Phụ nữ Việt liên tục bị giết ở Đông Nam Á

Phụ nữ Việt liên tục bị giết ở Đông Nam Á

Nguoi-viet.com
Kuala Lumpur (NV) – Theo tờ The Star Online của Mã Lai thì nạn nhân trong vụ án mạng xảy ra ở một khách sạn tại thị trấn Bandar Utara, quận Sentul là bà Tran Thi Thuy, 30 tuổi, công dân Việt Nam.

Phụ nữ người Việt là nạn nhân vụ án mạng xảy ra hôm 21 tháng 12 ở Mã Lai
được cho là làm việc tại một quán karaoke. (Hình: New Straits Times)

Trước đó, cảnh sát trưởng quận Sentul cho biết, hôm 21 tháng 12, nhân viên của một khách sạn tại thị trấn Bandar Utara, tìm thấy một phụ nữ chết trong tình trạng lõa thể, tay chân bị trói, quanh cổ có nhiều vết bầm. Nay, nạn nhân đã được nhận dạng.

Bà Thuy từ Việt Nam sang Mã Lai làm việc trong một quán karaoke. Cảnh sát tin rằng bà Thuy đã bị siết cổ cho đến chết. Cảnh sát đang truy tìm một người đàn ông Mã Lai tên là Tan Kok Keong, 38 tuổi. Ông Tan đến khách sạn thuê phòng vào ngày 20 tháng 12, sau đó quay trở ra đưa ba Thuy đến và ở lại trong phòng khoảng 4 tiếng.

Cách nay hai tháng, cũng tại Mã Lai, cảnh sát đã tìm thấy thi thể một phụ nữ Việt Nam tại một ký túc xá dành cho công nhân ở vùng Taman Ungku Tun Aminah. Nạn nhân khoảng 50 tuổi bị lột trần, lưng, bụng có nhiều vết dao, máu vấy đầy sàn, vách và cửa ra vào.

Cảnh sát Mã Lai nhận định, nạn nhân chết ngay lập tức. Lúc đó, báo chí Mã Lai cho biết thêm là trong vụ án mạng này còn có một phụ nữ Việt Nam khác bị trọng thương và bệnh viện Sultanah Aminah cho biết nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Không có thêm thông tin nào về hai nạn nhân.

Tháng trước, tại Singapore, có một phụ nữ Việt Nam khác bị giết trong một căn hộ nằm ở tầng 9 của một chung cư trên đường Ang Mo Kio. Tờ The Straits Times không cho biết tên nạn nhân nhưng tiết lộ nạn nhân khoảng 30 tuổi. Cảnh sát đã bắt một người đàn ông Singapore là chủ căn hộ này. Các nhân chứng cho biết, họ gọi cảnh sát vì nghe tiếng phụ nữ la hét, cầu cứu.

Cùng với làn sóng người Việt đổ ra nước ngoài làm thuê là một làn sóng khác đổ ra nước ngoài làm gái mại dâm. Có người chủ động làm gái mại dâm để nuôi thân và nuôi gia đình nhưng cũng có người bị gạt bán vào các động mại dâm.

Trừ Trung Quốc, nhiều quốc gia Đông Nam Á như: Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Mã Lai,… đã cảnh báo về vấn nạn phụ nữ Việt Nam làm gái mại dâm trên lãnh thổ của họ.

ABN News của Mã Lai từng loan báo, phụ nữ Việt Nam dẫn đầu trong số gái mại dâm hành nghề ở Mã Lai. Tin này dựa trên các báo cáo của cảnh sát Mã Lai. Một thống kê do cảnh sát Mã Lai thực hiện cho biết, trong năm 2012, cảnh sát Mã Lai đã thực hiện 42,788 cuộc bố ráp, bắt giữ 12,434 phụ nữ hành nghề mại dâm. Trong số này có 3,456 phụ nữ Việt Nam. Xếp thứ hai trong số các quốc gia có nhiều phụ nữ đến Mã Lai hành nghề mại dâm là Bangladesh, kế đó là Lào, Uganda, Nigeria, Mongolia, Tajikistan, Sri Lanka, Kenya, Marocco, Kyrgystan, Iran, Singapore, Hồng Kông, Nga và Canada.

Ngoài cảnh báo về việc Việt Nam hiện dẫn đầu trong nhóm các quốc gia có nhiều phụ nữ đến Mã Lai hành nghề mại dâm nhất, cảnh sát Mã Lai còn cảnh báo thêm rằng, số phụ nữ Việt Nam đến Mã Lai hành nghề mại dâm tiếp tục tăng đáng ngại. Năm 2011, chỉ có 1,260 phụ nữ Việt Nam bị cảnh sát Mã Lai bắt vì hành nghề mại dâm. So với năm 2011, số phụ nữ Việt Nam hành nghề mại dâm bị bắt trong năm 2012 tăng thêm 2,196 người.

Việt Nam thường xuyên tỏ ra hoan hỉ khi kiều hối năm sau cao hơn năm trước và đã đạt mức hàng chục tỷ Mỹ kim/năm. Tuy nhiên chính quyền Việt Nam không đếm xỉa gì đến số phận và thực trạng của những người Việt đi làm thuê ở ngoại quốc.

Chẳng hạn, hồi tháng 9 vừa qua, Verité – một tổ chức quốc tế công bố kết quả một cuộc khảo sát kéo dài trong hai năm, theo đó, 40% người Việt đến Mã Lai làm thuê bị cưỡng bức lao động. Verité cho biết, cưỡng bức lao động là tình trạng phổ biến tại các nhà máy sản xuất đồ điện tử của Mã Lai. Nhiều công nhân từ: Bangladesh, Myanmar, Ấn Độ, Indonesia, Nepal, Phillippines, Việt Nam đến Mã Lai làm thuê bị giữ hộ chiếu và bị buộc làm thêm giờ để trả những khoản nợ do từng phải nộp phí môi giới tuyển dụng quá cao và bất hợp pháp.

Hiện có khoảng 200,000 công nhân ngoại quốc được các nhà máy sản xuất đồ điện tử của Mã Lai thuê làm việc. Khoảng một phần ba số này bị cưỡng bức lao động. Công nhân Việt Nam hiện là nhóm dẫn đầu về tình trạng bị cưỡng bức lao động (khoảng 40%).

Theo Verité, công nhân Việt Nam phải trả phí môi giới tuyển dụng cao nhất (trung bình là 1,028 Mỹ kim/người) nhưng lại bị trả lương thấp nhất (chỉ khoảng 308 Mỹ kim/người/tháng).

Verité không phải là tổ chức quốc tế đầu tiên cảnh báo về tình trạng người Việt bị các công ty môi giới lao động bóc lột từ trong nước và bị chủ ngoại quốc bóc lột tiếp khi ra ngoại quốc làm thuê. (G.Đ)

Hà Nội chặt hạ cây xanh để rút tiền thuế của dân

Hà Nội chặt hạ cây xanh để rút tiền thuế của dân

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV)Lấy cớ chặt hạ hàng ngàn cây xanh để “làm đẹp” trên 190 tuyến phố của 10 quận nội thành, nhà cầm quyền thành phố Hà Nội đã rút tiền thuế của dân hơn $3 triệu đô la.

Tờ Người Lao Ðộng đưa tin, tại cuộc họp giao ban do Ban Tuyên Giáo Thành Ủy Hà Nội tổ chức chiều 23 tháng 12, ông Hoàng Nam Sơn, phó giám đốc Sở Xây Dựng Hà Nội, cho biết “trên cơ sở ‘Quy hoạch hệ thống cây xanh Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050’, sở này đã trình thành phố Hà Nội chờ duyệt đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội giai đoạn năm 2014-2015.”



Nhiều cây cổ thụ hàng chục năm tuổi đã bị chặt hạ ở Hà Nội. (Hình: Người Lao Ðộng)

Theo đó thực hiện làm đẹp cho cây xanh trên 190 tuyến phố của 10 quận nội thành Hà Nội với kinh phí khoảng 73.38 tỷ đồng (khoảng $3.2 triệu).

Thực hiện yêu cầu của thành phố Hà Nội về việc quy hoạch thiết kế trồng cây đô thị đường vành đai I đoạn Ô Chợ Dừa-Hoàng Cầu và Kim Liên-Ô Chợ Dừa, Sở Xây Dựng Hà Nội đã giao ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và công ty Bình Minh trồng thay thế 139 cây sấu trên tuyến đường này.

Hiện trên tuyến phố Kim Mã đã chặt hạ 50/52 cây, dịch chuyển 4 cây và trồng 47 cây; phố Nguyễn Thái Học chặt hạ 98/144 cây, trồng 101…

Ông Sơn cho biết, ngày 12 tháng 12 vừa qua, Sở Xây Dựng Hà Nội đã họp với 9 doanh nghiệp đang thực hiện đặt hàng các dịch vụ duy trì cây xanh, vườn hoa tại yhủ đô và kêu gọi xã hội hóa trên 17 tuyến phố. Ðến nay đã có 8/9 đơn vị có văn bản xin đăng ký với số lượng khoảng 600 cây.

Ðây thật sự là việc làm khó hiểu và có lẽ chỉ có ở Việt Nam, bởi không ai bỏ ra hàng triệu Mỹ kim chỉ để chặt hạ cây xanh đang tươi tốt, rợp bóng mát thay bằng cây xanh khác. (Tr.N)

HRW nói VN dùng côn đồ trấn áp nhân quyền

HRW nói VN dùng côn đồ trấn áp nhân quyền

Cảnh sát Việt Nam đối mặt với những người ủng hộ ông Lê Quốc Quân tại phiên xử ông hồi tháng Hai năm 2014

Công an Việt Nam bị cáo buộc làm ngơ trước những vụ hành hung các nhà hoạt động

Giám đốc Á châu của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vừa lên tiếng cáo buộc Việt Nam dùng côn đồ để trấn áp nhân quyền.

Trong bài viết đăng trên trang The Diplomat hôm 27/10, ông Brad Adams mở đầu với những câu:

“Điều gì tệ hại hơn, bị bỏ tù hay bị đánh đập? Đây là câu hỏi mà các nhà hoạt động ở Việt Nam cân nhắc vào Ngày Nhân quyền Quốc tế trong tháng này.

“Chính quyền Việt Nam đã bỏ tù người dân vì khác chính kiến trong hơn nửa thế kỷ qua. Gần đây chính quyền cố thuyết phục các chính phủ và các nhà ngoại giao rằng họ đã độ lượng hơn và chỉ ra rằng các vụ bắt những người chỉ trích đã giảm đi.”

Mặc dù vậy ông Adams nói ít nhất 29 nhà hoạt động và blogger trong đó có hai blogger có tiếng, Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Quang Lập đã bị bắt trong năm 2014.

Nhưng cáo buộc chính của bài viết là chính quyền ở Hà Nội đã dùng côn đồ để trấn áp những người mà họ không bỏ tù.

“Côn đồ, có vẻ như là nhân viên chính quyền mặc thường phục, đã bắt đầu tấn công những người bất đồng chính kiến, thường là [tấn công] công khai, mà hoàn toàn không chịu hậu quả gì.

“Gần đây nhất, hôm 9/12, blogger Nguyễn Hoàng Vi ở thành phố Hồ Chí Minh đang đi về nhà thì bị một nhóm nam và nữ giới chặn được, túm tóc và đấm túi bụi.

“Hàng chục người trong đó có cả các nhân viên an ninh của chính quyền đóng bên ngoài nhà Vi đã đứng nhìn và không can thiệp.

“Khi một lái xe taxi định chở Vi tới bệnh viện thì lực lượng an ninh can thiệp và đòi đưa cô về nhà.”

Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc về chuyện họ trấn áp những người bất đồng chính kiến.

‘Xô đẩy Tổng lãnh sự’

Ngoài vụ việc đối với blogger Nguyễn Hoàng Vi, ông Brad Adams cũng nêu những vụ trấn áp với hình thức tương tự đối với blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Huỳnh Ngọc Tuấn và Huỳnh Trọng Hiếu.

Bênh cạnh đó là những cuộc tấn công khác nhắm vào các nhà hoạt động Trần Thị Thúy Nga và Trương Minh Đức.

Ông Adams cũng nói ngay cả Tổng Lãnh sự Pháp ở thành phố Hồ Chí Minh cũng bị xô đẩy khi ông tới nơi diễn ra một vụ chạm trán giữa các nhà hoạt động và côn đồ.

” Không ai bị buộc tội trong những vụ này. Hầu hết các vụ tấn công xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật và trước mặt những người khác. Cảnh sát mặc sắc phục không can thiệp, nhiều khả năng vì họ tin rằng những kẻ tấn công là nhân viên chính quyền.

Brad Adams, Giám đốc Á châu của Human Rights Watch”

Vị Giám đốc Á châu của Human Rights Watch viết:

“Không ai bị buộc tội trong những vụ này. Hầu hết các vụ tấn công xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật và trước mặt những người khác.

“Cảnh sát mặc sắc phục không can thiệp, nhiều khả năng vì họ tin rằng những kẻ tấn công là nhân viên chính quyền.

“Toan ngăn chặn các cuộc tấn công, đúng ra là một quyết định duy nhất đúng về mặt nghề nghiệp và đạo đức đối với một cảnh sát, lại quá mạo hiểm và có thể làm họ mất việc hoặc tệ hơn.”

Cuối bài ông Adams nói cho dù châu Âu và Nhật Bản muốn tăng cường buôn bán và Hoa Kỳ muốn có quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam để đối trọng với Trung Quốc, họ cũng “cần nhớ rằng các chính phủ tốt nhất và ổn định nhất là các chính phủ tạo không gian an toàn cho tự do ngôn luận chứ không phải các chính phủ đánh đập hay bỏ tù những người bày tỏ chính kiến.”

Human Rights Watch và một số tổ chức theo dõi nhân quyền khác từng bị Việt Nam liệt vào các tổ chức “có dụng ý xấu” đối với chính quyền Hà Nội.

Trường học gia đình

Trường học gia đình

Chuacuuthe.com

TRẦM THIÊN THU

VRNs (26.12.2014) – Sài Gòn – Khi nhập thể và nhập thế, Con Thiên Chúa là Đức Kitô Giêsu đã sinh trong một gia đình. Khi đi lễ đền, Ngài ở lại “lo việc của Chúa Cha” nhưng cha mẹ Ngài không biết, sau ba ngày, Ngài ngoan ngoãn theo cha mẹ về quê và hằng vâng phục cha mẹ (Lc 2:51). Điều đó chứng tỏ gia đình là quan trọng và là trường học đầu tiên của mọi người.

