Giá xăng và gas giảm, sự bất ổn lại gia tăng

Giá xăng và gas giảm, sự bất ổn lại gia tăng

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-01-07

01072015-pric-gas-down-unstab-up.mp3

Một tram xăng của Petrolimex ở Saigon

Một trạm xăng của Petrolimex ở Saigon

RFA

Your browser does not support the audio element.

Sài Gòn với hàng triệu xe máy túa ra đường mỗi sớm mai và ùn ùn kéo về nhà mỗi chiều tối, tắt đường, kẹt xe, ngập nước, khói bụi… tất cả những hiện tượng này làm nên bộ mặt Sài Gòn mỗi ngày và giá xăng trước đây tăng vọt đã khiến cho lưu lượng xe trên đường phố giảm đáng kể. Tuy nhiên, vài tuần trở lại đây, khi giá xăng giảm, vấn đề giao thông Sài Gòn lại một lần nữa đối mặt với hàng loạt khó khăn, rối rắm. Đặc biệt, khi giá xăng và giá gas giảm ngay trước thềm năm mới 2015 đã khiến cho Sài Gòn rơi vào cơn phấn khích tai hại trong giới lao động phổ thông.

Niềm vui ảo…

Một người tên Hội, sống tại quận 1, Sài Gòn, cho biết:“Mình thì không đi đâu ra ngoài. Nói chung là người Việt Nam mình thì phù du, bèo bọt, không thiết tha lắm!”

Theo ông Hội, Tết dương lịch 2015 ở Sài Gòn có thể nói là một cái Tết hoành tráng nếu nhìn từ bên ngoài. Lượng người kéo ra đường đón Tết cũng như các chương trình pháo hoa, sân khấu biểu diễn đón Tết diễn ra ở khắp mọi nơi trong thành phố với mật độ khá dày. Đương nhiên là người dân có nhiều lý do để vui, vì chí ít thì cũng từ tháng Giêng năm 2015, họ bớt đi gánh nặng về chi phí xăng, gas và hy vọng một ngày nào đó, giá điện cũng xuống thấp, xem như đời sống tạm ổn.

Người dân kéo nhiều ra đường đón Tết vì ít nhất, trong quĩ tiết kiệm của họ cũng dư ra một khoản nhỏ tiền bù giá xăng, gas trước đây, bây giờ họ dành để đón Tết. Đó là về mặt hình thức, vẻ bề ngoài. Nhưng thật sự, những cuộc vui tại Sài Gòn hiện nay có vẻ hình tướng và bất ổn, mối nguy rình rập nhiều hơn là sự ổn định lâu dài.

Dẫn chứng cho luận điểm vừa nêu, ông Hội nói rằng ông theo dõi, trước đây một năm, người dân nước Nga cũng đón Tết rất vui vẻ, hoành tráng và rầm rộ. Nhưng sau đó một năm, mọi sự thay đổi hoàn toàn, ngay cả cái ăn cũng thiếu hụt. Nước Nga rơi vào tình trạng như hiện nay bởi chính phủ Nga, nhà nước Nga đã tự tin thái quá hay nói cách khác là tự mãn trên những giá trị ảo. Bởi họ không đoán được những động thái chính trị của họ về Crime, Ukraina vô tình đã chạm đến ngưỡng chịu đựng của phương Tây và những đòn chí tử giáng vào nước Nga đang khởi động.

Trong lúc nước Nga tự tin về sức mạnh quân sự, tiềm năng vũ khí của mình thì họ quên mất rằng sức mạnh kinh tế đảm bảo dân sống và duy trì nền công nghiệp vũ khí lại nằm trong ngành dầu khí. Khi dầu khí rớt giá thì mọi tai biến dồn lên đầu cả dân tộc Nga.

Giới lao động nghèo không mặn mà gì với chuyện giá xăng - giá gas giảm, lương tăng..

Giới lao động nghèo không mặn mà gì với chuyện giá xăng – giá gas giảm, lương tăng..RFA

Bối cảnh Việt Nam cũng có nhiều nét tương đồng, cũng có dạng chính phủ quyền lực tập trung giống như Nga tuy khác nhau về thể chế chính trị, cũng dựa vào tiềm năng kinh tế dầu khí, điện lực, tài nguyên. Hiện tại, sau khi giá dầu bị rớt, công nghiệp khai thác dầu thô của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, cộng thêm hai mỏ vàng Bồng Miêu và Phước Sơn ở Quảng Nam có nguy cơ đóng cửa vì nợ thuế, các mỏ quặng khai thác Bauxite cũng hoạt động cầm chừng và chưa sinh ra lợi tức.

Trong khi đó, kinh tế biển Việt Nam bị cạn kiệt trong ba năm trở lại đây bởi sự mất an ninh trên biển Đông, ngư dân bỏ nghề vì không có vùng đánh bắt, tài nguyên rừng cũng cạn kiệt, ngành thủy điện gặp nhiều trục trặc bởi công nghệ lạc hậu và sự tàn phá môi trường kéo theo… Tất cả những tín hiệu trên giống như một chỉ dấu không tốt cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian sắp tới. Đặc biệt là sự trượt giá không đúng lúc của đồng tiền Việt Nam hiện tại càng tỏ ra nguy hiểm hơn trong tương lai.

Tăng mức lương tối thiểu – tín hiệu vui?

Một người tên Thuận, nhân viên công ty chứng khoán Sài Gòn, chia sẻ:“Khi mà tỷ giá tăng thì mặt hàng sẽ kéo lên tăng. Ăn thua lương của mình được chừng nào. Coi như tăng lương tối thiểu lương lên đi, như khi thu nhập được năm triệu giờ lên sáu triệu, thì mục đích là để dễ sống thôi!”

Theo ông Thuận, động thái tăng mức lương tối thiểu cho cán bộ công chức cũng là một tín hiệu nối tiếp của việc trượt giá đồng tiền. Ông Thuận khẳng định rằng nếu như từ nay cho đến cuối năm 2015, đồng tiền Việt không bị tụt giá so với đô la Mỹ thì mọi chuyện xem như ổn định. Ngược lại, nếu như đồng Việt tiếp tục trượt giá thì việc xăng, gas hạ giá tại Việt Nam chỉ có tính chất tạm thời bởi đồng Việt lúc đó lại rớt giá và giá gas, xăng phải căn cứ theo mức giá quốc tế. Việc tăng lương chỉ có tính chất đắp đổi vào khoảng rớt của đồng tiền Việt. Đời sống người lao động vẫn không có gì thay đổi nếu không nói là xấu đi.

Cảm giác này e rằng khó mà kéo dài được khi nợ công của Việt Nam đã lên quá cao, trong khi đó mọi tiềm năng, mũi nhọn kinh tế của Việt Nam đều trong tình trạng tê liệt, mất hết hiệu năng. Nền kinh tế rơi vào tình trạng ba rọi, sản xuất cũng không tới đâu mà dịch vụ cũng không ra hồn

Một người tên Thuận

Và cũng theo ông Thuận dự đoán, vấn đề đời sống của người dân từ nay cho đến Tết Nguyên Đán sẽ tương đối vui, tuy tai nạn giao thông xãy ra nhiều hơn bởi lượng xe lưu thông tăng vọt… Nhưng bù vào đó, người ta sẽ vui vì sắp được tăng lương, vui vì hàng hóa chưa tăng giá, vui vì gánh nặng chi phí hàng ngày nhẹ bớt, thoải mái hơn.

Nhưng cũng theo ông Thuận, những cảm giác này e rằng khó mà kéo dài được khi nợ công của Việt Nam đã lên quá cao, trong khi đó mọi tiềm năng, mũi nhọn kinh tế của Việt Nam đều trong tình trạng tê liệt, mất hết hiệu năng. Nền kinh tế rơi vào tình trạng ba rọi, sản xuất cũng không tới đâu mà dịch vụ cũng không ra hồn.

Ông Thuận đưa ra kết luận: Một nền kinh tế ổn định, vững chãi phải là nền kinh tế có đặc trưng rõ nét, hoặc là nền công nghiệp sản xuất, hoặc là công nghiệp dịch vụ. Nếu không có được hai đặc trưng này thì đương nhiên nền kinh tế đó chỉ dựa vào tài nguyên và nông nghiệp. Nhưng với Việt Nam, có vẻ như nông nghiệp quá lạc hậu, bất cập, tài nguyên đã cạn kiệt. Nếu năm tới, đồng Việt Nam rớt giá so với đô la Mỹ thì mọi chuyện sẽ khó mà lường trước được.

Dù sao đi nữa, một cái Tết cũng đang chờ, và nếu vui được thì hãy cứ vui mà sống. Vì niềm vui là thứ cần thiết nhất để tạo ra sức mạnh mới cho tương lai. Ông Thuận đã nói như thế trước khi chia tay với chúng tôi.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Một đại biểu Quốc hội VN bị bắt

Một đại biểu Quốc hội VN bị bắt

BBC

Bà Châu Thị Thu Nga bị mất quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội

Một đại biểu Quốc hội Việt Nam bị Bộ Công an bắt giam tối 7/1 vì cáo buộc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Sinh năm 1965, bà Châu Thị Thu Nga là một doanh nhân nổi tiếng, đã giữ các chức vụ như Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ TP Hà Nội, Phó trưởng ban điều hành mạng các sàn giao dịch BĐS miền Bắc – Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản – Bộ Xây dựng.

Trong vai trò doanh nhân, bà là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Xây dựng nhà đất.

Nhưng thời gian qua, bà bị nhiều người gửi đơn tố cáo lợi dụng vốn, không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.

Hồi đầu năm 2014, bà bị tố bán những ‘căn nhà ảo’ và trốn chạy khách hàng.

Khi đó, theo đơn tố cáo BBC nhận được, công ty mà Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị đã nhận hàng trăm tỷ đồng của khách hàng từ vài năm nay với lời hứa sẽ giao cho họ những căn hộ tại công trình mang tên B5 Cầu Diễn vào năm 2015.

Tuy nhiên dự án khi đó chỉ là một bãi đất trống và một số khách hàng cũng tố cáo chủ dự án bán cả những căn nhà ở tầng 20 hoặc cao hơn trong khi B5 Cầu Diễn chỉ có giấy phép xây cao tới 13 tầng.

Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh và những điều còn lại

Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh và những điều còn lại

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương ĐCSVN

Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương ĐCSVN

Có lẽ, một trong những đề tài được bàn tán sôi nổi những ngày gần đây trên các diễn đàn mạng xã hội gây chú ý là sức khỏe và tính mạng ông Nguyễn Bá Thanh – một quan chức cao cấp của Cộng sản Việt Nam đang tại vị ở một vị trí quyền lực.

Cũng có lẽ phải coi Nguyễn Bá Thanh như một hiện tượng trong thời kỳ sản mạt ngày nay. Ít khi có một nhân vật được nhiều người ưa nhưng cũng bị lắm kẻ ghét như Nguyễn Bá Thanh.

Khi lên voi và sự say máu quyền lực

Trong nhiều vị trí của mình, từ anh Chủ nhiệm HTX đến Chủ tịch, Bí thư Tỉnh ủy Đà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh đã ghi nhiều dấu ấn lên đất Đà Nẵng cho đến ngày ra Hà Nội nhận công việc ở Trung ương. Nếu ai có điều kiện đi qua các thành phố, các tỉnh của Việt Nam rồi ghé qua Đà Nẵng, hẳn phải thừa nhận điều này: Đà Nẵng là một trong những thành phố đẹp về quy hoạch và phát triển, nhiều mặt của đô thị được cải thiện hơn hẳn Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác.

