TĨNH TÂM MÙA CHAY 2017 – Lm Nguyễn Trọng Tước SJ

CỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TÂY ÚC.
Video TĨNH TÂM MÙA CHAY 2017
Chủ đề: ĐI TÌM CĂN TÍNH ĐỊNH MỆNH
do Lm Nguyễn Trọng Tước. SJ thuyết giảng.

httpv://www.youtube.com/watch?v=8SGFNHecPyE

TĨNH TÂM MÙA CHAY 2017 – ĐI TÌM CĂN TÍNH ĐỊNH MỆNH Phần 1 – Lm Nguyễn Trọng Tước SJ

httpv://www.youtube.com/watch?v=DOf-Tu7nC2g

TĨNH TÂM MÙA CHAY 2017 – ĐI TÌM CĂN TÍNH ĐỊNH MỆNH Phần 2 – Lm Nguyễn Trọng Tước SJ

httpv://www.youtube.com/watch?v=F7U3QGO6YCI

TĨNH TÂM MÙA CHAY 2017 – ĐI TÌM CĂN TÍNH ĐỊNH MỆNH Phần 3 – Lm Nguyễn Trọng Tước SJ

Bắt đầu từ đó.

Bắt đầu từ đó.

Người dân miền Nam trốn chạy CS tháng 4/1975. Ảnh: internet

Bắt đầu từ đó.

Từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau những ngày tháng Tư, mùa bão lửa, năm 1975. Mẹ lạc cha. Vợ xa chồng. Anh mất em. Những đứa bé bị bỏ quên đứng khóc trên đường phố. Những chuyến hải hành vô định trên biển Đông trùng trùng gió bão. Đói khát. Lo âu. Bà mẹ quỳ lạy những tên hải tặc để xin tha cho đứa con gái chỉ mười lăm tuổi ốm o bịnh hoạn của bà. Nước mắt và những lời van xin của mẹ không lay động tâm hồn của những con người không còn một chút lương tri. Tiếng niệm Phật. Lời cầu kinh. Không ai nghe. Không có Chúa và không có Phật. Ở đó, trên bãi san hô của đảo Koh Kra, phía nam vịnh Thái Lan, chỉ có những thân thể trần truồng, máu me nhầy nhụa, chỉ có tiếng rên của những con chim nhỏ Việt Nam bất hạnh và giọng cười man rợ của bầy ác điểu Thái Lan.

Bắt đầu từ đó.

Từ trại tỵ nạn Camp Pendleton, , Palawan, Laem Sing, Pulau Bidong, Sungai Besi, Bataan, Whitehead, Phanat Nikhom, Galang. Những địa danh xa lạ đã trở nên thân thiết. Ngửa tay cầm chén gạo tình người. Thank you, merci, danke, gracias. Tuổi hai mươi, ba mươi, và ngay cả năm mươi, bảy mươi mới bắt đầu tập nói. Những câu tiếng Anh bập bẹ, những dòng chữ Pháp, Đức, Tây Ban Nha ngập ngừng.

Bắt đầu từ đó.

Từ những buổi chiều âm thầm nhìn qua bên kia biển, anh tự hỏi, phải chăng chấm đen cuối chân trời đó là quê hương. Cành hoa hồng được thả trôi trên biển để nhớ nhau trong ngày cưới. Con búp-bê được nhẹ nhàng đặt trên mặt nước xanh trong ngày sinh nhật của con. Vợ đã chết và con đã chết trong một lần vượt biển sau anh.

Bắt đầu từ đó.

Từ đêm giao thừa đầu tiên. Không bánh chưng xanh. Không rượu nồng pháo nổ. Không một lời chúc tụng của bà con. Chỉ có tiếng hú của cơn bão tuyết dội vào khung cửa kính. Hai ngọn nến nhỏ, một bó hương thơm và những giọt nước mắt nhỏ xuống trong đêm giao thừa cô độc. Em bé mười ba tuổi lần đầu tiên tập cúng mẹ mình. Cúng về đâu và lạy về đâu. Trong lòng Biển Đông sâu thẳm, mẹ có còn nghe được tiếng khóc của đứa con đang lạc loài trên đất lạ.

Bắt đầu từ đó.

Từ hành lang phi trường Tân Sơn Nhất, người lính già HO gạt nước mắt chào tạm biệt thân nhân, tạm biệt quê hương, nơi một lần máu mình đã đổ. Ra đi, mang theo những tên tuổi, những địa danh đã hằn sâu trong ký ức. Ra đi, để lại sau lưng tuổi thanh niên trong ngục tù xiềng xích. Ra đi, để lại bao đồng đội, chiến hữu, anh em đang tiếp tục đếm những ngày dài bất hạnh trên quê hương.

Bắt đầu từ đó.

Tiếng guốc không còn khua trên đường phố. Hàng cây sao đã héo. Hàng me xanh đã tàn. Hàng phượng vĩ không còn đỏ thắm. Những trụ đèn khuya trước cổng trường không còn ai đứng đợi. Những ô cửa của lớp học và của đời người đã đóng. Và cả một quê hương thân yêu cũng chừng như đã chết.

Ra đi.

Ra đi.

Và từ đó chúng ta đi. Cảnh đời tuy có khác nhau. Tuổi tác tuy có khác nhau. Thời điểm tuy có khác nhau. Nhưng chúng ta, những người Việt Nam may mắn còn sống sót, cùng mang một nỗi đau chung: nỗi đau Việt Nam.

Nỗi đau lớn dần theo mỗi ngày biệt xứ. Nước mắt của những bà mẹ Việt Nam khắp ba miền góp lại chắc đã nhiều hơn nước sông Hồng. Xương trắng của cha anh nếu chất lại chắc đã dài và cao hơn cả dãy Trường Sơn.

