Ca sĩ Khánh Ly nói lời vĩnh biệt chồng

Ca sĩ Khánh Ly nói lời vĩnh biệt chồng
Nguoi-viet.com


Ðức Tuấn/Người Việt (ghi)

Lời Tòa Soạn: Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt người quả phụ, những câu chuyện kể về tình yêu, đời sống và nhiều lắm những kỷ niệm của 40 năm vợ chồng chung sống với nhau…

“Nếu không có các con chị, chắc chị sẽ không về căn nhà này đâu, mặc dù cũng chẳng biết sẽ phải đi đâu nữa…” Hay “Lúc nào có bạn bè, người thân đến đây, ngồi nhắc chuyện về anh, lúc đó còn thấy được an ủi và mừng vì thấy anh được nhiều người thương, chứ khi đêm về, một mình mới biết nổi cô đơn kinh hoàng lắm!”

Ca sĩ Khánh Ly không ngăn được xúc động khi nói chuyện chúng tôi, trong căn phòng khách trống trải, phía trên tường là bức ảnh chân dung của anh Nguyễn Hoàng Ðoan, và các ngọn nến lung linh, chiếu rọi lên đôi mắt anh nhìn xuống buồn bã.

Dưới đây là bài viết ngắn của ca sĩ Khánh Ly bày tỏ nỗi lòng hụt hẫng, trước sự ra đi vĩnh viễn của chồng chị, nhà báo Nguyễn Hoàng Ðoan:



Ca sĩ Khánh Ly và chồng, nhà báo Nguyễn Hoàng Ðoan. (Hình: Ca sĩ Khánh Ly cung cấp)

Dẫu vẫn biết “sanh lão bệnh tử,” thế nhưng đối với tất cả mọi người, cái chết luôn luôn là một bất ngờ, bởi làm sao có thể biết trước được một phút nữa, một giờ nữa, một ngày nữa… Mình sẽ chết, người thân của mình sẽ chết.

Nhưng là một người Công Giáo, bằng vào một niềm tin tuyệt đối, Thánh ý Chúa, khi Chúa đã gọi thì mình về. Tôi nghĩ nhà tôi đã luôn luôn dọn mình đón nhận ý Chúa. Xin vâng!

Từ năm 1976 đến nay, tôi hoàn toàn tin cậy và sống dựa vào anh, tôi chỉ biết hát, trông con, làm những công việc đàn bà trong gia đình – Chồng tôi không hề có ý kiến, tôi trực tiếp nhận “show,” hát ở đâu? bao nhiêu tiền? chồng tôi không biết.

Ai gọi anh đều nói, “Tôi không biết.” Hay “Ðợi bà ấy về.”

Nhưng tôi lại không biết giữ tiền, tôi giao hết cho chồng. Anh phải lo từ cái “bill” rác, từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất, anh toàn quyền quyết định từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất, tôi luôn tôn trọng anh cũng như những quyết định của anh, dẫu có mất mát thiệt thòi, tôi chưa hề có một lời trách anh, hay to tiếng giận hờn, bởi vì: “Thôi kệ, đừng nghĩ ngợi làm gì, coi như mình gặp xui đi anh.”

Chúng tôi chia sẻ những ngày vui, những niềm vui, an ủi nhau lúc thiếu thốn, khó khăn. Cứ như thế, chúng tôi dựa vào nhau mà sống, qua bao nhiêu gian nan, cay đắng – Chính những lúc như thế, chúng tôi lại gắn bó hơn.

Cái quan trọng hơn tiền bạc là cả hai chúng tôi không có điều gì che đậy, giấu giếm đời sống riêng tư ngày xưa, tôi tôn trọng những người mà anh đã tôn trọng và ngược lại.

Chồng tôi chỉ chuyên tâm lo mọi chuyện để tôi chỉ biết hát mà thôi. Anh nghe và nhìn tôi như một khán thính giả chứ không phải là chồng của một ca sĩ, lúc nào cũng coi vợ là nhất.

Giữ gìn sức khỏe, sự quan tâm của chồng tôi là một áp lực nặng nề, đôi khi làm tôi muốn điên, mà vẫn phải cắn răng chịu đựng, chỉ vì tôi biết dù đôi khi hơi quá, nhưng mà đúng.

Và tôi hãnh diện vì sự quan tâm không cường điệu của chồng khi anh dán lên tủ lạnh mảnh giấy anh viết: “mập quá, xấu quá,” ai đến nhà thấy cũng cười.

Khi tôi cằn nhằn tại sao mọi người ai cũng được ăn, mà tôi, cái người đứng hát cả 30 bài lại không có gì ăn? Bầu “show” nói nhỏ… “Tại anh dặn thế, sợ chị mập, mặc áo dài không đẹp…”

Quang Thành lén đưa đồ ăn cho tôi, cười… Ðây là bi kịch của người lương thiện. Thật ra anh chỉ muốn tôi ăn những gì tốt cho sức khỏe, trong khi… Gà không có… da, tôi không chịu, chỉ thích những đồ độc thôi.

Bây giờ vắng anh – Chẳng có ai, chẳng có gì có thể bù đắp được, nhưng tôi không tuyệt vọng – Tôi không được quyền đó vì suốt 5 năm qua, chúng tôi (Ðoan-Thành-Mai), như những lời hứa không khế ước, chúng tôi đến với nhau, đi cùng nhau, làm bạn đường một cách hồn nhiên.

Anh luôn tâm nguyện dâng trọn những gì tốt đẹp nhất cho Ðức Mẹ và xin vâng tất cả những gì Mẹ đã trọn cho chúng tôi, những ngày tháng còn lại, chúng tôi sẽ đi tiếp đoạn đường, đến với những con người bất hạnh, khổ đau.

Bởi chính những người sống khốn cùng đáng thương đó sẽ cho chúng tôi hạnh phúc, sẽ làm cho lòng chúng tôi ấm lại.

LỜI ƯỚC HẸN…

LỜI ƯỚC HẸN…
LỜI ƯỚC HẸN... Cả hai đang ở độ tuổi 17                                                          .Họ gặp nhau                                                          trong 1 bệnh                                                          viện khi đang                                                          đi dạo .Trong                                                          1 chớp mắt ,2                                                          trái tim non                                                          trẻ rộn lên 1                                                          niềm xúc động                                                          sâu sắc .Họ                                                          đọc trong mắt                                                          nhau 1 niềm                                                          xúc động sâu                                                          sắc .Họ đọc                                                          trong mắt nhau                                                          một nỗi thương                                                          cảm bi ai .Kể                                                          từ hôm đó họ                                                          không còn cô                                                          đơn nữa . Đến                                                          1 ngày ,cả 2                                                          được thông báo                                                          rằng bệnh tình                                                          của họ không                                                          có cách nào                                                          chữa trị được                                                          nữa .Trước khi                                                          được gia đình                                                          đón về nhà ,họ                                                          ngồi bên nhau                                                          1 buổi tối                                                          ,hẹn cùng nhau                                                          vượt qua số                                                          phận .Họ hứa                                                          mỗi tuần sẽ                                                          viết cho nhau                                                          2 lá thư để                                                          chúc phúc và                                                          động viên nhau                                                          .Rồi hôm sao                                                          họ chia tay                                                          nhau. Thấm                                                          thoát đã 3                                                          tháng trôi                                                          qua.Cô gái                                                          ngày càng yếu                                                          ớt .Một hôm cô                                                          gái cầm trong                                                          tay bức thư                                                          chàng trai gửi                                                          đến rồi thanh                                                          thản khép đôi                                                          bờ mi ,miệng                                                          thoáng mỉm                                                          cười mãn                                                          nguyện .Bà mẹ                                                          cuống cuồng                                                          gọi con .Nhưng                                                          cô gái đã ra                                                          đi ,bà gỡ lá                                                          thư trong tay                                                          cô gái và đọc                                                          :

Cả hai đang ở độ tuổi 17. Họ gặp nhau trong 1 bệnh viện khi đang đi dạo. Trong 1 chớp mắt, 2 trái tim non trẻ rộn lên 1 niềm xúc động. Họ đọc trong mắt nhau một tình cảm  sâu sắc. Họ đọc trong mắt nhau một tình yêu nồng nàn. Kể từ hôm đó họ không còn cô đơn nữa .

Đến một ngày, cả 2 được thông báo rằng bệnh tình của họ không có cách nào chữa trị được nữa. Trước khi được gia đình đón về nhà, họ ngồi bên nhau một buổi tối, hẹn cùng nhau vượt qua số phận …. Họ hứa mỗi tuần sẽ viết cho nhau 2 lá thư để chúc phúc và động viên nhau. Rồi hôm sao họ chia tay nhau.

Thấm thoát đã 3 tháng trôi qua. Cô gái ngày càng yếu ớt . Một hôm cô gái cầm trong tay bức thư chàng trai gửi đến rồi thanh thản khép đôi bờ mi, miệng thoáng mỉm cười mãn nguyện. Bà mẹ cuống cuồng gọi con. Nhưng cô gái đã ra đi, bà gỡ lá thư trong tay cô gái và đọc : “… khi số phận đùa giỡn với sinh mạng của em, em không nên sợ hãi vì bên cạnh em luôn có anh và mọi người quan tâm đến em. Anh đang khỏe dần lên, anh sẽ đến với em một ngày gần đây, em sẽ không cô đơn”.

Hôm sau, bà mẹ mở tủ của con gái, phát hiện ra vài chục lá thư do con gái bà viết, bỏ sẵn vào phong bì, dán tem đàng hoàng. Phía trên tập thư là mẩu giấy cô gái viết cho bà mẹ : “Mẹ ơi,đây là tập thư con viết cho một người bạn trai mà chúng con đã có lời hẹn ước đi cùng nhau suốt quãng đời còn lại. Nhưng con thấy mình yếu đi nhanh chóng, sợ không giữ được lời hứa ấy. Con đã viết sẵn những lá thư này, mỗi tuần mẹ gửi giúp con 1 lá cho anh ấy để anh ấy nghĩ con vẫn còn sống và đang động viên anh ấy vượt lên trên bệnh tật. Con chỉ mong anh ấy đủ niềm tin để sống tiếp. Con gái của mẹ”.

Bà mẹ lần theo địa chỉ ghi tên bìa thư để đến nhà chàng trai. Bà nhìn thấy trên bàn là một tấm ảnh của một thanh niên trẻ, tràn đầy sinh khí và sức sống được viền dải băng đen. Bà vô cùng ngạc nhiên khi biết chàng trai ra đi cách đây 1 tháng .

Bà mẹ chàng trai nước mắt lưng tròng chỉ vào chồng thư đặt bên cạnh khung ảnh và kể rằng: “Con trai tôi đã mất cách đây 1 tháng, nhưng trước khi ra đi, nó dành 3 ngày 3 đêm để viết những lá thư này. Nó nhờ tôi mỗi tuần gửi cho cô bạn gái nào đó 1 lá. Nó bảo cô gái đó cũng đang mong chờ sự cổ vũ động viên của nó. Thế là cả tháng nay tôi thay con trai gửi những lá thư này đi, không biết cô gái đó có nhận được không ?…”

Bà mẹ cô gái lao đến ôm chầm lấy bà mẹ của chàng trai và khóc không thành tiếng. Khi cả 2 bà mẹ đã hiểu ra tất cả, hai bà quyết định vẫn cứ hàng tuần gửi cho nhau 1 lá thư mà con họ đã để lại. Họ bảo làm như thế vì một ước nguyện cao cả./

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Phá đám tang, nghề mới thời sản mạt!

