Nhật bắt giữ thủ phạm sát hại bé gái Việt Nam

 
Một cảnh sát tuần tra tại một ga đường sắt ở Tokyo vào ngày 9 tháng 6 năm 2012.

Một cảnh sát tuần tra tại một ga đường sắt ở Tokyo vào ngày 9 tháng 6 năm 2012.

AFP photo
 

Cảnh sát Nhật Bản hôm nay 14/4 đã bắt giữ một người đàn ông tình nghi liên quan đến vụ giết hại một em gái người Việt 9 tuổi ở gần Tokyo hôm 26/3 vừa qua.

Cảnh sát vùng Chiba cho biết người đàn ông bị bắt 46 tuổi làm trong lĩnh vực bất động sản và có tên là Yasumasa Shibuya. Người này bị tình nghi là đã vứt xác em Linh ở thành phối Aiko.

Cảnh sát hiện vẫn đang tiếp tục điều tra về vụ giết người gây rúng động cộng đồng người Việt này, tuy nhiên người đàn ông bị bắt hiện vẫn giữ quyền im lặng trước cảnh sát.

Người đàn ông bị bắt được cho biết từng là hội trưởng hội phụ huynh học sinh tại trường mà bé Linh theo học. Người này cũng chịu trách nhiệm giám sát việc đi và về giữa trường học và nhà của các em học sinh.

Các kết quả khám nghiệm tử thi em Linh cho thấy em có thể đã bị bóp cổ đến chết.

Hồi đầu tháng này, gia đình em Linh đã đưa xác em về Việt Nam và lễ tang cho em đã được tiến hành ở quê nội của em ở Hưng Yên.

Dân Đồng Tâm, Mỹ Đức bắt người, đối đầu với công an

Dân Đồng Tâm, Mỹ Đức bắt người, đối đầu với công an

Đã xãy ra đối ầu giữa người dân Đồng Tâm với công an hôm thứ Bảy 15/4
Bản quyền hình ảnhFACEBOOK THAI VAN DUONG
Đã xãy ra đối đầu giữa người dân Đồng Tâm với công an hôm thứ Bảy 15/4

Đã xảy ra tình trạng đối đầu giữa người dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, với giới chức trong ngày thứ Bảy 15/4.

Được biết vụ việc có liên quan tới chuyện thu hồi đất đai, vốn đã khiến người dân theo kiện từ nhiều năm nay.

 

Dân địa phương cáo buộc chính quyền cấp xã và cấp huyện muốn lấy đất nông nghiệp để trao cho công ty Viettel làm dự án.

Một người dân giấu tên nói với BBC: “Chúng tôi đã khởi kiện từ năm năm nay, nhưng không được ai đứng ra bênh vực.”

“Sáng nay, chính quyền mời những người chủ chốt, đại diện cho dân khởi kiện chuyện tham nhũng đất đai, ra khu vực đất đang tranh chấp để cùng đo đạc, xác định mốc, ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm.”

“Khi vừa tới thì họ vật các ông ấy ra, toàn là những người cao tuổi, có một cụ năm nay 83 tuổi, là thương binh với 60 năm tuổi đảng cũng bị vật ra, vứt lên ô tô.”

“Họ bắt đi cả năm người. Không hề có lệnh bắt người gì hết. Lúc đó là khoảng hơn 10 giờ sáng.”

Được biết sau đó người dân đã đuổi theo đòi thả người, dẫn đến tình trạng xô xát khiến một thanh niên Đồng Tâm bị thương tích phải đi bệnh viện cấp cứu.

Video clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy lực lượng công an có lúc phải rút lui trước sự phản ứng dữ dội của người dânBản quyền hình ảnhFACEBOOK THAI VAN DUONG
Video clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy lực lượng công an có lúc phải rút lui trước sự phản ứng dữ dội của người dân

‘Tình hình vẫn rất căng thẳng’

Lực lượng công an đã được tăng cường tới địa bàn từ buổi trưa, công an huyện nói với BBC.

Tình trạng đối đầu dâng cao với việc dân địa phương bắt giữ khoảng 10 người và đem nhốt vào Nhà Văn hóa xã, mà họ nói là “chỉ để nhằm trao đổi, để mong chính quyền thả năm người Đồng Tâm bị bắt đi”.

Ngoài ra, dân địa phương cho biết họ cũng giữ một số xe cộ có gắn biển số xanh.

Vào đêm muộn, công an, cảnh sát cơ động và các lực lượng hỗ trợ khoảng vài trăm người vẫn đang có mặt tại chỗ.

“Nếu họ vào thì dân phải chống cự để bảo vệ đất, bảo vệ người. Bây giờ dân không dám về ngủ. Chỉ mong Chính phủ sớm can thiệp để giúp dân, chúng tôi không biết làm thế nào,” người dân địa phương nói với BBC lúc khoảng gần 11 giờ đêm.

Trực ban Công an Huyện Mỹ Đức cho BBC biết toàn bộ lực lượng đã được cử tới địa bàn bởi ‘tình hình vẫn rất căng thẳng’.

“Thông tin đã nắm được từ chiều hôm trước, nhưng trưa hôm nay công an huyện mới xuống xã để tăng cường lực lượng. Tình hình trở nên căng thẳng từ buổi trưa.”

Triều Tiên: Lịch sử giết người dưới thời cai trị độc tài của gia đình họ Kim

From facebook: Lê hồng Song
ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN CHỨ KHÔNG PHẢI THIÊN ĐƯỜNG CNXH…?KHỐN NẠN VÀ DÃ MAN CÁI CHỦ NGHĨA +S NƠI NÀY..!

Cô làm chứng: nhà tù nơi cô bị giam có tổng cộng 6000 phạm nhân, trong đó có 2000 nữ giới, hàng ngày họ bị ép làm nô lệ lao động từ 5:30 đến 12 giờ đêm, những phạm nhân nữ nào có thai sẽ bị ép phải phá thai, nếu lỡ sinh ra sẽ bị ép ngạt thở hoặc cắt cổ họng cho chết.

Tại Bắc Triều Tiên, phạm nhân sẽ làm liên lụy đến cha mẹ và con cái họ. Chế độ dã man này được thực thi từ 1953. Kang Chul-hwan (9 tuổi) bị bắt giam cùng cha, anh trai và ông nội.

Thời gian đầu chính quyền độc tài Bắc Triều Tiên còn cho công khai người bị hành hình, nhưng bắt đầu từ 1984 việc hành hình được thi hành bí mật. Hầu như hiếm có nữ phạm nhân nào bị hành hình trong yên bình, trước đó họ đều phải chịu các hình phạt nhục nhã và dã man. Nhân chứng An Myung-chul nói: Tôi đã chứng kiến họ bị cắt vú, dùng cây lau nhà chọc vào âm đạo. Việc khen thưởng (cho vào Đảng hoặc đi học Đại học) người canh giữ nếu lập công bằng cách bắt được phạm nhân bỏ chạy, đã khiến nhiều kẻ cố tình ép phạm nhân trèo tường bỏ chạy để bắn chết nhằm lĩnh thưởng.

