SINH NHẬT ĐỨC BÀ

SINH NHẬT ĐỨC BÀ

 

“Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói:

‘Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng,

Đức Chúa ở cùng bà.'”

(Lu-ca 1:28)

 

Kính mừng Sinh Nhật Đức Bà

Cuộc đời Thánh Mẫu thật là đẹp thay

Diệu huyền không mấy ai hay

Gia đình nghèo khó, rủi may phận người

Hôm nay ngày rất cao vời

Cõi trần nhờ Mẹ sáng ngời niềm vui

Xóa tan tuyệt vọng, tối thui

Khổ đau thần chết đẩy lui hoàn toàn

Giê-su nhập thể huy hoàng

Đêm đông thiên sứ từng đoàn hát ca

Hồng ân kỷ niệm thiết tha

Ma-ri-a hỡi, bao la cửu trùng

Ngôi Hai Cứu-Chúa ở cùng

Phàm nhân hạnh phúc, khắp vùng hân hoan!

 

* Nguyễn Sông Núi

 

(Tv Thánh Gioan Neumann, Dallas, TX,

Sinh Nhật Trinh Nữ Maria, Sept. 9, 2012)

 

 

AI LÀ THẦY CỦA NGÀI ?

AI LÀ THẦY CỦA NGÀI ?

 

Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông:

“Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?”

Hasan đáp: “Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của
các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian
của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.

Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm
đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối
cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng.
Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời:

“Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông
không ngại ở chung với một tên trộm.”

Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm
ông ta lại bảo: “Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!” Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: “Có trộm được gì không?” và ông ta đều đáp: “Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ”. Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.

Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được
một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết:

“Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!”

Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó
xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng
của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác.

Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối
cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta
hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta:  Con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé
trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé:

“Con tự thắp cây nến này phải không?”

Đứa bé đáp:

“Thưa phải.”

Đoạn ta hỏi:

“Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy
con có biết ánh sáng từ đâu đến không?”

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói:

“Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?”

Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp
đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả
những tự hào về kiến thức của mình.

Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta
không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy.

Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia.

Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò.

Điều này có nghĩa là gì?

Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.

nguồn: Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

 

Lịch sử ngày Thánh Mẫu

Lịch sử ngày Thánh Mẫu
image
“Năm 2012”là tựa đề một cuốn phim rất nổi tiếng cách đây 3 năm, cuốn phim mô
tả một thiên tai như lụt thời Noe tận diệt nhân loại mà những người còn sống sót sẽ là tinh hoa của nhân loại không phải về mặt trí tuệ nhưng là nhân ái và yêu thương.
Ngày Thánh Mẫu 2012 đặc biệt hơn mọi năm, vì đây là một cái mốc đặc biệt để
nhìn lại những điều kỳ diệu Chúa và Mẹ Maria đã thực hiện suốt 35 năm qua cho những người sống sót trong cuộc đào thoát vượt biển tìm tự do. Hay nói đúng hơn đây là lần thứ 35 Mẹ qui tụ tất cả con cái Mẹ đang tản mác khắp nơi trên khắp thế giới lại dưới bóng Mẹ tại thành phố Carthage nhỏ bé này, để Mẹ yêu thương che chở và khẳng định với họ là Mẹ vẫn luôn hiện diện ở đó với họ để đồng hành và săn sóc họ dù họ có lưu lạc đến phương trời nào đi nữa. Để cảm nghiệm được NTM chính là công việc của Mẹ Maria, chúng ta hãy nhìn lại 10 ngày Thánh Mẫu đầu tiên.
image
Năm 1975, vâng lời người Anh Cả dấu yêu rời Việt Nam để bảo tồn Hội Dòng,
những tu sĩ Dòng Đồng Công đã mang theo trong tim mình ngọn lửa yêu mến
Mẹ và họ vẫn luôn khắc khoải làm thế nào để tôn vinh Mẹ và loan truyền lòng yêu mến Mẹ cho những đồng bào Việt Nam đang tha hương trên đất khách quê người.
image
Năm 1977, để thể hiện sự khát khao mong mỏi cho mọi người yêu mến Mẹ, các
bề trên Dòng đã quyết định tổ chức ngày tôn vinh Đức Mẹ và kêu mời những
người Việt Nam đang định cư tại các thành phố gần nhà Dòng đến tham dự.
Người đầu tiên làm trưởng ban tổ chức là linh mục Nguyễn Đức Thiệp, CMC. Số người tham dự có chừng hơn 500 người và nhà Dòng lo cả chỗ ngủ lẫn việc ăn uống của người hành hương. Vì lần này nhà Dòng đứng ra mời nên không gọi là Ngày Thánh Mẫu.
Ngày 3/6/1978 Ngày Thánh Mẫu lần đầu tiên được tổ chức với danh nghĩa là
“Ngày Đền Tạ Trái Tim Mẹ” do Nguyệt San Trái Tim Mẹ điều hành với số người tham dự là 1.540 người. Không có Giám mục nào tham dự mà chỉ có 28 linh mục. Thế nhưng Ngày Thánh Mẫu lần thứ hai diễn ra trong 3 ngày 1-3/6/1979 không những con số người tham dự tăng lên gấp đôi, có Đức Hồng Y Carberry, Tổng Giám Mục St. Louis, MO và Giám mục sở tại là Đức Cha Benard Law chủ tọa mà còn có Cuộc cung nghinh Thánh Tượng Mẹ Fatima với việc máy bay tung hoa tươi và truyền đơn xuống địa điểm hành lễ.
image
Điểm qua mười NTM đầu tiên, cứ mỗi lần tổ chức là một lần nữa ghi đậm dấu ấn
lời hiệu triệu của Mẹ với con cái của mình, bắt đầu từ NTM thứ 3, khách hành hương đã thấy đến từ các tiểu bang xa như California, Florida….Dịp này ĐGM đã truyền chức Phó Tế cho 5 tu sĩ Dòng Đồng Công.
Đến NTM thứ 4, số người tham dự đã hơn 6.000 người. Lần đầu tiên, một ca
đoàn Tổng Hợp đầu tiên được thành lập gồm 14 ca đoàn thuộc một số cộng
đoàn và giáo xứ trên khắp nước Mỹ cùng góp tiếng trong thánh lễ Đại Trào
thứ Bảy 13/6/1981. Huy hiệu chính thức cho NTM đã được ban Tổ Chức chọn
là huy hiệu hình tam giác có hai bàn tay chắp đang lần chuỗi. Huy hiệu này do cố tu sĩ Carôlô M.Đinh Bá CMC họa tặng NTM và anh đã chết vì bệnh ung thư xương chỉ mấy tháng sau NTM thứ 4, huy hiệu này vẫn được dùng cho tới ngày nay chỉ thay đổi màu sắc và ngày tháng cho mỗi năm.
image
NTM thứ 5 bắt đầu vào ngày 13-15 tháng 8 năm 1982 thay vì tháng 6 như
trước, số người tham dự là 8.200 người. Lần này, ngoài ĐGM giáo phận còn
có Đức Cha Giacôbê Huỳnh Văn Của thuộc giáo phận Phú Cường tham dự.
image
Với con số vượt kỷ lục là 16.000 người đã về tham dự NTM thứ 6 được tổ chức
trong 3 ngày từ 12-14/8/1983. Trong lần tổ chức này, ĐGM giáo phận đã cắt băng khánh thành Công Trường Nữ Vương Hòa Bình với tượng Đức Mẹ Tỵ Nạn cao 34 feet. Một công trình được xây cất hơn 1 năm trời do cha Hòa CMC chủ trì với sự ủng hộ của một gia đình ẩn danh tại Port Arthur. Về mặt giáo quyền, lần đầu tiên Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Pio Laghi tới tham dự NTM cùng 4 giám mục khác.
image
NTM thứ 7 từ  ngày 10-12-1984 trùng vào dịp kỷ niệm 2000 năm sinh nhật Đức
Trinh Nữ Maria. Chi Dòng Đồng Công được tổ chức Đạo Binh Xanh Quốc Tế
cho phép đón rước tượng Mẹ Fatima Thánh Du về đặt tại Đền Thánh Khiết
Tâm Mẹ. Đặc biệt năm nay có sự hiện diện của ĐTGM Ngô Đình Thục, nguyên
TGM địa phận Huế.
Hơn 22.000 người đã nô nức đổ về thành phố Carthage, Missouri để tham dự
NTM thứ 8 trong 3 ngày 9-11-1985, cũng là kỷ niệm 10 năm tha hương. Nhân
dịp này, cha Barnabas Nguyễn Đức Thiệp, Giám tỉnh Chi Dòng Đồng Công
Hoa Kỳ và cha Piô Nguyễn Quang Đán, trưởng ban tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm những người đã chết vì tự do và hòa bình trên biển cả và trong suốt cuộc chiến.
image
NTM thứ 9 trùng với dịp Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ mừng kỷ niệm 33 năm thành
lập Dòng 1953-1986, đã có tới 30.000 người đổ về khuôn viên Nhà Dòng. Cũng trong dịp đặc biệt này, Đức Hồng Y Bernard Law và Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Hoa Kỳ cũng đến tham dự NTM.
Từ NTM thứ 10, ban tổ chức đã quyết định thời gian để tổ chức NTM sẽ là 4
ngày từ 6-9/8/1987. Dịp này, 40.000 người đã về tham dự NTM để mừng kỷ
niệm 70 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Dịp này mọi người đã hướng về Cha
Bề Trên Đaminh Maria Trần Đình Thủ , Sáng Lập Dòng Đồng Công và một số
linh mục tu sĩ đang bị tù tại Việt Nam.
Từ đó NTM được tổ chức ngày một nề nếp hơn và số người tham dự tăng dần
lên cho đến năm 2011 vừa rồi có khoảng 65 ngàn người tham dự.
image
2011
image
image
Nếu có ai đó hỏi rằng điều đáng nói nhất trong 35 lần tổ chức NTM là gì?
Phải chăng đó là an ninh luôn được đảm bảo hay thời tiết tốt đẹp …cho dù
có đôi lần bị mưa, hay là nhà Dòng tổ chức, sắp xếp công việc chu đáo.
Xin thưa: Không phải, mặc dù đây là những yếu tố quan trọng trong việc
tổ chức. Điều đáng nói nhất ở đây chính là Mẹ Maria. Chính Mẹ đã chọn
thành phố nhỏ bé này, và chính Mẹ đã soi sáng, dẫn dắt muôn người từ
muôn phương về đây, không có sự quảng cáo hay sức mạnh nào có thể làm
cho hàng chục ngàn người bỏ giường êm, nệm ấm để đến NTM mấy ngày liền,
ngủ lều, nằm đất, chịu đủ thứ bất tiện. Ngoài Mẹ Maria không có một tổ
chức nào, một Hội Dòng nào có thể làm được như vậy. Hầu hết những người
đã đến tham dự NTM đều cảm nhận được Tình Mẹ Maria qua các bí tích, qua
thời tiết, an ninh…….để có thể nói NTM là “những ngày của Mẹ.”
Thiên Minh
Ngày thánh Mẫu năm 2012
Từ ngày 2 tháng 8 đến ngày 5 tháng 8 năm 2012
Tại Tỉnh dòng Đồng Công Hoa Kỳ, Carthage, Missouri, USA
Hằng năm lại có một kỳ
Đại Hội Thánh Mẫu Car-thage ai ơi
Rủ nhau xếp việc nghỉ ngơi
Carthage xum họp vui nơi tình người…
(Thơ của Joseph Khoa Nguyễn)
nguồn: Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Tiền bạc – mối đe dọa truyền kiếp

 

 

Tiền bạc – mối đe dọa truyền kiếp

 

Br. Huynh Quang                               nguồn: Brother Huynh Quảng

 

Aristotle cho rằng, tiền bạc chỉ là phương tiện hữu ích, nó chỉ có giá trị khi ta dùng nó để giúp ta đạt được những điều khác.

