Đa thọ đa khổ

Đa thọ đa khổ .

Hoàng Hải Thủy

(Một bài viết về tinh cảm của những cặp vợ chồng  già thật cảm động.)

 

Người Tầu có thành ngữ “Ða thọ đa nhục” : Người sống lâu bị nhục nhiều. Ông cha tôi – các ông Việt ngày xưa – hay dùng thành ngữ “Ða thọ đa nhục”.


Tôi không cho là người già bị nhục. Tôi thấy người ta càng nhiều tuổi càng khổ. Khổ vì không còn hưởng thụ gì được sự đời mà phải chịu những bệnh tật do già yếu sinh ra : Người già không tự lo được cho thân mình, mắt mờ, tai điếc, trí nhớ mất, sống nhờ người khác. Người già vua chúa hay cùng đinh, tỷ phú hay anh nghèo rớt một xu dính túi không có, kẻ quyền uy chấn động thế giới một thời hiển hách, hay anh phó thường dân cả đời cơm nhà, quà vợ, khi tuổi già đến đều có những nỗi khổ như nhau.

Người ta qua 60 tuổi được kể là già. Ở Việt Nam những năm 1940 – 1950 người 50 tuổi được gọi là cụ. Khổng Tử chỉ nói về Người đến tuổi 70 : “Thất thập nhi tùy tâm sở dục”. Tôi nghĩ ông muốn nói : “Người bẩy mươi tuổi muốn làm gì thì làm”. Nhưng người bẩy mươi tuổi còn làm gì được nữa. Người bẩy mươi cả Bốn Tứ Khoái đều không hưởng được, không làm được.

Năm nay – 2013 – tôi tám mươi tuổi. Một ngày đầu Xuân Kỳ Hoa Ðất Trích 2013, tôi viết bài này. Năm 2000, khi chia tay nhau lúc nửa đêm ở trước một Nhà Dành Cho Người Già Thu Nhập Thấp – Housing for Old Seniors Low Income – ở San Jose, ông bạn già của tôi nói : “Ðọc những bài viết của toa để nhớ, để thương Sài Gòn của chúng ta”. Ông cầm tay tôi : “Viết. Viết nữa. Viết đến năm toa tám mươi. Viết cho bọn moa đọc”. Ðêm mùa đông San Jose lạnh giá bao quanh chúng tôi khi chúng tôi từ biệt nhau, chúng tôi bắt tay nhau lần cuối.

Năm 2000 tôi 68 tuổi. Ông bạn HO già hơn tôi năm, sáu tuổi, tôi không biết hôm nay ông còn ở cõi đời này hay không. Thời gian và không gian làm chúng tôi không biết nhau sống chết ra sao. Tám mươi tuổi tôi vẫn viết. Tôi không còn viết phóng tác truyện dài. Tôi viết những bài như bài này.

Thời gian Sống, Yêu và Viết của tôi không còn bao lâu nữa, nên với nỗi Buồn vì phải xa mãi những người tôi yêu thương, hôm nay tôi viết những dòng chữ này.

***

Tôi bị ám ảnh bởi cái Chết, tôi ghét Chết, tôi sợ Chết, tôi không muốn Chết. Không phải bây giờ trong tuổi già, tuổi gần đất, xa trời, tôi mới sợ Chết, tôi sợ Chết từ những năm tôi năm, sáu tuổi, khi tôi bắt đầu biết suy nghĩ.


Nhà tôi ở cuối thị xã Hà Ðông, nhà có lầu, tiếng Bắc là nhà gác, nhà hai tầng. Trên gác nhìn ra tôi thấy cánh đồng với những nấm mồ rải rác trong những ô ruộng, ở gác sau nhìn ra tôi thấy Nhà Thương Hà Ðông và bãi tha ma ở cuối Nhà Thương. Những đêm mưa tôi thấy những chấm lửa lập lòe trong bãi tha ma. Về sau tôi biết đó là những ánh đèn của những người đi soi bắt ếch. Những năm xưa ấy tôi tưởng đó là những đốm lửa ma trơi.


Năm tôi năm, sáu tuổi, mẹ tôi 27, 28 tuổi. Tôi sợ mẹ tôi chết, người ta đem mẹ tôi ra chôn ở ngoài đồng. Mẹ tôi phải nằm một mình giữa cánh đồng vắng, lạnh, cô đơn, nơi mẹ tôi nằm ngập nước, đêm đông, mưa phùn, gió bấc, mẹ tôi khổ biết chừng nào. Ðó là nguyên nhân thứ nhất làm tôi ghét Chết, tôi sợ Chết.

Mời bạn đọc một chuyện Sống, Yêu và Chết tôi thấy trên Internet.

* Trong phiên xử ở Tòa Án Phoenix, Arizona, bị cáo là Ông George Sanders, 86 tuổi, bị xử vì tội giết vợ. Tất cả mọi người có mặt tại tòa, từ công tố viên đến chánh án, kể cả con cháu của kẻ bị cáo, đều thấy bị cáo phạm tội giết người, nhưng tất cả đều cho rằng đây là trường hợp pháp luật nên thông cảm, thương hại, tha thứ hơn là trừng phạt kẻ có tội. Anh cháu của bị cáo George Sanderss nói trước tòa :

– Ông tôi sống để thương yêu bà tôi. Suối đời ông tôi làm mọi việc để bà tôi có hạnh phúc. Mối tình của ông bà tôi là mối tình lớn. Tôi tin ông tôi bị bắt buộc phải làm việc ấy vì yêu thương bà tôi, bà tôi chịu đau quá nhiều rồi, ông tôi không thể để bà tôi chịu đau nhiều hơn nữa.

Ông Sanders bị bắt Tháng Bẩy năm 2012 sau khi ông nói với cảnh sát bà Virginia, vợ ông, 81 tuổi, xin ông làm bà chết. Vì ông Sanders nhận tội nên tòa án không dùng đến đoàn bồi thẩm, nhưng ông vẫn có thể bị kết án đến 12 năm tù.

Bà Virginia bị bệnh nan y năm 1969, bà liệt bại, bà phải ngồi xe lăn. Năm 1970, ông bà sang sống ở Arizona vì khí hậu ở đây ấm nóng. Ông Sanders là Cựu Chiến Binh Thế Chiến II. Ông là người nuôi và săn sóc bà vợ. Ông nấu ăn cho bà, làm mọi việc trong nhà. Mỗi sáng ông giúp bà trang điểm, mỗi tháng ông đưa bà tới Nhà Thẩm Mỹ để bà làm tóc, làm móng tay.

Năm tháng qua, sức khoẻ của ông Sanders suy mòn. Ông phải đặt máy trợ tim, ông không còn săn sóc chu đáo được bà. Rồi bà Virginia bị ung thư phá ra ở chân, bà phải vào một Nursing home để người ta lo cho bà sống qua những ngày tàn cuối đời. Ông Sanders nói với những viên chức điều tra :

– Ðây là giọt nước làm tràn ly nước. Virginia nhất quyết không chịu vào Nursing home. Vợ tôi tự cắt những ngón chân bị ung thối.

Ông nói :

– Vợ tôi xin tôi cho bà ấy chết. Tôi nói tôi không thể.

Vợ tôi nói :

– Anh làm được mà. Em biết anh làm được.

Sanders cầm khẩu súng lục, ông lấy khăn bông quấn ngoài khẩu súng, nhưng ông không sao bóp cò súng được. Ông kể :

– Vợ tôi nói : Bắn đi anh. Cho em đươc chết.

Tôi nói lời cuối với vợ tôi :

– Em sẽ không cảm thấy đau.

Và :

– Anh yêu em. Vĩnh biệt em. Tôi nổ súng.

Trước toà, người con trai của ông Sandsers nói :

– Tôi muốn quí toà biết rằng tôi yêu thương mẹ tôi, tôi cũng yêu thương bố tôi như thế.

Steve Sandes, anh con, nghẹn ngào kể :

– Bố tôi yêu thương mẹ tôi trong 62 năm. Những đau đớn thể xác và việc chịu đau vô ích đã làm bố mẹ tôi đi đến quyết định ấy. Tôi không kết tội bố tôi. Với tôi bố tôi là người tôi cảm phục nhất.

Ông già George Sanders chỉ nói trong khoảng một phút, giọng ông run run :

– Tôi gặp Viginia năm nàng 15 tuổi, tôi yêu nàng từ năm nàng 15 tuổi. Tôi yêu nàng khi nàng 81 tuổi. Có nàng làm vợ là một ân phúc Thiên Chuá ban cho tôi. Tôi sung sướng được chăm sóc nàng. Tôi làm theo ý muốn của nàng. Tôi xin lỗi các vị vì vợ chồng tôi mà các vị phải bận lòng.