Nhiều người bị bắt bớ một cách bí mật mà không qua trình tự pháp luật. Khi có ai đó bỗng dưng mất tích, người thân và hàng xóm thường lảng tránh bàn luận vì sợ mình liên lụy.

Bắc Triều Tiên còn xây một nhà tù khổng lồ ở Siberia để giam khoảng 220.000 tù nhân, kể từ 1968, mỗi năm hành hình khoảng 36.500 người, trong vòng 46 năm (tính đến 1995) đã hành hình tổng cộng khoảng 1,5 triệu người.

Triều Tiên: Lịch sử giết người dưới thời cai trị độc tài của gia đình họ Kim

Gia đình họ Kim tiếp tục quyền lực độc tài tại Bắc Triều Tiên. (Ảnh: zennie62/Flickr)

NGƯỜI TÔI TỚ

 NGƯỜI TÔI TỚ

Hôm nay toàn thể Giáo Hội tưởng niệm việc Chúa Giêsu chịu chết.  Việc tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu không phải là ôn lại một kỷ niệm trong quá khứ, nhưng để chiêm ngắm việc Người chịu chết để ta khám phá ra Tình Vô tận mà Thiên Chúa dành cho nhân loại.  Cái chết của Chúa Giêsu không phải như cái chết của một ông vua, một nhà lãnh tụ của quốc gia, của một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử của loài người.  Cái chết Chúa Giêsu là cái chết của Người Con Một, Người Con Duy Nhất của Thiên Chúa.

Giáo hội như muốn mời gọi chúng ta đi vào thinh lặng, từ các trang trí cho đến những bài ca phụng vụ, tất cả đều đưa chúng ta vào cõi thinh lặng.  Thinh lặng để nhìn ngắm Chúa Giêsu trên Thập Giá, thinh lặng để lắng nghe tiếng nói từ Thập Giá.  Thập Giá vẫn mãi mãi là một mầu nhiệm.  Tại sao điều đó có thể xảy ra cho Thiên Chúa?  Tại sao Con Một Thiên Chúa lại có thể chịu chết treo trên Thập Giá?

Cái chết của Chúa Giêsu mang nhiều ý nghĩa: Đó là cái chết được báo trước: “Con Người sẽ bị nộp cho các Thượng tế và Kinh sĩ.  Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại.  Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, sẽ đánh đòn và giết chết Người.” (Mc 10, 33-34).  Đó là cái chết vì yêu mến Chúa Cha, để vâng phục thánh ý Chúa Cha.

Chúa Giêsu chịu chết để tiêu diệt thần chết là ma quỷ và sự dữ.

Chúa Giêsu chịu chết vì tội lỗi của nhân loại, vì yêu thương và muốn cứu chuộc nhân loại.  Nhờ sự chết của Chúa, loài người được giao hòa với Thiên Chúa.  Nhờ sự chết của Chúa, con người được sống và được tham dự vào sự phục sinh của Người.  Thật vậy, Chúa chịu chết để cho con người được hưởng vinh quang trong Nước Trời.

Cho dù có phải hy sinh, tủi nhục, đau khổ, bị bỏ rơi, Chúa vẫn sẵn sàng đi trọn con đường đau thương, vẫn trung thành vác thập giá và nhất là phải chết trên thập giá.

Trên thập giá, Chúa Giêsu trở nên “Chiên Thiên Chúa đến gánh tội trần gian” (Ga 1,29), mang lấy tội lỗi nhân loại nơi thân mình Người.  “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2 Cr 5,21).

Thiên Chúa đã chết vì tội chúng ta.  Thiên Chúa đã phải trả giá quá đắt để cứu loài người khỏi chết. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian như thế đó!  Vậy mà tôi vẫn vô tâm !

Về cuộc tử nạn và cái chết của Chúa Giêsu, thiết tưởng chúng ta chỉ nên giữ thinh lặng.  Trong thinh lặng, chúng ta mới cảm nhận được cái nhìn yêu thương trìu mến của Chúa Giêsu.  Và trong cái nhìn ấy chúng ta mới nghe được chính tiếng nói của Ngài.  Chỉ có kẻ đau khổ mới có thể đưa chúng ta vào nỗi khổ đau của họ.  Chỉ có Chúa Giêsu mới có thể đưa chúng ta vào những nỗi khổ đau của Ngài.  Sự thinh lặng đưa chúng ta vào mầu nhiệm của khổ đau.

Trong hai người cùng chịu treo trên Thập Giá bên cạnh Chúa Giêsu, một người đã không ngừng lên tiếng kêu gào rủa xả, trong khi đó kẻ được mệnh danh là trộm lành chỉ biết thốt lên lời van xin cứu vớt.  Ðối với chúng ta, điều đó thật là phải lẽ, xứng với tội lỗi chúng ta.  Kẻ trộm lành quả thực đã đi sâu vào mầu nhiệm của Thập Giá, ông đã nhận ra thân phận tội lỗi của mình.

Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập Giá trước tiên là một bày tỏ về bộ mặt tội lỗi của nhân loại.  Mãi mãi Thập Giá vẫn là biểu trưng của sự độc ác của con người.  Ðó là đỉnh cao trí tuệ của con người trong việc sáng chế ra những phương thế để hành hạ nhau, để loại trừ nhau, để chém giết nhau.  Ðó là bản án của tội lỗi nhân loại trải qua mọi thời đại.

Nhìn lên Thập Giá Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta chỉ có thể đấm ngực ăn năn về chính tội lỗi của mình mà thôi.  Thập Giá của Chúa Giêsu vẫn luôn có đó để chiếu rọi vào thân phận tội lỗi của con người.  Thập Giá không chỉ là mạc khải về tội lỗi của con người, nhưng tội lỗi còn là mặt trái của một nguồn ánh sáng vô biên.

Ðó là ánh sáng của tình yêu.  Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập Giá là biểu tỏ của một tình yêu tha thứ cho đến cùng.  Có lẽ người trộm lành đã hiểu được điều đó khi ông quay nhìn sang Chúa Giêsu trên Thập Giá.  Trong ánh mắt của Chúa Giêsu, người trộm lành chỉ có thể thấy bừng lên tình yêu nhân từ và tha thứ khi được tình yêu Chúa Giêsu chiếu dọi vào.  Bên cạnh Chúa Giêsu, người trộm lành được ôm ấp với cái nhìn trìu mến và tha thứ của Ngài.

Ta còn được mời gọi nhìn thấy chính cây giá gỗ, trên đó Đức Giêsu chịu đóng đinh như là một dụng cụ nhục hình và tử hình.  Thập giá là hình phạt tiêu biểu mà Lề Luật dành cho người phạm trọng tội.  Vì thế, Thập Giá là biểu tượng cho công lí của con người.

