Người Uighur kêu gọi LHQ điều tra VN

Người Uighur kêu gọi LHQ điều tra VN

Thứ tư, 23 tháng 4, 2014

Ông Dilshat Rashit kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Việt Nam

Hội Người Uighur Thế giới kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Việt Nam về vụ đổ máu ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh.

Ông Dilshat Rashit, phát ngôn viên của hội có trụ sở tại Đức nói với BBC tiếng Trung chiều 22/4:

“Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Liên Hiệp Quốc hành động của chính quyền Việt Nam, vốn làm chết người Uighur, xem liệu họ có vi phạm Công ước Liên Hiệp quốc về Người Tị nạn hay không.”

Điều 31 của Công ước được gần 150 nước phê chuẩn cấm các nước thành viên trừng phạt những người vào nước họ từ nơi tính mạng hay sự tự do của họ bị đe dọa với điều kiện người nhập cư trái phép phải trình diện chính quyền và chứng minh được họ có lý do chính đáng để vượt biên.

Tuy nhiên Việt Nam chưa phải là thành viên của công ước có hiệu lực từ năm 1954 này.

Trong vụ người Uighur bị cho là cướp và nổ súng ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, hai lính biên phòng Việt Nam thiệt mạng.

Năm người Uighur cũng tử vong, ba người nhảy từ trên tầng ba xuống “tự tử” và hai người bị “bắn chết”, theo lời Đại tá Lê Tiến Thanh, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Việt Nam nói với VTV hôm 18/4.

“Khi đã hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thì bạn [công an Trung Quốc] sang tiếp nhận để chuẩn bị ký vào hồ sơ thì bất ngờ vùng dậy, có hành động cướp súng của chiến sỹ biên phòng làm nhiệm vụ và đập vỡ ghế lấy chân để chống đối lại lực lượng công vụ và chúng đã cướp được một súng của biên phòng và dùng súng đó bắn lại lực lượng chức năng tại cửa khẩu.”

Chỉ huy Biên phòng Quảng Ninh, Đại tá Lê Tiến Thanh

Về nội tình vụ cướp và nổ súng, ông Thanh nói:

“Khi đã hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thì bạn [công an Trung Quốc] sang tiếp nhận để chuẩn bị ký vào hồ sơ thì bất ngờ vùng dậy, có hành động cướp súng của chiến sỹ biên phòng làm nhiệm vụ và đập vỡ ghế lấy chân để chống đối lại lực lượng công vụ và chúng đã cướp được một súng của biên phòng và dùng súng đó bắn lại lực lượng chức năng tại cửa khẩu.”

Trong khi đó phát ngôn viên Dilshat của Hội người Uighur Thế giới nói nhóm 16 người Uighur, trong đó có bốn phụ nữ và hai trẻ em, muốn được gặp các quan chức Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên phía Việt Nam hoặc không hiểu hoặc hiểu những không đáp ứng.

Ông nói nhóm người Uighur đã chống cự khi thấy cảnh sát Trung Quốc xuất hiện ở Bắc Phong Sinh và dẫn tới vụ đổ máu.

Trang Bấm Facebook của Hội Người Uighur Thế giới cũng dẫn lại lời một blogger của Việt Nam, người đặt câu hỏi ai đã cho phép cảnh sát Trung Quốc mang theo vũ khí vào Bắc Phong Sinh và tại sao phải mất ba tiếng người ta mới có thể khống chế được nhóm người Uighur vốn chỉ có một khẩu súng và “không quá năm viên đạn”.

Không cấp hộ chiếu

Phát ngôn viên này nói hiện Hội Uighur Thế giới cũng không thể xác định được tung tích của nhóm người bị Việt Nam trả về và nói thêm.

“Sau sự cố này, cảnh sát địa phương [Trung Quốc] đã có đợt trấn áp người Uighur và bắt một số người cũng như tăng cường giám sát.”

Chỉ trong những ngày cuối tuần trước đã có 37 người bị bắt khi toan vào Việt Nam và 15 người bị bắt ở biên giới Thái Lan/Campuchia.

Cả Thái Lan và Việt Nam đều không phải là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn trong khi Campuchia đã phê chuẩn công ước này hồi năm 1992.

Người bó gối nghe phút vừa im lặng

Người bó gối nghe phút vừa im lặng

Chuacưuthe.com

VRNs (23.04.2014) – Úc Đại Lợi – Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh năm A 27.4.2014

“Người bó gối nghe phút vừa im lặng,

Để run theo mạch chuyển trận mưa nguồn.”

(Dẫn từ thơ Vũ Hữu Định)

Ga 20: 19-31

Nhà thơ lâu nay ngồi bó gối để nghe im lặng. Phút lặng im, của mạch chuyển mưa nguồn để run theo. Nhà Đạo đây, không ngồi im lặng có bó gối nhưng vẫn nghe Hội thánh nói về Chúa Sống lại, để còn tin.

Trình thuật nhà Đạo hôm nay có thánh Gioan nói về các ngày lễ Chúa giảng giải sự sống có trỗi dậy để dân con Đạo mình sẽ làm theo lời Ngài mà sống có niềm tin. Niềm tin hôm nay là tin Chúa sống lại như Lời Ngài khi xưa đã hứa.

Sống Lại, thánh I-rê-nê khi xa từng giảng giải, rằng: nơi Đức Giêsu Sống lại, mọi trỗi dậy đem đến cho ta là sự mới lạ sẽ xảy ra. Với mỗi người, điều đó có thể là sự mới mẻ tự bản chất, có loại-hình mới trong lối sống, tức: không có gì giống như trước. Nên, ta phải học rất nhiều điều, và mọi điều trong thế-giới hoàn-toàn mới lạ đối với ta.

Mới lạ, là vì điều Chúa hứa với ta đều thành hiện-thực. Điều Ngài vẫn nói: sẽ không bao giờ bỏ ta lại một mình đơn chiếc. Và, Ngài đã không làm như thế. Nhưng, Ngài lại đã mang đến cho ta niềm an vui tràn đầy. Và Ngài đã làm điều này. Ngài còn nói: Ngài sẽ cùng ta san-sẻ cùng một sứ-vụ Cha giao. Và ta đã được như thế. Được như thế, nhưng xem ra mọi người như ta vẫn có tâm-trạng sầu buồn, chưa trỗi dậy như Ngài mong muốn ta như thế.

Giờ đây, hãy thử dùng trí tưởng-tượng của mình để hiểu rõ về trỗi dậy, Phục Sinh rất quang vinh:

-Hãy tưởng-tượng mình là phi-hành-gia đang trên đường vào vũ trụ để kiếm tìm một hành-tinh mới chưa ai khám phá. Đó là điều mới lạ khiến ta vui nhưng bạn bè lại không tin như thế, vẫn cứ cho rằng: chắc ta có vấn-đề nên mới thế. Tại sao không? Bởi hành tinh địa cầu, nay cổ lỗ, rất chán ngán, đầy ô-nhiễm, tinh-thần thì suy sụp, nên ta phải ra đi tìm hành tinh lạ để sống lại và lại sống.

-Và khi ấy, nhà tổ-chức đã cho ta xem bản-đồ cùng kế-hoạch đề ra, có lộ-trình dành cho con tàu vũ-trụ. Ta tin tưởng họ và hứa sẽ thực thi đúng kế-hoạch.

Tiếp đến là những buổi luyện-tập học hỏi hệ-thống an-toàn mới lạ, như: giữ vệ-sinh trong tàu vũ trụ, không hút thuốc, không mở cửa sổ để ra ngoài. Ta được bảo cho biết mọi qui-định của trò chơi. Ta được chuẩn bị, khởi động rồi tập luyện. Họ phát cho ta quần áo mới theo kiểu phi-hành-gia không-gian rồi dẫn đến hiện-trường để thực-hiện những động-tác cần làm; và ta vẫn làm thế vào mỗi Chúa nhật.

-Chương–trình tập-huấn vẫn tiếp tục và chẳng thấy ngày đặt chân lên bệ phóng để bay đi. Người chủ trương kế-hoạch mới vừa tạ thế. Nên, người mới tới được đưa vào để tiếp-tục công-trình đề ra, nhưng mọi sự xem ra không động-đậy, cũng chẳng tiến-triển. Nên, ta vẫn còn ở lại nơi hành-tinh địa-cầu y như cũ, chẳng có gì mới mẻ, thế mới lạ.