Ông Công tố đề nghị ông Chánh án không phạt tù giam George Sanders, ông nói tòa nên xử án treo. Ông Chánh án John Disworth nói ông đặt nặng tình nhân đạo trong vụ án này. Ông nói :

– Bị cáo phạm tội giết người, nhưng được tòa giảm nhẹ mức án.

Ông tuyên phạt ông già George Sanders 2 năm tù treo. Tù treo không bị cảnh sát kiểm soát.

***

Chuyện ông bà Sanders làm tôi suy nghĩ lan man. Tôi nhớ chuyện Cái Bát Gỗ tôi đọc những năm tôi 10 tuổi. Anh con thấy ông bố già run tay, khi ăn hay đánh rơi bát cơm, bát vỡ. Anh làm cái bát bằng gỗ cho ông già ăn cơm. Ông có làm rơi bát, bát gỗ không bị vỡ. Một hôm anh thấy thằng con nhỏ của anh hí hoáy đục đẽo một cục gỗ, anh hỏi nó đục gỗ làm gì, con anh nói : “Con làm cái bát gỗ, để khi bố già, con cho bố ăn cơm”.

Chuyện – dường như – ở trong sách Quốc Văn Ðộc Bản – đã 70 năm tôi không quên nó – nó đây là chuyện Cái Bát Gỗ – nhưng chẳng có dịp nào tôi nhớ nó. Hôm nay tôi nhớ nó. Từ sau năm 1975 ở Hoa Kỳ Nhà Xuất Bản Xuân Thu in lại tất cả những sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Luân Lý Giáo Khoa Thư. Nhưng sách Quốc Văn Ðộc Bản – sách có nhiều bài thật hay – thì không thấy in lại. Tôi không biết tại sao Quốc Văn Ðộc Bản không được in lại ở Hoa Kỳ. Tôi đã đọc lại tất cả những sách Giáo Khoa Thư được in lại ở Hoa Kỳ, tôi muốn đọc lại những bài trong Quốc Văn Ðộc Bản.

Tôi nhớ lâu rồi, từ những năm 1950 khi tôi chưa gặp Tình Yêu Vợ Chồng, tôi đọc trên trang sách nào đó lời một ông Tầu viết :
– Vợ chồng như hai con chim tình cờ cùng đậu trên một cành cây. Ðến lúc phải bay đi, mỗi con bay đi một phiá.
Năm xưa còn trẻ, tôi muốn phản đối lời diễn tả trên. Ông Tầu muốn nói vợ chồng là chuyện ngẫu nhiên, chẳng có tình nghĩa gì giữa vợ và chồng. Hôm nay tôi mới dịp viết ra lời phản đối.


Ông bác sĩ điều trị cho vợ chồng tôi mỗi tuần một ngày vào chẩn bệnh cho những ông bà già trong một Housing for Old Seniors – Housing này có nhiều ông bà già Mỹ trắng – ông nói :
– Có những cặp vợ chồng về già không nhìn được mặt nhau”.
Lời kể của ông làm tôi buồn. Vợ chồng sống với nhau đến già, ở chung một nhà già – mỗi người một phòng – sắp ra nghĩa địa, sắp vào hũ sành mà thù hận nhau đến không nhìn mặt nhau ? Thù hận gì dữ dội đến thế ? Những người ấy thật khổ.
Bát đại khổ não ghi Tám Nỗi Khổ Lớn của con người :
– Sinh, Lão, Bệnh, Tử : 4 Khổ ai cũng phải chịu.
– Muốn có mà không có : Khổ 5
– Có mà không giữ được : Khổ 6.
– Yêu nhau mà không được cùng sống : Khổ 7.
– Ghét nhau mà phải sống gần nhau : Khổ 8.
Có người chỉ phải chịu có 7 Khổ. Ðó là những người không yêu ai cả.
Nhiều người Việt phải chịu cả 8 Khổ. Ðó những người thù ghét bọn Việt Cộng mà cứ phải sống với bọn Việt Cộng.

***

Mùa thu mây trắng xây thành,
Tình Em mây ấy có xanh da trời.
Hoa lòng Em có về tươi,
Môi Em có thắm nửa đời vì Anh ?

Tôi làm bài thơ trên Tháng Bẩy năm 1954 ở Vũng Tầu, ngày chúng tôi yêu nhau. Cuộc Tình của chúng tôi đã dài trong 60 năm. Cuộc Tình Vợ Chồng. Trong cuộc đời Tám Khổ này, nàng và tôi chỉ phải chịu có Bẩy Khổ. Năm 1979 nằm phơi rốn trong Nhà Tù Số 4 Phan Ðăng Lưu, nhớ Nàng, tôi làm bài thơ :

Yêu nhau ngày tháng qua nhanh,
Hai mươi năm lẻ chúng mình yêu nhau.
Từ xanh đến bạc mái đầu,
Tình ta nước biển một mầu như xưa.
Yêu bao giờ, đến bao giờ,
Thời gian nào rộng cho vừa Tình ta.
Hoa lòng Em vẫn tươi hoa,
Môi Em thắm đến Em già chưa phai.
Yêu kiếp này, hẹn kiếp mai,
Ngàn năm yêu mãi, yêu hoài nghe Em.
Mặt trời có lặn về đêm,
Sớm mai Em dậy bên thềm lại soi.
Cuộc đời có khóc, có cười,
Có cay đắng, có ngọt bùi mới hay.
Thu về trời lại xanh mây,
Ðầy trời ta thấy những ngày ta yêu.
Càng yêu, yêu lại càng nhiều,
Nhớ Em, Anh nhắn một điều : “Yêu Em.”

Năm 2013 tôi đổi hai tiếng trong bài thơ :

Yêu nhau ngày tháng qua nhanh,
Sáu mươi năm lẻ chúng mình yêu nhau.

***

12 giờ buổi trưa tháng Sáu, 2012, Nàng bước hụt, ngã nhào qua bốn bực thềm cửa, nàng ngất đi. Ngồi bên nàng trong nắng trưa mùa hạ Virginia, chờ ambulance đến, nước mắt tôi ưá ra. Trong ICU – Ai Si Yu – Intensive Care Unit – tỉnh lại, nàng nói :
– Xin Thiên Chúa tha tội cho em.
Tôi nói
– Em có tội gì. Mà Em có tội gì, Thiên Chúa cũng tha cho Em rồi.


Nàng chỉ bị dập xương nên không bị mổ, không bị ghép xương, không phải bó bột. Về nhà nằm, uống Vitamin D, chờ vết xương nứt lành lại. Tình trạng bi đát. Nhiều người nói người trẻ khi bị nứt xương mới mong vết xương nứt liền lại, người già 70 thì vô phương. Nếu vết xương nứt không lành, nàng sẽ phải nằm mãi trên giường.


Tôi hầu nàng ngày đêm. Gần như suốt ngày đêm, tôi xin Ðức Mẹ Maria cho nàng đi lại được. Tôi chỉ xin Ðức Mẹ cho nàng đi được từ giuờng ngủ vào nhà bếp, vào toilet, ra ngồi bàn ăn cơm, nàng tự tắm được. Bộ Xã Hội cấp cho nàng đủ thứ nàng cần dùng : Xe đẩy, gậy chống, ghế để ngồi tắm… Chuyên viên y tế – therapist – đến nhà mỗi tuần ba lần, giúp nàng ngồi lên, tập đi. Một tháng sau nàng đi được.

***

Ba năm nay Nàng có tới ba, bốn lần đau nặng, hai ba lần nàng tự nhiên ngã. Một lần nàng hôn mê. Ðêm khuya trong bệnh viện, nằm trên cái canapé nghe tiếng nàng thở khò khè, tôi nghĩ :
– Tiếng thở này tắt là…
Tôi cầu xin :
– Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.


Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng.


Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói :
– Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không ? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên : “Làm sao nó sống ? Nó sống bằng gì ? ” S. nó nói : “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó”.

Người bạn cùng tuổi tôi – 80 – lấy vợ cùng năm với tôi – năm 1954 – vợ chồng anh cũng sống với nhau 60 năm, một sáng từ Cali anh gọi phone cho tôi báo tin vợ anh qua đời, tôi hỏi :
– Ðau lắm không ?
Ðau thì tôi biết bạn tôi đau nhưng tôi muốn biết anh đau đến ngần nào. Hỏi dễ, trả lời khó. Bạn tôi nói :
– Ðứt ruột, nát gan.
Lần cuối tôi gặp ông Lê Văn Ba, ông hơn tôi 10 tuổi, ông nói với tôi :
– Tôi nói với bà nhà tôi : Bà nên đi trước tôi là hơn, tôi đi trước bà, bà sẽ khổ lắm.


