TẢN MẠN NGÀY VỀ HƯU…

From facebook:   Kimtrong Lam‘s post.
 
Image may contain: one or more people, people sitting and outdoor

Kimtrong Lam to Lương Văn Can 75.

 

TẢN MẠN NGÀY VỀ HƯU…

Chúng ta thường cảm thấy băn khoăn mỗi khi bàn luận chuyện về hưu. Vui hay buồn, sớm hay muộn, thoải mái hay chán nản?

Mùa hè năm 2007 bà Vũ được tròn 75 tuổi đang do dự nên về ở với đứa con nào và ở đâu sau khi bà bán ngôi nhà riêng của bà trước đó vài tháng. Bà ngỏ ý với cô con gái tên Vy:

– Con ơi có lẽ mẹ sẽ dọn về ở tạm với vợ chồng chúng con vài tháng rồi sau đó mẹ cố gắng thu xếp mọi thứ để về Hải Phòng sống cuộc đời còn lại với anh em dòng họ và con cháu của Mẹ.

– Mẹ tính thế cũng tạm ổn nhưng cứ về ở thử với tụi con rồi từ từ rồi chúng con sẽ lo liệu. Vy, con gái lớn của bà Vũ trã lời qua loa để trấn an bà.

Thế rồi bà Vũ quyết định dọn về ở chung với đứa con gái có chồng tên là Thụy và hai đứa con trai tên Chắc và Trung đều sinh trưởng ở Montreal, Canada. Cũng như các phụ nữ thời đại khác, vợ chồng Vy đều phải đi làm full time và khi về nhà hai người đều có trách nhiệm như nhau. Lo cho con cái ăn học đầy đủ, làm bếp, dọn dẹp nhà cửa, làm vườn tược, hốt tuyết, cắt cỏ, v.v….Như thế đời sống xã hội không còn giống như bên VN ngày xưa mà có thì giờ chăm sóc cha mẹ già. Bên phương tây này để các cụ già ở nhà một mình không ai trông nom rất nguy hiểm vì nếu có chuyện gì xảy hay các cụ bị té ngả sẽ không ai hay biết. Hàng xóm mặc dù ở gần nhau nhưng lúc nào cũng đóng cửa kín mít nếu có chuyện gì xảy ra trong gia đình họ không ai biết được gì cả. Do tình trạng đó mà đa số nhà già mộc ra như nhan nhản để gia đình an tâm mà đưa bố mẹ vào trong đó ở vì có người chuyên môn chăm sóc và trông chừng đêm lẫn ngày, có tổ chức sinh hoạt cho các cụ vui chơi với nhau. Những người VN khác không hiểu điều này nên luôn kết tội các con bà là “đem con bỏ chợ…”

Hai đứa cháu ngoại của bà Vũ đang học đại học. Vợ chồng Thụy và Vy đều đi làm. Hằng ngày bà Vũ sống thui thủi một mình trong căn nhà Vy.

Năm giờ chiều hai đứa cháu đi học về chào qua loa bà ngoại rồi mỗi đứa lên phòng riêng của chúng để nghỉ mệt ôn bài hay chơi game.

Sáu giờ chiều vợ chồng Vy đi làm về thì bắt tay vào việc nấu cơm chiều và công việc tắm rửa nghỉ ngơi để ngày mai còn đi làm. Vì thế thời gian trò chuyện với bà Vũ rất ít. Bà càng ngày càng trở nên trầm cảm, khó tính và áp huyết lại tăng cao ra phết. Ở với con gái được hơn 4 tháng bà Vũ bàn với vợ chồng Thụy là bà có ý định dọn về Hải Phòng xây nhà để ở quay quần với các anh em và sẽ được các cháu chăm sóc bà chu đáo hơn. Bà Vũ di dân vào miền Nam những năm 54 và sang Canada tháng tư năm 75. Vì thế lâu lắm không gặp anh em dòng họ hơn 50 năm trời, bà Vũ có hiểu được tình cảm của họ dành cho bà có còn gắn bó như xưa chăng.

Bà Vũ có 10 đứa con bên Canada và Hoa Kỳ, 5 trai và 5 gái đều có gia đình, nghề nghiệp tạm khá thành công và có con cái đàng hoàng. Khi mấy cô em của Vy biết định ý định của Mẹ muốn bỏ rơi các con và cháu mà về Việt nam để dưỡng gìa thì thấy không ổn. Cô em gái giáp chót tên Thi ngăn cản ý định Mẹ Vũ về Việt Nam và phân trần rằng:

– Mẹ đã ở với các con đã gần 40 năm trời và gần gũi con cháu hàng ngày. Bây giờ đùn một cái Mẹ cắt đứt cái tình cảm ấy mà không thương tiếc. Mẹ nở lòng nào đoạn tuyệt mà bỏ chúng con ra đi như thế.
– Mẹ về VN để dưỡng già chứ có bỏ chúng con đâu. Mẹ trả tiền mấy cháu ở VN đàng hoàng thì tụi chúng sẽ phục vụ tốt chứ có gì đâu mà sợ. Khi mấy con thấy cần thăm mẹ thì du lịch một chuyến về VN thì không là quá đáng nhỉ.

– Làm sao Mẹ biết được các cháu ở VN đối xử tốt với Mẹ được. Bây giờ Mẹ còn tiền bồi dưỡng các cháu dồi dào thì có dịch vụ tốt. Rồi đến lúc nào đó họ trở mặt thì Mẹ cũng chẳng làm gì được. Vả lại bên Canada Mẹ có đau ốm thì chúng con còn lái xe đến chăm sóc hay thăm Mẹ thường xuyên hơn, chứ còn ở VN chưa chắc Mẹ được chăm sóc tận tâm như con ruột của Mẹ được.

Bà Vũ nghe riết rồi mủi lòng nên từ đó bỏ ý định về VN dưỡng già. May mắn thay tại Montreal có một bà VN tên Mai đang lên kế hoạch xây Nhà Già Carrefour Rosemont từ 2 năm nay cho người Việt. Bà này bắt đầu nộp giấy tờ xin chính quyền địa phương Montreal để xây Nhà Già từ 20 năm trước và gần đây được chính quyền chấp thuận lên kế hoạch và công trình xây cất cũng gần xong trong nay mai. Vợ chồng Vy đưa bà đến dự buổi họp ra mắt công trình và viếng thăm tại chỗ Nhà Già đang thi công.

Sau buổi họp bà Vũ hài lòng về dự án và giá cả cũng phải chăng. Với tiền trợ cấp về hưu của chính phủ Canada và Tỉnh bang thì bà Vũ vẫn còn thừa chút ít sau khi trả tiền Nhà Già.

Cũng nên nhắc lại là Nhà Già Carrefour Rosemont (Rosemount Senior Home) có 227 căn hộ dành cho người cao niên trên 60 tuổi còn tự chủ. Họ bao ăn trưa, 5 bửa mỗi tuần. Mỗi thứ ba họ mướn xe mini-bus đưa các cụ đi chợ mua sắm để các cụ có tự do nấu ăn sáng, tối và cuối tuần. Chính quyền Montreal cấp giấy phép xây Nhà Già với điều kiện là cho nhập 75% người VN còn 25% căn hộ còn lại Nhà Già này phải chấp nhận bất cứ dân địa phương nào cần đến ở và trả tiền như nhau. Nhà Già này không có dịch vụ y tế. Nếu cần các cụ đến gặp nhân viên tiếp tân túc trực 12 tiếng mỗi ngày để được trợ giúp như gọi xe taxi hay báo y tá đến khám bệnh, trường hợp khẩn cấp quan trọng.

Chung quanh Rosemount Senior Home có công viên và một trường trung học. Mùa hè các cụ có thể đi bộ hóng mát hoặc các cụ nào có sức khỏe thì sách thức ăn ra park làm pic nic với con cháu khi chúng đến thăm. Ngoài ra ngay bên cạnh Senior Home còn có chùa Huyền Không cho các cụ muốn qua xin lễ Phật hay muốn ăn chay. Đối diện xéo của Nhà Già còn có 1 quán MacDonald và 2 nhà hàng Việt nam.

Nói tóm lại các cụ sẽ rất an tâm vì ở đây có hầu hết các dịch vụ, gần trạm xe bus và không xa metro (đường hầm) cho lắm. Bà Vũ dọn vào Nhà Già tháng 3 năm 2008. Hai năm đầu bà Vũ làm quen được vài bà cụ khác tâm đầu ý họp, trò chuyện vui vẻ. Mỗi khi con cháu bà Vũ đến thăm, họ cảm thấy cuộc đời bà lên hương vui vẻ hẳn ra chứ không như lúc ở với vợ chồng Thụy, nét mặt bà lúc nào cũng u buồn, lo âu trầm cảm vì ít trò chuyện với mọi người.

Bảy năm sau các cụ già bắt đầu đi đứng khó khăn, sức khỏe xuống cấp thấy rỏ. Vài cụ dần dần ra đi khỏi thế giới này nhất là bạn thân mới của bà Vũ. Bà Vũ bắt đầu có nhiều triệu chứng bệnh tiểu đường týp 2 và cao huyết áp. Sức khỏe bà Vũ sau 7 năm xuống cấp trầm trọng. Tay chân và mắt bà lúc nào cũng yếu và rung. Bệnh tiểu đường quá tai hại gây biết bao chứng cho bà.

Mắt bà mờ đi ban đêm, sáng thức dậy bà bị ngứa đầy người. Bà lúc nào cũng cảm thấy đói mà ăn thì kém vị giác. Bà ít đi chùa lại vì mỗi khi có dịp vào chùa lễ Phật, các bà bạn khác hay nhắc nhở bà hãy mua sắm một bộ áo màu xám như các người đi lễ Phật cho đồng đều và đẹp mắt. Bà Vũ tỏ ra khó chịu trả lời rằng “tôi đi lễ Phật chứ có phải đi diện thời trang đâu mà mấy bà lẩy nhẩy về việc trang phục cúng Phật thế. Phật đâu có bắt chúng ta phải ăn mặt thế này hay thế nọ đâu”. Thỉnh thoảng trong Nhà Già Rosemount có bà còn hỏi bà Vũ ‘’ông nhà đâu mà bà ở đây một mình thế”. Bà Vũ là người không thích người ngoài tò mò hay chọt vào đời tư của bà. Bà còn tự chủ thì vào đây ở còn ông chồng bà hết tự chủ phải vào Nursing home, nơi đó có đủ dịch vụ như y tế, làm vệ sinh, dọn phòng và cho ăn đầy đủ 3 bửa và 7 ngày.

Con cái bà Vũ bây giờ thỉnh thoảng phải bỏ công ăn việc làm khá thường xuyên và thay phiên để vào nhà già đưa bà đi khám bác sỹ, nhà thương hay đi khám mắt. Hơn nữa Vy có nhiệm vụ nấu ăn đem lên cho bà ăn tối hay ăn trưa vì thức ăn nhà già không còn hợp khẩu vị với bà nữa. Bà Vũ hầu như mất tự chủ, đi chậm chạp, tắm rửa và mặc quần áo hơi khó khăn. Số bạn thân bà trong Nhà Già cũng giảm đi nhiều. Bà ít ra đường vì thời tiết lạnh và nhất là bà hay mệt vì cơn bệnh tiểu đường hành hạ.