Ấy vậy mà, người chịu đóng đinh là chính Đức Giêsu, Đấng hoàn toàn vô tội, Đấng công chính hoàn hảo; vì thế, sự công chính của con người chỉ là giả tạo, gian dối và chỉ có vẻ bề ngoài. 

Nơi Thập Giá, Đức Kitô muốn giải thoát ta một cách chính xác khỏi sự công chính giả tạo nhân danh Lề Luật, sự công chính bề ngoài đến từ chính chúng ta, để trao ban cho chúng ta sự công chính của chính Ngài, sự công chính đích thật của con Thiên Chúa.

Nơi Thập Giá, Đức Kitô mang vào mình mọi “bệnh hoạn tật nguyền” của chúng ta, để làm cho chúng ta trở nên lành mạnh, nên công chính cách nhưng không, như bài ca về “Người Tôi Tớ Đau Khổ” đã loan báo.  Vì thế, trên tất cả, nơi thập giá của Đức Kitô, chúng ta được mời gọi nhìn ra trong tín thác và bình an thẳm sâu “Khuôn Mặt đích thật” của chính Thiên Chúa.

Và rồi khi khám phá ra khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa, ta thấy một Tình Yêu vô tận đã yêu thương ta.  Nhận ra như vậy, ta lại sống như thế nào đó cho xứng đáng với sự hy sinh tột cùng của Tình Yêu vô tận đó.

Huệ Minh

Langthangchieutim gởi

TIM RUNG NHỊP SỐNG TIN YÊU

  
TIM RUNG NHỊP SỐNG TIN YÊU

     Ai cũng khao khát sống khỏe, sống lâu. Chúng ta tìm mọi cách để kéo dài sự sống. Thế nên, ai cũng buồn đau xót xa khi người thân yêu chết. Phúc Âm kể chính Chúa Giêsu cũng khóc thương khi Ladarô chết. Trong đời có lời ca da diết: “Lỡ mai anh chết em khóc nhiều không?”

    Hạnh phúc thay, Chúa Giêsu công bố một Tin Mừng cho nhân loại: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết.” Ồ, nhưng sao người tin Chúa vẫn chết, thậm chí ngay cả chính Chúa Giêsu cũng đã chết? Vậy Chúa muốn nói đến loại sống chết nào đây?

    Bài đọc 1 Chúa nói đến chết trong Nô Lệ và sống trong Tự Do. Bài đọc 2 Phaolô nói đến chết trong Tội Lỗi và sống trong Công Chính. Bài Phúc Âm Chúa nói đến chết Thân Xác và sống Tin Yêu. Thì ra sự sống Chúa nhấn mạnh là sự sống của những giá trị tinh thần như Tự Do, Công Chính, Tin Yêu làm cho người ta trở thành bất tử. Ngược lại, nếu sống trong nô lệ, tội lỗi, hận thù thì còn sống mà như đã chết. Ai đó đã định nghĩa: “Chết không phải đợi đến lúc người ta tắt thở, mà chết là ngay lúc người ta vẫn còn thở nhưng trái tim đã ngừng tin yêu.” Chết là hết tin yêu.

    Lạy Chúa là tình yêu và sự sống, xin cho trái tim chúng con luôn rung lên những nhịp đập tin mến Chúa và yêu thương nhau.Amen.  
​TRUONG NGUYEN

 From KittyThiênKim  Và Nguyễn Kim Bằng gởi

TÔI LÀ CON GÌ?

 TÔI LÀ CON GÌ?

FB Ngô Trường An

4-4-2017

Họ nói với tôi là họ giải phóng cho tôi. Họ bảo tôi đừng lo gì cả, mọi

việc đã có họ lo rồi! Thực ra, họ chẳng lo gì cả! Chủ quyền quốc gia

họ cũng không giữ được! Họ bán hết tài nguyên của Tổ Tiên để lại cho

con cháu. Họ bắt tôi nộp thuế để nuôi công an và quân đội, nhưng họ

lại bảo quân đội và công an phải trung thành với họ?! Thế có phải họ

xem tôi như con Lừa không?

Khi cá chết hàng loạt vì Formosa xả độc. Nhưng họ lại nói với tôi: cá

chết là do âm thanh ồn ào đấy! Kẻ khác lại bảo: cá chết là do tàu

thuyền đi lại quá nhiều… Như vậy, có phải họ xem tôi ngu như con Bò,

cho nên họ muốn nói gì thì nói phải không?

Tổng Thống Hàn quốc nhận hối lộ liền bị tòa án phát lệnh bắt giam. Còn

bọn họ tham nhũng về xây lâu đài, xây biệt thự, xây nhà thờ Tộc… Thì

họ tuyên bố: Tôi làm việc thối cả móng tay mới đuợc cơ ngơi này, kẻ

khác lại nói: Tôi xây biệt thự là tiền ngày xưa tôi chạy xe ôm dành

dụm…. Đấy! có phải họ xem tôi như con Cừu khiếp nhược trước sự lộng

hành, ăn cướp của họ? Cho nên họ nói sao cũng được phải không?

Tất cả thực phẩm độc hại, mất vệ sinh … Bị châu Âu, châu Mỹ trả về,

thì họ đem vào siêu thị để bán lại cho tôi. Họ nói với tôi: con Tôm bị

dư lượng thuốc bvtt chỉ cần luộc lên là ăn được! Đấy! Họ xem tôi như

con Lợn, họ muốn cho tôi ăn cái gì thì cho, đúng không?

Họ tuyên bố: khai thác boxit là chủ trương lớn của họ. Thế nhưng, họ

càng khai thác càng lỗ. Năm vừa rồi họ lỗ đến 3.700 tỷ đồng! Kiểu này

chắc họ sẽ điều khiển tôi như con Trâu kéo cày để trả nợ cho họ, chứ

họ có làm gì ra tiền đâu, đúng không? Kỳ này họp QH, họ cũng tính đi

vay tiếp để trả nợ cho những năm trước kia kìa!

Thực ra, họ biến tôi thành con gì tôi vẫn không hiểu nữa! Còn các bạn

hay chửi tôi là đồ phản động, các bạn tự cho mình là giỏi giang, thì

các bạn có biết mình là con gì trong Thế Giới này không?

