Tản mạn về sách

Tản mạn về sách

Chuacuuthe.com

VRNs ( 21.04.2014) – Sài Gòn-  Sáng nay (20/04/2014) cầm cuốn báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần trên tay, ngay trang bìa có mô hình biễu diễn về thống kê đọc sách, mô hình hình chóp nón, đỉnh là Việt nam với tỷ lệ đọc sách bình quân 1 người đọc 0,8 cuốn /1 năm, kế đến là Malaysia > 10, Mỹ 12 và cuối cùng là Pháp 15 cuốn/năm. Số liệu này được chú thích là theo số liệu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trang 3).Nếu đây là tỷ lệ chính xác thì thật đáng buồn, đáng xấu hổ và đáng lo ngại, mà có lẽ chính xác thật.

Tôi thường di chuyển đó đây nên có dịp quan sát, khách nước ngoài (người phương Tây, và cả người Hàn, người Nhật) trong những lúc di chuyển, trên máy bay, xe hỏa hay tàu thuyền, khi ngồi đợi ở các nhà ga, hoặc khi trong các quán cà phê, nói chung những chỗ nào tương đối ổn định đếu thấy họ đọc sách, người lớn tuổi cũng như thanh niên, ngược lại, người Việt và người Tàu thì không, thường thì người Việt tụ tập nói chuyện ồn ào, ăn vặt hoặc … ngủ ! Rất hiếm thấy người Việt đọc sách ở những nơi công cộng như vừa kể.

Tôi sinh sống ở thành phố Saigon này gần 60 năm (ngoại trừ một vài năm xa thành phố) nên có dịp theo dõi và chứng kiến những biến cố lịch sử của đất nước cũng như thành phố.

Trước năm 75, hệ thống thư viện hầu như có mặt ở tất cả các trường học, kể cả trường tiểu học (cấp 1 bây giờ), năm tiểu học tôi học trường tiểu học Trần Quý Cáp cạnh hồ Con Rùa, ngay ngã tư Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần bây giờ) và Pasteur, dọc đường Pasteur gần trường Đại học Kiến Trúc có một thư viện nhỏ rất êm đềm và thinh lặng, tuổi thơ của tôi đã say mê hằng giờ trong đó khi đi học sớm hoặc chờ cha đến đón. Gần xóm nhà tôi có mấy hiệu cho thuê sách, đủ mọi loại sách, giá thế chân rất rẻ và giá thuê sách cũng rất rẻ, những cuốn sách bìa được đóng lại bằng giấy bao xi măng, tên cuốn sách được nắn nót bằng bút lông to bản, ngoài bìa giấy xi măng là một bao nilon để bảo vệ cuốn  sách, bìa trong ghi chi chít ngày và giờ các khách  hàng đã thuê sách đọc. Đủ mọi loại sách, thượng vàng hạ cám, nhưng chủ hiệu cho thuê sách thường nhìn mặt mà cho thuê, trẻ con đừng mong thuê được những cuốn sách tiểu thuyết kiểu bà Tùng Long hay Nghiêm Lệ Quân.

Tôi thường có mặt ở nhà sách Khai Trí vì được đọc sách miễn phí, chỉ một điều phiền là phải đứng mỏi chân, Nhà sách Đức Mẹ ở Kỳ Đồng thì thật tuyệt, tuyệt vì không khí mát rượi lại được xem các sách báo Công giáo. Mỗi chiểu thứ bảy, sau khi dự chầu ở Đền tôi đều vào lân la trong nhà sách, để nghe nhạc, để đọc sách, để ngắm tranh ảnh, để mua báo Đức Mẹ và báo Tuổi Hoa. Đôi khi cũng tạt vào nhà sách Đa Minh, nhà sách Hiện Tại là những nhà sách báo đạo ở thành phố này.

Tôi có một người bạn, chị ấy là một nghệ sĩ Violon, ngôi nhà nhỏ chị ở cùng với bà mẹ trong con hẻm nhỏ đường Yên Đổ (Lý Chính Thắng bây giờ), ngôi nhà có những cái cửa sổ lật màu đỏ gụ, bên trong ngôi nhà ấy là một tủ sách lớn, phần lớn là sách ngoại quốc, sách dịch và sách của nhóm Tự lực Văn đoàn. Những cuốn sách được chị nâng niu bao bọc bằng một loại giấy bóng kiếng mờ mờ đục đục, mong manh, khiến người cầm đọc phải thật thận trọng, nhẹ nhàng, yêu quý. Ngày ấy tôi đọc được trong tủ sách của chị cuốn Hoa Vông Vang của Đỗ Tốn, lâu nay tôi cố ý tìm nhưng chưa thấy in lại. Bây giờ nghe nói ở Hoa Ký, chị không thường xuyên đàn nữa nhưng lại cầm bút.

Ngày xưa tôi được xếp vào loại học giỏi, tháng nào cũng có Bảng Danh Dự, năm nào cũng được phần thưởng cuối năm, phần thưởng của học sinh lúc bấy giờ là sách, đặc biệt nhất là các cuốn tự điển, bọn nhà nghèo chúng tôi mà học khá thì chẳng thua kém chúng bạn về phương diện sách, mặc dầu không có tiền để mua. Có năm tôi đươc học một cô giáo rất đẹp, bọn con trai chúng tôi học mà cứ trầm trồ ngắm và khen cô đẹp, theo sự nhận xét non trẻ của chúng tôi lúc bấy giờ thì hình như nhiều thầy giáo trẻ cũng theo đuổi cô nữa. Mỗi tháng cô đều có phần thưởng cho học sinh nhất lớp về môn Anh văn của cô, phần thưởng chỉ là 1 cuốn sách bằng tiếng Anh, nhưng rất vinh dự vì có chữ đề tặng của cô, trong tháng đó, người học sinh có phần thưởng sẽ phải đứng lên giữa lớp nói về nội dung cuốn sách đã được cô tặng. Sau năm 75, nghe nói cô đã gởi xác cùng với cả gia đình giữa lòng đại dương có tên là Thái Bình.

Chúng tôi có kinh nghiệm về việc đọc sách rất sống động, là những kỷ niệm không thể xóa nhòa trong tâm trí tôi. Mỗi ngày sau bữa cơm chiều, việc dọn dẹp được thực hiện thật nhanh chóng, cả nhà tập họp ở phòng chung theo lệnh của bố tôi, mỗi ngày cả nhà được nghe một đoạn trong các cuốn tiểu thuyết của nhóm Tự lực Văn đoàn, khi đọc xong đoạn bố tôi chỉ định, kế đến là phần nhận xét và phê bình, hoặc bố tôi phân tích nhận định, hoặc ông đặt câu hỏi và bắt con cái trả lời, nhờ thế chúng tôi biết rất nhiều về nhóm Tự lực Văn đoàn, khi vào lớp học, chúng tôi luôn dành đươc điểm cao môn thuyết trình lớp Đệ Ngũ. Ngày ấy tôi để ý thấy bố “nịnh” mẹ rất rõ, ông cho đọc đi đọc lại cuốn “Tôi là mẹ” của Lê Văn Trương, một cuốn tiểu thuyết đề cao tâm hồn hy sinh quảng đại của người mẹ. Một điểm khác, có lẽ do nhà tôi có nhiều anh trai lớn, hình như ông có ý chuẩn bị tâm lý cho cả nhà, nhất là mẹ tôi nên cũng hay cho đọc đi đọc lại cuốn “Nửa chừng xuân”, “Gánh hàng hoa”,”Anh phải sống” và “Đoạn tuyêt”.

Biến cố 1975 ập đến cho miền nam, cùng với tài sản trong nhà theo nhau ra ngõ, sách cũng xếp hàng lần lượt ra đi, một chợ sách cũ thật lớn ở ngay khu Sinco, đường Calmet, gần đường Trần Hưng Đạo, đây là địa chỉ tôi hay dừng lại sau những cuốc đạp chiếc xich lô mệt mỏi để mưu sinh, ở đó muôn vàn sách các loại được tuồn ra, sách quý rất nhiều, rất nhiều cặp mặt nâng niu tần ngần tiếc rẻ, ở đó chúng tôi gặp sách, ở đó chúng tôi cũng gặp nhau, những trí thức miền nam thất chí, nhìn nhau bằng con mắt thương cảm, rã rời, tất cả cùng đói nên chẳng biết nói với nhau câu gì, chia sẻ với nhau cái gì nữa.

Xã hội thay đổi quá nhanh chóng, nhất là thay đổi hoàn toàn sau biến cố 1975,  không gian nhà trường thay đổi, bầu khí gia đình cũng thay đổi, kết quả cho đến hôm nay, tỷ lệ đọc sách của người Việt rơi tự do một cách thảm hại, không đọc sách đồng nghĩa với ngu dốt, dân tộc chúng ta sẽ đi về đâu, đất nước chúng ta sẽ đi về đâu, khi dân số tăng mà tri thức không tăng, thậm chí lùi ? Sẽ là một mớ người hỗn độn kém cỏi quay ra cấu xé lẫn nhau, phá hết của cải cha ông để lại, bán hết tài sản của gia đình rồi đem thân làm nô lệ ?

Đã có những cố gắng để người dân tiếp cận được sách nhiều hơn, đã có những cá nhân, những tổ chức dân sự cố gắng đem sách về nông thôn. Về phía Giáo Hội, một vài nhóm có tổ chức gởi các tủ sách nhà đạo về các vùng sâu vùng xa, trong những chuyến về các vùng ấy, tôi đã thấy một vài nơi tổ chức tủ sách cho thiếu niên nhi đồng, một trong những hoạt động công khai là tủ sách Giêrado của Nhà sách Đức Mẹ ở Kỳ Đồng, hàng trăm tủ sách đã được gởi đi từ chương trình này, nhưng hình như chưa đủ để kích cái tỷ lệ nhục nhã kia lên đến con số tròn 1/năm. Cần phải có một sự thay đổi vĩ mô của xã hội. Bao giờ ?

Đình Trung

20/4/2014

 

Du khách Trung Quốc không được hoan nghênh ở Thái Lan

Du khách Trung Quốc không được hoan nghênh ở Thái Lan
Sunday, April 20, 2014 4

Một số nhà hàng buffet than phiền người Hoa vào ăn uống xong còn nhét đầy đồ ăn vào túi mang ra.
Tồi tệ hơn nữa, trang mạng cơ sở du lịch của thành phố lớn thứ nhì Thái Lan này đăng tải bức hình một người Hoa đang đại tiện vào một hào nước cổ của thành phố.

Bà Annette Kunigagon, chủ nhân người Ireland của nhà hàng lâu năm Eagle Guesthouse nhận xét: “Tiếc thay tinh thần bài Hoa ở đây hiện nay rất cao. Sự tình phải tệ hại lắm người dân Chiang Mai mới bày tỏ thái độ quyết liệt đến như vậy vì dân địa phương thường rất khoan dung đối với khách du lịch nước ngoài.”

Tuy nhiên, bà Kunigagon cùng một số người khác bày tỏ rằng, những hành vi khiếm nhã thường có trong các nhóm du khách thay vì những cá nhân, vốn là người trẻ tuổi có học thức và thích ứng với tập quán địa phương.

