Nỗi niềm bất hạnh

Nỗi niềm bất hạnh

Giới thiệu của Giao Chỉ, San Jose.

Thưa quý độc giả,

Bây giờ là cuối năm 2014. Chúng ta sắp bước vào năm thứ 40 trải qua 4 thập niên từ 1975 đến nay. Chia sẻ với đau thương của nhân loại, dân Việt đã có biết bao nhiêu câu chuyện về nỗi niềm bất hạnh. Trên mạng lưới điện toán hàng ngày chúng ta đã phải xóa đi tin tức sai lầm và những chuyện đánh phá tao lao nhưng đôi khi phải dừng lại để nghe những câu chuyện vui buồn có ý nghĩa. Xin chuyển đến các độc giả thân yêu của tôi một câu chuyện buồn. Cô gái thuyền nhân 18 tuổi bị hải tặc thảm sát toàn gia, bắt cô gái đi giam giữ riêng. Xin để quý vị đoc câu chuyện của cô gái thuyền nhân Việt Nam kể lại niềm bất hạnh với lời giới thiệu của người cha bất hạnh.

Xin cảm ơn cháu Thùy Nhiên đã viết lại tấn thảm kịch. Xin cảm ơn đại úy quân báo TTM Nguyễn Bá Quang đã giới thiệu tác phẩm của con gái. Xin cảm ơn các bạn đã chuyển cho tôi những câu chuyện tuy đau thương nhưng rất cần được kể lại cho thế hệ tương lai. Đây là một trong hàng ngàn câu chuyện và hình ảnh lưu trữ trong viện bảo tàng thuyền nhân. Sau này con cháu chúng ta sẽ biết được ông cha đã trải qua những đau thương ra sao để đến được miền đất tự do.

Cháu Thùy Nhiên và đại úy Quang, chúng ta hãy sống cho xứng đáng với những người đã trải qua niềm bất hạnh mà nay không còn nữa.

alt

BỌN HẢI TẶC VỊNH THÁI LAN

Đôi lời vào truyện: Tôi tên Nguyễn Bá Quang, là một sĩ quan QLVNCH cấp bậc Đại Úy thuộc đơn vị 101 P2/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Ở tù CSVN tại trại tù Tiên Lãnh, Quảng Nam, Đà Nẵng suốt hơn 12 năm. Qua Mỹ với diện HO.5 năm 1991. Hiện cư ngụ tại Reda, Califonia.

Trong thời gian tôi ở tù chưa được thả, gia đình vợ con tôi vượt biển tìm tự do tại Cà Mau tỉnh Minh Hải. Trong chuyến vượt biển hãi hùng ngày 22-2-1985 vợ và sáu người con trai của tôi đã bỏ xác trên biển cả vì bọn hải tặc làm đắm thuyền. Ngoài ra còn có cả nhạc phụ của tôi và các em vợ cùng các cháu đã chết một cách tức tưởi trên chuyến tàu đau thương ấy. Chỉ còn sống sót người con gái yêu thương của tôi tên Thùy Nhiên và dì ruột của cháu là Phạm Thị Sa.

Năm 1975 mất nước, con gái tôi mới có tám tuổi. Khi CS Bắc Việt chiếm miền Nam chúng dọa nạt, đấy ải gia đình của các sĩ quan QLVNCH đi cải tạo tại các trại lao động khổ sai. Vợ con tôi phải đi kinh tế mới tại Cà Mau, Minh Hải, việc học hành khó khăn, cháu chỉ học tới lớp bảy rồi phải bỏ lỡ dở đi buôn cá tại vùng ven sông thuộc Cà Mau để kiếm tiền nuôi gia đình và các em trai còn nhỏ tiếp tục đi học, vì thế nên cháu chỉ có thể thuật lại Nỗi bất hạnh của đời tôi một cách trung thực.

Là ba của cháu, tôi cũng chỉ sửa những lỗi văn phạm, chính tả. Qua sự thúc bách của tôi, cháu mới có thể thuật lại câu chuyện thương tâm, vì mỗi lần nhớ lại những cảnh đau thương tang tóc của gia đình thì cháu đâm thẫn thờ, ngơ ngẩn hết mấy ngày, và lòng tôi cũng quặn đau vô vàn. Hiện cháu đã lập gia đình và sống với chồng con tại Úc. Sau đây là câu chuyện của con gái tôi, nỗi bất hạnh của cháu, cũng là nỗi bất hạnh của tôi.

Nguyễn Bá Quang

 

altalt

Nỗi bất hạnh đời tôi

Thùy Nhiên

Sau bao tháng ngày mẹ và các anh chuẩn bị ghe thuyền, từng can dầu, tom góp từng gói lương khô như gạo sấy, thuốc men v….v…một cách bí mật. Ông ngoại, gia đình bà dì ruột, gia đình của cha Liêm, từng tốp, từng tốp len lỏi trong đêm tối lần lượt đến điểm tập trung tai bãi Đá Bạc Cà Mau thuộc tỉnh Minh Hải.

Tất cả chúng tôi yên lặng lên thuyền, gồm có 22 người đã có mặt đầy đủ. Tiếng nổ dòn của máy lướt sóng ra khơi, mọi người chúng tôi nín thở hồi hộp.

Qua mấy giờ lầm lũi chạy trong đêm, trời đã sáng, ánh nắng chan hòa, chúng tôi đã rời khỏi hải phận Việt Nam, mọi người thở ra nhẹ nhỏm, vui mừng, bồi hồi xúc động vì đã thoát qua được chặng đường  đầy nguy hiểm và bất trắc nhất, vì nếu chẳng may mà bị VC bắt lại, thì bị tù tội, tịch thu tài sản, tất cả đều mất sạch. Niềm vui thoát được khỏi bọn công an VC đang miên man trong đầu óc mọi người, bỗng nhìn đằng xa có chiếc tàu lớn hiện ra, tim tôi đánh thình thịch, tàu của ai đây? Của CS hay của thế giới tự do? Càng lại gần thì càng hồi hộp, một thoáng chán nản và sợ sệt hiện rõ trên nét mặt mọi người khi nhìn rõ màu cờ máu Liên Xô, Thuyền của chúng tôi cố ý lái chệch hướng chiếc tàu lớn, cứ thế tiến thẳng, đã qua thêm một sự nguy hiểm, và cũng vì thế thuyền đã chệch hướng đi như ban đầu đã định trước của mình. Chạy thêm vài giờ nữa thì đằng trước hiện lên một chiếc thuyền đánh cá treo cờ VC (cờ đỏ sao vàng), bên hông tàu thấy hai chữ Kiên Giang, giây phút trọng đại, mọi người như nín thở, từ thuyền bên kia phát loa yêu cầu thuyền chúng tôi ngừng lại để cho họ kiểm soát.

Không thể để bị bắt, rồi phải ngồi tù, tài sản bị mất sạch, nên thuyền chúng tôi quyết định mở hết tốc lực. Một loạt đạn AK nổ dòn bắn về phía chúng tôi, tài công lúc đó là anh Hai Liêm của tôi bị thương ở cánh tay, Mẹ bị thương ở bả vai, ông Ngoại bị thương nhẹ ở đầu. Thuyền bắt buộc phải ngừng lại. Tất cả bàng hoàng chờ đợi những gì xấu nhất sắp xảy ra. Thuyền Kiên Giang là thuyền đánh cá nhưng có cán bộ VC, công an mang theo súng, bọn chúng bước qua thuyền chúng tôi lục soát từng người một kể cả những em bé 3, 4 tuổi, tịch thu một số vàng và tiền bạc (đô la) mà mọi người mang theo, chúng lấy một máy lớn của thuyền chúng tôi và dọa sẽ đưa trở lại vào bờ giao cho công an địa phương xử lý. Ông ngoại tôi là người lớn tuổi nhất trong thuyền, ôm vết thương còn chảy máu trên đầu loang xuống mặt, cố gắng năn nỉ giải thích: Các anh cho chúng tôi đi, nếu đưa chúng tôi trở lại bờ Việt Nam thì các anh chẳng có lợi gì cả, chúng tôi bị tù tội, tiền, vàng của các anh vừa tịch thu thì cũng phải giao nạp cho công an thôi. Sau đó bọn họ cho chúng tôi đi, và chỉ hướng cho tàu chạy.

Còn lại một máy nhỏ, thuyền tiếp tục chạy một cách nặng nhọc, chậm chạp lướt sóng tiến về vùng biển Thái Lan. Chạy được một giờ đồng hồ nữa thấy có một chiếc thuyền giống thuyền đánh cá xuất hiện, khi chiếc thuyền này tiến lại gần không thấy treo cờ nước nào cả, nhưng dấu hiệu trên mạn thuyền được bôi lem, chạy với tốc độ nhanh rồi quay đầu chận ngang thuyền chúng tôi. Đã trải qua nhiều hiểm nguy, lần này tôi hồi hộp và lo sợ, tất cả như nín thở, những đứa nhỏ cũng biết được những gì quan trọng sắp xảy ra nên chúng ngồi thu mình vào thành ghe im re trông thật tội nghiệp. Tất cả không một tiếng động.

Tiếng nói ở thuyền bên kia là một tiếng lạ không ai hiểu gì, lúc đó cha Liêm là người biết tiếng Anh nói xin họ giúp đỡ. Toán người kia như không nghe biết, với cử chỉ hung hăng dữ tợn, cặp vào thuyền chúng tôi la hét lục soát từng người một. Một lần nữa vơ vét sạch những gì tàu Kiên Giang VC vơ vét còn sót lại. Thấy kết quả lục soát chúng chẳng được là bao, chúng đi tìm từng bộ mặt một, nhất là nhìn chằm chằm vào những người đàn bà con gái. Mẹ tôi còn trẻ đẹp nhưng vừa bị thương mất máu co ro, mặt mày tái mét nên chúng bỏ qua không để ý tới. Chúng đến gần tôi và chị H, bạn gái của anh Hai, chúng liền nắm áo chúng tôi kéo qua thuyền chúng nó.