Đêm Hồng Phúc

Đêm Hồng Phúc

Giữa màn đêm dày đặc bao phủ không gian, một ánh sáng bừng lên, chiếu rọi nhân thế. Ánh sáng ấy là Đức Giêsu Kitô, Đấng chiến thắng sự chết, sống lại vinh quang. Ánh sáng Phục sinh đã chấm dứt chuỗi ngày buồn thương ảm đạm, khởi đầu một thời đại mới. Đức Giêsu mở tung nấm mồ, không chỉ cho riêng mình, mà cho cả nhân loại. Cùng với nấm mồ được bật mở, là cánh cửa hy vọng cho tương lai của cả kiếp nhân sinh. Bởi lẽ con người không được tạo dựng để rồi ngủ yên vĩnh viễn dưới nấm mồ, nhưng để được sống mãi mãi bên Chúa, để chia sẻ vinh quang với Ngài. Đó là ý nghĩa của Đêm Canh thức Phục sinh. Phụng vụ Kitô giáo long trọng ca lên: “Ôi đêm Hồng phúc!”.

Sách Targum là một bản dịch Kinh Thánh từ tiếng Hípri sang tiếng Aram. Bản dịch này được thực hiện sau thời lưu đày trở về (hậu bán thế kỷ 6 trước Chúa Giêsu), vì vào thời đó, phần lớn những người sinh ra và lớn lên trong thời lưu đầy không còn nói tiếng Hípri. Các dịch giả của Targum vừa dịch thuật, vừa thêm vào những chú giải phản ánh niềm tin và quan niệm của người đương thời. Khi trình bày lịch sử cứu độ, sách Targum nói đến bốn đêm đáng ghi nhớ trong lịch sử. Đây là bốn mốc thời gian quan trọng, vì chúng đánh dấu sự can thiệp kỳ diệu của Thiên Chúa.

– Đêm thứ nhất: đêm của sự sáng tạo. Hành động sáng tạo của Thiên Chúa được thực hiện bằng Lời. Qua Lời của Thiên Chúa, Ngài đã gọi mọi sự từ hư vô đến hiện hữu, từ đêm đen đến áng sáng. Trước khi thực hiện công cuộc sáng tạo, thế giới là một hỗn mang, lộn xộn, tăm tối. Đêm dài của hỗn mang đã kết thúc, nhường chỗ cho một ngày mới, được ánh sáng của Chúa soi chiếu.

– Đêm thứ hai: Giao ước ký kết với Abraham: Đây là giao ước đầu tiên được ký kết giữa Thiên Chúa với con người, được thực hiện vào lúc màn đêm bao phủ (x. St 15,12-19). Abraham đại diện cho toàn thể nhân loại, cam kết với Chúa về những điều phải tuân giữ. Khi ký kết giao ước với con người, Thiên Chúa hạ mình xuống, trở thành “đối tác” ngang hàng với con người. Cũng như khi sáng tạo, dường như Thiên Chúa rút lui để nhường chỗ cho con người và mọi tạo vật hiện diện, thì khi ký kết giao ước với Abraham, Thiên Chúa trở nên “hữu hạn” ngang hàng với con người và chấp nhận thực thi những điều đã cam kết. Ngài hứa với ông Abraham, sẽ làm cho dòng dõi ông trở nên đông như sao trên trời và như cát bãi biển. Abraham đã thực hiện giao ước đã ký kết, đỉnh cao là việc sẵn sàng sát tế chính Isaac con trai mình.

– Đêm thứ ba: Cuộc xuất hành khỏi Ai Cập. Đây là một biến cố ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử Do Thái. Sự kiện này chứng minh quyền năng của Thiên Chúa. Ngài dẫn dân Ngài ra đi vào giữa đêm khuya, khi người Ai Cập còn ngủ say. Ngài uy quyền và mạnh mẽ hơn hẳn tất cả mọi thần linh của Ai Cập cũng như của các dân ngoại. Thiên Chúa đã giang cánh tay hùng mạnh cứu dân Do Thái khỏi ách nô lệ Ai Cập. Quân lực của Pharaô, uy hùng là thế, mà trở thành những xác không hồn, trôi vật vờ trên biển cả, trong khi người Do Thái được bình an vô sự, hát vang bài ca chiến thắng.

– Đêm thứ bốn: đó là ngày cánh chung hay là ngày tận thế. Thế giới này sẽ có ngày kết thúc. Ách nô lệ sẽ bị bẻ tung, quân tội lỗi sẽ bị diệt trừ. Môisen sẽ đến từ sa mạc và Đấng Mêssia sẽ đến từ trời cao đế hướng dẫn nhân loại. Đó sẽ là đêm Vượt Qua nhân danh Thiên Chúa. Đó cũng là đêm được ấn định cho mọi con cái Israen, trải qua mọi thế hệ. Vào ngày đó, Thiên Chúa sẽ can thiệp và thưởng công cho những ai trung tín với Ngài. Như ông Môisen là thủ lãnh đã đưa dân ra khỏi Ai Cập, vị Vua Thiên sai sẽ đến phá tan đêm đen, dẫn đưa nhân loại về với ánh sáng ngàn đời và về vương quốc vĩnh cửu.

Phụng vụ Kitô giáo, trong đêm canh thức trước lễ Phục Sinh cũng diễn tả giáo huấn “Bốn đêm” của sách Targum, nhưng với một nhãn quan mới. Quy định của nghi thức Đêm Vọng Phục sinh (chữ đỏ) đã nói rõ: đây là Mẹ của các đêm Canh thức, vì thế đề nghị đọc 9 bài đọc. Nếu không tiện đọc hết thì phải đọc các bài Sách Thánh sau: Trình thuật Sáng tạo (St 1,1-2,2); Trình thuật về việc Chúa thử thách Abraham khi đề nghị ông sát tế Isaac (St 22,1-18) ; Trình thuật vượt qua Biển Đỏ (Xh 14, 15-15,1); và Thư thánh Phaolô (Rm 6,3-11). Bài Tin Mừng như đỉnh cao của Đêm Canh thức, loan báo cho cả thế giới biết, Đức Giêsu đã phục sinh. Như thế, Phụng vụ vừa trung thành với truyền thống Cựu ước, vừa diễn tả cái nhìn mới mẻ qua cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu. Theo nhãn quan Kitô giáo, “đêm thứ bốn” mà tác giả sách Targum trình bày chính là đêm Chúa Kitô phá cửa ngục tù của sự chết, sống lại huy hoàng, chiếu ánh sáng cho toàn thể nhân gian. Người đã khởi đầu một cuộc sáng tạo mới, khi bước ra khỏi mộ vinh quang. Bài công bố Tin Mừng Phục sinh (Exultet) đã nêu rõ: “Này là đêm, mà hết những ai có lòng tin Chúa Kitô khắp trên trần gian, được cứu thoát hết các vết nhơ và tối tăm tội khiên, được ơn thiêng đưa về hợp đoàn cùng các thánh nhân..”.. Đức Giêsu như một Môisen mới dẫn đưa nhân loại vượt qua sự chết để đến sự sống, vượt qua tối tăm để đến ánh sáng. Những ai đón nhận dòng nước tái sinh của bí tích Thánh tẩy, cũng giống như người Do Thái can đảm bước xuống biển đỏ theo ông Môisen, để được đến bến bờ tự do của con cái Thiên Chúa. Họ được mặc lấy Chúa Giêsu, đồng hình đồng dạng với Người và cùng với Người thừa hưởng gia nghiệp vĩnh cửu là Nước Trời. Thánh Phaolô đã khẳng định: “Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới. Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Kitô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại. Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Kitô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa” (Rm 6, 4-6). Vị tông đồ dân ngoại cũng nhận ra nơi Đức Giêsu chịu treo trên thập giá chính là Chiên Vượt qua mới: “Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta” (1 Cr 5,7). Chính nhờ máu Chiên Vượt qua này, nhân loại được tẩy rửa khỏi mọi tội lỗi. Vì vậy, họ phải đoạn tuyệt với quá khứ tội lỗi để sống cuộc sống mới, thánh thiện, đẹp lòng Chúa.