Trong khi đó, một số chỉ trích cho đây là thái độ đạo đức giả. Chính người Thái là vô địch về xả rác và có thành tích về mức độ tử vong do tai nạn giao thông cao nhất thế giới. (TP)

Xin xem thêm:

LŨ LỢN XỔNG CHUỒNG: BỌN DU KHÁCH TẦU

Đọc xong những điều mà người Hoa làm tại Chiang Mai, người ta thấy bọn heo xổng chuồng chạy sang Việt Nam còn kinh hồn hơn đám du khách đến Chiang Mai rất nhiều. Chúng làm tất cả những gì tàn độc nhất cho nước Việt Nam. Ỉa bậy đái bậy mà đã nhằm nhò gì! Chúng nó đang đầu độc cả dân tộc Việt, tàn phá nền kinh tế, nông nghiệp của người Việt, đưa người vào chiếm đất của nước Việt, chiếm đảo của chúng ta, đối xử tàn ác, khốn nạn, chó má với người Việt, mua người đem về nước chúng bắt làm nô lệ, bắt nạt những người dân đánh cá khốn khổ…

Chứ ngoáy mũi, khạc nhổ, tiểu tiện, đại tiện thì đã ăn thua gì.

Hỡi những người bạn Thái Lan, bọn lợn xổng chuồng quậy phá đất nước của các bạn mà đã ăn thua gì. Hãy nhìn sang nước chúng tôi thì thấy ngay.

Những cái chết ở Bắc Phong Sinh

Những cái chết ở Bắc Phong Sinh

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-04-21

04212014-vn-guar-kil-uighu.mp3

Bộ đội Biên phòng Việt Nam bàn giao nhóm đối tượng cho phía Trung Quốc.

Bộ đội Biên phòng Việt Nam bàn giao nhóm đối tượng ăn mặc theo kiểu Hồi giáo cho phía Trung Quốc.

Nguồn báo Tiền Phong

Nghe bài này

16 người Duy Ngô Nhĩ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà ngày 18 tháng 4 và gây ra cái chết cho  7 người cùng 4 người bị thương, trong đó, phía bộ đội biên phòng VN có 2 chết, 4 bị thương, phía nhóm người Tân Cương có 5 người chết.

Cái chết của 2 bộ đội biên phòng Việt Nam và 5 người Duy Ngô Nhĩ đang làm dư luận nóng lên trên báo chí. Việc cướp súng và bắn vào biên phòng là hành vi xâm phạm luật pháp Việt Nam với mức độ cao nhất. Giết người, xâm phạm lãnh thổ bất hợp pháp và cố ý gây thương tích cho người thi hành công vụ là các tội danh mà những người Duy Ngô Nhĩ này phải trả lời trước pháp luật Việt Nam.

Vội vã trục xuất không xét xử nghi phạm tấn công đồn biên phòng

Tuy nhiên dư luận rất bất bình khi tất cả những người Duy Ngô Nhĩ gồm 5 đàn ông 4 phụ nữ và 2 trẻ em cùng cả 5 xác chết đã nhanh chóng được trao trả về bên kia biên giới khi đích thân cán bộ cửa khẩu Trung Quốc sang Việt Nam dẫn độ họ.

Câu hỏi đặt ra, tại sao Việt Nam không có những hành xử đúng pháp luật như tất cả các nước khác trên thế giới? Bất cứ vụ án lớn nhỏ nào xảy ra trên đất nước mà người vi phạm là công dân ngoại quốc cần phải được xét xử trước khi có quyết định trao trả họ về nguyên quán dưới hình thức trục xuất, hoặc bắt buộc họ phải thi hành án tại nước họ gây án rồi sau đó mới trục xuất.

” Sự việc đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì trước hết phía Việt Nam phải xử lý đã. Có thể bàn giao thi thể của người đã chết về cho phía Trung Quốc sau khi đã khám nghiệm, đã lập biên bản còn những người còn lại thì phải xử lý theo pháp luật Việt Nam. Mình không thể trả một cách vội vàng như vậy

GSTS Nguyễn Minh Thuyết”

Hành động tống khứ những người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc chỉ trong 12 tiếng sau khi vụ án xảy ra được GSTS Nguyễn Minh Thuyết nguyên đại biểu quốc hội Việt Nam phân tích:

Tôi cũng rất thắc mắc với việc này bởi vì khi mà sự việc đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì trước hết phía Việt Nam phải xử lý đã. Có thể bàn giao thi thể của người đã chết về cho phía Trung Quốc sau khi đã khám nghiệm, đã lập biên bản còn những người còn lại thì phải xử lý theo pháp luật Việt Nam. Mình không thể trả một cách vội vàng như vậy. Sau khi xử lý xong ở phía Việt Nam thì trả họ về hay không hoặc là phía Trung Quốc có tiếp tục xử lý họ hay không thì đấy lại là chuyện khác.

Một thiếu tá và một thiếu úy thuộc lực lượng biên phòng Việt Nam đã thiệt mạng trong vụ nổ súng tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà. Source zing.vn/ttre

Một thiếu tá và một thiếu úy thuộc lực lượng biên phòng Việt Nam đã thiệt mạng trong vụ nổ súng tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà. Source zing.vn/ttre

Hiện tượng người Duy Ngô Nhĩ đào tỵ khỏi đất nước không phải là điều mới lạ. Đất đai, văn hóa, tài nguyên kể cả tôn giáo của họ đã và đang tiếp tục bị Trung Quốc chiếm dụng, tha hóa và cấm đoán. Họ sống trong sợ hãi và luôn phải đối diện với bạo lực xảy ra trong bất cứ lúc nào. Người Duy Ngô Nhĩ cùng với Tây Tạng là hai sắc dân bị Trung Quốc đàn áp mạnh mẽ không hề ngưng nghỉ và sự chống đối của hai dân tộc này đang làm nhức nhối thế giới trước những cái chết thương tâm của họ

Chính sách Hán hóa vùng Tân Cương của Trung quốc lên tới cực điểm đã nổ ra xung đột đẫm máu làm cho gần 200 người chết tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương và sau đó kéo theo các vụ sách nhiễu, trả thù và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ một cách dã man đã làm cho sắc dân này bùng lên phản kháng mạnh mẽ. Các vụ tấn công công an Trung Quốc và những nhóm dân quân do Trung Quốc lập ra đã khiến hàng trăm người chết cùng hàng trăm người khác bị bắt giam vẫn liên tiếp làm cho người Duy Ngô Nhĩ tháo chạy ra khỏi vùng đất của tổ tiên họ.

Nếu người dân Tây Tạng chống lại Trung Quốc bằng hình thức tự thiêu thì người Duy Ngô Nhĩ chấp nhận dùng máu của mình ra để đổi lấy tự do. Bạo động chống lại người Hán tại Tân Cương đã khiến Trung Quốc có cơ hội lên án họ là khủng bố, tuy nhiên với kết quả điều tra của các tổ chức nhân quyền quốc tế thì chính nhà nước Trung Quốc mới là tác nhân gây ra các vụ bạo động đó.

Điển hình cho các tranh cãi này là vụ 213 người Duy Ngô Nhĩ xin tỵ nạn chính trị tại Thái Lan vào tháng 3 vừa qua đã gây tranh luận về vấn đề này và quốc tế trong đó có Hoa Kỳ đã buộc Thái Lan không được trục xuất họ về Trung Quốc. Cao Ủy tị nạn UNHCR tại Thái Lan đang giải quyết tình trạng di dân của họ thông qua ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có cùng tiếng nói như người Duy Ngô Nhĩ.

Giới chức Thái Lan nói với RFA về vụ này rằng họ đang xác minh xem những người Duy Ngô Nhĩ đó có bị buôn bán hay là chạy trốn do bị đàn áp. Một khi hồ sơ hoàn tất họ sẽ được di dân sang nước thứ ba. Hiện nay đa số đã được công nhận bởi Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc.

Khác với Thái Lan, các nước Campuchia, Lào và Malaysia đã không chấp nhận cho người Duy Ngô Nhĩ được sự bảo vệ của Cao Ủy LHQ. Tháng 12 năm 2009 Campuchia trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ ngay cả khi họ nhận được giấy công nhận của UNHCR và sau đó Lào cũng giải giao cho Trung Quốc hai người còn lại. Malaysia thì trục xuất 6 người về lại Trung Quốc vào năm 2012 bất kể UNHCR đã cấp quy chế cho họ.

” Trung Quốc rất sợ khi những người Duy Ngô Nhĩ vượt thoát ra nước ngoài họ sẽ tiếp tục tổ chức việc chống Trung Quốc và họ sẽ tố cáo những hành động của TQ tại Tân Cương cho thế giới biết. Họ trốn sang Việt Nam là để tiếp tục sang một nước khác … vì vậy cần phải mang họ về Trung Quốc gấp

Giáo sư Calr Thayer”

Để trả công cho những hành động này, Campuchia nhận được hơn 1 tỷ đô la viện trợ của Trung Quốc, Lào được hứa sẽ nhận đầu tư cho đường sắt, chỉ có Malaysia là không nhận được gì khi trả họ về lại đất nước mà họ chạy trốn. Đổi lại Malaysia đã nhận không ít lời lên án của quốc tế trong đó có EU và Hoa kỳ.

Giáo sư Calr Thayer nói về việc Campuchia trục xuất người Duy Ngô Nhĩ về lại Trung Quốc như sau:

-Trường hợp này cũng giống như Cambodia trước đây, Trung Quốc muốn trừng phạt những người này. Trung Quốc rất sợ khi những người Duy Ngô Nhĩ vượt thoát ra nước ngoài họ sẽ tiếp tục tổ chức việc chống Trung Quốc và họ sẽ tố cáo những hành động của Trung Quốc tại Tân Cương cho thế giới biết. Họ trốn sang Việt Nam là để tiếp tục sang một nước khác và nếu để lâu tại Việt Nam không có gì bảo đảm rằng tin tức sẽ không lọt ra ngoài và vì vậy cần phải mang họ về Trung Quốc gấp.

Việc bảo vệ biên giới

Phản ứng của người Duy Ngô Nhĩ tại cửa khẩu Bắc Phong Sơn là điều dễ hiểu khi họ biết rằng bị trao trả cho Trung Quốc đồng nghĩa với trở về địa ngục và sẽ chết trong địa ngục ấy. Cướp súng bắn lại biên phòng, nhảy lầu chạy trốn là phản ứng tuyệt vọng, không ai muốn. Chỉ có bộ đội Việt Nam thiếu kinh nghiệm khi làm hồ sơ trục xuất mà không hiểu cảm giác của nạn nhân như thế nào.

Bộ đội biên phòng Việt Nam lơ là đến nỗi bị cướp mất vũ khí là sai lầm rất lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam. Giống với năm 1979, quân đội không ngờ được sự tấn công của Trung Quốc vào Lạng Sơn vì cứ nghĩ tình nghĩa hai đảng sẽ không có chiến tranh xảy ra và cơn đột biến tình nghĩa ấy đã lấy đi sinh mạng của hàng chục ngàn người.