Trước cảnh dã man này mấy anh tôi không kềm hãm được nên đã có phản ứng binh vực em mình (tôi lúc đó mới được 18 tuổi, cô kia xấp xỉ tuổi tôi hoặc lớn hơn một tuổi ) nên đã la ó phản đối. Mẹ tôi cúi lậy xin chúng tha. Ông ngoại, cha Liêm năn nỉ nài nỉ chúng chẳng nghe. Chúng đẩy chúng tôi qua thuyền chúng. Phẫn uất trước hành động tàn bạo này, mấy anh tôi đánh trả lại chúng. Chúng rút súng lục ra uy hiếp và chế ngự mấy anh. Lúc đó chúng lôi chúng tôi xuống nhốt dưới hầm tàu tối đen. Từ đó không hay biết chi nữa những việc xảy ra bên ngoài.

Sau khi bắt chúng tôi, chúng nổ máy cho tàu chạy, sau đó quay trở lại đâm vào thuyền chúng tôi làm vỡ thuyền, thuyền chìm, chuyện xảy ra tôi sẽ kể tiếp phần sau khi tôi gặp lại người dì ruột tại trại SongLa.

Ngồi trong hầm tàu tối đen mà lòng tan nát, tôi chấn tĩnh mình bằng lời cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria, hiện ra trước mặt tôi là hình ảnh của mẹ, các anh, em tôi và ba tôi. Mẹ, các anh em tôi giờ đây trên biển cả mênh mông đã trôi dạt về đâu rồi? Đã được tàu của thế giới tự do vớt chưa? Ba tôi trong trại tù CS tại trại Tiên Lãnh, Quảng Nam Đà Nẵng, ba là sĩ quan QLVNCH ở tù 10 năm rồi tương lai sẽ ra sao đây. Tôi nhớ hết những người thân thương, đầu óc tôi rối bời như có trăm ngàn mũi kim nhọn đâm vào quả tim bé nhỏ của tôi tan nát. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến hoặc tưởng tượng ra hoàn cảnh mà tôi phải gánh chịu như hôm nay. Nước mắt tràn đầy ra má mà chẳng hay biết gì, nước mắt đã làm dịu cơn khủng hoảng của tôi. Một niềm hy vọng loé lên trong đầu, chắc mẹ và các anh em của mình còn sống sẽ được tàu vớt, sẽ vượt qua nguy hiểm để đến bến bờ tự do và mình sẽ được gặp lại.

Ở trên tàu của bọn cướp được vài hôm, chúng chuyển tôi qua tầu đánh cá thứ hai, còn chị H. thì ở lại trên tầu của chúng nói tiếng Thái với nhau tôi không hiểu một tí gì cả chỉ biết cảm nhận theo linh tính của mình, thấy tàu này chuyên lo đánh cá, chắc là họ vừa đánh cá vừa làm hải tặc ăn cướp chăng? Một tuần sau chúng lại chuyển tôi qua tàu khác, cứ thế lênh đênh trên biển cả qua ngày thứ 51, ngày này chúng chuyển qua một tàu khác nữa, người trên tàu có vẻ hung tợn dữ dằn hơn những chiếc tàu trước đây.

Vào khoảng nửa đêm một tên đàn ông vào kéo tôi dậy, nhìn cặp mắt nó, thấy dễ sợ như muốn ăn tươi nuốt sống tôi. Người tôi run bần bật, miệng thầm đọc kinh xin ơn trên phù hộ cứu giúp. Chúng nó sờ mó và bắt cởi hết quần áo, chúng nói gì với nhau tôi không hiểu, chỉ biết kẹp hai chân cứng lại, hai tay ôm chặt lấy ngực, và nhìn vào vết thẹo nổi đỏ trên cánh tay tôi. Lúc nhỏ khoảng hai tuổi bị tai nạn phỏng dầu làm đường đến 50% khi chữa lành vẫn còn vết thẹo luôn ửng đỏ. Không biết ai xui khiến cho tôi cứ nhìn vào vết thẹo ấy và kêu la thảm thiết. Bọn chúng nói với nhau những điều gì, tôi cảm nhận như chúng e ngại về vết thẹo của tôi là bị bệnh phong cùi gì chăng? Sau khi bàn bạc chúng đã xô tôi xuống biển không cho một vật gì có thể trôi nổi trên mặt biển.

Nước lạnh làm tỉnh hẳn người, tôi đã thoát qua những bàn tay con quỷ dữ, cố gắng với hai chân để người mình nổi lên trên mặt nước ( ở Cà Mau tôi sống bên sông nên bơi lội cũng khá giỏi. Trên biển giữa đêm đen, có gì ghê rợn bằng. Tôi cố sức mình chống chọi với bao ý nghĩ bi thương, bản năng sinh tồn lại đến với tôi mãnh liệt, tôi kêu xin mẹ Maria bổn mạng hãy cứu giúp tôi. Một lần nữa hình ảnh của mẹ, anh, em và Ba tôi ở trại cải tạo lại hiện ra như khuyến khích tôi hãy ra sức cố gắng chống chọi với tử thần để ráng sống may đâu có người cứu vớt. Vì thế mà đã qua được năm tiếng đồng hồ dưới biển lạnh.

Trời đã hừng đông, một tia hy vọng đến với tôi, nhưng người càng ngày càng bị lạnh cóng, sắp sửa không chịu đựng nổi nữa rồi, thì may thay, nghe có tiếng động cơ của thuyền chạy đến. Tôi cố giơ tay lên nhưng thân hoàn toàn cóng cứng, rất may trên thuyền họ nhìn thấy, dừng thuyền lại và vớt tôi lên. Nguyện xin đây là một chiếc thuyền làm ăn lương thiện để tôi còn được sống an bình. Thật quả như lòng mong ước, tôi được những người này săn sóc tận tình, cho quần áo để mặc, cho ăn uống đàng hoàng và dùng máy vô tuyến gọi police (cảnh sát ) Thái cho tàu ra đón tôi vào bờ và đưa đến trại Song La và đến trại Sikiew.

alt

Hằng ngày ở trại, cô đơn lạc lõng, thân gái dặm trường, hằng đêm nguyện cầu cho lòng vơi đi ít niềm đau. Mong chờ mẹ, anh em sẽ đến với mình, nhưng càng ngày càng thấy bặt tăm vô âm tín, lòng buồn rười rượi. Mỗi khi có người mới nhập trại tôi thường đến để cầu mong gặp người thân. Hôm nay bất thần tôi thấy dì Sa, em của mẹ thất thểu bước vào trại, dì cháu gặp lại nhau, nước mắt tuôn trào như mưa, và Dì đã kể lại những gì xảy ra kế tiếp khi tôi bị hải tặc bắt qua tàu của chúng.

Sau khi bọn hải tặc bắt con và H qua tàu của chúng. Vì không chịu nổi những uất ức các anh con đã phản ứng mãnh liệt đánh lại chúng nó. Nhưng chúng có súng, nên các anh con đành thúc thủ. Chúng lồng lộn lên lục soát nát bét trên tàu, bắt mọi người cởi bỏ hết quần áo chỉ cho mặc một quần lót mỏng, lấy hết những gì còn lại trên tàu, rồi rú máy cho tàu chạy.

Mọi người chưa kịp hoàn hồn thì thấy tàu hải tặc quay đầu trở lại, và chạy rất nhanh đâm thẳng vào hông thuyền của mình đánh rầm, thuyền vỡ làm đôi, một số người văng xuống biển. Đồ vật nặng chìm xuống nước, những vật nhẹ nổi lềnh bềnh. Trong lúc hỗn loạn, mỗi người đều bơi lội, vớ lấy can đựng dầu, đụng nước làm phao. Các anh con, Chương, Long bơi vớt những tấm ván để kết làm bè, kèm lên phần thuyền còn lại nổi trên mặt nước. Phần bè và thuyền nổi cho mẹ, dì, con của dì và Đạt, Hoài, hai em con. Ông ngoại và anh Liêm đã ra đi trong lúc thuyền bị đánh chìm vì cả hai đều bị thương.

Trời bắt đầu sập tối, nỗi kinh hoàng xâm chiếm lòng người. Màn đêm đem đến sự sợ hãi cho mọi người trong cảnh thập tử nhất sinh, lạnh đói và khát, nhưng vẫn cố gắng bu lấy bên nhau, cùng nhau sống chết. Thấy các em con vì đói khát và lạnh, quá tội nghiệp nên Chương liều bơi, lặn xuống lòng thuyền may ra tìm được nước uống hoặc thức ăn. Nhưng đã lâu không thấy Chương trở lại, mẹ và Dì kêu gào thật lâu chẳng có tiếng trả lời. Hễ người nào chịu không nổi buông tay ra là đi vĩnh viễn. Thấy những người thân lần lượt ra đi, lòng mẹ và dì tan nát nhưng biết làm sao đây hỡi trời, chỉ biết đọc kinh cầu nguyện Chúa, Mẹ cứu giúp, hộ phù. Phía bên kia có Linh mục Hồ Quang Liêm và người em Hồ Quang Lập cùng mấy người bà con của cha trong đêm đó cũng ra đi.

Ngày thứ hai kể từ ngày đắm thuyền chỉ còn có dì, mẹ và mấy đứa nhỏ vì được ngồi trên bè, nên chống được sự lạnh cóng. Mẹ con bị thương máu ra nhiều, không ăn, không uống nên người mệt lả đi, hơi thở yếu dần, dì gọi mẹ không trả lời nổi, mẹ tức tưởi ra đi. Đạt, Hoài hai em của con ôm mẹ khóc thảm thiết, dì đứt cả ruột gan. Các cháu cứ muốn giữ mẹ lại bên cạnh không xa rời, dì khuyên nhiều lần các cháu mới chịu để mẹ con xuống lòng đại dương. Còn lại con Châu, con Xuân của dì mềm người vì đói khát lặng lẽ ra đi. Dì như người mất hồn, không còn biết gì nữa, đặt con mình xuống nước cho dòng nước trôi xuôi, đau đớn vô cùng.

