Công xã Paris Đồng Tâm?

Công xã Paris Đồng Tâm?

 

Công an phải rút lui sau khi dân làng ở Mỹ Đức trực diện đối mặt.

Công an phải rút lui sau khi dân làng ở Mỹ Đức trực diện đối mặt.

Kỷ niệm hai chục năm chẵn của cuộc nổi dậy Thái Bình năm 1997, Bộ Chính trị đảng như “lên ruột” trước một cơn cuồng phong mới: Đồng Tâm 2017.

Cơn cuồng phong mới

Một hình ảnh hoàn thiện tái hiện dĩ vãng. Cũng bùng lên từ nguồn cơn giới nha lại địa phương tham nhũng đất đai, tham ô đủ thứ và nhũng nhiễu nông dân. Cũng đê vỡ toác trước con sóng trào phẫn uất vượt cả giới hạn sợ hãi của người dân. Cũng một tinh thần đoàn kết và đồng lòng, đồng tâm cao độ đến bất ngờ của nông dân, như thể một sự xúc phạm quá lớn đối với cảnh nạn phân hóa rã đám trong hệ thống chính quyền và công an trị thời nay.

Nhưng khác biệt cũng không nhỏ. Giờ đây, không còn là Quỳnh Phụ cách Hà Nội hàng trăm cây số, mà cái tên Đồng Tâm thình lình hiện ra ngay tại thủ đô, tạo dấu ấn chưa từng có kể từ thời “Hà Tây về Hà Nội”.

Hà Nội lại là ngự phủ của toàn bộ giới lãnh đạo chóp bu. Hiểm họa “Cách mạng tháng Tám” đang quá kề cổ.

Và cũng khác hẳn với quá khứ với một số lần người dân các nơi bắt giữ lẻ tẻ vài ba công an viên trong một số vụ việc bất công và bức xúc gây ra bởi chính quyền, cái tên Đồng Tâm đã tạo nên cột mốc lịch sử khi lần đầu tiên người dân dám bắt giữ cả một đơn vị cấp trung đội cảnh sát cơ động của Công an Hà Nội, trong đó có cả “đồng chí Trung đoàn trưởng cảnh sát cơ động” và “đồng chí phó trưởng công an huyện Mỹ Đức mặc thường phục”.

Ở vào thế cùng kiệt về kế sinh nhai lẫn sinh mạng, nông dân chỉ còn biết hành động “người đổi người”.

Hãy đừng bao giờ cho rằng những nông dân hiền hòa ở xã Đồng Tâm ấy chỉ chực chờ nổi loạn chống chính quyền, theo cách mà bộ máy tuyên truyền của công an, tuyên giáo và giới dư luận viên mất sạch liêm sỉ luôn chực chờ tung ra. Thử hỏi khi vùng đất Đồng Tâm đang yên lành, nếu không có chuyện Đỗ Mười – Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng – ký một quyết định thu hồi hơn 47 ha đất nông nghiệp của nông dân Đồng Tâm từ năm 1980 để “phục vụ dự án an ninh quốc phòng và sân bay Miếu Môn”, làm sao có thể phát sinh hậu quả ghê gớm như ngày hôm nay? Thử hỏi, nếu không có chuyện chính quyền huyện Mỹ Đức, sau khi nhận lại số đất nông nghiệp trên từ Lữ đoàn 28 của Quân chủng Phòng không – không quân do sân bay Miếu Môn không làm được, nhưng lại nhập nhèm suốt 10 năm từ 2007 đến nay mà không làm quyết định giao đất cho bà con nông dân, trong khi lại xảy ra hàng loạt vụ việc một số quan chức địa phương bảo kê cho người thân chiếm dụng đất và giờ đây còn định để cho Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) “cướp” đất của dân, làm sao bà con nông dân lại phải rồng rắn kéo đoàn khiếu kiện đông người trong ròng rã nhiều năm trời? Và thử hỏi, nếu không có chuyện giới công an trị sử dụng “biện pháp nghiệp vụ”, mà thực chất là thủ đoạn “điệu hổ ly sơn”, để bắt giữ trái phép một số đại diện của dân xã Đồng Tâm, làm sao người dân xã này lại phải nghĩ đến việc bắt giữ lại các cảnh sát cơ động và quan chức công an để “trao đổi tù binh”?

Đồng Tâm lại đang trở thành một phiên bản của Ô Khảm. Sáu năm trước, cái làng nhỏ Trung Quốc chưa hề có tên trên địa đồ thế giới ấy thậm chí đã được báo The New York Times ví như “Công xã Paris Ô Khảm”.

Công xã Paris Ô Khảm

Năm 2011, Ô Khảm thuộc huyện Lục Phong, Quảng Đông đã nổi lên đánh đuổi lũ cường hào ác bá cộng sản ăn chặn của dân và tham nhũng đất đai ra khỏi làng này. Ô Khảm còn vùng lên dữ dội hơn nhiều sau khi một người đại diện cho dân làng là Tiết Cẩm Ba bị công an Trung Quốc tống giam và chết thảm trong tù vì bị tra tấn.

Nguồn cơn gây sóng trào phản kháng của dân giữa Ô Khảm và Đồng Tâm là y hệt nhau: chính quyền.

50 lần là chênh lệch giữa giá bán đất ra thị trường mà chính quyền đã toa rập cùng doanh nghiệp để thu lợi bất chính, so với giá bồi thường đất cho nông dân.

Khi đó, cũng như Đồng Tâm đương đại, Ô Khảm bị chính quyền khống chế và cô lập, bên trong thì cắt điện, bên ngoài thì chặn Internet và giới truyền thông, đồng thời sử dụng đến vài ngàn công an và quân đội vây kín.

Chỉ có điều, “Công xã Paris Ô Khảm” đã giành thắng lợi lớn. Cuộc đấu tranh quyết liệt, bền bỉ và sáng tạo của 13 ngàn người dân Ô Khảm, quyết tâm đi bộ đến tận Bắc Kinh để khiếu kiện, đã khiến thủ tướng Trung Quốc thời đó là Ôn Gia Bảo phải ngã lòng chuyên chính. Thế rồi Bộ Chính trị Trung Quốc bắt buộc phải nhân nhượng. Ít ngày sau, Ô Khảm đã ghi danh vào lịch sử dưới ách cai trị của đảng Cộng sản: làng đầu tiên ở Trung Quốc được tiến hành bầu cử tự do, với người phụ trách làng được chính nhân dân bầu ra.

Công xã Paris Đồng Tâm?

Đồng Tâm cũng có thể được như Ô Khảm. Bức xúc lên đến đỉnh điểm, tinh thần đoàn kết cùng ý thức tổ chức cao của 6 ngàn nông dân Hà Nội có thể tạo nên một Công xã Paris ngay trong lòng thủ đô.

Không những thế, tiếp ngay sau phong trào biểu tình phản kháng Formosa và phản đối chính quyền của vài chục ngàn ngư dân, giáo dân ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, vụ Đồng Tâm đang phát ra tín hiệu bùng nổ dây chuyền, một vết dầu loang cực lớn ở một số tỉnh thành miền Bắc – những nơi đã tích tụ đủ phẫn uất trước nạn cường hào ác bá và đã tích lũy đủ mầm mống để vào bất cứ lúc nào cũng có thể biến thành “khởi nghĩa”.

Vẫn là một câu ngạn ngữ thời nay: “Nếu cho chính quyền cộng sản cả sa mạc, chính quyền đó vẫn phải nhập khẩu cát”. Trong nhung nhúc các nhóm lợi ích trong một chế độ “ăn của dân không chừa thứ gì”, bao giờ cũng vẫn là quá muộn. Một tác nhân Viettel tiếp tay khiến nông dân bị bần cùng hóa hoàn toàn xứng đáng bị giới tiêu dùng ở Việt Nam và quốc tế tẩy chay.

Để khi đó, đừng mong đợi hão huyền “quân đội sẽ ra tay trấn áp các lực lượng thù địch”.

Không, kể từ thời quả bom Đoàn Văn Vươn nổ tung ở Hải Phòng năm 2012, đã và sẽ chẳng có quân đội nào chịu biến thành công cụ hèn tủi để bảo vệ cho giới quan chức “tiền trên bàn thờ”, đàn áp và chống lại Nhân Dân – những người đã sinh thành mình.

Những ngày cuối cùng ở Việt Nam và phép lạ bị lãng quên

 Last Days In Vietnam full movie

httpv://www.youtube.com/watch?v=iu06xGdvRjY

Last Days In Vietnam full movie 

Những ngày cuối cùng ở Việt Nam và phép lạ bị lãng quên

Đinh Từ Thức

Last days in Vietnam là bộ phim tài liệu mới nhất về những ngày cuối cùng trước khi VNCH tan rã vào 30 tháng 4, 1975. Trước đây đã có 2 bộ phim tài liệu với nội dung tương tự: The fall of Saigon và The lucky few. Bộ phim mới này đã gây tiếng vang trước khi được phổ biến rộng rãi.

Last days in Vietnam do Rory Kennedy, con gái út của bộ trưởng Tư pháp và nghị sĩ bị ám sát Robert Kennedy, sản xuất cho hệ thống PBS, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng sản. Bộ phim này mới được chiếu ra mắt tại một số rạp ở California, và Washington DC vào tháng 9 và đầu tháng 10, 2014, và sẽ được cho chiếu rộng rãi vào tháng 4, 2015.

Vì nội dung tương tự, có người tưởng lầm đây là một trong hai bộ phim cũ được chiếu lại. Thật ra, The fall of Saigon do Michael Dutfield sản xuất cho Discovery Channel đã ra đời từ 1995, nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất Sài Gòn. Còn The lucky few do Hải quân Hoa Kỳ (US Navy) sản xuất năm 2010, vào dịp kỷ niệm 35 năm ngày mất miền Nam Việt Nam, ghi lại vai trò của hộ tống hạm USS Kirk trong cuộc di tản của toàn thể hạm đội VNCH từ Sài Gòn tới Philippines.

“Hậu sinh khả úy”, tuy cùng là những tài liệu và nhân vật thật, nhưng bộ phim mới nhất có những ưu điểm so với hai bộ phim trước. Về mặt kỹ thuật, Last days in Vietnam được chiếu ở rạp, với màn ảnh lớn và âm thanh tốt, làm tăng cảm giác của người xem. Về nội dung, tuy cũng là phim tài liệu như 2 bộ phim trước, nhưng phim này “có đầu có đuôi” như một cuốn phim truyện. Xem xong, ngoài những hình ảnh đặc biệt, có khi lần đầu tiên được thấy, cuốn phim còn để lại trong lòng người xem những điều đáng suy nghĩ, về danh dự, về trách nhiệm, và tình người.

