Báo chí Việt Nam và chuyện Nguyễn Bá Thanh

Báo chí Việt Nam và chuyện Nguyễn Bá Thanh

Nguoi-viet.com
Văn Lang/Người Việt

ĐÀ NẴNG (NV) – Thông tin nổi bật trong những ngày qua trên báo chí ở Việt Nam là nhân vật Nguyễn Bá Thanh được đưa từ Mỹ về Đà Nẵng bằng một chuyến bay riêng vì bệnh ung thư máu.

Thời ông Nguyễn Bá Thanh làm bí thư Đà Nẵng, dân bán hang rong ngoài
Quảng Nam-Đà Nẵng phải dạt vô Sài Gòn để “tha phương cầu thực.”
(Hình: Văn Lang/Người Việt)

Tin tức về nhân vật trưởng Ban Nội Chính Trung Ương, phó Ban Chống Tham Nhũng của Đảng CSVN, làm “lu mờ” các tin tức khác, như giàn khoan HD 981 của Trung Cộng đang lởn vởn ngoài khu vực Biển Đông, và cả tin khai mạc Hội Nghị 10 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN chuẩn bị cho kỳ Đại Hội 12 tới.

Nhân vật Nguyễn Bá Thanh làm hao tốn giấy mực và thời gian của công luận gần đây này cũng thật “lạ.”

Là vì, nhậm chức “trưởng Ban Nội Chính” cũng tức là nhận “thượng phương bảo kiếm” được toàn quyền xử lý giống như – Bao Hắc Tử ở phủ Khai Phong ngày xưa bên Tàu.

Nhưng thượng phương bảo kiếm chưa kịp rút ra khỏi vỏ, ngoài vài câu “chém gió” mà chả chết…em ruồi nào. Nhân vật “Hắc tử” này đã vội vàng bay qua Mỹ để trị bệnh, mà lúc đầu có tin đồn lan tràn là bị…đầu độc.

Nhưng báo chí thì đưa tin, mà công luận thì không thấy ai thắc mắc về việc một tay “đỏ gốc” như Nguyễn Bá Thanh lại “cả tin” chạy qua xứ Hoa Kỳ, không sợ bị “thay máu” sao?

Chuyện chính trị thâm sâu chốn cửu trùng, “dân đen” làm sao biết.

Báo chí dẫn lời của một vị phụ trách việc bảo vệ sức khỏe cho các yếu nhân của đảng, là, “Không có chuyện đảng bỏ tiền cho cá nhân đi trị bệnh ở nước ngoài!”

Thế ai bỏ tiền? Vì ai cũng biết “đồng chí” Nguyễn Bá Thanh này nổi tiếng là “công minh liêm chính” mà xứ Mỹ thì chữa bệnh không hề rẻ chút nào, không lận lưng bạc triệu Mỹ kim thì đừng có…mơ.

Báo chí Việt Nam còn loan tin rằng, dân chúng Đà Nẵng “dầm mưa” chờ máy bay chở Nguyễn Bá Thanh trở về. Và an ninh quanh sân bay đã được “siết chặt.” Để làm gì, thì không thấy tờ báo nào nói.

Các báo cũng đưa tin là nhiều người dân lên chùa cầu nguyện cho Nguyễn Bá Thanh, thậm chí có báo còn dẫn lời một người dân “nguyện sẽ ăn chay suốt đời” nếu Nguyễn Bá Thanh khỏi bệnh.

Trên tờ Tuổi Trẻ sáng ngày 6 tháng 1, đi một “phóng sự” nhanh, đề cập tới giới xe Honda ôm, bán hàng rong đang trông ngóng chuyến bay trở về quê cha của Nguyễn Bá Thanh. Bài có dẫn lời của một ông Honda ôm, nhưng không có ai “phát ngôn” cho giới bán hàng rong cả.

Đó là vì lúc còn “trên đỉnh cao quyền lực” tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh nổi tiếng về việc “quét sạch” hàng rong, để Đà Nẵng cũng sạch sẽ như…Bình Nhưỡng, thủ đô đỏ của Bắc Hàn.

Vậy mà báo Tuổi Trẻ dám viết phóng sự nói những người bán hàng rong tại Đà Nẵng đang tha thiết ngóng trông ông Thanh về, chả hiểu để làm gì? Trừ khi tờ báo này có “ý đểu” với một VIP không rõ sức khỏe ra sao mà phải về quê cha trên máy bay cứu thương.

Người bán báo dạo kiếm từng đồng bạc nhỏ nhoi. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Từ đó dư luận cũng dấy lên nỗi hồ nghi lâu nay về nền “báo chí cách mạng” Việt Nam. Nhất là sau hàng loạt bài ký tên là “Người trong cuộc” tung hê lên mạng Internet về cách làm báo (ở một trong những tờ báo uy tín hàng đầu). Thay vì đưa tin,các nhà báo này đã “làm tin” hay nói đúng hơn là đã “chế tác tin” từ thô thiển cho đến “cực kỳ tinh xảo.” Điều này phụ thuộc vào tay nghề cũng như sự gian ngoan của mỗi nhà báo trong việc cơ hội với lợi-danh, với triết lý-kiếm tiền và “thờ” minh chủ.

Sau 1986, báo chí đa số thay gì phải “ngửa tay” xin tiền đảng, thì trái lại đã đóng góp cho ngân sách rất nhiều. Có những báo như Tuổi Trẻ đã trở thành một công ty truyền thông với số tài sản kếch xù, nhờ bán báo, kinh doanh, thu tiền quảng cáo, vận động từ thiện…

Giai đoạn thập niên 90, hình thành khái niệm “Tư bản đỏ” ở Việt Nam. Các cơ quan báo chí, truyền thông Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc chơi này. Hình thành một mối tương quan mới giữa chính trị và báo chí. Nhiều tổng biên tập báo bắt đầu “ảo tưởng” về cái gọi là “Quyền lực thứ tư” của mình.

Bất mãn và sợ. Hiệu ứng đó làn truyền trong giới báo chí. Như vậy là công cuộc “định hướng” và “bình định” đám kiêu binh-loạn bút kia đã được hoàn thành một cách xuất sắc?

Chiều 7 Tháng Giêng họp báo về sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh, bên tuyên giáo yêu cầu báo chí không làm “nóng” vụ này thêm nữa,vì đây chẳng qua là chiêu trò, câu khách, giật gân của báo chí qua tin đồn…đầu độc.

Tuyên giáo “khẳng định” tin đầu độc là tin của bọn “xấu” xuyên tạc, gây hoang mang…và Tuyên giáo hỏi báo chí:

– Bằng chứng đâu mà gọi là đầu độc?

Phóng viên của một tờ báo hỏi ngược lại tuyên giáo:

– Bằng chứng đâu mà bảo là không có đầu độc?

Sư thật nằm ở đâu trong một xã hội khi trống đánh xuôi thì kèn lại thổi ngược?

Đảng ‘nên công bố ngay’ về tín nhiệm lãnh đạo

Đảng ‘nên công bố ngay’ về tín nhiệm lãnh đạo

BBC

H1

Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10 ‘nên và cần’ công bố ngay thông tin về lấy tín nhiệm với các lãnh đạo cao cấp trong Đảng cũng như về chuẩn bị ‘nhân sự’ cho Đại hội Đảng lần thứ XII để dân được biết, mà không nên giữ kín ‘nội bộ’ như hiện nay, theo nhà quan sát từ trong nước.

Bình luận với BBC hôm 11/01/2015 từ Sài Gòn, ngay sau khi Hội nghị 10 khóa XI hôm thứ Bảy loan báo đã hoàn tất việc lấy phiếu tín nhiệm với ‘các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI’, cựu thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, bà Phạm Chi Lan nói:

“Tôi nghĩ rằng những thông tin như tín nhiệm, đặc biệt bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ cao cấp trong Đảng cũng hoàn toàn nên và cần cung cấp cho xã hội, tương tự như Quốc hội.

“Khi họ bỏ phiếu đối với một số chức vụ do Quốc hội bầu hay Hội đồng nhân dân các cấp, thì họ đều công bố ngay trên báo chí và mọi người đều có thể theo dõi và biết được mức độ tín nhiệm của các cơ quan dân cử đó.

“Đến Trung ương Đảng cũng vậy, tôi nghĩ cũng rất cần đưa ra mức độ tín nhiệm đối với các vị lãnh đạo, các vị trí lãnh đạo đã khác như thế nào.”

Chỉ là nội bộ Đảng?

Nếu Đảng đã nhận là mình có vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình, thì bộ máy lãnh đạo của Đảng cũng cần phải công bố công khai về việc trách nhiệm ở trong nội bộ Đảng được đánh giá như thế nào

Bà Phạm Chi Lan

Theo cựu Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các thông tin này cần được công khai hóa vì chúng không chỉ liên quan tới nội bộ Đảng mà còn liên quan tới lợi ích của đất nước, xã hội và toàn dân.

Bà Chi Lan nói: “Bởi vì lãnh đạo Đảng đâu có phải chỉ chuyện của nội bộ Đảng, lãnh đạo Đảng đồng thời cũng là những người lãnh đạo rất cao cấp của đất nước Việt Nam chứ và như trong Hiến pháp cũng nói Đảng là cơ quan lãnh đạo tối cao và chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình.

“Cho nên người dân cũng có quyền và cũng cần biết những thông tin về vị trí của các vị lãnh đạo cấp cao trong Đảng được Ban Chấp hành Trung ương đánh giá như thế nào…

“Tôi nghĩ rằng đối với những chức vụ quan trọng trong Đảng, thì phải nói những người được Đảng cử ra để làm các chức vụ trong chính quyền, ví dụ như từ Chủ tịch Nước đến Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội v.v… thì hoặc là ở cấp địa phương, các vị là Bí thư Thành ủy mà đồng thời giữ chức vụ nào đó trong chính quyền, hoặc là trong Hội đồng Nhân dân là đều được đưa ra để lấy phiếu tín nhiệm cả.

