Hà Nội: Cái khó trong vụ Đồng Tâm

Hà Nội: Cái khó trong vụ Đồng Tâm

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

17-4-2017

Những viên CSCĐ đã bị dân Đồng Tâm bắt giam. Ảnh: Facebook

Vài ngày nay, thông tin qua mạng xã hội nóng lên bởi sự việc tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp Hà Nội. Những người nông dân giữ đất đã đồng tâm bắt hàng chục chiến sĩ cảnh sát cơ động nhốt lại, đòi nhà cầm quyền thả những người và đáp ứng các yêu sách của mình.

Có lẽ trong lịch sử cầm quyền của Cộng sản tại Việt Nam, trừ thời gian chiến tranh, còn lại khi đã cướp được chính quyền và thâu tóm được quyền lực về tay mình đến nay thì đây là lần đầu tiên, người Cộng sản Việt Nam gặp phải trường hợp một đoàn công an đông đúc với đủ loại trang thiết bị bị bắt giữ bởi người dân như vụ này.

Đã gần 3 ngày trôi qua, những thông tin ít ỏi về vụ việc vẫn tạo sự nóng bỏng trên mạng xã hội. Hơn thế, việc báo chí im thin thít rồi chờ đợi để copy lại vài dòng tin từ Công an một cách sợ hãi, dè dặt… đủ nói lên sự lúng túng và sợ hãi từ nhà cầm quyền.

Tức nước vỡ bờ

Điều cần nói, là vụ việc ở xã Đồng Tâm, thuộc huyện Mỹ Đức là vụ việc vốn tồn tại cả chục năm nay và vẫn cứ im lìm chìm đi giữa muôn vụ việc khác khắp nơi trên đất nước. Chẳng mấy ai và ngay cả hệ thống mạng xã hội chú ý đến vụ việc này.

Vì trên đất nước “bình an, hạnh phúc, ổn định và đáng sống” này vẫn hàng ngày hàng giờ bị nạn cướp đất đai, tài sản của người dân hoành hành bằng công an, cưỡng chế… Cái phương châm “đất đai sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý” có lẽ là một phát minh có tính lịch sử của những người cộng sản. Bởi đó là cái bùa hộ mệnh cho những hành động cướp bóc của người dân bất chấp đạo lý, bất chấp lương tâm và đơn giản là nghĩa đồng bào. Tất cả đất đai, ruộng vườn đều có thể bị cướp, dù đó là đất do chính họ hoặc cha ông họ khai khẩn từ đời nào thì cũng vậy, miễn là nhà nước nhảy vào “Quản lý”, thế là xong.

Vụ việc ở Đồng Tâm, nếu ai quan tâm chỉ cần vào Google với từ “Xã Đồng Tâm, Mỹ Đức” thì sẽ rõ. Ngay từ cách đây nhiều năm, báo chí đã nêu rõ việc chiếm cướp đất đai trắng trợn của người dân nơi đây của hệ thống Bí thư, cán bộ xã. Báo chí nhà nước kêu gào rồi cũng đành im vì chẳng ai làm gì được.

Ở Mỹ Đức, một chiêu bài được dùng để hù dọa và bịp người dân khá thành công là “Quốc phòng, an ninh”. Trong vụ Đồng Chiêm, nửa đêm nhà cầm quyền nổi hứng kéo gần ngàn quân đang đêm vào đập phá cây Thánh Giá trên Núi Thờ ở Giáo xứ Đồng Chiêm. Để lấp liếm tội ác này, nhà cầm quyền Hà Nội cho rằng cây Thánh Giá này “ảnh hưởng đến Quốc phòng, an ninh”. Một lý do rất… hài hước.

Nhưng, ở đây, sự lập lờ “Quốc phòng, an ninh” đã bị người dân bóc mẽ, họ đã không chấp nhận sự mập mờ đó. Nhưng mọi con đường kiện tụng, khiếu nại hết cửa nọ, đến cửa kia vẫn cứ quay về điểm xuất phát mới có… 10 năm.

Và người dân cứ vậy mà chấp nhận sự hà hiếp, đè nén và cướp đoạt của đám “đầy tớ nhân dân” bằng bao nhiêu trò thi thố nơi đây.

Thế rồi, bỗng dưng những thông tin và hình ảnh dồn dập làm nóng mạng xã hội về việc người dân Đồng Tâm đã tổ chức chống trả lại lực lượng đến cướp đất của họ và nhất loạt đồng lòng bảo vệ đất đai, tài sản của mình.

Thế rồi khi nhà cầm quyền giở con bài quen thuộc là dùng bạo lực để cướp đất đai, thì họ đã bắt giữ luôn cả một xe công an và cán bộ nhốt lại đòi nhà cầm quyền phải thả những người bị bắt.

Điều này làm cả xã hội sửng sốt.

Bởi điều đơn giản là ai đã từng sống trong chế độ cộng sản, thì mới hiểu được ý nghĩa của việc này như thế nào.

Với một nhà cầm quyền, mà “chính quyền sinh ra trên họng súng”, lấy bạo lực làm đầu thì đây là một việc “động trời” và ngang với những “tội tầy đình”.

Xưa nay, ở Việt Nam dưới thời Cộng sản, chỉ có việc nhà cầm quyền, công an, cán bộ muốn bắt ai là bắt, giữ ai là giữ, đánh đập ai là đánh đập, bỏ tù ai là bỏ tù chứ làm gì có ai dám bắt giữ cán bộ, công an bao giờ.

Xưa nay, nhà nước “của dân, do dân và vì dân” vốn “bình đẳng trước pháp luật” nhưng chỉ có cán bộ được bắt giữ, trấn áp người dân bằng mọi cách mà không bao giờ hề hấn gì, hoặc cùng lắm thì “cảnh cáo”, chết người thì vài ba năm tù… thế là xong. Còn người dân, những “ông chủ” nếu động vào đầy tớ của mình thì lập tức cả hệ thống vào cuộc và những tội lỗi tầy trời đã được dành sẵn, nhẹ nhất là “gây rối trật tự công cộng”, “chống người thi hành công vụ” còn nặng hơn thì “lật đổ chính quyền nhân dân”…

Tất cả đều có thể. Bởi chưng cả hệ thống từ lập pháp, tư pháp và hành pháp đều dưới một cây gậy của đảng “lãnh đạo tuyệt đối”. Và mọi hành vi đe dọa đến quyền lực của đảng, đều là “Chống lại Tổ quốc, chống lại dân tộc, và chống lại nhân dân” chứ không hề là chống đảng – Điều kỳ diệu của ngôn ngữ Việt thời đại Cộng sản là vậy.

Vậy điều gì đã thúc đẩy những người nông dân tay không nơi đây có những hành vi “động trời” “vuốt râu chó sói” này?

Có lẽ câu trả lời chỉ có thể là: Nhà cầm quyền đã đẩy họ đến cuối đường hầm bằng sự lộng hành và tàn bạo, đã mưu đồ tước đoạt nốt chút tư liệu sản xuất cuối cùng của họ, nghĩa là đẩy họ và con cháu, giống nòi họ vào chỗ chết.

Và đúng theo nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lenin, thì “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”. Hẳn nhiên, những người nông dân ở đây đã đấu tranh cả chục năm nay bằng nhiều hình thức khác nhau, đã nói lên sự áp bức ở đây dai dẳng như thế nào.

Rồi cũng đúng theo nguyên lý của Mác – Lenin, thì sức “nén càng mạnh, thì sức bật càng cao”. Chỉ có điều này mới có thể giải thích được hành động hôm nay của người nông dân xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.

Cái khó

Nếu như ở những vụ việc khác, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ giải quyết đơn giản hơn.

Thông thường là sự trấn áp bằng bạo lực một cách tàn bạo nhất có thể để đảm bảo chắc chắn phần thắng về nhà cầm quyền. Để làm được điều đó, hệ thống truyền thông được huy động vào cuộc. Bầy kền kền này được giao nhiệm vụ rỉa rói con mồi bằng mọi cách, kể cả bịa đặt, dựng chuyện, vu cáo và bóp méo… trước con mắt người dân nhằm chuẩn bị dư luận.

Và rồi một đêm đẹp trời hoặc một ngày mà tất cả mọi nẻo đường bị chặn, máy phá sóng và mọi sự liên lạc bị cắt đứt… là lúc bạo lực lên tiếng.

Hẳn nhiên, người dân tay không làm sao có thể trụ được với hệ thống lực lượng chuyên nghiệp được trang bị tận răng và nuôi nấng bằng tiền của chính những người dân này.

Và kết quả là máu, là bắt bớ, tù tội.

Thế nhưng, cũng có những lúc khi con bài bạo lực không tiện thi thố, thì con bài hòa hoãn được sử dụng. Phương cách “rút củi đáy nồi’ để hạ nhiệt đám quần chúng vốn thiếu sự hướng dẫn, lãnh đạo và nhất là thiếu đoàn kết, sau đó thì trở mặt khởi tố, đàn áp…

Nhiều vụ việc, người dân cứ tưởng những lời vàng ngọc từ những cán bộ chức cao, vọng trọng và uy thế thì sẽ được thực hiện như đinh đóng cột. Nhưng, chỉ cần người dân tin vậy rồi hạ nhiệt, rồi chia rẽ… là lúc các cán bộ lau mép, trở mặt và hệ thống nhà tù, công an, tòa án được khởi động theo lệnh của đảng.

