Những bẫy rập đằng sau việc tu chính hiến pháp Việt Nam-*Đặng Đình Mạnh

Ba’o Nguoi-Viet

March 29, 2025eb

*Chuyện Vỉa Hè
*Đặng Đình Mạnh

Lúc này, hệ thống truyền thông chính thức của nhà cầm quyền CSVN đã công khai nói đến khả năng tu chính/sửa đổi hiến pháp hiện hành.

Vì lẽ, khá nhiều chủ trương mà chế độ muốn áp dụng vào đất nước để duy trì mạnh mẽ hơn chế độ độc tài đã chạm phải ngưỡng giới hạn của cả hiến pháp và pháp luật. Theo đó, nếu áp dụng chủ trương mà thiếu tham chiếu pháp lý cần thiết sẽ vô hình trung, vô hiệu hóa các mặt tích cực mà chủ trương mới có thể mang lại.

Những người phụ nữ này vừa kéo vừa đẩy một cái xe chở đầy thùng trái cây Trung Quốc xuất cảng sang Việt Nam tại cửa khẩu Lạng Sơn, giúp đảng CSVN kéo nhân dân cả nước “tiến lên xã hội chủ nghĩa” mà chẳng ai biết bao giờ sẽ tới cái thiên đường hoang tưởng đó. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Hiến pháp CSVN tu chính gần đây nhất là vào năm 2013. Đây là bản hiến pháp thứ 7 sau 1 lần ban hành và 6 lần tu chính, kể từ bản hiến pháp đầu tiên vào năm 1946 và tu chính vào các năm 1959 (tại miền bắc), 1980 (sau khi thống nhất lãnh thổ), 1989, 1992, 2001, 2013. Chưa kể các bản hiến pháp, hiến chương và ước pháp ban hành tại miền Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa.

Nhân dịp này, nhiều người ngây thơ đã cho rằng chế độ Cộng Sản trong nước đang muốn cải cách thể chế. Thế nên, họ đã vội đặt những vấn đề mang tính chất nền tảng của một hiến pháp mà khá nhiều quốc gia văn minh, tiến bộ đã từng có, như: Thiết lập hệ thống chính quyền tam quyền phân lập, chấp nhận đa đảng, đa nguyên về chính trị, xây dựng nền kinh tế thị trường tự do, thừa nhận quyền tư hữu đất đai, chính thức chấm dứt việc theo đuổi lý tưởng xã hội chủ nghĩa đầy mơ hồ….

Thực ra, không cần quá tinh ý, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra nguyên nhân chính trong việc đưa hiến pháp ra tu chính vào thời điểm này. Chúng chỉ nhằm đáp ứng, phục vụ cho việc đưa các chủ trương mà ông Tô Lâm đã công khai kêu gọi áp dụng vào đất nước mà thôi. Trong đó, bao gồm chủ trương sáp nhập các tỉnh thành và bãi bỏ hoàn toàn cơ quan hành chánh cấp huyện.

Cho dù có là nhà cải cách triệt để đến mức nào đi nữa, thời điểm này chưa phải là lúc thuận lợi để ông Tô Lâm bộc lộ ý tưởng cải cách đó (nếu có). Nhất là khi tuyệt đại đa số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản đều đang là người cũ, do người tiền nhiệm là ông Nguyễn Phú Trọng đưa vào. Và cũng số ủy viên đó đã từng thẳng thừng bỏ phiếu bác bỏ đề nghị của ông Tô Lâm đưa ông Lương Tam Quang vào ghế Bộ Chính trị trong Hội nghị Trung ương 5, vào giữa năm 2024, để có cơ sở nắm giữ chức vụ Bộ Trưởng Bộ Công an do ông Tô Lâm.

Thế nên, việc tu chính hiến pháp lúc này chỉ là biện pháp “chắp vá” tạm thời về phương diện pháp lý, để ông Tô Lâm có thể đưa các chủ trương về sáp nhập tỉnh và bãi bỏ cơ quan hành chính cấp huyện mà thôi.

Tuy vậy, điều cần lưu ý là việc việc tu chính hiến pháp sẽ được đưa ra cho toàn dân thảo luận, góp ý để tạo bộ mặt dân chủ “giả hiệu”. Đằng sau đó, chúng sẽ đều là những bẫy rập rất nguy hiểm về phương diện pháp lý mà công chúng cần biết.

Năm 2013, nhà cầm quyền cũng từng kêu gọi nhân dân thảo luận góp ý tu chính hiến pháp. Khi ấy, nổi tiếng nhất trong việc nhân dân góp ý là bản kiến nghị thường được gọi tên là Kiến nghị 72, do 72 nhân sĩ trí thức ký tên gởi đến Quốc hội.

Công an và dân phòng chặn các ngả đường dẫn đến tòa án Hà Nội khi có phiên tòa xử án chính trị. Cấm dân đến tòa án dự khán, kể cả thân nhân bị cáo, dù phiên xử được loan báo là “xét xử công khai”. (Hình: Ian Timberlake/AFP/Getty Images)

Trong thực tế, không có một điểm nào trong Kiến nghị 72 của họ được chấp nhận cả. Chưa kể, Tổng bí thư đảng Cộng Sản khi ấy là ông Nguyễn Phú Trọng còn công khai đánh giá cho rằng bản kiến nghị đó “Thể hiện sự suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức cần phải được xử lý”.

Chưa kể rằng, cùng với nhiều tù nhân chính trị, trong đó bao gồm cả thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh. Thầy chỉ chia sẻ bản kiến nghị đó về trang Facebook cá nhân, thì sự chia sẻ đó đã bị xem như là chứng cứ về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước”. Thầy bị tuyên hình phạt lên đến 11 năm tù giam. Nhiều tù nhân chính trị khác cũng bị tuyên những hình phạt tù giam rất nặng nề.

Cho nên, người dân lưu ý, đừng tin cậy vào những lời tuyên truyền của nhà cầm quyền, nhân danh quyền tự do, hoặc quyền dân chủ gì cả. Vì nó không phải là sự thật, hay lời kêu gọi chân thành, mà chỉ là những bẫy rập khiến những người có tâm với đất nước vô tình bộc lộ ý chí, quan điểm chính trị của mình trước cơ quan an ninh, để rồi sau đó phải trả giá bằng những năm tháng tù đày dài đằng đẵng mà thôi.

Hoa Thịnh Đốn, ngày 27 Tháng Ba 2025

Đặng Đình Mạnh


 

VỀ NƠI NÓ THUỘC VỀ – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng!”.

“Người cha ‘cứu chuộc’ con trai mình bằng những nụ hôn! Ông ngã vào cổ đứa con và hôn nó! Người cha đã chữa lành vết thương cho con mà không để lại một vết sẹo hay một vết thâm nào. Nó phải về nơi nó thuộc về!” – Phêrô Kim Ngôn.

Kính thưa Anh Chị em,

“Nó phải ‘về nơi nó thuộc về!’”. Chiêm ngắm hình ảnh Thiên Chúa nơi người cha nhân hậu của Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, vị thánh thế kỷ thứ 5 đã để lại cho Giáo Hội những bút tích tuyệt vời đến thế! Đó là bút tích đã lôi kéo bao linh hồn về với Chúa!

‘Với nụ hôn’, người cha phán xét và sửa dạy đứa con ngỗ ngược. Ông không đánh đập, không la rầy, mà ‘chỉ hôn!’. Và bởi những nụ hôn ‘ngỡ rằng mơ’ ấy, đứa con nghẹt thở; nó phải bỏ dở ‘vở diễn soạn sẵn’ ngay câu đầu tiên! Sức mạnh tình yêu trong trái tim cha nó đã phủ lấp tất cả những gì nó vi phạm. Ông không nhớ những gì đã xảy ra, không tưởng những gì sẽ xảy đến; ông chỉ biết hiện tại, rằng, con ông đã ‘về nơi nó thuộc về!’. Và sẽ chẳng bất ngờ khi Tin Mừng cho biết, ông lập tức mở tiệc ăn mừng!

Điều tương tự đã xảy ra với Israel. Sau 40 năm lưu lạc trong sa mạc, Giosuê hướng dẫn dân cử hành tiệc Vượt Qua ‘đầu tiên’ khi họ đã vào Đất Hứa – bài đọc một. Israel đã ‘về nơi nó thuộc về!’. Cũng thế, “Ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi!”. Cái mới đó là “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta”, để đưa chúng ta về với Thiên Chúa – bài đọc hai. Thật thâm trầm, “Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy!” – Thánh Vịnh đáp ca.

