“Cùng nhau ở tù để Nhà nước lo?”

“Cùng nhau ở tù để Nhà nước lo?”

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-04-10
 
Tàu đánh cá neo ở bãi biển Qui Nhơn ngày 4 tháng 8 năm 201

Tàu đánh cá neo ở bãi biển Qui Nhơn ngày 4 tháng 8 năm 201

AFP photo
 
 Ngư dân bị bắn chết ở Biển Đông

“‘Tàu lạ’ cứ bắn ngư dân

Đảng thì ‘quan ngại’ dần dần vậy thôi!
Hải Quân đâu hết cả rồi?
Thương ngư dân quá riết rồi ra sao…

Bám biển cuộc sống gian lao
Lại bị ‘tàu lạ’ bắn vào chết toi
Ôi ngược đời đất nước tôi
Ngẫm mà đau xót ngậm ngùi bạn ơi!”

“Tàu lạ giết ngư dân.
Người lạ tràn biên giới.
Chính phủ im lặng lạ.
Ôi…nước tôi lạ quá”

Lại thêm một ngư dân Quảng Ngãi bị “tàu lạ” bắn chết tại ngư trường Biển Đông, thuộc chủ quyền của Việt Nam và đến ngày mùng 4 tháng Tư năm 2017 thông tin mới được loan đi.

Nỗi mất mát của gia đình ngư dân xấu số Trương Đình Bảy bị “tàu lạ” bắn chết ở Trường Sa, hồi cuối tháng 11 năm 2015 chưa nguôi ngoai thì nay thêm một người con của Quảng Ngãi, tên Trần Văn Định ra đi vĩnh viễn trong một chuyến ra khơi định mệnh mà dường như bất cứ ngư dân Việt Nam nào đánh bắt xa bờ cũng có thể dự cảm được cho số phần bất an của họ.

Lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư, bộ đội biên phòng và hải quân Việt Nam ở đâu mà cứ để tàu lạ tràn vào vùng biển của mình?
– Thính giả

Trước cái chết của ngư dân Trần Văn Định, rất nhiều khán thính giả cùng độc giả RFA bày tỏ nỗi tiếc thương sâu xa đến gia đình nạn nhân cũng như sự phẫn nộ đối với Chính phủ Hà Nội. Câu hỏi không chỉ của các gia đình ngư dân mà của hầu hết người dân Việt Nam rằng “Tại sao ngư dân cứ chết trên vùng biển thuộc chủ quyền nước nhà mà nhà nước không bao giờ làm điều gì khác hơn là cứ lên tiếng ‘quan ngại và quan ngại’ mà thôi?”

Trong khi đó, không ít thính giả nêu lên thắc mắc là “Lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư, bộ đội biên phòng và hải quân Việt Nam ở đâu mà cứ để tàu lạ tràn vào vùng biển của mình? Tại sao không bao giờ nghe thấy tin tức nào nói về ngư dân các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bị tàu lạ bắn chết vậy?”

Tuy nhiên, Hòa Ái ghi nhận thính giả Trang Nguyễn nhắc nhớ đã bao nhiêu năm rồi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo không thể xác nhận “tàu lạ” là của ai và cái chết của các ngư dân Việt dường như chưa bao giờ được điều tra. Và vị thính giả Trang Nguyễn tự hỏi rằng “Có phải nguyên nhân là do Chính phủ Hà Nội đã biết gốc gác của những chiếc “tàu lạ” thuộc về người bạn láng giềng ‘4 tốt-16 chữ vàng’ rất đỗi thân quen?”. Và nếu đúng như thế thì thính giả Duchung Nguyen chua xót với câu hỏi cũng là câu trả lời cho chính mình rằng “Sẽ còn bao nhiêu xác đồng bào bị chết dưới họng súng của tàu Trung Quốc?”

“Tình hình bà con bây giờ ngoài đó là sau một năm là dự trữ trong dân đã cạn hẳn rồi. Tức là bây giờ họ không biết sống bằng gì nữa. Thế thì chỉ cần kéo dài thêm một thời gian ngắn nữa thôi thì họ sẽ đói. Trong khi đó không thể hiểu nỗi chính quyền làm trò gì? Chỉ có chừng đó tiền thôi, cấp cho dân thôi mà cũng không làm. Không biết số tiền đó đi đâu? Có mỗi một việc rằng sau khi tham nhũng tất cả mọi thứ, giờ chỉ còn số tiền bồi thường nhỏ nhoi, còm cõi đó để cho dân thôi mà cũng giấu giếm.”

Vừa rồi là chia sẻ của Nhà báo độc lập-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng với Hòa Ái về nhận định của cá nhân ông trước những cuộc biểu tình của ngư dân và bà con ở bốn tỉnh Bắc miền Trung, nơi gánh chịu thiệt hại nặng nề bởi thảm họa môi trường biển do nhà máy thép Formosa gây nên hồi đầu tháng 4 năm ngoái. Trao đổi với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng xoay quanh một vài ý kiến của quý thính giả gửi về Đài Á Châu Tự Do cho rằng các linh mục và những giáo dân bị xúi giục, kích động để gây rối như lập luận của thính giả Hung Bui “Linh mục dẫn đầu giáo dân đi đòi nhà nước đền bù thì rõ ràng chỉ có Công giáo gây rối còn gì, sao các tôn giáo khác không làm như vậy?”; Tiến sĩ cho rằng với thực tiễn xã hội và nhận định của ông sẽ chứng minh tính thực hư của những cáo buộc như thế. Tiếp theo trong chương trình, Hòa Ái trích đăng các ý kiến liên quan:

f6a41afd-5ee5-43e2-859f-d8784af0ba39-400.jpg
Cảng cá tỉnh Bình Thuận im ắng hôm 22/3/2017. AFP photo

“Không phải tôi là người Công giáo nên tôi có những lời nói thiếu công bình mà bênh vực cho người Công giáo. Cho dù tôi không và chưa biết cụ thể tình hình những người anh em của tôi ở miền Trung chịu ảnh hưởng môi trường biển do Fomorsa gây ra nhưng qua nhận biết rất đơn giản là chính quyền đang thiếu đi sự khách quan, thiếu đi sự trung thực cần thiết làm cho tình hình càng thêm phần rắc rối. Ai mà tin được khi đầu tiên xây dựng nhà máy, lãnh đạo nói lên bao nhiêu lời có cánh cho sự phát triển kinh tế, đời sống cho người dân.

Khi biển bị ô nhiễm thay vì lãnh đạo thăm hỏi, thành thật nhìn nhận lỗi và cố gắng khắc phục thì đằng này động thái duy nhất mà chính quyền làm là đánh lạc hướng dư luận và công kích những người khác trong khi chưa đủ chứng cứ. Ô nhiễm quá nhiều, thiệt hại quá nhiều, ai là người nhận lỗi trước dân? Là lãnh đạo, là người phục vụ nhân dân đừng hèn nhát, không dối trá mà hãy vì lượng tâm đối thoại với những người dân đang rất khó nghèo trong thực tế đang diễn ra!”

“Mình bên lương thấy cảnh này vô cùng cảm kích, xin gửi tới các quý Cha cùng bà con xứ đạo lời cám ơn chân thành. Kính chúc các quý Cha cùng bà con giáo dân và lương dân miền Trung luôn bình an và đoàn kết, quyết đuổi ‘lũ giặc phá hoại môi trường’ Formosa ra khỏi Việt Nam. Cả nước huớng về khúc ruột miền Trung với đầy nắng, gió và những nhân tai dịch họa. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương năm nay cũng là ngày giỗ đầu của biển miền Trung, cho tôi gửi tới nén huơng lòng. Kính các quý Cha và thuơng cảm cùng đồng bào.”

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương năm nay cũng là ngày giỗ đầu của biển miền Trung, cho tôi gửi tới nén huơng lòng.
– Thính giả

“Muốn an lòng dân, Chính phủ Việt Nam hãy làm những gì có thể như làm sạch trầm tích độc hại dưới đáy biển, khi đó biển sạch người dân có thể an tâm sinh sống. Còn dân chúng 4 tỉnh miền Trung không thể chờ vào tiền hỗ trợ đền bù ấy mà sống được. Mong chính phủ hãy cân nhắc kỹ lưỡng để dân an tâm, không lẽ tất cả bỏ xứ ra đi? Chuyện đó là không thể. Vì vậy chính phủ để họ biểu tình, bị bắt thì không giải quyết được vấn đề.”

Chính phủ trấn áp, bắt bớ người dân xuống đường hay lên tiếng phản đối Formosa vì một môi trường sống trong lành không giải quyết được vấn đề như ý kiến của thính giả Hà Trần, nhưng cộng đồng thế giới vẫn nhìn thấy những hình ảnh dân chúng bị đánh đập đến đổ máu chỉ vì đi khiếu kiện để được bồi thường thỏa đáng kể từ khi Chính phủ thông báo nhanh chóng bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân của thảm họa Formosa.

Mới đây nhất, chàng thanh niên Nguyễn Văn Hóa, ở Hà Tĩnh, nơi xảy ra biến cố thảm họa môi trường chính thức bị khởi tố theo Điều 258 Bộ luật Hình sự Việt Nam mà truyền thông trong nước dẫn lời Cơ quan An Ninh điều tra, Công an Hà Tĩnh là có ký hợp đồng với các đài, trang mạng nước ngoài cũng như lập nhiều tài khoản mạng xã hội để đưa thông tin về sự cố môi trường, lũ lụt ở miền Trung “gây phức tạp tình hình an ninh trật tự trên địa bàn”. Thính giả RFA tỏ ra ngao ngán trước thông tin này. Thính giả Thanh Tùng nói rằng “Đất nước lúc nào cũng hô hào chống tham nhũng. Nhưng tố giác tội phạm thì phạm tội”. Thính giả Nguyễn Thế Minh buông lời “Ở cái chế độ này yêu nước là tội ác. Thật là khổ cho dân Việt rồi!” Và sau đây là chia sẻ của thính giả Phạm Minh Vũ, là một cựu tù nhân lương tâm, cũng bị tuyên án tù theo Điều 258 khi anh đến Đồng Nai quan sát sự kiện công nhân biểu tình chống Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 ở khu vực Biển Đông hồi năm 2014:

“Điều 258, tội ‘lợi dụng các quyền dân chủ’ thì các tổ chức xã hội dân sự và nhiều cá nhân lên tiếng về việc nhà cầm quyền lên tiếng về việc nhà cầm quyền áp dụng các điều luật không phải mơ hồ nữa mà là phi nhân tính khi nó đặt các quyền phổ quát của nhân loại được công nhận, mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã ký, dưới sự bao che của Đảng. Như thế là vô pháp luật. Sống trong một môi trường xã hội Việt Nam bị kềm chế khi chính bản thân của em và của đồng bào cũng như thế thì những người có lương tâm đều lên tiếng nhà cầm quyền phải thay đổi những chính sách này để phục vụ nhân dân, chứ không phải để phục vụ lợi ích nhóm hay một cá nhân nào trong Đảng Cộng sản cầm quyền.”

Hòa Ái xin được kết thúc chương trình hôm nay qua tâm tình của một thính giả:

“Biển ô nhiễm nặng, dân đánh bắt xa bờ thì bị tàu bắn hay đâm bể tàu. Dân đòi hỏi đền bù thì bị đàn áp. Dân lên tiếng thì bị cho là phản động. Hay cùng nhau bất tuân dân sự, cùng nhau ở tù hết thì lúc đó nhà nước lo, người dân không cần lo nơi ăn chốn ở nữa làm gì?”

NỖI NIỀM SIMON MIỀN KYRENE

NỖI NIỀM SIMON MIỀN KYRENE 

(Mc 15:21-22)

Ông rón rén bước từng bước chân thô kệch lên kinh thành Giêrusalem tráng lệ trong một buổi sáng đẹp trời đầu Xuân.  Trong khuôn mặt chất phát rạm nắng là một cặp mặt ngơ ngác của người miền quê mới lên tỉnh, dáo dác hết nhìn ngang rồi nhìn dọc cảnh phố phường nhộn nhịp, tấp nập người qua kẻ lại trong những bộ cánh nhiều màu sắc.  Còn ông, với bộ quần áo thơm tho mới tinh hằn nhiều nếp gấp, không đủ để che giấu dáng bộ cục mịch vạm vỡ của một người nông dân chân lấm tay bùn khỏe mạnh.  Simon cảm thấy vui vẻ hân hoan như đứa con nít tung tăng trong bộ đồ mới dạo chơi phố phường.  Âm thanh của những người bán hàng rong rao hàng, tiếng chuông lắc, tiếng động vật bị nhốt trong chuồng bị mang bán, tiếng gọi nhau í ới của người mua kẻ bán…. tạo thành một thứ âm thanh hỗn loạn vui tai với ông.  Vậy mới là thành phố chứ!  Khác xa hẳn thôn làng bình yên của ông.  Đường phố Giêrusalem hôm nay tấp nập lạ thường, cũng như ông, thiên hạ đang nhộn nhịp đi mua sắm, đổi chác hàng hóa để chuẩn bị cho ngày đại lễ Vượt Qua ở Do Thái.