Ngày thứ ba chỉ còn lại Dì, Em Đạt của con, mệt quá gục trên tấm ván, bỗng nó ngồi nhổm dậy nói: Để con lấy nước cho dì, con thấy có dòng suối trong xanh, nước ngọt lắm dì ơi nó định bước xuống nước để đi Dì cầm tay nó kéo lại: Con ơi không có đâu, đó chỉ là ảo ảnh mà thôi, con ngồi xuống đây đọc kinh với với dì xin ngài ban phước. Sau khi kinh nguyện, yên tĩnh được một lúc, nó lại kêu lên khát nước quá dì ơi con chịu hết nổi rồi. Dì nói trong vô thức hay con uống đại một hớp nước biển xem có chống chọi được không? Sau khi uống một miếng nước vào bụng, tức thì cháu ôm bụng rên la khủng khiếp, nước bọt trào ra nơi, nước bọt giống như bọt xà phòng trào ra, trào ra, cháu lịm người dần và nằm bất động, người cuối cùng ở bên cạnh dì cũng ra đi.

Còn lại một mình đang nằm chờ chết dưới ánh nắng như thiêu như đốt bỗng thấy có đám mây đen kéo đến trời đột nhiên dịu xuống, một vài giọt mưa rơi trên mặt dì, dì liếm từng giọt nước, nhưng người dì đã kiệt sức không còn hay biết gì nữa cả. Khi tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trên thuyền đánh cá của người Thái Lan. Theo tàu họ trên biển, 15 ngày sau thì được đưa vào trại Batani, qua trại SongLa và dì gặp con tại đây.

Ôi ! Những biến cố đó trong đời  làm tôi điên dại, sống dưới ánh nắng mặt trời mà như trong hang âm u. Tôi đã mất mẹ, mất anh, mất em, mất ông ngoại, cậu, cháu và những người thân yêu, 18 người đã chết tức tưởi, bỏ mình trên biển cả … Đó là tất cả NỖI BẤT HẠNH CỦA ĐỜI TÔI.

Mẹ ơi ! Sao mẹ nỡ xa lìa con, xa lìa ba, ba đã chịu bao nhiêu điều cay đắng tủi nhục trong ngục tù Cộng Sản. Các anh ơi ! Các em ơi ! Tất cả đã xa lìa tôi, vĩnh viễn ly biệt tôi một cách tức tưởi: Khổ đau tột đỉnh, hận thành non cao, Biển xa sóng lớn dạt dào, nhớ anh, em, mẹ có ngày nào nguôi.

Thùy Nhiên, viết từ Úc Châu

* Viết để kính dâng linh hồn mẹ Phạm Thị Khanh, Ông ngoại Phạm Văn Đình, Cậu Phạm Văn Tiếng, các Anh: Nguyễn Bá Liêm, Nguyễn Bá Chương, Nguyễn Bá Long, các em, Nguyễn Bá Phú, Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Bá Hoài, Chú nguyễn Văn Dậu, các em con dì Nguyễn thị Minh Châu, Nguyễn thị Minh Xuân, Nguyễn Minh Toàn và Linh mục Hồ Quang Liêm, chú Hồ Quang Lập và các anh bà con với cha Liêm mà tôi không nhớ tên.

* Viết cho Ba là Nguyễn Bá Quang. Ba và con cùng chịu NỔI BẤT HẠNH trên cuộc đời này.

“THẦN BÒBOUL” Tượng Chúa Hài Ðồng Ban Nhiều Ơn Lạ .

Mến chúc Qúi Bằng hữu và Gia đình Một Mùa Giáng Sinh nhiều Ơn Lành, tràn ngập niềm vui và Hạnh Phúc .

TQB.

“THẦN BÒBOUL”

Tượng Chúa Hài Ðồng Ban Nhiều Ơn Lạ .

Hồi ký của Trần Quốc Bảo :

Ðể chuẩn bị cho cuộc thăm viếng Thái Lan của bà Rosalynn Carter, – phu nhân Tổng Thống Hoa Kỳ, – vào đầu tháng 11 năm 1979, Bộ Ngoại Giao và An Ninh Mỹ đã phải âm thầm hoạt động trước nhiều tháng trời.

Mục tiêu của cuộc viếng thăm này là bà Rosalynn Carter muốn đích thân quan sát tìm hiểu về thảm cảnh tại các Trại Tị Nạn trên đất Thái Lan, điều mà báo chí và các hãng thông tấn, truyền hình… đã nhiều lần tường thuật như là một vết thương đại thảm khốc do cộng sản gây ra cho lịch sử nhân loại vào thời bấy giờ.

Chắc chắn ông Carter, vị Tổng Thống mà nụ cười luôn luôn đậu trên môi, một lúc nào đó đã phải chau mày, suy tư về thảm họa kinh hoàng của hàng trăm ngàn người đang sống tại các trại tị nạn Ðông Nam Á.  Không một bản tường thuật nào sẽ sống động và thành thật hơn những nhận xét của chính vợ ông, bà Rosalynn.

Vậy nên nhiệm vụ của 14 người trong “phái đoàn tiền sát” được cử qua Thái Lan đầu tháng 10-1979 thực là quan trọng.  Phái đoàn sẽ đến Thái Lan như những người du lịch, sẽ tìm hiểu và ghi nhận trước tất cả mọi khía cạnh của vấn đề; một bản phúc trình tỉ mỉ về tị nạn sẽ được thiết lập với những nhận xét và đề nghị thật chuẩn xác, để cuộc tới thăm của bà Ðệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ sẽ chỉ là duyệt lại các điều mà bà đã biết từ trước.

Riêng tôi, một trong 14 nhân viên của phái đoàn tiền sát, tôi hoàn toàn không hay biết mảy may gì về mục tiêu, mục đích của cuộc ra đi này.  Tôi lại cũng mù tịt về mọi lãnh vực ngoại giao và an ninh của Mỹ.  Thế mà tôi lại được đi trong phái đoàn, điều mà chính tôi cũng phải ngạc nhiên.  Trong 14 người, thì 11 là Mỹ chính hiệu “con nai trắng”, còn 3 ngoại kiều là một cô Cam-bốt, một giáo sư  Thái Lan và tôi là Việt Nam.  Sở dĩ có tên tôi là bởi một sự bất ngờ rất tếu.  Tôi có anh bạn trong “Hội Nhà Thờ Bảo Trợ”, tên John, anh này là cựu sĩ quan, trước từng ở Việt Nam hai năm, làm cố vấn cho đơn vị tôi.  Ngẫu nhiên nay gặp lại nhau, anh rất khoái tôi.

Thường thường tụi tôi có các buổi họp mặt weekend là có John.  Anh ta cũng ngồi xếp bằng tròn quanh mâm nhậu, bóc lon la-de và nốc một hơi trăm phần trăm y chang như các tay tổ trong băng độc thân vậy.  John nói được một ít tiếng Việt, ăn được nước mắm, khoái món phở tái, chả giò … và đôi khi chúng tôi nhậu khan với nhau bằng mực khô nướng, củ kiệu, John cũng xáp vô nhai khô mực ra rít lắm.

Bởi cái chỗ thân tình ấy nên tụi tôi coi John như một người bạn chí thiết.  Một lần đang cơn nhậu, John hỏi chúng tôi, ngoài tiếng Mỹ có ai biết nói tiếng Lào không?  Tôi phét lác nhận là nói được và xổ ra một tràng tiếng Lào líu lo líu lường… làm cho cả bọn cười bò.  Thật tình tôi có học được một ít tiếng Lào trong thời gian hành quân Hạ Lào, lâu không nói thì nay cũng đã quên nhiều, nói bậy bạ dỡn chơi thì được, chớ còn phiên dịch thông ngôn thì không nổi.

Thế mà nửa tháng sau tôi nhận được giấy mời lên Văn phòng Ngoại giao.  Người tiếp tôi chính là John.  Anh ta nói muốn dành cho tôi cơ hội để về thăm miền Ðông Nam Á trong nhiệm vụ tiền sát như đã nói trên.  Tôi thú thật với John tôi quá kém về Lào ngữ.  Nhưng anh ta trấn tĩnh tôi rằng, có một nữ nhân viên Cam-bốt nói tiếng Lào giỏi sẽ giúp tôi, và có thể phái đoàn cần tôi trong nhiệm vụ giao dịch tiếng Việt nữa.

Chúng tôi đã đến Thái Lan như những du khách, và đã nhờ Hồng Thập Tự địa phương đưa đến các trại Tạm cư Tị nạn.  Hai trại lớn mà chúng tôi đã ở lại nhiều ngày là trại U-thong (phía Tây Bắc cách Bangkok trên 300 dặm) hiện có 36 ngàn người Lào tị nạn; và trại Sa-kaeo nằm trên quốc lộ số 8 cách Bangkok 650 dặm về phía Ðông, chứa tới 200 ngàn dân Căm-bốt tị nạn.

Có ai tưởng tượng được (vào thời điểm năm 1979) chỉ ở một trại tạm cư thôi mà con số những người tị nạn Căm-bốt đã lớn lao đến thế không?  Hàng trăm ngàn người đó đang sống vô cùng thiếu thốn, đói khổ và bệnh tật, ở chui rúc trong các tàng cây, những lều lá xiêu vẹo mà họ gọi là cái nhà.  Thiếu thực phẩm, thuốc men, quần áo. – Một vài hình ảnh khiến ta có thể tưởng như lớp người đó đang sống ở thời thượng cổ, thời đại sống trong hang hốc, ăn lông, ở lỗ.  Sau này khi bà Rosalynn Carter đến viếng thăm đã phải thốt lên:  “Thật quả là thê thảm, những cảnh tượng này tôi chưa hề bao giờ thấy như vậy, đã làm cho tôi xúc động kinh hoàng.”  (“It’s like nothing I ‘ve ever seen, it’s emotionally overwhelming”).

Nếu muốn viết về chuyến đi Thái Lan  của tôi thì sẽ có một chuyện dài, nhưng tôi không thể đưa lên báo bản phúc trình chỉ dành riêng cho vị Ðệ Nhất Phu Nhân đọc.  Ở đây, tôi muốn kể lại một câu chuyện nhỏ- một kỷ niệm mà mãi mãi tôi không quên.

Buổi chiều hôm đó, sau những giờ đã làm việc khá mệt mỏi, chúng tôi chia nhau bánh mì và thịt hộp để ăn bữa tối, Saleng (cô gái Căm-bốt trong phái đoàn) gọi tôi:

– Anh có muốn đi coi “Ông Thần Con Nít” không?