Văn sĩ Charles Dickens (1) nhận định: “Gia đình là một cái tên, một từ ngữ mạnh mẽ, mạnh hơn lời của những pháp sư hay tiếng đáp của các linh hồn. Đó là lời nguyện cầu hùng mạnh nhất”.

Các nhà xã hội học coi gia đình là nơi đặt những “viên gạch đầu tiên” trong việc hình thành nhân cách con người. Điều đó cho thấy gia đình là trường học đầu tiên của mỗi con người. Quả thật, giáo dục gia đình rất quan trọng, đặc biệt là người mẹ, vì người mẹ gần gũi con cái ngay từ khi nó mới sinh ra và suốt những tháng năm đầu đời.

Nhân cách là tính cách của một con người, và rồi con người đó có thể tốt hoặc xấu. Vì thế, giáo dục nhân cách rất quan trọng, phải bắt đầu từ gia đình, nhưng giáo dục gia đình lại là vấn đề rộng lớn. Ở đây chúng ta nói về vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay.

141225006

Như đã nói, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, tức là trường học đầu tiên của bất kỳ con người nào. Mỗi con người đều được sinh ra từ cha và mẹ. Đứa trẻ luôn gần gũi và lắng nghe những “âm thanh cuộc sống” đầu tiên từ cha mẹ – đặc biệt là từ người mẹ. Người mẹ hiền lành, dịu dàng, ăn nói nhẹ nhàng, đứa trẻ đều nhận biết và chịu ảnh hưởng. Ngày xưa, người mẹ ru con bằng những câu hò, ca dao, điệu lý,… nhẹ nhàng và trong sáng. Rất tiếc là ngày nay không phổ biến, nhưng vẫn còn phần nào những lời “ầu ơ”, “ví dầu”,… khi mẹ ru con ngủ. Lời ru không thể nào gắt gỏng hoặc như “dùi đục chấm mắm cáy”, vì thế mà đứa trẻ vẫn ảnh hưởng sự dịu dàng của lời mẹ ru.

Khi con trẻ chập chững những bước đi đầu đời, người đầu tiên chỉ dạy cho bé cách đi đứng, nói năng, không ai khác là cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái. Điều đó xác định việc giáo dục gia đình vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách của con cái. Dĩ nhiên, vì lý do nào đó, có những đứa trẻ thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ nhưng nó vẫn có thể hình thành nhân cách tốt, đó là nhờ quá trình tự giáo dục tốt. Nhưng hầu như sự giáo dục gia đình không tốt thì nhân cách đứa trẻ ắt có phần khiếm khuyết, đôi khi hoàn toàn xấu. Do đó, giáo dục gia đình rất quan trọng đối với mỗi con người, vì còn trẻ người non dạ, không ai có thể hiểu biết về mình, về xã hội, về cuộc sống,… nhưng được gia đình định hướng và dạy dỗ, nhờ đó mà tích lũy kinh nghiệm và trưởng thành dần theo thời gian.

Ngoài ra, gia đình còn là hành trang “ắt có và đủ” đối với  mỗi con người. Trong thời gian đầu đời, ai cũng được sống với ông bà, cha mẹ, anh chị em. Lớn lên, những người lập gia đình rồi có con, cháu. Trong gia đình, mọi người đùm bọc nhau về vật chất, tinh thần, tâm linh,… Người trẻ có điều kiện để lớn khôn, người già có nơi nương tựa, người u buồn được an ủi, người yếu đau được nâng đỡ,… Như vậy, gia đình là một cộng đồng luôn gắn bó với nhau trên từng bước đường của cuộc sống. Dù là ai, được sống trong tình yêu thương của gia đình là hạnh phúc. Ai không được như vậy thì thật là nỗi bất hạnh. Trong quá trình sống với gia đình, cùng trao và nhận tình yêu thương, mỗi người lại tiếp tục tự hoàn thiện mình và tự hoàn thiện nhân cách.

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình luôn có mối quan hệ mật thiết với xã hội, đơn giản nhất là quan hệ với làng xóm, khu phố. Như tục ngữ có câu: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Động từ “bán” và “mua” ở đây không mang nghĩa “thương mại”, nhưng có ý nói rằng láng giềng gần gũi và cần thiết lắm. Họ là những người “tối lửa tắt đèn có nhau”, mình có chuyện gì thì thân nhân ở xa đâu biết được, chỉ có láng giềng biết. Nói theo Công giáo, đó là những người lân cận, những người mà Đức Giêsu đề cao qua dụ ngôn “Người Samari Nhân Hậu” (Lc 10:29-37).

Gia đình cũng là nơi tái tạo con người. Thành viên nào lỗi lầm vẫn được gia đình an ủi, khuyên nhủ, che chở, bảo vệ, nâng đỡ,… Nhờ đó mà người lầm lỗi có thể đứng dậy và làm lại cuộc đời. Mỗi thành viên gia đình là một người tốt thì xã hội sẽ tốt, đất nước có những công dân tốt, Giáo hội cũng có những “chiên ngoan”. Xã hội có nhiều công dân tốt, ắt hẳn đất nước có thể vững mạnh, xã hội có thể văn minh, cộng đồng ít tệ nạn. Có ít cái xấu sẽ có nhiều cái tốt, con người quan tâm đối xử với nhau bằng tình thân ái và lòng nhân hậu. Nói vậy có nghĩa là cả xã hội phải thực sự chú tâm tới sự nghiệp giáo dục, không thể lơ là hoặc “đánh trống bỏ dùi”. Vì chú trọng số lượng hơn chất lượng, chạy theo thành tích, không lo “tiên học lễ, hậu học văn” nên đạo đức mới bị sa sút trầm trọng, đi đâu cũng thấy tội phạm! Học sinh cần phải được giáo dục về giao tiếp và ứng xử ngay trong cộng đồng, hội đoàn, đặc biệt phải bắt đầu từ gia đình.

Xã hội càng ngày càng văn minh và tiến bộ, đó là niềm vui. Nhưng cứ đua đòi hoặc chạy đua theo lối sống xa hoa thì dễ sa đọa, đi đâu cũng thấy treo bảng “văn hóa” nhưng lối sống chẳng thấy gì là văn hóa. Trị bệnh phải trị tận căn, nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. Nhiều hiện tượng xã hội mới liên quan vấn đề trẻ em đặt ra những thách thức mới trong việc giáo dục gia đình: Trẻ em lang thang, trẻ em phạm pháp, trẻ em bị lạm dụng tình dục, trẻ em bị bóc lột sức lao động, trẻ em quan hệ tình dục sớm, ấu dâm, mại dâm trẻ em, lạm dụng ma tuý, lạm dụng chất có men,… Điều đó đòi hỏi việc quản lý và kiểm soát chặt chẽ của các nhà hữu trách, nhưng vấn đề chính vẫn là phải giáo dục trước tiên từ gia đình. Một việc không dễ, vì vừa đòi hỏi gia đình phải phát huy hết các sức mạnh, vừa đòi hỏi các thành viên trong gia đình phải chung tay góp sức và phải là những tấm gương sáng lẫn nhau – đặc biệt là đối với trẻ em. Cây phải được uốn từ lúc cây còn nhỏ, con người cũng vậy, phải được uốn nắn từ nhỏ và ngay tại gia đình, sau đó mới tới nhà trường và xã hội.

Đã có nhiều trường hợp con cái hư, rồi lấy cớ là bận rộn, lo làm ăn. Không thể viện cớ như vậy! Các cha mẹ khá giả chiều chuộng con cái quá mức, để chúng tự do, muốn gì được nấy, tiêu xài xả láng, cứ tưởng như vậy là yêu con, sai lầm nghiêm trọng. Tục ngữ Việt Nam rất chí lý: “Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi”. Về tâm linh, Thánh Phaolô cũng nói: “Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt” (Dt 12:6).

Gia đình nào thường xuyên cãi cọ, mâu thuẫn, xung đột, bạo lực,… nhất là các gia đình có cha mẹ ly hôn hoặc ly thân, con cái bị ảnh hưởng rất nặng về cả tâm lý lẫn sinh lý. Trẻ em không được chăm sóc, nhất là khi bị tổn thương về tình cảm hoặc tinh thần, nhiều trẻ em đã bỏ nhà đi bụi đời, sống lang thang, bất cần đời, rồi dễ sa vào tội lỗi và tệ nạn xã hội. Nguyên nhân là chúng mất cái gốc quan trọng là gia đình, không được dưỡng dục thể chất và tinh thần để có thể nên người. Trước thực trạng đó, việc giáo dục trẻ em ở gia đình càng trở nên cấp bách hơn.

Quả thật, chuẩn mực đạo đức và trình độ nhận thức của một con người phải được hình thành từ nhỏ, bắt đầu từ môi trường gia đình. Việc giáo dục đạo đức dần dần đưa chúng vào nền nếp gia phong từ những gì nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày như thật thà, vị tha, không vị kỷ, biết giữ lời hứa, lễ phép, nhân hậu, hiền dịu, hiếu thảo, nhường nhịn,… Nói chung là biết quên mình mà sống vì người khác. Đơn giản nhất là các động thái nhỏ về ứng xử, lời ăn, tiếng nói: Chào hỏi, xin phép, xin lỗi, cảm ơn,… Đó là phép lịch sự tối thiểu trong phép xã giao. Tục ngữ Việt Nam đã cảnh báo: “Lỗ nhỏ làm đắm thuyền”. Đừng khinh suất những điều nhỏ!

Sống tốt không chỉ là tránh điều xấu mà còn phải tích cực làm điều thiện. Sống thật thà không chỉ là không ăn gian, không nói dối, mà còn phải tôn trọng những gì là của người khác: Thấy tiền hoặc vật dụng của người khác mà không nổi máu tham thì mới là thật thà, chứ không thấy thì có gì mà tham, mà lấy? Về tâm linh cũng vậy, có dịp phạm tội mà không phạm thì mới là thánh thiện, chứ không có dịp phạm tội thì chưa biết ai hơn ai.

Gia đình là vườn ươm mầm đời sống và là nơi tôi luyện các nhân đức của con người. Cha mẹ không nên khắt khe, nhưng phải cương nghị, thấy con cái sai thì phải nghiêm túc chấn chỉnh ngay, không được làm ngơ! Cha mẹ nên hiền từ, nhưng đừng nhu nhược. Cha mẹ nhu nhược cũng “tiếp tay” cho con cái hư hỏng. Văn sĩ Robert Anson Heinlein (2) khuyên: “Đừng gây bất lợi cho con cái bạn bằng việc cho chúng cuộc sống dễ dàng”.

Cha mẹ phải là người đầu tiên điều chỉnh con cái, để chúng không chỉ chấp nhận mà còn tích cực cố gắng sửa đổi ngay. Cha mẹ cũng không được hành động cho thỏa cơn giận, nhưng phải kiên nhẫn, tìm hiểu, để biết rõ nguyên nhân, để ngày càng thích ứng và sống chan hòa với con cái.

Hiện nay, không ít cha mẹ lo nuôi con về thể lý mà coi thường việc giáo dục tinh thần, lo đầu tư cho việc dạy chữ mà quên việc dạy người. Có những cha mẹ không chú ý vai trò làm “người thầy đầu tiên” của con cái, phó mặc mọi việc giáo dục con cho nhà trường. Đó là sai lầm lớn cần chấn chỉnh càng sớm càng tốt!

Giáo dục đa dạng, đơn giản là hai phần chính: Giáo dục thể lý và giáo dục tinh thần. Nhưng có một phần quan trọng không được bỏ quên, đó là việc giáo dục tâm linh. Mến Chúa thì phải yêu người. Thánh Gioan giải thích: “Ai nói rằng mình biết Người mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở nơi người ấy. Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng mà lại ghét anh em mình, thì vẫn còn ở trong bóng tối” (1 Ga 2:4 và 9).

Chính Chúa Giêsu cũng đã xác định: “Ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi” (Mt 12:50; Mc 3:35; Lc 8:21). Chỉ có những người như vậy mới thực sự là thành viên trong Đại Gia Đình Kitô Giáo, Đại Gia Đình của Thiên Chúa.

TRẦM THIÊN THU

(1) Charles John Huffam Dickens (1812–1870) có bút danh là Boz. Ông là tiểu thuyết gia người Anh nổi tiếng nhất thời đại Nữ hoàng Victoria. Ông được coi là một trong những văn sĩ vĩ đại viết bằng Anh ngữ, được ca ngợi về khả năng kể chuyện và trí nhớ, được nhiều người ở khắp nơi yêu mến. Các tác phẩm của ông chủ yếu dành cho thiếu nhi và mang tính chất hiện thực.

(2) Robert Anson Heinlein (1907–1988) là nhà văn khoa học viễn tưởng Mỹ. Ông được coi là văn sĩ gạo cội trong lĩnh vực khoa học viễn tưởng, là một trong những tác giả nổi tiếng nhất có ảnh hưởng nhất và cũng gây nhiều tranh cãi nhất về thể loại này. Ông đã lập ra một chuẩn mực cao đối với sự hợp lý về khoa học kỹ thuật trong văn học và góp phần thúc đẩy chất lượng chung của thể loại khoa học viễn tưởng. Ông là văn sĩ khoa học viễn tưởng đầu tiên thu hút được sự chú ý của công chúng, đặc biệt trên những tạp chí chính thống như tờ “The Saturday Evening Post” vào cuối thập niên 1940. Ông cũng là một trong những tiểu thuyết gia thành công đầu tiên về thể loại khoa học viễn tưởng thời hiện đại.

Nguyên nhân khủng hoảng gia đình

Nguyên nhân khủng hoảng gia đình

Chuacuuthe.com

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

VRNs (26.12.2014) – Đồng Nai – Con người ai cũng tự hào về gia đình của mình. Con cái tự hào về cha mẹ. Cha mẹ tự hào về con cái. Có người còn tự hào về gia tộc và dòng họ của mình. Thế nhưng, niềm tự hào ấy hôm nay đang mất dần khi mà nhiều thành viên trong gia đình đang sống thiếu trách nhiệm với bổn phận, đôi khi còn gây đau khổ cho gia đình bởi tội lỗi và đam mê của mình. Đó cũng là nguyên nhân đưa đến sự đổ vỡ nơi các gia đình hôm nay.

Nhìn vào những vụ bạo lực trong gia đình, mẹ sát hại con, cháu “xuống tay” với bà, chồng cạn tình với vợ liên tục xảy ra gần đây khiến cho chúng ta có cái nhìn thật bi quan về cái nôi gia đình mà trước đây bảo là nơi bình yên, hạnh phúc nhất.