Từ hòa bình không danh dự…

Cuốn phim đã bắt đầu bằng hình ảnh và tài liệu về kết quả hội nghị hòa bình Paris 1973: Chấm dứt chiến tranh trong danh dự. Nhưng những người ký tên vào hiệp định và những người long trọng hứa bảo vệ hòa bình bằng mọi giá đã coi thường danh dự của mình. Sau khi quân chiến đấu Mỹ rút khỏi Việt Nam, và sau khi Tổng thống Nixon phải từ chức vì vụ Watergate, chiến tranh tiếp diễn tàn ác hơn trước khi có hiệp định hòa bình.

Frank Snepp, một cựu nhân viên CIA xuất hiện trong phim, nói hiệp định Paris là một “tuyệt tác mơ hồ”, hàm ý văn bản hiệp định hòa bình thiếu rõ ràng, khiến Cộng sản Hà Nội có thể gia tăng chiến tranh, chiếm trọn miền Nam trong 2 năm. Nhận định này không chính xác. Với Cộng sản, những người theo cơ hội chủ nghĩa, khi đặt bút ký vào một thỏa hiệp, là nắm lấy một điểm tựa đề chờ cơ hội, bất chấp văn bản thỏa hiệp rõ ràng hay mơ hồ. Dù văn bản thiếu rõ ràng, khi cơ hội chưa tới, họ vẫn có thể chờ.

Khi Nixon từ chức vào năm 1974, và quốc hội Hoa Kỳ bác yêu cầu tháo khoán 722 triệu mỹ kim cuối cùng đã hứa viện trợ cho Sài Gòn, là cơ hội trời cho, Hà Nội không còn sợ Mỹ trừng phạt, dù hiệp định hòa bình có rõ ràng hay không, họ vẫn tăng tốc cuộc chiến chiếm trọn miền Nam. Bằng chứng là hiệp định đình chiến Genève 1954 đã qui định rõ ràng các viên chức thuộc chính quyền Quốc gia phải vào phía nam, và phe Việt Minh phải tập kết ra phía bắc vĩ tuyến 17. Nhưng, lãnh đạo hàng đầu của Cộng sản như Lê Duẩn, đã cố tình vi phạm hiệp định ngay khi nó mới được bắt đầu thi hành, đã lên tầu cho mọi người thấy, rồi nửa đêm trốn ở lại, đặt cơ sở cho cuộc chiến sau này.

Với những người cộng sản, và đôi khi cả những người không cộng sản, danh dự chỉ là cái vỏ bọc cho cơ hội.

Chỉ 2 năm sau khi Washington và Hà Nội đạt được “hòa bình trong danh dự” tại Paris, bản đồ Việt Nam dưới vĩ tuyến 17 đã bị nhuộm đỏ trong nháy mắt, đưa tới hồi kết không thể tránh: Mỹ rời khỏi Việt Nam. Nhưng ra đi như thế nào, vào lúc nào, và với ai, là điều không đơn giản.

Đến trách nhiệm của người đi

Quân Mỹ chiến đấu đã rút hết khỏi Việt Nam từ sau hiệp định Paris, tuy vậy, vẫn còn lại mấy ngàn người Mỹ là nhân viên ngoại giao, các chuyên viên kỹ thuật, kiến thiết, doanh nhân, ngân hàng… Mỹ có trách nhiệm đưa hết người Mỹ về nước, và trách nhiệm cả với những người Việt đã tin tưởng, cộng tác, hay làm việc cho Mỹ.

Vào tháng 4, tin tình báo cho biết quân Cộng sản cố lấy Sài Gòn để mừng sinh nhật Hồ vào ngày 19 tháng 5, 1975. Mỹ cố gắng hoàn tất việc ra đi vào cuối tháng 4.

Ngược dòng với những người đôn đáo cố gắng ra đi, có những người từ ngoại quốc liều lĩnh quay lại Sài Gòn, như cựu đại úy Bộ binh Mỹ Stuart Herrington, cố gắng xoay sở đưa bạn bè hoặc thân nhân người Việt ra đi. Có 4 kế hoạch ra đi đã được dự trù: đầu tiên là máy bay thương mại, thứ nhì là máy bay quân sự, kế tiếp là tầu thủy, cuối cùng là máy bay trực thăng ra Hạm đội số 7.

Các kế hoạch trên đã không thể thực hiện như dự tính. Những ngày cuối tháng 4, 1975, có tới 5 ngả di tản khỏi Sài Gòn:

1- Đi theo ngả DAO, diễn ra trong 10 ngày cuối cùng của tháng 4, dành cho nhân viên quân sự người Mỹ, người Việt và thân nhân hoặc những người quen biết. Đây là cuộc di tản sớm nhất, kín đáo nhất, do một số giới chức quân sự Mỹ chủ trương, không qua sự đồng ý chính thức hoặc dưới sự kiểm soát của nhà cầm quyền VNCH. Có người đã dùng chữ “lậu” để chỉ ngả ra đi này, bằng máy bay quân sự Mỹ, lúc đầu là máy bay vận tải C-141 và C-130, bay từ Tân Sơn Nhứt tới căn cứ không quân Mỹ Clark Airbase ở Philippines. Sau khi Tân Sơn Nhứt và khu DAO tại đây bị pháo kích sáng sớm 29-4, trực thăng được sử dụng để chở người ra Hạm đội 7. Rất ít hình ảnh được phổ biến cả từ nơi đi và nơi đến của ngả di tản này.

2- Đi theo ngả tòa đại sứ Mỹ. Đây là cuộc di tản ồn ào nhất, lộ liễu nhất, và được chú ý nhiều nhất, bắt đầu từ sáng 29, chấm dứt sáng sớm hôm 30 tháng 4.

3- Đi bằng tầu Hải quân VNCH, rời Sài Gòn tối 29, tập trung ở Côn Sơn ngày 30 tháng 4, tới căn cứ hải quân Mỹ ở Subic Bay, Phi Luật Tân, ngày 7 tháng 5.

4- Một số cá nhân hoặc nhóm, một mình hoặc cùng với thân nhân đi bằng trực thăng loại nhỏ Huey của VNCH, một số không đủ nhiên liệu bay xa, được cho đáp xuống hộ tống hạm Mỹ USS Kirk, chiếc nầy hoạt động gần đất liền hơn Hạm đội 7.

Vì không đủ chỗ chứa, 13 trực thăng sau khi đáp đã bị đẩy xuống biển. Số đông hơn đủ nhiên liệu bay tới Hạm đội 7, gần 20 tầu, dưới quyền chỉ huy từ soái hạm Blue Ridge, xếp hàng chờ đợi cách Vũng Tầu khoảng trên 30 cây số. Tướng Nguyễn Cao Kỳ tự mình lái trực thăng chở tướng Ngô Quang Trưởng cũng đáp xuống Blue Ridge. Một quân nhân TQLC Mỹ kể lại, nhìn lên trời lúc đó, trực thăng tị nạn đông như đàn ong về tổ Có 5 chiếc bị đụng bể khi đáp, mảnh vỡ bay tứ tung, suýt gây tai nạn. Một chiếc rớt xuống biển.

Điều lạ trong Last days in Vietnam, vào thời máy quay phim còn rất hiếm, không rõ bằng cách nào bộ phim đã có được hình ảnh chuyến đi đầy kịch tính của gia đình Thiếu tá phi công Nguyễn văn Ba, khi ông lái chiếc trực thăng khổng lồ CH-47 đáp xuống sân vận động gần nhà, đón vợ và ba con nhỏ và bay đến USS Kirk. Trực thăng quá lớn, dài hơn 30 mét và nặng trên 10 tấn, nếu đáp xuống, có thể gây tai nạn, hoặc làm đắm tầu. Ông Ba đã tài tình cho máy bay quần rất thấp, hai con và vợ với con gái út 1 tuổi lần lượt nhảy xuống, để những bàn tay thủy thủ đỡ lấy. Riêng ông Ba, đã điều khiển cho trực thăng nghiêng về một phía, tạo thế cho cỗ máy trị giá trên 30 triệu đô la “chỏng gọng” trên mặt biển, cùng lúc phóng ra từ phía kia, lặn xuống để tránh những mảnh vỡ khi máy bay chạm nước. Mọi người hồi hộp căng thẳng chờ đợi, rồi reo hò mừng vui thấy đầu ông nhô lên khỏi mặt nước. Không phải chỉ có mình Thiếu tá Ba và vợ con ông là những người liều lĩnh. Những ai tự nguyện đứng dưới bụng chiếc trực thăng nặng hơn 20 ngàn lbs để đỡ người nhảy xuống cũng là những người can đảm cùng mình; chỉ một sơ sẩy nhỏ cũng toi mạng.

5- Đi bằng tầu buôn vào sáng 30 tháng 4, như Việt Nam Thương Tín, Trường Xuân, xà lan, và nhiều tầu nhỏ khác. Ngả di tản này cũng đầy hiểm nguy gian khổ. Chính trên boong tầu Việt Nam Thương Tín, nhà văn nhà báo Chu Tử đã thiệt mạng vào trưa 30-4 vì mảnh đạn pháo kích của cộng sản bắn đuổi theo người ra đi, trước cửa sông Lòng Tảo, ngang Vũng Tầu. Tầu Trường Xuân chở tới 4 ngàn người, vớt từ nhiều thuyền nhỏ, thiếu thốn đủ thứ, gian nan tới được Hồng Kông.

Còn một cuộc ra đi nữa bằng tầu, từ Cần Thơ, ít người biết tới. Khi được phỏng vấn về cuốn phim Last days in Vietnam, Rory Kennedy cho biết đã có đầy đủ tài liệu về chuyến đi này, nhưng sợ quá rườm rà, đã loại khỏi bộ phim. Ông lãnh sự Hoa Kỳ tại Cần Thơ, khi được lệnh sử dụng 2 trực thăng để ra đi cùng những nhân viên người Mỹ, đã không đành lòng bỏ lại các nhân viên người Việt và thân nhân của họ, sợ họ sẽ bị cộng sản bách hại. Vì tình người, hành động theo lương tâm, ông bỏ trực thăng, dùng tiền của mình mua 2 chiếc tầu, chở tất cả 450 người rời lãnh sự quán theo sông ra biển. Hành trình cũng đầy gian nan, vừa bị bắn, vừa bị phía Hải quân VNCH cản trở. Cuối cùng cũng ra tới biển.

Cuốn phim Last days in Vietnam chỉ chú trọng nhiều tới cảnh ra đi từ tòa đại sứ, không có cảnh tới Hạm đội 7; một phần cảnh tới USS Kirk, và ít hơn về quang cảnh trên hạm đội Việt Nam. Hoàn toàn vắng bóng cuộc ra đi theo các ngả 1 và 5. Ấy là chưa kể cuộc di tản của Không quân VNCH, trước đó các phi công đã được lệnh lái một số phi cơ chiến đấu qua Thái Lan.

