Ngăn trở tự do đi lại là phạm pháp

Ngăn trở tự do đi lại là phạm pháp

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-01-20

01202015-imped-fre-movi-is-illeg.mp3

Blogger Nguyễn Hoàng Vi và gia đình muốn đi ra khỏi nhà liền bị một nhóm người bao vây không chế và không cho di chuyển

Blogger Nguyễn Hoàng Vi và gia đình muốn đi ra khỏi nhà liền bị một nhóm người bao vây không chế và không cho di chuyển

RFA/capture from video

Your browser does not support the audio element.

Quyền tự do đi lại mặc dù được quy định trong hiến pháp Việt Nam nhưng nhà cầm quyền vẫn công khai ngăn cấm công dân không được ra khỏi nơi cư trú, ngay cả với người không bị tòa án chề tài hay quản chế. Trường hợp mới nhất của chị Nguyễn Hoàng Vi tại TP-HCM cho thấy sự xem thường pháp luật ấy.

Trong vài năm gần đây công an mặc sắc phục lẫn thường phục, dân phòng và các lực lượng an ninh khác rải người bao vây nơi cư trú của người bất đồng chính kiến hay đã từng tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ngăn cản sự đi lại của họ một cách công khai và liên tục hết ngày này sang ngày khác trong một thời gian kéo dài nhiều tháng.

Người bảo vệ luật lại vi phạm luật

Việc làm này người dân đã quen thấy và họ đinh ninh rằng người bị bao vây, cô lập và thậm chí đàn áp buộc không được ra khỏi nhà là có vấn đề với pháp luật vì vậy việc làm của nhân viên an ninh hoàn toàn phù hợp với luật pháp. Có lẽ cách suy nghĩ đó của người dân đã phần nào làm cho ngành an ninh tự tin hơn trong việc làm phạm pháp của cơ quan mình.

Theo hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bất cứ người dân nào cũng có quyền đi lại mà không ai được phép cản trở, gây khó khăn cho họ.

Quyền hiến định ấy được Luật sư Bùi Quang Nghiêm khẳng định và theo ông sự truy cứu trách nhiệm của người thi hành hay ra lệnh là hoàn toàn có thể:

-Đó là hành vi vi phạm luật hình sự rồi thế nhưng mà có truy cứu trách nhiệm hình sự của cái người thực hiện hành vi đấy hay không thì lại phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của những người thừa hành tức là của những người quyết định cái việc đó trong ngành công an

Luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân chia sẻ việc sách nhiễu tự do đi lại này qua kinh nghiệm của chính cá nhân bà:

-Những người đại diện cho cái gọi là nhà nước mà người ta luôn luôn nói là lịnh trên bảo họ làm như vậy thì tôi khẳng định việc làm này là hoàn toàn vi phạm pháp luật và cái lệnh trên đó không cần biết cấp trên cao đến mức nào thì cũng là một hành xử hoàn toàn vi phạm pháp luật.

” Đó là hành vi vi phạm luật hình sự rồi thế nhưng mà có truy cứu trách nhiệm hình sự của cái người thực hiện hành vi đấy hay không thì lại phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của những người thừa hành tức là của những người quyết định cái việc đó trong ngành công an

Luật sư Bùi Quang Nghiêm”

Không những nó vi phạm pháp luật mà nó còn đi ngược lại với pháp luật, tức là mức độ vi phạm nó rất là nghiêm trọng và việc hành xử như vậy nó không xảy ra riêng với cô Hoàng Vi mà nó xảy ra với rất nhiều người khác trên khắp đất nước Việt Nam từ Nam chí Bắc.

Vụ mới nhất xảy ra với blogger Nguyễn Hoàng Vi khi chị và gia đình muốn ra ngoài chơi liền bị một nhóm người bao vây không chế và không cho di chuyển. Blogger  Hoàng Vi kể lại:

-Khoảng 3 giờ chiều ngày 16 tháng 1 năm 2015 tôi cùng với gia đình đi chơi cuối tuần. Khi gia đình ra đón taxi để đi thì có hai người an ninh mặc thường phục chặn taxi lại không cho tài xế taxi chở gia đình chúng tôi. Khi đó tôi quyết định không đi taxi nữa mà cả nhà cùng đi bộ. Hôn phu tôi ẵm con bé 4 tháng tuổi đi bộ thì mấy người an ninh mặc thường phục tiếp tục ngăn cản và xô đẩy không cho tôi đi. Sau đó họ huy động bốn năm lực lượng gồm an ninh mặc thường phục và dân phòng để cản đường tôi. Họ bao vây cô lập tôi không cho tôi đi ra hay đi vào. Họ cũng cô lập không cho bất cứ người nào có thể tiếp cận được tôi.

Trước hành động ngang ngược và không tôn trọng pháp luật của họ tôi quyết định ngồi xuống ngay tại chỗ để phản đối việc ngăn cản quyền tự do đi lại của gia đình tôi. Từ trước tới giờ tôi chưa hề bị một bản án nào hết và cũng chưa có quyết định gì phải bị quản chế cả.

Ngày một trắng trợn và nghiêm trọng

Luật sư Lê Thị Công Nhân cho biết bà là người bị sách nhiễu trong thời gian quản chế nhưng sau đó công an vẫn tiếp tục hành xử như vậy và đôi khi còn nghiêm trọng hơn nữa, luật sư Công Nhân cho biết:

” Những người đại diện cho cái gọi là nhà nước mà người ta luôn luôn nói là lịnh trên bảo họ làm như vậy thì tôi khẳng định việc làm này là hoàn toàn vi phạm pháp luật và cái lệnh trên đó không cần biết cấp trên cao đến mức nào thì cũng là một hành xử hoàn toàn vi phạm pháp luật

Luật sư Lê Thị Công Nhân”

-Tôi là một người đã từng bị kết án hình sự và bị quản chế ba năm. Trong thời gian đó người ta bắt bớ tôi, ngăn cấm tôi đủ điều, phá hoại cuộc sống của tôi nhưng hết thời gian đó mọi chuyện vẫn không hề thay đổi. Thậm chí lúc gần đây chính quyền dân quân tự vệ, dân phòng, công an mặc quân phục và an ninh không mặc quân phục người ta mang bàn ghế người ta ngồi trước cửa nhà tôi người ta canh gác. Nhiều người khác nữa đã và đang tiếp tục bị như vậy.

Việc làm vi phạm pháp luật nghiêm trọng như thế mang tính hệ thống phổ biến từ rất lâu của họ và có lẽ họ sẽ không ngừng cách áp dụng này, thậm chí họ sẽ càng ngày càng áp dụng nó nhiều hơn bởi vì với chiêu trò người thi hành công vụ đó mặc thường phục cho nên rất khó cho nạn nhân bị họ trấn áp. Họ khó thể tố cáo sự việc ngay lúc đó cho người dân chung quanh ngay lúc ấy chứ đừng nói là đưa ra cho công luận bên ngoài để quốc tế người ta có thể lấy những hình ảnh sự việc đó làm bằng chứng.

Bà Trần Thị Nga, một người tranh đấu cho người lao động cũng từng nhiều lần bị cấm cản như thế, bà Nga cho biết:

-Người dân mình ngoài cái việc của cô Hoàng Vi bị như thế còn có người quay phim chụp ảnh để lấy bằng chứng được nhưng thực tế xã hội Việt Nam có rất nhiều người bị như vậy nhưng do không có người giúp quay phim chụp ảnh để đưa tin nên mọi người trên mạng hay xã hội không biết được có tình trạng như vậy.

Lập luận làm theo lời cấp trên của một số công an viên có thể là cách nói trốn trách nhiệm và việc này sẽ giảm thiểu nếu báo chí được phép phản ánh lại sự việc một cách công khai. Lúc ấy những cơ quan trách nhiệm sẽ biết mình có bị lợi dụng để nhân viên dưới quyền làm điều phi pháp hay không và điều chỉnh chính sách sai trái nếu có.

” Người phụ nữ Việt Nam chiếm phân nửa dân số và thướng xuyên bị đàn áp bị chính quyền đánh đập rất nhiều và người phụ nữ còn bị thêm cái điều là khi bị bắt vào trong đồn công an thì thường bị công an họ lột quần áo họ xâm phạm thân thể, quấy rối tình dục

Bà Trần Thị Nga”

Luật sư Bùi Quang Nghiêm cho biết ông đồng tình với việc công khai trên báo chí, ông nói:

-Tôi hoàn toàn ủng hộ việc báo chí lên tiếng, đưa tin một cách chính xác để cho người có quyền và có trách nhiệm phải hiều rõ vấn đề đó để xử lý.

Sự che dấu thông tin là nguyên nhân chính phát sinh các tổ chức xã hội dân sự. Hội Cựu tù nhân lương tâm, Hội Phụ nữ nhân quyền Việt Nam cùng hàng chục hội khác là những ví dụ rõ ràng nhất.

Nguyễn Hoàng Vi từng bị bao vây cô lập và cấm đi lại không phải một lần mà trước đây chị đã bị bắt vào đồn công an khi đứng quan sát biểu tình chống Trung Quốc. Hoàng Vi bị công an lột quần áo, quay phim như gái bán dâm và điều này từng gây bức xúc cho toàn xã hội khi nghe lời tường thuật của chị.

