Video -Lời Đức Giáo Hoàng nhắn nhủ WorldCup

Video -Lời Đức Giáo Hoàng nhắn nhủ WorldCup

Dòng Tên Việt Nam

Trước giờ khai mạc trận đấu World Cup 2014, vì không thể hiện diện trực tiếp nên Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một video về những lời nhắn nhủ của ngài tới World Cup. Nội dung những lời phát biểu đó như thế nào, xin mời chúng ta cùng xem đoạn video sau để biết rõ:

httpv://www.youtube.com/watch?v=cP5qwfMG2Y4&list=PLosRt-84-9uQpGtGu3wlbuDX2YT8JetLq

Video – Nên xem một lần trong đời

Video – Nên xem một lần trong đời

Dòng tên Việt Nam

Trong cuộc sống, có rất nhiều điều làm cho chúng ta dễ thất vọng, chán nản và bỏ cuộc. Khi rơi vào những tình cảnh như vậy chúng ta nên xem đoạn video này, hy vọng nó sẽ  giúp chúng ta tìm được sức sống mới cho cuộc đời tương lai của mình…

httpv://www.youtube.com/watch?v=lvCOsdWZxqQ&list=PLosRt-84-9uQpGtGu3wlbuDX2YT8JetLq

ĐỪNG BAO GIỜ THẤT VỌNG

Sự bất lực của con người và niềm tin vào Thiên Chúa

Sự bất lực của con người và niềm tin vào Thiên Chúa

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Dongten.net

buồn

Các bạn trẻ thân mến,

Vì một phút nông nỗi, Ađam và Eva đã đánh mất đi niềm hạnh phúc Địa Đàng. Ân huệ nguyên thủy đã không còn nữa. Họ đành phải sống hết kiếp con người trong đau khổ, mỏi mệt, cho đến khi trở về với tro bụi, nơi mà từ đó họ được dựng nên. Họ và con cháu đời sau phải đối diện với biết bao thăng trầm của cuộc sống mà không sao thoát ra được. Gia đình đổ vỡ, tương quan rạn nứt, phải làm nô lệ cho những hoàn cảnh và cảm xúc của mình.

Như một dấu chỉ mang tính định mệnh, ngày từ lúc sinh ra, con người đã chào đời bằng tiếng khóc, chứ không phải bằng tiếng cười hân hoan. Rồi sự sống cứ xoay vần theo nhịp: sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già nua, rồi lại chết. Từ hư không, con người xuất hiện, rồi sau một khoảng thời gian ngắn ngủi được hít bầu không khí dưới bầu trời, con người lại trở về với hư không, như thể chưa bao giờ tồn tại. Trong suốt khoảng thời gian ngắn ngủi tại thế ấy, hạnh phúc và niềm vui chỉ như mây bay, còn bao khổ đau và lo lắng cứ chất chồng như núi. Kiếp con người, một kiếp sống âm u, tăm tối. Con người sinh ra rồi chết đi, để lại điều gì trên trần gian, có chẳng cũng chỉ là những dấu vết của một thời nặng gánh mỏi mệt, đau xót. Có lẽ vì cảm nhận như thế nên nhiều người đã ví cái chết như một sự “an nghỉ”, một cuộc giải thoát, một giấc ngủ bình yên sau ngày dài bương chải những truân chuyên.

Có mấy ai trong chúng ta hoàn toàn thoát khỏi những vướng bận của bụi trần? Lúc nào trên vai ta cũng là những gánh trách nhiệm nặng nề. Ta lo có miếng cơm manh áo để tồn tại, rồi đến lo cho cha mẹ, cho gia đình, người thân. Xuân về, hạ qua, thu đi, đông đến, bốn mùa luân phiên thay đổi. Ta chờ hoài đến giây phút được an nhàn thong dong, nhưng chẳng bao giờ thấy. Lúc nào ta cũng có cảm giác như mình đang ở tha hương. Tận cõi lòng, ta khao khát tìm về một chỗ nghỉ ngơi, để tựa đầu, để thanh thản. Ta cứ mãi tìm hoài hết điều này đến điều kia để khỏa lấp tâm hồn mình, nhưng sao ta cứ luôn thấy thiếu. Khoảng trống trong tâm hồn vẫn cứ còn đó, gắn chặt với đời ta như bóng với hình. Ta muốn vươn dậy, muốn bay lên nhưng thân phận nhân sinh cứ kéo ghì ta xuống.

Ta buộc phải đối diện với những người ta không ưa, phải làm những điều ta không thích, trong khi người ta yêu mến cứ luôn mãi xa ta, chuyện ta muốn làm vẫn xa tầm tay với. Những tương quan làm ta hạnh phúc thì chẳng kéo dài được bao lâu, trong khi người làm mệt mỏi thì hằng hà sa số. Ta mang trên mình một thân xác diệu kỳ, nhưng cũng mong manh yếu ớt. Gió trở trời là đã cảm thấy có gì bất ổn. Những mầm mống bệnh tật như kẻ trộm chực chờ ta. Tâm trí ta được kết cấu hết sức tinh vi, nhưng chỉ cần một cú va chạm nhỏ, ta có nguy cơ trở thành một sinh vật vô tri không hơn không kém. Những mong ước của ta, có khi là rất chính đáng, bao lần được cuộc sống này thỏa mãn? Ngày với đêm vần vũ xoay, ánh dương lên rồi vầng nguyệt xuống. Tất cả vẽ lên một bức tranh bất định của lịch sử.

Nhìn ra xã hội, ta cũng thấy bóng dáng sự xấu hoành hành. Chuyện mua bằng mua cấp. Chuyện quay cóp để được điểm cao. Chuyện hối lộ để được trắng án. Chuyện có quyền thì chà đạp công lý. Chuyện có tiền thì đánh đổi cả lương tri. Nhiều khi ta cũng muốn làm cái gì đó để xây dựng cuộc đời, nhưng những nỗ lực của ta cứ như hạt cát nơi sa mạc mênh mông, như giọt sương sánh với đại dương rộng lớn. Chẳng mấy người còn tin vào tình thương, chẳng mấy ai còn tin vào tha thứ. Con người giải quyết những xung đột của nhau bằng súng đạn, bằng bạo tàn, chứ không cùng nắm tay nhau để gắn lại vết thương rạn nứt. Trước sự dữ đang hoành hành giữa thế gian, ta cảm thấy mình bất lực hoàn toàn. Phận ta, ta còn lo chưa xong, huống hồ gì chuyện thay đổi cả thế giới.

h5

Thế nhưng, tuy sức mạnh của sự dữ lớn thật đấy, ta cũng không hoàn toàn bị mất hút. Giữa hàng vạn cây cổ thụ ngã xuống, vẫn có tỷ tỷ hạt giống âm thầm nảy sinh. Nhìn bề ngoài, ta cảm giác có vẻ như sự dữ đang thắng thế, nhưng thực chất, Thiên Chúa vẫn âm thầm hoạt động. Đích thực là tự sức chúng ta, chúng ta không thể làm được gì. Nhưng với sức mạnh của Thiên Chúa, ta hoàn toàn có quyền hy vọng vào một tương lai tươi sáng. Dưới vực sâu của kiếp tro bụi, ta hãy ngước mắt nhìn về phía trời cao, kêu nài bằng tiếng than van ai oán nhất của cõi lòng, đánh thức dậy nơi Thiên Chúa lòng trắc ẩn của Ngài. Ta tin rằng Ngài sẽ hạ giới đến cứu chúng ta. Ta hoàn toàn có quyền dám mơ đến chuyện ơn trời sẽ xuống và làm bừng dậy nơi chốn bùn lầy đen tối và hôi tanh của thế gian những cánh sen tươi đẹp và thơm ngát.

Đức Giêsu đã từng ví rằng Nước Trời giống như hạt cải nhỏ xíu, nhưng khi lớn lên, nó trở thành một loại cây lớn đến độ chim trời có thể đến ẩn náu. Hay Nước Trời giống như chút men vùi vào đấu bột và làm cho cả khối bột dậy men. Thiên Chúa đã không thi triển quyền năng của mình một cách ồn ào và khủng khiếp như sự dữ vẫn làm hay như người ta vẫn tưởng. Ngài đã làm đảo lộn tất cả những giá trị và logic của con người. Thiên Chúa đã làm cho những người nghèo trở nên giàu có. Ngài chọn những con người thấp bé để truyền giảng Phúc Âm. Ngài đã chọn những tội nhân để khiến họ trở thành những vị thánh. Ngài đã thực hiện một công trình tạo dựng mới từ chính cây thập giá trên đỉnh đồi cao. Sức mạnh của Thiên Chúa vẫn hoạt động không ngừng, âm thầm và liên lỉ. Nơi đâu tưởng chừng bế tắc, Ngài khai mở lối đi. Nơi đâu chỉ toàn bóng tối, Ngài cho lóe sáng ánh hào quang chỉ đường. Sự dữ tuy ồn ào và tưởng chừng thắng thế, nhưng chưa bao giờ có thể đánh gục được những điều tốt đẹp mà Thiên Chúa đã khởi sự nơi trần thế này.

Chúng ta hãy cứ tin vào Chúa dù có vẻ như chẳng còn gì để tin. Chúng ta hãy cứ bám vào Chúa dù có lúc ta chẳng thấy Chúa ở chỗ nào. Bất cứ khi nào con diều còn dính vào sợi dây, nó tha hồ tung tăng trong gió mà không sợ bị cuốn đi. Bất cứ khi nào con thuyền được neo bến, nó vẫn cứ yên vị dù những luồng chảy của dòng sông có tấn công nó dồn dập ra sao. Chúa là chỗ dựa của đời ta, là nơi duy nhất ta có thể tìm được nơi trú ẩn an toàn. Hướng về Ngài và cố gắng cảm nghiệm được những gì Ngài làm trên cuộc đời ta, dù phong ba của kiếp con người có lớn mấy đi chăng nữa, ta cũng cảm thấy được bình yên và an vui trong cuộc sống. Các bạn có tin điều đó không?