“Thế thì những vị còn lại mà chỉ làm chuyên trách công tác Đảng thôi, cũng nên có trách nhiệm một việc tương tự và dù phiếu tín nhiệm các vị được bỏ trong một nội bộ Đảng, nhưng cũng liên quan rất nhiều đến hoạt động của các cơ quan chính quyền.

“Và nếu Đảng đã nhận là mình có vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình, thì bộ máy lãnh đạo của Đảng cũng cần phải công bố công khai về việc trách nhiệm ở trong nội bộ Đảng được đánh giá như thế nào,” nhà phân tích kinh tế, chính trị Việt Nam nói với BBC ngay sau khi Hội nghị 10 hôm 10/01 cũng cho hay đã tiến hành ‘lấy ý kiến Trung ương Đảng’ về danh sách bổ sung nhân sự ‘quy hoạch Bộ chính trị và Ban Bí thư’.

Lời Hay Ý Đẹp

Only friends and family will be present in sickness. Stay in touch.
(Chỉ có gia đình và bạn bè bên cạnh khi đau ốm. Nhớ gần gũi họ.)

Life is too short. Don’t waste time hating anyone.

(Cuộc đời quá ngắn ngủi. Đừng phí thì giờ ghét bỏ ai làm gì.)

Make peace with your past so it won’t screw up the present.
(Hãy chôn quá khứ để hiện tại không bị xáo trộn.)

Don’t compare your life to others. They have different journeys.

(Đừng đem đời mình so với ai đó; đời mỗi người mỗi khác)

Everything can change in the blink of an eye.
(Mọi chuyện ở đời có thể thay đổi trong chớp mắt)

You don’t need to win every argument. Agree to disagree.
(Không cần thắng trong mọi cuộc tranh luận. Hãy chấp nhận bất đồng.)

Crying is good, but it’s more healing crying with friends.
(Khóc cũng tốt, nhất là khi khóc với bạn bè.)

Take a deep breath. It calms the mind.
(Hít thở sâu giúp tinh thần ổn định)

Get rid of anything that is neither useful, beautiful, nor joyful.
(Hãy gạt bỏ những gì vô ích, xấu xa, buồn bã)

What doesn’t kill you really makes you stronger.
(Điều gì không giết ta được sẽ giúp ta mạnh hơn)

Today is special. Enjoy it.
(Ngày hôm nay là ngày đặc biệt. Phải tận hưởng nó)

Your belief of your being right doesn’t count. Keep an open mind.
(Đừng tin rằng mình luôn luôn đúng. Phải có đầu óc cỏ̉i mỏ̉)

Forgive everyone everything.
(Hãy tha thứ tất cả cho mọi người)

What other people think of you is none of your business.
(Đừng bận tâm về nhận xét của ai đó về mình)

It’s OK to yield.
(Nhường nhịn một chút cũng không sao)

However good or bad a situation is, it will change.
(Tình thế dù tốt hay xấu, rồi cũng thay đổi)

Don’t take yourself so seriously. No one else does.
(Đừng quá nghiêm khắc với bản thân. Không ai làm như vậy)

Release your children when they become adults, its their life now.
(Hãy buông con cái ra khi chúng trưởng thành. Chúng đã có cuộc sống riêng.)

Time heals almost everything. Give time time.
(Thời gian hàn gắn gần như mọi sự. Hãy để cho thời gian có thì giờ)

Mỗi con gà tại Việt Nam phải nộp 14 loại phí

Mỗi con gà tại Việt Nam phải nộp 14 loại phí
Nguoi-viet.com
HÀ NỘI (NV) – Đó là thống kê của ông Nguyễn Văn Trực, tổng giám đốc tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn khi tham dự buổi góp ý cho dự luật về thú y tại Sài Gòn hôm 6 tháng 1.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp phải nộp 14 loại phí, lệ phí cho mỗi con gà. (Hình: Tiền Phong)

Tại buổi thu thập ý kiến đóng góp cho dự luật thú y do Đoàn Đại Biểu Quốc Hội của thành phố Sài Gòn tổ chức, ông Trực nhấn mạnh, đang có rất nhiều loại phí, lệ phí liên quan tới gia cầm khiến cho chi phí sản xuất và lưu thông tăng vọt. Cũng vì vậy, ông Trực đề nghị, chỉ nên thu phí kiểm dịch đầu vào và đầu ra, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp sản xuất gia cầm theo qui trình khép kín (nuôi gia cầm-giết mổ-chế biến).

Dẫu lạm thu đã là căn bệnh mãn tính và trầm kha tại Việt Nam nhưng thống kê mà ông Trực công bố vẫn khiến công chúng choáng váng.

Người ta tin rằng câu chuyện “mỗi con gà tại Việt Nam phải nộp 14 loại phí” có liên quan đến thực trạng vốn đầu tư vào nông nghiệp (so với GDP) liên tục giảm. Tuy Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp và chính quyền Việt Nam lien tục giới thiệu hang loạt chính sách được tuyên truyền là “ưu đãi” nhằm phát triển “tam nông” (nông dân-nông thôn-nông nghiệp) nhưng năm 2000, đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm 4.7% GDP, đến năm 2005 giảm xuống còn 3.1%, năm 2010 còn 2.4% và năm 2012 chỉ còn 1.6%.

Bất kể chính quyền Việt Nam hứa hẹn sẽ “tái cơ cấu nông nghiệp” để cải thiện mức sống cho nông dân mà đa số đang thuộc diện nghèo khổ song tính đến năm ngoái, vốn đầu tư của ngoại quốc vào nông nghiệp chỉ chiếm 3.4% số dự án và 1.5% tổng vốn đăng ký.

Hai ngày sau khi tổng giám đốc tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn tố cáo, “mỗi con gà tại Việt Nam phải nộp 14 loại phí,” hôm 8 tháng 1, ông Cao Đức Phát, bộ trưởng Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã yêu cầu thuộc cấp kiểm tra và bãi bỏ ngay những khoản phí bất hợp lý trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Việc kiểm tra được giao cho Vụ Tài Chính của bộ trưởng Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chủ trì và Vụ Tài Chính phải báo cáo kết quả kiểm tra vào giữa tháng tới.

Thật ra chẳng riêng với gà, dân chúng Việt Nam đã từng kêu “trời” nhiều lần về vô số những chuyện bất cập trong quản lý lĩnh vực nông nghiệp-phát triển nông thôn tại Việt Nam, ví dụ như: Giấy phép kiểm dịch trứng chỉ có giá trị một ngày, kiểm dịch trứng làm giá bán trứng tăng thêm 50 đồng/trái. Việc gọi là kiểm dịch dối với mật ong và con giống trong lĩnh vực thủy sản chỉ được thực hiện theo kiểu “ngó qua, giao giấy rồi thu tiền”…

Lên tiếng sau tố cáo “mỗi con gà tại Việt Nam phải nộp 14 loại phí,” bộ trưởng Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Việt Nam yêu cầu lãnh đạo các ngành thú y, bảo vệ thực vật, quản lý chất lượng nông-lâm-thủy sản phải tham mưu cho Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Việt Nam để hủy bỏ những qui định bất hợp lý nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp-phát triển nông thôn tiết kiệm cả chi phí lẫn thời gian làm đủ thứ thủ tục rườm rà. Ông Phát nhấn mạnh, trong tháng này phải chấm dứt những chuyện phi lý như “mỗi con gà tại Việt Nam phải nộp 14 loại phí.”

Ít ai tin lời ông Phát.

Chuyện phí, lệ phí làm nông dân khánh kiệt, nông thôn bất ổn, nông nghiệp tuột dốc đã từng được nêu ra tại diễn đàn Quốc Hội Việt Nam hồi tháng 11 năm 2013.

Lúc đó, ông Phát từng thửa nhận, phong trào “người cày bỏ ruộng” bùng lên ở ngoài Bắc và miền Trung là vì nông dân bỏ nông thôn đi làm những công việc khác bởi “có lợi hơn.”

Cũng chính ông Phát thừa nhận, phong trào “người cày bỏ ruộng” phát triển còn vì nông dân phải nộp quá nhiều thứ phí, lệ phí. Dẫu đa số phí, lệ phí là do chính quyền các địa phương đặt định, không phải do ngành nông nghiệp-phát triển nông thôn đề ra nhưng viên bộ trưởng Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Việt Nam-một trong những nhân vật chính của việc thực thi “chính sách tam nông” không làm gì cả mà chỉ đăng đàn để giải thích với Quốc Hội. (G.Đ)

Ở Sài Gòn có những cuộc gặp gỡ như thế

Ở Sài Gòn có những cuộc gặp gỡ như thế

Chuacuuthe.com

VRNs (11.01.2015) – Sài Gòn – Đó là những cuộc gặp gỡ của các anh thương binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, số 38 đường Kỳ Đồng, Q.3, Tp. HCM.

150111001

Cuộc gặp gỡ mới nhất đã được tổ chức vào ngày 9.01.2015 với mục đích khám và chữa bệnh cho các anh thương bệnh binh. Trong suốt buổi sáng, các anh đã thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng và buổi chiều lại được các bác sĩ khám bệnh, cho những lời khuyên về chữa trị và phòng ngừa theo hoàn cảnh bệnh tật của từng người. Có cả trên 100 anh cần phải được chữa trị chuyên sâu hơn ở các bệnh viện, các anh được mời ở lại dùng cơm trưa để tiếp tục công việc khám chữa bệnh vào buổi chiều. Thế là trước và sau khi được gặp các bác sĩ, các anh đã ngồi quây quần chuyện vãn với nhau, kể cho nhau nghe những chuyện xưa ở đơn vị. Chúng tôi gặp một anh đã mất cả đôi mắt ở mặt trận Snoul (Hạ Lào), từ vùng Gia Kiệm được cô cháu nội dẫn về. Cháu bé mới chỉ khoảng 12 tuổi mà đã có thể dẫn ông trên chặng đường dài lạ lẫm này. Anh chỉ cháu gái và không ngần ngại xác nhận đây là nguồn an ủi của đời anh, còn mọi sự anh phó thác trong tay Chúa.