“Chúa tốt lành biết mấy” một lần nữa được Chúa Giêsu cho thấy qua dụ ngôn Tin Mừng. Lý do là vì những người biệt phái cho rằng, “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng!”. Vậy mà trong thực tế, thật thú vị, tuyên bố của họ hoá ra là ‘một thông báo kỳ diệu!’. Rằng, Chúa Giêsu cũng sẽ thường xuyên tiếp đón ‘phường tội lỗi’ và dùng bữa với họ! Trong mọi Thánh Lễ, Ngài vui mừng chào đón tội nhân dự tiệc Vượt Qua mỗi ngày, nơi Ngài hiến mình vì yêu. Đây là tuyên bố có thể ghi trên mọi cửa nhà thờ, “Ở đây, Giêsu chào đón những người tội lỗi và mời họ vào bàn ăn của Ngài!” – Phanxicô.

Anh Chị em,

“Nó phải ‘về nơi nó thuộc về!’”. Nhưng về ‘vì phải về’ thì mất hết ý nghĩa! Chúa muốn chúng ta tự nguyện về từng ngày, từng phút để Ngài có thể ôm hôn mỗi người từng phút từng giây, hầu những lở loét do tội gây nên được chữa lành. Mùa Chay, mùa trở về nơi chúng ta thuộc về! Nhưng tôi thuộc về ai? Thuộc về Chúa, ma quỷ hay thế gian? Thánh Thể, nhà tiệc mở rộng chào đón; ở đó, Chúa Giêsu ngóng đợi để mặc áo, đeo nhẫn, xỏ giày mới… trả lại cho chúng ta phẩm giá, địa vị đã mất. Bí tích Giải Tội chữa lành bằng ‘những nụ hôn’ mà không để lại vết sẹo nào. Đừng lần lữa hầu niềm vui của Thiên Chúa có thể vỡ oà! Dẫu thế nào đi nữa, bạn và tôi vẫn không bao giờ ‘không phải là con’. Hãy về, Chúa đang đợi!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con không trở về nổi trừ khi Chúa đến tìm con ngay trong vùng đất xa xôi phiêu bạt của con. Xin chữa lành con bằng những nụ hôn của Bí tích Hoà Giải!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

From: KimBang Nguyen

*********************************

CHÚA NHẬT TUẦN IV MÙA CHAY NĂM C:

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

1 Khi ấy, các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. 2 Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.” 3 Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:

11 “Một người kia có hai con trai. 12 Người con thứ nói với cha rằng: ‘Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng.’ Và người cha đã chia của cải cho hai con. 13 Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.

14 “Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, 15 nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. 16 Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. 17 Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: ‘Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! 18 Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, 19 chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.’ 20 Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.

“Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra, ôm cổ anh ta, và hôn lấy hôn để. 21 Bấy giờ người con nói rằng: ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa …’ 22 Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: ‘Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, 23 rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! 24 Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.’ Và họ bắt đầu ăn mừng.

25 “Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, 26 liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. 27 Người ấy trả lời: ‘Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ.’ 28 Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. 29 Cậu trả lời cha  ‘Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. 30 Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!’

31 “Nhưng người cha nói với anh ta: ‘Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. 32 Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy’.”


 

CHẶNG THỨ 6: Bà Veronica trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lau mặt-Cha Vương

Xin Chúa luôn đồng hành với bạn hôm nay và mãi mãi nhé.

Cha Vương

Thư 7, 3MC: 29/03/2025

CHẶNG THỨ 6: Bà Veronica trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lau mặt

TIN MỪNG: “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. “Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.” (Mt 10:40,42)

SUY NIỆM: Bà Veronica có lẽ là một người rất can đảm và liều lĩnh, dám lấy khăn thấm máu mặt một tên tử tội trên đường đến pháp trường. Không biết bà có nhận ra đó là Chúa Giê-su hay không nhưng cử chỉ của bà đã vạch ra một lối sống, thay vì chỉ nghĩ đến bản thân mình thì bà lại luôn quan tâm đến người khác, lòng bà bị dày vò bởi sự khốn khổ của nhân loại, cho dù người đó là một người xa lạ, hay thậm chí là kẻ thù. Có bao giờ lòng bạn bị dày vò trước nỗi khổ của người khác chưa? Phản ứng của bạn ra sao? Ai là người cần đến sự giúp đỡ của bạn trong lúc này?

XÉT MÌNH: Đã bao lần bạn ngoảnh mặt làm ngơ hoặc thiếu bác ái trước những hoàn cảnh khốn khó của một ai đó, hoặc không chia sẻ gánh nặng hằng ngày với những người trong gia đình và những người chung quanh? Mời bạn bỏ ra đôi phút, trong thinh lặng hãy tự xét mình và xin ơn hoán cải trong lối suy nghĩ, trong cách cảm nhận, và trong hành động của mình.

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, qua gương của bà Veronica, xin mở mắt con để con  khám phá ra khuôn mặt của Chúa nơi những người đang sống trong cảnh bần cùng đói khổ mà biết quan tâm, chia sẻ với hết khả năng của con hôm nay. Amen. 

From: Do Dzung

*****************************

Con Gặp Chúa – Phạm Quang

Myanmar : Em bé vẫn ôm mẹ giữa đống đổ nát vì động đất

Võ Hồng Ly

29.03.2025

Bài viết của Phong Bụi

Giữa mớ gạch đá sắt thép đổ sập, một bé trai vẫn nằm rúc trong lòng mẹ. Nó gục đầu vào ngực mẹ như muốn tìm hơi ấm, như thể chưa biết chuyện gì đang xảy ra ngoài kia.

Mẹ em vẫn nằm yên, hai tay vẫn ôm siết lấy con che chở theo bản năng – như một mái nhà cuối cùng giữa cả thế giới đang tan hoang. Chỉ là một khoảnh khắc khiến tim người ta nghẹn lại.

Giới chức Myanmar vừa xác nhận hơn 1.000 người không còn cơ hội trở về sau trận động đất. Hơn 2.300 người bị thương, và vẫn còn nhiều người chưa tìm thấy.

Cơ quan Địa chất Mỹ dự báo con số có thể lên tới 10.000 – dựa trên mức độ rung lắc, mật độ dân cư và nhiều yếu tố khác.

Chưa kể còn những vùng sâu vùng xa mà đội cứu hộ vẫn chưa chạm tới.

Mandalay – thành phố lớn thứ hai – nhiều khu phố gần như không còn mái nhà nào đứng vững. Một màu bụi trắng xóa. Gạch vụn. Dây điện lòng thòng. Và tiếng người gọi nhau trong tuyệt vọng.

Hai tháng trước, Phong có dịp ghé Myanmar – vùng đất hiền lành, người ta sống chậm, biết cười và tin vào điều thiện. Một đất nước nghèo, nhưng đẹp. Không chỉ đẹp ở cảnh chùa vàng, mà đẹp trong ánh mắt, trong cách họ sống nhẫn nhịn và thương nhau.

Giờ nhìn cảnh này, thấy đau lòng quá chừng.

Phong không phải người giỏi cầu nguyện. Nhưng tin rằng, nếu mình dành vài giây lặng lại, nghĩ về Myanmar – cũng là cách để gửi chút ánh sáng về nơi ấy.

Myanmar ơi, cố lên nghen !


 

Bốn người ở Trà Vinh bị nhà cầm quyền Cộng Sản bắt vì cáo buộc lợi dụng quyền tự do dân chủ

Ba’o Dat Viet

March 29, 2025

Công an tỉnh Trà Vinh đã bắt giữ bốn người địa phương, gồm các ông Đặng Ngọc Thanh, Thạch Nga, Kim Som Rinh và Thạch Xuân Đồng, với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ”.

Theo thông tin từ phía chính quyền, những người này bị cáo buộc thường xuyên đăng tải, chia sẻ và bình luận các bài viết, hình ảnh và video có nội dung bị cho là vi phạm pháp luật trên mạng xã hội Facebook. Một số nội dung này được cho là chứa các cáo buộc chính quyền địa phương “vi phạm dân chủ, nhân quyền”.

Ba trong số bốn người bị bắt là người Khmer Nam Bộ, trong đó ông Kim Som Rinh là một vị sư. Hai ông Thạch Nga và Thạch Xuân Đồng cũng là những người thường xuyên lên tiếng về các vấn đề tự do tôn giáo và quyền lợi của người Khmer địa phương.

Trước khi bị bắt, ông Kim Som Rinh đã chia sẻ một bài viết trên trang Facebook cá nhân từ trang Voice of Kampuchea Krom, đề cập đến vấn đề nhân quyền của người Khmer tại Việt Nam. Vài phút sau, ông tiếp tục có một bài đăng mới vào sáng ngày 26 tháng 3.