Tôi vừa nhai bánh vừa cười, hỏi đùa:

– Có Ông Thần Con Nít hả?  Vậy Saleng làm ơn bồng ông Thần Bếby ấy tới đây, tụi mình chụp hình phỏng vấn, chớ đi nữa thì… mệt quá rồi.

Saleng nghiêm sắc mặt:

– Anh chớ nói dỡn, Thần Con Nít thiêng lắm, Thần đã cứu nhiều người ta và đã đưa họ đến đây tị nạn.

Tôi hỏi một hơi:

– Sao cô biết? Thần con nít là Ông Thần gì ? ở Ðâu?  Cứu ai?  Chuyện đầu đuôi ra sao?

Saleng liếc xéo tôi:

– Bộ anh muốn ghi vô biên bản phúc trình hả?  Muốn biết thì đi! Đi tôi dẫn tới cho coi.

Tôi uống cạn ly cà phê rồi ngoắc John cùng đi theo.  Chúng tôi lên một ngọn đồi nhỏ, chung quanh toàn là dân di tản Căm-bốt ở chen chúc dưới các lùm cây tàng lá.  Những cảnh sống cơ cực hiện ra trước mắt trong suốt mấy ngày nay đã làm chúng tôi quen rồi.  Các em nhỏ, phần lớn là ở trần truồng, gầy gò, xanh xao và bệnh hoạn.  Các ông già bà cả ngồi trầm lặng như những pho tượng.  Nhiều cặp mắt lo âu nhìn về phía chúng tôi, không biết họ đang nghĩ gì.  Nhưng có điều chắc chắn là nếu ai bảo họ trở lại với quê hương cộng sản của họ thì họ lắc đầu cương quyết phản đối ngay.

Saleng dừng lại ở đỉnh đồi – nơi có những đá lớn chồng chất – trên một tảng đá, tôi thấy có bầy biện như một bàn thờ, cắm nhiều cây nhang, có một cặp nến đỏ viết chữ Miên chằng chịt như đạo bùa.

Một bầy trẻ con chừng 20 đứa ốm o đang cầu kinh và ca hát chung quanh.  Vài người lớn thấy chúng tôi, rê lại gần đứng nhìn.  Ðến gần bàn thờ, tôi và John đã ngạc nhiên khi nhận ra vị “Thần Con Nít” mà Saleng đặt tên cho, chính là tượng “Chúa Hài Ðồng nằm trong máng cỏ”.  Tượng bằng thạch cao lớn cỡ bằng quyển tự điển, một góc bị bể nên bàn chân Chúa mất một nửa.

Rất tự nhiên, John và tôi cùng qùy gối xuống cạnh những em bé trần truồng.  Chúng tôi làm dấu Thánh Giá.  John hát lên một bài ca Sinh Nhật bằng tiếng Mỹ, tôi cũng ca tiếp bài “Ðêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…”  Cử chỉ cung kính của chúng tôi trước vị Thần Con Nít đã phút chốc gây cảm tình với các em bé và bà con cô bác tị nạn Căm-bốt.  Số đông đã bu lại quanh chúng tôi có tới năm sáu chục người.  Họ nói chuyện ồn ào, và Saleng làm nhiệm vụ thông dịch cho chúng tôi hiểu.  Trong đám đông đó, Saleng dẫn tới giới thiệu với chúng tôi một bà già tên Lam-Pranak và con gái bà, bé Bòboul.  Câu chuyện ly kỳ “Thần Bò-Boul” đã sẩy tới cho hai mẹ con bà, đầu đuôi thế này:

Ông Lam-Pranak, vị đại úy thời Lon-Nol, bị Miên cộng hạ sát năm 1975.  Hai đứa con của ông đã bị ném vô lửa trước mắt ông, trước lúc chúng bắn ông.  Vợ ông và 4 đứa con khác trốn về tỉnh Kompong Kdey, một năm sau bị phát giác và cũng bị bắt.  Miên cộng nhốt năm mẹ con bà Pranak cùng với khoảng 400 người khác thuộc “chế độ cũ” trong một Nhà Thờ Chánh Tòa đổ nát ở tỉnh nhỏ Khum Samrong.

Chính tại nơi đó, con gái út của bà, em bé Bòboul, đã tìm thấy tượng Chúa Giêsu Hài Ðồng nằm trong máng cỏ.  Thoạt đầu, em chỉ thấy đẹp và muốn giữ chơi như một búp-bê.  Nhưng rồi bà mẹ em đã nghiệm thấy dường như có một uy quyền, một phép lạ nào đó ẩn tàng trong Búp-bê Thần này.  Cứ mỗi lần Bòboul bị đau ốm, mà em được ôm lấy Búp-bê Thần thì em liền được khỏi bịnh.  Rồi nhiều em nhỏ khác bị nhốt trong Nhà Thờ đau ốm cũng đã được ơn cứu chữa ấy.  Chí đến các người lớn bệnh hoạn cũng đã được khỏi khi cầu xin Búp-bê Thần; và lòng sùng kính tôn thờ tự nhiên dâng lên.

Trước con mắt nhòm ngó dữ dằn của bọn lính Miên cộng, những người tù khốn khổ trong Nhà Thờ đã không dám lập nên một bàn Thờ cho Vị “Chúa Con Nít” của họ.  Ðền đài của Chúa Giêsu Hài Ðồng nơi đây chính là cái túi vải rách rưới đeo trên lưng em bé Bòboul, một đứa trẻ gầy gò bẩn thỉu.  Ðến nỗi chính danh hiệu cao cả của Chúa cũng chẳng ai biết nữa.  Ðoàn người tù tội đã dùng ngay tên em bé để gọi Chúa Hài Ðồng, bây giờ tên Ngài là “Thần Bòboul”.

Nhiều đêm, cửa Nhà Thờ mở ra, những họng súng chĩa vào, vài tên Miên cộng thò đầu vô gọi tên một số người.  Những người bị gọi đi trong đêm sẽ không bao giờ trở lại.  Họ đến quỳ gối bên em bé Bòboul, hôn tượng Chúa Hài Ðồng:

– Lậy Thần của Bòboul, bây giờ con sắp đi vào cõi chết, con muốn khi chết đi được Thần của Bòboul thương con, đem con về cõi Trời với Thần!

Cầu nguyện xong, họ hôn em Bòboul và vĩnh biệt ra đi, trong khi đó Bòboul vẫn ngủ say sưa không biết gì cả.  Số tù nhân vô tội vơi xuống lần lần.

Một đêm nọ, bà Pranak bị gọi tên.  Bà choáng người như bị sét đánh, gọi cả bốn con dậy, mẹ con ôm lấy nhau khóc mướt rồi bà cầu nguyện:

– Lậy Thần của Bòboul, xin cứu con, xin cho con được sống với bốn đứa nhỏ này, cha nó đã bị bắn, hai anh nó đã bị đốt lửa; xin Thần hãy cứu con để chúng nó còn có mẹ, và để mẹ con chúng con suốt đời thờ lạy Thần.

Bà hôn các con rồi ra đi trong đêm tối theo lũ Miên cộng…

Chừng hơn tiếng đồng hồ sau, cánh cửa hậu Nhà Thờ bỗng hé mở.  Bà Pranak len lén bò vào.  Bà thì thào với các con:

– Mẹ và nhiều người bị đẩy xuống một cái hố, tụi nó xả súng bắn càn rồi lấp đất lên, và bỏ đi.  Mẹ không bị trúng đạn, moi đất chui lên được về đây với các con.  Ðúng là Thần của Bòboul đã cứu mẹ!

Năm mẹ con lại ôm nhau khóc… và tạ ơn Thần. – Việc bà thoát chết, mò mẫm đêm khuya trở lại Nhà Thờ (đúng ra là nhà tù), cũng như việc lính gác ngủ vùi và cửa Nhà Thờ hé mở, cho đến bây giờ, bà Pranak vẫn không hiểu tại sao được như vậy. Bà chỉ một mực tin rằng đó chính là Thần Bò-Boul ra ơn cứu mạng

Ngày chế độ Pol-Pot bị lật đổ, bọn lính canh tù trước khi tháo chạy đã thảy đại vô Nhà Thờ 3 trái lựu đạn.  Bé Bòboul thất kinh, cầm tượng giơ ra ngăn cản.  Lạ thay, cả 3 qủa đạn đều tịt ngòi lăn long lóc trên nền Nhà Thờ.  Một người trong toán tù đã liều mình nhặt vứt ra ngoài.  Khi qủa lựu đạn cuối cùng ném ra khỏi cửa sổ, cả 3 đã phát nổ dữ dội khoét thủng một lỗ ở chân tường, và do đó đoàn tù đã thoát ra rồi tản mát, mạnh ai nấy chạy trốn vượt biên giới qua Thái Lan tị nạn.

Bé Bòboul lạc gia đình, một mình chạy nhủi ở trong rừng, hết lòng cầu xin, hai ngày sau thì gặp lại được mẹ và anh em như cũ.

Khi năm mẹ con dắt díu nhau vượt biên tại Ban Nong Pru chính là chỗ quân đội hai bên đang canh phòng ghìm nhau rất cẩn mật.  Bé Bòboul cầm tượng Chúa đi trước dẫn đầu cho gia đình đi ngang qua hai trạm lính canh gác, lạ thay, thấy lính Miên cộng và lính gác Thái đều ôm súng ngủ khì.  Câu chuyện thuật lại như khôi hài và hoang đường vậy.

John tỏ ra đặc biệt chú trọng đến mọi chi tiết của câu chuyện.  – Anh hỏi và Saleng thông ngôn:

– Cho đến nay, Chúa Hài Ðồng còn tiếp tục làm phép lạ không?

Bà Pranak trả lời:

– Không! không phải phép lạ, Thần của Bòboul không làm phép ra lửa, ra ánh sáng đâu.  Thần chỉ cứu người thôi.  Ai cầu xin Thần sẽ được, nhưng phải ở hiền, ở tốt, đừng có dữ dằn, ai yêu thương người ta, Thần của Bòboul mới cho ơn.  Thần còn cho ơn nhiều nhiều, phải tin Thần thì mới được chứ!.

