DÂN ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI: CHÚNG TÔI XÁC ĐỊNH NẾU CẦN THÌ CÙNG CHẾT CẢ LÀNG.

From facebơk:  JB Nguyễn Hữu Vinh‘s post.
Image may contain: one or more people, outdoor and nature
JB Nguyễn Hữu VinhFollow

 

DÂN ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI: CHÚNG TÔI XÁC ĐỊNH NẾU CẦN THÌ CÙNG CHẾT CẢ LÀNG.

Tin vừa nhận được từ Đồng Tâm như sau:
Sau sự kiện phát hiện súng và đạn hôm qua, bà con hết sức cảnh giác và có một số biến động tại đây.
Súng bị phát hiện kèm theo đạn là loại súng có băng đạn tròn chứ không phải súng như bình thường.
Dân làng còn phát hiện ra một bộ thiết bị điện tử mà họ cho là thiết bị định vị gì đó.
Sau khi gõ kẻng báo động và đuổi nhiều kẻ lạ mặt áp sát làng đêm qua, thì hơn 12 h đêm điện bị cắt.

Trước tình hình bị nhiều dấu hiệu đe dọa, bà con đã tưới xăng lên chăn bông và các vật dụng khác khắp nơi trong làng. Cả làng xác định chấp nhận mọi thử thách và nếu cần thì cả làng cùng chết.

Tất cả các ngõ đường làng đều được khoá chặt và tuần tra bởi các lực lượng.

Những Cs đang bị giữ cũng đã bị tưới xăng.

Sau khi bị tưới xăng để chuẩn bị cho các tình huống xấu nhất, một cán bộ tên Tường, là Phó CA huyện Mỹ Đức đã xin được gọi điện thoại cho cấp trên cầu cứu nói rõ tình trạng trong làng. Phó Chủ tịch Huyện hứa sáng nay về Đồng Tâm gặp dân.

Sau đó khoảng 15 phút, một pháo sáng báo hiệu được bắn lên cách Đồng Tâm khoảng 3km. Một lúc sau có điện trở lại.

Bà con đi tuần bắt được một số người cầm máy quay phim hiện trường mà không biết là ai. Sau khi kiểm tra máy thì thấy các dữ liệu hình ảnh Đồng Tâm từ đầu đến nay.

Hiện nay bà con cho biết:

Người dân Đồng Tâm đã mất lòng tin vào chính quyền cơ sở và đề nghị chính quyền Tp hoặc nhà nước chú ý giải quyết nguyện vọng của họ.
Trường hợp nhà nước quyết tâm đàn áp dân để bảo vệ tham nhũng, họ chấp nhận mọi khả năng và xấu nhất là chấp nhận cả làng tử thủ.

Liệu có thể có một Thiên An môn thứ 2?

Họ đang cô đơn và rất muốn được sự quan tâm của những người công chính trên toàn thế giới.
Hãy chia sẻ tin này và giúp họ.

Hình minh hoạ: Rào làng chiến đấu. 

 

HƠN 500 QUẢ BOM ĐOÀN VĂN VƯƠN ĐÃ ĐƯỢC CHÂM NGÒI TẠI TP HCM

HƠN 500 QUẢ BOM ĐOÀN VĂN VƯƠN ĐÃ ĐƯỢC CHÂM NGÒI TẠI TP HCM

“Tất cả đều muốn nổi điên lên khi nhận được thông báo nhổ sạch cây trồng, dọn nhà, trả đất lại cho Công ty Cây Trồng TP-HCM! Họ ùn ùn lên công ty để yêu cầu giải trình, nhưng Giám đốc biến mất, viện lý cớ đi họp, dù đã được báo trước 1 tuần lễ, chỉ để cho phó phòng tổ chức hành chánh Cao Mạnh Hoàng tiếp hàng trăm hộ nhận khoán, và y không trả lời được câu hỏi nào. Tiếng kêu thấu trời, oán than ngập đất.

_____

Trung Văn

20-4-2017

Sau 20 năm nhận khoán đất tại nông trường Phạm Văn Hai và An Hạ, thuộc huyện Bình Chánh, nay sát nhập lại thành Công ty TNHH Một Thành viên Cây Trồng TPHCM, người nông dân đã đổ vào vùng đất trũng phèn cực nặng này nhiều tỉ đồng, vẫn còn chưa ai thu hồi được gì cả, nay lại có lệnh phải nhổ sạch cây, dọn nhà, trả đất lại… khiến nhiều người sững sờ, choáng váng. Nhiều người ngất xỉu, phải chở đi cấp cứu. Căm phẫn dâng trào lên trong lòng người, khi Ban Giám đốc lại từ chối gặp mặt để trả lời mọi câu hỏi.

Trong khi đó, mọi văn bản pháp luật về đất đai luôn quả quyết hợp đồng được ưu tiên tái ký, và nếu có thu hồi lại, cũng phải được đền bù xứng đáng với công sức bỏ ra. Vì sao có hành động vô đạo đức, bất chấp pháp luật ngay giữa trung tâm một thành phố lớn nhất nước, mà tấm gương một Đoàn Văn Vươn xảy ra 5 năm trước vẫn còn sờ sờ trước mắt? Ông kẹ nào đứng sau sự việc này?

Hợp đồng giao khoán đất trồng xoài, thời hạn 20 năm, ký kết năm 1997 giữa Nông trường Phạm văn Hai với các hộ nhận khoán, căn cứ vào nghị định số 01/CP ngày 4-01-1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước. Căn cứ Thông tư 02/NN/CSQL/TT ngày 17-03-1994 của Bộ Nông nghiệp về việc hướng dẫn các hình thức khoán trong các doanh nghiệp nông nghiệp. Căn cứ chỉ thị số 21/CT/UBNN ngày 16-05-1994 của UBND-TPHCM về việc phát triển cây ăn trái ở TP-HCM. Căn cứ thông báo số 852/TB/VP ngày 12-09-1996 của UBND-TPHCM về việc quy hoạch phát triển cây ăn trái tại TP-HCM. Căn cứ Kế hoạch sản xuất của Nộng trường được cấp trên giao. Căn cứ vào quyền hạn của Giám đốc NT đã được quy định.

Hợp đồng có điều khoản 3, mục 4: Bên B được ưu tiên gia hạn hợp đồng khi kết thúc thời hạn, nếu chủ trương chung không thay đổi. Điều 4: Nếu chủ quan của bên A do chủ trương cần thay đổi phương hướng sản xuất, bên A muốn thu hồi đất khoán một phần hay toàn phần, phải báo trước cho bên B ít nhất 2 tháng, đồng thời bồi thường cho bên B thỏa đáng trên cơ sở quy định chung của Nhà nước.

Với những cam kết và bảo đảm “chắc lụi” như vậy của các cấp Nhà nước, làm người ta vô cùng an tâm, dốc toàn lực toàn tâm lao vào sản xuất. Khổ nỗi, đây là vùng trũng phèn cực nặng, trước năm 1975 không một bóng người ở, dù chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 20 km, và được xem là vùng oanh kích tự do cho các phi cơ chiến đấu xuất phát từ Tân sơn nhất và Biên hòa. Sau 1975, thanh niên xung phong được huy động để đào kênh thoát nước và quy hoạch thành 3 nông trường: Phạm Văn Hai, An Hạ, Lê Minh Xuân với tổng diện tích khoảng 3.000 ha. Dân đi kinh tế mới được chia mỗi hộ 1.000 m2 dọc theo trục lộ, ngang 20, dài 50 mét. Đến thời kỳ đổi mới, năm 1995 ra đời nghị định số 01/CP giao khoán đất cho nông dân, mỗi hộ nhận từ 1 đến 8 ha. Có tổng số khoảng 500 hộ nhận khoán, bởi thông tin được tiết lộ rất giới hạn, đặc biệt trong giới cán bộ đi kháng chiến. Lúc ban đầu bao nhiêu cây xoài trồng lên đều tàn lụi sau vài năm, vì rễ ăn sâu xuống gặp phải phèn. Cả nông trường lẫn hộ nhận khoán đều liên tục thay đổi cây trồng. Kết quả cũng giống nhau, chỉ tốt lúc ban đầu, sau đó tàn lụi. Vì thế tiền đầu tư đổ vào như đổ xuống giếng!

Anh Ba Nghi, lô 8A/K5, nay 68 tuổi vay nợ người em ruột tại Hoa kỳ 40.000 Mỹ kim, và bà con bên vợ 35 cây vàng, gây nên một vườn ổi, với mỗi cây là một đường ống nhỏ giọt theo kiểu Israel, cho đến nay vẫn không trả nổi một đồng nào. Vợ anh khóc ròng nói: phải bỏ xứ không dám trở về nhà nhìn mặt anh em. Riêng anh Nghi, khi nhận được thông báo: nhổ sạch cây trồng, giao trả đất lại đã phải ngất xỉu, đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Anh Ba Phúc, 67 tuổi, lô 8A/K4 vay nợ bà con bên vợ tại Hoa kỳ 150.000 Mỹ kim, nay vẫn còn nguyên chưa trả được xu nào. Anh Lê Tấn Cẩm, 80 tuổi, vốn là đại tá, tham mưu trưởng Quân đoàn 4 đã về hưu tại Kênh 1, lương tháng 12 triệu, trút hết vào mảnh đất 4,5 ha suốt 20 năm, vị chi là 2,8 tỉ đồng chưa kể tiền của vợ hàng tỉ khác nữa, nay vườn bưởi khá xum xuê, bắt đầu thu hoạch, lại được thông báo … nhổ sạch giao trả đất! Nghe hung tin anh cũng bị choáng váng rồi ngã quỵ và được gia đình mang đi cấp cứu mấy ngày sau đó. Chị Đặng thị Ngọc Thúy, 60 tuổi, phu nhân cựu Giám đốc Sở Nông nghiệp Trương Hoàng, dưới thời bí thư thành ủy Trương Tấn Sang, đổ vào mảnh đất nhận khoán 2,5 ha, khoảng 7 tỉ đồng, tạo ra một vườn bưởi trứ danh. Chủ tịch nước Trương Tấn sang đã có lần mang bưởi này sang Pháp, tặng cho ông bác sĩ giải phẫu của mình. Nông trường Phạm Văn Hai nhiều lần đến mua bưởi của chị để … quảng cáo thành tích của mình! Cựu tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài gòn Nguyễn Trung Tín, cũng trút hết lương hưu vào mảnh đất nhận khoán, chưa thu hoạch gì cả. Cựu đại tá Công An Nguyễn Duy Hùng đổ vào mảnh đất rộng 2 ha đã 3 tỉ đồng vẫn còn trắng tay. Anh Đặng Sĩ Thanh, 70 tuổi, đổ vào mảnh đất 2,5 ha 4 tỉ với một vườn bưởi đã thu hoạch, nhưng năm 2015 bị ngập nước chết sạch. Cựu trung tướng Nguyễn văn Chia (ba Chia), tư lệnh quân khu 7 đã trút hết tài sản mình vào mảnh đất khoán 3 ha, thuộc kinh 6 An hạ, trước khi bất ngờ qua đời cách nay 7 năm vì té cầu thang. Hàng mấy trăm trường hợp đau lòng điển hình như thế.

Tất cả đều muốn nổi điên lên khi nhận được thông báo nhổ sạch cây trồng, dọn nhà, trả đất lại cho công ty Cây trồng TP-HCM! Họ ùn ùn lên công ty để yêu cầu giải trình, nhưng Giám đốc biến mất, viện lý cớ đi họp, dù đã được báo trước 1 tuần lễ, chỉ để cho phó phòng tổ chức hành chánh Cao Mạnh Hoàng tiếp hàng trăm hộ nhận khoán, và y không trả lời được câu hỏi nào. Tiếng kêu thấu trời, oán than ngập đất.

Kịch bản này giống hệt như Đoàn Văn Vươn 5 năm trước đây. Để tránh tái diễn thảm kịch đó, Quốc hội đã ban hành luật đất đai năm 2013, và nghị định Chính phủ số 43-2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành, trong đó điều 74 khoản 2 quy định: Hộ gia đình, cá nhân, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, đang xử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền xử dụng đất, khi hết thời hạn xử dụng đất thì được tiếp tục xử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 điều 126 (là 50 năm) và khoản 3 điều 210 (thời hạn tiếp tục bắt đầu từ lúc hết hạn 20 năm) của luật đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn xử dụng đất. Kỹ lưỡng hơn nữa, nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27-12-2016 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn nói rất rõ về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông lâm nghiệp Nhà nước. Điều 6, khoản 1 quy định thời hạn khoán: Thời hạn khoán ổn định, theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi, hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 20 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp. Trường hợp hợp đồng hết hạn, nếu bên khoán không vi phạm hợp đồng, đáp ứng được các tiêu chí quy định tại điều 4 nghị định này, có nhu cầu nhận khoán thì được tiếp tục ký hợp đồng.

