20-4-2017
Đồng Tâm: Dân phóng thích thêm Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy
Đồng Tâm: Dân phóng thích thêm Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy

VIỆT NAM (NV) – Đó là diễn biến mới nhất tính đến chiều 21 Tháng Tư, sau khi Chủ tịch thành phố Hà Nội, hứa sẽ đến tận nơi “đối thoại” với dân chúng.
Theo VnExpress, sáu ngày sau khi bị dân chúng xã Đồng Tâm cầm giữ, ông Đặng Văn Cảnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức đã được phóng thích vì bị viêm xương, đau lồng ngực, cần đến bệnh viện.
Tờ Thanh Niên cho biết, ông Cảnh được phóng thích sau khi ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch thành phố Hà Nội, hứa với một cụ ông – đại diện cho dân Đồng Tâm là ông ta sẽ đến tận nơi để đối thoại với dân.
Trước đó, ông Chung từ Hà Nội đến Mỹ Đức, báo chí Việt Nam cho biết, ông Chung đến Mỹ Đức và “vời” dân chúng tới hội trường trong trụ sở của huyện này để đối thoại nhưng không ai chịu đến. Cũng vì vậy, ông Chung đã “đối thoại” với những viên chức cấp xã và cấp huyện. Kết thúc buổi “đối thoại” giữa các viên chức với nhau, ông Chung đưa ra hai cam kết: (1) Sẽ tổ chức thanh tra toàn diện việc quản lý – sử dụng đất đai tại Đồng Tâm. (2) Tạm ngưng thi công “dự án quốc phòng” tại Đồng Tâm. (3) Sẽ sớm “đối thoại” trực tiếp với dân Đồng Tâm.
Chủ tịch thành phố Hà Nội cũng kêu gọi dân chúng Đồng Tâm phóng thích 20 con tin còn lại, dọn dẹp các chướng ngại vật trên những con đường dẫn vào xã này. Theo nhiều tờ báo của chính quyền Việt Nam thì dân chúng xã Đồng Tâm đã “dọn dẹp hội trường” để có chỗ đối thoại với Chủ tịch thành phố Hà Nội.
Trong ngày 21 Tháng Tư, nhiều tờ báo của chính quyền Việt Nam loan báo, Viện Kiểm sát thành phố Hà Nội đã hủy bỏ “quyết định tạm giữ” cụ Lê Đình Kình – người được xem là “linh hồn” trong cuộc đối đầu giữa dân chúng xã Đồng Tâm với hệ thống công quyền để bảo vệ đất của họ.
Ngày 15 tháng 4, cụ Kình được mời tham dự hoạt động cắm mốc, phân ranh, xác định “đất nông nghiệp” và “đất quốc phòng” rồi bị bắt cùng với bốn người khác. Lúc đầu, chính quyền Việt Nam loan báo, việc bắt cụ Kình và bốn người khác là do cả năm đã bị khởi tố vì “gây rối trật tự công cộng”. Hôm 18 tháng 4, hệ thống tư pháp Việt Nam đã “thay đổi biện pháp ngăn chặn” đối với bốn người dân bị bắt cùng với cụ Kình, sau khi dân chúng xã Đồng Tâm phóng thích 15/38 con tin. Riêng cụ Kình thì sức khỏe chưa hồi phục (phải mổ cấp cứu bởi cổ xương đùi gãy khi bị công an quật ngã, vứt lên xe) nên không trong đợt phóng thích này.
Có một điểm mà nhiều người không chú ý là việc “thay đổi biện pháp ngăn chặn” (cho tại ngoại) đối với bốn người dân bị bắt cùng với cụ Kình hay hủy “quyết định tạm giữ” đối với cụ Kình không đồng nghĩa với việc xác định cả năm vô tội. Họ vẫn là bị can trong một vụ án hình sự, sẽ bị điều tra trog tương lai.
Ngày 18 Tháng Tư, một viên tướng là Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, từng khẳng định “sẽ nghiêm trị những kẻ cầm đầu”. Ngày 20 tháng 4, tại một cuộc họp báo theo định kỳ, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố với báo chí quốc tế rằng, Việt Nam sẽ giải quyết vụ Đồng Tâm “theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật”.
Đó là lý do khiến người ta tin rằng, cuộc “đối thoại” mà Chủ tịch thành phố Hà Nội mong muốn nhằm chấm dứt tình trạng dân chúng xã Đồng Tâm rào làng tử thủ và phóng thích toàn bộ con tin sẽ là khởi đầu cho một tiến trình khác: Tiến trình của một vụ bắt bớ – phạt tù hàng loạt. (G.Đ)
Biến cố Ðồng Tâm báo hiệu gì?
Biến cố Ðồng Tâm báo hiệu gì?
Công an thành phố Hà Nội phải trả tự do cho bốn người dân xã Ðồng Tâm bị bắt, để đổi lại 15 cảnh sát cơ động được dân xã phóng thích. Ðây là lần đầu tiên Nhà nước công nhận có 38 nhân viên công lực bị dân xã Ðồng Tâm bắt làm con tin, kể cả ba người “tự giải cứu” trốn thoát và 20 người còn bị giữ.
Người dân tay không, chỉ dùng gậy gộc đã bắt giam 38 “người nhà nước” mang vũ khí. Cuối cùng, Nhà nước không dám tiếp tục đàn áp dân; phải trừng phạt một số cán bộ cấp thấp, rồi còn “cúi mình” xin “thảo luận” để dân thả nốt những người vẫn bị giam! Hiện tượng này rất khó xảy ra trong chế độ Cộng sản!
Tại sao đồng bào xã Ðồng Tâm làm được chuyện khó tin này?
Có một cách giải thích: Chế độ Cộng sản đang bất lực. Và khí thế người dân đứng lên tranh đấu đã chinh phục được cả lực lượng đàn áp họ!
Ai cũng công nhận đây là một cảnh “tức nước, vỡ bờ”. Dân xã Ðồng Tâm chắc không bao giờ tính trước sẽ đến lúc họ phải ra tay “bắt giam người nhà nước”, rồi đòi “trao đổi tù binh”. Nỗi uất ức đã chất chứa từ nửa thế kỷ cũng chỉ vì chuyện đất đai.
Người Việt vốn biết câu “hôn nhân, điền thổ, vạn cổ chi thù”. Mươi năm sau khi nhiều người bị cướp đất trong cuộc Cải cách ruộng đất, dân xã Ðồng Tâm còn bị “đảng và nhà nước” cướp mất 200 héc ta đất để cho Bộ Quốc phòng dùng làm trường bắn. Không biết tại sao người ta lại làm sân tập bắn giữa vùng dân cư đông đúc? Cũng không biết tại sao phải cần đến 300 mẫu tây!
Hai chục năm sau, nhà nước lại chiếm thêm 54 héc ta nữa, nói rằng để làm phi trường quân sự. Khi kế hoạch xây phi trường chìm xuồng thì “ván đã đóng thuyền” rồi, không ai trả lại đất cho dân nữa. Bỗng dưng quân đội được đóng vai địa chủ phát canh, thu tô; người dân xã, trong đó có thể có những người từng là chủ nhân trong khu đất bị chiếm đó, bỗng thành tá điền, làm rẽ, đóng tô! Ðúng là một cuộc “cách mạng giật lùi!”
Trong những vùng đất bị chiếm đoạt, có bao nhiêu phần là công điền, công thổ, và bao nhiêu là ruộng đất tư? Ðền bù cho các chủ ruộng thế nào? Những ai theo dõi tin chính trị ở Mỹ thì biết rằng kế hoạch của ông Donald Trump xây tường ngăn biên giới Mexico sẽ gặp trở ngại lớn nhất khi bức tường đi qua nhiều khu đất tư. Chủ nhân các khu đất này sẽ đòi bồi thường, dù đất đang bỏ hoang, và chắc chắn nhiều người sẽ kiện Chính phủ Mỹ ra tòa nếu họ không đồng ý giá cả đền bù! Kinh nghiệm cho biết việc kiện tụng có thể kéo dài hàng chục năm. Nhưng sống dưới chế độ độc tài chuyên chế, dân xã Ðồng Tâm đành phải chịu thiệt thòi. Và chịu nhục. Hai lần, trong những năm từ 1960 đến 1980.
Bản chất Đảng Cộng sản là một “đảng cướp đất”. Hiến pháp xác định không ai được làm chủ; Nhà nước là chủ nhân tất cả ruộng đất. Nhà nước là ai? Tức là các quan chức nắm quyền trong đảng. Sau khi Đảng Cộng sản “đổi mới kinh tế”, các quan chức bắt đầu nhìn thấy mối lợi đất đai. Nhờ đổi mới kinh tế, các quan chức sáng mắt ra, nhìn thấy cơ hội: Ðem xào xáo “quyền sử dụng đất đai” là một cách hái ra tiền. Nhất là đất thuộc Bộ Quốc phòng. Cha con ông Bộ trưởng Phùng Quang Thanh giàu nhất nước là nhờ biến đất công thành đất tư! Vì vậy, năm 2007, Bộ Quốc phòng vẫn đóng vai địa chủ, đã đem “giao lại” gần bảy héc ta đất cho tư nhân, trong số 54 mẫu đất “phi trường hụt”. Tại sao suốt 20 năm khu đất đó vẫn không dùng vào việc quốc phòng nào cả, mà bây giờ mới đem trao lại? Tại sao chỉ giao lại chưa tới một phần tám diện tích cả khu đất? Không ai giải thích. Không ai hỏi ý kiến người dân. Các quan toàn quyền chia chác, chấm mút với nhau. Như thường lệ.
Nhưng các người trong cuộc thì biết tại sao. Khi xã Ðồng Tâm vào nằm trong thành phố Hà Nội thì giá trị đất chắc chắn sẽ tăng lên. Họ “giao lại” đất cho ai là quyền của họ! Những người từng là chủ nhân cũ, bây giờ không được giao đất, cho kẻ khác tới lãnh! Cả một “áp phe” đất đai diễn ra theo kịch bản của các quan cán bộ. Những người được lãnh đất đó cũng không phải loại người cày sâu cuốc bẫm, họ chờ thời cơ giá đất lên cao thì đem bán. Những người mua lại, ngay tình, lo đóng thuế, đóng các lệ phí, tưởng rằng từ nay mình nắm quyền sử dụng đất thật!
Không ai tính trước được các thủ đoạn tráo trở của quan chức cộng sản!
Chưa đầy 10 năm sau, đảng lại “tráo bài!” Ra lệnh “thu hồi” những mảnh đất đã được “giao lại!” Muốn giao đất cho ai thì giao, giờ muốn lấy lại thì ta thu hồi, tất cả quyền hành nằm trong tay Ðảng Ta! Quyền này được ghi trong Hiến pháp!
Ðến đây thì đúng là “tức nước, vỡ bờ!” Người dân xã Ðồng Tâm uất ức quá, nhịn nhục mãi, chịu không nổi đã quyết liệt đứng lên! Họ “đồng tâm”, theo đúng tên gọi. Vì thế đảng phải thua.
Nhưng chúng ta phải thắc mắc: “Tại sao đảng chịu thua?” Thua hai lần liền trong sáu tháng, mà lần này thì thua dậm!
Lần trước, ngày 14 Tháng Mười năm 2016, công an, cảnh sát, có cả bộ đội, đã tới cưỡng chiếm đất. Nhưng 600 lính tráng, vũ trang sắt máu, đã chịu thua rút về khi dân Ðồng Tâm phản đối. Lần này, ngày 15 Tháng Tư năm 2017, đảng đụng phải đám dân Ðồng Tâm đang uất ức vì bị lừa; khi bốn đại diện của họ được mời tới thảo luận rồi bị bắt giam ngay để dằn mặt người khác. Tình trạng “tức nước” tăng gấp đôi, càng dễ “vỡ bờ” mạnh hơn. Ðồng bào bắt người của Nhà nước làm món hàng trao đổi!