Người khổng lồ chậm chạp

Vì tình hình biến chuyển quá nhanh, sau khi phi trường Tân Sân Nhứt bị pháo kích vào đêm 28 rạng sáng 29, phá hư một số máy bay, đường băng, và 2 TQLC Mỹ thiệt mạng tại khu vực DAO, chỉ còn kế hoạch cuối cùng được thi hành: Di chuyển bằng trực thăng từ tòa đại sứ ra Hạm đội 7.

Mật hiệu tập trung để ra đi bằng mẩu tin “thời tiết Sài Gòn nóng 105 độ F và đang tăng”, tiếp theo là bài White Christmas được phát đi trên đài radio quân đội Mỹ vào khoảng hơn 10 giờ sáng 29-4. Những ai đợi lúc đó mới rời nhà coi như quá trễ. Trước tòa đại sứ đã đông nghẹt, khó chen chân vào.

Theo nhân chứng Jim Kean, sĩ quan chỉ huy Đại đội C TQLC có nhiệm vụ canh giữ tòa đại sứ, số đông lúc đó khoảng 10 ngàn người.

Thi hành một công tác lớn, dù là cỡ chiến dịch, thường chỉ do một bộ chỉ huy ra lệnh. Kế hoạch của Mỹ rút khỏi VNCH vào ngày cuối cùng liên hệ tới nhiều cơ quan, nhiều cấp chỉ huy khác nhau, ở rải rác trên nửa địa cầu, trải rộng 12 múi giờ. Vì thế, đã gặp nhiều trục trặc và chậm trễ đáng tiếc.

Tổng thống Ford và ngoại trưởng Kissinger trực tiếp theo dõi, và ra chỉ thị từ Bạch ốc. Đón người là Hạm đội 7, chỉ huy từ soái hạm Blue Ridge, dưới quyền Bộ tư lệnh Thái bình dương ở Hawaii. Phương tiện di chuyển và nhân sự thi hành thuộc Sư đoàn TQLC, chỉ huy từ chiến hạm Okinawa. Người chỉ huy tại hiện trường Sài Gòn là đại sứ Martin.

Sau khi tự mình tới Tân Sơn Nhứt quan sát những thiệt hại do cộng sản pháo kích gây ra vào hồi sáng sớm, đại sứ Martin đồng ý di tản theo kế hoạch cuối cùng bằng 75 trực thăng của TQLC, chở người từ tòa đại sứ ra thẳng Hạm đội 7. Một số người không thể vào được tòa đại sứ đã được bốc từ các địa điểm khác bằng trực thăng nhỏ, đưa vào khu DAO ở Tân Sơn Nhứt, lên trực thăng lớn ra Hạm đội 7. Bức hình nổi tiếng thế giới, chụp những người nối đuôi nhau trên cầu thang dẫn lên trực thăng mà nhiều người vẫn tưởng là đậu trên nóc tòa đại sứ. Thật ra, đó là tòa nhà ở số 22 đường Gia Long, bên dưới là trụ sở USAID, tầng trên cùng do CIA sử dụng.

Kế hoạch “Frequent Wind” được chính thức loan báo bắt đầu vào lúc 10:51 sáng 29-4. Nhưng vì các cấp chỉ huy mỗi thành phần trách nhiệm phải liên lạc, thảo thuận và xác nhận với nhau, rồi cấp thừa hành phải đợi lệnh từ cấp chỉ huy trực tiếp của mình. Kết quả là mãi tới 12:15 PM kế hoạch mới được lệnh thi hành.

Nhưng vẫn còn điều cần làm sáng tỏ, ví dụ, giờ nào là giờ chính thức; giờ GMT, giờ Washington, giờ Hawaii, giờ Okinawa, hay giờ Sài Gòn? Rồi vì quá nhiều thông tin viễn liên được gửi qua gửi lại giữa các cấp chỉ huy, hệ thống truyền tin bị quá tải, trục trặc. Cuối cùng, đến 3 giờ chiều, kế hoạch mới thực sự bắt đầu. Chiếc CH-53 đầu tiên bốc người từ tòa đại sứ đáp xuống tầu Blue Ridge vào lúc 3:40. Nếu không có những trục trặc chậm trễ này, khoảng thời gian phí phạm từ gần 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, đã giúp được hàng ngàn người đi thoát.

Tự mình làm con tin

Qua lời phát biểu của các viên chức xuất hiện trong Last days in Vietnam, cũng như theo quan điểm của một số bài điểm phim, đại sứ Martin là một người thiển cận, không biết rõ tình hình, và cứng đầu. Mãi đến những ngày cuối cùng, ông vẫn không chịu thừa nhận tình trạng tuyệt vọng của VNCH, không chính thức cho thi hành cuộc triệt thoái khỏi Việt Nam. Và cho đến ngày chót, ông vẫn cưỡng lại lệnh ra đi, cố ở lại cho đến lúc không thể trì hoãn thêm.

Người viết bài này nghĩ rằng đại sứ Martin là một người có tinh thần trách nhiệm cao, sáng suốt, và rất nặng tình với người Việt Nam.

Mọi người thừa biết, không có võ khí của Nga, Tầu, miền Bắc không thể đánh miền Nam, và không có sự giúp đỡ của Mỹ, miền Nam không thể ngăn được bước tiến của miền Bắc. Ngay cả những nước mạnh hơn, và trong thời bình, như Tây Đức và Nam Hàn, mỗi nơi cũng cần tới mấy chục ngàn quân Mỹ đồn trú thường trực, để đối phó với Cộng quân khi cần. Cho nên, giây phút Mỹ chính thức cuốn gói rời Sài Gòn, là tín hiệu toàn miền Nam rơi vào tay cộng sản. Xã hội sẽ náo loạn, ngay cả người Mỹ cũng khó rút đi an toàn. Đợi cho đến sáng 29, sau khi có điện văn chính thức của tân Thủ tướng Vũ văn Mẫu, yêu cầu Mỹ rút trong vòng 24 giờ, đại sứ Martin mới chính thức thi hành kế hoạch di tản. Như vậy, trên danh nghĩa, Mỹ ra đi vì bị đuổi, không phải tự ý bỏ đi.

Sau này, qua một cuộc phỏng vấn, được hỏi tại sao đuổi Mỹ trong tình trạng nguy ngập như thế, ông Mẫu cho biết đã làm theo yêu cầu của đại sứ Martin.

Chiều 29-4, tòa đại sứ có hai bãi đáp dành cho hai loại trực thăng CH-46 trên nóc nhà, và CH-53 dưới sân đậu xe, sau khi đã đốn một cây me lớn. Washington chỉ thị đại sứ Martin ra đi sớm, và người Mỹ đi ưu tiên. Ông Martin không chống lại lệnh thượng cấp, nhưng chần chừ không chịu đi. Đồng thời, qui định người đi trên mỗi chuyến bay theo tỉ lệ khoảng 10 người có 1 người Mỹ. Ngoài ra, một số nhân viên tòa đại sứ Nam Hàn, đã vào được tòa đại sứ Mỹ, luôn yêu cầu được ưu tiên ra đi, nhưng chỉ được đối xử như mọi người.

Phi công định ngừng cầu không vận khi trời tối. Tòa đại sứ yêu cầu tiếp tục, cam kết có đủ ánh sáng, bằng cách gom một số xe hơi lại, cùng chạy máy, mở đèn pha chiếu thẳng vào bãi đáp. Hơn 9 giờ rưỡi tối, có lệnh từ Hạm đội 7 chấm dứt kế hoạch vào lúc 11 giờ. Ông đại sứ vẫn yêu cầu tiếp tục. Khoảng nửa đêm, lại có lệnh chỉ còn 20 chuyến bay nữa, trong khi vẫn còn 850 người chờ được bốc, chưa kể 225 quân nhân TQLC. Bên ngoài, vẫn còn hàng chục ngàn người.

Khoảng 4 giờ sáng 30 tháng 4, Đại úy phi công Gerald L. “Gerry” Berry, được lệnh đáp chiếc CH-46 trên nóc tòa đại sứ, và phải đợi đến khi đại sứ Martin lên máy bay, mới được cất cánh. Ông Martin vĩnh biệt nhiệm sở lúc 4:58 phút sáng. Sau ông, chỉ còn những chuyến bay chở TQLC ra đi. Ông Martin đã tự biến mình thành con tin, để Bạch ốc không thể ngừng sớm cuộc di tản. Tuy nhiên, ông đã không thành công hoàn toàn; số người kẹt lại trong khuôn viên tòa đại sứ khoảng trên dưới 400.

Tư lệnh Hạm đội 7, Phó đô đốc George Steele, cũng có cùng quan điểm:

“Một điều không được biết nhiều là đại sứ Martin tìm cách mang đi một số lớn người Việt từ tòa đại sứ. Nó có vẻ như một con số bất tận, và người cùng máy móc của chúng tôi bắt đầu thấm mệt… Tôi không muốn cho lệnh bắt ông. Nhân vật số 3 của đại sứ quán đáp xuống Blue Ridge xác nhận báo cáo rằng đại sứ bệnh và kiệt sức. Qua lòng thành đối với các đồng nghiệp Việt Nam của chúng ta, ông đã cố gắng giữ cho cuộc di tản kéo dài bất tận, và theo quan điểm của tôi, ráng giữ cho nó tiếp tục bằng cách tự mình không ra đi”

Phép lạ bị lãng quên

Trong một bài phổ biến trên RFA sau khi xem Last days in Vietnam, tổng biên tập của đài này là nhà báo lão thành Dan Southerland viết:

Cuốn phim cũng kể câu chuyện về Richard Armitage, khi đó 30 tuổi, sĩ quan cố vấn của Hải quân Việt Nam, về sau đảm nhiệm những chức vụ cao cấp trong Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời các Tổng thống Reagan và Bush.

Armitage làm việc chặt chẽ với hạm trưởng tàu Kirk cùng các sĩ quan Hải quân khác để đưa 30 chiếc tàu của Hải quân Việt Nam cùng với mấy chục tàu đánh cá và tàu vận tải đầy người tị nạn trốn chạy khỏi Việt Nam. Đài truyền thanh quốc gia NPR của Hoa Kỳ, trong phóng sự riêng về chiến hạm USS Kirk, đã viện dẫn thống kê cho thấy có tới 30 ngàn người chen chúc nhau trên những con tàu này. Một số tàu không thể nhúc nhích được, tàu khác phải kéo đi. Nhiều chiếc khác bị vô nước. Thật là một phép lạ khi đoàn tàu ấy, với sự giúp đỡ của người Mỹ, đã vượt được cả ngàn dặm về hướng đông để đến được bờ bến Philippines an toàn.