Hôm nay, cơn bão lửa dù chưa qua hết nhưng với ý chí vươn lên, những người Việt Nam may mắn còn sống sót, thay vì ngồi thở ngắn than dài cho số phận, đã dìu nhau đứng dậy, dìu nhau đi lên, sống một cuộc sống tích cực, làm những công việc tích cực cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước. Nhờ thế, sau đêm tối trời của vận nước và đời mình, đa số chúng ta đã tìm được một cành mai hy vọng ở xứ người. Để từ đó làm điểm khởi hành lên đường đi dựng lại Mùa Xuân Dân Tộc.

Hôm nay, đau buồn vẫn chưa nguôi nhưng sức sống không phải vì thế mà ngừng lại. Những thuyền nhân tí hon trên những chiếc ghe bằng gỗ mong manh ngày xưa bây giờ đã lớn. Các em đã thành những kỹ sư, bác sĩ tài ba, những khoa học gia lỗi lạc trong nhiều ngành. Ai đã dạy em nên người? Cha mẹ. Vâng. Thầy cô. Vâng. Nhưng còn hơn thế nữa, còn từ trong dòng máu Việt Nam.

Hôm nay, những con nước nhỏ dưới chân cầu đã trôi ra biển rộng. Nhưng không phải vì thế mà tan loãng trong đại dương bát ngát như hàng triệu con nước khác. Trái lại, những giọt nước từ sông Hồng, sông Hương, sông Ba, Thu Bồn, Trà Khúc, Cửu Long, Vàm Cỏ, vẫn hẹn một ngày bốc thành hơi, bay về tưới mát ruộng đồng xứ Việt thân yêu đã nhiều năm đại hạn.

Tất cả, một ngày không xa sẽ rơi vào quên lãng, sẽ tan biến đi theo chu kỳ sinh, trụ, dị, diệt của nhân sinh. Không quan trọng. Điều quan trọng, trong giờ phút còn có mặt, còn được góp phần, xin làm một que củi nhỏ để ngọn lửa hy vọng, tình người, tình đất nước, trong lòng mỗi chúng ta, đừng tắt.

Cám ơn.

FB TRẦN TRUNG ĐẠO

Phải công nhận nhà cầm quyền này quyết cưa bom kích nổ thật.

From facebook: 

VTV1 đưa tin vu khống bà con Lộc Hà là gây rối và quyết định truy tố hình sự người dân ném đá và đánh người, ngăn cản không cho y tế cấp cứu.

Vậy cái bản cam kết của LĐ huyện đâu?

Bà con Lộc Hà đã nhìn thấy bộ mặt tráo trở của UBND huyện Lộc Hà – Hà Tĩnh chưa?
Phải công nhận nhà cầm quyền này quyết cưa bom kích nổ thật.

Cơ hội sống cuối cùng cho những người cộng sản cầm quyền Việt Nam.

Cơ hội sống cuối cùng cho những người cộng sản cầm quyền Việt Nam.

Nhóm Bà Đầm Xòe.

Các ông Cộng sản cầm quyền Việt Nam muốn sống, các ông phải thay đổi ngay và thay đổi tức thì từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ hạn chế trong vòng từ 3 đến 5 tháng tới. Đây là cơ hội sống cuối của các ông. Nếu sau từ 3 đến 5 tháng các ông không chuyển thế chế, cơ hội bảo vệ mạng sống, tiền của các ông sẽ không còn.

Vì tội to lớn nhất của các ông là tội bán nước hại dân bên cạnh tội tham lam vô độ, vơ vét, la liếm không từ một thứ gì của dân. Đất nước trong tay các ông chỉ có từ thua thiệt đến bại liệt.

Vì lòng tham, vì sự hèn hạ của các ông, mà các ông đã bỏ qua nhiều thời cơ thay đổi thể chế, như thời cơ của những năm 1990 hay năm 2006. Dân Việt Nam đã óan hận các ông ngút ngất trời cao, đầm đìa mặt đất rồi. Sự tha thứ cho tội ác của các ông hiện là vô cùng mong manh.

Nay thời cơ thay đổi thế chế cho các ông lại một lần nữa mở ra. Nước Mỹ và thế giới văn minh đã bắt đầu sát cánh bên nhau, quyết tâm tiêu diệt hết các chế độ độc tài, trong đó chế độ cộng sản, còn rơi rớt lại trên thế giới này, đó là Tàu Cộng, Việt Cộng và Triều Cộng.

Việc Tổng thống Mỹ Donad Trump vừa trò truyện với lãnh tụ cộng sản thế giới Tâp Cận Bình vừa ra lệnh cho Quân đội Mỹ bắn 59 qủa tên lửa tomahawk vào chế độ độc tài tàn ác Syria là một thông điệp hiện hữu  rất rõ ràng về quyết tâm tiêu diệt hết chế độ độc tài trên quy mô toàn thế giới. Thông điệp quan trọng bậc nhất là sự tiêu diệt hết chế độ độc tài lại được lãnh tụ thành trì nhóm cộng sản độc tài đương đại Tập Cận Bình đồng ý, tán thành. Bằng chứng, cuộc gặp bên “bàn trà lửa” đã kết thúc hơn một tuần mà lãnh tụ cộng sản thế giới đương đại Tập Cận Binh không đưa ra một tuyên bố phản đối, hay hé răng phàn nàn gì về cách chơi ngông, đã nói là làm, mang thương hiệu Mỹ mà tổng thống Donad Trump là một đại diện xuất sắc.

Cộng sản Việt Nam, Cộng sản Triều Tiên, lâu nay họ dựa vào bàn tay lông lá, dựa vào sự hà hơi tiếp sức của thành trì cộng sản Tàu Cộng mà còn. Nay Tàu Cộng chính thức buông bỏ, sự sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam chỉ còn tính bằng giây bằng phút của lịch sử. Rõ ràng đó thôi. Tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ và đoàn tàu hộ tống ngày, 08/04/2017, đã lên đường tiến về phía bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên không thể tránh khỏi bị ăn tên lửa tomahawk, vì Triều Tiên có vũ khí hạt nhân mà nước Mỹ đồng tình đánh giá là mối nguy hiểm bậc nhất cho an ninh toàn cầu hiện nay. Triều Tiên không thể thoát được đòn trừng phạt này. Và nhất định, khi tên lửa tomahawk nổ tung trên đất Triều Tiên sẽ làm vỡ toác cái bọc thối nước Triều Tiên ra làm trăm mảnh và đó là cơ hội để nhân dân Triều Tiên vùng lên tiêu diệt chế độc tài cộng sản mang họ Kim đã cai trị, đày đọa dân Triều Tiên trong 70 năm qua, và đó cũng là cơ hội để nhân dân hai miền Triều Tiên thống nhất đất nước.