Giấu diếm các tin tức xấu của Trung Quốc, không cập nhật tình hình chính trị, xáo trộn và bất mãn của người dân Duy Ngô Nhĩ cũng như Tây Tạng đến với toàn quân đã khiến quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục ngủ quên trên tư duy bạn bè đồng chí một lần nữa.

Khi vụ việc cướp súng giết bộ đội đã bùng ra trên hệ thống truyền thông đại chúng nhưng người trách nhiệm vẫn không công nhận họ là người Duy Ngô Nhĩ mặc dù quần áo, tướng mạo của họ đã cho biết điều ấy. Tuyên bố này cho thấy hai điều: nếu người phát ngôn không thể phân biệt người Duy Ngô Nhĩ và Trung Quốc khác nhau thế nào chứng tỏ hệ thống tình báo Việt Nam quá chủ quan. Ngược lại nếu biết nhưng vẫn cố tình đánh đồng sự việc nhằm nhanh chóng bàn giao những người này cho Trung Quốc để lấy điểm thì Việt Nam đã tán đồng hành vi đàn áp người Duy Ngô Nhĩ trong đất nước của họ.

Hai bộ đội bị giết do sự khủng hoảng của người Duy Ngô Nhĩ không phải là nhiều nhưng bức tranh đổ máu vì chủ quan ấy cần phải được sửa sai triệt để nếu không sẽ còn nhiều vụ Duy Ngô Nhĩ khác khi họ tràn vào Việt Nam mà không mang trang phục của người Hồi giáo.

Những bài hát về Sài Gòn được viết sau 1975 từ hải ngoại

Những bài hát về Sài Gòn được viết sau 1975 từ hải ngoại

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014-04-20

ANCT04202014.mp3

sg2-305 

Sài Gòn trước năm 1975. 

File photo

Chỉ còn ít ngày nữa sẽ đến ngày đánh dấu cuộc ra đi lớn nhất của những người Việt tị nạn sau biến cố 30/4. Và cũng kể từ thời điểm này, nhiều sáng tác viết về miền đất mẹ của những nhạc sĩ hải ngoại mang âm hưởng bi tráng, trầm buồn pha lẫn những nỗi niềm đau đáu, chất chứa về một tương lai bất định ra đi để trở về hay ra đi là mãi mãi?

Và trong chương trình âm nhạc kỳ này, chúng tôi mời quí vị cùng nghe lại một số nhạc phẩm tiêu biểu viết về Sài Gòn của các nhạc sĩ hải ngoại sau năm 1975.

Sài Gòn niềm nhớ không tên

Sài Gòn là chủ đề lớn trong âm nhạc Việt Nam, nhất là sau biến cố 30/4, khi hàng triệu người Việt lưu lạc khắp năm châu bốn bể, khi nỗi nhớ quê nhà càng da diết thì những kìm nén càng dễ tuôn trào, để từ đó có những nhạc phẩm nói lên sự thống thiết, buồn thương về một quá khứ ai cũng từng yêu, từng nhớ. Những ca khúc ghi đậm một quãng đường lịch sử mà chắc hẳn nhiều người Việt xa xứ đều ghi khắc trong tâm khảm, pha chút chạnh lòng, bồi hồi, khắc khoải, tiếc thương như: Khi Xa Sài Gòn của Lê Uyên Phương, Đêm Nhớ Về Sài Gòn của Trầm Tử Thiêng, Nắng Paris, Nắng Sài Gòn của Ngô Thụy Miên, Mưa Sài Gòn Còn Buồn Không Em của Nguyệt Ánh, hay Cho Thành Phố Mất Tên của Phạm Đình Chương và Sài Gòn Sáng Nắng Chiều Mưa, Sài Gòn Vĩnh Biệt Tình Ta của Ngọc Trọng và nhiều series khác viết về Sài Gòn của Phạm Duy hay Trần Chí Phúc… Còn nhiều nhiều lắm những nhạc phẩm để đời, nhưng hình như vang vọng trong ký ức về một khoảng trời xa vắng vẫn là những nỗi nhớ, niềm thương, ray rứt không gọi thành tên:

Nắng bên này buồn lắm anh ơi
Một mình em lê bước trên đời
Nắng nơi đây cũng là nắng ấm
Nhưng ấm sao bằng nắng ấm quê hương

Mưa Sài Gòn còn buồn không Em?

nam_loc-250

Nhạc sĩ Nam Lộc trong một lần trình diễn tác phẩm Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt. Screen capture.

Sài Gòn hai mùa mưa nắng, Hòn Ngọc Viễn Đông một thuở xa vời… những ngày tháng tư, nhớ về Sài Gòn, nhiều người Việt tị nạn hẳn sẽ nhớ về những cơn mưa đến đi bất chợt mỗi chiều hè, nhớ cái nắng hoe vàng trên những con phố nhộn nhịp tiếng còi xe, nhớ những con đường đã đi vào văn thơ, tiểu thuyết: Nguyễn Du, Duy Tân, Lê Lợi… thơ mộng và phồn hoa… nhưng có lẽ hơn cả là nhớ giọng nói của người dân ngọt ngào, mềm mại đến nao lòng.

Với những người Sài Gòn, sẽ rất nhớ nhung khi không còn sống ở Sài Gòn… vẫn biết tương lai tháng ngày còn rất dài nơi đất mới, nhưng lòng vẫn đau đáu, âm ỉ về một quá khứ vàng son. Sau cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm, bao người đã ngã xuống trên đất mẹ, bao người đã bỏ mình trên biển cả, bao nhiêu cuộc đời tưởng chừng sẽ là dĩ vãng… nhưng không, chính dòng nhạc viết về Sài Gòn của những nhạc sĩ hải ngoại đã khơi gợi, đã nhắc nhở, đã để cho thế hệ sau biết rằng từng có một trang sử buồn. Và trong dòng nhạc đó, tác phẩm Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt của nhạc sĩ Nam Lộc được xem là đánh dấu cột mốc đầu tiên viết về chủ đề đó.

Sài Gòn ơi tôi đã mất người trong cuộc đời.

Sài Gòn ơi thôi đã hết thời gian tuyệt vời.

Giờ còn đây những kỷ niệm sống trong tôi.

Những nụ cười ngắt trên môi.

Những giọt lệ ôi sầu đắng

Sài Gòn ơi vĩnh biệt

Viết về Sài Gòn sau ngày 30/4, thường các nhạc sĩ trước hết nói lên chính những suy tâm, hồi tưởng của mình về Sài Gòn, nhưng qua đó các tác phẩm của họ lại đủ sức lay động con tim của những người cùng cảnh ngộ, hầu như những ca từ mà các nhạc sĩ khắc khoải nhớ về cũng chính là những chất chứa mà nhiều người Việt xa xứ, tị nạn muốn thốt lên cho thỏa nỗi niềm, vì thế, những bài hát viết về Sài Gòn sau ngày 30/4 luôn mang giá trị lan tỏa thật lớn trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

Thực sự có sống trong những tháng ngày li loạn ấy mới thấu hiểu được vì sao những nhạc phẩm viết về Sài Gòn sau ngày 30/4 có giá trị đến như vậy, bởi với những nhạc sĩ như Nam Lộc, Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Phạm Duy… họ đã kinh qua những giây phút đau thương, được chứng kiến sự sống còn, và thấu hiểu được giá trị thực của sự tự do là thế nào.

Khi quá khứ đã khép lại, cuộc sống của người Việt dù là hải ngoại hay tại quê nhà đều hướng đến tương lai, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.

Vâng, trong những ngày tháng 4, một lần nữa chương trình âm nhạc xin được gửi tới quí vị một chút lắng đọng, một chút hồi tưởng, để tri ân, để nhớ về quá khứ và cũng để vui buồn cùng nhân tình thế thái, thời cuộc hôm nay…

Khi đảng tế trời

Khi đảng tế trời
Sunday, April 20, 2014

Nguoi-viet.com

Tạp ghi Huy Phương

Cho đến năm 1982 khi tôi trở về Huế, đi qua đàn Nam Giao, thấy nơi đây đã dựng lên một đài liệt sĩ với bốn chữ “Tổ Quốc Ghi Công,” ngang cửa Ngọ Môn thì thấy chốn này đã thành nơi chiếu phim Liên Xô và Tiệp Khắc. Cộng sản cũng đã san bằng nghĩa địa Ba Tầng, nơi cải táng nạn nhân bị thảm sát trong Tết Mậu Thân để xoá dấu tích tội ác của chúng!

Tôi có cảm tưởng lăng đình miếu mộ đã bị phá nát vì sự hung hãn của những người thắng trận, vốn xuất thân từ giai cấp tiểu nông, khi giành được chính quyền đã nhân danh cách mạng để đập phá, đổi xóa những di tích văn hoá trở thành những nơi chốn gọi là phục vụ nhân dân. Ở miền Bắc cho đến gần thập niên 1990, đình chùa được phục vụ cho chỗ phơi lúa, văn phòng hay kho đụn của hợp tác xã, thậm chí phá bỏ để khuân gạch về xây trại heo cho làng xã.

Festival Huế năm 2008. (Hình: Frank Zeller/AFP/Getty Images)

Học giả Trần Văn Giáp kể lại (theo tài liệu của Ba Sàm) thì vào khoảng năm 1972, đã có một quyết định cho phá bỏ Văn Miếu Quốc Tử Giám, để lấy địa điểm xây dựng nhà máy xe đạp Thống Nhất. Học giả Trần Văn Giáp đã phải vội vã khẩn thiết can gián với Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng, cương quyết cho rằng nếu chính phủ vẫn giữ ý định đó thì ông sẽ xin tự sát ngay tại chỗ, do đó quyết định này phải huỷ bỏ.

Sau khi chiếm Huế, chính quyền cộng sản đã dựng một đài liệt sĩ của bộ đội tại Phú Văn Lâu bằng tôn và gỗ, nhưng sau đó đã bị bọn “phản cách mạng” cho mìn nổ tan. Ðài này được xây dựng lại ngay chỗ cũ, nhưng cộng sản địa phương cho rằng địa điểm này không an toàn nếu có giới chức lớn đến dặt vòng hoa tưởng niệm nên cần xây dựng tại một nơi khác. Hai “đỉnh cao trí tuệ” của Bình Trị Thiên lúc bấy giờ là Bùi San, uỷ viên Trung Ương Ðảng CSVN, bí thư Tỉnh Ủy Bình Trị Thiên, và Trần Hoàn, tỉnh ủy viên, trưởng ty Văn Hóa Tỉnh, đã họp bàn với nhau để tìm địa điểm, cuối cùng “nhất trí’ chọn đàn Nam Giao của triều Nguyễn để xây đựng đài liệt sĩ. Những người hiểu biết tỏ ra bất bình với hành động “vô văn hoá” này nên ca dao XHCN mới có câu:

“Trần Hoàn cùng với Bùi San,
Hai thằng hợp tác phá đàn Nam Giao!”