Phá đám tang, nghề mới thời sản mạt!

J.B Nguyễn Hữu Vinh, viết từ Hà Nội
dam-tang-1-622.jpg
Một đám tang bị phá vòng hoa. (hình minh họa)

Photo by J.B Nguyễn Hữu Vinh

Trên bình diện thế giới, có nhiều nghề nghiệp độc đáo và kỳ lạ được báo chí nói đến. Những nghề nghiệp đó, được công nhận tại một số quốc gia có đặc thù riêng của họ như nghề thử cần sa, nếm thử bia, thử socola hoặc đóng vai xác chết trên truyền hình… Thậm chí, ở Trung Quốc, một số thầy thuốc đang tuyển nhân viên cho nghề… ngửi rắm để chẩn đoán bệnh tật của bệnh nhân.

Một thời gian dài trong lịch sử, đất nước Việt Nam chúng ta chưa có nghề nào được liệt kê là những nghề độc đáo và kỳ lạ như các nghề nghiệp được báo chí nhắc đến ở trên. Gần đây, ở đất nước Việt Nam xuất hiện một nghề mới: Nghề phá đám tang.

Nghề mới xuất hiện

Có lẽ, ngay từ buổi đầu của nhà nước Việt Nam 1945, mọi người dân Việt Nam dù qua mấy ngàn năm dưới mọi thời đại từ phong kiến, đến thực dân, chẳng ai có thể nghĩ được rằng sẽ có một ngày nghề mới này lại xuất hiện trên đất nước Việt Nam.

Sở dĩ không ai có thể tưởng tượng được, bởi qua hàng ngàn năm văn hiến, người Việt Nam vốn được dạy dỗ rằng phải tôn trọng người chết cũng như người sống. Người dân Việt vốn được dạy dỗ rằng “Nghĩa tử là nghĩa tận” rằng “sống cậy nhà già cậy mồ”… để nhắc nhở người đời tôn trọng vong linh kẻ chết. Và thật là thất đức và tai ngược khi xâm phạm mồ mả, vong linh kẻ chết. Thái độ của người sống trước người chết, là thước đo nhân cách và đạo đức của chính họ.

Do vậy, khi nghề “Phá đám tang” được hình thành và phát triển ở Việt Nam, nhiều người không tin nếu không nhìn thấy tận mắt, không tưởng tượng được nếu suy đoán theo lý lẽ cuộc đời và đạo đức con người bình thường.

Nhưng, thực tế nó đã xảy ra và ngày càng nhiều dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi không nói thì ai cũng biết, nếu không có sự “lãnh đạo tuyệt đối của đảng”, thì đã là con người sinh ra cái đầu trên cổ, trái tim trong lồng ngực, có cho vàng cũng ít ai dám hành nghề này.

Một vài điển hình

Không chỉ đến hôm nay, nghề phá đám tang mới phát triển mà có lẽ từ cách đây hơn chục năm. Năm 2002 trong đám tang Trung tướng Trần Độ – một vị tướng đã suốt đời đi theo Đảng Cộng sản – đám tang đã rất nổi tiếng với những trò phá phách thể hiện sự “quang vinh” “vô địch” và “tài tình” của “Đảng ta”.

LetangongTranDo-400.jpg
Đám tang Trung tướng Trần Độ năm 2002.

Ở đám tang đó, đảng đã chỉ đạo ngang nhiên bỏ câu “Vô cùng thương tiếc”  có sẵn trước bức tường trong nhà tang lễ đặt thi hài người quá cố. Ở đám tang đó, tất cả những người đến viếng không được ghi chức danh Trung tướng của ông Trần Độ trên băng tang. Những vòng hoa đến viếng, kể cả của ông Võ Nguyên Giáp cũng không được viết chức danh của người viếng và của người chết như ý muốn. Thậm chí, ở đó người chết còn bị Vũ Mão, thay mặt Đảng, Quốc hội, Nhà nước đọc bản “Điếu văn kiểm điểm” trước khi được đưa đi chôn.

Thế rồi, những đám tang bị phá như vậy xuất hiện ngày càng nhiều từ đó đến nay và xuất hiện không chỉ một nơi, một cấp và mức độ tàn bạo, bất nhân thì cứ theo đà “Năm sau cao hơn năm trước”.

Đã có hàng đoàn hàng lũ Công an, Cảnh sát các loại đánh đập người đưa tang, cướp xác một người dân Cồn Dầu rồi đưa đi vứt vào một chỗ nào đó mà tang chủ không hề được biết để nhằm mục đích cướp đất nghĩa địa, làng mạc có từ háng trăm năm nay ở Cồn Dầu, Đà Nẵng.

Người ta chứng kiếm đám tang mà công an dày đặc, xe công an lạng lách, chèn ép người đi đưa tang nhằm gây tai nạn cho họ ở đám tang ông Trịnh Xuân Tùng, người bị tên Trung tá Công an đánh cho gãy cổ đến chết và được xử 4 năm tù.

Người ta chứng kiến những đám tang bị cướp giật băng rôn, bị xông vào ép tang chủ cho làm ban tổ chức, bị người lạ xông vào khống chế tang chủ như đám tang mẹ Phạm Thanh Nghiên ở Hải Phòng.

Người ta thấy một điều: Hầu như, những đám tang bị phá nhiều nhất, quyết liệt nhất, bất nhân nhất lại chính là những đám tang của những người đã từng góp phần máu xương, sức lực xây nên chế độ này.

Sau ông Trần Độ, một lão tướng với những chức vụ cao cấp trong hàng ngũ Cộng sản đã bị phá đám tang, Ông Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Từng giữ nhiều chức vụ trong hệ thống chính trị này, nhưng khi chết đã được “sự quan tâm đến mức cao nhất” dù đám tang được tổ chức trong chùa. Các băng tang bị giật, bị phá và những người tham dự lễ tang bị làm khó dễ, những tên côn đồ  ngang nhiên phá đám tang trước mắt mọi người. Và hẳn nhiên ai cũng biết những tên côn đồ đó  đều thuộc về đảng CSVN.

Rồi đám tang ông Trần Lâm, một luật sư, từng là một “đồng chí cộng sản”. Nhưng đám tang đã bị giật băng tang và phá rối bởi đám mật vụ vô nhân tính.

Và mới đây nhất, hôm 12/1/2015, một người Cộng sản đã ra đi và đám tang tiếp tục bị phá phách: Bà Hoàng Thị Ái Hoát (phu nhân Nguyên uỷ viên trung ương đảng, nguyên bộ trưởng, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên Xô Nguyễn Hữu Khiếu).

Trong điếu văn đọc trong đám tang của bà, ông Bí thư đảng không ngần ngại nói rằng: Đồng chí Hoàng Thị Ái Hoát đã là một đảng viên cống hiến đến hơi thở cuối cùng với mấy chục năm tuổi đảng. Đồng chí đã để lại cho đất nước những người con trưởng thành được đào tạo, giáo dục tốt…

Thế nhưng, những lời lẽ đó vẫn có thể đọc trơn tru khi đám tang của “đồng chí” đã được các “đồng chí” tìm cách phá ngay từ đầu. Thậm chí, ngay trước linh cữu của “đồng chí” một “đồng chí” hóa trang ra giật phá các băng tang viếng “đồng chí” một cách trắng trợn thì chỉ có những người Cộng sản mới làm được.

Thế mới hiểu nghĩa tình và “đạo đức cách mạng” của những người Cộng sản với nhau ra sao.

Ngay từ khi bước vào cổng khu vực nhà tang lễ, bất cứ ai muốm mua vòng hoa, muốn ghi băng tang vào viếng đều được những người lạ mặt chỉ đạo được làm, được viết và được bán hay không. Nhiều bạn bè, tổ chức dân sự, hội đoàn muốn mua vòng hoa tang, viết băng tang đã không thể thực hiện được. Đơn giản chỉ là vì không ai nghĩ rằng “đảng ta” lại “đạo đức văn minh” đến mức đó.

DamtangConDaubipha-400.jpg
Đám tang ở Cồn Dầu bị phá. File photo.

Thậm chí, một số vòng hoa khi mang vào tận nhà tang lễ, một đám người không rõ là ai nhưng ai cũng biết là ai đã ngang nhiên xông vào giật phá các băng tang như chỗ không người, ngay trước linh cữu.

Một tên đã khá già, xông lại giật chiếc băng tang trước linh cữu “đồng chí” của hắn đang nằm đó. Khi bị chất vấn, hắn bảo “tôi là người của Ban Tổ chức”. Nhìn hành động của hắn, tôi không kìm được sự phẫn nội. Tôi nói với hắn: “Cỡ mày, chết thì chó nó không thèm đến tha đi chứ chưa cần nói đến chuyện viếng”. Đến khi về một người bạn nói rằng: Anh này trước đây, năm 2007 đã là thượng tá công an (?). Thế mới lạ, Ban tổ chức đám tang lại có cả công an?

Những kẻ hành nghề này, không cần nói, thì ai cũng biết họ là ai. Họ hành nghề đó cách lén lút hoặc ngang nhiên, họ hành nghề bằng cách bất chấp sự kiêng dè, húy kỵ… họ hành nghề say mê và tự tin về một sự bảo kê bằng thứ luật pháp dùng để trả thù và cấp bậc, lương thưởng, chức vụ…

Côn đồ điều hành nhà tang lễ Bộ Quốc phòng?

Những đám tang của ông Trần Độ, bà Hoàng Thị Ái Hoát được tổ chức tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, đó là là nhà tang lễ của Bộ Quốc phòng.

Hẳn rằng, khi các gia tang nhắm chọn nơi này để tổ chức đám tang, ngoài sự thuận tiện, thì họ cũng còn chút nào đó yên tâm về một nhà tang lễ do Bộ Quốc phòng quản lý, sẽ được an toàn và người quá cố được yên tĩnh sớm siêu sinh tịnh độ sau khi từ giã cõi trần. Thế nhưng, ở đây lại khác.

Những kẻ không trang phục, không cấp hiệu, không dám xưng chức danh, mà nếu nhìn vào như một đám du thủ du thực đã điều hành nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng này.

Bất chấp luân lý, luật pháp những người này ngang nhiên cướp, phá, giật xé những vòng hoa viếng, đánh người vô cớ ngay trước mặt hàng loạt sỹ quan, chiến sĩ quân đội đang làm nhiệm vụ ở đây. Nhưng tất cả họ đều bất lực.

Nhìn những hành động này, tôi nói với một sỹ quan cấp tá ở đây: “Tôi không rõ, đây là nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, tại sao đám côn đồ này lại ngang nhiên điều hành và hành động bất chấp luật pháp với người dân mà các sỹ quan không ai có ý kiến gì là sao. Tại sao Bộ Quốc phòng lại bất lực?” Anh ta trả lời: “Vâng, chúng tôi sẽ lưu ý vấn đề này”.

Gieo nhân để chờ gặt quả, trông mặt mà bắt hình dong

Trên một trang mạng của một dư luận viên giấu mặt, những hình ảnh bị cắt dán nhằm vu cáo những người đến viếng tang. Chẳng ai lạ gì trò hèn hạ đê tiện và rẻ tiền này xuất phát từ đâu. Nhưng, có một câu khá hay như sau: “Người xưa dạy “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Bởi thế, thái độ của con người trước cái chết, trước nỗi bất hạnh của người khác, luôn phản ảnh trình độ giáo dục và nền tảng đạo đức của con người ấy”.

