Buổi xin lỗi ‘tử tù’ Hàn Đức Long ‘không thành’

Buổi xin lỗi ‘tử tù’ Hàn Đức Long ‘không thành’

Người nhà và gia đình cháu bé bị hại phản ứng tại buổi xin lỗi
Người nhà và gia đình cháu bé bị hại phản ứng tại buổi xin lỗi

Buổi xin lỗi ông Hàn Đức Long, người trải qua 11 năm ngồi tù oan, đã diễn ra “không thành công”, một luật sư tham gia bào chữa cho ông Hàn Đức Long nói với BBC chiều ngày 25/4.

TAND Cấp cao tại Hà Nội tổ chức buổi xin lỗi chính thức ông Long tại UBND xã Phúc Sơn, tỉnh Bắc Giang chiều 25/4.

Buổi xin lỗi gây nhiều sự chú ý, có nhiều phóng viên và người dân địa phương đến tham gia nhưng mọi việc đã không diễn ra như mong muốn, luật sư Ngô Ngọc Trai cho biết.

“Buổi xin lỗi diễn ra không thành công vì sự thiếu chu đáo của cơ quan đứng ra tổ chức, không liệu được việc gia đình cháu bé có mặt, bức xúc và gây ra sự hỗn loạn.”

Người nhà và gia đình cháu bé bị hại lớn tiếng chỉ trích cơ quan tư pháp và yêu cầu tìm ra thủ phạm trước khi công khai xin lỗi.

 

Nhưng theo luật sưTrai, yêu cầu này không có cơ sở pháp lý. Ông Long đã được quyết định không phải là thủ phạm. Ông ấy đã đi tù oan 11 năm thì cơ quan tư pháp phải đứng ra xin lỗi theo quy định của pháp luật.

“Toà án nhân dân cấp cao chỉ đọc một văn bản rất chóng vánh, trong không khí lộn xộn, hỗn loạn.”

“Với tư cách là luật sư của ông Long, tôi cho rằng việc xin lỗi đã không thành công. Tôi sẽ làm việc với gia đình ông Long để yêu cầu bên Toà án thực hiện lại việc xin lỗi.”

“Rất là đáng tiếc trong khi vụ án đã gây ra tổn thương tinh thần cho ông Long và những người liên quan, khâu tổ chức lại lầm lỗi tiếp, khiến cho tổn thương tinh thần của nhiều người lại bị ảnh hưởng.”

Ông Long và vợ có mặt tại hội trường nhưng vội ra về.

Về việc bồi thường, ông Trai cho biết gia đình ông Long đang làm việc để trình ra các cơ sở căn cứ, các khoản và các mục để các bên thương lượng đàm phán.

Bất cập trong cơ chế tư pháp

Theo luật sư Ngô Ngọc Trai, người theo đuổi vụ án oan sai của ông Long từ năm 2011: “Vụ án oan của ông Long một phần là do lỗi yếu kém do năng lực con người.”

“Một phần khác là do sự bất cập của cơ chế tư pháp, chưa thiết lập một cách khoa học, chưa bổ trợ được khiếm khuyết của con người, còn lạc hậu, dẫn đến tình trạng oán sai mà bản thân cơ quan tư pháp cũng không mong muốn.”

“Một vấn đề quan trọng khác là có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền giam giữ, cả cơ quan điều tra, viện kiểm sát lẫn tòa án. Ở những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, chỉ có tòa án mới có quyền ra lệnh bắt giữ.”

 

Theo truyền thông Việt Nam, thi thể cháu bé Nguyễn Thị Yến, sinh năm 2000, được phát hiện năm 2005 sau khi mất tích.

Ông Hàn Đức Long bị bắt giam và thú nhận mình là thủ phạm trong vụ án hãm hiếp và giết cháu bé. Nhưng tại các phiên tòa ông Long kêu oan, không nhận tội và ông nói bị ép cung, bức cung.

Tuy nhiên, sau đó ông vẫn đi tù 11 năm và từng bốn lần bị tuyên án tử hình. Ông được thả vào ngày 20/12/2016 sau khi cơ quan tư pháp xác định không có đủ bằng chứng kết tội.

Đà Nẵng lùi một buớc, nhượng bộ giáo dân Cồn Dầu

Đà Nẵng lùi một buớc, nhượng bộ giáo dân Cồn Dầu 

Một giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu đối thoại với chính quyền thành phố Đà Nẵng. (Hình: Tuổi Trẻ)

VIỆT-NAM (NV) – Đại diện chính quyền thành phố Đà Nẵng vừa tuyên bố sẽ đáp ứng yêu cầu “tái định cư tại chỗ” của giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu, tọa lạc tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ.
Tuy nhiên chưa rõ sự nhượng bộ này đã đủ để kết thúc vụ đối đầu, đòi công bằng giữa giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu với chính quyền thành phố Đà Nẵng hay chưa (?).

Cách nay tám năm (2009), chính quyền thành phố Đà Nẵng công bố kế hoạch xây dựng Khu Đô thị sinh thái Hòa Xuân, diện tích khoảng 430 héc ta. Theo kế hoạch này, khoảng 2.000 gia đình cư trú ở các khu vực: Tùng Lâm, Lỗ Giáng, Cẩm Chánh, Trung Lương và Cồn Dầu phải rời khỏi nơi “chôn nhau, cắt rốn” của họ, chưa kể 8.000 người chết phải nhường “nơi an nghỉ cuối cùng” cho một “nhà đầu tư”.

Trong khi khoảng 1.600 gia đình ở Tùng Lâm, Lỗ Giáng, Cẩm Chánh, Trung Lương ngậm đắng nuốt cay dọn đến sinh sống tại các “khu tái định cư” thì 380 gia đình của Giáo xứ Cồn Dầu kháng cự yêu cầu mà họ khẳng định là phi lý này. Ngoài việc bảo vệ nhà cửa, ruộng vườn, giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu còn cương quyết bảo vệ mồ mả của ông cha. Giáo xứ Cồn Dầu có một nghĩa trang với chừng 1.000 ngôi mộ.

Ngày 3 tháng 5 năm 2009, khi giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu đưa cụ bà Đặng Thị Tân, 91 tuổi đến an táng tại nghĩa trang của giáo xứ thì công an Đà Nẵng đổ đến ngăn chặn vì theo quy hoạch thì không được chôn cất thêm bất kỳ ai trong nghĩa trang. Công an Đà Nẵng đã thẳng tay đánh đập những người phản đối, hàng chục người trọng thương. Sau đó có thêm sáu người bị bắt, bị phạt tù vì “gây rối trật tự công cộng”, “chống người thi hành công vụ”.

Vụ đàn áp để thu hồi đất ở Cồn Dầu bị nhiều tổ chức quốc tế và chính phủ một số quốc gia chỉ trích. Đó cũng là lý do hàng chục giáo dân Cồn Dầu, trốn sang Thái Lan được Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc cho hưởng quy chế tị nạn chính trị.

Tuy không giữ được nhà cửa, ruộng vườn và mồ mả cha ông nhưng từ đó đến nay, giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu không bỏ cuộc. Họ kết thành đoàn, liên tục cùng nhau đi khiếu nại cả ở Đà Nẵng lẫn Hà Nội, bất kể khiếu nại liên tục bị bác.

Mới đây, chiều 24 tháng 4, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã tổ chức “đối thoại” với các gia đình là giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu “không đồng tình với phương án tái định cư của thành phố Đà Nẵng”. Theo tờ Tuổi Trẻ thì chính quyền thành phố Đà Nẵng đã gửi 87 thư mời đến những gia đình suốt tám năm vừa qua dứt khoát không giao đất, không làm thủ tục nhận đất trong các khu tái định cư nhưng chỉ có ba gia đình chịu quá bộ đến dự cuộc “đối thoại”.

Đáng chú ý là trong buổi “đối thoại” gần như đơn phương đó, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, vẫn tỏ ra nhẫn nại, loan báo, chính quyền thành phố này sẽ giải quyết yêu cầu “tái định cự gần nhà thờ Cồn Dầu” của giáo dân Cồn Dầu. Viên Phó Chủ tịch thành phố Đà Nẵng bảo rằng, để có đất hoán đổi, thỏa mãn yêu cầu “tái định cự gần nhà thờ Cồn Dầu” cho giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt kế hoạch lấy một phần công viên gần nhà thờ Cồn Dầu để phân chia thành 368 lô đất cho giáo dân “tái định cự gần nhà thờ Cồn Dầu”.

Giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu cũng có thể hoán đổi đất đã được giao trong khu tái định cư láy một lô đất mới gần nhà thờ Cồn Dầu. Với những gia đình chưa chịu giao đất, chủ đầu tư – Công ty Tập đoàn Mặt Trời – sẽ hỗ trợ xe, chi phí để di dời tài sản… (G.Đ)

 

Kẻ gieo rắc sợ hãi cũng biết sợ hãi

Kẻ gieo rắc sợ hãi cũng biết sợ hãi

Vũ Đông Hà (Danlambao) – Ngày 4 tháng 6 năm 1989, quảng trường Thiên An Môn nhuộm máu. Quân đội và xe tăng được lệnh của lãnh đạo đảng CSTQ xả súng vào quần chúng. Trong suốt gần 7 tuần lễ trước đó, bắt đầu từ 15 tháng 4, nửa triệu người dân Trung Hoa, phần lớn là sinh viên, đã vượt qua sợ hãi để làm người tự do đúng nghĩa tại quảng trường có hình chân dung vĩ đại của Mao. Cả ngàn thanh niên thiếu nữ đã chết. Họ đã thắng nỗi sợ hãi nhưng bị dẹp tan trong máu và nước mắt vì một điều đơn giản: họ đã đẩy một guồng máy cai trị tàn ác vào vị trí đường cùng khi thiểu số lãnh đạo và tập đoàn thừa hành của guồng máy ấy chưa biết sợ; vẫn còn những cái đầu điên cuồng tuân lệnh và những ngón tay chưa biết run bấm vào cò súng. 

Cuộc cách mạng của sợ hãi không chỉ là một cuộc cách mạng một chiều: làm người dân hết sợ. Nó còn cần được thực hiện theo một tiến trình khôn ngoan, có lượng giá để từng bước: làm cho độc tài bắt đầu biết lo; chùn bước chùng tay; hãi sợ; và cuối cùng là đầu hàng.

Cách mạng chỉ nên được đẩy đến giai đoạn dứt điểm để thành công khi “cán cân sợ hãi” bắt đầu nghiêng về phía độc tài. Nếu không sẽ có nhiều xác suất dẫn đến một cuộc tắm máu vì vũ khí đang nằm trong tay kẻ thống trị. Ngay cả khi buộc phải có “sự thương lượng” với tập đoàn độc tài, cán cân sức mạnh giữa quần chúng và guồng máy lúc đó phải được tương đối cân bằng thì những đòi hỏi chính đáng và lâu dài của nhân dân mới có thể được đáp ứng. Nếu không thì “sự thương lượng” sẽ mở cho độc tài một giải pháp thoát hiểm và công cuộc đấu tranh bị rơi vào một trò chơi chính trị. 

Câu chuyện của một cô gái xuất khẩu lao động một cán bộ công an phường

Hồng Lĩnh là một sinh viên ở một tỉnh miền Tây. Trong khi bạn bè rủ nhau trở thành cô dâu Đài Loan thì Hồng Lĩnh làm đơn xin đi lao động hợp tác. Cán bộ phường là một gã côn đồ, hống hách, xem dân như cỏ rác. Hồng Lĩnh cũng không thoát khỏi hoàn cảnh đó, vừa sợ hãi, vừa căm giận, vừa phải nhịn nhục khi đến xin chữ ký. “Cuối cùng em nghiệm ra rằng em là nô lệ cho sự sợ hãi của chính em và từ đó danh dự, nhân phẩm của em đã trở thành nô lệ cho chúng nó “ – Hồng  Lĩnh tâm sự. 

3 năm sau, Hồng Lĩnh về nước. Những cảm nhận ở nước ngoài làm em có một nhận thức mới về chính mình. Ngày lên phường để khai báo, cũng tên cán bộ phường đó, cũng thái độ hống hách, coi thường người dân. “Em đã đứng thẳng dậy, nhìn thẳng vào mắt nó và rất nghiêm trang nhưng rất dữ, “quạt” nó cả 10 phút không ngừng nghĩ. Anh biết gì không? Mặt mày nó tái mét, khi em dừng nói nó bối rối dữ lắm, không biết phản ứng ra sao. Cuối cùng nó lí nhí xin lỗi và bỏ tuốt vào bên trong. Từ đó đến nay, thái độ của nó đối với em khác hẳn. Em ngộ ra một điều là qua nhiều năm, tụi em vì thời thế đã tự tạo cho mình khả năng tự vệ khi bị làm khó làm dễ; ngược lại có kẻ quen tấn công người khác thì không có khả năng phản ứng khi bị tấn công vì chưa có kinh nghiệm bao giờ. Tụi nó chỉ biết núp bóng bộ đồng phục ở trên người và cái bóng của hệ thống…”

Nỗi sợ hãi của kẻ bị tách riêng để tấn công

Không riêng gì đảng CSVN, những cá nhân cầm quyền và thuộc hạ của các nước độc tài khác đều núp bóng cơ chế để vừa trốn tránh trách nhiệm vừa mang cảm giác an toàn. Những tấn công vào cơ chế không làm cho cá nhân trong tập đoàn cai trị lo sợ nhiều mà đôi khi lại gia tăng cảm giác an toàn của họ khi chúng ta vô tình kết họ vào một khối. 

Viễn ảnh về ngày tàn của chế độ không phải không có trong đầu của một bộ trưởng hay bí thư tỉnh ủy hoặc một tên công an côn đồ. Hình ảnh của Muammar Gaddafi bị lôi ra khỏi ống cống và bị giết không phải không ẩn hiện trong đầu của họ. Nhưng trong viễn ảnh nhiều ác mộng đó, họ tự nhủ rằng, cùng lắm thì cả một thể chế sụp đổ, một vài “đồng chí” cao cấp nhất sẽ bị đem ra xử còn “ta” sẽ hạ cánh an toàn. Từ đó, họ “yên tâm” tiếp tục thủ ác trong khung cảnh toàn cơ chế, hệ thống bị tấn công.

Không ai có thể phản biện được với khuynh hướng lên án toàn bộ, không để sót kẻ gây ra tội ác vì đó là phán xét hợp lý và mang tính công bằng, phù hợp với chuẩn mực của công lý. Tuy nhiên, trong tiến trình tranh đấu, đôi khi cảm xúc, công bằng và công lý đành phải nhường chỗ cho nhu cầu thực tiễn của mục tiêu xóa bỏ độc tài: hiệu quả đạt được. Sẽ không mang lại nhiều hiệu quả mong đợi khi tấn công cả hệ thống tham nhũng, cả tập đoàn công an còn đảng còn mình là ác ôn, trong khi mỗi cá nhân trong tập thể xấu xa đó không có cảm giác cá nhân mình đang bị tấn công. Đối với những kẻ gieo ác, khi một tên sợ hãi sẽ dẫn đến tâm lý sợ hãi của đồng bọn. Bệnh sợ hãi là bệnh hay lây cho dù chúng là những kẻ nắm quyền. Ngược lại, khi lực chúng ta còn mỏng và còn yếu, tập trung tấn công vào một điểm vẫn mang lại nhiều kết quả hơn là tấn công cả một tảng núi. 

Khi bắt đầu bằng những kế hoạch, việc nhắm vào một cá nhân, một thành phần đang bị oán ghét nhất trong bộ máy cai trị sẽ có khả năng làm nhiều người tham gia hơn. Nó sẽ tạo ảnh hưởng đến cá nhân kẻ thủ ác. Nỗi sợ hãi sẽ lây lan, ảnh hưởng và làm suy yếu guồng máy. Khi gió bắt đầu xoay chiều, chính những người phục vụ trong guồng máy sẽ xé rào và chạy về phía nhân dân – đó là trường hợp của một số đại sứ, bộ trưởng của chế độ Gaddafi trong thời điểm quyết định của cuộc cách mạng tại Lybia.

Đánh vào những tên cai ngục, nhà tù sẽ đổ.

25.04.2017

Vũ Đông Hà

danlambaovn.blogspot.com

Tàu biển Việt Nam có nguy cơ trở lại danh sách đen

Tàu biển Việt Nam có nguy cơ trở lại danh sách đen

RFA
2017-04-24
 
Một chiếc tàu biển Việt Nam, ảnh minh họa.

Một chiếc tàu biển Việt Nam, ảnh minh họa.

Courtesy of vinamarine.gov.vn
 
 

Đội tàu biển của Việt Nam được cảnh báo có thể bị đưa trở lại ‘danh sách đen’ do có nhiều tàu không bảo đảm an toàn cũng như tỷ lệ bị lưu giữ tại nước ngoài cao hơn tàu của những nước khác.

Tổ chức Chính quyền Cảng biển các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đưa ra cảnh báo như vừa nêu.

Thống kê cho thấy trong quí 1 năm nay, số  tàu biển của Việt Nam chạy tuyến quốc tế bị lưu giữ ở nước ngoài khi bị kiểm tra về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm được cho biết tăng với tỷ lệ cao nhất so với trung bình trong 3 năm qua ở mức gần 5%.

Lý do tàu Việt Nam bị lưu giữ được cho biết vì bị hư hỏng về an toàn chống cháy nổ, trang thiết bị cứu sinh, tình trạng kín nước, các hệ thống sử dụng trong trường hợp có sự cố, an toàn hàng hải, hệ thống quản lý tàu…

Đội tàu biển của Việt Nam trước năm 2014 bị Tổ chức Chính quyền Cảng biển Các nước Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương liệt vào ‘danh sách đen’.