Phải chăng ta có cảm-giác tương-tự như tuần lễ đầu, sau Phục Sinh? Phải chăng Phục Sinh là kịch-bản tuyệt-diệu xảy ra trên sân-khấu hoặc hí-trường, tựa hồ trò chơi “game”, chẳng có gì đổi thay, trên thực tế? Phải chăng điểm mới lạ của Phục Sinh và trỗi dậy chỉ là mớ ngôn-từ không hơn không kém, thực tế chẳng có gì mới mẻ xảy đến, hết?

Trình-thuật Phúc Âm hôm nay, lại cũng kể cho ta nghe biết đồ đệ Chúa thời tiên khởi cũng trải nghiệm một tình-huống chán nản, hệt như thế. Và rồi sau đó, mới khám phá ra những điều không theo kiểu cách mà các ngài trông đợi về Phục Sinh và Chúa Thánh Linh có nghĩa gì với các ngài. Các thánh những tưởng rằng: Đức Giêsu Thày mình sẽ lại đến với ngài theo cung-cách dễ sờ chạm. Nhưng, lại có cảm-giác rất trái ngược, nghĩa là vẫn chẳng thấy Thày mình hiện ở đâu; và cũng chẳng hiểu tại sao Thày mình lại thất hứa, chưa hiện diện.

Trong tuyệt vọng, đồ đệ Chúa lại cảm thấy tâm-thân mình như có thứ gì cứ lâng lâng, nâng-nhấc khác hẳn cảm-xúc vẫn có vào lúc trước. Cuối cùng là thuốc giải-độc cho nỗi tuyệt-vọng đã có ngay đó, ngay bên trong nỗi tuyệt vọng mà chẳng ai thấy được.

Tại mộ phần trống vắng hôm ấy, thần-sứ cũng nói với các ngài rằng: Thày mình KHÔNG có ở đó. Ngài KHÔNG còn hiện-diện như khi trước. Cả đến bà Maria Magdala là người đến để xức thêm dầu cho xác Thày mình, đã tìm cách tiếp cận Thày nhưng được bảo: Đừng sờ vào Thày vì Thày sắp phải ra đi, về với Cha. Khi hai đồ đệ Chúa rong ruổi trên đường Emmaus, cuối cùng cũng nhận ra Ngài vào lúc Ngài bẻ bánh, bởi Thày đã trở thành người không còn hình-tượng như trước và Thày đã biến khỏi tầm nhìn của các thánh rồi.

Ngày Thày về với Chúa Cha, áng mây vần vũ đã quyện bọc lấy mình Ngài và nuốt trọn Thân mình Ngài và đem Ngài rời xa hết mọi người, khiến Ngài không còn hiện diện với cứ một ai. Tiếp sau đó, Ngài lại đã xuất hiện chỉ thoáng chốc, theo hình-dạng của Đấng Thánh Phục Sinh/trỗi dậy; nhưng cuối cùng, Ngài cũng lại biến hình đi khuất xa.

Mừng kính tuần bát nhật Phục Sinh hôm nay, vấn đề đặt ra lại cứ hỏi: ta nghĩ sao về trạng-huống ra như thế? Đó có là trống vắng, mất mát, khiếm diện chăng? Hay vẫn chỉ là: cách xa, hư luống, bất lực? Vấn đề thực sự đặt ra là: làm thế nào để ta có thể đối đầu với hiện-trạng như thế? Làm sao ta hiểu được chuyện đó? Làm sao ta có thể cảm kích những chuyện như thế cách thực sự? Và, cảm kích có là ngôn-từ được sử-dụng cách thoả-đáng, hoặc đúng nghĩa?

Nói cách khác, tất cả chỉ là cái giá cho sự tự do ta có được. Tự-do không bị gò bó, ràng buộc vào với thế-giới toàn những chết chóc, ngã gục. Một thế-giới ta vẫn cứ phải duy-trì để không quên sót những người còn gần cận với ta vì lý do này khác. Nhưng cách tốt nhất, là đi vào với thế-giới ở đó không một ai, kể cả Đức Giêsu, nhưng vẫn thấy gần gũi đủ để có thể đưa làn khí hít thở xuống với thân mình và từ đó tạo nhiều đòi hỏi, nơi ta. Thế giới đó, ta không còn lo lắng cho sự sống cả về mọi thứ; bởi lẽ, nơi thế giới ấy,chẳng có gì ra như thế và cũng chẳng có ai giống như vậy, tức: không có gì là vật chất và cũng không có ai hiện-diện bằng thân xác hoặc thể lý cả.

Xem thế, thì: Phục sinh chỉ có nghĩa là không-gian mở. Không phải là thứ gì khác giống như đang ở đây, ở đó nơi trần thế. Phục sinh vẫn là và chỉ là Tự Do khi mọi sự biến đi hết, và không có Chủ nhật nào đưa tinh thần con người lên cao hoặc xuống thấp, cũng chẳng còn niềm vui hoặc nỗi buồn ngày Chúa sống lại.

Thánh Tôma cũng giống thế. Thánh-nhân không đưa ngón tay mình sờ chạm vào Chúa; bởi thánh-nhân không có nhu-cầu phải làm thế. Và các sách Tin Mừng cũng không kể cho ta biết là thánh-nhân đã trải-nghiệm như vậy. Nhưng thánh Tôma đã đi từ tình-trạng thể-lý để bước vào trạng-huống thần-bí, tức: không còn đòi hỏi phải sờ chạm vào thân-xác Thày mình để tin nhưng lại đã có trải-nghiệm mới về Thày mình. Và kinh-nghiệm độc nhất chỉ một mình thánh-nhân mới xác chứng được Thày mình là Chúa và là Thiên-Chúa, nên mới kêu lên như thế.

Không phải lý trí đã cho thánh nhân có được xác-tín Thày mình là Chúa, mà là niềm tin. Tin tưởng trong tự-do. Bởi lẽ, tin không là hiểu biết sự việc nào đó bằng sờ chạm thể-lý, hoặc ngôn-từ định-nghĩa hoặc thứ gì khác rất thể-chất. Nhưng, tin là tin tưởng vào ai đó, một người nào. Đấng mà ta tin không thể diễn-tả ra bên ngoài bằng ngôn-từ hoặc cử-chỉ, hoặc hiểu-biết trí-thức hoặc bất cứ thứ gì hiện diện như vật-lý ở trần-gian.

Tin, là cung-cách khác-biệt của hữu-thể đối với con người. Tin, thể hiện bằng hành-động, là nghệ-thuật sống một cách khác hẳn. Tin giúp cho người tin tưởng có khả-năng chấp-nhận một thứ trật-tự hiện-hữu khác và làm cho chủ-thể hiện-hữu được sống tự-do cho chính mình và cho cuộc sống đích thị là sự sống.

Có thể nói, tin là thứ ngôn-từ thần-bí mà con người không nghe biết nhưng vẫn hiệu-lực. Người tin tưởng thần-bí nguyện cầu cho ta không bị xa cách khỏi những gì ta không bao giờ có thể tiếp cận. Và, triết-gia Karl Rahner gọi kẻ tin của ngày mai sẽ là thần bí từng trải-nghiệm điều gì đó, hoặc người đó sẽ chẳng là kẻ tin gì hết. Kẻ tin ấy hôm nay đây ta biết tên ông là Tôma thánh-nhân, vẫn rất tin. Tin rằng, Thày mình là Chúa và là Thiên-Chúa của mình, tức mọi người có lòng tin trải-nghiệm như mình.

Trong tâm-tình trải-nghiệm được như thánh Tôma cũng rất tin, tưởng cũng nên ngâm lên lời thơ rằng:

“Người bó gối nghe phút vừa im lặng,

Để run theo mạch chuyển trận mưa nguồn.

Mai mốt đi về đông trắng,

Bay lên núi lũ trâu bò ngơ ngác.”

(Vũ Hữu Định – Thời Tiết)

Mai kia mốt nọ, ai có đi về đông trắng hay chuyển trận mưa nguồn, hãy cứ như nhà thơ xưa không chỉ ngồi nghe im lặng để run theo mạch, nhưng là tin. Tin như thánh Tôma nay xác tín mình rất tin Thày là Chúa và là Thiên-Chúa của mọi loài, rất đáng tin.

Lm Kevin O’Shea, CSsR – Mai Tá lược dịch

 

Phát hiện một hành tinh giống Trái đất ngoài Thái Dương hệ

Phát hiện một hành tinh giống Trái đất ngoài Thái Dương hệ

Hành tinh Kepler-186f

Hành tinh Kepler-186f

NASA/JPL-Caltech

Thanh Phương

Một êkíp các nhà thiên văn học quốc tế hôm qua, 17/04/2014, loan báo đã phát hiện hành tinh đầu tiên ngoài Thái Dương hệ có kích thước tương đương với Trái đất và có nhiệt độ giúp cho nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng và như vậy sự sống có thể tồn tại. Hành tinh này nằm cách Mặt trời 490 năm ánh sáng ( 1 năm ánh sáng = 9.460 tỷ km ).