Tôi ngạc nhiên đến sững sờ nhìn bà Pranak, có phải bà vừa đọc một đoạn Thánh Kinh nào đó cho tôi nghe không?  Tôi nhìn kỹ mặt bà, gương mặt cằn cỗi xám xịt, hàm răng vàng khè, cặp mắt đục và mệt mỏi.  Bà quê kệch, xấu xí và rách rưới, nhưng tâm hồn bà dường như tràn ngập niềm tin và sự vui mừng.

Bốn đứa nhỏ của bà cùng với lũ trẻ tị nạn khác đang xúm quanh John nhai kẹo cao-su.  John nhờ Saleng giảng dịch cho chúng hiểu sơ lược về Chúa Cứu Thế, mà bức tượng của Bòboul chính là Thánh tượng Ngài.  Thật mà nói, tôi thấy lũ nhỏ chăm chú vào việc nhai kẹo nhiều hơn là lắng nghe câu chuyện Thánh Sử.

Khi chúng tôi từ biệt bà con tị nạn để về lều, John chưa kịp nói Good Night thì một thanh niên chạy tới rối rít lên:

– Ðem Thần của Bòboul tới mau, xin cứu vợ tôi, nó sắp đẻ rồi, chẳng có cô mụ bác sĩ gì ráo, khéo nó chết mất!  Lạy Thần, xin cho vợ con của con được sống.

Tượng Chúa Hài Ðồng được rước đi tức khắc.  Chúng tôi cũng cấp tốc trở về lều.  Khi John trở lại với một bác sĩ thì mọi sự đã song.  Một em bé tị nạn đã sinh ra bằng yên,  Người sản phụ đang thiu thiu ngủ, và người chồng đang quỳ dưới đất chắp tay lạy Chúa Hài Ðồng như tế sao.

Bà Rosalynn Carter, sau này khi đến thăm trại, đã bồng đứa bé đó trên tay và ứa lệ nói rằng:  “I want to go home as fast as I can and mobilize people and do all we can to help the people here”.  [Tôi muốn trở về Mỹ càng sớm càng tốt để vận động dân chúng làm tất cả những gì chúng ta có thể làm được để giúp dân chúng nơi đây.]

Trần Quốc Bảo

Richmond,VA/USA

Cảnh sát Australia giải cứu con tin ở Sydney

Cảnh sát Australia giải cứu con tin ở Sydney

Một con tin bị thương được cảnh sát đưa ra xe cứu thương sau khi có nhiều phát súng nổ trong 1 vụ bắt cóc ở 1 tiệm cafe  ở Martin Place ở quận trung tâm thương mại của Sydney, Australia, hôm 16/12.

Một con tin bị thương được cảnh sát đưa ra xe cứu thương sau khi có nhiều phát súng nổ trong 1 vụ bắt cóc ở 1 tiệm cafe ở Martin Place ở quận trung tâm thương mại của Sydney, Australia, hôm 16/12.

16.12.2014

SYDNEY—

Cảnh sát đã xông vào một tiệm cà phê ở Sydney, chấm dứt vụ giằng co kéo dài mười mấy giờ đồng hồ trong đó có một số người không rõ là bao nhiêu bị bắt làm con tin.

Lực lượng an ninh đã bao vây hiện trường rồi xông vào tiệm Lindt Chocolat Cafe ở trung tâm thành phố hồi sáng sớm thứ ba giờ địa phương.

Hình ảnh chiếu trực tiếp từ hiện trường cho thấy một loạt tiếng súng nổ và ánh chớp trước khi vài người được mang ra từ tòa nhà ở khu Martin Place.

Một số người được mang đi trên băng ca. Người ta trông thấy nhân viên cứu hộ làm hô hấp nhân tạo cho một người bên ngoài tiệm cà phê. Có tin về thương vong nhưng chưa được xác nhận.

Cảnh sát Australia cho biết thủ phạm vụ này là một di dân người Iran tên là Man Haron Monis.

Thủ tướng Tony Abbott nói rằng vụ này có thể có động cơ chính trị.

Man Haron Monis có tên Manteghi Bourjerdi trước khi đổi tên. Y được công chúng biết tới với một chiến dịch viết thư cho gia đình của binh sĩ Australia thiệt mạng ở Afghanistan, trong đó y chỉ trích hành động của các binh sĩ Úc. Y cũng bị cho là co dính líu tới vụ vợ cũ của y bị giết hại năm 2013.

Trong vụ khủng hoảng con tin hôm thứ hai, người ta trông thấy con tin đứng bên trong tiệm cà phê, giơ hai tay lên trời. Qua cửa sổ, người ta trông thấy một là cờ đen với một giòng chữ màu trắng viết bằng tiến Ả Rập, ghi lại một tín điều của người Hồi giáo.

Trước khi vụ giải cứu được tiến hành, có 5 người đã từ trong tiệm chạy ra bên ngoài. Hiện chưa rõ những người đó bỏ chạy thoát thân hay được thả.

Người bị hành quyết được tuyên vô tội

Người bị hành quyết được tuyên vô tội

Tòa đã xin lỗi cha mẹ của thanh niên bị hành quyết

Một thanh niên Trung Quốc bị hành quyết cách đây 18 năm vì tội hiếp dâm và giết một phụ nữ tại nhà vệ sinh công cộng được tuyên vô tội, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Anh Huugjilt mới 18 tuổi khi bị tòa án ở vùng Nội Mông kết án.

Bản án bị đặt vấn đề khi một kẻ chuyên hiếp dâm thú nhận gây án hồi năm 2005, theo Tân Hoa Xã.

Chuyện tuyên án vô tội đối với người đã bị hành quyết là chuyện hiếm ở Trung Quốc.

Vụ giết người xảy ra giữa lúc có chiến dịch chống tội phạm và các chuyên viên điều tra thừa nhận họ bị sức ép phải tìm bằng được thủ phạm để kết án.

Thẩm phán tại Hohhot ở Nội Mông đã cúi người trước cha mẹ của thanh niên đã bị xử tử sau khi tuyên anh vô tội.

“Tòa Tối cao Nội Mông thấy bản án kết tội ban đầu … không phù hợp với thực tế và thiếu chứng cứ,” Tòa tuyên bố.

“Huugjilt vô tội.”

Tòa cũng trao khoản tiền 30.000 nhân dân tệ (gần 5.000 đôla Mỹ) để tỏ sự cảm thông với cha mẹ anh Huugjilt.

Tỷ lệ kết tội cao

Tân Hoa Xã đưa tin anh Huugjilt đã giúp người phụ nữ sau khi nghe thấy tiếng kêu khóc của cô từ nhà vệ sinh công cộng.

Anh cũng báo vụ việc với cảnh sát.

Tuy nhiên vào tháng Tư năm 1996 anh bị kết tội hiếp dâm và giết người phụ nữ và bị xử tử vào tháng Sáu cùng năm.

Vào năm 2005, một kẻ sát nhân và chuyên hiếp dâm, Zhai Zhihong, thú nhận với cảnh sát rằng y đã gây án.

Phiên xử lại anh Huugjilt diễn ra hồi tháng 11 năm nay.

Những kẻ vũ trang bắt người làm con tin ở Bỉ

Những kẻ vũ trang bắt người làm con tin ở Bỉ

Cảnh sát thuộc lực lượng đặc biệt lắp đặt thiết bị đặc biệt trên chiếc xe van ở Ghent, Bỉ, 15/12/14

Cảnh sát thuộc lực lượng đặc biệt lắp đặt thiết bị đặc biệt trên chiếc xe van ở Ghent, Bỉ, 15/12/14

15.12.2014

Cảnh sát tại thành phố Ghent của Bỉ đang bao vây một tòa nhà chung cư, nơi có 4 người đàn ông có vũ trang đang cầm giữ một con tin.

Một giới chức chính phủ hôm nay nói rằng chưa có dấu hiệu nào cho thấy vụ có dính líu tới khủng bố, nhóm Nhà nước Hồi giáo hay những gì đang xảy ra ở Sydney.

Cảnh sát đã phong tỏa một khu vực rộng lớn xung quanh tòa nhà.

Vụ con tin ở Bỉ xảy ra vài giờ sau khi một kẻ có súng bắt người làm con tin tại một tiệm ăn ở thành phố lớn nhất của Australia.

5 người chạy thoát khỏi kẻ bắt người làm con tin ở Australia

5 người chạy thoát khỏi kẻ bắt người làm con tin ở Australia

Một con tin chạy đến với các cảnh sát sau khi thoát khỏi quán cà phê nơi một kẻ võ trang đang giữ người làm con tin, 15/12/14

Một con tin chạy đến với các cảnh sát sau khi thoát khỏi quán cà phê nơi một kẻ võ trang đang giữ người làm con tin, 15/12/14

15.12.2014

Vụ khủng hoảng con tin bắt đầu sáng ngày hôm nay ở thành phố Sydney của Australia đang tiếp diễn, và Thủ tướng Tony Abbott nói rằng chưa ai biết được động cơ của thủ phạm là gì. Từ Sydney, thông tín viên Phil Mercer của đài VOA gởi về bài tường thuật.

Năm người vừa thoát được ra khỏi nhà hàng ở trung tâm thành phố Sydney, nơi một kẻ có súng đang cầm giữ một nhóm người không rõ là bao nhiêu làm con tin. Có người nói là 10 người, nhưng cũng có tin cho biết có đến 25 người bị bắt làm con tin.

Hình ảnh tại hiện trường được chiếu trực tiếp trên truyền hình cho thấy một nhân viên của tiệm Lindt Chocolate Cafe và hai khách hàng chạy vượt những nhân viên cảnh sát đang bao vây nhà hàng này và phong tỏa khu vực xung quanh. Sau đó, hai người khác cũng chạy ra khỏi tòa nhà. Hiện chưa rõ 5 người đó đã tự chạy thoát hay được kẻ có súng thả ra.

Các văn phòng ở kế bên nhà hàng đã được di tản. Nhà hát nổi tiếng của Sydney, cách đó vài khu phố, cũng đã được sơ tán sau khi giới hữu trách nói rằng một gói khả nghi đã được phát giác ở đó. Các đường phố trong khu vực đã được phong tỏa và một tuyến xe lửa chạy bên dưới nhà hàng cũng ngưng chạy.