150111003

Trước lúc dùng cơm, 5, 10 phút sinh hoạt bỏ túi, một anh cựu chiến binh Lữ Đoàn Dù, bằng đôi chân giả, nhưng anh vẫn đứng vững vàng để hát tặng bè bạn bài “Xuân Này Con Không Về”, một anh trước đây thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh góp vui bằng bài: “Tình Cha”, anh vóc dáng trẻ trung, tóc đen láy, anh cho biết vào ngày 30.04.1975, anh mới 24 tuổi. Anh về lại cuộc sống đời thường chỉ với một con mắt.

Người dẫn chương trình đã đưa một vài tin vui, như việc các Dì Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang đã cải táng hơn 400 ngôi mộ vô danh của các chiến sĩ VNCH được chôn vùi vội vã tại một nơi có cái tên rất nên thơ: “Đồi Hoa Sim”, với những chi tiết tỉ mỉ của từng ngôi mộ: Mộ này xác còn cuốn trong sponsor, mộ kia có cái răng vàng, mộ khác vẫn còn cái đinh niken ở ống chân…. May mắn hơn cả, là 74 ngôi mộ còn nguyên chiếc thẻ bài cùa người lính, như vậy là không còn vô danh nữa, và đã có một vài gia đình đến nhận. Chuyện vui nữa là các tử sĩ VNCH ở đồi Charlie, Đaktô, Kontum đã được các chiến hữu cải táng về Chơn Thành, Bình Phước và lập khu mộ với Bia Tưởng Niệm. (Huỳnh Công Thuận, “Dân Làm Báo” ngày 5.01.2015). Trước lúc cầm đũa, sau khi Cha Bề Trên Giám Tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành dâng lời cảm tạ Ơn Trên, các anh đã không quên cầu xin Thượng Đế đón nhận các tử sĩ chiến hữu về Cõi Phúc Muôn Đời.

150111004150111002

Tôn chỉ của Dòng Chúa Cứu Thế là đến với những người nghèo, những linh hồn tất bạt. Nghèo được hiểu không chỉ nghèo tiền bạc, nhưng nghèo về tình thương và thân phận cũng là những đối tượng của Dòng. Kể từ ngày 30.04.1975, những anh thương binh VNCH đã bị đẩy sang bên lề xã hội và trở nên người nghèo về nhiều phương diện. DCCT Việt Nam đã chọn đúng đối tượng để phục vụ.

Vũ Sinh Hiên

“Tôi trốn dưới gầm bàn”: cuộc tấn công Charlie Hebdo diễn tiến thế nào

“Tôi trốn dưới gầm bàn”: cuộc tấn công Charlie Hebdo diễn tiến thế nào

Tu Thanh Ha | DCVOnline lược dịch

Các sự kiện làm nước Pháp bàng hoàng và cả thế giới sững sờ đã bắt đầu vào sáng thứ Tư trong tòa nhà văn phòng màu xám ở trung tâm Paris, nơi tạp chí Charlie Hebdo đã dọn đến sau khi trụ sở cũ đã bị phóng hỏa trong năm 2011.

Toà soạn Charlie Hebdo. Nguồn:  www.atlantico.fr

Toà soạn Charlie Hebdo. Nguồn: www.atlantico.fr

Đó là cuộc họp ban biên tập hàng tuần tại văn phòng ở tầng hai của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo.

Một số các nhân viên thường xuyên đã vắng mặt. Họa sĩ vẽ tranh biếm Willem không bao giờ thích tham dự các cuộc họp văn phòng. Columnist Zineb El Rhazoui đang đi nghỉ mát tại Morocco quê hương cô.

Một bỉnh bút khác của tờ Charlie Hebdo, Patrick Pelloux, còn là một bác sĩ cấp cứu, đang bận trong một cuộc họp khác, với lính cứu hỏa và nhân viên xe cứu thương của Paris, để thảo luận cách làm thế nào hầu cải thiện dịch vụ nhập viện.

Nhưng ngồi quanh bàn họp của Charlie Hebdo sáng hôm đó đã có mặt một số họa sĩ tranh biếm kỳ cựu đã làm tạp chí có nội dung nổi tiếng là ô trọc và khiêu khích: các biên tập viên chính, Stéphane Charbonnier, cũng là hoa sĩ tranh biếm dưới bút danh Charb; Georges Wolinski, Jean Cabut, còn được gọi là Cabu, và Bernard (Tignous) Verlhac.

Wolinski, Cabut, Charb và Tignous. Ảnh: AFP / Getty Images

Wolinski, Cabut, Charb và Tignous. Ảnh: AFP / Getty Images

Lúc 11:28 sáng, có người ở tạp chí tweet trên đia chỉ Twitter Charlie Hebdo Twitter, đăng một biếm họa của Philippe Honoré chế giễu lãnh đạo Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi [Hình trắng đen với hàng chữ “Voeux al-baghdadi aussi. Et sur tout la santé.”

Ngay lúc đó, một chiếc Citroen C3 sedan màu đen xuất hiện trên con đường phố hẹp bên ngoài.

Hai người đàn ông mặc đồ đen bước ra. Khuôn mặt của họ đã được che lại bằng balaclavas và họ vũ trang bằng khẩu súng liên thanh Kalashnikov (AK).

Họ tìm trụ sở của tạp chí Charlie Hebdo nhưng, không biết chắc địa chỉ, nên đầu tiên đã vào cửa tòa nhà số 6 đường Nicolas Appert, không biết là họ đã vào sai địa chỉ.

Một người phát thơ co mặt ở khu vực đã nói với tờ Libération rằng hai người đàn ông đó hỏi cô địa chỉ của Charlie Hebdo. “Họ không biết nó ở đâu. Họ đã bắn một vài phát súng để dọa chúng tôi.”

Bản đồ đường tháo chạy của sát thủ. Nguồn:  www.independent.co.uk

Bản đồ đường tháo chạy của sát thủ. Nguồn: www.independent.co.uk

François Molins, công tố viên của Paris, cho biết hai tay súng sau đó đã tìm ra đúng địa chỉ và xông vào sảnh của tòa nhà số 10 rue Nicolas Appert, một tòa nhà ba tầng có văn phòng của một số công ty.

Hai tay súng đã hỏi hai công nhân lau dọn tòa nhà văn phòng của Charlie Hebdo ở đâu, sau đó nổ súng, giết chết một trong hai nhân viên lau dọn, Frédéric Boisseau.

Rồi họ gặp một nữ họa sĩ vẽ tranh biếm của Charlie Hebdo, Corinne Rey, khi bà vừa đón con ở nhà trẻ về.

Họa sĩ Rey nói, “Họ nói tiếng Pháp hoàn hảo … và cho biết họ cùng phe với al-Qaeda.”

Theo Le Monde, họa sĩ Rey đã cố gắng đanh lạc lối hai tay súng, đưa lên tầng sai, nhưng cuối cùng họ đã tìm thấy cánh cửa dẫn đến văn phòng Charlie Hebdo.

Trong một cuộc phỏng vấn với L’Humanité, bà Rey cho biết hai người đàn ông cầm súng đe dọa hai mẹ con, buộc bà phải bấm mã mở khóa cửa.

Và đến bên trong, họ xông vào phòng họp. Theo các nhân chứng, một người hỏi “Charb đâu?” và sau đó bắn vào ông Charbonnier, trước khi tên từng họa sĩ biếm họa khác và bắn họ. Họa sĩ Rey kể lại,

“Họ đã bắn Wolinski, Cabu … cuộc thảm sát kéo dài năm phút … Tôi trốn dưới gầm bàn.”

Một nữ nhân viên khác của Charlie Hebdo, Sigolène Vinson, nói với RFI rằng một trong hai tay súng đã nhắm súng vào bà nhưng không bắn.
Và hắn ta nói,

“Tôi không giết chết cô vì cô là một người phụ nữ và chúng tôi không giết phụ nữ nhưng cô phải chuyển sang đạo Hồi.”

Hai tay súng đã bỏ đi sau khi giết chết 10 người. Tử nạn là các ông Charbonnier, ông Wolinski, ông Cabut, ông Verlhac, ông Honoré, người viết chuyên mục Elsa Cayat và chuyên viên kinh tế Bernard Maris, người cũng có một cột chuyên mục trong tạp chí Charlie Hebdo.

Cũng thiệt mạng là Mustapha Ourad, biên tập viên soạn thảo bản gốc Algeria Kabyle, Franck Brinsolaro, một sĩ quan cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ ông Charbonnier, và Michel Renaud, một cựu viên chức quan chức thành phố từ thị trấn Clermont-Ferrand đến thăm tạp chí.

Những người sống sót cho biết họ nghe thấy hai tay súng hét lên “Allahu Akbar” (Allah Vĩ đại) và nói về việc “báo thù cho Thiên sứ” khi ra ta hạ sát các nhà báo.

Sát thủ chạy khỏi văn phòng của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo của Pháp ở Paris, trong hình lấy từ video của nhân chứng.

Sát thủ chạy khỏi văn phòng của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo của Pháp ở Paris, trong hình lấy từ video của nhân chứng.

Hai sát thủ đã chạy trở lại chiếc xe của chúng rồi quẹo sang bên phải, vào Allée Verte, thì họ bị chặn một chiếc xe tuần tra cảnh sát chặn đầu. Các nhân chứng trên tầng thượng của tòa nhà nhìn thấy hai tay súng bước ra khỏi xe, và lại hét lên “Allah Vĩ đại” và bắn nhiều phát và xe cảnh sát.

