mục Kontum cùng với linh mục đoàn và cộng đồng dân Chúa quỳ gối cầu nguyện cho tiến chức.

Quý đức giám mục, quý cha đặt tay thông ban Thánh Thần và hiệp thông với thầy phó tế Phêrô A Đên. Hình cha Thomas Nguyễn Văn Thượng, giám đốc chủng viện Kontum đặt tay trên tiến chức.

Bà cố dâng áo cho con, tân linh mục Phêrô A Đên Siu

Đức cha chủ tế trao chén thánh cho tân chức, nghi thức diễn nghĩa hoàn tất bí tích truyền chức linh mục

Thánh lễ diễn ra trang nghiêm và sốt sắng, cộng đoàn xúc động trước các nghi thức truyền chức và nghi thức diễn nghĩa.

Chúng tôi thấy rất nhiều người đã xúc động nhất ở lời cám ơn của tân linh mục Phêrô A Đên. Ngài cám ơn quý cha sở cũ, mới, hai Giám mục giáo phận, mẹ và gia đình nội, ngoại… Nhiều người đã không cầm được nước mắt, trong đó có cả Giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ.

Sau thánh lễ tân linh mục chụp hình lưu niệm cùng hai Đức giám mục, quí cha đồng tế và cùng các bà con tham dự. Cha sở Simon Tâm thông báo với bà con là ban tổ chức có căn tin phục vụ bà con ăn sáng do doanh nghiệp Tam Ba lo với giá 5000 đồng phần, còn mì gói thì miễn phí do ban tổ chức phục vụ.

Thánh lễ đầu đời linh mục đồng tế chung với Quý Đức cha và linh mục đoàn giáo phận Kontum

Chân dung cha Petrus A Đên Siu, giáo phận Kontum, người sắc tộc Jarai

Một chị người Jarai cho biết là họ rất vui và tạ ơn Chúa đã cho dân tộc Jarai có một linh mục như Cha Phêrô A Đên và tất cả mọi người trong làng của chị cũng rất vui. Một anh ở Đăk Tô cho biết: “bà con chúng tôi rất vui cũng không biết nói sao nữa chỉ biết là rất là vui thôi”.

Ban tổ chức rất chu đáo và cũng vất vả lo cho bà con từ chiều hôm trước như cắm lều, giăng dù, ban trật tự lo giữ xe cho bà con từ xa đến sớm, ban vệ sinh thì bố trí những bao để rác, ban ẩm thực lo ăn uống, đội ngũ y bác sĩ hầu như làm việc liên tục và rất mệt, nhưng mọi người vẫn vui vì được phục vụ.

GraT, VRNs

“Em lo gì trời gió!”.

“Em lo gì trời gió!”.


“Em lo gì trời mưa!

Em lo gì mùa hè,
Em tiếc gì mùa thu.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – Thoi Tơ)

(1Ga 2: 8-11)

Hôm ấy, thêm một ngày đẹp trời, bần đạo/bầy tôi đang lang thang trong khuôn viên chùa chiền, chợt nghe đứa cháu nội mới lên 5 đã biết ngâm nga câu hát do ông ngoại dạy mà không hiểu. Chẳng cần biết cháu đang tư-duy những gì với câu hát, ông nội cháu đây bèn hát tiếp đôi câu, như sau:

“Ta cứ yêu đời đi.

Như lúc ta còn thơ,

Rồi để anh làm thơ,

và để em dệt tơ.”

(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)

Vâng. Đúng thế! Khi xưa, lúc bầy-tôi-bần-đạo còn ấu thơ, ở đâu đó, vẫn có cảnh tình của cuộc sống, rất tốt đẹp. Cảnh tình đó, có những giờ phút êm ả mà người anh/người chị của chúng ta vẫn cứ đặt nhạc với những câu như “dệt tơ”, “làm thơ” cả vào mùa thu rồi nhắn nhủ: “Ta cứ yêu đời đi!” Yêu, như lúc ta “còn thơ”, và rồi chẳng còn “lo gì trời gió”, với “trời mưa”, rất ban tối. Và khi ấy, bần-đạo bầy-tôi đây chẳng tiếc nuối những “mùa thu”,hoặc “mùa hè” vẫn cứ lâm li, những lời như:

“Thơ anh làm, em hát,

tơ em dệt, anh may.

Ta xây đời bằng mộng,

như tiễn biệt con thoi.”

(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)

Vâng. Hôm nay đây, ở nơi này, người người vẫn sống trong phúc hạnh cũng chẳng vì đã “dệt tơ” hay làm thơ hoặc viết nhạc rất tiền chiến, nhưng vẫn ngồi đó hỏi han những vấn nạn nghe rất quen, mỗi khi có cuộc bầu bán Giáo Hoàng, cũng rất mới. Hỏi han, những câu nghe hoài không biết chán và cũng chẳng lạ, như:

“Theo anh chị và quý vị, có phải là Đức Giáo Hoàng tân cử của ta rồi ra sẽ cho phép Hội thánh tấn phong nhiều nữ phụ đạo đức nếu không được làm công việc của linh mục, thì ít ra cũng sẽ được vinh thăng thành “chị Sáu” hoặc “cô Sáu”, cũng chóng thôi, phải không? Hoặc, có khi còn tiến nhanh/tiến mạnh hơn nữa để đốt giai đoạn cho phép linh mục ta có vợ như giáo hội bạn, thật cũng tốt, phải thế không?”