Đây là một nguyên nhân khiến Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam được thành lập để bảo vệ và bênh vực người phụ nữ bị nhà cầm quyền đàn áp, bách hại trong khi báo chí không được phép lên tiếng. Bà Trần Thị Nga, một thành viên của hội chia sẻ:

Người phụ nữ Việt Nam chiếm phân nửa dân số và thướng xuyên bị đàn áp bị chính quyền đánh đập rất nhiều và người phụ nữ còn bị thêm cái điều là khi bị bắt vào trong đồn công an thì thường bị công an họ lột quần áo họ xâm phạm thân thể, quấy rối tình dục. Phụ nữ chúng tôi rơi vào hoàn cảnh đấy chúng tôi không có sức để phản kháng như nam giới nên sự thiệt thòi của người phụ nữ nhiều hơn.

Chính vì thế mà chúng tôi đã lập Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam để có thể lên tiếng giúp đỡ cũng như chia sẻ với những phụ nữ bị bách hại.

Mặc dù ở Việt Nam nam giới bị bách hại rất nhiều nhưng phụ nữ chúng tôi hiểu được nỗi khổ và sự bất công mà nữ giới phải gánh chịu nên chúng tôi cố gắng thành lập Hội phụ nữ để chia sẻ cũng như đấu tranh bảo vệ quyền nữ giới.

Người dân Việt Nam tuy bận rộn với cơm áo hàng ngày nhưng dần dần cũng ý thức được tự do đi lại của họ là quyền được hiến pháp quy định vì thế đây là lúc UBND các nơi cần theo dõi cán bộ dưới quyền để bảo vệ quyền lợi chính đáng ấy của người dân bất kể họ là ai và làm gì miễn là không vi phạm pháp luật.

Giây phút cảm động nhất cuộc Tông Du: Một bé gái hỏi ĐTC ”Taị sao Chuá lại để xảy ra như vậy?”

Giây phút cảm động nhất cuộc Tông Du: Một bé gái hỏi ĐTC ”Taị sao Chuá lại để xảy ra như vậy?” 


Trần Mạnh Trác

1/18/2015


“Taị sao Chuá lại để xảy ra như vậy?” là câu hỏi trong nước mắt cuả bé gái 12 tuổi Glyzelle Iris Palomar đặt ra cho Đức Giáo Hoàng.

Em cùng với một bé trai 14 tuổi tên là Jun Chura là đại diện cho những trẻ bụi đời đang được viện ‘Tulay ng Kabataan’ nuôi dưỡng, và là một trong nhiều nhân chứng được chọn để trình bày những hiện trạng và thách đố cuả xã hội lên ĐTC, trong buổi gặp gỡ dành riêng cho thanh thiếu niên, tổ chức tại Giáo Hoàng Học Viện Santo Tomas.

Sau khi kể hoàn cảnh cuả mình là một bé gái bị bỏ rơi và bị vất ra ngoài lề cuả xã hội. Trong cuộc sống bụi đời ấy em đã chứng kiến nhiều đồng bạn bị cha mẹ bỏ bê đã xa vào những cạm bẫy cuả sự dữ, như nghiện ngập hoặc nạn mãi dâm, em đã không thể đọc tiếp bài dọn sẵn và nhìn lên ĐTC, em đặt câu hỏi:
“Bakit po pumapayag ang Diyos na may ganitong nangyayari?” (“Taị sao Chuá lại để xảy ra như vậy?”)

“Tại sao Chuá đã cho phép những sự ấy xảy ra, dù đó không phải là lỗi cuả những đứa trẻ vô tội?”

Em không thể đọc tiếp, nhắm nghiền mắt lại và nức nở khóc.

Cố gắng lắm, em kết thúc bằng một câu hỏi thứ hai “At bakit konti lang ang tumutulong sa amin?” (“và tại sao lại ít có người giúp chúng con như thế ?”)

Người ta đã phải giỗ em trước khi đưa em lên bắt tay ĐGH. Ngài đã đứng dậy, bước xuống nửa đường để ôm em vào lòng.

Hình ảnh một vị Giáo Hoàng cũng rưng rưng nước mắt và em Palomar chôn mặt mình vào lòng cuả Ngài đã lập tức được loan tải rộng rãi trên tất cả các hệ thống truyền thông. Nhiều tờ báo đánh giá đây là giây phút cảm động nhất cuả cuộc Tông Du.

Trong bài giảng, để đáp lời em Palomar, ĐTC đã dùng tiếng mẹ đẻ Tây Ban Nha, là một việc Ngài làm khi cần bày tỏ những tâm tình cá nhân, Ngài nói:

“Em ấy là người duy nhất đã hỏi một câu hỏi mà không ai có thể trả lời được. Và em ấy cũng đã không diễn tả hết được bằng lời lẽ nhưng đã bằng những giọt nước mắt.”

“Tại sao con trẻ có nhiều đau khổ như thế? Tại sao một đứa bé phải chịu đau khổ?” Ngài đặt lại câu hỏi.

“Chỉ khi nào mà một con tim không thể tìm được câu trả lời và bắt đầu khóc, lúc đó chúng ta mới có thể hiểu được,” Ngài nói.

Và ĐTC kêu gọi những người trẻ cần phải học cách để mà khóc.

“Cha mời gọi từng người trong chúng con ở đây hãy tự hỏi mình, rằng tôi đã học được cách khóc chưa, khóc như thế nào? Tôi đã học để mà khóc cho một ai đó bị bỏ rơi bên lề đường chưa? Tôi đã khóc cho một ai đó đang bị nghiện ngập chưa? Tôi đã khóc cho một ai đó bị lộng hành chưa?”

“Đây là điều trên hết mà Cha muốn nói với chúng con: Hãy học để khóc…hãy học, học thực sự để mà khóc, khóc cách nào,”

Ngay cả Chuá Giêsu cũng đã khóc.

ĐTC nhấn mạnh đến cách mà Chúa Giêsu đã phục vụ cho người dân của mình. Ngài đã không sử dụng lòng từ bi của thế gian, như là dừng lại một vài giây để ban phát tiền bạc hoặc những cuả cải vật chất. Nhưng, Đức Giáo Hoàng nói, Chúa Kitô đã dành trọn thời gian để lắng nghe và để thông cảm với người dân của mình.

“Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã khóc,” Đức Giáo Hoàng nói. “Ngài đã khóc cho một người bạn vừa mới chết, Ngài đã khóc trong lòng cho một gia đình vừa mới mất đứa con, Ngài đã khóc khi nhìn thấy một bà goá nghèo đem chôn đứa con trai, Ngài đã rơi nước mắt, động lòng trắc ẩn, khi nhìn thấy đám đông không có ai chăn sóc. ”

Chỉ khi nào chúng ta học cách khóc với những ai đang đau khổ là chúng ta mới có thể bắt đầu hiểu họ và yêu thương họ, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích.

“Nếu các con không biết làm thế nào để khóc, các con không thể là người Kitô hữu tốt,” Ngài nhấn mạnh.

“Chúng ta hãy học cách khóc, như Glyzelle đã làm gương cho chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta đừng quên bài học này. “

Tại sao Thiên Chúa để những gian truân xảy ra?

Tại sao Thiên Chúa để những gian truân xảy ra?

Những gian truân bạn gặp phải có thể làm bạn ngã gục hoặc làm bạn thêm trưởng thành tuỳ thuộc cách bạn phản ứng những gian truân đó.  – R. G. Alexander, Pastor (Why God permits problems)

Những gian truân bạn gặp phải có thể làm bạn ngã gục hoặc làm bạn thêm trưởng thành tuỳ thuộc cách bạn phản ứng những gian truân đó. Thật không may, hầu hết mọi người không nhìn thấy cách Thiên Chúa sử dụng những gian truân bạn gặp là để cho cuộc sống của bạn tốt hơn. Có khi chúng ta phản ứng lại một cách phẫn nộ và dại khờ hơn là tạm dừng lại để xem xét những gian truân đó có mang lại lợi ích cho bạn không? Dưới đây là 5 lý do Thiên Chúa đã cho phép các gian truân xảy đến trong cuộc đời của bạn:

1. Thiên Chúa cho phép những gian truân xảy ra để HƯỚNG DẪN (DIRECT) bạn

Đôi khi Thiên Chúa phải châm lửa vào người bạn để bạn phải thoát khỏi sự thụ động, ươn lười. Các gian truân thường xoay chúng ta qua một chiều hướng mới và thúc đẩy chúng ta thay đổi. Có phải Người muốn tình trạng này xảy ra để làm bạn chú ý? “Vết thương nhức nhối tẩy sạch điều gian ác, và roi vọt thấu đến tận tâm can” (Cn 20,30).

2. Thiên Chúa cho phép những gian truân xảy ra để KIỂM TRA (INSPECT) bạn

Người ta cũng giống như túi trà lọc vậy… nếu bạn muốn biết những gì bên trong, chỉ cần thả chúng vào trong nước nóng! Có phải Thiên Chúa thử nghiệm đức tin của bạn bằng cách cho phép một vài gian truân xảy ra trong cuộc sống của bạn? Các gian truân đó sẽ tiết lộ những gì về bạn? “Thưa anh em, anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn” (Gc1,2-3).

