Khởi tố hai bị cáo trong vụ án đánh cắp tài liệu mật của Tòa Thánh

Khởi tố hai bị cáo trong vụ án đánh cắp tài liệu mật của Tòa Thánh

Minh Đức

 

 WHĐ (14.08.2012) – Hai nhân viên Tòa Thánh là Paolo Gabriele, cựu quản gia của Đức giáo hoàng và Claudio Sciarpelletti, kỹ thuật viên tin học của Phủ Quốc vụ khanh, đã được Tòa án Nhà nước Vatican triệu tập, trong vụ án rò rỉ tài liệu mật của Phủ giáo hoàng.

Phán quyết của thẩm phán điều tra của Tòa Thánh Vatican, Bonnet Piero, đã được công bố vào trưa thứ Hai. Cha Federico Lombardi, giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh đã trình bày các kết quả của giai đoạn thẩm tra này, theo đó có một bị cáo thứ hai cũng bị bắt vào đêm vào cuối tháng Năm. Cả hai sẽ bị xét xử bởi Tòa án Vatican: Paolo Gabriele về tội đánh cắp và Sciarpelletti Claudio về tội tàng trữ tài liệu bị đánh cắp.

Paolo Gabriele bị bắt ngày 23 tháng Năm. Nhiều tài liệu đã được tìm thấy tại nhà của ông. Ông thừa nhận đã chiếm đoạt tài liệu của Tòa Thánh, sao chụp các tài liệu này và trao cho nhà báo Italia Gianluigi Nuzzi một bản. Ông nói rằng ông đã hành động một mình, để phục vụ Đức giáo hoàng và không nhận bất cứ khoản tiền nào cho việc này.

Về phần Claudio Sciarpelletti, một phong bì gửi cho Paolo Gabriele đã được tìm thấy trong văn phòng của ông. Nhưng các nhà điều tra không đưa ra được bằng chứng kết luận Sciarpelletti đồng lõa trong vụ này. Tuy nhiên trong quá trình thẩm vấn họ cũng ghi nhận có những mâu thuẫn và những điều không ăn khớp.

Phán quyết này tạm khép lại cuộc thẩm tra. Trong bản cáo trạng của công tố viên còn có một số nhân vật khác không được tiết lộ danh tính. Những người này có thể được điều tra thêm.

Phán quyết này cho thấy viên cựu quản gia đã được giám định về tâm lý và được kết luận là có thể chịu luận tội như bình thường. Ngoài ra, phán quyết cũng cho biết một ngân phiếu 100.000 euro đã được tìm thấy tại nhà của ông và một bản sao quý giá của tác phẩm Aeneis.

Cuối cùng, người ta được biết sẽ có một phiên toà hình sự với ba thẩm phán. Ngày mở phiên tòa này chỉ được công bố sau ngày 20 tháng Chín.

(Vatican Radio, 13-08-2012)

Nguồn:  WHĐ

Maria Thanh Mai gởi

Chuyện khôn, dại

Chuyện khôn, dại

 lúc 12:09 Sáng 16/08/12

VRNs (16.08.2012) – Sài Gòn – Ngay trong cuộc sống đời thường cũng luôn có nhiều “chuyện lạ”, nhưng mỗi chuyện đều có những mức độ “lạ” khác nhau, thậm chí là khác hẳn. Tốt cũng “lạ”, xấu cũng “lạ”. Vì vậy mà cần phải tỉnh táo, biết phân biệt cái gì đúng hoặc cái gì sai. Đó là người thông minh và khôn ngoan. Chúa Giêsu dạy cách xử sự: “Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu” (Mt 10:16).

Sự khôn ngoan rất quan trọng trong mọi trường hợp. Kinh thánh cho biết: Đức Khôn Ngoan đã xây cất nhà mình, dựng lên bảy cây cột, hạ thú vật, pha chế rượu, dọn bàn ăn và sai các nữ tỳ ra đi. Đức Khôn Ngoan còn lên các nơi cao trong thành phố và kêu gọi: “Hỡi người ngây thơ, hãy lại đây!” (Cn 9:4). Với người ngu si, Đức Khôn Ngoan bảo: “Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta pha chế! Đừng ngây thơ khờ dại nữa, và các con sẽ được sống; hãy bước đi trên con đường hiểu biết” (Cn 9:5-6).

Đường lối Chúa luôn cao siêu và kỳ diệu, vượt ngoài tầm hiểu biết của chúng ta. Vì thế, chúng ta phải thầm nhủ: “Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa, câu hát mừng Ngài chẳng ngớt trên môi” [Tv 33 (34):2], đồng thời còn nói cho người khác biết: “Linh hồn tôi hãnh diện vì Chúa, xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên. Hãy cùng tôi ngợi khen Đức Chúa, ta đồng thanh tán tụng danh Ngài” [Tv 33 (34):3-4], rồi giải thích lý do: “Tôi đã tìm kiếm Chúa, và Ngài đáp lại, giải thoát cho khỏi mọi nỗi kinh hoàng” [Tv 33 (34):5]. Tình yêu của Thiên Chúa bao la, lòng thương xót của Ngài vô biên, chắc chắn rằng “ai nhìn lên Chúa sẽ vui tươi hớn hở, không bao giờ bẽ mặt hổ ngươi” [Tv 33 (34):6]. Sự thường thì “vô tri, bất mộ”. Nhưng một khi đã “nếm thử” sự ngọt ngào của Ngài rồi, người ta sẽ khiêm nhường khi làm chứng về Ngài: “Kẻ nghèo này kêu lên và Chúa đã nhận lời, cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn” [Tv 33 (34):7].

Thánh vịnh 33 (34) muốn nhắc nhở chúng ta một điều: “Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy: hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người!” [Tv 33 (34):9]. Nghiệm ra Chúa rồi thì người ta sẽ thêm khôn ngoan, biết sống theo lời khuyên tốt lành: “Phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói lời gian ác điêu ngoa; hãy làm lành, lánh dữ;, tìm kiếm bình an, ăn ở thuận hoà” [Tv 33 (34):14-15].

Tục ngữ Việt Nam khuyên: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Đó là phép lịch sự cơ bản nhưng lại thể hiện sự ý tứ, tinh tế và khôn khéo. Thánh Phaolô khuyên: “Anh em hãy cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình, đừng sống như kẻ khờ dại, nhưng hãy sống như người khôn ngoan, biết tận dụng thời buổi hiện tại, vì chúng ta đang sống những ngày đen tối” (Ep 5:15-16). Thánh nhân “vuốt mặt” mà không cần “nể mũi”, cứ nói thẳng nói thật: “Anh em đừng hoá ra ngu xuẩn, nhưng hãy tìm hiểu đâu là Ý Chúa. Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới truỵ lạc, nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí” (Ep 5:17-18). Đó mới là cách sống khôn ngoan, mà người nào có “sống khôn” thì mới có thể “chết thiêng”. Hệ lụy lô-gích!

Ngày xưa, những người có “máu nhạc” bị coi là “xướng ca vô loài”, nghĩa là “không giống ai” theo dạng “kỳ quặc”, kiểu như “con giáp thứ 13” không hề có trong số các con giáp. Thế nhưng Thánh Phaolô lại khuyên: “Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa” (Ep 5:19). Đặc biệt hơn, thánh nhân nhấn mạnh: “Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha” (Ep 5:20). Tạ ơn khi vui mừng và may mắn thì đó là điều dễ dàng, không có gì đáng nói; nhưng tạ ơn khi buồn rầu và kém may mắn thì đó mới là điều đáng nói. Khó lắm! Nhưng Thánh Gióp đã làm được điều đó, dù đời ông là bản “trường ca đau khổ”. Chúng ta phải nỗ lực noi gương Thánh Gióp vậy!

Nếu lần đầu nghe Chúa Giêsu nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6:51). Liệu chúng ta có thể tin “chuyện động trời” như vậy? Chắc là không! Người Do-thái khi nghe Chúa Giêsu nói vậy, họ liền tranh luận sôi nổi với nhau: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” (Ga 6:52). Ăn thịt sống của động vật đã là “điều lạ”, huống chi là “ăn thịt và uống máu người”. Phải nói là kinh dị! Chắc là Chúa Giêsu cười thầm trong bụng. Biết họ không thể tin vì “chói tai”, nhưng Ngài vẫn xác quyết: “Thật, Tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt Tôi thật là của ăn, và máu Tôi thật là của uống” (Ga 6:53-55). Chắc là lúc đó ai cũng trố mắt ngạc nhiên, nhưng vẫn há hốc mồm miệng và vểnh tai nghe “điều lạ”. Chúa Giêsu nói tiếp: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai Tôi, và Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Tôi cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy” (Ga 6:56-57).

Chúa Giêsu là nhà hùng biện vĩ đại. Họ im lặng tức là có cảm giác “khác” rồi. Đúng là “lời nói lung lay, gương lành lôi kéo”. Ngài tiếp tục tái xác định: “Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6:58).

Có lý lắm. Chắc hẳn lúc đó có nhiều người đang “mềm” lòng như sáp nến gặp lửa nóng vậy. Trong số những người khôn thì chắc cũng không thiếu những người dại. Họ dại vì họ cố chấp, biết đúng mà cứ muốn chứng tỏ “bản lĩnh” của mình; họ dại vì quá tự ái, cái “tôi” lớn hơn cái “chúng ta”; họ dại vì không muốn tin vào quyền năng của “chàng trai trẻ” Giêsu.

Và chúng ta ngày nay cũng thế thôi, có người khôn và cũng có người dại!

