TT Donald Trump cảnh cáo sẽ “giải quyết” vấn đề Bắc Triều Tiên

TT Donald Trump cảnh cáo sẽ “giải quyết” vấn đề Bắc Triều Tiên

 
 

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (bên phải), và Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (bên phải), và Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.

Hôm thứ Năm 13/4 Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cảnh cáo Bắc Triều Tiên chớ nên tham gia những hành động khiêu khích mới, giữa lúc tin tức cho hay Bình Nhưỡng có thể có một động thái công khai để đánh dấu ngày lễ trọng đại nhất của quốc gia, và có khả năng đó là một cuộc thử nghiệm hạt nhân. Lên tiếng tại Tòa Bạch Ốc, ông Trump tuyên bố: “Bắc Triều Tiên là một vấn đề. Vấn đề này sẽ được giải quyết.”

Bắc Triều Tiên là một vấn đề. Vấn đề này sẽ được giải quyết.

Trong khi đó, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence vào Chủ Nhật này sẽ lên đường sang thăm Hàn Quốc, trong một chuyến đi mà các phụ tá của ông nói là dấu hiệu của sự cam kết của Mỹ đối với nước đồng minh này, trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang về chương trình hạt nhân của miền Bắc.

Hãng tin Reuters nói chặng dừng chân của Phó Tổng thống Pence sẽ mở đầu chuyến công du Châu Á kéo dài 10 ngày đã được hoạch định từ lâu. Chuyến đi diễn ra giữa lúc đang có quan ngại rằng Bình Nhưỡng có thể thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ 6 trong nay mai.

Hôm thứ Sáu, Phó Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Han Song Ryol nói với hãng thông tấn AP rằng tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang ở trong một cái “vòng luẩn quẩn” và rằng CHDCND Triều Tiên sẽ không ” khoanh tay đứng yên” trước một cuộc tấn công phủ đầu của Mỹ.

Ông Han Song Ryol, Phó Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên

Ông Han Song Ryol, Phó Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên

Ông Han Song Ryol nói:

“Nếu Hoa Kỳ tiến hành các cuộc diễn tập quân sự liều lĩnh thì CHDCND Triều Tiên chúng tôi sẽ đối đầu bằng cuộc tấn công phủ đầu.”

Ông Han tuyên bố:

“Chúng tôi hiện đã có trong tay khả năng răn đe hạt nhân, và chắc chắn sẽ không khoanh tay đứng yên trước một cuộc tấn công phủ đầu của Hoa Kỳ.”

Chúng tôi hiện đã có trong tay khả năng răn đe hạt nhân, và chắc chắn sẽ không khoanh tay đứng yên trước một cuộc tấn công phủ đầu của Hoa Kỳ.

Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho AP ở Bình Nhưỡng, ông Han còn đổ lỗi cho ông Trump là đã làm tăng căng thẳng, ông mô tả những phát biểu “hung hăng” của ông Trump trên trang Twitter là “gây rắc rối”.

Trong khi tuyên bố của ông Trump được coi như một lời đe dọa sẽ có hành động quân sự chống lại Bắc Triều Tiên, ông Trump nói thêm rằng Trung Quốc “đang cật lực làm việc ” để xoa dịu căng thẳng quốc tế về tình hình Bắc Triều Tiên, và ông hy vọng rằng các nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh sẽ có hiệu quả.

Tuy nhiên, trong một bình luận khác trong ngày hôm qua, thứ Năm, ông Trump tuyên bố nếu cần thiết, Hoa Kỳ sẵn sàng một mình giải quyết cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên mà không cần tới Trung Quốc.

Một tàu sân bay và nhiều tàu chiến khác của Mỹ đang tiến về bán đảo Triều Tiên trong tuần này như một động thái để phô trương lực lượng. Nhóm tàu tấn công bao gồm tàu sân bay USS Carl Vinson và ba tàu khu trục có tên lửa dẫn đường.

Tại Ngũ Giác Đài, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis nói Washington đang “làm việc với các đối tác quốc tế để làm dịu tình hình.” Nhưng ông tuyên bố cốt lõi của câu chuyện là, Bắc Triều Tiên “phải đổi cách hành xử.”

Nực cười về lệnh cấm và cấm lầm các ‘ca khúc trước 1975’

Nực cười về lệnh cấm và cấm lầm các ‘ca khúc trước 1975’

An Nam/Người Việt

Một ca sĩ đang hát phục vụ cho các học viên trong trại cai nghiện ma túy ở Hà Nội. Tại Việt Nam, bài hát trong các chương trình văn nghệ lớn đều phải nằm trong danh sách được cơ quan quản lý văn hóa của nhà cầm quyền cấp phép. (Hình: Getty Images)

SÀI GÒN (NV) – Sắp đến ngày 30 Tháng Tư, dư luận tại Việt Nam liên tiếp dậy sóng sau những tiếng “tuýt còi” từ cơ quan quản lý văn hóa liên quan tới việc cấm các ca khúc ra đời ở đô thị miền Nam trước 1975.

Rộn ràng nhất là sự kiện 5 ca khúc: Cánh Thiệp Ðầu Xuân (Lê Dinh-Minh Kỳ), Rừng Xưa (Lam Phương), Chuyện Buồn Ngày Xuân (Lam Phương), Ðừng Gọi Anh Bằng Chú (Diên An), Con Ðường Xưa Em Ði (Châu Kỳ-Hồ Ðình Phương) đang lưu hành bị Cục Biểu Diễn, Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch cho rằng sai lời, sai tên tác giả, cần ngưng lưu hành vĩnh viễn.

 Sự phi lý khiến dư luận phản ứng mạnh mẽ tập trung vào hai lý do: đi kèm lệnh cấm, cơ quan này không đưa ra văn bản gốc của các ca khúc để chứng minh được thế nào là sự biến dạng của tác phẩm đang lưu hành; thứ hai, vấn đề làm biến dạng ca khúc thường thuộc về tác giả, bên sở hữu tác quyền, hoàn toàn không liên quan gì đến chức năng của nhà quản lý hành chính.

Thế nhưng sự sốt sắng trong việc cấm đoán cùng với sự “ăn có” của những “nhà phê bình tay chân” với chiêu trò quy chụp quan điểm tư tưởng quen thuộc đã tạo ra những trò hài hước, phơi bày sự bệnh hoạn trầm kha trong cỗ máy kiểm soát văn hóa của nhà cầm quyền Việt Nam. Trong khi trên thực tế, lệnh cấm luôn làm cho tác phẩm được chú ý nhiều hơn.

Hài hước nhất là sau việc siết chặt kiểm tra, cấm đoán những ca khúc miền Nam trước 1975 thực thi từ trung ương thì các cơ quan quản lý văn hóa địa phương cũng vào cuộc hăng hái thừa hành, hưởng ứng.

Từ đây xảy ra một sự cố dở khóc dở mếu: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Tiền Giang vì quá sốt sắng vào cuộc nên đã buộc gỡ nhầm một ca khúc “nhạc đỏ” (bài Màu Hoa Ðỏ của Thuận Yến phổ thơ Nguyễn Ðức Mậu) trên hệ thống kinh doanh karaoke trong tỉnh này. Sau đó, chính cơ quan này đã công khai nhận lỗi sơ suất, lầm tưởng… nhạc đỏ là “nhạc vàng.”

Và gần nhất, đêm nhạc “Nối Vòng Tay Lớn” do trường Ðại Học Y Dược Huế và gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức vào đêm 21 Tháng Tư bị tuýt còi vì trong chương trình có bốn ca khúc do ông Trịnh Công Sơn viết trước 1975: Ca Dao Mẹ, Nối Vòng Tay Lớn, Huế-Sài Gòn-Hà Nội, Ðêm Thấy Ta Là Thác Ðổ. Bốn ca khúc này bị liệt vào danh sách chưa được Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn cấp phép.

Sự đời trớ trêu, ca khúc này do chính Trịnh Công Sơn hát trên đài phát thanh Sài Gòn lúc 11 giờ 45 trưa 30 Tháng Tư 1975. Trong giờ phút miền Nam đang trải qua biến động, xáo trộn lớn thì sau lời phát biểu được nhiều trí thức Sài Gòn thời bấy giờ cho là khó hiểu và khó chấp nhận được, Trịnh Công Sơn đã hát “Nối Vòng Tay Lớn” không phải với cây guitar thùng như đã từng hát ca khúc Da Vàng đầy tình tự dân tộc hay những tình ca đầy nhân bản trước đó.

Nối vòng tay lớn có thể xem là một dấu mốc cho thấy sự xoay chiều đột ngột trong sự nghiệp sáng tác của Trịnh Công Sơn. Công chúng nghe nhạc và quan tâm đến thái độ chính trị của ông từ đây cũng bắt đầu phân hóa quan điểm mạnh mẽ khi nhìn về Trịnh Công Sơn theo hai hướng cơ bản: với người này sự thay đổi đó là xoay chiều hợp lý, nhưng với người kia là sự suy thoái của phẩm chất trí thức lẫn thẩm mỹ.

Vì tính cổ động reo vui hân hoan, ca khúc này vẫn được hát một cách rất đỗi bình thường trong các sinh hoạt hội, đoàn chính thống, nó cũng thường là ca khúc hát tập thể trước khi kết thúc các chương trình nhạc Trịnh tổ chức trong nước. Vậy mà một ngày nó được phát hiện nằm trong danh sách chưa được cấp phép. Sự chưng hửng với chính những cán bộ đoàn, hội trong hệ thống là nằm ở chỗ: hóa ra lâu nay họ đã hát vang một ca khúc còn ở trong “vùng cấm” nhưng lại lầm tưởng đó là một ca khúc an tâm nằm trong dòng nhạc đỏ rồi.

Ngày 12 Tháng Tư 2017, sau khi một số tờ báo chính thống lên tiếng “đòi công bằng” cho ca khúc này thì trên trang web của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn, “Nối Vòng Tay Lớn” được chính thức cấp phép cùng với 2,586 ca khúc sáng tác trước 1975. Một sự “sửa sai” nhanh chóng. “Nối Vòng Tay Lớn” lập tức trở về đúng vị trí và màu sắc của nó: đỏ. Một ca khúc bị… cấm lầm!

Ðã đến lúc bộ lọc quản lý văn hóa của nhà cầm quyền Việt Nam bắt đầu phơi bày những lúng túng, bất lực, giới hạn trước sức sống thực tế mạnh mẽ tự nhiên của những tác phẩm trong lòng dân chúng.

Càng lúng túng, thiểu hiểu biết, duy ý chí cộng với tính hăng hái “hồng vệ binh’ đã gây ra tình trạng “gậy ông đập lưng ông” qua những lệnh cấm là điều mà công chúng đang thấy với cường độ ngày càng cao.

Ðã đến lúc cho thấy cơ chế kiểm soát trở nên hài hước hơn bao giờ hết, bởi sự cấm đoán của nhà cầm quyền đưa ra là một gợi ý để sản phẩm bị cấm trở nên có cơ hội phổ biến hơn trong thực tế. Dĩ nhiên, trừ ra những sản phẩm bị cấm nhầm!  

Làm phúc có… tội!

Làm phúc có… tội!

Người ta vẫn thường nói: “Làm phúc phải tội”. Một câu tương đương khác:“Làm ơn mắc oán”. Thậm chí người ta còn so sánh: “Cứu vật, vật trả ơn; cứu nhân, nhân trả oán”. Nếu như vậy thì con người không bằng con vật. Và chắc hẳn rằng chẳng ai xa lạ gì với các kiểu nói “nhoi nhói” như vậy. Làm phúc mà có tội, làm ơn mà bị oán. Ôi, thế thái nhân tình, thế gian nó gian thế đấy!

Trình thuật Ga 5:1-3a, 5-16 có đề cập vấn đề này. Thánh Gioan kể…

Sau đó, nhân dịp lễ của người Do Thái, Đức Giêsu lên Giêrusalem. Tại Giêrusalem, gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Hồ này có năm hành lang. Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt ở đó.

Ở đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm. Đức Giêsu thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu thì nói: “Anh có muốn khỏi bệnh không?”. Bệnh nhân đáp: “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó thì đã có người khác xuống trước mất rồi!”. Đức Giêsu bảo: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!”. Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được. Hôm đó lại là ngày sa-bát.

Người Do Thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: “Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng!”. Nhưng anh đáp: “Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi: Anh hãy vác chõng mà đi!”. Họ hỏi anh: “Ai là người đã bảo anh vác chõng mà đi?”. Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giêsu đã lánh đi, vì có đám đông ở đấy. Sau đó, Đức Giêsu gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: “Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!”. Anh ta đi nói với người Do Thái: Đức Giêsu là người đã chữa anh khỏi bệnh. Do đó, người Do Thái chống đối Đức Giêsu, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát.