Sau đó, theo ông Molins, thi họ bắn vào một cảnh sát đi tuần bằng xe đạp trước khi lái xe đi vì viên cảnh sát yếu thế đã rút lui.

Trong một cuộc đấu súng lần thứ ba, cách đó một quãng đường, hai tay súng một lần nữa bước ra khỏi xe và bắn nhau với một nhóm cảnh sát. Trong một đoạn video của nhân chứng cho thấy hai sát thủ chạy về phía Ahmed Merabet, một sĩ quan cảnh sát đã bị thương nằm trên vỉa hè, và bắn vào đầu ông khi nạn nhân đang giơ hai tay trên đầu.

Bác sĩ Pelloux, cũng là một nười viết chuyên mục trên tạp chí Charlie Hebdo, vẫn còn tại cuộc họp của ông với các nhân viên cứu cấp cách đó khoảng 600 mét, thì điện thoại di động của anh reo.

Đó là một nhân viên của tạp chí tên là Jean-Luc người đã thoát khỏi cuộc tàn sát gọi, “Hãy đến nhanh, chúng tôi cần ông.”

Ban đầu bác sĩ Pelloux nghĩ rằng đó là một trò đùa, nhưng ông và bác sĩ trưởng của sở cứu hỏa Paris Jean-Pierre Tourtier, đã đi về phía phố Nicolas Appert.

Họ là những người đầu tiên đến trụ sở của Charlie Hebdo và đã phải chứng kiến cảnh tượng sàn gỗ đẫm máu, bàn ghế lật đổ và lỗ đạn trên tường.

Nhân viên cứu hỏa mang theo một người đàn ông bị thương trên cáng ở phía trước của văn phòng Charlie Hebdo. (Philippe Dupeyrat / AFP / Getty Images)

Nhân viên cứu hỏa đưa một người đàn ông bị thương trên cáng ở phía trước của văn phòng Charlie Hebdo đi cứu câsp. Ảnh: Philippe Dupeyrat / AFP / Getty Images.

Bác sĩ Pelloux kể lại trong cuộc phỏng vấn truyền hình đầy nước mắt, “Thât là khủng khiếp, khủng khiếp. Nhiều người đã đã chết, vì họ bị bắn theo cách xử tử. Chúng tôi lo cứu những người khác.”

Thân người ông Charbonnier còn vướng vào ghế, khiến bác sĩ Pelloux tin rằng họa sĩ Charb đã bị giết chết khi ông đứng dậy đối đầu với sát thủ.

Trong lúc hai bác sĩ bắt đầu chăm sóc những người sống sót, hai sát thủ đã lái xe về phía bắc của Paris.

Tai Công trường du Colonel Fabien, khoảng 15 phút lái xe về phía bắc của nơi vù xảy ra cuộc tàn sát, chiếc Citroen đã tông vào một chiếc xe khác, một chiếc Volkswagen Touran.

Người phụ nữ lái xe Volkswagen cho biết có ba người trên chiếc Citroen.

Citroen vẫ cố lết đi nhưng các tay súng đã bỏ nó lại sau khi đi được khoảng 700 mét, trên đường de Meaux. Họ đã cướp một chiếc Renault Clio và biến mất khi một cuộc săn người ở Paris bắt đầu.

Đến sáng hôm sau, hàng ngàn cảnh sát và và quân đội đã được đưa vào vòng đai thủ đô để tìm kiếm hai nghi phạm, anh em Said Kouachi, 34, và Cherif Kouachi, 32 tuổi.

Một người đàn ông thứ ba, 18-tuổi, tên Hamyd Mourad, đã đầu hàng cảnh sát trong đêm.

Vào sáng thứ năm, bác sĩ Pelloux vẫn đau buồn xuất hiện trên truyền hình, kể lại những gì đã xảy ra vào sáng hôm trước, ông nói trong nước mắt, “Tôi đã không thể cứu họ.”

Ông tuyên bố rằng Charlie Hebdo sẽ tiếp tục xuất bản, Bác sĩ Pelloux nói, “Bởi vì họ sẽ không thắng được.”

Bác sĩ Patrick Pelloux thuật lại cản tàn sát ở tòa soạn tạp chí Chralie Hebdo. Ảnh chụp lại từ màn ảnh truyền hình itele.

Bác sĩ Patrick Pelloux thuật lại cảnh tàn sát ở tòa soạn tạp chí Chralie Hebdo. Ảnh chụp lại từ màn ảnh truyền hình itele.

“Charb, Cabu, Wolenski, Bernard Maris, Honoré, Elsa, Tignous, Mustapha, nhân viên cảnh sát bị bắn – người đã bảo vệ chúng tôi – họ đã không chết vô ích. Không có hận thù với người Hồi giáo. Mọi người chúng ta, mỗi ngày phải duy trì các giá trị của nền cộng hòa.”

Cha tôi – Chết không cần quan tài

Cha tôi – Chết không cần quan tài

Đào Nam Hòa

Chép lại một bài thay cho nén hương lòng để thành tâm tưởng nhớ đến Bố Mẹ nhân ngày giỗ Bố lần thứ 8 và giỗ Mẹ lần thứ 7 (sau 12 ngày)

Bàn thời Bố Mẹ. Nguồn Nam Hòa.

Bàn thời Bố Mẹ. Nguồn Nam Hòa.

Tôi không biết bắt đầu câu chuyện từ lúc nào, nhưng có lẽ ấn tượng nhất và rõ nét nhất mà hầu hết người dân miền nam Việt Nam nhớ mãi là ngày 30/4/1975.

Khi miền Nam sụp đổ cũng là lúc bất ngờ tất cả nỗi thống khổ đày đọa ập xuống. Nhanh như một cơn cuồng phong thịnh nộ phá nát tan hoang. Mất tất cả!

Ngày 10/06/1975 tôi vẫn còn nhớ rất rõ. Trước khi đi cái gọi là “học tập cải tạo” 10 ngày, dù với suy nghĩ chỉ là 10 ngày như lời thông báo, cha tôi cũng không có lấy mấy ngàn dằn túi. Ông bảo tôi (lúc đó 19 tuổi) đem 2 chỉ vàng cuối cùng còn lại của gia đình- là đôi bông tai của bà nội tôi để lại- ra tiệm vàng bán. Đó là kỷ vật quý nhất nhưng đành phải bán để mua ít lương thực cho ông mang đi. Hai chỉ vàng lúc ấy bán được 33 ngàn. Ông mua khoảng 2 ngàn đồng lương thực các thứ và dằn túi 1 ngàn. Còn lại 30 ngàn ông dặn ở nhà cố gắng 13 mẹ con dè xẻn ăn uống đợi Ông về.

Mười ngày trôi qua nhanh chóng- không ai trong số cải tạo trở về. Tôi nghĩ đây là một cú lừa mà đã và sẽ được lịch sử ghi lại kỹ hơn. Giá sinh hoạt tăng từng giờ. Buổi sáng 100 đồng 1 ổ bánh mỳ thì chiều đã lên 120. Sau 3 tuần thì 12 anh em tụi tôi và mẹ tôi không còn một đồng nào trong nhà. Chị tôi lớn nhất 21 tuổi còn đang đi học, và em út mới có 2 tuổi. Mười hai con tàu há mồm tuổi đang lớn nuốt bao nhiêu cho đủ! Cơm và thức ăn mỗi bữa mẹ tôi phải chia cho từng đứa. Vài hột cơm sót nơi đáy nồi cũng không yên. Chúng tôi đổ nước vào và cạo sạch không còn một hột. Còn hơn là gạo châu củi quế.

Mẹ tôi và vài đứa em phải đi xâm canh (một hình thức của kinh tế mới để giãn dân), làm ruộng rau muống. Không lên voi nhưng phải xuống chó, mẹ tôi và em tôi ngày ngày vào ruộng hái rau muống xong gánh bộ về tới chợ cách đó 6 cây số để bán. Buổi sáng khoảng 3 giờ khi trời còn mờ mịt hơi sương và giá lạnh, mẹ và em tôi thay nhau gánh bộ cho kịp phiên chợ sáng. 70 bó rau oằn trên vai người phụ nữ nhỏ bé cao 1,45 nặng chưa tới 40Kg.

6kg rau mới đổi được 1 kg gạo. Một tuần mới cắt được một lần chờ cho rau mọc. Những ngày còn lại là cấy rau, nhổ cỏ, trồng khoai mỳ…

Sức ăn trước ngày 30/4/75 của gia đình tôi một bữa là 3 lít gạo, tức 1 tuần 42 lít, khoan nói chuyện thức ăn cá mắm gì hết. Nay 1 tuần chỉ còn 13 lít!

Bắt đầu tháng 7/1975 lần lượt đồ đạc trong nhà mọc cánh nhẹ nhàng, nhanh chóng, lả lướt, bay đi theo chân những kẻ buôn hàng. Từ cái quạt trần, tôn cống, hàng rào, tủ quần áo, đài radio, giường sắt, đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay … đều giã từ để về với chủ mới. Hết sạch đồ thì mấy kẻ đi buôn bảo rỡ gạch bông, rỡ bớt tôn ngoài mái hiên, tôn trần nhà bán tiếp.

Bán cho đến khi căn nhà nhỏ bỗng trở nên rộng tênh vì chả còn thứ gì ngoài trừ vài cái nồi nấu bằng củi đen thui cũng đã sứt quai gãy gọng. Buổi tối trải chiếu ngủ dưới đất là xong với cái bụng lép kẹp và cơn đói hành hạ.