Hành tinh này, được đặt tên là Kepler-186f, đã được phát hiện nhờ kính viễn vọng không gian Kepler. Kepler-186f nằm trên một quỹ đạo chung quanh một ngôi sao, nhỏ hơn và ít nóng hơn Mặt Trời, trong một vùng mà nước có thể tồn tại ở dạng lỏng. Theo các nhà khoa học, đứng đầu là một nhà thiên văn học của cơ quan không gian Hoa Kỳ, phát hiện nói trên càng làm tăng thêm khả năng tìm thấy các hành tinh tương tự như Trái Đất trong Giải Ngân Hà.

Trong số gần 1.800 hành tinh ngoài Thái Dương hệ được phát hiện từ năm 1994, có khoảng 20 hành tinh xoay quanh ngôi sao nằm trong vùng có thể có sự sống. Nhưng các hành tinh đó lớn hơn Trái Đất nhiều và như vậy khó mà xác định là chúng được cấu tạo bằng đá hay bằng khí.

Vào cuối năm 2013, các nhà thiên văn học đã thẩm định có hàng tỷ hành tinh có kích thích tương đương với Trái đất nằm trên quỹ đạo chung quanh các ngôi sao tương tự như Mặt trời trong Giải Ngân Hà.

Vì đâu bạo hành ‘lên ngôi’?

Vì đâu bạo hành ‘lên ngôi’?

Cư dân vây quanh một chiếc xe máy bị cháy thành than trong tỉnh Nghệ An. Dân làng phẫn nộ vì bị trộm chó đã thu giữ xe máy của các tên trộm chó và nổi lửa đốt xe.

Cư dân vây quanh một chiếc xe máy bị cháy thành than trong tỉnh Nghệ An. Dân làng phẫn nộ vì bị trộm chó đã thu giữ xe máy của các tên trộm chó và nổi lửa đốt xe.

Ðoàn Xuân Lộc

22.04.2014

Chuyện con người có lúc dùng đến bạo lực khi hành xử với nhau ở đâu cũng có, thời nào cũng xẩy ra. Nhưng có thể nói ít có quốc gia nào, xã hội nào nạn bạo hành lại phổ biến như ở Việt Nam thời nay.

Một xã hội đầy bạo lực?

Ở Việt Nam – như một số bài viết và dư luận chung nhìn nhận – ‘bạo lực đã lên ngôi’. Tệ nạn này diễn ra gần như mọi lúc, mọi nơi, dưới nhiều hình thức và trong nhiều môi trường khác nhau.

Có nhiều trường hợp, chỉ vì những va chạm, xô xát, xích mích rất nhỏ chuyện ẩu đả, đâm chém, giết hại lẫn nhau đã xẩy ra.

Trong một số hoàn cảnh khác, một phần vì bức xúc, bất lực trước một tệ nạn xã hội, người dân đã dùng bạo lực để hành xử, để tự giải quyết vấn đề. Một ví dụ cụ thể cho trường hợp này – và cũng là một vấn đề gây không ít nhức nhối, thương tâm – là chuyện những người trộm chó bị đánh chết xẩy ra tại nhiều nơi khác nhau ở Việt Nam.

Nhìn những hình ảnh về những người trộm chó bị trói, bị đánh chết nằm tả tơi, nhơ nhuốc trên đường – xuất hiện đầy dẫy trên báo chí và các trang mạng xã hội – chắc có người có cảm giác đâu đó ở Việt Nam vẫn đang có chiến tranh, nội chiến hay thậm chí đang sống thời sơ khai.

Nạn bạo lực và tình trạng tự xử ở Việt Nam đã quá phổ biến và nghiêm trọng. Các quan chức Việt Nam cũng đã lên tiếng báo động về những tệ nạn này.

Chẳng hạn, khi tường thuật về một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 9 năm 2013, báo Tuổi Trẻ trích dẫn Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói rằng bà ‘rất đau lòng khi nghe tin những vụ xử nhau vì những lý do lãng xẹt’.

Trong khi đó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề cập đến chuyện giờ ‘mạng người không bằng mạng chó’ và Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc than phiền về chuyện ‘coi thường tính mạng người khác, bất chấp pháp luật’ vì theo ông ‘Ăn trộm chó thì dù sao cũng là một con người, vậy mà bắt giữ, không thả, đánh đến chết. Mà chuyện đâu chỉ xảy ra ở một nơi’.

Vì vậy, bà Doan bình luận rằng ‘đạo đức xã hội xuống cấp đáng báo động’.

Đáng báo động vì nạn bạo hành đã len lõi vào tất cả mọi ‘ngõ ngách’ của đời sống xã hội – từ gia đình đến học đường tới chốn công quyền.

Đáng bạo động nhất là chuyện công an lộng quyền, hành xử thô bạo với dân.

Cũng giống như chuyện người dân tự hành xử với những người trộm chó, chuyện công an coi thường tính mạng người khác, bất chấp pháp luật, bắt giữ và đánh người đến chết ‘đâu chỉ xảy ra ở một nơi’.

Tệ nạn này rất phổ biến và nghiêm trọng. Một ví dụ điển hình là vụ năm công an dùng dùi cui đánh chết anh Trương Thanh Kiều ở Phú Yên.

Vụ án này – một vụ gây bất bình, phẫn nộ trong dư luận trong thời gian qua – chưa được giải quyết xong và không biết sẽ kết thúc như thế nào dù Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã lên tiếng yêu cầu các cơ quan tư pháp nghiêm minh xử lý – thì chuyện dân ‘đánh’ công an ở xã Bắc Sơn, Hà Tĩnh xẩy ra.

Xem ra, ở Việt Nam mọi thứ đang bị đảo lộn và luật pháp hầu như không còn tồn tại.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao nạn bạo hành và tình trạng tự xử nói riêng lại phổ biến như vậy ở Việt Nam.

Mỗi người có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau của nạn bạo hành (gia đình, học đường, công an và xã hội nói chung) và tình trạng dân tự xử các vấn đề, tệ nạn xã hội.

Bài viết này chỉ gợi lên một vài yếu tố có thể được coi là trực tiếp hay gián tiếp gây nên thực trạng, tệ nạn đó.

Ưa bạo lực, không bao dung?

Cũng theo Tuổi Trẻ, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói trên, bà Doan tự hỏi xã hội xuống cấp và tình trạng tự xử trong dân có phải là ‘do các chương trình giảng dạy đạo đức trong nhà trường không được coi trọng hay do tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên xuống cấp nên nó tác động xấu đến xã hội’?

Không biết trong phát biểu và suy nghĩ của mình nói chung bà Doan có coi chuyện ‘các chương trình giảng dạy đạo đức trong nhà trường không được coi trọng’ có ‘tác động xấu đến xã hội’ hay không vì không thấy Tuổi Trẻ trích dẫn.

Tuy vậy, những ai am hiểu về tình hình Việt Nam đều có thể nhận ra không chỉ ở học đường mà hầu như trong toàn bộ mọi sinh hoạt, đời sống chính trị, kinh tế và xã hội ở Việt Nam, vấn đề đạo đức ít được coi trọng.

Và có thể nói một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chủ nghĩa Mác-Lênin mà Đảng Cộng sản Việt Nam chọn làm ‘nền tảng tư tưởng’, làm ‘kim chỉ nam’ cho mọi hoạt động của mình không coi trọng các chuẩn mực, giá trị tinh thần, nhân bản.

Cụ thể học thuyết này hầu như không đề cập gì đến những phạm trù đạo đức xã hội và các giá trị tinh thần, nhân bản – như nhân quyền, nhân phẩm, bác ái, lương tâm hay trách nhiệm.

Tuy vậy, dù được coi là một học thuyết ‘thiếu đạo lý làm người’, chủ nghĩa Mác-Lênin lại được đề cao – thậm chí được tôn thờ – và được áp dụng trong tất cả mọi sinh hoạt, lĩnh vực, môi trường – từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa, giáo dục.

Khi tuyệt đối hóa và áp đặt một học thuyết như vậy lên toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội chuyện con người bị bạo lực và những đòi hỏi vật chất chi phối, lấn lướt và – vì vậy – có những hành xử thiếu tình người hay thô bạo với nhau không có gì là khó hiểu.