Tỉnh Trà Vinh là nơi có cộng đồng người Khmer sinh sống đông thứ hai cả nước, chỉ sau tỉnh Sóc Trăng. Theo một người Khmer địa phương, những người bị bắt trước đó đã chia sẻ các tài liệu về nhân quyền, quyền của người bản địa và quyền tự quyết của các dân tộc.

Việt Nam đến nay vẫn từ chối công nhận sự tồn tại của khái niệm “người bản địa”. Quan điểm này được ông Y Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, nhấn mạnh tại phiên báo cáo về Công ước Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt Chủng tộc (CERD) diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, vào cuối tháng 11/2023.

Nhiều tổ chức đại diện cho người Khmer Nam Bộ khẳng định việc được công nhận là “người bản địa” sẽ trao cho họ quyền tự quyết và bảo vệ các quyền lợi văn hóa, xã hội.

Bà Lâm Thị Pung, vợ của ông Thạch Nga, bày tỏ nỗi lo lắng sau vụ bắt giữ. “Chồng tôi mua chai lọ cũ, rác và các vật liệu tái chế khác để bán lấy tiền trả nợ. Dân làng giúp đỡ bằng cách cho gạo, rau và trái cây. Giờ chồng tôi bị bắt rồi, tôi chỉ còn con, tôi biết phải làm sao đây?” – bà nghẹn ngào.

Liên đoàn Khmer Kampuchea Krom, một tổ chức hoạt động vì quyền lợi của người Khmer tại Việt Nam, đã lên án vụ bắt giữ này và kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng bảo vệ các quyền cơ bản của những người Khmer Nam Bộ.


 

Elon Musk và DOGE: Cải cách hay phá hoại nước Mỹ?-Hiếu Chân/Người Việt

Ba’o nguoi-Viet

March 28, 2025

Hiếu Chân/Người Việt

Hôm Thứ Năm, 27 Tháng Ba, tỷ phú Elon Musk và bảy thành viên chủ chốt của DOGE (Department of Government Efficiency) xuất hiện trong buổi phỏng vấn trên Fox News để “thanh minh” với người dân Mỹ rằng họ chỉ nỗ lực cải thiện tình hình tài chính của nước Mỹ mà không gây phương hại cho quốc gia như lo ngại của mọi người. Nhưng nhìn lại những việc mà DOGE làm trong hai tháng qua, liệu người dân Mỹ có thể đặt niềm tin vào DOGE, liệu ông Musk đang cải thiện hiệu quả của chính quyền liên bang hay phá hoại nó, mang lại lợi ích cho chính ông và cho các đối thủ của Mỹ?

Tỷ phú Elon Musk. (Hình: Brendan Smialowski/AFP via Getty Images)

“Chính phủ rất không hiệu quả, có rất nhiều lãng phí và gian lận, cho nên chúng tôi tin rằng có thể cắt giảm 15% ngân sách mà không ảnh hưởng tới các dịch vụ thiết yếu,” ông Musk nói với người dẫn chương trình Bret Baier của Fox News. Ông cho biết thêm rằng, DOGE đang cố giảm thâm hụt ngân sách từ $7,000 tỷ xuống còn $6,000 tỷ, và sẽ hoàn tất phần lớn công việc trong 130 ngày đầu tiên. Để thực hiện mục tiêu đó, ông Musk và các cộng sự đã thẳng tay cắt ngân sách nhiều chương trình, tổ chức của chính phủ, sa thải hàng chục ngàn công chức, làm đình trệ hoạt động của nhiều cơ quan chính quyền.

Điểm xuất phát của DOGE có thể là tình trạng thâm hụt ngân sách nặng nề và kéo dài của nước Mỹ. Thu không đủ chi khiến chính quyền liên bang phải liên tục phát hành trái phiếu (vay nợ), cứ vài tháng Quốc Hội lại bàn việc “nâng trần nợ,” cho phép chính phủ vay thêm tiền để tiếp tục hoạt động. Tính đến ngày 27 Tháng Ba, tổng số nợ quốc gia của Mỹ đã là $36.22 ngàn tỷ, bằng 122.3% tổng sản lượng quốc gia (GDP), bình quân mỗi người dân Mỹ phải gánh nợ $106,111 và con số nợ cứ tăng thêm mỗi ngày chừng $4.87 tỷ. Tiền lời phải trả cho khoản nợ khổng lồ này chiếm hơn 20% ngân sách hằng năm của chính phủ liên bang, nhiều gấp rưỡi tiền chi cho quốc phòng (13.3%). Cán cân tài chính quốc gia bị mất cân đối trầm trọng và phải giải quyết, bằng cách hoặc tăng thu, hoặc giảm chi, hoặc cả hai.

Chính quyền Trump đã chọn cách giảm chi, giao cho DOGE nhiệm vụ rà soát toàn bộ hoạt động của bộ máy công quyền, tìm ra những chỗ lãng phí, gian lận để cắt giảm.

Với người có suy nghĩ bình thường, việc cắt giảm chi tiêu của chính quyền như vậy là cần thiết và cấp bách. Điều đó cũng phù hợp với đường lối xưa nay của đảng Cộng Hòa là thu hẹp quy mô của chính phủ. Vấn đề là thực hiện sự cắt giảm đó như thế nào để phù hợp với pháp luật, không làm sụp đổ bộ máy chính phủ, không đẩy một bộ phận dân chúng vào tình trạng bần cùng, không làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập.

Cố Tổng Thống Ronald Reagan (Cộng Hoà) từng có câu nói nổi tiếng: “Chính phủ không phải là giải pháp, chính phủ mới là vấn đề.” Năm 1982, ông Reagan lập ra một nhóm “chuyên gia xuất sắc từ khu vực tư nhân” gồm 150 người, chia thành 36 đội đặc nhiệm (task force) do ông Peter Grace, CEO của W.R. Grace & Company làm chủ tịch, gọi là “Ủy Ban Grace,” có nhiệm vụ rà soát chuyên sâu toàn bộ nhánh hành pháp và đưa ra những khuyến nghị loại bỏ lãng phí và kém hiệu quả. Sau hai năm hoạt động, Tháng Giêng, 1984, ủy ban trình ra 2,500 khuyến nghị cải tổ nhưng phần lớn đều không được thực hiện. Chẳng những không thành công, trong tám năm cầm quyền, Tổng Thống Reagan còn làm cho nợ công tăng gấp ba lần, đảo ngược xu thế giảm tỈ lệ nợ so với GDP của thời hậu Thế Chiến Hai, mở rộng hố ngăn cách giàu nghèo và giảm thu nhập trung vị (real median wage) của người dân.

Rút kinh nghiệm từ thất bại của ông Reagan, lần này có thêm “cẩm nang” là Project 2025 do tổ chức nghiên cứu bảo thủ Heritage Foundation soạn thảo, Tổng Thống Donald Trump giao cho ông Elon Musk quyền “tiền trảm hậu tấu,” tùy nghi hành động mà không chờ sự chấp thuận của Quốc Hội. Trong hai tháng qua, với quyền lực gần như tuyệt đối, ông Musk và DOGE thực hiện cấp tốc hai hoạt động có liên quan mật thiết với nhau: Cắt ngân sách và sa thải công chức với lý do chống lãng phí, gian lận, và kém hiệu quả. Ông Musk từng thực hiện các hoạt động đó ở công ty Twitter mà ông mua lại và đổi tên thành X, bây giờ ông sử dụng chính những nhân viên đã cùng ông “tinh giản bộ máy” của X vào công cuộc “tinh giản bộ máy” chính quyền liên bang Mỹ.

Có điều, một quốc gia không phải là một công ty và việc điều hành đất nước phức tạp hơn rất nhiều so với quản trị một doanh nghiệp vì chính phủ không đặt mục tiêu thu lợi nhuận mà sứ mệnh của chính phủ là phục vụ người dân.

Về tiết kiệm, thay vì loại bỏ các khoản chi lãng phí hoặc gian lận, DOGE của ông Musk đã khiến chính phủ thiệt hại $500 tỷ, tức 10% số thuế mà Sở Thuế IRS thu được vào năm ngoái. Nhà báo Jacob Bogage của nhật báo The Washington Post hôm 22 Tháng Ba tường thuật rằng DOGE đã phá huỷ IRS, sa thải gần 20,000 nhân viên thuế vụ, tập trung ở các bộ phận thực thi luật thuế, bãi bỏ các cuộc điều tra thuế các công ty lớn và các cá nhân giàu có. Những thay đổi này làm cho việc trốn thuế trở nên dễ dàng hơn và số tiền thuế thu được vào năm nay có thể sẽ giảm mạnh.