Chỉ trong 2 ngày 22 và 23-6, Vĩnh Phúc chấn động với hai vụ án giết người mà kẻ xuống tay lại chính là những người thân thích cùng chung dòng máu. Người mẹ N.T.L chỉ vì giận chồng cũ tái hôn mà dùng dao chém chết đứa con trai 8 tuổi để trả thù. Đứa trẻ chết trong giấc ngủ, không kịp biết   khi kẻ hại mình lại chính là người mẹ dứt ruột đẻ ra. Tiếp sau đó 1 ngày, tại xã Đình Chu anh N.Đ.T đã dùng gậy hạ sát bà. Nguyên nhân cũng chỉ vì người bà đã khuyên nhủ cô gái mà T đang theo đuổi không nên yêu T, rằng T vốn hung hăng, đã từng đánh đập 2 người vợ trước, khiến họ phải bỏ đi.

Trước đó, ngày 20-6, tại Hà Nội cũng xảy ra vụ án chồng sát hại vợ. Kẻ thủ ác Đ.M.Q trú tại phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm. Do mâu thuẫn vợ chồng, vợ Q đã bỏ về nhà mẹ đẻ sống. Do ép vợ quay về không được nên Q đã tước đoạt mạng sống của vợ, bỏ lại hai đứa con thơ, đứa 4 tuổi, đứa mới lên 3.

Sở dĩ người ta có thể đoạn tình, đoạn nghĩa với người thân của mình thường chỉ vì ai đó đã lao vào vòng xoáy của tiền, tình, quyền. Vì danh lợi thú mà họ sẵn sàng hành động trái với cả luân thường và đạo lý làm người.

Một nguyên nhân khách quan mà chúng ta không thể không nói đến chính là sự hội nhập với trào lưu văn hóa thế giới khi Việt Nam hội nhập kinh tế, nhưng người dân Việt Nam lại chưa có sự chuẩn bị tâm lý, trình độ để tiếp thu. Điển hình là sự tự do cá nhân đối với phương tây là tốt, nhưng với Việt Nam lại là một tai họa khi đa số không hề có khả năng sống tự lập và tự chủ dẫn đến rất nhiều thành phần buông lỏng trách nhiệm với gia đình.Cha mẹ thiếu trách nhiệm với con vì mải mê kiếm tiền. Con cái sống buông thả tự do đến nỗi thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội.

Đó là nguyên nhân dẫn đến những bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, quan hệ tình dục bừa bãi và hôn nhân đồng giới, buôn bán phụ nữ và trẻ em, xâm hại tình dục, bất bình đẳng giới tính trong gia đình Việt Nam.

Có lẽ chúng ta cần phải xác định lại giá trị hạnh phúc trong gia đình. Gia đình hạnh phúc không hẳn là có tiền để rồi mải mê kiếm tiền mà bỏ rơi nhau. Gia đình không hệ tại ở việc người  có chức này, người kia có chức nọ. Gia đình hệ tại ở sự đùm bọc yêu thương nhau trong tình nghĩa ruột thịt. Nếu có tiền, có địa vị mà xa cách gia đình thì cũng không mang lại hạnh phúc cho gia đình. Gia đình chỉ tồn tại khi mỗi thành viên biết sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình của mình.

Hôm nay lễ kính thánh Gia Thất là một gia đình gương mẫu. Các ngài đã sống đùm bọc với nhau. Các ngài luôn sống có trách nhiệm với nhau. Các ngài luôn sử dụng tự do theo thánh ý Chúa. Không tìm kiếm nhu cầu của bản thân. Không chiều theo xu hướng cá nhân nhưng luôn sống cho nhau và vì nhau. Nhất là các ngài đã biết sống theo thánh ý Thiên Chúa. Các ngài luôn lắng nghe và thực thi lời Chúa trong cuộc đời.

141225005

Thánh Giuse vì an nguy của Mẹ Maria và hài nhi Giê-su đã sẵn lòng đón Mẹ về làm bạn mình. Đức Maria đã không sợ hiểm nguy khi nói lời xin vâng để ý Chúa được nên trọn. Chúa Giê-su dầu là Thiên Chúa nhưng vẫn sống khiêm tốn vâng lời thánh Giuse và Mẹ Maria.

Cuộc đời sẽ đẹp biết bao khi mà mỗi thành viên trong gia đình biết từ bỏ ý riêng để sống có trách nhiệm với gia đình. Gia đình sẽ không có khổ đau nếu mỗi người biết sống hy sinh cho gia đình, biết làm việc để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình. Và cuộc đời sẽ đẹp biết bao khi các gia đình Công Giáo biết đặt ý Chúa trên mọi ý hướng cá nhân để vì Chúa họ sống yêu thương và có trách nhiệm với nhau.

Xin Chúa cho các gia đình luôn được hợp nhất bình an khi họ có Chúa đồng hành và để ý Chúa được thực hiện trên cuộc đời của họ. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

Tổ chức Hand To Hand nối vòng tay lớn đến người nghèo khó

Tổ chức Hand To Hand nối vòng tay lớn đến người nghèo khó

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014-12-26

12262014-han-to-han-relie-rescu.mp3

Tổ chức Tay Nối Tay phá quần áo ấm cho người vô gia cư nhân dịp Giáng Sinh 2014

Tổ chức Tay Nối Tay phá quần áo ấm cho người vô gia cư nhân dịp Giáng Sinh 2014

RFA

Your browser does not support the audio element.

Hand To Hand Relief Organization, Tay nối Tay, là tổ chức vô vị lợi với những cơ sở từ thiện chuyên giúp người khó nghèo, khuyết tật, vô gia cư ở California, Hoa Kỳ. Chủ trương của Tay nối Tay là qui tụ người đồng chí hướng để đến với người nghèo không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính.

Phục vụ 24/24

Hand Relief Organization, Tay nối Tay, tổ chức từ thiện thành lập năm 2013 ở Nam California với những họat động trợ giúp người nghèo, người khuyết tật, người vô gia cư hơn một năm qua. Ông Ngọc, cư dân California, thành viên của hội, cho biết:

Dịp này là Noel, mọi người đã biết về hội Hand To Hand Tay Nối Tay thì dịp này là người ta mở lòng, người ta gọi đến cho đủ mọi thứ, bàn ghế, tủ giường, nệm, chăn mền, sách vở…Đại khái trong nhà người ta có dư gì đấy người ta gọi cho mình. Những đồ gọn nhẹ, quần áo, những vật dụng cần thiết ngay thì đưa vào 3 cửa hàng giá rẻ, những đồ nặng nề, bàn ghế tủ giường các thứ thì cho vào nhà kho. Những người nghèo, những người vô gia cư gọi đến hội 24/24, cần bất cứ cái gì thì Hand To Hand chở đi ngay.

” Những người nghèo, những người vô gia cư gọi đến hội 24/24, cần bất cứ cái gì thì Hand To Hand chở đi ngay

Ông Ngọc”

Cô Huệ, thích làm công tác xã hội và thường theo dõi những công việc của Hand To Hand:

Hand To Hand là hội thiện nguyện bất vụ lợi, họ mở những quán cơm từ thiện cũng như những cửa hàng xin đồ cũ bán lại để tạo nguồn thu thường xuyên để có tiền giúp đỡ cho những người nghèo, những người có lợi tức thấp, những người vô gia cư. Tất cả những đóng góp cho hội Hand To Hand đều được cấp biên nhận trừ thuế. Hand To Hand sắp sửa ra mắt một quán cơm từ thiện ngay tại Nam Cali, trên đường Bolsa vào ngày 27 tháng Mười Hai tới đây. Những người khó khăn có thể đến ăn miễn phí và những người nghèo khổ có thể đến ăn mỗi ngày chứ không phải chỉ Lễ Tạ Ơn mà thôi.

Một cửa tiệm bán hàng rẻ (Outlet-Thrift store) của tổ chức Hand to hand

Một cửa tiệm bán hàng rẻ (Outlet-Thrift store) của tổ chức Hand to hand

Một cựu quân nhân ở Nam California: :

Tôi là Hùng, cựu quân nhân biệt động quân. Chúng tôi là anh em thiện nguyện của Hand To Hand. Chúng tôi có cái garage sửa xe với giá rẻ cho người nghèo khó. Đồng hương và những người ngọai quốc không phân biệt, ai cần sự giúp đỡ của hội thì mang xe đến, chúng tôi phục vụ với giá rẻ.

Chị Hương, hội trưởng hội từ thiện Tay Nối Tay, nói về sự hình thành của hội:

Từ nhỏ tôi bị bại liệt rất nặng, đi không được. Đến 14 tuổi tôi nhận thức là nếu không đi được như vậy thì mình trở thành lệ thuộc, trở thành gánh nặng cho mọi người. Mẹ tôi có cho tôi đi Italy sáu năm trời, rồi nghe cái gì hay thí dụ như châm cứu, bấm huyệt hay cái gì hay là đi hết hưng bịnh không thuyên giảm.

Cuối cùng tôi cầu nguyện Thiên Chúa, tôi nói chỉ có Chúa đủ quyền năng chữa bệnh bại liệt của con cách nào đó để con đi được thôi. Nếu lời nguyện của con được Chúa nhậm lời thì con sẽ đem cả cuộc đời của con vinh danh Chúa qua phục vụ tha nhân.

Năm 25 tuổi, tôi gặp một bác sĩ du học từ Nga về tên Lê Đức Tố, trưởng ban Chấn Thương Chỉnh Hình ở bệnh viện Thống Nhất, lúc đó là năm 1987. Qua sáu cuộc đại phẩu, bây giờ tôi có thể đi được mà không bao giờ thấy mệt, đi cả 20 cây số hay 40 cây số cũng được. Đó là lý do ngay từ lúc được Chúa nhậm lời là tôi đã muốn giúp những ngừơi nghèo khổ bé mọn nhất.

Sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ năm 1989, gần hai năm sau khi được chữa khỏi và có thể đi lại, chị Hương làm nhân viên Sở Xã Hội, cùng gia đình lo ổn định cuộc sống và vẫn nuôi ý tưởng lập một tổ chức từ thiện để giúp người nghèo:

Mãi đến 2012 con tôi mới đủ lớn để tôi có thể bắt đầu. Tôi may mắn có được em trai là bác sĩ, tên là Huy. Thấy được phép lạ Chúa ban qua người chị thì em trai nói chị cứ làm việc thiện và em hỗ trợ, em phụ tôi để lập ra hội Hand To Hand.

Năm 2013, hội Tay Nối Tay ra đời với bước đầu là một nhà kho chứa quần áo và vật dụng trong nhà xin được rồi phát không cho người cần:

Tổ chức Hand to Hand với trẻ em tật nguyền Thái bình Việt nam

Tổ chức Hand to Hand với trẻ em tật nguyền Thái bình Việt nam

Đơn giản là tôi thấy ở đây ai cũng dư quần áo và dư đồ gia dụng, tôi nghĩ mình mở một nhà kho để xin những đồ đó rồi tôi phát cho người nghèo.

Nhưng khi nhận thấy họat động của nhà kho này không có hiệu quả, Tay Nối Tay chuyển sang hình thức khác là cửa hàng từ thiện. Tính đến lúc này, Tay Nối Tay có 3 cửa hàng giá rẻ tại 3 thành phố có nhiều người nghèo với lợi tức thấp.

” Khi mở như vậy chúng tôi thấy dân cư gần đó người ta rất vui, đặc biệt những người Mỹ nghèo, những người Mễ nghèo, tức là chúng tôi phục vụ được rất nhiều người thuộc các chủng tộc

Chị Hương”

Tháng Mười Một 2013 cửa hàng giá rẻ thứ nhất ra đời tại góc đường Euclid và Hazard, thành phố Garden Grove. Tiếp đó, cửa hàng thứ hai có mặt ở thành phố Stanton, đường Beach và Chapman và cửa hàng thứ ba nằm trên đường West Lincoln thành phố Buena Park:

Ba cửa hàng đó thứ nhất tạo công ăn việc làm cho những người mới qua tại vì bán ở cửa hàng từ thiện không cần nhiều khả năng hay nhiều kiến thức. Đơn giản cứ hai đồng, ba đồng vậy là mình tạo cái chỗ để cho người nghèo mua được đồ.

Khi mở như vậy chúng tôi thấy dân cư gần đó người ta rất vui, đặc biệt những người Mỹ nghèo, những người Mễ nghèo, tức là chúng tôi phục vụ được rất nhiều người thuộc các chủng tộc. Khi mở cửa hàng từ thiện thì chúng tôi tiếp xúc được nhiều người vừa khách hàng vừa những người cho mình đồ, chúng tôi lại qui tụ được một số anh em có tài sửa xe.

Đầu năm 2014 Hand To Hand Auto Service, cơ sở sửa xe từ thiện giá rẻ được thành lập tại đường Bolsa của Midway City:

Hiện bây giờ có 4 người sửa xe , tất cả đều là cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Các anh đã về hưu hoặc về hưu một nửa, nơi đó hội Hand To Hand để các anh làm việc sửa xe vừa làm Câu Lạc Bộ Quân Nhân. Ở đó chúng tôi sửa xe cho người nghèo bằng cách lấy công rất rẻ, có khi không lấy luôn. Có những người nghèo chưa lãnh lương chưa có tiền thì các anh cho thiếu, cho trả góp mà không lấy lời.

Với tôn chỉ tất cả cho người nghèo, cộng với chủ trương ngay từ đầu là không gây quĩ mà chỉ tự lực họat động rồi sau đó mời gọi những người hảo tâm góp một bàn tay, hơn một năm qua Hand To Hand đã hỗ trợ giúp đỡ những người nghèo sống rải rác khắp nơi.

” Hand To Hand Reloef Organization giống như hội mẹ có nhiều chi nhánh ở dưới. Một trong những chi nhánh đó là Hand To Hand World Rescue Mission. Hiện giờ đang có 6 cơ sở, những cơ sở này là Hand To Hand yểm trợ

Chị Hương”

Kế họach tương lai Tay Nối Tay

Ngoài 3 cửa hàng giá rẻ, một ga ra sửa xe giá rẻ và một tiệm ăn miễn phí cho người nghèo sẽ mở cửa ngày 27 này:

Được sự giúp đỡ của rất nhiều người hội Hand To Hand bây giờ mở được thêm quán chay từ thiện ở Bolsa Avenie. Ai có tiền thì cho vào, ai không có tiền thì không cần cho, tại vì mình mở ra để cố tình giúp cho những người không có tiền. Nếu mô hình này thành công, chắc chắn mình sẽ mở thêm một quán ăn từ thiện không cần chay tại có những người thích ăn thịt. Chắc chắn mình sẽ mở nếu quán chay này thành công.

