TỪNG CHÚT MỘT THÔI…

TỪNG CHÚT MỘT THÔI…

Nhìn một vận động viên đứng trên bục cao nhận giải thưởng, ta trầm trồ thán phục.  Ta ước mong mình có thể trở thành một vận động viên xuất sắc như thế.  Đọc một kiệt tác văn học, ta thích thú ngưỡng mộ ngòi bút xuất thần của nhà văn.  Ta ước mong mình có thể viết được hay như thế.  Nghe gương sống thánh thiện của một vị thánh, ta thấy mình bừng cháy khát khao nên thánh.  Ta ước ao đời mình cũng thánh thiện như thế.  Rồi ta lên kế hoạch cho mình, ta sẽ làm thế này, ta sẽ làm thế kia… cuối cùng, được vài ngày, ta lại…nản.  Tất cả lại trở về như cũ.

Ở đời, tất cả những gì thành công, xuất chúng, đáng giá đều không thể gặt hái một sớm một chiều. Chúng là kết quả của những nỗ lực bền bỉ, bước đi trong khiêm tốn, kiên nhẫn và…từng chút một.  Ta nên biết rằng đằng sau tấm huy chương vàng óng ánh là những kiêng khem, tập luyện vất vả, không phải ngày một ngày hai, mà có khi mất nhiều năm trời luyện rèn bền bỉ.  Đằng sau những áng văn bất hủ là những bản thảo miệt mài viết đi viết lại, sửa tới sửa lui.  Có khi nó là công trình của cả một đời người, bắt đầu từ những nét chữ nguệch ngoạc cho đến những câu chữ chỉn chu rõ ràng.  Đằng sau một mẫu gương thánh thiện, là cả một đời rèn luyện nhân đức.

Mọi sự đều có tiến trình riêng của nó.  Một chú nhộng bướm phải mất hàng giờ kiên nhẫn cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu trên cái kén.  Tiến trình tự nhiên mà ta tưởng là mất giờ này giúp cho cơ thể chú nhộng nhỏ gọn và đôi cánh cứng cáp để có thể bay khi chú thoát thai thành bướm.  Nếu ta thương tình can thiệp để tiến trình ấy diễn ra nhanh hơn, chú “nhộng bướm” sẽ chỉ là chú “bướm nhộng” bò loanh quanh với thân hình phồng rộp và đôi cánh nhăn nhúm.  Tôn trọng tiến trình của cuộc sống và chấp nhận quy luật ấy cũng là lẽ khôn ngoan ở đời.  Một bạn trẻ thành công quá sớm trong khi chưa chín chắn trưởng thành trong nhân cách có thể hủy hoại tương lai và cả thành công hiện tại. Macaulay Culkin, diễn viên nhí trong bộ phim nổi tiếng “Ở nhà một mình” là một thí dụ điển hình. Thành công quá sớm đã khiến cho Macaulay Culkin nhanh chóng sa ngã, sự nghiệp tuột dốc và cuối cùng chết mòn vì ma túy.  Chấp nhận mọi thành công đều cần một quá trình, ta từ tốn khôn ngoan bước đi từng bước vững chắc.

Thường thì nói và nghĩ bao giờ cũng dễ, bắt tay vào làm mới khó.  Nghĩ tưởng về thành công trong tương lai, khơi lên trong ta bao nhiêu động lực hiện tại, nhưng thực tế, khi bắt đầu hành trình và nhìn về chân trời xa xăm phía trước lại có thể khiến ta thoái chí nản lòng.  Ta không biết liệu mình có làm được như vậy không?  Ta không biết liệu dự phóng của mình có quá ảo tưởng không?  Và cái tiến trình xa vời vợi ấy có thể là một cám dỗ giục ta bỏ cuộc.  Lúc mới hoán cải với tâm trí tràn ngập những dự phóng sẽ thực hiện cho Thiên Chúa, thánh Inhaxio cũng đã từng bị cám dỗ như vậy.  Khi ấy, tâm trí ngài nổi lên một ý nghĩ: “Liệu ngươi có thể sống nổi cuộc sống này suốt 70 năm không?” Ý nghĩ ấy khiến ngài nản chí, nhưng khi nhận ra đó là một cám dỗ, ngài hiểu rằng 70 năm ấy có thể đạt được, chỉ cần lúc này ngài sống từng giờ trọn vẹn.

Cuối cùng, ở mỗi tiến trình ta phải nhận thức đúng về mình và quý trọng những thành quả tương xứng với tiến trình ấy.  Một con sâu róm xấu xí không nên tự trách mình không đẹp đẽ tươi xinh như chú bướm bay lượn trên các khóm hoa.  Những so sánh như vậy đều là khập khiễng và dễ dàng khiến ta thất vọng về mình.  Ta đang tập viết, không thể đòi mình có khả năng xuất khẩu thành thơ, hay sáng tác những áng văn kiệt xuất.  Điều khiến lòng ta an ủi là, dù có là cây bút đại tài đi nữa, thì cũng từng phải mài đũng quần tập viết từng câu chữ như ta.  Nhận thức đúng về mình giúp ta vững vàng trước những tiếng đời dư luận.  Chú sâu róm sẽ thất vọng buồn rầu đến chết được, vì ai nhìn chú cũng khiếp sợ.  Người ta khiếp sợ một con sâu mà không thể thấy rằng nó sẽ trở thành một con bướm.  Người ta thích thú nhìn ngắm một con bướm mà quên mất rằng nó đã từng là một con sâu.  Người đời cũng vậy, họ có thể chỉ nhìn thấy bạn như là một “con sâu” mà không thấy được nỗ lực của bạn để trở thành một “con bướm”.  Vậy nên bạn đừng để nhận xét của họ làm mai một ý chí vươn lên của mình.

Bạn thân mến, một tòa tháp cao bắt đầu từ một viên gạch nhỏ.  Một hành trình dài ngàn dặm khởi đi từ một bước chân ngắn.  Bạn là kiến trúc sư cho tòa tháp cuộc đời mình.  Trở nên một con người như thế nào, tương lai ra sao, cống hiến được gì cho đời, tất cả được đặt trên đôi vai của bạn.  Chính bạn là thuyền trưởng của cuộc đời mình.  Từ tốn, kiên nhẫn, trung thành sống từng chút nhỏ thôi, bạn sẽ lái cuộc đời mình về đến đích, như lời vị tôi tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxico Xavier Nguyễn Văn Thuận đã viết: “Chấm một chấm cho thẳng, chấm này nối tiếp chấm kia… đường sẽ thẳng.  Sống một phút cho tốt, phút này nối tiếp phút kia… đời sẽ thánh’’.
Dominic Vũ Chí Kiên, SJ.

http://dongten.net

From: KittyThiênKim & Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Tách cà phê

Tách cà phê

Dongten.net

ca phe

Một nhóm bạn học nay thành đạt rủ nhau về thăm thầy cũ. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu kể lể, than phiền về những sức ép trong công việc cũng như trong cuộc sống. Nghe vậy, người thầy vào bếp lấy cà phê mời học trò cũ của mình.

Ông đem ra rất nhiều những chiếc tách khác loại: chiếc bằng sứ, chiếc bằng nhựa, chiếc thủy tinh, chiếc thì bằng pha lê, một vài chiếc trông rất đơn sơ, vài chiếc đắt tiền, vài chiếc khác lại được chế tác cực kỳ tinh xảo. Người thầy bảo những “người thành đạt” tự chọn tách và rót cà phê cho mình.
Sau khi mỗi người đều đã có một tách cà phê, người thầy đáng kính mới bắt đầu từ tốn:
– Nếu các em chú ý thì sẽ nhận ra điều này: ai cũng chọn những chiếc tách đắt tiền, chẳng ai thèm màng đến những chiếc tách nhựa giá rẻ cả. Có lẽ các em sẽ cảm thấy điều này thật bình thường vì ai chẳng muốn chọn cho mình cái tốt nhất, nhưng điều ấy lại chính là nguồn cơn của mọi vấn đề rắc rối trong cuộc sống của các em.
Các em à, những chiếc tách kia đâu có làm ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê. Tất cả những gì các em cần là cà phê chứ không phải là tách. Thế mà thường thì các em chỉ chăm chăm lo kiếm những chiếc tách tốt nhất, rồi sau đó còn liếc mắt qua người bên cạnh để xem tách của họ có đẹp hơn tách của mình không.
Hãy suy ngẫm điều này nhé: cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính là những chiếc tách. Và những “chiếc tách” này không hề xác định hay ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chúng ta. Đôi khi do cứ mãi để ý vào những “chiếc tách hư danh” mà chúng ta bỏ lỡ việc tận hưởng cuộc sống.
Món quà mà Thượng đế ban tặng cho con người là cà phê chứ không phải tách. Vậy thì cứ thoải mái nhâm nhi cà phê của mình và thưởng thức mùi vị đậm đà của nó – thứ đựng trong chiếc tách chứ không phải là chiếc tách.