Hỏi han/vấn nạn huỵch toẹt như thế, thì người nghe có là ai đi nữa cũng sẽ tự ý xung phong kiếm tìm lời giải đáp cho hợp lý. Có nghe có nói hoặc có gạn hỏi cho nhiều, thì bần-đạo-bầy-tôi đây chỉ xin tình nguyện gửi về người hỏi đôi câu đáp trả tuy hèn mọn cũng chỉ để khỏi hát đi hát lại mãi câu ở trên vẫn cứ nhủ: “Em lo gì trời gió”, “Em lo gì trời mưa”, lưa thưa, ọp ẹp cho đỡ mệt. Cũng may là, bần đạo chưa kịp vấn nạn những chuyện nắng/mưa đã được bầu bạn chuyển cho thông tin khá mới mẻ vốn dĩ bao hàm vài tư tưởng khá “thời thượng”, như sau:

“Vừa qua, đấng bậc vị vọng thuộc tầm cỡ chóp bu của giáo hội Công giáo Đức-quốc là Tổng Giám Mục Robert Zollitsch đã kêu gọi Hội thánh ta nên cho phép nữ giới được trở thành các vị “nữ phó tế” trợ giúp cử hành bí tích rửa tội hoặc hôn phối bên ngoài thánh lễ, tức: một giải pháp mới mẻ khả dĩ giúp phụ nữ mình tham gia xây dựng Hội thánh thời buổi này. Chuyện này, là thể theo báo cáo của tờ “The Local”, tờ báo địa phương, ở bên ấy.

Tổng Giám mục giáo phận Fribourg, đương kim Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Đức lại đã kêu gọi hội thánh ta hãy có một vài đổi thay về cấu trúc, vốn dĩ từng là yêu cầu của nhiều người đã được đưa ra làm đề tài thảo luận vào buổi kết thúc 4 ngày hội thảo bàn về công cuộc cải tân, rất cần thiết.

Đây là buổi Hội thảo đầu tiên được tổ chức theo thể loại này, đã mời 300 chuyên gia Công giáo có kèm theo một đề nghị là: hội thánh ta cũng nên thực hiện cải tổ bao quát, lớn rộng. Đề nghị của Tổng Giám Mục người Đức trước đây từng vang vọng một đòi hỏi có từ nhiều năm nhằm cho phép nữ-giới trở thành phó tế, đã không còn là điều huý-kỵ nữa.

Đức Tổng Giám-mục Zollitsch có nói: Giáo hội Công giáo ta chỉ tái tạo được niềm tin và sự ủng hộ của mọi người nếu quyết tâm cải tổ, tận gốc rễ. Ngài Giám mục lại cũng mô tả sự việc khác xảy đến với buổi hội thảo được như thành-tựu rất mới, đó là: bầu khí cở mở, tự do. Vai trò của các phó tế chỉ để giúp linh mục trong các nghi tiết phụng vụ ở nhà thờ và các vị này cũng chỉ có quyền thực hiện nghi thức thanh-tẩy và hôn phối bên ngoài thánh đường thôi. Tuy nhiên, vai trò hàng đầu của các vị này là để phục vụ những người có nhu cầu trong cộng đoàn kẻ tin của mình, và trách nhiệm của các vị chỉ mang tính thế trần hơn là mục vụ.

Ngoài ra, còn đề nghị khác phát xuất từ hội thảo này là việc triển khai quyền của các vị từng ly dị nay quyết định tái giá được có chân trong cơ chế của hội thánh, như: hội đồng giáo xứ, ban thừa tác-viên thánh-thể, thế thôi. Các vị trong phần phần buổi hội thảo lại đã bàn thảo về việc cho phép các vị ấy được rước lễ và gặp cha để xưng tội.

Đức Tổng Giám Mục Zollitsch còn phát biểu: “Điều quan trọng đối với riêng tôi, là: dù ta không chủ trương hủy hoại tính thánh thiêng của hôn phối, những người nam và nữ này cũng nghiêm chỉnh đủ để ta cho phép họ được ở trong Hội thánh và cảm thấy mình cũng được trân trọng, ở cùng nhà.” Cho đến này, mọi canh cải vẫn còn ở tầm kích suy đoán hoặc biện bạch chứ chưa có gì là thực tiễn hết. Và, cũng chưa có đề nghị nào được đưa ra cho khung thời gian thực hiện những chuyện như thế ấy. Và, chuyện về các vị phối ngẫu nam nữ từng ly dị nay muốn tái giá, đã trở thành câu chuyên gây nhiều tranh cãi khá ồn ào, trong Hội thánh.” (x. CathNews, A Service of Church Resources, German arbishop calls for women deacons, 30/4/2013)

Thật ra thì, thắc mắc với vấn nạn về quyền được ngang bằng nam giới cả trong địa hạt phụng vụ hoặc chức thánh, với người ngoài đời, cũng như thể lời nhắn của nghệ sĩ, khi ông viết:

“Thơ anh làm em hát,

tơ em dệt anh may.