Tóm lại mọi quy định pháp luật, kể cả ngay trong hợp đồng mà hộ nhận khoán đã từng ký kết với nông trường cách nay 20 năm đều cho phép ưu tiên tiếp tục nhận khoán. Do đó thông báo dọn sạch cây trồng, vật nuôi, giao trả lại đất là hoàn toàn không có căn bản pháp lý nào cả, không dựa vào đạo lý nào cả. Mà chỉ là luật giang hồ, kẻ mạnh đàn áp kẻ yếu thế. Không có giá trị thực hiện, ngoại trừ bạo lực. Nhưng bạo lực chắc chắn sẽ được đáp trả bằng bạo lực, đổ vỡ cho tất cả 2 bên.

Vì sao giám đốc công ty Hứa Văn Hưng lại cả gan ký một thông báo như thế, bất chấp luật pháp và tình người? Bởi vì khai khẩn một vùng đất hoang vu, không người ở hoàn toàn, không phải đơn giản như là chuyện cắm một cây cọc sắt xuống đất, đến hết thời hạn thì nhổ cọc đi, trả lại đất. Đó là trồng một vườn cây, phải đổ ra bao nhiêu mồ hôi, công sức và tiền của mới được xanh um, tươi tốt. Chỉ cần buông lỏng trong 2 tháng không chăm sóc là cỏ mọc che kín, hoang hóa trở lại như ban đầu. Với thời gian, nó sanh sôi gốc rễ, tàn lá xum xuê, nhổ đi là cả một vấn đề. Đó là chưa kể cây đã phải trồng đi trồng lại nhiều lần. Các nhà làm luật và mọi người bình thường ai ai cũng biết rõ chuyện này, nên đã có những văn bản pháp luật chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi người nông dân. Khi bị truy hỏi, ông Hưng trả lời lấp liếm: Do lệnh của tổng công ty Nông nghiệp Sài gòn chủ quản, ban xuống phải thi hành, nếu không sẽ bị đuổi việc! Cứ cho là như thế. Vậy Tổng công ty Nông nghiệp Sài gòn là ai? Ai chỉ đạo? Không ai khác ngoài TGĐ Lê Tấn Hưng, em ruột của … cựu bí thư thành ủy Lê Thanh Hải! Không cần nói nhiều, ai cũng biết rõ nhân vật này như thế nào rồi. Chỉ cần vào YouTube hay Google, gõ tên là biết ngay “thành tích” của các đại ca!

Giao một tài sản đất đai khổng lồ cho những con người bất chấp luật pháp và tình người như thế quản lý, thử hỏi đất nước và nhân dân này sẽ đi về đâu? Chắc chắn 500 quả bom Đoàn Văn Vươn này sẽ làm long trời lở đất vùng ngoại ô phía bắc thành phố Hồ Chí Minh, nếu không có ai đó dập tắt kịp thời cái ngòi nổ mà giám đốc Hứa Văn Hưng đã châm lửa.  

Thông báo cướp đất của Công ty TNHH Một Thành viên Cây Trồng TPHCM

Một số nạn nhân trong vụ cướp này

Lỗ hổng nghiêm trọng trong chính sách đất đai của Việt Nam

Lỗ hổng nghiêm trọng trong chính sách đất đai của Việt Nam

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2017-04-20
 
Người dân đặt chướng ngại vật trên một con đường vào xã Đồng Tâm. Ảnh chụp hôm 20/4/2017.

Người dân đặt chướng ngại vật trên một con đường vào xã Đồng Tâm. Ảnh chụp hôm 20/4/2017.

AFP photo
 
 Ở VN, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Trong cơ chế Kinh tế Thị trường, khi đồng tiền có thể chi phối được tất cả thì đây là một lỗ hổng cực kỳ nghiêm trọng của Luật Đất đai hiện nay.

Người dân nổi giận

Trong những ngày vừa qua, vụ việc người dân xã Đồng Tâm, Mỹ Đức – Hà Nội, bắt giữ 38 cán bộ và nhân viên CSCĐ là tâm điểm của dư luận xã hội.

Cũng như các vụ việc trước đây đã xảy ra ở Tiên Lãng, Văn Giang, Cồn Dầu v.v… thì vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội hôm nay cũng chỉ là một vụ việc rất nhỏ nằm trong sự bất cập của chính sách sở hữu đất đai hiện nay.

Trong một tâm trạng bức xúc, ông Hùng, một người dân ở Quận Tây Hồ, Hà Nội, là nạn nhân của chính sách đất đai lên tiếng:

“Cuộc sống của chúng tôi từng tồn tại đã rất nhiều năm, không thể cho phép chính quyền có thể cướp đất của chúng tôi. Chính trên mảnh đất này đã có bao nhiêu thế hệ trong gia đình tôi đã sinh ra. Sao lại thu hổi, nếu thế về mặt luật pháp chúng tôi chưa đủ tư cách theo Luật đất đai chứ gì? Như vậy là nhà nước thiếu trách nhiệm”.

Theo Luật đất đai năm 2013, khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

Trước phản ứng của dư luận xã hội cho rằng, vụ việc ở xã Đồng tâm, huyện Mỹ Đức Hà Nội, trong những ngày vừa qua đã cho thấy sự sai lầm của Luật Đất đai năm 2013. Đó là, dù là luật pháp khẳng định đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, nhưng trên thực tế người dân không có quyền sở hữu, mà chỉ có quyền sử dụng. Do vậy, đất đai của họ có thể bị cướp bất kỳ lúc nào. TS Nguyễn Quang A, Nguyên Viện trưởng Viện IDS nhận xét:

Cuộc sống của chúng tôi từng tồn tại đã rất nhiều năm, không thể cho phép chính quyền có thể cướp đất của chúng tôi.
– Ông Hùng, Hà Nội

“Chính sách đất đai thuộc sở hữu của toàn dân là một vấn đề hết sức sai lầm của Đảng CSVN và lâu nay người ta đã đặt vấn đề phải xóa bỏ chính sách sai lầm này của họ đi. Rất đáng tiếc là các lãnh đạo Đảng CSVN kiên quyết bảo vệ chính sách sai lầm đó. Mà không biết rằng nó là nguyên nhân sâu xa nhất, gốc rễ nhất, cơ bản nhất để gây ra tham nhũng, bất ổn xã hội và các cuộc khiếu kiện trong hàng chục năm nay. Biểu hiện trong những ngày vừa qua tại xã Đồng tâm, huyện Mỹ Đức chỉ là một biểu hiện nổi bật trong muôn vàn các hiện tượng trong mấy chục năm qua mà thôi.”

Lý giải nguyên nhân vì sao cả xã Đồng tâm, huyện Mỹ Đức Hà Nội, hơn 6.000 người dân phải thề “giữ đất đến chết?” Trên trang facebook cá nhân, Giáo sư Mạc Văn Trang đã chỉ ra các bất cập trong chính sách quản lý đất đai hiện nay ở VN. Theo ông, việc các nhóm lợi ích cấu kết với các quan chức tha hóa – đại diện nhà nước, người thay mặt toàn dân quản lý và phân bổ đất đai. Đây là lỗ hổng cực kỳ nghiêm trọng của Luật Đất đai của VN trong cơ chế Kinh tế Thị trường, khi đồng tiền có thể chi phối được tất cả. Ông bình luận rằng:

“Ở đây có nhiều khuất tất, phi lý. Các doanh nhân và số quan chức ký kết dự án với nhau thì làm giàu bất chính trên lưng người dân khốn khổ. Không những thế, người dân còn bị đàn áp, tù đầy, oan ức. Kinh doanh theo cơ chế thị trường, thì phải thương thảo “thuận mua, vừa bán” chứ! Tại sao CAND, CSCĐ, thậm chí có lúc cả quân đội nữa lại đi đàn áp dân để “giải tỏa”, “cưỡng chế” đất đai của dân, dâng cho các doanh nghiệp và các doanh nhân?”

Chính sách sai lầm

Phân tích về thủ đoạn của các nhà lãnh đạo VN trong việc cố tình duy trì chính sách đất đai hiện nay, điều mà theo TS Nguyễn Quang A là thứ chính sách “phản động, hại dân”, ông nhận xét:

“Trước khi nắm được chính quyền cần lực lượng nhân dân họ đưa ra chính sách “Người cày có Ruộng”, đến khi nắm được chính quyền rồi thì họ tước đoạt cái quyền đó của người nông dân. Với chính sách đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, mà nhà nước là ai? Đó chính là những người lãnh đạo ấy, rồi để họ cướp đất tư của người dân thành đất của họ đẻ họ biến đất công thành đất tư. Đấy là một lỗ hổng khủng khiếp, mà bất kể xã hội nào nói là chăm lo cho dân không thể chấp nhận được.”.

Người VN có câu “Con giun xéo mãi cũng quằn”, người dân dẫu bị lừa mị thế nào cuối cùng họ cũng phát hiện ra sự thật.
– TS Nguyễn Quang A

TS Nguyễn Quang A cũng cho biết thêm, đây không chỉ là sự bất cập đơn thuần trong chính sách, mà còn là sự đe dọa tới sự tồn vong của đảng cầm quyền và chế độ. Điều đó theo ông sẽ buộc họ sẽ phải sửa đổi. Ông cảnh báo:

“Người VN có câu “Con giun xéo mãi cũng quằn”, người dân dẫu bị lừa mị thế nào cuối cùng họ cũng phát hiện ra sự thật. Và người ta sẽ phải cất lên tiếng nói, rồi người ta sẽ đứng lên đấu tranh. Và tôi nghĩ rằng đây là điểm yếu chí tử của Đảng CSVN, nếu họ muốn tồn tại thêm một thời gian nữa thì thì dứt khoát họ phải xóa bỏ chính sách này. Nếu không cái chính sách phản dân này sẽ bị nhân dân dẹp và rồi nhân dân cũng sẽ dẹp cả sự tồn tại của đảng Cộng sản nữa.”

Theo TS Nguyễn Tấn Phát, Đại học Quốc gia TP. HCM thấy rằng, chính sách quản lý đất đai hiện nay có vấn đề mâu thuẫn và xung đột trong lợi ích giữa các đối tượng trong xã hội. Đồng thời là nguyên nhân chủ yếu gây nên các chính sách bất cập trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của nông dân. Thách thức của những bất cập đó là nghiêm trọng, đòi hỏi Nhà nước cần xem xét, thay đổi các chính sách phù hợp với thực tiễn.

BẢN LÊN TIẾNG ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI

From facebook:   Hoa Kim Ngo‘s post.
 
Image may contain: tree, crowd, plant and outdoor

Hoa Kim Ngo with Hoang Le Thanh and 34 others.

* Mong mọi người ủng hộ và ký tên gửi về email: [email protected].

Ghi đầy đủ họ tên, chức danh và địa chỉ.

BẢN LÊN TIẾNG ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO ĐỒNG TÂM,
MỸ ĐỨC, HÀ NỘI

(20-04-2017)

Tin tức cho hay từ hôm Thứ bảy 15-04-2017, đã xảy ra tình trạng đối đầu giữa khoảng 6000 người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

Vụ việc có liên quan tới chuyện thu hồi đất đai, vốn đã khiến người dân theo kiện từ 5 năm nay nhưng không được giải quyết. Họ cáo buộc nhà cầm quyền cấp xã và cấp huyện đã tự ý lập hồ sơ bán phần đất nông nghiệp 59 hecta mà bà con nông dân đã canh tác từ lâu đời cho cán bộ. Sau khi bà con khởi kiện thì mới đây đã quay ra bán cho Viettel, đại công ty viễn thông của Quân đội để làm dự án. Việc cưỡng chế đất đai này là hoàn toàn sai trái, bởi lẽ đất Đồng Tâm đã dành một phần làm trường bắn, một phần làm sân bay, và phần còn lại ấy làm đất canh tác cho bà con sinh cơ lập nghiệp.

Theo người dân cho biết, lúc 10g sáng ngày 15-04, nhà cầm quyền đã mời 5 đại diện cho dân khiếu kiện chuyện tham nhũng đất đai đến khu vực đang tranh chấp để gọi là “đo đạc, xác định mốc giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã”. Nhưng khi vừa đến, 5 đại diện này, hầu hết già lão, trong đó có cụ Lê Đình Kình 83 tuổi, cựu thương binh, đã bị công an ập tới bắt đi mà chẳng hề có lệnh. Dân làng đuổi theo đòi thả thì bị công an bắt thêm 4 người nữa và còn đánh đập một người trọng thương phải nhập viện. Ngay lập tức, nhà cầm quyền sai phái một lực lượng đông đảo gồm cán bộ, cảnh sát cơ động đến xã Đồng Tâm để trấn áp.