Cục Hàng Hải Việt Nam thừa nhận từ đầu năm đến giữa tháng tư vừa qua, có hơn 300 lượt tàu biển của Việt Nam bị kiểm tra tại các cảng biểng nước ngoài.

Người biểu tình Venezuela dự định chặn đường trên cả nước

Người biểu tình Venezuela dự định chặn đường trên cả nước

2017-04-24
 
Các nhà hoạt động đối lập Venezuela chặn đường cao tốc Francisco Fajardo ở Caracas, ngày 24 tháng 4 năm 2017.

Các nhà hoạt động đối lập Venezuela chặn đường cao tốc Francisco Fajardo ở Caracas, ngày 24 tháng 4 năm 2017.

AFP photo
 
 

Tình hình bất ổn và xô xát tại Venezuala 3 tuần qua, với 21 người thiệt mạng, không có cơ may chấm dứt khi phe đối lập vào ngày 24 tháng tư lại đe dọa ngăn chận tất cả những tuyến đường chính trên toàn quốc khiến dư luận lo lắng bạo động sẽ tiếp diễn mạnh hơn.

Trong khi đó thì thủ lĩnh đối lập Leopoldo Lopez vẫn bị biệt giam cả tháng trong tù. Hôm Chúa Nhật 23 tháng tư người vợ của ông tổ chức buổi thắp nến ngay trước nhà tù để đòi hỏi được quyền thăm viếng ông Lopez.

Từ khi ông Maduro đắc cử chức tổng thống năm 2013 đến giờ thì đất nước Venezuela gần như bị rơi vào tình trạng xáo trộn chính trị thường xuyên.

Phe đối lập cáo buộc ông Maduro đã dẫn đất nước từ một quốc gia phồn thịnh trở thành nghèo đói, thiếu thực phẩm và thiếu hụt mọi nhu cầu căn bản của dân  chúng.

‘Vượt Tù, Vượt Biển’ cùng Huỳnh Công Ánh

Cát Linh, phóng viên RFA
2017-04-24
 
Bìa cuốn hồi kỳ Vượt Tù Vượt Biển của Huỳnh Công Ánh.

Bìa cuốn hồi kỳ Vượt Tù Vượt Biển của Huỳnh Công Ánh.

RFA photo
 
 Cuốn hồi ký “Vượt tù Vượt biển” của tác giả Huỳnh Công Ánh được giới thiệu đến với mọi người sau 42 năm kể từ tháng 4 năm 1975.

Trong đó, những sự kiện, hình ảnh của miền Nam kể từ buổi sáng 30 tháng 4-75, cuộc sống của người lính Việt Nam Cộng hoà trong trại cải tạo, hay những chuyến vượt biển kinh hoàng được tác giả kể lại trong cuốn hồi ký với vai trò là một nhân chứng lịch sử.

Nhân vật Tôi

Nhân vật “tôi” xuyên suốt trong 21 chương của “Vượt tù, vượt biển” là Đại uý Sư đoàn 22 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hoà, người tù vượt ngục trại Long Giao, người lái tàu vượt biển hai lần, chủ tịch Hội Cựu Quân nhân tại đảo Pulau Bidong năm 1981; người sáng lập Phong trào Hưng ca Việt Nam: nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh.

Tất cả những vai trò từng tồn tại trong 70 năm cuộc đời được ông gói ghém trong 21 chương của “Vượt tù, vượt biển”, cuốn hồi ký ông ấp ủ 38 năm. Khi thực hiện được, thì đã bước sang năm thứ 42 kể từ buổi sáng 30 tháng 4 năm 1975.

“Cho tới bây giờ, những hình ảnh suốt từ năm 75 ra tới miền Bắc, rồi trốn tù, nó nằm mãi trong đầu. Mặc dù tuổi đã lớn nhưng những hình ảnh không bao giờ quên. Vì tuổi lớn, có những sự kiện có thể mất đi nhưng không có gì thêm bớt. Và những nhân vật vẫn còn nằm yên đó..”

Thật sự là như thế. Sài Gòn buổi sáng 30 tháng 4 năm 75 hiển hiện ra dưới ngòi bút của ông với đầy đủ âm thanh, sắc thái, mùi vị. Ông gọi những chương đó là “Tan hàng, Bỏ súng”.

Tan hàng; Bỏ súng

“30.4. Hình như suốt đêm qua Sài Gòn chập chờn không ai tròn giấc ngủ. Tôi không thể nằm yên ở nhà chịu trận mà không biết những gì đang xảy ra bên ngoài đường phố. Tôi rời nhà với đôi mắt cay xè. Sài Gòn vẫn nắng chói chang…

Sáng sớm hôm nay một chiếc trực thăng HU.1D bên kia đường, đỗ trên nóc nhà đón thân nhân, đã vướng dây điện, nằm chúi đầu như sắp rơi xuống đất. Ngoài đường cả một cảnh tượng hỗn loạn đang xảy ra, xe cộ xuôi ngược, và chưa lúc nào đường phố thấy người đi bộ nhiều như sáng nay, nhiều người chạy trên đường với thái độ hốt hoảng…”

Cho tới bây giờ, những hình ảnh suốt từ năm 75 ra tới miền Bắc, rồi trốn tù, nó nằm mãi trong đầu.
– Huỳnh Công Ánh

“Cảm giác trưa ngày 30 tháng 4 là cảm giác không biết mình sẽ đi về đâu sau cái ngày Việt Cộng chiếm miền Nam, sau ngày buông súng. Lúc đó cứ nghĩ là bây giờ họ thắng rồi, họ lấy hết đất nước rồi, cảm giác như đờ đẫn, không biết đứng ở đâu, không biết làm gì. Cho tới khi có thông cáo đi tù cải tạo 10 ngày thì cũng vui mừng, giỡn đùa…ôi 10 ngày nhằm nhò gì, 3 tháng cũng nhằm nhò gì. Ở tù 10 ngày, 3 tháng hay 1 năm rồi ra có cơ hội đi làm ăn hoặc đi học lại, vì tôi tổng động viên năm 68, hai mươi mấy tuổi thôi, tôi cũng ước mơ đi học lại.”

Qua những tình tiết tác giả kể lại trong “Bỏ súng”, người đọc sẽ thấy và hiểu những lớp xi măng đầu tiên xây dựng nên một thành trì xã hội chủ nghĩa ngày nay.

“…Thời gian của tháng 5-75 là thời gian của xôn xao họp hành, thành lập khu phố, kê khai giấy tờ và học tập cái gọi là “chính sách của cách mạng”. Chị giúp việc nhà hàng xóm kế cận căn nhà tôi ở, nghe đâu cũng là Việt Cộng nằm vùng, bây giờ là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân phường.”

Về Long Giao

Những tháng ngày sau đó của Huỳnh Công Ánh và đồng đội của ông được lột tả thật đến từng tiếng thở, tiếng ngáy, tiếng máy xe nổ ầm ì trong đêm khuya. Cách ông tường thuật đoạn đường về Long Giao mà bần bật lên đó là niềm tin, niềm hy vọng, rồi tiếp nối là sự hoang mang, để rồi cuối cùng là thất vọng.

“Giờ này trong bóng tối, chen chúc trong chiếc xe, tôi mới thấy ân hận. Vợ con tôi chắc đã ngủ rồi mà không biết cảnh chồng và cha đang ngồi trên chiếc xe bít bùng này và đi về đâu? Hoàn cảnh này không thể có chuyện đi “học tập 10 ngày” được rồi. Cũng có thể chúng chở ra biển, rồi nhận chìm tàu, hay đem lên núi xử bắn rồi lấp xuống hố.”

7 năm trong trại tù Long Giao trong hồi ký của Huỳnh Công Ánh không thiếu những câu chuyện bi hài. Những mẫu chuyện ngắn, được kể lại gọn gàng qua những lời đối thoại không văn vẻ, nhưng rất “trịnh trọng” bởi cách xưng hô “thưa gửi các bộ”, đủ để người đọc phải vỡ oà cái cảm xúc vừa buồn cười, vừa cay đắng.

000_HKG2005042754750-400.jpg
Một bức ảnh chụp ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho thấy lính Việt Nam Cộng Hòa bị hộ tống bởi bộ đội Bắc Việt. AFP photo

“…Những tuần lễ đầu ở Long Giao, khi đi ngang qua các vọng gác của các bộ đội, thấy nhiều viên đá cục chất đống dưới chân vọng gác. Sau mới biết, bộ đội sau khi đi đại tiện, họ dùng đá để lau chùi. Bộ đội mà thế thì huống gì là tù, lấy giấy ở đâu? chỉ dùng lá, cục đá hoặc chà dưới cỏ. Man rợ như thế đấy.

Cũng có những câu chuyện nực cười khác

Khi mới vào Long Giao, có anh tên là Lê Thông, mang kính cận dày cộm. Một hôm đi ngược chiều với bộ đội, tên bộ đội gọi giật lại:

Anh kia, ai cho phép anh đeo kiếng?