Ta xây đời bằng mộng,

như tiếng dệt con thoi.”

(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)

Kỳ thực thì, vấn nạn của nghệ sĩ xưa nào khác gì đề nghị của đấng bậc vị vọng ở nước Đức, cũng chỉ là: hãy thử để cho nữ-giới thực thi công việc của nam-nhân, hà tất sẽ có nhiều thuận lợi cho Hội thánh, rất hôm này. Thuận và lợi, không chỉ theo nghĩa kinh doanh hay thực tế ở ngoài đời, cho bằng chứng tỏ mình cũng biết sống hợp thời hợp buổi, rất đúng phép.

Kỳ thực thì, có đề nghị hay không, đâu chỉ mỗi đấng bậc vị vọng là ủng hộ ý kiến hoặc đề xuất/đề bạt mọi chuyện trên nguyên tắc, mà còn có ý kiến phản hồi của các vị từng sống thực tế ở ngoài đời, rất kinh nghiệm như sau:

Trước hết, là ý kiến của John Francis Collins:

“Là thừa-tác-viên lâu năm ở nhà thờ họ Baden-Wurttemberg bên Đức, tôi cũng có chút kinh nghiệm để đưa ra đây mà chia sẻ. Ở nơi tôi, các vị nữ thừa tác-viên từng thực thi công tác phụng vụ với đủ tầm cỡ cả về phẩm cách lẫn nét đẹp mà tôi nghĩ không có rào cản nào về ngôn ngữ hết.

Tôi còn nhớ rõ sự kiện này từng dấy lên vấn đề về phong chức cho nữ-phụ, mà tôi vẫn giữ mãi trong đầu. Thế nên, cũng chẳng có gì lạ khi thấy Đức Tổng của tôi lại đã dấy lên vấn đề phong chức sáu cho phụ nữ ở Đức và đặc biệt là ở xứ họ của chúng tôi ở Baden-Wurttemberg. Có thể nói mà không sợ sai lầm là: các nữ thừa-tác-viên mục vụ có nền giáo dục ở cấp cao, rất thành thạo về công tác này lâu nay vẫn cố duy trì Giáo hội Đức sống mãi trong lòng dân tộc.”

Và, dưới đây là kinh nghiệm của một nữ phụ tên Irena Mangone:

“Đã có một thời, Hội thánh ta cũng có khá nhiều nữ thừa-tác-viên hoặc gọi họ là “Chị Sáu” hay sao đó cũng tùy người. Ta thấy nhiều vị như thế trong sách Công Vụ khá năng nổ đến độ các thánh nam khó mà quản lý/điều động. Theo tôi, hãy giữ các vị này trong bếp hoặc Dòng tu thật cũng phải. Bởi, ngay ở những nơi như thế, các vị này cũng đã khó mà thấy an toàn trong hệ cấp toàn những nam nhân hết cầm cân nảy mực lại đe nẹt, doạ dẫm. Tôi chỉ muốn nói rằng: nay ta đang ở vào niên biểu 2013 chứ không còn sống vào thời Trung cổ nữa rồi, Giời ạ.

Và, một ý kiến của nữ phụ khác có tên Margaret M. Caffey:

“Ôi chao! Sao Đức Tổng Zollitsh của tôi lại can đảm đến thế, dám nêu vấn đề gai góc này lên ở đây! Như thế là ngài cũng công nhận vai trò quan trọng của các Nữ thừa-tác-viên trong Hội thánh thời tiên-khởi rồi đấy. Và, thật sự thì ta cũng đang có nhu cầu cảm thông cho những vị từng có vấn đề gãy đổ trong gia đình.

Có điều khiến tôi ngạc nhiên khi thấy rằng hiện thời ta đang bị mang tai tiếng rất nhiều trên khắp toàn cầu, vậy mà hàng giáo sĩ của ta chưa nhận ra được nhu cầu cần có được ảnh hưởng của nữ-giới trong công tác; và, các cụ vẫn chưa biết cách sử dụng món quà quý giá mà các phụ nữ từng đóng góp cho Hội thánh, trong công cuộc thừa tác rất cần thiết.”

Và, ý kiến của một giáo dân mang tên Phillip Turnbull ở Úc, cũng không tệ:

“Tôi thường tự nhủ: sao nhiều người lại cứ cho rằng thật khó cho phụ nữ được hoạt động trong Giáo hội, mà sự thật thì lâu nay lại có rất nhiều vị nữ-lưu từng điều hành Giáo hội Công giáo ở Úc với tầm cỡ tuyệt vời như cội rễ cho các tổ chức tôn-giáo như thế. Thật sự, thì các vị nữ lưu này từng thống lĩnh môi trường giáo dục ở nhiều nơi và chắc từng gây ảnh hưởng trên nền giáo dục mang tính chất rất Công giáo.