Như chúng ta đã biết Tế Nam Giao hay tế Giao là lễ tế Trời trên đàn Nam Giao, thuộc hạng đại tế, quan trọng hàng đầu của triều Nhà Nguyễn (1802-1945) do vua đứng chủ tế, trong trường hợp vì một lý do nào đó vua không chủ tế được thì cử một quan đại thần có uy tín và đức độ thay mặt, gọi là quan Khâm Mạng Ðại Thần. Trải các triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức và Ðồng Khánh (từ 1802 đến 1889,) việc tế Nam Giao diễn ra hàng năm vào mùa Xuân, từ năm Thành Thái thứ 2 (1890) đổi lại, ba năm mới tế một lần.

Qua các triều vua, tế Nam Giao thay đổi thời gian, vì phải chọn ngày lành, tháng tốt và nghi thức diễn ra rất long trọng. Vua và các quan tham dự đều phải chay tịnh ba ngày trước lễ tế, khi tế có lễ phục riêng. Lễ tế diễn ra lúc nửa đêm về sáng. Ðạo ngự vua đi tế Giao thì huy hoàng, đông đảo nhưng tuyệt đối giữ im lặng để bày tỏ lòng cung kính. Chỉ đến khi tế xong, vua trở về cung thì mới chiêng trống âm nhạc nổi lên, tỏ sự vui mừng đã hoành thành tốt đẹp một ngày lễ lớn của quốc gia.

Lễ Tế Nam Giao cuối cùng của triều Nguyễn do Vua Bảo Ðại chủ lễ, diễn ra lúc nửa đêm về sáng của ngày 23 Tháng Ba, 1945. Sau năm 1945, mặc dù không còn chế độ quân chủ nữa, nhưng khi làm quốc trưởng Quốc Gia Việt Nam, cựu Hoàng Ðế Bảo Ðại, vâng theo lời khuyên của mẹ là bà Từ Cung, đã tổ chức một lễ tế vào năm 1953, tại đất Hoàng Triều Cương Thổ (cao nguyên Trung phần Việt Nam,) làng Boun Trap, cách thị xã Ban Mê Thuộc 10 cây số, với lễ đàn đặc biệt bằng hàng chục con voi dàn hầu.

Sau năm 1945, đàn Nam Giao thành nơi hoang phế, hai triều đại cộng hoà miền Nam xem như đó là chuyện của một thời phong kiến đã qua. Sở dĩ từ năm 1945 đến 1975, trong thời gian chiến tranh khốc liệt, miền Nam phải lo cơm no áo ấm cho dân, những nghi thức tế lễ cổ truyền nếu làm cũng phải tốn kém, mỗi năm chỉ có nghi lễ cầu cho “quốc thái dân an,” vả lại chuyện trời đất thiêng liêng không phải trò đùa, vá víu, đem kịch sĩ đóng vai vua, nhếch nhác như ngày nay.

Từ thời “mở cửa” đến nay, cộng sản vì lợi nhuận, đã cho phục hồi tất cả đền chùa miếu mạo, lăng tẩm của chế độ phong kiến, thống trị, sơn đỏ quét vàng quê hương, áo quần loè loẹt như phường chèo, moi tìm những lễ hội xa xưa tưởng chừng đã quên lãng để làm cảnh mua vui, một là để cho dân quên nạn mất nước, hai là để chiêu dụ những ông Tây, bà đầm không hiểu gì về văn hoá Việt Nam, đến bỏ tiền mua vui.

Cộng Sản Bắc Việt, một đảng vô thần, thì không tin trời mà chẳng kiêng đất, lại miệt thị nhà Nguyễn, không bao giờ phục hồi những gì thuộc về triều đại này. Nhưng năm 2006, khi bắt đầu tổ chức Festival Huế để kiếm khách du lịch, cộng sản cho sửa sang lại đàn Nam Giao, tổ chức tế trời đất, nhưng không có vua chủ tế mà chỉ có người đóng vai vua. Tương truyền ở Huế lâu nay cho rằng, nếu không phải vua mà đứng chủ lễ tế trời, dù là quan Khâm Mệnh Ðại Thần, thì thế nào cũng gặp chuyện không may mà chết. Vì vậy quan chức cộng sản không ai dám đứng ra tế Nam Giao để câu khách, cuối cùng phải nhờ kịch sĩ đóng vai vua, do đó “Nghệ Sĩ Ưu Tú” Ngọc Bình được đề cử. Ông này cũng đã nghe chuyện “bất đắc kỳ tử,” nhưng lệnh đã ban thì phải vâng dạ, nhưng trước khi lên đàn, Ngọc Bình đưa điều kiện: “Tôi không phải vua, nếu tế Nam Giao xong mà bị chết, thì chính quyền phải nuôi vợ con tôi!”

Cuối cùng người “thế mạng” không chết, năm 2012, vào ngày 8 Tháng Tư, trong Festival Huế. Ông Trần Phùng, ủy viên Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy , chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc, đứng ra làm chủ tế. Và cuối cùng, năm nay, ngày 17 Tháng Tư, ông Nguyễn Ngọc Thiện, bí thư Tỉnh Uỷ Thừa Thiên-Huế, làm chủ tế Ðàn Nam Giao, cầu cho quốc thái dân an.

Theo tài liệu của nhà Nguyễn từ khi xuất cung và trong khi tế lễ, phải tuyệt đối giữ im lặng, chỉ khi tế xong, chiêng trống âm nhạc nổi lên, thì bây giờ tế Nam Giao phải có chuông lớn, khánh lớn, đánh lên, hợp với kèn trống inh ỏi. Ðây là một loại “phục hồi văn hoá cổ truyền” một cách vá víu, vô văn hoá.

Thay vì người đứng đầu nước là nhà vua chủ tế Nam Giao, Cộng Sản Việt Nam lại dùng hề thay vua, cuối cùng dùng cấp nhỏ thay vua. Mặt khác, những người chủ tế là cấp cao, mà dưới chế độ này đảng cao hơn dân, nên thay vì dùng chủ tịch UBND là người thay cho dân, lại dùng tỉnh uỷ là người đại diện cho đảng. Huế đưa ra một nhân vật “cố vấn” là ông Vĩnh Cao, nói là con cháu hoàng tộc triều Nguyễn, nhiều năm là cán bộ nghiên cứu của Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Ðô Huế, có kiến thức trong lĩnh vực nghi lễ triều Nguyễn hiện nay ở Huế. Nếu vậy thì ông này chẳng biết gì phép tắc của cha ông ngày trước cả.

Xưa nay cộng sản đả kích triều Nguyễn không tiếc lời, xem những chế độ trước là tay sai của thực dân, lại chẳng coi trời đất ra gì, đảng thay cả trời, như Tố Hữu đã viết:

“Nghiêng đồng đổ nước ra sông,
Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa!”

Từ khi chiếm được miền Nam, cộng sản vô thần không những biến thành hữu thần, mà còn trở thành những bộ lạc đầy mê tín dị đoan. Ở con đường Minh Mạng, quận 10, Sài Gòn, những gian hàng mộc, nơi làm trang thờ làm ăn rất phát đạt, anh cộng sản có chức có quyền nào cũng đem về nhà một bàn thờ ông Công, bàn thờ ông Ðịa hay Thần Tài để sì sụp cúng vái. Khi đeo theo bên mình chỉ có cái chén, đôi đũa, đôi dép râu… thì có gì để mất, nhưng khi có chức, có quyền, có nhà, có xe, có hầu non, bồ nhí…thì phải có Thần Tài, Thổ Ðịa hộ mạng giữ gìn.

Theo lời trối trăn của ông Hồ Chí Minh, khi chết sẽ đi tìm ông Mác, bác Lê, chứ không hề nói tìm về với tổ tiên, cội nguồn, nay con cháu bác lại kiêng trời sợ đất, nghề làm nhang đèn trở thành một nghề thịnh đạt, hôm nay rõ ràng mười mươi là đảng đang đứng ra tế trời!

Giờ đây đảng đã biết sợ trời!

Ðiềm lành của đất nước đang đến chăng?

 

Dân chủ, bắt đầu từ mỗi cá nhân

Dân chủ, bắt đầu từ mỗi cá nhân
Friday, April 18, 2014 5

Song Chi/Người Việt

Trong những tính xấu khác nhau của người Việt mà dạo gần đây cũng thường bị dư luận mổ xẻ, có một tính xấu hay nhược điểm có thể gây cản trở nhiều cho công cuộc đấu tranh đòi lại tự do, dân chủ cho đất nước và dân tộc. Ðó là sự thiếu khoan dung, độ lượng, thói đố kỵ, hoặc là một dạng thiếu dân chủ trong tư duy, quan điểm của chính chúng ta.

Nói chế độ này, nhà nước này thiếu khoan dung, độ lượng thì đã rõ. Nếu biết nhìn xa, nghĩ rộng, có lẽ đảng và nhà nước cộng sản đã không hành xử như vậy từ sau khi thống nhất được đất nước cho đến tận bây giờ.

Vợ chồng Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ khi đến thăm văn phòng hãng luật WilmerHale ngày 16 tháng 4, 2014, sau khi đến Hoa Kỳ. (Hình: BPSOS)

Khi là “phe thắng cuộc,” họ đã thi hành hàng loạt chính sách sai lầm, trái nhân tâm như bỏ tù hàng trăm ngàn, hàng triệu dân quân cán chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa dưới danh nghĩa đi “học tập cải tạo,” trong đó có nhiều người bị tù hàng chục năm, có những người phải vĩnh viễn gửi xác lại trại cải tạo.

Cướp nhà, đày ải hàng triệu gia đình người dân tại các thành phố lớn miền Nam phải đi kinh tế mới, tiến hành cải tạo tư sản, cải tạo công thương nghiệp…khiến kinh tế miền Nam sụp đổ nhanh chóng, cả nước trở thành đói nghèo như nhau. Rồi những chính sách tiêu diệt văn hóa, phân biệt về lý lịch, nạn đấu tố, phê bình…khiến hàng triệu người, chủ yếu từ miền Nam phải liều mình bỏ nước ra đi để tìm tự do.

Suốt gần bốn thập niên, sự thiếu khoan dung độ lượng đó vẫn tiếp tục thể hiện trong mọi chính sách đường lối của nhà cầm quyền, từ những dịp lễ lạc ăn mừng các ngày lễ cách mạng, ăn mừng chiến thắng được tổ chức tưng bừng hàng năm. Từ những bài học trong sách giáo khoa cho tới ngôn ngữ trên báo chí, truyền thông và trên cửa miệng quan chức cán bộ các cấp khi viết, nói về cuộc chiến và “phe thua cuộc.”

Một nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở Biên Hòa bị bỏ hoang phế bao nhiêu năm, gần đây mới cho phép thân nhân người đã chết được vào chăm sóc sửa sang đôi chút các mộ phần, cho đến những gia đình có con em tử trận vì cầm súng cho chế độ miền Nam, những thương phế binh lặng lẽ sống trong nghèo khó, hờn tủi.