Có lẽ vụ cắt giảm chi phí nổi đình đám nhất là vụ đóng cửa Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Mỹ (USAID) hồi đầu Tháng Hai vừa qua. USAID có ngân sách hằng năm gần $40 tỷ, là tổ chức viện trợ chính của chính phủ Mỹ, chịu trách nhiệm viện trợ nhân đạo và hỗ trợ phát triển khắp thế giới, xây dựng quyền lực mềm của Mỹ trong hơn 60 năm qua. Tuy vậy, ông Trump coi USAID là tổ chức do “những kẻ cực tả điên rồ” điều hành và có “hành vi gian lận nghiêm trọng.” Còn ông Musk thì lên án USAID là “ổ tội phạm,” tuy cả hai ông này đều không đưa ra chứng cớ cho lời tố cáo của mình. Trong diễn biến mới nhất, hôm Thứ Sáu, 28 Tháng Ba, chính quyền Trump thông báo với Quốc Hội họ sẽ dẹp bỏ USAID, nhật báo Người Việt đưa tin.

Vụ cắt ngân sách và đóng cửa đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cùng những tổ chức truyền thông đối ngoại khác như đài Á Châu Tự Do (RFA) là một chấn động khác. Ông Musk của DOGE viết trên mạng X rằng các cơ quan truyền thông này “chỉ là những thằng điên cánh tả cấp tiến trò chuyện với nhau nhưng mỗi năm đốt hết $1 tỷ tiền thuế” (“just radical left crazy people talking to themselves while torching $1B/year of US taxpayer money.”) Thật không nhận xét nào sai lầm hơn! Đài VOA có ngân sách hằng năm $268 triệu, phục vụ 361 triệu độc giả/thính giả mỗi tuần với hơn 50 ngôn ngữ. Riêng kênh YouTube VOA có 3.7 triệu người ghi danh theo dõi. Đài RFA có ngân sách hằng năm chỉ $60.8 triệu, phục vụ 58 triệu độc giả/thính giả mỗi tuần bằng các ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Miến Điện, Trung Quốc (tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông), Tây Tạng, Khmer, Triều Tiên, Lào, Uyghur, và tiếng Việt. “Chi phí cho các đài này không đáng kể so với giá trị tin tức để chống lại câu chuyện kể (narrative) của các chế độ độc tài,” bài xã luận của tờ báo bảo thủ The Wall Street Journal nhận định vào tuần trước.

Chưa biết việc đóng cửa USAID hoặc VOA/RFA sẽ giúp nước Mỹ tiết kiệm được bao nhiêu tiền nhưng thiệt hại thì quá lớn và quá rõ. Ở trong nước, nông dân Mỹ đã khốn đốn vì mất đi khách hàng “sộp” USAID (USAID mua hàng tỷ đô la nông phẩm để viện trợ chống đói ở các nước nghèo), ở ngoài nước các chương trình hỗ trợ y tế, giáo dục, phá bom mìn, chống dịch bệnh… bị đình trệ trong khi các chính quyền độc tài ở Trung Quốc, Nga, Miến Điện, Bắc Hàn, Việt Nam… mở tiệc ăn mừng vì không còn phải chống đỡ sức mạnh mềm của Mỹ, cũng không lo đối phó với tiếng nói của sự thật.

Còn nhiều vụ cắt giảm ngân sách khác nữa mà hậu quả không kém phần tai hại. Hôm Thứ Năm, 27 Tháng Ba, nhật báo The New York Times đưa tin Bộ Y Tế (HHS) đột ngột hủy hơn $12 tỷ tài trợ cho các tiểu bang thực hiện các dịch vụ sức khỏe tâm thần, cai nghiện và theo dõi các bệnh truyền nhiễm. Bà Kristi Noem, bộ trưởng Bộ Nội An, vừa cho biết bà có kế hoạch “loại bỏ FEMA,” cơ quan quản trị tình trạng khẩn cấp chuyên ứng phó với các trường hợp như bão lụt, cháy rừng, lốc xoáy…, cứu trợ và tái thiết các khu vực bị nạn với ngân sách hằng năm khoảng $20 tỷ. Tuần trước, ông Trump kêu gọi đóng cửa Bộ Giáo Dục sau khi quyết định cắt giảm một nửa số nhân viên của bộ này.

Trong toàn bộ máy chính quyền liên bang, hoạt động sa thải nhân viên vẫn diễn ra quyết liệt suốt hai tháng qua. Hôm Thứ Sáu, 28 Tháng Ba, nhật báo The Washington Post tiết lộ chính quyền Trump đang tìm cách cắt giảm từ 8% đến 50% số công chức trong các cơ quan liên bang. Tờ báo dẫn một tài liệu nội bộ của Tòa Bạch Ốc yêu cầu Bộ Phát Triển Gia Cư (HUD) giảm một nửa số nhân viên, Bộ Nội Vụ mất gần 25% và Sở Thuế mất khoảng một phần ba số nhân viên. Bộ Tư Pháp sẽ mất 8%, Quỹ Khoa Học Quốc Gia mất 28%, Bộ Thương Mại mất 30%, và Cơ Quan Quản Lý Doanh Nghiệp Nhỏ mất 43% tổng số nhân viên… Cũng hôm nay, HHS thông báo sẽ cắt giảm 10,000 nhân viên ngoài 10,000 người đã nghỉ việc và hơn 5,000 nhân viên thử việc đã bị sa thải vào tháng trước. Những đợt cắt giảm này sẽ bao gồm 3,500 nhân viên của Cở Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) và 2,400 nhân viên của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC).

Việc sa thải hàng loạt công chức đang “tạo ra nỗi bối rối, lo sợ và căm ghét trong toàn lực lượng lao động liên bang,” ông Max Stier, thuộc Partnership for Public Service, một tổ chức vô vị lợi nhằm cải cách chính quyền, nhận xét. Hình ảnh ông Musk vác cưa máy múa may trên sân khấu của hội nghị hành động chính trị bảo thủ càng làm cho mọi người lo sợ và căm ghét. Thăm dò dư luận cho thấy tỉ lệ ủng hộ ông Musk rất thấp và ngay nhiều vị dân cử Cộng Hòa cũng không ưa ông.

Các hoạt động của ông Musk và DOGE còn gây bất mãn vì không thực hiện theo trình tự quy định của luật pháp, phớt lờ vai trò quyết định của Quốc Hội trong phân bổ ngân sách, thành lập và đóng cửa các cơ quan chính phủ như USAID. Ông Musk cũng bị “xung đột lợi ích” rõ ràng khi vừa điều hành nhiều công ty có quan hệ làm ăn với chính phủ vừa lãnh đạo DOGE cải cách chính phủ ấy. Chính ông Trump cũng thừa nhận ông Musk đến Bộ Quốc Phòng thảo luận về chiến lược răn đe Trung Quốc là không thích hợp vì bản thân ông có những quyền lợi kinh doanh to lớn và có quan hệ cá nhân thân thiết với các nhà lãnh đạo của đất nước cộng sản đó.

“Điều tệ hại nhất là hành động của DOGE cho đến nay trông có vẻ như được thiết kế không phải để làm cho chính phủ làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn mà chỉ nhằm mở rộng quyền lực của tổng thống và loại bỏ những phần tử thiếu trung thành,” báo The Economist nhận xét. Thế nhưng khi bị kiện tụng, thay vì sửa chữa, ông và đồng sự lại quay sang tấn công các quan tòa, bất chấp nguyên tắc tam quyền phân lập và tính chất bình đẳng giữa các nhánh quyền lực nhà nước. Hành động của ông Musk và DOGE chỉ góp phần làm đảo lộn trật tự hiến pháp của nước Mỹ mà trước đây chưa từng xảy ra.

Ông Musk có thể thành công và thu được nhiều lợi lộc nhưng thành công đó có tốt cho nước Mỹ hay không thì chưa chắc. [đ.d.]


 

 Tuổi già mới là giai đoạn hạnh phúc nhất của cuộc đời

Kimtrong Lam

Nguyên Lee – 27 tháng 3, 2025

Khi bạn già đi, hãy hành động như thể bạn còn trẻ. (Hình minh họa: John Moeses Bauan/Unsplash).

Lão hóa thường đi kèm với nỗi sợ hãi, lo lắng và đầy rẫy những khuôn mẫu lỗi thời. Tuy nhiên, nghiên cứu và các câu chuyện cá nhân tiết lộ một sự thật đáng ngạc nhiên: tuổi già là giai đoạn hạnh phúc bất ngờ.