Ngay ở lĩnh vực giáo xứ cũng thế, rất nhiều phụ nữ từng có công gầy dựng công tác mục vụ có chất lượng và tạo ảnh hưởng lên nền phụng vụ của xứ sở. Kinh nghiệm của riêng tôi về công tác phụng vụ ở nhiều giáo xứ mà tôi có dịp ghé viếng thì hầu hết lực lượng thừa-tác ở nơi đó đều do phụ nữ đảm trách, đặc biệt là về âm nhạc và văn hoá. Vậy thì, ta còn chờ gì nữa mà không cho các vị ấy chức năng lành thánh hoặc vai trò gì đáng kể nữa cơ chứ?”

Ý kiến phản hồi tương đối là thế, tuy chưa gọi được là “rộng đường dư luận”, nhưng nếu có ai muốn truy tầm một chút Kinh Sách của đấng bậc thánh hiền trong Giáo hội, tưởng cũng nên đọc thêm đôi giòng sau đây:

“Anh em thân mến,

tôi viết cho anh em, điều ấy thật là thế
nơi Đức Giêsu và nơi anh em,
bởi vì bóng tối đang qua đi và ánh sáng thật đã tỏ rạng.

Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng
mà lại ghét anh em mình, thì vẫn còn ở trong bóng tối.
Ai yêu thương anh em mình thì ở lại trong ánh sáng,
và nơi người ấy không có gì nên cớ vấp phạm.”

(1Ga 2: 8-11)

Điều mà đấng thánh hiền viết ở trên, vẫn là lời nhắc nhở về điều răn mới rất yêu thương, ta xử sự với mọi người. Điều mới ấy có là lời răn bảo hay không, vẫn cứ là: “không có gì nên cớ vấp phạm”, cho mọi người. Điều mà đấng bậc ở trên đã đề nghị, chưa hẳn là “cớ vấp phạm” cho ai hết, mà chỉ là một nhắc nhở ta xem lại chức năng và ý nghĩa của cụm từ Hội thánh, như đấng bậc vị vọng khác cũng từng đề cập khi ngài nói về Lễ Hiện Xuống có Thần Khí Chúa đã đến, rất như sau:

“Lễ Hiện Xuống nhắc ta chuyện tương lai, ta dựng xây. Đôi lúc ta cứ nghĩ mình hoạt động trong tình huống có khuôn thước lịch sử có giới hạn, nên cũng chỉ vội vã thông qua với người Do-thái ở Cựu-ước, và tập trung nhiều vào Đức Kitô của thời ấu thơ, vội nhảy vào thời điểm Ngài công khai hoạt động, chú trọng nhiều đến sự chết và sống lại của Ngài, rồi thêm vào đó chuyện Ngài về Trời và gửi Thần Khí đến với muôn người trong ngày Hiện Xuống, chỉ thế thôi. Còn lại một việc, là: ta chỉ tìm đường về quê trời, sau đoạn kết của câu chuyện đời.

Khuôn thước lịch-sử vẫn ra như thế, nếu là lịch-sử cứu độ, e rằng cũng bức bách, hạn hẹp. Thật sự, thì: ta cần khuôn thước lớn rộng, bao gộp nhiều công đoạn để thực thi việc Hiện Xuống của Thần Khí trong tất cả lịch sử hay tiểu sử của mỗi người. Không chỉ quan tâm mỗi khuôn thước thánh-sử của Giáo hội mà thôi, nhưng của mọi nhóm hội/đoàn thể trong đó người người vẫn cứ làm mọi việc nhưng không nói ra, nhưng để Chúa tỏ cho ta thấy Ngài muốn ta làm gì vào Lễ Hiện Xuống, rất Ngũ Tuần. Ta đang ở trong tình huống có Hiện Xuống thời hiện tại, có bối cảnh một đại lễ đang bày cho ta việc để làm.

Nhìn vào thánh Hội hôm nay, lúc này, ta thấy rằng Hội thánh đang bận bịu rất nhiều việc, nhưng đã chắc gì Hội thánh ta đang theo khuôn thước của Hiện Xuống, có Thần Khí chỉ dẫn. Hội thánh ta cũng đang hoạt động thật đấy, nhưng vẫn đẩy lùi thế giới và con người ra bên ngoài. Hôm nay, mừng ngày Chúa Hiện Đến, có lẽ Hội thánh, tức toàn thể các kẻ tin chứ không chỉ là hệ cấp giáo quyền mà thôi cũng nên nhớ, rằng: mọi sự ở trần gian là một phần của tổng thể có Chúa, có ta, có cả Thần Khí cùng hoạt động trong Chúa và với Chúa. Hội thánh hôm nay cũng cần một nền giáo dục mới cho công tác ấy. Hội thánh cần mời mọi người lâu nay bị bỏ rơi ở bờ rìa, hãy cùng tham gia công việc chung của mọi người. Công việc thánh-hoá toàn thể thánh hội, như đã từng xảy ra trong ngày Chúa Hiện Đến.