Sự khác biệt của Đà Nẵng hẳn nhiên là do nhiều yếu tố, tuy nhiên người ta không thể không nhớ đến vai trò của một nhân vật gắn liền với Đà Nẵng một thời gian dài: Nguyễn Bá Thanh. Thậm chí, ở đó ông làm mưa, làm gió một thời và đã để lại những câu ca, đặc trưng: “Cắt nửa Hải Châu, cắt nửa Hành Sơn ta làm đô thị nhỏ. Chặt đôi Thanh Khê, bẻ đôi Thanh Khê ta làm khu đô thị mới, đưa em về, đưa em về Cẩm Lệ chiều nay… Để cùng cướp đất phân lô bán nền…” . Vì khi đó “Trời của Thanh, đất của Thanh, con chim trên cành là của Bá Thanh…”.

Chỉ nghe những câu ca dân gian nói trên, người ta cũng đã đủ thấy vai trò và dấu ấn Nguyễn Bá Thanh in đậm ra sao trên đất Đà Nẵng này. Trong thời gian ông ở Đà Nẵng, nhiều thay đổi tại Thành phố Đà Nẵng để lại dấu ấn trong lòng du khách qua đây.

Bên Sông Hàn Đà Nẵng vê đêm. Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh

Bên Sông Hàn Đà Nẵng vê đêm. Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh

Những lời đồn đoán, những hình ảnh, hoạt động của Nguyễn Bá Thanh, có đặc tính chung của quan chức cộng sản: “Lám láo, báo cáo hay”, hoặc “nổ tung trời”… Người ta còn nhớ, trong một hội nghị, ông ta lên án mạnh mẽ việc “con ông cháu cha” trong bộ máy nhà nước ở một Công ty về đô thị ở Đà Nẵng, thì không lâu sau đó, em trai, con trai ông ta được đặt vào những vị trí chỉ dành cho “con ông cháu cha”. Người ta cũng nhớ, ông càng kêu gào to lớn bao nhiêu về chống tham nhũng, về sự trong sạch, dưỡng liêm, về tinh thần đảng viên cộng sản, thì những vụ án như Cầu Sông Hàn, ông ta bị tố ăn hối lộ hàng tỷ đồng. Rồi sau đó xảy ra vụ án Tướng Công an Trần Văn Thanh bị điều chuyển công tác khỏi Đà Nẵng và cuối cùng là nằm trên cáng với đầy đủ dây truyền dịch để ra Tòa trong một vụ án nổi tiếng dư luận – ông này là người ký quyết định bắt chủ thầu xây dựng, người bị tố đã hối lộ Nguyễn Bá Thanh qua vụ xây cầu.

Đó chỉ là một tảng băng nổi đáng chú ý trong hàng loạt các hoạt động của Nguyễn Bá Thanh thời kỳ “trị vì Đà Nẵng”.

Người ta cũng nhớ, ông ta đưa ra nhiều câu nói “để đời” mà ít người dám mạnh miệng như: “Không ít cán bộ có cái thói vừa ăn vừa phá, phá tàn canh nền kinh tế”. Hoặc ông tuyên bố: “Sắp tới tôi sẽ rà một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều”.

Dù vậy, thì ông vẫn có những nét khác biệt của riêng mình khó trộn lẫn vào đám quan chức Cộng sản. Đó là dám lăn lộn, dám đối mặt, và đối mặt với ngay cả sự bất nhân không thèm che đậy.

Người ta có thể nghe trên mạng những cuộc nói chuyện điện thoại của ông với những người bình thường gọi đến phỏng hỏi han, chất vấn. Người ta cũng thấy ông ta sẵn sàng rời bỏ tư cách “chính trị gia” hoặc quan chức cộng sản để ra sân đá bóng với thanh niên. Thậm chí, người ta còn thấy ông đến thăm hoặc đối thoại với chính nạn nhân của ông ta như vụ Cồn Dầu… Và tất cả, vẫn chỉ là sự áp đặt trắng trợn và những lời dối trá.

Cũng là một trong những đặc tính của quan chức cộng sản ở Nguyễn Bá Thanh, đó là bệnh “máu tham, hễ thấy hơi đồng là mê”. Điều này chúng tôi có kinh nghiệm với ông ta và bộ máy dưới quyền ông ta trong vụ Cồn Dầu. Ở đó, giáo dân Cồn Dầu và các làng xung quanh bỗng dưng bị đuổi ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình đã sống hàng trăm năm, để lấy đất cho một nhóm có tiền làm giàu trên chính mảnh đất bao đời của gia đình họ. Chính vì sự bất chấp pháp luật này, mà giáo dân Cồn Dầu đã kiên trì đấu tranh hàng mấy năm trời nhưng không thể có một quy định luật pháp nào khả dĩ để thuyết phục họ. Nhưng Nguyễn Bá Thanh vẫn thể hiện bằng được vai trò của một “ông Trời con” tại đây bất chấp luật pháp và lương tri. Ông dồn đuổi, đàn áp họ bằng những biện pháp bất nhân nhất có thể thấy: Trấn áp, bao vây, đánh đập, giết người, cướp xác, đào mồ mả… có lẽ không thiếu. Người dân Cồn Dầu còn cho chúng tôi biết, ông tuyên bố rằng: “Nếu không lấy được Cồn Dầu, ông ta sẽ nhảy sông Cẩm Lệ tự vẫn” để nói lên quyết tâm cướp đoạt đất Cồn Dầu.

Tan hoang Xứ đạo Cồn Dầu. Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh

Tan hoang Xứ đạo Cồn Dầu. Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh

Hàng mấy ngàn con người ở Cồn Dầu đã tan cửa nát nhà, mất đất đai vườn ruộng, chạy bán sống bán chết khỏi quê hương, đất nước bởi bàn tay Nguyễn Bá Thanh và đồng bọn của ông ta. Hàng ngàn ngôi mộ bị đào bới, di chuyển, hàng loạt giáo dân, người dân bị đánh đập và đánh đập đến chết. Những điều đó, dù đã xảy ra nhiều nơi, nhưng có hệ thống và quy mô lớn lao, thì có lẽ Cồn Dầu là một trong những địa điểm còn được nhắc đến lâu dài.

Và, hình ảnh Nguyễn Bá Thanh đã gây dấu ấn cá nhân mình trong tội ác lớn lao tại đó.

Và, ở đó, khi người ta say máu quyền lực và bạc tiền, họ không nhận ra mình đã và đang gây tội ác ra sao.

Khi xuống chó và những bước suy vi

Có lẽ, Nguyễn Bá Thanh đã đúng khi nói đại ý rằng: Ông ta chỉ có thể bơi được ở Sông Hàn mà không thể bơi được ở Sông Hồng – Một cách bóng gió là chỉ có thể làm “trời con” ở Đà Nẵng mà không thể ngoi ra Trung ương. Thế nhưng, cuộc sống không phải khi nào cũng chiều theo ý người, hoặc nhiều khi sự kiềm chế tham vọng không phải khi nào cũng có thể chiến thắng.

Nguyễn Bá Thanh nhậm chức Trưởng ban Nội chính trung ương

Nguyễn Bá Thanh nhậm chức Trưởng ban Nội chính trung ương

Trước hiện tượng đảng xuống cấp trầm trọng, mục ruỗng và bất lực, hèn nhược và không còn sinh khí, Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư ĐCS muốn giành lại chút quyền lực cuối cùng cho đảng bằng cách dựng lại cái gọi là Ban Nội chính và gom về tay đảng. Để nhằm vừa đá bóng, lẫn thổi còi trong con bài quyền lực, Nguyễn Bá Thanh được điều động ra Trung ương với chức danh Trưởng ban Nội chính.

Ra Hà Nội, chân ướt, chân ráo chưa ngồi ấm chỗ, ông ta nổ ngay “Sắp tới tôi sẽ rà một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều”. Câu nói này như một lời tuyên chiến mạnh mẽ với cả bộ máy tham nhũng khổng lồ đã ăn sâu thành nếp, đã kết thành bè, thành mảng trong hệ thống Cộng sản Việt Nam, làm nhiều kẻ giật mình.

Và hẳn nhiên, khi đụng chạm lợi ích phe nhóm, quyền lợi sinh tử của mình, thì đảng chẳng là gì và lý tưởng cũng vứt đi. Cũng từ đó, trong nội bộ nhân dân âm ỉ tin tức về những cuộc đấu đá nội bộ.

Có thể nói, việc Nguyễn Bá Thanh bị ngã ngựa ngay sau khi ra Hà Nội làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương nhưng bị đánh trượt khỏi ghế Ủy viên Bộ Chính trị được sắp xếp theo ý đảng từ trước, là một dấu ấn khó phai về những cuộc “đấu tranh nội bộ” rất rõ nét của Đảng. Và như vậy, Sông Hồng không đủ chỗ cho Nguyễn Bá Thanh vùng vẫy thi bơi.

Thế rồi, Nguyễn Bá Thanh trở thành cái bóng, âm thầm cho đến ngày sang Mỹ chữa bệnh ung thư với muôn ngàn lời đồn đoán rằng bị suy tủy, bị đầu độc, bị trả thù, bị ám hại… và đi sang Mỹ chữa bệnh vào ngày 16/8/2014.

Và hôm nay, khi “nền y học tư bản giãy chết” bó tay sau gần nửa năm chữa bệnh với chi phí mỗi ngày hàng chục ngàn đola, ông đang chờ ngày trở về để hưởng nền y tế “Hoàn toàn Việt Nam”.

Những điều còn lại sau Nguyễn Bá Thanh

Khi cái chết là điều khó tránh đối với Nguyễn Bá Thanh, khi đó mới lộ ra một điều bao năm ông che đậy: Nguyễn Bá Thanh, một đảng viên Cộng sản theo Chủ nghĩa Mác – Lenin vô thần vô thánh, lại là một “phật tử” có pháp danh hẳn hoi. Thậm chí, một số người đã cầu an cho ông vượt qua cái chết. Như vậy, sức mạnh vật chất đã không thể cứu vớt được ông và giờ đây người ta hi vọng nương nhờ vào thần thánh.

Điều này, đặt ra những câu hỏi khó có ai trả lời nổi ngoài chính ông ta.

Ông Nguyễn Bá Thanh khi điều trị ở bệnh viện UW Medical Center – Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Bá Thanh khi điều trị ở bệnh viện UW Medical Center – Hoa Kỳ.

Khi hành xử trên đỉnh cao quyền lực của một “ông trời con”, xua tay chân ép dân, đánh đập đến chết người, tra tấn, đàn áp, đào mồ động mả của người dân, ông ta có nghĩ mình cũng có một “pháp danh”?

Khi chung tay với những nhóm lợi ích, cướp đất đai, tài sản, nhà cửa của dân lành, đẩy họ đến chốn thảm cảnh… ông có khi nào nghĩ rằng những đồng tiền có được từ đó, sẽ dành để trả cho những bệnh viện với mỗi ngày hàng chục ngàn đola và khi đã hết hàng triệu đola thì ra về trong thất vọng để chờ đợi trong vô vọng cái chết nặng nề đang đến với mình?