3. Thiên Chúa sử dụng những gian truân để SỬA ĐỔI (CORRECT) bạn

Một số bài học chúng ta học được qua sự đau đớn và thất bại. Giống như lúc còn bé, cha mẹ dặn bạn đừng thò tay vào lò bếp nóng, nhưng có lẽ bạn chỉ kinh nghiệm được điều đó khi bạn bị bỏng da. Đôi khi chúng ta chỉ hiểu được giá trị của một cái gì đó như sức khỏe, tiền bạc, một mối quan hệ… khi đã đánh mất chúng. “Đau khổ quả là điều hữu ích, để giúp con học biết thánh chỉ Ngài. Con coi trọng luật Chúa truyền ban, hơn vàng muôn bạc triệu” (Tv 119,71-72).

4. Thiên Chúa cho phép những gian truân xảy ra để BẢO VỆ (PROTECT) bạn

Một gian truân tưởng là hoạ nhưng lại là phúc nếu nó tránh cho bạn khỏi bị tổn hại bởi một cái gì đó nghiêm trọng hơn. Năm ngoái, một người bạn bị sa thải vì từ chối làm điều gì đó vô đạo đức mà ông chủ đã yêu cầu ông làm. Bị thất nghiệp là cả một vấn đề nhưng nó tránh cho ông khỏi bị kết án và bị ở tù vào năm sau đó, khi những hành động của ban quản lý cuối cùng đã được phát hiện. “Các anh định làm điều gian ác cho tôi, nhưng Thiên Chúa lại định cho nó thành điều tốt” (St 50,20).

5. Thiên Chúa cho phép những gian truân xảy ra để làm bạn nên HOÀN HẢO (PERFECT)

Những gian truân, khi được đáp ứng cách đúng đắn, sẽ là những chất liệu xây dựng. Thiên Chúa quan tâm nhiều đến đặc điểm của bạn hơn là sự thoải mái của bạn. Mối quan hệ của bạn với Thiên Chúa và đặc điểm của bạn là hai thứ duy nhất mà bạn có thể mang theo vào vĩnh hằng. “Chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chiụ đựng thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên thì có quyền trông cậy” (Rm 5,3-4).

Đúc kết lại một điểm: Thiên Chúa không ngừng hoạt động trong bạn, ngay cả khi bạn không nhận ra hay không hiểu điều đó.Nhưng khi gặp gian truân, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn nhiều và sinh lợi cho bạn hơn khi bạn biết cộng tác với Ngài.

Minh Xuân (st)

Một số người tưởng nhớ tử sỹ Hoàng Sa

Một số người tưởng nhớ tử sỹ Hoàng Sa

BBC

Các tử sỹ Hoàng Sa được tưởng nhớ trong ngày 19/1

Tròn 41 năm sau trận hải chiến Hoàng Sa, các tử sỹ trong trận chiến này vẫn được một số người ở trong nước và hải ngoại tưởng nhớ nhưng chính quyền trong nước thì không, một thân nhân tử sỹ Hoàng Sa nói với BBC.

Trong trận hải chiến ngày 19/1 năm 1974, 75 chiến sỹ của Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã thiệt mạng để phần mà Sài Gòn kiểm soát ở quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.

‘Bàn thờ đàng hoàng’

Trao đổi với BBC Việt ngữ từ Thành phố Hồ Chí Minh vào đúng ngày 19/1, bà Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của Thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 đã chết trong trận chiến này, cho biết bà đã mua bông và trái cây đặt trên bàn thờ và thắp hương tưởng nhớ ông Thà.

Bà nói có những người ở Hà Nội hay ở Mỹ cũng gọi điện cho bà thăm hỏi và nhờ bà thắp hương cho ông Thà giùm họ.

“Họ nói anh Thà hy sinh rất xứng đáng và khuyên mình đừng có buồn,” bà nói, “Họ còn nói anh Thà là anh hùng mà chúng tôi rất quý trọng.”

” Tới ngày giỗ tới (của ông Thà) là tôi có nhà, có bàn thờ mới của anh Thà với hình ảnh để lên đàng hoàng.

Bà Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của ông Ngụy Văn Thà”

Bà Sinh còn cho biết có người ở Washington gọi điện về khuyên bà lên một ngôi chùa ở khu vực Bàn Cờ, Quận 3, để làm lễ cầu siêu cho tất cả những tử sỹ đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa.

Bà nói tới ngày 27 tháng Chạp âm lịch, tức đúng ngày giỗ của ông Thà và các tử sỹ, bà sẽ lên chùa cầu siêu cho các ông.

Khi nghĩ về người chồng đã quá cố trong ngày 19/1, bà Sinh nói bà ‘buồn nhưng hãnh diện’.

Bà cho biết sau khi bà chuyển về nhà mới hồi năm ngoái với sự trợ giúp một phần của Quỹ Nhịp cầu Hoàng Sa thì giờ đây ông Thà ‘đã có bàn thờ đàng hoàng’.

“Mỗi lần tôi đi ra đi vô nhìn lên bàn thờ thấy vui vui tại vì lúc trước nhà bị giải tỏa (phải ở trọ) nên không có bàn thờ để thờ. Mấy anh ở nước ngoài về muốn thắp hương mà không có bàn thờ,” bà nói.

Bà Huỳnh Thị Sinh đã mua được nhà

“Tới ngày giỗ tới (của ông Thà) là tôi có nhà, có bàn thờ mới của anh Thà với hình ảnh để lên đàng hoàng,” bà nói thêm và cho biết việc này giúp bà ‘vơi đi nỗi buồn’.

Bà nói bà cũng ‘tủi thân’ khi ông Thà chết ngoài biển khơi không còn lại thi thể hay hài cốt gì cả.

Khi được hỏi chính quyền địa phương nơi bà cư trú có ai đến thăm viếng, ủy lạo nhân ngày kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa hay không, bà Sinh nói: “Làm sao có chuyện đó? Họ không có biết gì hết. Mình có phải là người của chế độ mới đâu.”

Trong lúc này, một số hội đoàn ở hải ngoại cũng thông báo họ tổ chức lễ tưởng niệm để ‘thắp hương tri ân các anh hùng Hoàng Sa vị quốc vong thân’.

Chẩn Đoán Nguyên Nhân Đau Bụng Qua Vị Trí Đau

Chẩn Đoán Nguyên Nhân Đau Bụng Qua Vị Trí Đau

Đau bụng là triệu chứng thường gặp, chúng xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm với nhiều dấu hiệu khác. Bạn có thể chẩn đoán bệnh thông qua vị trí đau ở đâu.

Đau bụng là một danh từ chung chung vì bệnh của bất kỳ một cơ quan nào nằm trong ổ bụng đều có triệu chứng đau. Tuy vậy, tính chất đau bụng đôi khi không hoàn toàn giống nhau mà có đặc thù riêng của từng bệnh.

Danh từ bụng, người ta muốn ám chỉ là ổ bụng. Ổ bụng bao gồm từ mũi ức xuống tận đáy chậu. Bụng gồm có 2 vùng chính là thượng vị (trên rốn) và hạ vị (dưới rốn). Ổ bụng gồm có các tạng cơ bản như dạ dày – tá tràng, gan, lách, tuỵ tạng, hệ thống mật (đường dẫn mật và túi mật), ruột (đại tràng, ruột non, mạc treo, trực tràng, hậu môn), hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang), với phụ nữ còn có tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo.

Đôi khi, các cơn đau là do ăn quá no hoặc ăn quá nhiều một số loại thực phẩm (như thực phầm giàu chất béo, thực phẩm sinh hơi, hoặc người không dung nạp lactose ăn nhiều sản phẩm sữa). Đau bụng thường khỏi trong vài giờ hoặc kéo dài vài ngày. Đây là hiện tượng bình thường không nguy hiểm, nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn cần chú ý đến sức khỏe hơn.

 

Nhưng trong một số trường hợp, đau có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một rối loạn nặng hơn, có thể cần điều trị thuốc. Việc xác định nguyên nhân gây đau bụng thường rất phức tạp. Xác định vị trí đau sẽ giúp bác sĩ phát hiện nguyên nhân sâu xa gây nên.

Vì nhiều tạng trong bụng cần cho sự sống và tín hiệu chúng gửi đi khá phức tạp, nên việc xác định nguyên nhân đau bụng có thể rất khó khăn và đôi khi có thể xác định sai. Dưới đây là một số vị trí và nguyên nhân dẫn đến đau bụng:

– Vùng rốn: Đau gần rốn có thể liên quan tới rối loạn ruột non hoặc viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa. Nếu không điều trị, ruột thừa bị viêm có thể vỡ và gây viêm phúc mạc. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm ruột thừa bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, sốt nhẹ, có nhu cầu trung tiện hoặc đại tiện.

– Trên rốn: Ngay trên rốn ở vùng trên-giữa của bụng là vùng thượng vị. Đây là nơi bạn có thể có cảm giác đau liên quan tới a-xít dạ dày. Đau kéo dài ở vùng này có thể báo hiệu rối loạn tá tràng, tụy hoặc túi mật.

– Dưới rốn: Đau dưới rốn và lan sang bên có thể báo hiệu rối loạn đại tràng. Với phụ nữ, nguyên nhân hay gặp của đau vùng này là viêm đường tiết niệu và viêm tiểu khung

– Bụng trên bên trái: Ít khi đau vùng này. Khi bị đau, có thể là rối loạn đại tràng, dạ dày hoặc tụy.