Lạy Chúa, xin giúp chúng con được đức khôn ngoan và đức khiêm nhường để sống tốt lành ngay trên trần gian này, để chúng con được mãi mãi “ở lại trong tình thương của Chúa” (Ga 15:9). Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Nhà mù Bừng Sáng: Ánh sáng nơi đâu?

Nhà mù Bừng Sáng: Ánh sáng nơi đâu?

16/08/2012                            nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (16.08.2012) – Sài Gòn – Ngày 15.07 vừa qua, Christine Hà, cô gái Mỹ gốc Việt đến từ Houston (Texas) đã vượt qua khoảng 30.000 người sáng mắt để lọt vào top 36 thí sinh dự chung kết cuộc thi truyền hình nổi tiếng MasterChef tại Mỹ. Cô gái này mắc một chứng bệnh về thần kinh, bắt đầu giảm thị lực từ năm 19 tuổi và bị mù hoàn toàn vào năm 27 tuổi. Hà đã làm lay động bao trái tim của khán giả khi thể hiện niềm đam mê nấu nướng cháy bỏng của mình với đôi mắt hầu như không nhìn thấy gì. Thiếu ánh sáng từ đôi mắt, Hà lấy ánh sáng từ trái tim.

50 em khiếm thị tại mái ấm Bừng Sáng sẽ phải làm gì để hội nhập và còn vươn lên hơn nữa với những người bình thường trong một xã hội còn quá nhiều phân biệt đối xử và khắc nghiệt với người khiếm thị?

Mái ấm của tình thương

Chị Hạnh, 24 tuổi, dáng người gầy ốm nhưng nói chuyện vui vẻ và thân thiện, chị bị khiếm thị do một tai nạn. Chị Hạnh dẫn chúng tôi quẹo vào một con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Tri Phương, Q.10, Sài Gòn (266/5 Nguyễn Tri Phương, P.4, Q.10). Trước mắt chúng tôi hiện lên một căn nhà nhỏ hẹp, khoảng 25 m2 và có một căn gác nhỏ. Dân chung quanh quen gọi là “nhà mù”.  

Mái ấm đang chăm sóc và nuôi dưỡng 50 em nhỏ. Mái ấm Bừng Sáng do thầy giáo khiếm thị Đào Khánh Trường sáng lập. Ông bị khiếm thị từ nhỏ do hậu quả của căn bệnh đầu mùa. Đồng cảm với những người khiếm thị, đặc biệt là các em thiếu nhi, năm 1977, thầy Trường nhận các em khiếm thị về nuôi. Đến ngày 16.09.1986, mái ấm Bừng Sáng chính thức thành lập. Cơ sở hoạt động đến nay đã được 25 năm.

Thầy Trường là giáo sư Âm Nhạc trường Khiếm Thị, cũng như các em, đôi mắt của thầy không thấy gì ngoài một màu đen. Để duy trì ngôi trường này miễn phí cho các em, thầy đã đi dạy và làm việc vất vả để có nguồn kinh phí ổn định cho nơi này. Cơ sở là một căn nhà chật hẹp, nằm trong con hẻm nhỏ, đang có 43 em khiếm thị sống ở đây, được giáo dục bởi người những người thầy khiếm thị. Cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng thiện nguyện viên trong và ngoài nước.

Đến nay, trường Bừng Sáng đã xây dựng xong cơ sở 2 khang trang hơn ở gần ngay cơ sở 1 và có đầy đủ nhạc cụ, máy vi tính và những máy móc, phần mềm tin học dành riêng cho các bạn khiếm thị.

Từ khi thầy Trường mất, sơ Nguyễn Thị Hoàng,  (điện thoại: 0909681611), Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức, đảm nhận công việc Chủ Nhiệm của trung tâm. Sơ Hoàng chia sẻ: “Lúc thầy Trường sinh thời, sơ và công đoàn thường xuyên lui tới thăm hỏi chia sẻ và giúp sức. Sau khi Thầy Trường mất, vì thương các em nhỏ không ai lo chăm sóc, nên sơ Hoàng xin chuyển về điều hành công việc, chăm lo cho các em về mặt tinh thần, giáo dục kiến thức, giúp các em tự tin vào bản thân, khuyến khích các em học tập nếu cám em ham muốn đi học, còn các em khác tùy vào khả năng sơ dạy làm đồ thủ công, bên cạnh đó còn có các bạn sinh viên, những nhà hảo tâm và các bạn đã rời mái trường trở về giúp duy trì và phát triển ngôi trường.”

  

Khó khăn không làm vơi ý chí

Những trẻ em nơi đây được sơ Hằng và sơ Hoa chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ. Còn cô Loan, quê ở Tây Ninh, phụ trách công việc bếp núc cho các em.

Ban đầu còn khó khăn nhưng sau thời gian được các sơ chăm sóc, dạy dỗ và rèn luyện thói quen nên các em có thể thích nghi với cuộc sống thường ngày phần nào. Chị Hạnh tự hào cho biết: “Các bạn có thể tự nấu cơm bằng nồi cơm điện, nấu những món chiên xào đơn giản bằng bếp điện.”

Anh Hòa, 31 tuổi, sống tại mái ấm hơn 20 năm. Anh đang giảng dạy tin học cho các em. Anh kể về chính mình: “Khi mới tiếp cận với bất cứ công việc gì thì cũng khó khăn, nhưng dần dần quen rồi thì thấy mọi việc cũng bình thường. Tôi đã được Thầy Trường đón nhận và dạy dỗ, bây giờ tôi cũng phải dạy lại cho các em bằng chính những kinh nghiệm tôi anh có được”.

Tuy nhiên, điều khó khăn nhất đối với người khiếm thị chính là vấn đề học hành và đi lại. Mỗi lần các bạn muốn đi đâu thường phải nhờ người chở, hoặc phải có người dắt đi. Gần “nhà mù” có một vài công trình đang xây dựng và sửa chữa, nên việc di chuyển bất tiện và nguy hiểm. Chị Hạnh, khi đi cùng chúng tôi, không chú ý nên va phải các song sắt và cây gỗ từ một trong những công trình này.

Một số em được học tại trường Nguyễn Đình Chiểu, trường học dành riêng cho người khiếm thị, và một số thì được học tại các trường hòa nhập. Ngoài ra, sơ Hoa, các em nhỏ hay gọi sơ là “cô giáo Bông” đến tận nhà giảng dạy chữ Braille (loại chữ nổi dành cho người mù) và dạy toán cho các em. Đôi khi, các em học bằng cách thâu âm và sau đó về nghe lại những đoạn âm thanh đã thâu được. Ngoài ra, học tin học, học đánh đàn, học nghề… và những thứ khác đều trở nên khó khăn với các em.

Các giảng viên ở trung tâm Bừng Sáng cũng chính là những thành viên trong mái ấm này. Những người được đi học và về hướng dẫn lại cho nhau, chẳng hạn như thầy Phú, thầy Huyến dạy nhạc… Bên cạnh đó, các bạn còn được học nghề massage, học cách kết cườm, làm hoa, làm móc chìa khoá, đan giỏ… Sau khi học xong các lớp phổ thông thì các em còn được học tiếp lên đại học và cao đẳng.

Vào thời gian rảnh, chị Hạnh cho biết những trẻ em hay kiếm công việc làm thêm, chẳng hạn như massage, công việc thủ công, kết cườm, làm hoa, móc chìa khoá, làm giỏ. Khi chúng tôi hỏi các em làm việc này như thế nào khi không nhìn thấy ánh sáng, chị trả lời: “Các em vận dụng những giác quan khác và luyện tập nhiều lần để làm công việc này. Thí dụ như việc kết cườm, các em dựa vào cảm giác để phân biệt những hạt cườm theo kích thước to nhỏ khác nhau trong các hộp riêng biệt. Còn massage thì đi học ở trung tâm và làm theo hướng dẫn của thầy, tiền công là khoảng 15.000đ/tiếng.”

Nhờ những công việc ấy mà các bạn có thêm thu nhập cho cuộc sống cá nhân cũng như để phụ giúp với mái ấm trong việc lo cho các em nhỏ.

Tuy nhiên, công việc massage cũng có nhiều bất trắc. Chị Hạnh kể, có một chị bị khiếm thị từ thuở nhỏ, khách hàng gọi đến nhà để massage cho khách và cuối cùng là bị khách cưỡng hiếp.  “Cơ sở bên mình thì nữ làm cho nữ, nam làm cho nam. Những cơ sở khác thì không quan trọng điều này”.

Luôn có niềm hy vọng

Thời gian đầu khi mới vào ngôi nhà nhỏ bé này, các em đều mặc cảm với chính mình và xa lánh mọi người xung quanh. Các em nhỏ luôn luôn có cảm giác là mình bị bố mẹ bỏ rơi, Bé Vi 9 tuổi khiếm thị do di truyền vừa khóc vừa nói: “Sao mẹ lại quên em, có phải mẹ đã bỏ em rồi không chị, tại em bị mù phải không chị, tại em không giúp được gì cho mẹ phải không chị, tại em không ngoan phải không chị, tại em, tại em… ”. Hầu như các em nhỏ ở đây đều cảm thấy mình đã bị mất tình thương yêu của những người thân trong gia đình.

Theo thời gian, khi đã thích nghi được với mọi thứ thì nỗi buồn vơi đi, những niềm vui đã bắt đầu nhen nhóm trong tâm trí các em lúc này đã bừng sáng, các em cố gắng rất nhiều trong việc học hành, giao tiếp, vui chơi, thân thiện với mọi người. Anh Hòa 31 tuổi vui vẻ chia sẻ: “Cũng bình thường thôi, mọi việc đã trở thành thói quen”.