Làm được thế, ta sẽ có cuộc di dân khá lớn rộng không phải từ nước này qua nước nọ, mà từ vai trò này qua chức năng khác, trong tổng thể. Và hiện nay đang có dấu hiệu cho thấy sự việc như thế đang dần dà tỏ hiện một lễ Hiện Xuống và Hiện Đến với muôn người.” (xem Lm Kevin O’Shea CSsR, Suy Niệm Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống năm C 19-5-2013, www.suyniemloingai.blogspot.com)

Là người sống trong/ngoài thánh hội hoặc xã hội, bạn và tôi, vẫn là người cần dựng xây nhóm hội ấy cho phải phép, đúng cách. Dễ thực hiện. Giáo Hội và xã hội hôm nay không phải và không còn là thể chế rất cứng ngắc, vị luật và cố chấp. Nhưng, là một tổng thể gồm những con người sống cho phải đạo, và đúng lẽ đạo. Đạo làm người. Đạo của Chúa.

Để minh hoạ những điều nói trên cho nhẹ nhàng, thư giãn như chuyện đời sau đây:

“Vua Arthur vị vua trẻ tuổi của nước Anh, bị quân Pháp phục kích và bắt giữ. Lẽ ra vua nước Pháp sẽ giết ngài, nhưng vẻ trẻ trung dễ mến của Arthur đã làm cho vua Pháp cảm động. Ông ta hứa sẽ trả tự do cho Arthur nếu ngài giải được một câu đố cực khó. Thời hạn để Arthur đưa ra câu trả lời là một năm. Nếu sau một năm không tìm ra lời giải, Arthur sẽ phải chết.

Câu đố là: Phụ nữ thật sự muốn gì? Đó là câu đố mà có lẽ đến nhà thông thái nhất thế gian này cũng phải bó tay. Và với Arthur câu đố này quả là một thử thách quá lớn. Nhưng dù sao nó vẫn tốt hơn là cái chết. Arthur đành chấp nhận mạo hiểm.

Khi trở về Anh Quốc, ngài hỏi tất cả mọi người từ các công chúa, các cô gái mại dâm, các vị cha xứ đến cả các quan toà, nhưng không ai có thể đưa ra một câu trả lời hoàn hảo. Điều mọi người khuyên vua là đến hỏi bà phù thuỷ già bởi vì có lẽ chỉ còn bà ta mới giải được câu đố hóc búa này.

Những ngày cuối năm cũng đã tới gần. Arthur không còn cách nào khác là đến xin ý kiến của mụ phù thuỷ. Bà ta đồng ý sẽ đưa câu trả lời nhưng với một điều kiện. Đó là bà ta muốn lấy Garwain hiệp sĩ dũng cảm của Hội bàn tròn, người bạn thân nhất của vua.

Arthur thất kinh. Bà ta vừa xấu vừa bẩn thỉu. Ngài chưa từng bao giờ thấy một ai đáng tởm như mụ ta. Không, ngài sẽ không để bạn thân của mình phải chịu thiệt thòi như vậy.

Khi biết chuyện, Garwain nói với Arthur rằng sự hi sinh đó của chàng làm sao có thể so sánh được với sự sống của vua, sự tồn tại của hội bàn tròn và vương quốc Anh. Và chàng hiệp sĩ quyết định hy sinh. Cuộc hôn nhân được chấp thuận và vua Arthur cũng nhận được câu trả lời.

Điều phụ nữ thật sự muốn đó là “Có toàn quyền quyết định mọi việc trong cuộc sống của mình”.

Ngay lập tức ai cũng nhận ra rằng mụ ta vừa thốt ra một chân lý. Vua của họ nhất định sẽ được cứu. Quả thật vua nước láng giềng rất hài lòng với lời giải đáp và cho Arthur khỏi cái án tử hình.

Lại nói về đám cưới của mụ phù thuỷ và chàng hiệp sĩ. Tưởng chừng như không có gì có thể khiến Arthur hối hận và đau khổ hơn nữa. Tuy nhiên chàng hiệp sĩ Garwain của chúng ta vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự. Mụ phù thuỷ thì trái lại, trong tiệc cưới, mụ ta làm nháo nhào mọi thứ lên. Thỉnh thoảng mụ lại lấy bàn tay bẩn thỉu của mụ nhón cái này một chút, bốc cái kia một tý. Thật chẳng ra làm sao cả. Mọi người thì hết sức khó chịu.

Đêm tân hôn, Garwain thu hết can đảm bước vào động phòng hoa chúc. Nhưng, gì thế này? Trên giường không phải là mụ phù thuỷ già nua xấu xí mà là một cô gái vô cùng xinh đẹp đợi chàng tự bao giờ.

Nhận thấy sự ngạc nhiên trên nét mặt chàng hiệp sĩ, cô gái từ tốn giải thích là vì chàng rất tốt với cô lúc cô là phù thuỷ, nên để thưởng cho chàng hiệp sĩ, cô sẽ trở thành một người xinh đẹp dễ thương đối với chàng trong một nửa thời gian của 24 giờ một ngày.