Và mãi đến gần đây dưới sức ép của người dân, nhà cầm quyền mới bắt đầu cho phép nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa nhưng vẫn chưa thật sự công nhận những người lính Việt Nam Cộng Hòa ngã xuống trong trận hải chiến này là liệt sĩ v.v…

Sự hẹp hòi đó còn thể hiện rất rõ trong những chính sách đối với tù nhân chính trị. Từ tù chính trị có liên quan đến Việt Nam Cộng Hòa trước đây cho đến các thế hệ tù chính trị, người bất đồng chính kiến, dân oan, nạn nhân của các vụ đàn áp tôn giáo…được gọi chung là tù nhân lương tâm sau này, luôn luôn bị đối xử tàn tệ hơn tù hình sự gấp nhiều lần và hiếm khi nào được đặc xá, thả trước thời hạn.

Chỉ lâu lâu, trước sức ép của dư luận trong và ngoài nước, hoặc vì lý do muốn đổi chác về kinh tế hay quyền lợi gì đó với Hoa Kỳ và phương Tây, nhà cầm quyền mới thả nhỏ giọt vài người. Như gần đây nhất với các tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Cầu, Ðinh Ðăng Ðịnh, Cù Huy Hà Vũ, Vi Ðức Hồi, Nguyễn Tiến Trung.

Sự chậm chạp trong việc cải thiện nhân quyền, thay đổi quan điểm trong nhiều vấn đề là một bằng chứng nữa về sự thiếu khoan dung của nhà cầm quyền. Chưa kể việc làm lơ không sửa sai, thậm chí một lời xin lỗi cũng không có cho dù đã hàng chục năm, đối với những nạn nhân trong các vụ án cải cách ruộng đất, nhân văn Giai phẩm, thảm sát Tết Mậu Thân 1968 v.v…

Nhà cầm quyền thiển cận như vậy nhưng còn người dân thì sao?

Ðiều đáng buồn là sau bao nhiêu năm sống trong một chế độ tồi tệ, kém văn minh, chúng ta cũng bị ảnh hưởng nhiều mà không tự ý thức được. Sự hoài nghi, thiếu lòng tin vào những điều tử tế, cái thiện, cái đẹp. Sự đố kỵ, thấy ai hơn mình là không chịu được. Sự thiếu khoan dung trong quan điểm, cách nhìn. Tóm lại là chưa được dân chủ.

Trong ngày thường, tại cơ quan, đi đến nơi này chỗ kia chúng ta đều có thể chứng kiến vô số những ví dụ về điều đó.

Ngay trong những người đang đấu tranh chống lại cái chế độ không có tự do dân chủ, chà đạp nhân quyền này, cũng vẫn có những biểu hiện của sự thiếu dân chủ trong suy nghĩ và hành động.

Từ trong các cộng đồng chống cộng của người Việt ở nước ngoài lâu nay với rất nhiều phe nhóm, đảng phái, nghi kỵ nhau, sẵn sàng chửi bới, chụp mũ nhau là “thân cộng” nhưng rất khó ngồi lại với nhau, tạo thành một thế lực vững mạnh, yểm trợ đồng bào trong nước.

Ðối với những người đã từng thuộc về “phe thắng cuộc,” từng là cán bộ đảng viên hay sinh ra và lớn lên ở miền Bắc XHCN nhưng nhận thức được vấn đề và lên tiếng chống lại chế độ, như nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà báo Bùi Tín, nhà văn Dương Thu Hương…cũng bị người thuộc “phe thua cuộc” nghi kỵ suốt. Còn đối với những người từ trong nước đi ra theo diện tỵ nạn chính trị thời gian gần đây, cũng không phải dễ mà tiếp tục sống và tranh đấu trong lòng cộng đồng.

Gần đây khi Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ cùng vợ quyết định sang Mỹ ngay sau khi được nhà cầm quyền phóng thích khỏi nhà tù, nhiều người cũng đã chỉ trích, lên án, hoặc nhẹ hơn, tỏ ra thất vọng trước quyết định của ông Vũ. Và cho rằng rồi ông Vũ cũng sẽ chìm lỉm, tắt lặng khi sống ở nước ngoài, con đường đấu tranh chính trị coi như chấm dứt.

Những sự phê phán, chỉ trích, thậm chí quy kết ông Vũ đấu tranh cuối cùng chỉ để tìm đường sống ở nước ngoài cho sung sướng hơn, chứng tỏ một số người trong chúng ta không dân chủ trước quyết định của người khác.

Không ai có quyền bắt người khác phải là anh hùng, phải hy sinh cả đời. Cuộc đấu tranh giành lại tự do dân chủ, quyền làm người cho dân tộc Việt Nam là một con đường rất dài, trên hành trình đó có người có thể chỉ đi được một quãng đường, có người dừng lại, có người thay thế, bước tiếp, cũng là điều bình thường.

Hay chuyện những người cứ cho là thuộc phe tiến bộ ở cả trong và ngoài nước, nhưng đôi khi vẫn hành xử chẳng khác nào bọn công an, an ninh, bồi bút, dư luận viên và nhà cầm quyền nói chung.

Nhà cầm quyền dùng đủ mọi chiêu trò để phân tán lực lượng, gây chia rẽ, hạ thấp những người lên tiếng bằng cách chụp mũ họ là dân chủ cuội, nhận tiền của bên ngoài để chống phá hoặc ỡm ờ tung tin một số là người của an ninh cài vào; bôi nhọ, vu khống đời tư họ một cách hèn hạ bỉ ổi…Thì có những lúc chúng ta cũng lại chụp cho nhau những cái mũ là tay sai của an ninh, hay đảng viên của đảng này đảng kia, hoặc chỉ trích, bới móc đời tư của nhau.

Tự do dân chủ trước hết phải bắt đầu từ trong những suy nghĩ, nếp sống, quan điểm hàng ngày, trước mọi vấn đề của xã hội, từ những vấn đề tưởng như chả liên quan gì đến đấu tranh đòi tự do dân chủ, như quyền được ăn mặc, suy nghĩ, sống, yêu và chết khác người, miễn không phạm pháp và không hại tới ai.

Phải thấy rằng những suy nghĩ, hành xử dân chủ, rộng lượng, nhân bản đó không thể ngày một ngày hai mà có, đối với cả một cộng đồng, một dân tộc.

Trong các xã hội tự do, dân chủ và phát triển, người ta sống và thở với cái môi trường đó suốt cả cuộc đời nên trở thành tự giác. Người ta tôn trọng sự khác biệt, sự tự do của người khác, với một tinh thần hết sức dân chủ, hành xử văn mình, suy nghĩ nhân bản.

Còn người Việt Nam chúng ta, thiệt thòi vì chưa kịp là một nước dân chủ, văn minh ngày nào thì đã phải chịu cái nạn của một chế độ tệ hại do Ðảng Cộng Sản cầm quyền suốt bao nhiêu năm, nên không thể không ảnh hưởng. Ðó là chưa nói đến việc chỉ có người Việt sống với nhau trong một đất nước chưa chắc đã tốt như một quốc gia có người nhập cư đến từ nhiều nước, khác nhau về ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa, phong tục tập quán…Như vậy con người dễ chấp nhận những sự khác biệt hơn, dễ rộng lòng hơn.

Dù sao, nếu không bắt đầu từ việc xây dựng một ý thức, quan điểm, tư tưởng, cách nhìn cách nghĩ cách sống dân chủ trong mỗi cá nhân, thì khoan hãy tính đến việc xây dựng một quốc gia dân chủ sau này, khi cộng sản sụp đổ.

 

Nhà văn lớn nhất của Nam Mỹ vừa qua đời

Nhà văn lớn nhất của Nam Mỹ vừa qua đời
Friday, April 18, 2014

Nguoi-viet.com


Hà Tường Cát/Người Việt

MEXICO CITY – Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.

Gabriel Garcia Marquez những năm cuối cùng ở Mexico. (Hình: Suzana Gonzalez/Bloomberg via Getty Images)

Bản tuyên dương của Hàn Lâm Viện Thụy Điển khi trao giải Nobel Văn Học năm 1982 cho ông viết: “Mỗi tác phẩm mới của G.G Marquez được đón nhận bằng những lời chỉ trích, và độc giả đón nhận như một biến cố trọng đại trên thế giới.”

Tổng Thống Mexico Enrique Pena Nieto gọi Marquez là “một trong những nhà văn vĩ đại nhất của mọi thời đại.”

Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ, Bill Clinton, cho rằng Marquez đã “nắm bắt được trọn vẹn niềm vui, nỗi buồn của cả loài người,  bằng trí tưởng tượng thiên tài, cách suy nghĩ mạch lạc và một sự trung thực hiếm có trong cảm xúc.” Gia đình Tổng Thống Clinton gặp và ăn tối với Marquez ở nhà của văn sĩ  nổi tiếng người Mỹ, William Syron (1925-2006) năm 1994, sau nhiều năm ông bị từ chối visa vào nước Mỹ vì quá trình hoạt động chính trị.

Marquez được coi như nhà văn Nam Mỹ sáng tác bằng tiếng Tây Ban Nha vĩ đại nhất kể từ thời Miguel de Cervantes (1547-1616), tác giả “Don Quixote de la Mancha,” tiểu thuyết hiện đại đầu tiên ở Âu Châu  và là một trong những tác phẩm lớn nhất trong văn học Tây Phương.

Chủ nghĩa hiện thực là căn bản trong những tác phẩm của Garcia. Những tác phẩm đầu tay của ông phản ánh hiện thực cuộc sống ở quê hương Colombia. Nhưng sau đó vì dự tính quá nhiều chi tiết trước khi sáng tác nên ông chuyển sang hướng được gọi là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (magical realism).

Chủ đề chính yếu trong sáng tác của Marquez là sự cô độc. Tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông và đã đưa đến giải thưởng văn chương Nobel năm 1982 là Trăm Năm Cô Đơn (Cien anos de soledad), viết trong 18 tháng, bắt đầu năm 1965, xuất bản năm 1967 ở Tây Ban Nha. Cuốn sách được dịch ra hơn 30 thứ tiếng, kể cả Việt Ngữ, và bán được khoảng 30 triệu bản.

Trăm Năm Cô Đơn bao gồm nhiều bình diện, phản ánh cuộc sống của các dân tộc châu Mỹ La Tinh và những sự kiện quan trọng trong lịch sử của miền đất này. Sự pha trộn giữa những yếu tố hiện thực và giả tưởng trong tiểu thuyết diễn tả giá trị thẩm mỹ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của văn học. Sự tham lam, tính ích kỷ làm mất đi bản chất của những con người có đầy đủ thể lực, trí tuệ và chỉ có tình yêu thương mãnh liệt mới có thể là yếu tố cần thiết để vượt thoát khỏi sự cô đơn.

Bài phát biểu đọc ngày 8 tháng 12 năm 1982 tại Stockholm khi nhân lãnh giải Nobel do Hàn Lâm Viện Thụy Điển trao tặng, mang tựa đề “Sự cô đơn của Châu Mỹ La Tinh,” phác họa những nội dung Marquez viết trong các tiểu thuyết và truyện nngắn của mình. Ông nêu ra chủ nghĩa thực dân Âu Châu và di sản của nó, sự hủy diệt văn hóa Mỹ La Tinh và ông đặc biệt nhấn mạnh đến những quốc gia chịu ảnh hưởng tiêu cực do chính sách đối ngoại của các cường quốc với tình hình chính trị rối ren qua nhiều năm.