Năm sau ông đi trước bà. Ðứng bên quan tài ông, tôi nhớ lời ông nói. Ông bạn HO có bà vợ bại liệt, ông phải đưa bà vào Nursing Home. Ðể bà ở lại ông một mình lái xe về. Dọc đường ông run tay lái, mắt ông mờ. Ông đậu xe bên đường, xuống đi bộ vài vòng lấy lại tinh thần. Khi trở lại tìm xe, ông quên không nhớ ông đậu xe ở đâu. Ông mở cellphone gọi ông bạn đến giúp.

***

Người đời chỉ nói “Good bye”,
“See You next week, next time” là cùng.
Ðôi ta ngọc nữ, tiên đồng,
Ðôi ta Từ Thức vợ chồng Giáng Hương.
Ngàn đời vẫn nhớ, còn thương :
Em yêu, đã đến cuối đường :

“Good bye. See You next Life”.

Song thân của Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng

Song thân của Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng

Đăng bởi lúc 2:04 Sáng 17/07/13

chuacuuthe.com

VRNs (17.07.2013) – Sài Gòn – Ngày 21-5-2013 tòa án ở Valencia đã hoàn tất giai đoạn chính trong tiến trình tuyên thánh cho hai chân phước Louis và Zelie Martin, song thân của Thánh nữ Bông Hồng Nhỏ Têrêsa Hài Đồng. Cần có một phép lạ nữa để có thể tuyên thánh cho nhị vị chân phước này. Và phép lạ đó đã xảy ra. Một bé gái có nguy cơ tử vong vì nhiều chứng bệnh, nhưng đã được chữa lành một cách kỳ diệu nhờ sự can thiệp của chân phước Louis và Zelie Martin vào năm 2008 tại Valencia.

Được các nữ tu Dòng Camêlô gợi ý và giúp đỡ, cha mẹ của bé gái này đã làm tuần cửu nhật cầu nguyện với cha mẹ của Thánh Têrêsa trong khi chuẩn bị hậu sự. Lạ thay, đứa bé hồi phục dần và hoàn toàn khỏi hẳn.

Hiện nay, tòa án giáo phận Valencia đã xác nhận rằng phép lạ này đã gởi tới Rôma để chờ quyết định cuối cùng. Nếu được Vatican chấp thuận là phép lạ, có thể ông bà Louis và Zelie sẽ sớm được tuyên thánh.

Ánh sáng trong bóng tối

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà hôn nhân bị tấn công và bị đe dọa từ mọi phía. Không nhiều người nghĩ rằng ly hôn là tấn công Bí tích Hôn phối, là bình thường hóa việc sống thử. Nói một cách đơn giản, các cặp vợ chồng không kết hôn ở vị trí thứ nhất. Họ quyết định sống trong tình trạng “coi như hôn nhân” (quasi-married state), không muốn thề hứa nghiêm túc. Đó là lý do tỷ lệ ly hôn gia tăng trong những năm gần đây. Có ít người tuyên thệ công khai với nhau, và cũng có nhiều người phá bỏ lời thề với nhau.

Tại sao điều đó xảy ra? Có lẽ một trong các nguyên nhân sống thử là thiếu sự tin tưởng vào hôn nhân. Nhiều người trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc ly hôn của cha mẹ, nên họ sợ thấy hôn nhân đổ vỡ trước mắt họ.

Đây là lý do mà gương của hai Chân phước Louis và Zelie Martin rất quan trọng trong thế giới ngày nay. Chúng ta cần những tấm gương thánh hóa cho chúng ta kinh nghiệm thực sự và kéo dài niềm vui giữa những khó khăn của đời sống hôn nhân và gia đình. Thật không may vì ngay cả trong văn hóa Công giáo cũng thấy ít những tấm gương sáng về việc thánh hóa gia đình!

Hướng thượng thế tục

Trong lịch sử Công giáo rất thường tập trung nhiều vào sự thánh thiện của của những con người được thánh hiến. Đó vẫn là ước muốn của các bậc cha mẹ Công giáo sùng đạo là con cái họ có thể trở thành linh mục hoặc tu sĩ. Do đó, đời sống hôn nhân có thể bị coi thường như một điều gì đó “cần thiết” chứ không “lý tưởng”, và không coi hôn nhân là một ơn gọi (ơn thiên triệu). Mặc dù hai Chân phước Louis và Zelie muốn sống ơn gọi này để hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa, nhưng các ngài đã không được tiếp tục tu trì.

Cuối cùng, ơn gọi “bị bỏ lỡ” đã chuyển thành một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất trong lịch sử. Thay vì được gọi tới đời sống thánh hiến bên trong bốn bức tường tu viện, các ngài được mời gọi “vào đời nhưng không thuộc về đời”. Các ngài đã được mời gọi, như Lumen Gentium (*) nói là “theo đúng con đường (tới sự thánh thiện)” và “nêu gương yêu thương kiên cường và đại lượng”. Đó là cách “thánh hóa đời thường” của hai Chân phước Louis và Zelie.

Như vậy, nhờ trung tín với Đức Kitô theo kế hoạc mầu nhiệm của Ngài, ông bà Louis và Zelie Martin đã trở thành cha mẹ của 9 người con, trong đó có 5 người con đi tu, một trong 5 người con đi tu có Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, mệnh danh Bông Hoa Nhỏ với cách nên thánh độc đáo là “Con đường Thơ ấu”. Có thể những người con khác cũng sẽ được tuyên thánh – chẳng hạn án tuyên thánh của Leonie đang ở trong giai đoạn đầu.

Những người trợ giúp các đôi vợ chồng

Điều này không có nghĩa là ông bà Louis và Zelie Martin sống ở một thế giới trần tục mà xa lạ khiến chúng ta không thể noi gương. Họ cũng có nhiều khó khăn, phải chiến đấu nhiều để thánh hóa đời sống gia đình. Trong 9 người con có 4 người con chết. Người ta có thể dễ bị “sốc” với những sự mất mát như vậy, nhưng ông bà Louis và Zelie vẫn có thể đứng vững và hướng mắt nhìn trời mà tín thác vào Thiên Chúa.

Ông bà không chỉ làm nhân chứng đối với con cái, chính bà Zelie đã bị trầm cảm khi phải khó khăn nuôi dạy “đứa con bướng bỉnh” Leonie. Đó là Thánh giá mà bà Zelie đã viết: “Tôi không còn hy vọng có một phép mầu cứu con tôi”. Cuộc điều tra tuyên thánh cho Leonie cho thấy rằng ngay trong những lúc khó khăn nuôi dạy đứa con bướng bỉnh, ông bà Louis và Zelie vẫn thành công trong việc giáo dục một gia đình của các thánh nhân.

Ông bà Louis và Zelie Martin là những người tuyệt vời trong việc nguyện giúp cầu thay và là những tấm gương sáng cho mọi gia đình. Dù phải khó khăn trong việc nuôi dạy đứa con bướng bỉnh, buồn thảm vì mất các con, mong muốn các con nên giống Đức Kitô, hoặc muốn biết cách trở thành người chồng tốt và người vợ tốt, cha mẹ của Thánh nữ Bông Hoa Nhỏ vẫn mạnh mẽ trong Đức Tin Công giáo.

Cuối cùng, rất cần nhận biết rằng chúng ta cần những linh mục thánh thiện hơn và những tu sĩ thánh thiện hơn. Tuy nhiên, cách chắc chắn để nuôi dưỡng ơn gọi linh mục và tu sĩ phải bắt nguồn từ gia đình đạo hạnh. Nếu chúng ta muốn thay đổi thế giới, chúng ta phải bắt đầu từ nền tảng gia đình thánh thiện.

Ông bà Louis và Zelie Martin là người tu xuất nhưng đã nêu gương sáng và làm lợi cho Giáo hội. Do đó chúng ta đừng có ác cảm với những người tu xuất, vì chúng ta không thể hiểu thấu Thánh Ý Chúa nhiệm mầu. Giáo hoàng, giám mục, linh mục, phó tế và tu sĩ đều phải xuất thân từ gia đình. Thánh giáo hoàng Piô X khoe với mẹ chiếc nhẫn ngư phủ, người mẹ đưa tay ra với chiếc nhẫn cưới và nói với con trai: “Không có chiếc nhẫn của mẹ thì không có chiếc nhẫn của con”. Thật chí lý!

