Vào lộn nhà, ngủ lộn giường, diễn viên gốc Việt bị bắt

Vào lộn nhà, ngủ lộn giường, diễn viên gốc Việt bị bắt
August 19, 2014

Nguoi-viet.com

SANTA ANA, California (NV) Một người đàn ông gốc Việt ở Little Saigon, không hiểu sao, cạy cửa sổ vào một căn nhà ở Santa Ana, cởi quần áo, chỉ còn đồ lót, gắn điện thoại di động để nạp điện, và để bóp lên bàn, sau đó, leo lên giường ngủ một giấc tới sáng.



Nghi can Johnathan Phan. (Hình: Sở Cảnh Sát Santa Ana cung cấp)

Theo nhật báo The Orange County Register, đang ngủ ngon, ông Johnathan Phan, 29 tuổi, bị đánh thức vì tiếng la hét của một phụ nữ và một cô gái, nằm chung giường với ông.

Nhận ra là mình đã ngủ lộn giường và lộn nhà, nghi can phóng qua cửa sổ tẩu thoát, nhưng lại quên lấy quần áo, điện thoại và bóp theo.

Sự việc xảy ra hôm 22 Tháng Bảy, tại căn nhà trên đường West Civic Center, và dựa trên thông tin trong bằng lái, cảnh sát Santa Ana đã bắt ông Johnathan Phan hôm Thứ Sáu, sau khi nói chuyện với ông và luật sư của ông.

Ông Johnathan Phan bị cảnh sát truy tố tội đột nhập gia cư bất hợp pháp, nhưng cảnh sát lại không cho biết nguyên do.

Ông Anthony Bertagna, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát Santa Ana, được báo OCR trích lời nói các điều tra viên không tin là nghi can biết người phụ nữ nằm chung giường, hoặc có bất cứ sự quen biết nào với gia đình này.

Theo hồ sơ Tòa Thượng Thẩm California ở Orange County, ông Johnathan Phan từng dính đến nhiều vụ vi phạm pháp luật, từng nhận tội uống rượu lái xe năm 2012, tội sở hữu và sử dụng chất gây nghiện năm 2013.

Johnathan Phan từng đóng một số kịch và phim.

Nghệ sĩ hài Hồng Đào xác nhận với nhật báo Người Việt rằng Johnathan Phan từng cộng tác với nhóm kịch hài Quang Minh-Hồng Đào một thời gian trước đây, nhưng sau này không còn làm việc chung nữa.

Johnathan Phan cũng từng là “Special Guest” trong chương trình ca nhạc Asia 62.

Theo đài truyền hình KTLA 5, Johnathan Phan từng đóng một số phim, trong đó mới nhất là phim  “Battle B-Boy.”  (Ð.D.)

 

Hiệp thông với ĐGH Phanxicô trong lời cầu nguyện

Hiệp thông với ĐGH Phanxicô trong lời cầu nguyện
—–
Một tai nạn thương tâm đã lấy đi sinh mạng 3 người thân của Đức Giáo Hoàng: cháu trai Antonio 8 tháng tuổi, Jose 2 tuổi và cô Valeria Carmona, 39 tuổi, mẹ của 2 cháu bé. Emanuel Horacio Bergoglio, 35 tuổi , bố của 2 cháu bé đang trong tình trạng nguy kịch. Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha đã được thông báo về vụ tai nạn và ngài “rất đau đớn”. “Ngài xin tất cả những người chia sẻ nỗi đau với ngài cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện”.

Nguồn: Facebook Dòng Tên Việt Nam

Thực tế tình trạng bất ổn tại Việt Nam

Thực tế tình trạng bất ổn tại Việt Nam

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-08-18

Công an trên đường phố.

Công an trên đường phố.

AFP

Thủ tướng chính phủ Việt Nam vừa lên tiếng kêu gọi lực lượng công an phải làm tốt nhiệm vụ giữ gìn ổn định chính trị, trật tự xã hội.

Vì sao lại có kêu gọi đó và thực tế bất ổn tại Việt Nam do dâu mà ra?

Kêu gọi cũ trong tình hình mới!

Ngày 19 tháng 8 hằng năm tại Việt Nam là ngày truyền thống của lực lượng công an Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm ngày 16 tháng 8 đã đến và phát biểu tại buổi lễ đón nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Bộ Công an tại Hà Nội.

Trong phát biểu, ông Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi công an không thể để tội phạm tràn lan, không để cho các băng nhóm tội phạm xuất hiện và hoạt động ngang nhiên. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng ‘các thế lực thù địch, phản động chưa hề từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam; ráo riết thực hiện ‘diễn biến hòa bình’, hội nhập quốc tế để tác động, chuyển hóa nội bộ, hỗ trợ, kích động chống phá gây mất ổn định chính trị, xã hội.’

Theo ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì ‘một đất nước mất ổn định chính trị không thể phát triển, không thể chăm lo cho đời sống của nhân dân’. Ông chỉ thị công an ‘phải làm thật tốt, dứt khoát không để nhem nhóm hình thành tổ chức chống đối, phá hoại đất nước’.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù nhân lương tâm vì công khai lên tiếng và hoạt động cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, một trong những người khởi xướng Hội Anh em Dân chủ tại Việt Nam, đưa ra nhận định về những phát biểu của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với ngành công an vừa qua như sau:

‘Các thế lực thù địch, phản động chưa hề từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam; ráo riết thực hiện ‘diễn biến hòa bình’, hội nhập quốc tế để tác động, chuyển hóa nội bộ, hỗ trợ, kích động chống phá gây mất ổn định chính trị, xã hội.’

NTD

Hằng năm cứ vào dịp ngày 19 tháng 8- ngày truyền thống của ngành công an thì ông Nguyễn Tấn Dũng luôn luôn đến tham dự và có bài phát biểu ở đó. Trong suốt nhiều năm qua, tôi luôn theo dõi những phát biểu của ông ấy thì phát biểu năm nay với những năm trước đây hoàn toàn giống hệt nhau. Thông điệp là không chấp nhận cho những tổ chức chính trị đối lập được hình thành, phá hoại đất nước. Đó là thông điệp chung thôi. Nhưng đáng lẽ năm nay không nên lập lại thông điệp cũ của những năm trước bởi vì nay có những thay đổi trong tình hình; nhưng thật ngạc nhiên khi ông ta cũng lặp lại thông điệp như vậy.

Còn đối với chúng tôi, quan điểm của những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trong nước, hay đấu tranh để dân chủ hóa đất nước không phải là những hành động hay hành vi phá hoại đất nước hay làm rối loạn tình hình, chính trị xã hội.

Chúng ta biết tiến trình dân chủ hóa là một quá trình để ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay; những ngày sau đó sẽ tốt đẹp hơn cho người dân. Nhân quyền của ngày hôm nay phải được cải thiện hơn ngày hôm qua, ngày mai phải tốt hơn này hôm qua. Đó không phải là quá trình chung của cả nhân loại trên khắp thế giới này chứ không phải của chỉ Việt Nam. Cho nên việc ông ta phát biểu như vậy là quyền của ông ta, còn việc của chúng tôi đấu tranh, chúng tôi không quan tâm đến điều đó. Việc chúng tôi vẫn làm là cho xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn, quyền con người của người dân Việt Nam được tôn trọng hơn và quyền làm chủ đất nước của người dân phải được thực thi trong thực tiễn. Đó là những điều mà chúng tôi đang nổ lực để làm chứ chúng tôi không bao giờ phá hoại đất nước, không bao giờ gây ra rối loạn chính trị để cuộc sống của người dân xấu đi.

Thực tế hoạt động công an

Truyền thông trong nước lâu nay loan tin những vụ việc công an ăn tiền của người dân, lạm quyền, gây ra những cái chết cho người dân ngay tại đồn; trong khi đó tình hình trật tự tại nhiều địa phương lại không được bảo đảm.

” Trong suốt nhiều năm qua, tôi luôn theo dõi những phát biểu của ông ấy thì phát biểu năm nay với những năm trước đây hoàn toàn giống hệt nhau. Thông điệp là không chấp nhận cho những tổ chức chính trị đối lập được hình thành, phá hoại đất nước.

Luật sư Nguyễn Văn Đài”

Rất nhiều người dân cho biết khi gặp biến kêu cứu đến công an không được giúp đỡ, đáp ứng. Đặc biệt những thành phần bị cho là ‘chống đối Nhà Nước’ còn tố cáo chính công an để mặc, bảo kê cho những thành phần bất hảo tấn công họ.

Bà Lê thị Thanh Hương, một dân oan khiếu kiện hơn chục năm qua và nay đang bệnh hoạn vì bị trả thù do tố cáo tham nhũng, từng kêu cứu đến công an nhưng lại bị trả thù tàn bạo hơn. Bà kể lại trường hợp của bản thân như sau:

Tôi trực tiếp báo cáo với Tổng Cục Cảnh sát về vụ án tham nhũng; thế nhưng Tổng Cục giao cho C37 là cục thống tham nhũng. Họ về điều tra nhưng không hiểu họ điều tra thế nào, rồi lại đi, và không được giải quyết. Lúc đó họ bố trí đánh tôi gãy hết răng, máu me be bét. Báo cáo với Công an phường Hoàng Văn Thụ, Công an quận Hoàng Mai nhưng không được sự giúp đỡ. Vì vậy cuối cùng tôi phải bỏ đi chỗ khác ở để lánh nạn.

Một số báo trong nước từng có nhiều bài viết nói đến tình trạng bất an trong xã hội. Nạn cướp giật, chém giết … xảy ra tràn lan mà công an không thể trấn dẹp.

Luật sư Nguyễn Văn Đài trình bày về tình trạng này:

Nếu xét những vụ việc xảy ra như vừa qua, thì an ninh chính trị hay an ninh xã hội hoàn toàn không được như những gì họ cam kết hay những gì họ nói. Ví dụ rất nhiều người dân đã bị chết một cách oan ức, bị trộm cướp…

Một số người viết trên facebook sau khi nghe thủ tướng phát biểu với lực lượng công an hôm ngày 16 tháng 8 về những thế lực thù địch, phản động, họ cho rằng hình tượng được sử dụng đó giống như ‘ông Ba bị’ mà người lớn thường mang ra dọa trẻ con mỗi khi nói không nghe lời

Nếu để ý trên rất nhiều tuyến đường giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh có những biển đề là khu vực nguy hiểm, thường xảy ra trộm cướp, giết người… Thế thì một đất nước ‘hòa bình’ với lực lượng công an đông đảo hằng trăm ngàn người như vậy, chi phí lớn như vậy mà để xảy ra tình trạng không thể kiểm soát nổi, phải cắm biển để người dân tự bảo vệ mình; như thế là điều không tốt. Thứ hai những sự việc xảy ra như ở Bình Dương, Đồng Nai, một số quận ở Sài Gòn trong tháng năm vừa rồi như bạo loạn, thì họ thể hiện sự rất yếu kém; để xảy ra tình trạng như thế rồi cuối cùng lại đổ lỗi cho người dân. Đáng lẽ ra chính quyền phải có can thiệp, phải có dự phòng trước những tình huống như vậy; nhưng theo tôi họ không những không hoàn thành nhiệm vụ, mà còn không xứng đáng với những đồng tiền thuế của người dân đóng góp mà để xảy ra những chuyện lớn như vậy.

Tình trạng đó cũng được bà Lê thị Thanh Hương thừa nhận xảy ra ngay tại thủ đô Hà Nội:

Tại khu vực tôi sống xảy ra rất nhiều bọn côn đồ, đầu gấu, bán thuốc phiện, mà công an vẫn để chúng nhởn nhơ, sống ngoài vòng pháp luật.