Ðiều khó hiểu nằm ở chỗ này: Tại sao người dân tay không có thể bắt 38 mạng công an cảnh sát và cán bộ vũ trang một cách dễ dàng như vậy? Tại sao 38 nhân viên công lực chịu để người ta cầm tay dắt vào phòng giam mà không chống cự, cũng không bỏ chạy?
Chúng tôi ở xa, cách xã Ðồng Tâm gần nửa vòng trái đất, chỉ có thể phỏng đoán: Chính những người bị dân xã bắt, họ đứng về phía dân!
Chỉ cần một số trong bọn họ, những người trong tay có vũ khí, thấy việc người dân “bắt tù binh” để trao đổi là có lý! Họ đồng ý để cho dân bắt, thế là những người khác phải theo! Chắc nhiều người đã nhìn thấy việc Đảng Cộng sản cưỡng chiếm đất đai, ăn cướp đất đến hai lần, là vô lý. Hành động mời dân đến thảo luận rồi bắt người ta cũng là vô lý, nhất là khi dùng bạo lực với một cụ già 80 tuổi, mà cụ chỉ mắc tội “nói thật!”
Chắc vì hầu hết 38 người bị bắt đã chấp nhận làm con tin, cho nên dân xã Ðồng Tâm đã nuôi họ với suất cơm 30,000 đồng mỗi bữa, dù họ đang thiếu ăn! Họ cũng không “giận cá chém thớt” trừng phạt các con tin khi chính quyền Hà Nội chơi trò tiểu nhân, cắt toàn bộ điện, nước của xã.
Biến cố Ðồng Tâm có hai ý nghĩa. Một là người dân dám phản ứng theo lối liều mạng, như con giun xéo lắm cũng quằn. Hai là các lực lượng đàn áp của Đảng Cộng sản để bị dân bắt chứ không nỡ nhúng tay vào máu đồng bào.
Phải chăng hai bên đã có thỏa thuận ngầm với nhau từ trước? Việc thỏa thuận khó xảy ra trong một chế độ kềm kẹp đêm ngày. Nếu không thỏa thuận trước, thì còn một cách giải thích khác, là người dân xã Ðồng Tâm, tất cả mọi người, đã biết một sự thật: Chính những tay “khuyển ưng” được lệnh đàn áp dân cũng chán làm việc ác đức, bất nhân đó rồi. Họ biết suy nghĩ, lương tâm họ đã thức dậy, họ không nhắm mắt nghe lệnh nữa! Cho nên họ chấp nhận thà bị bắt làm con tin còn hơn tàn ác với đồng bào mình! Mai mốt, khi chế độ sụp đổ, làm sao sống mà nhìn mặt bà con hàng xóm láng giềng? Cuộc cách mạng lật đổ chế độ Cộng sản ở Ðông Âu bắt đầu khi công an mật vụ thỏa thuận không đàn áp dân biểu tình ở thành phố Dresden, Ðông Ðức. Rồi công an, cảnh sát ở Praha, Tiệp Khắc, làm theo.
Trên đây chỉ là những giả thuyết để giải thích Biến cố Ðồng Tâm, một hiện tượng khó hiểu. Nếu giả thuyết này đúng, dù chỉ đúng một phần ba hay một phần tư, thì Biến cố Ðồng Tâm cũng báo hiệu Đảng Cộng sản Việt Nam đang trên đà tan rã, đang tan rã từng mảng một. Ðồng bào Nghệ An, Hà Tĩnh có thể theo kinh nghiệm Ðồng Tâm. Công an, cảnh sát ở các nơi khác cũng có thể rút ra một bài học: Không người nào bị bắt giam trong “đồn dân” bỗng dưng “tự tử” hay mắc bệnh chết đột ngột!
N.N.D.
Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/binh-luan/bien-co-dong-tam-bao-hieu-gi/
Trỗi dậy nôm na vài điệu cũ,
Suy Tư Tin Mừng Chúa nhật thứ 2 Phục Sinh 23/4/2017
Tin Mừng Phục Sinh Ga 20: 19-31
Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Điđymô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tôma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.” Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Đức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin! “
& & &
“Trỗi dậy nôm na vài điệu cũ,”
“Năm canh tâm sự vẫn chưa tàn.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mai Tá lược dịch.
Trỗi dậy, nhà thơ khi xưa còn chưa trỗi. Chỉ mỗi nôm na điệu cũ, vẫn chưa tàn. Tín thác, nhà Đạo hôm nay rày xác tín. Cũng một tâm sự vẫn chưa an. Chưa an, giống như tâm sự của thánh Tôma tông đồ với lòng dạ chưa vững, dù Chúa có thăm viếng đồ đệ, với chúng dân.
Trình thuật hôm nay, thánh Gioan cũng trình và cũng thuật sự kiện Chúa về với đồ đệ để trấn an dân con của Ngài còn hãi sợ, và do dự. Sợ là sợ người Do thái tiếp tục lùng tìm đồ đệ của Ngài, mà hãm hại. Do dự, là bởi các ngài chưa hoàn toàn tin vào Thày mình dám trở về với anh em.
Niềm tin của thánh Tôma sở dĩ kém cỏi, là bởi thánh nhân chưa một lần đích thân gặp lại Thày mình, kể từ ngày Thầy trỗi dậy, vào Phục Sinh.
Với Hội thánh, tâm trạng thánh Tôma biểu trưng cho động thái của cộng đoàn cho rằng Chúa vẫn đang sống với họ theo cung cách nào đó, rất đặc biệt. Đặc biệt, là: họ thấy Chúa vẫn hiện diện trong quan hệ mật thiết với các ngài. Quan hệ, có nhận thức. Có tính cách mật thiết và thân cận khiến họ chẳng muốn thổ lộ cho ai biết. Bởi, có để lộ quan hệ này theo cung cách nào đi nữa, họ cũng chẳng có người để cảm thông. Có khi còn bị bài bác, bách hại nữa là đàng khác.
Vì thế, cộng đoàn nay càng đi vào quan hệ riêng tư với Chúa, càng thấy mình có khả năng duy trì sự tư riêng kín đáo ấy hơn là bày tỏ công khai như mọi người. Cũng từ đó, quan hệ giữa các thánh với Chúa Sống lại trở nên thiêng liêng và quan yếu khiến họ sống chức năng cộng đoàn mình.
Cộng đoàn này, ước ao Hội thánh khắp nơi chú ý đến giáo huấn mở rộng, bao gồm cả các tín hữu thuộc đủ mọi thành phần, ngay từ đầu. Và, thánh Tôma đã đại diện cho cộng đoàn đặc biệt luôn bận tâm tìm mọi cách để được chấp nhận làm thành phần của Hội thánh chính mạch, thời tiên khởi. Và việc thẩm nhập như thế, quả thật không dễ.
Tâm trạng chung của hầu hết các tín hữu Đức Kitô bình thường rất thực tế. Điều mà cộng đoàn tiên khởi tin tưởng, đã được cắm sâu trong giòng đời lịch sử, rất thiết thực. Lịch sử ấy, ghi lại việc dân con bình thường ở Hội thánh thấy Đức Giêsu vẫn quan hệ cởi mở với chúng dân. Nhờ đó, mà cuộc sống công khai của Ngài được mọi người nhận biết rất rõ. Nhận và biết, rằng cung cách sống Chúa thể hiện cụ thể trong đời công khai của Ngài là đứng về phía người nghèo không sợ sệt. Dù, có bị công quyền thách thức và đe doạ, vẫn không sợ. Chính vì thế, Ngài đã bị loại trừ khỏi mọi thế sự bằng cái chết rất nhục nhã, trên thập giá.
Trình thuật thánh Gioan viết về thánh Tôma còn để nói lên việc Chúa Phục Sinh là sự tiếp nối những gì Ngài đã thực hiện trong quãng đời lịch sử do Cha điều động. Tiếp nối cung cách sống khả dĩ khiến con người cần phải có. Trình thuật mở ra cho mọi người thấy nhãn quan rất khác biệt về tương lai của niềm tin nơi Hội thánh. Đó là điểm khác biệt giữa Tin Mừng theo thánh Gioan và Tin Mừng nhất lãm.
Tin Mừng nhất lãm không chú trọng nhiều về “truyền thống Tôma”, tức những khía cạnh nội tâm thâm trầm trong quan hệ với Chúa như Tin Mừng thánh Gioan chủ trương. Nói cách khác, khi lồng vào nội dung của Tin Mừng mình, thánh sử Gioan chấp nhận “con đường chật hẹp”; tức: chọn lựa lập trường trung lập giữa nhóm phái “Ngộ Đạo” và “Chính thống” trong Đạo giáo thời tiên khởi.
Vào thời ấy, đã thấy xuất hiện nhiều nhóm/phái rất khác biệc trong cung cách và lập trường tuyên tín, tuy vẫn tin vào Đức Chúa Phục Sinh. Phải mất một thời gian dài, mãi đến thế kỷ thứ 2 và 3, Antiôkia và Rôma mới đi đến hợp nhất đúc kết thành một hình thái duy nhất của Đạo Chúa. Và từ đó, đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Cũng vì lý do đó, nhiều lúc nhìn về dĩ vãng, ta có khuynh hướng gọi những đường lối khác biệt là “rối đạo”, tức mũ chụp của kẻ chiến thắng tặng cho người chiến bại, trong tranh chấp.
Khi thánh Gioan viết Tin Mừng thứ tư, theo “nguồn mạch Chính thống” mà lúc ấy chưa nổi hẳn, nên thánh nhân được xem như xuất từ nhóm/phái tin vào những trải nghiệm về linh đạo nội tâm hơn các nhóm khác. Và lúc đó, thánh nhân đã ở vào tình huống công nhận và bao gộp một số nhóm phái giống như mình vào giòng chảy niềm tin sâu rộng và phổ cập.
Thánh Gioan chống đối lối suy tưởng của nhóm đích thực “Ngộ Đạo”, là bởi thánh nhân nghĩ rằng các vị ấy đã sai sót về Kinh thánh của người Do thái. Dù thế, thánh nhân vẫn mở rộng cửa cho các vị không thuộc nhóm “Ngộ Đạo” nhưng lại trải nghiệm niềm tin của mình không theo cung cách của truyền thống công khai và những chuyện hoàn toàn mang tính phàm trần, rất trái đất. Và đó là lý do khiến thánh nhân sử dụng truyện thánh Tôma kém lòng tin nhưng lại trải nghiệm riêng tư mật thiết mà nhóm của thánh Tôma là đại diện.
Chính vì thế, ta mới có tài liệu gọi là “Tin Mừng theo thánh Tôma”, hoặc Tin Mừng thứ năm, tuy không được Giáo Hội đưa vào Sách Tân Ước, để ta tin. Việc này xảy đến vào thế kỷ thứ hai, tức: vào thời thánh Gioan còn sống, có lẽ từ miền Đông nước Syria. Tài liệu Tin Mừng này, hoàn toàn không mang tính “rối đạo”, sai sót, cũng chẳng thuộc nhóm “Ngộ Đạo”, nhưng vẫn không thuộc nhóm chính mạch truyền thống theo nghĩa nhất lãm, hoặc nổi lên vào thời sau này của Đạo Chúa.
Dân con Đạo Chúa hôm nay có nhiều phương án khác nhau về niềm tin. Chí ít, là tin vào Đức Giêsu Phục Sinh. Một số vị vẫn còn “ngoài luồng”. Một số thì niềm tin vào Phục sinh đã ngự trị ngay trong tâm can của họ. Dù trong hay ngoài, có lẽ vẫn nên đọc lại truyện thánh Gioan kể về thánh Tôma đến với niềm tin như thế nào. Có đọc lại như thế, ta mới mở rộng vòng tay để cho người anh người chị ở khắp nơi, cả nơi ta đang ở, mới có đất trống để thực sự tin vào sự sống lại. Của Đức Giêsu. Và, của mọi người.
Dù gì đi nữa, ta không thể nào có được niềm tin vững chãi vào sự Sống Lại của Đức Giêsu, nếu không có ánh sáng của Thánh Thần Chúa soi dọi mọi người. Nói cách khác, ta chỉ tin và công nhận Chúa đã Sống Lại theo cung cách nào đó, đều nhờ có Thánh Thần Chúa dẫn dắt, mà thôi.