Có lẽ, những điều đó chỉ có ý nghĩa đối với người sống, nhất là những quan chức cộng sản còn lại đang tiếp tục say máu quyền lực và bạo tàn đối với đồng loại, đối với nhân dân.

Và những cái mả

H1

Thông thường, trên đời ai cũng có một con đường từ khi sinh ra với điểm cuối là cái chết. Cuối cùng, thì con đường đi của mỗi người đều đến một đích chung: Cái mả. Một nhân vật của Nam Cao đã nói rằng: “Có giàu có sang, có làm nên ông cả bà lớn nữa, chết cũng không ai gọi là cụ lớn mả! Lão sống có đến hơn năm mươi năm rồi mà chưa thấy một cụ lớn mả nào sốt! Chỉ có cái mả, cái mả đất…?

Khi những ngôi mộ ở Cồn Dầu bị đập phá, bị cướp xác, đằng sau là những tin đồn, những sự cảnh báo. Nhưng chẳng ai thèm nghe.

Từng nghe, một viên tướng CS sau khi chết đã được đưa về quê, khu mộ được xây và sau khi đặt xác, phía trên đổ bằng xe bê tông tươi thành một khối bê tông khổng lồ cho chắc chắn, xung quanh xây hàng rào có người canh.

Chợt nhớ, trước khi chết, Tào Tháo buộc phải xây 72 cái mả giống nhau ở ngoại thành, không cho bất cứ ai biết cái nào có xác của ông ta thật. Việc này nhằm chống bị trả thù bằng việc đào bới mồ mả sau khi ông ta chết. Hẳn là ông ta đã biết thân phận mình và thái độ của người đời đối với ông ta ngay khi còn sống.

Đội quân đất nung bảo vệ lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Internet.

Đội quân đất nung bảo vệ lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Internet.

Chợt nghĩ, ngày mai lại có những ngôi mộ đổ nhiều lớp bê tông, lại có những ngôi mộ có người bảo vệ, lại có những con người chưa chết đã biết mình vẫn tiếp tục là tội nhân ngay cả khi không còn quyền lực, thậm chí đã đi “theo cụ Các mác, cụ Lenin”.

Thì ra: Đó là những cái chết, mà người chết biết trước rằng: “Chết chưa phải là đã hết”.

Những cái mả càng được làm chắc chắn, càng được canh gác cẩn mật, thì điều người đời hiểu rất rõ sau những hàng lính canh, bảo vệ hẳn là người nằm trong đó càng lắm nợ với đời và người chết nằm trong đó vẫn không hề được yên.

Lám sao có thể yên, khi chính họ đã gây cho lòng dân cuộn sóng và người đời phải nguyền rủa.

Chợt nhớ, bộ phim Tam Quốc diễn nghĩa, khi hình ảnh Tào Tháo hiện lên là khi có bài thơ sau đây:

Trường Giang cuồn cuộn chảy về đâu
Bạc đầu ngọn sóng cuộn anh hùng
Thị phi, thành bại theo dòng nước
Sừng sững cơ đồ, bỗng tay không…

(Tam Quốc diễn nghĩa).

Hà Nội, Ngày 7/1/2015

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Những Hứa Hẹn Đầu Năm

Những Hứa Hẹn Đầu Năm

RFA

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Năm 2015 sẽ có một Vinashin mới.

Nguyễn Sinh Hùng

Tôi nhớ là mình có mua được tập truyện ngắn The Daring Young Man on the Flying Trapeze (Chàng Tuổi Trẻ Gan Dạ Trên Chiếc Đu Bay) của William Saroyan, do Kinh Thi xuất bản – và Huy Tưởng chuyển ngữ – vào Mùa Hè Đỏ Lửa, năm 1972. Mới đọc được vài chục trang thì bất ngờ nhận được lệnh tổng động viên nên tôi phải rời nhà.

Nhiều năm sau – sau thời gian ở quân trường, chiến trường, và vài ba cái trại cải tạo không còn nhớ được hết tên – tôi trở về nhưng không còn tìm thấy cuốn sách của William Saroyan đâu nữa. Sau cái biến động khiến cả chục triệu người buồn (vào tháng 4 năm 1975) thì nhiều bạn bè và thân nhân của tôi còn biến mất luôn, nói chi là sách vở.

Bữa rồi, tình cờ thấy Amazon có bán The Daring Young Man on the Flying Trapeze and Other Stories (với giá rất bèo) tôi đã định mua nhưng trù trừ chút xíu rồi thôi. Tuổi đời, cùng với  những cảnh sống hãi hùng mà mình đã chứng kiến, khiến tôi không còn thấy cái thái độ (tưng tưng) của chàng tuổi trẻ trên chiếc đu bay có gì là “gan dạ” nữa.

Thiếu gì người dân Việt can đảm hơn nhiều và đã cùng nhau đâm xầm ra biển cả bao la, bằng những chiếc thuyền gỗ mong manh. Kẻ ở lại cũng liều lĩnh không kém khi hàng ngày vẫn lò dò trên những cái cầu bấp bênh, và mục nát, đang treo (chênh vênh) khắp nước.

Cầu qua sông Mã, Lai Châu. Ảnh: Tuấn Nam

Cầu qua sông Chò, Khánh Hoà. Ảnh:Nguyễn Thành Chung

Nhưng có cầu, dù là cầu treo lắc lẻo – nói nào ngay – vẫn còn hơn không. Phải đu dây qua sông mới thiệt là rùng rợn.

Ảnh: HÀ BÌNH – TRUNG TÂN

Ảnh: Trùng Dương

Tôi đưa em sang sông không bằng xe hoa, cũng không bằng con thuyền mà bằng sợi dây cáp nhỏ xíu xiu (thế này) nhưng cả hai vẫn còn sống sót mới là chuyện lạ, chớ chúng ta đều bị trọng thương hay tử thương thì là “việc vẫn xẩy ra như cơm bữa” – theo như (nguyên văn) tường thuật của phóng viên Trùng Dương:

Không ít trường hợp người dân khi đang đu dây qua sông thì cáp bị đứt, tuột ròng rọc rơi xuống sông, suối tử vong, hoặc bị thương nặng…

Ngày 26/10, ông Nguyễn Chua (53 tuổi, trú thôn 6, xã Hòa Lễ, Krông Bông cùng em trai là Nguyễn Chát (47 tuổi) lắp ròng ròng chuyển phân qua hệ thống dây cáp treo tự chế qua sông Krông Ana.

Sau khi chuyển hết số bao phân qua sông, ông Chua lắp ròng rọc đu người qua đi làm. Qua gần hết bờ, chiếc ròng rọc bất ngờ tuột ốc, trật khỏi dây cáp khiến ông Chua rơi tự do từ độ cao hơn 5m xuống mép sông chết ngay tại chỗ.

Trước đó, vào ngày 15/8 cũng tại khúc sông này, vợ ông Chua là bà Trần Thị Tho (52 tuổi), trong lúc đu mình qua sông bằng cáp treo tự chế cũng bị tuột cáp rơi xuống mép sông bị đa chấn thương suýt mất mạng…

Việc dây cáp bị đứt hay tuột chân rơi xuống suối xảy ra như cơm bữa, người dân vẫn phải chấp nhận ‘đùa’ với tử thần bởi tình thế… không qua không được! Không đu…lấy gì mà ăn!

Sau hàng loạt những tai nạn do đu dây cáp treo qua sông xảy ra, các ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk cũng đã có những khảo sát, tìm phương kế nhưng đến nay vẫn chưa có một phương án khả thi nào để chấm dứt tình trạng đu dây.”

Muốn qua sông thì phải bắc cầu thôi, chớ còn “phương kế” hay  “phương án khả thi” (mẹ rượt) nào khác nữa đâu – mấy cha? Bởi vậy, theo thông tin của Tuổi Trẻ Online: “…  trong phiên chất vấn chiều 18-11, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng ‘hứa’ trong ba năm nữa sẽ xây xong 7.811 cầu treo qua suối, người dân không phải chui túi nilông, đu dây vượt lũ… Đây là một trong những lời hứa có mốc thời gian, có số liệu cụ thể ở 50 tỉnh trên cả nước mà Bộ trưởng Đinh La Thăng quả quyết: ‘Đã không hứa thì thôi, hứa rồi thì phải làm.”

Được lời như cởi tấm lòng! Cả nước đều mừng hết lớn luôn. Còn mừng hơn hồi năm 2010, khi nghe lời hứa hẹn (cũng có mốc thời gian) của một vị quan chức khác – ông Nguyễn Sinh Hùng : “Năm 2015 sẽ có một Vinashin mới.”

Năm 2015 đã đến nơi rồi nhưng (may quá) chưa thấy cái bóng dáng Vinashin (mới) này đâu cả. Thiệt là phước đức. Nếu không, sang năm, nợ công sẽ tăng gấp đôi là … giá chót.

Hứa hẹn là cái “bệnh” chung của giới lãnh đạo cộng sản, chứ không riêng chi hai ông Đinh La Thăng hay Nguyễn Sinh Hùng.

Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng vừa mới “hứa” xong: “Nợ xấu ngân hàng sẽ về mức bình thường trong năm tới.” Ông Trương Văn Sang cũng đâu chịu kém: “… đến năm 2000 xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh kiểu mẫu.”

Trước khi chuyển qua từ trần, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đâu có quên hứa hẹn: “Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”

Tiếc là thằng chả không nói rõ “xây dựng” cái gì nên chỉ những nơi các quan cách mạng làm việc, và nhà riêng của cán bộ là phình to quá cỡ thôi; còn nhà thương, trường học, hoặc cầu đường, và (tất tần tật) mọi thứ tiện nghi công ích khác thì không, và mỗi lúc một thêm xuống cấp.

Sau khi thắng giặc Mỹ xong, dân Việt lại được nghe người kế nhiệm ông Hồ  “ban” cho một lời hứa khác : “Mười năm nữa mỗi nhà ở VN sẽ có một cái tủ lạnh.”

Người kỳ vọng, và thất vọng, nhiều nhất vào lời hứa này (dám) là blogger Nguyễn Văn Tuấn. Nghe ổng tâm sự mà muốn ứa nước mắt luôn:

“Những năm sau thống nhất (tôi không thể dùng chữ ‘giải phóng’) ông Lê Duẩn nổi như cồn. Đi đâu cũng gặp hình của ông ấy lúc thì trên tivi, lúc thì qua báo chí, lúc thì qua đài phát thanh. Sau này tôi mới biết ông là một người nắm quyền uy gần như tuyệt đối thời đó. Mỗi lời nói của ông là một mệnh lệnh, một chỉ thị, chắc cũng chẳng khác với quyền uy của ông gì đó bên Bắc Hàn hiện nay.

Mãi đến bây giờ, nhắc đến tên ông là tôi rùng mình nhớ ngay đến thời bao cấp, hợp tác xã, và đặc biệt là thời ăn bo bo và thuốc xuyên tâm liên. Như một cơn ác mộng. Nói chung là một thời kinh hoàng.