Bác Sĩ Katharine Esty, tác giả của cuốn “Eightysomethings” nhấn mạnh một điều trái ngược với niềm tin phổ biến, hạnh phúc có xu hướng tăng lên theo tuổi tác, đặc biệt đối với những người có sự bảo đảm về tài chính.’

Những hiểu biết sâu sắc của Esty, được rút ra từ các cuộc phỏng vấn với hơn 150 cá nhân ở độ tuổi 70, 80 và 90, nêu bật năm khía cạnh chính của quá trình lão hóa thường khiến mọi người ngạc nhiên:

Y học hiện đại biến đổi tuổi già

Các phương pháp điều trị y tế tiên tiến, như việc kiểm soát cơn đau hiệu quả, thay khớp và cải thiện máy trợ thính, giúp nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Điều này cho phép họ hoạt động nhiều và sống lâu hơn so với các thế hệ trước. Mặc dù việc điều hướng nhiều cuộc hẹn khám bệnh trở thành hiện thực, khả năng duy trì sự năng động là một lợi thế đáng kể.

Học tập và phát triển liên tục

Khái niệm về khả năng thích nghi của não bộ chứng minh khả năng học hỏi và thích nghi của não vẫn tồn tại trong suốt cuộc đời. Người lớn tuổi có khả năng tiếp tục học các kỹ năng và kiến thức mới, ngay cả khi phải mất nhiều thời gian. Tham gia các hoạt động bổ ích, như học một ngôn ngữ hoặc tham gia các lớp thể dục, nhằm giữ cho trí óc luôn minh mẫn.

Thể hiện lòng biết ơn và sự hài lòng

Nhiều người lớn tuổi có cái nhìn tích cực, tập trung vào những cái họ có thay vì những gì họ mất đi. “Nghịch lý của tuổi già” này dẫn đến sức khỏe tinh thần được cải thiện và cảm giác hài lòng. Việc nhận ra đặc quyền khi đạt đến tuổi già nuôi dưỡng lòng biết ơn và mong muốn trân trọng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.

Sống trong khoảnh khắc hiện tại

Người lớn tuổi có xu hướng tập trung vào hiện tại, tránh lập kế hoạch dài hạn. Họ thường làm hòa với quá khứ của mình, ít hối tiếc. Những thú vui đơn giản, như dành thời gian cho bạn bè hoặc tận hưởng bầu không khí trong lành của thiên nhiên, trở nên có ý nghĩa. Các cuộc trò chuyện của họ chuyển từ những thành tích trong quá khứ sang các sự kiện hiện tại và những trải nghiệm chung.

Tạo niềm vui từ các mối quan hệ

Khi trách nhiệm giảm bớt, người lớn tuổi ưu tiên cho các mối quan hệ. Gia đình, con cái, bạn bè trở thành trọng tâm chính trong cuộc đời còn lại của họ. Những thứ còn lại, như tiền tài hay danh vọng, chỉ là thứ yếu. Các mối quan hệ tình cảm, tình bạn sâu sắc và niềm vui khi được ở bên con cháu làm phong phú thêm cuộc sống của họ.

Về bản chất, lão hóa, mặc dù đi kèm với nhiều thách thức về sức khoẻ, cũng mang lại niềm vui bất ngờ, sự hài lòng và trân trọng sâu sắc hơn đối với những thú vui giản đơn của cuộc sống.

Các mối quan hệ, cố gắng giữ gìn sức khỏe và có một tư duy tích cực là những điều quan trọng để vượt qua các rào cản của lão hoá và tận hưởng giai đoạn cuối cùng này của cuộc sống.


 

GIUĐA PHẢN BỘI, PHÊRÔ CHỐI THẦY VÀ NGƯỜI TRỘM LÀNH DẠY CHO CHÚNG TA NHỮNG BÀI HỌC GÌ?-Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Hỏi: Nhân Mùa Chay, xin cha giải thích ý nghĩa việc Giuđa phản bội, người trộm lành sám hối và Phêrô chối Chúa như được ghi lại trong trong các Tin Mừng.

 Trả lời: Mùa chay là thời điểm thuận lợi nhất để Giáo Hội mời gọi con cái mình suy niệm sâu xa hơn nữa về tình thương bao la của Thiên Chúa thể hiện nơi Chúa Kitô, Đấng đã vui lòng chịu mọi đau khổ, sỉ nhục và chết trên thập giá để cứu chuộc cho nhân loại khỏi chết vì tội và có hy vọng được sống hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa trên Nước Trời.

 Mùa chay cũng là mùa sám hối, thúc dục mọi tín hữu nhìn nhận tội lỗi đã phạm để xin Chúa nhân lành khoan dung thứ tha vì Người “muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1Tm 2:4).  Thiên Chúa là Cha rất nhân lành Người “chậm giận và giầu tình thương.”  Vì thế, ai có lòng trông cậy và kêu xin thì dù cho tội lỗi đến đâu cũng sẽ được tha thứ.  Chỉ có sự tuyệt vọng, không còn muốn xin Chúa thương xót tha thứ nữa mới làm bế tắc tình thương bao la của Thiên Chúa cho con người mà thôi.  Sau đây là nhũng bài học ta có thể rút ra từ việc Phêrô chối Thầy, Giuđa bán Chúa và người trộm lành sám hối.

Tin Mừng Matthêu, Marcô, Luca và Gioan đều ghi lại sự kiên Phêrô chối Thầy, Giuđa Ít-ca-ri-ốt, một trong 12 môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu đã phản bội Thầy, bán Thầy và tuyệt vọng đến mức treo cổ tự tử sau đó (Mt 27: 5).

 Riêng Tin Mừng Luca ghi lại sự kiện “Người gian phi sám hối và được vào Thiên Đàng với Chúa Giêsu”.

1.  Trường hợp của Giuda

 Giuđa tượng trưng cho lớp người quá say mê của cải vật chất ở đời này đến mức quên tình quên nghĩa để phản bội người khác, kể cả ân nhân.  Giuđa là một trong Nhóm 12 Tông Đồ nòng cốt mà Chúa Giêsu đã chọn lựa cho tham gia vào sứ vụ rao giảng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa từ lúc ban đầu.  Giuđa đã được diễm phúc sống bên Chúa suốt 3 năm, đã được trực tiếp nghe lời giảng dạy của Chúa về Nước Trời, về tinh thần khó nghèo cũng như chứng kiến tận mắt đời sống khó nghèo của Chúa ở mức “con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” (Mt 8: 20).  Vậy mà Giuđa đã không được cảm hóa theo gương khó nghèo của Chúa.  Vì thế Giuda đã cam tâm bán Chúa lấy 30 đồng bạc.  Nhưng khi chứng kiến cảnh Thầy mình bị bắt và bị đánh đập tàn nhẫn, Giuđa đã hối hận đem tiền trả lại bọn thượng tế và kỳ mục Do Thái rồi đi thắt cổ chết.  Hắn tự tử vì quá tuyệt vọng, không còn tin tưởng gì vào lòng xót thương, tha thứ của Chúa nữa.  Đây là điều rất đáng buồn cho anh ta và là gương xấu cho người khác.

 Thật vậy, Giuđa đã trở thành gương xấu không những vì tham mê tiền của, phản bội mà nhất là tuyệt vọng về lòng xót thương của Chúa.  Đây là điều đáng nói nhất về người môn đệ phản bội này, vì y đã mất hết niềm tin vào Thiên Chúa nhân lành, sẵn lòng tha thứ hết mọi tội lỗi của con người trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần, tức tội tuyệt vọng không còn tin tưởng gì vào lòng xót thương tha thứ của Chúa nữa.  Giuđa đã phạm tội này khi tự tử chết.

 Chúa Giêsu đã than thở như sau về sự phản bội của Giuđa:

“… Con đã canh giữ và không một ai trong họ phải hư mất trừ đứa con hư hỏng để ứng nghiệm lời Kinh Thánh” (Ga 17: 12)

 lại nữa:

 “… đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn” (Mt 26: 24; Mc 14: 21).

 Dầu vậy, Giáo Hội cũng không dám kết luận chắc chắn về số phận đời đời của Giuđa.  Việc này chỉ có một mình Thiên Chúa biết vì Người đã phán đoán Giuđa theo lượng từ bi và công bằng của Người. 