Không biết bao lần tôi phải ăn tưởng tượng trong đêm khuya bằng cách hình dung mấy món ăn tầm thường ngày trước như vài con khô, miếng dừa kho, tô canh bầu.. Mơ mà cũng hà tiện không dám mơ thịt cá hải sản.

Bố tôi sau 6 tháng trong trại cải tạo lần đầu được viết thư về, Ông dặn khi lên thăm nuôi, không cần mang theo gì cả vì trong trại có đủ mọi thứ. Hic!

Ông hiểu hơn ai hết, còn cái gì để mà mang cho ông!

Tôi nhớ mãi ngày lên thăm nuôi ông ở trại Thanh Hoá (Hố Nai), cả nhà chỉ có 1 cái xe đạp, còn lại mẹ và các em tôi cuốc bộ 8 cây số mang theo 1 cái giỏ đi chợ lưng lửng với ít thịt kho mắm ruốc, 1 ký đường, 2 hộp sữa và 1 bộ quần áo. Nhìn những người đi thăm nuôi, có người gánh 2 bao đầy mà lòng tôi trào dâng niềm tủi hổ.

Sau đợt đổi tiền ngày 22/9/1975, Chúng tôi như đàn chim vỡ tổ, tất cả bỏ học ngang, vài đứa em nhỏ tiếp tục theo mẹ làm ruộng rau muống, còn lại mỗi đứa một phương trời kiếm sống. Đứa lên Gia Ray vào rừng lấy củi, làm lò than, đứa theo xe lửa bán trà đá, hàng rong, đứa bán thuốc lá.

Hơn 3 năm sau Bố tôi được cho về để nhìn xác nhà tan hoang điêu tàn loang lở, nhìn bầy con xanh khướt, gầy rạc, tản mát. Một chị tôi bệnh tâm thần không người chăm sóc phải lang thang ăn xin đầu đường xó chợ, có lần xin không được, quá đói, chị giựt mấy miếng đậu hũ bỏ chạy, chị bị người ta phang đòn gánh chảy máu lỗ đầu giữa ngày bố tôi được tha về.

Bố không khóc, cũng không nói gì! Qua hàng xóm xin ít bông băng. Lòng ông như xát muối! Có lẽ ông bấy giờ mới thấm sâu mệnh đề “mất Nước là tất cả mất”. Khóc lóc than van ích lợi gì. Giọt nước mắt chỉ làm cho kẻ chiến thắng hả hê say sưa thêm mà thôi.

Rồi theo chủ trương, ông không được ở lại thành phố. Họ hàng nhà tôi đa số cũng là thành phần Ngụy quân, Ngụy quyền nên không ai giúp gì được cho nhau. Cuối năm 1978 Ông lên rừng Gia Ray ngay chân núi, cất túp lều nhỏ bé xiêu vẹo, ngày ngày ông và 2 em tôi sống nhờ rừng.

Ai ở rừng mới biết: ăn của rừng rưng rưng nước mắt! Và từ đó chuỗi ngày lầm than, buồn thảm lại tiếp tục sau hơn 3 năm trong trại cải tạo. Đói nhiều hơn no, buồn nhiều hơn vui. Cực khổ nặng nhọc quần quật suốt cả ngày chỉ đủ kiếm vài lon gạo vài con cá khô.

10 năm sau, tôi đã làm ăn khá hơn, mua được chiếc xe máy Mini scootter, lần đầu tiên lên thăm Ông, quà cho Ông chỉ là 1 lít rượu đế nấu bằng rỉ mật. Ông mừng lắm vì tôi đã tương đối ổn định công việc.

Trong bữa cơm hôm đó, Ông nói:

-Bố năm nay 63 tuổi rồi, cuộc đời không dành cho Bố con mình được sống sum họp và đầy đủ. Dù sao các con cũng cố gắng vươn lên để thoát khỏi bệnh tật, đói khát và tù đày.

Rồi Ông chỉ tay dưới chân ngọn núi Chứa Chan:

– Nhớ lời Bố dặn, nếu Bố có chết, các con không cần quan tài làm chi cho tốn kém, cứ bó chiếu vùi thây Bố dưới chân núi là Bố mát mẻ rồi.

Thú thật, lúc ấy nếu tất cả 12 anh em tôi gom lại chắc cũng không đủ tiền mua cái quan tài loại chót. Ông biết và không muốn các con gánh nặng thêm!

Năm 1999, sau bao nhiêu là khó khăn vì không có tiền làm hồ sơ xuất cảnh diện HO, cuối cùng thì 4 bố con tôi cũng tới được Mỹ. Ngày lên đường mẹ tôi và 9 em phải ở lại vì hộ khẩu lung tung không đuợc phái đoàn Mỹ chấp thuận.

Bốn bố con mà hành trang vỏn vẹn có 5 va ly nhỏ và nhẹ tênh, chưa tới 1/3 tiêu chuẩn trọng lượng.

Đến Mỹ 3 anh em tôi phải đi làm ngay sau tháng đầu tiên để kiếm tiền trả nợ lúc làm hồ sơ. Bố tôi thì ăn welfare [nhân trợ cấp xã hội – DCVOnline] vì Ông đã 74 tuổi.

Ban đầu hội thiện nguyện giúp thuê nhà, 4 bố con phải ở chung trong 1 căn apartment 2 phòng ngủ cùng với 2 người nữa là 6 người.

Quá chật, chúng tôi đành ra ở riêng trong khi Bố tôi được chính phủ Mỹ cho ở nhà Housing.

Và từ đó Ông sống cô độc, một thân một mình. Nhưng cũng là lúc Ông làm được một việc lớn nhất, to nhất, ý nghiã nhất kể từ sau ngày 30/4/1975!

Hàng tháng Ông trả tiền điện và tiền nhà chưa tới tổng cộng 80$. Thức ăn thì Ông đi xin các Hội từ thiện miễn phí. Có lần tôi giận Bố kinh khủng. Gia đình tôi cố tình chở Ông vào 1 quán kêu cho Ông mấy món ngon, Ông từ chối, chỉ xin cho 1 diã bánh cuốn là đủ. Ông nói: Ở Việt Nam nhà mình còn quá khổ, Bố không đành ăn ngon bên này nhưng các con đi làm vất vả cần bồi bổ, cứ ăn đi.

Mỗi tháng số tiền dư còn lại gần 400$ Bố để dành và cứ 6 tháng Bố gởi về VN cho Mẹ và 9 đứa con còn ở lại. Chị cả tôi viết thư qua có câu:

“Bố ơi, nhiều lần con phải đi bán máu với số tiền 200 ngàn một lần để có tiền nuôi con. Để có 200 ngàn đồng tiền Việt, tụi cò máu nó đã ăn chặn mấy chặng rồi. Cầm 300$ Bố cho mà con cứ ngỡ trong mơ. Đời con chưa bao giờ cầm số tiền lớn như thế… Phải bán 10 lần máu chỉ mới được 150$ …”

Bố đọc thư không khóc! mặc dù Bố biết chị chỉ cân nặng có… 34 Kg! Hic! Gan góc đến thế là cùng!

Rồi việc phải tới! Một ngày mùa đông năm 2006, tức sau gần 8 năm ở Mỹ. Tự dưng Bố kêu và đưa tôi 8.000$ và một tờ di chúc – nét chữ vẫn còn rất đẹp dù đã có dấu hiệu nghệch ngoạc biểu hiệu của tuổi già – trong di chúc có nói rõ:

Khi bố chết đi, bố đã hỏi cô hoa (người của một hội thiện nguyện) và biết rằng tiền hỏa thiêu không quan tài chỉ mất có 800$ thôi!
Bố nói bố không cần quan tài, không cần để nhà quàn làm gì cho tốn dăm ngàn, cứ để người ta đưa thẳng bố đi thiêu, trừ tiền thiêu ra, còn bao nhiêu con cứ làm theo di chúc gởi về cho người bên vn.

Sau đó mấy ngày, Bố đột qụy! Người ta đưa Bố vào trại Dưỡng lão. Rồi Bố hấp hối. Ba anh em tôi họp nhau và quyết định làm theo di chúc của Bố. Và chúng tôi phải ký một hợp đồng với nhà thiêu.
Khi Bố tắt thở, sau 1 tiếng người ta đuổi hết anh em tôi ra, trong phòng người ta bỏ Bố vào 1 cái bao và kéo cái fermeture là xong! Quá đơn giản cho một kiếp người!

Khả năng 3 anh em tôi lúc đó mới đi làm ăn lương 1 giờ 8$ chỉ vừa đủ tiền nhà tiền ăn. Vẫn biết có làm đám tang bỏ Bố vào quan tài bằng vàng với hàng ngàn người tham dự cũng vậy thôi vì Bố đâu biết gì nữa mà sao tôi vẫn cảm thấy xót xa vô bờ. Cuối đời của một sĩ quan, từng chỉ huy hàng mấy trăm lính, từng chỉ huy mấy cung đường sắt, âm thầm, vắng lặng và quạnh hiu. Không ai biết, không ai đưa tiễn! Y như một chiến sĩ vô danh!

Người ta bỏ Bố lên chiếc xe kéo, đẩy ngang chỗ chúng tôi đang đứng, tất cả con, dâu và cháu chỉ có 5 người, họ dừng lại và hỏi chúng tôi có muốn nói gì không. Tôi có cảm tưởng như một luồng điện lạnh chạy xé dọc sống lưng. Tôi chỉ lắp bắp nói như kẻ không hồn:

– Vĩnh biệt Bố. Từ nay Bố không còn phải hy sinh nữa Bố nhé. Công ơn của Bố cao hơn núi Thái Sơn Bố ạ!

Rồi họ lạnh lùng kéo Bố tôi đẩy lên chiếc xe dài, đi chỗ nào thiêu hay làm gì, ở đâu, chúng tôi không được biết! Họ làm theo hợp đồng.

Tôi không khóc! Không còn nước mắt để khóc!