Quá phẫn uất trước hành vi bắt người lẫn hành động cướp đất cách trắng trợn vô pháp luật, và với mục đích nắm con tin để dễ thương lượng, người dân đã cầm giữ một số trong đoàn cán bộ và cảnh sát cơ động ấy song đối xử tử tế với họ. (Tin tức cho hay tổng cộng có 38 người, đa phần không có thẻ ngành, chỉ đem lựu đạn cay). Dân đồng thời tự canh phòng, tự bảo vệ cũng như bày tỏ lòng mong đợi Trung ương đến giải quyết mọi chuyện cách hợp tình hợp lý. Đáp lại thái độ đó, nhà cầm quyền đưa thêm công an, quân đội và cả côn đồ đến phong tỏa khu vực, đồng thời phá sóng điện thoại, mạng internet để ngăn chặn mọi liên lạc.

Tuy vậy, đang khi nhiều chiến sĩ nhân quyền tại Hà Nội và báo lề dân tìm cách tiếp xúc với dân làng, cố gắng đưa thông tin chính xác và bình luận trung thực, đang khi nhiều luật sư nỗ lực làm trung gian giữa chính quyền với nhân dân để mong giải quyết vấn đề cách tốt đẹp và đúng luật pháp, thì chiều ngày 16-04, ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã đưa “thông tin chính thức về tình hình tại xã Đồng Tâm” với nhận định rằng việc dân bắt giữ người của nhà nước là hành vi coi thường pháp luật, chống nhân viên thi hành công vụ, bị “các đối tượng xấu lợi dụng, kích động”. Phó giám đốc Công an Hà Nội, thiếu tướng Bạch Thành Định, còn tuyên bố: người dân Đồng Tâm đã “có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh, không để ảnh hưởng đến tư tưởng cán bộ, nhân dân Mỹ Đức cũng như người dân Hà Nội”.

Nay (19-04) thì nhà cầm quyền đã thả 8 người, chỉ giữ lại cụ Lê Đình Kình, thủ lãnh nông dân, trong bệnh viện (vì đã bị đánh gãy xương đùi và rạn xương sườn), để gọi là “làm việc”. Dân cũng đã thả 18 trong số 38 cán bộ và cảnh sát cơ động bị họ cầm giữ. Nhưng việc Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã không đến xã Đồng Tâm, hôm 18-04, để đối thoại với dân như lời hứa trước đó qua trao đổi điện thoại với vài cư dân địa phương và các luật sư khiến người ta e ngại rằng nhà cầm quyền đang chuẩn bị một cuộc đàn áp quy mô và khốc liệt. Vì tin tức mới nhất cho hay dân vừa phát hiện nhiều súng đạn và một thiết bị định vị ai đó đã lén đem vào làng, cũng như nhận ra một kẻ lạ mặt xâm nhập để quay phim chụp ảnh toàn bộ khu vực thời gian qua. Riêng dân Đồng Tâm thì đồng lòng chấp nhận mọi khả năng xấu nhất và quyết tâm tử thủ đến cùng!

Trước tình hình đó, chúng tôi, các tổ chức và cá nhân ký tên dưới đây tuyên bố:

1- Khẳng định rằng đây là hậu quả của việc Hiến pháp và luật pháp (Luật đất đai) phủ nhận quyền tư hữu đất đai của người dân, một quyền tự nhiên và phổ quát, qua khái niệm vô lý và lừa đảo: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu” (Hiến pháp đ. 53). Việc phủ nhận này đã và đang tạo cớ cho các nhóm lợi ích câu kết với quan chức bản địa cướp đất nhà của dân, là nguyên nhân gây nên cuộc sống điêu đứng và nghèo khổ của nông dân, sự suy thoái dần dần của nền kinh tế, dẫn đến cảnh quyền lợi của người dân luôn bị đe dọa trong hệ thống tư pháp không độc lập.

2- Nhận định rằng nguyên nhân khởi đầu của sự kiện trên là hành xử vô luật và thái độ hống hách của nhà cầm quyền đối với nhân dân. Việc nhà cầm quyền –trong não trạng coi mọi phản đối của dân như thái độ thù nghịch– chọn hạ sách lừa gạt và vu khống, đánh đập và cầm giữ, có sử dụng cả xã hội đen, đã dẫn đến việc người dân phải tự vệ bằng bạo lực, vì “con giun xéo mãi cũng quằn”. Một khi nhà cầm quyền hành xử không theo luật, thì đừng đòi hỏi người dân phải làm theo luật hay hiểu pháp luật. Thượng bất chính, hạ tắc loạn! Đấy không phải là động thái của một hàng lãnh đạo khôn ngoan sáng suốt và chính danh đích thực.

3- Ủng hộ hoàn toàn cuộc đấu tranh vì quyền sống, quyền làm người và quyền sở hữu đất đai của đồng bào xã Đồng Tâm (cũng như của đồng bào Dương Nội ở Hà Đông, Cẩm Giàng ở Hải Dương và nhiều nơi khác). Phản ứng giữ con tin để thương lượng với một nhà nước độc tài là điều dễ hiểu. Đó là quyền tự vệ chính đáng của những dân lành bị dồn đến bước đường cùng. Thông điệp này phải được nhà cầm quyền lắng nghe và thấu hiểu.

4- Chân tình nhắc nhở các nhân viên công lực như công an, mật vụ, cảnh sát cơ động rằng việc một số anh em không mang thẻ ngành, chẳng mặc sắc phục, lại kết hợp với côn đồ xã hội đen (được trưng dụng hay thuê mướn), để dễ dàng trấn áp nhân dân, đó vừa là dấu chỉ anh em đang bị lợi dụng như một công cụ của bạo quyền, của các nhóm lợi ích, vừa là hành vi đắc tội với nhân dân vốn đang nuôi dưỡng mình. Ngoài ra, sự kiện vài người chấp nhận bị bắt làm con tin hơn ra tay đàn áp dân là một điều đáng suy nghĩ. Nên nhớ quyền sống và quyền lợi của nhân dân là tối thượng!

5- Tha thiết kêu gọi đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước tiếp lời tiếp sức ủng hộ bà con xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Họ đang cần hỗ trợ công lý, hỗ trợ tinh thần và hỗ trợ vật chất. Chúng ta không thể để bà con đơn độc cũng như để nhà cầm quyền tự tung tự tác, sử dụng mọi thủ đoạn để áp bức và cướp bóc dân lành. Xin nhanh chóng tổ chức những cuộc biểu tình trên mạng, xuống đường giữa phố, thực hiện những hành vi bất tuân dân sự để trước mắt giải cứu Đồng Tâm, và lâu dài là xây dựng một chế độ biết tôn trọng con người và nhân dân, biết bảo vệ sự thật và công lý, biết cổ vũ tự do và dân chủ.

Làm tại Việt Nam và hải ngoại ngày 20 tháng 4 năm 2017

Hai tổ chức khởi xướng
1- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: BS Nguyễn Đan Quế+Lm Phan Văn Lợi.
2- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: KS Đỗ Nam Hải+Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

Các tổ chức khác đồng ký tên:
3- Ban Đại diện Khối Nhơn sanh đạo Cao Đài. Đại diện: Các Chánh trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng.
4- Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Ông Lê Thân
5- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện GS Phạm Xuân Yêm
6- Diễn đàn Dân chủ Đuốc Việt (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Lưu Hoàn Phố.
7- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A
8- Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy. Đại diện: Giáo sư Trần Minh Xuân.
9- Đảng Dân chủ Việt. Đại diện: Hương Huỳnh.
10- Đảng Việt Tân. Đại diện: Ông Hoàng Tứ Duy.
11- Diên Hồng Thời Đại Việt Nam. Đại diện: Ông Phạm Trần Anh.
12- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện: Hội trưởng Lê Văn Sóc, Tổng thư ký Lê Quang Hiển.
13- Giáo xứ Phú Yên, Nghệ An. Đại diện: Linh mục Đặng Hữu Nam.
13- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển.
15- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN (Hải ngoại). Đại diện: Ni sư Diệu Nghiêm.
16- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
17- Hội Biệt Động quân Bắc California (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Trần Song Nguyên.
18- Hội Dân Oan Đòi Quyền Sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bích Khương
19- Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam. Đại diện: các đồng chủ tịch HT Thích Không Tánh, LM Phan Văn Lợi, CTS Hứa Phi, Đạo huynh Lê Văn Sóc, Ms Nguyễn Hoàng Hoa,BS Võ Đình Hữu, BS Đỗ Văn Hội, Ông Lưu Văn Tươi, Ông Nguyễn Văn Tánh, Nhà Biên khảo Phạm Trần Anh, Ông Cao Xuân Khải, PTS Trần Viết Hùng, Ông Trần Văn Đông, Ông Lạc Việt, BS Hoàng Mỹ Lâm.
20- Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng.
21- Hội Người Việt Tự Do Tại BC Canada – Đại Diện Ông Phan Mật.
22- Hội Pháp Việt Tương trợ AFVE. Đại diện: Ông Bùi Xuân Quang.
23- Hội thánh Tin lành Mennonite Độc lập. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.
24- Khối 8406 Úc Châu. Đại diện: Tiến sĩ Lê Kim Song.
25- Liên minh Dân chủ Tự do Việt Nam. Đại diện: Ông Huỳnh Hưng Quốc.
26- Liên Minh Dân Chủ Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Hữu Ninh.
27- Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng.
28- Nhóm Anh em Thiện chí San José (Hoa Kỳ). Ðại diện: Ông Nguyễn Ðình Lê.
29- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải.
30- Nhóm Thanh niên Dân chủ Việt Nam (Hoa Kỳ). Ðại diện: Kỹ sư Trần Long.
31- Nhóm Vietlist.US, Ðại diện: Cử nhân Hoàng Lan.
32- Nhóm Yểm trợ bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận. Đại diện: Ông Nguyễn Văn Lợi, Ông Ô. Sonny Nguyễn.
33- Phong trào Dân chủ Việt. Đại diện: Sơn Nguyễn
34- Phong trào Liên đới Dân Oan. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh
35- Phong trào Thăng Tiến VN. Đại diện : Hoàng Lê Hy Lai & Trần Quốc Việt.
36- Phong trào Yểm trợ Khối 8406 Vancouver Canada. Đại diện: Ông Trần Ngọc Bính.
37- Phong trào Yểm trợ Tự do Tôn giáo và Nhân quyền VN. Đại diện: HT Thích Nguyên Trí, TTK Cao Xuân Khải.
38- Radio Việt Nam Hải ngoại Âu châu (Đức). Đại diện: Ông Đinh Kim Tân.
39- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh.
40- Tập hợp Dân chủ Đa nguyên. Đại diện: Ông Nguyễn Vũ,
41- Tập hợp Quốc dân Việt. Lm Nguyễn Văn Lý hiệp nhất & nối kết.
42- Tập hợp Quốc Dân Việt Vancouver Canada – Đại Diện Ông Lê Ngọc Diệp
43- Tập hợp Vì nền Dân chủ (Hoa Kỳ). Đại diện: BS Nguyễn Quốc Quân.
44- Trung tâm Sinh hoạt Văn hóa Việt Nam BC Canada . Đại diện: Bà Mai Kim Huyền
45- Trang mạng LacVietNews & Chương Trình Hội Luận 8406. Đại diện: Ông Lạc Việt.
46- Trang mạng www.nganlau.com (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Vũ Hoàng Anh Bốn Phương.
47- Trang mạng Ủy ban Liên lạc Cộng đồng Hải ngoại. Đại diện: Ông Vương Văn Giàu.
(Còn nhận chữ ký tiếp)
Các cá nhân đồng ký tên:
1- Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt.
2- Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Paris, Pháp.
3- Đặng Thị Hảo, Tiến sĩ, Hà Nội.
4- Đinh Hữu Thoại, Linh mục, Dòng Chúa Cứu Thế.
5- Đoàn Hòa, Phiên dịch tư vấn, Jihlava, Cộng hòa Séc
6- Đỗ Thị Ngọc Nguyên, Dân oan, Đồng Nai.
7- Hoàng Dũng, PGS TS, Sài Gòn.
8- Hoàng Hưng, Nhà thơ, Sài gòn.
9- Hồn Nhiên, Thành viên Mạng lưới Nhân quyền VN, California, Hoa Kỳ.
10- Kha Lương Ngãi, Nhà báo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng
11- Lại Thi Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
12- Lê Anh Hùng, Nhà báo độc lập, Hà Nội.
13- Lư Văn Bảy, cựu TNLT, Kiên giang.
14- Lý Đăng Thạnh, Người chép Sử, Sài Gòn.
15- Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
16- Ngô Thị Thúy Vân, Nhân viên xã hội, Praha, Cộng hòa Séc
17- Nguyễn Bích, Piping Designer, Texas, USA.
18- Nguyễn Chính Kết, Giáo sư, Hoa Kỳ.
19- Nguyễn Cường, Kinh doanh, Cộng hòa Séc.
20- Nguyễn Đình Nguyên, TS y khoa, Australia
21- Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, Hà Nội.
22- Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư, Hà Nội.
23- Nguyễn Kỳ Hưng, Tiến sĩ, Úc châu.
24- Nguyễn Nguyên Bình.Nhà văn, Hà Nội.
25- Nguyễn Quang Vinh, Sĩ quan Quân đội nghỉ hưu, Hà Nội.
26- Nguyễn Thanh Liêm, Hiền tài Đạo Cao Đài, California USA.
27- Nguyễn Thế Quang (Quang Nguyen), Giáo viên, Hoa Kỳ
28- Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo tự do, Hà Nội.
29- Phạm Anh Tuấn, Kỹ sư, Sydney. Úc châu.
30- Phạm Đình Trọng. Nhà văn. Sài Gòn.
31- Phạm Xuân Yêm, Giáo sư, Paris, Pháp
32- Phan Tấn Hải, Nhà văn, Hoa Kỳ.
33- Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội
34- Trần Kim Thập, giáo chức, Tây Úc.
35- Trần Minh Thảo, Nhà văn, Bảo Lộc – Lâm Đồng.
36- Triệu Sang, thương phế binh VNCH, Sóc Trăng.
37- Văn Hiền, Lập trình viên, Bình Thuận.
38- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang.
39 – Lê Phú Khải, Nhà Báo, Sài Gòn.
————-
Quý vị ủng hộ đồng bào Đồng Tâm, xin email về hộp thư [email protected] (xin ghi đủ danh tính, nơi cư trú. Xin đa tạ!