Khi quá tích trử và gom góp cho đời sống con người, chúng ta sẽ lãng quên khả năng tích trử công đức cho đời sống vĩnh cửu

Thời xưa, các ẩn sỉ ra chợ bán hàng và dùng tiền để mua bánh mì. Nếu tiền còn dư, họ sẽ cho người nghèo hết, vì họ sợ rằng, mang tiền về sẽ làm cho họ hằng ngày bận tâm tới việc cất giữ chúng; và nguy hiểm hơn chính là họ dần dần đặt sự an toàn của mình vào số tiền trong kho đó thay vì là Chúa.

.

“Đam mê tiền của là cội rể của mọi sự dữ” (I Tim 6:10). Giàu có không phải là tội, nhưng để tiền của làm chủ đích mọi suy nghĩ và hành động của mình là điều dễ dẫn ta tới tội. Mối nguy hiểm chính là khi ta có nhiều tiền bạc, ta dễ bị đánh lừa và nhận thức sai lầm rằng: Tiền bạc có thể ban cho ta có mọi thứ ta muốn mà không cần Chúa.[1] Nhưng thực ra, tài khoản trong nhà băng, dù nhiều đến bao nhiêu cũng không thể mua được bình an, công bằng, và tự tại. Như thế, tham lam cũng được cho là gốc của các loại tội vì nó rất gần với kêu ngạo – muốn làm chủ đời mình mà không cần Thiên Chúa. Mình muốn dùng những phương tiện vật chất để đảm bảo lấy trách nhiệm cuộc sống của mình và gạt Chúa ra khỏi đời mình – không lệ thuộc vào Đấng Tạo Hóa nữa, đó là một khuôn mặt mới của tội kêu ngạo.

Nhưng thực ra, theo Beothius, “Chúng ta càng sở hữu tiền của bao nhiêu, thì chúng ta cũng mất nhiều thời gian, sức lực, và tiền của bấy nhiêu để bảo vệ chúng.”[2] Như thế, sự giàu sang không làm cho ta nên giàu có, mà làm cho ta thêm héo khô, lo lắng, và bất an. Một ẩn sĩ đã tâm sự rằng, “Một tu sĩ với nhiều tiền của sẽ như một con thuyền nặng nề dễ dàng bị chìm trong cơn bão tố.”[3]

* * *

Chàng thanh niên trong Tin Mừng đã chạy đến Chúa Giêsu để hỏi xem làm thế nào để được hưởng sự sống đời đời (x. Mt 19:17). Ngoài vấn đề giữ lề luật ra, Đức Giêsu đánh thẳng vào tâm điểm của ơn gọi làm môn đệ khi Ngài mời gọi anh ta bán tất cả của cải mình có, bố thí cho người nghèo, và theo Ngài (x. Mt 19:22). Cốt lõi của vấn đề chính là từ bỏ chính mình, đặt cuộc đời mình trong tay Chúa, và liều thân theo Chúa với phận nghèo.

Tin Mừng thuật lại người thanh niên đã giữ nhiều lề  luật trong Mười Điều Răn, (chớ giết người, chớ ngoại tình, chở trộm cắp, chớ làm chứng dối, thảo kính cha mẹ, yêu người thân cận; ở đây, anh ta không nói đến lề luật “chớ tham tham”). Rõ ràng, “Khi đối diện với luật hoàn hảo của Thiên Chúa, anh ta buộc phải đối diện với điều luật ‘chớ tham lam’ (Ex 20:17).”[4] Tham lam, tôn sùng của cải là cản trở lớn nhất để người thanh niên theo Chúa. Anh ta không muốn từ bỏ của cải mình để theo Chúa, là vì của cải đã trở thành điểm tựa cho đời anh; của cải trở thành “chúa” của đời anh. Buồn thay, chân lý đã có được trong tầm tay, tự do và bình an đã được ban tặng, nhưng chỉ vì quá bận tâm đến của cải trần thế, người thanh niên đã khước từ những giá trị vĩnh cửu mà chọn những giá trị tạm bợ chóng qua. Đọc tiếp Mt 19: 23-30, Phêrô cũng đặt một câu hỏi tương tự như thế, “Thưa Thầy, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, vậy chúng con sẽ được gì?” Câu trả lời là các con “Sẽ được gấp trăm ở đời này và đời sau.” Ai theo Chúa với tất cả niềm tín thác đều xác tín và cảm nghiệm lời Chúa đúng tuyệt đối.

* * *

Trong thư I Timothê 6:6-10, thánh Phaolô đã khuyên nhủ rằng, “Còn những kẻ muốn làm giàu, thì sa vào cám dỗ với cạm bẫy, và lắm đam mê ngông cuồng tai hại, mà trầm luân diệt vong, hư khốn. Vì tham tiền là cội rễ mọi sự dữ. Cầu thỏa lòng tham, thì có kẻ đã lạc xa đức tin và bị bao nỗi đớn đau xâu xé.”

Với tiền bạc sẵn có trong tay, tính tham lam sẽ có cơ hội trỗi dậy. Vì tham lam không những là mong muốn chiếm đoạt điều mình không có, nhưng còn muốn sở hữu và chiếm đoạt những thứ mà mình hoàn toàn không cần đến.

Thói quen “shopping” dường như trở thành một thói quen của nhiều người, đặc biệt tại Hoa Kỳ. Thói quen đi shopping hằng tuần ở những nơi “on sales” thực ra đó là những lần mua những hàng hóa ngoài nhu cầu cần thiết. Shopping nhiều lần như thế sẽ trở thành thói quen xấu. Vì thực ra của cải vật chất phải là phương tiện để phục vụ con người, chứ chúng không thể trở nên trung tâm đời sống chúng ta và làm cho chúng ta quá bận tâm tới việc sở hữu
chúng. Quá bận tâm sỡ hữu một sự vật nào đó biểu lộ cho thấy tâm hồn ta đang ở
trong tình trạng bất an, đang muốn tìm một điều gì để khỏa lấp nỗi bất an, trống vắng ấy. Và như thế, suy nghĩ về điều gì, muốn sỡ hữu điều gì, muốn trao tặng điều gì đều là những biểu hiện khác nhau của một quả tim ẩn chứa sự khao khát muốn lấp đầy và kiếm tìm để được no thỏa.

Rất nhiều gia đình đã tan vỡ cũng chỉ vì liên quan đến tiền bạc, mua sắm vật chất.

Anh A làm lụng vất vả hằng ngày; chị B lo chăm sóc con cái và đưa chúng đi học. Rảnh rỗi đôi chút, chị đọc báo thấy “on sales” ở siêu thị này, siêu thị nọ liền lên kế hoạch, trước là chỉ để xem cho biết vì rẻ, dần dần chị mua một hai món hàng thật sự rẻ – và đúng nó rất rẻ theo giá cả thị trường. Từ từ chị B có thói quen đi shopping và mua những món hàng chỉ vì thấy
chúng rẻ và lý luận, “Nếu không mua thì uổng.”

Anh A tỏ ra khó chịu, cứ mỗi tuần đi làm về thấy nhiều món hàng mới lạ trong nhà mà vợ cho rằng mua chúng vì rẻ. Nào lá cái máy xay sinh tố, nào là cái thớt cắt thịt, nào là cái máy xay đậu, v.v,… “Chúng ta đã sắm đầy đủ rồi mà,” anh A lên tiếng. “Rẻ mà anh, on sales không mua thì uổng.” Cứ như thế, anh A dần nghĩ rằng vợ mình không biết quí công sức và đồng lương mình kiếm được; chị B lại cho rằng chồng mình tỏ ra keo kiệt không thương mình như xưa nữa, chỉ có mấy đồng bạc mà cũng đắn đo, cằn nhằn.

Mối bất hòa dần dần xuất hiện khi để cho tiền và vật chất chiếm chỗ trung tâm trong lối suy nghĩ của hai người; chủ đề của nhưng lần gặp gỡ chỉ là xoay quanh những món hàng và tiền bạc. Và để bảo vệ mình và lập trường của mình, anh A tìm những biện minh, lý lẽ để chứng mình rằng việc mình nói là đúng. Đồng thời, chị B cũng tìm mọi lý lẽ biện hộ để bảo vệ cái tôi của mình. Những cuộc nói chuyện của họ dần dần đi ra xa những chủ đề về con cái,
gia đình, bà con, bạn hữu, nhưng thay bằng là tiền, là hàng hóa vật chất. Mối rạn nứt bắn đầu khi chị B nghĩ rằng anh A không thương mình nữa; còn anh A thì cho rằng chị B không còn biết lo cho gia đình, cho mình và cho con. Cải vã, lời qua tiếng lại, bằng mặt mà không bằng lòng,… từ từ hiện diện giữa hai người,… hạnh phúc bay xa tầm hai người.