Có lẽ, một trong những cách được sử dụng nhiều nhất, là việc đổ riệt cho một thế lực nào đó nếu có thể gán ghép được, hoặc là tôn giáo, hoặc là thế lực thù địch nước ngoài, hoặc là kẻ xấu lợi dụng… Để rồi sử dụng những biện pháp trấn áp dù bất nhân mấy thì vẫn “có lý” trước dư luận người dân.

Hay ít nhất, thì cũng như trường hợp em Nguyễn Văn Hóa ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh vừa qua. Một thanh niên 22 tuổi được nhà nước tặng cho những “thành tích” đáng nể. Đó là đã vận động được hàng ngàn người tham gia biểu tình chống Formosa, và đó là những người dân “nhẹ dạ, cả tin”… đại khái là dốt nát không chịu tin vào đảng sáng suốt.

Thế nhưng, ở đây thì hơi khó cho nhà cầm quyền.

Bởi người dân ở đây thuần nông, họ chân chất xưa nay vốn tin lời và nghe theo đảng, đã vi đảng mà hy sinh từ tính mạng cho đến tài sản. Không hề có yếu tố tôn giáo, “thế lực thù địch” hoặc “đối tượng xấu” ở đây.

Duy nhất để kích động họ, đó là hệ thống quan chức cộng sản tham nhũng và cướp bóc của họ thành một hệ thống từ trên xuống dưới bao che nhau.

Ở đó, theo báo chí cộng sản, thì đất vàng được các quan xã ẵm hết, người dân không ruộng cày.

Ở đó, một tên bí thư Huyện ủy có thể huy động cả họ hàng hang hốc được kéo nhau ra làm quan nhằm vơ vét tài nguyên và mồ hôi nước mắt người dân. Vì thế chúng liên kết hết sức hữu cơ và rất “có hệ thống, đúng quy trình”.

Vì vậy, cái cớ để vu cáo nhằm lấy cớ đàn áp là không nhiều.

Trong khi đó, vấn đề lại là ở chỗ chính sách đất đai, đường lối cướp bóc của dân lành là nguyên nhân, thì nhà cầm quyền lại không thể gỡ được. Bởi gỡ ra lấy gì để tồn tại?

Tạm kết

Có thể rồi nhà cầm quyền Hà Nội sẽ chọn một trong mấy cách trên đây, vốn đã thành “cẩm nang” chống lại nhân dân trong những trường hợp này.

Hẳn nhiên là họ sẽ “thắng lợi” khi dập tắt được sự phản kháng tức thời của người dân. Rồi lại bài cũ với một số người không ngoan ngoãn vâng lời để chịu cướp đất là đắc tội chống lại nhà nước…

Nhưng, hậu quả thì sẽ không như ý muốn của họ, đó là điều dễ nhìn thấy.

Bởi thời nay đã khác xưa cả điều kiện lẫn nhận thức của người dân.

Khi người dân đã thể hiện sự không sợ hãi, thì đừng nên đẩy họ vào chỗ cuối đường hầm.

Thế nhưng, mấy ai đã hiểu và làm được điều đó?

Và tôi chợt thấy văng vẳng bên tai, bài ca những người Cộng sản luôn gào thét:

“Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!
Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn!
Sục sôi nhiệt huyết trong tim đầy chứa rồi.
Quyết phen này sống chết mà thôi.
Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành…”

(Quốc tế ca)

Hà Nội, ngày 17/4/2017

J.B Nguyễn Hữu Vinh

VÌ SAO CÔNG AN THUA DÂN?

VÌ SAO CÔNG AN THUA DÂN?

Đào Hiếu

Nguyễn Trần Sâm

17-4-2017

Những CSCĐ bị dân bắt. Ảnh: FB

Như báo chí đã đưa tin, chiều 15 – 4, gần 30 người của chính quyền, trong đó có cả những viên cảnh sát cơ động, đã bị dân Đồng Tâm (Mỹ Đức, HN) bắt nhốt tại “nhà văn hóa” xã. Mục đích việc làm này của dân chúng là đòi chính quyền phải trả tự do cho những người bà con của họ đã bị chính quyền câu lưu trước đó vì hành động được gọi là “vi phạm đất đai”.

Một câu hỏi lớn được đặt ra: Vì sao những công an viên này lại để cho dân “bắt” được họ? Phải chăng vì họ không đủ năng lực và phương tiện để đè bẹp lực lượng quần chúng không có vũ khí trong tay, hay chí ít là thoát khỏi bàn tay của những người dân này?

Muốn trả lời câu hỏi này thì phải nghĩ đến những câu hỏi khác. Giả dụ viên chỉ huy của đội cảnh sát cơ động (nghe nói là trung đoàn?) ra lệnh xả súng vào đám dân hoặc không nổ súng nhưng dùng báng súng, lưỡi lê hoặc dùi cui đánh tới tấp vào đám dân dám chống lại mình, còn các chiến sỹ công an thì nhất loạt tuân lệnh, thì liệu đám dân đó có bắt nổi một công an viên nào không?

Dĩ nhiên là không! Khi đó thì đám dân kia chỉ có thịt nát xương tan hoặc ít ra là bị đau nhừ tử, chứ làm sao còn có thể bắt công an làm tù binh được nữa!

Như vậy, việc có hàng chục chiến sỹ công an thuộc “lực lượng mạnh” bị dân bắt nói lên rằng chỉ huy của họ đã không dám ra cái lệnh đó, hoặc/và các chiến sỹ cũng không dám thực thi một mệnh lệnh như vậy.

Vậy lý do để chỉ huy không dám ra lệnh và thuộc cấp không dám thực thi nếu có lệnh là gì? Câu trả lời là: Họ vẫn còn tính người và tình người. Họ không đang tâm bắn vào hoặc đánh đập tàn nhẫn những người dân tay không tấc sắt. Họ biết rõ đó là những người vô tội và nghèo khổ, đã chịu bao oan trái do những kẻ có thế lực gây ra. Nghĩa là chúng ta vẫn còn có thể hy vọng vào những con người này. Đa số vẫn còn lương tâm. Và nhiều người trong số đó cũng có bà con, anh em hoặc xóm giềng là những người dân nghèo đáng thương. Họ từng nhiều lần chứng kiến cảnh khổ của những người thân. Và họ đã nhận ra rằng chính nghĩa không ở phía họ, nếu họ ra tay đàn áp.

Xưa nay vẫn vậy. Một khi hàng ngàn người dân bị dồn đến bước đường cùng thì họ sẽ nổi dậy. Ban đầu, những nhóm lẻ tẻ sẽ bị đàn áp. Những đám dân khác sẽ sợ và im tiếng. Nhưng khi không còn gì để mất thêm thì con người sẽ hết sợ. Họ sẽ nổi dậy đông hơn. Sẽ tiếp tục có đàn áp, nhưng rồi “một người rơi, mười người tiến”, và sẽ đến lúc có hàng triệu người đứng dậy. Sẽ đến lúc lực lượng đàn áp không thể thực thi nhiệm vụ đàn áp được nữa. Dù ban đầu, những kẻ có vũ trang này chưa nhận ra được chính nghĩa, nhưng rồi trong những cuộc cọ xát, những chiến dịch đàn áp, dần dần họ sẽ nhận ra lẽ phải. Khi đó, những mệnh lệnh đàn áp sẽ không được thực thi nữa. Lực lượng đàn áp sẽ quay súng!

Đó là quy luật!

Thật không may cho nhà cầm quyền nào không nhận thức được quy luật này, một quy luật mà chính những thủy tổ của CNCS cũng từng nói đến nhiều lần.

Vào thời kỳ trước sau năm 1980, cả nước đói khổ, dân tình ca thán. Những bài vè chế giễu nhà cầm quyền xuất hiện khắp nơi. Có cả những bài như “sấm ký”. Đó là những dấu hiệu của sự suy sụp. Nhưng vào thời đó chưa có đàn áp. Dân chưa bị đánh, chưa bị quy thành “các thế lực thù địch”. Một số người nói: Chắc sắp tiêu! Nhưng tôi nói: Đã có gần đủ các dấu hiệu, nhưng còn thiếu đàn áp dân.

Còn bây giờ thì đã có! Khắp nơi, hàng ngàn người dân bị đàn áp sau khi bị dán nhãn “các thế lực thù địch”!

Và không chỉ có vậy. Giai đoạn cuối của thời kỳ đàn áp dân đã đến. Lực lượng đàn áp đã bỏ chạy. Không chỉ ở xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức. Việc đó cũng đã xảy ra hơn một lần ở những nơi khác, nhất là quanh Formosa Hà Tĩnh!

Vì sao rất hiếm khi tim bị ung thư? Lại có thể chữa được bệnh cho thân thể?