Chuyện thứ hai là công an phường Hoàng Văn Thụ, dân trồng rau thì ban đêm lại đổ đất lên rau của dân để cướp ( đất).

Công an tại Việt Nam được gọi là công an nhân dân, mỗi khu vực đều có một viên công an phụ trách. Ngoài ra lực lượng này còn được hổ trợ bởi mạng lưới an ninh và những nhóm khác như dân phòng, trật tự… Từ khi chính quyền cộng sản nắm quyền cho đến nay, nhất cử- nhất động của người dân đều không thể qua mắt các lực lượng đó. Dân chúng hiểu rằng chỉ có công an, an ninh bỏ lơ thôi chứ tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của họ.

Ngoài ra những biểu lộ tư tưởng bất đồng với Nhà nước cũng không thoát khỏi sự theo dõi của lực lượng công an nhân dân. Đây là lực lượng được gọi là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ.

Bà Lê thị Thanh Hương lập luận rằng bao lâu nay trong xã hội Việt Nam tình trạng vi phạm pháp luật của giới chức chính quyền vẫn diễn ra vì có sự thông đồng từ trên xuống dưới, chứ đa phần người dân đều tuân phủ luật pháp do Nhà nước đề ra.

Hướng đi cần thiết

” Một số người viết trên facebook sau khi nghe thủ tướng phát biểu với lực lượng công an hôm ngày 16 tháng 8 về những thế lực thù địch, phản động, họ cho rằng hình tượng được sử dụng đó giống như ‘ông Ba bị’ mà người lớn thường mang ra dọa trẻ con mỗi khi nói không nghe lời.”

Những tiếng nói bất đồng chính kiến luôn bị qui kết tội danh âm mưu lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống Nhà nước, tay sai của thế lực thù địch, phản động từ nước ngoài… Công an tập trung trấn áp những đối tượng đó.

Vào cuối tháng bảy vừa qua, 61 đảng viên gồm những vị có tiếng trong đảng, gửi thư ngỏ đến cho Ban chấp hành Trung ương Đảng và toàn thể các đảng viên khác, thừa nhận sai lầm, yếu kém về trách nhiệm và năng lực lãnh đạo của tổ chức này suốt mấy mươi năm qua. Những vị này kêu gọi phải thay đổi.

Tuy nhiên dường như mọi lời kêu gọi đều bị đảng và Nhà nước bỏ ngoài tai. Những vị như ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn không thay đổi tư duy mà họ đã được ‘lập trình’ là đổ lỗi mọi bất ổn xã hội ở Việt Nam do thế lực thù địch, phản động gây ra.

Khi người Việt là nạn nhân của thực phẩm Trung Quốc

Khi người Việt là nạn nhân của thực phẩm Trung Quốc

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014-08-19

08192014-hangtrungquoc-vh.mp3

000_Hkg2105311.jpg

Những phụ nữ Việt Nam đang vận chuyển trái cây Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh ở Bắc Lạng Sơn.

AFP photo

Những vụ tai tiếng về thực phẩm Trung Quốc có thể bắt gặp hàng ngày hàng giờ thượng vàng hạ cám từ trái cây, đồ ăn, trứng, sữa, thịt… cho tới gạo, muối, rượu, dầu ăn… nếu chỉ cần đánh cụm từ “hàng hóa độc hại của Trung Quốc” hay “đồ ăn bẩn của Trung Quốc” vào google, thì người ta có thể có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn những mặt hàng như: đậu phụ thối ngâm nước phân, dầu ăn tái chế từ nước thải, sữa gây sỏi thận, trứng gà làm từ cao su, nước tương làm từ tóc, bánh bao nhân giấy độc hại…

Quả thực dù trí tưởng tượng có giàu đến mấy, người ta cũng khó hình dung được sự độc hại và giả tạo mà nhiều sản phẩm của Trung Quốc làm ra không ngoài mục đích kiếm lời bất chính và sức khỏe của người tiêu dùng xếp xuống cuối bảng.

Nhưng điều trớ trêu thay là những đồ ăn, đồ uống “Made in China” ấy lại vẫn ngày đêm được tuồn ra thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Chia sẻ vì sao người Việt không mặn mà với những đồ ăn hay trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc, chị Châu hiện đang sinh sống ở Sài Gòn cho biết:

Nói về mặt đồ ăn, tôi rất ngại khi mua sản phẩm đó, tất cả các loại không riêng gì loại trước khi chế biến hay là loại mua về mình phải chế biến, tất cả các sản phẩm đó rất ngại. Trước đây, mọi chuyện đối với tôi đơn giản thôi, có thể sản phẩm đó chỉ Trung Quốc mới có, còn các nước khác họ không có, nhưng sau này vì những thông tin đại chúng sản phẩm của Trung Quốc thường xuyên có những sự cố cho nên mình rất ngại, mình không biết sản phẩm mình mua có thật giống như người ta nói hay không.

Theo chị Châu không chỉ có chị và các thành viên trong gia đình chị nói “không” với đồ ăn Trung Quốc mà bè bạn tại công sở của chị cũng ngày càng có nhiều quay lưng lại với thực phẩm xuất xứ từ nước này.

” Bây giờ đi ra chợ khi chọn mua các sản phẩm rau củ quả trông rất là tươi ngon nhưng tôi không bao giờ mua đồ của Trung Quốc, bởi thực tế là họ rất hay ngâm tẩm các hóa chất độc hại để giữ cho hoa quả được lâu…
– Chị Kim”

Cũng giống với chị Châu, chị Uyên, một cô giáo dạy học đang sinh sống ở Sài Gòn cũng đồng tình với quan điểm “chỉ nghe thấy hàng của Trung Quốc là tránh”:

Kinh nghiệm của mình về chuyện sử dụng hàng Trung Quốc không tin cậy là vì chất lượng, thứ nhì là vì mình không thích họ nên mình cũng không dùng luôn. Trước đây mình sử dụng rất vô tư, trái cây mình ăn mình nghĩ là bổ còn bây giờ thì rất khác rồi, ăn mà rất đắn đo vì mình không biết là mình đang ăn cái gì.

Mình nghe nói quá nhiều về trái cây Trung Quốc, thành ra bây giờ tránh không mua, những thứ gì mình nghĩ có thể là của Trung Quốc là mình tránh không mua mặc dù trái cây không có ghi hẳn là của Trung Quốc hay không vì ở VN mình rất nhiều món không ghi xuất xứ, mình thấy có “nguy cơ” của Trung Quốc là mình không dám ăn. Trước đây có thể mua những thứ như nho cam lê còn bây giờ chỉ ăn những thứ của VN như mãng cầu, ổi… với lại đó là những thứ mình thấy chứ còn có rất nhiều thứ mình không thấy được thì biết làm sao?

Băn khoăn “không biết làm sao” của chị Uyên có lẽ cũng là những trăn trở của rất nhiều những người tiêu dùng phải nhắm mắt mà ăn vì thực phẩm, đồ ăn của Trung Quốc hầu như tràn lan khắp thôn cùng ngõ hẻm Việt Nam.

Mặc dù chưa có một số liệu thống kê nào cho thấy lượng hàng giả, hàng kém chất lượng hay độc hại Trung Quốc tác động đến sức khỏe cộng đồng thế giới nói chung và người Việt Nam nói riêng, nhưng những lời cảnh báo của chính giới chức tại Trung Quốc đã phần nào cho thấy rõ tính chất độc hại từ sản phẩm của nước họ. Phát biểu trên Nhân Dân Nhật Báo số ra tháng 4/2011, cựu thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo không ngần ngại cho rằng: “tất cả những vụ bê bối an toàn thực phẩm nghiêm trọng đủ để cho thấy sự suy giảm đạo đức và liêm chính trong kinh doanh đã trở thành vấn đề nghiêm trọng.” Trong khi đó một vị luật sư tại TQ lý giải nguyên do chính là tâm lý kiếm lời bằng bất kỳ giá nào và không cần quan tâm tới tác hại đến người tiêu dùng, đồng thời, ông này cũng chỉ ra đó là sự quản lý kém cỏi, thậm chí bất lực của chính phủ Hoa Lục.

Điều trớ trêu là những đồ ăn độc hại của Trung Quốc không chỉ Việt Nam hay các quốc gia khác phải hứng chịu, mà chính người dân của nước họ cũng đang phải đối đầu. Theo một kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu an toàn dược phẩm và thực phẩm Thượng Hải hồi năm 2012, có tới gần 75% chính người tiêu dùng bản địa Trung Quốc không yên tâm khi sử dụng thực phẩm của chính nước họ và gần 30% cho rằng đồ ăn được làm ra từ Trung Quốc “cực kỳ không an toàn.”

Phản ứng của người dân

Quay trở lại với câu chuyện trong nước, khi đặt câu hỏi “anh/hoặc chị sẽ phản ứng ra sao khi gặp thực phẩm của Trung Quốc?” chị Kim hiện đang sinh sống ở Hà Nội đánh giá:

Tôi bây giờ mà đi ra chợ khi chọn mua các sản phẩm rau củ quả trông rất là tươi ngon nhưng tôi không bao giờ mua đồ của Trung Quốc, bởi thực tế là họ rất hay ngâm tẩm các hóa chất độc hại để giữ cho hoa quả được lâu, nhiều khi thắp hương từ mùng một mà đến tận 12-13 mà hoa quả vẫn còn tươi nguyên, chứng tỏ họ phải ngâm tẩm các hóa chất, mà đã là hóa chất đưa vào cơ thể độc hại, cho nên tôi không bao giờ mua hoa quả của Trung Quốc, mặc dù rất đẹp mã.

Tuy nhiên, chị Kim cho rằng chuyện tránh mua hàng Trung Quốc của chị chỉ dựa trên đồn đãi và kinh nghiệm bản thân, chứ chị không cực đoan như nhiều bạn bè của chị, vì với họ dù “Made in China” ở bất kỳ thứ gì họ cũng không đụng tới.

Vậy lý do vì sao mà những hàng hóa độc hại, kém chất lượng của Trung Quốc vẫn có đất sống khi thâm nhập vào Việt Nam? Chị Châu nhận xét bởi giá thành các sản phẩm quá rẻ và dù đôi khi biết là độc hại, nhưng vì gia cảnh nghèo túng, nên người ta vẫn phải chấp nhận “nhắm mắt” mà mua:

” Nếu nhìn ra ngoài xã hội, bạn sẽ thấy rất nhiều người vẫn sử dụng và họ không có suy nghĩ đắn đo nào hết vì giá thành rất rẻ…
– Chị Châu”

Nếu nhìn ra ngoài xã hội, bạn sẽ thấy rất nhiều người vẫn sử dụng và họ không có suy nghĩ đắn đo nào hết vì giá thành rất rẻ, giá thành rẻ như vậy người ta mới có thể ăn được, mới có thể mua được, nếu cao cấp hơn người ta sẽ không mua nổi. Những người lao động ở đây nghèo lắm, không bao giờ người ta nghĩ là người ta mua được cho con họ một trái táo đâu, nhưng bây giờ bạn thấy đó, táo bây giờ được bầy bán tràn lan, 10 -20 ngàn một ký lô 4-5 trái, vậy người ta mới có cơ hội mua và họ ăn bình thường.