(Sưu tầm)

 

LINH HỒN NGƯỜI CHẾT HIỆN VỀ

LINH HỒN NGƯỜI CHẾT HIỆN VỀ

– CÂU CHUYỆN 1: XIN LỄ CẦU NGUYỆN

LM Trịnh Ðức Hòa, DCCT khi giảng về đề tài Tứ Chung, cha Hòa kể lại câu chuyện mà cha cố Vũ Tuấn Tú thuật:

“Năm 1996, tôi được một gia đình ở giáo xứ nhà thờ St. Barbara mời đến tư gia để dâng Thánh Lễ. Ở đấy có một hiện tượng lạ. Một cô con gái trẻ bị một linh hồn nhập vào và nói giọng đàn ông. Tôi bèn xin gia đình ấy cùng đọc chuỗi kinh Mân Côi Năm Sự Thương. Khi đọc đến chục kinh thứ tư thì linh hồn ở trong cô gái nói rằng:
“Con là người con trai trong gia đình. Con bị tai nạn ở vùng San Jose (thuộc miền bắc California). Xin gia đình đừng nghĩ là con tự tử. Hôm nay, Chúa cho phép con về để xin cha mẹ và cha Tú dâng 3 Thánh Lễ cầu nguyện cho con để con được về với Chúa.”
Tôi hỏi:
“Chỉ cần có 3 Thánh lễ thôi à?”
“Vâng, con chỉ cần ba Thánh lễ thì sẽ được lên Thiên Ðàng. Xin gia đình tiếp tục cầu nguyện cho một số linh hồn người thân đang còn ở luyện ngục.”
Nói xong thì linh hồn ấy xuất đi và cô gái trở lại tình trạng bình thường, không còn nói tiếng đàn ông nữa.”

Suy niệm:
-Phải kể đây là một thanh niên thánh thiện, giữ đạo hẳn hoi, không phạm tội trọng. Vì thế, khi bị tai nạn chết bất thình lình, không kịp xưng tội, chịu Mình Thánh Chúa, mà anh chỉ cần 3 Thánh lễ để lên Thiên Ðàng. Ðó là tấm gương sáng cho tất cả chúng ta. Xin tạ ơn Chúa!

CÂU CHUYỆN 2: XIN GIA ÐÌNH THA THỨ, ÐỪNG THƯA KIỆN BÁC SĨ.

Ðây là câu chuyện thật đã xẩy ra cho một gia đình nổi tiếng về thương mại ở vùng Quận Cam (Orange County), California.
– Một cô gái 18 tuổi bị bịnh nên được đưa vào nhà thương nhưng vì sự chữa trị chậm trễ của các bác sĩ mà cô gái ấy qua đời.
Cả gia đình đau buồn vì cái chết của cô. Họ định sau tang lễ thì sẽ nhờ luật sư thưa kiện các bác sĩ vì đã không chữa trị kịp thời và chu đáo nên con của họ chết.
Một đêm kia, cha mẹ của cô gái quá cố nằm mơ thấy con gái hiện về mặc áo trắng đẹp đẽ và vui vẻ nói với cha mẹ rằng:
“Xin bố mẹ đừng buồn, đừng thưa kiện người ta vì con được hưởng phước Thiên Ðàng rồi.”
Ðược con gái báo mộng là cô đang ở Thiên Ðàng thì cha mẹ cô mừng rỡ nên không còn nghĩ đến việc kiện tụng nữa.

Suy niệm:
Người trẻ khi chết mà lên Thiên Ðàng ngay, đó là một hồng ân. Như vậy người trẻ này là một người thánh thiện và đạo đức. Ðó là phúc lớn cho bản thân cô và gia đình cô. Cô là tấm gương sáng cho mọi người, đặc biệt là cho giới trẻ. Cảm tạ Chúa!

Kim Hà

Anh chị Thụ Mai gởi

Đan Mạch bỏ tù băng cần sa người Việt

Đan Mạch bỏ tù băng cần sa người Việt

Thứ năm, 3 tháng 7, 2014

Một tòa án ở Đan Mạch vừa ra mức án nặng cho một nhóm nhỏ tội phạm chuyên sản xuất, buôn lậu ma túy do một người gốc Việt cầm đầu, trang mạng Bấm Berlingske theo khuynh hướng trung hữu có nhiều ảnh hưởng tại Đan Mạch nói.

Theo Berlingske, chín người, gồm tám nam giới và một phụ nữ, hầu hết là người gốc nước ngoài, phải ra hầu tòa Kolding hôm 2/7 trong vụ án lớn về chất gây nghiện.

Từng bị cáo bị kết tội liên quan tới hoạt động sản xuất cần sa quy mô lớn và buôn lậu chất gây nghiện từ nước ngoài vào Đan Mạch.

Người bị cho là cầm đầu đường dây này là một người gốc Việt, 32 tuổi, thường trú tại vùng Kolding. Ông ta bị kết tội điều hành 13 trại trồng cần sa ở Jylland và Fyn, với tổng công suất cho ra được gần một tấn sản phẩm bất hợp pháp này.

Ông này có một công ty tại Kolding chuyên bán phân bón hóa học và các thiết bị làm vườn, và thực hiện hoạt động trồng cần sa thông qua công ty này.

Ông ta cũng bị kết tội buôn lậu 10kg chất amphetamines hồi tháng Giêng 2013 và 4,9kg hồi tháng Hai 2013.

Mức án dành cho bị cáo chủ chốt này là 16 năm tù và trục xuất vĩnh viễn khỏi Đan Mạch.

Hai đồng phạm là các công dân Đan Mạch, 46 và 66 tuổi, bị mức án nhẹ hơn, một người 13 năm, một người 11 năm, và cũng bị trục xuất vĩnh viễn.

Hai người đàn ông khác, cùng 27 tuổi và cùng thường trú tại Kolding, mỗi người bị tám năm tù và trục xuất vĩnh viễn.

Một người đàn ông nữa, 34 tuổi, được xác định là cư trú bất hợp pháp tại Đan Mạch, bị án tù một năm và trục xuất vĩnh viễn.

Người phụ nữ 32 tuổi chung sống với bị cáo cầm đầu đường dây bị án tù sáu năm.

Hai bị cáo cuối cùng, một công dân Đan Mạch, một công dân Hà Lan, được tha bổng.

Trung Quốc lập tòa án đặc biệt xử các vụ gây ô nhiễm

Trung Quốc lập tòa án đặc biệt xử các vụ gây ô nhiễm

Hệ quả trên môi trường của công nghiệp phát triển bừa bãi. Ảnh chụp trên một cánh đồng ở Hồ Nam, ngày 04/06/2014.

Hệ quả trên môi trường của công nghiệp phát triển bừa bãi. Ảnh chụp trên một cánh đồng ở Hồ Nam, ngày 04/06/2014.

REUTERS/Jason Lee

Thụy My

Tòa án tối cao Trung Quốc hôm nay 03/07/2014 thông báo vừa thành lập một tòa án đặc biệt chuyên xét xử các vụ án về môi trường, trong lúc Bắc Kinh đang cố gắng đưa ra những biện pháp xoa dịu công chúng hiện rất bất bình trước mức độ ô nhiễm tăng vọt.

Ba thập kỷ công nghiệp hóa nhanh chóng và bừa bãi đã gây thiệt hại nặng nề cho môi trường, khiến các lãnh đạo cộng sản phải đối phó với sự phẫn nộ của dân chúng, biểu thị qua số lượng các cuộc biểu tình ngày một tăng lên.

Các nghiên cứu mới đây cho thấy gần hai phần ba diện tích mặt đất Trung Quốc bị ô nhiễm, và 60% lượng nước ngầm bị nhiễm bẩn không thể uống được. Chưa nói đến bầu không khí bị ô nhiễm trầm trọng, thường xuyên tạo ra nạn khói mù, nhất là tại các đô thị lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải.

Tòa án môi trường vừa được thành lập sẽ có chi nhánh ở các địa phương, chuyên phụ trách các vụ ô nhiễm không khí, nước và đất, bảo vệ hầm mỏ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên như các khu rừng, sông ngòi…Tôn Quân Công (Sun Jungong), phát ngôn viên của tòa án đặc biệt này trong cuộc họp báo cho biết như trên.

Trịnh Học Lâm (Zheng Xuelin), chủ tịch « Tòa án môi trường » độc đáo này nói thêm : « Các tòa án muốn xử lý những vụ liên quan đến các trường hợp gây ô nhiễm nhưng lại không dám vì bị chồng chéo ». Theo ông, từ 2011 đến 2013 mỗi năm có dưới 30.000 vụ liên quan đến môi trường được đưa ra xử, so với số lượng bình quân 11 triệu vụ hàng năm. Các chính quyền địa phương thường coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu.

Thủ tướng Lý Khắc Cường hồi tháng Ba đã loan báo rằng Bắc Kinh « khai chiến » với ô nhiễm. Một loạt các biện pháp đã được đưa ra, nhưng vấn đề là việc thực thi như thế nào. Không có lịch trình tiến hành cụ thể, và các luật lệ về môi trường tuy gần đây đã cứng rắn hơn, nhưng chỉ được áp dụng một phần.

Các thị trấn biên giới Texas giúp di dân

Các thị trấn biên giới Texas giúp di dân

Nhà thờ Thiên Chúa giáo Sacred Heart, ở McAllen, Texas, cho di dân tạm trú

Nhà thờ Thiên Chúa giáo Sacred Heart, ở McAllen, Texas, cho di dân tạm trú

Greg Flakus

03.07.2014

Hàng vạn di dân từ Trung Mỹ đã vượt biên giới Mexico sang tiểu bang Texas của Mỹ trong những tháng gần đây và các nhân viên liên bang đã tăng cường những nỗ lực để thanh lọc những người không có lý lịch tội phạm và cho phép họ được ở lại với gia đình tại Mỹ trong khi chờ ngày ra tòa. Theo tường trình của Thông tín viên Đài VOA từ Houston, Texas, Greg Flakus, các cộng đồng địa phương đang ra sức giúp đỡ cho những di dân kiệt sức và đói khác này.

Tuần này, sở cảnh sát quận Hildago, Texas phát hiện tử thi rữa nát của một bé trai trong một bụi rậm gần Sông Rio Grande, phân chia ranh giới với Mexico.