Vì sao rất hiếm khi tim bị ung thư? Lại có thể chữa được bệnh cho thân thể?

Trái tim là bộ phận duy nhất trong cơ thể người không bị ung thư, hơn nữa lại là liều thuốc hữu hiệu nhất. Cùng xem các chuyên gia phân tích về vấn đề này.

Tâm chủ thần minh, ý nghĩa rất sâu xa.

Tim là liều thuốc hữu hiệu nhất

Năm 2008, Tiến sĩ David Vesely thuộc Đại học Nam Florida, nước Mỹ trong một nghiên cứu về tim đã phát hiện: Trái tim có thể tiết ra một loại hormone để cứu sống con người, nó không những trong vòng 24 giờ có thể giết chết hơn 95% tế bào ung thư, mà đối mặt với các bệnh nan y khác thì cũng có tác dụng trị liệu vô cùng hiệu quả.

Câu chuyện bắt đầu từ hai người bạn của TS. Vesely: Một cặp vợ chồng người Anh quốc, vào năm 2003 bị ung thư, được cho rằng chỉ sống được khoảng ba tháng nữa. Hai người họ sau khi ngừng trị liệu, lựa chọn dùng 2 tháng còn lại để hoàn thành 50 việc trong cuộc đời. Sau đó họ cùng ký một hợp đồng du lịch, dốc hết gia sản 4 vạn bảng Anh, thực hiện một cuộc hành trình vòng quanh thế giới, với điều kiện là chỉ cần một người trong 2 vợ chồng qua đời, thì hợp đồng sẽ chấm dứt.

Công ty du lịch đến bệnh viện khảo sát, cho rằng họ chỉ sống được khoảng 1 tháng nữa, ký kết hợp đồng này là rất có lợi, bèn lập tức ký kết. Nhưng vượt ngoài dự định ban đầu, chuyến hành trình kéo dài đến một năm rưỡi, hai vợ chồng họ cảm thông cho công ty du lịch, đã tự động hủy hợp đồng và trở về nhà. Sau đó họ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện toàn bộ tế bào ung thư đều đã biến mất. Vốn là căn bệnh hiểm nghèo tưởng chừng không thể trị khỏi thì lại không thuốc mà hết.

Sự việc này khiến cho TS. Vesely cảm thấy rất hứng thú. Ông sau đó tiến hành nghiên cứu đã phát hiện, trái tim lúc bình tĩnh vui vẻ hạnh phúc, sẽ tiết ra một loại hormone, có tác dụng trị liệu các chứng bệnh nan y. Nghiên cứu của ông làm chấn động thế giới, được vinh dự là nhà khoa học “Tiết lộ mấu chốt cuối cùng của Thượng Đế”.

 Trái tim lúc bình tĩnh vui vẻ hạnh phúc, sẽ tiết ra một loại hormone, có tác dụng trị liệu các chứng bệnh nan y.

Câu chuyện về cặp vợ chồng ung thư tự khỏi bệnh này, đến từ một bài viết trong cuốn sách của vị Trung y Đài Loan Ôn Tần Dung (Wen Pinrong). Bà Ôn nói về ví dụ này:

 “Nói đến những ví dụ như thế này, sẽ nói đến tâm linh con người. Bởi vì tất cả cơ quan nội tạng, gan, tỳ, phổi, thận, dạ dày, ruột… đều có (mắc bệnh ung thư), chỉ có tim không có. Vì sao tim không có? Bởi vì Trung y nói: ‘Tâm giả, quân chủ chi quan dã, thần minh xuất yên’ (tâm giữ chức quân chủ, nơi thần minh xuất ra). 

“Cái này chính là như trong “Hoàng đế nội kinh” giảng ‘Chủ minh tắc hạ an, dĩ thử dưỡng sinh tắc thọ’ (chủ minh mà an thì nhờ đó dưỡng sinh sẽ thọ), chỉnh thể sẽ vững vàng khỏe mạnh”.

Ôn Tần Dung giải thích, tâm (tim) chính là chân mệnh thiên tử, “đại thiên hành mệnh”. Tâm chủ thần minh, thần minh là chỉ tinh thần ý thức, hoạt động tư duy, là chúa tể của thân thể và linh hồn. Cho nên tất cả các cơ quan nội tạng đều bị ung thư, nhưng riêng tim là không bị ung thư, chỉ ngừng đập khi chính thức tử vong. Một người có thể xác và tinh thần bình ổn, tâm tình ổn định, thân thể liền sẽ nhanh chóng phục hồi khỏe mạnh.

Vậy nên:

“Bác sĩ tốt nhất chính là bạn, tim là loại thuốc mạnh nhất, tự nhiên nhất cho sức khỏe, đều có thể trị liệu mọi chứng bệnh của cơ thể”.

Đổng Thảo Nguyên (Dong Caoyuan), một vị Trung y dân gian ở Quảng Đông cũng suy nghĩ về “vì sao tim không bị ung thư?”. Bà cũng thăm dò và nghiên cứu vấn đề này, và phát hiện bí mật giống như Ôn Tần Dung.

Tại sao lại có “Trí mưu chi sĩ sở kiến lược đồng”, những kẻ sĩ trí mưu thì ý kiến của họ đều gần gần giống nhau? Mặc dù mọi sự vạn vật biến hóa vô cùng, nhưng “Thiên Đạo” chỉ có một đầu, đó là giống như định luật vĩnh hằng, chỉ có một Mặt trời mỗi ngày mọc lên ở đằng Đông vậy. Cả Ôn Tần Dung và Đổng Thảo Nguyên cũng thế, dù là Đài Loan hay Quảng Đông, quay lại truyền thống Trung y “Thiên Đạo quan”, liền có được một chiếc chìa khóa giống nhau mở ra vũ trụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bác sĩ Trung y Đài Loan, Ôn Tần Dung.

 Trung y đứng tại quan điểm vũ trụ để nhìn nhận nhân thể

Tâm tình ổn định, cần phải có rất nhiều điều kiện. Ôn Tần Dung cho rằng nhiều bác sĩ ngày nay thường dọa dẫm bệnh nhân rằng bệnh của họ vô cùng nghiêm trọng. Ví như một người thường mắc chứng huyết áp cao, đã bị bác sĩ nói gọn rằng “uống thuốc cả đời”, từ đó về sau lo sợ sống qua ngày, kỳ thực mỗi ngày đều sống trong sợ hãi.

Sau khi khám lâm sàng, Ôn Tần Dung phát hiện một người trước khi ăn cơm đường máu cao tới 300, cô kiên quyết nói cho bệnh nhân biết, không phải đường trong máu có vấn đề, mà là tâm tình có vấn đề. Cô dặn bệnh nhân cần thoải mái tinh thần, quả nhiên đường máu đã giảm. Còn có người bị phán cao huyết áp sau đó đã trở lại bình thường, cuối cùng dừng uống thuốc.

Như vậy, một người phải thu xếp ổn tinh thần, thoát khỏi sự sợ hãi?

Ôn Tần Dung nói:

“Muốn khống chế một người thì biện pháp tốt nhất là khiến họ sợ hãi, cho nên thông thường, nhiều bác sĩ đều đe dọa người bệnh, tinh thần của chúng ta đều bị khơi mào, đều bị nô lệ hóa rồi”.

… Tôi đều hỏi người bệnh: ‘Đây quả thật là những điều bạn muốn sao? Muốn có thật nhiều tiền, thi đậu trường học tốt, đạt được công thành danh toại… Đây là điều bạn thật sự muốn sao?’.

 Kỳ thực không phải là điều chúng ta thực sự muốn, mà là bị xã hội tẩy não kích thích, bị phụ huynh kỳ vọng, nên muốn liều mạng, kết quả tranh đấu cuối cùng thân thể đều vỡ ra rồi, lại cũng không cảm giác được hạnh phúc. Rất nhiều người sau khi sinh bệnh mới có thể thật sự tỉnh ngộ: Rốt cuộc sống là vì gì đây? Nhiều tiền như vậy để làm gì? Đây là những điều tôi muốn nhấn mạnh trong sách của mình, hy vọng mọi người tìm lại được hạnh phúc thực sự”.

 Như vậy, con người như thế nào mới hạnh phúc?

Từ khi có nhân loại đến nay, bản năng của con người luôn đặt ra một câu hỏi sắc bén: “Con người là gì? Ta là ai?”. Từ cổ chí kim, tất cả các nhà thần học, triết học, khoa học gia… đều đi tìm câu trả lời. Ôn Tần Dung trong sách kể về một cậu bé 12 tuổi uống trộm thuốc ngủ, khi bà đi vào phòng khám bệnh, cậu bé liền bắt đầu hỏi bà:

 “Tôi là ai? Vì sao phải sống? Về sau tôi cũng giống như cha mẹ mình, học ở trường, kết hôn, sinh con, sau rồi chờ chết sao? Vì sao cứ bắt tôi phải đạt thành tích tốt? Vì sao?…”.

Thước đo thành công của đời người là gì?