Tuy vậy, nếu nhìn sâu hơn vào vấn đề thì có lẽ để hàng bẩn, hàng độc của Trung Quốc có thể tồn tại được lại nằm ở hệ thống quản lý chất lượng từ cấp trung ương, kiểm duyệt chất lượng cho tới hệ thống phân phối và chính lương tâm người bán hàng tiếp tay ở các địa phương VN:

Tôi nghĩ là cơ quan quản lý trung ương của mình nói chung còn để có nhiều kẽ hở, hay trên cửa khẩu, bộ phận xuất nhập khẩu thì nhiều khi làm việc không thể sát sao hết được bởi lượng hàng vào, hàng ra xuất khẩu, nhập khẩu rất là nhiều cho nên nhiều khi họ làm việc không thể chỉn chu hết được. Thế rồi, đường thương lái tiểu ngạch cũng thế họ đưa hàng vào mà không qua kiểm duyệt. Tôi nói thật, ở bộ phận phân phối của mình, những người trực tiếp lấy hàng bán cho bà con nhân dân, có thể là siêu thị hay các nhà tiểu thương người ta chỉ bán những hàng có lợi nhuận cho họ thôi và làm cho chính những người tiêu dùng là nạn nhân vì sử dụng những hàng không tốt đưa vào cơ thể mình. Nói chung là chúng tôi rất là bất bình trong chuyện này.

Có lẽ vấn đề an toàn thực phẩm vẫn còn là những câu chuyện dài, chỉ biết rằng để tránh trở thành nạn nhân, người tiêu dùng chỉ còn cách tự bảo vệ mình và hãy nói “không” trước khi quá muộn.

Ðất phi trường Tân Sơn Nhất bị chiếm một nửa sau 40 năm

Ðất phi trường Tân Sơn Nhất bị chiếm một nửa sau 40 năm
August 18, 2014

Nguoi-viet.com
SÀI GÒN (NV) Một phúc trình của chính quyền Sài Gòn cho hay, an ninh của phi trường Tân Sơn Nhất hiện nay không bảo đảm vì diện tích bao quanh đã bị thu hẹp đến một nửa.

Báo Tuổi Trẻ dẫn phúc trình của thành phố Sài Gòn được công bố trong một buổi họp ngày 15 tháng 8, 2014 vừa qua thú nhận rằng, hạ tầng khu vực chung quanh phi trường Tân Sơn Nhất hiện nay không còn bảo đảm an toàn.



Nhà dân xây sát tường rào phi trường Tân Sơn Nhất. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Phúc trình được ông Nguyễn Hữu Tín, phó chủ tịch thành phố xác định rằng, nhà nước sẽ tốn đến 4 tỉ Mỹ kim để nâng thêm công suất, nếu muốn phi trường Tân Sơn Nhất đón thêm 5 triệu hành khách mỗi năm.

Theo ông Nguyễn Hữu Tín, việc mở rộng Tân Sơn Nhất, bao gồm việc xây hai đường sắt và hai cầu vượt rất khó thực hiện, vì không còn đủ đất trống và quá tốn kém.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Võ Văn Tuấn, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam khẳng định rằng, diện tích của phi trường Tân Sơn Nhất và cả phi trường Biên Hòa đã bị lấn chiếm đến mức không còn bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng không. Báo Tuổi Trẻ dẫn lời cán bộ phụ trách công ty Quản Lý Bay miền Nam cho biết, người dân xây nhà lấn chiếm khu vực bao quanh phi trường Tân Sơn Nhất còn trồng cây cao, trổ cửa sổ, xây lan can nhìn thẳng sang khu vực sân bay bất chấp bị cấm đoán.

Còn theo ông Lương Hoài Nam, cựu giám đốc hãng hàng không Air Mekong nói rằng, từ trước năm 1975, phi trường Tân Sơn Nhất là phi trường có số chuyến bay đến và đi cao nhất khu vực Ðông Nam Á. Diện tích phi trường Tân Sơn Nhất thời trước năm 1975 lên đến 3,600 ha, nhiều gấp ba lần quỹ đất phi trường Changi của Singapore. Thế nhưng hiện nay, quỹ đất này chỉ còn lại có một nửa.

Báo Tuổi Trẻ cũng dẫn lời ông Ðỗ Duy Hùng, 67 tuổi, cựu sĩ quan Trung Ðoàn Không Quân Bắc Việt Nam cho biết, đã có mặt tại phi trường Tân Sơn Nhất ngay sau ngày 30 tháng 4, 1975, để “tiếp quản” máy bay của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa để lại.

Ông Hùng nói rằng, lúc đó ông chỉ thấy cây cối và đất trống, hầu như không có một căn nhà nào của dân chúng bao quanh Tân Sơn Nhất.

Thế nhưng hiện nay, theo một cư dân 80 tuổi cư ngụ trong vùng, nhà cửa mọc san sát chung quanh khu vực phi trường Tân Sơn Nhất. Bà cụ cho rằng, chỗ nào người ta cũng làm nhà, cứ thấy đất trống thì chiếm lấy xây nhà đến nỗi lấn sát tường rào bao bọc phi trường Tân Sơn Nhất.

Còn theo Phòng Quản Lý Ðô Thị quận Gò Vấp, lệnh giải tỏa khu nhà dân xây dựng trái phép dọc theo hàng rào bao bọc phi trường Tân Sơn Nhất đã được công bố từ 12 năm trước, nhưng lệnh giải tỏa hoàn toàn vô hiệu.

Dư luận nói rằng, bộ đội binh chủng Không Quân miền Bắc Việt Nam đã từng tiến hành một cuộc “xây dựng thần tốc ngày và đêm” trên vùng đất chiếm cứ trái phép chung quanh phi trường Tân Sơn Nhất sau ngày 30 tháng 4, 1975 là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả hiện nay.

Sau khi xây dựng nhà bất hợp pháp trên đất chiếm dụng bất hợp pháp, họ lập tức sang nhượng lại cho người dân.

Chính vì vậy giờ đây, nhà nước Việt Nam phải lập dự án xây dựng phi trường Long Thành, ở tỉnh Ðồng Nai tốn đến 8 tỉ Mỹ kim.

Theo báo Tuổi Trẻ, nếu được thông qua sớm thì dự án xây dựng phi trường Long Thành sẽ được khởi công vào đầu năm 2015 tới.

Theo kế hoạch, phi trường Long Thành hoàn thành sau 10 năm xây dựng, với công suất khoảng 25 triệu khách lên xuống, so với công suất hiện nay của phi trường Tân Sơn Nhất là 15 triệu khách mỗi năm. (PL)

Câu hỏi về nợ xấu vẫn chưa được giải đáp

Câu hỏi về nợ xấu vẫn chưa được giải đáp

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-08-19

08192014-banking-bad-debts.mp3

Ngân hàng Nhà nước (ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (ảnh minh họa)

Files photos

Tổng số nợ xấu vẫn còn là một bí ẩn?

Nợ xấu ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp và ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế. Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước công bố, nợ xấu ngân hàng đến cuối tháng 2/2014 là hơn 300.000 tỷ đồng kể cả các khoản được tái cơ cấu. Nói một cách đơn giản, số tiền tương đương 15 tỷ USD đáng lẽ là dòng vốn lưu thông thì lại bị chôn trong nợ xấu và phần lớn nằm kẹt trong bất động sản.

Để có giải pháp cho nợ xấu ngân hàng thì phải xác định được khối lượng nợ xấu lớn cỡ nào. Nhưng cũng khó biết nợ xấu ở Việt Nam xấu đến đâu vì các ngân hàng có khuynh hướng che dấu. Do vậy con số nợ xấu được công bố cách biệt rất lớn so với thông tin từ các tổ chức nước ngoài. Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia tài chính hiện sống và làm việc ở Hà Nội nhận định:

Hiện giờ theo những thông tư được biết, thông tư 2 từ hai năm nay rồi thông tư mới đây Ngân hàng NN yêu cầu các ngân hàng phải khai báo đầy đủ những nợ khó đòi nợ xấu…nhưng ngân hàng có làm đâu. Cho nên tỷ lệ nợ xấu nợ khó đòi 7%, 8%, 9% hay 15%, 17% chẳng ai biết rõ được.

Ông Bùi Kiến Thành

“ Hiện giờ theo những thông tư được biết, thông tư 2 từ hai năm nay rồi thông tư mới đây Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải khai báo đầy đủ những nợ khó đòi nợ xấu…nhưng ngân hàng có làm đâu. Cho nên tỷ lệ nợ xấu nợ khó đòi 7%, 8%, 9% hay 15%, 17% chẳng ai biết rõ được. Đây là việc Ngân hàng Nhà nước nên làm rõ ra chứ không nên mù mờ trong vấn đề quản lý chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Đây là một việc rất nghiêm trọng mà trách nhiệm đầu tiên là Ngân hàng Nhà nước phải làm rõ.”

Trong cuộc họp báo hồi tháng 4/2014, ông Đào Quốc Tính Phó Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho biết theo báo cáo của các Tổ chức tín dụng toàn quốc, tính đến cuối tháng 2/2014 nợ xấu toàn hệ thống chiếm 3,86% tổng dư nợ, tương đương 122.000 tỷ đồng. Phần nợ xấu này đã loại trừ 185.000 tỷ đồng các khoản nợ đã được tái cơ cấu theo Quyết định 780 của Ngân hàng Nhà nước. Nếu tính đầy đủ thực tế số nợ xấu lên tới 308.000 tỷ đồng, tương đương gần 9,71% tổng tín dụng.

Một số ngân hàng đã bán nợ xấu cho VAMC trong năm 2013. (source ndh.vn)

Một số ngân hàng đã bán nợ xấu cho VAMC trong năm 2013. (source ndh.vn)

Con số gần 4% nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam xem ra không thấm tháp gì, so với báo cáo của Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s công bố ngày 18/2/2014, theo đó nợ xấu ngân hàng Việt Nam ít nhất phải chiếm 15% tổng tín dụng.

Mặc dầu có thành lập Cty quản lý tài sản VAMC, nhưng công ty này thực chất mới chỉ là chỗ để gom nợ lại thôi, còn để xử lý giải tỏa vấn đề này thì cũng chưa có cái hướng cụ thể.

Phó Giáo sư Ngô Trí Long

Cuối năm 2012, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiết lộ khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng bị đóng băng trong bất động sản, bao gồm tín dụng bất động sản, vay để phát triển dự án, vay sản xuất kinh doanh thế chấp bằng bất động sản. Dư nợ bất động sản chiếm tỷ lệ 57% tổng tín dụng vào lúc đó.

Thực tế VAMC đã làm được gì?

Giữa năm 2013 Chính phủ khai sinh Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam VAMC. Đơn vị này hoạt động như một công ty mua bán nợ để giúp tái cơ cấu nợ xấu cho các ngân hàng thương mại. Phó Giáo sư Ngô Trí Long hiện sống và làm việc ở Hà Nội nhận định:

“Nợ xấu của Việt Nam hiện nay có rất nhiều việc đáng bàn. Ở đây thực chất là cục máu đông này cũng chưa được giải quyết đến nơi đến chốn. Mặc dầu có thành lập Cty quản lý tài sản VAMC, nhưng công ty này thực chất mới chỉ là chỗ để gom nợ lại thôi, còn để xử lý giải tỏa vấn đề này thì cũng chưa có cái hướng cụ thể. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì tăng trưởng tín dụng phục vụ cho sản xuất sẽ rất khó khăn.”

Theo Ngân hàng Nhà nước tính đến tháng 6/2014 VAMC đã mua tổng cộng 45.000 tỷ nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Thế nhưng VAMC chỉ có số vốn được cấp là 400 tỷ đồng và vấn đề mua nợ bằng trái phiếu chính phủ lại chưa có cơ chế vận hành.

Chuyên gia kinh tế độc lập TS lê Đăng Doanh tuy đánh giá cao nỗ lực của chính phủ để giải quyết nợ xấu ngân hàng nhưng ông đặt ra nhiều câu hỏi.