Vy bây giờ cũng gần 60 và sức khỏe bắt đầu yếu đi, không còn đủ sức nấu ăn cho bà mẹ thường xuyên. Mặc dù Vy còn 9 anh em khác nhưng các con dâu bà Vũ thì bà không thích làm phiền về việc nấu ăn cho bà. Trong 5 cô con gái của bà Vũ thì chỉ có Vy là nấu ăn hợp khẩu vị bà trong khi đó các cô khác trẻ hơn lấy chồng tây và nấu thức tây cho bà thì bà từ chối. Nghĩ về tương lai muốn cho mẹ già được ăn uống đầy đủ và có dịch vụ y tế tốt, Vy bắt đầu đi tìm những Nhà Già khác có cho ăn uống ngày 3 bửa và bảy ngày trên bảy. Nhà Già bên Montreal thì chẳng thiếu gì nhưng toàn là người Gia nả Đại ở hay giá cả hơi mắc quá túi tiền bà Vũ. Đầu năm nay Vy tìm được một viện DL công giáo tên Providence, nơi đây dịch vụ lịch sự, có y tá túc trực, cung cấp thức ăn 3 buổi và gần chỗ con cái bà hơn. Viện DL Providence có hơi mắc hơn Rosemount Senior Home một chút nhưng với tiền bà Vũ tích lũy sau khi bán nhà riêng bà thì cũng có khả năng bù đắp vào đến những 20 năm tới.

Trước khi dọn ra Nhà Già Rosemount, cô quản lý Nhà Già Rosemount hỏi bà Vũ lý do tại sao bà quyết định dọn đi nơi khác và có điều gì bà không hài lòng về dịch vụ ở đây. Bà Vũ trả lời:

– Tôi ở đây hơn 8 năm và quen nhiều bạn bè, tôi đâu muốn dọn ra nhưng vì ở đây nói thật với cô việc ăn uống càng ngày càng tệ, món ăn thì bớt phần thịt lại và không hợp khẩu vị với tôi mặc dù là thức ăn VN. Trước khi đi ngủ tôi cứ cảm thấy lúc nào cũng đói vì thiếu chất đạm trong phần ăn.

– Cách đây không lâu ban lảnh đạo thành phố Montreal về Nhà Già có làm trưng cầu dân ý để họ tìm cách cải thiện cuộc sống trong các Nhà Già ở Montreal. Hầu như đa số các cụ đều cho biết “rất hài lòng” cuộc sống ở đây. Bây giờ các cụ bảo là không hài lòng vì cái này cái nọ. Tức nhiên chính các cụ hại các cụ đấy. Cô quản lý diện giải.

– Tôi có trò chuyện với nhiều bạn bè trong Viện, tất cả đều có cùng ý nghĩ như tôi. Sở dĩ chúng tôi không giám nói thẳng vì sợ họ “trả thù” và cắt bớt các dịch vụ. Bà Vũ trả lời.
– Các cụ lầm to rồi đây là xứ tự do, các cụ không hài lòng điều gì thì các cụ trực tiếp nói với chúng cháu. Chúng cháu sẽ tìm cách giúp các cụ để có cuộc sống thoải mái hơn kia mà. Trên giấy tờ hẳn hoi các cụ bảo là rất hài lòng rồi bây giờ Hội Đồng Quản Trị thành phố đã có bằng chứng là dịch vụ ở đây rất tốt nên họ sẽ không đầu tư gì hết để cải thiện đời sống trong viện này.

Thế rồi Bà Vũ rời nhà già Rosemount và dọn vào viện DL Providence đầu tháng 3 năm 2016.

Đặc biệt nhà già mới Providence này đa số các cụ ở tuổi từ 80 đến 100.

Vào đây vài tuần đầu bà tỏ ra vui hơn môt tí. Trong Nhà Già mới này cũng có hơn 20 người VN mà đa số là dân trí thức nên cách đối xử với nhau cũng có khác. Bà Vũ tỏ ra vui lắm. Nhưng nét vui ấy chỉ vỏn vẹn được vài tuần vì những người VN đến trước bà hoặc có cặp có đôi vợ chồng. Những cặp khác thường là 2 bà già hợp jeu với nhau nên lúc nào cũng đi ăn chung, sinh hoạt chung với nhau và bám với nhau như một cái phao. Bệnh cô đơn là căn bệnh chung cũa người già và khi tìm được một người hợp gu họ thường bám díu với nhau thật chặt và rất sợ bị tách rời. Vì thế bà Vũ vẫn chưa tìm được người tâm đầu ý hợp. Những lúc rảnh rỗi bà vô iPad để nghe nhạc VN trong YouTub. Cứ mỗi vài tuần iPad bắt phải upgrade mà bà Vũ không biết tiếng Anh và không rành tiếng Pháp lại điện thoại các con và cằn nhằn phải lên Viện DL để sửa gấp cái iPad. Người già bây giờ ít kiên nhẫn vì có nhiều thì giờ rảnh rỗi nên một chuyện nhỏ nhặt cũng trở thành nghiêm trọng. Nhiều lúc Bà lại bị lọt vào sự cô đơn hụt hẫn một lần nữa.

Trong những nghiên cứu mới nhất thì bệnh cô đơn đang là tác nhân gây ra nhiều cái chết ở con người. Cô đơn ở tuổi già trở thành bi kịch và tác động rất nhiều đến sức khỏe con người. Bà Vũ vẫn biết rằng để làm giảm cô đơn thì bà phải ra ngoài đi bộ, đọc sách xem tv, lên mạng tìm bạn, sinh hoạt với người hợp gu. Kẹt nỗi bà dọn vào viện lúc mùa đông, tuyết phủ đầy đường rất dễ gây tai nạn cho người già nên bà ngại ra đường. Đọc sách, lên mạng hay xem TV thì mắt bà lúc mờ lúc tỏ nên bà không làm được. Người hợp gu thì chưa có vì thế các con cháu bà lần nữa lục tụt thay phiên vô viện DL thường xuyên thăm bà.

Trong khi đó chồng bà Vũ là ông Xuân hơn bà khoảng 8 tuổi tức trên 80 khi bà Vũ vào nhà già thì ông Xuân xin vào Viện Dưỡng Lão Lafayette vì nơi đây có dịch vụ y tế đầy đủ 24 trên 24, cho ăn 3 buổi và 7 ngày trên bảy.

Vài năm trước khi vào viện DL, ông Xuân bị phẫu thuật cột xương sống. Ông nằm viện được hơn 1 năm thì hai chân yếu đi và lúc nào cũng đi bằng sáu chân (walking cart). Cảm thấy quá yếu năm 2009 các con xin cho cụ Xuân vào Viện DL Lafayette. Các con ông đều tất bật đi làm, đều có con cái cần chăm sóc nên không còn đủ thì giờ lo cho bố mẹ, thì nhà già hay viện DL vẫn tốt hơn vì có người túc trực 24 tiếng mỗi ngày và cho ăn uống đầy đủ hơn là ở nhà riêng.

Trong viện DL ông Xuân có nhiều thời gian rảnh rỗi. Sau khi xem chán TV hay dọc iPad ông điện thoại cho tất cả các con mỗi ngày ở Canada cũng như bên Mỹ. Các con cháu ông Xuân cũng khá cực với ông vì Microsoft thường xuyên cập nhật chương trình của iPad. Mỗi lần cập nhật như thế ông Xuân không thể nào mở máy iPad, nên tỏ ra cáo kỉnh điện thoại gấp cho con cháu vào viện sửa iPad cho ông. Nói đúng ra hằng giờ ông điện thoại để nhắc nhở con cháu xiêng năng vào viện DL thăm ông. Cách đây 2 năm chị của Vy tên Hằng vừa mới về nghỉ hưu ở tuổi 59. Ông Xuân biết chị Hằng luôn có mặt ở nhà nên ông gọi điện thoại từ tờ mờ sớm lúc 5 giờ sáng đánh thức chị dậy có lúc nói là khó ngủ hay phải vô viện DL gấp vì ông cần chị đưa ông đi nhà thương vì khó thở hay trở trời cảm cúng. Thực ra với cái tuổi gần 90 ông cụ sức khỏe yếu kém là chuyện bình thường. Ngoài ra ông Xuân muốn lúc nào cũng phải có con cái bên cạnh chăm sóc ông như một đứa con nít. Sau nhiều lần bị làm phiền quá nhiều nên chị Hằng không thèm bắt máy điện thoại. Ông Xuân tìm cớ gọi 911 và bầy lý do tố cáo cô con gái dựt tiền ông gửi để họ gửi CS đến can thiệp giùm ông. Cảnh sát đến Viện DL làm enquete rồi quay ngược về nhà cô Hằng lập biên bản. Những chuyện gia đình ồn ào như thế xảy ra liên tục, kết cục cũng chẳng đến đâu mà ngược lại dân Gia Nả Đại ở chung với ông Xuân tỏ ra thái độ bực bội ông vì chuyện gia đình không đâu. Ông Xuân càng ngày càng cảm thấy cô đơn và tìm cách này cách nọ để đì con cháu và muốn chúng nó quan tâm vào viện DL thăm thường xuyên hơn.

Có lần vợ chồng Thụy đến thăm ông. Ông Xuân ngồi kể lể chuyện ngày xưa, khó khăn lắm ông mới đưa được cả đại gia đình qua đây. Sau đó ông đi làm xa, cực khổ tứ bề chỉ mong cò đủ tiền nuôi tất cả các con ăn học thành tài đến nơi đến chốn. Bây giờ ông mong muốn các con có hiếu mà đền bù lại công nuôi dưỡng của ông. Bài ca này ông từng nói với tất cả các con mỗi khi có dịp. Thụy hơi bực mình ông bố vợ và trả lời “Ba à bên xứ này nuôi con tốt là một bổn phận thiên liêng của bố mẹ. Chúng con chỉ mong cố gắng nuôi con cái tốt, đối xử với chúng hòa hợp chứ chúng con không có một hi vọng mãi mai nào là con cái phải trả công sau này. Vì nếu mình đặt nhiều kỳ vọng vào con cái thì sau này mình sẽ thất vọng vô cùng”. Các con ông Xuân dần dần mệt mỏi về vấn đề chăm lo sức khỏe bà Mẹ bây giờ đến phiên ông bố đầy đọa con cháu. Các con tỏ ra mệt mỏi với bố mẹ già.

Chúng tôi nghiệm ra rằng làm bố mẹ không nên đòi hỏi quá nhiều, quá khả năng con cái mình. Những gì cha mẹ làm được cho con khi còn nhỏ dại, khi chúng còn sống chung với mình thì hãy tạo điều kiện cho con cái mình làm tốt công việc đó cho con cái chúng ngày nay. Đừng buồn vì chúng không làm được những điều mà chúng ta làm cho chúng lúc nhỏ. Thí dụ khi đi làm việc bên xứ sở này, hãng cho phép nhân viên nghỉ phép để lo cho con cái chứ họ không cho nghỉ phép để lo cho bố mẹ đâu. Nếu đầu óc chúng ta thông cảm cởi mở thì sẽ thấy không có đứa con nào bất hiếu hết và như vậy mình cũng cảm thấy vui vẻ không áy náy vì sự phiền hà hờn trách của mình. Mấy ông bà cụ luôn bất mãn với con cái của mình sẽ là những người đau khổ cho đến chết và cũng là lý do đẩy xa con cháu mình thêm. Lòng thông cảm bao dung nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho mọi người.
——–oOo——-
Ngày xưa người Việt mình sống đến 60 tuổi được xem là đã già.
Bạn bè cùng lứa với tôi ngày nay đã trên 60, đã hay chuẩn bị ngày về hưu.
Ở xứ tạm dung này mùa đông dài đăng đẳng hơn 6 tháng. Tuyết trắng mang màu ảm đạm phủ kín sân nhà hơn năm tháng làm cho cuộc sống người già hẩm hiu hơn.

Mỗi khi vào viện dưỡng lão thăm bố mẹ thấy mà thương cho họ. Nhìn các cụ thui thủi sống cô đơn một mình trong các viện, có cụ đi tới đi lui nhìn người ta ra vào mà không hiểu họ làm gì, có cụ ngồi một mình xem ti vi, còn các cụ khác mang gậy đi từ đầu hành lang đến cuối dẫy hành lang để khuây khỏa vì không đi được ngoài vườn phủ đầy tuyết trắng.