Bà thở dài nói, nếu một người mù mờ về giá trị tích cực, họ sẽ không cách nào nhận thức tinh tường về vấn đề này, chẳng những cuộc sống sẽ mê mang, mà nội tiết cũng sẽ mất cân đối, cuối cùng khiến thân thể khó tránh khỏi bệnh tật.

 Tâm linh ảnh hưởng đến thân thể, ngũ tạng phản ánh tâm hồn

Ôn Tần Dung nói:

“Tàng giống như hệ thống “hồn, thần, ý, phách, chí” đối ứng với ngũ tạng; như gan tàng hồn, tim tàng thần, tỳ tàng ý, phổi tàng phách, thận tàng chí.

 Làm thầy thuốc càng lâu càng có cảm giác này, tựa như hồn, thần, ý, phách, chí không ở tại không gian này, nhưng đều làm chủ điều khiển thân thể chúng ta. Nếu như hồn, thần, ý, phách, chí không tồn tại trong không gian chúng ta, mà đến từ vũ trụ, như vậy có lẽ chúng ta đều có một tinh thể đối ứng, là có liên kết với nó, mỗi người chúng ta đều có lai lịch, chỉ là chúng ta không biết mà thôi. Vậy tại sao lại tới địa cầu này? Phải chăng là mang theo nguyện vọng và nhiệm vụ nào đó mà đến?”.

Ôn Tần Dung tiến thêm một bước giải thích: “Giống như não chúng ta, các nhà khoa học phát hiện chúng ta chỉ sử dụng 2% dung lượng của não, chiếm khoảng 3% khối lượng của cơ thể, nhưng lại cần tới ¼ tổng khí oxy; lưu lượng máu chảy lên não chiếm 15% khối lượng máu từ tim đẩy ra… Nếu như con người chỉ dùng 2% não bộ, vì sao cần nhiều lượng dưỡng khí và máu như vậy? 98% não còn lại thì đang làm gì? Có lẽ chúng chính là trạm trung chuyển, có chức năng giống như nhà ga”.

Bởi vậy, bà suy luận thần, hồn, ý, phách, chí tại nhân thể, tựa như linh hồn mặc một bộ y phục. Ôn Tần Dung nói:

 “Cho nên vấn đề linh hồn là vấn đề y học, vũ trụ xảy ra vấn đề thì con người cũng có vấn đề… Tôi phát hiện có một số người bị bệnh nguyên do là vì: Họ giống như không tìm thấy chính mình, có lẽ đây là gốc rễ của vấn đề”.

Trung y xem thân thể người như một vũ trụ.

 Quan điểm của Trung y về nhân thể và vũ trụ

Ôn Tần Dung thể ngộ rằng châm cứu giống như là thuận theo khí tượng của vũ trụ vậy, điều chỉnh nhân thể có thể hài hòa cộng hưởng với vũ trụ, có thể khiến con người nhanh chóng hồi phục khỏe mạnh, bình an, không cửa ải khó khăn nào không vượt qua. Bà nói:

“Mỗi lần châm cứu khởi huyệt, tôi đều có thể cảm thấy khí di chuyển, lúc khí cơ điều động kinh mạch huyệt vị, thật sự nhận thấy người bệnh sắc mặt liên tục biến đổi.

 Ví như bệnh tim sắc mặt vốn là xanh xao, bờ môi biến thành màu thâm đen, sau khi châm cứu thì môi trở nên hồng hào; ý thức vốn vô hồn, sau khi châm cứu thì đôi mắt sáng lên hoàn hồn, sắc mặt trắng bệch chuyển sang hồng hào, nếp nhăn cũng tiêu bớt…

 Đây là chúng ta chứng kiến sự biến hóa của con người giữa trời đất, khiến cho người ta vô cùng kinh ngạc. Cho nên tôi mỗi ngày trong cuộc sống đều thưởng thức sự ảo diệu của vũ trụ”.

Trung y xem thân thể người như một vũ trụ

 “Tây y phát triển về giải phẫu thân thể người, chỉ là đứng trên địa cầu để nhìn nhận nhân thể; Trung y coi nhân thể ngoài hệ thống giải phẫu ra còn có hệ thống tàng đối ứng với ngũ tạng, đó là ‘hồn, thần, ý, phách, chí’, là đứng tại vũ trụ để xem nhân thể, chính là xem con người như một vũ trụ”.

Bà đưa ra ví dụ lúc thủy triều, trăng tròn, rất nhiều người sẽ sinh bệnh thậm chí là bệnh nặng; cảm xúc dễ dàng lên xuống, án hung sát cũng nhiều hơn, đều là có quan hệ với vũ trụ. Như những lần thiên tai biến dị, trục địa cầu bị lệch, hiện tượng nhiều tinh cầu nổ tung… những hoàn cảnh biến hóa bên ngoài này đều sẽ ảnh hưởng đến nhân thể.

Tuy nhiên, với những điều như vậy Trung y lại thường bị người hiện đại công kích là phản khoa học.

Ôn Tần Dung khá bức xúc nói: “Lão tổ tông của chúng ta là Viêm Hoàng tử tôn 5.000 năm, vì cớ gì Tây y mới phát triển 200 – 300 năm lại có thể đánh bại? Vì sao lại chối bỏ tất cả? Khoa học thực nghiệm có phải là khoa học thực sự không? Vật lý giới, lượng tử cơ học, còn có “nguyên lý bất định” của Heisenberg! Cả con người, toàn bộ vũ trụ đều từng giây từng phút thay đổi, cho dù bạn có đầy đủ trí tuệ cũng không đủ năng lực để chứng minh hết thảy tự nhiên. Ai có tư cách phê phán trí tuệ của lão tổ tông? Tôi cho rằng có thể chữa khỏi bệnh mới là khoa học cao nhất, miễn là có hiệu lực thì mới là khoa học cao nhất”.

Con người hiện đại không lý giải được nhiều sự việc chân thực và lý luận của Trung y

 “Khoa học chẳng phải là lý luận phong phú hoặc dụng cụ tinh vi, vậy thì vì sao chúng ta luôn phát sinh bệnh? Tự nhiên mới là khoa học cao nhất, bởi tự nhiên là Thần kỹ, dụng cụ là người kỹ, nhân lực không cách nào thắng thiên. Nếu khoa học phát triển như vậy, vì sao Tổ chức y tế thế giới công bố nhân loại còn có 8 nghìn chủng bệnh không thể trị liệu, còn có rất nhiều siêu vi trùng xâm nhập vào con người, trước mắt không có cách nào trị liệu? Hơn nữa tổ chức đó còn cho biết: Người bệnh toàn cầu, có 1/3 đã chết vì sự cố chữa bệnh, 1/3 chết vì thuốc… Họ cũng không phải vì bệnh tật mà chết. Cho nên chúng ta thực sự phải trở về với tự nhiên.

 Chúng ta thường nói ‘Chúc bạn may mắn’, vì sao lại nói đến vận mệnh như vậy, thực tế chính là, thuận theo nhịp dưỡng sinh của thiên địa thì sẽ gặp may mắn; rời xa đạo mà đi thì sẽ gặp vận xui, vận xấu. Cho nên nói chúc bạn gặp vận may”.

 “Trung y” – Y học “Trung hoà”, “Cân đối”

Trong mắt của Ôn Tần Dung, bà coi “Trung y” định nghĩa là “y học Trung Hoa”, hàm ý rằng làm người chữa bệnh cần đạt tới y học “trung hòa”, “cân đối”; là mối liên kết giữa linh hồn vũ trụ và vật chất nhân thể, nó trở thành y học “trung gian”.

Chính như “Trung dung” nói: “Trung dã giả, thiên hạ chi đại bản dã; hòa dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã. Trí trung hòa, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên”. (Tạm dịch: Trung là cái gốc lớn của mọi nhà; hòa là đường lối thành tựu của con người. Làm hết mức đạo trung hòa, trời đất được đúng ngôi, vạn vật được nuôi nấng).

Như thế xem ra, Trung y chẳng những là tư tưởng văn hóa truyền thống tinh túy của Trung Hoa, cũng là đạo lý thiên địa dưỡng dục của vũ trụ, càng là báu vật của nhân loại.

Lucie 1937 gởi

Giáo sư Nguyễn Ngọc Linh, người xây dựng ngôi nhà báo chí VN

Từ Thức
(Cựu Thông tín viên VTX tại Hòa đàm Ba Lê)

Giáo sư Nguyễn Ngọc Linh vừa qua đời, hưởng thọ 88 tuổi, nột năm sau ngày bào đệ Nguyễn Ngọc Bích quy tiên. Hai ông là những khuôn mặt tích cực của sinh hoạt báo chí và văn hóa, giáo dục, ở miền Nam trước 75 và sau đó, ở hải ngoại.

Ông Nguyễn Ngọc Linh là người đã mang lại tính chuyên nghiệp cho báo chí ở miền Nam, và cũng là người đặt nền tảng cho báo chí  “quốc gia” ở hải ngoại.

blank

CHUYÊN NGHIỆP HÓA NGHỀ LÀM BÁO

Trong chức vụ Tổng giám đốc Việt Tấn Xã (từ 1965), ông mở khóa huấn luyện báo chí đầu tiên ở Sai Gòn, với 30 khoá sinh trẻ, trên dưới 20 tuổi. Việt Tấn Xã  (VTX) là cơ quan truyền thông quan trọng hàng đầu của Việt Nam Cộng hòa, một quốc gia đang lâm chiến.