Là Kitô hữu, cách riêng là tín hữu Công giáo, ai cũng biết rõ rằng Chúa Giêsu là Đấng giàu lòng thương xót, luôn chạnh lòng thương những người hèn mọn, bé nhỏ, khốn khổ (hồn và xác), thậm chí Ngài cũng không ngại lân la tới gần những kẻ bị xã hội chê trách hoặc lánh xa, những người bị người ta công khai coi là xấu xa, là “phường tội lỗi”.

Làm điều xấu mà bị người ta ghét đã đành, làm phúc hoặc làm ơn mà cũng bị người ta ghét. Điều đó chứng tỏ rằng không thể làm vừa lòng mọi người. Nghèo thì bị khinh, giàu thì bị ghét, dốt thì bị đì, giỏi thì bị triệt. Cỡ nào cũng… chết. Chết chắc!

Đau ốm vài ngày cũng đủ cảm thấy mệt mỏi lắm rồi, huống chi bệnh nhân nằm chờ ở hồ Bết-da-tha kia đã chịu đựng bệnh tật hành hạ suốt ba mươi tám năm. Nửa đời người rồi chứ ít gì! Chúa Giêsu thấy anh ta bị như vậy nên Ngài chạnh lòng thương. Ngài hỏi vì muốn anh ta có dịp xác định niềm tin, chứ Ngài biết rõ là anh ta rất muốn thoát cảnh “tù sống” như thế. Có ai lại không muốn khỏi bệnh? Bị bệnh nặng thì sống mà có khác chi chết đâu? Cái gì cũng phải nhờ người khác, buồn lắm. Mà nào chỉ như vậy, nhờ người ta mà người ta vui vẻ giúp thì còn được an ủi. Chắc chắn có những lúc anh rất khổ tâm vì bị người ta mỉa mai, xa lánh, nguyền rủa,… Cuộc sống cho chúng ta thấy điều đó. Đã và đang không ít người thân đã khó chịu hoặc miễn cưỡng khi giúp người thân bị bệnh tật hoặc già yếu.

Có câu danh ngôn thế này: “Đừng cố gắng trở thành người thành công, mà hãy cố gắng trở thành người có giá trị”. Thật chí lý! Tuy nhiên, người ta chỉ thích là người thành công và nổi tiếng, vì được tán dương, chứ mấy ai thực sự mong muốn trở thành người hữu ích và có giá trị – cho chính mình và cho tha nhân?

Quả thật, đúng như Chúa Giêsu đã từng nguyền rủa nhóm Pharisêu (Biệt Phái), các Kinh Sư và giới Luật Sĩ là giả hình, là mồ mả tô vôi, cùng với các lời chúc dữ: “Khốn cho quý vị…!” (Mt 23:13-32; Mc 12:40; Lc 6:24-26; Lc 11:39-48; Lc 20:47). Ước mong không ai trong chúng ta phải chịu lời nguyền rủa nào nặng nề như vậy!

Chúa Giêsu luôn làm phúc và làm ơn, thế nhưng lại bị người ta ghét cay ghét đắng, ghét đến nỗi họ đã “đồng hóa” Ngài với những tên tội phạm khét tiếng và nguy hiểm nhất trong xã hội loài người, thậm chí Ngài còn bị họ rắp tâm a dua với nhau, quyết liệt phản đối và đòi giết chết Ngài bằng hình phạt ghê gớm nhất thời đó: đóng đinh vào thập giá. Quả thật, họ đã coi tử tội Baraba còn “tốt lành” hơn Chúa Giêsu, vì thế họ mới tha tội chết cho hắn mà lại kết án tử đối với Ngài. Thật tồi tệ!

Cuộc đời cho chúng ta thấy rằng người ta ưa bề ngoài, thích bề nổi, khoái hình thức, tương tự kiểu giả hình nhưng là loại “giả hình tinh vi”. Dù không là Kitô hữu, nhưng Khổng Tử có 7 lời khuyên độc đáo này:

  1. Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích.
  2. Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích.
  3. Anh em bất hòa, bạn bè vô ích.
  4. Làm việc bất chính, đọc sách vô ích.
  5. Làm trái lòng người, thông minh vô ích.
  6. Không giữ nguyên khí, thuốc bổ vô ích.
  7. Thời vận không thông, mưu cầu vô ích.

Mẹ Thánh Teresa Calcutta chia sẻ: “Không phải tất cả chúng ta đều làm được những điều vĩ đại. Nhưng chúng ta có thể làm những điều nhỏ nhặt với tình yêu vĩ đại. Việc tốt là những mắt xích tạo nên sợi xích tình yêu. Lời tử tế ngắn gọn dễ nói nhưng âm vang của nó thực sự vô tận. Việc tốt bạn làm hôm nay sẽ bị quên lãng vào ngày mai, nhưng dù sao thì bạn hãy cứ làm việc tốt”. Những ý tưởng rất giản dị, dễ hiểu, thế nhưng lại vô cùng thâm thúy!

Xin được ghi lại lời khắc trên nền cũ của Đại Giáo Đường Liibeek (Đức) như một lời nhắc nhở và cảnh báo Chúa Giêsu dành cho mỗi chúng ta – đặc biệt trong Mùa Chay Thánh này:

Con gọi Ta là Tôn Sư nhưng con chẳng vâng lời Ta.

Con gọi Ta là Ánh Sáng nhưng con chẳng thèm nhìn Ta.

Con gọi Ta là Chính Lộ nhưng con chẳng thèm đi trên đó.

Con gọi Ta là Nguồn Sống nhưng con chẳng ước muốn Ta.

Con gọi Ta là Thượng Trí nhưng con chẳng theo Ta.

Con gọi Ta là Tuyệt Mỹ nhưng con chẳng yêu Ta.

Con gọi Ta là Phú Quý nhưng con chẳng xin Ta.

Con gọi Ta là Vĩnh Cửu nhưng con chẳng tìm Ta.

Con gọi Ta là Ân Sủng nhưng con chẳng tin Ta.

Con gọi Ta là Quyền Quý nhưng con chẳng phục vụ Ta.

Con gọi Ta là Uy Quyền nhưng con chẳng tôn vinh Ta.

Con gọi Ta là Công Chính nhưng con chẳng bảo dưỡng Ta.

Con gọi Ta là Thiên Chúa nhưng con chẳng thờ lạy Ta.

Con gọi Ta là Tình Yêu nhưng con chẳng khao khát Ta.

Con gọi Ta là Dũng Lực nhưng con chẳng kính sợ Ta.

Con gọi Ta là Đấng Thánh nhưng con chẳng noi gương Ta.

Con gọi Ta là Nhân Lành nhưng con chẳng tự hạ.

Nếu Ta kết án con, con không thể trách Ta được!

Lạy Thiên Chúa, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ. Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi lòng con Thần Khí Thánh của Ngài. Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ, và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con (Tv 51:12-14).

TRẦM THIÊN THU

Miền Chay Tịnh – 2017

From: hnkimnga & Anh chị Thụ Mai gởi

CON CÓ UỐNG NỔI CHÉN THẦY SẮP UỐNG KHÔNG?

 CON CÓ UỐNG NỔI CHÉN THẦY SẮP UỐNG KHÔNG?

Thầy yêu mến;

 Có một câu chuyện được kể lại trong Thánh Kinh như sau: “Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều.  Người hỏi bà: “Bà muốn gì?” Bà thưa: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong nước Thầy.” Đức Giê-su bảo: “Các người không biết các người xin gì.  Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” Họ đáp: “Thưa uống nổi.” Đức Giê-su bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được.”(Mt 20, 20-23)

Thầy kính mến!  Hơn lúc nào hết, chính lúc này đây trong tâm tình của những tuần mùa chay thánh này, con cũng đang nghe bên mình câu hỏi của Thầy Giê-su: “Con có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” (Mt 20, 22).  Câu hỏi đó giống như là:

Lời mời gọi bước theo dấu chân của Thầy Chí Thánh.

Mùa Chay là thời giờ mà Giáo Hội dành tặng cho con để con có thể tái khám phá khuôn mặt Đức Giê-su qua những đau khổ của anh chị em xung quanh con.  Và nhắc nhở con đứng dậy để “trở về” với tình yêu của Thiên Chúa bằng việc từ bỏ những thói hư tật xấu của bản thân và những gì có thể ngăn trở việc tiến về Chúa.  Để cho chúng con được trở nên một với Ngài.

            Trước những đau khổ và phiền muộn của kiếp người, con được mời gọi dâng những “chén đắng” trong hành trình trần thế của con kết hợp với những nỗi thống khổ Chúa Giê-su đã chịu trên Thánh Giá xưa.  Để cho chúng con được trở nên một với Ngài.

            Hơn thế nữa, Mùa Chay, Giáo Hội cũng dạy cho con biết: Thiên Chúa Đấng toàn năng đã chết thật vì tội lỗi của loài người thế nhưng Ngài đã chiến thắng sự chết và đã trỗi dậy thật.  Ngài yêu nhân loại cho đến độ hy sinh mạng sống mình và lại còn khiêm nhường ở lại trong tấm bánh trắng nhỏ bên hòm chầu hàng ngày.  Con được mời gọi để chia sẻ “tình yêu cao vời” hơn cả trời xanh ấy với anh chị em con.  Để cho chúng con được trở nên một với Ngài.

            Thầy yêu mến; Thầy mời gọi con uống chung một chén với Thầy để con có thể trở nên đồng hình đồng dạng với Thầy trong một tình yêu duy nhất.  Xin ban cho con có một Đức tin cứng cáp, lòng cậy vững vàng để con có thể trỗi dậy sau những lần gục ngã mà không để ngọn lửa Đức tin bị lụi tàn.

Và… Câu trả lời của con.

Thầy kính mến; câu hỏi của Thầy sẽ mãi là câu hỏi mà cuộc hành trình trần thế của người Ki-tô hữu như con là chính câu trả lời.  Câu trả lời ấy chính là sự đáp trả lại tình yêu của Đức Giê-su bằng việc chia sẻ tình yêu của Thiên Chúa với những người anh em xung quanh cuộc sống hàng ngày.  Điều đó có thể chỉ là những lời ủi an người anh em khi họ đang trong cơn đau khổ.  Cũng có thể chỉ là ngồi lắng nghe ai đó chia sẻ nỗi đau với một trái tim cảm thông và yêu mến.  Đôi khi cũng là chia san chén nước mát với người lữ khách đang khát.  Con xin nguyện làm khí cụ trong tay Ngài.

Thầy yêu mến, câu trả lời chính là sống với tâm tình tạ ơn, chia sẻ tình yêu Thầy với những người anh em nghèo khó và kể câu chuyện cổ tích tình yêu mà Giê-su đã chết trên thập giá xưa chỉ vì “yêu”.

 Con DomStone

From: ngocnga_12  & Anh chị Thụ & Mai gởi

Khi tỉnh lại, trông thấy trời sáng lạn,

Suy Tư Tin Mừng Chúa nhật Phục Sinh 16/4/2017

Tin Mừng Phục Sinh Gioan 20: 1-9

Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”

Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết.0 Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà.

 &      &     &

“Khi tỉnh lại, trông thấy trời sáng lạn,

“con đường đi bừng nở ánh muôn hồng.”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mai Tá lược dịch.

            Chợt lúc tỉnh, nhà thờ thấy đất trời đã sáng lạn. Khi vụt sống, nhà Đạo lại thấy đời mình mãi cứ vui. Đất trời đời mình vẫn rất vui vì người người cùng Chúa nay sống lại. Và từ nay, mọi con đường ở phía trước đều bừng sáng ánh muôn hồng.

            Trình thuật thánh Gioan hôm nay cũng diễn tả ý tưởng về ánh muôn hồng bừng nở ở con dân nhà Đạo, khắp muôn người. Sự việc Chúa bừng nở Phục Sinh, đã làm ánh hồng toả sáng cõi dân gian vũ trụ, rày thấy rõ. Dân gian vũ trụ vừa cùng Chúa trải nghiệm cuộc khổ nạn đã theo Ngài đi vào mộ phần, trong lịm tắt, để Vượt Qua. Ngài vượt từ trạng thái sống ở đời tạm qua cuộc sống vĩnh cửu rất khác biệt. Vượt qua, là Ngài vượt trở ngại của cuộc sống phàm trần đầy chết chóc để về với Cha, nhờ Phục sinh, quang vinh theo đúng kế hoạch Cha giao phó.