Đối với bất cứ ai, tiền bạc vật chất có thể sẽ là một đầy tớ tốt trung tín, nhưng chúng cũng có thể là ông chủ rất tồi. Anh A không hiểu được chị B đi mua sắm chẳng qua là biểu hiện một sự thiếu hụt nào đó trong con tim, trong gia đình, chứ từ ban đầu chị B đâu có ý tiêu xài phung phí. Chị B đâu có hiểu rằng việc anh A “tính toán” đôi chút đó là một sự biểu hiện sự lo lắng cho tương lai của mình, vợ và con của mình – Nơi anh A có một chút lo âu cho gia tương lai gia đình. Nếu những cuộc trò chuyện của họ nhằm vào hai điểm này, thì chắc chắn bầu khí hạnh phúc trong gia đình sẽ phát triển tốt đẹp hơn, nhưng vì trung tâm của nhưng lần trò chuyện là tiền và vật chất, nên không lạ gì chuyện bất hòa là có thật. Như thế đó, bản chất của vấn đề là tình cảm, tình yêu chứ đâu phải vật chất tiền bạc. Nhưng nếu không hiểu nội vụ đằng sau của sự kiện, mà lại quá chú trọng đến tiền bạc trên bề mặt, người ta sẽ bị dẫn đến thảm cảnh chia lìa, đau xót ngay trong gia đình và tâm hồn mình mà chính đương sự không hay biết.

Các tác giả Tin Mừng kết luận rằng, Giuđa nộp Thầy là vì lòng tham tiền bạc. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta rằng, “Chớ lo lắng về ngày mai…” (Mt 6:25). Quả thật, khi quá chú tâm đến của đời sống dương thế, con người sẽ đành mất hướng đi vào Nước Trời. Khi quá tích trử và gom góp cho đời sống con người, chúng ta sẽ lãng quên khả năng tích trử công đức cho đời sống vĩnh cửu. Đó chính là mối nguy hiểm lớn nhất của lòng tham.

* * *

Cốt lõi  của vấn đề chính là từ bỏ chính mình, đặt cuộc đời mình trong tay Chúa, và liều  thân theo Chúa với phận nghèo.

Nhìn vào chính con người của mình chúng ta thừa nhận rằng, dường như chúng ta dễ đánh giá người khác theo tiêu chuẩn “having” (có) mà không là “being” (là), đó là dấu hiệu của sự đảo lộn trật tự trong tâm thức của con người chúng ta. Chúng ta thích làm bạn với những người có tiền của, nể vị những người chức quyền và học vị cao, trong khi chúng ta ít để ý hay quan tâm đến những người bình thường khác trong cộng đoàn và xã hội. Nhưng theo đức
tin chúng ta tuyên xưng, mọi người đều là con cái Thiên Chúa và họ là anh em với nhau. Chạy theo tiêu chuẩn trần thế, ta không những coi thường phẩm giá của người khác, mà còn đánh mất căn tính Kitô của mình. Theo chân phước John Paul II, con người chạy theo cái gọi là “tiêu chuẩn cuộc sống” được hiểu là hữu dụng, có chức năng và phong phú về mặt kinh tế.[5] Với tiêu chuẩn này, con người chỉ có giá trị khi họ còn sức lao động, làm ra của cải vật chất, nếu không, họ không còn có giá trị nữa. Xét theo “tiêu chuẩn” này,các em bé và những người già yếu trở nên những “người thừa” của xã hội. Vì họ không “hữu dựng và có chức năng về mặt kinh tế.” Đến đây ta nhận định rằng, đây là sự sai lạc nghiêm trọng trong lối suy nghĩ đề cao tiền của vật chất trong đời sống và mối quan hệ. Nếu quan niệm tiền bạc lên trên giá trị con người và để cho tiền bạc điều khiển cuộc sống của mình, một ngày nào đó, không sớm thì muộn, đương sự ấy sẽ không tìm thấy “giá trị” của mình nữa; vì có lúc đời mình cũng trắng tay như một em bé mới chào đời. Chẳng lẽ khi con người trắng tay thì mình không còn giá trị?!

Tóm lại, thánh Augustino đã trải qua kinh nghiệm rong ruỗi những giá trị vật chất tạm bợ, cuối cùng cũng nhận định rằng: “Chúng ta sẽ không bao giờ có thể thỏa mãn nổi khao khát về hoàn mỹ sâu thẳm trong con người của mình bằng những giá trị tạm bợ bất toàn.”[6]

(Còn tiếp)

 

[1] Cf. Aquinas, 1368-72.

[2] Loc. 1383-88.

[3] Loc. 1383-88.

[4] Warren W. Wiersbe, Wiersbe’s Expository Outlines on
the New Testament
, 71-72 (Wheaton, Ill.: Victor Books, 1997).

[5] Cf. Loc. 1358-63.

[6] Loc. 1388-93.

 

Tản mạn chuyện giáo dục

Tản mạn chuyện giáo dục

Tác giả: TRẦM THIÊN THU

Tiếng trống khai trường đã điểm, năm học mới bắt đầu. Khai giảng niên học cũng là khởi đầu trách nhiệm mới, trách nhiệm của học sinh và sinh viên, trách nhiệm của quý thầy cô và quý phụ huynh.

Tuy nhiên, ngày 3-8-2012, báo Tuổi Trẻ đưa tin: 40% giáo viên cho rằng nếu được chọn lại nghề, họ sẽ không theo nghề sư phạm. Đây là kết quả của một cuộc khảo sát đã được nêu lên trong cuộc hội thảo khoa học, với chủ đề “Cải Cách Công Tác Đào Tạo Giáo Viên Phổ Thông”, diễn ra tại trường Đại học Sư phạm Saigon. Tin đó cho thấy một thực tế buồn!

VỀ VẤN ĐỀ THẾ NÀO?

Như mọi người đều biết rằng ngày tựu trường là ngày khai giảng, ngày nhập học sau những tháng ngày hè. Nói đầy đủ và đơn giản là “bắt đầu năm học mới”. Cái háo hức đậm “chất học trò”, nhất là những em lần đầu bước chân vào sân trường, chính thức là học sinh. Ai cũng có một thời ngồi ghế nhà trường, trung bình là 12 năm, như vậy ai cũng được học với nhiều thầy, cô.

Cái gì bắt đầu cũng quan trọng, vì “đầu xuôi” thì “đuôi lọt”. Các công ty và các cơ sở kinh doanh chọn ngày tốt để khai trương, những người buôn bán cũng coi trọng ngày khai trương sau kỳ nghỉ Tết dài. Chắc chắn ngày tựu trường cũng là sự kiện quan trọng, quan trọng không chỉ với học sinh, sinh viên, mà còn quan trọng với thầy cô và cha mẹ. Nhà văn Thanh Tịnh đã mô tả sự háo hức của một cậu học trò nhỏ lần đầu tiên đi học trong truyện “Tôi Đi Học” rất nổi tiếng của ông.

Có một thời người ta khôi hài định nghĩa thế này: “Sư phạm là ăn như (nhà) sư và ở như phạm (nhân)”. Ý nói tới cảnh khổ của sinh viên học ngành sư phạm và các giáo viên. Học sinh là tương lai của một quốc gia, có thể nói rằng quốc gia đó hưng thịnh hay yếu kém là một phần do lớp trẻ đó. Văn là người. Giáo dục tạo tính cách. Tính cách của một người có thể ảnh hưởng tới những người xung quanh, thậm chí tính cách còn có thể tạo nên số phận
con người.

Ca dao nói: “Ai ơi, đừng lấy học trò – Dài lưng, tốn vải, ăn no lại nằm”. Ôi chao, sao mà “tệ” vậy! Chẳng lẽ “cái học” ngày nay đã “hỏng” rồi chăng? Người ta không còn muốn “cái chữ” chất đầy “cái bụng” rồi ư?

Thầy cô là những người giáo dục, mệnh danh là nhà mô phạm, gọi chung là “người thầy”, rất cần thiết đối với xã hội và đất nước. Người Việt chúng ta thường nói: “Thầy nào, trò nấy”. Thầy đàng hoàng thì trò lễ phép, thầy giỏi thì trò khá. “Gần mực thì đen, gần đèn thì
rạng” là điều tất yếu. Có “lương sư” thì mới có “hưng quốc”. Người thầy cần như vậy mà ngày nay không được coi trọng. Tiền bạc không là gì, nhưng đó là cái cơ bản nhất để người thầy sinh sống, thế mà lương không đủ sống thì làm sao còn tâm trí mà chuyên tâm giáo dục?

Hồi học lớp Năm (ngày xưa gọi là lớp Nhất), người thầy của tôi chỉ dạy tiểu học mà có thể lo đầy đủ cho vợ và 10 đứa con, con lớn của ông còn trở thành bác sĩ. Điều đó cho thấy gia đình ông đủ sống nhờ đồng lương của ông, và ông cũng thoải mái mà lo việc dạy học. Còn ngày nay, chúng ta đừng e ngại hoặc che giấu sự thật, mà phải can đảm chấp nhận một thực tế phũ phàng là “40% giáo viên cho rằng nếu được chọn lại nghề, họ sẽ không theo nghề sư
phạm
”, như báo Tuổi Trẻ cho biết. Có vậy thì chúng ta mới có thể vực dậy nền giáo dục của nước nhà. Dục Tử nói chí lý: “Biết đúng mà không theo là dại, biết sai mà không sửa là mê”. Cái “mê” nguy hiểm hơn cái “sai”. Còn Khổng Tử xác định: “Có lỗi mà không sửa mới thành ra có lỗi”.

LÀM SAO ĐỂ NGƯỜI THẦY YÊU NGHỀ GIÁO?

Một câu hỏi vừa dễ vừa khó! Thiết tưởng, trước tiên người thầy phải có “cái tâm”, tức là yêu nghề và quan tâm vấn đề “hoàn thiện con người” như Chúa Giêsu dạy: “Hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48). Con người càng ngày càng lương thiện thì tội phạm cũng giảm theo. Nghề gì cũng vậy, không thích thì không thể
tận tụy với nghề, muốn thích thì phải hiểu biết tường tận: “Vô tri bất mộ”.

Cũng vậy, người thầy không yêu nghề và không muốn truyền đạt cho thế hệ sau những điều tốt – cả kiến thức và đạo đức, thì đó chỉ là người thầy giả danh. Song song với điều này, người thầy còn cần an tâm về mức lương, không phải đắn đo việc “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm giờ nghỉ”, không phải dạy phụ đạo hoặc dạy thêm, không phải chạy theo thành tích, không bị so sánh trong việc dạy trường bình thường hoặc dạy trường điểm,
trường chuyên.