VTX cung cấp tin tức, phóng sự cho báo chí Việt Nam và ngoại quốc, với các ấn bản Việt ngữ, Pháp và Anh Ngữ.

Đó là giai đọan đầu tiên của lịch sử báo chí miền Nam, ký giả, phóng viên được đào tạo  để nắm vững những kỹ thuật viết tin, phóng sự theo những tiêu chuẩn của báo chí Quốc tế.

Trước đó, người ta làm báo theo kiểu rất tài tử, rất…Việt nam. Anh nào có năng khiếu hay trình độ văn hóa khả quan thì viết lách gọn ghẽ, anh nào kém hơn vẫn viết lách; viết lách theo kiểu… bình dân, lôi thôi, dài dòng, với một mớ kiến thức chuyên nghiệp rất lơ mơ.

Với hy vọng ‘’nghề dạy nghề ‘’, nhưng khi cái căn bản nó không vững, kinh nghiệm nhiều khi chỉ là cái hại. Ở một nước tân tiến, cái gì cũng phải học, từ ông kỹ sư cho tới ông sửa ống cống, ông thợ hớt tóc, anh thợ hồ, chị bán cá.

Ngược lại, ở một nước chậm tiến, không cần phương pháp. Nếu anh thấy mình muốn nấu phở, nếu bà thấy mình có khiếu làm bánh cuốn, cứ khơi khơi mở tiệm. Báo chí cũng vậy. Một sớm, một chiều, cao hứng, hay không biết làm nghề ngỗng gì, ông có thể trở thành ký giả. Chỉ cần biết đọc, biết viết. Đúng hơn, chỉ cần biết đọc, còn viết,  trong nhiều trường hợp, phải xét lạị .

Môi trường báo chí hỗn loạn như xã hội VN; Bên cạnh những nhà báo khả kính-và khả tín-có kiến thức, có lương tâm nghề nghiệp, coi nghề báo như một sứ mạng, cũng có những ông trình độ văn hóa rất mơ hồ, khả năng chuyên nghiệp rất đại khái. Cái khiếm khuyết về khả năng còn tai hại hơn nữa nếu nó đi đôi với sự vắng bóng lương tâm nghề nghiệp.

Thời  ấy, không thiếu những người coi nghề viết báo là một cơ hội để làm ăn với những người có quyền thế, có máu mặt. Đâm thuê, chém mướn bằng ngòi bút nó tệ hại hơn cả đâm thuê, chém mướn bằng dao, búa. Cái bệ rạc văn hóa nó tệ hại và bệ rạc hơn cái bệ rạc xã hội.

Khóa huấn luyện báo chí VTX  của Giáo sư, Nhà báo Nguyễn Ngọc Linh dạy viết tin, viết ký sự, làm phóng sự, bình luận thời sự, những kỹ thuật chuyên môn tối thiểu không thể thiếu của người làm báo. Khóa học cũng đặt vấn đề lương tâm, trách nhiệm của người cầm bút.

Cố nhiên, không phải qua một khoá huấn luyện, bạn trở thành một nhà báo xứng đáng với tên gọi, nhưng đó là điều kiện tối thiểu để hành nghề, điều kiện tối thiểu để đưa báo chí VN ra khỏi tình trạng tiểu công nghệ. Ra khỏi tình trạng lạc hậu của một nước chậm tiến. Nó cho bạn một gói hành lý tối cần để nếu bạn có ý chí học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu không ngừng, để, một ngày đẹp trời nào đó, trở thành một ngòi bút chuyên nghiệp, có thể trình làng một bài báo đáng gọi là bài báo.

Trong số 30 người tốt nghiệp khoá báo chí, một số làm việc cho VTX, một số cộng tác với các cơ quan báo chí khác. Một nhóm sáng lập ‘’ Việt Nam Ký Sự ‘’, cung cấp phóng sự cho báo chí miền Nam.

Khi nhận chức giám đốc Đài Phát Thanh, Đài Truyền Hình (1964), Ông Linh cũng không quên việc huấn luyện để đào tạo những người chuyên nghiệp. Đó là một bước đầu cho những phân khoa báo chí sau này ở vài Đại học, như Đại Học Đà lạt. Bước tiến ấy bị chận lại với cái đại họa 75 chụp xuống miền Nam.

Ngày nay, báo chí ‘’ lề phải ‘’ trong nước chỉ là công cụ của một chế độ độc tài do đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Ở đó không có báo chí, chỉ có những tờ truyền đơn.

Nhân dịp, xin ngả mũ chào những nhà báo độc lập, đang sẵn sàng hy sinh để nói lên tiếng nói của sự thực, của lẽ phải.

Bên cạnh sinh hoạt trong ngành truyền thông, ông Nguyễn Ngọc Linh còn tích cực trên lãnh vực giáo dục. Ông cùng bà Linh mở trường dạy Anh ngữ, cùng bào đệ Nguyễn Ngọc Bích và bà Bích mở Đại Học Cửu Long. Muốn cải tiến đất nước, không có con đường nào khẩn cấp hơn là phát triển giáo dục. Ông Linh là người thấy gần và nhìn xa. Chỉ thấy gần là người thiển cận. Chỉ nhìn xa là người sống ở trên mây.

ĐẶT NỀN TẢNG CHO BÁO CHÍ VIỆT NGỮ HẢI NGOẠI.

Sau 75, báo chí VN mở ra như nấm ở nước ngoài, đặc biệt tại Hoa Kỳ, nơi có dông người Việt tị nạn sinh sống nhiều nhất trên Thế giới. Tình trạng báo chí hải ngoại đã trải qua nhiều giai đoạn, từ giai đoạn khó khăn của những ngày chân ướt, chân ráo, tới một thời trăm hoa đua nở, và ngày nay, một giai đoạn đầy thử thách. Báo chí Việt ngữ đang sống bi quan, trong cái bi quan chung của báo chí thế giới. Số độc giả bớt đi, vì nhiều người cao niên, đọc sách báo Việt ngữ nhiều, dần dần ra đi. Những người trẻ trình độ tiếng Việt kém, có nhiều hình thức giải trí thích hợp hơn, không thấy có nhu cầu đọc sách báo Việt ngữ. Đó là một vấn đề rất đáng quan tâm.

Báo chí, hay những sinh hoạt văn hóa, là chuyện tối cần cho một công đồng. Một cái giây nối những thành phần hỗn tạp của cộng đồng lại với nhau, là cái gạch nối giữa người Việt ly hương trên khắp thế giới. Khi không còn sinh hoạt báo chí, sinh hoạt văn hóa, cộng đồng sẽ trở thành một cộng đồng chết, không cá tính, không tâm hồn . Cũng như một cá nhân không có văn hóa chỉ là một xác chết biết đi. Cố nhiên, đó là nói về báo chí theo đúng nghĩa của nó. Tạm bỏ qua những tờ báo lá cải, chỉ chuyên tung tin dựt ngân, mạ lỵ, chụp mũ, điển hình của một thời đại nhiễu nhương.

Ít người biết Ông NNL là người  đặt viên đá đầu tiên cho báo chí có khuynh hướng quốc gia ở hải ngoại. Trước đây, ở hải ngoại, nhất là ở Pháp, báo chí Việt ngữ rất lèo tèo, hầu hết đều thiên Cộng, hoặc bị CS giựt dây.

Ông Linh phụ trách báo chí, truyền thông bên cạnh Phái Đoàn VNCH tại cuộc hội đàm Paris về VN (1968). Ông thấy cần một tờ báo Việt Ngữ, loan tin và trình bầy vấn đề VN với quan điểm của VNCH, chống lại luận điệu tuyên truyền của tờ Đoàn Kết hay những tờ báo thiên Cộng, phát hành ở Paris hay các nước Âu Châu. Tuần báo TIN QUÊ HƯƠNG ra đời ít ngày sau khi cuộc hội đàm bắt đầu, phát hành đều đặn, cho tới ngày 30 tháng Tư, 75. Báo gởi tới tận nhà cho các độc giả hải ngoại ở khắp nơi. Lần đầu tiên, người Việt sống ở nước ngoài từ lâu, được đọc tin tức về VN , thấy miền Nam có khuôn mặt khác hẳn với hình ảnh do báo chí CS tô vẽ.

Trước 75, khuynh hướng thiên tả rất mạnh ở Âu Châu, nhất là ở Pháp. Trước Tin Quê Hương, đại đa số báo chí Việt Ngữ đều thiên Cộng, từ những tờ báo dành cho giới bình dân, thợ thuyền, cựu quân nhân trong quân đội Pháp, sống xa quê hương từ lâu, hoàn toàn bị đàu độc bởi tuyên truyền CS.’’ Trí thức ‘’, nghiã là giới sinh viên, khoa bảng cũng không hơn gì, bị ảnh hưởng của báo chí thiên tả Pháp, đứng đầu là tờ Le Monde. Le Monde, cẩm nang của trí thức, sinh viên du học, khi loan tin Khmer Đỏ tiến về thành phố, đã viết một cách khơi khơi là dân chúng hồ hởi đứng hai bên đường chào đón quên giải phóng.