Báo cáo cán bộ, tôi bị cận thị. Anh Thông trả lời

Cận thị là cái gì? Lấy xuống, lấy xuống mau!

Báo cáo cán bộ lấy kiếng xuống thì tôi quờ quạng lắm, làm sao thấy đường đi?

Tôi không đùa với anh đâu nhé. Lấy xuống mau!”

Vượt tù, vượt biển

Từ những chương này trở về sau, là những mốc thời gian tác giả gọi là tàn khốc nhất. Chính vì vậy mà trong suốt 38 năm, dù trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời, ông vẫn không quên một chi tiết nào. Từ cuộc vượt ngục lịch sử thoát khỏi những ngày học tập cải tạo trong trang phục của bộ đội Bắc Việt cho đến hai lần lái tàu vượt biển.

“Khi ở tù, phải có 1 thời gian suy nghĩ rất là lâu, bao nhiêu năm liền về ý định trốn tù. Vượt biển thì khốc liệt lắm, trong vòng có mấy ngày thôi. Tôi đã từng bị mảnh đạn bị thương, rồi bỗng nhiên trở thành người chỉ huy cứu 29 người trên tàu sống sót trong 17 ngày trôi trên biển. Chính mình cũng bị hải tặc Thái Lan khoét lưỡi lê trong hậu môn chảy máu đi không được, bị kẹp tay tra khảo. Nó khốc liệt sợ hãi hơn đường trốn tù. Cái hãi hùng của chuyến vượt biên thứ hai nếu xảy ra giống như chuyến thứ nhất thì liệu vợ, con và cháu và em của mình sẽ ra sao? vì mình mà họ chết. Nếu mình chết 1 mình không sao. Nhưng liên luỵ đến con nhỏ, cháu mình thì cảm giác nó sợ sệt, không ăn không ngủ được nhiều hơn là trong tù.

Cho đến giờ này, thỉnh thoảng, cái gọi là hãi hùng nó vẫn còn. Có nhiều đêm ngủ phải đá lung tung, hoặc nhiều đêm ngủ giật mình ôm mền ôm gối chạy.
– Huỳnh Công Ánh

Vượt biên là mình phải làm sao cho tàu đi không chìm dưới biển, làm sao để tránh hải tặc vô cướp, hiếp dâm…Khi đi rồi không biết sẽ đi về đâu? Tấp vô bến nào hay được tàu vớt hay bị chìm tàu?”

Những ký ức tưởng như sẽ dần nguôi ngoai, nhưng không phải thế. Ông nhớ lại cuộc đời của một người tỵ nạn đến Mỹ ba mươi mấy năm, và thấy rằng nó cay đắng thâm trầm nghiệt ngã hơn thời gian 7 năm học tập cải tạo rất nhiều.

“Cho đến giờ này, thỉnh thoảng, cái gọi là hãi hùng nó vẫn còn. Có nhiều đêm ngủ phải đá lung tung, hoặc nhiều đêm ngủ giật mình ôm mền ôm gối chạy. Nhiều khi trong giấc chiêm bao mình thấy họ bắt mình, kéo mình, mình vẫy vùng, đá vào người vợ nằm kế mình. Nhiều lần như thế, nghĩa là nó ám ảnh mình suốt đời.

Thành ra cái chuyện ám ảnh, lo âu, dĩ vãng trong tù là nhớ vanh vách, chỉ có đọc ra, ghi ra, chứ không thêm thắt, hư cấu, văn chương gì cả.”

Nhân chứng lịch sử

Khó mà tìm được một mỹ từ hay một chi tiết bắt người đọc phải suy nghĩ trong hồi ký của Huỳnh Công Ánh. Thay vào đó, từng câu từng chữ hiện ra gãy gọn, thật thà, có cả cái tiếng chửi thề không lẫn vào đâu được của người miền Nam, đưa người đọc của nhiều thế hệ quay về sống với từng giây phút của năm tháng đó, chứng kiến những câu chuyện đó.

Ông nói rằng để thoát được những chuyến đi ấy, ông đã chịu ơn tình của nhiều người. Những ân tình đó là nguyên nhân đến 38 năm sau cuốn hồi ký mới ra đời. Niềm vui của ông được diễn tả bởi hai chữ “bàng hoàng” vì ông cho rằng ông đã thực hiện được sứ mệnh của cuộc đời mình.

Ước mơ và khát vọng lớn nhất là tôi làm tròn vai trò người chứng nhân của lịch sử, khúc quanh lịch sử cay nghiệt nhất mình là chứng nhân.
– Huỳnh Công Ánh

“Ước mơ và khát vọng lớn nhất là tôi làm tròn vai trò người chứng nhân của lịch sử, khúc quanh lịch sử cay nghiệt nhất mình là chứng nhân. Và mình đứng cửa giữa, tức là lòng mình đã chùng xuống rồi. Ba mươi mấy năm tôi mới viết, thì sự hận thù ra ngòi bút, ra trong tư tưởng không còn nữa. Nó đã bình tâm rồi. Mình muốn mình là người Việt Nam yêu nước, mình muốn mình là nhân chứng thật sự giữa hai chế độ miền Bắc và miền Nam. Và nhân chứng đó chỉ đưa ra hình ảnh thôi, không phê phán, không chửi rủa, không đả đảo, không hận thù.”

Điều ông mong muốn, với vai trò là một nhân chứng kể lại một khúc quanh của lịch sử, người đọc, và thế hệ sau sẽ tự biết cái nào đúng, cái nào sai, cái nào cần thiết cho giống nòi Việt Nam.

Khi chương cuối cùng của hồi ký “Vượt tù, vượt biển” khép lại, người đọc vẫn còn thấy đâu đó buổi sáng hỗn loạn của ngày 30 tháng 4 lịch sử. Với nhiều người khác, biến cố ấy không chỉ dẫn đến một cuộc vượt tù cải tạo và hai chuyến vượt biển của Huỳnh Công Ánh, mà còn dẫn đến một câu chuyện dài chưa có hồi kết của đất nước, dù đã bước sang năm thứ 42.

Nhìn lại 18 năm cuộc đàn áp quy mô lớn nhất của ĐCSTQ

Nhìn lại 18 năm cuộc đàn áp quy mô lớn nhất của ĐCSTQ

 
 Ngày 25/4 cách đây 18 năm, hơn 10.000 người đã tập trung tại Trung Nam Hải để thỉnh nguyện chính quyền Trung Quốc cho phép họ tự do tập luyện Pháp Luân Công và không cấm đoán môn tu luyện này. Những con người này không biết rằng, họ đang từng bước tiến vào một cái bẫy lớn được giương ra chờ sẵn, và những điều khủng khiếp sắp ập lên đầu họ, thay đổi toàn bộ số phận và cuộc đời của họ. Nhưng chính những người đóng vai phản diện trong sự kiện bức hại người tập Pháp Luân Công này, rất nhiều trong số họ cũng có những kết cục bi thảm không kém người bị hại…

Gài bẫy người tập Pháp Luân Công

Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tập luyện tinh thần cổ xưa của Trung Quốc được ông Lý Hồng Chí truyền ra rộng rãi trong công chúng từ năm 1992. Đặc điểm của môn tập luyện này bao gồm phần luyện thân thể với 5 bài tập nhẹ nhàng và phần tu tâm tính theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”. Vì trong một thời gian ngắn mà số lượng người theo tập quá đông (theo thống kê của chính quyền Trung Quốc là hơn 70 triệu người vào thời điểm năm 1999), nhiều hơn số đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nên lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân lo sợ và quyết định “tiêu diệt” Pháp Luân Công. Tuy nhiên, vì không tìm được lý do gì để tiến hành cuộc đàn áp, một cái bẫy được giương ra sẵn và tấm thảm kịch bắt đầu từ ngày 25/4/1999, cách đây 18 năm…

đức tin, thỉnh nguyện, suy ngẫm, Phap Luan Cong, Bài chọn lọc,
Sáng ngày 25/4, hơn 10.000 người tập Pháp Luân Công từ khắp nơi đổ về trung tâm thành phố Bắc Kinh, hoàn toàn không có tổ chức, khẩu hiệu hay biểu ngữ. (Ảnh: Minh Huệ)

Cựu Ủy viên Bộ Chính trị La Cán vì muốn lập công với ông Giang Trạch Dân, nên trở thành người tiên phong trong việc tiến hành gài bẫy người tập Pháp Luân Công, từ đó lấy lý do để triển khai cuộc đàn áp. Ông này và thân thuộc Hà Tộ Hưu tiến hành một vài hành động để kích động người tập Pháp Luân Công như: viết bài bôi nhọ đăng trên tạp chí của Học viện Giáo dục Thiên Tân, bắt 45 người đi phản ánh sự việc và đánh trọng thương nhiều người khác. Khi người dân yêu cầu thả người thì công an Thiên Tân đã gợi ý cho họ đến Bắc Kinh thỉnh nguyện và nhấn mạnh chỉ có Bắc Kinh mới giải quyết được việc này.