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ intothewest.mymiddleearth.com)

(*) Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân) là Hiến chế tín lý về Giáo hội, của Công đồng chung Vatican II. Mục đích được tuyên bố có hai phần: giải thích bản tính của Giáo hội “như dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại, làm sáng tỏ bản tính và sứ mệnh phổ quát của mình cho tín hữu và toàn thế giới như là bí tích cứu độ nhân lọai”. Đặc điểm độc đáo của hiến chế là Chú thích Sơ khởi, được đưa thêm vào văn kiện của công đồng theo lệnh của ĐGH Phaolô VI, để làm sáng tỏ ý nghĩa cộng đoàn tính của hàng Giám mục, nói rằng cộng đoàn các Giám mục không có quyền bính mà không tùy thuộc và hiệp thông với Giám mục Roma (ngày 21-11-1964).

Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được phong thánh

Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được phong thánh

image

Click xem Video==>https://www.youtube.com/watch?v=alYrnvPVNeg

Thánh bộ Phong thánh vừa chính thức công nhận phép lạ thứ hai của Đức Gioan-Phaolô II, qua đời tháng tư 2005. Đây là thủ tục cần thiết để được phong thánh.

image

Hãng thông tấn Ansa cho biết đại lễ phong thánh sẽ được cử hành vào tháng 12 sắp tới. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ chính thức công nhận phép lạ thứ hai. Thánh bộ Phong thánh gồm nhiều vị Hồng Y và giám mục nhận định rằng nhờ sự cầu bầu của Đức Gioan-Phaolô II, một phụ nữ Costa Rica (Châu Mỹ La tinh) mắc bệnh nan y đã được bình phục ngày 01/05/2011, đúng 5 năm 7 tháng sau ngày Đức Gioan-Phaolô II từ trần.

image

Phép lạ thứ nhất nhờ Đức Gioan-Phaolô II là việc nữ tu Marie Simon-Pierre Normand (người Pháp) được khỏi bệnh Parkinson. Sau khi Đức Gioan-Phaolô lâm chung, cả dòng làm tuần cửu nhật cầu xin ngài chữa lành bệnh cho vị nữ tu. Vào tháng 6/2005, sœur Normand không còn cần đôi nạng gỗ để dự kinh sáng nữa.

image

Giáo Hội chỉ phong thánh nếu vị thánh tân phong làm ít nhất hai phép lạ. Tiến trình phong thánh tiến hành năm năm sau ngày vị thánh mới từ trần. Tuy nhiên, Đức Bênêdictô XVI đã sửa đổi thủ tục này để đẩy mạnh tiến trình phong thánh, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tín hữu mong mỏi ngài được phong thánh ngay (Santo subito).

image

Sr. Marie Simon-Pierre Normand

Vào tháng tư 2013, ủy ban gồm 7 vị bác sĩ trực thuộc Thánh bộ Phong thánh đã công nhận phép lạ thứ hai. Qua tháng sáu, đến lượt ủy ban các nhà thần học chính thức công nhận phép lạ này. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ ký sắc lệnh phong thánh cho Đức Karol Wojtyła. Sau đó, Ngài sẽ triệu tập hội nghị Hồng Y để chính thức công bố ngày phong thánh.

image

Nhật báo La Stampa tiết lộ Đức Gioan XXIII sẽ được phong thánh một lượt với Đức Gioan-Phaolô II. Trong thời gian làm sứ thần tại Pháp, vào đầu thập niên 50, Đức Roncalli (sau này là Gioan XXIII) đã cử hành Thánh lễ tại Giáo xứ ViệtNam tại Paris.

image

Việc Đức Gioan XXIII và Đức Gioan-Phaolô II được phong thánh trước cuối năm nay, năm Đức Tin kỷ niệm 25 năm phong 117 thánh tử đạo, là một sự kiện đầy ý nghĩa đối với Giáo Hội Việt Nam :

image

– Ngày 24/11/1960, Đức Gioan XXIII ký tông hiến Venerabilium Nostrum thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam.

image

LỐI XƯA,

LỐI XƯA,

Xa rồi bóng nắng mơ say,
Tan trường thuở ấy cùng ai lối về,
Phượng rơi lấm tấm trên đê,
Con đò sóng vỗ say mê với người,
Sang sông đánh mất môi cười,
Long lanh giếng mắt thêm lười đáy tim,
Quên bao cảnh cũ im lìm,
Mây trôi cuối bãi…ai tìm mối tơ,
Đầy vơi thổn thức mong chờ,
Về ngang xóm vắng hồn thơ dại khờ…

Liverpool.16/7/2013.
Song Như.

Kính gởi quý Thầy Cô và các bạn LVC.
KT.

Tòa án Luật Biển đã họp bàn về vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc

Tòa án Luật Biển đã họp bàn về vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc

VOA

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez (Reuters)

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez (Reuters)

Trọng Nghĩa

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez vào hôm qua 16/07/2013 đã xác nhận rằng Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc có nhiệm vụ xem xét vụ Philippines kiện Trung Quốc về các yêu sách chủ quyền quá đáng tại Biển Đông đã họp lại vào tuần trước ở Hà Lan.

Tòa án được thành lập trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đã thông qua một loạt quy tắc nhằm đơn kiện của Philippines đưa ra hồi tháng Giêng trước Liên Hiệp Quốc để chống lại Bắc Kinh.

Trong một cuộc họp báo tại Manila, ông Raul Hernandez cho biết là trong phiên họp đầu tiên ngày 11 tháng 07 vừa qua tại La Haye (The Hague), Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc đã nhất trí chọn The Hague, Hà Lan làm nơi đặt trụ sở của tòa án xem xét vụ này, và Tòa án Trọng tài Thường trực làm cơ quan đăng ký các thủ tục tố tụng.

Về nội dung công việc trước mắt của tòa án này, Bộ Ngoại giao Philippines tiết lộ rằng năm thành viên trong Tòa án trọng tài phải xác định trước tiên là họ có thẩm quyền thụ lý đơn kiện của Philippines hay không. Vụ kiện sẽ chỉ được tiếp tục sau khí tòa án này quyết định rằng đơn khiếu nại của Manil có cơ sở pháp lý thực thụ và nằm trong thẩm quyền tài phán của Tòa án.

Xin nhắc lại trong đơn kiện Bắc Kinh của mình, Manila nói rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông, trong đó có việc chiếm giữ một số đảo nhỏ và rạn san hô, là hành vi bất hợp pháp và vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật Biển UNCLOS, vốn đặt ra những giới hạn lãnh thổ đối với các quốc gia ven biển.

Chính quyền Philippines lẽ dĩ nhiên đã hết sức hoan nghênh việc tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc bắt đầu làm việc. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines thì : « Chính phủ Philippines rất vui mừng khi Tòa án trọng tài đã được chính thức thành lập, và tiến trình trọng tài đã khởi sự ».

Hà Nội chống lại tiến trình phong chân phước cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận: Nhân chứng bị ngăn chận tại sân bay

Hà Nội chống lại tiến trình phong chân phước cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận: Nhân chứng bị ngăn chận tại sân bay
Lan Chi
7/14/2013

Ông Nguyễn Hoàng Đức

Ông Nguyễn Hoàng Đức, nhà phê bình văn học, trước đây từng là công an, đã bị chặn khi ông đang lên máy bay. Ông là người được dự kiến ​​sẽ đến Rome theo lời mời chính thức (của toà thánh) để có mặt trong lễ bế mạc của cuộc điều tra (phong chân phước) cấp giáo phận. Cuộc gặp gỡ của ông với vị Hồng Y đã bắt đầu hành trình biến đổi nơi ông, dẫn đến việc ông đã lãnh nhận phép rửa tội. Chính quyền Cộng sản muốn cản trở tiến trình này.

Hà Nội ( Thông Tấn Xã AsiaNews ) – Nhà cầm quyền Việt Nam đã ngăn chặn nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức, một nhân chứng sống trong tiến trình phong chân phước cho Đức HY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, khi đang lên máy bay đi Roma. Là một cựu viên chức của Văn phòng Ban Tôn giáo và An ninh của ngành Công an, lẽ ra vào ngày 05 tháng bảy ông dự kiến sẽ có mặt tại Vatican cho lễ bế mạc của cuộc điều tra cấp giáo phận để bày tỏ nhận định của mình trong tiến trình phong chân phước cho vị Hồng Y người Viêt. Tuy nhiên, bất kể đã có lời mời chính thức, ông đã bị nhân viên an ninh ngăn chặn. Một trong những lý do được đưa ra là do Hà Nội muốn chống lại tiến trình phong chân phước.