Nghề giáo là nghề cao cả vì được gọi là “kỹ sư tâm hồn”. Người thầy muốn bỏ nghề vì bị nhiều áp lực, kể cả việc không còn “tôn sư trọng đạo”, vì không vững lập trường, và bị tác động quá nhiều bởi ngoại tại. Người thầy mà thiếu lập trường, không có quan điểm rõ ràng thì làm sao có thể dạy học trò thành tài, chứ đừng nói thành nhân? Mà “thành nhân” quan trọng hơn “thành tài”. Thiết tưởng, muốn yêu nghề giáo thì người thầy phải tự kiểm điểm bản thân, tái củng cố lập trường và có lòng yêu thương thực sự.

PHỤ HUYNH CÓ NÊN GIÚP NGƯỜI THẦY YÊU NGHỀ GIÁO?

Lại một vấn đề nan giải hơn! Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của mỗi con người, nhất là người mẹ. Chắc hẳn cha mẹ cũng có chút kinh nghiệm trong việc giáo dục. Tuy nhiên, việc giúp quý thầy cô yêu nghề là điều không đơn giản, thậm chí còn nhiêu khê!

Dù không có kinh nghiệm trong việc giáo dục con cái, nhưng theo thiển ý của tôi, trước tiên phụ huynh phải tôn trọng thầy cô để con cái nhận thức đúng về việc “tôn sư trọng đạo”. Học nhiều hay ít, học giỏi hay kém thì vẫn phải học đạo làm người, vì tục ngữ phân định: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Cái “lễ” vẫn quan trọng hơn cái “văn”. Nhưng có lẽ người ta đã quá coi trọng bằng cấp, coi trọng bề ngoài, coi trọng cái “lượng” hơn cái “phẩm”, như người “tham đó, bỏ đăng”, thế nên hậu quả đã và đang xảy ra “nhãn tiền” khi ai cũng than phiền là “đạo đức xuống cấp!

Được phụ huynh thương, được học trò yêu, người thầy có thể như được tiếp sức mạnh để quyết định “tất cả vì học sinh thân yêu”. Nhưng cũng phải nói thẳng rằng “thầy phải ra thầy”, thầy không ra thầy thì không thể trách người khác không tôn trọng mình. “Lương sư hưng quốc” nghĩa là người thầy phải lương thiện và chân chính thì mới khả dĩ giáo dục thế hệ con em trở thành những công dân tốt, nhờ có những công dân tốt thì đất nước mới hưng thịnh. Công dân tốt cũng là Kitô hữu tốt, và Kitô hữu tốt cũng là công dân tốt, nhờ đó mà
Giáo hội càng ngày càng tốt đẹp và thánh thiện theo đúng ý Đức Kitô.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên thường xuyên trao đổi tâm sự và chia sẻ với giáo viên như những người bạn, để có thể thông cảm lẫn nhau và nâng đỡ nhau khi gặp khó khăn trong việc giáo dục, nhất là đối với những “ngựa chứng trong sân trường”.

Có nhiều dịp bàn luận và rút ra được kinh nghiệm nào là ưu điểm hoặc khuyết điểm, rồi cùng nhau hành động tốt hơn hoặc kịp thời chấn chỉnh. Hai bên không nên “đùn đẩy” hoặc giao “trọn gói” cho nhau. Mỗi bên đều có trách nhiệm giáo dục chung.

VĨ NGÔN

Cuộc đời ai cũng phải học nhiều thứ, học không ngừng. Người thầy không chỉ dạy về kiến thức, mà quan trọng hơn phải là dạy làm người, nghĩa là cách sống nhân bản, tích cực sống đạo đức của một con người. Chúng ta không chỉ học ở trường học, mà còn phải học thêm nhiều ở trường đời, đặc biệt là trường tâm linh. Chúa Giêsu là Đại Giáo Sư của Trường Tâm Linh. Bài học của Ngài dễ học và dễ thuộc, nhưng không dễ thực hành: Yêu thương. Học đến chết vẫn chưa thông suốt “bài học yêu”. Muốn thông suốt thì chỉ có nước theo cách thức
của Chúa Giêsu dạy: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm
nhường”
(Mt 11:29).

Chúc các học sinh và sinh viên biết nỗ lực học tập để hữu ích trước tiên cho bản thân, cho gia đình, sau đó là cho xã hội, cho đất nước, cho Giáo hội. Chúc quý thầy, cô biết tận tụy với công việc cao quý nhưng cũng đầy trách nhiệm, và chúc quý phụ huynh tích cực cộng tác giáo dục con em thành nhân.

TRẦM THIÊN THU

nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi

Vượt qua chính mình

Vượt qua chính mình

Tác giả: TRẦM THIÊN THU

Đăng bởi pleikly
lúc 12:16 Sáng 8/09/12

VRNs
(08.09.2012) – CatholicHerald – Đây là câu chuyện thật “đầy xương máu”
của Matthêu Fradd, 28 tuổi. Chúng ta cùng rút ra bài học riêng khi đọc chuyện
đời anh trong việc chiến thắng tật “nghiện phim tươi mát”, và anh muốn giúp
người khác cũng có thể chiến thắng tật xấu như vậy. Thiết tưởng, câu chuyện của
anh có ích lợi cho chúng ta trong cuộc sống.

Matthêu Fradd bắt đầu xem phim “tươi mát” từ khi anh 8 tuổi. Anh thấy một tạp chí ở nhà
kho của một người bà con và anh bị nó “quyến rũ”. Anh cứ loanh quanh tìm điều
gì đó tương tự, và lúc anh 11 hoặc 12 tuổi, anh và một người bạn đi ăn cắp báo
ở mấy quầy báo và ở các cây xăng. Đó là những tờ báo Playboy (tay ăn chơi) hoặc
Penthouse (nhà thổ, nhà điếm). Fradd lợi dụng lúc người ta không để ý thì anh
lấy giấu trong áo.

Đó là câu chuyện mà anh kể nhiều lần trên đài truyền hình và đài phát thanh, kể
cho nhiều người ởCanada, Ai-len và Mỹ. Anh làm vậy vì anh cho rằng hình ảnh khiêu
dâm vô hại, nhưng ma quỷ dùng nó để làm mất khả năng yêu thương của con người.
Anh nói rằng nó làm suy nhược nam giới và làm thoái hóa nữ giới.

Anh và vợ là Cameron cùng con gái sống ở Ottawa, Canada. Anh nói rằng bước ngoặt
đời anh là Ngày Giới Trẻ 2000 ở Rôma. Lúc đó anh hoàn toàn không biết về tình
trạng của mình và càng đi lễ ít càng tốt. Khi diễn ra Đại hội Giới trẻ, anh bị
thu hút bởi chuyến đi tới Âu châu. Anh nói: “Tư tưởng đó lớn dần theo đức
tin hoặc khám phá Chúa Giêsu hoặc lắng nghe ĐGH nói. Thật lòng thì tôi cũng
không ham thích”.

Anh bị thuyết phục bởi các thanh niên khác trên máy bay. Anh nói: “Tôi chưa bao
giờ gặp các Kitô hữu trẻ thực sự tin vào niềm tin của họ, họ sống ngoài giáo
huấn của giáo hội về mọi thứ, kể cả về giới tính. Tôi chưa gặp những người bình
thường như vậy. Không chỉ bình thường mà rất lạnh nhạt, nhưng tự tin”
.

Anh bắt đầu cầu nguyện xin một dấu chỉ có Thiên Chúa hiện hữu. Trước đó lâu, có vẻ
như lời cầu nguyện của anh được đáp lại. Anh cho biết: “Tôi chưa bao giờ cảm
thấy vui như vậy. Tôi chỉ có cảm giác tràn ngập là Thiên Chúa có thật, Ngài yêu
thương tôi, và nếu đó là sự thật thì điều đó thay đổi mọi thứ được bao nhiêu?
Đó là quá trình tiệm tiến của sự thánh hóa”
.

Anh nhận nhiều lời khuyên về hình ảnh khiêu dâm từ các linh mục. Một số người nói
với anh rằng đó là “sự chuẩn bị khủng khiếp đối với hôn nhân”, những người khác
nói đó chỉ là “sự giải trí lành mạnh đối với giới trẻ” (Fradd cảm thấy cách nói
này không thỏa mãn).

Anh bỏ một thời gian không xem hình ảnh đồi trụy. Anh gia nhập Bộ quản lý mạng ở
Canada, và đi làm công tác đạo đức trong nước suốt một năm. Anh kết hôn năm
2006. Lúc này anh “không phải chống trả nhiều mà chỉ thi thoảng”. Anh đã sa ngã
tồi tệ. Anh nói: “Khi vợ tôi đọc Kinh thánh với các phụ nữ khác, nói với họ
về phẩm cách phụ nữ, thì tôi xem hình ảnh tươi mát”
.

Anh nói anh cảm thấy “rất xấu hổ”, và anh nói với linh mục giải tội rằng anh “yếu
đuối và mệt mỏi” vì cứ tái phạm hoài. Vị linh mục đề nghị anh xin Đức Trinh nữ
Maria trợ giúp. Anh không tin sẽ tác dụng nhưng anh nghĩ cứ thử xem sao. Anh
tâm sự: “Từ hôm đó, tôi đọc kinh Mân Côi và cầu nguyện theo ý đó. Sau mỗi chục
kinh Mân Côi, tôi nâng chuỗi Mân Côi lên trên đầu như sợi xích ở hai tay và
nói: “Lạy Đức Mẹ, xin nhận xâu chuỗi của Mẹ, bây giờ con lột bỏ xiềng xích
của lòng ham muốn đê hèn”
. Cuối cùng anh cảm thấy “cơn nghiện bỏ đi”. Và
anh đã bỏ được tật xấu đó mãi mãi.

Matthêu Fradd nói thêm: “Điều đó không xảy ra qua đêm, tôi không có ý nói nó không thể
nào lại xảy ra. Sự thuần khiết là cuộc chiến thường nhật. Nó không là đích để
bạn đạt tới và bạn tỉnh thức nghĩ rằng: Ồ, tôi thuần khiết rồi. Là một
Kitô hữu, sự thuần khiết không là đích đến, Nước Trời mới là đích đến”.

Chỉ vài tháng sau, Fradd không biết có thể giúp người khác bằng cách nào khi họ
phải đấu tranh như mình. Anh thu băng lời nói và tung lên các trang mạng “rẻ
tiền” mà anh đã từng xem. Anh được nhiều người trên thế giới trao đổi qua
e-mail.