Ký giả của Le Monde chỉ nói tới cái tốt của CS và cái xấu của VNCH . Ở thời điểm đó, là trí thức, nghĩa là thiên Cộng, thiên tả. Người ta nhắm mắt trước sự thực. Được hỏi tại sao yên lặng trước những tội ác của Goulag, Jean Paul Sartre trả lời : ‘’ Il ne faut pas désespérer Billancourt‘’ (Không nên làm Billancourt tuyệt vọng ‘’.) Boulogne-Billancourt , ở ngoại ô Paris, nơi có trụ sở của hãng xe hơi Renault, được coi là tiêu biểu cho cuộc tranh đấu của thợ thuyền Pháp, giấu sự thực ở Nga để thợ thuyền khỏi thất vọng và tiếp tục tranh đấu cho thiên đường xã hội chủ nghiã. Bất chấp sự thực, vì sự thực không có cách mạng tính, la vérité n’est pas révolutionnaire, như một câu nói nổi tiếng khác. Trong bối cảnh đó, rất nhiều sinh viên miền Nam, du học với học bổng VNCH, nhưng ‘’chống Mỹ cứu nước’’.

LÀN GIÓ NGUYỄN NGỌC LINH

Báo  Tin Quê Hương đã mang một hình ảnh khác, một cái nhìn khác về quê hương, đã hỗ trợ cho những người chống Cộng còn hiếm hoi ở hải ngoại thời ấy. Nhiều độc giả lần đầu nghe tới lúa thần nông, chính sách chiêu hồi, thảm sát Mậu Thân, tai họa kinh hoàng của Cải Cách điền địa. Nhiều người, lần đầu tiên, khám phá Võ Phiến, Nguyễn Mạnh Côn, Tô Thùy Yên…

Đó là một tiếng nói khác với gịọng lưỡi CS, ở một thời chưa có Internet, tuyên truyền là độc quyền của CS. Ngày nay, chống Cộng là chuyện đương nhiên trên báo chí Việt Nam hải ngoại.

Năm 1968, đánh dấu thảm họa Cộng Sản bao phủ Tết Mậu Thân ở miền Nam, làng báo Việt Nam đã đón nhận một luồng gío mới đến từ một nhà báo đầy sáng kiến, một người nắm vững kỹ thuật truyền thông Quốc tế  hiếm hoi ở VN, Ông Nguyễn Ngọc Linh.

Người Việt ta có thói quen trọng nể những người có bằng cấp, kể cả những tay khoa bảng, ngoài việc học gạo lấy bằng, không có khả năng gì, không làm gì ra hồn, trói gà không chặt và cũng chẳng thử vén tay trói gà, vì lười và vô trách nhiệm.
Nhiều người trong chúng ta quên rằng đất nước muốn tiến bộ, phải có những ngưòi nhìn xa, trông rộng, có sáng kiến, và sẵn sàng thực hiện những sáng kiến đó, dù nó rất mới với thời đại. Những người có khả năng và thiện chí thường muốn truyền đạt kiến thức để góp một viên gạch , xây dựng một ngôi nhà chung cho đất nước.

Những người như vậy, trong xã hội VN không đông đảo như người ta tưởng. Ông Nguyễn Ngọc Linh là một trong số những nhân vật hiếm hoi đó.-/-

Từ Thức

(Paris)

Xét xử 12 vụ án lớn trong năm nay

Xét xử 12 vụ án lớn trong năm nay

2017-04-17
 
Chi nhánh Sacombank tại thủ đô Viêng Chăn của Lào chụp hôm 16/3/2011.

Chi nhánh Sacombank tại thủ đô Viêng Chăn của Lào chụp hôm 16/3/2011.

AFP photo
Kế hoạch kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 12 vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo trong năm 2017 được đưa ra thảo luận và thống nhất thông qua trong cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng ngày 17 tháng 4 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ban này nêu chỉ tiêu sẽ kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 12 vụ án lớn trong năm nay.

Thông tấn xã Việt Nam cho biết tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương nêu ra những vấn đề còn khó khăn trong công tác phòng chống tham nhũng. Trong 12 vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, có 4 vụ xảy ra tại Ngân hàng bao gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VIệt Nam (BIDV).

Phát biểu tại cuộc họp, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá sự cố gắng hợp tác giữa các cơ quan chức năng và các nhân trong Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban chỉ đạo. Đặc biệt đề cao cố gắng việc điều tra, xử lý giai đoạn II vụ án Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng xây dựng VNCB, và giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm, Ngân hàng Oceanbank.

Tuy nhiên, do vẫn có một số công việc chưa có sự phối hợp chặt chẽ, ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị cần phải xem xét vấn đề dựa trên cơ sở pháp luật và khách quan.

Cũng trong cuộc họp ngày 17 tháng 4, vụ án Trịnh Xuân Thanh và Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và vụ án của cựu Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt nhắc đến trong số 12 vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi.

Về vụ Trịnh Xuân Thanh, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết riêng Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố cả về hai tội và đề nghị cần phải tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án để truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra, xử lý vụ án.

Bên cạnh đó, cuộc họp còn đưa ra ý kiến trong việc thanh tra, khởi tố những vụ án tham nhũng kinh tế có tính chất nghiêm trọng, gây chú ý dư luận xã hội tại 20 tỉnh thành ở Việt Nam.

Theo Thông tấn xã, Thường trực Ban Chỉ đạo nhất trí chọn ông Trương Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng sẽ tham gia chỉ đạo các cơ quan chức năng trong công việc xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng có tính chất nghiêm trọng.

Dân làng Đồng Tâm tiếp tục đấu tranh giữ đất

Dân làng Đồng Tâm tiếp tục đấu tranh giữ đất

2017-04-17
 
 
 

Những cảnh sát cơ động được trang bị vũ khí sẵn sàng đi đàn áp dân Đồng Tâm.

Những cảnh sát cơ động được trang bị vũ khí sẵn sàng đi đàn áp dân Đồng Tâm.

Citizen photo.
 
 Căng thẳng giữa chính quyền và nông dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội tiếp tục sang đến ngày thứ ba vẫn chưa được giải quyết.

Nguyên nhân của vụ này xuất phát từ việc người dân xã Đồng Tâm không đồng tình việc chính quyền giao đất đanh canh tác của họ cho Tập đoàn viễn thông Viettel do Quân đội quản lý.

Báo chí Việt Nam loan đi bản tin của Thông tấn xã nhà nước Việt Nam nói rằng ngày 16 tháng tư, ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội đã ra tuyên bố chính thức về vụ này.

Theo ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội thì ngày 15 tháng tư công an đã bắt 4 người dân của xã Đồng Tâm vì tội gây rối trật tự. Và cũng theo ban tuyên giáo thì sau đó dân xã Đồng Tâm đã bắt giữ khoảng 20 nhân viên công an trái pháp luật.

Nhà hoạt động Lã Việt Dũng, vào sáng ngày 16 tháng tư được một dân làng giúp vào được địa phương cho biết lại tình hình ở đó:

“Khi các nhân viên công an và đừng để bị kích động dẫn tới những hành vi phạm pháp luật.

Theo luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội trong ngày 17 tháng tư diễn ra một tiếng đồ điện đàm giữa chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung với đại diên dân làng Đồng Tâm, cũng như gặp trực tiếp một cụ ông tên Kình bị bắt trong sáng ngày 15 tháng tư.

Tin từ luật sư Trần Vũ Hải cho biết ông chủ tịch Nguyễn Đức Chung hứa vào ngày 18 tháng tư sẽ xuống xã Đồng Tâm để đối thoại trực tiếp với người dân nhưng dân chúng yêu cầu phía chính quyền phải làm trước chứ không thể nghe lời hứa nữa.

“Bà con bảo tôi không tin ai cả vì tôi bị lừa nhiều lắm rồi. Bây giờ ông Kình với ông Chung về đây thì chúng tôi còn tin. Chúng tôi bị lừa, cướp nọ cướp kia, nên chúng tôi chiến đấu một sống một chết, bây gườ chúng tôi chả còn gì nữa.”

Các báo của nhà nước Việt Nam đều loan tin giống nhau, với ý kiến từ phía chính quyền, riêng báo mạng VnExpress có trích lời người dân bảo rằng các nhân viên công an đang bị bắt giữ được đối xử tử tế, và họ muốn chính quyền thả những người bị bắt, và giải quyết chuyện thu hồi đất đai một cách đúng qui định.

Theo các nguồn tin chúng tôi thu nhận được thì hiện nay nông dân xã Đồng Tâm đang canh gác làng của họ và không cho phép quay phim chụp ảnh.