Xem thế thì, việc Đức Giêsu hiện đến xác định một Sống Lại thật với thánh Tôma hay các môn đồ ở chốn kín cổng cao tường, vẫn là Lễ Hiện Xuống mới rất đích thực, cho mọi người. Nói cho cùng, tin Chúa Sống Lại tức đã tin vào Quyền Uy Sức Mạnh của Thánh Thần Chúa, vào mọi lúc.
Trong tâm tình ấy, ta ngâm lại lời của người từng đấu tranh nhiều cho niềm tin riêng mình, như sau:
“Non sông bốn mặt mơ màng,
Thức, chỉ mình ta dạ chẳng an.
Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối,
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn.
Khóc giùm thân thế hoa rơi lệ,
buồn giúp công danh dế dạo đàn.
Trỗi dậy nôm na vài điệu cũ,
Năm canh tâm sự vẫn chưa tàn.
(Hàn Mặc Tử – Đêm Không Ngủ)
Chúa sống lại, hẳn người người cũng mất nhiều đêm, rất không ngủ. Thức hay ngủ, để nghĩ suy, bằng tâm tình trọn niềm tin nơi Chúa. Chí ít, là niềm tin Chúa Sống lại.
Là, thách thức khiến “dạ chẳng an”. Là, thách thức vẫn chưa tàn, cuộc tình ta vẫn có với Chúa, ở chốn riêng tư hay ngoài mặt. Là tâm tình ta có được, nhờ Thánh Linh giúp trỗi dậy. Hôm nay. Mai ngày. Và, mãi mãi cõi miên trường.
Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –
Mai Tá lược dịch.
Ô kìa, bầy chim bỗng tới líu lo, líu lo sau nhà
Video : Ô Kìa! Đời Bỗng Dưng Vui – Mai Phương ft Dương Hiếu Nghĩa [Official]
httpv://www.youtube.com/watch?v=0FycdlXt8t0
Chuyện Phiệm Đọc Trong Tuần thứ 2 Phục Sinh năm A 23/4/2017
“Ô kìa, bầy chim bỗng tới líu lo, líu lo sau nhà”
Ô kìa, người yêu bỗng tới tự tình với ta
Ô kìa, Ô kìa kìa vươn hoa bỗng dưng kết hoa, kết hoa muôn màu
Trời xanh mây trắng xóa
Người yêu xinh quá khiến ta bỗng yêu đời.”
(Hoàng Thi Thơ – Ô kìa, đời bỗng líu lo)
(1 Côrinthô 1: 26-31)
Trần Ngọc Mười Hai
Ơ hay! Sao anh lại cứ hát những lời “líu lo” hoặc lo toan đến líu cả lưỡi, nên mới thế. Ơ kìa! Líu lo với lo-toan đến độ líu lưỡi, đâu có gì mà phải hát lên như thế. Rồi anh còn hát líu lo, đến “vang rần”, “trời hồng trên má”, rất như sau:
“Ô kìa, đàn em bỗng tới hát ca,
hát ca vang rần
Ô kìa, bồ câu bỗng tới tự tình trước sân
Ô kìa, Ô kìa kìa dàn hoa mướp kia bướm ong,
bướm ong la đà
Người yêu duyên đáng quá
Trời hồng trên má khiến ta bỗng yêu đời
Ha! Xin cho ta vui, cơn vui như điên
Xin cho ta say cơn vui hôm nay
có bao giờ đâu
Dù trong phút giây đời ta biết say
Ha! Xin cho ta vui cơn vui đang lên
xin cho ta say cơn vui đang lay
có bao giờ đâu đời ta bỗng vui.”
(Hoàng Thi Thơ – bđd)
Thôi thì, “có say cơn vui đang lay” hoặc “có bao giờ đâu đời ta bỗng vui”, vẫn là những nhận-định của nhiều người để rồi, tất cả mọi người sẽ cùng với người viết nhạc ca lên những lời cuối như sau:
“Ha ha ha, Ô kìa bầy ngan bỗng tới cắn yêu,
cắn yêu chân người
Ô kia người yêu bỗng khóc giận hờn với tôi
Ô kìa, Ô kìa kìa một đôi bướm say lướt bay,
lướt bay trên trời
Người yêu như bối rối,
lặng nhìn không nói khiến tôi bỗng yêu đời
Khiến đời bỗng thành vui.”
(Hoàng Thi Thơ – bđd)
“Đời bỗng thành vui”, đó chính là ý-nghĩa của câu hát vang trong đời, rất thảnh thơi. Đời có “bỗng thành vui” hay không, hãy cứ hỏi han nhiều người xem họ có ý-kiến phản hồi ra như thế nào. Hãy cứ hỏi xem các cụ nhà Đạo mình thấy được những ai “khiến đời bỗng thành vui”, như đấng bậc ở chốn chop bu nhà Đạo, như lời hỏi/đáp được trích dịch, ở bên dưới:
“Thưa Cha,
Trong 4 năm trời Đức Phanxicô đã thực-hiện vai-trò then chốt của ngài rất tốt đẹp. Nhưng, con đây lại nghe có nhiều người kể rất nhiều điều về ngài, như: ngài là vị Giáo hoàng vĩ-đại, thông thoáng, một vị rối đạo hoặc cả đến cuộc bầu bán năm ấy bầu ngài lên, cũng không đúng. Vậy thử hỏi, con đây nên nghĩ thế nào về Đức Giáo Hoàng nhà ta, và phải phản-ứng thế nào với những lời bình như thế? Xin cha giải-thích cho biết”.
Cha Đạo nhà mình hễ cứ nghe những lời thưa/gửi líu lo hỏi về những lời kết tội Đức Giáo chủ ra như thế, chắc chắn sẽ thấy ngứa tay quay tít mù, bèn lấy giấy bút trả lời ngay tức thời rằng:
“Vâng. Cả tôi nữa, cũng từng nghe những lời nhận-định như thế bèn hiểu là biết bao nhiêu người đi Đạo của ta cứ lẫn lộn nhiều điều về Đức đương kim Giáo hoàng Phanixô, Đạo mình. Vậy thì, ta nên ứng-xử cách nào đây?
Trước hết, ta không nên đặt những câu hỏi đầy ngờ-vực về tính hiệu-lực khi mật-viện hồng-y họp bàn để bầu cử ngài lên làm Giáo-Hoàng. Mọi việc ngang qua thủ-tục bầu bán hôm ấy đều được thực-thi rất đúng cách. Trong suốt thời-gian này, chẳng có ai thắc-mắc gì về tính hiệu-lực hết; bởi thế, ta cũng không nên làm thế vào lúc này. Thánh Thần Chúa đã tạo hứng khiến các vị hồng-y sáng-suốt đủ để Ngài ban cho ta một vị Giáo-hoàng mà Chúa muốn tặng ban.
Thứ hai là, cho đến hôm nay, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã làm biết bao nhiêu điều tốt đẹp cho toàn-thể Giáo-hội. Ngay từ đầu, ngài đã khiến mọi người trong/ngoài Hội-thánh mến chuộng, từ nụ cười nhẹ-nhàng cho đến cung-cách cởi-mở và lối sống giản-đơn. Ngài tự chọn cho mình chỗ ở để sống thường ngày tại Căn nhà mang tên Mácta ở Vatican, hơn là trú-ngụ tại căn-phòng to tát dành cho các Giáo-hoàng. Làm như thế, là để gần cận chúng-dân hơn.
Rõ ràng là, ngài có lòng thương mến cách đặc-biệt những người nghèo-khổ hoặc bị bỏ rơi bên lề xã-hội. Ngài kêu gọi tình người xót thương hơn là dính cứng với lề luật, và còn nhiều điều tốt đẹp này/khác nữa.
Đức Phanxicô thực-sự nổi tiếng, không chỉ với người Công-giáo mà thôi, nhưng cả với người không theo Đạo Chúa, cũng hệt thế. Ngài là vị Giáo-hoàng đầu tiên mở tài-khoản Instagram vào tháng Ba năm 2016 và đã phá kỷ-lục từ trước đến giờ, với hơn một triệu người theo-dõi trong không đầy 12 tiếng đồng hồ. Tạp chí TIME đã chọn ngài là “Người Của Năm 2013” và nhiều nhà xuất bản khác lại cũng đưa hình ngài lên trang bìa sách/báo của họ nữa.
Đức Phanxicô đem đến cho ta nhiều tông-huấn đáng kể, để đời. Tông-thư đầu tiên do ngài viết có tên là “Lumen Fidei” (tức: “Ánh-sáng Đức Tin”) nói về đặc-trưng của niềm tin, được phát-hành vào tháng 6 năm 2013, tức: chỉ vài tháng rất ngắn sau khi ngài nhậm chức.
Tiếp theo đó, là Tông-thư “Evangelii Gaudium” (tức: “Niềm Vui Tin Mừng”)ban-hành vào dạo tháng 11 cùng một năm 2013, đã tạo lực đẩy lớn và chỉ-dẫn thiết-thực để loan-truyền Lời Chúa cách hữu-hiệu hơn cho thế-giới đặc-biệt ngang qua niềm vui cuộc đời ta đang sống. Loan-truyền Phúc Âm, là trọng-tâm cho sứ-vụ của Giáo-hội -Đức Giáo Hoàng Phaolô đệ Lục từng viết: Giáo-hội ta hiện-hữu là để truyền-bá Phúc Âm mà thôi.”
Đó là vai-trò sinh-tử của Giáo-hội ta vào lúc này; và Đức Phanxicô lại biến sự việc này thành chủ-đề trọng-yếu trong nhiệm-kỳ Giáo-hoàng của ngài. Cả Tông-thư thứ hai do ngài viết mang tên “Laudato Si” đặt nặng trọng-tâm lên môi-trường sống, tức căn nhà chung của chúng ta, cũng đã xuất-hiện vào tháng Sáu năm 2015.
Tông-thư ngài viết, được mọi người tuyên-dương cách rộng rãi, nói lên nhu-cầu của ta là những người có bổn-phận chăm-nom cho hành-tinh nhỏ bé do Chúa tặng ban cho con người. Vấn-đề này cũng quan-trọng không kém vào thời buổi này, nhưng vẫn có nhiều nhà bình-luận đã nắm bắt một số ý-kiến phát-biểu qua sự thể là: ta có thể tỏ ý bất-đồng quan-điểm với Đức Giáo Hoàng, cũng không sao.
Sự thật thì, trong bất kỳ trường-hợp nào, ta cũng đã bỏ qua giáo-huấn nòng-cốt, bất diệt là như thế. Một trong các mục-tiêu lớn nhất mà những người chỉ-trích Đức Phanxicô thường hay nhắm đến, là: Tông-thư “Amoris Laetitiae” vốn bàn về chuyện gia-đình, được ban-hành vào tháng Tư năm 2016 vừa qua…
Hỏi rằng: Đức Phanxicô có là vị Giáo-hoàng tự-do/ phóng-khoáng hay không? Thì, thiết tưởng, ta cũng không nên áp-đặt các cụm-từ chính-trị như thế với bất cứ vị Giáo hoàng nào cũng vậy. Đơn-giản là, đừng nên đánh giá ngài theo cung-cách chính-trị, rất không tốt. Bởi, nếu tự-do/phóng-khoáng là người biết lo cho người nghèo/khổ, đau yếu, bệnh-tật và cao-niên, tị-nạn, người sống ngoài lề xã-hội và môi-trường sống, thì đúng thế, Đức Giáo hoàng Phanxicô là người như thế, rất phóng-khoáng.
Thế nhưng, những gì có thể bảo-thủ hoặc theo truyền-thống hơn như ngài từng lặp đi lặp lại rất nhiều lần về ác-thần/sự dữ đang hiện hữu, về nhu-cầu cần xưng-thú lỗi tội, về lòng đạo-đức sốt sắng đến với thánh cả Giuse, với Đức Mẹ và Tiệc Thánh Thể, cũng như duy-trì giáo-huấn của Hội-thánh chủ-trương kế-hoạch-hoá sinh-sản, phá thai và sự việc không thể truyền-chức linh mục cho nữ-giới ?