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

 

Nguồn gốc “Ngày của bố”

Nguồn gốc “Ngày của bố”

Hôm nay là “Father’s Day” rồi, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lịch sử của ngày lễ đặc biệt này nhé các bạn!

Chúng mình đã quen với ngày lễ của Mẹ, ngày quốc tế phụ nữ (08/03), ngày phụ nữ Việt Nam (20/10),… vậy còn những ngày lễ cho “đấng mày râu” thì sao nhỉ? Những ngày lễ để tôn vinh “phái mạnh” không nhiều bằng “phái đẹp”. Thế nên, “Ngày của Bố” thực sự là dịp để vinh danh những cống hiến của “giới XY” cho sự hoàn thiện của cuộc sống chúng ta.

Tuổi đời non trẻ nhưng “Ngày của Bố” là ngày lễ tôn vinh một nửa dân số thế giới. Đây là dịp để các bà mẹ, con cái thể hiện sự quan tâm, chia sẻ về người chồng, người bố của mình rõ ràng nhất.

“Ngày lễ của Bố” được tổ chức lần đầu tại nước Mỹ vào năm 1972. Kể từ đó tới nay nó gần như đều được diễn ra ở hầu hết các nước vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng 06 hàng năm.

Lịch sử

Thực tế, “Ngày của Bố” đã được diễn ra đầu tiên ở Fairmont , Tây Virginia vào ngày 05/07/1908. Nó được tổ chức bởi bà Grace Golden Clayton, người muốn kỷ niệm cuộc sống của 210 người đàn ông (họ đều đang làm bố) đã bị hy sinh trong thảm họa khai thác mỏ Monongah vài tháng trước đó tại Tây Virginia. Clayton đã chọn ngày chủ nhật gần nhất, ngày sinh nhật người bố của bà vừa mới qua đời để tổ chức buổi lễ. Thật không may, ngày lễ đó đã bị lu mờ bởi các sự kiện khác trong thành phố. Tiểu bang Tây Virginia cũng không chính thức đăng ký cho buổi lễ, từ đó nó không được tổ chức trở lại.

Sau sự kiện ở Tây Virginia 2 năm, cô Sonora Louise Smart Dodd, sống tại Shokane, Washington, nghĩ ngay đến một ngày để vinh danh các người bố khi nghe bài thuyết giáo ngày của mẹ năm 1909. Sonora là con gái lớn nhất trong sáu chị em. Bố cô là ông William Jackson Smart, còn mẹ cô qua đời trong lúc sinh. Sonora yêu quý và kính trọng bố vì đã một thân nuôi gia đình.

Năm 1910, Sonora đã chọn ngày 19 tháng 6 là “Ngày của Bố” vì ngày đó là sinh nhật của bố cô. Với sự giúp đỡ từ Hội Bộ trưởng Spokane và YMCA (Young Men’s Christian Association — Hiệp hội thanh niên Thiên chúa giáo), “Ngày của Bố” đầu tiên được tổ chức vào ngày 19 tháng 6 năm 1910.

Lễ kỷ niệm

Năm 1966, Tổng thống B. Johnson (Mỹ) đã đưa ra lời loan báo đầu tiên tôn vinh bố, ông chỉ định chủ nhật thứ ba trong tháng sáu là “Ngày của Bố”. Sáu năm sau, ngày kỷ niệm ý nghĩa này đã được thực hiện một cách trang trọng như một kỳ nghỉ lễ thường xuyên hàng năm tại Mỹ khi Tổng thống Nixon đã ký nó thành luật vào năm 1972.

Từ đó, “Ngày lễ của Bố” dần dần được phổ biến rộng rãi và được tổ chức khắp thế giới, đặc biệt là tại châu Mỹ và châu Á. Tuy nhiên, ở một số nơi thời điểm tổ chức và hình thức lại không đồng nhất, nó mang những nét đặc trưng riêng của từng quốc gia và sự sáng tạo đặc trưng trong các buổi lễ.

Mỹ

Đây là quốc gia tổ chức “Father’s Day” rộn ràng nhất thế giới. Một ngày được nghỉ lao động, trẻ em được ra đường vui chơi như ngày quốc tế thiếu nhi. Báo đài, các quan chức chính quyền luôn đề cập về ngày lễ đặc biệt này. Đồng thời rất nhiều quà cáp, thư từ và điện thoại được chuyển đi để bày tỏ sự quan tâm về người bố trong ngày lễ. Ở Mỹ, ngày lễ của bố được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng 06 hàng năm.

Việt Nam

“Ngày lễ của Bố” mới được du nhập vào Việt Nam những năm gần đây. Hiện nay, giống như một số nước, Việt Nam kỷ niệm ngày lễ của bố vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng sáu hàng năm (năm nay là ngày 15/06/2014).

Tại nước ta, đây không phải là ngày được nghỉ lễ, tuy nhiên vẫn có những sự thăm hỏi, quan tâm bằng thư từ, điện tín được truyền đi rất nhiều trong ngày này. Đa số ngày lễ chỉ được tổ chức với các buổi sum họp gia đình, bạn bè, người thân.

Đức

Tại đất nước châu Âu này, “Ngày của Bố” được tổ chức trùng với ngày lễ Thăng Thiên. Lễ được kỷ niệm vào ngày thứ năm gần nhất sau 40 ngày kể từ ngày lễ Phục Sinh.

Ở Đức “Ngày của Bố” còn được gọi là “Lễ quý ông”. Đây là một lễ hội liên bang và là dịp để mọi người thực hiện các chuyến du lịch thiên nhiên (đa số là đàn ông).

Thái Lan: tổ chức “Ngày của Bố” vào ngày sinh nhật của vua Bhumibol, đó là ngày 05/12.

Hàn Quốc: lễ được tổ chức vào ngày 08/05 ngày “Lễ của Bố – Mẹ”.

Rất nhiều thời gian và hình thức tổ chức khác nhau diễn ra để kỷ niệm “Ngày của Bố”. Nhưng mục đích chung cuối cùng là thể hiện sự biết ơn về những cống hiến của người bố trong gia đình.

Bố ơi, con nhớ Bố .

Cháu gái từ Mỹ gởi chúc mừng ngày Người Cha . Không rõ các nước có mừng Cha khác nhau không,  nhưng Cha chỉ có 1 và luôn là người ít được nhớ hơn bà Mẹ dịu dàng, gần gũi con cái.

Tôi cũng gần Mẹ hơn Cha , nhưng trong kí ức của tôi người Cha quá cố vẫn nguyên vẹn hình bóng nhân hậu, lặng lẽ thương yêu gia đình, con cháu, anh em và những người bên dưới của ông, kể cả khi ông rầy rà con cháu ngỗ nghịch  . Ông ít nói , ít tranh cãi , ít ra lệnh, mà chỉ sống bằng hành động theo đạo lý của tôn giáo và  thế hệ ông, cho gia đình và cuộc sống quanh ông. Công bằng, bác ái  và chân thực là điều ông đã dậy tôi qua những ngụ ngôn của La Fontaine và giáo lý của chúng tôi .

Là con út nhỏ hơn người anh kế gần 10 tuổi , tôi được ông ” chiều” hơn anh chị một chút . Ông ăn 1 lóng mía tôi cũng được ngồi bên, tôi lại chỉ thích khúc “đầu mặt” khi ông cắt thêm vào khúc ” mía thịt ” dài hơn cho tôi, Mẹ tôi không chịu được mùi thịt trâu bò, thịt chó, bơ sữa , anh chị tôi theo mẹ , mâm hai Bố con ăn riêng khi có những món đó đã giúp tôi thành ” Vô Kị” khi ra đời . Lúc 3 chị em còn sống với Bố Mẹ  chưa ai lập gia đình ,  ví tiền của ông chỉ mình tôi dám lục khi thèm quà vặt do Mẹ không hề cho tiêu tiền . Ông lĩnh lương là đưa hết cho Mẹ,  Mẹ thường “lục” ví ông kiểm soát để ” châm” thêm tiền cho ông ăn sáng , tôi lục để tìm tiền lẻ . Có lần tôi thèm kem quá mà trong ví ông chỉ có tờ bạc 50 chục tôi liều lĩnh một cách ngu ngốc lấy tờ 50 chục này định chiều về trả lại tiền dư , hôm đó ông ăn phở Tầu Bay mở ví không còn tiền phải để ông tài xế của sở  trả , chiều về ông âm thầm hỏi tôi khi tôi đưa ra 1 nắm tiền đúng…49 đồng. Ông  kéo tôi ra 1 góc để tránh Mẹ và từ đó tôi được nghe nhiều lần chuyện ngụ ngôn ” Au Loup” , con chó sói của cậu bé đùa dối hô hoán giả tạo và lần sau cậu đã chết vì chó sói thật do không ai đến cứu . Là người Bắc trong nhà không có chuyện con trai ở trần mặc quần đùi, tối đi ngủ dù trời nóng cũng phải mặc pyjama hay quần ta dài, áo may ô , ông không bao giờ la rầy tôi khi phá luật mà chỉ ” dũa” ông anh không chăm dậy  em. Sáng sớm thức dậy ông bắt mỗi anh em vào toilet ngồi 15 phút , anh em  tôi thoát khỏi di truyền bệnh táo bón khủng khiếp của Mẹ chính nhờ “cữ ” mặc niệm bắt buộc mỗi sáng này của ông .