Niềm vui khiến các em nhiệt tình hơn, hăng say với các công việc hơn, trong các hoạt động giải trí ngoài công viên, tại các nhà thờ. Chúng tôi được nghe bé Đức kể chuyện diễn cảm, nghe bé Khang đàn một vài bài nhạc ưa thích và được bé Vy chia sẻ về ước mơ trở thành cô giáo giống như sơ Hoa, “cô giáo Bông”.

Trên thế giới có khoảng 161 triệu người mù lòa, trong đó có 124 triệu người khiếm thị (người vẫn còn nhìn thấy được, nhưng thị lực rất yếu, dưới mức 3/10) và 37 triệu người mù (người hoàn toàn không nhìn thấy gì) (theo thông kê vào năm 2002). Cứ 5 giây trôi qua lại có thêm một người bị mù và cứ một phút trôi qua lại có một đứa trẻ vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng. Hàng năm cả thế giới phải tiêu tốn hơn 42 tỷ đôla Mỹ cho việc chữa trị các bệnh về mắt.

Theo khảo sát của RNIB trên những người khiếm thị về tuổi khởi phát bệnh, thì khoảng 75% trong số các bệnh gây mù có thể tránh được bằng các phương pháp điều trị hoặc phòng ngừa. Thống kê riêng ở Anh về tuổi khởi phát bệnh mù lòa cho thấy 31% người trả lời nói rằng bắt đầu mắc bệnh khi còn ở độ tuổi lao động (từ 17 đến 59 tuổi), nhưng 56% cho rằng bệnh khởi phát từ khi 60 tuổi trở về sau. Chỉ có 8% bắt đầu bị bệnh khi mới dưới 16 tuổi.

Riêng ở Việt Nam hiện nay có khoảng 900.000 người (1,2% dân số) bị khiếm thị, 5,1 triệu người có khuyết tật về mắt. Hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khuyết tật về mắt là bị khiếm thị từ thuở nhỏ và do tai nạn.

Chẳng hiểu sao, tôi chợt nhớ đến sơ Hoàng, sơ Hằng, sơ Hoa với dáng người bé nhỏ nhưng yêu Chúa và thương các em vô vàn…

Những em ở mái ấm Bừng Sáng và những em khiếm thị ở các nơi khác luôn xứng đáng được hưởng một tương lai tươi sáng và hạnh phúc. Ánh sáng, phải chăng ở chính ước mơ của các em, sự hy sinh phục vụ của các sơ, lòng nhiệt huyết của những người thầy và ở ngay mỗi người trong chúng ta?

Teresa Đinh Trần Hoàng Vi – Anna Nguyễn Thị Thanh Xuân

Maria Đặng Thị Kim Huệ – Teresa Trần Ngọc Bích

Đàn ông Việt ‘thăng tiến trên bàn nhậu’?

Đàn ông Việt ‘thăng tiến trên bàn nhậu’?

 

                                                                                                     Hà Mi

                                                                                                                           BBCVietnamese.com

Thứ tư, 15 tháng 8, 2012

 Uống bia 

Nhậu sau giờ làm đã trở thành thói quen không thể thiếu của nhiều người tại Việt Nam

Cảnh các quán bia rượu, nhà hàng luôn đông đúc, đặc biệt sau giờ tan tầm ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành quá quen thuộc với người dân tại Việt Nam.

Tình trạng ăn nhậu đã trở nên rất phổ biến này ban đầu chỉ là một phần của văn hóa ẩm thực, giải trí, thậm chí trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày nhưng đang có tác động xã hội sâu rộng.

Việc các ông chồng đi nhậu sau giờ làm đã trở thành điều rất nhiều bà vợ chấp nhận và coi đấy là bình thường. Thậm chí hình ảnh cả gia đình quây quần bên bữa ăn tối mỗi ngày giờ đây trở thành ước mơ của nhiều bà vợ.

Tác động xã hội

Chi phí cho bia rượu, được VnExpress trích thuật từ khảo sát của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, lên tới 1,3 tỷ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu mỗi năm, tức là chi tiêu hàng năm lên tới cả nghìn tỷ đồng cho bia rượu.

Đó là chưa kể tới những phí tổn cho bệnh tật từ rượu hay tai nạn giao thông do lái xe sau khi uống rượu.

Lý do cho các cuộc ăn nhậu rất đa dạng, vì công việc làm ăn, tiếp đối tác, ăn mừng sinh nhật, khao lương, đón người mới hay tiễn người cũ.

Ông Hùng, một trí thức, hiện làm giám đốc một công ty sửa chữa tàu biển tại thành phố Hồ Chí Minh, cho BBC hay mỗi lần đi ăn nhậu tiếp khách đối với ông là “cực hình” nhưng “vẫn phải đi vì nó là thủ tục nghiễm nhiên, chứ có quí báu gì đâu, uống vào có khi về đến nhà lại cho ra hết!”.

Chị Thi, vợ một giám đốc công ty cung cấp thiết bị truyền thông, trực thuộc công ty VTC tại Hà Nội cho biết chị và hai con thậm chí rất ngạc nhiên nếu có chiều nào đó thấy chồng về nhà ăn cơm với vợ con mà không đi ăn nhậu.

Điều làm phụ nữ này lo lắng là việc chồng thường lái xe sau mỗi lần đi nhậu sau giờ làm bất kể uống ít uống nhiều.

Một nghệ sĩ ưu tú khá nổi tiếng trong ngành điện ảnh không muốn nêu tên cho biết ông sẽ không bao giờ ra sống ở nước ngoài vì “ở nước ngoài làm gì chuyện hô một tiếng là chỉ chưa đầy một tiếng đồng hồ đã có thể tụ tập cả đám ăn nhậu như thế này!”

Với ông, những buổi ăn nhậu là để xả stress sau một ngày làm việc căng thẳng.

Thị trường mở rộng

Theo một khảo sát nhanh với 5 ngàn phiếu trả lời do tờ báo mạng VnExpress thực hiện và công bố hôm 15/8 thì “số người ra quán để ‘giải quyết công việc’ chỉ chiếm 16%, trong khi gần 40% số người được hỏi nhậu theo kiểu ngẫu hứng, nghĩa là thích thì ra quán, không có mục đích gì cả”.

Tờ báo này cũng viết “Ngoài ra, cứ 10 người thì có gần một người thừa nhận ra quán chỉ để trốn việc nhà”.

Trong khi một khảo sát nhanh khác cũng của VnExpress với hơn 6 ngàn phiếu cho thấy hơn 50% nam giới đi nhậu sau khi tan sở, trong đó 13% ngày nào đi nhậu và 14% trả lời không bao giờ đi nhậu sau giờ làm.

 Uống bia

Tỉ lệ sử dụng rượu bia cao nhất ở nam giới và dân công sở

Một cuộc điều tra trên diện rộng của Viện Chiến lược và Chính sách y tế về tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam hồi năm 2006 cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất là ở nam giới và nhóm cán bộ nhà nước, tiếp đến là công nhân trong các doanh nghiệp, người hưu trí và nông dân.

Điều đáng chú ý những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất, tới 63%.

Vẫn theo nghiên cứu này thì mức độ tiêu thụ rượu bia gia tăng trong cả nước là kết quả của nhiều yếu tố, mà chủ yếu là do mức sống tăng, tập quán truyền thống và thêm vào đó là thị trường rượu bia mở rộng.

Hiệp hội sản xuất rượu whisky của Scotland (SWA) cho biết xuất khẩu sang Việt Nam đạt gần một triệu bảng mỗi năm, và Việt Nam được coi là một thị trường mới nổi được ưu tiên cao đối với ngành công nghiệp rượu Whisky.

Tại Việt Nam luôn có tình trạng chuốc rượu hay khích nhau uống để chứng tỏ nam tính với những tiếng hô “trăm phần trăm” và “zô zô” ồn ào để rồi nhiều người gục bên bàn nhậu vì say xỉn.

Có một số phụ nữ cho biết buộc phải tham gia các cuộc nhậu vì làm doanh nghiệp nên không thể không có mặt khi tiếp đối tác làm ăn, hay vì muốn đi theo để “kèm chồng cho chồng đỡ say xỉn” hoặc buộc phải đi theo chồng hay người yêu những khi không thể từ chối.

‘Thăng tiến trên bàn nhậu’?

Nhiều người nước ngoài khi tới Việt Nam làm việc đã không khỏi ngạc nhiên khi được mời uống bia rượu vào bữa trưa – tức vẫn trong giờ làm việc.

Ở Anh chẳng hạn, dân công sở cũng thường có thói quen chiều thứ Sáu tan làm rủ nhau ra quán uống một hai ly bia chừng 1-2 tiếng đồng hồ để thư giãn và họ tin rằng nó tạo cơ hội có quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.

Hiệu vẫn còn những ý kiến khác nhau về “văn hóa nhậu” tại Việt Nam.

Một số cho rằng nếu chỉ uống 1,2 ly để tiếp khách hay giải stress thì có thể chấp nhận được, rồi “nam vô tửu như kỳ vô phong” – đàn ông mà không uống rượu thì không thể hiện nam tính, và chỉ khi uống theo kiểu thách đố đến say xỉn mới thôi thì như thế mới có thể coi là một tệ nạn.

Trong khi một số khác thì lập luận rằng nếu ai cũng biết kiềm chế khi uống và biết dừng khi nên dừng thì đã không có chuyện phải bàn về “văn hóa nhậu”.

Phải chăng lề thói văn hóa của Việt Nam từ xưa theo kiểu “miếng trầu làm đầu câu chuyện” đã dẫn tới “chuyện làm ăn là phải nói trên bàn nhậu, thăng quan tiến chức, lương bổng …cũng trên bàn nhậu” như hiện nay?