Vấn đề là chàng phải lựa chọn hình ảnh đẹp của nàng vào ban ngày hay là ban đêm. Chao ôi sao mà khó thế? Garwain bắt đầu cân nhắc: Ban ngày nếu nàng là một cô gái xinh đẹp thì ta có thể tự hào cùng nàng đi khắp nơi, nhưng ban đêm làm sao mà ta chịu cho nổi? Hay là ngược lại nhỉ, ta đâu cần sỹ diện với bạn bè cơ chứ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người đi, nhưng khi màn đêm buông xuống, ta sẽ được tận hưởng những giây phút chồng vợ với thiên thần này.

Sau đó Garwain đã trả lời “Nàng hãy tự quyết định lấy số phận của mình. Nàng muốn đẹp hay xấu vào lúc nào cũng được”.

Tất nhiên câu trả lời này đã làm cho mụ phù thuỷ đội lốt cô gái xinh đẹp kia hài lòng và nàng nói với chàng rằng nàng sẽ hóa thân thành một cô gái xinh đẹp suốt đời cho chàng.

Đó là phần thưởng cho người biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ…..khà …khà …

Nói cho cùng, thì: có cho phụ nữ làm phó tế vĩnh viễn hay không, hoặc có giúp vua Arthur tìm được hạnh phúc với người mình yêu hay không, cũng chỉ là vấn đề rất thực của người sống trong đời. Dù, đời ấy có là đời đi Đạo hay đời người sống đạo làm người cho phải lẽ, xin hãy như cháu nhỏ nọ cứ ngâm ngay câu hát, dù chưa hiểu hoặc chưa biết, như sau:

“Em lo gì trời gió!”.
“Em lo gì trời mưa!

Em lo gì mùa hè,
Em tiếc gì mùa thu.”

(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)

Hát thế rồi, ta lại sẽ hát thêm câu ca đầy ý nghĩa, trong mọi chuyện, rằng:

“Ta cứ yêu đời đi.

Như lúc ta còn thơ,

Rồi để anh làm thơ,

và để em dệt tơ.”

(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)

Hãy cứ yêu đời đi, rồi thì các nữ phụ trong đời rồi cũng sẽ thực hiện được điều mà Hội thánh ta phải nghĩ tới, rất ở đời.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn quan niệm:

kitô-hữu cũng như người đời

vẫn luôn có tự do

sống ở đời, như mọi người.

Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 11 Thường niên năm C 16.6.2013

“Em còn đó xoã lòng đêm tóc rối,”

“Tôi đứng đây, bụi lốc mịt mù xa.

Nghìn mắt lá, đang nhìn tôi ái ngại,

Đêm nguyệt quỳnh, hoá nở kiếp phù xa.” ”

(dẫn từ thơ Vương Ngọc Long)

Lc 7: 36-8: 3

Đêm tóc rối, có phải vì em đã xoã lòng đến rối bù? Nhìn ái ngại, tôi đoán chắc em đây rày miệt mài trong việc Chúa, như trình thuật kể.

Trình thuật thánh Luca, nay kể về nữ phụ nọ mải “xoã tóc” lau chân Chúa, chẳng cần ai. Đọc trình thuật, có vị lại cứ bảo: cụm từ “một người tội lỗi” ở đây, có nghĩa chỉ là gái điếm, không ngại ngùng. Ngại ngùng, nhưng vẫn quả quyết: nữ phụ ấy có là “người rất tội” về dục vọng mà nhiều người nay vẫn hiểu. Đọc kỹ Tin Mừng thánh Luca viết sau đó, người đọc sẽ định ra chị là đấng bậc thừa-tác mà thánh nhân nhắc đến qua tên gọi Gioanna, vợ của Khuza, tức: nữ-phụ lâu nay hăng say “cùng với nhiều bà khác lấy của cải mình mà trợ giúp Ngài.( Lc 8: 3)

Theo nguồn văn ngoài sách thánh, thì: Gioanna là nữ-phụ xuất thân từ gia đình vị-vọng ở Do thái sống trong lâu đài nhỏ, ở Galilê. Kịp khi khôn lớn, gia đình đã sắp xếp gả chị cho một người rể thuộc giòng-dõi quí-phái tên Khuza vẫn lân la nơi cung đình ở Tibêriát cạnh công chúa Nabêtêan, thứ thất của Hêrôđê. Khuza gia-nhập Đạo là nhờ đã thành gia-thất với Gioanna. Và từ đó, hai người sinh-hoạt mục-vụ rất đều ở Galilê. Không những thế, Gioanna còn sở-hữu tài-sản riêng của mình nhờ hồi-môn do cha để lại, như tập tục của nơi này. Chị sử-dụng tài-sản của mình một cách độc-lập đồng thời thừa-hưởng tư-cách quí-tộc từ phía chồng.