Ông còn cả kho ca dao, cách ngôn cho mọi trường hợp để dậy tôi . Hay sang nhà bạn thì ” Năng mưa thì tốt lúa đường – Năng qua lại   lắm xem thường nhau đi ” , quần áo luộm thuộm thì ” Y phục xứng kì đức ..” . Duy có một điều  ông không hề dậy tôi bằng lời nhưng từ hành vi của ông, có lần ông đưa cả tháng lương cho người thuộc cấp than thở vợ con đau bệnh không có tiền lo , lâu quá  Mẹ hỏi lương thì ông mới rì rầm nói” Nhà nó nghèo quá , đưa cả rồi !!” , khi làm ở Báo Văn Nghệ Tiền Phong đám kí giả văn nghệ sĩ  thưòng nắm áo ông vay tiền trước , ông ” vay” từ túi Mẹ đưa họ rồi chịu im lặng nghe bà cằn nhằn. Sống như thế nhưng ông không uống thứ nước nào ngoài nước đun sôi , không trà, rượu, cà phê, tất nhiên không thuốc lá và đàn đúm bạn bè , chỉ có công việc, nhà thờ  và gia đình , thỉnh thoảng gia đình tụ họp em cháu  cuối tuần mở canh Bài Chắn giải trí ông chơi rất dở , có khi còn bị Mẹ tôi  cấm vận , tôi hay lấy nê con út lăn vào cầm bài cho Bố để bà thôi cằn nhằn .

Các cháu con chị tôi ở Thủ Đức thường nhắc chuyện sau 75 ông đã gần 80 mà vẫn đạp xe từ Tân Bình lên ra vườn dọn dẹp cây cối , hỏi han vài điều, uống li nước lạnh rồi lại đạp xe về lo cho đám cháu nội ở Saigon, lúc đó cả hai anh em tôi đều còn cải tạo. Thời gian trước  khi ông mất năm 2005 , ông đã hơi lẫn và chướng, nằm bệnh viện bác sĩ muốn vô nước biển ông nhất định là ” Nó định đầu độc tôi cho thuốc giả  “, các cháu phải gọi tôi về thủ thỉ giải thích, ông lại cười nói ” Bố phải cảnh cáo trước ” rồi đưa tay cho vô thuốc. Những năm cuối đời của Cha Mẹ,  tôi  thật may phước được gần bên để cùng con cháu chăm lo cho hai vị , được các cụ thường đòi có mặt khi nhập viện hay tưởng là trăn trối lần cuối . Cha tôi đã mê man ít ngày trước khi mất , người không trăn trối điều gì cho con cháu được ngoài ” thương hiệu ” di sản của một con người  hiền hòa, nhân hậu, bình dị . Mất nhiều năm tôi mới hiểu lí do mình gần Mẹ hơn ông , bà trò chuyện với tôi nhiều hơn ông , dậy dỗ con cái  nghiêm khắc hơn ông , cũng làm nhiều quyết định và gánh vác đời sống gia đình, gia tộc nhiều hơn ông . Sự sắc sảo, khôn ngoan rất chính đáng của bà chi phối không chỉ gia đình mà còn toàn gia tộc và mỗi giai đọan quan trọng trong đời tôi  ,khi ở xa đau yếu, khó khăn thì chính bà là người chủ trì bàn tính hay đích thân lo liệu, các con, cháu tôi, anh chị tôi , cháu ông bà cũng một tay bà lo liệu .

Ông chỉ gần tôi khi tôi đã rất trưởng thành , gần 10 năm cuối đời ông thì hầu như tôi là điểm tựa , sự an tâm, vui thú  của  ông , là người bạn trẻ duy nhất của ông khi kiên nhẫn giải thích những điều ông hỏi, khi đưa ông đi đây đó  vẫn để ông thỏa thích nghiền ngẫm, quan sát , hỏi han về những điều mới lạ quanh ông, suốt đời ông không khi nào nắm giữ, đòi hỏi  tiền bạc, tài sản nhưng gần cuối đời ông thường nói tôi đưa tiền , chỉ những số tiền rất nhỏ , khi ” Để Bố hớt tóc “, khi ” Để bỏ nhà thờ hay cho kẻ khó ” , kể cả khi ông đã lẫn thường đến một tiệm thuốc Tây quen gần nhà tự định bệnh, tự kê toa đòi lấy thuốc và nói :  ” Cháu T. sẽ trả tiền ” . Anh dược sĩ quen đồng ý với tôi cứ đưa ông 1 liều thuốc bổ vô thưởng vô phạt cho ông vui.

​ Vâng, đó là cha tôi , người con cả thừa kế của một gia đình ​địa chủ giầu ruộng đất, được đi học trường Tây trên tỉnh, ” Cậu Cả ” đã có  xe đạp từ thời trước Thế Chiến thứ Hai , về làng cũng ngấm nghé các cô xinh đẹp, nhưng suốt đời ông từ khi cưới Mẹ tôi ông bà không rời nhau được một ngày mà không bồn chồn, bà chỉ đi thăm bà con vài tiếng ông đã bắt cháu đi tìm , khi ông mất bà đã lẫn , khi tỉnh khi mê nhưng khi tỉnh biết ông đã mất bà đã gào khóc làm chúng tôi đau đớn bội phần ” Ông ơi , sao ông không gắng sống thêm cho tôi hầu hạ ông . Các con ơi, các con mồ côi Bố rồi !!!”

Xin chúc mừng các người Cha là anh, là bạn, là con cháu tôi, nhân viên của tôi hôm nay . Xin những bạn còn Cha hãy tận hưởng tình cha con thân thiết và lòng thảo hiếu dành cho người lúc tuổi gìa bóng xế .

Bố ơi, con nhớ Bố .

Chúa Nhật 15/6/2014 Saigon

Lâm Mạnh Di và Tình tự của một người cha, người ông

Lâm Mạnh Di và Tình tự của một người cha, người ông

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-06-14

VHNT06142014.mp3

Freddy-Lam2-305.jpg

Bé Freddy Lâm Gia Nghi.

Photo courtesy of Lâm Mạnh Di

Trong dịp Father’s day năm nay, Mặc Lâm xin giới thiệu bài viết cảm động của tác giả Lâm Mạnh Di về người con trai cũng như đứa cháu nội hai dòng máu mà ông rất thương yêu. Tình tự của một người cha, người ông trong hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử Việt Nam có lẽ khiến những cung bậc tình cảm tăng theo với dòng chảy một thời buồn bã của rất nhiều gia đình. Tác giả Lâm Mạnh Di đã gửi gấm niềm xúc động của ông qua hai bài viết Tình phụ tử và Tháng 4, Những giòng chữ cho Freddy Lâm Gia Nghi.

Lâm Mạnh Di: Tôi có tất cả là 4 người con trai, và cháu Thi, đứa mà tôi đề cập trong bài viết Tình phụ tử ra đời trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Cháu ra đời trong một trại tỵ nạn mà lúc đó tôi còn ở lại Vũng Tàu có lẽ vì lý do đó mà tôi có một tình cảm thật đặc biệt với cháu. Nhưng tôi nghĩ trong hoàn cảnh đất nước của chúng ta thì không ít các cháu đã ra đời trong hoàn cảnh nghiệt ngã như vậy.

Tình phụ tử – Lâm Mạnh Di

Vũng Tàu khoảng 16h chiều…

Trời còn rất nóng, rất khó chịu. Một căn phòng nhỏ trên đường Nguyễn An Ninh gần ngã tư giếng nước. Phòng chứa toàn sách vở ngổn ngang, bàn ghế chẳng có gì xa xỉ. Một ông già có lẽ chưa đến 60 cặm cụi sắp sếp lại các cuốn sách cho ngăn nắp. Ông mỉm cười khi cầm cuốn Album hình ảnh gia đình ông trên tay, cứ đến mỗi trang ông xem lại lẩm nhẩm vài tiếng, chen lẫn với tiếng thở dài…

Có tiếng gõ cửa thật lớn, ông già hơi ngạc nhiên vì ông rất ít bạn bè đến thăm ông. Bạn bè thân thiết của ông hiện đang ở khắp nơi trên thế giới, nếu có về Việt Nam thăm ông đều báo trước cho ông biết…

Ông ra mở cửa và ngạc nhiên đến nghẹn ngào: “Trời ơi, con đấy à”… T. ôm bố, nước mắt dàn dụa, bằng giọng nói tiếng Việt không thành thạo…”bố ơi, con về thăm bố đây…!”

Ngày Father’s day tôi chỉ biết cầu nguyện ơn trên hãy thương xót cho dân tộc Việt Nam, thương xót cho những cháu bé trong hoàn cảnh nghiệt ngã.
-Lâm Mạnh Di

T. tên thật là Lâm Gia Thi, và ông bố chính là người đang ngồi viết những dòng chữ này…

Thi và bố gặp nhau đã nhiều lần, nhưng chưa lần nào ở Việt Nam và bất thình lình như lần này. Thi nhân cơ hội đi họp ở vùng Đông Nam Á về thăm bố và mang về cho bố đủ loại thuốc.

Bố dẫn Thi đi xem Vũng Tàu, đi mua sắm ở chợ Năm Tầng… Nét mặt Thi rạng rỡ, không còn căng thẳng như qua buổi họp, lúc nào đi bên bố cũng nhè nhẹ đấm lưng cho bố.

Thi ơi, trong những đứa con của bố, có lẽ bố thương Thi nhất. Vì ngày Thi chào đời không có sự hiện diện của bố, con chào đời trong 1 trại tỵ nạn.