Theo câu chuyện ông này kể lại trong bản tin tiếng Việt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA), vào tối ngày 02 tháng 7 Nguyễn Hoàng Đức đến sân bay Nội Bài, Hà Nội, trình vé máy bay của mình tại quay vé của một hãng Thái Lan, là hãng hàng không ông dự định sẽ sử dung trong chuyến đi du lịch tới Ý. Tuy nhiên, ông đã được mời đến trình diện tại trụ sở công an của sân bay.

Một quan chức nói với nhà phê bình, trí thức người Việt này rằng ông “không được phép” rời đất nước, nhưng lại không nêu rõ lý do vì sao ông bị từ chối. Các nhân viên (an ninh) chỉ đơn thuần nói thêm rằng họ đang “thi hành lệnh cấp trên”. Sau nhiều cuộc đàm phán và thảo luận, ông đã gắng thiết lập một thủ tục bằng lời nói, để việc từ chối cho ông xuất ngoại do nhà chức trách áp đặt phải được “trình bày rõ ràng”.

Trong số những lý do cho sự can thiệp của công an cửa khẩu, là việc “không đồng ý” của chính quyền Cộng sản với tiến trình phong thánh cho Đức Hồng Y, người đã sống 13 năm đằng đẵng đầy khốn khó trong nhà tù của chế độ (cs). Điều này nêu bật lên bằng việc “hạn tù bị gia tăng” của một vị giáo sĩ cao cấp trong nhà tù của chính quyền. Sau đó là các lý do khác mà phần lớn liên quan đến “tư cách cá nhân” của nhà phê bình văn học, trước đây là một quan chức nhà nước, bây giờ là một nhà văn tự do và thường xuyên chỉ trích chính quyền.

Ông Nguyễn Hoàng Đức ngày nay được biết đến và đánh giá cao về các tác phẩm văn học của mình, nhưng cuộc sống của ông lại có những liên kết chặt chẽ với Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, vì nhờ gặp gỡ vị Hồng Y này mà ước muốn được cải đạo đã được khơi dậy nơi ông Đức.

Theo lời cựu quan chức này, ông đã “say mê” tư cách cá nhân của Đức Hồng Y. Đã có ba “phép lạ”, ông nói đã lãnh nhận từ cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y: chuyển đổi sang đức tin Kitô giáo, được chữa lành bệnh tật và được báo trước về một sự kiện trong tương lai. Cuộc hành trình chuyển đổi sang đạo Công Giáo và lễ rửa tội của ông sau này được kể lại trong một đoạn văn mang tên “Con đường của đức tin, qua sự trung gian của Đức Phan Xi cô-Xavie Nguyễn Văn Thuận”. Câu chuyện này đã góp phần vào việc phong chân phước cho Đức Hồng Y Việt Nam mà nhà cầm quyền Hà Nội muốn ngăn cản.

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Hanoi-against-the-beatification-of-Cardinal-Van-Thuân.-Canonisation-process-witness-stopped-at-airport-28451.html)

Nghịch lý ở Việt Nam: Một quốc gia nhỏ chỉ ăn rồi chơi

Xahoi – Có lẽ không quốc gia nào mà cuộc sống của giới công chức chứa nhiều điều nghịch lý như ở Việt Nam.
Một bộ phận công chức đang tha hóa. (Ảnh minh họa)

Một bộ phận công chức đang tha hóa. (Ảnh minh họa)
Lương không đủ sống nhưng lại thuộc thành phần khá giả của xã hội; đã vào biên chế là có thể nằm lỳ cho đến hết đời, ngang nhiên đòi hỏi mọi chế độ phúc lợi, ngay cả khi chẳng làm gì; là người làm thuê cho dân nhưng lại hành xử như ông chủ có quyền ban ơn; năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm trước công việc phần lớn ở mức trung bình và thấp, nhưng cực kỳ có khả năng trong việc kinh doanh “quyền lực Nhà nước” để tư lợi …Nhưng điều nghịch lý nhất là một nền hành chính cồng kềnh, ì ạch, dôi dư cả triệu người như vậy lại vẫn cứ ngày một phình to?
Trong một hội nghị có đưa tin trên truyền hình và sau đó hầu như các báo đều đưa lại, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói thẳng ra rằng: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”. Nói cách khác, cái số 30 % công chức đó hoàn toàn không cần thiết, y như cái bướu trên cổ. Với 2,8 triệu công chức, chỉ cần làm phép tình nhẩm cũng ra ngay con số thuộc diện có cũng như không kia khoảng 800.000. Nghĩa là mỗi 100 người dân Việt Nam, phải nuôi không một ông (bà) vô công rồi nghề mang danh công chức! Vậy tại sao một nền dịch vụ công chỉ cần 2 triệu người, mà phải trả lương cho tận những gần ba triệu? Ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này? Trong khi chưa thể tìm ra câu trả lời, chúng tôi chỉ xin làm thứ công việc đơn giản hơn là giúp mọi người hình dung một phần cái gánh nặng vật chất và tinh thần mà cả xã hội đang phải è lưng chịu đựng để “cõng” gần một triệu công chức dư thừa đó.
Trước hết, 800 ngàn người lớn đến mức nào? Đó là số dân (hơn kém chút ít) của Cyprus, Bahrain, Bhutan, Qatar, Đông Timor…Hay nó có quy mô gấp đôi dân số Luxemburg, Brunei, Malta, Iceland…
Thứ hai, và đây là vấn đề chính, cần bao nhiêu tiền để nuôi cái đám công chức thừa thãi ấy? Chắc chắn là không ai có thể tính chính xác, vì có những công chức thuộc loại dư thừa, nhưng lại hưởng mức thu nhập nhiều người mơ ước. Hẵng chỉ tính đơn giản thế này: Mỗi người trong số đó, vì họ là công chức, nên thuộc diện thu nhập trung bình khá (so với mức 1000 USD trung bình) sẽ nhận của Nhà nước khoảng 60 triệu đồng (3000 USD) một năm. Nghĩa là cần số tiền lên tới 50.000 tỷ đồng ( 2,5 tỉ USD) cho việc chi lương để ngày ngày 800.000 người ăn mặc sang trọng chỉ để “sáng vác ô đến cơ quan, tối vác ô về nhà” mà không làm bất cứ việc gì. Tuy nhiên, số tiền phải bỏ ra phục vụ việc ngồi chơi xơi nước của “một quốc gia nhỏ” ấy trên thực tế còn lớn hơn nhiều.
Theo thông lệ thì số tiền lương cho công chức chỉ bằng hai phần ba số tiền phải chi ra để họ có thể làm việc, được tính vào khoản duy trì hoạt động của cơ quan Nhà nước. Đó là tiền thuê nhà, tiền điện, tiền điện thoại, tiền khấu hao tài sản, tiền phúc lợi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chi phí đi lại và cơ man nào những thứ tiền khác được gọi bằng cái tên chung là văn phòng phí. Khiêm tốn tính gộp thì con số 50.000 tỉ đó phải cộng thêm khoảng 20.000 tỉ đồng. Giờ ta thử xem 70.000 tỷ đồng nhiều đến mức nào? Nó nhiều hơn toàn bộ số tiền thu được từ xuất khẩu gạo năm 2012; nó bằng khoảng 5 lần số tiền phí bảo trì đường bộ mà Bộ GTVT dự kiến thu được hằng năm từ ô tô, xe máy với giả phải trả là hứng chịu biết bao lời chì chiết của dư luận; nó bằng già nửa số tiền 120.000 tỉ đồng cần để nâng cấp quốc lộ 1A lên thành đường bốn làn xe ô tô; nó giúp cho khoảng 7 triệu dân miền núi đủ gạo ăn trong một năm để không phá rừng. Nếu có ngần ấy số tiền, toàn bộ các xã nghèo miền núi có trường học, có chợ, có đường trải bê tông. Nó có thể mua được số bò giúp cho Chương trình Lục lạc vàng duy trì liên tục 1500 buổi, với khoảng 9000 gia đình nông dân thuộc dạng nghèo nhất nước có cơ hội đủ cơm ăn. Nó là con số dài tới mức mà không một nông dân bình thường nào đọc chính xác được.
Nhưng đấy mới chỉ tính về khoản vật chất, cho dù không hề nhỏ nhưng chưa chắc đã là lớn nhất. Tai hoạ của nạn biên chế tràn lan là nó khiến cho bộ máy hành chính công của chúng ta thuộc loại công kềnh, kém hiệu quả và lạc hậu vào loại nhất khu vực. Nhàn cư vi bất thiện. Vì không làm gì nên những ông, bà công chức thừa thãi trên trở thành những “con bệnh” của xã hội. Ta hãy xem họ làm gì mỗi ngày để tiêu hết 8 giờ vàng ngọc? Nếu là đàn ông thì phần lớn lướt web, chơi game oline, xem phim sex, tìm cách vào nhà nghỉ với chính đồng nghiệp của mình. Thời gian còn lại ngồi nghĩ mưu kế tư lợi hoặc hại người khác. Còn với thành phần nữ giới thì shoping tối ngày, ăn uống, khoe của tối ngày, buôn dưa lê tối ngày…
Nhiều người coi trụ sở cơ quan chẳng hơn gì cái bếp nhà mình, tranh thủ tận dụng điện nước miễn phí để nấu nướng. Số còn lại, nếu không làm những việc như trên, thì làm chim bói cá, cứ thấy ở đâu có mầu mỡ là đến. Cũng vì thừa dẫn đến lười, ích kỷ, đấu đá chèn ép nhau thay vì thực thi công vụ. Có rất nhiều người cả một đời công chức chỉ chuyên kiện cáo, lao vào đấu đá vì những lợi ích cá nhân. Nhưng lương của họ thì vẫn cứ đến hẹn lại lên. Chức của họ thì cứ đến tuổi là đến. Kèm với lương với chức là đủ thứ tiêu chuẩn ưu đãi khác. Những công bộc này, về nguyên tắc là những người giúp việc cho “ông chủ” Nhân dân, nhưng trên thực tế cũng là những người quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, tham lam, làm khổ “ông chủ” vào loại nhất thế giới. Làm bất cứ việc gì thuộc phạm vi chức phận cũng đòi lót tay. Trong bất cứ nhiệm vụ nào cũng lồng lợi ích của mình vào. Từ lái xe, nhân viên đóng dấu, nhân viên gác cổng…đến những người có tí chức, tí quyền đều là những kẻ chỉ thạo ăn tiền, vòi vĩnh, hạch sách…biến cửa Công đường thành nơi nhếch nhác, bất tín, đáng sợ hơn cả hang hùm. Nền đạo đức xã hội xuống cấp, có phần đóng góp không nhỏ của những thành phần được gọi là công chức ấy.
Nhưng thiệt hại vẫn chưa dừng lại ở đó. Nạn chạy chức chạy quyền thì ai cũng biết. Nhưng nạn chạy chọt để được thành công chức Nhà nước còn khốc liệt hơn và cũng bi hài hơn rất nhiều. Vì số người tham gia luôn rất đông, diễn ra trên một diện rộng, với sự tham gia của mọi thành phần. Nó làm hư hỏng cả người có quyền nhận và người được nhận. Người có quyền nhận thì một khi đã lấy tiền, đã nhúng chàm, làm sao còn dám yêu cầu cấp dưới phải nêu cao đạo đức, kỷ cương, nhân cách-ngoại trừ đó là một truyện hài! Người được nhận vào làm công chức thì cậy tiền nên không cần học, không cần trau dồi chuyên môn, coi thường kỉ cương, phép tắc. Đó là chưa kể họ phải tìm cách ăn chặn, ăn bẩn, vơ vét bằng mọi cách để bù lại số vốn đã bỏ ra.
Nhưng những bệnh tật trên, dù rất trầm trọng, nếu quyết tâm ngăn ngừa, vẫn còn nhiều hy vọng chữa chạy, dù rất tốn kém. Song có một thứ bệnh do nạn chạy công chức gây ra rất khó chữa, thuộc loại nan y, là bệnh ỷ lại, lười biếng và mất khả năng tự trọng. Căn bệnh thuộc loại lây nhiễm này có thể huỷ hoại nhân cách cả một thế hệ, góp phần làm nghèo đất nước. Người ta cần một cái bằng đại học với bất cứ giá nào đôi khi không phải để sau đó làm việc, cống hiến, mà để có cơ hội gia nhập cái đội quân công chức vốn là thừa thãi kia. Với những người này, cái điều đáng lẽ thành nỗi xấu hổ khi chả làm gì ngoài việc “sáng vác ô đi, tối vác ô về”, thì lại là mục tiêu phấn đấu, là sự nghiệp của đời họ. Liệu có khác gì một thứ quốc nạn?
Theo:  Tạ Duy Anh (Công lý và xã hội)