Bỗng Simon nghe những tiếng gào thét ở cuối con đường dắt ra ngoại ô Giêrusalem.  Tò mò ông tiến về phía những tiếng hò la đó, rồi len lỏi luồn mình lách vô giữa đám đông, để xem chuyện gì đang xảy ra mà thiên hạ phấn khích la thét rầm vang cả một góc trời đến thế.  Ở giữa hai hàng người hiếu kỳ là một người đàn ông mình mẩy bầm dập đầy thương tích, máu me be bét nhỏ giọt trên con đường đá sỏi, quần áo tả tơi, bê bết dính đầy máu và bùn đất.  Trên khuôn mặt hiền lành là những lằn roi chằng chịt ngang dọc, không còn chỗ trống nào lành lặn nữa.  Đôi mắt bầm đen sưng húp to như hai trái trứng gà như không thể mở ra được.  Đầu ông đội một mão gai thô kệch với những miếng gai dài, nhọn hoắc cắm sâu vào đầu, làm cho máu từ những lỗ gai nhọn đó chảy ri rỉ xuống mặt, xuống cổ, và xuống thân thể người đàn ông tội nghiệp.  Hỏi thăm những người xung quanh, Simon mới biết vì người này tự xưng là vua dân Do Thái, nên ông bị quân lính La Mã chế giễu đội cho một vòng mão gai trên đầu thay cho vương miệm Đức Vua.  Trên vai ông ta là một cây gỗ xần xùi, thô ráp được đóng chéo vào nhau thành hình thập tự.  Lưng ông khòm hẳn xuống dưới sức nặng của cây gỗ, bước chân ông loạng choạng ngả về bên phải, rồi đổ về bên trái, kéo lê cây thập tự trên cát thành đường mòn zích zắc.

Tìm hiểu thêm Simon được biết người đàn ông tội nghiệp kia tên Giêsu, người miền Nazaret, có thể là Đấng Messiah hay tiên tri gì đó, bị kết án tử hình, giờ đang phải vác cây thập giá của chính mình lên núi Sọ để bị đóng đinh ở đó.  Simon nghe những người phụ nữ rỉ tai nhau về những phép lạ ông Giêsu làm, mà phép lạ gần nhất là làm cho một người đã chết bốn ngày được sống lại, về huấn chương Nước Trời mà ông Giêsu rao giảng…  Simon nhíu mày bối rối, nếu thế thì có liên hệ gì đến tội chính trị đâu nhỉ?  Có thật ông ta xưng mình là Vua dân Do Thái không, hay bị chụp mũ vì những lý do nào khác?  Có thật ông ta nguy hiểm đến nỗi cần phải khai trừ khỏi xã hội loài người bằng án tử không?  Simon chăm chăm nhìn vào khuôn mặt người tử tù mong tìm ra dấu vết hung ác của một tên cướp, hay một nét tinh khôn sắc sảo của người làm chính trị.  Không, qua những lọn tóc dài be bét trộn lẫn với những giọt máu đóng cục, ông chỉ thấy một khuôn mặt hiền lành cam chịu, không một tiếng khóc, không tiếng rên la hay trách móc.  Cặp môi nứt nẻ sưng mọng đỏ bầm đang bặm vào nhau, như cố ghìm lại tiếng nấc nghẹn ngào trong tim, không cho thoát ra ngoài. 

Thỉnh thoảng Giêsu lại ngước cặp mắt lờ đờ ngơ ngác ngước nhìn lên đám đông, như muốn hỏi họ tại sao ông lại bị kết án thế này?  Chẳng ai đủ can đảm hay buồn trả lời người tử tội đáng thương đó.  Đám đông vẫn điên cuồng gào thét xung quanh, ngày càng hăng máu hơn, kẻ hả hê, người đấm ngực than khóc, con nít sợ hãi khóc rú lên quay mặt đi khi nhìn thấy cảnh tàn bạo này.  Những cặp mắt mãn nguyện ẩn trong những khuôn mặt đạo đức, những chòm râu bạc phơ không che nổi nụ cười đắc chí của các vị lãnh đạo tôn giáo Do Thái.  Đó đây túm tụm vài người phụ nữ vây quanh lấy Giêsu mà khóc lóc cho số phận nghiệt ngã của kẻ bại trận.  Trái tim một người dân quê hiền lành chân phác thổn thức trước cảnh người hành hạ người.  Ừ, nếu thật ông Giêsu này có tội thì cứ mang đi tử hình, nhưng hà cớ gì mà phải hành hạ, nhục mạ, phỉ nhổ người ta đến thế!  Ông không hiểu được khi nhìn thấy nét mặt hân hoan, thoả mãn của các các vị bô lão Do Thái, người Pharisêu trước cảnh quân lính ngoại quốc đánh đập dã man người cùng chung một giòng máu với mình như thế.

Bỗng người tử tội đáng thương như không chịu đựng nổi sức nặng của cây thập giá nữa té sấp mặt xuống đất, lăn quay mấy vòng rồi chổng vó lên trời, máu chảy chan hòa, cây thập giá văng ra ngay dưới chân Simon đang đứng.  Ông há hốc miệng kinh ngạc, đôi mắt mở to nhìn Giêsu đang lăn tròn trên con đường đá sỏi.  Những làn roi cá sấu của binh lính La Mã tới tấp vụt xuống lên thân thể Giêsu để giục ông mau mau đứng dậy đi tiếp.  Không ai dám tiến đến, đỡ ông đứng lên.  Người tử tội co rúm người lại trước làn mưa roi lồm cồm bò dậy, nhưng rồi lại loạng choạng khụy xuống lần nữa. 

Trong lúc Simon đang đăm đăm hút hồn nhìn thảm cảnh trước mắt, bỗng một bàn tay thô bạo túm lấy cổ áo ông, giọng nói một tên lính La Mã quát bên tai: “Đi, mau ra khiêng cây thập tự phụ nó!”  Theo phản ứng tự nhiên, Simon ghì người, lùi lại một bước lui vào đám đông để chống lại sức kéo của tên lính.  Không, dù có cảm thương cho số phận hẩm hiu của vị ngôn sứ này, nhưng Simon không muốn dính vào chuyện tai bay vạ gió bên đường.  Ông không liên quan gì đến ông Giêsu này cả, ông chỉ là người qua đường.  Ông còn vợ dại và hai đứa con trai bé bỏng ở nhà!  Tên lính dí dí mũi giáo sáng chói vào mặt Simon, trợn mắt gầm lên: “Có đi không, hay muốn chết?”  Nhìn khuôn mặt dữ dằn với binh khí trên tay của tên lính, ông thở dài sợ hãi, biết mình không thể không tuân lệnh.

Simon buông xuôi hai tay lững thững bước ra giữa đám đông.  Tự dưng ông cảm thấy ghét người tử tội đang nằm bất động trong đống máu giữa đường này.  Mới trước đây vài giây Simon còn cảm thấy tội nghiệp cho ông ta, vậy mà bây giờ.  Hừm, vì hắn mà ông bị vạ lây.  Dù bản chất là người nông dân chất phác, nhưng Simon cũng lanh trí để tính đường binh cho mình.  Lỡ rồi, không thoát được cây thập giá này thì thôi, cứ vác cho có vậy, cho đủ bổn phận thôi, đủ để qua mặt đám lính ác ôn này.  Lên tới đỉnh đồi rồi thì lo mà chuồn lẹ.  Nghĩ thế, Simon tiến lại dìu người tử tội đứng lên, rồi ông nâng cây thập tự đặt lên vai Giêsu.  Xong ông nhẹ nhàng bước ra phía sau khiêng phụ khúc đuôi.  Simon để ý tránh né, để cây thập giá sần sùi đen đủi không làm dơ, và rách bộ quần áo mới của mình. 

Lẽo đẽo đi theo phía sau nhưng Simon cứ ngó chăm chăm vào người tử tội phía trước.  Ông ta nhìn càng lúc càng kiệt sức hơn, bước chân chậm dần, lảo đảo xiêu vẹo như người say.  Mỗi lần người tù dừng bước để thở, thì những làn roi lại tới tấp tuôn xuống người Giêsu như mưa.  Cũng may mà Simon đứng phía sau, nên ông không bị dính nhiều cây roi lên người.  Dù đã có người phụ khiêng, nhưng chỉ là khiêng khúc đuôi của cây thập tự, phần nhẹ nhất, còn bao nhiêu sức nặng của cây gỗ vẫn đổ dồn về phía trước.  Simon chặc lưỡi, lòng thương xót khi nãy lại quay trở về với trái tim đa cảm của ông.  Ông cảm thấy nghèn nghẹn nơi cuống họng, tim như có ai bóp chặt. 

Ông Giêsu này trông thảm thương quá, nhìn không còn giống hình hài con người nữa, da thịt rách nát tả tơi, dính nhầy nhụa lên bộ quần áo, mà giờ chỉ còn là những tua vải quấn quanh người đang phất phơ trong gió.  Là Đấng Messiah mà dân Do Thái trông chờ đây ư?  Simon không biết gì về Đấng Messiah cả, ông cũng chẳng trông chờ Đấng nào đến trong cuộc đời ông.  Nhìn ông Giêsu như thế này, Simon không tin ông ta là Đấng Messiah.  Mà cho dù có là Đấng Messiah đi nữa thì cũng chẳng liên quan gì đến ông.  Thật khó xử!   Simon thở dài cúi đầu suy nghĩ, nên sống theo lý trí khôn ngoan, hay nghe theo tiếng mách bảo của con tim? 

Giêsu bỗng quay lại nhìn người phụ khiêng cây thập tự với mình, bốn ánh mắt chạm nhau nghẹn ngào trong hoàn cảnh ngang trái.  Cặp mắt sưng húp bầm đen nhìn Simon như muốn nói lời cám ơn, trong khi Simon ngại ngùng xấu hổ, né tránh tia nhìn dịu dàng đó.  Simon đỏ mặt bối rối:“Mình có làm gì to tát đâu mà ông ta lại cám ơn mình như thế nhỉ?  Ông có biết là mình đã né tránh phần nặng nhất của cây thập tự kia không?”  Simon nghĩ thầm như thế.  Nhưng cái nhìn tha thiết tri ân của người tử tù đáng thương, đã ban thêm sức mạnh cho ông.  Simon biết mình phải nên làm gì lúc này, phải nghe theo tiếng nói của con tim thôi, không thể khôn lỏi như vậy được.  Đang miên man suy nghĩ thì Simon lại bị kéo nhào về phía trước, ông Giêsu té kéo theo cả người bạn đồng hành phía sau, cả hai té chồng lên nhau, rồi cùng lăn quay ra trên những cục sỏi đá vô tình bên đường.  Lần này Simon nhanh chân đứng dậy, ông biết đứng dậy càng sớm, thì càng đỡ những roi đòn của quân lính.  Simon cúi xuống nâng cây thập tự rồi để lên chính đôi vai vạm vỡ của mình, sau khi xốc lại cây thập tự cho ngay ngắn trên vai, ông cúi xuống đưa cánh tay còn lại cho Giêsu dựa vào mình, rồi từ từ dìu Giêsu đứng lên đi tiếp đoạn đường còn lại.

Mặt trời lên cao ánh nắng gay gắt hơn, đường lên đồi Sọ ngắn dần nhưng lại cao dần, đường đi khúc khuỷu gập ghềnh hơn.  Máu ra ngày càng nhiều, sức lực của Giêsu ngày càng yếu đi, hơi thở dồn dập nặng nhọc vì thiếu nước, Giêsu như muốn gục xuống lết đi không nổi nữa.  Khi thấy bước chân người tử tù chậm lại, những làn roi lại tới tấp tuôn xuống rào rào như mưa.  Lần này vì đứng gần với người bạn đồng hành, nên những ngọn roi vô tình không buông tha cho Simon.  Chiếc áo mới của ông bắt đầu rách teng beng, máu me lấm lem, tay chân bẩn thỉu.  Simon liếm môi thấy mặn chát nơi đầu lưỡi, những giọt máu lăn dài trên khuôn mặt sạm nắng.  Simon cắn môi chịu đựng, không than thân trách phận mình tò mò, không tiếc chiếc áo mới tinh, không còn trách người tử tù đáng thương nữa.  Simon cũng chả biết mình đã học được đức tính đó từ người bạn đồng hành khi nào?  Ông im lặng nhẫn nhục chịu đựng như Giêsu.  Simon chỉ cầu xin sao cho lên đến đỉnh đồi càng sớm càng tốt, cho Giêsu đỡ bị hành hạ nhục mạ, và ông cũng đỡ gánh nặng dọc đường.