Nhờ trỗi dậy từ cõi chết, Đức Giêsu đã thực sự trở thành Con Thiên Chúa, rất tràn đầy. Từ đầu, Ngài sinh bởi Thiên Chúa là Cha, nhờ Thánh Thần. Và, suốt cuộc đời trần thế, Ngài chấp nhận thân phận của Người Con, để rồi ngày qua ngày, sống tiến trình Phục Sinh quang vinh ấy, trong hiện thực. Tiến trình, bao gồm việc chuyển đổi và thăng hoa nỗi chết để sống lại. Nói cách khác, Ngài nhận thức Mình là Con Thiên Chúa, luôn sống lại và tăng trưởng Phục Sinh thăng hoa mọi người.

Ơn cứu độ đến không phải bằng hành động do Ngài định sẵn, nhưng ở Bản vị Ngài quan hệ với Cha. Ngài không kết hợp với tội lỗi mà chỉ phối kết với người phàm dễ phạm tội. Điều này xảy ra không do lý luận nào từ bộ não của phàm nhân đầy tội lỗi. Nhờ vào bản chất Con Thiên Chúa và do Cha đặt để, Ngài giáng hạ với trần thế và để cho Cha Ngài tạo dựng thế trần trong cung cách bí nhiệm của những sinh hạ tục phàm, giống như thế.

Tựa như tiến trình sinh hạ nơi con người, Phục sinh là con đường trải nghiệm việc hạ sinh rời bỏ cung lòng người mẹ, để trở thành một bản thể khác, rất tuyệt đối. Tiến trình này thành tựu, như một thể thức nguyện cầu rất mới mẻ. Tiến trình, có được là nhờ Thánh Thần Chúa phú ban, để rồi khi Phục Sinh quang vinh, Đức Giêsu ở vào vị trí hoàn tất lịch sử. Và, Ngài trở thành Đấng lại đến vào mỗi khoảnh khắc của lịch sử còn diễn tiến. Trên thực tế, Tiệc Thánh Thể là nhiệm tích cho thấy Ngài hiện diện như Bản Thể hiện hữu ở mọi nơi, vào mọi thời.

Hiểu Phục Sinh theo cách này, người đọc Tin Mừng Sống Lại sẽ nhận ra Thánh Thần Chúa là Quyền Uy Sức Mạnh thánh thiêng đã và đang thực hiện việc sản sinh nơi mọi loài, vào mọi thời. Và Thánh Thần Chúa đầy Quyền Uy Sức mạnh nay trao ban cho ta cũng một uy quyền sinh sản hệt như thế vào lúc này, ngày Phục Sinh.

Muốn hiểu Phục Sinh một cách trung thực, đừng nên hiểu đó như buổi cử hành Phụng vụ do Hội thánh thực hiện trong ít tiếng đồng hồ chỉ mỗi thế. Để rồi, người nông nổi sẽ lại trở về với cuộc sống bình thường, chẳng biến thái cũng không đổi thay.

Tìm hiểu Phục Sinh, không thể và không nên hiểu như người vừa chầm chậm trỗi dậy về với thế giới đời người, sau một giải phẫu đầy kịch tính. Cũng chẳng nên hiểu Phục Sinh như phản ứng của người thưởng lãm bi hài kịch nhiều tập ở truyền hình, đã thấy nhân vật chính nay bị giết, tức hết chuyện. Bởi, tình trạng hậu-Phục Sinh nơi mọi người, ở khắp chốn, không là chuyện bình thường giống hệt khi trước, tức: đã Phục Sinh rồi, mà chẳng đổi thay tâm can, lòng Đạo. Hoặc chẳng có quyết tâm.

Cả 4 tác giả Tin Mừng không kể lại chuyện Chúa Phục Sinh như kết hậu của bi hài kịch đầy tình tiết rất ủy mị. Nhưng, các thánh vẫn viết và kể về một khởi đầu có “ánh muôn hồng, trời sáng lạn”.

Kể Phục Sinh, các thánh sử kể ra 3 chi tiết rất lớp lang, quan trọng ở Giao Ước, tức: đất miền Galilê, đá tảng lấp mộ và niềm tin khởi đầu.

Galilê đây, không là địa danh mang tính chất thể lý, mà là chốn miền đầy những tinh thần tượng trưng cho việc Thiên-Chúa-là-Cha đang chờ đón Chúa Con về lại với Ngài. Về lại Galilê, là về chốn miền của người nghèo đang có nhu cầu thực tế mà cuộc sống thực tiễn chưa hề khoả lấp. Người người về Galilê, không để ngóng chờ thị kiến gặp gỡ Chúa mà hội luận về sự kiện sống lại. Nhưng, là đi vào hành động giống như Chúa từng thực hiện, tức: gột bỏ mọi chết chóc, trầm cảm và sầu buồn, để rồi đem đến cho dân gian người người niềm vui chữa lành và hy vọng. Làm như thế, người người sẽ cảm nhận uy quyền Phục Sinh rất sống động ở nơi mình, hệt như thánh Phaolô từng nói: “Vấn đề là được biết chính Đức Kitô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh.” (Phl 3: 10)

Đá lấp mồ mô tả ở trình thuật, là trở ngại vẫn cản ngăn ta làm những việc cần làm để sống đích thực điều Chúa dạy. Đá lấp mồ, có thể là bạn bè/người thân. Là: niềm cô đơn, bệnh tật. Là, thế giới đang cản ngăn người người thực hiện một Phục Sinh trong đời mình. Đá lấp mồ, là trở ngại khiến các nữ phụ thăm viếng xác của Thầy mình, phải lăn qua một bên để vào đó mồ bôi xức dầu thơm tẩm xác người thân, cho phải phép. Các chị đến thăm xác Chúa, thấy đá lấp mồ bị lăn, nên đã nghĩ có người uy lực lắm mới làm nổi việc như thế.

Đá lấp mồ, còn là chính nỗi chết từng ngăn chặn mọi người muốn sống tiếp. Lăn đá tảng qua một bên, việc này hàm ngụ ý nghĩa chối bỏ cái chết của người thân thuộc. Hàm ngụ một phiền toái, đem nỗi chết đến với cuộc sống của mọi người. Đá lấp mồ, có thể là kinh nghiệm ta từng trải qua, khiến mình cứ phải sống với ưu tư/lẫn lộn trong quá khứ. Với kế hoạch sống lại Cha đưa ra, không thể có “đá lấp mồ” nào khả dĩ gây trở ngại khiến Ngài không thực hiện được ý định của Chúa Cha.

Đá lấp mồ nay bị lăn đi, cũng hàm ngụ một hãi sợ khác, nơi người sống. Hãi sợ về cuộc sống khác thường ở chốn nào đó rất khác biệt. Khác, với cuộc sống hiện tại, ở thế trần. Cuộc sống khác thường ấy không còn nỗi chết nào khác ám ảnh nữa. Cuộc sống mới ấy, sẽ không phải trải nghiệm bất cứ một hạn chế nào. Cuộc sống ấy, không do bản mình tạo nên. Sống như một quà tặng, khiến người người an vui, không sợ chết. Cuộc sống mới, đã khởi đầu niềm tin rất sáng. Chính đó là sống Phục Sinh của Đức Chúa.

Tin Mừng thánh Gioan đặt nặng vào niềm tin mới khởi đầu, nhiều bừng sáng. Tin Mừng thánh nhân viết có nhắc đến đồ đệ khác, cũng bước vào mộ phần, rồi nhận định: “Ông thấy mọi sự việc xảy đếnVà, ông tin.” (Ga 20: 8-9). Đồ đệ ấy, chính là bản thân người viết đã đạt trọn niềm tin vào Chúa lúc đến thăm và Ngài ban cho các ông chính Thần Khí của Ngài, là Đấng giúp các thánh tin vào sự Sống mới.

Bởi thế nên, người người có đi về Galilê mà vực dậy những người đang chết, cũng đừng nói về cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng, cứ tin vào cuộc sống mới. Là, sống chính cuộc đời mình. Sống, biết sẻ san sự sống. Và, để cho quyền năng rất sống lại cứ tràn xuống niềm tin ta đang có, mà vực dậy một ai đó. Để rồi, bằng bằng động thái thân thương/giùm giúp sẽ đưa họ bước vào cuộc sống rất phục sinh, quang vinh.

Truyền thống cổ theo khuynh hướng của thánh Gioan quan niệm rằng: có thể Đức Giêsu chưa hoàn tất sự sống lại của Ngài cho đến khi ta vực dậy một ai đó, khỏi nỗi chết. Cái chết trong lỗi phạm. Phải chăng đó cũng là ý nghĩa Tiệc Thánh ta cử hành, mỗi Chúa Nhật? Phải chăng sự kiện Chúa sống lại sẽ rõ nét hơn ở gia đình/cộng đoàn này hơn là nhóm hội/đoàn thể khác?

Truyền thống của đồ đệ thánh Gioan có thói quen gọi thời điểm Phụng vụ mùa này, tức thời gian từ Chúa Nhật Phục Sinh cho đến Lễ Hiện Xuống, là mùa Hiện xuống của Tinh thần rất mới mẻ ấy. Nói cho cùng, Chay kiêng Tuần thánh là mùa Vượt qua, để ta vượt và qua giai đoạn sự sống hiện tại đến sự sống mới. Hiện Xuống, mới là Phục sinh hiệu năng, rất sở đắc. Và, nay cũng là lúc để ta nguyện cầu cho tinh thần ấy thành hiện thực nơi ta và mỗi người thời Phục Sinh năm nay.

Trong nguyện cầu như thế, ta lại reo vang lời ca của thi sĩ trích ở trên, mà ngâm rằng:

“Khi tỉnh lại, trông thấy trời sáng lạn,

con đường đi bừng nở ánh muôn hồng.

Em tuyệt trần đã mở lối thiên cung,

tôi sửng sốt hái nụ tình phong nhụy.”

(Đinh Hùng – Giáp Mặt Phù Dung)

Phục sinh, vẫn là mùa để người người “sửng sốt hái nụ tình”, niềm vui sáng lạn. Hái nụ tình, ai cũng sẽ hái để mọi người đích thực sống đổi mới, cả tinh thần lẫn xác thân rất tuyệt vời một Phục Sinh.

Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –

Mai Tá lược dịch.

Người về người đi, hoàng hôn một lối.

ĐẠI LỘ HOÀNG HÔN – Y Vân – Nguyễn Anh Huy – Kim Phụng – BP

httpv://www.youtube.com/watch?v=aDgtogsXXYw

Chuyện Phiếm Đọc Trong Tuần Phục Sinh  năm A 16/4/2017

 “Người về người đi, hoàng hôn một lối!”

“Đường một đưòng hai chiều đưa vào tối.

Trời cao và gió đầy

Hàng cây cùng ghế dài

Nào ai lẻ bóng? Nào ai thành đôi?”

(Y Vân – Đại Lộ Hoàng Hôn)

(Giacôbê 5: 10-11)

 Trần Ngọc Mười Hai

Gọi đó là “Đại-lộ hoàng-hôn” sao? Bạn có hát những câu như thế, chắc chỉ muốn nói rằng: đời người, có nhiều lối đi. Những lối/đường để đi, còn tuỳ đường/lối mình quyết chọn. Kết quả, rồi thì hoặc bạn sẽ  “lẻ bóng” hoặc “thành đôi lứa”, cũng thế thôi.

Nhìn vào nhà Đạo để xem xét những chuyện nổi cộm vừa mới xảy ra qua việc nhận/đón Mình Chúa ở Tiệc Thánh Thể lâu nay vẫn là đầu đề câu chuyện chia-phôi, lẻ bóng rất đôi ngả. Một ngả, khá cứng-cỏi như luật phụng-vụ hoặc Giáo-luật. Còn ngả kia, là lập-trường khá xứng-hợp về mục-vụ do Đức Phanxicô đưa ra.

Trước khi cùng đấng bậc “lờ mờ” ở Sydney phân-tích ý-chủ của Đức Giáo Hoàng, nay mời bạn và mời tôi, ta đi vào vùng trời truyện kể, nói về “Hai con hổ” để rồi sẽ thấy đời mình và đời người cũng có những điều mới lạ, như người kể từng nhận-định. Truyện đây, là truyện kể nhẹ mỗi thế này:

“Có hai con hổ, một con ở trong chuồng, một con nơi hoang-dã với núi rừng trùng-điệp.Hai con hổ đều cho rằng hoàn-cảnh bản thân mình không tốt, đôi bên đều ngưỡng mộ đối phương, thế là chúng quyết-định san/đổi cho nhau thân-phận của mỗi con. Lúc đầu, cả hai con đều vô cùng vui-thích, nhưng không lâu sau đó, cả hai con đều chết cả: một con vì đói mà chết, còn con kia vì u-sầu mà chết tốt, cũng như thế.” 