Các món nợ xấu mà VAMC mua là nợ xấu có bảo đảm, VAMC sẽ bán tài sản bảo đảm ấy như thế nào để thu hồi lại vốn. Nếu như không giải quyết được nợ xấu thì sau 5 năm VAMC sẽ xử lý nợ xấu ấy như thế nào? Hay lại bàn giao lại cho Ngân hàng Nhà nước?

TS Lê Đăng Doanh

“Các món nợ xấu mà VAMC mua là nợ xấu có bảo đảm, VAMC sẽ bán tài sản bảo đảm ấy như thế nào để thu hồi lại vốn. Nếu như không giải quyết được nợ xấu thì sau 5 năm VAMC sẽ xử lý nợ xấu ấy như thế nào? Hay lại bàn giao lại cho Ngân hàng Nhà nước? Như vậy tức là thay vì giải quyết thực chất về nợ xấu thì đấy chỉ là một thủ thuật bút toán. Tức là chuyển nợ xấu từ sổ kế toán của ngân hàng thương mại có nợ xấu sang sổ kế toán ghi nợ của VAMC và sau một thời gian sẽ hoàn lại, tất cả những câu hỏi đó hiện nay đang còn ở trước mặt và  chúng ta đang chờ xem VAMC sẽ giải quyết thế nào.”

Thông tin ghi nhận hoạt động của VAMC đang chững lại, một số chuyên gia lý giải VAMC khó thể tiếp tục việc mua nợ xấu ngân hàng rầm rộ như lúc đầu vì Việt Nam thiếu các luật lệ liên quan. VAMC được cho là mua nợ xấu theo chỉ đạo với giá từ 70% giá trị sổ sách trở lên trong khi việc mua nợ xấu trả bằng trái phiếu đặc biệt chưa có cơ chế để thi hành. Bản thân VAMC cũng chưa thể quyết định bán đấu giá tài sản thế chấp từ khoản nợ xấu đã mua, lại nữa khi chưa thực sự mua món nợ theo giá thị trường thì khó mà bán lại dù huề vốn.

Trên thế giới việc mua bán nợ xấu là hoạt động bình thường và với mục đích kiếm lời. Thí dụ để món nợ xấu có bảo đảm bằng bất động sản được sang tay, nhà đầu tư sẽ mua với giá thấp nhất để sau này có lời khi thị trường phục hồi, thí dụ mua với giá 10%-20% giá trị thế chấp. Việc tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mua bán nợ xấu là cần thiết vì tiềm năng tài chính lớn lao của họ. Nhưng nhà nước Việt Nam vẫn còn nhiều e ngại với vấn đề này, mối lo sợ mơ hồ về chuyện người nước ngoài khuynh loát thị trường. Hơn nữa Việt Nam vướng các trở ngại về quyền sở hữu bất động sản cho người nước ngoài và một loạt các thủ tục pháp lý liên quan.

Nói chung ở Việt Nam chưa hình thành một thị trường mua bán nợ và việc giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn là một vấn đề nan giải.

 

Con trai Thành Long bị bắt vì ma túy

Con trai Thành Long bị bắt vì ma túy

Thứ ba, 19 tháng 8, 2014

Jaycee Chan (bên trái) và Kha Chấn Đông

Con trai của diễn viên, ngôi sao võ thuật Thành Long (Jackie Chan) bị bắt vì sử dụng ma tuý, theo báo chí Trung Quốc.

Diễn viên Jaycee Chan, 31 tuổi, và ngôi sao điện ảnh Đài Loan Kha Chấn Đông, 23 tuổi, bị bắt hôm thứ Năm tuần trước.

Cảnh sát Bắc Kinh viết trên mạng xã hội của mình rằng hai người này bị bắt vì dùng bồ đà (marijuana), và trong nhà Jaycee Chan người ta tìm thấy hơn 100 gam loại này.

Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch chống ma túy, và một số ngôi sao nghệ thuật đã vướng vào rắc rối.

Hồi tháng Sáu, Chủ tịch Tập Cận Bình lên tiếng kêu gọi “biện pháp quyết liệt” để bài trừ ma túy.

Diễn viên Cao Hổ, 40 tuổi, từng đóng trong phim Kim lăng thập tam thoa năm 2011 của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, cũng bị bắt hồi đầu tháng này vì sở hữu marijuana và methamphetamines.

Tuy nhiên cảnh sát Bắc Kinh bác bỏ rằng họ nhắm vào giới những người nổi tiếng.

Tuần trước 42 công ty quản lý nghệ thuật ở Bắc Kinh đã ký thỏa thuận với cảnh sát là không thuê các nghệ sỹ bị vướng ma túy.

‘Lỗi lớn’

Jaycee Chan, tên tiếng Hoa là Phòng Tổ Danh, là con trai của Thành Long, người từng được phong danh hiệu Đại sứ chống ma túy của cảnh sát Trung Quốc năm 2009.

Cảnh sát Bắc Kinh nói anh bị bắt vì nghi phạm tội “che giấu cho người khác sử dụng ma túy”.

Nếu bị xử là có tội, anh có thể bị tù tới ba năm.

Diễn viên Kha Chấn Đông thì bị cáo buộc sử dụng ma túy, có thể nhận án nhẹ hơn, khoảng 15 ngày tạm giam hành chính.

Cảnh sát Bắc Kinh cho hay hai người khác, một trợ lý 36 tuổi và một nghi can buôn bán ma túy 33 tuổi, cũng bị bắt trong vụ này.

Kha Chấn Đông nói trên truyền hình ngày 19/8: “Tôi rất xin lỗi tất cả những ai từng ủng hộ tôi. Tôi đã nêu gương xấu, tôi mắc lỗi lớn”.

Ngôi sao Thành Long và con trai đều chưa phát biểu gì.

Đau khổ có giá trị cứu độ

Đau khổ có giá trị cứu độ

Tác giả: Trầm Thiên Thu

Sợ khổ và sợ chết có thể là các điều bí ẩn không thể vượt qua. Nhưng đó là những điều không cần vượt qua. Không có niềm tin nào loại trừ chúng ta khỏi kinh nghiệm đau khổ, cô đơn, và chết chóc. Tiền bạc, quyền lực, và mọi thứ trên thế gian này thường làm cho thêm tệ hại hơn mà thôi.

Theo thiển ý của tôi, tôi bắt đầu thắc mắc lời của Cô-he-lét (Qoheleth) có tiêu cực hay không: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân” (Gv 1:2). Những thứ trần tục này, dù điều đó tốt hay xấu, sẽ qua đi mà thôi. Nhưng điều này không làm giảm nhẹ nỗi sợ khổ và sợ chết. Mặc dù chúng qua đi, chúng vẫn bám theo chúng ta suốt đời.

Đối với tôi, bí ẩn này chỉ có thể giải quyết bằng Thập Giá. Đối với tôi, thập giá là nền tảng của thần học. Thập giá là khoảnh khắc hóa thân mà tình yêu và đau khổ gặp nhau. YÊU vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8 và 16), và KHỔ vì phàm nhân ảnh hưởng bởi tội lỗi và sự chết (St 3:16). Đức Kitô đã tự chấp nhận tình trạng của loài người. Khi mô tả điều này trong ngôi vị của Ngài, tôi tin điều đó được hoàn tất nhờ sự hy sinh của Ngài. Chỉ trong cái chết của Ngài trên Thập Giá mà thôi: “Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1:19-20).

Tại sao tôi tiếp cận thần học này?

Thứ nhất, nếu Đức Kitô chấp nhận mặc xác phàm, Ngài cũng hoàn toàn chấp nhận mọi đau khổ, cô đơn, và cái chết. Ngài không tránh né, nhưng chịu đựng và trải nghiệm một cách trọn vẹn. Như vậy, bất kỳ sứ vụ nào được Chúa Giêsu linh hứng đều là sứ vụ vui vẻ đón nhận và trải nghiệm trọn vẹn thân phận con người.

Thứ nhì, nếu Đức Kitô không hòa giải mọi loài với Ngài thì sao? Nếu vậy, Ngài cũng không hòa giải những gì là hèn hạ đối với sự hiện hữu của phàm nhân chúng ta. Như vậy, gặp phải điều hèn hạ, ghê tởm và phiền toái là cơ hội để chúng ta gặp gỡ Đức Kitô trong tình trạng cao thượng, tốt đẹp và vui mừng. Không có sự phân biệt nào trong những gì Chúa Giêsu đã đưa vào bản tính nhân loại của chúng ta. Ngài trở nên giống như chúng ta hoàn toàn, ngoại trừ tội lỗi (x. Dt 4:15).

Như vậy, tôi cố gắng tiếp cận thần học Công giáo về sự đau khổ. Cách thứ nhất là quan điểm của Công giáo về đau khổ, nói đúng hơn là đau khổ mang tính cứu độ, có giá trị cứu độ.

Có nghĩa gì khi nói đau khổ có giá trị cứu độ? Chỉ có điều này: Đau khổ của chúng ta được kết hợp với đau khổ của Đức Kitô trong sứ vụ cứu độ. Sao lại như vậy? Đức Kitô đã “kết hôn” với Giáo hội là Hiền Thê của Ngài, và “cả hai thành một xương một thịt” (St 2:24). Hơn nữa, “có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người” (Ep 5:29-30). Qua Bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được liên kết với Đức Kitô và Giáo hội.

Chúng ta được kết hiệp với Nhiệm Thể Đức Kitô để chúng ta nên MỘT với Ngài. Thánh Phaolô nói: “Mầu nhiệm này thật cao cả: Đức Kitô và Giáo hội” (Ep 5:32). Kinh Thánh nói rằng khi Saolê bắt bớ những người theo Đức Kitô, Chúa Giêsu đã nói: “Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta?”. Ông nói: “Thưa Ngài, Ngài là ai?”. Người đáp: “Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ” (Cv 9:4-5). Cuối cùng, Thánh Phaolô đã chấp nhận tất cả: “Tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1:24).

Đức Kitô đã ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ để thực hiện sứ vụ cứu độ cả thế giới và mọi thời đại. Giáo hội được trở thành Tân Nương và chính Ngài là Đầu của thân mình. Chúng ta là các chi thể trong Nhiệm Thể Ngài. Chúng ta thông phần đau khổ với đau khổ của mọi người và của chính mình. Đức Kitô đồng hóa với chúng ta, nhất là với những người đau khổ: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40). Vậy tại sao chúng ta lại không muốn đồng hóa với Ngài?

Đức Kitô mặc lấy nhân tính để cứu độ nhân loại, tôi chắc chắn Ngài cũng cứu độ sự đau khổ. Đau khổ mà chúng ta trải qua có thể được kết hiệp với Đức Kitô ngay cả sau khi sự phục sinh được giải thích cho Saolê rằng “chính Ngài đang bị bắt bớ”. Đau khổ của Đức Kitô vẫn tiếp diễn trong Nhiệm Thể của Ngài là Giáo hội, vì chúng ta sống trong một thế giới được cứu độ nhưng chưa được cứu thoát. Kết hiệp đau khổ của chúng ta với đau khổ của Đức Kitô là chúng ta chịu đau khổ vì Nhiệm Thể Đức Kitô (x. Cl 1:24).

Thật ra “Người đã dâng chính mình và chỉ dâng một lần là đủ” (Dt 7:27b). Như vậy, chúng ta cũng phải “hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa” (Rm 12:1). Nghĩa là tôi trải nghiệm chính mình và người khác cũng được hưởng ơn cứu độ của Đức Kitô dành cho người chịu đau khổ (và cả tôi nữa). Khi tôi thông phần đau khổ của người khác, tôi cố gắng thông phần đau khổ của Đức Kitô và của chính mình.

S.O.S., lạy Thầy Giêsu, con tín thác nơi Ngài, xin cứu độ và cứu thoát con!