Sáng ngày 25/4, hơn 10.000 người tập Pháp Luân Công từ khắp nơi đổ về trung tâm thành phố Bắc Kinh. Lúc đầu lực lượng cảnh sát kéo về Thiên An Môn dự tính ngăn cản, nhưng sau đó cảnh sát lại dẫn đường cho họ tiến vào Trung Nam Hải, cuối cùng hình thành nên điều mà chính quyền mô tả là “cuộc tổng tấn công Trung Nam Hải”.

Tuy nhiên, theo các tư liệu và nhân chứng có mặt tại hiện trường vào ngày hôm đó, thì những người tham gia kháng nghị là tự phát đến Bắc Kinh, hoàn toàn không có tổ chức, khẩu hiệu hay biểu ngữ. Họ theo hướng dẫn của cảnh sát đứng yên, trật tự vòng quanh hai bên cổng chính của Trung Nam Hải.

Khoảng 8h sáng, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã dẫn 3 người đi kháng nghị vào trong nói chuyện, từ đó phát hiện ra rằng vấn đề ở Thiên Tân đã có chỉ thị xử lý nhưng ông La Cán đã ém đi. Thủ tướng Chu Dung Cơ sau khi hiểu rõ tình hình đã để cho Cục Xử lý Khiếu nại nói chuyện với họ. Hơn 8h tối, hội đàm kết thúc, sau khi biết những người tập Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã được thả, đám đông cũng nhanh chóng giải tán và hiện trường rất sạch sẽ.

Tuy nhiên, sự kiện ngày 25/4/1999 đã trở thành cái cớ cho ông Giang Trạch Dân và phe cánh tiến hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông Giang đã đề ra chiến lược “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” nhằm “tiêu diệt” môn tu luyện này trong vòng 3 tháng. Rất nhiều sách của Pháp Luân Công đã bị tiêu hủy, thông tin về Pháp Luân Công cũng bị phong tỏa, các kênh truyền thông của nhà nước liên tục phát các chương trình bôi nhọ và vu khống Pháp Luân Công, những người theo tập luyện môn tu luyện này bị tịch thu tài sản, đuổi việc và sách nhiễu. Nếu không chịu từ bỏ đức tin của mình, họ thậm chí bị bắt, tra tấn và giết hại…

Sau sự kiện ngày 25/4, dưới sự ủng hộ của ông Giang Trạch Dân, ông La Cán đã trở thành Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc.

Pháp Luân Công vẫn kiên định sau 18 năm

Một bản báo cáo dài 22 trang của tổ chức Freedom House nhận định: Trong khi ĐCSTQ đổ ra hàng trăm triệu đô la Mỹ mỗi năm để tiêu diệt Pháp Luân Công, những người tập Pháp Luân Công chỉ sử dụng các biện pháp ôn hòa và bất bạo động để đối đãi với cuộc đàn áp này. Họ chủ yếu tập trung vào việc nỗ lực nói rõ sự thật về cuộc bức hại nhân quyền với cảnh sát, công chúng và các quan chức ĐCSTQ.

Cảnh sát bắt giữ những người tập Pháp Luân Công nói rõ sự thật tại quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Minh Huệ)
Cảnh sát bắt giữ những người tập Pháp Luân Công nói rõ sự thật tại quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Minh Huệ)

Tổ chức nhân quyền này nhận định Pháp Luân Công vẫn còn là một chủ đề cấm kỵ ở Trung Quốc Đại Lục, và nhiều người Trung Quốc vẫn tin vào sự tuyên truyền phỉ báng người tập luyện Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Tuy nhiên, môn tập luyện này đã được phổ biến rộng rãi đến hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Một luật sư người Trung Quốc của tổ chức Freedom House cho biết “Lệnh bắt người vẫn còn tiếp tục được đưa xuống từ những quan chức cấp cao, nhưng trong một số trường hợp, Văn phòng Công an sẽ nói ‘Không, họ chỉ là những người tập luyện để có sức khỏe thôi’”.

Freedom House kết luận: Vào năm 1999, cả trong ngoài nước Trung Quốc, rất ít người dám tin rằng vẫn còn hàng triệu người đang tập luyện Pháp Luân Công bất chấp bị đàn áp trên quy mô lớn.

Ngoài ra, tổ chức này còn cho biết: “Các bằng chứng hiện hữu cho thấy việc mổ cướp nội tạng từ tù nhân Pháp Luân Công để kinh doanh cấy ghép đã diễn ra trên một diện rộng và có thể vẫn đang tiếp diễn.”

Trong khi vẫn chưa rõ chính xác có bao nhiêu người tập Pháp Luân Công bị giết để lấy nội tạng, nhưng báo cáo ước lượng rằng có từ 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép được thực hiện mỗi năm. Vì sự kém hiệu quả của hệ thống cấy ghép tạng tại Trung Quốc, các nhà điều tra tin rằng trong hầu hết trường hợp, một nội tạng được cấy ghép đồng nghĩa với một nạn nhân đã bị giết.

Kết cục bi thảm của những người tham gia bức hại Pháp Luân Công

Theo trang Minh Huệ (minghui.org) của Pháp Luân Công thu thập và thống kê 18 năm qua một danh sách bao gồm nhiều người bức hại Pháp Luân Công với thân phận và chức vụ không giống nhau, từ Thường uỷ viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự, Chủ nhiệm Phòng 610 (cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công), Phó viện trưởng toà án tối cao, cựu Trưởng đặc khu Hồng Kông, cho đến bình luận viên truyền hình, phóng viên báo chí, nhân viên đồn cảnh sát và cả những chính khách Tây phương gốc Hoa di dân ra nước ngoài, v.v… Trong số họ có những người do tham ô hủ bại mà bị kết án, có người vì đau khổ thành bệnh mà tử vong, có người bị tai nạn xe, có người đột tử, lại cũng có trường hợp cả người thân cũng qua đời, vợ con ly tán, còn có một số gia đình tham nhũng cũng bị bắt giữ…

1. Hệ thống công an kiểm sát và tư pháp

Trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, hệ thống công an, viện kiểm sát và tòa án góp phần tiến hành các thủ đoạn bắt và giam giữ trái phép, xét xử, kết án, tra tấn và ngược đãi khiến nhiều người bị thương tật, thậm chí tử vong.

Thẩm phán xét xử trái phép người tập Pháp Luân Công bị chết vì ung thư phổi

Ngày 12/11/1999, phiên tòa xét xử “Pháp Luân Công” lần đầu tiên mở tại Hải Khẩu, Thẩm phán trưởng Trần Viên Triêu phán quyết bốn người tập Pháp Luân Công bị giam giữ từ 2 đến 12 năm tù giam. Do nhận được sự ủng hộ từ phía Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương và Tòa án tối cao mà Tòa án trung cấp Hải Khẩu được xếp hạng khen thưởng tập thể hạng hai, Trần Viên Triêu được xếp hạng khen thưởng cá nhân hạng hai.

Hai năm sau, Trần Viên Triêu đi xét nghiệm và ngày 18/3/2002 được xác nhận bị mắc bệnh ung thư phổi.

Trong lúc Trần Viên Triêu bị bệnh nằm liệt giường, La Cán chỉ thị cần đẩy mạnh tuyên dương thẩm phán Trần về “thành tích” xét xử “Pháp Luân Công” lần đầu, tại Hải Khẩu còn cử hành báo cáo về Trần Viên Triêu. Trần Viên Triêu được trao giải “Thẩm phán gương mẫu toàn quốc”, danh hiệu “Đảng viên Đảng Cộng sản gương mẫu”, còn được khen thưởng xếp hạng cá nhân “thứ hạng nhất”. Ngày 2/9/2003, Trần Viên Triêu qua đời khi mới 52 tuổi.

Ba thẩm phán ở Thẩm Dương bị mắc bệnh não mà chết

Trương Văn, Phó Viện trưởng kiêm Ủy viên Ủy ban Tư pháp Tòa án khu Thẩm Bắc, Thẩm Dương, Liêu Ninh, giữa tháng 2/2009 đột nhiên mắc bệnh lạ về não, tử vong trên đường tới Bắc Kinh chữa trị. Trước đó, Trương Văn vừa mới tham gia phán xét phi pháp 4 người tập Pháp Luân Công (bao gồm: Vương Tố Mai bị kết án 10 năm tù, Hề Thường Hải 11 năm tù, Tôn Ngọc Thư 8 năm tù, Hoắc Đức Phúc 6 năm tù).