Trái với người già bên Việt Nam sống chung vui vẻ trong cùng mái ấm gia đình với con cháu đầy đàng. Ăn uống luôn được người thân quan tâm chiếu cố. Ra đường người già ở VN được kính trọng – kính lão đắc thọ nên các cụ ít bị tủi thân. Đi đâu người ta cũng nễ nang. Các quyết định quan trọng trong gia đình đều nằm trong tay các cụ. Trong khi đó các cụ trong viện dưỡng chỉ được con cháu mỗi tuần đến thăm một lần là may lắm rồi. Ăn uống thì các cụ không hài lòng cho lắm vì là thức ăn tây phương không thể so sánh với phở, bún bò huế hay chả giò của VN mình. Còn các viện dưỡng lão dành riêng cho người Á châu thì thức ăn bị ban quản trị cắt xén nên cũng kém ngon nhạt nhẽo và thiếu chất đạm cho các cụ. Nói chung người già VN mình đều bị hụt hẫng đủ thứ – từ tinh thần đến thể xác.

Ở bắc Mỹ này tôi thấy người ta càng nhiều tuổi càng khổ. Khổ vì không còn hưởng thụ gì được sự đời, ăn uống kém ngon, thị lực yếu kém mà còn phải chịu những bệnh tật do già yêú sinh ra. Người già không tự lo được cho thân mình, mắt mờ, tai điếc, trí nhớ mất, sống nhờ người khác. Người già vua chúa hay cùng đinh, tỷ phú hay anh nghèo rớt một xu dính túi không có, kẻ quyền uy chấn động thế giới một thời hiển hách hay anh phó thường dân cả đời cơm nhà, quà vợ, khi tuổi già đến đều có những nỗi khổ như nhau.

Nghỉ hưu thường được nhiều người xem là bước ngoặt của cuộc đời. Dự lường những biến đổi tâm lý có thể diễn ra như sốc vì có cảm giác mình không còn giá trị, lo lắng vì nghĩ không được người khác tôn trọng…, nhiều người đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình các kế hoạch từ công việc đến sức khỏe.

Đa số những người về hưu sẽ có cảm giác buồn chán và tâm lý hụt hẫng khi “bỗng dưng quá nhàn”. Mặc dù sự gia tăng tuổi tác có thể gây ra các khó khăn cho thị lực nhưng các chuyên gia khuyến khích người già đừng từ bỏ việc đọc và học cách thích ứng với hoàn cảnh mới.Vậy chính xác điều gì diễn ra trong não khi chúng ta đọc?

“Bộ não luôn tạo mới các nút giao giữa các tế bào thần kinh nhờ những kích thích như đọc sách”, chuyên gia y tế và là chủ tịch Hội Lão khoa Đức, ông Manfred Gogol giải thích. Một nghiên cứu mới của châu Âu đã phát hiện ra rằng, sức khỏe của một người cải thiện đáng kể sau khi họ nghỉ hưu, do họ có giấc ngủ tốt hơn, tập thể dục nhiều hơn và ít căng thẳng hơn. Theo kết quả của nghiên cứu này, người về hưu nếu có thể, khoảng 40 phút của giấc ngủ mỗi đêm và có 10% khả năng tập luyện thường xuyên.

Điều này làm tăng sức khỏe thể chất và tinh thần của họ, giảm 25% đến gặp bác sĩ so với những người vẫn đang làm việc ở tuổi đó. Vì thế ông Gogol đề nghị đọc những cuốn sách có nội dung thực sự hấp dẫn chính người đọc. Nếu một cuốn tiểu thuyết quá dài gây mệt mỏi thì hãy thử đọc những truyện ngắn, các bài viết về xã hội…

Khả năng chuyển đổi từ ngữ sang những hình ảnh tinh thần là rất tốt cho hoạt động nhận thức. Đọc cũng giúp cải thiện vốn từ vựng, cách sử dụng ngôn ngữ và khả năng tập trung, theo chuyên gia Simone Helck, tổ chức thúc đẩy và phát triển chiến lược chăm sóc người cao tuổi Deutsche Kuratorium Altershilfe (Đức).

Thông thường người có tuổi ở hải ngoại hay bị mắc phải 3 cao và 1 thấp.
Ba cao là – cao huyết áp (high blood pressure), cao đường (diabetes) và cao mở (cholesterol). Hơn nữa các cụ hay bị chứng loãng xương, xương khớp bị phong thấp (arthritis). Các bác sỹ khuyên người già nên tập luyện thể xác và ăn uống lành mạnh để có cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn. Thông thường các cụ buồn chán vì thiếu sự chăm sóc của con cháu, ăn uống không ngon miệng vì 3 cái thiếu sau đây:

Cái thiếu thứ nhất là thiếu vận động – Độ tuổi 55-65 thường có những thay đổi lớn về thể trạng, quá trình lão hóa diễn ra khá nhanh, cần tăng cường vận động nhẹ nhàng để giảm quá trình này. Chú ý, không nên vận động quá mạnh, cần tạo sự cân bằng giữa động và tĩnh thông qua các hoạt động hàng ngày như sinh hoạt câu lạc bộ, tập dưỡng sinh, chăm sóc vườn hoa cây cảnh… Bên cạnh đó, cần đảm bảo cân bằng trong tư duy, tránh hưng phấn và ức chế quá mức, không nên để tư duy nghỉ ngơi quá lâu, tức là tâm phải tĩnh tại, phải ổn định. Để tránh sự nhàm chán, lời khuyên cho người về hưu là nên đa dạng loại hình hoạt động trong nhà cũng như ở ngoài trời, hoạt động tinh thần, hay vận động cơ thể, hoạt động tập thể hoặc cá nhân phù hợp với sở thích và khả năng của mình nhất, để khỏi có những ngày ngồi không khi cuộc sống thay đổi.

Theo các nhà tâm lý thì khi phụ nữ đến tuổi về hưu, nội tiết tố suy giảm cùng lúc với những diễn biến âm thầm trong cơ thể khiến cho họ phải đối mặt với các bệnh: tim mạch, loãng xương, tiểu đường… Còn nam giới khi về hưu, ngoài hói đầu, bụng phệ, cơ bắp mềm nhão thì có nhiều nguy cơ bị huyết áp cao, xương khớp… Để tránh bệnh tật cũng như tổn thương về tâm lý, mọi người nên lên chương trình tiền về hưu, nghĩa là bàn giao công việc từ từ để không bị hụt hẫng và chuẩn bị chương trình, kế hoạch sau khi về hưu, gồm: Thời gian, kinh tế, các hoạt động và mối quan hệ dự kiến thay thế công việc và quan hệ đồng nghiệp…, chẳng hạn như du lịch, làm từ thiện, chăm sóc con cháu, nghiên cứu trên mạng, hoạt động nghệ thuật, tham gia các lớp thiền, Yoga hay càn Khôn Thập Linh, v.v…

Ở tỉnh nhỏ chúng tôi đang cư ngụ, các bạn già về hưu tổ chức đi bộ mỗi sáng bằng cách hẹn tụ họp ở cafeteria của Costco ăn sáng nhẹ lúc 9 giờ với croissant và ly café. Sau đó mọi người cùng nhau đi bộ 2 tiếng đồng hồ quanh thành phố rồi về nhà nghỉ ngơi và lo cho việc nhà. Mỗi tối từ 7 giờ đến 9 giờ mọi người đến một trường trung học có hơn 10 bàn ping pong để các vị giải trí và có dịp trò chuyện cho hết ngày.

Một nghiên cứu mới của châu Âu đã phát hiện ra rằng, sức khỏe của một người cải thiện đáng kể sau khi họ nghỉ hưu, do họ có giấc ngủ tốt hơn, tập thể dục nhiều hơn và ít căng thẳng hơn. Theo kết quả của nghiên cứu này, người về hưu nếu có thể nên lấy 40 phút trước giấc ngủ mỗi đêm tương đương với 10% thời gian để tập luyện thường xuyên. Điều này làm tăng sức khỏe thể chất và tinh thần của họ, giảm 25% đến gặp bác sĩ so với những người vẫn đang làm việc ở tuổi đó.

Cái thiếu thứ hai là thiếu bạn – bạn bè rất quan trong đời sống hàng ngày của con người từ khi đứa bé vào đời đến cụ già lú lẩn.Tình bạn vốn là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng được trân trọng. Một người có thể có rất nhiều bạn tuy nhiên không phải ai cũng có một người bạn thân hay một tình bạn chân thành. Đôi khi sự bận rộn của cuộc sống cuốn chúng ta vào khiến con người dần trở nên lãnh cảm. Tuy nhiên, trong một giây phút nào đó, khi người ta cảm thấy cô đơn, trống trải họ mới thấy việc có một người bạn bên cạnh ý nghĩa đến nhường nào. Đó là người hiểu về quá khứ của ta, tin tưởng vào tương lai của ta và chấp nhận con người hiện tại của ta. Sự tồn tại của một người bạn không phải là luôn nhìn thấy bằng mắt mà là luôn cảm nhận bằng trái tim.Trong sự cô đơn, trong đau ốm, trong bối rối – nhận thức về tình bạn khiến ta có thể bước tiếp, thậm chí ngay cả khi bạn ta bất lực không thể giúp ta. Họ ở đó là đủ rồi. Tình bạn không phai nhạt bởi không gian hay thời gian, bởi sự giam cầm của chiến tranh, bởi khổ đau hay sự im lặng. Chính trong những thứ đó mà nó bắt rễ sâu nhất. Chính từ những thứ đó mà nó nở hoa

Cái thiếu thứ ba là thiếu… ăn.

Khi ta còn nghèo thì lo ăn no mặc ấm. Đến khi ta khá giả hơn thì cố ăn ngon mặc đẹp. Đến lúc có tuổi thì ăn chơi mặc kệ và đến khi không còn răng nữa thì ăn chay mặc niệm…chú ý nhu cầu dinh dưỡng người già là rất cần thiết. Theo đó, trong chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi, phải đảm bảo sự hợp lý giữa các loại thức ăn. Các nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng phải cân bằng với đạm, chất xơ. Không nên dùng quá tỷ lệ một dưỡng chất nào đó. Ngoài ra, đừng vì lo ngại người già ăn nhiều sẽ gặp nhiều bệnh mà quá kiêng khem, dẫn đến thiếu chất, cơ thể sẽ mệt mỏi.

Như vậy, sự cân bằng mọi mặt đời sống sau khi về hưu là rất quan trọng. Người già nên lưu ý tránh những áp lực của cuộc sống, đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường các mối quan hệ và sinh hoạt tại cộng đồng nhằm đảm bảo tâm sinh lý, sống khỏe, sống có ích.

Lắm lúc ngẩm nghĩ lúc nào về hưu mới đúng lúc, ta sẽ ở đâu và vợ chồng tôi sẽ ở với ai thì tôi thở dài ngao ngán. Vào Nhà Già ở suy cho cùng cũng là một giải pháp tốt nhất. Thực ra Nhà Già ở Canada thật sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi, nhân viên phục vụ tử tế, không có gì đáng phàn nàn.

Cuộc sống tự nó là điều kỳ diệu. Lúc mầm non son trẻ luôn vươn lên để sống là kỳ diệu. Lúc già kiệt lú lẫn yên phận cũng là kỳ diệu. Đừng quá bi quan vì tuổi già. Chúng ta không mãi duy trì được hình thức bên ngoài tốt đẹp, nhưng có thể giữ ấm trái tim với đồng loại cho đến lúc ngừng nghỉ.

Tuy nhiên tôi vẫn tự hỏi liệu đời sống người già là một diễm phúc tốt lành hay một sự kém may mắn vì phải sống trong bốn bức tường cho đến lúc ra đi vĩnh viễn…

Nguyễn Hồng Phúc
Montréal, Canada..

CUỘC CHIẾN ĐẤU LẶNG LẼ CHO QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VN

From facebook:  Phan Thị Hồng‘s post 
 
Image may contain: 1 person, standing
Image may contain: 1 person, sitting
Image may contain: 2 people, eyeglasses and outdoor
Phan Thị Hồng added 3 new photos 

CUỘC CHIẾN ĐẤU LẶNG LẼ CHO QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VN

Tác giả Beenett Murray.