Nhờ những  thông tin được viết nguệch ngoạc trên dây nịt của cậu bé, các nhân viên cảnh sát tiếp xúc với một người đàn ông tại Guatemala tự nhận là cha của nạn nhân. Cảnh sát viên Eddie Guerra nói ông này cung cấp những tin tức giúp xác định lý lịch của cậu bé.

“Một phần của lời khai của người được xem là cha của cậu bé đã chết, đã cho cho chúng tôi biết những chi tiết rõ ràng về áo quần của em này.”

Theo giấy khai sanh thì em bé xấu số này chỉ có 11 tuổi, nhưng theo các thân nhân trong gia đình thì em đã được 15 tuổi.

Trong những tháng gần đây, làn sóng di dân từ Trung Mỹ đến phía nam Texas đã tăng mạnh. Nhà chức trách liên bang câu lưu các thiếu niên không có cha mẹ đi kèm, nhưng họ đã thanh lọc và trả tự do cho hàng trăm người với trẻ em đi cùng đến các nơi khác trong nước Mỹ nơi họ có thân nhân.

Nhiều người đến trạm xe buýt tại thị trấn McAllen, Texas, nơi hiện phải vất vả đối phó với một số lượng đông đảo di dân.

Ông Teclo Garcia, phát ngôn viên của thị trấn McAllen, nói nhà cầm quyền địa phương, các nữ tu, và những người tình nguyện địa phương đang cung cấp dịch vụ tại bãi đậu xe của nhà thờ Thánh Tâm. Ông cho biết:

“Quận đã dựng các lều tạm và các sơ đang làm việc để đảm bảo là những người đến đây được nuôi ăn và chăm sóc, và những nhân viên y tế của quận đã khám sức khỏe và những di dân này sau đó lên xe buýt đi các nơi khác.”

Ông Garcia nói thành phố đã tiêu hết 58.000 đô la cho dịch vụ khẩn cấp này, nhưng ông nói thêm là cuối cùng có thể phải tốn nửa triệu đô la vào cuối năm nay nếu tình hình không được cải thiện. Ông nói:

“Trong khi chúng tôi đối phó với tình hình hiện nay, chúng tôi muốn chính phủ liên bang chịu tránh nhiệm. Chúng tôi không gây ra tình trạng này, chúng tôi chỉ muốn đối xử với mọi người một cách nhân đạo. Nhưng chúng tôi tự hỏi và chúng tôi lo ngại là không biết tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu. Chúng tôi không muốn tiêu 500.000 đô la tiền thuế cho hoạt động này hàng năm.”

Hoạt động tại nhà thờ ở McAllen và một hoạt động khác được thực hiện cách đây vài ngày tại Brownsville được Hội Từ Thiện Công Giáo đảm trách. Bà Brenda Riojas, đại diện của hội, nói hoạt động cứu trợ do các cư dân địa phương bắt đầu.

Họ để ý thấy có nhiều người đến trạm xe buýt cần được giúp đỡ, do đó từ các thùng xe của họ, họ trợ giúp cho các di dân và khi con số người mới đến quá đông, trạm xe buýt nói rằng nơi đây không phải là nơi để làm việc này.”

Bà Riojas nói nơi tạm trú của nhà thờ cung cấp cho di dân thực phẩm, nơi tắm rửa, giường ngủ trong vài ngày và những sự trợ giúp khác trước khi họ đoàn tụ với thân nhân, đôi khi ở những nơi xa như New York hay California. Bà nói những người tình nguyện cũng cho họ những vật phẩm cần thiết để đi đường:

“Chúng tôi cũng cung cấp cho họ một hành trang đi đường. Chúng tôi muốn đảm bảo là họ có tả cho trẻ em, thức ăn cho các em bé và nước uống.”

Một số người cho rằng những trợ giúp như thế là giúp đỡ những người vi phạm luật pháp và khuyến khích thêm những người vượt biên giới bất hợp pháp. Tuy nhiên, bà Riojas nói nhà thờ và những tổ chức từ thiện khác ở nam Texas chỉ trợ giúp nhân đạo cho những người đã có mặt tại đây và cần được giúp đỡ.

Một số dân biểu, nghị sĩ Quốc hội Mỹ cũng chỉ trích việc thả những di dân bất hợp pháp và kêu gọi nhanh chóng trả họ về nước để làm nản lòng những người khác muốn đến Mỹ một cách bất hợp pháp.

 

KHIÊM NHƯỜNG HIỀN HẬU


Đức Giêsu đã nói về mình như một người hiền hậu và khiêm nhường.  Sự khiêm nhường của Người được thể hiện rõ nét nhất qua mầu nhiệm nhập thể.  Là Thiên Chúa toàn năng, Người đã hạ mình nhận thân phận con người, sống như người trần thế (x Phl 2,6-12).  Nếu Người kêu gọi chúng ta sống khiêm nhường, là vì chính Người đã sống khiêm nhường suốt đời để thực hiện Thánh ý Chúa Cha.  Cuộc khổ nạn thập giá chính là bằng chứng cao cả nhất của sự khiêm nhường ấy.

Trong lời cầu nguyện của Đức Giêsu với Chúa Cha, Người đã nhắc đến những người được Chúa Cha mặc khải chân lý vĩnh cửu.  Những người này không phải là vĩ nhân, không phải người khôn ngoan xuất chúng, nhưng là những người bé mọn.  Như vậy, Lời Chúa giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn khái niệm “khiêm nhường”:

-Khiêm nhường trước hết là biết mình hoàn toàn phụ thuộc vào Chúa và chạy đến tìm nương ẩn nơi Ngài.  Vì chúng ta chỉ là tạo vật, nên chúng ta phụ thuộc vào Đấng đã dựng nên chúng ta.  Khước từ Thiên Chúa là tội kiêu ngạo.  Tự cho mình làm nên mọi sự là tội phạm thượng.  Ađam và Evà đã kiêu ngạo và phạm thượng khi khước từ vị trí của Đấng Sáng tạo trong cuộc đời mình.  Họ đã muốn thoát khỏi vòng kiểm soát của Chúa, muốn được trở nên giống thần linh để cạnh tranh với Đấng đã tạo dựng nên mình.

Khiêm nhường là chấp nhận vị trí và vai trò của tha nhân trong mối tương quan đa dạng của cuộc sống xã hội.  Mỗi người có một vị trí, một nghề nghiệp, một tài năng và một trách nhiệm.  Không ai có thể làm được bách nghệ, nhưng con người trong xã hội phải phụ thuộc vào nhau mà sống.  Người thợ dệt sống nhờ người nông dân, người thợ xây sống nhờ người đánh cá, người làm việc văn phòng sống nhờ bác nông phu… nhận ra tình liên đới trong sự tôn trọng lẫn nhau, đó chính là khiêm nhường.

-Khiêm nhường là đón nhận chân lý vĩnh cửu do Đức Giêsu loan báo: thực tế cho thấy có những người học hành uyên thâm lỗi lạc không tin vào các giá trị thiêng liêng, không tin vào Thượng đế; trong khi có những người dân quê chất phác ít học, cả đời không ra khỏi làng, lại tin vào Chúa và gắn bó suốt đời với đức tin ấy đến nỗi không gì có thể lay chuyển nổi.  Như thế, đức tin trước khi là sự khiêm nhường đón nhận của con người thì đã là ân ban của Thiên Chúa, là sự mạc khải của Thiên Chúa về mầu nhiệm Nước Trời.

Khiêm nhường là học dưới mái trường của Đức Giêsu. Nhờ Bí Tích Thánh Tẩy, chúng ta trở thành môn sinh của Thày Giêsu.  Người là Thày dạy Chân lý, Thày dạy yêu thương.  Người chính là con đường để dẫn đưa chúng ta về với Chúa Cha, con đường để đem lại cho chúng ta hạnh phúc.  Có biết bao học trò của Đức Giêsu đã nhờ tuân theo giáo huấn của Người mà nên thánh.  Biết bao người đã  chiến thắng những cám dỗ, chiến thắng những nghịch cảnh cuộc đời nhờ giáo huấn ấy.  Chính nơi trường học của Đức Giêsu mà chúng ta được biết Chúa Cha, vì chính Chúa Con mặc khải cho chúng ta về Chúa Cha và đưa chúng ta vào sống trong mối tình huyền diệu Cha-Con muôn thuở.

Khiêm nhường là sống theo sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Tác giả Thư Rôma (bài đọc II) đã nhấn mạnh đến  sự hiện diện và tác động của Thần Khí nơi các tín hữu.  Một lối sống ngược lại với Thần Khí, đó là sống theo những bản năng của xác thịt, nghiêng chiều theo những đam mê và những đam mê này làm cho chúng ta xa Chúa.  Cũng chính nhờ Thần Khí mà chúng ta diệt trừ được sự ích kỷ và kiêu ngạo, là nguyên nhân của mọi tội lỗi.

Các nhà tu đức thường nói: Khiêm nhường là mẹ của các nhân đức”. Vậy nếu chúng ta sống khiêm nhường thì chúng ta sẽ có mọi đức tính tốt lành khác.  Như dòng nước luôn tìm chỗ trũng để chảy xuống, nên có thể thấm vào mọi nơi mọi chỗ và có thể làm cho đất đai trở nên màu mỡ phì nhiêu, sự khiêm nhường là bí quyết của thành công trong cuộc sống.  Khiêm nhường còn là cội nguồn của hạnh phúc, là nền tảng của tình yêu thương huynh đệ.  Đấng Cứu độ được diễn tả bằng hình ảnh khiêm tốn cưỡi trên lưng lừa, chứ không oai hùng trên lưng ngựa chiến với áo giáp uy hùng và kiếm gươm sáng loáng (Bài đọc I).  Chính nhờ sự khiêm nhường này mà Người đã chinh phục được các dân và đưa họ vào vương quốc công chính.