Ngạc An Phúc, Thẩm phán tòa án tân khu Thẩm Bắc, thành phố Thẩm Dương, năm 2001 đã bí mật kết án oan 5 người tập Pháp Luân Công từ 3 đến 8 năm tù giam. Ngày 18/2/2011, Ngạc An Phúc đột nhiên bị xuất huyết não, 2 ngày sau thì tử vong khi mới được 45 tuổi. Theo Minh Huệ, trước lúc lâm chung, Ngạc An Phúc không ngừng nói với các thành viên trong gia đình muốn sám hối: “Hãy mau tìm cho tôi người nào luyện Pháp Luân Công! Mau đi tìm người luyện Pháp Luân Công đi!”

Liễu Diệp, nguyên là Phó viện trưởng Tòa án tân khu Thẩm Bắc, tỉnh Liêu Ninh. Ngày 10/7/2014, khi Liễu Diệp ra ngoài xử lý công việc với các đồng nghiệp thì bỗng nhiên cảm thấy không ổn, xuất huyết não và tử vong khi mới 56 tuổi.

Vị thẩm phán “gắn bó đến cùng với đảng” đi câu cá bị chết đuối

Uông Cánh Nghiệp là Thẩm phán trưởng Tòa án Hạc Thành, thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam. Ngày 21/7/2013, ông này đi câu cá ở một làng ven sông ở Hoài Hóa, khi cá cắn câu, ông ta ra sức kéo mạnh cần câu, nhưng ngược lại đã bị con “cá cắn câu” lôi ngã xuống dòng sông chỉ sâu 2 mét rồi chết đuối, khi đó Uông Cánh Nghiệp mới 48 tuổi. Trước đây, Uông Cánh Nghiệp từng kết án oan ít nhất là 17 người tập Pháp Luân Công, trong đó có ông Phan Kiến Quân bị kết án oan 7 năm tù giam, đến ngày 23/1/2004 thì ông Phan đã bị tra tấn nhục hình đến chết trong tù. Uông Cánh Nghiệp từng phát biểu: “Tôi muốn cùng đảng cộng sản đấu tranh đến cùng.”

“Vệ sỹ nhân dân” gặp tai nạn xe tử vong ly kỳ

Ngày 14/4/2004, bà Nhâm Trường Hà, Cục trưởng Cục công an thị xã Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, trên đường cao tốc từ Trịnh Châu về Đăng Phong đã bị tai nạn chết. Nguyên nhân là chiếc xe hơi chở bà Nhâm Trường Hà đã bị một chiếc xe ô tô tải đi cùng chiều đâm vào đuôi xe. Nhưng, điều kỳ lạ là toàn bộ những người ngồi trong xe đều “bình an vô sự”, duy chỉ có bà Nhâm Trường Hà, ngồi ở vị trí an toàn nhất thì bị chết tại chỗ. Năm đó, bà Hà 40 tuổi.

Theo thông tin đăng tải trên trang Minh Huệ, từ sau khi bà Nhâm Trường Hà nhậm chức Cục trưởng Cục Công an thị xã Đăng Phong vào tháng 4/2001 đã tích cực tham gia bắt giữ, chèn ép dân chúng có khiếu nại kêu oan và bắt giữ rất nhiều người tập Pháp Luân Công. Từng có 4 người tập Pháp Luân Công bởi vì đứng trước trụ sở thị xã Đăng Phong phân phát tài liệu nói rõ sự thật về cuộc bức hại mà bị bắt giữ. Bà Nhâm Trường Hà sau khi biết sự việc đã nói: “Pháp Luân Công thật quá to gan, dám đến cả trụ sở chính quyền phát truyền đơn. Không trị không được.” Kết quả là 4 người tập Pháp Luân Công này đã bị bắt giữ và bị tống giam phi pháp vào nhà tù nữ Tân Hương.

Sau khi bà Nhâm Trường Hà chết, có không ít cảnh sát thị trấn Đăng Phong bàn luận rằng, bà Nhâm Trường Hà là bởi vì ra sức bức hại Pháp Luân Công mà gặp phải báo ứng. Em gái của bà Nhâm Trường Hà cũng nói với mọi người: “Trước đây tôi không tin câu ‘Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo’ mà Pháp Luân Công nói. Nhưng bây giờ tôi tin đó là thật!”

Ngày 29/10/2008, sau khi bà Nhâm Trường Hà chết bốn năm thì chồng của bà là ông Vệ Xuân Hiểu cũng đột nhiên chết vì chảy máu não. Lúc đó, ông Vệ Xuân Hiểu 45 tuổi, để lại một người con.

2. Hệ thống văn hoá tuyên truyền

Các kênh truyền thông tâm điểm của ĐCSTQ đã phát đi một lượng lớn nội dung dối trá, vu khống người sáng lập Pháp Luân Công, bôi nhọ Pháp Luân Công, kích động thù hận gây ảnh hưởng rất xấu tại Đại Lục và hải ngoại, khiến đông đảo quần chúng nhân dân hiểu lầm Pháp Luân Công, thù hận người tu Pháp Luân Công, tăng thêm sự tàn khốc của cuộc bức hại.

La Kinh, phát thanh viên đài truyền hình

La Kinh là người dẫn chương trình Phát sóng tin tức của Đài truyền hình Trung ương, đã phát sóng rất nhiều nội dung vu khống, công kích Pháp Luân Công. Năm 2008, La Kinh bị phát hiện ung thư tuyến bạch huyết, lưỡi thối rữa, không thể nói được, ngay cả uống nước cũng đau đớn khó chịu đựng. Cuối cùng mỗi lần trước khi ăn cơm, uống thuốc đều phải dùng thuốc tê súc miệng trước. Ngày 5/6/2009, La Kinh chết tại bệnh viện Ung bướu Bắc Kinh, thọ 48 tuổi.

Trần Manh, đạo diễn chuyên mục “Phỏng vấn tiêu điểm”

Chuyên mục “Phỏng vấn tiêu điểm” của Đài truyền hình Trung ương đã chế tác một lượng lớn những tiết mục chuyên đề nhằm hãm hại và vu khống Pháp Luân Công, trong đó có “Vụ tự thiêu tại Thiên An Môn”. Bộ phim này đã bôi nhọ hãm hại Pháp Luân Công, lừa gạt và khiến đông đảo dân chúng trong và ngoài nước hiểu lầm. Trần Manh, đạo diễn chính của bộ phim này đã phát hiện bị ung thư phổi vào tháng 3/008, bị bệnh tật dày vò tới mức đau đớn sống không bằng chết và đã yêu cầu từ bỏ trị liệu. Ngày 23/12 năm đó Trần Manh tử vong, thọ 47 tuổi.

Bốn đời Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình huyện Từ Lợi Hồ Nam liên tiếp tử vong

Bắt đầu từ ngày 20/7/1999, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình huyện Từ Lợi thành phố Trương Gia Giới, tỉnh Hồ nam theo chân ĐCSTQ dẫn đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công, trong chương trình phát thanh của họ đã bôi nhọ, vu khống và dựng những tấm áp phích bôi nhọ, treo biểu ngữ tại nhiều nơi, vu khống Pháp Luân Công, lừa gạt quần chúng trên truyền hình. Bốn vị cục trưởng của cục này lần lượt mắc bệnh ung thư tử vong, trong đó người trẻ nhất mới hơn 40 tuổi, chết vào tháng 9/2010.

Giám đốc kiêm chủ biên tờ “Nhật báo Hà Nam” bị neo sắt đoạt mệnh

Dương Vĩnh Đức, cựu Giám đốc kiêm Chủ biên tờ “Nhật báo Hà Nam” đã cho đăng tải một lượng lớn những nội dung nhục mạ Pháp Luân Công trên rất nhiều tờ báo mà ông nắm giữ. Dương Vĩnh Tường còn chỉ thị cấp dưới của mình phối hợp với “Phòng 610” của thành phố Trịnh Châu bức hại người tập Pháp Luân Công tại đơn vị của mình. Ngày 9/2/2007, Dương Vĩnh Đức đang nghe điện thoại khi đi du thuyền du lịch tại Việt Nam thì đột nhiên đâm vào một tàu chở than, Dương Vĩnh Đức rơi xuống biển. Chiếc du thuyền vội vã quăng neo dừng thuyền, không ngờ chiếc neo sắt đó lại rơi đúng vào đầu Dương Vĩnh Đức, vì vậy đã khiến ông này mất mạng.

Tổng biên tập “Nhật báo Lai Tây”

Trương Thụ Kiến trong thời gian đảm nhiệm tổng biên tập của tòa báo “Nhật báo Lai Tây” của Thanh Đảo năm 2002 đã viết và đăng tải những bài viết phỉ báng Pháp Luân Công, đồng thời tham gia chuyển hoá, bức hại người tập Pháp Luân Công. Năm  2003, khi Trương Thụ Kiến cùng vợ trên đường đi xe tới Uy Hải thăm con gái thì gặp tai nạn, vợ của Trương bị ngã hôn mê bất tỉnh, bản thân Trương bị gãy xương, còn lái xe thì không hề gì. Sau này khi con gái tốt nghiệp đại học, Trương phát hiện bị ung thư gan, chưa đầy một năm sau thì qua đời.