Kế họach tới của Hand To Hand Tay Nối Tay là một Nhà Tình Thương. Theo chị hội trưởng Hương, nếu được thành phố cho phép xây dựng thì Nhà Tình Thương của Hand To Hand sẽ họat động như một trung tâm dành cho người vô gia cư của người Mỹ trong thành phố, ở đó những người không nhà có nơi tá túc và những bữa ăn hàng ngày, có một chỗ để ngã lưng ban đêm và cũng sẽ được giúp đỡ để kiếm công ăn việc làm cho qua giai đọan khó khăn.

Một chi nhánh rất quan trọng của Hand To Hand Tay Nối Tay là chương trình mang tên World Rescue Mission, tạm dịch là Cứu Trợ Thế Giới. Vẫn lời chị Hương:

Hand To Hand Reloef Organization giống như hội mẹ có nhiều chi nhánh ở dưới. Một trong những chi nhánh đó là Hand To Hand World Rescue Mission. Hiện giờ đang có 6 cơ sở, những cơ sở này là Hand To Hand yểm trợ mà tại sao làm được thì chỉ có Bề Trên chỉ có Chúa làm được. Trong có một năm trời là đã phát triển được như vậy.

Sáu cơ sở chi nhánh mà Tay Nối Tay đặt tên là Cứu trợ Thế Giới thì một đã phát triển tại Việt Nam nhằm bảo trợ trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi và những người già neo đơn. Năm cơ sở còn lại đã họat động ở Kampuchia, Lào, Thái Lan và Ấn Độ.

Bất an của nhân dân và sợ hãi của nhà cầm quyền

Bất an của nhân dân và sợ hãi của nhà cầm quyền

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-12-25

kinhhoa12252014.mp3

000_Hkg10129402.jpg

Ảnh minh họa chụp tại Sài Gòn hôm 13/12/2014.

AFP

Your browser does not support the audio element.

Bất an

Vinh danh thiên chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm
.

Hai câu cầu chúc trong ngày lễ giáng sinh được Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn trích dẫn, để sau đó dẫn tới sự tán thán về một nỗi buồn của ông trên trang FB:

Viết ra câu thứ hai làm tôi chợt phân vân… Trên trời thì không biết sao, chứ ở dưới đất (dưới trần) thì tôi thấy sao những người thiện tâm, đặc biệt là ở VN, có khi chẳng được bình an.

Mặc dù sự bình an là điều mong muốn của tất cả mọi người, như cây bút Trịnh Khả Nguyên viết trên trang blog Bauxite Việt Nam:

“Bình an dưới thế” là mong ước chung của mọi người. Ai cũng muốn có một cuộc sống an lành, một gia đình hòa thuận, một xã hội công bình, một môi trường trong sạch. Không ai muốn bị bệnh hiểm nghèo, bị hoạn nạn, bị đối xử bất công, bị vu oan giá họa. Ngay những người ít thiện tâm, hay làm điều ác cũng muốn mình, gia đình mình, người thân của mình được an khang thịnh vượng.”

” Bình an dưới thế” là mong ước chung của mọi người. Ai cũng muốn có một cuộc sống an lành, một gia đình hòa thuận, một xã hội công bình, một môi trường trong sạch.
-Trịnh Khả Nguyên”

Những người lo lắng cho sự bất an đang đổ dồn ánh mắt về người tử tù Nguyễn Văn Chưởng mà bản án vốn gây nhiều tranh cãi. Theo bản án này thì ông Chưởng sẽ bị tử hình vào cuối năm nay. Cha mẹ và gia đình ông thì cứ nhất mực kêu oan rằng ông vô tội. Các lời buộc tội, các tang chứng tại tòa đều không mang tính thuyết phục là ông Chưởng đã phạm tội giết người.

Một vụ án tử hình khác cách đây không lâu được dừng lại. Người tử tù Hồ Duy Hải may mắn được công luận chú ý và vụ án bị ngưng để tái điều tra, cũng vì lý do những chứng cứ rất mù mờ, không thuyết phục được rằng ông Hải đã gây án.

Hai nghi án được các blogger bàn đến trong thời gian chưa đầy một tháng làm tăng nỗi bất an trong một xã hội mà nhiều người cho rằng có sự song hành giữa sự mất hiệu quả của nền công lý, và sự gia tăng bạo lực trong xã hội. Người ta vẫn còn nhớ câu chuyện hồi năm ngoái người dân tại một ngôi làng nhỏ bắt giữ năm viên công an vì không hài lòng cái cách mà cơ quan công quyền quản lý địa phương họ. Nhiều người dân bị chết do sự bạo hành của công an, và ngay cả lực lượng công an cũng không khỏi bị đe dọa bởi bạo lực.

Nhà văn Phạm Đình Trọng có nói với chúng tôi trong một lần trao đổi rằng xã hội Việt Nam đang bị đe doạ bởi bạo lực khi người ta đối xử với nhau bằng bạo lực vì người ta không còn tin ở công lý, và một phần quan trọng hơn là cơ quan công quyền hay dùng bạo lực để hành xử. Người ta nói nguyên nhân của điều đó không ở đâu xa lạ mà xuất phát từ nguyên tắc sử dụng bạo lực cách mạng.

Tính bạo lực đó được blogger Cánh Cò nhớ lại trường hợp của nhà văn Nguyễn Quang Lập vừa bị bắt, cũng như trường hợp viên tướng công an tên là Thanh bị đưa ra trước tòa dù đang bị trọng bệnh:

nguyen-quang-lap-b-622.jpg

Nhà văn cũng là Blogger Nguyễn Quang Lập người điều hành Blog Quê Choa nổi tiếng.

Người cộng sản rất giỏi nói tiếng nhân đạo nhưng việc làm thì ngược lại hoàn toàn. Khập khiễng như Bọ nhưng vẫn còn đi được thì còn vào tù. Nằm liệt trên cáng như tướng Thanh vẫn bị khiêng ra tòa nghe xử án. Đây là cách chứng tỏ quyền lực tuyệt đối, tuyệt đối đến vô nhân đạo của chế độ vốn đi lên từ bạo loạn.

Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn thuật lại những điều buồn lòng của ông khi ông là nạn nhân của những bạo lực ngôn từ của những người dân bình thường, đến nổi ông phải trích một câu nói của người xưa rằng Bạc như dân, bất nhân như lính!

Ông Vương Trí Nhàn có lẽ là một trong những cây bút hiếm hoi nói ngược lại cái mỹ từ nhân dân vốn được ngôn ngữ chính thống nâng niu bấy lâu nay. Ông nêu nguyên nhân của việc đó là từ sự suy thoái của chính cơ quan công quyền:

Trước mặt người dân lúc ấy, lý tưởng như bị xúc phạm. Người ta không thể thờ ơ và dễ bảo mãi. Về mặt triết học có thể bảo con người bắt đầu rơi vào hư vô. Chúa đã chết rồi! Ai muốn làm gì thì làm! Bởi cảm thấy trên đời này không còn cái gì là thiêng liêng, họ rơi vào liều lĩnh phá phách một cách hung hãn. Những cái xấu sẵn có mà bấy lâu họ kìm nén, được lúc vùng lên quẫy lộn. Tự cho phép mình hư! Nhìn nhau để yên tâm mà hư! Khuyến khích nhau hư thêm, càng đông người hư càng thích! Sự bùng nổ lúc này là theo lối dây chuyền, không gì có thể giữ con người lại nữa.

Quyền lực

Bàn về những người cầm quyền hiện nay, Blogger Cánh Cò viết rằng các vị chức sắc chính quyền hiện nay phát biểu như thánh, nhưng lại rỗng như một chiếc giếng khô. Còn giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thì nhận định về những lời phát biểu gần đây của các quan chức hàng đầu Việt Nam:

Họ không nói được cái gì cụ thể, mà chỉ xoay quanh các khẩu hiệu quen thuộc, kiểu như ‘dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…’ những bài nói chuyện của lãnh đạo VN rất khó gần với người dân do ngôn ngữ cứng đơ và kém thân thiện, và cách họ triển khai bài nói chuyện quá xa rời công chúng.

Đằng sau những lời nói đó lại đang diễn ra một cuộc đấu đá quyền lực khốc liệt bên trong đảng cầm quyền được mô tả trong bài nhận định tình chính trị mới nhất của blogger Kami. Theo blogger này thì hội nghị trung ương của đảng cộng sản Việt Nam năm nay diễn ra rất muộn màng. Lẽ ra nó đã được tổ chức trước kỳ họp quốc hội để có thể ra những chỉ đạo theo nguyên tắc đảng lãnh đạo. Nhưng nay Quốc hội đã bế mạc phiên họp thường kỳ mà dường như việc họp hội nghị trung ương vẫn chưa ngã ngũ. Trong một lần trao đổi với chúng tôi mới đây, Giáo sư Vũ Tường có nhận định rằng quyền lực trong đảng cầm quyền duy nhất tại Việt Nam hiện nay rất chia rẽ với những phe nhóm lợi ích khuynh đảo chính trường và lợi ích của quốc gia.

Sợ hãi

Nhạc sĩ, blogger Tuấn Khanh khi viết về người tử tù Nguyễn Văn Chưởng có đề cập đến một chuyện trớ trêu là ông Chưởng bị giam trong một trại giam mang tên Trần Phú, người Tổng bí thư đầu tiên của đảng cộng sản Việt Nam. Ông Trần Phú bị thực dân Pháp dùng nhục hình giết chết. Nay Tuấn Khanh thấy rằng giờ đây người Việt lại đang thừa kế những gì mà họ lên án, và những điều đó đã từng được dùng như duyên cớ để lật đổ một chế độ là chế độ thực dân Pháp.

” Không dám đối diện với người dân của mình, chính quyền ngày càng tỏ ra khinh thường người dân của mình, cùng với nỗi sợ hãi hoang tưởng đặc trưng của một kẻ có lỗi với người dân của chính mình.
-Mai Tú Ân”

Giải thích điều trớ trêu đó Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng vì những người cầm quyền sợ sự thật như kẻ gian sợ ánh sáng. Đó cũng là điều mà nhiều blogger cho là nguyên nhân mà ông Nguyễn Quang Lập bị bắt vì ông mong làm người chuyên chở sự thật đến cho người đọc.

Facebooker Mai Tú Ân viết rằng chính nỗi sợ ấy làm cho hố ngăn cách giữa những người cai trị và những người bị trị ở Việt Nam ngày càng xa cách:

Không dám đối diện với người dân của mình, chính quyền ngày càng tỏ ra khinh thường người dân của mình, cùng với nỗi sợ hãi hoang tưởng đặc trưng của một kẻ có lỗi với người dân của chính mình.

Chính quyền đang tự mở ra cái hố sâu ngăn cách, hay một mặt trận đối nghịch, đối đầu vô lý giữa lòng một quốc gia đang cần sự đoàn kết và hòa giải hơn là sự đối đầu.

Vì đâu nên nỗi

Đi tìm kiếm nguyên nhân của sự bất an của người dân, và sự sợ hãi của nhà cầm quyền, nhà khoa học Tô Văn Trường viết:

Quản trị một quốc gia, thực ra có yếu kém, bê bết thì mới “sợ dân chủ” – người cha trong gia đình khi không còn có thể tương thích với con cái bằng lời thì sẽ dùng roi vọt – khác nào là đã “tự thú” về sự bất lực của mình!

Những nhà lãnh đạo Việt Nam không phải không nói đến những yếu kém của hệ thống điều hành đất nước hiện tại, nhưng họ lại cho rằng chẳng qua là do cán bộ đã không thực hiện được một cách đúng đắn, chủ nghĩa cộng sản, hay những nguyên tắc của Lenin. Giáo sư Tô Văn Trường phản bác điều đó:

Vấn đề không phải là hiểu sai hay không thực hiện đúng chủ nghĩa Lênin mà ở chỗ chọn chủ nghĩa Lênin là sai lầm. Đi theo chủ nghĩa Lênin là từ bỏ Đệ nhị quốc tế, để theo Đệ tam quốc tế, và thực tế là theo chủ nghĩa Lênin-Stalin với những hệ luỵ độc tài, toàn trị tai hại. Mấy thập kỷ qua cho thấy các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội theo xu hướng Đệ nhị quốc tế tức là trên nền tảng dân chủ như Thụy Điển thì trái lại đều thành công.

Trong bất kỳ một cuộc lột xác thay đổi nào đều không tránh khỏi nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần. Mục tiêu tối thượng phải tránh được đổ máu làm hao tổn hiền tài và nguyên khí quốc gia. Muốn tránh được điều này, phải thay đổi thể chế, đoàn kết dân tộc và thực hiện dân chủ.

Yêu cầu của ông Tô Văn Trường cũng được nhiều trí thức Việt Nam lên tiếng trong thời gian gần đây. Nhưng cũng có những lời đồn đoán rằng chính những đề nghị thay đổi tận gốc đó đã làm đảng cộng sản không hài lòng và kết quả là nhiều nhà những vụ bắt bớ đã xảy ra.

Khi không chấp nhận sự thay đổi thể chế, dường như nhà cầm quyền lại đang loay quay, bế tắc. Một ông Thứ trưởng đương chức lên tiếng với báo giới rằng Chúng ta đi mà không biết đi về đâu!

Trong không khí bất an và dường như bế tắc đó, blogger, nhạc sĩ Tuấn Khanh khuyên mọi người nên hy vọng:

Nhưng tôi và bạn không thể không nói, không thể không hy vọng. Phần nhân tính ít nhất mà bạn có, dù bất lực, là phải ghi nhớ. Ít ra, mai sau chúng ta vẫn có thể đứng dậy và trở thành nhân chứng đáng giá của thời cuộc. Nhân chứng của sự thật dù trãi qua rêu phong. Dù chỉ làm một tiếng chuông cô độc, vẫn hơn là hoà tan mình, thoả hiệp trong đêm tối vô tận không thức tỉnh.

Hy vọng những oan án được cởi bỏ, hy vọng xã hội thoát khỏi sự bất an, hy vọng nhà cầm quyền đừng sợ hãi người dân, hy vọng họ biết con đường phải đi là đâu.

Hy vọng là lời chúc tốt lành đến với mọi thính giả trong mùa Giáng sinh và năm mới.