Hai thanh niên hoạt động xã hội trẻ tuổi bị “côn an” bắt cóc và hành hung dã man

Hai thanh niên hoạt động xã hội trẻ tuổi bị “côn an” bắt cóc và hành hung dã man –

CTV Danlambao

 – Vào 5h15 phút sáng ngày 13/4, bạn Huỳnh Thành Phát (sinh năm 1999, quê An Giang) và Trần Hoàng Phúc (SN 1994, quê Sài Gòn) đã bị “côn đồ” bắt cóc khi đang đứng đón xe tại bến xe Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

7-8 tên “côn đồ” bịt mặt, đi trên một chiếc xe ôtô Innova loại 7 chỗ ngồi, không có biển kiểm soát đã tấn công và bắt 2 bạn lên xe, chở đi. Sự việc diễn ra nhanh chóng đến nỗi những người dân khác có mặt tại đây không kịp có bất cứ phản ứng nào.

Trên xe, bọn “côn đồ” đã sử dụng áo để trùm đầu và bắt đầu hành hung 2 nạn nhân.

Bạn Huỳnh Thành Phát kể lại: “Trong lúc xe di chuyển thì cứ 10 phút họ đánh 1 lần. Họ thường đánh tập trung vào phần mang tai, thái dương, đầu, xương sườn, xương sống và phần phổi.”

Xe di chuyển liên tục trong khoảng 4 tiếng đồng hồ thì dừng lại một khu vực vùng núi hẻo lánh thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

Dừng xe, nhóm “côn đồ” lột sạch quần áo, giày dép, tư trang và trói tay, chân của Phát và Phúc lại. Chúng kéo lê 2 nạn nhân vào một khu vực rừng vắng người và dùng gậy tre và giây thắt lưng để quất liên tục vào 2 bạn.

Hành hạ trong khoảng 30 phút thì bọn chúng nghe điện thoại của ai đó, rồi tất cả cùng lên xe chạy đi. Bỏ mặc 2 nạn nhân đầy thương tích, không quần áo, phương tiện liên lạc tại khu vực hoang vắng này.

Loay hoay cởi trói cho nhau, lấy áo quấn quanh người, cả 2 men theo đường mòn ra khỏi rừng để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Vừa ra khỏi bìa rừng thì cả hai đã được một tốp công an đứng chờ sẵn. Họ chở cả hai về công an xã Tam Quang thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An để làm bản tường trình lại sự việc nhưng từ chối việc giúp đỡ 2 nạn nhân liên lạc với gia đình, bạn bè. Cả 2 được công an cấp một người 100.000 đồng và sau đó ép cả hai lên một chuyến xe khách di chuyển về Vinh. Tại Vinh, được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè và anh chị em khắp nơi nên 2 bạn đã di chuyển ra Hà Nội để về Sài Gòn.

Trả lời CTV Danlambao về những người đã bắt cóc và hành hung mình, bạn Phát nói: “Em nghĩ họ là côn đồ có sự bảo kê của nhà cầm quyền. Em ở cùng bạn ở Sài Gòn ra Quảng Bình để thăm hỏi bà con Cồn Sẻ. Chẳng thù oán gì ai cả. Nên côn đồ bắt em thì chỉ có “côn đồ đảng”.

Huỳnh Thành Phát

Huỳnh Thành Phát và Trần Hoàng Phúc là những thanh niên trẻ tuổi đã sớm có nhận thức, lên tiếng và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội như: Hoạt động thiện nguyện sau lũ ở Quảng Bình, bảo vệ cây xanh tại Sài Gòn, tuần hành vì môi trường, chống tệ nạn ấu dâm… Đặc biệt Trần Hoàng Phúc là thành viên YSEALI (Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á).

Vào giữa tháng 5/2016, Huỳnh Thành Phát đã bị bắt về đồn công an tại Sài Gòn vì đã tham gia biểu tình yêu cầu nhà cầm quyền phải sớm tìm ra lý do vì sao cá chết hàng loạt ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Các công an đã tra khảo Phát nhiều tiếng đồng hồ về động cơ quan tâm đến các chết! Công an thả Phát ra vào giữa khuya nhưng đã bố trí cho côn đồ đeo khẩu trang chận đánh đập dã man khi vừa mới ra khỏi đồn côn an.

21.04.2017

CTV Danlambao

danlambaovn.blogspot.com

Cưỡng chế đất ở Bắc Ninh

Cưỡng chế đất ở Bắc Ninh

RFA
2017-04-20
 
Công an, cảnh sát cưỡng chế đất ở Bắc Ninh sáng 20/4/2017.

Công an, cảnh sát cưỡng chế đất ở Bắc Ninh sáng 20/4/2017.

Photo: Thái Văn Đường 
 

Gần 1000 người gồm công an và lực lượng chức năng thực hiện cưỡng chế thu hồi 14 mẫu đất tại thôn Vọng Đông, xã Yên Trung huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Tin được truyền đi trên trang cá nhân của Facebooker Thái Văn Đường vào khoảng 6 giờ chiều ngày 20 tháng 4.

Những hình ảnh và video clips do người này đăng tải cho thấy rất nhiều cảnh sát cơ động mang khiên chắn và đội mũ bảo vệ tập trung vào khu đất của thôn Vọng Đông.

Cũng từ nguồn tin này, vào ngày 19/4/2017, chính quyền đã cử nhiều công an về làng và dọa vào 6h30 sáng ngày 20/4/2017 sẽ cưỡng chế. Nhưng do tình hình dân căng thẳng, chính quyền dùng biện pháp mời dân đến họp để thương lượng, sau đó hơn 500 cảnh sát cơ động vào cưỡng chế người dân mà không có thông báo. Tin cho biết có người già bị ngất và gãy tay, có số người bị bắt lên xe với lý do quay phim, chụp hình.Em chỉ nắm được họ đưa gần 1000 lực lượng vào cưỡng chế. Bà con đã cắm chốt, cắm lều, dựng bạc ở ngoài khu đất bị thu hồi nhiều ngày nay rồi. bà con mua sẵn cả mấy cái quan tài đã đốt hương sẵn để ngoài đó. khi lực lượng vào đánh thương 1 cụ già và đánh gãy tay 1 người dân, bắt đi những người quay phim chụp ảnh.

Theo nội dung ghi trên trang cá nhân của Thái Văn Đường, Thôn Vọng Đông có khu ruộng có tên là đồng Cốc với diện tích là 14 mẫu (tương ứng 5,040 m2). Đây là khu ruộng tốt nhất của thôn với sản lượng cao so với các khu ruộng khác. Chính quyền cấp xã và các tổ chức liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng nhiều lần yêu cầu người dân bàn giao số đất trên nhưng người dân không đồng ý với tiền đề bù là 21,000 đồng/m2.

Xử lý Đồng Tâm phản ánh bản chất của chế độ

Xử lý Đồng Tâm phản ánh bản chất của chế độ

 

Bùi Quang Vơm
Đúng hoàn toàn với những gì người dân đã dự báo, nhà cầm quyền tại Hà Nội đã lựa chọn một kịch bản tồi tệ, đúng với bản chất một chính quyền cai trị. Nó lột tẩy sự giả dối của Hiến pháp khi công bố rằng “chính quyền của dân, do dân và vì dân”.

Trước đó, chúng ta đã dự đoán: “Hà Nội sẽ tìm moị cách, kể cả giả vờ nhân nhượng, giả vờ xoa dịu, để dập tắt lửa, tước khí giới của dân, nhằm trước hết giải phóng các Cảnh sát cơ động đang bị dân giam giữ, và sẽ dùng moị thủ đoạn để đàn áp, trừng trị…”.

Sự thật đang diễn ra như vậy.

Ngày 18/04/2017, báo Vnexpress.net đưa tin, ” Phó giám đốc Công an Hà Nội Bạch Thành Định cho biết, thành phố đang tìm mọi biện pháp giải quyết tình hình. Ưu tiên số một của Hà Nội là đưa toàn bộ người còn bị giữ trái pháp luật ra ngoài an toàn”.

Vị Thiếu tướng này có lối tư duy đặc trưng của chế độ, là lối tư duy cai trị, là lối tư duy quyền phán xét công lý thuộc về nhà cầm quyền, lẽ phải, công lý luôn phải thuộc về chế độ, người dân phải đương nhiên sai và luôn là những kẻ vi phạm pháp luật.

Nếu đúng là chính quyền của dân và vì dân, thì phản ứng trước tiên của người đại diện pháp luật, của người cầm nắm trong tay công cụ của công lý, phải suy xét nguyên nhân xuất xứ của sự kiện. Giải toả xung đột phải bằng cách truy nguyên và giải quyết tận gốc nguyên nhân tạo ra xung đột, trong đó phải không loại trư sự bất cập, thậm chí bất chính của chính bản thân luật pháp.

Ông Thiếu tướng chỉ biết hiện tượng bắt giữ những người thi hành công vụ theo lệnh của những người đại diện chính quyền là hành vi vi phạm pháp luật, và sẽ chỉ đơn thuần áp dụng luật pháp để trừng trị các hành vi vi phạm đó, nhưng ông ta không giải quyết nguồn gốc của việc vi phạm, ngay cả xét tới bản thân luật pháp có vấn đề bất cập hay không.

“Chúng tôi sẽ giải quyết mọi việc theo pháp luật, trên tinh thần xử lý nghiêm những người cố tình kích động, có hành vi giam giữ, bắt người trái pháp luật”.

Và ông ta cố tình xuyên tạc sự thật, bóp méo bản chất của sự việc: “Người dân không có yêu sách, chỉ là một số đối tượng thiếu hiểu biết pháp luật và có kẻ gây rối, cố tình làm nóng tình hình, kích động việc vi phạm pháp luật kéo dài”. Đó là phẩm chất của những quan chức đại diện cho công cụ quyền lực của chế độ.

“Với tư cách thủ trưởng cơ quan điều tra Công an Hà Nội, tôi khẳng định việc tạm thả những người này không phải là sự thỏa hiệp của chính quyền với những đòi hỏi của nhóm người kích động tại địa phương”, Ông Thiếu tướng Định nói như vậy và ông còn nhấn mạnh sẽ “cương quyết xử lý những người cầm đầu, xuyên tạc sự thật để kích động gây rối”. Đây là cách dạo nhạc, chuẩn bị cho những hành động đàn áp sau đó, không ngoài những thủ đoạn thường thấy, không ngoài những dự đoán của dân chúng.

Chính quyền sẽ bất chấp thiện chí của người dân. Việc bắt giữ những nhân viên thuộc Cảnh sát Cơ động và một số các phần tử thuộc chính quyền địa phương, chỉ là kết quả của sự hoang mang, hoảng sợ bị đàn áp và nguyện vọng của dân sẽ không được chính quyền tôn trọng và lắng nghe. Đó một mặt là do uy tín của các viên chức đại diện chính quyền không có, mặt khác là niềm tin vào sự công minh của pháp luật đã không còn.