Có điều chắc chắn phải nói ở đây, tức: Đức Phanxicô không hề là bè rối. Không có gì chứng-tỏ Ngài là như thế, đến bây giờ. Có thế nói, nhiều lúc rất nhiều người không hiểu rõ ý của ngài, nhưng tuyệt nhiên ngài không bao giờ là kẻ rối đạo hết.
Có điều tốt, là ta phải thực-hiện cho bằng được là lời ngài thường xuyên thúc-giục mọi người trong Đạo “Hãy cầu nguyện cho Cha”. Bởi, nếu có ai ưu-tư nhiều về đường-hướng mà Đức Phanxicô đang theo-đuổi vấn-đề nào đó cách đặc-biệt hoặc vui thích về những gì ngài đang làm, thì tốt hơn hết là ta cũng nên nguyện cầu cho ngài. Đó là cách hay nhất để giúp ngài, vào lúc này.”(Xem Lm John Flader, Question time: Four years with Pope Francis: A Pontificate filled with surprises, The Catholic Weekly 02/4/2017 tr. 20)
Nói cho cùng, thì: vấn đề được người hỏi đưa ra ở đây, đâu phải là những ngỡ-ngàng từ vị Giáo chủ nổi cộm, này đâu. Có lẽ, vì quá nổi cộm nhờ vai-trò làm chủ cả một nhóm/hội đông đến hàng tỷ người, thì Đức Ngài cũng không tài nào tránh được các nhận-xét có hơi quá đáng, và đôi lúc cũng hơi “quá lời”, mà thôi.
Nổi cộm nhờ vai-trò làm chủ cả một Giáo-hội, đôi lúc cũng vì mọi người dưới trướng cứ quan niệm rằng: Đức Ngài vốn dĩ “vô ngộ” nên hễ cứ nói lên lời nào cũng thành sự thật cả. Lời ấy, không bao giờ sai, quấy.
Nay, nhân có những lời phẩm bình về Đức Giáo Chủ Phanxicô, tưởng cũng nên coi lại và suy-nghĩ thêm xem Đức Ngài có “vô ngộ” hay không? Dù, ngài có ngồi trên ghế bành Toà Thánh mà phán với đoán. Về điểm này, nay cũng nên tìm lại các chi-tiết được viết trong bản văn Công Đồng Vatican 1 năm 1870 từng bảo rằng:
“Đức Giám-mục Giáo-phận La Mã, khi ngài ngôi trên ghế tông-toà để phán-bảo điều gì, thì đó là lúc ngài sử-dụng quyền-hành của đấng chăn-dắt và dạy dỗ hết mọi tín-hữu Đức Kitô như một giáo-thuyết của niềm tin hoặc đạo-đức mà toàn-thể Giáo-hội sẽ theo đó mà thi-hành. Và, điều đó có sự giúp-đỡ của Thiên-Chúa đã hứa ban cho ngài ngang qua thánh Phêrô là người có đặc-tính bất khả ngộ và kết-quả là: các phán-quyết của Đức Giám-mục Giáo-phận La Mã không thể nào lật ngược được….” (X. The Catholic Encyclopedia tập 7, chữ “Infallibility” tr. 976)
Đành rằng, đặc-trưng “bất khả ngộ” của Đức Giáo-chủ là “không thể lật ngược” được, nhưng trong lịch-sử Giáo hội Công-giáo, cũng thấy nhiều vị Giáo-hoàng đã bất đồng ý-kiến với nhau, đến độ các ngài không tin là những gì vị tiền-nhiệm mình đề-cập, là “vô ngộ” hết. Chẳng thế mà, Tự-điển bách khoa Công-giáo lại cũng viết thêm như sau:
“Vị Giáo hoàng kế-nhiệm Đức Formosus là Stêphanô VI (896-897) đã ra lệnh cho một thày dòng đi lấy thi-hài của vị Giáo-hoàng trước đó là Đức Formosus (891-896) từ sông Tiber, nước Ý đem về phục hồi chức-danh đấng kế-thừa ngai vàng thánh Phêrô. Ít năm sau, tại một buổi họp thượng đỉnh, vị Giáo hoàng này đã huỷ bỏ các quyết-định từng có vào thời tông-toà Stêphanô VI và tuyên-bố là mọi lệnh-truyền do Đức Formosus khi trước đã ban, đều có hiệu-lực…” (Xem thêm Ralph Woodrow, Are Popes Infallible?, Babylon Mystery Religion 1981, tr.100)
Nói tóm lại, “vô ngộ” hoặc “bất khả ngộ” là đặc-trưng quyền-hành của các Đức Giáo-chủ. Nhưng, thông-thường thì, ngày nay, ít có vị nào lại sử-dụng quyền ấy, hoặc cho rằng mình nắm vững chân-lý, cả khi đề-cập đến tín-lý hay tín-điều nữa.
Nói cho cùng, có là nhân-vật nổi cộm hay nổi tiếng thế nào đi nữa, tưởng cũng nên đề-nghị bạn, đề-nghị tôi, ta trở về với trích-đoạn của bài hát với những lời như:
“Ô kìa, đàn em bỗng tới hát ca, hát ca vang rần
Ô kìa, bồ câu bỗng tới tự tình trước sân
Ô kìa, Ô kìa kìa dàn hoa mướp kia bướm ong,
bướm ong la đà
Người yêu duyên đáng quá
Trời hồng trên má khiến ta bỗng yêu đời
Ha! Xin cho ta vui, cơn vui như điên
Xin cho ta say cơn vui hôm nay
có bao giờ đâu
Dù trong phút giây đời ta biết say
Ha! Xin cho ta vui cơn vui đang lên
xin cho ta say cơn vui đang lay
có bao giờ đâu đời ta bỗng vui.”
(Hoàng Thi Thơ – bđd)
Hát thế rồi, nay cũng nên đi vào vùng trời lời đấng thánh hiền ở nhà Đạo để có thêm một hỗ trợ về đạo giáo, rằng:
“Anh em thử nghĩ lại xem:
khi anh em được Chúa kêu gọi,
thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời,
đâu có mấy người quyền thế,
mấy người quý phái.
Song, những gì thế-gian cho là điên dại,
thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan,
và những gì thế gian cho là yếu kém,
thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh.”
những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có,
thì Thiên Chúa đã chọn để huỷ diệt những gì hiện có,
hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt Người.
Phần anh em, chính nhờ Thiên Chúa
mà anh em được hiện hữu trong Đức Kitô Giêsu,
Đấng đã trở nên sự khôn ngoan của chúng ta,
sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa,
Đấng đã làm cho anh em trở nên công chính,
đã thánh hoá và cứu chuộc anh em,
hợp như lời đã chép rằng:
Ai tự hào thì hãy tự hào trong Chúa.
(1Corinthô 1: 26-31)
Nghe thế rồi, nay đề nghị bạn và tôi, ta lại sẽ đi vào vùng trời truyện kể có những điều để kể như sau:
“Chim Chiền Chiện làm tổ trên một cánh đồng lúa mì non. Ngày ngày trôi qua, khi những thân lúa đã vươn cao thì bầy chim con mới nở ngày nào, đã lớn nhanh như thổi. Rồi một ngày, khi lúa những ngọn lúa chín vàng đung đưa trong gió, Bác aNông Phu và những người con đi ra đồng.
Bác Nông Phu nói:
-Lúa này bây giờ gặt được rồi đây. Chúng ta phải kêu cả những người hàng xóm và bạn bè đến giúp cho chúng ta thu hoạch.”
Bầy chim Chiền Chiện con trong tổ ngay sát đó nghe vậy hết sức sợ hãi, vì chúng biết rằng chúng sẽ gặp nguy lớn nếu không kịp dời tổ trước khi thợ gặt đến. Khi chim Chiền Chiện Mẹ kiếm ăn trở về, lũ chim con kể lại cho mẹ những gì chúng nghe được. Chiền Chiện mẹ nói:
-Đừng sợ, các con ạ. Nếu Bác Nông Phu bảo rằng ông ấy sẽ kêu hàng xóm và bạn bè của ông đến giúp, thì đám lúa này cũng còn một thời gian nữa mới gặt được.
Vài ngày sau, khi lúa đã quá chín và khi có gió lay động thân lúa, một loạt các hạt lúa rào rào rơi xuống đầu lũ Chiền Chiện con.
Bác Nông Phu bảo:
-Nếu không gặt gấp đám lúa này, chúng ta sẽ thất thoát đến cả nửa vụ mùa. Chúng ta không thể chờ đợi bạn bè được nữa. Ngày mai chúng ta sẽ bắt đầu tự gặt lấy.
Khi lũ Chiền Chiện con kể lại với mẹ những gì chúng nghe ngày hôm nay, nó bảo:
-Thế thì mình phải dọn tổ đi ngay. Khi người ta đã quyết định tự mình làm mà không trông nhờ vào ai khác nữa, thì chắc chắn là họ chẳng trì hoãn gì nữa đâu.
Cả nhà chim tíu tít lo bay tới bay lui dọn tổ đi ngay buổi trưa đó, và đến khi mặt trời mọc sáng hôm sau, lúc Bác Nông Phu và những người con ra đồng gặt lúa, họ chỉ gặp một cái tổ rỗng không. “
Và lời bàn của người kể những nói rằng:
“Trong cuộc sống, khi đã quyết định tự mình làm việc gì, đừng quá trông mong vào sự giúp đỡ người khác. Tự cứu mình là tốt nhất.” (truyện do St sưu tầm trên mạng vi-tính).
Kể và đọc những lời bàn như thế, cũng chỉ để bảo nhau và hát cho nhau những lời sau đây:
“Ô kìa, bầy chim bỗng tới líu lo,
líu lo sau nhà”
Ô kìa, người yêu bỗng tới tự tình với ta
Ô kìa, Ô kìa kìa vươn hoa bỗng dưng kết hoa,
kết hoa muôn màu
Trời xanh mây trắng xóa
Người yêu xinh quá khiến ta bỗng yêu đời.”
(Hoàng Thi Thơ – Bđd)
Và lời cuối hôm nay, vẫn là những lời dặn dò: hãy cùng nhau ca hát nhiều hơn là bình-phẩm về ai đó, thì tốt hơn. Bởi, dù có phẩm-bình hoặc chê trách cách nào đi nữa, ta cũng chẳng bao giờ xây dựng được việc gì, dù có gọi đó là “góp ý”, “để xây dựng” hay sao đó, cũng đều thế.
Trần Ngọc Mười Hai
Với đề nghị giản-đơn
là luôn hát những lời như:
Ô kìa, người yêu bỗng tới
tự tình với ta,
dù xa lạ hay quen biết.
Đúng là viện kiểm sát… hại nhân dân!
Đúng là viện kiểm sát… hại nhân dân!
Bạn đọc Danlambao – Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ ông Lê Đình Kình, một cu già tại Đồng Tâm đã cùng với người dân đứng lên chống lại cường hào ác bá Hà Nội, Viettel và côn an cướp đất của dân lành. Theo cái viện sát hại nhân dân này thì quyết định hủy bỏ tạm giam ông cụ 82 tuổi này là vị cụ đã “khai báo về hành vi phạm tội” của cụ.
Trong trò láo khoét này Viện sát hại nhân dân không (dám) nêu rõ cụ Lê Đình Kình đã khai phạm tội gì, lại còn tỏ vẻ khoan hồng khi nói cụ được thả cũng do “nhân thân chưa có tiền án tiền sự” (*).
Do đó Viện sát hại nhân dân Hà Nội đã yêu cầu Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội và Trại tạm giam Công an TP thực hiện quyết định về việc hủy bỏ quyết định tạm giữ đối với ông Kình theo đúng quy định.