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)

Lễ Chúa Hiển Dung, 6-8-2014

Liều Thuốc Dành Cho Kẻ Chán Ðời

Liều Thuốc Dành Cho Kẻ Chán Ðời

Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài

Một người đàn ông chán đời nọ đang đứng nhìn dòng nước từ một chiếc cầu cao.

Ông đốt một điếu thuốc cuối cùng trước khi tự kết liễu cuộc đời.

Ông không còn lối thoát nào khác hơn nữa.

Ông đã làm đủ mọi cách để lấp đầy nỗi chán chường trong tâm hồn.

Ông đã đi đây đi đó, ông đã tìm lạc thú trong các cuộc vui trác táng, ông đã chạy đến với mọi thứ hơi men và khói thuốc.  Nhưng chán chường vẫn cứ chán chường.

Ông thử thời vận lần cuối cùng bằng một cuộc hôn nhân, nhưng không có một người đàn bà nào có thể ở bên cạnh ông được vài tháng, bởi vì ông đòi hỏi quá nhiều, nhưng lại không biết nghĩ đến người khác.

Ông nhận ra rằng ông đã chán chường mà cũng không ai được hạnh phúc bên cạnh ông.  Chỉ có dòng sông may ra mới mang lại cho ông sự thanh thản.

Người đàn ông chưa hút xong điếu thuốc thì cũng có một người hành khất cũng đi qua chiếc cầu.  Con người rách rưới đó dừng lại nhìn người đàn ông và chìa tay xin giúp đỡ.  Người đàn ông chán chường không ngần ngại rút cả ví tiền và trao cho người hành khất.  Ông giải thích rằng bên kia thế giới ông không cần tiền bạc nữa.  Người hành khất cầm lấy chiếc ví một lúc rồi… nhìn thẳng vào đôi mắt của kẻ chán đời và nói: “Thưa ông, tôi không cần một số tiền lớn như thế.  Tuy là một người hành khất, nhưng tôi không là một kẻ hèn nhát.  Ông hãy giữ lại tiền của ông và đem qua bên kia thế giới của ông”.

Nói xong, người hành khất ném cả ví tiền xuống đất rồi lặng lẽ bước đi, bỏ mặc kẻ chán đời tiếp tục gặm nhấm nỗi đắng cay chua xót của mình.

Ðã hút xong điếu thuốc, nhưng kẻ chán đời vẫn muốn chưa kết liễu cuộc đời.  Ông nhìn theo người hành khất đang khuất xa dần.  Tự nhiên, ông không muốn chết nữa, mà chỉ muốn nhặt lại chiếc ví để trao tặng cho người hành khất.  Chưa một lần trong đời, ông biết mở ví trao tặng cho bất cứ người nào.  Giờ phút này. ông muốn mở rộng tâm hồn, mở rộng đôi tay để trao tặng và muốn tiếp tục sống.  Nghĩ như thế, kẻ chán đời đứng thẳng lên, rời bỏ cây cầu và tiếp tục đuổi theo cho kỳ được người hành khất.

Không gì buồn chán cho bằng sống không có định hướng, không có lẽ sống.  Sống mà không biết tại sao mình sống, mình sẽ đi về đâu là điều gì làm cho con người chán chường và đau khổ nhất.

Tài tử hài hước rất nổi tiếng Robin William đã đem tiếng cười đến cho biết bao nhiêu người qua nhiều bộ phim và qua tiếng nói của ông lồng cho những nhân vật trong phim hoạt hoạ của Disney… tưởng là con người vui tính nhất, hạnh phúc nhất… nhưng không ai ngờ ông lại tự ý chọn cái chết khi treo cổ tự tử ngày 11 tháng 8, 2014 vừa qua tại Paradise Cay, California.

Ai cũng khao khát hạnh phúc, ai cũng đi tìm hạnh phúc nhưng lắm khi người ta chỉ chạy theo ảo ảnh của hạnh phúc.  Ai cũng biết rằng tiền tài, danh vọng và lạc thú trong cuộc sống tự nó không phải là hạnh phúc và lắm khi chúng cũng không mang lại hạnh phúc cho con người.

Hạnh phúc không phải là một nơi để đi đến, hạnh phúc là một hướng đi.  Có đi theo hướng đó, con người mới cảm thấy được hạnh phúc. Vậy hướng đi của chúng ta là gì?

Chúa Giêsu, Ðấng là Ðường, là Sự Thật và là Sự Sống, đã vạch ra cho chúng ta hướng đi ấy. Và hướng đi Ngài đã vạch ra chính là Sống cho tha nhân.

Ai càng  tích  trữ và chiếm giữ cho mình, người đó càng  nghèo nàn và khốn khổ.  Ai càng đóng kín quả tim và khép chặt bàn tay, người đó sẽ không được nhận lãnh.  Hạnh phúc đích thực chính là trao ban, bởi vì như Thánh Phaolô đã ghi lại lời của Chúa Giêsu:

“Cho thì có hạnh phúc hơn nhận lãnh”.

“Cho” là liều thuốc chữa trị được căn bệnh chán sống.  Bệnh chán sống là căn bệnh trầm trọng nhất trong tâm hồn chúng ta.

“Cho” cũng là liều thuốc xoa dịu được mọi khổ đau trong tâm hồn chúng ta.  Chúng ta đang đau khổ vì bị phản bội, vì thất chí, vì bệnh tật hay vì bất cứ một nguyên do nào: chúng ta hãy thử mở rộng tâm hồn để trao ban, để san sẻ; chúng ta sẽ cảm thấy được xoa dịu trong tâm hồn.

Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Đức Phanxicô nói với giáo dân và tu sĩ Đại Hàn

Đức Phanxicô nói với giáo dân và tu sĩ Đại Hàn

Vũ Văn An

Bản tin AP hôm nay cho hay: Đức GH Phanxicô lúc nào cũng lo liệu cách dành đủ thì giờ để cầu nguyện. Do đó, ngài lo thức dậy thật sớm, khoảng lúc 4 giờ 30 sáng để bảo đảm sẽ không bao giờ thiếu thì giờ suy niệm hàng ngày.

Ấy thế nhưng, vào thứ bẩy hôm qua, ngài đã phải yêu cầu bỏ đọc kinh chiều, vì trễ giờ sau một ngày bận bịu cử hành Thánh Lễ cho 800,000 người ở Hán Thành, sau đó, phải du hành 90 cây số tới một cộng đồng Nam Hàn chuyên chăm sóc người khuyết tật.

Đó là cộng đồng Kkottognae. Tại cộng đồng này, ngài dự tính thực hiện ba cuộc gặp gỡ. Nhưng lúc tới giờ thực hiện cuộc gặp gỡ thứ hai gồm một buổi kinh chiều bằng tiếng La Tinh và tiếng Đại Hàn và nói chuyện với 5,000 nam nữ tu sĩ, thì ngài thấy mình không đủ thì giờ. Nên ngài nói với đám đông: “cha gặp vấn đề nho nhỏ. Nếu có điều gì đó mà anh chị em không bao giờ nên làm, thì đó là bỏ giờ cầu nguyện, nhưng hôm nay, chúng ta phải làm điều ấy một mình thôi và cha sẽ cho anh chị em hiểu tại sao: cha tới bằng trực thăng, và nếu trực thăng không cất cánh đúng giờ, thì có nguy cơ sẽ đâm vào núi”.

PopeFrancis-8.jpg

Đám đông cười rộ khi lời xin lỗi bằng tiếng Ý của Đức GH được dịch sang tiếng Đại Hàn. Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Lombardi, nói rằng lý do Đức Phanxicô trễ giờ hoàn toàn biện minh được: Ngài dành thêm giờ để thăm hỏi và chúc lành cho từng người trong số khoảng 60 trẻ em khuyết tật và người cao niên ngụ tại Cộng Đồng Kkottognae… “Việc này quan trọng hơn đối với ngài, và tôi nghĩ cả với chúng ta nữa”.

Lời xin lỗi của ngài càng được biện minh hơn khi ta hiểu lai lịch cộng đồng này. Một ngày vào năm 1976, Cha John Oh, người vừa tốt nghiệp đại học Công Giáo Gwangju và đang làm cha sở Nhà Thờ Mugeuk, gặp một người đàn ông vô gia cư đã có tuổi với chiếc bát ăn mày trong tay, tên Choi Gui-dong. Điều khiến cha vô cùng ngạc nhiên và thán phục là ông Choi đang chăm sóc cho 18 người vô gia cư khác! Cha khám phá ra sự thật này: dù chỉ có khả năng ăn xin, bạn vẫn có thể là ơn phúc của Thiên Chúa. Được linh hứng bởi trải nghiệm này, cha nhất quyết thành lập Cộng Đồng Kkottognae. Cha bắt tay ngay lập tức vào việc xây dựng một mái ấm gọi là Nhà Tình Thương. Từ mái ấm đơn sơ này, Cộng Đồng Kkottognae đã phát triển đến độ cung cấp chỗ ở cho 4,000 người, với 1,000 nhân viên, tu sĩ nam nữ và linh mục. Đây là cơ sở an sinh lớn nhất của quốc gia, cung cấp chăm sóc và tình thương “từ lúc nằm nôi tới lúc xuống lỗ” cho những ai đến xin ăn cũng không làm được: họ là người vô gia cư, bệnh tâm thần, người cao niên, người khuyết tật, trẻ mồ côi, và cả những người bị bỏ rơi sau khi chết (nghĩa địa riêng).

PopeFrancis-2.jpg

Nói chuyện với giáo dân

Chính tại Trung Tâm Linh Đạo của Cộng Đồng này, Đức Phanxicô đã nói chuyện với giáo dân Nam Hàn tụ tập tại đây lúc 6 giờ 30 chiều thứ Bẩy. Ở đây ngài đã gặp 150 đại biểu giáo dân của Hội Đồng Công Giáo Tông Đồ Giáo Dân, thành lập năm 1968. Lời ngài:

“Anh chị em thân mến,

“ Cha biết ơn vì có dịp gặp anh chị em, những người đại diện cho nhiều biểu thức của tông đồ giáo dân rất thịnh hành tại Đại Hàn […] Cha cám ơn Chủ Tịch Hội Đồng Tông Đồ Giáo Dân, ông Paul Kwon Kil-joong, về những lời chào mừng tốt đẹp nhân danh anh chị em.

“ Như anh chị biết, Giáo Hội tại Đại Hàn là người thừa hưởng đức tin của nhiều thế hệ giáo dân, những người đã kiên trung trong tình yêu Chúa Giêsu Kitô và sự hiệp thông với Giáo Hội, bất chấp việc khan hiếm linh mục và sự đe doạ bị bách hại nặng nề. Chân phúc Paul Yun Ji-chung và các vị tử đạo được phong chân phúc hôm nay tượng trưng cho một trang sử gây rất nhiều ấn tượng. Họ đã làm chứng cho đức tin không chỉ bằng đau khổ và sự chết, mà còn bằng lối sống đầy liên đới yêu thương với nhau trong các cộng đoàn Kitô Giáo được đánh dấu bằng một đức ái gương mẫu.