– Bụng trên bên phải: Đau dữ dội bụng trên bên phải thường liên quan tới viêm túi mật. Đau có thể lan ra giữa bụng và xuyên ra sau lưng. Đôi khi, viêm tụy hoặc tá tràng cũng có thể đau vùng này.

– Bụng dưới bên trái: Đau ở đây thường là rối loạn đại tràng xuống, nơi phân được thải ra. Các rối loạn có thể gồm viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng – bệnh Crohn hoặc viêm loét tá tràng.

– Bụng dưới bên phải: Viêm đại tràng có thể gây đau bụng dưới bên phải. Một nguyên nhân khác có thể và có lẽ nặng hơn là viêm ruột thừa.

– Đau di chuyển: Một trong những đặc điểm bất thường của đau bụng là khả năng di chuyển dọc theo đường dẫn truyền thần kinh sâu và đau ở các vị trí xa nơi gây bệnh. Thí dụ: đau do viêm túi mật có thể lan lên ngực và dọc vai phải. Đau do rối loạn tụy có thể lan giữa hai vai.

Đối với nữ giới, viêm tử cung, buồng trứng, vòi trứng cũng gây đau bụng dưới, đặc biệt là đau bụng dưới do u nang buồng trứng xoắn hoặc chửa ngoài dạ con vỡ, nếu ở bên hố chậu phải thì rất dễ nhầm với viêm ruột thừa cấp tính. Cũng như đau thượng vị, để chẩn đoán chính xác đau hạ vị rất cần có sự hỗ trợ tích cực của cận lâm sàng. Ngoài đau bụng khu trú ở thượng vị hay hạ vị thì có thể gặp đau bụng không thấy khu trú rõ ràng ở một vùng nào nhất định như xoắn ruột, tắc ruột, viêm phúc mạc…

Khi nào cần khám bệnh?

Mặc dù phần lớn đau bụng không trầm trọng, một số triệu chứng có thể báo hiệu một bệnh nặng. Tuy nhiên, thường không thể chẩn đoán nguyên nhân đau bụng dựa theo triệu chứng hoặc vị trí đau. Hãy đến bệnh viện nếu thấy:

– Đau nặng, tái phát hoặc kéo dài.

– Đau ngày càng nặng hơn.

– Đau kèm theo thở gấp, chóng mặt, xuất huyết, nôn hoặc sốt cao.

– Nhất là đối với trẻ nhỏ khi đau bụng không biết nói nên rất khó chẩn đoán và xác định vị trí đau vì vậy việc đưa đến bênh viên là hết sức cần thiết.

Vebtretho tổng hợp

Anh chị Thụ Mai gởi

Cảm nghĩ của một Ni cô Phật giáo về Đức Giáo Hoàng

Cảm nghĩ của một Ni cô Phật giáo về Đức Giáo Hoàng

Chuacuuthe.com

VRNs (19.01.2015) -Sài Gòn- theo CNA- Một ni cô trong buổi gặp gỡ chung giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với các bạn trẻ sinh viên tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Tôma ở Philippines vừa qua đã bày tỏ lòng biết ơn đến ĐTC vì những nỗ lực của ngài cho sự đoàn kết và đối thoại liên tôn.

1

Ni cô Ven. Miao Jing thuộc Giáo hội Phật giáo Fo Guang Shan bày tỏ: “Chúng tôi thấy rằng Đức Giáo Hoàng đã mang lại phúc lành và sự hiệp nhất”.

Ni cô nói với hãng tin CNA trong chuyến thăm của ĐTC đến Philippines rằng “Chúng tôi đến để bảy tỏ sự chân thành trong việc đối thoại”.

Ni cô Miao đã không gặp riêng được Đức Thánh Cha, tuy nhiên, một vị lãnh đạo trong Giáo hội Phật giáo là Sư Ven. Chueh Pei, người Argentina đại diện cho Giáo hội Phật giáo đã gặp ĐTC. Ni cô Miao nói rằng Vatican và Đức Hồng Y Luis Tagle, Tổng Giám mục Manila đã gởi lời mời họ tham dự buổi gặp gỡ liên tu sĩ với Đức Giáo Hoàng.

Ni cô cho biết họ cũng có ý định mời Đức Thánh Cha đến thăm Giáo hội Phật giáo.

Ni cô nói thêm: “Đức Giáo Hoàng đã tông du khắp nơi trên thế giới, đặc biệt trong vài tháng qua, chúng tôi chân thành và khiêm tốn mời Đức Giáo Hoàng ghé thăm chúng tôi. Các Phật tử rất vui mừng nếu gặp được ngài.”

Ni cô Miao ca ngợi và cảm ơn Đức Thánh Cha đã “đem con người xích lại với nhau, đặc biệt là những người người khác biệt về tôn giáo, văn hóa và truyền thống.”

“Chúng ta thấy thế giới đang chuyển động hướng về tương lai, và chúng ta luôn luôn nhìn thấy niềm hy vọng, đặc biệt nơi những người có đức tin.”

Hoàng Minh

Hạnh Phúc Ở Đâu?- Where is my Happiness?

Hạnh Phúc Ở Đâu?- Where is my Happiness?


Một nhóm 50 người đang tham dự một seminar, đột nhiên diễn giả ngừng lại và đề nghị nhóm tham gia một hoạt động, ông ta đưa cho mỗi người một quả bóng bay và yêu cầu từng người viết tên của mình lên quả bóng bay. Sau đó, những quả bóng bay được đưa tới một căn phòng khác.

Những người tham dự bước vào căn phòng có những quả bóng và phải tìm ra quả bóng có tên của họ trong vòng 5 phút. Mọi người đều cố gắng tìm quả bóng có tên của mình, xô đẩy những người khác và đẩy các quả bóng khác sang một bên. Khung cảnh rất hỗn độn.

Sau 5 phút không ai tìm được quả bóng có tên của họ.

Nhóm người đó lại được yêu cầu làm một nhiệm vụ khác, nhặt lên bất kỳ một quả bóng và đưa cho người có tên trên quả bóng đó. Trong vòng một phút, tất cả mọi người đều có quả bóng viết tên của chính họ.


Diễn giả bắt đầu nói –
Đây chính là những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Ai ai cũng điên cuồng lùng sục hạnh phúc ở khắp mọi nơi mà không biết nó nằm ở đâu.

Hnh phúc ca mi chúng ta ch có được da trên hnh phúc ca người khác. Hãy cho đi nim hnh phúc, và bn s nhn li phn ca mình. Và đây mi là mc đích ca cuc sống.

* * * * *

There are 50 people who are attending in a special seminar. Suddenly, the instructor asks all members to take 50 balloons and write your name on that. They move to the other room and let the balloons that rise above the ceiling. Then he asks every one to look for your name.

5 minutes late the room becomes chaos and no one can be able to look for their names.

The instructor tells every one to pick up any balloon and give to the one who has name on that balloon.

Finally and quickly ,every one has had her or his balloon.

The instructor has explained that every one looks for her or his own happiness. It is very difficult. When you bring happiness to the others,you make them happy then you will be happy. You have to make other  happy then your happiness would have come.

This is remarkable goal of life. It is so simple and no one pays attention. Why ?

Good luck and be happy …and think about that.

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

 

41 năm trận chiến Hoàng Sa, ai nhớ ai quên?

41 năm trận chiến Hoàng Sa, ai nhớ ai quên?

Blogger Nguyễn Lân Thắng

Blogger Nguyễn Lân Thắng

Trà Mi-VOA

19.01.2015

Ngày 19/1/1974, 75 chiến sĩ của quân lực Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng hy sinh trong cuộc hải chiến khốc liệt với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa. Chiến hạm HQ10 bị đánh chìm, 3 chiếc còn lại phải rút lui, và từ đó, Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo này.

Lần đầu tiên vào năm ngoái, chính phủ Hà Nội bật đèn xanh cho truyền thông trong nước công khai nhắc nhớ tới sự kiện lịch sử này, với hàng loạt bài viết kỷ niệm 40 năm trận chiến Hoàng Sa.

Thế nhưng, cuộc chiến oai hùng vốn không được sử sách nhà nước ghi nhớ cũng không được lưu truyền cho thế hệ trẻ qua sách vở nhà trường dường như lại tiếp tục bị lãng quên trong dịp kỷ niệm năm nay. Chính quyền không tổ chức các hoạt động kỷ niệm, báo chí nhà nước không đề cập nhiều, trong khi các hoạt động tưởng niệm đơn lẻ của một số tổ chức xã hội dân sự lại bị quấy rối.

Anh Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động xã hội dân sự được nhiều người biết đến, chia sẻ ghi nhận:

“Theo ghi nhận của tôi, mấy ngày nay trên các phương tiện truyền thông nhà nước cũng có một vài bài báo nhắc đến sự kiện Hoàng Sa cách đây 41 năm. Đấy là những hoạt động duy nhất về phía nhà nước. Về phía nhân dân, có một số tổ chức hội nhóm của người dân tự kỷ niệm với nhau nhưng không lớn, đông, và rộng rãi như năm rồi vì tình hình đàn áp các tổ chức xã hội dân sự đang trong thời kỳ khốc liệt. Cho nên các cá nhân tham gia cũng dè dặt, kín đáo hơn và cũng gặp các trường hợp như phá vòng hoa viếng, bị gây hấn, bị chửi bới tại hiện trường. Ví dụ sáng nay có một nhóm anh chị em ở Hà Nội ra tượng đài Lý Thái Tổ ngay trung tâm để tưởng niệm trận đánh Hoàng Sa lịch sử, có một số ‘dư luận viên’ giật vòng hoa và các băng-rôn. Đấy là điều đáng tiếc.”