Dịch và giới thiệu : Lê Quốc Tuấn.

Tác giả Beenett Murray vừa có bài viết rất chi tiết về cuộc chiến đấu cho nhân quyền tại Việt Nam trên trang The Diplomat, bài dài nhưng rất đáng đọc, Lê Quốc Tuấn dịch tặng tất cả bạn bè, các anh, các em… những người đang chịu đựng đủ loại sách nhiễu, làm nhục, hăm doạ… lặng lẽ giữ lửa trong nước, để bao người Việt Nam tiếp tục còn hy vọng được về một tương lai sáng sủa cho VN.

CUỘC CHIẾN ĐẤU LẶNG LẼ CHO QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VN

Bennett Murray/The Diplomat

Lê Quốc Tuấn dịch Việt ngữ
(Tựa do dịch giả đặt)

Không được thông tin, cạnh tranh lợi ích toàn cầu và tình trạng công an vi phạm đang diễn ra khắp nơi khiến không mấy ai nhận nhìn rõ được thực trạng.

Nguyễn Chí Tuyến, 43 tuổi, từ Hà Nội, bị côn đồ tấn công trên đường về nhà sau khi đưa con đi học.

Ông Tuyến, blogger bất đồng chính kiến, kiếm sống bằng nghề dịch sách cho một nhà xuất bản địa phương, cho hay khoảng nửa tá người đàn ông mặc đồng phục buộc ông phải xuống xe sau đó đánh ông ngã xuống đất. Ông không hề biết những kẻ tấn công và họ cũng không cướp đi một thứ gì của ông.

Ông Tuyến, người có bút danh là Anh Chí, mô tả vụ việc xảy ra vào tháng 5 năm 2015.

“Ít nhất là hai chiếc xe máy đã chặn tôi lại trên đường, một chiếc ngay trước và một sau lưng, tôi nghe tiếng một người đàn ông nói “Đúng nó đấy.”

Dù không bao giờ có thể khẳng định danh tính của kẻ tấn công, ông Tuyến không nghi ngờ gì rằng đấy là những người làm việc cho chính phủ.

“Chúng tôi biết họ được sai khiến bởi lực lượng an ninh”, ông nói.

Các tổ chức theo dõi nhân quyền cho biết câu chuyện của Tuyến là bình thường trong môt nhà nước bí mật của đảng Cộng sản Việt Nam. Theo hầu hết các số liệu thường được sử dụng để đo lường mức độ lạm dụng nhân quyền, Việt Nam là một trong những quốc gia công an độc đoán nhất thế giới. Nhưng các nhà hoạt động xã hội nói rằng có quá ít sự chú ý đối với Việt Nam, thậm chí ngay cả khi các quốc gia Đông Nam Á khác thường bị cộng đồng quốc tế lên án.

Phil Robertson, Phó Giám đốc Á châu của Human Rights Watch nhận xét: “Rõ ràng Việt Nam đang tránh khỏi được nhiều chỉ trích so với thành tích tệ hại của họ, một phần do sự kiên cường và sự sẵn sàng đẩy lùi những chỉ trích từ quốc tế của chính phủ.

Theo báo cáo thường niên của Tổ chức Ân xá quốc tế năm 2016, có 91 tù nhân lương tâm ở Việt Nam, con số cao nhất khu vực Đông Nam Á và theo Uỷ Ban Bảo vê Ký giả, 8 trong số 13 nhà báo bị bỏ tù trong vùng là ở Việt Nam.

Báo chí địa phương và xã hội dân sự, vốn hầu như chưa bao giờ thoát khỏi chỉ đạo của đảng, gọi các nhà bất đồng chính kiến là “phản động”. Phóng viên nước ngoài, bị luật pháp yêu cầu phải có trụ sở tại Hà Nội, các hàng động, di chuyển và bài tin của họ bị theo dõi chặt chẽ.

Robertson cho biết: “Chính quyền Việt Nam tạo khó khăn cho việc theo dõi trường hợp những người bất đồng chính kiến bị đàn áp, duy trì các thủ tục tố tụng tại tòa án và đối xử trong nhà tù càng bí mật càng tốt và giới hạn các phương tiện truyền thông của họ.

“Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi có tương đối ít thông tin về các vụ lạm dụng nhân quyền so với các sự việc diễn ra hàng ngày trên đường phố Philippines của Duterte”, ông nói, đề cập đến cuộc chiến đẫm máu của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về ma túy.

Nhục mạ có hệ thống

Cô Đào Thị Hương, 30 tuổi, sống một đời sống trí thức ít được biết đến ở miền bắc Việt Nam trước những năm 90. Là chuyên viên tài chính cho một công ty Singapore, cô là người đầu tiên của Hà Nội có được trải nghiệm của tầng lớp trung lưu sau nhiều thế kỷ qua các triều đại, chủ nghĩa thực dân Pháp và chủ nghĩa Mác-Lênin.

Mặc dù là người hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế gần đây của Đảng Cộng sản, cô Hương khẳng định rằng nền dân chủ đa đảng là con đường phía trước.

“Năm năm trước, tôi tin vào chủ nghĩa cộng sản, tôi tin tưởng vào chính phủ, và Bác Hồ”, cô Hương nói về người sáng lập cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh, tại một quán cà phê cao cấp gần hồ Hoàn Kiếm Hà Nội.

Việc bắt giữ luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vào năm 2012, người đã bị giam 30 tháng tù vì lý do trốn thuế mà những người ủng hộ ông cho là có động cơ chính trị, đã khiến cô suy nghĩ khác.

“Mọi người cứ nói về ông, tôi nhận ra là ông ấy không tệ như những gì báo chí nói và tôi bắt đầu suy nghĩ về lý do tại sao chính phủ lại che giấu thông tin không cho dân mình được biết ?”

Hương tự gọi mình là một “nhà hoạt động bán thời gian”, một người bạn đồng hành của những người bất đồng chính kiến, cô đã xuất hiện trong các cuộc biểu tình công khai hiếm hoi của Hà Nội, từng bị công an nhanh chóng dập tắt.

Mặc dù chỉ đóng một vai trò nhỏ trong phong trào phản đối, công an đã nhanh chóng gọi điện đến bố mẹ cô khi cô bắt đầu trở nên quen thuộc với những cuộc biểu tình.

“Họ đã đến nhà và nói những điều sai trái về tôi”, cô nói thêm rằng những phương pháp như vậy thường có hiệu quả, tối thiểu là trong việc thuyết phục những nhà hoạt động chống đối phải thay đổi.

Nếu như công ty của cô không có trụ sở tại Singapore, Hương cho biết công an có thể đã gây áp lực để người chủ kỷ luật cô trong sở làm.

Khi việc sách nhiễu không đạt hiệu quả, các cơ quan chức năng sử dụng các quy định về hình sự, hình sự hóa tội phạm “tuyên truyền” chống lại nhà nước và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Blogger Nguyễn Hữu Vinh, hay còn gọi là Anh Ba Sàm, đang bị tù năm năm vì trang mạng bất đồng chính kiến và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết blog dưới bút danh Mẹ Nấm, đang phải chờ ra tòa sau khi bị bắt.

Bà Cấn Thị Thêu, một nông dân chiến đấu với việc cưỡng chế trục xuất trong khu phố của mình ở ngoại ô Hà Nội từ năm 2008, đang phải chịu án tù 20 tháng vì “làm gián đoạn trật tự công cộng” tại các cuộc biểu tình. Đây là lần bị tù thứ hai của bà. Chồng bà, Trịnh Ba Tư, cũng đã có thời gian bị giam tù.

“Chính phủ đã sử dụng tất cả các công an, tòa án, bất cứ điều gì họ có để tố cáo mẹ tôi về tội ác nào họ muốn”, Trịnh Bá Phương, con trai 32 tuổi của bà Thêu cho biết.

“Tôi không sợ bất cứ điều gì, vì tôi có sự ủng hộ từ nhiều người dân, và vì cha mẹ tôi phải chịu án nặng, tôi sẵn sàng hy sinh bất cứ điều gì để giúp cộng đồng mình, những người hàng xóm bị chính phủ cướp đất,” anh nói.

Tại sao lãnh đạm, thờ ơ ?

Lịch sử Việt Nam gần đây đã chuyển dịch đất nước này ra khỏi cuộc đấu tranh chống Mỹ, trở thành một đối tác chiến lược quan trọng của phương Tây. Các cơ hội kinh tế ở đây là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trong khi các chính trị gia từ Washington đến Tokyo cũng xem Hà Nội là một đồng minh tiềm tàng trong các tranh chấp Biển Đông.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dường như thân thiện với Hà Nội. Theo chính phủ Việt Nam, ông đã có cuộc trò chuyện thân mật với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 12. Trong một lá thư ngày 23 tháng 2, Trump cũng đã viết cho Chủ tịch Trần Đại Quang kêu gọi hợp tác để “đảm bảo hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

Roberston nói: “Giờ đây với chính phủ Trump, nỗi quan ngại về nhân quyền của chúng tôi tại Việt Nam sẽ còn bị giảm sút hơn nữa.”

Tuy nhiên, trước chính quyền Trump, không có mối lo ngại về sự sự thờ ơ của người Mỹ đối với phong trào bất đồng chính kiến Việt Nam. Ca sĩ, nhà hoạt động Mai Khôi cho biết cuộc họp hồi tháng năm năm 2016 với Tổng thống Barack Obama ở Hà Nội đã khiến cô ấy có nhiều ấn tượng.

Từng là một trong những ngôi sao nhạc pop nổi tiếng nhất của Việt Nam – cô từng giành giải thưởng Album của năm của Truyền hình Việt Nam năm 2010 – nỗ lực tranh cử với tư cách là một ứng cử viên độc lập vào Quốc hội vào năm 2016 dù bị dập tắt đã giúp cô trở thành một người kiệt xuất trong nền công nghiệp giải trí Việt Nam.

“Tôi nghĩ rằng sự việc Tổng thống Obama gặp tôi là biểu tượng rất quan trọng”, cô nói thêm rằng cựu tổng thống đã mở rộng cuộc họp 20 phút theo kế hoạch đến một giờ đồng hồ. Cô nói thêm: “Thật không may, việc thúc đẩy nhân quyền dường như không phải là ưu tiên hàng đầu của các chính phủ nước ngoài đang tham gia vào Việt Nam.

Một ngày sau cuộc gặp với Obama, bốn viên chức công an đã đến nhà cô trong những gì cô nói là một nỗ lực để đe dọa cô. “Lúc đó tôi nhận ra rằng mình không được bảo đảm một quyền gì ở Việt Nam, ngay cả sau khi vừa gặp được người có quyền lực nhất thế giới.”

Các chính phủ nước ngoài, chỉ cung cấp một số lượng ủng hộ giới hạn khi họ theo đuổi quyền lợi cho quốc gia của họ, ông Robertson cho biết.

“Nhiều chính phủ nói rằng họ thực hiện các cuộc đối thoại riêng, đằng sau cánh cửa đóng kín nhằm vận động các quyền đối với Hà Nội, nhưng những gì mà chúng tôi được nghe nhiều lần từ các nhà bất đồng chính kiến là người dân Việt Nam thực sự muốn các chính phủ khác khẳng định mạnh mẽ hơn rằng Việt Nam phải tôn trọng các quyền” ông nói.

Năm 2015, Liên đoàn Châu Âu đã ký một thỏa thuận thương mại tự do với chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, tại một cuộc họp báo vào tháng hai tại Hà Nội, Pier Antonio Panzeri, chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Nghị viện Châu Âu cho biết rằng Hiệp định sẽ “cực kỳ khó khăn” để được thông qua nếu không có cải thiện về nhân quyền.