Và lời bàn của người kể, lại như sau: “Có những lúc, mọi người đều nhắm mắt làm ngơ đối với hạnh-phúc của chính bản thân mình, rồi cứ để mắt chú ý đến hạnh-phúc của người khác. Thật ra thì, những gì ta đang có, lại chính là những điều khiến người khác phải ngưỡng-vọng. “Đời người là như thế. Nhiều chuyện xảy ra theo cách ta không thể ngờ trước được. Cứ đọc các truyện kể đại loại như thế này, rồi suy-nghĩ để tự nhắc nhở mình, thôi.” (theo Tiểu Thiên/cmoney)  

 Nghe truyện rồi, nay thấy giống như nhạc-bản tríchở  trên, có những lời lẽ rất như sau:

“Đời mình là con tàu qua nhiều lối.

Mà thăng trầm như trùng dương nổi sóng.

Trời mây một lớp thành

Biển khơi một nỗi niềm,

Bàn tay còn trắng,

Lòng không tình thương.

 Gió băng gối mộng,

Sương trắng chăn mơ.

Gió khua ngõ hồn,

Mưa ướt tâm tư.

Biết ai tâm sự?

Ghế lạnh lùng chờ.

Những chiều vàng mờ.

 Đại lộ hoàng hôn, hồn hoa ngập nắng.

Thời gian thường vô tình theo đời sống.

Ngày xanh thì khuất dần.

Chiều rơi nhuộm tóc vàng.

Mà trong lòng thấy còn thiếu tình thương.”

(Y Vân – bđd)

Con tàu đời người lại vẫn trải qua nhiều lối rất thăng trầm như trùng dương nổi song. Vâng. Chính đó là một triết-thuyết rất chí tình. Triết-thuyết đây, lại là lý lẽ mang tính triết-học ở đời người gồm nhiều học-thuyết dân-gian lẫn bác-học. Học, thứ triết-lý uyên-bác cho mình và cho đời, cũng tốt thôi.

“Đại lộ hoàng hôn, hồn hoa ngập nắng.Thời gian thường vô tình theo đời sống.” Vâng. Đúng đấy. Nếu đứng từ góc cạnh hoặc tầm nhìn rất đạo của ta mang nhiều đường lối sống trong đời đi vào đời mà sống đúng đường lối lễ-giáo, đạo-hạnh/lành thánh có nghi-thức/thói quen mang nhiều ý-nghĩa khá để đời.

Và, nay trong Đạo làm người của con người, lại thấy có cái gì đó tựa như câu hát tiếp: “Ngày xanh thì khuất dần. Chiều rơi nhuộm tóc vàng. Mà trong lòng thấy còn thiếu tình thương.”

Vâng. Dựa vào câu hỏi/đáp của người trong Đạo rất sống đạo, nay lại thấy xảy ra một vài thắc mắc cũng khá khó, những bảo rằng:

“Thưa Linh mục. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết trong Tông-thư Amoris Laetitia có bảo rằng: Tiệc Thánh Thể “không phải là phần thưởng cho người tốt lành, nhưng là môn thuốc cực mạnh và là chất dinh-dưỡng dành cho kẻ yếu mềm.” Ngài nói thế, phải chăng có ý nhắn-nhủ rằng việc Hiệp Thông Rước Lễ đã tha-thứ cho các lỗi tội, cả đến tội trọng mình mắc phải. Môn thần-dược được ban cho những ai đang ở vào tình-trạng mắc tội trọng/chết người, chăng?”

 Người đi Đạo và giữ đạo lâu nay vấn sống vui vẻ, giờ lại nghe phán quyết có tính-cách hỗ-trợ kẻ yếu mềm, kể cũng hay hay. Tuy nhiên, hay hay hoặc tốt đẹp cỡ đi nữa, hãy cứ để đấng bậc “lờ mờ” ở Sydney luận-bàn ra sao, thế nào, rồi hãy tính. Bàn luận của đức ngài đặc-biệt như sau:

“Văn-bản mà anh/chị vừa rút tỉa là đoạn trích từ lời chú thích số 351 ở thông-tư do Đức Giáo Hoàng viết vào độ trước, ngang qua Tông-thư khác mang tên là “Evangelii Gaudium” (tức: Niềm vui Tin Mừng) phát-hành vào năm 2013, ở đoạn 47. Điều ngài nói, là truyền-thống giáo-huấn của Hội-thánh bấy lâu nay. Hiệp-thông Rước lễ là môn thuốc cực mạnh có khả-năng tha-thứ mọi lỗi/tội nào không phải là tội trọng.      

 Hai đoạn viết trong Tông-thư “Evangelii Gaudium”, là ý-tưởng do Đức Phanxicô rút từ sách các Giáo-phụ viết trước đây. Một, của thánh Ambrôsiô từng nói: “Tôi phải rước Chúa vào lòng suốt đời tôi, để được tha thứ hết mọi tội. Giả như tôi cứ liên-hồi phạm tội suốt như thế, tôi cần tìm ra thuốc chữa, mới được.” (X. De Sacramento, IV 6, 28) Đoạn trích thứ hai cũng rút từ văn-bản nói trên, đã từng viết: “Ai ăn Manna từ trời đổ xuống thảy đều chết tốt, còn ai đón nhận Mình Chúa vào lòng sẽ được thứ tha hết mọi tội.” (IV, 5, 24)

 Có Giáo-phụ khác là thánh Cyrillô thành Alexandria lại cũng bảo: những ai tìm cách xa lánh việc Hiệp thông Rước lễ vì thấy mình không xứng đáng, nên đã nói: “Tôi tự xét thấy mình không xứng đáng để làm thế. Với những người nói những câu như thế, thì tôi bảo: cho đến khi nào anh/chị mới mình xứng đáng đây?

 Phải chăng đó là lúc anh/chị ra trình-diện trước mặt Đức Kitô? Và giả như tội lỗi của anh/chị cản-ngăn không cho anh/chị đến gần Ngài, và anh/chị chẳng bao giờ thôi không còn sa ngã –bởi, như lời Thánh vịnh có câu rằng: con người biết gì về các tội mình phạm? – và anh/chị sẽ ra sao nếu không tham-gia trở nên lành thánh Chúa ban cho sự sống đời đời?” (Xem In Joh. Evang.IV, 2)

 Năm 1905, Toà Thánh La Mã có trích sắc lệnh “Sacra Triđentina”, qua đó có khuyên mọi người hãy đón nhận Mình Chúa mỗi ngày và dạy rằng: Việc Hiệp thông Rước Lễ không là phần thưởng cho nhân-đức ta có, nhưng đúng hơn, là phương-thuốc chữa-lành mọi tội. Sắc-lệnh này, lại đã bảo rằng việc thường xuyên rước Chúa vào lòng nhằm mục đích “giúp tín-hữu kết-hợp với Chúa ngang qua các Bí-tích, và nhờ đó có được sức mạnh chống-trả mọi thứ đam-mê xác thịt để rửa sạch con người mình khỏi bị các vết nhơ tội lỗi mắc phạm hằng ngày; như thế, mới tránh được các tội nặng do sự yếu mềm con người thường mắc phải.

 Có người hỏi rằng: việc Hiệp thông Rước lễ có tha hết mọi tội trọng cùng tội nhẹ không? Câu trả lời , là: Không! Bởi, việc tha tội trọng là nhờ Bí tích Thanh-tẩy. Trường-hợp kẻ mắc tội là người lớn, thì cần đến Bí-tích Hoá-giải mới được tha. Thế nên, ta không thể nhờ việc Hiệp thông Rước Chúa mà tha ban cho những người đang ở trong tình-trạng vướng/mắc tội trọng, được.

 Sách Giáo Lý Hội thánh Công-giáo có dạy rằng: Không thể nhờ vào việc ban phát Mình Chúa để tha thứ các tội trọng mà con người từng mắc phải; đó là kết-quả của Bí tích Hoá giải. Mình Chúa đích-thực là Bí-tích dành cho những ai ở trong trạng-thái kết-hợp hài-hoà với Giáo-hội.” (X. GLHTCG đoạn 1395).

Và, Sách Giáo Lý Hội thánh cùng với giáo-huấn của các thánh Giáo-phụ thời trước lại đã dạy: “Việc Hiệp thông Rước Chúa sẽ tha hết các tội nhẹ ta mắc phải và bổ sức để ta tránh tình-trạng mắc tội trọng. Chính vì lý-do này mà Tiệc Thánh Thể không thể kết-hợp ta với Đức Kitô mà đồng thời lại không tẩy sạch các tội ta phạm trước đó, cũng như gìn giữ ta khỏi mọi tội lỗi ta vướng mắc trong tương-lai.” (X. GLHTCG đoạn 1393, thư 1 Corinthô 11: 26)

Các giáo-huấn đây là những điều khiến ta được giải-khuây rất nhiều. Mọi người, ai cũng có lúc phạm tội. Và, điều làm ta phấn-khởi hơn cả là biết rằng: ta không cần và dĩ nhiên là không được phép xa rời việc rước Chúa chỉ vì ta từng mắc phải nhiều tội nhẹ. Thành thử, Hiệp-thông Rước Chúa, cũng giống như các hành-vi tốt đẹp khác, đã thứ-tha các tội lỗi ấy và giúp ta tăng-trưởng trong tình-yêu của Chúa và yêu thương người đồng-loại. Và như thế, ta được củng-cố thêm sức mạnh để không còn sa-ngã hoặc mắc phạm tội trọng nào nữa. Thế nên, ta phải hiệp thông rước lễ càng thường xuyên càng tốt.” (X. Lm John Flader, Receiving the Lord in the Eucharist helps us to become truly free,The Catholic Weekly 25/12/2016 Question Time, tr. 32)

Nói theo bài bản, sách vở hoặc luật-lệ thì như thế. Nhưng Đức Phanxicô vẫn có lý khi ngài, đứng trên cương vị của đấng bậc chí cao trong Hội-thánh làm mục-vụ. Thành ra, vấn-đề đặt ra cho mỗi người và mọi người, là: nếu ta cứ cứng ngắc tuân-thủ luật lệ của Hội thánh hoặc uyển-chuyển vâng nghe lời đấng bậc chăn dắt mình, trong Giáo hội đây?

Có lẽ cũng là điều hay và nên làm, là: cùng nhau quay về với Lời khuyên của đấng thánh-hiền mà Giáo-hội lâu nay lại coi là “Lời Chúa”, rất như sau: 

“Vậy đây là điều tôi nói với anh em,

và có Chúa chứng giám,

tôi khuyên anh em: đừng ăn ở như dân ngoại nữa,

vì họ sống theo những tư tưởng phù phiếm của họ.

Tâm trí họ đã ra tối tăm,

họ xa lạ với sự sống Thiên Chúa ban,

vì lòng chai dạ đá khiến họ trở nên dốt nát.

Họ đã mất ý thức nên đã buông thả,

sống phóng đãng đến mức làm mọi thứ ô uế cách vô độ.

Còn anh em, anh em đã chẳng học biết về Đức Kitô như vậy đâu;

ấy là nếu anh em đã được nghe nói về Đức Giêsu và được dạy dỗ theo tinh thần của Ngài,

đúng như sự thật ở nơi Đức Giêsu.

Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa,

là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối,

anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em,

và phải mặc lấy con người mới,

là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa

để thật sự sống công chính và thánh thiện.”

(Êphêsô 4: 17-24)

Thật tình mà nói, “sự sống công-chính và thánh-thiện” mới đúng là mục-tiêu sống-động của người đi Đạo và sống đạo làm người. Sống công-chính/thánh-thiện trong cả cuộc đời bình-dị chứ không chỉ thực-hiện việc Hiệp-thông Rước Chúa vào lòng mà thôi.

Thế nhưng, vấn đề đặt ra là: làm sao ta có thể gọi cuộc sống của ai đó là sống công-chính/thánh-thiện? Câu trả lời đây, thật cũng khó. Khó, là bởi mỗi người mỗi ý. Mội vị một lập-trường. Và lập-trường người nào cũng hay cũng tốt hết. Duy, có áp-dụng vào cuộc sống thường-nhật được hay không, đó mới phải.