Đọc câu này, tôi nghĩ rằng nếu mấy sỹ quan hôm nay phá tang lễ kia đọc được, chắc hẳn như bị một thùng nước đá vào đầu.

Và tôi chợt nhớ ra một điều: Thì ra, không phải họ không biết những điều sơ đẳng này. Hẳn rằng họ không thể không biết việc phá phách đám tang, xúc phạm người quá cố, mồ mả và những việc linh thiêng là điều tối kỵ trong đạo đức làm người. Điều tôi thắc mắc là không hiểu tại sao họ vẫn biết, và họ vẫn làm?

Thế rồi, đọc lại những thông tin về những sự việc đã qua, người ta mới thấy rằng, họ có một lý do để bao biện cho hành vi phản đạo đức và lương tri của mình, đó là: Lệnh trên.

Lệnh trên, là lý do mà ông Vũ Mão dùng để biện minh cho cái “điếu văn kể tội” trước tang lễ ông Trần Độ. Thậm chí, ông ta còn tự hào “Tôi là nghị sĩ đóng vai nghệ sĩ bất đắc dĩ” và coi như đó là lý do để biện minh cho hành động của mình.

Than ôi, ông Vũ Mão chẳng lẽ không biết rằng, dù là lệnh trên, dù là thể chế, dù là tập thể hay gì gì đi nữa ra lệnh cho ông thì ông vẫn nên nhớ rằng ông vẫn là một Con – Người. Ông vẫn có một khối óc riêng, một trái tim riêng để xem xét và đánh giá hành động của mình đúng, sai, phải, trái. Do đó, ông sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành động của mình.

Và hôm nay, hay ngày mai cũng vậy, những kẻ đã tự ngậm dầu vào miệng để thổi lửa, hẳn sẽ có ngày cháy ngay miệng mình.

Còn với một chế độ do đảng lãnh đạo tuyệt đối, mà khai sinh một nghề mới: “Nghề phá đám tang” thì xét theo chiều dọc lịch sử và chiều ngang thế giới, hẳn tự nó đã nói lên tầm vóc của đảng, nói lên sự “quang vinh, trí tuệ, khoa học và sáng suốt tài tình” ra sao.

Hà Nội, ngày 14/1/2015

J.B Nguyễn Hữu Vinh, viết từ Hà Nội

‘Chân dung quyền lực’ gây nhiễu loạn chính trường Việt Nam?

‘Chân dung quyền lực’ gây nhiễu loạn chính trường Việt Nam?

Tính tới tối 14/1, theo hệ thống đếm trên trang, tới nay, “Chân dung quyền lực” hiện đã có hơn 13 triệu người truy cập và đôi khi, cùng một thời điểm, có hàng nghìn người trên trang này.

Tính tới tối 14/1, theo hệ thống đếm trên trang, tới nay, “Chân dung quyền lực” hiện đã có hơn 13 triệu người truy cập và đôi khi, cùng một thời điểm, có hàng nghìn người trên trang này.

VOA Tiếng Việt

14.01.2015

Một tờ báo của Nhật Bản mới đăng tải bài viết dài về sự xuất hiện của trang blog “Chân dung quyền lực”, với nhận định rằng những lời đồn thổi trên mạng có thể gây bất ổn chính trị tại Việt Nam.

Tờ Nikkei Asian Review, thuộc sở hữu của một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất xứ sở mặt trời mọc, nêu chi tiết về các thông tin chưa được kiểm chứng xuất hiện trên trang blog mà họ cho là “bí ẩn”.

Tờ báo của Nhật dẫn nguồn từ “Chân dung quyền lực” nói rằng “có cáo buộc về việc Trưởng ban nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh bị một đối thủ chính trị đầu độc trong chuyến thăm Trung Quốc, và đối thủ này đã sẵn sàng cho một vị trí trong nội các sắp tới”.

Nikkei Asian Review sau đó cũng nói về việc các quan chức Việt Nam đã bác bỏ thông tin về chuyện ông Thanh bị hạ độc.

Tính tới tối 14/1, theo hệ thống đếm trên trang, tới nay, “Chân dung quyền lực” hiện đã có hơn 13 triệu người truy cập và đôi khi, cùng một thời điểm, có hàng nghìn người trên trang này.

Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập ở Việt Nam, nhận định rằng trang blog “đăng tải thông tin về đường tơ kẽ tóc của một số quan chức này” đang “gây bất lợi cho nội bộ chính trị Việt Nam”.

” Người ta đặt câu hỏi là ai đứng sau ‘Chân dung quyền lực’ để có thể có được những thông tin đắt giá và chính xác đến như thế? Trước mắt, tôi cho đó là một sự hoang mang, bối rối và sau đó đâm ra hoài nghi, dẫn tới nghi ngờ, và những nghi ngờ đó lại phủ trùm lên tất cả và liên quan tới động cơ tranh giành, tranh đấu nội bộ lẫn nhau thì đó chính là một bi kịch, mà chúng ta gọi là bi kịch của sự mất đoàn kết trong cái thống nhất trong đảng hiện nay.

Ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập ở Việt Nam.”

Ông nói: “Người ta đặt câu hỏi là ai đứng sau ‘Chân dung quyền lực’ để có thể có được những thông tin đắt giá và chính xác đến như thế? Trước mắt, tôi cho đó là một sự hoang mang, bối rối và sau đó đâm ra hoài nghi, dẫn tới nghi ngờ, và những nghi ngờ đó lại phủ trùm lên tất cả và liên quan tới động cơ tranh giành, tranh đấu nội bộ lẫn nhau thì đó chính là một bi kịch, mà chúng ta gọi là bi kịch của sự mất đoàn kết trong cái thống nhất trong đảng hiện nay”.

Dù chính phủ Việt Nam chưa chính thức lên tiếng bình luận về các thông tin do “Chân dung quyền lực” loan đi, nhưng báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, mới đây đã cho đăng tải bài viết trong đó ám chỉ tới trang blog này.

Bài viết trong mục “Bình luận – Phê phán” nói rằng “cứ mỗi khi Việt Nam sắp diễn ra một sự kiện chính trị quan trọng là một số tổ chức, cá nhân lại ráo riết triển khai chiến dịch bịa đặt, vu cáo, tung tin thất thiệt”.

Bài báo có đoạn: “Các bài này được chế tạo như chính người trong cuộc viết, bịa đặt các chi tiết tinh vi với đủ loại âm mưu, thủ đoạn, cuộc chiến giữa các phe nhóm được dựng lên qua lập luận có vẻ có lý, kèm theo có mô tả chi tiết về thời gian, địa chỉ, các mối quan hệ, số tiền bạc, hình ảnh nhà cửa, xe cộ chụp ở đâu đó gán cho đối tượng cần bôi nhọ, kết hợp với vài ba loại giấy tờ mờ mờ ảo ảo, chữ ký loằng ngoằng không thể xác minh!”

Khi được hỏi vì sao trang web với những thông tin bị coi là “ngoài luồng” này lại thu hút được nhiều người đọc, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, cựu phóng viên báo Thanh Niên, nói với VOA Việt Ngữ:

” Báo chí của nhà nước được đảng lãnh đạo và kiểm soát rất kỹ qua ban tư tưởng văn hóa trung ương cũng như các địa phương. Cho nên tất cả báo chí mà tôi gọi là lề đảng, thì đăng theo một chủ trương như vậy. Các thông tin này bị kiểm duyệt, và hầu như làm công tác tuyên truyền là chính. Vì thế, khi xuất hiện một trang như ‘Chân dung quyền lực’, đưa ra một số thông tin mà người ta có thể khả tin, thì nó tạo được niềm tin nơi người đọc, và vì vậy mà thu hút được số lượng người đọc rất lớn trong thời gian rất ngắn.

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói.”

“Báo chí của nhà nước được đảng lãnh đạo và kiểm soát rất kỹ qua ban tư tưởng văn hóa trung ương cũng như các địa phương. Cho nên tất cả báo chí mà tôi gọi là lề đảng, thì đăng theo một chủ trương như vậy. Các thông tin này bị kiểm duyệt, và hầu như làm công tác tuyên truyền là chính. Vì thế, khi xuất hiện một trang như ‘Chân dung quyền lực’, đưa ra một số thông tin mà người ta có thể khả tin, thì nó tạo được niềm tin nơi người đọc, và vì vậy mà thu hút được số lượng người đọc rất lớn trong thời gian rất ngắn”.

Theo tờ Nikkei Asian Review, những thông tin trái chiều nhau cộng với sự im lặng của truyền thông trong nước về bệnh tình của ông Thanh trong một thời gian dài đã khiến người dân “đi tìm câu trả lời trên các trang blog bí hiểm”.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn VOA mới đây, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát tình hình chính sự ở trong nước, cũng cho rằng tin tức lan truyền trên các mạng xã hội đã khiến nhiều người dân tò mò về tình trạng sức khỏe của Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Tin từ trong nước cho hay, hôm 13/1, một loạt các quan chức Việt Nam, trong đó có Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và trưởng ban tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, đã tới thăm ông Nguyễn Bá Thanh tại nơi ông được điều trị tại Đà Nẵng.

Theo nhận định của tờ báo của Nhật, “không còn nghi ngờ gì nữa, các trang mạng xã hội như Facebook và các trang blog bí hiểm sẽ được dùng làm công cụ tranh giành quyền lực trước khi một bộ chính trị mới được lựa chọn”.

“Các trang này sẽ rò rỉ các thông tin về một số cá nhân nhất định, làm sao nhãng công chúng trước các vấn đề quốc gia cấp bách khác”, Nikkei Asian Review viết.

Thủ tướng Dũng: Không thể cấm mạng xã hội

Thủ tướng Dũng: Không thể cấm mạng xã hội

Ông Nguyễn Tấn Dũng nói không thể cấm được mạng xã hội

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với các quan chức rằng mạng xã hội đã trở thành nhu cầu thiết yếu và không thể ngăn cấm.

Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ có phát biểu công nhận vai trò của các mạng xã hội, mà những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.

Báo Thanh Niên tường thuật rằng ông Dũng đã nói như trên tại Hội nghị tổng kết công tác 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015 của Văn phòng Chính phủ sáng thứ Năm 15/1.

Ông thủ tướng được dẫn lời yêu cầu văn phòng phải làm sao để tổ chức, định hướng thông tin trên mạng xã hội một cách nhanh chóng và chính xác.

Hiện nay hơn 30 triệu người ở Việt Nam đang sử dụng các mạng xã hội.

Theo ông Nguyễn Tấn Dũng, đó là “nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm”.

“Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên Facebook xem thông tin. Vậy làm sao để thông tin đó đúng đắn, chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí.”

“Phải đưa thông tin chính xác, kịp thời để định hướng. Trên mạng ai nói gì thì nói nhưng nếu có thông tin chính thống của Chính phủ thì người dân mới có lòng tin. Đây là nhiệm vụ mới cần phải làm tốt trong năm nay.”

Tin đồn tràn lan

Trong khi đó, một quan chức cao cấp khác của chính phủ lại cảnh báo “các thế lực thù địch cũng như kẻ xấu đã lợi dụng” internet và các mạng xã hội “để tấn công vào nước ta bằng nhiều chiêu bài khác nhau”.

Ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trong chương trình truyền hình “Đối thoại và Chính sách” của kênh VTV1 tối thứ Tư 14/1 với chủ đề ‘Đối phó với thông tin nguy hại’ cho rằng mục đích của tội phạm internet-mạng xã hội là chống phá Đảng, Nhà nước cùng lãnh đạo các cấp của Việt Nam.

” Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên Facebook xem thông tin. Vậy làm sao để thông tin đó đúng đắn, chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”

Ông Tuấn giải thích rằng “hàng trăm trang mạng có máy chủ ở nước ngoài sử dụng chiêu bài nguy hiểm là xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo các cấp nhằm gây chia rẽ Đảng với nhân dân, giảm sút niềm tin của dân với Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết, tạo sự ngờ vực trong xã hội”.

“Có thể gọi chung đây là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật Việt Nam. Loại tội phạm này có thể bị xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước”.

Ông thứ trưởng kêu gọi người dân “cảnh giác, tẩy chay thông tin độc hại, không tiếp tay cho tội phạm thông tin ảo lan truyền thông tin”.

Trong khi báo chí chính thống Việt Nam thường dè dặt đề cập đến những vấn đề chính trị nhạy cảm, ngày càng nhiều người dân tìm đến các nguồn thông tin không chính thức, tạm gọi là “lề trái”.

Gần đây, nhiều trang blog mà chủ nhân giấu tên được lập ra để chuyễn đi các thông tin khó có thể kiểm chứng nhưng lại được nhiều người đọc.

Thí dụ trang blog mang tên Chân dung Quyền lực đăng tải nhiều thông tin về tình hình sức khỏe của Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, thậm chí cập nhật ngày giờ ông Thanh trở về Việt Nam.

Trang này cũng đưa nhiều cáo buộc đối với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Tuần hành Paris cổ vũ tự do ngôn luận ở VN

Tuần hành Paris cổ vũ tự do ngôn luận ở VN

Chuacuuthe.com

VRNs (15.01.2015)- Sài Gòn– BBC- Cuộc tuần hành lịch sử ở Paris hôm 11/1 sau ba ngày nước Pháp bị tấn công là ‘sự cổ vũ tinh thần rất lớn’ cho những người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, một nhà hoạt động dân chủ trong nước nói với BBC.

image009

Ông Nguyễn Huệ Chi muốn chính quyền Việt Nam tôn trọng tự do ngôn luận

Cuộc tuần hành lịch sử ở Paris hôm 11/1 sau ba ngày nước Pháp bị tấn công là ‘sự cổ vũ tinh thần rất lớn’ cho những người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, một nhà hoạt động dân chủ trong nước nói với BBC.

Cuộc tuần hành vào lúc 15h đã thu hút hơn một triệu người cùng với 40 nhà lãnh đạo từ các nước trên thế giới để bày tỏ tình đoàn kết với người dân Pháp sau các vụ tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo và hai vụ bắt giữ con tin sau đó của các tay súng Hồi giáo cực đoan.

Những kẻ tấn công được cho là trả đũa việc tòa báo này đăng hình biếm họa Đấng Tiên tri Muhammad của người Hồi giáo.

Ngoài ra, hàng ngàn người các nước trên thế giới, từ Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Israel cho tới Úc, Nhật đều đã xuống đường để ủng hộ cuộc tuần hành ở Pháp.

Hưởng ứng ở Hà Nội

Vào khoảng 9h tối giờ Việt Nam, tức là khi cuộc tuần hành bắt đầu ở Paris, một số nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam đã cũng đến Tòa đại sứ Pháp ở Hà Nội để hưởng ứng cuộc tuần hành này.

Trao đổi với BBC, nhà văn Nguyễn Huệ Chi, người quản lý trang bauxitevietnam, nói ông cùng Tiến sỹ Nguyễn Quang A, người đại diện cho Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, đã ‘không quản ngại đêm lạnh, giá rét để đi quãng đường rất xa đến Đại sứ quán Pháp’ vào tối 11/1.

Cuộc tuần hành ở Paris cho thấy nhân loại văn minh không đứng cùng với những kẻ độc tài, khủng bố, những kẻ muốn người ta cúi đầu vâng lệnh mình. Nhà văn Nguyễn Huệ Chi

“Cuộc tuần hành ở Paris cho thấy nhân loại văn minh không đứng cùng với những kẻ độc tài, khủng bố, những kẻ muốn người ta cúi đầu vâng lệnh mình,” ông Chi nói. “Những người tuần hành muốn cất lên tiếng nói của tự do.”

Ông cho biết vụ thảm sát ở tòa soạn báo Charlie Hebdo hôm 7/1 là ‘nỗi đau của những người trí thức’.

“Đúng giờ tuần hành tôi và anh Nguyễn Quang A cùng nhau đến Đại sứ quán Pháp để đưa hoa và chia sẻ nỗi đau.”

Ông Chi cho biết ông đã nói với người đại diện của Tòa Đại sứ Pháp rằng việc làm của các ông ‘là đại diện cho những người trí thức dân chủ yêu tự do của Việt Nam’.

“Chúng tôi quyết liệt phản đối kẻ nào muốn chống lại nền báo chí tự do bằng bất kỳ hành vi đê mạt nào và ở bất kỳ địa điểm nào trên thế giới và giành tiếng nói tự do cho thế giới văn minh.”

‘Không thể hạn chế tự do ngôn luận’

Cuộc tuần hành ở Paris được hưởng ứng ở nhiều nơi trên thế giới

Khi được hỏi về liệu vụ việc ở tòa soạn Charlie Hebdo có phải thể hiện mặt trái của quyền tự do ngôn luận hay không, ông Chi nói ông ‘không tán thành bất cứ sự hạn chế nào đối với quyền tự do ngôn luận’.

“Tự do ngôn luận, tự do báo chí chính là cái làm cho con người văn minh, tốt đẹp và cư xử với nhau một cách dân chủ hơn,” ông giải thích.

“Chúng tôi nghậm ngùi khi ở Việt Nam có những người cầm bút cũng vì hăng hái dấn thân, vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc chống Trung Quốc xâm lược và bảo vệ quyền tự do ngôn luận nhưng cuối cùng chịu tai họa,” ông nói và cho biết ông và ông A đã đem theo các khẩu hiệu ‘Je Suis Charlie’, ‘Tôi là Anh Ba Sàm’, ‘Tôi là Bọ Lập’ đến Tòa Đại sứ Pháp.

Anh Ba Sàm, tức ông Nguyễn Hữu Vinh, và ông Bọ Lập, tức Nguyễn Quang Lập, là những blogger đã bị chính quyền Việt Nam bắt giam vì những tội ‘Lợi dụng quyền tự do dân chủ’ và ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’.

“Chúng tôi thấy số phận chúng tôi giống như số phận của Anh Ba Sàm và Bọ Lập,” ông Chi nói.

“Chúng tôi mong muốn Nhà nước cải thiện luật pháp và cách cư xử với người cầm bút, không còn người bị bắt vào tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận.”

Theo BBC 13/1/15

Nhu cầu tâm linh và lời hứa suông của chính quyền

Nhu cầu tâm linh và lời hứa suông của chính quyền

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2015-01-14

giaminh01142015.mp3

NHA-NGUYEN-DAK-JAK--01-622.jpg

Nhà nguyện giáo xứ Dak Jak tại huyện Dak Glei của tỉnh Kon Tum.

Courtesy giaophankontum.com

Your browser does not support the audio element.

Nhu cầu tín ngưỡng

Kon Tum thuộc vùng Tây Nguyên với nhiều người sắc tộc thiểu số sinh sống. Vùng đất này cũng là nơi mà trước đây nhiều giáo sĩ Công giáo đến để truyền đạo và nhiều người địa phương đã tin theo trong đó có những người thiểu số sắc tộc Chẻ, Sedang. Tuy nhiên do chiến tranh, sau năm 1975 nhiều người phải đi tứ tán và trong những năm gần đây một số trở về cũng như có người từ vùng đất khác đến lập nghiệp làm ăn. Số người Công giáo hiện có mặt tại ba xã Dak Mon, Dak Ang, Dak Long, huyện Dak Glei thuộc giáo xứ Dak Jak được cho biết lên đến hơn 5 ngàn người.

Một giáo dân cho biết tình hình nhà thờ mà giáo dân dựng lên để thờ tự trong những năm qua như sau:

” Từ tháng 5 năm 2013, chính quyền huyện Dak Glei và chính quyền tỉnh Kon Tum ra quyết định tháo dỡ, và giằng co cho đến bây giờ.
-LM Đa Minh Trần Văn Vũ”

“Nguyên gốc từ sau năm 75 người ta đã có nhóm giáo xứ này rồi. Đến bây giờ Nhà thờ chưa có, chẳng qua là cái nhà tạm thôi; người ta làm một nhà đơn giản với cột tròn nho nhỏ bằng cổ tay, cổ chân thôi; chứ không phải cái nhà.”

Trước nhu cầu của hơn 5 ngàn giáo dân Công giáo tại ba xã vùng xa như thế, Tòa Giám mục Kon tum cử linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ về phụ trách giáo xứ từ năm 2011. Ông cho biết về tình hình hiện nay về ngôi nhà thờ tạm của giáo xứ mà ông đang phụ trách:

“‘Cái nhà’ của chúng tôi được dựng lên vào cuối tháng tư năm 2013. Nhà dựng cột tròn, đơn sơ thôi, lợp tôn. Chúng tôi có lễ đài, sau lễ đài có thân vách với trang trí, còn ba phía trống hết không có chỗ nào có thân vách. Diện tích được 1.000 mét vuông kể cả lễ đài luôn. Từ tháng 5 năm 2013, chính quyền huyện Dak Glei và chính quyền tỉnh Kon Tum ra quyết định tháo dỡ, và giằng co cho đến bây giờ. Hiện giờ, nhà nguyện/nhà thờ tạm của chúng tôi vẫn còn đứng đó. Bao nhiêu năm nay phải đứng dưới nắng, dưới mưa nên phải dựng tạm nhà đó dù nhiều lần xin phép mà chính quyền không cho.”

Bất nhất trong ý kiến của chính quyền

dak-jak-1-622

Nhà thờ tạm của giáo dân Công giáo thuộc giáo xứ Dak Jak tại huyện Dak Glei của tỉnh Kon Tum.

Đối với chính quyền địa phương thì sự hiện diện của linh mục chính xứ Đa Minh Trần Văn Vũ và ngôi nhà thờ tạm là không theo đúng qui định của Nhà nước. Tuy nhiên theo người giáo dân xứ Dak Jak thì tín hữu và giáo quyền từng làm đơn nhiều lần về nhu cầu tâm linh của cả ngàn con người tại địa phương, thế nhưng họ chỉ nhận được lời hứa suông của chính quyền. Gần đây nhất lệnh buộc tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm là điều thất hứa khiến các tín hữu mất niềm tin hoàn toàn vào phía chính quyền. Người giáo dân trình bày:

“Thời điểm hứa vào tháng chín, trong khi hứa có chủ tịch huyện, bí thư huyện, có phó sở Nội Vụ cùng với giám mục địa phận. Nếu giám mục địa phận cho tháo dỡ nhà đó thì cho phép làm một nhà tạm khác khoảng 200 mét vuông. Hai bên thống nhất như vậy rồi và Đức Giám mục nói nếu hai bên thỏa thuận như vậy thì làm văn bản ký rồi đôi bên thực hiện theo văn bản. Nhưng đến giờ này họ không thực hiện theo tinh thần đó. Họ tuyên bố phải dỡ nhà này, còn việc cho hay không còn phải xem xét.