Đức Giêsu có quan-hệ đặc biệt với nhiều người ở Tibêria. Ngài là vị thày chữa trị người ốm đau/tật bệnh và trừ quỉ nữa. Tục truyền, Ngài vực dậy rất nhiều người đã từng chết được sống lại, tại miền Bắc xứ sở này. Gioanna có lúc đau yếu nhiều, nên chị cũng biết chạy đến kêu cầu Chúa chữa lành cho chị. Sau lần được Ngài chữa khỏi, chị nhận ra Ngài là Bậc Thày Vĩ Đại đến với muôn dân, chứ không chỉ là Thầy Thuốc chữa bệnh về thể xác mà thôi.

Qua các lần gặp Ngài, Gioanna khám phá ra Vương Quốc Nước Trời mà Ngài chủ trương và nhận thấy nơi Ngài nhiều tương-quan gắn bó với mọi người, cả đến người nghèo khó, thấp hèn, bị bỏ rơi. Chị hiểu rằng: mình chỉ là cảm-tình-viên bé mọn dấn-thân phục-vụ Chúa cách hăng say, nhưng chị còn muốn tiến xa hơn thành đồ đệ năng nổ của Ngài, nữa.

Điều này có nghĩa: chị từ-bỏ tài sản riêng và địa-vị quí phái của mình hầu gia-nhập công cuộc thừa-sai bé mọn hầu dấn thân phục-vụ Chúa. Là người Do thái năng nổ, chị nhớ đến người nghèo đói bằng quà thực tế và bán đi phần lớn gia-sản của mình để tài-trợ công-tác bác-ái, cấp bách. Chị làm thế, là để phụ giúp công cuộc thuộc-sai với tông-đồ Chúa. Vào thời chị, không phải ai ai cũng xử sự được như thế. Và, không phải nữ-lưu nào cũng được Chúa chấp nhận cho nhập đoàn lữ-thứ chuyên giảng rao Vương Quốc của Ngài, giống như chị.

Hai năm theo Chúa, chị hoạt động cùng với nhóm thừa-sai như đồ-đệ thừa-tác, dù không được kể vào “nhóm 12”, ai cũng biết. Nhóm nữ-phụ làm việc đắc lực không kém các tông-đồ gần gũi Chúa. Tông đồ Chúa, đa phần đều bỏ lại người phối ngẫu và gia đình mình ở phía sau, hầu dành trọn thời-gian cho công cuộc mục-vụ thừa-tác, rất bức thiết. Phần đông tông đồ Chúa, không đủ sức tài-trợ cho nhóm được hiệu năng. Nên, các vị vẫn dựa vào một số nữ-phụ có thâu-nhập khá dồi-dào; thế nên, trên thực tế, các thừa-tác-viên nữ giúp nhóm tông-đồ bằng nhiều cách trong nguyện cầu, chứ không chỉ lo nấu nướng, tu dọn bếp núc; bởi tông-đồ Chúa ăn uống rất giản đơn, tằn tiện.

Phần đông nữ-thừa-tác theo Chúa hầu hết là các vị độc-thân hoặc là mẹ đẻ của các tông đồ và hầu hết là “chị sáu” độc lập về tài-chánh. Và, Gioanna là một trong số các nữ-thừa-tác trong cảnh-tình như thế. Phu-quân Khuza của chị, vẫn ở lại Tibêria trong thời gian chị hoạt động tông-đồ; tuy nhiên, đôi lúc anh cũng về sống ở Antipas dù không cùng một nhóm với đồ đệ Chúa. Thế nên, ta cũng đoan-chắc được rằng: Gioanna là một trong nhóm 72 tông-đồ được sai đi chữa lành và sống chung với người nghèo khổ như họ. Cũng làm công-việc thừa-sai tông đồ, như Tin Mừng diễn tả, tức: cũng là người giảng-rao Nước Chúa không cần hành trang làm nền, nhưng chỉ trông chờ vào lòng mến khách của chúng dân, thôi.

Bậc nữ-lưu chuyên lo tông-đồ thừa-tác, không trực tiếp giảng-giải quần chúng hiểu, mà chỉ hầu chuyện các nữ-phụ trong vùng cạnh giếng nước hoặc phố chợ cũng như tại nhà-nguyện tư, theo từng nhóm. Chúng dân địa phương, thường mang người bệnh đến để các thừa-tác-viên như Gioanna giúp đỡ đần, chữa trị. Gioanna tháp tùng Chúa, cũng đã đi Giêrusalem dự lễ Vượt Qua theo truyền thống. Nên, chị biết nhiều và hiểu nhiều công cuộc mục-vụ thừa sai hơn ai hết về các hiểm nguy khi can dự chuyện đền thờ và/hoặc tác-động vực đỡ thi hài ông Lazarô, bạn của Chúa.

Khi biết Thày bị bắt giữ, Gioanna liên-hệ với bạn đạo và khám phá ra sự việc xảy đến với Thày. Chị giữ tư-thế chỉ dõi theo và xem xét từ xa các sự kiện xảy ra cho đến lúc Thày hoàn tất cuộc khổ nạn, trên thập giá. Mãi sau, chị mới có ý-định theo chân các nữ-phụ khác đi đến mộ-phần Thày định bụng để xức dầu tẩm xác Thày theo thói tục người Do-thái vẫn làm. Khuza chồng chị, cũng có mặt ở Giêrusalem với Antipas để dự lễ Vượt Qua. Và trước đó, anh không hề tham-gia nhóm hội đoàn-thể nào của Chúa. Tuy nhiên, sau ngày Chúa sống lại, anh đã cùng với Gioanna vợ mình, nhập-cuộc lập thành tổ/thành nhóm có vợ/có chồng đi đây đó để thực hiện công-cuộc thừa-tác giảng rao quảng-bá Nước Trời.