Hai tuần sau tôi lấy tro cốt Bố. Khi cô nhân viên nhà xác đưa hộp tro cốt ở dưới có ghi tên bố tôi, chỉ đến lúc bấy giờ, nước mắt tôi tự dưng tuôn ra đầm đìa – vô thức!

MƯỜI BÍ MẬT HẠNH PHÚC

MƯỜI BÍ MẬT HẠNH PHÚC

 

Trong 5 năm qua, người ta ngày càng chú tâm nghiên cứu về hạnh phúc con người.  Vô số sách xuất bản nói về chủ đề này, và trong số đó không kém nổi bật là quyển Thần Thoại Hạnh Phúc của Sonja Lyubomirsky, vốn đã trở nên một kinh thánh thế tục về hạnh phúc và ý nghĩa cuộc đời cho nhiều người.  Trong quyển sách mới đây, Tiếng Gọi Hạnh phúc, Sidney Callahan đã định lượng phê phán nhiều nghiên cứu trên.  Cho dù các nghiên cứu này có đáng giá đến đâu, thì tất cả chúng ta đều nuôi dưỡng ước mơ thầm kín của riêng mình về những điều mang đến hạnh phúc cho mình, và thường ảo tượng này khác rất xa với những gì chúng ta biết là thật.  Vậy điều gì sẽ cho chúng ta hạnh phúc?

Trong một bài phỏng vấn mới đây (ngày 29 tháng 7 năm 2014) với tuần báo Viva của Argentina, giáo hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh về chủ đề này, và đưa ra “10 lời khuyên” của riêng ngài về hạnh phúc.  Vậy lời khuyên của giáo hoàng Phanxicô về hạnh phúc, theo cách nói của ngài là “để đem lại niềm vui lớn hơn cho cuộc sống”, là gì?

Khi trình bày ở đây, tôi sẽ trung thành với lời của ngài, nhưng do ngài diễn giải khá dài cho mỗi điểm, nên tôi sẽ mạo muội tổng hợp điểm trọng tâm của ngài bằng lời của tôi.

1.  Sống và hãy sống

Tất cả chúng ta sẽ sống lâu hơn và hạnh phúc hơn nếu thôi đừng cố gắng sắp đặt cho cuộc sống người khác.  Chúa Giêsu đòi buộc chúng ta không được phán xét nhưng hãy sống với áp lực căng thẳng đó và để Thiên Chúa và lịch sử đưa ra phán quyết.  Vậy để sống, chúng ta cần sống bằng nhận thức riêng của mình và hãy để người khác cũng được như vậy.

2.  Trao ban bản thân cho tha nhân

Hạnh phúc hệ tại ở việc cho đi chính mình.  Chúng ta cần cởi mở và quảng đại, vì nếu rút vào bản thân, chúng ta sẽ mắc phải mối nguy quy ngã và sẽ chẳng tìm thấy hạnh phúc vì “nước đọng là nước độc.”

3. Hướng đến điềm đạm

Hãy làm việc với lòng tốt, khiêm nhượng, và điềm đạm.  Đây là những điều đối chọi với lo lắng và sầu lụy.  Điềm đạm không bao giờ gây cao huyết áp.  Chúng ta cần phải nỗ lực, phải ý thức để đừng bao giờ để hiện tại gây hoang mang và vội vã quá đáng.  Thà trễ còn hơn là căng thăng quá độ.

4. Nghỉ ngơi lành mạnh

Đừng bao giờ bỏ phí thú vui của nghệ thuật, văn học, và chơi đùa với trẻ con.  Hãy nhớ rằng Chúa Giêsu đã làm cho người khác chướng mắt vì Ngài có thể tận hưởng cuộc sống với mọi vui thú của nó. Chúng ta không chỉ sống bằng làm việc, cho dù đó có là công việc quan trọng và ý nghĩa đến đâu đi nữa.  Ở trên thiên đàng, không có công việc, chỉ có thư thái, chúng ta phải học lấy nghệ thuật và niềm vui của an nhàn, không phải chỉ để chuẩn bị cho thiên đàng mà còn để tận hưởng một phần thiên đàng ngay hiện tại.

5. Ngày chúa nhật phải là ngày nghỉ

Các công nhân phải được nghỉ ngày chúa nhật, vì ngày chúa nhật là dành cho gia đình.  Thành tựu, năng suất, và tiến độ không nên là những thứ mà chúng ta xem  trọng nhất, nếu không chúng ta sẽ bắt đầu đem mọi thứ ra mà bán buôn, đời chúng ta, sức khỏe, gia đình, bạn bè, những người xung quanh chúng ta, và những sự tốt đẹp trong đời nữa.  Đó là lý do vì sao Thiên Chúa cho chúng ta giới răn giữ ngày Chúa Nhật.  Đây không phải là lời khuyên về lối sống, nhưng là một giới răn, cũng hệt như cấm giết người vậy.  Hơn nữa, nếu chúng ta là người chủ, thì giới răn này đòi hỏi chúng ta cũng phải cho nhân công của mình có một ngày chúa nhật đúng nghĩa.

6. Tìm những cách mới để tạo việc làm phẩm giá cho người trẻ

Nếu bạn muốn chúc phúc cho một người trẻ, đừng chỉ nói với họ rằng anh ấy, cô ấy thật tuyệt.  Đừng chỉ ngưỡng mộ vẻ đẹp và sinh lực của tuổi trẻ.  Hãy cho người trẻ công việc của bạn!  Hay, ít nhất, hãy tích cực hành động để giúp người đó tìm được một công việc ý nghĩa.  Điều này sẽ vừa ban phúc cho người trẻ đó và vừa đem lại niềm hạnh phúc đặc biệt cho đời bạn.

7. Tôn trọng và chăm lo cho tự nhiên

Không khí chúng ta thở ra là không khí chúng ta hít vào.  Đây là chân lý đúng cho cả đường thiêng liêng, tâm lý, và sinh thái.  Chúng ta không thể nguyên vẹn và hạnh phúc khi Mẹ trái đất đang bị tước đoạt đi sự nguyên vẹn của mình.  Chúa Kitô đến để cứu thế giới, chứ không phải chỉ cứu con người trong thế giới.  Ơn cứu độ, cũng như hạnh phúc của chúng ta, gắn chặt với cách chúng ta đối xử với trái đất.  Thật là vô luân khi tát vào mặt ai đó, và cũng vô luân khi ném những thứ rác thải của chúng ta vào mặt của Mẹ trái đất.

8. Đừng tiêu cực

Nhu cầu cần phải nói xấu ai đó cho thấy một sự thiếu tôn trọng bản thân.  Những suy nghĩ tiêu cực nuôi dưỡng bất hạnh và cái nhìn xấu về bản thân mình.  Còn suy nghĩ tích cực nuôi dưỡng hạnh phúc và sự tự tôn lành mạnh.

9. Đừng chiêu mộ, hãy tôn trọng niềm tin của người khác

Những gì chúng ta trân trọng, và là sự thăng tiến đức tin của mình, chính là “nhờ sự lôi cuốn chứ không phải chiêu mộ.”  Vẻ đẹp là điều không ai có thể bàn cãi.  Hãy trân quý các giá trị của bạn, nhưng luôn luôn hướng đến người khác với lòng nhân từ, tử tế và tôn trọng.

10. Làm việc vì hòa bình

Hòa bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh, và làm việc vì hòa bình không chỉ là đừng gây bất hòa.  Hòa bình, cũng như chiến tranh, phải được tiến hành một cách tích cực, bằng cách làm việc vì công lý, bình đẳng, và quy tụ với tất cả mọi người là gia đình mình.  Tiến hành hòa bình là một cuộc đấu tranh không dứt để mở rộng tâm hồn, của mình và của người khác, để nhìn nhận rằng trong nhà Chúa có nhiều chỗ ở và rằng tất cả mọi đức tin, chứ không chỉ đức tin của chúng ta, đều là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc.

Và tôi xin mọi người thứ lỗi nếu có ý tưởng nào của tôi thay thế ý tưởng của Đức Phanxicô.

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Anh chị Thụ Mai gởi

Người Việt ở Paris và ‘Tinh thần Charlie’

Người Việt ở Paris và ‘Tinh thần Charlie’

Người dân đặt hoa phía trước văn phòng báo Charlie Hebdo ở Paris, ngày 8/1/2015.

Người dân đặt hoa phía trước văn phòng báo Charlie Hebdo ở Paris, ngày 8/1/2015.

Hoài Hương-VOA

09.01.2015

Vụ tấn công khủng bố nhắm vào toà soạn tuần báo trào phúng Charlie ở Paris đã gây nên một làn sóng công phẫn không chỉ tại Paris hay nước Pháp, mà tại nhiều nước trên thế giới, bởi vì vụ khủng bố trong đó hàng chục nhà báo và nghệ sĩ vẽ tranh biếm hoạ bị thảm sát, được coi là một cuộc tấn công trực tiếp vào tự do ngôn luận, một trong những quyền nền tảng của dân chủ. Người Việt cảm nhận như thế nào về hành động khủng bố tàn bạo diễn ra ngay giữa lòng thủ đô nước Pháp, nơi họ đã sinh sống từ lâu? Ban Việt ngữ đặt câu hỏi này với Tiến sĩ Lê Đình Thông, từng giảng dạy tại trường Đại học Paris-Nanterre.