Có lẽ đây cũng là 1 trường hợp hiếm hoi khi Viện kiểm sát nhân dân can thiệp vào chuyện của côn đồ. Biết bao nhiêu người đã và đang bị côn an bắt tạm giam, gia hạn tạm giam mút mùa tới cả gần 2 năm mà có thấy viện nào xía cặp mắt kiểm sát vào đâu.
Rõ ràng là tập đoàn quan tham và côn đồ lỡ leo lên lưng cọp nên bây giờ ráng bò xuống đất sao cho không… bị hèn.
Hèn có bớt chưa thì không biết nhưng láo lếu thì lại quá rõ ràng.
21.04.2017
Mỹ Đức, quả bom ruộng đất Việt Nam
Mỹ Đức, quả bom ruộng đất Việt Nam (RFA)
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
Đền bù không hợp lý
Một người dân sống ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, tên Hạnh, chia sẻ: “Chuyện chính quyền họ lấy đất, lấy ruộng của nông dân mà không trả đấy mà! Bây giờ dân người ta đang đòi đất từ chính quyền, chính quyền lấy đất của dân mà không trả đấy thôi. Chuyện này lằng nhằng lâu nay rồi…”.
Bà Hạnh chia sẻ thêm, vấn đề thu hồi và đền bù đất ở Mỹ Đức dường như có sự bất minh ngay từ đầu. Nghĩa là trước thời điểm xảy ra biến cố Đồng Tâm nhiều năm, đã có một chương trình xây dựng sân bay Miếu Môn và dự án này thu hồi, đền bù đất ruộng của bà con nhân dân xã Mỹ Đức với giá rất thấp và người dân vui vẻ chấp nhận điều này vì sân bay Miếu Môn là công trình quốc phòng, có tính phúc lợi xã hội. Nhưng điều này không diễn ra đúng như lời hứa từ phía nhà nước, quĩ đất canh tác của người dân bị chặn đứng và bỏ hoang suốt một thời gian dài.
Trong khi không có đất để canh tác, nông dân xã Đồng Tâm phải đi làm thuê tứ xứ, các chợ lao động trên thành phố Hà Nội với hàng chục, có lúc đến hàng trăm người xếp hàng chờ chủ thuê đến gọi đều là người của xã Đồng Tâm. Số tiền đền bù đất nông nghiệp lúc đó tính ra mỗi mét vuông đất mua không được một ổ bánh mì nhưng bà con nông dân vẫn chấp nhận để nhà nước xây sân bay. Thế rồi mọi chuyện thay đổi không theo dự tính, từ một công trình xây dựng quốc phòng là sân bay Miếu Môn, người ta hô biến nó thành một công trình có tính thương mại, bán nó cho tập đoàn Viettel và cả một quĩ đất khổng lồ hàng trăm ngàn mét vuông, nơi vốn dĩ là mảnh đất sinh sống hằng trăm năm nay của người dân Đồng Tâm bị biến thành miếng mồi béo bở của tập đoàn Viettel.
Và với giá bồi thường cho người dân mỗi mét vuông chưa mua được một ổ bánh mì, người ta biến thành đất xây dựng, bán ra thị trường với giá 30 triệu đồng một mét vuông. Điều này gây bức xúc trong nhân dân bởi vô hình trung, hành vi thổi đất quốc phòng thành đất bán trên thị trường của những người đang nắm chức sắc trong bộ máy nhà nước đã mang tính lừa đảo nhân dân. Mượn danh quốc phòng, mượn danh phúc lợi xã hội để lấy đất của dân để bán. Và câu chuyện người dân Đồng Tâm nổi dậy, đấu tranh đòi đất là một hệ quả tất yếu sau quá trình dài bị nhà cầm quyền lừa đảo họ.
Đấu tranh đến bao giờ?
Ngày 15 tháng 4 năm 2017, lực lượng công an thành phố Hà Nội phối hợp với công an huyện Mỹ Đức tiến hành bố ráp bà con nông dân xã Đồng Tâm để bảo vệ cho Viettel cải tạo đất sân bay Miếu Môn thành đất của Viettel để bán. Việc này đã dẫn đến phản ứng dữ dội của bà con nông dân xã Đồng Tâm. Có thể nói rằng mức độ phản kháng của người dân gay cấn chẳng kém gì mức độ phản kháng của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng trước đây.
Có 38 cảnh sát cơ động bị bà con nông dân Đồng Tâm bắt nhốt trong nhà văn hóa thôn Hoành. Và trong những lúc căng thẳng cao điểm, cảnh sát, an ninh và nhà cầm quyền cho bao vây, bố ráp, cách ly hoàn toàn xã Đồng Tâm với thế giới bên ngoài bằng cách cắt điện, cắt nước, phá sóng để người bên trong xã không thể nào liên lạc với thế giới bên ngoài. Mọi thông tin tại Đồng Tâm hoàn toàn bị cắt đứt bởi lực lượng cảnh sát, an ninh bao vây dày đặt chung quanh xã Đồng Tâm. Đáp trả, những người dân Đồng Tâm đã tẩm xăng chung quanh khu vực các cảnh sát cơ động bị nhốt và tuyên bố nếu như lực lượng an ninh tấn công vào bên trong khu vực rào cản do dân thiết lập thì dân sẽ phóng hỏa thiêu rụi nhà văn hóa thôn, nơi đang nhốt các cảnh sát cơ động.
Nó sẽ tỉa tót bằng cách cách chức thằng nọ thằng kia trong bộ máy xã để xoa dịu, tháo ngòi nổ trước 30 tháng 4. Rồi sau đó thì khó mà lường trước được.
– Một người dân Đồng Tâm
Một người dân trong xã Đồng Tâm, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Tức là nó cũng sẽ đàn áp nhưng nó sẽ giảm lực lượng đi đã, tỉa tót bớt lực lượng dân đi đã. Tất nhiên nó sẽ làm sạch trước ngày 30 tháng 4. Nhưng nó cũng sẽ làm nhiều điều mình không biết trước. Nhưng tôi nghĩ đòn cao của nó sẽ là tháo gỡ lệnh khởi tố, tạm thời tuyên bố xó cờ rồi sau đó nó chơi cờ mới, nó lại tìm cách bắt bớ. Bởi nó biết bản thân người dân cũng không thể nắm tay lâu được. Nó sẽ tỉa tót bằng cách cách chức thằng nọ thằng kia trong bộ máy xã để xoa dịu, tháo ngòi nổ trước 30 tháng 4. Rồi sau đó thì khó mà lường trước được”.
Theo vị này, sở dĩ người dân nổi nóng và có phản ứng dữ dội như vậy không chỉ vì vấn đề đền bù không thỏa đáng mà do hành tung mang lựu đạn cay, mang các loại vũ khí gây tổn thương của lực lượng cảnh sát cơ động trong lúc tiến vào xã Đồng Tâm. Đặc biệt, kiểu mang bản số xe giả khi hành quân vào Đồng Tâm là một cách đối xử với kẻ thù chứ không phải là của công an, nhà nước đối xử với nhân dân. Chính vì vậy, khi phát hiện ra những loại vũ khí trong các xe cảnh sát cơ động, người dân đã mất hết kiên nhẫn và sự kiềm chế, họ đã phản ứng theo cơn giận.
Nhưng vị này cũng nói rằng cơn giận của người dân Đồng Tâm là có lý lẽ của nó chứ không đơn giản chỉ là sự bốc đồng tập thể hay cố ý gây rối trật tự như các báo trong nước đã nói. Bởi vì sự nóng giận của người dân đã bị kích thích đến tột độ khi nhà cầm quyền thay vì thương lượng, xoa dịu và xin lỗi dân bởi họ sai trái thì ngược lại, họ tiếp tục có hành vi ám hại nhân dân bằng bạo lực công an. Điều này nằm ngoài sức chịu đựng của người dân xã Đồng Tâm cũng như nhiều dân oan mất đất khác.
Và cho đến thời điểm hiện tại, khi chúng tôi ngồi viết bài tường trình này, sức nóng câu chuyện ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội vẫn chưa hề lắng xuống. Phía nhân dân đã thả một số cảnh sát cơ động về nhà, và phía nhà cầm quyền đã tạm thả một số người mà họ đã bắt ờ Đồng tâm để rồi tiếp đến là kế hoạch bố ráp mới lại bắt đầu. Kiểu tung đòn ảo của ông chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung bằng cách hứa sẽ điều trần với bà con Đồng Tâm rồi sau đó nuốt lời lại càng làm cho mọi chuyện trở nhên căng thẳng hơn, mâu thuẫn và xung đột càng nặng hơn.
Hi vọng rằng nhà cầm quyền Hà Nội có một giải phái tối ưu để xoa dịu người dân và tạo ra một sinh quyển chính trị, quyền lợi cân bằng để tiếp tục phát triển quốc gia thay vì lẩn quẩn trong nhiễu loạn mà phần lớn nguyên nhân đều xuất phát từ sự bất công xã hội như hiện tại!
42 năm, lại nói chuyện hòa hợp hòa giải
42 năm, lại nói chuyện hòa hợp hòa giải

Rất khó
Trong suốt mấy mươi năm đó, không phải một lần, mà rất nhiều lần, cụm từ “hoà hợp hoà giải dân tộc” được nhắc đến trong các cuộc họp Đại hội Đảng, Hội nghị Trung ương, hay bất cứ nơi nào có lời phát biểu của những vị đứng đầu nhà nước.
Cụ thể là Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ Chính trị và nghị quyết 23 NQ/TW ngày 16 tháng 1 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Chưa kể đến những chương trình giao lưu họp mặt do Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức.
Thế nhưng, 42 năm, một quãng thời gian đủ dài để đánh dấu sự trưởng thành của một con người, nhưng không đủ nhiều để cho một dân tộc có thể quên đi những tổn thương nặng nề do chiến tranh để lại. Đó cũng là điều Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận thấy về chủ trương hoà hợp hoà giải dân tộc:
“Tôi nghĩ vấn đề hoà giải dân tộc là một vấn đề rất là khó, do lịch sử để lại rất nhức nhối. Người ta nói nhiều về chuyện ấy nhưng làm không được mấy, bởi vì cái hố ngăn cách giữa bên này bên kia, người này người nọ, nhất là hố phân cách do cái tư duy chỉ có đen và trắng.”
Tôi nghĩ vấn đề hoà giải dân tộc là một vấn đề rất là khó, do lịch sử để lại rất nhức nhối
– Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Đối với ông, thực chất cuộc sống phong phú hơn rất nhiều. Giữa đen và trắng còn có màu xám và triệu gam màu khác tồn tại ở giữa.
Không cần suy xét đâu xa, chỉ cần nhìn lại những sự kiện diễn ra rất gần đây, có thể thấy cái khó mà Tiến sĩ Nguyễn Quang A e ngại hoàn toàn có cơ sở.
Chỉ trong nửa đầu năm 2017, Hàng loạt những câu chuyện “cười ra nước mắt” đã diễn ra ngay trong xã hội Việt Nam, nơi có cả người thuộc “bên này”, kẻ thuộc “bên kia” cùng chung sống.
Từ việc ra mắt cuốn sách nghiên cứu về nhân vật Trương Vĩnh Ký bị “lệnh miệng” đình lại cho đến những ca khúc nhạc vàng nổi tiếng từ trước năm 1975, cụ thể là năm ca khúc Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh – Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương) bị cấm hát vĩnh viễn, rồi lại cho phép trình diễn trở lại vài ngày sau đó.
Theo lời giải thích của ông Lương Hồng Quang, việc cấm các ca khúc trước 1975 hoàn toàn không liên quan đến ý thức hệ, mà vấn đề là do Việt Nam đang tăng cường quản lý sở hữu trí tuệ. Và ông cũng khẳng định cơ quan quản lý nhà nước đang gặp nhiều lúng túng.
Có lẽ cái lúng túng ông Lương Hồng Quang nhắc đến chính là gam màu xám ở giữa mà Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã nhắc đến?