Người ta trông thấy những con tin đứng sát vào các cửa sổ trong lúc giơ cao hai tay lên trời và có một lá cờ màu đen với những chữ viết bằng tiếng Ả Rập. Chưa có thương vong nào được báo cáo kể từ khi vụ khủng hoảng bắt đầu vào khoảng 9:45 phút sáng nay, giờ địa phương.

Xuyên qua một cửa sổ kính, người ta trông thấy kẻ bắt con tin mặc sơ mi trắng và áo vest đen và mang khí giới.

Một nữ phát ngôn viên cảnh sát nói rằng kẻ bắt con tin đã liên lạc với giới hữu trách, nhưng các nhà thương thuyết của cảnh sát chưa xác định được động cơ của vụ này.

Phó Tổng Giám đốc Cảnh sát Tiểu bang New South Wales, bà Catherine Burn, phát biểu như sau:

“Các nhà thương thuyết của cảnh sát đã thiết lập sự liên lạc và họ tiếp tục liên lạc và chúng tôi sẽ giải quyết vụ này thông qua các nhà thương thuyết. Có thể phải mất một ít thời gian nhưng chúng tôi muốn giải quyết vụ này một cách hòa bình và tôi bảo đảm với quí vị là nếu cần có thời giờ thì chúng tôi sẽ kiên nhẫn chờ đợi.”

Trước đó, Thủ tướng Australia Tony Abbott cho biết tại một cuộc họp báo là chưa ai biết động cơ của thủ phạm. Ông nói thêm rằng mục tiêu của những hành động như vậy là gây hoảng sợ cho mọi người và ông hối thúc dân chúng tiếp tục các sinh hoạt bình thường như mọi ngày.

Ông Andrew Scipione, Tổng Giám đốc Cảnh sát Tiểu bang New South Wales, nói với báo chí rằng giới hữu trách chưa biết được động cơ của kẻ bắt con tin. Ông cũng nhất mực không chịu nói rằng đây là một vụ khủng bố. Ông cho biết:

Vào lúc này, tôi được thông báo là chúng tôi vẫn đang xem xét động cơ của vụ này là gì và ở thời điểm này chúng tôi chưa biết thủ phạm là người nước nào.

ĐTC: Đức Giêsu là niềm vui của chúng ta

ĐTC: Đức Giêsu là niềm vui của chúng ta

Chuacuuthe.com

VRNs (15.12.2014) –Sài Gòn- theo news.va- Chúa nhật hôm qua 14.12, tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô làm phép tượng Chúa Hài Đồng cho các du khách để thờ kính trong dịp Giáng sinh. Truyền thống làm phép tượng Chúa Hài Đồng luôn được cử hành vào ngày Chúa Nhật III Mùa Vọng, còn được gọi là “Chúa Nhật Niềm Vui”.

1

Chúa Nhật “niềm vui” bắt nguồn từ lời kinh Truyền Tin của Đức Trinh Nữ Maria. “Trong Chúa Nhật niềm vui này, phụng vụ diễn tả một thái độ nội tâm để đón chờ ngày gần kề của Con Chúa Giáng sinh: Nghĩa là “niềm vui”, niềm vui của Chúa Giêsu”. Hướng về đám đông tụ tập bên dưới quảng trường, Đức Thánh Cha nói rằng, “Với Đức Giêsu, niềm vui là một phần của gia đình” (Gesù, la gioia è di casa). Thành ngữ ấy, ĐTC lặp lại nhiều lần trong bài huấn dụ của mình.

“Tâm hồn của mỗi người luôn ước ao có được niềm vui … Tất cả chúng ta đều mong muốn niềm vui, mỗi gia đình, mỗi người đều mong muốn hạnh phúc”. Người Kitô hữu, được mời gọi để sống và làm chứng cho niềm vui đến từ việc gần gũi với Thiên Chúa, từ sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta. Niềm vui Kitô hữu không đơn giản chỉ là sự viên mãn niềm vui mà chúng ta sẽ có được mai sau ở trên trời nhưng nó đã bắt đầu ngay trong cuộc sống này, được trải nghiệm ngay từ bây giờ. “Vì Chúa Giêsu là niềm vui của chúng ta. Gia đình của chúng ta có Chúa Giêsu chính là có niềm vui.” ĐTC lặp đi lặp lại rằng: “Với Đức Giêsu, niềm vui là một phần của gia đình.”

Tất cả các Kitô hữu đều được mời gọi đón nhận sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình, và để giúp người khác khám phá sự hiện diện đó, hoặc để tái khám phá nó nếu họ đã lãng quên. Ngài gọi đây là “một sứ mạng cao cả, như sứ mạng của ông Gioan Tẩy Giả: chỉ cho mọi người về Chúa Kitô … bởi vì ông có sứ mạng hướng dẫn tâm hồn mỗi người khi họ mong muốn đi tìm niềm vui và hạnh phúc.”

Nhắc đến bài đọc II, Đức Thánh Cha nói rằng, Thánh Phaolô cho chúng ta thấy những điều kiện để được “niềm vui tông đồ” là: hãy kiên trì cầu nguyện, luôn luôn cảm tạ Thiên Chúa, tìm kiếm những gì là tốt và tránh điều ác.” Nếu đây là cách sống của chúng ta thì Tin Mừng sẽ thấm nhập đến tận nhà chúng ta và giúp mọi người trong gia đình tái khám phá Chúa Giêsu chính là ơn cứu độ.” Trong Đức Giêsu, chúng ta tìm thấy bình an nội tâm và sức mạnh để đối mặt với những thách đố mỗi ngày, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất. “Kitô hữu là người có tâm hồn tràn đầy bình an vì họ biết đặt niềm vui của mình trong Chúa, ngay cả trong những thời điểm khó khăn của cuộc sống.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng có đức tin không có nghĩa là thôi những khó khăn trong cuộc sống đúng hơn có nghĩa là “có sức mạnh để đối đầu với chúng vì chúng ta  biết rằng mình không đơn độc.” “Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống của chúng ta, và điều này là sự bình an mà Thiên Chúa ban cho con cái của Ngài.”

ĐTC kết luận bài huấn dụ như sau: “Giáo Hội mời gọi chúng ta làm chứng rằng Chúa Giêsu không phải là một người của quá khứ; Ngài là Lời của Thiên Chúa, Đấng mà hôm nay vẫn đang thắp sáng cuộc hành trình của nhân loại; Hành động của Ngài qua các bí tích là những dấu chỉ về sự dịu dàng, niềm an ủi, và tình yêu của Chúa Cha đối với mỗi con người chúng ta”.

Hoàng Minh

Sống trên đời để làm gì?

Sống trên đời để làm gì?

Dongten.net

trong cay duc chua troi

Sống trên đời để làm gì? Đây là một câu hỏi chẳng dễ trả lời chút nào. Cứ sự thường, ta chẳng mảy may để ý đến nó, vì càng nghĩ đến nó, ta chỉ càng cảm thấy bế tắt bởi một mớ những tư tưởng tối tăm lẫn lộn. Khi người ta vui, thành công, hạnh phúc, người ta chẳng cần biết lý do nào đưa đến sự hiện hữu của mình. Khi người ta còn trẻ, người ta thường không bận tâm mấy đến chuyện vì sao mình lại hiện hữu ở nơi đây. Khi người ta tràn trề sức sống, người ta chỉ chăm chú đến việc làm cho mình được triển nở, được khẳng định đến mức hoàn hảo nhất, chứ chẳng có giờ mà lo nghĩ đến câu hỏi rắc rối này. Chỉ khi nào ta đau khổ, thấy mất đi ý nghĩa cuộc đời, thấy mình sắp phải bước vào ngưỡng cửa của một thế giới khác, thấy hơi thở của mình dường như đã đến hồi cạn kiệt, ta mới cảm thấy có cái gì đó bồi hồi trong tận cõi linh hồn, chất vấn ta về nguồn cội thiêng liêng, về cái mà ta ít bao giờ muốn nghĩ tới.

Thực ra thì, giả như không có ta hiện diện trên đời, có gì mất mát xảy ra không? Câu trả lời đến ngay với ta có lẽ là “không” – một con số “0” thật to tướng. Thế giới này mênh mông là thế, ta còn nhỏ hơn là một chấm nhỏ li ti giữa biết bao con người và muôn loài thọ tạo. Chắc là vũ trụ này cũng chẳng tan biến đi khi ta chết! Chắc là xã hội này vẫn cứ tồn tại, thậm chí là thịnh vượng hơn, dù ta có sống chết ra sao! Trước khi ta ra đời, chẳng phải mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường đấy thôi, cả nhiều tỷ năm rồi. Quãng thời gian từ lúc ta sinh ra đến lúc chết đi, so với dòng chảy của lịch sử, chẳng khác nào một khoảng khắc bé xíu. Trong lúc sinh thời ấy, đến với ta dường như chỉ toàn là chua chát với đắng cay. Sống mà luôn có niềm vui, bình an, hạnh phúc thì có trở về với cát bụi cũng thấy được mãn nguyện vì thấy dẫu sao mình cũng được hưởng chút ý nghĩa khi hiện diện trên đời. Đã sống không được bao lâu mà đau buồn này đến khổ sở khác kéo đến, cầu không được, ước không thành, phải xa người mình yêu, gần người mình ghét… Một cuộc sống như vậy thì sống để làm gì? Ta ước gì mình đừng tồn tại để không phải gánh chịu số phận hẩm hiu ấy. Nhưng có vẻ như tồn tại hay không tồn tại không phải là do ý ta muốn và chọn. Nó không nằm trong quyền quyết định của ta.

Nếu như có ta hay không có ta, thế giới này cũng chẳng khác nhau mấy, thì tại sao Tạo Hóa lại muốn cho ta được “hiện hữu” chứ không phải nằm trong cõi “hư vô”? Khi đưa ta từ chỗ “không” ra chỗ “có”, Tạo Hóa ban cho ta một hình hài để được nhìn thấy, ban cho ta một cái tên để được gọi, một khuôn mặt để được nhận diện, và một chỗ đứng trong thế giới hữu hình này. Đối với nhiều người, ta chỉ là một trong thế giới. Nhưng đối với một số người khác, ta là cả thế giới đầy yêu thương. Ta có một vị thế độc tôn mà không ai trên đời này, dù giỏi giang và thánh thiện mấy, có thể thay thế được. Bố mẹ ta chỉ có thể sinh ra ta một lần thôi. Những người khác do bố mẹ ta sinh ra trước và sau đó, được gọi là anh chị em của ta, chứ không phải là ta. “Tính duy nhất” của sự hiện hữu làm cho ta cảm thấy mình thật giá trị vô cùng. Giữa hai thái cực của cái “không” và “có”, Tạo Hóa đã chọn cái “có” cho mình. Ta chẳng hiểu vì sao, nhưng ta đoan chắc rằng hẳn là Ngài có lý do để làm điều ấy và nhiệm vụ của ta là vâng phục Ngài, đón nhận món quà hiện hữu Ngài ban cho với một lòng biết ơn và thành kính.