Và để thay đổi được “văn hóa nhậu” này có lẽ sẽ là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi có những thay đổi căn bản cách nhìn nhận trong xã hội về giá trị hạnh phúc gia đình, quan điểm về vai trò của người vợ và người chồng ở nhà và trong xã hội, và có thể cần tới cả những quy định hạn chế chi phí cho việc tiếp đãi khách của các công ty.

PHÉP LẠ ĐÊM VỌNG LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI

PHÉP LẠ ĐÊM VỌNG LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
                                                        

                                                                                             14/08/2012

                                                                              nguồn: vietvatican.net

… Câu chuyện xảy ra tại thành phố Milano, miền Bắc nước Ý.

Cách đây đúng 90 năm – tối ngày 14-8-1922 – vào khoảng 11 giờ đêm cô Elvira Mazzoli vẫn còn miệt mài làm việc nơi tòa báo. Vị chủ nhiệm tờ tuần san ”Squilli di Risurrezione – Hồi Chuông Phục Sinh” rời văn phòng lâu lắm rồi, để lại công việc dang dở cho cô thư ký. Cô Elvira phải kết thúc số báo đặc biệt trước nửa đêm để giao cho nhà in. Tờ tuần báo phải lên khuôn ngay đêm nay, để sáng mai, lễ trọng Đức Mẹ MARIA Hồn Xác Lên Trời, tờ báo sẽ được phân phối cho các sạp bán báo.

Lý do chậm trễ trong vội vã là vì vào phút chót, tờ báo nhận tin:
– Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA được long trọng tuyên phong làm Chủ Tịch Hội Giới Trẻ Phụ Nữ Công Giáo.

Tin quan trọng đáng được thay đổi toàn bộ tờ báo để làm nổi bật vai trò của Vị Nữ Tân Chủ Tịch Thiên Quốc.

Giờ đây chỉ còn vỏn vẹn một tiếng đồng hồ để kết thúc bài viết trước khi người thợ in đến nhận bản thảo. Đôi mắt nặng trĩu vì quá mệt, cô Elvira Mazzoli cố gắng đánh máy những hàng cuối cùng:
– Chúng con xin lập lại lời dâng hiến của toàn thể Hội Đoàn cũng như của từng người chúng con cho Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Rất Thánh MARIA. Chúng con xin phó thác cho Mẹ cuộc sống nội tâm và công tác tông đồ của chúng con. Xin Mẹ thanh luyện chúng con. Xin Mẹ ban cho chúng con các nhân đức. Xin Mẹ cầu bầu cho chúng con ơn yêu mến Đức Chúa GIÊSU Con Mẹ. Cùng lúc, xin Mẹ cho chúng con biết làm cho những ai có dịp tiếp xúc với chúng con cũng được tăng thêm lòng kính mến Đức Chúa GIÊSU. Xin Mẹ cho chúng con ngày hôm nay biết sống trọn vẹn tư cách là giới trẻ Công Giáo để chuẩn bị cho mai ngày trở thành người vợ, người mẹ, người nữ tu và Phụ Nữ Công Giáo Tiến Hành.

Vừa đánh máy, cô Elvira Mazzoli như nếm trước niềm vui của toàn thể độc giả cũng như của các Hội Viên Giới Trẻ Phụ Nữ Công Giáo, vào ngày mai, khi mỗi người hân hoan mân mê trong tay tờ tuần báo thân yêu. Nhưng nhất là, vui chừng nào khi biết rằng Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA trở thành Vị Bảo Trợ Phong Trào Giới Trẻ Phụ Nữ Công Giáo vào chính ngày lễ trọng của Đức Mẹ, 15-8!

Miên man với ý nghĩ này, cô Elvira Mazzoli ngủ thiếp đi lúc nào không hay biết. Trong giấc ngủ, cô làm ngã chiếc đèn dầu đặt trên bàn viết. Dầu chảy lan trên giấy và rơi xuống áo. Cùng với dầu, ngọn lửa theo nhanh bốc cháy. Trong khoảng ngắn, ngọn lửa có thể thiêu rụi căn phòng, biến cô Elvira Mazzoli thành ngọn đuốc sáng và bản thảo tờ Hồi Chuông Phục Sinh tan thành tro bụi!

Thế nhưng, Vị Nữ Bảo Trợ Thiên Quốc của Phong Trào không mảy may cho phép điều này có thể xảy ra. Đức Mẹ MARIA ra tay uy quyền can thiệp. Và Phép Lạ đã xảy ra. Cánh cửa sổ đang đóng kín bỗng bị mở tung. Một luồng gió nhiệm mầu ùa vào, kịp thời thổi tắt ngọn lửa bắt đầu bốc cháy, trước khi ngọn lửa có thể thiêu rụi tất cả người và vật trong phòng.

Nghe tiếng động của cánh cửa sổ bật mở, cô Elvira Mazzoli giật mình tỉnh thức.

Rất nhanh sau đó, cô định trí và hoàn hồn khi thấy mình vừa thoát khỏi bàn tay tử thần trong đường tơ kẽ tóc! Không đợi chờ lâu, cô quỳ gối xuống đất, dâng lời cảm tạ Hiền Mẫu MARIA Thiên Quốc đã gìn giữ mạng sống cô an toàn.

Mấy phút sau có tiếng chuông cửa reo. Đồng hồ cũng điểm 12 tiếng. Đúng nửa đêm. Người thợ in đến lấy bản thảo tờ Hồi Chuông Phục Sinh để cho lên khuôn. Khi cô Elvira Mazzoli trao bản thảo cho người thợ, tay cô vẫn còn run vì xúc động. Người thợ in nhận ra nét lúng túng xúc động của cô thư ký. Ông ân cần hỏi:
– Cô Elvira, cô đang run rẩy! Cô có bị gì không? Cô có muốn tôi đưa cô về nhà không?

Cô Elvira ôn tồn đáp lại:
– Thưa ông Monti, tôi không bị gì hết. Ông đừng lo lắng cho tôi. Tôi chỉ mệt một chút thôi. Nhưng tôi muốn ở lại văn phòng chờ trời sáng. Tôi đã sẵn đề tài cho bài viết của số báo vào tuần tới!

Ông Monti nhã nhặn nói:
– Tùy ý cô! Nhưng cô nên cẩn thận đóng cửa sổ lại, kẻo bị gió độc nguy hiểm.

Nói xong, người thợ in tốt lành cầm bản thảo mang đi.

Còn lại một mình, cô Elvira Mazzoli đến đứng bên cửa sổ ngước mắt chiêm ngắm bầu trời đầy sao. Vừa nhìn trời, cô vừa sốt sắng đọc những lời kinh Kính Mừng MARIA, dâng lên Hiền Mẫu MARIA Thiên Quốc, với trọn tâm tình tri ân thảo hiếu. Sau đó, cô lặng lẽ ngồi vào bàn làm việc. Cô bắt đầu đánh máy bài viết cho số báo tuần tới:
– Câu chuyện phép lạ xảy ra vào một đêm mùa hè, đêm đẹp nhất: đêm vọng lễ Đức Mẹ MARIA Hồn Xác lên Trời ..

ĐỨC TRINH NỮ MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI

Lạy Đức Trinh Nữ MARIA,
Đức Bà Hồn Xác Lên Trời,
nơi Mẹ, trong xác Mẹ và trong hồn Mẹ,
hoàn tất chiến thắng của THIÊN CHÚA trên cái chết.
Mẹ sống trong ánh sáng của Con Mẹ Sống Lại
và Mẹ mở cho chúng con con đường Phục Sinh của Người.
Lạy Đức Bà Hồn Xác Lên Trời,
xin Mẹ canh giữ chúng con
đưa cái nhìn và lòng chúng con
hướng về chân trời của Vương Quốc THIÊN CHÚA,
nơi Tình Yêu Chúa CHA sẽ chiến thắng
mọi bạo lực, mọi biến dạng và mọi sợ hãi.
Xin Mẹ ban cho Giáo Hội của Mẹ đang trên đường lữ thứ,
giữa tăm tối và thử thách,
biết cùng với Mẹ nhìn về Đức Chúa KITÔ
để học biết tái sinh từ THIÊN CHÚA
và để cho hành trình của chúng con được nâng đỡ
bởi niềm hy vọng của cuộc sống mới này
được hứa ban cho chúng con và đang chờ đợi chúng con.
Lạy Đức Trinh Nữ MARIA,
xin làm cho Chúa Thánh Linh có thể đặt
trong xác và hồn chúng con
niềm ước muốn thanh sạch, niềm ước muốn mạnh mẽ
về cuộc sinh ra mới này mà Mẹ từng kinh nghiệm.
Amen.

(”Il Settimanale di Padre Pio”, 7 giorni di formazione e informazione cattolica, n.33, 10+17/8-2003, trang 25).

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Chân dung Mẹ Maria

Chân dung Mẹ Maria

                                                               Lm Jos Tạ duy Tuyền

                                                                                             Sáng 14/08/12

VRNs (14.08.2012) – Đồng Nai – Văn chương Việt Nam thường diễn tả hình ảnh về người mẹ thật mộc mạc chất phác, đơn sơ và giản dị. Người mẹ Việt Nam luôn gắn bó với ruộng rẫy nương dâu, nơi đồng chua nước mặn, ăn mặc giản dị nâu sồng, không phấn sáp xa hoa, mà tâm hồn hiền hòa, đôn hậu. Những bà mẹ sống cuộc đời bình lặng như mặt nước hồ thu, nhưng vẫn giữ tiết kiên trung, cao cả. Chính những bà mẹ ấy đã đem những giọt mồ hôi tưới mát ruộng đồng, làm đẹp cuộc đời và đẹp cả quê hương:

Mẹ Việt Nam không son, không phấn,
Mẹ Việt Nam chân lấm, tay bùn,
Mẹ Việt Nam không mang nhung gấm,
Mẹ Việt Nam mang tấm nâu sồng”.
(Phạm Duy, Trường ca Mẹ Việt Nam)

Hình ảnh của người mẹ Việt Nam thật cao đẹp, công ơn của mẹ đối với con thật bao la. Công ơn ấy đã được khắc ghi sâu đậm vào tâm não của con, bộc phát thành những lời ca, tiếng nhạc hết sức dạt dào:

“Rủi mai này mẹ hiền mất đi, thì con côi…
Như đóa hoa không mặt trời
Như tuổi thơ không nụ cười
Như đời mình không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm.
Mẹ là dòng suối dịu hiền.
Mẹ là bài hát thần tiên,
Là bóng mát trên cao, là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối.
Mẹ là lọn mía ngọt ngào,
mẹ là nải chuối, buồng cau,
Là tiếng dế đêm thâu, là nắng ấm nương dâu,
Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời”.