Ở Việt Nam, Mỹ không có chủ trương bắn tên lửa vào Ba Bình. Vì Mỹ biết mỗi người dân Việt Nam đối với cộng sản cầm quyền đã là một quả tên lửa. Quả tên lửa này đã nộp đủ nhiện liệu và chỉ còn chờ thời cơ để phát nổ. Ngày đó đã đến rất gần. Đó là hàng loạt các chế tài, trong đó có cả chế tài cấm vận Việt Nam ( CPP), sẽ là thòng lòng xiết chặt vào cổ thể chế độc tài cộng sản Việt Nam. Khi Tàu Cộng buông bỏ, cộng sản Việt Nam cầm quyền chỉ còn có con đường chết. Mà trên “bàn tiệc lửa” giữa Tập và Trump cũng đã thống nhất rằng, Tàu Cộng cũng phải thay đổi thể chế, từ độc tài sang đa nguyên dân chủ. Việt Cộng có bám vào Tàu Cộng cũng chỉ như bám vào vỏ dừa (tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa) mà thôi.

Rõ ràng, ý chí xóa sổ chế độ độc tài của nước Mỹ đã, đang diễn ra cấp tập, nóng bỏng hiện nay, Cộng sản cầm quyền Việt Nam chỉ còn có lựa chọn duy nhất, đó là: Thay đổi thể chế hay là chết.

Sự thay đối thế chế đã là quá muộn quá trễ làm cho hồ sợ tội ác của cộng sản cầm quyền Việt Nam thêm chất chồng. Tuy vậy, với bản tính vị tha của người Việt Nam, những người cộng sản cầm quyền Việt Nam vẫn còn cửa để thay đổi thể chế vì những người ngu trung, bám đít các ông, ủng hộ các ông vẫn còn. Tôi chủ quan mà nhận định rằng, khi các ông quyết đình chấm dứt chế độ độc tài chuyển qua chế độ đa nguyên, dân chủ hạn chế, kiểu như Myanma, các ông vẫn còn cửa để bảo toàn mạng sống và của cải của các ông kiếm được.

Xưa nay, cơ hội thường chỉ xảy ra có một lần. Nay cộng sản đã đối mặt vơí cơ hội thay đổi thể chế lần thứ ba.

Những người cộng sản cần bỏ ngu, bỏ tham, nhanh tay, nhanh chân, chớp lấy cơ hội vàng này, trong vòng từ 3- 5 tháng tới đây phải tuyên bố thay đổi thế chế, thì cơ hội sống, bảo toàn tài sản của các ông vẫn còn. Sau 3 đến 5 tháng tới đây, các ông không tự chuyển biến để thay đổi thể chế thì cơ hội sống, bảo vệ tài sản của các ông mới chấm hết. Điều này có nghĩa là các ông chấp nhận án tử hình cho chính các ông cùng đảng cộng sản của các ông cùng với những của cải của các ông đã cướp được.

Ai cũng chỉ có một lần sống. Chỉ có những kẻ ngu mới từ bỏ cuộc sống và của cải của mình. Chẳng lẽ bọn cộng sản cầm quyền Việt Nam ngu đến mức tự tử hình và vứt của cải của chính minh đi?

Chưa biết được. Chưa biết được và hồi sau sẽ rõ.

Nhiều vệt nước đỏ lại xuất hiện gần Formosa

From facebook:  Trần Bang

The BBC website

10-4-2017 ngư dân địa phương cho biết: vệt nước biển màu đỏ ở vùng biển Kỳ Anh, Hà Tĩnh xuất phát từ khu vực Formosa, và cá biển lại chết?!

BBC: “Ông Phạm Xuân Kỷ, một ngư dân làng Đông Yên, thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nói từ hôm 10/4 khi ông ra đánh bắt trong khu vực thì thấy xuất hiện nhiều vệt nước đỏ.

…Ông Nguyễn Đình Lộc, một người dân khác trong vùng cũng cho biết: “Vệt nước đó kéo dài mười mấy cây, chảy từ chảy từ cảng Sơn Dương, khu vực của Formosa đổ về.”
“Dọc theo dải nước đó, xuất hiện nhiều cá chết,” ông Lộc nói thêm…

 
Chỉ vài ngày sau khi chính phủ Việt Namcho Công ty thép Formosa đi vào hoạt…
 
BBC.COM|BY BBC NEWS
 

Nhà cầm quyền Hà Tĩnh khởi tố vụ Lộc Hà là tự sát!

Nhà cầm quyền Hà Tĩnh khởi tố vụ Lộc Hà là tự sát!

Paulus Lê Sơn

12-4-2017

Hàng ngàn người dân biểu tình trước trụ sở UBND huyện Lộc Hà phản đối công an đánh dân. Ảnh: Facebook.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công an tỉnh Hà Tĩnh trong quyết định khởi tố vụ án hình sự số 10/CSĐT-PC44 ra ngày 12.04.2017, đưa ra nhận định cho rằng, “đây là vụ việc rất nghiêm trọng, có sự tham gia đông người, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự” ở địa phương.

Trước đó xảy ra tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, hôm 03.04, những người biểu tình từ hai xã Thạch Bằng và Thạch Kim cũng như khu vực lân cận cầm băng rôn với khẩu hiệu “Phản đối Công an Lộc Hà nổ súng, đàn áp dân” và “Lẽ nào vì Formosa mà giết dân thật sao?”.