Liên quan đến vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, vào ngày 17 tháng tư, anh Trịnh Bá Phương, thanh niên hoạt động chống lấy đất phi pháp tại Làng Dương Nội, bị bắt đi làm việc. Đến khoảng 4 giờ chiều ngày 17 tháng tư, anh này được thả ra và cho biết lại:

“Lúc 7 giờ sáng thì họ ập vào trong nhà trong lúc tôi đang ở trên giường. Họ ép tôi lên ô tô chở lên phường Dương Nội. Khi đến thì họ bắt tôi viết kiểm điểm. Họ nói tôi kích động nhân dân Mỹ Đức, tung các clip ra kích động nhân dân chống đối chính quyền. Tôi nói với họ là lúc nào các ông liệt kê các tội ác của các ông ra tờ giấy này thì tôi mới làm việc với các ông. Hôm nay có một đoàn kiểm tra của công an thành phố Hà Nội về làm việc với công an phường Dương Nội. Tôi hô các khẩu hiệu đả đảo cộng sản, đả đảo chế độ công an trị, bắt người phi pháp. Thế rồi cách đây ít phút họ thả tôi ra không nói năng gì cả.”

Thư ký của Mao Trạch Đông: Vấn đề lớn nhất của Trung Quốc là thiếu dân chủ

Thư ký của Mao Trạch Đông: Vấn đề lớn nhất của Trung Quốc là thiếu dân chủ

Lý Duệ, cựu thư ký của Mao Trạch Đông đã tròn 100  tuổi.

Lý Duệ, cựu thư ký của Mao Trạch Đông đã tròn 100  tuổi.

Lý Duệ: Vấn đề lớn nhất của Trung Quốc là thiếu dân chủ

Theo BBC, Lý Duệ sinh ngày 13/4/1917 và ông từng đảm nhận chức vụ thư ký của Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Sau này, khi hình dung lại, ông thấy rằng đó là những ngày tháng hết sức đáng sợ và vô nhân đạo.

Do Lý Duệ năm đó dám lên tiếng chỉ ra sai lầm của Mao Trạch Đông, kết quả là ông đã bị khai trừ khỏi đảng, còn bị biệt giam suốt 8 năm.

Thời điểm diễn ra vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Lý Duệ một lần nữa công khai lên tiếng: “Mười người chúng tôi đã viết một bức thư gửi lên trung ương, bảo họ đừng có cấm đoán vận động chính trị, đừng có tiến hành đàn áp học sinh sinh viên.” Lý Duệ nói: “Khi nhân tính và đảng tính có sự mâu thuẫn, tôi đứng về phía nhân tính.”

Lý Duệ còn nhắc đến chuyện, khi bản thân ông bị khai trừ khỏi đảng thì “Trung ương đã phái người tới nói chuyện với tôi, các bộ ban ngành tổ chức cũng phái người tới nói chuyện với tôi, muốn tôi làm kiểm điểm, thì sẽ được ở lại đảng. Tôi không làm kiểm điểm, tôi nói rằng tôi không sai.”

Ông cũng thẳng thắn phát biểu: “Trung Quốc thực sự thiếu dân chủ, đây là vấn đề lớn nhất.”

Bài báo nêu rõ, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ai thích những cuốn sách mà Lý Duệ viết, nhưng ông vẫn dồn hết sức lực để viết, và đến giờ thì ông “vẫn tiếp tục nói, vẫn tiếp tục viết, tiếp tục nổi loạn”.

Lý Duệ sinh ra ở Bắc Kinh, gốc gác ở Bình Giang, tỉnh Hồ Nam. Năm 1958, ông nhận chức thư ký cho Mao Trạch Đông. Đến năm 1959, tại Hội nghị Lư Sơn, ông bị quy vào “thành viên của nhóm phản đảng Bành Đức Hoài”, bị chụp mũ “phần tử theo chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh”, bị cách chức vị, khai trừ khỏi đảng, bị đưa đi lao động khai hoang vùng Bắc Đại. Từ năm 1967 đến 1975, Lý Duệ bị giam giữ tại nhà tù Tần Thành. Đến năm 1979, ông được minh oan. Lý Duệ còn là một nhân vật đại biểu cho phái phản đối dự án Đập Tam Hiệp trong nước, cũng từng nhiều năm lên tiếng kêu gọi Trung Quốc thực thi dân chủ hiến chính (chính phủ vận hành theo hiến pháp).

Trong ngày sinh nhật năm ngoái, Lý Duệ đã viết một bài báo có tựa đề “Nhìn lại một trăm năm” và được giới truyền thông nước ngoài chú ý. Trong bài viết của mình, ông đề cập đến “Điều tôi lo lắng nhất trên thế giới là đến khi nào chính trị dân chủ mới thực sự khai mở”, cho rằng Trung Quốc nên tuân theo “quy luật phổ biến”, “không nên tách rời với thế giới”.

Giải thể ĐCSTQ thì mới có dân chủ thực sự

Năm ngoái, giáo sư, học giả Trung Quốc Bùi Mẫn Hân tại Đại học Claremont McKenna đã viết một bài báo xuất bản trên tờ New York Times có tựa đề: “Sự hủ bại sẽ buộc Trung Quốc phải kết thúc chế độ một đảng chuyên chính”, trong đó nhấn mạnh rằng nếu Trung Quốc muốn tiến tới dân chủ hóa, thì ắt phải loại bỏ chính quyền ĐCSTQ chuyên chế.

Bùi Mẫn Hân chỉ rõ rằng, từ những kinh nghiệm lịch sử tích lũy trong quá khứ mà nhìn nhận, ước tích có khoảng 80 quốc gia đã trải qua quá trình chuyển đổi từ những hình thức xã hội thống trị chuyên chế khác nhau thành xã hội dân chủ. Khi đối mặt với suy thoái môi trường, dịch vụ công yếu kém, bất bình đẳng xã hội, tham nhũng tràn lan và hàng loạt vấn đề khác, chế độ độc đảng ở Trung Quốc đang đứng trước những thử thách rất lớn. Do đó, việc Trung Quốc thoát khỏi chế độ chuyên chế này có thể là một lựa chọn tất yếu.

Bình luận viên truyền thông Mạnh Kiệt cũng từng phát biểu: “Chính phủ của một xã hội thực sự tự do thường phải có ‘đảng chính trị luân phiên’, đảng nào làm tốt sẽ được lên cầm quyền, đảng nào không tốt thì sẽ bị hạ bệ.”

“Cho dù xã hội biến đổi như thế nào, cho dù đảng chấp chính luân phiên thay đổi ra sao, đều không thể hủy đi những giá trị cơ bản, một khi mà có đảng chính trị nào đó hủy đi những giá trị phổ quát, gây tổn hại đến tự do và nhân quyền của người dân, thì tính hợp pháp của chính phủ sẽ bị lung lay và phá hủy, người dân cũng sẽ được quyền yêu cầu hạ bệ đảng cầm quyền đó hay để cho họ tái đắc cử, thậm chí có thể dùng biện pháp ‘công dân kháng mệnh’ hay các biện pháp ngoài thể chế khác để đối đầu với chính phủ, mượn điều đó để bảo vệ quyền lợi của người dân.”

“Công dân kháng mệnh” được định nghĩa là “hành động công khai, phi bạo lực, tự giác nhưng trái pháp luật, mục đích là để cải biến pháp luật hoặc chính sách của chính phủ”

An Nhiên

Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng.

From facebook: Hoang Le Thanh added 3 new photos.
Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng.

Việt Nam là một quốc gia đang vi phạm nhân quyền trầm trọng, các nhà nước và nhiều tổ chức quốc tế kêu gọi nhà nước Việt Nam phải cải thiện hồ sơ nhân quyền yếu kém của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế hầu tiến tới một thể chế dân chủ và công bằng hơn.

Việt Nam, tuy đã có dấu hiệu hứa hẹn cải thiện song cũng trơ trẻn biện luận, chưa hoặc cố tình trì hoãn thi hành Bộ luật Hình sự 2015, cố tình đánh tráo khái niệm một số quy định được cho là còn cứng nhắc, quá khắt khe và làm khó cho cơ quan tiến hành tố tụng trong bộ luật Hình sự mới.

Do đó, Việt Nam không được đánh giá là tự do và công bằng.

Nhà nước Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời đã 72 năm và 42 năm nắm toàn quyền cai trị đất nước. Song đến năm 2017, Việt Nam vẫn là một quốc gia toàn trị bởi một đảng duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Cơ quan hành pháp sử dụng công an cảnh sát lấn lướt và kiểm soát các thế lực dân sự, một chế độ độc tài, một nhà nước công an trị.

Cho dù bị phản đối, chính quyền Việt Nam vẫn vi phạm, vẫn chà đạp nhân quyền, chà đạp lên pháp luật, chà đạp lên hiến pháp do chính họ soạn thảo và ban hành.
Tuy Việt Nam có hứa hẹn cải thiện những điều lệ về bắt giữ, tạm giam, xét xử, kể cả quyền được giữ im lặng khi bị bắt. Thế nhưng, họ vẫn cố tình không thực hiện, vẫn còn rất nhiều định nghĩa mơ hồ trong Bộ Luật Hình Sự như xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích nhà nước mà nhà cai trị dựa vào để chận đứng những hoạt động chính trị của người dân cũng như các tổ chức xã hội dân sự.