Vâng, khi nói về người mẹ trần thế chúng ta thường nói đến công lao trời bể, những hy sinh trải rộng suốt dọc dài cuộc đời của mẹ, thế nhưng, còn người Mẹ thiên quốc thì sao? Xem ra ít ai nhìn thấy những đắng cay mà Mẹ phải chịu trong đời, sau lần thưa xin vâng ấy! Chúng ta quá đề cao ân sủng của Chúa nơi Mẹ mà quên rằng: Mẹ chỉ được ơn phước đó nhờ đời sống luôn nở hoa yêu thương, hoa hy sinh, hoa khiêm nhường, hoa bác ái trong đời sống thường ngày của Mẹ, đến nỗi từ trời cao Thiên Chúa đã nhìn thấy Mẹ “hằng đẹp lòng Thiên Chúa”.

Thực vậy, Mẹ hằng đẹp lòng Chúa qua cung lòng thanh khiết không vấn vương tội lỗi, rất xứng đáng nên cung điện cho Con Chúa Trời ngự trị

 Mẹ hằng đẹp lòng Thiên Chúa khi Mẹ từ bỏ con đường riêng của mình để thưa xin vâng cho ý Chúa được thực hiện.

Mẹ hằng đẹp lòng Chúa khi Mẹ vội vã băng đồi lội suối, thăm viếng và phục vụ bà chị họ, sinh con trong lúc tuổi già.

Mẹ hằng đẹp lòng Thiên Chúa khi tiếp tục xin vâng trong mọi hoàn cảnh thiếu thốn cùng cực nhất: sinh con trong nghèo khó, chốn chạy qua Ai Cập, trở về Nagiaret với đôi tay tần tảo may vá thêu thùa.

Mẹ hằng đẹp lòng Chúa khi Mẹ đồng công thưa xin vâng với thánh ý Chúa Cha qua cái chết Cứu độ của Chúa Giê-su con Mẹ.

Vâng, Mẹ Maria với tư cách là người mẹ trần thế, mẹ cũng trải qua những gian truân, vất vả để nuôi con khôn lớn như bao bà mẹ khác. Mẹ Maria cũng trải qua những tháng ngày tần tảo một nắng hai sương để gồng gánh gia đình đi qua những thăng trầm của dòng đời. Mẹ Maria còn đau khổ hơn bao bà mẹ khác vì con của Mẹ luôn phải đối đấu với nghi nan và nhất là không ai khổ bằng Mẹ, một người mẹ đau khổ phải ôm thân xác tả tơi, bất động của con yêu quý vào lòng với nỗi niềm xót xa, mà cha ông ta diễn tả rằng: “Lá vàng còn ở trên cây lá xanh rụng xuống trời chăng hỡi trời?”.

Hôm nay chúng ta chiêm ngắm Mẹ được Chúa đưa cả hồn và xác về trời. Đây là phần thưởng mà Thiên Chúa đã tặng ban cho Mẹ sau một  đời nỗ lực sống theo thánh ý Chúa. Đây là vinh quang mà Mẹ nhận lãnh sau hành trình dương thế luôn lắng nghe và thực thi thánh ý Chúa.

Mừng Mẹ về trời cũng là dịp nhắc nhở chúng ta hãy noi gương bắt chước Mẹ trên con đường tìm kiếm và thực thi ý Chúa. Mừng Mẹ về trời để giúp chúng ta hiểu rằng những khốn khó, gian truân đời này chẳng là gì so với hạnh phúc vĩnh cửu trên quê trời.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ là người có phúc vì Mẹ luôn tin tưởng vào Thiên Chúa và sống cho thánh ý Chúa. Xin Mẹ giúp chúng con cũng tìm được cõi phúc như Mẹ khi buông mình trong sự tín thác vào Thiên Chúa quan phòng và mau mắn thi hành thánh ý Chúa với trọn niềm mến yêu. Amen

Lm Jos Tạ duy Tuyền

 

Đức Mẹ đã được vinh danh tại Thế Vận Hội Luân Đôn 2012

Đức Mẹ đã được vinh danh tại Thế Vận Hội Luân Đôn 2012

                                                                          Nguyễn Long Thao

                                                                                                         8/11/2012


 

London, England, 10/08/ 2012. –

 Những ai có dịp theo dõi chương trình truyền hình của hệ thống NBC tại Hoa Kỳ vào ngày 10 tháng 8 năm 2012 đều thấy cảnh nữ lực sĩ người Ethiopia, Meseret Defar, đã biểu lộ đức tin của mình ngay sau giây phút vượt qua lằn ranh cuối để chiếm huy chương vàng trong cuộc thi chạy 5000m tại Thế Vận Hội Mùa Hè 2012 tại Luân Đôn.

Khi được biết mình thắng huy chương vàng trong cuộc tranh tài Thế Vận Hội, các lực sĩ thường biểu lộ xúc động của mình bằng cách ôm mặt khóc. 

Nhưng nữ lực sĩ Meseret Defar đã biểu lộ cách khác. Nàng lấy hình Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để sẵn trong áo chạy đua, úp lên mặt mình, hôn hình Đức Mẹ. Nàng khóc với Đức Mẹ và thành khẩn cảm ơn Mẹ. Nàng đã đưa hình Đức Mẹ cho các ống kính truyền hình ghi hình Đức Mẹ như một cử chỉ vinh danh Mẹ Hằng Cứu Giúp

Nữ lực sĩ Meseret Defar là người Kitô Giáo, nàng đã phó thác cuộc tranh tài của mình vào quyền năng của Chúa. Khi Uỷ Ban Thế Vận Hội giới thiệu về nàng, ống kính truyền hình cho thấy nàng đeo ảnh Thánh Giá và trước khi chạy đua, nàng đã làm dấu Thánh Giá và thầm thĩ cầu nguyện.

Trước khi cuộc đua, nhà bình luận thể thao của hệ thống truyền hình NBC cho biết 3 vận động viên người Kenya và 2 tay đua khác người Ethiopia, nhất là cô Tirunesh Dibaba là đối thủ sừng sỏ nhất có nhiều cơ hội thắng huy chương vàng.Tuy nhiên, Cô Defar đã đoạt huy chương vàng trong cuộc chay đua 5000m với thành tích 15 phút 04 giây 24 sao (15:04:24). Huy chương Bạc về tay cô Vivian Cheruiyot người Kenya và huy chương đồng về tay cô Dibaba, người Ethiopia.

Tưởng cũng nên nói thêm về thành tích chạy đua của cô Defar: Cô đã hai lần vô địch thế giới trong môn chay đua 3000m. Ở cự ly 5000m, tại Hy Lạp năm 2004 cô đoạt huy chương vàng và ở Bắc Kinh năm 2008 cô đoạt huy chương đồng.

Vào năm 2006, ở cự ly 5000m, cô đã phá kỷ lục thế giới với thời lượng 14 phút 24 giây 53 sao

Nguyễn Long Thao

Thánh Maximilian Mary Kolbe

Thánh Maximilian Mary Kolbe
(1894-1941)

14 Tháng Tám

 

Không hiểu tương lai của con sẽ ra sao!” Ðó là câu mà nhiều cha mẹ từng than thở với đứa con hay đau yếu. Nhưng với Thánh Maximilian Mary Kolbe thì khác. Ngay từ nhỏ, khi được cha mẹ hỏi, ngài trả lời, “Con tha thiết cầu xin với Ðức Mẹ để biết tương lai của con. Và Ðức Mẹ đã hiện ra, tay cầm hai triều thiên, một mầu trắng, một mầu đỏ. Ðức Mẹ hỏi con có muốn nhận các triều thiên ấy không — mầu trắng là sự thanh khiết, mầu đỏ là sự tử đạo. Con trả lời, ‘Con muốn cả hai.’ Ðức Mẹ mỉm cười và biến mất.” Sau biến cố đó, cuộc đời của Maximilian Kolbe không còn giống như trước.

Ngài gia nhập tiểu chủng viện của các cha Phanxicô ở Lwow, Ba Lan, gần nơi sinh trưởng, và lúc ấy mới 16 tuổi. Mặc dù sau này ngài đậu bằng tiến sĩ về triết học và thần học, nhưng ngài rất yêu thích khoa học, có lần ngài phác họa cả một phi thuyền không gian.