Vẫn theo VnExpress, việc trả tự do cho 15 cảnh sát cơ động diễn ra êm thấm, những cảnh sát này đi bộ ra khỏi thôn, được xe đón về. “Họ được đối xử lịch sự, cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ”. Một trong 15 cảnh sát được trả tự do tối qua chia sẻ: “Tôi mạnh khỏe, tinh thần không vấn đề gì, được đối xử tốt”. Trước đó, giải thích về lý do bắt giữ 38 người thực thi công vụ, một người nhận là đại diện ở thôn Hoành nói, họ muốn chính quyền thả người trong xã đã bị bắt ngày 15/4. “Nguyện vọng của dân các thôn trong xã muốn việc thu hồi, giải phóng mặt bằng được thực hiện đúng quy định”.

Đó chính là nguyện vọng chính đáng của người dân nghèo đói và thấp cổ bé họng. Và đó chính là nguồn gốc của xung đột giữa dân và chính quyền, trước hết và trực tiếp là chính quyền xã và huyện.

Nếu luật pháp được làm ra để trước hết và trên hết bảo vệ  quyền và lợi ích của những thành phần yếu thế và thiệt thòi nhất trong xã hội, như mọi luật pháp công lý của loài người tiến bộ, của các quốc gia dân chủ đích thực, thì việc làm trước tiên của vị Thiếu tướng công an này phải là đình chi việc thu hồi đất, kiến nghị chính quyền Hà Nội lập ủy ban điều tra xác minh quyền lợi của người dân có bị vi phạm không, có hiện tượng tham nhũng không. Tất cả những sự kiện khác sẽ xét từ nguồn gốc phát sinh sự kiện đó.

Nhưng vẫn một lối tư duy thù địch với dân chúng, một ngày sau, Thành ủy Hà Nội ra thông điệp kêu gọi thả những người thực thi công vụ, “đề nghị chấm dứt mọi hành vi vi phạm pháp luật”. Nhà cầm quyền chỉ thấy khía cạnh vi phạm pháp luật của người dân, nhưng không quan tâm tới nguồn gốc phát sinh xung đột. Dẫu có bỏ tù tất cả xã, mà không được làm rõ cái gốc của sự kiện là việc chiếm đọat và đền bù đất đai không minh bạch, có yếu tố tham nhũng của chính quyền, thì nguồn gốc xung đột sẽ không được gỡ bỏ, và ổn định thật sự sẽ không bao giờ có.

Đoàn Văn Vươn, vụ án Hải Phòng và Đặng Văn Hiến, vụ án Đắk Nông cùng bị xử tù vì tội giết người thi hành công vụ, nhưng không hề có ý nghĩa răn đe và giáo dục pháp luật, không có tác dụng tăng cường ổn định xã hội, chỉ vì nguồn gốc của “hành vi giết người” đó là sự bất chính của luật sở hữu đất đai. Thực tế đã chứng minh. Sau Đồng Tâm này sẽ còn nhiều Đồng Tâm khác nữa.

Người ta sẽ bất chấp quyền và lợi ích của dân, người ta sẽ sử dụng công cụ bạo lực của quốc gia được nuôi dưỡng bằng tiền thuế của dân, để quay lại trấn áp dân nhằm bao che, bảo vệ lợi ích của số ít những tập đoàn tham nhũng. Những kẻ như vị Thiếu tướng Định này sẽ được ghi vào lịch sử.

6000 người dân xã Đồng Tâm rồi cũng sẽ như tất cả moị người dân nghèo khổ bị tước đoạt nguồn sống khác, lần lượt sẽ bị chế độ kết án và bỏ tù. Nhưng nếu chính quyền không thể bỏ tù hết cả gần 50 triệu nông dân, thì không có con đường nào khác là chế độ phải được thay đổi.

18/04/2017

B.Q.V.

Cô nhân viên sân bay “quật ngã” bốn chục cán bộ chiến sĩ cảnh sát Hà Nội

Cô nhân viên sân bay “quật ngã” bốn chục cán bộ chiến sĩ cảnh sát Hà Nội

 

“Diễn”… và nỗi khổ của báo chí nô lệ

Trên mặt báo, những thông tin về các hoạt động của các quan chức trong hệ thống “Tứ trùng” hưởng lương dân ở Việt Nam từ Đảng, Chính phủ, Nhà nước đến Mặt trận các đoàn thể… là những điều không thể thiếu và không thể bỏ sót.

Các chuyến thăm, các buổi “diễn” của quan chức liên tục được mô tả tỷ mỉ, chi tiết và hết sức hoành tráng, rực rỡ… Từng đoàn xe cộ, từng cuộc đón tiếp với cờ hoa, võng lọng, băng rôn khẩu hiệu tưng bừng cùng với các kiểu kính thưa, kính mời và cuối cùng là kính gửi vô cùng long trọng.

Việc các hình ảnh về hoạt động của quan chức được đưa lên mặt báo đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu, trở thành một phong trào ngày càng rộng mở của các lãnh đạo, của báo chí và các hoạt động xã hội, chính trị cũng như… kinh tế ở Việt Nam.

Điều đó cũng tạo cho dàn báo chí công cụ của đảng nhiều thời cơ tiếp cận, đi theo, hưởng ké nhiều bổng lộc… Nhưng lắm khi cũng tạo ra không ít những gian nan vất vả và nhiều khi cũng… bí cháo.

Người ta thấy một Đinh La Thăng năng nổ, xông xáo và la hét những nơi nóng nhất, đang được chú ý nhất. Ở đó, đám báo chí làm nổi bật hình ảnh ông ta không chút ngượng ngùng, thậm chí nhiều khi là sỗ sàng, lố bịch. Thực chất, ai chẳng biết tất cả nằm trong chương trình PR hết sức quy mô tốn kém. Người ta thấy một hình ảnh Đinh La Thăng đu dây xuống đến chỗ chiếc xe bị tai nạn trên đường dốc xuống của Sapa. Nhưng không chú ý thì ít ai biết rằng nếu anh ta lo việc cứu dân bị nạn thì sẽ không thể kịp huy động đám báo chí chạy theo anh ta cả đêm thì lấy đâu ra hình ảnh đó. Người ta không khỏi ái ngại nhìn hình ảnh anh ta dọn rác với hàng chục ống kính chi chít ngắm anh ta để mong có… hình ảnh đẹp.

Thậm chí, việc đua nhau đưa hình ảnh lên báo chí cũng tạo ra sự ghen tức ngấm ngầm như “gà tức nhau tiếng gáy” nhiều khi thật hài hước mà có thật. Chẳng hạn lãnh đạo này được đưa lên với tỷ lệ nhiều hơn lãnh đạo kia thì lập tức lãnh đạo kia sẽ phản ứng ngay. Hoặc nếu hình ảnh của lãnh đạo kia lung linh quá, lãnh đạo này sẽ hẳn nhiên là không chịu… Những khi đó, đám báo chí chịu trận.

Rồi những khi “tai nạn nghề nghiệp” đã làm nhiều báo, nhiều phóng viên cười ra nước mắt. Người ta nhớ hình ảnh chị Kim Ngân xinh đẹp đổ luôn cả ống thức ăn xuống hồ cá. Người ta nhớ hình ảnh anh Thủ tướng dẫn cả đoàn xe ô tô mấy chục chiếc hùng hổ đi vào phố đi bộ trên phố cổ Hội An…

Thủ tướng hết việc làm?

Trên báo chí, những hành động của ông Thủ tướng được mọi người chú ý nhiều. Bởi mỗi hành động và việc làm của ông ta ảnh hưởng đến mọi hoạt động của cả bộ máy đất nước. Có thể nói không ngoa rằng, ông ta phải như bộ nhân hệ điều hành trong cái máy tính.

Thế nhưng, cái “nhân” của hệ điều hành đã hoạt động ra sao?

Cách đây đúng một năm, ngày 21/4/2016, Thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp gọi điện cho Chủ tịch UBND TPHCM – ông Nguyễn Thành Phong – yêu cầu dừng ngay việc khởi tố vụ án hình sự chủ quán cà phê Xin Chào tại Sài Gòn.

Cách đây đúng nửa năm, ngày 20/10/2016, Thủ tướng đã yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức khẩn trương điều tra vụ 2 nam hành khách đánh nữ nhân viên hàng không tại sân bay Nội Bài vào ngày 18/10/2016.

Cách đây hơn một tháng, ngày 10/3/2017 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương kiểm tra, làm rõ vụ thai phụ bị hôn mê sâu ở phòng khám đa khoa 168 Hà Nội.

Xem lại các thông tin trên báo chí, thì Thủ tướng đi lo những công việc như “Kiểm tra suất ăn công nhân”, “Thị sát quán phở”, “đi chợ và kiểm tra rau quả”, “kiểm tra thực phẩm tại Sài Gòn”… Nghe những thông tin này, người ta tự hỏi: Sao ông Thủ tướng chính phủ của một đất nước gần trăm triệu dân, lại đi lo toàn những công việc của những người bảo vệ, kẻ phu xe? Chẳng lẽ những việc đó cũng cần đến tầm vóc của thủ tướng? Hay Thủ tướng hết việc làm?

Nhiều người khác, nhất là đám Dư Lợn viên thì thi nhau hót: “Đấy, đất nước ta hòa bình, an ninh và ổn định đến thế đấy. Đến mức mà Thủ tướng của ta đ. có việc gì làm, toàn đi làm những việc đ. hiểu là việc gì” – đ. là tiếng chửi tục cửa miệng của đám dư lợn viên bựa trên mạng.

Trong dân gian, người ta đã chẳng hài hước bảo nhau rằng: Đất nước cũng như cái vườn, trăm bãi cứt chó mà không có miệng thủ tướng cũng không xong. Chúng tôi đã có bài viết: “Chức năng của Thủ tương và chuyện mấy bãi cứt chó” nói về đề tài này.

Thực ra, báo chí đã làm người dân hiểu sai về công việc của Thủ tướng. Trò PR quá lố đã làm hại ông ta. Bởi Thủ tướng có nhiều việc để làm, những việc kia chỉ là việc nhỏ của một tên “đầy tớ nhân dân” tận tụy. Nhưng bất cứ một động tác nào của ông ta đều được báo chí đăng tải ầm ầm nhằm bưng bô, nên cơ sự mới thành ra thế.

Thủ tướng cấm khẩu?

Mấy hôm nay, người ta thấy lạ.

Sự kiện ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng ba chục cây số – nghĩa là cách chỗ làm việc của thủ tướng và các lãnh đạo đất nước có khoảng 20 phút ô tô kéo còi hụ của thủ tướng – dân nổi dậy bắt một loạt đến mấy chục cán bộ, chiến sĩ công an, cỡ một Trung đội có vũ trang hẳn hoi.

Dân đã bắt nhốt công an, cán bộ và “rào làng chiến đấu” sang ngày thứ 5. Cuộc chiến đảng và dân vô cùng khốc liệt. Ở đó đã có nhiều “tù binh”, đã có bệnh nhân, gãy xương, đã có nhiều tình trạng nguy hiểm, bạo lực rất dễ dàng bùng phát… Tóm lại, sinh mạng người dân, cán bộ và sự an nguy của cả hệ thống chính quyền và người dân ở đây bị đe dọa nghiêm trọng.

Mạng xã hội đầy rẫy video, hình ảnh, bài viết… về vụ việc này.

Khắp trong và ngoài nước sôi sục hướng về đó, bàn tán, bình luận, mong ngóng… Nghĩa là ai ai cũng biết.

Duy chỉ có hệ thống cán bộ lãnh đạo đảng và nhà nước, các cơ quan đoàn thể, mặt trận cũng như mọi hội hè được nuôi bằng tiền của dân thì coi như điếc và mù.

Lạ thế.

Có lẽ không cần bàn luận nhiều, chỉ nêu mấy câu hỏi mà người dân thắc mắc để ngẫm xem nó là điều gì?

– Tại sao sự kiện nóng đến thế, thậm chí đe dọa nóng hơn khi người ta đồn dân tẩm xăng vào cán bộ, chiến sĩ công an… sẵn sàng nướng chả nếu bị tấn công. Thế mà không thấy ông Thủ tướng và các lãnh đạo khác ở đâu cả?

– Tại sao với lực lượng gần nửa trăm cán bộ, chiến sĩ ưu tú bị đặt trong trạng thái nguy hiểm – nghĩa là nằm trong tay nhân dân thù địch – nhưng các lãnh đạo không đếm xỉa đến họ, coi như chuyện đàn lợn đưa sang Trung Quốc không bán được và đang bị đổ chôn sống.

– Lẽ nào mấy chục mạng cán bộ, chiến sĩ công an này không quan trọng bằng một cô nhân viên hàng không sân bay, hay một bệnh nhân nào đó trở bệnh trong bệnh viện?