GS Lê Đình Thông: “Chúng tôi người Việt, chia sẻ cái tâm tình bất khuất và tự do ngôn luận của tờ Charlie. Đó là cuộc tranh đấu cho tự do và những người nằm xuống không khi nào mất đi bởi vì cái tinh thần của họ sẽ luôn luôn được tiếp nối với một ngọn lửa bùng cháy và với một nhiệt tâm, một quyết tâm nơi tất cả những người yêu chuộng tự do trên thế giới. ”

Giáo sư Lê Đình Thông nói ông chia sẻ sự xúc động và phẫn uất của hàng ngàn người biểu tình đã bất chấp thời tiết lạnh giá, vào một ngày giữa tuần làm việc, đã kéo nhau xuống các đường phố Paris để bày tỏ thái độ thách thức trước hành động tàn bạo của khủng bố. Những người biểu tình hô to khẩu hiệu Je suis Charlie, Tôi là Charlie. Giáo sư Lê Đình Thông giải thích ý nghĩa sau khẩu hiệu này.

GS Lê Đình Thông: ‘Je suis Charlie’ là ‘Tôi là Charlie, tôi là tờ báo Charlie, tôi là tiếng nói Charlie. Trong cái tâm tình của chúng tôi là người Việt Nam ở trên nước Pháp, tôi cũng xin nhắc lại cái khẩu hiệu đó:‘Je suis Charlie’. Tôi nghĩ là cái tâm tình của tôi được chia sẻ với rất nhiều người Việt ở Pháp và cả một số người Việt ở nơi khác nữa’

Ông có nhận xét sau đây về những hung thủ đã xông vào toà soạn tờ báo Trào phúng Charlie, kêu đích danh một số nhà báo trước khi nổ súng giết họ:

GS Lê Đình Thông: “Chúng ta đều thấy những kẻ khủng bố đều có mặt nạ và họ dùng súng, hai sự việc này nói lên khía cạnh khủng bố như thế nào. Trước hết là những người giấu mặt. Tại sao? Tại vì họ không có chính nghĩa. Thứ hai, họ dùng súng đạn. Súng đạn để làm gì? Để bịt miệng những người tranh đấu cho tự do, có tiếng nói khác với họ. Đó là những người không chấp nhận cái tư tưởng, cái tự do ngôn luận của người khác mà bắt người khác phải theo cái quan điểm của mình.”

Giáo sư Lê Đình Thông.

Giáo sư Lê Đình Thông.

Trước khi ra tay, những kẻ khủng bố đã hô lên hai câu, thứ nhất là Allah Akbar, Đấng Allah là đấng Tối Cao, và thứ hai là quyết tâm khai tử Charlie. Giáo sư Lê Đình Thông nói những kẻ khủng bố sẽ không bao giờ làm được điều đó.

GS Lê Đình Thông: “Súng đạn không thể nào làm chết đi cái tinh thần Charlie được, bởi vì Paris đây không những chỉ là thành phố ánh sáng, mà còn là ánh sáng của tự do. Chúng ta đều thấy Tượng Nữ Thần Tự Do bên nước Mỹ bây giờ cũng là một cái quà tặng của nước Pháp. Và với bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền cũng được làm tại nước Pháp. Tất cả các sự việc đó nói lên cái tinh thần tự do dân chủ cũng như tinh thần của cuộc Cách Mạng Pháp 1789 đã được thắp sáng từ đó cho đến bây giờ.”

Thưa quý vị, Tiến sĩ Lê Đình Thông là một luât sư, trước đây ông dạy môn Quan hệ Quốc tế tại Đại học Paris-Nanterre. Ông còn là một nhà thơ, một dịch giả, và là thành viên của ban Tu Thư Giáo xứ Paris. Mới đây Giáo sư Lê Đình Thông đã cho ra mắt ‘Tuyển Tập Thơ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo Đệ Nhị’, do ông dịch.

httpv://www.youtube.com/watch?v=R4L1grczk6E

Phim về chuyện tình cặp vợ chồng già gây sốt ở Hàn Quốc

Phim về chuyện tình cặp vợ chồng già gây sốt ở Hàn Quốc

“My Love, Don’t Cross That River”, tác phẩm về chuyện tình lãng mạn và chân thực của cặp vợ chồng tóc bạc ở Hàn Quốc, không chỉ ăn khách tại phòng vé xứ kim chi mà còn gây chú ý tại nhiều nơi ở châu Á và Bắc Mỹ.

My Love, Don’t Cross That River (Người yêu ơi, đừng băng qua sông) là phim tài liệu dài 85 phút của đạo diễn Jin Mo Young, kể về cuộc sống lãng mạn có thực của vợ chồng ông Jo Byeong Man (98 tuổi) và bà Kang Gye Yeol (89 tuổi).

Cuộc hôn nhân lãng mạn dài 75 năm

Được ghi hình trong 15 tháng, phim bắt đầu với một ngày thức giấc đầy ắp sự yêu thương tinh tế của cặp vợ chồng gần trăm tuổi sống ở một triền núi tại Hàn Quốc. Dù đã gần 100, ông Byeongman vẫn là một lão tiều phu tráng kiện ngày ngày đi chặt củi cõng về còn vợ ông ở nhà chăm sóc sân vườn.

Ở bên nhau, họ luôn nói những lời yêu thương vui vẻ không kém thế hệ trẻ. Họ nhặt những bông hoa dại màu vàng cài lên tóc nhau âu yếm, nắm tay nhau đi dạo trên đường vào lúc thảnh thơi. Mùa hè, bà gội đầu cho ông bên chum nước dưới mé hiên nhà. Mùa đông, ông đứng bên lò sưởi chăm chút sửa cho bà bộ trang phục Hanbok truyền thống. Khi ra đường, họ vốc tuyết ném nhau với niềm hứng khởi tươi mới.

My Lover, Dont Cross That River trở thành bộ phim hiện tượng dịp cuối năm 2014 ở Hàn Quốc.
“My Lover, Don’t Cross That River” trở thành hiện tượng điện ảnh dịp cuối năm 2014 ở Hàn Quốc.

Cuộc sống giản dị nhưng đầy ắp tình yêu thương như cặp chim rừng của họ trôi qua như thế được 75 năm. Cưới nhau từ khi bà Gye Yeol 14 tuổi, giờ đây cả hai có 35 người con, cháu và chắt nhưng tất cả đều sống độc lập. Giờ đây, cặp vợ chồng già sống cùng một chú chó trong căn nhà ở tỉnh Gangwondo. Chuyện tình cổ tích thời hiện đại dần đến hồi kết khi họ bắt đầu cảm thấy cái chết đang tới gần.

Tên phim lấy cảm hứng từ cảnh cuối, khi bà Gye Yeol ngồi bên bờ suối và màn hình chạy lên câu thoại như lời hát dân ca: “Người yêu của em, đừng bỏ lại em một mình. Đừng băng qua con sông mà không có em theo cùng”.

Phim tài liệu kinh phí thấp ăn khách hơn bom tấn Hollywood

Ra rạp từ hôm 27/11 ở Hàn Quốc, My Love, Don’t Cross That River ngay lập tức trở thành hiện tượng phòng vé, thu hút hàng triệu khán giả mọi lứa tuổi. Chỉ trong tuần đầu công chiếu, bộ phim có ngân sách 110.000 USD thu về 4,6 triệu USD và vươn lên đứng đầu doanh thu phòng vé xứ kim chi, soán ngôi các bom tấn Mỹ là InterstellarExodus: Gods & Kings.

Đến gần cuối tháng 12, phim hút hơn ba triệu lượt khán giả Hàn Quốc đến rạp, thu về gần 8 triệu USD và vẫn đang tiếp tục ăn khách. Ban đầu, phim chỉ được chiếu hạn chế ở 186 phòng rạp, đến nay phim có mặt ở 806 phòng chiếu và trở thành tác phẩm độc lập thành công nhất Hàn Quốc. Kỷ lục doanh thu của phim độc lập trước đó là Old Partner năm 2009 với 2,93 triệu USD.

Phim cũng ra mắt ở Bắc Mỹ cùng thời điểm công chiếu tại Hàn Quốc và thu về 180.000 USD trong tuần mở màn, đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng doanh thu phòng vé Mỹ với các phim độc lập. Các báo chuyên về điện ảnh của Mỹ như Hollywood ReporterVariety dành cho bộ phim đến từ châu Á cả sự yêu thích và kính nể. Không chỉ ăn khách, phim còn giành giải thưởng Audience Award (Khán giả bình chọn) tại Liên hoan phim Tài liệu quốc tế DMZ.

Vợ chồng ông bà Jo Byeongman và Kang Gyeyeol.
Vợ chồng ông bà Jo Byeong Man và Kang Gye Yeol.

Thành công của phim được giới quan sát nhận định nhờ hiệu ứng truyền miệng rộng rãi ở Hàn Quốc. Xét về kịch bản, điều đắt giá nhất trong bộ phim này là một câu chuyện tình như mơ có thật về hai cụ già nơi sơn cước được xử lý dưới góc máy quyến rũ đậm chất cine. Không ít người xem điện ảnh ví phim với tác phẩm Amour đoạt Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes 2012.

“Tôi cảm thấy rất ấm lòng khi xem và tôi ước mình và chồng sẽ được như thế khi về già, tìm được hạnh phúc trong điều giản dị”, bà Chung Hye Ran, một nội trợ 50 tuổi chia sẻ trên Strait Times sau khi xem phim cùng chồng.

Kim Eun Ah, một nhân viên văn phòng 28 tuổi nhận xét: “Chúng ta đang sống trong xã hội thay đổi quá nhanh, ngay cả các mối quan hệ. Vì thế sự cam kết và thủy chung của họ trong thời gian lâu như thế khiến tôi rất cảm động bởi điều đó ngày nay là quá khó kiếm tìm”.

Cụ ông đã mất, cụ bà bị xáo trộn

Nhà làm phim Jin Mo Young chia sẻ, ông biết đến ông bà Jo Byeong Man qua một show truyền hình tài liệu của đài KBS phát năm 2011, giới thiệu cuộc sống lãng mạn của những cặp vợ chồng tóc bạc. Ngay sau đó, ông đã lặn lội đến vùng núi nơi ông bà định cư và đề nghị thực hiện câu chuyện điện ảnh về họ.