(Nếu gọi đây là “phép lạ” thì người viết bài này, nhờ may mắn có mặt trên chiến hạm HQ 3, soái hạm của đoàn tầu Việt Nam, có thể nói rõ những ai đã làm được phép lạ này, và họ đã bị lãng quên ra sao)

Sau này, xem các bộ phim The fall of Saigon, Lucky few, và Last days in Vietnam, tôi mới được biết Đại tá Hải quân Đỗ Kiểm, là người được trao trách nhiệm tổ chức đưa toàn bộ hạm đội Việt Nam ra đi, để khỏi rơi vào tay Cộng sản. Trên HQ 3, tôi cứ đinh ninh Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh là người chỉ huy chuyến đi. Trên tầu, còn nhiều tướng lãnh cao cấp hơn, nhưng chỉ thấy tướng Minh (thủy thủ gọi là “Đô đốc Minh” – hình như trong Hải quân, ai đeo sao cũng được gọi là “đô đốc”) qua lại, đôn đốc, ra chỉ thị, hay lên tiếng trên hệ thống loa phát thanh.

Chiều 30-4-1975, 30 chiếm hạm của VNCH tập trung ở Côn Sơn, đa số chở đầy người tị nạn, chưa biết sẽ đi đâu. Được hỏi, tướng Minh nói vẫn chưa biết đi đâu. Ông thêm: “Có một sĩ quan liên lạc sắp đến từ Hạm đội 7, ông này sẽ cho biết mình đi đâu”. Với thái độ phấn khởi, tướng Minh tiết lộ thêm: “Tay này còn trẻ, rất có cảm tình với Hải quân Việt Nam, tên là Richard Armitage, biết nói tiếng Việt, có tên Việt là Trần văn Phú, vì thánh tổ Hải quân Việt Nam họ Trần, Văn là tên đệm của đa số đàn ông Việt Nam, Phú là giầu (từ tên Richard). Khi ông Armitage, thường phục, từ tầu liên lạc nhỏ leo lên HQ 3, đã được tướng Minh chào đón nồng nhiệt.

Sáng 1 tháng 5, sau khi vớt thêm một số người từ Côn Sơn, cũng như một số người xuống tầu nhỏ trở về, đoàn tầu được lệnh nhổ neo, trực chỉ Philippines.

Nhìn toàn cảnh, đoàn chiến hạm VNCH xếp hàng 3, mỗi hàng 10 chiếc, cùng di chuyển trên mặt nước yên lặng xanh như thủy tinh, giống như trong một cuộc thao diễn khổng lồ, rất ngoạn mục. Ban đêm, đoàn tầu lên đèn sáng trưng, như cả một thành phố di chuyển. Nhưng thực trạng, đó là những chiếc tầu rất cũ, Mỹ đã phế thải trước khi viện trợ cho Việt Nam tái sử dụng. Không hiểu trong tài khoản viện trợ, chúng đã được định giá ra sao. Có thể dân Mỹ vẫn tưởng tiền thuế của họ đã được dùng để mua tầu mới viện trợ cho Việt Nam.

Đoàn tầu di chuyển rất chậm, có chiếc phải ròng dây kéo đi. Có chiếc bị nước vào, phải phân chia người tị nạn sang các tầu khác, rồi bị bắn chìm. Đi từ Côn Sơn đến Phi, bình thường, chỉ mất 2 ngày 2 đêm, đoàn tầu Việt Nam đã phải đi ròng rã trong một tuần.

Hộ tống hạm Mỹ USS Kirk đã hướng dẫn, săn sóc, tận tình giúp đỡ, tiếp tế thuốc men và thực phẩm. Nhưng hạm trưởng Jacobs, cũng như sĩ quan liên lạc Armitage, không phải là các nhà phù thủy có tài hô phong hoán vũ, “bốc” cả đoàn tầu với 30 ngàn người tị nạn đem từ Việt Nam qua Phi. Cái “phép lạ” làm được công việc này, chính là đoàn thủy thủ Hải quân VNCH.

Đại tá Đỗ Kiểm cho biết, chủ đích của kế hoạch là đem tất cả đoàn tầu ra đi, và thủy thủ cùng thân nhân đi càng nhiều càng tốt. Nhưng trước ngày đi, trong khi tướng lãnh và sĩ quan cao cấp biết trước để chuẩn bị, tổ chức cho thân nhân và bạn hữu ra đi, tất cả thủy thủ bị cấm trại 100%. Trước khi ra đi, họ chỉ được vài giờ về đón gia đình. Sợ không sửa soạn kịp, hoặc không kịp trở lại sẽ mang tội đào ngũ, nhất là chưa biết sẽ đi đâu, đa số quyết định đi luôn. Hôm sau tại Côn Sơn, sau khi biết lệnh đầu hàng, một số đã xuống tầu nhỏ trở về.

Những thủy thủ còn gắn bó với tầu, trên nguyên tắc, vì quân ngũ không còn tồn tại, họ không còn bổn phận phục vụ và tuân lệnh cấp trên. Không ai còn quyền ra lệnh, sai bảo họ nữa. Họ, đương nhiên biến thành người tị nạn, như bất cứ ai khác, muốn làm thì làm, không muốn thì thôi. Cũng chẳng còn chính quyền để trả lương cho họ. Tập thể thủy thủ này đã làm việc trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, cả về tinh thần và vật chất. Về tinh thần, trong khi cấp trên của họ, và cả những người ngoài không quen biết mà họ đang phục vụ, đem được gia đình, bạn hữu đi theo, riêng họ, nặng trĩu lo âu, không biết gia đình ra sao. Điều kiện làm việc của họ khó khăn hơn, chật chội hơn, thiếu thốn hơn, vất vả hơn, vì phải làm thay cho những người vắng mặt, và giúp đỡ hàng ngàn người tị nạn. Từ người lái tầu tới thợ máy vẫn phải giữ cho mọi việc hoạt động đều đặn. Riêng phần việc nhà bếp gia tăng gấp bội, vừa phải phục vụ các thượng khách và gia đình, vừa phải cung cấp cơm cháo cho đồng bào tị nạn. Trong tình trạng như vậy, các thủy thủ vẫn cố gắng chịu đựng, làm việc trong kỷ luật, trật tự, và tinh thần trách nhiệm, đưa đoàn tầu và người tị nạn tới bến.

Thật ra, chẳng có phép lạ nào hết. Đó chỉ là thành tích đáng kính phục của các thủy thủ Hải quân VNCH, những đơn vị cuối cùng trong quân lực vẫn còn hoạt động theo đội ngũ, một tuần sau lệnh đầu hàng, để phục vụ đồng bào. Trong gần 40 năm qua, đã có những cuộc gặp gỡ của đông đảo người tị nạn, để cảm ơn Hạm đội 7, cảm ơn USS Kirk, nhưng chẳng thấy ai nhắc đến, ghi ơn, hay vinh danh những người lính Hải quân Việt Nam đã tạo thành tích được coi như “phép lạ”

***

Trong một bài đăng trên New York Times ngày 4-9-2014, nhà điểm phim A.O. Scott viết rằng: “Bây giờ, thời gian đã qua lâu, liên lạc Mỹ Việt đã bình thường, sẽ là điều tốt nếu được nghe tiếng nói của một vài người từ phía bên kia, để được biết những người lính đã suy nghĩ như thế nào khi họ vào Sài Gòn lúc người Mỹ ra đi”

Nhà điểm phim này chắc chưa có cơ hội xem The fall of Saigon ra đời cách đây 20 năm. Lúc ấy, Mỹ Việt vừa tái lập bang giao, và hai người phía bên kia đã có cơ hội lên tiếng trong phim, là Trần văn Trà và viên sĩ quan cấp tá chỉ huy đoàn quân tiến vào Sài Gòn. Không cần nhớ rằng chỉ 2 năm trước 1975, phía bên kia đã ký vào hiệp định hòa bình Paris, qui định nhân dân miền Nam sẽ định đoạt tương lai của mình.

Tướng Trà nói rằng: “Mong đợi thương thuyết vào phút chót chỉ là ước mơ tuyệt vọng của những kẻ biết mình thua cuộc, chúng tôi đã dứt khoát đạt chiến thắng bằng quân sự”

Còn viên sĩ quan cấp tá, đề cập việc binh sĩ VNCH cởi bỏ quân phục sau lệnh đầu hàng, nói: “Họ phải làm như vậy, vì biết rằng, đối với những người đã cầm súng bắn vào quân đội nhân dân, thế nào chúng tôi cũng phải tiêu diệt”

Cho nên, trong Last days in Vietnam, không có tiếng nói của phía bên kia lại là điều hay. Nếu không, nó sẽ làm hư cả cuốn phim, như để một vài con ruồi đáp vào tô phở ngon.

Last days in Vietnam, như đã trình bầy, tuy khá hơn 2 bộ phim tài liệu trước có cùng nội dung, nhưng cũng chỉ mới trình bầy được một phần, chừng 30%, về toàn cảnh những gì xẩy ra trong mấy ngày cuối tháng 4 cách đây 40 năm.

Tuy vậy, đối với nhiều người gốc Việt, bộ phim này cũng đáng giữ làm kỷ niệm, và cho con cháu coi, để chúng biết được một phần, ông bà cha mẹ chúng đã ra đi trong hoàn cảnh như thế nào. Chẳng biết 10 năm sau, trong dịp kỷ niệm 50 năm, có còn phim nào, với thêm hình ảnh mới nữa không?

Có một cảnh vào ngày cuối ở Sài Gòn, chưa ai có được, và có lẽ chẳng ai có, đã đươc Larry Berman kể trong Perfect spy. Đó là cảnh diễn ra chiều 29 tháng 4: Sau hai lần đến trước tòa đại sứ Mỹ mà không vào được, theo chỉ dẫn của Dan Southerland, ký giả của báo Christian Science Monitor, “Điệp viên hoàn hảo” của Hà Nội là Phạm Xuân Ẩn chở bác sĩ Trần Kim Tuyến, vốn được coi là “trùm mật vụ” của Đệ Nhất Cộng Hòa, tới trụ sở CIA ở 22 Gia Long. Ông Tuyến đến đúng lúc cánh cổng đang hạ xuống, và chuyến trực thăng chót đang sửa soạn cất cánh Được Ẩn đẩy vào, ông Tuyến chạy vội lên nóc nhà. Một cánh tay từ trực thăng đưa ra kéo bổng ông lên. Đó là tay tướng Trần văn Đôn, thành viên nhóm đảo chánh, đã từng hạ lệnh bắt và đầy ông Tuyến ra Côn đảo.

Anh chị Thụ & Mai gởi

TỈ PHÚ MỸ GIÁU NHẤT THẾ GIỚI XÀI TIỀN NHƯNG THẾ NÀO?

 CÔ GÁI NẦY LÀ AI?