Thế rồi người ta ước rằng:

– Giá như mấy chục công an, cán bộ kia đều là những nhân viên hàng không.

– Giá như cả Xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chỉ là một quán phở như quán “Xin Chào’… thì Thủ tướng còn dễ ra tay, xử lý. Đằng này cả xã đến gần chục ngàn dân thì làm sao thủ tướng dám đứng ra?

Nhưng, những người có hiểu biết hơn về vụ việc lại phán một câu “xanh rờn”: Đừng nghĩ thế, căn bệnh “đánh trống mở cờ” xưa nay vẫn là căn bệnh cộng sản. Ở vụ việc này, sở dĩ các lãnh đạo phải ngậm tăm là có lý do.

Dù xưa nay cha ông đã nói “Kẹt chân thì há miệng”. Nhưng không phải tất cả những khi kẹt chân đều có thể há miệng.

Bởi cha ông cũng đã nói: “Há miệng, mắc quai”.

Hà Nội, ngày 19/4/2017

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Giới trẻ tiếp tục đấu tranh phản đối Formosa

Giới trẻ tiếp tục đấu tranh phản đối Formosa

Những người phản đối biểu tình chống lại tập đoàn Formosa xả thải độc hại ra biển tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016.

Những người phản đối biểu tình chống lại tập đoàn Formosa xả thải độc hại ra biển tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016.

AFP photo
 

Thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh gây ra đã hơn một năm. Tuy nhiên cách hành xử của chính quyền Việt Nam từ trung ương đến địa phương không giúp giải quyết được tác hại mà dân chúng phải gánh chịu lâu nay.

Trong chuyên mục Diễn Đàn Bạn Trẻ kỳ này chúng tôi ghi nhận ý kiến của những thanh niên đang quan tâm đến môi trường biển bị ô nhiễm ở khu vực các tỉnh miền Trung do Formosa gây nên.

Không chấp nhận

52/53 lỗi vi phạm của Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh đã được khắc phục, chỉ còn một hạng mục “từ dập cốc ước sang dập cốc khô” sẽ được hoàn thành vào năm 2019.

Nội dung trên nằm trong biên bản đánh giá của Bộ tài nguyên và môi trường đưa ra tuần qua sau khi thực hiện công tác kiểm, cùng với lời yêu cầu Chính phủ phê duyệt cho phép Formosa “hoạt động trở lại”.

Quyết định này gây bức xúc cho những người đã và đang đấu tranh cho một môi trường sạch, đòi lại quyền lợi cho người dân miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.

Một nhà máy xả thải như thế, trước đây cá chết và hiện tại cá vẫn chết như thế, nước biển lúc xanh lúc đỏ mà vẫn cho nhà máy hoạt động, đó là đang giết hại dân Việt, không thể nào chấp nhận được.
-Lê Nhân, Nghệ An

Lê Nhàn, bạn trẻ ở Nghệ An lên tiếng:

“Em rất bức xúc, một nhà máy xả thải như thế, trước đây cá chết và hiện tại cá vẫn chết như thế, nước biển lúc xanh lúc đỏ mà vẫn cho nhà máy hoạt động, đó là một cái vấn đề rất bức xúc, 1 vấn đề đang giết hại dân Việt, không thể nào chấp nhận được.”

Đồng thuận với Lê Nhàn là khẳng định “Formosa không thể hoạt động lại” của Nguyễn Phương, một bạn trẻ đấu tranh, từ Sài Gòn. Nguyễn Phương phản đối việc cho phép Formosa hoạt động trở lại và không đồng ý với kết quả do Bộ Tài nguyên Môi trường đưa một cách nhanh chóng như thế.

“Formosa xả thải ra biển miền Trung không thể được phép hoạt động lại. Đây là thảm hoạ môi trường rất nghiêm trọng ở Việt Nam. Cũng như tại Nhật Bản ngày xưa có thảm hoạ Minamata phải tốn rất nhiều thời gian để Nhật Bản làm sạch lại môi trường biển. Họ nạo vét tất cả những cát bên dưới nơi xảy ra thảm hoạ. Cá được bắt lên để thiêu huỷ chứ dân không được ăn. Sau khi họ phát hiện ra bệnh Minamata thì mấy chục năm sau ở đó cá mới được ăn lại bình thường và người dân tắm biển trở lại bình thường.

Formosa xả thải như vậy mà trong một thời gian ngắn có thể khắc ph5uc được tất cả các lỗi thì không thể nào.”

Thêm vào đó Nguyễn Phương nhấn mạnh, chưa có ai đưa ra kiểm chứng một cách minh bạch về con số 52/53 vi phạm của Formosa đã được sửa chữa.

Cụ thể vào ngày 7 tháng Tư vừa qua, ông Dương Tất Thắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh trả lời báo chí trong nước cho biết đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá Formosa đã đáp ứng được các yêu cầu để cho phép lò cao số 1 đi vào vận hành và đề nghị công ty này tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại để đoàn công tác đánh giá tổng thể lại một lần nữa trước khi báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường và Thủ trướng Chính phủ chính thức cho phép Formosa đi vào hoạt động trở lại.

Không đồng ý với cách gọi này, Trần Minh Nhật, một cựu tù nhân lương tâm, cũng là người đồng hành với Linh mục Đặng Hữu Nam và toàn thể người dân Kỳ Anh khởi kiện Formosa ở Toà án thị xã Kỳ Anh, từ Phú Yên, đặt ra câu hỏi “như vậy trong thời gian vừa rồi không hoạt động hay sao?”

“Thông tin em có được và những clips mà em được người trong đó gửi ra biết chính xác là nó vẫn hoạt động. Không những thế mà trong những dịp trời mưa gió nó còn tranh thủ xả thải, đặc biệt là sau một cơn mưa người ta không đi đánh bắt cá đó, lúc đó nước sông buổi sáng hoặc sau khi là nó lại đỏ ngòm. Đỏ đó là do ai? Do Formosa hoạt động, do Formosa xả thải.”

Thế nên, đối với Trần Minh Nhật, cách nói như thế của Bộ Tài nguyên và Môi trường là một cách dùng từ mang tính “mị dân, đánh tráo khái niệm, hay nói cách khác là một cách lèo lái dư luận từ khi Formosa nhận lỗi.”

Lê Nhàn thì cho biết, nếu không phải nhân viên của nhà máy Formosa thì không ai được vào trong. Cho nên, anh không biết chính xác Formosa có hoạt động trong một năm qua hay không, nhưng qua những video người dân đưa lên các trang mạng xã hội thì anh tin rằng hoạt động của Formosa vẫn diễn ra bất chấp làn sóng biểu tình phản đối của người dân, bất chấp những thiệt hại nặng nề người dân phải chịu trong một năm qua.

“Nếu nó ngưng hoạt động thì làm gì có ống nước thải như ở cống số 1 cảng Sơn Dương liên tục xả thải đục ra biển?”

Sẽ tiếp tục đấu tranh…

Lê Nhàn kể lại đời sống của ngư dân Vũng Án thời gian qua có rất nhiều người đi ra biển thì không có cá, cá đánh về thì không bán được.

“Còn như dân Nghệ An, Phú yên thì nghề muối cũng có 1 số người ngưng sản xuất. Vì lượng muối sản xuất trước đây chưa tiêu thụ được, người ta vẫn còn sợ muối bị nhiễm độc. Ngư dân không sản xuất muối nữa. Thuyền bè thì hầu như ít ra khơi hơn. trước đây 1 tuần đi một lần, bây giờ có khi cả tháng, hai tháng mới ra một lần. Cuộc sống rất là khổ.”

000_A469B-400.jpg
Những người phản đối biểu tình chống lại tập đoàn Formosa Đài Loan ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016. AFP photo

Đã không chấp nhận một năm qua, thì bây giờ cũng thế. Những người đấu tranh ấy cho biết sẽ không thể nào chấp nhận sự hoạt động tiếp tục của một nhà máy đã bức tử vùng biển miền Trung và giết chết kế sinh nhai của hàng ngàn gia đình ngư dân.

Cho dù họ biết sẽ có rất nhiều khó khăn hơn nữa đang chờ trước mắt. Lý do chính vì nhà cầm quyền, đại diện là Bộ Tài nguyên môi trường đã đưa ra quyết định xem xét cho phép Formosa hoạt động trở lại.

Theo cách lý giải của Trần Minh Nhật, anh cho rằng đây chính là một “rào cản pháp lý” mà nhà cầm quyền đã dựng lên để cản trở người hoạt động môi trường không thể phản đối Formosa nữa. Thế nhưng, cũng chính anh cho biết, sẽ là một tác dụng ngược lại:

Khó khăn và những đau khổ thì người dân vẫn phải gánh chịu. Họ vẫn là nạn nhân trực tiếp, vẫn chưa thể phục hồi và cho đến nay họ vẫn chưa dám ăn cá. Cho nên không vì lý do gì mà những người hoạt động không tiếp tục.
-Trần Minh Nhật

“Đây phải là 1 trong những lý do để họ không dừng lại mà phải đấu tranh mạnh hơn nữa. Bởi vì nó là một sự gian dối. Không một người dân Kỳ Anh nào mà nói Formosa ngưng hoạt động trong thời gian qua. Và có thể nói là những cuộc biểu tình ngày càng đông, càng lớn của người dân Kỳ Anh để thấy rằng lòng dân và thực tế nó xảy ra khác với báo đài chính thống đã nói.

Và cái điều quan trọng là sinh kế, khó khăn và những đau khổ thì người dân vẫn phải gánh chịu. Đặc biệt là những vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình, họ vẫn là nạn nhân trực tiếp, vẫn chưa thể phục hồi và cho đến nay họ vẫn chưa dám ăn cá.

Cho nên không vì lý do gì mà những người hoạt động không tiếp tục, mà phải làm sao cho môi trường này thật sự lành mạnh.”

Trần Minh Nhật nhấn mạnh thêm môi trường anh đề cập đến không chỉ đơn thuần là môi trường sự sống, mà nó là môi trường về nhân bản, môi trường về văn hoá, môi trường về con người.

Do đó, cá nhân của anh không thấy có lý do nào để nhượng bộ vì “tất cả những quyết định của nhà nước cho đến giờ phút này chỉ đơn phương giữa nhà nước và Formosa.”

Đó cũng là quyết định của Nguyễn Phương:

“Em và mọi người sẽ lên tiếng phản đối. Vì Formosa tiếp tục hoạt động là biển miền Trung sẽ chết. Người dân miền Trung sẽ tiếp tục lên tiếng mãnh liệt hơn vì biển là nơi họ sinh sống, không thể nào bỏ đi được. Một số thanh niên ở đó đã tìm cách xuất khẩu lao động hoặc tìm cách vào Nam làm ăn.”

…Dù tiếp tục bị đàn áp

Rất nhiều những cuộc biểu tình phản đối, khởi kiện đòi bòi thường thiệt hại thoả đáng…diễn ra suốt 1 năm qua trên khắp mọi miền đất nước. Thực tế cho thấy cứ sau mỗi một cuộc biểu tình, là một số đông người dân bị đánh đập, bắt bớ, và cả tù đày vì những điều luật mơ hồ.

Ở Việt Nam thật sự không biết còn cách nào khác để thay đổi được. Mọi thông tin đều bị nhà cầm quyền bưng bít, cấm cản, người dân chỉ còn biết xuống đường biểu tình, kêu gọi lên tiếng.
-Nguyễn Phương

Thế nhưng, đó là động thái duy nhất người dân có thể lên tiếng, theo nhận định của những người trong cuộc.

Với Trần Minh Nhật, thật ra người dân đã có sử dụng biện pháp văn minh, đó là pháp lý, nhưng đã bị phá hoại và đàn áp nặng nề.

“Việc người dân sử dụng biện pháp pháp lý là một biện pháp văn minh nhưng đã bị nhà cầm quyền dùng mọi cách ngăn cản phá hoại. Cũng như nhà cầm quyền luôn sử dụng công cụ truyền thông báo giới để chụp mũ, bôi nhọ chính nghĩa và những công việc tốt đẹp của các nhà hoạt động và cả linh mục, giám mục. trong những công cuộc đồng hành với nạn nhân Formosa”

Nguyễn Phương tự hỏi “có còn cách nào khác nữa đâu vì nhà cầm quyền không bao giờ chịu ngồi lại và nghe dân”:

“Ở Việt Nam thật sự không biết còn cách nào khác để thay đổi được. Mọi thông tin, đường hướng đều bị nhà cầm quyền bưng bít, cấm cản, người dân chỉ còn biết xuống đường biểu tình, kêu gọi lên tiếng.”

Anh đề cập đến sự việc mới nhất diễn ra ở Lộc Hà, “thay vì nhà cầm quyền ngồi lại và đàm phán với dân thì họ lại chọn cách đánh dân, dẫn đến việc người dân phải kéo đến huyện để biểu tình.”