Hai mươi thực phẩm tốt cho tim mạch

Dưới đây là top 20 loại thực phẩm có thể loại bỏ tắc nghẽn trong động mạch và duy trì một trái tim khỏe mạnh.

Nghệ

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 1

 

 

Xơ vữa động mạch là khi các động mạch cứng lại do bị viêm. Nghệ có đặc tính kháng viêm. Gia vị có lợi ích trong việc giảm bệnh tim mạch. Chất curcumin được tìm thấy trong củ nghệ làm giảm viêm trong các động mạch ngoại biên.

Cam

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 2

 

Cam rất giàu vitamin C có thể chống lại cảm lạnh thông thường. Nhưng loại quả này cũng có thể chống lại các bệnh tim. Cam chứa chất xơ pectin làm giảm cholesterol, vitamin C tăng cường các bức tường của động mạch giảm tắc nghẽn trong động mạch. Nước cam có thể cải thiện chức năng của các mạch máu.

Lựu

 

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 3

 

Đây là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa cải thiện các bức tường của động mạch. Lựu đặc biệt tốt cho tim nhờ sự hiện hữu của chất chống oxy hóa. Lựu đốt cháy và sản xuất nitric oxide để cải thiện mức độ máu chảy vào động mạch.

Bông cải xanh

 

20   thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 4

Bông cải xanh có nhiều protein tốt cho người ăn chay. Bông cải xanh có chứa vitamin K có lợi cho sự hình thành xương. Vitamin K cũng bảo vệ các động mạch khỏi bị hư hại. Ngoài ra vitamin K, bông cải xanh rất giàu chất xơ có thể làm giảm cholesterol và cao huyết áp .

Ngũ cốc nguyên hạt

20 thñc ph©m tÑt cho tim   m¡ch 5

 

Kết hợp ngũ cốc nguyên hạt trong của chế độ ăn uống để giảm cholesterol . Ngũ cốc nguyên hạt chứa các sợi chất xơ giúp động mạch không bị tắc nghẽn.

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 6

 

Hải sản có lợi cho con người với nhiều mức độ khác nhau như: sức khỏe tâm thần, não, thị lực, xây dựng cơ bắp và phụ nữ khi mang thai. Omega-3 bảo vệ trái tim của bạn và làm giảm nồng độ triglyceride máu. Để làm sạch động mạch bạn hãy chọn cho mình các loại cá giàu Omega 3.

Các loại hạt

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 7

 

Hạnh nhân, đậu phộng, quả óc chó, hạt dẻ là loại hạt thân thiện với trái tim. Các loại hạt chứa vitamin E là bức tường bảo vệ động mạch. Các loại hạt cũng chứa các sợi giúp làm giảm cholesterol trong máu.

Dầu ô liu

 

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 8

 

Dầu ô liu được biết có lợi ích sức khỏe, nó là loại dầu tốt nhất để ngăn chặn một gia tăng của cholesterol trong máu. Bên cạnh cholesterol, dầu ô liu cũng có thể làm giảm nguy cơ huyết áp cao.

Quế

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 9

 

Gia vị này mang lại cho con người rất nhiều lợi ích sức khỏe. Quế được sử dụng như một loại gia vị cũng như cho các món tráng miệng. Gia vị đa năng này làm giảm chất béo trong máu ngăn chặn tắc nghẽn trong các mạch máu.

Cà phê

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 10

 

Mặc dù uống cà phê có thể có ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nó cũng có thể cải thiện sức khỏe của bạn nếu bạn uống cà phê điều độ. Nếu bạn uống 4 tách cà phê mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.

Pho mát

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 11

 

Điều quan trọng của pho mát là làm giảm cao huyết áp để tránh các bệnh đột quỵ liên quan đến tim. Pho mát giàu canxi để làm giảm huyết áp.

Trà

 

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 12

 

Trà có thể làm tăng sự trao đổi chất, nó cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Trà có chứa một chất chống oxy hóa gọi là catechin, nó giống như một lá chắn cho thành động mạch. Chất chống oxy hóa này cũng ngăn ngừa cục máu đông có thể gây tử vong.

Dưa hấu

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 13

 

Dưa hấu tuyệt vời cho chăm sóc da và trong việc giảm cân. Acid amin được tìm thấy trong dưa hấu giúp giảm cao huyết áp . Nhưng dưa hấu cũng có chứa oxit nitric có thể mở ra các mạch máu cải thiện dòng chảy của máu.