Tôi dẫn Thi ra biển, những cơn sóng vỗ về, tiếng sóng và gió biển dạt dào làm tôi nhớ 1 ngày nào đó năm 1980. Tôi chỉ cho Thi nơi mẹ cùng anh Huy xuông thuyền đi vượt biên. Lúc đó Thi còn là 1 thai nhi trong bụng mẹ … Cuộc đời là tử biệt sinh ly, có ai ngờ sau 25 năm Thi lại trở về đây và đang đứng lặng lẽ bên tôi.

Thi nhìn xa xăm ra khơi, nơi có những ánh đèn chớp tắt của người đi đánh cá đêm. Tôi bắt gặp những giọt nước mắt chảy trên má Thi mà thương con vô cùng.

Hai bố con ngồi với nhau trên bãi biển, chẳng để ý đến thời gian qua mau… Có lẽ buổi tối hôm đó là ngày sinh nhật đẹp nhất đời tôi, chỉ có 2 bố con ngồi cô đơn nghe sóng biển, nghe đời mình như những cơn mơ…

Năm giờ sáng tài xế đến Vũng Tàu để đón Thi trở lại Sài Gòn, Thi có kể cho tôi biết về dự án mà Thi có trách nhiệm. Và Thi đã quyết định làm việc tại Việt Nam 1 thời gian. Lý do duy nhất cho quyết định này là chỉ để được gần bố.

Thương con quá …!

Lâm Mạnh Di: Hôm nay các con tôi đã trưởng thành và tôi cũng hạnh phúc được thành ông nội của ba đứa cháu thật ngoan và hiền. Có cháu mang hai dòng máu Việt và Mỹ. Đương nhiên về tuổi già khi nhìn thấy con cháu như vậy thì tôi cũng rất hạnh phúc và có đôi chút nào đó tự hào…

Tháng 4 – Những giòng chữ cho Freddy Lâm Gia Nghi

064_IS09AH48I-250.jpg

Hình minh họa. AFP PHOTO.

Hơn 30 năm về trước, bà Nội con lũ lượt theo giòng người bỏ xứ ra đi, mang theo bố con trong bụng, một thai nhi vừa đươc vài tháng, và bác Huy của con lúc đó vừa tròn 7 tuổi.

Lần đầu tiên trong đời ông mới biết thế nào là đau khổ của sự chia ly. Có lẽ dùng chữ đau đớn mới đúng. Ví ai biết được có còn ngày tao ngộ?

Và ông cũng chẳng ngờ, trong đời ông lại có 1 đứa cháu nội mang 2 giòng máu, đứa cháu nội thật xinh, có cặp mắt to với hàng lông mi cong vút. Mỗi lần con theo cha mẹ con về thăm ông, dẫn con ra đường chẳng ai biết là 2 ông cháu, ai cũng khen con hiền và đẹp, cứ ngỡ ông là người giúp việc cho 1 gia đình người ngoại quốc nào đó.

Trong cuộc sống khép kín cô đơn của ông, dường như ông chỉ vui được vài tuần ngắn ngủi khi bố mẹ con dẫn con về thăm ông. Về lần cuối thì con cứ huyên thuyên nói với ông bằng tiếng Tây Ban Nha, thay vì tiếng Mỹ như thường lệ, làm ông chẳng hiểu cứ ôm cháu vào lòng mà cười. Cái nghề nghiệp cứ bắt bố con vài năm là lại phải đi đến 1 nước khác làm việc kể cũng tốt cho con.

Thời gian hạnh phúc nhất trong đời ông, có lẽ đó là lúc bố con về Việt Nam làm việc, lúc đó con vừa thôi bú mẹ. Ông chăm sóc con cẩn thận lắm, cứ cầm quạt phe phẩy cho con suốt ngày vì sợ có con muỗi nào nó chích vào da thịt non nớt của con. Ba năm trời được sống bên con, bên cha mẹ con, là những giờ phút ông luôn có nụ cười, làm ông quên được những tháng năm sống trong hẩm hiu đau khổ. Và ông cũng chẳng ngờ, càng lớn con càng quấn quít ông hơn bố mẹ con, lúc nào hai ông cháu mình cũng cứ quanh quẩn bên nhau.

Ba năm trời qua nhanh như 1 giấc mơ, rồi ông phải ngậm ngùi chia tay những người mình thương yêu nhất đời. Hôm đưa gia đình con trở lại Mỹ, đó là một ngày mưa tầm tã. Mẹ con dù là người phương Tây cũng rơi lệ, tim ông quặn đau khi con cứ nắm chặt tay ông không chịu rời. Phi trường Tân Sơn Nhất hôm đó sao mà ảm đạm… rồi bóng dáng 3 người thân yêu cứ xa dần, xa dần… Ông còn nghe tiếng con gào khóc sau bức tường cách ly của phi trường.

Thế là hai ông cháu mình xa nhau thật rồi, nước mắt ông dàn dụa… và ông ngã quỵ trong tay hai người bạn cùng đi theo. Về lại nhà, ôi sao mà trống vắng, tiếng cười nói của con còn loáng thoáng đâu đây. Ông nằm liệt giường cả tuần, chẳng màng đến cơm nước…

Tôi nghĩ trong hoàn cảnh đất nước của chúng ta thì không ít các cháu đã ra đời trong hoàn cảnh nghiệt ngã như vậy.
-Lâm Mạnh Di

Bây giờ con đã 8 tuổi, một học sinh thông minh và hiền hậu. Con có đôi mắt thật buồn của bà Nội, có chuyện vui buồn gì cũng gọi điện thoại cho ông. Bố con biết ông thích bài Bên Cầu Biên Giới nên nhờ thầy dạy nhạc dạy cho con đàn bài này… nghe tiếng đàn piano của con qua điện thoại, ông cũng hát nhỏ theo “Bên cầu biên giới… Tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi… Sông nước xa xôi… mây núi khắp nơi… Không tỏ một đôi lời…”

Freddy, ông biết con thương ông lắm. Cả bố mẹ con nữa, mọi người đều muốn ông rời Việt Nam để theo gia đình. Khi nào con đủ lớn khôn có lẽ con sẽ hiểu vì sao ông không muốn bỏ Sài Gòn mà ra đi. Chính phủ này là 1 Chính phủ tàn bạo trong các Chính phủ tàn bạo trên thế giới, họ đã làm gia đình mình và hàng triệu gia đình tan nát. Nhưng ông vẫn chọn cuộc sống ở đây chỉ vì ông thương yêu bao nhiêu là kỷ niệm. Sài Gòn là quê hương của ông, nơi đây ông gặp bà Nội và đó là lần đầu tiên ông biết yêu. Những con đường, những hè phố, những buổi trưa nắng oi ả, những người bạn thân thương, những quán cóc bên đường… là tất cả những gì ông còn giữ lại cho đời mình.

Ông không biết mình sẽ làm gì trong 1 không gian xa lạ, nếu ông rời Việt Nam. Rồi khi cha mẹ con đi làm bận rộn, con phải đi học, có lẽ ông sẽ co ro 1 mình trong phòng…

Cháu ngoan, con ráng học hành cho giỏi nhé. Và nhớ mỗi năm theo bố mẹ về thăm ông vài tuần, như vậy là ông vui lắm rồi. Ông sẽ cố gắng đi học tiếng Tây Ban Nha, để về kỳ tới có thể chuyện trò với con, hay ít ra ông có thể dịch lá thư này để mai mốt con đọc.

Ông viết lá thư này vào những ngày tháng 4, thời gian này cũng là thời điểm của những bọn lố nhố lăng nhăng đang sửa soạn ăn mừng chiến thắng trên hàng triệu xác người. Ông chẳng màng đến họ, những con diều hâu đang rỉa thây dân tộc Việt Nam, vì ông bây giờ chỉ sống với hình ảnh con cháu, vui khi con cháu điện thoại về thăm ông. Đó là những sức mạnh của yêu thương, vực ông dậy để sống trong những ngày cô quạnh.

Lâm Mạnh Di: Tôi đọc báo và được biết các thế hệ con cháu người Việt tỵ nạn được lớn lên và học hành ở nước ngoài đa số là đã thành công trong cuộc sống và có những cháu làm rạng rỡ cho quê hương của chúng ta.

Ít nhiều gì khi nói đến đây tôi lại thấy thương các cháu sinh ra trong những gia đình nghèo khó tại Việt Nam. Những hình ảnh các cháu lam lũ đến trường với quần áo rách rưới có lẽ ai trong chúng ta khi nhìn những hình ảnh đó sẽ thấy trong lòng quặn đau. Có những cháu tuổi vừa lên 10, 11 gì đó đã phải vất vả làm những công việc thật nặng nhọc để giúp đỡ cho gia đình các cháu.

Trong ý nghĩa của ngày Father’s day tôi chỉ biết cầu nguyện ơn trên hãy thương xót cho dân tộc Việt Nam, thương xót cho những cháu bé trong hoàn cảnh nghiệt ngã. Có cháu phải lội sông lội suối đến trường, hãy thương hãy độ trì cho các cháu có được bữa ăn no áo quần tươm tất và được học hành đến nơi đến chốn…

 

Hiểu lầm chính sách, vị thành niên Trung Mỹ ào ạt vượt biên vào Mỹ

Hiểu lầm chính sách, vị thành niên Trung Mỹ ào ạt vượt biên vào Mỹ
June 14, 2014

Nguoi-viet.com

WASHINGTON (Washington Post) Hiện đang ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự tăng vọt hàng chục ngàn trẻ vị thành niên từ vùng Trung Mỹ vượt biên giới Mexico để vào Texas đang xảy ra phần lớn vì cho rằng sẽ được ở lại Mỹ theo chính sách mới về di trú của Tổng Thống Obama.