Bộ phim truyền cảm hứng về tình yêu chung thủy.
Bộ phim truyền cảm hứng về tình yêu chung thủy.

Được sự đồng ý, đạo diễn Jin Mo Young bấm máy từ tháng 9/2012 và hoàn thành My Love, Don’t Cross That River sau gần hai năm. Suốt thời gian ghi hình, đạo diễn Jin Mo Young rất tinh tế quan sát và luôn đưa vào khung hình những chi tiết đắt giá mỗi ngày của cặp vợ chồng xế bóng, giúp từng cảnh phim chạm tới tim khán giả.

Cụ ông Jo Byeong Man qua đời một thời gian sau khi phim hoàn thành. Giờ đây, thành công của bộ phim lại gây xáo trộn đến cuộc sống của bà Kang Gye Yeol. Nửa tháng trước, đạo diễn Jin Mo Young ra thông cáo báo chí, cảm ơn sự quan tâm của truyền thông nhưng cũng lưu ý: “Cụ bà hiện đã phải chuyển đến sống cùng con gái để tránh sự chú ý và quan tâm quá khích của người hâm mộ, dù cụ rất muốn sống ở nơi đã trải qua 75 năm hôn nhân hạnh phúc với chồng”.

Nhà làm phim chia sẻ thêm: “Hiện cụ không muốn bị mọi người làm xáo trộn cuộc sống và đang hưởng những năm cuối đời bên con cháu. Xin mọi người đừng làm phiền hoặc liên lạc thăm cụ”.

Vũ Văn Việt

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Bốn mươi năm và bao nhiêu năm nữa?

Bốn mươi năm và bao nhiêu năm nữa?

VietTuSaiGon

RFA

Bốn mươi năm, những vong linh mồ xiêu nấm lạc, không người nhang khói, bị bêu riếu bằng cái tên “mả ngụy” và người ta đã dày xéo không thương tiếc! Nghĩa trang Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ở nhiều nơi đã thành khách sạn, công ty, dấu xưa chẳng còn gì.

Bốn mươi năm, những vong linh lang bạc kì hồ, không chốn nương náu bởi lòng người lạnh nhạt và người ta mãi say sưa trong cái gọi là chiến thắng, đạp lên tất cả mọi giá trị của đối phương, kể cả giá trị làm người và giá trị làm ma!

Bốn mươi năm, tượng đài bị đập phá, công trình, di tích bị đập phá, sách bị đốt, người bị nhốt, những bộ não thi đậu thủ khoa đại học lại bị vất ra đường để bán cà rem, bán bánh mì, những bộ não đỏ tuy không có chữ nào, học lớp ba lớp bốn trường làng lại được dán lên đó cái bằng tiến sĩ, bằng cao học… để lãnh đạo đất nước!

Bốn mươi năm, khoảng thời gian đủ để vài thế hệ sinh ra, lớn lên, nhận lãnh một nền giáo dục mà đến khi trường thành, sự sợ hãi, tính dối trá, giảo hoạt, lòng ích kỉ và thù hận đã chi phối toàn bộ hành vi hằng ngày, chuyển hóa thành bản chất đeo đẳng bởi giáo dục nhà trường và tương tác xã hội.

Bốn mươi năm, dường như lòng thù hận chưa bao giờ được xóa bỏ bởi chính sách phân biệt lý lịch trong các cơ quan nhà nước cũng như tính ưu tiên cho những con cháu của đảng viên Cộng sản, dẫn đến hàng loạt bất công, phi lý và những người có ý thức xậy dựng tương lai cá nhân, xã hội phải rơi vào chỗ cô thế, bị khủng bố tinh thần bằng mọi giá.

Bốn mươi năm, mỗi dịp lễ hội, Tết, nhà cầm quyền Cộng sản vẫn không bao giờ quên mở những bài hát mà nội dung của nó ca ngợi đảng Cộng sản, đẩy Việt Nam Cộng Hòa vào chỗ giặc bán nước, “ngụy quân”, “ngụy quyền”.

Bốn mươi năm, đất nước không có chiến tranh Nam – Bắc nhưng số người chết bởi chiến tranh Campuchia, chiến tranh biên giới Việt – Trung nhiều gấp ba lần số người chết trong hai mươi năm chiến tranh Nam – Bắc, không có bắn nhau trong nội địa Việt Nam nhưng người Trung Quốc ngang nhiên bắn giết bộ đội Việt Nam trên biển, mặc dù vậy, đảng Cộng sản Việt Nam và đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn giao hảo với nhau, vẫn anh em “bốn tốt mười sáu vàng”.

Bốn mươi năm không có Tây, Mỹ nào xâm lược nhưng lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam vẫn tiếp tục nhỏ lại, các cột mốc biên giới Việt – Trung vẫn tiếp tục dời lệch về phía Việt Nam, biển đảo tiếp tục mất dưới bàn tay Trung Cộng.

Bốn mươi năm “sống và làm việc noi gương bác Hồ vĩ đại”, người cán bộ Cộng sản đã tàn phá thiên nhiên, mọi nguồn tài nguyên cạn kiệt, đất đai hẹp dần, quyền sở hữu đất của người dân vẫn chưa có và tiếng kêu oan từ nhân dân mất đất vẫn kêu thấu trời xanh, chỉ có nhà cầm quyền là không nghe thấy.

Bốn mươi năm, những trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên yêu nước đã xuống đường biểu tình chống Trung Cộng và bị lực lượng công an Việt Cộng đàn áp, đánh đập, bắt bớ và dập tắt bằng mọi giá. Thậm chí có cán bộ công an đã hù dọa sẽ biến những cuộc biểu tình thành một “Thiên An Môn tại Việt Nam” hoặc chửi thề “tự do lài cái con c.!” với những người biểu tình.

Bốn mươi năm, hệ thống nhà nước trở thành bộ máy tham nhũng khổng lồ và chạy rất nhịp nhàng trong cơ chế quyền lực phe nhóm của nó. Người dân trở thành thứ nô lệ gián tiếp nộp thuế để nuôi cái bộ máy tham nhũng, cái hệ thống quyền lực này.

Bốn mươi năm, người dân quen sống trong sợ hãi, kìm kẹp và vô hình trung trở thành một thứ đảng viên Cộng sản không chính thức, lấy sự bợ đỡ quyền lực đảng, quyền lực nhà cầm quyền địa phương, quyền lực công an làm chỗ dựa mà tồn tại. Một ông hàng phở, một bà hàng xén sẵn sàng bỏ ra những đồng bạc ki cóp của mình để đút lót cho quan lại địa phương để được ưu tiên một việc gì đó, kể cả ưu tiên cứu trợ lũ lụt, phục hồi nhà cửa hư hỏng sau thiên tai.

Điều đáng sợ nhất của thế giới tiến bộ và điều mà người Cộng sản mong mỏi nhất cũng đã đến, đó là sự tê liệt trong các tế bào xã hội, sự khiếp nhược cũng như sự dốt nát trong văn hóa ứng xử của người dân. Điều này vốn là một thứ gì đó quá đáng sợ với thế giới tiến bộ nhưng lại là thành tựu của kẻ độc tài, chỉ có một mặt bằng dân trí ngu đần, sợ sệt và tê liệt mới đảm bảo ngôi vị lâu dài của kẻ độc tài.

Và một khi mà phần đông, nói khác là đại đa số nhân dân thỏa hiệp, sợ sệt, đội trên đạp dưới để tồn tại, liệu đảng Cộng sản đã thành công thực sự? Không, điều đó hoàn toàn không phải là một sự thành công của đảng Cộng sản mặc dù họ muốn thế!

Tham vọng của đảng Cộng sản là tham vọng độc tài, độc tôn lãnh đạo đất nước. Nhưng với một đất nước què quặt, kém tiến bộ, thiếu văn hóa, liệu họ sẽ nói dối và đứng trên đôi nạn thế giá đến bao giờ trước công luận quốc tế, trước những yêu cầu của thế giới tiến bộ?

Chắc chắn, người Cộng sản phải trả giá về việc này bất luận như thế nào. Bởi lẽ, sau bốn mươi năm, người ta có mù cũng dễ dàng nhận ra tuy về mặt địa lý không phân biệt Nam – Bắc, không có đường ranh giới vĩ tuyến 17 nhưng về mặt tâm thức, sự phân biệt Nam – Bắc bởi do phân chia quyền lực, những đặc quyền đặc lợi cũng như sự khác biệt giữa văn hóa Cộng sản nằm lòng miền Bắc với văn hóa Tư Bản trứng nước miền Nam đã đẩy hai lối sống về hai phía.

Điều này không nằm trong mong muốn của nhân dân nhưng đó là sự tiếp nhận thụ động cũng như cơ chế phản kháng rất tự động của con người trong tiến trình trưởng thành của mỗi người. Sự sai lầm lớn nhất của đảng Cộng sản sau bốn mươi năm chiếm cả hai miền Việt Nam chính là sự phân biệt đối xử, phân chia đặc quyền đặc lợi cho phe nhóm trong nội bộ đảng và nói láo quá lâu, xem thường sự hiểu biết của nhân dân.

Chắc chắn, người Cộng sản cũng như chính thể Cộng sản phải trả giá cho điều này, khó mà trốn vào đâu được. Bởi bốn mươi năm, con số đủ trưởng thành cho một đứa trẻ từ lúc lọt lòng mẹ cho đến nay cũng như đủ trưởng thành cho một xã hội mặc dù tính cách của xã hội đó có lệch lạc cỡ nào thì sự thật vẫn đập vào mắt thiên hạ. Chính sự thật sẽ cất lên tiếng nói của nó! Đó là tài sản có được sau bốn mươi năm! Và bao nhiêu năm nữa?