Rồi cả hai cũng từ từ lếch thếch leo lên đến đỉnh đồi, đám đông vẫn đi theo xung quanh, reo hò la hét ngày càng to hơn, như bị kích động bởi màn kịch đang tới hồi gây cấn nhất.  Simon thả cây thập tự xuống đất, thở phào nhẹ nhõm.  Thế là xong, ông đã hoàn tất phận sự của mình rồi, ông chỉ muốn về cho nhanh, ra khỏi Đồi Sọ đầy mùi tử khí này càng sớm càng tốt.  Ông không muốn nghe thêm những tiếng hò hét khoái chí, tiếng khóc than của những người phụ nữ, cũng chẳng muốn nhìn cảnh người bạn đồng hành của mình bị đóng đinh.  Nhưng lạ thay bước chân của ông lại không nỡ cất bước ra đi.  Chân ông không còn nghe theo sự điều khiển của lý trí nữa rồi. 

Simon tần ngần đứng lại, lòng ông xao xuyến bồi hồi cảm thương, dù chỉ một vài phút gặp gỡ ngắn ngủi trong hoàn cảnh bi đát, nhưng đong đầy bao nghĩa tình.  Dù chỉ vài phút bên nhau, dù chẳng biết gì về ông Giêsu đó có thật là Đấng Messiah hay tiên tri nào khác, nhưng con tim mách bảo cho ông biết người tử tù kia vô tội, và hơn nữa không phải là một người bình thường như những người khác.  Ông tin vào cảm nghiệm chân thật của mình.

Nghĩa tử là nghĩa tận, Simon đứng nán lại trên đồi Golgotha chờ cho đến khi Giêsu trút hơi thở cuối cùng, như tiễn đưa người thân trong gia đình.  Ông cúi đầu lặng yên, nước mắt lăn dài lên khuôn mặt sần sùi đầy vết roi oan nghiệt.  Simon không khóc khi bị những nhát roi chí tử vô tình của binh lính La Mã, không khóc khi bị nhục lây với cái nhục của người tử tội mà ông phải vác thập giá dùm, nhưng ông lại khóc cho thân phận người bạn mới quen đã chết trong tức tưởi ô nhục, chết trong sợ hãi cô đơn. 

Bóng tối bao trùm cả bầu trời, đất rung đá vỡ, đất trời rung chuyển, ai ai cũng sợ hãi trước cảnh tượng đó.  Đám đông giải tán dần, Simon lững thững thả bộ xuống đồi như người mất hồn, bên tai ông còn văng vẳng tiếng nói của viên đại đội trưởng La Mã: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa!”  Ông thẫn thờ lẩm bẩm:  “Là Con Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa ư?  Mình được vác thập tự phụ với Con Thiên Chúa.”  Rồi ông lại ngạc nhiên lòng hỏi lòng:  “Là Con Thiên Chúa mà cần người nông dân ngu dốt, nghèo hèn như mình giúp đỡ sao?  Là Con Thiên Chúa mà cần một người không biết gì về Thiên Chúa như mình giúp sao?”  Ông lắc đầu không hiểu.  Điều đó dường như quá cao siêu với đầu óc đơn sơ giản dị của ông.

Người tử tội Giêsu chẳng nói riêng với Simon một lời nào, nhưng cái nhìn tri ân trong khuôn mặt máu me cam chịu, bước chân siêu vẹo ngả nghiêng trên cát dưới làn mưa roi, đã từng bước chầm chậm đi vào trái tim ông.  Buổi sáng định mệnh hôm ấy đã để lại một dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong đời ông.  Cuộc gặp gỡ đó có là tình cờ không?  Sao không phải là ai khác mà lại chính là ông?  Giêsu miền Nazarét, ông là ai?  Là Đấng Messiah mà dân Do Thái đang trông chờ?  Là Con Thiên Chúa?  Là vị tiên tri?  Là một phàm nhân bình thường?  Hay chỉ là một tên cướp không gặp thời?  Simon bắt đầu lần mò từng bước tìm hiểu về Giêsu thành Nazarét.  Người ấy giờ đây đã trở nên quá gần gũi thân thương với ông.  Cuộc đời Simon giờ đã sang trang.  Ông bỗng thấy trân qúy cuộc sống.  Cảnh sống nghèo nàn ở thôn quê với người vợ dại, hai đứa con thơ, người mẹ già ốm đau rề rề, trước đây là một gánh nặng của ông thì giờ đây lại trở thành mái ấm được chúc phúc.  Là ông đã giúp Giêsu mang cây thập giá hay chính Giêsu đã đến trong cuộc đời ông, giúp ông tìm ra một ý nghĩa mới cho cuộc sống?  Lạ thay với Simon, người tử tội Giêsu đã không chết, nhưng lại bắt đầu bước vào cuộc sống mới của ông, thánh hóa cuộc đời ông.  Simon cúi đầu thầm tạ ơn cho một ngày hồng phúc đã thay đổi đời ông từ đó.

Lang Thang Chiều Tím

Tuần Thánh 2017

Venezuela: Hứa hẹn nhiều cuộc biểu tình mới cường độ mãnh liệt hơn.

From facebook:  Hoang Le Thanh added 4 new photos — with Hoa Kim Ngo and 35 others.
Venezuela: Hứa hẹn nhiều cuộc biểu tình mới cường độ mãnh liệt hơn.

Thứ tư, ngày 19 tháng 4/2017.

Một cuộc biểu tình lớn đã được lên kế hoạch cho ngày thứ tư, ngày 19 tháng 4.

Tin và ảnh của hãng thông tấn Reuters.

Hàng vạn người dân biểu tình đòi truất phế nhà độc tài và bầu cử ngay lập tức.

Những ngày xảy ra các cuộc biểu tình giận dữ ở Venezuela đã kết thúc vào cuối tuần này thứ bảy ngày 9/4/2017, khi hàng chục ngàn người xuống đường để yêu cầu ông Nicolas Maduro rời khỏi dinh Tổng Thống.

Nhà độc tài Nicolas Maduro cút đi !

Vào ngày 9/4/2017, các cuộc biểu tình đã diễn ra ở các thành phố trên khắp đất nước và cuộc biểu tình lớn nhất ở thủ đô Caracas, Venezuela.

Những người biểu tình ở thủ đô đang hô vang “Liberty, Liberty” và họ mang theo những băng rôn, khẩu hiệu có nội dung “Nhà độc tài Maduro cút đi !” Và “Bầu cử ngay lập tức !”

Cảnh sát đã dùng súng hơi cay và vòi rồng nước bắn vào đoàn người biểu tình. Gây nên sự căm phẫn và người biểu tình đã mạnh bạo tấn công lại cảnh sát, khiến cảnh sát bỏ chạy.

Nguồn: http://m.huffpost.com/us/entry/us_58ea4aa1e4b05413bfe3981f

Ảnh 1: CHRISTIAN VERON / REUTERS
Hàng ngàn người đã tập trung tại thủ đô Caracas của Venezuela hôm thứ Bảy 9/4/2017.

Ảnh 2: CHRISTIAN VERON / REUTERS
Những người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động trong một cuộc biểu tình tại Caracas, thủ đô Venezuela ngày 8/4/2017.

Ảnh 3: CHRISTIAN VERON / REUTERS
Một trong nhiều băng rôn, khẩu hiệu và cờ có nội dung “Chấm dứt chế độ độc tài nữa” và cờ Venezuela được tung bay trong một cuộc biểu tình phản đối tại Caracas, Venezuela, ngày 8 tháng 4/2017.

Ảnh 4: MARCO BELLO / REUTERS
Một phụ nữ thoát khỏi vùng khói hơi cay do cảnh sát bắn vào đoàn người trong cuộc biểu tình ở thủ đô Caracas, Venezuela.

Image may contain: one or more people, crowd and outdoor
Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: outdoor
Image may contain: one or more people, people standing and outdoor
 
 

Hiệp định Geneve 1954 và hai quốc gia VNCH và VNDCCH

From facebook:  Hoang Le Thanh shared Du Minh‘s post — with Phan Thị Hồng.

Hiệp định Geneve 1954 và hai quốc gia VNCH và VNDCCH

Cái gọi là quân đội của MTGPMN thực ra toàn là lính “sinh Bắc tử Nam”. Tại sao, tại sao và tại sao VNDCCH lại phải làm gian lận như vậy? Bởi vì họ biết nếu thế giới biết là lính của họ, thì họ là kẻ vi phạm Hiệp định Geneve và họ là kẻ đi xâm lược VNCH.
VNCH có bầu cử tự do và có 2 Hiến pháp 1956 và 1967. VNCH có chính quyền, có quân đội, có dân …

VNDCCH tuy không có bầu cử tự do, nhưng cũng có chính quyền cướp được và cũng có Hiến pháp 1946 và 1959 để làm vì, và có quân đội, cũng có dân …

 
No automatic alt text available.
No automatic alt text available.
No automatic alt text available.
Image may contain: 2 people
Image may contain: 16 people, people smiling
+9

Du Minh added 13 new photos — with Hoa Kim Ngo and 2 others.

Hiệp định Geneve 1954 và hai quốc gia VNCH và VNDCCH

Tuy Hiệp định Geneve có nói, không coi vĩ tuyến 17 là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ, nhưng khi mà cả VNDCCH và Quốc gia Việt Nam, VNCH sau đó, đều tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ, thì nếu như VNDCCH không coi VNCH là một quốc gia, phía VNCH cũng chẳng coi VNDCCH là một quốc gia. Hai bên, như vậy đều không thể bắt bẻ nhau chuyện ai đồng minh với nước nào và không thể gọi sự hiện diện của quân đội nước ngoài là quân xâm lược. Đông Dức không gọi lính Mỹ ở Tây Đức là quân xâm lược, và cũng như vậy với quân Liên Xô ở Đông Đức.

Trong khi VNDCCH hay VNCH tự coi mình là một quốc gia, thì tất nhiên bên kia cũng phải là một quốc gia.

Cho đến tháng Tư 1975, VNCH được 87 nước công nhận ngoại giao (http://vi.wikipedia.org/wiki/Việt_Nam_Cộng_hòa) và VNDCCH thì 49 nước http://vi.wikipedia.org/wiki/Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng_hòa…). Tuy không bên nào là thành viên vì quyền phủ quyết của Liên Xô, nhưng cả hai đều là quan sát viên của LHQ. Mặc dù không tuyên bố công khai công nhận VNCH là một quốc gia, nhưng mới đây, chính quyền Việt Nam cũng đã phải nói lên sự thực, VNCH là một quốc gia có chủ quyền, khi nói đến chuyện Hoàng Sa khi bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 thuộc VNCH.

Điều khôi hài là VNDCCH vu cho VNCH có chính quyền, hành chính, có quân đội và có dân là chính phủ bù nhìn, nhưng lại công nhận chính phủ Nguyễn Hữu Thọ, một chính phủ ma hoàn toàn, chỉ có nhiệm vụ làm cái loa cho VNDCCH. Như vậy, phải hiểu ngược lại những gì họ vu cho VNCH.

Theo tiết lộ của viên cố vấn Liên Xô, nguyên sĩ quan Lính thủy đánh bộ Hải quân Liên xô đại úy hồi hưu Kusainov Sadykov, thì MTGPMN chỉ có những giao liên chỉ đường : “Đấy là Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam – lực lượng dân quân du kích, trang bị bằng vũ khí tự có và tự huấn luyện với chất lượng không cao. Trên thực tế, những chiến sĩ du kích chỉ làm được nhiệm vụ quan sát, trinh sát tình hình địch và không có khả năng chống lại những cuộc tấn công quy mô lớn của quân đội Mỹ”.http://www.tienphong.vn/…/tiet-lo-cua-dac-nhiem-lien-xo-tha… Cái gọi là quân đội của MTGPMN thực ra toàn là lính “sinh Bắc tử Nam”. Tại sao, tại sao và tại sao VNDCCH lại phải làm gian lận như vậy? Bởi vì họ biết nếu thế giới biết là lính của họ, thì họ là kẻ vi phạm Hiệp định Geneve và họ là kẻ đi xâm lược VNCH.

VNCH có bầu cử tự do và có 2 Hiến pháp 1956 và 1967. VNCH có chính quyền, có quân đội, có dân …

VNDCCH tuy không có bầu cử tự do, nhưng cũng có chính quyền cướp được và cũng có Hiến pháp 1946 và 1959 để làm vì, và có quân đội, cũng có dân …

—–

Nói về chủ quyền, thì việc VNDCCH đưa quân đội vào Nam từ năm 1955 đã là sự vi phạm điều 5 của Hiệp định Geneve cấm đưa quân và vũ khí vào nước có chủ quyền VNCH.

Ngoài ra, nếu chỉ theo tuyên truyền của VNDCCH thì Mỹ, Nam Hàn, Úc, …, có quân xâm lược ở miền Nam, thì người lại họ lại giấu diếm sự có mặt của 320.000 lính Trung Quốc ở miền Bắc http://news.google.com/newspapers….