Về lý do sự kiện lịch sử này năm nay bị truyền thông nhà nước phớt lờ, anh Thắng cho rằng:

“Từ trước tới nay, việc truyền thông nhà nước kiểm duyệt, hạn chế đưa tin về những việc liên quan đến tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam với Trung Quốc đã là việc phổ biến. Thế nhưng, đặc biệt trong dịp này, khi đang có đại hội của đảng cộng sản Việt Nam, đây là thời điểm người ta hết sức cân nhắc các vấn đề ‘nhạy cảm chính trị’, tránh động chạm tới Trung Quốc.”

Một trong những sĩ quan trực tiếp chiến đấu và chứng kiến trận hải chiến Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, trung úy Phạm Ngọc Roa phụ tá sĩ quan hải hành, người thường xuyên có mặt trên đài chỉ huy phụ trách khối hàng hải, nói ông hơi ngạc nhiên vì năm ngoái báo chí nhà nước đua nhau đăng bài về sự kiện này nhưng năm nay đột nhiên lại có phần im hơi lặng tiếng trở lại.

Khi được hỏi về các hoạt động tri ân của chính quyền địa phương như tổ chức thăm viếng hay quyên góp hỗ trợ những người lính chiến đấu trong trận chiến đẫm máu Hoàng Sa 1974, trung úy Roa cười buồn:

“Cái này thì không bao giờ có đâu.”

Không những thế, trung úy Roa cho biết, ông còn bị chính quyền địa phương gây khó dễ khi có báo chí hay các tổ chức xã hội dân sự tới thăm hỏi:

“Bên nhà nước gọi tôi lên trách rằng ‘Người ta nói chuyện với anh, chưa được phép của nhà nước. Những ai muốn liên lạc với anh, anh phải trình báo với nhà nước để nhà nước tránh trường hợp anh bị mua chuộc, bị những thành phần phản động lôi kéo. Năm ngoái, tôi cũng bị rầy rà khi phóng viên báo Tuổi Trẻ, đài Lâm Đồng, và nhóm NO-U ở Sài Gòn tới nhà. Họ về rồi một hai ngày sau tôi bị chính quyền xã mời lên, gặp công an xã trên đó. Họ bắt tôi làm kiểm điểm với lý do như vậy.”

Một sự kiện lịch sử quan trọng không được nhà nước tưởng niệm, những anh hùng hy sinh xương máu để bảo vệ biển đảo Tổ quốc không được vinh danh xứng đáng, nhưng những nhân chứng lịch sử ấy, những người trực tiếp tham gia chiến đấu như trung úy Roa không buồn tủi trước sự bất công này:

“Tôi cũng chẳng buồn gì cả. Coi như mình chấp nhận số phận nó như vậy thôi.”

Nhưng ông bày tỏ mong ước:

“Ai cũng mong muốn những người đã đổ máu, những người đã chết hay những người hiện giờ còn sống, hồi xưa tuy họ là ở miền Nam, nhưng họ chiến đấu cho Tổ quốc Việt Nam lúc đó và mãi mãi. Bất cứ một chính quyền nào đó có thể thay đổi, nhưng Tổ quốc Việt Nam là một. Một người lính đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ai cũng muốn được nhà nước chiếu cố về vấn đề này hay vấn đề kia chứ, là con người mà.”

Hà Nội lâu nay cẩn trọng không muốn làm phật lòng nước láng giềng cộng sản anh em Trung Quốc và cũng tìm cách không để chủ nghĩa dân tộc làm ảnh hưởng tới mối quan hệ Việt-Trung.

Họ không còn sợ hãi

Họ không còn sợ hãi

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-01-16

maclam01162015.mp3

toi_khong_so_hai-622.jpg

Hình minh họa chụp từ bìa Cuốn tiểu thuyết Tôi không sợ hãi của tác giả Niccolò Ammaniti.

Photo courtesy of NXBPN

Your browser does not support the audio element.

Mặc dù chính quyền đàn áp tiếng nói của người dân bằng mọi cách nhưng người tranh đấu mỗi ngày lại nghĩ ra một phương pháp mới để tiếng nói của họ vượt ra khỏi sự cấm đoán, bưng bít của chế độ. Điều gì đã thúc đẩy họ vượt qua nỗi sợ hãi này.

Bị dồn tới tận cùng của uất ức

Khi người ta bị dồn tới tận cùng của uất ức thì nỗi sợ hãi sẽ bị đẩy ra xa. Điều này đang thể hiện rất rõ trên những người đang theo đuổi mục tiêu lên tiếng cho toàn xã hội biết những sai trái, bóp nghẹt công luận hay vận động cho một phong trào mà tự nó có thể giải thích tất cả bản chất của sự việc.

Các vụ giật băng tang ghi tên, tổ chức người phúng điếu nếu tên hay tổ chức ấy có vấn đề với nhà nước đang gây phẫn nộ trong dư luận khắp nơi. Điều này động chạm tới truyển thống đạo đức văn hóa của dân tộc và người ta không thể im lặng khi thấy cách hành xử vượt mọi chuẩn mực này.

” Những thằng sĩ quan trẻ chúng nó chưa biết cái gì, chúng nó chưa trải nghiệm cuộc đời nên chưa hiểu nỗi đau, nỗi mất mát của người ta. Nó chưa thấm đạo lý của cha ông.
-Blogger Nguyễn Chí Tuyến”

Vụ mới nhất xảy ra trong đám tang thân mẫu anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, kẻ được nhận diện là một đại tá công an đã lớn tuổi và người phản ứng công khai trên công luận là blogger Nguyễn Chí Tuyến, tức Anh Chí với status nhấn mạnh tới sự thiếu nhân cách này. Anh Nguyễn Chí Tuyến cho biết phản ứng của mình trong việc giật băng tang:

“Những thằng sĩ quan trẻ chúng nó chưa biết cái gì, chúng nó chưa trải nghiệm cuộc đời nên chưa hiểu nỗi đau, nỗi mất mát của người ta. Nó chưa thấm đạo lý của cha ông còn ông đại tá này không thể như những thằng khốn nạn còn trẻ nên tôi không chửi mà ở đây tôi tâm sự thật với ông ấy bởi có thể ngày mai ông ấy sẽ chết. Tầm tuổi của ông ấy thì có thể ngày mai ông ấy sẽ gặp ung thư hay gặp một tai nạn và sẽ chết cho nên tôi nói ra quan điểm có thực chứ không sai một tí nào.”

Khi được hỏi việc nói trực tiếp tới một đại tá công an có tên họ chức vụ hẳn hoi như vậy anh có sợ hậu quả hay không, anh Tuyến cho biết:

Các Bạn trẻ hưởng ứng Phong trào: Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam. Citizen photo.

“Đối với cá nhân tôi tôi đâu có gì phải sợ họ? Tôi không sợ họ từ rất lâu rồi chứ không phải đến bây giờ. Tại sao tôi phải sợ họ? Tôi và các anh em khác đang đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. Bởi vì xã hội này dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản Việt Nam mấy chục năm nay nó quá khốn nạn phải có những người quét nhửng rác rưỡi ấy đi. Hành động của chúng tôi là đem ánh sáng ra cho người dân người ta biết. Nhân dân Việt Nam vốn dĩ mù lòa có mắt như mù có tai như điếc có mồm như câm. Chúng tôi đã nhìn thấy và phải nói cho họ biết vượt qua nỗi sợ, còn đối với những người như chúng tôi có gì phải sợ?

Chúng tôi sẵn sàng lấy cái chết của chúng tôi ra để nếu như chế độ cộng sản này nó sụp đổ thì tôi sẵn sàng lấy thân mình cho nhân dân con cháu chúng tôi cũng như con cháu của những người đang thụ hưởng của chế độ này được có cuộc sống mai sau không bị chà đạp, không chém giết nahu để mà sống mà tồn tại như những con sinh vật, những con vật chứ không xứng đáng như con người. Chúng tôi có gì nghĩ cho cá nhân mà phải sợ?”

Miễn nhiễm sợ hãi

Cái sợ tuy dễ lây nhưng cũng có những con người miễn nhiễm nếu va chạm nỗi sợ hãi hàng ngày nhất là sự va chạm ấy nảy sinh từ việc làm hướng thiện. Anh Huỳnh Công Thuận, một blogger đóng góp rất nhiều trong chương trình giúp đỡ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa do nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tại Sài gòn tổ chức. Anh kể lại những chặng đường của mình:

“Trước đó khi đưa ra những phong trào này chúng tôi chịu bầm dập rất nhiều rồi nhưng riết rồi nó cũng quen đi. Thứ hai nữa người ta muốn làm gì mình như muốn bắt, muốn nhốt, muốn ghép bất cứ tội gì thì người ta đều gán cho mình được hết vì vậy bây giờ mình có sợ có tránh có né cũng có được đâu? Đó là sự thật tôi nói thẳng với mấy người công an rồi, muốn bắt, muốn nhốt, muốn bắn là quyền của mấy anh tôi không thay đổi cái đầu của anh được tôi làm đúng với lương tâm thôi nhất là đúng với luật pháp của mấy anh thì tôi cứ làm. Mấy ngày đó họ chận cửa chặn nẻo tụi tôi phải tránh né đi chỗ khác chứ không phải dễ đâu anh.”