Trong nhãn quan đức tin, “bốn đêm” mà sách Targum trình bày, vẫn đang thường xuyên diễn ra trong cuộc đời người tín hữu của chúng ta. Bởi lẽ những dấu mốc quan trọng trong lịch sử luôn gợi lại cho chúng ta thấy hoạt động của Thiên Chúa. Ngài vẫn luôn sáng tạo không ngừng. Ngài vẫn mời gọi con người đi vào giao ước với Ngài, nhất là giao ước mới trong máu Đức Kitô đổ ra trên thập giá. Ngài vẫn dẫn đưa chúng ta vượt qua “Biển Đỏ” của thời đại hôm nay, là những đam mê ràng buộc khiến chúng ta trở thành nô lệ. Nhất là Ngài luôn kêu gọi chúng ta hãy phục sinh, ra khỏi nấm mồ tối tăm của thù hận ghen ghét, để đến ánh sáng huy hoàng không bao giờ tàn lụi.

Như những người phụ nữ vội vã chạy ra mồ Chúa sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, chúng ta hãy chiêm ngưỡng chiến thắng kỳ diệu của Chúa Kitô. Chính Người là sự sống được ban tặng cho chúng ta. Chính Người là niềm hy vọng của cả thế giới. Ngày hôm nay, Người đang nhờ mỗi chúng ta, qua cuộc sống cụ thể của mình, đem tin vui và niềm hy vọng ấy cho những người đương thời. Hãy nói với thế giới xung quanh rằng: đêm đen đã chấm dứt, ngày mới đã khởi đầu. Chính khởi đi từ đêm Hồng phúc năm xưa mà lịch sử nhân loại sang một trang mới. Đấng phục sinh đang hiện diện giữa chúng ta. Những ai đón nhận Người, chắc chắn sẽ không phải thất vọng, vì Người là ánh sáng và là Đấng Cứu độ trần gian.

Lễ Phục sinh 2017

Gm Giuse Vũ Văn Thiên

——-

From: VÒNG TAY SONG NGUYỀN gởi

Thông tin nối kết phục vụ hạnh phúc gia đình

Nhịp cầu dẫn vào cõi hồng phúc

Nhịp cầu dẫn vào cõi hồng phúc

(Suy niệm Lễ Phục Sinh) 

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà 

Có một đại lộ thênh thang xuất phát từ miền cao chạy xuống miền xuôi, băng qua cây cầu bắc qua vực sâu Âm Phủ để dẫn vào Vùng Đất Hứa. Vùng Đất Hứa này là nơi vắng bóng sự chết và đau khổ nhưng tràn đầy hoan lạc hồng phúc.

Từ trên cao, một đoàn xe dài hun hút, nhưng chẳng chiếc nào có thắng, nối đuôi nhau chạy theo đại lộ nầy, lao vun vút xuống bằng, nhắm vượt qua cây cầu bắc ngang vực sâu Âm Phủ để tiến về Miền Đất Hứa đáng mơ ước ở bờ bên kia.

Nhưng than ôi, chiếc cầu nầy đã gãy đổ từ lâu nên tất cả những chuyến xe đầy khách từ trên cao lao xuống, nhắm vượt qua cây cầu nầy để tiến về Miền Đất Hứa đều phải lao xuống vực sâu Âm Phủ và tất cả hành khách trong xe phải tiêu vong đời đời dưới đáy vực chất đầy xương khô.

Vận mệnh con người, ai cũng như ai, là phải xuất phát từ đời tạm nầy tiến vào cuộc đời vĩnh cửu, từ cuộc sống bấp bênh bèo bọt bước sang cuộc sống hạnh phúc muôn đời. Nhưng tiếc thay chiếc cầu lịch sử nối liền đôi bờ cách biệt nầy đã bị tội nguyên tổ làm cho sụp đổ hoàn toàn và không ai có thể xây dựng lại được.

Thế là mọi người, kẻ trước người sau, không sớm thì muộn, đều như những người lái xe xổ đèo mà không có thắng. Đoàn xe lao xuống càng lúc càng nhanh và cuối cùng ai cũng như ai đều phải lao xuống vực u tối muôn đời vì chiếc cầu bắc ngang vực sâu Âm Phủ đã gãy đổ từ lâu. Số phận con người đều phải kết thúc bi đát như thế đó!  

Thế rồi, thời hồng phúc đã được bắt đầu khi Chúa Giê-su dùng cuộc tử nạn và phục sinh của mình để xây dựng lại cây cầu đó, để nối lại đôi bờ vô cùng cách biệt; nối cuộc sống tạm bợ ở đời nầy và cuộc sống vĩnh cửu mai sau; nối thế giới đầy sóng gió gian truân nầy với cõi hồng phúc hoan lạc; nối liền trời với đất, giao hoà Thiên Chúa với loài người; dẫn đưa con người vào đời sống đời đời vinh phúc.

Cầu mới đó được đặt tên là cầu Phục Sinh. Ai đi qua cầu Phục Sinh sẽ không còn phải lao xuống vực thẳm chết chóc nữa, nhưng được tiến thẳng vào thiên quốc.

Chiếc cầu Phục Sinh là một kỳ quan tuyệt vời hơn hết mọi kỳ quan, là một công trình vô cùng cao đẹp vì đã cứu loài người khỏi lao mình xuống vực sâu Âm Phủ nhưng đưa họ vào Miền Đất hồng phúc hoan lạc muôn đời.

Lạy Chúa Giê-su,

Chúng con hân hoan dâng lời cảm tạ tôn vinh Chúa đã xây dựng cho chúng con nhịp cầu quý giá nầy.

Xin cho chúng con hăng hái loan tin vui này cho mọi người được biết và đi theo Chúa để được tiến vào Vương Quốc hằng sống muôn đời vinh hiển. Alleluia.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà 

Anh chị Thụ & Mai gởi

Việt Nam phải trả nợ lãi gần 330 tỷ đồng mỗi ngày

Việt Nam phải trả nợ lãi gần 330 tỷ đồng mỗi ngày

Tiền xếp đống nhưng giá trị không nhiều. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bóc ngắn cắn dài, chế độ Hà Nội mỗi ngày phải trả nợ lãi gần 330 tỷ đồng cho các khoản “nợ công” vay để nuôi sống chế độ.