Hơn nữa, chuyện tuyệt đối hóa chủ nghĩa Mác-Lênin cũng dẫn đến việc loại bỏ những giá trị của các học thuyết, triết lý khác hay những giá trị truyền thống của Việt Nam – trong đó có những giá trị rất nhân bản, tốt đẹp.

Nếu thay vì cứ mãi được dạy hay được nhắc nhở về đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản và bạo lực cách mạng, học sinh, sinh viên, những người nắm giữ công quyền và người dân nói chung được học hay được khuyến khích sống huynh đệ, từ bi, tương thân tương ái, chắc nạn bạo hành (gia đình, học đường hay công an) ở Việt Nam không phổ biến như vậy.

Đặc biệt khi tuyệt đối hóa chính mình, khi coi mình là người độc quyền chân lý, người ta không còn muốn lắng nghe hay đối thoại với người khác. Thậm chí họ sẵn sàng dùng bạo lực để dập tắt những tiếng nói khác biệt, đối lập.

Cũng giống như những chế độ cộng sản khác trước và nay, chính quyền Việt Nam vẫn chưa chấp nhận đa nguyên, đa đảng và vẫn thường bắt giữ, tù giam những ai có chính kiến, lập trường, đường hướng đối lập với mình.

Khi cả chế độ và hệ thống thiếu sự bao dung như vậy làm sao có thể đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi cá thế sống trong hay dưới chế độ đó bao dung với nhau?

Bạo hành (gia đình, học đường hay công an) xẩy ra có thể một phần vì người ta coi thường đối thoại, không còn biết lắng nghe, tôn trọng lẫn nhau hay không chấp nhận khác biệt.

Phi luật pháp, thiếu gương mẫu?

Khi tự trả lời cho câu hỏi của mình nói trên, bà Nguyễn Thị Doan cho rằng ‘chuyện niềm tin của nhân dân giảm sút vì một bộ phận cán bộ, đảng viên kém phẩm chất’ là nguyên nhân gây nên tội phạm trong xã hội, tự xử trong dân.

Tại phiên họp ấy, ông Ksor Phước cũng được báo Tuổi Trẻ trích dẫn nói rằng có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tự xử trong dân. Trong đó có ‘việc [những người nắm giữ công quyền] xử lý thiếu nghiêm minh, bao che vi phạm, làm mất lòng tin của nhân dân’.

Những nhận xét như vậy rất đúng nhưng xem ra chưa đủ.

Những vụ công an đánh chết người trong những năm qua – đặc biệt vụ ở Phú Yên – cho thấy ‘cán bộ’, ‘đảng viên’ không chỉ ‘kém phẩm chất’ hành xử thô bạo làm mất lòng tin của dân mà còn rất tàn nhẫn làm người dân bất bình, phẫn nộ.

Trong một bài phỏng vấn đăng trên báo Người Lao Động hôm 07/04, ông Lương Quang, Chánh án Tòa án Nhân dân Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, cho biết trên người anh Kiều có tới 70 vết thương, trong đó có 11 vết thương trên đầu. Và chính ông Lương cũng ‘thấy kinh’ ngạc về chuyện đó.

Hơn nữa, như nhiều bài viết, nhiều người – trong đó có những người (từng) làm trong ngành tư pháp hay am hiểu luật pháp Việt Nam – chỉ ra rằng việc bắt giam anh Kiều hoàn toàn phi pháp và tiến trình điều tra, xét xử có nhiều sai phạm.

Tuy bắt giữ người trái phép lại dã man đánh chết người như vậy năm công an đó chỉ nhận mức án từ 5 năm tù đến 1 năm án treo về tội ‘Dùng nhục hình’. Một số người liên quan khác – trong đó có ông Lê Đức Hoàn, Phó công an Thành phố Tuy Hòa, người trực tiếp chỉ đạo, phân công người tiến hành bắt giữ anh Kiều – không bị truy tố hay chịu bất cứ trách nhiệm hình sự nào.

Khi chính những người có nhiệm vụ bảo vệ an toàn, tính mạng, cuộc sống của dân, và giữ gìn trật tự, àn toàn xã hội lại đi đánh chết dân và hành xử như giang hồ chuyện xã hội đạo đức xã hội xuống cấp, bạo hành lên ngôi là việc dễ hiểu.

Trong một xã hội mà những người nắm giữ công quyền, cầm cân nảy mực và cán cân công lý vi phạm và chà đạp lẽ phải, luật pháp chuyện người dân mất niềm tin vào hệ thống và tự xử cũng không có gì là quá lạ.

Chắc chắn sẽ không có những vụ dân ‘tự xử’ hay ‘đánh’ công an như vụ Bắc Sơn, Hà Tĩnh nếu như người dân tin vào giới công quyền, tin vào sự nghiêm minh, công bằng của luật pháp hay tin rằng quyền lợi của họ được tôn trọng và tiếng nói của họ được lắng nghe.

Hơn nữa, xem ra ở Việt Nam, không chỉ ‘một bộ phận cán bộ kém phẩm chất’ như bà Doan và ông Phước thừa nhận mà xem ra cả thể chế, chế độ cũng đang đánh mất niềm tin nơi dân.

Chẳng hạn, trong thời gian gần đây mỗi lần có một ‘đại gia’ hay lãnh đạo một tập đoàn nhà nước nào đó bị bắt giam, xét xử thay vì bàn về việc người đó có tội hay không, có tội gì dư luận lại đề cập đến chuyện tranh chấp, đấu đá trong giới lãnh đạo chóp bu hoặc các phe nhóm trong Đảng Cộng sản và coi chuyện đấu đá nội bộ ấy là lý do đằng sau các vụ bắt giữ, xét xử đó.

Thực hư chuyện này như thế nào chỉ những người trong cuộc biết rõ. Nhưng chính những suy đoán như vậy ít hay nhiều cho thấy những người ngoài cuộc và dư luận nói chung không hoàn toàn tin tưởng vào giới lãnh đạo và chế độ.

Vì vậy, để xây dựng một xã hội thực sự văn minh, công bằng, thượng tôn pháp luật như các quan chức Việt Nam thường hay nhấn mạnh và kêu gọi, Việt Nam cần có những thay đổi căn bản, triệt để về tư tưởng, thể chế từ chế độ.

Vẫn biết rằng xã hội yên bình, văn minh hay không ít còn tùy thuộc nhiều vào ý thức, trách nhiệm của từng cá nhân, mỗi gia đình và các tổ chức trong xã hội.

Nhưng thiết nghĩ rất khó – nếu không muốn nói là không thể – xây dựng được một xã hội như thế khi đấu tranh giai cấp và bạo lực cách mạng vẫn được khuyến khích, khi các giá trị nhân bản, tinh thần tiếp tục bị coi thường, khi chế độ thiếu bao dung (với những tiếng nói khác biệt, đối lập), khi giới công quyền lộng hành, hành xử thô bạo với dân hay khi các quan chức, lãnh đạo không gương mẫu trong việc tôn trọng, thực thi luật pháp.

Ðoàn Xuân Lộc

Tiến sĩ về quan hệ quốc tế, hiện là chuyên viên nghiên cứu tại Global Policy Institute, London, Anh quốc.

Truyền thông lề phải, câu chuyện Tân cương và cà phê nhân quyền

Truyền thông lề phải, câu chuyện Tân cương và cà phê nhân quyền

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-04-22

04222014-kinhhoa.mp3

Tan_Cuong-vtc.vn-305.jpg

Quang cảnh phía ngoài cửa khẩu Bắc Phong Sinh hôm 18/4/2014

Courtesy of vtc.vn

Vì lý do “nhạy cảm”, đôi khi truyền thông chính thống của nhà nước Việt nam không loan tải những gì thực sự xảy ra, thậm chí có khi còn viết khác đi. Hai câu chuyện minh chứng trong tháng tư này là chuyện những người Duy Ngô Nhĩ ở biên giới phía Bắc, và câu chuyện Cà phê nhân quyền ở Nha Trang.

Tin quốc gia

Trung tuần tháng tư 2014, một tin đặc biệt được loan tải trong vài ngày, gây chú ý nhiều trên báo chí “chính thống” ở Việt nam. Đó là chuyện 16 người Trung quốc vượt biên trái phép vào Việt nam, khi bị cơ quan công quyền Việt nam giao trả về Trung quốc thì họ đã cướp súng bắn chết hai bộ đội biên phòng Việt nam. Một chi tiết đặc biệt trong sự kiện này là những người nhập cảnh trái phép này là những người thuộc sắc tộc Duy Ngô Nhĩ, đến từ vùng tự trị Tân Cương miền Bắc Trung quốc. Nhưng chi tiết đặc biệt này không được một tờ báo nào đưa ra, một việc mà truyền thông phải làm để báo cho mọi người biết là có điều gì khác biệt trong sự kiện ấy.