Việc xin làm nhà thờ thì không phải bây giờ giáo xứ mới xin mà xin cách đây hằng chục năm rồi mà phía chính quyền không giải quyết. Đến bây giờ nhu cầu của dân càng ngày càng lớn, mà xin thì chính quyền không chấp thuận giải quyết. Rồi lúc nói thế này, lúc nói thế kia. Nói chờ xem xét mà đến giờ này cứ vẫn diễn ra tình cảnh như thế nên dân bức xúc. Bây giờ họ mất niềm tin (vào chính quyền).”

Linh mục chính xứ Đa Minh Trần Văn Vũ cũng cho biết về điều này:

” Việc xin làm nhà thờ thì không phải bây giờ giáo xứ mới xin mà xin cách đây hằng chục năm rồi mà phía chính quyền không giải quyết. Đến bây giờ nhu cầu của dân càng ngày càng lớn, mà xin thì chính quyền không chấp thuận giải quyết.
-Một giáo dân”

“Tòa Giám mục cũng làm việc với chính quyền nhiều lần: chính quyền huyện, chính quyền tỉnh. Vào tháng 9 năm 2014, họ hứa với Đức Cha nếu đồng ý dỡ Nhà thờ thì họ cho dựng một nhà tạm khác trên đất cố định. Còn nhà hiện giờ là dựng trên đất mượn của dân. Đất cố định là đất mà chúng tôi mua để giới thiệu cho chính quyền để làm Nhà thờ chứ không làm trên đất của dân. Đã có hứa như thế và hai bên cùng ký; nhưng cuối cùng họ nói thẩm quyền đó không thuộc huyện, tỉnh mới quyết định. Và tỉnh quyết định buộc phải dỡ Nhà thờ, và chuyển hết các linh mục trong địa hạt Dak Glei, tức không cho linh mục lên với lý do trên đây không phải là cơ sở tôn giáo không được phép có linh mục nên không được có linh mục tại đó. Trong khi giáo dân của chúng tôi trên 5 ngàn người, mà chúng tôi ở xa cách 25 cây số thì ‘chăm sóc’ họ thế nào? Do vậy, chúng tôi buộc phải lên đây để ở, chăm sóc cho dân. Điều duy nhất là nhu cầu thiết thực của người dân. Chúng tôi đã nhiều lần đệ đơn yêu cầu chính quyền phải quan tâm. Nhưng đến bây giờ họ vẫn giữ cơ chế xin-cho, luôn giữ quyền tối thượng ban phát ân huệ. Chúng tôi không chấp nhận mâu thuẫn đó.”

Chính bản thân linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ cũng mấy lần nhận được văn bản của phía chính quyền địa phương buộc ông phải rời khỏi giáo xứ Dak Jak. Tuy nhiên, linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ nói rõ ngoài bổn phận công dân, ông còn là một linh mục được giáo hội sai đi phục vụ bổn đạo. Ông đã nhận lệnh của giám mục nên phải chấp hành, còn chuyện qui định của chính quyền chưa phù hợp với nguyện vọng của người dân thì cần phải linh động, Quốc hội phải sửa đổi những luật không phù hợp đó vì quyền lợi chính đáng của dân chúng.

Người giáo dân tại xứ Dak Jak, huyện Dak Glei cho biết cuộc sống vật chất của tín hữu được cải thiện khi có linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ đến phục vụ:

“Đặc biệt xứ này từ khi có linh mục Vũ đến bây giờ, có thể nói nguồn tài trợ từ những nơi khác, từ những nhà hảo tâm giúp cho xứ đạo này rất nhiều; đặc biệt các hình thức cứu đói, cứu trợ. Tôi muốn nói khi linh mục về đây người dân rất phấn khởi vì linh mục được Chúa ban cho ơn ngoại giao, ngài sống rất tốt. Do đó các nguồn tài trợ cũng như các nguồn mà các nhà hảo tâm giúp đỡ cũng giúp đỡ người dân lớn lao, trong việc hỗ trợ cho dân.”

Chính quyền Hà Nội luôn cho rằng bảo đảm quyền tự do tôn giáo cho người dân. Lập luận được nêu ra để chứng minh là số chùa chiền, nhà thờ được xây mới tại nhiều nơi ở các tỉnh thành.Tuy nhiên thực tế ở những địa phương xa xôi như xứ Dak Jak, huyện Dak Glei, tỉnh Kon Tum thì thực tế tín hữu đang phải kiên quyết giữ lại ngôi nhà thờ dựng tạm để thờ phụng sau bao nhiên đơn xin phép mà không được giải quyết.

Phong trào “Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam”

Phong trào “Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam”

Chân Như, phóng viên RFA
2015-01-14

DDBT01142015.mp3

BACHONGQUYEN-622.jpg

Bạn Bạch Hồng Quyền, hưởng ứng Phong trào: Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam.

Citizen photo

Your browser does not support the audio element.

“Tôi không thích đảng CSVN” là tên của một phong trào vừa dấy lên trên cộng đồng mạng. Đây là một hình thức đấu tranh mới do những nhà đấu tranh dân chủ trẻ Việt Nam khởi xướng để phản kháng lại vụ việc chính phủ Việt Nam ra quyết định sẽ xử phạt nặng những ai nói xấu đảng và nhà nước. Để biết thêm về phong trào này, mời quý vị cùng đến với Diễn Đàn Bạn Trẻ kỳ này cùng với sự tham gia của 4 bạn khách mời Lã Viêt Dũng, Bạch Hồng Quyền, Anthony Lê, và Thúy Nga.

Muốn thể hiện quan điểm của mình

Chân Như: Xin chào các bạn, câu hỏi đầu tiên xin dành riêng cho anh Lã Việt Dũng. Để khởi xướng một phong trào, người ta cần phải có mục đích và phương hướng; Là một trong những người tham gia khởi xướng phong trào này, xin anh cho biết thêm chi tiết vì sao lại phát động chiến dịch này?

Lã Việt Dũng: Tôi muốn mọi người thể hiện thái độ quan điểm của mình. Nguyên nhân là hôm đấy tôi thấy trên VTV có một bài nói về việc chính quyền CSVN sẽ trừng trị, xử lý những người gọi là “nói xấu”. Tôi quan niệm rằng vấn đề không phải là chúng ta nói xấu hay tốt mà là nói đúng hay sai? Nếu nói xấu mà đúng thì chính quyền phải nên lắng nghe chứ không nên đe doạ như vậy. Tôi coi đấy là một thái độ mang tính đe doạ sự thật. Tôi nghĩ rằng vậy nếu chúng ta không thích, nhưng đấy là thật thì liệu đấy có phải là xấu không? Và liệu như vậy chính quyền có xử lý chúng ta hay không? Vì thế, tôi mạnh dạn tôi nêu quan điểm ấy trên mạng và tôi cũng muốn mọi người hưởng ứng để chứng tỏ rằng chúng ta không sợ những việc đe doạ như vậy.

” Tôi quan niệm rằng vấn đề không phải là chúng ta nói xấu hay tốt mà là nói đúng hay sai? Nếu nói xấu mà đúng thì chính quyền phải nên lắng nghe chứ không nên đe doạ như vậy.
-Lã Viêt Dũng”

Chân Như: Còn các bạn, lý do vì sao các bạn tham gia phong trào này?

Thúy Nga: Bản thân tôi thứ nhất tôi là nạn nhân. Thứ hai tôi là người đi đấu tranh trực tiếp để giúp đỡ những người gặp vấn nạn do ĐCSVN gây nên. Do đó, hằng ngày tôi thường phải tiếp xúc, thường phải chứng kiến những cảnh đảng viên của đảng CSVN họ đàn áp cũng như gây nên hoạn nạn cho người dân. Đó là lý do tôi không thích ĐCSVN.

Anthony Lê: Đơn giản là khi mình thấy trên internet có một số bạn nêu lên tiếng nói của mình “họ không thích đảng CS” thì riêng đối với bản thân tôi tôi thấy việc làm của họ là hợp lý hoàn toàn xác đáng thì tôi cũng hưởng ứng phong trào. Cụ thể đối với bản thân tôi thì tôi thấy ở trong thời kỳ chế độ CS này có quá nhiều vấn nạn. Vấn nạn được quan tâm nhất là vấn nạn về tham nhũng. Nên tôi nêu lên khẩu hiệu của tôi là “tôi không thích ĐCSVN” bởi vì có quá nhiều kẻ tham nhũng là đảng viên của ĐCS, và tôi nghĩ đây là quyền của tôi được phép nói lên điều tôi không thích.

Bạch Hồng Quyền: Em là một người đấu tranh cho nhân quyền và tự do ngôn luận ở Việt Nam. Những điều ĐCSVN làm cho quyền con người của em không được tôn trọng và tự do ngôn luận. Khi phát biểu một điều gì đó thì họ tìm cách trù dập hoặc đàn áp thì đấy là lý do em không thích ĐCSVN.

Chân Như: Có vẻ như từ “không thích” dùng để lên án một nhân vật hoặc một đảng nào đó ngoài đảng CSVN thì được chấp nhận và tán dương. Tuy nhiên, khi nói đến câu “Tôi không thích đảng CSVN” thì nó lại khiến cho một số thành phần ở Việt Nam xem đó là phản động, tại sao vậy? Anh Lã Việt Dũng có thể chia sẻ về vấn đề này?

GHETDCSVN-400.jpg

Các Bạn trẻ hưởng ứng Phong trào: Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam. Citizen photo.

Lã Việt Dũng: Tôi cho rằng từ bé đến lớn, lâu lắm rồi, chúng ta những người dân ở Việt Nam được dạy, được chỉ bảo với thói quen là phải tôn thờ ĐCS. Và như anh thấy tất cả những thông tin chỉ cần trái ý với họ thôi thì bị cho là nói xấu, và với nói xấu thì họ có thể dọa và bắt người ta. Họ không quan tâm đến sự thật mà chỉ quan tâm đến cái đấy là xấu hoặc tốt cho họ thôi. Đó là một phản xạ rất tự nhiên của con người VN khi sống dưới chế độ CS hiện tại. Các anh có thể nói tôi không thích Bắc Hàn, có thể không thích ông Obama; Nhưng nếu chúng anh nói tới tôi- không thích ĐCS thì khi đó nhiều người đặc biệt là DLV họ cho rằng đây là nói xấu chế độ. Thậm chí còn cho rằng “chúng mày đang âm mưu lật đổ chế độ” hay “đe dọa sự lãnh đạo của ĐCS” . Riêng tôi, tôi không cho là như vậy, tôi chỉ cho rằng đơn giản chúng tôi có quyền được phát biểu quan điểm thích hay không thích. Và khi chúng tôi đã không thích thì chúng tôi sẽ sẵn sàng nói ra và không sợ bất cứ gì cả.