“Gia tài qúy gía này sống mãi trong các công trình đức tin, đức ái và việc phục vụ của anh chị em. Ngày nay cũng như bao giờ, Giáo Hội luôn cần các chứng nhân giáo dân đáng tin cậy làm chứng cho chân lý cứu rỗi của Tin Mừng, sức mạnh tinh luyện và biến đổi tâm hồn con người của nó, và tính phong phú của nó trong việc xây dựng gia đình nhân loại trong hợp nhất, công lý và hòa bình. Chúng ta biết: chỉ có một sứ mệnh của Giáo Hội Chúa, và mọi Kitô hữu đã chịu phép rửa đều là thành phần sinh tử của sứ mệnh này. Các ơn phúc của anh chị em trong tư cách giáo dân nam nữ thì có nhiều và các việc tông đồ của anh chị em thì đa dạng, ấy thế nhưng mọi việc anh chị em đang làm đều nhằm thăng tiến sứ mệnh của Giáo Hội bằng cách bảo đảm rằng trật tự trần thế được Thần Trí Chúa Kitô thẩm thấu và hoàn hảo hóa và được sắp xếp để Nước Người trị đến.
PopeFrancis-10.jpg

“Một cách riêng, cha muốn cám ơn việc làm của nhiều hội đoàn và hiệp hội trực tiếp dấn thân vào việc vươn tay ra với người nghèo và người túng thiếu. Như gương sáng của các Kitô hữu Đại Hàn tiên khởi vốn chứng tỏ, tính phong phú của đức tin được phát biểu qua tình liên đới cụ thể với anh chị em của mình, mà không chú ý tới văn hóa của họ hay địa vị xã hội của họ, vì, trong Chúa Kitô, “không có Hy Lạp hay Do Thái” (Gl 3:28). Cha hết sức biết ơn những người trong anh chị em, qua công việc mình làm và qua việc làm chứng của mình, đã đem sự hiện diện đầy an ủi của Chúa tới cho những người sống bên lề xã hội chúng ta. Ta không nên hạn chế hoạt động này trong việc giúp đỡ có tính bác ái, mà phải mở rộng nó ra tới việc biết quan tâm một cách thực tiễn tới việc phát triển nhân bản.

Không chỉ trợ giúp mà thôi, mà còn phát triển con người nữa.

Trợ giúp người nghèo là điều tốt và cần thiết, nhưng không đủ.

Cha khuyến khích anh chị em nhân thừa các cố gắng của anh chị em trong lãnh vực cổ vũ con người, để mọi người nam nữ biết được niềm vui vốn phát sinh từ phẩm giá của việc hàng ngày kiếm được cơm áo và nâng đỡ gia đình mình. […]

“Cha cũng muốn cám ơn sự đóng góp rất đáng kể của phụ nữ Công Giáo Đại Hàn vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội trên quê hương này trong tư cách làm mẹ, làm giáo lý viên và thầy dạy, và nhiều cách khác không thể đếm được. Cũng vậy, cha chỉ có thể nhấn mạnh tầm quan trọng của chứng tá được các gia đình Kitô Giáo cung hiến. Vào thời điểm có cuộc khủng hoảng lớn về đời sống gia đình, như ta thấy hiện nay, các cộng đồng Kitô hữu của ta được mời gọi nâng đỡ các cặp vợ chồng và các gia đình trong việc họ chu toàn sứ mệnh riêng của họ trong đời sống Giáo Hội và xã hội.

Gia đình vẫn là đơn vị căn bản của xã hội và là trường học đầu tiên trong đó trẻ em học được các giá trị nhân bản, tâm linh và luân lý giúp chúng trở thành hải đăng của tính tốt, của chính trực và công lý trong các cộng đồng chúng ta.

“Anh chị em thân mến, bất kể sự đóng góp đặc thù của anh chị em có như thế nào vào sứ mệnh của Giáo Hội, cha vẫn yêu cầu anh chị em cổ vũ, trong cộng đồng của anh chị em, một cuộc huấn luyện các tín hữu giáo dân trọn vẹn hơn, với một nền giáo lý và một nền linh đạo liên tục.

Trong mọi điều anh chị em làm, cha yêu cầu anh chị em làm trong tình hòa hợp trọn vẹn cả tâm lẫn trí với các mục tử của anh chị em, cố gắng đem các tầm nhìn thông sáng, các tài năng và các đặc sủng của anh chị em vào việc phục vụ phát triển Giáo Hội trong hợp nhất và vươn tay ra truyền giáo. Sự đóng góp của anh chị em là điều chủ yếu vì tương lai Giáo Hội Đại Hàn cũng như trên khắp Á Châu sẽ tùy thuộc phần lớn vào sự khai triển một viễn kiến Giáo Hội học đặt cơ sở trên linh đạo hiệp thông, tham dự và chia sẻ ơn phúc (xem Giáo Hội Tại Á Châu, số 45).

“Một lần nữa, cha tỏ lòng biết ơn đối với mọi điều chúng con đang làm để xây dựng Giáo Hội Đại Hàn trong thánh thiện và nhiệt thành. Ước mong anh chị em không ngừng rút tỉa được từ lễ hy sinh Thánh Thể sự linh hứng và sức mạnh cho công việc tông đồ của anh chị em, nhờ thế “tình yêu Thiên Chúa và tình yêu nhân loại, vốn là linh hồn của việc tông đồ, được thông truyền và nuôi dưỡng” (Lumen Gentium, số 33).

Cha khẩn cầu để anh chị em và gia đình anh chị em và tất cả mọi người tham dự vào các công việc thể xác và tinh thần của giáo xứ, hiệp hôi và phong trào của anh chị em được hưởng hân hoan và bình an của Chúa Giêsu Kitô và sự che chở đầy yêu thương của Đức Maria, Mẹ chúng ta. Một lần nữa, cha xin anh chị em cầu nguyện cho cha…”

PopeFrancis-7.jpg

Đời thánh hiến là hồng ơn qúy giá cho Giáo Hội và thế giới

Trước đó, vào hồi 5 giờ 30 chiều, tại Hội Trường của Cộng Đồng Kkottognae, Đức Phanxicô đã nói chuyện với khoảng 5,000 nam nữ tu sĩ, đại diện các hội dòng Công Giáo tại Đại Hàn. Trong buổi gặp gỡ này, ngài đã đọc bài diễn văn sau đây:

“Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô,

“Cha xin chào hỏi anh chị em tất cả với tâm tình âu yếm trong Chúa. Quả là điều tốt đẹp được hiện diện với anh chị em hôm nay và được chia sẻ các giờ phút hiệp thông này. Tính đa dạng lớn lao trong các đặc sủng và việc tông đồ, mà anh chị em đại diện, đang làm đời sống của Giáo Hội tại Đại Hàn và nhiều nơi khác phong phú một cách kỳ diệu… Cha cám ơn anh chị em và tất cả các anh chị em của anh chị em, về các cố gắng xây dựng Nước Thiên Chúa tại xứ sở thân yêu này…

“Lời Thánh Vịnh: ‘Dẫu cho hồn xác suy tàn, thì nơi ẩn náu, kỷ phần lòng con, muôn đời là Chúa cao tôn’ (Tv 73:26)

mời gọi chúng ta suy nghĩ về chính cuộc sống của mình. Thánh vịnh gia tiết ra một niềm tin tưởng hân hoan vào Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều biết rằng dù niềm vui không được phát biểu cùng một cách ở mọi lúc trong đời, nhất là lúc gặp khó khăn lớn lao, nhưng “nó vẫn luôn tồn tại, dù chỉ lấp loé, phát sinh từ niềm chắc chắn bản thân của ta rằng, xét cho cùng, ta được Thiên Chúa yêu thương vô hạn” (Evangelii Gaudium, 6).

Niềm xác tín được Thiên Chúa yêu thương nằm ở ngay tâm điểm ơn gọi của anh chị em: trở thành cho người khác dấu chỉ hữu hình sự hiện diện của Nước Thiên Chúa, một sự nếm trước các niềm vui thiên đàng vĩnh cửu.

Chỉ khi nào chứng tá của ta vui tươi, ta mới lôi cuốn được những con người nam nữ cho Chúa Kitô. Và niềm vui này là một hồng phúc cần nuôi dưỡng bằng đời sống cầu nguyện, suy niệm lời Thiên Chúa, cử hành các bí tích và cuộc sống cộng đoàn. Điều này rất quan trọng. Thiếu những điều này, các yếu đuối và khó khăn sẽ diễn ra làm tan biến niềm vui mà chúng ta đã biết ở lúc bắt đầu cuộc hành trình.

“Đối với anh chị em, những người nam nữ tận hiến cho Thiên Chúa, niềm vui này bắt rễ trong mầu nhiệm thương xót của Chúa Cha đã được mạc khải trong lễ hy sinh của Chúa Kitô trên Thánh Giá.

Bất kể các đặc sủng của anh chị em hướng anh chị em vào chiêm niệm nhiều hơn hay vào đời hoạt động nhiều hơn, anh chị em vẫn bị thách thức trở thành “các chuyên viên” về lòng Chúa Thương Xót qua cuộc sống của anh chị em trong cộng đoàn.

Do kinh nghiệm, cha biết rằng cuộc sống cộng đoàn không luôn dễ dàng, nhưng nó là cơ sở huấn luyện mà Chúa quan phòng đã dành cho trái tim chúng ta. Không chờ đợi tranh chấp là điều không thực tiễn chút nào; các hiểu lẩm sẽ xẩy ra và cần được đối phó. Bất chấp các khó khăn này, chính trong cuộc sống cộng đoàn, chúng ta được mời gọi lớn lên trong từ bi, nhẫn nhịn và bác ái hoàn toàn.

“Cảm nghiệm lòng Chúa thương xót, được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện và cộng đoàn, phải lên khuôn tất cả những gì anh chị em là và anh chị em làm. Đức khiết tịnh, nghèo khó và vâng lời của anh chị em sẽ là chứng tá hân hoan cho tình yêu Thiên Chúa bao lâu anh chị em đứng vững trên tảng đá lòng Người thương xót. Nó là tảng đá. Nhất định đúng như thế với đức vâng lời. Việc vâng lời trưởng thành và đại lượng đòi anh chị em phải bám vào việc cầu nguyện với Chúa Kitô, Đấng, khi mặc lấy thân phận tôi trung, đã học vâng lời nhờ những gì Người chịu đau khổ (xem Perfectae Caritatis, số 14). Không có đường tắt: Thiên Chúa muốn trái tim ta cách trọn vẹn và điều này có nghĩa ta phải “để ta đi” and “đi ra ngoài” chính ta mỗi ngày mỗi hơn.

“Một cảm nghiệm sống động về lòng thương xót vững bền của Chúa cũng nâng đỡ uớc mong đạt được sự hoàn hảo về đức ái vốn phát sinh từ một tâm hồn trong sạch. Sự trong sạch nói lên sự toàn tâm toàn trí tận hiến cho tình yêu của Thiên Chúa, Đấng vốn là “sức mạnh của trái tim ta”. Tất cả chúng ta đều hiểu việc này hàm ẩn một dấn thân có tính bản thân và đòi hỏi đến chừng nào. Các cám dỗ trong lãnh vực này đòi ta phải khiêm nhường tin tưởng vào Thiên Chúa, phải tỉnh táo và kiên tâm. […]

“Nhờ lời khuyên tin mừng về nghèo khó, anh chị em có khả năng nhận ra lòng thương xót của Chúa không những như nguồn sức mạnh mà còn như một kho tàng. Xem ra như mâu thuẫn nhưng sống nghèo khó quả có nghĩa đã tìm ra một kho tàng. Ngay khi ta mệt mỏi, ta vẫn có thể dâng lên Người trái tim nặng chĩu tội lệ và yếu đuối của ta; vào những lúc ta cảm thấy bất lực nhất, ta vẫn có thể vươn tới Chúa Kitô, “Đấng đã tự làm ra nghèo để ta được nên giầu” (xem 2Cor 8:9).

Nhu cầu căn bản này của ta muốn được tha thứ và chữa lành tự nó đã là một hình thức nghèo khó mà ta không bao giờ nên quên, bất kể ta đã tiến bộ bao xa về nhân đức. Cũng nên tìm ra cách phát biểu cụ thể lối sống của anh chị em, cả như các cá nhân lẫn như các cộng đoàn. Cha nghĩ cách riêng tới nhu cầu phải tránh né tất cả những gì làm phân tâm anh chị em và tạo nơi người khác sự ngỡ ngàng và tai tiếng.