Theo Marquez, Nam Mỹ đã trải qua 5 cuộc chiến tranh và 17 vụ đảo chính mà hậu quả là đem đến những nhà lãnh đạo độc tài và sự thoái hóa trên mọi mặt của sinh hoạt xã hội. Ông phê phán quá trình giải phóng đất đai nhưng thay thế bằng sự áp đặt nền văn minh ngoại nhập. Ông đề cập đến một thực trạng là trong khi Âu Châu sẵn sàng chấp nhận văn hóa nghệ thuật của dân Mỹ La Tinh thì họ lại nhìn những nguyện vọng chuyển đổi bằng con mắt nghi ngờ và đồng ý với những hành động trấn áp của chính quyền quân phiệt. Marquez tin rằng mỗi dân tộc ở đây nên được có cơ hội để tạo dựng lý tưởng riêng cho vận mệnh của mình thoát ra khỏi nỗi cô đơn.

Trăm Năm Cô Đơn là chuyện về bảy thế hệ của một gia đình ở tỉnh Macondo, một địa danh tưởng tượng mà Marquez tạo nên phần nào theo mô hình của khu đô thị Aracataca, quê hương ông tại Colombia. Mặc dầu câu chuyện diễn tiến theo trình tự nhưng thời gian và lịch sử không hẳn đã là sự nối tiếp tự nhiên mà được linh động hóa. Không gian Macondo, một tỉnh được thành lập trong khu rừng nhiệt đới xa xôi hẻo lánh ngay đầu tiên đã là thể hiện cho nỗi đơn độc.

Biện bạch về nỗi cô độc tận cùng trong các tác phẩm của mình, Marquez cho rằng “cô độc  là điều mà tất cả mọi con người đều phải đối mặt lúc này hay lúc khác và mỗi người có những phương cách không giống nhau để thể hiện.” Do đó theo ông, “cô độc là cảm xúc xuất hiện trong tác phẩm của rất nhiều nhà văn, thâm chí có người không ý thức được rằng mình đang thể hiện sự cô độc qua ngòi bút.”

Những tác phẩm khác của ông không chỉ dựa theo chủ đề cô đơn. Ông đã giải thích: “Qua mỗi cuốn sách, tôi cố gắng đi theo một đường khác. Không thể áp đặt ý chí trong việc chọn lựa phong cách vì nếu gượng ép sẽ bất thành.” “La Violencia” lấy khung cảnh là cuộc nội chiến giữa các đảng phái chính trị Colombia trong thập niên 1960. “Tình Yêu thời (Dịch) Thổ Tả” (1985) là bản cáo trạng đối với một xã hội đánh giá con người không bằng phẩm giá mà bằng của cải sở hữu. Xã hội như thế bóp chết những tình cảm trong sáng tốt đẹp, muốn có tình yêu và hạnh phúc thì phải giải phóng con người khỏi xã hội ấy. “Vị Đại Tá Chờ Thư” (1961) mang tính cách huyền ảo đến mức nhân vật chính cũng không được gọi tên, tạo cho người đọc ấn tượng về sự vô danh của số phận con người. Luận điểm của truyện này là một lời nhắn nhủ, rằng đời người có khi phải sống bằng hy vọng dẫu rằng niềm hy vọng ấy có khi chỉ là ảo vọng.

Marquez có tổng cộng gần 20 truyện dài và 5 tuyển tập truyện ngắn. Cho đến những năm cuối cuộc đời, khi sức khỏe đã suy kém nhiều, ông vẫn còn sáng tác: “Sống Để Kể  Chuyện” (2002) là cuốn tự truyện về cuộc đời của chính ông. Cuốn hồi ký được coi là khá chân thực, đề cập rõ hơn về sự cô đơn, những trải nghiệm và ký ức còn lắng đọng trong một con người cô độc với những niềm đau, ước mơ, khát vọng và suy tư trăn trở về ý nghĩa cuộc sống qua cuộc đời đó.

Gabriel Garcia Marquez sinh năm 1927 ở Aracataca, theo học luật khoa đại học Cartagena, Colombia, nhưng chán ngán các môn học khô khan, quyết định bỏ học để chuyển sang lãnh vực văn chương dù rằng đã phải trải qua một giai đoạn rất khó khăn về sinh kế.

Ngay khi còn đi học, từ 1948 ông viết báo cho tờ El Espectador và bắt đầu những tác phẩm văn học đầu tiên bằng 10 truyện ngắn đã nhanh chóng nổi tiếng. Sau khi bỏ học ông chuyển về Barranquilla và tham gia một nhóm các nhà báo có tinh thần tiến bộ và nhờ đó có cơ hội tiếp cận với các nhà văn sau này nổi danh như William Fulkner và Ernest Hemingway. Năm 1955 ông làm đặc phái viên cho tờ El Espectador ở Thụy Sĩ, có dịp đến Ý và qua Paris. Ở đây ông được tin tờ báo bị đình bản, nhưng không nhận vé máy bay về nước mà ở lại Paris tiếp tục viết văn. Ba năm sau, ông trở về nước, đi qua Venezuela.

Năm 1960 khi cách mạng Cuba thành công, Marquez đến Havana làm phóng viên cho hãng thông tấn nhà nước Prensa Latina và trở thành bạn của Fidel Castro. Từ 1961 đến 1965, ông không viết được tác phẩm văn học nào trong khi làm phóng viên thường trú cho Prensa Latina ở New York rồi Mexico City.

Năm 1974, sau khi nổi tiếng trên thế giới với Trăm Năm Cô Đơn (1967), Marquez sống ở Mexico, Cuba, Paris và  tham gia các hoạt đông chính trị. Từ 1981, ông hoàn toàn sống lưu vong tại Mexico sau khi chính quyền bảo thủ Colombia lên án ông bí mật cung cấp tài chính cho phong trào du kích cánh tả M-19.

Bây giờ, những gì khiến người ta luyến tiếc Marquez không chỉ ở văn chương của ông mà còn vì những đặc điểm của con người ông: thể hiện qua tính cách hài hước, dí dỏm, ấn tượng sâu sắc về nỗi cô đơn, vẻ huyền ảo nhưng rất gần thực tế. Là người có lý tưởng cách mạng và hoạt động chính trị, các tác phẩm của ông luôn phản ánh chính trị và thời cuộc, nhưng ông không bao giờ để bị trói buộc vào ý thức hệ ấy khi viết. Đối với ông, sứ mệnh của một nhà văn cách mạng là phải viết hay, để tiểu thuyết của mình trình bày ra lý tưởng nhưng không bỏ quên khả năng lôi cuốn tác động người đọc bằng hiện thực.

Cuối cùng, có thể kể ra dưới đây một vài trong số 1,038 danh ngôn của Gabriel Garcia Marquez do trang goodreads.com  sưu tập:

Ký ức của trái tim thường xóa đi cái xấu và phóng đại cái tốt / Không thuốc nào có thể chữa nếu hạnh phúc không trị nổi / Già không ở tuổi tác mà do cảm nhận / Ai chờ mong nhiều chỉ có thể nhận được ít / Ít ai xứng đáng với nước mắt của ta nhưng kẻ nào xứng đáng sẽ không làm ta khóc. (HC)

Cà phê nhân quyền sẽ kiện CA Nha Trang’

Cà phê nhân quyền sẽ kiện CA Nha Trang’

Chủ nhật, 20 tháng 4, 2014

Cà phê nhân quyền lần thứ II ở Hà Nội

Cuộc cà phê nhân quyền lần thứ II được nhóm sáng kiến tổ chức ở Hà Nội.

Các nhà hoạt động trong nhóm sáng kiến Cà phê Nhân quyền vừa được công an thả tự do ở Nha Trang hôm thứ Bảy nói với BBC họ sẽ ‘khiếu kiện’ công an ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, vì đã ‘hành hung’ và ‘bắt giữ, câu lưu’ họ trái phép.

Trao đổi với BBC hôm 20/4, các blogger Mẹ Nấm (tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) và Paulo Thành Nguyễn (tức Nguyễn Hồ Nhật Thành nói với BBC trong khi đang chuẩn bị tổ chức bàn tròn với chủ đề “Công ước chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an” vốn được dự định diễn ra ở một quán cà phê ở Nha Trang hôm 19/4, thì họ bị an ninh ‘hành hung’ và ‘bắt giữ’.

Các nhà hoạt động nói họ đã bị ngăn cản tiếp cận hội thảo ở quán cà phê Swing ở số 20 đường Trần Phú, phường Thọ Lộc, ở thành phố biển du lịch miền Trung Việt Nam và sau đó bị an ninh bắt buộc rời địa điểm nói trên.

“Một an ninh của thành phố yêu cầu chúng tôi giải tán, nhưng chúng tôi nói là chúng tôi không làm gì để phải giải tán, nên anh ta đã quay đi,” blogger Paulo Thành Nguyễn nói với BBC.

“Sau đó, một nhóm côn đồ đầu gấu đã tới gây sự với chúng tôi, họ vu cáo chúng tôi “đi xe ôm” không trả tiền, điều mà chúng tôi khẳng định là không có, rồi họ tiến vào hành hung chúng tôi.”

“Ở trên xe taxi họ tiếp tục đánh, đấm chúng tôi, vợ tôi bị tát, bị bịt mồm, bị bẻ tay, và khi vào tới đồn công an, người ta tiếp tục đánh đấm tôi và một thành viên nam giới tham dự sự kiện,” Paulo Thành Nguyễn”

Blogger Paulo Thành Nguyễn

Theo lời blogger này, sau khi vụ ‘lộn xộn’ diễn ra mà phía những nhà hoạt động không có động thái nào chống cự lại, một nhóm đông cảnh sát mặc sắc phục, công an giao thông và an ninh tiến vào và đẩy bốn người trong nhóm lên một xe taxi.

“Ở trên xe taxi họ tiếp tục đánh, đấm chúng tôi, vợ tôi bị tát, bị bịt mồm, bị bẻ tay, và khi vào tới đồn công an, người ta tiếp tục đánh đấm tôi và một thành viên nam giới tham dự sự kiện,” Paulo Thành Nguyễn đưa ra lời cáo buộc.

“Những côn đồ lui ra, và an ninh mặc thường phục xông vào đánh đấm chúng tôi, vợ tôi bị tát vào mặt và chị Như Quỳnh, blogger mẹ Nấm cũng bị tấn công.”

‘Sẽ tiếp tục tọa đàm’

Hôm Chủ Nhật, blogger Mẹ Nấm khẳng định với BBC đã xảy ra sự việc này như blogger Paulo Thành Nguyễn tường thuật và cho hay mặc dù bị hành hung, nhóm sáng kiến Cà phê Nhân quyền sẽ vẫn tiếp tục tổ chức các cuộc tọa đàm, trong đó có chủ đề về công an hành hung và làm tử vong thường dân trong các đồn, trụ sở cảnh sát, cơ quan công quyền.

Blogger Paolo Thành Nguyễn nói với BBC anh đã bị bất ngờ vì không ngờ sau hai lần tổ chức ‘khá suôn sẻ’ ở Sài Gòn và Hà Nội, thảo luận cà phê nhân quyền và các thành viên ban tổ chức hoặc khách mời lại bị ‘hành hung, trấn áp quyết liệt’ tại một thành phố biển vốn được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến là ‘hiền hòa’.