Trong cái thời kinh hoàng đó chợt loé lên một tia hi vọng. Tôi nhớ hoài cái tia hi vọng đó trong một buổi tối ngồi xem tivi trắng đen. Trong một bài diễn văn dài lắm, nhưng có câu tôi nhớ mãi (có lẽ đến cuối đời): 10 năm nữa mỗi nhà ở VN sẽ có một cái tủ lạnh…”

Thành ra, tôi đón nhận lời hứa ‘10 năm sẽ có tủ lạnh’ của ông Lê Duẩn như ruộng khô mong chờ cơn mưa hạ. Dĩ nhiên là chỉ là ước mơ âm thầm thôi, chứ nói ra thì cả nhà mắng cho là ‘đồ ngu tiền đâu mà mua thứ đó’. Đêm về nằm ngủ tôi vẫn mơ cái tủ lạnh trong nhà …

Mãi đến năm 1992 làng tôi mới có điện về. Mà, lúc đó làng tôi cũng chỉ có vài gia đình có điện thôi. Phải 2 năm sau có điện, ba má tôi mới đám mua cái tủ lạnh dưới ‘sức ép’ của đứa em gái…

Vậy mà cho đến nay, dù điện đã về gần 100% làng, nhưng số gia đình có tủ lạnh tôi đoán là chưa đầy 1/5. Tôi có con số đó vì chỉ đếm những nhà bà con chòm xóm ven sông mà tôi quen biết. Nhà nào cũng có tivi và radio, nhưng tủ lạnh thì vẫn là một thứ gì khá xa xỉ mà không phải ai cũng có khả năng mua một cái.

Lí do chính là người dân không có tiền để mua. Đời sống nông dân ngày nay khổ còn hơn thời trước 1975. Đầu mùa lúa là phải vay ngân hàng hay tư nhân để mua phân bón, thuốc trừ sâu cho mùa vụ. Khi gặt lúa xong thì bị cái tập đoàn VINAFOOD (có khi được xem là một tập đoàn phản dân hại nước) và con buôn ép giá.

Người nghèo thì phải bán lúa với giá bèo để có tiền trả nợ. Như tôi từng phản ảnh giá lúa còn thấp hơn cả giá ốc bưu vàng! Trả nợ xong thì chỉ còn vài triệu vừa đủ sống. Mùa vụ kế tiếp, chu trình “vay nợ – làm ruộng – bán giá bèo – trả nợ” lại tiếp diễn. Cuộc sống nhứ thế thì lấy tiền đâu để mua tủ lạnh?

Từ ngày ông Lê Duẩn hứa ‘10 năm nữa mỗi gia đình sẽ có tủ lạnh’ đến nay đã gần 40 năm. Thế giới đã bước vào thể kỉ 21 gần 15 năm. Trong khi nông dân bên Thái Lan chạy xe hơi Toyota đi chợ và nhà nào cũng có tủ lạnh, thì nông dân Việt Nam vẫn còn mơ một chiếc xe Honda và cái tủ lạnh.”

Nếu kết luận rằng bác Lê Duẩn là “một thằng cha nổ sảng” thì cái vụ nổ này cũng chưa đến nỗi nào, so với mấy nhiều vụ (vang trời) khác nữa – sau này:

  • TTXVN: “… đến năm 2010 (sẽ) xóa hết hộ đói, cơ bản không còn hộ nghèo!”
  • Qua tới thập niên 2030 hay 2040 thì viễn tượng mới thực là huy hoàng, theo như lời của  TS. Nguyễn Xuân Kiên, Viện Trưởng Viện Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội Việt Nam và Đông Nam Á: “Với tiềm năng sẵn có của các doanh nghiệp hiện nay, chỉ 20 -30 năm nữa, Việt Nam sẽ là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. 40 năm nữa, Việt Nam sẽ đứng trong top 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ảnh & chú thích: Tiêu Phong

Nói tóm lại, theo lời của ông cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết “là chưa bao giờ mình lại cất cao tiếng nói như thế.” Người kế vị, đương kim chủ tịch nước Trương Tấn Sang (vào ngày 19 tháng 8 năm rồi) cũng “cất cao” không kém:“Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.”

Trong khi bạn bè quốc tế đang “ngưỡng mộ” tùm lum, và “ngưỡng mộ” quá trời, quá đất (như vậy) mà ông Bộ Trưởng Giao Thông nước ta vẫn chỉ đưa ra một lời hứa hẹn vô cùng khiêm tốn: “Trong ba năm nữa sẽ xây xong 7.811 cầu treo qua suối, người dân không phải chui túi nilông, đu dây vượt lũ…”

Nghe thiệt thấy thương hết sức!

Tuy ông Đinh La Thăng đã nhũn nhặn (thấy rõ) nhưng dư luận, xem ra, vẫn còn có điều tiếng eo xèo và nghi ngại: Tiền đâu mà xây? Thằng chả chỉ hứa (đại) cho đã miệng và cho qua chuyện vậy thôi.

Cho dù thiệt vậy chăng nữa thì cũng đã chết ai đâu? Bác Hồ, bác Hùng, bác Duẩn đều hứa (lèo) ráo trọi thì tại sao chú Thăng lại phải giữ lời cà? Hơn nữa, thử nghĩ lại coi: chớ hai phần ba thế kỷ qua dânViệt sống bằng cái gì, ngoài những lời hứa hẹn!

Súng nổ tại trụ sở tuần báo trào phúng ở Paris, ít nhất 12 người thiệt mạng

Súng nổ tại trụ sở tuần báo trào phúng ở Paris, ít nhất 12 người thiệt mạng

Nhân viên cứu hỏa khiêng người bị thương ra khỏi hiện trường vụ nổ súng tại trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở Paris, ngày 7/1/2015.

Nhân viên cứu hỏa khiêng người bị thương ra khỏi hiện trường vụ nổ súng tại trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở Paris, ngày 7/1/2015.

Cập nhật: 07.01.2015 20:15

Cảnh sát Pháp cho biết ít nhất 11 người đã thiệt mạng trong một vụ nổ súng tại trụ sở của tuần báo trào phúng Charlie Hedo ở Paris.

Truyền thông cho biết ít nhất hai tay súng đã nổ súng với súng trường AK và súng phóng tên lửa trong tòa nhà nơi đặt trụ sở của tờ báo. Các nghi phạm đã bỏ chạy trên hai chiếc xe.

Báo cáo nói rằng một số nhân viên đã núp trên mái nhà của tòa nhà.

Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đến hiện trường vụ nổ súng hôm thứ Tư. Ông nói với các phóng viên rằng vụ này ‘chắc chắn’ là một cuộc tấn công khủng bố.

Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố tại Paris lên đến mức cao nhất sau vụ tấn công.

Trong năm 2011, trụ sở của tờ báo này đã bị ném bom lửa sau khi đăng tải hình biếm họa Tiên Tri Muhammad trên trang bìa của báo.

SỬA SOẠN LÌA ĐỜI

SỬA SOẠN LÌA ĐỜI

 

 

 

Tác giả: Phùng Văn Phụng

Anh Trần Quang Minh gởi cho tôi bài “ Sửa soạn lìa đời” của Hiếu Thuận ghi lại lời nhắn nhủ của  Ni sư Tenzin Palmo như sau:

Ni sư Tenzin Palmo

Hướng về anh D, Ni sư Tenzin Palmo nói chậm rải từng tiếng một:

“ Ai rồi cũng phải chết cả! Có những đứa bé chết từ thuở sơ sanh. Có kẻ chết trẻ, người chết già vì đủ mọi lý do: tai nạn, bịnh tật, già yếu… Ai cũng biết về cái chết nhưng cứ tưởng là nó đến cho  người khác chớ chưa đến lượt mình… mãi cho đến lúc nó thình lình hiện ra trước mắt thì hoảng hốt, lo sợ, bấn loạn vì thiếu sự chuẩn bị. Chết vì bệnh tật là may mắn hơn vì có thời gian sửa soạn cho sự ra đi.

Để sửa soạn lìa bỏ cuộc đời:

1/ Điều trước tiên là buông bỏ mọi giận hờn, oán hận mà từ trước tới nay ta ôm ấp trong lòng. Mở lòng tha thứ hết mọi người. Buông xã hết.

2/ Hãy nói những lời yêu thương và biết ơn ta từng muốn nói mà chưa có dịp hay còn ngần ngại.

3/ Hãy di chúc về tài sản, ước muốn cuả mình. Cần phân minh và công bằng để thân nhân không tranh dành, cãi cọ trong thời gian ta mới lìa đời.

4/ Hướng tâm, nghĩ tưởng về Đức Chuá, Đức Mẹ nếu là tín đồ Công giáo, về Phật A Di Đà nếu là Phật giáo. Nếu không có tôn giáo thì nên hướng về Ánh Sáng.

5/ Thân nhân không nên than khóc và níu kéo: “Đừng đi, đừng bỏ em, đừng bỏ con…” vì sẽ gây quyến luyến, khó khăn thêm cho người sắp ra đi.

Điều nên làm là nhắc nhở kẻ hấp hối nhớ đến những điều thiện lành.

Dù người ấy có vẻ như đang hôn mê, không nói năng được nhưng thân nhân vẫn luôn nhắc nhở, cầu nguyện vì trong thâm sâu, họ vẫn còn biết.

6/ Nếu thân thể bị đau đớn thì cứ dùng thuốc giảm đau. Người tu tập cao có thể chịu đựng vì quán chiếu tánh không của cơn đau. Nhưng với người bình thường thì đau quá làm họ sân hận, bấn loạn. Hơn nữa, thuốc giảm đau không ảnh hưởng đến thần thức sau khi chết.

7/ Một điều cần nhắc nữa là:

“Khi ra đi, người chết thường thấy hình ảnh của ông bà, cha mẹ hay thân quyến quá cố hiện ra, vẫy gọi mình. Đừng đi theo họ mà chỉ hướng đến Chúa, Phật hay Ánh Sáng, là con đường hướng thượng.”

Ghi lại những lời khuyên hữu ích vì cảm niệm công đức của Ni Sư.

Xin chia sẻ cùng tất cả. Thực hành là chuyện của mỗi người.

Hiền Thuận

Tôi cũng đã chuẩn bị cho sư ra đi hơn 10 năm qua, đã viết sẳn bản báo tin khi lìa đời, viết  sẳn bài phân ưu cho Nhóm Thân hữu Cần Giuộc và Cần Đước, lời cám ơn  ở nhà thờ và lời dặn sau cùng khá đầy đủ cho một đám tang. Tôi cũng đã chuẩn bị cho cuộc ra đi, hy vọng sẽ yên tâm ra đi. Linh hồn tôi sẽ thanh thản ra đi và người ở lại cũng không có bối rối vì lúc đó không biết phải làm gì trước, làm gì sau?

Một linh hồn đã chuẩn bị trước cho sự ra đi cũng tốt hơn là không chuẩn bị.

Tôi rất tâm đắc bài kinh mà mỗi tối chúa nhật và mỗi sáng hằng ngày, giáo dân nhà thờ Ngôi Lời Nhập thể đều đọc như sau:

“ Lạy Chúa Con, con xin dâng các lễ Misa, các Thầy cả ở khắp tứ phương thiên hạ làm trong ngày hôm nay. Để Chúa Con thương đến các kẻ có tội đang mong sinh thì bây giờ và sẽ chết trong ngày hôm nay. Chớ gì máu châu báu Đức Chúa Giêsu là đấng chuộc tội làm cho Chúa Con thương đến các kẻ ấy.”