Giới bất đồng chính kiến địa phương cho biết các văn phòng Liên Hợp Quốc tại địa phương, thậm chí còn kém hữu ích hơn.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, nhà hoạt động 27 tuổi tại Hà Nội cho biết: “Tôi muốn nói rằng tổ chức LHQ ở Việt Nam chỉ rất tích cực khi nói đến những vấn đề ít nhạy cảm hơn, ví dụ như dự phòng chống HIV, nhưng khi nói đến các quyền chính trị, ví dụ như tự do ngôn luận, tự do hội họp, họ kém nhiệt tình hơn.”

VOICE, Tổ chức phi chính phủ không đăng ký của Tuấn, có mục đích gián tiếp thách thức đảng bằng cách giáo dục giới trẻ theo các phương cách của xã hội dân sự độc lập. Nhưng theo luật pháp Việt Nam, tất cả các tổ chức xã hội, từ các đội thể thao đến nhà thờ, đều phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF), một tổ chức do đảng CS kiểm soát. Vì các tổ chức không bị cộng sản kiểm soát bị xem là phi pháp, các quy định của Liên Hợp Quốc không cho phép các cơ quan của mình làm việc với các nhóm đối lập này.

Sunita Giri, Trưởng điều phối thường trú của VP. Liên hợp quốc tại Hà Nội, thừa nhận hoạt động của họ phải phù hợp với luật pháp Việt Nam.

“Liên Hợp Quốc làm việc với các tổ chức xã hội dân sự đã đăng ký và bất kỳ giao dịch tài chính hoặc quan hệ đối tác nào phải bảo đảm rằng tổ chức hưởng lợi ấy phải được đăng ký và tuân thủ luật pháp quốc gia.”

Tuy nhiên, theo các nhà bất đồng chính kiến, những giới hạn về mặt pháp lý đã làm cho U.N không có hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề nhân quyền.

Blogger Tuyến cho biết, dù ông đã gặp các quan chức Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ, chi nhánh Bangkok (họ không có văn phòng ở Hà Nội), các cơ quan LHQ ở địa phương vẫn chả giúp được gì.

“Các văn phòng ở Hà Nội có nhiệm vụ khác, họ không quan tâm đến nhân quyền hay dân chủ”, ông Tuyến cho biết.

Phải tự thân tự mình

Với việc chính sách độc đảng của chính phủ Việt Nam được bình thường hoá trên trường quốc tế, các nhà hoạt động xã hội hiểu rằng họ phải tự thân tự mình để kiến tạo nền dân chủ đa đảng.

“Tôi luôn nói với những người đồng hành là chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của bên ngoài, nhưng chúng tôi không thể dựa vào sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế”, ông Nguyễn Quang A cho biết.

Là một nhà kinh doanh nghỉ hưu trở thành người bất đồng chính kiến, Ông Ng. Quang A, 71 tuổi, hiện là một trong những nhà hoạt động tích cực nhất của Việt Nam.

Năm 2016, ông là người lọt vào vòng chung kết giải Nhân Quyền Tulip của Hà Lan. Giống như ca sĩ Mai Khôi, ông cũng từng cố gắng tranh cử vào quốc hội trong cuộc bầu cử năm 2016.

Dù hoan nghênh sự ủng hộ từ nước ngoài, ông Quang A nói rằng ông hiểu được tình trạng địa chính trị phức tạp, khiến ngăn cản sự ủng hộ đầy đủ cho lý tưởng của ông.

“Điều này phụ thuộc vào tâm thức chính trị của ông lớn ở đó,” ông đùa giỡn ám chí TT. Trump.

Quang A cho biết ông hiểu về định hướng “Nước Mỹ trên hết của Trump”. “Bạn có thể nhìn thấy một mạng lưới ở phía Tây với rất nhiều quyền lợi, họ phải phục vụ họ trước tiên, và điều đó là dễ hiểu,” ông nói.

Yun Sun, một cộng sự cao cấp của Chương trình Đông Á tại trung tâm nghiên cứu Stimson Center ở Washington D.C., nói rằng việc cho rằng Mỹ không gây bất cứ áp lực nào là không chính xác. Bà nói, ở một mức độ nào đó, Hà Nội đang phải giải quyết.

“Đây là trường hợp Đảng Cộng sản Việt Nam gặp phải nhiều xung đột về lợi ích chính trị để duy trì một chính quyền độc tài độc đảng ở nước này trong khi đang phải đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông vì lợi ích chiến lược và an ninh quốc gia” bà nói.

Việt Nam đã ban hành một số nhượng bộ nhân quyền trong những năm gần đây. Quyền của người đồng tính – LGBT ngày càng được nhà nước công nhận và bộ luật năm 2016 khẳng định quyền tự do tín ngưỡng. Thậm chí, ngay cả việc chính phủ phải đồng ý cho phép các công đoàn độc lập khi ký kết Thỏa thuận Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương, việc chính quyền Trump từ chối hiệp định này khiến những cải cách này không trở nên khả thi trong tương lai gần.

Tuấn, nhà tổ chức xã hội dân sự, cho biết tương lai của hoạt động xã hội Việt Nam sẽ đến từ bên trong.

Anh nói: “Tôi biết các chính phủ nước ngoài đang cố gắng gây áp lực lên chính phủ Việt Nam, nhưng không dễ dàng đối phó với chính phủ Việt Nam vì họ có khả năng làm việc với các diễn viên quốc tế.”

Nhưng bất kỳ trợ giúp hậu cần hoặc kỹ thuật nào cho các tổ chức xã hội dân sự, sẽ được đánh giá cao, anh nói.

“Họ nên tập trung vào các áp lực trong nước, những tổ chức xã hội dân sự đang ngầm hoạt động. Đầu tiên họ không thể hỗ trợ trực tiếp, nhưng có thể giúp nhiều hơn về đào tạo, tổ chức sự kiện, hội thảo để làm cho vấn đề Việt Nam trở nên có tính quốc tế hơn”, anh nói.

Đại diện chính phủ Việt Nam đã không bình luận gì khi bài báo này được ấn hành.

 

PV TUỔI TRẺ VÀO “TÂM BÃO” ĐỒNG TÂM

From facebook:  Trần Bang

Mời mọi người xem bài viết mới trên báo Tuổi Trẻ vừa bị gỡ xuống chỉ ít phút sau khi đăng lên:

PV TUỔI TRẺ VÀO “TÂM BÃO” ĐỒNG TÂM
19/04/2017 

TTO – Sau nhiều nỗ lực, phóng viên Tuổi Trẻ đã được người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đồng ý cho vào thôn, nơi người dân đang giữ 20 cán bộ công an.

Xã Đồng Tâm những ngày này đang trở thành tâm điểm quan tâm của người dân cả nước sau khi xảy ra vụ việc liên quan tới đất đai, việc 4 người dân bị công an bắt giữ do có dấu hiệu vi phạm pháp luật, việc 38 cán bộ huyện, cán bộ, chiến sĩ công an Hà Nội bị người dân giữ.

Những ngả đường dẫn vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm bị cản trở bởi đất đá, cây que và nhiều vật dụng. Một số lán trại được dựng lên tại các ngã ba, ngã tư trong thôn, người dân ở đây cũng cảnh giác và áp dụng các biện pháp kiểm soát không cho người lạ mặt ra vào.

Hai thanh niên được cử đi xe máy ra đường quốc lộ 429 đón chúng tôi.

Xe máy chở chúng tôi vượt qua một đống đá to được đổ kín ngay đầu làng. Cách đó khoảng 300m, có một cụ già và 3 người phụ nữ ngồi trong đền Quán Thá. Những người này cho biết, suốt 5 ngày nay họ bỏ công, bỏ việc lên đền thắp hương để cầu cho mọi chuyện sớm kết thúc, cầu cho cuộc sống sớm ổn định trở lại, người dân được bình an.

Trò chuyện với phóng viên Tuổi Trẻ, cụ Bùi Văn Nhạc, 80 tuổi, bộc bạch: “Dân chúng tôi không bao giờ muốn có những chuyện như thế này. Cuộc sống của người dân mấy hôm nay cũng đảo lộn. Người dân nghỉ làm, nghỉ sản xuất”.

“Bây giờ chúng tôi chỉ mong lãnh đạo thành phố, cơ quan chức năng về đây tổ chức đối thoại, nghe chúng tôi trình bày nguồn gốc đất đai, những căn cứ mà chúng tôi đằng đẵng khiếu nại nhiều năm nay chưa được trả lời thoả đáng. Không người dân nào mong muốn sự bất ổn này xảy ra cả”, một người phụ nữ ngoài 50 tuổi nói.

Theo những người dân tiếp chúng tôi tại đình Quán Thá (xã Đồng Tâm) trưa 19-4, câu chuyện đất đai ở thôn Hoành và xã Đồng Tâm đã dai dẳng 5 năm nay, qua nhiều cấp. Số tài liệu mà bà con tập hợp để đeo đuổi sự việc này cũng nặng chừng 3,5kg.

Nói về việc giữ các cán bộ, chiến sĩ công an, một phụ nữ tự giới thiệu là vợ ông Lê Đình Ba, phó trưởng thôn Hoành, xã Đồng Tâm, cho biết: “Chúng tôi chỉ giữ họ lại chứ không phải bắt, để mong các cấp lãnh đạo xuống gặp, lắng nghe và đối thoại với chúng tôi. Tôi vẫn thổi cơm bằng gạo nhà tôi, còn rau thì của nhà hàng xóm, thịt thì của một nhà chuyên đi chợ trong xóm, chúng tôi luân phiên nhau nấu cơm”.

Cụ Nguyễn Thị Chùa (82 tuổi, người trông coi đình Quán Thá) cho biết: “Bà con chúng tôi bảo nhau để các cháu (những cán bộ chiến sĩ đang bị giữ – PV) xảy ra chuyện gì không may là chúng tôi có tội với gia đình, với bố mẹ các cháu”.

Một phụ nữ trong thôn phủ nhận toàn bộ những thông tin công an bị đối xử không tử tế.

Chị cho biết sau khi người dân đã thả những người đầu tiên, số 20 công an còn lại hiện vẫn đang ở nhà văn hóa thôn Hoành.
Chúng tôi đặt vấn đề muốn tận mắt chứng kiến điều kiện ăn ở của những người đang bị giữ nhưng những người trò chuyện với chúng tôi đều nói không nên vào đó lúc này.

“Để vào đó phải qua một chốt khác nữa, người dân trong đó rất cảnh giác nên việc vào đó là chưa được, tuy nhiên, tất cả đang được đối xử rất tốt”, một người dân nói.

Một phụ nữ tự nhận là người đưa đồ ăn hàng ngày cho những người bị giữ ở nhà văn hoá cho biết: “Tất cả những yêu cầu của những người đang ở nhà văn hóa đều được đáp ứng”.

“Mỗi ngày, người dân trong thôn chi hơn một triệu đồng/bữa ăn cho những người đang ở nhà văn hoá. Chúng tôi tổ chức nấu cơm, phục vụ ngày ba bữa, sáng, trưa, chiều. Có sáng ăn xôi, có sáng ăn bánh mỳ ba tê. Hôm nắng chúng tôi mua kem, tức là ứng xử rất tử tế”, chị này cho hay.

Người phụ nữ này cũng cho biết sau mấy hôm bị giữ ở nhà văn hoá thôn Hoành, hôm nay, 19-4, người dân trong thôn đã mua quần áo cho những người bị giữ thay.

“Có người muốn hút thuốc lá chúng tôi cũng mua thuốc lá”, chị nói.

Về sức khoẻ của những người bị giữ, người phụ nữ tự nhận phục vụ chuyện hậu cần cho biết tất cả mọi người đều khoẻ.

“Có người kêu đau một chút thì người dân trong thôn cũng đã mời bác sĩ của trạm y tế xã đến khám và khám sức khoẻ cho tất cả mọi người. Hiện sức khoẻ của mọi người đều tốt”, người phụ nữ này cho biết.