Rau bina

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 14

 

Đây là một thực phẩm giúp bạn chống lại bệnh tim. Rau bina chứa carotene có thể ngăn chặn cholesterol khỏi bị vón cục trong các động mạch. Rau bina có thể làm giảm cao huyết áp.

Cà chua

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 15

Cũng như trái lựu, chè, cà chua cũng chứa chất chống oxy hóa bảo vệ các thành động mạch. Trong cà chua, lycopene giữ cholesterol ở mức độ thấp.

Đậu

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 16

Đậu có chứa axit folic và chất xơ có thể ngăn chặn các động mạch khỏi bị bít. Đậu cũng là một nguồn tốt của carbohydrate.

Táo

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 17

 

Như cam, táo quá chứa chất xơ có tên pectin hấp thụ cholesterol trong máu. Ăn táo là một cách tuyệt vời để giảm cholesterol trong máu.

Bưởi

20 thñc ph©m tÑt cho tim  m¡ch 18

Các bưởi lòng đỏ rất giàu chất chống oxy hóa, chất lycopene trong đó cũng có trong cà chua. Bưởi đỏ giúp ngăn ngừa tác hại cho động mạch của bạn. Bưởi cũng là loại trái cây rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngô

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 19

Bảo vệ động mạch của bạn bằng cách tiêu thụ ngô. Ngô có chứa chất xơ giúp bảo vệ động mạch của bạn bằng cách đưa cholesterol ra ngoài.

Tỏi

20 thñc ph©m tÑt cho tim m¡ch 20

Tỏi giúp ngăn ngừa tích tụ của cholesterol quá nhiều trong máu. Các thioallyls hợp chất có trong tỏi chiến đấu chống lại các cục máu đông.

Theo Dân Việt

TRÁNH SỰ NGỘ NHẬN

TRÁNH SỰ NGỘ NHẬN

Thánh Gia-cô-bê dạy: “Mau nghe, chậm nói, khoan giận” (Gc 1,19).

Trong cuộc sống hằng ngày, một vấn đề thường xảy ra làm phương hại đến quan hệ giữa các cá nhân với nhau là sự ngộ nhận về người khác.  Nhiều khi sự hiểu lầm còn dẫn đến hậu quả tai hại khôn lường, mà dù hối hận đến đâu cũng không thể bù đắp được những thiệt hại đã gây ra.  Câu chuyện sau đây là một bằng chứng:

Năm đó tại ALASKA Hoa Kỳ, có một đôi vợ chồng sống chung với nhau trong một căn nhà ở bìa rừng.  Sau một thời gian, chị vợ mang bầu và đã từ giã cuộc đời trong lúc sinh con, để lại cho chồng một bé trai kháu khỉnh.  Từ khi vợ chết, anh chồng vất vả với cảnh gà trống nuôi con: hằng ngày anh phải địu đứa con theo vào rừng săn bắn và chở gỗ mang đến nhà máy gần chợ bán lấy tiền nuôi con. Rất may, một ngày kia anh đã gặp một con chó hoang đang bị thương nằm thoi thóp bên đường, anh liền mang về nhà chăm sóc và huấn luyện trở thành chó nhà giúp việc đắc lực cho anh.  Đây là giống chó bẹc-dê rất thông minh và mạnh khỏe.  Nó luôn ngoan ngoãn đi theo giúp chủ chăm sóc em bé khi chủ làm việc trong rừng.

Ngày nọ, anh chủ nhà có việc phải ra khỏi nhà không tiện mang theo con nhỏ.  Trước khi đi, anh ta đã dặn dò con chó phải ở nhà thay anh trông coi đứa bé cho anh.  Lẽ ra công việc chỉ cần sáng đi tối về, nhưng hôm đó trời có bão tuyết, nên anh đành phải ở nán lại tránh tuyết mãi đến trưa hôm sau mới về đến nhà.  Anh hơi chột dạ khi thấy cổng ngoài nhà anh đã bị mở toang và con chó của anh từ trong nhà khập khiễng chạy ra vẫy đuôi chào chủ.  Thấy miệng con chó còn dính đầy máu tươi, anh liền chạy vào nhà thì thấy một quang cảnh tan hoang: Đồ đạc lộn xộn, chỗ nào cũng có máu đỏ, ngay cả trên giường cũng bê bết máu nhưng không thấy con anh đâu cả.  Anh gọi nhưng không thấy con trả lời. Nghĩ là con chó của anh đã trở lại cái tính dã man của loài thú hoang trước kia để ăn thịt con mình, trong lúc nóng giận, anh liền rút súng ra nhắm bắn vào đầu con chó tội phạm.  Nó chỉ kịp kêu “ẳng” lên một tiếng rồi ngã lăn ra đất giãy chết.  Ngay lúc đó, anh đã nhìn thấy đứa con của anh đang từ dưới gầm giường bò ra và kêu lớn tiếng gọi ba.  Anh vội bồng con lên quan sát từ đầu đến chân.  Tuy trên mình nó cũng có vết máu, nhưng dường như con anh không bị thương chỗ nào cả.  Anh nhìn lại con chó, thấy trên đùi của nó bị mất một miếng thịt, và tại góc nhà gần đó là xác một con chó sói bị chết nằm giơ bốn vó lên, trên miệng con chó sói vẫn còn đang ngậm miếng thịt cắn con chó nhà anh.  À, thì ra con chó bẹc-dê của anh đã anh dũng chiến đấu chống lại chó sói để cứu cậu chủ, nhưng lại bị chính ông chủ “lấy oán đền ơn” ra tay giết hại oan uổng.  Đây là một sự ngộ nhận gây hậu quả nghiêm trọng, mà từ đó về sau mỗi lần nghĩ tới anh đều cảm thấy áy náy và đau nhói trong tim.  Anh luôn tự trách mình đã quá nóng nảy hồ đồ, khi chưa hiểu rõ thực hư, đã vội giết chết con chó trung thành đã có công bảo vệ con mình khỏi bị sói rừng cắn xé.

***********************************************

Nguyên nhân dẫn đến ngộ nhận hiểu lầm một phần là do tính nóng nảy giận dữ như người ta thường nói: “Giận quá mất khôn”.  Phần khác do có thành kiến về người khác như anh chủ nhà trong câu chuyện trên đã nghĩ sai là con chó bị biến đổi về tính hoang dã trước kia.  Nhưng có lẽ nguyên nhân chính là do thái độ thiếu kiên nhẫn và quyết định hồ đồ khi chưa biết rõ thực hư như anh chủ nhà đã hấp tấp giết hại con chó trung thành.

Sự ngộ nhận tiến triển từ sự nghĩ không tốt cho đối phương, làm cho sự hiểu lầm càng lúc càng thêm trầm trọng, đưa đến chỗ không thể ngồi lại nói chuyện phải quấy với nhau được.  Ngộ nhận đối với một con vật mà đã phát sinh hậu quả nghiêm trọng như câu chuyện trên, thì sự ngộ nhận giữa người với người còn tác nghiêm trọng đến mức độ nào.

***********************************************

Lạy chúa, trong cuộc sống chung với tha nhân, chúng con thường hay hiểu sai về người khác và cũng thường bị người khác hiểu không đúng về mình.  Theo con nghĩ: nguyên nhân chính dẫn đến hiểu lầm về nhau là do thành kiến về người khác, do thái độ hồ đồ thiếu cẩn trọng khi xét đoán sự việc, và hành động theo tính nóng nảy của mình.  Xin cho chúng con quyết tâm thực hành lời Chúa trong thư thánh Gia-cô-bê Tông Đồ: “Mau nghe, chậm nói và khoan giận”.  Nhờ đó, chúng con sẽ bình tĩnh suy xét thấu đáo mọi việc và hành xử đúng đắn trước bất cứ tình huống nào trong cuộc sống chung xã hội.

LM Đan Vinh – hhtm

From: langthangchieutim

Kêu gọi trả tự do cho tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu!

Kêu gọi trả tự do cho tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu!

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-07-16

07162013-urgen-cal-obsc-priso-ng-h-cau.mp3

Cháu Yến Nhi

Cháu Yến Nhi

Files photos

Nghe bài này

Tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu người bị giam tù tổng cộng cho đến lúc này là 37 năm hiện sức khỏe rất yếu kém trong trại giam. Gia đình và một số tổ chức quốc tế lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay cho ông nếu không sẽ chết trong tù.

Cháu kêu oan cho ông

Cô bé Trần Phan Yến Nhi, năm nay 14 tuổi, và mới hồi đầu tháng sáu vừa qua trong chuyến cùng gia đình đi thăm ông Nguyễn Hữu Cầu tại trại giam Z30 A Xuân Lộc, Đồng Nai mới biết mặt người sinh ra cha của cháu.