Biên tập tờ “Vãn báo Đại Khánh” bị đột tử

Triệu Xuân Thu biên tập thời báo hoàn cầu “Vãn báo Đại Khánh”, trên trang do cô chủ biên đã đăng tải bài viết vu khống Pháp Luân Công, vì vậy rất nhiều người tập Pháp Luân Công đã nhiều lần tìm cô để nói sự thật, gửi tài liệu sự thật vào hòm thư của cô, nhưng càng khiến cô này thù hận Pháp Luân Công. Từ chiều tối đến đêm ngày 22/2/2006, trên đường về nhà sau khi hết ca đêm, Triệu Xuân Thu bị hai nhân viên làm thuê bên ngoài uy hiếp, sau khi bị đâm liên tiếp 17 nhát thì tử vong, năm đó Triệu Xuân Thu mới 27 tuổi.

Hạ Vũ Điền, Phó chủ tịch Hiệp hội Nhà hát kịch Trung Quốc ốm chết

Hạ Vũ Điền là Phó chủ tịch Hiệp Hội Nhà hát kịch Trung Quốc, Chủ tịch Hiệp hội nhà hát kịch tỉnh Hồ Bắc. Hạ Vũ Điền là thành viên Hiệp hội Phản tà giáo tỉnh Hồ Bắc, được liệt kê vào danh sách đối tượng điều tra của “Tổ chức quốc tế điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công”. Sau này Hạ Vũ Điền đã viết một vở kịch tên là “Khanh Nhân Ký” (Nhật ký lừa người) và hai tiết mục khác phỉ báng Pháp Luân Công. Vào đêm giao thừa năm 2002 của Trung Quốc, Hạ Vũ Điền đột nhiên bị xơ gan cổ chướng cấp tính. Sau đó ông này mắc rất nhiều chứng bệnh như hội chứng tổng hợp sơ cứng gan, bệnh thận, viêm màng bụng tự phát. Ngày 30/7/2004, Hạ Vũ Điền ốm chết năm 66 tuổi.

3. Phòng 610, chức vụ tử thần

“Phòng 610” là tổ chức phi pháp do ông Giang Trạch Dân lập ra chuyên để bức hại Pháp Luân Công, được thành lập vào ngày 10/6/1999. Theo ghi chép của Minh Huệ, quan chức hệ thống “Phòng 610” tại các nơi bị báo ứng vì bức hại Pháp Luân Công đã vượt quá 10.000 vụ.

Lưu Kinh là chủ nhiệm thứ hai của “Phòng 610” của ĐCSTQ, năm đó ông này liên tiếp đích thân tới các nơi, chỉ huy cuộc bức hại Pháp Luân Công. Mỗi nơi Lưu Kinh tới, thì cuộc bức hại tại nơi đó lại tăng cấp, những vụ án tử vong của người tập Pháp Luân Công cũng theo đó mà tăng lên. Lưu Kinh hiện nay mắc bệnh ung thư vòm họng. Lý Đông Sinh là người kế nhiệm của Lưu Kinh thì mất chức ngày 12/12/2013, bị kết án 5 năm tù. Ngoài hai trùm sỏ này, rất nhiều Chủ nhiệm “Phòng 610” tại các địa phương và những người thân thuộc đều liên tục gặp vận hạn. Một vài trường hợp có thể liệt kê như sau:

Kim Đạo Minh, Phó bí thư Ủy ban Nhân dân, Bí thư Ủy ban Hành chính Pháp Luật tỉnh Sơn Tây, Tổ trưởng “Tổ lãnh đạo Duy trì Trật tự Trị an” của tỉnh, trùm sỏ hệ thống “610” đã mất chức vào ngày 27/2/2014, ngày 14/10/2016 bị xử án tù chung thân.

Đỗ Thiện Học, Ủy viên thường vụ Ủy ban Nhân dân, Phó chủ tịch tỉnh Sơn Tây, Tổ phó “Tổ lãnh đạo Duy trì Trật tự Trị an”, Phó lãnh đạo hệ thống “Phòng 610”, ngày 19/6/2014 mất chức, ngày 20/12/2016 bị xử án tù chung thân.

Dương Xuân Duyệt, Chủ nhiệm “Phòng 610” thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ, chết vào tháng 3/2014 vì bệnh ung thư. Vào năm 2005, Dương Trí Huệ, con trai của Dương Xuân Duyệt lái xe đâm vào gầm xe tải, hộp sọ bị tách mở, chết thảm ngay tại chỗ, lúc đó mới chỉ 28 tuổi.

Ngô Kiến Tinh, cựu Chủ nhiệm “Phòng 610” thành phố Kim Hóa tỉnh Chiết Giang, đột nhiên nhiễm bệnh chết vào ngày 18/3/2014. Trong thời gian Ngô Kiến Tinh phụ trách “Phòng 610” đã phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp, bức hại người tập Pháp Luân Công tại địa phương. Trước khi lâm bạo bệnh, Ngô đã rút về tuyến 2, Ngô vốn định sống những ngày tháng thanh nhàn cuối đời.

Lô Hạc Minh, Phó Bí thư Văn phòng Ủy ban thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây, Chủ nhiệm “Phòng 610” thành phố Hán Trung, ngày 23/3/2013 khi cùng gia đình đi xe ra ngoài, chiếc xe của Lô đã bị hai chiếc xe tải lớn kẹp vào giữa đâm biến dạng, bản thân Lô, con gái, thư ký và lái xe chết ngay tại hiện trường.

Lý Gia Minh, Chủ nhiệm “Phòng 610” thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ tỉnh Hắc Long Giang, ngày 07/7/2012 trên đường đi siêu thị cùng với vợ thì đột nhiên bị tắc nghẽn mạch máu cơ tim và tử vong, thọ 49 tuổi.

Vương Quảng Bình, Đội phó Chi đội Bảo an Cục Công an thành phố Quảng Châu, từ năm 2001 đến năm 2006, đảm nhận chức vụ Phó chủ nhiệm “Phòng 610” thành phố Quảng Châu. Số người tập Pháp Luân Công do đích thân Vương Quảng Bình bức hại phi pháp gồm 395 người, 16 người bị xét xử phi pháp, đưa 3.310 lượt người vào lớp tẩy não. Ngày 10/6/2010, Vương Quảng Bình đột tử chết ngay tại văn phòng, thọ 54 tuổi.

4. Ba trường hợp có kết cục ly kỳ

Hà Tuyết Kiện, cảnh sát đồn công an phường Đông Thành, thành phố Trác Châu, tỉnh Hà Bắc, tháng 11/2005 đã cưỡng hiếp 2 nữ học viên Pháp Luân Công. Hà Tuyết Kiện bị xét xử 8 năm, sau đó ông ta mắc bệnh ung thư dương vật, dương vật và tinh hoàn đều bị cắt bỏ toàn bộ. Hà Tuyết Kiện 3 lần tự sát không thành, sống không bằng chết.

Quách Tòng Quý là người đường Bắc Quan, thành phố Vũ An, tỉnh Hà Bắc, cựu nhân viên văn phòng đường Bắc Quan. Quách Tòng Mẫn từng cố ý nhục mạ người sáng lập Pháp Luân Công, cười nhạo người tập Pháp Luân Công. Ngay trong tháng đó, Quách đột nhiên bị tràn máu não phải đưa tới bệnh viện Bắc Kinh điều trị. Năm 2005, khi Quách đang trả lại nông cụ thì bị một con chó Tây Tạng lớn của nhà hàng xóm xô ngã, miệng ông ta bị cắt nát. Năm 2011 Quách Tòng Quý tử vong vì bị mắc ung thư, thọ 63 tuổi.

Trương Đồng Hưng, giáo sư mỹ thuật Trường Trung học 68 tại thôn Quan Lập, khu Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã từng tổ chức cho học sinh ký tên vào tài liệu phỉ báng Pháp Luân Công, đồng thời đích thân ông đã vẽ tranh châm biếm, đả kích người sáng lập Pháp Luân Công. Ngày 11/8/2003, khi Trương Đồng Hưng đang câu cá tại đầm cá thôn Quan Lập thì trời đổ mưa như trút nước, ông ta đang tránh mưa dưới gốc cây, thì đột nhiên một tiếng sấm sét rền vang, cùng lúc đó Trương ngã sụp xuống đất chết ngay tại chỗ. Trên đầu ông ta thủng một lỗ lớn, trước ngực, tóc cháy xém, chết rất thê thảm.

(Còn tiếp)

Minh Tâm

NHẤT PHÁ SƠN LÂM

From facebook:  Trung Minh Le shared Dương Hòa Đức‘s post.
 
No automatic alt text available.
No automatic alt text available.

Dương Hòa Đức added 2 new photos.Follow

NHẤT PHÁ SƠN LÂM

Nhìn bản đồ 1943 và bản đồ 1997 về rừng cây Việt Nam thì không cần bình luận một chữ nào về thành tích phá hoại của lũ thất học.
Đánh Việt Cộng thì cần gì Dioxin hay Chất độc da cam da quýt gì.