Để có thể thu-thập và sống thực lập-trường thánh-thiện, bần đạo vừa “chộp” được quan-điểm/lập-trường của một thàn-học-gia tên tuổi, từng viết như sau:

“Nếu hỏi rằng: đối với tôi, lành-thánh/hạnh-đạo là gì? Thì tôi sẽ nhanh chóng trả lời: Đó là lòng muốn/ý-định của Thiên-Chúa chuyển đến với con người trần-tục. Ta có bổn-phận phải đi tìm những gì tốt lành/hạnh đạo cả trong cuộc sống. Ta phải trải-nghiệm mà sống sao cho lành thánh/hạnh-đạo.

 Lành thánh, và ý-thức biết rõ Thiên Chúa hiện-diện một cách nhưng-không và tuyệt-đối. Đó, là sự chính-trực toàn-vẹn của con người, nhưng được cất nhắc đưa vào tình-trạng thâm-giao với Thiên Chúa. Nói thế, tôi không có ý bảo rằng việc sống thực Đạo Chúa và trở-thành con người thực-thụ là chuyện tương-đồng bởi lẽ ta không thể trở-thành con người mà lại không có tương-quan sinh-động với Thiên Chúa, được.

 Thế nhưng, sự lành thánh/hạnh-đạo là bản-chất nhân-đạo của người trần-tục được cất-nhắc đem vào với sự sống thần-thiêng của Thiên-Chúa. Lành-thánh và đời sống thần-thiêng hoặc đời sống có huệ-lộc cũng cùng một thứ. Đời sống thần-thiêng giả-định trước và đảm-trách sự sống có đạo-đức, thế nhưng sự thần-thiêng lại hơn cả luân-thường đạo- đức và đời sống Kitô-hữu không hề bị giảm-thiểu thành đời sống có luân-thường đạo-đức, tức là mấu chốt đời sống của tín-hữu Đức Kitô.” (X. Edward Schillebeeckx, I Am a Happy Theologian, SCM Press Ltd 1994, tr. 60)

Nhận-định thế rồi, nay ta quay về với lời vàng đấng thánh từng bảo ban hết mọi người lành-thánh/hạnh-đạo, cho ra người:    

“Thưa anh chị em,

nếu có người nào trong anh chị em lạc xa chân lý

và có ai đưa người ấy trở về,

thì anh chị em hãy biết rằng:

kẻ nào làm cho một tội nhân bỏ đường lầm lạc mà trở về,

thì cứu được linh hồn ấy khỏi chết

và che lấp được muôn vàn tội lỗi của mình.”

(Giacôbê 5: 19-20)

Ấy đó, cũng là một lời khuyên lành-thánh của bậc hiền-nhân hạnh-đạo. Lại cũng có những lời chân-tình của người thường trong đời vẫn kể cho nhau nghe các tình-huống có thực trong cuộc đời người, bằng truyện kể rất dễ nghe và dễ thực hiện, như sau:

  “Một ngày kia, có đại-gia trung-niên tướng mạo xấu xí, dẫn theo một kiều-nữ đến một cửa hàng chuyên buôn bán những chiếc túi xách hàng hiệu cao-cấp.

 Ông ta đã chọn một túi xách trị giá đến 18.000 USD cho cô gái. Khi trả tiền, người đàn ông lấy ra cuốn chi phiếu, chẳng ngần ngại điền số tiền tương ứng vào một tờ chi phiếu, nhân viên cửa hàng có phần khó xử. Người đàn ông nhìn thấu tâm tư của cô nhân viên, nên hết sức bình tĩnh nói với người bán hàng: “Tôi cảm thấy dường như cô đang lo sợ đây là một tờ chi phiếu khống, phải không?

 Hôm nay lại là Thứ Bảy, ngân hàng không mở cửa. Thôi thì tôi đề nghị cô hãy giữ tờ chi phiếu và cả cái túi xách này lại. Đợi đến đầu tuần tới, sau khi đổi được tiền rồi, thì xin cô hãy gửi túi xách này đến nhà của vị tiểu thư xinh đẹp này, cô thấy như vậy có được không?”

Cô nhân viên cửa hàng nghe xong hoàn toàn yên tâm, vui vẻ chấp nhận lời đề nghị này, lại còn hào hứng cam đoan rằng chi phí gửi túi xách sẽ do cửa hàng này đảm nhiệm.

 Sáng Thứ Hai, nhân viên cửa hàng đem tấm chi phiếu đến ngân hàng thanh toán, kết quả tờ chi phiếu này quả thật là tờ chi phiếu khống! Người nhân viên vô cùng tức giận, liền gọi điện cho người đàn ông đó, người đàn ông nói với cô rằng: “Chuyện này có gì to tát lắm đâu, tôi và cô cả hai đều không bị tổn thất gì cả.

 Hôm Thứ Bảy đó, tôi cuối cùng đã chiếm hữu được cô gái đó rồi! Thật lòng cảm ơn sự hợp tác của cô”.Câu chuyện này nói với chúng ta rằng:Những gì mà chính bản thân ta “nhìn thấy tận mắt” cũng chưa chắc đã là thật.Tham hư vinh thì phải trả một cái giá rất đắt.

 Cô kiều nữ kia cho rằng cái túi xách trị giá hàng nghìn USD đó sẽ được giao đến tận cửa nhà vào sáng Thứ Hai, nên tự nhiên cũng đã buông lơi cảnh giác, cho rằng đầu tư như vậy thật là xứng đáng. Cô vốn đã không biết rằng bản thân mình đang chơi trò mạo hiểm, chẳng có gì đảm bảo cho mình sự thật sẽ như thế.

 Trên đời này, lắm người vẫn làm những chuyện trái-khuấy khiến người khác không còn tin tưởng một ai khác. Những người như thế, nhất-định không thể là người lành-thánh/hạnh đạo được. Để minh hoạ cho khẳng định này, tưởng cũng nên nghe thêm một truyện khác cũng rất được.

Truyện rằng:

Con cáo nọ phát hiện ra cái chuồng gà ở gần nhà. Nhưng cáo ta vì quá mập, không thể chui lọt qua hàng rào nhà người ta để ăn gà. Thế là, nó nhịn đói suốt ba ngày, cuối cùng cũng lọt vào được. Tuy nhiên, sau khi ăn no nê rồi, chiếc bụng phình to, nên cáo ta lại không thể ra khỏi chuồng gà ấy được, đành phải bắt đầu nhịn đói lại ba ngày mới ra được.

 Cuối cùng, nó xót xa than-thở rằng: “Bản thân mình ngoài chuyện nhất thời sướng miệng ra, trên cơ bản hoàn toàn là phí công vô ích”.

Và lời bàn của người kể truyện, vẫn nghĩ rằng: “Đời người không phải cũng như vậy sao. Đến trần truồng mà ra đi cũng trần truồng. Không ai có thể mang theo tài sản và danh vọng mà mình đã vất vả kinh doanh một đời để theo cùng.Dùng tuổi trẻ để kiếm tiền, nhưng tiền lại không mua lại được tuổi trẻ. 

Dùng mạng sống để kiếm tiền, nhưng tiền lại không mua lại được mạng sống;Dùng hạnh phúc để đổi lấy tiền, nhưng tiền lại không mua lại được hạnh phúc. Dùng thời gian để kiếm tiền, nhưng tiền lại không mua lại được thời gian.

Cho dù có dùng cả cuộc đời để có được tất cả tiền bạc của cả thế giới, nhưng tiền bạc của cả thế giới cũng không mua lại được cuộc đời của bạn.Vậy nên những lúc nên làm việc thì hãy làm việc, những lúc nên nghỉ ngơi thì hãy nghỉ ngơi, vui vẻ làm việc, tận hưởng cuộc sống, trân quý tất cả những gì mà mình có được, hãy yêu thương những người mà bạn yêu thương, vui vẻ mà sống trọn từng ngày. 

Sống một ngày vui vẻ là sống một ngày, Sống một ngày không vui vẻ cũng là sống một ngày…….Vậy tại sao chúng ta lại không trân quý hết thảy, vui vẻ mà sống trọn một ngày chứ!”(St sưu tầm) 

Lời bàn của người kể thật ra cũng có thể áp-dụng vào chủ-đề mà bạn và tôi, ta đang bàn. Giúp người khác sống lành-thánh/hạnh đạo, đâu là chuyện cứ khuyến-khích người khác đi nhà thờ dự Tiệc Thánh, nhưng không được Hiệp thông Rước Chúa nếu đã phạm tội nhẹ hay trọng.

Bởi, nếu thế thì, đâu là ý-nghĩa đích-thực của Tiệc Lòng Mến? Tham-dự Tiệc chay hay mặn mà lại không được tiếp-nhận vào mình Thiên-Chúa-Là-Tình-Yêu biểu-trưng Tiệc Tình-Yêu qua Bánh Thánh và Rượu Thánh, thì có lẽ ở nhà mà sống yêu-thương người chòm xóm, thích hơn chăng?

Câu hỏi của bạn bè thân quen nay gửi đến với bạn đọc trong ngoài Hội-thánh tức nhóm hội của những người cho rằng mình vẫn lành-thánh/hạnh đạo. Và, câu trả lời xin dành để cho bạn và cho tôi, bây giờ và mai sau, khi còn sống hay lúc đã qua một đời người, ở mọi thời. 

Trần Ngọc Mười Hai

Và những câu hỏi tương-tự

Vẫn chờ câu trả lời                

dù không thoả-đáng. 

Giải nghĩa người Công giáo biểu tình chống Formosa: Tình yêu thương đòi buộc

Giải nghĩa người Công giáo biểu tình chống Formosa: Tình yêu thương đòi buộc 

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Bệnh lạnh lùng vô cảm với tính mạng con người

Mấy tháng trước, trên mạng Internet xuất hiện video clip bảo vệ bệnh viện nhi Trung ương, Hà Nội đã  chặn xe chở một bệnh nhi khi cháu đang nguy tử, mặc gia đình than khóc và mọi người phản đối. Thế rồi cháu bé đã chết trên xe ngay trong sân bệnh viện. Điều ai cũng biết là việc này chỉ vì nhằm giành chỗ cho một số xe được ưu ái chở bệnh nhân với giá cắt cổ do họ định ra. 

Hàng động này không thể chấp nhận, nếu xét cả về phương diện đạo đức xã hội, luật pháp và lương tâm con người.

Cộng đồng mạng xã hội đã lên tiếng mạnh mẽ rằng hiện tượng này không chỉ có ở nơi đây, mà nhiều bệnh viện khác cũng tương tự. 

Những câu chuyện về sự vô cảm và tàn nhẫn với con người thời ở thời đại ngày nay, đã không ngớt xuất hiện trên mặt báo. 

Cách đây mấy ngày, Hà Tĩnh đã đưa ra xử vụ án ngày 4//7/2016 một lái xe taxi giết chết một sinh viên Công giáo sau khi đi coi thi ở Hà Tĩnh đi lễ về, rồi ném xuống cầu, chỉ để cướp hơn 200 ngàn đồng bạc và một số tư trang, gây nỗi đau cho gia đình, cộng đồng xã hội về sự vô nhân tính.

Thậm chí còn tàn bạo và rùng rợn hơn, từ lâu trên mạng xã hội còn lan tràn câu chuyện về lái xe tải đã lùi xe lại cán chết nạn nhân đang kêu cứu dưới gầm, chỉ vì thà đền ít chục triệu cho một mạng người còn hơn nuôi họ cả đời. 

Quả là không ai không ớn lạnh trước những hành động này.

Đó là sự tàn bạo, trục lợi trên nỗi đau và bất hạnh của người khác, bất chấp chính tính mạng con người.

Đó chính là tư duy “vật chất quyết định ý thức” – Chủ nghĩa Mác – Lenin. Vì thế, họ coi tiền bạc và quyền lợi hơn cả nhân tính và lương tâm cũng như tính mạng người khác.

Hệ thống giáo dục và xã hội đã không thể tác động đến mức thức tỉnh họ, ngăn cản họ thực hiện tội ác bởi cái hệ thống lý thuyết “vật chất quyết định ý thức” vẫn là “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” mọi hành động mà đảng cầm quyền đang ép cho xã hội này.

Trục lợi và kiếm chác trên nỗi đau và tai họa của người khác

Hơn hai năm trước, câu chuyện về một chiếc xe chở bia ở Đồng Nai bị lật, bia văng tung tóe khắp đường. Rất đông người dân như chỉ chờ cơ hội ấy để thi nhau hôi bia trước sự van xin tuyệt vọng của tài xế. Gần 1.500 thùng bia đã bị cướp trắng để lại người tài xế ngơ ngác, mếu máo trước tai họa khổng lồ ập xuống đầu mình.