Cuộc cà phê nhân quyền ở Sài Gòn

Cuộc cà phê nhân quyền lần đầu được tổ chức ở Sài Gòn đã không bị ngăn cản.

“Họ đẩy chúng tôi lên xe như con vật, khi vào đồn, họ tự tiện tước đoạt, lục soát các đồ đạc, tư trang của chúng tôi, từ ví, bóp, tới điện thoại, máy tính v.v…,

“Họ còn bắt chúng tôi phải cởi áo phông đang mặc ra vì cho rằng chúng tôi không có quyền mặc những chiếc áo in những dòng chữ đề nghị chấm dứt việc công an đánh và giết dân trong đồn cảnh sát.”

Cũng hôm Chủ Nhật, một nhân chứng đi theo nhóm bị bắt giữ, ông Hải, một lập trình viên tự do ở Nha Trang có mặt ở trong đồn Công an phường Lộc Thọ, số 17 Yersin, phường Vạn Thạnh, nói ông chứng kiên cả ba blogger Mẹ Nấm, Trịnh Kim Tiến và Paulo Thành Nguyễn bị đánh đập ‘thô bạo.’

‘Đánh, tát phụ nữ’

Ông Hải nói với BBC: “Ngay cả khi có các cảnh sát mặc cảnh phục ở trong đồn Công an, những người là an ninh mặc thường phục đã đánh anh Thành Nguyễn, ngay khi chị Kim Tiến xuống xe vào đồn, có người đã nhảy ra tát thẳng vào mặt chị Tiến,

“Khi ở trên xe, chị Tiến còn bị bóp cổ, bẻ quặt tay, chị Như Quỳnh cũng bị đánh đập, xô đẩy.”

Những nhà hoạt động khẳng định với BBC, từ đầu tới cuối sự việc, họ đã ‘không hề’ có bất cứ hành động nào để chống cự lại bạo hành.

“Ngay cả khi có các cảnh sát mặc cảnh phục ở trong đồn Công an, những người là an ninh mặc thường phục đã đánh anh Thành Nguyễn, có người ngay khi chị Kim Tiến xuống xe vào đồn, đã nhảy ra tát thẳng vào mặt chị Tiến”

Một nhân chứng có mặt ở Đồn Công an

Blogger Mẹ Nấm nói an ninh đã bắt buộc cô phải đưa máy vi tính cá nhân cho họ kiểm tra, và dù không có sự đồng ý của cô, an ninh tiếp tục tước máy và in từ đó ra các dữ liệu ‘phục vụ điều tra’, theo lời của nhà hoạt động này.

Chiều hôm Chủ Nhật, blogger Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, nạn nhân trong một vụ bị công an hành hung tới chết ở một đồn Cảnh sát ở Hà Nội vài năm về trước, nói với BBC cô đã bị ‘đánh đập, bẻ tay, bịt miệng’, ngay khi cô bày tỏ ý định muốn rời xe taxi cho con mới sinh được ‘bú mẹ’.

Blogger này cũng khẳng định lại lời cáo buộc về bạo lực của công an và an ninh là có cơ sở khi nói rằng cô đã bị đánh đập, bóp cổ, bẻ quặt tay trên xe, bị tát và đánh đập tiếp tại đồn cảnh sát.

‘Chồng che đòn cho vợ’

Blogger Paulo Thành Nguyễn nói với BBC: “Ở trong đồn, các an ninh và công an thường phục vẫn hành hung vợ tôi, và tôi đã phải lao vào để lấy thân mình che chắn cho Tiến và gánh các trận đòn của họ,

“Chúng tôi không kháng cự và chống lại, họ thực sự đã đánh đập chúng tôi rất dã man và thẳng tay, chúng tôi bị đối xử như những con vật.”

Blogger Mẹ Nấm

Blogger Mẹ Nấm (đứng) là một trong hai phụ nữ cáo buộc bị công an Nha Trang hành hung.

Nhân chứng Hải ở Nha Trang nói với BBC: “Họ đã đánh đập vợ chồng anh Paulo Thành Nguyễn, Kim Tiến rất thô bạo, là phụ nữ nhưng họ cũng không nương tay, tuy nhiên khi họ thẩm vấn thì họ lại lập biên bản ‘gây mất trật tự trị an.”

Blogger Mẹ Nấm, Thành Nguyễn và Kim Tiến cũng nói với BBC họ rất bức xúc và không ký bất cứ một giấy tờ nào được coi là biên bản vì công an sau khi hành hung nhóm bị bắt, lại lập biên bản họ về việc ‘gây rối trật tự’ mà họ không hề gây ra với nhóm ‘côn đồ giả danh xe ôm’ trước khi vào đồn, buổi sáng ngày thứ Bảy.

“Họ tra hỏi chúng tôi lý do vì sao lại chọn chủ đề thảo luận về Công ước chống Tra tấn, rồi chủ đề Công an hành hung hoặc đánh chết thường dân trong đồn cảnh sát,

“Họ đặc biệt bực mình vì chúng tôi mặc các áo phông trên phố mang dòng chữ ‘chấm dứt việc công an đánh chết thường dân’, và tôi nghĩ đây là những lý do vì sao họ ngăn cản chúng tôi tổ chức buổi Cà phê nhân quyền, cũng như bày cớ hành hung, đánh đập chúng tôi.”

‘Xuyên tạc, vu khống’

“Họ đặc biệt bực mình vì chúng tôi mặc các áo phông trên phố mang dòng chữ ‘chấm dứt việc công an đánh chết thường dân’, và tôi nghĩ đây là những lý do vì sao họ ngăn cản chúng tôi tổ chức buổi Cà phê nhân quyền, cũng như bày cớ hành hung, đánh đập chúng tôi”

Blogger Paulo Thành Nguyễn

Theo lời các nhà hoạt động, hôm Chủ Nhật, một tờ báo của chính quyền địa phương đã đăng một bài báo ‘xuyên tạc’ sự việc và vu khống cho nhóm Cà phê Nhân quyền đã vi phạm pháp luật, gây rối trật tự xã hội và đồng thời ‘lừa dối’ lôi kéo các gia đình nạn nhân tham gia ‘chống phá chính quyền’.

BBC chưa có điều kiện kiểm chứng nội dung bài báo cũng như liên hệ với chính quyền địa phương trong dịp cuối tuần.

Trong khi đó, các bloggers đưa ra lời cáo buộc với chính quyền nói với BBC họ sẽ có các hình thức từ khiếu nại tới khiếu kiện công an, an ninh và chính quyền thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa vì các hành vi ‘ngược đãi, hành hung’ mang tính ‘khủng bố, trấn áp’ trái phép nói trên.

Thảo luận nhân quyền lần thứ II tại Hà Nội

Blogger Paulo Thành Nguyễn (thứ hai, từ phải) tại cà phê nhân quyền lần II ở Hà Nội.

Được biết hai sự kiện Cà phê Nhân quyền lần trước của nhóm sáng kiến là thành viên của Tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam đã được tổ chức hai lần ở Hà Nội trong quý đầu năm 2014.

Trong sự kiện gần nhất ở Hà Nội, cuộc thảo luận đã có sự tham dự với tư cách khách mời của các đại diện ngoại giao của một số sứ quán và đoàn ngoại giao Bắc Âu và Liên Minh Châu Âu.

Một số trí thức, nhân sỹ cũng đã tham gia sự kiện ở Hà Nội, như Giáo sư Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, TS Chu Hảo, nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách độc lập (IDS đã giải thể), ông Trần Tiến Đưc, nguyên Vụ trưởng Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình.

Ngay sau cuộc cà phê ở Hà Nội, một thành viên tham dự sự kiện đã cáo buộc với BBC anh bị các nhân viên ‘an ninh hiện diện’ trước đó tại quán cà phê đi theo và hành hung trên đường anh về nhà.

 

Các cuộc hiện ra của Chúa Giêsu

Các cuộc hiện ra của Chúa Giêsu

Thưa cha,

Các Tin Mừng kể nhiều cuộc hiện ra của Chúa Giêsu sau khi sống lại, mà lại kể khác nhau. Thế thì có tin được không? (Têrêsa Ngọc Nga)

Chị Ngọc Nga thân mến,

Trong Tân Ước, có những đoạn sau đây nói về việc Đức Giêsu Phục sinh hiện ra:

Mt 28,9-10: Hiện ra với các phụ nữ;

Mt 28,16-20: Hiện ra với mười một môn đệ và sai đi đến với muôn dân;

Mc 16,9-10: Hiện ra với bà Maria Mácđala, với hai người môn đệ, với Nhóm Mười Một;

Lc 24,13-32: Hện ra với hai môn đệ trên đường Emmau;

Lc 24,36-49: Hiện ra với các Tông đồ, ăn cá nướng để chứng minh là chính Người, rồi giải thích Kinh thánh và dặn dò;

Ga 20,11-18: Hiện ra với bà Maria Mácđala;

Ga 20,19-28: Hiện ra với các Tông đồ và ban quyền tha tội, hiện ra với ông Tôma và nói về đức tin;

Ga 21,1-23: Hiện ra với các môn đệ bên hồ Tibêria, và trao quyền mục tử cho ông Phêrô;

– Theo 1 Cr 15,5: Hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai;

– Theo 1 Cr 15,6:Hiện ra với hơn 500 anh em một lượt;

– Theo 1 Cr 15,7: Hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ;

– Theo 1 Cr 15,8: Hiện ra với ông Phaolô.

Nói chung, các tác giả này không kể những câu chuyện giống nhau, trừ đoạn văn của Mc 16,9-10 vừa giống với Ga 20,11-18, vừa giống với Lc 24,23-32, và Mt 28,16-20. Tuy nhiên, bản văn này tuy là đoạn văn kết Mc và được coi là Kinh Thánh, nhưng không chắc là do chính tác giả Mc viết: dường như đoạn này chỉ tóm những bản văn của các tác giả Tin Mừng khác kể về Đức Giêsu hiện ra.

Lý do của tình trạng khác nhau này là vì: Hẳn là đã xảy ra chuyện đó, và chuyện đó quá phong phú, thì mới có nhiều thông tin đa dạng như thế: không ai nói được trọn vẹn các sự cố. Nếu các tác giả muốn lừa dối, thì hẳn là các ngài đã phải viết cho thật giống nhau chứ! Đàng khác, mỗi tác giả thánh lại theo những truyền thống khác nhau và chọn lựa trong các truyền thống đó những chất liệu phù hợp với chiều hướng thần học của tác phẩm của ngài. Do đó, chính tình trạng đa dạng này lại đáng tin.

Thân ái hiệp thông với chị, để tiếp tục tôn vinh Chúa Phục Sinh và ca ngợi Thiên Chúa Cha.

Mến,

Lm PX Phan Long, ofm

Anh chị Thụ Mai gởi

Were You There When They Crucified My Lord?

Were You There When They Crucified My Lord?

httpv://www.youtube.com/watch?v=MPmGcridHQ8

Song: “Were You There When They Crucified My Lord”
Song by: Tatiana (I Thirst)-album
Movie Scenes: “The Passion of The Christ”
Directed by: Mel Gibson
20th Century Fox Film

“Were You There?”