Tôi rất thích lời kinh này để nhắc nhở tôi rằng tôi có thể chết bất cứ lúc nào ngay ngày hôm nay. Cho nên nghĩ đến sự chết thường xuyên để giúp tôi sống như thế nào cho đúng trong từng ngày .Như vậy với sự chuẩn bị đó giúp cho tôi bớt sợ chết.

Ngoài ra mỗi sáng sớm tôi đều đi dự thánh lễ ở nhà thờ Ngôi Lời Nhập Thể để gần với Chúa hơn,  tâm sự với Chúa nhiều hơn. Tôi cũng đã nhìn thấy các người già cả, đi phải chống gậy mà vẫn thường xuyên đi lễ nhà thờ đều đặn mỗi sáng.

Chúa Giê –su đã dặn các môn đệ rằng:

“Anh em đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy, trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không Thầy đã nói với anh em rồi vì Thầy đi để dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy để Thầy ở đâu thì anh em cũng ở đó.Và Thầy đi đâu thì anh em biết đường rồi.”

ÔngTô-ma nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy , chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường?” Đức Giê-su đáp : “ Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy (Ga 14: 1-6)”

*Ai  tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống, ai sống và tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết. (Gioan 11: câu 26)

* Thật vậy, không ai trong chúng ta sống cho chính mình cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng chết cho Chúa. Vậy dù sống dù chết chúng ta vẫn thuộc về Chúa   (Roma 14: 7-8)

* Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống lại với Người: đó là niềm tin của chúng ta. Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết, là chết cho tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Anh  em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay sống lại cho Thiên Chúa, trong Đức Ki-tô Giê-su.  (Roma 6: 8-11)

* Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế! Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai an giấc nghìn thu. ( 1 Cor 15: câu 19,20)

Tác giả: Phùng Văn Phụng

Tiểu sử: ni sư Tenzin_Palmo

Đầu độc bằng chất phóng xạ đồng vị 210 của Polonium

Đầu độc bằng chất phóng xạ đồng vị 210 của Polonium

Mộc Thường

Alexander Litvinenko, 43 tuổi, là cựu điệp viên KGB của Nga. Ông đã trốn khỏi Nga và tị nạn chính trị tại Anh Quốc, sống ở London. Ông ta bị đầu độc ngày 1 và chết ngày 23 tháng 11 năm 2006 tại London. Nồng độc chất phóng xạ trong cơ thể ông ta quá cao đến nỗi ông chết sau 23 ngày kể từ ngày bị đầu độc. Liều gây chết trung bình (LD50) của Polonium-210 là khoảng 50 nano gram. Trong khi đó, người ta tìm thấy trong cơ thể của Litvinenko chứa nồng độ cao hơn gấp 200 lần.

clip_image002

Alexander Litvinenko trước khi bị đầu độc (© AP).

clip_image004

Alexander Litvinenko trong bệnh viện sau khi bị đầu độc năm 2006 (©AFP/Getty Images)

Norberto Andrade là người đã đem trà cho cựu điệp viên của Nga, Alexander Litvinenko tại quán bar trong khách sạn (Millennium Hotel) ở London, nơi cựu điệp viên này bị đầu độc. Norberto Andrade cho rằng chất phóng xạ đã được phun vào trong cốc trà của cựu điệp viên. Cách đầu độc này, sau đó được khẳng định nhờ vào các bằng chứng từ cơ quan điều tra. Cơ quan này đã tìm thấy chất phóng xạ Polonium-210 trên bức tranh được treo ngay trên chỗ ngồi của Litvinenko. Ngoài ra chất phóng xạ còn được tìm thấy trên mặt bàn, trên ghế ngồi và trên sàn nhà. Khi dọn dẹp bàn, Andrade cũng phát hiện phần còn lại của tách trà của Litvinenko có màu lạ.

Thủ phạm vụ đầu độc đầu tiên trên thế giới bằng Polonium-210 này vẫn không có nguồn tin nào chính thức khẳng định. Một cách không chính thức, cơ quan điều tra của Anh tuyên bố biết ai là thủ phạm. Nghi can trực tiếp được cho là hai cựu điệp viên KGB : Andrei Lugovoy và Dmitry Kovtun. Hai người này đã gặp Litvinenko tại Millennium Hotel ở London ngay trong ngày mà Litveniko bị đầu độc. Trước khi chết, Litvinenko cho rằng vụ đầu độc này liên quan đến Mr. Putin.

Mộc Thường

References

http://en.wikipedia.org/wiki/Poisoning_of_Alexander_Litvinenko

http://www.cbsnews.com/news/who-killed-alexander-litvinenko/

http://www.dailymail.co.uk/news/article-2745023/Russia-REFUSES-public-inquiry-death-poisoned-spy-Alexander-Litvinenko.html

http://www.telegraph.co.uk/news/uknews/1557492/Litvinenko-waiter-recounts-polonium-poisoning.html

http://www.mailonsunday.co.uk/news/article-418652/Why-I-believe-Putin-wanted-dead-.html

http://www.theguardian.com/world/2014/dec/09/russian-tv-company-hires-man-accused-murdering-alexander-litvinenko

http://www.3rd1000.com/elements/Polonium.htm#Overview

http://www.dailymail.co.uk/news/article-2247486/Alexander-Litvinenko-Poisoned-Russian-spy-working-British-AND-Spanish-intelligence-says-wife.html

Đầy tình người trong lễ tang của một tân tòng

Đầy tình người trong lễ tang của một tân tòng 

Triết Giang

1/6/2015

Chúng tôi khởi hành từ Hà Nội sáng sớm ngày 3-1-2015 về Thái Bình để dự lễ tang của một tân tòng: cụ Giuse Phạm Ngọc Thung, sinh năm 1920, mới gia nhập đạo Chúa ngày 4-5-2014 tức là mới tròn 8 tháng.

Trên xe có đủ các thành phần từ linh mục chính xứ Thái Hà, linh mục linh hướng Tông đoàn Gioan Phaolô 2, anh chị em trí thức, doanh nhân…Về đến gần gia đình tang quyến, chúng tôi thấy có rất nhiều xe với biển số từ nhiều tỉnh thành. Hóa ra, không phải chỉ có chúng tôi mới là người ngoại tỉnh. Khi chúng tôi tới nơi thì Đức Cha FX. Nguyễn Văn Sang đang chủ sự lễ an táng cùng với cả chục linh mục. Các cha đi cùng chúng tôi vội thay lễ phục để tham gia đoàn đồng tế. Có cả hàng ngàn người tham dự. Sân nhà chỉ đủ chỗ cho các nữ tu và vài đội kèn đồng và tang quyến, còn tất cả phải đứng tràn ra kín hết con đường đi.

Đức Cha FX. Nguyễn Văn Sang đã có bài giảng rất hay trong lễ an táng cụ Giuse. Sau khi ca ngợi tấm gương của Cụ Giuse đã sống theo Huấn từ của Đức Bênêdictô XVI: “Người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt”, Đức Cha đã nhắc lại bài thơ đề dưới bức tranh tặng Cụ khi Ngài chủ sự lễ Rửa tội cho Cụ cách đây 8 tháng:

Làm con Thiên Chúa Ba Ngôi
Làm con Hội thánh đời đời quang vinh
Cuộc đời sinh tử, tử sinh
Thánh Linh nhân ái, kết tình anh em
Và Ngài thêm: Bây giờ biết nói gì thêm
Chỉ mong một chữ được lên Thiên Đàng

Cha chính xứ Gia Lạc- người đã đỡ đầu cho Cụ Giuse thay mặt Đức Cha chủ sự nghi thức tiễn biệt. Đức Cha và các cha lần lượt vảy nước phép trên quan tài người quá cố trong tiếng ca trầm buồn của các nữ tu. Thay mặt gia đình, lương y Phạm Cao Sơn đã vô cùng cảm động khi thấy các Đức Cha, các cha, các nam nữ tu sĩ và cộng đoàn đã đến chia buồn và cầu nguyện cho bố ông- một tân tòng, mới gia nhập đạo Chúa. Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt ở tậ Châu Sơn, Ninh Bình cũng gửi vòng hoa về viếng. Ông Sơn nói: “Dân gian thường bảo: “ trẻ làm ma, già làm hội. Bố của chúng con sinh năm 1920, đến nay đã sống gần tròn thế kỷ. Vậy là chúng con phải vui vì Chúa đã cho bố cúng con tuổi đại thọ. Gia đình chúng con cũng tự hào, vì bố của chúng con đã được Chúa thương gọi làm con cái của Người và hôm nay lại được Đức Cha, Quý cha, Quý nam nữ tu sĩ, Quý cộng đoàn, anh em cha bác đến cầu nguyện tiễn đưa bố chúng con về với Chúa. Chúng con vô cùng đội ơn”.

Ba đội kèn đồng, 1 đội chiêng của xứ Phú Lạc, 1 đội trống lần lượt cử những bài tiễn đưa linh hồn Giuse về nơi an nghỉ. Nghĩa trang của xã cách nhà khoảng 2km, nhưng các đoàn hội và người đưa đi rải kín đường đi. Các đoàn hội và người đưa tang phải đứng cả ở trên đê, chỉ có linh mục chủ sự lễ hạ huyệt, các nữ tu và gia quyến mới được đi vào nghĩa trang vì mặt bằng không đủ chỗ. Hai ngôi mộ bằng đá vừa xây xong có Thánh giá bằng đá khá lớn, nổi bật ở nghĩa trang vì đây là nghĩa trang của người không Công Giáo. Tôi đi cạnh hai người, một người nói ở tận Quảng Ninh vừa về sáng nay để kịp tiễn đưa Cụ Giuse, một người bên Nam Định sang vì có chịu ơn của lương y Phạm Cao Sơn đã khám chữa bệnh miễn phí trong các dịp ông Sơn đi khám từ thiện ở Bùi Chu. Nhiều người dân ở địa phương nói với chúng tôi rằng, lễ tang của Cụ Giuse quá trọng thể, quá linh đình, cả tỉnh Thái Bình cũng khó có đám tang nào sánh bằng. Họ nói, chỉ có người Công Giáo mới đối xử với nhau được như thế chứ tiền của nào mua được tình người. Chúng tôi lần lượt rắc những bông hoa trên quan tài của Cụ như một lời tiễn biệt.

Một triết gia đã nói, muốn biết người ta sống thế nào, hãy trông đám tang của họ. Vâng, nếu nhìn vào đám tang của Cụ Giuse với cả hàng ngàn con người đủ các thành phần từ mọi miền đến chia buồn, hàng trăm vòng hoa viếng của các hội đoàn, giáo xứ, dòng tu thì có thể nói, Cụ Giuse- một tân tòng đã sống một cuộc đời tử tế và công chính. Nguyện xin Chúa nhân từ sớm cho linh hồn Giuse được hưởng dung nhan Người trên nước Trời.

Vụ thảm sát người Việt: Cha nạn nhân ‘tha thứ’ cho thủ phạm

Vụ thảm sát người Việt: Cha nạn nhân ‘tha thứ’ cho thủ phạm

Hoa và thú nhồi bông trước căn nhà ở Edmonton, Alberta, nơi xảy ra vụ xả súng giết chết 8 người Việt,ngày 31/12/2014.