Jennifer Katherine Gates!! Con gáí của Bill Gates, người giàu nhất hành tinh

Rất khâm phục con gái của người giàu nhất Thế giới!

Thật giản dị, đẹp, phúc hậu và dễ thương vô cùng …. phải không?

TỈ PHÚ MỸ GIÁU NHẤT THẾ GIỚI XÀI TIỀN NHƯNG THẾ NÀO?

Là vợ của Bill Gates, người đàn ông giàu nhất hành tinh nhưng Melinda không mấy quan tâm đến những cửa hàng thời trang sang trọng, những loại mỹ phẩm đắt tiền hay những tác phẩm nghệ thuật danh giá. Thay vào đó, suốt ngày bà chúi mũi vào những chuyện đại loại như… chu trình sống của con muỗi.

Ngay sau khi cưới nhau, vợ chồng Bill Gates bắt đầu làm từ thiện nhưng làm một cách dè dặt, trong đó có lần tặng máy vi tính xách tay cho các ngôi làng ở khu vực cận Sahara (Phi châu). Nhưng rồi hai người nhận ra người dân lục địa đen cần thức ăn để no bụng và thuốc men để chống lại cái chết hơn là phần mềm Windows xa xỉ. 

Thế là họ tậu bao nhiêu là sách về các bệnh lây lan vì ký sinh trùng, về hệ miễn dịch, về cách phòng bệnh… “Bạn không thể nói về chuyện tài trợ cho thuốc chống sốt rét nếu như bạn không hiểu rõ chu trình sống của con muỗi. Làm từ thiện không chỉ đơn giản là ký séc chi tiền”, Melinda nói. “Tại sao lại phải nhọc công đến thế? ” Melinda có thể tận hưởng một cuộc sống trong nhung lụa, dành thời gian chăm sóc con cái.

“Khi cưới nhau, tôi và Bill định khi về già sẽ chia sẻ tiền bạc với người khác… Lần đầu tiên chúng tôi đến châu Phi là nhân một chuyến đi săn năm 1993. Chúng tôi không thể nào tận hưởng thiên nhiên hoang dã vì cảnh tượng mọi người đi chân đất, phụ nữ phải vừa bế con vừa xách nước đi hàng cây số và bởi lời mời từ một bộ lạc về việc dự buổi lễ cắt âm vật phụ nữ.

Sau đó về nhà, chúng tôi tìm đọc Báo cáo về phát triển thế giới năm 1993 và không khỏi giật mình. Trẻ con đang chết hàng loạt chỉ vì căn bệnh tiêu chảy và những loại bệnh cơ bản mà trẻ con ở nước chúng tôi đã được tiêm vắc-xin. Chúng tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm tìm hiểu sự thật và càng tìm hiểu, chúng tôi càng thấy không thể chờ vì bệnh tật không đợi chúng tôi. Tôi đi vòng quanh thế giới để xem điều gì đang xảy ra. Nỗi sợ hãi khi quay về quá khủng khiếp đến độ tôi không dám hy vọng. Nhưng rồi bạn thấy đó, kinh tế đang thay da đổi thịt ở các nước phát triển và tự nó cải thiện mọi chuyện. Điều đó đã vực Bill và tôi dậy”. “Chúng ta có xem rẻ mạng sống của người Phi châu hơn mạng sống của chúng ta không? Bill và tôi cho rằng không có sinh linh nào mang giá trị hơn hay kém so với sinh linh khác. Chính sự công bằng này là lý do để quỹ từ thiện của chúng tôi hoạt động”.

Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates (BMGF) bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ vào năm 1997 rồi chính thức khai trương vào năm 2000. Vợ chồng Gates đã cam kết sẽ trao tặng hết 95% tài sản khổng lồ của mình (hiện ước tính khoảng 46 tỉ USD). Vắc-xin và tạo hệ miễn dịch cho trẻ em là mục tiêu chính của quỹ. Đến nay BMGF đã chi tổng cộng 28,8 tỉ USD. Hồi đầu năm, BMGF đã tặng cho Liên minh Vắc-xin và miễn dịch toàn cầu (Gavi) 750 triệu USD – một trong những món quà cá nhân lớn nhất lịch sử. Những lần tài trợ trước đó của vợ chồng Bill Gates đã giúp tiêm phòng viêm gan siêu vi B cho 43 triệu trẻ em, giúp giảm 39% tỷ lệ trẻ em bị sởi…

Ngoài ra, BMGF còn chi mạnh cho các dự án khoa học nghiên cứu vắc-xin và thuốc men, trong đó phải kể đến chương trình trị giá 35 triệu USD để thử nghiệm vắc-xin chống sốt rét ở Zambia. Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên vì ông bà Gates không dành phần lớn tài sản của mình để lại cho con cái. Hiện họ đang có 3 đứa con nhỏ nhưng Melinda không tỏ ra lo lắng: “Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy, mà phải đợi đến những dịp như sinh nhật mới được tặng hay đợi cho đến khi chúng tự để dành đủ tiền”.

Hiệp hội Bill & Melinda Gates đã chi bao nhiêu cho ai? Tính đến đầu năm 2005, tỷ phú này đã cam kết số tiền 28 tỷ USD cho nhiều dự án cứu tế, từ thiện, y tế và giáo dục. Tức ông đã đem cho không đến 38% tổng tài sản của mình. 12,5 tỷ USD là tổng số tiền mà tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates đã chi cho các công cuộc từ thiện cứu tế và giáo dục thông qua hiệp hội mang họ tên mình thành lập vào năm 2000. Chúng được chia ra như sau:

– Sức khoẻ: 5,4 tỷ USD (gồm chi An lược sức khoẻ toàn cầu.)

– 2,3 tỷ USD nghiên cứu trị HIV/AIDS,

– Bệnh lao và y tế sinh sản 1,5 tỷ USD;

– Các bệnh lây lan khác 1,1 tỷ USD;

– Nghiên cứu phát triển công nghệ y tế toàn cầu, 0,4 tỷ USD;

– Nghiên cứu y tế, chiến dịch y tế toàn cầu… 0,1 tỷ USD) 
– Giáo dục: 2,4 tỷ USD
– Chương trình xây dựng thư viện toàn cầu: 0,3 tỷ USD. 
– Những dự án đặc biệt khác: 0,6 tỷ USD. 
– Các chương trình từ thiện ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương: 0,6 tỷ USD.

– Quỹ Thiếu Niên Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc: 1,2 tỷ USD.
– Quỹ hoạt động Tổ chức Liên Hiêp Quốc: 1 tỷ USD.
– Quỹ Tổ chức Y Tế Thế Giới: 1 tỷ USD.

Anh chị Thụ & Mai gởi

Thư Einstein gửi con gái: Tình yêu có thể hàn gắn thế giới

Thư Einstein gửi con gái: Tình yêu có thể hàn gắn thế giới

Hữu Bằng

Einstein, tác giả của công thức năng lượng huyền thoại: E=mc2,từng thừa nhận mình vẫn chưa thể hiểu nổi một thứ năng lượng khác thậm chí còn bí ẩn hơn. Trong bức thư gửi cô con gái yêu Lieserl, nhà bác học vĩ đại đã mô tả rất kỹ về nó.

Người ta nói, cái tên “Einstein” đồng nghĩa với từ “thiên tài”. Quả vậy, Albert Einstein và thuyết tương đối chính là một trong hai cột trụ của vật lý hiện đại. Thuyết tương đối rộng trở thành nền tảng cho rất nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại.

Nhưng Einstein không chỉ là một cỗ máy tư duy đơn thuần. Hơn hết, ông là một con người đúng nghĩa, đầy xúc cảm và đức tin. Một nhà nghiên cứu đã viết về ông như thế này: “Ông hầu như không có bản chất phức tạp và sự trần tục… Luôn luôn ở trong ông là sự thuần khiết tuyệt vời lúc như đứa trẻ, lúc thì uyên thâm bướng bỉnh”. Cả cuộc đời mình, Einstein đã xuất bản hàng trăm đầu sách, bài báo, nghiên cứu khoa học. Nhưng ông cũng không hề phủ nhận đức tin của mình với tín ngưỡng, tinh thần, về Chúa.

Bởi tin vào Chúa nên ông rất tin vào tình yêu, sự bao dung. Trong bức thư gửi cho cô con gái Lieserl của mình, Einstein khẳng định:: “Tình yêu chính là Chúa và Chúa cũng chính là tình yêu”. Trong suốt những năm tháng cuộc đời, ông đã gửi cho con mình 1400 bức thư. 20 năm sau khi Einstein qua đời, những dòng ấy đã được công bố rộng rãi. Dưới đây, xin được gửi tới quý độc giả một trong số những lá thư như vậy. 

Thư gửi cho cô con gái Lieserl

“Khi cha giới thiệu về thuyết tương đối, có rất ít người hiểu được cha. Cha hiểu thứ mà cha giới thiệu sẽ gây khó hiểu với thế giới hiện tại. Hãy lưu giữ bức thư này càng lâu càng tốt và chỉ đưa nó ra khi xã hội đủ phát triển để hiểu và chấp nhận những gì cha nói dưới đây. Đây là một trong những năng lượng mạnh mẽ nhất trên thế giới, mạnh tới nỗi mà khoa học chẳng thể chứng minh nổi.

Loại năng lượng này xuất hiện ở khắp mọi nơi, ảnh hưởng tới tất cả mọi người và thậm chí xuất hiện đằng sau những hiện tượng không thể lý giải nổi trên Trái Đất.

Năng lượng này chính là tình yêu. Khi các nhà khoa học nghiên cứu và vũ trụ, họ đã quên mất loại năng lượng không thể nhìn thấy này.

Tình yêu là ánh sáng, nó soi sáng những người cho đi và nhận về. Tình yêu là trọng lực, bởi vì nó khiến người ta xích lại gần nhau hơn.

Tình yêu là sức mạnh, bởi nó tổng hợp tất cả những thứ tốt nhất mà chúng ta có, cho phép con người không đắm chìm trong sự ích kỷ mù quáng. Tình yêu gợi mở mọi vấn đề.

Vì tình yêu mà chúng ta sống, rồi chết. Tình yêu chính là Chúa và Chúa cũng chính là tình yêu.

Năng lượng đặc biệt này giải thích tất cả mọi điều và gieo ý nghĩa vào cuộc sống. Chúng ta đã bỏ mặc nó quá lâu, có thể vì chúng ta sợ phải yêu thương bởi nó là năng lượng duy nhất trên đời con người không điều chỉnh được.

Để nhìn thấy được tình yêu, cha đã thay đổi một chút trong công thức của mình. Thay vì E=mc2, chúng ta chấp nhận rằng năng lượng để phục hồi thế giới có thể thu được qua chỉ số tình yêu nhân với tốc độ ánh sáng. Có thể thấy rằng chẳng có đáp số đúng vì tình yêu không có giới hạn.