Trong cuộc sống tận hiến, nghèo khó vừa là “tường” vừa là “mẹ”. Là tường vì nó che chở cuộc sống tận hiến, là mẹ vì nó giúp cuộc sống này lớn lên và hướng dẫn nó tiến thao đường nẻo chính trực.

Sự giả hình của những người tận hiến nam nữ khấn hứa nghèo khó mà lại sống như người giầu sẽ làm linh hồn tín hữu bị thương và gây hại cho Giáo Hội. Anh chị em cũng hãy nghĩ về việc sẽ là một cám dỗ nguy hiểm xiết bao khi chấp nhận một não trạng chỉ hoàn toàn có tính chức năng, theo trần đời dẫn ta tới chỗ đặt hy vọng vào các phương thế nhân bản mà thôi và tiêu diệt mất chứng tá nghèo khó mà Chúa Giêu Kitô của chúng ta đã sống vã đã dạy dỗ ta […]

“Anh chị em thân mến, với lòng khiêm nhường lớn lao, anh chị em hãy làm tất cả những gì có thể làm được để chứng minh rằng đời sống tận hiến là hồng ơn qúy gía đối với Giáo Hội và đối với thế giới. Đừng giữ nó cho anh chị em; hãy chia sẻ nó, bằng cách đem Chúa Kitô tới mọi ngõ ngách của xứ sở thân yêu này.

Hãy để niềm vui của anh chị em tiếp tục tìm được biểu thức trong các cố gắng của anh chị em nhằm lôi cuốn và nuôi dưỡng các ơn gọi, và thừa nhận rằng mọi người anh chị em đều có phần trong việc đào tạo các người nam nữ tận hiến của ngày mai […]

Bất kể anh chị em hiến thân cho chiêm niệm nhiều hơn hay cho đời sống tông đồ nhiều hơn, anh chị em hãy nhiệt thành trong tình yêu đối với Giáo Hội tại Đại Hàn và ước nguyện được đem các đặc sủng riêng của anh chị em đóng góp vào sứ mệnh công bố Tin Mừng và xây dựng dân Chúa của Giáo Hội này trong hợp nhất, thánh thiện và yêu thương.

“Phó thác tất cả anh chị em, và cách riêng, các thành viên già nua và bệnh hoạn trong các cộng đoàn của anh chị em cho sự chăm sóc yêu thương của Đức Maria, Mẹ Giáo Hội, cha thân ái ban phép lành của cha làm bảo chứng ơn thánh và bình an bền vững trong Chúa Giêsu, Con trai ngài”.

PopeFrancis-1.jpgPopeFrancis-3.jpgPopeFrancis-4.jpgPopeFrancis-5.jpgPopeFrancis-6.jpgPopeFrancis-9.jpg

Vũ Văn An

Quân đội Kurdistan thông báo chiếm lại đập Mossul

Quân đội Kurdistan thông báo chiếm lại đập Mossul

RFI

Đập thuỷ điện Mossul, đã được quân Kurdistan chiếm lại ngày 17/8/2014.

Đập thuỷ điện Mossul, đã được quân Kurdistan chiếm lại ngày 17/8/2014.

AFP PHOTO/ HO / Welayat Nineveh Media Office

Tú Anh

Được không quân Mỹ yểm trợ, các cánh quân người Kurdistan đã tái chiếm đập thủy điện lớn nhất Irak. Tổng thống Mỹ thông báo với Quốc hội tiến hành các phi vụ oanh kích tại Irak. Anh Quốc cũng loan báo trợ giúp Irak « lâu dài và không chỉ giới hạn trong lãnh vực nhân đạo ». Chiến binh Hồi giáo cực đoan bị phản công tại nhiều nơi.

Đập thủy điện Mossul, nơi cung cấp nước và điện cho phần lớn lãnh thổ bắc Irak đã được lực lượng Kurdistan chiếm lại sau hai ngày phản công.

Trong những ngày gần đây, lực lượng thánh chiến Nhà nước Hồi giáo đánh bật quân đội Irak ra khỏi một số mục tiêu chiến lược như đập thủy điện Mossul và một số mỏ dầu hỏa. Kiểm soát được những nơi này, Nhà nước Hồi giáo có khả năng gây lũ lụt các thành phố hạ nguồn trong đó có thủ đô Bagdad hoặc cắt đứt nguồn điện lực làm tê liệt sinh hoạt của đông đảo dân chúng và chính phủ Irak cũng như các cơ quan ngoại giao quốc tế trong đó có sứ quán Mỹ.

Lập tức Tổng thống Mỹ ra lệnh cho Trung tâm hành quân tại Cận đông và Afghanistan yểm trợ cho lực lượng Kurdistan tái chiếm đập thủy điện Mossul. Nhà trắng thông báo với Quốc hội, chỉ trong hai ngày cuối tuần , máy bay Mỹ đã oanh kích 23 lần vào vị trí của phe thánh chiến.

Theo AFP, chính quyền Kurdistan cũng như phát ngôn viên quân đội Irak tuyên bố đập thủy điện chiến lược đã được « giải phóng ». Trên chiến trường, phe thánh chiến bị phản công tại nhiều nơi. Quân Kurdistan chiếm lại hai thành phố có đa số dân theo đạo Thiên chúa cách Mossul 30 cây số. đây là lần đầu tiên chiến binh Kurdistan tiến gần thành phố Mossul nơi bị phe thánh chiến cực đoan chiếm giữ từ tháng Sáu.

Phía tây Irak, trong tỉnh Al Anbar, lực lượng thánh chiến cũng bị một liên minh người theo hệ phái Suni, phối hợp với an ninh Irak, phản công và chiếm lại được khu vực phía tây của thủ phủ Ramadi.

Dường như tây phương bắt đầu một chiến dịch yễm trợ lâu dài cho lực lượng Kurdistan và cho quân đội Irak phản công trên bộ. Viếng thăm một đơn vị không quân trấn đống tại đảo Chypre trong vùng Địa Trung hải, bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon tuyên bố với các phi công và quân nhân của không lực Anh là Luân Đôn cùng Liên Hiệp Châu Âu quyết tâm ủng hộ chính phủ Irak tấn công loại khủng bố cực đoan của Nhà nước Hồi giáo. Nhiệm vụ này có thể kéo dài nhiều tháng và « không giới hạn ở lãnh vực trợ giúp nhân đạo ».

 

Sài Gòn qua bao mùa nhạt phai

Sài Gòn qua bao mùa nhạt phai

Song Chi.

RFA

Từ tháng 3.1975 đến khi rời VN vào cuối tháng 4.2009, tôi sống ở Sài Gòn. 34 năm. Chưa kể những khoảng thời gian đứt quãng trước 30.4.1975. Vì vậy, dù gốc Huế, không có gì lạ khi tôi gắn bó với Sài Gòn.

Từ khi xa Sài Gòn, tôi đã có dịp lang thang qua nhiều thành phố của nhiều quốc gia. Và cứ mỗi lần ngắm nhìn những thành phố xinh đẹp, hài hòa từ quy hoạch tổng thể cho tới từng chi tiết, những thành phố có đời sống tinh thần phong phú, thú vị nhưng rất đỗi bình yên…tôi lại chạnh nhớ về Sài Gòn.

Bâng khuâng. Ngậm ngùi. Vì “Hòn ngọc Viễn Đông” một thời đã “ngọc nát, vàng phai” rất nhiều sau gần 40 năm đất nước thống nhất, do những cái đầu, tư duy lãnh đạo, quản lý thiển cận, và cũng có thể, do họ thiếu vắng một tình yêu sâu sắc đối với Sài Gòn. Đó là chưa kể một thiểu số dân chúng cũng chưa thật sự ý thức giữ gìn cái đẹp, cái hồn của thành phố.

Sài Gòn thừa và thiếu

Sài Gòn bây giờ, dù vẫn là thành phố ăn nên làm ra nhất nước, dù vẫn thu hút dân nhập cư từ khắp vùng miền nhất vì có nhiều cơ hội học hành, làm ăn, sinh sống, cũng như sự cởi mở, phóng khoáng trong tính cách của người Sài Gòn khiến dân nhập cư ai cũng có thể trụ lại, hội nhập và thành công nếu chịu khó…Nhưng mặt khác, Sài Gòn cũng bị tàn phá bởi những căn bệnh chung của các thành phố lớn, nhỏ ở VN. Đó là từ quy hoạch tổng thể cho đến kiến trúc, cảnh quan hết sức lộn xộn chắp vá.

So với hồi trước 30 tháng Tư năm 1975, số lượng dân cư Sài Gòn hiện nay đã tăng gấp 3 lần (khoảng hơn 3 triệu so với 9-10 triệu) nhưng cơ sở hạ tầng, đường xá, giao thông công cộng…đều chưa theo kịp với đà tăng dân số.

Môi trường sống bị ô nhiễm khá nặng, mức độ bụi bặm lẫn tiếng ổn trên đường phố đều cao vượt mức cho phép. Tỷ lệ cây xanh, tỷ lệ công viên quá thấp. Đường xá thì quanh năm cứ hết đào lên lại lấp xuống, vá chỗ này vá chỗ kia, tạo ra những ổ gà, hố tử thần… gây tai nạn. Còn khi trời mưa lớn thì rất nhiều khu vực trong thành phố biến thành… sông, khiến người dân đi lại rất vất vả.

Là thành phố lớn thứ nhì VN sau khi Hà Nội được mở rộng, nhưng đông dân nhất và về một số khía cạnh nào đó, ví dụ như nếp sống đô thị của người dân, văn hóa mua bán, phục vụ khách hàng… Sài Gòn còn được đánh giá là văn minh hơn thủ đô Hà Nội. Mặc dù vậy, Sài Gòn vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để gọi là một đô thị đúng nghĩa.

Một đô thị đúng nghĩa khi được quy hoạch một cách khoa học, thành từng khu vực riêng biệt: khu hành chính, thương mại, công nghiệp, giải trí, dân cư…Chứ không thể từ quận trung tâm đến những quận ở xa, từ đường lớn, đường nhỏ cho đến từng con hẻm, ngõ cụt, nhà nào cũng mở cửa làm ăn, buôn bán; khu dân cư ở lẫn với khu văn phòng, trường học, nhà máy, quán nhậu…một cách lộn xộn bát nháo.

Một đô thị đúng nghĩa phải có các phương tiện giao thông công cộng hiện đại: xe bus, xe điện, xe điện ngầm, xe lửa…, những làn đường trên cao dưới thấp dành cho các loại xe khác nhau. Và khi các phương tiện giao thông công cộng chưa có hoặc chưa phát triển, thì đừng mơ đến chuyện giảm được nạn kẹt xe và tỷ lệ tai nạn giao thông quá cao như ở VN lâu nay. Đó là chưa nói đến số lượng xăng tiêu thụ cho hàng triệu xe gắn máy mỗi ngày tính ra là bao nhiêu tiền, lượng khí thải từ xăng xe mỗi ngày mà người dân thành phố phải hít vào khi đi ngoài đường.

Nếu kể ra cho hết những cái hạn chế của các thành phố lớn ở VN nói chung và Sài Gòn nói riêng thì rất nhiều. Nếu nói về việc Sài Gòn bị xấu đi, cái hồn của thành phố bị nhạt phai, thì cũng đã nhiều người phân tích. Điều quan trọng hơn, những cá nhân, cơ quan lãnh đạo Sài Gòn bao nhiêu năm qua đã không thực sự quyết tâm làm cho cái thành phố này trở nên đẹp hơn, văn minh hơn và đáng sống hơn.