Ít nhất là trước 05/1965, trích trong http://www.tinmoi.vn/Bac-Ho-nhu-mot-nguoi-cha-0123515.html

“Là một cựu chiến binh của Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, tháng 5-1965 ông Tạ Hùng Uy được cử tham gia đơn vị bộ đội công trình, sát cánh cùng quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông nhớ mãi thời khắc được gặp Bác Hồ vào ngày 9-2-1967 khi đại đội của ông đang đóng tại Tiên Sơn (Bắc Ninh)… “

Tuy không nhiều như quân Hán, nhưng lính Bắc Hàn cũng tham gia chiến trận ở miền Bắc từ 1967 đến đầu 1969 “Báo Tuổi Trẻ năm 2007 tiết lộ vào năm 2002, 14 phi công Bắc Hàn bị giết trong chiến tranh và được chôn ở tỉnh Bắc Giang – hài cốt của họ nay được đưa về lại Bắc Hàn.” và có khả năng cả ở miền Nam. “Nhà ngoại giao người Việt cho hay nhiều nhân viên Bắc Hàn đã có mặt ở miền Nam Việt Nam. Ông này nói: “Họ hoạt động ở những khu vực nơi lính Nam Hàn có mặt, để nghiên cứu chiến thuật của chúng, khả năng sẵn sàng chiến đấu và tinh thần của lính Nam Hàn, và tuyên truyền chống lại phía Nam Hàn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói sẽ “tổ chức thành từng đại đội nằm trong đội hình trung đoàn không quân của ta, mặc quân phục Việt Nam, cùng sử dụng một sân bay”. “http://www.bbc.co.uk/…/12/111219_northkorea_vietnamwar.shtml . Bắc Hàn cũng chính thức công nhận điều nàyhttp://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/1427367.stm.

Còn Liên Xô thì: ông Nicolai Kolesnhik, một cựu chiến binh Nga ở Việt Nam, trả lời trang web của Nga, nói từ năm 1965, ông cùng các đơn vị Liên Xô tham gia phòng thủ Bắc Việt Nam bằng tên lửa chống lại không quân Hoa Kỳ. Ông Kolesnhik cũng nói về sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô rất lớn “khoảng hai triệu USD một ngày trong suốt tất cả những năm chiến tranh” và trong đó vũ khí, khí tài chiếm số lượng lớn. “Hai nghìn xe tăng, bảy nghìn pháo và súng cối, hơn năm nghìn súng cao xạ phòng không, 158 tổ hợp tên lửa phòng không, hơn 700 máy bay, 120 máy bay trực thăng, hơn 100 tàu chiến,” ông Koleshnik nói. Ông cũng cho biết: “Từ tháng 7/1965 đến cuối 1974 gần 6500 nghìn sĩ quan và tướng lĩnh và hơn 4500 binh lính hạ sĩ quan của các lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia tác chiến tại Việt Nam.”http://www.bbc.co.uk/…/121231_vietnam_war_china_russia.shtml

2 triệu đô la / ngày -> 700 triệu đô la / năm của Liên Xô thì sức mua phải bằng nhiều tỷ đô la mỗi năm. Viện trợ của Trung Quốc chắc không kém Liên Xô.

Cuộc chiến do VNDCCH gây ra, mà họ gọi là “chính nghĩa”, nhưng quân nước ngoài giúp họ thì bị giấu, đến mức mặc cả quần áo của quân bản địa, chui rúc như chuột. Trong khi, quân Mỹ, Nam Hàn, Úc, …, tham chiến ở VNCH thì có cả cờ hiệu, thanh niên bạch nhật.

Bức điện tường thuật cuộc gặp của một người thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và nhân viên ngoại giao của Romania ở Bình Nhưỡng: “Họ hoạt động ở những khu vực nơi lính Nam Hàn có mặt … Sứ quán Bắc Hàn ở Hà Nội là nơi điều phối các hoạt động của lính Bắc Hàn tại miền Nam Việt Nam.”

Quân đội và tiền bạc của cả 2 bên đổ vào miền Bắc và miền Nam chưa hẳn ai kém ai. Nếu nói đến xâm lược hay nguỵ quyền, mà VNDCCH tự vỗ ngực “chính nghĩa” và lên án VNCH thì quả là mặt dày, bỉ ổi. Có điều chắc chắn, VNCH chưa có ký cái công hàm nào như cái công hàm 14/09/1958 mà Phạm Văn Đồng đã ký.
Suong Quynh

Hà Tĩnh sau thảm họa Formosa: 74% ngư dân bỏ biển, thất nghiệp tăng 15,7 lần

Hà Tĩnh sau thảm họa Formosa: 74% ngư dân bỏ biển, thất nghiệp tăng 15,7 lần

 
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa đưa ra những con số thiệt hại chính thức đầu tiên về việc làm và sinh kế của người dân 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.
 
Theo đó, Formosa đã làm TỶ LỆ THẤT NGHIỆP của Thừa Thiên Huế tăng tăng 1,6 lần; Quảng Trị tăng 2,8 lần; Quảng Bình là tăng 7,9 lần, và đặc biệt Hà Tĩnh tăng tới 15,7 lần.
 
Riêng số người hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, du lịch, khách sạn đã giảm tổng cộng 33%, trong đó Hà Tĩnh giảm 54% và Quảng Bình giảm 52%.
 
Bộ Lao động không cho biết người dân nơi đây hiện đang sống bằng gì, chuyển đổi sinh kế ra sao – nghĩa là họ thừa hiểu tình trạng khốn cùng này sẽ còn kéo dài.
 
Liệu họ có trả lời được cho dân là Chính phủ bồi thường chỉ có 6 tháng thu nhập (từ tháng 4 đến tháng 9), thế giờ qua tháng 11 rồi dân sống sao đây? Rồi tương lai nữa, lấy gì để sống đây?
 
Bộ cũng tính tổng cộng có 263.000 lao động, tương ứng cả triệu miệng ăn đi kèm chịu ảnh hưởng từ thảm họa Formosa – một con số vô tiền khoáng hậu, hơn mọi thiên tai từ trước đến nay.
 
Thế nhưng, chỉ có 0 cán bộ chịu trách nhiệm.
 
Số 0 tròn trĩnh này đủ sức biến mọi tuyên ngôn đạo đức vì nước vì dân của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản trở nên lố bịch hơn bao giờ hết.
 
Số 0 này cũng khiến lời hứa ‘phát triển không đánh đổi môi trường’ trở nên dối trá, vì lẽ làm sao có thể ngăn được thảm họa trong tương lai nếu giờ đây nhắm mắt với thủ phạm gây thảm họa trong hiện tại?
 
Số 0 này cũng chứng tỏ mọi kiến nghị, góp ý, đề xuất của người dân về kỷ luật quan chức đều trở nên vô tác dụng một khi lãnh đạo Đảng Cộng sản đã cố tình bao che sai phạm cho nhau.
 
Chỉ có cạnh tranh chính trị, nơi dân chúng có thể trừng phạt nguyên một đảng bằng cách bầu cho đảng còn lại, mới ngăn chặn được các đồng đảng bao che sai phạm cho nhau.
 
Bài học này người dân chúng ta nếu không học thật kỹ và rồi sau đó hành động thật quyết liệt, thì thảm họa như Formosa sẽ còn đến dài dài khắp mọi miền đất nước, chỉ là dưới những tên gọi và hình thức khác mà thôi.
 

Xin hãy công bằng với nước Mỹ


Minh họa. Ảnh: VOA/Lam Thủy

Minh họa. Ảnh: VOA/Lam Thủy

Nếu định nghĩa “xâm lược” là cướp đoạt chủ quyền bằng vũ lực, quyền hành, thì không thể xem Hoa Kỳ là xâm lược như giọng điệu tuyên truyền của Hà Nội để kích động thanh niên miền Bắc, để Hồ Chí Minh có thể hoàn thành sứ mạng của một cán bộ Cộng Sản quốc tế, nhuộm đỏ toàn quốc Việt Nam, dưới danh nghĩa được gọi là “giải phóng dân tộc.”

Sau khi Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam, giúp miền Nam chống lại sức tấn công hung hãn của Bắc Việt với sự yểm trợ tối đa vũ khí và tiền bạc của Liên Xô và Trung Cộng, trong vòng 10 năm, 58 nghìn thanh niên ưu tú của nước Mỹ đã chết hoặc mất tích tại đây. Nước Mỹ đã tốn phí trong cuộc chiến này 738 tỉ đô la, cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Nước Mỹ thu lợi gì trong cuộc chiến xa đất nước mình nửa vòng trái đất này, nếu không nói là một cuộc thua trận, “Không Hòa Bình, Chẳng Danh Dự” (No Peace, No Honor) như nhan đề cuốn sách của giáo sư Larry Berman (The Free Press, 2001.)

Sau khi Hoa Kỳ ký hiệp định Paris, chấp nhận rút quân khỏi miền Nam, năm 1973, Lê Đức Thọ từ chối nhận giải Nobel Hòa Bình cùng với Kissinger để xé hiệp định, tiến công miền Nam, hoàn thành mục tiêu của Bắc Việt, “đánh là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô.”

Và nước Mỹ đã làm gì cho người dân miền Nam sau ngày 30 tháng Tư khi xe tăng Bắc Việt vào dinh Độc Lập?

Trong những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, hơn 7.000 người Việt Nam được di tản bằng trực thăng ra khỏi đất nước trong “Chiến Dịch Gió lốc” (Operation Frequent Wind) do Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ thực hiện.

Thời gian tiếp theo sau đó là những thuyền nhân vượt biên ra nước ngoài bằng đường biển, đã được Hoa Kỳ đón nhận nhiều nhất.

Thập niên 1990 bắt đầu các chương trình lớn, ODP, H.O., chương trình con lai…

Theo Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ, từ năm 1950 đến 1974, chỉ có 650 người Việt ở Mỹ. Năm 1980 con số này lên đến 261.729 và theo US Census, năm 2015 đã có 1.980.344 người Việt định cư ở Hoa Kỳ.

Người Việt ở Mỹ thành công trong nhiều lãnh vực và mau chóng hội nhập vào xã hội mới. Hàng trăm ngàn chuyên viên kỹ thuật rất có khả năng đã và đang đóng góp tích cực vào quê hương thứ hai. Chính Người Việt tị nạn Cộng Sản – từng bị chính quyền Việt Nam gọi là “bọn ma cô, đĩ điếm chạy theo chân Đế Quốc để kiếm bơ thừa sữa cặn” – đã cứu nền kinh tế của Việt Nam khỏi sụp đổ vào những năm 80. Các “khúc ruột ngàn dặm” này gửi về Việt Nam hàng nhiều tỷ Mỹ Kim mỗi năm.

Nhưng thực sự chúng ta, người Việt trên đất Mỹ từ bao nhiêu năm nay, sinh sôi nảy nở, thành công, sống an bình và hạnh phúc, đã công bằng với nước Mỹ chưa?

Tôi tin rằng, chúng ta chưa công bằng với nước Mỹ, khi vẫn nói “nước Mỹ phản bội,” “Đồng Minh tháo chạy!”, hay những câu nói mỉa mai: “Bạn như thế thì đâu cần đến kẻ thù!,” “nước Mỹ là đất tạm dung”…

Chúng ta đã thật sự xem nước Mỹ là “nhà” của mình chưa?

Một ngôi nhà để chúng ta trú mưa, tránh nắng, có phên dậu để ngăn kẻ xấu xâm nhập làm tổn hại đến gia đình chúng ta, một ngôi nhà có khu vườn có bóng cây che mát cho chúng ta, có trái cây cho chúng ta dùng và những luống hoa đầy hương sắc cho chúng ta thưởng thức. Trong ngôi nhà ấy con cái chúng ta đã được sinh ra và lớn lên, được nuôi dạy và học hành để thành người đôn hậu tử tế, và chúng ta chưa hề nghĩ đến một ngày nào đó chúng ta sẽ từ giã ngôi nhà này để ra đi, tìm một nơi trú ngụ khác.

Có đôi lúc, tôi nghĩ chưa coi đây là ngôi nhà thực sự của chúng ta và không ít người vẫn coi đây là ngôi nhà trọ qua đường, và chúng ta là những người khách trọ vô tình và vô ơn.

Chúng ta đã chối bỏ căn cước tị nạn nhiều lần để về lại nơi chúng ta đã bỏ ra đi, nơi mà chúng ta gọi là tù đày, áp bức, nơi chúng ta không thể nào sống, đã bỏ quê hương, làng mạc và mồ mả ông cha để ra đi.

Chúng ta đã biểu tình lên án nước Mỹ bình thường hóa quan hệ, giao thương, thỏa hiệp với kẻ thù xưa, trong khi chúng ta vẫn nuôi sống, vỗ béo chế độ ấy với số đô la khổng lồ gửi về hàng năm.

Chúng ta đã cứu đói, xây cầu, vá đường gọi là làm từ thiện ở Việt Nam, ví như trong $10 cho Việt Nam, chúng ta đã dành được $1 cho nước Mỹ chưa?