Giang Sinh Ngan Thong -Frederic Hendel -Loi Viet Le Van Khoa -Ca Doan Ngan Thong -DuyHan & NHỮNG CA KHÚC GIÁNG SINH HAY NHẤT

Giang Sinh Ngan Thong -Frederic Hendel -Loi Viet Le Van Khoa -Ca Doan Ngan Thong -DuyHan

httpv://www.youtube.com/watch?v=0T-jsOW5EEM&list=PL807B36B41556416B&index=19

NHỮNG CA KHÚC GIÁNG SINH HAY NHẤT

httpv://www.youtube.com/watch?v=sS9O5GTNnTM

01 Đêm Noel – Thúy Vi 00:00
02 Bài Thánh Ca Buồn – Elvis Phương 03:30
03 Hang Belem – Lệ Hằng 07:51
04 Cao Cung Lên – Mỹ Huyền & Hồng Hạnh & Vân Thu 11:22
05 Đêm Thánh Vô Cùng – Hợp Ca 15:36
06 Mùa Đông Năm Ấy – Mỹ Hạnh 20:35
07 Màu Xanh Noel – Thái Châu 24:13
08 Holy Night – Dalena 28:14
09 Hai Mùa Noel – Như Quỳnh & Mạnh Đình 33:43
10 Đi Tìm Chúa Tôi – Đon Hồ & Ý Nhi & Kenny Thái 40:38
11 Mừng Chúa Ra Đời – Vũ Khanh 44:40
12 Belem Hiu Quạnh – Hồng Nhung 48:44
13 Đêm Bình Yên – Mỹ Tâm 52:38
14 Cho Kỷ Niệm Mùa Đông – Mạnh Đình 55:56

Kỹ niệm mười năm

Kỹ niệm mười năm

Thư tâm tình của anh Thụ (Mai)

Mười năm về trước, vào ngày 24/12/2004 tại Northern Virginia, tôi bị stroke vào nhà thương cấp cứu, ICU/hospital.  Hôm đó, tôi đi công tác ở Vancouver, Canada và Seattle, WA về đến Washington D.C trời xuống -36 độ lạnh.  Lúc tôi đi trời ấm như mùa xuân, lúc về buốt lạnh mùa đông. Từ terminal xe bus đưa tôi ra parking lot, không ngờ xe bus đưa tôi ra lộn parking lot.  Một tiếng rưỡi lội bộ đi tìm xe dưới nhiệt độ -36 độ âm nhưng tôi không có áo lạnh.  Kết quả, tôi bị stroke, sau 1-2 với cái shock bất ngờ đó. Một cái stroke rất là nặng tưởng chết, nhưng Chúa và Đức Mẹ đã cứu tôi và cho tôi sống lại một cuộc sống gần gũi với Chúa và Đức Mẹ hơn và được làm nhân chứng cho Chúa.

Biến cố đó, gia đình và người thân và bạn bè đã đến thăm và care cho tôi nhiều lắm.  Bố Mẹ và một số người thân đã hũy bỏ chuyến đi đến Indonesia/Malaysia/Thailand để chăm sóc cho tôi.  Một ngày rưỡi sau, là biến cố Tsunami làm đến 330,000 người đã bỏ mạng ở vùng Indonesia/Malaysia/Thailand, nhưng gia đình tôi đã được Chúa và Đức Mẹ cứu sống và từ dạo đó, tôi chiêm niệm sống gần gũi Chúa và Đức Mẹ nhiều hơn.

Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ, tôi bị câm không nói được vài tháng, nhưng rồi trong một buổi sáng Mai đã cùng tôi cầu nguyện để xin Sáng Danh Chúa,  xin Chúa cho tôi được nói lời ca ngợi Chúa.  Và Chúa đã nhận lời, cho tôi lần đầu tiên bật lại tiếng là Kinh Lạy Cha và Kính Kính Mừng, và tôi đã ca ngợi Chúa và Đức Mẹ đọc hết Chuỗi Mân Côi trong buổi sáng đó, và mỗi ngày từ đó về sau. 40 ngày nằm nhà thương như là mầu nhiệm được vào sa mạc 40 ngày với Chúa.

Ba tháng sau khi bị stroke, tôi đã lập ra một đường dây để thông đạt với các Cha, các Soeurs, các Thầy, các Bác và các Anh Chị thân mến….bây giờ gần 10 năm rồi.

Xin Bố Mẹ, gia đình, người thân và tất cả mọi người cho chúng con/tôi được cám ơn, nhầm ngày kỷ niệm 10 năm tôi bị stroke, tận đáy lòng chúng tôi…một tình yêu mà Thiên Chúa cho kết hiệp.

Xin chúc các Cha, các Thầy, các Soeurs, các Bác và các Anh Chị một Mùa Giáng Sinh tràn đầy Hồng Ân  Chúa Cứu Thế và tiếp tục hành trình sống với Chúa.

Bảo Trọng,

Thụ & Mai

We Wish You a Merry Christmas Song.wmv

w42h.gif

Chỉ có một  thứ hạnh phúc trên đời này, đó là yêu thương và được yêu thương ~ George Sand
Thu & Mai,

Giang Sinh 2014.

Việt Nam ‘đi mà không biết đi đâu’

Việt Nam ‘đi mà không biết đi đâu’

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI  (NV) .- “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được”.

Phụ nữ gánh vàng mã bán rong ở trung tâm thành phố Hà Nội. Thứ trưởng KH&ĐT CSVN than “chúng ta đi mà không rõ đi đâu”. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Ông Nguyễn Chí Dũng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư CSVN than thở như thế  tại hội thảo khoa học “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới, và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 22/12/2014.

Cho tới nay, chế độ Hà Nội vẫn “kiên định tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa” với các kế hoạch kinh tế vá víu “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” giúp cho hàng triệu cán bộ đảng viên từ trên xuống dưới thi nhau tham nhũng, ăn hối lộ, đất nước thì tụt hậu.

Ông Nguyễn Chí Dũng chỉ trích các chương trình cải cách kinh tế của Việt Nam như “cải cách doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, xây dựng pháp luật… nhưng có vẻ chưa đủ nên ta lại tiếp tục cải cách thể chế.”

Theo đó, cải cách chỉ là để ra các rào cản mới, thấy sai, thấy tệ hơn bèn dẹp rào cản rồi tự ca ngợi là “cải cách”.

Ông ví von, theo tường thuật của tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn (TBKTSG), “cuộc sống đang là dòng chảy, thì Nhà nước đưa ra quy định để đổ đá và be đắp làm tắc nghẽn dòng chảy. Khi thấy sai rồi, nhà nước bỏ đá đi, thì gọi là cải cách, hay đổi mới thể chế.”

Theo TBKTSG kể lại, ông Nguyễn Chí Dũng đặt câu hỏi: “Như thế có phải là cải cách không? Tất cả câu chuyện như vậy ta phải nhìn như thế nào?”. Và ông tự trả lời: “Chứ cá nhân tôi thấy, nếu dòng chảy đang tốt thì chúng ta phải hướng cho dòng chảy đúng chỗ nhanh hơn, mạnh hơn, thế mới là cải cách. Chứ không thể tư duy là bỏ đống đá vào, rồi thấy vướng, lại dỡ bỏ ra là cải cách”.

Trong cuộc hội thảo nói trên, ông Nguyễn Đình Cung, viện trưởng CIEM nêu ra cho thấy Hàn Quốc thời thập niên 1960 kinh tế của họ cũng chỉ tương tự như Việt Nam. Sang đến thập niên 1980, Hàn Quốc đã bước vào giai đoạn hai của quá trình phát triển, trong khi Việt Nam ở giai đoạn một.

“Giờ họ đã bước sang giai đoạn 3; còn ta vẫn ở giai đoạn 1”, ông Cung nói. “Đó chính là sự khác biệt của họ và ta. Vì thế, cần nhấn mạnh vào sự khác biệt này để ta thay đổi, chứ không phải nhấn mạnh mãi những sự khác biệt để du di cho đổi mới.”

Tham dự cuộc hội thảo, ông Raymond Mallon, Cố vấn cao cấp Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam “chỉ ra hàng loạt các vấn đề hiện nay như nền kinh tế chậm chuyển đổi sang kinh tế thị trường cạnh tranh, thiếu sáng tạo trong kinh doanh, tăng trưởng chậm đối với khu vực doanh nghiệp nói chung, và các nhóm lợi ích có quan hệ với giới chức quyền lực giàu có nhanh nhờ có đặc quyền tiếp cận vốn, đất đai và thị trường.”

Ông Jeong Ho Kim, giáo sư Trường Chính sách và quản lý công Hàn Quốc, diễn giả chính tại hội thảo, trình bày rằng Chính phủ Hàn Quốc đã có hàng loạt các thay đổi để có được nền kinh tế thị trường ngày nay, làm quốc gia này trở nên thịnh vượng.

Trong đó, chính phủ Hàn quốc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gỡ bỏ các luật lệ bảo hộ các ngành công nghiệp công ích như vận tải, và doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, chính phủ Hàn Quốc cũng khuyến khích tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do; tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển; và tăng phúc lợi xã hội.

“Ông Kim cho biết, để đạt được sự thịnh vượng, Hàn Quốc phát triển dựa ba trụ cột của nước họ là chính trị đa nguyên, xã hội dân sự, và kinh tế dựa vào ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và sáng tạo cao”theo TBKTSG tường thuật.

Hai con đường trái ngược nhau, một con đường “Chúng ta đi mà không biết đi đâu!” vẫn kiên định nhắm mắt đi tới và con đường phú cường thịnh hùng mạnh. (TN)

THƯ GỞI CHÚA HÀI ĐỒNG

THƯ GỞI CHÚA HÀI ĐỒNG

Lm. Giuse Trần Đình Long

Dòng Thánh Thể

Chúa Hài Đồng yêu quý của con,

Sắp đến Lễ Giáng Sinh rồi đáng lẽ mọi người rộn rã lắm, vui vẻ lắm, háo hức lắm. Thế nhưng năm nay mùa Bình An gần kề mà sao trần gian còn lắm thương đau quá, còn nhiều bất an quá. Khi nào con người mới có bình an đích thật đây hả Chúa?

Chúng con sống bên bờ đại dương được ví von “bao la như biển Thái Bình” nhưng dường như chưa bao giờ bình yên trong giông bão. Tên là Thái Bình mà có được bình yên đâu! Cơn siêu bão Haiyan ngày 9-11 quét qua Philippines như một cơn sóng thần. Hơn 10.000 người có thể đã chết và khoảng 500.000 người trở thành vô gia cư. Nước triều dâng 5-6 m khi bão càn quét  đã biến thành phố Tacloban thành nghĩa địa. Người ta trở nên hung hãn hơn, đi hôi của, cướp phá để tìm thực phẩm. Họ bước đi như những thây ma di động trên những con đường đầy những xác người, tìm kiếm đồ ăn nước uống : “Những người đói khát đang rất giận dữ trong tuyệt vọng”!

Thế nhưng không phải ai cũng hung hãn ích kỷ lo cho bản thân mình trong cơn bão dữ. Vẫn còn hình ảnh rất đẹp của Chúa Hài Đồng nơi cô bé 6 tuổi hy sinh bản thân mình để cho mẹ được sống.

Cô giáo Bernadet Tenegra, 44 tuổi, vẫn còn nhớ mãi những lời cuối cùng của cô con gái 6 tuổi nói với mình: “Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình.” Lúc ấy cả gia đình cô giáo Tenegra đang túm tụm trong túp lều tại làng Barangay. Khi bão Haiyan đến, nước bất ngờ dâng lên cuốn trôi cả nhà trong đó có người chồng và một đứa con gái khác của cô. Người mẹ kể lại trong nước mắt: “Tôi đã cố gắng giữ lấy con và luôn miệng nói với con rằng hãy bám chặt vào để mẹ kéo con lên. Nhưng con bé đã buông tay và bị những thanh gỗ đâm vào người. Con bé còn nói: “Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình”.

Giữa những tang thương đổ nát, vẫn có hình ảnh thật đẹp như ánh sao soi chiếu đêm đông giá lạnh tình người phải không Chúa? Niềm tin của con vào con người ngày nay được hâm nóng bởi những con người nghèo khổ hoạn nạn, bởi những em bé biết quên thân mình nghĩ đến người khác chứ không bởi những người lớn, những người giầu có quyền cao chức trọng nhưng dửng dưng vô cảm trước đau khổ của tha nhân.

Con chỉ cho Chúa thấy một hình đẹp nữa của Chúa nè.

Trong khi Việt Nam chào mừng công dân thứ 90 triệu ra đời, thì Bea Joy con gái của cô Sagalis 21 tuổi, chào đời ngày 8-11-13 tại một sân bay đã bị tàn phá và đang được trưng dụng làm trung tâm y tế tạm thời ở Tacloban. Bé được đặt nằm trên một miếng gỗ bẩn thỉu, xung quanh là kính vỡ, mảnh kim loại, rác rưởi chất chồng như xưa Chúa sinh ra trong máng cỏ bò lừa hôi tanh. Thật lạ lùng, trong tình cảnh bi đát như vậy, Bé Bea Joy vẫn chào đời. Một người con được sinh ra.

Người mẹ trẻ nghẹn ngào : “Con bé là phép nhiệm màu Chúa dành cho tôi. Tôi nghĩ mình sẽ chết cùng với đứa con còn ở trong bụng này khi cơn đại hồng thủy ập đến cuốn tất cả chúng tôi đi.”

Người cha là Jobert, ôm chặt đứa con gái bé bỏng mới sinh, mắt đỏ hoe chia sẻ nỗi niềm buồn vui: “Chúng tôi mừng con gái chào đời hôm nay, nhưng chúng tôi cũng tưởng niệm những người đã ra đi. Chính Chúa đã giúp tôi tìm thấy vợ đang trôi giữa biển rác mênh mông, xác người và động vật nằm lẫn lộn!”

Một mầm sống được nẩy sinh giữa hàng chục ngàn xác chết. Sự sống vẫn không bị dập tắt trong đổ vỡ hoang tàn. Quyền năng và lòng thương xót của Chúa vẫn thể hiện trong tình cảnh thất vọng nhất. Chúa vẫn có đó. Chúa vẫn giáng sinh trong những hang Belem tăm tối nhất của cuộc đời chúng con để thắp lên niềm tin cho chúng con.

