Trên đời này thứ gì khiến con người hạnh phúc nhất?

From facebook: Bang Uong

Trên đời này thứ gì khiến con người hạnh phúc nhất?

Bạn nghèo khó, nhưng có người nguyện đi cùng bạn chính là hạnh phúc.
Bạn đau ốm, có người tận tình chăm sóc cho bạn chính là hạnh phúc.
Khi bạn khóc, có người an ủi bạn, là hạnh phúc.…
Khi bạn già, có người bầu bạn cùng, cũng là hạnh phúc.
Bạn sai, có người bao dung, tha thứ cho bạn, cái này là hạnh phúc.
Bạn vất vả, có người thương xót, đây cũng chính là hạnh phúc.
Hạnh phúc không phải là quanh bạn có bao nhiêu người, mà là có bao nhiêu người bên cạnh bạn.
Hạnh phúc không phải là bạn lái những chiếc xe sang trọng, mà là bạn lái xe về đến nhà bình an.

Hạnh phúc không phải là bạn tích trữ được bao nhiêu tiền, mà là mỗi ngày thể xác và tâm hồn được tự do, được làm những việc mình yêu thích.
Hạnh phúc không phải là vợ của bạn xinh đẹp ra sao, mà là vợ của bạn luôn có thể nở nụ cười rạng rỡ.
Hạnh phúc không phải được ăn ngon mặc đẹp, mà là không có bệnh, không có tai ương.
Hạnh phúc không phải lúc bạn thành công được tung hô nhiệt liệt, mà là lúc bạn sa cơ vẫn có người nói: “Bạn tôi à! Cố lên!”

Hạnh phúc không phải là bạn nghe qua bao nhiêu lời ngon ngọt, mà là khi bạn bi thương rơi lệ, vẫn có người nói với bạn: “Không sao đâu mà, có tôi ở đây…”

Nếu có ai đã từng đọc quyển sách tiểu thuyết lịch sử triết học của Jostein Gaarder “Thế giới của Sophie” hẳn sẽ còn nhớ tác giả đã trả lời vấn đề mà mọi người đều cần phải quan tâm này bằng sự khẳng định của các triết gia: “Con người không chỉ sống bằng bánh mì, nhưng còn cần tình yêu và lòng trìu mến nữa. Nhưng còn có một điều quan trọng khác nữa mà tất cả chúng ta đều cần: đó là biết chúng ta là ai và tại sao chúng ta đang sống”.

Bạn có bao giờ ngồi một mình thinh lặng và suy nghĩ về câu hỏi: “Bạn là ai? Tại sao bạn có mặt trên cõi đời này? Điều gì quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn?”.
Câu trả lời tùy thuộc vào mục đích sống của bạn là gì. Nếu mục đích sống của bạn là sự giàu có thì tiền bạc là quan trọng nhất. Nếu đó là có được một địa vị cao thì sự thăng tiến trong sự nghiệp là điều quan trọng nhất. Còn nếu đó là hạnh phúc thì gia đình và tình yêu là quan trọng nhất.

Người hạnh phúc là người biết mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi người chính là sống làm sao cho mình được hạnh phúc – và để làm được điều đó thì cần phải mang hạnh phúc đến cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – và cũng đừng quên mang hạnh phúc đến cho chính mình bằng những thú vui giải trí cùng với mọi người xung quanh nhiều hơn. Cuộc sống luôn đa dạng và phong phú, hãy luôn quan tâm đến tất cả những điều đó.

(Đọc được trên mạng).

Nguyên tổng giám đốc Mía Đường Tây Ninh bị 10 năm tù

Nguyên tổng giám đốc Mía Đường Tây Ninh bị 10 năm tù

2017-05-15
Ông Trần Cảnh Lạc, nguyên tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Mía Đường Tây Ninh (giữa) tại phiên tòa.

Ông Trần Cảnh Lạc, nguyên tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Mía Đường Tây Ninh (giữa) tại phiên tòa.

Courtesy of vietnammoi.vn
 
 Tòa sơ thẩm Tây Ninh sáng nay 15 tháng Năm tuyên phạt 10 năm tù đối với ông Trần Cảnh Lạc, nguyên tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Mía Đường Tây Ninh, về tội làm thất thoát hàng chục tỷ đồng  trong thời gian làm lãnh đạo công ty.

Bên cạnh đó hội đồng xét xử cũng phán quyết 10 năm tù đối với ông Nguyễn Xuân Danh, nguyên trưởng phòng kinh doanh thương mại , 7 năm tù đối với nà Nguyễn Thị Phúc nguyên kế toán trưởng phòng kế toán tài chính của công ty . Cả hai người này đều bị buộc cùng tội danh như ông Trần Cảnh Lạc là  cố ý làm trái các qui định về kinh tế của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.

Cáo trạng của Tòa Án Nhân Dân tỉnh Tây Ninh cho thấy trong quá trình giao dịch mua bán gạo và tinh bột sắn với phía Trung Quốc từ năm 2009 đến năm 2012, phía lãnh đạo công ty  mía đường Tây Ninh đã gây thiệt hại cho nhà nước số tiền lên đến 70 tỷ Đồng.

Với tội trạng này, 2 bị cáo Trần Cảnh Lạc và Nguyễn Xuân Danh phải liên đới chịu trách nhiệm trong việc bồi thường trên 25 tỷ đồng , 3 bị cáo còn lại chia nhau chịu trách nhiệm bồi thưởng hơn 6 tỷ đồng thất thoát.

Ngoài ra hội đồng xét xử tòa án nhân dân Tây Ninh còn cái buộc công ty mía đường trong khi làm việc với 2 công ty đối tác Trung Quốc là đã không tuân thủ những qui định của pháp luật về việc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết, việc khai báo với hải quan cũng như việc thanh toán chi trả.

LỜI CHÀO HUYỀN DIỆU

LỜI CHÀO HUYỀN DIỆU 

Chào hỏi là cử chỉ đầu tiên khi hai người gặp gỡ nhau.  Tùy theo cách thức chào hỏi mà người ta nhận ra mối tương quan giữa hai người, cũng như địa vị của họ.  “Ave Maria – Kính chào Bà Maria” là lời chào của Sứ thần Gabrien trong ngày truyền tin.  Lời chào ấy, vừa thể hiện sự kính trọng, vừa là lời tôn vinh các nhân đức của Đức Trinh nữ.  Lời chào thân thương ấy đã trở thành lời kinh quen thuộc của người Công giáo chúng ta.