Chúng tôi không nói đến người Việt ở đất nước khác, mà là người Việt trên đất Mỹ hôm nay. Cái đất nước đã được che chở chúng ta đêm qua, chỉ 15 phút khi chúng ta gọi 911 đã có xe cấp cứu đến nhà, cái đất nước mà con cái chúng ta đến trường được dạy dỗ, được che chở, cái đất nước mà trẻ con, người già được săn sóc, không bao giờ thiếu bánh mì, giọt sữa và viên thuốc!

Đã cạn lời, tôi xin trích vài dòng của một tác giả Việt Nam, tên Song Châu trên Facebook, mà tôi tin đây là một người Việt đang sống ở Mỹ, để làm lời kết của bài này: “…Ở đây, mục đích của bài viết này, người viết chỉ mong rằng, không cần phải yêu nước Mỹ, nhưng xin bạn đừng vô tình hay cố ý làm tổn thương nước Mỹ, một đất nước đã cưu mang bạn, giúp cho bạn mọi phương tiện, mọi cơ hội để bạn vươn lên sống cuộc đời tươi đẹp mà nhiều người trong nhiều quốc gia trên thế giới ước ao.”

Tôi cũng xin phụ hoạ thêm: “Xin hãy công bằng với nước Mỹ!”

Tri thiên Mệnh

Tri thiên Mệnh

“Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục.”

“Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới  xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ”

“Ra đời hai tay trắng. Lìa đời trắng hai tay. Sao mãi nhặt cho đầy. Túi đời như mây bay.”

“Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình”.

“Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta đâu? Suy luận rằng: “vạn vật đồng nhất”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng: “nhất bổn tám vạn thù”, ta nhìn vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài”.

“Là con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp, đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác, nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.

“Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.

“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác”.

“Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Diễu hành tưởng niệm thảm họa môi trường Formosa bị chặn

Diễu hành tưởng niệm thảm họa môi trường Formosa bị chặn

an ninh
Bản quyền hình ảnh   GREEN TREES
Hầu hết tất cả những người đạp xe đạp ngang qua Bộ Tài nguyên-Môi trường đều bị chặn và kiểm tra

Cuộc diễu hành xe đạp tưởng niệm một năm thảm họa môi trường Formosa do một nhóm hoạt động vì môi trường đã bị chính quyền cản trở, có người bị câu lưu.

Nhóm Green Trees dự định tổ chức cuộc tuần hành đạp xe từ 9 giờ sáng Chủ nhật 9/4 đi từ trụ sở Bộ Tài Nguyên và Môi trường đến Văn phòng Quốc Hội, ông Nguyễn Anh Tuấn – một thành viên của nhóm, cho biết.

“Hầu hết những gương mặt từng xuống đường tham gia các cuộc biểu tình diễu hành trước đây đều bị chặn cả. Chỉ có rất ít người xuất hiện ở điểm hẹn gặp,” ông Tuấn nói.

“Cả hai đầu phố đều có lực lượng dân phòng, cảnh sát giao thông, an ninh. Hầu hết những ai đi xe đạp đều bị mời về đồn công an,” ông nói thêm.

 

Sau khi kế hoạch tuần hành buổi sáng không thành công, nhóm vẫn dự định tập họp vào buổi chiều tại một địa điểm khác nhưng bị lộ thông tin.

“Chúng tôi chưa kịp đến địa điểm mới thì an ninh họ đã phục sẵn ở đó. Có thể là một trong nhóm không đáng tin cậy hoặc một số người bị bắt từ sáng thì thông tin trên điện thoại của họ đã không được bảo mật.”

Ông Tuấn nói ông cùng một số người khác bị đưa lên đồn công an vào tầm chiều.

Những người tham gia diễu hành và người nhà
Bản quyền hình ảnh    GREEN TREES
Người tham gia diễu hành bị câu lưu

“Họ lấy điện thoại, tước quyền tự do đi lại, tài sản cá nhân cho nên khi tôi cố cáo hành vi bắt bớ tù đày, họ không thể trả lời được,” ông Tuấn cho biết.

“Mục tiêu của buổi tuần hành là để thúc đẩy việc xử lý giải quyết thảm họa môi trường do Formosa gây ra, nhưng buổi tuần hành đã thất bại.”

“Tuy nhiên còn cả một lộ trình dài phía trước, có thành có bại, nên việc thất bại lần này không ảnh hưởng quá lớn đến quyết tâm chung của nhóm hay cá nhân nào,” ông Tuấn nói.

Một người khác trong nhóm cũng bị đưa lên đồn là ông Đặng Vũ Lượng thì nói cuộc tuần hành là để thảm họa môi trường do Formosa gây ra không bị quên lãng, rất nhiều vấn đề vẫn còn tồn đọng, nhất là những người dân chưa được đền bù thỏa đáng.

Ông Lã Việt Dũng cho BBC biết ông bị chặn từ 6 giờ sáng hôm 9/4 đến tận gần 4 giờ chiều.

“Nhà tôi có hai đường, từ 6-10 người đứng đông ở hai ngõ, tầm 3 giờ rưỡi tôi có việc thì họ chặn xe, họ đưa giấy mời tôi lên phường,” ông Dũng nói.

“Họ làm quyết liệt như vậy vì họ sợ người dân, họ không muốn người dân nói lên những vấn đề tiêu cực trong xã hội,” ông nói thêm.

Tỷ phú từ thiện 8 tỷ USD: Sinh ra tay trắng, cuối đời trắng tay

Tỷ phú từ thiện 8 tỷ USD: Sinh ra tay trắng, cuối đời trắng tay

Tỷ phú Chuck Feeney là người đầu tiên ở Mỹ bỏ ra số tiền lớn là tài sản của mình để làm từ thiện. Ông chính thức rỗng túi, đi ở thuê vào tuổi ngoài 80, nhưng đã hoàn thành khát vọng “cho đi khi còn đang sống”.

“James Bond” của giới từ thiện

Tỷ phú Charles F. Feeney (1931) là một người Mỹ gốc Ireland. Ông thường được gọi với cái tên thân mật Chuck Feeney, thời gian gần đây ông được giới truyền thông Mỹ đặt cho biệt danh “James Bond của giới từ thiện”.

Vị tỷ phú Mỹ này nói thông thạo 2 tiếng Pháp và Nhật, là người xây lên đế chế các cửa hàng miễn thuế. Từ nhỏ, ông đã nghỉ ra đủ mọi cách để kiếm tiền như: gõ cửa từng nhà để bán thiệp Giáng sinh, dọn tuyết trên đường hay nhặt bóng trên sân golf,…

Tỷ phú Charles F. Feeney năm 2007.

Charles F. Feeney bắt đầu sự nghiệp kinh doanh cùng với bạn học cùng đại học từ đầu thập niên 1950: bán rượu không thuế cho thủy thủ Mỹ. Sau đó, ông bán xe hơi cho cho lính Mỹ và lập nên chuỗi cửa hàng miến thuế (DFS) ở các cửa khẩu, với doanh thu đạt 3 tỷ USD/năm.

Vào những năm 60, khi Nhật Bản tổ chức thế vận hội và dỡ bỏ hạn chế du lịch nước ngoài, Chuck Feeney đã chộp cơ hội này để thu tiền của khách du lịch Nhật. Đó là những khoản tiết kiệm khổng lồ người Nhật bỏ ra mua sắm rượu, nước hoa, đồ trang sức miễn thuế,… tại các địa điểm nổi tiếng như Hawaii, Hong Kong, San Francisco, Saipan và Guam…

Mặc dù kiếm được rất nhiều tiền từ rất sớm, với tổng tài sản theo New York Times lên tới 8 tỷ USD, nhưng Chuck Feeney có cuộc sống riêng tư rất bình lặng và đơn giản, không xa hoa, không bao giờ thắt cà-vạt Hermes hay mang giày Gucci. 

New York Times tiết lộ, trong nhiều năm ở New York, bữa trưa của ông không phải ở các nhà hàng sang trọng mà là ở khu nhà Irish Pavillion Tommy Makem trên phố East 57th – nơi ông ăn bánh mì kẹp thịt.

Feeney kín tiếng tới mức, mãi tới 1988, thế giới mới biết đến sự giàu có của ông. Khi đó, lần đầu tiên Forbes ước tính Feeney có khoảng 1,3 tỷ và xếp thứ 31 tại Mỹ. Tuy nhiên, tài sản thực của ông vẫn là một ẩn số, chỉ sau những lần làm từ thiện, thế giới mới biết được.

Công chúng còn kinh ngạc về cuộc sống giản dị và tiết kiệm tới mức tối đa. Ông keo kiệt với bản thân, gia đình nhưng hào phóng với người dưng. Ông ghét sự phung phí, không muốn con cái trở thành con nhà giàu hư hỏng và bắt chúng làm hầu bàn, bồi phòng khách sạn, thu ngân trong các kỳ nghỉ hè ngay từ khi còn nhỏ.

Sự hà khắc của Feeney không làm cho con cái khó chịu, thậm chí con gái đầu của Feeney còn cho rằng, cách làm của người cha đã giúp họ sống như những người bình thường khác, làm được việc đáng làm và vẫn có đủ tiền để chi tiêu cho cuộc sống.

Làm từ thiện ở khắp 5 châu.

Theo quan điểm của vị tỷ phú này, “bạn chỉ có thể mặc một chiếc quần vào cùng một thời điểm”. Ông thích kiếm tiền nhưng không muốn sở hữu chúng, tiền quá nhiều cũng không thể đem ra tiêu xài hết. Một thời gian dài, ông sống trong căn hộ đi thuê và toàn bộ tài sản được dần hiến tặng cho các tổ chức từ thiện. Các con ông cũng phải tự lăn lộn kiếm sống khi đến tuổi trưởng thành. Feeney cho biết, đây chính là cách để ông giáo dục các con biết quý trọng giá trị của đồng tiền.

 “Sinh ra tay trắng thì khi trở về cũng phải trắng tay”

Suốt hơn 30 năm qua, Chuck Feeney đã đi khắp thế giới để làm từ thiện từ tài sản 8 tỷ USD của mình, tập trung và giáo dục, khoa học, chăm sóc y tế,… tại Mỹ, Úc,Việt Nam, Nam Phi và Ireland.

Quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies do ông sáng lập đã rót khoản tiền cuối cùng trị giá 7 triệu

USD vào cuối 2016 cho Đại học Cornell nhằm hỗ trợ sinh viên làm công tác dịch vụ cộng đồng. Chuck Feeney đã hoàn thành khát vọng “cho đi khi còn đang sống” và chính thức rỗng túi.

Trả lời trên tờ New York Times, ông Feeney cho biết: “Bạn luôn lo lắng khi phải quản lý quá nhiều tiền như thế, nhưng chúng tôi dường như đã làm việc đó khá tốt”.

Tới đầu 2017, tổng giá trị tài sản còn lại của Feeney là hơn 2 triệu USD. Hiện ông và vợ (Helga) đang sống trong một căn hộ thuê ở San Francisco.

Tại Việt Nam, quỹ Atlantic bắt đầu rót tiền vào chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, tài trợ bắt đầu từ miền Trung như xây dựng trường Đại học Đà Nẵng.

Cho đến nay, 2 người còn gái của ông là: Diane Feeney và Juliette Feeney cũng tiếp tục theo gót cha làm từ thiện. Họ làm chủ tịch của một số tổ chức từ thiện của gia đình và cộng đồng.

Quỹ Atlantic Philanthropies của Feeney bắt đầu sứ mệnh “làm rỗng túi” từ năm 1982 với ước mơ muốn tạo ra sự thay đổi lớn cho cuộc sống của những người gặp khó khăn. Ông ước mơ mang lại hòa bình cho Bắc Ireland, hiện đại hóa hệ thống chăm sóc y tế của Việt Nam hay biến Roosevelt Island của New York trở thành một trung tâm công nghệ.

Tỷ phú Chuck Feeney đã quyên tặng tổng cộng 8 tỷ USD tài sản và giờ chỉ còn lại 2 triệu USD.

Cho đến nay, Feeney đã xây cả ngàn tòa nhà khắp châu lục, nhưng tên của ông không hề xuất hiện trong bất cứ công trình nào, từ trên các viên đá ốp tòa nhà hay trong các văn bản. Trong nhiều năm, quỹ Atlantic Philanthropies của Feeney yêu cầu những người được hưởng lợi không được công khai sự tham gia giúp đỡ của họ.

“James Bond” của giới từ thiện cho biết, ông làm từ thiện và quyên tặng hết tài sản rất đơn giản là bởi vì, “vải liệm không có túi”, người chết ra đi không mang được gì. Con người “sinh ra tay trắng thì khi trở về cũng phải trắng tay”.

Khối tài sản lớn cuối cùng được Chuck Feeney quyên tặng vào cuối năm ngoái. Ông Feeney giờ 86 tuổi và quỹ Atlantic Philanthropies theo kế hoạch sẽ đóng cửa vào năm 2020.