Từ Nghệ thuật
Mặc dù, không thể phủ nhận rằng rất nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực âm nhạc đã quay trở về phục vụ cho người Việt trong nước sau mấy mươi năm rời quê hương. Thế nhưng, nhà văn Nguyễn Đông Thức, từ Sài Gòn có đưa ra một nhận xét: “Cho tới giờ, tất cả những show diễn của Phạm Duy, Khánh Ly đều không được phép quảng cáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, một cái bandrole cũng không có. Cuộn phim tài liệu về Phạm Duy về nước làm tám năm nay vẫn không được phép phát hành!”
Ông từng nói mình không tin bên nội địa thật lòng. Những lời kêu gọi hoà hợp hoà giải là “Màu mè, hình thức thôi. Còn lâu mới có hoà hợp hoà giải trong văn học văn nghệ, lãnh vực thượng tầng, quyết định tư tưởng, mà chính quyền Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu.”
Còn lâu mới có hoà hợp hoà giải trong văn học văn nghệ, lãnh vực thượng tầng, quyết định tư tưởng, mà chính quyền Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu.
– Nhà văn Nguyễn Đông Thức
Vào đầu năm nay, tại buổi lễ trao giải thưởng văn học 2016, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, ông Hữu Thỉnh đã đưa ra ý kiến mời các nhà văn, nhà thơ người Việt hải ngoại, kể cả đó là những người cầm bút phục vụ chế độ cũ (Việt Nam Cộng hoa) về tham dự.
Nhà văn Phạm Phú Minh, được biết với bút danh là Phạm Văn Đài, từ California khẳng định không thể thực hiện được trong thời gian này. Ông tiếp nhận và xem sự việc này như “thái độ thăm dò có tính chính trị.” Đặc biệt ông khẳng định điều đó cần một thời gian rất dài, nếu không muốn nói là rất khó xảy ra.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, đặt ra sự nghi vấn về “thâm ý chính trị”.
“Đối với Hữu Thỉnh, trước mắt phải làm sao để Hội nhà văn tồn tại và có kinh phí tồn tại. bây giờ phải bày ra chuyện để làm. Thực chất nó là như vậy và nó nằm trong chủ trương chiêu dụ người Việt hải ngoại.”
“Thứ hai nữa là họ muốn làm cũng không có khả năng, vì việc đi quan hệ tiếp xúc và thuyết phục giới nhà văn hải ngoại để về nước rồi nói cái gì là vô cùng khó đối với họ. Ở đây chỉ có vài văn đoàn độc lập mà họ còn không chịu tiếp cận, không chịu tiếp xúc không chịu chia sẻ thì làm sao tiếp cận giới nhà văn hải ngoại?”

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cho biết, sau khi đề ra Nghị quyết 36, rất nhiều trí thức hải ngoại nói chung vẫn chưa tìm được tiếng nói tương đồng với chính quyền Việt Nam. Sức mạnh sáng tác của họ vẫn phải bó hẹp trong những qui chuẩn mang tính chính kiến.
Tất cả những nhận xét ấy cho thấy có một tầng lớp thuộc giới trí thức trong xã hội Việt Nam chưa tin rằng hoà hợp hoà giải sẽ là điều có thể xảy ra.
Đến văn hoá
Khi chủ trương hoà hợp hoà giải dân tộc của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam vẫn đang được kêu gọi, thì trong lúc đó, người dân Sài Gòn phải ngậm ngùi chia tay từng di tích văn hoá lịch sử một. Từ hình ảnh Thương xá Tax từng đi vào ca khúc Chiều trên phá Tam Giang của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, cho đến những bậc tam cấp giản dị của nhà hát Công Nhân, thánh đường cải lương được xây dựng từ thập niên 40 của thế kỷ trước… tất cả lần lượt bị xoá bỏ.
Người dân tiếc thương như một phần ký ức cuộc đời của họ bị lấy mất. Họ không chấp nhận đó là sự thay đổi theo chủ trương phát triển của quốc gia.
Những trận đánh Gạc Ma, chiến tranh biên giới hoàn toàn không tồn tại trong sách giáo khoa lịch sử thời Xã hội chủ nghĩa. Người trẻ đi tìm kiếm thông qua thế giới mạng, để họ kêu gọi nhau trân trọng những gì vốn dĩ thuộc về sự thật và lịch sử.
Thừa nhận lịch sử
Nói về vấn đề này theo phương diện sử học, Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã cho rằng một trong những yếu tố quan trọng để dẫn đến hoà hợp hoà giải dân tộc, đó là thừa nhận vai trò của Việt Nam Cộng Hoà.
“Theo tôi bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, nó sẽ dễ dàng hoà hợp.”
“Các nhà nghiên cứu, làm sử đặt ra vấn đề là phải thừa nhận Việt Nam Cộng hoà là một thực thể. Trong giai đoạn đó có một thực thể, trong đó có vấn đề đối nội đối ngoại, có những điểm tốt, không tốt, lịch sử phải khách quan. Ví dụ như trong vấn đề Hoàng Sa, phải chấp nhận là Việt Nam Cộng hoà đã có trách nhiệm, và Hoa Kỳ cũng đã có phản ứng. Mà khi có phản ứng tức là Trung Quốc đã xâm lược. Đó là một điều phải khẳng định.”
Khi nói về hoà hợp hoà giải ở lĩnh vực văn học trước đây, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên có bày tỏ rằng để đi đến sự hoà hợp đó thì
“Về phía phát tín hiệu trong nước là thật tâm, thật tình. Và phía người Việt ngoài nước là con dân mang trong mình dòng máu Việt, thấy đó là thật tâm thật tình thì đáp ứng.”
Đây cũng là một yếu tố được Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhắc đến phương cách thực hiện chủ trương hoà hợp hoà giải.
“Nếu người cầm quyền mà người ta có thật tâm, lúc đó đã có những hành động, cử chỉ có thể tạo điều kiện cho điều khoản này thực hiện tốt hơn, êm thấm hơn, nhưng đáng tiếc nó đã không xảy ra.”
“Có lẽ là phải đợi đến thế hệ sau, thế hệ mà ký ức đau buồn đó nó đã bớt đi rất nhiều. Những người mà không sinh ra sau năm 1975. Hiện tại số người đó chiếm một phần rất lớn của người Việt ở khắp mọi nơi. Tôi nghĩ chỉ có những người thoát ra khỏi cái tư tưởng trắng đen đó, thắng thua, Bắc Nam…lúc đó chuyện này mới tiến triển được.”
Nhân nói đến thế hệ trẻ, câu chuyện về những thanh niên sinh ra sau năm 1975 bày tỏ thái độ và chí hướng đối với lá cờ của Việt Nam Cộng hoà trên mạng xã hội được nhắc đến. Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng đó là những người trẻ vẫn còn mang nặng tư duy trắng đen.
Theo tôi bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, nó sẽ dễ dàng hoà hợp.
– Tiến sĩ Nguyễn Nhã
“Nếu họ thoát khỏi tư duy đó thì có lẽ họ không gợi lại cái đấy để làm gì, mà xây những viên gạch mới, viên gạch khác thay vì những việc làm cho hố ngăn cách càng nhức nhối thêm.”
Chiến tranh kết thúc 42 năm. Song không thể phủ nhận trong tâm trí của người dân Việt Nam yêu nước vẫn còn đó nỗi trăn trở sâu thẳm bởi vết thương chiến tranh của dân tộc Việt Nam quá lớn. Thế nhưng, cũng có rất nhiều người đặt hy vọng như Tiến sĩ Nguyễn Quang A,“mọi người bắt tay vào làm những việc chung như kinh doanh, học tập, sáng tạo, tìm ra những giá trị mới trong khoa học, văn học nghệ thuật, chứ không cần phải nói đến những điều to tát nhưng trống rỗng.”
Thông điệp này có lẽ không xa lạ với những ai đọc qua sự tích Trăm trứng nở trăm con và câu chuyện cổ tích về bài học Bó đũa.
I forgive, but I cannot yet forget (Tạm dịch: Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên)
VÌ SAO TƯỚNG CHUNG HUỶ CUỘC HẸN Ở ĐỒNG TÂM?
From facebook: Lang Văn Chaudok, Vietnam ·
Thử tham khảo một góc nhìn:
VÌ SAO TƯỚNG CHUNG HUỶ CUỘC HẸN Ở ĐỒNG TÂM?
Mấy đời bánh đúc có xương,
Mấy đời ăn cướp mà thương dân lành!
Vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm đã hơn một tuần vẫn chưa được chính quyền Hà Nội giải quyết êm thắm. Dân vẫn tiếp tục giữ các cscđ tham gia đàn áp làm con tin, và ông Chung cũng không xuống Đồng Tâm để trao đổi, giải quyết nguyện vọng của dân, trong khi công an vẫn đang chuẩn bị cuộc tấn công, giải cứu con tin; còn tứ trụ triều đình thì hoàn toàn im lặng, bỏ mặc đảng ủy, chính quyền Hà Nội giải quyết.
Đó là sự thâm hiểm tột cùng của những kẻ lúc nào cũng ra rả vì dân, vì nước… nhưng luôn luôn trốn tránh trách nhiệm khi người dân cần họ. Từ thảm họa Formosa đến “xả lũ đúng quy trình” ở Hố Hô, từ vụ cướp đất ở Tiên Lãng, đến Văn Giang… giờ đến Đồng Tâm, Mỹ Đức.
Ông Nguyễn Đức Chung lúc đầu mạnh miệng, dù không hứa hẹn nhưng tuyên bố qua điện thoại: “… Cần thiết thì mai tôi sẽ về trực tiếp về tận nơi Đồng Tâm…!” Nhưng rồi xù, không xuống.
Thái độ từ chối gặp trực tiếp dân ở Đồng Tâm của ông Chung không phải là sự thất hứa mà là sự hèn nhát, đúng bản chất của những người như ông.
Có thể trong lòng, ông Chung muốn giải quyết êm đẹp vụ Đồng Tâm, nhưng vướng phải cơ chế độc tài của bộ máy, Chung đành bó tay, không có quyền hạn để làm theo ý mình.
Thỏa mãn nguyện vọng của người dân Đồng Tâm, ông Chung sẽ tạo nên một tiền lệ “xấu” trong việc đấu tranh bảo vệ đất đai cho dân chúng sau này, điều mà đảng của ông rất sợ hãi, vì tiền lệ đó sẽ phá vỡ nền tảng căn bản của bộ luật đất đai: “Đất đai là sở hữu của toàn dân, do nhà nước quản lý”.
Sự biến Đồng Tâm đã diễn ra nhiều ngày, chắc chắn ông Chung đã xin ý kiến của bộ chính trị và tứ trụ về phương hướng giải quyết. Tuy nhiên như đã nói, bản chất của hệ thống là không ai dám nhận lãnh trách nhiệm, nên chắc chắn sẽ không có một chỉ thị rõ rệt nào được đưa ra về vụ Đồng Tâm.
Không có chỉ thị rõ ràng, nếu hành động theo ý mình mà thất bại, ông Chung phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đó chính là cốt lõi của vấn đề.
Nếu người dân cương quyết không thả con tin để chờ một thoả thuận giải quyết nguyện vọng của mình bằng giấy trắng, mực đen, thì ông Cung sẽ không còn lựa chọn nào khác, ngoài dùng vũ lực để giải cứu con tin.
Việc cù cưa, tìm cách kéo dài thời gian đàm phán chỉ là thủ đoạn khiến dân mệt mỏi, chán chường, hao mòn ý chí đấu tranh, đến một lúc nào đó sẽ phải buông tay đầu hàng. Lúc đó, công an và có thể cả quân đội sẽ tấn công vào làng, nhiều người sẽ bị bắt, đưa đi mất tích, Đồng Tâm, Mỹ Đức sẽ bị xóa sổ, tất cả chỉ còn lại tiếng vang.
Cuộc nổi dậy của nông dân Quỳnh Lưu, Nghệ An năm 1956 là một bài học cho những ai còn cả tin. So với Quỳnh Lưu về tầm mức, số lượng dân tham gia, sự việc Đồng Tâm tương đối nhỏ, với chỉ 6.000 người, trong khi ở Quỳnh Lưu, cao điểm lên tới 60.000 người, khiến chính quyền phải điều động 2 sư đoàn chính qui bao vây, đàn áp.