Khuza và Gioanna cũng có chân trong nhóm-hội thừa-sai gồm những người biết nói chút tiếng Hy Lạp và La tinh tuy không nhiều, nhưng biết sống theo kiểu người La Mã từ những ngày ông lân la cung đình Tibêriát. Có thể, hai vợ chồng chị cũng có quan-hệ mật thiết với cung đình Rôma nữa. Ở Rôma, tên tục của chị đổi thành tên La-tinh là Junia, đã khá quen; và sau đó, lại đổi một lần nữa thành Junias cho có vẻ nam-nhân đến độ người chép sử không biết vị này là nữ-lưu. Riêng Khuza chồng chị, cũng đổi danh thành Andrônicus. Cả hai lưu lại tại Rôma đến 10 năm, khiến thánh Phaolô gọi nhị vị không chỉ mỗi tông-đồ của Chúa mà thôi, nhưng còn là đấng bậc trổi-vượt giữa các tông-đồ. Về sau, hai vợ chồng chị bị giam-giữ rất nhiều tháng ngày dài ở Rôma, rồi sau đó không một sách dã-sử nào đáng tin cậy ghi chép chuyện của vợ chồng chị, hết.

Với thánh Luca, chuyện nữ thừa-tác Gioanna được ghi ở một chương/đoạn khác có liên quan đến truyện kể về nữ-phụ bị băng huyết những 12 năm dám sờ-chạm vào gấu áo của Chúa để được chữa, khiến Chúa phát hiện ra và nói: “Có kẻ đã sờ chạm vào tôi và tôi thấy quyền-uy chữa trị đã ra khỏi tôi”. Tuy là thế, vẫn không có chứng-cứ lịch-sử ghi rõ chuyện nữ-phụ Gioanna để người đọc xác định xem câu chuyện hai phụ nữ nói ở trên, có phải cùng một Gioanna hay không, cũng cần cứu xét thêm.

Tuy nhiên, chi tiết mà thánh Luca muốn diễn tả, là: đường đường một nữ-lưu từ giai-cấp trên cao lại trở thành đồ đệ bé nhỏ của Chúa, lại không hãi sợ gì để rồi tiến về phía trước dám “sờ-chạm gấu áo” của Ngài. Và, đường đường một nữ-phụ cao-quí cũng không ngại-ngần quì mọp bên dưới để lau khô chân Ngài, trái nghịch tập-tục Do thái, và còn hôn chân Chúa, xức dầu lên chân Ngài, cũng rất lạ. Lạ hơn cả, là sự việc Chúa công khai nhìn nhận lòng thương vô bờ của chị, nên đã thứ-tha chị. Như thế, mới là động thái của một đồ-đệ đích thực. Như thế, là chị đã trở thành tông-đồ thực thụ, của Đức Chúa.

Có lẽ, cũng nên tưởng tượng đôi điều về tình thế khá cụ thể qua đó Chúa đã tỏ thái-độ về thừa sai mục vụ vốn dĩ phải sống chung với những người mà đồ đệ Chúa cần rao truyền Vương quốc Ngài, là Hội thánh, là Nước Trời trần gian ở đây, bây giờ.

Ở đây, hôm nay, có rất nhiều bậc nữ-lưu cũng cao quí không kém đang phục-vụ Chúa bằng công việc thừa-tác mà chẳng ai biết tới. Các vị này, lâu nay chẳng được sử-gia hoặc thánh-sử nào biết đến để ghi chép thành truyện đạo hạnh, rất thánh. Nói chi là Kinh Sách thực thụ được mọi người công nhận. Có ghi hay không, chắc hẳn người đọc cũng nhận ra rằng: các vị này là thế hệ tiếp nối cũng muốn chọn Gioanna làm quan thày, bảo trợ rất sau này.

Ghi nhận công-đức của các nữ-lưu đã và đang làm việc lành thánh, ta sẽ cất lên lời thơ, rằng:

“Em còn đó xoã lòng đêm tóc rối,”

“Tôi đứng đây bụi lốc mịt mù xa.

Nghìn mắt lá đang nhìn tôi ái ngại,

Đêm nguyệt quỳnh hoá nở kiếp phù xa.”

(Vương Ngọc Long – Đêm Nguyệt Quỳnh)

Nguyệt quỳnh nở về đêm, không chỉ là người em của ai đó đang xoã lòng/xoã tóc đến rối bời. Nguyệt quỳnhg đây, có thể là: người chị/người em trong thánh-hội đang hoạt động tông đồ rất hiệu-quả như Chúa yêu cầu, ở muôn nơi. Rất mọi thời.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh – Mai Tá lược dịch