Giàu có không lộ diện, nhiều tiền không tiêu xài sang, làm từ thiện không cần ghi danh nhưng những việc làm của ông được cả thế giới biết đến. Hành động cao cả của Feeney là động lực cho nhiều người, là nguồn cảm hứng cho cả những người rất giàu có và nổi tiếng, cũng hay làm từ thiện như Bill Gates và Warren Buffett.

 V.Hà (tổng hợp)

Anh chị Thụ & Mai gởi

NGÔI MỘ TRỐNG

NGÔI MỘ TRỐNG

(Gioan 20,1-9 – CN PHỤC SINH – Ban ngày)

Lm FX Vũ Phan Long, ofm

1.- Ngữ cảnh

Chúng ta đã sang phần ii của TM Ga, gọi là “Sách về Giờ của Đức Giêsu” với hai phần chính: (1) Đức Giêsu cáo biệt khi đến Giờ (tại Bữa tối cuối cùng) (Ga 13–17); (2) Giờ của cuộc Khổ Nạn-Chết-Sống lại của Đức Giêsu (18,1–20,29).

Phần ii có cấu trúc như sau:

A (18,1-14+) : Đức Giêsu uy nghi toàn năng trước Giuđa kẻ phản bội và nhóm đi bắt Người.

B (18,12-27) : Đức Giêsu bị xử trước thượng tế và các lần Phêrô chối tư cách môn đệ.

C (18,28–19,16b) : Cuộc xử án và kết án Đức Giêsu, vua dân Do Thái, do Philatô thực hiện.

C’(19,16c-42) : Vua dân Do Thái chịu đóng đinh, chết và được an táng trên đồi Gôngôtha.

B’(20,1-18) : Phêrô và người môn đệ Chúa yêu tại mồ trống và Đức Giêsu hiện ra với Maria Mácđala.

A’(20,19-29) : Các lần Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ và Tôma người không tin.

2.- Bố cục

Bản văn Ga 20,1-10 có thể chia thành hai phần:

1) Thời gian: Sáng sớm ngày thứ nhất, Maria Mácđala ra mộ (20,1-2);

2) Hành động chính: Phêrô và Gioan ra mộ (20,3-10).

3.- Vài điểm chú giải

– lúc tảng sáng (1): Prôi, dịch sát là “lúc sớm trong buổi sáng”. Đây là canh cuối theo cách chia của người Rôma, từ 3-6 giờ sáng (người Rôma tính giờ bắt đầu từ nửa đêm).

– Maria Mácđala (1): TM Ga chỉ nêu tên một mình bà Maria Mácđala; Mt nêu tên hai bà; Mc nêu ra ba bà; còn Lc (24,10) nêu tên ba bà “cùng với các phụ nữ khác”. Có lẽ truyền thống Nhất Lãm sát thực tế hơn, bởi vì khó mà cho rằng một phụ nữ lại dám đi một mình trong lúc trời còn nhá nhem đến nơi hành hình ở bên ngoài tường thành. Với lại chính câu nói của bà: “Và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu” gợi ý là có nhiều phụ nữ ở với bà. Ngoại trừ Lc 8,2 đã đặt bà Maria Mácđala vào thời gian Đức Giêsu hoạt động công khai và giới thiệu như là người được trừ khỏi bảy quỷ, bà chỉ được nhắc đến trong liên hệ với cuộc đóng đinh và với mộ trống mà thôi. Biệt danh của bà cho thấy là rất có thể bà xuất thân từ thành Mácđala, ở về phía bờ biển tây bắc của Hồ Galilê, cách Caphácnaum khoảng bảy dặm về phía tây nam.

– đi đến  mộ (1): Ga không xác định lý do. Mc và Lc cho biết là các phụ nữ mang dầu thơm đến để tẩm liệm thi hài Đức Giêsu. Mt chỉ nói là các bà đến để nhìn xem mộ, có lẽ vì Mt đã kể là mộ có lính canh nên các bà không thể vào mộ được.

– bà … thấy (1): TM IV có bốn động từ để diễn tả cái nhìn, từ cái nhìn thể lý nhất đến cái nhìn chiêm ngưỡng sâu sắc nhất, đó là: blepeintheôreintheasthai, horan [idein]. Các chuyên viên cho rằng “thấy” ở đây là blepein, cấp thấp nhất, nói về cái nhìn mang tính vật chất, cái nhìn bằng mắt thịt (x. ch. 9; 21,9), và như thế blepein không có một ý nghĩa đặc biệt. Dù vậy, vẫn có những ngoại lệ: 5,19 (Đức Giêsu thấy Chúa Cha) và 9,39 (hẳn là tác giả có ý chơi chữ ở đây: dùng một động từ với hai nghĩa).

Theôrein có nghĩa là nhìn tập trung, tức là phải có nhiều thì giờ hơn blepein, do đó cũng hàm ý một sự hiểu biết sâu xa hơn; cái nhìn này đưa đến chỗ chấp nhận Đức Giêsu là một con người đặc biệt, có khả năng làm các việc kỳ diệu, nhưng chưa phải là đức tin tròn đầy (x. 2,23; 4,19; 6,2.19;20,12.14). Tuy nhiên cũng có ngoại lệ: 6,40; 17,24; còn 14,17 có lẽ là một kiểu chơi chữ với hai nghĩa.

Horan (idein) có nghĩa là cái nhìn kèm theo sự hiểu biết đích thực, tức đưa tới đức tin (20,8.25). Câu 16,16 có cách dùng các động từ như thế: “Một ít nữa, anh em sẽ không thấy Thầy (= theôrein), rồi một ít nữa, anh em sẽ xem thấy (= horan) Thầy”. Xem thêm 1,34.50.51; 3,11.32; 11,40; 14,7.9; 19,35.37; 20,29. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ, khi horan được dùng theo nghĩa thể lý: 1,39; 5,6; 4,45.48; 6,14.22.24.30.36; 7,52; 12,9 (horan = theôrein).

Theasthai được một vài nhà chú giải dịch là “chiêm ngưỡng”, với nghĩa là hiểu ý nghĩa sâu xa của các sự việc đang xảy ra (x. 1,14; 4,35) và nếu dựa vào 1 Ga 1,1, dường như horan là cấp thấp hơn theasthai (“điều chúng tôi đã thấy [horan] tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng [theasthai]”). Tuy nhiên, ở 1,38  và 6,5, theasthaidường như chỉ có nghĩa là nhìn thấy thể lý; ở 1,32 (= 1,34); 11,45, theasthai lại được dùng đồng nghĩa với horan. Bởi vì theasthai không được dùng nhiều và phong phú như horan, chúng tôi tạm xếp theasthai vào cấp thứ ba.

– tảng đá (1): Tác giả viết y như thể độc giả biết rõ tảng đá này. Cũng như tác giả Lc, tác giả Ga không nói đến việc niêm phong tảng đá (x. Mt 27,66) hay niêm phong ngôi mộ bằng một tảng đá.

– đã cất khỏi mồ (1 – NTT): Các TMNL nói là “đã được lăn ra” (Mc 16,4; Mt 28,2; Lc24,2 dùng động từ apokyliô, “lăn đi xa”, ở thái bị động); Ga thì nói “đã được cất (êrmenos] khỏi mồ”. Ngành khảo cổ xứ Paléttina cho thấy là có những ngôi mộ nằm ngang và cửa vào các ngôi mộ này nhỏ hẹp, có khi cao chỉ gần một thước, nên người lớn thì phải trườn mà vào. Người ta có thể niêm mộ bằng một tảng đá chắn ngay cửa vào. Nhưng cũng có những ngôi mộ rộng hơn thì cửa được chắn bằng một tảng đá có thể lăn tròn theo một cái rãnh ở ngang cửa vào, giống như một cánh cửa lùa. Ngôi mộ rộng bên trong có thể có một gian ngoài; gian trong mới dành để mai táng người quá cố. Có nhiều cách mai táng: có khi người ta khoét những cái hầm đục vào sâu trong vách đá và đẩy thi hài vào trong đó, đầu đi trước; có khi người ta lại đẽo vào đá để làm thành những tầng có những cái ổ bán cung (như một cái kệ) cách mặt đất chừng nửa thước để đặt thi hài vào; có khi người ta đặt một băng bằng đá sát vách và đặt thi hài lên. Dường như Đức Giêsu được mai táng trong một ngôi mộ rộng và theo cách cuối cùng.

– Bà liền chạy về (2): Maria Mácđala đã nhìn vào mộ nên phát hiện ra là thi hài không còn ở đó nữa, hay là bà suy diễn ra từ sự kiện ngôi mộ không còn bị niêm phong? Người ta thường theo giả thuyết thứ nhất vì hiểu theo lẽ thường; nhưng cứ theo bản văn TM IV thì phải hiểu theo giả thuyết thứ hai, bởi vì trời còn tối và bởi thông tin là đến c. 11, bà mới “cúi xuống nhìn vào trong mộ”. Nhiều người giải quyết khó khăn này bằng cách cho rằng lúc đầu c. 11 đi theo c. 1.

– gặp ông Simôn Phêrô (2): Người ta thường cho rằng Maria đi tìm Phêrô vì ông là thủ lãnh các môn đệ Đức Giêsu. Nhưng đơn giản hơn, nên nhớ rằng Phêrô không chạy trốn với các ông khác và ông ở gần Đức Giêsu khi Người bị giới chức Do Thái thẩm vấn (Ga 18,27).

– người môn đệ Đức Giêsu thương mến (2): Dung mạo bí ẩn “người môn đệ Chúa thương mến” được đưa vào đột ngột ở Ga 13,23, lúc mà truyện sắp lên tới cao đỉnh, lúc mà Đức Giêsu quy tụ các môn đệ thân tín lại để chia sẻ một bữa ăn tạ từ và ban những giáo huấn cuối cùng (x. Ga ch. 13–17). Điều này khiến ta hiểu rằng người môn đệ Chúa thương mến là một dung mạo được cộng đoàn tác giả quen biết. Là người không được nêu tên và cứ tiếp tục ở trong tình trạng vô danh cho đến hết Tin Mừng, người môn đệ này được sống một tình thân mật với Đức Giêsu đặc biệt hơn cả nhóm: ông được mô tả là người môn đệ Đức Giêsu yêu thương, người nghiêng mình vào ngực Đức Giêsu (en tô kolpô tou IêsouGa 13,23; x. 13,25; 21,20 [epi to stêthos]). Kiểu thân mật này gợi nhớ tình thân mật giữa Đức Giêsu và Chúa Cha: Đức Giêsu, được Chúa Cha yêu thương (Ga 15,9; 18,26), là người Con Một, ở trong lòng Chúa Cha (ho ôn eis ton kolpon tou patrosGa 1,18). Đến Ga 18,15, thì xuất hiện “một môn đệ khác”, có lẽ cũng vẫn là người môn đệ Đức Giêsu yêu thương đã được Simôn Phêrô làm hiệu hỏi Đức Giêsu trong bữa tối cuối cùng (Ga 13,24). Tại chương 19, người môn đệ ấy xuất hiện bên cạnh thân mẫu Đức Giêsu (Ga 19,26). Đến chương 20, tác giả đồng hóa “người môn đệ Đức Giêsu thương mến” (20,2) với “người môn đệ kia” (20,4.8). Simôn Phêrô và “người môn đệ Đức Giêsu thương mến” lại xuất hiện bên nhau trong chương cuối cùng (21,7.20).

Người môn đệ này là ai? Tác giả Ga đã nhấn mạnh 5 lần rằng nguồn của ngài chính là “người môn đệ Đức Giêsu thương mến” (13,23; 19,26; 20,2; 21,7.20). Các học giả đã nghĩ tới nhiều nhân vật: Gioan, con ông Dêbêđê; Ladarô; Gioan Máccô (x.Cv 12,12); Trưởng lão Gioan; một dung mạo tượng trưng. Cho đến nay giả thuyết mạnh nhất (R.E. Brown) vẫn là coi người môn đệ ấy là Gioan, con ông Dêbêđê và là tác giả TM IV (trừ hoặc kể cả chương 21)[1]. J.A. Grassi[2] đã viết một quyển sách nhỏ để chứng minh: (1) Dựa vào TM Ga, người môn đệ này là một người có thật, nhưng không phải là Gioan, con ông Dêbêđê và một trong Nhóm Mười Hai. (2) Đây là một dung mạo vừa có những nét giống với Giacóp vừa có những điểm giống với Giuse con yêu quý của Giacóp. (3) Đây là người môn đệ trẻ vô danh đã cùng với Anrê đến với Đức Giêsu bên bờ sông Giođan. (4) Người môn đệ này xuất thân từ miền Giuđê, có lẽ thuộc một gia đình tư tế ở Giêrusalem. (5) Người môn đệ này là “em bé” đã tặng năm chiếc bánh và hai con cá. (6) Người môn đệ này có vị trí ưu tiên trong bữa tối cuối cùng, biết trước bí mật thâm sâu của Đức Giêsu về chuyện bị phản bội và phải chết, vì ông là người kế thừa thầm kín có sứ mạng giúp cho thế gian hiểu thật sâu cuộc sống và đặc biệt cái chết của Người. (7) Bản văn trọng yếu là vào lúc đứng dưới chân thập giá, người môn đệ này chứng kiến và hiểu ý nghĩa của cái chết của Đức Giêsu. Dù thế nào, có thể nói người môn đệ này là người thừa kế đích thực của Đức Giêsu. Chương 21 này khiến ta nhớ lại những bản văn có nhân vật này, và nhắc lại các điểm này: người nào phải kế tục Đức Giêsu thì phải được chọn phù hợp với ý muốn của Đức Giêsu và tương ứng với sự chọn lựa bằng tình yêu. Đến cuối chương 21 này, ta thấy rõ ơn gọi của hai người môn đệ: người môn đệ Chúa thương mến có ơn gọi làm chứng, còn Phêrô có ơn gọi điều khiển cộng đoàn hoặc ơn gọi chăn dắt đoàn chiên.