Tin đặc biệt này khi được truyền thông nước ngoài đưa lại từ Bắc Kinh hay Hà nội thì ghi rằng căn cứ vào sắc phục và nhân dạng của những bức ảnh chụp được thì họ là những người Duy Ngô Nhĩ, khác xa những người Hán đa số ở Trung quốc. Nhưng báo chí Việt nam thì không đưa như thế, mặc dù chính họ đã chụp những bức ảnh thể hiện rõ phụ nữ Hồi giáo che mặt, nét Âu Á trong gương mặt những người đàn ông.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từng là nhà báo kỳ cựu của tờ Thanh niên cho chúng tôi biết về việc đưa tin này:

Lúc đầu thì các báo có đưa là những người Tân cương nhập cảnh trái phép, rồi có liên quan đến bạo động gì đó rồi sau đó có lẽ là được nhắc nhở nên họ sửa thành người Trung quốc hết.”

Một nhà báo về hưu ở Đà Nẵng nói rằng ông không lạ về cách đưa tin như vậy của truyền thông Việt nam. Ông nói thêm rằng khi thấy những bức hình ông rất xúc động vì thấy rằng từ Tân Cương tới Việt nam là cả ngàn dặm đường, những con người ấy phải bị một cái bức bách cùng quẫn lắm nên mới phải đi như vậy. Ông rất mong là tin về những người Tân Cương phải được nổi lên. Nhưng theo ông Huỳnh Ngọc Chênh thì chuyện đó là nhạy cảm vì nó có liên quan đến Trung quốc.

Nói chung những vấn đề có liên quan đến Trung quốc là những vấn đề nhạy cảm. Khi đưa tin phải xin ý kiến từ bên trên. Hầu hết những vấn đề đó thì phải đưa theo thông tấn xã chứ không đưa theo tin mình có. Liên quan đến Trung quốc là như vậy, mà Tân cương thì nhạy cảm hơn nữa nên phải có sự chỉ đạo từ bên trên.”

Tin địa phương

1911776_608119962590192_544545600_n-250.jpg

Các thành viên thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam đã tổ chức buổi Cafe Nhân quyền lần thứ nhất tại Cafe Starbucks Sài Gòn hôm 28/2/2014.

Tin về người Tân Cương là tin quan trọng trên bình diện quốc gia. Trong cùng thời gian đó, một sự kiện diễn ra ở Nha Trang, cũng được báo chí chính thống đưa tin. Lần này là báo địa phương của tỉnh Khánh Hòa.

Một số bloggers trong đó có Paulo Thành Nguyễn, Mẹ Nấm tổ chức một buổi gặp mặt để bàn về Nhân quyền, khách mời thì có chị Trần Thị Tâm và Ngô Thị Ánh Tuyết là vợ và chị của anh Ngô Thanh Kiều  bị công an dùng nhục hình đánh chết ở Phú Yên. Mục đích của các bloggers, như họ thông báo một cách công khai là muốn cải thiện tình trạng vi phạm nhân quyền, sử dụng bạo lực của lực lượng trị an.

Mấy bloggers bị bắt ngay trước khi họ gặp hai chị Tâm và Tuyết tại một quán cà phê tại Nha Trang. Họ được trả tự do vài giờ sau đó, nhưng cuộc gặp mặt đã không diễn ra.

Những tin tức loại này thường thì không được báo chí chính thống đưa tin. Nhưng lần này lại được báo Khánh Hòa loan tải. Báo này loan tải rằng ba bloggers đã hứa với chị Tâm và chị Tuyết sẽ giúp đỡ tiền bạc, mua bò cho họ, nhưng trong buổi họp thì chỉ đọc những văn bản khó hiểu mà không có tiền. Điều này dẫn đến xô xát và đó là lý do mà ba bloggers bị cầm giữ trong vài giờ. Báo Khánh Hòa loan tin như thế.

Chúng tôi nói chuyện được với chị Tuyết. Chị cho biết:

Thưa anh họ nói sai sự thật. Họ nói rằng em với lại Tâm vô đó nghe những cái chuyện khó hiểu, nhưng mà thực chất thì tụi em chưa gặp những người này mà chỉ mới gặp Thành và được Thành mời ăn sáng thì công an bắt những người này hết rồi, chưa kịp nói kịp thảo luận cái gì hết. Người ta nói em với lại Tâm gây gỗ là một chuyện sai sự thật hoàn toàn. Em đang viết đơn kiện đây anh.”

Chị Tuyết cho biết thêm là số tiền mà báo Khánh Hòa đề cập là số tiền mà các bloggers chi ra để trả chi phí đi lại cho hai chị Tuyết và Tâm.

Các bloggers trong cuộc cũng đã làm rõ vấn đề bằng cách đưa đoạn ghi âm với chị Tâm lên mạng Internet.

Hai trường hợi vừa nêu một lần nữa cho thấy cách thức đưa tin của báo chí chính thống của nhà nước mà cư dân Internet gọi là “truyền thông lề phải.”

Câu chuyện về niềm đau khổ và lòng khoan dung

Câu chuyện về niềm đau khổ và lòng khoan dung

Trên trang trực tuyến của CNN ngày Thứ Năm 17 tháng Tư 2014, bản tin kèm hình ảnh tựa đề The images tell a story of anguish and forgiveness do hai phóng viên Josh Levs và Azadeh Ansari của CNN tường thuật đã gây nhiều xúc động.

Bộ ảnh này của nhiếp ảnh gia Arash Khamooshi của Hãng tin Ba Tư ISNA chụp được tại một cuộc xử tử bằng cách treo cổ vừa diễn ra lúc bình minh vào vài ngày trước đây tại thành phố Noor, tỉnh Maznadaran, miền Bắc Ba Tư, gần biển Caspian. Hình thức trừng phạt này vẫn còn được chấp nhận và phổ thông ở Ba Tư.

Theo tin của ISNA, kẻ tử tội tên là Balal. Năm 2007, Balal 19 tuổi, đã đâm chết Abdollah Hosseinzadeh 17 tuổi, trong một trận ấu đả ngoài đường phố.

Nhiếp ảnh gia Arash Khamooshi kể rằng khi tử tội Balal được lôi ra pháp trường, ông thấy bà Koukab, mẹ của tử tội, đang đứng bám tay vào rào ngăn, đã quỵ xuống và ngồi bẹp trên mặt đất vì quá đau lòng khi chứng kiến cảnh đứa con trai sắp bị hành quyết.

Khamooshi nói: “Bà ấy dường như đã kiệt sức vì đau khổ trước thực tế sắp mất con. Thật thương tâm.”

Tử tội Balal bịt mắt được nhân viên công lực dìu ra, bắt đứng lên ghế và tròng thòng lọng vào cổ. Tử thần gần kề, Balal hét lớn lời cầu nguyện sau cùng rồi im lặng chờ mạng sống kết liễu.

Gia đình của nạn nhân bước ra. Maryam Hosseinzadeh, người mẹ mất con đã 7 năm, được cho phép phát biểu cảm tưởng trước đám đông. Bà cho biết bà đã sống một cơn ác mộng kể từ khi đứa con trai của bà bị đâm chết và khó có thể nào tự cho phép để tha thứ cho kẻ sát nhân.

Thế nhưng sau đó, bà đi về phía Balal và xin một chiếc ghế để đứng. Bước lên ghế cho ngang tầm với tử tội Balal, Bà vung tay tát mặt kẻ đã giết con mình và tuyên bố “Tha tội!” Sau đó, Abdulghani, chồng bà cùng với bà đã tháo thòng lọng ra khỏi cổ kẻ tử tội.

Gia đình của Balal vui mừng vội vàng chạy lại ôm chầm lấy họ và cảm ơn họ đã tha mạng cho Balal.

Nhiếp ảnh gia Khamooshi tâm sự: “Tôi không biết làm thế nào tôi đã ngăn xúc động để chụp được những bức ảnh này. Tôi đoán đó là sức mạnh của chiếc máy ảnh đã khiến tôi phải tập trung. Đó là lý do duy nhất giúp tôi khỏi gục xuống và bật khóc.”