Hồi đầu tuần, Bộ Tài Chính họp báo về tình hình thu chi ngân sách nhà nước trong Tháng Ba và ba tháng đầu năm. Các con số được nêu ra cho thấy chế độ Hà Nội ngày càng chìm sâu trong nợ nần, tồn tại được nhờ vay nợ cả trong lẫn ngoài nước.

Theo bản báo cáo được nêu ra, tổng thu cho ngân sách nhà nước Tháng Ba được khoảng 92.17 ngàn tỷ đồng; cộng cả ba tháng đầu năm thì khoảng 280.9 ngàn tỷ đồng, bằng 23.2% dự toán cả năm, tăng được 15.2% so cùng thời gian này năm 2016.

Trong khi đó, tổng chi từ ngân sách nhà nước của Tháng Ba lên khoảng 110.2 ngàn tỷ đồng. Nếu cộng cả ba tháng đầu năm thì chế độ Hà Nội đã phải chi khoảng 284.96 ngàn tỷ đồng, tương ứng với 20.5% dự toán cả năm, tăng 7.8% so với cùng thời gian này năm 2016.

Như vậy, bội chi của ngân sách nhà nước cho ba tháng đầu năm 2017 là khoảng 4.06 ngàn tỉ đồng. Trong các khoản phải chi ra, trong ba tháng đầu năm nay, ngân sách nhà nước phải trả nợ lãi khoảng 29.1 ngàn tỷ đồng, tương ứng 29.4% dự toán năm, tăng 6.7% so với cùng thời gian này của năm 2016. Tính ra, cứ một ngày, chế độ Hà Nội đã phải dùng ngân sách nhà nước để trả nợ lãi cho các khoản vay gần 330 tỷ đồng.

Sau một hội nghị tổng kết của ngành tài chính được tổ chức tại Hà Nội ngày 6 Tháng Giêng, báo chí trong nước thuật lời Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc “băn khoăn” về tỷ lệ nợ công tăng rất nhanh, trung bình tăng nhanh gấp ba lần tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng quốc gia (GDP) trong năm năm qua.

Dịp này ông Phúc thừa nhận gánh nặng nợ công của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã “vượt trần” và tỏ vẻ lo sợ về nguy cơ sụp đổ nền tài khóa quốc gia nếu tình trạng này không được chấm dứt. Qua những con số nêu trên của Bộ Tài Chính, người ta thấy vết xe đổ trước mặt nhưng vẫn cứ lao tới.

Theo thống kê được công bố, 2001, nợ công mới chỉ chiếm 36.5% GDP; năm 2005, tỷ lệ này đã lên 40.8% GDP; năm 2010 là 50% GDP và năm 2015 đã là 62.2% GDP.

Trình bày tại kỳ họp Quốc Hội ngày 1 Tháng Mười Một, 2016, ông Ðinh Tiến Dũng, bộ trưởng Tài Chính đổ lỗi cho tình trạng nợ công tăng nhanh là do “tăng trưởng kinh tế không đạt theo kế hoạch.”

Nhưng ông Phạm Thế Anh, trưởng bộ môn Kinh Tế Vĩ Mô, trường Ðại Học Kinh Tế Quốc Dân, cho rằng, “Cốt lõi vấn đề nợ công Việt Nam hiện nay là việc tăng chi quá nhanh, mà ở đây là tăng chi thường xuyên. Chi cho bộ máy hành chính, chi cho đoàn thể quá lớn.” Tuy ngoài mặt hô hào “tinh giản biên chế” nhưng trong thực tế thì bộ máy ngày càng phình to hơn.

Bộ Tài Chính cuối năm ngoái từng hé lộ cho thấy nợ công của Việt Nam chiếm 64.73% GDP, coi như gần sát với mức cho phép 65%. Những ngày đầu năm, ông thủ tướng đã nhìn nhận nợ công đã “vượt trần” tức đã qua khỏi mức độ 65% GDP mà nhà cầm quyền chỉ thấy có con đường duy nhất là vay thêm nợ mới. (TN)

Nhà cầm quyền Việt Nam mở chiến dịch tấn công YouTube, Facebook

Nhà cầm quyền Việt Nam mở chiến dịch tấn công YouTube, Facebook

Ngày 29 Tháng Tư, 2016, ngư dân làng Cảnh Dương biểu tình phản đối nhà máy thép Formosa đầu độc biển. Họ đánh cá về bán không ai mua, phải đào lỗ chôn. Clip này trên YouTube có 79,670 người xem, hiện vẫn không bị chặn. (Hình: Cắt từ YouTube)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhà cầm quyền CSVN vẫn loay hoay tìm cách ngăn chặn các thông tin “xấu độc” trên mạng xã hội qua việc gia tăng “gây sức ép” với YouTube, Facebook để buộc họ phải hợp tác.

Tuần tới, ngày 18 Tháng Tư, ông Trương Minh Tuấn, bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông, sẽ có buổi “giải trình” tại Quốc Hội về trách nhiệm của cơ quan tuyên truyền nhà nước đối phó với khối lượng quá nhiều thông tin “độc hại” đang phơi bày sự thật chẳng có gì tốt lành của chế độ.

Trước ngày này, một số báo chính thống của chế độ được lệnh công bố một phần trong những điều ông sẽ trả lời về những gì cơ quan trách nhiệm của ông đang làm. Trong đó, ông giải thích những việc đang làm để kể công cho một nhiệm vụ khó khăn gần như lội dòng nước ngược.

Qua những gì thấy nêu ra trên báo điện tử Dân Trí và Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, ông kêu rằng việc ngăn chặn các thông tin “độc hại” từ các mạng xã hội ở nước ngoài thì “phát hiện và xử lý khá phức tạp…”

Tuy chế độ Hà Nội tạo áp lực đối với các công ty quốc tế lớn đầu tư sản xuất và bán hàng tại Việt Nam buộc họ dừng quảng cáo trên YouTube, Facebook nhưng kết quả rất nhỏ bé. Ông cũng nài nỉ đại sứ Mỹ tại Việt Nam “tác động” YouTube, Facebook để những công ty này thi hành điều chế độ Hà Nội muốn, nhưng có vẻ cũng chẳng thấy tác dụng.

Tuy nhiên, chế độ Hà Nội vẫn không bỏ cuộc. Ông Tuấn được thuật lại qua các nguồn tin trên nói bộ của ông “tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng của bộ theo dõi, rà soát yêu cầu Google gỡ bỏ, ngăn chặn các nội dung xấu, độc trên YouTube, đẩy nhanh tiến độ và số lượng nội dung được gỡ bỏ, ngăn chặn.”