Anthony Lê: Ở Việt Nam có câu “có yêu thì nói rằng yêu, có ghét thì nói rằng ghét” phải nói thẳng để mọi người cùng biết rõ. Bản thân tôi thì thấy luật pháp Việt Nam cũng không có một điều nào quy định vấn đề về quyền mình nói yêu, ghét cả. Vốn dĩ ở Việt Nam người dân có tâm lý sợ sệt, mà đặc biệt là sợ sệt với nhà cầm quyền, nên lắm lúc họ không có được dũng khí, không có được khả năng dám nói lên quan điểm của mình. Riêng với bản thân tôi tôi thấy một số anh chị em làm như vậy tôi thấy là điều tất nhiên mình có quyền nói lên chuyện đó, và tôi sẵn sàng nói lên tâm tư của mình. Mình không thích thì mình nói không thích, ghét thì nói ghét.

Tâm lý sợ nhà cầm quyền?

Chân Như: Như anh Lã Việt Dũng chia sẻ thì người dân ở Việt Nam từ bé đã bị chỉ bảo là phải tôn thờ đảng CSVN rồi, còn anh Anthonly thì cho rằng người dân vẫn có cái tâm lý sợ sệt nhà cầm quyền. Nếu như thế thì phải chăng Việt Nam sẽ khó có thể có sự thay đổi vì còn khá nhiều các bạn trẻ vẫn có lối suy nghĩ là phải yêu đảng vì không có đảng cộng sản thì người dân không có được cuộc sống như ngày hôm nay; Hoặc nếu muốn thay đổi thể chế liệu thể chế mới sẽ tốt đẹp hơn thế chế hiện tại vân vân. Nhận xét của mọi người?

Bạch Hồng Quyền: Theo em, giới trẻ hiện nay đã bị nhồi sọ từ thời đi học tiểu học cho đến trung học và đại học nên có suy nghĩ như vậy cũng không thể trách các bạn. Trong một chế độ nào đi nữa thì quyền tự do ngôn luận, quyền con người, hay bất cứ một quyền lợi nào của người dân được tôn trọng thì chế độ đó được người dân hưởng ứng và đồng thuận với chế độ đó; Chứ không phải suy nghĩ là chế độ khác lên sẽ tốt hơn hay như thế nào. Em chỉ suy nghĩ chính quyền nào tốt cho dân thì sẽ được người dân ủng hộ thôi.

Thúy Nga: Tôi thấy đất nước Việt Nam sẽ biến chuyển và ĐCSVN sẽ phải thay đổi. Những người trẻ tuổi kia thứ nhất là họ đã bị nhồi nhét ngay từ tiểu học trở lên cho tới bây giờ, và họ chưa ra ngoài đời, chưa va chạm đến quyền của họ, vì họ vẫn còn nằm trong cái sự bao bọc của gia đình, cũng giống như là của ĐCS họ mở ra một chút lợi lộc cho những bạn DLV hoặc những bạn trẻ chưa va chạm. Đến khi họ học xong, ra xã hội sẽ gặp những cảnh bất công xảy ra đến với chính bản thân họ thì lúc đấy sự thay đổi trong suy nghĩ của họ sẽ phải thay đổi. Ở đâu cũng vậy, ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh và khi quyền lợi của họ bị dính líu đến thì bản thân họ sẽ phải là người đứng lên đấu tranh đòi quyền căn bản của mình. Đó là lý do tôi tin tưởng vào xã hội Việt Nam sẽ có những sự thay đổi và ĐCS sẽ không thể nào duy trì được cái sự độc tài này nữa.

GHETDCSVN01-400.jpg

Các Bạn trẻ hưởng ứng Phong trào: Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam. Citizen photo.

Lã Việt Dũng: Tôi nghĩ rằng sự thay đổi của xã hội Việt Nam sẽ xuất phát từ hai chiều. Thứ nhất xuất phát từ chính người dân. Cái đó có thể sẽ chậm nhưng thật ra tôi nghĩ đây là ngọn lửa âm ỉ vì rất nhiều người không thích như chúng tôi nhưng họ không nói ra thôi. Họ sợ nhưng đến một lúc nào đó họ sẽ không sợ nữa. Nhưng cái mà tôi thấy rõ hơn nhiều khả năng thay đổi lớn hơn, theo tôi, sẽ phải thay đổi từ phía trên. Bởi phía trên của họ bây giờ loạn quá rồi. Họ có quá nhiều vấn đề mà thậm chí cả đấu đá nội bộ hay vấn đề tham nhũng, vấn đề lệ thuộc Trung Quốc cũng như vấn đề về điều hành quản lý đất nước họ quá yếu kém. Chính những việc đấy sẽ làm cho sự cai trị của họ, sẽ làm cho chế độ của họ bị thay đổi thôi. (Mặc dù họ cứ nói rằng họ là đạo đức là văn minh là sự lựa chọn của nhân dân.)

Anthony Lê: Tôi cũng có góc nhìn như anh Lã Việt Dũng. Thực tế, ngày nay, người dân Việt Nam họ cũng biết rõ được sự thật về mặt yếu kém của chế độ cộng sản và đâu đó trong những cuộc gặp gỡ bạn bè tôi cũng thường thấy họ rất không hài lòng và không ưa thể chế CS. Tất nhiên, họ còn cái tâm lý sợ sệt như mình có nói. Khi người dân bắt đầu ý thức được vấn đề yếu kém của chế độ cầm quyền hiện tại, càng ngày càng hiểu rõ bản chất thật của CS và với mong muốn là phải có một xã hội tốt hơn thì chắc chắn họ sẽ có những hành động biểu đạt. Tuy vậy, theo tôi, vấn đề xác thực nhất là từ nội bộ của chính quyền. Khi họ đã ý thức được họ theo chủ nghĩa này một cách mơ hồ và không đưa được xã hội phát triển, thì chính bản thân chế độ sẽ phải tự chuyển mình và tự thay đổi theo hướng dân chủ và văn minh.

Bất chấp mọi tình huống xấu xảy ra

Chân Như: Tại Việt Nam vốn không có tự do ngôn luận và không có nhân quyền nên khi hưởng ứng phong trào như thế này, các bạn có nghĩ là sẽ bị ảnh hưởng gì đến đời sống của mình không?

” Khi đã dấn thân đấu tranh cho quyền con người và tự do ngôn luận thì việc hưởng ứng phong trào này cho dù có đàn áp hay bắt bớ thì bất chấp mọi tình huống xấu xảy ra, mình sẵn sàng nhận lấy những cái xấu mà chính quyền này hoặc ĐCS này dành cho mình khi mình tham gia phong trào.
-Bạch Hồng Quyền”

Bạch Hồng Quyền: Khi đã dấn thân đấu tranh cho quyền con người và tự do ngôn luận thì việc hưởng ứng phong trào này cho dù có đàn áp hay bắt bớ thì bất chấp mọi tình huống xấu xảy ra, mình sẵn sàng nhận lấy những cái xấu mà chính quyền này hoặc ĐCS này dành cho mình khi mình tham gia phong trào.

Thúy Nga: Tôi có xem một bộ phim, có một người nói sẽ đấu tranh đến hơi thở cuối cùng để đến khi nào công lý được thực thi và tôi tin tôi cũng sẽ làm điều đó. Trong bất cứ một cuộc đấu tranh nào cũng có sự mất mát hy sinh và đây là cuộc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận cũng như nhân phẩm, nhân quyền của mình phải được thực hiện, thì nếu có bị áp bức hay bị gì đó do nhà cầm quyền CS họ gây nên thì tôi cũng sẵn sàng đón nhận thôi. Đó chính là cái kinh nghiệm để cho tôi vươn lên đấu tranh cho mạnh mẽ hơn và tôi không những đòi quyền cho con người, tự do ngôn luận của bản thân mình mà còn đòi cho đời con đời cháu của mình nữa.

Lã Việt Dũng: Tất nhiên khi mình làm bất cứ một ý gì mà ngược ý chính quyền hay không thì sống trong chế độ này chắc anh cũng sẽ biết là sẽ chẳng nói trước được điều gì sẽ xảy ra bởi vì họ là một chế độ toàn trị và họ muốn mọi thứ phải theo ý họ. Thậm chí, bên Trung Quốc có phong trào chỉ tập luyện như Pháp Luân Công nhưng khi lúc lớn mạnh chính quyền thấy không kiểm soát được họ cũng dập. Hay như ở Việt Nam có rất nhiều các tôn giáo không muốn sự kiểm soát của chính quyền, họ theo ý của họ thì chính quyền cũng dập. Nên tôi phải khẳng định là theo quan điểm của tôi, tôi thấy rằng không có gì mình có thể nói chắc chắn là không sao cả. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta làm đúng với lương tâm, đúng với lẽ phải thì cũng vẫn nên mạnh dạn làm trong thời điểm này bởi vì nếu chúng ta không làm thì sẽ không bao giờ thay đổi được gì cả.

Anthony Lê: Riêng bản thân tôi với câu nói “tôi không thích ĐCSVN”, tôi hoàn toàn không có lo ngại gì về vấn đề bị nhà cầm quyền đối xử bất công với tôi hay có hành động gì tại vì cái này là cái quyền của tôi và tôi cảm nhận ra được vấn đề là chính bản thân người cộng sản họ cũng ý thức được vấn đề đó. Đây là quyền của tôi thích hay không tôi, có quyền phát biểu. Tất nhiên, sống trong xã hội này, như anh Lã Việt Dũng nói, có nhiều điều có thể xảy ra vì nếu như là những người có suy nghĩ thì họ phải công nhận câu nói của chúng tôi là đúng và họ phải chấp nhận câu nói này; Nhưng cũng có những con người cực đoan và có những thành phần xấu trong nội bộ ĐCS thì chưa biết chừng họ sẽ có những manh động hoặc có những hành vi mà mình khó lường được. Tất nhiên, tôi thiên về ý là tôi sẽ không có chuyện gì xảy ra khi tôi nói câu “tôi không thích ĐCSVN”.

Chân Như: Xin cám ơn bốn bạn khách mời đã dành thời gian cho chương trình kỳ này, cầu chúc luôn bình an. Chân Như cũng cám ơn quý thính giả đã lắng nghe, hẹn lại tuần sau. Mến chào.

Tạp chí Charlie Hebdo bán sạch ấn bản mới nhất

Tạp chí Charlie Hebdo bán sạch ấn bản mới nhất

Người dân ở Pháp xếp hàng mua ấn bản mới nhất của tạp chí Charlie Hebdo tại Saint Jean de Luz, ngày 14/1/2015.

Người dân ở Pháp xếp hàng mua ấn bản mới nhất của tạp chí Charlie Hebdo tại Saint Jean de Luz, ngày 14/1/2015.

14.01.2015

Tạp chí trào phúng Charlie Hebdo của Pháp đã bán sạch số mới nhất in ra tới 3 triệu bản chỉ nội trong vòng vài phút, trong ấn bản đầu tiên của báo này từ sau cuộc tấn công khủng bố chết người nhắm vào toà soạn của tờ báo ở Paris hồi tuần trước, và hai ngày bạo động sau đó.

Ấn bản ngày thứ Tư với trang bìa đăng một bức biếm hoạ nhà tiên tri Muhammad đang khóc, cùng với dòng chữ “Tất cả đã được tha thứ” – đã bán được số báo cao vượt bực so với số báo in trung bình chỉ có 60,000 bản mỗi tuần.