Một sĩ quan tuần tra biên giới khám một di dân bất hợp pháp tại biên giới Mexico và Texas. (Hình: Scott Olson/Getty Images)

Các giới chức chính quyền liên bang Mỹ, khi trước đã hoàn toàn bác bỏ các báo cáo này, nay phải có phản ứng bằng cách cảnh cáo giới cha mẹ ở các quốc gia khác đừng gửi con cái vượt biên bất hợp pháp, trong khi giới hữu trách đang hết sức vất vả để nuôi giữ hàng chục ngàn trẻ hiện đã ở Texas.

“Những người vượt biên giới trái phép, ngay cả trẻ em, sẽ không được vào quốc tịch,” Bộ Trưởng Nội An Jeh Johnson tuyên bố tuần này. “Những người bị chặn bắt ở biên giới Mỹ sẽ có ưu tiên trục xuất… bất kể là hạn tuổi nào.”

Cuộc khủng hoảng về di trú hiện nay là một vấn nạn chính trị mới cho Tổng Thống Barack Obama và là cơ hội để phía Cộng Hòa chỉ trích dự luật cải tổ di trú ông muốn thông qua.

Phía chính phủ Obama từng giải thích rằng sự tăng vọt trong số trẻ tràn vào Mỹ là do tình hình bạo động băng đảng ở Guatemala, Honduras và El Salvador. Số trẻ vị thành niên bị chặn bắt trong chín tháng qua chỉ riêng từ ba quốc gia này đã lên tới 34,611 người, tăng 31.5 lần so với cả năm 2012.

Năm 2012 là năm ông Obama lần đầu tuyên bố sẽ không trục xuất trẻ di dân bất hợp pháp từng được cha mẹ mang theo vào Mỹ trước năm 2007.

Một văn thư nội bộ của cơ quan Biên Phòng Mỹ hồi tháng qua ước lượng rằng khoảng 90,000 trẻ sẽ bị chặn bắt năm nay và tăng lên 142,000 trong năm tới.

Không chỉ phía Cộng Hòa, ngay cả nữ Nghị Sĩ Dianne Feinstein, Dân Chủ, tiểu bang California cũng cho hay rằng nhân viên văn phòng bà có được bằng cớ cho thấy gia đình các trẻ nhỏ được thành phần đưa người vượt biên bất hợp pháp hứa hẹn chúng sẽ không bị trả về vì đây là chính sách mới của chính phủ Obama. (V.Giang)

 

ĐÊM TỪ PHỤ VINH DANH CÁC NGƯỜI CHA

ĐÊM TỪ PHỤ VINH DANH CÁC NGƯỜI CHA

Xúc động đầy ấn tượng

Hà Tường Vy

Như thường lệ, tôi là người vẫn đều đặn tham dự các Đêm Gia Đình từ những lần tổ chức đầu tiên tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange do Gia Đình Nazareth tổ chức.

Đối với tôi, Đêm Gia Đình là một sinh hoạt rất giá trị và ích lợi cho những ai đang sống trong đời sống hôn nhân, gia đình, cũng như cho những ai đang phải đối diện với những khó khăn đến từ nhiều mặt, từ tâm lý, tâm sinh lý, giáo dục, xã hội, luật pháp, cũng như những vấn đề liên quan đến việc thực hành niềm tin tôn giáo. Điểm son của Gia Đình Nazareth là ở chỗ vẫn trung thành tổ chức các Đêm Gia Đình và đã không ngừng tìm kiếm những đề tài, cải tiến những hình thức sinh hoạt, nhờ đó thu hút số người tham dự ngày càng đông đảo.

Đêm Gia Đình, do đó, là một sinh hoạt nhằm đưa Gia Đình Nazareth đi vào dòng chính của sinh hoạt xã hội, của sinh hoạt tôn giáo. Với Đêm Gia Đình, Gia Đình Nazareth đã thực hành đúng phương châm sinh hoạt của mình: “Gia Đình Nazareth đồng hành với các gia đình”.

Đôi dòng lịch sử của Đêm Gia Đình:

Đêm Gia Đình là một sinh hoạt mang tầm mức Cộng Đồng và mở rộng cho mọi thành phần tham dự. Đêm Gia Đình đầu tiên được tổ chức vào chiều ngày 5 tháng 9 năm 2012 dưới sự chủ tọa, và giảng thuyết của Đức Cha Mai Thanh Lương. Kể từ đó đến nay, liên tiếp hàng tháng vẫn có những Đêm Gia Đình. Sinh hoạt này vì thế đã trở thành nét đặc thù của Gia Đình Nazareth.

Được tổ chức vào mỗi tối thứ Sáu, tuần thứ 2 trong tháng từ 7giờ đến 9giờ tối tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, Đêm Gia Đình đã thu hút nhiều thành phần trong cộng đồng Công Giáo cũng như những thính giả đến từ các tôn giáo bạn, hoặc từ các nơi xa. Điểm đặc biệt của Đêm Gia Đình là sự phối hợp nhịp nhàng giữa phần tâm linh và phần sinh hoạt đời thường.

a) Sinh hoạt tâm linh:

Bao gồm những đề tài về giáo lý, Giáo Hội, và Thánh Kinh nhằm giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về mục đích, giá trị, và ý nghĩa của sinh hoạt tâm linh trong ứng dụng thực tế vào đời sống ơn gọi hôn nhân, gia đình. Đức Cha Mai Thanh Lương, Cha Giám Đốc Nguyễn Thái, các Cha Cựu Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo như cha Nguyễn Uy Sỹ và cha Mai Khải Hoàn, cha Phạm Ngọc Hùng, Viện Phụ Phạm Sỹ Hanh, Đan Viện Xitô, cha Trần Đình Thụy, Giáo Sư đại chủng viện Thánh Qui, Cần Thơ, cha Vũ Thế Toàn Dòng Tên, Cha Timothy Nguyễn, Cha Trịnh Ngọc Danh, linh hướng Gia Đình Nazareth, phó tế Hoàng Thanh Sơn, phụ tá linh hướng Gia Đình Nazareth và nhiều linh mục tên tuổi, phó tế đã đến với các Đêm Gia Đình qua những chủ đề khác nhau.

b) Sinh hoạt đời thường:

Bao gồm những chủ đề về tâm lý giáo dục, tâm lý tuổi trẻ, tâm lý hôn nhân, tâm lý gia đình, tâm lý cao niên, tâm lý xã hội, luật lệ xã hội, và những vấn nạn liên quan đến gia đình, bạo hành gia đình… Các chủ đề này được trình bày do các nhà tâm lý, luật sư, bác sĩ, và những chuyên gia giầu kinh nghiệm như Bác sĩ Trung Chỉnh, Tiến  Sĩ Phạm Kim Long, Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt, Tiến Sĩ Tâm Lý Phan Nguyễn Kim, Tiến Sĩ Tâm Lý Lê Văn Ẩn, Tiến Sĩ Giáo Dục Phạm Thị Huê, Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, Luật Sư Phòng Biện Lý của Quận Cam (District Attorney of Orange County) chuyên lo về bạo hành trong gia đình, Đại diện văn phòng Cảnh Sát của Quận Cam chuyên lo về ngăn ngừa rượu, ma túy, Anh chị Nguyễn Văn Nhuệ-Thu Nhi, và Ông Kenny Phan, Giám Đốc của PNA Insurance…

Đêm Từ Phụ vinh danh người cha:

Không như những Đêm Gia Đình khác trong đó trình bày những chủ đề về đạo hiếu, về tình thương vợ chồng, về những ưu tư của cha mẹ đối với con cái, Đêm Gia Đình lần này được gọi là “Đêm Từ Phụ. Đêm Vinh Danh Các Người Cha”. Những gì xảy ra trong đêm nay đã gây xúc động cho mọi người tham dự, không những đối với những người cha mà cả những người mẹ, người con nữa.

Phần tâm linh của đêm hôn nay đã được bắt đầu bằng thánh lễ tạ ơn do linh mục Christ Phạm Quốc Tuấn chủ tế và giảng thuyết qua đề tài “Gia Đình là Cộng Đoàn Cầu Nguyện, Cộng Đoàn Yêu Thương”. Là một linh mục trẻ, hoạt bát, rất hăng say trong các sinh hoạt mục vụ tông đồ. Cha từng là linh hướng của Chương Trình TTHN, và hiện giờ là linh hướng của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng. Một trong những điểm khiến tôi tâm đắc và suy nghĩ nhất là câu nói của Thánh Augustine đã được linh mục giảng thuyết nhắc lại trong bài giảng của mình: “Gia đình cầu nguyện chung, gia đình ăn cơm chung với nhau là gia đình sống cho nhau”. Một tư tưởng nói lên đầy đủ ý nghĩa thế nào “Gia đình là cộng đoàn cầu nguyện, cộng đoàn yêu thương”, nhưng có lẽ đây cũng là một thách đố lớn lao đối với nhiều gia đình trong nếp sống hiện tại do thiếu ý thức trách nhiệm của các phần tử, và cũng do vì quá chú trọng vào những thu hút của cuộc sống trước mắt.

Phần sinh hoạt đời thường hôm nay mới thật sự gây ấn tượng hết sức đặc biệt đối với mọi người tham dự qua nghi thức “rửa chân cha” do các em đã tình nguyện rửa chân cho cha mình.