Sau vụ cháy kinh hoàng ở chung cư Xa La (Hà Đông, Hà Nội) đêm 11/10/2015, dư luận đang quan tâm đến các nạn nhân mà tài sản bị biến thành tro bụi thì nhận được thông tin: Nhiều hộ dân là nạn nhân vụ cháy đã đến trình báo về việc nhiều tài sản của họ bị mất cắp trong quá trình chữa cháy. 

Trong vụ việc bảo vệ Viện Nhi Trung ương ngăn cản xe chở bệnh nhi để phải chết trên xe, nội dung chỉ vì “Nguyên nhân họ không cho xe chở nạn nhân đi bởi chúng ép dùng xe vận chuyển bằng xe ‘dù’ với giá ‘cắt cổ’ – Người trong cuộc kể lại.

Trong thực tiễn xã hội ngày nay, những hiện tượng đó là không thiếu và thậm chí là không ít mà có thể kể ra rất nhiều. Đến một mức nào đó, nhiều người đã coi chuyện hôi của khi người khác bị tai nạn là chuyện bình thường như là chuyện đương nhiên được “lộc trời cho”.

Đó chính là tư duy của đám kền kền trong xã hội, chỉ chực chờ xác chết để kiếm ăn.

Hiện tượng hôi của khi bị gặp nạn đã trở thành bình thường đến nỗi một chiếc xe tải chở bia bị lật ở xã Tiến Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh ngày 27/12/2013 mà không bị cướp, báo chí đã phải đưa lên thành tin nóng, như một hiện tượng lạ trong xã hội.

Nhiều người nhìn cảnh tượng xã hội đó đã thốt lên: Xã hội ngày nay, lòng nhân ai đã trở thành xa xỉ.

Và đám kền kền thì quá đông.

Vẫn còn những tấm lòng yêu thương và nhân ái

Cuối tháng 6 năm ngoái, cô em gái tôi bị gặp nạn, đang đi xe máy lề đường, em bị một chiếc ô tô đâm từ phía sau bay lên vỉa hè hơn 20 mét. Cô ấy bị bất tỉnh đến 8 ngày mới tỉnh lại tại bệnh viện Nghệ An.

Khi biết tin em tôi bị tai nạn, tin tức nhanh chóng lan truyền trong cả họ đạo nhốn nháo và cảm thương. Hàng đoàn giáo dân cả trăm người vượt  đường xa mấy chục km thăm người bệnh như người nhà của mình. Các thanh niên đi xe máy chở nhau đến bệnh viện và ngủ đêm lại đó để an ủi bệnh nhân và chia sẻ với gia đình… Sự cảm thông và yêu thương lẫn nhau giữa họ khiến nhiều bác sĩ và nhân viên bệnh viện ngạc nhiên hỏi: Có cái Họ nào mà lớn khiếp thế? Các nhân viên ở đây không biết rằng khi người dân nói cùng họ, nghĩa là cùng ở một Họ đạo.

Và những lời cầu nguyện không dứt từ khắp nơi, đã làm nên điều kỳ diệu là em tôi bình phục trước sự ngạc nhiên của bao người: Chỉ có một phép lạ. Ở đây là phép lạ của Tình yêu thương.

Người dân xứ tôi lên mua đất làm nhà bám hai bên đường Quốc lộ 1A đoạn vào Tp Hà Tĩnh. Họ làm ăn và buôn bán ở đó với môi trường buôn bán cạnh đường sá tiếp xúc nhiều tầng lớp khác nhau, không tránh khỏi các loại tệ nạn xã hội giao lưu qua đó. Thế nhưng tại đây vẫn giữ được những đức tính quý báu cần thiết đã thành nền tảng của người công giáo: Tình yêu thương, đoàn kết.

Ở đó, không chỉ có người công giáo mà cả nhiều anh chị em tôn giáo bạn. Họ sống với nhau chan hòa và đầy tình mến thương lẫn nhau. Hội Tình Thương Giáo xứ được thành lập, mỗi tháng một người tham gia hội cùng góp 1.000 đồng vào quỹ, bằng 1/3 tiền cốc trà đá. Thế nhưng, cả giáo xứ mấy năm qua đã xây dựng và hỗ trợ được rất nhiều nhà tình nghĩa cho những người bất hạnh, cô đơn và ốm đau, khó khăn. Nhiều trâu, bò đã mua cho các gia đình chăn nuôi và tạo nguồn sống cho họ qua chương trình đó. 

Điều rất vui, là những hoạt động đó kéo theo những người thuộc tôn giáo bạn nơi đây sau một thời gian chung sống đã tham gia rất nhiệt tình. Kể cả những công việc thuần túy tôn giáo như Giáng Sinh và lễ lạt tất cả đều tham gia chung.

Khi tôi về nơi đây, một người bạn kể tôi nghe câu chuyện xảy ra ở đây thật ấn tượng, không thể quên. Bởi đó cũng là hiện tượng “lạ” trong xã hội ngày nay.

Đó là câu chuyện một chiếc xe tải chở xoài từ miền Nam ra Bắc và bị lật mấy năm trước. 

Chẳng rõ nguyên nhân nào, chiếc xe tải chở xoài đến đoạn đường đó thì lật nghiêng xuống ruộng. Hàng đống xoài đổ ra ruộng bên đường. Người dân đổ ra đông như kiến, người lái xe thoát chết thì chẳng biết làm gì, chỉ biết đứng và… run.

Ngay lập tức khi nghe tin, mọi người trong xóm đã đến vây quanh chiếc xe và hàng hóa đang đổ tung tóe để bảo vệ số hàng hóa và tư trang của lái xe, đề phòng có những người xấu lợi dụng cơ hội. Một số người thu dọn xoài sắp xếp lại thành một đống rồi phủ bạt bảo vệ qua đêm đó. 

Sáng hôm sau, chị em phụ nữ đứng ra tổ chức bán xoài với đúng giá thị trường, không bán rẻ hơn. Kể cả chị em mua chục ký cho những người đang xây dựng Nhà thờ Giáo xứ Văn Hạnh khi đó, cũng trả tiền đúng giá và sòng phẳng. Tất cả số tiền bán được ghi chép đầy đủ. Người lái xe gần như ngẩn ngơ chỉ biết đứng nhìn bà con, thậm chí cũng chẳng biết họ đang làm gì.

Nhưng sau khi đã bán hết số xoài kia, chị em đã bàn giao tất cả tiền bạc, sổ sách cho người lái xe thì anh ta thật sự choáng. Hẳn là anh ta không nghĩ đến có thể có chuyện như vậy xảy ra.

Thế rồi từ đó về sau, mỗi chuyến vào Nam, ra Bắc, người lái xe vẫn thường ghé lại thăm xóm đạo với một tấm lòng biết ơn lâu dài. 

Nền giáo dục “hoàn toàn Việt Nam” và hệ lụy

Mấy chục năm trở lại đây, khi đất nước bước vào cuộc “đổi mới” thì theo đà đó, đạo đức xã hội dần dần trở nên suy đồi và thiếu vắng sự thiện, tình yêu thương.

Khi người ta đổ ra hàng chục ngàn tỷ để xây tượng đài khắp nơi, thì người ta loanh quanh không tìm ra một quyết sách đúng đắn cho giáo dục. Nền giáo dục vẫn luẩn quẩn với những tư duy cổ lỗ và duy ý chí để tạo ra những”sản phẩm thiếu chất lượng” – Đặc trưng của ” Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” – (Hồ Chí Minh 2/9/1945).

Chính những “sản phẩm” này đã xây nên xã hội hôm nay, trong số đó là “một bộ phận không nhỏ” thoái hóa, biến chất, tham nhũng và suy đồi.

Khi người ta coi giáo dục và y tế là những ưu tiên hàng đầu nếu muốn phát triển xã hội, đất nước, thì y đức ngày càng sa sút trong các cơ sở y tế luôn rình rập tăng viện phí và tệ nạn bác sĩ moi tiền bệnh nhân như… cướp.

Khi người ta luôn biện minh cho mọi sai lầm của mình, rằng “đúng quy trình”, thì người ta chưa tìm ra được một “quy trình ứng xử” nào cho đạo đức xã hội tốt lên. Bởi bao trùm lên mọi quy trình đó, là cơ chế – Cơ chế Đảng CS lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện.

Thế nhưng

Trên các phương tiện truyền thông, người ta luôn nhắc đến sự vô cảm, sự xuống cấp đạo đức xã hội như một căn bệnh không tìm ra thuốc chữa, thì ở nhiều nơi trên đất nước, dưới bóng nhà thờ vẫn có những xóm đạo sống với nếp xưa, trong xã hội tiện nghi hiện đại. Nếp xưa đó, chính là loại bỏ những sự ích kỷ cá nhân, vô cảm với nỗi đau đồng loại để rèn luyện tình yêu thương con người.

Trong các xóm đạo, dưới bóng nhà thờ, không có nhà tù, không có cảnh sát, nhưng người dân tự nguyện hành động để cộng đồng tốt đẹp hơn. Cũng trong các xóm đạo, những người thừa hành, được giao việc phục vụ không được trả lương, nhưng họ vẫn làm việc hết khả năng của mình để phục vụ cộng đồng.

Khi ngoài xã hội, người ta có thể làm thất thoát, tham nhũng hàng chục ngàn tỷ đồng như chuyện chơi, thì nơi xóm đạo nghèo quê tôi, giáo dân vẫn góp với nhau mỗi tháng 1/3 cốc trà đá mỗi người để nuôi Tình thương.

Động lực thúc đẩy họ chính là Đức Tin của mình. Họ sống theo lời Chúa Giêsu đã dạy từ hai ngàn năm trước: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. (Ga 15,12)

Vì sao họ xuống đường?

Những quan chức, những kẻ thờ ơ và ích kỷ sẽ không hiểu vì sao người công giáo lại hăng hái xuống đường biểu tình chống Formosa. Nhà cầm quyền và một số kẻ cho rằng: Do họ “bị xúi giục”, hoặc “thế lực thù địch, chống phá” hoặc đơn giản là “nhận tiền nước ngoài”… đủ cả.

Người công giáo luôn đau đáu câu hỏi: “Vào thời điểm đất nước lâm nguy, Biển Đông bị ô nhiễm, ông, bà, cha, mẹ đã làm gì để cứu biển và cứu chúng con?” – Thư chung của ĐGM GP Vinh Phaolo Nguyễn Thái Hợp, về thảm họa Biển Miền Trung.

Dù cho câu hỏi này, khi được nêu ra trong xã hội Cộng sản Việt Nam hôm nay, chỉ đem lại những cái cười nhếch mép của lũ quan chức tham nhũng. Nhưng là nỗi day dứt, câu chất vấn của chính lương tâm mọi người Công giáo Việt Nam.

Ở đó, người ta không thể mũ ni che tai khi thảm họa môi trường đe dọa cuộc sống hôm nay và mai sau của đất nước và dân tộc. Những người công giáo đau nỗi đau của chính mình bị thiệt thòi, họ đau nỗi đau chung của cộng đồng xã hội. Vì “tội lỗi chống lại tự nhiên, cũng là tội lỗi chống lại chúng ta và là tội lỗi chống lại chính Thiên Chúa” (ĐGH Phanxicô, Laudato Sí, số 8).

Và việc những người Công giáo hôm nay xuống đường biểu tình, đòi Formosa cút khỏi Việt Nam, chính là khi họ đã thực hiện những lời huấn dạy yêu thương và đoàn kết với  cộng đồng, không vì ích kỷ nhỏ nhen mà chỉ lo cho mình mà chính là lương tâm, trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng, xã hội và đất nước. 

Điều này được thúc đẩy bởi chính Đức Tin của họ.

Để có được Đức Tin đó, Giáo hội Công giáo đã qua hàng ngàn năm vật lộn để tồn tại và tìm tòi một đường hướng tốt nhất phục vụ tha nhân và con người, xã hội.

Và do vậy, việc dùng bạo lực, dối trá nhằm bôi bẩn, dập tắt, xóa bỏ những điều đã viết bằng máu, nước mắt và niềm tin… chỉ là những việc “lấy chân đạp mũi nhọn” mà thôi.

Hà Nội, ngày 12/4/2017

N.H.V.

Tại sao Bộ trưởng Bộ bốn tê Trương Minh Tuấn bó tay với các trang mạng lề dân từ nước ngoài?

Tại sao Bộ trưởng Bộ bốn tê Trương Minh Tuấn bó tay với các trang mạng lề dân từ nước ngoài?

Tháng Chín (Danlambao) –  Trả lời ngay: đâu có thể kêu côn an côn đồ tới lục nhà, khám xét và bắt khẩn cấp. Ở nước ngoài đâu có xài luật rừng được như ở thiên đàng XHCNVN!