Hoa và thú nhồi bông trước căn nhà ở Edmonton, Alberta, nơi xảy ra vụ xả súng giết chết 8 người Việt,ngày 31/12/2014.

VOA Tiếng Việt

06.01.2015

Ông Tâm Nguyễn, người đàn ông có vợ và con gái thiệt mạng trong vụ xả súng làm 8 người Việt thiệt mạng tại thành phố Edmonton, Canada, cho các nhà sư chủ trì buổi lễ cầu siêu mới đây biết rằng ông tha thứ cho tay súng.

Một tuần trước đó, Phú Lâm, 53 tuổi, đã sát hại vợ, con cùng sáu người khác trong đó có bố mẹ vợ. Sau đó, thủ phạm đã tự sát khi bị cảnh sát bao vây.

Phu nhân của ông Tâm là em gái của vợ hung thủ, và hai người chị em này đã thiệt mạng cùng với hai người con của họ, một trai và một gái.

Nhiều người Việt hôm 4/1 đã tề tựu về Thiền viện Trúc Lâm để cầu nguyện cho các nạn nhân.

Thầy Thích Thiện Tâm, Viện trưởng Viện Phật học Edmonton ở Canada, nơi đặt thiền viện trên, cho VOA Việt Ngữ biết thêm:

“Gia đình người còn sống sót là anh Tâm, một phật tử, về chùa xin làm lễ cầu siêu cho tất cả những người trong cuộc thảm sát, trong đó 6 người bên vợ của anh với một đứa con của anh. Đây là một việc làm cho cộng đồng cũng rất là đau xót. 9 mạng người. Bây giờ cảnh sát cũng chưa xác nhận lý do như thế nào. Đó là một việc hết sức đau lòng của cộng đồng ở đây, và cũng làm xôn xao cộng đồng ở đây.”

Theo báo chí Canada, ông Lâm và người vợ 35 tuổi gặp nhau ở Việt Nam năm 2000 và cưới nhau vài tháng sau đó. Người đàn ông giết vợ, con từng bảo lãnh cho cha mẹ và chị em nhà vợ tới Canada vài năm trước.

Năm 2012, vợ ông Lâm từng nói trước tòa rằng chồng mình “từng đe dọa sẽ giết cả nhà bà”, sau khi hai người trở nên xung khắc. Tin cho hay, ông Lâm từng dính vào nợ nần do bài bạc.

Tại buổi lễ, Thầy Thích Thiện Tâm nói rằng “những người đã chết có thể là vợ, chồng, con trai, hay con gái của chúng ta nên, thay vì hận thù, hãy hướng đến tình thương, và cầu nguyện cho những người đã khuất tái sinh ở miền cực lạc”.

Viện trưởng Viện Phật học Edmonton nói thêm rằng ông Tâm đã cho ông biết rằng muốn tha thứ cho hung thủ, người cũng chính là anh em cọc chèo.

“Trong buổi lễ cầu nguyện đó, chính anh Tâm, người mà còn sống sót, anh cũng nói, thôi, anh cũng tha thứ. Anh cũng nói chuyện đã rồi, bây giờ có uất hận thì cũng không tốt lành gì. Anh cũng biết rằng hai bên có những sự đối đãi với nhau không được đẹp cũng nhiều năm rồi. Theo Phật giáo, linh hồn của những người mất vẫn còn phảng phất đâu đó, và vì sự uất hận đó, có thể họ chưa tái sinh. Trong giai đoạn đó, đôi khi họ cũng nhận diện được, biết được những lỗi lầm, sai trái của mình.  Việc tha thứ, đó là cá nhân của anh ấy, gia đình anh ấy, chứ còn người khác có thể họ không tha thứ, họ sẽ còn uất hận lắm.”

Thầy Thích Thiện Tâm cho biết tất cả các hội đoàn và các nhóm tôn giáo ở Edmonton đã nhóm họp lại để tìm cách quyên góp, giúp đỡ cho cô bé một tuổi, con gái ông Lâm, cùng người cháu trai 8 tháng tuổi mà ông ta đã tha mạng.

Người Việt ở Edmonton có trên dưới 10.000 người, và được coi là một trong những nơi nhiều người gốc Việt sinh sống nhất ở Canada.

Rồi mai đây tôi sẽ chết

Rồi mai đây tôi sẽ chết

Trần Ngọc Mười Hai

Chuacuuthe.com

VRNs (07.01.2015) – Sydney, Úc Đại Lợi

“Rồi mai đây tôi sẽ chết

“Trên đường về nơi cõi hết.

Tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây?”

(Phạm Duy – Những gì sẽ đem theo về cõi chết)


(2Cr 4: 10-12)

Viết và hát về nỗi chết, hỏi rằng có ai viết nhạc hay hơn Phạm Duy, không? Nói về sự chết và chuẩn bị cho cái chết của mình, có vị nào trong Đạo làm và nói hay bằng thiền-sư Tây Tạng Songya Rinpoche? Tuy nói thế, bần đạo đây vẫn thấy có mẫu số chung nào đó giữa hai vị trên, đặc biệt hơn cả là ở câu hát bên dưới:

“Rồi mai đây tôi hoá kiếp.
Trong lòng còn bao luyến tiếc,
Tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây?

Tôi không đem theo với tôi được tiền tài, hay danh vọng.
Tôi không đem theo với tôi được gái đẹp, hay rượu nồng.
Tôi không đem theo với tôi được lầu vang, hay gác tía.
Tôi không đem theo với tôi được mộng giầu sang, phú quý.
Tôi xin đem theo với tôi một nụ cười, không nghi ngại.
Tôi xin đem theo với tôi đôi mắt trẻ thơ đẹp ngời.
Em giương to đôi mắt, soi vào cuộc đời đang bước tới.
Tương lai vui hay tối thui cũng là nhờ anh lớn thôi…

Rồi mai đây tôi sẽ chết
Trên đường về nơi cõi hết
Tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây?
(Phạm Duy – bđd)

Nghe hát thế, chắc có lẽ người nghe cũng thấy được điểm nổi bật, rất như thế. Còn, giả như bạn và tôi, ta được nghe chính miệng Thiền-sư Tây Tạng là ngài Songya Ripoche đến Sydney ngày 30/11/2014, đã bảo rằng:

“Phần đông người trên thế-giới ngày nay hoặc sống trong phủ-nhận cái chết, hoặc sợ hãi nó. Ngay cả việc nói về cái chết cũng được xem là điềm gở. Nhiều người tin rằng: nhắc đến cái chết thì cũng gần như là mong nó xảy đến cho mình.

Nhiều người khác nhìn cái chết với một sự vui vẻ ngây ngô một cách thiếu suy-nghĩ, tưởng chừng như vì một lý-do bí-ẩn nào đó, cái chết sẽ đến với họ một cách êm-thắm mà không có gì phải lo ngại. Khi nghĩ đến những người này, tôi nhớ lời một bậc thày của Tây Tạng: Người ta thường khinh-suất về sự chết và cứ nghĩ “Ôi! Hơi đâu mà lo cho mệt, ai rồi cũng phải chết, chuyện đó tự-nhiên quá mà. Tôi thì khỏi lo.” Nhưng đấy chỉ là lý-thuyết, đến khi sắp chết mới biết không phải là chuyện đơn-giản….

Khi nhìn kỹ cách-thức chúng tôi săn sóc người sắp chết, Elizabeth Kũbler Ross đã chứng-minh: với một tình-yêu vô-điều-kiện và một thái-độ có nhận-thức thì cơn hấp-hối có thể trở thành một kinh-nghiệm an lành, chuyển-hoá…

Nếu bây giờ không chịu chấp-nhận cái chết trong lúc đang sống, thì chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt suốt cuộc đời, vào lúc chết và sau khi chết. Hậu-quả sẽ là, ta tàn-phá cả cuộc đời này và tất cả những đời sắp tới…” (xem Sogyal Rinpoche, Tạng Thư Sinh Tử, nxb Văn hoá Thông tin 2008, tr. 25, 29, 34)

Nghe Thiền-sư Rinpoche nói về việc chuẩn bị cho cái chết ngay khi còn sống, người Đạo Chúa cũng nghĩ nhiều về sự thể giống như thế. Sự thể, được Tin Mừng nhắc nhở nhiều lần, như:

“Thầy bảo thật anh em:

trong số người có mặt ở đây,

có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết

trước khi thấy Con Người đến hiển trị.”

(Mt 16: 28)

Hoặc ở một đoạn khác:

“Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất;

còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy,

thì sẽ tìm thấy được.”

(Mc 10: 33)

Với thánh Phaolô, cái chết không quan trọng bằng sự sống lại, trở nên công chính:

“Chúng ta sẽ được kể là công chính,

vì tin vào Đấng đã làm cho Đức Giêsu,

Chúa chúng ta, sống lại từ cõi chết;

Đức Giê-su chính là Đấng đã bị trao nộp vì tội lỗi chúng ta

và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại,

để chúng ta được nên công chính.”

(Rm 4: 24)

Cuối cùng thì, chết vẫn không đáng sợ bằng sự thể được thánh-nhân quyết như sau:

“Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô?

Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?

Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết,

bị coi như bầy cừu để sát sinh.”
Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.

(Rm 8: 35-37)

Và nhất là đoạn viết cho cộng-đoàn Corinthô có đoạn đã nhấn mạnh:

“Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu,

để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi.

Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức Giêsu,

để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi.

Như thế,

sự chết hoạt-động nơi chúng tôi,

còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh em.”

(2 Cor 4: 10-12)

Giống như các vị theo tôn-giáo khác, người Đạo Chúa vẫn luôn giữ thái-độ coi thường sự chết vì nhiều lẽ. Trước nhất, vì biết rằng mình luôn kết-hợp với Chúa trong mọi việc. Và thứ đến, là vì mình luôn ở trong tư-thế chuẩn bị chết, tức: về với Chúa trong vinh-quang chói ngời ở cạnh Ngài.

Nhiều Dòng tu khắc kỷ ở Đạo Chúa, lại cũng luôn chuẩn-bị cho cái chết đang trờ đến, nên vẫn tâm-nguyện bằng những tâm tình trước khi đi ngủ, vẫn cứ nhủ:

“Lạy Chúa tôi,

Tôi biết thật tôi sẽ chết.

Có khi đêm nay tôi vào giường nằm nghỉ

mà chẳng còn trỗi-dậy nữa.

Cho nên Chúa đã bảo tôi vào giường nằm nghỉ như là vào mồ chết vậy.…”

Chính vì thế, nhiều người Đạo Chúa vẫn hiên-ngang hát lên lời ca đầy phấn-chấn, rằng:

“Khi Chúa thương gọi tôi về,

lòng tôi hân hoan như trong một giấc mơ!

Miệng tôi nức vui tiếng cười, lưỡi tôi vang lời ca hát…”

Ngàn dân tung hô: tôi thật vinh phúc!