Nghi thức bắt đầu sau khi các người cha đã ngồi vào những chiếc ghế danh dự được chỉ định sẵn. Trước mặt họ là các con tuổi từ 8, 9, 10 đến 25, 29. Có em đã là những kỹ sư, chuyên viên computer, sinh viên y khoa, hoặc sinh viên các đại học, trai cũng như gái tất cả đều quì gốc rửa và lau chân cho cha mình. Nhiều gia đình cả mấy anh chị em cùng tham dự với nhau. Lúc đầu mọi người xem như bỡ ngỡ và coi đây như một hành động vui đùa, tượng trưng, nhưng khi thấy các em làm công việc này với tất cả tấm lòng biết ơn cha mình, thì cả hội trường đều thổn thức, đặc biệt, đối với những ai không còn cha. Và nhiều người đã thấy những giọt nước mắt lăn trên những gò má xám nắng vì công việc của một vài người cha. Việc này càng khiến tôi cảm động hơn khi nhớ lại câu chuyện của hai mẹ con đã trao đổi hôm trước Đêm Gia Đình như sau:

-Mẹ ơi, con nghĩ con không cần mua quà cho ba trong ngày Father’s Day nữa.

-Vậy con định làm cái gì cho ba. Hay là con mời ba đi ăn tối?

-Không. Con không nói trước được, chỉ cần mẹ nhớ nhắc ba và cả mẹ nữa đi dự Đêm Gia Đình tối mai là được. Tối mai con sẽ cho ba và mẹ xem quà gì con tặng cho ba.

-Con định tham dự nghi thức “Rửa Chân Cho Ba”?

-Mẹ đừng đoán nữa, sợ lộ chuyện, tối mai sẽ biết.

-Mẹ không đoán nữa, nhưng mà con trai của mẹ ngoan quá, mẹ không ngờ con lại biết tỏ lòng kính yêu cha mẹ như vậy. Mẹ biết thế nào ba con cũng sẽ cảm động lắm.

-Con sẽ làm một cử chỉ đẹp cho ba con, vì từ hồi nào tới giờ con ít khi nghĩ đến việc phải đền đáp công ơn của ba con. Nhưng cũng từ hôm nay, ngay bây giờ con muốn mẹ khi nào khen con, mẹ cũng thêm ba trong đó nữa, thí dụ như “Con trai của Ba Mẹ …tử tế, dễ thương, giỏi giang quá ”, tại vì con nghĩ rằng nếu không có Ba thì cũng không có con.

Gia Đình Nazareth đã đi tiên phong trong việc tuyên dương công đức người cha bằng việc làm rửa chân này. Nếu bên Đại Hàn, người ta đã xúc động nghẹn ngào khi chứng kiến hàng trăm các em qùi trước mặt mẹ, rửa chân, và cúi đầu lạy mẹ các em trong một chương trình vinh danh hiền mẫu nhân ngày của mẹ, thì ở đây, cũng trong một hội trường đông đảo, nhiều người đã rưng rưng dòng lệ khi thấy hàng chục em quì trước mặt cha mình, rửa và lau chân cho cha mình trong một nghi thức vinh danh cha nhân ngày từ phụ.

Qua việc làm rửa chân này, Gia Đình Nazareth đã đem mọi người tham dự trở về với nguồn gốc gia đình và tinh thần hiếu thảo, khi hướng dẫn các em “rửa chân” cho cha mình như một món quà đặc biệt tặng cha nhân ngày Từ Phụ. Đây không phải là nghi thức rửa chân của tôn giáo, nhưng qua hình thức rửa chân này cũng đã nhắc nhở cho các con nhớ đến công ơn của cha mình. Nhờ những bàn chân bụi bậm, bầm dập, trầy trụa của cha mà các con mới có của ăn, áo mặc, mới có tương lai tươi sáng. Nhờ những bàn tay sạm nắng, chai cứng của cha mà cả gia đình được bảo toàn và sống những ngày bình an không thiếu thốn. Nhờ những cặp mắt nghiêm nghị của cha mà các con mới hiểu thế nào là kỷ luật. Nhờ những vất vả, mồ hôi nhễ nhãi của cha mà con mới hiểu thế nào là bổn phận, là trách nhiệm. Nhiều em đã khóc ròng, thổn thức khi nâng niu những bàn chân mà các em có lẽ chưa bao giờ cảm thấy hoặc sờ được cái chai cứng, sần xùi, và xấu xí của cha mình. Có lẽ chính những giây phút ấy, các em mới nhận ra món quà quí giá mà Thượng Đế đã ban tặng cho các em là người cha, mặc dù bề ngoài những món quà ấy có được gói ghém và mang những hình hài không như các em nghĩ.

Ca dao Việt Nam có câu:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Nhưng có lẽ khi nói về tình mẹ, nghĩa cha, đa số chỉ nhắc đến công ơn sinh thành của mẹ, nhưng lại quên đi công đức dưỡng dục của người cha. Sinh thành và dưỡng dục phải đi đôi với nhau, sự hòa nhịp và gắn bó này không thể thiếu cho sự phát triển đồng đều và cần thiết của người con. Người con mỗi khi nhớ đến chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm của mẹ, cũng phải nghĩ đến sự dưỡng dục ân cần, những giọt mồ hôi và cả nước mắt của người cha trong khi lo lắng bảo toàn sự an nguy của gia đình, của con cái.

Xin thắp nén hương lòng dâng về người cha kính yêu. Người cha không còn trên cõi đời này để cùng đồng hành với con.

Đêm Gia Đình vinh danh những người cha.

13 tháng 6 năm 2014

Tường Vy

 

Thư Gừi Ông Chủ Tịch TLĐLĐVN

Thư Gừi Ông Chủ Tịch TLĐLĐVN

RFA

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Công đoàn độc lập không thể là một tổ chức hữu danh vô thực như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) và các cấp công đoàn cơ sở của hệ thống nhà nước, khi các tổ chức này đã chỉ được biết đến như một khâu trung gian hưởng thụ 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp mà chưa hề đồng thuận với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm.

Tuyên bố ngày 8/6 của Các Hội Đoàn Dân Sự Về Công Đoàn Độc Lập Việt Nam

Tưởng gì chớ cái nghèo thì tôi quen lắm. Những cảnh đời nghèo/ khó, nghèo/ khổ, nghèo/hèn – tất nhiên – tôi cũng cũng đều rành tuốt luốt. Tôi sinh ra và trưởng thành trong một đất nước nghèo khốn mà. Người Việt chúng tôi không chỉ mang nỗi sầu vạn cổ mà còn đeo cái nghèo vạn cổ nữa cơ.

Nghèo triền miên cũng có điểm hay là nó giúp cho mình khỏi bị nao núng, hay sợ hãi trước những cảnh đời cùng quẫn. Tôi vẫn nghĩ như thế cho đến khi nhìn thấy bức ảnh chụp nơi cư trú của công nhân ở quận Bình Tân, Sài Gòn:

Ảnh:N.B/ Tuổi Trẻ Online

Dù đã trải qua nhiều trại lính, trại tù, và trại tị nạn nhưng tôi vẫn vô cùng ái ngại khi nghĩ đến gia đình, vợ chồng, con cái của những con người phải chui rúc dưới những mái tranh mục nát thế này? Họ sinh hoạt (ăn uống, giải trí, nghỉ ngơi, làm tình, và bài tiết) ra sao cạnh một nơi bùn lầy nước đọng như vậy?

Hiếm họa công luận mới được tiếng kêu thương lẻ loi (và vô vọng) về điều kiện sinh sống và làm việc của giới công nhân Việt Nam. Cách đây vài năm, báo Lao Động, số ra ngày 1 tháng 6 năm 2010, có đăng tải bức thư của bà Nguyễn Thị Thắm  gửi đến ông Đặng Ngọc Tùng – Chủ Tịch Tổng LĐLĐVN. Xin ghi lại một vài đoạn chính:

Kính gửi: Ông Chủ tịch Tổng LĐLĐVN

Tôi tên: Nguyễn Thị Thắm – Công nhân (CN) kiểm hàng (QC) của Cty TNHH Hansoll Đồng Nai – Khu công nghiệp (KCN) Bàu Xéo – Trảng Bom – Đồng Nai.

CN chúng tôi ở đây có rất nhiều bức xúc mà không biết đi đâu để tìm ra lẽ công bằng. Tôi cũng đã tìm sự giúp đỡ từ các tổ chức xã hội nhưng chưa thấy hồi âm. Sau thời gian tìm địa chỉ, tôi cũng đã suy xét kỹ càng và quyết định viết lá thư này gửi đến ông. Không! Tôi không “kiện” Cty, tôi viết ra tiếng nói của tôi – NLĐ, mong ông bớt chút thời gian để lắng nghe và thấu hiểu tiếng “than ôi” trong lòng chúng tôi. Mong ông đặt mình vào vị trí của tôi – NLĐ để cảm thông cho số phận CN, cương vị Chủ tịch Tổng LĐLĐVN nhận xét xem công dân của nước Việt đang làm việc trong cảnh thế nào.

Trước khi viết ra những bức xúc, tôi có lời xin lỗi trước. Nói một cách chua chát thì Cty lấy “tiền” dán “miệng thiên hạ” để che đậy cho cái gọi là “áp bức, bóc lột sức lao động”. Sự thiếu tri thức và hiểu biết Luật Lao động đã xiềng xích quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Chúng tôi đã phải vất vả lao động, trái lại đồng lương thì ít ỏi mà “luật” thì quá nhiều. Cty yêu cầu CN đi sớm để họp “trước giờ”, nhưng về trễ thì chẳng có thêm đồng nào, làm hành chính nghỉ trưa 1h mà cũng bị “chém đầu, chém đuôi” 20 phút.