Năm 2009, một linh mục cho anh 12.000 USD để chuyển trang ThePornEffect.com
thành cái gì đó “sạch sẽ” và chuyên nghiệp. Hiện nay, trang này mỗi ngày có
khoảng 7.000 lượt truy cập, có những bài viết và phỏng vấn những người đã làm
về công nghệ phim ảnh khiêu dâm, kể cả Donny Pauling (một cựu nhà xuất bản báo
Playboy), và April Garris (một cựu diễn viên đóng phim tươi mát).

Trang này cũng có diễn đàn “The Revolution” (Cách mạng), dành cho những người đang
muốn “vượt qua chính mình”, với những câu chuyện chiến thắng chính mình của
những người đã bỏ được thói xấu đó và mục “battle cry” (cuộc chiến nước mắt)
của những người đang giữa đường chiến đấu. Trang này gây xúc động và tự
thuật: Đọc để cảm nghiệm.

Fradd khuyên người ta nên chân thật và thừa nhận rằng những người đi nhà thờ vẫn có
thể nghiện xem hình ảnh tươi mát. Anh nói: “Những người ngồi kế tôi trong
nhà thờ có thể không tin có vấn đề về phim ảnh khiêu dâm, có thể họ cũng xem và
nghiện”
. Có những người “dị ứng” khi nói về phim ảnh khiêu dâm. Fradd bây
giờ cũng vậy.

Anh nhận ra rằng “quỷ dâm dục” không dễ triệt nếu không cẩn trọng. Anh tổ chức
những buổi họp mặt tại các quán bar hoặc CLB nhạc jazz để nói chuyện về công
nghệ phim ảnh dồi trụy. Có khi anh phỏng vấn Garris hoặc Pauling trên sân khấu.
Anh nói: “Mọi người có thể đến một môi trường lãnh đạm, mua ít rượu và chỉ
để nghe nói chuyện… Đó là cách Phúc âm hóa cũng thuyết phục được 50%”
.

Từ kinh nghiệm thực tế của mình, Fradd khuyên ăn chay, chầu Thánh Thể và lần chuỗi
Mân Côi. Anh nói: “Nếu không thể khước từ một miếng bánh, một ly cà-phê, thì
làm sao có thể cưỡng lại cơn cám dỗ về phim ảnh tươi mát? Cầu nguyện mà không
ăn chay cũng giống như đấu quyền anh với hai tay bị trói phía sau lưng vậy, và
ăn chay mà không cầu nguyện chỉ như ăn kiêng mà thôi”
.

Vấn đề không phải là xem hay không xem phim ảnh xấu, mà là cố gắng hoàn thiện và
nên thánh. Fradd nói thêm: “Chúng ta muốn là loại người đó thì khi chúng ta
chết, ma quỷ sẽ mở tiệc ăn mừng. Nó sẽ nói: Cảm ơn Chúa đã đi xa. Tôi không
muốn ma quỷ ăn mừng, và tôi nghĩ chắc hẳn các bạn cũng muốn như tôi”
.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ CatholicHerald.co.uk)

 

Xưng tội, Rước Lễ lần đầu của cháu ngoại.

Xưng tội, Rước Lễ lần đầu của cháu ngoại

Tác giả: Phùng văn Phụng 

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

  

Colby xúng xính trong bộ đồng phục quần dài đen, áo sơ mi trắng, có thắt nơ đỏ ở cổ áo. Con gái mặc đầm, đội khăn lúp trên đầu. Các cháu vui vẻ, hân hoan, nói cười ríu rít, trong khi các cô giáo lăn xăn, sắp xếp chỗ ngồi cho các em. Các em thực tập đọc bài đọc 1 và 2 cũng như đọc lời cám ơn quý Cha, quý thầy cô và cha mẹ, ông bà. Năm nay khoảng một trăm bảy mươi em xưng tội, rước lễ lần đầu. 

Các cháu trai ngồi bên phải, các cháu gái ngồi bên trái. Nhìn các cháu tuởng chừng như những “thiên thần bé nhỏ”. Khi rước lễ, theo sự hướng dẫn của thầy cô, từ trong hàng ghế, thứ tự đi ra đứng hàng dọc, chầm chậm đi lên gần cung thánh để được rước lễ lần đầu.

 Colby năm nay vừa đã được 9 tuổi là tuổi xưng tội, rước lễ lần đầu. Mỗi tuần ông ngoại đều chở hai cháu ngoại đi nhà thờ vì hai ngày cuối tuần hai cháu ngoại ở với ông bà ngoại để đi học đàn Piano, học Giáo lý, Việt ngữ ở Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập thể

Trọn ngày thứ bảy, khi các em tĩnh tâm từ 8 giờ sáng cho đến ba giờ chiều thì phụ huynh cũng được hướng dẫn đến hội trường để tìm hiểu cách xưng tội để giúp con em mình.

Năm nay các cháu phải học thuộc Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng và Kinh Sáng Danh, Kinh 10 điều răn và Kinh ăn năn tội. Colby đọc thuộc lòng bằng tiếng Việt  Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh và Kinh 10 điều răn nhưng tới Kinh ăn năn tội thì Colby chỉ đọc thuộc lòng bằng tiếng Mỹ mà thôi.

Mỗi thứ bảy cháu về sống với ông bà ngoại. Ông ngoại tập dạy thêm cho Colby kinh 10 điều răn trước khi ngủ. Vậy mà hơn hai tháng cháu mới thuộc hết kinh 10 điều  răn. Còn Kinh ăn năn tội mặc dầu dạy cho Colby tiếng Việt nhưng Colby không thể đọc trọn câu kinh bằng tiếng Việt được. Colby được học cách:

 Xét mình

 Ăn năn tội  Dốc lòng chừa

 Xưng tội

 Đền tội.

Trong hội trường có nhiều phòng mỗi phòng có các Cha ngồi chờ các cháu vào xưng tội. Tất cả các em cùng lớp với Colby ngồi thứ tự theo hàng dọc, ngay ngắn trước phòng bên phải của hội trường chờ đợi xưng tội. Tôi đứng gần đó để chờ xem thái độ của Colby ra sao?

Sau khi xưng tội xong, Colby đi ra nắm tay ông ngoại kéo đến phòng Đền tội.

Phòng đền tội là một phòng tối ở bên phải của trường “Mẫu Tâm”. Cuối phòng có để bàn thờ Chúa chịu nạn, trên tường đèn thật sáng chiếu vào hình Chúa chịu nạn.

Colby quỳ xuống hai bàn tay chấp lại trước ngực, đọc kinh Lạy Cha. Ông ngoại cũng quỳ với cháu ngoại nghe cháu ngoại đọc kinh. Sau khi đọc kinh xong cháu đứng dậy cúi đầu và kéo ông ngoại ra khỏi phòng.

Xưng tội là làm hòa với Thiên Chúa thông qua Linh mục đại diện Chúa lắng nghe lời thú tội của hối nhân, để hướng dẫn, “advise” để con người trở lại thân thiết với Chúa, gần gủi Chúa hơn và cũng từ đó kết hợp với mọi người.

Cháu được rước lễ là được gặp gỡ Chúa trong mình Thánh Chúa để được thánh hóa, được ơn nghĩa Chúa trong đời này lẫn đời sau.

Cảm tưởng của ông bà, cha mẹ khi con cháu được rước lễ lần đầu thật vô cùng sung sướng và cảm động vì cháu đã lớn, đã biết phân biệt tội lỗi, được rước Mình Máu Thánh Chúa, được gần gũi Chúa, biết yêu mến Chúa và được Chúa yêu thương. Thiên Chúa sẽ hướng dẫn chăm lo cho đời sống hàng ngày của các cháu, cũng như các cháu biết tin tưởng  vào Thiên Chúa toàn năng. 

Bà nội(người thứ ba bên trái) kế là Michelle (chị của Colby) Colby (áo trắng, thắt nơ đỏ)

ở truớc nhà thờ Ngôi lời Nhập Thể

Xin cám ơn cô giáo Thảo, các thầy cô đã bỏ rất nhiều thì giờ công sức trong  nhiều năm qua để hướng dẫn dạy dỗ tiếng Việt và giáo lý cho các cháu để các cháu không quên cội nguồn là người Việt nam và biết kính Chúa, yêu người ngay từ thời còn nhỏ.

Phùng văn Phụng

 Ngày 05 tháng 06 năm 2010

HAI BỨC HÌNH

HAI BỨC HÌNH

THẬT ĐAU LÒNG!
XIN CHUA XÓT THƯƠNG!

Chỉ cần nhìn 2 bức hình thấy thấm thía cho kiếp con người.

Hai hình ảnh thu hút hàng ngàn lượt bình luận trong thời gian ngắn.


Một bức chụp một đứa trẻ bị bỏ rơi, cuốn bao quanh thân hình bằng một tấm vải mỏng. Em được đặt trên trụ của lan can đường trong tình trạng côn trùng bò kín khắp người.

 

Cư dân mạng đang share hình ảnh đau lòng “một đứa trẻ bị bỏ rơi” khiến những người nhìn vào thật đau xót. (Nguồn: Facebook) Bức ảnh xuất hiện trên facebook vào 16h chiều ngày 11/8, ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của hàng ngàn người với những lời bình luận bày tỏ sự thương xót. Bạn trẻ có nickname Quỳnh Quắn Quít bày tỏ: “khổ thân đứa bé quá!”. Bạn Carolyn Le xúc động: “Nhìn xong muốn nổi da gà. Tội nghiệp bé!”. Cũng nhiều ý kiến phẫn nộ. Nickname Tiểu Xà viết : “Mong em sớm được siêu thoát. Thay mặt bố mẹ những người vô trách nhiệm với em, chị xin lỗi vì cảm thấy quá nhục nhã … Ngoài những “like” những “comment” thì chị không biết làm gì hơn là lời hứa sẽ không bao giờ biến mình thành người mẹ vô trách nhiệm … Rồi em sẽ là 1 thiên thần”. Nick name Lệ Hằng tỏ ra bất bình: “Niềm hạnh phúc của phụ nữ là đựợc làm mẹ, thế mà người mẹ này lại bỏ đi đứa con mà mình mang nặng đẻ đau ra nó. Người mẹ này là người thật nhẫn tâm và ác độc”… Bức ảnh thứ hai đăng tải ngày 14/8 trên mạng xã hội face book cũng gây xúc động đến rơi nước mắt.