Không phải chỉ riêng những người đấu tranh cho môi trường biển đều có sự phản đối, mà tất cả những ai biết được thông tin nhà máy Formosa được phép hoạt động trở lại đều mang chung cảm giác phẫn nộ. không khó để tìm thấy lời kêu gọi cùng đứng lên yêu cầu nhà nước Việt Nam phải bảo vệ người dân Việt Nam. Nếu lời kêu gọi của họ không được tiếp nhận, thì Trần Minh Nhật dự đoán:

“Em nghĩ rằng trong thời gian tới sẽ không dừng lại mà sẽ tiếp tục nổ ra mà nó vẫn còn tiếp tục nổ ra và tiếp tục có những diễn biến mà họ không muốn mà nhà cầm quyền cũng không mong. Khi nỗi oán hận dồn nén lại thì nỗi bức xúc nó càng mạnh hơn.”

Và cuối cùng, anh cho biết theo anh và theo phản ứng của bà con miền Trung cả nước, thật là sai lầm khi nhà cầm quyền đã chọn Formosa để đối đầu, đối nghịch với người dân. Đó là một dấu hiệu nó thể hiện rằng đây là một cuộc chiến mà nhà cầm quyền đã đẩy người dân đến thế đối đầu.”

Vụ Đồng Tâm: Chính quyền tham nhũng nhưng vẫn muốn giữ thể diện

Vụ Đồng Tâm: Chính quyền tham nhũng nhưng vẫn muốn giữ thể diện

Cảnh sát cơ động – một trong những lực lượng đang vây chặt xã Đồng Tâm và có nhiều khả năng sẽ được “triển khai để ổn định tình hình an ninh, trật tự” ở xã này. (Hình: Internet)

HÀ NỘI (NV) – Theo một thông báo do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phát hành ngày 18 tháng 4, giới hữu trách sẽ “triển khai các biện pháp ổn định tình hình an ninh, trật tự” ở xã này.

Không có tham nhũng và trấn áp, chỉ “buông lỏng quản lý về đất đai”

Trong thông báo vừa kể, lần đầu tiên, giới hữu trách ở thành phố Hà Nội chính thức thừa nhận, vụ nổi loạn ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (bắt giữ cảnh sát cơ động, công an và viên chức địa phương, rào làng, đòi phóng thích những người bị bắt giữ trái phép), kéo dài suốt từ ngày 15 tháng 4 đến nay là do các viên chức chính quyền địa phương “buông lỏng quản lý về đất đai”.

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết vì sai phạm đó, hệ thống Đảng đã khai trừ 8, cách chức 1, cảnh cáo 5, khiển trách 5 đảng viên. Trong số này có Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng Công an xã. Hệ thống bảo vệ pháp luật cũng đã khởi tố ba bị can rồi tạm giam hai là cựu Chủ tịch xã, cựu cán bộ Địa chính xã. Riêng cựu Bí thư xã thì đang được tại ngoại vì lý do sức khỏe.

Đáng lưu ý là thông cáo của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội không đề cập đến lý do khiến Bí thư xã, Chủ tịch xã và cán bộ Địa chính xã bị khởi tố. Tố cáo của dân chúng xã Đồng Tâm cho thấy đó là tham nhũng và vụ tham nhũng này được cả hệ thống bao che.

Hôm 17 tháng 4, người sử dụng Internet tại Việt Nam đã chuyển cho nhau một video clip, ghi lại cuộc trao đổi giữa một cụ ông với nhiều viên chức, sĩ quan quân đội và phóng viên, giải thích tại sao dân chúng xã Đồng Tâm lại chống việc “cưỡng chế, thu hồi đất quốc phòng”.

Trong video clip dài 16 phút được cho biết là đã thực hiện hồi cuối năm 2016 này, cụ ông vừa kể cho biết, dân xã Đồng Tâm chịu nhiều thiệt thòi vì liên tiếp bị thu hồi đất với diện tích rất lớn mà không hề được bồi thường: Thập niên 1960, xã Đồng Tâm mất 300 héc ta đất vì chính quyền Việt Nam muốn xây dựng một trường bắn (trường bắn Miếu Môn). Thập niên 1980, xã Đồng Tâm mất thêm khoảng 54 héc ta đất nữa vì chính quyền Việt Nam muốn xây thêm một phi trường quân sự tại đó (phi trường Miếu Môn). Tuy nhiên kế hoạch xây dựng phi trường quân sự bất thành. Do thiếu đất canh tác, dân chúng xã Đồng Tâm đã thỏa thuận với Lữ đoàn 28 thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân (phía được giao quản lý 54 héc đất bị thu hồi) xin thuê đất để trồng trọt. Lữ đoàn 28 “phát canh, thu tô” ổn định suốt từ đó đến nay.

Cụ ông khẳng định, dân chúng xã Đồng Tâm chưa bao giờ chiếm dụng “đất quốc phòng” dù xét về nguồn gốc, “đất quốc phòng” chính là đất của họ và thu hồi xong, chính quyền để hoang, không thực hiện bất kỳ “dự án an ninh, quốc phòng” nào, thậm chí còn “phát canh, thu tô”.

Đáng lưu ý là năm 2007, Lữ đoàn 28 đã hoàn tất thủ tục giao lại 6.78 héc ta trong số 54 héc ta từng bị trưng dụng cho chính quyền huyện Mỹ Đức. Lữ đoàn 28 chỉ giữ lại 47.3 héc ta đất đã trưng dụng của xã Đồng Tâm. Cụ ông khẳng định, dân chúng xã Đồng Tâm không hề đòi hay đụng đến 47.3 héc ta đang nằm dưới quyền kiểm soát. Họ chỉ khiếu nại, đòi công bằng đối với việc sử dụng 6.78 héc ta đã được Lữ đoàn 28 giao lại.

Mảnh đất diện tích 6,78 héc ta đó đã được chính quyền xã, huyện “hoàn trả” một cách bất minh cho hàng loạt người được cụ ông hài tên một cách rành rọt. Nhiều người trong số này vốn chỉ bị trưng dụng một vài trăm mét vuông đã được hoàn trả tới… vài chục ngàn mét vuông. Mảnh đất diện tích 6,78 héc ta đã được phân lô bán cho nhiều người. Người mua có đầy đủ giấy tờ chứng minh họ đã thực hiện các nghĩa vụ về thuế, phí…

Năm 2016, sau khi thanh tra theo “khiếu nại, tố cáo” của dân chúng xã Đồng Tâm, chính quyền thành phố Hà Nội thông báo “thu hồi” 6.78 héc ta với lý do đó là “đất quốc phòng” để giao cho Viettel – một tập đoàn viễn thông của Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Trong video clip, cụ ông nêu ra hàng loạt thắc mắc. Tại sao lại xác định 6.78 héc ta ấy là “đất quốc phòng” khi Lữ đoàn 28 đã tổ chức giao lại từ năm 2007? Nếu 6.78 héc ta đất này là “đất quốc phòng”, tại sao Bộ Quốc phòng không giao trực tiếp cho Viettel mà phải nhờ chính quyền thành phố Hà Nội tổ chức “cưỡng chế, thu hồi”? “Cưỡng chế, thu hồi” xong thì trách nhiệm của những viên chức từ xã, huyện đến thành phố đã tham gia phân chia mảnh đất này một cách bất minh sẽ được thực hiện ra sao?…

Cũng theo lời cụ ông, chính quyền thành phố Hà Nội đã từng tổ chức “cưỡng chế, thu hòi” 6,78 héc ta “đất quốc phòng” hôm 14 tháng 10 năm 2016. Tuy nhiên 600 thành viên của lực lượng vũ trang, bao gồm cả công an, bộ đội, không hoàn thành nhiệm vụ vì dân chúng xã Đồng Tâm phản ứng quyết liệt.

Ngày 16 tháng 4, chính quyền thành phố Hà Nội mời cụ ông đã từng đứng ra tố cáo như vừa kể và một số người khác đến chứng kiến việc “phân ranh, cắm mốc” xác định lại diện tích “đất quốc phòng”. Tất cả những người được mời đều đã bị bắt, bị khởi tố vì “gây rối trật tự công cộng” và đó là giọt nước làm tràn ly: Dân Đồng Tâm nổi loạn…

Dường như nội dung thông cáo mà Ban Tuyên gíao Thành ủy Hà Nội phát hành ngày 18 tháng 4 chỉ đề cập đến việc xử lý kỷ luật các viên chức cấp xã “buông lỏng quản lý về đất đai” là nhằm khẳng định, việc cưỡng chế, thu hồi đất vẫn đúng bởi đó là “đất quốc phòng”.

Thông cáo này xác định, tố cáo của dân chúng xã Đồng Tâm đề cập đến “48 nội dung liên quan đến các cá nhân và chính quyền các cấp”. Trong đó chỉ “25 nội dung có cơ sở, 23 nội dung không có cơ sở”. Chính quyền huyện Mỹ Đức đã “giải quyết khẩn trương, nghiêm túc, có trách nhiệm” nhưng còn nhiều nội dung chưa được dân chúng đồng tình nên chính quyền thành phố Hà Nội đã giải quyết “15 nội dung công dân còn chưa đồng thuận”.

Cũng theo thông báo thì ngày 31 tháng 10 năm ngoái, chính quyền thành phố Hà Nội đã kết luận “15 nội dung công dân còn chưa đồng thuận” đều “không có cơ sở để giải quyết” và họ đã giao cho chính quyền huyện Mỹ Đức “tuyên truyền, giải thích để công dân rõ và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật”.

Thông báo liệt kê hàng loạt các cuộc phản kháng từ đó đến nay và tiết lộ thêm, không chỉ có công an khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng” mà Cục Điều tra hình sự của Bộ Quốc phòng cũng đã khởi tố hai vụ án “chống người thi hành công vụ” và “vi phạm các quy định về sử dụng đất đai” xảy ra ở xã Đồng Tâm!

Chỉ muốn giữ thể diện, không ngại đổ máu

Tại cuộc họp báo do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Bạch Thành Định, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, thông báo với báo chí rằng đã có 15 cảnh sát cơ động được dân xã Đồng Tâm phóng thích. Lần đầu tiên, phía Công an thành phố Hà Nội công bố số con tin bị dân xã Đồng Tâm bắt giữ là 38 người.

Theo ông Định thì ngoài 15 cảnh sát cơ động được phóng thích, có 3 “tự giải cứu”, số con tin hiện chỉ còn 20 và giới hữu trách đang vận động để “nhân dân sớm trao trả những người này”.

Tuy việc trả tự do cho bốn người dân xã Đồng Tâm bị bắt giữ hôm 15 tháng 4, diễn ra song song với việc dân chúng xã Đồng Tâm phóng thích 15 cảnh sát cơ động song Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Công an thành phố Hà Nội cùng nhấn mạnh, đó không phải “trao đổi” mà chỉ là “thay đổi biện pháp ngăn chặn” (cho tại ngoại) vì cả bốn “đã nhận thức được hành vi sai trái của mình”.

Trong ngày 18 tháng 4 còn một điểm đáng chú ý khác là luật sư Trần Vũ Hải tự xóa thông tin ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch thành phố Hà Nội hứa sẽ đến Đồng Tâm đối thoại với những người nổi loạn trên trang facebook của luật sư Hải.

Luật sư Hải cho biết, ông Chung yêu cầu ông xóa thông tin ấy vì ông Chung không hứa như vậy. Luật sư Hải nhấn mạnh, ông xóa thông tin đó vì “tôn trọng ông Chung”, dù luật sư Lê Văn Luân (người nói chuyện với ông Chung qua điện thoại) và nhiều người dân cùng nghe rất rõ những gì hai bên trao đổi qua điện thoại đã được mở speaker phone.

Trong thông báo phát hành ngày 18 tháng 4, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội xác định, việc chống cưỡng chế thu hồi đất và nổi loạn tại Đồng Tâm “là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh, không để ảnh hưởng đến tư tưởng trong cán bộ và nhân dân huyện Mỹ Đức nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung, gây xáo trộn, hoang mang tư tưởng, chia rẽ nội bộ nhân dân”. (G.Đ)

Tháng Tư nhớ Nguyên Sa, chuyện trò cùng ‘Nga buồn như con chó ốm’

Tháng Tư nhớ Nguyên Sa, chuyện trò cùng ‘Nga buồn như con chó ốm’

Vũ Đình Trọng/Người Việt

Bà Nguyên Sa, Trịnh Thúy Nga, bên mộ chồng. (Hình: Vũ Đình Trọng/Người Việt)

WESTMINSTER (NV) – Mười chín năm qua, từ ngày nhà thơ Nguyên Sa qua đời (18 Tháng Tư 1998), những đóa cúc vàng trên mộ ông trong nghĩa trang ở thành phố Westminster vẫn vàng rực, nhờ sự chăm sóc ân cần từ người vợ thủy chung.