Kiêu ngạo bao nhiêu cũng chẳng đủ, khiêm tốn bao nhiêu cũng chẳng thừa.  Xin cho mỗi người chúng ta biết lắng nghe bài học Chúa dạy hôm nay.  Amen!

Gm Vũ Văn Thiên

From: KittyThiênKim & Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Vợ chồng gốc Việt bị bắt tội nhốt con tự kỷ trong ‘chuồng’

Vợ chồng gốc Việt bị bắt tội nhốt con tự kỷ trong ‘chuồng’
July 02, 2014

Nguoi-viet.com


Ngọc Lan, và T.A., K.N./Người Việt


ANAHEIM (NV) –
Một cặp vợ chồng gốc Việt bị cảnh sát bắt giữ tại nhà riêng ở Anaheim vào chiều tối Thứ Ba, 1 Tháng Bảy, 2014, sau khi người hàng xóm gọi điện thoại báo cho nhà chức trách hay một cậu bé đang bị giam trong “cái cũi lớn dành cho chó.”

Theo tin từ Sở Cảnh Sát Anaheim, người vợ tên là Tracy Trang Le, 35 tuổi, chồng là Loi Vu, 40 tuổi. Đứa con có liên quan là một cậu bé 11 tuổi bị bệnh tự kỷ, là con lớn của gia đình. Ngoài ra, cặp vợ chồng này còn hai đứa con nhỏ hơn, một trai, một gái.

Người vợ tên Tracy Trang Le, 35 tuổi. (Hình: Sở Cảnh Sát Anaheim cung cấp)

 

Người chồng tên Loi Vu, 40 tuổi. (Hình: Sở Cảnh Sát Anaheim cung cấp)

Trả lời phỏng vấn của Nhật Báo Người Việt vào trưa Thứ Tư, 2 Tháng Bảy, cảnh Sát Bob Dunn, thuộc Sở Cảnh Sát Anaheim, cho biết: “Hai người này đã được thả ra. Tiền tại ngoại là $100,000/người. Hiện họ có về nhà hay ở đâu khác thì không nằm trong thẩm quyền của chúng tôi.”

Trong một thông cáo báo chí, ông Dunn tường thuật: “Lúc 6 giờ 15 phút tối Thứ Ba, cảnh sát cùng Sở Xã Hội Orange County đến dãy nhà 1300 đường Garrett sau khi nhận tin báo có một cậu bé đang bị nhốt trong cái cũi, gần giống như một cái nhà cho thú nuôi.”

Cũng theo thông cáo này, cảnh sát đã gặp những người ở trong nhà, cũng như nhìn thấy một “chuồng chó lớn.” Cái chuồng này có giường nệm bên trong và được đặt trong nhà.

Theo mô tả của tờ Orange County Register, chiếc chuồng này cao 6”, dài 5” và rộng khoảng 3 hoặc 4”, là một không gian đủ rộng để đứng lên được trong đó.

Trở lại bản thông cáo, cảnh sát nói họ tìm gặp cậu bé tự kỷ 11 tuổi, và hai người em của cậu, một gái, một trai. Toàn bộ ba đứa trẻ  hiện được bảo vệ trong khi cảnh sát và các điều tra viên của Sở Xã Hội Anaheim xem xét vụ bạo hành trẻ em này.

Cuộc điều tra sơ khởi cho thấy cha mẹ của nạn nhân có lẽ đã dùng “chuồng chó” để kiểm soát các hành vi liên quan đến bệnh tự kỷ của con mình.”

Tuy nhiên, cũng theo cảnh sát thì “Nạn nhân vẫn khỏe mạnh và có vẻ được cung cấp các nhu cầu căn bản.”

Ngôi nhà của hai vợ chồng gốc Việt hiện có rất nhiều đài truyền hình bao quanh. Cửa nhà đóng, rèm che kín các cửa sổ. Không thấy dấu hiệu nào cho thấy còn người ở lại trong nhà.

Xe của các đài truyền hình lớn túc trực bên ngoài ngôi nhà của cặp vợ chồng gốc Việt. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Người Việt chiều ngày Thứ Tư, 2 Tháng Bảy, Anh Bart Gomez, một trong những người hàng xóm chạy ra theo dõi vụ việc từ khi xảy ra, cho biết: “Trước giờ tôi vẫn thấy nhà này có gì kỳ kỳ, tôi cũng vẫn rất bất ngờ khi cảnh sát ập vào nhà họ.”

Gomez giải thích: “Tôi ở đây mười mấy năm rồi. Sau này họ dọn đến, tôi thấy đứa trẻ đó phá lắm, nó có gì đó ‘kỳ kỳ’. Bất ngờ là vì tôi không ngờ là họ lại nhốt con vào chuồng chó. Nhà hay mở cửa, tôi cũng thấy cái chuồng này, nhưng tôi không thể nào tưởng tượng ra là họ dùng nó để nhốt con mình.”

Ba thanh niên khác đang đứng cùng anh Gomez cũng bày tỏ sự ngạc nhiên về tin vừa xảy ra.

Một người đàn ông da trắng lớn tuổi không muốn nêu tên đến bắt chuyện với phóng viên Người Việt và cho biết ông ở ngay sau lưng nhà của cặp vợ chồng này. “Họ ở đây cũng lâu lắm rồi. Họ sống rất lặng lẽ, không giao tiếp với ai vì họ không biết tiếng Anh, chỉ có ra vào thì nói ‘Hello’, ‘How are you’ thôi.”

Trả lời câu hỏi của Người Việt “Ông nghĩ gì khi biết câu chuyện này”, người đàn ông này nói, “Là một người có con có cháu, tôi rất cảm thông với họ. Phải làm như thế nào đây khi đó là một đứa trẻ bị bệnh, phá phách, hung hăng? Tôi rất thấu hiểu điều đó. Nhưng dĩ nhiên vẫn cần phải tìm hiểu thêm những gì xảy ra bên trong.”

Cũng theo người đàn ông này thì ông “đã nhiều lần trông thấy cậu bé này chơi ở sân sau nhà. Nhìn nó cũng khỏe mạnh, bình thường.”

“Không biết câu chuyện này sẽ đi đến đâu, tôi cứ thấy xe báo đài đến rồi đi rồi đến cả ngày.” Ông nói.

Theo lời chỉ dẫn của những người chung quanh, phóng viên Người Việt tìm đến nhà ông Trần Trung Nhơn, một người gốc Việt sống cách đó vài căn. Ông Nhơn hoàn toàn không hề hay biết gì về tin này, mặc dù rất nhiều xe của các đài truyền hình Mỹ và Hispanic đang đậu quanh đó, cùng một số người hàng xóm không phải gốc Việt lân la kéo đến nhìn ngó, bàn tán.

Ông Nhơn bày tỏ: “Tôi không hề hay biết chuyện bị bắt giữ này. Gia đình họ dọn tới đây khoảng mười năm trước. Tôi tuy không thân quen nhưng có biết, từng thấy vợ chồng họ, và biết họ cũng là người Việt.”

“Nếu con họ có hoàn cảnh như vậy thì cần được giúp đỡ chứ sao lại bắt.” Ông Nhơn xót xa. Tuy nhiên, theo ông Nhơn, “ở Mỹ, mình không thể dùng sự thông cảm để giải quyết được. Ở đây thì phải nuôi con theo luật ở đây. Dù gì thì tôi nghĩ mình phải tìm hiểu coi sự việc thực sự là thế nào.”

Viên cảnh sát Bob Dunn cho rằng “cha mẹ nạn nhân có thể sẽ bị kết án tù vì tội đe dọa trẻ em” và “sự vụ vẫn còn trong quá trình điều tra.”

Sở Cảnh Sát Anaheim chưa thể khẳng định rằng cậu bé này bị giam giữ bao lâu trong cái chuồng dành cho thú nuôi này.

Cả hai vợ chồng này đều không nói được tiếng Anh nên cần có người thông dịch.

Theo những người sống ở đây, khu vực này không có nhiều người Việt Nam, nhưng cũng khá đa dạng về các chủng tộc sắc dân.

Liên lạc: [email protected]

 

Đảng là trên hết

Đảng là trên hết

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-07-03

kinhhoa07032014.mp3

000_Hkg4466727-305.jpg

Hình minh họa chụp năm 2011 tại Hà Nội.

AFP

Căng thẳng Việt Nam Trung Quốc chưa chấm dứt. Đảng cộng sản Việt Nam thì vẫn duy trì quan hệ mật thiết của họ với đảng cộng sản Trung Quốc, mà những mệnh lệnh gây hấn trên biển Đông, hay những lời nói trịch thượng từ giới ngoại giao Trung Quốc cũng phát xuất từ đảng cộng sản của nước này với tư cách một đảng cầm quyền. Mâu thuẫn này phải hiểu như thế nào?

Quan hệ giữa hai đảng

Theo truyền thông Việt Nam, ngày 30.6, tại Hà Nội, Tạp chí Mặt Trận, Viện Chính sách pháp luật và quản lý cùng các đối tác đã tổ chức hội thảo “Đa dạng hóa tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam”. TS Nguyễn Anh Dũng từ Báo Nhân Dân của đảng cộng sản Việt Nam, cho biết:

“Có những vấn đề nhạy cảm mà phía VN và TQ từng thỏa thuận không đưa ra ở những diễn đàn chính thức. Ví dụ Nhân Dân nhật báo (cơ quan của BCH T.Ư Đảng Cộng sản TQ) không đăng tải thì Báo Nhân Dân của Việt Nam cũng không đăng.”