Thực ra, hiện diện trong thế giới này, ta không vô dụng như mình vẫn tưởng. Dù ta có cuộc sống riêng của mình nhưng sự sống của ta được gắn kết với nhiều người bằng những mối tương quan. Ngay khi biết ta được thành hình trong dạ mẹ, đã có biết bao người mong ngóng ta chào đời. Khi ta cất tiếng khóc đầu tiên, niềm rạng rỡ của những người thân cũng long lanh nơi khóe mắt. Khi lớn lên, ta tạo lập giao kết với nhiều người khác nữa. Thế giới của ta ngày càng được mở ra với chằng chịt những mối quan hệ ấy. Lối sống của ta, vì nằm trong các mối liên hệ khác, nên cũng có một sức ảnh hưởng không hề nhỏ, cho chính ta và cho những ai nằm trong thế giới ấy của ta. Biết đâu một sự hy sinh của ta giúp tăng thêm nghị lực cho người khác. Biết đâu một chút chia sẻ của ta cũng giúp sưởi ấm nhiều tâm hồn. Biết đâu một lời nói ngọt ngào của ta giúp ai đó thêm tin yêu vào cuộc sống. Giọt mồ hôi nước mắt của ta nơi ruộng đồng đã giúp nhiều người có được miếng cơm ngon. Những vất vả của ta nơi bục giảng giúp đào tạo bao lớp trẻ nhiệt thành cho đất nước… Dù tầm ảnh hưởng của nó không như các bậc vĩ nhân, và có khi chẳng mấy ai để ý đến, nhưng sự thật là nếu không có những việc làm ấy của ta, thế giới này cũng thiếu đi một cái gì đó, dù là nhỏ nhoi, và chắc là nó cũng khác đi chút gì đó.

Cho ta hiện hữu trên đời, Tạo Hóa cũng ban cho ta một sứ mạng cao cả, mà chỉ mình ta mới có thể chu toàn được. Sứ mạng ấy trước hết là dành cho ta, sau đó là hướng đến tất cả những người khác. Ngài mời gọi chúng ta hãy hướng về Ngài, đứng về phía của Ngài, cùng cộng tác với Ngài để tiếp tục bồi đắp thêm cho công trình tạo dựng. Đây quả thực là một niềm vinh hạnh dành cho chúng ta vì vốn dĩ Ngài không cần chút sức mọn của chúng ta. Chúng ta thụ hưởng sự sống từ Ngài nên chắc chắn chúng ta phải bám vào Ngài để tiếp tục tồn tại. Nhưng Ngài không đối xử với chúng ta như một nô lệ. Trái lại, Ngài xem chúng ta như một cộng sự viên bằng cách ban cho chúng ta có tự do, ý chí và lý trí. Chúng ta có quyền đưa ra những chọn lựa cho mình và chọn lựa ấy của chúng ta sẽ có những tác động đến những loài khác. Ta có thể trở thành người mang niềm vui đến cho người khác, nhưng cũng có thể trở nên kẻ hủy diệt thế gian. Ta có thể là một ngọn lửa sưởi ấm lòng người nhưng cũng có thể là một tảng băng lạnh lùng gieo chết chóc. Ta trở thành con người như thế nào là tùy ở những chọn lựa của ta hằng ngày nơi cuộc sống.

Cứ mỗi khi ta sống yêu thương, trao ban, gắn kết, ta dường như thấy cuộc sống của mình thật ý nghĩa. Đó chính là dấu chỉ của Tạo Hóa cho ta biết là ta đang đi đúng đường để hướng về Chân Thiện Mỹ, là chính Ngài. Ngài cần mỗi người chúng ta làm điều đó, Ngài muốn chúng ta sống như vậy, vì đó là con đường dẫn ta đến bình an, đến sự hoàn thiện đích thực của mình. Cuộc sống của ta là một cuộc hành hương tìm về Đấng Tạo Hóa. Những gì được ban cho ta là phương tiện giúp ta thực hiện lộ trình này. Bởi thế, ta được sinh ta là để chia sẻ với Tạo Hóa niềm hạnh phúc viên mãn của Ngài. Đó là một lời mời gọi cao quý dành cho hết thảy chúng ta.

Bấy lâu nay, chúng ta có đủ ý thức về điều này không?

Pr. Lê Hoàng Nam, S

Bọ Lập bị bắt: Sự thật và nỗi buồn

Bọ Lập bị bắt: Sự thật và nỗi buồn

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-12-11

kinhhoa12112014.mp3

nguyen-quang-lap-622.jpg

Nhà văn Blogger Nguyễn Quang Lập.

File photo

Con đò chở Sự thật

“Trước sau bọ Lập xin làm một người lái đò nhỏ chở con thuyền “Sự thật” đến với dân, chỉ vậy thôi, không có gì khác.”

Câu khẩu hiệu nhà văn Nguyễn Quang Lập lấy làm tôn chỉ cho trang blog của mình được nhiều trang đăng lại sau khi ông bị bắt.

Nhiều blogger ngạc nhiên khi nghe tin ông bị bắt, vì dường như ông Lập đã chọn một đường lối phản biện rất ôn hòa và an toàn, và hơn nữa nhân thân của ông cũng dường như cũng là một lá chắn bảo vệ cho ông, vì nói theo blogger, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng thì ông Nguyễn Quang Lập là con đẻ của thời đại xã hội chủ nghĩa, là một nhà văn trong dòng chủ lưu của nước Việt Nam hiện nay với tấm thẻ hội viên của hàng loạt hội văn học nghệ thuật chính thống của nhà nước.

Nhưng cũng có những người không ngạc nhiên khi nghe tin ông bị bắt. Những người này nghĩ rằng cái chuyện bị bắt đối những blogger tại Việt Nam là quá bình thường, nói như Tiến sĩ Hà Sĩ Phu thì họ là một trong những lớp người bị nhiều o ép nhất hiện nay vì dấn thân cho tự do ngôn luận. Blogger Kami thì cho rằng những người viết blog tinh ý, và ngay chính blogger Nguyễn Quang Lập cũng không ngạc nhiên về chuyện bắt bớ này. Nhà báo tự do Lê Diễn Đức lại viết rằng ông Lập muốn chuyên chở Sự thật cho nên chuyện ông bị bắt cũng là điều dễ hiểu:

“Nhưng cái ranh giới an toàn mà nhà văn Nguyễn Quang Lập đặt ra quá mong manh truớc một mục tiêu lớn là chuyên chở sự thật đến với nhân dân, trong khi chế độ cộng sản được xây dựng trên bạo lực và dối trá. Chỉ chuyển tải sự thật thôi cũng đã đi ngược lợi ích sống còn của nó.

” Cái ranh giới an toàn mà nhà văn Nguyễn Quang Lập đặt ra quá mong manh truớc một mục tiêu lớn là chuyên chở sự thật đến với nhân dân, trong khi chế độ cộng sản được xây dựng trên bạo lực và dối trá.
-Lê Diễn Đức”

Blogger Tưởng Năng Tiến thì viết một cách khôi hài:

“Sống ở nước CHXHCNVN  mà lại nằng nặc đòi “chở con thuyền “Sự thật” đến với dân” thì đi tù là cái chắc!”

Khi ông Lập bị bắt, các trang blog “bán-chính-thống” mang tên các vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam viết rằng ông là một nhà văn không có phẩm hạnh vì đã chỉ trích Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam. Blogger Tuấn Khanh đáp trả:

“Người viết nặc danh ghi rằng Bọ Lập là một nhà văn không có phẩm hạnh khi dám chỉ trích tổng bí thư. Tôi thì chỉ nghĩ rằng rất nhiều các nhà văn trên toàn thế giới xã hội chủ nghĩa luôn ca ngợi các tổng bí thư, cũng không có mấy ai trong số họ giới thiệu được chút phẩm hạnh nào của mình. Bọ Lập chắc cũng không màng loại phẩm hạnh đó.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, một trí thức hồi hương từ châu Âu nhận xét về người chủ trang blog Quê Choa, so sánh ông với một nhà văn khác của chế độ là ông Nguyễn Khải:

“Thái độ của ông chính là thái độ của một nhà văn chân chính, một kẻ sỹ có tinh thần trách nhiệm với xã hội mình đang sống, tuy bị tai nạn ngặt nghèo vẫn hết mình  cống hiến. Khác với Nguyễn Khải, phải chờ đợi đến cuối đời mới đi tìm cái tôi đã mất, Nguyễn Quang Lập nhìn lại chính mình, chính cái lò sản sinh ra mình ngay trong giai đoạn sung mãn nhất của cuộc đời một nhà văn.

So với nhà văn quá cố Nguyễn Khải, ông Nguyễn Quang Lập đã đến với thời đại thông tin một cách nhanh chóng, và cũng như nhiều blogger dấn thân cùng thế hệ với ông hay trẻ hơn, họ tình nguyện là người đưa thông tin và những ý tưởng khác biệt đến cho đồng bào, dù trên đầu họ lúc nào cũng lơ lửng sự đe dọa của nghị định 72 của chính phủ Việt Nam về việc cấm chia sẻ thông tin trên các trang blog cá nhân.

Nỗi sợ của người cầm quyền

Trở lại sự việc ông Lập bị bắt, câu hỏi mọi người đặt ra là tại sao là ông Lập chứ không phải hàng chục blog khác chỉ trích chính phủ và đảng cộng sản Việt Nam mạnh mẽ hơn và trực diện hơn? Hai blogger Việt Nam đang ở hải ngoại là nhà báo Đoan Trang và người tù chính trị nổi tiếng Điếu Cày viết rằng do ông Lập thu hút nhiều người đến với nhau quá nên người ta phải bắt ông, vì sự tập hợp những nhóm người nằm ngoài sự kiểm soát của đảng cộng sản vẫn là điều mà những người cộng sản sợ nhất. Blogger Kami cũng có ý kiến này:

nguyen-quang-lap-b-622.jpg

Nhà văn cũng là Blogger Nguyễn Quang Lập người điều hành Blog Quê Choa nổi tiếng.