Với người dân tại chỗ, một thành phố đáng sống không chỉ vì có nhiều cơ hội học hành, làm ăn, mưu sinh, mà bên cạnh đó, phải có một môi trường sống tốt-ít ô nhiễm, phương tiện đi lại tiện lợi, an toàn, nhiều cây xanh, nhiều công viên…

Công viên và các quảng trường là những không gian công cộng nơi người ta có thể ngồi nghỉ, thư giãn, là những khoảng thở cho con người bớt ngộp bởi sự đông đúc chật chội luôn hạn chế tầm nhìn, vây hãm đầu óc, không cho tâm trí được nghỉ ngơi. Quảng trường còn là nơi có những sinh hoạt cộng đồng, biểu diễn văn nghệ đường phố…và du khách khi viếng thăm một thành phố nào đó thường rất thích ghé qua các quảng trường vì bị lôi cuốn bởi những sinh hoạt này.

Còn ở Sài Gòn, đã gần 40 năm sau ngày đất nước thống nhất nhưng một quảng trường rộng, đẹp vẫn chưa có, công viên đã ít mà còn mọc lên đủ thứ hàng quán, chỗ gửi xe, hoặc vào chiều tối, ban đêm, là nơi “chiếm đóng” của những người lang thang, nghiện ma túy, gái bán hoa…khiến người dân ngần ngại ghé qua.

Sống trong một môi trường lúc nào cũng đông đặc người và xe cộ, lúc nào cũng bị vây bủa bởi bụi bặm, khói xăng, ô nhiễm, kẹt xe, tiếng ồn từ sáng đến tối, cộng thêm cái nóng hầm hập của xứ nhiệt đới…rõ ràng không chỉ gây tác hại cho con người về sức khỏe mà cả tinh thần. Không có gì lạ khi con người hay bực bội, và dễ dàng trút nỗi cáu bực đó vào người khác, thậm chí lao vào đánh giết nhau chỉ vì một sự va chạm hay hiềm khích vụn vặt…

Với du khách nước ngoài, phải nói rằng từ ngành du lịch cho tới dịch vụ các loại, người Việt thường chỉ tính chuyện móc túi ngay trước mắt mà không nghĩ đến chuyện giữ khách lâu dài, khiến tỷ lệ du khách quay lại VN lần thứ hai, thứ ba…là rất ít. Mà ngay cả nghệ thuật moi tiền khách, chúng ta cũng kém.

Ví dụ như khách đến Sài Gòn. Ngoài việc đi ăn, uống cafe, vào quán bar hay đi mua sắm hàng giá rẻ, quà lưu niệm, họ biết đi đâu, xem gì ở Sài Gòn?

Nếu là các tour du lịch do các công ty nhà nước hoặc tư nhân tổ chức, thể nào cũng có những địa điểm “có tính chất tuyên truyền chính trị” như đi xem Bảo tàng tội ác chiến tranh VN (trước kia còn gọi là Bảo tàng tội ác Mỹ-ngụy nữa kia), Bảo tàng Hồ Chí Minh và bến Nhà Rồng nơi bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (!), xa hơn nữa thì đi xem địa đạo Củ Chi thời…chống Mỹ!

Khi còn ở Sài Gòn, thỉnh thoảng tôi lại rơi vào thế khó này khi một người bạn, người quen ở nước ngoài đến Sài Gòn lần đầu tiên và muốn nhờ tôi dẫn đi xem “những cái gì chỉ có ở Sài Gòn”. Biết dẫn họ đi đâu đây?

Về mặt này thì Hà Nội, Huế hay Hội An còn có những nét riêng để du khách khám phá.

Quán café, nhà hàng đẹp ở Sài Gòn rất nhiều, nhưng ở thành phố nào mà chả có quán café, quán bar, nhà hàng… Còn các địa điểm văn hóa như bảo tàng, gallery, nhà hát vốn là thế mạnh, là niềm tự hào của một thành phố thì lại thiếu và toàn là những bảo tàng cách mạng!

Rất cần thêm những bảo tàng thú vị, hấp dẫn, ví dụ bảo tàng về các dân tộc thiểu số ở VN, thêm bảo tàng về văn hóa nghệ thuật, sân khấu, điện ảnh VN…để giới thiệu với du khách đã đành, mà đối với người dân, nhất là học sinh, sinh viên, có thể học được rất nhiều từ những bảo tàng bổ ích, có giá trị. Nếu nhà nước không làm nổi thì để tư nhân góp sức làm.

Một trong những địa chỉ văn hóa tư nhân mà tôi còn nhớ, khá thú vị, là “Điểm của một thời” nằm trên đường Lê Thánh Tôn của nhà thiết kế áo dài Sĩ Hoàng, thường tổ chức các chương trình âm nhạc dân tộc Việt Nam kết hợp với trình diễn áo dài từ xưa đến nay, ngoài ra khách còn được thưởng thức trà, chè, bánh mứt VN…Khách nước ngoài rất thích, không biết bây giờ còn không.

Khi du lịch đến các thành phố khác nhau của các nước, một ý thích của tôi là tìm đến những ngôi nhà, những quán café, địa điểm thường lui tới của các văn nghệ sĩ hay chính khách, triết gia…nổi tiếng trong lịch sử. Nhưng ở Sài Gòn thì điều này lại chưa có được.

Còn nhớ khi học giả, nhà sưu tập đồ cổ Vương Hồng Sển mất, ông đã hiến tặng cho nhà nước ngôi nhà cổ (Vân đường phủ) và toàn bộ sưu tập đồ cổ giá trị của mình với hy vọng thành lập một bảo tàng mang tên ông. Thế nhưng, vì những lý do nào đó, có thể vì sự hẹp hòi, thiển cận, không muốn có những bảo tàng mang tên cá nhân nào ngoại trừ bảo tàng Hồ Chí Minh (!), những người lãnh đạo trung ương và thành phố đã không chấp nhận. Những cổ vật sau đó được đưa về Bảo tàng Lịch sử Thành phố, còn ngôi nhà xưa rất đẹp thì không được chăm sóc, bị xuống cấp, hư hỏng nặng theo thời gian.

Rồi còn bao nhiêu nhân vật khác từng sinh sống, thành danh ở thành phố này, gia đình, người thân sẵn sàng biến những ngôi nhà khi họ còn sống thành địa điểm tham quan cho du khách và người dân nếu nhà nước cho phép, nhưng riêng với VN thì lại còn vướng mắc bởi bao vấn đề “tế nhị” khác, mà tất cả là do sự hẹp hòi mà thôi. Ví dụ như ngôi nhà của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Phạm Duy…có thể sẽ có nhiều người trong và ngoài nước muốn ghé nhưng đã chắc gì những nhạc sĩ cách mạng khác lại thu hút người đến khi mà nhạc của họ bây giờ còn chẳng mấy ai nghe?

Với du khách là thế, còn với người dân, Sài Gòn cũng như tất cả những thành phố lớn, nhỏ khác ở VN thường rất thừa thãi quán café, quán nhậu, nhà hàng…(chả trách dù nghèo nhưng tỷ lệ tiêu thụ bia, thuốc lá ở nước ta rất cao), song lại thiếu những công trình văn hóa công cộng để nâng cao dân trí, ví dụ thiếu thư viện tốt. Ở Sài Gòn, từ phường, quận cho tới cấp thành phố đều có thư viện, nhưng các thư viện phường, quận thường quá chán, sách đã ít, sách hay lại càng ít.

Tại các thư viện không cho mượn băng đĩa nhạc, phim…miễn phí, càng không thể tìm thấy những băng đĩa nhạc giao hưởng, ca kịch opera, múa ballet hay nhạc quốc tế đủ các thể loại từ các quốc gia khác nhau…để người dân, nhất là giới trẻ có thể mượn về xem và “chống dốt”. Cái gì cũng phải đi mua tiền đâu mà mua, hỏi sao giới trẻ thường rất thiếu hụt kiến thức về opera, ballet, nhạc cổ điển, phim cổ điển…

Sài Gòn hồn xưa phai nhạt

Là một thành phố trẻ chỉ mới hơn 300 năm tuổi, Sài Gòn không có nhiều di tích, di sản văn hóa, ngay cả so với Hà Nội hay Huế. Nhưng điều đáng tiếc là đã ít mà lại không được giữ gìn, mà còn bị phá bỏ.

Theo thởi gian những vết tích của Sài Gòn xưa cứ mai một dần hoặc hoàn toàn biến mất. Đôi khi, người ta cứ nghĩ là chuyện nhỏ.

Từ những viên gạch cũ mộc mạc lát xung quanh Nhà thờ Đức Bà cũng bị đào lên thay bằng loại gạch mới bóng loáng. Một quán café Givral, nơi từng là địa điểm của bao ký giả trong và ngoài nước thời chiến tranh VN đến thu thập thông tin, ngồi viết bài, trong đó có nhân vật tình báo Phạm Xuân Ẩn; nơi từng được nhắc đến trong cuốn sách và bộ phim “Người Mỹ trầm lặng”…Lẽ ra thay vì xây mới, cùng với việc phá bỏ toàn bộ hành lang Eden cũ, nên giữ lại, biến thành một địa chỉ văn hóa du lịch khi treo thêm những bức ảnh của bộ phim này, của Sài Gòn xưa, chẳng hạn.

Một ví dụ nhỏ, như ở ở Paris, quán Café des 2 Moulins sau khi được quay trong bộ phim tình cảm Amélie, 2001 càng trở nên nổi tiếng hơn, du khách ghé đến là thấy ngay hàng loạt hình ảnh của bộ phim treo trong quán.

Mới đây, nhiều người dân Sài Gòn cảm thấy tiếc nuối khi toàn bộ hàng cây cổ thụ ở công viên Lam Sơn phía trước Nhà hát thành phố, có tuổi đời hàng chục năm, đã bị đốn hạ để xây nhà ga ngầm đầu tiên của tuyến metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên). Vòng xoay cây liễu cùng đài phun nước ở giao lộ Nguyễn Huệ với Lê Lợi cũng bị di dời. Rồi cụm tượng đài ở vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành.

Và cả thương xá Tax. Theo báo chí, trung tâm thương mại lâu đời nhất tại VN, hơn 130 năm tuổi này, sẽ được phá đi, xây dựng thành cao ốc 40 tầng.

Cùng với chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố…, những cái tên như Eden, thương xá Tax, quán café Givral, La Pagode, Brodard, những hình ảnh như đài phun nước ở giao lộ Nguyễn Huệ-Lê Lợi…đã trở thành quen thuộc, gắn liền trong ký ức của người dân Sài Gòn bao nhiêu năm…nay đã biến mất.

Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát thành phố (trước đây là Hạ Nghị Viện của chính quyền VNCH), và sắp tới sẽ là chợ Bến Thành, thì đều đang và sẽ bị đè bẹp xuống, trở nên bé nhỏ thảm thương vì những công trình mới xây cao hơn nhiều lần.

Tất cả đều được lấy lý do vì nhu cầu phát triển, thành phố cần phải hiện đại hóa, người dân cần phải hy sinh! Biết là thế, nhưng thật ra, đập bỏ luôn là phương án nhanh nhất, dễ nhất!

Giá trị của một thành phố không chỉ ở những công trình kiến trúc mới. Linh hồn của một thành phố nhiều khi nằm trong từng viên gạch cũ, từng hàng cây cổ thụ, một quán café xưa…Ở đó những dấu ấn lịch sử, những dấu vết thời gian đi qua còn in lại. Và người ta gắn bó với một thành phố lắm khi chỉ từ những thứ nhỏ nhặt như thế.

Sài Gòn ơi hồn ở đâu bây giờ?