XUÂN LONG – THÂN HOÀNG – N.V.HẢ

Vụ Đồng Tâm có thêm diễn biến phức tạp?

Vụ Đồng Tâm có thêm diễn biến phức tạp?

BBC

20-4-2017

Báo chí Việt Nam mô tả tình trạng trong xã Đồng Tâm là ‘căng thẳng’. Ảnh: Google Map

Nhân chứng nói với BBC đã có vụ “tấn công” vào Thôn Hoành xã Đồng Tâm trong lúc có thêm phóng viên đưa tin về căng thẳng.

Một người muốn ẩn danh nói với BBC rằng vào khoảng 10 giờ tối giờ Việt Nam hôm 19/04 có một số người tấn công vào làng nhưng dân làng đã đẩy ra.

“Vì trời tối nên không thể xác định có bao nhiêu người tấn công nhưng họ vào bằng một ngả và đã ra bằng ngả đó,” người này nói.

Nhân chứng này cũng mô tả vào sáng ngày 19/04 dân làng phát hiện trong chăn của một trong những người bị giữ “có một khẩu súng” mà họ nghi là được đưa từ bên ngoài vào.

Một số nhà hoạt hoạt động cũng mô tả về diễn biến này nhưng BBC không thể có điều kiện kiểm chứng độc lập.

‘Nội bất xuất ngoại bất nhập’?

Trước đó, trong ngày 19/4, báo Tuổi Trẻ đăng bài “Vào tâm bão Đồng Tâm” viết rằng khi tới nơi, các phóng viên được “Những người [dân địa phương] cho biết suốt 5 ngày nay họ bỏ công, bỏ việc lên đền thắp hương để cầu cho mọi chuyện sớm kết thúc, cầu cho cuộc sống sớm ổn định trở lại, người dân được bình an.”

Bầu không khí trong xã được các phóng viên Tuổi Trẻ mô tả là người dân “cảnh giác, áp dụng các biện pháp kiểm soát không cho người lạ mặt ra vào”.

Facebooker Bạch Hoàn trong bài viết đăng trên Facebook vào cuối giờ chiều 19/4 viết rằng chị đã một mình tới Đồng Tâm nhằm “muốn biết sự thật trong một rừng thông tin trái chiều, nhiễu loạn”.

Người dùng Facebook này nói chị đã mang theo nhiều điện thoại thuộc các mạng dịch vụ khác nhau là Vinaphone, Mobifone và Viettel nhằm tìm hiểu việc “có hay không việc phá sóng điện thoại”.

Kết quả được ghi nhận là “mạng Vinaphone hoàn toàn không có 3G. Mạng Viettel có ký hiệu 3G trên màn hình nhưng tuyệt đối không thể kết nối internet. Mobifone thì trong tình trạng chập chờn. Khi vào trong thôn Hoành, Mobifone lại không thể sử dụng được. Lúc này, Vinaphone chập chờn, tôi truy cập internet được vài phút rồi tậm tịt.”

Ngoài việc mất sóng internet và sóng điện thoại chập chờn, thì: “Có một điều chắc chắn là người dân Đồng Tâm đã mất niềm tin. Khi hỏi vì sao đầu làng mọi người lại căng thẳng như thế? Một cụ già trong đoàn nói, thông tin ở đây như thế này và về báo chí, dư luận lại nói như thế này thì nhiều tiền lắm!?. Vừa nói, bàn tay cụ ngửa ra rồi lật sấp lại…,” Facebooker Bạch Hoàn viết.

Hiện chưa rõ các xử lý cuộc khủng hoảng từ các cấp lãnh đạo cao nhất tại Việt Nam ra sao cho vụ Đồng Tâm.

Mới đây nhất, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội viết trên Facebook cá nhân kêu gọi đối thoại với người dân để tìm lối thoát cho căng thẳng ở Đồng Tâm.

Được biết, Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chính thức khẳng định là ông sẵn sàng đối thoại với những người dân xã Đồng Tâm nếu cần thiết.

Tin tức cũng nói ông Nguyễn Văn Chiến, luật sư, đại biểu Quốc hội đại diện cho cử tri Mỹ Đức, đã về làm việc với dân trong hôm 19/4.

Căng thẳng này xảy ra trong bối cảnh sắp có một kỳ họp quan trọng của Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam là Hội nghị Trung ương 5, khóa 12, dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm nay.

CĂNG THẲNG NGÀY MỘT TĂNG TẠI ĐỒNG TÂM ĐÊM 19-4

CĂNG THẲNG NGÀY MỘT TĂNG TẠI ĐỒNG TÂM ĐÊM 19-4

FB Lương Ngọc Huỳnh

19-4-2017

Bản đồ xã Đồng Tâm. Ảnh: FB Lương Ngọc Huỳnh/ internet

– Đến giờ phút này vẫn chưa có đối thoại, nhân dân đã được thông báo tối đêm nay sẽ cắt điện tại khu vực nhà văn hoá nơi giữ con tin.

– Cả làng cầu nguyện thánh thần phù hộ.

– Sau khi được tin đài báo nói lãnh đạo thành phố về đối thoại với dân, cả làng đã phấn khởi mong chờ Chủ Tịch người dân đã photo ảnh của Chủ Tịch Thành Phố để cho mọi người biết mặt và đón tiếp, vì họ sợ lại bị lừa hoặc cho người đóng thế! Vì đại đa số người dân ở đây không biết mặt Chủ Tịch.

– Dân nói cảnh sát và dân phòng các loại đông như quân nguyên ở các xã bên cạnh.

– Chiều nay dân mở đống chăn ở trong nhà văn hoá nơi giam con tin thì phát hiện có một khẩu súng và 5 viên đạn! Do vậy người dân đã rất phẫn nộ vì cho rằng đã có người phản bội dân làng ngầm đưa vũ khí vào!

– Tối nay lúc 21h tiếng kẻng lại vang lên, vì dân cho là có những người lạ cố tình đột nhập vào làng.

– Hiện tại dân làng đang cố thủ chặt chẽ và tạm thời bình yên.

Tại sao chúng ta lại làm như thế với dân? Họ có phản quốc không hay họ chỉ chống tham nhũng?

Nếu chống tham nhũng mà bị tấn công quy mô lớn có tổ chức như vậy thì còn gì là chống tham nhũng nữa chính quyền ơi?!

Sao không thương thuyết với dân? Người ta nói quan là phụ mẫu thương dân như thương con sao lại đối với dân như vậy hả trời?

Người Việt Nam ở đâu? Giống nòi máu đỏ da vàng ở đâu? Đồng bào một bọc ở đâu Ai. Ai. Ai. Trả lời cho người dân Đồng Tâm?!

– Nếu chọn con đường đối đầu với dân là một quyết định ngu nhất trong lịch sử Việt Nam!

___

Facebooker Nguyễn Việt Anh,  cháu cụ Kình:  “Chị tôi vừa báo, “côn đồ” vừa áp sát làng, dân đang báo động. Chiều nay phát hiện 1 khẩu súng côn trong đống chăn chiếu của các công an bị giữ, nghi có “nội gián” vì chăn chiếu đều được dọn dẹp vào mỗi sáng“.

Facebooker Nguyễn Lân Thắng: “Đồng Tâm bị tấn công đợt 2, đã đẩy lùi. Thanh niên trẻ con quấn đầy mìn trên người đứng xung quanh nhà văn hoá, vào là chơi cảm tử chết bỏ luôn… tiếp tục hóng…

Facebooker Luân Lê: “Hiện tại, xã Đồng Tâm không có bất cứ động tĩnh gì như các tin đồn đoán. Đây là tin tôi cập nhật chính xác lúc 22h10 phút đêm ngày 19/04/2017 từ bậc cao niên và uy tín nhất trong xã hiện nay.  Có thông tin gì Cụ sẽ báo ngay cho tôi.  Những tin đồn thất thiệt chỉ làm khổ người dân“.

Facebooker Nguyễn Việt Anh, cháu cụ Kình: “Sau khi Ls. Luân Lê update stt nói ko có tình hình gì ở Đồng Tâm, tôi đã xác nhận lại từ anh tôi, dì tôi, chị tôi. Đúng là có chuyện côn đồ đã áp sát làng nhưng bị dân làng đẩy lùi vì lực lượng dân làng rất đông. Anh tôi đang trực tiếp ở hiện trường. Mong mọi người bình tĩnh, kiên tâm và tin tưởng nhau. Có thể cụ ông mà anh Luân liên lạc không ra ngoài vào giờ này và chưa được thông báo tin tức. Xin cảm ơn!

Cưỡng chế đất bằng vòi rồng, bắt 11 người dân

2017-04-19
 
Cơ quan chức năng dùng vòi rồng để cưỡng chế đất tại tỉnh Lai Châu hôm 19/4/2017.

Cơ quan chức năng dùng vòi rồng để cưỡng chế đất tại tỉnh Lai Châu hôm 19/4/2017.

Photo courtesy of baonhandan
 
 11 người dân bị bắt giữ trong một vụ cưỡng chế đất tại Lai Châu vào sáng thứ Ba, ngày 18 tháng Tư.

Báo giới trong nước đưa tin trong ngày 19 tháng Tư cho biết Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu ra quyết định tiến hành cưỡng chế đối với 4 gia đình, đang cư ngụ tại tổ dân phố số 23, tại phường Đông Phong, thành phố Lai Châu do lấn chiếm hơn 60 mét vuông đất của một gia đình hàng xóm và lấn chiếm gần 1000 mét vuông đất công thuộc dự án đã thu hồi, hiện thuộc sự quản lý của Ủy ban Nhân dân phường Đông Phong.

11 thành viên của năm gia đình vừa nêu bị bắt giữ trong vụ cưỡng chế đất diễn ra vào sáng ngày 18 tháng Tư vì bị cáo buộc chống người thi hành công vụ, làm cho hơn chục người của lực lượng cưỡng chế bị thương.

Ngoài thông tin do truyền thông Nhà nước loan đi như vừa nêu, vào ngày 18 tháng tư một video clip về vụ cưỡng chế được đưa lên mạng xã hội cho thấy cảnh cơ quan chức năng dùng vòi rồng để tiến hành biện pháp cưỡng chế; trong khi có tiếng phản đối của người trong cuộc.

Tuyệt đối tin tưởng !!!

From facebook:  Phan Thị Hồng added 4 new photos — with Hoa Kim Ngo and 11 others.
Tuyệt đối tin tưởng !!!

Sự kiện cướp đất của người dân tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, cách thủ đô Hà Nội 30km đã được các nhà đài và các tòa báo lớn trên thế giới lên tiếng.

Khẩu hiệu và cờ được treo nghiêm chỉnh trên boong ke – vật cản để ngăn chận mọi sự xâm nhập.

Băng rôn in rõ: “Nhân dân xã Đồng Tâm TUYỆT ĐỐI TIN TƯỞNG vào chính sách và đường lối của đảng và nhà nước”.

Theo nội dung in trên câu khẩu hiệu và nội hàm toàn bộ tấm ảnh thì rõ ràng đây là một biểu lộ công khai sự khinh bỉ, báng bổ, phỉ nhổ của nhân dân, người dân đã công khai xuyên tạc thẳng thừng vào đường lối của đảng.

Đây là lần đầu tiên nhà nước chưa kịp vu khống nhân dân “xuyên tạc” chính sách và đường lối.

Nhân dân đã thể hiện sự công khai xuyên tạc: xuyên tạc rõ ràng và mai mai, xuyên tạc một cách nghiêm túc và thẳng thừng vào sự trơ tráo chính sách và đường lối của đảng.

Hình ảnh nói rõ hơn vạn lời : Nhân dân hoàn toàn không còn một chút tin tưởng.

Đảng cộng sản hãy gương to mắt lên mà nhìn.

Khẩu hiệu in rõ: Nhân dân tuyệt đối tin tưởng.