Đúng hơn các vụ biểu tình đã bắt đầu từ tuần trước đó, khi người dân Thạch Bằng đến UBND xã và nhà Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đòi tiền bồi thường đã được hứa sau vụ Formosa nhưng chưa nhận được.

Việc đưa ra quyết định khởi tố này tựa như giọt nước tràn ly làm căng thẳng thêm tình hình giữa người dân chịu thảm họa Formosa và nhà cầm quyền, khả năng sự việc leo thang là rất lớn nếu họ bắt bớ cầm tù một số ngư dân miền Trung.

Nói cụ thể hơn, nguyên nhân việc khởi tố này là do sự phẫn uất lớn mạnh dần trong dân từ đó khiến nhà cầm quyền không kiểm soát được tình hình, và cũng là một phép thử cho người dân miền Trung đang sục sôi trước thảm họa Formosa.

Không thể biết trước được người dân miền Trung sẽ làm gì nếu cứ dồn họ vào chân tường. Hơn một năm qua khi thảm họa Formosa xảy ra thì những biến động về nhận thức và cách thức đấu tranh của người dân miền Trung thay đổi mau lẹ. Từ nhu cầu được bồi thường thỏa đáng  đến yêu cầu đóng cửa Formosa với một quyết tâm lớn lao.

Yếu tố các Linh mục là những lãnh tụ tinh thần một lòng một ý đồng hành với người dân miền Trung kiện Formosa, đòi lại biển sạch, môi trường sống tốt đẹp cần phải coi trọng. Linh mục An Tôn Đặng Hữu Nam nói “sẽ tự trói mình đi kiện Formosa bất chấp đánh đập, gãy xương hay cả cái chết cũng quyết đi kiện Formosa đến cùng” chắc hẳn không phải lời nói đùa.

Sự nghi ngờ về vụ Formosa có thể là con cờ chủ chốt để hạ màn cuộc chơi chính trị đu dây trong bối cảnh đất nước  và Quốc tế  mà các phe cánh trong nội bộ đảng cộng sản toan tính cũng cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng.

Chưa kể, từ những cái đầu toan tính  “bật đèn xanh” cho cuộc xung đột giữa dân và nhà nước từ phe hiếu chiến để dồn dân vào đường cùng thì người dân có thể sử dụng các phương cách chống trả quyết liệt để bảo vệ mình, từ đó họ nghiễm nhiên thành ngư ông đắc lợi không bị tai tiếng.

Nếu điều đó xảy ra, con số hàng trăm ngàn người dân miền Trung sẽ là một thách thức vô cùng lớn đối với nhà cầm quyền.

Vì vậy, cân phải cân nhắc được mất trong vụ việc này, đừng đùa với sức lửa miền Trung.

Người dân vùng miền Trung có nhiều điểm khác biệt so với nhiều vùng trên đất nước Việt Nam.

Cho nên nhà cầm quyền cần cẩn trọng, không nên hành động như con thiêu thân vì tấn công người dân miền Trung là tự sát.

Ngoài sức mạnh tự nhiên của người dân miền Trung, họ còn có những sự trợ lực từ nhân dân cả nước và quốc tế trước thảm họa Formosa đổ lên đầu họ. Vì thế, nhà cầm quyền cần nghiên cứu kỹ hơn về mọi mặt để đưa ra những quyết định hợp lý, đắc nhân tâm mới là tinh anh.

Khi quyền lực nhà nước vượt giới hạn đỏ mà quyền lực nhân dân cho phép thì đó là chỉ dấu cho thấy nhà cầm quyền đã hết thời, đã đến lúc nhân dân xây dựng quyền lực mới cho chính họ.

Những bộ óc khôn ngoan trong chính trị nằm lòng nguyên tắc “chủ thể quyền hành chính trị thuộc về người dân”. Cứ áp dụng những bài học chính trị bằng bạo lực và nhà tù đối với nhân dân thời nay, khác gì cầm dao đâm vào cổ mình vậy.

Việt Nam thuộc nhóm các nước tham nhũng hàng đầu

Việt Nam thuộc nhóm các nước tham nhũng hàng đầu

2017-04-12
 
Việt Nam là nước có tỷ lệ tham nhũng cao dựa theo bản đồ do Transparency International cung cấp.

Việt Nam là nước có tỷ lệ tham nhũng cao dựa theo bản đồ do Transparency International cung cấp.

Courtesy of transparency.org
  

Tham nhũng tại Việt Nam đe dọa sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội, Việt Nam đứng thứ 133/176 bảng xếp hạng tham nhũng toàn cầu của Minh Bạch Quốc Tế, nằm trong nhóm các quốc gia có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng.

Đây là thông tin được công bố tại hội thảo hôm 12 tháng tư ‘Thúc Đẩy Xây Dựng Môi Trường Kinh Doanh Liêm Chính’  do Phòng Thương Mai Và Công Nghiệp Việt Nam tổ chức  với sự phối hợp của Trung Tâm Nghiên Cứu Quản Trị Xã Hội, gọi tắt  là CENSOGOR.

Bà Nguyễn Thị Kiều Viễn của Trung Tâm Nghiên Cứu Quản Trị Xã Hội cho rằng doanh nghiệp tại Việt Nam như mắt xích kép, ý nói như con dao hai lưỡi, khi vừa là nạn nhân vừa là tác nhân gây tham nhũng. Bà nói trên 61% doanh nghiệp có hành vi đút lót tiền bạc, hầu hết đều có chuyện lại quả cho đối tác của mình. Ngoài ra, có đến 66% doanh nghiệp dân doanh phải chi trả những khoản phí không chính thức, gần 60% doanh nghiệp FDI tức có vốn đầu tư nước ngoài phải chi trả chính thức khi làm thủ tục hải quan.

Đây là những hành động xói mòn tinh thần liêm chính trong kinh doanh, báo cáo cho biết. Bên cạnh đó, 38% người Việt Nam cho rằng  lãnh đạo doanh nghiệp trong nước là những người nằm trong top 3 của tham nhũng, hình ảnh những người đứng đầu doanh nghiệp bị xuống cấp một cách tồi tệ vì tham nhũng.