1. Chuẩn bị pháp trường

2. Tử tội bị bịt mắt được nhân viên công lực dìu ra

3. Tử tội được bắt đứng lên ghế trước thòng lọng

4. Mẹ của tử tội khuỵu xuống

5. Cha mẹ nạn nhân

6. Mẹ nạn nhân tát tai tử tội để phạt tượng trưng thay cho tôi chết

7. Cha mẹ nạn nhân tháo thòng lọng ra khỏi cổ của tử tội

8. Mẹ nạn nhân tuyên bố chính thức tha tội cho kẻ sát nhân

 

9. Hai người mẹ chia sẻ niềm đau khổ và khoan dung

Phan Hạnh lược dịch

Nguồn: http://www.cnn.com/2014/04/17/world/meast/iran-execution-photos-mother-forgives/

 

Telegraph cho biết, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia Kitô giáo lớn nhất vào năm 2030

Telegraph cho biết, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia Kitô giáo lớn nhất vào năm 2030

Chuacuuthe.com

VRNs (23.4.2014) – Sài Gòn – Theo Telegraph cho biết, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuy là một quốc gia vô thần nhưng điều đó đang thay đổi một cách nhanh chóng khi nhiều người trong số 1,3 tỷ dân của đất nước này tìm kiếm ý nghĩa và sự an ủi tinh thần, cái mà cả chủ nghĩa cộng sản lẫn tư bản đều không cung cấp được.

Kitô giáo nói riêng đã tăng vọt kể từ khi các nhà thờ bắt đầu được mở cửa sau cái chết của Chủ tịch Mao vào năm 1976, báo hiệu sự kết thúc của Cách mạng Văn hóa.

Kitô giáo nói riêng đã tăng vọt kể từ khi các nhà thờ bắt đầu được mở cửa sau cái chết của Chủ tịch Mao vào năm 1976

Kitô giáo nói riêng đã tăng vọt kể từ khi các nhà thờ bắt đầu được mở cửa sau cái chết của Chủ tịch Mao vào năm 1976

Chỉ không đầy bốn thập kỷ sau đó, một số đã tin rằng Trung Quốc giờ đây đã sẵn sàng để trở thành không chỉ quốc gia số một thế giới về kinh tế nhưng còn là quốc gia có số dân Kitô giáo đông nhất.

Fenggang Yang cho biết,”Theo tính toán của tôi, Trung Quốc sẽ sớm trở thành quốc gia Kitô giáo lớn nhất trên thế giới”. Ông là một Giáo sư xã hội học tại Đại học Purdue và là tác giả của cuốn ‘Tôn Giáo ở Trung Quốc: Sống sót và Phục hưng dưới quyền Cộng sản .

Cộng đoàn Tin Lành Trung Quốc chỉ có một triệu thành viên vào năm 1949, đã vượt qua các nước được mang danh vì sự ‘bùng nổ Tin Lành’. Trong năm 2010, có hơn 58 triệu người Tin Lành ở Trung Quốc so với 40 triệu ở Brazil và 36 triệu ở Nam Phi, theo Diễn đàn về Tôn giáo và đời sống công cộng của Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết.

Cũng theo ông Yang dự đoán, đến năm 2030, tổng số Kitô hữu ở Trung Quốc, bao gồm cả người Công giáo, sẽ vượt quá con số 247 triệu, vượt qua cả Mexico, Brazil và Hoa Kỳ như những cộng đồng Kitô giáo lớn nhất trên thế giới.

Giáo sư Yang nói tiếp, “Mao nghĩ rằng ông ta có thể loại bỏ tôn giáo. Ông ta nghĩ rằng mình đã thực hiện được điều này”. “Điều đó thật mỉa mai – họ đã không thực hiện được. Họ thực sự thất bại hoàn toàn.”

Theo Telegraph nhận định, làn sóng lan truyền mới của Kitô giáo đã khiến Đảng Cộng sản phải gãi đầu.

Một số quan chức cho rằng, các nhóm tôn giáo có thể cung cấp các dịch vụ xã hội mà chính phủ đôi khi không thể cung cấp, đồng thời tôn giáo cũng giúp đảo ngược cuộc khủng hoảng đạo đức ngày càng gia tăng trong một vùng đất, nơi mà tiền mặt, chứ không phải Cộng sản, đã trở thành vua.

Họ xem ra đồng ý với Thủ tướng Anh David Cameron, người đã nói vào tuần trước rằng Kitô giáo có thể giúp thúc đẩy trạng thái “tinh thần, thể lý và đạo đức” của nước Anh.

Tuy nhiên, những lãnh đạo khác của lãnh đạo Trung Quốc lại lo lắng về cách thức mà tôn giáo có thể định hình nền chính trị tương lai tại đất nước này, đồng thời có thể tác động lên sự nắm chặt quyền lực của Đảng Cộng sản.

Bà Shi, một nhà giảng thuyết tại Liushi, người cẩn thận mô tả hội thánh của bà thuộc hội ‘yêu nước’, cho biết: “Họ muốn các mục sư rao giảng theo cách của Cộng sản. Họ muốn đào tạo con người để thực hành đường lối của Cộng sản.” “Họ không tin tưởng hội thánh, nhưng họ phải chịu đựng hoặc chấp nhận … vì số lượng các Kitô hữu đang phát triển – họ không thể chống lại điều đó. Họ không muốn 70 triệu Kitô hữu trở thành kẻ thù của họ.”

PV.VRNs

 

Nữ sinh viên bán thân để tồn tại

Nữ sinh viên bán thân để tồn tại

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-04-21

TTVN04202014.mp3

ATT00043-305.jpg

Một nữ sinh viên làm thêm tại một quán cà phê, hình ảnh chỉ mang tính minh họa.

RFA

Chuyện các cô gái đứng đường giả làm nữ sinh, đeo kính cận, thắt tóc bím và nói năng nhí nhảnh, nhút nhát khi mời khách qua đêm hoặc tạo ra một đường dây cò mồi mà ở đó, các cô gái đóng vai khù khờ để câu tiền khách là chuyện vốn xảy ra rất nhiều khắp Việt Nam. Nhưng chuyện chính các cô đang là sinh viên năm thứ hai, thứ ba đại học làm gái đứng đường để cứu quá trình học tập của mình và để tồn tại là một chuyện hết sức đau lòng hiện nay.

Chi phí quá cao

Một bạn sinh viên đại học sư phạm Đà nẵng chia sẻ, chuyện các bạn sinh viên có điều kiện gia đình khó khăn, sống xa nhà và thiếu tiền nộp học phí cũng như tiền sinh hoạt hằng ngày, phải bươn bả làm đủ công việc nhưng gặp nhiều trở ngại, cuối cùng chấp nhận bán thân nuôi miệng là chuyện xảy ra khá nhiều ở đại học sư phạm Đà Nẵng.

Vì có hai vấn đề hiện nay tại các đại học Đà Nẵng khiến các cô gái dễ dàng sa ngã, đó là thành phố này tuy hiện đại nhưng lại có quá ít cơ hội cho người lao động phổ thông, đặc biệt, số trường đại học khá nhiều nhưng lại không có nhiều cơ hội làm thêm cho sinh viên. Đó là chưa muốn nói đến nhiều trường hợp các sinh viên đi làm thêm, đi dạy thêm vất vả nhưng đến cuối tháng bị chủ nợ lương, nợ kéo dài từ tháng này qua tháng nọ rồi cuối cùng phải bỏ việc.

Chính một phần rất lớn môi trường làm thêm việc quá khắc nghiệt đã đẩy nhiều nữ sinh đi đến lựa chọn hoặc là tìm một bạn trai cùng học, con nhà khá giả, để cả hai cùng sống, cùng nấu chung, cùng chia sẻ mọi khó khăn nhưng trên thực tế là bạn nữ sinh đang ngầm phục vụ cho bạn nam sinh để được ăn cơm, được chia sẻ nhiều khoản chi phí.

Bung-be-_-cac-quan-an-250.jpg

Sinh viên làm thêm tại một quán ăn, hình ảnh minh họa. RFA PHOTO.

Trường hợp khác, các bạn nữ sinh chấp nhận bán thân để trang trải mọi thứ chi phí trong quá trình học tập và dành một ít số dư mang về biếu cho cha mẹ, san sẻ bớt nỗi khó khăn cho cha mẹ. Và cũng theo bạn nữ sinh trên tiết lộ thì phần đông các sinh viên Bắc miền Trung rơi vào hoàn cảnh này. Cứ tối đến, người ta dễ dàng nhận thấy một số nữ sinh viên đại học sư phạm Đà Nẵng đứng trước cổng trường, trên đường Trường Chinh, Đà Nẵng để bắt khách.