Tuy nhiên, hiện trạng xã hội VN năm 1956 khác với thời điểm này rất nhiều.
– Nội bộ đảng không phân tán, chia rẽ, đấu đá, tố cáo, hãm hại nhau kịch liệt như bây giờ. Hồ Chí Minh vẫn còn là thần tượng của hầu hết dân miền Bắc.
– Thông tin, báo chí, truyền thông đại chúng thời gian đó… do nhà nước kiểm soát hoàn toàn nên tin tức dễ dàng bị ém nhẹm, che giấu, thế giới không ai biết được tình hình căng thẳng xẩy ra tại Quỳnh Lưu năm 1956.
Giờ đây tình hình đã thay đổi. Dù chỉ có 6.000 dân tham gia, nhưng phương tiện truyền thông, mạng xã hội đã đưa tin lan đi khắp nơi trên thế giới. Mọi cuộc đàn áp bằng vũ lực sẽ bị cả thế giới lên án ngay khi phát súng đầu tiên nổ ra. Người ta còn chần chừ một phần nào cũng vì lý do này. Bên cạnh đó, dù không coi trọng mạng người, dân cũng như lính, công an… nhưng nếu tấn công vào lúc này, coi như ký án tử cho 20 cscđ. Sự thí mạng 20 người này sẽ gây phản ứng tâm lý dây chuyền, khiến cho lòng trung thành của công an, quân đội giảm sút nặng nề, dễ khiến họ nổi loạn hoặc quay súng trở lại bắn vào cấp chỉ huy khi có biến.
Trở lại vấn đề con tin. Nếu ngây thơ, tin tưởng vào lời hứa của bất kỳ lãnh đạo nào mà thả con tin ra trong lúc này, thì tình hình sẽ trở nên bất lợi hơn cho người dân. 20 con tin chắc chắn sẽ bị thiêu sống, nếu ông Chung dám manh động. Cả thế giới sẽ biết đến biến cố long trời lở đất này, và ông Chung sẽ trở thành một con dê tế thần cho chế độ. Ông Chung biết điều này nên không dại dột làm càn.
Là người hiểu biết, khôn ngoan, ông Chung phải tìm cách giải thoát 20 cscđ trước khi tấn công vào làng.
Hy vọng vào một cuộc đối thoại có tình, có lý giữa người dân với chế độ qua ông Chung, chỉ là hy vọng hão huyền, hoang tưởng.
Để lên tới cấp tướng công an, Chung hiểu rõ cách vận hành của chế độ này. Họ sẽ không bao giờ giữ lời hứa, ngay trong những văn bản đã ký kết với quốc tế:
– Hiệp định Genève, Paris chữ ký chưa ráo mực, họ đã xé toạc, vứt vào sọt rác.
– Hiệp định hồi hương 60.000 khách thợ ở Đông Đức ký với Cộng Hòa Liên Bang Đức năm 1990, sau khi nhận một nửa số tiền, họ cũng trở mặt, giở mọi thủ đoạn, tìm cách từ chối thi hành.
– Những hiêp định sau này ký với Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, tự do báo chí…
Thế thì dân Đồng Tâm “là cái thá gì” để Chung xuống tận nơi, đàm phán? Và cho dù có đàm phán, thỏa thuận được điều gì đi nữa, thì sau đó chuyện lật lọng cũng chẳng khó đoán.
Người viết không kích động bạo lực, không muốn thấy máu người dân Đồng Tâm đổ ra, nhưng viễn ảnh có được một cuộc dàn xếp êm đẹp, thấu tình, đạt lý giữa người dân và chế độ thật quá xa vời, khó lòng thực hiện.
Thạch Đạt Lang
Gia đình ông Kình ‘bác thông tin chính quyền về ông’
Gia đình ông Kình ‘bác thông tin chính quyền về ông’

Con gái ông Lê Đình Kình nói với BBC rằng gia đình không đồng tình với việc chính quyền “đổ tội cho bố tôi” trong giấy hủy bỏ quyết định tạm giữ và cùng thời điểm có tin Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung gặp người dân thôn Hoành chiều 21/4.
Hôm 21/4, tin cho hay Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội hủy bỏ quyết định tạm giữ đối với ông Lê Đình Kình, 82 tuổi, trú tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
“Trước đó, Công an Hà Nội đã có văn bản đề nghị hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với ông Kình vì ông đã khai báo về hành vi phạm tội, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ,” báo Pháp Luật cùng ngày tường thuật.
Tuy vậy, trả lời BBC từ Đồng Tâm hôm 21/4, bà Lê Thị Hoa, con gái ông Kình, nói: “Lệnh của chính quyền viết sai sự thật, nói ông “bị bắt vì gây rối” trong lúc thực tế thì ông bị bắt cóc trong lúc được mời đi chỉnh mốc giới hôm 15/4.”
“Dường như chính quyền chỉ tìm cách đổ tội cho ông thôi.”
“Hơn nữa, nói là hủy bỏ quyết định tạm giữ nhưng đến sáng nay, người của Công an Hà Nội vẫn canh gác bố tôi tại phòng hồi sức tích cực Bệnh viện Việt Đức.”
“Bố tôi hiện vẫn yếu lắm, gãy đùi do bị đánh mà.”
“Hôm qua gia đình vào thăm ông cũng chỉ được phép gặp vỏn vẹn 10 phút.”
“Gia đình hiện cũng chưa biết nên thế nào, mong ông hồi phục rồi tính tiếp, mà chắc nhanh thì chục hôm nữa.”

‘Cảm ơn nhân dân’
Cùng ngày, truyền thông Việt Nam ghi nhận lúc 10:00 hôm 21/4, ông Đặng Văn Cảnh, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, một trong 20 người bị giữ tại Nhà văn hóa thôn Hoành, “được người dân Đồng Tâm đưa ra khỏi khu vực tạm giữ”.
Một người dân thôn Hoành xác nhận với BBC rằng “ông Cảnh được thả vì lý do ông ấy đang bệnh tật, còn 19 người khác tiếp tục bị giữ, vì dân Đồng Tâm không còn niềm tin nữa.”
“Đến tối 20/4, một kênh truyền hình ở Hà Nội vẫn đưa tin bóp méo sự thật, chưa có kết luận của thanh tra mà vẫn cho rằng người dân chiếm đất quốc phòng,” người này nói.
“Báo đài trong nước vẫn nói người dân vi phạm pháp luật trong lúc dân Đồng Tâm chỉ tự vệ và mong muốn lớn nhất vẫn là người của trung ương về đối thoại với dân.”
“Nếu có lệnh thu hồi đất và công lệnh của Thủ tướng thì người dân Đồng Tâm sẵn sàng chấp hành nhưng phải được đền bù thỏa đáng.”
Theo báo Tuổi Trẻ hôm 21/4, bản tường trình của ông Cảnh ghi: “Trong thời gian ở tại xã, tôi cùng anh em được người dân đối xử tử tế, chăm lo đầy đủ, thay quần áo, tắm rửa, không bị đánh dập, không bị lăng mạ. Chỗ đau của tôi là do bệnh của tôi.”
“Đến hôm nay do điều kiện sức khỏe, tôi được nhân dân quan tâm chăm lo cho về dưỡng bệnh. Tôi xin chân thành cảm ơn nhân dân. Tôi xin cam đoan những lời trình bày trên đây là đúng sự thật.”
“Sự việc xảy ra sẽ có chính quyền các cấp giải quyết, bà con yên tâm. Ở đây không có chuyện đánh cắp con tin hay gì cả, Đảng và chính quyền luôn ở bên cạnh, không thể mất người dân Đồng Tâm được, bà con hãy yên tâm.”
Báo này cũng cho hay: “Có những người mặc thường phục vào trong thôn nhằm mục đích bảo vệ cho cuộc gặp giữa Chủ tịch Nguyễn Đức Chung với người dân thôn Hoành dự kiến diễn ra chiều 21/4”.
Trong số 19 người còn bị giữ tại xã Đồng Tâm có ông Đặng Văn Triều – Phó Chủ tịch UBND huyện, và ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó trưởng Công an huyện Mỹ Đức, báo Việt Nam cho hay.
DÂN ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI: CHÚNG TÔI XÁC ĐỊNH NẾU CẦN THÌ CÙNG CHẾT CẢ LÀNG.
From facebơk: JB Nguyễn Hữu Vinh‘s post.

DÂN ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI: CHÚNG TÔI XÁC ĐỊNH NẾU CẦN THÌ CÙNG CHẾT CẢ LÀNG.
Tin vừa nhận được từ Đồng Tâm như sau:
Sau sự kiện phát hiện súng và đạn hôm qua, bà con hết sức cảnh giác và có một số biến động tại đây.
Súng bị phát hiện kèm theo đạn là loại súng có băng đạn tròn chứ không phải súng như bình thường.
Dân làng còn phát hiện ra một bộ thiết bị điện tử mà họ cho là thiết bị định vị gì đó.
Sau khi gõ kẻng báo động và đuổi nhiều kẻ lạ mặt áp sát làng đêm qua, thì hơn 12 h đêm điện bị cắt.
Trước tình hình bị nhiều dấu hiệu đe dọa, bà con đã tưới xăng lên chăn bông và các vật dụng khác khắp nơi trong làng. Cả làng xác định chấp nhận mọi thử thách và nếu cần thì cả làng cùng chết.
Tất cả các ngõ đường làng đều được khoá chặt và tuần tra bởi các lực lượng.
Những Cs đang bị giữ cũng đã bị tưới xăng.
Sau khi bị tưới xăng để chuẩn bị cho các tình huống xấu nhất, một cán bộ tên Tường, là Phó CA huyện Mỹ Đức đã xin được gọi điện thoại cho cấp trên cầu cứu nói rõ tình trạng trong làng. Phó Chủ tịch Huyện hứa sáng nay về Đồng Tâm gặp dân.
Sau đó khoảng 15 phút, một pháo sáng báo hiệu được bắn lên cách Đồng Tâm khoảng 3km. Một lúc sau có điện trở lại.
Bà con đi tuần bắt được một số người cầm máy quay phim hiện trường mà không biết là ai. Sau khi kiểm tra máy thì thấy các dữ liệu hình ảnh Đồng Tâm từ đầu đến nay.
Hiện nay bà con cho biết:
Người dân Đồng Tâm đã mất lòng tin vào chính quyền cơ sở và đề nghị chính quyền Tp hoặc nhà nước chú ý giải quyết nguyện vọng của họ.
Trường hợp nhà nước quyết tâm đàn áp dân để bảo vệ tham nhũng, họ chấp nhận mọi khả năng và xấu nhất là chấp nhận cả làng tử thủ.
Liệu có thể có một Thiên An môn thứ 2?
Họ đang cô đơn và rất muốn được sự quan tâm của những người công chính trên toàn thế giới.
Hãy chia sẻ tin này và giúp họ.
Hình minh hoạ: Rào làng chiến đấu.
HƠN 500 QUẢ BOM ĐOÀN VĂN VƯƠN ĐÃ ĐƯỢC CHÂM NGÒI TẠI TP HCM
HƠN 500 QUẢ BOM ĐOÀN VĂN VƯƠN ĐÃ ĐƯỢC CHÂM NGÒI TẠI TP HCM
“Tất cả đều muốn nổi điên lên khi nhận được thông báo nhổ sạch cây trồng, dọn nhà, trả đất lại cho Công ty Cây Trồng TP-HCM! Họ ùn ùn lên công ty để yêu cầu giải trình, nhưng Giám đốc biến mất, viện lý cớ đi họp, dù đã được báo trước 1 tuần lễ, chỉ để cho phó phòng tổ chức hành chánh Cao Mạnh Hoàng tiếp hàng trăm hộ nhận khoán, và y không trả lời được câu hỏi nào. Tiếng kêu thấu trời, oán than ngập đất.