 

Một bức ảnh cảm động rơi nước mắt. (Nguồn: Facebook) Bức ảnh được đăng lên chưa đầy 11 giờ mà đã nhận được hơn một ngàn lượt “like” và bình luận. Trong bức ảnh, theo nhiều người đó là một người đàn ông trung niên cõng người mẹ già của mình lên chùa thắp hương. Bức ảnh đã lay động tình mẫu tử của nhiều bạn trẻ. Nickname Rau Khoai viết: “Mẹ không có cánh, không vòng thánh. Nhưng trong mắt con mẹ vẫn là thiên thần.” Trong hàng ngàn lượt bình luận, câu nói được thốt lên nhiều nhất là: Con yêu mẹ! Con xin lỗi mẹ! Đây là cơ hội để nhiều bạn bầy tỏ tình cảm của mình với mẹ. Đôi khi chỉ là một câu nói mà chưa chắc ai cũng có thể nói ra. HaLy Phú tâm sự: “Thật tuyệt vời! Nhưng, rất ít người có thể nói được câu nói: “Con yêu mẹ”. Mình cũng chưa nói được.” Hai bức ảnh, hai hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau, nhưng nó đều là tình mẫu tử nói riêng, và là tình người nói chung. Khi xã hội càng phát triển thì những tình cảm tốt đẹp của con người ngày càng bị bụi bặm của cuộc sống che lấp. Nhìn lại hai bức ảnh và có những khoảng lặng cho riêng mình, ta sẽ ngỡ ra nhiều điều…   

 Nhật Linh

 nguồn: Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

CHÂN PHƯỚC TÊRÊSA CALCUTTA NỮ TU (1910-1997)

 CHÂN PHƯỚC TÊRÊSA CALCUTTA NỮ TU (1910-1997)

 NGÀY 05 – 09

 

Mẹ Têrêsa Calcutta là một phụ nữ nhỏ bé về thể lý nhưng đã được cả thế giới nhận biết qua hành động yêu thương của Mẹ đối với những con người nghèo khổ nhất trong các người nghèo. 

Mẹ sinh tại Albani (nay là Skopje), Macedonia, lúc đó là một phần của đế quốc Ottoman. Tên thật của Mẹ là Agnes Gonxha Bojaxhiu, là con út trong 3 người con. Gia đình có một thời gian sống khá thoải mái nhờ công việc xây dựng của người cha phát đạt. Nhưng cuộc sống hoàn toàn thay đổi sau khi người cha đột ngột qua đời.

Trong những năm còn đi học, Mẹ Têrêsa tham gia một Hội Tương tế Công giáo và thích đi truyền giáo ở ngoại quốc. Lúc 18 tuổi, Mẹ vào Dòng nữ Loreto ở Dublin. 

Năm 1928, cô Agnes từ giã mẹ ruột lần cuối và đi tới miền đất mới với cuộc sống mới. Năm sau, cô Agnes được vào nhà tập ở Darjeeling, Ấn Độ. Từ đó cô lấy tên Têrêsa và chuẩn bị cho đời sống phục vụ. Cô được sai tới một trường nữ trung học ở Calcutta để dạy lịch sử và địa lý cho các nữ sinh con nhà giàu. Cô không thể không chú ý tới xung quanh là dân nghèo, khổ sở, cơ cực. Những hình ảnh đói nghèo bệnh tật đó cứ theo cô mãi. 



 

Năm 1946, khi đi xe lửa tới Darjeeling để cấm phòng, nữ tu Têrêsa nghe được điều mà về sau Mẹ giải thích là “ơn gọi trong ơn gọi”. Mẹ kể: “Sứ điệp rõ ràng. Tôi phải rời tu viện để giúp đỡ người nghèo khi sống giữa họ”. Vì Mẹ nghe tiếng gọi rời khỏi Dòng nữ Loreto để “theo Chúa Kitô đến những khu nhà ổ chuột để phục vụ Ngài giữa những người nghèo nhất trong những người nghèo”. 

  Sau khi được phép rời Dòng Loreto, Sơ TÊRÊSA lập một dòng mới và đảm trách công việc mới. Sơ học y tá vài tháng rồi trở lại Calcutta, tại đây Sơ sống trong những khu nhà ổ chuột và mở trường học cho trẻ em. Mặc sari trắng (sari là trang phục phụ nữ thường nhật cũa người dân Ấn Độ) và đi dép, Sơ mau chóng được người ta biết là một bà tốt bụng, hàng xóm của họ – nhất là những người nghèo và bệnh tật, Sơ biết nhu cầu của họ qua những lần thăm viếng họ. Sơ chọn Sari là thường phục và cũng là tu phục của dòng. 

Công việc mệt nhọc, nhưng Mẹ được nhiều người tình nguyện tới giúp, một số là học sinh cũ của Mẹ, và đó là những người nòng cốt của Dòng Truyền giáo Bác ái._ Những người khác giúp đỡ bằng cách cho lương thực, quần áo, đồ dùng, nhà cửa,… 

 

Năm 1952, thành phố Calcutta tặng Mẹ một cơ sở cũ, Mẹ dùng làm nhà cho những người hấp hối và nghèo khổ. Khi dòng phát triển nhiều, dòng còn phục vụ các trẻ mồ côi, các trẻ bị bỏ rơi, người nghiện rượu, người già và những người vô gia cư.

 Trong hơn bốn mươi năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối, trong khi hoàn tất nhiệm vụ lãnh đạo dòng tu phát triển khắp Ấn Độ, và đến các quốc gia khác.

 
Năm 1970, Mẹ Teresa trở nên một nhân vật nổi tiếng thế giới với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Một phần người ta biết rõ hơn về Mẹ cũng là nhờ một quyển sách và cuốn phim tài liệu tựa đề Something Beautiful for God của Malcome Muggeridge. Mẹ được trao Gải Nobel Hòa Bình năm 1979 một sự vinh danh cho các hoạt động nhân đạo của Mẹ.  
Dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Teresa tiếp tục phát triển, đến thời điểm Mẹ từ trần, tổ chức từ thiện dồng tu của Mẹ đang điều hành 610 cơ sở truyền giáo tại 123 quốc gia, trong đó có các nhà trọ và nhà tình thương cho người mắc bệnh HIV/AIDS, cũng như bệnh nhân phong hủi, và lao. Các bếp ăn từ thiện, các chương trình tư vấn cho gia đình và trẻ em, các trại mồ côi, và trường học. 

 


Me được mời giảng cho Hội Đồng Giám Mục Thế Giới 

Nhưng Thiên Chúa đã gọi Mẹ ra về vào ngày 5-9-1997. Nước Ấn Độ đã làm Quốc Tang cho Mẹ. Mẹ đã được cả thế giới ngưởng mộ kính yêu, và thương tiếc 



Ngày 19-10-2003, trong một nghi thức của giáo hội, chân phước GH Gioan Phaolô II đã tuyên bố Mẹ Têrêsa là chân phước trước 300.000 khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô, trong đó có hàng trăm nữ tu Dòng Truyền giáo Bác ái (Missionaries of Charity) mà chính Mẹ đã thành lập năm 1950 (thuộc dòng giáo phận). Ngày nay dòng còn phát triển thêm các dòng chiêm niệm nam và nữ, có cả dòng cho các linh mục. 



Trong bài giảng, CP GH Gioan Phaolô II đã gọi Mẹ têrêsa là “một trong những nhân cách xứng đáng của thời đại chúng ta” và là “hình ảnh của người Samari nhân hậu”. Ngài nói rằng cuộc đời của Mẹ Têrêsa là “bản tuyên ngôn can đảm của Phúc âm”. Mẹ Têrêsa được phong chân phước chỉ sau 6 năm Mẹ qua đời. 

TS. sơ lược

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Nhân chứng sống của Lòng Chúa Thương Xót

Nhân chứng sống của Lòng Chúa Thương Xót

                                                                      tác giả:  TRẦM THIÊN THU

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

 