Trong khi đó, tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam viết: “Theo ông Trương Minh Tuấn, Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã triển khai tập hợp các bằng chứng về hành vi sai phạm của Facebook để gây sức ép, buộc Facebook phải hợp tác với bộ trong xử lý các nội dung xấu độc, sai phạm trên Facebook.”

Để thêm phần tác dụng, hệ thống báo đài nhà nước sẽ được vận dụng vào chiến dịch này.

“Các cơ quan báo chí cũng sẽ tiếp tục thông tin về những sai phạm của Facebook, Google, YouTube và các công ty nước ngoài đang cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam, trong đó tập trung vào các vấn đề kinh doanh trái phép, không đóng thuế, chứa nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam… để gây sức ép, buộc các đơn vị này phải tuân thủ pháp luật Việt Nam,” Thời Báo Kinh Tế Việt Nam viết.

Ít khi nào Hà Nội loan báo trước việc sắp làm hoặc có biến cố gì sắp diễn ra, coi đó là “bí mật nhà nước.” Tuy nhiên, lần này Bộ Thông Tin và Truyền Thông cho báo chí loan báo trước nội dung sắp giải trình ở Quốc Hội cho cảm tưởng ông mở dàn “loa phường điện tử” biện minh cho sự thiếu hiệu quả trong việc đối phó với sự tràn ngập của một rừng dày đặc thông tin độc hại mà xóa không được.

Áp lực trực tiếp không được, tháng trước, chế độ Hà Nội đã yêu cầu các công ty ngoại quốc đầu tư sản xuất và bán hàng tại Việt Nam như Samsung, Yamaha, Toyota, Unilever, Ford, Proctor & Gamble…, công ty nội địa như Vinamilk, Vinhomes, dừng quảng cáo trên mạng xã hội.

Không những vậy, Hà Nội còn yêu cầu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius “tác động” các công ty Google (công ty mẹ của YouTube) và Facebook đặt văn phòng kinh doanh tại Việt Nam để chế độ Hà Nội ra lệnh dễ dàng.

Báo chí trong nước thuật lại lời ông Trương Minh Tuấn khi yêu cầu Đại Sứ Osius “tác động,” nói rằng hơn 8,000 clip độc hại trên YouTube, chỉ áp lực được họ xóa được hơn 40 cái. Con số quá nhỏ bé so với một rừng độc hại kia. (TN)

TT Donald Trump cảnh cáo sẽ “giải quyết” vấn đề Bắc Triều Tiên

TT Donald Trump cảnh cáo sẽ “giải quyết” vấn đề Bắc Triều Tiên

 
 

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (bên phải), và Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (bên phải), và Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.

Hôm thứ Năm 13/4 Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cảnh cáo Bắc Triều Tiên chớ nên tham gia những hành động khiêu khích mới, giữa lúc tin tức cho hay Bình Nhưỡng có thể có một động thái công khai để đánh dấu ngày lễ trọng đại nhất của quốc gia, và có khả năng đó là một cuộc thử nghiệm hạt nhân. Lên tiếng tại Tòa Bạch Ốc, ông Trump tuyên bố: “Bắc Triều Tiên là một vấn đề. Vấn đề này sẽ được giải quyết.”

Bắc Triều Tiên là một vấn đề. Vấn đề này sẽ được giải quyết.

Trong khi đó, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence vào Chủ Nhật này sẽ lên đường sang thăm Hàn Quốc, trong một chuyến đi mà các phụ tá của ông nói là dấu hiệu của sự cam kết của Mỹ đối với nước đồng minh này, trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang về chương trình hạt nhân của miền Bắc.

Hãng tin Reuters nói chặng dừng chân của Phó Tổng thống Pence sẽ mở đầu chuyến công du Châu Á kéo dài 10 ngày đã được hoạch định từ lâu. Chuyến đi diễn ra giữa lúc đang có quan ngại rằng Bình Nhưỡng có thể thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ 6 trong nay mai.

Hôm thứ Sáu, Phó Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Han Song Ryol nói với hãng thông tấn AP rằng tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang ở trong một cái “vòng luẩn quẩn” và rằng CHDCND Triều Tiên sẽ không ” khoanh tay đứng yên” trước một cuộc tấn công phủ đầu của Mỹ.

Ông Han Song Ryol, Phó Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên

Ông Han Song Ryol, Phó Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên

Ông Han Song Ryol nói:

“Nếu Hoa Kỳ tiến hành các cuộc diễn tập quân sự liều lĩnh thì CHDCND Triều Tiên chúng tôi sẽ đối đầu bằng cuộc tấn công phủ đầu.”

Ông Han tuyên bố:

“Chúng tôi hiện đã có trong tay khả năng răn đe hạt nhân, và chắc chắn sẽ không khoanh tay đứng yên trước một cuộc tấn công phủ đầu của Hoa Kỳ.”

Chúng tôi hiện đã có trong tay khả năng răn đe hạt nhân, và chắc chắn sẽ không khoanh tay đứng yên trước một cuộc tấn công phủ đầu của Hoa Kỳ.

Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho AP ở Bình Nhưỡng, ông Han còn đổ lỗi cho ông Trump là đã làm tăng căng thẳng, ông mô tả những phát biểu “hung hăng” của ông Trump trên trang Twitter là “gây rắc rối”.

Trong khi tuyên bố của ông Trump được coi như một lời đe dọa sẽ có hành động quân sự chống lại Bắc Triều Tiên, ông Trump nói thêm rằng Trung Quốc “đang cật lực làm việc ” để xoa dịu căng thẳng quốc tế về tình hình Bắc Triều Tiên, và ông hy vọng rằng các nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh sẽ có hiệu quả.

Tuy nhiên, trong một bình luận khác trong ngày hôm qua, thứ Năm, ông Trump tuyên bố nếu cần thiết, Hoa Kỳ sẵn sàng một mình giải quyết cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên mà không cần tới Trung Quốc.

Một tàu sân bay và nhiều tàu chiến khác của Mỹ đang tiến về bán đảo Triều Tiên trong tuần này như một động thái để phô trương lực lượng. Nhóm tàu tấn công bao gồm tàu sân bay USS Carl Vinson và ba tàu khu trục có tên lửa dẫn đường.

Tại Ngũ Giác Đài, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis nói Washington đang “làm việc với các đối tác quốc tế để làm dịu tình hình.” Nhưng ông tuyên bố cốt lõi của câu chuyện là, Bắc Triều Tiên “phải đổi cách hành xử.”