Vợ nhà thơ Nguyên Sa, bà Trịnh Thúy Nga, người đi vào cõi thơ Nguyên Sa với những câu mở đầu “tếu táo”: “Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm/Như con mèo ngái ngủ trên tay anh /Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình /Ðể anh giận sao chả là nước biển!…”

Trên đời, chắc chỉ có mình ông, nhà thơ Nguyên Sa, viết thư thông báo đám cưới của mình bằng thơ. Cũng chẳng có ai đặt tựa cho bài thơ báo hỷ “cộc lốc” như ông – chỉ vỏn vẹn một chữ “Nga,” tên người con gái ông lấy làm vợ.

Thế mà người ta nhớ! Có ai mà không nhớ thơ tình Nguyên Sa!

Và bà Nguyên Sa-Trịnh Thúy Nga, luôn nhớ một câu chuyện chẳng thể nào cũ.

Tháng Giêng Mai Thảo đã qua
Tháng Tư chợt nhớ Nguyên Sa, lại buồn.
(Thơ Ngọc Hoài Phương)

“Năm 1952, sau khi hồi cư về Hà Nội, tôi được gia đình cho sang Pháp du học cùng với người anh họ. Ông Lan (tên nhà thơ Nguyên Sa: Trần Bích Lan) qua trước hai năm. Ông thân sinh của ông ấy  buôn bán lớn, sợ Việt Cộng làm phiền nên cho ba người con lớn sang Pháp du học. Tôi quen em gái ông ấy ở Paris, tình cờ đến nhà chơi nên quen ông.”

Quen nhau Tháng Mười Hai năm 1952, đến mùa Hè năm 1953, ông làm bài thơ tỏ tình tặng bà. Cho đến giờ, chưa ai biết nội dung bài thơ đó như thế nào, vì bà muốn giữ kín, cho riêng bà. Chỉ biết rằng, trái tim của cô nữ sinh tên Nga từ đó có một hình bóng, mà cô luôn trân trọng nhớ về, từ mùa Hè năm đó.

Bà hồi tưởng lại: “Hồi đó tôi còn trẻ, cũng chẳng suy nghĩ gì cả, chỉ lo học thi đậu xong rồi về. Phải lo học xong cho sớm chứ đời sống bên Pháp đắt đỏ lắm. Cũng trong năm 1953, cụ thân sinh ông Lan mất ở Hà Nội, ông ấy phải ngưng học, về nước để giúp đỡ gia đình. Lúc đó chúng tôi yêu nhau rồi, ông ấy cũng muốn dỗ dành tôi về Việt Nam chung, nhưng tôi còn ham học cao lên. Tuổi trẻ mà, ai cũng có giấc mơ lớn, và tôi cũng muốn thực hiện ước mơ của mình.”

Cuộc chia tay này là nguyên nhân bài thơ “Paris có gì lạ không em?” ra đời trong nỗi nhớ khắc khoải của ông.

“Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim

Paris có gì lạ không em?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen?…”

Câu hỏi cuối ông gởi lại bà trong sự chờ đợi, thay cho câu hỏi “Em có bằng lòng làm vợ anh không?” Để rồi hai năm sau gặp lại nhau ở Paris, khi bà khẽ gật đầu ưng thuận “làm lá sen” suốt đời cho ông, thì ông mới viết bài thơ đính hôn thay cho thiệp báo hỷ gởi cho gia đình, bằng hữu, trong niềm vui sướng tột độ.

“Chúng mình lấy nhau
Cần gì phải ai hỏi…
Cả anh cũng không cần phải hỏi anh
‘Có bằng lòng lấy em?…’
Vì anh đã trả lời anh
Cũng như em trả lời em
Và cũng nghẹn ngào nước mắt!…”
(Nga – Nguyên Sa)

Bà Nga nhớ lại: “Sinh viên tụi tôi ở lại Pháp sau Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, gia đình lo tản cư vào Nam nên đâu có gởi tiền qua được. Chúng tôi ra Tòa Đốc Lý Paris ký giấy hôn thú, bạn bè theo đông lắm. Xong kéo nhau ra quán cà phê đối diện uống cà phê, ăn bánh. Bạn bè chung tiền trả tiền cho cô dâu, chú rể. Thế thôi.”

Tháng Tư nhớ Nguyên Sa, chuyện trò cùng 'Nga buồn như con chó ốm'
Nơi yên nghỉ của nhà thơ Nguyên Sa (1932-1998). (Hình: Vũ Đình Trọng/Người Việt)

Đám cưới sinh viên Việt Nam nghèo ở kinh đô ánh sáng diễn ra như thế. Chú rể chẳng mặc lễ phục, cô dâu không có áo cưới, mà ngay cả nhẫn cưới họ cũng chẳng mua được. Nhưng có sao đâu, vì ông trao cho bà những thứ quý hơn nhẫn cưới.

“Người ta làm thế nào cấm được chúng mình yêu nhau
Nếu anh không có tiền mua nhẫn đeo tay
Anh sẽ hôn đền em
Và anh bảo em soi gương
Nhìn vết môi anh trên má
Môi anh tròn lắm cơ
Tròn hơn cả chữ O
Tròn hơn cả chiếc nhẫnTròn hơn cả hai chiếc
nhẫn đeo tay!…”
(Nga – Nguyên Sa)

***

Mười chín năm ông ra đi, chữ O tròn trên má vẫn chẳng phai nhòa, vì với bà, ông chẳng bao giờ đi xa cả, mà chỉ chuyển chỗ từ ngôi nhà ở thành phố Irvine đến nơi đầy nắng và gió ở thành phố Westminster.

“Đối với tôi thì lúc nào ông cũng quanh quẩn đâu đây, trong cái nhà này. Tôi ở trong nhà, hay đi bất cứ con đường nào, đều thấy hình bóng ông ở bên cạnh tôi hết.” Bà Nga nói.

Nhà thơ Ngọc Hoài Phương cho biết, lúc sinh thời Nguyên Sa rất thích hoa cúc vàng – như câu thơ trong bài “Áo lụa Hà Đông” của ông: Áo nàng vàng, anh về yêu hoa cúc – nên bà Nga chỉ mang hoa cúc ra mộ ông thôi. “Nếu để ý sẽ thấy, hoa cúc vàng trên mộ nhà thơ Nguyên Sa không bao giờ tàn hay héo cả vì được bà Nga chăm sóc rất kỹ. Hoa sắp héo sẽ được bà thay bằng hoa mới.” Nhà thơ Ngọc Hoài Phương cho biết.

Hôm gặp bà ở mộ ông, bà cho hay: “Ông ấy không bao giờ nghĩ đến cái chết, hay mình được chôn cất ở đâu cả. Khi ông ấy mất, tôi ra đây xem rồi chọn cho ông chỗ này. Nó gần hồ nước, lại dưới một bóng cây. Lúc trước trông vắng vẻ, giờ trông ấm cúng vì chung quanh ông có rất nhiều bạn bè.”

“Hồi nhà tôi mới mất, ngày nào tôi cũng ra đây, sửa bông, cắt cỏ. Giờ thì lớn tuổi rồi, thì một tuần tôi ra thăm ông ấy 2 lần. Nhiều khi bực mình với ông ấy cũng ra đây nói cho ông ấy biết.”

“Hồi ông Lan còn sống, tôi rất ít tiếp xúc với bạn ông ấy lắm, nhưng từ hồi ông ra đây, tôi được gặp nhiều người thăm ông, an ủi nâng đỡ tôi. Tôi nhớ ông Đỗ Ngọc Yến (nhà báo, sáng lập nhật báo Người Việt), hồi đó, cứ có ai từ xa đến Little Saigon, muốn gặp tôi thì ông ấy cứ nói cứ ra thăm mộ Nguyên Sa thì gặp bà Nga. Cho nên ở đây tôi được gặp nhiều người lắm, kể cả bạn cũ ở Việt Nam sang chơi. Cuối năm còn có người hẹn tôi ra đây cho cá kho, dưa chua nữa.”

Điều trùng hợp là sự lựa chọn nơi yên nghỉ cho ông, lại chính là nơi ông từng mơ ước được về qua câu thơ của ông, được bà khắc trên mộ.

“Nằm chơi ở góc rừng này
Chưa thiên thu cũng đã đầy cỏ hoang
Xin em một sợi tóc vàng
Làm hoa khởi sự cho ngàn kiếp sau
Biết đâu thảo mộc bớt đau
Biết đâu có bản kinh cầu dâng lên?”

Và trong bài Tân Ước trong tập thơ cuối cùng, hình như lời “năn nỉ” của ông cũng được bà chiều theo.

“…Anh vẫn nhận ra em, em khác biệt mà vẫn đồng nhất, giấc mơ gián đoạn bao nhiêu, em vẫn trở lại, giấc mơ phi lý, em khắng khít bằng những liên tục vuốt ve, liên tục hiền dịu, liên tục chăm sóc. Em liên tục không gian em, liên tục luận lý em. Tân ước nói có thế giới ở ngoài thế giới, khác biệt và bao trùm thế giới. Em có phải là giấc mơ ở trong giấc mơ và phủ kín giấc mơ?”

Chẳng biết như thế nào, nhưng trong thế giới thật này, “Nga buồn như con chó ốm” tiếp tục dùng đôi tay “làm lá sen” phủ kín “hương cốm” Nguyên Sa cho đến tận cùng.

THIỆN CHÍ CỦA CHÓ SÓI

From facebook:  Trần Bang

THIỆN CHÍ CỦA CHÓ SÓI

(Bài viết của Nhà báo Doan Trang Pham)

Bà con hãy nghe những gì Phó giám đốc Công an Hà Nội Bạch Thành Định nói với báo chí:

Ưu tiên số một của Hà Nội là đưa toàn bộ người còn BỊ GIỮ TRÁI PHÁP LUẬT ra ngoài an toàn. “Chúng tôi sẽ giải quyết mọi việc theo pháp luật, trên tinh thần XỬ LÝ NGHIÊM những người cố tình kích động, có hành vi giam giữ, bắt người trái pháp luật”, “sẽ khoan hồng với những người nhận thức được hành vi, có ý thức khắc phục hậu quả”.

Bà con có nhận ra mùi sát khí trong những lời ấy?

Trong truyện ngụ ngôn Aesop, “Sói và cò”, có con sói bị hóc xương, không tự khạc mảnh xương ra được. Nó nhờ con cò với cái mỏ dài thò đầu vào sâu trong họng nó để moi xương ra, và hứa sẽ trọng thưởng.

Sói nằm ngửa, há mồm, để cò thò đầu vào, gắp mảnh xương bị kẹt bên trong ra. Rồi cò xin được thưởng như đã hứa.

Sói nghiến răng nói với cò: “Tao đã không nhai nát đầu mày khi cái đầu mày nằm giữa hai hàm răng của tao. Mày cho phần thưởng đó vẫn còn ít hay sao?”.

* * *

Xin bà con cảnh giác với tâm địa của những con chó sói đội lốt người.

Chúng chưa hề hủy quyết định khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng” với dân xã Đồng Tâm.

Chúng chưa hề hứa hẹn sẽ không khởi tố tiếp.

Chúng tiếp tục gọi hành vi tự vệ của bà con là “giam giữ người trái phép”, “giam giữ trái pháp luật”. Trong cách nói của chúng, có thể cảm nhận được cái nghiến răng đợi trả thù của con sói.

Chúng chưa hề xử lý những kẻ nhân danh “thi hành công vụ” để bắt giữ người trái pháp luật, đánh người gây thương tích, không tha cả người già. Quân của chúng làm sai, vi phạm pháp luật, chúng không xử lý, nhưng đã kịp ngậm máu phun bà con Đồng Tâm trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng.

Chúng chưa hề có một lời nào đính chính và xin lỗi bà con trên phương tiện truyền thông đại chúng – trên chính những cơ quan đã đưa tin một chiều, sai sự thật về bà con.

Chúng chưa tấn công bà con, bắt và khởi tố cả làng, không phải vì chúng ý thức được mình đang sai trái. Mà đó đơn giản là “sự nhân đạo” của con chó sói khi nó không cắn nát đầu con cò trong mõm nó.

Hại được ai đó nhưng chưa hại, giết được ai đó nhưng chưa giết, thì không phải là nhân đạo, đàng hoàng, ôn hòa hay có thiện chí gì cả. Công an không phá, không bắt người trong khi lẽ ra là có thể phá, có thể bắt. Đấy là cái “nhân đạo” và “khoan hồng” của công an đó.

(Copy FB Doan Trang Pham )