Vào giờ là làm đến có chuông mới được rời vị trí đi ăn cơm, trong giờ đi tiểu hoặc uống nước còn bị dòm ngó, chửi bới. Chính tôi đây kiểm hàng một mình một làn, vội đi vệ sinh để trống bàn, chuyên gia người Hàn Quốc (tôi cũng chưa biết tên) la lối ầm lên, chưa được 5 phút tôi đã quay ra và được giội xối xả những câu chửi tiếng Hàn, bực quá tôi cũng nạt lại “đi vệ sinh mà cũng cấm sao” mặc bà ấy muốn nói thêm gì thì nói…

Ông Đặng Ngọc Tùng, ỦyViên Trung Ương Đảng, Chủ Tịch TLĐLĐVN. Ảnh: Dân Việt

Có người rơi nước mắt vì miếng cơm, lấy khay cơm mà như thể xin ăn. Phần ăn thì chẳng khác phần cho “mèo” ăn, không hiểu Cty có xem CN chúng tôi là “con người” hay không.

Thưa ông, ông cảm thấy thế nào khi các chuyên gia người Hàn chửi mắng CN chẳng tiếc lời và còn ném cả áo vào mặt CN? Chính bản thân các chuyên gia, quản lý họ chưa làm ra được sản phẩm tốt, họ ép CN may đạt 100%, không làm được thì họ chửi mắng chẳng cần biết đúng sai, có tình có lý. Quản lý bị chửi thì chửi lại các tổ trưởng, tổ trưởng lại trút cơn giận lên CN còn CN tức tưởi “nuốt” nỗi tủi nhục ấy…

Bất công quá, CN bỏ việc nhưng họ cũng chẳng giải quyết với bất cứ lý do gì, CN đành bỏ ngang và chấp nhận mất mấy ngày lương và sổ bảo hiểm (nếu có). Còn và còn rất nhiều những bất công mà chúng tôi phải chịu đựng. Tôi nghĩ với cương vị Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, ông cũng từng nghĩ đến cảnh tình này của CN, nhưng ông có cảm nhận được cái uất nghẹn đang trào lên trong ruột gan chúng tôi, đã đấu tranh, có đình công nhưng chẳng thay đổi được gì.

Chính tôi đây không cam tâm, tôi tìm đến toà soạn báo Đồng Nai, báo Người Lao Động, báo Lao Động nhờ giúp đỡ về mặt pháp lý, nhưng chưa thấy hồi âm. Tôi nghĩ với bề dày kinh nghiệm ông sẽ hiểu những thứ đang “lung lay” trong lòng NLĐ, mong rằng nó sẽ không phải tiếng “oán trách”.

Tôi cũng như toàn thể CN ở đây mong ông hiểu được cái quyền bình đẳng, quyền được tôn trọng, quyền nhân sinh đang bị người sử dụng lao động chà đạp, chúng tôi không biết phải làm sao, đấu tranh hay không, nếu đấu tranh thì như thế nào là đúng đắn, dựa vào ai, tin vào ai? Tôi luôn chờ nghe lời hồi âm, ít ra tôi cũng tự hào rằng mình là người VN, thừa hưởng tinh thần kiên cường của cha ông mình.

Cuối thư xin cảm ơn vì ông đã lắng nghe!

Ông Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động VN (e) là chả có nghe ngóng gì ráo trọi, nói chi đến chuyện “lắng nghe” cho nó rườm rà. Bằng chứng là với thời gian cuộc sống của giới công nhân mỗi lúc một thêm thảm hại – theo tường trình của Các Hội Đoàn Dân Sự Về Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, đọc được trên trang Dân Luận vào ngày 8 tháng 6 vừa qua:

“Không những không được cải thiện, mức thu nhập bình quân của công nhân còn bị giảm tương đối 25-30% trong khi mặt bằng giá cả tăng vọt từ 2-3 lần từ ít nhất năm 2011 đến nay. Tại nhiều nhà máy và xí nghiệp, công nhân phải làm việc ít nhất 10 giờ mỗi ngày và sáu ngày một tuần, nhưng mức thu nhập hoàn toàn không đủ sống. Tình trạng thảm thương đó vẫn tiếp tục tăng tiến bất chấp Việt Nam đã có cơ hội tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007, nhưng đã chỉ trở thành cơ hội để hố phân hóa giữa 5% số người có thu nhập cao nhất với 5% người nghèo nhất ước tính lên đến ít nhất 60-70 lần.”

Trước đó, trên báo Dân Việt –  số ra ngày 16 tháng 02 năm 2014 –  cũng có bài viết với nhiều tình tiết hơn (“Nghiệt Ngã Phận Đời Làm Công Nhân”) của nhà báo Khánh Hoà:

“Rời bỏ quê lên thành phố lập nghiệp với mong ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng nghiệt ngã thay, nhiều bạn trẻ đi làm công nhân đã bị vướng cái vòng luẩn quẩn nơi phố phường hoa lệ là thu không đủ chi. Tiền lương công nhân trung bình khoảng trên dưới 3 triệu đồng/người/tháng dường như là quá ít so với cuộc sống thị thành, nhất là thời gian gần đây, mọi thứ đều tăng giá một cách chóng mặt…

Hiện nay, chuyện những người công nhân đi làm phải tăng ca ban đêm đã là rất bình thường, thậm chí nhiều người còn mong mỏi xin được tăng ca, được làm thêm để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống nhưng vì tình hình kinh tế chung đang trong giai đoạn suy thoái nên nhiều nơi, công ty chỉ hoạt động cầm chừng, có muốn tăng ca cũng không có.

Thế nên, những công nhân này, ban ngày đi làm, chiều tan ca về thì đàn ông lại xách xe đi chạy xe ôm ở mấy ngã ba, ngã tư hòng kiếm thêm vài chục ngàn đồng. Ngoài ra, nhiều người phải nhận hàng về nhà làm thêm ban đêm hoặc đi bốc vác, phụ bồi bàn ở các quán ăn, quán cà phê ban đêm với mong muốn kiếm thêm chút đỉnh. Riêng với những công nhân nữ, dù biết là tội lỗi, là nhục nhã nhưng nhiều người vì miếng cơm, manh áo vẫn nhắm mắt đưa chân để làm cái việc nhơ nhuốc là đi bán dâm, như một cứu cánh duy nhất trong cơn cùng quẫn…”

Ông Đặng Ngọc Tùng, ỦyViên Trung Ương Đảng, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động VN chắc chắn không nghe, không thấy, không biết gì về những cảnh đời cùng quẫn như trên. Chỉ hai tuần lễ trước khi xẩy ra vụ hàng chục ngàn công nhân đình công và bạo động ở Bình Dương, vào ngày 13 tháng 5 năm 2014, ông vẫn lạc quan, mạnh miệng hô hào khẩu hiệu (như thể là kẻ đang từ  trên trời rớt xuống đất nước Việt Nam) theo như tường thuật của Người Lao Động:

“… phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về lịch sử ngày Quốc tế Lao động; 85 năm xây dựng, trưởng thành của tổ chức CĐ Việt Nam, truyền thống đấu tranh cách mạng của giai cấp CN; kết hợp các hoạt động với tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNVC-LĐ, nhất là việc triển khai 4 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI CĐ Việt Nam; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, nhất là ở trong các KCX-KCN, khu lưu trú nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, gắn bó trong đoàn viên CĐ, CNVC-LĐ…”

Rồi ba tuần lễ sau, sau biến cố Bình Dương, chân của ông Đặng Ngọc Tùng (dường như) vẫn chưa chạm đất – theo lời của ký giả Lê Thanh Phong:

“Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội tại Quốc hội vừa qua, liên quan đến giàn khoan Hải Dương 981, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng nhận định: “Hoàn toàn bất ngờ, không có trong dự báo, trong khi phản ứng, đối phó của chúng ta là không linh hoạt và chậm.”

Riêng cá nhân ông Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng, xem chừng, lại “linh động” quá. Ông có thể “tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, gắn bó trong đoàn viên” ngay cả khi họ bán dâm hay bán máu để sống qua ngày.

Tôi không quan niệm rằng Đảng CSVN là mọi nguyên nhân, cũng như tác nhân, của tất cả những tội ác và tệ trạng xẩy ra ở xứ sở này. Tuy nhiên, tôi vẫn cam chắc rằng bao giờ mà giai cấp công nhân vẫn còn bị Đảng nắm chặt trong tay (như hiện nay) thì đời sống của họ vẫn còn khốn khổ và khốn nạn.

 

Nực cười, phẫn nộ, nhưng không dễ đương đầu

Nực cười, phẫn nộ, nhưng không dễ đương đầu

Việt-Long- RFA
2014-06-13

vtgtt061114.mp3

map-of-paracels

Bản đồ của Cục bản đồ thuộc phủ Thủ tướng Việt Nam ghi Hoàng Sa và Trường Sa là Tây sa và Nam sa

Internet document

Nực cười- phẫn nộ- ngạc nhiên!

Trước hết là nực cười, rồi phẫn nộ. Đó là cảm tưởng của hầu hết, nếu không nói là toàn thể 100% người Việt trong nước và khắp thế giới, khi nghe tin Trung Quốc tố cáo Việt Nam đâm va vào các tàu của họ 1416 lần!

Nực cười là vì cung cách hành xử của một nước lớn, giàu mạnh trong thế kỷ 21 mà không khác nào một nước Cộng Sản lạc hậu trong thời chiến tranh lạnh, thản nhiên đổi trắng thay đen, trắng trợn nói không làm có. Và phẫn nộ vì Trung Quốc trước sau vẫn trơ trẽn không khác nào một quốc gia lạc hậu về văn minh, chẳng khác gì Bắc Hàn ngày nay. Việc này có thể còn gây chút ngạc nhiên cho những ai từng ngưỡng mộ sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong mấy thập niên qua.