” Từ trước đến nay khi đi tất cả mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam chỗ nào khi chúng tôi ngồi hàn huyên hiện tình đất nước thì hầu như người ta không chấp nhận chế độc độc tài toàn trị này.
-Anh Trương Văn Dũng”

Một người khác nữa là anh Trương Văn Dũng, anh nổi tiếng bị công an, côn đồ nhiều lần tấn công nhất trong tất cả những người theo đuổi công việc đấu tranh giúp đỡ dân oan. Anh bị đánh, bị bắt, bị mang vào nhà thương nhiều lần với những vết thương trầm trọng vậy mà vẫn liên tục tham gia bất cứ một phong trào nào nhằm chống lại bất công, chống lại cái ác, bạo lực trên đất nước. Nói về phong trào mới nhất mang tên: “Tôi ghét đảng cộng sản” đang rầm rộ khắp nơi hiện nay anh Trương Văn Dũng chia sẻ:

“Từ trước đến nay khi đi tất cả mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam chỗ nào khi chúng tôi ngồi hàn huyên hiện tình đất nước thì hầu như người ta không chấp nhận chế độc độc tài toàn trị này. Người dân ở đâu bất kể từ Nam ra Bắc ngay cả vùng sâu vùng xa họ đều có quan điểm như vậy nên vì thế chúng tôi mới có chương trình gọi là “Tôi không thích đảng cộng sản”. Đây là mình muốn nói cho toàn dân để người ta hưởng ứng chương trình này, dậy lên phong trào cho mọi người ta thấy thực chất chế độ độc tài toàn trị này, nhất là thời gian rơi vào chuẩn bị đại hội đảng.

Chúng tôi làm việc này khởi đầu vì những người bị đàn áp, bị bóc lột. Những người dân oan bị cướp đất họ rất đồng lòng, hưởng ứng. Tôi hy vọng từ việc làm nhỏ bé của chúng tôi sẽ có sự lan tỏa rộng lớn hơn.”

Anh Nguyễn Chí Tuyến chia sẻ quan điểm của anh về phong trào này:

“Cái phong trào “Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam” thì ngay pháp luật ở Việt Nam mà người ta gọi là củ chuối thì nó cũng không có điều khoản nào nó quy định rằng người dân Việt Nam sinh ra là phải yêu cộng sản Việt Nam cả. Tôi có quyền yêu có quyền ghét có quyền thích ai hay không thích. Chúng tôi muốn dùng cái phong trào này để người dân biết và hiểu rằng ngay cả pháp luật này cũng không có quy định người ta sinh ra phải yêu đảng cộng sản cả.”

Cũng có người chưa bao giờ xuất hiện trước đám đông nhưng lại công bố thư ngỏ với chính quyền trên mạng lề trái vạch trần những sai trái của chế độ. Những khuyết tật ấy phơi ra trước công luận như một cách phản ứng sự trì trệ và làm ngơ trước sự đấu tranh của quần chúng.

Ông Nguyễn Tiến Dân, một viên chức giáo dục bình thường đã có bức thư gửi Chủ tịch nước với lời lẽ không chút sợ hãi. Nói với chúng tôi ông cho biết cũng lo lắng cho bản thân lằm nhưng lo lắng cho vận mệnh đất nước mạnh hơn khiến ông không còn sợ hãi nữa:

“Tôi suy nghĩ rất nhiều cái điều ấy và tôi cũng như nhiều người khác là chúng tôi trăn trở với tình hình đất nước hiện nay. Tôi biết hệ quả nó đến có thể rất nặng nề với tôi thế nhưng tôi cũng như những người khác buộc phải lên tiếng, buộc phải nói những sự thực đắng cay này. Những sự thực mà bây giờ ông Bộ trưởng Quốc phòng, ủy viên Bộ chính trị công khai nói là “ý đảng tức là lòng dân” thì như vậy cay đắng vô cùng cho đảng cộng sản và cho cả dân tộc này nữa.”

Từ xưa tới nay, người trẻ tuổi trong nước ít theo đuổi việc đấu tranh chống bất công vì gánh nặng học hành và miếng cơm manh áo. Nếu sinh viên trong nước lo một thì sinh viên du học lại lo mười. Họ không còn thời gian suy nghĩ bất cứ điều gì khác khi sách vở và tiền ăn học đè nặng tâm trí họ. Nhưng đối với Nguyễn Vũ Sơn, một du học sinh đang theo học tại Oklahoma lại khác, anh công khai sáng tác ca khúc chống lại đảng cộng sản và viết thư gửi cho Đảng và người dân Việt Nam tuyên bố mục tiêu của mình. Anh có sợ không và tại sao lại vượt qua được nỗi sợ hãi ấy? anh Nguyễn Vũ Sơn tức Na Sơn, bút danh của một Rapper chia sẻ:

“Sau khi đắn đo thì em nghĩ là nếu bây giờ mình không làm thì không ai làm hết, không có ai làm chuyện này hết thành ra bây giờ mình làm mà có được thì mừng còn nếu mà không được thì coi như mình đã cố gắng rồi còn nếu chưa cố gắng thì làm sao biết được hay không? Thành tra em cứ làm thôi, ba mẹ có nói thì em cũng rất buồn, phải nói là em rất buồn nhưng mà biết sao được? Nhiều người thân của em, bạn gái em, gia đình bạn gái em, bạn bè em những người rất thân từ bảy tám năm cũng quay lưng với mình.

Một khi đã làm thì chấp nhận hậu quả, em nghĩ như vậy. Nếu như những du học sinh khác cứ cái kiểu sợ không về được thì nó sẽ không đi tới đâu hết. Em cảm thấy là mình cũng có chút tiếng nói trong giới trẻ vì nhiều bạn trẻ nghe nhạc của em thì em nghĩ rằng mình nên dựa vào điều đó để làm gì đấy tốt hơn chứ nếu suốt ngày cũng chỉ lo học rồi về đi chơi hay làm nhạc linh tinh thì nó phí hoài tuổi trẻ và chút tên tuổi của mình.”

Mỗi người một gánh nặng sợ hãi ẩn dấu trong tiềm thức tuy nhiên điều đáng quý ở họ và hàng ngàn người khác là gánh nặng đất nước vẫn đáng gánh vác hơn, có lẽ do vậy mà họ không còn sợ hãi nữa.

Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh: Hướng giải quyết cho giáo xứ Đăk Jâk

Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh: Hướng giải quyết cho giáo xứ Đăk Jâk

Chuacuuthe.com

VRNs (18.01.2015) – Trong suốt mấy ngày qua, bà con giáo xứ Đăk Jâk rất lo lắng, mất ăn mất ngủ khi công an Xã, Huyện xuống giáo xứ hoạnh họe, đe dọa đòi tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm, mà bà con đã dựng lên từ tháng 4.2013 làm nơi thờ phượng Thiên Chúa được tôn nghiêm hơn. Họ cũng đưa ra đòi hỏi vô lý, buộc Cha Đa Minh Trần Văn Vũ, người được Đức Giám Mục Giáo phận cử về chăm sóc đàn chiên, phải dời khỏi Giáo xứ.

835

Tại VN, các linh mục, tu sỹ truyền giáo cho người Kinh còn gặp nhiều khó khăn, huống chi là bà con Dân tộc với nhiều ngôn ngữ khác nhau và với nhiều nền văn hóa đa dạng, nhưng các linh mục và tu sỹ đã dấn thân hy sinh để có thể giới thiệu Thiên Chúa đến cho bà con trên vùng cao. Nỗ lực của các Ngài luôn bị chặn đứng bởi nhà cầm quyền địa phương, hạn chế và xâm phạm quyền tự do Tôn giáo…

Sau đây, VRNs chúng tôi rất hân hạnh được tiếp chuyện với Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum về những nỗi khó khăn liên quan đến tình hình của giáo xứ Đăk Jâk, cũng như sự gian truân của các linh mục, tu sỹ khi truyền giáo cho bà con dân tộc thiểu số. Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày 17.01.2015

Huyền Trang, VRNs: Kính thưa Đức cha, trước hết, chúng con xin Đức cha cho chúng con được biết một số thông tin về Giáo xứ Đăk Jâk thuộc Giáo phận Kontum ạ?

Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh: Có lẽ phải lấy năm 1972 làm mốc. Xứ Đăk Jâk được thành lập từ 1957, đã có giáo xứ, có nhà thờ và đông đảo giáo dân. Nhưng năm 1972, do chiến tranh, nhà thờ bị phá hủy và dân chúng đã tản mác đi khắp nơi. Sau năm 1975, họ quay trở về, lập nghiệp lại và hiện nay số giáo dân lên gần 6000 người. Nằm ở trong huyện Đăk Glei – nơi đó có một số giáo xứ đã cũ từ trước trong đó có Đăk Jâk. Với con số gần 6000 giáo dân gồm người Xê Đăng, người Deh và các Sắc tộc khác đã và tiếp tục sinh hoạt tôn giáo.