Chúa ơi,

Con thấy người dân Philippines thật dễ thương. Ngay khi Philippines đón nhận hậu quả thảm khốc của cơn bão mạnh nhất, và dự báo sẽ đánh thẳng vào miền Trung Việt Nam với mức độ tàn phá vô cùng khủng khiếp, con đọc thấy trên trang mạng xã hội những lời cầu nguyện bình an đầy lòng nhân ái của các bạn Philippines : “Cầu nguyện cho các bạn Việt Nam… Chúng tôi là nạn nhân của cơn siêu cuồng phong vừa quét qua Philippines, hãy bảo trọng nhé các bạn Việt Nam”…

Thật đúng như dân ca xứ Nghệ có câu hát : “qua cơn lận đận, mới hiểu tận lòng nhau”. Thánh Faustina cũng cảm nghiệm : “Chính qua đau khổ mới biết ai là bạn thật” Giữa những hoang tàn đổ nát, ngổn ngang xác chết và đói khát rình chờ mà các bạn Philippines còn biết nghĩ đến đất nước sắp hứng chịu đau khổ như mình và dâng lời cầu nguyện. Chính điều ấy làm con thêm niềm tin yêu vào cuộc đời vào con người. Vì thói đời chỉ tìm phò những người đang “thịnh” đang lên, có mấy ai phò người đang “suy” đang xuống. Nhưng chính những con người đang suy sụp ấy mới cần ta vực dậy chứ người đang “thịnh” thì cần ta phò làm gì nữa ? Nếu có chỉ là vụ lợi và cầu danh mà thôi.

Có lẽ chính nhờ những lời nguyện cầu chân thành ấy và Chúa thấy miền Trung vừa gánh chịu mấy cơn bão liên tiếp nên cho bão Haiyan chuyển hướng đi và giảm dần. Tuy nhiên những tỉnh miền Bắc cũng vẫn phải oằn mình gánh cơn bão Haiyan này. Nhiều người chết, mất tích và nhà cửa, tài sản, mùa màng thiệt hại nặng nề. Oái oăm nhất là có 14 người chết và 81 người bị thương không phải do bão mà từ trước khi bão đến vì tai nạn khi leo lên chằng nhà cửa chống bão!

Trong tình hiệp thông “vui với người vui, khóc với người khóc”, ngày 10-11-13, hơn 60.000 người Công Giáo tập trung trước quảng trường thánh Phêrô cùng với ĐTC Phanxicô cầu nguyện cho những người dân Philippines bị nạn sau siêu bão Haiyan. ĐTC nói : “Thật đáng buồn khi có rất nhiều người dân gặp nạn và thiệt hại rất lớn. Hãy cố giúp họ bằng những hành động thực tiễn”. ĐTC tỏ ra rất đau buồn trước sự tàn phá và những mất mát do siêu bão gây ra và khẳng định ngài luôn ở bên cạnh tất cả người dân bị nạn.

Cầu nguyện và hành động, ĐTC không hô hào xuông, nhưng kêu gọi người tín hữu hãy cố giúp nạn nhân bão lụt bằng những hành động thực tiễn. Chúa không ở tít trên trời cao nhỏ lệ xót thương con người đang trầm luân trong bể khổ, nhưng đã “hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế…” (Pl 2,7). Thử hỏi sự đóng góp cho những nạn nhân thiên tai bão lụt của chúng con được bao nhiêu? Có sánh bằng với việc quyên góp xây cất các cơ sở tôn giáo không? Phải chăng vì không có bằng ân nhân hay không được rao tên trong công việc từ thiện này nên sự đóng góp còn rất khiêm tốn?

Chính vì thế mà trong hội nghị thường niên các Bề Trên Thượng Cấp (từ ngày 05 đến 07-11-2013), Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Phó Tổng Giám Mục GP Sài Gòn, nhấn mạnh : “Giáo hội do Chúa Giêsu Kitô thiết lập, xuất thân từ những nguời nghèo, bao gồm phần lớn là những người nghèo, thì trong Giáo hội, người nghèo phải có chỗ đứng, có tiếng nói. Người nghèo không thể mãi là những người thấp cổ bé miệng. Nghèo vật chất, nghèo văn hóa, nghèo tâm linh, nghèo giá trị, những người bị khinh thường, bị ức hiếp, những người tật bệnh đói khổ, người già yếu cô đơn. Giáo hội phải lưu tâm nhiều hơn đến những hạng người này, chăm sóc đặc biệt hơn, đồng hành với họ, chia sẻ nếp sống của họ, chia sẻ của cải cho họ, trợ giúp thực tế khi họ cần. Những hệ luận thực tế là: nếp sống khó nghèo của các thành viên có ơn gọi đặc biệt như giáo sĩ và tu sĩ, các giáo phận và giáo xứ, các Dòng Tu, “bớt xây dựng các cơ sở có quy mô quá lớn và tốn kém quá nhiều”.

Chúa Hài Đồng ơi,

Chúa còn kiên nhẫn để nghe con nói chuyện thế gian nữa không?

Hết chuyện “thiên tai” đến chuyện “nhân tai”. Những tai hại về vật chất lẫn tinh thần do con người gây ra cũng nặng nề chẳng kém gì động đất sóng thần. Dư chấn của những “nhân tai” đó là sự sói mòn lòng tin nơi con người. Nhìn đâu cũng thấy giả hình, giả tạo, giả nhân, giả nghĩa, nên rốt cuộc chúng con chẳng còn biết tin vào ai nữa.

Mỗi ngày Chúa có theo dõi báo chí và thời sự trên tivi không? Con nghĩ là Chúa phải đọc phải coi để biết tình hình trong và ngoài nước. Không những thế, Chúa còn bỏ trời cao nhập thể làm người để chia sẻ thân phận con người của chúng con. Chúa hiểu con người hơn cả chúng con hiểu mình nữa. Chúa thấy rõ tấm lòng con người chúng con “sớm nắng chiều mưa”, thay đổi như chong chóng, ấy vậy mà Chúa vẫn tin tưởng con người, yêu thương con người. Thế nhưng chính con người lại không tin tưởng nhau, không chấp nhận nhau, nghi ngờ nhau và loại trừ nhau.

“Chúng ta thấy rằng ở đâu đó đã có khủng hoảng niềm tin trong thế hệ trẻ” Phó chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp Nguyễn Đình Quyền phát biểu trước Quốc hội ngày 7-11-13, và cho rằng đây là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm và bất ổn xã hội.

Đại biểu Nguyễn Bắc Việt còn nhấn mạnh hơn : “Khủng hoảng kinh tế sẽ vượt qua được nếu niềm tin vẫn còn, nhưng nếu để mất niềm tin là mất hết”

Phó chủ tịch quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thêm vào mảng tối đó : “Tin sao được và làm sao tránh khỏi khủng hoảng lòng tin, khi cử tri nói rằng đi khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế thì bị chích đau hơn nếu không có tiền!”

Chúa ơi, thật là đau lòng “Khi y đức không còn thì nói gì đến chữa bệnh” phó chủ tịch UB Văn Hóa Giáo Dục Lê Như Tiến bình luận về vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội, mang thi thể nạn nhân là chị Lê Thị Thanh Huyền chết tại thẩm mỹ viện của mình đến cầu Thanh Trì ném xác xuống sông Hồng để phi tang.

Về mặt giáo dục cũng chẳng hơn gì : “Một nền giáo dục với chất lượng thấp đã khiến bao nhiêu bậc phụ huynh phải ráng kiếm tiền cho con em đi nước ngòai học – tình trạng mà không ít người đã chua xót gọi là “tỵ nạn giáo dục”.

Đại biểu Trần Du Lịch khi thấy một nền kinh tế trồi sụt với những chính sách luôn bị thay đổi nên đã đề nghị quốc hội phải làm sao đó “để doanh nghiệp có niềm tin vào thị trường”.

Bước qua lãnh vực tôn giáo, niềm tin của người dân cũng bị lung lay khi  thấy nhiều người đến khu phố 2, phường Bình Đa, TP Biên Hòa thuê nhà trọ, rồi giả dạng nhà sư đi bán nhang. Khoác lên người chiếc áo thầy tu mầu nâu, cộng với tài khua môi múa mép, họ đã thuyết phục nhiều người mua nhang giá chừng 5000 ngàn đồng thành 30000 ngàn đồng. Các cơ quan chức năng biết mà chẳng làm gì được (Tuổi Trẻ 21-10-13).

Những người lừa đảo còn trục lợi cả trên những người đã khuất nữa. Ngày 28-10-13, công an tỉnh Quảng Trị đã bắt “Cậu Thủy” tự xưng là “nhà ngoại cảm” vì tội làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn cất liệt sĩ để lừa đảo tiền của thân nhân liệt sĩ.

Cán cân công lý cũng bị sai lệch. Bao nhiêu người bị kết án oan ức. Biết tìm lẽ công bằng ở đâu? Ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, người bị án oan chung thân, phải thụ án đến 10 năm mới được trả tự do ngày 4-11-2013 nhờ nghi can vụ giết người là Lý Nguyên Chung ra đầu thú. Ông đã kể câu chuyện oan trái tù tội của mình bắt nguồn từ những lời khai bị ép cung, bức cung nhục hình trong thời gian ông bị giam giữ : “Họ làm mọi cách để tôi phải nhận tội”.

Trong lãnh vực ngoại giao giữa các nước cũng chỉ “bằng mặt mà chưa bằng lòng”. Các cường quốc trên thế giới vẫn đâu có tin tưởng nhau hòan toàn, vẫn đặt máy nghe lén tin tức của nhau. Trong cuộc tiếp kiến hơn hai giờ với ông John Kerry ngoại trưởng Mỹ vào tháng 11-2013, vua Abdullah người đứng đầu hoàng gia Saudi Arabia thẳng thắn nói : “Mối quan hệ thật sự giữa bạn bè là dựa trên sự chân thành, thành thật và thẳng thắn, hơn là chỉ bằng những hành động xã giao…”

Thánh Faustina viết : “Tôi rất ngạc nhiên vì sao người ta có thể ganh tỵ đến thế. Khi thấy điều lành của ai, tôi vui mừng như điều lành của chính mình. Niềm vui của người khác là niềm vui của tôi, và đau khổ của tha nhân cũng là khổ đau của tôi, nếu không làm sao tôi dám kết nghĩa thân tình với Chúa Giêsu. Tinh thần của Chúa Giêsu luôn luôn là đơn sơ, hiền lành, chân thành; mọi xấu xa ghen tỵ, và gian tà đội lốt nụ cười thân thiện chỉ là những con quỷ nhỏ ranh mãnh mà thôi…” (NK, 633)

Chúa Hài Đồng quý mến,

Chúng con vừa cử hành nghi lễ bế mạc Năm Đức Tin rất hoành tráng. Năm Đức Tin khép lại không có nghĩa là đức tin của chúng con đã “ngon rồi”, không cần phải quan tâm đến nữa, để đó đi làm chuyện khác. Đức tin không phải là phong trào nổi lên rầm rộ với đầy đủ nghi lễ, diễn văn, báo cáo thành tích, quay phim chụp ảnh đưa lên trang web, rồi sau đó “Amen, tắt đèn đi ngủ”, chuẩn bị cho chủ đề của năm kế tiếp. Nếu làm như thế thì rõ ràng trong việc đạo, chúng con cũng chỉ chạy theo phong trào như ở ngoài đời.

Trong bài thời sự và suy gẫm “Phong Trào Đừng Nên Làm Ào” đăng trên báo Tuổi Trẻ (30-7-13), Phạm Xuân Nguyên nhận xét : “Có những phong trào chỉ nặng tính hình thức, khoa trương, phát động mà không thực hiện, thực hiện mà không hiệu quả, hiệu quả mà không tương xứng tầm vóc, ý nghĩa phong trào. Bây giờ ở ta dễ có bệnh phong trào. Làm một việc gì cũng gọi là phát động phong trào, cũng ra quân, cũng trống gióng cờ mở, báo đài quay hình đưa tin, làm ào ạt. Nhưng rồi sau một thời gian phong trào xẹp xuống, việc đâu vẫn hoàn đấy, như các phong trào “đường thông hè thoáng”, an toàn giao thông, thực là như dân gian nói “bắt cóc bỏ dĩa”, đường vẫn tắc, lề đường vẫn bị chiếm dụng, xe cộ đi lại vẫn mất an toàn, luật giao thông vẫn bị vi phạm. Lại có những phong trào hô hào đông người chỉ để làm những việc hình thức, không đáng phải tốn sức như vậy, như đem 1000 thanh niên ra thi công 700m đường giao thông nông thôn ở xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội…người đứng chen chúc, cựa quậy đã khó nói chi đến việc vận chuyển vật liệu. Nhìn cảnh đó thì thấy thật là phô trương, hình thức, không cần thiết…Vậy xin có câu vè thế này : phong trào đừng nên làm ào. Cốt là hiệu quả chớ hao sức người.”

Chúa thấy nhà báo đó nhận xét sâu sắc đó chứ : “phong trào đừng nên làm ào”. Mỗi năm Giáo hội đưa ra một chủ đề để những người tín hữu sống và làm việc chứ không phải là xướng lên dấy lên một phong trào cho có tụ! Đức tin không có việc làm là đức tin chết. Mà một trong những điểm rất quan trọng của việc thực hành đức tin chính là cầu nguyện.

Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ ngày 17-10-2013 tại nhà nguyện Thánh Mácta đã giải thích : “Khi không cầu nguyện là bạn luôn luôn đóng cửa. Chìa khóa mở cửa đức tin chính là việc cầu nguyện. Một Kitô hữu không cầu nguyện biểu hiệu cho một chứng nhân “kiêu ngạo, cao kỳ, tự tin nơi mình. Người này không khiêm tốn và chỉ tìm cách tự đề cao mình mà thôi.”

ĐTC lưu ý những ai “không cầu nguyện, thì bỏ rơi đức tin và biến đổi đức tin thành một ý thức hệ có tính cách luân lý và không có Chúa Giêsu…Sự hiểu biết Chúa Giêsu đã biến thành một kiến thức về một ý thức hệ có tính cách luân lý, và khép kín tất cả các cánh cửa…”

Đức tin được nuôi dưỡng bằng việc cầu nguyện phải thúc đẩy người tín hữa mở toang các cánh cửa. Cửa lòng và cửa nhà thờ. Mặc dù chúng con viện lý do an ninh hay bất tiện để chỉ mở cửa có giờ giấc, nhưng ĐTC nhắc nhở “Một nhà thờ đóng cửa không thể chấp nhận được”, vì “mọi người đi ngang không thể bước vào” và “Chúa Kitô đang ngự bên trong, không thể bước ra ngoài.”

Nếu đức tin của con không thể hiện bằng hành động thì con cũng nhốt Chúa ở bên trong rồi. Không ai tin tưởng con. Không ai có thể bước qua cánh cửa lòng con để tương giao cảm thông chia sẻ. Con cũng chẳng muốn mở lòng để đến với ai vì con chẳng tin ai. Con khép kín tất cả các cánh cửa. Con là một hang đá Belem lạnh lùng quanh năm mùa đông tuyết phủ băng giá.