Thánh Luca là tác giả duy nhất ghi lại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Sứ thần Gabrien và Đức Trinh nữ thành Nagiarét.  Sự kiện này được chính Đức Maria kể lại cho tác giả như một dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời mình.  Gabrien là vị sứ thần được Chúa sai từ trời xuống chào kính Đức Trinh nữ và loan báo mầu nhiệm Nhập Thể.  Đây thật là lời chào huyền diệu, hàm chứa những ý nghĩa sâu xa.  Lời chào này không chỉ khởi đầu cho cuộc gặp gỡ giữa cá nhân, mà còn là khởi đầu của công cuộc Nhập thể cứu độ trần gian.

Trong Cựu Uớc, nhiều cuộc gặp gỡ giữa các thiên sứ (hay người của Thiên Chúa) với người phàm được ghi lại, như trường hợp của ông Abraham hay các ngôn sứ.  Tuy vậy, không có một cuộc gặp gỡ nào được diễn tả với thể thức chào hỏi kính trọng, như lời chào của Sứ thần Gabrien.  Lời chào của Sứ thần là lời chào của chính Thiên Chúa, Đấng sai Sứ thần đến gặp Đức Trinh nữ Maria.  Sứ thần có sứ mạng chuyển tải một thông điệp, với nội dung như Đấng sai mình đã truyền dạy.

“Ave Maria”, đây là lời chào của Đấng sáng tạo ngỏ với thụ tạo của mình.  Lời chào diễn tả sự khiêm nhường của Thiên Chúa.  Vào thời ban đầu của lịch sử, Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ, trời đất và muôn vật muôn loài.  Trong các loài thụ tạo, Chúa dựng nên con người và trao cho họ thay mặt Ngài làm chủ đất đai, canh tác vũ trụ.  Một tác giả đã viết: “Khi sáng tạo, Thiên Chúa giống như nước thủy triều, khiêm nhường thu mình lại để nhường chỗ đất khô cho con người và các loài thụ tạo.”  Nay, Ngài lại có sáng kiến cứu độ con người.  Để thực hiện chương trình ấy, Thiên Chúa mời gọi sự cộng tác của một người phụ nữ đơn sơ khiêm hạ.  Dường như Ngài chờ đợi sự đồng ý của Trinh nữ.  Nếu Thiên Chúa hạ mình chào một thụ tạo, thì Trinh nữ thành Nagiarét cũng diễn tả sự khiêm nhường qua câu trả lời: “Này tôi là tôi tớ Chúa.”  Đức Maria khiêm tốn ý thức mình chỉ là tôi tớ thấp hèn trước sự cao cả thánh thiện của Chúa.  Nếu Mẹ nhận được những đặc ân cao cả, là do lòng thương xót của Chúa.  Mẹ đã phó thác hoàn toàn theo ý Chúa, vì Mẹ xác tín rằng, những gì Chúa muốn đều tốt cho nhân loại và tốt cho những ai có liên quan.  Khi suy ngắm mầu nhiệm thứ nhất của Mùa Vui, chúng ta xin cho được sự khiêm nhường, như sự khiêm nhường của Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu độ trần gian.  Chúng ta cũng cầu xin cho được noi gương Đức Trinh nữ, khiêm hạ trước mặt Chúa và sẵn sàng cộng tác với Ngài.

“Ave Maria”, lời chào đi liền với lời ca tụng nhân đức của Đức Trinh nữ Maria.  Sứ thần đã ca tụng Mẹ là “Đấng đầy ơn phúc.”  Đây không phải là một lời khen xã giao theo kiểu người đời.  Đây cũng không phải là một lời khen tặng mà con người dành cho nhau, nhưng đây chính là lời của Thiên Chúa tôn vinh Đức Mẹ.  “Đầy ơn phúc” là cách diễn tả một người toàn vẹn, thánh thiện, hoàn hảo, đầy đủ mọi đức tính tốt đẹp.  Đức Mẹ có vẻ đẹp thể xác lẫn tâm hồn, vừa đẹp lòng Thiên Chúa vừa đẹp lòng con người.  Vì Đức Mẹ không mắc tội tổ tông, nên Đức Mẹ tinh tuyền, như bà Evà trước khi phạm tội. Tâm hồn và thể xác Đức Mẹ phản ánh sự thánh thiện vẹn toàn của Thiên Chúa, nhờ vậy mà Mẹ được tôn vinh hơn hết mọi phụ nữ trên trần gian.  Lời chào của Sứ thần cũng thường được dịch là “Hãy vui lên!”  Một người đầy ơn sủng sẽ luôn hân hoan vui mừng vì cảm nhận sâu sắc sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời.  Thiên sứ mời gọi Đức Mẹ hãy vui lên, như tâm tình hân hoan vui mừng của nữ ngôn sứ Sophonia trong Cựu ước, bởi lẽ Thiên Chúa sẽ thực hiện những việc kỳ diệu trong lịch sử, để thể hiện quyền năng và tình thương của Ngài.  Niềm vui tràn đầy của Đức Mẹ đã thể hiện qua kinh Magnificat sau đó.  Niềm vui của Đức Trinh nữ là niềm vui toàn diện, cả linh hồn và thần trí.

“Ave Maria”, lời chào đánh dấu một giai đoạn mới trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.  Tác giả thư Do Thái đã viết: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã nói với chúng ta qua các Tổ phụ và các ngôn sứ.  Đến thời sau hết này, Ngài nói với chúng ta qua người Con” (Dt 1,1).  Với lời thưa “Xin vâng” của Đức Trinh nữ, Ngôi Lời đã hóa thành xác thịt và cư ngụ giữa chúng ta.  Đấng từ trời cao đã giáng thế.  Thiên Chúa với con người đã nên một.  Từ nay, Thiên Chúa không còn là Đấng cao xa vời vợi, nhưng Ngài đã mang lấy bản tính nhân loại và chọn trái đất là quê hương.  Ngài cũng chọn con người là anh chị em, để cùng chia ngọt sẻ bùi trong cuộc đời dương thế.

Người tín hữu Công giáo lặp lại lời chào “Ave Maria” mỗi khi lần hạt Mân Côi.  Lời chào này đã trở thành lời cầu nguyện thân thuộc, đi liền với tình suy niệm những biến cố quan trọng của cuộc đời Chúa Cứu Thế.  Kinh Mân Côi giúp chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Giêsu và mở lòng đón nhận giáo huấn của Người.  Hai mươi mầu nhiệm Mân Côi phác họa chân dung Đấng Cứu Thế, đồng thời giúp ta nhận ra chính thân phận và cuộc đời mình giữa những biến cố Vui, Sáng, Thương, Mừng đan xen với nhau.

“Ave Maria”, ước chi lời chào này luôn vang lên nơi môi miệng và tâm hồn chúng ta, lúc vui cũng như lúc buồn, khi hạnh phúc cũng như khi đau khổ, tuổi thanh xuân cũng như khi xế bóng, để xin Đức Mẹ đồng hành với chúng ta mọi giây phút của cuộc đời.  Khi đọc kinh “Kính Mừng”, người tín hữu Công giáo thể hiện tâm tình phó thác cậy trông nơi lời cầu bầu của Đức Mẹ và kêu xin: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử.”  Đây là lời cầu nguyện của Công đồng Êphêsô vào năm 431, sau khi đã tuyên bố tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa” như một tín điều.

“Ave Maria”, lời ca tụng hôm nay nơi trần thế, cũng là lời ca tụng giữa triều thần thánh trên thiên đàng, để rồi cùng với Đức Mẹ, chúng ta sẽ được hân hoan ca tụng Chúa muôn đời.

Gm Giuse Vũ Văn Thiên

CẦU NGUYỆN VỚI CHÚA THEO TINH THẦN MẸ FATIMA

CẦU NGUYỆN VỚI CHÚA THEO TINH THẦN MẸ FATIMA

 

1. Dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, tôi cầu nguyện rất nhiều.

Lời kinh tôi dùng nhiều nhất để cầu nguyện là kinh sau đây được phổ biến từ Fatima:

“Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con. Xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đưa các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn”.

2. Khi đọc kinh trên đây, Đức Mẹ dạy tôi ba tâm tình này:

Một là phải rất khiêm nhường.

Hai là phải rất khó nghèo.

Ba là phải tín thác vào lòng Chúa xót thương.

3. Tâm tình khiêm tốn được Mẹ dạy tôi, khi Mẹ dắt tôi đứng vào hàng ngũ những kẻ tội lỗi. Đứng trong hàng ngũ những kẻ tội lỗi, tôi cảm thấy mình có liên đới với tất cả những ai tội lỗi, để cùng với họ, tôi nài xin Chúa: Xin tha tội chúng con. Xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục”.

Thái độ khiêm nhường đó phát xuất từ thẳm sâu con người của tôi.Lạy Chúa, này con đây, con là kẻ tội lỗi, như bao nhiêu kẻ tội lỗi khác, có khi còn tội lỗi hơn những kẻ tội lỗi trên đời này. Tâm tình khiêm tốn đem lại cho tôi sự bình an.

4. Tâm tình khiêm tốn đó được tăng cường hơn bằng tâm tình nghèo khó.

Khi Đức Mẹ dắt tôi đứng vào hàng ngũ những kẻ có tội, Đức Mẹ lại dạy tôi là đừng dại tự hào với những công việc mình sẽ làm để đền tội. Trái lại, Mẹ dạy tôi là hãy cứ làm những việc đền tội, nhưng căn bản là không được coi đó là những của cải để làm giàu một cách thiêng liêng, mà căn bản là phải cậy tin vào lòng thương xót Chúa.

Tinh thần nghèo khó  rất cần trong cầu nguyện. Cầu nguyện mà kể công phúc của mình, thì sẽ bị Chúa từ bỏ, như trường hợp người Pharisêu xưa, trong dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế cùng cầu nguyện trong đền thờ (x. Lc 18,9-14).

5. Phải tín thác vào lòng thương xót Chúa.

Khi Mẹ dắt tôi đứng vào hàng ngũ những kẻ tội lỗi, thì Mẹ cũng dạy tôi làhãy coi mình là kẻ cần đến lòng thương xót Chúa hơn hết mọi người tội lỗi khác.

Từ đó, tôi nhìn mọi ơn Chúa ban cho tôi đều là ơn ban nhưng không, chỉ vì Chúa đoái nhìn đến phận hèn kẻ tội lỗi này mà thôi (Lc 1,48).

6. Với ba tâm tình trên đây, tôi cảm thấy mình hiện diện trước Chúa như người con bé nhỏ yếu đuối, để luôn sẵn sàng vâng phục thánh ý Chúa với tâm tình cảm tạ. Tôi rất ý thức tôi là kẻ tội lỗi, nhưng được Chúa đoái thương.

7. Do những gì tôi vừa chia sẻ trên đây, tôi được Đức Mẹ dạy tôi là kỷ niệm 100 năm Mẹ hiện ra ở Fatima đang là một biến cố Chúa dùng,để đánh thức lương tâm chúng ta. Chúng ta nên coi đây là một sự đánh thức lương tâm rất hữu ích, rất cần thiết.

Bởi vì lương tâm nhiều người chúng ta đã và đang bị chi phối rất nhiều bởi những tinh thần sai Phúc Âm.

8. Thực vậy, thay vì nói: “Xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục” thì nhiều khi chúng ta nói: “Xin tha tội cho họ, xin cứu họ khỏi lửa hỏa ngục”. Còn bản thân mình chúng ta thì xem ra không cần được tha tội, không cần phải cứu khỏi lửa hỏa ngục. Xin ý tứ kẻo kiêu ngạo.

9. Hơn nữa, chúng ta tự coi mình là những kẻ giàu có nhiều nhân đức, để tự hào là kẻ phân phát nhân đức cho kẻ khác. Chúng ta tự đeo vào mình nhiều thứ hào quang. Xin ý tứ, kẻo mất sự khó nghèo.

10. Lại nữa, chúng ta đôi khi chủ trương phải cứng rắn đối với những kẻ tội lỗi, không nên xót thương họ. Vô tình thái độ đó của chúng ta lại bị Chúa áp dụng cho chính chúng ta. “Anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng bị Chúa xét đoán như vậy. Anh em đong đấu nào cho kẻ khác, thì Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em” (Mt 7,2). Xin ý tứ, kẻo xúc phạm đến lòng thương xót của Chúa.

11. Mấy ngày nay, Chúa đánh thức lương tâm tôi một cách mạnh mẽ, qua những gì Đức Mẹ dạy ở Fatima.

Lương tâm được đánh thức không phải chỉ cho mấy ngày này, mà cho một chuyến đi dài trước mắt.

Trước mắt là một tình hình rất bất ổn. Cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa Satan và Thiên Chúa, đang trở thành cam go, phức tạp.

12. Chúng ta hãy dứt khoát thuộc về Chúa. Thuộc về Chúa qua những gì Đức Mẹ dạy ở Fatima.

Ở Fatima, Đức Mẹ nhấn mạnh đến việc sám hối, ăn năn. Tôi thấy sám hối ăn năn là việc cần thực hiện hằng ngày.

Sống khiêm nhường, sống khó nghèo, sống tín thác vào lòng thương xót của Chúa, tất cả đều đòi phải tỉnh thức và chiến đấu nội tâm.

Dù vậy, tôi thấy rất vui và đầy hy vọng. Bởi vì tôi tin chắc chắn: Tôi là kẻ tội lỗi, nhưng được Chúa thương nhờ Mẹ Maria, Mẹ rất nhân ái, dịu hiền.

 

Long Xuyên, ngày 14.5.2017

 

+ Gm. Gioan B Bùi Tuần

 

Vongtaysongnguyen gởi

Sài Gòn: Giang hồ đánh người, dùng container bít cửa nhà dân

Sài Gòn: Giang hồ đánh người, dùng container bít cửa nhà dân

Nhóm giang hồ huy động xe cẩu đưa thùng container bít lối nhà dân. (Hình: Báo VietNamNet)

SÀI GÒN (NV) – Nhóm giang hồ cầm hung khí xông vào nhà dân ở quận Gò Vấp truy sát khiến người chồng gục tại chỗ. Chưa dừng lại, chúng còn cắt toàn bộ hệ thống điện trong nhà rồi dùng xe cẩu thùng container bít cửa ra vào.

Ngày 15 Tháng Năm, công an phường 17, quận Gò Vấp, cho biết, đang điều tra nguyên nhân vụ nhóm giang hồ 30 thanh niên dùng hung khí tấn công một gia đình có con nhỏ ở địa phương, mời những người liên quan để làm rõ vụ việc và giải quyết theo quy định pháp luật.

Nói với báo điện tử VietNamNet, bà Thi Thủy Tiên (42 tuổi), ngụ phường 17, quận Gò Vấp, vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ việc cả hai vợ chồng bị nhóm giang hồ ập vào nhà truy sát, đánh đập khiến chồng bà là ông Nguyễn Quang Vĩnh (48 tuổi) bị thương phải cấp cứu.

Sài Gòn: Giang hồ đánh người, dùng container bít cửa nhà dân
Ông Vĩnh bị chém gục tại chỗ và hiện tại đang điều trị tại bệnh viện. (Hình: Báo VietNamNet)

Theo bà Tiên, tối 14 Tháng Năm, hai vợ chồng đang ở trong nhà thì bất ngờ một nhóm khoảng 30 người cầm hung khí xông vào nhà. Nhóm người này chửi bới yêu cầu hai vợ chồng bà ra khỏi nhà nhưng không được. Cả hai bên xảy ra cự cãi to tiếng. Thế là một số người trong nhóm giang hồ trên cầm hung khí xông vào chém ông Vĩnh bị thương gục xuống nền nhà. Bà Tiên thấy vậy hốt hoảng bế con chạy ra khỏi nhà kêu cứu.

Chỉ chờ có vậy, nhóm giang hồ này huy động một xe cẩu tới, cẩu thùng container loại 20 feet bít hết lối ra vào rồi cả nhóm rời đi. Nạn nhân sau đó được đưa đến bệnh viện 175 cấp cứu.

Theo bà Tiên, nguyên nhân có thể là do mâu thuẫn, tranh chấp nhà đất giữa gia đình chồng bà và ông Nguyễn Ðức Trọng (61 tuổi) ngụ cùng phường. Còn thùng container, khoảng 3 ngày trước bà Tiên đã thấy, nhưng tưởng để phục vụ công trình xây dựng nên không quan tâm.

Ông Trà Văn Lào, trưởng công an quận Gò Vấp, cho biết, đã mời ông Trọng và một số người liên quan đến trụ sở lấy lời khai. Bước đầu, ông Trọng thừa nhận cho người chở thùng container đến chắn trước lối đi vào nhà ông Vĩnh vì hai bên đang xảy ra tranh chấp nhà đất. Hiện vụ việc được công an quận Gò Vấp tiếp tục điều tra. (Tr.N)

Biến động ở Nghệ An: Biểu tình đòi thả người, công an thẳng tay đàn áp

Biến động ở Nghệ An: Biểu tình đòi thả người, công an thẳng tay đàn áp

Cả ngàn công an được trang bị tận răng bao vây và tấn công người biểu tình. (Hình: Facebook)

NGHỆ AN (NV) – Công an tỉnh Nghệ An bắt cóc nhà hoạt động Hoàng Đức Bình khiến nổ ra cuộc biểu tình với hàng ngàn người tham gia ở huyện Diễn Châu, sau đó công an đưa lực lượng hùng hậu ra tay đàn áp.

Cùng với việc bắt cóc ông Hoàng Đức Bình, công an ra lệnh truy nã nhà hoạt động Thái Văn Dung.

Tin tức, hình ảnh và video clips phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội Facebook cho thấy hàng ngàn người đã kéo tới trụ sở huyện Diễn Châu biểu tình đòi thả ông Hoàng Đức Bình, một người tham gia các cuộc biểu tình cùng với ngư dân Nghệ An và Hà Tĩnh đầu tháng trước, đòi đền bù thỏa đáng cũng như chống Formosa xả chất thải độc hại đầu độc môi trường Việt Nam.

Theo nhiều trang mạng Facebook, ông Hoàng Đức Bình ngồi trên xe hơi đi cùng linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc thuộc giáo phận Vinh, trên đường đi ở khu vực Đền Cuông, thì bị Cảnh sát giao thông chặn xe lại tại xóm 14 Diễn An, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.

Một nhóm công an thường phục đã giật cửa xe bắt ông Hoàng Đức Bình đi sang xe của họ và mang đi đâu không rõ.

Khi hay tin có vụ bắt người theo kiểu “bắt cóc” giữa đường, hàng ngàn người đã kéo tới trụ sở huyện Diễn Châu đòi thả người.

Biến động ở Nghệ An: Biểu tình đòi thả người, công an thẳng tay đàn áp
Hàng ngàn người dân tới trụ sở huyện Diễn Châu, Nghệ An, đòi thả ông Hoàng Đức Bình ngày 15/5/2017. (Hình: FB Sơn Văn Lê)

Nhiều video clips được tung lên mạng cho thấy nhà cầm quyền đã đưa hàng trăm cảnh sát cơ động tới đối phó. Người ta thấy dân chúng chạy tán loan, kêu la khi cảnh sát cơ động tấn công đoàn biều tình bằng dùi cui. Người dân chỉ giải tán khi mưa lớn đổ xuống, nhân cơ hội này, cảnh sát cơ động nhào tới đàn áp. Hiện chưa biết có ai bị thương hoặc có ai khác bị bắt ngoài ông Hoàng Đức Bình hay không.

Trên trang báo tuyên truyền của tỉnh Nghệ An ngày 15/5/2017, người ta thấy có bản tin viết rằng “Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã có lệnh bắt bị can số 01 đối với Hoàng Đức Bình về “hành vi chống người thi hành công vụ; lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân”, phạm vào Điều 257, 258 Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.”

Ông Hoàng Đức Bình , 34 tuổi, cũng có trang Facebook cá nhân Hoàng Bình viết các bản tin và nhận định về thảm họa môi trường biển gây ra cho Việt Nam và đối với ngư dân nhiều tỉnh trong đó có Nghệ An. Ông cũng có mặt trong các ngày 2 và 3 Tháng Tư 2017 ở huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh cùng với ông Bạch Hồng Quyền khi ngư dân địa phương biểu tình đòi bồi thường thỏa đáng.

Ông Bạch Hồng Quyền , 28 tuổi, cũng đang bị nhà cầm quyền CSVN “truy nã toàn quốc” vì không biết đang ở đâu. Ông Quyền bị khởi tố và vu cho ông tội “cầm đầu, kích động” 2,000 giáo dân của hai xã Thạch Bằng và Thạch Kim đi biểu tình chống nhà cầm quyền tại trụ sở huyện Lộc Hà.

Qua điện thoại viễn liên từ nơi lẩn tránh, ông Bạch Hồng Quyền nói với đài RFA rằng công an tỉnh Hà Tĩnh đang tìm cách bắt ông để ngăn cản việc đưa tin về thảm họa môi trường Formosa đến công chúng.

“Cái đó là một bản án sai trái và cố tình gán ghép em hòng bịt miệng em trước dư luận và em không thể về để giúp được người dân.” Ông nói với Đài Á Châu Tự Do RFA vào đêm ngày 12 tháng 5 qua điện thoại.

Biến động ở Nghệ An: Biểu tình đòi thả người, công an thẳng tay đàn áp
Hai ông Hoàng Đức Bình (phải) và Bạch Hồng Quyền (trái). (Hình Chân Trời Mới)

Ngày 18 Tháng Tư 2017, Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố và ra lệnh bắt tạm giam ông Bạch Hồng Quyền về tội “gây rối trật tự công cộng” và “bắt giữ người trái pháp luật”, theo Điều 245 và Điều 123 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Lệnh truy nã toàn quốc đối với ông Bạch Hồng Quyền được công bố rộng rãi trên báo chí nhà nước vào ngày 12 tháng 5.

Cùng với việc loan báo bắt ông Hoàng Đức Bình, báo Nghệ An hôm Thứ Hai 15 Tháng Năm 2017 cũng loan báo qua một bản tin khác một cái “quyết định truy nã toàn quốc đối với Thái Văn Dung (29 tuổi), trú tại xóm 4 xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu về tội “Không chấp hành án”, quy định tại Điều 304 Bộ Luật Hình Sự”.

Bản tin này kể tội ông Thái Văn Dung, một người đã bị bỏ tù 4 năm và 4 năm quản chế vì bị vu cho tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền…” là “không chấp hành hình phạt quản chế”.

Cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác, ông Thái Văn Dung phủ nhận bản án áp đặt đối với ông. Sau khi ra tù ngày 19 Tháng Tám 2015, ông Dung bị cáo buộc là “UBND xã Diễn Hạnh đã lập 20 báo cáo về việc không chấp hành hình phạt quản chế của Thái Văn Dung và ra Quyết định xử phạt hành chính 4 lần với Thái Văn Dung về hành vi không chấp hành án phạt quản chế và đi khỏi địa phương khi chưa được các cấp có thẩm quyền cấp giấy phép đi khỏi địa phương nơi quản chế”.

Ít nhất hiện đang có 112 bloggers và các người tham gia đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam đang bị nhà cầm quyền giam giữ dù họ chỉ hành sử quyền công dân được hiến pháp của chế độ công nhận nhưng không thi hành trong thực tế, theo bản tường trình của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền tại New York. (TN)

Khóc thương một bác sỹ, linh mục Sida

Khóc thương một bác sỹ, linh mục Sida

Chủ nhật – 14/05/2017

Thật không thể tin vào tai mình khi nghe cha Phao Lô Nguyễn Kim Sơn báo tin Chúa đã gọi Bác sỹ, Linh mục Augustino Nguyễn Viết Chung, tu sĩ Tu Hội Truyền giáo thánh Vinh Sơn, Nazarit (Vincent De Paul), một linh mục của người nghèo, bệnh nhân sida, và bệnh nhân phong cùi. Tin đến như sét đánh, làm cho tim này nhói đau, lòng hụt hẫng, sau vài phút mọi sự mới hoàn hồn và như cuộn film tua lại những ký ức về cuộc đời một vị thánh sống. Một Phật Tử đã và tin theo Chúa Giêsu, cống hiến cả sự nghiệp bác sỹ đầy danh vọng quyền quý, hy sinh cả cuộc đời sống với và cho các anh em dân tộc nghèo khó. 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khóc thương một bác sỹ, linh mục Sida

Khó có thể kể hết nhân đức anh hùng mà vị linh mục sida. Mọi người gọi cha với cái tên nghe lạ tai mà rất thân thương. Cũng chẳng có gì lạ với cái tên yêu này, bởi vì cả cuộc đời bác sỹ, cha chỉ phục vụ một đối tượng với nhiều loại người: cùi, sida, bệnh nhân nghèo.

Cuộc đời cha với nhiều giai thoại của người tôi tớ phục vụ quên thân mà làm cho nhiều người thương mến, nhiều người trách. Thương vì cách cha làm, trách vì sợ cha phục vụ người nghèo quên ăn, uống, và sờ cha lây bệnh chết sớm.

  1. Khi còn là sinh viên y khoa, mỗi ngày anh sinh viên Nguyễn Viết Chung phải đạp xích lô rong ruổi trên các con phố của Sài thành kiếm tiền ăn học. Một buổi sáng đẹp trời, anh đạp xích lô ra khỏi nhà và may mắn có một vị khách trung niên bắt xích lô đi. Sau khi chở vị khách đến nơi, thì cả buổi sáng hôm đó không có một khách nào bắt xích lô nữa. Anh sinh viên y buồn bã mong ngóng vớt vát một khách nào rồi về lên học đường. Lán thêm mà cũng chẳng có ai. Chán nản, anh cầm tờ báo mà vị khách hồi sáng bỏ lại trên xich lô. Anh say mê một bài báo viết về Cha Jean Cassaigne, người Pháp sang Việt Nam truyền giáo, ngài được phong làm Giám mục giám quản địa phận Sài Gòn dến năm 60 tuổi ngài xin về hưu sống ở trại cùi và phục vụ bệnh nhân cùi tại Di Linh. Ngẫm nghĩ về một ông tây bỏ quê hương xứ sở, gia đình đi phục vụ người cùi tại Việt Nam và anh thầm mong ước: học xong bác sỹ sẽ lên Trại Cùi Di Linh phục vụ anh em cùi. Giữ lời hứa với lòng, anh cầm cả quyết định phân về làm bác sỹ tại bệnh viện Bình Dân, một bệnh viện lớn tại Sài Gòn. Ban Giám đốc Trại cùi Di Linh họp và quyết định từ chối, không nhận  Bác sỹ trẻ này với ly do khá ngộ nghĩnh: Bác sỹ này giỏi và có việc làm ở bệnh viện có tiếng nên để bác sỹ ở Thành phố để phục vụ bà con.
  2. Buồn bã lê bước trở về thành phố với tấm lòng đầy thất vọng, đau buồn làm cho bác sỹ ít nói. Ở đây, chăm sóc chữa trị bệnh nhân với tấm lòng từ mẫu. Cũng như bao vị bác sỹ khác, bác sỹ Chung cũng mở cửa một phòng khám tư tại Tân Bình, từ 1600-2100 mỗi ngày. Bệnh nhân sắp hàng rồng rắn làm bác sỹ khám đến 2 giờ sáng. Nhiều người thắc mắc cứ đúng 21 giờ đóng cửa, ai khám mai đến. Bác sỹ nhẹ nhàng nói thương người ta từ xa, mãi miền Tây đến để về thì tội, nên anh khám cho họ. Bác sỹ cho biết, anh mua 1 viên Panadol 300 đồng, anh cũng lấy của bệnh nhân 300 đồng. Nhiều nhiều bệnh nhân nghèo kéo đến với phòng khám của bác sỹ Chung làm cho các phòng khám quanh đấy vắng khách. Chính vì lẽ đó mà bác sỹ bị kiện, tố cáo vì ghen tỵ. Cũng vì lý do sức khoẻ, không đủ sở hội trả tiền thuê nhà và nhường bộ để các bác sỹ khác và bác sỹ đã đóng cửa phòng khám này. Nói thế khôg có nghĩa phòng khám của anh chỉ có bệnh nhân nghèo. Anh vẫn thương hay nhắc đến một doanh nhân giàu có nức tiêng Sài Gòn, Tăng Minh Phụng. Anh cho biết, trong mắt anh, Tăng Minh Phụng đẹp lắm. Những chuyện gì anh Phụng phạm anh không quan tâm. Nhưng khi đến khám bệnh thì anh vẫn thu tiền bằng với các bệnh nhân khác. Biết vậy nên mỗi lần truyền nước Minh Phụng hay mua 10 chai và 9 chai tặng người nghèo. Sau khi đóng cửa, anh chỉ thao thức với cái ước mơ ngày nào đi phục những bệnh nhân cùi làm cho anh không còn tâm trí làm trong bệnh viện lớn mà bao sinh viên y khoa khát khao. Anh kể, một em bệnh nhân người Hoa tại Chợ Lớn, tại thời điểm đó thuốc men thiếu, lại thêm kiến thức y khoa mình chưa đủ để cứu em đó. Chính vì lý do đó mà anh cứ dằn vặt lòng mình mãi. Và anh quyết tâm đóng góp cuộc đời cho những bệnh nhận ít người chăm sóc. Dù bận rộn với công việc của một trưởng khoa, ấy thế mà, cứ mỗi chiều tan ca, anh lại chạy thẳng về trại Phong Bến sắn Binh Dương (Sông Bé) để chăm sóc bệnh nhân phong cùi.
  3. Anh cứ miệt mài chiều đi Bến Sắn, sáng về Bình Dân. Thấy anh không còn thời gian và chỉ sợ anh đổ bệnh mà khuyên anh bỏ Bến Sắn. Anh nhẹ nhàng nói anh có kế hoạch rồi. Bẵng đi thời gian anh khoác trên vai chiếc áo thâm chùng của Dòng thánh Vinh Sơn  sống khó nghèo. Anh kể, cái ngày anh chăm sóc bệnh nhân phong tại Bến Sắn khi Dì Hai nằm hấp hối thì anh ghé thăm. Anh cứ cố gắng cấp cứu cho Sơ, dù biết không thể. Sơ nói với anh: Bác sỹ cứ đi còn nhiều người đang đợi. Khi anh vừa xách túi nghề y đứng lên thì Sơ nghẻo đầu chết ngay.
  4. Cả ngày đó, cứ lảng vảng trong đầu anh câu “còn những người khác đang đợi” là ai? Và anh quyết định đi tu. Rất ngây thơ, anh khăng khăng anh đi tu trước khi theo đạo. Thật là con người đơn sơ, chất phát. Đúng là anh quyết định đi tu trước khi được các cha Dòng tên dạy giáo lý tân tòng. Anh gia nhập đệ tử làm tu sĩ Tu Hội Truyền giáo thánh Binh Sơn và làm linh mục.
  5. Những ngày ở nhà Nguyễn Kiệm, thứ 2 nào, cha cũng tự đi xe máy 45km đến trại Sida Mai Hoà ở Củ Chi phục vụ những bệnh nhân giai đoạn chót. Thấy cha chăm sóc các bệnh nhân dễ lây nhiễm mà có thể lấy đi mạnh sống cha mà lòng ích kỷ đã ngăn cản cha. Cha chỉ chia sẻ, anh biết cách để tự bảo vệ. Nói hay lắm! Ai có dịp chứng kiến cha khám chữa bệnh cho tại Mai Hoà hoắc nhà thờ Phú Trung thì càng lo sợ cho Cha vì cha gần gũi với từng bệnh nhân lở loét làm cho không còn khoảng cách. Tức rất dễ lây! Nhưng cha chỉ nói, anh sống là để phục vụ trong danh Đức Kitô. Trong trại sida Mai Hoà có 8 cháu nhỏ đi học về giẫm kim tiêm lây sida. Cứ thấy cha là 8 em nhỏ, chạy ùa đến ôm trầm lấy cha. Cha cho biết, các em không có cha mẹ bên cạnh nên chạy đến với anh. Nhưng cha sẽ bị lây bệnh và chết sớm thì ai lo các các bệnh nhân khác, vì còn nhiều người đang chờ cha, mà. Thú thật với em, từ ngày anh chọn theo Đức Ktiô thì anh sống là chết với Đức Kitô. Lạ lắm! Cha có khuân mặt rất kham khổ và không có nụ cười, nhưng khi tiếp xúc với các bệnh nhân sida thì khuân mặt anh tươi sáng rạng ngời. Các cha hay đùa, ai cho cha Chung một bệnh nhân cùi thì cha Chung cho 500 ngàn. Không, không, anh không có tiền. Ai cho anh thì anh cám ơn thôi, cha Chung nhanh nhẩu phân trần. Một lần tại nhà thờ Phú Trung, cha bắt nữ bệnh nhân viết cam kết không được lây bệnh cho người khác vì chúng tôi tình nguyện đến đây chữa cho cô thì không sớm thì muộn chúng tôi cũng lây nhưng nhiều người khác còn gia đình và Cô nhận thuốc và đi về. Cha tâm sự, cô này cứ khoẻ là đi lây bệnh cho người khác. Cha nói,  anh bắt viết để nhắc cô thôi, chứ cô khoẻ lên lại đi lây hết người này người kya để trả thù. Vài bữa lại quay về xin viết cam kết và cha lại chữa. Sự thánh thiện là vậy.
  6. Cả cuộc đời cha chỉ nghĩ đến những bệnh nhân nghèo. Mà đối tượng sida và cùi là nguy cơ lây lan rất lớn làm cho bao người ngăn cản cha. Mọi người chỉ sợ cha lây bệnh và chết sớm rồi không còn ai chăm lo cho biết bao bệnh nhân nghèo đang rất cần cha. Chứ mấy loại sida, chết sớm cho rồi. Không em! Họ cũng là con người. Anh biết anh không chữa sida được nhưng anh muốn cho họ cái chết lành. Là sao? Anh chỉ chữa bệnh xã hội để giảm bớt đau khổ phần xác và an ủi họ để họ có thể nhắm mắt ra đi mà không uất hận đời. Và có rất nhiều em, anh đã rửa tội gia nhập đạo.
  7. Anh kể về một cô gái người Việt bị bán sang nhà chứa Campuchia. Cô bị lây bệnh sida và ước nguyện được chôn cất tại Việt Nam. Cha cứ thường đến bên hài cốt cô thầm đọc kinh cầu nguyện cho cô bé vô tội được hưởng nước trời. Những ngày phục vụ tại trại Sida Mai Hoà, cha không cho tiếp xúc với bệnh nhân vì cha giải thich sẽ có ngày bị lây. Cha cũng thế? Nhưng cha chỉ mỉm cười. Nhớ mỗi lần đi Mai Hoà cha đều ghé quán bún bò rất ngon gần Củ Chi nhưng không bao giờ ăn mà nói sáng anh ăn ở nhà Dòng rồi. Thực ra cha chỉ ăn chén cơm nguội thôi.
  8. Những ngày cha làm bề trên nhà Nguyễn Kiệm, cha luôn quan tâm lo lắng từng anh em nhưng không bao giờ bỏ rơi các bệnh nhân nghèo. Một ngày đến giờ ăn trưa, cha không ăn và mặt mày buồn buồn, đi qua đi lại suy nghĩ gì. Bỗng cha lấy xe đi và 45 phút quay về với khuân mặt vui tươi, rạng ngời. Cha cho biết, sáng có Việt Kiều cho 5,000USD. Anh suy nghĩ xem cho ai và anh đem cho một em bé đang cần mổ tim và 2 bệnh nhân nữa. Tưởng gì. Chỉ suy nghĩ bệnh nhân nào đang cần tiền mà mất ăn mất ngủ.
  9. Khi cha làm bề trên nhà Thánh Tâm Đà Lạt, dâng lên xong cha gọi một em đệ tử lên gặp. Nghe cha gọi em lo lắng, suy nghĩ việc gì? Cha đưa em cái áo lạnh của Cha và nói: em lấy áo lạnh của anh mặc cho ấm và đưa áo của em cho anh. Vì áo của anh dày hơn áo em. Thế là ngày nào cha cũng mặc chiếc áo gió mỏng tanh.
  10. Khi mục vục trên Tây Nguyên đường xá đi lại khó khăn và xa xôi, cha bề trên mua lại chiếc xe hơi với giá khoảng 60 triệu. Chắc xe tàn lắm rồi. Cha Chung chửi cho một trận. Giận dỗi thế nhưng khi đi mục vụ, đi lên toà Giám mục hợp cha vẫn vui vẻ leo lên xe hơi đó. Thánh là vậy! Chửi nhưng không giận. Ngày cuối năm cha bề trên giết mấy con gà ăn chia tay các thầy về quê. Cha cũng mắng: Các em sống trong Dòng khó nghèo, các em không được sống hơn người nghèo. Ôi mấy con gà là gì. Nhưng cha chỉ thể hiện cuộc sống vì người nghèo mà làm cho anh em buồn bực. Ấy thế mà chẳng ai ghét cha.
  11. Lạ lắm, cha làm bề trên nhà nào thì luôn có thầy xin về không đi tu nữa. Đó là điều làm cha luôn đấm ngực dằn vặt bản thân. Cha không hiểu tại sao cứ nghĩ tại mình. Mọi người giải thích có lẽ sự thật thà, ngay thẳng của cha làm cho anh em can đảm nhìn nhận ra ơn gọi của họ.
  12. Khi cha được chuyển về Kon Tum, cha bôn ba khắp nơi phục vụ người dân tộc nghèo. Cha cho họ bò nuôi đẻ ra con cha cho họ giữ con nuôi. Cha bắt bò mẹ cho nhà lhasc nuôi lấy bò con. Có gia đình nó bán luôn bò mẹ, làm cha buồn lắm. Cha kể có anh chị ở Sài Gòn làm thợ xây giúp cha cả 20 con bò để cho các gia dinh dân tộc. Khi anh mất, cha lặn lội về dâng lễ tiễn anh ấy. Qua đó chúng ta thấy cha không bao giờ quên ơn những vị ân nhân. Cha kể, ngày cha từ Sài Gòn lên giúp trại cùi ở tây nguyên thì bị chính quyền cản trở. Anh buồn bã lắm làm đơn từ giải trình và cuối cùng anh lên ngọn núi xung quanh bảo vệ rất kỹ. Cha hỏi quý ông bà, anh chị có biết Chúa không? Họ nói Chúa là ai? Chúng tôi chưa nghe bao giờ. Thế Giàng của ông bà anh chị là ai? Tất cả họ đồng thanh trả lời bác Hồ. Từ đó cha tìm cách đến với họ nhiều hơn để nói cho họ về Chúa.
  13. Đúng là cuộc đời cha nhiều câu chuyện lý thú nhưng không ít những sầu não. Cha đi tu, Ông Cố Cha không vui nên thường hay đến nhà Dòng Nguyễn Kiệm chửi vì bao nhiêu bác sỹ bạn cha giờ nhà lầu xe hơi còn cha cứ chiếc xe đạp cũ hoặc chiếc xe máy 82. Có vài lần, cha đạp xe đi mua thuốc, mải mê mua thuốc quay ra xe biến mất. Lủi thủi đi bộ về. Rất nhiều lần cha đi xe máy hết xăng và cầm chứng minh vì trong túi không còn xu nào. Có một anh ba gác lỡ bán xe giờ không còn gì làm nuôi vợ con đến xin cha 300 ngàn mua xe ba gác. Anh ta còn dắt đến nơi mua. Cha cẩn thận nhờ một thầy đi mua và trả tiền chứ không đưa tiền mặt. Ngày mai hắn bán luôn xe. Gặp hắn ngoài đường cha chửi quân lừa đảo. Thế mà vẫn tìm công ăn việc làm cho hắn để nuôi vợ con.

Cha luôn yêu thương chăm lo cho người nghèo, bệnh nhân. Vất vả đem họ đi chữa trị tại các bệnh viện Sài Gòn dù trong cha cũng đang bệnh cần nghỉ ngơi. Nhưng cha làm việc đên khi không còn sức thì mới đành chịu. Những ngày bệnh tật, cha âm thầm đi chữa không muốn phiền ai. Anh em trong Tu Hội Truyền giáo thánh Vinh Sơn ai cũng thương mến cha, luôn tạo điều kiện để cha tự do làm việc tông đồ bác ái theo ơn đoàn sủng của cha. Chắc chắn cũng có những khó chịu với cha vì cha hay nhường phần mình cho người khác. Cũng như người ta thấy cha mặc áo may ô vị rách thì mua cho cha mấy áo thun đẹp. Nhưng ngày mai cha cho các thầy hết. Cha cứ nói anh mặc thế này là đẹp lắm rồi. Các thầy cần mặc đẹp để đi học.

Đúng là con người cha luôn sống như lời cha nói: mình sống hơn người nghèo, mimhf xấu hổ lắm. Nay chắc chắn cha được dự phần thưởng nước trời dành cho những người Chúa chọn, người mà Chúa đã nói trong hiến chương nước trời: Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì nước trời là của họ. Chỉ cần có tinh thần thôi thì nước trời đã là của họ. Như vậy với cha sống nghèo hèn thì chắc chắn phần thưởng nước trời là của cha.

Xin cha cầu cho chúng con là những người khi sống cha luôn yêu thương, quan tâm để chúng con can đảm sống chứng nhân cho Chúa nơi anh em ngoại đạo.

Thiên Ân

Công an Nghệ An phát lệnh truy nã nhà hoạt động Thái Văn Dung

Công an Nghệ An phát lệnh truy nã nhà hoạt động Thái Văn Dung

2017-05-15

Báo mạng Nghệ An hôm nay thứ Hai 15/5/2017 công bố lệnh truy nã toàn quốc một nhà hoạt động xã hội tại Nghệ An là ông Thái Văn Dung.

Lệnh truy nã này được công an tỉnh Nghệ An ký vào ngày 8 tháng 3, năm 2017 tức là cách đây hơn hai tháng.

thaivandung-400.jpg
Bản tin về lệnh truy nã nhà hoạt động Thái Văn Dung trên báo Nghệ An ngày 15/05/2017. screenshot

Tuy nhiên, lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do RFA ông Dung cho biết:

“Tôi chưa nhận được lệnh bắt, và gia đình cũng không có thông tin gì. Hôm nay do sự kiện đền Cuông Diễn Châu, nên nhà cầm quyền đưa cái đó lên các trang mạng, mà lại không đến gặp trực tiếp tôi để đưa lệnh. Nếu nhà cầm quyền ra lệnh bắt, thì tôi sẵn sàng để nhà cầm quyền bắt, vì trước khi ra tù tôi đã tuyên bố, là tôi, Thái Văn Dung vẫn tiếp tục đấu tranh cho công lý và hòa bình, cho các quyền con người, quyền mà con người đáng được thụ hưởng.”

Theo lệnh truy nã này thì ông Thái Văn Dung can tội không thi hành án qui định ở điều 304 bộ luật hình sự Việt Nam.

Báo Nghệ An nói rằng vào năm 2013, ông Thái Văn Dung bị kết án tù 4 năm về tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”, và phải chịu 4 năm quản chế sau khi ra tù.

Báo này nói rằng ông Dung đã không chấp hành lệnh quản chế và đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú vào ngày 1 tháng 3 năm 2017.

Diễn biến tại ủy ban huyện Diễn Châu đang vô cùng nóng.

From facebook: Tuong Dang and Thanh Tran shared Đài Phát Thanh Tiếng Nước Tôi Úc Châu‘s live video

 
 
 
24,835 Views
 
Đài Phát Thanh Tiếng Nước Tôi Úc Châu is live now.

 

Diễn biến tại ủy ban huyện Diễn Châu đang vô cùng nóng. Cả 10 ngàn người dân đang đổ về phản đối công an bắt người trái với pháp luật và đòi trả người. Hiện đang có 1 số lượng cảnh sát cơ động được điều đến khu vực để chuẩn bi trấn áp người dân.

HOÀNG BÌNH ( LAO ĐỘNG VIỆT) VỪA BỊ BẮT CÓC TRÊN ĐƯỜNG ĐI – KHÔNG CÓ LỆNH CỦA TÒA ÁN .

From facebook: Hoa Kim Ngo shared Thanh Niên Công Giáo‘s photo.
HOÀNG BÌNH ( LAO ĐỘNG VIỆT) VỪA BỊ BẮT CÓC TRÊN ĐƯỜNG ĐI – KHÔNG CÓ LỆNH CỦA TÒA ÁN .

* Hôm qua Hoàng Bình vạc mặt thượng tá Trần Trung Hải chính là tên chôm dây chuyền của đồng đội. Hôm nay CA Hà tĩnh bắt cóc Hoàng Bình.

 
Image may contain: 3 people, people standing, shoes and outdoor

Thanh Niên Công Giáo

TIN KHẨN: NHÀ HOẠT ĐỘNG HOÀNG ĐỨC BÌNH VỪA BỊ CÔNG AN BẮT GIỮ (share để cứu anh Hoàng Bình )

#TNCG – Khoảng 10:25 phút sáng ngày 15.05.2017 Linh mục JB Nguyễn Đình Thục vừa cho biết công an tỉnh Nghệ An đã ngang nhiên chặn xe tấn công và bắt giữ nhà hoạt động Hoàng Đức Bình khi xe đến khu vực Đền Cuông, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Đây có thể là hành động trả thù anh Hoàng Bình vì những nỗ lực trợ giúp ngư dân và các nạn nhân của Formosa sau thảm họa cá chết tại miền Trung.

fb Paul Trần Minh Nhật