Nực cười về lệnh cấm và cấm lầm các ‘ca khúc trước 1975’

Nực cười về lệnh cấm và cấm lầm các ‘ca khúc trước 1975’

An Nam/Người Việt

Một ca sĩ đang hát phục vụ cho các học viên trong trại cai nghiện ma túy ở Hà Nội. Tại Việt Nam, bài hát trong các chương trình văn nghệ lớn đều phải nằm trong danh sách được cơ quan quản lý văn hóa của nhà cầm quyền cấp phép. (Hình: Getty Images)

SÀI GÒN (NV) – Sắp đến ngày 30 Tháng Tư, dư luận tại Việt Nam liên tiếp dậy sóng sau những tiếng “tuýt còi” từ cơ quan quản lý văn hóa liên quan tới việc cấm các ca khúc ra đời ở đô thị miền Nam trước 1975.

Rộn ràng nhất là sự kiện 5 ca khúc: Cánh Thiệp Ðầu Xuân (Lê Dinh-Minh Kỳ), Rừng Xưa (Lam Phương), Chuyện Buồn Ngày Xuân (Lam Phương), Ðừng Gọi Anh Bằng Chú (Diên An), Con Ðường Xưa Em Ði (Châu Kỳ-Hồ Ðình Phương) đang lưu hành bị Cục Biểu Diễn, Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch cho rằng sai lời, sai tên tác giả, cần ngưng lưu hành vĩnh viễn.

 Sự phi lý khiến dư luận phản ứng mạnh mẽ tập trung vào hai lý do: đi kèm lệnh cấm, cơ quan này không đưa ra văn bản gốc của các ca khúc để chứng minh được thế nào là sự biến dạng của tác phẩm đang lưu hành; thứ hai, vấn đề làm biến dạng ca khúc thường thuộc về tác giả, bên sở hữu tác quyền, hoàn toàn không liên quan gì đến chức năng của nhà quản lý hành chính.

Thế nhưng sự sốt sắng trong việc cấm đoán cùng với sự “ăn có” của những “nhà phê bình tay chân” với chiêu trò quy chụp quan điểm tư tưởng quen thuộc đã tạo ra những trò hài hước, phơi bày sự bệnh hoạn trầm kha trong cỗ máy kiểm soát văn hóa của nhà cầm quyền Việt Nam. Trong khi trên thực tế, lệnh cấm luôn làm cho tác phẩm được chú ý nhiều hơn.

Hài hước nhất là sau việc siết chặt kiểm tra, cấm đoán những ca khúc miền Nam trước 1975 thực thi từ trung ương thì các cơ quan quản lý văn hóa địa phương cũng vào cuộc hăng hái thừa hành, hưởng ứng.

Từ đây xảy ra một sự cố dở khóc dở mếu: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Tiền Giang vì quá sốt sắng vào cuộc nên đã buộc gỡ nhầm một ca khúc “nhạc đỏ” (bài Màu Hoa Ðỏ của Thuận Yến phổ thơ Nguyễn Ðức Mậu) trên hệ thống kinh doanh karaoke trong tỉnh này. Sau đó, chính cơ quan này đã công khai nhận lỗi sơ suất, lầm tưởng… nhạc đỏ là “nhạc vàng.”

Và gần nhất, đêm nhạc “Nối Vòng Tay Lớn” do trường Ðại Học Y Dược Huế và gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức vào đêm 21 Tháng Tư bị tuýt còi vì trong chương trình có bốn ca khúc do ông Trịnh Công Sơn viết trước 1975: Ca Dao Mẹ, Nối Vòng Tay Lớn, Huế-Sài Gòn-Hà Nội, Ðêm Thấy Ta Là Thác Ðổ. Bốn ca khúc này bị liệt vào danh sách chưa được Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn cấp phép.

Sự đời trớ trêu, ca khúc này do chính Trịnh Công Sơn hát trên đài phát thanh Sài Gòn lúc 11 giờ 45 trưa 30 Tháng Tư 1975. Trong giờ phút miền Nam đang trải qua biến động, xáo trộn lớn thì sau lời phát biểu được nhiều trí thức Sài Gòn thời bấy giờ cho là khó hiểu và khó chấp nhận được, Trịnh Công Sơn đã hát “Nối Vòng Tay Lớn” không phải với cây guitar thùng như đã từng hát ca khúc Da Vàng đầy tình tự dân tộc hay những tình ca đầy nhân bản trước đó.

Nối vòng tay lớn có thể xem là một dấu mốc cho thấy sự xoay chiều đột ngột trong sự nghiệp sáng tác của Trịnh Công Sơn. Công chúng nghe nhạc và quan tâm đến thái độ chính trị của ông từ đây cũng bắt đầu phân hóa quan điểm mạnh mẽ khi nhìn về Trịnh Công Sơn theo hai hướng cơ bản: với người này sự thay đổi đó là xoay chiều hợp lý, nhưng với người kia là sự suy thoái của phẩm chất trí thức lẫn thẩm mỹ.

Vì tính cổ động reo vui hân hoan, ca khúc này vẫn được hát một cách rất đỗi bình thường trong các sinh hoạt hội, đoàn chính thống, nó cũng thường là ca khúc hát tập thể trước khi kết thúc các chương trình nhạc Trịnh tổ chức trong nước. Vậy mà một ngày nó được phát hiện nằm trong danh sách chưa được cấp phép. Sự chưng hửng với chính những cán bộ đoàn, hội trong hệ thống là nằm ở chỗ: hóa ra lâu nay họ đã hát vang một ca khúc còn ở trong “vùng cấm” nhưng lại lầm tưởng đó là một ca khúc an tâm nằm trong dòng nhạc đỏ rồi.

Ngày 12 Tháng Tư 2017, sau khi một số tờ báo chính thống lên tiếng “đòi công bằng” cho ca khúc này thì trên trang web của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn, “Nối Vòng Tay Lớn” được chính thức cấp phép cùng với 2,586 ca khúc sáng tác trước 1975. Một sự “sửa sai” nhanh chóng. “Nối Vòng Tay Lớn” lập tức trở về đúng vị trí và màu sắc của nó: đỏ. Một ca khúc bị… cấm lầm!

Ðã đến lúc bộ lọc quản lý văn hóa của nhà cầm quyền Việt Nam bắt đầu phơi bày những lúng túng, bất lực, giới hạn trước sức sống thực tế mạnh mẽ tự nhiên của những tác phẩm trong lòng dân chúng.

Càng lúng túng, thiểu hiểu biết, duy ý chí cộng với tính hăng hái “hồng vệ binh’ đã gây ra tình trạng “gậy ông đập lưng ông” qua những lệnh cấm là điều mà công chúng đang thấy với cường độ ngày càng cao.

Ðã đến lúc cho thấy cơ chế kiểm soát trở nên hài hước hơn bao giờ hết, bởi sự cấm đoán của nhà cầm quyền đưa ra là một gợi ý để sản phẩm bị cấm trở nên có cơ hội phổ biến hơn trong thực tế. Dĩ nhiên, trừ ra những sản phẩm bị cấm nhầm!