 Đây là câu chuyện có thật đã xảy ra với một người đàn ông Phi-luật-tân, rồi ông đã bỏ tất cả mọi sự và đi khắp nơi để làm chứng về Lòng Chúa Thương Xót (LCTX). Mời quý vị cùng đọc để hiểu và cảm nhận điều kỳ diệu…
Có sự hứng thú và kinh ngạc vào sáng ngày 2-3-1993 tại bệnh viện Chong Hua, TP Cebu (Phi-luật-tân). Một người đàn ông tên là Stanley Villavicencio đã chết lâm sàng, nhưng bỗng dưng ngồi bật dậy và tự tay rút ống trợ thở ra khỏi mũi, rồi bước đi như người bình thường.
Trước đó 3 ngày, tim ông đã ngừng đập, da đã tái nhợt từ đầu đến chân, và các cơ phận không còn dấu hiệu của sự sống. Các bác sĩ xác nhận ông không còn dấu hiệu của sự sống. Do đó gia đình đã chuẩn bị lo hậu sự, và sẽ an táng ông tại nghĩa trang Queen City Garden.
Nhưng ông Stanley sống lại! Mọi người kinh sợ và chạy tán loạn. Ai cũng ríu người lại, kể cả vợ ông!
Từ sự chết đến sự sống
Điều gì đã xảy ra? Khi ông chết lâm sàng (chính xác là 3 ngày), ông Stanley cho biết ông đã gặp Chúa Giêsu. Ông nói rằng Chúa Giêsu mặc áo dài trắng sáng và ngực phát ra những tia sáng chói. Chúa cho ông thấy một màn hình lớn chiếu cuộc đời ông phát sáng. Khi ông làm điều gì sai thì “phim” chạy chậm lại, rõ từng chi tiết điều sai trái. Ông thấy Nhà nguyện Thánh Tâm bị người ta dùng làm nơi cờ bạc và rượu chè. Ông kể: “Một cận cảnh lớn về việc ham ăn ham uống của tôi được chiếu rõ trên màn hình!”. Sau đó ông nói: “Tại sao có cảnh này? Hẳn là trên trời không có ban kiểm duyệt vì nhìn rất xấu, nhưng dù tôi nhắm mắt cũng vẫn thấy cảnh đó”.
Một lúc sau, Chúa Giêsu nói: “Hãy trở lại đó vì con vẫn còn nhiều việc phải làm. Nếu có sứ điệp nào cho con, Ta sẽ hiện ra với con trong giấc mơ”. Vì thế, sau 3 ngày, ông Stanley trở lại từ kẻ chết. Nhưng từ lúc đó, cuộc đời ông không như vậy nữa.
Ông đã bỏ làm việc ở Aviation Security Command (AVSECOM) để bước theo tiếng gọi của Chúa Giêsu. Một quyết định khó khăn lúc đó, vì ông có tới 10 đứa con – trong đó ông có 3 con nuôi.
Truyền bá Lòng Chúa Thương Xót
Qua giấc mơ và đặc ngữ nội tâm, Chúa Giêsu đã hướng dẫn ông Stanley truyền bá việc sùng kính Lòng LCTX. Ông đã có hơn 30 lần gặp hoặc nói chuyện với Chúa. Chúa Giêsu đã nói với ông: “Này con, con sẽ làm chứng về lần đến cuối cùng của Ta”.
Trường hợp của ông Stanley đã được Giáo hội điều tra và đã được công nhận là xác thực (declared authentic). Ông được sự giúp đỡ của ĐHY Ricardo Vidal và Đức ông Cristobal Garcia của GP Cebu, Đức ông Cristobal Garcia linh hướng cho ông.
Từ một người bình thường và sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ông Stanley đã đi khắp thế giới để nói về LCTX. Ngoài các quốc gia ông tới, ông đã được mời tới Hoa Kỳ, Anh quốc, Ai-len, Hong Kong, Macau, và Trung quốc. Ông tới các nhà thờ và kết quả có nhiều người được chữa lành bệnh, thậm chí là có phép lạ xảy ra. Ông cũng đã làm nhân chứng trước mặt các hồng y và các giám mục tại Tòa Thánh.
Trong thư gởi ĐHY Vidal đề ngày 25-11-2001, Trevor Collett ở miền Bắc Anh quốc đã viết về điều kỳ diệu từ buổi nói chuyện của ông Stanley. Trong thư có đoạn viết:
“Lúc 3 giờ chiều, nhiều người đứng dậy cùng cầu nguyện với LCTX. Có một phụ nữ đã bỏ xưng tội 50 năm. Sau khi nghe ông Stanley nói chuyện, phụ nữ này rất vui mừng và quyết định xưng tội vào ngày hôm sau! Có nhiều người khác đã rước lễ nhiều năm mà không xưng tội đúng cách, thậm chí có một số người còn phá thai, nhưng sau khi nghe ông Stanley làm chứng, ai cũng quyết định xưng tội vào thời gian sớm nhất. Các phụ nữ trẻ đã có ý định phá thai nhưng lại đổi ý và giữ lại đứa con. Một người đàn ông Mỹ đã “săn” ông Stanley khắp nơi trên đất Hoa Kỳ và Ai-len, nay mới gặp được ông Stanley tại Birmingham (Anh quốc) nên quá đỗi vui mừng”.
Ông Stanley đã đến nhiều tỉnh tại Phi-luật-tân. Trong số những người đầu tiên trở lại Công giáo nhờ kinh nghiệm “sống lại” của ông là một bác sĩ đã chứng kiến ông chết lâm sàng 3 ngày. Bác sĩ này là người theo dõi bệnh trạng của ông. Sau đó, bác sĩ này vào tu trong chủng viện và đã thụ phong linh mục.
Phúc cho ai có lòng tin!
Một lần ông Stanley đến nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu ở BF Homes Parañaque ngay trước Tuần Thánh. Ông đã thu hút người nghe bằng sự chân thật và thẳng thắn. Có những lần ông nói với nhiều người tội lỗi rằng họ có thể cảm thấy sức mạnh và quyền năng của Chúa trong con người khiêm nhường và bình thường. Ông nói: “Nhà thờ này là nơi thứ 4.779 tôi đã làm chứng về LCTX”. Trong khi hỏi đáp, một bé gái hỏi ông rằng Chúa Giêsu nhìn thế nào. Ông nói: “Guwapong-gwapo!” (rất đẹp trai).
Thánh Faustina đã từng bật khóc khi nhìn thấy Chúa Giêsu, linh ảnh LCTX được vẽ lại theo hướng dẫn của Chị. Thánh Faustina nói với Chúa Giêsu: “Ai sẽ vẽ Chúa đẹp như chính Chúa?”. Ngài trả lời: “Không phải là đẹp về màu sắc hoặc hình ảnh, mà là vẻ đẹp của chính ân sủng”.
Các thánh đã bỏ mọi sự mà theo Chúa khi các ngài thấy được Vẻ Uy Nghi của Chúa. Những cuộc gặp gỡ siêu nhiên đó đã làm cho các ngài thành những con người khác thường. Nhưng đa số đều là những con người bình thường. Chúng ta có cần gặp riêng Chúa Giêsu hoặc trải nghiệm khác thường trước khi chúng ta quyết định thay đổi cách sống hay không?
Lạy Chúa Giêsu, chúng con tín thác vào Ngài! Tạ ơn Chúa đã gởi cho chúng ta một người Phi-luật-tân làm Tông đồ của LCTX.
TRẦM THIÊN THU 

(Chuyển ngữ từ All-About-The-Virgin-Mary.com)

Đối chất ma quỷ

Đối chất ma quỷ

                                                               TRẦM THIÊN THU

Đăng bởi pleikly lúc 1:33 Sáng 28/08/12

 

VRNs (28.08.2012) – virgin-mary  – Với những câu chuyện thật của những người và những ngôi nhà bị “ma ám”, cuốn “Exorcism: Encounters with the Paranormal and the Occult” (Trừ quỷ: Đọ sức với Siêu linh và Huyền bí) là sách mà bạn không thể bỏ xuống sau khi đọc vài trang. Nhưng khác với những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu về ma quái, ma cà rồng, và những ngôi nhà ma ám, cuốn sách này hoàn toàn đáng tin vì là sách được viết bằng ngòi bút “sắc bén” của LM Jose Francisco C. Syquia, giám đốc Văn phòng Trừ quỷ của TGP Manila (Archdiocese of Manila Office of Exorcism), và được viết theo giáo lý Công giáo.

Tôi đã đọc cuốn sách này vài năm trước nhưng rồi để nó “ngủ yên” trên kệ sách. Tới một ngày cuối tháng Hai, lúc chúng tôi nghi là gia đình của con trai tôi là “đích nhắm” của ma quỷ. Tôi không an tâm. Đứa cháu nội yêu dấu của tôi là Juan Lorenzo bị “nhắm” tới. Là bà nội sẽ làm gì? Tôi cầu nguyện nhiều, dâng những việc hy sinh cho Chúa – và lấy sách của LM Syquia để được hướng dẫn.

Tôi bảo cháu viết ra những trải nghiệm của cháu và các chiến lược của ma quỷ, và tôi nghĩ nên viết về sách của LM Syquia làm sườn cho câu chuyện. Khi làm vậy, tôi nhận ra rằng tôi đang “khiêu chiến” với ma quỷ. Nhưng khi bạn phụng sự Thiên Chúa, bạn cứ tiến lên vì bạn cảm thấy Thiên Chúa đang thôi thúc bạn. Do đó, khi viết bản tóm lược này về cuốn sách của LM Syquia, tôi hy vọng sẽ làm cho bạn biết nhiều hơn về ma quỷ và sự hiện diện thật của ma quỷ (active presence) trên thế gian này.

MA QUỶ HIỆN HỮU!

Ai là các loại ma quỷ này? Theo LM Syquia giải thích, chúng là các thiên thần sa ngã vì kiêu ngạo và bị Tổng lãnh thiên thần Micae tống khứ khỏi Thiên đàng. Chúng ghét Thiên Chúa và chiến trường của chúng là thế gian, nơi chúng chiến đấu với các thiên thần của Thiên Chúa để giành lấy các linh hồn.

LM Syquia cũng cảnh báo chúng ta về tục lệ chữa bệnh mê tín (nhất là ở các vùng quê). Nhiều người trong chúng ta đã nghe nói về đủ loại thần linh ở chỗ này hay chỗ nọ. LM Syquia giải thích: “Đó chỉ là ma quỷ, chúng có sức mạnh như thiên thần và chúng vẫn hiện hữu sau khi sa ngã”.

Nói về việc ma quỷ tấn công một người nào đó, LM Syquia cho biết có 3 dạng. Dạng thứ nhất và phổ biến nhất là “chiếm hữu”, tức là ma quỷ kiểm soát thân xác của người đó – nhưng nó không thể kiểm soát linh hồn của người đó. Có 2 giai đoạn “câu thúc” của ma quỷ: ám ảnh và khống chế. Ám ảnh là bị ma quỷ kiềm chế thân xác nên có những ý tưởng quái gở trong ý nghĩ của người bị quỷ ám. Giai đoạn cao độ là lúc xuất hiện ý nghỉ muốn tự tử. Khống chế nghiêm trọng hơn ám ảnh. Có những “gánh nặng” hoặc nỗi thống khổ hành hạ người đó, có thể người đó cảm thấy đau nhức về thể lý, rối rắm về trí tuệ, bệnh tật về tâm lý (tâm bệnh), trầm cảm, nhìn thấy những cảnh kinh dị, và gặp ác mộng về ma quỷ. “Bị khống chế dữ dội” cũng giống như “bị ám ảnh” nhưng ma quỷ hoàn toàn kiểm soát nạn nhân.

LM Syquia liệt kê những cách mà ma quỷ có thể “ám” cả một gia đình. Ví dụ: Qua các chứng bệnh như bệnh tim, nhức đầu và đau bao tử; sự phân rẽ trong gia đình; bệnh về tâm lý và cảm xúc như tức giận và trầm cảmj; những cơn cám dỗ; kém lòng tin vào Thiên Chúa; thất bại trong công việc và các nỗ lực khác.

Trong chuyện trừ quỷ của cháu nội Juanlo của tôi, ma quỷ đã thể hiện qua các vết bầm tím trên cổ của cháu nội tôi, không thể giải thích về nguyên nhân của các vết bầm tím đó.

LM Syquia cũng cảnh báo về sự bành trướng của “Trào lưu Thời Đại Mới” (New Age Movement): “Sự ảnh hưởng huyền bí trong Thời Đại Mới có thể dễ dàng phát hiện bằng cách kiểm tra các tiêu đề sách. Có những cuốn sổ tay của ma thuật, tử vi và bói toán,… Giới trẻ đang bị thu hút vào các bộ phim như ‘Harry Potter’ và ‘Ma Thuật’, các trò chơi như ‘Dungeons and Dragons’ hoặc chương trình truyền hình như ‘Charmed’. Ngay cả trẻ em cũng không an toàn”.