Cách đây 4 năm, tôi gửi cha Đaminh Trần Văn Vũ lên để quản nhiệm và phục vụ anh chị em, vì nhà thờ chưa có nên chúng tôi chấp hành chính sách của Nhà nước là xin phép xây dựng nhà thờ và phục hồi giáo xứ, nhưng xin miết cũng không được. Do nhu cầu tôn giáo đông đảo của bà con mà cứ ngồi ngoài mưa, ngoài nắng suốt bao năm tháng cho nên bà con giáo dân đã tự dựng nên một cái nhà nguyện tạm, trong khi chờ đợi nhà cầm quyền cứu xét cho xây dựng nhà xứ và nhà thờ mới. Nhà cầm quyền yêu cầu gỡ nhà thờ tạm nhưng chúng tôi đã làm phép và dâng cho Chúa rồi. Chúng tôi trao đổi với nhà cầm quyền rằng, nhà thờ tạm sẽ dỡ vì đó là tạm mà, vậy thì xin nhà cầm quyền giải quyết bằng cách đáp ứng cái yêu cầu đã lâu năm là cho xây dựng một nhà thờ mới để thay thế. Nhưng cuối cùng cũng chưa đi đến đâu cả và sự việc kéo dài cho đến hiện nay. Rất tiếc là như vậy!

Huyền Trang, VRNs: Kính thưa Đức cha, chúng con được biết, nhà cầm quyền ra hạn chót cho việc tháo dỡ nhà thờ Đăk Jâk vào ngày 17.01.2015. Kính thưa Đức cha, tình hình hiện nay là ra sao ạ?

Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh: Hiện nay, tôi đang bận đi dự lễ ở Sài Gòn và chuẩn bị ra Hà Nội để đón tiếp Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, cho các Dân tộc. Cho nên tôi chưa biết tình hình ở đó như thế nào. Nhưng, tôi nghĩ rằng, tình hình cũng ổn thôi vì hai bên đang thảo luận, trao đổi với nhau để giải quyết cho êm đẹp.

Huyền Trang, VRNs: Kính thưa Đức cha, chúng con được biết, Đức cha có cuộc họp với UBND Huyện và buổi tiếp xúc với ông Giám đốc Công an Tỉnh. Kính thưa Đức cha, xin ngài có thể cho chúng con biết một vài thông tin về các buổi gặp này và cách giải quyết bên phía nhà cầm quyền như thế nào ạ?

Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh: Ngày 22.08.2014, phái Đoàn do ông Bí thư của huyện Đăk Glei với bà Chủ tịch Huyện thăm và trao đổi với chúng tôi về vấn đề này. Chúng tôi đi đến một kết luận trong văn thư 145, ngày 22.08.2014, gửi cho UBND Tỉnh và Huyện. Chúng tôi chấp nhận giải pháp do ông Bí thư Huyện đã đề nghị và có sự đồng tình của cả phái Đoàn trong đó có bà Chủ tịch. Thôi sự việc đáng tiếc đã xảy ra rồi, cho nên bây giờ giải quyết bằng hai bước.

Bước thứ nhất, với tư cách Giám mục, chúng tôi lập lại chính thức với nhà cầm quyền bằng một cái đơn xin chính thức công nhận lại giáo xứ Đăk Jâk và cho xây dựng nhà thờ. Bước thứ hai, trong khi UBND Tỉnh cứu xét đơn đó, thì UBND Huyện sẽ cho chúng tôi một cái giấy chính thức để dựng nên một cái nhà thờ tạm, khi có cái giấy đó thì ngay lập tức chúng tôi sẽ gỡ ngôi nhà thờ tạm hiện nay.

Hôm qua, ông Giám đốc Công an Tỉnh Kontum, tức là Thiếu tướng Lê Duy Hải có gọi cho tôi hỏi về tình hình này. Giữa chúng tôi xác định chuyện Đăk Jâk là chuyện nhỏ, từ từ giải quyết với nhau trong ôn hòa. Ông Thiếu tướng rất tiếc là mấy anh em công an trên Huyện, Xã đã đến [giáo xứ], làm cho giáo dân hiểu lầm là gỡ nhà thờ tạm. Ông Thiếu tướng cũng rất tiếc anh phóng viên nào đó đã làm to chuyện ra. Hiện nay, ông ấy không biết anh phóng viên đó chạy đi đâu.

Theo như tôi nghĩ, chúng tôi có kinh nghiệm làm việc với ông Thiếu tướng, tôi cảm thấy, ông rất có cảm tình và rất thông cảm với chúng tôi, và ông luôn luôn tìm mọi cách giải quyết ổn thỏa cho những nhu cầu chính đáng của người giáo dân. Chúng tôi rất biết ơn ông Thiếu tướng đó.

Huyền Trang, VRNs: Kính thưa Đức cha, chúng con xin Đức cha chia sẻ với chúng con về hướng tương lai là làm thế nào để có thể hạn chế những hành vi xâm phạm Quyền tự do Tôn giáo nói chung, và quyền thực hành các hoạt động tôn giáo nói riêng của Cha xứ và bà con giáo dân Đăk Jâk ạ?

Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh: Tôi nghĩ chìa khóa nằm ở chỗ dân, tức là tất cả vì hạnh phúc của người dân trong đó có người dân có Đạo, và nhà cầm quyền cũng như tất cả mọi văn bản pháp luật đều phải chú ý đến điều này. Nhưng rất tiếc trong hiện tình cũng như trong quá khứ, hình như nhà cầm quyền đã quá nặng nề vấn đề về Luật, Luật… Cho nên với vấn đề hệ thống Luật và cách tổ chức như hiện nay, tôi có kinh nghiệm rằng, tất cả các anh em nhân viên ở các địa phương họ rất khổ tâm, họ khổ tâm hơn chúng tôi nữa, họ rất thương chúng tôi nhưng họ không thể giải quyết được vì vượt quyền hạn. Chính vì thế, tôi nghĩ rằng, phải có những điều luật thông thoáng hơn nữa và phải có những con người hiểu những nhu cầu tôn giáo, thì mới có thể giải quyết ổn thỏa, còn nếu không vấn đề nó cứ kéo dài miết như hiện nay.

Huyền Trang, VRNs: Chúng con xin chân thành cám ơn Đức cha và chúng con kính chúc sức khỏe Đức cha.

Đó là những lời chia sẻ của vị chủ chăn với những nỗi vất vả, khó khăn của các vị mục tử khi đến với, ở với và sống với những người đồng bào trên Cao nguyên.

Giáo dân Giáo xứ Đăk Jâk đa phần là bà con dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa -là những người được Nhà nước này quan tâm một cách đặc biệt, thậm chí họ còn lập ra một Ban chỉ đạo Tây Nguyên để giải quyết những vấn nạn đến từ bà con các Dân tộc Tây Nguyên. Trong khi đó, các vị Chức sắc tôn giáo truyền giáo ở các vùng cao đã giúp bà con cải thiện đời sống được tốt hơn, “đem cái chữ” đến cho con em của họ, tạo điều kiện nơi ăn, chốn ở cho các con em người Dân tộc theo học các cơ sở giáo dục của nhà nước, giúp các gia đình biết cách trồng trọt, chăn nuôi… làm ăn phát triển hơn, nhưng nhà cầm quyền lại luôn tìm cách gây khó khăn cho các vị Chức sắc trong việc truyền giáo. Đó là nghịch lý của chủ thuyết vô thần ở VN.

Huyền Trang, VRNs

Thế giới này quả là một nơi tuyệt vời.

Thế giới này quả là một nơi tuyệt vời.

Bạn cho đi thứ gì thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp đáp lại!

(The world is a wonderful place. What goes around comes around!)

1/- Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
Người ta kể chuyện là có thời ông Gandhi đi một chuyến xe lửa. Khi xe bắt đầu chuyển bánh thời ông nhảy vội vã lên tàu khiến cho một chiếc giày của ông rơi xuống đường. Ông không thể nào nhảy xuống để nhặt lại chiếc giày trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Ông bèn tháo luôn chiếc giày còn lại trong chân và ném về phía chiếc giày kia ở dưới đường. Hành khách trên tàu tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy thế và lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông.
Gandhi mỉm cười và ôn tồn giải thích rằng: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc giày thứ nhất thì người đó có thể tìm thấy chiếc thứ hai và như thế là có được đủ đôi giày để đi.”
Chúng ta ít khi nghĩ đến các người khác mà thông thường chỉ nghĩ về chính bản thân mình mà thôi. Khi bị mất mát thì điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của mình. Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.
Gandhi đã có một hành động thật cao quý vì trong khi bản thân mình bị mất mát như thế, ông vẫn để tâm nghĩ đến người khác. Hành động này chứng tỏ việc nghĩ đến người khác đã trở thành một phần trong tâm tưởng và nguyên tắc sống của ông.
Nếu trong những lúc mà chúng ta được sống an bình và thành công mà chúng ta còn không quan tâm tới những kẻ bị bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp gian khó, mất mát, ta có thể làm được điều đó hay không? Trong xã hội, xung quanh chúng ta hàng ngày có biết bao nhiêu người thiếu thốn đang cần sự giúp đỡ. Những gì họ cần đến không nhất thiết phải luôn luôn là vật chất, nhiều khi họ chỉ cần một lời động viên an ủi. Cõi ta bà này sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi chúng sinh không chỉ chăm lo cho lợi ích riêng mình mà còn chăm lo cho lợi ích của người khác nữa.