Were you there when they crucified my Lord?
Were you there when they crucified my Lord?
Oh sometimes it causes me to tremble, tremble, tremble
Were you there when they crucified my Lord?

Were you there when they nailed Him to the tree?
Were you there when they nailed Him to the tree?
Oh sometimes it causes me to tremble, tremble, tremble
Were you there when they nailed Him to the tree?

Were you there when they laid Him in the tomb?
Were you there when they laid Him in the tomb?
Oh sometimes it causes me to tremble, tremble, tremble
Were you there when they nailed Him to the tree?

Were you there when He rose up from the grave?
Were you there when He rose up from the grave?
Oh sometimes it causes me to tremble, tremble, tremble
Were you there when He rose up from the grave?
Were you there when He rose up from the grave?

Lyrics by Randy Travis

Việt Nam ‘mất chủ quyền’ trong vụ đấu súng ở biên giới

Việt Nam ‘mất chủ quyền’ trong vụ đấu súng ở biên giới
Saturday, April 19, 2014

Nguoi-viet.com


QUẢNG NINH 19-4 (NV) –
Bảy người chết ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh tỉnh Quảng Ninh là hậu quả của một vụ vượt biên tỵ nạn chính trị bất thành của nhóm người Hồi Giáo gốc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương?

Tấm hình này trên tờ Tiền Phong được chú thích: “Bộ đội Biên phòng Việt Nam bàn giao nhóm đối tượng cho phía Trung Quốc” hiện đã bị lấy xuống. Các người phụ nữ che mặt và trang phục thường thấy của người Hồi giáo. (Hình: Tiền Phong)

Đây là nghi vấn được một số bloggers ở Việt Nam nêu ra và cũng là nhận xét của báo New York Times khi viết về vụ nổ súng xảy ra tại cửa khẩu nói trên của Việt Nam với Trung Quốc vào trưa 18 tháng Tư, 2014, gây sửng sốt dư luận.

Báo chí nhà nước tại Việt Nam đăng tải tin tức và hình ảnh nói rằng 16 người quốc tịch Trung Quốc vượt biên vào Việt Nam bất hợp pháp, gồm 10 đàn ông, 4 phụ nữ và 2 trẻ em. Phía Trung Quốc thông báo cho biên phòng Việt Nam về nhóm người này từ 5 giờ 30 phút sáng, theo tờ Thanh Niên, và họ đã bị lực lượng biên phòng Việt Nam bắt đưa về đồn, chuẩn bị thủ tục trao trả cho Trung Quốc. Tuy nhiên, TTXVN thuật lời viên chức tỉnh Quảng Ninh nói rằng lực lượng biên phòng đã thấy những người đó xâm nhập khoảng một giờ trước đó.

“Khoảng 12 giờ cùng ngày, trong khi đang chờ làm thủ tục để bàn giao cho phía Trung Quốc, bất ngờ vài người đàn ông trong nhóm trên cướp súng của một chiến sỹ biên phòng xả đạn vào lực lượng biên phòng Việt Nam, khiến 1 chiến sỹ hy sinh tại chỗ. Lập tức, lực lượng Biên phòng Việt Nam buộc phải bắn chỉ thiên nhưng các đối tượng vẫn lao vào tấn công và khống chế văn phòng làm việc tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh.” Báo Tiền Phong tường thuật, và cho hay rằng “Mặc dù lực lượng chức năng phía Việt Nam và Trung Quốc kêu gọi, thuyết phục các đối tượng giao nộp vũ khí và đầu hàng nhưng các đối tượng vẫn quyết cố thủ, đập phá trụ sở. Lực lượng chức năng phải dùng các biện pháp nghiệp vụ tiếp cận, khống chế và bắt giữ. Các đối tượng đã chống trả lực lượng biên phòng, đồng thời tự gây sát thương, một số tự sát và nhảy lầu tự tử.”

Hệ quả của vụ đấu súng là 7 người thiệt mạng, gồm có 2 sĩ quan Biên phòng CSVN, 5 người đàn ông Trung Quốc và nhiều người bị thương, trong đó có 4  lính Biên phòng Việt Nam. Không thấy nói 5 người đàn ông Trung Quốc còn sống có bị thương không và có bị còng hay không. Báo chí Việt Nam cho hay tất cả 5 thi hài và 11 người còn sống đều được giao trả cho phía Trung Quốc ngay trong buổi chiều 18 tháng Tư.

Tuy nhiên, nhìn tấm hình của tờ Tiền Phong về trao trả người “vượt biên trái phép” cho Trung Quốc, người ta chỉ thấy có 4 phụ nữ và 2 trẻ em. Bốn người phụ nữ đều có mạng che mặt và mặc trang phục quen thuộc của người Hồi Giáo. Tất cả đều được hướng dẫn di chuyển thong thả và không bị còng. Hiện tấm hình này đã bị lấy xuống. Chỉ còn trên internet tấm hình trên báo điện tử VNExpress cảnh trao trả người cho phía Trung Quốc mà người ta chỉ nhìn thấy từ phía sau lưng các người phụ nữ.

Sau sau vụ việc xảy ra, ông Đặng Duy Hậu, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh vội vã lên tiếng cho hay “Vụ gây mất an ninh trật tự ở khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà, Quảng Ninh vào trưa cùng ngày không phải là vụ tấn công khủng bố mà chỉ là phản ứng manh động của các đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam,” TTXVN tường thuật.

Không có thông tin chắc chắn, nhưng nhìn những tấm hình của hai tờ Tiền Phong và VNExpress, nhiều người tin rằng nhóm người “vượt biên trái phép” nói trên là người tìm đường tị nạn chính trị thuộc sắc tộc Uighurs (Duy Ngô Nhĩ) ở khu vực Tân Cương (Xinjiang) bị người Hán Trung Quốc cướp đất và đang tiến hành kế hoạch đồng hóa diệt chủng.

Các phụ nữ có vẻ là dân Ngô Duy Nhĩ (Uighurs), được Biên phòng CSVN vội vã trả cho Trung quốc sau vụ nổ súng, chỉ nhìn thấy từ phía sau lưng hiện còn trên báo điện tử VNExpress. (Hình: VNExpress)

Người Uighurs theo đạo Hồi hệ phái Sunny và nói ngôn ngữ giống người Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Tân Cương, những năm gần đây xảy ra rất nhiều cuộc đụng độ đẫm máu giữa người Hán nắm giữ quyền cai trị và người Uighurs, hậu quả của chính sách cai trị hà khắc của Bắc Kinh. Còn người Hán di cư tới đây cũng ra sức chèn ép, khủng bố, kỳ thị người Uighurs làm cho xung đột chủng tộc ngày càng leo thang.

Các nỗ lực vùng vẫy của người Uighurs chống áp bức, bất công bị nhà cầm quyền Bắc Kinh gọi là “khủng bố” và ra lệnh đàn áp thẳng tay. Một số người Uighurs cảnh cáo rằng các thành phần cực đoan sẽ hành động nếu như nhà cầm Trung quốc không thay đổi chính sách kìm kẹp người Uighurs.

Những biến cố gần đây khiến người Hán cảm thấy bất an. Đầu Tháng Ba vừa qua, một nhóm người cầm dao đã sát hại ít nhất 29 người và làm bị thương khoảng 150 người khác tại một trạm xe lửa ở thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam. Báo chí chính thức của Trung Quốc nói 9 người đã bị bắt và gọi đó là những phần tử “khủng bố” dù khong chính thức nói đó là người Uighurs.

Nhiều nhóm người Uighurs đông đảo đã tìm cách đi khỏi Tân Cương và Trung Quốc. Các đường bộ tới một số quốc gia Đông Nam Á là một lộ trình ngày càng có nhiều nhóm người này tìm cách vượt biên. Trong Tháng Ba vừa qua, một nhóm khoảng hơn 400 người di dân bất hợp pháp bị bắt giữ tại một đồn điền cao su của miền nam Thái Lan mà người ta tin họ là người Uighurs. Tin tức cho hay nhóm người này tìm cách đến Malaysia, xứ có nhiều người Hồi giáo, rồi từ đó tìm cách đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bản thông cáo công bố hôm 26/03/2014, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch lên tiếng tố cáo Cambodia đã câu lưu rồi trục xuất qua Thái Lan một nhóm 15 người Uighurs. Đây chính là số người bị Thái Lan bắt giữ sáng Chủ nhật 23/03 tại tỉnh Sakaeo sát biên giới Cambodia.

Việc nhà chức trách Việt Nam bàn giao cho phía Trung Quốc mà không thông qua điều tra, xét xử, có thể đã bỏ qua một các nguyên tắc về ‘độc lập chủ quyền quốc gia’, ‘tôn trọng nhân quyền’ và ‘nhân đạo’, theo luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội CSVN  nói với đài BBC trong cuộc phỏng vấn.

“Trao trả một cách gấp gáp như thế, tôi nghĩ cũng là một vấn đề phải suy nghĩ, bởi vì phải coi những người đó lý do tại sao họ sang Việt Nam, lý do là gì, bởi vì trong Hiến pháp của Việt Nam cũng nói rằng những người tị nạn chính trị vì lý do này khác, đôi khi cũng có thể xem xét, chứ không phải là tất cả những người nước ngoài chạy vào Việt Nam thì mình (Việt Nam) bắt và mình trao trả liền.” Ông Thuận nói.

Bản tin Tân Hoa Xã tường thuật vắn tắt biến cố tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh và cho hay Bộ Ngoại Giao Trung Quốc “đang kiểm chứng” sự việc. Ông Trần Quốc Thuận chỉ trích hành động giao trả người vội vã cho Trung quốc là “không đúng quy trình, không đúng thủ tục về hoạt động tư pháp. Nghĩa là “không phù hợp với quy định của luật pháp Việt Nam”.

Một số bloggers tại Việt Nam tỏ vẻ ngạc nhiên trước cách hành sử của nhà cầm quyền Việt Nam. Nhà báo Huy Đức viết trên mạng xã hội facebook: “Sẽ không có 7 người chết (trong đó có 2 bộ đội biên phòng Việt Nam) và nhiều người khác bị thương nếu những người (có thể là) Duy Ngô Nhĩ “vượt biên trái phép” đó được giữ lại điều tra và trước khi trao trả, chính quyền hai bên đàm phán các điều kiện đảm bảo an toàn cho họ”.

Ông Huy Đức viết tiếp rằng “Đành rằng, vẫn biết Hà Nội và Bắc Kinh là hai nhà nước có thể “chia sẻ” với nhau cách đối xử với những người bất đồng với chính quyền. Đành rằng, tiêu diệt một nhóm người có vũ trang thì không ai trách cứ được mình. Nhưng, nếu 16 người vượt biên (có 4 phụ nữ và 2 trẻ em) này không bị đối xử quá lạnh lùng thì người Việt đã không phải đổ máu và bàn tay người Việt đã không phải dính máu người Duy Ngô Nhĩ.” (TN)

Xin xem thêm:

‘VN muốn bị coi là đồng lõa với TQ?’ (BBC )