Nhưng đó là cảm tưởng chủ quan của những người Việt Nam, trong khi hầu hết các nước khác lại không bày tỏ chút gì gọi là nực cười hay phẫn nộ trước cung cách hành xử kiểu “Chí Phèo Bắc Hàn” của Trung Quốc. Phải chăng một cái nhìn khách quan sẽ đưa đến kết luận khác?

Câu trả lời là hầu hết các chính phủ nước ngoài không thể phán xét như người Việt Nam trong cuộc, dù họ biết rõ hành động của Trung Quốc là thô bạo, áp bức nước nhỏ hơn, chỉ vì ảnh hưởng về mọi mặt của Trung Quốc trên trường quốc tế, nhất là đối với khối ASEAN.

ship-hit-400

Tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam, bị nói ngược lại – Courtesy of thanhnien.com

Người Việt Nam dù khách quan tới đâu cũng thấy rõ và biết rất chính xác rằng Trung Quốc đã cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bây giờ khư khư giành chiếm chủ quyền, thi hành chiến thuật tằm ăn dâu và thay đổi hiện trạng, lại dùng những thủ đoạn thấp kém đổi trắng thay đen, trong khi ai ai cũng phải thấy thực tế không thể chối cãi là phía Việt Nam là phía bị ức hiếp, bị đàn áp trên mặt biển với những chứng cứ rõ ràng, dưới sự chứng kiến của các phóng viên quốc tế.

Điềm gở?

Một nước lớn đang tranh đua làm cường quốc hàng đầu thế giới mà hành xử như vậy thì chỉ chứng tỏ trình độ trí não vẫn còn ở dưới mức kém cỏi, chưa thể gọi là văn minh ngang hàng những cường quốc cùng ngồi trong Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với họ.
Điều này càng chứng tỏ Trung Quốc khó lòng vươn lên tới hàng cường quốc văn minh. Từ thời Đặng Tiểu Bình là lúc Trung Quốc đã thức tỉnh và nay đang hiện đại hóa với một tốc độ ít ngờ, thì cung cách đó quả là đã kéo lùi Bắc Kinh về với tinh thần thời chiến tranh lạnh, chẳng khác nào Bắc Hàn ngày nay vẫn còn là một xã hội cô lập, ngủ quên trên thời gian, hệt như đang dừng lại bên một cái đồng hồ chết, và cứ thế mà vùi đầu mãi trong các thập niên 1950-1970

Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đều có thái độ e dè thụ động như vậy. Người ta không quên là  Nhật và Mỹ đều mạnh mẽ đả kích Trung Quốc và bênh vực Việt Nam. Riêng Châu Âu thì đang chết dở với đống đổ nát của nền tài chính, lại căng thằng thần kinh vì vấn đề Ukraine với Nga, nên không bụng dạ nào nói đến chuyện biển Đông.

Những dữ kiện khó giải thích

Thế nhưng trong khi công luận có thể coi thường Bắc Kinh ở sự tố giác Việt Nam một cách thô thiển như vậy, thì điều đáng suy nghĩ cho Việt Nam là việc Trung Quốc đã cùng lúc trưng dẫn và phổ biến tại Liên Hiệp Quốc những tài liệu về hành động của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước đây trong các lãnh vực ngoại giao cũng như giáo dục, mà được Bắc Kinh coi là đã chính thức và toàn tâm toàn ý nhìn nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc.

geo-text

Bài địa lý lớp 9, 1974, do Việt Nam biên soạn – Annex 5/4 of Chinese document to the UN

Cho đến nay, ngày thứ sáu 13 tháng 6, 2014, báo chí và truyền hình truyền thanh ở Việt Nam không có tin tức hay nhận định nào nói một tí gì cụ thể đến những tài liệu giáo dục nói trên, đi kèm với bản tuyên bố về lãnh thổ của Trung Quốc năm 1958 và văn thư liên quan của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, thì người ta hiểu rằng đó là điểm yếu của Việt Nam trong cuộc tranh biện quốc tế về chủ quyền và hành vi xâm lấn.

Biện trạng của Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa bằng những chứng cứ lịch sử thì có thể không mang giá trị pháp lý khi ra trước công luận quốc tế hay tòa án quốc tế, nhưng những văn thư liên quan đến hành động công nhận của Việt Nam đối với chủ quyền đó của Trung Quốc là điều rất khó xử cho Việt Nam.

Trung Quốc đã nhiều lần nói đến bản tuyên bố 1958 của Bắc Kinh và văn thư tán thành của Hà Nội đối với bản tuyên bố ấy, nhưng đến nay mới trưng dẫn trước Liên Hiệp Quốc những tài liệu chứng minh Hà Nội thực sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa ngay trong hành động của bộ ngoại giao Việt Nam và các tài liệu giáo dục của Việt Nam, không phải chỉ ở văn thư ngoại giao chính thức.

Bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Quốc ghi rằng chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố bề rộng của hải phận Trung Quốc là 12 hải lý; nhưng quan trọng hơn thế, văn thư viết: “Điều khoản này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của CHNDTH, bao gồm… quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và tất cả các quần đảo khác thuộc về Trung Quốc.”

Văn thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ghi ngày 14 tháng 9 năm 1958 viết rằng: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Công hòa Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.” Đoạn sau viết rằng VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.

vnam-pm-letter

Thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai, 14 tháng 9, 1958

Nhìn qua ngôn từ của Việt Nam, người ta cho rằng Hà Nội có thể cũng còn chỗ xoay sở trước một tòa án quốc tế, tuy rằng chỗ khá chật hẹp. Nên Bắc Kinh cẩn thận kèm thêm những tài liệu kia làm phụ lục của bản tuyên bố trước Liên Hiệp Quốc mới đây.

Bản tuyên bố ngày 8 tháng 6, 2014 tại Liên Hiệp Quốc của Trung Quốc, dịch sang Anh ngữ, viện dẫn hai văn thư nói trên của CHNDTH và VNDCCH, viết rằng “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc”.

Kèm theo đó, Trung Quốc còn trưng dẫn bài học địa lý lớp 9 niên khóa 1974 của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và tập bản đồ thế giới do Cục đo đạc và bản đồ thuộc phủ Thủ tướng xuất bản, ghi là tại Hà Nội 1972.

Bài học địa lý lớp 9 tựa đề “Nước CHNDTH” có đoạn viết về biên giới Trung Quốc :”Phía đông mở rộng ra Thái Bình Dương, giáp các biển Bột Hải, Hoàng hải, Hoa đông và Hoa nam …. Vòng cung dẫn từ các đảo Nam sa, Tây sa đến các đảo Hải nam, Đài Loan, quần đảo Hoành bồ, Châu sơn… làm thành một bức “trường thành” bảo vệ lục địa Trung Quốc…

Tập bản đồ 1974 thì có bản đồ “Phi Líp Pin, Ma Lai Xi a, In đô Nê Xi a, Xin Ga Po” có chú giải quần đảo Hoàng Sa là “Q.đ. Tây Sa”, và quần đảo Trường Sa là “Q.đ. Nam Sa”.

Vẫn còn cơ hội

Có lẽ chính những yếu tố này đã khiến Việt Nam phải thận trọng và chậm bước để tham khảo giới chuyên môn cùng những thành phần ủng hộ Việt Nam trước khi muốn đưa Trung Quốc ra đối diện với pháp lý quốc tế.

Ý kiến của các chuyên gia về pháp lý quốc tế, cả người Việt Nam lẫn ngoại quốc, có nhiều khác biệt, có khi mâu thuẫn, về luận cứ mà Việt Nam có thể đưa ra trước tòa cũng như về cơ hội thắng kiện của Việt Nam.

Trong khi đó Bắc Kinh từng tỏ ra rất e ngại về chuyện bị đưa ra trước một tòa án quốc tế. Bắc Kinh từng nhắc Việt Nam đừng làm theo Philippines mà kiện họ ra tòa trọng tài quốc tế.

Trước thái độ đó của Trung Quốc, và cân nhắc, so sánh nhiều ý kiến của giới chuyên gia, có thể nói Việt Nam vẫn có cơ hội thắng kiện.

Vì thế dù Bắc Kinh có phủ nhận mọi phán quyết, hay không hầu tòa khiến phiên tòa không diễn ra được, Việt Nam vẫn phải tiến hành hành động pháp lý đối với Bắc Kinh.

Dường như Việt Nam trì hoãn và chờ đến thời hạn tháng 8 để xem động tĩnh của Trung Quốc ra sao với cái giàn khoan HD-981.

Giả sử Hà Nội tin rằng Bắc Kinh không rút, thì có thể họ vẫn muốn chờ qua thời điểm đó để hành động pháp lý được mạnh hơn về chính nghĩa và về mặt tinh thần tôn trọng hoà bình và hữu nghị, khi Trung Quốc đã chứng tỏ họ hết mực ngoan cố.

 

Tinh Cha -Ngoc Son -Quang Le & TINH CHA NHAN NHU -Tho Quynh Vi – Nhac Andre Rieu & GỞI CON YÊU DẤU – Thơ Huy Phương

HAPPY FATHER’ S DAY

Tinh Cha -Ngoc Son -Quang Le

httpv://www.youtube.com/watch?v=9TTKk4KqTMM&index=1&list=PLD62E11EE07BA43AF

TINH CHA NHAN NHU -Tho Quynh Vi – Nhac Andre Rieu

httpv://www.youtube.com/watch?v=5lkgUXPTF3w&list=PLD62E11EE07BA43AF&index=4

GỞI CON YÊU DẤU – Thơ Huy Phương

httpv://www.youtube.com/watch?v=xLTTz3oqt3M&index=10&list=PLD62E11EE07BA43AF