” Chỉ có ở chế độ cộng sản thì mới có cái kiểu làm việc giữa hai đảng, nhượng bộ quyền lợi gì đó giữa hai đảng với nhau còn nhân dân thì chẳng có vai trò gì.
-Hà Sĩ Phu”

Phát biểu của Tiến sĩ Dũng chứng tỏ rằng quan hệ giữa hai quốc gia thực chất là quan hệ giữa hai đảng cộng sản với đại diện là hai tờ báo đảng lớn nhất nước. Lời “tiết lộ” này của ông Dũng hoàn toàn giống với nhận định của Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu, một trí thức bất đồng chính kiến trong nước:

“Chỉ có ở chế độ cộng sản thì mới có cái kiểu làm việc giữa hai đảng, nhượng bộ quyền lợi gì đó giữa hai đảng với nhau còn nhân dân thì chẳng có vai trò gì.”

Một quan sát từ bên ngoài Việt Nam của Tạp chí Jane’s Intelligence, số ra tháng cuối tháng năm đầu tháng sáu năm 2014,  cho rằng những vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc trong vòng mấy năm gần đây, từ dự án bauxite ở Tây nguyên cho đến xung đột chủ quyền biển đảo ngoài biển Đông sẽ là một thách thức cho đảng cộng sản cầm quyền tại Việt Nam về tính chính danh của nó.

Nhưng có vẻ như cuộc khủng hoảng chủ quyền quốc gia lớn nhất từ năm 1975 đến nay không làm thay đổi cái cách làm việc với nhau của hai đảng cộng sản.

Tạp chí Xây dựng đảng, trong ấn bản online ngày 28/6/2014, đưa tin một đoàn cán bộ cấp vụ dẫn đầu bởi Vụ trưởng vụ bảo vệ chính trị nội bộ thuộc Ban tổ chức trung ương đảng cộng sản Việt Nam đi Trung Quốc nghiên cứu khảo sát kinh nghiệm xây dựng đảng từ ngày 15 đến ngày 24/6/2014. Tức là đoàn cán bộ này lên đường sau khi giàn khoan của Trung Quốc đã kéo vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau khi một chiếc tàu đánh cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc húc chìm vào ngày 26/5/2014. Những cán bộ cao cấp này không phải sang Trung Quốc để mang những phản đối ngoại giao, mà để học tập kinh nghiệm của những người đang ra lệnh tiến hành chiến dịch giàn khoan ngoài biển Đông.

nguyen-phu-trong-305.jpg

TBT Nguyễn Phú Trọng gặp Ủy Viên Quốc Vụ TQ Dương Khiết Trì tại Hà Nội chiều 18/6/2014.

Sau khi biết được tin này, một cựu đảng viên hiện đang sống tại thành phố Nha Trang cười nói với chúng tôi

“Tuy hai mà một, tuy một mà hai. Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam từ trước đến nay rất mật thiết, họ giúp đỡ nhau trong việc xây dựng lực lượng, đào tạo cán bộ.”

Một cựu đảng viên khác tại TP HCM thì nói đây là một việc làm chẳng có ý nghĩa gì cho quốc gia cả.

Một người dân tại Kontum bình luận về những hành động của đảng cộng sản hiện nay:

Không phải vô tình nữa, mà tất cả những việc làm của đảng cộng sản Việt Nam cho đến giờ phút này càng ngày càng lộ ra bộ mặt quyền lợi của đảng. Tôi thấy rõ ràng là càng ngày người ta càng tách rời ra khỏi dân tộc Việt Nam.”

Chấn động địa cầu?

Ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam, mới đây có nói trong cuộc gặp cử tri tại Hà nội rằng dù hữu nghị với Trung Quốc nhưng cũng phải gìn giữ chủ quyền. Việc lên tiếng sau một thời gian dài im lặng của ông Tổng bí thứ trước sự gây hấn của các đồng chí cùng lý tưởng của ông ở Bắc Kinh được giáo sư Trần Hữu Dũng, người thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế xã hội Việt Nam cho là một việc… chấn động địa cầu.

” Không phải vô tình nữa, mà tất cả những việc làm của đảng cộng sản Việt Nam cho đến giờ phút này càng ngày càng lộ ra bộ mặt quyền lợi của đảng.
-Một người dân “

Tuy nhiên ngay trong buổi gặp gỡ cử tri này ông Trọng cũng nói rằng phải đấu tranh (?) toàn diện để bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân. Như vậy mục tiêu hàng đầu của ông vẫn là bảo vệ chế độ của đảng ông đang nắm quyền. Và người ta vẫn còn nhớ cách đây không lâu, hồi năm 2013 ông Trọng cũng có nói rằng:

“Hiến pháp là văn kiện quan trọng thứ hai sau cương lĩnh Đảng. Đảng vẫn là số một.”

Trong khi đó, vào những năm 1990, đứng trước sự khủng hoảng kinh tế và chính trị của Nhật Bản, ông Koizumi Thủ tướng Nhật lúc ấy có nói rằng dù phải phá tan Đảng dân chủ tự do đang cầm quyền của ông để cứu nước Nhật thì cũng phải làm.

Trở lại với câu chuyện các đảng cộng sản làm việc với nhau, từ trước tới nay người ta biết được chuyện này trong một khái niệm gọi là tinh thần Quốc tế vô sản. Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, sự đổi màu của chủ nghĩa cộng sản châu Á với màu sắc gọi là kinh tế thị trường, đã khiến cho nhiều người nghi ngại về cái gọi là chủ nghĩa quốc tế vô sản này.

Ngày 30/6/2014 Giáo sư mạch Quang Thắng, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, trả lời báo điện tử Văn Hóa Nghệ An rằng:

“Làm gì có chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đó là một giá trị xa xỉ.”

Ông cũng cho rằng câu nói kinh điển của phong trào cộng sản quốc tế: Bốn phương vô sản đều là anh em đã lỗi thời rồi.

Tuy nhiên ở cuối bài phỏng vấn, ông cũng hi vọng rằng để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại của quốc gia thì rất cần năng lực và kỹ năng lắng nghe từ các cấp lãnh đạo. Và những người lãnh đạo mà ông Mạch Quang Thắng đang hy vọng đó cũng chính là những người vừa gửi đoàn cán bộ đảng cấp cao sang Bắc Kinh học hỏi.

Việt Nam – Trung Quốc: Ai nợ ai?

Việt Nam – Trung Quốc: Ai nợ ai?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-07-02

07022014-vn-cn-who-own-oth.mp3

Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã phát biểu cho rằng“ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không thể áp đặt”

Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã phát biểu cho rằng“ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không thể áp đặt”

AFP

Một số người cho rằng VN mang ơn và nợ TQ. Tại cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã phát biểu cho rằng“ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không thể áp đặt”. Nhận thức như thế có đúng hay không và thực chất của vấn đề này là gì? Anh Vũ cho biết thêm chi tiết.

Láng giềng thì có mang ơn thì không

Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có một quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm.

Quan hệ VN-TQ luôn là chủ đề nóng bỏng trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào cũng đều mang tính thời sự. Đặc biệt trong lịch sử cận đại, từ năm 1945 đến nay thì mối quan hệ giữa 2 quốc gia cộng sản cũng để lại không ít các vấn đề thăng trầm.

” Chúng ta không quên sự giúp đỡ của Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến, nhưng mang ơn không có nghĩa là muốn áp đặt cái gì thì áp đặt

Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang”

Hiện nay, quan hệ Việt – Trung đang xấu đi một cách nhanh chóng, đặc biệt sau việc TQ đưa giàn khoan HD-981 vào sâu trong lãnh hải của VN. Nhất là khi phía TQ bạch hóa các tư liệu về quan hệ giữa hai nước liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và vu cáo rằng VN vong ơn bội nghĩa.

Tại cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014, khi nói về quan hệ VN-TQ, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu cho rằng “Chúng ta không quên sự giúp đỡ của Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến, nhưng mang ơn không có nghĩa là muốn áp đặt cái gì thì áp đặt”.

Bình luận về phát biểu của Chủ tịch Trương Tấn Sang, ông Khuất Duy Chiến một sĩ quan quân đội thuộc Binh đoàn 559 trong chiến tranh chống Mỹ, đã nghỉ hưu cho biết: ông hoàn toàn không tán đồng ý kiến của Chủ tịch Nước. Theo ông các nhà lãnh đạo Việt nam trong quá khứ đã mắc phải sai lầm khi biến VN thành nơi thử nghiệm và đối đầu giữa các thế lực quân sự quốc tế hàng đầu. Đây là cuộc chiến giữa ý thức hệ CS và ý thức hệ tự do dân chủ. Việc TQ ủng hộ và giúp đỡ VN không ngoài mục đích cổ vũ tình đoàn kết cộng sản quốc tế để chống kẻ thù chung.

” Trong chiến lược bành trướng xuống phía Nam của Chủ nghĩa CS, VN đã lĩnh vai trò tiền đồn của phe XHCN, do đó đối với nhân dân Việt Nam thì chính Trung Quốc nợ xương máu, nợ cả việc chia cắt đất nước

ông Khuất Duy Chiến”

Từ Ninh bình, ông Khuất Duy Chiến nói với chúng tôi:

“Trong chiến lược bành trướng xuống phía Nam của Chủ nghĩa CS, Việt nam đã lĩnh vai trò tiền đồn của phe XHCN, do đó đối với nhân dân Việt Nam thì chính Trung Quốc nợ xương máu, nợ cả việc chia cắt đất nước. Tất cả nằm trong phương châm “Đánh Mỹ tới người Việt nam cuối cùng” của Mao Trạch Đông. Nên nhớ như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nói “Ta đánh Mỹ là đánh cho phe XHCN, đánh cho cả Liên xô, Trung quốc”.”