 Ngược lại, Giáo Hội chỉ lưu ý con cái mình về gương xấu của Giuđa mà thôi.  Gương xấu vì Giuđa đã mê tiền của hơn yêu mến Thầy, nên đã phản bội Thầy khi bán Người lấy 30 đồng bạc của các Thượng Tế và kỳ mục Do Thái.  Nhưng điều đáng nói nhất về Giuđa là sự tuyệt vọng của anh, khi không còn muốn sám hối để xin Chúa tha thứ nữa, để rồi đi treo cổ tự tử (cf. Mt 27:5).  Đây là gương xấu mà mọi tín hữu phải xa tránh vì thực chất của nó là mất hết hy vọng vào lòng thương xót của Chúa, là Cha nhân từ luôn sẵn lòng tha thứ cho kẻ có tội biết sám hối và xin tha thứ.

 2. Phêrô chối Chúa

 Ngược lại với Giuđa là kẻ nêu gương xấu về tham tiền và tuyệt vọng, Phêrô lại dạy cho chúng ta bài học quý giá về lòng ăn năn sám hối.

 Phêrô cũng có khuyết điểm là quá tự tin nơi mình khi tuyên bố lúc ban chiều trước khi Chúa Giêsu bị bắt: “Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy.” (Mt 26:35).

 Nhưng đúng như lời Chúa đã nói trước là đêm đó gà chưa gáy sáng thì Phêrô đã chối Chúa ba lần.  Nhưng chối xong và nhớ lại lời Chúa đã nói trước, Phêrô “ra ngoài khóc lóc thảm thiết” (cf. Mt 26: 75; Lc 22: 62).  Ông khóc vì ăn năn hối hận đã hèn nhát chối Thầy trước những kẻ bắt bớ và hành hạ Người cách tàn nhẫn.  Chính vì thật sự thống hối ăn năn mà Chúa đã tha cho Phêrô tội công khai chối Chúa và còn tín nhiệm trao phó cho Phêrô sứ mệnh “chăn dắt chiên con và chiên mẹ của Thầy” (Ga 21: 15-16).

 Như thế đủ cho ta thấy là dù tội lỗi con người có nặng đến đâu, nhưng nếu biết sám hối và chạy đến với lòng thương xót vô biên của Chúa thì chắc chắn sẽ được tha thứ và nối lại tình thân với Người, sau khi đã lỡ sa ngã vì yêu đuối của nhân tính do hậu quả của tội nguyên tổ còn để lại. 

  1. Người gian phi sám hối (Lc 23:40-42)

 Tin Mừng Luca kể rõ hai tên gian phi cùng chịu đóng đanh với Chúa Giêsu, một đứa bên phải, một đứa bên trái, trong khi Matthêu nói đó là hai tên cướp (Mt 27: 38).  Chúng bị đóng đinh vì tội trôm cướp, và một trong hai tên gian phi này đã nhận biết tội của mình nên xin cùng Chúa Giêsu rằng: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của Ông xin nhớ đên tôi.  Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (Lc 42-43)

 Như thế, chỉ có lòng ăn năn sám hội thực sự là đáng kể vì là điều đẹp lòng Chúa, và Người sẽ tha hết mọi tội lỗi cho những ai nhận biết mình có tội và xin Chúa thứ tha.  Người gian phi sám hối hay còn được gọi là “kẻ trộm lành” đã vào Thiên Đàng bằng đường tắt nhanh chóng chỉ vì biết ăn năn sám hối và chạy đến với lòng thương xót vô biên của Chúa để xin tha thứ.

 Người trộm lành này đã từng đi đàng tội lỗi không biết là bao nhiêu năm, nên bị đóng đanh vì những trọng tội mà xã hội Do Thái phải trừng phạt bằng cực hình đóng đanh.  Nhưng Chúa đã tha thứ cho anh mọi tội, từ tội nguyên tổ cho đến mọi tội cá nhân anh đã phạm cho đến ngày bị đóng đanh chung với Chúa, là Người lành vô tội, nhưng đã cam lòng chiu khổ hình thập giá để đền thay cho nhân loại đáng phải phạt vì tội.

 Dĩ nhiên chúng ta không thể bắt chước “người trộm lành” bằng cách cứ sống tội lỗi rồi cuối cùng sám hối xin Chúa tha thứ để được vào Nước Trời.  Ta chỉ có thể noi gương tốt của anh về lòng sám hối và tin tưởng nơi lòng thương xót của Chúa để xin Người tha thứ mọi tội cho ta đã lỡ sa phạm vì yếu đuối của bản chất và vì ma quỉ cám dỗ.  Nhưng ta không thể bắt chước anh ta làm những việc sai trái hay đối nghịch với tình thương, sự thánh thiện và công bằng của Chúa để chờ xin tha thứ vào phút chót.  Không ai có thể biết ngày giờ nào mình phải ra đi, nên không thể liều mình sống trong tội chờ ngày sám hối được.  Cố ý sống như vậy là lợi dụng lòng thương xót, tha thứ của Chúa.  Và nếu ai cố ý liều lĩnh như vậy thì hãy nghe lời Chúa cảnh cáo nghiêm khắc sau đây:

 “Ta biết các việc ngươi làm: ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng.  Phải chi ngươi lạnh hẳn đi, nhưng vì người hâm hâm, chẳng nóng chẳng lạnh nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta.” (Kh 3: 15-16)

 Tóm lại, điều thiết yếu là ta phải cố gắng xa tránh mọi tội lỗi vì chỉ có tội là cản trở duy nhất cho ta sống đẹp lòng Chúa mỗi giây phút của đời mình trên trần thế này.  Tuy nhiên, vì bản chất yếu đuối do hậu quả của tội Nguyên tổ, nhất là vì ma quỉ luôn rình rập để lôi kéo ta vào vòng tội lỗi, nên cần thiết cho ta phải xin ơn Chúa giúp sức để có thể đứng vững, sống theo đường lỗi của Chúa để được an vui ngay trên đời này trước khi được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên Nước Trời mai sau.

 Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

(Nguồn danchuausa.net)

VỰC BẤT XỨNG – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ!”.

“Khiêm tốn là sợi dây liên kết con người với Chúa, là cây cầu bắc qua mọi vùng vịnh, đưa bạn vượt mọi thung lũng hiểm nguy! Chúa không cần những con người vĩ đại, Chúa cần những con người dám chứng tỏ sự vĩ đại của Ngài. Vì thế, lời cầu mạnh nhất của linh hồn là lời cầu nguyện khởi đi từ vực bất xứng của nó!” – A. Simpson.

Kính thưa Anh Chị em,

Cao trào của Lời Chúa hôm nay là tính cách trơ trọi của ‘một vai phụ’ trong dụ ngôn – người thu thuế! Anh đã dâng một “lời cầu nguyện khởi đi từ vực bất xứng của linh hồn!”. Với những gì anh bộc lộ, Chúa Giêsu mách cho chúng ta điều Thiên Chúa yêu thích nơi con người – “tình yêu và chỉ tình yêu” – mà không cần bất cứ điều gì khác!

Thiên Chúa thấu suốt lòng dạ con người, “Tình yêu của các ngươi khác nào mây buổi sáng, mau tan tựa sương mai”; “Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ” – bài đọc một. Thánh Vịnh đáp ca lặp lại cũng chỉ ngần ấy!

Trái với điều Thiên Chúa chờ đợi, người biệt phái trong dụ ngôn dâng Chúa một điều gì đó hoàn toàn khác! Lời cầu của ông khởi đi từ ‘vực kiêu hãnh’, bị bóp méo khi ông coi Thiên Chúa như ‘Con Nợ’; tệ hơn, coi ‘kỳ tích’ của mình là chiến công loè Chúa, loè người. Thực ra, đó không phải là cầu nguyện mà là ‘đọc diễn văn’. Tuy không phải là người xấu, nhưng lòng kiêu hãnh của ông đã khiến ông mù loà đến độ xúc phạm tình yêu khi ông sống tôn giáo của mình một cách tối thiểu; ông không biết rằng, Thiên Chúa không bao giờ thoả mãn với một ‘mức tối thiểu trần!’. Lời cầu của ông là ‘vô trùng’ khi ông quên rằng, Thiên Chúa chỉ muốn “tình yêu và chỉ tình yêu!”.

Nhân vật thứ hai cũng lên đền thờ cầu nguyện! ‘Vai phụ’ này “khi ra về thì được nên công chính”. Anh “nên công chính” – khỏi tội – không phải vì đã làm những điều đúng đắn, nhưng vì đã khiêm nhường nhận ra tội mình. Lời cầu của anh khởi đi từ vực bất xứng khi đứng trước Đấng Toàn Thánh. Và có lẽ, anh đã nghe những gì người Pharisêu nói và điều đó càng khiến anh đau đớn để chìm sâu hơn vào nỗi khốn cùng của mình, và anh chỉ đủ sức đấm ngực nài van, “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi!”. Lạ thay, điều này đẹp lòng Chúa và Ngài rất thích!