Nhưng nội hàm của tấm ảnh đã nói thẳng thừng:

– Nhân dân phỉ nhổ vào cái gọi là TUYỆT ĐỐI TIN TƯỞNG vào sự lãnh đạo dối trá, trơ tráo của chính sách và đường lối.

– Đảng có dám cho rằng đây (nội hàm tấm ảnh) không phải là sự xuyên tạc chính sách và đường lối.

Hình ảnh đã nói rõ suy nghĩ và hành động của nhân dân: Nhân dân hoàn toàn không còn một chút tin tưởng vào chính sách và đường lối của đảng và nhà nước.

Theo nhận định của Ls. Lê Công Định Định Công Lê thì:

Bản chất của cộng sản là tráo trở và tàn bạo. Sớm muộn gì họ cũng sẽ đàn áp Đồng Tâm.

– Dụ dỗ là bước một,
– Tráo trở là bước hai,
– Đàn áp là bước ba,
– Tuyên truyền dối trá là bước bốn,
– Mị dân là bước năm.

Hãy chờ xem sự tráo trở đang tiếp diễn và chuẫn bị sang hồi thứ ba: ĐÀN ÁP.

Ảnh được chụp tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nơi nhà nước địa phương Hà Nội toa rập với một đơn vị quân đội cướp đất của người dân.

Image may contain: outdoor
Image may contain: 1 person, sitting and text
Image may contain: text
Image may contain: one or more people and text
 

TRỞ VỀ CÁT BỤI…

From facebook:  Kimtrong Lam to Lương Văn Can 75.

TRỞ VỀ CÁT BỤI…

Em nè…
Ráng cầm tay anh nhé
Đường không còn bao xa
Đời không là tất cả
Ta đi cuối chặng về…

Anh à…
Bận lòng chi thế sự
Bao nhiêu năm chăn gối
Vượt thăng trầm nổi trôi
Đôi ta thuyền viễn xứ…

Từ khi…
Hai ta được gặp nhau
Cuộc sống luôn mới lạ
Hạnh phúc rất mượt mà
Rạng rỡ muôn sắc màu…

Cuộc đời…
Đã cho ta tất cả
Những điều người ước mong
Ta tận hưởng ngập lòng
Bận gì bao nghiệt ngã…

Bây giờ…
Đường đi đến chặng cuối
Kẻ trước rước người sau
Đừng bệnh cũng đừng đau
Trôi êm như dòng suối…

Cuộc đời…
Thân ta là cát bụi
Đến được rồi cũng đi
Buồn vui có xá gì
Cho con cháu ngậm ngùi…

Liverpool.18-4-2017
Song Như.

Ghi chú thêm của Phùng Văn Phụng:

Đức Hồng  Y Nguyễn Văn Thuận viết: ” Chính sự chết cũng là một  bổn phận cuối cùng, mà con làm cách sẵn sàng và đầy yêu mến“.

Sách “Đường Hy Vọng và Dẫn Giải”

Dân vẫn giữ 20 lãnh đạo, cán bộ, công an huyện Mỹ Đức – Tuổi Trẻ Online

From facebook: Trần Bang

TUOITRE.VN

Riêng bài này viết về Đồng Tâm, Mỹ Đức ở báo Tuổi trẻ gần sự thật hơn, còn 800 tờ báo khác của quốc doanh nhà sản viết giọng kẻ cả (phải chiến thắng nhân dân ) của tuyên giáo.

TTO – Chiều 18-4, có mặt tại huyện Mỹ Đức, phóng viên Tuổi Trẻ chứng kiến…
 
TUOITRE.VN|BY TUỔI TRẺ
 

Decal dán xe “STOP FORMOSA” trong đồn công an.

From facebook:   Trần Bang‘s post.
 
No automatic alt text available.
Image may contain: car
Image may contain: phone
No automatic alt text available.
Trần Bang added 4 new photos.

Decal dán xe “STOP FORMOSA” trong đồn công an.

Khi thấy công an Bến Nghé chuyển chiếc xe máy của TB về đồn Cầu Ông Lãnh, nơi tôi được chuyển về trước đó (12h đêm ngày 16/4/2017)
Công an, an ninh, dân phòng trong đồn một số ra kiểm tra, một số nhìn ra xe, thấy xe có dán decal ” STOP FORMOSA !”.
Một số CA mừng ra mặt (cảm giác như họ đã khám phá ra “chứng cứ buộc tội” quan trọng của công an Bến Nghé là đây (?), nhưng cũng có một số công an và dân phòng ngạc nhiên, thay đổi thái độ, như họ hiểu ra vấn đề, và đồng cẩm với người bị bắt.

Một cháu CS cấp úy đang viết biên bản mừng vì có thể có thêm cái để viết vào biên bản, cháu hỏi :
– Xe của anh đúng không?
– Đúng (tôi trả lời)
– Xe của anh dán decal là có ý gì?
– Tôi dán vì tôi thích nội dung của nó, vì tôi phản đối Formosa xả độc ở miền Trung ở VN!
– Tôi sẽ ghi vào biên bản ?
– OK, anh cứ ghi vì tôi muốn đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam.
– Thế là em CS ghi vào biên bản: Trên xe máy anh TB có hai decal có nội dung ” STOP FORMOSA” dán trước và sau xe. Hỏi anh TB tại sao…, anh TB đáp: anh phản đối Formosa đầu độc biển miền Trung của VN, và muốn đuổi Formosa ra khỏi VN.

– Em thấy Decal Stop Formosa có sao không? (tôi hỏi an ninh thường phục ngồi kế em CS viết biên bản)
– Đó là quyền tự do cá nhân của anh! (AN còn trẻ có vẻ hiểu biết trả lời)
– Các anh có biết Formosa được Giải hành tinh đen năm 2009 chưa? (tôi hỏi chung cả phòng khoảng 6,7 người)
– Chưa, nhưng đó là giải gì? (một người trả lời và hỏi)
– “Giải hành tinh đen” được tổ chức bảo vệ môi trường Thế giới tặng cho công ty Formosa Đài Loan vì có công nghệ xả khí thải, nước thải, chất thải có hóa chất độc hại ra môi trường, hủy hoại môi trường nhiều năm liền.
– Thế các anh có biết Formosa bị phạt ở Mỹ không? Và Formosa bị phạt và bị đuổi khỏi Campuchia không?
– Không.
– Campuchia, họ đã đuổi formosa từ những năm 1998, sao Việt Nam không đuổi được?
– Vỏ Formosa, nhưng bên trong là công nghệ Trung Quốc xả chất độc… (một dân phòng nói nhỏ nhưng tôi vẫn nghe thấy, anh này có vẻ hiểu nỗi bức xúc của người dân, anh cũng tỏ ra là người tử tế khi ghế ngồi cả đêm, nhường bàn anh vẫn ngủ tạm qua đêm cho Thanh Trúc ngả lưng.)
– Anh phản đối Formosa từ khi nào? ( Một cảnh sát già có vẻ hiền lành tử tế hỏi TB)
– Tôi phản đối từ tháng 4/2016, lúc Formosa xả độc làm cá chết ở Hà Tĩnh, Quảng Bình…
– Tôi hiểu tâm tư của anh, nhưng anh cảnh giác đấy, có người bị bắt bị tù mấy năm chỉ vì nhận có 200 đô la để được thuê rải vài trăm tờ rơi có nội dung xấu đấy.
– Thế nội dung decal ở xe tôi có xấu không?
– Không!

– Formosa đã đền bù 500 triệu đô la rồi còn đuổi gì nữa, sao dân mình ngu và tham thế? ( Một tay thiếu ta, khuôn mặt hắc ám ngồi vắt vẻo nói).
– 500 triệu đô la là to thế sao? Tẩy độc môi trường biển chưa làm, nếu làm cũng tốn cả tỷ đô la và mất nhiều năm, để người dân bị hại thống kê thiệt hại và kiện ra tòa thì Formosa cũng phải đền dân cả tỷ đô. Chỉ có Tòa phán quyết mới công bằng và đúng pháp luật. (TB trả lời )
– May là Chính phủ thương lượng nên đã lấy được tiền của Formosa cho dân rồi, dân đã nhận tiền còn đòi kiện ra Tòa gì nữa, đuổi gì nữa, sao tham thế? ( Thiếu tá lặp lại)
– Chính phủ tự ý thỏa thuận với Formosa mà chưa thống kê thiệt hại của dân đầy đủ, chưa được dân đồng ý, việc cần làm là tẩy độc môi trường cũng chưa làm…, do vậy người dân vẫn có quyền kiện ra tòa và vẫn có quyền lên tiếng đuổi Formosa ra khỏi VN, vì để còn gần 70 năm nữa, nó như quả bom hóa học độc hại, biết nó sự cố khi nào? ( TB trả lời )

– Lấy tiền thì thôi chứ, dân tham vừa thôi, cứ nghe phản động đòi đuổi, đuổi thì đừng nhận tiền đền bù của nó nữa, cái gì cũng muốn?
– Tôi hỏi, kẻ hiếp dâm cứ đền tiền cho người bị hại là xong à? Không cần khởi tố, xét xử, kết án, phạt tù kẻ phạm tội nữa, và cứ để nó hiếp dâm tiếp người khác à?…

Sau đó tay thiếu tá vênh váo này cứ ba hoa lên lớp dạy rằng:
-Anh cũng có con, anh phải nghĩ đến con cháu chứ? anh có biết là sau này con cái anh sẽ bị ảnh hưởng, bị ghi lý lịch xấu, khó xin việc…”

-Tôi dậy con tôi có tinh thần tự lực từ sớm, học tập rèn luyện từ nhỏ để có kỹ năng, có đạo đức, trung thực, chăm chỉ, tôn trọng, yêu thương mọi người. Cần việc làm thì thi tuyển vào nơi cần người làm phù hợp với kỹ năng, kiến thức và đạo đức nơi đó cần, không ỉ vào quen biết bố mẹ, không cần lý lịch bố mẹ, không đút lót để mua việc.

Tôi không sợ con tôi không xin được việc chỉ vì bố nó có “lý lịch” chống độc tài, đuổi Formosa…
Còn Formosa, còn công nghệ luyện cốc, luyện thép của TQ, còn nhập hàng trăm tấn hóa chất độc hại phục vụ công nghệ TQ đó mỗi năm, thì sự cố biết xẩy ra lúc nào?
Khi có sự cố, lại xả hóa chất độc hại hủy hoại môi trường biển, ra nước, ra đất, ra không khí… không những làm chết thủy sản như năm qua làm khánh kiệt người dân sống nhờ biển, mà chất độc qua vật trung gian như qua tôm cá, rong tảo, qua muối, nước mắm, không khí… gây ung thư, quái thai, bệnh tật cho người dân hôm nay và cho các thế hệ sau. Formosa là quả bom hóa học đó!
Đuổi Formosa vì công nghệ độc hại TQ không phải chỉ giúp con cháu tôi, mà giúp cả con cháu các anh đó. Hay đến khi gia đình mình bị ung thư, bệnh liên quan hóa chất độc TQ rồi các anh mới tỉnh?

– Vài dân phòng các công an, an ninh nghe tôi nói về Formosa, người thì gật gù có vẻ tán đồng, người thì không nói gì.

Riêng tay thiếu tá vênh vênh nói như đe dọa:
– Anh cứ làm thế này (không hiểu thế này là thế nào?) anh đi chứng giấy tờ này nọ cho anh, cho vợ con và gia đình ở địa phương, sẽ chẳng ai chứng cho anh?…
Rồi anh xem tui nói có đúng không?!

Nghe đến đây thì tôi quay đi chỗ khác, chẳng ghe, cũng không nói gì nữa.