Mặt khác, Việt Nam không có tự do tôn giáo, Việt Nam vi phạm nhân quyền vì những hành động như bắt giữ công dân một cách tùy tiện, tra tấn đánh đập người bị bắt dẫn đến hàng trăm trường hợp tử vong trong đồn công an, người bị buộc tội không được xét xử bằng những phiên tòa công bằng, trong lúc hệ thống tư pháp thiếu công minh, không độc lập mà còn bị lũng đoạn.

Ngoài ra, những quyền đương nhiên người dân được hưởng như: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin ở Việt Nam còn bị giới hạn, nhà nước sử dụng mọi biện pháp kiểm duyệt, ngăn chận và cấm đoán Internet. Những điều cấm kỵ này được áp dụng luôn cho cả các tôn giáo trong nước.

Tóm lại, siết chặt tôn giáo, kiểm soát, khủng bố, tra tấn, án tù nhiều năm, hạn chế thông tin, bắt giữ tùy tiện, đàn áp người dân đòi quyền lợi chính đáng của mình, ngụy tạo bằng chứng để buộc tội người vô tội, gây căng thẳng đời sống xã hội.

Một nhà cầm quyền cai trị đất nước theo luật man di mọi rợ, tối tăm. Một nhà nước bị khuất phục và hèn hạ tôn thờ Trung cộng, càng ngày bị lệ thuộc ̣nặng nề, sớm muộn lãnh thổ cũng bị sáp nhập vào Trung cộng.

Dân tộc sẽ bị phân tán và triệt tiêu, bản đồ thế giới sẽ không còn tên nước Việt Nam.

.No automatic alt text available.

No automatic alt text available.
No automatic alt text available.

HÌNH ẢNH BÁO TRƯỚC TƯƠNG LAI

 
 
From facebook:Hoa Kim Ngo shared Trịnh Kim Tiến‘s post.
 

Trịnh Kim Tiến : Cái gốc của bất ổn xã hội nằm ở nhà cầm quyền chứ không phải ở người dân. Đừng nghĩ rằng cứ bắt nhốt hết những người bất đồng chính kiến, đàn áp thẳng tay những cuộc nổi dậy của dân tộc thiểu số hay dân oan mất đất là có thể bảo đảm một ngày mai yên bình tồn tại. Ở đâu có bất công, ở đó có đấu tranh, quan nhất thời nhưng dân thì vạn đại, đó là đạo lý xưa nay. Một nhà nước không lấy dân làm gốc thì sẽ không bao giờ tồn tại được với thời gian, điều này đã được chứng minh bởi vòng quay của lịch sử cả ngàn năm qua.
#dongtam #myduc

 
Image may contain: 3 people, people sitting

Trịnh Kim TiếnFollow

17 hrs ·

 

HÌNH ẢNH BÁO TRƯỚC TƯƠNG LAI

Tôi mong muốn đất nước thay đổi, nhưng cũng đôi lần khi đêm xuống, trong góc khuất của ánh mặt trời tôi sợ sự đổi thay. Không phải nỗi sợ như nhiều người đang sợ, sợ sự thay đổi sẽ phá vỡ sự bình yên vốn có của bản thân mà tôi sợ, sau sự biến đổi là một đống tro tàn, một hoang cảnh hỗn độn và chết chóc bởi bạo lực và súng ống cả 2 bên.

Nỗi sợ đó không chỉ riêng tôi mà của rất nhiều người, nhất là với những người đi theo chủ nghĩa Cộng Sản, nó là một cơn ác mộng của họ trong tương lai.

Thế nhưng điều gì đến cũng sẽ phải đến, đó sẽ là viễn cảnh ngày mai của đất nước này nếu như ngày hôm nay họ lựa chọn trung thành với đảng phái thay vì tình yêu với tổ Quốc và trách nhiệm với nhân dân.

Cái gốc của bất ổn xã hội nằm ở nhà cầm quyền chứ không phải ở người dân. Đừng nghĩ rằng cứ bắt nhốt hết những người bất đồng chính kiến, đàn áp thẳng tay những cuộc nổi dậy của dân tộc thiểu số hay dân oan mất đất là có thể bảo đảm một ngày mai yên bình tồn tại. Ở đâu có bất công, ở đó có đấu tranh, quan nhất thời nhưng dân thì vạn đại, đó là đạo lý xưa nay. Một nhà nước không lấy dân làm gốc thì sẽ không bao giờ tồn tại được với thời gian, điều này đã được chứng minh bởi vòng quay của lịch sử cả ngàn năm qua.

Hình ảnh: DLB, biến cố ở Mỹ Đức, Hà Nội, dân làng Đồng Tâm nổi dậy vì bị cướp đất. Bắt giữ 20 cơ động đòi đổi 10 người dân bị nhà cầm quyền đánh đập bắt giữ trong quá trình giữ đất và yêu cầu chính quyền trung ương xuống giải quyết công bằng cho dân.

Tìm hiểu thêm sự việc tại: https://m.facebook.com/story.php…

https://m.facebook.com/story.php…

Tin công giáo

Trong đêm lễ Vọng Phục Sinh năm nay, thứ bảy 15-04-2017, Giáo phận Houston-Gaveston đã làm lễ rửa tội cho khoảng 1600 người lớn gia nhập đạo công giáo.

Hình ảnh 38 anh chị em nhận bí tích rửa tội và thêm sức trong đêm Vọng Phục sinh 15 tháng 04 năm 2017 tại Giáo xứ  Đức Ki Tô Ngôi Lời Nhập Thể.

Và chụp với Ban Điều hợp.

Nguồn gốc của bất công, áp bức liên quan đất đai là do đâu ?

From facebook: Trần Bang shared Trịnh Bá Phương‘s post.
Chờ đợi cập nhật tin tức từ điểm nóng tranh cướp đất của dân ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, thử tìm nguồn gốc của bất công, áp bức liên quan đất đai là do đâu ?

 

Từ vụ nông dân ở Quỳnh Phụ, Thái Bình những năm 1990, hay vụ Đoàn Văn Vươn, Hải Phòng; vụ Đặng Ngọc Viết, Thái Bình; vụ Ecopark Văn Giang, Hưng Yên; vụ Trịnh Nguyễn, Bắc Ninh; vụ Cẩm Phúc, Cẩm Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương; vụ Dương Nội, Hà Đông, HN… đều liên quan đến Hiến Pháp!

Gốc gác của mọi cuộc tranh chấp đất đai ở VN từ 1975 đến nay là do CNCS xoá bỏ quyền sở hữu ruộng đất của người dân từ trăm năm trước chỉ bằng một cụm từ ” Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” trong Hiến Pháp ( thể chế cương lĩnh, NQ của TU đảng cộng sản ( ý chí riêng của 200 TUUV).

Điều này tạo cơ hội cho nhóm cầm quyền ( Huyện, Tỉnh, Chính phủ), trước năm 2003 còn có Sư đoàn, Quân khu, Quân đoàn, Bộ QP trong quân đội được cấp đất) gom đất đai của dân, của Quốc gia cấp cho nhóm mình, cho bản thân mình, cho thân hữu, hay bán chác cho tặng, thuê tuỳ ý nhân danh quy hoạch, nhân danh dự án, nhân danh phát triển kinh tế, nhân an ninh Quốc phòng… nhân danh nhà nước.

Nó tạo điều kiện cho nhóm cầm quyền tham nhũng đất đai rất “đúng quy trình “.
Làm cho nông dân cảm thấy như bộ máy nhà nước CS sinh ra là phục vụ cưỡng chế đất, thu hồi đất của nông dân cấp cho cá nhân hay nhóm lợi ích mà nó muốn rất “đúng quy hoạch” mà nhóm lợi ích vẽ ra trước đó.

Làm cho hệ thống Toà án, Tư pháp bất lực, khó mà mang lại công lý cho người dân thừa kế đất đai từ ông cha mình, hay do mình khai phá, tích tụ, mua bán mà có, khó mà chế tài tham nhũng tập thể “đúng quy trình pháp luật” liên quan đến đất đai.
Chưa kể, Tư pháp còn tiếp tay, còn chia chác với đảng cướp!

Thật vậy, nếu người dân VN ai cũng được sở hữu đất thì sao có người từ khi sinh ra đến chết đi vẫn không có tấc đất cắm dùi, có người chưa sinh ra đã có mấy sổ hồng , sổ đỏ, biệt thự , nhà phố, trang trại chờ đợi cho thừa kế…?

Nếu toàn dân VN (90 triệu người) cùng sở hữu đất thì mọi giao dịch phát sinh, liên quan đến ruộng đất thì 90 triệu dân phải được hỏi ý kiến, phải được biểu quyết?

Thực tế có quy hoạch nào, dự án sang nhượng, cho thuê, cấp đất nào cho tổ chức, cá nhân (kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài ) mà người sở hữu đất ( 90 triệu dân VN) được hỏi ý kiến chưa?