“Nơi nào có quá nhiều cái “tôi”, nơi đó rất ít Chúa. Ở nước tôi, người ta gọi những người này là “Tôi, chính tôi và tôi”, tên của những người đó. Người ta từng nói về một linh mục tự cho mình là trung tâm và thường bông đùa rằng: “Mỗi khi xông hương, thì ngài xông ngược; ngài xông chính mình!”; và điều đó khiến bạn buồn cười!” – Phanxicô.

Anh Chị em,

“Ta muốn tình yêu, chứ không cần hy lễ!”. Mọi sự trên trần gian đều thuộc về Chúa, Ngài cần gì lễ dâng của ai! Ngài cần tình yêu từ tận trái tim mỗi người. Đừng quên, “Lời cầu mạnh mẽ nhất là lời cầu khởi đi từ ‘vực bất xứng’ của nó!”. Đây là điều làm cho kinh nguyện của chúng ta có kết quả! Chỉ những ai tự nhận mình ‘không có gì’ mới có thể ‘có tất cả’; những ai biết mình trống rỗng mới có thể được lấp đầy. Mùa Chay, mùa chìm vào ‘vực bất xứng’ để chỉ biết khấn xin lòng Chúa xót thương!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con ‘xông hương ngược!’. Chúa không cần sự vĩ đại của con, Chúa cần con biết ‘con đáng thương’ ngần nào và dám chứng tỏ sự vĩ đại của Ngài!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

***********************************

Thứ Bảy Tuần III Mùa Chay

Người thu thuế khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính, còn người Pha-ri-sêu thì không.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca. Lc 18,9-14

9 Khi ấy, Đức Giê-su kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác : 10 “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pha-ri-sêu, còn người kia làm nghề thu thuế. 11 Người Pha-ri-sêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng : ‘Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác : tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. 12 Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.’ 13 Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng : ‘Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.’ 14 Tôi nói cho các ông biết : người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi ; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”


 

THỦ TƯỚNG CANADA: MỐI QUAN HỆ CŨ VỚI MỸ ‘ĐÃ KẾT THÚC’ (BBC)

BBC News Tiếng Việt 

Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố mối quan hệ trước đây giữa Canada và Mỹ, “dựa trên sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế và hợp tác chặt chẽ về an ninh và quân sự, đã kết thúc”.

Phát biểu với các phóng viên tại thủ đô Ottawa sau cuộc họp nội các, ông Carney cho biết người dân Canada phải “tái thiết cơ bản nền kinh tế của chúng ta” trước các mức thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông cho biết Ottawa sẽ đáp trả bằng các mức thuế quan trả đũa sẽ có “tác động tối đa” đến Washington.

Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump hôm 25/3 tuyên bố rằng ông sẽ đánh thuế 25% vào các loại xe và phụ tùng xe nhập khẩu, tuyên bố: “Điều này là vĩnh viễn”.

Thủ tướng Carney, lãnh đạo Đảng Tự do, gọi thỏa thuận sản phẩm ô tô Canada-Mỹ ban đầu được ký kết vào năm 1965 là thỏa thuận quan trọng nhất trong cuộc đời ông.

“Điều đó đã kết thúc với các mức thuế quan này”, ông cho biết.

Ông nói thêm rằng Canada có thể duy trì ngành công nghiệp ô tô với mức thuế mới của Mỹ miễn là chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp nỗ lực “tái thiết” và “tái cơ cấu” ngành này.

Thủ tướng mới của Canada cũng cảnh báo rằng Tổng thống Trump đã “thay đổi vĩnh viễn” quan hệ giữa Canada với Mỹ và sẽ “không có đường quay trở lại”, bất kể các thỏa thuận thương mại trong tương lai diễn ra theo chiều hướng như thế nào.

Ông Carney nhậm chức thủ tướng Canada hôm 14/3, thay thế người tiền nhiệm Justin Trudeau.

Theo thông lệ, lãnh đạo mới của Canada sẽ ưu tiên điện đàm với Tổng thống Mỹ ngay sau khi nhậm chức, nhưng Thủ tướng Carney và Tổng thống Trump đến nay vẫn chưa liên lạc với nhau.

Getty Images/BBC

#BBCNewsTiengViet #Canada #DonaldTrump #MarkCarney


 

Một số dấu hiệu “sớm” của bệnh đột quỵ –  Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

 Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Chúng ta đã đọc thấy trên bảng niêm yết tại bệnh viện, những dấu hiệu của bệnh đột quỵ (heart attack), nhưng có những dấu hiệu “sớm” giúp chúng ta đến gặp bác sĩ gia đình, trước khi bệnh xảy ra?
Các khảo cứu gia đã tìm ra một số dấu hiệu “sớm” của căn bệnh giết người này.
Theo bác sĩ  Jonathan Goldstein, bác sĩ chuyên khoa tim của bệnh viện St Miachael’s ở thành phố Newark, tiểu bang New Jersey thì “trái tim và các động mạch là một bắp thịt lớn. Khi bắp tji5t này bắt đầu suy sụp, thì có những dấu hiệu báo trước, đến từ các bộ phận khác trên cơ thể” Sau đây là năm dấu hiệu của bệnh tim sắp sửa đến. Cũng theo khuyến cáo của bác sĩ Goldstein thì nếu bạn thấy hai hay nhiều trong số 5 dấu hiệu sau đây xuất hiện, thì nên gặp bác sĩ gia đình là vừa.

1 Neck pain:
Bạn cảm thấy bắp thịt ở một bên cổ bị đau rút và triệu chứng này kéo dài lâu. Người ta thường không coi trọng triệu chứng này, vì nghĩ là nếu bị đột quỵ thì phải đau mạnh và kéo dài lên đến ngực, chứ không chỉ ở cổ mà thôi. Lý do là những thần kinh của cơ tim bị hư hại, chuyển dấu hiệu đau lên xuống dọc theo cột xương sống đến vai và cổ. Cái đau này trải dài chứ không chỉ quy lại một chỗ như là đau bắp thịt.

2. Sexual problems:
Khi người đàn ông không có khả năng tình dục thì là có vấn đề với trái tim.
Theo một thống kê tại Âu Châu, thì cứ 2 trong ba người đàn ông Âu Châu bị bệnh liệt dương trước đó hàng tháng hay cả năm, thì cuối cùng họ sẽ bị bệnh đột quỵ.

3. Chóng mặt, xỉu hay hơi thở ngắn
Theo một cuộc khảo cứu đã được đăng trên tạp chí y khoa Circulation: Journal of the American Heart Association, thì 40 phần trăm những phụ nữ có triệu chứng thở ngắn và nông, khó thở, đã bị bệnh đột quỵ trong những ngày sau đó. Nếu bạn cảm thấy khó thở khi lên cầu thang, cảm thấy chóng mặt, muốn xỉu, thì nên lại bác sĩ xin khám nghiệm.Nguyên do của sự khó thở là vì mạch máu đến tim bị nghẽn, khiến lượng oxygen đưa đến bộ phận này không đủ

4. Ăn không tiêu, ói mửa và bị đau ngực heartburn
Ăn không tiêu, ói mửa và đau ngực heartburn cũng là những dấu hiệu có thể bị bệnh tim.

5. Đau tai và đau hàm:
Đây cũng có thể là những dấu hiệu khởi đầu của bệnh tim mạch, khi cái đau trải dài từ hàm chạy đến tai.Đặc biệt là việc dùng thoa bóp, chườm nước đá hay ướp nước nóng, vẫn không làm hết cơn đau.

 

ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU ĐỘT QUỴ  

Đôt Quỵ hoặc Tai Biến Động Mạch Não (Stroke) là trường hợp trong đó một nhóm tế bào não đột nhiên không còn được động mạch tiếp tế dưỡng khí và chất dinh dưỡng. Tế bào não bị tổn thương và vùng cơ thể do các tế bào này kiểm soát sẽ không hoạt động được như thường lệ.

Nguyên nhân gây ra sự gián đoạn dòng máu chảy tới não là động mạch bị tắc nghẽn vì một cục máu  hoặc mạch máu bị đứt đoạn.

Tùy theo vùng nào của não bị tổn thương, tổn thưong nhiều hay ít và sự cấp cứu mang máu tới não mau hay chậm mà hậu quả sẽ nặng hay nhẹ, vĩnh viễn hay tạm thời. Thường thường, phần cơ thể đối diện với vùng não bị tổn thương sẽ chịu các hậu quả này.