Báo cáo của Censogor còn cho thấy tham nhũng tại Việt Nam tạo ra những nguồn tiền bất hợp pháp dưới hình thức trốn thuế, hối lộ và r ửa tiền.

Tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Quang Vinh, phó chủ tịch Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam, cho rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần học hỏi cũng như ứng dụng phương cách chống hối lộ thì mới mong tham gia được vào thị trường kinh tế toàn cầu.

Khinh bỉ và phỉ nhổ.

From facebook: Phan Thị Hồng
Khinh bỉ và phỉ nhổ.

Báo đảng đăng tin

Chính phủ vay nợ gần 2,7 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm.

Tính chung cả vay nợ nước ngoài và huy động qua trái phiếu (quy đổi ra USD), trong 3 tháng đầu năm 2017, Chính phủ đã vay thêm khoảng 70.000 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 2,7 tỷ USD.

*

Các tổ chức tài chính quốc tế cho chính phủ Việt Nam vay với chế độ lãi suất rất cao, kèm theo điều kiện trả nợ khắc nghiệt, … hằng trăm điều kiện ngặt nghèo, khốn khổ đều trút lên đầu người dân Việt Nam.

Chính phủ các nước nhìn về phía đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam với sự khinh bỉ rõ rệt, bọn chúng chỉ là đám ăn mày trơ tráo bẩn thỉu đáng phỉ nhổ.

Nguồn: http://m.soha.vn/chinh-phu-vay-no-gan-27-ty-usd-trong-3-tha…

Ảnh: Tự hào đảng cộng sản quang minh và sáng suốt: Chỉ 3 tháng đầu năm trơ trẽn đi ăn mày khắp thế giới với số nợ mới 2.7 tỷ USD tương đương 70.000 tỷ đồng. 

Biểu tình lớn ngày 30/4 sắp tới


Lời kêu gọi biểu tình ngày 30-4 ở Paris (Ảnh chụp từ trang lyhuong.net)

Lời kêu gọi biểu tình ngày 30-4 ở Paris (Ảnh chụp từ trang lyhuong.net)

 Nhiều cuộc biểu tình dự trù diễn ra nhân dịp 42 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc (30/4) tại nhiều thành phố lớn trên thế giới như Washington DC, Paris, Frankfurt, Canberra… và có thể ở cả Việt Nam.

Ông Đinh Hùng Cường, Chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam tại thủ đô Hoa Kỳ và vùng phụ cận cho biết về kế hoạch tại Washington DC:

“Cuộc biểu tình ngày 30/4 này không phải là cuộc biểu tình phản đối thường lệ, mà là một cuộc biểu tình để yểm trợ cho những người đòi quyền sống ở Việt Nam, những người đòi quyền tự do chính đáng của người dân, nhất là đấu tranh đòi hỏi dân chủ, tự do, và nhân quyền cho Việt Nam. Phản đối hành động đánh đập người dân đi biểu tình đòi hỏi quyền lợi về vấn đề Formosa.”

Cuộc biểu tình ngày 30/4 này không phải là cuộc biểu tình phản đối thường lệ, mà là một cuộc biểu tình để yểm trợ cho những người đòi quyền sống ở Việt Nam, những người đòi quyền tự do chính đáng của người dân, nhất là đấu tranh đòi hỏi dân chủ, tự do, và nhân quyền cho Việt Nam. Phản đối hành động đánh đập người dân đi biểu tình đòi hỏi quyền lợi về vấn đề Formosa.

Theo chương trình, sự kiện này sẽ bắt đầu vào lúc 14 giờ ngày 30/4 trước tòa đại sứ Việt Nam ở Washington, mà theo ông Đinh Hùng Cường sẽ tập hợp nhiều cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ tham gia:

“Chúng tôi luôn luôn kêu gọi và hy vọng rằng sẽ có một số đông cô bác tham gia vì cuộc biểu tình ngày 30/4 này không phải như thường lệ thành ra số người chúng tôi tin tưởng rằng số người tham gia sẽ đông đảo hơn những lần trước.”

Ngoài cuộc biểu tình tại thủ đô Washington, cộng đồng người Việt tại vùng đông bắc Hoa Kỳ còn tổ chức các sự kiện tri ân và tưởng niệm các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa vào những ngày cuối tuần bắt từ ngày 22/4 cho đến ngày 2/5.

Từ Melbourne, Australia, ông Đỗ Văn Thắng, người phụ trách ghi danh cho cuộc biểu tình 30/4 sắp tới tại thủ đô Canberra của Cộng đồng Người Việt Tự do Úc Châu cho VOA biết đoàn sẽ thực hiện một cuộc biểu tình trước Tòa đại sứ Việt Nam và Tòa đại sứ Trung Quốc tại Canberra.

“Nhiều tiểu bang gom lại cũng vài ngàn người, trung bình khoảng 2.000-3.000 người. Kỳ này hy vọng cũng đông. Mình yểm trợ để cho người dân trong nước đứng lên quang mục quê hương, đòi quyền tự quyết.”

Theo trang lyhuong.net, cộng đồng người Việt tại Pháp cũng sẽ tổ chức một cuộc biểu tình trước sứ quán Việt Nam tại Paris từ 14 giờ đến 18 giờ ngày 30/4 với chủ đề: “Hãy đứng lên vì môi sinh và sự sống còn của dân tộc và là trách nhiệm của người dân.”

Tại Đức vào lúc 13 giờ ngày thứ Bảy 29/04 sẽ diễn ra cuộc biểu tình trước Tổng lãnh sự Việt Nam ở Frankfurt “để hỗ trợ cho tất cả những cuộc xuống đường của toàn dân tại quốc nội,” theo trang lyhuong.net.