LM Syquia liệt kê các cách áp dụng và các khí cụ của Trào lưu Thời Đại Mới mà người Công giáo nên tránh. Đó là những trò chơi ma thuật, bùa ngải, bói toán, cờ bạc, thôi miên, trầm mặc tiên nghiệm (transcendental meditation), phim ảnh và trò chơi khiêu dâm,… Nhiều người Công giáo đi lễ hằng ngày mà vẫn mua sách tử vi để “tham khảo”. Điều này chứng tỏ “miệng nam mô mà bụng một bồ dao găm”, chỉ tin Chúa bằng miệng!

VŨ KHÍ TÂM LINH

Thật vui khi Giáo hội đã cho chúng ta một số vũ khí mạnh mẽ để chống lại ma quỷ. Nhưng trước hết, chúng ta cần phân biệt 2 thuật ngữ: trừ quỷ và giải thoát. Chúng ta đã biết người trừ quỷ. Có thể chúng ta không biết rằng một linh mục phải có phép của đấng bản quyền (giám mục) mới được trừ quỷ. LM Syquia trích lời của Giáo luật: “Phép đó từ đấng bản quyền địa phương chỉ được ban cho một giáo sĩ có lòng đạo đức, hiểu biết, cẩn trọng và chính trực”.

Mặt khác, trong cuốn “Exorcist: A Spiritual Journey” (Người trừ quỷ: Hành trình tâm linh), LM Syquia định nghĩa “người giải cứu” (deliverance minister) là “linh mục, tu sĩ, hoặc giáo dân với đặc sủng giải thoát… Họ dùng các kinh nguyện giải thoát (không phải Nghi thức Rôma về Trừ quỷ) để xua đuổi ma quỷ khỏi người bị ám…”. Việc dùng kinh nguyện giải thoát được coi là trừ quỷ riêng tư.

Cũng trong cuốn sách nói trên, LM Syquia trích lời Thánh Alphong Liguori: “Việc trừ quỷ riêng tư là được phép đối với mọi Kitô hữu; việc trừ quỷ theo nghi thứ chỉ được phép đối với những người đã được chỉ định làm việc đó, và chỉ được phép của giám mục”.

Rất hiếm linh mục trừ quỷ, chúng ta có thể quy tụ nhóm để cầu nguyện giải thoát cho người bị quỷ ám, hoặc có thể cầu nguyện giải thoát chính mình (nếu bạn muốn có bản sao, xin nhắn tin về số +639178121362).

LM Syquia liệt kê một số “vũ khí” hiệu quả: Nước phép, ảnh tượng đã làm phép (đặc biệt là ảnh Thánh Bênêđictô), Áo Đức Bà và Ảnh Đức Mẹ Làm Phép Lạ, Chuỗi Mân Côi, nến phép, và sách kinh nguyện.

Đức Mẹ rất uy quyền. LM Syquia kể một câu chuyện mà ngài tin Đức Mẹ đã cứu ngài trừ quỷ rất khó khăn trong một bệnh viện nọ.

LM Syquia nhấn mạnh điều khác là các Kitô hữu phải “ở trong tình trạng ân sủng”. Tham dự Thánh lễ và rước lễ luôn là vũ khí cực mạnh chống lại ma quỷ. Như vậy, khi bị vây hãm, Kitô hữu nên cố gắng tham dự Thánh lễ thường xuyên.

CHỈ CÓ va LUÔN LÀ CHÚA GIÊSU

Trong cuốn sách về “những chuyện kinh dị”, tôi thích nhất chương “Only Jesus and Always Jesus” (Chỉ có và luôn là Chúa Giêsu). LM Syquia nói rằng, khi bị ma quỷ tấn công, người ta tập trung vào ma quỷ, như thời gian trôi qua, người trừ quỷ hoặc người giải thoát nhận biết Thiên Chúa quyền năng biết bao! Vì “Thiên Chúa luôn cùng chiến đấu với chúng ta và không bao giờ rời xa chúng ta”. Quan trọng nhất là “tiếp tục tiến tới sự thánh thiện”. Thật vậy, khi bạn cảm thấy bị ma quỷ bao vây, bạn không còn sự giải thoát nào khác ngoài Thiên Chúa.

Khi tôi đặt tựa đề “Đối chất ma quỷ” cho bài viết này, tôi nên giải thích thêm. Thực ra, chúng ta không thể và không nên “đối mặt ma quỷ”. Ma quỷ là các thiên thần sa ngã nên rất mạnh hơn chúng ta. Chúng ta phải luôn “nhân Danh Chúa Giêsu” mà chống lại ma quỷ. Như vậy, chiến thắng của chúng ta luôn là chiến thắng của Chúa Giêsu. Ngài là sức mạnh của chúng ta và là Đấng bảo vệ chúng ta. Xin chúc tụng Chúa Giêsu và Thánh Danh Ngài: “Khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ” (Pl 2:10).

Lourdes Policarpio

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)

_______________________________________________________________

Giáo Dục Bi Thảm

Giáo Dc Bi Thm

                                                                                      (09/03/2012)

                                                                              trích: Vietbao.com

Bạn thân,
Một thời chúng ta nhìn các thầy giáo, cô giáo như những vị thần linh… nhưng bây giờ thì không như thế nữa.

Một thời, chúng ta lắng nghe các thầy cô nói từng lời, nghiền ngẫm từng chữ… và không bao giờ chất vấn, nghi ngờ gì hết. Bởi vì, thầy cô nói bằng tấm lòng muốn trao truyền kiến thức, và muốn chúng ta giỏi, muốn chúng ta siêng năng, và muốn chúng ta thành công ngoàì đời.

Thầy cô là những người cho chúng ta chữ, cho chúng ta hiểu về cuộc đời, cho chúng ta hiểu về ẩn nghĩa của Truyện Kiều, khi nàng tuyệt sắc Thúy Kiều bị xã hội xô đẩy vào lầu xanh, cũng y hệt như những tinh hoa đẹp nhất của giới trí thức thời cụ Nguyễn Du bị lịch sử xô đẩy, trong đó có những người phảỉ bán đi sự lương thiện…

Bây giờ thì khác. Báo Tuần Việt Nam qua bài viết của tác giả Nguyễn Trọng Bình đã nêu vấn đề ngay ở tựa bài: “Giáo dục có đang… ‘vô cảm’?” Bài viết đầy những hình ảnh đau đớn của nền giáo dục, chuyện chạy trường, chạy bằng cấp, chạy việc… trích như sau:

“…Khoảng mươi năm trở lại đây trong ngôn ngữ tiếng Việt bỗng xuất hiện một từ mới: “Chạy trường”. Hiểu một cách nôm na “chạy trường” là cách mà các quý vị phu huynh của các em học sinh, sinh viên từ bậc học mẫu giáo cho đến đại học phải bỏ tiền ra để nhờ vả, chạy chọt cho con em họ có cơ hội vào học ở những ngôi trường phần nhiều được đánh giá là có “chất lượng tốt”.

Những trường này thường được  “bảo chứng” bằng những mỹ từ như: Trường đạt chuẩn quốc gia, trường chuyên, trường điểm, hay trường quốc tế…. Hoặc có khi “chạy trường” với mong ước con em mình được học ở những ngôi trường gần nhà để nhằm tiện lợi cho việc chăm sóc và đưa đón con em lúc đến trường.

Có ai ngờ những đứa trẻ chỉ mới bắt đầu vào mẫu giáo mà cha mẹ của chúng phải tất tả ngược xuôi để tìm một chỗ xứng đáng. Để được người ta “ươm mầm” sự… giả dối trong sự đổi chác và thực dụng….

Vấn đề “chạy bằng cấp và chạy kiến thức” chủ yếu xảy ra từ cấp trung học phổ thông trở lên. Ở cấp học này chuyện “chạy bằng cấp và kiến thức” nhìn chung là do hậu quả của việc tổ chức thi cử “tưởng là nghiêm túc nhưng kì thực là rất lỏng lẽo” mà ra.

Cuộc khảo sát của 1 nhóm nghiên cứu về việc gian lận trong thi cử đối với 500 học sinh mới đây là 1 minh chứng rõ ràng nhất cho vấn đề này. Có tới 400 em học sinh thừa nhận mình có gian dối trong thì cử với nhiều hình thức khác nhau…

Đối với những cấp bậc cao hơn như đại học, hay sau đại học thì việc chạy bằng cấp và kiến thức rõ ràng nhất là ở khâu thực hiện đề tài luận văn (cử nhân), luận án (thạc sĩ, tiến sĩ) tốt nghiệp.

Đây còn là 1 đại nạn, 1 thực trạng đáng xấu hổ nhất trong hệ thống giáo dục đại học và sau đại học ở nước ta hiện nay.

Xấu hổ là vì ngay chính bản thân những thầy cô giáo toàn những thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, GS… nhưng có không ít người đã không ngần ngại nhận phong bì từ sinh viên, học viên của mình để rồi châm chước và cho qua những luận văn, luận án không xứng đáng mà mình hướng dẫn hay phản biện.

Đau đớn hơn có người còn ra giá với học trò của mình và nếu như học trò nào đó không biết “vâng lời” thì có khi phải nhận lấy những hậu quả xấu. Những việc làm này rõ ràng chỉ có thể nói đó là sự “mất nhân tính” của những con người vốn đang gánh trên vai trọng trách “trồng người” cho xã hội….

Và “chạy việc”

Một sinh viên để có thể cầm trên tay mảnh bằng đại học (ít nhất là 4 năm) phải đánh đổi không biết bao nhiêu công sức và tiền bạc của gia đình. Đến khi ra trường các em phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của xã hội trong hành trình xin việc để tự lập, mưu sinh.

Thế nhưng vẫn có những người thầy không ngần ngại “ra giá” với các em về một chỗ làm nào đó nhờ sự quen biết của họ. Thử hỏi học trò mới ra trường thì làm gì có tiền (từ vài chục đến vài trăm triệu) để đưa cho thầy cô mong có được chỗ làm…”

Làm sao bây giờ? Làm sao tìm ra những người thầy thơ mộng nhiều thập niên trước… Chắc chắn vẫn còn đó, ở đâu đó, vẫn còn những thầy giáo, những cô giáo thật tâm quan tâm tới các em… Thật là may mắn, là đại cơ duyên cho những ai gặp các vị thầy đáng kính như những trang sách cổ.