Hội Stroke tại Hoa Kỳ cho hay, hiện nay tại đất nứoc này có trên 4 triệu người đang sống với nhiều khó khăn về sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày sau khi bị Đột Quỵ. Ấy là chưa kể nếp sống của cả nhiều triệu người khác cũng gián tiếp bị ảnh hưởng. Đó là các vị phối ngẫu, con cái đang dành nhiều thời gian, sức lực để sống với và chăm sóc người thân thoát khỏi lưỡi hái tử thần vì tai biến.

Hậu quả của đột quỵ

Hậu quả của Đột quỵ gồm có liệt,yếu, mất cảm giác nửa người. mất thăng bằng cơ thể đi đứng không vững; không diễn tả được ý nghĩ, lời nói, không hiểu chữ viết và lời nói người khác; ăn nuốt khó khăn; giảm thị lực, không nhìn được phía nửa người bị liệt; không kiểm soát được đại tiểu tiện; trí nhớ và sự suy nghĩ giảm, không tự chăm sóc được.

Theo thống kê, hậu quả đột quỵ như sau:

   – 10% bệnh nhân thoát hiểm bình phục hoàn toàn        

– 25% phục hồi với tổn thương tối thiểu

         – 40% chịu đựng tổn thương từ trung bình tới trầm trọng, cần sự chăm sóc đặc biệt

         – 10% cần được chăm sóc tại dưỡng lão viện hoặc các cơ sở chăm sóc lâu dài khác

         – 15 tử vong một thời gian ngắn sau tại biến. 

 Điều trị phục hồi

Điều trị Phục Hồi Sau Tai Biến (RehabilitationTherapy After Stroke) có mục đích giúp não bộ tự tái tổ chức cấu trúc bị tổn thương, từ đó giúp bệnh nhân tìm lại toàn phần hoặc một phần các chức năng đã bị stroke lấy đi, đồng thời cũng để tránh sự tái phát của stroke. Điều trị này cần đựoc thực hiện ngay sau khi bệnh nhân thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, từ khi còn ở bệnh viện , 24- 48 giờ sau khi stroke đã ổn định và tiếp tục tại gia một thời gian lâu dài.

 Phục hồi sẽ giúp bệnh nhân sồng tương đối độc lập hơn, tự chăm sóc và hòa mình với gia đình,xã hội. Bác sĩ chuyên khoa sẽ phối hợp với các nhà chuyên môn y khoa học khác để lập một team trị liệu cho bệnh nhân, thường thì gồm có:

 – Một nhà chuyên môn về Vật lý Trị liệu (Physical Therapist) hướng dẫn bệnh nhân cách tập luyện để phục hồi khả năng đi đứng, lấy lại sự thăng bằng cơ thể, sử dụng tay chân trong các công việc thường nhật, lấy lại sức mạnh cho cơ bắp đã bị suy yếu, giúp khớp không bị đóng băng (frozen), đau cứng.

– Một điều trị viên lao động (occupational therapist) để giúp bệnh nhân thích nghi với hoàn cảnh mới, tiếp tục các sinh hoạt  hàng ngày cho sự sống như ăn mặc, vệ sinh cá nhân…càng ít phụ thuộc vào người khác càng tốt; sử dụng vài dụng cụ y khoa để tăng sức mạnh cơ bắp, giảm đau nhức khớp xương; giúp đỡ phương tiện di chuyển, mua sắm, nấu nướng…

 – Chuyên gia tư vấn tâm lý (Psychologist) để giúp bệnh nhân đối phó, giải quyết với cảm giác thất vọng vì đột nhiên trở thành vô dụng, ăn bám  rồi buông suôi, trầm cảm, không có động lực cũng như nghị lực để vươn lên. Tâm trạng này là nguyên nhân chính đưa bệnh nhân vào tình trạng suy sụp cả thế xác lẫn tinh thần. 

– Chuyên viên phục hồi khuyết tật ngôn ngữ (Speech -LanguageTherapist) giúp người bệnh học lại cách phát âm ngõ hầu có thể diễn tả ý nghĩ, lời nói rõ ràng rành mạch hơn. 

– Chuyên viên xã hội (Social Worker) góp ý lập kế họach điều trị sau khi bệnh nhân xuất viện; tư vấn cho gia đình và bệnh nhân đối phó với hậu quả xã hội của bệnh; giúp bệnh nhân tìm kiếm các dịch vụ mà xã hội cung cấp để người bệnh có đời sống thoải mái  hơn và sớm trở lại sinh hoạt  bình thường.

 – Chuyên viên dinh dưỡng (Dietitian) giúp bệnh nhân trong vấn đề dinh dưỡng sao cho thích hợp với tình trạng bệnh.

Và bác sĩ gia đình cũng như chuyên khoa các ngành tim mạch, thần kinh luôn luôn theo dõi, điều trị các bệnh mà bệnh nhân đang chịu đựng.

 Vài điều thưa với bệnh nhân

Điều trị phục hồi là việc làm phức tạp, khó khăn nhiều khi bực bội, luôn luôn rơi vào tâm trạng buồn chán buông xuôi. Vì khả năng cơ thể mất đi thì mau mà  lấy lại thường thì chậm trễ. Cho nên, có những lúc tình hình tưởng như khá hơn rồi thấy như đâu lại vẫn hoàn đó.

Nhưng xin ghi nhớ, “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Các chuyên viên y tế và người thân luôn luôn sát cánh, tiếp tay.

 Cũng nhắc lại là tế bào não có một khả năng phục hoạt  một phần đã bị tổn thương, đồng thời các tế bào não lành mạnh xung quanh cũng gia tăng lao động để “chị ngã, em nâng”, bù đắp phần vụ của các tế bào bị hư hao. Cái khó là làm sao “động viên” được sự bù đắp này.

Xin hãy tận tâm, bền chí và có thái độ tích cưc. Nói hết ước muốn, bực bội, khó khăn của mình cho toán chuyên viên y tế, cho thân nhân để họ giúp đỡ. Ngoài ra, cũng còn nhiều tổ chức trong cộng đồng như Hội Stroke tại địa phương, nhóm thân hữu bệnh nhân stroke…đều sẵn sàng tiếp tay nếu mình yêu cầu.

 Đôi điều với thân nhân chăm sóc,

Trong trách nhiệm khó khăn, nặng nhọc, đôi khi bực mình nản chí vì thay đổi tính tình, trở nên khó tính của người thân bệnh hoạn, e ngại tai biến tái phát, e ngại người thân khó thích ứng với tình trạng kém phần sáng sủa, thêm vào đó không hiểu đời sống của mình sẽ ra sao, liệu còn cáng đáng chăm sóc được bao lâu, chăm sóc có chu đáo không hay là cũng kiệt quệ theo người bệnh…

 Nhưng nghĩ lại ngày nào mấy chục năm trước đây, ngón tay lồng ngón tay trao nhẫn cưới, quỳ gối trước Thánh Giá,  Phật Đài, thề thốt cùng nhau đi trọn cuộc đời vui buồn có nhau… Mà bây giờ thì có lẽ buồn hơi nhiều hơn vui…

Hoặc nghĩ tới các đấng sinh thành đã từng chín tháng mang nặng đẻ đau, bôn chải vật lộn với đời sống nuôi dưỡng con cái, mong sao con sớm trưởng thành, nên người.

 Để mà làm tròn nghĩa vụ làm vợ, làm chồng, làm con. 

Một đồng nghiệp đàn anh ở Houston miền nắng ấm, niên tuế ngoài tám chục, đã dành gần 1/2 cuộc đời để chăm sóc rất chu đáo người bạn đường bị stroke, đồng thời nuôi nấng bầy con nên người. Mà đàn anh vẫn lạc quan, yêu đời, lại còn có thì giờ nghiên cứu soạn ra nhiều tự điển văn học giá trị.

 Một thân hữu ở San Jose sau tai biến phải dùng xe lăn nhưng nhờ có nhiều niềm tin tôn giáo, một thân hữu khác ở Los Angeles vẫn bước thấp bước cao tập luyện, chạy bộ bộ mỗi ngày nhờ nhiều nghị lực vươn lên. Họ đều đã vựơt  khỏi tàn phế để viết phổ biến các điều ích lợi và đang sống gần như bình thường, với sự hỗ trợ của người vợ hiền và các con, cháu.

Còn nước còn tát mà.

 Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Texas-Hoa Kỳ

www.bsnguyenyduc.com 

dongcongnet sưu tầm 20-7-2011

Nguon: https://dongcong.net/misc/SucKhoeLaVang/dot-quy.htm