(Lm Kim Long – Ngày Về)

Ở ngoài đời, những người chịu ảnh-hưởng từ nền văn minh Đạo Chúa, cũng có những lập-trường coi nhẹ cái chết, như nhà văn Montaigne của Pháp đã từng viết:

“Để chiến thắng Thần Chết, chúng ta hãy áp-dụng một phương-cách ngược lối thông-thường, hãy xem cái chết chẳng có gì kỳ lạ. Ta vẫn tiếp xúc với nó, quen thuộc  với nó; hãy để tâm-trí thường-xuyên đến cái chết hơn bất kỳ điều gì khác… Ta không biết khi nào thì cái chết sẽ đến với ta, vì vậy, hãy chờ sẵn để đón cái chết ở khắp nơi. Tụ tập cái chết chính là tụ tập sự tự-do. Một người biết cách để chết thì sẽ không bao giờ trở-thành nô lệ.” (sđd tr. 36)

Ngoài các triết-gia ra, triết-học Đông Phương cũng có vị như Trang Tử, lại cũng nói:

“Con người sinh ra vốn mang theo sự đau khổ. Càng già, con người càng ngơ ngẩn, vì nỗi lo sợ cái chết không thể tránh khỏi càng thêm mãnh-liệt. Thật vô-cùng cay đắng. Con người sống để theo đuổi những gì luôn ở ngoài tầm tay. Lòng khao-khát sống còn trong tương-lai làm cho ta không thể sống trong hiện tại…” (bđd tr. 39)

Vậy, có người đưa ra vấn-nạn vẫn cứ hỏi: Nếu vậy, ta phải làm sao? Làm sao nghĩa là làm thế nào để đi vào hiện-thực? Đây là điều thật khó nói. Bởi, trên thực tế, có ai dám tập-tành việc chết đi ngay bây giờ? Thôi thì, ai hỏi thì cứ hỏi, ở đây bạn và tôi, ta cứ nghe xem thiên hạ nói với nhau như thế nào, về việc ấy. Trước nhất, là thiền-sư Songya Rinpoche có thể tóm tắt như sau:

“Điều duy nhất, ta thực sự có được là hiện tại.

Hãy tự hỏi: Tôi có nhớ vào mọi lúc rằng tôi đang chết hay không, bởi thế nên hãy đối xử với mọi chúng sinh với lòng từ bi trong mọi lúc…” (sđd tr. 540

Và, giải-pháp do ngài Songya Rinpoche đề ra để giải quyết sự-việc ở đây, có thể tóm gọn như sau:

“-chấp-nhận cái chết (sđd tr. 56-57);

-Quan-tâm đến việc giúp đỡ người khác, coi đó như tầm quan-trọng của yêu thương;

­-Ít quan-tâm đến những đeo đuổi vật-chất;

-Tin-tưởng vào chiều-hướng tâm-linh và ý-nghĩa của cuộc đời;

-Thay-đổi trong tính sâu-xa của con tim (sđd tr. 59);

-Làm việc với đổi thay (sđd tr. 65);

-Thông-điệp của sự Vô Thường: trong cái chết có niềm hy vọng (68), gặp-gỡ Kitô-giáo và Phật-giáo… (sđd 68)

Và, các điều khác cần chú-trọng như: bản-chất của Tâm (tr.75-87), luyện tâm (tr.99), Thiền-định để nhận rõ chân tâm (tr.101), luyện-tập chánh-niệm (tr. 104), sự thanh-bình tự-nhiên. Có 3 phương-pháp thiền: 1-dùng một đối tượng, 2-nhẩm đọc câu thần chú, 3-canh chừng hơi thở. Đồng thời thực-hiện 3 phương trong 1 là: Tâm trong thiền-định, tĩnh-lặng vĩnh-cửu và sự cân bằng tinh-tế (xem tiếp sách đã dẫn từ trang 128 trở đi)

Theo-dõi câu chuyện “thực-tập cái chết khi còn sống” của thiền-sư Songya Rinpoche, bần đạo lại nhớ đến đoạn viết của đấng bậc thày dạy là Lm Kevin O’Shea CSsR, khi cha giáo nói về “Cứu-Chuộc thế-gian qua các đạo trên trần-thế”, có đoạn nói rất rõ về “cái chết dần mòn”, như sau:

Về “cái chết dần mòn”, nhiều người cố tìm cho ra những gì liên-quan đến kinh-nghiệm thường thấy ở các đạo, nơi trần-thế. Với chúng ta, là những người sống ở trời Tây, thường hay bắt đầu bằng các phương-án liên-quan giữa Đạo Hồi và Đạo Chúa: ta đang sống, tức là: ta đối-đầu/trực-diện với những gì tuyệt-đối, theo cách này cách khác. Rồi từ đó, ta làm nhẹ bớt tuyệt-đối ấy thành một thứ tử-tế, tựa hồ như người nhà Phật vẫn đang làm, mãi đến hôm nay. Và rồi, ta lại đi từ ngạc-nhiên này đến ngỡ ngàng khác bằng với xuất-hiện của sự việc “ngất-trí” vượt thoát mọi sự mà đi vào thể-loại vô ngã/vô thường kiểu Ấn-giáo. Chính nơi này, ta được gặp Đấng đã trỗi dậy khỏi mọi kinh-nghiệm giống như thế và khi ấy, ta thấy mình “trở-nên-một” với Ngài, và trong Ngài.” (X. Lm Kevin O’Shea CSsR, On Cứu Chuộc: Kinh nghiệm như thế giống thứ gì? www.giadinhanphong.blogspot.com ngày 30/10/2014)

Và, cha giáo O’Shea CSsR, đã kết-luận bài viết về “cái chết dần mòn” bằng câu sau đây:

“Ta đang đối-đầu/trực-diện với thứ gì đó cũng khá mới. Trông nó có hình-thù như một đường biến-thiên còn giấu kín. Nó đòi hỏi toàn-bộ định-nghĩa mới về thiên nhiên. Nó cũng đòi ta nhìn vào thiên-nhiên như điệu múa nhảy và là bản giao-hưởng khúc nữa, cũng nên.

Ở đây, xin nói thêm rằng: rất nhiều ví-dụ cụ-thể về lập-luận về cái chết theo đường-lối khác hẳn. Và, nó mở rộng cửa cho giòng chảy tự-do về hành-xử nhẹ nhàng, tử-tế. Trên thực tế, ta có thể nhìn vào quan-hệ đại-kết hoặc tương-quan chủng-tộc, giới-tính và/hoặc các tương-quan chủ/nô, thày-thợ cùng quan-hệ lãnh-đạo/bằng-hữu, cũng như siêu-nhiên/tự-nhiên, và về cái chết nữa.

Thế nên, có thể nói tắt một lời, rằng: một khi đã chết đi, ta lại sẽ khám phá ra thực-tại mới, giống như thế…” (Lm Kevin O’Shea CSsR, bđd)

Xem thế thì, ta đã khám-phá ra sự sống mới-mẻ, rất hợp lẽ. Tư-tưởng ta có được ở đây vốn dĩ rút từ tư-tưởng của học-giả Xavier Sallantin. Thuận lẽ phải, theo tôi hiểu là phương-cách thức-thời do kinh-nghiệm tự diễn-bày như sự việc đầy ý-nghĩa, đối với ta.

Đi vào cuộc đời trần-thế, chắc bạn và tôi cũng khám-phá ra những điều thực-tiễn để hiện thực “cái chết dần mòn” này rồi thì phải?

Để minh-hoạ cho câu chuyện ta bàn hôm nay, vừa qua, bần đạo có người bạn thân học cùng lớp, nghe bần đạo nói sẽ viết về việc dọn mình chết lành, anh liền gửi cho bần đạo câu truyện kể để minh-hoạ như sau:

“Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn.

Không ngờ một ngày, Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi đưa anh ta đi. Lúc này anh ta mới nhận ra mình chưa kịp hưởng thụ chút gì từ số tiền kia. Anh ta bèn nài nỉ:

– Tôi chia một phần ba tài sản của tôi cho Ngài, chỉ cần cho tôi sống thêm một năm thôi.

– Không được. – Thần Chết lắc đầu.

– Vậy tôi đưa Ngài một nửa. Ngài cho tôi nửa năm nữa, được không? – Anh ta tiếp tục van xin.

– Không được. – Thần Chết vẫn không đồng ý.

Anh ta vội nói:

– Vậy… tôi xin giao hết của cải cho Ngài. Ngài cho tôi một ngày thôi, được không?

– Không được. – Thần Chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc lưỡi hái trên tay.

Người đàn ông tuyệt vọng cầu xin Thần Chết lần cuối cùng:

– Thế thì Ngài cho tôi một phút để viết chúc thư vậy.

Lần này, Thần Chết gật đầu. Anh run rẩy viết một dòng:

Xin hãy ghi nhớ:

“Bao nhiều tiền bạc cũng không

mua nổi một ngày”.

(trích câu truyện do anh bạn họ Phạm kể và gửi qua mạng nối kết, rất thông tin)

Nghe kể thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta kết thúc câu chuyện chết-sống/sống-chết bằng lời ca do nhạc sĩ Phạm Duy viết ở trên, rằng:

“Tôi không đem theo với tôi được quyền hành trong giai đoạn,
Tôi không đem theo với tôi được giới hạn tiếng anh hùng,
Tôi không đem theo với tôi được tượng đồng, bia đá trắng,
Tôi không đem theo với tôi được tuổi vàng trong cõi sống,
Tôi xin đem theo với tôi một cuộc tình không quen thuộc,
Ðôi uyên ương xin mến thương không khó nhọc hay ngượng ngùng.
Trong đêm thâu ôm ấp nhau bên cột đèn hay khóm trúc,
Không ai ngăn hay lấy cũng vì phạm thuần phong mỹ tục…

Rồi mai đây tôi sẽ chết.
Trên đường về nơi cõi hết.
Tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây?
Rồi mai đây tôi hoá kiếp,
Trong lòng còn bao luyến tiếc.
Tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây?

Tôi không đem theo với tôi được nhiều điều tôi mong đợi,
Tôi không đem theo với tôi danh với lợi ra ngoài đời.
Tôi không đem theo với tôi được cả buồn vui mấy nỗi,
Tôi không đem theo với tôi, và để lại cho thế giới.
Tôi xin dâng cho thế gian một vài điều tôi công nhận.
Tôi xin dâng cho thế gian ôi số phận sinh làm người.
Thương cho em chưa thoát thai trong cuộc đời chưa hết chuyến,
Tôi xin dâng cho cái quên của một người sẽ tái duyên.

(Phạm Duy – bđd)

Và cứ thế, tôi và bạn, ta lại hát nốt câu kết để làm nền như sau:

“Rồi may đây tôi sẽ chết, trên đường về nơi cõi Niết
Tôi sẽ không đem theo với tôi những gì đâu !
Rồi mai đây tôi hoá kiếp, trong lòng mừng không hối tiếc
Tôi sẽ không đem theo với tôi những gì đâu
(Phạm Duy – bđd)

Hát thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta cứ thế hiên ngang sống đến ngày cuối chót của đời mình, mà không còn lo lắng hoặc luyến tiếc điều gì, dù có chết. Chết mai sau, hay chết bây giờ cũng vẫn được. Và cũng chấp nhận cho người và cho mình.

Trần Ngọc Mười Hai

Đang đi dần vào cõi chết

Đã thấy mau hơn bao giờ.

Thực chất của Hội nghị Trung ương 10?

Thực chất của Hội nghị Trung ương 10?

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc hôm 5/1 với chủ đề nhân sự đang đặt ra nhiều câu hỏi trong dư luận.