Theo Trương Minh Tuấn thì “Đối với thông tin vi phạm được cung cấp từ bên ngoài thì việc phát hiện và xử lý khá phức tạp, do những trang tin phản động chủ yếu đặt máy chủ ở nước ngoài, việc ngăn chặn chỉ có tác dụng ở thời điểm nhất định do các trang này thay đổi địa chỉ IP liên tục, khiến việc chặn kỹ thuật phải luôn luôn theo dõi, thay đổi, chưa kể việc chặn nhiều sẽ làm hạn chế tốc độ đường truyền.”

Phát biểu trên cho thấy các quan chức Bốn Tê chỉ có thể dựng tường lửa để mà chận. Phát biểu này cũng nói lên trình độ ngu tại chức của Trương Minh Tuấn. Những trang như Danlambao hay nhiều trang khác chẳng trang nào thay đổi địa chỉ IP cả. Nó tùy thuộc vào hệ thống Blogspot hay WorldPress… Việc thay đổi IP là nằm ở người sử dụng ở VN đã dùng những nhu liệu vượt tường lửa để vào các trang mạng bị “đảng ta” dựng tường lửa.

Ngoài việc dựng tường lửa, chế độ độc tài bưng bít thông tin không thể làm gì khác. Tuy nhiên, Trương Minh Tuấn cũng ráng nổ rằng: “Vì vậy, việc xử lý thông tin vi phạm trên các trang mạng xã hội cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ, ngành, địa phương.”

Các bộ, ngành, địa phương phối hợp rồi làm gì được một chủ nhân trang mạng đang sinh sống ở Paris, ở Washington DC hay ở Sidney? Không lẽ xin xỏ cảnh sát ở các nước tư bản này xông vào nhà, lục soát, bắt giam như côn đồ đảng ta ở Việt Nam?

Lại còn “Khi phát hiện thông tin vi phạm rõ ràng, nếu xác định được thông tin của tổ chức, cá nhân vi phạm, việc xử lý sẽ dễ dàng hơn.”

Dễ dàng hơn ở chỗ nào nếu không nói là bó tay chấm còm!

Điều còn lại là bắt những công dân ở Việt Nam vào truy cập những trang mạng này. Nếu thế thì đảng cộng sản phải xây thêm ít nhất là 100000 nhà tù mới có thể chứa nổi dân ta.

13.04.2017

Tháng Chín

danlambaovn.blogspot.com

________________________________

Chú thích:

(1) http://dantri.com.vn/chinh-tri/thong-tin-xuyen-tac-tu-mang-nuoc-ngoai-viec-chan-kha-phuc-tap-20170412194719931.htm

Thỏ Miền Nam & Thế Hệ A Còng-S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Thỏ Miền Nam & Thế Hệ A Còng-  S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

Bà con miền Nam mình thiệt nhẹ dạ, chẳng khác gì con thỏ, hồn nhiên và vô tư…

Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh

Tôi đọc được câu văn dẫn thượng trong cuốn Đường Xưa Lối Cũ, do Millennium xuất bản vào năm 2009. Bìa sau của tác phẩm này có ghi “đôi dòng về tác giả” như sau:

“Sanh năm 1925 tại Phát Diệm, Ninh Bình, cử nhân Văn Khoa, tôt nghiệp CĐSP (Hà Nội 1954). Từ năm 1950, ông đã dạy nhiều trường tại Hà Nội, Đà Lạt và Sài Gòn …

Trước 1975, ông soạn nhiều sách biên khảo và giáo khoa về văn chương và lịch sử Việt Nam. Ông cũng từng là cựu nghị sĩ, thượng viện VNCH. Hiện ông ở tại miền Nam California, vẫn làm thơ và viết văn.”

Té ra ông anh là dân Bắc Kỳ di cư vào Nam, rồi nhận vùng đất mới làm quê hương (chắc) vì nó quá dễ thương và cũng hơi … dễ dụ: “Bà con miền Nam mình thiệt nhẹ dạ, chẳng khác gì con thỏ, hồn nhiên và vô tư…”

Trời, tưởng gì chớ “hồn nhiên” và “vô tư” thì kể như là hết biết: Ra đường gặp vịt cũng lùa. Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu!

Dân gian đã ghi như vậy từ lâu rồi mà. Sách báo, tài liệu hàn lâm cũng thế. Hổng tin, đọc thử mục lục của giai phẩmBách Khoa số cuối cùng – phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975 – mà coi:

  • Trần Văn Khê: Nhạc Việt Xứ Người
  • Trần Văn Tích: Đọc Sách Dịch Lãn Ông
  • Tạ Tỵ: Nhận Xét Về Triển Lãm Hội Họa Pháp Quốc
  • Đỗ Hồng Ngọc: Ông Nguyễn Hiến Lê Và Tôi
  • Bách Khoa: Ông Nguyễn Hiến Lê và Tác Phẩm Thứ 100
  • Võ Phiến: Nhân Đọc Bản Thảo Cuốn “Nguyễn Hiến Lê” của Châu Hải Kỳ
  • Bách Khoa: Đàm Thoại Với Hoàng Ngọc Tuấn
  • Minh Đức Hoài Trinh: Hỏi Cô Đơn (thơ)
    ….Coi: miền Nam – rõ ràng – mất tới nơi rồi mà qúi vị thức giả của vùng đất này đều bình chân như vại và vẫn chỉ bận tâm đến thơ văn, hội họa, âm nhạc…  thôi. Nguyên cả số báo Bách Khoa số cuối  – số 426– chỉ có vài trang quan tâm đến giới văn nghệ sĩ (“Ai Còn Ai Mất”) trong cơn binh lửa, và một bài phỏng vấn (“Đàm Thoại Với Hoàng Ngọc Tuấn Về Huế và Ban Mê Thuột”) có liên quan đến thời cuộc nhưng nội dung ghe  như một cuộc nhàn đàm.

    Hỏi: Giờ đây chúng ta không còn Ban Mê Thuột, anh có cảm tưởng thế nào?

    Đáp: Dân ghiền cà phê như tôi lo lắm. Vì chắc chắn cà phê sẽ lên giá khủng khiếp …

    Hỏi: Một bài học hay một kinh nghiệm sau cuộc di tản này?

    Đáp: Tóm lại, làm người Việt Nam lúc này thật quá khó khăn và khổ sở. Nhưng tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ cố vượt qua những chông gai và độc địa cay đắng nhất của chiến tranh, để sớm đến cửa ngõ của hoà bình.

    Thiệt đúng (y chang) như nhận xét của Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh là “bà con miền Nam mình thiệt nhẹ dạ, chẳng khác gì con thỏ.” Ngay cả loài thỏ (e) cũng không “vô tư” quá xá như vậy. Làm gì có con thỏ nào ngồi chờ cho chó sói tới trước cửa hang, nhe răng trắng ởn (ngó thấy ghê) mà vẫn còn mơ tưởng đến chuyện sống an bình với … sói!

    Nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn, nói nào ngay, không phải là người dân Nam Bộ duy nhất ngây thơ đến thế đâu. Trước tháng 4 năm 1975, ở vùng đất này, biết bao người đã cùng Thượng Toạ Thích Nhất Hạnh “Chắp Tay Nguyện Cầu Cho Bồ Câu Trắng Hiện”!

    Sống trong một đất nước chiến tranh thì hoà bình, tất nhiên, là ước vọng chung của rất nhiều người. Thiên hạ chưa thấy quan tài nên chưa đổ lệ mà!

    Trong một cuộc phỏng vấn, dành cho tạp chí Văn (số ra tháng Ba năm 1972) khi được hỏi “âm thanh của hai chữ hoà bình gợi lên điều gì cho ông,” thi sĩ Viên Linh đã trả lời rằng: “Tiếng máy xình xịch của xe hoả, khói phun trắng xoá đường rầy, để tôi có thể làm như Tản Đà, chán Sài gòn thì nhẩy tầu ra Hà Nội. Chán Hà Nội thì nhẩy tàu vô Nam. Và dừng lại chiếc ga xép nơi tôi đã ra đời, đã chơi đùa với con tầu sắt suốt thời niên thiếu: ga Đồng Văn.”

    Tương tự, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đã mường tượng đến một viễn ảnh thanh bình vô cùng cảm động, khiến cho thính giả phải say lòng: “Khi đất nước tôi không còn giết nhau. Trẻ con đi hát đồng dao ngoài đường.”

    Hơn bốn thập niên sau, sau khi chiến tranh đã chấm dứt, tuyệt nhiên, vẫn chưa thấy một đứa trẻ Việt Nam nào “đi hát đồng dao” như dự ước. Vỉa hè của xứ sở này – giờ đây – có chăng chỉ là những đứa bé đi bán hàng rong, đi bán vé số, đi ăn xin, hay đi hát dạo kiếm ăn thôi.

    Lớp nhi đồng chào đời trước và sau ngày hoà bình/thống nhất cỡ chục năm (với mộng tưởng được hát đồng dao) nay đều đã thành nhân. Họ may mắn lớn lên trong một “thế giới đang bị san phẳng,” và được sở hữu mọi phương tiện truyền thông tân kỳ nên nên dễ dàng nhận ra được sự tha hoá, bất cập (và bất nhân) của chế độ hiện hành.

    Những người trẻ được mệnh danh thuộc Thế Hệ A Còng ở Việt Nam, ngày nay, chả ai còn nhẹ dạ, vô tư và hồn nhiên như lớp cha anh – ở miền Nam – ngày trước nữa. Ngược lại, không ít kẻ đang rất bận lòng vì những vấn đề nóng bỏng của quê hương và đang “khóc cười theo vận nước nổi trôi.”  

    Xin ghi lại tên tuổi của một số bạn mà tôi đã được “nghe danh” qua những bản án (“bỏ túi”) ở Việt Nam:

    Nguyễn Xuân Anh, sinh năm 1982, ra tù ngày 7/ 8/ 2013.

    Nông Hùng Anh, 1983, ra tù ngày 5/6 /2014.

    Trần Vũ An Bình, 1974, bị bắt tháng 12 năm 2012, đang bị giam giữ.

    Nguyễn Vũ Bình, 1968, ra tù ngày 9/6/ 2007.

    Nguyễn Công Chính, 1964, bị bắt ngày 28/ 4/ 2011, đang bị giam giữ.

    Đoàn Huy Chương, 1985, ra tù lần hai ngày 13/ 2/ 2017.

    Nguyễn Đình Cương, 1981, ra tù ngày 24/12/ 2015.

    Đặng Xuân Diệu, 1979, ra tù ngày 12 /1/ 2017.

    Nguyễn Hữu Quốc Duy, 1985, bị bắt tháng 11 năm 2015, đang bị giam giữ.

    Nguyễn Văn Duyệt, 1980, ra tù ngày 30/1/ 2015.

    Nguyễn Văn Đài, 1970, bị bắt lần thứ hai ngày 16 tháng 12 năm 2015,  đang bị giam giữ.

    Lê Công Định, 1968, ra tù ngày 06/ 2/ 2013.

    Nguyễn Văn Điển, 1983, bị bắt ngày 3/3/ 2017, đang bị giam giữ.

    Lê Thu Hà, 1982, bị bắt ngày16/ 12/ 2015, hiện đang bị giam giữ.

    Phan Thanh Hải, 1969, ra tù ngày 1/ 9/ 2013.

    Phạm Bá Hải, 1968, ra tù ngày 7/ 9 / 2011.

    Đỗ Thị Minh Hạnh, 1985, ra tù ngày 26/ 6/ 2014.

    Bùi Thị Minh Hằng, 1964, ra tù ngày 11/ 2/ 2017.

    Hồ Đức Hoà, 1974, bị bắt ngày 30/ 7/ 2011, đang bị giam giữ

    Lê Anh Hùng, sinh năm 1973, bị đưa vào trại tâm thần hôm 24 tháng 1 năm 2013, và được thả ngày 5 tháng 2 cùng năm.

    Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 1981, bị bắt tháng 02 năm 2010, đang bị giam giữ

    Vũ Hùng, 1966, ra tù ngày 19/ 8 / 2011.

    Việt Khang, 1978, ra tù ngày 14/ 2/ 2015.

    Hồ Thị Bích Khương, sinh năm 1967, ra tù ngày 15/1/ 2016.

    Lê Thăng Long, 1967, ra tù ngày 10/ 6/ 2012.

    Nguyễn Đặng Minh Mẫn, 1985, bị bắt ngày 31/ 7/ 2011, đang bị giam giữ.

    Trần Thị Nga, 1978, bị bắt ngày 21/ 1/ 2017, đang bị giam giữ.