Hắn nói một mình khoảng 10 phút sau thì tự tắt đài, vì không ai bắt chuyện với anh ta. Tôi cũng không để ý tay thiều tá trong đồn công an Cầu Ông Lãnh này tên gì. Nhưng tôi cứ thấy trong lời hắn nói là lời của bóng ma “anh chuỗi, chị rễ” sống lại trong chuyện “Ba người khác” và “Biết đâu địa ngục Thiên đường” nói về cải cách ruộng đất ở miền Bắc những năm 1953-1955. Cũng thấy câu đe dọa của tay thiếu tá này như hiện hình của người ấp trưởng, du kích xã ít học mà hách dịch ở nông thôn miền Nam sau 30-4-1975, như nhiều người còn đang sống ở miền Nam kể lại.

Tôi nghĩ trong đầu, không biết còn bao nhiêu sỹ quan, đảng viên, cán bộ CS “khoái” đe dọa dân, “khoái” bắt dân phải cúi đầu?
Nếu ai không cúi đầu thì bị trừng trị bằng cách ” không chứng giấy tờ”… bởi nền hành (dân là) chính, với hàng ngàn loại giấy tờ quan liêu như thời mới “thống nhất đất nước” sau 30-4-1975 nữa?

P/s: Ảnh 1, 2 Xe dán decal STOP FORMOSA để trước đồn công an, mặt tiền đường Nguyễn Thái học suốt từ 3h sáng đến 21h đêm ngày 17/4/2017 vẫn còn, nhưng 21h30 khi nhận xe ở Bình Thạnh mới bị ai đó bóc đi.
Ảnh 2,3 decal điện thoại dù công an tạm giữ từ 1h30 đến 21h30 mới lấy lại nhưng vẫn còn nguyên vẹn decal.

 
LikeShow more reactions

Comm

CẦU MONG CÔNG AN NHÂN DÂN BIẾT LỰA CHỌN NHÂN DÂN!

CẦU MONG CÔNG AN NHÂN DÂN BIẾT LỰA CHỌN NHÂN DÂN!

FB Mạc Văn Trang

18-4-2017

Công an nhân dân cưỡng chế đất của dân ở Bình An tháng 6/2016. Ảnh chụp từ clip NKYN.

Từ lâu tôi đã nghĩ: Tại sao CAND, CSCĐ, thậm chí có lúc cả quân đội nữa lại đi đàn áp dân để “giải tỏa”, “cưỡng chế” đất đai của dân, dâng cho các doanh nhân? Kinh doanh theo cơ chế thị trường thì phải thương thảo “thuận mua, vừa bán” chứ! Ở đây có nhiều khuất tất, phi lý. Các doanh nhân và số quan chức ký kết dự án với nhau thì làm giàu bất chính trên lưng người dân khốn khổ. Không những thế, người dân còn bị đàn áp, tù đầy, oan ức.

Không oan ức, phẫn uất tột cùng thì sao người dân lại lăn vào bánh xe ủi? Sao người phụ nữ lại tụt quần áo, lõa lồ trước bàn dân thiên hạ lăn ra giữ đất? Sao hàng trăm, hàng ngàn người dân liều chết chống trả lực lượng vũ trang được trang bị tận răng cộng với chó nghiệp vụ và bọn xã hội đen bố ráp? Không oan ức tột cùng, sao có hàng vạn dân oan khiếu kiện ròng rã năm này qua năm khác từ mọi miền đất nước, kéo ra Sài gòn, Hà Nội, vật vờ khổ ải triền miên? Sao cả xã Đồng tâm, huyện Mỹ Đức Hà Nội, hơn 6.000 người dân thề “giữ đất đến chết”?

Từ “Trận đánh đẹp” ở Hải Phòng, bắt 2 anh em Đoàn Văn Vươn đi tù, đến vụ “đại cưỡng chế” lấy đất ở Hưng Yên cho Ecopark, năm 2012, cứ tưởng các nhà lãnh đạo đã nhận ra những sai lầm bất cập trong việc huy động CAND đi “cưỡng chế” đất của dân cho doanh nhân, không ngờ!… Các nhà lãnh đạo, các đại biểu quốc hội… có thấu nỗi đau của dân mình không? Sao mãi đến năm 2017 này, vẫn không có quyết sách gì để cải thiện tình hình?

Thực tế là, bao nhiêu lợi nhuận kếch xù doanh nhân hưởng, bao nhiêu % béo bở quan chức ký dự án hưởng, còn bao nhiêu tiếng xấu trút lên đầu CAND! Hãy nghĩ kỹ mà xem, ngành CA thật đau xót. Bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ của người chiến sĩ CAND gần gũi, thân thương “Thức cho dân ngủ ngon”, “Gác cho dân bình yên” đã mất đi, thay vào đó là hình ảnh những hung thần “cưỡng chế”! Khẩu hiệu “Đối với nhân dân phải kính trọng lễ phép”. “Đối với kẻ địch phải kiên quyết khôn khéo” đã mai một trong dân. Bao nhiêu người dân đã chửi vào mặt các công an viên: “Hèn với giặc, ác với dân”!

Gần đây trong một Video clip (tôi có đưa lên FB), có một bà nông dân đã chửi lực lượng CA đến “cưỡng chế” một cách rất tục tĩu, nhưng phản ánh rất chân thực tâm lý người dân. Bà ta chửi: “Chúng mày ăn cơm của dân, mặc áo của dân, mà đi cướp đất của dân cho doanh nghiệp à? Chúng mày không phải là CAND nữa mà là CA CỦA DOANH NGHIỆP hiểu chưa”? Trong khi đó loa của CA vẫn ra rả: “Thực hiện lệnh cưỡng chế…”!

Khi người dân nhìn vào CA với định kiến: “HÈN VỚI GIẶC, ÁC VỚI DÂN”, “CAND CHỈ BIẾT CÒN ĐẢNG CÒN MÌNH” và “CA LÀ CỦA DOANH NGHIỆP” thì CA có còn là CAND nữa không? Niềm tin đã mất đi, bao giờ khôi phục lại được?

Nhưng sự kiện ngày 15/4/2017, lực lượng CSCĐ về xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức “dẹp loạn”, 20 chiến sĩ đã chịu để cho dân bắt nhốt vào “Nhà văn hóa” và nhờ vậy, cả quân lẫn dân đã không đổ máu. Từ đó đã nảy ra giả thuyết rằng: Các CSCĐ đã nhận rõ mình là CAND, chứ không phải CA của doanh nghiệp “Việt teo” đi chiếm đất của dân. Vì vậy họ chấp nhận làm “tù binh của nhân dân”, chứ không làm “kẻ thù của nhân dân”.

Tôi tin vào giả thuyết này, vì thực sự CAND đều từ con em nhân dân mà ra; phần lớn có tiếp cận những thông tin rộng rãi trên mạng và dư luận xã hội, họ hiểu được thực trạng đất nước và nỗi khổ cực, nỗi phẫn uất trào dâng của nhân dân… Và các CSCĐ về xã Đồng Tâm đã “đồng tâm” chọn Nhân dân?

Cầu mong CAND biết lựa chọn Nhân dân, thuộc về Nhân dân!

Advertisements

Bà Hạnh Nhơn, ân nhân của thương phế binh và quả phụ VNCH, qua đời.

 Bà Hạnh Nhơn, ân nhân của thương phế binh và quả phụ VNCH, qua đời.

Nguoi-viet.com

Bà Hạnh Nhơn (giữa) tại Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ V. (Hình: Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y)

FOUNTAIN VALLEY, California (NV) – Cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, một người được coi là ân nhân của vô số thương phế binh và quả phụ VNCH, vừa qua đời lúc 1 giờ 43 phút sáng Thứ Ba, 18 Tháng Tư, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 90 tuổi.

Tin này được bà Trâm Lý, con gái bà Hạnh Nhơn, xác nhận với nhật báo Người Việt.

Khi biết tin, nhà báo Huy Phương, một người thân thiết và sát cánh với bà Hạnh Nhơn trong công tác giúp thương phế binh và quả phụ VNCH nhiều năm qua, thốt lên: “Xin cầu nguyện cho chị Hạnh Nhơn. Nghĩ rằng chuyện sẽ tới, nhưng khi tới, không khỏi xót xa.”

Khi hay tin, ông Trần Văn Lý, một thương phế binh VNCH, viết trên email:

Tin sét đánh ngang tai
Một tượng đài vừa đổ!

Nay chị lìa bể khổ
Để về cõi vĩnh hằng

Chúng em gạt nước mắt
Đành chúc chị bình an!

Nhà báo Huy Phương cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ gặp gỡ các cháu trong gia đình để bàn thảo việc cáo phó theo chúc thư của chị ghi lại cho tôi. Sau đó tôi sẽ thông báo cho tất cả diễn tiến của tang lễ.”

Sở dĩ bà Hạnh Nhơn được coi là “ân nhân của vô số thương phế binh và quả phụ VNCH” vì bà là hội trưởng Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, người đứng đầu các đại nhạc hội Cám Ơn Anh, gây quỹ giúp thương phế binh và quả phụ VNCH tại quê nhà.

Đại nhạc hội này nay đã trở thành một trong những sự kiện lớn nhất của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại.

Mỗi năm, hội giúp hàng chục ngàn cựu chiến binh VNCH bị mất một phần thân thể, cùng những phụ nữ có chồng hy sinh, trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của bà, cùng phối hợp với các tổ chức, trung tâm ca nhạc, và cơ quan truyền thông, đại nhạc hội Cám Ơn Anh nay được luân phiên tổ chức ở Nam và Bắc California, mỗi năm thu được cả trăm hoặc cả triệu đô la, do đồng bào hải ngoại đóng góp, gởi về Việt Nam giúp rất nhiều người.

Đại nhạc hội lần thứ 10 hồi năm ngoái thu được tổng cộng $1,279,000.

Theo nhiều tài liệu, bà Hạnh Nhơn nhập ngũ năm 1950 ngành hành chánh tài chánh, với công việc là phát lương cho “đệ nhị quân khu” sau gọi là Quân Ðoàn I. Kế đến, bà là thiếu úy rồi trung úy sĩ quan tiếp liệu tại quân y viện Nguyễn Tri Phương. Sau đó bà được thuyên chuyển về Trung Tâm Huấn Luyện và Trường Nữ Quân Nhân và rồi lên lon đại úy làm việc tại văn phòng đoàn nữ quân nhân của Bộ Tổng Tham Mưu. Năm 1969, bà là thiếu tá trưởng phòng nghiên cứu. Sau đó, bà được chuyển qua Không Quân và lên trung tá năm 1972.

Sau Tháng Tư, 1975, bà bị Cộng Sản bắt đi tù nhiều nơi khác nhau, bao gồm Long Giao, Quang Trung, Hóc Môn, Z30D, Hàm Tân, và Long Thành.

Sau khi ra tù, năm 1990, bà định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO2.

Ban đầu, bà là phó chủ tịch Hội Tương Trợ Cựu Tù Nhân Chính Trị, phụ tá cho ông Nguyễn Hậu là chủ tịch thời bấy giờ. Công việc của bà là làm giấy tờ bảo lãnh cho các cựu quân nhân QLVNCH không có thân nhân bảo lãnh.

Sau đó, bà làm hội trưởng Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH cho tới nay.

Trong một lần trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt hồi năm 2011, khi được hỏi lý do khiến bà hăng say trong công việc cứu trợ thương phế binh và quả phụ VNCH, bà cho biết: “Tôi cảm thấy vui khi được cùng đồng hương Việt Nam và các hội đoàn tổ chức Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ I và các lần sau này là vì tình huynh đệ chi binh. Là lính, tình cảm ấy nặng lắm.”

Bà không giấu được xúc động khi nhắc đến những giây phút làm hồ sơ cứu trợ, hoặc khi đọc những lá thư hồi báo của các thương phế binh, hay từ gia đình các quả phụ, gởi về cho hội: “Tôi tưởng tượng lúc họ vui khi nhận được tiền, con cái họ có thêm miếng cơm, có thêm tấm áo, gia đình họ ấm lòng khi đồng bào ở hải ngoại xa xôi vẫn nghĩ đến và nhớ ơn sự hy sinh của họ.” (Đ.D.)