Một bạn trẻ khác chia sẻ: “Bây giờ mấy bạn sinh viên sống loạn xà ngầu lên, cũng do nhiều nguyên nhân. Nhưng trong đó không có tiền trang trải học tập, cha mẹ chạy vay chạy mướn để đi học, đến năm thứ ba, năm cuối mà vẫn thấy tương lai mù mịt mà tiền nợ thì thúc vào hông cha mẹ, nghe cha mẹ than phiền, họ buộc phải kiếm việc làm thêm, làm đâu cũng thiếu nợ, đủ thứ hết, thì họ đi đứng đường. Họ đáng thương lắm, có khi trước đây mà hình dung con đường vào đại học như thế, họ đã ở nhà làm nông, có chồng lại bình yên hơn!”..

Theo bạn trẻ này tiết lộ, thường thì các sinh viên ngoại trú có gốc gác từ Quảng Bình, Quảng Trị và các vùng quê hẻo lánh ở Thừa Thiên Huế chiếm số nhiều trong các cô gái đứng đường ở đại học sư phạm Đà Nẵng.

Không tìm thấy lý tưởng trong việc học?

Và không riêng gì đại học sư phạm, hầu như mọi trường đại học ở Đà Nẵng nói riêng và một số thành phố lớn nói chung đều có nhiều nữ sinh viên chọn việc bán dâm bằng nhiều hình thức để cứu quá trình học tập của họ. Và có một vấn đề khá lạ là riêng trường đại học sư phạm là trường được ưu tiên miễn học phí nhưng các nữ sinh viên lại chọn việc bán dâm nhiều nhất.

Giải thích vấn đề trên, cô bạn sinh viên này nói thêm rằng trên thực tế, tuy ngành sư phạm là ngành được ưu tiên miễn giảm học phí nhưng lại là ngành học khắc nghiệt nhất cho cả đâu vào và đầu ra. Về phần đầu vào, nghĩa là thi vào đại học sư phạm, dường như bất kì một sinh viên nào chọn ngành sư phạm đều ý thức được rằng đây là ngành có nhiều tiêu cực thuộc vào bậc nhất và tương lai của sinh viên sư phạm hầu như mịt mù. Cơ hội dành cho sinh viên sư phạm khi ra trường rất thấp, số lượng sinh viên  sư phạm thất nghiệm đang ngày một nhiều thêm.

Cac-n_-sinh-dang-lam-them-250.jpg

Sinh viên làm thêm tại một quán ăn, hình ảnh minh họa. RFA PHOTO.

Chính vì thế, muốn vào được các trường để dạy, cử nhân sư phạm phải chạy vay chạy mướn một khoản tiền lớn để mua chỗ dạy. Và có một điểm tế nhị nữa là có trên 90% sinh viên chọn ngành sư phạm đều là con nhà nghèo, vì không đủ tiền trang trải nên họ chọn ngành sư phạm để nhẹ bớt phần học phí và họ chấp nhận đánh đổi tương lai bằng khoản học phí miễn giảm này.

Một khi nhận thức được tương lai của mình, các nữ sinh viên nhà nghèo buộc phải bán mình để kiếm thêm thu nhập, dành dụm vốn liếng để khi ra trường còn có cái để bôi trơn chỗ làm, để mua một công việc ở các trường. Đó là một thực tế đau lòng của ngành sư phạm Việt Nam hiện tại mà chính bạn nữ sinh viên vừa trình bày cũng nhận ra là tương lai của mình quá mịt mù, việc kiếm con chữ ở trường sư phạm cũng chỉ mang tính chất ghi nhớ những giáo án để sau này truyền đạt, không có yếu tố sáng tạo, giả sử có sự thay đổi lớn về giáo dục, các sinh viên vừa tốt nghiệp sẽ rơi vào lạc hậu ngay tức khắc.

Vào vai một khách làng chơi hạng xoàng, nghĩa là loại khách ăn bánh trả tiền và có một chút tiền típ cho các cô gái nhưng không đáng kể, chúng tôi gặp một nữ sinh tên Hoa, đương nhiên cái tên này không bao giờ thật khi các cô giới thiệu với khách. Hoa cho biết cô người Hướng Hóa, Quảng Trị, cô đang học năm thứ ba khoa lịch sử. Đối với Hoa, việc học lịch sử để dạy sau nay chỉ đơn thuần là ghi chép, thảo luận những gì mình ghi chép và học thuộc lòng để dán nó vào não rồi sau này ra dạy lại học sinh.

Đương nhiên, Hoa vẫn nhìn thấy những điểm phi lý của lịch sử nhưng đây không phải là vấn đề quan trọng, vì nó phi lý hay hợp lý chăng nữa cũng không giúp cho cô thoát khỏi cồn cào bao tử và vấn đề hiện tại của Hoa là vắt óc suy nghĩ làm sao để bán dâm lâu dài mà không bị bắt, để dành dụm một ít vốn và mở một quán nhậu sau khi ra trường, đến một lúc nào đó đủ điều kiện kinh tế, Hoa sẽ dễ dàng xin vào một trường để dạy học, sống cuộc đời của một nhà giáo thanh liêm.

Cái ước mơ sống một cuộc đời nhà giáo thanh liêm sau những sóng gió và đau khổ, vùi dập của cuộc đời được thốt ra từ miệng một cô sinh viên khoa lịch sử và giấc mơ nhà giáo thanh liêm được nuôi nấng bởi những đồng tiền đau khổ, trả giá, thậm chí đôi khi trơ nhục khiến cho chúng tôi giật mình và đau buồn về tương lai đất nước!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Nữ Việt kiều Mỹ bị bác đơn kiện báo Người Ðưa Tin

Nữ Việt kiều Mỹ bị bác đơn kiện báo Người Ðưa Tin
Monday, April 21, 2014

Nguoi-viet.com
HẢI DƯƠNG (NV) – Người đứng đầu Phòng Cảnh Sát Ðiều Tra của công an tỉnh Hải Dương vừa ký một văn bản cho hay, đơn tố cáo của bà Phạm Thị Thanh Ngọc, Việt kiều Mỹ nhắm vào báo Người Ðưa Tin là “không có căn cứ.”

Bà Phạm Thị Thanh Ngọc cũng đã ngay lập tức lên tiếng cho rằng “không phục” lập luận trên và dọa sẽ kiện báo Người Ðưa Tin đến cùng.

Bà Phạm Thị Thanh Ngọc tại cuộc họp báo ở Hà Nội đầu năm 2014. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Trước đó, bà Phạm Thị Thanh Ngọc đã gửi đơn đến công an tỉnh Hải Dương yêu cầu điều tra vụ báo Người Ðưa Tin tung loạt bài gán ghép cho bà biệt danh “Kiều nữ Hải Dương.”

Bà Ngọc nói rằng báo Người Ðưa Tin đã mô tả bà là một phụ nữ cuồng dâm, đã ép một số tài xế taxi quan hệ tình dục ngoài ý muốn trong thời gian bà lưu trú tại một ngôi biệt thự ở thị trấn Hải Dương.

Ðơn của bà Phạm Thị Thanh Ngọc nói rằng vì lý do này mà bà phải bay đi bay về từ Mỹ và Việt Nam, để đòi làm sáng tỏ loạt bài báo bịa đặt, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của bà.

Bà Thanh Ngọc tố các phóng viên báo Người Ðưa Tin dựng chuyện giật gân bịa đặt khi nói rằng bà, trong bài báo được gọi là “kiều nữ Hải Dương,” dụ dỗ các bác tài được gọi đến tận nhà để đưa đón bà đi công việc. Thay vì lên xe, bà lại tìm cách cho họ uống thuốc kích thích, ép họ “lên giường.”

Báo Tuổi Trẻ cho biết, không chỉ đâm đơn kiện báo Người Ðưa Tin, bà Phạm Thị Thanh Ngọc còn yêu cầu Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam can thiệp để bảo vệ nhân phẩm của công dân mình.

Từ đầu năm nay, trong chuyến về nước, luật sư đại diện của bà Phạm Thị Thanh Ngọc còn trực tiếp đến tòa soạn báo Người Ðưa Tin để khiếu nại, đòi báo này phải cải chính và xin lỗi bà công khai trên báo, đồng thời bồi thường cho bà số tiền 360 triệu đồng, tương đương 18,000 đô la.