Nói về sự giúp đỡ của TQ đối với cách mạng VN từ năm 1945 đến nay, ông Nguyễn Tường Thụy một cựu chiến binh ở Hà nội thấy rằng cuộc chiến tranh Việt nam (1955-1975) về bản chất là một cuộc chiến tranh ý thức hệ, vì lúc đó VN tự xác định mình là tiền đồn XHCN. Do vậy chính quyền CS đã nhận được sự ủng hộ của các nước XHCN, nếu không có sự ủng hộ này thì VN không thể chiến thắng được.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến ý thức hệ của Chủ nghĩa Cộng sản, Trung quốc chỉ bỏ ra súng đạn đảng cộng sản Việt Nam bỏ người (1,2 triệu bộ đội hy sinh trong cuộc chiến ý thức hệ này)

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến ý thức hệ của Chủ nghĩa Cộng sản, Trung quốc chỉ bỏ ra súng đạn đảng cộng sản Việt Nam bỏ người (1,2 triệu bộ đội hy sinh trong cuộc chiến ý thức hệ này)

Ông Nguyễn Tường Thụy nói với chúng tôi:

“Tất cả những người lính Miền Bắc đi vào miền Nam lúc ấy thì tất cả trang bị từ đầu đến chân, quân trang quân dụng đều của TQ cả, còn Liên xô thì viện trợ các vũ khí hạng nặng. Tôi nghĩ rằng nếu như nợ TQ thì là Ban lãnh đạo Đảng CSVN nợ TQ chứ nhân dân VN thì không nợ TQ.”

Trong bài viết “Việt nam không mang ơn Trung quốc” của tác giả Vương Trí Dũng trên trang Bauxite gần đây, tác giả đã viết rằng “Ngay từ ban đầu lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam là vì lợi ích của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không có lợi, lãnh đạo Trung quốc đã không giúp Việt Nam. Không phải tự nguyện hay do Việt Nam đề nghị, mà lãnh đạo Trung Quốc buộc phải giúp Việt Nam vì lợi ích sát sườn trực tiếp của chính Trung Quốc. Lãnh đạo Trung Quốc không phải tình cờ hay chỉ thông thường mà có chủ mưu sâu xa thâm độc trong lá bài giúp đỡ Việt Nam. Lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ không chỉ bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trước sự đe dọa của Pháp và Mỹ mà còn có mục đích chiếm đoạt thống trị Việt Nam.”

Trung Quốc nợ Việt Nam thì có…

Trả lời câu hỏi trong cuộc chiến tranh VN với sự chi viện rất lớn của TQ và các nước XHCN thì VN có nợ TQ hay không? Ông Khuất Duy Chiến thấy rằng sự giúp đỡ của TQ trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ là sự giúp đỡ dưới trách nhiệm của tình đoàn kết quốc tế vô sản. Mà thực chất là các bên với cùng mục đích chung để bành trướng ý thức hệ cộng sản trên toàn cầu, trên cơ sở sử dụng xương máu của người Việt để thực hiện ý đồ đó.

” Cái nợ của TQ đối với nhân dân VN là nợ máu và nợ lãnh thổ, nên không thể nói VN mang ơn TQ được. Nếu như ban lãnh đạo Đảng CSVN mang ơn thì đấy là chuyện của họ. Còn quan điểm của tôi là một công dân VN, là một người VN tôi không chấp nhận được điều này

Ông Nguyễn Tường Thụy”

Ông Khuất Duy Chiến nói với chúng tôi:

“Nói về nợ, thì Trung Quốc đã từng giúp Việt Nam lương thực, quân trang, quân dụng, vũ khí… trong chiến tranh chống Mỹ . Nhưng đó là họ làm nghĩa vụ quốc tế, dựa trên chiến lược của ý thức hệ của Chủ nghĩa Cộng sản, với mong muốn nhuộm đỏ toàn thế giới. Chẳng qua là một bên bỏ sức người, một bên bỏ sức của thôi. Thử hỏi rằng nếu xét về người và của thì cái gì quý hơn?”

Ông Nguyễn Tường Thụy thấy rằng trong các cuộc chiến tranh kéo dài đã có khoảng 4-5 triệu người VN của cả hai bên đã chết trong các cuộc chiến này mà không thể tiền bạc nào trả nổi. Đúng ra TQ phải mang ơn VN đã dùng xương máu của từng ấy triệu người chiến đấu cho việc lan tỏa của Chủ nghĩa CS. Cái nợ đó là nợ bằng máu của người VN, mà theo ông VN chằng có gì phải mang ơn TQ. Đó là chưa kể đến việc TQ đã lợi dụng để bành trướng về lãnh thổ, lãnh hải cụ thể là Bãi Tục lãm và Quần đảo Hoàng sa, đảo Gạc ma… của VN.

Ông Nguyễn Tường Thụy nói với chúng tôi:

“Cái nợ của TQ đối với nhân dân VN là nợ máu và nợ lãnh thổ, nên không thể nói VN mang ơn TQ được. Nếu như ban lãnh đạo Đảng CSVN mang ơn thì đấy là chuyện của họ. Còn quan điểm của tôi là một công dân VN, là một người VN tôi không chấp nhận được điều này”.

Tư duy cùng chung ý thức hệ cộng sản và chuyện ‘ơn nghĩa’ giữa hai đảng đang khiến cho chính quyền Hà Nội chưa thể đưa ra biện pháp dứt khoát, rõ ràng trong việc giải quyết căng thẳng Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông như hiện nay.

THÁNH NỮ CATARINA SIÊNA, ĐỒNG TRINH TIẾN SĨ

THÁNH NỮ CATARINA SIÊNA, ĐỒNG TRINH TIẾN SĨ

(1242-1380)

Truyện thánh nữ Catarina Siêna một lần nữa chứng tỏ ơn Chúa đặc biệt kêu gọi mỗi người. Nhưng để theo tiếng Chúa gọi, con người nhiều khi gặp phải những trở lực lớn lao: phải chiến đấu gay go với chính bản thân, với những người thân quyến trong gia đình.

Thánh nữ Catarina sinh ngày 25-3-1342. Ông thân sinh Giacômô Bênincasa là một người thợ nhuộm hiền lành, nết na. Thân mẫu là bà Lapa, con gái một nhà thi sĩ. Bà có một đức tính cương nghị hiếm có của một người phụ nữ. Catarina đã thụ hưởng đức tính cương nghị của mẹ, lòng đạo đức và sự dịu hiền của cha. Kể cả con nuôi và con đẻ, hai ông bà có tất cả 24 người con. Trong số đó, có một người con nuôi tên là Tômasô Fontê sau này làm linh mục dòng Đaminh, là người đã gieo một ảnh hưởng sâu rộng vào tâm hồn Catarina. Một buổi tối kia, Tômasô đọc cho Catarina nghe một truyện hay trong cuốn Sử vàng mà ông đã có dịp đọc. Từ đó, cô bé Catarina ngày càng ôm ấp ý định được đi tu dòng để theo gương bắt chước thánh nữ Êuphôsina.

Năm lên sáu tuổi, cô được thị kiến lần đầu tiên và lúc đó cô như vẳng nghe tiếng Chúa mời gọi. Từ đó, Catarina chỉ mơ màng một ngày kia được vào một cánh rừng thâm u để làm một nhà nữ ẩn sĩ. Thế rồi một ngày kia cô bé ấy bỏ nhà trốn đi tới một cái hang ở chân một hốc đá mà cả nhà không ai hay biết.

Lên 12 tuổi, cái tuổi xuân xanh mơn mởn, Catarina là một thiếu nữ xinh đẹp, Vẻ đẹp đó còn tăng thêm đậm đà, ý vị nhờ ở tư cách đoan trang thùy mị của Catarina, khiến cô đã lọt mắt nhiều chàng trai. Gia đình cũng bắt đầu nghĩ đến chuyện gây dựng cho Catarina. Nhưng tất cả những đám cầu hôn trước sau đều bị Catarina cự tuyệt. Người ta phải nhờ đến sự can thiệp của Tômasô bấy giờ đã là linh mục dòng Đaminh và làm cha giải tội của Catarina. Với người bạn hồi niên thiếu đó, Catarina đã cởi mở tâm hồn và giãi bày cho ngài biết rằng mình đã khấn giữ mình đồng trinh, vì thế sẽ không kết duyên với một người trần nào. Theo lời khuyên của Tômasô, Catarina cắt tóc ngắn và trùm trên đầu một khăn trắng; đó là dấu hiệu một thiếu nữ đã khấn dâng mình cho Thiên Chúa. Bà Lapa biết điều đó lắm, nhưng bà vẫn giả điếc làm ngơ; bà lột khăn choàng của con ra và nói: “Tóc cô sẽ mọc và cô sẽ phải lấy chồng”. Từ đó cả gia đình cũng hùa theo với bà để làm khổ Catarina; cô không còn được một phòng riêng như trước để thi hành những việc mà người ta gọi là những việc “đạo đức rởm”; trái lại cô phải làm việc như một tôi tớ trong nhà và nhiều khi còn bị hành hạ diếc mắng: nhưng Catarina lại cho đó là dấu Chúa thương yêu cách riêng.