Một cuộc tuần hành của giáo sứ Song Ngọc

Một cuộc tuần hành của giáo sứ Song Ngọc

Linh mục Nguyễn Đình Thục, giáo xứ Song Ngọc ở Nghệ An, nơi chịu thiệt hại nặng nề vì thảm họa Formosa cho VOA biết giáo xứ của ông chưa có kế hoạch cho cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật 30/4 năm nay, nhưng theo ông, việc thực hiện một cuộc biểu tình thì “không phải là điều quá khó khăn.”

Linh mục Nguyễn Đình Thục nói:

“Cho đến bây giờ thì vẫn chưa có lời kêu gọi biểu tình. Nhưng việc chúng tôi biểu tình cũng không phải cái gì khó khăn mà chúng tôi cần phải có một chương dài và kế hoạch này nọ. Đối với cộng đồng giáo sứ thì việc chúng tôi xuống đường biểu tình, yêu cầu hay phản đối một vấn đề gì đó thì không phải là điều quá khó khăn.”

Liên tiếp trong tháng 3 tháng vừa qua, hàng trăm giáo dân giáo xứ Song Ngọc, Nghệ An, đã nhiều lần xuống đường yêu cầu chính quyền giải quyết bồi thường thiệt hại cho ngư dân trong sự cố môi trường Formosa.

Vào ngày 03 tháng 4, một cuộc biểu tình lớn đã diễn ra ở huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, mà theo người địa phương ước tính lúc cao điểm có khoảng 7.000 người quanh khu vực đặt trụ sở Ủy ban huyện; đa số người biểu tình là giáo dân.

Tại Hà Nội, ngày 10/4, Bộ trưởng Công an, Thượng tướng Tô Lâm, đã chủ trì cuộc họp “bàn về các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự trong dịp Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4.”

Người dân biểu tình trước UBND huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, ngày 3/4/2017. (Ảnh Facebook Nhật Ký Yêu nước)

Người dân biểu tình trước UBND huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, ngày 3/4/2017. (Ảnh Facebook Nhật Ký Yêu nước)

Tại một cuộc họp này, Bộ trưởng Tô Lâm chỉ đạo cấp dưới “kiên quyết” không để xảy ra các vụ “tụ tập đông người, chặn quốc lộ” như đã xảy ra ở miền trung trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, theo truyền thông trong nước, cũng trong ngày 10/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì một cuộc họp với Quân ủy trung ương tại Bộ Quốc phòng “nhằm chỉ đạo nâng cao sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu.”

Những cuộc họp quan trọng của lãnh đạo Việt Nam phần nào cho thấy sự thận trọng của chính quyền và cũng là chỉ dấu rằng các biện pháp răn đe, bắt bớ sẽ được tiếp tục sử dụng để ngăn chặn các cuộc biểu tình, nếu có, vào dịp lễ 30/4 năm nay.

Cộng đồng người Việt hải ngoại nói các cuộc biểu tình đã lên lịch nhằm yểm trợ cho các phong trào kêu gọi dân chủ trong nước.

Ông Đinh Hùng Cường nói:

Cuộc biểu tình bên nhà Việt Nam là thái độ của những người anh hùng, những người dân đã không chịu nỗi sự áp bức. Chúng tôi thấy đây là đúng lúc. Người dân Việt Nam phải can đảm. Chúng tôi ở hải ngoại sẽ làm hết sức mình yểm trợ các bạn trong nước. Việc làm của các bạn là vô cùng chính đáng. Thái độ đó chúng tôi rất kính phục và ngưỡng mộ, cho dù bị đe dọa, bóp chặt trong trứng nước trước các vụ phản đối.”

Hôm qua 10/4, báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam nói rằng “tận dụng sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung, hơn một năm qua, những phần tử xấu dưới vỏ bọc ‘tôn giáo’ đã ra sức lôi kéo một bộ phận giáo dân gây rối an ninh trật tự hòng tạo cớ ‘vu khống, ăn vạ’ chính quyền ‘đàn áp tôn giáo, bóp nghẹt dân chủ’ để từ đó lu loa với thế giới về một Việt Nam ‘bất ổn’, chia rẽ đoàn kết dân tộc, kích động bạo loạn, kêu gọi nước ngoài can thiệp vào Việt Nam.”

Việt Nam là một trong những nước tử hình nhiều người nhất thế giới

Đài Á Châu Tự Do

Việt Nam là một trong những nước tử hình nhiều người nhất thế giới trong vòng ba năm từ năm 2013 đến năm 2016, chỉ sau Trung Quốc và Iran. Báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết như vậy vào hôm 11 tháng 4.

Theo số liệu mà Ân xá Quốc tế có được dựa vào số liệu trên báo chí Việt Nam công bố hồi tháng 2 vừa qua, trong vòng từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 6 năm 2016, Việt Nam đã tử hình 429 người, tức là ở mức trung bình 147 vụ tử hình một năm.

Tổng thư ký Ân xá Quốc tế, Salil Shetty, nói con số người Việt Nam bị tử hình là kinh khủng và điều này đặt ra câu hỏi về con số thực những người bị tử hình vào năm ngoái mà chính phủ còn giấu giếm.

Cũng giống như Trung Quốc, con số người bị tử hình ở Việt Nam được xếp vào danh sách bí mật quốc gia.

Công an Hà Tĩnh làm gì sau khi Formosa Hà Tĩnh xả độc ra biển

From facebook:  Trần Bang added 2 new photos.
Công an Hà Tĩnh làm gì sau khi Formosa Hà Tĩnh xả độc ra biển tháng 4/2016 gây ra thảm họa môi trường chưa từng có ở 5 tỉnh miền Trung, phải mất hàng tỷ đô la chưa chắc đã khắc phục được môi trường và thiệt hại của ngư dân, diêm dân và các nghề liên quan môi trường biển ở đó, làm cả một vùng bờ biển sầm uất thành tiêu điều hơn một năm qua?