Sau khi thụ phong linh mục lúc 24 tuổi, ngài nhận thấy sự thờ ơ tôn giáo là căn bệnh nguy hiểm vào thời ấy. Nhiệm vụ của ngài là phải chiến đấu chống với căn bệnh này. Ngài sáng lập tổ chức Ðạo Binh của Ðức Vô Nhiễm mà mục đích là chống lại sự dữ qua đời sống tốt lành, siêng năng cầu nguyện, làm việc và chịu đau khổ. Ngài phát hành tờ Hiệp Sĩ của Ðức Vô Nhiễm, được đặt dưới sự phù hộ của Ðức Maria để rao giảng Phúc Âm cho mọi dân tộc. Ðể thực hiện công việc ấn loát, ngài thành lập “Thành Phố của Ðức Vô Nhiễm” – Niepolalanow — mà trong đó có đến 700 tu sĩ Phanxicô làm việc. Sau này, ngài thành lập một thành phố khác ở Nagasaki, Nhật Bản. Cả tổ chức Ðạo Binh và tờ nguyệt san có đến 1 triệu hội viên cũng như độc giả. Tình yêu Thiên Chúa của ngài được thể hiện hằng ngày qua sự sùng kính Ðức Maria.

Năm 1939, Ðức Quốc Xã xâm lăng Ba Lan. Thành phố Niepolalanow bị dội bom. Cha Kolbe và các tu sĩ Phanxicô bị bắt, nhưng sau đó chưa đầy ba tháng, tất cả được trả tự do, vào đúng ngày lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Vào năm 1941, ngài bị bắt một lần nữa. Mục đích của Ðức Quốc Xã là thanh lọc những phần tử tuyển chọn, là các vị lãnh đạo. Cuộc đời Cha Kolbe kết thúc trong trại tập trung Auschwitz.

Vào ngày 31 tháng Bảy 1941, có một tù nhân trốn thoát. Sĩ quan chỉ huy trại bắt 10 người khác phải chết thay. Hắn khoái trá bước dọc theo dãy tù nhân đang run sợ chờ đợi sự chỉ định của hắn như tiếng gọi của tử thần. “Tên này.” “Tên kia.” Có những tiếng thở phào thoát nạn. Cũng có tiếng nức nở tuyệt vọng.

Trong khi 10 người xấu số lê bước về hầm bỏ đói, bỗng dưng tù nhân số 16670 bước ra khỏi hàng.

“Tôi muốn thế chỗ cho ông kia. Ông ấy có gia đình, vợ con.”

Cả một sự im lặng nặng nề. Tên chỉ huy sững sờ, đây là lần đầu tiên trong đời hắn phải đối diện với một sự can đảm khôn cùng.

“Mày là ai?”

“Là một linh mục.” Không cần xưng danh tính cũng không cần nêu công trạng.

Và Cha Kolbe được thế chỗ cho Trung Sĩ Francis Gajowniczek.

Trong “hầm tử thần” tất cả bị lột trần truồng và bị bỏ đói để chết dần mòn trong tăm tối. Nhưng thay vì tiếng rên xiết, người ta nghe các tù nhân hát thánh ca. Vào ngày lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15 tháng Tám) chỉ còn bốn tù nhân sống sót. Tên cai tù chấm dứt cuộc đời Cha Kolbe bằng một mũi thuốc độc chích vào cánh tay. Sau đó thân xác của ngài bị thiêu đốt cũng như bao người khác.

Cha được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh năm 1981.

Lời Bàn

Cái chết của Cha Kolbe không phải là một hành động anh hùng bất chợt, bốc đồng vào giây phút cuối. Cả cuộc đời ngài đã chuẩn bị cho giây phút đó. Sự thánh thiện của ngài được thể hiện qua niềm khát khao muốn hoán cải cả thế giới mà động lực là tình yêu của ngài dành cho Ðức Mẹ Vô Nhiễm.

Lời Trích

“Hãy can đảm lên các con. Các con không thấy chúng ta đang trên đường thi hành sứ vụ hay sao? Chúng ta phải trả một giá quá rẻ. Thật may mắn biết chừng nào! Ðiều bây giờ chúng ta phải làm là chú tâm cầu nguyện để chiếm đoạt càng nhiều linh hồn càng tốt. Và sau đó, chúng ta sẽ thưa với Ðức Trinh Nữ là chúng ta rất mãn nguyện để ngài muốn làm gì với chúng ta tùy ý” (Lời Thánh Maximilian Mary Kolbe trong lần bị bắt đầu tiên).

LỜI NGUYỆN CỦA MỘT THANH NIÊN BỊ SIDA

LỜI NGUYỆN CỦA MỘT THANH NIÊN BỊ SIDA
Một thanh niên 28 tuổi, mắc bệnh SIDA, sống trong tuyệt vọng. Từ ánh mắt cảm thông thương yêu của một người bạn, chàng trai bất hạnh ấy đã biến đổi. Xin mọi người đừng nghĩ SIDA là “Chiếc roi trừng phạt” của Thiên Chúa, nên cũng thôi, đừng “trừng phạt” nhau bằng sự khinh miệt và thái độ xa lánh ghê tởm… Dưới đây là lời tự bạch, cũng là một lời cầu nguyện chân thành của anh với Thiên Chúa…

“Hôm nay, ngày 11 tháng 8, tôi cảm thấy trong người tương đối khỏe. Bỗng nhiên tôi quên rằng mình đã mắc căn bệnh SIDA quái ác. Ngồi trên sân thượng, tôi cảm nhận giây phút này, trong ánh mặt trời ấm áp. Chắc không phải vì đời tôi sắp đến kỳ hạn kết thúc mà tôi mới thấm thía thế nào là một cuộc sống bình thường đơn sơ. Tôi vẫn tỉnh táo, hiểu ra những con người đáng yêu và cuộc sống đời thường dung dị. Tôi chợt nghĩ, phải chi mọi người biết được giây phút kết thúc đời mình, chắc thế giới này sẽ sống trong tình huynh đệ thắm thiết…

Số phận tôi đã bị SIDA kết án, nhưng tôi không cho rằng Thiên Chúa đã trừng phạt tôi. Tôi tin Thiên Chúa là Tình Yêu, và Người không hề muốn những nỗi khổ đau bất hạnh lan tràn trên mặt đất này. Nếu có ai đó lớn tiếng bảo rằng SIDA là chiếc roi Thiên Chúa dùng để trừng phạt những kẻ hư đốn, thì họ đã lầm to ! Chẳng lẽ họ lại có thể quên rằng Đức Giê-su đã từng được rao giảng là một vị Thiên Chúa Tình Yêu, Người không thể lại đi ủng hộ mọi sự khổ đau đang xẩy đến cho loài người. Những kiểu diễn tả sự đau khổ là chiếc roi trừng phạt chỉ có thể đánh lừa những ai kém lòng tin vào Thiên Chúa ! Xin hãy rao giảng về một Đức Giê-su, Đấng yêu thương, an ủi, vỗ về…

Tôi vốn không phải là một Ki-tô hữu, nên tôi chưa từng bao giờ tin Thiên Chúa. Thế rồi, nhờ một người bạn, tôi đã gặp được Chúa. Bắt đầu từ một ánh mắt nhìn tôi, và tôi đã tin vào Chúa. Không phải vì sợ chết mà tôi đã tiến lại gần Chúa đâu. Tôi không biết Người có chữa lành bệnh tật cho tôi hay không, tôi không xin điều đó. Tôi chỉ xin Người hãy cứ làm cho tôi biết cảm nhận những ngày sống đơn sơ bình thường như hôm nay. Và tôi cũng xin Người đồng hành với tôi trong những nỗi đau đớn tột cùng tôi đã và đang gánh chịu, cho tôi nhận ra sự hiện diện của Người…

“Lạy Chúa, con tin Chúa cũng đau khổ

Khi thấy những gì đang diễn ra trong thế giới này,

Một thế giới mà Chúa đã tạo dựng với biết bao yêu thương.

Phần con, không biết Chúa có thể tha thứ

Cho cuộc đời xấu xa của con,

Một cuộc đời trộm cắp và nghiện ngập ma túy hay không ?!?

Nhưng con tin, tin rằng: Chúa là Tình Yêu, là sự tha thứ khoan dung”

LÒNG TIN

 

                                    LÒNG TIN

                                                                                               Đaminh Nguyễn Ngọc Hiên

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

       Thứ bảy, ngày 7 tháng 7 năm 2012, một ngày nắng đẹp như bao ngày thứ bảy khác…

       Tôi đang lúi húi trong phòng áo Nhà thờ, có ba người hớt hơ hớt hải đến gặp tôi, nhìn hai người phụ nữ với một cháu gái khoảng chừng 14 tuổi, tôi đoán chừng có việc chi hệ trọng đây. Chị trẻ tuổi hơn rụt rè lên tiếng :

-Thưa Cha, tụi con muốn gặp Cha để trình bày một việc…

Tôi vội vàng đính chính:

-Thưa chị, chị nhầm rồi, tôi chỉ là người giúp việc trông coi Nhà thờ ở đây thôi, các chị có điều gì xin trình bày, tôi sẽ nói thưa lại với Cha vì các Ngài không có ở đây.

       Nhìn nét mặt vừa lo lắng vừa xa lạ của ba người, tôi mời họ ngồi vào bàn nước cạnh mái hiên Nhà thờ và họ kể câu chuyện như sau:

-Thưa chú, tụi con là người không có đạo, chị đây là Phật tử, vừa rồi con của con bị một thanh niên tên là Hiếu 17 tuổi, chết nhập vào nó- chị nói và chỉ vào bé gái. Cháu đưa nó đi khắp nơi để chạy chữa nhưng không hiệu quả, có người mách bảo đưa đến đài Đức Mẹ, chúng con vội vàng đưa cháu đi và Đức Mẹ đã chữa lành cho cháu, hồn anh thanh niên kia đã xuất khỏi con của cháu, trước khi ra khỏi anh ta cho biết anh là người Công giáo, linh hồn còn mắc tội nên chưa được siêu thoát, anh ta nhờ mọi người cầu nguyện cho anh ta…con nhờ chú nói với Cha xin Chúa tha thứ cho anh ta…

       Nói xong chị này xin một phong bì và bỏ tiền vào xin lễ rồi đưa cho tôi, tôi hỏi anh ấy có nói tên Thánh là gì không? Chị ta trả lời con sợ quá nên không dám hỏi gì,với lại con không phải là người trong đạo nên không biết.