Tuy nhiên, trong văn bản gửi bà Phạm Thị Thanh Ngọc mới đây, Phòng Cảnh Sát Ðiều Tra của Công an tỉnh Hải Dương nói rằng, loạt bài của báo Người Ðưa Tin không hề nêu đích danh, họ tên, địa chỉ rõ ràng của nhân vật mà họ gọi là “nữ dâm tặc,” “kẻ cuồng dâm.” Vì vậy, theo công an tỉnh Hải Dương, không có căn cứ để cho rằng báo Người Ðưa Tin đăng tin xâm phạm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của bà Thanh Ngọc.

Theo báo Tuổi Trẻ, bà Thanh Ngọc cho biết, đã nhận được bản thông báo của công an tỉnh Hải Dương. Bà nói “không phục cách trả lời” của công an tỉnh Hải Dương và cho hay sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện để đưa báo Người Ðưa Tin ra tòa về tội vu khống, xuyên tạc. (PL)

 

Chương trình Obamacare vẫn còn nhiều trở ngại

Chương trình Obamacare vẫn còn nhiều trở ngại
Monday, April 21, 2014

Nguoi-viet.com
SACRAMENTO, California (AP) – Chương trình cải tổ y tế của chính phủ liên bang, mục đích cung cấp dịch vụ y tế cho hằng triệu người Mỹ không có bảo hiểm, đến nay vẫn chưa đạt được mục tiêu như mong muốn.

Tuần trước, Tổng Thống Barack Obama loan báo có 8 triệu người đã ghi danh theo chương trình bảo hiểm y tế Obamacare, tuy nhiên vẫn còn nhiều chướng ngại khiến hằng triệu người trên toàn quốc vẫn chưa nhận được dịch vụ săn sóc y tế.

Tổng Thống Obama. (Hình: AP Photo/J. Scott Applewhite)

Có vô số lý do cho thấy tại sao nhiều người vẫn chưa có bảo hiểm sức khỏe của chính phủ.

Một số tuy đủ điều kiện để được mua bảo hiểm giá rẻ nhưng vẫn không đủ khả năng để đóng tiền hằng tháng. Có người thu nhập cao nên không được hợp lệ. Nhiều di dân sống bất hợp pháp cũng bị loại ra khỏi chương trình bảo hiểm chính phủ.

Ngoài ra, hằng chục tiểu bang vẫn chưa chịu mở rộng chương trình Medicaid. Và một số chủ nhân doanh nghiệp giảm bớt giờ làm việc của nhân viên để khỏi phải mua bảo hiểm cho họ như đòi hỏi của chính phủ.

Theo Văn Phòng Thống Kê Hoa Kỳ, trước khi đạo luật Affordable Care Act (ACA) được áp dụng, có khoảng 48 triệu người, hay 15% dân số không có bảo hiểm y tế.

Số người mới ghi danh gần đây bao gồm người đã có bảo hiểm từ chương trình khác chuyển sang, hiện chưa rõ bao nhiêu người trước đây không có bảo hiểm nhưng nay đã được vào chương trình.

Số người tuổi trưởng thành không có bảo hiểm giảm xuống còn 15.6% trong ba tháng đầu, so với 17.1% vào cuối năm ngoái.

Các nhà vận động cho chương trình y tế nói rằng công việc của họ vẫn chưa hoàn tất. Ông Anthony Wright, giám đốc điều hành của tổ chức Health Access California nói: “California có nhiều tiến bộ trong chương trình của ACA. Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm thêm nữa.” (TP)

 

Trốn trong gầm bánh phi cơ bay từ California đi Hawaii

Trốn trong gầm bánh phi cơ bay từ California đi Hawaii
Monday, April 21, 2014

Nguoi-viet.com
HONOLULU, Hawaii (AP) – Giới hữu trách cho hay một thiếu niên 16 tuổi “rất may mắn” khi sống sót và không bị thương tích gì sau khi trốn trong gầm bánh phi cơ bay từ California đến Hawaii, chịu đựng độ lạnh gay gắt ở cao độ 38,000 feet (khoảng 11,582 m) và thiếu dưỡng khí.

“Người này cũng không nhớ gì về chuyến bay,” theo lời phát ngôn viên FBI, ông Tom Simon, ở Honolulu cho báo chí hay tối Chủ Nhật. “Việc cậu ta sống sót là điều hết sức ngạc nhiên.”

Một chiếc máy bay của hãng hàng không Hawaiian Airlines. (Hình: Getty Images)

Thiếu niên bị FBI thẩm vấn sau khi tìm thấy lang thang trên phi đạo ở phi trường Maui sáng Chủ Nhật mà không có giấy tờ, theo ông Simon.

Ông Simon cũng cho hay các hình ảnh video an ninh ghi nhận được tại phi trường San Jose cho thấy thiếu niên này, sống ở Santa Clara, tiểu bang California, leo qua hàng rào để đến gần chiếc phi cơ thuộc chuyến bay Flight 45 của hãng hàng không Hawaiian Airlines vào sáng ngày Chủ Nhật.

Thiếu niên này bỏ nhà đi sau cuộc cãi cọ, phát ngôn viên Simon cho hay.

Ông nói rằng khi chiếc Boeing 767 đáp xuống Maui, thiếu niên nhảy khỏi gầm bánh phi cơ và đi lang thang trên phi đạo.

“Cậu ta bất tỉnh trong phần lớn thời gian của chuyến bay,” theo ông Simon. Chuyến bay này kéo dài khoảng 5 tiếng rưỡi đồng hồ. (V.Giang)

 

Số người chết trên phà Sewol đã hơn 100

Số người chết trên phà Sewol đã hơn 100

Thứ ba, 22 tháng 4, 2014

Thi thể các nạn nhân đang được đưa lên bờ

Số người thiệt mạng được xác nhận trong vụ lật phà ở Nam Hàn hôm 16/4 đã vượt quá con số 100, trong lúc có thêm nhiều thi thể được các thợ lặn đưa ra khỏi chiếc phà chìm.

Tổng cộng 104 người bị xác nhận là đã chết, trong khi 198 người vẫn còn mất tích và được cho là kẹt bên trong phà.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân nào khiến chiếc phà bị lật úp và chìm hai tiếng sau đó.

Bảy thành viên thủy thủ đoàn đã bị bắt giữ. Những người này đang bị dư luận chỉ trích dữ dội vì đã không sơ tán hành khách khi phà bị nghiêng.

Các hành khách đã được yêu cầu ở yên tại chỗ do thủy thủ đoàn bối rối không biết có nên ra lệnh cho họ rời phà hay không.

Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye hôm 21/4 đã lên án hành động của một số thành viên thủy thủ đoàn và gọi đó ‘không khác gì sát nhân’.

Robot sẵn sàng

Tổng cộng 174 người đã được giải cứu khỏi phà Sewol, vốn đang trên đường từ thành phố Incheon ở tây bắc đến đảo Jeju ở phía nam.

Có 476 hành khách ở trên tàu, trong đó có 339 học sinh và giáo viên đang trên đường đi dã ngoại.

Nhiều người trong số này đã bị kẹt bên trong phà khi nó nghiêng sang một bên và chìm sau đó.

Các thợ lặn vẫn đang lùng sục phần thân tàu bị chìm

Các thợ lặn hải quân đang lùng sục trong phà để tìm kiếm những người thiệt mạng. Thi thể các nạn nhân đang được đưa về cảng ở đảo Jindo một cách đều đặn, phóng viên BBC Jonathan Head tường thuật từ Jindo.

Mặc dù đã tiến vào được nhiều nơi trên phà lật úp, các thợ lặn vẫn đang cố gắng tiếp cận khu vực nhà hàng, nơi nhiều hành khách bị cho là còn bị mắc kẹt.

Một robot hoạt động dưới nước cũng đã được đưa đến cảng Jindo sáng 22/4 để sẵn sàng triển khai trục vớt phà lên mặt nước, cũng theo phóng viên Jonathan Head.

Giới chức cứu hộ nói họ sẽ tiếp tục cùng các thợ lặn tìm kiếm thêm hai ngày nữa, nhưng gia đình các nạn nhân đã đồng ý cho phép trục vớt phà sau đó.

Cuộc điều tra đang tập trung vào việc phà quay đầu đột ngột, vốn được cho là làm phà mất thăng bằng dẫn đến bị lật và khả năng nhiều người có thể đã được cứu sống nếu lệnh sơ tán được đưa ra kịp thời.

Thuyền trưởng Lee Joon-seok không có mặt trong phòng điều khiển vào thời điểm chiếc phà bắt đầu nghiêng.

Người cầm lái lúc đó là một tài phụ không có kinh nghiệm trên các vùng biển nhiề̉u sóng gió, phía công tố cho biết.