Các học giả chưa đạt tới tiếng nói chung về nhân vật này. Dù sao, chúng tôi nghĩ kiểu gọi “người môn đệ Chúa thương mến” hẳn không phải là kiểu gọi của chính người môn đệ ấy, nhưng của các môn đệ của người ấy[3]. Đến đây cứ cho đi là một người có thật, nhưng khi không có tên như thế, người môn đệ ấy đã trở thành biểu tượng cho mọi môn đệ của Đức Giêsu. Điều này được diễn tả rõ ràng trong hoạt cảnh trên Đồi Sọ, khi Đức Giêsu ký thác “người môn đệ mình thương mến” cho thân mẫu: “Thưa Bà, đây là con của Bà”. Đặc biệt được đặt tương phản trong tình thế đầy kịch tính với Phêrô, người môn đệ Chúa thương mến tượng trưng đức tin tinh trong của cộng đoàn tác giả, còn Phêrô của TM IV tượng trưng các môn đệ của Đức Giêsu trong tình trạng hàm hồ về tư cách môn đệ, một đức tin còn pha trộn nơi các Họi Thánh thời các tông đồ.

– đem Chúa (2): Có lẽ bây giờ viết trong giai đoạn hậu Phục Sinh, tác giả đã sử dụng danh hiệu “Chúa” (kyrios) này như một cách diễn tả niềm tin của cộng đoàn Kitô hữu.

– và chúng tôi (2): Chỉ có một mình Maria Mácđala ở ngoài mộ. Thế mà bà lại nói là “chúng tôi”. Người ta giải thích nhiều cách: (1) Có các bà khác, nhưng tác giả đơn giản hóa, chỉ nói đến bà Maria Mácđala thôi; (2) Từ “chúng tôi” là để dung hòa TM IV với các TMNL (Wellhausen và Spitta); nhưng vấn đề là vì sao TM IV khác các TMNL ở rất nhiều chi tiết, mà lại ráng dung hòa tại một chi tiết nhỏ, tinh tế như thế? (3) Bultmann và vài tác giả khác nghĩ rằng từ “chúng tôi” chỉ là một cách diễn tả Sêmít để nói “tôi”; nhưng dù sao chúng ta cũng lấy làm lạ là trong truyện tiếp theo, Maria lại nói lại câu này, mà lần này ở số ít (c. 13).

Có lẽ cách giải thích đầu tiên là tốt nhất và tự nhiên nhất.  

– chạy mau hơn (4): Cha Lagrange cho rằng vì “người môn đệ kia” còn trẻ hơn và nhanh nhẹn hơn Phêrô nên chạy mau hơn. Ishodad de Merv cho rằng vì ông chưa lập gia đình! Có tác giả cho rằng vì tình yêu đã làm cho ông chạy nhanh. Nhưng hợp lý là cho rằng vì ông biết cách chạy hơn Phêrô.

– nhưng không vào (5): Nhiều nhà chú giải cho rằng “người môn đệ Chúa thương mến” không vào vì kính trọng Phêrô là đàn anh, hay là vì kinh ngạc, hoặc vì sợ hãi (sợ ma!), hoặc muốn tránh sự lây nhiễm theo nghi thức khi chạm vào một xác chết. Những kiểu giải thích như thế không hòa hợp được với dung mạo đã được lý-tưởng-hóa của người môn đệ này trong TM. Có lẽ cách giải thích tốt nhất là nói rằng tác giả đã ghi lại mộtchi tiết không đáng kể như thế, là vì đã xảy ra đúng như thế. Khi kể lại một biến cố quan trọng, ngài lại nhớ lại cả một chi tiết nhỏ bé như thế, và ghi lại trong TM của ngài để gợi lên trung thực điều ngài đã sống (Guillemette). 

– Ông cúi xuống và nhìn thấy (5): “Thấy” ở đây là blepô.

– Phêrô theo sau (6): Phêrô bước theo (akolouthôn) người môn đệ Chúa thương mến như là môn đệ? Động từ “bước theo” rất hiếm khi được dùng theo nghĩa này; thông thường người ta chỉ “bước theo” Đức Giêsu. Ai muốn đặt đối lập Phêrô với người môn đệ Chúa thương mến thì nhắm vào cách sử dụng trên. Nhưng thật ra như thế là phóng đại.

– Ông vào … thấy (6): Simôn Phêrô “thấy”: động từ được dùng là theoreô, tương tự  người môn đệ Chúa thương mến.

– khăn che đầu (7): Soudarion là một cái khăn giống như nhưng có lẽ to hơn cái khăn tay. Có thể người ta dùng chiếc khăn này để bọc lấy cằm và thắt lại trên đầu để cho miệng người chết khỏi mở ra.

– các băng vải (7): Khác với Ladarô (11,43), khi sống lại, Đức Giêsu không cần ai giúp cả. Sự kiện “băng vải để ở đó, và khăn che đầu xếp riêng ra một nơi” loại trừ giả thuyết là có một cuộc đánh cắp thi hài, bởi vì không kẻ nào lại còn nghĩ đến việc lột trần thi hài ra.

– Ông đã thấy và đã tin (8): “Thấy” ở đây là horan, một cái nhìn đưa tới đức tin. Từ cấp “thấy thấp nhất bằng cặp mắt thể lý (blepô, c. 5), người môn đệ khác đã đạt tới cấp “thấy” cao nhất (horan) bằng đức tin. Câu văn hẳn cho phép được hiểu: đã thấy (eiden, thì quá khứ aorist của horan= đã tin (episteusen, aorist của pisteuô).

4.- Ý nghĩa của bản văn

Các môn đệ biết rằng Đức Giêsu đã chết và đã được mai táng. Ngôi mộ và thi hài là dấu vết cuối cùng của Đức Giêsu trần thế. Tất cả những gì tác giả TM IV quy chiếu đến ở đây, đều tiến đi từ ngôi mộ này và liên hệ đến thi hài của Đức Giêsu. Đối với các môn đệ, chặng cuối cùng của Đức Giêsu là ngôi mộ; các phụ nữ cũng như các ông đều không hề quay hướng về cuộc Phục Sinh của Người: chẳng hạn phản ứng của  Maria Mácđala ở đây chứng tỏ bà nghĩ rằng Đức Giêsu đã chết thật. Họ không hề hiểu những loan báo Người đã cung cấp, cũng chẳng hiểu những gì được viết trong Kinh Thánh. Ở đây, tác giả cho thấy những bước đầu đưa các môn đệ đi từ ý thức là Đức Giêsu đã chết đến hiểu biết là Người đã sống lại. Con đường đi từ nỗi kinh ngạc này đến nỗi kinh ngạc khác, và không phải tất cả các môn đệ đều đạt tới mục tiêu cùng mộtlúc.

* Thời gian: Sáng sớm ngày thứ nhất, Maria Mácđala ra mộ (1-2)

Trong cả bốn Tin Mừng, các môn đệ của Đức Giêsu, dù nam hay nữ, đều tỏ ra kính trọng ngày sa-bát. Chúng ta thấy các ông đã hạ thi hài Đức Giêsu khỏi thập giá trước khi bắt đầu ngày sa-bát (Ga 19,31 và các bản văn song song), còn các phụ nữ chỉ đi ra một sau ngày sa-bát (Ga 20,1 và các bản văn song song).

Lúc tảng sáng, Maria Mácđala đã đi ra mộ Đức Giêsu. Chúng ta tự hỏi là vì sao bà lại ra mộ khi trời chưa sáng hẳn? – Tác giả trung thành với biểu tượng ánh sáng đã nói đến ngay trong Lời Tựa (1,9), rồi ở 8,12 khi Đức Giêsu tuyên bố Người là “ánh sáng cho trần gian”, rồi Giuđa bỏ Người là đi vào bóng tối (13,30). Ở đây, vì Đức Giêsu đã chết, nên ánh sáng đã tắt. Tuy nhiên, trời đã tảng sáng như là một dấu chỉ xa xa cho biết Đức Giêsu sắp sống lại và Maria Mácđala sẽ gặp được Người.

Đến nơi, bà thấy (blepei) là tảng đá đã được lăn khỏi mộ và cửa mộ đã mở. Dựa vào điểm quan sát đó, bà giải thích: bà nghĩ rằng thi hài của Đức Giêsu đã được mang đi khỏi mộ. Đó là lời giải thích hợp lý nhất, theo những tiêu chí loài người, khi đứng trước một ngôi mộ đã mở và trống không. Một thi hài thì ở thế hoàn toàn thụ động: đã được người ta đưa vào đặt trong mộ, nay có thể lại đã được người ta đưa đi.

Vì hết sức bận tâm tìm biết là ai đã mang xác Đức Giêsu đi và nay đã đặt ở đâu, Maria đi tìm Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Lối xử sự này chứng tỏ bà rất thương yêu Đức Giêsu. Nhưng trong khi bà còn bận tâm về thi hài Đức Giêsu, Người đã sống lại rồi. Khởi đi từ ngôi mộ của Người, các môn đệ còn phải đến gặp Người trên nẻo đường mà chính Người đã đi qua. Hai người môn đệ đến mộ là hai người đặc biệt gắn bó với Người khi Người còn sống: Phêrô là người đã được Đức Giêsu đổi cho một tên mới (1,42) và luôn được để ý trong nhóm các môn đệ (6,68-69; 13,6-10.35-38); người môn đệ kia là người đặc biệt gần gũi với Đức Giêsu (13,23-24; 18,15-16; 21,20-23).

* Hành động chính: Phêrô và Gioan ra mộ (3-10)

Tin tức Maria Mácđala đưa đến khiến các môn đệ hốt hoảng. Phêrô và người môn đệ Chúa thương mến muốn chính mình đi kiểm chứng sự việc, hai ông chạy ra mộ. Tốc độ khác nhau không có nghĩa là lòng nhiệt thành khác nhau, nhưng là khả năng thể lý khác nhau. Các hành động tiếp đó của hai ông đan quyện vào nhau và càng lúc càng vượt xa điều Maria Mácđala đã quan sát được. Người môn đệ Đức Giêsu yêu thương đến mộ trước. Ông không chỉ nhìn từ bên ngoài, mà còn nghiêng mình nhìn vào bên trong và thấy (blepei) những băng vải. Phêrô đi vào trong mộ, thấy (theôrei) các băng vải và khăn liệm gấp lại để riêng ra một góc. Những gì Phêrô ghi nhận được thì đi ngược lại với cách giải thích của Maria: không thể cho rằng người ta mang mộtthi hài đi mà lại tháo gỡ các tấm vải bọc thi hài ra trước, và còn gấp lại để riêng ra. Gỡ mình khỏi các tấm vải liệm là hành vi ngược lại với việc bọc thi hành trong các tấm vải (x. 19,40). Như thế, việc tẩm liệm đã thành vô ích rồi. Ngôi mộ trống và các dải vải cuộn để riêng không phải là một bằng chứng, nhưng là một dấu chỉ cho biết rằng Đức Giêsu đã rời bỏ ngôi mộ và đã chiến thắng cái chết.

Phêrô ghi nhận chính xác tình huống, nhưng có tin chăng, bản văn không khẳng định minh nhiên. Người môn đệ kia đi vào mộ sau ông, cũng thấy tình cảnh như thế và thực hiện được một bước xa hơn: đã thấy (eiden) và đã tin (episteusen) (c. 8). Dường như tác giả TM IV chia sẻ với Lc 24,12 ý tưởng là Phêrô không bị thuyết phục bởi cuộc thanh sát ngôi mộ trống, nhưng cách ngài trình bày về tình trạng Phêrô thiếu đức tin thì tinh tế hơn là tác giả Lc. Tác giả TM IV không nói là Phêrô không tin. Ngài chỉ kể rằng người môn đệ Chúa thương mến “đã thấy và đã tin”. Các động từ này là tiêu biểu củaTM IV, nhưng đều ở số đơn, tức về ngữ pháp thì tương phản với dạng số phức ở các câu trước (“Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra [êrchonto] mộ. Cả hai người cùng chạy [etrechon]”) và ở các câu sau (“hai ông chưa hiểu [êdeisan] Kinh Thánh, rằng…”). Hai môn đệ đã đi ra mộ; nay chỉ một người rời mộ như là người tin: đó là người môn đệ Chúa thương mến. So với người ấy, thì phải nói Simôn Phêrô còn thiếu đức tin.