Hơn hai ngàn năm trước Chúa giáng sinh trong hang đá Bêlem đâu có cánh cửa hay hàng rào bảo vệ nào đâu. Ai muốn đến với Chúa cũng được. Chính vì thế mà những chú mục đồng khố rách áo ôm mới có cơ hội được đến kính viếng Chúa trong Đêm Cực Thánh đó. Nếu như bây giờ thì làm gì có cửa, phải không Chúa?

Để Năm Đức Tin không là một phong trào “chợt đến chợt đi”, trong ngày Thánh Mẫu 13/10/2013, ĐTC mời gọi con tự vấn : “Tôi là một Kitô hữu cầm chừng (a Christian by fits and starts), hay là một Kitô hữu toàn thời (a Christain full time) ?”

Quả thật như ĐTC nhận xét thứ văn hóa phù du đang chi phối đến cách thức sống đức tin của chúng con. Chúa đòi chúng con phải trung thành với Chúa. Cho dù đôi khi chúng con có bất trung bất tín thì Chúa vẫn trung thành với chúng con. Ngay cả những lúc yếu đuối, sa ngã phạm tội, Chúa luôn nâng đỡ, khuyến khích chúng con trở lại mà nói về nỗi yếu hèn của chúng con để Chúa ban sức mạnh cho chúng con đi hết cuộc hành trình. Chỉ cần chúng con tín thác vào Chúa.

Nếu là phong trào thì con chỉ cho Chúa “giáng thế” trong đêm Noel thôi, còn những ngày khác con cho Chúa “xuất thế”. Con mời Chúa đi chỗ khác chơi hay cứ nằm yên trong hang đá Bêlem để con muốn làm gì thì làm theo ý con cho thoải mái. Rồi mỗi năm con sẽ cho Chúa “xuống thế” một lần với hang đá ngôi sao lấp lánh bên tiệc tùng linh đình. Mỗi năm con đến bái thờ Chúa một lần như vậy là “phải đạo” rồi!

Cách hiểu và sống thứ văn hóa phù du ấy đã được ĐTC chấn chỉnh trong bài giáo lý 12/10/2013 tại quảng trường Thánh Phêrô. Việc nhập thể của Chúa Giêsu không phải là một biến cố của quá khứ để kỷ niệm không có liên hệ gì tới bản thân của chúng con. Việc tin tưởng vào Chúa Giêsu chính là việc con cống hiến cho Chúa xác thịt của con để nhờ đó Chúa có thể tiếp tục ngự giữa chúng con. Sống mầu nhiệm nhập thể là cống hiến cho Chúa đôi tay để chăm sóc những người nghèo hèn đói  khổ; đôi chân để bước đến gặp gỡ tha nhân; đôi tay để ôm ấp thành phần hèn yếu và làm việc trong vườn nho của Chúa; trí óc để suy tư và sống theo ánh sáng Tin Mừng; và nhất là cống hiến trái tim của con để yêu thương và chọn lựa theo ý muốn của Thiên Chúa.

Chúa ơi,

Con mong có ngày được như chị Thánh Faustina cảm nghiệm mầu nhiệm nhập thể là như thế nào. “Trong giờ thánh, tôi được nhìn thấy Chúa Giêsu Hài Đồng. Vẻ oai nghi của Người xuyên thấu đến độ tôi phải thưa lên : ‘Lạy Chúa Giêsu, Chúa còn quá bé nhỏ, nhưng con biết Chúa là Đấng Tạo Hóa và là Thiên Chúa của con!’ Chúa Giêsu đáp lại : ‘Cha đúng là như vậy, và Cha vẫn đồng hành bên con như một con trẻ, cốt để dạy con bài học khiêm nhường và đơn sơ’.” (NK, 184)

Khép lại năm Đức Tin, thư Chung của Hội đồng Giám Mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa ngày 10 tháng 10 năm 2013 đề cập đến nỗ lực “Tân Phúc-Âm-hóa” trong ba năm kế tiếp :

Công cuộc Tân Phúc-Âm-hóa đòi hỏi duyệt lại toàn bộ các sinh hoạt mục vụ ở tất cả mọi bình diện, nghĩa là phải thực hiện cuộc hoán cải từ trong tâm thức đến định hướng và phương pháp khi làm mục vụ” (số 4)

Con rất tâm đắc khi Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc triển khai việc “Tân Phúc-Âm-hóa” một cách rất cụ thể, thẳng thắn, với các Bề Trên Thượng Cấp trong hội nghị thường niên tháng 11-2013:

“Giáo hội tại Việt Nam trong thời hiện đại, chưa chu toàn đầy đủ sứ vụ loan báo Tin mừng. Có những cố gắng còn rời rạc, chưa được nối kết và hướng dẫn. Cần phải có một sự “chuyển mình thật mạnh dạn”, thật can đảm. Chuyển từ một loại “mục vụ bảo trì” (pastorale de maintien), gìn giữ và bảo vệ cơ chế, cơ sở, sang một “mục vụ truyền giáo” đích thực (pastorale missionnaire).

“Giáo hội là Giáo hội cho tất cả những ai cần “ơn cứu rỗi”, mà mọi người đều cần, dù ý thức hay không: những người chưa là Kitô hữu cũng như những người đang là. Chính vì thế mà có việc Phúc-Âm-hóa và việc Tân Phúc-Âm-hóa. Cần có một nhiệt tình mới, một phương pháp hay đường hướng mới, một cách diễn đạt mới trong việc loan báo Tin mừng. Cần phải Phúc-Âm-hóa mọi lãnh vực; những nơi nào chưa có đầy đủ ánh sáng, phải có ánh sáng (Ánh sáng Chúa Kitô), như những “vùng ven”, hiểu theo nghĩa đen cũng như nghĩa bóng; mọi “ngóc ngách của hữu thể”, mọi bình diện của cuộc sống.

“Mục vụ của Giáo hội phải là mục vụ của tình thương dịu dàng (pastorale de la tendresse), làm chứng cho sự dịu dàng của Thiên Chúa, một cách đặc biệt đối với các tội nhân. Cần đề cao và thi thành “mục vụ của lòng thương xót của Thiên Chúa (pastorale de la miséricorde). Mọi thành phần Dân Chúa, nhất là các mục tử, cần phải là những “Đấng an ủi khác” (alter Paraclitus): Hãy ủi an Dân Chúa và mọi người. Hãy mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi người.

“Cần mạnh dạn triệt để canh tân nếp sống và cách làm việc của mọi thành phần Dân Chúa, đặc biệt là của các thừa tác viên trong Hội thánh; cần chú trọng tới chất lượng của việc đào tạo nhiều hơn là số lượng. Phải củng cố và tăng cường “đời sống cầu nguyện” nơi mọi thành phần Dân Chúa, đặc biệt là nơi các giáo sĩ và tu sĩ, vì ngày nay ảnh hưởng xấu của khuynh hướng “duy thế tục” quá nặng nề, ngay cả trong tu viện, chủng viện, trong đời sống gia đình cũng như giáo xứ.

“Quan trọng hơn cả vẫn là sự cần thiết phải có gương sáng trong lòng Hội thánh, nhất là gương sáng của các mục tử, các nhà đào tạo, các bề trên trong cộng đoàn, các phụ huynh trong gia đình.”

Gương sáng ấy chính là muối cho đời.

Trong bài giảng sáng ngày 23-5-13 tại nguyện đường Thánh Marta, ĐTC Phanxicô mời gọi các Kitô hữu hãy là “muối cho đời“. Đời người Kitô hữu phải là một cuộc sống sinh động với ‘hương vị‘ phản ánh đức tin, đức cậy, đức mến. Kitô hữu đừng trở thành những vật trưng bày trong bảo tàng viện :

“Căn tính Kitô không thuần nhất, nhưng thể hiện trên mỗi người chúng ta tùy theo cá tính, đặc điểm và văn hóa riêng của mỗi người. Ta cần bảo vệ căn tính Kitô vì đó là một kho tàng quý báu. Tuy nhiên, căn tính này còn mang đến thêm cho mỗi người một điều nữa: đó chính là hương vị!

“Đặc tính Kitô giáo mà chúng ta có được thật tuyệt đẹp. Nếu anh chị em tìm kiếm sự thuần nhất, và mọi người trở thành ‘muối’ trong cùng một cách thức, thì mọi thứ sẽ giống như người nội trợ nấu nướng nêm quá nhiều muối, người ta chỉ nếm được vị mặn của muối thay vì thưởng thức bữa ăn.

“Đặc tính Kitô giáo chính là: mỗi người là chính mình, với những hồng ân mà Thiên Chúa đã ban tặng.

“’Muối cho đời này phải được chia sẻ với tha nhân. Nếu chúng ta cất giữ, nó sẽ trở nên nhạt nhẽo và ẩm ướt.”

Vâng, cảm ơn Chúa Hài Đồng,

Con phải là chính con, với hương vị riêng của con, với đặc sủng Chúa ban cho con, và con sẽ đem những ân huệ ấy chia sẻ với mọi người cho cuộc đời thêm đậm đà, cho tình người thêm nồng ấm và cho lòng tin còn mãi trên trái đất này.

Trong đêm Giáng Sinh, các Thiên Thần hát vang lời chúc;

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời

Bình an dưới thế cho người Chúa thương”

Chúa yêu thương tất cả mọi người, không loại trừ ai. Chúa muốn ban bình an cho mọi người, mọi thời, mọi nơi.

Tuy nhiên chỉ khi nào con có từ tâm, thiện tâm, thành tâm thì con mới lãnh nhận được bình an từ trời cao.

Khi lòng con đầy ác tâm, tà tâm, tà ý thì chính con khép tất cả các cánh cửa lại, làm sao nhận được bình an.

“Bình an dưới thế cho người thiện tâm…”

15 căn bệnh của giáo triều Roma cần chữa trị

15 căn bệnh của giáo triều Roma cần chữa trị

Lm. Trần Đức Anh OP

12/23/2014

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 22-12-2014 dành cho các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, ĐTC Phanxicô liệt kê 14 thứ bệnh cần bài trừ khỏi những người phục vụ tại giáo triều Roma.

Khoảng 60 Hồng Y và 50 GM cùng với nhiều giám chức, linh mục và giáo dân lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh đến chúc mừng ngài nhân dịp lễ Giáng Sinh và năm mới.

Mở đầu, ĐHY Angelo Sodano, 87 tuổi, niên trưởng Hồng Y đoàn, đại diện mọi người chúc mừng ĐTC và cho biết toàn thể các cộng tác viên thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh hứa hỗ trợ và cộng tác hoàn toàn với ĐTC trong việc phục vụ tình hiệp nhất của Giáo Hội và hòa bình giữa các dân tộc. ĐHY cũng nói rằng tại Vatican mọi người, trong các nhiệm vụ khác nhau, hiệp nhất và dấn thân phục vụ ĐTC và Giáo Hội.

Diễn từ của ĐTC

Lên tiếng trong dịp này, sau khi gửi lời chúc mừng và cám ơn sự cộng tác của mọi người trong giáo triều Roma, ĐTC nhấn mạnh sự kiện các cơ quan trung ương Tòa Thánh họp thành một cơ thể duy nhất, và cũng như mọi cơ thể, có thể có những bệnh tật cần được chữa lành. Trong ý hướng chuẩn bị tâm hồn, xưng tội, để đón mừng Chúa Giáng Sinh, ĐTC đã liệt kê một loạt những căn bệnh mà những vị làm việc trong giáo triều Roma có thể mắc phải và cần phải thanh tẩy. Ngài nói:

”Giáo triều được kêu gọi cải tiến, luôn cải tiến và tăng trưởng trong tình hiệp thông, thánh thiện và khôn ngoan để chu toàn sứ mạng. Nhưng giáo triều, cũng như mỗi thân thể con người, cũng có thể bị bệnh, hoạt động không tốt, bị yếu liệt. Và ở đây tôi muốn liệt kê vài căn bệnh có thể, những bệnh của giáo triều. Đó là những bệnh thường xảy ra trong đời sống của giáo triều chúng ta. Đó là những bệnh tật và cám dỗ làm suy yếu việc phục vụ của chúng ta đối với Chúa. Tôi nghĩ rằng ”danh sách” các bệnh này sẽ giúp chúng ta, như các Đấng Tu Hành trong sa mạc vẫn thường làm danh sách mà chúng ta nói đến hôm nay: danh sách này giúp chúng ta chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hòa giải, là một bước tiến tốt cho tất cả chúng ta để chuẩn bị lễ Giáng Sinh.

1. Trước tiên là bệnh tưởng mình là bất tử, miễn nhiễm, hoặc thậm chí là không thể thiếu được, và lơ là những kiểm điểm cần thiết và thông thường. Một giáo triều không tự phê bình, không canh tân, không tìm cách cải tiến, thì đó là một cơ thể đau yếu. Một cuộc viếng thăm bình thường tại các nghĩa trang có thể giúp chúng ta nhìn thấy tên của bao nhiêu người, của vài người mà chúng ta nghĩ họ là bất tử, miễn nhiễm, và không thể thay thế được! Đó là bệnh của người giàu có trong Phúc Âm nghĩ rằng mình sống vĩnh viễn (Xc Lc 12,13-21) và cả những người trở thành chủ nhân ông, cảm thấy mình cao trọng hơn mọi người, chứ không phải là người phục vụ tất cả mọi người. Bệnh này thường xuất phát từ bệnh quyền bính, từ mặc cảm là những người ưu tuyển, từ thái độ tự yêu mình, say mê nhìn hình ảnh của mình mà không nhìn thấy hình ảnh của Thiên Chúa in nơi khuôn mặt của những người khác, đặc biệt là những người yếu đuối và túng thiếu nhất. Thuốc chữa bệnh dịch này là ơn thánh, ơn cảm thấy mình là người tội lỗi và thành tâm nói rằng: ”Chúng ta chỉ là những đầy tớ vô dụng. Chúng ta đã làm những gì chúng ta phải làm” (Lc 17,10).

2. Một bệnh khác là bệnh Marta, đến từ tên Marta, làm việc thái quá: tức là những người chìm đắm trong công việc, và lơ là với phần tốt hơn, là ngồi bên chân Chúa Giêsu (Xc Lc 10,38). Vì thế Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ của Ngài ”hãy nghỉ ngơi một chút” (Xc Mc 6,31), vì lơ là việc nghỉ ngơi cần thiết sẽ đi tới tình trạng căng thẳng và giao động. Thời gian nghỉ ngơi, đối với những người đã chấm dứt sứ mạng của mình, là điều cần thiết, cần phải làm, và cần phải sống thanh thản: khi trải qua một chút thời gian với những người thân trong gia đình và tôn trọng các kỳ nghỉ như những lúc bồi dưỡng tính thần và thể lý; cần học điều mà sách Qohelet đã dạy: ”Có thời gian cho mỗi điều” )3,1-15).