Cứ cho nó thấy một nạm tiền, hay một chức danh có thể làm ra tiền cho dù bất nghĩa thì sai nó giết cha mẹ nó, nó cũng làm.

Vì tiền, tụi nó “cờ lờ vờ, cờ lờ mờ vờ” cạo sạch không còn một nhúm cây để gọi là sinh thái.

Hút cát bán cho Trung Cộng xây bồi đấp đảo, nhà cửa hỏng chân trụt xuống sông.

Sắp đến mùa mưa là lũ quét sẽ triệt hạ nhóm nhà trung du.

KHI ĐÁM CÔNG BỘC LÀ NÔ LỆ CỦA ĐỒNG TIỀN.

Mẹ chết 107 ngày vẫn sinh được con.

Một người mẹ dũng cảm đến từ Bồ Đào Nha quyết định giữ lại đứa trẻ trong bụng dù biết gặp nguy hiểm. Khi cô qua đời 107 ngày, đứa trẻ được sinh ra ở trạng thái khỏe mạnh.

 Sandra Pedro – một phụ nữ đã sống với con trai mình ở Bragadas (Bồ Đào Nha) trong 8 năm. Khi nhận ra đang mang thai lần 2, Sandra đã đến bác sĩ để nhận lời khuyên. Tại đây, các bác sĩ đã cảnh báo cô về nguy cơ rất lớn phải đối mặt trong thời kỳ mang thai. Sandra trước đây đã từng chiến đấu với bệnh viêm phổi, bị các vấn đề về tim thậm chí là hôn mê sâu. Cô cũng từng trải qua phẫu thuật thận. Tuy vậy, tình yêu thương con và khát khao trở thành mẹ lần nữa, người phụ nữ 37 tuổi quyết định chấp nhận rủi ro và giữ lại đứa trẻ.

Image result for sandra pedro - 107 days


Dù biết trước gặp nguy hiểm nhưng Sandra Pedro quyết định không phá thai mà giữ lại đứa trẻ trong bụng mình.

Vào tháng 2/2016, một cơn chảy máu não đã khiến Sandra trên bờ vực cái chết ở trong phòng chăm sóc đặc biệt Vào thời điểm đó Sandra đã biết giới tính con mình là nam nhưng không thể tiếp tục xem bụng mình phát triển như thế nào. Ngày 20/2, Sandra qua đời. Nhưng cái chết này mở ra những điều chưa bao giờ xảy đến ở Bồ Đào Nha và có lẽ là rất hiếm trên thế giới. Khi người phụ nữ 37 tuổi qua đời, các bác sĩ đã siêu âm và phát hiện dấu hiệu sự sống của đứa bé trong bụng cô là rất tốt. Trái tim của đứa bé mạnh mẽ và đập bình thường.

Người mẹ đã qua đời nhưng dấu hiệu sự sống của đứa bé trong bụng cô là rất tốt.
Người mẹ đã qua đời nhưng dấu hiệu sự sống của đứa bé trong bụng cô là rất tốt.

Quá ngạc nhiên trước hiện tượng này, các bác sĩ đã gửi kết quả xét nghiệm tới Ủy ban đạo đức Bệnh viện St. Joseph ở Lisbon. Ủy ban này cùng với gia đình Sandra và gia đình Michael Angelo Faria (cha của đứa trẻ) đồng ý tiếp tục để cô mang thai nhằm đảm bảo khả năng sống sót của thai nhi.

Đứa trẻ được đặt tên là Lourenço Salvado.
Đứa trẻ được đặt tên là Lourenço Salvado.

Cơ thể Sandra từ đó được hoạt động bằng máy móc. Đó là khoảng thời gian đáng buồn cho mọi người trong gia đình cô nhưng họ phải mạnh mẽ. Mặc dù Sandra không còn chức năng não và được tuyên bố lâm sàng là đã chết nhưng vẫn còn sự sống phát triển trong cô. Sandra trở thành một vườn ươm sống. Một đội ngũ hơn 80 người đã làm việc ngày đêm để giữ cho cơ thể mẹ hoạt động và duy trì tuần hoàn tử cung.

Em bé trong bụng Sandra được sinh ra ở tuần thứ 32 thai kỳ.
Em bé trong bụng Sandra được sinh ra ở tuần thứ 32 thai kỳ.

107 ngày sau đó, phép màu đã xảy ra: em bé trong bụng Sandra được sinh ra ở tuần thứ 32 thai kỳ. Đây là tình huống mà không bác sĩ nào tại đó từng gặp phải và rất nhiều người dã khóc. Sau đó, các máy móc được tắt đi, cơ thể mẹ được giao cho gia đình còn em bé thì có sức khỏe hoàn hảo.

Điều thần kỳ xảy ra khi 107 ngày sau cái chết, Sandra vẫn sinh được con.
Điều thần kỳ xảy ra khi 107 ngày sau cái chết, Sandra vẫn sinh được con.

Sandra là một người mẹ can đảm, từ cái chết của cô, một cuộc sống mới được sinh ra. Lourenço Salvado chính là tên được mọi người đặt cho em bé mà Sandra sinh ra 107 ngày sau khi chết.

nói ” Thượng tôn pháp luật” là xúc phạm ĐCS.

From facebook: Trần Bang shared Manh Dang‘s post.
Ngay lời nói đầu của Hiến pháp 2013 có đoạn: “Thể chế hoá cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, kế thừa Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1990… “. Tất cả các Hiến pháp đã nêu do ĐCSVN biên soạn và Hiến pháp 2013 không công nhận Tam quyền phân lập, nên không có Tư pháp độc lập, không có độc lập thì làm gì có Quyền lực của Tư pháp?

Có thẩm phán, kiểm sát viên nào không phải là đảng viên đảng cộng sản VN?

Đảng CS nắm cả ba quyền, gọi là “đảng thống nhất lãnh đạo”.

Ông Chung là 1/200 ủy viên BCH trung ương đảng, cơ quan lãnh đạo cao nhất của ĐCSVN giữa hai kỳ Đại hội đảng.

Ông Chung được BCH phân công là Chủ tịch TPHN, và vụ này ông được phân công giải quyết, thương lượng với Dân Đồng Tâm. Nên Toà án, VKS, Công an điều tra HN thực tế đều là cấp dưới (về mặt đảng) của ông Chung, nên họ đều phải chấp hành ông Chung.

Điều 4, Hiến pháp 2013: ” ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và XH”.

Đảng cộng sản đẻ ra pháp luật, luôn đứng trên pháp luật. Pháp luật chỉ là công cụ của đảng, nên nói ” Thượng tôn pháp luật” là xúc phạm ĐCS.

Tết đến vẫn có khẩu hiệu ” Mừng đảng mừng xuân”,

Không có ” Mừng nhà nước, mừng nhân dân VN” đâu?

Nên nói “Đồng Tâm Vô Pháp” không sai, nhưng chưa đủ!

Vì VN vô pháp từ khi đảng cướp chính quyền năm 1945!

Đồng bào Đồng Tâm, Mỹ Đức, HN đọc để cảnh giác

From facebook:  Trần Bang shared Bảo Nhi Lê‘s post.
Đồng bào Đồng Tâm, Mỹ Đức, HN đọc để cảnh giác… bởi nông dân Thái Bình đấu tranh chống tiêu cực cuối thế kỷ 20 đã bị đàn áp rất thâm hiểm, độc ác, dã man theo kiểu Mao- Đặng của TQ ( hơn thời trung cổ)…

 

“…Gia đình nộp đơn kiện thì công an chỉ những trại tù rất khác nhau; thí dụ họ giam con người ta Quảng Ninh thì họ chỉ cho thân nhân vào Nghệ An tìm; họ giam con người ta ở Thanh Hóa thì họ chỉ thân nhân lên Vĩnh Phú tìm; họ giam con người ta ở Vĩnh Phú thì họ nói là giam ở tận Ðắc Lắc v.v.

Như thế có nghĩa là để cho những nông dân nghèo khó, ngu ngơ không biết đường biết xá, đi tìm thân nhân vài lần là hết tiền nên đành phải bỏ cuộc.

Trong các nhà tù, thì chúng nó ra lệnh cho những thằng tù muốn lập công với công an, là bọn tù hình sự, những thằng tàn ác nhất, tìm cách gây sự với những nông dân và cựu chiến binh cầm đầu cuộc nổi dậy; rồi bọn hình sự này thủ tiêu những nạn nhân bằng cách dùng đũa nhọn đóng vào tai lúc người ta đang ngủ. Nạn nhân chết ngay tức khắc, không thể kêu một tiếng nào cả. Chính thân nhân những người chết kể lại cho tôi nghe chuyện đó.

Ðó là cuộc tàn sát trong bóng tối một cách hèn hạ, cực kỳ khôn khéo, cực kỳ hèn hạ, cực kỳ đểu cáng và chúng nó là những đao phủ số một nên mới nghĩ ra hình thức thủ tiêu dã man như thế…”