Dù sao chỉ những lần Đấng Phục Sinh hiện ra mới làm cho dấu chỉ mộ trống không còn mang tính hàm hồ nữa và sẽ đưa tất cả các môn đệ đến chỗ tin vào Người.

“Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà”: Làm sao có thể thản nhiên trở về nhà sau một kinh nghiệm như thế? Rất có thể đây là chuyện đã xảy ra. Sau một kinh nghiệm quá mạnh như vậy, các ông cần thì giờ để phản ứng. Các ông không reo hò cũng không ca hát: các ông trở lại với đời sống thường ngày.

+ Kết luận

Những điều vừa được kể ở đây đã được kiểm chứng vào “lúc tảng sáng” (20,1). Trong TM IV, giờ và các biến cố tương ứng với nhau. Vào lúc tảng sáng, có nhiều điều tiên báo một sự thay đổi tận căn: đêm đang qua đi, chân trời rạng sáng dần, các sự vật rõ nét thêm. Ai chưa bao giờ thấy mặt trời, thì không thể biết điều gì đã gần kề. Mặt trời lên soi sáng tất cả và làm cho mọi điều đã được tiên báo nên sáng tỏ. Các môn đệ còn đang ở trong tình trạng tranh tối tranh sáng, ở trong tình trạng gồm những dấu chỉ tiên báo và chờ đợi. Chỉ khi họ gặp Đấng Phục Sinh, mặt trời mới mọc lên cho họ, mọi sự mới nên sáng tỏ. Đêm đen và bóng tối, cái chết và niềm đau, sự bần khốn và yếu đuối đều được ánh sáng của Đấng Phục Sinh, được vinh quang của sự sống vĩnh cửu của Người, chiếu rọi.

Không còn thi hài của Đức Giêsu trong mộ nữa. Điều này rất quan trọng đối với sự phục sinh: Bởi vì người ta không thể tìm ra xác ướp của Đức Giêsu hay một vài vết tích, vài mảnh rơi rớt của thi hài, mà lại khẳng định về sự Phục Sinh được. Bởi vì Phục Sinh không phải là một hiện tượng thiêng liêng nào đó chỉ liên hệ tới phần hồn, nhưng sự Phục Sinh đặt dấu ấn lên trên toàn thể con người: thân xác và linh hồn, và biến đổi cách vĩnh viễn toàn thể con người. Vậy không bao giờ được hiểu Phục Sinh chỉ là sự hồi sinh của một người chết như chẳng hạn trường hợp Ladarô, vì sau này ông cũng lại đã chết. Sự Phục Sinh là việc chuyển sang một cuộc sống bên kia cái chết, sang một cuộc sống không cùng, nghĩa là một đời sống vĩnh cửu.

5.- Gợi ý suy niệm

  1. Trong cuộc sống, có lắm phen chúng ta nếm cảm những thất bại đau đớn, chúng ta muốn buông xuôi, y như ngôi mộ đã được mộttảng đá niêm phong lại, chẳng còn gì để hy vọng, ngoài mộtniềm nuối tiếc khôn nguôi. Nhưng “tảng đá đã lăn ra khỏi mộ”! Chính Thiên Chúa đã lăn tảng đá ra khỏi mộ Đức Giêsu, thì Ngài cũng lăn được những tảng đá đang chắn cuộc đời chúng ta lại, miễn là chúng ta đừng nhất định bám cứng vào những tảng đá đó.
  2. Tác giả TM IVviết: “Ông đã thấy và đã tin”. Đó là mộtlời chứng, nhưng cũng là một lời thú nhận là ngài đã không thể hiện được trọn vẹn mối phúc Đức Giêsu công bố: “Phúc thay kẻ không thấy mà tin” (20,29). Chỉ có Đức Maria, Thân Mẫu Đức Giêsu, mới đạt được mức độ đức tin ấy: tại Cana, trước khi Đức Giêsu làm phép lạ đầu tiên, Mẹ đã tin cách nào đó, nên mới cho Con biết là tiệc hết rượu. Quả thật, tin không phải là một chuyện dễ dàng hay dễ dãi, trốn tránh trách nhiệm, như nhiều người vẫn nghĩ.
  3. Các Tông Đồ chỉ có thể làm chứng rằng các ông đã biết Đức Giêsu trước khi chịu chết, đã gặp lại Người đang sống; nhưng các ông không thể nói về cách thức Đức Giêsu đã sống lại. Niềm tin của Kitô hữu hôm nay cũng khẳng định Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, nhưng không thể trả lời những câu hỏi về cách thức diễn tiến sự Phục Sinh. Nhưng không thể phủ nhận được sự Phục Sinh, bởi vì chính sự hiện diện và hoạt động của Đức Kitô Phục Sinh trong đời người Kitô hữu đang làm thay đổi con người họ, và họ đang trải nghiệm điều đó. Họ có thể làm chứng, chứ họ không thể giải thích, vì đây là mộtmầu nhiệm, nhưng là mộtmầu nhiệm làm cho sống.
  4. Nếu như hai môn đệ đã ghi nhớ và tin những lời Đức Giêsu đã nói trước về cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Người, các ông đã chẳng phải chạy trên nẻo đường đưa tới mộ, đưa tới cõi chết, đưa tới sự tuyệt vọng, trong khi Thầy của các ông đã sống lại, và nay đã “lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” (20,17). Tuy nhiên, thái độ của hai ông lại là bài học quý cho chúng ta hôm nay, vì chúng ta cũng vẫn có thể rơi vào tình trạng tiêu cực ấy.
  5. Trong một Bài giảng được gán cho thánh Gioan Kim Khẩu (? 345-407), có đoạn: “Xin đừng có một ai buồn sầu về sự nghèo khó của mình, bởi vì Vương Quốc đã hiện ra cho tất cả mọi người; xin đừng có một ai than thở về các lỗi lầm của mình, bởi vì ơn tha thứ đã trào vọt ra từ ngôi mộ; xin đừng có một ai sợ hãi cái chết, bởi vì cái chết của Đấng Cứu thế đã giải thoát chúng ta. Người đã tiêu diệt cái chết, Đấng mà cái chết đã bóp nghẹt, Người đã tước đoạt hỏa ngục, Đấng đã xuống âm phủ…

Isaia đã tiên báo điều này khi nói: « Vì ngươi, âm phủ dưới vực sâu cũng rung động để ra đón ngươi vào” (14,9). Âm phủ đã ngập tràn cay đắng…, vì nó đã bị đánh ngã; bị sỉ nhục, vì nó đã bị giết chết; bị quỵ ngã, vì nó đã bị triệt tiêu. Nó đã bắt lấy một thân xác và đã ra trước nhan Thiên Chúa; nó đã nắm lấy trái đất và đã gặp trời; nó đã bắt lấy cái gì nó thấy, và đã té ngã vì Đấng Vô Hình. “Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của người? Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi?” (1 Cr 15,55). Chúa Kitô đã sống lại và người bị đánh bại! Chúa Kitô đã sống lại và ma quỷ đã ngã xuống! Chúa Kitô đã sống lại và các thiên thần hân hoan vui mừng! Chúa Kitô đã sống lại và đây sự sống hiển trị! Chúa Kitô đã sống lại và không còn kẻ chết trong mồ nữa, bởi vì Chúa Kitô, sống lại từ kẻ chết, đã trở thành hoa quả đầu mùa của những ai đã an giấc. Vinh quang và uy quyền thuộc về Người đến muôn thuở muôn đời. Amen”.

Lm FX Vũ Phan Long, ofm

[1] Xem cách lý luận của R.E. Brown, The Gospel according to John, I, xciii-xcviii.

[2] J.A. Grassi, The Secret Identity. Có thể xem ch. 13, từ trang 115.

[3] Dù người môn đệ này là ai, rất có thể tác giả của Ga 21 cũng là tác giả của 2 Ga và 3 Ga. Ngoài ra, chúng ta thấy dấu vết của cùng một bàn tay tác giả ở 3 Ga 12; Ga 19,35 và Ga 21,24 (x. 15,27: “anh em”).

Anh chị Thụ & Mai gởi

Biểu tình nổ ra thêm ở Venezuela sau khi lãnh đạo đối lập bị cấm nắm quyền

Biểu tình nổ ra thêm ở Venezuela sau khi lãnh đạo đối lập bị cấm nắm quyền


Cảnh sát bắn đạn hơi cay vào người biểu tình ở Caracas, Venezuela, 8/4/2017.

Cảnh sát bắn đạn hơi cay vào người biểu tình ở Caracas, Venezuela, 8/4/2017.

Một quận trưởng ở thủ đô nói có ít nhất 17 người đã được điều trị vì bị thương.

Một số người biểu tình đã phá vỡ các rào chắn của cảnh sát gần tòa nhà Tòa án Tối cao và sử dụng vật liệu từ một công trường gần đó để đập phá và đốt cháy một số văn phòng của tòa án.

Đất nước này đã bị bất ổn trong hơn một tuần, sau khi Tòa án Tối cao cố gắng tước bỏ quyền hành của cơ quan lập pháp nằm dưới sự kiểm soát của phe đối lập. Hành động đó đã bị rút lại sau nhiều lời chỉ trích của quốc tế cũng như do bị phản đối trong nước.

Có rất ít dấu hiệu cho thấy những cuộc biểu tình ở Caracas và một số thành phố khác sẽ sớm chấm dứt.

Hôm thứ Sáu, văn phòng Cục Quản lý Công sản Venezuela đưa ra lý do có “những sự bất thường về hành chính” để ngăn chặn Thống đốc bang Miranda Henrique Capriles nắm quyền trong 15 năm. Ông Capriles đã thua sít sao trước ông Maduro trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2013 và dự kiến sẽ là đối thủ tranh cử trong cuộc bầu cử tiếp theo vào năm tới.

Chính phủ Venezuela đã cáo buộc các thành viên phe đối lập, bao gồm cả ông Capriles, về việc kích động các cuộc biểu tình bạo lực. Nhóm các nhà hoạt động nhân quyền Penal Forum cho biết gần 100 người đã bị bắt trong thời gian bất ổn gần đây, và một viên cảnh sát đã bị bắt sau khi một nam thanh niên 19 tuổi bị bắn chết hôm thứ Năm, theo tin Reuters.

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VENEZUELA SỤP ĐỔ!

From facebook: Tran Dat and Linh Võ shared Khanh Nguyen‘s post.
Image may contain: 12 people, crowd and outdoor
Image may contain: outdoor
Image may contain: 1 person, walking, crowd and outdoor
Image may contain: 6 people, people standing, crowd and outdoor
Khanh Nguyen added 4 new photos.Follow

 

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VENEZUELA SỤP ĐỔ!
( khi người dân thức tỉnh)

Ngày 8/04/2017 hàng trăm ngàn người dân Thủ đô Caracas Venezuela ở Nam Mỹ xuống đường biểu tình đòi phế truất Tổng thống Madurol, họ hô vang khẩu hiệu ” Phế truất độc tài Maduro!” và “Bầu cử tự do ngay lập tức”

Đứng trước sức mạnh của lòng dân trào dâng như nước lũ, cảnh sát không còn cách nào hơn là tìm đường bỏ chạy thoát thân, tuy nhiên có nhiều cảnh sát vẫn không tránh khỏi bị người biểu tình ném đá trọng thương.

Từ khi cựu Tổng thống Hugo Chaves lên cầm quyền đưa đất nước giàu tài nguyên dầu mỏ ở Nam Mỹ “tiến lên” theo con đường Xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng đã đưa Venezuela về với vực thẳm, trở thành một nước nghèo đói bất ổn nhất Châu Mỹ La Tinh.Tình trạng tham nhũng tiêu cực, suy thoái đạo đức biến chất của một số quan chức càng làm cho Venezuela tồi tệ thêm.

Sau gần 20 năm sống dưới chế độ độc tài Xã hội chủ nghĩa, người dân Venezuela đã kiệt sức, không còn kiên nhẫn được nữa họ cùng nhau xuống đường đòi giải tán chính phủ bầu cử tự do thay đổi thể chế.

Quần chúng nhân dân xây dựng lên thể chế được thì họ cũng đạp đổ thể chế đó được, không có gì bằng sức mạnh của nhân dân mổi một khi quần chúng nhân dân nổi dậy thì bất cứ chế độ độc tài nào cũng sụp đổ.

Philip Nguyen theo Reuters
Khanh Lam Nguyen