“Ở đó một nhóm người giữ quyền lực và tự cho mình quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, với phương châm độc quyền cả về vấn đề lãnh đạo tư tưởng của mọi tầng lớp trong xã hội thì việc độc quyền, kể cả bưng bít thông tin cũng như cản trở việc tìm kiếm tìm hiểu thông tin của người dân là chuyện đương nhiên. Vì thế việc các cá nhân sử dụng blog như một phương tiện tuyên truyền thông tin, với các tin tức đa chiều là điều bị coi là nguy hiểm, vì nó ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ.

Còn nhà báo Lê Diễn Đức, người có một kinh nghiệm dài lâu và phong phú sống dưới các chế độ cộng sản khác nhau thì cho rằng, cho dù ông là đứa con đẻ của chế độ, điều đó không thể bảo vệ được ông khi ông có quá nhiều người mến mộ:

“Bất kỳ một yếu tố nào mà chế độ thấy rằng có thể gây ảnh hưởng lớn lên ý thức chính trị khác luồng tuyên truyền đối với xã hội đều bị tiêu diệt. Huống hồ là ông, với hàng triệu người mến mộ! Cho dù ông là đứa con đẻ của chế độ, một cây bút tài năng, đã đóng góp không nhỏ cho nền văn hoá, nghệ thuật của đất nước.

Thời điểm mà blogger Nguyễn Quang Lập bị bắt, cũng như người đồng nghiệp cũng bị bắt trước đó một tuần là Giáo sư Hồng Lê Thọ, là lúc diễn ra ngày Quốc tế nhân quyền thế giới, cũng là dịp nhiều người tưởng nhớ đến sự kiện cách đây tròn nửa thế kỷ, những sinh viên Đại học tại California biểu tình đòi quyền tự do ngôn luận. Trong khi đó người ta lại thấy rằng có quá nhiều điều luật ở Việt Nam hạn chế quyền tự do này trong đó có điều 258 mà cơ quan công quyền đã dùng để bắt giam ông Lập và ông Thọ. Cây bút Vũ Đông Hà viết trên trang blog Dân Làm báo:

“Cho dù với ý đồ gì, trò chơi và mánh khóe nào, dưới thể chế độc tài công an trị này, bất kỳ công dân Việt Nam nào bị bắt bởi những điều luật phản động như 88, 79 và 258 đều là những con người bất khuất. Họ đã không chọn một cuộc sống thờ ơ, vô cảm theo đám đông đang tê liệt vì sợ hãi bộ máy bạo lực, mà đã đứng lên, mỗi người mỗi cách, để phục vụ xã hội theo chiều hướng tích cực nhất mà họ có thể làm được.”

Vũ Đông Hà gọi những điều luật ấy là phản động, từ mà giới chức tuyên truyền ở Việt Nam hay gán cho những người bất đồng chính kiến.

Nhiều trang blog đã đưa ra lời kêu gọi trả tự do cho ông Lập, và những lời kêu gọi này vang đến cả thành phố Prague xa xôi và lạnh giá khi sáu người Việt lẻ loi ở đó lên tiếng trong đêm kỷ niệm ngày quốc tế nhân quyền.

Một thời gian chỉ vài ngày sau khi ông Lập bị bắt thì trang mạng của Bộ Công An đưa tin vỏn vẹn hai dòng là ông đã nhận tội! Các blogger hỏi nhau rằng ông nhận tội gì? Và phải chăng đây là cách mà nhà cầm quyền dọn đường sẳn cho việc thả tự do cho ông? Bán tín bán nghi, nhưng các blogger lại có chung một điều xác tín với nhau là họ không tin ở ba từ Đã nhận Tội đó, vì nó đã được lập đi lập lại liên tục qua các vụ án chính trị trong hơn mười năm qua. Facebooker Caubay Them viết:

“Nay báo công an thành Hồ Chí Minh đưa tin ông Lập nhận tội, xin khoan hồng. Tôi chả biết có thật không vì không biết về cá nhân ông Lập nhiều. Nhưng, như bất kỳ người tù nào của CS, khi ra khỏi tù đều có lý do là nhờ đã “thành khẩn nhận tội, xin cách mạng khoan hồng” cả.”

Nỗi sợ của xã hội

Người ta không biết là vụ bắt ông Lập sẽ đi đến đâu nhưng nhiều blogger cho rằng những người bắt ông sẽ không được lợi lộc gì cả, nhà báo Lê Diễn Đức viết:

” Nó có thể đem lại những hậu quả ngược lại với những gì nhà cầm quyền mong mỏi. Nó làm tắt lịm những tiếng nói chân thật của những công dân tốt.
-GS Nguyễn Đăng Hưng

“Bắt ông, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thể hiện sự hung hăng, rối trí, hèn nhát và bạc bẽo.

Một blogger người nước ngoài là Giáo sư Jonathan London viết:

“Tôi không bao giờ gặp ông ấy và không rõ anh bị bắt vì sao. Nhưng, nhìn một cách khách quan tôi có ý như thế này: Nếu mục tiêu là một Việt Nam dân chủ thì bắt những người như ông rất khó có thể mang lại những nguyên vọng dân chủ ấy.”

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng thì nêu lên cả những hậu quả không tốt cho xã hội, không tốt cho cả mối quan hệ giữa xã hội và những người đang điều hành nó hiện nay:

“Nó có thể đem lại những hậu quả ngược lại với những gì nhà cầm quyền mong mỏi. Nó làm tắt lịm những tiếng nói chân thật của những công dân tốt, của những trí thức tâm huyết với hướng đi lên của dân tộc. Nó tạo điều kiện cho sự bất cập, trầm trọng hoá những mâu thuẫn, ngăn cản sự đồng thuận xã hội, đẩy lùi những giải pháp ôn hoà có lợi cho sự phát triền hài hoà của xã hội theo hướng tích cực.

Và ông buồn bã cho rằng ông thấy cuộc sống của ông ở Việt Nam đang có gì bất ổn. Câu nói này còn hơn cả một nỗi buồn vì người ta biết rằng Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng vốn là một nhà khoa học thành công ở châu Âu, đã về Việt Nam sống và làm việc với nhiều hoài bão.

Trái bóng có vẻ như đang nằm ở sân của những nhà cầm quyền Việt Nam, trái bóng 258.

Cùng lúc với việc đàn áp các blogger Việt Nam thì cuộc đấu tranh của sinh viên Hồng kong cũng kết thúc một cách thất bại. Facebooker Trần Minh Khôi trích lời một trong những thủ lĩnh của phong trào biểu tình đòi dân chủ là luật sư Benny Tai:

“Một chính quyền thô bạo như thế thì không nên hy vọng vào việc nói chuyện phải quấy với nó. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm được là cứ sống như mình muốn và chấp nhận nhũng nhiễu, tù tội từ con thú quyền lực vô tri. Có điều này: không nên can dự vào những đoán định về chuyện tranh chấp quyền lực của đám ma cô. Điều này vô nghĩa.

Khi Nguyễn Quang Lập chọn cho mình đường lối ôn hòa nhất, nhiều bạn bè của ông nhận xét rằng, ông rất mong muốn sự cải cách từ phía những người cầm quyền, tức là ông không muốn điều mà người luật sư Hong Kong phát biểu. Tuy nhiên dường như ông cũng định lượng trước điều ấy cho bản thân mình.

Xin mượn một câu Kiều mà ông Nguyễn Quang Lập viết trên đầu trang blog của mình để kết thúc:

“Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh!

Phóng viên ảnh tường trình về Ebola qua đời ở tuổi 58

Phóng viên ảnh tường trình về Ebola qua đời ở tuổi 58

Nguoi-viet.com

WASHINGTON DC (NV)Ông Michel du Cille, phóng viên ảnh được giải Pulitzer của báo Washington Post vừa qua đời hôm Thứ Năm do bị trụy tim, Huffington Post trích thuật theo tin của tờ Post.

Ông Cille bị té quỵ sau khi tản bộ trong thời gian công tác ở Liberia, nơi ông thu thập tài liệu về sự bùng phát dịch Ebola ở Tây Phi. Ông hôn mê khi được đưa vào bệnh viện và qua đời tại đó.



Phóng viên Michel du Cille. (Hình: Getty Images)

Ông từng được ba giải Pulitzer về nhiếp ảnh, hai với tờ Miami Herald vào các năm 1986 và 1988, cái còn lại với báo Washington Post vào năm 2008 về loạt điều tra liên quan đến việc đối xử với cựu chiến binh tại bệnh viện Walter Reed Army Medical Center.

Năm 2007, ông được bổ nhiệm làm giám đốc bộ môn nhiếp ảnh cho tờ Washington Post và ông trở lại công việc săn ảnh ngoài tòa báo vào năm 2012, tường thuật về những vụ xung đột, trong đó có Afghanistan.

Việc làm gần đây của ông tập trung vào hậu quả tai hại do sự bùng phát của dịch Ebola gây nên ở Tây Phi.

Trong báo cáo mới nhất, ông viết về những thách thức khi làm công việc tường trình cuộc khủng hoảng Ebola, ông nói: “Tôi tin rằng thế giới cần được thấy hậu quả khốc liệt và dã man của Ebola. Câu chuyện cần phải nói ra.”

Ông Cille cho trang mạng Poynter.org hay rằng ông tình nguyện làm công tác tường thuật về Ebola.

Ông qua đời để lại vợ là Nikki Kahn, cũng là phóng viên ảnh của Washington Post. (TP)

Học người xưa đối diện với những thị phi.

Học người xưa đối diện với những thị phi.

Dongten.net

tinhhoa.net-MdY1Ng-20141121-hoc-nguoi-xua-cach-doi-dien-voi-thi-phi-trong-cuoc-song

Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:

– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?

Hứa Kính Tôn trả lời:

– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương.

Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.