Đến ngày 7 tháng 7 vừa qua, trên mạng Internet xuất hiện Thư kêu oan cho ông nội của cháu Trần Phan Yến Nhi. Trong thư cháu nhắc đến 30 phút thăm gặp mà người ông cho biết tình hình sức khỏe hiện rất yếu do những bệnh tật mù mắt trái, mắt phải chỉ còn thấy mờ mờ, suy tim nặng, máu không lên não được, hay bị xỉu, răng rụng hết chỉ còn một chiếc, đau dạ dày kinh niên và tóc bị nấm.

“Cô bé Trần Phan Yến Nhi cho biết gia đình từ thời cụ cố cho đến nay đã có hơn 500 lá đơn kêu oan mà không có kết quả gì. Nay cháu gửi đơn đến Tổ chức Nhân quyền Thế giới”

Chính ông Nguyễn Hữu Cầu trước khi chia tay những đứa cháu đã nói hãy về kêu oan cho ông nội. Cô bé Trần Phan Yến Nhi cho biết gia đình từ thời cụ cố cho đến nay đã có hơn 500 lá đơn kêu oan mà không có kết quả gì. Nay cháu gửi đơn đến Tổ chức Nhân quyền Thế giới và mong những người lớn giúp chuyển đơn đến tận tay cho những người tại tổ chức đó với hy vọng giúp được cho người ông phải chịu tù qua hai thế kỷ.

Anh Trần Ngọc Bích, người con của ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1973 chỉ hai năm trước khi ông này bị đi học tập vào năm 1975 và không được mang họ cha, cho biết:

Ông Nguyễn Hữu Cầu, ảnh do cháu Yến Nhi chụp lén khi đi thăm ông nội lần đầu.

Ông Nguyễn Hữu Cầu, ảnh do cháu Yến Nhi chụp lén khi đi thăm ông nội lần đầu. Photo by Yen Nhi

Cảm nhận của con em khi đi thăm ông nội về thấy rất tội, cháu khóc hoài. Cháu có viết thư kêu oan, một bức gửi đến ông chủ tịch nước, một bức gửi bộ trưởng công an; nhưng cả hai bức đều chưa thấy trả lời. Và bức thư gửi tổ chức nhân quyền thế giới. Tôi cũng gửi thư đến các cô chú, ông bà lên tiếng cho ba tôi được ra ngoài; chứ nếu ở trong thì tôi nghĩ không bao lâu nữa ba tôi sẽ mất.

Khi đi thăm, mấy chú mấy bác có nói không được chụp hình vì nếu chụp hình lần sau họ sẽ không cho thăm. Thế nhưng đứa con của tôi lén dùng điện thoại của tôi và chụp được hai tấm hình của ông nội. Tôi nhắc cháu lời của các chú, các bác là không được chụp hình, cháu nói nếu không chụp lỡ khi ông nội bị chết trong trại  lấy gì mà thờ; và cháu nói nếu không cho thăm sẽ viết đơn thưa nữa.

“Cảm nhận của con em khi đi thăm ông nội về thấy rất tội, cháu khóc hoài. Cháu có viết thư kêu oan, một bức gửi đến ông chủ tịch nước, một bức gửi bộ trưởng công an; nhưng cả hai bức đều chưa thấy trả lời

Anh Trần Ngọc Bích”

Một tù nhân lương tâm từng bị giam chung với ông Nguyễn Hữu Cầu tại trại Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai, ông Trương Minh Đức cho biết một số thông tin mà ông này có được về tù nhân xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu:

Trước đây tôi ở chung với ông Nguyễn Hữu Cầu tại K2 Xuân Lộc, từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 3 năm 2010. Sau đó tôi bị chuyển sang trại khác; ông Cầu vài tháng sau cũng bị chuyển sang K3. Ông Cầu chịu án quá lâu, nhiều chứng bệnh răng rụng hết ăn uống khó khăn, mắt một bên bị mù, một bên chỉ thấy mờ mờ… Sau khi chuyển sang K3 cũng có thông tin về ông Cầu: những anh em xây dựng đi lưu động xây dựng các công trình, một anh cho biết ông Cầu cũng bị giữ cô lập không thể liên lạc gì. Sau này có nghe ông bị bệnh nặng nên phải chuyển về lại K2. Ở đó ông cũng bị cô lập không được sinh hoạt với tù chính trị để những người này có thể chăm sóc cho ông. Ông luôn bị cô lập và sức khỏe nay rất kiệt.

Văn bút quốc tế lên tiếng

Hồi cuối tháng ba vừa qua, Ủy ban Văn bút Quốc tế Bênh vực Nhà văn Bị đàn áp và Cầm tù ra Thông cáo/ Kháng nghị thư bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu trong trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai.

Văn bút Quốc tế cho rằng việc giam giữ và đối xử với ông Nguyễn Hữu Cầu như thế là vi phạm Điều 19, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Văn bút Quốc tế kêu gọi phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho ông Nguyễn Hữu Cầu. Theo tổ chức này thì nếu ông Cầu không được khẩn cấp trị bệnh và tự do tiếp nhận sự chăm sóc y tế cần thiết sẽ có nguy cơ chết trong tù.

“Văn bút Quốc tế cho rằng việc giam giữ và đối xử với ông Nguyễn Hữu Cầu như thế là vi phạm Điều 19, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Văn bút Quốc tế kêu gọi phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho ông Nguyễn Hữu Cầu”

Sang đầu tháng 7, tổ chức Văn Bút Anh cũng lên tiếng kêu gọi cần có hành động khẩn cấp cho nhà văn Nguyễn Hữu Cầu. Lý do cũng như Văn bút quốc tế nêu lên là vì quan ngại ông này sẽ chết ngay trong tù.

Văn bút Anh kêu gọi gửi thỉnh nguyện thư đến cho ông Vũ Quang Minh, đại sứ Việt Nam tại Anh Quốc. Song song đó là gửi thông điệp ủng hộ đến ông Nguyễn Hữu Cầu và gia đình của ông.

Sự trả thù?

Cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Đức cho biết ngay tại trại Z30 A Xuân Lộc, Đồng Nai đã có một số trường hợp phải chết rũ tù mà ông có thể nhớ được:

Trường hợp chết trong tù của anh em tù nhân lương tâm, tù chính trị có ông Nguyễn Văn Trại hồi năm 2011; trước đó có linh mục Nguyễn Văn Vàng. Ông này bị bỏ đói và bị cùm; khi ông chết đang bị cùm…Tôi vào ông Cầu kể lại nhiều chuyện rất độc ác trong trại này.

Xin phép được nhắc lại, ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1945, quê quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông từng là một nhà thơ, soạn giả bài hát và là một cựu sĩ quan quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước đây. Ông bị bắt làm tù binh hồi năm 1975 cho đến năm 1980. Năm 1981, ông viết đơn tố cáo và làm thơ lên án Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang về những hành vi tội ác như hối lộ, hiếp dâm… Ông bị bắt hồi tháng 10 năm 1982. Đến tháng 5 năm 1983, ông bị tòa sơ thẩm kết án tội phá hoại với mức tử hình. Mẹ ông kháng án, tại phiên xử phúc thẩm 2 năm sau đó án giảm xuống còn chung thân.

Như trình bày của cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, khi vào tù ông Nguyễn Hữu Cầu thường bị biệt giam và đối xử hết sức khắc nghiệt. Thế nhưng ông vẫn cho rằng bản thân không hề có tội gì.

DÒNG SÔNG NHỚ THƯƠNG,

DÒNG SÔNG NHỚ THƯƠNG,

Sông sâu nước chảy hai màu,
Phù sa lớp lớp đua nhau đắp bồi,
Buồn đời hỏi lại riêng tôi,
Vì sao cứ phải xa xôi xóm nghèo,
Khi xưa bé bỏng mè nheo,
Nhìn người xuống bãi đua theo học đòi,
Lên tàu nước mắt như ngòi,
Thương thay số phận buồn thôi ngập dòng,
Bây giờ cách biệt thay lòng,
Đau đầy giếng mắt còn mong lối về,
Trăng cao khảm mấy câu thề,
Đòng đưa gió thổi hồn tê tái buồn,
Mây đùn nhỏ giọt mưa tuôn,
Câu thề rụng mất vào nguồn đáy sông…
Chèo xuồng vớt lại tình nồng,
Mà sao nước lại mênh mông khắp trời…

Liverpool.16/7/2013.
Song Như.

Kính gởi quý Thầy Cô và các bạn LVC.
KT