       Tôi quay sang hỏi cháu gái, cháu có biết việc này như thế nào kể cho bác nghe, cháu lắc đầu và nói:con không biết gì hết, con bị bất tỉnh không biết bao lâu, sau đó tỉnh lại thấy mình đang đứng ở đài Đức Mẹ…tôi hỏi thêm cháu tên gì? học lớp mấy, trường nào?cháu trả lời rất mạch lạc.

       Tôi nhận giúp chị chiếc phong bì để chiều nay chuyển cho Cha dâng Thánh lễ cầu cho một linh hồn không biết tên Thánh, chỉ biết tên là Hiếu.

      Câu chuyện còn dài nhưng tôi tạm dừng ở đây,chợt nhớ trong tuần qua rất nhiều bài Phúc Âm nói về “Lòng tin”,nhất là lòng tin của viên Đại đội trưởng,của người đàn bà bị băng huyết…cả sự trừ quỷ của Chúa Giêsu…được Linh mục chia sẻ thật thấm thía…

      Rồi tôi ngẫm lại, nhiều người tin Chúa tin Mẹ nhưng không biết chạy đến cùng Mẹ, trái lại nhiều người bên ngoại kể tôi nghe hằng ngày, họ được ban ơn của ĐứcMẹ, của Thánh cả Giuse vì họ biết chạy đến kêu cầu với lòng xác tín chân thành xuất phát từ trong lòng họ…và họ vẫn thường lui tới với một bó hoa tươi, một nén hương tạ ơn bằng cách của họ.

     Còn những người Công giáo thì sao? Có người hỏi tôi: “Đài Đức Mẹ, đài Ông Thánh nào linh nhất để họ đến cầu xin”.Tôi chỉ cho họ:” Đấy! tại Giáo họ Giuse có cả hai nơi linh thiêng sao chị không không đến?”chợt nghĩ câu tục ngữ:” Bụt nhà không thiêng”…thiêng hay không do lòng tin được tín thác, bởi lẽ chúng ta chỉ có một Chúa, một Mẹ mà thôi.

     Thánh lễ chiều thứ bảy hôm nay sao thật ấm lòng khi nghe Cha chủ tế dâng lời cầu nguyện cho một linh hồn chỉ có tên thật ngoài đời, do một người ngoại đạo xin, tôi tự xét lại lòng mình, có mấy lúc mình nhớ đến các linh hồn của người thân mình, trừ ngày giỗ để xin lễ cho họ.Tối nay tôi sẽ đọc kinh cầu cho các linh hồn…

                                                                                  Đaminh Nguyễn Ngọc Hiên

                                                            

Kỷ niệm chuyến đi “Chương Trình Y Tế Cho Việt Nam”

Kỷ niệm chuyến đi “Chương Trình Y Tế Cho Việt Nam”

                                                                                             Nguyên Vũ

 

WGPSG — Medical Aid For Vietnam là Chương Trình Y Tế Cho Việt Nam được thành lập năm 1994, khởi đầu cho những chuyến hành trình y tế từ thiện tại Việt Nam với số tiền, dụng cụ y tế và thuốc men quyên góp từ chính bàn tay và tâm huyết của những bác sĩ và thiện nguyện viên tham gia trong chương trình.  

Trong những năm đầu, đoàn chỉ tổ chức về Việt Nam mỗi năm một lần, nhưng từ năm 2000 với số thiện nguyện viên ngày càng gia tăng thì cứ mỗi 8 tháng là đoàn lại quy tụ các thiện nguyện viên khắp nơi trên thế giới cùng nhau về Việt Nam để khám chữa bệnh, phát thuốc, phát mắt kính, khám răng và phát quà cho những người dân nghèo tại các vùng hẻo lánh xa xôi. 

Ngoài việc khám chữa bệnh, đoàn còn có chương trình mổ tim cho các em từ 16 tuổi trở xuống, mổ mắt cườm cho người già, hỗ trợ cho các phòng phát thuốc từ thiện tại các làng xã nghèo, và trợ giúp việc chữa trị cho những bệnh nhân nghèo. 

Để tham gia chương trình năm nay, mỗi thiện nguyên viên đã tự mua vé máy bay từ nơi họ ở về Việt Nam và mỗi người cũng đóng góp 1.200 – 1.300 USD để lo cho các phương tiện đi lại và ăn ở trong suốt thời gian làm việc 2 tuần tại Việt Nam. Riêng số tiền Medical Aid For Vietnam quyên góp từ những tấm lòng hảo tâm đều được dành trong công tác y tế và chữa trị cho người nghèo. 

93 thiện nguyện viên từ các nơi như Canada, Mỹ, Hồng Kong, Việt Nam bao gồm bác sĩ, nha sĩ, y tá, dược sĩ, sinh viên và thông dịch viên… đã có mặt tại Sài Gòn để bắt đầu cho chương trình y tế từ thiện từ ngày 8 đến ngày 21 tháng 7 năm 2012.  

Đoàn đã có buổi họp mặt và dâng Thánh lễ tại Trung tâm Mục vụ Giáo Phận Sài Gòn chiều ngày 8 tháng 7 năm 2012 và cùng chia sẻ bữa cơm tối tại nhà hàng Hương Biển. Sáng ngày 9 tháng 7 đoàn chia thành ba nhóm và tỏa đi làm việc tại các vùng miền khác nhau:

 

 

 

 

Nhóm 1 – Delta Team:  Khoảng 9 giờ sáng, 35 thiện nguyện viên trong nhóm đã hăng hái khuân vác hành lý, dụng cụ và thuốc men chất đầy trên xe buýt khởi hành đi Rạch Giá.  

Vẫy tay tạm biệt Sài Gòn, nhóm để lại sau lưng mình những con đường đầy nghịt xe cộ và ầm ĩ tiếng còi, vượt qua các sông rạch cùng những đám ruộng lúa xanh mượt mà để trực chỉ Miền Tây hướng đến vùng Rạch Giá, Cần Thơ và Long Xuyên.  Dù thời tiết mưa nắng bất thường, nhóm cũng đã phục vụ 4.888 bệnh nhân (khám chữa mắt 700 bệnh nhân, chữa răng 840 người, và khám tổng quát 3.348 người). Trong những ngày đầu làm việc, các thiện nguyện viện (dù đa số không biết Tiếng Việt) cũng đã học thuộc và hát vang bài ca “Anh em dô ta” để vượt qua cái mệt mỏi do thay đổi múi giờ và những cơn mưa bất chợt của Miền Tây. 

Nhóm 2 – Highland Central Team: Trên chuyến bay khởi hành lúc 14g20 đi Pleiku, 34 thiện nguyện viên nhóm Cao Nguyên đã sẵn sàng và hăng hái cho chuyến hành trình y tế tại vùng cao.

Khí hậu ôn hoà vùng cao nguyên đêm mưa ngày nắng đã giúp cho các thiện nguyện viên cảm thấy dễ chịu trong những ngày phục vụ anh chị em dân tộc Bana tại các thôn Kon Drei và Măng La (KonTum), thôn Plei Chuet và H’ra (Pleiku).  Sau 1 tuần làm việc tại vùng cao nguyên, nhóm đã hạ sơn tiến về vùng biển Nha Trang.  

Tại Nha Trang, nhóm đã làm việc 2 ngày tại Khánh Vĩnh, sau đó dành 1 ngày đi thăm và tặng quà cho 130 trẻ mồ côi tại Chùa Lộc Thọ, Khánh Hoà và 60 em khuyết tật tại Cơ sở Chăm sóc Giáo dục trẻ khuyết tật Hoàng Diệu. Nhóm đã phục vụ 3.889 bệnh nhân (mắt 843, răng 555, tổng quát 2.491) và tặng rất nhiều thuốc men cho hai cơ sở y tế từ thiện địa phương. 

Nhóm 3 – Northern Stars Team: Cái nóng oi bức của thành phố Vinh đã chào đón 24 thiện nguyện viên của Nhóm Miền Bắc vừa đáp chuyến bay 13g50 từ Sài Gòn đến Vinh để phục vụ tại giáo xứ Trung Song và giáo xứ Bình Thuận.  

Sau 3 ngày làm việc liên tục không ngơi tay, nhóm đã thấm mệt và đuối sức vì những cơn nóng cao độ. Một số thành viên vì sức khoẻ đã không tiếp tục tham gia được, nhưng những thiện nguyện viên còn lại vẫn hăng say lên đường đi Lạng Sơn, một tỉnh vùng núi phía Đông Bắc của Hà Nội, giáp biên giới Trung Quốc. Mỗi ngày nhóm đã lặn lội hàng trăm cây số, vượt qua những con đường núi ngoằn nghèo, gồ ghề để tới các buôn làng hẻo lánh tại xã Bằng Mạc và xã Y Tịch, huyện Chi Lăng, phục vụ cho người dân nghèo hiếm khi được gặp bác sĩ. Nhóm đã phục vụ 3.600 bệnh nhân (mắt 650, răng 710, tổng quát 2.240) và tặng 2.800 phần quà (mỗi phần quà trị giá 100.000đ). 

Tổng cộng trong hai tuần làm việc ở Việt Nam đoàn đã khám 12.377 bệnh nhân (mắt 2.193 , răng 2.105, tổng quát 8.079), và tặng khoảng 8.000 phần quà cho người nghèo (400-500 phần cho mỗi nơi các nhóm đến làm việc), mỗi phần quà trị giá 100.000 VND. 