Nếu chúng ta muốn giống loài của mình tồn tại, chúng ta phải hiểu ý nghĩa của cuộc sống. Nếu chúng ta muốn cứu Trái Đất cùng tất cả những sinh vật tồn tại trên đó, tình yêu là thứ duy nhất, đáp án chính xác nhất của vấn đề. Có thể chúng ta chưa sẵn sàng để tạo ra những quả bom tình yêu và thả nó đi khắp thế giới hay một thiết bị đủ mạnh để có thể huỷ diệt sự hận thù, ích kỹ hay lòng tham đang tàn phá thế giới.

Thế nhưng, mỗi người đang mang trong mình một cỗ máy mạnh nhất thế gian, một cỗ máy tình yêu chỉ chờ để được sử dụng. Chúng ta học cách cho đi và nhận lại thứ năng lượng diệu kỳ này.

Lieserl thân mến, tình yêu sẽ vượt lên tất cả, nó có thể trung hoà mọi thứ vì tình yêu là tinh hoa của cuộc sống này.

Cha rất hối hận vì đã không thể mô tả hết những gì trong trái tim mình, thứ luôn yếu ớt đập trong suốt cuộc đời cha. Có lẽ đã quá muộn để xin lỗi, thế nhưng thời gian chỉ có tính tương đối, cha cần nói với con rằng cha yêu con và cám ơn con, cha đã tìm thấy câu trả lời chính xác nhất!

Cha, Albert Einstein”.

Tình yêu có thể hàn gắn thế giới

Trong một bài hát nổi tiếng của mình có tên “Heal the world”, Michael Jackson đã hát lên những ca từ rất đẹp, rất nhân văn thế này: “Heal the world. Make it a better place. For you and for me. And the entire human race” (Tạm dịch: Hãy hàn gắn lại thế giới và biến nó trở thành nơi chốn tươi đẹp hơn cho bạn, cho tôi, cho toàn bộ nhân loại này).

Bản thân Einstein vốn là một nhà khoa học, tin theo những định luật vật lý hết sức thực tại nhưng cũng đã nhận ra tình yêu thương là một loại lực không thể lý giải. Ông có thể chứng minh những lý thuyết, định lý, những con số, công thức nhưng không thể nào giải nghĩa được tình yêu. Vì thế ông đã viết: “Cha hiểu thứ mà cha giới thiệu sẽ gây khó hiểu với thế giới hiện tại. Hãy lưu giữ bức thư này càng lâu càng tốt và chỉ đưa nó ra khi xã hội đủ phát triển để hiểu và chấp nhận những gì cha nói dưới đây”.

Einstein đã gọi tình yêu là một loại “lực”, đồng nghĩa với việc ông coi nó như một dạng tồn tại vật chất. Và nếu điều đó là thật thì tất cả các quan niệm cũ của khoa học đều sẽ bị đảo ngược. Khoa học và các thuyết vô thần lâu nay vẫn quan niệm vật chất và tinh thần là hai yếu tố phân biệt rõ ràng, có tính chất trái ngược nhau và vật chất quyết định tinh thần, ý thức. Tuy nhiên rất nhiều người đã nhận thấy rằng tinh thần thực sự có thể ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ đến vật chất. Trong mỗi sự vật, hiện tượng, tinh thần và vật chất là cùng tồn tại đồng thời.

Tình yêu thương, khi đạt đến một mức độ đủ lớn thực sự sẽ tạo thành một loại vật chất ước chế con người. Chính Einstein đã nhận rằng: “Để nhìn thấy được tình yêu, cha đã thay đổi một chút trong công thức của mình. Thay vì E=mc2, chúng ta chấp nhận rằng năng lượng để phục hồi thế giới có thể thu được qua chỉ số tình yêu nhân với tốc độ ánh sáng”.

Chúa Jesus từng răn dạy các con chiên của mình: “Nhưng các con hãy yêu kẻ thù mình, hãy làm ơn, và hãy cho mượn mà đừng mong trả lại”. Còn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng luôn dạy phải hành thiên, tích đức, từ bi với tất cả chúng sinh.

Khổng Tử bàn rằng: Nơi ở có những người nhân ái là tốt nhất. Nếu chọn ở nơi không có người nhân ái thì làm sao có thể nói đó là bậc trí giả?”. Còn Mặc Tử (một triết gia thời Chiến Quốc) thì chủ trương “kiêm ái” (nghĩa là yêu thương tất cả mọi người), đồng thời cực lực phản đối chiến tranh, bạo lực.

Xem thế đủ biết người xưa đều nhận thức được rằng: Chỉ có yêu thương mới có thể hàn gắn thế giới, thấu hiểu lòng người. Chỉ có yêu thương mới khiến con người thực sự cập bến miền hạnh phúc.

Hữu Bằng

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

HÀ TĨNH DÙNG NGÀNH GIÁO DỤC LỪA ĐẢO GIẾT DÂN

From facebook:Hoa Kim Ngo shared JB Nguyễn Hữu Vinh‘s post.
 

JB Nguyễn Hữu Vinh : HÀ TĨNH: LỪA ĐẢO GIẾT DÂN

Theo nhiều người dân Hà Tĩnh cho biết:

Cấp ủy các huyện Thạch Hà và Tp đã ra chỉ thị: Tất cả giáo viên và học sinh phải tham gia tắm biển và ăn cá biển làm mẫu cho người dân vào các chủ nhật nhất là ngày 30/4 và 1/5. Họ mặc dân chết dần trong vũng chất độc của Formosa.

Nhà trường và công đoàn sẽ hỗ trợ xe hoặc tiền ăn với mục đích là lừa bằng được dân ăn cá và tắm biển.

Trong khi cho đến giờ này chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm xác định cho dân là biển ở đâu sạch và cá nào ăn được.

Thiết nghĩ ngành giáo dục là ngành cần sự khoa học và trung thực lại ngu xuẩn làm việc này vì lý đó gì?
Cũng có nhiều thông tin là nhiều bộ đội, công an ra chợ mua cá làm mẫu cho dân mua về ăn.

Nhưng hẳn nhiên là gia định họ không ăn.

Khắp nơi đang căng băng rôn kêu gọi lừa đảo người dân Hà Tĩnh công khai.
Kết: MỘT SỰ KHỐN NẠN TẦY TRỜI.

 
Image may contain: sky, tree and outdoor
Image may contain: text
No automatic alt text available.
No automatic alt text available.
No automatic alt text available.
+3
JB Nguyễn Hữu Vinh added 7 new photos.Follow

 

NÓNG:
HÀ TĨNH DÙNG NGÀNH GIÁO DỤC LỪA ĐẢO GIẾT DÂN

Trong khi cho đến giờ này chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm xác định cho dân là biển ở đâu sạch và cá nào ăn được. Quan chức Hà tĩnh xúi dân án cá và tắm biển Vũng Áng rồi lặn “không sủi tăm” từ năm ngoái.

Việc người dân ăn phải cá nhiễm kim loại nặng là hết sức nguy hiểm cho sức khỏe và nòi giống.

Theo nhiều người dân Hà Tĩnh cho biết:
Cấp ủy các huyện Thạch Hà và Tp đã ra chỉ thị: Tất cả giáo viên và học sinh phải tham gia tắm biển và ăn cá biển làm mẫu cho người dân vào các chủ nhật nhất là ngày 30/4 và 1/5. Họ mặc dân chết dần trong vũng chất độc của Formosa.

Ngành giáo dục Huyện Thạch Hà đã công phu lập danh sách phân công các trường phải vào ăn ở các nhà hàng cụ thể kèm số điện thoại…

Nhà trường và công đoàn sẽ hỗ trợ xe hoặc tiền ăn với mục đích là lừa bằng được dân ăn cá và tắm biển.

Nhiều người là giáo viên, học sinh và phụ huynh không đồng ý đi lừa đảo thì được cho biết “Đây là nhiệm vị chính trị”.

Thiết nghĩ ngành giáo dục là ngành cần sự khoa học và trung thực lại ngu xuẩn làm việc này vì lý đó gì?

Cũng có nhiều thông tin là nhiều bộ đội, công an ra chợ mua cá làm mẫu cho dân mua về ăn.

Nhưng hẳn nhiên là gia đình họ không ăn.

Khắp nơi đang căng băng rôn kêu gọi lừa đảo người dân Hà Tĩnh công khai.

Kết: MỘT SỰ KHỐN NẠN TẦY TRỜI.

Cần chia sẻ điều này cho mọi người dân hiểu.

VTV 1 vẫn dùng chiêu trò dối trá, bỉ ổi

From facebook:  Hoa Kim Ngo‘s post.
 
Image may contain: one or more people, people standing, suit and indoor

Hoa Kim Ngo

 VTV 1 vẫn dùng chiêu trò dối trá, bỉ ổi. Chúng đưa hình ảnh cuộc họp tại huyện Mỹ Đức ngày 20- 4 nói là hôm nay. Hôm đó không có người dân Đồng Tâm dự, chúng cho một ông cụ nào đó nhân danh dân Đồng Tâm thú nhận là mình sai. Cuối cùng chúng mới đưa hình ảnh người dân thả cscđ ngày hôm nay và nói là người dân đã nhân biết được sai trái , không hiểu biết nên sau khi đối thoại với chú tịch Nguyễn Đức Chung đã đồng ý thả. Và nói ông Nguyễn Đức Chung sẽ xem xét và xứ nhẹ.

Bọn vô lương tâm, bịp bợm này vẫn tiếp tục luận điệu dối trá trắng trợn.

GHÊ TỞM LŨ NÀY.

Nông dân Đồng Tâm thả tất cả cán bộ, công an bị cầm giữ

Nông dân Đồng Tâm thả tất cả cán bộ, công an bị cầm giữ

2017-04-22
 
Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã có mặt bên trong hội trường UBND xã Đồng Tâm sáng thứ Bảy 22/4/2017 để bắt đầu đối thoại với người dân.

Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã có mặt bên trong hội trường UBND xã Đồng Tâm sáng thứ Bảy 22/4/2017 để bắt đầu đối thoại với người dân.

Courtesy of VTC online
 

Ngay sau cuộc đối thoại với người dân Đồng Tâm, Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã được đưa tới Nhà văn hóa thôn Hoành, nơi người dân đang cầm giữ 19 cán bộ, chiến sĩ công an. Tại đây hai bên ký biên bản bàn giao người.

Trong khi đại diện hai bên lập biên bản bàn giao người, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã vào trong Nhà văn hóa thôn thăm các chiến sĩ đang bị giữ.