Thay vì khởi tố điều tra Formosa và kẻ đồng loã thì CA Hà Tĩnh lại khởi tổ những người dân, những nạn nhân vì bức xúc mà phản đối Formosa ở Lộc Hà ngày 3-4-2017, CA Hà Tĩnh nên bỏ chữ nhân dân, và lấy Formosa ghép vào sau chữ công an đi?

http://vnexpress.net/…/ha-tinh-khoi-to-vu-an-2-000-nguoi-ba…

(Ảnh Copy trên mạng không nhớ của ai )

Image may contain: 1 person, standing

 

“Cùng nhau ở tù để Nhà nước lo?”

“Cùng nhau ở tù để Nhà nước lo?”

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-04-10
 
Tàu đánh cá neo ở bãi biển Qui Nhơn ngày 4 tháng 8 năm 201

Tàu đánh cá neo ở bãi biển Qui Nhơn ngày 4 tháng 8 năm 201

AFP photo
 
 Ngư dân bị bắn chết ở Biển Đông

“‘Tàu lạ’ cứ bắn ngư dân

Đảng thì ‘quan ngại’ dần dần vậy thôi!
Hải Quân đâu hết cả rồi?
Thương ngư dân quá riết rồi ra sao…

Bám biển cuộc sống gian lao
Lại bị ‘tàu lạ’ bắn vào chết toi
Ôi ngược đời đất nước tôi
Ngẫm mà đau xót ngậm ngùi bạn ơi!”

“Tàu lạ giết ngư dân.
Người lạ tràn biên giới.
Chính phủ im lặng lạ.
Ôi…nước tôi lạ quá”

Lại thêm một ngư dân Quảng Ngãi bị “tàu lạ” bắn chết tại ngư trường Biển Đông, thuộc chủ quyền của Việt Nam và đến ngày mùng 4 tháng Tư năm 2017 thông tin mới được loan đi.

Nỗi mất mát của gia đình ngư dân xấu số Trương Đình Bảy bị “tàu lạ” bắn chết ở Trường Sa, hồi cuối tháng 11 năm 2015 chưa nguôi ngoai thì nay thêm một người con của Quảng Ngãi, tên Trần Văn Định ra đi vĩnh viễn trong một chuyến ra khơi định mệnh mà dường như bất cứ ngư dân Việt Nam nào đánh bắt xa bờ cũng có thể dự cảm được cho số phần bất an của họ.

Lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư, bộ đội biên phòng và hải quân Việt Nam ở đâu mà cứ để tàu lạ tràn vào vùng biển của mình?
– Thính giả

Trước cái chết của ngư dân Trần Văn Định, rất nhiều khán thính giả cùng độc giả RFA bày tỏ nỗi tiếc thương sâu xa đến gia đình nạn nhân cũng như sự phẫn nộ đối với Chính phủ Hà Nội. Câu hỏi không chỉ của các gia đình ngư dân mà của hầu hết người dân Việt Nam rằng “Tại sao ngư dân cứ chết trên vùng biển thuộc chủ quyền nước nhà mà nhà nước không bao giờ làm điều gì khác hơn là cứ lên tiếng ‘quan ngại và quan ngại’ mà thôi?”

Trong khi đó, không ít thính giả nêu lên thắc mắc là “Lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư, bộ đội biên phòng và hải quân Việt Nam ở đâu mà cứ để tàu lạ tràn vào vùng biển của mình? Tại sao không bao giờ nghe thấy tin tức nào nói về ngư dân các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bị tàu lạ bắn chết vậy?”

Tuy nhiên, Hòa Ái ghi nhận thính giả Trang Nguyễn nhắc nhớ đã bao nhiêu năm rồi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo không thể xác nhận “tàu lạ” là của ai và cái chết của các ngư dân Việt dường như chưa bao giờ được điều tra. Và vị thính giả Trang Nguyễn tự hỏi rằng “Có phải nguyên nhân là do Chính phủ Hà Nội đã biết gốc gác của những chiếc “tàu lạ” thuộc về người bạn láng giềng ‘4 tốt-16 chữ vàng’ rất đỗi thân quen?”. Và nếu đúng như thế thì thính giả Duchung Nguyen chua xót với câu hỏi cũng là câu trả lời cho chính mình rằng “Sẽ còn bao nhiêu xác đồng bào bị chết dưới họng súng của tàu Trung Quốc?”

“Tình hình bà con bây giờ ngoài đó là sau một năm là dự trữ trong dân đã cạn hẳn rồi. Tức là bây giờ họ không biết sống bằng gì nữa. Thế thì chỉ cần kéo dài thêm một thời gian ngắn nữa thôi thì họ sẽ đói. Trong khi đó không thể hiểu nỗi chính quyền làm trò gì? Chỉ có chừng đó tiền thôi, cấp cho dân thôi mà cũng không làm. Không biết số tiền đó đi đâu? Có mỗi một việc rằng sau khi tham nhũng tất cả mọi thứ, giờ chỉ còn số tiền bồi thường nhỏ nhoi, còm cõi đó để cho dân thôi mà cũng giấu giếm.”

Vừa rồi là chia sẻ của Nhà báo độc lập-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng với Hòa Ái về nhận định của cá nhân ông trước những cuộc biểu tình của ngư dân và bà con ở bốn tỉnh Bắc miền Trung, nơi gánh chịu thiệt hại nặng nề bởi thảm họa môi trường biển do nhà máy thép Formosa gây nên hồi đầu tháng 4 năm ngoái. Trao đổi với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng xoay quanh một vài ý kiến của quý thính giả gửi về Đài Á Châu Tự Do cho rằng các linh mục và những giáo dân bị xúi giục, kích động để gây rối như lập luận của thính giả Hung Bui “Linh mục dẫn đầu giáo dân đi đòi nhà nước đền bù thì rõ ràng chỉ có Công giáo gây rối còn gì, sao các tôn giáo khác không làm như vậy?”; Tiến sĩ cho rằng với thực tiễn xã hội và nhận định của ông sẽ chứng minh tính thực hư của những cáo buộc như thế. Tiếp theo trong chương trình, Hòa Ái trích đăng các ý kiến liên quan:

f6a41afd-5ee5-43e2-859f-d8784af0ba39-400.jpg
Cảng cá tỉnh Bình Thuận im ắng hôm 22/3/2017. AFP photo

“Không phải tôi là người Công giáo nên tôi có những lời nói thiếu công bình mà bênh vực cho người Công giáo. Cho dù tôi không và chưa biết cụ thể tình hình những người anh em của tôi ở miền Trung chịu ảnh hưởng môi trường biển do Fomorsa gây ra nhưng qua nhận biết rất đơn giản là chính quyền đang thiếu đi sự khách quan, thiếu đi sự trung thực cần thiết làm cho tình hình càng thêm phần rắc rối. Ai mà tin được khi đầu tiên xây dựng nhà máy, lãnh đạo nói lên bao nhiêu lời có cánh cho sự phát triển kinh tế, đời sống cho người dân.