3. Cũng có thứ bệnh ”chai cứng” tâm trí và tinh thần: nghĩa là bệnh của những người có tâm hồn chai đá, ”cứng cổ” (Cv 7,51-6); bệnh của những người đang đi trên đường, đánh mất sự thanh thản nội tâm, mất sức sinh động và táo bạo, và ẩn nấp sau các giấy tờ, trở thành ”chiếc máy hồ sơ” chứ không còn là ”những người của Thiên Chúa” nữa (Xc Dt 3,12). Họ có nguy cơ đánh mất sự nhạy cảm nhân bản cần thiết để khóc với những người khóc và vui với những người vui! Đó là bệnh của những người mất ”tâm tình của Chúa Giêsu” (Xc Pl 2,5-11), vì con tim của họ, qua dòng thời gian, đã trở nên chai đá và không có khả năng yêu mến Chúa Cha và tha nhân vô điều kiện (Xc Mt 22,34-40). Thực vậy, là Kitô hữu có nghĩa là ”có cùng những tâm tình như Chúa Giêsu Kitô” (Pl 2,5), những tâm tình khiêm tốn, và hiến thân, không dính bén và quảng đại.

4. Bệnh kế hoạch hóa thái quá và duy hiệu năng. Khi tông đồ kế hoạch mọi sự một cách tỷ mỉ và tưởng rằng khi thực hiện việc kế hoạch hóa hoàn toàn thì mọi sự sẽ thực sự tiến triển, như thế họ trở thành một kế toán viên hay một nhà tư vấn kinh doanh. Chuẩn bị mọi sự là điều tốt và cần thiết, nhưng không bao giờ được rơi vào cám dỗ muốn đóng kín và lèo lái tự do của Chúa Thánh Linh, Đấng luôn luôn lớn hơn, quảng đại hơn mọi kế hoạch của con người (Xc Ga 3,8). Người ta lâm vào căn bệnh này vì ”ở lại thoải mái trong các lập trường tĩnh và bất biến của mình thì vẫn là điều dễ dàng và ung dung hơn. Trong thực tế, Giáo Hội tỏ ra trung thành với Chúa Thánh Linh theo mức độ Giáo Hội không chủ trương điều hành và thuần hóa Thánh Linh. Thánh Linh là sự tươi mát, sáng tạo và mới mẻ!”

5. Bệnh phối hợp kém. Khi các chi thể mất sự hiệp thông với nhau thì thân thể đánh mất hoạt động hài hòa và chừng mực của mình, trở thành một ban nhạc chỉ tạo ra những tiếng ồn ào, vì các thành phần của ban không cộng tác với nhau, không sống tinh thần hiệp thông và đồng đội. Khi chân nói với tay: ”Tôi không cần anh”, hoặc tay nói với đầu: ”Tôi điều khiển”, thì tạo nên sự khó chịu và gương mù.

6. Cũng có thứ bệnh ”suy thoái não bộ tinh thần”, hay là quên đi ”lịch sử cứu độ”, lịch sử quan hệ bản thân với Chúa, quên đi mối tình đầu (Kh 2,4). Đó là sự suy thoái dần dần các khả năng tinh thần trong một khoảng thời gian dài ngắn hơn kém, tạo nên tình trạng tật nguyền trầm trong cho con người, làm cho nó không còn khả năng thi hành một số hoạt động tự lập, sống trong tình trạng hoàn toàn tùy thuộc những quan niệm thường là tưởng tượng. Chúng ta thấy điều đó nơi những người không còn nhớ cuộc gặp gỡ của họ với Chúa, nơi những người hoàn toàn tùy thuộc hiện tại của họ, đam mê, tính thay đổi nhất thời, và những thứ kỳ quặc khác; ta thấy nơi những người kiến tạo quanh mình những bức tường và những tập quán, ngày càng trở thành nô lệ cho các thần tượng mà họ tay họ tạo nên.

7. Bệnh cạnh tranh và háo danh. Khi cái vẻ bề ngoài, những mầu áo và huy chương trở thành đối tượng ưu tiên của cuộc sống, quên đi lời thánh Phaolô: ”Anh em đừng làm gì vì cạnh tranh hoặc háo danh, nhưng mỗi người với tất cả sự khiêm tốn, hãy coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm tư lợi, nhưng hãy tìm lợi ích của người khác nữa” (Pl 2,1-4). Đó là căn bệnh đưa chúng ta trở thành những con người giả dối và sống một thứ thần bí giả hiệu, một chủ thuyết yên tĩnh giả tạo, Chính thánh Phaolô đã định nghĩa họ là ”những kẻ thù của Thập Giá Chúa Kitô” vì họ ”kiêu hãnh về những điều mà lẽ ra họ phải hổ thẹn và chỉ nghĩ đến những điều thuộc về trần thế này” (Pl 3,19)

8. Bệnh tâm thần phân liệt trong cuộc sống. Đó là bệnh của những người sống hai mặt, hậu quả của sự giả hình về sự tầm thường và dần dần trở nên trống rỗng về tinh thần mà các văn bằng tiến sĩ hoặc các bằng cấp khác không thể lấp đầy được. Một thứ bệnh thường xảy ra nơi những người bỏ việc mục vụ, và chỉ giới hạn vào những công việc bàn giấy, đánh mất sự tiếp xúc với thực tại, với những con người cụ thể. Như thế họ tạo cho mình một thế giới song song, trong đó họ gạt sang một bên tất cả những gì họ nghiêm khắc dạy người khác, và bắt đầu sống một cuộc sống kín đáo và thường là tháo thứ. Sự hoán cải là điều rất cần thiết và không thể thiếu được đối với thứ bệnh rất nặng này (Xc Lc 15,11-32).

9. Bệnh ‘ngồi lê đôi mách’, lẫm bẩm và nói hành. Tôi đã nói nhiều về bệnh này và không bao giờ cho đủ. Đó là một bệnh nặng, thường bắt đầu bằng những cuộc chuyện trò, và nó làm cho con người thành người gieo rắc cỏ lùng cỏ dại như Satan, và trong nhiều trường hợp họ trở thành người ”điềm nhiên giết người”, giết hại danh thơm tiếng tốt của đồng nghiệp và anh em cùng dòng. Đó là bệnh của những người hèn nhát không có can đảm nói thẳng, mà chỉ nói sau lưng. Thánh Phaolô đã cảnh giác: ”Anh em hãy làm mọi sự mà đừng lẩm bẩm, không do dự, để không có gì đáng trách và tinh tuyền” (Pl 2,14-18). Hỡi anh em, chứng ta hãy giữ mình khỏi những nạn khủng bố nói hành nói xấu!

10. Bệnh thần thánh hóa giới lãnh đạo. Đó là bệnh của những kẻ dua nịnh cấp trên, hy vọng được ân huệ của họ. Họ là nạn nhân của công danh sự nghiệp và của thái độ xu thời, tôn kính con người chứ không tôn kính Thiên Chúa (Xc Mt 23,8-12). Đó là những người khi phục vụ chỉ nghĩ đến điều mà họ phải đạt được chứ không tới điều mà họ phải làm. Những người bủn xỉn nhỏ nhặt, bất hạnh, và chỉ hành động vì ích kỷ (Xc Gl 5,16-25). Bệnh này có thể xảy ra cho cả các cấp trên khi họ chiêu dụ vài cộng tác viên để được sự tuân phục, trung thành và tùy thuộc về tâm lý, nhưng kết quả cuối cùng là một sự đồng lõa thực sự.

11. Bệnh dửng dưng đối với người khác. Khi mỗi người chỉ nghĩa đến mình và đánh mất sự thành thực và quan hệ nồng nhiệt với nhau. Khi người giỏi nhất không đặt kiến thức của mình để phục vụ đồng nghiệp yếu kém hơn. Khi người ta biết được điều gì và giữ riêng cho mình thay vì chia sẻ tích cực với những người khác, Khi vì ghen tương và tinh ranh, họ cảm thấy vui mừng khi thấy người khác ngã xuống, thay vì nâng người ấy dậy và khích lệ họ!

12. Bệnh có bộ mặt đưa đám. Tức là những người cộc cằn và hung tợn, cho rằng để tỏ ra là nghiêm minh, cần có bộ mặt âu sầu, nghiêm khắc và đối xử với những người khác, nhất là những người cấp dưới, một cách cứng nhắc, cứng cỏi và kiêu hãnh. Trong thực tế, sự nghiêm khắc đóng kịch và thái độ bi quan vô ích thường là triệu chứng của sự sợ hãi và bất an về mình. Tông đồ phải cố gắng là một người nhã nhặn, thanh thản, nhiệt thành và vui tươi, thông truyền niềm vui tại bất kỳ nơi nào. Một con tim đầy Thiên Chúa là một con tim hạnh phúc, chiếu tỏa và làm lan rộng niềm vui cho tất cả những người quanh mình, người ta nhận thấy ngay điều đó.. Chúng ta đừng đánh mất tinh thần vui tươi, tinh thần hài hước, thậm chí tự cười mình, làm cho chúng ta trở thành những người dễ mến, cả trong những hoàn cảnh khó khăn”. Một chút tinh thần hài hước thật là điều tốt cho chúng ta dường nào. Thật là điều tốt nếu chúng ta thường đọc kinh của Thánh Thomas More: tôi vẫn đọc kinh đó hằng ngày và điều này mang nhiều ích lợi cho tôi.

13. Bệnh tích trữ. Khi tông đồ tìm cách lấp đầy khoảng trống trong con tim của mình bằng cách tích trữ của cải vật chất, không phải vì cần thiết nhưng chỉ vì để cảm thấy an ninh. Trong thực tế không có gì vật chất có thể mang theo mình vì ”khăn liệm không có túi” và mọi kho tàng vật chất của chúng ta, dù có thực đi nữa, không bao giờ có thể lấp đầy khoảng trống, trái lại càng làm cho nó khẩn trương và sâu đậm hơn. Chúa lập lại với những người ấy: ”Ngươi bảo: nay tôi giầu có, đã đầy đủ của cải rồi, tôi chẳng cần gì nữa. Nhưng ngươi không biết mình là kẻ bất hạnh, khốn nạn, một kẻ nghèo, mù lòa và trần trụi.. Vậy ngươi hãy nhiệt thành và hoán cải” (Kh 3,17-19). Sự tích trữ của cải chỉ làm cho nặng nề và làm cho hành trình trở nên chậm hơn! Và tôi nghĩ đến một giai thoại: trước kia các tu sĩ dòng Tên Tây Ban Nha mô tả dòng như một đoàn ”kỵ binh nhẹ nhàng của Giáo Hội”. Tôi nhớ cuộc dọn nhà của một tu sĩ dòng Tên trẻ, trong khi chất lên xa vận tải bao nhiêu đồ đạc: hành lý, sách vở, vật dụng, quà tặng, thì một tu sĩ dòng Tên cao niên quan sát và mỏỉm cười nói: đây có phải là kỵ binh nhẹ của Giáo Hội không?”. Những cuộc dọn nhà của chúng ta là một dấu hiệu về bệnh ấy.

14. Bệnh những nhóm khép kín, trong đó sự thuộc về một nhóm nhỏ trở nên mạnh hơn thuộc về cả thân mình và trong một số trường hợp, mạnh hơn thuộc về chính Chúa Kitô. Cả căn bệnh này cũng luôn bắt đầu bằng những ý hướng tốt là tiêu khiển với các bạn bè, nhưng với thời gian nó trở nên xấu, thành bệnh ung thư đe dọa sự hài hòa của thân thể và tạo nên bao nhiêu điều ác, gương mù, nhất cho cho những anh em bé nhỏ hơn của chúng ta. Sự tự hủy diệt, hay là ”những viên đạn của bạn đồng ngũ” chính là nguy hiểm tinh tế nhất. Đó là sự ác đánh từ bên trong, và như Chúa Kitô đã nói, ”nước nào chia rẽ bên trong thì sẽ bị tàn lụi” (Lc 11,17).

15. Sau cùng là bệnh tìm kiếm lợi lộc trần tục và phô trương. Khi tông đồ biến việc phục vụ của mình thành quyền lực, và biến quyền lực của mình thành hàng hóa để kiếm được những lợi lộc phàm tục và được nhiều quyền thế hơn. Đó là bệnh của những người tìm cách gia tăng vô độ quyền lực và để đạt được mục tiêu đó, họ vu khống, mạ lỵ và làm mất thanh danh của người khác, thậm chí trên cả các nhật báo và tạp chí, dĩ nhiên để biểu dương và chứng tỏ mình có khả năng hơn người khác. Cả thứ bệnh này cũng gây hại rất nhiều cho thân mình, vì nó làm cho con người đi tới độ biện minh việc sử dụng bất kỳ phương thế nào để đạt tới mục tiêu ấy, thường là nhân danh công lý và sự minh bạch. Và ở đây tôi nhớ đến một linh mục đã gọi các ký giả đến để kể cho họ – một điều mà LM này bịa đặt – về những chuyện riêng tư của những linh mục khác và của giáo dân. LM ấy chỉ muốn được xuất hiện trên những trang nhất của báo chí, và như thế cảm thấy mình quyền năng và chiến thắng, nhưng tạo ra bao nhiêu đau khổ cho những người khác và cho Giáo Hội! Thật là kẻ đáng thương!

ĐTC nhận xét rằng những căn bệnh và cám dỗ ấy cũng là nguy cơ của mỗi Kitô hữu, mỗi giáo xứ, cộng đoàn, dòng tu, các phong trào Giáo Hội, trên bình diện cá nhân và cộng đoàn.

Ngài mời gọi tất cả mọi người hãy sống theo chân lý trong sự thật, nhất là trong mùa Giáng Sinh này, hãy chuẩn bị xưng tội và xin Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, chữa lành mọi vết thương tội lỗi mà mỗi người chúng ta mang trong tâm hồn, và xin Mẹ nâng đỡ Giáo Hội và giáo triều để tất cả được lành mạnh, thánh thiện và thánh hóa, hầu tôn vinh Con của Mẹ và để cứu độ chúng ta và toàn thế giới.

Sau bài diễn văn, ĐTC đã đích thân đến bắt tay chúc mừng các Hồng Y đứng thành hình vòng cung ở sảnh đường Clemente trong dinh Tông Tòa, và tiếp đến, các GM cũng như các giám chức, các LM khác và các giáo dân ở vị trí lãnh đạo, đến trước ĐTC để chúc mừng và bắt tay ngài.