    Phạm Thị Thanh Nghiên, 1977, ra tù ngày 18/ 9/ 2012.

    Lê Thị Công Nhân, 1979, ra tù ngày 06/ 3/ 2010.

    Trương Duy Nhất, 1964, ra tù ngày 26/ 5/ 2015.

    Nguyễn Văn Oai, 1981, ra tù ngày 2/8/ 2015.

    Hồ Văn Oanh, 1985, ra tù ngày 16/ 2/ 2014.

    Lê Quốc Quân, 1971, ra tù ngày 27/6/ 2015.

    Ngô Quỳnh, 1984, ra tù ngày 01/ 07/ 2011.

    Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 1979, bi bắt ngày 10/10/ 2016, đang bị giam giữ.

    Lê Văn Sơn, 1985, ra tù ngày 3/ 8/2015.

    Phạm Hồng Sơn, 1968, ra tù ngày 30/8/ 2006.

    Tạ Phong Tần, 1968, ra tù ngày 19/09/2015.

    Vũ Quang Thuận, 1966, bị bắt ngày 3/3/ 2017, đang bị giam giữ.

    Nguyễn Thị Minh Thúy, 1980, bị bắt tháng 5 năm 2014, đang bị giam giữ. 

    Trần Thị Thúy, 1971, bị bắt tháng 8 năm 2010, đang bị giam giữ.

    Trần Huỳnh Duy Thức, 1966, bị bắt ngày 24/5/ 2009, đang bị giam giữ.

    Nguyễn Trung Tôn, 1972, ra khỏi tù ngày 15/01/2013.

    Lê Thanh Tùng, 1968, bị bắt lần thứ hai ngày 24/12/2015, đang bị giam giữ.

    Phạm Văn Trội, 1972, ra tù ngày 1/9/2012.

    Nguyễn Bắc Truyển 1968 ra tù ngày 17/5/2010.

    Nguyễn Tiến Trung, 1983, ra tù ngày 12/4/2014.

    Lê Trí Tuệ, 1978, biệt tích từ ngày 17/05/2007.

    Huỳnh Anh Trí,1971, ra tù ngày 29/12/2013, từ trần ngày 5/0/2014.

    Huỳnh Anh Tú, 1968, ra tù ngày 29/12/2013.

    Tôi vô cùng tiếc vì trí nhớ đã bạc nhược nên đã không ghi chép được tuổi của tất cả các bạn đã (và đang) phải chịu cảnh giam cầm, ở khắp mọi nơi. Đó là chưa kể đến vô số những nhân vật khác, những công dân Việt Nam đang bị bạo quyền quấy nhiễu hay đe doạ đến mạng sống (hàng ngày) chỉ vì bầy tỏ nỗi bận tâm đến sự an nguy của tổ quốc.

    Vì sự giới hạn của một bài báo ngắn chúng tôi không thể (và có lẽ cũng không cần thiết) nêu danh của hết thẩy mọi người trong những trang sổ tay bé bỏng này. Chỉ xin được ngỏ lời chân thành cảm ơn các bạn  đã giúp chúng tôi, những công dân lão hạng, cảm thấy được an tâm (hơn) khi nghĩ đến tương lai đất nước.

Hãng hàng không Mỹ đau đầu sau vụ ‘đuổi’ hành khách gốc Á

Hãng hàng không Mỹ đau đầu sau vụ ‘đuổi’ hành khách gốc Á


Máy bay của United Airlines tại sân bay quốc tế Newark Liberty ở Newark, bang New Jersey (ảnh tư liệu, 9/2015)

Máy bay của United Airlines tại sân bay quốc tế Newark Liberty ở Newark, bang New Jersey (ảnh tư liệu, 9/2015)

Đoạn video ghi cảnh một nam hành khách bị lôi khỏi chuyến bay của hãng hàng không Mỹ United Airlines tại Chicago đã lan truyền với tốc độ chóng mặt, khiến hãng đau đầu về mặt hình ảnh trước công chúng.

Chuyến bay hôm Chủ nhật từ Chicago đến Louisville đã có quá nhiều người đặt vé nên hãng hàng không đề xuất một số hành khách tự nguyện bay chuyến khác.

Không có ai tự nguyện, vì vậy hãng đã chọn ngẫu nhiên 4 người rời khỏi máy bay.

Một trong bốn hành khách từ chối rời máy bay là David Dao, 69 tuổi. Nhân viên an ninh đã lôi ông ra khỏi ghế, đập đầu ông xuống chỗ gác tay trên ghế, kéo lê ông trên sàn.

Một lúc sau, ông quay trở lại máy bay, thân thể vấy máu và mất phương hướng.

Vị hành khách bị thương cho biết ông là bác sĩ cần phải về nhà tối hôm đó để khám cho bệnh nhân vào sáng hôm sau.

Tổng Giám đốc Điều hành hãng United Airlines, ông Oscar Munoz, đã ra tuyên bố về vụ việc, gọi đó là “một sự kiện làm tất cả chúng tôi sững sờ” tại hãng hàng không. Ông đã xin lỗi hành khách và cho biết hãng hàng không sẽ thảo luận với ông Dao để giải quyết vấn đề.

Theo USA Today, ông Dao là người Mỹ gốc Việt, nhưng trên các mạng xã hội, đặc biệt từ Trung Quốc, đang ‘dậy sóng’ phẫn nộ về vụ việc vì tin rằng đây là một người gốc Hoa.

TÌNH YÊU TRỌN HẢO

TÌNH YÊU TRỌN HẢO

Gm Giuse Vũ Văn Thiên

Với kinh Vinh Danh được long trọng xướng lên trong thánh lễ chiều nay, chúng ta cùng với Giáo Hội bước vào Tam nhật thánh.  Khởi đi từ căn nhà nay được gọi là “Nhà tiệc ly”, Chúa Giêsu bắt đầu bước vào cuộc khổ nạn.

Bức tranh do danh họa Leonardo Da Vinci, người Italia, mang tựa đề “Tiệc Ly” hay “Bữa tối cuối cùng – Last supper” là bức tranh sơn tường đầu tiên được khởi vẽ năm 1495 và hoàn thành năm 1498, trên bức tường của một phòng ăn tập thể ở Nữ tu viện Santa Maria delle Grazie, Milan, Ý.  Đây là một tác phẩm bất hủ đã góp phần đem lại danh tiếng cho nhà họa sĩ.  Các tông đồ được chia làm bốn nhóm, mỗi nhóm ba người.  Mỗi vị tông đồ đều được diễn tả trong tâm trạng ngỡ ngàng đến mức thất kinh, hoảng sợ.  Họ vừa nghe Chúa nói: “Có một kẻ trong anh em sẽ nộp Thày ”(Ga 13,22).  Riêng Giuđa, kẻ bán thày, thì vẫn thản nhiên.  Sự lạnh lùng được thể hiện rõ trên khuôn mặt.  Không những thế, họa sĩ còn thể hiện khuôn mặt Giuđa với màu sậm.  Phải chăng, ông muốn diễn tả, sự giảo quyệt gian dối hiện rõ cả nơi khuôn mặt của người tông đồ phản bội?

Trong bối cảnh đó, Đức Giêsu được diễn tả như một người bình thản.  Người điềm tĩnh giữa phong ba, như Người vẫn điềm tĩnh khi thuyền gặp bão trên biển hồ, khi phải đối diện với Philatô, với Hêrôđê, với những người biệt phái và dân chúng bị kích động đang căm ghét Chúa.

Chính trong bối cảnh này, Chúa Giêsu hiến mình làm của ăn của uống cho các môn đệ, và qua các môn đệ, Chúa Giêsu nuôi dưỡng ngàn thế hệ mai sau.  Người ta thường trao quà tặng trong lúc vui vẻ hạnh phúc và cho những người trung thành có công trạng.  Chúa Giêsu trao ban chính mình trong một bữa ăn mà mọi người tham dự đều có tâm trạng hoảng loạn và có người phản bội.  Chúa trao ban thân mình để bày tỏ tình yêu thương và giúp họ can đảm đón nhận mầu nhiệm thập giá gần kề.

Ngày hôm nay, hai mươi thế kỷ sau biến cố Tiệc ly, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục trao ban thân mình cho nhân loại.  Mỗi khi linh mục dâng lễ, qua lời truyền phép, bánh trở nên Mình Chúa, rượu trở nên Máu Chúa.  Bức tranh “Tiệc ly” cũng vẫn đang thể hiện cuộc đời này.  Trước lời mời gọi đến đón nhận Mình Thánh Chúa Giêsu, có nhiều người nhiệt thành sốt sắng, nhưng cũng có những kẻ dửng dưng lạnh lùng, thậm chí có người lại lộng ngôn phạm thượng.  Tại “Bàn-tiệc-cuộc-đời” này, tôi mang khuôn mặt nào trong số các tông đồ?  Trong “cõi người ta” đầy bon chen bận rộn, Thánh Thể vẫn hiện diện, âm thầm và sâu lắng, như bằng chứng của một tình yêu tự hiến, yêu cho đến cùng, yêu hết mọi người dù gặp nhiều phản bội dối gian.

Thánh Thể là Bí tích của tình yêu thương.  Ai đón nhận bí tích này đều được mời gọi thực hành đức bác ái.  Người tín hữu không có đức bác ái sẽ đi ngược với ý nghĩa của bí tích này.  Trong khi các tông đồ hoảng loạn thất kinh, Chúa Giêsu đã làm một việc không ai ngờ tới: Người bưng chậu nước đi rửa chân cho từng người trong họ, kể cả chân Giuđa, người tông đồ phản bội.  Chúa không chỉ rửa chân cho những người luôn ở bên cạnh Chúa như Phêrô, Gioan và Giacôbê mà bỏ rơi những tông đồ khác.  Đó là cách hành xử của con người theo kiểu sòng phẳng có trao có nhận.  Chúa bao dung và nhân hậu với hết mọi người.  Cử chỉ rửa chân được chính Chúa lý giải liền sau đó: “Nếu Thày là Chúa, là Thày, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.  Thày đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thày đã làm cho anh em” (Ga 13,14-15).  Như thế là đã rõ, cử chỉ của Chúa Giêsu vừa là nghĩa cử khiêm nhường yêu thương, vừa là một bài học nêu gương và một lệnh truyền cho các tông đồ hãy bắt chước người.

Hãy thinh lặng âm thầm cầu nguyện bên Thánh Thể để học sống yêu thương và hy sinh cho người khác.  Chúa Giêsu hiến thân vì con người, nhưng con người lại quá so đo tính toán khi hiến thân cho Chúa.  Đức Thánh Cha Phanxicô, trong Sứ điệp Mùa Chay năm 2015, đã nói đến sự dửng dưng vô cảm của con người đối với Thiên Chúa và đối với đồng loại.  Thiên Chúa không bao giờ dửng dưng trước nỗi đau của con người.  Chúng ta hãy học nơi Thánh Thể tình yêu thương và sự hy sinh, phục vụ vì hạnh phúc của những người xung quanh.

Sống màu nhiệm Thánh Thể không dừng lại ở việc rước Mình Thánh Chúa, mà còn được thể hiện qua những nghĩa cử yêu thương, tha thứ, hài hòa trong cách đối xử với tha nhân.  Đó là tình yêu trọn hảo và là lời mời gọi của thánh lễ chiều thứ Năm Tuần thánh.

Gm Giuse Vũ Văn Thiên 

Langthangchieutim goi

TĨNH TÂM MÙA CHAY 2017 – Lm Nguyễn Trọng Tước SJ

CỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TÂY ÚC.
Video TĨNH TÂM MÙA CHAY 2017
Chủ đề: ĐI TÌM CĂN TÍNH ĐỊNH MỆNH
do Lm Nguyễn Trọng Tước. SJ thuyết giảng.

httpv://www.youtube.com/watch?v=8SGFNHecPyE

TĨNH TÂM MÙA CHAY 2017 – ĐI TÌM CĂN TÍNH ĐỊNH MỆNH Phần 1 – Lm Nguyễn Trọng Tước SJ

httpv://www.youtube.com/watch?v=DOf-Tu7nC2g

TĨNH TÂM MÙA CHAY 2017 – ĐI TÌM CĂN TÍNH ĐỊNH MỆNH Phần 2 – Lm Nguyễn Trọng Tước SJ

httpv://www.youtube.com/watch?v=F7U3QGO6YCI

TĨNH TÂM MÙA CHAY 2017 – ĐI TÌM CĂN TÍNH ĐỊNH MỆNH Phần 3 – Lm Nguyễn Trọng Tước SJ