Dự kiến kéo dài cả tuần, khoảng 200 nhân vật cao cấp nhất của Đảng gặp nhau để bàn các chủ đề quan trọng về nhân sự, tổng kết đường lối, phương hướng cho Đại hội Đảng lần thứ 12.

BBC có cuộc trao đổi với Giáo sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu sống ở Úc chuyên quan sát tình hình chính trị Việt Nam.

Carl Thayer: Trước hết có thể nhận xét Hội nghị Trung ương 10 đã bị trì hoãn quá lâu. Trong suốt cả năm 2014 chỉ có mỗi một hội nghị trung ương 9 diễn ra vào tháng Năm. Hội nghị này lẽ ra có thể đã được nhóm vào tháng Tám khẩn trương để đối phó với khủng hoảng Giàn khoan HD-981. Sau đó nó được định lại ngày vào tháng Mười, tháng Mười Hai và nay thì vào tháng Giêng.

Ngay từ kỳ hội nghị lần thứ 9 hồi tháng Năm đã có các tiểu ban làm việc về vấn đề nhân sự. Nhưng hội nghị này cũng là cơ hội cuối để đảng tiếp tục hoạch định kế hoạch kinh tế – xã hội chiến lược tổng thể, cân nhắc việc điều chỉnh vị trí của Đảng, điều lệ Đảng và bầu cử, xác định xem cơ cấu quyền lực tới đây sẽ lớn nhỏ như thế nào, kể cả với cơ cấu, số ghế Bộ Chính trị…Do đó đây là là một hội nghị trung ương rất quan trọng.

BBC: Ông nghĩ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trụ lại? Đã có những nguồn gợi ý rằng ông ấy cũng quan tâm tới chiếc ghế Tổng Bí thư của Đảng.

Tất cả những gì tôi có thể nói được là trong quá khứ, với tiêu chí hạn chế tuổi lãnh đạo ở ngưỡng 65 tuổi, thì người ta luôn mở ra đặc lệ với ghế Tổng Bí thư Đảng. Có nguồn nói thậm chí người ta sẽ mở ngoại lệ ra cho hai cá nhân đợt này.

Nhưng rõ ràng tính số lượng với những ủy viên sắp nghỉ hưu, chỉ tính những người đã ngồi trọn nhiệm kỳ, mà không tính tới hai ủy viên mới trong Bộ Chính trị, thì đây là một vấn đề với Việt Nam. Cứ năm năm một lần Việt Nam lại lặp lại vấn đề là Đảng không có đủ nhân sự tài năng, cả nam lẫn nữ, để điền vào cho các ghế mới. Do đó hiện có những đồn đoán và phải nói là vẫn còn sớm để nói lên điều gì.

Họ có kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm, sẽ được sử dụng để đề bạt những người làm việc tốt hoặc để loại bỏ nhân sự. Và trong quá khứ đã có hành động trong nội bộ được cho là để hạ bệ Thủ tướng, nhưng ông ấy đã tỏ ra rất mạnh mẽ trong vấn đề Biển Đông và do đó sự ủng hộ trong Trung ương Đảng cho ông ấy khá cao. Trước đây, đã có những tấn công mạnh mẽ, nhưng ông Dũng đã thoát ra được khá là ngoạn mục.

Có hai khả năng, thứ nhất là có sự đồng thuận để ai đó như ông Nguyễn Tấn Dũng có thể trụ lại và làm việc tiếp, hoặc nếu không thì tất cả sẽ đều phải về hưu. Và đó cũng từng là cách xảy ra trong quá khứ.

Tôi nghĩ bây giờ vẫn còn quá sớm và chúng ta phải chờ các cuộc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng để mà đo đếm.

BBC: Ông nghĩ là ông Nguyễn Phú Trọng đã có được một ứng cử viên nào đó ở trong ống tay áo của ông ấy để có thể kế vị? Tương tự, các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng có tự chọn ra ai chưa để thay thế vị trí của họ?

Có hai khả năng, thứ nhất là có sự đồng thuận để ai đó như ông Nguyễn Tấn Dũng có thể trụ lại và làm việc tiếp, hoặc nếu không thì tất cả sẽ đều phải về hưu. Và đó cũng từng là cách xảy ra trong quá khứ.

Hết đồn đoán này đến đồn đoán khác. Có nguồn nói ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn ông Phạm Quang Nghị (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội) là ứng viên được ưa thích của ông ấy. Do đó ông Nghị đã được cử sang Washington trong vụ Khủng hoảng Giàn khoan 981, trước khi Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được cử đi. Phải xem điều này có đúng không.

Tôi thì phải nói ngay là tôi không thấy ông Nguyễn Phú Trọng có thể tiếp tục chức Tổng Bí thư. Điều ông ấy có thể làm bây giờ chỉ là cố gắng tác động, ảnh hưởng. Nhưng thành tích trong quá khứ của ông ấy không được tốt. Ông ấy đã từng đề cử hai nhân vật quan trọng vào Bộ Chính trị năm ngoái, nhưng không ai trong đó được thăng tiến vào đó. Trung ương Đảng đã không quyết việc đó. Thành tích bổ nhiệm nhân sự của ông ấy đã không được hiệu quả.

Với cặp được cho là cạnh tranh giữa các ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng, hai người ở miền Nam, nếu họ tiếp tục cạnh tranh và thù địch để một người trụ lại trong khi người kia bị hạ bệ, thì có thể cả hai sẽ phải cùng rời ghế quyền lực. Bởi vì ở Việt Nam, quyền lực luôn có khuynh hướng tập trung, mà không có sự quá khích, và Đảng luôn muốn điều tiết quyền lực ấy, nhất là để chọn ra giới lãnh đạo.

Do đó, một lần nữa, gác những đồn đoán lại, đối với tôi điều quan trọng là liệu Đảng có cho biết công khai bỏ phiếu tín nhiệm sẽ xảy ra như thế nào, được tiến hành ra sao, liệu có được công bằng cho tất cả không, đối với các vị tri lãnh đạo chóp bu thế nào? Ở trong những kỳ lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, ông Trương Tấn Sang có kết quả khá cao, nhưng năm 2014, ông Thủ tướng đã phục hồi được sau lần có kết quả khá thấp của đợt phiếu tín nhiệm diễn ra năm trước đó.

BBC: Về phần mình, ông Nguyễn Tấn Dũng có chuẩn bị cho mình một ứng cử viên nào để thay thế ông ấy hay là không?

Tôi sẽ không đưa ra lời trả lời có hay không như thế, vì như thế mọi việc coi như đã xong rồi còn gì. Riêng với ghế Thủ tướng thì có vẻ như là ông ấy sẽ không tiếp tục ngồi lại đó. Nhiều nhà phân tích, trong đó có cả tôi, cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc phân tích xem ai sẽ là vị Thủ tướng kế tiếp.

Cũng có một số gợi ý rằng trong số các cấp Phó của ông Dũng, sẽ có thể có ứng cử viên ngồi vào ghế đó. Một lần nữa, ta nhớ rằng hội nghị trung ương 10 lẽ ra phải diễn ra sớm hơn thay vì liên tục bị trì hoãn lâu như vậy. Lẽ ra nó phải được nhóm vào cuối năm ngoái, nhưng rồi lại không. Mặc dù hai hội nghị trung ương một năm phải là tối thiểu, trong 10-15 năm qua, người ta thấy cũng khá thường xuyên diễn ra tới ba hội nghị một năm. Nhưng năm ngoái, Đảng chỉ tổ chức được mỗi một hội nghị và điều đó thực là bất thường. Và điều đấy cho thấy ở trong Đảng đang có một số vấn đề gì đó và việc chậm trễ lịch trình cũng gợi ý rằng, hiện nay còn quá sớm để đưa ra một đánh giá, dự đoán.

BBC: Có vẻ Trung Quốc có quy hoạch cụ thể rõ rệt về việc chuyển giao lãnh đạo từ mấy năm trước Đại hội Đảng, còn ở Việt Nam không làm được như vậy?

Thông tin về cuộc họp của Đảng ít được công bố ra ngoài

Đúng thế, chỉ nói riêng quy mô của Bộ Chính trị, số lượng ủy viên phải nghỉ hưu đã tới con số 50%, đây là một tỷ lệ phần trăm rất cao về những người phải về nghỉ. Trong quá khứ, những người được phép ngồi vào năm vị trí lãnh đạo cao cấp như Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư đều phải là những ủy viên đã ngồi ít nhất 5 năm toàn thời gian trong Bộ Chính trị. Và ngay cả nếu Bộ Chính trị có mở rộng nhiều hơn, thì Việt Nam vẫn gặp rủi ro mà tôi so sánh như khi người ta ngồi vào ghế trong một trò chơi tìm ghế trước khi ‘tắt nhạc’. Đó là ở phương Tây, người ta luôn có nhiều người hơn số ghế, và khi bản nhạc tắt đi, những người không tìm được ghế thì phải ra ngoài. Còn ở Việt Nam thì trò chơi lại là người ta đặt 5 người sẵn cho 5 cái ghế. Và khi nhạc dừng, tất cả đều phải ngồi xuống.

Cho nên trong kỳ Đại hội lần trước, ông Trương Tấn Sang được người ta bảo là: “Chào ông, ông phải ngồi xuống ghế Chủ tịch Nước, vì tất cả các ghế kia đều đã có người ngồi.” Hội nghị này, hay bất cứ sự kiện nào diễn ra sau cùng, nếu không thay đổi lối chơi thì vẫn thế, trừ phi có ai đó “vắng mặt” thôi. Nhưng mọi thứ vẫn còn quá sớm để nhận định.

BBC: Gần đây có một trang mạng “Chân dung Quyền lực” đưa ra nhiều thông tin chưa thể kiểm chứng, chủ yếu xoay quanh hai ông Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Xuân Phúc. Trang này cáo buộc Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mâu thuẫn lớn với ông Thanh. Theo ông ai đứng sau trang web này, mục đích của nó là gì?

Tôi không biết ai đứng sau trang này. Ông Nguyễn Bá Thanh được điều ra khỏi Đà Nẵng và đứng đầu Ban Nội chính Trung ương Đảng để chống tham nhũng và ông báo cáo trực tiếp với Tổng Bí thư của Đảng. Động thái của ông Tổng Bí thư để tiến hành điều tra, thanh tra khoảng hai chục vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, làm sai lớn, và đặt ông Thanh vào hướng đối diện với ông Thủ tướng Chính phủ, ông hỗ trợ cho ông Trọng và mạng lưới của ông ấy… Tuy nhiên, kế hoạch này đã không được hiệu quả.

Ông Thanh là một nhân vật rất được biết tới ở Đà Nẵng, ông ấy đã có những thử nghiệm về dân chủ ở Đà Nẵng, ông trực tiếp chỉ đạo việc bầu cử các quan chức địa phương v.v…

Tôi nghĩ trang “Chân dung Quyền lực” có thể ít nhiều bộc lộ nội tình và tình trạng sức khỏe của nền chính trị Việt Nam. Với ông, Nguyễn Bá Thanh, người ta đã thiết kế nhiều cách thức để lần trước ông không thể vào được Bộ Chính trị, còn ông Nguyễn Xuân Phúc đương nhiên là một người gần hơn với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.