2/- Câu chuyện thứ hai liên quan tới vị danh tướng Dwight Eisenhower. Ông  là một vị tướng 5 sao trong Lục quân Hoa Kỳ và là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 34 từ năm 1953 đến 1961. Trong thời Đệ nhị Thế chiến, ông phục vụ với tư cách là tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh tại Châu Âu, có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sát cuộc tiến công xâm chiếm thành công vào nước Pháp và Đức năm 1944–45 từ mặt trận phía Tây
Vào thời xa xưa đó, một hôm ông Eisenhower cùng với đoàn tùy tùng của ông vội vã lái xe về tổng hành dinh quân đội ở Pháp để tham dự một cuộc họp khẩn cấp. Lúc đó trời đang mùa đông lạnh buốt lại thêm mưa tuyết rơi phủ đầy khắp nơi. Xe đang chạy thì ông bất ngờ để ý nhìn thấy có hai vợ chồng già người Pháp ngồi ở bên lề đường đang run rẩy vì cái lạnh giá buốt. Ông lập tức ra lệnh cho đoàn tùy tùng ngừng lại và muốn phái một thông dịch viên tiếng Pháp tới hỏi thăm cặp vợ chồng này. Một viên tham mưu nhắc nhở ông là nên để cho nhân viên công lực tại địa phương lo chuyện này, phái đoàn phải đi nhanh lên vì sợ trễ cuộc họp. Ông nói nếu đợi cảnh sát địa phương tới thì sợ là quá muộn và hai người này sẽ chết cóng.
Sau khi hỏi thăm, ông Eisenhower biết được là họ đang muốn tới Paris để gặp con trai nhưng xe của họ bị chết máy giữa đường. Ông bảo hai vợ chồng già mau lên xe của ông. Ông không hề quan tâm đến chức phận của ông và không hề tỏ thái độ gì trước hai kẻ đang gặp nạn này. Ông chỉ theo bản tính lương thiện vốn sẵn có của ông là luôn luôn muốn giúp đỡ người hoạn nạn mà thôi. Ông liền ra lệnh thay đổi lộ trình, đưa cặp vợ chồng tới Paris trước, rồi ông và đoàn tùy tùng mới lái xe tới tổng hành dinh để dự cuộc họp.
Không ngờ chính sự chuyển hướng đi thình lình ngoài kế hoạch này đã cứu mạng ông! Quân Quốc Xã có tin tình báo nên biết chính xác hành trình của ông và đã bố trí sẵn các tay súng bắn tỉa nấp rình tại các ngã tư. Nếu ông tới thì sẽ bị hạ sát ngay chỗ đó. Nhưng hóa ra chỉ nhờ vào cái tâm  lương thiện, cái lòng từ bi đã giúp ông đổi lộ trình và tránh thoát cuộc mưu sát này. Quả là tự cứu mình bằng cách giúp người khác.

3/- Câu chuyện thứ ba kể về một cậu bé nhà nghèo tên là Howard Kelly. Quá nghèo nên hàng ngày cậu thường phải đến gõ cửa từng nhà để bán báo trên đường đi tới trường học của mình.
Một hôm cơn đói nổi lên thình lình, cậu thò tay vào túi thì thấy chỉ có một đồng duy nhất cuối cùng. Đồng tiền này cậu định dành lại để mua thức ăn cho mấy đứa em ở nhà. Sau vài giây phút lưỡng lự cậu quyết định đi tới ngôi nhà ở phía trước để xin chút đồ ăn. Nhưng người mở cửa cho cậu lại là một cô bé xinh đẹp và dễ thương. Cậu tỏ ra bối rối và ngại ngần, nên cậu chỉ dám mở miệng xin một cốc nước để uống mà thôi.
Cô bé trông thấy cậu có vẻ nghèo nàn và đang mệt lả đi vì đói nên thay vì mang nước cô lại đem cho cậu một cốc sữa lớn. Cậu từ từ uống một cách ngon lành rồi mới rụt rè khẽ hỏi cô gái: “Tôi nợ cô bao nhiêu?” Cô gái trả lời: “Bạn không nợ nần gì tôi cả. Mẹ tôi đã dạy là không bao giờ làm điều tốt mà còn chờ được trả công.” Cậu cảm động nói: “Tôi thành thực biết ơn cô.”
Sau khi rời khỏi ngôi nhà cô bé tốt bụng đó, cậu Howard Kelly không chỉ cảm thấy cơ thể khỏe khoắn trở lại mà cậu còn có lòng tin tưởng hơn vào từ tâm của con người. Điều này giúp ý chí cậu mạnh mẽ thêm lên và không chịu khuất phục số phận hẩm hiu của mình.
Nhiều năm sau đó, cô gái trẻ nói trên mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo. Các bác sỹ tại địa phương đã cố gắng nhưng đành bó tay, không thể làm thuyên giảm bệnh. Cuối cùng họ quyết định chuyển cô lên bệnh viện thành phố nơi có nhiều chuyên gia mong chữa khỏi bệnh cho cô.
Trong số các bác sỹ được mời tới hội chẩn có một người tên là Howard Kelly. Khi nghe tới cái tên nơi quê quán của cô gái, một tia sáng chợt lóe lên trong ký ức của Kelly. Kelly vội đứng dậy, chạy xuống phòng cô gái. Bước tới gần giường bệnh ngay lập tức Kelly đã nhận ra đó chính là cô gái cho mình sữa ngày xa xưa. Kelly quay trở lại phòng hội chẩn và đề nghị được là người phụ trách ca bệnh đó.
Kelly làm hết sức mình với một sự quan tâm đặc biệt để chữa bệnh cho cô gái. Sau một thời gian chống chọi bệnh tình cô thuyên giảm và cuối cùng là khỏi bệnh hoàn toàn.
Trước ngày cô gái xuất viện, bác sỹ Kelly đã yêu cầu nhân viên quầy thu ngân chuyển hóa đơn tới bàn giấy của mình. Kelly viết ít chữ lên trên hóa đơn trước khi nó được gởi tới phòng bệnh để trao cho cô gái.
Khi mở ra đọc cô gái thầm nghĩ rằng có lẽ cô sẽ phải ra sức làm việc cả đời mới trả hết món tiền này. Nhưng cô thật sự ngạc nhiên khi đọc thấy trên phần đầu hóa đơn đã ghi sẵn dòng chữ: “Hóa đơn đã được thanh toán bằng một ly sữa”. Và người ký tên là: “Bác Sỹ Howard Kelly.”

4 /- Câu chuyện thứ tư xảy ra tại Đại học Stanford vào năm 1892. Thời đó có một học sinh 18 tuổi gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Là một trẻ mồ côi anh ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền, anh bèn nảy ra một sáng kiến. Anh cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.

Họ đến mời Ignacy J Paderewski, một nghệ sĩ dương cầm đại tài. Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản tiền là $2000 cho buổi biểu diễn. Sau khi họ thỏa thuận xong, hai người sinh viên bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị buổi trình diễn. Ngày ấy cuối cùng đã đến. Paderewski đã tới biểu diễn tại Stanford. Nhưng không may là vé không bán được hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé họ chỉ có được $1600. Họ thất vọng, đến để trình bày hoàn cảnh của mình với Paderewski. Họ đưa cho ông toàn bộ số tiền bán vé, cùng với một check nợ $400 và hứa rằng họ sẽ cố gắng trả số nợ ấy thật sớm.
Không ngờ Paderewski lại xé bỏ tờ check, trả lại số tiền cho hai chàng thanh niên và nói: “Hãy giữ lấy 1600 đô này, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu nữa thì mới đưa cho tôi.” Hai chàng thanh niên vô cùng bất ngờ, xúc động nói lời cảm ơn…
Đây chỉ là một việc nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski. Ông giúp hai người mà ông ấy không hề quen biết. Trong cuộc sống hầu hết chúng ta đều nghĩ: “Nếu giúp họ, chúng ta sẽ được gì?” Nhưng những người vĩ đại lại nghĩ khác: “Nếu mình không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp gian khó này?” Người có từ tâm giúp ai không mong đợi sự đền đáp và chỉ nghĩ đó là việc nên làm mà thôi.
Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski nói trên sau này trở thành Thủ Tướng của nước Ba Lan. Ông là một vị lãnh đạo tài năng. Không may chiến tranh thế giới bùng nổ và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Hơn một triệu rưỡi người dân đang bị chết đói. Chính phủ của ông không còn tiền. Không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ ông bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ trợ giúp.

Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống thứ 31 của Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy. Cuối cùng thì thảm họa cũng đã được ngăn chặn.
Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấy thoải mái. Ông bèn quyết định đi sang Hoa Kỳ để tự mình cảm ơn ông Hoover. Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy.”
Thế giới này quả là một nơi tuyệt vời. Bạn cho đi thứ gì thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp đáp lại! (The world is a wonderful place. What goes around comes around!)
Người ta cũng còn nhớ ông Winston Churchill từng nói đại ý rằng chúng ta sinh sống bằng những gì chúng ta kiếm được, nhưng chúng ta tạo lập đời mình bằng chính những gì mà chúng ta bố thí. Sống trên đời phải có một chút gì cho đi. Một chút đó chính là cái mình cố gắng (We make a living by what we get, but we make a life by what we give.)