Một đêm kia, Catarina chiêm bao thấy thánh Đaminh cho biết chắc chắn rằng cô sẽ được mặc áo dòng ngài. Sáng dậy, trong bữa ăn họp mặt của gia đình, cô tuyên bố cho mọi người biết không ai có thể làm cho cô thay đổi được ý định. Ông Giacômô trước đây đã được trông thấy một chim câu bay liệng trên đầu con gái mình và ông cho đó là dấu hiệu của ý Chúa mà không ai có thể chống cưỡng được. Ông bắt đầu ra mặt bênh con và nói: “Thôi từ nay không ai được làm khổ con gái yêu quí của tôi nữa. Hãy để cho nó được tự do và an vui phụng sự Tình Quân của nó, để cầu nguyện cho chúng ta”. Từ đó người ta cho phép Catarina được chọn lấy một phòng ở căn nhà bếp để làm nơi tĩnh tu. Ở đó, một mình trong vắng lặng, Catarina tha hồ thực hiện những việc hãm mình ép xác như các vị tu rừng xưa.

Bà Lapa trước đây đã vâng lời chồng để cho con gái được tự do, lúc này bà lại lo sợ vì thấy con hãm mình và sống khổ hạnh quá. Lòng thương con của người mẹ một lần nữa lại thúc đẩy bà hành động để ngăn cản đà sốt sắng của con gái. Bà lột áo nhặm và bắt cô phải nằm trên giường đàng hoàng chứ không được nằm ở ghế. Catarina chỉ vâng lời mẹ lúc đó, sáng ra người ta lại thấy cô nằm ngay dưới chân giường. Bà không ưng thuận cho Catarina làm một nữ tu Đaminh chút nào. Vì thế, bà đã vận động với bà bề trên dòng ở Siêna để người ta không nhận Catarina. Đúng như ý bà mong muốn; người ta trả lời cho bà biết rằng ở đây chỉ nhận những quả phụ chứ không thể tiếp nhận một thiếu nữ trạc tuổi như Catarina. Buồn rầu vì thấy ý định của mình không thành công, Catarina ngã bệnh. Ma quỷ thừa dịp đó tấn công hết sức, hy vọng làm cho cô đổi ý định tu dòng. Cuối cùng, cha Batôlômêô Montucci đành chấp thuận cho Catarina được mặc áo dòng ba Đaminh. Nhưng quỷ dữ vẫn chưa chịu lui, chúng còn cố sức gợi lên trong trí óc Catarina những hình ảnh dâm ô nhơ bẩn mà cô phải chiến đấu mãnh liệt, và dùng khí giới là kêu tên cực trọng Chúa Giêsu mới đánh lui được chước cám dỗ. Cũng chính trong dịp đó, Chúa Giêsu đã hiện ra với Catarina dưới hình một người bị đóng đinh mình còn bê bết những vết thương đẫm máu. Thừa dịp đó cô thưa với Chúa: “Lạy Chúa Giêsu nhân từ và dịu hiền, khi tâm hồn con bị dằn vật quấy rối như thế thì Chúa ở đâu? – Cha ở ngay trong tâm hồn con chứ còn ở đâu nữa, vì Cha không hề xa cách người nào, trừ khi người đó bỏ rơi Cha trước. – Lạy Chúa, có lý nào Chúa ở trong tâm hồn con giữa khi con bị cám dỗ với những hình ảnh nhơ bẩn như thế? – Nhưng Cha hỏi con: cơn cám dỗ đó làm cho con vui sướng hay sầu khổ? – Ôi lạy Chúa, con cảm thấy kinh tởm và sầu khổ hết sức! – Tại sao như vậy? Con tin rằng nếu Cha không ở trong tâm hồn con và đóng cửa linh hồn con lúc đó, thì những hình ảnh nhơ bẩn kia có thể lọt vào linh hồn con được không? Cha ở trong tâm hồn con y như khi Cha ở trên cây thánh giá, đau khổ nhưng có pha vui sướng. Thôi được từ nay Cha sẽ sống thân mật với con hơn và sẽ năng thăm viếng con”.

Trong ba năm liền Chúa thường hiện ra thăm viếng người tôi tớ trung tín của Chúa như thế và dạy cô học đọc để có thể hát lời ca tụng Chúa. Từ đó Catarina thích đọc kinh nhật khóa hơn cả, vì nhờ đó cô được tiếp xúc thân mật với các vị thánh. Cô sống thân mật và kết hợp chặt chẽ với Chúa, đến nỗi như đời sống trần gian của cô là chỉ để truyền lan lửa bác ái hằng cháy rực trong tâm hồn cô.

Cô hòa mình trong đời sống thường ngày để giúp đỡ mọi người trong gia đình. Cô dịu dàng, khiêm nhường, vui vẻ với mọi người, và không bao giờ người ta thấy cô to tiếng gắt gỏng với ai. Những người đau yếu nghèo khổ được cô thương yêu săn sóc cách riêng. Người ta thường thấy cứ mỗi bữa ăn cô để dành lại một phần bánh cho người nghèo. Cô hay đến các bệnh viện để săn sóc bệnh nhân. Tại một bệnh viện cùi kia, chính tay cô hầu hạ, rửa và băng bó các vết thương cho một bà lão hầu như bị mọi người bỏ rơi; nhưng trái nghịch thay: bà này là người rất khó tính, bà thường hay gắt gỏng và chửi rủa Catarina. Dầu vậy cô vẫn một lòng nhẫn nhục và tận tâm giúp đỡ bà.

Thực ra có thể nói: chị Catarina đã đem tất cả nhiệt tâm hăng hái trong việc cứu giúp các linh hồn bằng lời cầu nguyện và sự khuyên bảo. Vì thế người ta thường thấy chị hay tới nói truyện ở những nơi công cộng có đông người và đã làm cho nhiều người trở lại. Nhưng rồi cũng có những kẻ manh tâm ghen tương công việc của chị, họ kết tội cho chị là đồ giả hình; cả đến các cha giải tội và các vị bản quyền cũng đã vì hiểu lầm mà cấm chị không được năng rước lễ. Điều đó làm cho chị khổ tâm hơn cả. Nhưng chị Catarina đã biết hy sinh danh dự của mình để chăm lo đến hạnh phúc của tha nhân.

Chị Catarina còn làm một việc đáng chú ý hơn cả là hòa giải được bao nhiêu gia đình từ bao đời đã chia rẽ nhau vì những mối thù truyền kiếp. Danh hiệu “Sứ giả của hoà bình, Thiên thần của hòa giải” mà người đời tặng cho chị quả rất xứng đáng. Đâu đâu người ta cũng ước ao chị đến ở với họ, vì có chị người ta cảm thấy như được nâng đỡ và an ủi nhiều. Tư cách hiền hòa và lời nói dịu dàng của chị đã thức tỉnh được cả những tâm hồn cứng cỏi và ngang ngược nhất. Lần kia người ta cho chị biết sắp xử tử một phạm nhân chính trị, tên là Nicôla Tulđô. Trước giờ chết, tù nhân đó đã tỏ ra bực tức, và phẫn uất đến nỗi như bất chấp cả tôn giáo; anh đã luôn miệng nói những lời lộng ngôn phạm thánh và khinh rẻ nhiều người. Chị Catarina đến thăm anh, và ngọn lửa căm hờn đốt cháy lòng anh đã bị dập tắt để nhường chỗ cho tâm tình nhẫn nhục và tình yêu, khiến anh đã phải ngỏ lời với chị: “Tôi sẽ rất vui vẻ bước lên đoạn đầu đài, nếu như trong lúc ấy chị có mặt ở đó”. Chị Catarina đã thi hành như ý anh xin. Tulđô đã vui vẻ bước lên máy chém và chính lúc anh bị chém đầu, chị Catarina đã được ơn xuất thần và trông thấy linh hồn anh Tulđô nhẹ nhàng như cánh chim bay về nơi vĩnh phúc.

Lo lắng cho phần rỗi cá nhân như thế, chị Catarina chắc phải băn khoăn đến mực nào trước vận mệnh của Giáo hội thời đó. Năm 1372, chị viết một bức thư cho Đức Phêrô Estaing, Đặc sứ Toà thánh tại Ý (các Đức Giáo hoàng thời đó ở Avignon), để giãi bày những nguyện vọng thánh thiện của chị. Và cũng từ đó chị bắt đầu công khai hoạt động nhằm ba mục đích:

* Chấn hưng lòng đạo đức của Giáo hội đã bị sa sút vì những gương xấu của hàng giáo sĩ, như tội buôn thần bán thánh và cuộc đời xa hoa phù phiếm của các ngài.

*Xin chuyển giáo đô về Rôma, nơi từ lâu đã trở nên chốn hiu quạnh và buồn tẻ vì vắng bóng các Giáo hoàng.

* Xin tổ chức Nghĩa binh Thánh giá để chống với quân Hồi giáo. Với ơn Chúa và thiện chí kèm theo nhiều cố gắng và hy sinh, chị đã thực hiện được một phần nào những ước vọng lành thánh trên đây.