Ông Michel Salion, nhân viên liên lạc báo chí của công ty phân phối báo chí MLP, phát biểu:

“Điều khác thường là thông thường chỉ có 800 ấn bản của báo Charlie Hebdo để mà phân phối cho các quầy bán báo ở Pháp, quanh Paris. Hôm nay đã có tới 6000 ấn bản. Đó là một sự kiện khác thường, Charlie Hebdo đã có số phát hành ngang hàng với các báo khác trên toàn quốc như Le Monde, Liberation hay Figaro.”

Tại một cuộc họp báo hôm thứ Ba, Tổng biên tập của báo Charlie Hebdo cho hay số báo này sẽ được bán trong hai tuần, và ấn bản trên mạng sẽ có tiếng Anh, Tây Ban Nha, và Ả Rập, cũng như tiếng Pháp.

Một khách hàng tại một quầy bán báo, Claude Durand nói:

VO“Đối với tôi, trước tiên mua tờ báo là điều quan trọng, bởi vì tôi sẽ khám phá ra Charlie Hebdo, và có thể số báo này sẽ gợi hứng cho tôi để mua tờ báo này trong tương lai, nhưng mặt khác, tôi nghĩ tất cả mọi người Pháp sẽ mua tờ Charlie Hebdo.”

Hôm qua, gia đình và thân nhân của 3 nhân viên cảnh sát bị giết chết trong các cuộc tấn công khủng bố ở Paris đã nghiêng mình trước vong linh của những người quá cố tại một buổi lễ tưởng niệm.

Đứng trước các cỗ quan tài phủ quốc kỳ Pháp, Tổng Thống Francois Hollande ca ngợi lòng dũng cảm của họ, và truy tặng họ Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp.

Tại Jerusalem, các tang lễ cũng được cử hành cho 4 nạn nhân đã chết trong đợt khủng bố tuần trước. Tổng cộng có 17 người bị sát hại trong các cuộc tấn công này.

Sau đó trong ngày, Hạ viện Pháp thông qua quyết định gia hạn các cuộc không kích do Pháp thực hiện chống nhóm cực đoan Nhà Nước Hồi giáo ở Iraq. Pháp là một thành viên của liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo chống lại các phần tử chủ chiến đã chiếm quyền kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở Syria và Iraq hồi năm ngoái. Nhiều kẻ tấn công ở Paris đã tuyên bố trung thành với các nhóm cực đoan Hồi giáo.

Vụ phong toả khởi sự hôm thứ Tư tuần trước tại toà soạn của tuần báo Charlie. Tại đây, 12 người đã bị giết chết. Cảnh sát Pháp đã giết những kẻ tấn công vào tờ báo Charlie Hebdo, là Said và Cherif Kouachi hôm thứ Sáu, cùng ngày một phần tử chủ chiến khác, là Amedy Coulibaly, giết chết 4 nạn nhân người Do Thái tại một siêu thị kosher ở miền Đông Paris trước khi y bị cảnh sát giết chết. Một ngày trước đó, Coulibaly đã giết một nữ cảnh sát.

Nhà chức trách nói Pháp vẫn đứng trước nguy cơ cao bị tấn công khủng bố, và đã triển khai 10.000 binh sĩ để giúp cảnh sát giữ gìn an ninh tại những nơi được cho là “nhạy cảm”, Trong số các địa điềm này, có các trường học và đền thờ Do Thái giáo, cũng như các đền thờ Hồi giáo.

Nguyễn Bá Thanh, gieo gì gặt nấy?

Nguyễn Bá Thanh, gieo gì gặt nấy?

Blog RFA

VietTuSaiGon

Khi một số phận vĩnh viễn rời bỏ cuộc đời, một cái chết ảm đạm ghé đến và người ta nhanh tay biến điều đó thành một vở tuồng với đầy đủ ý nghĩa khóc than, kể công, tung hê, truy điệu… E rằng cái chết ấy không còn là cái chết của con người nữa và số phận ấy nghiễm nhiên trở thành một loại bù nhìn, ma-nơ-canh của lịch sử với đầy đủ ý nghĩa tương ứng.

Vở tuồng?

Chuyện ông Nguyễn Bá Thanh trở về, nói rằng “Tao khỏe mà, có gì đâu!” với ông Thân Đức Nam (đây cũng là nhân vật đặc biệt bởi tên thật của ông ta là Thân Văn Thời, từng bị truy nã những năm 1980, sau đó người anh em chú bác ruột ông Thời là Thân Đức Nam chết, người nhà đi báo tử Thân Văn Thời chết và mọi thủ tục nhằm làm cho Thân Văn Thời đã biến khỏi mặt đất được hoàn tất, Thân Văn Thời nghiễm nhiên làm Thân Đức Nam, tồn tại và phát triển cho đến bây giờ, những bạn học cũ của Thời khi thấy Thời trên ti vi với tên Thân Đức Nam đều té ngửa vì bất ngờ…) nghe ra giống một vở tuồng. Bởi ngay cả nhân vật phát biểu ra câu nói ấy cũng là nhân vật “ảo”, thế mới hiểu là quyền biến của “đạo diễn” đáng kinh tởm chừng nào!

Hiện nay, có hai giả thuyết đặt ra: Ông Nguyễn Bá Thanh đã chết; Ông Nguyễn Bá Thanh vẫn còn sống và đang tiếp tục điều trị tại Đà Nẵng. Và, cả hai giả thuyết này đều liên quan đến một vấn đề tâm linh.

Ở giả thuyết thứ nhất, một số hình ảnh trên chuyên cơ Gulfstream III, số hiệu N183 – PA, chuyên cơ cứu thương đưa ông Nguyễn Bá Thanh về quê cho thấy những chuyên viên y tế người Mỹ không mặc đồng phục y tế và không có khẩu trang chống nhiễm. Hình ảnh phía sau lưng nhân viên người Mỹ trên máy bay là một chiếc hộp màu trắng…

Xin giải mã chỗ này, chiếc xe cứu thương chở ông Thanh cùng ê kíp y bác sĩ đã rời khỏi hiện trường trước đó vài phút và các y bác sĩ có đeo khẩu trang, mặc đồ cách ly người Mỹ cũng đã vào trong máy bay, nhường chỗ cho các nhân viên hộ lý, bảo vệ mặc đồng phục đen ra khuân vác các thứ hành lý của ông Thanh đưa vào xe chuyên chở hành lý màu đen như bức ảnh. Và hình ảnh giống như chiếc quan tài trắng là phần đế sau khi đã lấy đi tấm đệm của giường cứu thương, chiếc quan tài nào lại nhỏ xíu như thế? Ông Thanh to con, cũng ngang ngửa với tay nhân viên người Mỹ vận đồ đen đứng bên cửa sao quan tài chứa ông chỉ thấp bé chưa đến đầu gối của anh ta? Lại đặt chỏng chơ, không có chân đế?

Nhưng, ông Thanh là người được đa phần nhân dân Đà Nẵng yêu mến, bản chất bình dân, gần gũi với dân, tại sao không đưa ông ra cổng dân sự để ông được chứng kiến nhân dân nồng nhiệt chào đón mình vì đó cũng là liều thuốc tinh thần rất mạnh, khiến cho ông quyết tâm chống cự với cái chết, yên tâm điều trị để tiếp tục phục vụ nhân dân, thực hiện những công cuộc còn dang dở?

Cuộc đón chào đầy vẻ bí ẩn, đi ra bằng cổng quân sự và vào bệnh viện Đà Nẵng thì nguyên một khoa Ung Bướu được phong tỏa bằng cảnh sát 113, công an, chưa có người dân nào được đến thăm ông vì lý do “cách ly, chống nhiễm trùng”. Đó là chưa kể đến việc các giáo sư y khoa Hà Nội tuyên bố sẽ hội chẩn cho ông vào ngày 11 tháng 1. Tại sao lại ngày 11 tháng 1, trùng với ngày bế mạc hội nghị trung ương?

Ở giả thuyết ngược lại, ông Nguyễn Bá Thanh vẫn còn sống, đang khỏe mạnh và có hai người dân tình nguyện hiến tủy cho ông Thanh. Giả thuyết này chưa có cơ sở nào để tin là khả thể. Vì lẽ, khi nào ghép tủy xong, ông Thanh khỏe mạnh (hoặc không được như thế), người ta công bố người hiến tủy, ông Thanh cám ơn, gia đình và hội đồng y khoa xác nhận thì mới có thể tin rằng đó là sự thật.

Ngược lại, nếu sức khỏe ông Thanh vẫn và một ẩn số, thậm chí sự sống của ông cũng là một ẩn số thì việc công bố có 2 người (nghe dễ lọt tai!) hay hai ngàn người hiến tủy cho ông Thanh cũng là chuyện quá dễ dàng, đơn giản. Vì những người này cũng là ẩn số nốt! Hoặc là ca ghép tủy sẽ diễn ra vào ngày 20 tháng 1 hay ngày N nào đó, chờ sức khỏe ông Thanh phục hồi để đáp ứng ca ghép tủy thì ông qua đời… Lúc đó cũng không cần biết người hiến là ai vì họ chưa hiến cơ mà!

Chuyện tâm linh?

Chỉ có một điều rất lạ là ông Thanh và ông Tân đều lâm bạo bệnh vào mùa Đông, trùng với mùa các giáo dân Cồn Dầu bị đánh đập, hành hung, có người chết, người sống sót phải chạy trốn sang Thái Lan. Vào mùa Đông năm ngoái, ông Tân chết vì bệnh ung thư máu tại Đà Nẵng. Mùa Đông năm nay ông Thanh bị bệnh liên quan đến máu. Mà ông Tân là ai?

Xin thưa, ông Tân trước đây là một cán bộ ngành ngoại thương, khi ông Thanh lên làm chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông Tân thuyên chuyển sang ngành an ninh. Ông Tân là người ngồi chung ca-bin điều hành với ông Thanh trong vụ Cồn Dầu. Nghĩa là trong lúc vụ Cồn Dầu đang diễn ra, giáo dân bị đàn áp, ông Thanh ngồi ở ghế chỉ huy tối cao, ông Tân ngồi ở ghế phó chỉ huy để điều hành lực lượng cảnh sát 113 qua bộ đàm. Mọi diễn biến ở Cồn Dầu đều do bàn tay của hai ông này nhào nặn. Kết cục của vụ Cồn Dầu như thế nào, thiết nghĩ không cần bàn thêm. Nhưng cả hai ông tối cao trong vụ này đều thê thảm vào mùa Đông. Đó là một sự trùng lặp khó thể giải thích.

Đương nhiên, khi viết bài này, tôi vẫn quí cả hai ông Thanh và Tân, vì ông Tân là bạn cà phê “vong niên, vong xứ, biết tên nhưng không biết họ” của tôi, câu chuyện hai ông Thanh, Tân ngồi trong ca-bin điều hành vụ Cồn Dầu là do ông Tân kể với tôi trong chuyến đi chơi Sài Gòn của ông để thăm người em trai là ông Chu (hiện đang là Công tố viên của viện kiểm sát nhân dân tối cao thành phố Hồ Chí Minh), hai người, một sồn sồn, một trẻ ngồi cà phê bên bờ sông Sài Gòn, ông Tân đã nói: “Lúc đó, anh (ông Tân) và đồng chí Chủ tịch (ông Thanh) ngồi điều hành tại ca-bin, chính anh đã ra lệnh theo chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch. Người Cồn Dầu họ đã nhận tiền đền bù lâu rồi nhưng sau đó họ bị yếu tố nước ngoài và một nhóm ở Hà Nội xúi giục nên làm thế… Họ sai!”.