Sau những ngày làm việc, ngày 19 tháng 7, cả 3 nhóm đã tập trung về Nha Trang để gặp mặt tổng kết và nghỉ ngơi. Mọi người cùng chung vui trong bữa cơm tối với những tiết mục văn nghệ là các bài ca và điệu múa mà mỗi nhóm đã học hỏi được nơi mình đến phục vụ. 

Ngày 20/7 đoàn chia tay Nha Trang về Sài Gòn và các thiện nguyện viên đã lần lượt giã từ Việt Nam trở về xứ sở và công việc thường ngày của mình.  

Trong những ngày làm việc tại Việt Nam mặc dù phải đương đầu với cái nóng 40 độ C ở Vinh, hay những cơn mưa dầm ở Miền Tây và rào cản về ngôn ngữ ở Tây Nguyên (vì đa phần những anh em đồng bào ở đây không biết tiếng Kinh nên khi khám bệnh ở đây đoàn cần tới 2 thông dịch viên, từ tiếng đồng bào sang tiếng Kinh và từ tiếng Kinh sang tiếng Anh), mỗi thiện nguyện viên trong đoàn đều cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc vì đã được đi đến những nơi mà bình thường họ sẽ không đến, được phục vụ và giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình, nhất là được kết tình thân hữu với các thiện nguyện viên đến từ khắp các phương trời. Khó ai có thể quên được những bài Thánh Vịnh cùng những bài hát được ca vang trên xe buýt lúc đi đường, những lời cầu nguyện cho nhau và cho tha nhân, đặc biệt là những câu chuyện vui dí dỏm khiến mọi người cười vang, ai ai cũng thấy đoạn đường dài đã được rút ngắn lại. Tất cả đều là những trải nghiệm ý nghĩa khó quên và là hành trang tô điểm cho cuộc đời.

Nguồn: Maria Thanh Mai gởi

THÁNH ÐA-MINH , LINH MỤC

THÁNH ÐA-MINH , LINH MỤC

 

                                                                       Ngày 08/8

                                                             Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Mỗi vị thánh đều có những nét đặc biệt trong cuộc sống làm người, trong cuộc sống dấn thân theo Chúa Kitô.

  • Thánh Phanxicô khó khăn sống một cuộc đời nghèo tột cùng để làm chứng cho Chúa Kitô.
  • Thánh Anphongsô rao giảng Tin Mừng cho những linh hồn bơ vơ tất bạt.
  • Còn thánh Ðaminh , Giáo Hội tôn kính hôm nay ngoài những nhân đức tuyệt hảo là trở nên giống Chúa Kitô, thánh nhân còn lừng danh là một vị thánh của kinh mân côi. 

Thánh Ðaminh được sinh ra trong một gia đình quí tộc. Cuộc đời của ngài có nhiều triển vọng sẽ trở nên một người có công danh, có địa vị trong xã hội.   

Thánh nhân mở mắt chào đời tại Tây Ban Nha vào năm 1170.  Ảnh hưởng mẹ là  Joanna d’Aza, xuất thân từ gia đình cao quý là người rất đạo đức nên thánh nhân, ngay từ nhỏ dù gia đình giầu sang phú quí, ăn uống dư thừa, ngài đã có lòng đạo đức và sốt sắng hãm mình để sống kết hợp với Chúa Giêsu trong sa mạc.  Ngài có đức tính cương trực, khẳng khái, thích làm việc có lớp lang, khoa học, hệ thống.  Thánh nhân luôn chú tâm đến việc trau dồi kiến thức, văn hóa chuẩn bị cho bước đường tương lai.  Con đường Chúa dẫn dắt Ðaminh quả thực diệu kỳ.

Ngài thụ phong linh mục triều để coi xứ, rồi lên chức kinh sĩ, kinh sĩ có bổn phận chuyên lo đọc kinh thay cho toàn giáo phận, nhất là thay cho các linh mục hoạt động.  Chúa đưa Ðaminh hết nẻo đường này tới nẻo đường khác, Ngài như nghe được tiếng gọi từ đáy thâm sâu tâm hồn: ra đi truyền giáo cho các bộ lạc bên nước Nga.  Nhưng ý Chúa nhiệm mầu, Ðức Giáo Hoàng Innocentê III lại sai ngài tới miền Toulouse, nước Pháp, nơi đang có nhiều làn sống ly giáo, lạc giáo xâm lấn, phá phách, lung lạc đức tin của nhiều người Kitô hữu, nhất là nhóm Albigensê. 

Cũng nên biết từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, nhóm Albigensê đã rất thành công trong việc thuyết phục người khác theo họ.  Vào thời đại mà giáo-hội Công-giáo miền nam nước Pháp bị tục hóa, khi các giám mục xa cách dân chúng, ăn mặc sang trọng, đi trên xe tứ mã, sống đời xa hoa, thì triết lý của Albigensê, dựa theo tinh thần lạc giáo Manikêu, quả là hấp dẫn với một số người.  Gọi họ là Albigensê vì nhóm này khởi nguồn từ một thành phố miền nam Pháp tên là Albi.  Họ chủ trương nơi con người có hai thái cực : – tốt do Chúa tạo nên, – xấu do Satan chiếm đoạt.  Để loại trừ Satan, con người cần diệt dục, không nên lấy vợ, lấy chồng, không ăn thịt, cá và chỉ ăn rau cỏ.  Cuộc sống càng đơn sơ, càng trở về với thiên nhiên càng tốt.  Trong khi các giám mục địa phương, linh mục Công-giáo ăn mặc sang trọng, thì giáo sĩ nhóm Albigensê ăn vận đơn sơ, đi chân không, mặc quần áo đơn giản.  Do đó, họ có một bề ngoài gần gũi với đức khó nghèo của Thánh Kinh hơn.  

Điều quan trọng hơn cả là về tín lý họ chối bỏ BA Ngôi Thiên Chúa.  Miền nam Pháp, Ý và Tây ban nha bị ảnh hưởng rất mạnh của nhóm này.  Ngài ý thức, công việc rao giảng Tin Mừng và khuyên nhủ các người lạc giáo trở về với Giáo Hội không phải là việc một sớm một chiều có thực hiện được.  Nhưng nó đòi hỏi lời nói phải đi đôi với cuộc sống.  Thánh Ðaminh đã lập Dòng Ðaminh. Ngài cảm nghiệm sâu xa lời của Chúa : “Hãy sống hiền lành và khiêm nhượng”.  Thánh nhân đã thúc giục các anh em của mình hăng say truyền bá Tin Mừng và sống khó nghèo như các môn đệ của thánh Phanxicô khó khăn.

Vào năm 1216,  Ðức thánh Cha Honoriô III đã chấp thuận và châu phê luật Dòng của Ngài.  Thánh Ðaminh đã luôn xác tín lời giảng dậy và cuộc sống theo 3 lời khuyên của Tin Mừng chính là linh hồn của mọi hoạt động, mọi công việc loan báo Tin Mừng.  Thánh nhân chỉ được sống vỏn vẹn có 5 năm để chu toàn sứ mệnh của Ðấng sáng lập Dòng. 

Cuộc đời tại thế của thánh nhân là gương sáng tuyệt vời để nhiều người noi theo, bắt chước.  Một trong những nét đẹp trong cuộc đời của thánh Ðaminh là hy sinh và cầu nguyện.  Thánh nhân đã nêu cao một đời sống hiến thân trọn vẹn cho Chúa.  Ngài đã rảo quanh nhiều nước trên thế giới như Pháp, Ý và Tây Ban Nha để nhờ ơn Chúa giúp đưa vô số những người lạc giáo trở về với Giáo Hội.   Ðể làm được công việc đó, thánh Ðaminh đã thành lập Dòng nữ Ðaminh với tôn chỉ sống tuyệt đối theo 3 lời khuyên Phúc Âm, đồng thời loan truyền lòng tôn sùng Ðức Mẹ và truyền bá tràng chuỗi mân côi.  Thánh Ðaminh đã bám chặt lấy Ðức Mẹ vì Ngài hiểu Mẹ Maria ở đâu, Chúa Giêsu cũng ở đó.  Kinh Mân-côi là sợi dây xuyên suốt để các tu sĩ nam và nữ Dòng Ðaminh bền dỗ trong ơn gọi tận hiến của mình.  Thánh nhân đã truyền bá lòng sùng kính Ðức trinh nữ Maria và khuyên siêng năng lần hạt mân côi.   Biết bao nhiêu người đã gặp được Chúa, ăn năn trở lại, sám hối nhờ tôn kính Ðức Mẹ và nhờ việc siêng năng lần hạt mân côi .

Ngày 6/8/1221,thánh nhân qua đời tại Bologne nước Ý.  Năm 1234, Ðức Thánh Cha    Grêgoriô IX tôn phong Ðaminh lên bậc hiển thánh.

Cuộc đời của thánh Ðaminh không dài lắm từ 1170-1221, thánh nhân đã để lại gương sáng tuyệt vời về đời sống dựa theo Tin Mừng và ngài đã loan truyền cách rất thành công lòng tôn sùng Ðức Trinh Nữ Maria và khuyến khích, thúc giục mọi người năng lần chuỗi Mân-côi vì tràng Chuỗi Mân-côi là khí giới của sự an bình, là giây bền đỗ cho con người .

 Xin thánh Ðaminh cầu thay nguyện giúp cho chúng con để chúng con luôn tin tưởng vào Chúa.

Xin cho chúng con luôn biết tôn sùng Ðức Mẹ và siêng năng lần chuỗi Mân-côi để ơn bền đỗ được bảo toàn.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT