3 Chuyện Tình : Tình Bạn, Tình Mẹ, Tình Người

3 Chuyện Tình : Tình Bạn, Tình Mẹ, Tình Người

Cảm thông là tối cần trong các mối quan hệ và lòng khoan dung là quà tặng đáng giá nhất trên đời.

Tình Bạn : Tại sao anh khóc?

Một anh nọ đến gõ cửa nhà anh bạn Bedouin để nhờ vả:
“Tôi muốn anh cho tôi mượn bốn ngàn dinar vì tôi phải trả nợ.  Anh giúp tôi được không?”

Anh bạn bảo vợ gom hết mọi thứ giá trị họ đang có, nhưng cũng không đủ.  Hai vợ chồng phải đi mượn hàng xóm cho tới khi gom đủ số tiền.

Khi anh nọ đi rồi, vợ thấy chồng mình khóc.

“Sao anh lại buồn? Giờ đến lượt hai vợ chồng mình lại nợ hàng xóm, có phải anh sợ mình không trả nợ nổi?”

“Chẳng phải vậy đâu! Anh khóc vì anh ấy là người anh rất quý mến, vậy mà anh chẳng hề biết anh ấy gặp hoạn nạn.  Anh chỉ nhớ tới anh ấy khi anh ấy đến gõ cửa hỏi mượn tiền.”

Tình Mẹ : Không chịu buông tay!

Vài năm về trước, vào một ngày mùa hè , một cậu bé quyết định đi bơi ở con sông gần nhà. Trời thì nóng mà nước sông thì mát, cậu mừng rỡ nhảy ào xuống, bơi ra giữa sông mà không để ý rằng một con cá sấu đang bơi lại phía sau!

Cùng lúc đó, mẹ cậu bé đang ở trong nhà và khi nhìn ra cửa sổ, bà hoảng hốt khi thấy con cá sấu tiến ngày càn gần cậu con trai hơn! Hoảng sợ tột độ, bà mẹ lao ra, nhanh gấp nhiều lần cậu bé khi cậu chạy đi bơi, vừa chạy, vừa hét gọi con trai. Nghe tiếng mẹ gọi, cậu phát hiện ra con cá sấu và bơi ngược trở lại về phía bờ. Nhưng quá muộn, đúng khi cậu bơi tới bờ thì cũng là lúc con cá sấu đớp được chân cậu! Từ trên bờ, người mẹ chậm một giây, chộp lấy cánh tay cậu. Và bắt đầu một trận kéo co không cân sức. Con cá sấu khoẻ hơn người mẹ rất nhiều, nhưng người mẹ còn quá nhiều tình thương và không thể buông tay.

Lúc đó, một bác nông dân đi qua, nghe tiếng kêu cứu vội vã của người mẹ nên đã vội vã lấy một chiếc gậy to ra cùng chiến đấu với con cá sấu! Con cá sấu đành thả chân cậu bé ra.

Sau hàng tuần, hàng tuần trong bệnh viện, cậu bé đã được cứu sống. Nhưng chân cậu có một vết sẹo rất to, trông rất khủng khiếp – bằng chứng của lần bị cá sấu tấn công.
Một phóng viên tới gặp cậu bé khi cậu đã hoàn toàn bình phục. Phóng viên này hỏi cậu bé có thể cho xem vết sẹo được không. Cậu bé kéo ống quần lên, để lộ vết sẹo cho phóng viên chụp ảnh. Và phóng viên nọ đã nói rằng vết sẹo này cậu bé sẽ không thể nào quên!
– Không đâu, hãy nhìn tay cháu đã! – cậu bé nói rồi kéo tay áo lên. Trên tay áo của cậu là một vết sẹo to, thậm chí còn sâu hơn cùng với những vết cào xước rất đậm và kéo dài do móng tay của mẹ cậu – khi người mẹ dồn tất cả sức lực và yêu thương đễ giữ lại đứa con trai yêu quý. Cậu bé nói với phóng viên:
– Chính vết sẹo này cháu mới không bao giờ quên được! Và cháu tự hào về nó, tự hào vì mẹ cháu đã không chịu buông tay.

Trong cuộc sống những người cha – người mẹ luôn như thế đấy, họ yêu đứa con của mình bằng cả trái tim và chấp nhận hy sinh, chấp nhận đau đớn và níu giữ lấy ngay cả những hy vọng nhỏ nhoi, mong manh nhất chỉ cần đứa con mình được sống, được no đủ và êm ấm.

Bất cứ người cha, người mẹ nào cũng sẽ không bao giờ buông tay khi con mình đang ở trong tận cùng hiểm nguy. Nơi bình yên nhất, chính là trong vòng tay gia đình thân yêu!

Gia đình chính là nơi bình yên và luôn dang tay che chở ta. Là nơi ta tìm về khi mệt nhòai trên con đường đời đầy rẫy chông gai.

 Tình Người : Tiếng đóng cửa

Tôi mới chuyển đến nơi ở mới, cứ gần nửa đêm đang lúc ngủ ngon, tôi bị thức giấc vì tiếng đóng cửa rất mạnh ở lầu trên và tiếng chân lộp cộp rất khó chịu.
Nhiều ngày kế tiếp nhau, vẫn tiếng đóng cửa và tiếng dép vào đúng giờ ấy khiến tôi không sao chịu nổi.

Mẹ tôi khuyên: “Thôi con à, chúng ta mới đến, con đừng vội, kẻo làm mất lòng hàng xóm”.

Tôi đem chuyện ra than thở với mấy người trong xóm.
Có người khuyên: “Bà và chị cố gắng chịu đựng tiếng đóng cửa đó một thời gian. Chắc sẽ không lâu đâu…”
Rồi người ấy nói tiếp: “… Nửa năm trước, người cha bị tai nạn xe qua đời; người mẹ bị ung thư, liệt giường, không đi lại được.
Tiếng đóng cửa đó là của người con. Hoàn cảnh khá đáng thương, xin bà và chị thông cảm!
Cậu thanh niên này mới chỉ độ 16 tuổi. Tôi tự nhủ: “Trẻ người non dạ, cố chịu đựng thôi”.

Thế nhưng, tiếng đóng cửa vẫn tiếp tục xảy ra. Tôi quyết định lên lầu nhắc nhở.
Cậu bé mở cửa, hốt hoảng xin lỗi: “Dì thứ lỗi, cháu sẽ cố gắng cẩn thận hơn…”
Thế nhưng, cứ khi tôi vừa thiu thiu giấc ngủ, tiếng đóng cửa quen thuộc lại vang lên đập vào tai tôi như thách thức.
Mẹ tôi an ủi: “Ráng đi con, có lẽ nó quen rồi! Từ từ mới sửa được…”
Rồi khoảng một tháng sau, đúng như lời mẹ nói, tiếng đóng cửa đột nhiên biến mất.
Tôi nằm trên giường nín thở lắng tai nghe, tiếng khép cửa thật nhỏ, và bước chân nhẹ nhàng cẩn thận.

Tôi nói với mẹ: “Mẹ nói đúng thật!”
Nhưng tôi bỗng bất ngờ… khi thấy hai mắt mẹ tôi ngấn lệ.
Mẹ tôi nghẹn ngào nói: “Mẹ thằng bé trên lầu đã ra đi rồi, tội nghiệp thằng bé, ban ngày đi học, đêm đến quán chạy bàn.
Nó cố gắng đi làm thêm để kiếm tiền chạy chữa cho mẹ, nhưng rồi bà ấy vẫn không qua khỏi
Trong tình hàng xóm, tôi sắp xếp thời gian viếng xác người phụ nữ ấy.
Cậu bé cúi thấp đầu, tiến đến gần tôi và nói: “Dì! Nhiều lần cháu làm Dì mất ngủ, cháu xin Dì tha lỗi”.

Rồi cậu nói trong tiếng nấc: “Mẹ cháu mỗi ngày một yếu, nói không được, nghe không rõ, cháu đóng cửa mạnh để mẹ biết cháu đã về, có thế bà mới an tâm ngủ, Nay mẹ cháu không còn nữa, Dì ạ…”
Nghe câu chuyện, tôi bỗng cảm thấy như bị ù tai, lệ từ hai khóe mắt tôi bỗng tuôn trào ra…

Tôi thấy mình quả là vô tâm, thiếu cảm thông với hoàn cảnh của người khác.
Cảm thông là tối cần trong các mối quan hệ và lòng khoan dung là quà tặng đáng giá nhất trên đời.

Xin Bạn đừng bao giờ khép lại lòng mình,

Cầu mong cho con người chúng ta luôn hướng đến một nhịp đập trái tim quảng đại, tấm lòng vị tha, nhân ái, vượt qua những suy nghĩ tầm thường, để mặc lấy tâm tình yêu thương.
Tạo Hóa ban tặng riêng chỉ có ở “Con Người”…

Sưu tầm

Anh chị Thụ &  Mai gởi

CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ ĐÃ CỨU TÔI!

CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ ĐÃ CỨU TÔI!

Chuyện thật của một người

Trần Mỹ Duyệt

          Tôi và anh quen nhau đã từ mấy chục năm rồi, và cả hai đã có một thời làm huynh trưởng trong Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nguồn Sống. Lòng nhiệt thành và hăng say với sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể của anh phải chăng phát xuất từ một niềm tin, hay đúng hơn là một “phép lạ” mà Chúa Giêsu Thánh Thể đã thực hiện để cứu anh.

     Câu chuyện này do chính anh kể, vừa kể vừa xúc động và vừa khóc nức nở. Anh đã cho phép tôi ghi lại câu chuyện này như một tâm tình tri ân, yêu mến đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, và cũng như một thông điệp gửi cho những ai còn đang hồ nghi, hoặc không tin tưởng vào Phép Thánh Thể.

Hôm qua, sau thánh lễ sáng như thường lệ, anh cùng với tôi bước ra khỏi nhà thờ. Anh giơ tay bắt tay tôi, và như thường lệ chúng tôi vẫn trao cho nhau những câu chào hỏi xã giao. Nhưng hôm nay những câu xã giao không ngừng lại, và anh đã nói với tôi là anh muốn tôi dành cho anh ít phút để nghe anh kể một tâm sự.Tôi đồng ý, và câu chuyện được bắt đầu. Thoạt đầu anh hỏi tôi;

-Anh có tin là tôi được Chúa Giêsu Thánh Thể cứu không?

-Tôi tin là Chúa có thể cứu mọi người, nhưng trường hợp anh việc ấy xẩy ra như thế nào?

-Đây là một câu chuyện riêng tư mà nói ra không chắc mấy ai tin. Nhưng tôi muốn chia sẻ với anh hôm nay, để qua anh nhiều người cũng như tôi tin vào Chúa Giêsu Thánh Thể và được Chúa yêu thương, chở che, cứu giúp.

     Nói xong, anh bắt đầu kể lại câu chuyện thật đã xẩy ra đối với anh hơn 60 năm về trước:

-Anh biết không? Hồi còn nhỏ tôi là một thằng bé vô cùng bướng bỉnh, khó dậy, và phá phách làng xóm. Hôm ấy như thường lệ, tôi theo mọi người ra bãi bắt ngao. Thủy triều xuống phơi trắng bờ biển những con ngao tha hồ mà bắt. Tôi hăng say nhặt ngao bỏ đầy túi đựng. Không những thế, tôi muốn ra xa hơn ngoài cồn để bắt những con ngao to. Vì mải mê bắt ngao, và có lẽ vì sóng biển, gió biển lấn át khiến tôi không nghe được tiếng mọi người gọi để vào bờ vì đã đến lúc thủy triều lên.

Một mình tôi còn sót lại giữa cảnh trời nước bao la.Nước biển càng lúc càng dâng cao khiến tôi hoảng sợ.Tôi tìm một mỏn cao ở cồn cát đứng đó mà nước mắt chan hòa.Tôi bắt đầu sợ, vì nước biển đã dâng đến cổ tôi rồi. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ bị dòng nước biển cuốn trôi trong tích tắc, vì chỗ tôi đang đứng xa bờ, mà tôi cũng không thể tự mình bơi vào bờ được!Tôi lo lắng, sợ sệt và bắt đầu hoảng loạn. Trong cơn nguy khốn ấy, trong đầu tôi bỗng lóe lên một lời nói của cha xứ đã dậy chúng tôi trong lúc học xưng tội rước lễ lần đầu. Ngài bảo chúng tôi: “Các con phải tin thật Chúa Giêsu hiện diện trong Phép Thánh Thể. Khi nào gặp sự gì nguy hiểm chúng con hãy cầu xin với Chúa.”

Thế là tôi ngửa mặt lên trời, không phải là cầu xin mà la to như vỡ lồng ngực:“Chúa Giêsu Thánh Thể ơi, xin cứu con. Con sắp chết đuối rồi!” Tôi vừa la, vừa khóc, vừa sợ!

Và như một phép lạ, tôi bỗng thấy trong bờ có bóng một người đang đi trên đó.Thế là tôi la, tôi hét để xin cứu tôi. Nhưng có lẽ tiếng sóng biển đã át tiếng la hét của tôi, và tôi đã cởi áo tôi ra, rồi phất qua, phất lại, miệng tiếp tục gào to: “Cứu tôi với! Cứu tôi với!”

Thật lạ lùng, người đó xem như đã nghe tiếng tôi và nhận ra tôi. Ông ta bơi ra chỗ tôi rồi đưa tôi vào bờ một cách an toàn. Xong chuyện ông ấy bỏ tôi lại trên bãi biển và đi mất để mặc tôi ngơ ngác không biết chuyện gì vừa xẩy ra cho mình.Vì vừa hoàn hồn sau cái chết hụt, tôi cũng chẳng để ý đến người ấy, và cũng không biết ông ấy đã khuất dạng lúc nào?Cho đến bây giờ  mỗi khi nhớ lại biến cố này, tôi cũng vẫn còn tự hỏi, ông ta là ai? Làm gì mà lại xuất hiện đúng nơi và đúng lúc tôi đang cần như vậy?!

    Trong lúc anh còn đang nghẹn ngào diễn tả giây phút được cứu sống trong gang tấc của anh, tôi nói với anh:

-Biết đâu chẳng phải là thiên thần bản mệnh của anh mà Chúa Giêsu Thánh Thể sai xuống cứu anh.

-Vâng, mà cũng biết đâu chẳng phải là chính Chúa Giêsu Thánh Thể đang ở trong Nhà Tạm nhà thờ của tôi gần đấy đã đích thân cứu tôi.

-Và cũng có thể là một người nào đó vô tình đi ngang qua thấy anh và đã cứu anh?

 Rồi anh thêm:

-Nếu là Chúa Giêsu Thánh Thể hay thiên thần bản mệnh cứu tôi thì không nói gì, chứ như một người thường thì phải là người có tài bơi lội thật giỏi mới cứu được tôi.

     Nghe anh kể đến phần kết câu chuyện, chúng tôi đã có cùng một cảm nhận rằng: Nếu Chúa hiện thân hay thiên thần bản mạnh hiện thân để cứu anh thì không có gì để phải hồ nghi. Bởi Chúa có thể làm được mọi sự.Ngài cũng có thể đã ra lệnh cho thiên thần bản mệnh anh cứu anh.Nhưng nếu một ai đó đi trên bãi biển lúc bấy giờ thì người đó cũng phải là do Chúa Giêsu Thánh Thể sai đến. Bởi vì trong lúc nguy nan, chính anh đã kêu xin Ngài.

    Tôi đã đọc nhiều câu chuyện phép lạ về Phép Thánh Thể, và tôi cũng suy niệm nhiều trước Nhà Tạm, nhưng hôm nay khi nghe bạn tôi kể về trường hợp mà nó đã xẩy ra cho chính anh, trực tiếp liên quan đến Chúa Giêsu Thánh Thể, tôi bỗng thấy mình được tăng thêm đức tin. Tôi nhớ lại lời Thánh Tôma Tiến Sỹ trong khi suy niệm về Thánh Thể. Ngài viết: “Ta hãy lấy Đức Tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì!”.

     Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, con tin, con thờ lậy, con yêu mến Chúa. Chỉ vì yêu thương nhân loại, yêu thương con mà Chúa đã tự hạ ẩn thân trong tấm bánh nhỏ bé để làm của ănnuôi hồn chúng con, và để ở với chúng con, để thương yêu, bao bọc chúng con như chính Chúa đã nói: “Thầy ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế!” (Mat 28:20)

   Câu chuyện của người bạn con hôm nay khiến con xác tín một lần nữa rằng qua Bí Tích Thánh Thể, Chúa vẫn ở trong con, ở với con, và đồng hành cùng con trong mọi ngày trên hành trình cuộc sống.

Lễ Minh Máu Thánh Chúa

18 tháng 6 năm 2017

KimBằngNguyễn gởi 

TRÁI TIM NHÂN HIỀN

TRÁI TIM NHÂN HIỀN

Giáo Hội dành tháng Sáu hằng năm để tôn vinh Thánh Tâm Chúa Giêsu.  Thánh Tâm là biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại.  Thánh Gioan đã viết: “Người đã yêu thương họ (các môn đệ) đến cùng” (Ga,13,1).  Ý niệm “đến cùng” này được chứng minh qua cái chết trên thập giá, cũng như qua việc trái tim của Chúa bị đâm thâu.  Bởi trên thập giá, Chúa Giêsu đã trở nên người nghèo khó và đau khổ như những kẻ cùng cực nhất trên thế gian.  Cũng trên thập giá, Trái tim Người đã mở ra, như một kho tàng phong phú, rộng mở để ban tặng hết những vật phẩm quý giá cho mọi người.  Chính vì vậy, Giáo Hội ca tụng tình yêu của Chúa và tung hô: Ôi Trái tim nhân hiền!

Đức Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người.  Người đã chia sẻ phận người và đồng hành với con người còn mang nhiều khổ đau.  Trong con người của Chúa Giêsu, trái tim vô hình của Thiên Chúa cao cả, và trái tim hữu hình của con người hữu hạn đã trở nên một.  Vì vậy, trái tim của Người vừa hàm chứa tình yêu bao la của Đấng tạo thành, vừa mang những thổn thức rung động của một con người.  Trái tim ấy vừa yêu thương chúc lành, vừa đồng cảm trước nỗi khốn khó của con người.  Các tác giả Phúc âm đều diễn tả Chúa Giêsu với những cảm xúc rất nhân loại, đồng thời có những nghĩa cử rất thiên linh.  Người vỗ vai an ủi người mẹ trong đau khổ tang thương, đồng thời làm cho người con của bà đã chết được sống lại trong niềm vui của dân làng lối xóm; Người rơi lệ khi chứng kiến nỗi đau của thân nhân ông Lagiarô là người đã chết bốn ngày, đồng thời ra lệnh cho ông bước ra khỏi mồ trong sự ngạc nhiên thán phục của dân chúng.  Qua lời giảng dạy và qua những phép lạ, Chúa Giêsu bày tỏ tình thương của Thiên Chúa.  Qua con người của Đức Giêsu, chính Thiên Chúa cúi mình xuống, trở nên gần gũi con người để cảm thông và chia sẻ nỗi đau của kiếp nhân sinh.

Đức Giêsu là Đấng Thiên sai, đến trần gian để đem ơn cứu rỗi cho con người.  Trong lời giáo huấn, Người lấy lại hình ảnh người mục tử của Cựu ước để diễn tả sứ mạng phục vụ con người.  Người đã khẳng định: “Tôi là mục tử nhân lành…” (Ga 10, 11).  “Mục tử nhân lành” có nghĩa là mục tử có đầy đủ mọi đức tính: bao dung, kiên trì, nhẫn nại, khiêm tốn, tận tình.  Người mục tử chân chính bao giờ cũng lo cho đàn chiên và đặt lợi ích của đàn chiên là ưu tư hàng đầu.  Trong suốt thời gian rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã thể hiện là một mục tử nhân lành.  Người luôn quan tâm giúp đỡ những ai đến với Người, bất luận đó là hạng người nào.  Người đón tiếp những người tội lỗi, đối thoại với những người bất đồng ý kiến, thương xót những người cơ hàn khốn khổ.  Hình ảnh một mục tử chăm sóc và chữa lành con chiên bệnh tật, nâng đỡ con chiên yếu đuối, cất công đi tìm con chiên lạc… đã thể hiện rõ nét nơi Chúa Giêsu.

Tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu, Giáo Hội luôn quan tâm săn sóc người nghèo, nâng đỡ họ về tinh thần cũng như vật chất.  Như vị Ngôn sứ thành Nagiarét đã cần mẫn rảo khắp xứ Palestina để loan báo Tin Mừng, hai ngàn năm qua, Giáo Hội không ngừng đến với mọi nền văn hóa, đối thoại với mọi hệ thống chính trị, nâng đỡ và cứu giúp những người đau khổ, là nạn nhân của chiến tranh, nghèo đói và kỳ thị.  Khi loan báo Tin Mừng qua nhiều ngả đường khác nhau, nhất là bằng những hoạt động bác ái, Giáo Hội trình bày tình thương của Thiên Chúa. Tình thương ấy thể hiện qua Đức Giêsu Kitô.  Ai đón nhận Đức Giêsu là đón nhận tình thương của Thiên Chúa.  Ai thực hành giáo huấn của Đức Giêsu là góp phần diễn tả hình ảnh của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.

Chúa Giêsu đã về trời sau khi hoàn tất sứ mạng Thiên Sai, nhưng Người vẫn hiện diện giữa chúng ta như lời Người đã hứa: “Này đây, Thày ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).  Người hiện diện để tiếp tục tỏ bày tình yêu thương đối với nhân loại.  Người ở giữa chúng ta để cùng vác thập giá với chúng ta giữa cuộc sống đầy lao nhọc và gian nan khốn khổ. “Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi.  Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an.  Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30).  Mỗi chúng ta đều đã hơn một lần trải nghiệm điều này, là nếu trao gửi những lắng lo cho Chúa và trông cậy tín thác nơi Người, Người sẽ nâng đỡ ủi an chúng ta.  Gánh nặng cuộc đời vì thế mà bớt đắng cay.  Cuộc sống trở nên nhẹ nhàng và lạc quan hơn.

Việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa không chỉ nhằm nhắc cho chúng ta một câu chuyện dĩ vãng xa xưa, nhưng mời gọi chúng ta hãy sống cụ thể sứ điệp yêu thương trong cuộc sống hằng ngày.  Lời Chúa Giêsu căn dặn các tông đồ vào lúc cuối bữa tiệc ly cũng là lời Chúa căn dặn mỗi người tín hữu chúng ta: “Nếu Thày là Thày và là Chúa mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,14).  Đó chính là bài học yêu thương mà Chúa Giêsu muốn để lại cho chúng ta, để rồi mọi thế hệ, bất cứ nơi đâu và trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khi chúng ta thực thi đức yêu thương là chúng ta làm cho người khác nhận biết Chúa.

“Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng chúng con nên giống trái tim Chúa” (Kinh cầu Trái Tim).  Lời cầu nguyện rất đơn sơ này diễn tả mong ước cho mỗi người tín hữu trở thành hình ảnh sống động của Chúa Giêsu giữa trần gian.  Hãy sống với nhau bằng trái tim, để làm cho cuộc sống này thấm đượm yêu thương.  Hãy phản ánh “Trái tim nhân hiền” của Chúa Giêsu qua lời nói và việc làm hằng ngày.  Một khi mang trong mình trái tim giống trái tim của Chúa, chúng ta sẽ dễ dàng kết nối yêu thương với mọi người và làm cho yêu thương lan tỏa trong cuộc sống hôm nay.

Gm Giuse Vũ Văn Thiên

Tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu 2017

Langthangchieutim gởi

Trung Quốc ‘quậy’ vì Việt Nam chuẩn bị khai thác mỏ Cá Voi Xanh

Trung Quốc ‘quậy’ vì Việt Nam chuẩn bị khai thác mỏ Cá Voi Xanh

Dòng khí khai thác từ mỏ Cá Voi Xanh sẽ được đưa vào trực tiếp khu kinh tế Chu Lai, Quảng Nam. (Hình: Báo điện tử Zing)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Triệu chứng bất thường mới xảy ra trong mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc tuy không được hai bên nhìn nhận chính thức nhưng rất có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được.

Hôm 20 Tháng Sáu vừa qua, Thượng Tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, đã cùng phái đoàn đột ngột rời Hà Nội bỏ về nước sau khi đã gặp một loạt bốn nhân vật đứng đầu hệ thống chính trị và quân sự của Việt Nam.

Báo chí Việt Nam từ Thông Tấn Xã Việt Nam đến báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân và tất cả các báo khác hoàn toàn nín lặng về việc một sự kiện quân sự quan trọng trong mối quan hệ nhạy cảm hai nước Cộng Sản anh em “núi liền núi, sông liền sông” lại đột ngột bị bỏ ngang. Đại diện cao cấp nhất của Trung Quốc đã dẫn phái đoàn về nước.

Một chi tiết đặc biệt được báo quân đội Trung Quốc nêu ra là ông Phạm Trường Long “tái khẳng định lập trường của Trung Quốc là các đảo ở Nam Hải là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ xưa.” Có thể lời phản bác của Hà Nội đã làm ông bỏ về sớm. Các đảo ở Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông), ông ám chỉ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền với các bằng chứng “không thể tranh cãi.”

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc chỉ đưa ra một bản tin vắn tắt nói ông Phạm Trường Long rời Việt Nam sớm vì những chuyện “liên quan đến sự sắp đặt hoạt động” của chương trình “giao lưu” từng được các báo tại Việt Nam loan báo gồm nhiều thứ từ hội thảo, văn nghệ, thăm viếng các đơn vị quân đội của hai bên ở vùng biên giới.

Báo New York Times tiết lộ rằng trong một cuộc họp kín ở Hà Nội, ông Phạm Trường Long đã đòi phía Việt Nam hủy bỏ kế hoạch khai thác mỏ khí đốt Cá Voi Xanh ở ngoài khơi cách bờ biển Quảng Nam, Quảng Ngãi khoảng 80 km, hoàn toàn nằm trong vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng lại vướng cái vạch “lưỡi bò” mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Khi có chuyện ông Phạm Trường Long đòi hỏi Hà Nội hủy bỏ kế hoạch khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh (do công ty Mỹ Exxon-Mobil đổ vào đây $10 tỷ đầu tư khai thác), tờ Thanh Niên đưa tin Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ HD-981 xuống Biển Đông dò tìm dầu khí trên Biển Đông mà tọa độ được mô tả là trong vùng biển tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bản tin này bị rút xuống chỉ sau khoảng một hai giờ xuất hiện trên trang điện tử báo Thanh Niên.

Trung Quốc ‘quậy’ vì Việt Nam chuẩn bị khai thác mỏ Cá Voi Xanh
Hình mô phỏng các lô dầu khí tại dự án mỏ Cá Voi Xanh. (Hình: nangluongvietnam.vn)

Theo báo New York Times, có các tin tức không được kiểm chứng xác nhận hôm Thứ Tư, 21 Tháng Sáu, là Trung Quốc đã điều động khoảng 40 tàu và nhiều máy bay vận tải quân sự đến khu vực (mà Exxon-Mobil chuẩn bị khai thác mỏ Cá Voi Xanh). Trung Quốc nhiều hơn một lần từng quấy rối, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam tại khu vực biển miền Trung Việt Nam mấy năm trước mà họ cho rằng thuộc chủ quyền “lưỡi bò” của họ.

Trong khi đó, báo Newsweek cho hay Trung Quốc gần đây đưa loại máy bay tuần tra biển Y-8Q tới căn cứ trên đảo Hải Nam cùng với một số loại phi cơ quân sự khác nhằm tăng cường khả năng kiểm soát Biển Đông. Hình ảnh vệ tinh mà báo Newsweek dẫn lại từ báo chuyên thông tin quốc phòng Defense News đưa ra cho thấy, các hoạt động tăng cường quân sự của Trung Quốc trên đảo Hải Nam.

Đặc điểm của loại máy bay tuần tra biển Y-8Q (với các khả năng tương tự như máy bay tuần tra biển Orion P-3 của Mỹ) là được trang bị ngư lôi, máy chụp hình hồng ngoại tuyến để phát hiện sóng nhiệt, máy bay không người lái, tiềm vọng kính. Một trong những đặc điểm nổi bật của loại máy bay này là được trang bị dụng cụ điện tử phát hiện từ trường để định vị trí của tàu ngầm bằng cách kiểm tra các thay đổi nhỏ bé của từ trường trái đất.

Có vẻ như Bắc Kinh đã chuẩn bị sẵn kế hoạch hành động để ngăn chặn Hà Nội tiến hành kế hoạch khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh. Lời đòi hỏi của ông Phạm Trường Long ở Hà Nội ngày 20 Tháng Sáu vừa qua có thể không phải chỉ là những lời đòi hỏi hay cảnh cáo không có chuẩn bị của Bắc Kinh.

Năm 2014, khi Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 tới dò tìm dầu khí ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa, trong vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Việt Nam đã điều động một số tàu cảnh sát biển, kiểm ngư và cả tàu đánh cá tới xua đuổi, nhưng không thể tiến gần vì hàng rào tàu cảnh sát biển, hải giám của Trung Quốc nhiều hơn, to hơn. Tàu đánh cá của Việt Nam bị đâm chìm, tàu kiểm ngư bị đâm hư hại nặng.

Cuộc đối đầu kéo dài từ đầu Tháng Năm tới giữa Tháng  Bảy 2014, mới chấm dứt khi Bắc Kinh tuyên bố rút giàn khoan về vì đã hoàn tất mục đích dò tìm. Hà Nội thì có vẻ tin rằng trận bão lớn sắp thổi tới khu vực đã buộc Bắc Kinh bỏ ngang kế hoạch.

Mối quan hệ giữa hai nước sau biến cố này đã chùng hẳn xuống nhưng năm sau dần dần ấm trở lại. Các bản tin tường thuật trên Thông Tấn Xã Việt Nam về cuộc họp và tiếp xúc của phái đoàn Phạm Trường Long với các lãnh tụ chế độ Hà Nội gồm Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch, đầy những lời ca tụng mối quan hệ phát triển tốt đẹp giữa hai nước.

Exxon-Mobil có thể tiến hành khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh (nằm trong lô 118) suôn sẻ hay không? Chắc chắn mọi người đang theo dõi các diễn biến kế tiếp.

Đầu năm nay, báo chí tại Việt Nam cho hay, ngày 13 Tháng Giêng, Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PVN) đã cùng với Tổng Công Ty Thăm Dò Khai Thác Dầu Khí (PVEP) ký với tập đoàn dầu khí Exxon-Mobil của Mỹ hai văn bản là thỏa thuận khung phát triển dự án khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh và thỏa thuận khung hợp đồng bán khí của mỏ này. Ba năm trước tin cho hay Exxon-Mobil sẽ đổ vào dự án này tới $20 tỷ nhưng tin đầu năm nay thấy con số bị rút xuống còn $10 tỷ.

Mỏ khí Cá Voi Xanh với trữ lượng được ước tính khoảng 150 tỷ mét khối khí. Nếu mọi kế hoạch tiến hành suôn sẻ, những dòng khí đầu tiên sẽ được đưa vào đất liền bằng một hệ thống ống ngầm vào năm 2023 để cung cấp cho nhà máy phát điện dự trù đặt tại khu kỹ nghệ Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. (TN)

Tàu Trung Quốc muốn đâm tàu kiểm ngư Việt Nam?

From facebook:  Cat Bui and 2 others shared Chân Trời Mới Media‘s video.

 
 

Tàu Trung Quốc muốn đâm tàu kiểm ngư Việt Nam?

Lãnh đạo VN đã lên tiếng chưa? Họ là lính của các ông đấy! Đừng nói là quan ngại sâu sắc rồi sau đó im hơi lặng tiếng như trong quá khứ!
=========================

Tàu Trung Quốc hành xử như cướp biển, đâm vỡ tàu Kiểm ngư Việt Nam

TTO – 13g50 ngày 23-6, khi theo tàu CSB 8003 đến hỗ trợ tàu kiểm ngư 951, phóng viên Tuổi Trẻ nhìn thấy một vật thể tròn to, màu đỏ trôi dập dềnh ở phía xa, về hướng các tàu Trung Quốc   14g18. Khi nhìn thấy tàu kiểm ngư 951 bị bẹp dúm toàn bộ phần mạn tàu, đuôi tàu bị biến dạng hoàn toàn, tôi thấy tim mình như bị bóp nghẹt, đau nhói. Nỗi xót xa dâng ngập trong lồng ngực. 12 phút sau, phóng viên đã được tạo điều kiện tiếp cận trực tiếp tàu kiểm ngư 951.

Các kiểm ngư viên kể lại lúc 9g30, khi tàu kiểm ngư 951 đang cách giàn khoan 11,5 hải lý về phía tây bắc thì bị bảy tàu Trung Quốc các loại dàn hàng ngang lao ra vây ép tàu CSB 4033 và tàu kiểm ngư 951.
Với sự áp đảo hẳn về số lượng và kích cỡ, các tàu Trung Quốc đã bao vây và điên cuồng nhắm thẳng đến tàu kiểm ngư 951.

Lợi dụng sự hỗn loạn, tàu Hữu Liên 09 đã lao đến đâm vào mạn phải, khu vực cầu thang tàu kiểm ngư 951. Con tàu kéo hung hãn như trâu điên này đã ghìm chặt không cho tàu kiểm ngư 951 xoay trở để cho tàu khác lao vào đâm.

Chỉ hai phút sau, tàu hải tuần 11 tiếp cận sau lái tàu kiểm ngư 951 sử dụng vòi rồng phun nước với âm mưu tấn công tới tấp nhằm triệt tiêu sức sống của tàu kiểm ngư 951 và uy hiếp đến cùng tinh thần của các kiểm ngư viên Việt Nam.

Tàu kiểm ngư 951 đã vòng tránh thoát khỏi sự tấn công của tàu hải tuần 11 nhưng ngay sau đó tàu kéo Tân Hải 285 to lớn đã chạy tốc độ cao đâm thẳng vào chính giữa mạn trái.

Chỉ trong một phút rưỡi, tàu kiểm ngư Việt Nam 951 bị liên tiếp hai cú đâm cực mạnh của tàu Trung Quốc…

Nguồn: http://tuoitre.vn/…/tau-trung-quoc-hanh-xu-nhu-…/614305.html: :

Vì sao người dân tin mạng xã hội hơn báo chí nhà nước?

Vì sao người dân tin mạng xã hội hơn báo chí nhà nước?

Cát Linh, phóng viên RFA
2017-06-22
 

Một nhóm bạn trẻ đọc tin tức qua điện thoại có kết nối internet trên vỉa hè Hà Nội. Ảnh chụp năm 2014.

Một nhóm bạn trẻ đọc tin tức qua điện thoại có kết nối internet trên vỉa hè Hà Nội. Ảnh chụp năm 2014.

AFP photo
 

Đến tham dự hội nghị Giao ban báo chí vào ngày 20 tháng 6 vừa qua tại Hà Nội, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu rằng “báo chí trong nước đang bị mạng xã hội dẫn dắt”.

Lý do khách quan

Năm 2011 trong bài phát biểu đọc tại tại Hội nghị “Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với báo chí” tổ chức tại Brussells, Bỉ, nhà báo nổi tiếng người Pháp Jean Quatremer cho biết ông đã sử dụng các kênh truyền thông mạng như blog, Facebook, Twitter để đăng tải những nội dung bị tránh né, từ chối bởi các cơ quan truyền thông khác. Ông bảo thêm phải làm việc này vì rất nhiều độc giả cần những tin tức “bị chối bỏ”.

Do đó, nhận định của ông Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng có lẽ không phải là mới lạ trong thời đại có thể được xem là đỉnh cao của truyền thông mạng xã hội. Thế nhưng, thời gian không phải là vấn đề được mang ra tranh cãi trong phát biểu của ông Võ Văn Thưởng, thay vào đó, là những ý kiến về nguyên nhân vì sao có tình trạng như thế.

Nhà báo tự do Vũ Bình, người bất đồng chính kiến từng bị nhà nước Việt Nam tuyên án 7 năm tù giam vì cáo buộc tội gián điệp cho biết ông đồng ý với nhận định của ông Võ Văn Thưởng.

“Nhìn nhận khách quan điều đó là đúng. Lý do là những thông tin trên mạng xã hội thứ nhất là nó nóng hổi vì mỗi người có tin là người ta đăng lên ngay, họ không qua kiểm duyệt không mất thời gian.

Và thứ hai, phần lớn những người đăng tin có uy tín, có nhiều người theo dõi, nhiều bạn bè, thì thông tin tương đối là khách quan, trung thực.”

Theo nhà báo tự do Vũ Bình, khi có nhiều đối tượng đăng tin như thế thì việc dẫn dắt độc giả nghiêng về các trang mạng xã hội là điều tất yếu.

Giới hạn của tính khách quan

Một khía cạnh khác về từ “dẫn dắt” được hiểu theo phân tích của nhà báo tự do Vũ Bình, đó là nội dung thông tin trong bài viết của báo chí hiện tại không được xuất phát chính xác từ bản chất của thời sự.

Bây giờ báo chí cứ viết theo lối tuyên truyền thì sẽ rất ít độc giả, nên đành đi tìm những thông tin trên mạng xã hội … để viết theo, rồi bắt chước.
– Nhà báo Vũ Bình

“Tôi nghĩ từ dẫn dắt nó có cả khía cạnh khác, ví dụ như sự phân tích khách quan và trung thực (của mạng xã hội) chứ không bị định hướng chỉ bảo bởi Ban Tuyên giáo. Cho nên nói ‘dẫn dắt’ theo nghĩa đó tôi nghĩ rất là khả dĩ, rất là hợp.”

Ông cho rằng những cây bút tự do, trong đó có cả bloggers thường có những phân tích khách quan, trung thực và công bằng. Điều này đã thu hút độc giả và cả báo chí quốc doanh.

“Bây giờ báo chí cứ viết theo lối tuyên truyền thì sẽ rất ít độc giả, nên đành đi tìm những thông tin trên mạng xã hội rồi tìm những lập luận, những đánh giá khách quan trên mạng xã hội để viết theo, rồi bắt chước.”

Cũng tại hội nghị Giao ban báo chí, ông Võ Văn Thưởng có nêu lên tình trạng đưa tin, đăng bài rồi rút xuống ngay sau đó. Những động thái này càng làm cho độc giả đặt câu hỏi về tính khách quan của báo chí nhà nước. Liệu thông tin đã đăng có chính xác hay không? Hay vì không chính xác nên phải rút xuống?

Đây chính là điểm được nhà báo tự do Vũ Bình cho là giới hạn của tính khách quan mà người đọc được quyền đòi hỏi ở các hệ thống truyền thông, kể cả báo chí do nhà nước quản lý.

“Sự khách quan dừng lại ở định hướng của Ban Tuyên giáo, nói một cách chung hơn là của đảng cộng sản. Nó làm lợi cho nhà cầm quyền hiện nay.”

Nhà báo độc lập, blogger Trương Duy Nhất, chủ trang mạng Một Góc Nhìn Khác chia sẻ ý kiến của ông về định hướng của báo chí quốc doanh xưa nay.

“Báo chí Việt Nam lâu nay bị nhốt trong một cái lồng rồi. Hãy thả báo chí ra. Tôi nghĩ trong tình thế này báo chí cũng là một kênh bị tiết chế bởi chính truyền thông.”

Người ta cũng có thói quen theo kiểu bầy đàn, tức là dễ tin vào những điều có nhiều người tin – vì họ cảm thấy an toàn hơn.
– Tiến sĩ Nguyễn Đức An

 

Gần đây nhất, những ai theo dõi chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều biết đến câu chuyện Cây đèn Hoa Kỳ, quốc phẩm được đề xuất thực hiện để mang tặng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Hình dáng, chi tiết của món quà được báo trong nước đăng tải trên mạng xã hội. Nhưng vài giờ sau đó, toàn bộ các báo mạng đồng loạt rút bài. Sự việc này tạo nên một làn sóng tranh luận khôi hài trên các trang mạng xã hội với những suy đoán về lý do vì sao tất cả những bài viết liên quan đến cây đèn Hoa Kỳ đều bị lấy xuống.

Một trong những suy đoán đó là của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, ông cho rằng thiết kế của cây đèn Hoa Kỳ có một chi tiết sai, chính là quốc kỳ của nước Mỹ trên thân đèn.

“Một chi tiết nữa theo tôi phải dỡ bỏ và có thể không tặng quà đó là lá cờ Mỹ trên cái đèn bị sai. Lá cờ Mỹ có 7 vạch màu đỏ, trong đó 4 vạch đầu tiên là bằng với khung xanh của các ngôi sao, trong khi lá cờ Mỹ trên cái đèn chỉ thấy 3 vạch màu đỏ bằng với khung xanh.”

Lý giải nguyên nhân của những tình trạng rút bài sau thời gian đăng tải không bao lâu, nhà báo tự do Vũ Bình cho rằng do ban Tuyên giáo chưa kịp định hướng.

“Ví dụ như giàn khoan HD981 vừa vào Biển Đông, chưa kịp định hướng thì cứ nghĩ là được đăng bình thường thì các báo đăng lên. Nhưng ở trên lúc ấy mới cập nhật tin tức, họp hành, biết là chuyện này không nên đưa, không có lợi cho nhà cầm quyền, thế là mới đưa ra những cấm đoán, thông báo sau.”

Trong tình huống đó, chính mạng xã hội lại là công cụ truyền thông đưa người dân đến với thông tin đó. Cư dân mạng chụp lại, hoặc sao chép lại nội dung của bài báo trước khi bị tháo khỏi mặt trận thông tin chính thống của Ban Tuyên giáo.

Và sau đó, họ truyền nhau bằng các công cụ mạng xã hội.

Phản biện

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Đức An, Giảng viên cao cấp ngành báo chí tại Đại học Bournemouth, Anh, có đăng tải một bài viết trên báo Tuổi trẻ trong nước chia sẻ quan điểm của ông về mạng xã hội. Ông đưa ra một cách nhìn khác từ cái bất lợi của những nguồn tin chưa được kiểm chứng do cộng đồng mạng truyền nhau.

Ông cho rằng vai trò của báo chí chính thống vẫn đặc biệt quan trọng trong thời đại công nghệ số.

“Thế giới mạng đang đi ngược lại truyền thống. Thường thì báo chí truyền thống lọc thông tin trước khi xuất bản, còn Facebook lại là nơi người ta có quyền xuất bản trước, rồi mới lọc ngược lại người đọc.

Người ta cũng có thói quen theo kiểu bầy đàn, tức là dễ tin vào những điều có nhiều người tin – vì họ cảm thấy an toàn hơn. Cứ thế, độc giả có xu hướng cuốn theo sự đồng ý hơn là bất đồng. Họ không thể, và có khi không muốn nghe ý kiến trái chiều”.

Phản biện của Tiến sĩ Nguyễn Đức An được đưa ra dưới góc nhìn chuyên môn của một ký giả trong một xã hội tự do báo chí. Bởi vì, theo nhà báo tự do Vũ Bình, ở Việt Nam hiện tại, như một lẽ tự nhiên, người dân không muốn xem và đọc thông tin trên báo chí truyền thống nữa, tạo cơ hội cho các mạng xã hội làm nhiệm vụ thay thế.

Lời Chúa Chúa nhật tuần này.

Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.

(Mt 10:30-31)

Nhưng Chúa hiểu tại sao con yêu người lắm

Tin Mừng (Mt 10: 26-33)

Hôm ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng:

“Anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng.

“Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục. Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không?  Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.

“Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.

  *      *      *

“Nhưng Chúa hiểu tại sao con yêu người lắm”

“Con nguyện cầu tình con luôn đằm thắm

Chia nụ cười , an ủi lúc khổ đau

Giúp chúng con luôn nâng đỡ lẫn nhau

Và xin Chúa bảo tồn tình con nhé.” (dẫn từ thơ SC)

Trong nguyện cầu, nhà thơ mong tình yêu luôn đằm thắm. Thắm tình người, thắm cả vào lúc khổ đau. Tình người hôm nay, Chúa có nói: “đừng sợ! Chớ lo!Kẻo mất tình thân thương, cộng đoàn. Không sợ và chẳng lo nhưng vẫn giữ tình dân con, là tâm tình Chúa nhắn nhủ, ở Phúc âm.

Phúc âm hôm nay, ghi rõ lời Ngài: “ Anh em đừng sợ!” Sợ ở đây, là: sợ cho sự an toàn của cải. Sợ, cả khi mọi chuyện đang yên ổn. Với cộng đoàn tình thương, an toàn của cải không là vấn đề chính, để ta lo. Mà, chỉ nên lo lắng cho nhau; san sẻ những gì mình có, chuyển cho người thiếu thốn, đang cần.

Bài đọc hôm nay, đặt trọng tâm vào việc thiết yếu: những chuyện có thể xảy đến với ta trong khi ta sống và thực hiện Lời Chúa, một  cách nghiêm chỉnh.  Như đã biết, bước theo chân Chúa nên hiểu cho đúng, (chứ không chỉ là chuyện lo đi nhà thờ/đọc kinh), mà là gieo rắc và truyền giao thông điệp thương yêu, công bình và an lạc bằng lời nói và hành động. Thông điệp này, đã và đang bị nhiều người coi như một mối đe doạ, cần phản bác.

Điều ảo tưởng lâu nay ta vẫn có, là: người theo Chúa cách trọn vẹn, chắc chắn là những người luôn được mọi kẻ yêu thương – thán phục. Nhưng, không phải thế. Người theo Chúa, thường hay bị ghen ghét, vì Danh Ngài. Thật ra, là Kitô hữu đích thực, không hẳn là kẻ được mọi người yêu thương tìm đến, thán phục. Nhưng, chính là người, bằng vào lời nói và gương sáng, biết rao truyền thị kiến sống trọn vẹn, điều Chúa khuyên.

Dù luôn được Chúa nhủ khuyên, nhưng Kitô hữu chúng ta lại hay mâu thuẫn khi so sánh cuộc đời mình với cuộc sống nhởn nhơ ngoài đời. Sống điều Chúa khuyên, dù rằng hiền lành, tử tế, yên hàn,bất bạo động, chẳng đụng chạm đến ai. Thế mà, vẫn bị người đời coi khinh, ghét bỏ,  thậm chí, có vị còn bị đe doạ/ trù dập nguy đến tính mạng, nữa. Trường hợp điển hình như thế, vẫn dẫy đầy nơi lịch sử nhà Đạo.

Dễ thấy nhất, là trường hợp Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero bị giết đang khi dâng lễ, ở El Salvador. Sau cái chết của ngài, sáu linh mục đồng hành cũng bị vạ lây và bị giết, lúc nửa đêm. Công việc các ngài làm, chỉ là kêu gọi phải công bình trong đối xử với giới nghèo hèn/bất lực trong xã hội. Điều tệ hại, là: sự dữ cứ xảy ra không chỉ tai Nam Mỹ, mà còn ở nơi khác nữa. Ở nhiều nơi, dân con Đạo Chúa chỉ muốn sống đời Phúc Âm thôi, cũng bị bách hại.

Phúc Âm hôm nay, gợi nhớ Lời Ngài dạy:

Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.”  (Mt 10:32)

Sống Lời Chúa, ta sẽ được Ngài bảo vệ và giúp đỡ. Được Chúa giúp, ta không còn nguy cơ để luột mất sự sống của chính mình. Bởi, trên thực tế, nhiều người vẫn cứ nhượng bộ chấp nhận sự xấu để được sống thoải mái dễ chịu. Chính vì thế, Ngài đã bảo:

Anh em đừng sợ những kẻ giết được xác, nhưng không giết được hồn; hãy sợ Đấng có thể diệt cả hồn lẫn xác, trong hoả ngục”. (Mt 10:28).

Quả thật, lo sợ lớn đối với mọi người không là sự chết, nhưng sợ bị lôi cuốn mà phản lại các đặc trưng / đặc điểm lâu nay ta vẫn có, trong cộng đoàn. Sống có đặc trưng/đặc điểm nơi cộng đoàn, là sống biết truyền rao thông điệp của Chúa. Đó là cuộc sống của tiên tri/ngôn sứ. Sống tiên tri, không có nghĩa sống theo kiểu cách của nhà phù thuỷ, biết trước sự việc xảy đến. Sống tiên tri, là đọc được “dấu chỉ thời đại”. Là, biết hướng đi xấu của xã hội đang trên đà đi xuống. Sống tiên tri, là như Winston Churchill thập niên ‘30’, đã dám tự mình chống lại chính sách nhượng bộ, muốn quay sang với Hitler.

Sống tiên tri, là sống vai trò đã diễn tả ở bài đọc một, trong đó ông Giêrêmia lúc ban đầu chẳng muốn làm ngôn sứ. Ông nghĩ, mình không đủ tài năng và tư cách làm theo lời Chúa, cho đến khi Chúa quyết định chọn ông. Và khi ấy, ông chợt nhận ra: vai trò truyền rao thông điệp của Chúa, đã làm, đã làm mất đi nhiều bè bạn, nên ông nói:

“Hãy tố cáo, hãy tố cáo nó đi!

Tất cả bạn bè thân thích đều rình xem con vấp ngã.”

( Ge 20:10).

“Tố cáo và rình xem con vấp ngã”, là cách thức con người ngày nay đã đối xử với Gandhi, Martin Luther King, và nhiều ngôn sứ khác. Tố cáo và rình rập, vẫn dễ làm hơn là chịu nghe theo lời khuyên. Và ngôn sứ đã đã chịu nghe vì biết có Thiên Chúa, có Đấng –Là- Sự- Thật luôn chống đỡ:

“Nhưng Đức Chúa hằng ở bên con,

như dũng tướng vạn năng;

bởi thế, những kẻ bách hại con trượt nhào không sao thắng nỗi.”

(Ge 20:11)

Hội thánh hôm nay, cũng có hai nhóm ngôn sứ. Nhóm đầu, coi như theo đúng ’hiến  pháp’ gồm giám mục, linh mục, các nhà thần học và thủ lĩnh tôn giáo, nam lẫn nữ. Vai trò của các vị này là giúp ta sống niềm tin theo đúng tinh thần Phúc Âm, ở đời thuờng. Nhóm thứ hai, là các tiên tri có “đặc sủng “ theo đúng nghĩa của thế giới gian trần. Là những Martin Luther King,những Giám mục Romero thời đại, ta vẫn thấy. Nói chung, ngôn sứ là những vị biết trao tặng đời mình cho những gì mình tin tưởng.

Cùng một chiều hướng, có thể nói không sai rằng: Mẹ Têresa Calcutta đã là ngôn sứ. Mẹ là ngôn sứ không theo nghĩa những gì mẹ nói. Nhưng là theo những gì mẹ làm. Nhất thứ, điều mẹ làm đã nhắc ta nhớ đến kẻ nghèo nhất trong số người nghèo hèn. Và, nhận ra diện mạo Đức Chúa nơi người hèn yếu. Cũng nên biết rằng, tên và tuổi chúng ta đã và đang được sắp vào danh sách các ngôn sứ Đạo Chúa ngay ngày hôm nay. Trong cộng đoàn thân thương của chính mình.

Với Tân Ước, ngôn sứ là quà tặng của Chúa Thánh Linh. Và theo ý nghĩa đích thực của danh xưng, đây chính là “ ơn gọi” rất đặc thù. Tuy nhiên, một số loại hình của vai trò ngôn sứ đã có sẵn nơi mỗi một người chúng ta. Bởi, khi thanh tẩy, ta đã đã được  mời gọi làm nhân chứng cho giá trị của Lời Chúa. Nhân chứng, bằng lời nói và bằng gương sáng trước các nghịch cảnh xảy ra ở gia đình, nơi sở làm, ngoài phố chợ và đường đời.

Giả như, ta thấy sống đời con Chúa không khác gì như đời sống của người dưng ở đời thường. Hoặc giả như cộng đoàn ta sinh hoạt chẳng để lại dấu ấn nào với xã hội quanh ta thì lúc ấy ta cũng nên tự kiểm, coi xem lối sống của ta có phản ánh điều Phúc Âm vẫn đòi hỏi không. Bởi, chúng ta tề tựu quanh nhau mỗi tuần để dâng tiến nguyện cầu thôi, chưa đủ. Cuộc sống của ta phải làm chứng cho sự công bình, phẩm cách, chính trực, tinh thần phục vụ, san sẻ nguồn lợi tức, bảo vệ kẻ hèn yếu, bị bỏ rơi, mới đúng nghĩa.

Sống làm chứng, có thể gây nhiều phản đối/chống trả từ phía bạn bè/người quen. Sống, với chủ trương ‘lương thiện’ hơn bon chen, ‘phục vụ’ hơn thao túng, ‘công minh’ hơn ngạo mạn. ‘Bảo bọc, giùm giúp’ khách lạ người dưng hơn cứng ngắc với luật lệ, vẫn là, những việc khó làm trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, sống chính trực với Đức Kitô, vẫn hơn là o bế mị dân để lôi kéo kẻ yếu về phe ta. Và, trong mọi trường hợp, vẫn cần tin tưởng nơi Chúa và nơi chính mình. Và trên hết, cần thâm tín rằng: phương cách duy nhất làm lợi cho mọi người là Đường Chúa dẫn đi.

Trong tin tưởng vào Đường Chúa dẫn đi, ta chung vui góp giọng cùng lời ca hôm trước:

“ Cho tôi được một lần

            Nhìn quê hương đợi sáng

            Một lần nhân nghĩa sống lên ngôi

            Người người cùng chung vui một lối

            Đời thôi không lừa dối

            Vì đã yêu thương rồi”

(Bảo Thu- Cho Tôi Được Một Lần)

Đúng thế. Khi, người người cùng chung một lối- lối sống, lối nhìn sự việc – thì đời người sẽ “thôi không lừa dối”, mà là yêu thương. Yêu, như Chúa vẫn dạy. Yêu, khi “chia nhau nụ cười”, và “ an ủi lúc khổ đau”. Yêu, bằng tình đằm thắm. Rất thân thương.

 Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –

Mai Tá lược dịch.

Em như cơn gió thu bay bay nhè nhẹ,

Video: Yêu Em Dài Lâu – Phương Vy & Lê Hiếu

httpv://www.youtube.com/watch?v=I6ejKtMcrlU

Chuyện Phiệm Đọc Trong Tuần 12 thường niên năm A 25/6/2017

 “Em như cơn gió thu bay bay nhè nhẹ,”

Đưa anh đi tìm vần thơ.

Qua công viên lá rơi trên con đường về,

Bỗng nhiên nghe lòng đang ước mơ.

“Mơ ôm em trong tay đêm mưa thì thào,

Cho bão tố về làm chiêm bao.

Mơ yêu em thiết tha như yêu lần đầu.”

Đức Huy – Yêu Em Dài Lâu)

(Thư thứ I Phêrô 2: 10)

Yêu như thế mà đã gọi là “dài lâu” sao? Phải chăng dài và lâu bao gồm các chữ/nghĩa rất như sau:

“Yêu em cho đến khi con tim ngừng đập,

Cho thiên thu là một giây.

Yêu em cho đến khi ong thôi làm mật,

Đến khi loài chim quên lối bay.

Khi ôm em trong tay anh nghe ngọt ngào,

Nếu đời là một giấc chiêm bao.

Xin yêu em thiết tha như yêu lần đầu,

Anh muốn yêu em dài lâu.

Anh muốn yêu em dài lâu.

Anh muốn yêu em đậm sâu.

Anh đã thương em từ lâu.”

(Đức Huy – bđd)

Vâng. Có thể là như thế. Cũng có thể, là khác thế. Như hoặc khác, cũng chỉ là những đoán già, đoán non của người nghệ sĩ từng viết lên nhạc-bản. Chứ, làm sao biết được tâm-tình của người trong cuộc, có mỗi cuộc tình trăm năm!

Riêng, “người trong cuộc” ở nhà Đạo, lại có những tâm-tình riêng-lẻ của thứ tình thương-yêu gọi được là “dài lâu”, đâu đã chắc. Có chắc hay không, nay xin mời bạn và mời tôi, ta cứ thử đi một vòng tra-khảo ở miệt dưới rất Triết/thần đầy ý-nghĩa.

Trước nhất, là những ý/lời đầy ý-nghĩa như sau:

“Bên cạnh chuyện lưu-đày Babylon, kinh-nghiệm về lưu-đày và trở về từ chốn ấy là biến-cố lịch-sử khá quan-trọng trong việc định-hình cuộc sống cũng như và óc tưởng-tượng của người Do-thái-giáo, vào độ trước. Biến-cố này, tự nó đã nung-nấu ý-thức của họ và đối với họ, lại đã trở nên ẩn-dụ về tương-quan họ có với Thiên-Chúa…

 Ngày nay, ta đang sống ở vào thế-kỷ mà trong đó có đến cả triệu người trải qua nhiều lưu-đày và những người tị-nạn như thế cũng biết thế nào là kinh-nghiệm ban đầu. Và số người còn lại trong chúng ta cũng là hoa trái tốt lành để tưởng-tượng ra thế nào là cuộc sống lưu-đày tại chỗ. Đó là kinh-nghiệm về một tách-lìa khỏi những người và những thứ mình thân-thương, trân-trọng như người nhà.

 Thông thường, sự/việc đó bao hàm tình-trạng mất hết uy-lực và bị đẩy ra bên lề xã-hội, thông thường vẫn gặp sự o-ép/bức-bách làm nạn-nhân của nhiều thứ, nhiều sự. Tựa hồ như n-dụ của sự lệ-thuộc đầy bó buộc ở câu truyện lưu-đày, sự/việc đây, lại cũng có nhiều tầm-kích về tâm-lý cũng như văn-hoá/chính-trị…

 Trong cuộc sống của mỗi người, ta có kinh-nghiệm rất nhiều về sự lưu-đày tựa hồ như bất-hoà, ghẻ lạnh, hoặc tha-hoá, lép kẹp, mất nối-kết với trung-tâm sinh-lực đầy ý-nghĩa, để rồi một ngày nào đó trở-thành giống như người khác không còn là chính mình và chẳng có gì là thú-vị trong đời người hết. Ta cứ nóng lòng có lại được điều gì đó mà ta cứ tưởng nhớ, rất mơ hồ.

 Thành thử, cuộc sống lưu-đày lại có ý-nghĩa sâu-sắc về hiện-hữu. Là, sống xa cách Sion chốn/miền ở đó Thiên-Chúa luôn hiện-diện. Quả thực, lưu-đày là trọng-tâm của biểu-tượng về câu truyện Địa-Đàng trong sách Sáng Thế, Địa-đàng và Thiên-đàng, là nơi chốn có Thiên-Chúa hiện-diện, nhưng ta lại sống ở bên ngoài, phía Đông vườn Địa đàng này.                 

 Giả như vấn-đề ta gặp phải là lưu-đầy, vậy thì đâu là giải-pháp cho vấn-đề ấy? Dĩ nhiên, giải-pháp ở đây là hành-trình trở về. Việc kêu mời ta trở về nghe ra như xuyên-suốt nửa cuốn Ysayah do vị ngôn-sứ với tên gọi không mấy quen thuộc nhưng lời lẽ của sách lại đã trở-thành cao quí trong toàn cuốn Thánh Kinh Do-thái-giáo…

 Cuối cùng thì, giống hệt như truyện xuất-hành, chuyện lưu-đày và trở-về vùng Đất hứa là câu truyện về một hành-trình. Hành-trình ấy, diễn-bày hình-ảnh cuộc sống đạo-đức như một hành-trình về chốn miền có Thiên-Chúa hiện-diện. Đó là cuộc về lại nhà, một hành-trình trở về. Và, giống như truyện xuất-hành về Đất hứa, câu truyện ở đây nói về Thiên-Chúa luôn giúp giùm /đùm-bọc những những khởi công hành-trình ấy.” (X. Marcus J. Borg, Images of Jesus and Images of the Christian Life, Meeting Jesus Again For The First Time, HarperCollins 1997, tr. 119-121)

Nói như thế, cũng như thể nói một cách rất chắc-nịch. Chắc, đến độ ta không cần phải biện-luận dông dài chi cho kinh hãi lại cũng rất sợ. Biện và luận hôm nay, là những suy-tư/phát-biểu nhiềy ý-kiến/tư-tưởng nghe quen quen. Những ý-kiến và tư-tưởng, đại để bảo rằng:

“Tất cả là quà tặng, từ Thiên-Chúa. Quà tặng Ngài phú/ban, vẫn đổ tràn xuống với mọi người. Quà ấy, là tình thương yêu trìu mến xuất từ Thiên Chúa. Tất cả những gì mà mọi người cho là mình sở hữu, tất cả những gì mình làm hoặc suy nghĩ, nhất nhất đều là quà tặng.

   Chính đó là điều mà mọi người lâu nay vẫn tuyên tín. Vẫn tin vào một Thiên Chúa, Đấng tạo thành vạn vật. Đấng ban cho ta hết mọi thứ, như quà tặng không, biếu không. Và hiểu rằng, ý nghĩa quà tặng sự sống Chúa trao ban, làm cho cuộc sống của ta nên đáng sống. Nhưng oái oăm thay, đôi lúc ta cứ muốn độc lập hẳn với Chúa. Cứ suy nghĩ và hành động như thể mọi sự là của ta, do ta kiếm ra chứ chẳng phải của ai cho, hết.

 Bởi thế nên, lắm lúc ta cứ hành xử như mình là chủ-nhân-ông đích thật mọi sự vật. Chủ, mọi sự vật cũng như tài sản mình đang nắm giữ. Rồi từ đó, lại có cảm giác cứ trách móc cho rằng Thiên Chúa không tạo dựng nên mọi sự cho ta sử dụng, ngay từ đầu. Sau các cơn địa chấn với sóng thần gây kinh hoàng ở đây đó, nhiều người xem ra mới mở mắt, biết rằng: những gì mình lâu nay sở hữu, thật sự không phải là của mình, do mình kiếm ra. Mà là, do Chúa tặng để mình tạm thời sử dụng, thôi. Sử dụng, theo cung cách rất độ lượng ngõ hầu mình có thể giùm giúp người khác, đang cần thiết hơn.

 Quà tặng lớn nhất trong đời mọi người, chính là sự sống. Tựa hồ như giòng chảy ở trên sông. Như mạch suối ngầm trồi lên từ lòng đất. Như Chúa từng quả quyết: “Nước Ta ban, sẽ nên mạch suối trong đó có nước vọt, đem lại sự sống đời đời.” (Ga 4: 14)

 Bởi thế nên, hãy dừng lại! Đừng hành xử như người ai oán, sầu thảm, chẳng biết ơn. Hãy ngưng trách móc người đời không còn nhớ đến mình. Không nhớ, để giúp tôi sung sướng, hạnh phúc. Trái lại, hãy trở thành động lực sinh động, trong thiên nhiên, giống thiên nhiên. Và, hãy làm chút gì đó cho cuộc sống. Như, rao truyền niềm vui cho mọi người, ở mọi nơi. Chứ không chỉ tập trung vào chính mình. Hoặc, chỉ gia đình mình, mà thôi.

 Sống, và cảm nhận rằng sự sống là quà tặng, tức: sống biết ơn. Sống như thế, không cần đến đền thờ, nguyện đường hay chùa chiền cho nhiều mà làm gì. Điều chính yếu, là biết nói lời cảm tạ, với mọi người. Ngừng suy nghĩ, nhưng đừng ngưng cảm tạ. Trái lại, hãy cùng nhau cảm nhận. Cùng biết ơn nhau.

 Đó, là những điều cần suy tư, chiêm niệm. Đừng nên coi mọi chuyện như của cho-không/biếu-không, hoặc từ trời rơi xuống. Nhưng, cứ nhận quà tặng/ân huệ với lòng cảm kích, biết ơn. Và, tự hỏi: đã lâu chưa ngày mình nói lời “cảm tạ” người nào đó? Lâu rồi chứ, giây phút mà ai đó vẫn cảm ơn mình mãi.”(Xem thêm Lm Kevin Kevin O’Shea CSsR, Lời Chúa Sẻ San năm A, nxb Tôn giáo 2013 tr.87-88)

Những ý và tưởng ở nhà Đạo, vốn dĩ xuất phát từ lời người xưa từng nói về Chúa, như sau:

“Anh chị em là giống nòi được tuyển chọn,

là hàng tư tế vương giả,

là dân thánh,

dân riêng của Thiên Chúa,

để loan truyền những kỳ công của Ngài,

Đấng đã gọi anh chị em ra khỏi miền u tối,

vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền.

Xưa anh chị em chưa phải là một dân,

nay anh chị em đã là Dân của Thiên-Chúa;

xưa anh chị em chưa được hưởng lòng thương xót,

nay anh chị em đã được xót thương.”

(Thư thứ I Phêrô 2: 10)

“Anh chị em, đã đưc xót thương”, “đã là Dân (con) của Thiên-Chúa”, hẳn đó là khẳng-định tuyệt vời, ở mọi thời. Khẳng-định trên đây, là từ đấng thánh hiền-lành từ nhà Đạo. Thánh-hiền đây, vẫn là những vị sống trong đời có rất nhiều tình-tự thân-thương/yêu mến chẳng phải vì “Anh chị em đã là Dân (con) của Đức Chúa”. Mà, vì “anh chị em đã được Chúa xót thương”.

Chúa xót thương, Ngài vẫn làm thế với mọi người và từ con người. Chúa xót thương đây, là “Đấng đã gọi anh chị em ra khỏi miền u-tối” của sợ hãi, ghét ghen và đố kỵ. Để rồi đưa anh chị em “đi vào chốn miền đầy ánh-sáng diệu-huyền” , là Nước Trời ở đây đó, chốn gian-trần.

Khẳng-định ở trên, còn được người-thường-ở-trong-đời đề ra bằng giòng chảy truyện kể, nhè nhẹ, như sau:

“Truyện, là những lời bâng quơ giữa hai người bạn gái, lâu ngày ít gặp:

-Này đằng ấy. Chuyện cậu và chàng trai mới đi tới đâu rồi?

-Chia tay rồi!

-Ơ kìa! Sao lại thế? Hôm qua còn thấy hai người rủ nhau đi xem phim buổi tối cơ mà?

-Ừ, có xem thật đấy, nhưng lúc rạp hát mất điện, chân anh ta cứ là quờ quạng, thật đến chán!

-Thế bộ, anh chàng này sàm-sỡ lắm hả?

-Được thế thì đã phúc. Đằng này, chân anh ấy lại cứ quờ quạng tìm chiếc dép cũ vẫn chưa bỏ!”

 Thế đấy, là đời người nhiều lúc nghĩ đến cũng bật cười. Nhưng, truyện đời người đi Đạo nhiều lúc cũng khang khác. Khác rất nhiều, như ở truyện kể không nhẹ, sau đây:

“Buôn bán là một nghệ thuật, người bán hàng cũng là một nghệ sĩ. Nói vui chứ thật ra không có sai, làm cái ngành nghề gì cũng vậy, đặt cái tâm cho đúng chính là làm đẹp cho đời. 

Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, “ớt của anh (chị) có cay không?”, gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?

 Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.

 Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào. Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng:

 -Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia. Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói:

-Không cần đâu!

 Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp….. Quả nhiên chính là hỏi câu đó:

-Ớt của chị có cay không?

Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng:

-Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!

Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu. Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó:

-Ớt của chị có cay không?

Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói ….. Lần này bà chủ trả lời:

-Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!

Quả nhiên, nguời mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch. Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ:

Lần này xem chị còn nói thế nào đây?

Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi:

-Ớt có cay không?

Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng:

-Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!

Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng:

-Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi.

Thật là thần kỳ! Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà lại chính là …….

 Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.

  1. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.
  2. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.
  3. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.
  4. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.
  5. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.
  6. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.
  7. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.
  8. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.
  9. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.
  10. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.
  11. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.
  12. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.
  13. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.
  14. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.

 Nếu bạn muốn bán đi những sản phẩm của mình, có phải bạn thường hay nói với người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình tốt như thế nào, sản phẩm của bạn có gì khác với những thứ khác, và sản phẩm của bạn rẻ như thế nào. Nếu như bạn bán hàng đều là dựa theo những cách này, thì bạn sẽ phát hiện rằng nhất định mình sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.

 “Công ty bán hàng hóa như thế nào, thường thường so với việc công ty bán những sản phẩm gì cũng quan trọng như nhau”

 Đừng vừa mới bắt đầu đã vội vàng bán sản phẩm, mà trước hết cần phải hỏi rõ vấn đề, nghe xem tiềm ẩn bên trong khách hàng cần những gì. Một khi biết được những yêu cầu tiềm ẩn bên trong của khách hàng, vậy thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.” (Tiểu Thiện, dịch từ cmoney.tw)

Thủ-thuật mua/bán ở đời cũng tương-tự như tình-huống giao-dịch với nhau trong yêu-thương, hoặc hận-thù cũng thế thôi. Hận thù đằng đằng, có khi cả với người đồng Đạo, đồng-hương hay đồng thuyền, cũng đều thế. Tình-tự khi giao-dịch, có khi lại thấy khó khăn cứ xảy đến ngay sau lúc mình vừa dự thánh-lễ xong, hoặc vừa nói xong lời âu-yếm với ai đó.

Tình-huống yêu-thương ở đời người và/hoặc với người đời, nhiều lúc cũng khác-biệt, tuỳ người, tuỳ góc cạnh mình thủ-giữ. Nghĩa là, có lúc nắng ráo hoặc gặp đợt mưa thưa thớt  hoặc giữa trưa hè, nóng bỏng, rất yếu xìu.

Tình-huống thương-yêu trong giao-dịch còn tuỳ thuộc góc cạnh và/hoặc tư-thế mình đang chọn-lựa một dấn thân. Nói tóm lại, cũng thay-đổi như lòng người vào nhiều lúc.

Tình-huống đối-xử với mỗi người và muôn người cũng giống như lời ca ở nhạc, ta còn hát, rất như sau:

“Yêu em cho đến khi con tim ngừng đập,

Cho thiên thu là một giây.

Yêu em cho đến khi ong thôi làm mật,

Đến khi loài chim quên lối bay.

Khi ôm em trong tay anh nghe ngọt ngào,

Nếu đời là một giấc chiêm bao.

Xin yêu em thiết tha như yêu lần đầu,

Anh muốn yêu em dài lâu.

Anh muốn yêu em dài lâu.

Anh muốn yêu em đậm sâu.

Anh đã thương em từ lâu.”

(Đức Huy – bđd)

Trần Ngọc Mười Hai

Cũng có những lúc

Lực bất tòng tâm,

Cả trong yêu-thương, hờn giận

Đều là giữa Đạo làm người

ở trong đời.    

Những hành vi lừa đảo và vô nhân tính đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Những hành vi lừa đảo và vô nhân tính đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Nguyễn Tuyết Lan – Trong suốt hơn 8 tháng qua, cứ mỗi 2 tuần là tôi lặn lội đến trại giam công an tỉnh Khánh Hòa để gửi quần áo và thực phẩm, cũng như hy vọng được gặp con tôi – là người cho đến giờ phút này trên nguyên tắc pháp lý vẫn là một công dân vô tội khi chưa có bản án xét xử của tòa. Trong suốt hơn 8 tháng, tôi vẫn đinh ninh là con tôi vẫn bị giam ở đó, an ninh Khánh Hòa vẫn thông báo là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang bị giam cầm tại Nha Trang.

Tuy nhiên, sự thật lại rất phũ phàng và thể hiện bản chất lừa đảo của những người đã bắt giam con tôi.

Trong lần được tiếp xúc với luật sư Nguyễn Khả Thành, sau 8 tháng bị cách ly với gia đình và thế giới bên ngoài, con tôi cho luật sư biết:

Quỳnh chỉ bị giam giữ ở Nha trang một ngày, sau đó đã bị chuyển về Cam Lâm – Cam Ranh, là một trại tù có điều kiện rất khắc nghiệt. Quỳnh chỉ đưa về trại tạm giam công an Khánh Hòa vào ngày 07/05/2017.

Như vậy Quỳnh, con tôi, đã không ở trại Tam giam Công an tỉnh Khánh Hòa như cơ quan An ninh – Điều tra tỉnh Khánh Hòa đưa thông báo cho tôi.

Trong suốt 8 tháng qua tôi đã bị lừa khi lặn lội đến thăm con tại 1 trại tù mà con tôi không có ở đó. Mỗi lần đến nhà tù công an Khánh Hòa, tôi gửi quần áo và thực phẩm cho con mình mà cứ lo lắng không biết có đến tay con mình không, tôi luôn hỏi những người công an: Tại sao ai gửi thực phẩm vào cho người thân họ đều được nhận lại giấy gửi thực phẩm ngay, còn tôi hai tuần sau tôi mới được nhận? Vậy khi nhận đồ họ có chuyển cho con tôi trong ngày không hay thực phẩm đến tay con tôi đã bị ôi thiu? Bây giờ thì tôi đã biết được sự thật. Một sự thật vô nhân tính và lừa đảo.

Hôm nay, ngày 22 tháng 6, sau cuộc gặp với luật sư Nguyễn Khả Thành, con tôi cũng đã được gặp các luật sư Võ An Đôn vào buổi sáng và luật sư Nguyễn Hà Luân vào buổi chiều. Phải nói đây là kết quả của nhiều tháng ngày vận động tranh đấu sau nhiều tháng con tôi bị cách ly với gia đình và cấm được gặp luật sư.

Cũng như lần gặp luật sư Nguyễn Khả Thành, cuộc nói chuyện xảy ra dưới sự kiểm soát của an ninh ngồi sát bên cạnh, cộng với camera và ghi âm.

Trong lần gặp này các luật sư cho biết tinh thần của Quỳnh vẫn vững vàng, nói chuyện linh hoạt và nắm bắt mọi vấn đề nhanh chóng. Tuy nhiên, khi Quỳnh kể với luật sư Nguyễn Hà Luân là vào ngày sinh nhật của con trai Quỳnh là Gấu thì điều tra viên của công an có cho phép Quỳnh viết thư chúc mừng sinh nhật con trai và hứa sẽ chuyển thư. Luật sư Luân cho biết sự thật là gia đình không nhận được tin tức, thư từ gì của Quỳnh cả.

Quỳnh đã khóc vì uất ức khi biết rõ sự thật này, khi biết rằng mình đã bị lừa và cứ tưởng là bé Gấu đã nhận được thư của mẹ mình.

Thêm một chuyện khác nữa là Công an Khánh Hòa đã kết thúc việc điều tra từ ngày 03/05/2017 đến ngày 30/05/2017 đã chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm Sát tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên sau khi nhận hồ sơ Viện Kiểm sát đã không thông báo cho con tôi và hỏi con tôi có cần hay yêu cầu luật sư không. Đây là chức năng, trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhưng họ đã cố tình lờ đi. Rõ ràng là Viện Kiểm sát đã vi phạm tiến trình tố tụng vốn được quy định bởi luật pháp cho chức năng của Viện Kiểm sát.

Từ những gì đã xảy ra, tôi rất lo sợ cho số phận của con tôi trong thời gian bị tạm giam và trong phiên tòa sắp tới vào ngày 29/06/2017. Những người từ thành phần giam cầm, điều tra cho đến những kẻ sẽ xét xử con tôi đều có những hành xử không minh bạch, không tôn trọng sự thật, không tuân thủ những quy định luật pháp. Tôi mong mỏi và kêu gọi mọi người, các đại sứ quán, các phóng viên truyền thông quốc tế hãy đồng hành cùng gia đình chúng tôi và cùng chúng tôi đến tham dự phiên tòa để bảo đảm tính minh bạch trong tiến trình xét xử con tôi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – một công dân Việt Nam yêu nước đang bị quy chụp và giam cầm vì những hành động bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền của đất nước mình.

Xin chân thành cám ơn.

Nguyễn Tuyết Lan

https://www.facebook.com/thudinhn/posts/1430472983713134

Cựu Thủ lãnh Khmer Đỏ đổ lỗi cho Việt Nam về vụ diệt chủng Campuchia

Cựu Thủ lãnh Khmer Đỏ đổ lỗi cho Việt Nam về vụ diệt chủng Campuchia


Hai cựu thủ lãnh chóp bu của chế độ Khmer Đỏ hãy còn sống là Nuon Chea (trái), và Khieu Samphan, lắng nghe phán quyết tù chung thân của tòa tối cao ở Pnom Penh ngày 23/11/2016. Ảnh của AP do Tòa án đặc biệt công bố.
Hai cựu thủ lãnh chóp bu của chế độ Khmer Đỏ hãy còn sống là Nuon Chea (trái), và Khieu Samphan, lắng nghe phán quyết tù chung thân của tòa tối cao ở Pnom Penh ngày 23/11/2016. Ảnh của AP do Tòa án đặc biệt công bố.

Cựu Chủ tịch nước Khieu Samphan, năm nay 85 tuổi, đọc bản tuyên bố cuối cùng của ông hôm thứ Sáu 23/6 trước tòa án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ ở Campuchia được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn.

Ông Khieu Samphan bị cáo buộc đã phạm các tội ác chống nhân loại và tội diệt chủng.

Ông nói: “Tôi triệt để bác bỏ từ ngữ “sát nhân”. Ông nói “cái ý tưởng về cuộc diệt chủng ở Campuchia” đã được Việt Nam bịa đặt ra để biện minh cho cuộc xâm lăng Campuchia.”

Ông Nuon Chea, 90 tuổi, cánh tay phải của Pol Pot, cũng dối mặt với cùng cáo trạng. Ông không có mặt tại tòa hôm thứ Sáu vì lý do sức khỏe. Thay vào đó, ông theo dõi diễn tiến phiên tòa từ một xà lim.

Hai nhân vật này là những quan chức cao cấp nhất của chế độ Khmer Đỏ hãy còn sống .

Cả hai đều giữ lập trường cho rằng Việt Nam phải chịu trách nhiệm về việc giết hại gần 2 triệu người Campuchia bằng nhiều biện pháp khác nhau, kể cả bỏ đói, tra tấn, lao động tới chết trong các trại lao động cải tạo. Nhiều người khác bị đánh đập tới chết trong những vụ hành quyết tập thể được biết đến sau này dưới tên gọi “những cánh đồng chết.”

Hiện chưa rõ bao giờ thì tòa án đặc biệt mới ra phán quyết trong vụ án này.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng bị công an bắt

Giáo sư Phạm Minh Hoàng bị công an bắt

2017-06-23
Cựu tù nhân lương tâm, Giáo sư Phạm Minh Hoàng.

Cựu tù nhân lương tâm, Giáo sư Phạm Minh Hoàng.

RFA photo
 
 Cựu tù nhân lương tâm, giảng viên Phạm Minh Hoàng, người bị nhà cầm quyền Việt Nam tước quốc tịch, vừa bị một nhóm người mặc sắc phục ập vào nhà tại phường 4, quận 10, TP HCM bắt đi tối ngày 23 tháng 6.

Vợ của ông, bà Kiều Oanh xác nhận với Đài Á Châu Tự Do tin này vào khoảng 6 giờ 45 chiều ngày 23 tháng 6:

“Cách đây khoảng 20 phút, công an khu vực tới nhà tôi, gõ cửa và nói là kiểm tra nhân khẩu định kỳ. Khi chúng tôi mở cửa cho anh ta, vài giây sau, không biết từ đâu công an xuất hiện xông ập vào nhà tôi. Họ có một người mang máy quay phim nhưng tôi không cho người này vào, tôi nói là mặc sắc phục thường tôi không cho vào và tôi đuổi ra. Họ nói là mời chồng tôi lên trụ sở công an phường để làm việc. Chúng tôi không đồng ý, chúng tôi nói rằng đâu có cái luật lệ nào mà các anh đến nhà người ta, mời và bắt người ta đi liền như vậy?”

Theo lời bà Kiều Oanh, những người mặc sắc phục bắt ông Hoàng ký vào biên bản nếu không đi, nhưng ông Hoàng từ chối và gọi điện thoại cho luật sư của ông. Tuy nhiên, những cuộc gọi không thành công vì bà Oanh cho biết xe phá sóng được mang đến khu vực nơi ở của gia đình bà.

Bà cho biết ông Phạm Minh Hoàng từ chối không lên trụ sở công an phường và phía công an đã đọc biên bản trục xuất ông Hoàng.

Nội dung của biên bản trục xuất nói rằng ngày mai sẽ trục xuất ông Hoàng từ đồn công an. Bà Kiều Oanh cho biết đã yêu cầu được xem văn bản trục xuất đó, tuy nhiên phía công an từ chối.

“Mình không biết đồn công an nào và ở nơi đâu. Xong rồi họ lôi anh Hoàng đi. Tôi muốn quay phim cũng không được, họ dồn tôi và anh Hoàng tận cuối nhà. Khi lôi anh Hoàng ra ngoài rồi thì họ khoá trái cửa lại, nhốt tôi và con tôi trong nhà.”

Theo lời bà Kiều Oanh, ngay sau đó bà đã gọi điện thoại cho ông Tổng lãnh sự Pháp ở Sài Gòn. Vì không nói được Pháp ngữ nên qua tiếng Anh, bà Kiều Oanh chỉ thông báo được rằng công an đã bắt chồng của bà và sẽ trục xuất chồng bà vào ngày mai tại đồn công an.

Vừa qua ông Phạm Minh Hoàng cho biết được phía Tổng lãnh sự Pháp thông báo về quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông do chủ tịch Trần Đại Quang ký ngày 17 tháng 5.

Sau đó ông Hoàng chính thức nhận được bản sao; ông làm đơn khiếu nại về quyết định đó; cũng như ra thông báo từ bỏ quốc tịch Pháp mà ông có.