Trước đó, trong cuộc đối thoại với đại diện của người dân Đồng Tâm, ông Chung ngỏ lời cám ơn bà con đã đối xử tử tế với các cán bộ chiến sĩ trong tuần lễ vừa qua, và để nghị hãy thả hết các cán bộ, chiến sĩ công an và cảnh sát cơ động còn đang bị cầm giữ:

“Hôm nay bà con đã nhận thức được việc bắt giữ người là trái pháp luật. Tôi tin sau cuộc đối thoại này, bà con sẽ thả nốt những người đang bị giam giữ còn lại”.

NguyenDucChung-Thanguoi-622.jpg
Lán trại được dựng tạm trong sân nhà văn hóa thôn Hoành để làm nơi lập biên bản thả người. Courtesy of Dantri online

Cùng với đề nghị thả người, Chủ tịch thành phố Hà Nội hứa sẽ tiếp tục đối thoại để giải quyết các bức xúc của người dân, và hứa sẽ giải quyết vụ tranh chấp này một cách công tâm. Ông nói:

“Tôi xin cảm ơn sự chân thành của các cụ; cảm ơn tất cả các cụ, các ông, các bà… đã cộng tác với tôi. Tôi hứa với các cụ, tôi sẽ là người chỉ đạo để làm sao giải quyết những vấn đề một cách công tâm, công bằng nhất. Quan điểm nhất quán của Thành ủy, Trung ương là kiên trì đối thoại với bà con”.

Như vậy là sau một tuần lễ bị bắt giữ từ hôm xảy ra vụ cưỡng chế đất 15/4, tất cả 38 cán bộ, công an và cảnh sát cơ động đã được người dân Đồng Tâm thả ra.

TRUNG QUỐC – BÌNH NHƯỠNG ĐANG THAM GIA ĐỐI THOẠI Ở ĐỒNG TÂM

From facebook:  Hoa Kim Ngo shared Lê Nguyễn Hương Trà‘s post.
TRUNG QUỐC – BÌNH NHƯỠNG ĐANG THAM GIA ĐỐI THOẠI Ở ĐỒNG TÂM
 
Image may contain: 6 people, people standing and outdoor 
 

Lê Nguyễn Hương Trà 

 Sáng nay 22.4, đúng 1 tuần xảy ra sự kiện tranh chấp đất, ông chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đi xuống xã Đồng Tâm cùng với thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến (Cục trưởng Cảnh sát hình sự, BCA), thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh (Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô), thiếu tướng Đoàn Duy Khương (Giám đốc Công an thành phố)…vv…

Cũng trong sáng nay, hai đại biểu Quốc hội là ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng đã về xã Đồng Tâm lắng nghe nguyện vọng của bà con. Ông Quốc đọc số điện thoại của mình trước nhiều người để có gì bà con cứ gọi. Ông Quốc nói mình có lỗi vì đầu tháng nhận được đơn của dân xã nhưng vì bận đi công tác chưa về được thì xảy ra sự việc ^-^

Trong làng, việc dọn dẹp các chướng ngại đã diễn ra khẩn trương. Loa phát thanh xã thông báo cuộc gặp và nội dung trao đổi phát trực tiếp trên loa. Có chị hổng biết thuộc đơn vị nào đã mang… hoa ra đón đoàn xe ông Chung ;v

Tới 10:30, ông Chung đã ngồi ghế chủ tọa nhưng cuộc đối thoại vẫn chưa bắt đầu được, do nhiều người dân ở bên ngoài muốn vô hội trường. Ông Chung sau đó ra tận cửa…tươi cười và xin lỗi việc đến muộn do đoàn gặp…sự cố giao thông trên đường. Cuối cùng, có gần 50 đại diện Đồng Tâm vô hội trường gặp ông Chung.

Túm lại, Hà Nội – Trung Quốc và Bình Nhưỡng đều đang có mặt tại Đồng Tâm ^-^

….

Trong cuộc đối thoại, ông Chung nói ổng có ghi chép 21 đề nghị của người dân. Và bảo: “Bà con đã nhận thức được việc bắt giữ người là trái pháp luật. (…). Tôi ghi nhận việc làm của bà con là từ bức xúc đất đai, từ việc bắt giữ người không công bố lệnh, không mặc trang phục, bắt đưa lên ô tô (…) Tôi tin đất nước ta có truyền thống đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại. Luật pháp có quy định thành khẩn, khắc phục hậu quả, tôi tin bà con sẽ được giảm nhẹ”. Ông Chung cũng ghi nhận việc người dân đối xử tốt, chu đáo với 38 người bị bắt và bảo sẽ báo cáo xem xét các tình tiết trên.

Ngoài ra, ông Chung hứa không dùng biện pháp mạnh và cam kết giám sát thanh tra việc bắt cụ Lê Đình Kình.
..

P/s: Trong một phỏng vấn ngày hôm qua, con gái cụ Lê Đình Kình – chị Lê Thị Hoa, phản ứng khi cho rằng Lệnh của chính quyền là sai sự thật. Chị Hoa bảo, CA nói cụ Kình bị bắt vì gây rối trong khi sáng 15.4 ông cụ bị bắt cóc trong lúc được mời đi chỉnh mốc giới. Chi Hoa còn cho biết, người của CA Hà Nội vẫn canh gác cụ Kình tại phòng hồi sức tích cực Bệnh viện Việt Đức. Cụ hiện vẫn còn yếu, do bị đánh gãy đùi. Người nhà chỉ được vào thăm 10 phút.

Trước đó, sau chuyến đi lần I của ông chủ tịch Chung xuống huyện Mỹ Đức (20.4) Viện KSND Hà Nội đã ra quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn/tạm giam cụ Kình.
——

Trưa 22.4, sau 2 tiếng đối thọai, dân Đồng Tâm dẫn đoàn của chủ tịch Chung đến nhà văn hóa thôn Hoành – nơi người dân đang giữ 19 người của phe cưỡng chế, để chứng kiến việc thả người!

(Clip) Gặp gỡ của Hà Nội – Trung Quốc – Bình Nhưỡng với dân Đồng Tậm. Theo ©VTC1 thì ông Chung đã cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự dân Đồng Tâm. Đồng thời, cam kết sẽ thanh tra việc sử dụng, quản lý đất tại Đồng Tâm, thanh tra việc công an thực thi lệnh bắt dân!

Tan hàng, nhà ai nấy về lúc 14:30 ngày 22.4, sau 8 ngày sự kiện Đồng Tâm!

Trung Quốc xem xét ngừng cung cấp dầu, Bắc Hàn hạn chế bán xăng cho dân thường

Trung Quốc xem xét ngừng cung cấp dầu, Bắc Hàn hạn chế bán xăng cho dân thường 

 Fox News dẫn tin từ Bắc Hàn cho biết, hôm thứ Sáu (21/4) các tài xế ở Bình Nhưỡng gặp khó khăn khi đi đổ xăng vì các trạm xăng hạn chế phục vụ dân thường hoặc thậm chí đóng cửa, trong bối cảnh có đồn đoán rằng nhiên liệu ở đây sắp khan hiếm vì Trung Quốc hạn chế bán dầu cho Bình Nhưỡng.

Ảnh: Adam Baidawi

HẠNH PHÚC CÓ THẬT

 HẠNH PHÚC CÓ THẬT

 * Huy Phương

 

 

 

 

 

 

Đức Khổng Tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vinh Khải Kỳ ngao du ngoài đồng, mặc áo cừu, thắt lưng dây, tay gẫy đàn cầm vừa đi vừa hát. Đức Khổng Tử hỏi:

“Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ như thế?” 

Ông Vinh Khải Kỳ nói:

“Trời sinh muôn vật, loài người quí nhất mà ta được làm người. Trong loài người đàn ông quí hơn đàn bà mà ta được làm đàn ông. Người ta sinh ra có đui què, non yểu mà ta hoàn toàn khỏe mạnh, nay đã chín mươi tuổi. Đó là ba điều đáng vui, có gì mà phải lo buồn”. 

Đó là chuyện xưa bên Tàu. Chuyện nay bên Mỹ thì tôi vừa nhận được một thiệp Giáng Sinh, xin lược ghi lại vài câu hay hay để trình các bạn:

  1. Nếu bạn có thức ăn trong tủ lạnh, quần áo mặc trên người, một mái nhà để nương náu và một nơi để nghỉ ngơi, bạn đã giàu có hơn 75% dân số trên quả đất này. 
  2. Nếu bạn có tiền gởi trong ngân hàng, để trong ví và tiền lẻ rải rác đâu đó trong nhà, bạn đã ở trong 8% những người giàu có trên địa cầu này. 
  3. Nếu sáng nay thức dậy, bạn thấy khỏe mạnh hơn là đau ốm, bạn đã có phước hơn cả một triệu người sẽ không sống qua tuần lễ này. 
  4. Nếu bạn chưa bao giờ trải qua cơn dằn vật của đói khát, nguy hiểm của chiến tranh, lẻ loi vì tù đày hay đau đớn vì bởi tra tấn, bạn là người có phước hơn 500 triệu người trên hành tinh này. 
  5. Nếu bạn có thể đi đến nơi thờ phượng theo tôn giáo của bạn mà không sợ bị sách nhiễu, bắt bớ, nhục hình hay thậm chí bị mất mạng thì bạn đã có phước hơn 3 tỉ người trên thế giới này. 
  6. Nếu song thân của bạn còn sống và còn ở với nhau, trường hợp này rất hiếm hoi ngay tại nước Mỹ này. 
  7. Nếu bạn có thể đọc những dòng chữ này, bạn hạnh phúc hơn hai tỉ người khác mù chữ trên quả đất này.  

Và trong kinh Phật, chúng ta cũng đọc được những câu như sau: 

  1. Hạnh phúc thay, ta sống không hận thù giữa đám người thù hận.
  2. Hạnh phúc thay, ta sống mạnh khỏe giữa những người đau yếu.
  3. Hạnh phúc thay, ta sống không khao khát (dục lạc) giữa những người khao khát. 

Con người ta thường lạc quan hơn là bi quan: hy vọng trúng số độc đắc hơn là nghĩ mình sẽ chết chiều nay (số người chết vì tai nạn, bệnh tật trong ba ngày chờ xổ số ở Cali là hằng nghìn trong khi người trúng số độc đắc chỉ là một, hoặc đôi khi không có người nào).

Tuy vậy khi nhìn lại mình, hầu hết đều cho mình là khổ nhiều hơn là hạnh phúc. Chúng ta thường than cuộc đời buồn chán phải uống rượu, hút thuốc hay đánh bạc để giải sầu. Nào chuyện làm ăn khó khăn, nhà cửa bề bộn, chủ sở càu nhàu, gia đình xào xáo, mới bị ticket, con hư, bạn bè không tốt, trời hôm nay lạnh quá, kẹt xe trên xa lộ, bill ngập đầu…

Trời ơi, sao bao nhiêu chuyện khổ sở thế này? Tôi là người khổ nhất trên thế giới này… Bạn coi, có ai khổ hơn tôi không? 