Khi biển bị ô nhiễm thay vì lãnh đạo thăm hỏi, thành thật nhìn nhận lỗi và cố gắng khắc phục thì đằng này động thái duy nhất mà chính quyền làm là đánh lạc hướng dư luận và công kích những người khác trong khi chưa đủ chứng cứ. Ô nhiễm quá nhiều, thiệt hại quá nhiều, ai là người nhận lỗi trước dân? Là lãnh đạo, là người phục vụ nhân dân đừng hèn nhát, không dối trá mà hãy vì lượng tâm đối thoại với những người dân đang rất khó nghèo trong thực tế đang diễn ra!”

“Mình bên lương thấy cảnh này vô cùng cảm kích, xin gửi tới các quý Cha cùng bà con xứ đạo lời cám ơn chân thành. Kính chúc các quý Cha cùng bà con giáo dân và lương dân miền Trung luôn bình an và đoàn kết, quyết đuổi ‘lũ giặc phá hoại môi trường’ Formosa ra khỏi Việt Nam. Cả nước huớng về khúc ruột miền Trung với đầy nắng, gió và những nhân tai dịch họa. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương năm nay cũng là ngày giỗ đầu của biển miền Trung, cho tôi gửi tới nén huơng lòng. Kính các quý Cha và thuơng cảm cùng đồng bào.”

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương năm nay cũng là ngày giỗ đầu của biển miền Trung, cho tôi gửi tới nén huơng lòng.
– Thính giả

“Muốn an lòng dân, Chính phủ Việt Nam hãy làm những gì có thể như làm sạch trầm tích độc hại dưới đáy biển, khi đó biển sạch người dân có thể an tâm sinh sống. Còn dân chúng 4 tỉnh miền Trung không thể chờ vào tiền hỗ trợ đền bù ấy mà sống được. Mong chính phủ hãy cân nhắc kỹ lưỡng để dân an tâm, không lẽ tất cả bỏ xứ ra đi? Chuyện đó là không thể. Vì vậy chính phủ để họ biểu tình, bị bắt thì không giải quyết được vấn đề.”

Chính phủ trấn áp, bắt bớ người dân xuống đường hay lên tiếng phản đối Formosa vì một môi trường sống trong lành không giải quyết được vấn đề như ý kiến của thính giả Hà Trần, nhưng cộng đồng thế giới vẫn nhìn thấy những hình ảnh dân chúng bị đánh đập đến đổ máu chỉ vì đi khiếu kiện để được bồi thường thỏa đáng kể từ khi Chính phủ thông báo nhanh chóng bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân của thảm họa Formosa.

Mới đây nhất, chàng thanh niên Nguyễn Văn Hóa, ở Hà Tĩnh, nơi xảy ra biến cố thảm họa môi trường chính thức bị khởi tố theo Điều 258 Bộ luật Hình sự Việt Nam mà truyền thông trong nước dẫn lời Cơ quan An Ninh điều tra, Công an Hà Tĩnh là có ký hợp đồng với các đài, trang mạng nước ngoài cũng như lập nhiều tài khoản mạng xã hội để đưa thông tin về sự cố môi trường, lũ lụt ở miền Trung “gây phức tạp tình hình an ninh trật tự trên địa bàn”. Thính giả RFA tỏ ra ngao ngán trước thông tin này. Thính giả Thanh Tùng nói rằng “Đất nước lúc nào cũng hô hào chống tham nhũng. Nhưng tố giác tội phạm thì phạm tội”. Thính giả Nguyễn Thế Minh buông lời “Ở cái chế độ này yêu nước là tội ác. Thật là khổ cho dân Việt rồi!” Và sau đây là chia sẻ của thính giả Phạm Minh Vũ, là một cựu tù nhân lương tâm, cũng bị tuyên án tù theo Điều 258 khi anh đến Đồng Nai quan sát sự kiện công nhân biểu tình chống Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 ở khu vực Biển Đông hồi năm 2014:

“Điều 258, tội ‘lợi dụng các quyền dân chủ’ thì các tổ chức xã hội dân sự và nhiều cá nhân lên tiếng về việc nhà cầm quyền lên tiếng về việc nhà cầm quyền áp dụng các điều luật không phải mơ hồ nữa mà là phi nhân tính khi nó đặt các quyền phổ quát của nhân loại được công nhận, mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã ký, dưới sự bao che của Đảng. Như thế là vô pháp luật. Sống trong một môi trường xã hội Việt Nam bị kềm chế khi chính bản thân của em và của đồng bào cũng như thế thì những người có lương tâm đều lên tiếng nhà cầm quyền phải thay đổi những chính sách này để phục vụ nhân dân, chứ không phải để phục vụ lợi ích nhóm hay một cá nhân nào trong Đảng Cộng sản cầm quyền.”

Hòa Ái xin được kết thúc chương trình hôm nay qua tâm tình của một thính giả:

“Biển ô nhiễm nặng, dân đánh bắt xa bờ thì bị tàu bắn hay đâm bể tàu. Dân đòi hỏi đền bù thì bị đàn áp. Dân lên tiếng thì bị cho là phản động. Hay cùng nhau bất tuân dân sự, cùng nhau ở tù hết thì lúc đó nhà nước lo, người dân không cần lo nơi ăn chốn ở nữa làm gì?”