Câu chuyện ngồi trên ca-bin điều hành của hai ông đã khép lại, cuộc đời của ông Tân cũng khép lại ngót nghét một năm rồi, cuộc đời ông Thanh vẫn còn là một ẩn số. Dường như giữa hai người và mùa Đông và Cồn Dầu có một mối tương ứng nhân quả. Bình sinh, ông Thanh và ông Tân là hai người đàn ông tốt, họ đối xử rất tốt với bằng hữu, bà con, cộng đồng. Nhưng vụ Cồn Dầu là vết chàm rất nặng trong cuộc đời họ. Thật đáng buồn khi nghĩ rằng đó là bài học cho những ai quan niệm rằng khi ta làm được việc tốt cho cộng đồng rộng lớn và chí hướng không cùng của mình, để đạt mục đích, ta có thể đạp lên một nhóm số phận nào đó…!

Qui luật bù trừ không được dùng trong tình huống này, hoàn toàn không được vì anh có thể làm giàu cho một thành phố hay một đất nước, điều đó rất tốt. Nhưng nếu không có anh đứng ra làm giàu, người ta vẫn có thể sống ngắt ngoải, tồn tại qua ngày đoạn tháng và sự sống của họ vẫn mang ý nghĩa trọn vẹn với cái nghèo khổ của nó. Trong khi đó, anh ngắt đi sự sống, sinh mệnh của một ai đó thì vĩnh viễn họ mất đi! Ông Thanh là một Phật tử, ông Tân cũng là một Phật tử. Chắc hai ông cũng mơ hồ nhận ra luật nhân quả trong cuộc đời mình. Và dù sao, cả hai người đều đáng thương trong một vở tuồng chế độ.

Và tại sao sức khỏe của ông Thanh lại trở thành vở tuồng biến tấu nhịp nhàng trong giai đoạn này? Có lẽ câu trả lời này chỉ có những đạo diễn của vở tuồng này mới trả lời chuẩn xác nhất (nếu họ chịu nói thật một lần!). Và đỉnh điểm tài năng của kẻ đạo diễn vở tuồng này là người ta khéo sắp xếp một nhân vật vừa thật vừa ảo, đầy quyền lực như Thân Đức Nam tường thuật câu nói của ông Nguyễn Bá Thanh: “Tao khỏe mà, có chi đâu!”. Bình sinh ông Thanh chỉ xưng “tui” với người chung quanh, chuyện ông xưng “tao” là chuyện chỉ có duy nhất lần này.

Ông Thanh phải vào vai trong vở tuồng mà ở đó ông được đón rước như một lãnh tụ tối cao với mọi thứ phương tiện hiện đại nhất, thông thoáng nhất trong lúc nhiều trẻ em, người lớn vẫn phải chen chúc, nằm ngủ vật vạ ngoài hiên bệnh viện để chầu chực từng viên thuốc. Làm như vậy khác nào trét dơ vào danh phận ông Thanh?!

Và phải chăng máu Cồn Dầu nay đang phải trả?

Lệnh dỡ nhà thờ giáo xứ Dak Jak

Lệnh dỡ nhà thờ giáo xứ Dak Jak

Gia Minh, biên tập viên RFA
2015-01-14

01142015-intervw-bishop-hduc-oanh.mp3

Nhà thờ tạm của giáo dân Công giáo thuộc giáo xứ Dak Jak tại huyện Dak Glei của tỉnh Kon Tum

Nhà thờ tạm của giáo dân Công giáo thuộc giáo xứ Dak Jak tại huyện Dak Glei của tỉnh Kon Tum

thanhnienconggiao

Your browser does not support the audio element.

Gần 6000 giáo dân Công giáo thuộc giáo xứ Dak Jak tại huyện Dak Glei của tỉnh Kon Tum trong những ngày này đang tập trung cầu nguyện để giữ lại ngôi nhà thờ tạm mà họ dựng lên để thờ phụng trong mấy năm qua, nhưng bị chính quyền địa phương buộc phải tháo dỡ mà hạn chót được nói là ngày 17 tháng giêng này.

Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh trình bày.

Đức giám mục Micae Hoàng Đức Oanh: Vấn đề có hai phía: phía chúng tôi gặp những khó khăn như vậy, phía Nhà nước thì anh em tôi xác định đã hơn một lần nói với chính quyền địa phương là tôi xác tín cán bộ địa phương rất thương chúng tôi, rất hiểu nhu cầu của chúng tôi; nhưng ở trong một chế độ như thế này, với thể chế như thế này thì họ không làm khác được bởi vì đụng đến nồi cơm, địa vị, quyền lợi của họ. Họ không làm khác được vì nó cứ chằng chéo như vậy. Chính những vị cao cấp cũng nói rằng với hệ thống như hiện nay những cá nhân nói chuyện với chúng tôi đều nói họ hiểu, thông cảm với chúng tôi nhưng không thể giải quyết được vì có luật như vậy, chằng chéo như vậy thì chịu thôi. Bây giờ chỉ có đổi thôi, thay đổi luật như thế nào. Chỉ có chừng đó thôi.

“ Chính những vị cao cấp cũng nói rằng với hệ thống như hiện nay những cá nhân nói chuyện với chúng tôi đều nói họ hiểu, thông cảm với chúng tôi nhưng không thể giải quyết được vì có luật như vậy, chằng chéo như vậy thì chịu thôi

GM. Micae Hoàng Đức Oanh”

Gia Minh: Chính những người trong cuộc nói với Đức Giám mục cần phải thay đổi những luật như thế và hệ thống như thế?

Đức giám mục Micae Hoàng Đức Oanh: Họ không nói ra nhưng họ nói như thế này ‘xin quí vị thông cảm với chúng tôi, rất hiểu nhu cầu của quí vị, nhưng ở trên chỉ đạo xuống nên phải làm thôi’. Họ rất thông cảm với chúng tôi, tôi xác định lại như vậy.

Thế nhưng điều quan trọng đối với tôi trong tư cách giám mục: tôi vẫn tự nói với mình và nói với anh em tôi là chúng tôi phải điều chỉnh lại cuộc sống của chúng tôi làm sao để người ta thương mình. Tôi vẫn tự hỏi tại sao chúng tôi có niềm tin tôn giáo tuyệt vời ‘mến Chúa, yêu người’; chúng tôi vẫn thường tự hào là người có đạo, người công dân tốt nhất, là người hiếu thảo nhất nếu như chúng tôi sống đúng Lời Chúa dạy. Mà như vậy nay vẫn có người anh em chưa hiểu chúng tôi, chúng tôi tự trách chúng tôi, điều chỉnh lại cuộc sống chúng tôi bằng cách chúng tôi sẽ xử sự với những chuyện như thế này rất hài hòa bằng cách rất bình thản và chúng tôi phải nói thật điều chúng tôi suy nghĩ, chúng tôi không giả dối, không tự lừa dối nhau hay lừa dối ai cả.

Tôi nghĩ qua những chuyện như thế này, với niềm tin của tôi, là Chúa đang thanh luyện chúng tôi. Tôi cũng nói với cán bộ rằng chính chúng tôi được sai đi loan báo Tin Mừng, Sự Thật và Yêu Thương cho tất cả mọi người mà anh em chúng tôi không làm được, thì chính Chúa có cách là dùng chính cán bộ làm cho chúng tôi. Đó là quan niện của tôi.

Gia Minh: Người giáo dân vẫn theo đúng lời dạy của các vị chủ chăn nhưng rồi họ bị chèn ép không có nơi thờ tự đáp ứng nhu cầu tâm linh của họ?

“ Họ nói như thế này ‘xin quí vị thông cảm với chúng tôi, rất hiểu nhu cầu của quí vị, nhưng ở trên chỉ đạo xuống nên phải làm thôi’. Họ rất thông cảm với chúng tôi

GM. Micae Hoàng Đức Oanh”

Đức giám mục Micae Hoàng Đức Oanh: Điều này kéo dài lâu rồi, ba- bốn chục năm rồi. Lâu như vậy, tôi vẫn thường nói với cán bộ rằng quí vị thông cảm cho chúng tôi, về luật pháp chúng tôi nghiêm túc tôn trọng mặc dù những luật đó có những bất công, bất cập. Chúng tôi đã thi hành luật, chúng tôi nói lên nhu cầu của chúng tôi, chúng tôi làm đơn xin nhưng quí vị cứ ở vòng lẩn quẩn như thế này: ‘chưa có Nhà thờ thì chưa có linh mục, mà chưa có linh mục thì chưa có giáo xứ, mà chưa có giáo xứ chì chưa được cử linh mục làm việc’. Cái vòng lẩn quẩn như vậy thì cuối cùng không bao giờ giải quyết được.

Chúng tôi đã làm hết mức, chúng tôi đã trình bày, chúng tôi đã làm đơn xin nhiều lần mà không cho thì nhu cầu của người có đạo đến lúc họ không chịu đựng được nữa thì họ tự giải quyết cho họ thôi. Tôi lấy ví dụ giống như người phụ nữ: chưa đến ngày sinh thì họ trình bày từ từ, họ yêu cầu, đề nghị…; nhưng đến giờ sinh rồi thì không còn giờ mà xin phép nữa, phải sinh thôi!

Với niềm tin tôn giáo như vậy mà xin miết rồi không được thì phải dựng lên ‘một túp lều’ để ổn định cho anh em chứ không thể kéo dài tình trạng cả 6 ngàn người mà suốt 30 năm phải ngồi ngoài mưa, ngoài nắng mà cuối cùng không ai thấy được động lòng thương thì chúng tôi phải tự giải quyết lấy thôi.

“ Chúng tôi đã làm hết mức, chúng tôi đã trình bày, chúng tôi đã làm đơn xin nhiều lần mà không cho thì nhu cầu của người có đạo đến lúc họ không chịu đựng được nữa thì họ tự giải quyết cho họ thôi

GM. Micae Hoàng Đức Oanh”

Tôi nghe giáo dân nói bây giờ chúng tôi giữ luật đàng hoàng, thành ra quí vị không giữ luật thì chính quí vị đã vi phạm. Giống như đứa con trong gia đình, trước khi đi học ‘thưa ba mẹ con đi học’, đi học về ‘thưa ba mẹ con đi học về’; tức nó có xin phép vào buổi sáng mà bữa nào cha mẹ cũng bảo để coi đã, không cho thì như thế là bất công và nó phải phản ứng. Trường hợp của chúng tôi là như vậy đó; nhưng chúng tôi rất tôn trọng anh em.

Gia Minh: Là một địa phân xa xôi có biết bao khó khăn trong cuộc sống, nay lại gặp khó khăn với chính quyền như thế, so với những địa phận ở các tỉnh, thành; nhưng qua lời Đức Giám mục hẳn đó là một thách thức, rèn luyện để người giáo dân ở Kon Tum vững vàng, thưa Đức Giám mục?

Đức giám mục Micae Hoàng Đức Oanh: Có lẽ tôi cũng phải tự trách tôi là một giám mục không có ‘khéo’; các cán bộ có thể thấy tôi không ‘có khéo’ đủ thành ra cuối cùng… Tôi nghĩ vậy, nhưng tôi tự xét đoán mình đã làm hết mức của mình, Chúa không đòi hỏi tôi làm hơn được.

Gia Minh: Cám ơn Đức Giám mục.