Thật tình, các bạn, những người hôm nay giở trang báo này ra, tình cờ ghé thăm mục Tạp Ghi của chúng tôi, dù bạn đang ngồi trong xe, đứng ngoài đường, nơi chỗ làm việc, hay nằm nhà thì bạn là những người hạnh phúc nhất. Hạnh phúc vì những điều chúng tôi mạn phép ghi lại ở trên: 

  1. Mạnh khoẻ, mắt còn rõ và đọc được sách báo, có cơm ăn, có xe đi.
  2. Không thì cũng có tiền lên xe bus, có một mái nhà hay có thêm một hai người thân để tối nay có thể về nghỉ ngơi.
  3. Sum họp, trong ví chắc chắn là có tiền.
  4. Không nhiều thì ít, ăn được bát phở còn thấy ngon miệng, không bị ai hăm dọa, mắng nhiếc, đánh đập…

Ôi, quá sung sướng, hạnh phúc được làm người như bạn. 

Hiện nay chúng ta không làm ruộng mà có đủ cơm ăn, hơn hẳn những nông dân chân lấm tay bùn ở Việt Nam. Chúng ta không phải là phu mỏ mà có than đốt mùa đông, hơn cả triệu phu mỏ nghèo đói bất hạnh ở Trung Quốc. Chúng ta không dệt vải mà có áo quần mặc ấm, hơn cả trăm nghìn công nhân ngành dệt khốn khổ ở Bắc Hàn. 

Vậy mà cứ tới mùa Giáng Sinh vẫn có người đi theo Chúa khóc lóc, lải nhải: 

“Chúa ơi ! Chúa ơi ! Người ta lại bỏ con rồi, Chúa ơi !” 

Chúa bỗng quay lại nói với người ấy rằng:

“Con nhìn thế giới này chiến tranh, dịch bệnh, đói nghèo, tai ương, chết chóc, thù hận… Con có biết con là người hạnh phúc nhất không.

Hiện nay trên trái đất này có 800 triệu người bị vợ hay bạn gái đánh đập, mắng nhiếc hay khinh bạc mà không thể dứt ra, riêng con lại được nàng bỏ đi thì còn than vãn nỗi gì?

Nỗi khổ của con có đáng thá gì mà phải kể. Thôi về đi, chớ có theo ta mà rên rỉ mãi! 

Hy vọng đến đây, bạn có thể nở một nụ cười. Thêm một điều chứng minh rằng bạn đang hạnh phúc. Rồi ra bạn sẽ thấy được niềm hạnh phúc của mình, và xin nhắc nhở với mọi người là chúng ta đang sống trong hạnh phúc mà chúng ta không hề hay biết. Cũng xin bạn san sẻ hạnh phúc ấy với những người chung quanh bạn.

* Huy Phương

Chuyển từ Hùng Đỗ & Hồ Xưa

LÒNG CHÚA XÓT THƯƠNG

LÒNG CHÚA XÓT THƯƠNG

 Lm Giuse Tạ Duy Tuyền

Nếu tình yêu là bản tính của Thiên Chúa thì lòng thương xót là cách thức Chúa bày tỏ tình yêu, là dấu chỉ cho tình yêu vững bền của Ngài.  Lòng thương xót nhìn kẻ tội lỗi, không oán giận, không trả thù bằng sự giận dữ hay trừng phạt, nhưng xót xa vì họ lầm đường lạc lối, xót xa vì họ đang đi đến hố diệt vong.  Lòng thương xót tựa như ánh mắt của tình yêu, giúp người ta nhận ra nhu cầu của tha nhân để chia sẻ, cảm thông, nâng đỡ, xoa dịu hay chữa lành.  Chúng ta có thể cảm nghiệm lòng thương xót của Chúa qua chiều dài lịch sử cứu độ.

Khởi từ tội lỗi của Adam, Chúa không đoạn nghĩa dứt tình với Adam.  Chúa vẫn thương Adam và xót xa dường nào khi thấy Adam tủi hổ lẩn trốn trong vườn địa đàng.  Adam là kẻ phản bội làm sao dám vác mặt gặp Chúa.  Tội lỗi làm cho người ta mặc cảm, xấu hổ và lo sợ khi phải đối diện với sự thật.  Thế nhưng Adam phần nào đã bớt đi sự sợ hãi, bớt đi áp lực tâm lý khi nghe tiếng gọi: “Adam, Adam ngươi đang ở đâu?”  Âm thanh của tiếng gọi không mang âm sắc của giận dữ hay quở mắng, nhưng tiếng gọi vẫn thân thương dịu ngọt, có điều pha trộn chút âm điệu xót xa.  “Phải chăng ngươi đã ăn trái cây trong vườn mà ta đã cấm?”

Tội có thể được tha, nhưng hình phạt vẫn phải chịu.  Nhưng ai là người phải chịu phạt thay cho tội Adam.  Thiên Chúa không suy tính thiệt hơn.  Không đắn đo suy xét.  Ngay tức thời, lời hứa cứu độ đã được ban ra.  Chính Ngôi Hai Thiên Chúa sẽ gánh lấy tội Adam và đền thay cho tội lỗi Adam.  Có thể nói, lòng thương xót của Chúa được tỏ bầy cụ thể và rõ nét trong cuộc đời của Chúa Giêsu.  Cả cuộc đời luôn sống vì người khác, luôn đi đến mọi hang cùng ngõ hẻm để thi ân giáng phúc.  Cả trong những lúc đau khổ nhất của cuộc đời, Ngài vẫn không nghĩ đến mình: Ngài xót thương các bà mẹ thành Giêrusalem “đừng than khóc Ta nhưng hãy than khóc con cháu các người; Ngài xót thương những kẻ đã làm hại mình, vì “họ không biết việc họ làm.”  Đỉnh cao của lòng thương xót đó là ơn tha tội và ban thưởng hạnh phúc trường sinh.  Đó là đặc ân mà anh trộm lành được diễm phúc đón nhận đầu tiên từ cây thập giá: “ngay đêm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta.”

Chính điểm này mà trong dịp giảng tĩnh tâm Giáo triều Rôma, Đức cố hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận đã nêu ra 10 điểm khiếm khuyết của Chúa Giêsu trong đó có sự hay quên: chỉ 1 câu nói thành thật với chính mình của tên trộm lành mà Chúa đã quên cả quá khứ tội lỗi của anh.  Chỉ cần thấy bóng dáng thằng con trời đánh bỏ nhà đi hoang nay thất thểu trở về là người cha đã quên hết quá khứ đi hoang của người con.  Lòng thương xót của Thiên Chúa là vậy.  Một vì Thiên Chúa chậm bất bình và rất mực khoan dung mà vua Đavít đã từng nói lên rằng: Nếu Chúa chấp tội nào ai đứng vững.  Tình yêu Chúa cao hơn tội lỗi chúng ta, đến nỗi có thể phủ lấp muôn vàn tội lỗi chúng ta.

Tác giả Ron Lee đã viết một câu chuyện trong cuốn “Một Thiên Chúa Tha thứ trong một thế giới không tha thứ” như sau:

 Có một vị linh mục là một người rất yêu mến Chúa, nhưng ông luôn bị ám ảnh bởi một tội mà ông đã phạm trong quá khứ.  Ngài đã ăn năn sám hối nhưng vẫn không có bình an tâm hồn.  Cho tới một hôm nghe nói có một phụ nữ trong giáo xứ hay được tiếp xúc và nói chuyện với Chúa trong giấc mơ.  Vị linh mục không tin, nên muốn thử bà ta và nói: lần sau bà có nói chuyện với Chúa thì hỏi xem, tôi đã phạm tội gì?  Thế là mấy ngày sau gặp lại, vị linh mục đã hỏi bà là Chúa đã nói gì?  Bà trả lời: Chúa nói rằng: Ta chẳng còn nhớ gì nữa!

 Bài Phúc âm hôm nay cũng cho chúng ta thấy khi hiện ra với các tông đồ, Chúa Giêsu không hề nhắc tới những chuyện đáng tiếc đã xảy ra: nơi Phêrô kẻ chối Chúa ba lần; nơi các tông đồ hèn nhát bỏ chạy nơi vườn Giệtsêmani; nơi Tôma kẻ bi quan, cố chấp luôn đòi sự kiểm chứng minh nhiên và cụ thể. Dường như Chúa đã quên hết và còn ban bình an cho các ông.

Hôm nay kính nhớ lòng thương xót của Chúa, Giáo hội mời gọi chúng ta nhận ra mình là một tội nhân đã được Chúa cứu chuộc bằng giá máu cực thánh, chúng ta hãy biết đền đáp tình yêu Chúa bằng sự hoàn thiện con người của mình như Cha chúng ta ở trên trời.  Đồng thời chúng ta cũng dâng hy sinh, lời cầu nguyện cho các tội nhân được ơn trở về với Chúa.

Có lẽ đây là vấn đề mà những người Kitô hữu phải lo lắng quan tâm.  Vì qua báo chí và các phương tiện truyền hình truyền thanh chúng ta không khỏi đau xót khi nhìn thấy một thế hệ trẻ sa đọa, cuồng loạn và lạc mất hướng đi của đời người.  Con số thống kê về sì ke, ma túy, mại dâm, phá thai, bệnh nhân nhiễm HIV hay Aid mỗi ngày một tăng theo cấp số nhân, mà một ai đó đã nói một cách mỉa mai rằng: những điều tốt thì không thấy tăng, nhưng tội phạm thì năm nào cũng được nghe câu nói quen thuộc: “năm nay cao hơn năm trước”.

Có lẽ Chúa cũng đang cần những con người thanh sạch như như ông Lót trong thành Sôdôma.  Ông đã bị dày vò bởi những cảnh đồi bại luân lý diễn ra hằng ngày quanh mình.  Ông cố thuyết phục dân thành ăn năn hầu tránh cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, nhưng không ai nghe ông.  Rồi Abaraham cũng nài xin Chúa tha thứ nhưng lại không kiếm được 10 người công chính, thế là cả thành bị tiêu diệt.

Và hôm nay, Chúa đang cần có nhiều người như thánh nữ Faustina, biết dâng những hy sinh đau khổ của mình như lễ vật tôn thờ Thiên Chúa và cứu thế gian khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.  Biết phó dâng bản thân, gia đình và nhân loại cho lòng thương xót của Chúa.  Ước gì mỗi người chúng ta hãy sám hối về lỗi phạm của mình và hãy dâng những hy sinh và lời cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn trở về với Chúa.

Nguyện xin Chúa là Đấng giầu long xót thương tha thứ và ban bình an cho mỗi người chúng ta. Amen.

Lm Giuse Tạ Duy Tuyền

Langthangchieutim gởi