_____
Trung Văn
20-4-2017
Sau 20 năm nhận khoán đất tại nông trường Phạm Văn Hai và An Hạ, thuộc huyện Bình Chánh, nay sát nhập lại thành Công ty TNHH Một Thành viên Cây Trồng TPHCM, người nông dân đã đổ vào vùng đất trũng phèn cực nặng này nhiều tỉ đồng, vẫn còn chưa ai thu hồi được gì cả, nay lại có lệnh phải nhổ sạch cây, dọn nhà, trả đất lại… khiến nhiều người sững sờ, choáng váng. Nhiều người ngất xỉu, phải chở đi cấp cứu. Căm phẫn dâng trào lên trong lòng người, khi Ban Giám đốc lại từ chối gặp mặt để trả lời mọi câu hỏi.
Trong khi đó, mọi văn bản pháp luật về đất đai luôn quả quyết hợp đồng được ưu tiên tái ký, và nếu có thu hồi lại, cũng phải được đền bù xứng đáng với công sức bỏ ra. Vì sao có hành động vô đạo đức, bất chấp pháp luật ngay giữa trung tâm một thành phố lớn nhất nước, mà tấm gương một Đoàn Văn Vươn xảy ra 5 năm trước vẫn còn sờ sờ trước mắt? Ông kẹ nào đứng sau sự việc này?
Hợp đồng giao khoán đất trồng xoài, thời hạn 20 năm, ký kết năm 1997 giữa Nông trường Phạm văn Hai với các hộ nhận khoán, căn cứ vào nghị định số 01/CP ngày 4-01-1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước. Căn cứ Thông tư 02/NN/CSQL/TT ngày 17-03-1994 của Bộ Nông nghiệp về việc hướng dẫn các hình thức khoán trong các doanh nghiệp nông nghiệp. Căn cứ chỉ thị số 21/CT/UBNN ngày 16-05-1994 của UBND-TPHCM về việc phát triển cây ăn trái ở TP-HCM. Căn cứ thông báo số 852/TB/VP ngày 12-09-1996 của UBND-TPHCM về việc quy hoạch phát triển cây ăn trái tại TP-HCM. Căn cứ Kế hoạch sản xuất của Nộng trường được cấp trên giao. Căn cứ vào quyền hạn của Giám đốc NT đã được quy định.
Hợp đồng có điều khoản 3, mục 4: Bên B được ưu tiên gia hạn hợp đồng khi kết thúc thời hạn, nếu chủ trương chung không thay đổi. Điều 4: Nếu chủ quan của bên A do chủ trương cần thay đổi phương hướng sản xuất, bên A muốn thu hồi đất khoán một phần hay toàn phần, phải báo trước cho bên B ít nhất 2 tháng, đồng thời bồi thường cho bên B thỏa đáng trên cơ sở quy định chung của Nhà nước.
Với những cam kết và bảo đảm “chắc lụi” như vậy của các cấp Nhà nước, làm người ta vô cùng an tâm, dốc toàn lực toàn tâm lao vào sản xuất. Khổ nỗi, đây là vùng trũng phèn cực nặng, trước năm 1975 không một bóng người ở, dù chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 20 km, và được xem là vùng oanh kích tự do cho các phi cơ chiến đấu xuất phát từ Tân sơn nhất và Biên hòa. Sau 1975, thanh niên xung phong được huy động để đào kênh thoát nước và quy hoạch thành 3 nông trường: Phạm Văn Hai, An Hạ, Lê Minh Xuân với tổng diện tích khoảng 3.000 ha. Dân đi kinh tế mới được chia mỗi hộ 1.000 m2 dọc theo trục lộ, ngang 20, dài 50 mét. Đến thời kỳ đổi mới, năm 1995 ra đời nghị định số 01/CP giao khoán đất cho nông dân, mỗi hộ nhận từ 1 đến 8 ha. Có tổng số khoảng 500 hộ nhận khoán, bởi thông tin được tiết lộ rất giới hạn, đặc biệt trong giới cán bộ đi kháng chiến. Lúc ban đầu bao nhiêu cây xoài trồng lên đều tàn lụi sau vài năm, vì rễ ăn sâu xuống gặp phải phèn. Cả nông trường lẫn hộ nhận khoán đều liên tục thay đổi cây trồng. Kết quả cũng giống nhau, chỉ tốt lúc ban đầu, sau đó tàn lụi. Vì thế tiền đầu tư đổ vào như đổ xuống giếng!
Anh Ba Nghi, lô 8A/K5, nay 68 tuổi vay nợ người em ruột tại Hoa kỳ 40.000 Mỹ kim, và bà con bên vợ 35 cây vàng, gây nên một vườn ổi, với mỗi cây là một đường ống nhỏ giọt theo kiểu Israel, cho đến nay vẫn không trả nổi một đồng nào. Vợ anh khóc ròng nói: phải bỏ xứ không dám trở về nhà nhìn mặt anh em. Riêng anh Nghi, khi nhận được thông báo: nhổ sạch cây trồng, giao trả đất lại đã phải ngất xỉu, đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Anh Ba Phúc, 67 tuổi, lô 8A/K4 vay nợ bà con bên vợ tại Hoa kỳ 150.000 Mỹ kim, nay vẫn còn nguyên chưa trả được xu nào. Anh Lê Tấn Cẩm, 80 tuổi, vốn là đại tá, tham mưu trưởng Quân đoàn 4 đã về hưu tại Kênh 1, lương tháng 12 triệu, trút hết vào mảnh đất 4,5 ha suốt 20 năm, vị chi là 2,8 tỉ đồng chưa kể tiền của vợ hàng tỉ khác nữa, nay vườn bưởi khá xum xuê, bắt đầu thu hoạch, lại được thông báo … nhổ sạch giao trả đất! Nghe hung tin anh cũng bị choáng váng rồi ngã quỵ và được gia đình mang đi cấp cứu mấy ngày sau đó. Chị Đặng thị Ngọc Thúy, 60 tuổi, phu nhân cựu Giám đốc Sở Nông nghiệp Trương Hoàng, dưới thời bí thư thành ủy Trương Tấn Sang, đổ vào mảnh đất nhận khoán 2,5 ha, khoảng 7 tỉ đồng, tạo ra một vườn bưởi trứ danh. Chủ tịch nước Trương Tấn sang đã có lần mang bưởi này sang Pháp, tặng cho ông bác sĩ giải phẫu của mình. Nông trường Phạm Văn Hai nhiều lần đến mua bưởi của chị để … quảng cáo thành tích của mình! Cựu tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài gòn Nguyễn Trung Tín, cũng trút hết lương hưu vào mảnh đất nhận khoán, chưa thu hoạch gì cả. Cựu đại tá Công An Nguyễn Duy Hùng đổ vào mảnh đất rộng 2 ha đã 3 tỉ đồng vẫn còn trắng tay. Anh Đặng Sĩ Thanh, 70 tuổi, đổ vào mảnh đất 2,5 ha 4 tỉ với một vườn bưởi đã thu hoạch, nhưng năm 2015 bị ngập nước chết sạch. Cựu trung tướng Nguyễn văn Chia (ba Chia), tư lệnh quân khu 7 đã trút hết tài sản mình vào mảnh đất khoán 3 ha, thuộc kinh 6 An hạ, trước khi bất ngờ qua đời cách nay 7 năm vì té cầu thang. Hàng mấy trăm trường hợp đau lòng điển hình như thế.
Tất cả đều muốn nổi điên lên khi nhận được thông báo nhổ sạch cây trồng, dọn nhà, trả đất lại cho công ty Cây trồng TP-HCM! Họ ùn ùn lên công ty để yêu cầu giải trình, nhưng Giám đốc biến mất, viện lý cớ đi họp, dù đã được báo trước 1 tuần lễ, chỉ để cho phó phòng tổ chức hành chánh Cao Mạnh Hoàng tiếp hàng trăm hộ nhận khoán, và y không trả lời được câu hỏi nào. Tiếng kêu thấu trời, oán than ngập đất.
Kịch bản này giống hệt như Đoàn Văn Vươn 5 năm trước đây. Để tránh tái diễn thảm kịch đó, Quốc hội đã ban hành luật đất đai năm 2013, và nghị định Chính phủ số 43-2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành, trong đó điều 74 khoản 2 quy định: Hộ gia đình, cá nhân, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, đang xử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền xử dụng đất, khi hết thời hạn xử dụng đất thì được tiếp tục xử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 điều 126 (là 50 năm) và khoản 3 điều 210 (thời hạn tiếp tục bắt đầu từ lúc hết hạn 20 năm) của luật đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn xử dụng đất. Kỹ lưỡng hơn nữa, nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27-12-2016 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn nói rất rõ về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông lâm nghiệp Nhà nước. Điều 6, khoản 1 quy định thời hạn khoán: Thời hạn khoán ổn định, theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi, hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 20 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp. Trường hợp hợp đồng hết hạn, nếu bên khoán không vi phạm hợp đồng, đáp ứng được các tiêu chí quy định tại điều 4 nghị định này, có nhu cầu nhận khoán thì được tiếp tục ký hợp đồng.
Tóm lại mọi quy định pháp luật, kể cả ngay trong hợp đồng mà hộ nhận khoán đã từng ký kết với nông trường cách nay 20 năm đều cho phép ưu tiên tiếp tục nhận khoán. Do đó thông báo dọn sạch cây trồng, vật nuôi, giao trả lại đất là hoàn toàn không có căn bản pháp lý nào cả, không dựa vào đạo lý nào cả. Mà chỉ là luật giang hồ, kẻ mạnh đàn áp kẻ yếu thế. Không có giá trị thực hiện, ngoại trừ bạo lực. Nhưng bạo lực chắc chắn sẽ được đáp trả bằng bạo lực, đổ vỡ cho tất cả 2 bên.
Vì sao giám đốc công ty Hứa Văn Hưng lại cả gan ký một thông báo như thế, bất chấp luật pháp và tình người? Bởi vì khai khẩn một vùng đất hoang vu, không người ở hoàn toàn, không phải đơn giản như là chuyện cắm một cây cọc sắt xuống đất, đến hết thời hạn thì nhổ cọc đi, trả lại đất. Đó là trồng một vườn cây, phải đổ ra bao nhiêu mồ hôi, công sức và tiền của mới được xanh um, tươi tốt. Chỉ cần buông lỏng trong 2 tháng không chăm sóc là cỏ mọc che kín, hoang hóa trở lại như ban đầu. Với thời gian, nó sanh sôi gốc rễ, tàn lá xum xuê, nhổ đi là cả một vấn đề. Đó là chưa kể cây đã phải trồng đi trồng lại nhiều lần. Các nhà làm luật và mọi người bình thường ai ai cũng biết rõ chuyện này, nên đã có những văn bản pháp luật chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi người nông dân. Khi bị truy hỏi, ông Hưng trả lời lấp liếm: Do lệnh của tổng công ty Nông nghiệp Sài gòn chủ quản, ban xuống phải thi hành, nếu không sẽ bị đuổi việc! Cứ cho là như thế. Vậy Tổng công ty Nông nghiệp Sài gòn là ai? Ai chỉ đạo? Không ai khác ngoài TGĐ Lê Tấn Hưng, em ruột của … cựu bí thư thành ủy Lê Thanh Hải! Không cần nói nhiều, ai cũng biết rõ nhân vật này như thế nào rồi. Chỉ cần vào YouTube hay Google, gõ tên là biết ngay “thành tích” của các đại ca!
Giao một tài sản đất đai khổng lồ cho những con người bất chấp luật pháp và tình người như thế quản lý, thử hỏi đất nước và nhân dân này sẽ đi về đâu? Chắc chắn 500 quả bom Đoàn Văn Vươn này sẽ làm long trời lở đất vùng ngoại ô phía bắc thành phố Hồ Chí Minh, nếu không có ai đó dập tắt kịp thời cái ngòi nổ mà giám đốc Hứa Văn Hưng đã châm lửa.
Thông báo cướp đất của Công ty TNHH Một Thành viên Cây Trồng TPHCM