Chị đã sống cuộc đời ngắn ngủi chưa đầy 33 năm, nhưng thực ra chị đã làm nhiều việc hữu ích cho Giáo hội và dân tộc Ý. Trong 33 năm đó sự việc siêu nhiên đã phát hiện mỗi lúc trong cuộc đời của chị. Rất nhiều lần Chúa đã hiện ra dạy chị học đọc. Một trong những lần hiện ra Chúa đã phán với chị rằng:

“Con sẽ tưởng nhớ đến Cha thôi, nếu con giữ đúng như thế, thì cha cũng tưởng nghĩ đến con”. Lần khác, bằng một cuộc kết hôn thần bí, Chúa ban lời khuyến khích và nâng đỡ khi chị làm những việc hãm mình quá sức, khi chị lâm bệnh chị không ăn không uống được. Mình thánh Chúa lúc ấy là lương thực  nuôi sống chị. Chị đã phân biệt được Mình Thánh Chúa với bánh thường mà người ta có lần đánh lừa chị. Lần kia chị nằm liệt giường, một linh mục ở Lucques đã cả dám kiệu bánh không truyền phép đến cho chị. Chị nghiêm nét mặt và nói thẳng với linh mục đó: “Cha chẳng lấy làm hổ thẹn vì đã mang đến cho tôi một bánh thường mà giả làm Mình thánh Chúa để ép tôi tôn thờ quấy quá sao?”

Lòng đạo đức thánh thiện của chị Catarina đã lôi cuốn được một số đông người thuộc đủ mọi giai cấp trong xã hội theo làm môn đệ, trong số đó có cả thân mẫu chị là bà Lapa. Trong những năm cuối đời, chị đi đâu người ta cũng theo đó để thu tập và ghi chép những lời của chị. Chị biết dùng con đường khiêm tốn và xả kỷ hầu nâng đỡ lòng mọi người lên cùng Chúa. Tất cả lý thuyết tu đức của chị được gồm tóm trong hai chữ: yêu mến và nhẫn nhục” lý thuyết đó thực ra chỉ là phản ảnh cuộc đời của chị.

Tất cả những môn sinh của chị, giáo dân hay tu sĩ ai nấy đều làm chứng rằng Chị Catarina ăn nói giảo hoạt lạ thường, dầu rằng trước đây chị là người tối tăm và không có học hành chi cả. Được vậy là do chính Chúa đã trực tiếp dạy bảo chị như lời thú nhận sau này. Chị thường đọc cho hai hoặc ba người thư ký viết cùng một lúc về những vấn đề hoàn toàn khác nhau mà chính chị không bị lầm lộn hay tỏ ra bối rối chút nào. Khi đề cập đến cuốn Đối thoại, một tác phẩm chị để lại, Đức Hồng Y Guidini đã viết trong cuốn hồi ký của ngài như sau: “Trong lúc xuất thần, nghĩa là lúc người ta mất hết sử dụng các giác quan, trừ ra cơ quan để phát thanh, thế mà chị đã đọc được cho người ta chép được một quyển sách giá trị và quan trọng không kém gì một quyển sách lễ. Thật cả là một sự lạ; những người không được mục kích chắc khó lòng mà công nhận được; nhưng chính tôi đây đã được mục kích, đã nghe và đã chép, thì đối với tôi không có chi là khó tin”.

Từ khi được Đức Giáo Hoàng Ubanô triệu vời đến Roma để làm cố vấn cho ngài, chị Catarina ở lại đó cho đến khi chết. Chủ nhật Sáu mươi, ngày 29-09-1380, Chúa Giêsu hiện ra với chị lần sau cùng và đặt lên vai chị một con thuyền nhỏ là hình ảnh Giáo hội. Từ đó chị cảm thấy yếu dần.

Trong vòng nửa tháng kể từ ngày đó chị còn trải qua nhiều cơn xuất thần liên tiếp. Nhưng đồng thời chị cũng phải chịu đựng những giây phút hãi hùng kinh sợ, vì quỉ ma tấn công dữ tợn. Ngày 16-02, chị đọc lời di chúc rất cảm động và bày tỏ ước vọng được dâng mạng sống cho Chúa. Dân chúng và các môn đệ đứng quanh giường chị, ai nấy đều ngậm ngùi như muốn khóc, vì biết rằng chị chẳng còn sống được mấy nỗi. Nhưng chị Catarina vẫn bình tĩnh lạ thường, chị dùng lời Chúa trong Phúc âm thánh Gioan mà khuyên bảo các môn đệ: “Anh chị em hãy thương yêu nhau”.

Chủ nhật trước lễ Thăng Thiên, chị ngỏ ý muốn được xưng tội. Sau khi chịu phép xức dầu, hình như chị còn bị ma quỉ tấn công gắt gao trong một tiếng rưỡi đồng hồ. Chị lại đòi xưng tội lần nữa, và ước ao được nhận phép lành của bà thân mẫu. Rồi người ta nghe chị cầu nguyện riêng cho Giáo hội, cho Đức Thánh Cha Ubanô VI. Dứt lời nguyện chị giơ tay làm dấu Thánh giá như để chúc lành cho mọi người hiện diện. Người ta chỉ còn nghe tiếng chị nói qua hơi thở: “Lạy Chúa, con phó linh hồn con trong tay chúa”. Rồi mặt chị bỗng giãi sáng khác thường. Chị từ từ ngã đầu về một bên trút linh hồn. Hôm ấy là ngày 29-4-1380.

Trong khi đó, tại Gênes cha Raymunđô Capu (Raymond de Capoue) đang sửa soạn đi Pise; làm lễ xong cha nghe như có tiếng ai thầm bảo: “Đừng sợ, tôi đang ở trên trời để phù hộ cho cha”. Sau cha được tin chị Catarina đã tắt thở vào giờ đó và cha hiểu chính chị đã nói để khuyến khích cha.

Người ta mặc cho chị áo dòng thánh Đaminh, rồi liệm xác vào một quan tài quý giá, kiệu đến Minerva và để tại nhà nguyện. Năm 1461, Đức Giáo Hoàng Piô II đã phong chị lên bậc hiển thánh. Đức Ubanô lại dịch lễ kính thánh nữ sang ngày 30 tháng 04 năm 1866; Đức Piô IX còn đặt thánh nữ Catarina thành Siêna làm thánh quan thầy thứ hai của thành Rôma.

Tham vọng

Tham vọng

1/. Một ông vua bảo kỵ sĩ của mình rằng nếu anh ta phi ngựa xa được chừng nào, nhà vua sẽ tặng cho anh ta phần đất đai đó. Vô cùng tự tin, kỵ sĩ nhảy lên lưng ngựa và phi nhanh như tên bắn. Anh ta muốn có phần đất đai rộng lớn. Anh ta phi, phi mãi, luôn tay thúc roi giục ngựa chạy nhanh. Đói khát, mệt mỏi, anh ta vẫn không dừng lại nghỉ ngơi. Anh ta muốn được càng nhiều đất đai càng tốt.

Khi chinh phục được một vùng đất rộng bao la thì cũng là lúc kỵ sĩ kiệt sức, ngã gục xuống. Trong phút giây cuối cùng trước khi nhắm mắt, trong đầu anh ta cứ mang mang câu hỏi: “Hà cớ gì mà mình lại phải cố gắng đến kiệt sức như thế này để rồi xuôi tay nhắm mắt, mình cũng chỉ cần một rẻo đất nhỏ để nằm xuống?”.

Hình ảnh người kỵ sĩ có thể cũng giống như hành trình của nhiều người chúng ta trong cuộc sống. Chúng ta tự khoác lên cho mình áp lực làm việc, cố gắng kiếm thật nhiều của cải, quyền lực và sự ngưỡng mộ.

Chúng ta thờ ơ với sức khỏe của chính mình, bỏ bê những khoảng thời gian hiếm hoi ở bên cạnh gia đình yêu quý, không biết đến vẻ đẹp của cuộc sống hàng ngày xung quanh ta, quên đi những sở thích mà ta hằng đam mê.

Để đến một ngày, khi nhìn lại, nhận ra rằng chúng ta thật sự đâu có cần nhiều đến thế. Nhưng chúng ta cũng không thể nào quay lại để nhặt lấy những điều quý giá đã bỏ lỡ trong đời.

2/. Xưa có một tiều phu khỏe mạnh đến tìm gặp ông chủ xưởng gỗ để tìm việc làm và anh đã được nhận vào làm một công việc phù hợp với khả năng: đốn gỗ. Tiền lương được trả thật sự cao và điều kiện làm việc rất tốt. Chính vì lý do đó mà người tiều phu đã làm việc hết sức mình.

Ông chủ đưa cho ông một cái rìu và chỉ anh nơi để đốn gỗ. Ngày đầu tiên, người tiều phu mang về 18 cây.  “Thật tuyệt vời, hãy tiếp tục như thế”, ông chủ khích lệ.

Nghe những lời khuyến khích của ông chủ, người tiều phu gắng sức làm việc trong ngày tiếp theo nhưng anh ta chỉ mang về có 15 cây. Ngày thứ ba anh cố gắng làm việc hơn nữa nhưng anh cũng chỉ mang về được 10 cây. Những ngày tiếp theo số cây anh mang về ngày càng ít hơn.

Tôi đã đánh mất sức mạnh của mình”, người tiều phu nghĩ thế. Anh tìm đến gặp ông chủ để nói lời xin lỗi và giải thích rằng anh không hiểu được tại sao lại như thế.

Lần cuối cùng anh mài cái rìu của anh là vào khi nào”, ông chủ hỏi.

Mài rìu ư? Tôi không có thời gian để mài nó. Tôi đã rất bận trong việc gắng sức đốn những cái cây”.

Cuộc sống của chúng ta có thể cũng giống như người tiều phu kia, đôi lúc chúng ta quá bận rộn để hoàn tất công việc nhưng có vẻ như nó ngày càng tệ hơn. Hãy nghỉ ngơi và tìm cách mài lại “vũ khí” và bạn sẽ tìm thấy được sức mạnh của mình bằng các hình thức thư giãn, đọc sách, học thêm các kỹ năng sống và tu luyện để hoàn thiện bản thân.